Ngày 22-08-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngôi Lời làm người
Lm Vũdình Tường
05:36 22/08/2018
Sau khi nghe đám đông xin thêm dấu lạ Đức Kitô nói cho biết là họ hiểu sai phép lạ hoá bánh ra nhiều. Đám đông không nhận biết phép lạ hoá bánh ra nhiều tránh đói khát nhất thời, không phải bánh trường sinh. Đức Kitô muốn họ tránh đói khát muôn đời bằng cách nhận bánh trường sinh Ngài ban. Đám đông đã không hiểu còn lên tiếng càm ràm, than phiền khi Đức Kitô nói Ngài là bánh hằng sống, chính thịt Ngài là của ăn và máu Ngài là của uống. Năm lần bảy lượt Đức Kitô giải thích nhưng dường như lời Ngài giải thích không hợp với định kiến sẵn trong đầu nên họ không chấp nhận thay đổi định kiến đó. Định kiến đó ảnh hưởng bởi truyền thống dân tộc và họ coi đó như là đỉnh cao nên mọi giải thích khác ngoài truyền thống đỉnh cao đều bị loại trừ. Tất cả các giải thích của Đức Kitô đều nhắm đến điều duy nhất là Thiên Chúa yêu thương nhân loại nên sai con Một Ngài là Đức Kitô xuống trần gian ban ơn cứu độ cho trần gian. Giải thích thứ nhất nói về ý định của Thiên Chúa.

Ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào Người, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết c.40

Giải thích thứ hai không phải Đức Kitô chỉ ban bánh trường sinh mà chính con người Ngài là bánh hằng sống

Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời, tôi là bánh trường sinh c.47-48

Giải thích thứ ba nói rõ ràng hơn khi Đức Kitô nói về bánh trường sinh không gì khác hơn là chính thịt và Máu Thánh Ngài trở thành thực phẩm truờng sinh.

Tôi là bánh từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời, và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống. c.51

Phúc Âm thánh Gioan dành trọn chương sáu nói về bánh trường sinh là Đức Kitô. Ngày nay chúng ta hiểu Đức Kitô nói về Bí Tích Thánh Thể, bánh trường sinh nuôi sống tâm linh con người. Bánh này ban tặng cho những ai thành tâm đón nhận giáo huấn của Đức Kitô và mang ra thực hành sẽ được sự sống muôn đời. Sự sống trường sinh ban cho bởi Thiên Chúa đã xuống thế làm người và ở giữa chúng ta 1,14. Sự sống trường sinh do Đức Kitô ban cho và một mình Ngài có quyền ban sự sống đó. Sự sống đó được thực hiện do chính Đức Kitô gánh vác tội gian trần, chết và sống lại để ban sự sống mới vĩnh cửu. Kitô hữu nhận sự sống trường sinh qua sự sống của Đức Kitô bằng cách đón nhận giáo huấn của Ngài. Bí tích Thánh Thể trở thành nguồn sống mới cho Kitô hữu bởi chính Đức Kitô ban cho bí tích thánh.

Ai ăn thịt và uống máu tôi thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong người ấy c.56

Bí tích Thánh thể liên kết Kitô hữu với Đức Kitô bằng mối tình thắm thiết. Thánh thể là trung tâm điểm của cuộc sống Kitô hữu. Thánh thể nuôi dưỡng đức tin, ban sự sống cho đức tin. Thánh thể là nguồn sống Chúa Cha ban cho nhân loại qua Đức Kitô. Đón nhận giáo huấn của Đức Kitô là đón nhận Ngài và nhận được sự sống tâm linh, vĩnh cửu; từ chối giáo huấn của Đức Kitô là đón nhận sự sống trần gian mà sự sống trần gian nay còn, mai mất. Mọi người đều có quyền tự do lựa chọn lối sống cho cá nhân riêng mình. Chọn theo hướng dẫn của Đức Kitô là chọn nghe theo tiếng Chúa Cha phán bảo qua Đức Kitô.

Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Ngài Luca 9,35.

Đón nhận Đức Kitô vào trong cuộc đời là học hỏi phương cách dự tiệc nước trời trong tương lai, tiệc nước trời bắt đầu bằng Bí Tích Thánh Thể nơi trần gian.

Lời giải thích của Đức Kitô giúp nhân loại nhận biết Đức Kitô là Con Thiên Chúa xuống trần gánh vác tội đời, chết và sống lại để ban ơn trường sinh cho những ai thành tín tin theo. Đón nhận Ngài là đón nhận ánh sáng sự sống từ trời cao; từ chối Ngài là chấp nhận sống trong ánh sáng trần gian. Chúng ta xin ơn khôn ngoan biết đón nhận ánh sáng trời cao. Sống cho Đức Kitô là sống hiến thân mình vì anh em để cùng nhau sum họp trên nước trời.

TiengChuong.org

The Word became flesh

After hearing that the crowd were asking for more sign. Jesus response was that they misunderstood the meaning of the miracle. They saw the physical result of the miracle but failed to see the spiritual aspect of the miracle Jesus intended to show them. The crowd expressed their misunderstanding over how Jesus could give his flesh for them to eat. In helping them to understand the sign Jesus tried to explain to them in several occasions that it was all relating to God's gift to the world and salvation for mankind. First, the sign was about God who gave the world his only Son to save the world.

Yes, it is my Father's will that whoever sees the Son and believes in him shall have eternal life, and that I shall raise him up on the last day v.40.

Second, the sign was on the person of Jesus who himself is the bread of life.

I am the bread of life. v.47

Third, the sign was explained in verse 51, it was now expanded with the specification of what kind of food and drink that Jesus had talked about when he mentioned about hunger or thirst no more.

Anyone who does eat my flesh and drink my blood has eternal life, and I shall raise him up on the last day v.54.

Chapter six of John's Gospel is all about God's gift for the world and about salvation for those who accept the teaching of Jesus. Eternal life is possible because "the word became flesh and dwell amongst us" 1:14. Eternal life is possible through Jesus and he alone had the power to give eternal life. This is done through his death and resurrection. We are drawing life from the life of Jesus by welcoming his teaching. The Eucharist is life-giving because it is Jesus who gives life. It is Jesus who gives life to those who eats his flesh and drinks his blood lives in him and he lives in that person v.56. The Eucharist draws us deeper into relationship with Jesus. The Eucharist is the centre of our faith. It nurtures our faith. It joins us to Jesus. It is the special food for our soul given to us from the Father. Refusing to accept the Eucharist means refusing to draw life and eternal life from Jesus. The choice is for each individual to response to the call from the Father: this is my Son, the beloved, listen to him'. Luke 9,35 Those who welcome Jesus will have life and eternal life; those who refuse Jesus will live a life of spiritual darkness with hunger and thirst. Welcoming Jesus into our lives means to participate into the heavenly wedding banquet- eating and drinking the body and blood Jesus.

Finally the sign Jesus meant explain in the feeding was nothing else but to recognize who Jesus was. Those who failed to see Jesus as the Saviour, the giver of life missed the sign and lived in darkness. We give thanks to God for giving his only Son, Jesus Christ for the world to save us from sins and offered salvation for those who follow his way, the way of love and charity.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Công Giáo Ấn Độ tích cực giúp đỡ nạn nhân cơn lụt thế kỷ tại Kerala
Nguyễn Long Thao
12:38 22/08/2018
Sau những cơn mưa tầm tã từ ngày 13 tháng 8 vừa qua, bang Kerala, Ấn Độ, đã bị ngập lụt, đất trùi làm khoảng 370 người chết, hàng triệu người lâm cảnh vô gia cư trong vòng một tuần lễ..

Giáo Hội Công Giáo Ấn Độ đã tham gia tích cực công cuộc cứu trợ. 41 giáo phận ở miền Nam Ấn Độ đã mở cửa các trường học đón nhận nạn nhân. Đồng thời các giáo phận cũng gửi thực phẩm, quần áo và các vật liệu cứu trợ đến cho các khu vực bị ảnh hưởng.

Lý do lụt vì có các cơn mưa lớn trong nhiều ngày, chính quyền điạ phương phải xả 33 đập chứa nước, gây lụt lội, đất trùi.

Thủ hiến bang Kerala nói tình trạng ngập lụt cực kỳ lo ngại, mưa còn tiếp tục đổ trong hai ba ngày nữa. Đây là trận mưa lớn nhất kể từ năm 1924.

Tình trạng các tuyến đường bộ và đường sắt vẫn bị ngập lụt. Một số khu vực và Sân bay Quốc tế Kochi đã dừng hoạt động. Toàn bộ sinh hoạt tại bang Kerala coi như ngừng hoạt động.

Cha Jose Plachickal, tổng quản giáo phận Idukki nói "Đây là một tình huống chưa từng thấy trong đời tôi", "Những con đường dẫn đến nhiều giáo xứ bị chặn vì sạt lở." Hầu hết người sống gần sông đều mất tất cả những gì họ có, kể cả nhà cửa.

Cha Thomas Punamadathil, người làm việc với nhóm dịch vụ xã hội của Giáo phận Bathery ở quận Wayanad cho biết: Các đội cứu trợ không thể đến được nhiều nơi, đặc biệt là những nơi có các bộ lạc sinh sống.Cũng có những nơi không thể đưa đồ cứu trợ đến được

Một số nơi nước rút, hàng ngàn tình nguyện viên Công Giáo bắt đầu tham gia công tác dọn dẹp để bảo vệ cộng đồng khỏi mắc bệnh truyền nhiễm.

Caritas Ấn Độ đã giúp 10 triệu rupee để giúp đỡ nạn nhân lũ lụt. Đức Hồng Y Oswald Gracias, chủ tịch Hội đồng Giám mục Ấn Độ, yêu cầu các giám mục Ấn Độ hợp tác để giúp đỡ các nạn nhân.

Vào ngày 19 tháng 8, tại Vatican Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy hỗ trợ những người bị ảnh hưởng lũ lụt. ĐGH nói Giáo Hội đang hỗ trợ các nỗ lực cứu trợ và kêu gọi những người tụ họp tại Vatican hãy cầu nguyện cho những người đã chết và những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa lũ lụt.

Tưởng cũng nên nói thêm, bang Kerala là bang nghèo nhất Ấn Độ. Tại đây, dân chúng thuộc giai cấp cùng đinh, bị khinh miệt mà dân Ân Độ gọi là người không xứng đáng sờ đụng tới (untouchable). Tuy nhiên, Giáo Hội Công Giáo hoạt động mạnh ở đây, nhất là về ngành giáo dục, y tế, xã hội nhằm nâng cao đời sống cùng khổ của dân chúng.

Nguyễn Long Thao
 
Hậu quả bi đát của Phúc trình Pennsylvania: linh mục hiền lành thánh thiện bị đánh bất tỉnh trong phòng thánh
Đặng Tự Do
15:43 22/08/2018
Một linh mục Công Giáo nghi lễ Byzantine đã bị tấn công vào hôm thứ Hai ngay trong phòng thánh sau thánh lễ buổi sáng.

Cha Basil Hutsko đã bị chấn thương ở đầu trong vụ tấn công tại nhà thờ St Michael, ở Merrilville, Indiana. Ngài đang trải qua các cuộc kiểm tra y khoa để xác định mức độ thương tích.

Kẻ tấn công, vẫn chưa bị bắt và chưa thể xác định là ai, đã tấn công cha Hutsko từ phía sau.

Cha Thomas Loya, giám đốc Văn phòng Tôn trọng Cuộc sống của Giáo phận Công Giáo nghi lễ Byzantine Ohio cho biết:

“Kẻ tấn công đã bóp cổ ngài và đập đầu ngài xuống đất khiến ngài bất tỉnh nhân sự. Trước khi bất tỉnh, cha Basil nghe kẻ tấn công nói: ‘Cú này là để trả thù cho tất cả trẻ con!’”

