Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 25/8: Con cháu những kẻ đã giết các tiên tri. Lm. Giuse Vũ Hải Đăng, SDĐ. Kinh Thánh Giuse
Giáo Hội Năm Châu
01:06 24/08/2021
PHÚC ÂM: Mt 23, 27-32
“Các ngươi là con cháu những kẻ đã giết các tiên tri”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: “Khốn cho các ngươi, hỡi những luật sĩ và biệt phái giả hình: vì các ngươi giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ tốt đẹp, nhưng bên trong đầy xương kẻ chết và mọi thứ dơ nhớp. Các ngươi cũng thế, bên ngoài, các ngươi có vẻ là người công chính, nhưng bên trong, các ngươi đầy sự giả hình và gian ác. Khốn cho các ngươi, hỡi những luật sĩ và biệt phái giả hình, các ngươi xây đắp phần mộ các tiên tri, trang hoàng mồ mả những người công chính, và các ngươi nói rằng: ‘Nếu chúng tôi sống thời cha ông chúng tôi, ắt chúng tôi không thông đồng với các ngài trong việc đổ máu các tiên tri’. Vì thế, các ngươi tự chứng thực các ngươi là con cháu những kẻ đã giết các tiên tri. Vậy các ngươi cứ đong cho đầy đấu của cha ông các ngươi”.
Đó là lời Chúa.
Trái Tim Chân Thành
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
02:01 24/08/2021
CN 22 B
Trái Tim Chân Thành
Đề tài Tin Mừng hôm nay không phải là Luật Môsê hay Luật Thiên Chúa, nhưng chỉ là truyền thống của tiền nhân. Chúa Giêsu tố cáo những người Pharisiêu và Kinh sư chỉ dựa vào truyền thống mà coi thường và gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, huỷ bỏ Lời Thiên Chúa: “Ngôn sứ Isaia thật đã nói tiên tri rất đúng về các ông là những kẻ đạo đức giả, khi viết rằng….”. Chúa Giêsu mở đầu bằng cách trích dẫn và áp dụng lời sách Isaia vào những kẻ đang bắt bẻ môn đệ của Người và tuyên bố họ là những kẻ đạo đức giả.
Từ Hy Lạp có nghĩa “kẻ tự cho mình là”, diễn viên trên sân khấu. Diễn viên trên sân khấu Hy Lạp đeo mặt nạ. Người đạo đức giả là người đeo mặt nạ đạo đức. Lột cái mặt nạ ra thì thấy mặt thật của họ…Đạo đức giả hay giả hình (hupokrites), theo truyền thống Hy Lạp, chữ này có liên quan đặc biệt đến những người trả lời trong cuộc đối thoại của các vở kịch trên sân khấu, các diễn viên. Họ là những người đóng kịch, trong lòng đang vui mà phải giả bộ khóc hay đang buồn mà phải cố cười để mua vui cho thiên hạ. Người giả hình là người sống không thật với lòng mình.(x.Tĩnh tâm với sách Tin Mừng Maccô. Lm Giuse Nguyễn Công Đoan).
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà cái giả tràn lan khắp nơi: từ thực phẩm giả, thuốc giả, đến bằng cấp giả, điểm giả, học bạ giả… Nghiêm trọng nhất là thứ giả làm huỷ hoại con người, đó là “đạo đức giả”.
Dân chúng bây giờ phải có kỹ năng mới phân biệt được thực phẩm thật và giả để bảo vệ sức khoẻ của cả gia đình.
Ngay cả thuốc ung thư cũng giả, thuốc H-Capita 500mg Caplet do VN Pharma nhập về chứa 97% hoạt chất Capecitabine là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, “không được sử dụng chữa bệnh cho người”.
Điểm giả, học bạ giả, bằng cấp giả, những tiến sĩ gỉa, bác sĩ giả, giáo sư giả…cũng không bằng một thứ giả tệ hại nhất là đạo đức giả. Thật đúng: “Những gì xấu xa bên trong lòng người mới làm cho người ta ra nhơ uế”.
Một trong những đặc trưng của kỹ thuật hiện đại là kỹ thuật làm đồ giả. Chân giả, tay giả, tóc giả, lông mi giả, hoa giả, trái cây giả…. Những thứ giả ấy đi vào cả những sinh hoạt thiêng liêng như mâm ngũ quả, hoa nến nhang đèn đều giả… Mức độ “giả” còn tinh vi nên lắm khi cái giả xem ra còn đẹp hơn cái thật, khó mà phân biệt được thực hư, tốt xấu. Nhưng tệ nhất vẫn là thứ “Giả nhân giả nghĩa”, thứ “giả hình” mà Chúa đã nặng lời khiển trách (Mt 23,13-29). Thánh Gioan đã lật tẩy: “Ai nói rằng mình biết Thiên Chúa mà không tuân giữ các điều răn của Người, đó là kẻ nói dối” (1Ga 2,4); “Ai bảo mình yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối. Vì ai không yêu người anh em mà mình trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (Ga 4,20).
Trang Tin Mừng ngày thứ 2 tuần 21 thường niên (Mt 23, 13-22), Chúa Giêsu lên án thói đạo đức giả: "Khốn cho các ngươi, hỡi những luật sĩ và biệt phái giả hình!”. “Khốn cho” kẻ giả hình, họ giả hình vì họ chỉ thực hành những nghi thức tôn giáo hoàn toàn hình thức bên ngoài, khác xa với lòng đạo đức chân thực sống động bên trong con người. Bởi vì đạo đức là thứ vô hình dưới mắt con người, nên người ta chỉ có thể đoán biết nó qua lời nói và việc làm. Sống giả hình khi nói những lời giả nhân giả nghĩa, tư tưởng không đi đôi với lời nói và lời nói không đi đôi với việc làm; ngôn hành bất nhất, nói một đàng làm một nẻo…Vì thế, Chúa Giêsu đã nghiêm khắc kết án: “Khốn cho các ngươi hỡi những luật sĩ và biệt phái giả hình, các ngươi giống như mồ mả, bên ngoài thì quét vôi đẹp đẽ, nhưng bên trong thì đầy mọi thứ xấu xa”.
Kẻ giả hình luôn lợi dụng việc thờ phượng Thiên Chúa hằng sống để thượng tôn pháp luật và nghi lễ bên ngoài một cách xảo quyệt. Kẻ giả hình, lấy Thiên Chúa làm “bình phong” để “tô son trát phấn” nhằm đề cao danh dự, tiếng tăm cho bản thân mình. Họ “kính Chúa bằng môi bằng miệng nhưng cõi lòng thì lại xa Chúa”. Họ tuân giữ cặn kẽ những tập tục của tiền nhân mà quên bẵng những giới luật của Chúa. Họ chỉ lo giữ gìn tiếng tăm trước mặt người đời, mà không lo giữ gìn tâm hồn khỏi mọi vết nhơ của tội lỗi trước mặt Thiên Chúa. Họ bấu víu vào những hình thức đạo đức bên ngoài nhưng trong cuộc sống họ tỏ ra gian tham độc ác với tha nhân. Đúng như Chúa Giêsu đã diễn tả: “họ kinh kệ dài dòng nhưng lại nuốt chửng gia tài của các bà goá. Họ lo lau chùi chén đĩa bên ngoài, mà không lo gìn giữ tâm hồn mình trong trắng”.
Nguyên nhân của thói giả hình là do họ thiếu lòng mến chân thành, đến một lúc nào đó, chiếc mặt nạ đạo đức giả sẽ rơi xuống, khiến họ chỉ còn là những kẻ giả dối.
Chúa Giêsu đòi hỏi, việc phụng thờ Thiên Chúa cần phải thành thực và sống động bởi lòng yêu mến chân chính.
Con người nên cao cả là nhờ thế giới nội tâm với tư duy, cảm xúc, phân tích, đúc kết, kinh nghiệm… Nhờ có thế giới nội tâm mới có khoa học, có sáng tạo văn hoá nghệ thuật. Cũng chính cái thế giới nội tâm này làm cho con người trở nên bi đát. Bề ngoài và bề trong liên quan với nhau và tác động lẫn nhau, nhưng về mặt luân lý đạo đức, bề trong mới là phần quyết định. Chỉ có con người mới có giả hình, lừa đảo, gian dối, mưu mô, thủ đoạn. Đức Giêsu đã nhận xét: “ Không phải những gì từ bên ngoài vào làm cho người ta ra ô uế, nhưng từ trong lòng mới xuất phát những cái làm cho người ta ra ô uế” (Mt 15,19).
Đức Giêsu nhấn mạnh sự thanh tẩy từ bên trong. Người chẳng phản đối chuyện rửa tay. Người chỉ phê bình thói hình thức bên ngoài. Điều quan trọng là rửa cõi lòng. Cái ô uế thực sự đáng sợ không đến từ việc đụng chạm hay ăn uống mà nó lại nằm trong lòng người. Nó không từ ngoài vào mà từ bên trong ra.
Đối với Đức Giêsu, yếu tố quan trọng để xác định giá trị đạo đức hay luân lý là trạng thái nội tâm chứ không phải những việc làm bên ngoài. Ý hướng bên trong là yếu tố quyết định việc làm bên ngoài có gía trị hay không. Đức Giêsu luôn sống tình thương với mọi người, luôn “chạnh lòng thương”.Tình thương chính là sự thánh thiện. Tình thương là thanh sạch. Đấng Thánh hôm nay có tên gọi là Tình Thương.Tình thương là chia sẻ, là hiệp nhất. Sự thánh thiện của Đức Giêsu luôn rộng mở lan toả hương thơm tình thương, thanh sạch.
Thường thì khi vừa sinh ra, con người ta có cái tâm hồn hậu nhưng cái trí dại khờ. Càng lớn lên, trí càng khôn ngoan nhưng tâm càng vẩn đục. Đi cho trọn đường trần là trí học biết được càng nhiều càng tốt những khôn ngoan mà tâm vẫn giữ được cái hồn hậu của tuổi ấu thơ.
Đối với người Kitô hữu, nếu như xã hội mong muốn và chờ đợi chúng ta sống đạo đức một, thì chính Chúa còn đòi buộc chúng ta phải "thánh thiện" trăm ngàn lần hơn:"Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Ðấng hoàn thiện" (Mt 5,48); "Chính anh em là ánh sáng cho trần gian…Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mắt thiên hạ, để họ nhìn thấy công việc tốt đẹp anh em làm mà tôn vinh Cha của anh em, Ðấng ngự trên trời" (Mt 5,14.16).
Con người sống ở đời cần có một tấm lòng, một trái tim yêu thương chân thành. Thiên Chúa đã ra lệnh truyền cho con người: “Hãy tạo cho mình một trái tim mới” (Ed 18,31). Người còn phán: “Ta sẽ thanh tẩy các ngươi, Ta sẽ ban cho các ngươi môt trái tim mới” (Ed 36,25). Một trái tim mới biết yêu thương hay một tấm lòng để người ta sống tốt đẹp với nhau. Một trái tim chân thành, những lời nói chân thật, những hành vi chân chính, đó là nền tảng cơ bản nhất cho sự sinh tồn và hạnh phúc của con người.
Tình thương của Chúa Giêsu là tình thương cứu thế, muốn thanh tẩy con người tội lỗi, rửa sạch tâm hồn và trao ban sự sống mới.
Trong đời sống tâm linh, người Kitô hữu cần phải tu dưỡng cái tâm, phải có tâm ngay lành, luôn tôn trọng sự công bằng, yêu thương mọi người. Cần có một tấm lòng, tâm tốt thì mọi việc làm sẽ đẹp lòng Chúa. Thánh Giacôbê mời gọi trong bài đọc hai: “Anh em hãy thực thi lời đã nghe, chớ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình”.
Người Kitô hữu mỗi ngày đến nhà thờ dự tiệc Thánh Thể. Đưa tay đón nhận Bánh Thánh là đón nhận tình thương và thanh sạch của Chúa.Bàn tay đón nhận Bánh Thánh cũng là bàn tay bác ái yêu thương góp phần thánh hoá trần gian.
Nguyện xin Chúa cho chúng con, trong mỗi lời nói, từ mỗi việc làm luôn xuất phát từ trái tim chân thành, từ lòng mến Chúa và yêu thương tha nhân. Amen.
Hãy đến mà xem
Lm. Minh Anh
02:10 24/08/2021
“HÃY ĐẾN MÀ XEM!”
“Từ Nazareth, nào có chi hay?”; “Hãy đến mà xem!”.
Hôm nay, kính thánh Bartôlômêô tông đồ, sách Khải Huyền nói đến thị kiến của Gioan, một Giêrusalem từ trời xuống, với “Tường thành xây trên mười hai nền móng, có khắc tên mười hai tông đồ của Con Chiên”. Ngày nay, tại trần nhà điện Sistine, Rôma, tượng trưng cho ‘Giêrusalem mới’ là Hội Thánh, kiệt tác “Bartôlômêô xách tấm da” của mình đã được Michelangelo vẽ hơn 400 năm vẫn còn đó; nếu bạn không tin, “Hãy đến mà xem!”. Bởi lẽ, theo một truyền thống, Bartôlômêô đã tử đạo do bị lột da, chặt đầu; ngài là Quan Thầy các thợ thuộc da, đóng sách và người bán thịt!
Kính thưa Anh Chị em,
Như Nathanael, chúng ta cũng có thể dễ dàng nghi ngờ các vấn đề đức tin và bao nhiêu vấn đề khác vì không hiểu đầy đủ. Nếu từ đầu, Philipphê cho biết, Chúa Giêsu sinh ở Bêlem, lớn lên ở Nazareth thì có thể, Nathanael đã cởi mở hơn. Nhưng, sự việc đã xảy ra như Tin Mừng cho biết, thì phải chăng, Chúa Thánh Thần muốn dạy chúng ta một điều gì đó quan trọng hơn. Điều quan trọng ấy là, ‘đừng bao giờ đóng cửa trước chân lý’ chỉ vì một điều gì đó thoạt đầu không có ý nghĩa đối với chúng ta! Sự nghi ngờ không bao giờ đến từ Thiên Chúa! Tin tốt lành là, dẫu bày tỏ tức khắc một sự nghi ngờ, nhưng Nathanael vẫn cởi mở với những gì Philipphê cho biết. Và để trả lời cho nghi ngờ này, Philipphê đã nói một điều tốt nhất mà ông có thể nói, “Hãy đến mà xem!”.
Đến với Chúa Giêsu, Nathanael nhanh chóng tuyên xưng niềm tin vào Ngài, “Thầy là Con Thiên Chúa, là Vua Israel”, Đấng đã nói rất ít với ông. Ngài cho biết, đã nhìn thấy ông “dưới cây vả”; và biết ông là một người “không có gì gian dối”, nghĩa là một người trung thực và thẳng thắn, không phải là người hai mặt. Nathanael lập tức nhận ra sự vĩ đại của Chúa Giêsu, điều này chỉ có thể có được nhờ ân sủng đang hoạt động trong tâm hồn ông. Ông đã đến, đã nhìn xem Chúa Giêsu và đã tin, ngang qua quà tặng đức tin bên trong. Từ đó, cùng với Philipphê, Nathanael có thể thưa lên như lời Thánh Vịnh đáp ca, “Lạy Chúa, các bạn hữu Chúa nhận biết vinh quang Nước Chúa!”.
Vậy, điều gì đang khiến chúng ta khó hiểu về cuộc sống, các mối tương quan cũng như những mù mịt về đức tin của mình? Nếu có điều gì đó khiến chúng ta đang khó khăn theo cách này, hãy cho phép mình lắng nghe những lời của Philipphê, “Hãy đến mà xem!”. Nathanael cho biết, nếu chúng ta đem sự bối rối của mình đến với Chúa Giêsu, cởi mở với Ngài, tất cả sẽ được sáng tỏ; mọi cám dỗ nghi ngờ sẽ được xua tan, và chúng ta cũng sẽ có một niềm tin vượt quá trí hiểu con người.
Anh Chị em,
“Hãy đến mà xem!”. Thiên Chúa kêu gọi chúng ta qua các trung gian, người thân, bạn bè… dẫu có thể có những nghi ngờ, nhưng miễn là chúng ta biết mở lòng mình ra, thì Thiên Chúa vẫn có cách để lôi kéo chúng ta đến gần Ngài. Tuy nhiên, dẫu có thể đến với Chúa qua những trung gian, nhưng về sau, dần dần, chúng ta cũng sẽ đặt niềm tin của mình dựa trên kinh nghiệm cá nhân của chúng ta về Ngài. Từ cuộc gặp gỡ đầu tiên qua việc “đến mà xem”, Bartôlômêô đã bỏ những thành kiến, định kiến cá nhân và phó mình hoàn toàn cho Chúa Giêsu. Được Ngài biến đổi, Bartôlômêô trở nên một vị thánh vĩ đại, đã sống trọn vẹn trong sứ vụ rao giảng Tin Mừng của một tông đồ. Giờ đây, Chúa Giêsu Thánh Thể và Lời ân sủng của Ngài cũng đang chờ đợi chúng ta; “Hãy đến mà xem!”, hãy chìm sâu trong cầu nguyện, lặng thinh lắng nghe; Ngài cũng sẽ biến đổi chúng ta!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa đang mời gọi con, “Hãy đến mà xem!”. Xin mở rộng tâm trí của con với tất cả những gì Chúa muốn nói với con, để con cũng được biến đổi trong mọi sự”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Từ Nazareth, nào có chi hay?”; “Hãy đến mà xem!”.
Hôm nay, kính thánh Bartôlômêô tông đồ, sách Khải Huyền nói đến thị kiến của Gioan, một Giêrusalem từ trời xuống, với “Tường thành xây trên mười hai nền móng, có khắc tên mười hai tông đồ của Con Chiên”. Ngày nay, tại trần nhà điện Sistine, Rôma, tượng trưng cho ‘Giêrusalem mới’ là Hội Thánh, kiệt tác “Bartôlômêô xách tấm da” của mình đã được Michelangelo vẽ hơn 400 năm vẫn còn đó; nếu bạn không tin, “Hãy đến mà xem!”. Bởi lẽ, theo một truyền thống, Bartôlômêô đã tử đạo do bị lột da, chặt đầu; ngài là Quan Thầy các thợ thuộc da, đóng sách và người bán thịt!
Kính thưa Anh Chị em,
Trong Tin Mừng hôm nay, Nathanael, người còn có tên là Bartôlômêô đã phản ứng mạnh mẽ, “Từ Nazareth, nào có chi hay?” khi Philipphê cho biết, họ đã gặp Đấng Messia. Tại sao ông lại phản ứng theo cách này? Rất có thể vì người Do Thái biết rằng, Đấng Messia sẽ đến từ Bêlem, chứ không phải từ Nazareth; điều này lập tức dấy lên nơi Nathanael một sự nghi ngờ. Đúng, Chúa Giêsu sinh ở Bêlem, về sau, lên định cư ở Nazareth; nhưng Nathanael đã quên mất chi tiết này!
Như Nathanael, chúng ta cũng có thể dễ dàng nghi ngờ các vấn đề đức tin và bao nhiêu vấn đề khác vì không hiểu đầy đủ. Nếu từ đầu, Philipphê cho biết, Chúa Giêsu sinh ở Bêlem, lớn lên ở Nazareth thì có thể, Nathanael đã cởi mở hơn. Nhưng, sự việc đã xảy ra như Tin Mừng cho biết, thì phải chăng, Chúa Thánh Thần muốn dạy chúng ta một điều gì đó quan trọng hơn. Điều quan trọng ấy là, ‘đừng bao giờ đóng cửa trước chân lý’ chỉ vì một điều gì đó thoạt đầu không có ý nghĩa đối với chúng ta! Sự nghi ngờ không bao giờ đến từ Thiên Chúa! Tin tốt lành là, dẫu bày tỏ tức khắc một sự nghi ngờ, nhưng Nathanael vẫn cởi mở với những gì Philipphê cho biết. Và để trả lời cho nghi ngờ này, Philipphê đã nói một điều tốt nhất mà ông có thể nói, “Hãy đến mà xem!”.
Đến với Chúa Giêsu, Nathanael nhanh chóng tuyên xưng niềm tin vào Ngài, “Thầy là Con Thiên Chúa, là Vua Israel”, Đấng đã nói rất ít với ông. Ngài cho biết, đã nhìn thấy ông “dưới cây vả”; và biết ông là một người “không có gì gian dối”, nghĩa là một người trung thực và thẳng thắn, không phải là người hai mặt. Nathanael lập tức nhận ra sự vĩ đại của Chúa Giêsu, điều này chỉ có thể có được nhờ ân sủng đang hoạt động trong tâm hồn ông. Ông đã đến, đã nhìn xem Chúa Giêsu và đã tin, ngang qua quà tặng đức tin bên trong. Từ đó, cùng với Philipphê, Nathanael có thể thưa lên như lời Thánh Vịnh đáp ca, “Lạy Chúa, các bạn hữu Chúa nhận biết vinh quang Nước Chúa!”.
