Ngày 31-08-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Người chữa họ khỏi câm điếc
Đinh Lập Liễm
03:24 31/08/2009
CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN B

NGƯỜI CHỮA HỌ KHỎI CÂM ĐIẾC

+++

A. DẪN NHẬP

Trên thế giới ngày nay còn nhiều người bị câm điếc. Những người câm thường hay bị điếc. Người bị câm điếc thường phải chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống, họ bị coi như sống bên lề xã hội nên họ cảm thấy lẻ loi cô đơn. Trong bài Tin mừng hôm nay, thánh Marcô thuật lại việc Đức Giêsu chữa lành cho người bị câm điếc để đem lại đức tin và niềm vui cho anh ta. Sự chữa lành đó thuộc thể lý, nhưng qua đó, Đức Giêsu muốn nói đến bệnh câm điếc thiêng liêng mà mọi người kẻ ít người nhiều đều mắc phải.

Người bị câm điếc thiêng liêng là những nngười không biết mở tai ra mà đón nhận Lời Chúa mà cũng không biết mở miệng ra mà tôn vinh danh Chúa. Những người bị câm điếc thể lý thì ai cũng biết kể cả đương sự, còn những người bị câm điếc thiêng liêng thì không ai biết và ngay chính đương sự nhiều khi cũng không biết. Đó là những người thiếu đức tin, họ sống trong mù tối không biết gì đến Lời Chúa.

Chúng ta cầu xin Chúa mở tai và mở miệng lưỡi linh hồn chúng ta để biết lắng nghe và đón nhận Lời Chúa. Đồng thời cũng biết đón nhận và chia sẻ cho người khác trong sự quảng đại, hy sinh và tình thương mến chân thành. Chúng ta hãy kêu lên:”Lạy Chúa, xin làm cho con nghe được, và xin làm cho con nói được”.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1: Is 35,4-7a

Dân Do thái đang phải sống kiếp lưu đầy khổ sở tại Babylon, nhiều lúc nản lòng vì tương lai còn mù mịt. Nhưng thời gian thử thách sắp kết thúc. Isaia loan báo tin vui cho họ bằng những hình ảnh của miền Đông phương nhằm khơi dậy niềm hy vọng của họ.

Những hình hình cụ thể như người điếc nghe được, người què đi được, người câm nói được nhắc nhở cho họ biết: những khả năng tự nhiên ấy của họ đã bị tước đoạt, nay Thiên Chúa phục hồi cho họ để cho họ có thể nghe và nói được trong tình trạng tự do.

Những hình ảnh tiên báo của tiên tri Isaia cho người Do thái sẽ được thực hiện đầy đủ do Đức Giêsu Kitô trong bài Tin mừng hôm nay.

+ Bài đọc 2: Gc 2,1-5

Một số cộng đoàn Kitô hữu thời đó có thói quen dành chỗ ưu tiên cho người giầu mà lại bỏ quên người nghèo. Thánh Giacôbê phản ứng mạnh mẽ vì thói quen ấy đi ngược với tinh thần của Đức Kitô. Phẩm giá của người nghèo bị chà đạp, trong khi chính họ là những người được Thiên Chúa ưu ái tuyển chọn.

Tính thiên vị luôn gây phẫn uất và chia rẽ. Đây là một quan niệm sai lầm vì dưới cái nhìn của đức tin sự giầu có đích thực chỉ đến từ Thiên Chúa bằng kho tàng ân sủng tràn đầy nơi các tín hữu.

+ Bài Tin mừng: Mc 7,31-37

Bài Tin mừng thuật lại chuyện Đức Giêsu chữa lành người vừa điếc vừa câm (ngọng) tại vùng đất dân ngoại. Khi kể lại câu chuyện này, thánh Marcô lấy lại đề tài cổ điển móc nối sự câm điếc với sự thiếu đức tin và việc chữa lành bệnh với thời Thiên sai.

Phép lạ này có giá trị biểu trưng. Thay vì chỉ cần ý muốn để chữa bệnh một cách đơn giản, Đức Giêsu lại dùng những hành động có vẻ lạ kỳ như lấy ngón tay thấm nước miếng và chạm đến lưỡi của người bệnh. Những hành động ấy có ý thêm đức tin cho người bệnh và sau này trong bí tích Rửa tội theo lễ nghi cũ, Linh mục cũng đưa tay sờ vào miệng và tai người thụ tẩy mà đọc “Epphata”: hãy mở ra.

Người điếc và ngọng trong Tin mừng hôm nay tiêu biểu cho tất cả mọi người điếc câm thiêng liêng mà Đức Giêsu sẽ chữa cho khỏi những nết xấu và tội lỗi. Giáo hội cũng muốn dùng bài Tin mừng hôm nay để nhắc nhở cho các tín hữu phải biết lắng nghe tiếng Chúa và phổ biến Lời Chúa cho người khác.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Những ai bị câm điếc ?

I. BỆNH CÂM ĐIẾC THỂ LÝ

1. Một ân ban của Thiên Chúa

Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh Ngài. Ngài ban cho họ có linh hồn và thân xác. Thân xác con người là một sinh vật hoàn hảo nhất, có đầy đủ ngũ quan. Trong ngũ quan ấy, ta thấy tai và miệng là hai cơ quan rất quan trọng dùng để nghe và nói.

Ai không nghe được hoặc nghe không rõ thì thường trở thành trò cười cho người khác, bởi vì không hiểu đúng ý của người nói, cho nên trả lời hoặc phản ứng thường sai lệch. Người ta gọi những người ấy thuộc hạng “Ông nói gà bà nói vịt”(Tục ngữ). Bởi vậy, người khiếm thính thường rút lui vào sự im lặng và cô đơn.

Nó là khả năng giúp con người giao tiếp và là phương tiện chủ yếu được dùng trong giao tiếp hằng ngày. Người kém khả năng này cũng dễ thành trò cười cho thiên hạ. Vì vậy nghe được và nói được là hồng ân rất lớn Chúa ban cho con người. Chúng ta phải sử dụng hai khả năng ấy cho phù hợp với thánh ý Chúa.

2. Nguyên nhân bệnh câm điếc thể lý

Thường thường những người mới sinh ra đã bị câm thì cũng bị điếc. Người bị câm và điếc thiệt thòi rất nhiều và mất nhiều hạnh phúc trong cuộc đời. Ngoài trường hợp câm điếc bẩm sinh, người ta có thể bị câm điếc vì một bệnh tật hay một tai nạn nào đó.

Theo một vài trường hợp thì điếc còn khó chịu hơn đui. Người điếc biết mình không nghe được, nên trong đám đông khi có người tức tối hét vào tai, cố nói cho người ấy nghe, người ấy càng cảm thấy thất vọng hơn. Vì thế mới có lời kinh của người điếc:

“Lạy Chúa, nỗi đau khổ mà người điếc phải gánh chịu là đa số thiên hạ xem họ như những người làm phiền người khác. Người ta thường thiện cảm với người mù, người què, nhưng lại thường nổi xung và bực bội với người điếc. Kết quả là người điếc thường phải trốn lánh bạn bè và càng ngày càng trở nên khép kín”(William Barclay).

3. Tâm lý người bị câm điếc

Người câm điếc gặp khó khăn khi muốn trình bầy hay diễn đạt bằng lời nói cho người khác hiểu ý mình, nhưng họ lại cảm thấy ngại ngùng giống như có một sợi dây vô hình trói buộc, làm cho họ không thể nói ra. Tình trạng bất hạnh ấy dễ làm người ta mặc cảm. Không nói được mà cũng chẳng nghe được, tự thân đã khiến người bị tật khó hiểu thế giới bên ngoài, và thế giới bên ngoài càng khó hiểu người bị tật ấy.

Do đó, người bị tật tự nhiên cảm thấy mình lẻ loi như đứng bên lề xã hội, họ có khunh hướng muốn rút lui và sống trong cô đơn. Vì thế, những người bị tật ấy cần những người lành mạnh có thái độ thông cảm, tôn trọng và yêu thương thành thật.

4. Đức Giêsu chữa người câm điếc

Hôm nay chúng ta thấy Đức Giêsu không chữa bệnh đơn giản như mọi khi, nghĩa là chỉ đặt tay hay dùng một lời nói để chữa bệnh: Ta muốn ngươi được khỏi bệnh ! Đức Giêsu lại đưa anh chàng ra khỏi đám đông, xỏ ngón tay vào tai người câm điếc, bôi bọt vào lưỡi anh ta và ngước mắt lên trời rên lên: ”Epphata”: Hãy mở ra !

Về cử chỉ xỏ tay vào tai, bôi nước bọt vào lưỡi là cốt để khêu gợi đức tin là điều rất cần để Chúa ban ơn, mà bệnh nhân còn thiếu. Anh này điếc nên không nghe được, chỉ còn làm thế nào cho anh ta hiểu. Xỏ tay vào tai và đụng vào lưỡi để cho anh ta hiểu rằng: đó là những kết quả anh mong đợi.

Phép lạ không chú trọng chữa lành thể chất của anh chàng vừa câm vừa điếc. Đúng hơn phép lạ chú trọng đến việc mở tai cho người ấy để anh ta có thể nghe Lời Chúa, và cởi trói cái lưỡi của anh để anh có thể tuyên xưng đức tin vào Đức Giêsu. Một người có thể nghe tốt, nhưng lại không nghe lời Chúa. Một người có thể nói sõi nhưng không thể tuyên xưng đức tin.

II. BỆNH CÂM ĐIẾC THIÊNG LIÊNG

Khi chữa bệnh cho người câm điếc, Đức Giêsu nhằm đem lại cho người ấy khả năng nghe và nói được, nhưng Ngài còn muốn đi xa hơn, nghĩa là chữa bệnh câm điếc tinh thần hay thiêng liêng của con người. Câm và điếc thể chất thì ai cũng biết, còn bệnh câm điếc thiêng liêng thì chỉ có Chúa biết, và đôi khi đương sự cũng biết. Chúng ta cần bàn tới bệnh câm điếc thiêng liêng mà ai trong chúng ta cũng mắc phải không nhiều thì ít.

Nhiều người rất thính tai thể chất, nhưng lại điếc về tinh thần hay tâm linh. Họ rất thính tai khi nghe những gì liên quan tới danh vọng, tiền tài, sắc dục… nhưng lại trở nên giống như điếc khi nghe những điều hay lẽ phải, những chân lý đem lại sức mạnh tinh thần hay tâm linh, giúp họ sống yêu thương nhiều hơn. Nhiều người nói năng rất hoạt bát về đủ mọi đề tài… nhưng lại hành xử như người câm, hoặc cảm thấy rất ngượng nghịu, mắc cỡ khi phải nói lên lời hay lẽ phải, những lời chân thành yêu thương, những lời làm mát lòng người khác, những lời đem lại bình an, hòa thuận, những lời giúp mọi người hiểu ra đường ngay lẽ thật.

III. ĐỂ KHỎI BỊ CÂM ĐIẾC

1. Bài học cho chúng ta

Đức Giêsu làm phép lạ này như đặt ngón tay vào tai, bôi nước miếng vào lưỡi và phán: ”Epphata” nghĩa là hãy mở ra tức thì tai anh mở ra, lưỡi anh được tháo gỡ và nói được, cũng là bài học cho các môn đệ và chúng ta. Người môn đệ Chúa phải là người cởi mở, vừa đón nhận, vừa thông truyền Lời Chúa. Phải mở tai để nghe Lời Chúa và mở miệng để tuyên xưng đức tin, như lời tiên tri Isaia từng nói: ”Đức Giavê đã cho tôi lưỡi của môn sinh, để tôi biết nâng đỡ người cùng khổ. Và sáng sáng, Người lay tỉnh tai tôi cho tôi biết nghe như những môn sinh”(Is 50,4).

2. Biết lắng nghe và chia sẻ

Chúng ta phải phá bỏ bức tường câm điếc đã làm chúng ta xa cách tha nhân, không còn hiểu nhau, không còn thông cảm và thương yêu nhau, coi nhau như kẻ thù. Trái lại, phải xây lại nhịp cầu thông cảm và yêu thương mà chính Đức Giêsu đã ban cho chúng ta khi chịu phép Rửa tội. Trong ngày đó, chúng ta được cởi mở khỏi xiềng xích tội lỗi và được đàm đạo với Chúa như với người bạn chí thiết.

Truyện: Bức tường Bá Linh.

Ngày 13/08/1961, người ta xây một bức tường chưa từng thấy trong lịch sử loài người: cao 8 mét, dài 700 cây số ngăn đôi một gia đình, một thành phố, một dân tộc, một nước Đức, không ai được qua lại với nhau, coi nhau như kẻ thù ghê gớm. Ai vượt qua bức tường đó hoặc bị bắt hoặc bị bắn chết. Mãi đến 28 năm sau, ngày 13/11/1989 bức tường đó bị phá đổ, chấm dứt hận thù chia rẽ. Gia đình, dân tộc được đoàn tụ vơi nhau, nước Đức được thống nhất, thế giới chấm dứt chiến tranh lạnh, trở thành đồng minh đồng chí với nhau (Vũ khắc Nghiêm, Xây nhà trên đá, năm B, tr 175).

Chúa ban cho người câm điếc có thể nghe được và nói được để anh có thể dùng hai khả năng ấy để chia sẻ với mọi người. Đây là hai ân ban của Chúa. Chúng ta cũng phải dùng ân ban ấy cho đúng, bởi vì trong chúng ta, nhiều người có đôi tai tốt nhưng không biết lắng nghe, nhiều người có cái lưỡi tốt nhưng không biết nói những lời đáng nói. Cho nên chúng ta cần phải được Chúa chữa trị để biết chia sẻ cho nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều khi chúng ta lại cố tình tạo ra sự câm điếc khi chúng ta không bao giờ biết đến anh em, chỉ biết sống ích kỷ, co cụm lại nơi bản thân mình, không để ý đến ai. Do đó, chúng ta trở nên cố chấp trước những lời khuyên bảo của người khác để làm những điều xằng bậy mà không biết hổ thẹn. Những người như thế Được người đời tặng cho cái danh hiệu là: ”Điếc không sợ súng”. Câu tục ngữ ấy có nghĩa là vì ngu dốt, thiếu kinh nghiệm không hiểu biết nên chủ quan làm liều làm bừa bãi, không sợ sai lầm nguy hiểm.

Chúa cũng ban cho chúng ta cái lưỡi tốt để nói năng, chúng ta cũng phải biết dùng nó để chia sẻ với nhau vì lời nói là phương tiện chia sẻ với nhau hữu hiệu, có thể đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác. Dùng lưỡi mà chia sẻ với nhau là một điều tốt, nhưng phải chia sẻ với nhau một cách thành thực chứ không dối trá, bởi vì người ta nói: ”Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”, (Tục ngữ) có nghĩa là lưỡi không có xương nên uốn lắt léo thế nào cũng được. Nghĩa bóng của câu này thường được dùng để chỉ người ăn nói trước sau bất nhất, lúc thế này, lúc thế khác.

Ngoài ra, những người ác độc có những lời lẽ rất ngon lành, tốt đẹp nhưng lại hàm ý nghĩa xấu trong đó.Vì thế người ta nói: ”Lưỡi mềm độc quá đuôi ong”(Tục ngữ), có nghĩa là lưỡi mềm là lưỡi không cứng rắn như đá, không sắc nhọn như dao, lý ưhg không có gì đáng sợ vì không làm đau đớn thương tổn được người ta. Ay vậy mà lưỡi độc quá đuôi ong, châm vào thịt đau buốt và sưng vù lên. Lưỡi nói xấu ai thì người ấy mất bạn bè, mất danh giá; lưỡi vu khống ai thì người ấy bị tù tội, mất cơ nghiệp, có thể mất cả tính mạng (Văn Hòe, Tục ngữ lược giải, 1957, tr 152).

Trái lại, khi chia sẻ với nhau hãy cố gắng dùng những lời lẽ tốt đẹp mà cư xử với nhau, đem lại cho nhau một niềm vui như người đời thường khuyên:

Lời nói không mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

3. Xin Chúa ban thêm đức tin

Khi Đức Giêsu chữa anh điếc nói ngọng này, Ngài khêu gợi đức tin nơi anh. Chắc chắn là anh ta kém đức tin vì Đức Giêsu phải đem anh riêng ra làm những cử chỉ khêu gợi lên trong lòng anh đức tin rất cần thiết để ban ơn khỏi bệnh cho anh. Khi đức tin đã nhóm lên trong lòng, Ngài mới làm phép lạ cho anh khỏi bệnh. Điểm chúng ta muốn nói là sở dĩ anh kém đức tin vì anh điếc, không nghe được Lời Chúa. Ngày nay nhiều thanh thiếu niên kém đức tin hoặc đã mất đức tin vì anh điếc hay giả điếc, không nghe Lời Chúa.

Đa số chúng ta đều cho rằng mù thì tệ hại hơn điếc. Thế nhưng cô Helen Keller vừa bị mù lẫn điếc thì cho rằng bị điếc còn khốn hơn bị mù nhiều. Nếu chúng ta bị điếc không nghe được, thì quả là phần lớn những cánh cửa trong cuộc đời ta đã bị khép chặt lại, chẳng hạn: mở rađiô thì chả hiểu gì, xem truyền hình thì cũng chả thú vị gì mà còn phát chán, và hầu như không thể trò chuyện với ai được cả. Vì thế, sau một thời gian chúng ta sẽ cảm thấy cô đơn như bị bỏ rơi.

Bài Tin mừng hôm nay khuyên chúng ta nên tạo điều kiện thuận lợi cho Chúa Giêsu để Ngài mở miệng lưỡi chúng ta về mặt thiêng liêng, để Ngài đặt ngón tay của Ngài khai mở đôi tai điếc của chúng ta. Nói cụ thể hơn, Tin mừng hôm nay mời gọi chúng ta hãy làm lại những gì chúng ta có thói quen hay làm, tức là bỏ ra ít phút mỗi ngày để cầu nguyện, để Chúa Giêsu thực hiện nơi chúng ta điều Ngài đã làm cho người câm điếc ấy, nghĩa là Tin mừng mời gọi chúng ta hãy để Chúa Giêsu chữa lành bệnh câm điếc của chúng ta.

Truyện: Thánh Giêrônimô

Hồi ấy, Giêrônimô (342-420) là một văn hào lỗi lạc về văn chương cổ điển và không biết gì về Thiên Chúa. Ngài say mê đọc các tác phẩm của Cicéron. Một hôm, ngài nghe tiếng Chúa hỏi:

- Giêrônimô, con là môn đệ của ai ?

- Thưa, con là môn đệ của Chúa.

- Không phải, con là môn đệ của Cicéron.