Cha Basil tin rằng hung thủ muốn ám chỉ đến những vụ tai tiếng lạm dụng tình dục đã được nêu trong phúc trình Pennsylvania; và các nơi khác.

“Cha Hutsko, ở độ tuổi 60, là một linh mục thánh thiện không có chút tai tiếng nào.” Cha Loya cho biết như trên khi nói chuyện với Catholic News Service trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào ngày 21 tháng Tám.

Cha Hutsko ở một mình trong nhà thờ sau khi hoàn thành phụng vụ buổi sáng vào thời điểm xảy ra vụ tấn công. Kẻ tấn công chắc hẳn là cao to và khá mạnh, bởi vì cha Hutsko là một người cao lớn và rất khỏe mạnh. Kẻ tấn công đeo găng tay, không để lại dấu vân tay nên việc truy tìm hung thủ rất khó khăn.

Cuối cùng cha Hutsko tỉnh dậy. Ngài cảm thấy hơi lảo đảo và báo cáo sự việc với cảnh sát.

“Cảnh sát đến, nhưng họ vẫn không tìm ra hung thủ.” Cha Loya nói.

“Khi tôi nói chuyện với ngài tối qua, ngài cho biết cảm thấy bất an trong một khu vực mà ngài cảm thấy rất bình an trước đó.”

Cha Loya kết luận rằng: “Cha Hutsko là một nạn nhân ngẫu nhiên vô tội - một mục tiêu ngẫu nhiên. Tất cả các giáo sĩ bây giờ phải cảnh giác. Không hoang tưởng, nhưng cảnh giác.”


Source: Catholic Herald ‘This is for all the kids!’: innocent priest attacked in sacristy
 
Danh ca Andrea Bocelli hát tại cuộc gặp gỡ thế giới các gia đình ở Dublin
Đặng Tự Do
16:43 22/08/2018
Vào ngày 25 tháng 8, Andrea Bocelli sẽ hát cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô và cho hàng ngàn gia đình tham dự Đại Hội Gia Đình Thế Giới. Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Vatican News, danh ca khiếm thị này đã nói về tầm quan trọng của đức tin, gia đình và âm nhạc.

Danh ca người Ý có giọng nam cao (tenor) đã từng hát trong cuộc gặp gỡ thế giới các gia đình vào năm 2015, tại Philadelphia. Lần này anh sẽ hát tại công viên Croke ở Dublin, sử dụng âm nhạc để truyền đạt thông điệp của sự kiện và, như anh nói, là để các gia đình có “một kỷ niệm đẹp mang về nhà”.

Kỳ vọng cá nhân

Tin tức về sự tham gia của Bocelli tại cuộc gặp gỡ các gia đình thế giới đã tạo ra rất nhiều phấn khởi trong số những người hâm mộ anh và khiến các nhà tổ chức lạc quan hy vọng. Nhưng chàng nghệ sĩ cũng có một số ý tưởng cá nhân về ý nghĩa của sự kiện này.

“Khi bạn lên trên sân khấu”, Bocelli nói, bạn “cho đi và nhận được rất nhiều”. Khi một nghệ sĩ biểu diễn thành công, “khán giả phản ứng với một tình cảm trìu mến và biết ơn, điều đó thật đáng hài lòng”.

Bocelli nói rằng anh hy vọng trường hợp này sẽ xảy ở Ái Nhĩ Lan, quốc gia anh đặc biệt ưa thích, và là nơi anh có nhiều người hâm mộ.

Đức tin và âm nhạc

Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường thách thức các gia đình trở nên một nguồn mạch và một gương sáng về niềm vui cho thế giới. Andrea Bocelli tin rằng âm nhạc và ca hát có thể đóng góp cho gương sáng đó. Trong trường hợp của anh, mục đích của các bài hát, “là để trao ban niềm vui, mang đến một khoảnh khắc nhẹ nhàng trong đó tinh thần có thể bay bổng và suy tư về ý nghĩa của cuộc sống, về những điều thực sự quan trọng” .

Mối liên hệ rõ ràng nhất giữa đức tin và các ca khúc đã được thánh Augustionô trình bày trong câu nói nổi tiếng của ngài: “Hát là hai lần cầu nguyện”.

Source: Vatican News - Andrea Bocelli to sing at World meeting fo Families in Dublin
 
Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho chuyến tông du Ái Nhĩ Lan của ngài
Đặng Tự Do
16:58 22/08/2018
Trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 22 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi các tín hữu trên thế giới cầu nguyện cho chuyến tông du sắp tới của ngài tại Ái Nhĩ Lan. Ngài cũng bày tỏ sự gần gũi với gia đình những người đã chết và bị thương trong một bi kịch ở miền nam nước Ý.

Ngài nói: “Xin cầu nguyện cho tôi trong chuyến đi sắp tới tại Dublin, trong hai ngày 25 và 26 tháng Tám, nhân dịp cuộc gặp gỡ các Gia đình Thế giới. Cầu xin cho đó là một khoảnh khắc của ân sủng và lắng nghe tiếng nói của các gia đình Kitô trên toàn thế giới.”

Theo dự trù, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành từ phi trường Fiumicino của Rôma vào lúc 8:15 sáng thứ Bẩy 25 tháng 8. Ngài sẽ đến Dublin vào lúc 10:30.

Đức Thánh Cha cũng nhắc đến lại thảm kịch diễn ra hôm thứ hai ở vùng Calabria, miền nam nước Ý, nơi 10 người đi bộ đường trường đã thiệt mạng sau một trận lũ quét càn qua hẻm núi Raganello. Ngài phó linh hồn những người thiệt mạng cho thương xót Chúa và bày tỏ sự gần gũi tinh thần với gia đình của họ và những người bị thương.


Source: Vatican News - Andrea Bocelli to sing at World meeting fo Families in Dublin
 
Chương trình chuyến tông du Ái Nhĩ Lan của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
18:04 22/08/2018
Chuyến tông du thứ 24 của Đức Thánh Cha bên ngoài Italia sẽ diễn ra trong hai ngày 25 và 26 tháng 8 tại Ái Nhĩ Lan trong khuôn khổ cuộc gặp gỡ các gia đình thế giới. Ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, khẳng định rằng trong chuyến tông du này, Đức Thánh Cha chắc chắn sẽ gặp gỡ các nạn nhân bị lạm dụng tính dục bởi hàng giáo sĩ Ái Nhĩ Lan. Tuy nhiên, ngày giờ và địa điểm xảy ra cuộc gặp gỡ này chỉ được công bố sau khi biến cố đó đã xảy ra.

Thứ Bảy ngày 25 tháng 8 năm 2018

ROMA-DUBLIN

08:15 Đức Thánh Cha khởi hành bằng máy bay từ phi trường Fiumicino của Rôma để bay đến Dublin

10:30 Đức Thánh Cha đến sân bay quốc tế Dublin

NGHI THỨC CHÀO MỪNG CHÍNH THỨC

10:45 Đức Thánh Cha xe di chuyển bằng popemobile trong vòng 30 phút để đến dinh Áras an Uachtaráin là dinh tổng thống Ái Nhĩ Lan. Tại đây sẽ diễn ra nghi thức đón tiếp chính thức trước cổng chính của dinh này.

Tuyến đường popemobile sẽ đi qua trung tâm thành phố Dublin vào thứ Bảy đã được công bố trên các phương tiện truyền thông.

Ước lượng hàng trăm ngàn người sẽ chào đón ngài khi ngài di chuyển qua trung tâm thủ đô.

11:30 Đức Thánh Cha đàm đạo với Tổng thống Michael D. Higgins trong vòng 30 phút trước khi di chuyển đến lâu đài Dublin

12:10 Tại lâu đài Dublin, Đức Thánh Cha sẽ có một diễn từ trước các nhà lãnh đạo chính trị, dân sự và ngoại giao đoàn.

15:30 Đức Thánh Cha đến thăm nhà thờ Đức Bà là nhà thờ chính tòa “tương đương” của Dublin.

16:30 Đức Thánh Cha đến thăm trung tâm bác ái ban ngày dành cho những người vô gia cư của các cha dòng Capuchin. Ngài sẽ gặp 80 người vô gia cư tại đây.

Theo thông báo của ban tổ chức, chiếc popemobile sẽ đi về phía nam trên đường O'Connell, ngang qua Cầu O’Connell, lên Phố Westmoreland và tiếp tục đến Phố Dame. Sau đó, đoàn xe sẽ đi qua nhà thờ Christchurch, đi xuống phố Bridge và băng qua Liffey lên Church Street đến trung tâm Capuchin.

19:30 Đức Thánh Cha đến sân vận động Croke Park nơi diễn ra cuộc gặp gỡ các gia đình thế giới

19:45 Lễ Hội Các Giá Đình Thế Giới tại sân vận động Croke Park - Bài phát biểu của Đức Thánh Cha

Chúa Nhật ngày 26 tháng 8 năm 2018

DUBLIN-KNOCK-DUBLIN-ROMA

08:40 Đức Thánh Cha khởi hành bằng máy bay để bay đến Knock, nơi có trung tâm Thánh Mẫu lớn nhất Ái Nhĩ Lan

09:20 Ngài đến sân bay Knock

09:45 Đức Thánh Cha đến thăm đền thánh Đức Mẹ Knock

Sau khi thăm đền thánh Đức Mẹ Knock, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin tại quảng trường trước đền thờ và ban huấn từ cho các tín hữu

10:45 Ngài ra sân bay Knock để trở lại Dublin

11:15 Đức Thánh Cha khởi hành bằng máy bay trở lại thủ đô Dublin

11:50 Đức Thánh Cha đến sân bay quốc tế Dublin

14:30 Sau khi ăn trưa với đoàn tùy tùng, ngài đến công viên Phoenix

15:00 Thánh lễ tại công viên Phoenix – Bài giảng của Đức Thánh Cha

Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các Giám Mục Ái Nhĩ Lan tại tu viện của các nữ tu dòng Đa Minh - Diễn từ của Đức Thánh Cha trước các Giám Mục Ái Nhĩ Lan

18:30 Đức Thánh Cha ra Sân bay Quốc tế Dublin

18:45 Sau nghi lễ tiễn biệt, Đức Thánh Cha khởi hành bằng máy bay trở lại Rôma. Dự kiến lúc 23 giờ ngài sẽ về đến sân bay quân sự Ciampino của Rôma.


Source: World Meetings of Families - APOSTOLIC JOURNEY of His Holiness Pope Francis to Ireland on the occasion of the World Meeting of Families in Dublin
 
Ngày đầu Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới
Vũ Văn An
18:11 22/08/2018


Theo tin Irish Times, Đức Tổng Giám Mục Eamon Martin, Giáo Chủ Toàn Ái Nhĩ Lan, trong một nghi thức cầu nguyện, đã chính thức khai mạc Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế giới kéo dài trong 6 ngày mà đỉnh cao sẽ là Lễ Hội Gia Đình và Thánh Lễ Kết Thúc, cả hai biến cố này đều sẽ do Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ tọa.

Đức Tổng Giám Mục Martin cũng đã thay thế Đức Hồng Y Donald Wuerl trong bài diễn văn chủ chốt vào lúc 2 giờ 30 ngày 21 tháng Tám với chủ đề “Phúc Lợi Gia Đình Có Tính Quyết Định Đối Với Tương Lai Thế Giới”.

Trong buổi cầu nguyện khai mạc, Đức Tổng Giám Mục Martin đã chào mừng các gia đình “trong nhiều biểu thức đa dạng khác nhau”. Ngài nói: “Có một số người nhìn cuộc gặp gỡ như một thứ mít tinh ý thức hệ nhằm cử hành một loại gia đình hình như chưa bao giờ hiện hữu”. Nhưng theo ngài, thực ra, biến cố này sâu sắc hơn nhiều.