Vậy, điều gì đang khiến chúng ta khó hiểu về cuộc sống, các mối tương quan cũng như những mù mịt về đức tin của mình? Nếu có điều gì đó khiến chúng ta đang khó khăn theo cách này, hãy cho phép mình lắng nghe những lời của Philipphê, “Hãy đến mà xem!”. Nathanael cho biết, nếu chúng ta đem sự bối rối của mình đến với Chúa Giêsu, cởi mở với Ngài, tất cả sẽ được sáng tỏ; mọi cám dỗ nghi ngờ sẽ được xua tan, và chúng ta cũng sẽ có một niềm tin vượt quá trí hiểu con người.
Anh Chị em,
“Hãy đến mà xem!”. Thiên Chúa kêu gọi chúng ta qua các trung gian, người thân, bạn bè… dẫu có thể có những nghi ngờ, nhưng miễn là chúng ta biết mở lòng mình ra, thì Thiên Chúa vẫn có cách để lôi kéo chúng ta đến gần Ngài. Tuy nhiên, dẫu có thể đến với Chúa qua những trung gian, nhưng về sau, dần dần, chúng ta cũng sẽ đặt niềm tin của mình dựa trên kinh nghiệm cá nhân của chúng ta về Ngài. Từ cuộc gặp gỡ đầu tiên qua việc “đến mà xem”, Bartôlômêô đã bỏ những thành kiến, định kiến cá nhân và phó mình hoàn toàn cho Chúa Giêsu. Được Ngài biến đổi, Bartôlômêô trở nên một vị thánh vĩ đại, đã sống trọn vẹn trong sứ vụ rao giảng Tin Mừng của một tông đồ. Giờ đây, Chúa Giêsu Thánh Thể và Lời ân sủng của Ngài cũng đang chờ đợi chúng ta; “Hãy đến mà xem!”, hãy chìm sâu trong cầu nguyện, lặng thinh lắng nghe; Ngài cũng sẽ biến đổi chúng ta!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa đang mời gọi con, “Hãy đến mà xem!”. Xin mở rộng tâm trí của con với tất cả những gì Chúa muốn nói với con, để con cũng được biến đổi trong mọi sự”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:06 24/08/2021
13. Nguyện xin thánh ý của Thiên Chúa thực hiên trên con người của chúng ta.
(Thánh Don Bosco)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:14 24/08/2021
37. MAO THỊ PHÊ BÌNH THƠ
Tiêu Sơn Mao Đại Khả không thích thơ của Tô Đông Pha.
Uông Lý đề xuất thơ của Tô Đông Pha làm ví dụ:
- “Ngoại trúc đào hoa hai ba nhánh, Xuân giang thủy noãn áp tiên tri.”
Du Thuyết nói:
- “Thơ như thế lẽ nào câu cú không kỳ diệu sao?”
Mao Đại Khả vẻ giận dữ bất bình nói:
- “Mùa xuân nước ấm, ngỗng cũng có thể cảm nhận được, sao Tô Đông Pha lại nói chỉ có vịt mà thôi?”
Mọi người nghe được đều ôm bụng mà cười.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 37:
Con người ta ai cũng thích phê bình người khác, nhưng rất ít người thích được người khác phê bình và góp ý cho mình...
Ai cũng muốn được người khác khen ngợi mình, nhưng mình thì chỉ muốn chê bai người khác.
Ai cũng muốn người khác làm nổi bật mình lên giữa đám đông, nhưng mình thì lại muốn dìm người khác giữa cộng đoàn.
Ai cũng thích tự cho mình là giỏi giang, nhưng lại không chấp nhận cái hay cái tốt của anh em chị em...
Vịt (鴨) hay ngỗng (鵝) đều biết là nước mùa xuân ấm áp, nhưng chữ “vịt” thì hợp với câu thơ hơn vì nó suôn vần, cho nên chỉ vì không thích tác giả mà làm cho lớn chuyện, đó cũng là cái thói xấu của con người.
Đức Chúa Giê-su luôn trách cứ những người biệt phái và các vị kinh sư vì họ chỉ giữ luật bên ngoài, trên môi miệng, nhưng Ngài vẫn nói với dân chúng rằng, hãy nghe những lời các vị kinh sư dạy, nhưng đừng bắt chước những việc họ làm, đó là sự công bằng mà Đức Chúa Giê-su đã xử sự với những người thích đặt gánh nặng trên vai người khác...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tiêu Sơn Mao Đại Khả không thích thơ của Tô Đông Pha.
Uông Lý đề xuất thơ của Tô Đông Pha làm ví dụ:
- “Ngoại trúc đào hoa hai ba nhánh, Xuân giang thủy noãn áp tiên tri.”
Du Thuyết nói:
- “Thơ như thế lẽ nào câu cú không kỳ diệu sao?”
Mao Đại Khả vẻ giận dữ bất bình nói:
- “Mùa xuân nước ấm, ngỗng cũng có thể cảm nhận được, sao Tô Đông Pha lại nói chỉ có vịt mà thôi?”
Mọi người nghe được đều ôm bụng mà cười.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 37:
Con người ta ai cũng thích phê bình người khác, nhưng rất ít người thích được người khác phê bình và góp ý cho mình...
Ai cũng muốn được người khác khen ngợi mình, nhưng mình thì chỉ muốn chê bai người khác.
Ai cũng muốn người khác làm nổi bật mình lên giữa đám đông, nhưng mình thì lại muốn dìm người khác giữa cộng đoàn.
Ai cũng thích tự cho mình là giỏi giang, nhưng lại không chấp nhận cái hay cái tốt của anh em chị em...
Vịt (鴨) hay ngỗng (鵝) đều biết là nước mùa xuân ấm áp, nhưng chữ “vịt” thì hợp với câu thơ hơn vì nó suôn vần, cho nên chỉ vì không thích tác giả mà làm cho lớn chuyện, đó cũng là cái thói xấu của con người.
Đức Chúa Giê-su luôn trách cứ những người biệt phái và các vị kinh sư vì họ chỉ giữ luật bên ngoài, trên môi miệng, nhưng Ngài vẫn nói với dân chúng rằng, hãy nghe những lời các vị kinh sư dạy, nhưng đừng bắt chước những việc họ làm, đó là sự công bằng mà Đức Chúa Giê-su đã xử sự với những người thích đặt gánh nặng trên vai người khác...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phi thường: Quân Ý hào hiệp cứu thoát một gia đình Công Giáo Afghanistan đưa sang Rôma
Đặng Tự Do
04:27 24/08/2021
Hôm 21 tháng 8, Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại đã có một bài tường thuật rất cảm động sau. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Hiền Hòa.
Cách đây hơn một tuần, khi không ai nghĩ rằng Kabul sẽ nhanh chóng rơi vào tay Taliban, AsiaNews đã đưa tin về câu chuyện của Ali Ehsani, một nhà văn và người Afghanistan lưu vong, nói về bạo lực chống lại “những Kitô Hữu thầm lặng”.
“Họ phải di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác. Họ muốn rời khỏi đất nước nhưng không có ai giúp họ. Tôi đang tìm kiếm một kênh nhân đạo có thể giúp họ”, Ehsani than thở, khi chiến thắng của Taliban càng ngày càng trở nên thực tế.
Vào thời điểm đó, Ehsani nói về thảm kịch của những các tín hữu Kitô Afghanistan thầm lặng, trong số hàng ngàn khó khăn, đã sống đức tin vào Chúa Giêsu, ở một đất nước mà ngay cả trước khi xảy ra biến cố bi thảm mới nhất, Kitô Giáo chỉ được xem như một tôn giáo của người nước ngoài.
Là một người Công Giáo, Ehsani đã bỏ trốn khỏi Afghanistan vào những năm 1990 khi mới 8 tuổi cùng với anh trai sau khi chứng kiến cha mẹ mình bị giết và ngôi nhà của họ tan hoang. Giờ đây, anh ấy vẫn giữ liên lạc với một gia đình ở Kabul mà anh ấy đã liên lạc trong nhiều tháng qua, hoàn cảnh của họ giống như câu chuyện của chính anh.
Một tuần trước, “Họ đã không được nghe tin tức cha mình trong hai ngày. Ngay cả vợ và năm đứa con của ông ấy cũng đang gặp nguy hiểm, họ chắc hẳn đã bị phát hiện ra”.
Khi chúng tôi đề cập đến câu chuyện này, giữa thảm kịch của Afghanistan, chúng ta có thể nói rằng ít nhất những đứa trẻ và một số họ hàng thân thiết khác của anh hiện đã an toàn. Họ đã hạ cánh xuống sân bay Fiumicino của Rome hôm nay, được đưa thoát khỏi Afghanistan trên một chuyến bay do chính phủ Ý tổ chức để giải cứu các công dân Ý và người Afghanistan đang gặp nguy hiểm.
“Họ mang theo tất cả nỗi đau mà họ để lại”, Ehsani giải thích. “Họ không có tin tức gì thêm về cha mình trong mười ngày qua. Sẽ là quá nguy hiểm cho họ nếu ở lại Kabul”.
Điều khiến họ có thể thoát nạn là nhờ dấn thân của những người đọc bài báo của AsiaNews và quyết định không thờ ơ.
Vài giờ sau khi xuất bản, chúng tôi đã được liên hệ với Fondazione Meet Human, chi nhánh trẻ nhất của Fondazione San Michele Arcangelo có trụ sở tại Bergamo, chuyên liên đới với các nước đang phát triển thông qua giáo dục và công việc.
“Chúng tôi đã nghe câu chuyện. Sẽ rất khó khăn, nhưng nếu bạn muốn, chúng tôi có thể cố gắng làm điều gì đó cho họ”, Chủ tịch Daniele Nembrini nói với AsiaNews.
AsiaNews ngay lập tức cho anh ta liên lạc với Ali Ehsani, người tiếp tục thay mặt những người mà anh ta thường xuyên tiếp xúc ở Afghanistan.
Nhờ Fondazione Meet Human, tổ chức đã nhận trách nhiệm về nhóm người này ở Ý, chính quyền Ý đã đưa một gia đình Công Giáo Kabul, bao gồm tám trẻ vị thành niên, vào danh sách những người cần được giải cứu.
Tuy nhiên, vấn đề vẫn là đưa họ đến sân bay Kabul. Cuộc giải cứu đã thành công vào hôm thứ Năm nhờ thông tin được cung cấp bởi Ali và công việc của quân đội Ý.
Hôm nay họ đến Rôma và sẽ bị cách ly tại một cơ sở quân sự, trước khi bắt đầu cuộc hành trình với Fondazione Meet Human.
“Chúng tôi rất biết ơn dân Ý và chính quyền quân sự vì các hoạt động giải cứu phức tạp và khó khăn này”, Nembrini nói, “chưa kể đến rất nhiều người làm việc cho sự thành công của công tác này. Nó có thể là một giọt nước trong đại dương, nhưng đại dương được tạo thành từ những giọt nước”.
Đối với chúng tôi tại AsiaNews, câu chuyện này đã một lần nữa nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc lên tiếng cho những người không có tiếng nói. Bên cạnh đó còn là cách thế phi thường độc giả của chúng tôi nhận thức được rằng những bi kịch của người Công Giáo thầm lặng không kết thúc với gia đình này.
“Bây giờ họ sẽ phải cố gắng vượt qua nỗi sợ hãi và đau khổ mà họ đã trải qua”, Ali Ehsani nói với chúng tôi hôm nay. “Nhưng chắc chắn có nhiều gia đình giống như họ vẫn còn ở Kabul”.
Chúng ta đừng quên họ.
Source:Asia News
Như một phép lạ, Tám linh mục Dòng Tên mới được thụ phong ở Yogyakarta giữa dịch bệnh kinh hoàng
Đặng Tự Do
04:28 24/08/2021
Giữa tình trạng dịch bệnh đang diễn ra ở mức kinh hoàng tại Indonesia, hay còn gọi là Nam Dương, Semarang vẫn bình an, và do đó, Đức Tổng Giám Mục Robertus Rubiyatmoko của Semarang đã có cơ hội để phong chức linh mục cho 8 thầy Dòng Tên tại Nhà thờ Thánh Antôn thành Padua, ở tỉnh Yogyakarta, miền Trung Java.
Đây là lễ phong chức linh mục lớn nhất trong những năm gần đây cho Tỉnh Dòng Tên Indonesia. Các tân linh mục đến từ nhiều giáo phận khác nhau của Indonesia bao gồm Banjarmasin ở Nam Kalimantan, Pangkalpinang và Lampung trên đảo Sumatra, Jakarta, và Tổng giáo phận Semarang.
Trong bài giảng của mình, Đức Tổng Giám Mục Rubiyatmoko ngỏ lời với các tân linh mục, rằng: “Mỗi người trong các bạn được thử thách để trở thành người của Giáo hội, người cầu nguyện và người loan báo Tin Mừng”.
Về phần mình, Cha Benedictus Hari Juliawan, Bề trên tỉnh Dòng Tên, cho biết: “Là những tu sĩ Dòng Tên và những người được cử đi vì sứ mệnh thiêng liêng, mỗi người trong số các bạn phải thể hiện một trái tim và một tinh thần vui tươi hăng say thực hiện nhiệm vụ của mình, dù bạn được cử đi bất cứ đâu”.
Sau đó, Cha Juliawan đã trao nhiệm vụ mục vụ mới cho Cha Philipus Bagus Widyawan về giáo xứ Đức Maria Bayat ở Klaten. Ngài là tu sĩ Dòng Tên đầu tiên trở thành linh mục quản xứ tại Giáo phận Ketapang.
Kể từ năm 1910, khi Kitô Giáo lần đầu tiên đến khu vực với những nhà truyền giáo từ Sán Đầu, Trung Quốc đại lục, Giáo phận Ketapang đã bị cô lập phần lớn do đường xá không thể tiếp cận, thiếu điện và thông tin liên lạc kém.
Mất bảy đến tám giờ để đi ô tô từ Ketapang đến Balai Berkuak; từ đó mất thêm ba đến bốn giờ để đến Botong.
“Những người đi đến Botong phải có một động lực mạnh mẽ và can đảm tuyệt vời, cả trong cuộc hành trình nội địa và bên kia sông”, Cha Simon Yogatomo, thư ký của Giáo Phận Ketapang nói.
Ở những vùng hẻo lánh này, các nữ tu dòng Augustinô, các nữ tu dòng Nữ tử của Đức Maria Vô nhiễm Nguyên tội và các Cha Dòng Tên làm việc trong lĩnh vực giáo dục để tạo điều kiện cho người bản xứ ở lại Tây Kalimantan.
Source:Asia News
Thật là oái oăm khi chuyên gia chống rửa tiền nổi tiếng thế giới lại bị Tòa Thánh kết tội tham ô
Đặng Tự Do
06:21 24/08/2021
Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Năm 19 tháng 8, Hypothekarbank Lenzburg cho biết ông René Bruelhart bị buộc phải nghỉ việc. Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức.
René Bruelhart, là một luật sư 49 tuổi, Thụy Sĩ, và là một chuyên gia chống rửa tiền nổi tiếng thế giới.
Cách đây 7 tuần, ông đã bị các công tố viên Vatican truy tố cùng với Hồng Y Giovanni Angelo Becciu, và 8 người khác vì liên quan đến vụ mua bán bất động sản trị giá 150 triệu đô la ở London.
Nhân vật chính trong vụ án là Hồng Y Becciu, người đã bị Đức Thánh Cha Phanxicô buộc từ chức vào năm ngoái. Bruelhart, lúc đó đang giám sát Cơ quan Thông tin Tài chính của Vatican, gọi tắt là AIF. Các nhà điều tra của Vatican cáo buộc, AIF “đã bỏ qua những bất thường của giao dịch London. Khi xảy ra giao dịch này AIF đã ngay lập tức được thông báo - đặc biệt nghiêm trọng là cơ quan này thủ đắc một nguồn thông tin rất phong phú do các hoạt động tình báo của mình”.
Phiên tòa tại Vatican đã được hoãn lại cho đến ngày 5 tháng 10, và có thể sẽ kéo dài trong phần lớn mùa thu và có thể xa hơn nữa, nghĩa là cho đến giờ phút này, vẫn chưa có các phán quyết nào được đưa ra đối với René Bruelhart. Việc anh ta bị buộc phải nghỉ việc ngay lập tức, do đó, có thể xuất phát từ một cuộc điều tra nội bộ của Hypothekarbank.
Source:Fine News
Khi thời hạn thưa kiện khép lại ở New York, liệu cánh cửa để Đức Tổng Giám Mục Sheen được tuyên chân phước có được mở ra hay không?
Đặng Tự Do
06:21 24/08/2021
Thời hạn hai năm gia hạn thêm cho các vụ thưa kiện lạm dụng tính dục hết thời hiệu đã đóng lại vào hôm thứ Bảy, 14 tháng 8.
Việc đóng lại này báo hiệu việc chấm dứt hàng trăm hồ sơ trong tiểu bang về các tuyên bố lạm dụng trong lịch sử. Nhưng nó cũng có thể dọn đường cho việc tuyên chân phước cho Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen được mong đợi từ lâu.
Việc tuyên chân phước cho Đức Tổng Giám Mục Sheen dự kiến diễn ra vào tháng 12 năm 2019, nhưng đột ngột bị hoãn vài tuần trước ngày dự kiến. Sự chậm trễ diễn ra sau khi Đức Cha Salvatore Matano của giáo phận Rochester yêu cầu Vatican hoãn việc tuyên chân phước.
Thoạt đầu, trong một thông cáo báo chí vào hôm thứ Ba 3 tháng 12, 2019, giáo phận Peoria cho biết buổi lễ tuyên Chân Phước cho vị Tôi tớ Chúa là Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen đã bị hoãn lại sau khi “một số Giám Mục Hoa Kỳ” yêu cầu Tòa Thánh trì hoãn buổi lễ này để có thêm thời gian kiểm tra.
Chỉ một ngày sau đó, không dấu được sự thất vọng và bực tức, Đức Ông James Kruse, Giám đốc các vấn đề về giáo luật của giáo phận Peoria, nói thẳng với các phương tiện truyền thông rằng cụm từ “một số Giám Mục Hoa Kỳ” là mơ hồ, thậm chí không chính xác. Cụ thể, chỉ có một Giám Mục Hoa Kỳ đã yêu cầu Tòa Thánh trì hoãn, và người ấy là Đức Cha Salvatore Matano của giáo phận Rochester, và hai viên chức của giáo phận này.
“Họ không đồng ý với thực tế là ngày tuyên Chân Phước đã được ấn định và thông báo rộng rãi; và khăng khăng yêu cầu vấn đề phải được xem xét thêm.”
Đức Ông Kruse cũng là một thành viên của Sheen Foundation, và đã làm việc trong nhiều năm cho án tuyên thánh của Đức Tổng Giám Mục Sheen.
Hôm thứ Năm 5 tháng 12, 2019, giáo phận Rochester chính thức xác nhận rằng giáo phận này đã yêu cầu Tòa Thánh hoãn vô thời hạn việc tuyên Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen.
Giáo phận Rochester nói rằng họ “đã cung cấp cho giáo phận Peoria và Bộ Tuyên thánh thông qua Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ các tài liệu bày tỏ mối quan tâm về án tuyên Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Sheen liên quan đến vai trò của ngài trong việc bổ nhiệm một linh mục.”
Vị linh mục được nêu trong tuyên bố này là cựu linh mục Gerard Guli.
Đức Tổng Giám Mục Sheen từng là Giám Mục của giáo phận Rochester từ ngày 21 tháng 10, 1966 đến 6 tháng 10, 1969.
Quan ngại của Đức Cha Salvatore Matano, Giám Mục giáo phận Rochester, là từ tháng Chín đến nay Bộ Tư Pháp New York đang mở các cuộc điều tra liệu các Giám Mục của 8 giáo phận Công Giáo tại New York có dính líu đến hành vi bao che cho các linh mục phạm vào tội lỗi lạm dụng hay không. Đến nay Bộ Tư Pháp New York chưa công bố điều gì, nhưng Đức Cha Matano lo rằng đúng vào ngày 21 tháng 12, là ngày dự định tuyên Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Sheen, hay gần vào thời điểm đó, Bộ Tư Pháp sẽ tung ra các cáo buộc theo đó Đức Tổng Giám Mục Sheen đã từng bổ nhiệm Gerard Guli.
