Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời 15/8 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
00:37 14/08/2023
BÀI ĐỌC 1 Kh 11:19a,12:1-6a,10ab
Bài trích sách Khải huyền của thánh Gio-an tông đồ.
Tôi là Gio-an, tôi thấy Đền Thờ Thiên Chúa ở trên trời mở ra, và Hòm Bia Giao Ước xuất hiện trong Đền Thờ.
Rồi có điềm lớn xuất hiện trên trời: một người Phụ Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao. Bà có thai, đang kêu la đau đớn và quằn quại vì sắp sinh con. Lại có điềm khác xuất hiện trên trời: đó là một Con Mãng Xà, đỏ như lửa, có bảy đầu và mười sừng, trên bảy đầu đều có vương miện. Đuôi nó quét hết một phần ba các ngôi sao trên trời mà quăng xuống đất. Rồi Con Mãng Xà đứng chực sẵn trước mặt người Phụ Nữ sắp sinh con, để khi bà sinh xong là nó nuốt ngay con bà. Bà đã sinh được một người con, một người con trai, người con này sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt muôn dân. Con bà được đưa ngay lên Thiên Chúa, lên tận ngai của Người. Còn người Phụ Nữ thì trốn vào sa mạc; tại đó Thiên Chúa đã dọn sẵn cho bà một chỗ ở. Và tôi nghe có tiếng hô to trên trời:
“Thiên Chúa chúng ta thờ giờ đây ban ơn cứu độ, giờ đây biểu dương uy lực với vương quyền, và Đức Ki-tô của Người giờ đây cũng biểu dương quyền bính.”
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 1Cr 15:20-27
Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.
Thưa anh em, Đức Ki-tô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu. Vì nếu tại một người mà nhân loại phải chết, thì cũng nhờ một người mà kẻ chết được sống lại. Quả thế, như mọi người vì liên đới với A-đam mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Đức Ki-tô, cũng được Thiên Chúa cho sống. Nhưng mỗi người theo thứ tự của mình: mở đường là Đức Ki-tô, rồi khi Đức Ki-tô quang lâm thì đến lượt những kẻ thuộc về Người. Sau đó mọi sự đều hoàn tất, khi Người đã tiêu diệt hết mọi quản thần, mọi quyền thần và mọi dũng thần, rồi trao vương quyền lại cho Thiên Chúa là Cha.
Thật vậy, Đức Ki-tô phải nắm vương quyền cho đến khi Thiên Chúa đặt mọi thù địch dưới chân Người. Thù địch cuối cùng bị tiêu diệt là sự chết, vì Thiên Chúa đã đặt muôn loài dưới chân Đức Ki-tô.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG x. Mt 11:25
Alleluia. Alleluia.
Đức Ma-ri-a được rước lên trời, muôn vàn thiên sứ hoan hỷ mừng vui.
Alleluia.
TIN MỪNG Lc 1:39-56
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Hồi ấy, bà Ma-ri-a vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa. Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét. Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.”
Bấy giờ bà Ma-ri-a nói:
“Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,
thần trí tôi hớn hở vui mừng
vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới;
từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc.
Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả,
danh Người thật chí thánh chí tôn!
Đời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.
Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,
dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người,
như đã hứa cùng cha ông chúng ta,
vì Người nhớ lại lòng thương xót
dành cho tổ phụ Áp-ra-ham
và cho con cháu đến muôn đời.”
Bà Ma-ri-a ở lại với bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng, rồi trở về nhà.
Đó là Lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:12 14/08/2023
Chương 9:
“Có những người tự ý không kết hôn vì Nước Trời, ai hiểu được thì hiểu” (Mt 19, 12)
THANH KHIẾT (1)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
THANH KHIẾT
“Có những người tự ý không kết hôn vì Nước Trời, ai hiểu được thì hiểu” (Mt 19, 12)
THANH KHIẾT (1)
1. Được như thiên thần là một phúc phận; giữ mình đồng trinh là một công đức.
(Thánh Gioan Kim Khẩu)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:17 14/08/2023
21. CAN GIÁN NGỖNG VỊT
Nam Tống Cao Tôn Triệu Cấu gặp gỡ hạ quan, có một quan gián nghị tên Đổng Môn kiến nghị với Cao Tôn:
- “Sắp tới đây xin đừng giết heo giết dê để làm thịt vì việc ấy rất hợp với thánh đức, nhưng đối với ngỗng và vịt cũng cấm như thế”.
Vừa nói xong, đột nhiên có người báo:
- “Quân Kim xâm phạm phía nam, có người mang số một là “long hổ đại vương” rất dũng mãnh rất khó mà chống cự”.
Cao Tôn nhất thời trầm mặc không nói.
Quan thị lang đứng bên thượng tấu nói:
- “Đại vương bất tất phải lo âu, ở đây có một quan “can gián ngỗng vịt” đủ để đối đầu với “long hổ đại vương rồi !”
(Cỗ kim tiếu sử)
Suy tư 21:
Can gián nhà vua làm chuyện hại dân hại nước là đúng với chức năng của quan gián nghị, nhưng đề nghị nhà vua ra lệnh cấm bá tánh không được giết heo giết dê để làm thịt và cũng không được giết ngỗng giết vịt để ăn, thì quả là qúa lạm dụng chức quyền…
Có người chỉ biết can gián anh em và giận dữ khi anh em chị em tái phạm chứ không biết giúp anh em chị em sửa đổi khuyết điểm, nên vẫn còn có những điều đáng tiếc xảy ra giữa anh em chị em với nhau.
Can gián anh em chị em làm điều xấu là nhiệm vụ của mọi người, nhưng can gián không có nghĩa là mình làm bề trên hay làm anh hai chị hai của anh chị em mình, nhưng là người bạn tốt của nhau…
Chỉ thấy khuyết điểm của tha nhân mà can gián chứ không thấy ưu điểm của họ để khuyến khích, thì chẳng khác chi nói với họ rằng:
- “Anh (chị) là người ‘hết thuốc chữa’ vậy !”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Nam Tống Cao Tôn Triệu Cấu gặp gỡ hạ quan, có một quan gián nghị tên Đổng Môn kiến nghị với Cao Tôn:
- “Sắp tới đây xin đừng giết heo giết dê để làm thịt vì việc ấy rất hợp với thánh đức, nhưng đối với ngỗng và vịt cũng cấm như thế”.
Vừa nói xong, đột nhiên có người báo:
- “Quân Kim xâm phạm phía nam, có người mang số một là “long hổ đại vương” rất dũng mãnh rất khó mà chống cự”.
Cao Tôn nhất thời trầm mặc không nói.
Quan thị lang đứng bên thượng tấu nói:
- “Đại vương bất tất phải lo âu, ở đây có một quan “can gián ngỗng vịt” đủ để đối đầu với “long hổ đại vương rồi !”
(Cỗ kim tiếu sử)
Suy tư 21:
Can gián nhà vua làm chuyện hại dân hại nước là đúng với chức năng của quan gián nghị, nhưng đề nghị nhà vua ra lệnh cấm bá tánh không được giết heo giết dê để làm thịt và cũng không được giết ngỗng giết vịt để ăn, thì quả là qúa lạm dụng chức quyền…
Có người chỉ biết can gián anh em và giận dữ khi anh em chị em tái phạm chứ không biết giúp anh em chị em sửa đổi khuyết điểm, nên vẫn còn có những điều đáng tiếc xảy ra giữa anh em chị em với nhau.
Can gián anh em chị em làm điều xấu là nhiệm vụ của mọi người, nhưng can gián không có nghĩa là mình làm bề trên hay làm anh hai chị hai của anh chị em mình, nhưng là người bạn tốt của nhau…
Chỉ thấy khuyết điểm của tha nhân mà can gián chứ không thấy ưu điểm của họ để khuyến khích, thì chẳng khác chi nói với họ rằng:
- “Anh (chị) là người ‘hết thuốc chữa’ vậy !”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:40 14/08/2023
LỄ ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
(Lễ trọng)
Tin mừng: Lc 1, 39-56.
“Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả. Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.”
Bạn thân mến,
Giáo Hội luôn nhắc nhở mời gọi chúng ta sống noi gương Đức Mẹ Ma-ri-a, cậy nhờ Mẹ cầu bàu để chúng ta được đến với Đức Chúa Giê-su. Và lời mời gọi này càng cấp thiết hơn, mạnh mẻ hơn khi Giáo Hội mừng lễ kính Đức Mẹ Ma-ri-a hồn xác lên trời, bởi vì đây là một đặc ân cao trọng mà Thiên Chúa đã ban cho Mẹ. Bà Ê-li-sa-bét đã nói rất đúng về Đức Mẹ Ma-ri-a rằng: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã hứa với em.”
1. Đức Mẹ Ma-ri-a có phúc vì đã TIN.
Đức tin là gốc rễ của mọi đức hạnh, là nguyên nhân của mọi ân sủng mà Thiên Chúa ban cho Đức Mẹ Ma-ri-a, cho nên bạn và tôi đều có thể xác tín điều này: tất cả các đặc ân mà Thiên Chúa ban cho Mẹ là những hoa trái tốt lành bởi đức tin mà ra.
Đức tin này đã làm cho Đức Mẹ Ma-ri-a thấy được tầm quan trọng của việc cứu chuộc của Thiên Chúa mà đáp lời xin vâng; đức tin này cũng đã làm cho Đức Mẹ Ma-ri-a mạnh dạn đứng thẳng người dưới chân Thánh Giá, vì Mẹ xác tín rằng Đức Chúa Giê-su chịu đóng đinh trên cây gỗ ấy chính là nguồn ơn cứu độ cho nhân loại, là Đấng sẽ sống lại vinh quang và sẽ phán xét nhân loại trong ngày sau hết.
2. Lòng khiêm nhường đã đưa Đức Mẹ Ma-ri-a lên trời cao.
Khi vội vàng đi lên miền sơn cước để phục vụ vụ bà Ê-li-sa-bét, là Đức Mẹ Ma-ri-a đã thực hiện lòng khiêm nhường tuyệt hảo nhất của mình, bởi vì với thân phận là mẹ của Đấng Tối Cao mà đi phục vụ một con người bình thường, thì Mẹ đã trở thành thầy dạy sự khiêm nhường của nhân loại. Chính khi hạ mình sát đất để phục vụ trong yêu thương, thì Đức Mẹ Ma-ri-a đã trở thành một mẫu gương khiêm hạ tuyệt hảo cho nhân loại, và Thiên Chúa, Đấng thường nâng cao mọi kẻ khiêm nhường, đã cất nhắc Mẹ lên trời cao khi Mẹ còn ở thế gian này, trong vô vàn ân sủng và yêu thương.
Mẹ Thiên Chúa hạ mình phục vụ tha nhân, đó không phải là chuyện dễ dàng, bởi vì tất cả mọi người ai cũng có cái tôi cố hữu của mình, cái tôi muốn mình phải vượt trên mọi người, nhất là khi người ấy có chức vụ và quyền lực to lớn. Nhưng ở nơi Đức Mẹ Ma-ri-a, không một ai tìm thấy cái tôi ấy, bởi vì lòng khiêm hạ thẳm sâu của Mẹ chất chứa đầy ân sủng của Thiên Chúa, không có chỗ cho cái tôi ngự trị...
Bạn thân mến,
Trong ngày mừng lễ trọng Đức Mẹ Ma-ri-a hồn xác lên trời hôm nay, bạn và tôi cùng nhau xin Chúa gia tăng đức tin và lòng khiêm nhường cho mình, để trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta biết noi gương Đức Mẹ Maria tin vào những điều kỳ diệu mà Tc đã thực hiện trong cuộc sống đời thường của mình, để nhờ đó mà bạn vàn tôi biết khiêm nhường hơn khi phục vụ tha nhân...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
(Lễ trọng)
Tin mừng: Lc 1, 39-56.
“Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả. Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.”
Bạn thân mến,
Giáo Hội luôn nhắc nhở mời gọi chúng ta sống noi gương Đức Mẹ Ma-ri-a, cậy nhờ Mẹ cầu bàu để chúng ta được đến với Đức Chúa Giê-su. Và lời mời gọi này càng cấp thiết hơn, mạnh mẻ hơn khi Giáo Hội mừng lễ kính Đức Mẹ Ma-ri-a hồn xác lên trời, bởi vì đây là một đặc ân cao trọng mà Thiên Chúa đã ban cho Mẹ. Bà Ê-li-sa-bét đã nói rất đúng về Đức Mẹ Ma-ri-a rằng: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã hứa với em.”
1. Đức Mẹ Ma-ri-a có phúc vì đã TIN.
Đức tin là gốc rễ của mọi đức hạnh, là nguyên nhân của mọi ân sủng mà Thiên Chúa ban cho Đức Mẹ Ma-ri-a, cho nên bạn và tôi đều có thể xác tín điều này: tất cả các đặc ân mà Thiên Chúa ban cho Mẹ là những hoa trái tốt lành bởi đức tin mà ra.
Đức tin này đã làm cho Đức Mẹ Ma-ri-a thấy được tầm quan trọng của việc cứu chuộc của Thiên Chúa mà đáp lời xin vâng; đức tin này cũng đã làm cho Đức Mẹ Ma-ri-a mạnh dạn đứng thẳng người dưới chân Thánh Giá, vì Mẹ xác tín rằng Đức Chúa Giê-su chịu đóng đinh trên cây gỗ ấy chính là nguồn ơn cứu độ cho nhân loại, là Đấng sẽ sống lại vinh quang và sẽ phán xét nhân loại trong ngày sau hết.
2. Lòng khiêm nhường đã đưa Đức Mẹ Ma-ri-a lên trời cao.
Khi vội vàng đi lên miền sơn cước để phục vụ vụ bà Ê-li-sa-bét, là Đức Mẹ Ma-ri-a đã thực hiện lòng khiêm nhường tuyệt hảo nhất của mình, bởi vì với thân phận là mẹ của Đấng Tối Cao mà đi phục vụ một con người bình thường, thì Mẹ đã trở thành thầy dạy sự khiêm nhường của nhân loại. Chính khi hạ mình sát đất để phục vụ trong yêu thương, thì Đức Mẹ Ma-ri-a đã trở thành một mẫu gương khiêm hạ tuyệt hảo cho nhân loại, và Thiên Chúa, Đấng thường nâng cao mọi kẻ khiêm nhường, đã cất nhắc Mẹ lên trời cao khi Mẹ còn ở thế gian này, trong vô vàn ân sủng và yêu thương.
Mẹ Thiên Chúa hạ mình phục vụ tha nhân, đó không phải là chuyện dễ dàng, bởi vì tất cả mọi người ai cũng có cái tôi cố hữu của mình, cái tôi muốn mình phải vượt trên mọi người, nhất là khi người ấy có chức vụ và quyền lực to lớn. Nhưng ở nơi Đức Mẹ Ma-ri-a, không một ai tìm thấy cái tôi ấy, bởi vì lòng khiêm hạ thẳm sâu của Mẹ chất chứa đầy ân sủng của Thiên Chúa, không có chỗ cho cái tôi ngự trị...
Bạn thân mến,
Trong ngày mừng lễ trọng Đức Mẹ Ma-ri-a hồn xác lên trời hôm nay, bạn và tôi cùng nhau xin Chúa gia tăng đức tin và lòng khiêm nhường cho mình, để trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta biết noi gương Đức Mẹ Maria tin vào những điều kỳ diệu mà Tc đã thực hiện trong cuộc sống đời thường của mình, để nhờ đó mà bạn vàn tôi biết khiêm nhường hơn khi phục vụ tha nhân...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Nâng con lên cao
Lm. Minh Anh
14:25 14/08/2023
NÂNG CON LÊN CAO
“Hoa quả đầu mùa là Đức Kitô, đoạn đến những kẻ thuộc về Ngài!”.
Khi thi hài Lincoln được đưa từ Washington về Illinois, nó đi qua đại lộ Albany. Một phụ nữ da đen bên vỉa đường, nâng con trai của bà lên cao nhất có thể qua đầu đám đông; người ta nghe bà nói, “Con yêu, mẹ ‘nâng con lên cao’. Hãy nhìn đi! Kìa, ông ấy đã chết vì con!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Hôm nay, Mẹ Hội Thánh cũng nâng bạn và tôi lên cao nhất có thể nhân ngày mừng Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, và như đang nói với mỗi chúng ta, “Con yêu, hãy nhìn đi, Giêsu, không chỉ chết vì con nhưng còn ‘nâng con lên cao’ như đã nâng Maria, Mẹ của con lên!”.
Qua thư Côrintô hôm nay, Phaolô xác tín, “Hoa quả đầu mùa là Đức Kitô, đoạn đến những kẻ thuộc về Ngài!”. Maria thuộc về Chúa Kitô; tuy là Thánh Mẫu, nhưng Mẹ còn là ‘Ái Nữ’ của Con. Maria đã dâng xác thân, linh hồn và trái tim cho Thiên Chúa; vì thế, sau cuộc lữ hành trần thế, Mẹ được Ngài ôm trọn xác hồn đưa lên hưởng nhan thánh Ngài. Hơn nữa, là một trong những môn đệ đầu tiên dự phần chiến thắng phục sinh, Mẹ được vinh thăng với Con là điều phải lẽ. Bài đọc Khải Huyền nói đến một phụ nữ sinh con, đã kết luận, “Con Bà được mang về cùng Thiên Chúa… Bà được Thiên Chúa dọn sẵn cho một chỗ”. Như vậy, Mẹ Lên Trời là dấu chỉ phần thưởng cho mọi kẻ thuộc về Chúa Kitô; để rồi ai ai cũng nói được rằng, “Chúa sẽ ‘nâng con lên cao’ như đã nâng Maria lên tận cung lòng Ngài!”.
Đức Bênêđictô 16 nói, “Maria Hồn Xác Lên Trời là biến cố vui mừng và hy vọng cho toàn nhân loại; biến cố này nói rằng, đích đến của cuộc lữ hành trần gian là cùng Mẹ, chúng ta chiến thắng tuyệt đối trên tội lỗi và sự chết để bước vào hiệp thông trọn vẹn với Chúa”.
Khi còn ở trần gian, Mẹ Maria chỉ gần gũi một số người; giờ đây, dù là “Nữ Hoàng bên hữu Đức Vua” như Thánh Vịnh đáp ca cho biết, Mẹ vẫn ở bên chúng ta, lắng nghe, cứu giúp; bởi Chúa Giêsu đã trao tất cả chúng ta cho Mẹ. Qua Mẹ, Thiên Chúa chạm vào chúng ta với tình mẫu tử! Mẹ lên trời nhưng rất gần chúng ta, Mẹ đang đồng hành và dìu dắt chúng ta. Hãy tin tưởng chạy đến với Mẹ và nhất là noi gương Mẹ, ngoan nguỳ với Chúa Thánh Thần. Mẹ là hoa quả đầu mùa, rồi cũng đến lượt chúng ta; ngày kia, trên thiên quốc, bạn và tôi sẽ thưa với Mẹ, “Cám ơn Mẹ, vì nhờ Mẹ, Chúa đã ‘nâng con lên cao!’”.
Anh Chị em,
“Hoa quả đầu mùa là Đức Kitô, đoạn đến những kẻ thuộc về Ngài!”. Lời đầu tiên của Mẹ, người thuộc về Chúa Kitô, là “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa!”. Có lẽ chúng ta đã quá quen với lời này, nên không còn để ý đến ý nghĩa của chúng. “Ngợi khen”, nghĩa đen là “phóng to”, “làm cho lớn”. Maria đã “làm cho Thiên Chúa lớn”; không thành vấn đề Ngài lớn bao nhiêu, nhưng Mẹ cảm thấy Thiên Chúa thật lớn và Ngài phải vĩ đại hơn! Còn chúng ta, chúng ta thường làm cho Thiên Chúa nhỏ lại; bởi lẽ, chúng ta thường để mình ‘choáng ngợp’ bởi những khó khăn và bị ‘hấp dẫn’ bởi bao nỗi sợ! “Chúa Vĩ Đại” là tiền đề của Mẹ mà từ đó, Magnificat phát sinh, không phải do không có vấn đề, nhưng nó phát sinh từ sự hiện diện của Chúa, Đấng ở cùng, ở trong Mẹ, trong chúng ta, Đấng nâng bạn và tôi lên!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Mẹ Maria, giúp con ngay hôm nay, biết nhìn vào Giêsu, yêu mến Giêsu và nên giống Giêsu! Ngài không chỉ chết vì con nhưng còn nâng con lên tận cõi đời đời!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Sức mạnh của lòng tin
Lm. Thái Nguyên
23:49 14/08/2023
SỨC MẠNH CỦA LÒNG TIN
Chúa Nhật 20 Thường Niên năm A : Mt 15, 21-28
Suy niệm
Qua bài đọc 1, Thiên Chúa muốn mở ra ơn cứu độ cho mọi dân tộc từ dân Israel. Bài đọc 2, Thánh Phaolô xưng mình là tông đồ dân ngoại. Qua bài Tin Mừng, sau khi thử thách đức tin của người đàn bà ngoại giáo, Chúa đã ban ơn chữa lành cho người con gái của bà bị quỉ ám như lời bà cầu xin. Cả 3 bài đọc đều nằm trong một chủ đề duy nhất là Chúa muốn cứu độ tất cả mọi người không từ ai. Tuy nhiên để đón nhận ơn cứu độ hay sự sống mới, con người phải vượt qua thử thách.