Từ đó, Giêrônimô giác ngộ và quyết chí học hỏi Lời Chúa. Ngài được ơn Epphata. Ngài qua thánh địa vào ẩn tu trong hang đá Belem để phiên dịch Thánh Kinh, để suy niệm Lời Chúa, sống trong khung cảnh Chúa đã sống. Ngài đã nói: ”Ai không hiểu biết Thánh Kinh là không biết Chúa Giêsu”. Bản dịch Vulgata (Phổ thông) của Ngài đã được công đồng Triđentinô (thế kỷ 16) nhìn nhận là phù hợp với đức tin và được coi là bản dịch chính thức của Hội thánh.

Lm Giuse Đinh lập Liễm

Giáo xứ Kim phát

Đà lạt
 
Phép lạ
LM. Anphong Trần Đức Phương
08:52 31/08/2009
PHÉP LẠ

(CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN, NĂM B)

‘Phép Lạ’ theo nghĩa thông thường là một việc xảy ra kỳ lạ, một may mắn lạ lùng, như mới đây ở vùng tôi có một chiếc xe chở đầy hành khách, bị lao xuống bên đường, lộn một vòng, mà không ai chết, chỉ có một số bị thương, mọi người đều nói “thật là một phép lạ!” Trong tiếng Anh và tiếng Pháp chữ “Miracle”, gốc từ tiếng La Tinh “Miraculum”, có nghĩa là “Lạ lùng” và được hiểu như một điều gì xảy ra vượt quá sự tự nhiên và lý luận bình thường của con người. Theo nghĩa chuyên biệt, ‘Phép lạ’ là điều xảy ra hoàn toàn vượt quá lý trí và những định luật tự nhiên, do một Sức mạnh Siêu Nhiên, tức là do Thiên Chúa làm. Đối với những người vô thần thì không có ‘Phép lạ’ theo nghĩa chuyên biệt, chỉ có những điều ‘Lạ lùng’ xảy ra mà khoa học chưa thể cắt nghĩa được.

Trở về Thánh Kinh, trong thời Cựu Ước, có nhiều ‘Phép lạ’ Thiên Chúa đã làm cho Dân Chúa qua tay các vị Tiên Tri: như ông Moisê với những ‘Phép lạ’ vĩ đại trong cuộc hành trình vượt Biển Đỏ, đi qua sa mạc Sinai, để trở về ‘Đất Hứa’ ( đã được ghi lại trong Sách Xuất Hành); như Tiên Tri Êli với ‘Phép lạ’ cho con bà chủ nhà được sống lại (1Các Vua 17: 17-24); Êlisê trong ‘Phép lạ’ hóa hai mươi chiếc bánh lúa mạch cho cả trăm người ăn no (2 Các Vua 4: 42-44).

Trong thời gian rao giảng, Chúa Giêsu cũng làm ‘Phép lạ’ nhiều lần: cho người chết sống lại, người mù được thấy, người què đi được, người bệnh được khỏi… Điều đó ‘ứng nghiệm’ lời các Tiên tri đã nói trước về thời Đấng Thiên Sai đến, Người sẽ làm các ‘Phép lạ’ lớn lao như trong Bài Đọc I hôm nay diễn tả (Isaia 35: 4-7). Trong Bài Phúc Âm hôm nay (Matcô 7: 31-37), Chúa Giêsu đã làm ‘Phép lạ’ cho “người vừa điếc vừa nói ngọng nghe được và nói được rõ ràng”. Theo cách tường thuật đặc biệt của Thánh Matcô, chúng ta thấy Chúa Giêsu đã dùng những dấu hiệu chữa bệnh bề ngoài “đặt ngón tay vào tai anh, lấy nước miếng bôi vào lưỡi anh,” rồi Chúa Giêsu đã “ngửa mặt lên trời” (cử chỉ của sự cầu nguyện) và nói “Hãy mở ra!” tức thì ‘tai anh mở ra và lưỡi anh ta trở nên mềm mại và nói được rõ ràng.”

Đây là một trong nhiều ‘Phép lạ’ Chúa Giêsu đã làm và đã được ghi lại trong các sách Phúc Âm. Tuy nhiên, đó không phải là công việc chính của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đến trần gian là để rao giảng Tin Mừng Tình Thương ban ơn cứu độ và hy sinh mạng sống để đền bù tội lỗi nhân loại. Những người được Chúa Giêsu chữa lành chỉ là một con số nhỏ so với bao nhiêu người đau khổ, bệnh tật thời đó. Những ‘Phép lạ’ Chúa Giêsu đã làm khi thật cần thiết, là để chứng tỏ quyền năng Thiên Chúa của Ngài (Gioan 2: 11). Vì chỉ có Thiên Chúa mới có thể làm ‘Phép lạ.’

Thiên Chúa vẫn làm các ‘Phép lạ’ trong đời sống chúng ta. Nhưng chỉ khi chúng ta tĩnh tâm, “xa lánh đám đông ồn ào,” chúng ta mới nhận ra và khiêm nhường tạ ơn Chúa, ca ngợi lòng thương xót Chúa, và cố gắng cải thiện đời sống để ‘sống lại thật’ trong đức tin tinh tuyền. Điều quan trọng là Lời Hằng Sống Chúa Giêsu rao giảng cốt để chữa lành bệnh tật phần hồn của chúng ta; giải thoát chúng ta khỏi bệnh tật và sự chết về phần hồn do tội lỗi gây ra. Sau khi đã được giải thoát khỏi những ràng buộc của thế gian, xác thịt và tội lỗi, chúng ta được sống trong tự do của con cái Chúa. Tai và con mắt linh hồn chúng ta được mở ra để chúng ta có thể nghe được, nhìn thấy được những kỳ công Thiên Chúa đã làm cho chúng ta; đức tin của chúng ta sẽ thêm vững mạnh, chúng ta sẽ mở miệng ra ca tụng và rao giảng Danh Chúa cho mọi người.

Khi Đức tin vững mạnh, thì tình yêu Thiên Chúa cũng triển nở trong lòng chúng ta, và chúng ta nhận ra bao người đau khổ, nghèo đói, cần sự giúp đỡ của chúng ta. Chúng ta cũng sẽ nhìn thấy Chúa nơi mọi người, không còn những kỳ thị giầu nghèo, sang hèn, màu da, sắc tộc… như Thánh Giacôbê nói trong Bài Đọc II hôm nay (Giacôbê 2: 1-5).

Ngày nay, ở nhiều nơi, đặc biệt là ở Lộ Đức (Pháp), qua Mẹ Maria, Chúa cũng làm những ‘Phép lạ’ rõ ràng để an ủi hoặc chữa lành các bệnh nhân đến khấn xin. Rất nhiều ‘Phép lạ’ chữa lành đã xảy ra ngay tại Lộ Đức, trong số đó, có một số đã được Giáo hội công nhận là ‘Phép lạ’ thực sự mà những nhà khoa học, các bác sĩ có niềm tin Tôn giáo cũng phải công nhận là ‘Phép lạ’ thật sự, sau khi bệnh nhân được chữa lành đã được khám nghiệm về y khoa.

Vậy, khi gặp những gian nan, thử thách trong cuộc đời, chúng ta hãy cầu xin Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta, rồi tin tưởng và phó thác mọi sự vào lòng từ ái của Chúa là Cha nhân lành; chắc chắn Chúa sẽ thực hiện những điều tốt đẹp nhất cho chúng ta, mà không phải là chỉ để cứu chữa tật bệnh thể xác, nhưng quan trọng hơn, là chính đời sống thiêng liêng và ơn cứu độ đời đời của chúng ta. Trong “Năm Linh Mục” này, xin cũng tiếp tục cầu nguyện nhiều cho các Linh Mục, nhất là các Linh Mục đang gặp nhiều khó khăn thử thách, đặc biệt tại Việt- Nam chúng ta hiện nay.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:03 31/08/2009
XÂY MỘT BỨC TƯỢNG ĐIÊU KHẮC

N2T


Để nhớ thương ân đức của Đấng tạo hóa, mọi người quyết định xây một bức tượng của Ngài.

Phe loài chim kiến nghị xây trên dãy núi cao, chúng nó nói: “Như thế mới có thể hiện rõ sự cao cả và vĩ đại của Đấng tạo hóa”.

Phe loài thú lại có ý kiến giằng co ngược lại, chúng nó nói: “Nên xây ở bên bờ biển, mới có thể biểu hiện ra sự rộng lớn và từ ái của Đấng tạo hóa”.

Hai phe không bên nào nhượng bộ, cuối cùng, chúng nó quyết định hỏi chính Đấng tạo hóa, hy vọng đem tượng xây ở chỗ nào.

- “Thì xây ở trong lòng các ngươi”- Đấng tạo hóa nói tiếp: “Nếu trong lòng các ngươi thật có Ta, từng giờ từng phút ghi nhớ lời Ta, thông cảm bao dung cho nhau, yêu người khác như yêu chính mình, thì đó là cách tốt nhất để kỷ niệm và cám ơn Ta vậy”.

(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")

Suy tư:

Trong thành phố, các tượng đài liệt sĩ được dựng lên ở các nơi công cộng, để tưởng nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ, đây là chuyện thường tình mà các dân tộc trên thế giới thường hay làm, nhưng trên thế giới lại có những hạng người thích bắt n gười khác ghi công của mình:

- Có những người có tiền của thì thích dâng cúng cho nhà thờ để làm công đức, nhưng chẳng bao giờ thấy họ đến nhà thờ tham dự thánh lễ.

- Có người nhiều tiền hơn, xây nhà dựng cửa cho người nghèo ở, gọi là thương yêu anh em đồng loại, nhưng đòi họ -những người nghèo- phải tuân theo những ý muốn của mình như là mafia vậy.

Phải nói là nhà thờ công giáo đa số cao to đẹp đẽ, hùng tráng và có tính nghệ thuật, cũng đúng thôi, vì là nơi thờ phượng Thiên Chúa cho nên phải làm cho xứng đáng, nhưng thử hỏi, có bao nhiêu tâm hồn tráng lệ để dâng hiến cho Thiên Chúa?

Có linh mục đi đến họ đạo nào là đập bỏ nhà thờ cũ (hay ít nữa là sửa lại) để xây lại theo ý của mình, rồi khánh thành rầm rộ, nơi cổng nhà thờ (hoặc nơi bậc cung thánh) khắc tấm bảng đồng thật nổi: “Nhà thờ đựơc khánh thành ngày… … do LM Giuse Thạch Văn W… khởi công xây dựng”, cũng oai danh lắm chứ. Nhưng trong họ đạo có bao nhiêu “con chiên” thiếu ăn, có bao nhiêu “bê” con thất học cần cha sở và họ đạo giúp đỡ một phần, có bao nhiêu cô gái bán thân nuôi mình và nuôi gia đình, họ đang cần sự an ủi hỏi thăm của cha sở và giáo xứ giúp họ làm nghề lương thiện, có bao nhiêu “nghé” con đang lang thang bụi đời, không đến nhà thờ học giáo lý.v.v… mà cha sở và họ đạo có lưu tâm chăng?

Đừng chú trọng đến việc xây nhà thờ bằng gỗ đá, nhưng nên tập trung xây nhà thờ trong tâm hồn các tín hữu. Nhà thờ thật cao to, tráng lệ, mà tâm hồn các tín hữu của mình thì cô đơn, xa Chúa xa Mẹ, sống xa hoa truỵ lạc, không yêu thương, không bác ái, thì nhà thờ cao to đẹp đẽ để làm chi ?

Thiên Chúa không thích như thế, Ngài thích các mục tử của Ngài chú trọng xây đắp bồi dưỡng các đền thờ sống động là các tín hữu; Ngài cũng muốn những con người hảo tâm nên xây dựng đền thờ của Ngài ở trong tâm hồn của mình, nghĩa là thực hành lời Chúa, sống yêu thương đồng loại, siêng năng tham dự thánh lễ, các bí tích v.v…

Đó chính là xây “tượng Chúa” ở trong lòng mình vậy!

---------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:04 31/08/2009
N2T


42. Chúng ta vì cái tôi của mình mà giương cao chứ không hạ xuống, nên đem cái tôi của mình hạ xuống chứ không giương cao.

(Thánh Benedict)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:05 31/08/2009
N2T


214. Muốn chiến thắng bản thân mình, thì cần phải quên đi hoang tưởng và vọng tưởng.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mở sòng bạc chỉ làm tổn hại xã hội
Nguyễn Hoàng Thương
08:43 31/08/2009
Legazpi City (AsiaNews) – Đức Cha Lucilius Quiambao, Giám mục của Legazpi, đã đứng đầu cuộc phản đối việc xây dựng một khu phức hợp mua sắm lớn ở Albay, phía Nam Manila. Đức Giám Mục buộc phải gửi một phản đối chính thức trước thông tin cho hay rằng casino (sòng bạc) là một phần trong kế hoạch xây dựng và tổng chi phí cho khu phức hợp này lên đến 1,8 tỉ Pêsô, tương đương với hơn 250 triệu euro.

Đức Giám mục Quiambao đã gửi phản đối đến Thị trưởng Noel Rosal của Legazpi, và các cơ quan quản trị thành phố, trong đó có đoạn: "Trò cờ bạc ăn tiền không phải là giải pháp cho các vấn đề kinh tế của chúng ta. Chúng ta ủng hộ phát triển, nhưng chúng ta phải đạt được bằng những hành động cụ thể và không phải bằng cách phá hoại cấu trúc đạo đức của cộng đồng chúng ta".

Khu phức hợp là công trình của Philippine Amusement and Gaming Corp. (PAGCOR), (PAGCOR - một công ty nhà nước điều hành các sòng bạc ở Phi Luật Tân), công ty này muốn phát triển hạ tầng ở khu vực Albay để thu hút du lịch nhiều hơn nữa. PAGCOR cho rằng khu phức hợp mua sắm mới này sẽ mang đến những công ăn việc làm mới cho các cư dân của tỉnh và đã được bảo đảm hỗ trợ của Phòng Thương mại Philippine -Trung Quốc của Albay và thành phố Legazpi.

Ở Phi Luật Tân, cờ bạc hợp pháp là một thị trường đang phát triển và một nguồn thu nhập quan trọng cho nhà nước. Năm 2008, thu nhập phát sinh chỉ riêng cờ bạc trực tuyến lên đến 6,11 triệu Mỹ kim so với 4,74 triệu của năm trước.

Đức Giám Mục tin rằng lợi ích có thể mang lại cho nền kinh tế địa phương không thể nào so sánh được với thiệt hại, nhất là cờ bạc, nó có thể gây kích động đến cơ cấu xã hội. Đức Cha Quiambao quan tâm chủ yếu đến tác động mà cờ bạc có thể gây ra trên người dân thường. Cám dỗ kiếm tiền dễ dàng kết hợp với Bahala na, thuyết định mệnh đặc trưng của văn hóa Phi Luật Tân, có thể đẩy nhiều người đến chỗ phung phí tiền bạc và thời gian.

Giáo Hội Phi Luật Tân và một số chính trị gia đã liên tục chỉ trích các khoản đầu tư lớn được chính phủ đảm bảo để xây dựng các sòng bạc và gia tăng đánh bạc trực tuyến. Họ muốn dành ít nhất là một số trong những khoản ngân quỹ này đầu tư cho việc phát triển các ngành công nghiệp dù chưa có lợi nhuận trong ngắn hạn, tuy nhiên, cung cấp công ăn việc làm ổn định và bảo đảm được đồng lương cho các nhóm người dân giai cấp thấp hơn.
 
Hiệp hội Y Tế Công giáo Mỹ cải chính nguồn tin Hiệp Hội ủng hộ dự luật chăm sóc sức khỏe
Trần Mạnh Trác
22:18 31/08/2009
Hiệp hội Y Tế Công giáo (Catholic Health Association) cải chính nguồn tin Hiệp Hội ủng hộ dự luật chăm sóc sức khỏe

Washington DC, ngày 31 tháng 8 năm 2009 / 03:00 (CNA). - Trong một tuyên ngôn phát hành tối thứ sáu, Hiệp hội Y tế Công giáo (CHA) minh xác rằng hiệp hội đã không vận dụng cơ chế của hiệp hội để ủng hộ các dự luật chăm sóc sức khỏe hiện nay, đồng thời lập lại cam kết của hiệp hội là bảo vệ cuộc sống từ lúc thụ thai cho đến cái chết tự nhiên.

Hiệp hội Y Tế Công giáo (CHA) "từ lâu đã cam kết theo đuổi mục tiêu là bảo hiểm y tế cho tất cả mọi người tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên CHA đã không tán thành bất cứ dự luật nào hiện đang được xem xét, "tuyên bố cho biết.

Sơ Carol Keehan, DC, chủ tịch và giám đốc điều hành của CHA, nói rằng "những thông điệp của chúng tôi luôn luôn rất rõ ràng: việc chăm sóc y tế phải tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm con người từ lúc thụ thai cho đến cái chết tự nhiên. Trong tinh thần đó, bảo hiểm cho tất cả mọi người là một mệnh lệnh đạo đức và một vấn đề công bằng xã hội. "

"Cho đến nay, CHA đã không tán thành bất cứ một dự luật cải cách chăm sóc sức khỏe nào, nhưng thông điệp của chúng tôi gửi đến lập pháp là không thay đổi: Cải cách Sức khỏe không thể đưa đến việc mở rộng phá thai, và phải duy trì việc bảo vệ lương tâm cho những người không muốn tham gia vào việc phá thai hoặc bất kỳ vào các thủ tục phi đạo đức khác ", Sơ Keehan nói thêm.

Những tuyên bố của CHA cũng nói rằng hiệp hội "hợp tác chặt chẽ với Hội Đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ để tìm ra một cải cách y tế có sự tôn trọng sự sống và phẩm giá con người, từ phôi thai cho đến cái chết tự nhiên. Điều này có nghĩa là tôn trọng các thai nhi chưa sinh ra, các bệnh nhân cơ bắp xơ cứng, những người bị bệnh ung thư, những người mẹ còn non trẻ, người nghiện ngập, người mang bệnh tâm thần, người già cả yếu đuối, những bệnh nhân hấp hối. "

Sơ Keehan cũng giải thích rằng những thỏa thuận giữa CHA và Chủ tịch Uỷ ban Tài chính Thượng viện Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ Max Baucus, và Tòa Bạch Cung "không bao gồm bất kỳ cam kết sẽ ủng hộ một dự luật cụ thể nào nhưng đánh dấu một sự tiến bộ lớn trong việc thúc đẩy cải cách và hợp tác để tài trợ chăm sóc y tế tại quốc gia này. "

"Trong khi việc cải cách đạt đến một bước ngoặc, thông điệp của chúng tôi vẫn như nhau: Đây là lúc phải tạo ra một hệ thống chăm sóc sức khỏe mà người dân Mỹ xứng đáng được hưởng và có thể tự hào,".

TMT dịch.
 
Top Stories
Il regime vietnamita usa i discorsi del papa per dividere la Chiesa e arrestare i fedeli
Asia-News
06:38 31/08/2009
Le parole di Benedetto XVI ai vescovi vietnamiti usate per criticare i vescovi, i sacerdoti e i fedeli che hanno affondato la Chiesa nella “corruzione spirituale”. Accuse anche a sacerdoti che “pianificavano” un rovesciamento del regime. Arresti di blogger e dissidenti.