Gerard Guli đã được thụ phong linh mục vào năm 1956, và từ 1963 đến 1967 phục vụ tại các giáo xứ ở West Virginia. Theo một tài liệu được giáo phận Wheeling-Charleston công bố, vào năm 1963, giáo phận Rochester đã nhận được một đơn tố cáo rằng vào năm 1960 Guli đã phạm tội lạm dụng hoặc có hành vi sai trái đối với người lớn - chứ không phải là với trẻ vị thành niên.
Theo Đức Ông Kruse, Đức Tổng Giám Mục Sheen chưa từng bổ nhiệm Gerard Guli. Bản thân đương sự cũng khẳng định như thế. Đức Ông Kruse nói:
“Chúng tôi đã nghiên cứu rộng rãi các quyết định hành chính của Đức Tổng Giám Mục Sheen, liên quan đến Guli, và ngài không bao giờ khiến trẻ em bị tổn thương.
Và khi chúng tôi nói chuyện với Guli về những nhiệm vụ mà một số người nói Đức Tổng Giám Mục Sheen đã giao cho anh ta, Guli nói: ‘Tôi chưa bao giờ phục vụ ở những nơi đó.’
Vì thế, toàn bộ câu chuyện Đức Tổng Giám Mục Sheen đã từng bổ nhiệm một linh mục ấu dâm, đơn giản là không đúng sự thật.”
Đức Ông Kruse cho biết thêm là khi Đức Tổng Giám Mục Sheen đang là Giám Mục tại Rochester, Guli có về Rochester nhưng là để trông nom cha mẹ già đau nặng. Ông không đảm nhận bất cứ thừa tác vụ công khai nào.
“Các tài liệu cho thấy rõ rằng, sau đó, người kế vị của Đức Tổng Giám Mục Sheen, là Đức Cha Hogan, mới là người bổ nhiệm Guli, và khi thi hành nhiệm vụ đó Guli đã phạm tội một lần nữa.”
Năm 1989, Guli bị bắt vì một vụ lạm dụng liên quan đến một người phụ nữ lớn tuổi. Lúc ấy ông đang phục vụ tại Giáo xứ Holy Rosary. Ông đã bị huyền chức sau đó.
Trong tuyên bố hôm 5 tháng 12, giáo phận Rochester cho biết họ lấy làm tiếc phải yêu cầu Tòa Thánh xem xét thêm và nhấn mạnh rằng “Chúng tôi đánh giá cao những thành tựu mà Đức Tổng Giám Mục Sheen đã đạt được trong đời mình khi loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô trên toàn thế giới thông qua các phương tiện truyền thông, qua đó đưa thông điệp của Chúa Giêsu đến với đông đảo khán thính giả. Di sản của ngài trong lĩnh vực truyền thông khiến ngài trở thành một nhà tiên tri đối với việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng trong tương lai để truyền bá những lời dạy của Chúa Giêsu. Đó là một hiện tượng được cả người Công Giáo và ngoài Công Giáo nhìn nhận.”
Sau khi thời hạn hai năm gia hạn thêm cho các vụ thưa kiện lạm dụng tính dục hết thời hiệu bị đóng lại vào hôm thứ Bảy, 14 tháng 8, người ta thấy rõ các quan ngại của Đức Cha Salvatore Matano là không có cơ sở. Chẳng có ai thưa kiện Đức Tổng Giám Mục Sheen.
Source:Pillar Catholic
Người Công Giáo New South Wales đấu tranh chống lại dự luật trợ tử
Đặng Tự Do
06:22 24/08/2021
Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher nhận xét cay đắng rằng đại dịch coronavirus đã đẩy nhanh những nỗ lực hợp pháp hóa trợ tử, đặc biệt là ở các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi coronavirus, nơi những người già được thẳng thừng xem là một gánh nặng cho xã hội, đặc biệt là cho hệ thống y tế.
Ở Ái Nhĩ Lan, cụm từ nghèo nàn của dự luật “Dying with Dignity”, nghĩa là “Chết với phẩm giá”, được coi là thất bại vì sự phản đối hầu như đồng lòng từ các bác sĩ và hàng nghìn người bày tỏ những lo ngại về luật này.
Giờ đây, ở New South Wales, việc lockdown diễn ra đồng thời với những nỗ lực hợp pháp hóa hành vi giết người và hỗ trợ tự tử.
Trong một tuyên bố gần đây, Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher đã chỉ ra bản chất bệnh hoạn của việc lợi dụng thời gian mà người già đang chết với số lượng lớn để hợp pháp hóa một ngành công nghiệp mà trong tương lai sẽ khiến những người cao niên bị áp lực phải chết.
Ngài nói:
Đối với nhiều người, thời điểm này là lúc thích hợp hơn bao giờ hết để đưa ra các dự luật nhằm giết hại những người dễ bị tổn thương như các bệnh nhân nan y, người già, người đau yếu và đau khổ. Nhưng đưa ra một dự luật như vậy giữa một cơn đại dịch và trong bối cảnh các vụ lockdown gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và sinh kế của hàng triệu người xem ra là một điều hết sức bỉ ổi.
Người dân NSW hiện đang chấp nhận những hạn chế đáng kể đối với quyền tự do cá nhân của họ để bảo vệ những người có nguy cơ cao nhất - đặc biệt là người cao tuổi. Để đối phó với làn sóng COVID-19 mới nhất, chúng ta đã có một tháng ngừng hoạt động và nhiều khả năng có thể phải tiếp diễn lâu dài hơn. Nhiều người trong chúng ta đã không thể đến thăm cha mẹ già ở nhà, trong bệnh viện hoặc nơi chăm sóc người già. Người già và bệnh tật của chúng ta đã phải chịu 17 tháng bị cô lập ngày càng nhiều và ngay bây giờ điều đó còn trầm trọng hơn nữa. Trong khi đó, người dân mất việc làm, doanh nghiệp sa sút, gia đình phải chịu áp lực của việc học và làm việc ở nhà, việc di chuyển của người dân bị hạn chế nghiêm trọng, và tỷ lệ trầm cảm gia tăng. Thêm vào đó, chúng ta lại còn phải nghe từ các nhà lãnh đạo của mình trong tình huống này các thông điệp ủng hộ tự sát hoặc bất kỳ những đề nghị nào rằng những người già và sắp chết không còn xứng đáng với nguồn lực hoặc sự bảo vệ dành cho những người còn lại.
Chính phủ NSW đã tập trung đúng mức vào việc đưa chúng ta tiêm chủng an toàn và thoát khỏi tình trạng bế tắc càng sớm càng tốt, đồng thời dẫn dắt quá trình phục hồi kinh tế và xã hội.
Hệ thống Y tế NSW tập trung đúng vào việc giữ an toàn cho người già và người bệnh, và bảo đảm hệ thống có thể đối phó với những áp lực ngày càng tăng lên. Các chuyên gia y tế của chúng ta không muốn một cuộc tranh cãi gay gắt sẽ làm gián đoạn thêm môi trường làm việc vốn đã rất áp lực của họ.
Trong bối cảnh tình trạng khẩn cấp hiện nay, thời gian quý báu của quốc hội và các nguồn lực y tế không nên chuyển hướng sang các nguyên nhân khác, và đặc biệt là không nên chuyển hướng cho một dự luật cho phép một nhóm nhỏ những người có quyền có thế buộc các bác sĩ phải đồng lõa trong việc giết người. Việc giết người ốm, người yếu, người già ở New South Wales dưới sự bảo trợ của nhà nước không phải là điều chúng ta cần ngay bây giờ! Tôi kêu gọi Chính phủ tập trung vào những thách thức hiện tại và một khi chúng đã được đáp ứng, chúng ta hãy tập trung vào y học ở mức tốt nhất nhằm chăm sóc cho mọi người chứ không phải là thứ y học giết người.
Source:Catholic Areana
Đức Thánh Cha viện trợ cho Haiti, Bangladesh và Việt Nam
Thanh Quảng sdb
16:43 24/08/2021
Đức Thánh Cha viện trợ cho Haiti, Bangladesh và Việt Nam
Thánh bộ Thúc đẩy Phát triển Con người Toàn diện cho hay về những viện trợ nhân đạo do Đức Thánh Cha Phanxicô chi để hỗ trợ người dân ở Haiti, Bangladesh và Việt Nam, những người đang phải hứng chịu thiên tai và ảnh hưởng vì đại dịch Covid-19.
(Tin Vatican - Gabriella Ceraso)
Đức Thánh Cha bày tỏ mối quan tâm với đảo quốc Haiti, mới bị một trận động đất kinh hoàng vùi dập ở vùng Caribê trong buổi đọc kinh “Truyền Tin” trưa Chúa nhật ngày 15 tháng 8.
Haiti vẫn còn tìm kiếm nạn nhân của trận động đất kinh hoàng
Trong một tuyên bố được đưa ra hôm thứ Ba (24/8/2021), Thánh Bộ Thúc đẩy Phát triển Con người Toàn diện, do Đức Hồng Y Peter Turkson đứng đầu, cho hay Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định trích quỹ sơ khởi là 200.000 euro để cứu trợ dân chúng trong giai đoạn khẩn cấp sau cơn động đất kinh hoàng này, đang lúc dân chúng đã và đang vật lộn với tình hình khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra khiến khoảng 600 nạn nhân đang trong tình nguy tử trên hải đảo này.
Trận động đất xảy ra vào rạng sáng ngày 14 tháng 8 với cường độ 7,2 độ Richter, có tâm chấn cách thủ đô Port-au-Prince của Haiti khoảng 150 km về phía tây, và tàn phá toàn bộ khu vực phía tây nam. Một cuộc cứu hộ tạm thời cho hay hiện có 2.207 người chết, 344 người mất tích và hơn 12.000 người bị thương. Thiệt hại thật là khôn lường! Toàn bộ các khu vực dân cư thành thị đã bị san bằng, các ngôi nhà bị vùi dưới những khối đất bị sạt nở vì nạn phá rừng rầm rộ trên hải đảo này trong nhiều năm qua, gây nên những trận động đất, bão táp trên hải đảo này.
Thánh bộ cho hay quỹ “sẽ được phân phối đến Sứ thần Tòa thánh để phân phối cho các giáo phận bị ảnh hưởng nặng nề bởi thảm họa, để hỗ trợ các nạn nhân của trận động đất.” Khoản trợ cấp này “nhằm thể tình hiệp thông thiêng liêng và chia sẻ của vị cha chung đối với dân chúng và đảo quốc trong thảm họa này”.
Hỗ trợ cho Bangladesh và Việt Nam
Cùng với Haiti, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng trợ giúp cho hai quốc gia khác đang gặp khó khăn. Một khoản viện trợ khẩn cấp trị giá khoảng 60 ngàn Euro cho dân chúng Bangladesh, nơi gần đây đã bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yaas. Hơn một triệu người bị ảnh hưởng bởi cơn bão đã và đang công phá các nước trong vùng Ấn Độ dương.
Việt Nam là một quốc gia khác mà Đức Thánh Cha Phanxicô quan tâm. Đức Thánh Cha đã trích quỹ 100.000 Euro cho quê hương Việt Nam, một đất nước đang bị khốn khổ vì kinh tế xã hội liên quan đến đại dịch Covid 19 gây ra cho dân chúng, đặc biệt cho khoảng 8000 nhân công nghèo tại thành phố Sàigòn.
Thánh bộ Thúc đẩy Phát triển Con người Toàn diện cho hay về những viện trợ nhân đạo do Đức Thánh Cha Phanxicô chi để hỗ trợ người dân ở Haiti, Bangladesh và Việt Nam, những người đang phải hứng chịu thiên tai và ảnh hưởng vì đại dịch Covid-19.
(Tin Vatican - Gabriella Ceraso)
Đức Thánh Cha bày tỏ mối quan tâm với đảo quốc Haiti, mới bị một trận động đất kinh hoàng vùi dập ở vùng Caribê trong buổi đọc kinh “Truyền Tin” trưa Chúa nhật ngày 15 tháng 8.
Haiti vẫn còn tìm kiếm nạn nhân của trận động đất kinh hoàng
Trong một tuyên bố được đưa ra hôm thứ Ba (24/8/2021), Thánh Bộ Thúc đẩy Phát triển Con người Toàn diện, do Đức Hồng Y Peter Turkson đứng đầu, cho hay Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định trích quỹ sơ khởi là 200.000 euro để cứu trợ dân chúng trong giai đoạn khẩn cấp sau cơn động đất kinh hoàng này, đang lúc dân chúng đã và đang vật lộn với tình hình khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra khiến khoảng 600 nạn nhân đang trong tình nguy tử trên hải đảo này.
Trận động đất xảy ra vào rạng sáng ngày 14 tháng 8 với cường độ 7,2 độ Richter, có tâm chấn cách thủ đô Port-au-Prince của Haiti khoảng 150 km về phía tây, và tàn phá toàn bộ khu vực phía tây nam. Một cuộc cứu hộ tạm thời cho hay hiện có 2.207 người chết, 344 người mất tích và hơn 12.000 người bị thương. Thiệt hại thật là khôn lường! Toàn bộ các khu vực dân cư thành thị đã bị san bằng, các ngôi nhà bị vùi dưới những khối đất bị sạt nở vì nạn phá rừng rầm rộ trên hải đảo này trong nhiều năm qua, gây nên những trận động đất, bão táp trên hải đảo này.
Thánh bộ cho hay quỹ “sẽ được phân phối đến Sứ thần Tòa thánh để phân phối cho các giáo phận bị ảnh hưởng nặng nề bởi thảm họa, để hỗ trợ các nạn nhân của trận động đất.” Khoản trợ cấp này “nhằm thể tình hiệp thông thiêng liêng và chia sẻ của vị cha chung đối với dân chúng và đảo quốc trong thảm họa này”.
Hỗ trợ cho Bangladesh và Việt Nam
Cùng với Haiti, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng trợ giúp cho hai quốc gia khác đang gặp khó khăn. Một khoản viện trợ khẩn cấp trị giá khoảng 60 ngàn Euro cho dân chúng Bangladesh, nơi gần đây đã bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yaas. Hơn một triệu người bị ảnh hưởng bởi cơn bão đã và đang công phá các nước trong vùng Ấn Độ dương.
Việt Nam là một quốc gia khác mà Đức Thánh Cha Phanxicô quan tâm. Đức Thánh Cha đã trích quỹ 100.000 Euro cho quê hương Việt Nam, một đất nước đang bị khốn khổ vì kinh tế xã hội liên quan đến đại dịch Covid 19 gây ra cho dân chúng, đặc biệt cho khoảng 8000 nhân công nghèo tại thành phố Sàigòn.
Thượng phụ Đại kết thăm Ukraine giữa các chống đối của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa
Đặng Tự Do
17:07 24/08/2021
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal, Đức Thượng Phụ Epifanios của Thủ đô Kiev và Toàn Ukraina cùng một số thành viên chính phủ và Giáo hội Ukraine, đã chào đón Đức Thượng Phụ Đại kết tại Sân bay Quốc tế Kiev. Ngài đã đến thăm chính thức theo lời mời của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy và Giáo chủ Giáo Hội Chính thống Ukraine.
Tại sân bay đón Đức Thượng Phụ Đại Kết còn có sự hiện diện của Ngài Vassilios Bornovas, Đại sứ Hy Lạp tại Ukraine.
Trong chuyến thăm chính thức Giáo Hội Chính thống Ukraine, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô và Đức Thượng Phụ Epifaniy của Kiev và Toàn Ukraine đã đồng tế Phụng vụ Thánh tại Nhà thờ Thánh Sophia lịch sử ở Kiev vào hôm Chúa Nhật 22 tháng 8.
Trước đây, tại Ukraine có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.
Hai nhóm sau đã chấp nhận thống nhất trong Giáo Hội Chính Thống tân lập. Nhóm Chính Thống trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa vẫn còn đang lưỡng lự. Các cuộc thăm dò cho thấy cuối cùng hầu hết các tín hữu Chính Thống Ukraine sẽ gia nhập vào Giáo Hội Chính Thống tân lập. Mặc dù vậy, nhóm Chính Thống trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa vẫn còn nhiều ảnh hưởng và đã lớn tiếng hăm dọa khi biết tin về chuyến viếng thăm của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô.
Tình hình căng thẳng đến mức, trước khi sang thăm Ukraine, Đức Thượng Phụ Đại kết đã cử hai Đức Tổng Giám Mục Trưởng là Kallioupolis và Madytos Stephanos thay thế ngài trong trường hợp có bất trắc. Hai vị Tổng Giám Mục Trưởng đã cùng đi với ngài đến Sân bay Constantinople.
Cần nhắc lại rằng nhân dịp kỷ niệm 60 năm linh mục của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, Đức Thượng Phụ Epifaniy đã đồng tế Phụng vụ Thánh cùng với ngài và Đức Thượng Phụ Theodore của Alexandria, tại Nhà thờ Thánh George ở Imvros.
Source:Orthodox Times
Tuyên úy cảnh sát: Tôi đã phạm một lỗi lầm rất lớn khi cho bà thị trưởng Chicago rước lễ tại đám tang của cảnh sát viên Ella French
Đặng Tự Do
17:07 24/08/2021
Một tuyên úy cảnh sát Chicago nói rằng ngài rất “đau buồn” vì đã trao Mình Thánh Chúa cho Thị trưởng Lori Lightfoot, một tín hữu Tin lành đang sống trong một cuộc hôn nhân đồng tính. Diễn biến này đã xảy ra trong Thánh lễ an táng hôm thứ Năm cho cảnh sát viên Ella French.
Trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Sáu với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, Cha Dan Brandt cho biết chỉ vài giây trước phần Rước lễ, ngài đã được Hồng Y Blase Cupich, vị chủ tế chính, yêu cầu thay ngài trao Mình Thánh Chúa và đã trở nên bối rối khi thấy thị trưởng bước tới với tư cách là người đầu tiên lên rước lễ.
“Anh biết đó, tôi đáng trách, và vì điều đó tôi rất đau khổ”, Cha Brandt nói.
“Tôi thực sự đã cho cô ấy Rước lễ, nhưng cô ấy là người đầu tiên ở trong hàng và theo dự trù lúc đầu tôi không phải là người cho rước lễ, vào phút chót, Đức Hồng Y Cupich nói: ‘Tôi sẽ ngồi trong khi Rước lễ, cha thay chỗ của tôi nhé'“
“Và vì vậy, tôi không có chuẩn bị tâm lý. Tôi muốn nói là tôi đã hoàn toàn hốc hác, cả cuối tuần đó tôi rất lu bu. Tôi đã ngủ rất ít”, vị tuyên úy cảnh sát Công Giáo nói với CNA. “Anh có thể nói tôi đang cố bào chữa cho mình, nhưng quả thật khi cô ấy đến, lúc tôi đặt Bánh Thánh vào tay cô ấy thì tôi giống như đang thốt thế 'Ồ không!' và tất nhiên lúc đó đã quá muộn. Và tôi đã nói, 'Ôi Lạy Chúa, xin thương xót con.'“
Cha Brandt nói thêm rằng ngài xin lỗi tất cả những người đã bị xúc phạm trước cảnh thị trưởng được cho rước lễ.
“Tôi xin lỗi vì bất kỳ tai tiếng nào mà sự lơ đãng của tôi có thể đã gây ra. Chắc chắn không phải là tôi cố ý và ước gì tôi thông minh một chút. Hay ước gì Đức Hồng Y cho Rước lễ vì tôi đang có kế hoạch trở lại và ngồi xuống trước phần tiếp theo của Thánh lễ”.
“Tôi không thể xin lỗi đủ cho bất cứ ai khó chịu vì việc cô ấy lãnh nhận Bí tích Thánh Thể. Lỗi này hoàn toàn thuộc về tôi. Và đó thực là một sai lầm và tôi cầu nguyện xin độc giả của quý bạn cũng có lòng thương xót tôi như tôi hy vọng Chúa thương xót tôi”.
Giáo luật Công Giáo chỉ cho phép các Kitô hữu không phải Công Giáo Rước lễ trong một số trường hợp rất hạn chế và “cần thiết nghiêm trọng”. Cả tổng giáo phận và văn phòng thị trưởng đều không trả lời nhiều yêu cầu từ CNA vào hôm thứ Sáu.
Đức Hồng Y Cupich đã cử hành thánh lễ tại Nhà thờ Công Giáo St. Rita thành Cascia cho cho cảnh sát viên Ella French, 29 tuổi, người bị bắn chết khi đang thi hành công vụ tại một trạm dừng giao thông vào ngày 7 tháng 8.
