Ngày 17-08-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Một thử thách ghê gớm cho lòng tin
L.m. An-rê Đỗ xuân Quế, OP
10:46 17/08/2008
MỘT THỬ THÁCH GHÊ GỚM CHO LÒNG TIN

Ngày 8.8.2008, một tai nạn xe buýt khủng khiếp đã xảy ra tại Sherman (Houston) cho 55 khách hương Missouri (Carthage), trong đó 17 người chết và trên 30 người bị thương. Tai nạn này làm chấn động lòng người ở nhiều nơi trên thế giới. Tòa thánh Vatican đã gửi điện chia buồn. Đức Cha Phê-rô Nguyễn văn Nhơn, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng như Đức Cha Giu-se Ngô quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà nội cũng đều gửi điện phân ưu. Nhiều giáo dân Việt Nam ở Hoa kỳ, đặc biệt thuộc các nhà thờ La vang, Lộ đức, Các Thánh Tử Đạo đã chia buồn và cảm thông sâu sắc với gia đình các nạn nhân

Trong tai nạn này, ngoài cảnh thảm khốc và khủng khiếp của sự việc, lại còn có thể xảy ra một cơn càm dỗ mãnh liệt đe dọa lòng tin của nhiều người nữa. Giải thích làm sao về biến cố đau thương này, khi nạn nhân là những người có lòng tin, phần đông là hội viên Legio Mariae, một hổi đạo đức có lòng sùng kính Đức Mẹ đặc biệt? Họ là những giáo dân sùng đạo, họat động tích cực trong công việc tông đồ và phục vụ Nhà Chúa. Bình thường mà nói, họ phải là những người được Chúa và Đức Mẹ yêu thương che chở chứ, sao Chúa lại để xảy ra tai nạn như thế này? Xua kia đã có người mỉa mai hỏi rằng: “Chúa ngươi ở nơi đâu?” (Tv 41,11) hay “Làm chi có Chúa Trời !” (Tv 13,1)

Những nhà văn hóa vô thần như Albert Camus đã cho là phi lý cái chết của một em bé hai tuổi bị bệnh dich trong tác phẩm La peste (Bệnh dịch) của ông, khi nhiều người đã hết sức cầu nguyện cho em khỏi chết.

Elie Wiesel, một thiếu niên Do thái, sống sót trong một trại tập trung Quốc xã, cũng đã viết trong tập sách La nuit (Đêm tối) như sau: “Chúc tụng danh Đấng cao cả hằng có đời đời” Tại sao, mà tại sao tôi lại phải chúc tụng Người. Tất cả mọi đường gân thớ thịt trong tôi đều nổi lên chống đối. Phải chăng, bởi vì Người đã để cho sáu cái lò hỏa thiêu hoạt động đêm ngày, cả ngày sa bát cũng như những ngày lễ. Phải chăng, bởi vì Người đã lấy quyền năng cao cả dựng lên các trại tập trung Auschwitz, Birkenau, Buna và biết bao nhà máy sát nhân khác? Tôi nói với Người thế nào được “Chúc tụng Đấng cao cả hằng có đời đời, Chủ tể vạn vật, Đấng đã chọn chúng tôi trong các dân tộc để bị hành hạ, tra tấn ngày đêm, để cha mẹ, anh em chúng tôi kết liễu cuộc đời trong các lò hỏa thiêu”? (Elie Wiesel, La nuit, Ed. de Minuit, Paris 1958 trg 60tt).

Rồi những tai ương hoạn nạn đủ thứ như sóng thần, động đất, bão tố, lụt lội, cháy nhà, cháy rừng v.v…Người ta bảo Chúa là tình yêu, là Đấng nhân lành. Trong những trường hợp nói trên thì Chúa nhân lành yêu thương ở chỗ nào? Hoàn cảnh những người chết và bị thương ngày 8.8.2008 ở Sherman trên đường đi hành hương lại càng khó hiễu, Thảm cảnh đó đã trở thành một thử thách ghê gớm cho lòng tin. Sau những nỗi bất hạnh bi thương như thế, liệu người ta còn tin Chúa được không? Thật là khó, khó theo lẽ thường đối với những người thường, và cả đối với những người có lòng tin. Trong những trường hợp như thế này, người ta có thể hồ nghi về tình thương và quyền năng của Thiên Chúa và từ đó đâm ra hoang mang.

Vì thế, trong những hoàn cảnh như vậy, mỗi người cần chuẩn bị và được chuần bị để đối phó với các cơn thử thách. Nhưng chuẩn bị bằng cách nào đây? Thưa: bằng cách cầu xin Chúa tăng thêm lòng tin như các Tông đồ đã cầu xin: “Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con.” (Lc 17,5). Ngoài ra là nghĩ lại. Nghĩ lại trường hợp của tổ phụ Áp-ra-ham, người đã hy vọng khi xem ra chẳng còn gì để hy vọng, người đã bị thử thách ghê gớm, khi được yêu cầu phải giết con một của mình làm lễ tế. (St 22, 1-19) Sau tổ phụ Áp-ra-ham là trưởng hợp ông Gióp. Ông cũng đã bị thử thách ghê gớm, khi bị tước đoạt tất cả, từ tài sản, con cái, bạn hữu đến sức khỏe. Thái độ nhẫn nhục và tin cậy của ông, cuối cùng đã được Thiên Chúa đền bù gấp bội: “Vậy Đức Chúa đã khôi phục tài sản cho ông Gióp, khi ông chuyển cầu cho các bạn hữu mình. Đức Chúa đã tăng gấp bội những gì ông Gióp đã có trước kia.” (G 42,10) Trong khi bị thử thách về lòng tin đên cực đô, ông đã không kêu trách hay lỗi phạm gì mà chỉ nghĩ rằng đường lối của Chúa không phải là đường lối của loải người và tư tưởng của Thiên Chúa cũng không phải là tư tưởng của phàm nhân, đúng như sau này Đức Giê-su nói với tông đồ trưởng Phê-rô: “Xa-tan, lui lại đàng sau Thấy ! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người.” (Mt 16,20)

Sau hết, là con người của Đức Ki-tô. Người là Con chí ái, hoàn toàn đẹp lòng Thiên Chúa. Thế mà Người cũng đã bị Cha mình thử thách ghê gớm đến nỗi Người đã phải kêu lên: “Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin vâng ý Cha.” (Mt 26,42)

Nói cho cùng, đau thương, rủi ro, họan nạn, thử thách dưới mọi hình thức là mầu nhiệm trong kế họach của Thiên Chúa; loài người không thể nào hiểu thấu và cũng không có cách nào giải thích nổi theo quan điểm trần gian. Vì vậy, chỉ còn phải lấy đức tin mà chấp nhận, một đức tin trong đêm tối, hoàn toàn xác tín mà không cần phải thấu cảm thấy gì cả, một đức tin đón nhận cả nghịch lý, nghịch lý của lòng tin.
 
Chúa là nguồn yêu thương
Sa Mạc Hồng
14:27 17/08/2008
Chúa là nguồn yêu thương.

Chuá là tình yêu, con là con tim bé nhỏ
Ngài ở trong con, dịu dàng cảm xúc trào dâng
Con run lên, rung động cả cõi lòng
Tình yêu trong Ngài sao quá mênh mang

Chúa là đồng xanh, con là giòng sông uốn khúc
Tuôn chảy trong lòng Ngài, nguồn nước mát trinh trong
Ngày qua ngày, ngan ngát giữa cánh đồng
Bao la tình Chúa vẫn ấp ôm con

Chúa là biển rộng mênh mông nguồn nước
Con là con tàu nhỏ lướt sóng giữa đại dương
Sóng vỗ quanh con giòng nước triều cường
Con vẫn an bình có Chúa đỡ nâng

Chúa ơi! Ngài là nguồn yêu thương vô bờ bến
Con có Ngài, lòng con vui sướng suốt cuộc đời
Sống trong Ngài, trong tin yêu cảm mến
Ở với Ngài, hạnh phúc mãi không thôi!
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:33 17/08/2008
SOCRATES ĐI DẠO PHỐ

N2T


Socrates là một triết gia, được nhận định là người có trí thông minh khôn ngoan, sống rất tự nhiên và tiết kiệm.

Ông là người mà ngay cả giày cũng không mang, nhưng lại rất thích đi dạo phố, nhìn thấy các vật dụng hàng hóa đủ màu đủ sắc, bạn bè hỏi ông ta tại sao lại đến đây, ông ta trả lời:

- “Tôi rất thích đi đến một vài nơi, và phát hiện ra có rất nhiều thứ mà mình không cần đến, nên tôi thật rất phấn khởi.”

(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)

Suy tư:

Người thích tiêu xài sắm sửa thì cái gì cũng thích mua sắm, dù cho những thứ mua sắm mà không bao giờ dùng đến; người thích mua sắm thì cảm thấy mình cái gì cũng thiếu, nên mua sắm cho đủ bộ và để trong kho cho chuột ngắm mối ăn. Người cảm thấy mình đủ rồi thì không cần gì cả, trái lại, họ cảm thấy vui vẻ vì có rất nhiều thứ mà họ không cần đến.

Nhà hiền triết Socrates tuy không phài là nhà tu hành, nhưng tinh thần tu hành thì đầy ắp trong tim trong óc của ông, nghĩa là ông suy nghĩ và sống như người tu hành.

Nếu không có tinh thần khó nghèo thì các linh mục là những người tích trử cho mình nhiều nhất; nếu không có tinh thần bác ái yêu thương, thì các linh mục sống cho mình nhiều nhất...

Nhưng nguy hiểm hơn, nếu linh mục không biết mình là một Chúa Ki-tô thứ hai (Alter Christus) thì ngài là một đại gia nhiều tiền lắm của, và là đề tài cho người ta phỉ báng Giáo Hội Chúa Giê-su Ki-tô...

Nguy hiểm thật !
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:34 17/08/2008
N2T


3. Thừa nhận Thiên Chúa là toàn năng, còn mình thì bất toàn, đó là trạng thái cầu nguyện tốt nhất của tâm hồn.

(Thánh Alphonsus Liguori)
 
Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội (3)
Vũ Văn An
20:40 17/08/2008
Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội

Phần Một: Mầu Nhiệm Thiên Chúa nói với ta

”Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Ðấng thừa hưởng muôn vật muôn loài” (Dt 1:1-2).

Trong phúc trình của mình, các mục tử nhắc tới một số vấn đề thần học rất quan trọng trong sinh hoạt mục vụ của các ngài, thí dụ: vấn đề ý nghĩa Lời Chúa, vấn đề mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội, tính trung tâm của Lời Chúa; Thánh Kinh như Lời linh hứng và các chân lý của nó; việc giải thích Thánh Kinh theo đức tin của Giáo Hội; và xu hướng đúng đắn trong việc lắng nghe Lời Chúa.

Chương Một

A. Thiên Chúa nói với chúng ta, ý nghĩa Lời Chúa

“Thiên Chúa nói với con người như bằng hữu" (DV 2).

Hiến chế “Dei Verbum” trình bầy thần học mạc khải như là một cuộc đối thoại, đem theo mình ba khía cạnh chằng kéo lẫn nhau như sau: nghĩa rộng của hạn từ “Lời Chúa” trong Mạc Khải Thiên Chúa; mầu nhiệm Chúa Kitô, vốn phát biểu Lời Chúa cách đầy đủ và hoàn hảo; và mầu nhiệm Giáo Hội và Bí Tích Lời Chúa.

Lời Chúa như bản Thánh Ca Nhiều Giọng

9. Lời Chúa giống như một bản thánh ca nhiều giọng, được Chúa cất lên bằng nhiều cách và hình thức khác nhau (xem Dt 1:1). Lịch sử Mạc Khải là một lịch sử lâu dài và có nhiều sứ giả khác nhau, nhưng luôn có đặc điểm phẩm trật về ý nghĩa và chức năng.

a. Lời Chúa hiện hữu trong Thiên Chúa Ba Ngôi, nơi nó phát xuất, nhờ Ba Ngôi nó được nuôi dưỡng và nó sẽ trở về với Ba Ngôi. Lời Chúa là chứng ước bền vững cho tình yêu của Chúa Cha, cho công trình cứu rỗi của Chúa Con Giêsu Kitô và cho hành động đầy hoa trái của Chúa Thánh Thần. Trong Mạc Khải, Lời là Ngôi Lời Vĩnh Cửu của Thiên Chúa, Ngôi Thứ Hai trong Ba Ngôi Chí Thánh, Con Chúa Cha, nền tảng của thông đạt bên trong và bên ngoài Ba Ngôi: “Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời, và Ngôi Lời ở với Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Từ nguyên thủy, Người đã ở cùng Thiên Chúa; mọi sự đều nhờ Người mà được tạo thành, và nếu không có Người, không sự gì được tạo thành cả” (Ga 1:1-3; xem Cl 1:16).

b. Do đó, mọi tạo vật đều thuật lại vinh quang Thiên Chúa (xem Tv 19:1). Từ nguyên thủy thời gian, Thiên Chúa đã dùng Lời của Người mà tạo nên vũ trụ (xem St 1:1) và đã đóng ấn cuộc sáng tạo ấy bằng sự khôn ngoan của Người, nhờ thế mọi sự đều là tiếng nói của Người (xem Giảng Viên 46:17; Tv 68:34). Một cách đặc biệt, con người nhân bản, vì được tạo dựng giống hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa (xem St 1:26), nên mọi thời vẫn là dấu chỉ chắc chắn và là nhà giải thích thông thái Lời của Người. Thực vậy, nhờ Lời, nhân loại trở nên có khả năng bước vào đối thoại với Thiên Chúa và sáng tạo. Bởi thế, đầu hết, Thiên Chúa đã biến toàn thể tạo vật và con người nhân bản thành “chứng tá bền vững về chính mình” (DV 3). Xét rằng vì “mọi sự đã được tạo nên nhờ Người và vì Người… và trong Người mọi sự được tồn tại” (Cl 1:16-17), nên “mầm mống Lời” (AG 11,15) tức ‘tia sự thật đang soi sáng muôn người’ (NA 2); những điều này đều tìm thấy nơi cá nhân lẫn nơi các truyền thống tôn giáo của nhân loại (3).

c. “Lời đã thành nhục thân” (Ga 1:14): Lời tối hậu và dứt khoát của Thiên Chúa là chính Chúa Giêsu Kitô. Con người của Người, sứ vụ và cuộc sống của Người trên trần gian hợp nhất một cách thân mật với nhau, theo kế sách Chúa Cha mà cao điểm chính là Lễ Phục Sinh. Nhưng kế sách ấy sẽ không hoàn tất cho tới Lúc Chúa Giêsu dâng nước Người cho Chúa Cha (xem 1 Cor 15:24). Người là Tin Mừng của Thiên Chúa gửi tới mọi con người nhân bản (xem Mc 1:1).

d. Dưới cái nhìn Lời Thiên Chúa như Chúa Con Nhập Thể, trong dĩ vãng, Chúa Cha đã nói qua các tiên tri (xem Dt 1:1). Nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, các Tông Đồ tiếp tục công bố Chúa Giêsu và Phúc Âm của Người. Như thế, Lời Chúa đã được phát biểu ra bằng lời nhân bản trong các công bố của các tiên tri và các Tông Đồ.

e. Sách Thánh là sứ điệp mạc khải được viết ra dưới sự linh hứng của Thiên Chúa. Trong tư cách ấy, có thể nói nó thực sự là Lời của Thiên Chúa (xem DV 24), một lời hoàn toàn tập chú vào Chúa Giêsu, vì “chính chúng (các sách thánh) đã làm chứng về Ta” (Ga 5:39). Nhờ đặc sủng linh hứng của Thiên Chúa, các sách trong bộ Thánh Kinh có một sức mạnh lôi cuốn trực tiếp và cụ thể mà không một bản văn nào hay lời nói nhân bản nào khác có thể có được.

f. Nhưng Lời Chúa không bị khóa kín trong chữ viết. Mặc dù Mạc Khải chấm dứt với việc qua đời của vị tông đồ cuối cùng (xem DV 4), Lời Mạc Khải vẫn tiếp tục được công bố và được lắng nghe xuyên suốt lịch sử Giáo Hội. Giáo Hội có trách nhiệm công bố Lời cho toàn thể thế giới như để đáp lại lời kêu cầu được cứu rỗi của nó. Qua cách đó, Lời tiếp tục đường đi của nó nhờ việc rao giảng vang dội và nhiều hình thức phúc âm hóa của nó, trong đó, việc công bố, việc dạy giáo lý, việc cử hành phụng vụ và việc phục vụ bác ái chiếm một vị trí rất cao. Theo nghĩa này, rao giảng dưới quyền lực Chúa Thánh Thần chính là Lời của Thiên Chúa hằng sống được thông đạt tới những con người sống động.

g. Giống trái cây mọc ra từ gốc rễ thế nào, các chân lý trong đức tin của Giáo Hội, thuộc các lãnh vực tín lý và luân lý, cũng phát xuất từ phạm vi Lời Thiên Chúa như vậy. Từ vọng nhìn này, mỗi khi Mạc Khải Thiên Chúa được công bố bằng đức tin, nó trở thành giây phút Mạc Khải thực sự, và cũng được gọi chính xác là “Lời Chúa” trong Giáo Hội.

Các Hệ Quả Mục Vụ

10. Nhiều câu trả lời của các giáo hội đặc thù nhắc tới các hệ quả mục vụ sau đây:

- Lời Chúa cho thấy tất cả các đặc tính của một thông đạt chân thực giữa các ngôi vị với nhau, điều mà Thánh Kinh thường gọi là cuộc đối thoại giao ước, trong đó Thiên Chúa và con người nói với nhau như những người cùng một gia đình.

- Từ vọng nhìn ấy, không thể định nghĩa Kitô giáo là “tôn giáo của Sách” theo nghĩa tuyệt đối được, vì sách linh hứng có mối liên kết sinhh tử với toàn bộ cơ thể Mạc Khải (4).

- Thế giới tạo dựng bầy tỏ Lời Chúa ra, mà mầm mống đã có sẵn trong đời sống và lịch sử nhân bản. Bởi thế, nhiều phúc trình đã nêu ra các câu hỏi rất quan hệ với ngày nay liên quan đến luật tự nhiên, nguồn gốc của thế giới và sinh thái.

- Ý niệm “lịch sử cứu rỗi” (historia salutis), được các Giáo Phụ rất trân qúy, coi như “lịch sử thánh”, đáng được bàn tới trong bối cảnh Thánh Truyền. Các hệ luận từ “tôn giáo của Lời Nhập Thể” cần được hiểu thấu, nghĩa là Lời Thiên Chúa không được đóng thùng khóa kín trong các công thức trừu tượng hay tĩnh tụ, mà phải có sức mạnh năng động trong lịch sử, một lịch sử được làm thành bởi những con người và biến cố, lời nói và hành động, phát triển và căng thẳng, như Thánh Kinh đã chỉ ra cách rõ ràng. Lịch sử cứu rỗi ấy, sau khi hoàn tất giai đoạn ‘lập hiến’, phải tiếp tục gây hiệu quả qua thời gian trong Giáo Hội.

- Sự viên mãn của Lời Chúa phải được nhìn qua tất cả các biểu hiện của nó, theo vai trò của mỗi người. Vì bản chất của nó, Sách Thánh lập tức xuất hiện trong tâm trí ta như sinh lực dành cho Giáo Hội. Đồng thời, mỗi hành vi trong thừa tác vụ Lời Chúa phải hành động qua lại theo phương cách cùng gây lợi và cùng hòa điệu với nhau. Công bố, dạy giáo lý, phụng vụ và phục vụ bác ái (diaconia) thẩy đều có vai trò chủ yếu trong việc biểu hiện Lời Chúa ra.

- Các mục tử có nhiệm vụ giúp tín hữu thủ đắc một cái hiểu chân thực, đầy đủ và đúng đắn về các việc vận hành đầy hoà điệu trong thừa tác vụ Lời Chúa, giúp họ khả năng trở thành những người biết chăm chú lắng nghe Lời Chúa bất cứ nó được công bố ở đâu và biết thưởng thức lối phát biểu dù là đơn sơ nhất của Thánh Kinh.