Người đàn bà đến với Đức Giêsu là một người xứ Canaan, mà dân Do Thái lại khinh ghét người ngoại bang. Do đó, khi xin Ngài chữa bệnh cho con gái, chắc bà không ngạc nhiên lắm khi thấy Đức Giêsu im lặng, còn các môn đệ Ngài tỏ ra khó chịu. Có điều lạ là bà gọi Đức Giêsu là con vua Đavít: một tước hiệu mà chỉ có người Do Thái dùng để chỉ về Đấng Mêsia. Bà cầu xin tha thiết” “Xin thương xót tôi… con gái tôi bị quỷ hành hạ dữ lắm”. Đức Giêsu không đáp lại lời nào. Còn các môn đệ thì bực bội, muốn Thầy nhậm lời bà cho xong, “vì bà ấy cứ theo sau chúng ta mà kêu mãi!”. Đức Giêsu liền lên tiếng:“Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc của nhà Israel mà thôi”. Một câu nói từ chối rõ ràng, xem như bà không còn hy vọng gì.
Nhưng vì quá thương con, bà đã không bỏ cuộc, trong thái độ cung kính bái lạy, bà tiếp tục khẩn khoản nài van:“Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi!”. Cuối cùng Đức Giêsu nói một câu nghe rất sốc:“Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con”. Câu nói này của Đức Giêsu phản ánh cái nhìn của người Do Thái. Họ tự hào về tính ưu việt của mình trong tư cách là dân riêng của Chúa, nên họ coi khinh dân ngoại như lũ chó con. Câu nói nặng như thế mà bà không cảm thấy bị xúc phạm hay tổn thương. Trái lại, bà còn chấp nhận cái nhìn ấy và nói lên một tâm tình rất khiêm tốn: “Thưa Ngài đúng thế, nhưng lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn từ bàn của chủ rơi xuống”.
Đức Giêsu đã từng ngạc nhiên trước lòng tin của viên bách quản (x. Mt 8,10-11), thì giờ đây Ngài lại chứng kiến lòng tin phi thường của một người mẹ vì thương con mà dám xóa mình hoàn toàn. Chính tình thương thêm sức mạnh cho lòng tin, khiến lòng tin trở nên kiên trì, bất chấp mọi cản trở, vẫn hy vọng trước một tình hình xem ra bế tắc. Tấm lòng người mẹ đã chạm đến trái tim Đức Giêsu, Ngài đáp lại ngay: “Này bà, lòng tin của bà lớn thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy”. Chỉ bằng một lời nói từ xa, đứa con gái của bà hoàn toàn được chữa lành. Chúa Giêsu đã thử thách và bà đã vượt qua thật ngoạn mục.
Đúng là ơn cứu độ trước tiên chỉ dành cho Israel. Đức Giêsu đã từng căn dặn các môn đệ như thế khi sai họ đi rao giảng Tin Mừng (x. Mt 10, 6). Thế nhưng Ngài không cứng nhắc và bó hẹp trong sứ vụ Cha giao. Ngài vẫn lắng nghe và nhạy bén nhận ra ý Cha trong từng biến cố, để hành động đích xác trong từng thời điểm. Việc mở ra cho dân ngoại hôm nay là khởi đầu cho sứ vụ ngày mai. Vì thế mà Ngài đã đưa ra lệnh truyền cho các tông đồ: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ Ta, làm phép rửa cho họ”. (Mt 28,19).
Tuổi trẻ rất mạnh mẽ, nhưng cũng dễ yếu đuối và buông xuôi trước những thử thách. Dường như chúng ta thiếu xác tín mãnh liệt về ơn gọi của mình để sống đến mức độ cuối cùng, và cũng không có cảm thức rằng số phận của người khác liên hệ đến cách sống ơn gọi của ta. Quả thật, chúng ta dễ rút lui khi bị từ chối. Người phụ nữ Canaan chứng minh cho ta thấy kiên trì là một nhân đức, vì nó lay chuyển được tấm lòng của Thiên Chúa. Bà cho thấy việc bày tỏ nguyện vọng tốt lành, nhất là để trợ giúp kẻ khác, thì không phải là chuyện yếu kém để mình phải mặc cảm, hay nổi lên tự ái và phản kháng, nhưng là chuyện của trách nhiệm và tình liên đới trong đời sống nhân loại.
Thiên Chúa thường thử thách con người, nhất là những ai yêu mến Ngài, đến nỗi thánh Têrêsa Avila phải kêu lên: “Chúa đối xử với bạn thân của Chúa như vậy, hèn chi Chúa ít bạn thân là phải!”. Thật vậy, Chúa muốn là bạn thân với mỗi người, nhưng dường như con người rất sợ làm bạn thân với Chúa. Chính vì tình thân mà Chúa muốn thử thách lòng trung thành của chúng ta. Không phải để cho Chúa biết mà để cho ta và mọi người đều biết, hầu thấy những gì Chúa sẽ làm nên. Chính trong thử thách mà ta được thanh luyện để ngày càng lớn lên trong đời sống đức tin, một đức tin sống động bằng đức ái ngày càng rộng lan, để ta đáng được hưởng vinh quang với Chúa (x. Rm 8, 30).
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Có những tình cảnh thật đáng thương,
như người phụ nữ Ca-na-an,
biết mình kẻ ngoại bang không đáng,
nhưng vẫn đến với Chúa nài van.
Xem ra Chúa có thái độ hững hờ,
bà đợi chờ mà Chúa vẫn làm ngơ,
thế nhưng người phụ nữ vẫn kiên trì,
cho dù Chúa ví bà như con chó,
không lấy bánh của con cái mà cho.
Bà cũng nhận thấy đó là hợp lý,
mà không hề có một chút tự ti.
vẫn kiên trì nói lên điều mình nghĩ,
dù chó con thì vẫn được hưởng dùng,
những bánh vụn rơi xuống từ bàn chủ.
Không ngờ câu bà nói quá tuyệt vời,
nhẹ nhàng và khiêm tốn với lòng tin,
nên Chúa đã cho bà được toại nguyện,
ban ơn cứu chữa như lời bà xin.
Có nhiều khi Chúa làm như thinh lặng,
để xem con có khao khát thật chăng?
hay cũng chỉ là được chăng hay chớ,
không thành tâm và tha thiết đợi chờ.
Có nhiều lần con tự ái kiêu căng,
không xứng với ơn lành mình lãnh nhận,
con quên rằng tất cả là hồng ân,
chứ bản thân con đâu có đáng gì.
Xin cho con luôn biết nhìn ngắm Chúa,
mở trái tim bằng hành động tự do,
để cho Chúa Thánh Thần luôn dẫn dắt,
không cứng nhắc trong nguyên tắc của mình.
Cho con biết linh động và thay đổi,
để ích lợi cho phần rỗi tha nhân,
để danh Cha được chiếu sáng cõi trần,
và Nước Cha lan rộng khắp muôn dân. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người Công Giáo kêu gọi sự giúp đỡ khi Biden tuyên bố vụ hỏa hoạn kinh hoàng ở Maui là tình trạng khẩn cấp liên bang
Đặng Tự Do
17:48 14/08/2023
Tổ chức bác ái Công Giáo Hawai'i thuộc Giáo phận Honolulu đã kêu gọi quyên góp để giúp cơ quan đáp ứng nhu cầu về nhà ở, thực phẩm và các nhu cầu khác của hàng nghìn nạn nhân có thể là nạn nhân của các vụ cháy rừng đang hoành hành trên đảo Maui đã quét sạch toàn bộ thị trấn và khiến mọi người phải chạy đến nơi khác tìm nơi trú ẩn.
Các bản tin cho biết cháy rừng cũng đang ảnh hưởng đến Đảo Lớn (tên chính thức là Hawaii) và đến giữa buổi chiều theo giờ miền Đông ngày 10 tháng 8, các đội cứu hỏa tiếp tục chiến đấu với tổng cộng ba đám cháy mà nhà chức trách đã xác nhận.
Các quan chức của Quận Maui xác nhận vào cuối ngày 9 tháng 8 rằng ít nhất 36 người đã chết và hàng chục người khác bị thương; đến tối ngày 10 tháng 8, số người chết đã tăng lên ít nhất 55 người, theo Thống đốc Hawaii Josh Green. Khoảng 11.000 người khác đã di tản khi cháy rừng thiêu rụi thị trấn lịch sử Lahaina “thành tro”, như nhiều hãng tin đưa tin. Hơn 271 công trình bị hư hại hoặc phá hủy.
Các cộng đồng Maui khác bị ảnh hưởng bởi đám cháy bao gồm khu vực Kihei và các cộng đồng nội địa được gọi là Upcountry.
“Chúng tôi chỉ có thể tưởng tượng được sự đau khổ và đau lòng mà nhiều người hiện đang trải qua do những trận cháy rừng tàn khốc ở Maui, và những suy nghĩ và lời cầu nguyện của chúng tôi dành cho tất cả những người bị ảnh hưởng,” một tuyên bố được đăng trên trang web của Tổ chức bác ái Công Giáo Hawai'i, kêu gọi mọi người hãy quyên góp cho cơ quan cứu trợ Maui tại catholiccharitieshawaii.org/maui-relief.
“Là một cộng đồng đầy hy vọng, chúng ta có thể giúp đỡ những người gặp khó khăn vượt qua thảm kịch này và xây dựng lại cuộc sống của họ thông qua các nỗ lực phục hồi. Cảm ơn các bạn đã cân nhắc và tiếp tục hỗ trợ khi chúng ta cùng nhau vượt qua thời gian thử thách này,” cơ quan này cho biết.
Đám cháy Maui bắt đầu vào đêm 8 tháng 8. Dịch vụ thời tiết quốc gia cho biết những cơn gió mạnh từ cơn bão Dora, đi qua hàng trăm dặm về phía tây nam của quần đảo Hawaii, là một phần nguyên nhân gây ra đám cháy, mặc dù các nhà chức trách vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra các đám cháy.
Tình trạng của Nhà thờ Công Giáo Maria Lanakila ở Lahaina và trường giáo xứ kế bên, là Trường Thánh Tâm, vẫn chưa được Giáo phận Honolulu xác nhận.
Source:The Tablet
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nạn nhân vụ hỏa hoạn ở Hawaii
Đặng Tự Do
17:50 14/08/2023
Khi các đám cháy tiếp tục bùng cháy trên đảo Maui của Hawaii và khi số người chết tiếp tục tăng lên, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dâng lời cầu nguyện và khích lệ các nhân viên cứu hỏa và nhân viên cấp cứu.
Một bức điện do Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh gửi cho Đức Hồng Y Christoph Pierre, sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, có đoạn viết:
“Đức Thánh Cha Phanxicô vô cùng đau buồn khi biết về thiệt hại nhân mạng và sự tàn phá do cháy rừng trên đảo Maui của Hawaii”
Đức Hồng Y nói Đức Thánh Cha “bày tỏ tình đoàn kết với tất cả những người đang chịu đựng thảm kịch này, đặc biệt là những người có người thân đã chết hoặc mất tích.”
Các quan chức cho biết vào cuối ngày 10 tháng 8 rằng số người chết trong các vụ hỏa hoạn, bắt đầu từ ngày 8 tháng 8, đã lên tới 55 người và Thống đốc Josh Green nói với các phóng viên rằng con số này dự kiến sẽ tăng lên khi công tác tìm kiếm tài sản và dân cư trong khu vực bị tàn phá vẫn đang tiếp tục.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra “sự bảo đảm về những lời cầu nguyện cho những người đã chết, bị thương và phải di tản, cũng như cho những người ứng phó đầu tiên và nhân viên cấp cứu,” Đức Hồng Y Parolin viết. “Như một dấu hiệu của sự gần gũi thiêng liêng của mình, Đức Thánh Cha ban phép lành cho tất cả người dân của Maui và khẩn cầu sức mạnh và hòa bình của Thiên Chúa Toàn năng tuôn đổ trên họ.”
Source:catholiccourier.com
Các linh mục Chính thống Nga bị cả nhà nước lẫn Giáo Hội của họ bách hại vì yêu cầu chấm dứt chiến tranh ở Ukraine
Đặng Tự Do
17:51 14/08/2023
Thông tấn xã AP có bài tường trình nhan đề “Russian Orthodox priests face persecution from state and church for supporting peace in Ukraine”, nghĩa là “Các linh mục Chính thống Nga phải đối mặt với sự đàn áp từ nhà nước và Giáo Hội vì ủng hộ hòa bình ở Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Đứng trong một nhà thờ Chính thống cổ kính ở Antalya với một tay cầm quyển Kinh thánh và một tay cầm nến, Cha Ioann Koval đã hướng dẫn một trong những buổi thờ phượng đầu tiên của ngài ở Thổ Nhĩ Kỳ sau khi ban lãnh đạo Giáo hội Chính thống Nga quyết định giáng chức ngài sau lời cầu nguyện của ngài cho hòa bình ở Ukraine.
Tháng 9 năm ngoái, khi Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh huy động một phần lực lượng dự bị, Thượng phụ Kirill ở Mạc Tư Khoa đã yêu cầu các giáo sĩ của mình cầu nguyện cho chiến thắng. Đứng trước bàn thờ và hàng chục giáo dân của mình tại một trong những nhà thờ ở Mạc Tư Khoa, Koval quyết định đặt hòa bình lên trên mệnh lệnh của vị Thượng Phụ.
Koval nói: “Với từ 'chiến thắng', lời cầu nguyện mang ý nghĩa tuyên truyền, định hình suy nghĩ của giáo dân, và cả các giáo sĩ, về những gì họ nên nghĩ đến và cách họ nên nhìn nhận những hành động thù địch này. “Điều đó đã đi ngược lại lương tâm của tôi. Tôi không thể khuất phục trước áp lực chính trị này từ hàng giáo phẩm.”
Trong lời cầu nguyện mà ngài đã đọc đi đọc lại nhiều lần, vị linh mục 45 tuổi chỉ thay đổi một từ, thay từ “chiến thắng” bằng “hòa bình” - nhưng như vậy là đủ để tòa án Giáo Hội tước bỏ phẩm hàm linh mục của ngài.
Công khai cầu nguyện hoặc kêu gọi hòa bình cũng có nguy cơ bị nhà nước Nga truy tố. Ngay sau khi quân đội Nga xâm lược Ukraine, các nhà lập pháp đã thông qua luật cho phép truy tố hàng nghìn người vì tội “làm mất uy tín của quân đội Nga”, một cáo buộc trên thực tế áp dụng cho bất cứ điều gì mâu thuẫn với tường thuật chính thức, có thể là một bình luận trên mạng xã hội hoặc một lời cầu nguyện trong nhà thờ.
Andrey Desnitsky, giáo sư ngữ văn tại Đại học Vilnius ở Lithuania, nói với Associated Press rằng “Tương tự như chế độ độc đoán của Putin, Kirill đã xây dựng một hàng giáo phẩm khắc nghiệt trong Giáo Hội đòi hỏi sự tuân thủ tuyệt đối. Nếu một linh mục từ chối đọc lời cầu nguyện của vị Thượng Phụ, thì lòng trung thành của anh ta bị nghi ngờ.”
Desnitsky, một chuyên gia lâu năm về Chính Thống Giáo Nga, nói thêm: “Nếu bạn không trung thành, thì không có chỗ cho bạn trong Giáo Hội”.
Khi chiến tranh bắt đầu, hầu hết các linh mục đều im lặng vì sợ áp lực từ Giáo Hội và chính quyền; chỉ một phần nhỏ đã dám lên tiếng. Trong số hơn 40.000 giáo sĩ của Giáo hội Chính thống Nga, chỉ có 300 linh mục ký một bức thư công khai kêu gọi hòa bình ở Ukraine.
Natallia Vasilevich, điều phối viên của nhóm nhân quyền Kitô hữu chống chiến tranh cho biết, mỗi tiếng nói của công chúng phản đối chiến tranh đều rất quan trọng.
Cô ấy nói với AP: “Nó phá vỡ những gì dường như là một quan điểm nguyên khối của Giáo hội Chính thống Nga.”
Kể từ khi bắt đầu chiến tranh, nhóm của Vasilevich đã đếm được ít nhất 30 linh mục Chính thống giáo đã phải đối mặt với áp lực của giáo quyền hoặc chính quyền. Nhưng thậm chí có thể có nhiều trường hợp hơn, cô ấy nói, vì một số linh mục sợ nói về các cuộc đàn áp, sợ rằng nó sẽ mang lại nhiều điều bất hạnh hơn.
Giáo Hội Chính thống Nga giải thích việc đàn áp các linh mục lên tiếng phản đối chiến tranh là hình phạt cho cái gọi là sự tham gia chính trị của họ.
Vakhtang Kipshidze, phó giám đốc dịch vụ báo chí của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, nói: “Các giáo sĩ tự biến mình từ linh mục thành những kẻ kích động chính trị và những người tham gia vào cuộc đấu tranh chính trị, rõ ràng là họ ngừng thực hiện nghĩa vụ mục vụ của mình và phải tuân theo các lệnh cấm theo giáo luật”.
Tuy nhiên,, các linh mục công khai ủng hộ cuộc chiến ở Ukraine thì không phải đối mặt với bất kỳ hậu quả nào và hơn nữa còn được nhà nước hỗ trợ, Vasilevich nói.
Cô nói thêm: “Chế độ Nga quan tâm đến việc làm cho những tiếng nói này to hơn.”
Hơn thế nữa, các linh mục từ chối tham gia dàn hợp xướng này hoặc giữ im lặng có thể bị bổ nhiệm lại, tạm thời miễn nhiệm vụ hoặc bị sa thải - mất tiền lương, nhà ở, quyền lợi và quan trọng nhất là chức vụ của họ đối với đàn chiên của họ.”
Koval nói: “Tôi chưa bao giờ đặt câu hỏi về sự lựa chọn của mình. “Tôi, toàn bộ linh hồn, toàn bộ con người tôi phản đối cuộc chiến này. Tôi không thể ủng hộ cuộc xâm lược của quân đội Nga vào Ukraine bằng lời cầu nguyện của mình”.
Sau khi tòa án của Giáo Hội Chính thống Nga quyết định vị linh mục phải biến mất, Koval đã kháng cáo lên Thượng phụ Đại kết Bácthôlômêô của Constantinople, là người đã khẳng định quyền nhận đơn kháng cáo từ các giáo sĩ của các Giáo Hội Chính thống giáo khác, bất kể sự phản đối của Chính Thống Giáo Nga.
Vào tháng 6, tòa thượng phụ Constantinople quyết định rằng Koval bị trừng phạt vì lập trường của ngài liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine và ra phán quyết khôi phục thánh chức cho ngài. Cùng ngày, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô cho phép vị linh mục Nga phục vụ trong Giáo Hội của mình.
Cha Ioann Burdin cũng muốn rời khỏi Giáo Hội Chính thống Nga sau khi ngài lên tiếng phản đối chiến tranh tại một nhà thờ nhỏ gần Kostroma và tòa án địa phương đã phạt ngài vì làm mất uy tín của quân đội Nga. Ngài đã yêu cầu Thượng Phụ Kirill chấp thuận việc chuyển ngài đến Giáo Hội Chính thống Bulgaria nhưng thay vào đó, Kirill đã cấm ngài phục vụ cho đến khi vị linh mục đưa ra lời xin lỗi công khai.
Vị linh mục nói với AP: “Lập trường của tôi, điều mà tôi đã nêu lần đầu tiên trên trang web, sau đó là trong nhà thờ, và sau đó trong phiên tòa là được thể hiện niềm tin tôn giáo của tôi. Vì tất cả mọi người đều là anh em, nên bất kỳ cuộc chiến nào, bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào, bằng cách này hay cách khác đều trở thành huynh đệ tương tàn.”
Không được phép phục vụ trong nhà thờ, Burdin đã đưa các bài giảng của mình lên một kênh Telegram, nơi ngài hướng dẫn các Kitô Hữu Chính thống đang bối rối trước sự ủng hộ của vị Thượng Phụ đối với cuộc chiến.
Trong hơn hai thập kỷ cầm quyền, Putin đã thúc đẩy mạnh mẽ vị thế của Giáo hội Chính thống Nga, gia tăng uy tín, sự giàu có và quyền lực trong xã hội sau nhiều thập kỷ bị áp bức hoặc thờ ơ dưới thời các nhà lãnh đạo Liên Xô.
Đổi lại, các nhà lãnh đạo của nó, như Thượng phụ Kirill, đã ủng hộ các sáng kiến của Putin. Chính Thống Giáo Nga đã dốc sức đứng đằng sau cuộc chiến ở Ukraine và người ta thường thấy các giáo sĩ của họ ban phước cho quân đội và các thiết bị chuẩn bị tiến vào trận chiến và cầu xin Chúa ban phước lành trong chiến dịch.
Linh mục Iakov Vorontsov, một linh mục ở Kazakhstan, đã bị sốc và tuyệt vọng khi lần đầu tiên nghe tin chiến tranh. Ngài đã từng hy vọng Giáo Hội sẽ can thiệp để hòa giải xung đột. Nhưng cả đồng nghiệp và cấp trên của ngài đều không ủng hộ lời kêu gọi rao giảng hòa bình của anh ta.
“Tôi nhận ra rằng không ai nghe những lời về hòa bình,” vị linh mục 37 tuổi nói. “Lẽ ra nó phải được truyền đạt đến người dân, đến đàn chiên của chúng tôi, nhưng không phải vậy. Và sau đó tôi nhận ra rằng tôi có một công cụ khác: mạng xã hội.”