Lightfoot đã ngồi ở hàng ghế trên cùng trong Thánh lễ và là người đầu tiên xếp hàng để rước lễ theo video của Thánh lễ, được truyền hình trực tiếp trên TV và qua Internet.
Source:Catholic News Agency
Tổng đại diện của tổng giáo phận Hamburg yêu cầu Vatican phải có hành động
Đặng Tự Do
17:08 24/08/2021
Vatican cần phải phá vỡ sự im lặng kéo dài 5 tháng và nhanh chóng làm rõ tình hình ở Hamburg, vị tổng đại diện của tổng giáo phận đã cho biết như trên.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho phép Đức Tổng Giám Mục Stefan Heße của Hamburg nghỉ phép vào cuối tháng 3, sau khi có các báo cáo liên quan đến tổng giáo phận Köln, nơi trước đây Đức Cha Heße phục vụ.
Cha Tổng đại diện Ansgar Thim đang điều hành tổng giáo phận ở Hamburg, nhưng vào ngày 12 tháng 8, ngài tuyên bố rằng tình hình trong tổng giáo phận đã trở nên không thể giải quyết được và yêu cầu Vatican nhanh chóng làm rõ hoặc là phục chức cho Đức Cha Heße, hoặc là bổ nhiệm một vị Tổng Giám Mục khác.
Tổng giáo phận Hamburg trước đó đã tuyên bố trên trang web của mình rằng họ chân thành hy vọng rằng “Vatican sẽ không trì hoãn lâu hơn nữa trong việc đưa ra quyết định”.
Cha Thim viết rằng: “Tôi không trốn tránh trách nhiệm, nhưng muốn gửi một tín hiệu rõ ràng cho tất cả những người trong và ngoài nước rằng mọi thứ không thể tiếp diễn như thế này”.
Không thể cứ điều hành một giáo phận trong một thời gian dài như vậy mà “không có phản ứng nào từ Vatican”, Cha Thim nói. Tình hình hiện tại đã trở thành một “thử thách vĩnh viễn và quá tải”. Ngài cho biết ngài hoàn toàn không có thông tin về thời điểm Vatican có thể đưa ra quyết định.
Sau những cáo buộc đầu tiên chống lại ngài vào năm 2020, Đức Tổng Giám Mục Heße đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu cầu xem xét lại trường hợp của mình. Dưới thời của cố Hồng Y Meisner, là Tổng giám mục Köln từ năm 1989 đến năm 2014, Đức Cha Heße, lúc đó chỉ mới là một linh mục, đã lần lượt đảm nhận các chức vụ quản lý nhân sự từ năm 2003-2012 và sau đó là tổng đại diện từ năm 2012-2014. Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám mục Hamburg vào năm 2015.
Bản báo cáo 800 trang được chờ đợi từ lâu về việc đối phó với các trường hợp lạm dụng giáo sĩ ở tổng giáo phận Köln đã được công bố vào ngày 18 tháng 3 năm nay. Trong đó, Cha Heße bị buộc tội không giải quyết các tội lỗi lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ đến nơi đến chốn, và ngài đã đề nghị xin Đức Giáo Hoàng cho từ chức. Vào ngày 29 tháng 3, tổng giáo phận Hamburg thông báo rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cho phép Đức Tổng Giám Mục Heße nghỉ phép vô thời hạn nhưng vẫn để ngỏ câu hỏi về việc liệu ngài có chấp nhận đề nghị từ chức của Đức Cha Heße hay không. Thời hạn ba tháng để chấp nhận một đề nghị như vậy, được quy định bởi giáo luật, đã trôi qua.
Source:The Tablet
Tòa Thánh đang tìm cách nói chuyện với Taliban để tránh thảm họa nhân đạo tại Afghanistan
Vũ Văn An
20:24 24/08/2021
Theo Edward Pentin của The National Catholic Register, các đại diện của Tòa Thánh được tiếp xúc đã không bình luận gì, nhưng một nhà báo Ý, cuối tuần qua, đã tường trình rằng một đường dây bí mật đã mở ra giữa Tòa Thánh và Taliban.
Về mặt chính thức, Tòa Thánh kêu gọi việc mở các cuộc thương thảo giữa Taliban, các nhà lãnh đạo chính trị trong vùng, và các nước Tây Phương để tránh thảm họa nhân đạo khi các lực lượng Mỹ và đồng minh rút khỏi Afghanistan.
Trên bài xã luận ở trang đầu ngày 19 tháng 8, nhật báo của Tòa Thánh, tờ L’Osservatore Romano, đã lập luận rằng “lẽ dĩ nhiên cần phải thương thảo với Taliban” về các vấn đề di dân cũng như “nhân quyền và các tự do nền tảng, để họ dành cho những người không cảm thấy an toàn khả thể lìa Afghanistan”. Bài xã luận viết thêm rằng những cuộc thương thuyết như thế “phải làm nhanh chóng”.
Bài xã luận, tựa là “Trách nghiệm Chào đón – Thảm kịch của Những Người Afghanistan Đang Chạy trốn”, kêu gọi cộng đồng quốc tế “đưa ra hành động để bảo đảm tình huống tỵ nạn Afghanistan không biến thành một tình trạng khẩn trương nhân đạo thảm khốc”. Bài xã luận cũng kết án các nước “từng đóng vai trò có trách nhiệm tại Afghanistan” đã không dự ứng tình trạng khẩn trương này; bài xã luận viết rằng người ta lấy làm ngạc nhiên khi một viễn ảnh như thế lại không được ai xem xét, hay tệ hơn nữa, các quốc gia dù biết như thế “mà vẫn không làm gì cả để tránh nó”.
Bài xã luận trên có trước báo cáo của nhà báo kỳ cựu Ý và là một nhà vận động hành lang, Luigi Bisignani, người cho rằng “một đường dây bí mật bất ngờ đã được mở ra giữa Tòa Thánh và Taliban để tạo một hành lang nhân đạo hoàn toàn hoạt động được”.
Trong một lá thư gửi cho Nhật báo Ý Il Tempo xuất bản ngày 22 tháng 8, Bisignani cho rằng, dưới sự thúc đẩy của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Bộ Giáo hội Phương Đông đang tiến hành đối thoại ba bên với Taliban do Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan làm trung gian.
Bisignani cho biết một cuộc đối thoại như vậy “có thể giúp chúng ta một cách lạ lùng” dựa trên một báo cáo tình báo đã được phân loại đang được lưu hành trong các bộ chính phủ; báo cáo tình báo này dự đoán một làn sóng nhập cư mới tạo ra “những khung cảnh đáng lo ngại” và nguy cơ tấn công khủng bố tăng cao.
Sáng kiến ngoại giao được cho là của Tòa thánh sau lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 15 tháng 8 cầu nguyện cho tình hình ở Afghanistan "để hang ổ vũ khí chấm dứt và các giải pháp có thể được tìm thấy xung quanh bàn đối thoại". Đức Giáo Hoàng không đề cập đến cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong bài nói chuyện lúc đọc kinh Truyền Tin vào ngày 22 tháng 8.
Văn phòng Báo chí Tòa thánh không trả lời các câu hỏi của tờ Register về báo cáo của Bisignani.
Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Bộ trưởng Liên hệ với các Quốc gia, và Đức Tổng Giám Mục Christophe El-Kassis, Sứ thần Tòa thánh tại Pakistan có nhiệm vụ giám sát Afghanistan trong trường hợp chưa có liên hệ ngoại giao chính thức, cũng không trả lời các yêu cầu của Register muốn có bình luận về cách tiếp cận của Tòa thánh vì cả hai đang đi nghỉ.
Rút lui hỗn loạn
Chính phủ Biden đã bị nhiều người chỉ trích gắt gao vì điều bị nhiều nhà phê bình cho là một cuộc rút lui hỗn loạn không tuân theo thỏa thuận hòa bình năm 2020 giữa Taliban và Hoa Kỳ, dẫn đến việc chính phủ Afghanistan bất ngờ sụp đổ và tạo điều kiện cho Taliban nắm quyền kiểm soát đất nước.
Khi chế độ chiếm được thủ đô Kabul vào tuần trước, hàng nghìn người Afghanistan đã tìm cách trốn khỏi quốc gia duy Hồi giáo. Nhiều người xuống sân bay của thành phố, một số rơi xuống đất tử vong khi bám vào vỏ ngoài của một máy bay quân sự Hoa Kỳ trong nỗ lực tuyệt vọng chạy trốn. Theo các báo cáo, khoảng 28,000 người đã được di tản khỏi đất nước kể từ ngày 14 tháng 8.
Trong một tuyên bố ngày 19/8, Chủ tịch Thomas Heine-Geldern của Tổ chức Trợ giúp Giáo Hội Túng thiếu cho biết theo thỏa thuận hòa bình năm 2020, không rõ những người Afghanistan không tán thành việc thực hành sharia (luật Hồi giáo) của Taliban sẽ bị đối xử như thế nào. Ông cũng chỉ ra những ưu và khuyết điểm của việc chấp thuận và công nhận quốc tế đối với chế độ duy Hồi giáo.
Ông nhận xét nếu chế độ này không được quốc tế công nhận, sẽ không có "các kênh chính thức" nào để buộc Taliban vào các vấn đề nhân quyền. Heine-Geldern viết: “sự kiện hầu hết các đại sứ quán phương Tây đóng cửa và các quan sát viên quốc tế rời đi, giống như họ làm ở Syria năm 2011, không phải là một điềm báo tốt”.
Mặt khác, ông cho rằng các quốc gia tuyên bố thiện cảm đối với Tiểu vương quốc duy Hồi Giáo mới sẽ “không những giúp hợp pháp hóa Taliban, mà còn khuyến khích các chế độ độc tài trên toàn thế giới, nhất là trong khu vực, thúc đẩy các vi phạm tự do tôn giáo ngày càng tăng ở các quốc gia của họ”.
Sự chấp thuận quốc tế như vậy sẽ tạo ra "một nam châm thu hút các nhóm Hồi giáo cực đoan nhỏ hơn, tạo ra một nhóm các phe phái khủng bố tôn giáo mới có thể thay thế al-Qaeda và Nhà nước Duy Hồi giáo". Heine-Geldern dự đoán rằng tình hình đối với những người theo Kitô giáo và các tôn giáo thiểu số khác “vốn bị áp bức” trong khu vực sẽ “còn xấu đi hơn nữa”.
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 23/8, chi nhánh Ý của Tổ chức Trợ giúp Giáo Hội Túng thiếu cảnh cáo rằng mối đe dọa chống lại tự do tôn giáo ở Afghanistan không chỉ đến từ Taliban mà còn đến từ Tỉnh Hồi giáo Bang Khorasan (ISKP), chi nhánh của Nhà nước Duy Hồi giáo Afghanistan, và al-Qaeda.
Tuyên bố của Tổ chức Trợ giúp Giáo Hội Túng thiếu Ý viết “Tỉnh Hồi giáo Bang Khorasan tiếp tục củng cố, nhất là sau sự thất bại của Nhà nước Duy Hồi giáo ở Syria và Iraq và sau khi bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình giữa Taliban và NATO. Khác với Taliban, Tỉnh Hồi giáo Bang Khorasan có trong hàng ngũ của nó ngày càng nhiều thanh niên Afghanistan thuộc tầng lớp trung lưu, có học thức, hợp tác cùng các nhóm thánh chiến giàu kinh nghiệm của al-Qaeda”.
Tuyên bố viết thêm, “Chúng tôi lo ngại rằng việc một số quốc gia công nhận chế độ Taliban cũng có thể khuyến khích sự gia tăng của các nhóm Hồi giáo cực đoan hiện có quy mô nhỏ hơn nhưng có khả năng tự cấu tạo thành một mạng lưới khủng bố có khả năng thay thế các tổ chức lịch sử như al-Qaeda và Nhà nước duy Hồi giáo. Ngoài ra, mối liên hệ giữa Pakistan, các tổ chức khủng bố hiện diện ở Palestine và ở tỉnh Idlib của Syria và chế độ Afghanistan, là mối quan tâm đặc biệt”.
Kitô hữu gặp hiểm nguy
Tổ chức Trợ giúp Giáo Hội Túng thiếu Ý lặp lại những lo ngại của Heiner-Geldern rằng việc áp dụng lại luật Sharia sẽ "xóa sạch một số quyền tự do đã giành được một cách vất vả, bao gồm cả quyền tự do tôn giáo rất mong manh" và họ dự đoán rằng "tất cả những người không chia sẻ chủ nghĩa Hồi giáo của Taliban, bao gồm cả những người Sunni ôn hòa, do đó đang gặp hiểm nguy”.
Hơn 99% dân số 27.6 triệu người của Afghanistan là người Hồi giáo; hầu hết là người Hồi giáo dòng Sunni, và chỉ có 10% là người Shiite. Theo Tổ chức Trợ giúp Giáo Hội Túng thiếu, con số Kitô hữu không rõ ràng, và có thể thay đổi từ 1,000 đến 20,000 vì nhiều người thực hành đức tin của họ trong bí mật. Năm 2018, chỉ vào khoảng 200 người Công Giáo sống ở Afghanistan.
Tổ chức bác ái này kể lại rằng vào năm 2010, Taliban đã giết 10 nhân viên nhân đạo bị buộc tội truyền bá Kitô giáo và là gián điệp nước ngoài. Cũng có báo cáo cho rằng Tổ chức này đã nói với các nhà lãnh đạo của các Giáo Hội hầm trú rằng họ đang bị theo dõi, và mối lo ngại ngày càng gia tăng rằng các Kitô hữu có thể bị giết hoặc các cô gái trẻ Kitô hữu bị gả cho các chiến binh Taliban.
Tổ chức Trợ giúp Giáo Hội Túng thiếu đưa tin: “Ngay cả trước khi Taliban tiếp quản, các tân tòng Kitô hữu từ Hồi giáo đã phải đối diện với sự tẩy chay và thậm chí bạo lực từ các thành viên trong gia đình. Tính đến ngày 16 tháng 8, hai tu sĩ Dòng Tên người Ấn Độ và bốn Thừa sai Bác ái đang chờ để được di tản”.
Trong khi đó, vào ngày 19 tháng 8, một nhóm Thệ phản hầm trú cáo buộc rằng các Kitô hữu Afghanistan đã chạy trốn lên núi "trong một nỗ lực tuyệt vọng để thoát khỏi Taliban đang đi từng nhà cố gắng giết họ". Báo cáo khẳng định, các phần tử duy Hồi giáo có một "danh sách tấn công các Kitô hữu nổi tiếng mà họ đang nhắm để truy lùng và giết hại".
Nina Shea, giám đốc Trung tâm Tự do Tôn giáo của Viện Hudson, viết trên The Epoch Times (Đại Kỷ Nguyên): “Sự cai trị bằng luật Sharia của Taliban là thảm họa đối với nhân quyền. Thực thế, nếu không có các quyền căn bản, mọi người đều có nguy cơ bị bắt giữ và trừng phạt tùy tiện”.
Cha Dòng Barnabite, Giovanni Scalese, là người phụ trách Xứ Truyền giáo độc lập ở Afghanistan, một thực thể Công Giáo duy nhất trong nước, do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thành lập năm 2002. Vào tháng 4, ngài bày tỏ nghi ngờ cho rằng Taliban sẽ có thể khôi phục một Tiểu vương quốc duy Hồi giáo, nhưng cũng như nhiều người khác, ngài cũng không dự đoán chính phủ Afghanistan sẽ sụp đổ.
Phát biểu với tờ Register tuần trước, Cha Scalese cho biết đất nước đang trải qua một “thời điểm rất khó khăn” nhưng không muốn nói thêm do tình hình nhạy cảm.
Ngài nói, "Điều duy nhất tôi nói với bạn là cầu nguyện cho chúng tôi".
Tin Giáo Hội Việt Nam
Xúc động trước tình cảnh kinh hoàng ở Việt Nam, Đức Thánh Cha ủng hộ 100,000 Euro
Đặng Tự Do
19:03 24/08/2021
Trong bản tin đánh đi hôm thứ Ba 24 tháng 8, Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đang thể hiện tình đoàn kết của mình đối với Việt Nam, trước đại dịch COVID-19, bằng những hành động trực tiếp.
Đức Hồng Y Peter Turkson, tổng trưởng Bộ Dịch Vụ Phát Triển Nhân Bản Toàn Diện, hôm nay thông báo rằng Đức Giáo Hoàng sẽ gửi 100.000 euro viện trợ khẩn cấp cho người dân Việt Nam, khi quốc gia này đang trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng do ảnh hưởng của thảm họa kinh tế - xã hội từ đại dịch coronavirus.
Theo Đức Hồng Y, sự ủng hộ của Đức Thánh Cha cũng mở rộng đến hai khu vực khác trên thế giới bị ảnh hưởng bởi thảm kịch, đó là Bangladesh, nơi gần đây đã bị bão Yaas; và đến Haiti, là quốc gia bị rung chuyển một tuần trước bởi một trận động đất kinh hoàng. Đức Giáo Hoàng đóng góp 69,000 đô la Mỹ cho Bangladesh và 200,000 euro cho Haiti.
Tại Việt Nam, tình liên đới của Đức Giáo Hoàng thể hiện một lần nữa tình liên đới của Giáo Hội Công Giáo với các nạn nhân COVID-19, đã và đang được thể hiện một cách quảng đại trong những cống hiến không ngừng nghỉ của giới Công Giáo.
Điều này được thể hiện rõ nhất bởi chị Th, một thành viên của Dòng Mến Thánh Giá Giáo phận Xuân Lộc, là người đã cùng với các nữ tu và một nhóm thiện nguyện viên dành hàng tháng để giúp đỡ các bệnh nhân trong các bệnh viện tỉnh Đồng Nai.
Sơ Th đã nhiễm coronavirus, nhưng sơ sẽ không từ bỏ nhiệm vụ của mình. Hiện sơ đang được cách ly, và tạ ơn Chúa, sơ đang dần khỏi bệnh.
“Tôi cảm ơn Chúa, người đã cho tôi có thời gian này để gần gũi với Ngài hơn bao giờ hết,” sơ viết trong một thông điệp do Giáo phận Xuân Lộc phát đi.
Sơ giải thích rằng Mẹ bề trên đã giao cho sơ sứ mệnh làm việc với các quan chức y tế địa phương và cộng đồng.
“Tôi được gửi đến một nơi không phải là giáo xứ cũng không phải trường học. Đó là một bệnh viện, một cơ sở cách ly, một phòng xét nghiệm”.
“Công việc của tôi không phải là trưởng ca đoàn hay cắm hoa, mà là mang bữa ăn cho bệnh nhân và rửa ráy cho họ. Là một phần trong nhiệm vụ của mình, tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho nguy cơ bị nhiễm bệnh”.
“Ở đây Chúa Giêsu đang chờ đợi tôi để trao tình yêu của mình cho người khác.”
Source:Asia News
Đức Tổng Giuse Nguyễn Năng đã gửi tin nhắn đến anh chị em tu sĩ kết thúc một tháng phục vụ tuyến đầu trở về
+ĐTGM Nguyễn Năng
19:04 24/08/2021
Chiều Chúa nhật 22/08/2021
Mến gửi anh chị em tu sĩ thiện nguyện sắp rời bênh viện,
Vậy là một tháng phục vụ đã qua rất mau, phải không?
Tôi biết anh chị em còn đang nhiệt tình muốn ở lại tiếp tục phục vụ, nhưng vì công việc đành phải trở về.
Xin cám ơn anh chị em rất nhiều. Bằng sự hiện diện, tận tụy phục vụ, bằng tình yêu thương và niềm vui, anh chị em đã để lại một ấn tượng tốt đẹp nơi lòng mọi người.
Tôi đã đọc những cảm nghiệm anh chị em đã chia sẻ. Một số đoạn được in đậm tô màu hơi quá, nhưng tất cả đều là những cảm nghiệm quí báu chân thành. Thời gian vừa qua anh chị em đã cho đi, nhưng chính anh chị em lại nhận được nhiều. Những kinh nghiệm phục vụ đã là những bài học “đào tạo” mà chúng ta chưa được học.
Chắc chắn anh chị em ra về mà lòng vẫn nhớ: nhớ bệnh nhân, nhớ những cảnh đời đau khổ...
Xin hãy tiếp tục “nhớ”, nhớ để cầu nguyện, nhớ để quyết tâm hành động, nhớ để biến đổi cuộc đời.