Hanoi (AsiaNews) – Un giovane catecumeno cattolico, autore di un blog, è stato arrestato il 27 agosto scorso. Fonti locali di AsiaNews affermano che la polizia si prepara a una nuova serie di arresti di persone che osano criticare il modo distorto con cui i giornali del regime presentano il discorso di Benedetto XVI ai vescovi vietnamiti durante la loro recente visita ad limina (27 giugno 2009. Cfr. http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2009/june/documents/hf_ben-xvi_spe_20090627_ad-limina-viet-nam_it.html).

P. Peter Nguyen Van Khai, sacerdote redentorista di Hanoi, ha confermato ad AsiaNews “l’arresto di Bui Thanh Hieu, un giovane catecumeno della diocesi, che stava studiando il catechismo per ricevere il battesimo”. “Il suo arresto – ha aggiunto una suora – non sarà l’ultimo. Molti blogger cattolici hanno criticato la ‘vergognosa distorsione’ con cui i media statali hanno presentato il discorso di papa Benedetto XVI ai vescovi ad limina. Tutti loro rischiano l’arresto”.

Lo scorso 24 agosto, Vietnam Net, un media statale, ha pubblicato un articolo dal titolo “Un buon cattolico è un buon cittadino”. L’articolo cita diverse frasi del papa, tendendo a mostrare che “Benedetto XVI ha criticato con forza i vescovi di preoccuparsi di più per i preti che dovrebbero tendere alla santità, così da guidare il loro gregge a vivere come il papa si aspetta, cioè come buoni cattolici e buoni cittadini”.

L’articolo cita due frasi di Benedetto XVI: “il sacerdote deve approfondire la sua vita interiore e tendere alla santità” e “i laici cattolici dovrebbero dimostrare con la loro vita basata sulla carità, l'onestà, l'amore per il bene comune, che un buon cattolico è anche un buon cittadino”. Da qui esso conclude che in Vietnam i sacerdoti non approfondiscono la loro vita spirituale, né tendono alla santità; i laici non hanno carità, onestà, amore e non sono nemmeno buoni cittadini.

È chiaro il tentativo di stigmatizzare le manifestazioni dei cattolici negli ultimi mesi, l’impegno dei sacerdoti per la giustizia e per i diritti umani; l’impegno dei laici che lottano per difendere i diritti alla libertà religiosa. Secondo p. Joseph Nguyen di Hanoi, l’impressione che si trae dall’articolo è che “lo stesso Benedetto XVI ha insultato la Chiesa in Vietnam per la sua corruzione spirituale”.

L’articolo condanna anche i vescovi vietnamiti. Prendendo spunto da un altro passo del discorso del papa, in cui egli afferma che “una sana collaborazione fra la Chiesa e la comunità politica è possibile”, l’articolo conclude con “evidenza cristallina” che i vescovi non sono stati pazienti e dialogici per nulla nel loro rapporto con il governo e che mantengono un’attitudine ostile verso il potere comunista.

In realtà, come dimostrano tutti i casi di frizione dei mesi scorsi ad Hanoi, Ho Chi Minh City, Vinh, Hue, i vescovi hanno sempre richiesto il dialogo con il governo, ma per tutta risposta la polizia vietnamita ha picchiato, criticato, arrestato fedeli e messo in pericolo di vita alcuni sacerdoti.

Nel suo discorso Benedetto XVI afferma che “essa [la Chiesa] non intende assolutamente sostituirsi ai responsabili governativi”. L’interpretazione che l’articolista dà è che il papa sapeva già da tempo di un complotto di sacerdoti cattolici che volevano rovesciare il governo, suggerendo ai vescovi vietnamiti di identificare e isolare i responsabili.

Una suora fa notare che il giorno dopo, lo stesso articolo è stato pubblicato da altri giornali che domandavano urgenti punizioni e arresti per i sacerdoti di Thai Ha e di Vinh, che da tempo chiedono il ritorno delle proprietà della Chiesa, sequestrate un tempo per il “bene del popolo” e oggi in vendita per scopi privati.

La manipolazione del discorso di Benedetto XVI ha creato molta frustrazione fra i cattolici vietnamiti e attraverso i blog hanno cominciato a esprimere le loro opinioni, criticando i media sotto il controllo statale e pubblicando il discorso originale del papa.

Molti si domandano se è ancora possibile che i fedeli collaborino con un governo così tiranno, che promuove ingiustizia e politiche contro la fede cattolica, come nel caso del controllo sulla popolazione e il family planning.

Per tutta risposta, il governo vietnamita ha incominciato ad arrestare diversi blogger. Prima di Bui Thanh Hieu, la polizia ha arrestato il blogger Huy Duc, che lavorava al Saigon Tiep Thi (Saigon Marketing). Huy aveva osato mostrare apprezzamento per la caduta del “muro della vergogna”, quello di Berlino, e per la caduta del regime sovietico, che aveva prodotto anni di miseria per le popolazioni dell’Est Europa.
 
Vietnamese regime uses Pope’s discourses to divide Church and arrest faithful
Asia-News
06:39 31/08/2009
The words of Benedict XVI to the bishops used to criticize the Vietnamese bishops, priests and faithful who have sunk the Church in "spiritual corruption”. Allegations also against priests who "planned" to overthrow the regime. Arrests of bloggers and dissidents.

Hanoi (AsiaNews) - A young Catholic catechumen, author of a blog, was arrested on August 27. Local sources tell AsiaNews that the police are preparing a new series of arrests of people who dare to criticize the distorted way in which the regimes’ newspapers have presented Benedict XVI’s address to the Vietnamese bishops during their recent ad Limina visit (June 27, 2009. See http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2009/june/documents/hf_ben-xvi_spe_20090627_ad-limina-viet-nam_en.html).

Fr. Peter Nguyen Van Khai, a Redemptorist priest from Hanoi, confirmed to AsiaNews, "the arrest of Bui Thanh Hieu, a young catechumen of the diocese, who was studying to be baptized." "His arrest - added a nun - will not be the last. Many Catholic bloggers have criticized the 'shameful distortion' with which the state media presented the speech of Pope Benedict XVI to the Ad Limina bishops. All of them risk arrest. "

On 24 August last, Vietnam Net, a state media, published an article entitled "A good Catholic is a good citizen”. The article quotes several sentences of the pope, aiming to show that "Benedict XVI strongly criticized the bishops to concern themselves more that priests strive for holiness, so they may guide their flocks to live as the Pope intends, that is as good Catholics and good citizens. "

The article quoted two sentences of Benedict XVI: "The priest must deepen his inner life and strive for holiness" and "lay Catholics must show by their life, which is based on charity, honesty and love for the common good, that a good Catholic is also a good citizen". From this they have concluded that in Vietnam priests do not deepen their spiritual life, nor tend to holiness and the laity are not charitable, honest or loving and are not even good citizens.

This is a clear attempt to stigmatise the demonstrations of Catholics in recent months, the commitment of priest to justice and human rights, the involvement of lay people who strive to defend the rights of religious freedom. According to Father Joseph Nguyen of Hanoi, the impression one draws from the article is that “Benedict XVI himself has insulted the Church in Vietnam for its spiritual corruption”.

The article also condemns the Vietnamese bishops. Taking its cue from another passage in the Pope's speech in which he states that "healthy collaboration between the Church and the political community is possible", the article concludes by claiming it is "crystal clear" that the bishops have not been patient and open to dialogues in their relationship with the government and moreover they maintain a hostile attitude to the communist power.

In fact, as has been amply shown by the many cases of friction in recent months in Hanoi, Ho Chi Minh City, Vinh, Hue, the bishops have always sought dialogue with the government, but in response the Vietnamese police beat, criticized and arrested the faithful, and endangered the life of some priests.

In his address, Benedict XVI states that "Her [the Church] intention is certainly not to replace government leaders". The interpretation that the article gives is that the pope has long known of a plot by Catholic priests to overthrow the government, suggesting that the Vietnamese bishops identify and isolate those responsible.

One religious sister notes that the next day, the same article was published by other newspapers with calls for the immediate arrest and punishment of the priests of Thai Ha and Vinh, which has been seeking the return of Church property, confiscated some time ago for the "good of the people" and now for sale for private purposes.

The manipulation of Pope Benedict XVI’s address has created a lot of frustration among Catholics in Vietnam, who, through the blogs, have begun to voice their opinions, criticizing the media under state control and have published the original text of the papal address.

Many people wonder if it is still possible for the faithful to cooperate with such a tyrannical government, which promotes policies and injustices against the Catholic faithful, as in the case of population control and family planning.

In response, the Vietnamese government has begun arresting several bloggers. Before Bui Thanh Hieu, the blogger Huy Duc, who worked in Saigon Tiep Thi (Saigon Marketing), lost his job. Huy who had dared to show appreciation for the fall of the "wall of shame", that of Berlin, and the fall of the Soviet regime, which had produced years of misery for the peoples of Eastern Europe.
 
Dissident priest not on Vietnam amnesty list
AFP
06:59 31/08/2009
HANOI — A dissident Catholic priest whose release has been sought by US lawmakers failed to make an amnesty list of more than 5,000 prisoners announced by Vietnam on Monday.

Nguyen Van Ly, jailed for eight years in 2007, is in deteriorating health, his sister told AFP shortly before government officials announced the amnesty to mark Vietnam's September 2 National Day.

Ly was convicted at a half-day trial in the city of Hue for spreading propaganda against the communist state, in a case that drew condemnation from diplomats, Vietnam watchers and human rights groups.

Prosecutors said Ly was a founding member of the banned "Bloc 8406" pro-democracy coalition, named after the April 8, 2006 date on which it was launched, and that he was also a driving force behind the outlawed Vietnam Progression Party (VPP).

"Nguyen Van Ly this time is not granted amnesty because... amnesty is only granted to persons who make progress in their rehabilitation," Le The Tiem, Vice Minister of Public Security, told a news conference.

Tiem said Ly had received amnesty once "but then he committed new violations."

Ly, who is in his early 60s, has been jailed three times since the 1970s for a total of 14 years.

In early July a bipartisan group of 37 United States senators sent a letter to Vietnam's President Nguyen Minh Triet calling for Ly's "immediate and unconditional release," saying his trial appeared "seriously flawed."

Triet signed the decision granting amnesty to 5,459 prisoners.

"The state of my brother's health has deteriorated since mid-July," after a fall in his cell in May, said Ly's sister, Nguyen Thi Hieu, who visited him last Wednesday.

"His arm and his right foot are lightly paralysed. He was walking with difficulty and needs people at his side to help him move around the room," she said, adding prison officials had given him medication.

Tiem said Ly's health "is now good."

He said that 13 people who broke national security laws were granted amnesty.

These included 11 ethnic minorities from the Central Highlands. They were convicted between 2003 and 2006 for sabotaging the policy of "national unity" or for disturbing security, a separate government statement said.

Two others, convicted in 2004 of opposition to the regime, were also freed, it said.

The amnesty comes as Vietnam says it is preparing to try another national security case involving human rights lawyer Le Cong Dinh and others recently arrested and accused of anti-state activities.

US ambassador Michael Michalak last week expressed concern over those arrests as well as Vietnam's efforts to crack down on the media and to "criminalise free speech."

Among those granted amnesty were 794 women and 19 foreigners: four Chinese, two South Koreans, four Cambodians, two Canadians, an American, one Australian, two from Taiwan and one each from Laos, Myanmar and Congo, Tiem said.
 
越南政府滥用教宗讲话分离教会、逮捕教友
Asia-News
08:23 31/08/2009
当局滥用教宗向越南天主教会主教们发表的讲话,批评将教会推向深渊的“精神腐化”主教、司铎和教友们。指责司铎们“策划”颠覆政权;逮捕博主和持不同政见者

河内(亚洲新闻)—八月二十七日,一越南天主教慕道者、博客博主被捕。地方消息来源向亚洲新闻通讯社证实,政府正在准备展开新一轮逮捕行动,逮捕所有胆敢批评官方媒体歪曲教宗本笃十六世讲话的人。二OO九年六月二十九日,教宗在接见前来述职的越南主教团时向越南主教们发表了重要讲话。参见Bollettino della Sala Stampa della Santa Sede 27.06.2009。

河内的赎主会会士阮文凯神父向亚洲新闻通讯社证实,“教区的年轻慕道者裴青贤被捕了。他正在听要理,准备领洗”。一位修女补充说,“他绝非最后一名被捕的人。许多天主教博主批评官方媒体‘可耻地歪曲’教宗本笃十六世向越南述职主教们发表的讲话。这些人全部面临被捕的危险”。

八月二十四日,官方媒体“越南网Vietnam Net”发表了题为《一名好的天主教徒是一名好公民》的文章。文中多处引用教宗的话,要求主教们关心司铎,称充分表明“本笃十六世强烈批评了主教们,要求他们更加关心司铎的成圣,从而领导他们的羊栈按照教宗的期待生活,即做好的天主教徒和好公民”。

文章中引用的教宗的两句话是:“司铎应深入加强内在生活、走向成圣”;“天主教平信徒应用他们奠定在爱德、坦诚以及热爱公众利益基础上的生活充分展示一名好的天主教徒也是一名好公民”。由此得出结论,越南的司铎们没有深化其灵修生活、也没有走向成圣;平信徒们没有爱德、坦诚、爱,更不是好公民。

无疑,这篇文章的矛头直指天主教徒近几个月以来的示威、直指司铎们致力于伸张正义与人权的努力,以及教友们捍卫宗教自由的斗争。河内的阮若瑟神父认为,这篇文章给人们的印象是“教宗本笃十六世本人痛斥越南教会的精神腐化”。

文章还抨击越南主教们,并援引教宗讲话的另一段——“教会与政治团体之间的健全合作是可能的”。指“显而易见地”表明主教们在处理与政府关系问题上没有耐心和对话精神;继续对共产政权充满敌视。

事实上,正如过去几个月以来河内、胡志明市、顺化等地先后发生的摩擦冲突事件中所展示的,主教们始终坚持要求与政府对话。但他们得到的回答是越南警方殴打、批评、逮捕教友;威胁部分司铎的生命安全。

教宗本笃十六世在对越南主教的讲话中指出,“(教会)绝对无意取代政府的职责”。但文章作者却曲解为教宗早就知道天主教司铎们颠覆政府的企图;并建议越南主教们辨别和孤立肇事者。

一位修女表示,文章发表后的第二天,其它媒体纷纷转载,强烈要求惩罚和逮捕太河堂区等地长期为归还教产奔走的司铎们。许多越南天主教会的地产、财产被政府征占多年,目前又面临着被擅自出售的危险。

歪曲教宗的讲话令越南天主教徒感到十分愤慨,纷纷在博客上撰文发表意见,批评官方媒体,并刊登教宗讲话原文。

许多人情不自禁地质问,长此下去,教友们是否还可以同支持不公、抵制天主教信仰的政府合作。河内推行的控制人口政策和家庭计划政策,都是违背天主教信仰的。

而越南政府作出的回答是逮捕博主。在裴青贤之前,当局还逮捕了另一名盛赞“耻辱之墙”柏林墙倒塌的博主。他痛斥前苏联政权给东欧人民带来多年的贫困。
 
Catholic priest still being jailed
Emily Nguyen
21:42 31/08/2009
Despite international pressures, Vietnamese government refuses to release a dissident Catholic priest who is in deteriorating health.

“Nguyen Van Ly this time is not granted amnesty because... amnesty is only granted to persons who make progress in their rehabilitation," said Le The Tiem, Vice Minister of Public Security, in a news conference held on Monday Aug. 31.

Tiem explained further that Fr. Thaddeus Nguyen Van Ly of Hue Archdiocese had received amnesty once "but then he committed new violations."

On July 1, a bipartisan group of 37 US senators sent a letter to Vietnam President Nguyen Minh Triet calling for the "immediate and unconditional release" of Fr. Thaddeus Nguyen who had been sent to jail for eight years during a half-day trial in 2007 in the city of Hue for spreading propaganda against the communist state.

The U.S. senators said Ly's trial appeared "seriously flawed," stressing that the pro-democracy activist was denied access to counsel and prevented from presenting a defense.

"Given these serious flaws in relation to his arrest, trial and imprisonment, we request that you facilitate Father Ly's immediate and unconditional release from prison, and allow him to return to his home and work without restrictions on his right to freedom of expression, association and movement," the letter said.

"Father Ly's arrest, trial and ongoing detention in this instance call into question Vietnam's commitment to these fundamental principles," they wrote.

The 63-year-old priest has been jailed three times since the 1970s for a total of 14 years, and his 2007 trial drew condemnation from diplomats, Vietnam watchers and human rights groups for the one-party state that has gone to great lengths over the past year to boost its international prestige.

On the occasion of the Independence Day, Triet signed the decision granting amnesty to 5,459 prisoners but not Fr. Thaddeus Nguyen.

Nguyen Thi Hieu, a sister of Fr. Thaddeus Nguyen, who visited him last Wednesday, reported "The state of my brother's health has deteriorated since mid-July, after a fall in his cell in May.”

"His arm and his right foot are lightly paralyzed. He was walking with difficulty and needs people at his side to help him move around the room," she said, adding prison officials had given him medication.

However, Tiem said Fr. Thaddeus Nguyen “is in good health."

The decision to keep jailing Fr. Thaddeus Nguyen happened just a few days after the Vietnamese Ambassador in Italy met with the Vatican Deputy Secretary for foreign relations, Monsignor Ettore Balestero, to discuss relations between Vietnam and the Vatican and recent issues regarding the Catholic Church in Vietnam.

State media outlets reported: “Dang Khanh Thoai on August 22 reaffirmed Vietnam’s consistent policy of respecting and protecting the people’s right to religious freedom and informed the Vatican representative of the improved and more diversified religious life of Catholic followers in Vietnam, thanks to the efforts of authorities at all levels.”

The on-going detention of Fr. Thaddeus Nguyen and recent incidents at Tam Toa, Thai Ha, Hanoi, Hue, Vinh Long, An Giang and other provinces in the Central Highland of Vietnam have proved the opposite way: the Church in Vietnam has been persecuted more brutally than ever.

State media in Vietnam recently have used words of Pope and Vatican officials to insult Vietnamese bishops, priests and faithful.

“In the speech, he [Pope Benedict XVI] called on Vietnamese Catholics to contribute to the cause of national development, regarding this as ‘an important obligation and contribution at this point in time when Vietnam is developing its relations with the international community.’”, VOV News – a state media outlet – reported on Aug. 27.

“The Pope also reminded the Roman Catholic Church in Vietnam to hold on to the principle of ‘living the gospel amidst the nation’, urging that ‘a good Catholic follower must also be a good citizen’ and reaffirming that ‘the church has no intention of finding a way to replace the authorities,’” the outlet added.