Trong khi các bài đăng phản chiến của vị linh mục trẻ trên Facebook nhận được sự ủng hộ trực tuyến, thì phản ứng ngoại tuyến là thù địch. Cấp trên của ngài đã nhiều lần bổ nhiệm ngài đến những miền xa xôi, cấm anh thuyết pháp và bảo giáo dân tránh xa ngài. Cuối cùng, vị linh mục hết hy vọng và quyết định tạm thời ngừng phục vụ trong Giáo Hội Chính thống Nga.
“Họ muốn tôi rời đi, và cuối cùng, họ đã được như ý,” vị linh mục nói, khi ngồi trong căn hộ của mình mà không có chiếc áo choàng đen mà ngài đã mặc trong 13 năm qua. “Nhưng tôi không từ bỏ thánh chức của mình, tôi chỉ quyết định tạm thời rằng tôi không thể ở trong số những người này trong tình huống này.”
Ảnh hưởng của vị Thượng Phụ vượt xa ranh giới của đất nước ông ta và các mệnh lệnh của ông ta được áp dụng ngay cả đối với các linh mục phục vụ ở nước ngoài. Vào tháng 2, Kirill đã đình chỉ trong ba tháng đối với Linh mục Andrei Kordochkin, một linh mục tại một nhà thờ Chính thống giáo ở Madrid, vì lập trường phản chiến của vị linh mục ấy.
Thượng Phụ Kirill cho biết Kordochkin đã bị trừng phạt vì tội “kích động hận thù” giữa các giáo dân của mình. Nhưng vị linh mục nói rằng đó là một lời cảnh báo để ngăn ngài không chỉ trích Putin thêm nữa.
Cha Kordochkin nói: “Tôi không nghĩ rằng có điều gì đó mà tôi đã làm sai về mặt giáo luật. Nếu không có tội phạm giáo luật, thì điều đó có nghĩa là giáo luật đơn giản được sử dụng như một cơ chế đàn áp chính trị.”
Kể từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến, Cha Kordochkin đã công khai lên án cuộc xâm lược của Nga và thường xuyên cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine. Ngài tin rằng các linh mục không nên im lặng và phải truyền tải thông điệp Kitô giáo đến mọi người.
“Chúng tôi có nhiệm vụ phải lên tiếng, bất kể cái giá phải trả là gì.”
Cá quan sát viên cho rằng với lập trường hiện nay của Kirill, nếu các linh mục Chính Thống Giáo Nga không lên tiếng phản đối, khi chiến tranh kết thúc, Chính Thống Giáo Nga sẽ tan theo Putin.
Source:AP
Các Giám mục Úc thăm Ukraine để bày tỏ tình liên đới
Thanh Quảng sdb
19:06 14/08/2023
Các Giám mục Úc thăm Ukraine để bày tỏ tình liên đới
Một số Giám mục Úc đã thực hiện chuyến viếng thăm mục vụ tới các thành phố Lviv, Kyiv, Irpin và Bucha của Ukraine đang bị chiến tranh tàn phá, để bày tỏ sự gần gũi với những người sầu khổ, gặp gỡ các nhà lãnh đạo Giáo hội, gia đình, binh lính, các lãnh đạo dân sự, và gặp gỡ trực tiếp các nơi cần sự trợ giúp nhân đạo nhất trong tương lai.
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
Phái đoàn các Giám mục Úc đã đến Ukraine đang bị chiến tranh tàn phá, để bày tỏ sự gần gũi với những người dân đau khổ của quốc gia này.
Theo blog truyền thông của trang web Hội đồng Giám mục, phái đoàn từ Hội đồng Giám mục Công Giáo Úc (ACBC) đã thực hiện chuyến thăm mục vụ tới một số thành phố của Ukraine vào ngày 8-11 tháng 8 để bày tỏ tình đoàn kết với người dân nước này.
Phái đoàn gồm có Đức Tổng Giám Mục Peter A. Comensoli của Melbourne; Đức Tổng Giám Mục Julian Porteous của Hobart; Giám mục Karol Kulczycki SDS của Port Pirie; Cha Simon Cjuk, Tổng đại diện Giáo Hội Công Giáo Ukraine tại Úc; bà Annie Carrett, chưởng ấn Tổng giáo phận Melbourne; phái đoàn được sự hướng dẫn và đồng hành của Cha Adam Ziółkowski SDS.
Phái đoàn đã đến thăm Lviv, Kyiv, Bucha và Irpin, hai nơi cuối cùng từng là nơi bị tàn phá khủng khiếp và tàn bạo, và gặp gỡ các nhà lãnh đạo của Giáo hội, gia đình, lãnh đạo dân sự và binh lính.
Hiểu biết trực tiếp các nơi cần hỗ trợ nhất
Theo một tuyên bố của ACBC, “Đây là một cơ hội quan trọng để các vị tận mắt chứng kiến cuộc chiến đang diễn ra, và để lắng nghe ý kiến từ các nhà lãnh đạo Giáo hội và dân chúng về các sự hỗ trợ nhân đạo trong tương lai có thể được diễn ra tốt đẹp hơn”.
Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, các Giám mục Úc đã khuyến khích mạnh mẽ các giáo phận, giáo xứ, trường học và các công cuộc mục vụ khác, kêu gọi hỗ trợ cho những nạn nhân dễ bị tổn thương ở Ukraine.
Năm ngoái, chiến dịch Mùa Vọng đã quyên góp được hàng trăm ngàn đô cho đất nước kém may lành này.
Đức Tổng Giám Mục Comensoli đã nhìn nhận sự khác biệt giữa quan sát từ xa và sự chứng kiến tận mắt.
ĐTGM nói: "Theo dõi thảm kịch này từ xa và hỗ trợ tài chính là một chuyện, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải lắng nghe và chia sẻ tiếng nói của những người bị ảnh hưởng trực tiếp. Chuyến thăm này là để lắng nghe những quan tâm của người anh chị em chúng ta; trong tình thân hữu và cầu nguyện."
“Đó là chìa khóa để chúng tôi có thể chia sẻ niềm tin, tình bạn và tình đoàn kết trong chuyến đi này. Bất cứ nơi nào chúng tôi đến, chúng tôi đều được nghe biết sự trân quí về những lời cầu nguyện của chúng tôi từ xa. Nhưng, đáng kể," ngài nhớ lại, "chúng tôi đã nhiều lần nghe biết về 'sự can đảm' để đến thăm viếng đất nước này và cho dân chúng Ukraine biết rằng họ không đơn độc."
Sự gần gũi với các Linh mục, Giám mục và dân chúng Ukraine
Đức Tổng Giám Mục Porteous rất cảm động trước sự gắn bó của các mục tử trong nước với đàn chiên.
“Trong số các kinh nghiệm mà chúng tôi mục kích, điều làm tôi đặc biệt xúc động là sự gần gũi của các linh mục và Giám mục với dân chúng. Họ không chỉ tích cực cung cấp sự trợ giúp vật chất mà còn hiện diện về mặt mục vụ và tinh thần cho người dân. Nhiều lần tôi ghi nhận mối quan tâm cá nhân của họ và chứng kiến lòng biết ơn nồng nhiệt của người dân đối với các mục tử của họ.”
Tại Lviv, các Giám mục Úc gặp ông Thị trưởng Andrij Sadovyi, và đến thăm trung tâm phục hồi chức năng Unbroken, nơi các ngài nói chuyện với các bác sĩ, thương binh và gia đình của họ.
Đức Giám Mục Kulczycki đã chia sẻ niềm xúc động của mình khi gặp những người trẻ bị thương tích này.
Đức cha nói: “Các trung tâm, chẳng hạn như Unbroken, rất quan trọng trong việc xây dựng lại cuộc sống. Họ tiếp nhận những nạn nhân thuộc mọi lứa tuổi để chăm sóc cho họ từ phẫu thuật, lắp chân tay giả, phục hồi chức năng và quan trọng nhất là chăm sóc tâm lý và xã hội”. Đức cha nói “Có quá nhiều thứ đã bị mất mát và hư hỏng. Những cuộc đời trẻ và những gia đình trẻ này cần làm lại cuộc sống hàng ngày với một ý nghĩa và mục đích mới."
Các Giám mục cũng đã nhận lời mời tham gia tang lễ cho một người lính đã nằm xuống tại Nhà thờ Garrison Church of Saints Peter và Paul, một đám tang đại diện cho một, trong số hàng chục đám tang khác trong ngày tại mỗi nhà thờ.
Bảo vệ Nhà thờ Phục sinh của Kiev
Tại Kyiv, phái đoàn đã gặp Đức Giám Mục Andriy Khimyak, Giám Mục Phụ Tá của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine Archeparchy (UGCC) tại Nhà thờ Chính tòa Chúa Phục sinh, mặc dù nhà thờ còn đang xây dựng, nhưng đã trở thành một trung tâm quan trọng cho cả đời sống bí tích và mục vụ.
Trong những giờ và ngày đầu tiên của cuộc chiến, các Giám mục nhớ lại, hơn 300 người đã tập trung tại các khu vực trong nhà thờ để được bảo vệ. Ngày nay nhà thờ vẫn là nơi trú ẩn, cầu nguyện và phụng vụ, đồng thời là nơi tổ chức hỗ trợ và chăm sóc.
Mỗi ngày, nhà bếp của nhà thờ cung cấp cả 800 bữa ăn cho những người có nhu cầu ở các làng mạc và cộng đoàn xa xôi.
Bucha và Irpin bị khủng bố
Ngay bên ngoài trung tâm chính của Kyiv, là các thị trấn Irpin và Bucha bị thả bom tàn phá đã gây ra bao nhiêu tai họa cho người dân và các gia đình.
Thị trấn Irpin đã giành lại quyền kiểm soát từ lực lượng Nga vào đầu năm 2022. Thị trấn đã bị tàn phá tới 70% nhà cửa và các tòa nhà. Các Giám mục đã gặp linh mục Công Giáo người Hy Lạp, Cha Vitali Kolesnyk, người lãnh đạo một cộng đồng nhỏ ở Irpin.
Tại Bucha gần đó, nơi đã chịu tổn thất và thương tích khủng khiếp. Phái đoàn đã viếng nghĩa trang liệt sĩ địa phương và khu mộ tập thể của dân chúng. Ở mỗi nơi, phái đoàn dâng lời cầu nguyện cho những người đã mất và những người còn may mắn sống sót.
Báo cáo về chuyến đi được cung cấp trên blog của phương tiện truyền thông ACBC, đưa ra một kết luận cho rằng chuyến viếng thăm Ukraine, mặc dù ngắn ngủi, đã xiết chặt tình cam kết huynh đệ của Giáo hội Úc trong việc hỗ trợ người dân Ukraine.
Khi trở về nước chắc chắn các Giám mục sẽ có những "kế hoạch xây dựng dựa trên các mối quan hệ đã có và mời gọi các tín hữu ở Úc tiếp tục nâng đỡ những người đau khổ trong tâm tình cầu nguyện và mở rộng chia sẻ."
Một số Giám mục Úc đã thực hiện chuyến viếng thăm mục vụ tới các thành phố Lviv, Kyiv, Irpin và Bucha của Ukraine đang bị chiến tranh tàn phá, để bày tỏ sự gần gũi với những người sầu khổ, gặp gỡ các nhà lãnh đạo Giáo hội, gia đình, binh lính, các lãnh đạo dân sự, và gặp gỡ trực tiếp các nơi cần sự trợ giúp nhân đạo nhất trong tương lai.
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
Phái đoàn các Giám mục Úc đã đến Ukraine đang bị chiến tranh tàn phá, để bày tỏ sự gần gũi với những người dân đau khổ của quốc gia này.
Theo blog truyền thông của trang web Hội đồng Giám mục, phái đoàn từ Hội đồng Giám mục Công Giáo Úc (ACBC) đã thực hiện chuyến thăm mục vụ tới một số thành phố của Ukraine vào ngày 8-11 tháng 8 để bày tỏ tình đoàn kết với người dân nước này.
Phái đoàn gồm có Đức Tổng Giám Mục Peter A. Comensoli của Melbourne; Đức Tổng Giám Mục Julian Porteous của Hobart; Giám mục Karol Kulczycki SDS của Port Pirie; Cha Simon Cjuk, Tổng đại diện Giáo Hội Công Giáo Ukraine tại Úc; bà Annie Carrett, chưởng ấn Tổng giáo phận Melbourne; phái đoàn được sự hướng dẫn và đồng hành của Cha Adam Ziółkowski SDS.
Phái đoàn đã đến thăm Lviv, Kyiv, Bucha và Irpin, hai nơi cuối cùng từng là nơi bị tàn phá khủng khiếp và tàn bạo, và gặp gỡ các nhà lãnh đạo của Giáo hội, gia đình, lãnh đạo dân sự và binh lính.
Hiểu biết trực tiếp các nơi cần hỗ trợ nhất
Theo một tuyên bố của ACBC, “Đây là một cơ hội quan trọng để các vị tận mắt chứng kiến cuộc chiến đang diễn ra, và để lắng nghe ý kiến từ các nhà lãnh đạo Giáo hội và dân chúng về các sự hỗ trợ nhân đạo trong tương lai có thể được diễn ra tốt đẹp hơn”.
Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, các Giám mục Úc đã khuyến khích mạnh mẽ các giáo phận, giáo xứ, trường học và các công cuộc mục vụ khác, kêu gọi hỗ trợ cho những nạn nhân dễ bị tổn thương ở Ukraine.
Năm ngoái, chiến dịch Mùa Vọng đã quyên góp được hàng trăm ngàn đô cho đất nước kém may lành này.
Đức Tổng Giám Mục Comensoli đã nhìn nhận sự khác biệt giữa quan sát từ xa và sự chứng kiến tận mắt.
ĐTGM nói: "Theo dõi thảm kịch này từ xa và hỗ trợ tài chính là một chuyện, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải lắng nghe và chia sẻ tiếng nói của những người bị ảnh hưởng trực tiếp. Chuyến thăm này là để lắng nghe những quan tâm của người anh chị em chúng ta; trong tình thân hữu và cầu nguyện."
“Đó là chìa khóa để chúng tôi có thể chia sẻ niềm tin, tình bạn và tình đoàn kết trong chuyến đi này. Bất cứ nơi nào chúng tôi đến, chúng tôi đều được nghe biết sự trân quí về những lời cầu nguyện của chúng tôi từ xa. Nhưng, đáng kể," ngài nhớ lại, "chúng tôi đã nhiều lần nghe biết về 'sự can đảm' để đến thăm viếng đất nước này và cho dân chúng Ukraine biết rằng họ không đơn độc."
Sự gần gũi với các Linh mục, Giám mục và dân chúng Ukraine
Đức Tổng Giám Mục Porteous rất cảm động trước sự gắn bó của các mục tử trong nước với đàn chiên.
“Trong số các kinh nghiệm mà chúng tôi mục kích, điều làm tôi đặc biệt xúc động là sự gần gũi của các linh mục và Giám mục với dân chúng. Họ không chỉ tích cực cung cấp sự trợ giúp vật chất mà còn hiện diện về mặt mục vụ và tinh thần cho người dân. Nhiều lần tôi ghi nhận mối quan tâm cá nhân của họ và chứng kiến lòng biết ơn nồng nhiệt của người dân đối với các mục tử của họ.”
Tại Lviv, các Giám mục Úc gặp ông Thị trưởng Andrij Sadovyi, và đến thăm trung tâm phục hồi chức năng Unbroken, nơi các ngài nói chuyện với các bác sĩ, thương binh và gia đình của họ.
Đức Giám Mục Kulczycki đã chia sẻ niềm xúc động của mình khi gặp những người trẻ bị thương tích này.
Đức cha nói: “Các trung tâm, chẳng hạn như Unbroken, rất quan trọng trong việc xây dựng lại cuộc sống. Họ tiếp nhận những nạn nhân thuộc mọi lứa tuổi để chăm sóc cho họ từ phẫu thuật, lắp chân tay giả, phục hồi chức năng và quan trọng nhất là chăm sóc tâm lý và xã hội”. Đức cha nói “Có quá nhiều thứ đã bị mất mát và hư hỏng. Những cuộc đời trẻ và những gia đình trẻ này cần làm lại cuộc sống hàng ngày với một ý nghĩa và mục đích mới."
Các Giám mục cũng đã nhận lời mời tham gia tang lễ cho một người lính đã nằm xuống tại Nhà thờ Garrison Church of Saints Peter và Paul, một đám tang đại diện cho một, trong số hàng chục đám tang khác trong ngày tại mỗi nhà thờ.
Bảo vệ Nhà thờ Phục sinh của Kiev
Tại Kyiv, phái đoàn đã gặp Đức Giám Mục Andriy Khimyak, Giám Mục Phụ Tá của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine Archeparchy (UGCC) tại Nhà thờ Chính tòa Chúa Phục sinh, mặc dù nhà thờ còn đang xây dựng, nhưng đã trở thành một trung tâm quan trọng cho cả đời sống bí tích và mục vụ.
Trong những giờ và ngày đầu tiên của cuộc chiến, các Giám mục nhớ lại, hơn 300 người đã tập trung tại các khu vực trong nhà thờ để được bảo vệ. Ngày nay nhà thờ vẫn là nơi trú ẩn, cầu nguyện và phụng vụ, đồng thời là nơi tổ chức hỗ trợ và chăm sóc.
Mỗi ngày, nhà bếp của nhà thờ cung cấp cả 800 bữa ăn cho những người có nhu cầu ở các làng mạc và cộng đoàn xa xôi.
Bucha và Irpin bị khủng bố
Ngay bên ngoài trung tâm chính của Kyiv, là các thị trấn Irpin và Bucha bị thả bom tàn phá đã gây ra bao nhiêu tai họa cho người dân và các gia đình.
Thị trấn Irpin đã giành lại quyền kiểm soát từ lực lượng Nga vào đầu năm 2022. Thị trấn đã bị tàn phá tới 70% nhà cửa và các tòa nhà. Các Giám mục đã gặp linh mục Công Giáo người Hy Lạp, Cha Vitali Kolesnyk, người lãnh đạo một cộng đồng nhỏ ở Irpin.
Tại Bucha gần đó, nơi đã chịu tổn thất và thương tích khủng khiếp. Phái đoàn đã viếng nghĩa trang liệt sĩ địa phương và khu mộ tập thể của dân chúng. Ở mỗi nơi, phái đoàn dâng lời cầu nguyện cho những người đã mất và những người còn may mắn sống sót.
Báo cáo về chuyến đi được cung cấp trên blog của phương tiện truyền thông ACBC, đưa ra một kết luận cho rằng chuyến viếng thăm Ukraine, mặc dù ngắn ngủi, đã xiết chặt tình cam kết huynh đệ của Giáo hội Úc trong việc hỗ trợ người dân Ukraine.
Khi trở về nước chắc chắn các Giám mục sẽ có những "kế hoạch xây dựng dựa trên các mối quan hệ đã có và mời gọi các tín hữu ở Úc tiếp tục nâng đỡ những người đau khổ trong tâm tình cầu nguyện và mở rộng chia sẻ."
Nhìn lại Ngày giới trẻ 2023 tại Lisbon, Bồ Đào Nha: Ngày Đức Phanxicô tới Lisbon và gặp gỡ giới trẻ
Vũ Văn An
19:16 14/08/2023
Filipe d'Avillez của The Pillar, ngày 4 tháng 8 năm 2023, cho đăng tải phóng sự của anh về ngày Đức Phanxicô tới Lisbon và gặp gỡ giới trẻ:
Khi máy bay của Đức Giáo Hoàng hạ cánh xuống Bồ Đào Nha hôm thứ Tư, trời Lisbon nhiều mây một cách bất thường nhưng là thứ mây nhân từ.
Đức Phanxicô được đưa đến dinh tổng thống, rất gần với Thành phố Niềm vui, một trong những địa điểm trung tâm của Ngày Giới trẻ Thế giới bao gồm 150 tòa giải tội do các tù nhân xây dựng bằng tay. Đích thân Đức Giáo Hoàng sẽ giải tội ở đó vào Thứ Năm.
Hàng ngàn khách hành hương Ngày Giới trẻ Thế giới và các gia đình địa phương tràn ra đường để thoáng nhìn thấy Đức Giáo Hoàng khi ngài lái xe ngang qua, và ít nhất một người cha đã cố gắng chuyển một đứa trẻ sơ sinh cho một thành viên trong đội an ninh của Đức Giáo Hoàng, người này sau đó đã mang nó đến cho Đức Phanxicô để ngài ban phước và hôn ẵm.
Sau việc tiếp đón của tổng thống, Đức Phanxicô đến trung tâm văn hóa gần đó, nơi ngài có bài phát biểu đầu tiên trong ngày. Ngài khiến khán giả Bồ Đào Nha thích thú khi nhắc đi nhắc lại các nhân vật văn hóa như ca sĩ nhạc dân gian (fado) Amália Rodrigues, các nhà thơ Fernando Pessoa và Sophia de Mello Breyner Andresen, và người đoạt giải Nobel José Saramago, cũng như chỉ trích việc hợp pháp hóa trợ tử gần đây. Tuy nhiên, chủ đề chính trong bài phát biểu của ngài là Châu Âu.
Tất nhiên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô là vị giáo hoàng không phải người châu Âu đầu tiên trong hơn một nghìn năm. Khi ngài được bầu, mọi người sớm nhận ra rằng triều đại của ngài sẽ không phải là một vị giáo hoàng lấy châu Âu làm trung tâm, và thực sự ngài vẫn chưa đến thăm các quốc gia châu Âu có lịch sử Công Giáo như Áo, Croatia và Tây Ban Nha, đó mới chỉ kể một vài quốc gia.