B. Ở tâm điểm, là mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội

"Trong thời sau hết, Người nói với chúng ta qua Con Một Người” (Dt 1:2).

Ở tâm điểm Lời Chúa, là Mầu Nhiệm Chúa Kitô

11. Nói cách tổng quát, các Kitô hữu biết rằng Ngôi Vị Chúa Giêsu Kitô nằm ngay tại trung tâm Mạc Khải Thiên Chúa. Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng biết lý do của tầm quan trọng ấy và cũng không hiểu Chúa Giêsu ở tại trung tâm Lời Chúa theo nghĩa nào. Thành thử ra, họ khó chịu khi phải đọc Thánh Kinh với Chúa Giêsu trong tâm tư. Vấn nạn, được hầu hết các câu trả lời của các vị được tham khảo này nhắc đến, đã được nêu lên vì hai quan tâm chính sau đây: thứ nhất, để tránh hiểu lầm do việc đọc Thánh Kinh cách nông cạn, đọc từng điểm, và thứ hai, để chỉ ra con đường chắc chắn bước vào Nước Thiên Chúa và thừa hưởng sự sống đời đời. Thực sự, “sự sống đời đời là chúng nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất, và Đấng Được Xức Dầu mà Cha sai đến” (Ga 17:3). Mối liên hệ yếu tính trong Mạc Khải Lời Chúa với mầu nhiệm Chúa Kitô là việc công bố; rồi, xuyên suốt lịch sử Giáo Hội, việc hiểu thấu sự công bố ấy càng ngày càng được thâm hậu hóa.

Sau đây là một số điểm thần học về mối liên hệ ấy, những điểm rõ ràng có thể áp dụng vào sinh hoạt mục vụ.

- Theo hiến chế “Dei Verbum”, Thiên Chúa thể hiện kế hoạch của Người một cách hoàn toàn nhưng không: “Người sai Con Một Người,… Ngôi Lời Vĩnh Cửu, Đấng sáng soi mọi người, đến nỗi Người có thể cư ngụ giữa loài người và nói cho họ biết hữu thể thâm cung nhất của chính Thiên Chúa (xem Ga 1:1-18). Bởi vậy, Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời thành nhục thân…’nói lời của Thiên Chúa’ (Ga 3:34) và hoàn tất công trình cứu rỗi mà Cha Người đã trao cho Người thực hiện (xem Ga 5:36; 17:4)”. Chúa Giêsu lãnh nhận và hoàn toàn chu tất mục tiêu, ý nghĩa, lịch sử và kế hoạch Lời Chúa trong cuộc sống trần gian của Người và hiện nay, trên thiên đàng, vì như lời Thánh Irênê, Chúa Kitô “đem đến cho chúng ta mọi điều mới mẻ bằng cách đem chính Người đến cho chúng ta” (5).

- Kế hoạch Thiên Chúa giả thiết rằng mạc khải phải có một lịch sử. Tác giả thư Do Thái viết: “Trong dĩ vãng, bằng nhiều cách khác nhau, Thiên Chúa đã qua các tiên tri mà nói với cha ông ta; nhưng trong những ngày sau hết này, Người nói với chúng ta qua Con Một Người” (Dt 1:1-2). Như thế, trong tư cách Lời Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã diễn dịch ý nghĩa của Người từ chính sứ vụ của mình, nghĩa là, mục tiêu của Người là đem người khác tới Nước Thiên Chúa (xem Mt 13:1-9); Người tỏ mình ra qua lời nói và việc làm; Người phát biểu quyền lực của mình qua các phép lạ; trách vụ của Người là thổi sự sống vào sứ vụ của các môn đệ, nâng đỡ họ trong tình yêu Chúa và yêu người lân cận và chăm sóc người nghèo; Người mạc khải sự viên mãn trong sự thật của Người bằng mầu nhiệm Vượt Qua, trong khi chờ đợi sự mạc khải toàn diện vào ngày chung cục của lịch sử; trong khi chờ đợi điều ấy, Người hướng dẫn cuộc sống của Giáo Hội trong lịch sử thời gian.

- Đồng thời, như chính Người đã nói, phải hiểu Lời Chúa Giêsu theo Sách Thánh (xem Lc 24:44-49), nghĩa là, theo lịch sử Dân Chúa trong Cựu Ước, là Dân mong đợi Người trong tư cách Đấng Được Xức Dầu, và ngày nay, theo lịch sử cộng đồng Kitô giáo, là cộng đồng đang tuyên xưng Người bằng rao giảng, đang suy gẫm về Người trong Thánh Kinh, đang cảm nhận tình bằng hữu của Người và đang sống dưới sự hướng dẫn của Người. Theo Thánh Bernard, trong kế hoạch Nhập Thể của Ngôi Lời, Chúa Kitô là tâm điểm của Sách Thánh. Lời Thiên Chúa, từng nghe thấy trong giao ước đầu tiên, đã trở nên hữu hình trong Chúa Kitô (6).

- Chúng ta không nên quên rằng “mọi sự đã được dựng nên nhờ Người và vì Người” (Cl 1:16). Chúa Giêsu là tâm điểm của vũ trụ, Vua Vũ Trụ và là Đấng đem lại ý nghĩa tối hậu cho mọi thực tại. Nếu Lời Chúa được ví như bài thánh ca nhiều giọng, thì chìa khóa giải thích nó, dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần, chính là Chúa Kitô trong đặc tính mầu nhiệm phổ quát của Người. “Lời Chúa, Lời từ nguyên thủy vốn ở với Thiên Chúa, không phải là một đa phức các lời vào thời viên mãn; nó không phải nhiều lời mà chỉ là Lời duy nhất bao gồm hết các ý niệm mà mỗi ý niệm đều là thành phần của Lời trong tính toàn bộ của nó… và nếu Chúa Kitô sai chúng ta tới với ‘Sách Thánh’, vốn là chữ viết dùng để làm chứng về Người, thì hẳn Người cũng coi các sách của Sách Thánh chỉ như một sách duy nhất, vì mọi điều viết về Người đều được tóm lược trong một toàn bộ duy nhất (7).

Ở tâm điểm Lời Chúa, là Mầu Nhiệm Giáo Hội

12. Vì Giáo Hội là mầu nhiệm Thân Thể Chúa Kitô, nên Lời Chúa là lời công bố về bản chất của Giáo Hội, là ơn trở lại của Giáo Hội, là mệnh lệnh sứ vụ của Giáo Hội, là nguồn tiên tri của Giáo Hội và là lý do hy vọng của Giáo Hội. Giáo Hội được lập thành nhờ cuộc đối thoại thân mật với Lang Quân và được biến đổi thành người tiếp nhận và nhân chứng ưu hạng của Lời yêu thương và cứu rỗi nơi Thiên Chúa. Việc càng ngày càng thuộc về “mầu nhiệm” này, mầu nhiệm đã lập nên Giáo Hội, đúng là phát xuất từ việc lắng nghe Lời Chúa. Xét cách đó, cuộc gặp gỡ liên tục với Lời là nguồn canh tân của Giáo Hội và là nguồn “Suối thiêng liêng mới mẻ” (8). Ý thức sắc bén thấy mình thuộc về Giáo Hội, Nhiệm Thể Chúa Kitô, chỉ hữu hiệu tới mức các mối liên hệ khác nhau đối với Lời Chúa kia được tuân theo một cách gắn bó rõ ràng, nghĩa là, phải công bố Lời, suy gẫm và học hỏi Lời, cầu nguyện và cử hành Lời, sống và truyền bá Lời. Thành thử ra, Lời Chúa trong Giáo Hội không phải là kho lẫm bất động mà là quy luật tối cao của đức tin và là sức mạnh sự sống trổ sinh nhờ sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Nhờ sức mạnh Chúa Thánh Thần, Lời ấy lớn lên qua việc tín hữu Chúa Kitô chịu suy tư và học hỏi, nhằm đi sâu vào kinh nghiệm bản thân trong cuộc sống thiêng liêng. Các giám mục (xem DV 8), trong tư cách người của Chúa, biết sống Lời của Người, sẽ làm chứng cho Lời ấy cách đặc biệt (9). Rõ ràng, sứ mệnh hàng đầu của Giáo Hội là thông truyền Lời Thiên Chúa cho mọi người. Lịch sử chứng thực rằng việc đó từng xẩy ra trong nhiều thế kỷ và ngày nay vẫn còn tiếp tục xẩy ra với nhiều thành công và sức sống, bất chấp mọi trở ngại khó khăn. Những lời đầu tiên của hiến chế “Dei Verbum” đáng cho ta liên tục suy tư và trung thành đem ra thi hành: “Kính cẩn lắng nghe Lời Chúa và vững tin công bố Lời ấy” (DV 1). Các khía cạnh kép của việc lắng nghe và công bố Lời Chúa đã tóm lược được đặc điểm yếu tính của Giáo Hội. Hiển nhiên, ta phải dành cho Lời Chúa địa vị hàng đầu của nó. Ta chỉ có thể hiểu được Giáo Hội nhờ vào Lời Chúa. Giáo Hội tự định nghĩa mình như một “Giáo Hội lắng nghe”. Mà Giáo Hội cũng chỉ có thể là một Giáo Hội công bố bao lâu Giáo Hội biết lắng nghe. Theo Đức Thanh Cha Bênêđíctô XVI, “Giáo Hội không sống bằng chính mình, mà sống bằng Phúc Âm, và luôn luôn tìm được hướng đi mới cho cuộc hành trình của mình trong Phúc Âm” (10).

Các hệ quả Mục Vụ

13. Dựa vào Lời Chúa, cộng đồng Kitô giáo được đánh động và canh tân nhờ việc khám phá ra khuôn mặt Chúa Kitô. Thành thử ra, lời của Thánh Giêrôm có được đặc tính trong sáng và thuyết phục: “Ignoratio enim Scripturarum, ignoratio Christi est” (11) (dốt Thánh Kinh là dốt Chúa Kitô vậy). Về phương diện này, một số hệ luận mục vụ hết sức thúc bách sau đây đã được nhắc tới trong các câu trả lời cho Bản Đề Cương:

- Đưa ra một chương trình nhằm xem sét mối quan hệ của chính Chúa Giêsu với Thánh Kinh, Người đọc Thánh Kinh ra sao và Thánh Kinh giúp ta hiểu Người như thế nào;

- Trình bầy những tiêu chuẩn đơn giản để đọc Thánh Kinh với Chúa Kitô trong tâm tư, nhờ thế giải quyết được các khó khăn gặp trong Cựu Ước;

- Giúp các tín hữu Chúa Kitô biết nhờ sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần mà coi Giáo Hội như là nơi chủ yếu để công bố Lời Chúa cách sống động và liên tục;

- Cung cấp giảng dạy thích đáng cho các Kitô hữu tự nhận mình không đọc Thánh Kinh vì họ thích được giao tiếp trực diện và bản thân với Chúa Giêsu hơn;

- Coi phụng vụ như nơi hàng đầu để gặp gỡ Lời Chúa, vì Chúa Phục Sinh thực sự hiện diện trong các dấu chỉ bí tích;

- Liên tục nhấn mạnh đến việc giảng dạy cách đọc Thánh Kinh, tính ưu tiên của Phúc Âm, là các sách phải được đọc song song với các sách khác của Cựu Ước và Tân Ước và các tài liệu của Huấn Quyền Giáo Hội.
 
Top Stories
China confiscates Bibles from American Christians
AP
17:03 17/08/2008
BEIJING - Chinese customs officials confiscated more than 300 Bibles on Sunday from four American Christians who arrived in a southwestern city with plans to distribute them, the group's leader said.

The Bibles were taken from the group's checked luggage after they landed at the airport in the city of Kunming, said Pat Klein, head of Vision Beyond Borders. The group, based in Sheridan, Wyoming, distributes Bibles and Christian teaching materials around the world to "strengthen the persecuted church," according to its Web site.

The group arrived in China on Sunday and had intended to distribute the Bibles to people in the city, Klein told the AP in a telephone interview while still at the airport.

"I heard that there's freedom of religion in China, so why is there a problem for us to bring Bibles?" Klein said. "We had over 300 copies and customs took all of them from us."

The move comes as China hosts the Olympics in Beijing, where false media reports last year claimed Bibles would be banned from the games. The state-run China Daily reported last month that 10,000 bilingual copies of the Bible would be distributed in the Olympic Village, which houses athletes and media.

Bibles are printed under the supervision of the Communist government. The officially atheistic country only allows them to be used in government-sanctioned churches and in some big hotels catering to foreigners.

A woman who was on duty at Kunming airport's customs office confirmed over the telephone that 315 Bibles were found in the passengers' checked baggage.

The officer, who would only give her last name, Xiao, denied confiscating the Bibles. She said authorities were just "taking care" of them and provided no further details. She later said she was not authorized to speak to the media and referred questions to the national customs headquarters in Beijing, which did not answer phones on Sunday.

"We're not selling them; we give them free to the people," Klein said. "We didn't come to cause trouble, we just came to bring Bibles to help out the Chinese Christians."

The Bibles were printed in Chinese, he said.

Klein said the customs officers had told him that they could each have one Bible for personal use and not more than that. He said the officers had videotaped them and were insisting that they leave the airport.

"We don't want to go without taking those books. It cost us a lot of money to bring them here," Klein said. "They're saying that it's illegal to bring the Bibles in and that if we wanted to, we had to apply ahead of time for permission."

China faces routine criticism for its human rights violations and its repression of religious freedom. Religious practice is heavily regulated by the Communist Party, with worship allowed only in party-controlled churches, temples and mosques, while those gathering outside face harassment, arrest and terms in labor camps or prison.

A Chinese Christian activist was detained Aug. 10, the opening weekend of the Olympics, on his way to a church service attended by President Bush in Beijing. A rights group said later that the activist, Hua Huiqi, a leader of the unofficial Protestant church in Beijing, had escaped from police and was in hiding.

Police have denied any involvement in Hua's disappearance.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nam Úc, Mừng Kính Đức Mẹ Lên Trời
Jos. Vĩnh SA
10:04 17/08/2008

Nam Úc Mừng Kính Đức Mẹ Lên Trời



Thánh Lễ lúc 9 giờ 30 sáng Chuá Nhật ngày 17 tháng 8. Cộng Đồng Công Giáo Người Việt - Nam Úc đã long trong mừng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Đặc biệt Họ Đạo Mông Triệu, đã tổ chức phụng vụ trọng thể Thánh Lễ để mừng kính Bổn Mạng của Họ Đạo.

Thánh Lễ đồng tế do Đ/ô Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng chủ Tế, cùng đồng tế có 2 linh mục khách từ Việt Nam qua thăm thân nhân: Lm. Anphongsô Nguyễn Văn Thế quản nhiệm giáo xứ Phước Thành GP. Bà Rịa Vũng Tàu, Lm. Phanxicô Nguyễn Quốc Hoàng quản nhiệm giáo xứ Bình Thuận Quận 8 thuộc TGP. Sàigòn.

Bài chia sẻ Phúc Âm trong Thánh Lễ, Đ/ô Minh Tâm đã nêu lên những điểm nổi bật của Mẹ với đức tính khiêm cung qua 2 tiếng xin vâng. Mẹ đã được giáo hội tôn vinh là Mẹ Thiên Chúa và được đưa về Trời cả hồn lẫn xác.

Có khoảng gần 2,000 giáo dân đến tham dự Thánh Lễ, mặc dù lúc 7 giờ tối, Thứ Sáu ngày 15 tháng 8, Cộng Đồng cũng đã cử hành Thánh Lễ trọng, mừng kính Mẹ cả hồn xác về trời. Nhưng Chúa Nhật hôm nay họ đạo Mộng Triệu đã xin lễ mừng kính Bổn Mạng cách riêng để cầu nguyện cho giáo dân trong họ đạo, những người còn sống, cũng như đã qua đời.

Sau Thánh Lễ Ban Chấp Hành họ đạo đã mở tiệc trà khoản đãi toàn thể Cộng Đồng ngoài sân hóng mát Cánh Buồn.

Họ đạo Mộng Triệu của Cộng Đồng là một họ đạo lớn, đứng hàng thứ 2 trong Cộng Đồng và có sĩ số giáo dân khoảng trên 800 người.

Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân của Cộng Đồng toạ lạc trong lãnh địa thuộc họ đạo Mông Triệu, nên người Việt chúng ta thường quen gọi Họ Mông Triệu là Họ Đạo Nhà Xứ. Các công tác trong Cộng Đồng họ Mông Triệu luôn đứng mũi chịu sào, nhiều các họ đạo bạn.

Nhóm Nam Rước Cờ Hiệu Họ Đạo


Nhóm Nữ Tiến Hoa


Bài Đọc I


Lời Nguyện


Dâng Lễ Vật


Đồng Tế


Tặng Quà


Tiệc Trà
 
Nhóm Bông Hồng Xanh với những niềm vui tháng 8, 2008
Maria Vũ Loan
14:49 17/08/2008
Nhóm Bông Hồng Xanh với những niềm vui tháng 8, 2008

(Xem hình ảnh chuyến thăm Cần Dược, Long An)

(Xem hình ảnh chuyến thăm Cát Tiên)

Được Chúa chúc phúc và nhờ ơn Mẹ Maria, nhóm Bông Hồng Xanh đã có được nhiều niềm vui từ công việc xã hội trong tháng 8 năm 2008 này, xin chia sẻ với quí ân nhân và mọi người trong tâm tình biết ơn.

Một buổi sáng ngày hè, vừa thức giấc, tôi đã nhảy bổ vào cái laptop mà không cầu nguyện, cũng chẳng đọc kinh cho cha mẹ như mọi lần, mà chỉ có một ý nghĩ duy nhất: “Tại sao mình không tận dụng những điều trong tầm tay để làm cho mẹ con chị Đào, người đàn bà và ba đứa con sống dưới cái ghe ven sông, được đổi đời, có một căn nhà nhỏ trên đất liền?”

Tôi ngồi lỳ trên máy, hết mail rồi chát, rồi điện thoại… quên cả ăn sáng và uống nước. (Cái cách làm việc rất cảm tính và đam mê như thế thì tôi có bệnh gì cũng là lỗi của tôi mà thôi!)

Tôi tự hỏi, làm việc với tâm tư như thế thì Chúa có lắng nghe không, hay đó chính là tiếng nói ẩn dấu của Chúa Thánh Thần thôi thúc trong tâm hồn?

Thế mà ba tiếng đồng hố sau, cô Mỹ Hạnh đã trả lời và đồng ý chung tay. Quả là “ Phụ nữ sống một mình rất dễ thương!” là đúng thật!

Tôi nói với anh Trương Phú Thứ: “Kính chào ông anh giàu có, em có ý định mua đất cho mẹ con chị đào, anh có giúp gì không?” Anh trả lời: “Tôi đang lang thang ở Châu Âu, chúng ta sẽ nói chuyện sau nhé! Tôi nghèo nhất nước Mỹ, chắc là sẽ giúp hai trăm đồng!”. Tuy nói như vậy, nhưng anh lại gửi tặng năm trăm đô la cho chương trình mà chẳng nói thêm một lời nào.

Trong email của anh John Hiền gửi đến, nói rằng sẽ cho nhóm “một chút” tiền, anh gửi hai trăm đồng và lại cho thêm ba trăm đồng giúp những ai “túng thiếu” nữa! Ái chà! “một chút” của anh Hiền sao mà tuyệt vời thế!

Tôi ngạc nhiên về những tấm lòng vàng, cũng như chị Đào sững sờ khi được nghe báo tin. Dường như Thiên Chúa luôn là những bất ngờ cho sự suy nghĩ nhỏ bé của con người.

Dưới đây là một vài con số ủng hộ cho việc mua đất, cất nhà cho mẹ con chị Đào và giúp người nghèo.