Ngài nói: “Gia đình không phải là một quan niệm ý thức hệ xa vời nhưng là nơi người ta học tập, thực hành và truyền bá lòng cảm thương, lòng nhân ái, đức hiền hậu, lòng kiên nhẫn và sự tha thứ”.

Hàng trăm người đã chen chúc nhau tại Hội Trường của Royal Dublin Society để tham dự buổi cầu nguyện khai mạc. Nhân dịp này, Đức Tổng Giám Mục Martin đã suy niệm về bản chất gia đình và các gia đình đã thay đổi ra sao trong các năm qua, với nhiều cơ may và thách đố khác nhau trong thế giới hiện đại.

Sức mạnh của tình yêu

Ngài nói đến tầm quan trọng của sức mạnh tình yêu trong việc khôi phục Giáo Hội và xã hội. “Chúng ta cam kết giúp người trẻ hiểu tình yêu thực sự có nghĩa gì. Và chúng ta cầu nguyện cho những ai chưa bao giờ cảm nghiệm được một tình yêu như thế hay cho những người mà một tình yêu như thế đã bị cướp mất qua lạm dụng hoặc bỏ bê”.

Bên ngoài hội trường, các nhà tổ chức đang hoàn tất công việc chuẩn bị cho các biến cố của những ngày kế tiếp. Các gian hàng đang được dựng lên trong khi công chúng và các giáo sĩ đi lại tấp nập. Các căn lều dựng dọc theo các lộ trình với nhiều bảng hiệu hướng dẫn tới nơi cầu nguyện hoặc làng thiếu niên hoàn cầu.

Quần chúng tuôn đến ngày khai mạc mang nhiều sắc thái thuộc đủ quốc tịch và khuôn dung: các giáo sĩ và các chi thể cao niên của giáo hội sánh vai cùng các gia đình trẻ bận bịu với con thơ, xe đẩy.

Bridin Gilroy quê ở Dublin cho hay “thật kỳ diệu được thấy kiểu phát biểu đức tin này; được thấy mọi người thuộc mọi nơi tới đây”.

Giống nhiều người khác, cô tin vụ tai tiếng đang tiếp diễn đã phủ một bóng mờ lên diễn biến của đại hội nhưng cô không ngại đề cập đến nó. Cô bảo: “Nhất là tuần này với các biến cố không may được công bố ở Hoa Kỳ, một điều khủng khiếp”.

Frank McKevitt quê ở Cork cũng phấn khích bởi khối người tới tham dự. Anh nói: “Tôi nghĩ Ái Nhĩ Lan là trung tâm của thế giới Công Giáo, hóa ra chúng ta chỉ là một hạt cát nhỏ”.

Dù có “trận núi lở” của truyền thông tiêu cực trong những ngày gần đây, anh vẫn tin rằng Đức Giáo Hoàng đang làm hết sức để giải quyết các tranh cãi đang vây khốn Giáo Hội của ngài. Anh bảo: “Ngài sẽ bổ nhiệm những người cùng chí hướng và sẽ thực hiện các tiến bộ từ từ. Nếu ngài ở đó thêm 5 năm nữa, tôi nghĩ chúng ta sẽ có một giáo hội khác hẳn”.



Isaac Withers, một người trẻ Công Giáo sẽ nói chuyện tại một biến cố về các vấn đề gây ảnh hưởng tới thế hệ đi nhà thờ của anh, nhìn nhận hiện đang có thách thức trong việc lôi cuốn người trẻ.

“Vấn đề khá lớn. Tôi nghĩ khi bạn nhìn vào con số thống kê ở Hoa Kỳ, khá nhiều người đang bỏ và đã bỏ ở đại học, thường là vì họ bất đồng với điều gì đó hay họ không được thỏa mãn về tâm linh. Và [những điều này] không phải là những điều Giáo Hội không thể nói tới”.

Maria O’Sullivan, một sinh viên 20 tuổi quê ở Dublin, thì cho rằng đây là cơ hội “để gặp gỡ những người vẫn còn chia sẻ cùng một đức tin như mình”, và được thấy “phẩm chất tốt trong giáo hội, vì hiện đang có quá nhiều tính tiêu cực ở khắp nơi”.

Cô nói “Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ tới và điều này thật tuyệt... đôi khi phải can đảm lắm mới có thể nói bạn là một người trẻ mà vẫn đi tham dự Thánh Lễ”.

Cô O’Sullivan cho hay: người cùng tuổi cô thường ngỡ ngàng khi cô cho họ hay cô là một người Công Giao giữ đạo. “Tôi là loại người khá kín đáo ở đại học và trường học, đại loại; khá nhiều người thích nói đến phía xấu xa của Giáo Hội, cũng tốt thôi, điều này có thể hiểu được”.

Cô nói thêm: “Bạn dè dặt kín đáo trong việc cho biết bạn là người Công Giáo, vì hiện có quan điểm coi bạn là già nua, chỉ biết tuân theo ý muốn của cha mẹ, và suy nghĩ lạc hậu”.

Cầu nguyện cho có thời tiết tốt

Nữ Tu Lucyna Wisniowska, một thành viên của tu hội nữ tu truyền giáo Thánh Peter Claver, nguyên quán Ba Lan nhưng đã sống ở Terenure, Dublin, 9 năm nay.

Bà cho biết bà mong được tham dự Cuộc Gặp Gỡ: “Chúng tôi chuẩn bị bằng tuần chín ngày cầu nguyện cho có thời tiết tốt”.

Các lời cầu nguyện trên quả đã ngăn được cơn mưa, điều mà Nữ Tu cho là tốt vì “có khá nhiều người từ ngoài Ái Nhĩ Lan tới đây, nên họ phải trải nghiệm thời tiết Ái Nhĩ Lan”.

Thực vậy một phần khá lớn công chúng từ ngoại quốc tới, trong đó, có cặp vợ chồng trẻ từ Lithuania, là Jurate và Benediktas Rimeika. Họ bay tới Dublin hôm Chúa Nhật và sẽ ở lại cho tới thứ Sáu.

Benediktas nói “chúng tôi tới đây lúc 10 giờ sáng và đang ngó quanh xem điều gì đang diễn ra”.

Jurate thì cho hay: quả là “một bầu khí rất tốt”.

Noreen Lynch, đang làm việc tại Dublin, cho hay: “tôi sẽ tham gia làm thiện nguyện viên vào cuối tuần, nên hôm nay tôi tới đây để làm quen”.

Người Công Giáo Ái Nhĩ Lan tham dự Cuộc Gặp Gỡ “rất ý thức” việc phải tôn trọng những người coi biến cố này và cả chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô như một trải nghiệm đầy khó nhá.

“Tôi xin nói tôi là một người Công Giáo giữ đạo, điều này quan trọng đối với tôi. Tôi không muốn nói tôi nghĩ định chế, hệ thống hiện tuyệt diệu. Tôi sẵn sàng đứg chung với những người như Marie Collins và Mary McAleese, tức những người muốn nói rằng ‘chúng ta tốt hơn điều này’”.

Nguyên Giám Mục Limerick, Đức Cha Donal Murray, tham dự ngày khai mạc đại hội, cho hay có “tiếng vo vo lớn” ở Royal Dublin Society. Ngài từ chức năm 2009 sau khi bị chỉ trích vì cách xử lý các lời tố cáo lạm dụng tình dục trong Phúc Trình Murphy.

Ngài nói: “Thật tuyệt khi được nhìn thấy chiều kích thế giới, chúng ta vốn bị dính cứng vào khu rừng riêng của mình như thể các nan đề của mình là duy nhất”.
 
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh lên tiếng về chuyến tông du Ái Nhĩ Lan của Đức Thánh Cha và phúc trình Pennsylvania
Đặng Tự Do
19:44 22/08/2018
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã có cuộc phỏng vấn với Vatican News về chuyến tông du Ái Nhĩ Lan sắp tới của Đức Thánh Cha Phanxicô trong khuôn khổ Cuộc Gặp gỡ các Gia đình Thế giới. Trong cuộc phỏng vấn này, ngài đã đề cập đến một số vấn đề chính bao gồm nạn lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ ở Ái Nhĩ Lan và các nơi khác, tầm quan trọng của gia đình trong xã hội ngày nay và sự đóng góp của các gia đình Kitô trong đời sống của Giáo hội.

Thưa Đức Hồng Y Parolin, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến Ái Nhĩ Lan để dự Cuộc Gặp gỡ các Gia đình Thế giới. Chủ đề gia đình ngày càng trở nên là chủ đề tập trung trong triều Giáo hoàng của ngài. Chúng ta có thể mong đợi thêm những gì sau Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình và Tông Huấn Amoris Laetitia?

Tôi nghĩ rằng Đức Thánh Cha trước hết sẽ tái khẳng định Tin Mừng của gia đình, đó là chủ đề của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình. Tin Mừng của các gia đình có nghĩa là tập trung và nhấn mạnh vị thế cần thiết của gia đình trong xã hội và trong Giáo Hội đương đại. Và kế đó là hỗ trợ sứ mệnh của gia đình trong thế giới ngày nay, một sứ mệnh yêu thương, chung thủy, giáo dục và tạo ra sự sống mới. Nhưng tôi chắc chắn rằng sự hiện diện tương tự của Đức Thánh Cha sẽ là sự khích lệ cho các gia đình trong nỗ lực đem tình yêu đến thế giới này và thực sự giúp các cá nhân và xã hội đạt tới hạnh phúc mà mọi người đang tìm kiếm.

Thưa Đức Hồng Y, theo ý kiến của ngài, sự đóng góp lớn nhất mà các gia đình Kitô có thể mang đến cho Giáo Hội ngày hôm nay và cho những người không có kinh nghiệm cá vị về đức tin là gì?

Như tôi đã nói trước đây, tôi nghĩ rằng, điều quan trọng là phải làm chứng cho niềm vui Phúc Âm. Khả năng tiếp cận với người mình thương mến là một khả thể đặc biệt để truyền đạt đâu là những gì mang lại hạnh phúc trong thế giới này - trước một thế giới chúng ta trải nghiệm quá nhiều lần sự cô đơn và cô lập, là một vấn đề lớn ngày hôm nay. Sau đó, gia đình có sứ mệnh và vai trò mang lại cảm thức về tình hiệp thông, tình yêu thương, cảm thức tôn trọng cuộc sống cá nhân và cộng đồng. Tôi nghĩ rằng đó là những đóng góp thiết yếu mà các gia đình và đặc biệt là các gia đình Kitô có thể mang đến cho thế giới.

Thưa Đức Hồng Y, các chủ đề tế nhị như di cư, khủng hoảng gia đình và thái độ đối với người đồng tính cũng sẽ được đề cập đến tại Cuộc Gặp gỡ các Gia đình Thế giới ở Dublin. Giáo hội phải nói gì ngày hôm nay với những người không chia sẻ những giá trị và tầm nhìn của mình về thế giới?

Vâng, dĩ nhiên, Giáo Hội phải tiếp tục đề nghị chân lý và vẻ đẹp của Tin Mừng về gia đình, với niềm tôn trọng, và với tình cảm yêu thương. Giáo Hội phải tiếp tục làm như vậy và đặc biệt là phải đưa ra các gương sáng. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là phải tháp tùng với những người trong những tình huống của họ như Đức Thánh Cha đã nói từ đầu triều giáo hoàng của ngài rằng Giáo Hội là một bệnh viện dã chiến. Chúng ta phải tận dụng cơ hội chăm sóc mọi người, tháp tùng với họ, đặc biệt là bắt đầu lắng nghe họ và thiết lập một cuộc đối thoại với họ.

