Ngày 27-08-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Không ai ''mất phần'' trên bàn tiệc Thiên Chúa
Jos. Tú Nạc, NMS
06:12 27/08/2010
Chúa Nhật XXII Thường Niên – Năm C (Sirach 3: 17-20, 28-29; Psalm 68; Hebrews 12: 18-19, 22-24; Luke 14: 7-14)

Đức khiêm nhường đã trải qua rất nhiều từ sự lạm dụng của con người. Thường nó được hiểu như sự thụ động trong lúc đối mặt với bất công hoặc tự người ta dùng như một tấm thảm chùi chân. Đôi khi nó còn được dùng như một công cụ để thông trị và kiểm soát người khác.

Nhưng sự khiêm nhường đích thực khác xa so với tất cả những điều đó. Đây là một lời phát biểu làm ngạc nhiên: “Anh càng tài giỏi bao nhiêu, anh càng phải tự khiêm tốn bấy nhiêu …” (the greater you are, the more you must humble yourself …) và nó được nhắc đi nhắc lại trong những tuyên bố Tin Mừng rằng bất kỳ ai muốn trở nên vĩ đại phải khiêm tốn. Nhưng nó hàm chứa lý giải này cho sự khiêm nhường: duy những ai thoải mái với chính mình sẽ có thể trở nên khiêm tốn. Tự am hiểu sâu sắc bản thân (không phải tự kiểm tra bản thân) và tự hiểu thực tế về bản thân sẽ dẫn người ta trên lối đi đúng đắn. Khi điều này được tham gia với một ý thức về lòng biết ơn về món quà của cuộc sống và những phúc lành mà người ta lãnh nhận từ Thiên Chúa con đường thậm chí trở nên dễ dàng hơn. Khiêm tốn nghĩa là sự miễn trừ cưỡng bách để bảo vệ và mơn trớn cái tôi nghèo nàn và yếu đuối. Theo như lời giáo huấn của Chúa Trời những điều bí ẩn của Người đối với sự khiêm tốn – nó không là vấn đề của sự thiên vị. Chỉ cần đưa ra một cách đơn giản, người khiêm tốn duy chỉ là người cởi mở và có thể được dạy bảo, biết lắng nghe. Chúng ta phải bỏ trống để được đón nhận, lấp đầy. Giảng dạy một điều gì đó cho một người mà biết tất cả về nó thì thật quả là khó. Việc đánh giá canh tân và hiện đại hóa về sự khiêm nhường rất hữu ích trong một nền văn hóa mà ở đó sự cạnh tranh và và nỗ lực thi đua được đề cao bằng hình thức nghệ thuật.

Ý tưởng về cuộc gặp bất ngờ với Thiên Chúa và thế giới tâm linh thường nảy sinh một mức độ sợ hãi trong con người. Đến nỗi chúng ta nói rằng chúng ta muốn gặp gỡ Thiên Chúa có phần nào tự chúng ta chùn bước từ những trải nghiệm. Điều này được dung dưỡng bởi sách vở, phim ảnh cũng như một số đoạn trích trong Kinh Thánh và thậm chí điều đó gợi ý nhận biết sự gần gũi những gì là thánh thiện có thể bị tác hại đến thể trạng con người. Nhưng người Do Thái lại phác họa một hình ảnh khác: những lãnh vực trên thiên đàng là nơi xinh tươi, bình yên và êm ả. Thiếu chăng là những chùm pháo hoa và những xuất hiện đặc biệt và chúng ta tìm thấy cộng đồng và những nghi thức tưởng niệm.

Những người Phrasee không phải là những người duy nhất lừa bịp vì địa vị và danh dự. Đó là một con người bình thường nhu nhược và bất lực. Tiến lên phía trước tuyên bố một nơi vinh dự trước điều gì không được phép là cách dẫn đến sự gục ngã hèn hạ và nhục nhã. Bữa tiệc trong câu chuyện là biểu trưng cho tất cả những hoạt động thuộc tính người. Chúa Giê-su đã đưa ra một số lời khuyên bổ ích. Cảm thấy tự tin về bản thân và hạnh phúc là nhận một chỗ thấp hơn. Nếu bạn cảm thấy tầm thường với một điều gì đó cao hơn bạn sẽ được gọi mời. Đó không phải là lý do sự đề cao cuồng nộ. Sự tương tác xã hội loài người không thể bị thống trị bởi sự tính toán và thăng tiến.

Nhưng Chuá Giê-su đã đi xa hơn với một bữa tiệc ngụ ngôn của Người. Đừng mời những người dư phần trên bàn tiệc của bạn là những người có điều kiện để đền đáp bạn. Đừng mới những ai có phẩm chất tư cách và danh dự – sư hiện diện của họ tại bàn tiệc của bạn tuy có ích lợi cho bạn. Mời những người nghèo khó, những người tầm thường hèn mọn và những người mà xã hội xếp vào loại “người mất phần.” Nhưng trong Vương Quốc của Thiên chúa không ai là người bị bỏ rơi, bị mất phần và không có nạn lựa chọn bàn ăn trong Tân Ước như biểu tượng của một thế giới mới, thế giới mà Thiên Chúa đã kỳ công sáng tạo. Bữa tiệc trong cảm giác Ki-tô giáo không phải là nơi của sự bất bình đẳng hoặc biến thiên, bất công mà là một nơi tôn nghiêm của sự bình đẳng, đón nhận và sẻ chia. Nó tìm thấy biểu hiện của nó tràn đầy nhất trong Phép Thánh Thể, mặc dù thực tế mà các Ki-tô hữu thường bóp méo, xuyên tạc ý nghĩa chân thực của nó. Thánh Phao-lô đã nghiêm khắc phê bình, chỉ trích gay gắt cộng đồng Corinthian trong 1Corinthians 11 một cách hoàn toàn chính xác cho lý do này: họ đã tạo ra một không gian của sự cạnh tranh, giai tầng xã hội, loại trừ và bất bình đẳng. Chúa Giê-su đã rao giảng đường lối trọng tâm của Thiên Chúa về cuộc sống không có những kiểu cách thuộc tình người dung tục tầm thường về danh dự và ô danh. Cho dù tối thiểu chúng ta có thể đánh giá trọng lượng của những lời giáo huấn này như chúng ta đã thực hiện những việc mà Người đã nói ít nhiều hoặc không nói.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
 
Khiêm nhường & phục vụ
Lm. Jude Siciliano, OP
06:44 27/08/2010
CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN -C-

Huấn ca 3: 19-21.30-31;tv 68; Do Thái 12:18-19, Luca 14: 1, 7-14

Bài đọc trích sách Huấn ca hôm nay có thể củng cố những quan điểm về người đạo đức – những người được cho là có lòng khiêm nhường. Khi nghĩ đến sự khiêm nhường, nhiều người nghĩ ngay đến việc đấm ngực, những tâm hồn đạo đức chấp nhận xem mình như thảm cửa cho những kẻ tham vọng bước qua. Chúng ta thường cho rằng những người khiêm nhường thì không hay chống lại luật lệ hoặc trật tự, họ chỉ cầu nguyện và khi gặp gian nan khốn khổ, họ “phó thác” cho Chúa. Nhưng Ben Sira, tác giả sách của quyển sách Khôn ngoan này, không xem khiêm nhường là thụ động và mềm yếu như vậy.

Ông là thầy dạy của người trẻ (57,23-30) và ông muốn bảo tồn niềm tin của người Dothái giữa những thế hệ thày dạy và hiền nhân tiếp theo. Bài giảng về lòng khiêm nhường của Ben Sira là về sự từ bỏ và tín thác nơi Thiên Chúa. Người khiêm nhường thì mở lòng mình ra, học hỏi đường lối của Thiên Chúa và thực thi đường lối ấy. Chẳng phải Đức Giêsu cũng từng nói về Người như là một con người khiêm hạ đó sao? Những ai có thể nhận ra Người như Đấng Chúa sai đến cũng sẽ có một trái tim khiêm hạ.

Hiền nhân viết bài đọc thứ nhất hôm nay không dạy môn đệ của mình hay chúng ta nhún nhườngg khi chúng ta đối mặt với sự dữ và cái ác. Nhưng hoàn toàn ngược lại: người khiêm hạ cúi mình trước thiên Chúa và mở lòng đón nhận thánh ý của Ngài, sẽ đứng thẳng bảo vệ chân lý – biết rằng Thiên Chúa, Đấng Công Chính, luôn đứng về phía những ai khiêm nhường và khát tìm chân lý. Kẻ khiêm nhường muốn cộng tác với Thiên Chúa; thái độ khẳng khái như thế sẽ tăng cường và khơi lên chân lý trong lòng họ và rồi họ “sẽ tìm thấy niềm vui trong Chúa”.

Tin mừng Luca có nhắc đến rất nhiều bữa tiệc. Hôm nay, chúng ta thấy Đức Giêsu ở một bữa tiệc khác. Ngay phần mở đầu câu chuyện thánh Luca đã đưa ra một tình trạng căng thẳng. Đức Giêsu đến dự tiệc ở nhà một “thủ lãnh Pharisêu.” Chúng ta đoán Người sẽ gặp rắc rối khi nghe thánh Luca cho biết “họ cố dò xét Người.”

Tôi cũng mới dự một tiệc cưới rất tuyệt. Ngay khi bước vào phòng tiệc, tôi đã thấy có một cái bàn và trên đó có sơ đồ ghi tên và chỗ ngồi của tất cả các vị khách mời. Tôi đến và tìm xem tôi sẽ ngồi bàn nào. Tôi đã thật sự vui mừng vì thấy mình được sắp xếp ngồi cùng bàn với một số bạn cũ và vài người tôi chưa từng quen biết. Mãi đến khi chúng tôi ăn tiệc và trò chuyện, tôi mới nhận ra rằng chúng tôi có cùng một sở thích và địa vị giống nhau. Tôi biết chủ tiệc cưới đã thận trọng sắp xếp tôi ngồi cùng với những vị khách mà chúng tôi có thể cùng nhau thưởng thức tiệc cũng như chia sẻ niềm vui của bữa tiệc.

Vào thời Đức Giêsu và trong nền văn hóa của Người, việc sắp xếp chỗ ngồi trong bữa tiệc là rất rõ ràng. Chủ tiệc phải sắp xếp khách mời vào “vị trí xứng hợp.” Người quan trọng nhất sẽ ngồi vào chỗ cao nhất và nổi bất nhất. Những người khác sẽ lần lượt ngồi vào những vị trí thấp hơn tùy theo tầm quan trọng của mình. Một khi mọi người đã yên vị, tất cả những gì anh chị em cần làm là nhìn quanh để thấy rọ tầm quan trọng của mỗi thực khách trong mắt chủ tiệc.

Đức Giêsu là một vị khách trong nhà của một vị Pharisêu quan trọng. Có thể chúng ta không biết Đức Giêsu được xếp ở vị trí nào, là một thày giảng và một người nổi bật, có thể Người được mời vào một vị trí nổi bật trong bàn tiệc – chúng ta không biết rõ điều này. Điều chúng ta biết chắc là Người ngồi vào một nơi không mấy gì là thiện cảm, Người cũng không bị tác động bởi “những kẻ quan sát Người.” Người bắt đầu nhìn quanh và chỉ dạy cho những kẻ đang tìm chỗ ngồi quan trọng trong bàn tiệc. Người là một vị khách, nhưng hành xử như ông chủ tiệc, sắp xếp khách khứa vào những chỗ nên ngồi trong bữa tiệc.