  • Anh Trương Phú Thứ 500 USD
  • Anh John Hiền 500 USD (200 usd cho chị Đào 300 usd giúp những người túng thiếu.)
  • Cô Mỹ Hạnh 200 USD
  • Anh Nguyễn Tôn Hoàn 100 USD
  • Anh Nguyễn Quốc Tịch 200 USD
  • Thầy phó tế Justin Lê 300 USD
  • Anh chị Tùng Goodyear 200 AUD
  • Chị Nguyễn Thị Kim Loan 100 USD
  • Bạn Trần Kim Anh 200 USD (giúp bệnh nhân nghèo)
Số tiền cần để mua đất và xây nhà cho chị Đào là từ 3000 usd đến 3.500 usd (ba ngàn đến ba ngàn năm trăm usd) mảnh đất nhỏ, ngang 6m dài 15m, gần nhà thờ, gần nơi mót lúa, có giấy tờ đoàng hoàng.

Kính mong quí vị chung bàn tay thêm nữa, hy vọng bốn mẹ con chị Đào được đổi đời nhờ tình thương của Quí vị.

Chuyến công tác tại Cần Đước, Long An

Vào một buổi sáng thứ bảy, nhóm Bông Hồng Xanh đến một trường Trung học Phổ thông Bán công tại vùng Cần Đước, Long An, để tặng quà học tập cho các em học sinh và thăm một số gia đình học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.

Chuyến đi này có nhiều các bạn nữ hơn so với chuyến đi Nam Cát Tiên vừa qua chỉ có ba bạn nam. Năm 2001, tôi đi đến vùng Gò Công Đông, đi ngang qua Cần Đước, tôi thấy người ta còn nghèo, hai bên mặt đường là những căn nhà lá lụp xụp, tôi mong được ghé thăm nơi này một lần, nhưng mãi đến hôm nay, nhóm chúng tôi mới có những thuận tiện để dừng chân ở đây.

Ở miền quê, được đi học là tốt lắm rồi. Học đến cấp 3 là cả một sự cố gắng, mà lại học trường bán công, đóng tiền gấp ba lần trường công là cả một sự khó khăn cho những con nhà nghèo. Danh sách học sinh khó khăn của trường này khoảng tám chục em, thôi thì có bao nhiêu, cho bấy nhiêu. Chúng tôi phát cho học sinh buổi sáng, còn buổi chiều thì nhà trường phát.

Ngôi trường dành cho học sinh lớn mà đơn sơ quá, bốn phòng học ở dãy bên trái bằng vách gỗ, chỉ có cái trần của phòng học là coi được. Không có nhà để xe cho học sinh. Hàng xe đạp xếp dài trước dãy lớp, cái nào cũng có giỏ vuông.

Chúng tôi sắp quà học tập trong văn phòng nhà trường và phát cho các em một cách nhanh gọn. Sống gần với ruộng đồng, khuôn mặt của các em ngăm ngăm đen, dáng gầy dong dỏng, lộ rõ vẻ ngây thơ vùng thôn dã. Một em lại gần tôi xin địa chỉ và điện thọai, vẻ chân thành: “Nếu con cố gắng vào đại học, cô giúp con học tiếp có được không ạ?” Tôi gật đầu vì xúc động mà chẳng nghĩ gì.

Nửa giờ sau, chúng tôi đến thăm gia đình một số em có hoàn cảnh đặc biệt để hỗ trợ thêm tiền học. Những căn nhà ở sâu trong ruộng, phải đi qua những bờ đất rộng mới đến nơi. Trời nắng gắt, tôi đi bộ không quen nên thấy mệt. Nhìn cảnh nhà các em tôi không thể tưởng tượng các em có thể học đến lớp 12, vì trường cách đó hơn mười cây số; mỗi lần đi học thì gói bộ áo dài vào cặp, lội bộ ra khỏi ruộng, ra đường cái thi quá giang xe đạp của bạn để đến trường, lại phải qua một cái phà kinh Nước Mặn. Mùa khô thì đỡ khổ hơn mùa mưa nhiều.

Một em khác nhà chỉ còn hai anh em, cha mẹ vừa qua đời, hai cái tang cách nhau sáu tháng, em gái vẫn đến trường đều đặn vì có người anh đi làm thợ hồ vun đắp cho. Nhìn hình cha mẹ các em, tôi khô cứng cảm xúc, vì nỗi đau nào đau quá thì bỗng…không còn thấy đau!

Trên đường đi, chúng tôi ghé vào thăm một ngôi nhà có hàng trăm cây cột, một di tích lịch sử văn hóa được công nhận. Ngôi nhà này được ông Trần Văn Hoa (1898-1952) xây dựng. Ngày xưa, ông Hoa là một địa chủ vùng Cần Đước này làm đến chức Hội Đồng của huyện, người cháu nội của ông tiếp chúng tôi vui vẻ, cho xem một số đồ dùng cổ làm bằng gỗ rễ cây. Thí dụ, một cái CHÒ để trưng hoa quả, phần dưới là rễ cây, chúng bện vào nhau, có thể xếp lại, bung ra. Còn cái đĩa có hoa văn Long Phụng chung quanh, ở giữa là chữ Song Hỉ.

Phía sau nhà là một dãy dài, có những cái lu cổ, hoặc đồ cổ gia dụng bằng gỗ. Có thể tóm tắt di tích nhà trăm cột như sau:

“Cách thị trấn Cần Đước 12 km về hướng Đông, di tích kiến trúc Nhà Trăm Cột tọa lạc trên một diện tích 882 mét vuông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

Được xây dựng từ năm 1901 đến 1903 do một nhóm nghệ nhân miền Trung thực hiện. Nhà Trăm Cột là một công trình kiến trúc điêu khắc cổ, mang đậm phong cách Huế ở Long An, còn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Với chất liệu hoàn toàn bằng gỗ Cẩm Lai, Mun, Gõ Đỏ. Ngôi nhà này có kiến trúc kiểu xuyên trính, một kiểu thức truyền thống, phổ biến và ưu điểm; là điển hình kiến trúc nhà dân dụng của tầng lớp giàu có ở Nam bộ vào cuối thế kỷ 19.

Những tác phẩm trạm gỗ ở Nhà Trăm Cột thể hiện trình độ bậc cao của nghệ nhân từ bố cục đề tài, xử lý kỹ thuật cũng như cách trình bày đa dạng và sinh động. Nghệ thuật trang trí cũng thể hiện đa dạng và sáng tạo; ngoài mô típ cổ điển, yếu tố Nam bộ đã được đưa vào và khắc họa đậm nét bên cạnh những đồ áng kỹ thuật phương Tây.

Về kỹ thuật chạm khắc, Nhà Trăm Cột là một tập hợp phong phú các kỹ thuật chạm long, chạm nổi, chạm bông với thủ pháp điêu luyện và chắc tay.”

Rời ngôi nhà cổ, chúng tôi muốn đến đồn Rạch Cát, nơi mà lính Tây đóng ở đó thời trước và thăm ngôi nhà thờ nhỏ ở sâu tít bên trong nhưng vì lối đi quá bé, xe hơi không vào được nên đành chờ dịp khác.

Bữa cơm trưa ở một quán nhỏ làm chúng tôi thân thiện nhau hơn. Từ khi xăng lên giá, các chuyến công tác xã hội phải “đánh du kích”, tức là chỉ đi từ hai đến bốn người thôi, phải đi xe khách bên ngoài; lâu lâu mới thuê xe hơi để trưởng nhóm được làm “mẹ bề trên”.

Rời Cần Đước với những cái bắt tay và nụ cười của người dân quê hiền lành, chúng tôi về Sài Gòn, mang theo niềm vui của một vùng rộng lớn mà quá ít nhà thờ; ruộng có từng miếng vuông nhỏ, không mênh mông bát ngát.
 
Tiếp nối tình Mẹ La Vang cho những người bất hạnh
Anthony Hoàng
14:55 17/08/2008
Tiếp nối tình Mẹ La Vang cho những người bất hạnh

Đã là con người thì ai cũng có những khó khăn, cực khổ, và vì thế mọi khách hành hương về với Mẹ La Vang đều có những nỗi khổ riêng. Nhưng nhìn bề ngoài thì những người khuyết tật là những người gặp bất hạnh hơn ai hết. Tấm lòng Mẹ La Vang thể hiện với hết mọi người qua việc Ban tổ chức Đại hội lần 28 đã vất vả bao nhiêu ngày tháng trước và nhất là trong ba ngày vừa qua để mọi người có được một thời gian hành hương tốt đẹp. Cách riêng, Ban tổ chức đã dành một sự quan tâm đặc biệt đối với những anh chị em khuyết tật.

Đại hội Tam niên La Vang năm 2008 được giao cho Tổng giáo phận Hà Nội phụ trách. Như muốn diễn tả bản chất Công giáo và yêu thương của Giáo Hội, như không muốn bỏ sót một thành phần nào trong gia đình Giáo Hội Việt Nam, Đức Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã chủ trương phải có một chuyến hành hương dành riêng cho những người khuyết tật trong giáo tỉnh Hà Nội nói riêng và cho toàn quốc nói chung. Công việc này được uỷ trao cho Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, giám mục phụ tá Bùi Chu, kiêm Chủ tịch Uỷ ban truyền thông Hội Đồng Giám mục Việt Nam.

Đáp lại chủ trương của Đức tổng giám mục Hà Nội, và vốn xuất phát từ một Hội Dòng chuyên lo về giới trẻ - Salediêng Don Bosco, Đức cha Phêrô đã tổ chức một chuyến hành hương La Vang kết hợp với tham quan, giao lưu cho 224 em, trong đó có 60 tình nguyện viên, trong thời gian một tuần.

Xuất phát từ Hà Nội hồi 14 giờ ngày 12/08/2008, sau khi lần lượt đón các nhóm Cổ Nhuế, Xuân La, Đức Giang, Tư Đình, Đống Đa, Phương Chính, Paulo Hàng Bột, Bát Tràng và Linh Đàm (trong 6 nhóm này hầu như có đủ đại diện người khuyết tật đến từ các tỉnh từ miền Bắc đổ vào Nghệ An, gồm cả giáo lẫn lương và phần đông đang làm việc tại Hà Nội) đoàn đi tới Toà giám mục Thanh Hoá, được Đức giám mục, các linh mục, các chủng sinh và các nữ tu Mến Thánh Giá (MTG) Thanh Hoá đón tiếp nồng hậu và chiêu đãi bữa cơm tối tại Dòng MTG Thanh Hóa.

Dùng cơm xong, đoàn trực chỉ La Vang tiếp tục đi. Riêng nhóm Linh Đàm, gồm các thành viên trong gia đình Nghị Lực Sống do anh Nguyễn Công Hùng lập ra, đã ghé vào Xã Đoài, Nghệ An để đón một số thành viên đang làm việc tại nhà riêng Công Hùng và một số em tại Trung tâm trẻ khuyết tật Lâm Bích của các nữ tu MTG Xã Đoài.

Sáng ngày 13/08/2008 đoàn tới thị xã Đông Hà, được các xơ Dòng MTG Huế đang phục vụ tại giáo xứ Đông Hà, cũng như được Ban hành giáo nơi đây đón tiếp và lo cho bữa ăn sáng hết sức chu đáo. Ăn uống, nghỉ ngơi lấy lại sức sau một chuyến hành trình dài, đoàn lên xe tiến vào Thánh địa La Vang.

Giữa hàng ngàn những chiếc xe khách ngổn ngang đang làm cho đội trật tự hết sức khó khăn, vất vả trong việc chỉ huy, xếp chỗ, thế nhưng khi đoàn khuyết tật đến, đội trật tự đã nhanh chóng dẹp đường và yêu cầu những chiếc xe khác nhường lối cho bảy chiếc xe của đoàn tiến sát vào Nhà Trung Tâm của Linh địa La Vang, nơi Ban tổ chức đã dựng sẵn một cái trại lớn dành riêng cho những người khuyết tật.

Được dành lối cho xe vào đến nơi, được dành riêng cho một cái trại đủ rộng và bảo đảm trước mưa gió để nghỉ ngơi, sinh hoạt trong ba ngày Đại hội quả là một sự ưu ái hết sức lớn lao, nhất là trong khi đó có hằng trăm ngàn khách hành hương phải đi bộ cả cây số từ bãi giữ xe mới vào tới nơi và tìm một chỗ ngả lưng ngay giữa bãi đất trống cũng không dễ. Và càng đến sát giờ cao điểm của Đại Hội thì sự quan tâm của Ban tổ chức dành cho đoàn càng không thể kể xiết. Cứ mỗi ngày hai bữa ăn chính (trưa và tối) đội ẩm thực mang cơm nóng sốt đến tận nơi phát cho đoàn. Rồi ngoài Thánh lễ dành riêng cho đoàn do Đức cha Phêrô, trưởng đoàn, chủ tế vào lúc 9 giờ ngày 14/08, trong các Thánh lễ và các chương trình còn lại, hễ bất cứ khi nào đoàn muốn tham dự là Ban tổ chức, đội trật tự đều mở lối cho đi và dành chỗ ưu tiên trước Linh đài. Bên cạnh đó, nhóm các nữ tu Dòng Phaolô Đà Nẵng cũng luôn quan tâm đến mặt vệ sinh xung quanh khu vực của đoàn. Nhìn thấy đoàn khuyết tật có lối đi và chỗ ngồi ưu tiên giữa một biển người đứng chen chúc nhau, một số khách hành hương nói đùa với tôi trong sự thèm thuồng rằng: “Giá như trong Đại hội này mình được làm người khuyết tật!”

Không chỉ có Ban tổ chức, những nơi mà đoàn đã dừng chân, mà còn nhiều người con cái khác của Mẹ La Vang đều dành tình thương mến cho đoàn. Trong ba ngày Đại hội, đoàn đã được nhiều tập thể, cá nhân ghé thăm và tặng quà, thậm chí có gia đình còn chiêu đãi cả bữa ăn trưa tại nhà hàng sau ngày bế mạc Đại hội.

Trước những sự ưu ái mà đoàn đã nhận được, trước bầu không khí thánh thiêng và vui tươi của Đại hội, anh Nguyễn Văn Tương, mặc dù đã 45 tuổi nhưng cơ thể chỉ bằng một em bé vài ba tuổi, do hai chân và một tay bị liệt, nói rằng: “Tôi không muốn rời khỏi đây! Ở đây có Đức Mẹ La Vang, có các cha, các thầy, các xơ và anh chị em vui quá!”

Anh Phaolô Hồ Văn Long, 25 tuổi, bị bại liệt hai chân, người dân tộc Vân Kiều trong Tổng giáo phận có Mẹ La Vang hiện ra, mới trở lại đạo được hai năm, hiện đang làm việc cùng các nữ tu MTG Huế tại cơ sở Đông Hà, cách trung tâm hành hương không xa, thổ lộ: “Rất may là Long được đi cùng đoàn, nhờ đó mà Long mới được tham dự một Đại hội trọn vẹn, cảm thấy đức tin được thêm vững mạnh, được quen biết thêm nhiều anh em cùng cảnh ngộ như mình”.

Còn hiệp sĩ CNTT Công Hùng nói: “Cảm ơn Mẹ La Vang và tình thương của mọi người, nhờ đó Hùng có đủ sức khoẻ để tham dự hết Đại hội và tiếp tục những ngày tham quan và giao lưu cùng đoàn”.

Một bạn khuyết tật người lương dân tâm sự: “Trước đây khi đi học nghe nói đến các tăng lữ em rất sợ. Nhưng qua tiếp xúc với “bố” Đệ em thấy mấy người đi tu dễ thương, hay hay làm sao đó”.

Được biết, sau lễ bế mạc Đại hội, đoàn còn đi thăm phố cổ Đông Hà, sau đó đến giao lưu với giới trẻ giáo xứ Trí Bưu.

Ngày 16/08, đoàn đi thăm một số điểm ở thành phố Huế, sẽ được các nữ tu Dòng Con Đức Mẹ lo cho phần ẩm thực, và tối đến sẽ có buổi giao lưu văn nghệ tại Toà giám mục Huế.
Ngày 17/08, đoàn sẽ về giáo xứ Đông Yên, hạt Kỳ Anh giao lưu cùng giới trẻ nơi đây.
Ngày 18/08, đoàn sẽ trở ra Thanh Hoá, lại được cái nữ tu MTG Thanh Hoá đón tiếp trong bữa cơm trưa, sau đó đoàn đi tham quan Sầm Sơn và tối đến giao lưu cùng giáo xứ nơi trung tâm du lịch nổi tiếng của xứ Thanh này.
Ngày 19/08, Thánh lễ tạ ơn và nghi thức chia tay tại giáo xứ Sầm Sơn.

Với tinh thần con cái Đức mẹ La Vang nói riêng và tinh thần huynh đệ trong gia đình Giáo Hội nói chung, hy vọng bất cứ nơi nào đoàn đến cũng sẽ được tiếp đón nồng hậu và chu đáo.

Đón tiếp những anh chị em đau khổ, bệnh tật đó là đón tiếp chính Chúa, và như Chúa nói, những người có tấm lòng rộng mở đó sẽ được Người ban thưởng hạnh phúc ngàn thu (x. Mt 25, 31-40). Không chỉ có thế, với quan niệm của Giáo Hội, những thành viên đau khổ trong gia đình Giáo Hội chính là những người có khả năng mang lại ơn ích cho cộng đoàn môn đệ Chúa Kitô hơn ai hết. Vì thế cần biết bao sự quan tâm đến những anh chị em trong hoàn cảnh đó, để họ hoàn tất mầu nhiệm thương khó của Chúa, để họ biết và có khả năng kéo ơn Chúa xuống cho nhân loại. Thêm vào đó, khi chúng ta quan tâm, lo lắng cho những người bất hạnh, thì hơn bao giờ hết các tín hữu Kitô đang rao giảng một Thiên Chúa tình yêu một sống động và cụ thể cho những người đau khổ, nhất là những người đau khổ lương dân. Và khi các Kitô hữu trong lòng Giáo Hội nói chung và Giáo Hội Việt nam nói riêng làm như vậy là chúng ta đang thực hiện lời Mẹ La Vang dạy trong Đại hội lần này: “Hễ Giêsu nói gì thì anh em hãy làm như vậy”. Chúa Giêsu chẳng nói gì khác ngoài tình yêu...!
 
Nhật ký Đại Hội La Vang lần thứ 28, Ngày bế mạc Đại Hội, 15/8/2008
LM Nguyễn Vinh Gioang
15:16 17/08/2008
Nhật ký Đại Hội La Vang lần thứ 28, Ngày bế mạc Đại Hội, 15/8/2008

Hôm nay, Ngày chính Lễ Đức Mẹ Hồn xác Lên Trời, ngày 15 tháng 8 năm 2008

Ngày Bế Mạc Đại Hội La Vang lần thứ 28

Xem hình ảnh Ngày bế mạc Đại Hội

Dù mệt mỏi và mất ngủ trong đêm, nhiều người hành hương đã thức dậy rất sớm. Tiếng lao xao rì rào của hơn nửa triệu người nổi lên khắp Linh Địa. Ai ai cũng nao nức bồi hồi khó tả vì ngày hôm nay là ngày từ giả Mẹ và từ giả nhau.

Thánh lễ được diễn ra tại Linh Đài lúc 05 giờ 30 phút. Chủ tế là Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục Đà Lạt, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Đồng tế Thánh Lễ là 15 Đức Tổng Giám mục và Giám mục Việt Nam, với 552 linh mục. Hơn một ngàn nam nữ tu sĩ. Còn giáo dân tham dự Thánh Lễ thì đông vô số, không thể nào tưởng tượng nổi: hơn nửa triệu người. Đưa tầm mắt nhìn xa mấy, cũng thấy giáo dân đang hướng về Linh Đài. Thật, ai cũng phải công nhận rằng hiện nay, Thánh Địa La Vang là nơi tụ họp đông người nhất tại Việt Nam, và đối với thế giới, đây cũng là một trong những nơi tụ họp đông người nhất.