After the communist takeover of the North in 1954, and of the South in 1975, 2250 Catholic universities, schools, hospitals, orphanages,and Health Care centers have been seized. Most of them have been demolished to build hotels, and tourist resorts or to award communist officials.

The Church has repeatedly asked for rights to participate in education, health care and other social services but so far she has been banned to do so except the permission to run a couple of leprosy and AIDS centers.

This is a clear attempt to stigmatize the demonstrations of Catholics in recent months, the commitment of priest to justice and human rights, the involvement of lay people who strive to defend the rights of religious freedom.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Trước thềm năm học 2009-2010: Đã hết mùa “Tiếp Sức”, bao giờ được “Hợp Sức”?
PV Web HĐGMVN
08:34 31/08/2009
“Việc giáo dục không phải là truyền đạt một kiến thức nhưng là trao ban một sự sống, vì thế cần phải có gương sáng. Không thể dạy trẻ em sống lương thiện nếu người lớn cứ sống gian dối. Các bậc phụ huynh, nhất là các vị lãnh đạo tinh thần hãy nêu gương đời sống đức tin sống động thể hiện trong đời sống công bằng, bác ái, quảng đại, vị tha. Có đức tin, con người sẽ có lương tâm trong sáng và sẽ biết làm những điều tốt đẹp. Đó chính là khởi điểm quan trọng trong nhiệm vụ giáo dục thế hệ tương lai, giáo dục để trẻ em nên người và biết làm người trước khi làm người trí thức. “Tiên học lễ hậu học văn” là thế” . (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, thư gửi Cộng đồng Dân Chúa Hà Nội nhân dịp Năm học mới và Năm Linh mục).

Trước thềm năm học 2009-2010: Đã hết mùa “Tiếp Sức”, bao giờ được “Hợp Sức”?

WHĐ – Chỉ còn ít ngày nữa, các trường bắt đầu năm học mới. Mặc dù nhiều nơi đã thực hiện chương trình giảng dạy từ hai tuần lễ cuối tháng Tám, nhưng lễ khai giảng được ấn định vào ngày 5-09 như thông lệ nhiều năm nay.

Giáo Hội tại Việt Nam, dù không được trực tiếp tham gia đào tạo thế hệ trẻ qua hình thức trường lớp, nhưng vẫn quan tâm sâu sắc (kể cả góp ý và phản biện) hiện tình giáo dục (chương trình giảng dạy, chất lượng đào tạo…), luôn khuyến khích các thành phần dân Chúa chăm lo giáo dục thế hệ trẻ từ môi trường gia đình đến giáo xứ, giáo phận.

Trong Thư chung 2007 (TC 2007), Hội đồng Giám mục Việt Nam đã nhắn nhủ mọi tín hữu phải luôn quan tâm giáo dục con người toàn diện và phẩm giá Kitô hữu cho thế hệ trẻ: “Vì con người là linh hồn nhập thể, nên khi giáo dục đức tin, Giáo Hội cũng nhằm đến giáo dục con người toàn diện để giúp họ nhận ra phẩm giá của mình. Khi ý thức sâu sắc về phẩm giá của mình, Kitô hữu cũng nhận lấy sứ mạng để sẵn sàng lên đường loan truyền Tin Mừng Chúa Kitô cho người chưa tin và củng cố lòng tin của anh chị em mình. Phẩm giá Kitô hữu luôn là những bài học suốt đời còn tiếp tục, vì tín hữu mãi là khách hành hương. Phẩm giá ấy đang hình thành và sẽ chỉ thành toàn vào ngày cánh chung. Cũng như sứ mạng tín hữu mãi mãi là được sai đi, tới cánh đồng lúa chín đang thiếu thợ gặt (x. Mt 9,37). Vấn đề Giáo dục Kitô giáo ở đây hôm nay là quyết tâm bồi dưỡng phẩm giá để thực thi sứ mạng và càng biết thực thi sứ mạng, phẩm giá lại càng được củng cố hơn” (TC 2007, số 33).

Đức Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, trong thư gửi Cộng đồng Dân Chúa Hà Nội nhân dịp Năm học mới và Năm Linh mục, đặc biệt lưu ý các gia đình công giáo về giáo dục nhân cách cho con em trong gia đình: “Việc giáo dục không phải là truyền đạt một kiến thức nhưng là trao ban một sự sống, vì thế cần phải có gương sáng. Không thể dạy trẻ em sống lương thiện nếu người lớn cứ sống gian dối. Các bậc phụ huynh, nhất là các vị lãnh đạo tinh thần hãy nêu gương đời sống đức tin sống động thể hiện trong đời sống công bằng, bác ái, quảng đại, vị tha. Có đức tin, con người sẽ có lương tâm trong sáng và sẽ biết làm những điều tốt đẹp. Đó chính là khởi điểm quan trọng trong nhiệm vụ giáo dục thế hệ tương lai, giáo dục để trẻ em nên người và biết làm người trước khi làm người trí thức. “Tiên học lễ hậu học văn” là thế”.

Như vậy, mặc dù “Giáo hội Công giáo, với tư cách là tổ chức tôn giáo, đành phải đứng bên lề sự nghiệp giáo dục của xã hội Việt Nam, và vì không có quyền nhập cuộc, đành đóng vai một quan sát viên bất đắc dĩ” (TC 2007, số 19), nhưng không vì thế Giáo hội chấp nhận chịu bó tay. Qua các gia đình công giáo và những Kitô hữu đang dấn thân trong lãnh vực giáo dục, Giáo Hội vẫn tin tưởng và hy vọng sứ mạng “săn sóc toàn diện đời sống con người” (Tuyên ngôn Giáo dục, Lời mở đầu) của mình vẫn được thực thi.

Qua những sự kiện gần đây liên quan đến những hoạt động của ngành giáo dục, có thể nhận ra dấu ấn của người Kitô hữu đang dấn thân trong sứ mạng “săn sóc toàn diện đời sống con người”. Phạm vi săn sóc dù còn rất giới hạn nhưng cũng đủ toát lên những nỗ lực “thụ nhân”, ủng hộ việc “trồng người” của các thành phần Dân Chúa tại Việt Nam.

Xin được nêu vài suy nghĩ từ phong trào “Tiếp sức mùa thi” rộ lên mấy năm qua, đặc biệt để lại nhiều ấn tượng sau mùa thi 2009 vừa kết thúc chưa lâu.

Sáng kiến Tiếp sức mùa thi tự phát trong xã hội mấy năm gần đây, nhằm giúp học trò các tỉnh về những thành phố lớn tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng có nơi trú ngụ an toàn, an tâm thi cử, đã được hưởng ứng rộng rãi trong các tầng lớp dân chúng.

Giới công giáo Việt Nam là một bộ phận xã hội hưởng ứng rất nhiệt thành và linh hoạt.

Còn nhớ, kỳ tuyển sinh 2008, trên website Dòng Chúa Cứu Thế, linh mục Nguyễn Văn Khải, nhà thờ Thái Hà, đã đăng “Một số điều thí sinh cần thực hiện khi đến Hà Nội thi tuyển sinh đại học để đạt kết quả tốt” . Năm 2009 có chỉnh lý, đăng lại trên cùng website. Đây là một cẩm nang hữu ích cho mọi thí sinh chân ướt chân ráo, lần đầu tiên về chốn kinh kỳ biết cách xử sự văn minh, lịch sự lúc ở nhà trọ, khi ra ngoài đường, lúc vào phòng thi... Cẩm nang không chỉ hướng dẫn “phép ứng xử” mà còn hướng đến lối sống trung thực và phong thái văn hoá của người Kitô hữu.

Sáng kiến không dừng lại ở mấy trang cẩm nang của linh mục Khải, giáo phận Hà Nội, mà còn phát triển thành những cuộc xuống đường ngoạn mục. Cụ thể là Tổng hội sinh viên công giáo Hà Nội, các hội, nhóm sinh viên công giáo Phát Diệm, Hưng Hoá, Bùi Chu, Thanh Hoá, Thái Bình…, được các linh mục ủng hộ, giúp sức, đã tổ chức cho sinh viên công giáo “xuống đường”, ra tận các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm đón thí sinh các tỉnh về Hà Nội dự thi. Sau đó bố trí nơi tạm trú tại các giáo xứ Nhà thờ Lớn, Thái Hà, Kẻ Sét, Phùng Khoang, Cổ Nhuế, Cầu Giấy… Một cuộc ra quân hoành tráng trong mùa tuyển sinh 2009 trên đất kinh kỳ của các Kitô hữu trẻ Hà Nội.

Tổng giáo phận Huế, mà nổi bật là Dòng Thánh Tâm (Huế) và giáo phận Nha Trang cũng không chịu… lép vế trong cuộc tiếp sức mùa thi cho các sĩ tử.

Tuôn về Huế là các thí sinh từ các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình... Hàng trăm thí sinh đã được đón tiếp tại Tu viện Thánh Tâm. Các tu sĩ đã chăm sóc mọi bề hồn xác. Nơi ăn chốn ở yên tĩnh, sạch sẽ, lại còn được tu viện dâng lễ cầu nguyện, thánh hoá việc ôn bài và thi cử.

Trong khi đó giáo phận Nha Trang dành hai cơ ngơi đón tiếp các thí sinh dự thi vào đại học Nha Trang là nhà thờ Chánh toà (tức Nhà thờ Núi) và nhà thờ Antôn Vĩnh Phước (120 Đường 2/4, TP Nha Trang).

Xuôi về Nam, trung tâm thi lớn nhất là Sài Gòn. Tại đây, thí sinh từ khắp nơi trong cả nước tuốn về tham dự kỳ thi tuyển vào các trường đại học nổi tiếng. Tất nhiên, các tầng lớp xã hội, đặc biệt giới sinh viên và các đoàn thể ở thành phố Sài Gòn từ lâu đã nổi tiếng về sự nhạy bén, đã nhanh chóng tổ chức đón tiếp rất chu đáo thí sinh các tỉnh. Nhưng lòng tốt thì không bao giờ thừa. Nhiều giáo xứ đã vào cuộc, chung sức cùng xã hội chăm lo cho thế hệ trẻ. Được biết đến nhiều nhất từ mấy năm nay là giáo xứ Tân Phước, rồi Hoà Hưng, Phát Diệm, Xuân Hiệp…

Ông chủ tịch Hội đồng mục vụ Tân Phước đã nói lên tinh thần của việc đón tiếp: “Việc đón tiếp các bạn là dịp chúng tôi thực hiện lời mời gọi của HĐGMVN trong Thư chung 2007: “Giáo dục hôm nay, Giáo Hội và Xã hội ngày mai”. Chúng tôi mong chúc các bạn hăng say học tập với tinh thần: Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời”.

Giúp đời, đó là ước nguyện của người giáo dân Tân Phước ký thác nơi thế hệ trẻ, những sĩ tử hôm nay khăn gói quả mướp lên thành phố ứng thí, thử sức đọ tài.

Vì kỳ vọng những sĩ tử hôm nay sẽ là những người giúp đời ngày mai, nên nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức xã hội đã nhường thuận lợi, chia sẻ bớt khó khăn cho thí sinh và người nhà đi cùng. Nhiều câu chuyện về những tấm lòng nhân hậu trong mùa thi, khiến cộng đồng xúc động, cảm phục trước những nghĩa cử “tất cả vì tương lai con em chúng ta”.

Nhưng có biết đâu, mọi thành phần trong xã hội, trong đó có giới công giáo, có thể thừa sức làm nhiều điều còn đáng kể, thiết thực và có ý nghĩa lâu dài hơn việc thể hiện tình cảm thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ. Nói đúng hơn, cái việc tiếp sức mùa thi, dù ý nghĩa rất cao đẹp và cần được phát huy, nhưng vẫn chưa phải là điều duy nhất cần làm để giúp thế hệ trẻ.

Điều đáng phải làm hơn việc mở cửa nhà mình, nhà xứ… đón thí sinh vào ở trọ, chính là mở mọi nguồn lực chất xám chăm lo cho nền giáo dục.

Nhưng “cánh cửa giáo dục vẫn còn khép chặt” (TC 2007, số 19), đặc biệt khép chặt đối với các tôn giáo.

Chỉ mở cho sáng kiến “hậu cần” giúp học trò được “tiếp sức” vào mùa thi. Chưa mở cho mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực trí tuệ dành cho giáo dục hằng tiềm ẩn trong dân. Những nguồn lực ở chính diện, “mặt tiền” của nền giáo dục như được mở trường, chủ động tổ chức mô hình đào tạo, tham gia soạn thảo và phản biện chương trình giảng dạy, biên soạn sách giáo khoa...

Như vậy, suy cho cùng, vấn đề không phải là kêu gọi mọi người cùng tiếp sức thí sinh, và coi là thắng lợi khi có “nhiều ngành, nhiều cấp và cả xã hội đã cùng chung tay với ngành giáo dục lo cho kỳ thi” (cách nói của báo chí tổng kết phong trào “tiếp sức mùa thi”), mà là trân trọng và mở đường cho mọi tiềm lực trí tuệ, chất xám và kinh nghiệm sư phạm của nhiều bộ phận xã hội, trong đó có tôn giáo, chảy tràn vào cuộc sống, vào các trường học, các hình thức giáo dục thế hệ trẻ.

Nói tóm lại, không chờ đến mùa thi để mở phong trào tiếp sức, mà các tôn giáo có thể tiếp sức và hợp sức với ngành giáo dục ngay trong từng tiết học của 12 năm phổ thông trước… mùa thi và cả việc đào tạo sau mùa tuyển sinh.
 
Việt Nam hội đàm ngoại giao với Tòa Thánh và thắt chặt ngôn luận
Trung Thiên
08:47 31/08/2009
Việt Nam hội đàm ngoại giao với Tòa Thánh và thắt chặt ngôn luận

Đại sứ Việt Nam tại Ý Đại Lợi đã hội đàm với Thứ Trưởng Ngoại giao Tòa Thánh, Đức Cha Ettore Balestero, để thảo luận về quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican và các vấn đề gần đây có liên quan đến Giáo Hội Công Giáo Việt Nam

Theo tờ báo cộng sản Nhân Dân, hôm 22/08, Đại sứ Đặng Khánh Thoại đã tái khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.

Ông Thoại cũng cho rằng chính quyền Việt Nam đã tạo thuận lợi cho các Giám mục Việt Nam thực hiện chuyến thăm định kỳ viếng mộ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô tại Vatican tháng 6/2009 và đồng ý để Giáo hội Công Giáo Việt Nam tổ chức Năm Thánh 2010 nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam.

Đại sứ Đặng Khánh Thoại cũng nói rằng ông bày tỏ đồng tình với phát biểu của Đức Giáo Hoàng Bênêđítô XVI trong cuộc gặp các giám mục Việt Nam vừa qua ở Rôma. Trong đó, Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi người Công giáo Việt Nam góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước, coi đây là một "nghĩa vụ và đóng góp quan trọng giữa lúc Việt Nam đang ngày càng mở rộng quan hệ với cộng đồng quốc tế".

Theo ông Thoại, Đức Giáo Hoàng đã nhắc nhở Giáo hội Công giáo Việt Nam về tinh thần "sống Phúc âm giữa lòng dân tộc" tại Thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, kêu gọi "một giáo dân tốt cũng là một công dân tốt" và khẳng định "Giáo hội hoàn toàn không tìm cách thay thế vai trò chính quyền".

Truyền thông trong nước đưa tin về đáp từ của Đức Cha Ettore Balestero chỉ vẻn vẹn một câu: "Thứ trưởng Ngoại giao Vatican cảm ơn những thông tin mà Đại sứ Đặng Khánh Thoại cung cấp, khẳng định Tòa thánh Vatican mong muốn hai bên sẽ nỗ lực hợp tác hơn nữa để thúc đẩy quan hệ song phương", nhưng VietNamNet với bài viết chẳng khác gì nội dung do Bộ Ngoại Giao, TTXVN công bố, nhưng lại giật tít thật oai: "Vatican muốn thúc đẩy quan hệ song phương với Việt Nam". Còn Đài Tiếng Nói Việt Nam - VOV lại càng vô duyên, lấy tin của Thông Tấn Xã Việt Nam đăng lại nhưng minh họa bằng tấm hình lễ chùa: "Một khóa lễ tại chùa Vũ Thạch, Hà Nội", chẳng lẽ nhà thờ Công Giáo cấm chụp hình hết rồi?!?. Đúng là đưa tin kiểu báo… đời.

Trong một diễn biến khác, Straits Times cho hay công an Việt Nam đã bắt giữ một blogger chỉ trích nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, theo những người thân quen của ông cho biết hôm Thứ Bảy, chỉ vài ngày sau khi một blogger bất đồng chính kiến khác, nhà báo Huy Đức, cho hay đã bị ngưng hợp đồng làm việc cho tờ Sài Gài Gòn Tiếp Thị.

Bùi Thanh Hiếu, tên thật của Blogger Người Buôn Gió, đã bị công an Hà Nội bắt hôm thứ Năm và theo một người bạn ông, xin giấu tên vì lý do an ninh, thì ông đã không trả lời điện thoại hoặc bị nghe lén kể từ lúc bị bắt.

Một linh mục Công Giáo biết về Hiếu cũng xác nhận rằng Hiếu đã bị bắt. Vợ Hiếu cho hay rằng bà cũng không biết tin tức về ông kể từ thứ Năm nhưng cũng từ chối bình luận thêm để tránh rắc rối thêm cho ông.
 
GM Giuse Vũ Duy Thống: “Từ nay, đơn giản, tôi là người Phan Thiết”
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:50 31/08/2009
PHAN THIẾT - Hôm nay ngày 31.8, Đức tân Giám mục Phan thiết - Giuse Vũ Duy Thống về nhận nhiệm sở.

Xem hình ảnh

Theo chương trình, Cha sở Chính Tòa và Cha Thư Ký TGM Phan thiết vào Sài gòn từ hôm trước để cùng với phái đoàn Sài gòn tháp tùng Đức Cha Giuse về Phan thiết.

Đoàn khởi hành từ sáng sớm để khỏi kẹt xe. Sài gòn bây giờ quá nhiều lô cốt. Đi trong nội thành mà vất vả hơn thôn quê nhiều.

Đến Nhà Thờ Mẹ Thiên Chúa (Căn Cứ 6 ), các Linh mục và Giáo dân thuộc Hạt Hàm Tân và Đức Tánh hân hoan đón chào. Đội kèn Thanh Xuân tấu vang những bài ca vui nhộn. Đức Cha Giuse viếng Thánh Thể và gặp gỡ các Linh mục và đại diện giáo dân.

Đoàn Phan thiết cùng đoàn Sài gòn cùng nhau tiến về Phan Thiết. Qua Hạt Hàm Thuận Nam, bà con giáo dân các Giáo xứ:Hiện xuống, Tà mon, Hiệp Đức, Phaolô, Vinh An, Thuận Nghĩa vui mừng đòn chào. Các nhà thờ đều treo biểu ngữ: Chào Mừng Đức Tân Giám Mục Phan Thiết.