Chuyến thăm Pháp duy nhất của ngài cho đến nay là chuyến đi kéo dài một ngày tới Strasbourg, để phát biểu trước Nghị viện Châu Âu, vào năm 2014. Tôi tình cờ đưa tin về chuyến đi đó và tôi nhớ rằng bài phát biểu của ngài là một lời quở trách rất mạnh mẽ đối với tình trạng hiện tại của Châu Âu. Đây không phải là một vị giáo hoàng phớt lờ châu Âu, mà là một vị giáo hoàng nói với người châu Âu một số sự thật phũ phàng: Rằng họ không phải là những gì họ đã từng là, và chưa phải là những gì họ có tiềm năng trở thành.
Ngài nói rằng châu Âu có một vai trò nhất định và cần phải đứng lên.
Chín năm sau, mọi thứ cũng không khá hơn. Một trong những thành viên chính của Liên minh châu Âu đã rời bỏ. Những thành viên khác đang phải đối mặt với sự phân cực và chủ nghĩa dân túy đang gia tăng. Thái độ đối với người nhập cư và người tị nạn tiếp tục tiêu cực ở nhiều nơi, và các tập tục xã hội và luật pháp ngày càng xa rời giáo huấn Công Giáo.
Tại Lisbon hôm thứ Tư, Đức Phanxicô lặp lại lời kêu gọi Châu Âu hãy trở về cội nguồn và hoàn thành sứ mệnh của mình.
Ngài nói: “Thế giới cần châu Âu, một châu Âu đích thực. Nó cần vai trò của châu Âu như một cầu nối và người kiến tạo hòa bình ở phần phía đông của nó, ở Địa Trung Hải, Châu Phi và Trung Đông.”
“Bằng cách này, châu Âu sẽ có thể đóng góp cụ thể của riêng mình trên trường quốc tế, dựa trên khả năng mà châu Âu đã thể hiện trong thế kỷ trước, sau hậu quả của các cuộc chiến tranh thế giới, để đạt được sự hòa giải và hiện thực hóa tầm nhìn của những kẻ thù cũ, cùng nhau làm việc vì một tương lai tốt đẹp hơn.”
Trong một câu đầy cảm kích, ngài đã tóm tắt nhiều căn bệnh của châu Âu, đặt câu hỏi: “Châu Âu và phương Tây, bạn đang chèo thuyền đi đâu, với việc vứt bỏ người già, những bức tường dây thép gai, số lượng lớn người chết trên biển và những chiếc nôi trống rỗng?”
Ngài bày tỏ hy vọng rằng năng lực và sự nhiệt tình của Ngày Giới trẻ Thế giới sẽ giúp thúc đẩy Châu Âu phục hồi tinh thần trẻ trung của chính mình.
Đối mặt với cuộc khủng hoảng lạm dụng
Thứ Tư cũng là ngày Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cập đến chủ đề lạm dụng tình dục trong Giáo hội. Ngài đã làm như vậy trước tiên qua một nhận xét trong bài phát biểu của ngài tại Kinh Chiều với hàng giáo sĩ, trong Tu viện Jerónimos hoành tráng, kêu gọi Giáo hội thực hiện “cuộc thanh tẩy liên tục và khiêm tốn, bắt đầu từ tiếng kêu đau đớn của các nạn nhân, những người phải luôn được chào đón và lắng nghe.”
Khi cuộc họp đó kết thúc, ngài trở lại Tòa Khâm sứ, nơi ngài tiếp 13 nạn nhân của nạn giáo sĩ lạm dụng.
Trong khi đó, một nhóm ẩn danh gồm các nhà hoạt động trực tuyến đã dựng ba bảng quảng cáo ở Lisbon vào sáng thứ Ba, nhắc nhở những người hành hương Ngày Giới trẻ Thế giới rằng một ủy ban độc lập gần đây đã kết luận rằng đã có gần 5,000 nạn nhân bị lạm dụng tình dục trong Giáo hội ở Bồ Đào Nha kể từ năm 1950.
Vấn đề lạm dụng tình dục luôn hiện diện tại Ngày Giới trẻ Thế giới, nhưng các giám mục Bồ Đào Nha đang phải chịu qui lỗi về một loạt các quyết định trước cuộc gặp gỡ của giới trẻ: Đầu tiên, họ cho ủy ban độc lập một năm để điều tra và soạn thảo một báo cáo, hy vọng giải quyết vấn đề trước Ngày Giới trẻ Thế giới... Sau đó, họ làm suy yếu nỗ lực đó bằng lời hứa sẽ thiết lập một đài tưởng niệm các nạn nhân bị lạm dụng trong Ngày Giới trẻ Thế giới, nhưng sau đó, dường như để làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn, họ đã tuyên bố chỉ vài ngày trước Ngày Giời trẻ Thế giới rằng đài tưởng niệm bị hoãn lại vô thời hạn.
Đây là điều đã thúc đẩy các nhà hoạt động trực tuyến đặt các bảng quảng cáo. Trang web của họ thông báo rằng Giáo hội “không có gì ngoài sự im lặng” kể từ khi vụ tai tiếng nổ ra.
Các nhà tranh đấu nói, “Kể từ khi báo cáo được công bố, đã có rất ít hoặc không có chuyển động nào từ các định chế Công Giáo. Và vào đêm trước Ngày Giới trẻ Thế giới, Giáo Hội Công Giáo Bồ Đào Nha dường như hài lòng với việc giả vờ rằng báo cáo này không hiện hữu. Một đài tưởng niệm đã được công bố vào tháng 3, sẽ được khánh thành ở Belém trong sự kiện này, nhưng đã bị hoãn lại.”
Một số người cho rằng những người biểu tình đang phát biểu một kiểu tức giận có chọn lọc. Điều đáng chú ý là nhóm đã quyết định hướng hành động của họ vào định chế nổi bật nhất ở Bồ Đào Nha phải làm bất cứ điều gì quan trọng để giải quyết vấn đề xã hội về lạm dụng tình dục trong hàng ngũ của mình. Và hoàn toàn không đúng khi cho rằng các nhân vật của Giáo hội đã im lặng về vấn đề này, nếu không vì lý do nào khác ngoài việc họ được hỏi về nó mỗi khi họ gặp mặt một nhà báo.
Các tin đồn về việc cho rước lễ
Việc phân phát Thánh Thể cho hàng trăm ngàn khách hành hương không phải là điều dễ dàng. Cách đây vài tháng, các nhà tổ chức Ngày Giới trẻ Thế giới đã bắt đầu mời các thừa tác viên Rước Lễ ngoại thường, những người đã được huấn luyện đặc biệt trong vài tuần qua. Tổng cộng có 1,800 thừa tác viên Thánh Thể hiện diện trong Thánh lễ khai mạc.
Chỉ vài phút sau khi Thánh lễ khai mạc Ngày Giới trẻ Thế giới bắt đầu vào thứ Ba, hàng trăm thừa tác viên Thánh Thể bắt đầu tiến vào đám đông và vào vị trí của họ với bình thánh trong tay, đứng đó suốt Thánh lễ cho đến khi Rước lễ. Điều này dẫn đến tin đồn rằng bánh thánh đã được truyền phép từ xa. Nhưng The Pillar xin xác nhận rằng tin đồn này không đúng: Bánh thánh đã được truyền phép trước đó, trong một Thánh lễ khác, và được cất giữ trong một chiếc lều được dùng làm nhà nguyện cho nhân viên.
Tôi không biết liệu đây có phải là thông lệ tiêu chuẩn tại các biến cố có nhiều người Công Giáo như thế này không, hay nó đã xảy ra ở các Ngày Giới trẻ Thế giới khác, nhưng từ góc độ thực tế thuần túy, sẽ rất khó, nếu không muốn nói là không thể, có các thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ tại chỗ ngay sau khi truyền phép.
Điều 85 của Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma nói rằng “điều đáng mong đợi nhất là các tín hữu, cũng như chính linh mục buộc phải làm, rước Mình Thánh Chúa từ Bánh Thánh đã được truyền phép trong cùng một Thánh Lễ,” nhưng điều này rõ ràng được coi là không thực tế.
Một tấm thiệp Giáng sinh và một sự im lặng nói rất nhiều
Vào chiều thứ Năm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cuối cùng sẽ chào đón những người hành hương Ngày Giới trẻ Thế giới tại một buổi lễ chào đón tại Công viên Eduardo VII của Lisbon, nơi Thánh lễ khai mạc đã được tổ chức. Một phần của buổi lễ sẽ bao gồm các người trẻ hành hương diễu hành cờ từ tất cả các quốc gia trên thế giới.
Chàng trai trẻ cầm cờ Eritrea trong buổi thử trang phục hôm thứ Tư dường như không đến từ Eritrea, nhưng đó là vì các thành viên của phái đoàn Eritrea đã bị từ chối cấp thị thực ngay trước khi họ lên đường, mặc dù vẫn có hy vọng rằng ít nhất một em sẽ được cấp.
Tôi đã đuổi kịp một cô gái mang cờ Nicaragua. Tôi hỏi cô có thực sự đến từ Nicaragua không, và cô nói có. Khi tôi hỏi cô tình hình ở đất nước của cô lúc này như thế nào, cô quay đi trong sự im lặng nói lên nhiều điều.
Ngược lại, các thành viên của phái đoàn Bhutan lại nói rất nhiều. Bhutan chỉ có 100 người Công Giáo trong dân số 800,000 người, tất cả đều đã trở lại đạo. Đối với Yeshi ăn nói nhỏ nhẹ, đây là một trải nghiệm khó quên.
Yeshi nói, “Thật ngạc nhiên khi được ở đây, nhìn thấy mọi người từ các quốc gia khác nhau, tất cả đều chia sẻ tình yêu, văn hóa của họ và một số người đánh giá cao các phái đoàn của chúng tôi, thật tuyệt vời”.
Ba thanh niên Bhutan được dẫn dắt bởi Cha Kinley Tshering, linh mục người Bhutan đầu tiên và duy nhất cho đến nay, người đã giải thích rằng sự trở lại đạo của ngài bắt đầu khi ngài tình cờ nhận được một tấm thiệp Giáng sinh.
Ngài nói, “Tôi trở thành người Công Giáo nhờ đọc sách. Ở đất nước của chúng tôi không có biểu tượng Kitô giáo, không có thánh giá, không có văn học, không có gì cả. Nhưng tôi tình cờ nhìn thấy một tấm thiệp Giáng sinh, và đó là điểm khởi đầu của tôi.”
“Tôi rất tò mò về em bé đó, rồi khi lớn lên, tôi nhận ra rằng em bé ấy chính là người đàn ông trên Thập giá, và đó là cách đức tin của tôi tiếp tục lớn lên, và sau đó tôi nhận ra rằng em bé không chỉ chết mà còn sống lại, một lần nữa... Thật là một câu chuyện tuyệt vời! Câu chuyện Kitô giáo và cuộc đời của Chúa Giêsu thật tuyệt vời đến nỗi, ngay cả khi nó không có thật, nó vẫn đáng để chúng ta sống.”
Đức Hồng Y Parolin và những cây trồng
Cũng trong ngày thứ Tư, trẻ em và người trẻ thuộc các tôn giáo khác nhau đã tập trung tại Vườn Bách thảo Nhiệt đới để trồng cây đại diện cho các tôn giáo khác nhau của họ. Đây là một trong những điểm nổi bật của chương trình liên tôn trong Ngày Giới trẻ Thế giới này, nhưng nó luôn có ý nghĩa thứ yếu.
Do đó, nhiều người ngạc nhiên khi cả Đức Hồng Y Manuel Clemente, Thượng Phụ Lisbon, và Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đều có mặt.
Đức Hồng Y Parolin rất thân thiện, mỉm cười và chào những người có mặt trong một bầu không khí rất thân mật, nhưng không nói gì.
Do Thái giáo và Kitô giáo được đại diện bởi cây ô liu do đại sứ quán Israel tặng; đại diện Hồi giáo – người Shia và người Sunni cùng nhau – trồng một cây chà là; những người theo Lão giáo trồng một cây đào, những người theo đạo Hindu và đạo Phật trồng những loại cây vả khác nhau.
Lưu ý cuối cùng, trong nhật ký ngày hôm qua, tôi đã đề cập rằng một phụ nữ Pháp đã bị ngã và hôn mê. Tôi được biết rằng bà không phải là một nữ tu, mà là một bà mẹ giáo dân có ba con, và thật đáng buồn là bà đã qua đời vào thứ Tư tại bệnh viện, được quây quần bởi gia đình và sau khi nhận những nghi thức cuối cùng. Bốn người họ hàng của bà đã tham dự Thánh lễ sáng thứ Năm của Đức Giáo Hoàng tại Tòa Khâm sứ.
VietCatholic TV
Hàng phòng thủ Nga ở Kherson suy sụp. Tấn công xuyên giới vào Nga. Sĩ quan Putin bỏ trốn sang NATO
VietCatholic Media
03:26 14/08/2023
1. Hệ thống phòng thủ sông Dnipro của Nga đang yếu đi rất nhanh
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Dnipro River Defenses 'Weaker' as Degraded Regiments Pulled: U.K.”, nghĩa là “Vương quốc Anh cho biết hệ thống phòng thủ sông Dnipro của Nga 'yếu hơn' khi các trung đoàn xuống cấp bị kéo đi chỗ khác.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Các quan chức quốc phòng Anh cho biết, việc Nga triển khai lại các đơn vị Dù có thể khiến quân đội của Mạc Tư Khoa ở bờ đông sông Dnipro dễ bị tổn thương.
Trong bản cập nhật hàng ngày vào hôm thứ Bảy, Bộ Quốc phòng Anh cho biết Nga có thể đã triển khai các đơn vị Dù từ tỉnh Kherson đến khu vực Orikhiv ở tỉnh Zaporizhzhia, nơi giao tranh ác liệt đang diễn ra.
Ukraine bắt đầu phản công vào khoảng ngày 4 tháng 6 để tái chiếm lãnh thổ bị Nga tạm chiếm trong một nỗ lực mà Kyiv thừa nhận đã diễn ra chậm hơn so với mong đợi.
Kể từ khi cuộc phản công bắt đầu, Quân đoàn vũ trang liên hợp thứ 58 của Nga ở Zaporizhzhia đã phải đối mặt với các cuộc tấn công của Ukraine. Chỉ huy của lực lượng này đã bị sa thải vào tháng trước có lẽ vì ông ta khăng khăng rằng các thành phần trong lực lượng của ông ta cần được nghỉ ngơi, Bộ Quốc phòng Anh cho biết.
Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh cho biết, sự xuất hiện của các đơn vị Dù ở khu vực Zaporizhzhia có thể cho phép các Trung đoàn súng trường cơ giới số 70 và 71 của Nga, vốn đã phải đối mặt với sự tiêu hao dữ dội và chiến đấu ác liệt trên tiền tuyến, được rút ra để phục hồi.
Tuy nhiên, việc tái triển khai này có khả năng khiến hệ thống phòng thủ của Nga gần bờ đông sông Dnipro “yếu đi, nơi họ ngày càng bị quấy rối bởi các cuộc tấn công đổ bộ của Ukraine”.
Trước cuộc phản công của họ, các lực lượng Ukraine đã tiến hành các cuộc đột kích thường xuyên để đánh bật các vị trí của Nga ở phía đông của con sông, gần thành phố Kherson, nơi Mạc Tư Khoa đã rút lui vào năm ngoái.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga về đánh giá của các quan chức quốc phòng Anh có xu hướng nhấn mạnh đến lợi ích của Ukraine và tổn thất của Nga.
Nó được đưa ra khi Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Ihor Klymenko cho biết hôm thứ Bảy rằng một người đã thiệt mạng và 12 người bị thương sau khi lực lượng Nga tấn công Orikhiv bằng một quả bom dẫn đường.
Ở những nơi khác, Thống đốc tỉnh Dnipropetrovsk Serhii Lysak nói rằng các vụ nổ ở Kryvyi Rih là do một cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga. Nga pháo kích vào quận Kupiansk của Kharkiv, giết chết một phụ nữ 73 tuổi, Thống đốc Oleh Syniehubov báo cáo
Trong khi đó, truyền thông nhà nước Nga hôm thứ Bảy đưa tin lực lượng phòng không đã bắn hạ 20 máy bay không người lái của Ukraine trong đêm ở Crimea.
Đổi lại, Lực lượng Không quân Ukraine cho biết ba trong số năm máy bay không người lái Shahed do Iran cung cấp do Nga phóng trong đêm đã bị lực lượng phòng không ở tỉnh Zaporizhzhia bắn hạ.
Trong một diễn biến khác, Tòa Bạch Ốc cho biết hôm thứ Sáu rằng họ sẽ “chắc chắn cởi mở” trong việc huấn luyện các phi công F-16 của Ukraine trên đất Mỹ, sau khi đã bật đèn xanh cho việc cung cấp các chiến đấu cơ này cho lực lượng của Kyiv.
Tuy nhiên, phát ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby cho biết “sẽ mất một thời gian” trước khi máy bay này có thể được tích hợp vào hạm đội không quân của Ukraine.
2. Giao thông phải tạm dừng trên cầu Crimea
Reuters đưa tin rằng một ngày sau khi lực lượng phòng không Nga ngăn chặn ba cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Ukraine vào cây cầu Kerch do Nga xây dựng nối bán đảo Crimea bị tạm chiếm với lục địa Nga, các nhà chức trách đã tạm dừng giao thông trên con đường này.
Các nhà chức trách không đưa ra lý do tạm dừng giao thông, bất chấp trước đó họ tuyên bố không có thiệt hại nào trong các cuộc tấn công trên cầu.
Cây cầu vừa là mục tiêu mang tính biểu tượng vừa là mục tiêu chiến lược đối với lực lượng Ukraine, những người coi đây là cây cầu do quân xâm lược xây dựng với mục đích xâm lược. Các lực lượng Nga sử dụng cả cây cầu đường bộ và đường sắt để vận chuyển khí tài chiến tranh - nếu cây cầu bị phá hủy, quân đội Nga ở các khu vực phía nam Kherson và nam Zaporizhzhia sẽ phải đối mặt với các vấn đề hậu cần lớn.
Một vụ nổ đã phá hủy một phần của cây cầu vào tháng Mười. Phần đường bộ đã được mở lại hoàn toàn vào tháng Hai và đường sắt vào tháng Năm.
Sau các cuộc tấn công nhằm vào cầu Kerch, Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, đã giải thích lý do tại sao việc phá bỏ cây cầu nối bán đảo Crimea bị Nga tạm chiếm với Nga không chỉ mang ý nghĩa tượng trưng.
“Cầu Kerch là một liên kết quan trọng giữa phần phía tây nam của Nga và Crimea bị tạm chiếm,” ông nói. “Đó là một mục tiêu quân sự hợp pháp của Ukraine, vì nó được sử dụng để cung cấp hậu cần cho quân đội Nga. Cây cầu và tuyến đường sắt của nó cực kỳ quan trọng đối với hậu cần của quân đội Nga, vì vậy nó được sửa chữa nhanh chóng và được bảo vệ nghiêm ngặt.
“Ngoài ra, quân đội Nga sử dụng các cảng của các thành phố Berdiansk và Mariupol tạm thời bị tạm chiếm của Ukraine để tiếp tế. Nhưng những khối lượng này nhỏ hơn so với năng lực đường sắt.
“Vì vậy, liên quan đến các cuộc tấn công trên cầu Kerch, câu hỏi đặt ra là liệu đường ray có bị hư hại hay không. Nếu nó bị hư hại, thì nhóm phía nam của đối phương sẽ không còn nguồn cung cấp.
“Nếu cây cầu Kerch có thể bị phong tỏa, thì xét đến các cuộc tấn công gần đây vào các cây cầu ở Armiansk, Chonhar và Henichesk trong hai tuần qua, hầu hết các nguồn cung cấp quân sự của Nga cho các khu vực phía nam Kherson và nam Zaporizhzhia sẽ phải đối mặt với các vấn đề hậu cần nghiêm trọng”.
Trong một diễn biến có liên quan, Đức sẽ cung cấp hệ thống máy bay không người lái thế hệ mới Luna cho Ukraine, Bild am Sonntag đưa tin.
Thiết bị sẽ bao gồm một trạm điều khiển mặt đất với một số máy bay không người lái, máy phóng và xe tải quân sự.
3. Ukraine tấn công dữ dội bằng máy bay không người lái vào lãnh thổ Nga
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cáo buộc Ukraine đã thực hiện hàng loạt cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào lãnh thổ Nga hôm Chúa Nhật.
Vụ tấn công bằng máy bay không người lái đầu tiên diễn ra vào đầu giờ sáng Chúa Nhật trên thành phố Belgorod.
“Vào khoảng 4 giờ sáng Chúa Nhật, một nỗ lực của chế độ Kyiv nhằm thực hiện một cuộc tấn công khủng bố bằng một phương tiện bay không người lái duy nhất nhằm vào các cơ sở trên lãnh thổ Liên bang Nga đã bị ngăn chặn,” Konashenkov nói.
“Các thiết bị phòng không của Nga đã phát hiện và phá hủy chiếc máy bay không người lái trên lãnh thổ của Belgorod,” ông ta nói thêm.
Cuộc tấn công thứ hai vào khu vực đã diễn ra vào khoảng 11 giờ sáng giờ địa phương cũng trên lãnh thổ của Belgorod. Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái thứ ba diễn ra ở khu vực Kursk vào khoảng 11:30 sáng Chúa Nhật. Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái thứ tư diễn ra ở khu vực Belgorod vào khoảng 1:30 chiều Chúa Nhật.