Khai mạc Thánh Lễ, Đức Cha chủ tế nói rằng sau 3 ngày Đại Hội, ai ai cũng cảm nghiệm được mình gần với Mẹ hơn, hiểu biết Mẹ hơn, yêu mến Mẹ hơn.

Nhưng chúng ta còn cần phải cảm nghiệm một cách sâu xa rằng Mẹ gần với chúng ta hơn nữa, Mẹ chăm sóc chúng ta hơn nữa, Mẹ an ủi chúng ta hơn nữa, Mẹ yêu thương chúng ta hơn nữa và Mẹ vẫn luôn tiếp tục dạy dỗ chúng ta.

Và còn điều nầy nữa: hôm nay chúng ta sắp rời Linh Địa La Vang để trở về với cuộc sống. Chúng ta mang Đức Mẹ theo, hay đúng hơn, Mẹ sẽ tiếp tục đi theo chúng ta.

Đây là Mẹ đầy quyền năng, đầy uy thế trước mặt Chúa, đã được Chúa tuyển chọn đặc biệt giữa mọi người. Vì thế, sau khi hết sống đời tạm nầy, Mẹ đã được Chúa đưa về trời cả hồn lẫn xác. Mẹ được hồng ân đặc biệt nầy, là vì Mẹ đã gắn bó rất đặc biệt với Chúa.

Trong Thánh Lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời nầy, chúng ta hãy xin Đức Mẹ cầu cho chúng ta được noi gương Mẹ, biết luôn lắng nghe và thi hành lời Chúa.

Giảng trong Thánh Lễ, Đức Cha chủ tế suy niệm như sau.

Đức Giáo Hoàng Piô X đã định tín rằng Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Đấng vô nhiễm nguyên tội và là Đấng trọn đời đồng trinh, sau cuộc sống ở trần thế, đã được Thiên Chúa rước về trời cả hồn lẫn xác.

Trước khi Giáo Hội định tín Đức Maria Hồn Xác Lên Trơi, Dân Chúa khắp nơi đã tin điều nầy vì điều nầy đã có tiềm tàng trong Kinh Thánh.

Trong thư gửi tín hữu Côrintô, thánh Phaolô nói đến tội Tổ Tông đã làm cho loài người phải chết, nên Chúa Giêsu đến trần gian để cứu sống mọi người. Vì thế, tín điều Đức Mẹ Maria hồn xác về trời phải bắt nguồn từ tín điều về chính Chúa Giêsu.

Thánh Phaolô còn gọi Chúa Giêsu là trưởng tử mọi loài thọ sinh. Ngài đem lại ơn cứu chuộc đầu tiên cho Đức Mẹ là Đấng đã cưu mang chính Chúa Giêsu.

Sách Khải Huyền diễn tả một người nữ rất vinh quang, sáng chói. Đây là một sự vinh quang mà trần thế này không thể thể được. Người nữ nầy tuy ám chỉ về Hội Thánh, nhưng những gì được nói về Hội Thánh thì cũng phải được áp dụng cho Đức Mẹ vì Đức Mẹ là Mẹ Hội Thánh. Vì thế, Dân Chúa luôn luôn tin rằng Người Nữ xinh đẹp và oai quyền được tả trong sách Khải Huyền, chính là Đức Maria.

Trong bài Phúc âm, chúng ta thấy Đức Maria đón nhận Chúa Giêsu trong lòng mình một cách rất thanh khiết. Ngài là Đấng trọn đời đồng trinh, mà vẫn làm Mẹ Thiên Chúa. Ngài là Đấng vô nhiễm nguyên tội. Vì thế, thể xác của Đức Mẹ đã được Chúa cho không phải hư nát, không phải trải qua cái chết. Bởi đó, từ xa xưa trong Giáo Hội, Dân Chúa tin rằng sau khi mãn cuộc đời trên trần thế, Đức Mẹ được Chúa đưa hồn xác về trời.

Ơn Cứu Chuộc của Chúa Giêsu đã làm cho Đức Mẹ hồn xác lên trời. Còn chúng ta, những kẻ đã được hưởng nhờ Ơn Cứu Chuộc của Chúa Giêsu, chúng ta hãy chịu khó kiên nhẫn đợi đến ngày Đức Kitô trở lại. Lúc đó, chúng ta cũng sẽ được về trời cả hồn lẫn xác.

Như vậy, chúng ta thấy rằng cuộc sống này với thân xác, với tất cả những gì vây quanh chúng ta, đều có giá trị góp phần vào sự sống vĩnh cửu của chúng ta. Chúng ta hãy trân trọng và yêu mến sự sống đó ngay từ khi mới xuất hiện trong dạ mẹ mình, và phải tôn trọng, yêu mến, bảo vệ và gìn giữ sự sống nầy cho đến khi lìa khỏi cuộc đời nầy.

Hôm nay, khi long trọng cử hành Lễ Đức Maria hồn xác lên trời, chúng ta hãy trở nên những người con đích thực của Đức Mẹ, đó là những người biết lắng nghe và làm theo lời Chúa.

Khi ra về, rời khỏi Đại Hội - một Đại Hội rất long trọng, rất thánh thiện - chúng ta hãy theo gương Đức Mẹ, mang theo Chúa Giêsu về, vội vã đi đến với những người anh chị em của chúng ta, nhất là những người thiếu thốn, những người đang gặp khó khăn, thử thách và cần sự giúp đỡ.

Cùng đồng hành với Đức Mẹ, chúng ta hãy chia sẽ, hãy đến với mọi người, cách riêng, đến với những người đau khổ, những người cô đơn, những người bệnh tật, những người tội lỗi, những người bị áp bức. Tất cả những người nầy được Chúa sai chúng ta đến với họ.

Thánh lễ bế mạc kết thúc lúc 07 giờ 20 phút.

Mặt trời lên và toả sáng sau Ba Cây Đa. Những làn gió mát vuốt ve đoàn con của Mẹ.

Đại vũ bế mạc Đại Hội do Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế trình bày: vũ bài Ave Maria, trình diễn tiết mục “Tiệc Cưới Cana” và tiết mục “Hướng Về Chúa Giêsu”.

Cuộc Rước Kiệu Đức Mẹ La Vang diễn ra lúc 07 giờ 30 phút. Đoàn Kiệu di chuyển giữa biển người của Linh Địa La Vang.

Khi Đoàn Kiệu về lại Linh Đài lúc 08 giờ 30 phút, diễn ra Nghi Thức Bế mạc Đại Hội La Vang.

Trước hết, Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Giám mục Phụ tá Giáo phận Huế, đọc diễn văn bế mạc, nguyên văn như sau:

Trọng kính Đức Cha Phêrô, Giám mục giáo phận Đà Lạt, Chủ tịch HĐGM-Việt Nam,

Trọng Kính Đức Cha Têphanô, Tổng Giám Mục Giáo Phận Huế,

Trọng kính Đức Cha Giuse, Tổng Giám muc Giáo phận Hà Nội,

Trọng kính quí Đức Cha, Quí Cha Tổng Đại Diện,

Quí Đan Viện Phụ, Quí Bề trên các Dòng tu,

Quí Cha, quí tu sĩ nam nữ, chủng sinh và toàn thể anh chị em,

Kính thưa quí vị quan khách,

Lời thưa đầu tiên của Ban tổ chức Đại Hội Hành Hương La Vang lần thứ 28 là xin chân thành dâng lên Thiên Chúa và Đức Mẹ La Vang tâm tình tri ân và cảm tạ:

Xin tạ ơn Chúa và Đức Mẹ đã thương cho Đại Hội được diễn tiến tốt đẹp và bình an. Tạ ơn Mẹ đã qui tụ về linh đia La Vang một số rất đông con cái của Mẹ, từ khắp mọi miền đất nước và anh chị em từ hải ngoại.

Chúng con cũng xin dâng lên Đức Thánh Cha Bênêdictô thứ XVI lòng biết ơn sâu xa của chúng con vì Ngài đã ưu ái gởi tặng cho Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang một hào quang để đặt Mình Thánh Chúa trong nhà chầu Thánh Thể, nhân dịp phái đoàn Toà Thánh hành hương kính viếng Đức Mẹ La Vang ngày 13 tháng 6 vừa¨ qua.

Và trong dịp Đại Hội nầy, Ngài đã gởi một sứ điệp để nhắc nhở chúng con học hỏi nơi Đức Maria, nhà giáo dục đức tin, đức cậy và đức mến, để tiếp nhận Chúa Kitô và trao ban cho người khác.

Chúng con trân trọng dâng lời cám ơn Quí Đức Cha, quí Cha Tổng đại diện, quí Bề trên, quí Cha, quí vị quan khách và toàn thể anh chị em đã về dự Đại Hội La Vang lần thứ 28 nầy.

Chúng con ghi nhận sự hiện diện của 15 vị Giám mục, gồm đủ cả ba Giáo tỉnh. Hơn 550 linh mục của nhiều giáo phận trên toàn quốc và hãi ngoại gần.1200 tu sĩ nam nữ của nhiều hội dòng, tu hội và trên 600 ngàn lượt giáo dân đã về La Vang trong ba ngày vừa qua.

Mặc dầu thời tiết Quảng Trị đang ở vào những ngày khắc nghiệt, nắng nóng, mặc dầu La Vang chưa có những tiện nghi tối thiểu để đáp ứng nhu cầu của khách hành hương, nhưng vì lòng yêu mến Đức Mẹ và vì tinh thần hiệp thông của những người con cùng Cha trên trời, Quí Đức Cha và quí vị đã hy sinh rất nhiều thì giờ quí báu, chấp nhận mọi hy sinh gian khổ, có mặt tại Linh địa La Vang để tôn vinh Mẹ và tuyên xưng niềm tin sắt son vào Thiên Chúa toàn năng nhờ sự cầu bầu của Mẹ La Vang.

Chúng con xin trân trọng cám ơn Đức Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Huế đã tận tình chỉ đạo và ân cần hướng dẫn mọi chi tiết chuẩn bị cho cuộc đại hội hành hương nầy.

Chúng con xin hết lòng cám ơn các đoàn thể trong cũng như ngoài giáo phận, đã đóng góp rất tích cực cho việc tôn vinh Mẹ trong những ngày Đại Hội vừa qua, đặc biệt Tổng Giáo Phận Hà Nội đã vui lòng lãnh trách nhiệm điều hành nội dung cầu nguyện và đêm diễn nguyện của ngày 14.

Chúng tôi xin kính cám ơn các ban ngành tiếp tân, trật tự, âm thanh, ánh sáng, ca đoàn, phụng vụ, môi trường, y tế, ẩm thực, đặc biệt cong ty Việt Thương đã đem đến cho Đại Hôi một dàn âm thanh tuyệt vời. Xin cám ơn các ân nhân, các nhà hảo tâm và tất cả mọi người âm thầm nhưng rất tích cực, đã đóng góp cho sự thành công của Đại Hội.

Xin kính cám ơn chính quyền các cấp của Tỉnh Quảng Trị, của huyện Hảûi Lăng, của xã Hải Phú đã đến chúc mừng Đại Hội và đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện để Đại Hội được diễn tiến tốt đẹp, nhất là vấn đề an ninh và trật tự.

Kính xin Đức Mẹ La Vang chúc lành và ban cho quí Đức Cha và quí vị mọi ơn lành hồn xác.

Chúng ta cùng nhau hẹn tái ngộ trong những lần hành hương kế tiếp. Kính chúc quí vị ra về bình an dưới sự che chở của Hiền Mẫụ La Vang.

Giờ đây chúng tôi xin tuyên bố bế mạc tam nhật Đại Hội Hành Hương La Vang lần thứ 28.

Xin cám ơn và hẹn tái ngộ.

Sau bài diễn văn bế mạc, ba Đức Tổng Giám Mục và Giám Mục, đại diện ba Tổng Giáo Phận, cắt ba biểu tượng Đại Hội La Vang lần thứ 28. Ba biểu tượng nầy được các bong bóng đủ màu, đưa cao lên bầu trời La Vang, giữa tiếng hoan hô vang rầm của hàng chục vạn người hành hương đang có mặt trên Đất Mẹ La Vang, ngây ngất nhìn lên trời cao.

Nhiều người đã ùa lên Linh Đài, vây quang Mẹ La Vang. Họ sững sốt khi nhìn thấy Biểu Tượng của Tổng Giáo Phận Huế được các bong bóng không đưa lên trời cao, nhưng đưa đến núp dưới tàn Cây Đa của Mẹ.

Các Đức Tổng Giám Mục và Giám Mục được các người hành hương bao vây, chào đón trong Linh Đài, trước mặt Đức Mẹ La Vang.

Giờ đây, khi từ giả Mẹ ra về, di chuyển được từng bước nhỏ trong biển người dày đặc, mọi người hành hương cảm thấy Đại Hội La Vang lần thứ 28 nầy là một Đại Hội đặc biệt:

- đặc biệt đối với Giáo Hội toàn cầu: Đức Thánh Cha thân ái và long trọng gởi Sứ Điệp và Phép Lành Toà Thánh đến Đại Hội.

- đặc biệt đối với Giáo Hội Việt Nam:

- Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hiện diện rõ ràng tại Linh Địa La Vang, với sự có mặt của Đức Cha Chủ Tịch, Đức Cha Phó Chủ Tịch, Đức Cha Tổng Thư Ký, Đức Cha Phó Tổng Thư Ký, và nhiều Đức Cha khác trong Hội Đồng Giám Mục. Đây là một điều trước kia chưa từng có.

- Tổng Giáo Phận Hà Nội hướng dẫn Ngày Thứ Hai của Đại Hội và tổ chức Đêm Diễn Nguyện tại Linh Đài.

- đặc biệt đối với không gian của Thánh Địa La Vang:

- mặt bằng của Linh Đài được trải rộng ra, thích hợp cho đông người tham dự các buổi cầu nguyện tại nơi Mẹ hiện ra;

- Đất của Thánh Địa đựơc trao trả, không gian cho người hành hương được thoả đáng vì Linh mục Quản Nhiệm La Vang đã cho san bằng nhiều héc-ta trong Thánh Địa, vì thế, hàng chục vạn người hành hương được trú ngụ thoả đáng và miễn phí tại Khách Sạn Ngàn Sao La Vang;

- tình hình giao thông tốt đẹp vì Thánh Địa La Vang đã có những bãi đậu xe rộng rãi, không có ùn tắt giữa đường. Đó là điều ai cũng phải công nhận trước khi khai mạc Đại Hội. Nhưng lực bất tòng tâm! Số người hành hương trong dịp Đại Hội nầy tăng lên một cách quá nhanh, quá bất ngờ và quá kinh khủng (con số linh mục được ước tính từ hai trăm đến ba trăm là tối đa, bỗng sau một chiều một đêm, lên tới 552 vị; con số tín hữu hành hương cũng choáng ngợp: được ước tính lượt người hành hương trong ba ngày Đại Hội là tối đa trên dưới nữa triệu, bỗng sau một chiều một đêm, nhiều phóng viên và ký giả gặp nhau, đồng thuận lượt người đến La Vang trong ba ngày Đại Hội lnầy, là trên dưới một triệu)

- đặc biệt về đời sống thiêng liêng: người hành hương sốt sắng tham dự các Thánh Lễ, các buổi cầu nguyện, các cuộc Kiệu. Rất nhiều linh mục hy sinh ngồi Toà Giải Tội và rất đông người hành hương túc trực trước các Toà Giải Tội.

- đặc biệt về tinh thần cộng đoàn trong Đại Hội: giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân tìm cách giúp nhau trong mọi trường hợp.

- đặc biệt về tinh thần cộng tác trong Đại Hội: không thể nào mà không có những sơ hở, những khiêm khuyết trong tổ chức, nhưng tất cả vì Chúa, vì Mẹ, đã vui lòng và đại độ cộng tác làm việc.

- vân vân...

Nhiều phần tử xấu, nhiều phần tử tìm cách lợi dụng, nhiều băng đảng trộm cắp chuyên nghiệp có mặt khắp nơi trong Thánh Địa, gây nhiều thiệt hại cho đoàn con Mẹ về La Vang hành hương. Đoàn con hành hương của Mẹ vui lòng chịu thiệt thòi:đến La Vang gặp Mẹ là đoàn con mãn nguyện rồi, dù phải thiệt thòi bao nhiêu cũng không tiếc vì La Vang là nơi linh thiêng, nơi trung tâm cầu nguyện, nơi Mẹ ban phát muôn ơn lành hồn xác, nơi của Đức Tin.

Ghi đến đây, tôi nhớ lại hai điều: một, ở Lộ Đức, nơi có câu: “Đối với người có đức tin thì không cần cắt nghĩa. Đối với người không có đức tin thì không thể cắt ngghĩa”, và một, ở Thánh Địa La Vang trong thời kỳ đổ nát, từ năm 1975 đến năm 1995, lúc đó, có câu: “Lạy Mẹ La Vang, con đến đây không phải để thấy huy hoàng vì huy hoàng thế nào cũng sẽ tan hoang. Con đến đây để thấy siêu việt vì siêu việt mới bất diệt!”

Hẹn gặp nhau lại trong dịp Đại Hội La Vang lần thứ 29.

Và nhất là hẹn gặp nhau lại trên Thiên Đàng, trước tôn Nhan Chúa và Mẹ.
 
Hình ảnh CĐVN Vermont mừng Lễ Mẹ Lên Trời
Lại Thế Lãng
15:50 17/08/2008
 
Tâm tình cùng La Vang
Trương Phú Thứ
22:15 17/08/2008
TÂM TÌNH CÙNG LA VANG

Mấy ngày qua tôi cũng tham dự đại hội Đức Mẹ La Vang lần thứ 28…trên mạng lưới VietCatholic. Những hình ảnh và các bài tường thuật của nhiều người dưới những góc cạnh khác nhau cống hiến đến độc giả một cái nhìn tổng quát của trên nửa triệu con cái Mẹ chẳng quản ngại đường xá xa xôi, tốn kém và nhất là khí hậu rất khắc nghiệt của vùng Quảng Trị vào những ngày hè, một lòng một ý cùng hiệp dâng lời cầu nguyện và ca tụng danh thánh Mẹ. Một ngày nào đó không xa, địa danh La Vang sẽ trở nên rất quen thuộc trên chót lưỡi đầu môi của con cái mẹ khắp cả thế giới. Cách đây ba tuần lễ, tôi đi lang thang ở khu phố Tầu Vancouver BC (Canada) và lạc vào một tiệm bán các thánh tượng, sách báo Công giáo trên đường Main Street. Vừa bước vào cửa tiệm, bà chủ mà tôi đóan là người Da Đỏ đã vồn vã cầm tay tôi dẫn đến trước những tượng Đức Mẹ La Vang và giời thiệu lịch sử và những truyền thuyết của thánh địa La Vang. Những bức tượng Đức Mẹ La Vang làm bằng một lọai nhựa đặc biệt, kích thước khác nhau, mầu sắc rất Việt Nam và thật đẹp mắt. Sau một lúc chuyện trò, tôi đã “thành thật khai báo” với bà chủ rằng tôi là một tín hữu công giáo Việt Nam mà cũng không được rành rẽ về thánh địa La Vang như vậy. Tôi thật xấu hổ và cám ơn bà đã dậy dỗ cho tôi những điều rất qúy báu. Khi bắt tay từ giã bà chủ, tôi cầu xin rằng một ngày không xa các con cái Mẹ khắp nơi trên thế giới sẽ biết đến thánh danh Mẹ La Vang như Đức Mẹ Lộ Đức, Đức Mẹ Fatima vậy.