Giới Gia Trưởng giáo xứ Thanh Hải làm thành một đoàn rước bằng xe Honda từ Suối Cát, cờ tung bay trong nắng trưa gió biển. Các linh mục, tu sĩ, giới hiền mẫu thuộc Hạt Phan Thiết, Bắc Tuy đón đoàn tại Tòa Giám Mục.

Chuông nhà thờ Chính tòa đổ liên hồi. Phái đoàn đến TGM trong tiếng vỗ tay reo vui và nhạc khúc hoan ca.

Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi, Đức Ông JB Lê Xuân Hoa cùng linh mục đoàn và đại diện các thành phần Dân Chúa hân hoan chào đón Đức Hồng Y Gioan Baotixita, Đức Cha Giuse cùng phái đoàn Sài gòn.

Tại lễ đài, Đức Cha Phaolô chào mừng và giới thiệu Giáo phận Phan Thiết với Đức Cha Giuse.

Kính thưa Đức Hồng Y, Đức Tân Giám Mục Giuse,
quý cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quan khách đang tháp tùng Đức Cha Giuse về nhiệm sở.

Chúng con vô cùng hân hạnh và cảm động hôm nay được đón tiếp Đức Hồng Y, Đức Tân Giám Mục Giuse và quý cha cùng quý vị tại Tòa Giám Mục Phan Thiết này, nhân ngày Đức Cha Giuse về nhận nhiệm sở. Chúng con xin trân trọng chào mừng và chúc sức khỏe Đức Hồng Y, các Đức Cha, quý cha và quan khách.

Giáo phận Phan Thiết nằm trọn trong Tỉnh Bình Thuận với dân số trên 1 triệu người, trong đó có 156.000 người Công Giáo. Tỉnh Bình Thuận có tiềm năng lớn về du lịch, khắp nơi người ta đều biết đến khu du lịch Mũi Né – Rạng. Riêng giáo dân năm châu lại biết đến Đức Mẹ Tàpao. Với tỉ số giáo dân 15,5%, Bình Thuận còn là một cánh đồng mênh mông cho công cuộc loan báo Tin Mừng. Với con số các Linh mục gần 100 vị, 125 chủng sinh trên 400 tu sĩ nam nữ gồm các dòng và các tu đoàn truyền giáo, chúng con hy vọng những Năm Thánh sắp tới Đức Tân Giám Mục sẽ đem đến cho Giáo phận Phan Thiết một sức sống mới để tiến mạnh, tiến nhanh trên đường loan báo Tin Mừng.

Ngoài ra, Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Tàpao còn là trung tâm loan báo Tin Mừng. Từ 9 năm nay, mỗi ngày 13 hàng tháng, Đức Giám mục Giáo phận đến để rao giảng Lời Chúa và cử hành Thánh lễ cho hàng chục ngàn anh em giáo dân và lương dân. Nhờ sự dìu dắt đầy yêu thương dịu hiền của Đức Mẹ, có không biết bao nhiêu anh em lương dân đã nhận biết Chúa và nói chung khách hành hương mỗi lần đến với Đức Mẹ là họ ra về với nỗi lòng đầy hy vọng và bình an.

Hôm nay chúng con hân hoan đón tiếp Đức Hồng Y, Đức Tân Giám Mục Giuse của chúng con và quý quan khách thân hữu, thật là một niềm vui lớn, một khích lệ lớn để Đức Tân Giám Mục và chúng con đây tin tưởng hướng về một tương lai phát triển của Giáo phận.

Kính thưa Đức Tân Giám Mục Giuse,
Toàn thể Giáo phận đang hướng về Đức Cha với biết bao trìu mến và hy vọng. Chúng con trân trọng kính chúc Đức Cha một nhiệm kỳ Giám Mục lâu dài, tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa để Đức Cha có dồi dào sức khỏe và nhiều thành công mục vụ.

Chúng con cũng hy vọng Đức Cha sẽ là nhịp cầu nối liền Giáo Phận Sài Gòn và Giáo phận Phan Thiết, trở thành hai anh em ruột thịt keo sơn gắn bó, tạo thành một sức mạnh lớn cho công cuộc phát triển của chúng ta.

Kính chào Đức Hồng Y, các Đức Cha, quý cha và toàn thể quan khách.


Những tràng pháo tay reo vang. Những vòng hoa tươi kính dâng các vị chủ chăn với cả tâm tình yêu mến của đoàn con cái toàn Giáo phận.

Đức Hồng Y đáp từ. Bắng lối nói bình dân dí dỏm, ngài kể chuyện mới đây đi dự lễ nhậm chức Giám mục Bắc Kinh, ngài hỏi Đức tân Giám mục: Khi nhận chức, Đức Cha có khóc không? Ồ, không có giờ để khóc. Còn đối với Đức Cha Giuse đây, được Phan Thiết đón tiếp nồng hậu nên không có lý do gì để khóc.

Đức Cha Giuse ngỏ lời cùng cộng đoàn với 3 tâm tình. Chào mừng Giáo phận Phan thiết, chào mừng Đức Cha Nicolas, Đức cha Phaolô, Đức Ông Gioan Baotixita, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo dân. Cám ơn Đức Hồng Y, cha Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse, quý cha giáo sư, quý cha và anh chị em từ Sài gòn đã tận tình tiễn đưa ra Phan thiết, cám ơn sự đón tiếp nồng hậu của tất cả mọi người. Hôm nay là cuộc gặp gỡ trong trìu mến và hy vọng.

Tiệc mừng trong niềm vui chia sẽ.

Vậy là “Hạt nắng vô tư” đã về Phan thiết và sẽ làm nên “Biển nắng mênh mông”! Vì như Đức Cha Giuse đã nói: “Từ nay, đơn giản, tôi là người Phan thiết”.
 
Đối Thoại Ngôn Sứ - một lối tiếp cận mới trong sứ mạng Truyền giáo
Lm. Trần Xuân Sang, SVD
17:23 31/08/2009
Khoá Hội Thảo về Đối Thoại Ngôn Sứ tại Argentina

Lâu nay tôi mãi chia sẻ những câu chuyện về Paraguay với những lời than thân trách phận về cuộc sống truyền giáo của mình. Hôm nay tôi muốn thay đổi không khí để chia sẻ với các bạn một chút về khoá hội thảo quốc tế về Đối Thoại Ngôn Sứ toàn Châu Mỹ vừa mới diễn ra tại Argentina từ ngày 17 đến ngày 30 tháng 8 năm 2009 mà tôi may mắn được tham dự như là đại diện cho Việt Nam.

Xem hình ảnh

Sau ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời (15/8), cũng là lễ bổn mạng của giáo xứ tôi đang phục vụ, tôi lên đường đi Argentina dự khoá hội Thảo quốc tế tại Argentina, quốc gia láng giềng của Paraguay. Argentina là quốc gia thuộc Nam Mỹ có biên giới giáp với Bolivia, Paraguay ở phía Bắc, Brazil phía Đông Bắc, Chile phía Tây, Uruguay và Đại Tây Dương ở phía Đông. Quốc gia này có diện tích gần 3 triệu cây số vuông với dân số khoảng 41 triệu người. Năm 2007, trong cuộc bầu cử tổng thống dân chủ, bà Cristina Fernández, lúc đó còn là đệ nhất phu nhân của tổng thống Néstor Kirchner, đã đắc cử và trở thành người phụ nữ tổng thống đầu tiên của nước này. Chính chồng bà, cựu tổng thống Néstor Kirchner đã trao quyền lực cho vợ mình trong nhiệm kỳ 4 năm và người ta gọi là gia đình Kirchner trị. Quốc gia này đất rộng, người thưa và đời sống được nhà nước đảm bảo, nhất là chế độ lương hưu và chăm sóc sức khoẻ.

Theo ban tổ chức khoá hội thảo, chương trình đã được sắp đặt từ năm trước nhưng nửa đầu năm nay do căn bệnh cúm heo khiến nhiều người chết, và do đó, các vị đã duyệt lại lần cuối nên chăng tiếp tục khoá hội thảo lần này. Cuối cùng, khi mọi sự đã chuẩn bị kỹ lưỡng, họ quyết định tiến hành như đã định.

Khoá hội thảo quốc tế lần này diễn ra tại Nhà Tĩnh Tâm Fátima, Misiones, Argentina với sự tham dự của 48 nhà truyền giáo trực thuộc 20 quốc gia trên thế giới đang làm việc truyền giáo tại châu Mỹ. Các nhà truyền giáo đến đây tham dự buổi hội thảo mang theo hương vị văn hoá quê hương của từng quốc gia gốc và của hương vị văn hoá của những nơi mà họ đang phục vụ. Vị thư ký truyền giáo của Tổng quyền từ Rôma cũng đến tham dự. Các đại biểu của châu Mỹ gồm: Mỹ, Colombia, Mexico, Argentina, Paraguay, Brazil, El Salvador, Chile, Ecuador, Bolivia. Các đại biểu châu Âu gồm: Croatia, Balan, Đức, Ý. Châu Phi có 1 đại biểu đến từ Kenya. Các đại biểu của châu Á gồm Nhật, Ấn độ, Indonesia, Philipinnes và Việt Nam. Ngôn ngữ chính thức cho khoá hội thảo là tiếng Tây Ban Nha và ngôn ngữ bên lề là tiếng Anh và tiếng Bồ Đào Nha. Có thể nói đây là một “cuộc họp thượng đỉnh” và gồm cả 4 châu lục tham dự với đủ màu da: Trắng, Đỏ, Đen và vàng. Việt Nam có hai đại biểu nhưng linh mục kia có quốc tịch Mỹ nên đại diện cho Mỹ, còn tôi chính thức đại diện cho Việt Nam dù đang làm việc truyền giáo tại Paraguay.

Thành phần thuyết trình viên, ngoài những giáo sỹ tên tuổi của châu Mỹ, khoá hội thảo này còn mời nguyên một ê-kíp giáo dân chuyên nghiệp để trình bày những gì mà họ đã, đang và sẽ làm cho giáo hội khi mà ở châu lục này mỗi ngày ơn gọi tu trì ngày một sa sút. Họ là những giáo dân có bằng cấp chuyên nghiệp như tiến sỹ thần học, triết học, nhân chủng học và truyền giáo học hiện đang giảng dạy trong các đại học Công giáo cũng như đang làm việc trong guồng máy chính quyền nên những gì họ chia sẻ đều sát với thực tế. Tôi muốn giới thiệu những điểm này để mọi người biết rằng vai trò giáo dân ngày nay rất quan trọng và không thể thiếu trong cánh đồng truyền giáo đang thiếu thợ gặt hôm nay.

Đối thoại ngôn sứ, một lối tiếp cận mới trong sứ vụ truyền giáo

Trong phần khai mạc với lời kinh cầu xin Chúa Thánh Thần để Người thánh hoá những ngày hội thảo, và sau đó các tham dự viên nghe lại bản văn Kinh Thánh trích từ sách Xuất hành về đoạn bụi gai, Thiên Chúa đã ngỏ lời với Môi-sê: “Hãy cởi dép ngươi ra vì nơi ngươi đang đứng là Đất Thánh” (Xh 3,5). Các tham dự viên bắt đầu chương trình nghị sự của mình.

Khóa hội thảo này dựa theo Hiến chế “Ad gentes” (Đến với muôn dân) và các thông điệp xã hội của giáo hội, đặc biệt là của hai vị giáo hoàng gần đây luôn quan tâm đến các vấn đề về hiện tượng di dân mà giáo hội muốn đi tiên phong để đồng hành với thế giới, với những con người bị xã hội lãng quên. Trong Tổng Tu Nghị năm 2006, Dòng truyền giáo Ngôi Lời cũng nhấn mạnh đến tấm quan trọng chiến lược về vấn đề này nên Dòng không thể đứng ngoài lề trước sự kiện nóng bỏng và thời sự này.

Vì là khoá hội thảo mang tấm vóc quốc tế nên các tham dự viên cũng như các thuyết trình viên có những quy định khá chặt chẽ về giờ giấc làm việc để không lãng phí thời gian. Phải công nhận rằng các thuyết trình viên quá chuyên nghiệp và đầy kinh nghiệm trong lĩnh vực phâm tâm. Những ngày đầu chúng tôi vừa nghe thuyết trình, vừa làm việc theo nhóm lớn, rồi nhóm nhỏ để khám phá ra chính mình và tìm những điểm tương đồng cũng như những khác biệt nơi người khác nhằm bổ sung những điểm khiếm khuyết của mình.

Tôi còn nhớ sau dịp phục sinh năm 2009, chúng tôi có kỳ tĩnh tâm năm do một giám mục truyền giáo Dòng Tận Hiến người Đức thuyết trình. Tôi đã tâm sự với ngài những trăn trở về việc hội nhập văn hoá, về những điều tốt mà các nhà truyền giáo đã làm cũng như những mặt tiêu cực của một số nhà truyền giáo luôn nghĩ rằng họ là những người đi khai phá nền văn minh nên đã loại bỏ một số tinh hoa của các dân tộc mà họ phục vụ. Chúng tôi có nhiều thời gian để mổ xẻ những vấn đề này và nhận ra rằng chẳng có một quốc gia hay nền văn hoá nào là ưu việt và vượt trội hơn nền văn hoá của quốc gia khác. Chính Thiên Chúa đã ngỏ với Môi-sê: “Hãy cởi dép ngươi ra vì nơi ngươi đang đứng là Đất Thánh” (Xh 3,5), vậy thì lý do gì các nhà truyền giáo dám tự hào cho rằng mình là người ban phát nền văn minh cho kẻ khác khi chính mình chưa biết gì về văn hoá của dân tộc nơi mà họ đang phục vụ. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.

Sau khi được hướng dẫn để nhận ra con người của mình với những ưu, khuyết, chúng tôi bắt đầu thuyết trình và chia sẻ về những đề tài rất thời sự cho các nhà truyền giáo hiện đại: Mục vụ cho người di dân ở thành phố, mục vụ cho người thổ dân ở thôn quê và ứng nhập văn hoá.

Đề tài được các tham dự viên tập trung nhiều nhất là việc mục vụ cho người di dân ở thành phố. Xét theo một nghĩa nào đó thì tất cả mọi người trên thế giới này đều là người di dân! Công bình mà nói không ai muốn rời quê hương đất tổ của mình để sống ở một đất nước xa lạ, nơi mà đôi lúc họ bị đối xứ bất công và có khi bị kỳ thị nữa. Ngoại trừ một số nhân viên công vụ, các nhà truyền giáo, các du học sinh xuất ngoại, còn lại rất nhiều người khác rời bỏ xứ sở vì cơm áo gạo tiền, vì quốc gia gốc của họ thiếu công ăn việc làm, vì tham nhũng, hối lộ tại chính quốc, vì chiến tranh hay những vấn đề nhạy cảm về chính trị. Nhưng nhìn chung chẳng ai muốn bỏ nước ra đi mà chỉ luôn mong muốn được sống trong chính quê hương của mình nếu ở đó có sự bình an, tình liên đới và bảo đảm về đời sống vật chất cũng như về tinh thần.

Các thuyết trình viên cũng như các tham dự viên có thâm niên làm việc với những người di dân trong các thành phố lớn ở Âu châu và Hoa Kỳ đã chia sẻ những kinh nghiệm quí báu về kinh nghiệm làm việc với những người di dân. Chúng tôi được xem những thước phim tài liệu phỏng vấn những người Nam Mỹ đang làm việc tại các thành phố ở Ý, ở Tây Ban Nha và các nước Âu châu khác dù họ sống khá sung túc và nhìn từ bên ngoài họ có vẻ lịch thiệp, sang trọng nhưng trong lòng họ luôn khao khát ngày trở về đoàn tụ với gia đình tại chính quê hương đất tổ của họ. Trông người mà nghĩ đến ta. Tôi chợt cảm thấy buồn khi những người Việt thân yêu của mình đang làm việc vì miếng cơm manh áo tại Đài Loan, Malaysia, Thái Lan và một số nước Á châu khác bị ngược đãi, bị đối xử như những người nô lệ và cũng mong muốn trở về đoàn tụ với gia đình nhưng ước mơ đó biết bao giờ mới thực hiện khi mà giấy tờ tuỳ thân của họ bị những người chủ “tạm giữ”. Tôi được học hỏi rất nhiều kinh nghiệm quí báu trong những buổi thảo luận này.

Trong những ngày này, chúng tôi cùng chia sẻ với nhau trong Thánh lễ, trong bàn ăn, trong các sinh hoạt thường ngày về những đặc tính văn hoá riêng biệt của từng vùng, từng quốc gia mà bấy lâu nay chỉ nghe trên sách vở. Các bài hát bất hủ mang đậm màu sắc và vũ điệu của Nam Mỹ như vũ điệu Samba, Lambada của Brazil, bài hát Bésame của Mexico, Guantanamera vùng Trung Mỹ… được trình diễn với những điệu nhảy phụ hoạ trong các buổi sinh hoạt dã ngoại khiến lòng người sản khoái sau những ngày làm việc căng thẳng.

Vị linh mục người Mexico từng làm việc ở Bolivia 7 năm, sau đó trở lại Mexico làm việc với người thổ dân da đỏ đã chia sẻ với chúng tôi một thánh lễ mang đậm tính thổ dân thật vui. Ngài cũng chia sẻ là những người Nam Mỹ đang định cư tại Hoa Kỳ đều được dán nhãn là người Mễ (Mexico) vì nói tiếng Mễ nhưng thật sự không phải vậy. Không hề có tiếng Mễ như tiếng Việt hay tiếng Anh nhưng hầu hết người Nam Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha. Vị linh mục người Columbia gốc Phi châu và đang làm việc cho những người gốc Phi châu đen thui thủi (chỉ trừ hàm răng và các móng tay là trắng thôi) đã dâng thánh lễ theo truyền thống thổ dân của mình với áo lễ truyền thống giống như những giáo chủ Hồi giáo thật là ngộ và nghi thức kiểu rừng rú vừa có cái gì là lạ, vừa thú vị. Tôi còn nhớ là trong thời gian thực tập trông coi các em học sinh nội trú ở Nha Trang, Việt Nam, một chị bếp rất ngạc nhiên và đã hỏi tôi khi nhìn thấy trên Truyền hình một giám mục da đen,: “Ông đen thui đó mà cũng làm giám mục hả thầy?” Lúc đó tôi phì cười và trả lời với chị rằng ổng da đen thì ổng cũng là con người như mình chứ có gì khác đâu ngoài màu da. Quả thực trong thế giới đại đồng nếu khi nào con người biết đối xử bình đẳng với nhau, tôn trọng nhau thì chắc chắn chúng ta sẽ không còn phân biệt màu da, tôn giáo và sẽ có một thiên đàng ở trần gian. Tuy nhiên, ước mơ đó xa vời quá.