Mạc Tư Khoa cho biết vụ tấn công bằng máy bay không người lái mới nhất xảy ra vào khoảng 10 giờ tối giờ địa phương hôm Chúa Nhật, khi một máy bay Ukraine cố gắng tấn công một mục tiêu trên đất Nga nhưng đã bị “đánh bại”.
Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ Hai 14 Tháng Tám, Konashenkov cho biết chiếc máy bay không người lái “đã bị các phương tiện phòng không của Nga phát hiện và phá hủy trên lãnh thổ vùng Belgorod”, đồng thời cho biết thêm rằng không có thương vong hay thiệt hại nào sau vụ tấn công.
Pháo kích vào lãnh thổ Nga: Một viên Thống đốc Nga nói rằng đạn pháo do Ukraine bắn trúng một tòa nhà dân cư ở làng Volfino ở vùng Kursk phía bắc, làm ba người bị thương, theo thống đốc khu vực Roman Starovoyt.
Starovoyt cho biết: “Diễn biến này xảy ra sau 10 cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đã được ghi lại.”
“Thật không may, ba thường dân bị thương do mảnh đạn ở mức độ vừa phải, họ được đưa đến bệnh viện trung tâm quận,” ông nói thêm.
Ngôi làng Volfino của Nga nằm ngay bên kia biên giới với vùng Sumy của Ukraine, nơi thường xuyên hứng chịu các cuộc tấn công của Nga.
Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và pháo kích được báo cáo bởi các lực lượng Ukraine đã xảy ra với tần suất ngày càng tăng trong những tháng gần đây. Kyiv hiếm khi trực tiếp nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công như vậy, nhưng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nói rằng cuộc chiến đang “dần quay trở lại” trên đất Nga.
4. Khôi hài: Kết thúc thê thảm khi hệ thống giám sát di động hiếm quý của Nga không phát hiện kịp máy bay không người lái Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukrainian Drone Takes Out Rare Russian Mobile Surveillance System—Video”, nghĩa là “Video cho thấy máy bay không người lái Ukraine loại bỏ hệ thống giám sát di động hiếm hoi của Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy
Đoạn phim mới được quân đội Ukraine chia sẻ cho thấy khoảnh khắc máy bay không người lái của họ tấn công vào hệ thống giám sát Murom-P của Nga khi Kyiv đẩy mạnh lợi thế của mình trong chiến tranh không người lái.
Trong đoạn clip được Cơ quan Biên phòng Nhà nước Ukraine đăng trực tuyến, một máy bay không người lái của Ukraine nhắm vào thứ có vẻ là hệ thống giám sát của Nga với một cột buồm kéo dài 17 feet lên bầu trời khu vực Kharkiv phía đông bắc Ukraine. Máy bay không người lái sau đó đâm thẳng vào các camera của hệ thống, trước khi nguồn cấp dữ liệu bị cắt.
Hệ thống Murom là một hệ thống hình ảnh nhiệt và giám sát video di động, được nhà xuất khẩu quốc phòng Nga, Rosoboronexport chào hàng, là một hệ thống triển khai nhanh, tầm xa và hoạt động 24/7 để duy trì biên giới an toàn.
Theo Rosoboronexport, nó có thể cung cấp “nhận thức tình hình theo thời gian thực 24/7 theo yêu cầu”, các máy quay video của nó có thể phát hiện con người ở khoảng cách lên tới gần 10km. Nhà xuất khẩu cho biết hệ thống quang nhiệt có thể phát hiện con người ở khoảng cách xa đến 4km và một phương tiện ở khoảng cách gần 8km. Điều khôi hài là nó đã không phát hiện được chiếc máy bay không người lái đang lao thẳng vào nó trước khi nổ tung.
Theo nhà sản xuất Stilsoft, phiên bản Murom-P của hệ thống được thiết kế dành riêng cho lực lượng Biên phòng Nhà nước Nga. Stilsoft cho biết trong tài liệu quảng cáo rằng hệ thống sẽ sẵn sàng được sử dụng trong vòng một giờ,.
Đầu tháng 5, Phó Thủ tướng Ukraine Mykhailo Fedorov cho biết một máy bay không người lái của Ukraine đã phá hủy một hệ thống Murom-P ở khu vực phía nam Kherson, hệ thống đó cho phép các lực lượng của Mạc Tư Khoa có thể nhìn thấy các chuyển động của đối phương vào mọi thời điểm. “Bây giờ cái gọi là Con mắt của Mordor đã bị phá hủy,” anh ta nói thêm khi đề cập đến việc JRR Tolkien tạo ra sức mạnh tà ác có thể nhìn thấy tất cả của Sauron trong cuốn truyện hư cấu của Chúa tể của những chiếc nhẫn.
Máy bay không người lái đã đóng một vai trò nổi bật trong nhiều lĩnh vực trong cuộc chiến đang diễn ra của Ukraine chống lại Nga, từ giám sát đến hướng dẫn các cuộc tấn công bằng pháo và được sử dụng làm phương tiện không người lái “kamikaze”.
Fedorov, người đang dẫn đầu khoản đầu tư của Kyiv vào công nghệ máy bay không người lái, nói với Newsweek hồi đầu tháng 8 rằng “kết quả của máy bay không người lái thực sự ấn tượng”.
Ông nói: “Với những chiếc máy bay không người lái trị giá vài nghìn đô la, họ phá hủy các khí tài chiến tranh giá hàng triệu Mỹ Kim của Nga”.
“Ukraine đang trên đường trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất máy bay không người lái.
Steve Wright, chuyên gia về máy bay không người lái có trụ sở tại Anh, nói với Newsweek hồi đầu tháng này: “Tôi không nghi ngờ gì về việc Ukraine đang chiến thắng trong cuộc xung đột máy bay không người lái. Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo Nga đang nhanh chóng “bắt kịp” những bước tiến mà Ukraine đã đạt được trong cuộc chiến máy bay không người lái.
5. Tổn thất trong vụ tấn công vào Pokrovsk tăng lên
Một sĩ quan cấp cứu đã chết hôm Chúa Nhật do bị thương trong một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào thành phố Pokrovsk, miền đông Ukraine vào ngày 7 tháng 8, nâng số người chết lên 10 người, Ihor Klymenko, Bộ trưởng Nội Vụ Ukraine cho biết như trên.
Trái tim của Vitaly Kints, một đại tá của Dịch vụ Bảo vệ Dân sự, đã “ngừng vĩnh viễn”, Bộ trưởng Nội Vụ ngậm ngùi nói.
Kints “bị thương nặng trong đợt pháo kích liên tục” vào Pokrovsk. Khi nhận được cú gọi xin cấp cứu, Kints đến hiện trường và đang chỉ huy việc cứu các nạn nhân trong đống đổ nát thì bị quân Nga pháo kích. Anh đã chết trong bệnh viện vào đầu giờ Chúa Nhật.
Dịch vụ Khẩn cấp Tiểu bang mô tả Kints là “một người hướng ngoại, một nhà lãnh đạo dũng cảm và nhân đạo, một chuyên gia thực sự trong lĩnh vực của mình, người đã cống hiến một phần quan trọng trong cuộc đời mình cho dịch vụ và đặt cả tâm hồn vào đó.”
Một số thông tin cơ bản: Nga đã tấn công Pokrovsk bằng hai hỏa tiễn vào ngày 7 tháng 8 và tuyên bố đã tấn công vào một sở chỉ huy quân sự của “nhóm thống nhất quân đội Ukraine Khortitsa”.
Ngày hôm sau, Đại Tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy quân sự miền đông Ukraine, nói với ấn phẩm Ukrainska Pravda rằng tuyên bố của Nga là “tuyên truyền sai sự thật”.
Cherevatyi nói rằng đây là “lần thứ ba hoặc thứ tư” mà Nga tuyên bố phá hủy sở chỉ huy quân sự cụ thể đó.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga, ít nhất 78 nhân viên cấp cứu đã thiệt mạng và 280 người bị thương ở Ukraine trong khi đáp trả các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn.
6. Sĩ quan quân đội Nga đào tẩu sang nước NATO
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Military Officer Defects to NATO Country”, nghĩa là “Sĩ quan quân đội Nga đào tẩu sang nước NATO.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Một sĩ quan quân đội Nga đào tẩu sang Lithuania, một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO, hôm thứ Năm, đã xin tị nạn chính trị trong nỗ lực thoát khỏi cuộc chiến với Ukraine.
Tin tức về diễn biến này đã được đưa ra vào hôm thứ Sáu từ BBC News, trong đó báo cáo rằng Ivan Korolev, một trung úy trong quân đội Nga, đã vượt biên trái phép vào Lithuania, một quốc gia thành viên của NATO từ năm 2004. Cuộc vượt biên diễn ra vào thứ Năm, viên trung úy đang trên đường đến thủ đô Vilnius trước khi bị lính biên phòng bắt giữ và tạm giữ tại một trạm kiểm soát.
Trao đổi trực tiếp với BBC News, Korolev cho biết ông đã đưa ra quyết định đào tẩu một tuần trước ngày 3/8, không còn mong muốn tham gia vào “cuộc chiến đẫm máu” với Ukraine. Anh ta cũng cho biết anh ta chưa bao giờ tham gia vào cuộc xung đột trực tiếp ở chính Ukraine, thay vào đó phục vụ với các tư cách khác nhau.
Ông nói: “Vào ngày 3 tháng 8, tôi quyết định rời Liên bang Nga vì tôi không muốn tham gia vào cuộc chiến đẫm máu mà nhà nước của tôi đã gây ra. Hiện tại tôi đang ở Cộng hòa Lithuania, nơi tôi xin tị nạn chính trị.”
Ông nói tiếp: “Tôi đã tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt, nhưng vẫn ở trên lãnh thổ Liên bang Nga trong suốt thời gian đó. Tôi chưa từng ở trên lãnh thổ Ukraine. Chúng tôi đã cung cấp đạn dược cho quân đội Nga. Chúng tôi lấy đạn dược từ khắp nước Nga, từ mọi nơi, từ mọi kho vũ khí và phân phát cho các lữ đoàn, đơn vị trực tiếp ở Ukraine”.
Korolev đã được chuyển đến một trung tâm di cư ở Pabradė trong khi đơn xin tị nạn chính trị của anh ta được giải quyết và xem xét.
Newsweek đã liên hệ với các quan chức Lithuania qua email để bình luận.
Korolev là người mới nhất trong một loạt thành viên quân đội Nga đã đào tẩu trong cuộc xung đột kéo dài với Ukraine. Vào tháng 5, một nhóm binh sĩ đào ngũ đã công bố một đoạn video tuyên bố thông qua Quân đoàn Nước Nga Tự do, lên án cuộc xâm lược và chính phủ của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
“Chúng tôi là những người Nga giống như các bạn,” một người lính nói trong video. “Chúng tôi muốn con cái chúng tôi lớn lên trong hòa bình và trở thành những người tự do để chúng có thể đi du lịch, học tập và hạnh phúc ở một đất nước tự do.”
Anh ta nói tiếp rằng mong muốn này là không thể thực hiện được ở Nga vì Điện Cẩm Linh, mà anh ta gọi là “mục nát vì tham nhũng, dối trá, kiểm duyệt, hạn chế các quyền tự do và đàn áp.”
“Đã đến lúc chấm dứt chế độ độc tài của Điện Cẩm Linh,” người lính nói thêm.
7. Video cho thấy 'Kẻ hủy diệt-2' hiếm hoi của Nga bị tấn công ở Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Video Shows Rare Russian 'Terminator-2' Hammered in Ukraine Strike”, nghĩa là “Video cho thấy xe tăng 'Kẻ hủy diệt-2' hiếm hoi của Nga bị tấn công ở Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Ukraine đã công bố một đoạn video hôm thứ Bảy cho thấy một phương tiện hỗ trợ xe tăng, thường gọi tắt là BMPT, của Nga bị phá hủy trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.
“Các sĩ quan phản gián quân sự của SBU đã sắp xếp một ngày tận thế cho BMPT 'Kẻ hủy diệt-2' của Nga,” Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, đăng lên Telegram bên cạnh một video clip về một phương tiện quân sự đang lái trên cánh đồng trống.
BMPT được đặt tên không chính thức là Kẻ hủy diệt hay xe tăng Ngày Tận Thế bởi nhà sản xuất của nó, công ty Nga Uralvagonzavod. Được trang bị bốn bệ phóng hỏa tiễn, hai khẩu pháo tự động và hai súng phóng lựu, nó hỗ trợ xe tăng và các phương tiện chiến đấu bọc thép khác trong chiến đấu.
“Phương tiện phòng thủ hiếm hoi này của đối phương đã bị đốt cháy bởi một vài cú đánh của máy bay không người lái kamikaze,” SBU cho biết.
Trình tự thời gian của các khung hình khác nhau trong đoạn video dài 1 phút 12 giây không rõ ràng, nhưng cho thấy chiếc xe bị phá hủy và binh lính dường như đang chạy bộ. “Họ đã cố gắng kéo chiếc 'Kẻ hủy diệt' bị bắn rơi ra ngoài với sự trợ giúp của xe tăng T-80, nhưng...nó cũng bị lực lượng đặc biệt của SBU bắn trúng!” SBU đã viết, “Chúng tôi tiếp tục làm việc cho đến khi Chiến thắng hoàn toàn!”
Trang web Oryx, sử dụng thông tin tình báo nguồn mở để kiểm đếm tổn thất của cả hai bên, cho biết tính đến thứ Bảy, Kẻ hủy diệt là một trong 941 tổn thất liên quan đến chiến xa của Nga mà cơ quan này có thể xác nhận được.
Tuần này, hãng tin Deutsche Welle của Đức đưa tin Ukraine đã chiếm được hơn 800 hệ thống pháo, xe bọc thép và các loại vũ khí khác của Nga kể từ khi bắt đầu chiến tranh, trong đó có 300 xe tăng. Diễn biến này xảy ra trong bối cảnh Ukraine liên tục kêu gọi thêm đạn dược của phương Tây từ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để xin bình luận.
Hôm thứ Năm, thư ký báo chí Ngũ Giác Đài Pat Ryder nói rằng Hoa Kỳ sẽ tăng sản lượng đạn pháo 155 ly lên 80.000 quả mỗi tháng vào năm 2024.
Ryder nói thêm rằng trong suốt cuộc chiến, bắt đầu từ tháng 2 năm 2022, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine hơn 2 triệu viên đạn 155 ly và các loại đạn chùm do Mỹ cung cấp đã tỏ ra hữu ích trên tiền tuyến của Ukraine. Mỹ cũng cho biết sẽ xem xét đào tạo các phi công F-16 của Ukraine trên đất Mỹ, mặc dù có thể mất thời gian trước khi loại máy bay này có thể được tích hợp vào hạm đội không quân của Ukraine.
Hôm thứ Bảy, Nga cho biết lực lượng phòng không của họ đã bắn hạ hai hỏa tiễn của Ukraine trên cầu Kerch, cây cầu nối Crimea với đất liền Nga.
Sergei Aksyonov, thống đốc bán đảo Crimea do Nga bổ nhiệm, cho biết cây cầu, nơi từng là hiện trường của các cuộc không kích trước đây mà Kyiv đổ lỗi cho, không bị hư hại. Trong một tuyên bố riêng, Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc Kyiv cố gắng tấn công cây cầu bằng hai hỏa tiễn phòng không dẫn đường.
8. Bộ Quốc phòng Nga nói với binh lính rằng chiến tranh Ukraine sẽ kéo dài thêm ba năm nữa.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Soldier Was Told Ukraine War Will Last Three More Years”, nghĩa là “Lính Nga được bảo cho biết chiến tranh Ukraine sẽ kéo dài thêm ba năm nữa.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Tình báo quân đội Ukraine đã công bố đoạn ghi âm mà họ cho là một cuộc gọi điện thoại bị chặn, trong đó một người lính Nga ở Ukraine nói rằng anh ta được thông báo rằng cuộc chiến sẽ tiếp tục cho đến năm 2026.
“Về cơ bản, những gì họ đang nói với chúng tôi là tình trạng điên rồ này sẽ kéo dài đến năm '26. Nga sẽ 'đòi lại các lãnh thổ',” anh ta nói, theo bản dịch tiếng Anh của Kyiv Post.
Tình báo quân đội Ukraine, gọi tắt là GUR, thường xuyên đăng tải đoạn ghi âm mà họ cho là các thông tin liên lạc bị chặn liên quan đến các lực lượng của Nga. Tuần trước, GUR đã chia sẻ một đoạn clip về một người lính Nga được cho là đã nói với một người bạn rằng quân đội “hợp đồng” do Điện Cẩm Linh thuê đã được gửi đến để tiêu diệt đơn vị của anh ta ở Ukraine.
Trong cuộc gọi đó, người lính cho biết các quan chức Nga đã đưa đến chỗ anh ta các binh lính theo hợp đồng từ các nhà tù ở khu vực Luhansk của Ukraine bị Nga tạm chiếm. Sau đó, những người lính này đã bắn các thành viên khác trong đơn vị của người nói và liệt họ vào diện mất tích.
Ban giám đốc tình báo quân đội Ukraine đã đăng đoạn ghi âm mà họ cho là cuộc điện thoại giữa một quân nhân — người được cho là đang nói chuyện từ lãnh thổ bị Nga tạm chiếm ở miền đông Ukraine — với mẹ của anh ta. Newsweek không thể xác minh độc lập âm thanh hoặc tuyên bố của người nói.
Ngoài tuyên bố của người lính về việc được thông báo rằng cuộc chiến có thể kéo dài thêm ba năm nữa, anh ta còn cho biết Mạc Tư Khoa đang sử dụng những binh sĩ không còn phù hợp để làm nhiệm vụ ở tiền tuyến Ukraine.
Người lính nói với mẹ rằng anh ta quan sát thấy các quân nhân được xếp vào loại “F” (phù hợp để phục vụ) mặc dù có tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, theo Kyiv Post.
“Mẹ, để con giải thích. Ở đây, chúng con có một người đàn ông đã trải qua ca phẫu thuật tim ở Mạc Tư Khoa.... Và đoán xem? Họ nói với anh ta rằng anh ta phù hợp để thực hiện nghĩa vụ quân sự, rằng anh ta khỏe mạnh”, người lính cho biết. “Có một cậu bé khác gần như bị mù. Anh ta thậm chí không thể nhìn xa hơn bàn tay của chính mình. Nhưng hãy đoán xem họ đang nói gì? Họ cũng bảo là anh ta khỏe mạnh.
Anh ta nói thêm, “Phần thưởng duy nhất mà họ nhận được là một kỳ nghỉ kéo dài một tháng để điều trị,” theo câu chuyện của Post.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để bình luận.
Vài tuần trước, GUR cũng đã chia sẻ một đoạn clip về cuộc gọi bị chặn giữa hai binh sĩ Nga ở Ukraine thảo luận về việc một người lính khác bắn vào đồng đội của mình. Một trong những người lính cho biết người đàn ông từ lữ đoàn của anh ta đã “kìm kẹp” và nổ súng vào đơn vị của anh ta.
Người lính đang kể lại câu chuyện nói rằng kẻ nổ súng cuối cùng đã bị giết và anh ta phải giúp khiêng xác chết.
Ngoạn mục: Rước kiệu trên sông Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Đức Thánh Cha: Chúa ơi, cứu con với!
VietCatholic Media
05:12 14/08/2023
1. Cảnh rước kiệu Đức Mẹ trên sông thật ngoạn mục tại Luxembourg
Trong thời đại dịch coronavirus, tại làng Công Giáo Seehusen xảy ra hiện tượng đáng mừng là không một ai bị nhiễm bệnh. Chính vì thế, Lễ Đức Mẹ Lên Trời vẫn được tổ chức tưng bừng. Chỉ có điều là thiếu đi những du khách từ các nơi đổ về.
Năm nay, mọi thứ trở lại như bình thường. Gần ngày Lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, nhiều du khách kéo đến vùng này để tham gia hay ít nhất là có cơ hội ngắm một cảnh tượng thật hùng vĩ khi hàng trăm chiếc thuyền lớn nhỏ bao quanh một con thuyền lớn. Trên con thuyền lớn đó, cha chánh xứ cử hành thánh lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
Tiếng cầu kinh, những bài thánh ca và những lời cầu nguyện vang vọng cả một vùng sông nước. Đó là một cảnh tượng không phải ai cũng may mắn được chứng kiến tận mắt trong cuộc đời mình.
Luxembourg có 650, 370 dân trong đó có 459, 160 tín hữu Công Giáo, tức là chiếm 70.6% dân số. Riêng tại làng Seehusen, dân số hầu như toàn tòng Công Giáo.
Giáo Hội Luxembourg chỉ có một tổng giáo phận duy nhất là tổng giáo phận Luxembourg được coi sóc bởi 186 linh mục, 8 vị phó tế vĩnh viễn trong 275 giáo xứ. Bên cạnh đó còn có 67 nam tu sĩ không có chức linh mục và 343 nữ tu.