Đức Giêsu đưa ra một bữa tiệc khác cho những ai có cái nhìn thiển cận và chẳng bao giờ thỏa mãn. Giống như tác giả sách Huấn ca, Đức Giêsu là một hiền nhân, chỉ cho người ta thấy đâu là sự mãn nguyện đích thực: đó không phải là những chỗ quan trọng trong bữa tiệc, nhưng là việc lắng nghe thông điệp cứu độ của Người. Một khi họ lắng nghe và sống những điều này, bằng cách nhận ra và trân trọng “người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù,” thì họ sẽ nhận được chỗ ngồi danh dự trong bàn tiệc đời đời mà Thiên Chúa chuẩn bị cho chúng ta. “Vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày những kẻ lành sống lại.”

Những người mà Đức Giêsu nói đến thì cũng không tham vọng gì hơn con người ngày nay. Nếu họ nhận được ân huệ từ một nhân vật quan trọng, một vị trí cao trong bàn tiệc, thì họ cũng sẽ tổ chức một buổi tiệc để đáp lễ. Như chúng ta thường nói: “Có qua có lại” – cả hai đều nhận được cái gì đó từ phía người kia.

Nhưng Đức Giêsu đang chuẩn bị cho chúng ta một yến tiệc mà nơi đó những kẻ bần cùng sẽ nhận được sự trân trọng cùng với tất cả sự dư đầy. Vì thế, chúng ta cần thực hành những “hành động thuộc nước trời” ngay bây giờ: hành vi trong cuộc sống của chúng ta sẽ phản ảnh vương quốc mà chúng ta là công dân trong đó. Hành vi của chúng ta phải làm sáng tỏ niềm tin của chúng ta, những cảm nghiệm của chúng ta. Chúng ta chưa làm được gì; chẳng có địa vị xã hội hay danh xưng cao sang nào có thể giúp ta trở thành phần tử trong vương quốc của Đức Giêsu. Nhưng, nếu chúng ta áp dụng dụ ngôn vào cuộc đời chúng ta, thì chúng ta thấy Người đã để ý đến chúng ta và nhu cầu của chúng ta, đồng thời mời gọi chúng ta vào vị trí ưu tiên. Chúng ta không đạt được điều đó, nhưng chúng ta nhận được điều đó. Đó là ân sủng.

Nếu chúng ta tin mình nhận được quà tặng này, một chỗ ngồi trong bàn, không phải do tài cán của chúng ta, nhưng do lòng nhân từ của Thiên Chúa, thì chúng ta có thể tỏ ra bằng hành vi tương tự: bằng cách mời vào cuộc đời chúng ta, một cách cụ thể, những người thấp bé và bị bỏ rơi. Hay nói cách khác, chúng ta hành xử như ông chủ tiệc mà Giêsu mô tả trong dụ ngôn, dành chỗ nhất cho những ai bé nhỏ nhất. Và sau khi làm như thế, chúng ta trở thành người phục vụ cho những người chúng ta mời – vì Người cũng dạy chúng ta làm như thế.

Tôi cũng mới thấy dụ ngôn này tái hiện trong chương trình tin tức trên truyền hình buổi tối. Chương trình kết thúc với cảnh nói về một ông chủ nhà hàng Ý ở Anaheim, California. Tên ông là Bruno Serato, và nhà hàng của ông chuyên phục vụ những người giàu có và nổi tiếng ở Quận Cam, ngay bên cạnh Disneyland. Ông đồng thời cũng quản lý Câu lạc bộ Boys & Girls trong vùng, đó là một tổ chức quốc gia để giúp đỡ những trẻ em nghèo. Trong khu vực đó, có rất nhiều trẻ em nghèo đang sống cùng gia đình trong những nhà trọ rẻ tiền. Năm 2005, bà Caterina, mẹ của ông, đến thăm vùng quê này, sau khi đưa bà đến nhà hàng đắt tiền, ông đưa bà đến thăm những đứa trẻ ở Câu lạc bộ. Khi bà thấy những đứa trẻ nghèo đói này, bà quay lại đứa con đang làm ông chủ và bảo ông “Cho chúng ăn!” Và đó chính là công việc ông làm mỗi ngày trong suốt năm năm qua.

Bruno phục vụ trẻ em mỗi ngày một bữa, không phải với thịt băm và rau xào, nhưng là một bữa tối thịnh soạn y chang thức ăn mà ông phục vụ ở nhà hàng đắt tiền. Chủ nhiệm câu lạc bộ nói: “Những đứa trẻ thích như thế! Chúng tôi giúp một số trẻ em nghèo nhất ở Anaheim thưởng thức một trong những nhà hàng ngoại hạng mỗi tối.”

Với việc suy giảm kinh tế, thì số trẻ em ăn tối của Bruno tăng lên, nhưng thực khách của nhà hàng giảm đi. Vì thế ông lỗ, và phải thế chấp căn hộ của mình để nuôi những đứa trẻ. Nhưng ông vẫn khẳng định sẽ không bao giờ ngừng việc cung cấp thức ăn cho những đứa trẻ, ông nói: “Không Bao Giờ!”

Bruno đã hóa thân vào dụ ngôn mà Đức Giêsu dạy chúng ta hôm nay mà chẳng mất mát gì. Như chương trình phỏng vấn trên TV, ta thấy kết quả trong cuộc sống của Bruno là ông nhận được quà tặng của niềm vui “… khi tổ chức tiệc, ông hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù: như thế ông thật có phúc vì họ không có gì để đáp lại, và ông sẽ được đáp lễ trong ngày những kẻ lành sống lại.”

Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Gò Vấp
 
Suy nghĩ về trí thức
+ Gm. Gioan B. Bùi Tuần
18:16 27/08/2010
Nhân lễ kính thánh Augutinh (28-8-2010)

Thánh Augutinh là một giám mục Phi châu, đứng đầu một giáo phận nhỏ thuộc Phi châu. Ngài sống từ năm 354 đến năm 430. Như thế, lịch sử thánh nhân thuộc về một địa lý nhỏ và một thời gian đã xa.

Thế mà, ngài đã ảnh hưởng sâu rộng trên khắp toàn cầu và qua mọi thời đại. Nguyên nhân ảnh hưởng là trình độ trí thức của ngài. Trí thức trong tư tưởng và trí thức trong đời sống.

1/ Trí thức trong lãnh vực tư tưởng

Tư tưởng của thánh Augustinh để lại trong 252 cuốn sách lớn nhỏ, 509 bài giảng đủ loại, và 207 lá thư xa gần. Những tư tưởng bất hủ của ngài thường được trích từ ba cuốn sách nổi tiếng của ngài sau đây: Những thú nhận, Thành trì của Thiên Chúa, về Chúa Ba Ngôi.

Nội dung tư tưởng phần lớn tập trung vào ba lãnh vực: Triết học, thần học, linh đạo.

Hình thức ngài dùng để diễn tả nội dung là rất phong phú. Tất cả đều mang dấu ấn của một người học cao về văn chương và hùng biện.

Đọc những tác phẩm của thánh Augutinh, người nghiên cứu thấy: Phần, mà ngài nhận được bởi người khác, là rất đa dạng. Phần, mà ngài tự suy nghĩ ra, là rất sâu sắc.

Ngài đã là giáo sư ở Thagaste, ở Carthage, ở Roma, ở Milan.

Ngài có quan hệ mật thiết với nhiều bạn bè trí thức, trong đó có thánh Ambrôsiô.

Trí thức của thánh Augutinh được nhận thấy ở điểm chung này là: Say mê đi tìm sự thật, lẽ phải và đức khôn ngoan. Đối tượng là Thiên Chúa và con người.

Sau khi đã mải miết đi tìm ở các trường phái, các trường học, các học giả, thánh nhân đã đi tìm nơi Đức Kitô. Ngài thú nhận: Chỉ Đức Kitô mới cho ngài thấy rõ sự thực, lẽ phải và sự khôn ngoan. Chỉ Đức Kitô mới là thầy chỉ cho ngài thấy con đường phần rỗi. Đức Kitô dạy ngài qua gương đạo đức của mẹ ngài là thánh Monica, qua Lời Chúa và trong nội tâm sâu thẳm của ngài.

Ngài ghi lại tất cả cuộc đời thăng trầm của ngài một cách rất khiêm nhường.

Với những tư tưởng trí thức trộn vào những kinh nghiệm bản thân, thánh Augutinh đã phản bác các bè rối một cách trí thức và đạo đức. Cũng với trí thức và đạo đức, ngài đã lập cộng đoàn tu viện ở Thagaste, đã sống đời mục vụ khi làm giám mục ở Hippone. Tại đây, ngài cũng đã trí thức trong lối sống của ngài.

2/ Trí thức trong lãnh vực đời sống

Nhận ra trình độ trí thức trong lãnh vực tư tưởng thì tương đối dễ. Nhận ra trình độ trí thức trong lãnh vực đời sống thì không luôn dễ. Không dễ, nhưng vẫn nhận ra được, nếu dựa vào tiêu chuẩn sau đây:

Biết phân định cái đúng cái sai.

Biết chọn lựa điều nào tốt, điều nào trước, điều nào nên.

Với tư cách người mục tử và thầy dạy, thánh Augutinh phân định người nào đi lên, kẻ nào đi xuống trên đường đạo đức theo thái độ của họ đối với ba đối tượng này: Tạo vật, bản thân, Thiên Chúa. Người nào không dính bén tạo vật, trở về với mình và vượt qua mình, để tìm kiếm Chúa, người đó được kể là người đi lên. Trái lại, kẻ nào bỏ xa Chúa, theo ý mình, để bám vào tạo vật, kẻ đó là kẻ đi xuống.

Theo thánh Augutinh, đi xuống thì tự mình làm. Còn đi lên thì phải nhờ đến ơn thánh Chúa.

Căn cứ theo các thái độ đó, người mục tử đánh giá được tình trạng thiêng liêng của từng con chiên, từng cộng đoàn đức tin, từng hoạt động tôn giáo.

Một chọn lựa đã được thánh Augutinh hay nhắc tới, đó là đời sống bên trong hơn đời sống bên ngoài. Chúa Giêsu xưa khi còn ở trần thế, đã lo cho đời sống bên ngoài của con người, nhưng lo cho đời sống bên trong nhiều hơn. Trong mục vụ, thánh Augutinh lo cho đời sống bên ngoài của con chiên bằng nhiều cách, nhất là bằng cách dạy bảo, cảnh báo, khuyên răn. Nhưng điều quan trọng hơn ngài luôn cố gắng là, lo cho con chiên đi vào nội tâm mình, để gặp gỡ Đức Kitô. Trong cố gắng ấy, ngài thường nhấn mạnh đến đời sống phục vụ trong yêu thương, tình nghĩa theo gương Đức Kitô.

Chính Đức Kitô mới là Đấng dạy dỗ nội tâm và đổi mới con người bên trong. Vì thế, mục đích sau cùng, mà ngài nhắm tới trong mọi bài giảng, là dẫn con người đến với Đức Kitô.

Có thể nói, những phân định và lựa chọn trên đây phải được coi là rất trí thức. Áp dụng vào đời sống bản thân là việc trí thức. Áp dụng vào đời sống mục vụ cũng là việc trí thức.

3/ Nhìn vào Hội Thánh Việt Nam

Thánh Augutinh là niềm tự hào của giáo phận Hippone, của Hội Thánh Phi châu, của Hội Thánh toàn cầu.

Nếu nhìn Hội Thánh Việt Nam qua gương trí thức của ngài, chúng ta sẽ thấy chúng ta còn nhiều điều phải cố gắng thêm.

Bước đầu của trí thức là biết nhận thấy vấn đề.

Trong lãnh vực tư tưởng cũng như trong lãnh vực đời sống, trí thức vẫn là một tiếng gọi. Dù đối thoại, dù đối kháng, chúng ta cần phải trí thức. Nhất là trí thức Phúc Âm. Những chọn lựa đạo đức, nếu thiếu chiều sâu trí thức, sẽ khó có thể làm cho Chúa được vinh quang trên đất nước Việt Nam hôm nay một cách hữu hiệu và lâu bền.