Phần tôi, khi giới thiệu cho họ về bộ quốc phục mà tôi đem từ Việt Nam qua khiến mọi người trầm trồ và ai cũng mong được chụp hình chung làm lưu niệm. Tôi cũng nói cho họ biếr rằng người Việt Nam chúng tôi dù trải qua trăm ngàn đau khổ, trải qua nhiều cuộc chiến nhưng người Việt chúng tôi luôn có tinh thần lạc quan và tin ở tương lai. Họ có vẻ cảm tình với người Việt Nam dù trong bản đồ truyền giáo thế giới hiện nay Việt Nam chỉ là thiểu số so với quốc gia láng giềng Indonesia, dù là nước Hồi giáo nhưng họ đang có tiềm năng gởi các nhà truyền giáo đi khắp thế giới. Quả thực học được cái hay, dở của người khác và chia sẻ những cái hay, dở của mình cho người khác để cùng nhau học hỏi là điều mà khoá hội thảo này nhắm tới. Cũng từ đó khi trở lại với nơi phục vụ, mình không còn có định kiến hay chê bai những điều mà mình không bằng lòng từ bấy lâu nay. Đây quả thực là một lối tiếp cận mới trong lĩnh vực truyền giáo.

Một chút ngoài lề

Ngoài những buổi hội thảo chính khoá, chúng tôi cũng có những buổi dã ngoại và tán gẫn với nhau về đủ thứ chuyện trên đời. Vị linh mục người Kenya có vẻ vui mừng vì ông tổng thống Mỹ đương nhiệm Obama có dòng máu Kenya. Mấy anh em người Indonesia lại hãnh diện vì tuổi thơ của Obama được đào luyện tại đất nước Hồi giáo này. Còn tôi nói đùa với họ là ông anh của tôi làm rất lớn. Họ hỏi làm gì? Tôi trả lời là làm vua. Họ hỏi ở đâu? Và tôi trả lời là ở trên trời, đó là anh Hai Giêsu. Mọi người đều cười vui vẻ.

Tôi rất ấn tượng trong một chuyến dã ngoại đến thăm di tích của các anh em Dòng Tên tại Misiones, nơi mà Bộ Phim Misiones (Truyền Giáo) nổi tiếng mà cách đây nhiều năm tôi đã được xem. Nhìn lại những nền đá đổ nát của các ngôi nhà nguyện, các trung tâm đào tạo vang bóng một thời của các nhà truyền giáo Dòng Tên và được xem lại những thước phim tái tạo qua màn ảnh hơi nước do kỹ thuật hiện đại thực hiện mới nhận ra được biết bao công khó của các bậc tiền bối đã đổ máu và nước mắt mới hình thành nên những vùng đất màu mỡ ngày nay. Bởi thế, Nam Mỹ nói riêng và cả châu Mỹ nói chung luôn mang đậm dấu ấn của Kitô giáo từ các địa danh, văn hoá và tâm thức.

Trong thời gian rảnh rỗi của khoá hội thảo, tôi cũng tranh thủ hỏi thăm các sinh hoạt và cuộc sống của người dân xứ này, cách riêng cũng mon men dò tìm những người Việt đang sinh sống và làm việc ở đây. Được biết có 2 linh mục Dòng Ngôi Lời thuộc tỉnh Dòng Mỹ đang làm việc ở đây và sẽ trở lại Mỹ trong thời gian tới. Cũng có 3 chủng sinh Ngôi Lời người Việt đang học ngôn ngữ và đều có những tiếng thơm cho người Việt.

Tình cờ tôi có gặp được một số người Việt Nam vừa mới qua đây làm việc cho một nhà hàng của một ông chủ người Việt gốc Hoa và tôi nói chuyện với các bạn trẻ này. Vì mong muốn có được cuộc sống khá hơn nên các bạn đã qua đây để kiếm việc làm. Tôi có hỏi thăm đời sống của các bạn trẻ này và được biết các bạn cảm thấy hạnh phúc vì ông chủ của họ rất tốt bụng. Hy vọng những bạn trẻ này sẽ có nhiều cơ hội và may mắn hơn nhiều bạn trẻ đang làm việc tại các nước Á châu và tương lai của các bạn sẽ tươi sáng hơn.

Khoá hội thảo 2 tuần đã trôi qua nhanh chóng và trước khi kết thúc, chúng tôi có bữa bữa tiệc chia tay đầy luyến tiếc. Những món quà lưu niệm và địa chỉ được trao cho nhau, những bài hát đậm tính Nam Mỹ lại cất lên để kết thúc khoá hội thảo. Chúng tôi không hề ký với nhau một hiệp ước, một nghị định hiệp thương nào nhưng chúng tôi cùng ký vào tâm khảm của nhau một bản tuyên ngôn sứ vụ là cố gắng làm những gì hết sức có thể trong tầm tay của mình để xây dựng một thế giới ngày càng tốt đẹp hơn.

Argentina, 31 tháng 8 năm 2009,
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tam Toà - Chứng tích tội ác CSVN thời Hoà Bình
Joseph Nguyễn Anh Điện
08:29 31/08/2009
Hơn một tháng qua, Nhà nước CSVN hẳn đã rất hồ hởi vì nhiều người trên thế giới bỗng dưng biết đến địa danh Tam Toà, nơi có ngôi nhà thờ bị tàn phá trong chiến tranh mà họ quy kết là do bom đạn Mỹ (?). Sự hồ hởi này chắc chắn không chỉ vì lại có thêm nhiều người biết đến cái gọi là "Chứng Tích Tội Ác Đế Quốc Mỹ ", một đề tài mà chính Nhà nước VN cũng biết là quá lỗi thời vì ngày nay, sau gần 35 năm “đánh cho Mỹ cút", họ lại đang nhờ chính kẻ thù cũ làm đối trọng quân sự trước thói tham lam lấn lướt của anh đồng chí thắm thiết Bắc phương, đồng thời cũng lại dựa vào vị trí hàng đầu của Hoa Kỳ trong số các nước đầu tư vào Việt nam, để mong được trở thành con rồng Kinh tế trong khu vực. Thế thì, cùng với sự khôn lanh giả dối cố hữu, Nhà nước VN chẳng dại gì vừa xin vừa chửi vào mặt kẻ đang thò tay vào hầu bao như vậy.

Để hiểu được ý đồ của Nhà nước trong biến cố Tam Toà, xin nhìn vào ngành Du lịch và bộ mặt Kinh tế tại Việt nam trong hai giai đoạn trước và sau khi Hoa Kỳ gỡ bỏ Cấm vận Thương mại - Tháng 2 năm 1994.

Trước tiên, nói đến "du lịch" là nói về một lãnh vực béo bở hái ra tiền, được mệnh danh là "kỹ nghệ không khói". Trong thời gian chiến tranh, ngành Du lịch cả hai miền Nam Bắc hầu như không có gì đáng kể. Sau chiến tranh, từ tháng Tư 1975 đến hết nửa đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, không phải vì chính quyền không nhìn ra lợi thế của ngành này, nhưng với con mắt đầy ngờ vực khi họ nhìn ngay cả đa số dân chúng miền Nam là những kẻ phản động, những CIA, thì việc cấm cửa khách du lịch từ những nước Âu Mỹ, trong đó có rất nhiều người Việt mong được về thăm gia đình là điều đương nhiên. Trong giai đoạn này, Nhà nước đặt "hồng" lên trên hết. Vì thế, trong một thời gian dài, tại những thành phố lớn, thỉnh thoảng mới có vài người khách ngoại quốc dạo phố hoặc kì kèo trả giá khi mua hàng. Hỏi ra thì toàn là khách Liên Xô hoặc những "bạn bè quốc tế" đến từ những nước Cộng sản Đông Âu. Riêng người Việt tị nạn CS định cư tại Hoa Kỳ, thì đến cuối thập niên này, mới có một số ít người lén về thăm thân nhân qua ngõ Thái Lan và vài nước Đông Nam Á.

Nhìn thêm về mặt Kinh tế, thì giai đoạn này quả là yếu kém. Sự cấm vận của Hoa Kỳ ảnh hưởng nặng nề tới nền Kinh tế vốn dĩ vẫn quen lệ thuộc vào sự viện trợ của nước ngoài, lại thêm cái gánh nợ chiến phí nặng nề phải trả cho hai đàn anh Liên Xô và Trung cộng đã dẫn Việt Nam đến sự kiệt quệ về mọi mặt. Tuy vậy, trong khi những ngành sản xuất èo uột không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, hoặc những hàng xuất nhập cảng không mấy đem lại lợi ích quốc dân, nhưng lại âm thầm đem nhiều lợi nhuận cho những cán bộ cao cấp. Riêng với những cán bộ cấp dưới, dù cũng có nhiều mánh khoé, nhiều thuận lợi để làm giàu, nhưng cơ hội được tiếp cận với Đô-la và dùng hàng ngoại nhập là rất hiếm, ngoại trừ những cán bộ làm việc tại các cửa khẩu.

Cũng may cho Việt Nam là kể từ tháng Hai năm 1992, khi Hoa Kỳ cho phép xuất cảng hàng nhu yếu phẩm và nhất là sau khi được cởi bỏ cấm vận vào năm 1994, thì không những chỉ có hàng hoá, mà khách nước ngoài vào Việt Nam tăng lên gấp bội; trong đó, chiếm đa số là những Việt kiều. Công bằng mà xét, cũng chính nhờ vào sự tiêu xài hào phóng trong những chuyến về thăm quê hương, và sự tận tụy chuyển tiền về giúp thân nhân bên quê nhà của những "khúc ruột xa ngàn dặm" mà nền Kinh tế của Việt Nam mới được thay da đổi thịt. Từ giai đoạn hết bị cấm vận này, đồng Đô-la Mỹ và những đồng tiền nhiều giá trị trên thế giới đã có mặt trên khắp đất nước, từ phố thị tới thôn quê. Cũng nhờ vào sự tiếp cận này mà rất nhiều sáng kiến đóng góp cho ngành Du lịch đã nảy ra từ những địa phương. Đầu tiên phải kể đến là những điểm du lịch với hình thức èo uột ăn tiền Cụ Hồ của khách nội, đã nhanh chóng biến thành những địa điểm "hoành tráng", để câu khách Việt kiều.

Nhưng, hai sáng kiến ưu việt được đưa ra để chiêu dụ Việt kiều và khách nước ngoài chính là sự khơi được nguồn cảm xúc thương nhớ quê hương, và sự đánh bóng những điểm du lịch. Vì thế, từ những câu hò điệu múa, những làng nghề truyền thống, những sản phẩm thô kệch cho tới các … hang cùng ngõ hẻm, nhất nhất đều được thổi vào đấy một ý nghĩa thắm thiết giục gọi mối tư hương, hay được khoác lên một nhãn hiệu mới. Nào là: "Di sản Văn hoá Thế giới", “Di sản Văn hoá vật thể … và phi vật thể", “Di sản Thiên nhiên Thế giới", "Di tích Lịch sử cấp Quốc gia"...v.v. Từ khi vịnh Hạ Long và động Phong Nha - Kẻ Bàng lần lượt được Unesco công nhận là di sản Thiên nhiên của thế giới, tạo sức hút mạnh cho ngành Du lịch làm ăn khấm khá, thì giới hữu quyền lớn bé đều ra sức nhào nặn, đánh bóng đủ mọi loại, kể cả những thứ tầm thường. Bằng mọi cách, họ đề nghị Unesco ban tặng, hoặc tự gắn vào những thứ đó cái huy hiệu "Di Sản" hoặc "Di Tích" để chiêu dụ du khách.

Di tích Tam Toà đương nhiên không thoát khỏi sự chiếu cố này!

Nhưng, nếu gọi đây là "Chứng tích Tội ác Đế quốc Mỹ" thì e rằng không ổn, vì trong chiến tranh, các phe tham chiến đều tìm mọi cách để triệt hạ đối phương. Hoa Kỳ chắc chắn đã không khờ khạo sai phi công đem bom bay thẳng tới dội vào nhà thờ Tam Toà. Sở dĩ họ bắn phá, dội bom vào nhà thờ là vì đã có bộ đội, có du kích Việt cộng chiếm cứ cao điểm này để bắn hạ máy bay Mỹ đang oanh tạc những điểm chiến lược vùng Đồng Hới. Điều này rất dễ hiểu vì trong cuộc xâm lăng miền Nam, khi tiến đánh bất cứ nơi nào, yếu điểm mà quân bộ đội miền Bắc cần chiếm cứ đầu tiên là những tháp nước, những tháp chuông, những cao ốc để dễ dàng bắn hạ máy bay. Trong chiến tranh, kẻ nào dại là chết. "Vỏ quýt dầy có móng tay nhọn". Các phi công Hoa Kỳ hay của Việt Nam Cộng Hoà cũng chẳng dại hay đạo đức đến mức vì sự an toàn của nơi thờ phượng, mà cứ để kẻ địch tha hồ xả đạn từ những gác chuông, như đã xảy ra tại nhà thờ Tam Toà vào những năm 1966 và 1968. Ít nhiều gì, họ cũng cần phải bắn trả.

Thật khó mà luận về con gà với quả trứng thứ nào có trước, thì với sự tàn phá nhà thờ Tam Toà, cũng khó mà đổ lỗi cho bên nào. Trong chiến tranh, phe nào cũng đúng, cũng có lý do để xả bom đạn. Chỉ có dân chúng luôn là kẻ chịu thiệt thòi! Giáo dân xứ Tam Toà từ những năm chiến tranh khốc liệt đã đau khổ nhìn ngôi thánh đường đổ nát. Họ chỉ biết cầu nguyện, cố gắng dành dụm, quyên góp và mong có ngày hoà bình để dựng lại từ đầu trên nền nhà thờ cũ ngày một rêu phong.

Bất hạnh thay! Hoà bình đã đến trên quê hương gần 35 năm trời nhưng thanh bình vẫn còn xa vời vợi ! Ước nguyện của giáo dân Tam Toà cũng ngày một mong manh vì kể từ tháng Ba năm 1997, khi chính quyền tỉnh Quảng Bình nhận ra rằng ngành Du lịch khắp nơi đã gặt được những mùa bội thu nhờ vào những huy hiệu "Di Sản" và "Di Tích", thì họ đã vội vàng gắn cho nhà thờ đổ nát Tam Toà danh hiệu Di Tích Lịch Sử - Chứng Tích Tội Ác của Mỹ - để cướp trắng toàn bộ khuôn viên nhà thờ và cướp đi cả niềm hy vọng từ những giáo dân nghèo nàn.

Trên quê hương Việt Nam, chứng tích tội ác chiến tranh nơi nào cũng có. Nếu đem ra đếm, thì chứng tích do Việt cộng gây ra cho dân chúng miền Nam có lẽ trội hơn. Nhưng nếu chỉ gọi chứng tích do Mỹ gây ra mới là tội ác, thì tại sao Nhà nước CSVN không lấy những nơi công cộng, những tài sản chung của đất nước đã bị tàn phá vì bom đạn Mỹ làm di tích, mà lại nuốt chửng phần còn lại đổ nát của ngôi thánh đường đã thuộc quyền sở hữu của giáo dân Tam Toà hơn một thế kỷ qua?

Một khi đã kết án là Mỹ Ngụy độc ác gây ra tang thương trong chiến tranh, thì trong hoà bình, Nhà nước cần phải chứng minh cho thế giới biết cái chính nghĩa mà họ luôn rêu rao, là đánh đuổi ngoại xâm, đem lại tự do hạnh phúc cho người dân. Đáng lẽ ra, khi lên án Hoa Kỳ đã phá huỷ cả nơi thờ phượng của người theo đạo thì khi đất nước đã im tiếng súng, Nhà nước phải chứng tỏ được trách nhiệm bảo quốc an dân, ra tay giúp đỡ đồng bào xây dựng lại những gì đã bị kẻ thù tàn phá.

Hơn nữa, chứng tích tội ác chiến tranh của Mỹ (?) dù được lập luận thiên lệch thế nào, cũng không thể sánh được với tội ác cướp đất cướp biển của anh đồng chí đểu cáng Trung Quốc. Tại sao Nhà nước phải tránh né, không dám nhìn vào nỗi đau đang xé thịt, mà lại cố cào trên vết thẹo đã liền da ? Không phải chính Nhà nước VN vẫn luôn kêu gọi quên đi quá khứ đó sao ?

Và, tội ác của Mỹ gây ra cho nhân dân Việt Nam trong thời chiến dù có bị phóng đại đến đâu, cũng không thể sánh bằng tội ác và sự đê tiện của Nhà nước CSVN đã và đang gây ra cho chính con dân của mình, mà Tam Toà là một chứng tích còn nóng bỏng.

Như thế, sự thật của vấn đề Tam Toà là gì? Là Nhà nước cần giữ di tích tội ác chiến tranh để nhắc nhở cho toàn dân truyền thống bảo vệ đất biển mà cha ông để lại, hay họ cần chiếm ngôi nhà thờ đổ nát như con gà đẻ trứng vàng ? Cứ nhìn vào sự hèn nhát của Nhà nước CSVN trước sự xâm lấn của Trung Quốc hiện nay, thì có ngay câu trả lời.

Trong thời đại thông tin toàn cầu, qua biến cố đang xảy ra trên nền ngôi nhà thờ đổ nát Tam Toà, mọi người trên khắp thế giới đang quên dần chứng tích tội ác chiến tranh để nhìn vào đó một tội ác mới: Tội Ác CSVN Thời Hoà Bình - Một thứ tội ác mà Nhà nước CSVN đang đổ ngay trên đầu con dân nước Việt !

Nhìn vào quá trình cai trị đất nước của đảng CSVN, mọi người đều thấy đã có rất nhiều sai lầm và Nhà nước đã chính thức lên tiếng xin lỗi, sửa sai (!) - Điển hình là những giọt nước mắt cá sấu của cụ Hồ sau cuộc Cải Cách Ruộng Đất. Nhưng dù sự sửa sai có nặng tính mị dân cỡ nào, thì trong đó cũng có ít nhiều thiện chí. Có còn hơn không. Đảng CSVN không thể dùng phương pháp chụp giựt, “ăn xổi ở thì” để vận hành cả một guồng máy quốc dân như cách họ đang áp dụng ở mọi nơi. Lãnh đạo mà đánh mất niềm tin nơi quần chúng là điều tối kị, là đồng nghĩa với sự tự huỷ diệt.

Nếu có thiện chí thì cũng chẳng muộn. Để lấy lại phần nào niềm tin của cả nước và của nhân dân thế giới đang nhìn vào biến cố Tam Toà, Nhà nước CSVN không còn cách nào hơn là phải:

1. Ngưng ngay sự đàn áp giáo dân.
2. Trả lại giáo dân ngôi nhà thờ đổ nát.
3. Tích cực trợ giúp giáo dân Tam Toà xây dựng lại ngôi nhà thờ mới.