Qua các bản tin trên VietCatholic, tôi được biết rằng Nhà Nước Việt Nam đã trả lại gần hết đất đai của thánh địa La Vang. Đó là một quyết định rất khôn ngoan của những người cầm quyền. Trước hết, đất La Vang khô cằn cầy lên sỏi đá và lại ở vào một địa thế không có những điều kiện phát triển. Người dân ở vùng này chỉ cầu mong ngày hai bữa rau mắm chứ chẳng dám mơ ước gì hơn. Vùng đất La Vang cầy cấy èo uột, kỹ nghệ hòan tòan vắng bóng nhưng cái mỏ vàng lại ẩn hiện nơi mấy gốc cây chỗ mà hơn hai trăm năm trước đây Đức Mẹ đã hiện ra với con cái Mẹ đang chịu cảnh bắt bớ, đói khát bệnh tật lầm than. Không cần phải là những kinh tế gia có trình độ thì ai cũng biết rằng du lịch là một họat động kinh tế quan trọng sau nông nghiệp và kỹ nghệ. Kỹ nghệ du lịch tạo ra nhiều họat động kinh tế phụ mang lợi tức lại cho cư dân không những quanh vùng La Vang mà từ Huế ra đến Quảng Trị. Vì tên La Vang mà những người mấy năm trước đây chỉ có túp lều tranh lụp xụp nay đã trở thành chủ nhân của những căn phố ba, bốn tầng lầu. Vùng đất La Vang bây giờ đã nhộn nhịp với những hàng quán và các dịch vụ to nhỏ thù tiếp khách hành hương từ bốn phương trời. Nhân dân sung túc hơn thì Nhà Nước cũng giầu có hơn qua hệ thống thuế khóa và những đặc quyền. Nhà cầm quyền biết trông rộng nhìn xa thì không những trả lại tòan vẹn đất đai cho thánh địa La Vang mà còn nên hiến tặng thêm những diện tích đất đai to lớn hơn để phát triển nơi này thành một địa điểm hành hương, một chỗ dừng chân của khách du lịch quốc tế. Hơn thế nữa Nhà Nước nên tận dụng khả năng tài chánh và nhân sự để mang hình ảnh La vang đến khắp nơi trên thế giới. Nước Pháp hãnh diện giới thiệu với thế giới thánh địa Lộ Đức. Chính phủ Pháp đã trực tiếp đầu tư vào các phương tiện và nhu cầu cho khách hành hương bằng chính những đồng tiền thuế má của nhân dân Pháp. Bây giờ chính phủ và dân Pháp đang vui hưởng những lợi lộc và ân sủng của những quyết định khôn ngoan và sáng suốt đó. Mỗi năm thánh địa Lộ Đức đã đóng góp vào ngân sách của nước Pháp một món tiền to lớn và những món tiền này đã hỗ trợ rất nhiều cho các chương trình xã hội và nhân đạo của nước Pháp. Hình ảnh của nước Pháp không chỉ là kinh thành ánh sáng Paris nhưng cũng còn là thánh địa Lộ Đức nữa.

Hệ thống tổ chức của nhà cầm quyền Hà Nội cũng có một cơ quan chuyên trách về du lịch nhưng cơ quan này đã không biết khai thác những lợi điểm của linh địa La Vang để biến mảnh đất cằn cỗi này trở thành một thánh địa có tầm vóc quốc tế hay ít ra cũng được nhắc nhở đến ở các quốc gia châu Á. Chắc chắn rằng lời mời gọi khách du lịch quốc tế đến Việt Nam để xem vịnh Hạ Long hay động Phong Nha sẽ không lôi cuốn và thúc bách bằng một chuyến kính viếng thánh địa La Vang là nơi mà cách đây hơn hai trăm năm Đức Mẹ đã hiện ra để an ủi và cứu chữa con cái Mẹ. Thánh địa La Vang sẽ không còn là một lãnh địa của giáo hội công giáo Việt Nam nhưng là một tài sản trân qúy của quốc gia và con dânViệt Nam. Cố nhạc sĩ Hòang Thi Thơ là một Phật tử khi nghe tiếng chuông từ nhà thờ La Vang đã cảm xúc sáng tác ca khúc Tiếng Chuông Chiều làm thổn thức bao lòng người. Nơi đây là điểm hội tụ, là nơi gặp gỡ của những tấm lòng yêu thưong và bác ái. Các đấng bậc trách nhiệm tổ chức đại hội Đức Mẹ La Vang cũng không thể nào có một con số thống kê về số lượng những người không phải là tín hữu công giáo đã tham dự đại hội với lòng chân thành và niềm tin cao vời vợi. Chắc hẳn rằng đó là một con số đáng kể có thể làm nhiều người phải ngạc nhiên và suy nghĩ. Cách đây không lâu, tôi có việc phải tiếp xúc với ba tiệm làm móng tay mà chủ nhân đều là những Phật tử Việt Nam. Trong tiệm có tượng Ông Địa với một đĩa trái cây trái trên nền nhà thì trên tường tiệm nào cũng có khung hình Cha Trương Bửu Diệp với những đèn mầu lấp lánh bao quanh. Tôi hỏi bà chủ tiệm rằng: “Bà là Phật tử mà sao lại thờ ông cha này”. Thay vì trả lời tôi thì bà chủ chấp tay vái cha Diệp nói: “Ngài thiêng lắm, cầu xin gì Ngài cũng cho ngay”. Tôi cầu nguyện rằng một ngày gần đây trên khung hình cha Diệp thì những Phật tử chủ nhân của các tiệm móng tay này sẽ có thêm tượng Đức Mẹ La Vang với lòng tôn kính “Bà Đẹp uy quyền và nhân từ lắm”.

Những quốc gia được coi là phát triển trong khu vực châu Á như Nhật, Đại Hàn…đã cho thấy rằng các nhà lãnh đạo của những nước này đã biết đặt quyền lợi tối thượng của tổ quốc và phúc lợi của cả dân tộc lên trên hết nên họ đã có những họach định sáng suốt hợp thời hợp cảnh. Nhật và Đại Hàn tan hoang sau chiến tranh mà bây giờ họ là những nước lãnh đạo thế giới về kỹ nghệ và tài chánh. Linh địa La Vang là hình ảnh, là biểu trưng của nước Việt Nam và của dân tộc Việt Nam. Nếu nhà cầm quyền Hà Nội biết nhìn trước ngó sau mà có được những quyết định khôn ngoan và sáng suốt cùng hợp tác với giáo hội Công giáo Việt Nam đưa linh địa La Vang ra với thế giới, lên với nhân lọai thì thật là vạn hạnh. Ai cũng ước mong rằng ba năm nữa đến kỳ đại hội Đức Mẹ La Vang lần thứ 29 sẽ có nhiều phái đòan của các “Ông Tây, Bà Đầm” từ khắp nơi trên thế giới cùng sánh vai với con dân Việt Nam dưới bóng Mẹ La Vang, trên linh địa La Vang.
 
Đại hội Giới Trẻ giáo phận Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
23:27 17/08/2008
Đại hội Giới Trẻ giáo phận Phan Thiết ngày 15.08.2008

Chủ đề: “Anh em là chứng nhân của Thầy” (Cv 1. 8)

Sau những ngày tham dự Đại Hội Giới Trẻ Quốc Tế tại Sydney, Ban Mục Vụ giới trẻ Giáo phận Phan thiết đã tổ chức Đại Hội Giới Trẻ giáo phận năm 2008 với chủ đề: “Anh em là chứng nhân của Thầy” (Cv 1, 8). Ngày Lễ Đức Mẹ hồn Xác lên Trời, có 1500 bạn trẻ từ các giáo xứ trong giáo phận qui tụ về Nhà thờ Hiệp Đức để tham dự Đại Hội.

Xem hình sinh hoạt Đại Hội

7 giờ sáng, ban tổ chức đón tiếp các đoàn từ 5 Giáo hạt. 8 giờ sáng, chương trình được bắt đầu bằng phần sinh hoạt khởi động với những bài hát cử điệu sôi động và trẻ trung. Nhạc chủ đề Đại hội Giới trẻ thế giới “Receive the Power” (Hãy lãnh nhận Thần Lực) được hát với cử điệu vui nhộn đầy sức sống. Khởi đầu ngày đại hội như thế đã làm cho các bạn trẻ liên kết với nhau trong sự năng động của tuổi trẻ.

Đức Ông Tổng đại diện JB Lê Xuân Hoa mở đầu với tiếng trống khai hội. Ngài thay mặt Đức Giám Mục giáo phận chào mừng các bạn trẻ và bày tỏ sự quan tâm của giáo phận đối với giới trẻ qua những lời huấn dụ. Ngài đã đề cập tới những thực trạng của giới trẻ trong thời đại hôm nay với những thuận lợi và những khó khăn trong một xã hội đầy những biến động, với những cơ hội và thách thức cho người trẻ.

Cha Phêrô Võ Tấn Luật, đặc trách giới trẻ giáo phận chào mừng Đức Ông Tổng Đại Diện, quý cha hạt, cha quản lý, cha thư ký, quý cha đặc trách giới trẻ các giáo hạt, quý thầy và tất cả các bạn trẻ đến tham dự Đại Hội.

Chương trình Đại hội chia thành hai phần. Ban sáng dành cho việc bồi bổ thiêng liêng. Ban chiều và tối sinh hoạt giao lưu.

Sau bài thuyềt trình: “Giới trẻ là chứng nhân của Đức Giêsu Kitô”, Thánh Lễ đồng tế mừng kính Đức Mẹ hồn Xác Lên Trời.

Sau cơm trưa, các bạn trẻ hát cho nhau nghe những khác ca vui nhộn trong tình thân ái và trẻ trung.

Đúng 2g30, các bạn trẻ đã hân hoan chào mừng Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Giám Mục giáo phận. Ngài vừa dâng lễ tại một Nhà dòng và vội vã từ Sàigòn trở về để gặp gỡ các bạn trẻ. Sự hiện diện của Đức Giám mục giáo phận đã làm cho các bạn rất xúc động, hình ảnh người cha yêu thương ân cần với đàn con cái ghi dấu ấn đậm nét trong tâm tư các bạn trẻ.

Trong bài huấn từ, Đức Cha kể lại những thách thức mà Đức Thánh Cha Bênêđictô gởi đến giới trẻ thế giới tại Sydney.

Những bài diễn văn của Đức Thánh Cha trong những cử hành ngày Quốc tế Giới Trẻ 2008 tại Sydney là những bài Giáo lý nhiều ý nghĩa, xoay quanh đề tài Chúa Thánh Thần đổ tràn xuống trên các tín hữu, biến đổi họ thành những chứng nhân cho Chúa Kitô Phục sinh.

Những thách thức của ĐTC dành cho các bạn trẻ.

Thách thức sống thánh thiện

Trong bài diễn văn đầu tiên khi ĐTC xuất hiện trong nghi thức tiếp đón chính thức vào ngày 17 tháng 7, thì thách thức đầu tiên ĐTC gởi đến các bạn trẻ là thách thức sống thánh thiện. ĐTC đã ngỏ lời với các bạn trẻ: “Qua tác động của Chúa Thánh Thần, ước chi nhũng người trẻ họp nhau nơi đây để cử hành Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, có được can đảm trở nên thánh. Đây là điều mà thế giới đang cần đến, hơn bất cứ điều gì khác!”. Với các bạn trẻ ngoài Công Giáo, ĐTC đã mời gọi hãy đến gần “lãnh nhận cái ôm hôn đầy yêu thương của Chúa Kitô, và hãy lãnh nhận “Giáo hội Công Giáo như là nhà của mình”.

Thách thức làm chứng trước thế giới cho niềm vui phát sinh từ sức mạnh Chúa Thánh Thần.

Ngày 18 tháng 7, khi gặp gỡ với các “bạn trẻ kém may mắn”, đã từng trải qua những kinh nghiệm đau thương nghiện rượu, nghiện ma tuý, và đã có lúc muốn tự tử, ĐTC không bỏ cuộc, mà ngược lại, Ngài tin tưởng trao cho họ trách vụ hãy trở thành “những sứ giả của niềm hy vọng đối với tất cả những ai đang sống trong hoàn cảnh tương tự như họ trước đó”. ĐTC thách thức những người trẻ này như sau: “Với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, chúng con hãy chọn sự sống, hãy chọn tình yêu thương, hãy làm chứng trước thế giới cho niềm vui phát sinh từ sức mạnh Chúa Thánh Thần”.

Thách thức làm chứng cho niềm hy vọng mà Chúa Giêsu Kitô mang đến.

Ngày 19 tháng 7, trong thánh lễ do Ngài chủ tế với các Giám mục Úc, dành cho chủng sinh và những tu sĩ nam nữ, ĐTC đã hướng về các chủng sinh và kêu gọi: “Chúng con đừng lo sợ! Hãy tin tưởng vào ánh sáng! Hãy đưa vào trong tâm hồn sự thật mà chúng ta đã nghe trong bài đọc 2: “Chúa Giêsu Kitô luôn là như vậy hôm qua, hôm nay và mãi mãi trong tương lai. Ứơc chi ánh sáng phục sinh tiếp tục đuổi xa đi những bóng tối!”

ĐTC kêu gọi các bạn trẻ Kitô hãy làm chứng cho niềm hy vọng mà Chúa Giêsu Kitô mang đến cho họ trong Tin Mừng. Đây là cái nhìn về sự sống, trong đó tình yêu ngự trị và các hồng ân lãnh nhận đều được đem ra chia sẻ; đây là cái nhìn về sự sống, trong đó sự hiệp nhất được cũng cố thêm mãi.

Thách thức sống thực sự cuộc sống của mình là để cho mình được bến đổi từ bên trong.

Đêm Canh Thức tôi thứ bảy, ngày áp lễ bế mạc Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, nói với tren 250.000 bạn trẻ tham dự buổi canh thức, ĐTC đã vừa giải thích vừa thách thức: “Sống thực sự cuộc sống của mình là để cho mình được biến đổi từ bên trong, là mở rộng tâm hồn nhận sức mạnh của tình thương Thiên Chúa. Nhờ lãnh nhận sức mạnh của Chúa Thánh Thần, chúng con có thể biến đổi gia đình chúng con, cộng đoàn chúng con, và đất nước chúng con. Chúng con hãy phát huy những hồng ân Chúa Thánh Thần. Hãy làm sao để các ơn khôn ngoan, thông hiểu, mạnh mẽ, hiểu biết, và đạo đức, trở nên những dấu chỉ cho sự cao cả của chúng con!”

Thách thức dấn thân trong đời tận hiến cũng như trong ơn gọi linh mục.

Ngày bế mạc, sáng Chúa nhật 20 tháng 7, trong bài giảng thánh lễ, ĐTC đã thách thức hỏi khoảng 500.000 người trẻ: “chúng con sẽ để lại điều gì cho thế hệ kế tiếp chúng con?” ĐTC đã yêu cầu họ hãy là “những kẻ có khả năng lôi cuốn anh chị em mình đến với Chúa Cha và có khả năng xây dựng một tương lai đầy hy vọng cho toàn thể nhân loại”. Và lời thách thức đặc biệt của ĐTC dành cho một số bạn trẻ nam nữ nghe được tiếng Chúa mời gọi dẫn thân trong đời tận hiến cũng như trong ơn gọi linh mục: “Chúng con đừng sợ thưa ‘Vâng’ đáp lời mời gọi của Chúa Giêsu. Chúng con đừng sợ tìm gặp niềm vui trong việc thực thi thánh ý Chúa, vừa hiến thân trọn vẹn để đạt đến sự thánh thiện, vừa sử dụng những tài năng Chúa ban cho chúng con để phục vụ anh em!”

Thách thức trở thành những chứng nhân trung kiên cho tình yêu của Đức Giêsu Kitô

Cuối thánh lễ bế mạc, sau khi xướng kinh Truyền tin và tuyên bố Madrid làm địa điểm cho ngày Quốc Tế Giới Trẻ năm 2011, ĐTC thách thức các bạn trẻ: “Hãy cho thế giới nhìn thấy niềm vui của chúng con được làm chứng cho Chúa Kitô!”

Đúc kết những thách thức của ĐTC đối với giới trẻ thế giới, Đức Cha Phaolô đã nhắn nhủ các bạn trẻ: “Chúng con hãy trở thành những chứng nhân trung kiên cho tình yêu của Đức Giêsu Kitô. Chúng con hãy dùng những tài năng và sự hăng say của tuổi trẻ để phục vụ cho việc rao giảng Tin Mừng. Chúng con hãy cảm thấy mình có trách nhiệm rao giảng Phúc Âm cho những bạn đồng tuổi với chúng con. Và đặc biệt, các con phải là những chứng nhân sống động giữa cuộc sống đầy những thách đố và cạm bẫy của xã hội hôm nay”.

Khuôn viên Nhà thờ Hiệp đức rộng thoáng, nhiều bóng cây, các bạn trẻ sinh hoạt nhộn nhịp các trò chơi, giao lưu văn nghệ cây nhà lá vườn theo địa điểm dành riêng cho 5 giáo hạt.

Sau bữa cơm chiều, chương trình diễn nguyện theo chủ đề “chứng nhân cho Chúa Kitô”, nhiều thể loại ca múa, trống, kịch làm sống động các chứng nhân từ các câu chuyện Phúc âm, từ Lịch sử Giáo hội Việt nam và từ cuộc đời hôm nay. Đêm diễn nguyện giúp các bạn trẻ đi vào sự lắng đọng của tâm hồn bằng tâm tình cầu nguyện thật sốt sắng. Đêm cầu nguyện kết thúc lúc 10 giờ với nghi thức sai đi đã khép lại ngày Đại hội giới trẻ giáo phận.

Ngày gặp gỡ đã bồi bổ thêm cho các bạn trẻ nhiều ơn ích thiêng liêng, nhiều niềm vui tươi trẻ. Dù thời tiết rất nóng bức, dù chương trình liên tục một ngày Đại hội, các bạn vẫn chan hoà tiếng cười rộn rã, rạng rỡ trên khuôn mặt niềm vui của tình thân ái.

Tham dự ngày Đại hội giới trẻ, nhìn các bạn trẻ học tập giáo lý, cầu nguyện, sinh hoạt trẻ trung, tôi nhớ đến lời Đức Thánh Cha Bênêđictô trong bài giảng ngày lễ bế mạc tại Sydney: Giáo Hội đặc biệt cần đến tài năng của những người trẻ tuổi, tất cả những người trẻ tuổi. Giáo Hội cần phải lớn mạnh trong quyền năng Chúa Thánh Thần Đấng đang ban niềm vui cho tuổi trẻ của các con và linh hướng các con phụng sự Thiên Chúa trong niềm vui. Hãy mở rộng tâm hồn cho quyền năng đó! Cha khẩn thiết gởi lời yêu cầu đó đến các con, đặc biệt là những người mà Thiên Chúa đang gọi vào đời sống linh mục và thánh hiến. Đừng sợ hãi để thưa “xin vâng” với Đức Giêsu, để tìm nguồn vui và thực hành Thánh Ý Ngài, để dâng hiến hoàn toàn cho việc tìm kiếm sự thánh thiện, và tận dụng hết mọi khả năng để phục vụ tha nhân!

Hy vọng các bạn trẻ lắng nghe những thách thức của Đức Thánh Cha và nổ lực sống chứng nhân cho Chúa Kitô.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Vấn đề nghiêm trọng từ một thứ Truyền thông sai lệch, một chiều!
Thiên-Ân
15:11 17/08/2008
VẤN ĐỀ NGHIÊM TRỌNG TỪ MỘT THỨ TRUYỀN THÔNG SAI LỆCH, MỘT CHIỀU

Trong thời gian qua, tại khu đất thuộc giáo xứ Thái Hà vốn đã bị nhà nước cưỡng chiếm, hằng ngày đều diễn ra những buổi thắp nến cầu nguyện cho sự thật và công lý được sáng tỏ.