Trên đất nước Việt Nam hôm nay và ngày mai, trí thức đang và sẽ phát triển ở mọi tầng lớp. Trí thức cũng đang được khát khao ngay ở thôn quê bình dân nghèo túng.

Ước mong Công giáo Việt Nam khi hiện diện và đồng hành, sẽ không thiếu một đội ngũ trí thức tầm cỡ đi đầu. Vừa trí thức trong đạo, vừa trí thức ngoài đời. Khối trí thức ấy sẽ sát cánh kề vai với các trí thức xã hội, để cùng với tất cả đồng bào, xây dựng quê hương chung là Việt Nam yêu mến của chúng ta.

Chúng ta thành khẩn dâng lên Chúa mong ước trên đây với tâm tình cầu nguyện khiêm cung.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:42 27/08/2010
TRÁI CẤM

N2T


Yê-hô-va Thiên Chúa sáng tạo thế giới, trước hết dùng bùn đất dựng nên một người nam và đặt tên là A Dong, sau đó lấy một cái xương sườn từ bên hông của A Dong làm thành một người nữ và đặt tên là E Và, và để hai người phối hợp thành vợ chồng, họ sống trong vườn địa đàng không lo âu buồn phiền. Thiên Chúa quy định cho họ được phép ăn tất cả các trái cây trong vườn, nhưng chỉ có cây “biết lành biết dữ” thì không được phép ăn.

Nhưng, A dong và E va chịu không nổi trước lời cám dỗ giảo hoạt của con rắn, bèn ăn trái cấm. Do đó mà họ có thể phân biệt được thật giả, biết xấu hổ và bắt đầu có lo âu buồn phiền, Thiên Chúa bèn đuổi họ ra khỏi vườn địa đàng.

Từ đó về sau, người phụ nữ phải chịu đau khổ khi mang thai và đau đớn khi sinh con, người nam thì phải lo làm lụng suốt đời cho đến khi chết mới thôi.

(Thánh Kinh, Sáng thế)

Suy tư:

Tích truyện “trái cấm” được bắt nguồn từ trong Kinh Thánh sách Sáng Thế của người Ki-tô hữu, ăn “trái cấm” là nguyên nhân của đau khổ, chết chóc, tội lỗi, hận thù ghét ghen, kiêu căngv.v... (St 3)

“Trái cấm” của ngày xưa trong vườn địa đàng là cây “biết lành biết dữ”, trái nó ngon ngọt đẹp đẽ và hấp dẫn, nhưng ăn vào là bị mất tất cả các ân sủng và ân huệ Chúa ban cho.

“Trái cấm” của ngày hôm nay chính là bảy mối tội đầu: kiêu ngạo, hà tiện, dâm dục, ghen ghét, mê ăn uống, hờn giận và lười biếng làm việc lành. “Ăn” những trái cấm này, thì dứt khoát hậu quả không thể lường được.

- Ăn trái cấm kiêu ngạo thì làm cho con người mất ơn nghĩa của Chúa.

- Ăn trái cấm hà tiện thì làm cho con người ta sống ích kỷ với nhau.

- Ăn trái cấm dâm dục thì làm cho con người ta trầm luân trong bể khổ.

- Ăn trái cấm ghen ghét thì làm cho con người ta sống trong hận thù.

- Ăn trái cấm mê ăn mê uống thì làm cho con người ta quên mất hạnh phúc thiên đàng.

- Ăn trái cấm hờn giận thì làm cho con người ta chỉ thấy mình là trỗi vượt hơn mọi người.

- Ăn trái cấm lười biếng làm việc lành, thì làm cho đầu óc con người ta nảy sinh nhiều tư tưởng xấu.


Trái cấm thường rất đẹp rất ngon, nhưng hàm chứa độc dược làm chết linh hồn và thân xác của chúng ta. Ha ha ha...

-------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 22 C)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:45 27/08/2010
CHỦ NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Lc 14, 1.7-14.

“Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”.


Bạn thân mến,

Con người ta ai cũng có sĩ diện, chức quyền càng cao thì sĩ diện càng lớn, sĩ diện càng lớn thì nhân cách lại nhỏ đi, cuối cùng trở thành một kẻ kiêu ngạo làm trò cười cho thiên hạ.

Chúa Giê-su không là Thiên Chúa làm người, là Cứu Chúa và là thầy của của nhân loại, Ngài còn là nhà tâm lý dạy cho chúng ta những bài học về cách đối xữ với nhau trong cuộc sống hằng ngày, mà trong bài Tin Mừng hôm nay, chính Ngài đã dạy cho bạn và tôi hãy sống khiêm tốn với nhau trong cuộc sống đời thường.

Khiêm tốn khi được làm khách danh dự

Ở đời, ai cũng có một lúc nào đó được mời đi dự tiệc, và ai cũng thích được người khác chú ý đến mình trong bữa tiệc, địa vị càng cao thì càng thích người khác biết đến, càng được nhiều người biết đến thì càng hãnh diện và cảm thấy mình là người quan trọng, đó chính là mầm móng của kiêu ngạo.

Chúa Giê-su khuyên bảo bạn và tôi khi được người khác mời đi dự tiệc thì hãy chọn chỗ ngồi cuối trong bàn ăn, là để cho chúng ta thấy giá trị đích thực của khiêm tốn không phải là nơi dáng vẻ bên ngoài, nhưng là tâm tình bên trong của một tâm hồn không coi địa vị như là một bàn đạp để hãnh tiến, nhưng coi địa vị như một công cụ để phục vụ tha nhân, chứ không phải là để ăn trên ngồi trước.

Địa vị tự nó không phải là một bức tường ngăn trở bạn và tôi đến với Thiên Chúa và với tha nhân, nhưng chính thái độ của chúng ta làm cho địa vị như là một hố sâu ngăn cách giữa mình với tha nhân, đó là thái độ kiêu ngạo kẻ cả của mình khi xuất hiện giữa đám đông, chẳng hạn như khi được mời tham dự các cuộc ăn uống hay những cuộc hội họp của những người khác.

Có những người đã tranh giành chỗ ngồi nhất trong bàn tiệc, những người dự tiệc khác cũng đã làm như thế, bởi vì ai cũng coi sĩ diện của mình lớn hơn nhân cách của người khác.

Khiêm tốn đích thực

Chúa Giê-su tận mắt chứng kiến cảnh người ta đi dự tiệc tranh giành nhau để ngồi chỗ trên, Ngài không muốn các môn đệ của mình làm như thế khi được mời dự tiệc, nhưng Ngài muốn dạy các môn đệ và chúng ta sống có nhân bản hơn trong cuộc sống đời thường, cái nhân bản ấy chính là sống hài hòa với mọi người, cho dù mình có địa vị và chức vụ cao trong xã hội hay trong Giáo Hội.

Cái mà Chúa Giê-su đề cập đến chính là “tự nhắc mình lên” của con người, bởi vì khi tự mình nhắc mình lên thì không những không có giá trị gì, mà lại còn trở thành kiêu căng lố bịch trước mặt mọi người, và như thế phẩm cách của họ cũng theo đó mà bị hạ xuống. Người có tâm hồn khiêm tốn đích thực thì dù được ngồi ở trên, hay ngồi ở cuối cùng thì vẫn là người khiêm tốn, bởi vì sự khiêm tốn không hệ tại nơi chỗ ngồi rốt cùng hay ngồi chỗ cao hết trong bữa tiệc, bởi vì có khi ngồi bàn cuối cùng nhưng tâm hồn thì khiêu ngạo phàn nàn oán trách chủ nhà không nể mình.

Có địa vị hay không có địa vị thì người khiêm tốn vẫn cứ là người khiêm tốn, ngồi trên bàn cao hay ngồi bàn dưới bàn thấp thì vẫn cứ là người khiêm tốn như thường, bởi vì sự khiêm tốn chính là học được bài học từ nơi Thập Giá của Chúa Giê-su, tức là sự hy sinh bỏ mình, và cũng là học khiêm tốn từ nơi bàn tiệc Thánh Thể trên bàn thờ mỗi ngày khi dâng thánh lễ, đó là yêu thương và khiêm tốn.

Bạn thân mến,

Chúa Giê-su dạy chúng ta cần có sự khiêm tốn khi được bạn hữu mời đi ăn tiệc, chính là Ngài nhắm đến bàn tiệc Thánh Thể mỗi ngày mà chúng ta tham dự, đó là thánh lễ Mi sa. Nơi bàn tiệc thánh này, cái cần phải có của chúng ta là sự khiêm tốn “chọn chỗ rốt hèn” như chính Chúa Giê-su đã hết sức khiêm hạ trở nên tấm bánh nuôi dưỡng linh hồn chúng ta.

Nơi bàn tiệc thánh này sự khiêm tốn càng nổi nét hơn, khi mỗi người trong chúng ta biết khiêm tốn phục vụ tha nhân sau khi tham dự bàn tiệc thánh trên bàn thờ.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:46 27/08/2010
N2T


19. Chúa Giê-su Ki-tô là đầu của tất cả chúng ta, chúng ta là chi thể của Ngài, đầu đội triều thiên mão gai, chi thể lại có thể ham muốn sự thảnh thơi chăng ? Cần phải tu thân khắc chế mình thì mới có thể phối hợp với xứng đáng với đầu.

(Thánh Bernard)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:48 27/08/2010
N2T


511. Có một thứ so với tài năng thì càng tốt đẹp, càng quý hơn, đó là sáng suốt tinh đời.

 
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Maria bổng bay về trời
Trần Ngọc Mười Hai
18:53 27/08/2010
“May Mà Có Em”

May mà có em”.


(Nguyễn Thiện Bản – MayMà Có Em)

(Mt 6: 33)

Chính đó, là tựa đề và ý từ của nhạc bản do người viết nhạc “Đạo vào đời”, rất tài tử. Nhạc của anh tuy không chuyên, nhưng rất đạt. Tên anh là Bosco Nguyễn Thiện (rất) Bản, người anh em trong đại Gia Đình An Phong ở Mỹ mà bần đạo quen từ lâu, nhưng chưa một lần gặp mặt.

Dù chưa gặp mặt hoặc diện kiến dung nhan còn rất trẻ của anh, bần đạo cũng biết ý/từ anh sáng tác, là tư tưởng gợi hứng từ Đạo Chúa, mà anh gọi bằng “Em”. Em đây, đích thị là người em của anh, trong Đạo. Cũng có thể, là chính Chúa hện diện nơi tâm can bạn bè ở Nước Trời. Là tôi. Là bạn. Là chính chúng ta. Là ai nữa, vẫn xin gửi đến anh rất Thiện Bản tràng pháo nổ dòn. Rất cảm kích.

Cứ sự thường, bần đạo có thói tật không được hay cho lắm là: ít chịu “bốc thơm” người nhà mình. Chí ít, là người anh/người chị ở đâu đó, có Nước Trời. Bởi, ai lại cứ nghe “Em hát chị khen hay” bao giờ. Nhưng, ở đây người em hay hát -và hát rất hay- thuộc dân con nhà Đạo, ở Nước Trời. Bởi, anh đã nhận được thần hứng hứng từ nhiều thứ. Nhiều nơi. Trong đời. Từ chính trị/thời sự, cho đến thần học/tu đức. Rồi, biến nó thành ca khúc, dẫn người nghe vào cõi “mê” có chúc tụng, ngợi khen Chúa. Không tin ư? Xin bạn và tôi, ta nghe tiếp lời nhạc như sau:

“Từ khi quen biết em

Đời anh thấy vui hơn.

Em như cánh hoa thắm

Giữa vườn tình muôn sắc.