Giáo phận đã thu xếp để anh chị em nghỉ ngơi tại Foyer Cao Thái ít ngày trước khi trở về cộng đoàn.
Cầu chúc anh chị em bình an, vui khỏe và hạnh phúc trong đời dâng hiến.
Chúc anh chị em tối nay từ giã nhau thật vui.+ Giuse Nguyễn Năng
Tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế - Vài cảm nghiệm về chuyến thiện nguyện.
Tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế
19:06 24/08/2021
Hai anh em chúng con được phân chia vào nhóm sàng lọc bệnh nhân, với nhiệm vụ chính là đo thân nhiệt và Sp02 cho các bệnh nhân. Mặc dù đã được các bác sỹ và anh chị điều dưỡng nhắc rằng mặc đồ bảo hộ sẽ rất nóng và mồ hôi sẽ ra nhiều nhưng khi mặc vào để làm việc quả là một trải nghiệm không thể nào quên!
Những lần đầu mang trên mình bộ đồ bảo hộ, có lẽ vì chưa quen nên còn cảm thấy choáng váng và ngột ngạt; đầu nôn nao như muốn ói! Đứng đo nhiệt độ và Sp02 cho bệnh nhân chẳng mấy chốc hai bàn tay đã ướt sũng mồ hôi. Thỉnh thoảng chị nhóm trưởng nhóm sàng lọc lại nhắc nhở giữ khoảng cách cần thiết với bệnh nhân. Khâu tiếp nhận liên tục phải liên lạc với phòng kế hoạch tổng hợp để xin ý kiến về các bệnh nhân khi họ thiếu giấy tờ hoặc chưa đăng ký trước...nên đôi khi giờ làm sẽ bị kéo dài thêm hàng giờ. Ngoài công việc chính bên nhóm sàng lọc, chúng con cũng phụ giúp anh em trong việc thu gom rác bệnh viện.
Những phút giây thư giãn
Sáng nào khu bệnh viện dã chiến chúng con cũng phát bài "Hôm nay bạn như thế nào?" của Minh Khang để động viên tinh thần bệnh nhân. Thầy Hậu vốn sẵn có máu nghệ sỹ cũng ngân nga theo nhưng chế thêm vào để anh em trong phòng được thư giãn: "Hôm nay Hoàng như thế nào? Hoàng có còn ho nhiều không? Cảm giác có khó thở không? Đừng lo lắng vì chúng tôi đang ở bên cạnh."
Cùng với việc cập nhật về tình hình dịch, ngày nào anh em chúng con cũng chia sẻ cho nhau những câu chuyện đẹp đầy tình người đang diễn ra: chuyện anh "Minh Râu" dễ thương tặng rau miễn phí cho người nghèo; chuyện về chuỗi siêu thị 0 đồng của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam; chuyện về nhiều cha, thầy, sơ trở thành "shipper" trao từng ổ bánh mì, bố rau cho người nghèo; chuyện về người cha bất đắc dĩ vi phạm chỉ thị 16 đi lấy bình oxy về cho con thở, chuyện những ông bà cụ già ở quê gom từng củ cải, quả bí... để gởi vào cho saigon... Tất cả những câu chuyện đó vừa phảng phất trong tâm trí chúng con về một Việt Nam vẫn dạt dào tình nghĩa ruột thịt từ bao đời; lại vừa khơi lên trong chúng tôi một ước mơ về một nước Việt tươi sáng hơn trong nay mai...
Những lúc được nghỉ ngơi trong phòng anh em lại lấy điện thoại để lưu lại những hình ảnh, những đoạn video nho nhỏ để gửi cho nhà dòng, cho anh em và người thân. Mặc dù công việc có mệt và nguy hiểm nhưng mỗi ngày trong phòng riêng của anh chị em tu sĩ đều có những phút giây thư giãn, hài hước nhẹ nhàng. Hạnh phúc vẫn hiện diện mỗi ngày trong cuộc sống của anh chị em tu sĩ chúng con.
Khi màn đêm buông xuống...
Mỗi khi màn đêm buông xuống, không gian trở nên tĩnh lặng hơn, tiếng xe cứu thương cũng trở nên “đanh” hơn! Những giây phút nhói lòng bởi cảnh gia đình ly tán do dịch bệnh (mà tận mắt chúng tôi chứng kiến) lại càng hiện lên rõ nét hơn...Có lẽ, chưa bao giờ chúng con cảm nhận được sự thiêng liêng của sự sống và của nghĩa tình gia đình nhiều đến như thế!
Đâu đó trong các phòng của anh chị em tu sĩ những lời kinh thì thầm : "Lạy Chúa, lúc chúng con còn thức xin Ngài cứu giúp cho. Khi chúng con đã ngủ xin Chúa cũng giữ gìn. Để cùng thức tỉnh với Đức Kitô và được nghỉ ngơi an bình..."
Ngoài hành lang một vài tu sĩ khác đang đi đi lại lại với tràng chuỗi nhỏ trên tay. Cùng với toàn thể Giáo hội hoàn vũ, chúng con luôn nhớ để cầu nguyện cho các bệnh nhân, các nhân viên y tế, những nhà hữu trách trong xã hội để với ơn Chúa chúng ta sớm vượt qua cơn đại dịch này.
Được nhận lại nhiều hơn là cho đi
Trước khi lên đường chúng con đã được cha Giám tỉnh, quý cha trong Ban Giám Đốc chúc lành và căn dặn nếu cần gì thì cứ liên lạc về các cha sẽ hỗ trợ. Ngày nào chúng con cũng được quý cha và anh em trong cộng đoàn cầu nguyện, nhắn tin, gọi điện thăm hỏi. Chúng con cũng được cộng đoàn và quý ân nhân gửi tặng những món đồ cần thiết như cà phê, trà, sữa...
Ngoài ra chúng con cũng nhận được những lời động viên, thăm hỏi kịp thời từ Đức tổng Giuse, Đức cha Luy... Chúng con còn được cha đại diện Hội Đồng Giám Mục và cha trưởng Ban Tu sĩ Giáo phận nhắn tin, gửi quà. Đó thực sự là nguồn động viên khích lệ tinh thần quý giá cho chúng con.
Bên cạnh đó, chúng con còn được nhận những nhu yếu phẩm và những lời chúc thân thương từ các cá nhân và tổ chức thiện nguyện. Một trong những lời chúc siêu dễ thương và ngọt ngào đó là: "Thương gửi người tiền tuyến. Từ tận đáy lòng cảm ơn bạn nhiều lắm. Hãy cho mình 'ôm bạn' một cái. Thương lắm!"
Quả là ngay khi chúng con chưa làm được gì, thì chúng con đã nhận được nhận lại nhiều hơn gấp bội rồi!
Một tâm tình nho nhỏ
Chúng con ý thức rằng mình chỉ là "5 chiếc bánh và 2 con cá" bé nhỏ của Chúa. Nhưng chúng con xác tín rằng còn vô số những anh chị em khác nữa cũng đang trao dâng những chiếc bánh và những con cá của mình. Với tất cả số lương thực đó, Chúa sẽ làm lan tỏa tình yêu thương đến mọi người. Xin cho tất cả mọi thành phần trong xã hội được liên đới và đùm bọc nhau trong thời khắc khó khăn nhưng rất đỗi ý nghĩa này. Sau cùng dịch bệnh sẽ qua đi và chúng ta sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, nghĩa tình hơn. Yêu thương và cầu nguyện cho mọi người.
Sài Gòn cực lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi.
Bs Phan Xuân Trung
19:06 24/08/2021
Với cái thẻ bác sĩ, tôi thông chốt dễ dàng từ quận này sang quận khác. Các anh chốt chặn thấy là phẩy tay cho qua nhanh. Thà là có các anh ngồi thì mình còn thông chốt được chứ không có anh nào, chỉ có các hàng rào sắt kẽm gai chằng chịt khắp các con hẻm thì cái thẻ của mình hoàn toàn vô dụng. Không biết thường ngày những cái khung kẽm gai đó cất ở đâu mà khi có dịch thì xuất hiện đầy khắp hang cùng ngõ hẻm!
Tôi đã nổi điên hét vào mặt một anh phó chủ tịch phường: "Các anh muốn giết người à? Hàng rào kiểu này thì xe cấp cứu vào kiểu gì? Xe chữa lửa vào kiểu gì?". Tôi thật sự không hiểu tác dụng của các rào kẽm gai đó để làm gì. Chặn con virus chăng? Virus bay vi vu trong gió chứ có thèm đứng ngoài hay trong hàng rào đâu. Vậy thì hàng rào chỉ có tác dụng nhốt dân, nhưng mà nhốt để làm gì? Để cho dân đừng có đi và do vậy sẽ không có lây à? Là giải pháp bảo vệ dân à? Thực tế không phải vậy, dân đang chịu trận vì người hàng xóm F0 mà không biết phải làm sao. Một hàng xóm F0, hai ngày sau cả nhà đó F0, bốn ngày sau cả xóm đó F0, tám ngày sau những cái quan tài xuất hiện một cách yên lặng, sau đó sẽ đi lòng vòng để ra được đường lớn vì đầu hẻm đã bị rào kẽm gai.
Có những bệnh nhân chỉ cần ngó qua đã biết sống không nỗi trong 24 tiếng đồng hồ tới. Đó là những bà nội, bà ngoại mập mập tròn tròn, nằm ngủ li bì, phản ứng chậm chạp... Oxy không đủ nên sức sống tựa như ngọn đèn hết dầu, leo lét, chực tắt trong giây lát. Nhìn là biết bị nhiễm Cúm Tào rồi nhưng người nhà thì nhất mực là "em mớt test cho bà ngày hôm kia, âm tính". "Test lại đi em..."... "Dạ... dương tính rồi thưa bác sĩ. Mà, bà em mới đi chích ngừa hôm kia. Sau chích thì bà trở yếu như vậy...". Chẳng phải do chích ngửa đâu em. Bà đã bị nhiễm từ trước đó rồi, qua giai đoạn ủ bệnh, bây giờ mới phát. Khi bệnh nhân ủ rủ như con gà rù thì cơ hội để cứu giúp rất mong manh. Thế nhưng nếu nhanh tay chút thì cũng thoát được cửa tử.
Cái con Vi rút kia bản thân nó không có độc tố. Nó chỉ chuyên tâm đi tìm tế bào niêm mạc hô hấp để làm tổ, mượn nhân tế bào để sao chép thông tin di truyền và tổng hợp protein, duy trì nòi giống thôi. Kẻ ăn nhờ ở đậu kia xâm nhập vào cả hô hấp trên và hô hấp dưới, khác với thằng anh nó là Sars CoV 1 chỉ làm tổ ở phổi. Chính vì sinh sản ở niêm mạc hô hấp trên nên mới gây lây dữ. Chu kỳ sinh sản của Cô chỉ có 7 ngày nằm giường đẻ và khi phóng thích ra hằng hà sa số những bản sao, chúng tiếp tục xâm nhập tế bào mới và lan xuống hô hấp dưới. Khi xâm nhập tế bào niêm mạc phổi thì chúng kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể.
Ở chỗ này có vài sự nhầm lẫn. Người ta nói rằng bệnh nhân chết là do hệ miễn dịch "yếu". Thật ra không phải vậy, phải nói là ngược lại. Người càng già và nhiều bệnh nền thì bên trong cơ thể có sẵn rất nhiều yếu tố miễn dịch được sinh ra trong suốt cuộc đời từng trải với môi trường cùng bệnh tật. Những yếu tố miễn dịch này hoạt động mạnh đến nỗi làm tăng dịch viêm trong mô kẽ phổi, làm đông đặc các mạch máu nhỏ và thậm chí còn sinh ra cơ chế tự miễn, tức là tấn công vào tế bào lành.
Thật ra virus đang nằm trong lòng tế bào niêm mạc, đâu có chường mặt ra môi trường huyết tương hay mô kẽ để bị thực bào. Hệ miễn dịch bị báo động và hoạt động quá mức đến mức gây hại cho cơ thể ngay cả sau khi chu kỳ sinh sản của virus đã chấm dứt. Trên một biểu đồ, người ta thấy virus từ ít tăng lên nhiều trong 7 ngày đầu, sau đó từ nhiều giảm xuống ít đến bằng 0 trong 7 ngày tiếp theo. Song, phản ứng viêm lại xảy ra rất kinh khủng vào sau ngày thứ 14 đó và càng ngày càng tồi tệ, mặc dù chẳng còn bóng kẻ "giặc" nào trong cơ thể. Rõ ràng là virus đã chọc giận hệ miễn dịch khiến cho hệ miễn dịch tấn công vào chính cơ thể của mình một cách mù quáng.
Hiểu vậy nên phải tìm mọi cách kìm hãm phản ứng viêm và ngăn ngừa đông máu ngay từ khi chớm phát hiện phản ứng viêm. Thuốc để chữa Co-Vid căn bản là kháng viêm và chống đông máu. Kháng viêm bằng gì và chống đông bằng gì thì tùy quan điểm. Đối với đại dịch thì phải tìm giải pháp nào mà dễ tìm, dễ xài nhất cho dân chúng. Nếu dùng kháng viêm mà mỗi lần uống một bụm 8 đến 12 viên thuốc "đề-xa" thì khá vất vả. Còn chống đông mà bắt phải đi tìm các biệt dược lạ hoắc hay đắt tiền thì khó áp dụng cho số đông. Vậy nên bác Trung vẫn cứ thích dùng thuốc đơn giản, dễ tìm, uống 1-2 viên một ngày cho gọn.
Thấy vui khi bạn Loan ở chung cư Era quận 7 nhắn tin: "Em khỏe rồi, SpO2 của em hôm nay lên 97 rồi". Cái ngày gặp Loan, bạn như không còn sức để làm gì, mặt mày ảm đạm, nói chẳng ra hơi. Niềm vui khi anh Phương gọi nói: "Má tui hôm nay tươi tỉnh lắm rồi". Bà cụ ở tuổi trên 80. Cô Lam gọi báo "Em theo cách của anh, chỉ dẫn cho ông anh, giờ ổng khỏe rồi"...
Suốt tuần qua ngày nào cũng hoạt động hỗ trợ sức khoẻ trong các xóm đạo trên Tân Bình. Có mấy thanh niên sốt, ho... bảo bác sĩ cho thuốc cảm ho, viêm họng. Bác sĩ hỏi anh test Cô-Vit chưa, anh nói "Em test rồi, âm tính. Ba ngày em test một lần, tất cả đều âm tính". Tôi bảo "Ông test lại đi, bởi vì việc điều trị viêm họng, viêm phổi và điều trị cho Covid là hoàn toàn khác nhau". "Dạ, để em mua đồ tét lại"... "Dạ, bác sĩ ơi, dương tính rồi!" "Vậy thì test cả nhà đi... Dạ, cả nhà dính hết rồi.
Khỏi nói cũng biết dính cả nhà. Có dịch mới có dịp xâm nhập nhà cửa của dân Sài Gòn ở khắp nơi, hang cùng ngõ hẻm. Ai đó ngày xưa hát "Sài gòn đẹp lắm, Sài gòn ơi, Sài gòn ơi..." có lẽ là người ưa dạo phố. Sài gòn thời Pháp xây dựng thì đường xá, kiến trúc, cây xanh đẹp đẽ. Có dịp vào nhà dân ở khu Đoàn Văn Bơ, Xóm Chiếu, khu Xóm Đạo Tân Bình... thì mới thấy hết cái thật của Sài Gòn. Hẻm hóc, chật chội, ngổn ngang, nhếch nhác, tối tăm... Một gia đình nhiều thế hệ sống chung. Trẻ con nằm lê dưới đất, người già nằm trong những chiếc giường nhỏ hẹp... Những người Bắc Di Cư ngoan đạo, chấp nhận số phận của mình, xem đó là sự an bài của Chúa... Trong những cái nhà hộp quẹt như vậy không lây cả nhà mới là lạ.
Xóm đạo dường như không có tiếng khóc khi có người mất.Giáo dân tin rằng linh hồn đã về với Chúa nên chỉ làm nghi lễ đám tang trong yên lặng. Sáng nay đi ngang qua một nhà có người vừa qua đời, chỉ có một người con ngồi trước quan tài, thật lặng lẽ, không khách thăm, không kèn trống... Những người vừa từ trần đó vẫn còn hạnh phúc vì ít ra còn có con cháu vuốt mặt, có Cha nhà thờ đến làm lễ hoặc có Thầy Chùa đến tụng kinh. Do vậy, nhiều gia đình chấp nhận để cha mẹ trị bệnh tại nhà. Ngưởi ta dần dần bắt đầu chấp nhận chuyện sinh tử. Người ta bắt đầu không còn bàn tán về chuyện ai chết, ai sống. Người ta nhận được kết quả xét nghiệm dương tính cả nhà và chỉ cầu mong Chúa che chở. Nếu Chúa gọi đi thì cứ phải đi. Người ta không còn tránh né con virus quái ác kia nữa. Có tránh cũng không tránh được. Có ở nhà đóng cửa kín mít, không thò chân ra khỏi ngạch cửa suốt mấy tháng trời mà vẫn bị nhiễm, không biết bằng cách nào.
Con người quá nhỏ bé trước thiên nhiên. Cứ 100 năm lại xảy ra đại dịch như thể một sự thanh lọc nào đó của tạo hóa. Những kẻ ngỗ ngáo thì ra sức hô hào chống dịch như chống giặc, rằng trang bị vũ khí cho bác sĩ để giết giặc Covid-19! Tôi tin rằng những kẻ đó chưa từng dám bước chân đến nhà bệnh nhân nhiễm virus, nắm bàn tay của bệnh nhân xem ấm lạnh thế nào. Những kẻ khờ khạo thì chống dịch theo kiểu chăng dây, ngăn đường. Càng ngăn cản chừng nào thì càng làm bít tắc hệ tuần hoàn xã hội và dẫn đến cái chết của xã hội.
Con virus đã kích hoạt phản ứng viêm của cơ thể và đồng thời kích hoạt luôn cả phản ứng viêm của xã hội. Người ta đã phản ứng thái quá và sai vấn đề một cách nghiêm trọng. Trong khi phản ứng viêm bùng phát, hệ miễn dịch đã không ăn được xác con virus nào lại đi tấn công tế bào lành của cơ thể. Trong xã hội, người ta cũng không tấn công được đứa giặc nào mà chỉ làm chết thêm dân chúng từ những giải pháp ấu trĩ, thiển cận, thiếu suy nghĩ. Dân chết không phải do Covid mà chết vì tất cả các mặt bệnh khác không được chữa trị. Dân chết không phải do Covid mà chết vì đói, vì sợ hãi.
Đã đến lúc phải chấp nhận một sự thật rằng mọi giải pháp "chống giặc" đều vô nghĩa. Virus Covid không phải đến với thế gian này để tạo nên tận thế. Covid đến và lấy đi sinh mạng một cách có chọn lọc.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
An dân
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:51 24/08/2021
An Dân
Tự hỏi nếu mình là Bộ Trưởng Bộ Y Tế và là người có quyền quyết định các quyết sách phòng chống dịch Covid 19 thì mình sẽ làm gì?
Căn cứ các thông tin thì nghiệm ra rằng để đối phó con virút quái ác này thì căn bản là “sức đề kháng” của mỗi người. Nền y tế thế giới hiện nay xem nạn dịch này như là một thứ dịch cúm hơi đặc biệt một chút. Và thế là sức đề kháng được đề cao trước tiên. Bên cạnh đó dựa vào tình hình phòng chống dịch của rất nhiều nước tiên tiến trên thế giới, xin có một vài thiển ý sau:
1.Để giúp người dân tăng sức đề kháng thì quyết sách hàng đầu và tốt nhất là “an dân”. Tâm an thì cơ thể mạnh khỏe. Dân Việt chúng ta kỳ này tiếp cận thông tin khá nhanh nhạy. Chỉ cần Bộ Trưởng Bộ Y Tế lên Ti vi phổ biến tình hình dịch bệnh, cơ chế hoạt động của con Corona và một vài phương pháp phòng chống dịch thì bà con hiểu ngay. Theo thiển ý là phải tránh ban hành các quyết định gây hoang mang và gây sự sợ hãi cho người dân.
2.Cần xã hội hóa công tác phòng dịch và chống dịch ở những trường hợp bệnh chưa nặng. Chuyện Nhà Nước bao cấp, bao biện từ A đến Z là một quyết sách không phù hợp nếu không muốn nói là quá “chủ quan”, “duy ý chí” mà lịch sử đã minh chứng. Các cơ sở Y tế tư nhân, các đoàn thể xã hội, các tập thể tôn giáo chắc chắn đang chờ Nhà Nước bật đèn xanh để chung tay góp sức.