Xem truyền thông Nhà Nước tới làm việc tại Thái Hà

Sáng ngày 15 tháng 8 vừa qua, bà con giáo xứ đã đặt tượng Đức Bà vào khu đất bị chiếm dụng bất hợp pháp (nay đã bỏ hoang) để nói lên quyết tâm của mình trong việc theo đuổi lẽ công bằng và sự thật. Có thể nói, những buổi cầu nguyện như thế và việc đặt tượng Đức Bà như vậy cho thấy lối hành xử khá nhã nhặn của bà con giáo dân khi phải đối diện với cách xử sự bất công, thiên lệch của giới chức trách nhà nước. Tuy nhiên, sự thật về những buổi cầu nguyện và cách hành xử ôn hòa đó của bà con giáo dân đã bị giới truyền thông địa phương xuyên tạc nhằm đánh lạc hướng dư luận. Có thời điểm, dưới sự chỉ đạo của giới cầm quyền, các đài báo địa phương đưa tin về những buổi cầu nguyện đó như là những cuộc gây rối trật tự an ninh công cộng. Cụ thể, sáng 17/8 truyền hình thành phố tiếp tục sử dụng chiêu bài cũ kỹ, cố tình tạo hiện trường giả để vu cáo bà con giáo dân. Trước những thông tin bị bóp méo hay cách truyền thông sai lệch, một chiều như sự kiện Thái Hà, có lẽ ta cần nghiêm túc đặt lại vấn đề về hệ thống thông tin, truyền thông trong xã hội Việt Nam và cần đặt vấn đề về quyền cơ bản của con người về việc tiếp cận thông tin khách quan về các biến cố công cộng.

• Quyền cơ bản của con người và lối truyền thông sai lệch, một chiều

Một trong những quyền tự nhiên, cơ bản, không thể chuyển nhượng của con người, đó là quyền được tiếp cận thông tin khách quan về các biến cố công cộng. Quyền cơ bản, không thể chuyển nhượng này được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhắc đến trong diễn văn của ngài tại Hội Đồng Liên Hợp Quốc ngày 02 tháng 11 năm 1979 [1]. Dẫu đó là một trong những quyền cơ bản của con người, nhưng nhìn vào thực trạng xã hội Việt Nam, có thể nói, quyền đó không được tôn trọng đúng mức. Thực vậy, đã có một thời, người dân có thể bị bỏ tù vì dám thu thập những thông tin thời sự chính trị, xã hội trong nước cũng như thế giới từ các đài báo nước ngoài. Đã có những người bị đi tù đến 10 năm vì dám nghe đài BBC! Ngày nay, tình hình có lẽ không đến nỗi trầm trọng, quá đáng như thế, nhưng dẫu sao, hằng ngày người dân vẫn phải miễn cưỡng tiếp cận những thông tin đã qua sự kiểm soát, kiểm duyệt của quyền lực chính trị; hoặc người dân vẫn phải tiếp xúc (dù chấp nhận hay không chấp nhận) những thứ thông tin lệch lạc, một chiều, có lợi và phục vụ cho chế độ chuyên quyền cộng sản. Trước đây và thậm chí cho đến nay, mọi người ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đã bị nhồi sọ về những thứ thông tin sai lệch, một chiều ấy.

Về phía những người phục vụ trong công tác truyền thông, dường như họ cũng không được tự do sử dụng các phương tiện truyền thông để truyền tải những thông tin khách quan cho dân chúng. Tất cả các tin tức liên quan đến chính trị, xã hội mà những người làm công tác thông tin, truyền thông muốn đăng tải phải phù hợp với cái được gọi là chính sách của Đảng và Nhà Nước. Trước hiện thực phũ phàng về lối truyền thông sai lệch, một chiều trong xã hội Việt Nam như thế, ta không thể không nhắc đến những nguyên tắc căn bản về truyền thông rút từ các giáo huấn xã hội của Hội Thánh.

• Những nguyên tắc căn bản về thông tin, truyền thông

Nhắc đến những nguyên tắc căn bản về truyền thông rút từ các giáo huấn xã hội của Hội Thánh, không phải là ta đề cập đến một thứ luật lệ, quy chế có tính áp đặt từ bên ngoài của Hội Thánh đối với xã hội. Thực ra, giáo huấn xã hội của Hội Thánh là một phần quan trọng của nhận thức Kitô giáo về cuộc sống [2]; nó đặt nền tảng trên mặc khải và luật tự nhiên [3]. Hơn nữa, vì nó áp dụng chân lý và luân lý Kitô giáo vào nhiều hoàn cảnh lịch sử khác nhau trên thế giới, nên giáo huấn này đáng nhận được sự đồng thuận của người tin như bất kỳ tuyên bố nào khác của huấn quyền [4]. Đồng thời, những nguyên tắc rút ra từ đó cũng mang tính chất hoàn toàn khách quan và đáng được áp dụng vào những hoàn cảnh xã hội khác nhau.

Một trong những nguyên tắc căn bản liên quan đến truyền thông được giáo huấn xã hội của Hội Thánh đề cập, đó là nguyên tắc công ích trong thông tin, truyền thông: “Thông tin do các phương tiện truyền thông cung cấp phải nhằm phục vụ công ích. Xã hội có quyền nhận được những thông tin căn cứ trên sự thật, tự do, công lý và liên đới” [5]. Với nguyên tắc căn bản này, vấn đề chính yếu mà ta cần xác định là liệu một hệ thống thông tin có góp phần làm cho con người trở nên tốt hơn không, nghĩa là nó có giúp con người trưởng thành hơn về tâm linh, ý thức hơn về phẩm giá con người của mình, chịu trách nhiệm nhiều hơn hay cởi mở hơn đối với những người khác, nhất là những người túng thiếu và yếu kém nhất hay không [6].

Bên cạnh nguyên tắc công ích, các giáo huấn xã hội của Hội Thánh còn đề cập đến nguyên tắc đạo đức trong truyền thông. Trong thế giới thông tin, những khó khăn nội tại của việc truyền thông được phóng đại do các ý thức hệ, do cạnh tranh và xung đột giữa các tập thể và do những tệ đoan xã hội khác. Cụ thể, trong xã hội Việt Nam, đó là lối truyền thông sai lệch, một chiều nhằm mục đích phục vụ cho chế độ chuyên quyền cộng sản. Bởi thế, các giá trị và các nguyên tắc luân lý phải được áp dụng cho các phương tiện truyền thông. Trong huấn thị Đạo đức trong truyền thông, huấn quyền của Hội Thánh khẳng định: “Chiều hướng đạo đức không chỉ có liên quan tới nội dung truyền thông (tin tức, thông điệp) và quá trình truyền thông, mà còn liên quan đến các vấn đề căn bản, liên quan đến cơ cấu và hệ thống, bao gồm cả những vấn đề lớn như chính sách truyền thông…” [7]. Huấn quyền cũng nhấn mạnh rằng trong cả ba lãnh vực: thông điệp, quá trình và các vấn đề cơ chế truyền thông, phải luôn áp dụng một nguyên tắc luân lý căn bản đó là con người và cộng đồng nhân loại phải là mục tiêu và thước đo của việc sử dụng các phương tiện truyền thông. Một nguyên tắc thứ hai bổ sung cho nguyên tắc thứ nhất: lợi ích của con người không thể nào đạt được một khi tách khỏi lợi ích chung của cộng đồng mà con người thuộc về [8].

• Đôi điều suy nghĩ, đề nghị

Dựa vào những nguyên tắc căn bản về thông tin, truyền thông như đã trình bày ở trên, ta có thể tím kiếm những giải pháp khả dĩ đảm bảo quyền cơ bản của con người về việc tiếp cận thông tin khách quan về các biến cố công cộng trong hoàn cảnh cụ thể của xã hội Việt Nam.

Trước hết, có thể khẳng định, sở dĩ có tình trạng thông tin, truyền thông một chiều trong xã hội Việt Nam là vì các phương tiện truyền thông chỉ do một số ít người có quyền lực chi phối, kiểm soát. Do đó, để bảo vệ quyền cơ bản của con người về việc tiếp cận các thông tin khách quan, nhất thiết phải có sự đa nguyên thật sự trong lãnh vực tế nhị này của đời sống xã hội, đồng thời có nhiều hình thức và phương tiện thông tin và truyền thông, vả lại cũng cần có sự bình đẳng trong việc sở hữu các phương tiện ấy qua những luật lệ thích hợp. Nhưng thực ra, xã hội Việt Nam đang là một xã hội chuyên chế, độc đảng, nếu không muốn nói là độc tài. Trong thực tế, duy chỉ mình đảng công sản nắm trọn quyền lực chính trị, kiểm soát hết mọi người, mọi sự, và đó cũng là tổ chức không bị ai kiểm soát. Vì thế, việc hình thành một hệ thống thông tin truyền thông sai lệch, một chiều là điều tất yếu xảy ra. Nói cách khác, nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng truyền thông một chiều trong xã hội Việt Nam là do chỉ có một đảng phái thâu tóm hết mọi quyền lực. Bởi đó, để có được sự đa nguyên trong lãnh vực truyên thông, từ đó đưa tới một sự bảo đảm về quyền cơ bản của con người về việc tiếp cận thông tin khách quan về các biến cố công cộng, thì giải pháp căn cơ nhất là cần có sự đa nguyên trong lãnh vực chính trị. Dĩ nhiên, ta cần hiểu rằng đa nguyên không phải là vô chính phủ về mặt tư tưởng, cũng không phải là một xã hội vô tổ chức. Đa nguyên trong lãnh vực chính trị cũng như trong lãnh vực truyền thông là hình thức diễn tả rõ nét của nền dân chủ mà trong đó các nhóm khác nhau, về nguyên tắc cơ bản, đều có cơ hội như nhau và mọi người đều được tự do ngôn luận bao lâu họ còn trung thành với sự tự do, dân chủ [9].

Nhưng để đạt tới sự đa nguyên trong lãnh vực chính trị mà từ đó có được sự đa nguyên trong truyền thông, thì không phải là chuyện một sớm một chiều xét trên tình hình thực tế của xã hội Việt Nam. Do đó, một giải pháp tức thời được đề nghị là cần gây ý thức cho người dân ngay lúc này về những quyền cơ bản của họ. Thực tế, không ít người trong xã hội hiện nay do bị tiếp xúc quá lâu với lối truyền thông lệch lạc, một chiều nên khả năng suy tư và đối diện với cuộc sống hiện thực tự do bị suy yếu. Họ thường xuyên phải tiếp xúc với các thông tin thiếu khách quan của các phương tiện truyền thông do giới cầm quyền chuyên chế chi phối đến độ họ tỏ ra thờ ơ hoặc rơi vào tình trạng thụ động trước các thông tin ấy. Mà điều nguy hiểm và đáng quan ngại nhất là quần chúng chấp nhận cách hoàn toàn thụ động các thông tin sai lệch, một chiều. Do đó, hơn bao giờ hết, lúc này cần có một sự khơi gợi cho quần chúng về quyền cơ bản được tiếp cận thông tin khách quan về các biến cố công cộng, cũng như những quyền lợi cơ bản khác có liên quan, chẳng hạn quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lương tâm và tư tưởng, quyền phản đối theo lương tâm…Khi đã ý thức được những quyền cơ bản mà mình có, họ có thể chủ động tiếp cận và biện phân các thông tin do các phương tiện truyền thông cung cấp. Và một khi quần chúng có sự chủ động và có khả năng biện biệt trong việc tiếp cận các thông tin, thì trong xã hội tất nhiên sẽ hình thành được tiếng nói lành mạnh, tích cực của công luận, vì như Đức Piô XII mô tả: “Công luận như những tiếng vang tự nhiên của các biến cố và hoàn cảnh có thật được phán ánh ít nhiều tự phát trong tâm hồn và phán đoán của con người” [10]. Tiếng nói của công luận sẽ là yếu tố quan trọng làm thay đổi bộ mặt xã hội, công phá chế độ chuyên chế độc tài về chính trị, về truyền thông.

Ngoài việc gây ý thức cho quần chúng về những quyền cơ bản liên quan đến thông tin, truyền thông, có lẽ cần thiết hơn cả là phải giáo dục con trẻ (chứ không đợi tới khi chúng trưởng thành) có được sự cảm thụ và biện phân các thông tin mà chúng tiếp cận. Đề cập đến việc giáo dục này, huấn quyền Hội Thánh cũng đã nhấn mạnh: “Khơi lên trong trẻ những cảm thụ nghệ thuật, một óc phê bình sâu sắc, và một ý thức trách nhiệm đối với bản thân, dựa trên một luân lý đúng đắn không khi nào là điều quá sớm. Chúng cần tất cả những thứ ấy để chúng có thể áp dụng việc biện phân trong khi lựa chọn các ấn phẩm, phim ảnh, và các chương trình phát thanh…” [11]

Với một xã hội nhập nhằng tranh tối tranh sáng như xã hội Việt Nam hiện nay, trong đó con người từ khi còn nhỏ đã bị nhồi sọ bởi những thứ thông tin lệch lạc, một chiều, nếu trong các gia đình, các bậc phu huynh không chủ động giáo dục, huấn luyện con em mình về óc phán đoán và phê bình khi tiếp cận các thông tin, thì chắc chắn có một hậu quả dây chuyền xảy đến: xã hội từ thế hệ này tới thế hệ kia ù lì, thụ động, buông xuôi trước một chế độ độc tài về chính trị nói chung và về truyền thông nói riêng. Bởi thế, giải pháp giáo dục thế hệ mầm non về khả năng cảm thụ và biện phân các thông tin mà chúng tiếp cận tuy là giải pháp được đề nghị sau cùng, nhưng lại là giải pháp cần được thực thi trước hết. Từ chỗ có một thế hệ trẻ biết chủ động cảm thụ và biện biệt các thông tin do các phương tiện truyền thông cung cấp, sẽ có được một xã hội sáng sủa trong tương lai, trong đó tiếng nói tích cực, lành mạnh của công luận sẽ hình thành; tiếng nói đó sẽ là yếu tố phán quyết và làm xụp đổ một chế độ chuyên chế, độc tài.

Tóm lại, khi tìm hiểu những nguyên tắc căn bản về đời sống con người và xã hội được đề cập trong các giáo huấn xã hội của Hội Thánh, và đối chiếu các nguyên tắc đó với tình hình thực tế của xã hội Việt Nam hiện nay, có lẽ ta không khỏi băn khoăn suy nghĩ và đặt vấn đề về các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền được tiếp cận thông tin khách quan về các biến cố công cộng. Cụ thể, hệ thống thông tin, truyền thông sai lệch, một chiều trong xã hội Việt Nam đang là yếu tố đe dọa cách nghiêm trọng quyền cơ bản đó của con người. Mà nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự sai lệch, một chiều trong truyền thông đó là sự tồn tại của một chế độ chuyên quyền, độc tài. Xóa bỏ một chế độ độc tài công khai và kéo dài, gây thiệt hại lớn cho các quyền cơ bản của con người và làm tổn thất nghiêm trọng cho ích chung của xã hội, là nhiệm vụ của mọi người, nhất là của các Kitô hữu – những người có bổn phận phải công bố Tin mừng giải thoát cho mọi loài thọ tạo [12].

Chú thích:
[1] x. Javier Hervada, Các nguyên tắc của Giáo huấn xã hội của Hội Thánh, tr. 6
[2] x. Đức Gioan XXIII, Thông điệp Mater et Magistra, 222
[3] x. Đức Leô XIII, Thông điệp Rerum Novarum, 12; cũng x. Đức Piô XI, Thông điệp Quadragesimo Anno, 17; Đức Gioan XXIII, Thông điệp Mater et Magistra, 219
[4] x. Javier Hervada, sđd, tr. 2-3
[5] Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, 2494; x. Công Đồng Vatican II, Sắc lệnh Inter Mirifica, 11
[6] x. Hội đồng Giám mục Việt Nam, Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo hội, nxb tôn giáo, 2007, tr. 288
[7] Hội đồng giáo hoàng về truyền thông xã hội, Huấn thị Đạo đức truyền thông, 20
[8] x. Ibid 22
[9] x. Bernard Haring, Tự do và trung thành trong Đức Kitô, tập III, tr. 249
[10] Hội đồng giáo hoàng về truyền thông xã hội, Communio et Progressio, 25
[11] Hội đồng giáo hoàng về truyền thông xã hội, Communio et Progressio, 67
[12] Đức Phaolô VI, Thông điệp Populorum Progressio, 31
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ý nghĩa chữ ''tình yêu'' được nhìn dưới góc độ Kitô giáo
Lm Nguyễn Hữu Thy
15:40 17/08/2008
Ý nghĩa chữ «tình yêu» được nhìn dưới góc độ Kitô giáo

Có lẽ người ta đã không sai khi gọi Kinh Thánh là «lá thư tình», hay «những lời tỏ tình» của Thiên Chúa với con cái loài người. Nhưng như ĐTC Bênêđíctô XVI đã viết trong Thông điệp đầu tay của ngài «Thiên Chúa là tình yêu» (Deus caritas est): «Ngày nay thuật ngữ tình yêu đã trở thành một trong những từ được dùng cũng như bị lạm dụng thường xuyên nhất, một từ chúng ta gán cho nhiều nghĩa hoàn toàn khác nhau» (số 2).

Thật vậy, trong cuộc sống đời thường, đặc biệt khi đắm đuối «phải lòng» một ý trung nhân khác phái nào đó, người ta thường dễ dàng thổ lộ cảm xúc của mình một cách tùy tiện, hầu như vô thức: «Anh yêu em» hay «em yêu anh», chứ đương sự chưa hẳn đã thật lòng yêu đối tượng của mình một cách thực sự, nghĩa là chưa hẳn đã ý thức được rõ ràng đầy đủ ý nghĩa của lời mình phát biểu. Nói cách khác, tiếng «yêu» được những người liên hệ thốt ra trong trường hợp này mới chỉ là phản ứng bộc phát do những cảm xúc rạo rực thuộc lãnh vực giác quan tác động, chứ chưa có sự can thiệp đầy đủ của lý trí. Ví dụ mối tình giữa anh Sam-sôn người Do-thái và cô Đa-li-la người Phi-li-tinh, mà Kinh Thánh đã tường thuật lại trong Sách Thủ Lãnh (16,4-31). Vì thế, ngay từ ban đầu khi quan hệ «tình yêu» giữa hai người dị chủng và bất đồng tôn giáo này vừa chớm nở đã chuốc lấy sự đổ vỡ đau xót thê lương.

Vâng, tình yêu của Sam-sôn đối với Đa-li-la chưa vượt qua được biên giới của những cảm xúc đắm đuối, của tiếng sét ái tình: Sâm-sôn mê đắm cô gái Phi-li-tinh là hoàn toàn do sự đòi hỏi tự nhiên của bản năng nam giới thúc đẩy. Đối với Sam-sôn, người anh hùng có sức mạnh phi thường, mối quan hệ của anh ta với Đa-li-la chỉ là một chuyện tình cảm qua đường như những chuyện tình cảm anh đã từng có với bao thiếu nữ khác trước đó mà thôi. Nhưng lần này lại khác hẳn, người đẹp Đa-li-la lại thông minh và quỷ quyệt hơn những người đẹp trước kia của anh rất nhiều.

Được những vị vương hầu đồng hương hứa thưởng cho nhiều tiền bạc nếu như cô ta tìm ra được sự thật về bí mật tại sao Sam-sôn lại có được sức mạnh phi thường như thế – tức dấu ấn sự gắn bó chặt chẽ của anh với Chúa Gia-vê (x. Tl 13,5) – Đa-li-la liền sử dụng món khí giới «mỹ nhân kế» vô giá sẵn có của nàng để đạt mục đích. Thoạt đầu, cả Sam-sôn và Đa-li-la đều dối nhau chứ không nói sự thật về mình. Để ép Sam-sôn nói ra sự thật và nhờ thế thế cô sẽ đạt được mục đích nhanh chóng hơn, Đa-li-la đã ra vẻ hờn trách Sam-sôn: «Làm sao anh nói là anh yêu em, trong khi anh không thật lòng với em?» (Tl 16,15), vì nàng đã dư biết tình yêu chân thật không chỉ dừng lại nơi một lời nói suông, nhưng đòi hỏi toàn diện con người của đối tượng. Và đó chính là khởi đầu bi kịch khủng khiếp cho một Sam-sôn si tình.