Tô thắm đời xinh đẹp,

Toả hương yêu dạt dào.”

(Nguyễn Thiện Bản – bđd)

Sự thật là thế đó. Nếu bạn và tôi, ta đồng ý với người viết nhạc họ Từ tên rất ư là Công Phụng, khi ông bảo: hễ người nghệ sĩ ới gọi tên “Em”, thì người ”em” đó không chỉ là “em tôi”. Mà là, người nghe hay người đọc, rất vân vân. Với nhạc bản hôm nay, “Em” còn có nghĩa là ”cành hoa thắm”. “Gió trong đêm”. Là, “con sông dài”, “áng mây trôi”, và gì gì nữa, nếu hát thêm:

“Em như nắng ấm quê ta,

Cho anh mơ ước bao la.

May mà có EM

Em như tiếng hát trong ta

Hương yêu thơm ngát muôn hoa.

May mà có EM

May mà có EM

May mà có EM.”

(Nguyễn Thiện Bản – bđd)

“May mà có Em”, là có những người, làm bạn/làm tôi thêm phấn chấn. Có những người tuổi rất nhỏ đang lưu lạc, ở đâu đó. Khiến mọi người, cả em lẫn tôi, ta vẫn kiếm tìm. Kiếm, một tình tự. Tìm, sự thân thương. Đã luột mất.

“May mà có Em”, cũng may là: vẫn còn đó, người anh/người chị đi trước, cứ khắc khoải/ưu tư về người “em” hôm trước, có còn ở thế gian. Chốn phàm trần. Đầy sự sống? Với giòng chảy ưu tư những tìm và kiếm, rất khắc khoải của một Marie Choquet, trong “Le Monde Magazine”, thì bạn và tôi ta đã bắt gặp giòng chảy tư tưởng qua chuyến Pháp du 24/7/2010, vừa qua:

“Từ lâu lắm, chừng như ta chẳng còn tìm hiểu gì đến giới trẻ, ở quê nhà. Chẳng còn biết họ đang ở nơi đâu. Chốn nào. Nay, mới lại tìm hiểu con người họ, qua lăng kính. Rất hiển vi. Sự thể là, ta lại đặt ra rất nhiều vấn đề, mà trước đây chẳng hề thấy. Tưởng chừng như đó là câu chuyện còn mới mẻ. Rất trầm kha. Sa đà. Cần ra tay tiếp cứu. Sa đà, vì người trẻ hôm nay chỉ biết những là bột trắng. Với tự vẫn. Cứ gia tăng rất đều. Mà thật ra trong đời họ chỉ thấy mỗi gia tăng, những là bạo lực.

Lâu nay, bạo lực đã trở thành vấn đề hệ trọng, mãi đến năm 2000, ta mới biết. Thế nhưng sau đó lại thôi, không đề cập đến. Thật hết sức. Nay, hãy thử suy tư về những gì ta có như một dữ kiện hiện rõ từ năm 1993, thời khắc có đến 1% số ngưòi trẻ trong nước vẫn gánh chịu nhiều bạo lực. Cả về giới tính. Cũng từ đó, ta lại thấy nó như một hiện tượng rất mới mẻ. Phải chăng đang có cái gì đó, vẫn đổi thay? Phải chăng, đây là dấu hiệu cho thấy người trẻ nay đang sa đà, tuột dốc? Không hẳn thế đâu. Bởi, điều này còn tùy vào góc độ, ta nhận xét. Thử xét về cái-gọi-là “bột trắng” lấy từ cây gai dầu mà xem.

Từ thập niên ’90, người ta đã nêu vấn đề này lên rất nhiều. Rồi cứ thế mà thiết lập/cài đặt một hiện tượng. Nay, thì chuyện ấy đã giảm sút. Chỉ mỗi điều, là nhiều người nay đâm ra lo âu. Sầu lắng. Hỏi han. Trong số những người ấy, có tôi. Lo rằng, ngày nay người ta thích tạo ra ảnh hình về người trẻ đang “sa đà”, làm cho thế hệ già đi trước, phải hoảng sợ. Ảnh hình tồi tệ, là làm thế sẽ tụt giảm phẩm giá của người trẻ. Và, đấng bậc mẹ cha, sẽ không còn biết quan tâm đủ về lớp người này, như trước.” (x. Marie Choquet “L’Image du jeune fait peur aux adultes”, Le Monde Magazine 24/7/10 tr. 24)

“May mà có Em”, còn là cái may ta vẫn được nghe. Được ngắm. Được gửi gắm đến bạn bè rất thân và rất thương, những lời nhạc dễ thương sau đây:

“Từ khi quen biết em,

Cuộc đời đáng yêu hơn.

Em như vị sao sáng

Giữa biển đời bao la,

Soi sáng trời tươi đẹp,

Tình yêu thương đậm đà.

Từ khi quen biết em,

Mọi người thấy như quen,

Em như ánh trăng thanh,

Lung linh ngàn sắc đẹp, bình yên.

Em như đêm trăng rằm

Thắp sáng tâm hồn anh,

Em như chút men say

Dạt dào sóng vỗ tim anh.

(Nguyễn Thiện Bản – bđd)

Tim anh. Và cả đến tim em. Vẫn là trái tim êm đềm. Trong sáng. Rất men say. Con tim chân chính ấy, vẫn lan toả nhiều mối tình. Tình Chúa thương, toả chiếu hồn em. Tình em yêu đương đậm đà tình Chúa, như được nhắc rất nhiều ở lời vàng Kinh Sách, rất như sau:

“Hãy tìm kiếm Nước

trước đã,

và sự công chính của Người.

Và, các điều ấy

sẽ được ban thêm

cho các ngươi.”

(Mt 6: 33)

“May mà có Em”, là cũng rất may, vì nay vẫn còn những người Em và Anh vẫn rất thánh. Cứ tìm kiếm “Nước” ở nhiều nơi. Kiếm và tìm, như thánh nhân ngoài luồng/trong Đạo, hằng ra sức. Ở đâu đó.

“May mà có Em”, lại cũng rất may, vì nay đang có người em/người anh vẫn kiếm tìm sự lặng thinh. Để trầm tĩnh. Tựa như tác giả Bernard Toutounji, ở Sydney, cũng đã một lần tìm kiếm an bình/hiền. Cũng nói câu “May mà có Em”, như sau:

“Tuần rồi, tôi lái xe cả trăm cây số về mạn Nam Sydney để tìm về miền đất rất trầm và rất tĩnh, có đan viện. Đan viện tôi kiếm tìm, là một viện tu cho nữ giới Dòng Biển Đức ở Jamberoo, để lưu trú ít ngày. Viện Dòng chuyên tu tôi tìm đến, là chốn miền trước kia tôi từng đặt chân, rất lặng thinh. Im ắng. Tịch mịch. Thật sự, thì ít lâu nay tôi để mất cái thói quen tìm về nơi thanh vắng mà nguyện cầu, như Chúa dạy. Nay tìm được nơi này, tôi như người mở bung đôi cánh rút về chốn vắng, rất ấm êm. Xa và vắng, khỏi mọi hệ lụy của cái thế giới ồn ào. Náo nhiệt. Chỉ tranh giành.

Đến với lặng thinh mà chiêm và ngắm, tôi mang trong đầu một đoạn Kinh Sách trong đó có ghi rõ Phêrô thánh nhân cũng tìm đến với Thầy mình, nhũng bồng bềnh trên mặt nước. Trong một phút rất căng, thiếu bình tĩnh lặng thinh nơi tâm hồn, thánh nhân đã lặn ngụp trong nghi nan. Đa đoan. Thất bại. Tôi cũng thế. Nhiều tháng ngày trước đó, tôi cũng bị ngập ngụa trong thách đố, có từ cuộc sống. Thách và đố đến mức độ, tôi phải viết vào nhật ký nguyện cầu, những giòng chảy đượm những tình tự ra như ngập chìm trong tăm tối. Đắm đuối. Rất kiệt sức.

Trong tình huống buồn như thế, tôi tự nhủ: thay vì tìm vào lời kinh oang oang đầy tiếng động, tìm cộng hưởng, như nhiều người vẫn làm, tôi chỉ tìm chốn ắng im. Chìm ngập trong ca hát. Những thánh vịnh. Lời ca. Của Hội thánh. Và cứ thế, trong bốn ngày tham dự đầy đủ các giờ kinh hôm, ban sớm. Rất nhẹ nhàng. Thanh thoát. Tôi ngồi đó, để hồn mình bay bổng. Lắng đọng. Để lòng mình bay theo cung nhạc thần thánh. Rất thanh tao. Của viện tu. Dòng nữ. Có tiếng hát rất thiên thần từ cộng đoàn Nước Trời, ở nơi đây, nay cảm hoá linh hồn tôi. Theo cung cách của giọt nước nhỉu trên đá tảng, đang rớm lệ.

Đúng như vị linh mục Dòng Biển Đức nọ từng ghi chú: “Nguyện cầu với thánh vịnh, ta cứ tưởng mình chỉ có thể cảm hoá cuộc sống của người nào đó, thôi. Nhưng, có thể là, ta đã thay đổi cả tầm nhìn của thế giới. Đổi và thay, cả những quyết định có tính kinh tế, chính trị, cũng không lâu.”

Cảm nghiệm ấy, tôi đã đạt chỉ trong vòng có 4 ngày trời ngắn ngủi. Thế cũng đủ. Đủ, để tôi thấy được chính con người của bản thân tôi. Đủ, để cùng với lời ca/câu hát, qua thánh vịnh, tôi kết hợp chính mình với thế giới thiên thần mà con người đương đại không thể mang lại cho một ai. Kim đồng hồ thế giới vẫn cứ quay cuồng, nhiều tình tiết. Nhưng, chừng như nó đã dừng lại, nơi tôi.

Từ những kinh nghiệm riêng tây, tôi trộm nghĩ: Phải chi mọi người, từ già đến trẻ. Đã có gia đình, hoặc còn độc thân. Ta cứ cùng nhau hợp quần, vứt bỏ thì giờ uổng phí. Bỏ tất cả. Bỏ mọi người, chốn ồn ào đầy tranh chấp. Mà đến với Chúa. Trong lặng thinh. Chỉ cần bỏ ra một ít tháng ngày. Phút giây. Mà, tìm về với thinh lặng. Im ắng. Để nguyện cầu. Với Chúa. Với nhau. Rồi ra, ta sẽ bắt gặp lời mời của Chúa khi xưa nói với Phêrô thánh nhân, rằng: Con hãy bưóc ra khỏi con thuyền chòng chành đầy nghi vấn. Cứ vững tin mà bước tới, ta sẽ thực hiện được nhiều điều ta mong ước.” (x. Bernard Toutounji, An opportunity to walk on water, The Catholic Weekly 22/08/2010 tr. 13)

“May mà có Em” hôm nay, là đã có bạn/có tôi, ta được nghe tâm tình nhiều bạn hữu, tuy chưa biết, nhưng đã quen. Quen như tiếng hát, ta từng nghe rất nhiều, thời buổi trước. Quen như giòng chảy thi ca/âm nhạc, nhiều thể loại. Dù, nó có là thể loại nào đi nữa. Dù, nó có là lời bạn của bạn bè người thân như lời nhận định của ai đó trong truyện kể, để thư giãn và minh hoạ, ở bên dưới:

“Truyện kể, để hỏi bạn hỏi tôi, ta đang dùng thể loại âm nhạc nào, để ca hát. Cho mọi người.