Đức Thánh Cha đã nhiều lần đòi hỏi rằng các gia đình phải được hỗ trợ bởi các định chế với các chính sách phù hợp. Chúng ta cần bắt đầu từ đâu, thưa Đức Hồng Y?

Chuyện này không phải là dễ dàng đâu. Tốt hơn là chúng ta nên bắt đầu với chính mình, tôi nghĩ rằng Đức Thánh Cha đã nói nhiều lần rằng chúng ta phải bắt đầu từ chính chúng ta, từ gia đình của chúng ta. Sau đó, chúng ta phải thực sự quan tâm đến việc chuẩn bị bí tích hôn nhân cho những người trẻ và tháp tùng với các gia đình - đặc biệt là khi họ rơi vào những tình huống căng thẳng và xung đột. Và tất nhiên đây là một dấu chỉ tình yêu của Chúa Giêsu Kitô. Đức Thánh Cha nói rằng Giáo Hội đã làm rất, rất nhiều theo nghĩa đó, nhưng vẫn còn nhiều việc cần làm theo hướng này. Tôi nghĩ rằng phần thứ hai là Giáo hội, với tiếng nói tiên tri của mình, cũng phải nhắc nhở các chính khách, những người hoạt động trong chính trường, trong các định chế, rằng họ có nhiệm vụ hỗ trợ các gia đình và đáp ứng những mong đợi và nhu cầu của họ.

Ái Nhĩ Lan đã thay đổi rất nhiều kể từ chuyến tông du cuối cùng của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1979. Quốc gia này đã in hằn những câu chuyện khủng khiếp về nạn lạm dụng tình dục của giáo sĩ và những người khác. Đất nước này cũng đã bị sốc bởi báo cáo gần đây tại Pennsylvania. Đức Hồng Y muốn nói gì với người dân Ái Nhĩ Lan về vấn đề này?

Thật khó nói lên lời, bởi vì vụ tai tiếng lạm dụng tình dục này đã thực sự ảnh hưởng, và tiếp tục ảnh hưởng đến chúng ta, đến mọi người và nó có tác động tàn khốc đến cuộc sống và chứng tá mà Giáo Hội trao ra cho thế giới. Như Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở chúng ta nhiều lần, và ngài tiếp tục nhắc chúng ta như thế, nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta là chăm sóc những người đã bị hại - những nạn nhân của hiện tượng bi thảm này. Tôi nghĩ rằng Giáo hội ở Ái Nhĩ Lan đã nhìn nhận những thất bại của mình và đồng thời đã đưa ra các biện pháp để ngăn chặn trong tương lai những gì đã từng xảy ra trong quá khứ. Và rồi, trên khuôn khổ này, chú ý đến các nạn nhân, nhìn nhận và ăn năn về những gì đã xảy ra trong quá khứ. Và trong nỗ lực để ngăn chặn những điều như vậy có thể tái diễn, tôi nghĩ rằng chúng ta phải hãy xem cuộc hành trình của Đức Thánh Cha như một hành trình của hy vọng, để giúp Giáo Hội ở Ái Nhĩ Lan và các gia đình nói chung tham gia vào một cuộc hành trình với một niềm hy vọng là chúng ta thực sự có thể thay đổi và chúng ta có thể xây dựng một xã hội trong đó các trẻ em và người dễ bị tổn thương được an toàn, chắc chắn và thực sự Giáo Hội có thể đóng vai trò của mình nếu chúng ta sống theo Tin Mừng.


Source: Vatican News - Cardinal Parolin: Papal visit to Ireland a mission of hope
 
Đức Cha Robert Morlino: Căn nguyên của các cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục là thứ văn hóa đồng tính
Đặng Tự Do
20:48 22/08/2018
Lên tiếng về các cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục gần đây, Đức Cha Robert Morlino Giám mục Madison, Wisconsin, nói rằng Giáo Hội Công Giáo phải tái xác nhận những xác tín của mình để có thể chỉ ra tội lỗi và từ khước tội lỗi. Đồng thời, Giáo Hội cũng phải thừa nhận và nhổ tận gốc một thứ văn hóa đồng tính giữa một số giáo sĩ đã và đang gây ra những tổn hại lớn lao cho Giáo hội.

Đức Cha Robert Morlino cũng kêu gọi người Công Giáo tham gia với ngài trong các hành động phạt tạ vì các hành vi tội lỗi và vô đạo đức về tình dục giữa các phó tế, linh mục và giám mục Công Giáo.

“Trong một thời gian dài chúng ta đã giản lược thực tại tội lỗi - chúng ta đã từ chối gọi tội lỗi là tội lỗi - và chúng ta đã miễn tội cho những lỗi lầm nhân danh một khái niệm sai lầm về lòng thương xót. Trong nỗ lực nhân danh nhu cầu cởi mở hơn với thế giới, chúng ta đã trở nên quá sẵn sàng để từ bỏ Đường, Sự Thật và Sự Sống. Để tránh gây bất bình, chúng ta bán đứng chính chúng ta để nói những lời ngọt ngào và dịu dàng với những người khác” Đức Cha Robert Morlino đã viết như trên trong một bức thư mục vụ được công bố hôm 18 tháng Tám.

Đức Cha Morlino cho biết ngài đau buồn tột độ khi đọc những câu chuyện về lạm dụng tình dục trong báo cáo của bồi thẩm đoàn Pennsylvania được công bố hôm 14 tháng 8, và những cáo buộc chống lại cựu Hồng Y Theodore McCarrick, là người bị buộc tội lạm dụng tình dục trẻ em, cũng như tấn công tình dục và ép các linh mục, chủng sinh quan hệ tình dục với mình trong nhiều thập niên.

Đức Cha Morlino đặc biệt thẳng thắn trong đánh giá của ngài về nguyên nhân của những tội ác này: “Trong những tình huống cụ thể này, chúng ta đang nói về những hành vi tình dục biến thái – hầu hết là những hành vi tính dục đồng tính - của các giáo sĩ. Chúng ta cũng đang nói về các hành vi dụ dỗ đồng tính và lạm dụng tính dục các chủng sinh và các linh mục trẻ bởi các linh mục, giám mục và Hồng Y đầy quyền thế. Chúng ta đang nói về những hành vi và hành động của một số người, nói ngắn gọn, là những người có chức thánh, không chỉ vi phạm những lời hứa thiêng liêng họ đã tuyên hứa, mà còn chà đạp lên luật luân lý tự nhiên áp dụng cho tất cả mọi người. Nói quanh co che đậy bằng bất cứ điều gì khác sẽ chỉ là lừa dối và làm vấn đề trầm trọng hơn nữa.”

“Đã đến lúc phải thừa nhận rằng có một thứ văn hóa đồng tính luyến ái trong hàng giáo sĩ Giáo Hội Công Giáo đang gây ra những tàn phá lớn lao trong vườn nho của Chúa. Giáo huấn của Giáo hội minh định rõ ràng rằng khuynh hướng đồng tính tự nó không phải là tội lỗi, nhưng tự bản chất đó là một sự rối loạn khiến cho bất kỳ người đàn ông nào bị ảnh hưởng bởi khuynh hướng này không thể trở thành một linh mục”, ngài nói thêm.

Đức Cha Morlino đã viết thư cho các chủng sinh trong giáo phận của ngài rằng họ nên thông báo ngay cho ngài biết về bất kỳ hành vi lạm dụng tình dục, ép buộc, hoặc những hình thức vô luân mà họ là nạn nhân hay họ chứng kiến trong các chủng viện.

“Tôi sẽ ra tay ngay lập tức và mạnh mẽ. Tôi sẽ không chấp nhận điều này trong giáo phận của tôi hoặc bất cứ nơi nào tôi gửi người đến để được đào tạo”.

Đối với các linh mục của Madison, Đức Cha giải thích kỳ vọng của ngài rằng mỗi người phải “sống trong chức tư tế của mình như một linh mục thánh thiện, một linh mục làm việc chăm chỉ, và một linh mục thuần khiết và hạnh phúc - như chính Chúa Kitô đang kêu gọi anh em làm. Hãy sống một cuộc sống thanh bần và khiết tịnh để anh em hoàn toàn có thể trao ban sự sống của mình cho Chúa Kitô, Giáo Hội và những người mà Ngài đã kêu gọi anh em phục vụ. Chúa sẽ ban cho anh em những ân sủng cần thiết để có thể làm như vậy.”

Đức Cha Morlino cũng viết thư cho anh chị em giáo dân, yêu cầu họ báo cho ngài biết bất kỳ trường hợp lạm dụng tình dục hoặc vô đạo đức nào mà họ có thể biết.

Đức Cha đã kết thúc lá thư của ngài với một lời kêu gọi thánh thiện và cầu nguyện.

“Hơn bất cứ điều gì khác, chúng ta trong tư cách là một Giáo Hội phải chấm dứt việc chấp nhận tội lỗi và sự dữ. Chúng ta phải loại bỏ tội lỗi khỏi cuộc sống của chính mình và hướng về sự thánh thiện. Chúng ta phải từ chối im lặng khi đối mặt với tội lỗi và tà ác trong gia đình và cộng đồng của chúng ta và chúng ta phải đòi hỏi các mục tử của chúng ta - bao gồm cả chính tôi - rằng bản thân các ngài phải quyết chí ngày này qua ngày khác hướng đến sự thánh thiện. Chúng ta phải luôn làm điều này với sự tôn trọng yêu thương đối với các cá nhân nhưng với một sự hiểu biết rõ ràng rằng tình yêu đích thực không bao giờ có thể tồn tại nếu không có chân lý.”

“Tôi yêu cầu tất cả các bạn tham gia cùng tôi và toàn bộ giáo sĩ của Giáo phận Madison trong việc thực hiện các hành động công khai và cá nhân để phạt tạ Trái tim chí thánh của Chúa Giêsu và trái tim vô nhiễm của Đức Maria vì tất cả tội lỗi tình dục ghê tởm của các thành viên trong hàng giáo sĩ”


Source: Catholic News Agency - Bishop Morlino: 'Homosexual subculture' is source of 'devastation' in the Church
 
Top Stories
Slovak teen to be beatified as a martyr to purity
Catholic Herald
11:25 22/08/2018


Anna Kolesarova's 'heroic testimony' is something every Catholic can aspire to, said Archbishop Bernard Bober

A 16-year-old peasant girl will be beatified as a martyr in Slovakia, seven decades after she was shot in front of her family for resisting rape by a drunken Soviet soldier.

Anna Kolesarova “embodies the faithful layperson living in their family, regularly receiving sacraments, praying the rosary and approaching God through good works. Her heroic testimony, drawn from a sincere spiritual life, is something every Catholic and believer can aspire to,” Archbishop Bernard Bober of Kosice, Slovakia, told Catholic News Service.

He said honouring Kolesarova, whose “reputation for holiness” had inspired young Slovaks, would give the local church a unique chance for spiritual growth.

“The story of 16-year-old Anna Kolesarova offers a strong message, of course, for the younger generation,” he said.

“Celebrating the divine grace which was present in her life will enable us to gather the faithful, but also to reach the wider civil society,” Archbishop Bober said. “Her story provides a spiritual response to today’s nostalgia for purity. It’s a message not confined to the younger generation, but one to move all faithful people.

“Servants of God who gave their lives for Christ in modern Slovak history were the victims of a totalitarian communist regime which suppressed religious freedom, and this will be the first layperson declared blessed,” he added.

Cardinal Giovanni Becciu, prefect of the Vatican’s Congregation for Saints’ Causes, was to beatify Kolaserova in Kosice on September 1. At least 30,000 Catholics are expected to attend the beatification in Lokomotiva Stadium.

Kolesarova was born July 14, 1928, at Vysoka nad Uhom, near the present Slovak-Ukrainian border. When Kolaserova was 13 her mother died, so she took over household duties and regularly attended Mass and rosary services with her father and elder brother.