Nếu được như thế, thì Nhà nước có đổ tội lên đầu "Mỹ Ngụy" cũng không phải ngượng với thiên hạ.

Hy vọng ngày một tiến bộ, khi mọi sự thật đều hiện ra trên màn hình của mạng lưới toàn cầu, chính quyền Cộng sản Việt Nam cũng đã biết ngượng. /

Dallas, 30/8/2009
 
LM Lý không được ân xá
BBC
09:05 31/08/2009
Linh mục được gần 40 Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ đòi trả tự do "vô điều kiện" không có tên trong danh sách gần 5.500 người được ân xá.

Ông Lê Thế Tiệm, thứ trưởng Bộ Công an phát biểu tại họp báo công bố danh sách tù nhân được ân xá:

''Lần này Nguyễn Văn Lý không được đặc xá vì...đặc xá chỉ dành cho những người biết ăn năn hối cải.''

Ông Tiệm cũng nói Linh mục Lý đã được đặc xá một lần nhưng ''tái phạm''.

Em gái của vị Linh mục, người đã ngoài 60 tuổi, nói với AFP sức khỏe của ông đang xấu đi kể từ sau khi bị ngã hồi tháng Năm.

Linh mục Lý bị Tòa án Nhân dân Thừa Thiên Huế phạt tù tám năm hồi tháng 04/2007 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Cùng bị xử với ông tại phiên tòa có bốn nhân vật bất đồng chính kiến khác, lãnh án từ 18 tháng đến sáu năm.

Vụ xét xử và án tù dành cho LM Nguyễn Văn Lý đã gây phản ứng gay gắt từ một số chính trị gia Hoa Kỳ. Thậm chí lúc đó, đã có yêu cầu từ dân biểu Frank Wolf đòi cách chức Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội vì không có hành động trong vụ này.

Hồi đầu tháng Bảy, 37 Thượng Nghị sỹ Mỹ đã gửi thư cho Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, người ký lệnh đặc xá đợt này, yêu cầu trả tự do cho vị Linh mục.

Thư ngỏ của 37 vị Thượng nghị sỹ viết rằng phiên tòa xử LM Nguyễn Văn Lý "sai sót nghiêm trọng", vì ông Lý không được mời luật sư bào chữa.

Các Thượng nghị sỹ nhắc lại cam kết của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền lợi cho bị cáo tại các phiên tòa như quyền được coi là vô tội khi chưa bị buộc tội, quyền được mời luật sư bào chữa.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam mới đây cũng lên tiếng chỉ trích Việt Nam bắt bớ công dân vì các hoạt động mà ở nước ngoài chỉ là những hành động ''bình thường'' để thúc đẩy xã hội sống theo pháp luật.

Hai luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân cũng không có tên trong đợt đặc xá mới nhất này.

Trước đó, nói chuyện với BBC, bà Trần Thị Lệ, thân mẫu luật sư Lê Thị Công Nhân, người hiện đang ngồi tù vì tội 'Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN' nói cũng đã gửi đơn xin ân xá cho con gái.

"Cuối tháng Bảy tôi đã gửi đơn cho các lãnh đạo nhà nước, đề nghị họ trả tự do cho Công Nhân sớm vì Công Nhân bị một số bệnh, mong được về sớm để điều trị bệnh."

Bà nói không hy vọng gì nhiều:

"Có nhiều tiêu chuẩn cho việc được xin đặc xá, ngoài về thời gian, như phải tuân thủ quy định trại giam, phải ăn năn hối lỗi, phải được các phạm nhân khác bầu chọn... "

"Công Nhân thì vẫn khẳng định mình không có tội, không ăn năn hối lỗi, nên trong thi đua của trại không bao giờ được thứ hạng cao."

Việt Nam cũng đang chuẩn bị đưa ra xét xử các nhân vật mới bị bắt về tội ''tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa''.

Bộ Công an Việt Nam nói trong số gần 5.500 phạm nhân được đặc xá có 13 người phạm tội về xâm phạm an ninh quốc gia và 19 người nước ngoài từ các nước Trung Quốc (4), Campuchia (4), Canada (2), Hoa Kỳ (1), Đài Loan và Nam Hàn mỗi nước hai người, và Úc, Lào, Miến Điện và Congo mỗi nước một người.
 
Ban Tôn Giáo thành phố HCM nói dối trắng trợn!
Giáo dân Thủ Thiêm
16:32 31/08/2009
SAIGÒN - Ngày 11 và ngày 16 tháng 6 năm 2009 ông Phạm Thái Dũng Ban tôn giáo thành phố phối hợp với Ủy Ban Nói Dối quận 2, gồm có: ông Phạm quang Nghị quận ủy 2, làm tổ trưởng, ông Nguyễn Cư, phó chủ tịch và các thành viên trong ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận và phường Thủ Thiêm mời Dòng Mến Thánh Giá và Giáo Xứ Thủ Thiêm gặp chính quyền để “tiếp xúc hiệp thương việc di dời cơ sở tôn giáo”.

Ông Dũng, Nghị, Cư lớn tiếng quả quyết: Trong dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, theo quy hoạch, không còn cơ sở thờ tự nào! (dòng thứ 20, trang 2 biên bản làm việc). Theo băng ghi âm chúng tôi có được, thì các ông còn nhấn mạnh: Sasaki đã không vẽ nhà thờ và Dòng Mến Thánh Gía Thủ Thiêm, nên không thể tồn tại đươc!

Thế nhưng khi tham khảo các văn bản Pháp Luật hiện hành, chúng tôi phát hiện ra: Đây là thủ đoạn lừa đảo, âm mưu đổi trắng thay đen, của ủy ban nói dối; nhằm lừa dối quý Cha, quý Dì cùng toàn thể Giáo dân Thủ Thiêm; cụ thể như sau:

1/ Căn cứ vào Bản Đồ do Sasaki Associates, Inc thực hiện với sự hợp tác của Viện Quy Hoạch xây dựng thành phố HCM vào tháng 9/ 2004, đã được UBND TP HCM thông qua và Bộ Xây dựng phê duyệt: Khu lõi trung tâm Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm tại phường Thủ Thiêm có các khu dân cư đan xen dự kiến có 40.000 dân (trang 75 Hồ sơ quy hoạch khu lõi trung tâm).

Những khu văn hóa chính yếu: nhà thờ Thủ Thiêm, chùa Thiền Phong, Chùa Linh Sơn được giữ lại và kết hợp với thiết kế của lõi trung tâm. (Dòng 07 từ dưới lên trang 76).

2/ Quyết Định 6565/QĐ-UBND ngày 27/12/2005 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dưng KĐTMTT tỷ lệ 1/5000 của UBND TP HCM, tại Điều I mục 3: Cơ cấu sử dụng đất: có đất xây dựng công trình văn hóa, cơ sở tôn giáo là 23, 4 ha chiếm tỷ lệ 3,57%.

3/ Quyết Định 6566/QĐ-UBND ngày 27/12/2005 về duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng KĐTMTT tỷ lệ 1/2000 của UBND TP HCM, tại Điều I mục 3: nội dung quy hoạch chi tiết: có đất xây dưng công trình văn hóa, cơ sở tôn giáo là 23, 4 ha chiếm tỷ lệ 3,57%.

4/ Bản vẽ KĐTMTT tỷ lệ 1/2000, được treo công khai tại bến phà Thủ thiêm và góc ngã tư Trần Não- Lương Định Của đều vẽ và xác nhận vị trí nhà thờ Thủ Thiêm và Nhà Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm tại vị trí 26; di tích lịch sử. Bản vẽ này do Sasaki vẽ và UBND TP HCM đã phê duyệt.

Mọi chuyện rõ như ban ngày, vậy mà Chính quyềm dám nói dối để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản hợp Pháp của Tôn Giáo và nhân dân!

Xem thêm bài: Âm mưu giải tỏa Dòng Mến Thánh Gía Thủ Thiêm - Các nữ tu phản đối!

Xem thêm bài: Sau Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, nay nhà cầm quyền muốn giải tỏa luôn Nhà thờ giáo xứ Thủ Thiêm
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Kiếp Hoa
Trần Ngọc Thu
22:12 31/08/2009

KIẾP HOA



Ảnh của Trần Ngọc Thu

Thuở ấy xuân thì em lộng lẫy

Mà nay tro bụi phủ lên đầy!