Truyện rằng:

Vào giờ học Anh ngữ, cô giáo cho học sinh tập tành việc giao tiếp với giới âm nhạc rồi ghi vào báo cáo. Để mọi người còn biết mà đặt tên. Nghe hỏi, hai bạn bảo nhau: - Mày thích loại nhạc gì? - Nhạc Hip Hop đó. - Còn mày thích nhạc nào? - Disco. - Được rồi. Bọn mình cứ ghi vô. - Nhưng chữ ấy, viết làm sao? - Tao đâu biết. - Đúng rồi, đó là tên mà tụi Tây nó dùng để chỉ loại nhạc kích động, mình chỉ ghi phiên âm thôi - Ừ đúng thế! Với lại bà thày có lấy điểm đâu mà mình lo.... Thằng bạn gật gù, ghi vào báo cáo: "Thể loại nhạc tôi ưa nhất là: Híp hóp và Đi đi Cô" !!!!

Thể loại nhạc ta ưa hát, có là thánh vịnh hoặc bình ca cũng đều được. Miễn là, cất lên lời kinh nguyện cầu dù có nhịp điệu, hay nhạc giựt Disco, hoặc xô bồ gì gì đi nữa cũng đặng. Đặng, là vì chắc chắn trong nguyện cầu luôn có giòng chảy của âm nhạc. Của lặng thinh. Thì, cũng vẫn đưa mình đến với Chúa, trong kiếm tìm. Tìm đến Ngài để ca hát. Chúc tụng. Chúc rằng: May mà có Em. Có Anh. Có Chúa, trong đời mình. Mọi sự sẽ trở nên tốt đẹp. Hạp ý Chúa. Vừa ý mình. Là được.

Trần Ngọc Mười Hai.

Xưa nay vẫn muốn hát

những giòng nhạc lặng thinh.

Rất kiếm tìm một tình yêu.

Chí ít là khi được tin người anh ruột

vừa chấm dứt một tìm kiếm

rất lặng thinh.Trong đời.

Để, về với Cha. Với Chúa.

(xem thêm các bài khác, xin mời vào www.suyniemloingai.blogspot.com

hoặc: www.tranngocmuoihai.blogspot.com;

hoặc: www.giadinhanphong.blogspot.com )

at 7:00 AM 0 comments

Saturday, 21 August 2010

“Đôi khi anh muốn tin,”

đôi khi anh muốn tin,

ngoài đời chỉ còn trời sao đáng kể,

mà bên vì sao lấp lánh đôi mắt em…” (Cung Tiến/Thanh Tâm Tuyền - Lệ Đá Xanh)

(Lc 8: 11-13)

Có câu hỏi, đá xanh mà cũng lanh chanh đổ lệ, huống chi con người và, người con của Trời?

Ấy đó, là câu hỏi mà bần đạo vẫn để bụng, quyết mang theo. Mang theo rồi sẽ hỏi, rất nhiều người. Hỏi, cả hướng dẫn viên du lịch Do Thái mang tên John, từng có 42 năm kinh nghiệm về những đá và sỏi ở Giêrusalem. Vào hôm ấy, ngày đầu niên lịch 2009, ông lại cứ bảo: Do thái và nhất là Giêrusalem này, toàn những đá và đá. Nghe thấy lạ, bần đạo bèn phát biểu: biết đâu, sau này, đá ở đây lại quý hơn vàng ròng, ngọc quý, cũng rất nên.

Hôm nay hỏi và nói về đá, là hỏi và nói những câu rất ngấn lệ. Hỏi và nói, như từng nói và hỏi bà con vào buổi “Hát cho nhau nghe” với chủ đề “Tìm Chút Hương Yêu”. Độ tháng 6 năm 2010 hôm ấy, có bạn trẻ từng hỏi và đã nói về hai bài hát trình bày trong đêm nhạc là bài “Lệ Đá Xanh” của Cung Tiến và “Nửa Hồn Thương Đau” của Phạm Đình Chương, rất như sau:

“Về đá xanh, nhiều nhạc sĩ từng gợi hứng từ bài thơ tự do của Thanh Tâm Tuyền trước nhất có nhạc sĩ Cung Tiến phổ nhạc có đầu đề là “Lệ Đá Xanh”, gửi tặng Phạm Đình Chương. Rồi Phạm Đình Chương đáp lễ bằng bài “Nửa Hồn Thương Đau”. Sau đó, người viết nhạc là Trần Trịnh cho ra bài ca mang tên “Lệ Đá”, và Trịnh Công Sơn với bài “Tuổi Đá Buồn”. Riêng Phạm Duy lại cảm kích lời thơ đầy “sữa mật” đã cho ra bản tình ca đầy những sữa có tên là “Dạ Lai Hương”. Ở nhà Đạo, ta có Đoàn Vi Hạ, với bài “Bờ Đá Xanh Tạ Tội”… Tóm lại, “lệ đá” hay “đá ngấn lệ’ lâu nay trở thành đề tài cho thi nhân, nhạc sĩ cất lên những thanh âm của tình yêu, rất da diết…”

Thanh âm da diết và diết da, còn là âm thanh đượm đầy những lệ của đá, như sau:

“Đôi khi anh vẫn tin, đôi khi anh vẫn tin,

Ngoài đời thơm thơm, cỏ hoa ươm hương dịu hiền,

mà bên trái cây ngọt ngào đôi môi em,…

nguồn sữa mật khởi đầu.”

(Cung Tiến/Thanh Tâm Tuyền – bđd)

Cũng từ bài thơ của Thanh Tâm Tuyền, nghệ sĩ Phạm Quang Tuấn, lại viết khác. Vẫn rất hay:

“Anh muốn tin,

ngoài đời thơm phức

những trái cây của Thượng Đế

mà bên những trái cây ngọt ngào

những trái cây ngọt ngào…”

(Phạm Quang Tuấn/Thanh Tâm Tuyền – Lệ Đá Xanh)

Phải chăng, trái cây ngọt ngào thơm phức “của Thượng Đế ở đây, không là “đôi môi em”, hay “miệng lưỡi” của anh nữa. Mà là “nguồn sữa mật khởi đầu”, âu sầu giòng lệ đá, vẫn rất xanh? Thật ra thì, “sữa mật” đầy nguồn còn là Lời Vàng của Thượng Đế nhân gian vẫn nói ở Kinh Sách:

“Đây là ý nghĩa dụ ngôn:

Hạt giống là lời Thiên Chúa.

Những kẻ ở bên vệ đường

là những kẻ đã nghe

nhưng rồi quỷ đến cất Lời ra khỏi lòng họ,

kẻo họ tin mà được cứu độ.

Còn những kẻ ở trên đá

là những kẻ khi nghe thì vui vẻ tiếp nhận Lời,

nhưng họ không có rễ.

Họ tin nhất thời,

và khi gặp thử thách,

họ bỏ cuộc.”

(Lc 8: 11-13)

Về tin để được cứu độ, nói nôm na như câu ca ở giòng nhạc “Đôi khi anh muốn tin”, rất nhất thời, lại có tác giả người Hoa, con rể cố Chủ tịch Trung Quốc Lý Tiên Niệm, giáo sư thỉnh giảng đại học Stanford ở Mỹ, cũng có bàn về niềm tin văn hoá lâu nay được người người coi là “sắt đá”, đã trần tình về niềm tin văn hoá sử Đông/Tây như sau:

“Lịch sử phương Tây là một bộ sử sửa cái xấu, cái sai thành cái tốt, cái đúng. Lịch sử Trung Quốc thì là một bộ sử sửa cái tốt/cái đúng thành cái xấu/cái sai. Thời cổ, phương Tây cái gì cũng cấm, chỉ có điều không cấm bản năng con người. Trung Quốc cái gì cũng không cấm, riêng bản năng thì cấm.

Người phương Tây dám thể hiện bản thân, tức thể hiện tư tưởng mình và còn dám phô bầy thân xác loã lồ của mình. Trung Quốc chỉ biết mặc quần áo, mặc quần áo cho tư tưởng. Mặc, bao giờ cũng dễ hơn cởi. Phương Tây đả kích mặt đen tối của mình, cho nên tìm được ánh sáng tư tưởng của họ đang bay bổng. Chúng ta ca ngợi sự sáng của mình, kết quả đem lại bóng tối nghìn năm…”(X. Liu Ya-zhou, Trung Quốc Bàn về niềm tin và đạo đức, Nguyễn Hải Hoành giới thiệu và lược dịch, trích từ bài nói chuyện của ông hôm 11/9/2002 ở Vân Nam)

Tin hay không tin, về văn hoá sử rất sắt đá, hay chỉ là “Đôi khi anh muốn tin”, “những trái cây của Thượng Đế”, vẫn còn đó lời kể của thánh sử, như sau:

“Còn Thầy,

Thầy bảo cho anh biết:

anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá,

trên tảng đá này,

Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy,

và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.”

(Mt 16: 18)

Có một sự kiện, là: buổi hôm ấy nhiều người tìm về Castagniers, Pháp Quốc, cũng đã tìm về sự lặng thinh của đất đá trên núi đá, đã phát giác ra được sự thật do thánh nhân ngoài đời/trong Đạo, cũng rất bạo và dạn, như sau:

“Như tôi đã nói trước đây, tôi tuyệt đối tin rằng sự đa dạng của các truyền thống tôn giáo hiện nay là quý giá và thích đáng. Theo kinh nghiệm của riêng tôi, tất cả các truyền thống tôn giáo lớn của thế giới nói một thứ ngôn ngữ và gửi đến một thông điệp chung mà chúng ta có thể dựa vào để xây dựng một sự hoà thuận nhau thật sự.” (X. Le Dalai Lama parle de Jésus, Editions Brepols Paris 1996, Vĩnh An dịch Thiện Tri Thức in năm 2003, tr. 26)

Thông điệp về sự hoà thuận mà thánh-nhân-ngoài Đạo nói đến, vẫn ghi lại lời lẽ đẹp như sau:

“Chúng ta hãy lấy một ví dụ như sự tham thiền về tình yêu và lòng thương xót trong bối cảnh Kitô-giáo. Khi tham thiền theo phân tích, chúng ta đi theo những hướng tư duy đặc biệt như: để thật sự yêu Thiên Chúa, cần phải thể hiện tình yêu ấy bằng hành động yêu thương chân thật anh em nhân loại của mình. Người ta cũng có thể suy nghĩ về cuộc đời và gương sáng của Đức Giêsu Kitô trong bản thân Ngài, Ngài đã sống và hoạt động như thế nào để đem lại lợi ích cho chúng sinh, và các hành động của Ngài đã minh hoạ một phong cách sống tràn đầy lòng thương xót.”(Đức ĐạtLai LạtMa, sđd t.27)

Xem như thế, những lời và lẽ như “Đôi khi anh muốn tin”, hoặc “Bờ Đá Xanh Tạ Từ” ở các bài hát, vẫn là những tình tự về lòng thương xót. Tình yêu. Sự thật. Nhưũng sự rất thật, mà thánh-nhân-ngoài-Đạo, là Đức Đạt Lai Lạt Ma, thêm một lần xác tín, rất như sau:

“Nhờ có những suy tư đó, các bạn ngày càng xác tín vào sự quan trọng và giá trị của lòng thương xót và khoan dung. Một khi đã đạt tới niềm xác tín tuyệt đối về giá trị và sự thiết yếu của lòng thương xót và khoan dung, các bạn sẽ có cảm giác được xúc cảm và biến đổi từ bên trong.” (x. Đức ĐạtLai ĐạtMa, sđd t. 28)

Và bậc thánh-nhân, lại quả quyết:

“Khi đọc đoạn Matthêô 5, 38-42, tôi thấy Phúc Âm đặt nặng sự thực hành lòng khoan dung và đề cao tình cảm vô tư, không thiên vị đối với mọi tạo vật. Theo ý kiến của tôi, để triển khai năng lực khoan dung đối với mọi người, và đặc biệt với một kẻ thù, điều kiện quan trọng tiên quyết là tiếp nhận mọi người với tính bình đẳng. Nếu người ta nói với bạn rằng không nên thù nghịch kẻ thù mà phải yêu mến hắn, chỉ khẳng định như thế sẽ không khuyến khích các bạn thay đổi. Đối với mỗi người chúng ta, cảm thấy sự thù nghịch đối với những người làm khổ bạn và có cảm tình với những người yêu thương bạn là hoàn toàn tự nhiên. Đây là tình cảm tự nhiên của con người. Vậy, chúng ta phải sử dụng các kỹ thuật hiệu quả để giúp chúng ta vượt qua từ sự thiên vị nội tại trong bản tính, đến một tình trạng bình đẳng cao nhất.” (x. Đức ĐạtLai LạtMa, sđd t. 32)

Cuối cùng thì, đá tảng có nhỏ lệ, mầu rất xanh hoặc như lời của người viết nhạc họ Trịnh có đặt tên gọi cho nhạc bản của mình là “Tuổi Đá Buồn” đi chăng nữa, thì tuổi buồn như đá, vẫn là tuổi già hay trẻ, chẳng biết dựng xây căn nhà “yêu thương” của mình hay của người, ở trên đá. Xây như thế, rồi anh rồi em sẽ cùng với người viết nhạc Phạm Quang Tuấn hát tiếp lời ca cuối, có những câu:

“Anh muốn tin

Ngoài đời đầy cỏ hoa tinh khiết

Quyến rũ cánh tay em

Vòng ân ái

Quyến rũ cánh tay em

Vòng ân ái

Trong tay em…

Trong tay em…”

(Phạm Quang Tuấn/Thanh Tâm Tuyền – bđd)

Vòng ân ái, có là nỗi niềm ái ân, của người thân hay khác lạ, ở ngoài đời vẫn ngấn lệ đi chăng nữa, hãy cứ hát lên một lời cuối cho em. Và cho anh. Như sau:

“Đôi khi anh muốn tin

Ôi những người khóc lẻ loi

Lệ là những viên đá xanh

Lệ là những viên đá xanh…”

(Phạm Quang Tuấn/Thanh Tâm Tuyền – bđd)

Vâng. Đá rất xanh. Có nhỏ lệ, nhiều hay ít, cũng còn tùy. Tùy anh. Tùy em. Tùy mọi người có tin rằng đá tảng mà Chúa đặt tên cho Simôn Phêrô, để xây dựng Hội thánh lên trên đó, chính là Tình Yêu. Của Ngài. Của muôn người.

Trần Ngọc Mười Hai

Đã biết thôi không nhỏ nữa.

Những giòng lệ cho đá.

Vẫn rất xanh.
 
Sống Và Chia Sẻ Lời Chúa - Càng Làm Lớn Càng Phải Tự Hạ
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
19:10 27/08/2010
SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA / CN22TN-C

Cần cho Cá nhân-Gia đình Nhóm-Hội đoàn-Phong trào

“ CÀNG LÀM LỚN CON CÀNG PHẢI TỰ HẠ”

“AI TÔN MÌNH LÊN SẼ BỊ HẠ XUỐNG”

A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ dưới sự dẫn dắt của Thánh Linh:

Bài đọc 1: Huấn ca (3:17-18;20;28-29). Càng làm lớn con càng phải tự hạ, như thế con sẽ được đẹp lòng Đức Chúa. (câu 18)

Đức khiêm nhường giúp bạn nhiều thành công, thì tật kiêu ngạo, độc tài, hách dịch làm bạn thất bại lớn lao trong nhiệm vụ của mình.

1/ Nhân đức khiêm tốn đã giúp ích gì cho tôi trong chức vụ hiện tại?

2/ Những thất bại khi bạn tỏ kiêu ngạo và khinh thường người khác?

Bài đọc 2: Do thái(12:18-19;22-24a). Anh em đã tới cùng vị Trung Gian Giao Ước Mới là Đức Giêsu. (câu 24a)

Thư Do thái luôn nhắc nhở bạn nhớ về hai Giao Ước Cũ và Mới. (1) Cũ là những sự bất toàn và thất bại, (2) Mới là sự hoàn thành các lời hứa, với sự sống và quyền năng bất diệt và trình độ trọn vẹn. Nhưng có nhiều Tín hữu vẫn sống dưới Giao Ước cũ và chưa hề cảm nghiệm được sức sống của Giao Ước Mới là Chúa Thánh Linh?

1/ Các Tín hữu ngày nay đã sống theo Giao Ứớc Mới chưa? Tại sạo ?

2/ Giao ước Cũ là? (nô lệ, sợ hãi). Giao Ước Mới là? (tự do,can đảm)

Tin Mừng: Luca(14:1; 7-14). Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên. (Lc 14,11)

Chúa hạ thấp kẻ kiêu ngạo: Sẽ bị hạ xuống: động từ ở thể bị động. Chúa làm chủ ngữ ở thể chủ động: được Chúa nhắc lên. Dĩ nhiên Đức Giêsu không phải khen ngợi thái độ giả hình của người cố ý ngồi vào chỗ thấp. Nhưng chọn một chỗ ngồi khiêm tốn, để sau đó được mời lên chỗ khác hợp hơn.

1/ Đức Maria đã dạy tôi những bài học sống khiêm nhường thế nào?

2/ Những kết qủa bạn phục vụ Chúa và anh em một cách khiêm tốn?

3/ Thế nào là tính kiêu ngạo khi dùng tiền của để phô trương cầu lợi?

B- Câu Kinh Thánh thúc đẩy tôi chọn sống tuần này:

CÀNG LÀM LỚN CON CÀNG PHẢI TỰ HẠ.. (Hc 3, 18)

Humble yourself the more, the greater you are…

* Ngay bây giờ tôi phải làm gì? /So what am I doing/For Action.

- Tôi luôn chọn phần nhỏ, kém trong gia đình và ngoài xã hội.

- Bạn bỏ tính kiêu căng, khoe của cải, làm việc mong trả công.

C- Bạn và tôi cùng Cầu nguyện và Sống Cầu nguyện: Pray in Action.

Lạy Cha, Đức Kitô đã dạy: Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ xuống sẽ được tôn lên. Xin dạy con thấy sức khỏe, địa vị, tài năng, tiền bạc là của Chúa ban, để con luôn sống biết ơn, phục vụ Chúa và tha nhân hết lòng, không phô trương, khoe khoang trục lợi, mong người khác trả công ở đời này. Vì đó là điều vô phương cứu chữa. Con noi gương Đức Mẹ khiêm tốn thưa: “Này tôi là tôi tớ Chúa.”

Hoa thơm cỏ lạ: ĐỂ THOÁT LÚC CĂNG THẲNG, HÃY ĐỐI ĐÁP DIỤ DÀNG

To get out of a hard stuation, try a soft answer

CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)

Phó tế: GB. Maria Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
 
Kiêu căng và khiêm nhường
Jos. Hồng Ân
19:56 27/08/2010
Vào một ngày Sabát Đức Giêsu được thủ lãnh nhóm Pharisêu mời đến nhà ông dư tiệc, những người Pharisêu cũng được được mời thì cố ý soi mói, dò xét xem Người làm gì lỗi luật ngày sabát, để tìm cách bắt bẻ, lên án Người. Nhưng họ chưa tìm được lỗi nào của Chúa, thì Chúa đã thấy hết lỗi của họ là lòng kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn, nâng mình lên để khoe khoang, coi mình hơn người, tranh nhau chọn cỗ nhất để ngồi. Chúa Giêsu liền kể cho họ một dụ ngôn: “Khi anh được mời đi ăn cuới thì đừng ngồi vào cỗ nhất…” (x. Lc 14, 8-10). Và Người kết luận “Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuông sẽ được tôn lên” (Lc 14,11). Chúa Giêsu có ý dạy cho những người Pharisêu và chúng ta biết tai hại của lòng kiêu ngạo, tự phụ, tự đắc và bài học về giá trị đích thực của đức khiêm nhường.

Kiêu ngạo là tự khoe mình quá mức nhằm nâng mình lên trên người khác, coi thường, khinh chê người khác, trà đạp, chèo lên vai, lên cổ người khác để mình được cao hơn,. Kiêu ngạo còn là một tội nặng chống lại Thiên Chúa. Thiên thần thứ nhất kiêu ngạo muốn hơn Thiên Chúa đã chống lại Ngài nên đã trở thành ma quỷ (satan); tổ tông loài người muốn bằng Thiên Chúa đã phạm tội bất tuân lệnh Chúa truyền nên loài người đã phải làm nô lệ cho ma quỷ. Kiêu ngạo thường đi đôi với tham lam và dối trá, giả hình. Còn khiêm nhường là biết từ bỏ, nhìn nhận mình để hòa nhập với người khác, hầu có thể tôn trọng phẩm giá của mọi người. Khiêm nhường còn là nhận biết giá trị thật sự của mình để học tập nơi người hiểu biết hơn mình.

Trên thế giới đã sẩy ra biết bao nhiêu tai hoạ do lòng kiêu căng, tự phụ của con người, cụ thể nhất là thảm hoạ đắm tàu Titanic đã đi vào lịch sử nhân loại.

Tàu Titanic dài 882 feet 9 inches (269 m) và rộng 92 feet 6 inches (28 m) ở sườn ngang (dài hơn 6 inches so với chiếc tàu chị em là RMS Olympic). Tổng lượng chất tải đăng ký là 46.328 tấn, và chiều cao từ mặt nước tới boong tàu là 60 feet (18 m). Nó có hai động cơ hơi nước ngược pít tông bốn xi lanh và một tuốc bin Parsons. Những động cơ này làm quay ba chân vịt. Có 25 nồi hơi hai đầu và 4 cái một đầu kiểu Scotch được đun nóng bởi 159 lò đốt than khiến nó có thể đạt tới tốc độ tối đa 23 knot (43 km/g). Chỉ ba trong số bốn chiếc ống khói cao 63 foot (19 m) của nó hoạt động; chiếc thứ tư được dùng thông gió, và được thêm vào để con tàu có hình dáng ấn tượng hơn. Titanic có thể chở tổng cộng 3.547 người gồm cả thủy thủ đoàn, và bởi vì nó có chở thư, tên của nó được thêm tiền tố RMS (Royal Mail Steamer) cũng như SS (Steam Ship). Titanic được coi là một đỉnh cao của kiến trúc hàng hải và là một tiến bộ công nghệ, và được tạp chí The Shipbuilder ca ngợi là "không thể chìm".

Titanic có vỏ hai lớp, chứa 44 bể nước dùng cho nồi hơn và đồ dằn để giữ nó cân bằng trên biển (những chiếc tàu sau này cũng có vỏ hai lớp). Titanic có số thuyền cứu sinh lớn hơn tiêu chuẩn, tổng số 20 chiếc (dù vẫn chưa đủ cho toàn bộ hành khách), và những nhà thiết kế đã thảo luận về việc lắp đặt thêm số thuyền cứu sinh, phụ thuộc vào các vấn đề về chi phí. Titanic được chia thành 16 khoang với cửa ngăn, đóng mở bằng các then cửa điện từ và hoạt động với động tác tắt bật đơn giản từ đài chỉ huy của thuyền trưởng. Tuy nhiên, tính kín nước của cửa ngăn không đạt tới toàn bộ chiều cao của boong, mà chỉ tới boong hạng hai (E-Deck). Titanic vẫn nổi khi bốn khoang bất kỳ ngập nước, hay mười một trong số mười bốn khu thuộc ba khoang ngập nước, hay bốn khoang đầu/cuối ngập nước: ngoài ra nó sẽ chìm.