3.Vai trò của Nhà Nước, cách riêng cơ quan Y Tế là nên tập trung công việc chửa trị các ca bệnh trở nặng. Khi tập trung công và sức vào một lãnh vực và với điều kiện cũng như năng lực các cơ quan công quyền hiện hành thì chắc chắn kết quả sẽ rất khả quan.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tự hỏi nếu mình là Bộ Trưởng Bộ Y Tế và là người có quyền quyết định các quyết sách phòng chống dịch Covid 19 thì mình sẽ làm gì?
Căn cứ các thông tin thì nghiệm ra rằng để đối phó con virút quái ác này thì căn bản là “sức đề kháng” của mỗi người. Nền y tế thế giới hiện nay xem nạn dịch này như là một thứ dịch cúm hơi đặc biệt một chút. Và thế là sức đề kháng được đề cao trước tiên. Bên cạnh đó dựa vào tình hình phòng chống dịch của rất nhiều nước tiên tiến trên thế giới, xin có một vài thiển ý sau:
1.Để giúp người dân tăng sức đề kháng thì quyết sách hàng đầu và tốt nhất là “an dân”. Tâm an thì cơ thể mạnh khỏe. Dân Việt chúng ta kỳ này tiếp cận thông tin khá nhanh nhạy. Chỉ cần Bộ Trưởng Bộ Y Tế lên Ti vi phổ biến tình hình dịch bệnh, cơ chế hoạt động của con Corona và một vài phương pháp phòng chống dịch thì bà con hiểu ngay. Theo thiển ý là phải tránh ban hành các quyết định gây hoang mang và gây sự sợ hãi cho người dân.
2.Cần xã hội hóa công tác phòng dịch và chống dịch ở những trường hợp bệnh chưa nặng. Chuyện Nhà Nước bao cấp, bao biện từ A đến Z là một quyết sách không phù hợp nếu không muốn nói là quá “chủ quan”, “duy ý chí” mà lịch sử đã minh chứng. Các cơ sở Y tế tư nhân, các đoàn thể xã hội, các tập thể tôn giáo chắc chắn đang chờ Nhà Nước bật đèn xanh để chung tay góp sức.
3.Vai trò của Nhà Nước, cách riêng cơ quan Y Tế là nên tập trung công việc chửa trị các ca bệnh trở nặng. Khi tập trung công và sức vào một lãnh vực và với điều kiện cũng như năng lực các cơ quan công quyền hiện hành thì chắc chắn kết quả sẽ rất khả quan.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Văn Hóa
Chị Chết Đẹp Mà Ta !
Sơn Ca Linh
08:46 24/08/2021
(Chút cảm nhận về sự chết trong mùa Covid)
Đã hai năm nay,
Khi thế giới trải qua “mấy mùa Covid”,
“Cái chết” trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi !
Chết ở Vũ Hán, chết ở New York, ở Milanô…
Chết bệnh viện, chết bên sông, giữa đường, giữa chợ…
Chết hoả thiêu, có hòm, bọc nilon, chẳng cần huyệt mộ,
Chết với ân huệ cuối cùng được ở giữa người thân,
Chết được ủi an giữa những lời kinh ân cần,
Chết cô độc, u buồn, chỉ còn nắm tro tàn không ai hay biết…
Nên thế giới xưa nay,
Chẳng ai khùng để hân hoan ngày “thương đau tang chế” !
Chẳng ai dại chọn con đường “tử biệt sinh ly” !
Chẳng ai ham nghe ê a mãi “khúc nhạc sinh thì”,
Chẳng ai thích suốt ngày lê la nơi “quê hương mộ địa” !
Người ta sợ chết,
Nhưng “thần chết” vẫn trở về từ mọi phía,
Người ta tìm trường sinh,
Nhưng chỉ một con virus bé tí cũng “bó tay”.
Người ta vái tứ phương,
Nhưng “tử kỳ hữu định” ai cũng có ngày,
Đâu tại bom nguyên tử,
Chẳng cứ Corona,
Giản đơn,
Kiếp con người như “bông hoa dại trước cơn gió thoảng” !
Bởi thế cho nên,
Người ta sợ, người ta ghét, âu lo, hoảng loạn…
Và “sự chết” luôn mang hình tượng ghớm ghê:
Chiếc sọ tông hốc, bộ xương khô, lưỡi hái đen sì,
Và Thánh Kinh: “sự chết nhập trần gian qua đường tội lỗi”.
Nhưng có một không hai,
Một tên trộm ngay chính “giờ hấp hối”,
Giữa nhục hình, mạo phạm, bội phản, thương đau…
Giữa lằn ranh: cuộc sống, cái chết chuẩn bị bàn giao,
Anh bỗng thấy sáng lên giữa “chân trời sự chết”…
Vâng với anh “Trộm lành”,
Của “Ngày Thứ Sáu hai ngàn năm xa trước,
Chết: có nghĩa được đi vào “Vương Quốc vô biên”,
Chết: một cuộc giải thoát để yên nghỉ bình yên,
Chết: một cuộc trở về trong vòng tay Cha muôn thuở…!
Nên chăng,
Cũng bắt nguồn từ buổi chiều trên đồi Can-vê đó,
Có người đã gọi “tử thần” bằng từ “Chị Chết” thân thương.
Vâng, Thánh Phanxicô Assisi,
Trong “Bài ca tạo vật” vang lừng khắp bốn phương,
Chẳng chút khác nhau,
Anh mặt trời, chị trăng, nước, gió, mây… và “Chị Chết” !
Mà cũng đúng thôi,
Khi “Phép Rửa” đã ươm mầm trường sinh bất diệt,
Khi đã thuộc về Đấng chiến thắng tử thần, Đấng Phục Sinh.
Khi đã tin sống dương gian chỉ một cuộc “lữ hành”,
Nên ngày “Chị Chết viếng thăm”,
Là “Chúa thương gọi tôi về” quê hương vĩnh cửu.
Nên, giữa mùa Covid hôm nay
mạnh mẽ lên, bình tâm, nào anh em bạn hữu,
Có xót xa những vẫn tràn hy vọng tin yêu.
Có đắng cay nhưng giữ trọn “vẻ diễm kiều”,
Của những người con thuộc “gia đình ánh sáng” !
Xin đừng quên,
Nữ tu Cecilia, lúc lâm chung nở nụ cười rỡ rạng,
Chị Têrêsa đi về trời và tuôn đổ hoa hồng.
Thầy Giảng Anrê, ra pháp trường mà hớn hở tưng bừng…
Thì ra: “Chị Chết” đẹp mà ta !
Khi “chết vì tình yêu” và “chết trong tay Chúa” !
Sơn Ca Linh (24.8.2021)
VietCatholic TV
Phi thường: Quân Italia cảm tử cứu Công Giáo Afghanistan vào giờ thứ 25. Tin vui cho Dòng Tên
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:24 24/08/2021
1. Phi thường: Quân Ý hào hiệp cứu thoát một gia đình Công Giáo Afghanistan đưa sang Rôma
Hôm 21 tháng 8, Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại đã có một bài tường thuật rất cảm động sau. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Hiền Hòa.
Cách đây hơn một tuần, khi không ai nghĩ rằng Kabul sẽ nhanh chóng rơi vào tay Taliban, AsiaNews đã đưa tin về câu chuyện của Ali Ehsani, một nhà văn và người Afghanistan lưu vong, nói về bạo lực chống lại “những Kitô Hữu thầm lặng”.
“Họ phải di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác. Họ muốn rời khỏi đất nước nhưng không có ai giúp họ. Tôi đang tìm kiếm một kênh nhân đạo có thể giúp họ”, Ehsani than thở, khi chiến thắng của Taliban càng ngày càng trở nên thực tế.
Vào thời điểm đó, Ehsani nói về thảm kịch của những các tín hữu Kitô Afghanistan thầm lặng, trong số hàng ngàn khó khăn, đã sống đức tin vào Chúa Giêsu, ở một đất nước mà ngay cả trước khi xảy ra biến cố bi thảm mới nhất, Kitô Giáo chỉ được xem như một tôn giáo của người nước ngoài.
Là một người Công Giáo, Ehsani đã bỏ trốn khỏi Afghanistan vào những năm 1990 khi mới 8 tuổi cùng với anh trai sau khi chứng kiến cha mẹ mình bị giết và ngôi nhà của họ tan hoang. Giờ đây, anh ấy vẫn giữ liên lạc với một gia đình ở Kabul mà anh ấy đã liên lạc trong nhiều tháng qua, hoàn cảnh của họ giống như câu chuyện của chính anh.
Một tuần trước, “Họ đã không được nghe tin tức cha mình trong hai ngày. Ngay cả vợ và năm đứa con của ông ấy cũng đang gặp nguy hiểm, họ chắc hẳn đã bị phát hiện ra”.
Khi chúng tôi đề cập đến câu chuyện này, giữa thảm kịch của Afghanistan, chúng ta có thể nói rằng ít nhất những đứa trẻ và một số họ hàng thân thiết khác của anh hiện đã an toàn. Họ đã hạ cánh xuống sân bay Fiumicino của Rome hôm nay, được đưa thoát khỏi Afghanistan trên một chuyến bay do chính phủ Ý tổ chức để giải cứu các công dân Ý và người Afghanistan đang gặp nguy hiểm.
“Họ mang theo tất cả nỗi đau mà họ để lại”, Ehsani giải thích. “Họ không có tin tức gì thêm về cha mình trong mười ngày qua. Sẽ là quá nguy hiểm cho họ nếu ở lại Kabul”.
Điều khiến họ có thể thoát nạn là nhờ dấn thân của những người đọc bài báo của AsiaNews và quyết định không thờ ơ.
Vài giờ sau khi xuất bản, chúng tôi đã được liên hệ với Fondazione Meet Human, chi nhánh trẻ nhất của Fondazione San Michele Arcangelo có trụ sở tại Bergamo, chuyên liên đới với các nước đang phát triển thông qua giáo dục và công việc.
“Chúng tôi đã nghe câu chuyện. Sẽ rất khó khăn, nhưng nếu bạn muốn, chúng tôi có thể cố gắng làm điều gì đó cho họ”, Chủ tịch Daniele Nembrini nói với AsiaNews.
AsiaNews ngay lập tức cho anh ta liên lạc với Ali Ehsani, người tiếp tục thay mặt những người mà anh ta thường xuyên tiếp xúc ở Afghanistan.
Nhờ Fondazione Meet Human, tổ chức đã nhận trách nhiệm về nhóm người này ở Ý, chính quyền Ý đã đưa một gia đình Công Giáo Kabul, bao gồm tám trẻ vị thành niên, vào danh sách những người cần được giải cứu.
Tuy nhiên, vấn đề vẫn là đưa họ đến sân bay Kabul. Cuộc giải cứu đã thành công vào hôm thứ Năm nhờ thông tin được cung cấp bởi Ali và công việc của quân đội Ý.
Hôm nay họ đến Rôma và sẽ bị cách ly tại một cơ sở quân sự, trước khi bắt đầu cuộc hành trình với Fondazione Meet Human.
“Chúng tôi rất biết ơn dân Ý và chính quyền quân sự vì các hoạt động giải cứu phức tạp và khó khăn này”, Nembrini nói, “chưa kể đến rất nhiều người làm việc cho sự thành công của công tác này. Nó có thể là một giọt nước trong đại dương, nhưng đại dương được tạo thành từ những giọt nước”.
Đối với chúng tôi tại AsiaNews, câu chuyện này đã một lần nữa nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc lên tiếng cho những người không có tiếng nói. Bên cạnh đó còn là cách thế phi thường độc giả của chúng tôi nhận thức được rằng những bi kịch của người Công Giáo thầm lặng không kết thúc với gia đình này.
“Bây giờ họ sẽ phải cố gắng vượt qua nỗi sợ hãi và đau khổ mà họ đã trải qua”, Ali Ehsani nói với chúng tôi hôm nay. “Nhưng chắc chắn có nhiều gia đình giống như họ vẫn còn ở Kabul”.
Chúng ta đừng quên họ.
Source:Asia News
2. Như một phép lạ, Tám linh mục Dòng Tên mới được thụ phong ở Yogyakarta giữa dịch bệnh kinh hoàng
Giữa tình trạng dịch bệnh đang diễn ra ở mức kinh hoàng tại Indonesia, hay còn gọi là Nam Dương, Semarang vẫn bình an, và do đó, Đức Tổng Giám Mục Robertus Rubiyatmoko của Semarang đã có cơ hội để phong chức linh mục cho 8 thầy Dòng Tên tại Nhà thờ Thánh Antôn thành Padua, ở tỉnh Yogyakarta, miền Trung Java.
Đây là lễ phong chức linh mục lớn nhất trong những năm gần đây cho Tỉnh Dòng Tên Indonesia. Các tân linh mục đến từ nhiều giáo phận khác nhau của Indonesia bao gồm Banjarmasin ở Nam Kalimantan, Pangkalpinang và Lampung trên đảo Sumatra, Jakarta, và Tổng giáo phận Semarang.
Trong bài giảng của mình, Đức Tổng Giám Mục Rubiyatmoko ngỏ lời với các tân linh mục, rằng: “Mỗi người trong các bạn được thử thách để trở thành người của Giáo hội, người cầu nguyện và người loan báo Tin Mừng”.
Về phần mình, Cha Benedictus Hari Juliawan, Bề trên tỉnh Dòng Tên, cho biết: “Là những tu sĩ Dòng Tên và những người được cử đi vì sứ mệnh thiêng liêng, mỗi người trong số các bạn phải thể hiện một trái tim và một tinh thần vui tươi hăng say thực hiện nhiệm vụ của mình, dù bạn được cử đi bất cứ đâu”.
Sau đó, Cha Juliawan đã trao nhiệm vụ mục vụ mới cho Cha Philipus Bagus Widyawan về giáo xứ Đức Maria Bayat ở Klaten. Ngài là tu sĩ Dòng Tên đầu tiên trở thành linh mục quản xứ tại Giáo phận Ketapang.
Kể từ năm 1910, khi Kitô Giáo lần đầu tiên đến khu vực với những nhà truyền giáo từ Sán Đầu, Trung Quốc đại lục, Giáo phận Ketapang đã bị cô lập phần lớn do đường xá không thể tiếp cận, thiếu điện và thông tin liên lạc kém.
Mất bảy đến tám giờ để đi ô tô từ Ketapang đến Balai Berkuak; từ đó mất thêm ba đến bốn giờ để đến Botong.
“Những người đi đến Botong phải có một động lực mạnh mẽ và can đảm tuyệt vời, cả trong cuộc hành trình nội địa và bên kia sông”, Cha Simon Yogatomo, thư ký của Giáo Phận Ketapang nói.
Ở những vùng hẻo lánh này, các nữ tu dòng Augustinô, các nữ tu dòng Nữ tử của Đức Maria Vô nhiễm Nguyên tội và các Cha Dòng Tên làm việc trong lĩnh vực giáo dục để tạo điều kiện cho người bản xứ ở lại Tây Kalimantan.
Source:Asia News
Chuyên gia chống rửa tiền nổi danh lại bị Tòa Thánh truy tố đúng tội ấy. Rắc rối giữa 2 giáo phận Mỹ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:20 24/08/2021
1. Thật là oái oăm khi chuyên gia chống rửa tiền nổi tiếng thế giới lại bị Tòa Thánh kết tội tham ô
Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Năm 19 tháng 8, Hypothekarbank Lenzburg cho biết ông René Bruelhart bị buộc phải nghỉ việc. Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức.
René Bruelhart, là một luật sư 49 tuổi, Thụy Sĩ, và là một chuyên gia chống rửa tiền nổi tiếng thế giới.
Cách đây 7 tuần, ông đã bị các công tố viên Vatican truy tố cùng với Hồng Y Giovanni Angelo Becciu, và 8 người khác vì liên quan đến vụ mua bán bất động sản trị giá 150 triệu đô la ở London.
Nhân vật chính trong vụ án là Hồng Y Becciu, người đã bị Đức Thánh Cha Phanxicô buộc từ chức vào năm ngoái. Bruelhart, lúc đó đang giám sát Cơ quan Thông tin Tài chính của Vatican, gọi tắt là AIF. Các nhà điều tra của Vatican cáo buộc, AIF “đã bỏ qua những bất thường của giao dịch London. Khi xảy ra giao dịch này AIF đã ngay lập tức được thông báo - đặc biệt nghiêm trọng là cơ quan này thủ đắc một nguồn thông tin rất phong phú do các hoạt động tình báo của mình”.
Phiên tòa tại Vatican đã được hoãn lại cho đến ngày 5 tháng 10, và có thể sẽ kéo dài trong phần lớn mùa thu và có thể xa hơn nữa, nghĩa là cho đến giờ phút này, vẫn chưa có các phán quyết nào được đưa ra đối với René Bruelhart. Việc anh ta bị buộc phải nghỉ việc ngay lập tức, do đó, có thể xuất phát từ một cuộc điều tra nội bộ của Hypothekarbank.
Source:Fine News
2. Khi thời hạn thưa kiện khép lại ở New York, liệu cánh cửa để Đức Tổng Giám Mục Sheen được tuyên chân phước có được mở ra hay không?
Thời hạn hai năm gia hạn thêm cho các vụ thưa kiện lạm dụng tính dục hết thời hiệu đã đóng lại vào hôm thứ Bảy, 14 tháng 8.
Việc đóng lại này báo hiệu việc chấm dứt hàng trăm hồ sơ trong tiểu bang về các tuyên bố lạm dụng trong lịch sử. Nhưng nó cũng có thể dọn đường cho việc tuyên chân phước cho Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen được mong đợi từ lâu.
Việc tuyên chân phước cho Đức Tổng Giám Mục Sheen dự kiến diễn ra vào tháng 12 năm 2019, nhưng đột ngột bị hoãn vài tuần trước ngày dự kiến. Sự chậm trễ diễn ra sau khi Đức Cha Salvatore Matano của giáo phận Rochester yêu cầu Vatican hoãn việc tuyên chân phước.
Thoạt đầu, trong một thông cáo báo chí vào hôm thứ Ba 3 tháng 12, 2019, giáo phận Peoria cho biết buổi lễ tuyên Chân Phước cho vị Tôi tớ Chúa là Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen đã bị hoãn lại sau khi “một số Giám Mục Hoa Kỳ” yêu cầu Tòa Thánh trì hoãn buổi lễ này để có thêm thời gian kiểm tra.
Chỉ một ngày sau đó, không dấu được sự thất vọng và bực tức, Đức Ông James Kruse, Giám đốc các vấn đề về giáo luật của giáo phận Peoria, nói thẳng với các phương tiện truyền thông rằng cụm từ “một số Giám Mục Hoa Kỳ” là mơ hồ, thậm chí không chính xác. Cụ thể, chỉ có một Giám Mục Hoa Kỳ đã yêu cầu Tòa Thánh trì hoãn, và người ấy là Đức Cha Salvatore Matano của giáo phận Rochester, và hai viên chức của giáo phận này.
“Họ không đồng ý với thực tế là ngày tuyên Chân Phước đã được ấn định và thông báo rộng rãi; và khăng khăng yêu cầu vấn đề phải được xem xét thêm.”
Đức Ông Kruse cũng là một thành viên của Sheen Foundation, và đã làm việc trong nhiều năm cho án tuyên thánh của Đức Tổng Giám Mục Sheen.
Hôm thứ Năm 5 tháng 12, 2019, giáo phận Rochester chính thức xác nhận rằng giáo phận này đã yêu cầu Tòa Thánh hoãn vô thời hạn việc tuyên Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen.
Giáo phận Rochester nói rằng họ “đã cung cấp cho giáo phận Peoria và Bộ Tuyên thánh thông qua Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ các tài liệu bày tỏ mối quan tâm về án tuyên Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Sheen liên quan đến vai trò của ngài trong việc bổ nhiệm một linh mục.”
Vị linh mục được nêu trong tuyên bố này là cựu linh mục Gerard Guli.
Đức Tổng Giám Mục Sheen từng là Giám Mục của giáo phận Rochester từ ngày 21 tháng 10, 1966 đến 6 tháng 10, 1969.
Quan ngại của Đức Cha Salvatore Matano, Giám Mục giáo phận Rochester, là từ tháng Chín đến nay Bộ Tư Pháp New York đang mở các cuộc điều tra liệu các Giám Mục của 8 giáo phận Công Giáo tại New York có dính líu đến hành vi bao che cho các linh mục phạm vào tội lỗi lạm dụng hay không. Đến nay Bộ Tư Pháp New York chưa công bố điều gì, nhưng Đức Cha Matano lo rằng đúng vào ngày 21 tháng 12, là ngày dự định tuyên Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Sheen, hay gần vào thời điểm đó, Bộ Tư Pháp sẽ tung ra các cáo buộc theo đó Đức Tổng Giám Mục Sheen đã từng bổ nhiệm Gerard Guli.