(Trần Ngọc Thu)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Lavabo – Lex Salica
Nguyễn Trọng Đa
07:12 31/08/2009
Lavabo
Lavabo, Nghi thức Rửa tay. Là nghi thức linh mục rửa tay trong Thánh lễ, sau phần Dâng lễ và trước Kinh Tiền tụng trong nghi lễ Tridentine. Vị chủ tế vừa rửa tay vừa đọc câu sáu của Thánh vịnh 26 (Vulgate, Thánh vịnh 25) bắt đầu bằng các chữ: “Lạy CHÚA, con rửa tay nói lên lòng vô tội."
Lavabo Dish
Đĩa Lavabo, đĩa nước rửa tay. Là cái đĩa trẹt nhỏ dùng hứng nước Linh mục rửa tay trong Thánh lễ. Được gọi là đĩa Lavabo, vì đây là chữ đầu trong câu thánh vịnh mà linh mục đọc khi rửa tay, sau khi Dâng lễ và trước phần Lễ Quy.
Lax Conscience
Lương tâm lơi lỏng, lương tâm phóng thứ. Là một lương tâm sai lệch khi tâm trí quyết định trên nền tảng không đủ rằng một hành vi tội là được phép, hoặc rằng điều gì đó sai lầm nặng là không nghiêm trọng.
Laxism
Thuyết phóng thứ, lối sống buông thả. Là một thuyết trong thần học luân lý đã bị Giáo hội lên án, bởi vì thuyết này cho phép người ta tuân theo một ý kiến vốn ủng hộ sự tự do và chống lại luật, mặc dầu ý kiến này là không đáng kể hoặc có thể bị ngờ vực. (Từ nguyên Latinh laxus, chùng, lỏng.)
Lay Brother
Thầy trợ sĩ. Là một thành viên của một dòng giáo sĩ, nhưng không phải là linh mục và không chuẩn bị trở thành linh mục. Lúc đầu từ ngữ này dùng để chỉ các nam tu sĩ không là giáo sĩ (nên gọi là thầy), và không buộc phải hát hay đọc kinh Nhật tụng, vì là giáo dân, để phân biệt với các tu sĩ kinh sĩ, cũng không là giáo sĩ. Nhưng trong thời hiện đại, từ ngữ này thường được dùng để chỉ tất cả các nam tu sĩ hiện nay không và sẽ không được truyền chức linh mục. Tuy nhiên, thường người ta chỉ gọi họ là “thầy”, chứ không cần thêm chữ “trợ sĩ”. Lý do là các thầy này đã là thành viên đầy đủ của Hội Dòng mà họ thuộc vào, mặc dầu quyền lợi và đặc quyền của họ trong cộng đoàn đã được xác định bởi luật Dòng hay Hiến chương. Từ ngữ “Thầy trợ sĩ” không áp dụng cho thành viên các tu hội nam không giáo sĩ. Họ được gọi là Thầy hay Sư huynh.
Lay Confession
Thú tội với giáo dân. Là việc thú tội hay kể tội mình với một giáo dân. Việc này được thực hiện nhiều trong thời Trung Cổ như sự thực thi đức khiêm nhượng, hoặc khi một người sắp qua đời mà không có linh mục bên cạnh. Nhưng Giáo hội chưa hề xem việc này có hiệu năng bí tích như khi xưng tội với linh mục, hoặc không ban cho “giáo dân giải tội” quyền xá giải.
Laying On Of Hands
Đặt tay. Trong Cựu Ước và Tân Ước, đây là hành vi biểu tượng mang nhiều ý nghĩa. Chẳng hạn: ông Israel (Ít-ra-en) ban phúc lành hiền phụ cho hai con là Ephraim (Ép-ra-im) và Manasseh (Mơ-na-se, St 48:18); ông Moses (Mô-sê) chuyển giao quyền hành cho người kế vị mình (Ds 27:18); ông Joshua (Gio-duê) tiếp nhận thần linh khôn ngoan để dẫn dắt dân (Đnl 34:9); ông Aaron (A-ha-ron) chuẩn bị cừu đực để làm hy tế (Xh 29:10). Trong Tân Ước biểu tượng này mang một ý nghĩa sâu đậm hơn và rõ ràng hơn: Chúa Giêsu chúc lành cho trẻ em (Mt 19:15); Chúa Giêsu cho con gái ông quan chức sống lại (Mt 9:18); thánh Phêrô và thánh Gioan xin Chúa Thánh Thần xuống trên dân Samaritan (Sa-ma-ri, Cv 8:17). Sau lễ Ngũ Tuần, việc đặt tay nhấn mạnh đến việc trao chức vụ và quyền Giám mục, mà Chúa Kitô đã ban cho các Tông đồ. Trong Giáo hội Công giáo, bí tích Truyền chức: chức phó tế, linh mục và Giám mục được một Giám mục truyền chức thông qua việc đặt tay.
Lay Intrusion
Sự xâm phạm của giáo dân. Là việc giáo dân sử dụng trái phép quyền hành hoặc ảnh hưởng để tác động xấu đến chính sách hoặc luật lệ của Giáo hội. Trong trường hợp bầu chọn một chức sắc Giáo hội, bất cứ sự xâm phạm nào như thế của giáo dân sẽ làm cho việc bầu chọn này trở nên vô hiệu lực.
Lay Sisters
Nữ tu trợ sĩ. Là thành viên của Dòng tu nữ, và không bị ràng buộc bởi bổn phận hát Nhật tụng hoặc không dấn thân vào công tác tông đồ đặc biệt của cộng đòan. Vai trò của họ trong cộng đòan là phục vụ các nhu cầu vật chất và việc đời của các chị em phải ở trong nội cấm. Đôi khi từ ngữ “nữ tu ngọai trú” được sử dụng, nhưng từ ngữ bị hiểu sai lạc. Họ là thành viên đầy đủ của cộng đòan và chia sẻ lợi ích tinh thần của cộng đòan. Tòa thánh đã nói rằng các tu viện của nữ tu chiêm niệm cần có các “Nữ tu giúp công việc ngòai tu viện, phù hợp với qui chế của mỗi Dòng tu” (Thánh bộ các Dòng tu và tu hội đời, Huấn thị Venite Seorsum (Hãy lánh riêng ra), ngày 15-8-1969). Tuy nhiên kể từ Công đồng chung Vatican II, chíng sách chung của Giáo hội là không ủng hộ việc chia ra các bậc trong tu viện. Do đó, “Trừ khi hoàn cảnh buộc phải làm thế khác, phải liệu sao để trong các dòng nữ chỉ có một bậc nữ tu độc nhất" (Sắc lệnh Perfectae Caritatis, 15).
Lazarus
Lazarus, ông La-da-rô. 1. là em trai của Ma-ri-a và Martha (Mác-ta), là người bạn và nói chuyện với Chúa Giêsu tại nhà họ ở Bethany (Bê-ta-ni-a). Khi Chúa Giêsu “không có mặt ở đó,” Lazarus lâm bệnh và qua đời. Lòng tin của Maria và Martha mạnh đến nỗi họ đã chào đón Chúa, khi Chúa đến bốn ngày sau, với lời: “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết." Tại ngôi mộ, Chúa Giêsu ra lệnh cho Lazarus chỗi dậy; ông bước ra khỏi mồ với thân mình còn quấn khăn liệm, trước sự kinh ngạc của gia đình đang thương khóc và bạn bè. Người Pharisees (Pha-ri-sêu) quá lo lắng với sự nổi tiếng gia tăng của Chúa đến nỗi họ quyết định Chúa phải chết vào một ngày nào đó (Ga 11); 2. là tên mà Chúa dùng để gọi một người nghèo trong dụ ngôn Ngài kể liên quan đến số phận của Ông nhà giàu sống xa hoa và Lazarus, người ăn mày nghèo khổ đã ăn những thứ trên bàn ăn rớt xuống. Khi hai người qua đời, ông nhà giàu chịu cực hình trong Hades (Âm phủ), trong khi ông Lazarus được vào lòng ông Abraham (Áp-ra-ham, Lc 16:19-31). (Từ nguyên Hi Lạp lazaros, từ chữ Do thái cổ 'el'azar, Chúa đã cứu giúp.)
Laziness
Sự lười nhác, làm biếng. Sự không thích cố gắng hoặc tránh cố gắng, dù là thể lý, tâm trí hay luân lý. Nó bao hàm sự biếng nhác, cả khi người ấy giả dụ đang làm việc nữa.
L.C.D.
L.C.D., Legis Civilis Doctor -- Tiến sĩ dân luật.
L.C., Loc. Cit.
L.C., Loc. Cit., Loco citato – sách đã dẫn.
Ld
Ld, Lauds, Giờ Kinh ca ngợi ban sáng, Kinh sáng.
Leah
Leah, bà Lê-a. Là con gái đầu của ông Laban (La-ban) và là vợ chính của ông Jacob (Gia-cóp). Bà nổi tiếng vì đã bị nghi là vợ “giả”. Jacob hy vọng cưới cô em gái của Leah là Rachel (Ra-khen) làm vợ, nhưng nhạc phụ mánh khóe lợi dụng phong tục cô dâu che mạng trong đêm cưới. Jacob hứa phải làm việc thêm cho ông Laban bảy năm nữa, để được cưới Rachel nữa. Tuy nhiên, Leah là một nhân vật có ý nghĩa trong lịch sử Do Thái. Bà là mẹ sáu người con của Jacob, và mỗi người con này trở thành người đứng đầu của một trong các chi tộc Israel. Các chi tộc của Leah khác biệt với các chi tộc của Rachel (St 29:20-30). (Từ nguyên Hebrew le'ah, con bò.)
Learning
Kiến thức, học tập, tiếp thu kiến thức. Là kiến thức hay kỹ năng có được từ sự học hỏi hay thực hành. Trong ngôn ngữ triết học kinh viện, là kiến thức từ việc giáo dục, vốn đòi hỏi người khác chia sẻ sự hiểu biết cho mình, và liên quan đến sự phát triển trí tuệ hay luân lý của người được giáo dục. Kiến thức gắn liền trực tiếp với điều đã học; giáo dục gắn với điều đã học và giáo dục gắn với người được phát triển.
Leaven
Men. Là chất gì gây sự lên men và làm cho dậy bột; cả khi được đưa vào Thánh lễ, nó được làm dịu và làm nhẹ lại cả khối. Nó là biểu tượng của ảnh hưởng luân lý, dù tốt hay xấu. Trong truyền thống Do thái, bánh không men là dấu hiệu của sự vô tội. Chúa Kitô nói về men người Pharisee (Pha-ri-sêu) là gây tai hại (Mt 16; Mc 8). Thánh Phaolô thúc giục Kitô hữu đừng lấy men cũ, là lòng gian tà và độc ác, nhưng hãy lấy bánh không men, là lòng tinh tuyền và chân thật (I Cr 5:8). Trong một dụ ngôn của Tin mừng, Nước trời được so sánh với men làm dậy men tất cả những ai chịu ảnh hưởng của nó (Mt 13:33).
Leavened Bread
Bánh có men. Là bánh lễ dùng trong Thánh lễ làm bằng bột mì có men, thường được dùng trong các Giáo hội công giáo thuộc nghi lễ Đông phương, ngọai trừ người Công giáo Armenia. Men tự nhiên được sử dụng như men làm bánh. (Từ nguyên Latinh levamen, sự làm nhẹ bớt, “làm dậy,” từ chữ levare, làm dậy lên.)
Leave Of Absence
Thời gian ra ở ngòai. Là sự vắng mặt tạm thời của một nam tu hay nữ tu trong cộng đòan vì lý do sức khỏe hoặc vì các lý do khác, với sự cho phép của bề trên và với sự tùy thuộc hòan tòan vào quyền của bề trên.
Lect
Lect, Lectio – Bài đọc phụng vụ.
Lectern
Giá đọc sách, giảng đài, bục giảng kinh. Là một giá đọc sách di động bằng gỗ hoặc bằng kim lọai để đỡ sách thánh trong nghi thức phụng vụ. Khi giá sách cố định, đôi khi giá sách này được trang trí tỉ mỉ; giá sách trong các nhà thờ ở nước Anh thường có hình phượng hòang giang đôi cánh và các ảnh khắc lớn khác. Có hai giá sách thường được dùng, một cái phía đọc Tin mừng và một cái ở phía đọc Thánh thư của cung thánh. Kể từ Công đồng chung Vatican II, nhiều nhà thờ có các giá đọc sách riêng ở hai bên cung thánh: một cho vị chủ tế và một cho người đọc sách trong Thánh lễ. Một giá sách nhỏ xếp lại được, đôi khi được gọi là giá đọc sách, thường đặt trên bàn thờ để đỡ sách nghi thức hoặc sách Tin mừng trong Thánh lễ.
Lectionary
Sách bài đọc. Sách bài đọc hiện nay được sử dụng từ ngày 22-3-1970. Nó chứa chu kỳ ba năm cho các bài đọc chủ nhật và lễ trọng, chu kỳ hai năm cho bài đọc ngày thường, và chu kỳ một năm cho bài đọc lễ các vị thánh. Ngòai ra, sách còn có các bài đọc cho nhiều lễ khác nhau nữa. Cũng có thánh vịnh đáp ca đọc sau bài đọc thứ nhất cho mỗi Thánh lễ, cùng với câu tung hô Tin mừng hay câu Alleluia sau bài đọc thứ hai.
Lector
Người đọc sách, thầy đọc sách. Là một trong các thừa tác vụ thích ứng với nhu cầu hiện nay trong Giáo hội Latinh, được gọi là thầy đọc sách. Thầy làm một phần công việc của thầy sáu (hay Phó tế) đã làm trước đây. Thầy được chỉ định đọc Lời Chúa trong các cộng đòan phụng vụ. Như vậy thầy đọc bài đọc trích từ Kinh thánh, ngọai trừ bài Tin Mừng, trong Thánh lễ và trong các buổi cử hành phụng vụ khác; thầy đọc các thánh vịnh giữa hai bài đọc khi không có người hát thánh vịnh; thầy trình bày các ý xin cầu nguyện chung khi Phó tế hay lĩnh xướng viên vắng mặt; và thầy cũng có thể điều khiển cộng đòan cùng hát. Nếu cần, thấy giữ trách nhiệm hướng dẫn cách đọc sách cho bất cứ tín hữu nào được chỉ định đọc Sách thánh trong buổi cử hành phụng vụ. (Từ nguyên Latinh lector, người đọc; từ chữ legere, đọc.)
Legal Duty
Bổn phận pháp định, bổn phận pháp lý. Là bổn phận tuân giữ luật thực chứng, nhất là dân luật, nhưng không phát sinh từ bản tính con người hay từ mặc khải của Chúa. Nó chỉ bị ràng buộc bởi công bằng pháp lý mà thôi.
Legal Impediment
Ngăn trở pháp lý. Là một cản trở cho hôn nhân thành sự, được chính quyền dân sự xác định. Theo truyền thống lâu đời của Giáo hội Công giáo, Nhà nước không có quyền hợp thức hóa các ngăn trở vô hiệu hóa cho hôn nhân Kitô giáo. Điều này là hợp lý từ lời dạy của Giáo hội rằng, vì hôn nhân Kitô giáo là khế ước siêu nhiên, các điều kiện cho hôn nhân thành sự tùy thuộc vào Giáo hội mà thôi, vì Giáo hội nhận quyền từ Đấng Sáng lập. Người ta đã tranh luận liệu Nhà nước có thể thiết lập ngăn trở triệt hủy cho hôn nhân, trong đó hai người đều chưa rửa tội, hay không. Tuy nhiên, nếu chỉ một người đã rửa tội, chỉ Giáo hội có thẩm quyền trên hôn nhân này, và chỉ có các ngăn trở vô hiệu hóa do Giáo hội lập ra mới ràng buộc được.
Legal Justice
Công bằng pháp lý. Là nhân đức điều hòa các hành động mà xã hội đòi hỏi nơi mỗi cá nhân vì ích lợi chung. Theo công bằng pháp lý, Nhà nước có thể đặt ra các luật chính đáng và thực thi các hành động ấy như là phúc lợi của cộng đồng. Như vậy, các thuế nhập khẩu, luật chữa cháy và giao thông, luật chống ô nhiễm, và các khỏan luật tương tự của Nhà nước là có liên quan đến công bằng pháp lý.
Legal Morality
Đạo đức pháp lý. Một từ ngữ đôi khi áp dụng cho các chính khách viện đến sự phân biệt giữa điều gì là hợp luật và điều gì là đạo đức. Họ lý luận rằng đạo đức là chuyện riêng tư không liên quan đến Nhà nước, vốn là một xã hội trung lập về tôn giáo, dù nó được thực hiện hợp luật đến mấy chăng nữa. Đạo đức cũng được cho là tùy thuộc chủ yếu vào ý chí. Miễn là ý định là tốt, điều gì Nhà nước hoặc nhân dân, với tư cách là công dân, làm hoặc cho phép làm theo luật là phi vật chất. Một người không liên kết ý chí của mình với hành động xấu khách quan (chẳng hạn phá thai), thì được miễn khỏi tội hoặc sự tòng phạm. Trong hòan cảnh tốt nhất, người ta không mắc tội khi cho phép người khác, cả với tư cách người làm luật, quyền hợp pháp làm điều mà lương tâm mình cho là sai lầm. “Đạo đức pháp lý” là hình thức hiện đại của thuyết Machiavelli, chủ trương thủ đọan xảo quyệt.
Legal Relationship
Quan hệ pháp lý. Là ngăn trở hôn nhân do việc nhận con nuôi. Nó được xếp hạng như là vô hiệu hóa hay là cản trở cho hôn nhân theo luật hiện nay của Nhà nước. Giáo hội có thể chuẩn cho cả hai hình thức ngăn trở này.
Legate, Papal
Đại sứ, phái viên Giáo hòang. Là vị đại diện chính thức của Đức Giáo hòang, được ủy thác công tác với quyền từ Tòa thánh. Có ba kiểu phái viên Giáo hòang: đặc sứ (legate a latere), sứ thần (nuncio), và đại sứ đương nhiên (legatus natus)
Legate A Latere
Legate A Latere, Đặc sứ. Là một đại sứ Giáo hòang được Tòa thánh ủy quyền cho công tác quan trọng có tính cách ngắn hạn.
Legatus Natus
Legatus Natus, Đại sứ đương nhiên. Là người giữ một chức vụ được trao qui chế ex officio (đương nhiên, do chức vụ hiện tại), chẳng hạn trước cuộc Cải cách, Đức Tổng giám mục tổng giáo phận Canterbury thực hiện một số công việc mà hiện nay do vị sứ thần Tòa thánh thực hiện.
Legend Of The Saints
Hạnh các thánh. Là tiểu sử của các vị thánh. Không hoàn toàn là hư cấu, truyện có cơ sở đức tin, thường được điểm tô một cách đáng kể. Giáo hội liên lỉ tìm cách tách rời nền tảng đức tin này khỏi các đoạn kể có tính huyền thọai, như trong cải tổ sách Nhật tụng dưới thời Đức Gíao hoàng Piô X, và việc duyệt lại toàn bộ Phụng vụ các Giờ kinh dưới thời Đức Giáo hoàng Phaolô VI, theo hướng dẫn của Hiến chế Phụng vụ của Công đồng chung Vatican II.
Legion Of Mary
Hội đoàn Legio Mariae, Đạo Binh Đức Mẹ. Là một trong các tổ chức giáo dân lớn nhất trong Giáo hội Công giáo, được thành lập tại Dublin (Ireland) năm 1921. Mục tiêu của hội này là hòan toàn thiêng liêng, cụ thể là thánh hóa các hội viên và thực thi bác ái đối với tha nhân.
Legit
Legit, Legitime, legitimus -- Hợp pháp, hợp lệ.
Legitimate Marriage
Hôn nhân hợp pháp. Là cuộc hôn nhân tự nhiên thật sự giữa hai người nam nữ, dù đã rửa tội hay không. Cũng là hôn nhân hợp lệ giữa một người đã rửa tội và một người chưa rửa tội. Trong trường hợp này, bên có đạo có thể không lãnh bí tích hôn phối. Dây hôn phối như vậy được gọi là hôn nhân tự nhiên.
Legitimation
Hợp thức hóa, hợp pháp hóa. Lá tách rời sự bất thường do việc ra đời ngoài hôn nhân. Luật Giáo hội cho là hợp pháp ngay cả khi hôn nhân sau đó được xét là không hiệu lực, nhưng đã là hợp luật lúc đứa con chào đời. Sự bất hợp pháp được cất bỏ nếu cha mẹ kết hôn, miễn là họ được tự do kết hôn lúc thụ thai đứa con hoặc trong giai đọan trung gian. Sự hợp thức hóa không tùy thuộc vào ý muốn của cha mẹ. Đức Giáo hoàng và các vị được Ngài ủy quyền có quyền hợp thức hóa bất cứ ai sinh ngoài hôn phối, và nhờ đó, cất bỏ mọi sự bất thường vốn có thể cản trở việc lãnh chức linh mục hoặc nhận các chức vụ cao trong Giáo hội. (Từ nguyên Latinh legitimare, làm cho hợp pháp.)
Leonine City
Quận Lêô. Là một vùng đất của Roma nằm bên hữu ngạn sông Tiber, được gọi tên như thể để tôn vinh thánh Giáo hoàng Lêô IV. Giữa các năm 848 và 852, chính ngài đã cho xây tường thành chung quanh quận, khi người Hồi giáo đe dọa vùng đất. Đền thờ thánh Phêrô và điện Vatican tọa lạc trong quận này.
Leonine Prayers
Kinh nguyện Lêô, kinh nguyện cuối Thánh lễ. Các kinh nguyện thường đọc sau Thánh lễ, theo lệnh của Đức Giáo hoàng Lêô XIII cho mọi tín hữu của nghi lễ Roma. Kinh nguyện này gồm ba kinh Kính Mừng, kinh Lạy Nữ Vương, và kinh thánh Micaen Tổng lãnh Thiên thần. Một lời cầu kết thúc với Thánh Tâm Chúa, được đọc ba lần, do thánh Giáo hoàng Piô X đưa thêm vào. Được chính thức xóa bỏ năm 1964, Kinh nguyện cuối thánh lễ không còn được đọc, khi phụng vụ được duyệt lại sau Công đồng chung Vatican II.
Leonine Sacramentary
Sách phụng vụ thánh Lêô Cả. Là sách phụng vụ cổ nhất của nghi lễ Latinh. Nó được gán cách sai lầm cho Đức Giáo hòang Lêô I là tác giả, và được sử dụng từ thế kỷ thứ tư đến thế kỷ thứ bảy. Nó không có Lễ Quy và phần nghi thức thánh lễ, nhưng có nhiều phần riêng, lời nguyện nhập lễ, kinh tiền tụng, lời nguyện trên lễ vật, lời nguyện hiệp lễ, lời dẫn, và các kiểu thức truyền chức thánh. Nhiều kinh nguyện trong sách này vẫn còn được sử dụng hiện nay.
Leper Window
Cửa sổ người phong cùi. Là một cửa sổ thấp trong tường cung thánh của nhà thờ theo kiến trúc Trung cổ. Nó thường có lưới sắt ngăn lại hoặc lắp cửa chớp. Nó là nơi để người phong cùi đứng bên ngòai nhà thờ có thể tham dự Thánh lễ được.
Le Puy
Đền thánh Đức Mẹ Le Puy. Là đền thánh dâng kính Đức Mẹ trên đỉnh núi Le Puy ở Pháp. Trung tâm chú ý của đền thánh này là một tượng cổ của Đức Trinh Nữ và Chúa Hài nhi, có lẽ là tượng cổ nhất của Kitô giáo. Tượng được đẻo từ gỗ cây tuyết tùng, cao 0,45m, được Vua thánh Louis IX tặng cho đền thánh Le Puy sau khi ông tham dự thánh chiến ở Ai Cập trở về. Việc sùng kính Đức Mẹ Le Puy đạt đỉnh cao vào năm 1095 trong thời Cuộc Thập tự chinh đầu tiên. Thánh Giáo hòang Urban II đã quỳ gối trước tượng, các thánh Bernard, Đaminh, Antôn, Vinh Sơn Ferrer, và Gioan Phanxicô Regis đã đến viếng Đức Mẹ với tư cách là người hành hương; bảy vị Giáo hòang đã tặng lễ vật cho Đức Mẹ, cuộc Cách mạng Pháp đã nhìn thấy tượng Đức Mẹ bị đốt cháy, nhưng tượng được làm lại nhờ trí nhớ của nhiều người. Câu chuyện đầu tiên của đền thánh liên quan đến việc đền thánh được xây dựng khỏang năm 46, để tạ ơn vì một sự chữa lành bệnh. Qua nhiều thế kỷ, hàng ngàn người đã đến viếng Núi đá, gọi là Le Puy, hát kinh "Salve Regina, Lạy Nữ Vương Mẹ nhân lành," vốn được cho là hát lần đầu tiên ngay tại đền thánh này.
Lesser Doxology
Vinh tụng ca nhỏ. Là “Kinh Sáng Danh, Gloria Patri” hoặc vinh tụng ca ngắn dâng cho Chúa Ba Ngôi, để phân biệt với Vinh tụng ca lớn, tức kinh “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, Gloria in excelsis,” được đọc hay hát trong Thánh lễ.
Lessons
Bài đọc phụng vụ. Các phần của Kinh thánh được đọc trong Thánh lễ, bây giờ gọi là các Bài đọc. (Từ nguyên Latinh lectio, đọc lớn tiếng.)
Lethargic Temperament
Tính khí lãnh đạm. Một trong bốn tính khí cổ điển, có đặc tính là dửng dưng chậm chạp, ngay cả khi đối diện với một lời kêu cứu khẩn trương để hành động. Những người có tính khí này không dễ dàng bị quấy động bởi lời khiêu khích, và họ có thể chịu đựng một số lượng lớn khác thường các lời chỉ trích hoặc chống đối. Nhưng họ cần phải đấu tranh chống lại xu hướng tự nhiên về tính trơ ỳ của họ.
Levi
Levi, ông Lê-vi. Là con trai thứ ba của ông Jacob (Gia-cóp) và bà Leah (Lê-a). Ông và anh trai là Simeon (Si-mê-on) có xu hướng thích bạo lực. Khi em gái của họ là Dinah (Đi-na) bị Shechem (Si-khem, St 34:1-2) hiếp dâm, họ thề trả thù. Họ không chỉ giết Shechem, mà còn giết thân phụ của ông là Hamor (Kha-mo), và mọi người theo phe của ông, cướp phá thành trì và tịch thu mọi tài sản của phe này. Ông Jacob kinh tởm với việc mở rộng sự trả thù tàn bạo ấy (St 34:25-31). Trong lời tiên tri ông nói với mỗi người con, ông chọn Simeon và Levi cho lời lên án đặc biệt: “Đáng nguyền rủa thay cơn lôi đình của chúng, vì nó tàn bạo!" (St 49:7).
Levites
Dòng dõi của ông Levi (Lê-vi), người chi tộc Levi. Ông là con trai thứ ba của ông Jacob (Gia-cóp) và bà Leah (Lê-a). Tòan bộ chi tộc của Levi được Chúa đặt riêng cho việc phục vụ Đền thờ. Thay vì nhận đất đai, họ nhận lãnh thuế thập phân và lễ phẩm từ các chi tộc khác. Aaron (A-ha-ron) và các con trai ông được chọn làm tư tế (Xh 8), trong khi các chức vụ thấp hơn của đền thờ và các chức vụ công khác được giao cho những thành viên khác của chi tộc.
Leviticus
Sách Leviticus, Sách Lê-vi. Là cuốn sách thứ ba của bộ Kinh thánh, được gọi tên như thế do nội dung cuốn sách, vốn hoàn toàn nói đến việc phụng sự Chúa, và các lễ nghi tôn giáo được thực hiện bởi thành viên của chi tộc Levi, cả tư tế lẫn người dân Levi. Sách được chia ra các phần: nghi thức lễ tế (1-7), tấn phong tư tế và tư tế nhậm chức (8-10), luật về sự thanh sạch (11-16), luật về sự thánh thiện (17-22), nghi thức cử hành các lễ trong năm (23-25), chúc phúc và nguyền rủa (26). Sách nhấn mạnh đến sự uy nghi của Chúa, và bổn phận thờ phượng và vâng lời Chúa như là Chúa tể tòan quyền tối cao.
Lex Fundamentalis
Lex Fundamentalis, Luật Cơ bản. Là luật cơ bản của Giáo hội Công giáo Roma, tương đương với hiến pháp của Giáo hội, vốn là một đặc điểm mới trong lịch sử của các luật Giáo hội. Luật nầy được phát huy bởi các quyết định của Công đồng chung Vatican II.
Lex Orandi
Lex Orandi, quy luật cầu nguyện, nguyện luật. Là tên châm ngôn của thánh Giáo hòang Celestine I (422-32), "Legem credendi statuit lex orandi" (quy luật cầu nguyện xác định quy luật đức tin). Câu này có nghĩa rằng phụng vụ của Giáo hội là phương thế hữu hiệu nhất để duy trì và giải thích đức tin chân thật.
Lex Salica
Lex Salica, đạo luật Salian. Tức là bộ luật của Salian Franks, sau đó được đưa vào bộ luật của nước Pháp. Cũng là bất cứ điều khoản nào của bộ luật này, nhất là việc không cho phụ nữ thừa hưởng đất đai của gia đình, hoặc không cho phép phụ nữ làm nữ hòang.