When the Red Army captured the village on November 22, 1944, witnesses said Kolasarova had donned her mother’s black dress to disguise her youth; she took refuge in the cellar. Asked to find food when a drunken soldier entered the house, Kolesarova broke free when he tried to rape her. She was shot twice through the head in front of her father and neighbours.

The 16-year-old was buried at night in a makeshift coffin but was given a formal funeral a week later by Father Anton Lukac, who recorded that she had received confession and Communion before her death and made a “sacrifice of holy purity.”

In a website statement, the Kosice Archdiocese said accounts of her testimony had been secretly gathered in the 1950s by Jesuit Father Michal Potocky. The statement said her grave had become a place of pilgrimage only after the 1989 collapse of communist rule.

In a pastoral letter, read in churches on August 19, the Slovak bishops’ conference said Kolesarova had been “fully aware, despite her young age” of what awaited her, and had instinctively “followed the voice of conscience” rather than “having time to think and philosophise.”

“Today, the temptations against purity are much greater than before — they weigh on the young soul from every direction, via the internet and media,” the letter said.

“We are tempted to ignore or succumb to manifestations of our imperfect human nature and the fragilities which characterise us as sinful people. In the light of faith, however, we are called to observe limits and boundaries, to be greater and more persistent.”
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Dân Chủ Khóa Mồm, Tự Do Còng Tay
Phạm Trần
15:11 22/08/2018
Ít lâu nay, đội ngũ Dư Luận Viên của Tuyên giáo Cộng sản Việt Nam được lệnh chống chế Việt Nam “không cần và không chấp nhận đa đảng” nên đảng viên phải “ngăn chặn và đẩy lùi biểu hiện đòi thực hiện “đa nguyên, đảng”. Đảng cũng loạn ngôn cho rằng “không thể có một nền dân chủ "hòa tan" ở Việt Nam.”

Nguyên nhân đảng phải phân bua, phản công và đề phòng vì bị tứ phía tấn công như : “không dám đa nguyên chính trị để độc quyền lãnh đạo”; “không dám tổ chức trưng cầu ý dân về Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Cộng sản HồChí Minh vì sợ thất bại”; “không dám phi chính trị hóa quân đội và công an vì sợ mất chỗ tựa lưng”; và “không dám bỏ Điều 4 Hiến pháp vì sợ mất quyền lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối.”

(Điều 4: (Khoản 1): “ Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”)

Nhưng tại sao Tuyên giáo đảng lại bấn loạn với công tác phản biện vào lúc khóa đảng XII làm tổng kết giữa nhiệm kỳ 5 năm (2016-2021), còn được gọi là năm “bản lề”, và chuẩn bị tài liệu tổ chức 2 Hội nghị Trung ương 8 và 9 trước khi bắt tay vào việc tổ chức Đại hội đảng XIII đầu tháng 1/2021 ?

SUY THOÁI-BIẾN CHẤT

Lý do vì sau 4 Hôi nghị Trung ương rừ 4 đến 7, nhiều vấn đề quan trọng đã được biểu quyết thi hành nhưng vẫn còn tình trạng trên nóng dưới lạnh, trên bảo dưới không nghe, hay trung ương đã quyết mà địa phươnglại không thèm nhúc nhích, hoặc nói một đàng làm một nẻo.

Quan trọng nhất là bệnh lười học các Nghị quyết đãlan tràn trong cán bộ đảng viên.

Bằng chứng như báo Quân đội Nhân dân viết:”Nhìn nhận một cách thẳng thắn, nghiêm túc, việc học tập lý luận chính trị của một bộ phận CB, ĐV thời gian qua còn có nhiều bất cập, hạn chế….Biểu hiện lười học tập chính trị của CB, ĐV thông qua một số triệu chứng cụ thể như: Chỉ quan tâm học tập nghị quyết, lý luận chính trị khi chuẩn bị được kết nạp Đảng, chuẩn bị được giới thiệu quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm chức vụ mới, chứ không coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, là nhu cầu tự thân của bản thân; khi cơ quan, đơn vị tổ chức học tập chính trị, nghị quyết thì tìm cách né tránh, viện lý do “này nọ” để không tham gia, hoặc nếu đi học thì tâm lý không thoải mái, đến lớp học theo kiểu “đánh trống ghi tên” cho đủ quân số, không chú ý lắng nghe, không tiếp thu bài giảng, tự ý làm việc riêng.” (theo QĐND, ngày 15/08/2018)

Đáng chú ý là đội ngũ cán bộ, đảng viên trẻ đã công khai chán học Nghị quết. Báo QĐND cho biết thêm:”Có một thực tế rất đáng suy ngẫm là một số CB, ĐV (nhất là người trẻ) hằng ngày chỉ thích lướt “web”, chịu khó mày mò tìm kiếm các thông tin giật gân, câu khách trên các trang báo điện tử, say sưa sống “ảo” trên facebook, nhưng chẳng mấy khi cầm đọc một tờ báo, tạp chí của Đảng hay đọc những cuốn sách, tài liệu về khoa học lý luận chính trị và khoa học xã hội và nhân văn.Cá biệt, có những đảng viên nhiều năm đứng trong hàng ngũ của Đảng nhưng do lười học, lười suy nghĩ, lười cập nhật kiến thức nên nắm rất lơ mơ, thậm chí không hiểu biết cơ cấu tổ chức của Đảng, không phân biệt được vị trí, vai trò các cơ quan lãnh đạo của Đảng, không hiểu thế nào là xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức…”

Cá biệt, công tác quán triệt và thi hành Nghị quyết Trung ương 4/XII (NQ-4/XII) năm 2016 nhằm : “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ”vẫn còn nhiều bất cập.

Bằng chứng sau 2 năm, việc thi hành chỉ riêng tại “15 tổ chức đảng trực thuộc Trung ương, gồm 10 tỉnh và 5 cơ quan Trung ương”, Ban Bí thư đảng và 5 đoàn kiểm tra đã tìm ra vô số những nhiệm vụ chưa hoàn thành, hay chỉ làm hình thức.

Báo cáo đưa ra trong phiên họp ngày 10/4/2018 tại Trụ sở Trung ương Đảng viết:” Kết quả kiểm tra cũng cho thấy, nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ chưa đầy đủ.Việc tổ chức quán triệt, học tập Nghị quyết và Chỉ thị còn hình thức, chưa đổi mới, chưa đồng đều ở các cấp, các địa phương, đơn vị; chương trình hành động, kế hoạch triển khai thực hiện chưa cụ thể…”

“Công tác đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa chưa thật sắc bén.Có nơi, việc nhận diện những biểu hiện suy thoái trong cán bộ, đảng viên còn đơn giản, né tránh, chưa chỉ rõ được địa chỉ cụ thể….Việc thực hiện tự phê bình và phê bình ở một số cấp ủy, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên chưa nghiêm túc, còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm.”

Ngoài ra báo cáo cũng cho biết:”Việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế còn chậm, hiệu quả thấp, tổ chức bộ máy còn cồng kềnh gây lãng phí nguồn lực; công tác cải cách hành chính còn hạn chế; việc kê khai, công khai tài sản, thu nhập, kiểm soát, xác minh kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên chưa được quan tâm thực hiện, còn hình thức.”

Lên tiếng tại cuộc họp, Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng nhìn nhận:” Việc học tập Nghị quyết, Chỉ thị còn qua loa hình thức, việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình còn sơ sài. Công tác tự kiểm tra còn yếu, tự phê bình và phê bình còn nể nang, né tránh; kiểm soát quyền lực chưa tốt…Nội hàm tự diễn biến, tự chuyển hóa về tư tưởng chính trị chưa được chú ý, mà mới nặng về đạo đức lối sống, xử lý các sai phạm kinh tế. Cái sâu xa là trung thành tuyệt đối với Đảng, kiên định với chế độ. Cần chú ý ngăn chặn những biểu suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cả về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống…”

Với tình hình nội bộ rệu rã như thế, nhất là khi 2 vấn đề chí tử “trung thành tuyệt đối với Đảng, kiên định với chế độ” của cán bộ và đảng viên đã “tự diễn biến và “tự chuyển hóa” thì có phải đảng viên đã mất hết niềm tin vào đảng rồi không?

TỪ QUÁNG GÀ ĐẾN THÔNG MANH

Nếu thế thì tại sao khi có những chỉ trích các khuyết tật của đảng và tình trạng suy thoái đạo đức lên cao của đảng viên, nhất là những kẻ có chức có quyền thì lập tức các Dư luận viên của Tuyên giáo lại gân cổ lên để xuyên tạc, chụp mũ coi đó là hoạt động chống phá đảng, hạ thấp uy tín lãnh đạo của các thế lực thù địch và “diễn biến hoà bình” nhằm phá hoại cách mạng Việt Nam đểloại bỏ vai trò lãnh đạo của đảng.

Một đoạn trong bài viết kém văn hóa của ông Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Tú,đăngtrong Tạp chí Tuyên giáo số 7/2018là một bằng chứng của bệnh quáng gà. Ông ta đã gom chung những người chống chính sách cai trị hà khắc và phi dân chủ của đảng CSVN vào hàng ngũ “các thế lực thù địch” và dùng danh xưng “chúng” để ám chỉ, dù từ xưa tới nay, đảng CSVN chưa chứng minh được lực lượng nàycó thật, do ai lãnh đạo và thực lực ra sao.

Ông này viết:”Đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hoà bình” và tuyên truyền phá hoại cách mạng Việt Nam, trong những năm qua, các thế lực thù địch tập trung tung ra nhiều luận điệu đòi thực hiện đa đảng đối lập. Chúng phê phán Đảng Cộng sản Việt Nam không chịu đổi mới về chính trị, “không chịu thực hiện đa nguyên chính trị, giữ độc quyền lãnh đạo”…Chúng ra sức khai thác, lợi dụng những thiếu sót, khuyết điểm của một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái biến chất, tham ô, tham nhũng, kích động nhằm tạo sự phân hóa sâu sắc trong Đảng, làm suy yếu sức mạnh khối đoàn kết, thống nhất trong Đảng và giữa Đảng với nhân dân. Chúng hô hào, khuyến khích cải tổ, cải cách, đổi mới triệt để, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Trắng trợn hơn, chúng đã ra sức xây dựng, nhen nhóm các tổ chức đảng đối lập phản động, như cái gọi là “Đảng Dân chủ”, “Đảng Dân chủ xã hội”, “Đảng Dân chủ tự do Thiên chúa giáo”, “Đảng Dân chủ tự do Phật giáo”...

Ăn nói vung vít như thế, nhưng cái loa Nguyễn Xuân Tú không đưa ra được bằng chứng nào về các tổ chức bị nêu tên trong toàn bài viết chỉ có mục đích duy nhất là ca tụng chế độ một đảng duy nhất Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam.

Ông Tú tự biên tự diễn như pháo nổ rằng:”Trong cuộc trường chinh 30 năm (1945-1975) kháng chiến giải phóng dân tộc khỏi ách xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, một lần nữa lịch sử và nhân dân lại lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam.”

Trước hết, chẳng có nhân dân nào đã tự ý lựa chọn đảng CSVN phát động, lãnh đạo và theo đuổi 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn để tàn phá đất nước và sát hại hàng chục triệu người dân vô tội.

Saukhi chiến tranh kết thúc năm 1975, cũng chẳng có người dân Việt Nam nào đã bỏ phiếu cho đàng tiếp tục cai trị cả nước để chia rẽ dân tộc và tiếp tục gây hận thù Nam-Bắc.

Hàng trăm ngàn người dân và trí thức miền Nam Việt Nam đã liều chết vượt biên và vượt biển đi tìm tự do, sau ngày quân Cộng sản chiếm Sài Gòn tháng 4/1975 là bằng chứng người dân đã sợ Cộng sản đến chừng nào.