Tàu Titanic là chiếc tàu xa hoa tột bậc và lộng lẫy nhất. Nó có một bể bơi trên boong, một phòng tập thể dục, một nhà tắm Thổ Nhĩ Kỳ, một thư viện, và một sân squash. Các phòng hạng nhất thông thường được ốp bằng những thanh gỗ chạm khắc tỉ mỉ, đồ đạc đắt tiền và các trang trí sang trọng khác. Hơn nữa, quán Café Parisienne cung cấp những món ăn tuyệt vời cho khách hạng nhất với một hàng hiên ngập nắng cùng những trang trí tinh xảo. Trang bị tại các phòng hạng hai và hạng ba có lẽ cũng được xếp hàng sang trọng so với những phòng đồng hạng trên các con tàu khác thời ấy. Titanic có ba thang máy dành riêng cho những khách hạng nhất và một sự cải tiến khác, thêm một thang dành cho khách hạng hai.

Nơi được trang trí đẹp nhất trong nội thất con tàu chắc chắn là cầu thang khu vực hạng nhất, nằm giữa ống khói thứ nhất và thứ hai. Cầu thang kéo dài xuống boong hạng hai và được trang trí bằng các phiến gỗ sồi và có lan can mạ vàng, trên đỉnh là một vòm kim loại kính trang trí tỉ mỉ để lấy ánh sáng trời. Đỉnh cầu thang là một tấm gỗ lớn treo một chiếc đồng hồ với những chữ số biểu tượng theo Honour and Glory crowning Time.

Tàu Titanic khổng lồ là niềm hãnh diện của con người, vĩ đại nhất, chở nhiều khách nhất, an toàn nhất, tin tưởng nhất, không một du khách nào lên tàu Titanic ngày 10 tháng 4 năm 1912 mà nghĩ rằng đây là chuyến đi cuối cùng của đời mình, vì ai cũng tin rằng chiếc tàu này sẽ không bao giờ chìm. Nhưng chỉ sau không đầy một này rời cảng, con tàu khổng lồ đó đã đâm phải một núi băng lớn, đã bị chìm xuống lòng đại dương khiến cho khoảng 1500 người thiệt mạng. Phải chăng đó là thảm kịch của lòng kiêu ngạo tự đắc của con người…?

Thảm kịch của tàu khổng lồ Titanic luôn còn đó, nhắc nhở con người về tai hại của lòng tự phụ, tự mãn, coi thường, chủ quan. Trong bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu cũng chỉ cho những kẻ tự phụ, coi mình là quan trọng, tự cho mình là hơn người, mình đáng được ngồi chỗ danh dự nhất, nên đã tranh nhau tìm cỗ nhất để ngồi. “Khi anh được mời đi ăn cưới thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời và rồi chủ nhà đến nói với anh ‘xin anh nhường chỗ cho nhân vật này. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối” (Lc 14, 8-9).

Trên đời chẳng ai ưa những kẻ tự kiêu, tự đại, tự cho mình là giỏi, cho mình là hay, việc gì mình làm cũng phải là tốt nhất, lời nói của mình lúc nào cũng hay nhất, cái gì của mình cũng đẹp nhất, chỉ có mình là nhất, mình đáng được ngồi chỗ danh dự nhất, đáng được mọi người chào hỏi nơi công cộng, thích oai, luôn hãnh diện về bản thân mình, luôn muốn thể hiện cái uy của mình trước mặt mọi người, chạy theo cái danh hão, coi người khác chỉ là cỏ rác, là thứ bỏ đi, thấy người khác hơn mình thì khó chịu, hậm hực, nói xấu, dèm pha, dè bỉu, chê bai khích bác, tìm cách hạ uy tín của họ. Đúng như người đời đã nói: “hơn người thì kiêu mà kém người thì ghen”.

Kẻ thù lớn nhất của con người chính là tự kiêu, tự phụ, khi con người hoàn toàn đặt niền tin tưởng vào sức mạnh của khối óc, của đôi tay mình, thì đó cũng chính là lúc nó đi vào chỗ tự hạ thấp uy tín của mình, tự huỷ diệt chính mình. Trong biển đời cũng còn có biết bao những tảng băng đang chôi nổi, có biết bao những khối đá ngầm đang rình dập, chúng nhận chìm cuộc đời con người xuống đáy đại dương khi mà con người mất cảnh giác, coi thường, tự kiêu, tự phụ.

"Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng” (Lc 1, 51). Đó là lời Đức Maria đã cảnh báo con người về tính tự phụ, lòng kiêu căng, chỉ biết cậy dựa vào danh vọng, của cải và sức lực của mình, thì con người tự chuốc lấy tủi nhục, đau khổ và tuyệt vọng, như kẻ chọn cỗ nhất để ngồi, rồi bị ông chủ mời xuống để nhường chỗ cho người quan trọng hơn, lúc đó sẽ bị xấu hổ, bẽ mặt trước mặt bàn dân thiên hạ.

Kinh Thánh khuyên người ta có thái độ khiêm nhu trong quan hệ xã giao (x. Cn 25, 6-7), thái độ này hợp với con cái Chúa. Những người khiêm tốn nhận biết thân phận yếu đuối và những giới hạn của mình, biết mình chỉ là không trước mặt Chúa, nhìn nhận người khác quan trọng hơn mình, đáng được hưởng sự ưu đãi hơn mình, nên đã chọn chỗ cuối mà ngồi, khi ông chủ nhận thấy đó là người quan trọng, sẽ đến mời lên chỗ nhất, lúc ấy được vinh dự trước mặt mọi người. Vì “Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (Lc 1, 52). Tin Mừng theo Thánh Luca hôm nay thuật lại câu chuyện Chúa được mời đi dự tiệc, Ngài thấy những kẻ cũng được mời cứ chọn cỗ nhất mà ngồi, nên Chúa đã kể một dụ ngôn về việc “khi được mời đi ăn cưới đừng ngồi vào cỗ nhất…” (Lc 14, 7-11). Qua đó Chúa Giêsu dạy ta biết tai hại của tính tự phụ, lòng kiêu căng và giá trị đích thực của đức “khiêm nhường”: “Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuông sẽ được tôn lên” (Lc 14, 11).

Lạy Chúa, chúng con là những kẻ tự phụ kiêu căng, luôn chạy theo tiền tài, danh vọng, địa vị, chỉ tìm tư lợi, tự coi mình là quan trọng, là giỏi, là hay, là tốt, là đẹp, khinh thường anh em đồng loại, những người nông thôn quê mùa, nhất là những người nghèo hèn, những người cô đơn tàn tật. Chúng con đã và đang tranh dành địa vị, tranh dành nhau chỗ ngồi, cãi lộn với nhau vì miếng ăn hơn thiệt. Xin Chúa ban ơn giúp sức để chúng con loại bỏ những tính mê nết xấu, lòng tự cao tự đại, nhìn nhận mình chỉ là không không trước mặt Chúa và biết tôn trọng hết thảy mọi người.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Obama chưa kịp đến New Orleans đã bị lên lớp
Trần Mạnh Trác
18:41 27/08/2010
Theo CNSNews, lúc Tổng thống Barack Obama phát biểu tại Đại học Xavier ở Louisiana vào ngày 29 tháng 8 để đánh dấu năm thứ năm của cơn bão Katrina, một nhân vật vị vọng sẽ vắng mặt, đó là Đức Tổng Giám Mục Gregory Aymond.

Thực ra là, theo lời nữ phát ngôn viên McDonald của Tổng Giáo phận New Orleans thì đức Tổng đã không được hỏi ý kiến về chuyến viếng thăm của tổng thống tại trường đại học Công giáo này.

"Tôi đã thưa chuyện với Đức Tổng Giám Mục Aymond về việc này và ngài cho tôi biết rằng ngài đã không được tư vấn về chuyến thăm của tổng thống tại trường Xavier và ngài cũng không có ý tham dự,".

Bà McDonald không cho biết nếu đức Tổng có phản đối chuyến thăm của Obama tại khuôn viên trường Xavier hay không - nhưng đã cho biết đức Tổng sẽ bận rộn ngày hôm đó.

"Vào ngày 29 tháng Tám, ngày Tổng thống Obama có mặt tại Xavier, Đức Tổng Giám mục Aymond sẽ phải cử hành Thánh Lễ và sau đó sẽ tham gia vào một buổi cầu nguyện liên tôn với các nhà lãnh đạo tôn giáo khác ở New Orleans tại Nhà thờ chính tòa St Louis để cầu cho hy vọng và công việc tái thiết thành phố ", bà McDonald nói.

"Tuy nhiên đức Tổng cũng lưu ý rằng, những phát biểu trong dịp này không nên mang mầu sắc chính trị, nhưng nên là một nghĩa cử phát xuất bởi đức bác ái và tinh thần đoàn kết với nhân dân New Orleans. Xavier University thường được sử dụng bởi các quan chức như thị trưởng và những nhân vật chính trị trong những dịp tương tự, " bà nói thêm.

Patrick Reilly, chủ tịch của hội Cardinal Newman, một tổ chức giáo dục Công giáo, đồng ý rằng tổng thống Obama ít có khả năng tập trung vào chính trị phá thai tại Xavier, không như dịp ông đã có khi ông dự lễ mãn khóa năm 2009 tại Notre Dame.

"Chắc chắn đây không phải là một cơ hội để Tổng thống Obama trình bày quan điểm về nghiên cứu tế bào gốc phôi thai và phá thai, nhưng trước cái thực tế là ông rất hào phóng với những quan điểm trên làm cho người ta sẽ không mở một diễn đàn thích hợp cho ông, " ông Reilly nói.

"Ở Notre Dame chủ đề thảo luận là rất rộng rãi - vì đây là lễ Mãn Khóa - và ông ta đã nắm lấy cơ hội để phát biểu quan điểm của ông về phá thai và nghiên cứu tế bào gốc tại một trường đại học Công giáo," Reilly cho biết. "Chúng tôi chắc chắn không muốn thấy điều đó xảy ra một lần nữa."

Reilly cho biết sự xuất hiện của một tổng thống ủng hộ phá thai trong một khuôn viên đại học Công Giáo là không được Hội Đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ hoan nghênh.

"Các giám mục Hoa Kỳ đã nói rõ rằng các tổ chức Công Giáo không nên cung cấp một diễn đàn hoặc trao danh dự cho một cá nhân công khai đối lập với giáo lý Công giáo," Reilly nói.

Nhắc lại năm 2009, Đại học Notre Dame đã bị người Công giáo trên khắp thế giới kết án vì đã mời một vị tổng thống ủng hộ phá thai diễn thuyết trong ngày mãn khóa và trao cho ông một văn bằng luật danh dự. Vị viện trưởng Notre Dame là Cha John Jenkins, đã bị 80 giám mục đương nhiệm và hơn 350.000 người Công giáo ký thỉnh nguyện thư yêu cầu ông rút lại lời mời, nhưng Jenkins đã từ chối không làm.

Viện trưởng Xavier là tiến sĩ Norman Francis, trong khi đó, sẽ chào đón Obama với vòng tay rộng mở, được biết Obama đã từng nói chuyện tại trường đại học một lần trước đây.

"Chúng tôi rất vui và biết ơn tổng thống đã quyết định ghé lại trường Đại học Xavier trong chuyến viếng thăm New Orleans để kỷ niệm năm thứ năm của cơn bão Katrina."

"Ông Obama sẽ được xem tận mắt tại sao chúng tôi đang rất tự hào về những tiến bộ chúng tôi đã đạt đượt tại trường Xavier qua năm năm kể từ Katrina, không chỉ tái thiết lại khuôn viên mà thôi nhưng đã mở rộng cơ sở vật chất và dịch vụ, để hoàn thành sứ vụ của chúng tôi đã có từ 85 năm trước, " ông nói thêm.