2. Lịch sử Lễ Ðức Maria Hồn Xác Lên Trời
Ngày 1 tháng 5 năm 1946, với Thông điệp “Deiparae Virgins” gửi các Giám mục khắp thế giới, Đức Piô thứ 12 cho biết từ năm 1840 đến năm 1940 những đơn thỉnh nguyện tâu xin Toà thánh định tín Mẹ Maria hồn xác lên trời đã đóng thành hai cuốn sách. Những đơn thỉnh nguyện này do các Đức Hồng Y, các Thượng phục Giáo chủ, các Giám mục, đặc biệt 200 Nghị phụ Công đồng Vatican thứ nhất, các linh mục, tu sĩ nam nữ, các trường Đại học, các đoàn thể và đông đảo giáo dân. Đức Thánh Cha xin các Đức Giám Mục cho ngài biết lòng sùng kính Đức Mẹ lên trời của hàng giáo sĩ, giáo dân của giáo phận các ngài và xin các ngài theo sự khôn ngoan xét đoán thế nào về việc tuyên tín.
Ngày mồng 1 tháng 11 năm 1950, Đức Piô thứ 12 ban hành thông điệp “Munificentissimus Deus” long trọng định tín Mẹ Maria linh hồn và xác lên trời là một tín điều buộc mọi người phải tin. Đại lược thông điệp bất hủ này là: Sau khi chúc tụng lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa đã yêu thương quan phòng làm êm dịu những khổ đau, đem lại niềm an ủi cho các dân tộc, Đức Thánh Cha nêu cao sự kiện ơn Chúa thương, dù giữa thời buổi nhiều người lầm lạc chân lý và nhân đức, vẫn có nhiều cách biểu lộ đức tin, lòng sùng mến Mẹ Maria và những con cái Mẹ vẫn được khuyến khích chiêm niệm những đặc ân của Mẹ. Thật vậy, từ muôn đời, Thiên Chúa đã đặc biệt yêu thương Mẹ và rồi ban cho Mẹ dạt dào những đặc ân mà Giáo hội nhận biết và khám phá ra. Nhưng thời đại của chúng ta đã được dành riêng để chiêm ngưỡng đặc ân Mẹ hồn xác lên trời.
Đức Piô thứ 12 quy định Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời là Lễ Trọng đặc biệt trong khắp Giáo hội cùng với luật buộc mọi người tham dự Thánh lễ. Năm 1970, Phụng vụ qui định lễ Mẹ lên trời là một lễ Đức Mẹ duy nhất có lễ Vọng vào chiều ngày 14 trước ngày chính lễ 15 tháng 8.
Đối với nhiều người Âu Châu, Lễ Ðức Maria Hồn Xác Lên Trời là một ví dụ về sự lạ lùng của lịch sử, qua đó người ta thấy được sự hiện diện kín đáo nhưng vô cùng hữu hiệu của Mẹ Thiên Chúa. Kẻ quyền thế muốn tước đoạt danh dự của Mẹ Maria đã bị hạ xuống khỏi tòa cao, như Mẹ đã tiên báo trong kinh Magnificat.
Ngày nay sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, nước Pháp vẫn tiếp tục đóng cửa nghỉ ngày 15 tháng 8 để tôn vinh Mẹ Maria. Danh vọng hão huyền mà một hoàng đế Napoléon đeo đuổi bằng cách hạ bệ Mẹ Thiên Chúa đã không kéo dài quá tám năm. Kể từ tháng 3-1814 sau khi hoàng đế Napoléon thoái vị và bị đày ra đảo Sante Hélène để sống những ngày còn lại của ông. Trong ăn năn sám hối, tên tuổi của ông vẫn được tiếp tục nhắc đến như một thiên tài cũng có, mà như một kẻ ngông cuồng thì nhiều hơn.
Trong khi đó Mẹ Maria vẫn tiếp tục ngự trị trong lòng người dân Âu châu, mặc dù họ có muốn tục hóa đến đâu đi nữa, thì trong lịch sử hàng năm của họ vẫn còn những dấu ấn không bao giờ tàn phai của Mẹ Thiên Chúa. Mãi mãi như Mẹ đã tiên báo trong kinh Magnificat : “Từ nay muôn thế hệ sẽ khen tôi là người có phúc”.
3. Không Kể Chúa Ba Ngôi, Quỷ Sợ Ai Nhất?
Nhân nói về quyền phép Đức Mẹ, xin được kể hầu quý vị và anh chị em câu chuyện “Không Kể Chúa Ba Ngôi, Quỷ Sợ Ai Nhất?”
Tại thành Marcasona nước Pháp, có một chàng thanh niên khô đạo, dám ngạo mạn khinh chê phép lần hạt Mân Côi mà Đức Mẹ đã truyền dạy thánh Đaminh phải cổ võ mọi người thi hành. Chúa đã để cho y bị quỷ ám để tỏ rõ uy quyền Đức Mẹ.
Các gia nhân phải khó khăn lắm mới đưa được anh ta đến với cha thánh Đaminh xin ngài trừ quỷ. Cha truyền đưa anh ta đến nhà thờ. Và trước mặt đông đảo giáo dân, cha thánh Đaminh lớn tiếng hỏi ma quỷ:
– Trên Thiên đàng, không kể Chúa Ba Ngôi, còn đấng nào mày sợ hơn cả?
Tên quỷ la hét, tru trếu ghê rợn, hắn nhất định không chịu trả lời. Cha Đaminh truyền cho nó phải nói sự thật. Nhưng hắn miễn cưỡng chỉ xin nói nhỏ vào tai cha Đaminh chứ không muốn cho mọi người nghe.
Cha Đaminh nhất định không chịu. Cha liền sấp mình xuống đất nài xin Đức Mẹ bắt ma quỷ nói công khai.
Ma quỷ tinh khôn và xảo quyệt đáo để, nó giả vờ khiêm nhường nói với cha:
– Chúng tôi là kẻ nói dối, xin ngài đừng tin. Xin ngài hãy nhờ các Thiên thần là những kẻ thật thà trả lời cho ngài biết.
Cha Đaminh đâu có chịu thua ma quỷ. Ngài sấp mình xuống trước tòa Đức Mẹ van nài Mẹ dùng quyền phép bắt ma quỷ phải xưng thú ra, để giáo dân biết rõ.
Nhận lời van xin của cha thánh Đaminh, Đức Mẹ thân hiện ra, cầm roi đánh tên quỷ bắt buộc ma quỷ phải nói ra sự thật. Bấy giờ hắn kêu la có vẻ hằn học tức tối với Đức Mẹ. Hắn biết rằng nói ra sự thật thì thiệt hại cho nó lắm, vì như thế người ta sẽ tôn kính Đức Mẹ hơn, và các linh hồn sẽ vuột khỏi tầm tay của hắn. Bất đắc dĩ ma quỷ phải to tiếng công khai rằng:
– Tất cả mọi người hãy lắng tai mà nghe: Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa có quyền phép gìn giữ, bảo vệ những ai tôn kính Ngài khỏi sa Hỏa ngục. Ai sùng kính yêu mến Ngài thật tình thì thoát khỏi tay chúng tao. Mỗi lời Bà ấy xin cùng Thiên Chúa thì thần thế và hiệu nghiệm hơn mọi lời các thánh. Ai sắp mất linh hồn sa Hỏa ngục mà kêu tên Mẹ Maria thế nào cũng được cứu giúp. Nếu không có Mẹ Maria giúp đỡ che chở, thì đạo Công Giáo đã phải vô cùng khốn đốn, khó lòng mà đứng vững được trước sức tấn công như vũ bão của chúng tao. Bà ấy ban cho những ai siêng năng lần chuỗi Mân Côi được khỏi sự dữ, được ơn ăn năn thống hối mọi tội và được về Thiên đàng.
Bấy giờ cha thánh Đaminh bảo tất cả mọi người đọc kinh Mân Côi thật chậm và thật sốt sắng. Và một sự lạ đã xảy ra, sau mỗi kinh Kính Mừng mà cha Đaminh và dân chúng đọc chung với nhau, thì một nhóm ma quỷ xuất ra từ thân xác khốn khổ của người đó, dưới hình dạng những cục than đỏ. Khi bọn quỷ ám xuất ra hết, thì người lạc giáo ấy hoàn toàn trở lại bình thường.
4. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật
Chúa Nhật 13 Tháng Tám, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 19 Mùa Quanh Năm.
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mátthêu.
Sau khi dân chúng được ăn no nê, Đức Giêsu liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng. Giải tán họ xong, Người lên núi một mình mà cầu nguyện. Tối đến Người vẫn ở đó một mình. Còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ đến cả mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió. Vào khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ. Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau: “Ma đấy!” và sợ hãi la lên. Đức Giêsu liền bảo các ông: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!” Ông Phêrô liền thưa với Người: “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài.” Đức Giêsu bảo ông: “Cứ đến!” Ông Phêrô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giêsu. Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: “Thầy ơi, cứu con với!” Đức Giêsu liền đưa tay nắm lấy ông và nói: “Hỡi kẻ kém lòng tin! Sao lại hoài nghi?” Khi thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng. Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói: “Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa!”
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Tin Mừng hôm nay thuật lại một việc làm đặc biệt phi thường của Chúa Giêsu: ban đêm Người đi trên mặt nước hồ Galilê tiến về phía các môn đệ đang đi thuyền qua hồ (x. Mt 14:22-33). Câu hỏi đặt ra là: Tại sao Chúa Giêsu làm điều này? Giống như một màn biểu diễn chăng? KHÔNG! Nhưng tại sao? Có thể vì một nhu cầu cấp bách, không lường trước được để giúp đỡ các môn đệ của mình đang bị cản trở bởi một cơn gió ngược? Không, vì chính Ngài đã lên kế hoạch mọi việc, Ngài đã bắt họ khởi hành vào tối hôm đó. Bản văn thậm chí còn nói rằng ông “đã bắt họ” (xem câu 22). Có lẽ Chúa Giêsu đã làm điều đó để cho họ thấy sự vĩ đại và quyền lực của mình chăng? Nhưng nó không đơn giản như vậy với Ngài. Như thế, tại sao Ngài làm điều đó? Tại sao Ngài muốn đi trên mặt nước?
Có một thông điệp không dễ thấy, một thông điệp chúng ta cần nắm bắt. Trên thực tế, vào thời điểm đó, những vùng nước rộng lớn được coi là nơi ám ảnh của những thế lực xấu xa mà con người không thể làm chủ được. Đặc biệt khi những cơn bão khiến chúng trở nên hỗn loạn, những vực thẳm này là biểu tượng của sự hỗn loạn và gợi nhớ đến bóng tối của thế giới ngầm. Bấy giờ, các môn đệ thấy mình ra giữa hồ khi trời đã tối. Họ sợ chìm đắm, sợ bị ma quỷ hút vào. Và Chúa Giêsu đến với họ, đi trên mặt nước, nghĩa là trên quyền lực của sự dữ. Chúa Giêsu đi trên quyền lực của cái ác và nói với các môn đệ của mình: “Hãy yên tâm; chính Thầy đây. Đừng sợ” (c. 27). Đây là sứ điệp mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta. Đây là ý nghĩa của biến cố này: quyền lực của sự dữ làm chúng ta sợ hãi, mà chúng ta không thể chế ngự được, lập tức chiếm tỷ lệ nhỏ hơn với Chúa Giêsu. Bằng cách đi trên mặt nước, Ngài muốn nói: “Đừng sợ. Thầy đặt đối phương của anh chị em dưới chân Thầy” - một thông điệp tuyệt vời - Thầy đặt đối phương của anh chị em dưới chân Thầy - đối phương chứ không phải con người! – không phải loại đối phương đó, nhưng là sự chết, tội lỗi, ma quỷ – đây là những đối phương của con người, đối phương của chúng ta. Và Chúa Giêsu chà đạp lên những đối phương này vì chúng ta.
Hôm nay, Chúa Kitô lặp lại với mỗi người chúng ta: “Hãy can đảm lên; Thầy đây mà. Đừng sợ! Hãy vững lòng vì có Thầy ở đây, vì anh chị em không còn đơn độc trên mặt nước sóng gió của cuộc đời này. Và vì vậy, chúng ta nên làm gì khi thấy mình ở ngoài biển khơi trước những cơn gió ngược? Chúng ta phải làm gì khi đối mặt với nỗi sợ hãi trước biển khơi, khi chúng ta chỉ thấy bóng tối và cảm thấy mình đang chìm dưới đáy? Chúng ta cần làm hai việc mà các môn đệ đã làm trong Tin Mừng. Các môn đệ làm gì? Thưa: Các ngài kêu gọi và chào đón Chúa Giêsu. Vào những thời khắc tồi tệ nhất, trong cơn bão tố đen tối nhất, hãy kêu cầu Chúa Giêsu và chào đón Chúa Giêsu.
Các môn đệ kêu cầu Chúa Giêsu: Phêrô đi một chút trên mặt nước tiến về phía Chúa Giêsu, nhưng rồi đâm ra sợ hãi. Thánh nhân chìm xuống rồi kêu lên: “Thầy ơi, cứu con với!” (câu 30). Gọi Chúa Giêsu, kêu cầu Chúa Giêsu. Lời cầu nguyện này thật đẹp. Nó diễn tả sự chắc chắn rằng Chúa có thể cứu chúng ta, rằng Người chiến thắng sự dữ và những nỗi sợ hãi của chúng ta. Tôi mời tất cả anh chị em lặp lại câu đó ngay bây giờ. Ba lần cùng nhau: Chúa ơi, cứu con với! Chúa ơi, cứu con với! Chúa ơi, cứu con với!
Và rồi các môn đệ chào đón, đầu tiên họ kêu gọi, sau đó họ chào đón Chúa Giêsu vào thuyền. Bản văn nói rằng ngay khi Chúa Giêsu vừa lên thuyền thì “gió lặng” (c. 32). Chúa biết rằng con thuyền của cuộc đời chúng ta, cũng như con thuyền của Giáo hội, luôn bị đe dọa bởi những cơn gió ngược, và biển cả mà chúng ta chèo lái thường có nhiều sóng gió. Người không tha cho chúng ta công việc chèo thuyền vất vả, đúng hơn – Tin Mừng nhấn mạnh – Người bắt các môn đệ ra đi. Ngài mời gọi chúng ta đương đầu với những khó khăn để những gian truân ấy cũng trở thành cơ hội cứu độ, để Chúa Giêsu có thể chinh phục chúng, để chúng trở thành cơ hội gặp gỡ Người. Thực vậy, trong những giây phút tăm tối của chúng ta, Người đến gặp chúng ta, yêu cầu được đón tiếp như đêm trên hồ.
Vì vậy, chúng ta hãy tự hỏi: Tôi phản ứng thế nào khi tôi sợ hãi, gặp khó khăn? Tôi tiến bước một mình, với sức riêng của mình, hay tôi kêu cầu Chúa với lòng tín thác? Và đức tin của tôi như thế nào? Tôi có tin rằng Chúa Kitô mạnh hơn sóng gió không? Nhưng trên hết: Tôi có đang chèo thuyền với Ngài không? Tôi có chào đón Ngài không? Tôi có dành chỗ cho Người trên con thuyền cuộc đời tôi – để tôi không bao giờ cô độc, luôn ở với Chúa Giêsu không? Tôi có trao quyền lái cho Chúa Giêsu không?
Trong những lúc băng qua tăm tối, xin Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu, là Ngôi Sao Biển, giúp chúng ta tìm kiếm ánh sáng Chúa Giêsu.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến,
Một vụ đắm tàu bi thảm khác đã xảy ra cách đây vài ngày ở Địa Trung Hải – 41 người đã thiệt mạng. Tôi đã cầu nguyện cho họ. Và thật đáng buồn và xấu hổ, chúng ta phải nói rằng từ đầu năm nay, gần hai nghìn đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã thiệt mạng khi cố gắng đến Âu Châu. Đây là một vết thương hở trên nhân loại của chúng ta. Tôi khuyến khích các cường quốc chính trị và ngoại giao đang cố gắng hàn gắn điều này trong tinh thần đoàn kết và huynh đệ, cũng như sự việcng hiến của tất cả những người đang làm việc để ngăn chặn các vụ đắm tàu và đang trợ giúp những người di cư.
Ngày mai, tại Bafoussam ở Cameroon, vẫn còn bị ảnh hưởng bởi bạo lực và chiến tranh, vào đêm trước Lễ Đức Maria Rất Thánh Hồn Xác Lên Trời, một cuộc hành hương cầu hòa bình cho đất nước sẽ diễn ra. Chúng ta hãy hiệp nhất trong lời cầu nguyện với các anh chị em Cameroon của chúng ta để nhờ sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, Thiên Chúa có thể nâng đỡ niềm hy vọng của những người đang đau khổ trong nhiều năm, và mở ra những con đường đối thoại để đạt được hòa bình và hòa hợp.
Và chúng ta hãy cầu nguyện cho những người dân Ukraine đang chịu nhiều đau khổ vì cuộc chiến này.
Tôi cũng muốn bảo đảm những lời cầu nguyện của mình cho các nạn nhân của vụ hỏa hoạn đã tàn phá đảo Maui của Hawaii.
Bây giờ tôi xin gửi lời chào đến tất cả anh chị em, những người từ Rôma và những người hành hương từ nhiều quốc gia khác nhau. Đặc biệt, tôi chào một số nhóm đã tham gia Ngày Giới trẻ Thế giới ở Lisbon – và có rất nhiều!...Tôi thấy cờ – Ba Lan, Mễ Tây Cơ, Á Căn Đình, Ý, El Salvador, nhiều nước khác…các linh mục và các bạn trẻ từ El Salvador, những người rất ồn ào; các sinh viên đến từ Đại học Iberoamericana, Puebla, Mễ Tây Cơ; và các bạn trẻ đến từ Đài Loan. Hãy tận hưởng chuyến đi nhé!
Và tôi chúc tất cả các bạn một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Chỉ huy Dù Nga bị biệt kích Ukraine bắt sống kêu gọi rút quân. Lính Dù Nga tháo chạy ở Nam Bakhmut
VietCatholic Media
16:51 14/08/2023
1. Bất chấp lực lượng Hải Quân hùng hậu, Nga không chiếm được ưu thế trên Hắc Hải
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Video Shows Forces Destroying Russian Black Sea Targets”, nghĩa là “Video của Ukraine cho thấy lực lượng phá hủy các mục tiêu trên Hắc Hải của Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Kyiv đã chia sẻ đoạn phim mới có vẻ như cho thấy các cuộc tấn công của Ukraine vào các mục tiêu của Nga ở Hắc Hải, khi căng thẳng âm ỉ trong khu vực, nơi thường xuyên xảy ra các cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào hải quân của Điện Cẩm Linh.
Hắc Hải là chiến trường quan trọng của các lực lượng Nga và Ukraine. Nga thường tiến hành các cuộc tấn công sử dụng hỏa tiễn, chẳng hạn như hỏa tiễn Kalibr phóng từ biển, nhằm vào các thành phố của Ukraine từ Hắc Hải.
Trong những tháng gần đây, Ukraine đã sử dụng máy bay không người lái trên không và trên mặt nước trong khu vực để tấn công lại các mục tiêu của Nga, đặc biệt là các căn cứ hạm đội Hắc Hải tại Sevastopol ở Crimea và Novorossiysk trên đất liền của Nga.
Các chuyên gia trước đây đã gợi ý với Newsweek rằng Nga sẽ phải vất vả trong việc bảo vệ cơ sở hạ tầng của mình, chẳng hạn như những cây cầu dài nối bán đảo Crimea bị sáp nhập với đất liền Ukraine và với lãnh thổ Nga, khỏi các thuyền không người lái hải quân mới mà Ukraine hiện đang triển khai. Các phương tiện không có động cơ mà Kyiv đang sử dụng rất khó bị lực lượng phòng thủ của Nga phát hiện và tiêu diệt.
Mykhailo Fedorov, phó thủ tướng Ukraine và là nhà lãnh đạo các chương trình phát triển máy bay không người lái của Ukraine, trước đây đã nói với Newsweek: “Một hạm đội hải quân như vậy phục vụ cho việc tiến hành các hoạt động đặc biệt và chắc chắn nó có vai trò trong việc giải phóng khu vực ven Hắc Hải bị tạm chiếm”. Ông nói thêm: “thuyền không người lái hải quân là một sự phát triển độc đáo và bí mật của Ukraine”.
Đầu tháng này, Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, có trụ sở tại Mỹ cho biết quân đội Ukraine đang sử dụng thuyền không người lái hải quân để “thiết lập các điều kiện cho các hoạt động quyết định trong tương lai” ở khu vực Hắc Hải.
Các lực lượng vũ trang của Kyiv “hiện đang tấn công sâu hơn nhiều vào các khu vực phía sau của Nga và cả các mục tiêu trên biển,” tổ chức nghiên cứu này cho biết thêm.
Hắc Hải cũng là trọng tâm của thỏa thuận hiện đã hết hạn nhằm bảo đảm vận chuyển an toàn ngũ cốc của Ukraine đến phần còn lại của thế giới, nhằm ngăn chặn lo ngại về sự thiếu hụt toàn cầu. Nga đã rút khỏi thỏa thuận do Liên Hiệp Quốc điều phối vào giữa tháng Bảy.
Hôm Chúa Nhật, Bộ Quốc phòng Nga cho biết tàu tuần tra Vasily Bykov của họ đã “nổ súng cảnh cáo” một tàu chở hàng ở Hắc Hải vào khoảng 6:40 sáng theo giờ Mạc Tư Khoa sau khi con tàu này không phản hồi lại một cuộc gọi khẩn cấp đòi kiểm tra hàng hóa của nó.
Ukraine cho biết hôm thứ Năm rằng họ sẽ tạo ra một “hành lang nhân đạo” mới để giải phóng các tàu chở hàng bị mắc kẹt ra khỏi các cảng của Ukraine.