Do đó, khi ngụy biện rằng Việt Nam không cần có nhiều đảng chính trị và không cần có bầu cử tự do, dân chủ để toàn dân có thể đóng góp xây dựng đất nước là lý sự cùn, chũi đấu xuống cát của những con người bảo thủ, giáo điều, lạc hậu chỉ biết đội độc tài lên đầu và mê muội Chủ nghĩa Cộng sản đã bị buộc tội sát hại 100 triệu người trên thế giới .

Tác giả Nguễn Xuân Tú đã chứng minh tính u mê ấy khi viết rằng:””Từ sau năm 1975 đến nay, nền chính trị nhất nguyên, với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng được củng cố, phát triển toàn diện, đã một lần nữa khẳng định tính tất yếu khách quan: Đảng Cộng sản Việt Nam độc tôn lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà không cần sự tồn tại của nhiều đảng….Chính thực tiễn này đã khẳng định, ở Việt Nam hiện nay không cần đa đảng và cũng đúng với nhận định của đồng chí Nguyễn Phú Trọng: “Ở Việt Nam chưa thấy sự cần thiết khách quan phải có chế độ đa đảng, ít nhất cho đến bây giờ”.

NGĂN CHẶN-HÒA TAN CÁI GÌ ?

Tuy ông Trọng và cả hệ thống đảng đã tận lực chống chèo, nhưng con thuyền độc tài, độc đảng và Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Cộng sản Hô Chí Minh đã xiêu vẹo lâm nguy trước cơn hồng thủy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đảng.

Bài viết trong báo Quân đội Nhân dân ngày 13/07/2017 đã chứng minh tình trạng này:”Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã chỉ ra những biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, trong đó có biểu hiện “đòi thực hiện “đa nguyên, đa đảng”.

Việc chỉ rõ thực chất, tác hại, sự cần thiết phải đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi biểu hiện “đòi thực hiện “đa nguyên, đa đảng” và khẳng định vai trò, sứ mệnh lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một trong những vấn đề cấp thiết nhằm góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; đồng thời, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến’, “tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay.”

Với lập luận phản dân chủ như thế, bài viết ngụy ngôn rằng:”“Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” là luận điểm mang nặng tính chất mị dân, rất dễ gây nên sự ngộ nhận, nhất là đối với những người nhận thức có phần còn hạn chế, từ đó có thể gây nên sự mơ hồ, lẫn lộn, có thể dẫn tới sự dao động về tư tưởng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam, đối với xã hội Việt Nam; gây nên sự phân tâm trong xã hội; làm suy giảm và có thể đi đến mất dần niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.”

Sự thật thì không cần đợi đến khi đảng viên “tự chán đảng” để “tự xa đảng” thì nhân dân mới lìa đảng mà chuyện này đã có từ 30 năm qua, từ khi đảng chỉ muốn “đổi mới kinh tế” cho dân bớt lo cái dạ dầy để tiếp tục bịt miệng và còng tay dân và tiếp tục cai trị độc tài một đảng.

Đó là lý do tại saoBắc Hà, một cái loa Tuyên giáo đã hô hoán rằng “Không thể có một nền dân chủ "hòa tan" ở Việt Nam”.

Bắc Hà viết trên báo Quân đội Nhân dân ngày 06/0/2018:” Việc người ta lấy một mô hình chế độ dân chủ nào đó, chẳng hạn như mô hình dân chủ Hoa Kỳ với chế độ “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” và thể chế “tam quyền phân lập” làm “chuẩn” để phủ nhận chế độ dân chủ XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, cầm quyền là một cách nhìn hạn hẹp, nếu không nói là vì động cơ chính trị, muốn xóa bỏ chế độ hiện hữu và thành quả cách mạng hơn 70 năm của dân tộc Việt Nam.”

Tác giả biện bạch rằng:”Nền dân chủ XHCN của Việt Nam bắt nguồn từ lịch sử, bản chất chính trị và từ những quy định về pháp lý. Thực tiễn cách mạng Việt Nam minh chứng: Chế độ dân chủ XHCN ở Việt Nam ra đời sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945-cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Chế độ xã hội và nền dân chủ XHCN ở Việt Nam đã phải chống chọi với các thế lực xâm lược hùng hậu trong các cuộc kháng chiến anh dũng bảo vệ Tổ quốc kéo dài hơn 30 năm (1945-1975) với không biết bao nhiêu hy sinh xương máu của đồng bào và chiến sĩ. Đó là thành quả đấu tranh của cả dân tộc, là nguyện vọng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Với thực tiễn nêu trên, khẳng định không thể có một nền dân chủ “hòa tan” ở Việt Nam.” (theo QĐND, ngày 06/08/2018)

Toàn là luận điệu tuyên truyền giả dối. Làm gì có dân chủ ở Việt Nam khi quyền làm chủ đất nước của dân phải do “nhà nước quản lý” và đảng “lãnh đạo toàn diện” và “tuyệt đối” ?

Và khi đã không có thì lấy gì để “hòa tan”, hỡi những anh dở người ?

Như vậy, khi người dân không có quyền được nói, quyền tự do tư tưởng bị kiếm soát, báo chí phải viết theo lệnh đảng và mọi thứ quyền con người phải theo chế độ “xin cho” thì có phải là thứ “dân chủ khóa mồm” và “tự do còng tay” không? -/-

Phạm Trấn

(08/018)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Khi hết Bánh thánh, linh mục có thể Truyền phép thêm được không?
Nguyễn Trọng Đa
08:26 22/08/2018
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Gần đây con đã dự Thánh lễ tại một hội nghị Công Giáo ngoài thành phố, trong một trung tâm hội nghị, nơi có đông người tham dự. Ngay sau phần Rước Lễ bắt đầu, các linh mục dồng tế nhận ra rằng ngay cả khi bẻ bánh ra nhiều phần nhỏ, cũng vẫn thiếu khoảng 100 bánh. Một linh mục, khi thấy rằng bánh thánh đã gần hết, nói: "Tôi sẽ truyền phép thêm một số nữa”. Sau đó, con thấy ngài đứng ở một bàn cạnh, truyền phép đợt bánh thứ hai và một chén thánh có rượu. Rồi ngài giải thích với cộng đoàn rằng việc truyền phép như vậy là đúng, bởi vì chúng ta chưa kết thúc Thánh lễ mà. Thưa cha, liệu việc linh mục ấy làm là không hợp lệ và bất hợp pháp chăng? Liệu các tín hữu rước lễ với đợt bánh thứ hai này có rước Chúa Kitô thật chăng? - N. B., Bethesda, Maryland, Hoa Kỳ.


Đáp: Vị linh mục ấy chắc chắn là sai lầm, mặc dù ngài làm việc đó với thiện ý, khi tin rằng mình hành động đúng. Sự việc rằng ngài đã truyền phép cả bánh và rượu ít nhất cho thấy rằng ngài đã biết Giáo luật cấm truyền phép chỉ bánh hoặc chỉ rượu.

Như Điều 927 của Bộ Giáo luật nói: "Cho dù nhu cầu khẩn thiết tột độ, tuyệt đối cấm chỉ truyền phép một chất thể này mà không có chất thể kia, hoặc truyền phép cả hai chất thể ở ngoài Thánh Lễ” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).

Ngài dường như tin rằng bằng cách truyền phép bánh và rượu trong bối cảnh Thánh lễ, ngài đã không vi phạm điều luật cấm.

Tuy nhiên, những gì ngài đã làm là thực ra cử hành một Thánh lễ khác trong Thánh Lễ, vì việc truyền phép hai hình bánh rượu mới bao hàm một hy tế mới. Do đó, ngài đã chống lại khía cạnh thứ hai của điều luật, bằng cách truyền phép cả hai hình bên ngoài việc cử hành Thánh lễ, mặc dầu ngài đang cử hành một Thánh lễ khác.

Trường hợp này là khác với trường hợp được tiên liệu trong Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM), số 324, mà trong đó vì lý do nào đó, rượu không được truyền phép đúng cách:

"Nếu sau truyền phép hay lúc rước lễ, vị tư tế mới nhận ra không phải rượu được rót, mà là nước, thì hãy đổ nước đó trong một bình, rồi rót rượu và nước vào chén thánh, đọc phần trình thuật liên quan đến truyền phép chén, mà truyền phép rượu đó, không buộc truyền phép bánh lần nữa" (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).

Nguyên tắc tương tự có thể được áp dụng nếu, như đã từng xảy ra, một giáo dân nói với linh mục sau Thánh lễ rằng ngài đã quên truyền phép rượu. Quá trình này là cần thiết cho hy tế, và do đó cho Thánh lễ, được hoàn tất.

Về tính hợp lệ của "đợt bánh thứ hai”. tôi sẽ nói rằng chúng là hợp lệ cho việc rước lễ, và chưa có sự hiện diện thực sự của Chúa.

Linh mục nên làm gì trong trường hợp thiếu bánh thánh?

Tôi nghĩ rằng giải pháp tốt nhất là xin lỗi cách đơn giản về những gì đã xảy ra. Đôi khi, các linh mục chúng ta nại đến các "giải pháp" xa hoa, trong khi điều cần thiết là nhận ra sự sai lầm, và khả năng phạm sai lầm của mình.

Điều này là đặc biệt đúng trong các tình huống, như đã được mô tả, khi hậu quả của việc không thể Rước lễ trong hoàn cảnh ấy không hàm ý một thiệt hại tinh thần lớn cho các tín hữu, và một giải pháp rước lễ khác có thể được tìm thấy tại một thời điểm nào đó trong ngày.

Trong một số trường hợp, chẳng hạn như các lãnh thổ truyền giáo, khi Thánh Lễ và việc Rước là các kho báu hiếm hoi, một linh mục trong tình trạng khó khăn như trên cần cử hành Thánh Lễ khác ngay sau Thánh lễ trước, để cho không ai bị tước quyền Rước lễ trong một thời gian dài.

Sau khi tôi trả lời như trên, nhiều người đã gửi thêm các gợi ý khá bất ngở.

Một số linh mục từ Ấn Độ và Indonesia đã gợi ý rằng một giải pháp khả thi cho việc thiếu Bánh thánh, là nên nhúng bánh chưa truyền phép vào chén thánh có rượu. như là một cách thức Rước lễ chỉ với Máu Thánh mà thôi.

Trong khi đề xuất này được thực hiện với thiện ý rõ ràng, việc này không thể thực hiện được vì sự thực hành này đã bị bác bỏ một cách rõ ràng trong số 104 của Huấn thị "Redemptionis Sacramentum" (Bí Tích Cứu độ):

"Không cho phép người rước lễ tự chấm Mình Thánh vào chén thánh, cũng không được nhận trên tay Mình Thánh đã được chấm vào Máu Thánh Chúa Kitô. Cũng thế, bánh thánh dành để rước lễ bằng cách chấm, phải được làm bằng một chất thành sự và được truyền phép; vậy, tuyệt đối cấm dùng bánh không có truyền phép hoặc làm với một chất khác" (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)

Một chủng sinh từ Manila, Philippines, đã yêu cầu làm rõ về nguyên tắc cần được áp dụng, nếu một linh mục được cho biết sau Thánh lễ rằng ngài đã quên truyền phép rượu.

Nguyên tắc là rằng theo Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM), số 324, “linh mục rót rượu và nước vào chén thánh, đọc phần trình thuật liên quan đến truyền phép chén, mà truyền phép rượu đó, và rước Máu Thánh này ngay. Nếu cần, ngài có thể thực hiện hành động này một cách riêng tư, nhưng nên làm ngay mà không trì hoãn gì cả”.