Tình yêu Kitô giáo thì vô biên giới, chứ không «chỉ» yêu mà thôi

Tình yêu Kitô giáo vô biên giới: không phân biệt chủng tộc, chính kiến hay tôn giáo
Người ta sẽ hiểu rõ được ý nghĩa sâu xa của những gì được gói ghém trong chữ «tình yêu» khi được nhìn dưới góc độ Kinh Thánh và Kitô giáo, nếu người ta tìm hiểu được những ý niệm trong các cổ ngữ và trong những dịch thuật Kinh Thánh thời xa xưa. Bắt đầu từ bản dịch Tân Ước theo tiếng Hy Lạp người ta đã ghi nhận được rằng chữ «tình yêu» luôn được dịch là «Agape» (tình bác ái), chứ không phải «Eros» (ái tình). Trong thông điệp «Deus Caritas est» - Thiên Chúa là tình yêu, ĐTC Bênêđíctô XVI đã viết: «Khuynh hướng tránh sử dụng từ Eros và quan điểm mới về tình yêu được biểu lộ qua từ Agape như vậy, chắc chắn nói lên một điều gì trọng yếu về tính chất mới mẽ của Kitô giáo khi hiểu về tình yêu» (số 3). Cả trong bản Kinh Thánh bằng tiếng La-tinh, quan điểm mới này về tình yêu Kitô giáo cũng đã tiếp tục sử dụng những ý niệm mới. Không phải những từ quen thuộc mà người ta thường đọc trong các văn bản bằng tiếng La-tinh – Amor và amare (= Eros) – đã được sử dụng để trình bày Sứ Điệp Tình Yêu của Thiên Chúa do Đức Giêsu, Con Một của Người mang đến cho nhân loại, nhưng là những ý niệm ít được người đời quan tâm và sử dụng, đó là: «Caritas»«diligere». Chính những từ Caritasdiligere đã được thánh Hieronymus (357-430) sử dụng khi dịch thuật bản Kinh Thánh Vulgata và rồi được Công đồng Trienter năm 1546 chính thức chấp thuận; tiếp đến, ĐGH Damascus I đã cho ban hành sử dụng bản Vulgata như bản Kinh Thánh chính thức của Giáo Hội Công Giáo La-tinh vào trong chương trình Phụng vụ, trong các Giờ Kinh mãi cho tới ngày nay.

Tình yêu Kitô giáo không phải là Amor

Trong thế giới Rôma ngoại giáo xưa kia, từ «Amor» (tiếng Hy Lạp là Eros = ái tình) cùng với từ đệm của nó là «Cupido» (sự thèm khát dục vọng) thuộc về những vị thần linh của sự hỗn độn thủa ban đầu vũ trụ. Ngoài ra còn có con trai của nữ thần Venus (nữ thần tình yêu và sự sinh sản) và của thần Mars (thần chiến tranh) – mà trong thời cổ xưa người ta đã trình bày bằng mũi tên và chiếc cung – được coi như là biểu tượng cho tình yêu xác thịt. Một khi bị mũi tên của Amor bắt đúng, cũng có nghĩa là con người bị sự thèm khát và đam mê dục vọng của mình sai khiến, con người trở thành tên nô lệ vô điều kiện cho chính mình.

Bởi vậy, theo nguyên tắc, từ «Amor»«amare» hoàn toàn bất khả sử dụng trong việc diễn tả ý nghĩa chân chính và cao cả của từ «tình yêu» theo đúng quan điểm Kitô giáo. Mặc dù trong các ngôn ngữ có nguồn gốc La-tinh(1), từ «Amor» cùng với nội dung mang khuynh hướng «Eros» của nó vẫn được sử dụng trong các giao tiếp thường ngày.

Tiếp đến, khác hẳn với «diligere», động từ «amare» - rất họa hiếm được các nhà dịch thuật bản Tân Ước sử dụng – có nghĩa (theo Kinh Thánh) là tình yêu thèm khát mang khuynh hướng thể xác giữa người nam và người nữ(2), nhưng cũng có nghĩa là tình yêu máu mủ ruột thịt(3). Đó cũng là trường hợp cụ thể được Đức Giêsu nhắc tới trong Phúc Âm theo thánh Mát-thêu khi Người nói: «Ai yêu (amat) cha hay mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu (amát) con trai hay con gái mình hơn Thầy, thì không xứng với Thầy» (10,37). Vậy, qua việc sử dụng từ «amare» trong trường hợp này, muốn nói lên rằng, theo Đức Giêsu: Ai thực sự yêu Người, thì phải yêu bằng một cách thức khác với cách thức họ yêu cha hay mẹ hoặc con cái mình. Như thế tình yêu đối với Đức Kitô là tình yêu siêu nhiên và phải hoàn toàn vượt lên khỏi mọi biên giới của tình yêu thuần tuý máu mủ vốn đã được Tạo Hóa phú bẩm vào trong bản chất tự nhiên của mỗi người. Vì thế, để trình bày nội dung cao cả và mới mẻ này của tình yêu Kitô giáo, bản Kinh Thánh bằng tiếng La-tinh đã sử dụng từ «Caritas»«diligere».

Tình yêu Kitô giáo là Caritas

Từ «Caritas» trong bản Vulgata(4) đóng một vai trò rất đặc biệt trong Giáo Hội cũng như trong thế giới(5). Vâng, từ «Caritas» mang một âm thanh vô cùng khả ái đối với hết mọi người - bất kể sắc tộc, tôn giáo hay chính kiến – mỗi khi nghe đến, vì nó là biểu tượng cho tình yêu tha nhân phổ quát của Kitô giáo, một tình yêu bắt nguồn và luôn dựa trên nền tảng tình yêu Thiên Chúa(6).

Từ «Caritas» có gốc từ tĩnh từ «carus» và có nghĩa là đáng yêu hay đắt đỏ. Theo nghĩa Kinh Thánh, từ «Caritas» muốn nói lên một phẩm tính cơ bản của con người được gắn liền với tư tưởng về sự quý báu, đầy giá trị, độc nhất vô nhị. Trong Thư I gửi Corinthô, thánh Tông đồ Phaolô đã xướng lên bản tình ca về đức ái Kitô giáo như sau:

«Giả như tôi nói được các thứ tiếng của loài người và của các Thiên thần đi nữa, mà không có đức mến (Caritas) thì tôi chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng.

Giả như tôi có được ơn nói tiên tri và biết hết được mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả tài đức đến chuyển núi rời non, mà không có đức mến (Caritas), thì tôi cũng chẳng là gì cả.

Giả như tôi có đem hết cả gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu chết, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi.

Đức mến (Caritas) thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến (Caritas) không bao giờ mất được… Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến (Caritas), cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến (Caritas)»
(1Cr 13,1-13).

Yêu thương nhau như Đức Giêsu đã thương yêu chúng ta

Nếu khi trình bày tình yêu Kitô giáo, người ta không thể sử dụng động từ «amare» với những lý do như đã nói trên, thì trong tiếng La-tinh không có động từ nào khác thích hợp hơn là động từ «diligere». Trong động từ «diligere» này (bao gồm cả ý nghĩa «dis-legere»: để cách ra, phân chia, chọn lựa) không chỉ nảy sinh ra tư tưởng về một sự chọn lựa và về sự được tuyển chọn, nhưng còn biểu lộ sự tự do. Vì thế, ý nghĩa của động tự «diligere» lại phải được hiểu trong sự tương quan chặt chẽ với động từ «eligere» (tuyển lựa, chọn lọc), như thánh Phaolô viết trong Thư Cô-lô-sê: «Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương» - Electi Dei sancti et dilecti (3,12).

Vậy, động từ «diligere» là thích hợp nhất để trình bày sự tuyển chọn của ơn thánh Thiên Chúa. Chính trong nghĩa này mà Đức Giêsu đã ban bố mệnh lệnh tình yêu của Người: «Các con hãy thương yêu nhau! Như Thầy đã yêu thương các con thế nào, các con cũng hãy thương nhau như vậy!» (Ga 13,34), và: «Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến các con như vậy. Các con hãy ở lại trong tình thương của Thầy!» (Sicut dilexit me Pater et ego dilexi vos! Manete in dilectione mea!).

Ai muốn hiểu được Thiên Chúa là tình yêu và muốn hoàn toàn tin tưởng phó thác vào tình yêu của Thiên Chúa (x. 1Ga 4,16), thì cần phải thấu triệt được ý niệm về tình yêu. Nhưng ai hiểu rõ được rằng tình yêu không chỉ là một lời nói trống rỗng mà người ta có thể phát biểu một cách dễ dàng tùy tiện, nhưng là Lời của Thiên Chúa đã mặc lấy xác phàm trong Đức Giêsu Kitô, thì người đó đã nắm bắt được trọng tâm của đức tin Kitô giáo vậy.

_______________

Chú thích:

1. Amor trong tiếng Ý: l’amore; tiếng Pháp: l’amour, v.v…

2. xem Sách Thủ Lãnh 16,4: quan hệ Sam-sôn/Đa-li-la

3. Tình yêu cha mẹ-con cái; tình yêu anh chị em trong gia đình, tình yêu họ hàng thân thích.

4. Tiếng Hy Lạp là Agape, mà ý nghĩa chính của nó - ngoài ý nghĩa trong Kinh Thánh ra - là sự đắt đỏ, sự bội tăng hay lạm phát.

5. Trong tiếng Pháp: Caritas là Charité, tiếng Ý là Caritá, tiếng Tây Nan Nha là Carino.

6. xem 1Ga 4,16: Deus caritas est (Thiên Chúa là tình yêu).
 
Thông Báo
Phân Ưu: Thân phụ của Linh mục Giuse Nguyễn Khoa Toàn đã qua đời
CĐCG Người Việt Nam Úc
00:46 17/08/2008
CĐCGVN-SA
Cộng Đồng Công Giáo Người Việt-Nam Úc

29 South Terrace, Pooraka, SA 5095

Tel: (08) 83591229 –Fax: (08) 83591336

Email: vietcatholicsa@yahoo.com.au


PHÂN ƯU



Trong niềm cậy trông vào lòng nhân từ và sự Phục Sinh vinh hiển của Chúa


Cộng Đồng Nam Úc mới nhận được tin thân phụ của Linh Mục Giuse Nguyễn Khoa Toàn Tuyên Úy Trưởng Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam thuộc Tổng Giáo Phận Sydney, Úc Châu là Cụ Cố:

Gioan Baotixita



NGUYỄN KHẮC HOẠCH



Sau 86 năm, hoàn tất cuộc hành trình đức tin Công Giáo nơi dương thế

Đã từ giã gia đình và bằng hữu, đi về nhà Cha trên Trời

Ngày 11/08/2008 tại Việt Nam


Chúng con xin hiệp ý với Cha Toàn và Tang Quyến, cầu xin Thiên Chúa sớm đón nhận linh hồn Cụ Cố Gioan Baotixita về hưởng nhan Thánh Chúa trên Thiên Đàng

Thành Kính



Ban Tuyên Úy

Hội Đồng Mục Vụ

Cùng Toàn Thể Giáo Dân CĐCGVN-Nam Úc
 
Ai tín: LM Giuse Nguyễn Tiến Huynh đã qua đời tại Phan Thiết
VP TGM Phan Thiết
21:37 17/08/2008

AI TÍN


«Ai thấy Chúa Con và tin vào Người thì có sự sống đời đời» (Ga 6,40)

Trong niềm tin và niềm hy vọng nơi Thiên Chúa Tình Yêu,
Tòa Giám Mục Phan Thiết trân trọng kính báo:

Linh mục GIUSE NGUYỄN TIẾN HUYNH,


Sinh ngày 30 tháng 8 năm 1930,
tại Hòa Ninh - Quảng Bình- Giáo Phận Vinh.
Cựu Hiệu Trưởng trường Thiên Hựu, Huế- Cựu Giáo sư ĐCV Xuân Bích Huế,
ĐCV Thánh Nicola Phan Thiết, ĐCV Thánh Giuse Saigon, ĐCV Vinh Thanh.
đã được Chúa gọi về vào lúc 09 giờ 20, ngày 17 tháng 8 năm 2008,
tại Nhà Hưu Dưỡng Linh Mục Giáo Phận Phan Thiết.

Thánh lễ an táng lúc 6 g 30 sáng ngày 19 tháng 8 năm 2008,
tại nhà thờ Vinh An, Hạt Hàm Thuận Nam.
An táng tại nghĩa trang linh mục Giáo phận Phan Thiết.

Kính xin Quí cha, quí tu sĩ, chủng sinh và cộng đoàn dân Chúa hiệp lời cầu nguyện cho cố linh mục Giuse.

Kính báo
 
Văn Hóa
Chuyện phiếm: Con Cháu Cụ Lý
Trà Lũ
14:29 17/08/2008

Chuyện phiếm: CON CHÁU CỤ LÝ



Sắc dân nào tới Canada lập nghiệp cũng đều mang theo cái bếp, các cụ ạ. Trừ các đấng nhi đồng dưới 10 tuổi không nói làm gì, còn từ 10 tuổi trở lên mà đến xứ này thì tự nhiên ai cũng nhớ món ăn quê hương vô cùng. Người Nhật nhớ món sushi, người Cao Ly nhớ món kim chi, người Ấn Độ nhớ món cà ri, người Ý nhớ món spaghetti, và người Việt Nam phe ta thì nhớ không những một món phở mà nhớ trăm món khác. Bạn không nấu được món ăn quê hương ư ? Mời bạn đi cao lâu. Sắc dân nào ở đây cũng đều mở nhà hàng. Tới Canada bạn muốn ăn phở, phải không ạ? Dễ qúa, mời bạn xuống phố. Ngoài phở, bạn có thể ăn bún ốc, bún riêu, bún thang, bún bò Huế, bánh canh giò heo...

Cùng với cái bếp, người di dân còn mang theo vườn rau nữa. Trước năm 1975, làm sao bạn có thể tìm ra ngò gai, tía tô, kinh giới, lá hẹ, rau mồng tơi, rau đay, rau dấp cá. Bây giờ thì đủ hết. Bạn đi qua nhà ai mà thấy mảnh vườn trước cửa có mấy cây tía tô lá tim tím thì đích thị đây phải là nhà người VN. Bạn ở chung cư, bạn thấy ở cửa sổ có chậu dấp cá lá xanh xanh thì đích thị đơn vị gia cư đó có người VN ở.

Hôm qua chúng tôi được Cụ B.95 mời ăn cơm. Cụ mời làng vì có ý khoe vườn rau. Chao ôi cái vườn rau đã làm chúng tôi mê mẩn. Cụ là người có tay trồng rau. Người Canada gọi những người trồng rau giỏi la những người có ‘ ngón tay cái xanh’, green thumb. Cụ thật là hạnh phúc vì có người con hiếu đễ vô cùng. Tôi chưa thấy ai hiếu thảo với mẹ đến thế. Các cụ còn nhớ gốc gác cậu này chứ. Năm 1954, cả làng di cư vào Nam. Cụ ông thời ấy đi kháng chiến, cụ bà cứ chờ cụ ông từ chiến khu về rồi cùng vào Nam, nhưng chờ hoài mà chẳng thấy tăm hơi. Cụ bà quyết chờ. Cụ gửi cậu con này theo gia đình ông bác vào Nam trước, cụ định sẽ vào sau với chồng. Nào ngờ trễ hết mọi sự. Cụ ông không về mà giấy báo tử về. Cụ bà kẹt lại ngoài Bắc từ 1954. Anh con vào Nam, lớn lên, đi lính, rồi 1975 đi tù. Hết tù, anh vượt biên rồi được tới Mỹ. Rồi lấy vợ. Rồi bảo lãnh cho mẹ đang sống ở Hà Nội. Bà mẹ Bắc Kỳ sang thẳng Canada năm 1995 và vào làng chúng tôi. Cụ có mỹ danh B.95 là thế.

Anh con chí hiếu này, xa mẹ mấy chục năm, nay được gặp lại mẹ, anh mừng hết sức. Ban đầu anh ở chung cư, về sau thấy mẹ ra vào tù túng, anh mua một căn nhà. Vì căn nhà không có vườn, anh thấy mẹ suốt ngày cấy rau vào chậu. Anh liền đi mua một căn nhà khác ở ngoại ô. Nhà mới này hợp ý cụ qúa. Nhà có một thửa vườn rất rộng, chan hòa ánh nắng. Mùa hè, cụ B.95 suốt ngày ở ngoài vườn. Cụ trồng hầu như đủ hết mọi thứ rau, từ rau mùi, húng, tía tô, kinh giới tới rau thì là, rau đay, rau mồng tơi. Lại cả bầu, cả bí, cả mướp.

Các cụ có biết cụ B.95 đãi làng món gì không ? Thưa, vì có vườn rau thơm nên cụ đãi món gỏi cuốn. Thông thường thì món này rất đơn sơ, gồm chút rau diếp, rau thơm, bún, mấy lát thịt heo luộc và vài con tôm bóc vỏ, cuốn với bánh tráng và chấm với nước mắm chua ngọt. Hôm nay thì đặc biệt hơn. Cụ hái các loại rau thơm trồng được trong vườn, bầy ê hề trên bàn. Cạnh đó không phải chỉ có thịt heo, tôm bóc vỏ, mà còn thêm thịt gà, thịt bò, cá hấp. Ai thích thứ gì thì cuốn thứ đó. Dân làng tự cuốn lấy, to nhỏ, nhiều rau ít rau, nhiều thịt ít thịt tùy thích. Mọi người ăn uống phủ phê sung sướng quá chừng. Trong bữa ăn này, tôi học được hai điều mới lạ.

Thứ nhất là món rau ngò, Cụ B.95 gọi là rau mùi. Rau này không ưa rửa nước kỹ, các cụ ạ. Cụ B.95 xưa nay vẫn chê là rau mùi bán ở chợ Canada chả có mùi thơm gì cả. Cụ đã xin bạn bè ở VN gửi hạt mùi sang. Tự tay cụ gieo hạt. Cây mùi gốc VN không to lớn như mùi ngoài chợ Tàu, nhưng nó thơm vô cùng. Chị Ba Biên Hoà được cụ nhờ rửa rau mùi. Tính chị xưa nay sạch sẽ và cẩn thận, chị đem bó mùi ngâm nước một giờ rồi đem rửa nước lạnh 3 lần. Rửa xong, khi bầy vào đĩa, chị chả thấy hương thơm gì cả. Chị hô hoán lên. Ai cũng vội chạy đến ngửi và cũng đều xác nhận rau mùi đã hết hương. Hóa ra rau mùi gốc VN, tức rau ngò, sẽ mất hết hương vị nếu rửa nước lâu quá và kỹ qúa, các cụ ạ. Ăn bao nhiêu rửa bấy nhiêu và rửa xong ăn ngay.

Bài học thứ hai là phép đuổi ruồi. Làng tôi ngồi ăn ngoài vườn. Khi món cá, món tôm và nước mắm vừa bày ra thì các chú ruồi ở đâu tự nhiên xuất hiện. Anh John được giao công tác đuổi ruồi mà làm không nổi. Chúng nó gọi nhau. Càng đuổi chúng càng kéo đến đông. Anh vừa quạt vừa đuổi vừa cười: Tụi ruồi Canada rất mê món VN. Hễ bao giờ có mùi nước mắm là chúng kéo tới ào ào. Chỗ bàn này là nơi vợ chồng tôi vẫn ngồi ăn trưa. Chúng tôi ăn bánh mì, ăn bơ, ăn phó mát, nào có thấy con ruồi bao giờ đâu. Cả làng sợ ruồi nên Cụ B.95 có ý định dọn thức ăn vào trong nhà. Tức thì ông ODP lên tiếng. Ông bảo ông có phép thần để đuổi ruồi. Ông xin mấy củ hành tây. Ông cắt hành tây ra nhiều lát và bầy ra đĩa. Tự nhiên đàn ruồi biến hết các cụ ạ. Đúng là phép tiên. Thì ra loài ruồi sợ mùi hành tây sống. Mùa này là mùa BBQ ngoài trời. Các cụ nhớ lấy cái phép đuổi ruồi này nha. Hiệu nghiệm, nhanh chóng và không tốn công tốn sức gì cả.