Gerard Guli đã được thụ phong linh mục vào năm 1956, và từ 1963 đến 1967 phục vụ tại các giáo xứ ở West Virginia. Theo một tài liệu được giáo phận Wheeling-Charleston công bố, vào năm 1963, giáo phận Rochester đã nhận được một đơn tố cáo rằng vào năm 1960 Guli đã phạm tội lạm dụng hoặc có hành vi sai trái đối với người lớn - chứ không phải là với trẻ vị thành niên.
Theo Đức Ông Kruse, Đức Tổng Giám Mục Sheen chưa từng bổ nhiệm Gerard Guli. Bản thân đương sự cũng khẳng định như thế. Đức Ông Kruse nói:
“Chúng tôi đã nghiên cứu rộng rãi các quyết định hành chính của Đức Tổng Giám Mục Sheen, liên quan đến Guli, và ngài không bao giờ khiến trẻ em bị tổn thương.
Và khi chúng tôi nói chuyện với Guli về những nhiệm vụ mà một số người nói Đức Tổng Giám Mục Sheen đã giao cho anh ta, Guli nói: ‘Tôi chưa bao giờ phục vụ ở những nơi đó.’
Vì thế, toàn bộ câu chuyện Đức Tổng Giám Mục Sheen đã từng bổ nhiệm một linh mục ấu dâm, đơn giản là không đúng sự thật.”
Đức Ông Kruse cho biết thêm là khi Đức Tổng Giám Mục Sheen đang là Giám Mục tại Rochester, Guli có về Rochester nhưng là để trông nom cha mẹ già đau nặng. Ông không đảm nhận bất cứ thừa tác vụ công khai nào.
“Các tài liệu cho thấy rõ rằng, sau đó, người kế vị của Đức Tổng Giám Mục Sheen, là Đức Cha Hogan, mới là người bổ nhiệm Guli, và khi thi hành nhiệm vụ đó Guli đã phạm tội một lần nữa.”
Năm 1989, Guli bị bắt vì một vụ lạm dụng liên quan đến một người phụ nữ lớn tuổi. Lúc ấy ông đang phục vụ tại Giáo xứ Holy Rosary. Ông đã bị huyền chức sau đó.
Trong tuyên bố hôm 5 tháng 12, giáo phận Rochester cho biết họ lấy làm tiếc phải yêu cầu Tòa Thánh xem xét thêm và nhấn mạnh rằng “Chúng tôi đánh giá cao những thành tựu mà Đức Tổng Giám Mục Sheen đã đạt được trong đời mình khi loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô trên toàn thế giới thông qua các phương tiện truyền thông, qua đó đưa thông điệp của Chúa Giêsu đến với đông đảo khán thính giả. Di sản của ngài trong lĩnh vực truyền thông khiến ngài trở thành một nhà tiên tri đối với việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng trong tương lai để truyền bá những lời dạy của Chúa Giêsu. Đó là một hiện tượng được cả người Công Giáo và ngoài Công Giáo nhìn nhận.”
Sau khi thời hạn hai năm gia hạn thêm cho các vụ thưa kiện lạm dụng tính dục hết thời hiệu bị đóng lại vào hôm thứ Bảy, 14 tháng 8, người ta thấy rõ các quan ngại của Đức Cha Salvatore Matano là không có cơ sở. Chẳng có ai thưa kiện Đức Tổng Giám Mục Sheen.
Source:Pillar Catholic
3. Người Công Giáo New South Wales đấu tranh chống lại dự luật trợ tử
Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher nhận xét cay đắng rằng đại dịch coronavirus đã đẩy nhanh những nỗ lực hợp pháp hóa trợ tử, đặc biệt là ở các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi coronavirus, nơi những người già được thẳng thừng xem là một gánh nặng cho xã hội, đặc biệt là cho hệ thống y tế.
Ở Ái Nhĩ Lan, cụm từ nghèo nàn của dự luật “Dying with Dignity”, nghĩa là “Chết với phẩm giá”, được coi là thất bại vì sự phản đối hầu như đồng lòng từ các bác sĩ và hàng nghìn người bày tỏ những lo ngại về luật này.
Giờ đây, ở New South Wales, việc lockdown diễn ra đồng thời với những nỗ lực hợp pháp hóa hành vi giết người và hỗ trợ tự tử.
Trong một tuyên bố gần đây, Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher đã chỉ ra bản chất bệnh hoạn của việc lợi dụng thời gian mà người già đang chết với số lượng lớn để hợp pháp hóa một ngành công nghiệp mà trong tương lai sẽ khiến những người cao niên bị áp lực phải chết.
Ngài nói:
Đối với nhiều người, thời điểm này là lúc thích hợp hơn bao giờ hết để đưa ra các dự luật nhằm giết hại những người dễ bị tổn thương như các bệnh nhân nan y, người già, người đau yếu và đau khổ. Nhưng đưa ra một dự luật như vậy giữa một cơn đại dịch và trong bối cảnh các vụ lockdown gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và sinh kế của hàng triệu người xem ra là một điều hết sức bỉ ổi.
Người dân NSW hiện đang chấp nhận những hạn chế đáng kể đối với quyền tự do cá nhân của họ để bảo vệ những người có nguy cơ cao nhất - đặc biệt là người cao tuổi. Để đối phó với làn sóng COVID-19 mới nhất, chúng ta đã có một tháng ngừng hoạt động và nhiều khả năng có thể phải tiếp diễn lâu dài hơn. Nhiều người trong chúng ta đã không thể đến thăm cha mẹ già ở nhà, trong bệnh viện hoặc nơi chăm sóc người già. Người già và bệnh tật của chúng ta đã phải chịu 17 tháng bị cô lập ngày càng nhiều và ngay bây giờ điều đó còn trầm trọng hơn nữa. Trong khi đó, người dân mất việc làm, doanh nghiệp sa sút, gia đình phải chịu áp lực của việc học và làm việc ở nhà, việc di chuyển của người dân bị hạn chế nghiêm trọng, và tỷ lệ trầm cảm gia tăng. Thêm vào đó, chúng ta lại còn phải nghe từ các nhà lãnh đạo của mình trong tình huống này các thông điệp ủng hộ tự sát hoặc bất kỳ những đề nghị nào rằng những người già và sắp chết không còn xứng đáng với nguồn lực hoặc sự bảo vệ dành cho những người còn lại.
Chính phủ NSW đã tập trung đúng mức vào việc đưa chúng ta tiêm chủng an toàn và thoát khỏi tình trạng bế tắc càng sớm càng tốt, đồng thời dẫn dắt quá trình phục hồi kinh tế và xã hội.
Hệ thống Y tế NSW tập trung đúng vào việc giữ an toàn cho người già và người bệnh, và bảo đảm hệ thống có thể đối phó với những áp lực ngày càng tăng lên. Các chuyên gia y tế của chúng ta không muốn một cuộc tranh cãi gay gắt sẽ làm gián đoạn thêm môi trường làm việc vốn đã rất áp lực của họ.
Trong bối cảnh tình trạng khẩn cấp hiện nay, thời gian quý báu của quốc hội và các nguồn lực y tế không nên chuyển hướng sang các nguyên nhân khác, và đặc biệt là không nên chuyển hướng cho một dự luật cho phép một nhóm nhỏ những người có quyền có thế buộc các bác sĩ phải đồng lõa trong việc giết người. Việc giết người ốm, người yếu, người già ở New South Wales dưới sự bảo trợ của nhà nước không phải là điều chúng ta cần ngay bây giờ! Tôi kêu gọi Chính phủ tập trung vào những thách thức hiện tại và một khi chúng đã được đáp ứng, chúng ta hãy tập trung vào y học ở mức tốt nhất nhằm chăm sóc cho mọi người chứ không phải là thứ y học giết người.
Source:Catholic Areana
Mệt mỏi khi dâng lễ, linh mục tuyên úy cảnh sát phạm sai lầm tai hại. Đức Thượng Phụ bị hăm lấy mạng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:05 24/08/2021
1. Thượng phụ Đại kết thăm Ukraine giữa các chống đối của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal, Đức Thượng Phụ Epifanios của Thủ đô Kiev và Toàn Ukraina cùng một số thành viên chính phủ và Giáo hội Ukraine, đã chào đón Đức Thượng Phụ Đại kết tại Sân bay Quốc tế Kiev. Ngài đã đến thăm chính thức theo lời mời của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy và Giáo chủ Giáo Hội Chính thống Ukraine.
Tại sân bay đón Đức Thượng Phụ Đại Kết còn có sự hiện diện của Ngài Vassilios Bornovas, Đại sứ Hy Lạp tại Ukraine.
Trong chuyến thăm chính thức Giáo Hội Chính thống Ukraine, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô và Đức Thượng Phụ Epifaniy của Kiev và Toàn Ukraine đã đồng tế Phụng vụ Thánh tại Nhà thờ Thánh Sophia lịch sử ở Kiev vào hôm Chúa Nhật 22 tháng 8.
Trước đây, tại Ukraine có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.
Hai nhóm sau đã chấp nhận thống nhất trong Giáo Hội Chính Thống tân lập. Nhóm Chính Thống trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa vẫn còn đang lưỡng lự. Các cuộc thăm dò cho thấy cuối cùng hầu hết các tín hữu Chính Thống Ukraine sẽ gia nhập vào Giáo Hội Chính Thống tân lập. Mặc dù vậy, nhóm Chính Thống trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa vẫn còn nhiều ảnh hưởng và đã lớn tiếng hăm dọa khi biết tin về chuyến viếng thăm của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô.
Tình hình căng thẳng đến mức, trước khi sang thăm Ukraine, Đức Thượng Phụ Đại kết đã cử hai Đức Tổng Giám Mục Trưởng là Kallioupolis và Madytos Stephanos thay thế ngài trong trường hợp có bất trắc. Hai vị Tổng Giám Mục Trưởng đã cùng đi với ngài đến Sân bay Constantinople.
Cần nhắc lại rằng nhân dịp kỷ niệm 60 năm linh mục của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, Đức Thượng Phụ Epifaniy đã đồng tế Phụng vụ Thánh cùng với ngài và Đức Thượng Phụ Theodore của Alexandria, tại Nhà thờ Thánh George ở Imvros.
Source:Orthodox Times
2. Tuyên úy cảnh sát: Tôi đã phạm một lỗi lầm rất lớn khi cho bà thị trưởng Chicago rước lễ tại đám tang của cảnh sát viên Ella French
Một tuyên úy cảnh sát Chicago nói rằng ngài rất “đau buồn” vì đã trao Mình Thánh Chúa cho Thị trưởng Lori Lightfoot, một tín hữu Tin lành đang sống trong một cuộc hôn nhân đồng tính. Diễn biến này đã xảy ra trong Thánh lễ an táng hôm thứ Năm cho cảnh sát viên Ella French.
Trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Sáu với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, Cha Dan Brandt cho biết chỉ vài giây trước phần Rước lễ, ngài đã được Hồng Y Blase Cupich, vị chủ tế chính, yêu cầu thay ngài trao Mình Thánh Chúa và đã trở nên bối rối khi thấy thị trưởng bước tới với tư cách là người đầu tiên lên rước lễ.
“Anh biết đó, tôi đáng trách, và vì điều đó tôi rất đau khổ”, Cha Brandt nói.
“Tôi thực sự đã cho cô ấy Rước lễ, nhưng cô ấy là người đầu tiên ở trong hàng và theo dự trù lúc đầu tôi không phải là người cho rước lễ, vào phút chót, Đức Hồng Y Cupich nói: ‘Tôi sẽ ngồi trong khi Rước lễ, cha thay chỗ của tôi nhé'“
“Và vì vậy, tôi không có chuẩn bị tâm lý. Tôi muốn nói là tôi đã hoàn toàn hốc hác, cả cuối tuần đó tôi rất lu bu. Tôi đã ngủ rất ít”, vị tuyên úy cảnh sát Công Giáo nói với CNA. “Anh có thể nói tôi đang cố bào chữa cho mình, nhưng quả thật khi cô ấy đến, lúc tôi đặt Bánh Thánh vào tay cô ấy thì tôi giống như đang thốt thế 'Ồ không!' và tất nhiên lúc đó đã quá muộn. Và tôi đã nói, 'Ôi Lạy Chúa, xin thương xót con.'“
Cha Brandt nói thêm rằng ngài xin lỗi tất cả những người đã bị xúc phạm trước cảnh thị trưởng được cho rước lễ.
“Tôi xin lỗi vì bất kỳ tai tiếng nào mà sự lơ đãng của tôi có thể đã gây ra. Chắc chắn không phải là tôi cố ý và ước gì tôi thông minh một chút. Hay ước gì Đức Hồng Y cho Rước lễ vì tôi đang có kế hoạch trở lại và ngồi xuống trước phần tiếp theo của Thánh lễ”.
“Tôi không thể xin lỗi đủ cho bất cứ ai khó chịu vì việc cô ấy lãnh nhận Bí tích Thánh Thể. Lỗi này hoàn toàn thuộc về tôi. Và đó thực là một sai lầm và tôi cầu nguyện xin độc giả của quý bạn cũng có lòng thương xót tôi như tôi hy vọng Chúa thương xót tôi”.
Giáo luật Công Giáo chỉ cho phép các Kitô hữu không phải Công Giáo Rước lễ trong một số trường hợp rất hạn chế và “cần thiết nghiêm trọng”. Cả tổng giáo phận và văn phòng thị trưởng đều không trả lời nhiều yêu cầu từ CNA vào hôm thứ Sáu.
Đức Hồng Y Cupich đã cử hành thánh lễ tại Nhà thờ Công Giáo St. Rita thành Cascia cho cho cảnh sát viên Ella French, 29 tuổi, người bị bắn chết khi đang thi hành công vụ tại một trạm dừng giao thông vào ngày 7 tháng 8.
Lightfoot đã ngồi ở hàng ghế trên cùng trong Thánh lễ và là người đầu tiên xếp hàng để rước lễ theo video của Thánh lễ, được truyền hình trực tiếp trên TV và qua Internet.
Source:Catholic News Agency
3. Tổng đại diện của tổng giáo phận Hamburg yêu cầu Vatican phải có hành động
Vatican cần phải phá vỡ sự im lặng kéo dài 5 tháng và nhanh chóng làm rõ tình hình ở Hamburg, vị tổng đại diện của tổng giáo phận đã cho biết như trên.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho phép Đức Tổng Giám Mục Stefan Heße của Hamburg nghỉ phép vào cuối tháng 3, sau khi có các báo cáo liên quan đến tổng giáo phận Köln, nơi trước đây Đức Cha Heße phục vụ.
Cha Tổng đại diện Ansgar Thim đang điều hành tổng giáo phận ở Hamburg, nhưng vào ngày 12 tháng 8, ngài tuyên bố rằng tình hình trong tổng giáo phận đã trở nên không thể giải quyết được và yêu cầu Vatican nhanh chóng làm rõ hoặc là phục chức cho Đức Cha Heße, hoặc là bổ nhiệm một vị Tổng Giám Mục khác.
Tổng giáo phận Hamburg trước đó đã tuyên bố trên trang web của mình rằng họ chân thành hy vọng rằng “Vatican sẽ không trì hoãn lâu hơn nữa trong việc đưa ra quyết định”.
Cha Thim viết rằng: “Tôi không trốn tránh trách nhiệm, nhưng muốn gửi một tín hiệu rõ ràng cho tất cả những người trong và ngoài nước rằng mọi thứ không thể tiếp diễn như thế này”.
Không thể cứ điều hành một giáo phận trong một thời gian dài như vậy mà “không có phản ứng nào từ Vatican”, Cha Thim nói. Tình hình hiện tại đã trở thành một “thử thách vĩnh viễn và quá tải”. Ngài cho biết ngài hoàn toàn không có thông tin về thời điểm Vatican có thể đưa ra quyết định.
Sau những cáo buộc đầu tiên chống lại ngài vào năm 2020, Đức Tổng Giám Mục Heße đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu cầu xem xét lại trường hợp của mình. Dưới thời của cố Hồng Y Meisner, là Tổng giám mục Köln từ năm 1989 đến năm 2014, Đức Cha Heße, lúc đó chỉ mới là một linh mục, đã lần lượt đảm nhận các chức vụ quản lý nhân sự từ năm 2003-2012 và sau đó là tổng đại diện từ năm 2012-2014. Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám mục Hamburg vào năm 2015.
Bản báo cáo 800 trang được chờ đợi từ lâu về việc đối phó với các trường hợp lạm dụng giáo sĩ ở tổng giáo phận Köln đã được công bố vào ngày 18 tháng 3 năm nay. Trong đó, Cha Heße bị buộc tội không giải quyết các tội lỗi lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ đến nơi đến chốn, và ngài đã đề nghị xin Đức Giáo Hoàng cho từ chức. Vào ngày 29 tháng 3, tổng giáo phận Hamburg thông báo rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cho phép Đức Tổng Giám Mục Heße nghỉ phép vô thời hạn nhưng vẫn để ngỏ câu hỏi về việc liệu ngài có chấp nhận đề nghị từ chức của Đức Cha Heße hay không. Thời hạn ba tháng để chấp nhận một đề nghị như vậy, được quy định bởi giáo luật, đã trôi qua.
Source:The Tablet
Xúc động trước tình cảnh kinh hoàng ở Việt Nam, Đức Thánh Cha ủng hộ 100,000 Euro. Thư ĐTGM Sài Gòn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:02 24/08/2021
1. Xúc động trước tình cảnh kinh hoàng ở Việt Nam, Đức Thánh Cha ủng hộ 100,000 Euro
Trong bản tin đánh đi hôm thứ Ba 24 tháng 8, Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đang thể hiện tình đoàn kết của mình đối với Việt Nam, trước đại dịch COVID-19, bằng những hành động trực tiếp.
Đức Hồng Y Peter Turkson, tổng trưởng Bộ Dịch Vụ Phát Triển Nhân Bản Toàn Diện, hôm nay thông báo rằng Đức Giáo Hoàng sẽ gửi 100.000 euro viện trợ khẩn cấp cho người dân Việt Nam, khi quốc gia này đang trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng do ảnh hưởng của thảm họa kinh tế - xã hội từ đại dịch coronavirus.
Theo Đức Hồng Y, sự ủng hộ của Đức Thánh Cha cũng mở rộng đến hai khu vực khác trên thế giới bị ảnh hưởng bởi thảm kịch, đó là Bangladesh, nơi gần đây đã bị bão Yaas; và đến Haiti, là quốc gia bị rung chuyển một tuần trước bởi một trận động đất kinh hoàng. Đức Giáo Hoàng đóng góp 69,000 đô la Mỹ cho Bangladesh và 200,000 euro cho Haiti.
Tại Việt Nam, tình liên đới của Đức Giáo Hoàng thể hiện một lần nữa tình liên đới của Giáo Hội Công Giáo với các nạn nhân COVID-19, đã và đang được thể hiện một cách quảng đại trong những cống hiến không ngừng nghỉ của giới Công Giáo.
Điều này được thể hiện rõ nhất bởi chị Th, một thành viên của Dòng Mến Thánh Giá Giáo phận Xuân Lộc, là người đã cùng với các nữ tu và một nhóm thiện nguyện viên dành hàng tháng để giúp đỡ các bệnh nhân trong các bệnh viện tỉnh Đồng Nai.
Sơ Th đã nhiễm coronavirus, nhưng sơ sẽ không từ bỏ nhiệm vụ của mình. Hiện sơ đang được cách ly, và tạ ơn Chúa, sơ đang dần khỏi bệnh.
“Tôi cảm ơn Chúa, người đã cho tôi có thời gian này để gần gũi với Ngài hơn bao giờ hết,” sơ viết trong một thông điệp do Giáo phận Xuân Lộc phát đi.
Sơ giải thích rằng Mẹ bề trên đã giao cho sơ sứ mệnh làm việc với các quan chức y tế địa phương và cộng đồng.
“Tôi được gửi đến một nơi không phải là giáo xứ cũng không phải trường học. Đó là một bệnh viện, một cơ sở cách ly, một phòng xét nghiệm”.
“Công việc của tôi không phải là trưởng ca đoàn hay cắm hoa, mà là mang bữa ăn cho bệnh nhân và rửa ráy cho họ. Là một phần trong nhiệm vụ của mình, tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho nguy cơ bị nhiễm bệnh”.
“Ở đây Chúa Giêsu đang chờ đợi tôi để trao tình yêu của mình cho người khác.”
Source:Asia News
2. TGPSG -- Đức Tổng Giuse Nguyễn Năng đã gửi tin nhắn đến anh chị em tu sĩ kết thúc một tháng phục vụ tuyến đầu trở về:
Chiều Chúa nhật 22/08/2021
Mến gửi anh chị em tu sĩ thiện nguyện sắp rời bênh viện,
Vậy là một tháng phục vụ đã qua rất mau, phải không?
Tôi biết anh chị em còn đang nhiệt tình muốn ở lại tiếp tục phục vụ, nhưng vì công việc đành phải trở về.
Xin cám ơn anh chị em rất nhiều. Bằng sự hiện diện, tận tụy phục vụ, bằng tình yêu thương và niềm vui, anh chị em đã để lại một ấn tượng tốt đẹp nơi lòng mọi người.
Tôi đã đọc những cảm nghiệm anh chị em đã chia sẻ. Một số đoạn được in đậm tô màu hơi quá, nhưng tất cả đều là những cảm nghiệm quí báu chân thành. Thời gian vừa qua anh chị em đã cho đi, nhưng chính anh chị em lại nhận được nhiều. Những kinh nghiệm phục vụ đã là những bài học “đào tạo” mà chúng ta chưa được học.
Chắc chắn anh chị em ra về mà lòng vẫn nhớ: nhớ bệnh nhân, nhớ những cảnh đời đau khổ...
Xin hãy tiếp tục “nhớ”, nhớ để cầu nguyện, nhớ để quyết tâm hành động, nhớ để biến đổi cuộc đời.
Giáo phận đã thu xếp để anh chị em nghỉ ngơi tại Foyer Cao Thái ít ngày trước khi trở về cộng đoàn.
Cầu chúc anh chị em bình an, vui khỏe và hạnh phúc trong đời dâng hiến.
Chúc anh chị em tối nay từ giã nhau thật vui.
+ Giuse Nguyễn Năng
3. Tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế - Vài cảm nghiệm về chuyến thiện nguyện.
Hai anh em chúng con được phân chia vào nhóm sàng lọc bệnh nhân, với nhiệm vụ chính là đo thân nhiệt và Sp02 cho các bệnh nhân. Mặc dù đã được các bác sỹ và anh chị điều dưỡng nhắc rằng mặc đồ bảo hộ sẽ rất nóng và mồ hôi sẽ ra nhiều nhưng khi mặc vào để làm việc quả là một trải nghiệm không thể nào quên!
Những lần đầu mang trên mình bộ đồ bảo hộ, có lẽ vì chưa quen nên còn cảm thấy choáng váng và ngột ngạt; đầu nôn nao như muốn ói! Đứng đo nhiệt độ và Sp02 cho bệnh nhân chẳng mấy chốc hai bàn tay đã ướt sũng mồ hôi. Thỉnh thoảng chị nhóm trưởng nhóm sàng lọc lại nhắc nhở giữ khoảng cách cần thiết với bệnh nhân. Khâu tiếp nhận liên tục phải liên lạc với phòng kế hoạch tổng hợp để xin ý kiến về các bệnh nhân khi họ thiếu giấy tờ hoặc chưa đăng ký trước...nên đôi khi giờ làm sẽ bị kéo dài thêm hàng giờ. Ngoài công việc chính bên nhóm sàng lọc, chúng con cũng phụ giúp anh em trong việc thu gom rác bệnh viện.
Những phút giây thư giãn
Sáng nào khu bệnh viện dã chiến chúng con cũng phát bài "Hôm nay bạn như thế nào?" của Minh Khang để động viên tinh thần bệnh nhân. Thầy Hậu vốn sẵn có máu nghệ sỹ cũng ngân nga theo nhưng chế thêm vào để anh em trong phòng được thư giãn: "Hôm nay Hoàng như thế nào? Hoàng có còn ho nhiều không? Cảm giác có khó thở không? Đừng lo lắng vì chúng tôi đang ở bên cạnh."
Cùng với việc cập nhật về tình hình dịch, ngày nào anh em chúng con cũng chia sẻ cho nhau những câu chuyện đẹp đầy tình người đang diễn ra: chuyện anh "Minh Râu" dễ thương tặng rau miễn phí cho người nghèo; chuyện về chuỗi siêu thị 0 đồng của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam; chuyện về nhiều cha, thầy, sơ trở thành "shipper" trao từng ổ bánh mì, bố rau cho người nghèo; chuyện về người cha bất đắc dĩ vi phạm chỉ thị 16 đi lấy bình oxy về cho con thở, chuyện những ông bà cụ già ở quê gom từng củ cải, quả bí... để gởi vào cho saigon... Tất cả những câu chuyện đó vừa phảng phất trong tâm trí chúng con về một Việt Nam vẫn dạt dào tình nghĩa ruột thịt từ bao đời; lại vừa khơi lên trong chúng tôi một ước mơ về một nước Việt tươi sáng hơn trong nay mai...
Những lúc được nghỉ ngơi trong phòng anh em lại lấy điện thoại để lưu lại những hình ảnh, những đoạn video nho nhỏ để gửi cho nhà dòng, cho anh em và người thân. Mặc dù công việc có mệt và nguy hiểm nhưng mỗi ngày trong phòng riêng của anh chị em tu sĩ đều có những phút giây thư giãn, hài hước nhẹ nhàng. Hạnh phúc vẫn hiện diện mỗi ngày trong cuộc sống của anh chị em tu sĩ chúng con.
Khi màn đêm buông xuống...
Mỗi khi màn đêm buông xuống, không gian trở nên tĩnh lặng hơn, tiếng xe cứu thương cũng trở nên “đanh” hơn! Những giây phút nhói lòng bởi cảnh gia đình ly tán do dịch bệnh (mà tận mắt chúng tôi chứng kiến) lại càng hiện lên rõ nét hơn...Có lẽ, chưa bao giờ chúng con cảm nhận được sự thiêng liêng của sự sống và của nghĩa tình gia đình nhiều đến như thế!
Đâu đó trong các phòng của anh chị em tu sĩ những lời kinh thì thầm : "Lạy Chúa, lúc chúng con còn thức xin Ngài cứu giúp cho. Khi chúng con đã ngủ xin Chúa cũng giữ gìn. Để cùng thức tỉnh với Đức Kitô và được nghỉ ngơi an bình..."
Ngoài hành lang một vài tu sĩ khác đang đi đi lại lại với tràng chuỗi nhỏ trên tay. Cùng với toàn thể Giáo hội hoàn vũ, chúng con luôn nhớ để cầu nguyện cho các bệnh nhân, các nhân viên y tế, những nhà hữu trách trong xã hội để với ơn Chúa chúng ta sớm vượt qua cơn đại dịch này.
Được nhận lại nhiều hơn là cho đi
Trước khi lên đường chúng con đã được cha Giám tỉnh, quý cha trong Ban Giám Đốc chúc lành và căn dặn nếu cần gì thì cứ liên lạc về các cha sẽ hỗ trợ. Ngày nào chúng con cũng được quý cha và anh em trong cộng đoàn cầu nguyện, nhắn tin, gọi điện thăm hỏi. Chúng con cũng được cộng đoàn và quý ân nhân gửi tặng những món đồ cần thiết như cà phê, trà, sữa...
Ngoài ra chúng con cũng nhận được những lời động viên, thăm hỏi kịp thời từ Đức tổng Giuse, Đức cha Luy... Chúng con còn được cha đại diện Hội Đồng Giám Mục và cha trưởng Ban Tu sĩ Giáo phận nhắn tin, gửi quà. Đó thực sự là nguồn động viên khích lệ tinh thần quý giá cho chúng con.
Bên cạnh đó, chúng con còn được nhận những nhu yếu phẩm và những lời chúc thân thương từ các cá nhân và tổ chức thiện nguyện. Một trong những lời chúc siêu dễ thương và ngọt ngào đó là: "Thương gửi người tiền tuyến. Từ tận đáy lòng cảm ơn bạn nhiều lắm. Hãy cho mình 'ôm bạn' một cái. Thương lắm!"
Quả là ngay khi chúng con chưa làm được gì, thì chúng con đã nhận được nhận lại nhiều hơn gấp bội rồi!
Một tâm tình nho nhỏ
Chúng con ý thức rằng mình chỉ là "5 chiếc bánh và 2 con cá" bé nhỏ của Chúa. Nhưng chúng con xác tín rằng còn vô số những anh chị em khác nữa cũng đang trao dâng những chiếc bánh và những con cá của mình. Với tất cả số lương thực đó, Chúa sẽ làm lan tỏa tình yêu thương đến mọi người. Xin cho tất cả mọi thành phần trong xã hội được liên đới và đùm bọc nhau trong thời khắc khó khăn nhưng rất đỗi ý nghĩa này. Sau cùng dịch bệnh sẽ qua đi và chúng ta sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, nghĩa tình hơn. Yêu thương và cầu nguyện cho mọi người.
4. Sài Gòn cực lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi.
[Bs Phan Xuân Trung]
Với cái thẻ bác sĩ, tôi thông chốt dễ dàng từ quận này sang quận khác. Các anh chốt chặn thấy là phẩy tay cho qua nhanh. Thà là có các anh ngồi thì mình còn thông chốt được chứ không có anh nào, chỉ có các hàng rào sắt kẽm gai chằng chịt khắp các con hẻm thì cái thẻ của mình hoàn toàn vô dụng. Không biết thường ngày những cái khung kẽm gai đó cất ở đâu mà khi có dịch thì xuất hiện đầy khắp hang cùng ngõ hẻm!
Tôi đã nổi điên hét vào mặt một anh phó chủ tịch phường: "Các anh muốn giết người à? Hàng rào kiểu này thì xe cấp cứu vào kiểu gì? Xe chữa lửa vào kiểu gì?". Tôi thật sự không hiểu tác dụng của các rào kẽm gai đó để làm gì. Chặn con virus chăng? Virus bay vi vu trong gió chứ có thèm đứng ngoài hay trong hàng rào đâu. Vậy thì hàng rào chỉ có tác dụng nhốt dân, nhưng mà nhốt để làm gì? Để cho dân đừng có đi và do vậy sẽ không có lây à? Là giải pháp bảo vệ dân à? Thực tế không phải vậy, dân đang chịu trận vì người hàng xóm F0 mà không biết phải làm sao. Một hàng xóm F0, hai ngày sau cả nhà đó F0, bốn ngày sau cả xóm đó F0, tám ngày sau những cái quan tài xuất hiện một cách yên lặng, sau đó sẽ đi lòng vòng để ra được đường lớn vì đầu hẻm đã bị rào kẽm gai.
Có những bệnh nhân chỉ cần ngó qua đã biết sống không nỗi trong 24 tiếng đồng hồ tới. Đó là những bà nội, bà ngoại mập mập tròn tròn, nằm ngủ li bì, phản ứng chậm chạp... Oxy không đủ nên sức sống tựa như ngọn đèn hết dầu, leo lét, chực tắt trong giây lát. Nhìn là biết bị nhiễm Cúm Tào rồi nhưng người nhà thì nhất mực là "em mớt test cho bà ngày hôm kia, âm tính". "Test lại đi em..."... "Dạ... dương tính rồi thưa bác sĩ. Mà, bà em mới đi chích ngừa hôm kia. Sau chích thì bà trở yếu như vậy...". Chẳng phải do chích ngửa đâu em. Bà đã bị nhiễm từ trước đó rồi, qua giai đoạn ủ bệnh, bây giờ mới phát. Khi bệnh nhân ủ rủ như con gà rù thì cơ hội để cứu giúp rất mong manh. Thế nhưng nếu nhanh tay chút thì cũng thoát được cửa tử.
Cái con Vi rút kia bản thân nó không có độc tố. Nó chỉ chuyên tâm đi tìm tế bào niêm mạc hô hấp để làm tổ, mượn nhân tế bào để sao chép thông tin di truyền và tổng hợp protein, duy trì nòi giống thôi. Kẻ ăn nhờ ở đậu kia xâm nhập vào cả hô hấp trên và hô hấp dưới, khác với thằng anh nó là Sars CoV 1 chỉ làm tổ ở phổi. Chính vì sinh sản ở niêm mạc hô hấp trên nên mới gây lây dữ. Chu kỳ sinh sản của Cô chỉ có 7 ngày nằm giường đẻ và khi phóng thích ra hằng hà sa số những bản sao, chúng tiếp tục xâm nhập tế bào mới và lan xuống hô hấp dưới. Khi xâm nhập tế bào niêm mạc phổi thì chúng kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể.
Ở chỗ này có vài sự nhầm lẫn. Người ta nói rằng bệnh nhân chết là do hệ miễn dịch "yếu". Thật ra không phải vậy, phải nói là ngược lại. Người càng già và nhiều bệnh nền thì bên trong cơ thể có sẵn rất nhiều yếu tố miễn dịch được sinh ra trong suốt cuộc đời từng trải với môi trường cùng bệnh tật. Những yếu tố miễn dịch này hoạt động mạnh đến nỗi làm tăng dịch viêm trong mô kẽ phổi, làm đông đặc các mạch máu nhỏ và thậm chí còn sinh ra cơ chế tự miễn, tức là tấn công vào tế bào lành.
Thật ra virus đang nằm trong lòng tế bào niêm mạc, đâu có chường mặt ra môi trường huyết tương hay mô kẽ để bị thực bào. Hệ miễn dịch bị báo động và hoạt động quá mức đến mức gây hại cho cơ thể ngay cả sau khi chu kỳ sinh sản của virus đã chấm dứt. Trên một biểu đồ, người ta thấy virus từ ít tăng lên nhiều trong 7 ngày đầu, sau đó từ nhiều giảm xuống ít đến bằng 0 trong 7 ngày tiếp theo. Song, phản ứng viêm lại xảy ra rất kinh khủng vào sau ngày thứ 14 đó và càng ngày càng tồi tệ, mặc dù chẳng còn bóng kẻ "giặc" nào trong cơ thể. Rõ ràng là virus đã chọc giận hệ miễn dịch khiến cho hệ miễn dịch tấn công vào chính cơ thể của mình một cách mù quáng.
Hiểu vậy nên phải tìm mọi cách kìm hãm phản ứng viêm và ngăn ngừa đông máu ngay từ khi chớm phát hiện phản ứng viêm. Thuốc để chữa Co-Vid căn bản là kháng viêm và chống đông máu. Kháng viêm bằng gì và chống đông bằng gì thì tùy quan điểm. Đối với đại dịch thì phải tìm giải pháp nào mà dễ tìm, dễ xài nhất cho dân chúng. Nếu dùng kháng viêm mà mỗi lần uống một bụm 8 đến 12 viên thuốc "đề-xa" thì khá vất vả. Còn chống đông mà bắt phải đi tìm các biệt dược lạ hoắc hay đắt tiền thì khó áp dụng cho số đông. Vậy nên bác Trung vẫn cứ thích dùng thuốc đơn giản, dễ tìm, uống 1-2 viên một ngày cho gọn.
Thấy vui khi bạn Loan ở chung cư Era quận 7 nhắn tin: "Em khỏe rồi, SpO2 của em hôm nay lên 97 rồi". Cái ngày gặp Loan, bạn như không còn sức để làm gì, mặt mày ảm đạm, nói chẳng ra hơi. Niềm vui khi anh Phương gọi nói: "Má tui hôm nay tươi tỉnh lắm rồi". Bà cụ ở tuổi trên 80. Cô Lam gọi báo "Em theo cách của anh, chỉ dẫn cho ông anh, giờ ổng khỏe rồi"...
Suốt tuần qua ngày nào cũng hoạt động hỗ trợ sức khoẻ trong các xóm đạo trên Tân Bình. Có mấy thanh niên sốt, ho... bảo bác sĩ cho thuốc cảm ho, viêm họng. Bác sĩ hỏi anh test Cô-Vit chưa, anh nói "Em test rồi, âm tính. Ba ngày em test một lần, tất cả đều âm tính". Tôi bảo "Ông test lại đi, bởi vì việc điều trị viêm họng, viêm phổi và điều trị cho Covid là hoàn toàn khác nhau". "Dạ, để em mua đồ tét lại"... "Dạ, bác sĩ ơi, dương tính rồi!" "Vậy thì test cả nhà đi... Dạ, cả nhà dính hết rồi.
Khỏi nói cũng biết dính cả nhà. Có dịch mới có dịp xâm nhập nhà cửa của dân Sài Gòn ở khắp nơi, hang cùng ngõ hẻm. Ai đó ngày xưa hát "Sài gòn đẹp lắm, Sài gòn ơi, Sài gòn ơi..." có lẽ là người ưa dạo phố. Sài gòn thời Pháp xây dựng thì đường xá, kiến trúc, cây xanh đẹp đẽ. Có dịp vào nhà dân ở khu Đoàn Văn Bơ, Xóm Chiếu, khu Xóm Đạo Tân Bình... thì mới thấy hết cái thật của Sài Gòn. Hẻm hóc, chật chội, ngổn ngang, nhếch nhác, tối tăm... Một gia đình nhiều thế hệ sống chung. Trẻ con nằm lê dưới đất, người già nằm trong những chiếc giường nhỏ hẹp... Những người Bắc Di Cư ngoan đạo, chấp nhận số phận của mình, xem đó là sự an bài của Chúa... Trong những cái nhà hộp quẹt như vậy không lây cả nhà mới là lạ.
Xóm đạo dường như không có tiếng khóc khi có người mất.Giáo dân tin rằng linh hồn đã về với Chúa nên chỉ làm nghi lễ đám tang trong yên lặng. Sáng nay đi ngang qua một nhà có người vừa qua đời, chỉ có một người con ngồi trước quan tài, thật lặng lẽ, không khách thăm, không kèn trống... Những người vừa từ trần đó vẫn còn hạnh phúc vì ít ra còn có con cháu vuốt mặt, có Cha nhà thờ đến làm lễ hoặc có Thầy Chùa đến tụng kinh. Do vậy, nhiều gia đình chấp nhận để cha mẹ trị bệnh tại nhà. Ngưởi ta dần dần bắt đầu chấp nhận chuyện sinh tử. Người ta bắt đầu không còn bàn tán về chuyện ai chết, ai sống. Người ta nhận được kết quả xét nghiệm dương tính cả nhà và chỉ cầu mong Chúa che chở. Nếu Chúa gọi đi thì cứ phải đi. Người ta không còn tránh né con virus quái ác kia nữa. Có tránh cũng không tránh được. Có ở nhà đóng cửa kín mít, không thò chân ra khỏi ngạch cửa suốt mấy tháng trời mà vẫn bị nhiễm, không biết bằng cách nào.
Con người quá nhỏ bé trước thiên nhiên. Cứ 100 năm lại xảy ra đại dịch như thể một sự thanh lọc nào đó của tạo hóa. Những kẻ ngỗ ngáo thì ra sức hô hào chống dịch như chống giặc, rằng trang bị vũ khí cho bác sĩ để giết giặc Covid-19! Tôi tin rằng những kẻ đó chưa từng dám bước chân đến nhà bệnh nhân nhiễm virus, nắm bàn tay của bệnh nhân xem ấm lạnh thế nào. Những kẻ khờ khạo thì chống dịch theo kiểu chăng dây, ngăn đường. Càng ngăn cản chừng nào thì càng làm bít tắc hệ tuần hoàn xã hội và dẫn đến cái chết của xã hội.
Con virus đã kích hoạt phản ứng viêm của cơ thể và đồng thời kích hoạt luôn cả phản ứng viêm của xã hội. Người ta đã phản ứng thái quá và sai vấn đề một cách nghiêm trọng. Trong khi phản ứng viêm bùng phát, hệ miễn dịch đã không ăn được xác con virus nào lại đi tấn công tế bào lành của cơ thể. Trong xã hội, người ta cũng không tấn công được đứa giặc nào mà chỉ làm chết thêm dân chúng từ những giải pháp ấu trĩ, thiển cận, thiếu suy nghĩ. Dân chết không phải do Covid mà chết vì tất cả các mặt bệnh khác không được chữa trị. Dân chết không phải do Covid mà chết vì đói, vì sợ hãi.
Đã đến lúc phải chấp nhận một sự thật rằng mọi giải pháp "chống giặc" đều vô nghĩa. Virus Covid không phải đến với thế gian này để tạo nên tận thế. Covid đến và lấy đi sinh mạng một cách có chọn lọc.