2. Biệt kích Ukraine bắt sống chỉ huy lính Dù Nga đưa ra trình diện
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “'Missing' Russian Major Tomov Captured by Ukraine, Reveals Heavy Losses”, nghĩa là “Thiếu Tá mất tích Tomov bị Ukraine bắt sống, tiết lộ những tổ thất nghiêm trọng.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Một đoạn video vừa xuất hiện có vẻ như cho thấy một chỉ huy người Nga, người được cho là đã bị Ukraine bắt giữ gần đây. Anh ta nói về những tổn thất nặng nề về quân số mà tiểu đoàn của anh ta phải gánh chịu trong chiến tranh, trong một cuộc thẩm vấn kéo dài được công bố vào cuối ngày Chúa Nhật.
Người đàn ông tự nhận mình trong video là Thiếu tá Nga Yuri Tomov, chỉ huy tiểu đoàn Dù 1822 của Lực lượng vũ trang Nga. Anh ta được cho là đã mất tích trong một cuộc đột kích của Ukraine vào tuần trước ở tả ngạn sông Dnipro do Nga kiểm soát. Khu vực này đã bị tạm chiếm kể từ những ngày đầu tiên Putin thực hiện cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022 vào Ukraine.
Kênh Telegram “Nikolaevsky Vanyok” của Ukraine, có 1,2 triệu người ghi danh, đã đăng một đoạn video dài 14 phút về cuộc thẩm vấn của anh ta. Một bài đăng dài nói rằng Tomov đã nói về những tổn thất của Nga, về triển vọng của Nga trong cuộc chiến và về việc thiếu đào tạo cho quân đội.
Trong video, chỉ huy tiểu đoàn nói rằng anh ta bị gọi nhập ngũ theo lệnh động viên một phần của Putin vào tháng 9 năm 2022 và anh ta đã ở Ukraine từ ngày 15 tháng 10 năm 2022. Anh ta nói thêm rằng anh ta từng là sĩ quan tham mưu của đơn vị trước khi được bổ nhiệm với tư cách tiểu đoàn trưởng.
Tomov nói rằng tổn thất trong chiến đấu của đơn vị anh ta có thể vào khoảng 30%. Anh nói thêm rằng các binh sĩ Nga đã trở nên chán nản trong một thời gian ngắn và sau đó từ chối thực hiện các nhiệm vụ được giao. Chỉ huy cho biết: “Không thể tiến hành các hoạt động chiến đấu với những binh sĩ như vậy.
Tomov nói thêm rằng, trước khi bị bắt ở Ukraine, anh ta coi những người lính của Lực lượng vũ trang Ukraine là “Đức quốc xã” và những người theo “tư tưởng phát xít” và rằng anh ta đã chuyển cho quân đội của mình câu chuyện này do tuyên truyền của Putin và Điện Cẩm Linh thúc đẩy. Anh cho biết sau đó anh nhận ra rằng mình đã sai và mọi thứ hóa ra không như anh tưởng tượng.
“Kết luận này được đưa ra sau khi tôi bị bắt ở Ukraine. Tôi đã gặp những người Ukraine và nói chuyện với họ,” Tomov nói.
Anh nói thêm rằng anh nhận ra cuộc chiến do Putin bắt đầu là một cuộc xâm lược và là một cuộc chiến tàn khốc không tha cho người dân yên bình, đe dọa tính mạng và sức khỏe của công dân cả Nga và Ukraine.
Thiếu tá Nga không thể nói lý do tại sao quân đội Mạc Tư Khoa giết thường dân, và nói thêm rằng đó là một câu hỏi rất khó.
“Tôi không hiểu thế giới quan của mọi người đã thay đổi hoàn toàn như thế nào để làm hài lòng những ý tưởng điên rồ của Vladimir Putin. Tại sao những người muốn sống yên bình bắt đầu giết người khác?” Tomov nói: “Những lý tưởng của tổng thống không liên quan gì đến thực tế.”
Khi người phỏng vấn viên chỉ huy nói với anh ta rằng anh ta sợ giới lãnh đạo Nga hơn là sợ chết trên lãnh thổ Ukraine, Tomov đã đưa ra lời kêu gọi tới quân đội Nga và các đồng đội.
“Tôi muốn kêu gọi tất cả các sĩ quan chiến đấu, tất cả các đồng chí của tôi, yêu cầu họ ngừng cuộc chiến đẫm máu vô nghĩa này trên lãnh thổ Ukraine. Cuộc chiến này sẽ thua cuộc, và nó sẽ không mang lại điều gì tốt đẹp cho quê hương của chúng ta”, chỉ huy Nga nói.
“Cần phải quay trở lại các đơn vị quân đội của các bạn và các đơn vị trên lãnh thổ Liên bang Nga và lập lại trật tự trên đất nước của bạn theo thánh ý Chúa,” Tomov nói thêm.
Trước đó, các kênh thân quân sự của Nga đưa tin rằng Tomov đã bị bắt trong một chiến dịch của Ukraine ở vùng Kherson. Sau đó, một đoạn video ngắn chưa được xác minh xuất hiện cho thấy anh ta đang vẽ trên bản đồ.
Kênh Trinadtsatyi là một trong số các blogger Nga đã báo cáo về sự phát triển. Các bài đăng ở đó cho biết 16 binh sĩ Nga và hai sĩ quan đã mất tích trong cuộc đột kích của Ukraine, trong đó có một “Thiếu tá Tomov” đi cùng các binh sĩ nhập ngũ để kiểm tra các vị trí được đề cập.
“Nếu Tomov liên lạc, tôi sẽ xin lỗi, chúc anh ta sức khỏe và mời một chai rượu cognac ngon,” một bài đăng vào thời điểm đó viết. “Nhưng nhóm đã không đến được điểm kiểm soát. Vào giờ này, trong số mười sáu người, KHÔNG CÓ AI nối máy.”
3. Ukraine cáo buộc Nga trở thành “cướp biển” trong vụ đụng độ mới nhất trên Hắc Hải
Ukraine gọi việc Nga bắn chỉ thiên một tàu chở hàng ở Hắc Hải vào hôm Chúa Nhật là “một cuộc tấn công có chủ ý” và “một hành động cướp biển”, đánh dấu sự bùng nổ mới nhất trên các tuyến đường biển kể từ khi một thỏa thuận ngũ cốc quan trọng sụp đổ vào tháng trước.
Mạc Tư Khoa cho biết họ đã chặn con tàu, một tàu chở hàng khô mang cờ Palau có tên là Sukra Okan, để bảo đảm rằng nó không chở “hàng hóa bị cấm” đến Ukraine.
Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận hành động của Nga là một tội ác.
“Cuộc tấn công có chủ ý hôm nay nhằm buộc con tầu dân dụng quốc tế Sukru Okan, đang trên đường đến cảng Izmail của Ukraine phải để Nga kiểm tra hàng hóa, là một sự vi phạm rõ ràng luật biển quốc tế, một hành vi cướp biển và tội ác đối với các tàu dân sự của một quốc gia thứ ba trong vùng biển của các quốc gia khác,” Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, cho biết trong một tuyên bố trên X (trước đây gọi là Twitter).
Podolyak kêu gọi tất cả những người liên quan đến vụ việc được xác định danh tính và cộng đồng quốc tế công nhận “sự thật về tội ác”.
Ông nói: “Ukraine sẽ rút ra tất cả các kết luận cần thiết và chọn cách phản ứng tốt nhất có thể.
Một số bối cảnh: Trong những tuần kể từ khi Mạc Tư Khoa rút khỏi thỏa thuận cho phép vận chuyển ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine qua Hắc Hải một cách an toàn, Nga đã tiến hành các cuộc tấn công vào các mục tiêu vận chuyển và cả các các cơ sở hạ tầng dân sự hải cảng.
Mạc Tư Khoa đã dồn dập tấn công cơ sở hạ tầng cảng quan trọng bằng các cuộc tấn công ở miền nam Ukraine, hạn chế hơn nữa khả năng xuất khẩu của nước này.
Bộ Quốc phòng Nga đã cảnh báo rằng các tàu đi đến các cảng Hắc Hải của Ukraine sẽ bị coi là mục tiêu quân sự, trong khi Ukraine cho biết bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào các mục tiêu của Nga trên biển sẽ được biện minh vì chúng xảy ra trong lãnh hải của Kyiv.
Đầu tháng này, thuyền không người lái trên biển của Ukraine đã tấn công một căn cứ hải quân lớn ở Nga. Vài giờ sau, Kyiv tiếp tục tấn công một trong những tàu chở dầu lớn nhất của Nga.
4. Lính Dù Nga kiệt lực ở Bakhmut, bỏ chạy. Hàng loạt lãnh thổ được giải phóng
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Hai, 14 tháng Tám, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết các lực lượng phản công của Ukraine đã chiếm lại một vùng lãnh thổ rộng lớn xung quanh thị trấn Bakhmut.
Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết “Trong khu vực Bakhmut, 3km vuông đã được giải phóng trong mấy ngày cuối tuần. Tổng cộng, 40 km vuông đã được giải phóng ở sườn phía nam của khu vực Bakhmut”.
Vào tháng 5 vừa qua, sau nhiều tháng giao tranh ác liệt các lực lượng Nga, dẫn đầu là nhóm lính đánh thuê Wagner, đã chiếm được thị trấn nơi trước chiến tranh là quê hương của khoảng 70.000 dân.
Đầu tháng 6, trùm Wagner Yevgeny Prigozhin tuyên bố bàn giao lại cho Bộ Quốc Phòng Nga. Các Lữ Đoàn Dù của Nga đã được tung vào quyết tâm giữ cho bằng được thành phố Bakhmut. Tuy nhiên, quân Ukraine đã chiếm được các đỉnh cao xung quanh thành phố Bakhmut và liên tục tấn công vào quân Nga.
Theo Thứ trưởng Hanna Maliar, các Lữ Đoàn Dù của Nga tỏ ra kiệt lực và mất tinh thần vì không được luân chuyển quân, thương vong cao, căng thẳng vì bị pháo kích liên tục; và tình trạng hậu cần ngày càng bấp bênh.
Theo các báo cáo sơ bộ, lính Dù Nga ở Klishchiivka và Kurdyumivka đã bị bứng khỏi các vị trí mà họ đã cố thủ trong 3 tuần qua, bỏ lại hơn 20 hệ thống pháo chưa kịp phá hủy.
Các lực lượng Ukraine cũng đang gây áp lực chống lại các lực lượng Nga cố thủ sâu ở miền nam đất nước, tại hai khu vực mà Điện Cẩm Linh cho biết họ đã sáp nhập vào năm ngoái.
Maliar cho biết các lực lượng Ukraine đã tiến về phía các thị trấn đã chiếm được là Melitopol và Berdyansk, đồng thời nói thêm rằng “các hoạt động thù địch đang tiếp diễn ở phía Nam Urozhaine”, một khu định cư ở mặt trận phía nam trong khu vực Donetsk.
“Chúng tôi có những thành công nhất định ở đó. Các lực lượng của chúng tôi cũng đã đạt được những thành công nhất định ở phía nam Staromayorsk”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói, đề cập đến một thị trấn khác gần đó.
Cô Maliar cũng xác nhận quân đội Ukraine đã tiến hành “một số nhiệm vụ” ở tả ngạn sông Dnipro thuộc vùng Kherson.
Con sông đã trở thành tiền tuyến trên thực tế giữa các lực lượng Ukraine và Nga trong khu vực sau khi Kyiv chiếm lại thành phố chính của lãnh thổ, còn được gọi là Kherson, vào tháng 11.
“Chúng tôi không thể tiết lộ chi tiết nhưng chúng tôi đã hoàn thành các nhiệm vụ này. Chúng ta sẽ đánh bật đối phương và dọn sạch lãnh thổ”
Trong 24 giờ qua, 530 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 8 xe tăng, 19 xe thiết giáp, 27 hệ thống pháo, một hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 2 hệ thống phòng không, và 19 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 14 Tháng Tám, khoảng 254.380 quân nhân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 4.306 xe tăng, 8.354 xe thiết giáp, 5.099 hệ thống pháo, 714 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 479 hệ thống phòng không, 315 máy bay, 313 trực thăng, 4.213 máy bay không người lái tác chiến-chiến thuật, 1.379 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 7.562 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 766 đơn vị thiết bị đặc biệt.
5. Làn sóng đào ngũ của binh lính Nga
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm thứ Hai 14 tháng Tám, Phát ngôn nhân của SBU Artem Dekhtiarenko cho biết số lượng lính Nga đào ngũ ở Ukraine ngày càng tăng.
Lực lượng tuần tra của quân đội Nga và các nhân viên quân sự đã đi từng nhà để tìm kiếm quân nhân đào ngũ tại khu định cư Hornostaivka bị Nga tạm chiếm ở tỉnh Kherson.
“Quân xâm lược đang rời khỏi nơi làm việc của họ và cố gắng ẩn náu trong các tòa nhà bỏ hoang,” Dekhtiarenko nói.
Diễn biến này xảy ra sau các vụ đột kích của biệt kích Ukraine vào các cụm quân nhân của Nga trong phần bị tạm chiếm của tỉnh Kherson.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Chúa Nhật 13 tháng Tám, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết vào rạng ngày Chúa Nhật, 13 tháng 8, biệt kích Ukraine đã phá hủy hai kho đạn của quân xâm lược Nga ở vùng Oshky, thuộc tỉnh Kherson trong khu vực còn bị tạm chiếm.
“Hai kho đạn đã bị phá hủy ở khu vực Oleshky bị tạm chiếm sau nửa đêm. Một cụm quân xâm lược cũng bị tấn công,” ông nói.
6. Các cuộc tấn công nhắm vào cầu Crimea 'tiếp tục làm gián đoạn' hậu cần của Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Crimea Bridge Strikes 'Continue To Disrupt' Russian Logistics: ISW”, nghĩa là “Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ cho rằng các cuộc tấn công nhắm vào cầu Crimea 'tiếp tục làm gián đoạn' hậu cần của Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Theo một đánh giá mới, các cuộc tấn công của Kyiv vào các cây cầu quan trọng nối bán đảo Crimea đã sáp nhập với miền nam Ukraine và với đất liền Nga đang ảnh hưởng đến khả năng di chuyển các nguồn lực của Mạc Tư Khoa nhằm chống lại cuộc phản công đang diễn ra của Ukraine.
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, có trụ sở tại Washington DC cho biết các lực lượng Ukraine tập trung vào hoạt động hậu cần của Nga ở Crimea “là một phần của chiến dịch ngăn chặn có chủ ý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động phản công lớn hơn”.
Cuộc phản công của Kyiv, hiện đã bước sang tháng thứ ba, tập trung vào miền nam và miền đông Ukraine, bao gồm cả khu vực Kherson bị sáp nhập. Nhưng trong suốt 18 tháng chiến tranh toàn diện và những năm trước đó, Ukraine đã thề sẽ chiếm lại Crimea, nơi Nga đã kiểm soát từ năm 2014.
Mạc Tư Khoa đã cáo buộc Ukraine liên tục tấn công cầu Chonhar, nối Kherson và Crimea, và cầu Kerch, nối Crimea với lục địa Nga.
ISW cho biết trong đánh giá mới nhất của mình: “Các cuộc tấn công trước đây của Ukraine nhằm vào các cây cầu dọc theo đường giao thông trên bộ của Nga giữa Crimea và Kherson bị tạm chiếm tiếp tục làm gián đoạn hoạt động hậu cần của Nga”.
Cầu Chonhar chạy từ trung tâm hậu cần quân sự của Nga tại Dzhankoi ở phía bắc Crimea vào lãnh thổ do Nga kiểm soát ở khu vực Zaporizhzhia của Ukraine. Bộ Quốc phòng Anh trước đây đã mô tả Dzhankoi là “điểm giao nhau giữa đường bộ và đường sắt quan trọng” để tiếp tế cho quân đội Nga, đồng thời là một trong những “phi trường quân sự quan trọng nhất của Nga ở Crimea”.
Hôm thứ Bảy, Bộ Quốc phòng Nga đổ lỗi cho Ukraine về một cuộc tấn công “có chủ đích” vào Cầu Kerch “bằng cách sử dụng hỏa tiễn phòng không đất đối không S-200 được chuyển đổi thành phiên bản tấn công”.
Thống đốc Crimea do Nga bổ nhiệm, ông Sergey Aksyonov, cho biết trên Telegram rằng các lực lượng phòng không đã “bắn hạ hai hỏa tiễn của Ukraine ở khu vực eo biển Kerch”, đồng thời nói thêm rằng cây cầu dài 12 dặm hay hơn 19km bắc qua đất liền Nga đến bán đảo bị sáp nhập đã không bị hư hại.
Sau đó, ông viết: “Một hỏa tiễn khác của đối phương đã bị bắn hạ trên eo biển Kerch.”
Trong một tuyên bố trước đó vào ngày thứ Bảy, Mạc Tư Khoa cho biết Ukraine đã phóng 20 máy bay không người lái tới Crimea, 14 trong số đó đã bị lực lượng phòng không tiêu diệt. Bộ Quốc phòng cho biết 6 chiếc còn lại đã bị “tiêu diệt bằng tác chiến điện tử”.
Nataliya Humeniuk, phát ngôn nhân của Bộ chỉ huy tác chiến phía nam Ukraine cho biết, các cuộc tấn công của Ukraine vào các cây cầu đã buộc quân đội Mạc Tư Khoa phải nghĩ ra những cách mới để vận chuyển đạn dược và các khí tài chiến tranh khác từ Crimea tới các lực lượng của họ ở lục địa Ukraine.
“Chúng tôi tiếp tục làm việc để tiêu hủy những gì họ đã dự trữ và chúng tôi đang làm việc để bảo đảm rằng việc gián đoạn công tác hậu cần không cho phép họ bổ sung thêm,” cô nói.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận qua email.
7. Một máy bay không người lái khác bị bắn hạ trên thành phố biên giới Nga, thị trưởng nói
Trong một tuyên bố, Vyacheslav Gladkov, Thống đốc khu vực Belgorod của Nga, cho biết lực lượng phòng vệ Nga đã chặn một máy bay không người lái của Ukraine trên bầu trời thành phố Belgorod, miền Tây nước này vào Chúa Nhật.
Viên Thống đốc cho biết như trên, không có ai bị thương hay thiệt mạng, nhưng các mảnh vỡ từ máy bay không người lái đã làm hỏng cửa sổ và mặt tiền của một tòa nhà chung cư trên Phố Yesenin của thành phố. Nó cũng làm hư hỏng 15 chiếc xe hơi đậu gần đó.
Ông cho biết các công nhân sẽ bắt đầu sửa chữa tòa nhà vào thứ Hai.
Vyacheslav Gladkov không bình luận về nguồn gốc của chiếc máy bay không người lái, nhưng cuộc tấn công được báo cáo diễn ra một ngày sau khi Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã chặn một máy bay không người lái của Ukraine ở một nơi khác trong khu vực Belgorod, giáp Ukraine.
Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine bên trong lãnh thổ Nga đã trở thành một đặc điểm ngày càng phổ biến của cuộc chiến, với cảnh báo của Kyiv rằng sẽ còn nhiều hơn nữa.
Một loạt các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đã nhắm vào các thành phố của Nga, bao gồm cả thủ đô Mạc Tư Khoa, trong suốt mùa hè. Belgorod và các thành phố khác dọc biên giới cũng là mục tiêu thường xuyên.
Thống đốc khu vực cho biết ba thường dân đã bị thương ở vùng Kursk do đạn pháo bay qua biên giới Ukraine.
Thống đốc khu vực Roman Starovoit cho biết 10 quả đạn đã đến từ Ukraine vào quận Glushkovsky, trong đó một quả trúng một tòa nhà dân cư ở Volfino, một ngôi làng ngay biên giới với Ukraine.
Mặc dù Starovoit cáo buộc Ukraine đứng sau vụ pháo kích, nhưng Ukraine không nhận trách nhiệm và không rõ vụ pháo kích bắt nguồn từ ai.
8. Hàng phòng thủ của Nga ở phía tây của khu vực Donetsk đang suy sụp khó ngăn quân Ukraine tiến ra biển Azov
Các lực lượng Ukraine đang cố gắng chọc thủng phòng tuyến của Nga ở phía tây của khu vực Donetsk, một quan chức do Nga cài đặt cho biết.
Vladimir Rogov, tên phản bội, được Nga cài đặt tại các khu vực của Zaporizhzhia do Mạc Tư Khoa kiểm soát, nói rằng đã có giao tranh dữ dội ở phía nam Velyka Novosilka khi quân đội Ukraine cố gắng vượt qua các phòng tuyến của Nga để tiến xuống bờ biển trên Biển Azov như một phần của cuộc phản công.
“Đối phương đã tiến vào và giành được chỗ đứng ở phần phía bắc của Urozhaine sau hai tuần diễn ra những trận chiến khốc liệt và đẫm máu nhất để giành lấy khu định cư này,” Rogov nói, đề cập đến cùng một phần của chiến tuyến.
Anh ta cố vớt vát khi nói rằng các binh sĩ Nga vẫn kiểm soát phần phía nam của Urozhaine, đồng thời nói thêm rằng các lực lượng Ukraine rõ ràng đang nhắm đến việc kiểm soát thị trấn xa hơn về phía nam, Staromlynivka.