Bữa nay dân làng chỉ ăn món gỏi cuốn mà ai cũng no cành bụng. Hai cô Huế Tôn Nữ và Cao Xuân, mọi khi kiêng cữ không dám ăn nhiều vì sợ mập, bữa nay các cô ăn thả giàn. Cô Cao Xuân bảo: Ui chao, no qúa, bữa ni không chống được cơn cám dỗ của thần khẩu ! Cô bạn Tôn Nữ trấn an ngay: Không răng mô. Trong bụng toàn rau không à, chút xíu là nó xẹp ngay. Nghe hai cô nói giọng Huế líu lo trầm bổng, tôi thấy du dương qúa chừng. Bây giờ thì tôi hiểu lý do tại sao mấy ông bạn Bắc Kỳ của tôi khi xưa vào Huế làm việc một thời gian, rồi ông nào cũng dẫn vợ Huế về trình diện họ hàng.

Món tráng miệng là dưa hấu. Món này do Cụ Chánh đem đến. Miếng dưa mới ngọt và nhiều nước làm sao. Mùa này trời nóng, ăn dưa hấu là chí phải. Nhưng nhiều khi ta không mua được trái dưa vừa ý. Anh John xin Cụ Chánh bí quyết chọn dưa. Cụ cười hà hà: Ngày xưa ngoài Bắc làng của lão chuyên trồng dưa hấu bán dịp tết nên lão có kinh nghiệm chút ít đây. Thế này nhá, bạn đi mua dưa thì việc đầu tiên phải xem cái cuống trái dưa, cuống phải nhỏ, phải héo và khô lại thì mới đúng là trái dưa già. Rồi vỏ dưa phải căng tròn, láng bóng, và các sọc đen phải nổi rõ. Đít trái dưa càng nhỏ càng tốt, và phải lõm vào. Càng lõm sâu thì càng ngọt. Trái dưa phải tròn đều và phải nặng.

Nghe xong thì anh John vái Cụ Chánh một cái thật sâu: Cháu xin đa tạ sư phụ. Bữa nay sư phụ vừa cho món tráng miệng ngon, vừa ban thuốc bổ dương. Rồi anh cười hề hề chỉ đĩa dưa hấu: Thuốc Viagara đây, các bác ạ. Gân đây có mấy bài nghiên cứu về dưa hấu, bài nào cũng ca ngợi khả năng dũng mãnh của trái dưa này. Nó công hiệu như Viagara. Hóa ra lâu nay anh em mình dùng thuốc bổ dương mà không biết…….

Nghe giọng cười hề hề của chồng là chị Ba Biên Hòa biết chuyện mặn của phe liền ông đang bắt đầu. Chị gỉa bộ không biết. Chị nhắc chồng kể chuyện thời sự Canada kẻo cụ B.95 mong. Anh John này có máu sợ vợ, nghe vợ phán một cái là vâng lời ngay. Anh hắng giọng rồi kể:

Chuyện đầu tiên là biểu tượng quốc gia. Trong lễ quốc khánh vừa qua, một cơ quan thuộc Bộ Công Dân và Di trú đã đặt câu hỏi: Theo bạn, cái gì là tiêu biểu Canada? Có rất nhiều câu trả lời, nhưng có 5 câu được nhiều người dân nói tới nhất: Tiêu biểu Canada là cây phong, là quốc kỳ với lá phong, là môn thể thao Hockey, là con hải ly, là cánh tay robot lắp trên phi thuyền không gian của Hoa Kỳ. Nói tới đây, anh John ngưng lại rồi giải thích vì sợ Cụ B.95 không hiểu hết. Cây phong và lá phong Canada thì đã hiển nhiên rồi nha. Môn hockey chơi trên sân băng là môn thể thao người Canada đã nghĩ ra đầu tiên, và cả nước hâm mộ, rõ rồi nha.

Còn con hải ly, beaver, con này rất đặc biệt, xin dài dòng một chút. Nó trông như con chuột nước, nhưng to hơn và có đuôi dài, màu nâu. Nó là biểu tượng sự chăm chỉ làm việc. Nó chuyên cắt cây làm đập ngăn nước. Nó cắt cây bằng bộ răng vô cùng sắc bén của nó. Khi nó chọn được địa điểm trong hồ thích hợp thì gia đình nhà hải ly đi cắt cây. Chỉ dùng răng mà chúng có thể đốn ngả nhiều cây rất lớn. Rồi chúng tỉa cành, cắt thân cây, rồi kéo về địa điểm đắp đập. Xong đập thì chúng làm nhà ỏ giữa hồ, cũng bằng cây. Nhà là nơi nuôi con và là kho chứa thực phẩm. Cửa ra vào là hai lối ngầm dưới nước. Các con hải ly biết điều chỉnh được mực nước trong hồ nên nhà của hải ly không bao giờ bị ngập lụt. Canada là nước có nhiều hồ nhất thế giới, và các con hải ly thường sinh sống trong những hồ này. Da con hải ly dùng làm mũ cho các bà. Mũ này rất qúy và rất mắc tiền. Con hải ly được chọn làm biểu tượng Canada là thế.

Còn cánh tay không gian gắn ở ngoài phi thuyền để bốc rỡ vật liệu thì các cụ thấy rồi, người Canada rất hãnh diện về sự đóng góp này với Hoa Kỳ.

Chuyện thời sự thứ hai là 3 thành phố Canada được chọn vào danh sách vàng của thế giới. Cơ quan Hỗ Tương và Phát Triển Kinh Tề Thế Giơi, tên viết tắt là OECD, vừa công bố danh sách 20 thành phố có cuộc sống tốt nhất hoàn cầu. Ba thành phố Canada đã được chọn nằm trong danh sách này: Vancouver, Toronto và thủ đô Ottawa. Đứng đầu danh sách là thành phố Vienna của Ao, rồi Genève của Thụy Sĩ. Không có thành phố nào của Hoa Kỳ được lọt vào danh sách này cả. Thật đáng tiếc.

Tin tiếp theo là 2 công dân Canada vừa được Nhật Bản trao tặng 2 giải thưởng danh dự. Đó là triết gia Charles Taylor ở Montréal và nhà sinh vật học Anthony Pawson ở Toronto. Giải thưởng mang tên ‘ Kyoto Prize’. Đối với người Nhật, giải này cao qúy như giải Nobel vậy.

Chuyện cuối cùng là chuyện nụ hôn chết người. Chuyện này đã cũ nhưng báo chí mới nhắc tới. Cô bé Christina Desforges 15 tuổi sống ở miền Québec được mang vào nhà thương cấp cứu vì bị khó thở. Tới nhà thương thì tắt thở. Các bác sĩ thử nghiệm đủ thứ và cuối cùng đã tìm ta nguyên do cái chết: cô bị phản ứng về đậu phọng. Cha mẹ cô rất ngạc nhiên về lý do đậu phọng này. Gia đình cho biết xưa nay cô rất cẩn trọng, không bao giờ đụng tới đậu phọng. Mãi rồi mới tìm ra thủ phạm. Cô đã bị người yêu hôn cách đó mấy giờ. Trước khi hôn, chàng trai đa tình đã ăn bánh mì trét bơ đậu phọng, thứ bơ rất phổ thông và nhiều người Bắc Mỹ mắc nghiện: Peanut Butter. Đây là bài học cho những ai đang yêu, hay hôn nhau và có bệnh dị ứng nha.

Kể đến đây rồi chàng John xin ông ODP tiếp sức. Ông bồ chữ ODP liền kể chuyện các báo Tàu ở Canada đang đánh nhau. Hiện nay dân số người Tàu ở Canada lên tới 1.2 triệu. Họ có 3 tờ báo lớn, đó là tờ Tinh Đảo Nhật báo, Minh Báo và Hiện Đại Nhật Báo. Tờ Tinh Đảo, Sing Pao, lớn nhất. Báo này thân cộng sản và đang cổ võ cho Thế Vận Hội Bắc Kinh. Báo đang bị các đối thủ chỉ trích. Được biết chủ nhân tờ Tinh Đảo là bà Sally Aw. Bà này là con nuôi của tỷ phú Aw Boon Haw ở Hong Kong. Các cụ có biết tỷ phú này là ai không ? Thưa là chủ nhân của hãng dầu cù-là con cọp rất phổ thông ở VN đấy ạ, hãng Tiger Balm ấy mà.

Rồi ông ODP xin chấm dứt chuyện thời sự vì mục này đã dài rồi. Ông muốn dành thời giờ để dân làng nói những chuyện khác. Cô Huế Cao Xuân không chịu, cô vốn mê tài kể chuyện của anh John và ông ODP. Cô xin tiếp tục. Ông ODP đúng là thiên tài. Ông chuyển chuyện thời sự nghiêm trang và khô cứng sang chuyện cười một cách rất dễ dàng. Ông thưa với cả làng: Xưa nay tôi cứ tưởng hai cô Tôn Nữ và Cao Xuân chỉ là người Huế thuần túy, ai dè mới đây ông mới biết hai cô này có gốc Nhật Bản. Ông kể rằng tuần trước ông ra nhà ga xe lửa đón bạn, tình cờ gặp 2 cô Huế ở đó và nghe 2 cô nói tiếng Nhật với nhau, như sau:

- Mi đi ga chi ?
- Tau đi ga ni.
- Ga ni ga chi ?
- Ga ni như ri.
- Ga như ri mi lo ra đi
- Tau đi nghe mi.

Các cụ có hiểu mấy câu đối đáp tiếng ‘Nhật’ của ông ODP áp đặt cho hai cô Huế không ? Cả làng nghe xong thì phá ra cười. Cụ B.95 lần đầu tiên nghe tiếng lạ, chả hiểu gì. Mãi về sau, ông ODP thông dịch lại rồi cụ mới hiểu. Cụ bảo con dâu Tôn Nữ của cụ xưa nay có nói tiếng Nhật bao giờ đâu!

Làng tôi vui thế đấy.

Xin nói tiếp về cái ông ODP này. Ăn xong bữa gỏi cuốn rồi nhìn xuống vườn rau thơm tươi tốt của cụ B.95, ông liền xin lần sau cụ cho ăn phở. Theo ông thì chỉ còn cụ là dân Bắc Kỳ đặc, không lai Nam Kỳ chút nào thì may ra cụ mới còn giữ được hương vị gốc phở Bắc ngày xưa. Ông thèm tô phở Bắc chính thống vô cùng. Di cư vào Nam năm 1954, ông chỉ còn thấy cái hương vị chính thống ở tô phở Bà Dậu trong cư xá đường Công Lý Saigon trước 1975.

Các cụ còn nhớ cái quán phở trong khu cư xá công chức này chứ, cái quán phở có bày bát cơm nguội tặng khách ăn thêm ấy mà. Nói đến đây rồi ông cười hà hà. Nghĩ cũng ngộ. Ngày xưa quê mình nghèo, tô phở ăn xong vẫn còn nhiều nước dùng, chẳng lẽ đổ đi, phí của trời, tội chết. Thế là ông bà ta đã cho cơm nguội vào. Chao ơi, cơm nguội ăn với nước phở, sao mà nó ngon thế ! Các cụ đã bao giờ ăn cơm nguội với nước phở chưa ? Nếu chưa thì xin mời các cụ thử ngay đi. Được lắm đó. Sở dĩ tôi nói được lắm là chính tôi đã có kinh nghiệm này. Không phải kinh nghiệm từ quán phở Bà Dậu đường Công Lý nhưng từ bữa ăn ở nhà một ông bạn thân. Ông này giàu có, nhà cửa sang trọng, ông làm tới bác sĩ cơ mà. Bữa đó bà vợ gốc Bắc Kỳ của ông nấu phở, ông mời một lô bạn thân tới ăn. Phở ngon không chê vào đâu được, đúng phở Hà Nội ngày xưa. Ai cũng xin ăn thêm tô thứ hai. Trong lúc bạn bè mải mê với tô phở ăn thêm này thì bà vợ mang ra cho ông một chén cơm nguội. Thấy bạn bè ngạc nhiên, bà vợ vui vẻ nói: Xin các bác đừng thắc mắc, ông nhà tôi từ khi ăn phở Bà Dậu là nghiện luôn cơm nguội. Ăn phở xong bao giờ ổng cũng đòi thêm ti cơm nguội.

Ông ODP nghe tôi tán dương thêm về phở bà Dậu thì thích lắm. Ông nhìn hai cô Huế rồi vừa cười hích hích vừ a trích lời nhà văn nổi tiếng Thanh Nam. Rằng ông Thanh Nam gốc người Nam Định, Bắc Kỳ đặc. Ông lấy vợ là nhà văn Túy Hồng gốc Huế cũng đặc. Ông đã dám trêu vợ như sau:

Bún bò mà địch với phở thì có khác chi châu chấu đá voi. Nước phở trong như khe suối đầu nguồn, còn nước bún bò thì vừa đục vừa đỏ, và gặp lạnh thì đông lại như thịt đông...

Những lời trên đây là những lời phạm thượng, không phải tôi bịa đặt nha, mà do chính bà vợ Huế của ông viết ra trong bài ‘Thanh Nam, Đại Tang Đã Mãn’ đăng trong báo Làng Văn số 48, tháng 8 năm 1988.

Trước ông Thanh Nam còn có Cụ Tú Mỡ mới kinh. Không chê bai, không so sánh với các món khác, Cụ Tú Mỡ ngày xưa đã ca tụng phở thế này:

Phở là đại bổ, tốt bằng mười thuốc bắc
Quế phụ sâm nhung chưa chắc đã hơn gì
Phở bổ âm bổ dương bổ phế thận can tì
Bổ cả ngũ tạng, tứ chi bát mạch

Cụ B.95 nghe ông ODP ca ngợi phở làm vậy thì ưng ý lắm. Cụ đã nhận lời nấu phở lần sau. Không biết Chị Ba Biên Hòa hỏi cụ điều gì về nồi nước phở, cụ nói lớn tiếng: Hương vị nồi phở là do những thứ này: gừng nướng, hành nướng, hồi nướng và một chút quế. Cụ đúng là người có thẩm quyền về phở rồi, vì chỉ nghe sơ sơ mà đã thấy ngon qúa. Lần sau ăn xong, tôi xin làm bản tường trình chi tiết.

Thấy dân làng mê man nói về phở mà quên một tiếng nói có thẩm quyền về phở, anh John bèn quay vào Cụ Chánh: Cụ đã từng chu du mọi miền đất nước, cụ đã nếm đủ mùi hương vị quê hương. Cụ là Thái sơn, xin Thái sơn lên tiếng.

Cụ Chánh từ tốn đáp: Không dám đâu. Các bạn đã nói qúa hay và qúa đủ về phở. Xin cho lão nói sang chuyện khác. Chuyện của lão như thế này: Mới đây tình cờ lão được đọc báo ‘Quốc Gia’ số 116 của Cộng Đồng Người Việt Montréal. Trong số này có nhiều bài viết về quê hương VN hay quá. Nhiều ngọn bút vừa có hoa vừa có lửa. Ngay bài đầu, tác giả Trần Mộng Lâm, gốc y sĩ, đã cho chúng ta một niềm hy vọng:

. .. Tính đi tính lại, đảng CSVN chỉ làm được mỗi một việc sau khi đã làm máu chảy thành sông, xuơng chất thành núi. Việc đó là làm chậm sự tiến hóa của dân tộc ít nhất 50 năm. Vậy mà họ vẫn chưa qua khỏi cơn mê. Họ cũng không đủ lương thiện để xám hối. Họ vẫn níu bánh xe lịch sử trong vô vọng. Níu kéo, nhưng níu kéo được bao lâu ?

Trong bài ngay sau đó, như để trả lời ông Trần Mộng Lâm, tác gỉa Nguyễn K. Quái đã cho ta thấy một ánh sáng đang le lói cuối đường hầm:

…... Song song với những nhận xét bi quan trên, may thay, vẫn còn những tấm lòng, vẫn còn những người dấn thân, vẫn còn đa số thầm lặng kiên gan trì chí, chỉ chờ ‘ tức nước vỡ bờ’ mà thôi. Lịch sử đã cho thấy Hitler mạnh đến thế mà y có thể hình dung được ngày phải tự bắn phát súng vào đầu tự tử đâu ? Và có ai ngờ cả một nước Đức, nước Nhật, hùng mạnh như thế rồi cũng phải sụp đổ đâu ? Cũng có ai ngờ Đảng CS Liên Xô vĩ đại, được Bắc Cộng tin tưởng như thế, các đảng CS Đông Âu độc tài sắt máu như thế mà rồi cũng tiêu tùng hàng loạt ? Những Ceausescu, Hoenecker, Sadam Hussein từng thét ra lửa rồi cũng cùng đường đền tội. Hàng triệu đảng viên CS Nam Dương sau khi Soekarno bị lật đổ đã bị dân chúng tự động nổi lên giết chết. Một ngày đẹp trời nào đó rồi Viêt Nam cũng sẽ có những Gorbachev, Lech Walesa, Vaclav Havel, Triệu tử Dương, và hàng hàng lớp lớp người dân cũng sẽ xuống đường xô ngã cái bức tường loang lổ CSVN hiện nay đi. ..

Ông ODP tiếp lời cụ Chánh: Cầu xin cái ngày hạnh phúc đó mau đến, chứ như hiện nay thì bi đát kinh hoàng. Tôi có một người bạn mới đi VN về, anh bảo: Đen tối lắm ! CSVN ăn tất tần tật, ăn bẩn, ăn cướp, ăn chận, ăn gian, ăn hết mọi thứ, chỉ trừ ĂN NĂN ! Anh bạn tôi đã nói rất đúng. Xưa nay CSVN vẫn lớn tiếng hô hào hòa hợp hoà giải mà họ có thực lòng bao giờ đâu. Giá mà họ biết thực lòng ăn năn như đảng trưởng đảng CS Ba Lan. Ông này đã cúi đầu xin lỗi toàn dân về quốc nạn CS, ông và đảng CS của ông đã được dân Ba Lan tha thứ. Ba Lan đã bước vào kỷ nguyên thịnh vượng ngay sau khi CS tan hàng.

Ngày đó bao giờ mới đến cho Việt Nam ?

Nói tới viêc nhận lỗi và xin lỗi, tôi chợt nhớ tới Công Ty Samsung. Các cụ biết công ty Samsung của Đại Hàn chứ ? Cái công ty hiện nay qua mặt công ty Sony của Nhật ấy mà, cái công ty mà số thương vụ hàng năm 160 tỷ USD, bằng 18% tổng sản lượng quốc gia của Đại Hàn ấy mà, cái công ty mà hiện nay các sản phẩm của họ có mặt ở 58 quốc gia ấy mà. Tôi nói tới Samsung ở đây có ý để nhắc tới chủ nhân là Ông Lee Kun-Hee. Ông Lee vừa làm một việc anh hùng. Ông vừa lên tiếng nhận lỗi về việc ông đã khai gian thuế, và tuyên bố từ chức tổng giám đốc công ty.

Dân Đại Hàn nghe ông cúi đầu xin lỗi, ai cũng ngậm ngùi nhưng lại yêu mến ông hơn trước. Nhờ tài lãnh đạo của ông mà kinh tế Đại Hàn đã có khả năng qua mặt Nhật Bản, đã rửa được mối nhục. Người dân Cao Ly nói chung vẫn nhớ mối thù truyền kiếp: đất nước họ đã bị Nhật Bản cai trị tàn ác khi xưa.

Lee Kun-Hee, đọc theo giọng Hán Việt là Lý Kiện Hy. Truy nguyên ra, ông Lý này chính là con cháu của cụ tổ Lý Long Tường, tướng VN đã sang giúp Cao Ly hồi thế kỷ 13, các cụ nhớ chứ. Tổ tiên VN ta ngày xưa oai hùng đến thế, chẳng lẽ con cháu ngày nay lại tệ mạt thế này sao, các cụ ?