Năm 2006, một năm sau khi Katrina tàn phá Louisiana và Mississippi, ông Barack Obama, lúc đó còn là Thượng Nghị Sĩ (D-Ill,) đã được trao tặng học vị tiến sĩ danh dự tại trường đại học.

Trường đại học có danh xưng là một cơ sở "Công giáo" và của "lịch sử người da đen". Trường Xavier University of Louisiana, thành lập bởi thánh nữ Katharine Drexel dòng Thánh Thể có mục đích là góp phần và thúc đẩy một xã hội công minh và nhân bản, bằng cách chuẩn bị các sinh viên của mình vào vai trò lãnh đạo và cung cấp dịch vụ trong một xã hội toàn cầu."

Ông Reilly thì có ý kiến khác, ông nói "Dù cho đó là một trường đại học da đen hay không thì các giá trị căn bản vẫn phải như nhau. Tôi nghĩ rằng điểm mà các trường đại học Công Giáo cần phải hiểu được là nhà các nhà giáo dục Công giáo cần dành nhiều thời giờ hơn để phát huy giá trị Kitô giáo tại nơi công cộng thay vì giả vờ rằng một trường đại học Công Giáo là một nơi công cộng tự do."

Tuy nhiên ông Reilly cũng cho biết rằng "Không một trường Đại Học Công Giáo nào phải tuân theo vị Giám Mục địa phương cả". Các trường ĐH Công Giáo đều được tự trị.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tiếng kêu trong sa mạc
Linh mục Trần Xuân Nhàn
01:05 27/08/2010
Giáo Xứ chìm trong lụt
Cơn bão số 3 đổ bộ vào miền Trung Bắc Việt Nam chiều ngày 24/05 vừa qua, đài khí tượng Việt nam báo sai thời gian, không có sự chuẩn bị nên xảy ra hậu quả sự tàn phá của nó thật ghê gớm. Hơn chục người chết, hàng ngàn ngôi nhà bị hư hại, hàng vạn con người đêm nay đang chịu cảnh màn trời chiếu đất hoặc nằm trong mưa lạnh mà không ngủ được, hay đã sơ tán mà lòng thấp thỏm, quặn thắt với cơ ngơi bị tàn phá…cơ sở hạ tầng của một dải đất Nghệ An bị phá hoại nặng nề, đặc biệt khu trung tâm bão, Huyện nghi Lộc, và vùng Cửa Lò, Nghi Phong, Nghi Đức … chính tôi là một linh mục thường xuyên cứu trợ các trận bão lụt miền trung trong những năm qua, nhưng chưa bao giờ chứng kiến sự sỡ hại, và tuyệt vọng bơ vơ không nơi nương tựa và cái chết kề bên, khi quần áo đẫm ướt ngồi co ro dưới chân một bứa tường mà tôi cho răng là kiên cố. Quả là sự giận dữ của thiên nhiên thật kinh hoàng. Những diễn biễn và hình ảnh về sự tàn phá của cơn bão ngay trước mắt toi nhìn thấy, cơn lốc dường như xoay quanh một quỹ đạo la nơi tôi trú ẩn, rầm một cái, garage sập, chiếc xe mà tôi thường chạy cứu trợ nằm oẹp dưới khung sắt đồ sộ của căn nhà, chưa hết kinh hoàng, bức tường sau nhà ập đổ làm rung chuyển nền đất như một địa chấn, tôn và sắt bay khắp vườn tôi biết chạy đường nào cho an toàn, trong nhà đầy nước nhưng mọi người cũng tìm chồ an toàn nhưng biết đâu là an toàn, căn nhà đang ở bị tốc ngói ném xuống rào rào như trận pháo kích, ném qua trần nhà với sức nặng đổ xuống nhà. Tôi biết đây là giờ phút chót phải quyết định cho moi người trong nhà, tập trung ở trụ cột tôi đang đứng trong mưa để chịu phép xứ dầu. Xức dầu cho mọi người xong thì bức tường bên cạnh nhà đổ ập gây chấn động manh nhiều người nghĩ đến tận thế.

Cơn bão 3 người ta thấy có những điều khác hơn so với những cơn bão trước, khi cơn bão sắp đến rất êm đềm, ai cũng tưởng như cơn bão số 2 chỉ thăm viếng phút chốc rồi đi, dẫu vây người ta cũng đã chuẩn bị mọi phương án để chống bão, sự khác biệt ở sức gió và cường độ xoáy của gió như một điệu luân vũ, sự tàn phá khi bão đi qua không chỉ đè bẹp cây cối một hướng mà vặn cây theo một vòng tròn, chính vì vậy mà các mái ngói bị tốc lên rôi lại gieo xuống như mưa. Không thể định hướng được để chống đỡ mà chẳng biết chạy nơi nào để thoát thân.

Ruộng lúa thành biển hồ
Người xưa thường có câu: “Nước lụt thì lút cả làng…”, có một ý nghĩa rằng Thiên tai là tai họa chung của tất cả mọi người, không của riêng ai. Nhưng, không hoàn toàn như thế, điều bình thường đó đã không còn đúng ở VN hiện nay: Những hậu quả của Thiên tai, không phải là một món quà đắng chia đều cho tất cả mọi người. Những người chịu hậu quả nặng nề nhất lại chính là những người dân nghèo. Những người dân cần mẫn, một sương hai nắng vắt mũi không đủ đút miệng, họ là những người chịu hậu quả nhiều nhất. Vì sao vậy: Chính vì họ là những người nghèo khổ, nhà cửa không thể làm kiên cố, giõ bão mới vào đã sập, họ ở ngay mép sông, mép biển, nước vừa lên đã ngập… Đêm nay, hàng vạn con người đó đang trong cảnh màn trời, chiếu đất, đói rét và những cơn bão trong lòng hành hạ họ. Trong hàng vạn con người đang chịu hậu quả cơn bão, mất mát hết tài sản, chết người, bị thương…nhiều em bé không còn áo quần sách vở đến trường như chúng bạn.

Hậu quả cơn bão đi qua để lại di chứng không chỉ là một tháng, một năm, người dân vốn đã bần cùng càng bần cùng thêm. Mùa lúa năm trước mất trọn vì sâu rầy, không còn tiền mua giống, cha xứ mới cấp phát tiền lúa giống cho dân nghèo, hở hở vui mừng cùng nhau gieo trạ, lúa lên được một gang thì ngâm trong lụt. Đúng là đất cày lên sỏi đá. Đất đọa nông dân xứ Nghệ đến cứng chân. Họ cần sự giúp đỡ của mọi người trong nước và trên thế giới để qua cơn hoạn nạn.

Hằng trăm căn nhà bị mất nóc
Đã là nạn nhân, dù đối đầu với một thiên tai nhân họa nào, bất cứ họ ở đâu trên quả địa cầu nầy đều đáng thương như nhau, đặc biệt là người Việt Nam, có lẽ họ chưa thoát khỏi cảnh nghèo, niềm vui đâu có mà trọn vẹn thì thiên tai chợt đến, làm họ mất tất cả, tài sản lẩn sinh mạng, nếu người mất đi là cột trụ của gia đình, dĩ nhiên họ mất luôn môi trường sống, trong thời buổi kinh tế khó khăn như thế nầy, tương lai họ sẽ đi vào ngõ cụt, quả là một tai hoạ từ trên trời ụp xuống. ..

Nhờ lòng từ tâm của quý vị, có thể họ sẽ được nhận một vài triệu đồng VN, một ít gạo, mì gói v.v... để sống qua cơn họan nạn, muốn làm lại từ đầu thì bằng cách nào? tiền bảo hiểm về Bảo Lụt đương nhiên không có rồi, nhờ vào chánh quyền ư? tóm lại, họ sẽ đương đầu với khó khăn chồng chất, với những đống đỗ nát ngỗn ngang, tuơng lai của họ sẽ đi vào đâu, có lẽ họ sẽ đi vào ngõ xâu cùng khổ, trước mắt họ chĩ là những tai hoạ và tai họa. ..

Phong ba bão táp là thiên tai và cũng là tai họa cho những người dân lành nghèo khổ. Người dân lành VN thật sự là lầm than khốn khổ lắm rồi. Họ chỉ biết nghe ngóng về những dự án Ngàn Năm Thăng Long, nhưng suốt cuộc đời của họ có bao giờ có tiền để đi một chuyến Hà Nội. Họ vui mừng cho những thành tựu của nền văn minh thế giới nhưng họ đâu biết châu Mỹ là gì? Châu Âu ở đâu?

Tổng thiệt hại trong vùng Nghi Phong và giáo xứ Làng Anh: 124 căn nhà sập mái, 10 héc ta ruộng lúa bị ngập nước hư toàn diện. Sau cơn bão bị dịch chết nhiều trâu bò và gia suc gia cầm.

Nếu có ai muốn giúp đỡ cho người dân Nghi Phong đặc biệt giáo xứ Làng Anh. Xin liên lạc về địa chỉ:

Tòa Giám Muc Xã Đoài

Linh mục Trần Xuân Nhàn,

Nhà thờ Làng Anh, xã Nghi Phong,

Huyện Nghi Lộc, Tinh Nghệ An, Việt Nam.
 
Bài hát ''Cùng Mẹ Ra Khơi'' được chọn làm nền cho Đại Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 cử hành tại La Vang
LM Minh Anh
06:30 27/08/2010
Hãy ra khơi ! Ðó là sứ điệp Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II gửi đến toàn thể dân Chúa nhân dịp khởi đầu ngàn năm mới.

Ðáp lại lời mời gọi của Ðức Thánh Cha, Ðức Tổng Giám Mục Huế cũng đã chọn chủ đề: CÙNG MẸ RA KHƠI cho Đại hội Thánh Mẫu La Vang lần thứ 26, đại hội đầu tiên của thiên niên kỷ mới.

Thế rồi, CÙNG MẸ RA KHƠI lần nữa đã trở thành tên gọi của bài hát do Linh Mục nhạc sĩ Minh Anh Giáo Phận Huế sáng tác dịp ấy, và hôm nay, cũng được chọn lại là bài thánh ca làm nền cho dịp Đại Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 và Đại Hội Hành Hương Đức Mẹ La Vang Lần Thứ 29, sẽ diễn ra tại Linh Địa La Vang vào ngày thứ năm mồng 6.1.2011 trong tuần Lễ Hiển Linh, với chủ đề “CÙNG MẸ MARIA LOAN BÁO TIN MỪNG”.

Bởi Đại Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 là một lễ bế mạc "mở", mở ra nhiều dự phóng tương lai cho toàn thể Giáo Hội Việt Nam trong viễn cảnh truyền giáo; mở ra những chân trời mới cho một Giáo Hội đã trưởng thành và lớn mạnh với 350 năm thiết lập, đúng như lời khẳng định mạnh mẽ trong lá thư gửi cộng đồng Dân Chúa ngày 9 tháng 10 năm 2009 của HĐGMVN:" Bế mạc Năm Thánh vào ngày Lễ Hiển Linh nói lên quyết tâm của Giáo Hội trong việc thi hành sứ mạng truyền giáo, chia sẻ niềm vui đức tin cho anh chị em đồng bào của mình, lấy ánh sáng đức tin soi chiếu các thực tại trần thế, hăng say góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Tin Mừng ".

Hãy cùng “Ra khơi” với Mẹ, rất xa và rất xa để có thể đánh bắt nhiều cá, chấp nhận gian nan thử thách với bao sóng gió phủ vây! Hãy cùng Mẹ chúng con ra đi loan báo Tin Mừng trong niềm tin yêu và hy vọng một tương lai sẽ sáng ngời của một trời mới đất mới!

-->Tải lời bài hát "Cùng Mẹ Ra Khơi"
-->Tải Slideshow "Cùng Mẹ Ra Khơi"