Ukraine đã phát động cuộc phản công vào tháng 6, cố gắng chiếm lại những vùng lãnh thổ bị Nga chiếm giữ ở phía nam và phía đông của đất nước. Kế hoạch của họ trong tỉnh Zaporizhzhia là tiến ra biển Azov để cắt đứt tuyến hậu cần của Nga từ thành phố Mariupol và từ biển Azov.
9. Cập nhật về các cuộc tấn công ở Odesa
Odesa đã hứng chịu hai đợt tấn công chỉ trong một đêm: tổng cộng 15 máy bay không người lái và 8 hỏa tiễn Kalibr, theo thống đốc khu vực địa phương.
Oleg Kiper nói rằng lực lượng phòng không Ukraine “đã phá hủy mọi thứ”.
Hậu quả của việc bắn hạ hỏa tiễn mà người Nga nhắm vào trung tâm Odesa, các mảnh vỡ đã làm hư hại ký túc xá của một trong những cơ sở giáo dục, một tòa nhà dân cư và một siêu thị.
Sóng nổ đã đánh sập cửa sổ của một số tòa nhà và làm hư hỏng những chiếc xe hơi đậu gần đó. Hỏa hoạn bùng phát tại ba cơ sở.”
Ba nhân viên của siêu thị bị thương, trong đó có hai người phải nhập viện.
10. Zelenskiy nói rằng tội ác của Nga sẽ phải được đáp trả sau khi bảy người thiệt mạng ở Kherson vào hôm Chúa Nhật
Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy thề sẽ đòi lại công lý sau khi Nga pháo kích giết chết 7 người – trong đó có một trẻ sơ sinh 23 ngày tuổi – và làm bị thương ít nhất 22 người khác ở Kherson hôm Chúa Nhật.
Các quan chức địa phương ở khu vực phía nam, nơi Kyiv giải phóng một phần vào năm ngoái, đã tuyên bố một ngày để tang vào thứ Hai.
Năm người thiệt mạng trong vụ pháo kích vào làng Shyroka Balka, trong đó có một gia đình bốn người. Hai người khác, trong đó có cha sở của một nhà thờ, đã thiệt mạng ở làng Stanislav bên cạnh.
Cuối buổi tối Chúa Nhật, chính quyền địa phương Kherson cho biết một cuộc không kích và pháo kích mới đã làm một phụ nữ 31 tuổi và một người đàn ông bị thương, đồng thời làm hư hại ít nhất 12 ngôi nhà ở thị trấn Bilozerka. Ba quả bom dẫn đường đã làm hư hại một số ngôi nhà ở làng Odradokamianka.
Trong bài phát biểu hàng đêm của mình, Zelenskiy nói rằng đến 6 giờ chiều đã có 17 báo cáo về các vụ pháo kích chỉ riêng ở khu vực Kherson vào hôm Chúa Nhật, cũng như các vụ việc ở các khu vực Mykolaiv, Zaporizhzhia, Donbas, Kharkiv và ở các khu vực biên giới ở phía đông bắc Ukraine.
“ Không có ngày nào mà cái ác của Nga không nhận được phản ứng hoàn toàn chính đáng của chúng tôi,” ông nói, đồng thời nói thêm rằng ông sẽ “không bỏ qua bất kỳ tội ác nào của Nga.”
11. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết như sau:
Trong tuần qua, đã có sự gia tăng các cuộc giao tranh quy mô nhỏ dọc theo bờ hạ lưu sông Dnipro.
Các lực lượng Ukraine đã nỗ lực đột kích hoặc thiết lập các đầu cầu nhỏ tại các địa điểm mới ở bờ đông do Nga kiểm soát.
Điều này bổ sung cho việc mở rộng đầu cầu mà Ukraine đã duy trì gần cầu Antonivsky đổ nát kể từ tháng 6 năm 2023. Một số hoạt động này có thể đã lợi dụng sự luân chuyển lực lượng tại địa phương của Nga.
Các bên tham chiến cũng tiếp tục giao tranh để giành quyền kiểm soát các đảo nhỏ ở cửa sông Dnipro. Các chỉ huy Nga phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan về việc nên củng cố khu vực này hay nên triển khai quân đội trong các khu vực xa hơn về phía đông nơi đang có các hoạt động phản công chính của Ukraine.
Chú bé giúp lễ của Putin bách hại các linh mục yêu chuộng hòa bình. Hỏa hoạn như địa ngục ở Hawaii
VietCatholic Media
17:47 14/08/2023
1. Người Công Giáo kêu gọi sự giúp đỡ khi Biden tuyên bố vụ hỏa hoạn kinh hoàng ở Maui là tình trạng khẩn cấp liên bang
Tổ chức bác ái Công Giáo Hawai'i thuộc Giáo phận Honolulu đã kêu gọi quyên góp để giúp cơ quan đáp ứng nhu cầu về nhà ở, thực phẩm và các nhu cầu khác của hàng nghìn nạn nhân có thể là nạn nhân của các vụ cháy rừng đang hoành hành trên đảo Maui đã quét sạch toàn bộ thị trấn và khiến mọi người phải chạy đến nơi khác tìm nơi trú ẩn.
Các bản tin cho biết cháy rừng cũng đang ảnh hưởng đến Đảo Lớn (tên chính thức là Hawaii) và đến giữa buổi chiều theo giờ miền Đông ngày 10 tháng 8, các đội cứu hỏa tiếp tục chiến đấu với tổng cộng ba đám cháy mà nhà chức trách đã xác nhận.
Các quan chức của Quận Maui xác nhận vào cuối ngày 9 tháng 8 rằng ít nhất 36 người đã chết và hàng chục người khác bị thương; đến tối ngày 10 tháng 8, số người chết đã tăng lên ít nhất 55 người, theo Thống đốc Hawaii Josh Green. Khoảng 11.000 người khác đã di tản khi cháy rừng thiêu rụi thị trấn lịch sử Lahaina “thành tro”, như nhiều hãng tin đưa tin. Hơn 271 công trình bị hư hại hoặc phá hủy.
Các cộng đồng Maui khác bị ảnh hưởng bởi đám cháy bao gồm khu vực Kihei và các cộng đồng nội địa được gọi là Upcountry.
“Chúng tôi chỉ có thể tưởng tượng được sự đau khổ và đau lòng mà nhiều người hiện đang trải qua do những trận cháy rừng tàn khốc ở Maui, và những suy nghĩ và lời cầu nguyện của chúng tôi dành cho tất cả những người bị ảnh hưởng,” một tuyên bố được đăng trên trang web của Tổ chức bác ái Công Giáo Hawai'i, kêu gọi mọi người hãy quyên góp cho cơ quan cứu trợ Maui tại catholiccharitieshawaii.org/maui-relief.
“Là một cộng đồng đầy hy vọng, chúng ta có thể giúp đỡ những người gặp khó khăn vượt qua thảm kịch này và xây dựng lại cuộc sống của họ thông qua các nỗ lực phục hồi. Cảm ơn các bạn đã cân nhắc và tiếp tục hỗ trợ khi chúng ta cùng nhau vượt qua thời gian thử thách này,” cơ quan này cho biết.
Đám cháy Maui bắt đầu vào đêm 8 tháng 8. Dịch vụ thời tiết quốc gia cho biết những cơn gió mạnh từ cơn bão Dora, đi qua hàng trăm dặm về phía tây nam của quần đảo Hawaii, là một phần nguyên nhân gây ra đám cháy, mặc dù các nhà chức trách vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra các đám cháy.
Tình trạng của Nhà thờ Công Giáo Maria Lanakila ở Lahaina và trường giáo xứ kế bên, là Trường Thánh Tâm, vẫn chưa được Giáo phận Honolulu xác nhận.
Source:The Tablet
2. Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nạn nhân vụ hỏa hoạn ở Hawaii
Khi các đám cháy tiếp tục bùng cháy trên đảo Maui của Hawaii và khi số người chết tiếp tục tăng lên, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dâng lời cầu nguyện và khích lệ các nhân viên cứu hỏa và nhân viên cấp cứu.
Một bức điện do Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh gửi cho Đức Hồng Y Christoph Pierre, sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, có đoạn viết:
“Đức Thánh Cha Phanxicô vô cùng đau buồn khi biết về thiệt hại nhân mạng và sự tàn phá do cháy rừng trên đảo Maui của Hawaii”
Đức Hồng Y nói Đức Thánh Cha “bày tỏ tình đoàn kết với tất cả những người đang chịu đựng thảm kịch này, đặc biệt là những người có người thân đã chết hoặc mất tích.”
Các quan chức cho biết vào cuối ngày 10 tháng 8 rằng số người chết trong các vụ hỏa hoạn, bắt đầu từ ngày 8 tháng 8, đã lên tới 55 người và Thống đốc Josh Green nói với các phóng viên rằng con số này dự kiến sẽ tăng lên khi công tác tìm kiếm tài sản và dân cư trong khu vực bị tàn phá vẫn đang tiếp tục.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra “sự bảo đảm về những lời cầu nguyện cho những người đã chết, bị thương và phải di tản, cũng như cho những người ứng phó đầu tiên và nhân viên cấp cứu,” Đức Hồng Y Parolin viết. “Như một dấu hiệu của sự gần gũi thiêng liêng của mình, Đức Thánh Cha ban phép lành cho tất cả người dân của Maui và khẩn cầu sức mạnh và hòa bình của Thiên Chúa Toàn năng tuôn đổ trên họ.”
Source:catholiccourier.com
3. Các linh mục Chính thống Nga bị cả nhà nước lẫn Giáo Hội của họ bách hại vì yêu cầu chấm dứt chiến tranh ở Ukraine
Thông tấn xã AP có bài tường trình nhan đề “Russian Orthodox priests face persecution from state and church for supporting peace in Ukraine”, nghĩa là “Các linh mục Chính thống Nga phải đối mặt với sự đàn áp từ nhà nước và Giáo Hội vì ủng hộ hòa bình ở Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Đứng trong một nhà thờ Chính thống cổ kính ở Antalya với một tay cầm quyển Kinh thánh và một tay cầm nến, Cha Ioann Koval đã hướng dẫn một trong những buổi thờ phượng đầu tiên của ngài ở Thổ Nhĩ Kỳ sau khi ban lãnh đạo Giáo hội Chính thống Nga quyết định giáng chức ngài sau lời cầu nguyện của ngài cho hòa bình ở Ukraine.
Tháng 9 năm ngoái, khi Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh huy động một phần lực lượng dự bị, Thượng phụ Kirill ở Mạc Tư Khoa đã yêu cầu các giáo sĩ của mình cầu nguyện cho chiến thắng. Đứng trước bàn thờ và hàng chục giáo dân của mình tại một trong những nhà thờ ở Mạc Tư Khoa, Koval quyết định đặt hòa bình lên trên mệnh lệnh của vị Thượng Phụ.
Koval nói: “Với từ 'chiến thắng', lời cầu nguyện mang ý nghĩa tuyên truyền, định hình suy nghĩ của giáo dân, và cả các giáo sĩ, về những gì họ nên nghĩ đến và cách họ nên nhìn nhận những hành động thù địch này. “Điều đó đã đi ngược lại lương tâm của tôi. Tôi không thể khuất phục trước áp lực chính trị này từ hàng giáo phẩm.”
Trong lời cầu nguyện mà ngài đã đọc đi đọc lại nhiều lần, vị linh mục 45 tuổi chỉ thay đổi một từ, thay từ “chiến thắng” bằng “hòa bình” - nhưng như vậy là đủ để tòa án Giáo Hội tước bỏ phẩm hàm linh mục của ngài.
Công khai cầu nguyện hoặc kêu gọi hòa bình cũng có nguy cơ bị nhà nước Nga truy tố. Ngay sau khi quân đội Nga xâm lược Ukraine, các nhà lập pháp đã thông qua luật cho phép truy tố hàng nghìn người vì tội “làm mất uy tín của quân đội Nga”, một cáo buộc trên thực tế áp dụng cho bất cứ điều gì mâu thuẫn với tường thuật chính thức, có thể là một bình luận trên mạng xã hội hoặc một lời cầu nguyện trong nhà thờ.
Andrey Desnitsky, giáo sư ngữ văn tại Đại học Vilnius ở Lithuania, nói với Associated Press rằng “Tương tự như chế độ độc đoán của Putin, Kirill đã xây dựng một hàng giáo phẩm khắc nghiệt trong Giáo Hội đòi hỏi sự tuân thủ tuyệt đối. Nếu một linh mục từ chối đọc lời cầu nguyện của vị Thượng Phụ, thì lòng trung thành của anh ta bị nghi ngờ.”
Desnitsky, một chuyên gia lâu năm về Chính Thống Giáo Nga, nói thêm: “Nếu bạn không trung thành, thì không có chỗ cho bạn trong Giáo Hội”.
Khi chiến tranh bắt đầu, hầu hết các linh mục đều im lặng vì sợ áp lực từ Giáo Hội và chính quyền; chỉ một phần nhỏ đã dám lên tiếng. Trong số hơn 40.000 giáo sĩ của Giáo hội Chính thống Nga, chỉ có 300 linh mục ký một bức thư công khai kêu gọi hòa bình ở Ukraine.
Natallia Vasilevich, điều phối viên của nhóm nhân quyền Kitô hữu chống chiến tranh cho biết, mỗi tiếng nói của công chúng phản đối chiến tranh đều rất quan trọng.
Cô ấy nói với AP: “Nó phá vỡ những gì dường như là một quan điểm nguyên khối của Giáo hội Chính thống Nga.”
Kể từ khi bắt đầu chiến tranh, nhóm của Vasilevich đã đếm được ít nhất 30 linh mục Chính thống giáo đã phải đối mặt với áp lực của giáo quyền hoặc chính quyền. Nhưng thậm chí có thể có nhiều trường hợp hơn, cô ấy nói, vì một số linh mục sợ nói về các cuộc đàn áp, sợ rằng nó sẽ mang lại nhiều điều bất hạnh hơn.
Giáo Hội Chính thống Nga giải thích việc đàn áp các linh mục lên tiếng phản đối chiến tranh là hình phạt cho cái gọi là sự tham gia chính trị của họ.
Vakhtang Kipshidze, phó giám đốc dịch vụ báo chí của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, nói: “Các giáo sĩ tự biến mình từ linh mục thành những kẻ kích động chính trị và những người tham gia vào cuộc đấu tranh chính trị, rõ ràng là họ ngừng thực hiện nghĩa vụ mục vụ của mình và phải tuân theo các lệnh cấm theo giáo luật”.
Tuy nhiên,, các linh mục công khai ủng hộ cuộc chiến ở Ukraine thì không phải đối mặt với bất kỳ hậu quả nào và hơn nữa còn được nhà nước hỗ trợ, Vasilevich nói.
Cô nói thêm: “Chế độ Nga quan tâm đến việc làm cho những tiếng nói này to hơn.”
Hơn thế nữa, các linh mục từ chối tham gia dàn hợp xướng này hoặc giữ im lặng có thể bị bổ nhiệm lại, tạm thời miễn nhiệm vụ hoặc bị sa thải - mất tiền lương, nhà ở, quyền lợi và quan trọng nhất là chức vụ của họ đối với đàn chiên của họ.”
Koval nói: “Tôi chưa bao giờ đặt câu hỏi về sự lựa chọn của mình. “Tôi, toàn bộ linh hồn, toàn bộ con người tôi phản đối cuộc chiến này. Tôi không thể ủng hộ cuộc xâm lược của quân đội Nga vào Ukraine bằng lời cầu nguyện của mình”.
Sau khi tòa án của Giáo Hội Chính thống Nga quyết định vị linh mục phải biến mất, Koval đã kháng cáo lên Thượng phụ Đại kết Bácthôlômêô của Constantinople, là người đã khẳng định quyền nhận đơn kháng cáo từ các giáo sĩ của các Giáo Hội Chính thống giáo khác, bất kể sự phản đối của Chính Thống Giáo Nga.
Vào tháng 6, tòa thượng phụ Constantinople quyết định rằng Koval bị trừng phạt vì lập trường của ngài liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine và ra phán quyết khôi phục thánh chức cho ngài. Cùng ngày, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô cho phép vị linh mục Nga phục vụ trong Giáo Hội của mình.
Cha Ioann Burdin cũng muốn rời khỏi Giáo Hội Chính thống Nga sau khi ngài lên tiếng phản đối chiến tranh tại một nhà thờ nhỏ gần Kostroma và tòa án địa phương đã phạt ngài vì làm mất uy tín của quân đội Nga. Ngài đã yêu cầu Thượng Phụ Kirill chấp thuận việc chuyển ngài đến Giáo Hội Chính thống Bulgaria nhưng thay vào đó, Kirill đã cấm ngài phục vụ cho đến khi vị linh mục đưa ra lời xin lỗi công khai.
Vị linh mục nói với AP: “Lập trường của tôi, điều mà tôi đã nêu lần đầu tiên trên trang web, sau đó là trong nhà thờ, và sau đó trong phiên tòa là được thể hiện niềm tin tôn giáo của tôi. Vì tất cả mọi người đều là anh em, nên bất kỳ cuộc chiến nào, bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào, bằng cách này hay cách khác đều trở thành huynh đệ tương tàn.”
Không được phép phục vụ trong nhà thờ, Burdin đã đưa các bài giảng của mình lên một kênh Telegram, nơi ngài hướng dẫn các Kitô Hữu Chính thống đang bối rối trước sự ủng hộ của vị Thượng Phụ đối với cuộc chiến.
Trong hơn hai thập kỷ cầm quyền, Putin đã thúc đẩy mạnh mẽ vị thế của Giáo hội Chính thống Nga, gia tăng uy tín, sự giàu có và quyền lực trong xã hội sau nhiều thập kỷ bị áp bức hoặc thờ ơ dưới thời các nhà lãnh đạo Liên Xô.
Đổi lại, các nhà lãnh đạo của nó, như Thượng phụ Kirill, đã ủng hộ các sáng kiến của Putin. Chính Thống Giáo Nga đã dốc sức đứng đằng sau cuộc chiến ở Ukraine và người ta thường thấy các giáo sĩ của họ ban phước cho quân đội và các thiết bị chuẩn bị tiến vào trận chiến và cầu xin Chúa ban phước lành trong chiến dịch.
Linh mục Iakov Vorontsov, một linh mục ở Kazakhstan, đã bị sốc và tuyệt vọng khi lần đầu tiên nghe tin chiến tranh. Ngài đã từng hy vọng Giáo Hội sẽ can thiệp để hòa giải xung đột. Nhưng cả đồng nghiệp và cấp trên của ngài đều không ủng hộ lời kêu gọi rao giảng hòa bình của anh ta.
“Tôi nhận ra rằng không ai nghe những lời về hòa bình,” vị linh mục 37 tuổi nói. “Lẽ ra nó phải được truyền đạt đến người dân, đến đàn chiên của chúng tôi, nhưng không phải vậy. Và sau đó tôi nhận ra rằng tôi có một công cụ khác: mạng xã hội.”
Trong khi các bài đăng phản chiến của vị linh mục trẻ trên Facebook nhận được sự ủng hộ trực tuyến, thì phản ứng ngoại tuyến là thù địch. Cấp trên của ngài đã nhiều lần bổ nhiệm ngài đến những miền xa xôi, cấm anh thuyết pháp và bảo giáo dân tránh xa ngài. Cuối cùng, vị linh mục hết hy vọng và quyết định tạm thời ngừng phục vụ trong Giáo Hội Chính thống Nga.
“Họ muốn tôi rời đi, và cuối cùng, họ đã được như ý,” vị linh mục nói, khi ngồi trong căn hộ của mình mà không có chiếc áo choàng đen mà ngài đã mặc trong 13 năm qua. “Nhưng tôi không từ bỏ thánh chức của mình, tôi chỉ quyết định tạm thời rằng tôi không thể ở trong số những người này trong tình huống này.”
Ảnh hưởng của vị Thượng Phụ vượt xa ranh giới của đất nước ông ta và các mệnh lệnh của ông ta được áp dụng ngay cả đối với các linh mục phục vụ ở nước ngoài. Vào tháng 2, Kirill đã đình chỉ trong ba tháng đối với Linh mục Andrei Kordochkin, một linh mục tại một nhà thờ Chính thống giáo ở Madrid, vì lập trường phản chiến của vị linh mục ấy.
Thượng Phụ Kirill cho biết Kordochkin đã bị trừng phạt vì tội “kích động hận thù” giữa các giáo dân của mình. Nhưng vị linh mục nói rằng đó là một lời cảnh báo để ngăn ngài không chỉ trích Putin thêm nữa.
Cha Kordochkin nói: “Tôi không nghĩ rằng có điều gì đó mà tôi đã làm sai về mặt giáo luật. Nếu không có tội phạm giáo luật, thì điều đó có nghĩa là giáo luật đơn giản được sử dụng như một cơ chế đàn áp chính trị.”
Kể từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến, Cha Kordochkin đã công khai lên án cuộc xâm lược của Nga và thường xuyên cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine. Ngài tin rằng các linh mục không nên im lặng và phải truyền tải thông điệp Kitô giáo đến mọi người.
“Chúng tôi có nhiệm vụ phải lên tiếng, bất kể cái giá phải trả là gì.”
Cá quan sát viên cho rằng với lập trường hiện nay của Kirill, nếu các linh mục Chính Thống Giáo Nga không lên tiếng phản đối, khi chiến tranh kết thúc, Chính Thống Giáo Nga sẽ tan theo Putin.
Source:AP
Thánh Ca
TV 66
Lm. Thái Nguyên
23:41 14/08/2023
Lòng Tin lớn lao
Lm. Thái Nguyên
23:42 14/08/2023