Tình huống này là khác với tính huống mà một bạn đọc từ Vương quốc Anh minh họa, mà trong đó một linh mục quên rước Máu Thánh từ chén thánh, trước khi cho Rước lễ, và chỉ nhớ sau khi chén thánh đã hết sạch.

Về mặt kỹ thuật, điều này sẽ được gọi là sự bất thường, vì linh mục có nghĩa vụ phải Rước lễ dưới cả hai hình Bánh và Rượu. Lỗi này cũng đôi khi xảy ra ở các lễ đồng tế đông người, mà trong đó, do thiếu quy hoạch cẩn thận, một số linh mục không được Rước Máu Thánh.

Trong khi việc này không nên xảy ra, nó không ảnh hưởng đến sự hợp lệ của Thánh lễ cho linh mục hoặc các tín hữu. Điều duy nhất cần phải nhớ cho việc này là phải học bài học một cách nghiêm chỉnh, xin tha thứ cho bất kỳ sơ suất nào có thể gây nên tội, và phải cẩn thận hơn và chu đáo hơn trong thời gian tới.

Một bạn đọc ở Hartford, Connecticut, Hoa Kỳ, hỏi về tình huống sau đây: "Trước khi cho rước Mình Thánh và Máu Thánh, chủ tế nói với người giúp lễ mang một bình nước lớn đến bàn thờ, và ngài bỏ thêm nhiều nước vào rượu đã được truyền phép, có lẽ để đảm bảo rằng sẽ có đủ Máu Thánh cho hơn 300 người tham dự. Điều này là khá bất ngờ đối với con, và dường như có thể làm tổn hại đến tính toàn vẹn của Máu châu báu của Chúa Kitô. Liệu Thánh lễ này là vô hiệu chăng, do việc tự ý thêm nước vào Máu châu báu?".

Một lần nữa, hành động này, trong khi là rất bất hợp pháp, sẽ không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của Thánh Lễ. Tuy nhiên, nó có thể, tùy thuộc vào số lượng nước được thêm vào Máu châu báu, làm hỏng tính toàn vẹn của Máu Thánh, đến nỗi nó không còn chứa đựng sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô nữa.

Điều này trong thực tế chắc chắn sẽ xảy ra, nếu số lượng nước là nhiều hơn một nửa. Trong trường hợp như vậy, những người đã rước hỗn hợp này, sẽ chỉ rước Mình Thánh trong lúc Rước Lễ mà thôi. Vị linh mục sẽ chịu trách nhiệm nặng nề vì việc pha thêm nhiều nước, như thế là vô tình phạm một hành động chất thể của sự thờ ngẫu tượng, trong khi rước một hỗn hợp, vốn không phải là Máu châu báu của Chúa Kitô.

Sự hư hỏng của rượu có thể càng bị nghi ngờ hơn, trong trường hợp số lượng nước ít hơn. Nhưng điều này sẽ không bao giờ biện minh cho sự thiếu tôn trọng đối với Chúa của chúng ta, bằng cách thêm một hình chưa được truyền phép (cho dù nước hoặc thậm chí nhiều rượu hơn) vào Máu Châu báu do lý do tiện dụng.

Ngoài ra, quá trình này là không bao giờ cần thiết, ngay cả khi số lượng Máu Thánh được xem là không đủ cho các người có mặt.

Sự tùy chọn cho rước cả hai hình, bằng cách chấm, là một tùy chọn mở. Và thậm chí khi điều này không thể thực hiện được, không bao giờ có nghĩa vụ cho rước lễ cả hai hình.

Như trong trường hợp trước đây của việc thiếu Bánh thánh, một lời xin lỗi của linh mục là giải pháp tốt nhất.

Một bạn đọc khác hỏi về thời điểm chính xác của việc bánh và rượu trở nên Mình và Máu của Chúa Kitô. Chúng tôi đã đề cập đến chủ đề này trong câu trả lời của chúng tôi ngày 25-11 và 9-12-2003. Mời quý vị xem lại.

Cảm ơn Chúa vì các bạn đọc thận trọng của chúng tôi, là những người muốn cho tôi luôn có tính chính thống của Hội Thánh.

Về việc thêm nước vào chén thánh sau khi đã truyền phép (xem bài ngày 31-5), tôi nói rằng sự hư hỏng của Rượu “trong thực tế chắc chắn sẽ xảy ra, nếu số lượng nước là nhiều hơn một nửa. Trong trường hợp như vậy, những người đã rước hỗn hợp này, sẽ chỉ rước Mình Thánh trong lúc Rước Lễ mà thôi”.

Điểm quan trọng mà tôi chưa khéo léo trình bày là rằng hỗn hợp ấy không còn chứa đựng sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô nữa. Tuy nhiên, việc diễn đạt có thể dễ dàng được hiểu rằng người ta không còn rước đầy đủ Chúa Kitô nữa: Mình Thánh, Máu Thánh, linh hồn và thần tính của Chúa, do chỉ dưới hình Bánh mà thôi. Tương tự như vậy, trong các trường hợp đặc biệt, vì lý do y tế, một người chỉ có thể rước Máu Thánh, thì lúc ấy người này cũng rước toàn thể Chúa Kitô. Tôi xin lỗi vì bất kỳ sự nhầm lẫn hay sự khó hiểu nào đó, mà tôi có thể đã gây ra.

Mặc dù việc Rước lễ dưới hai hình là trọn vẹn hơn, theo quan điểm của dấu hiệu, và luật Hội Thánh giờ đây đã cho các Giám mục ban phép rộng rãi cho việc này, việc Rước lễ dưới hai hình hay chỉ dưới hình Bánh vẫn là cách thức thông thường về Rước lễ trong Hội Thánh.

Tôi sẽ tận dụng cơ hội để trả lời một số câu hỏi khác phát sinh trong bối cảnh này.

Một bạn đọc ở Virginia, Hoa Kỳ, hỏi: "Về bánh mì "được làm bằng chất khác” với chất thể bổ sung (ngoài bột và nước), con hiểu rằng bởi vì nó là chất không hợp lệ, nó không thể được biến nên Mình thánh và Máu thánh của Chúa Giêsu. Thưa cha, điều này là đúng không?".

Trong khi không có việc cấm tuyệt đối về sử dụng bánh mì tự chế, vốn tôn trọng các điều kiện cho chất thể hợp lệ, nó thường là không thực dụng lắm. Việc làm ra các bánh thánh là điều gì đó của nghệ thuật, và các bánh tự chế thường là rất dễ vỡ và giòn.

Ngoài ra, nếu các chất khác được thêm vào (thí dụ, đường, mật đường hoặc mật ong), xác suất rằng nó không còn là chất hợp lệ là rất cao, mặc dù người ta sẽ phải xem xét từng trường hợp riêng về giá trị của nó.

Như Huấn thị "Redemptionis Sacramentum" (Bí tích Cứu độ), số 48, nói: "Hy Tế Thánh Thể phải được cử hành với bánh không men, bằng bột mì nguyên chất và mới chế biến, không chút nào sợ hư. Do đó, bánh được làm với một chất khác, dù đó là một loại ngũ cốc, hay là bánh mà người ta đã thêm vào đó một chất khác hơn bột mì, với một số lượng đến nỗi, theo ý kiến chung, người ta không thể xem đó là bánh làm bằng lúa mì, thì bánh đó không làm thành chất thể thành sự cho việc cử hành Hy Tế và Bí Tích Thánh Thể. Việc đưa vào những chất thể khác để làm bánh dùng cho Phép Thánh Thể, như là trái cây, đường hay mật, là một lạm dụng nặng nề. Dĩ nhiên, bánh lễ phải được làm bởi những người không những có tiếng là liêm khiết, mà còn có khả năng trong lãnh vực này và dùng những dụng cụ thích hợp” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).

Hội Thánh đòi hỏi sự chắc chắn, chứ không phải xác suất về tính hợp lệ của các bí tích. Do đó, chất nghi ngờ không bao giờ được sử dụng trong bất kỳ trường hợp nào. Một linh mục, khi thấy mình trong tình huống như vậy, không nên tiến hành cử hành Thánh lễ, cho đến khi mọi nghi ngờ bị xóa bỏ.

Một linh mục Scotland hỏi: "Liệu việc Rước lễ dưới hai hình là cần thiết cho tính hợp lệ của hàng giáo sĩ tại một buổi lễ đồng tế chăng? Liên quan đến việc này, liệu một linh mục đã không Rước lễ dưới hai hình, tại một buỗi lễ đồng tế, ngài có nhận tiền bổng lễ của lễ đồng tế ấy chăng?”.

Nói đúng ra, ngoại trừ trường hợp một linh mục, do đau ốm, đã được Giám mục cho phép đặc biệt để chỉ Rước lễ dưới một hình, việc Rước lễ dưới hai hình là cần thiết cho tất cả các vị đồng tế tại một buổi cử hành hợp lệ. Nhưng sẽ là không thông thường để đòi hỏi sự hợp lệ, khi Thánh lễ - nghĩa là việc truyền phép trọn vẹn - được cử hành và ít nhất là chủ tế rước lễ dưới cả hai hình.

Vì vậy, nếu do một tai nạn nào đó, một vị đồng tế đã không thể Rước Máu Thánh, ngài có thể nhận được tiền bổng lễ bình thường, nếu đó là Thánh lễ suy nhất trong ngày của ngài.

Một linh mục không bao giờ có thể nhận được một khoản bổng lễ cho một Thánh Lễ đồng tế, nếu ngài cử hành một Thánh lễ khác trong cùng một ngày - thí dụ, tại giáo xứ của ngài và tại một lễ tang. Ngài có thể đề nghị một Thánh Lễ đồng tế cho bất kỳ ý lễ nào ngài mong muốn, nhưng không nhận được một khoản bổng lễ.

Tình trạng tham gia không hợp lệ trong một thánh lễ đồng tế có thể phát sinh, nếu một linh mục nơi ngài tham gia, có thể nói như thế, như là một vị khách không mời, và ngay từ đầu ngài không có khả năng tham gia đầy đủ và hợp lệ.

Tôi đã không may mắn thấy nhìn thấy điều này xảy ra trong Thánh lễ Giáo hoàng, nơi đó các linh mục tham dự đã lôi dây các phép từ túi áo ra, mang vào và đọc lời truyền phép. Có nhiều lý do phụng vụ và thần học để nghi ngờ tính hợp lệ của thủ tục này, mặc dù vấn đề này chưa được giải quyết chính thức. (Zenit.org 17-5, 31-5 và 14-6-2005)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Tản Mạn Đời Tha Hương : Bàn Về Hội Kín ‘Tam Điểm’ & Nhóm KKK
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thư
21:32 22/08/2018

Toàn những bí mật bao trùm



Thành viên Tam điểm có các cấp bậc khác nhau
Bà con mình thường nghe ít nhiều về cái hội bí nhiệm này qua sách vở báo chí. Nhưng thực chất nó là thế nào, lắm kẻ còn khá hoang mang. Các hội viên Tam Điểm ký tên thường kèm theo dấu chấm hình tam giác (3 ‘góc’ của thước thợ nề, đi kèm cái compass).Tương truyền hội khai trưởng bên Tô cách Lan, Anh quốc, năm 1717, rồi lan ra nhiều nơi khác. Gốc gác còn được gán cho lấy ý tưởng từ nhóm thợ xây tàu ông Noe, hay xây tháp Babel và xây đền thờ cho vua Salomon (theo kinh thánh Cựu Ước). Có khi còn mang bóng dáng các thợ xây Kim tự Tháp Ai Cập nữa.

Mỗi địa phương lập một hội quán (lodge), có nghi thức nhập hội riêng. Mỗi nước tự lập ra một ‘đại hội quán’. Tất cả mong hỗ trợ nhau ‘xây dựng một xã hội mới’, như các người thợ xưa xây dựng cơ sở cho con người. Mục đích là tạo nên một thế lực mới, khuynh đảo thế giới. Dần dà họ liên kết với nhau qua những phương thức bí mật…Rồi rất nhiều hội viên mới hoàn toàn không còn thuộc giới ‘thợ’ chút nào nữa. Và thời gian đẩy Tam điểm tiến tới việc chế ra một thứ ‘tôn giáo tự nhiên’ hoàn toàn mới, trong một ‘trật tự thế giới’ mới.

Qua phương thức bí mật, họ che mắt mọi người để tiến hành những âm mưu ghê gớm.

G là God"mới" hay Great architect of the universe
Dĩ nhiên hầu hết các tôn giáo truyền thống, đặc biệt là Công Giáo, đều tẩy chay phong trào Tam điểm này. Về mặt chính trị họ cũng bị lên án ở nhiều nơi vì bị gán cho là chống đối trật tự cũ : Tam điểm sẽ dẫn chúng ta đến việc đặt thành những nguyên tắc : vô thần nơi tôn giáo; vô chủ nơi chính trị; vô sản nơi chính trị kinh doanh.

Một chức sắc Công Giáo nhận định thế này :” Hội Tam Điểm (Freemasonry), tức hội kín lớn nhất thế giới với 5 triệu thành viên (trong đó có 3 triệu người Mỹ) là một hội vô cùng nguy hại. Chỉ có những người trong cuộc mới ý thức được rằng "Giáo phái" đó thực chất được thiết kế cho chủ nghĩa Sa-Tăng. Đã có tới 15 tổng thống Mỹ (kể cả ông Washington) đã gia nhập Hội Tam Điểm. Mà khuynh hướng cộng sản rõ nét nhất là vào thời Roosevelt và Truman, cấp bậc 32 và 33 (cao nhất) theo thứ tự.

Ở mặt sau của mỗi đồng đôla Mỹ có in một cái được gọi là Đại Ấn Tín của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Ấn tín này đã được Quốc Hội thừa nhận vào năm 1782. Trên một mặt của đồng bạc có in cả hai hình ảnh của ấn tín. Một trong hai hình ảnh này là con đại bàng Mỹ Quốc, một chân móng cặp một cành ôliu hòa bình, và chân móng kia cặp 13 mũi tên đấu tranh. Hình ảnh thứ hai của ấn tín được phác họa là một kim tự tháp chưa xây xong, ở bên trên là một con mắt được đặt trong một hào quang. Ở dưới chân kim tự tháp được khắc những con số Rôma là MDCCLXXVI, nghĩa là 1776. Vòng cung ở trên nóc kim tự tháp có những chữ Latinh 'Annuit Coeptis', dịch nôm na là 'Ngài ưu ái ghé mắt đến nỗ lực của chúng
ta', rồi ở phía dưới kim tự tháp có một cụm chữ Latinh 'Novus Ordo Seclorum', một vần thơ của thi sĩ Virgil, nghĩa là 'một trật tự mới của các thế hệ', hay là một trật tự thế giới mới.

Hàng chữ ‘In God we trust’ này nói về một ‘Thần’ mới họ tưởng tượng ra, chứ không phải God của Thiên Chúa Giáo chỉ dạy.

Kẻ họa ra cái đại ấn tín này là Charles Thompson, một phần tử của Hội Tam Điểm giữ vai bí thư cho Hội Nghị Lục Địa Mỹ.

Từ nền tảng ‘Tam điểm’, một số người siêu giàu, có địạ vị cao trong xã hội, lập ra một tổ chức mới gọi là Illuminati (những kẻ tinh thông = thông sáng (theo nghĩa La Tinh), vào năm 1776 từ Âu Châu. Hội này còn đi xa hơn Tam điểm trong chuyện âm mưu thâm độc, tàn nhẫn, ám sát, dành quyền lực, khống chế tiền bạc, truy hoan, dâm đãng…Ví dụ họ mong có những khủng hoảng tài chánh để rồi nhóm chủ ngân hàng gốc Do Thái tại Mỹ sẽ hưởng lợi.

Có vị thức thời đã nói về nhóm Illuminati thế này : “Với bọn người đầy tham vọng này, mọi phương diện của xã hội Hoa Kỳ và Tây Phương nói chung đã và đang bị xuyên tạc, kể cả giáo dục, thương mại, giải trí, quân sự, truyền thông đại chúng, chính phủ và mọi tôn giáo. Illuminati kiểm soát thời sự và định đoạt lịch sử nhân loại, dựa theo "Kế hoạch" của chúng. Thế giới hiện đại là một trò bịp, nhằm tôn vinh những tín đồ Satan như những vua chúa của hành tinh nầy”.

Hội Tam Điểm và nhóm đệ tử Illiminati mong lũng đoạn chủng tộc, tôn giáo, quốc gia và gia đình, bằng cách cỗ súy phân chia xã hội, cổ võ trụy lạc và phổ biến khoan dung – theo nghĩa hợp chủng, vô thần, vô vi, toàn cầu hóa, phóng túng tình dục và đồng tính luyến ái : giản lược nhân loại thành một khối ngây thơ dễ dụ dỗ sai bảo. Tam Điểm và Illuminati mang theo những hạt giống tự hủy. Chiến tranh, cách mạng, và suy trầm, tất cả đều là những phần của một tiến trình nhằm đưa nhân loại đến cái mệnh danh là một World Government (chính phủ toàn cầu).

Nhận định : Dù Sa-Tan vung tay làm hại nhân loại qua các hình thức hung hãn như bọn ‘Tam điểm’ và ‘Tinh thông’, chúng ta cứ vững lòng tin tưởng nơi sức mạnh vô biên của Thiên Chúa. Nghĩa là muốn chiến thắng Satan, chúng ta cần phải sống đức tin, chẳng những bằng việc ân cần tuân giữ các lệnh truyền của Thiên Chúa, mà còn bằng việc trung thành làm chứng cho đức tin của mình nữa, bởi vì thánh Gio-an tông đồ đã dạy "Ai là người chiến thắng thế gian? Đó là người tin rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa".

Quái thai KKK



Đây lại là một tổ chức kỳ thị da màu một cách quá khích, sinh hoạt với hận thù và hung tợn tại Hoa Kỳ. Họ ghét di dân, mặc dù họ cũng là ‘di dân’ từ trước !, họ muốn làm chủ mọi sinh hoạt lớn nhỏ khắp nơi. Thành hình sau cuộc nội chiến Mỹ (1865) với ý tưởng vẫn đòi giữ nhóm nô lệ da đen. Gốc tên là chữ Hy Lạp Kyklos (vòng tròn) hợp cùng chữ Clan (nhóm) : ‘Vòng tròn của nhóm anh em…’

Hội viên của họ rải rác khắp nước Mỹ (hơn nửa triệu). 3 chữ K nói lên 3 thời kỳ sinh hoạt. Lúc này là thời thứ 3. Thật ra, ta hiểu ‘Klan’ giống như một hội bí mật hay là một hội nhóm "vô hình". Hội kín này, lúc ban đầu ( K số 1), không có một danh sách chính xác về các hội viên cũng như không có chế độ trả lương, thưởng cho hội viên. Nó không có lấy những phương tiện đi lại cốt yếu, không báo chí, không có người phát ngôn, không tăng hội, không có các hội sở ở địa phương, không có văn phòng chính thức…Việc làm thường là những đe dọa, khủng bố.

Qua K thứ 2, họ ráng tái phối trí vào năm 1915. Với cấu trúc hoàn chỉnh hơn, có chỉ đạo tổng thể, Klan đã trả lương cho hàng ngàn hội viên, để tổ chức nên các nghiệp đoàn địa phương, bao trùm lên toàn Liên bang. Hàng triệu người đã xin gia nhập vào Klan thứ hai và tại thời kỳ hoàng kim của nó, trong thập niên 1920 hội kín này đã có số hội viên khá cao.

Vào năm 1946, K thứ 3 ra mắt, nhưng cũng không thành công nhiều, trừ một số vụ khủng bố bất hợp pháp, bị FBI truy nã. Họ dung hình thức đốt cây thập giá để dọa nạt đám dân da màu.

Chuyện buồn là Mỹ vẫn luôn có sự phân biệt chủng tộc ở một số thành phần thiểu số da trắng : họ coi thường người da màu, không những đen mà cả vàng lẩn nâu. Những tư tưởng dị biệt đó chỉ làm xã hội phân hóa, xáo trộn…

KKK thích tập trung vào các hành vi bạo lực nguy hiểm mà các thành viên của tổ chức này gây ra, nhân danh tư tưởng người ‘da trắng thượng đẳng’. Nhưng KKK còn làm hại cộng đồng theo những cách ít trực tiếp hơn, mà vẫn có ảnh hưởng rộng rãi. Thậm chí đến hôm nay, hơn 50 năm sau thời kỳ bạo lực chống dân quyền mạnh mẽ nhất của KKK, thì những nơi tổ chức này từng phát triển đều có tỷ lệ tội phạm bạo lực cao hơn các khu vực lân cận. Điều này chứng tỏ sức mạnh của một phong trào luôn chống chính quyền, và làm suy yếu sự tôn trọng và trật tự trong cộng đồng. Sức mạnh đó sẽ phá vỡ cấu trúc xã hội còn hơn cả chính sự hiện diện của KKK.

Theo thống kê của Trung tâm hỗ trợ pháp lý Southern Poverty ở Alabama năm 2016, có khoảng 130 nhóm KKK trên toàn nước Mỹ với khoảng 5.000-8.000 thành viên. Các nhóm KKK rải rác từ New Jersey cho đến Los Angeles. Trong những thập niên gần đây, KKK tấn công cả người nhập cư lẫn người đồng tính luyến ái.

Ta phải kết luận rằng những kẻ phân biệt chủng tộc luôn xem chủng tộc mình là thượng đẳng, và xem chủng tộc khác là rác rưởi, nhưng chúng không biết rằng hành động của chúng mới chính là rác rưởi. Chúng muốn tiêu diệt hết những chủng tộc khác hay biến họ thành nô lệ.

Thật là một thảm họa của Hoa Kỳ.

Hãy cầu nguyện cho cái thảm họa này mau tan biến !

LM Giuse Nguyễn Văn Thư
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sen Hồng Cuối Hạ
Đặng Đức Cương
07:35 22/08/2018
SEN HỒNG CUỐI HẠ
Ảnh của Đặng Đức Cương
Cuối Hè sen vẫn ngát hương
Khiến ong mê mẩn vấn vưong ngọt ngào.
(bt)
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 23/8/2018: Đức Giáo Hoàng kêu gọi toàn thể Giáo Hội cầu nguyện và bài trừ chủ thuyết giáo quyền
VietCatholic Network
16:12 22/08/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, Thứ Tư ngày 22 tháng 8, 2018.

2- Đức Giáo Hoàng kêu gọi toàn thể Giáo Hội cầu nguyện và bài trừ chủ thuyết giáo quyền.

3- Đức Thánh Cha chào mừng cuộc gặp gỡ các dân tộc tại Rimini.

4- Giáo hội Estonia ăn chay cầu nguyện cho cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha.

5- Thủ tướng Etiopia hứa bảo vệ các tín hữu Kitô.

6- Một em bé bị một khối u trong não đã đươc khỏi bệnh một cách kỳ diệu sau một nụ hôn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

7- Giáo hội Pakistan kêu gọi quyền bình đẳng cho mọi công dân.

8- Các Giám mục Ấn Độ phê bình Ấn giáo cực đoan lợi dụng lụt để tuyên truyền chống Kitô giáo và Hồi giáo.

9- Một nhà truyền giáo dòng Tên bị giết ở Peru.

10- Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra chính sách Hán Hóa Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc

11- Giới thiệu Thánh Ca: Đức Mẹ Vô Nhiễm Thai.

Mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết