Ngày 03-08-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lời Chúa chính là Bánh nuôi sống chúng ta
Lm Jude Siciliano, OP
16:18 03/08/2015
Chúa Nhật XIX THƯỜNG NIÊN (B)
1 Các Vua 19:4-8; T.vịnh 33; Êphêsô 4: 30-5:2; Gioan 6: 41-51

LỜI CHÚA CHÍNH LÀ BÁNH NUÔI SỐNG CHÚNG TA


Ngôn sứ Êlia là một ngôn sứ phải chạy trốn. Sau khi ông ta thắng các ngôn sứ Canaan của thần Baal ở trên núi Carmel, ông ta phải chạy thoát. Vì hoàng hậu Jezebel tức giận. Chính hoàng hậu Jezebel là người đã đem các ngôn sứ thần Baal đến Israel. Hoàng hậu thề sẽ giết ông Êlia. Khi chúng ta gặp ông ta trong sa mạc, ông đã chạy kiệt sức. Không có gì làm cho ông lại sức được. Đến đó ông xin Thiên Chúa cho ông chết đi. Ông nói: "nay đã đủ rồi, lạy Đức Chúa, xin cất mạng tôi đi, tôi cũng không hơn gì tổ tiên tôi."

Thiên Chúa đặt Êlia làm ngôn sứ, ông ta đã làm điều mà Thiên Chúa bảo ông làm là trung thành rao giảng lỏ̀i Chúa. Đến bây giỏ̀ ông ta cảm thấy ông ta tự nghi ngờ mình, ông ta có thể nói với Thiên Chúa "vậy đây có phải là tôi được cảm ơn hay không?" Mỗi khi người nào gặp hoạn nạn khó khăn, thường người đó tự hỏi có phải Thiên Chúa phạt họ vì họ đã làm điều gì trái với thánh ý Thiên Chúa hay không. Nhưng ông Êlia không làm điều gì sai cả. ông ta phải chịu đựng những phản bác, đe doạ như thường đã xãy ra cho các ngôn sứ. Cho đến ngày hôm nay có ngôn sứ còn chịu khổ hơn là bị giết vì họ đã trung thành phục vụ Thiên Chúa,

Trong hoang địa, dưới một cây kim tước, ông Êlia xin cho được chết, rồi ông ta nằm xuống ngù, ông ta thấy chiêm bao về Thiên Chúa. Một thiên thần đánh thức ông ta dậy cho ông thức ăn. Tới đây chúng ta biết câu chuyện sẽ đi về đâu phải không? Câu chuyện này nhắc đến câu chuyện dân Israel đi trong hoang địa. Trong sa mạc làm gì có của ăn, chỉ có Thiên Chúa cho chúng ta của ăn. Thật ra Thiên Chúa đã làm gì? Ông Êlia không còn sức để tiếp tục đi trong sa mạc nữa. Nhưng Thiên Chúa đã cho ông ta của ăn để ông ta có sức đi xa hơn nữa, ông ta không tránh khỏi khó khăn. Nhưng Thiên Chúa ban cho ông ta điều gì ông ta cần để phục vụ trong chặng đường tiếp theo. Thiên Chúa còn cần ông ta làm việc hơn nữa. Đến đây chúng ta lại nhớ dân Israel trong sa mạc. Ông Êlia có của ăn để đi trong sa mạc "40 ngày đêm cho đến núi Horeb, là núi của Thiên Chúa". Trên núi Horeb là núi Sinai Thiên Chúa đã cho ông Môsê 10 điều răn, đó là thứ bánh khác cho những người đói trong sa mạc. Chủ đề nói về của ăn phần xác và phần hồn sẽ được nói đến trong phúc âm hôm nay.

Ông Êlia không tự ý lên đường đi trong sa mạc. Khởi đầu ông ta chạy trốn để tránh khỏi bị giết. Sau khi ông ta gặp một thiên thần, thì việc ông đi là như đi hành hương đến nơi thánh địa. Vậy đời sống chúng ta có giống như vậy không? Chúng ta gặp khó khăn hoạn nạn, khó lòng qua từng ngày một. Khi chúng ta cảm thấy chúng ta không làm gì được nữa chúng ta kêu gào xin ơn giúp đỡ. Thiên Chúa có cách nào đến thăm chúng ta trong sa mạc của chúng ta, cho chúng ta của ăn để chúng ta tiếp tục chặng đường. Sau cùng khi chúng ta nhìn thấy hoạn nạn khó khăn qua đi thì chúng ta nhận ra là Thiên Chúa có đó giúp đỡ chúng ta từng bước một. Cũng như ông Môsê và ông Êlia, chúng ta đã được dẫn đi qua hoang địa của chúng ta, và ở đó chúng ta gặp đươc Thiên Chúa.

Ông Êlia là nguồn khuyến khích của chúng ta; ông ta là một ngôn sứ đầy nhiệt huyết, sợ hãi và mạnh mẽ. Nhưng lúc ông ta thành công thì hầu như thế giới xung quanh ông ta bị sụp đổ và ông ta phải chạy thoát thân để cứu mạng sống mình khỏi bà hoàng hậu Jezebel, Ông ta sợ hãi, không biết rõ và kiệt sức. Dù vậy ông ta vẫn ở trong vòng tay Thiên Chúa. Mặc dù hoàn cảnh rối bời, Thiên Chúa không buông rơi ông ta, mà lại tìm đến ông. Ngay trong khi yếu đuối, khi chúng ta không làm gì được nữa thì Thiên Chúa tỏ cho chúng ta biết Ngài là Thiên Chúa của chúng ta.

Êlia tường thuật để khuyến khích chúng ta tin tưởng vào tình yêu nhân từ của Thiên Chúa. Đây không phải là câu chuyện về một người đã "xứng đáng" được giúp đỡ từ Thiên Chúa. Mà là một câu chuyện về một người không thể tự giúp mình. Trong khi phải di chuyển nhiều nơi. Được Chúa giúp bánh và nước, để tiếp tục cuộc hành trình. Bánh của Êlia là hình ảnh dẫn chúng ta đến lời Chúa hôm nay.

Chúng ta đang ở trong diễn từ về "Bánh Hằng Sống" trong phúc âm của thánh Gioan. Đến đây đang còm sớm để nói về Bánh Thánh Thể. Đến câu cuối cùng chúng ta chuyển sang diễn từ về đức tin vào Chúa Giêsu và bánh là thịt Ngài. Trong đoạn phúc âm hôm nay "bánh bởi trời xuống" là Lời của Thiên Chúa. Thiên Chúa dạy chúng ta qua Chúa Giêsu; Chúa Giêsu là Lời ban sự sống. Thiên Chúa làm việc qua Chúa Giêsu như Ngài đã làm cho người Do thái trong sa mạc. Thiên Chúa cho chúng ta ăn qua Lời Ngài. Như chúng ta thấy trong sách Đệ Nhị Luật "Người ta không sống chỉ nhờ bánh mà còn nhờ mọi điều do miệng Đức Chúa phán ra" (Tl 8"3)

Chúa Giêsu vừa cho 5,000 người ăn. Và bây giờ Ngài sẽ dạy họ về bánh không phải như man-na cho tổ tiên họ ăn trong sa mạc từng ngày một. Nhưng chính là bánh cho chúng ta khỏi đói và cho chúng ta đời sống trong thời đại mới mà Chúa Giêsu đang triển khai. Chúa Giêsu không đối đáp với những người chống đối Ngài. Nếu nhũng người đó suy luận theo người phàm thì họ sẽ không bao giò trông thấy Chúa Giêsu. Họ đã nghe điều gì Chúa Giêsu nói với họ, lý luận không giúp họ gặp Chúa Kitô.

Dân chúng đến với Chúa Giêsu là bởi Chúa Cha "thu hút họ". Nhìn qua cặp mắt đức tin là ân huệ bởi Thiên Chúa. Thật là một dịp lớn cho những người được thấy Chúa Giêsu trước mặt họ. Chúa Cha thu hút họ đến với Chúa Giêsu, nhưng họ không nhìn nhận. Họ không thể nhìn nhận Thiên Chúa tự họ. Họ phải được Thiên Chúa thu hút họ. Thiên Chúa là Đấng ban dức tin. Sự mời gọi đó luôn luôn ở trước mặt chúng ta. Vậy chúng ta có chấp nhận lần nữa hay không? Các nhà lãnh đạo tôn giáo bác bỏ bánh bởi trời xuống.

Chúng ta học nơi ngôn sứ Êlia và hôm nay Chúa Giêsu cho chúng ta biết là Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Chúng ta được mời gọi sống đức tin. Đức tin không tránh khỏi những lúc khó khăn trong đời sống thật. Ông Êlia phải trở lại gặp kẻ thù của ông ta. Chúa Giêsu không tránh những đau khổ và sự chết dành cho Ngài. Chúng ta cũng vậy, chúng ta không để Thiên Chúa lo lắng mọi sự cho chúng ta. Đức tin chúng ta giúp chúng ta cảm nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa với cả sự an toàn và khuyến khích để chúng ta có thể làm việc mà chúng ta phải làm.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


19th SUNDAY IN ORDINARY TIME (B)
I Kings 19:4-8; Psalm 34; Ephesians 4: 30-5:2; John 6: 41-51

Elijah is a prophet on the run. He is fleeing for his life after defeating the prophets of the Canaanite deity Baal on Mount Carmel. This victory enraged Queen Jezebel who brought the prophets of Baal to Israel. She had sworn to kill Elijah. When we meet Elijah he is at the end of his strength in, of all places, the desert. Not even the surrounding terrain can bring him comfort. There in the wilderness he asks for an end to his misery, "This is enough, O Lord! Take my life, for I am no better than my fathers."

Elijah was God’s appointed prophet. He was doing what he was supposed to be doing, faithfully preaching God’s Word. Now he is filled with self-doubt. He could have said to God, "Is this the thanks I get!" When people experience hard times they sometimes think God is punishing them for doing something wrong. But Elijah didn’t do anything wrong. He is enduring the usual rejection and threats of violence inflicted on God’s prophets. Some endured more than threats and were killed for their faithful service to God – right up to the present day.

In the wilderness, under a broom tree, after praying for death, Elijah falls asleep. Then he has a double-dream theophany. An angel wakes him and provides food for him. We can see where the story is going, can’t we? It has echoes of Israel’s sojourn in the desert. In deserted places, when we can not provide for ourselves, only God can nourish us. And that’s exactly what God does. The prophet cannot continue – on his own. But God nourishes him for the "long journey" that lies ahead. Elijah’s problems aren’t removed, but God provides what he needs for the next phase of his mission. God has more for him to do. Once again there is an echo of the Israelite experience in the desert. Elijah is given food in the wilderness to strengthen him for "Forty days and forty nights to the mountain of God, Horeb." On Horeb (or Mount Sinai) God gave Moses the Ten Commandments, another kind of bread for hungry people in the desert. The theme of being fed on physical and spiritual bread will be picked up in today’s gospel.

Elijah wasn’t just on a journey he chose for himself. He started as a fugitive, fleeing for his life. After the encounter with the divine messenger his flight has become a pilgrimage that will take him to a holy place. Isn’t that the way life can be for us? We are in a crisis, or stressed, hardly getting through one day after another. We cry out for help, when we discover we can not provide for ourselves. Somehow God visits us in our wilderness, gives us nourishment to get up and continue our journey. At the end, when we look back on the dreadful experience, we realize God was there for us each step of the way. We have, like Moses and Elijah, been led through our own desert, and there we discovered God.

Elijah is a source of encouragement for us. He was a fiery, fearsome and powerful prophet. But at his moment of success his world falls apart and he has to flee an enraged queen for his life. He is afraid, unsure and worn out. Still, he is within reach of God who, despite appearances, has not abandoned him, but seeks him out. It’s in weakness, when we cannot help ourselves, that God proves to be our God.

The Elijah narrative encourages us to trust in the gracious love of God. It’s not a story about someone who has merited and "deserves" help from God. It is a tale of a human who can’t help himself. Which leaves plenty of room for God to move in with bread and water, nourishment to continue the journey. Elijah’s bread is an image that leads us to today’s gospel.

We are in the midst of John’s "Bread of Life Discourse." At this point it is too early to be speaking of the Eucharistic bread. That begins to happen at the last verse when we shift from a discourse about faith in Jesus to the bread that is his flesh. In today’s selection "the bread that came down from heaven" is the Word of God. In Jesus, we are taught by God. Jesus is the life-giving word. God is doing through him what God did for the Jews in the desert, feeding us through the Word. As we read in Deuteronomy (8:3) "We do not live on bread alone, but by every word that comes from the mouth of God." What do we hunger for? We hunger for a word from God and Jesus is that Word.

Jesus has just fed the 5000. Now he will teach them about the bread that will, unlike the manna their ancestors ate in the desert, not just nourish them for a day. Rather it is a bread that satisfies our hunger and gives us life in the new age that he is inaugurating. Jesus doesn’t debate with his opponents. If they reason from just a human level they will never get to see Jesus. They are closed to what Jesus is saying to them. Logic doesn’t work for them in their encounter with Christ.

The way people come to Jesus is that they are "drawn" by the Father. Seeing with the eyes of faith is a gift from God. What an opportunity Jesus’ hearers have before them! The Father is drawing them to Jesus, but they are resistant. People cannot achieve God on their own, they must be drawn by God, the One who gives faith. The invitation is always before us. Shall we accept again, what the religious authorities rejected, the bread that has come down from heaven?

We learn from Elijah and Jesus today of God’s love for us. We are invited to put our faith into practice. Faith is not an escape from the sometimes harsh realities of life. Elijah must return to eventually face his enemies. Jesus will not escape the pain and death that lies ahead for him. Nor can we just shrug our shoulders and leave everything for God to take care of. Our faith enables us to experience God’s presence with us both as comfort and encouragement so that we can do what we have to do.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lịch trình các buổi cử hành Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót
Linh Tiến Khải
16:18 03/08/2015
VATICAN: Sáng ngày 30 tháng 7 vừa qua Tòa Thánh đã công bố lịch trình các buổi cử hành Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót.

  • Mùng 8 tháng 12 năm 2015 ĐTC Phanxicô sẽ chủ sự lễ mở cửa Năm Thánh đền thờ thánh Phêrô.
  • Ngày 13 tháng 12 lễ mở cửa Năm Thánh đền thờ thánh Gioan Laterano, đền thờ thánh Phaolô ngoại thành và các nhà thờ chính tòa trên toàn thế giới.
  • Ngày mùng 1 tháng giêng năm 2016 lễ mở cửa Thánh đền thờ Đức Bà Cả ở Roma.
  • Trong các ngày 19-21 tháng giêng là Năm Thánh của của các nhân viên làm việc trong lãnh vực hành hương.
  • Ngày 25 tháng giêng lễ nghi đại kết trong đền thờ thánh Phaolô ngoại thành.
  • Mùng 2 tháng 2 ngày cho những người sống đời thánh hiến và kết thúc Năm Đời Thánh Hiến.
  • Mùng 10 tháng 2 lễ nghi gửi các Thừa Sai của Lòng Thương Xót trong đền thờ thánh Phêrô.
  • Ngày 22 tháng 2 ngày của các nhân viên cơ quan trung ương Tòa Thánh, quốc gia thành Vaticăng và các cơ cấu liên hệ.
  • Ngày mùng 4-5 tháng 3: “24 giờ cho Chúa” với lễ nghi sám hối tại đền thờ thánh Phêrô. Ngày 20 tháng 3 ngày giới trẻ giáo phận Roma.
  • Mùng 3 tháng 4 dành cho những ai sống linh đạo Lòng Chúa Thương Xót.
  • Ngày 24 tháng 4 dành cho các thanh thiếu niên tuổi từ 13-16: Tuyên xưng đức tin và xây dựng một nền văn hóa của lòng thương xót.
  • Các ngày 27-29 tháng 5: ngày của các Phó Tế.
  • Mùng 3 tháng 6: ngày của các Linh Mục. Ngày 12 tháng 6: dành cho các bệnh nhân và người tàn tật.
  • Các ngày 26-31 tháng 7: dành cho giới trẻ.
  • Mùng 4 tháng 9 dành cho các người làm việc và các thiện nguyện viên Lòng Thương Xót.
  • Ngày 25 tháng 9 dành cho các giáo lý viên.
  • Các ngày 8-9 tháng 10 kính Đức Mẹ.
  • Mùng 1 tháng 11 lễ cầu cho những người đã qua đời.
  • Mùng 6 tháng 11 ngày cho các tù nhân.
  • Ngày 13 tháng 11 lễ đóng cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót tại các đền thờ Roma và trong các giáo phận trên thế giới.
  • Ngày 20 tháng 11 lễ đóng cửa Năm Thánh tại đền thờ thánh Phêrô kết thúc Năm Thánh Lòng Thương Xót (SD 30-7-2015)


Trong Năm Lòng Thương Xót ĐTC sẽ tiếp kiến chung thêm một ngày thứ bẩy trong tháng.
 
Thắng lợi lớn của mặt trận phò gia đình tại Liên Hiệp Quốc
Vũ Van An
19:52 03/08/2015
Các nước có khuynh hướng tôn trọng truyền thống đã đề kháng các áp lực nặng nề của Chính Phủ Obama và các thế lực Âu Châu và đã bác bỏ bất cứ ý niệm nào cho rằng cả phá thai lẫn các quyền đặc biệt cho người đồng tính phải được bao gồm trong Các Mục Tiêu Phát Triển Lâu Dài, tức hiệp ước sẽ hướng dẫn việc chi tiêu của quốc tế dành cho phát triển trong thập niên tới và xa hơn nữa.

Các cuộc thương thảo vốn diễn ra suốt ba năm qua và cuối cùng đã diễn ra suốt cuối tuần qua, kể cả đêm thứ Sáu và cả ngày thứ Bẩy. Văn kiện này sẽ được phê chuẩn bởi hội nghị lớn nhất gồm các vị nguyên thủ quốc gia vào tháng Chín tới.

Văn kiện trên tuy không hoàn hảo, nhưng trước đây, nó tỏ ra mang đầy tai họa. Các cố vấn phò sự sống và phò gia đình đã làm việc tuyệt diệu trong suốt diễn trình thương thảo, đặc biệt là cuối tuần qua. Kết quả: tai họa lớn nhất đe dọa sự sống và gia đình đã tránh được.

Không có phá thai, không có đồng tính

Theo tiến Sĩ Stefano Gennarini, J.D. của C-Fam, một tổ chức phò sự sống và phò gia đình làm việc bên cạnh Liên Hiệp Quốc, hiệp ước của LHQ, được dự ứng và có tính toàn bộ nhất từ thập niên 1990 cho tới nay, liên quan đến chính sách xã hội, đã không đưa ra bất cứ cơ sở mới nào cho phá thai hoặc cho các vấn đề đồng tính.

Vào tối Chúa Nhật qua tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, các nước đã đạt được một thỏa hiệp được mọi người chào đón là “có tính lịch sử” và “chưa có tiền lệ”, dù cần thêm 48 tiếng đồng hồ sau thời hạn chót là thứ Sáu vừa qua để tiếp tục tranh luận, không cần thông dịch viên và cả máy lạnh.

Điều hợp viên là Đại Sứ Kenya, Macharia Kamau, đã được mọi người ca ngợi và được tưởng nhớ như là kiến trúc sư chính của hiệp ước. Ông đã hướng dẫn nhiều vòng thương thảo trong ba năm qua để đạt được sự đồng thuận trước tháng Chín tới, trước khi văn kiện được thông qua bởi hội nghị thượng đỉnh lớn nhất xưa nay trong lịch sử gồm các nguyên thủ quốc gia. Dù tự mô tả mình là người theo chủ nghĩa bất khả tri đối với các chính sách xã hội, nhưng ông cho biết có những định mốc khiến ông, ít nhất, cũng hiểu được sự quan trọng của việc bảo vệ trẻ chưa sinh.

Kamau tỏ ra hết sức xúc động khi chấm dứt các vòng thương thảo. Tràn trụa nước mắt và nghẹn cả cổ họng, ông thuật lại việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong mấy tuần, qua đã “liên tục thúc đẩy” chúng ta xiết bao. Ông nói đây là dấu hiệu ‘một điều gì hết sức đặc biệt đang diễn ra ở đây”.

Ông sụt sùi khóc khi ông dành công lao của hiệp ước này cho người bạn của mình là Đại Sứ Roble Olhaye của Djibouti, Niên Trưởng Ngoại Giao Đoàn, người đã qua đời tuần rồi lúc các cuộc thương thảo còn đang tiếp diễn.

“Biến Đổi Thế Giới Chúng Ta: Nghị Trình 2030 Để Phát Triển Lâu Dài”, tựa đề của hiệp ước, chứa các Mục Tiêu Phát Triển Lâu Dài bao gồm nhiều vấn đề từ y tế, giáo dục tới thay đổi khí hậu và phát triển kinh tế. Tất cả là 17 mục tiêu phổ quát áp dụng cho mọi quốc gia.

Các mục tiêu đã được thoả thuận vào năm ngoái, và giải quyết cuộc tranh cãi về phá thai bằng cách tham chiếu trở lại các thoả hiệp trước đây, không đưa ra bất cứ cơ sở mới nào hay thiết lập bất cứ quyền nào liên quan tới phá thai.

Giống việc phá thai, các quyền của người đồng tính và đổi tính (LGBT) luôn là vấn đề phụ lề trong các cuộc thương thảo rộng lớn hơn nhưng lại rất quan trọng đối với một số phái đoàn. Đại sứ Ba Tây, Guilherme de Aguiar Patriota, chẳng hạn, than phiền rằng phái đoàn của ông muốn “một ngôn ngữ tiến bộ hơn” về nhân quyền, kể cả các nhân quyền của “người LGBT, bất kể các nhóm này có được qủa quyết trọn vẹn hay không”; ông có ý nói tới việc hiệp ước không nói gì về các quyền của người LGBT.

Đó là lần thứ hai, ông ta lên tiếng than phiền về việc các nhân quyền của người LGBT không được nhắc tới trong hiệp ước. Đầu tuần trước, ông vốn đã than phiền việc bỏ chữ “giống” (gender) khỏi văn kiện và dùng chữ “phái” (sex) thay thế khi nói tới các dữ kiện dùng để theo dõi việc thi hành hiệp ước trong các lãnh vực khác nhau của xã hội. Lúc ấy, ông cho rằng đó là chỗ duy nhất trong hiệp ước có nói tới việc kỳ thị dựa trên phái tính.

Thực ra, hiệp ước còn đi xa hơn bằng cách loại bỏ càng nhiều càng hay các từ ngữ từng được các viên chức bàn giấy của LHQ dùng để lồng các quyền của người LGBT vào.

Kiểu nói “các nhóm xã hội”, chẳng hạn, cũng bị loại ra khỏi hiệp ước. Và kiểu nói “các tư thế (status) khác” trong bảng liệt kê các loại không bị kỳ thị đã được dùng để loại bỏ bất cứ quyền đặc biệt mới nào cho người LGBT.

Văn kiện sau cùng phải tới 3 năm mới hoàn thành và dài khoảng 30 trang. Nó cô đọng nhiều hiệp ước khác nhau. Chi tiết thi hành thì còn đang được soạn thảo.

Đại sứ Usman Sarki của Nigeria, người vốn tố cáo bất cứ âm mưu nào nhằm áp đặt quyền của người LGBT lên xứ sở ông và từng đòi dự thảo hiệp ước phải “được thanh tẩy” trong các cuộc thương thảo tuần rồi, cũng đã lên tiếng tố cáo các âm mưu liên tục nhằm lồng các quyền phá thai và LGBT vào hiệp ước qua các cố gắng lúc thi hành nó.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khai mạc triển lãm ''Hành trình Yêu thương'' tại Saigòn
Quốc Khánh
08:21 03/08/2015
Vào lúc 18g30 Chúa Nhật ngày 2/8/2015, tại số 43 Nguyễn Thông Q3, Sài Gòn. Giáo xứ Mai Khôi & Ban Mỹ Thuật Đa Minh khai mạc triển lãm Tranh, Tượng mừng kính bổn mạng Thánh Phụ Đa Minh và tiến tới chào mừng 800 năm thành lập dòng anh em giảng thuyết & 50 năm thành lập Tình Dòng Đa Minh Việt Nam.

Hình ảnh

Về tham dự lễ khai mạc triển lãm có sự tham gia của cha giám tỉnh dòng Daminh VN, Lm Giuse Nguyễn Đức Hòa OP, cha nguyên giám tỉnh dòng Daminh Lm Giuse Ngô Sỉ Đình OP, cha bề trên chánh xứ Đaminh Ba Chuông Lm Giuse Lưu Công Chỉnh, cha bề trên chánh xứ Mai Khôi Lm Giuse Phạm Hưng Thịnh OP, các cha, các quý tu sỹ nam nữ của nhiều hội dòng, các Câu lạc bộ Mỹ thuật các đại diện của các hội đoàn về tham dự

Trong đợt triển lãm này với sự tham gia của 44 tác giả, qua 144 tác phẩm với chủ đề “ Hành Trình Yêu Thương” gồm: Tượng đồng, gổ, Poli, gốm điêu khắc, tranh, lụa sơn, sơn dầu, sơn mài, …

Bằng ngôn ngữ của đường nét và màu sắc ban MTDM cũng đã và đang cố gắng theo lời mời gọi của Cha Thánh loan truyền sứ điệp Tin Mừng, loan truyền sự thánh thiện qua cái đẹp. toàn bộ anh chị em trong ban MTDM đã chọn chủ đề sang tác cho đợt triển lãm này là” HÀNH TRÌNH YÊU THƯƠNG” đó cũng là hành trình của Cha Thánh trong suốt quãng đời của mình
 
Rước lễ lần đầu tại giáo xứ Búng Gp Phú Cường
Nguyễn Phượng
21:38 03/08/2015
RƯỚC LỄ LẦN ĐẦU VÀ RƯỚC LỄ BAO ĐỒNG TẠI GIÁO XỨ BÚNG ngày 2-8-2015

"Đi đi mau đi về nhà Chúa, Chúa cha toàn năng. Đi đi mau đi về nhà Chúa, thánh cung êm đềm... "

Tiếng nhạc du dương đưa bước chân 92 em Thiếu nhi Rước lễ Lần đầu, và 61 em Rước lễ Bao đồng xếp hàng nối nhau, tay chắp trên ngực, gương mặt trong sáng, theo đoàn rước tiến vào Thánh đường Giáo xứ Búng, trong tiếng chuông tưng bừng, dưới sự chứng kiến của cha mẹ, anh em và đông đảo bà con giáo dân đến tham dự Thánh lễ do cha Micae Lê văn Khâm- cha sở họ Búng chủ tế, và cha Tôma Nguyễn văn Đông cùng đồng tế lúc 7g30 Chúa Nhật 2-8-2015.

Xem Hình

Các em Thiếu Nhi đã được các Thầy cô giáo lý viên và các anh chị Huynh trưởng hướng dẫn- do cha Tôma Nguyễn văn Đông- phó xứ Búng phụ trách, qua 2-3 năm học hỏi, hôm nay các em ghi dấu ấn đầu tiên trong cuộc đời, được đón Chúa Giêsu vào lòng, để thông phần với cả Gíao Hội, cùng hiệp lễ trong một đức tin sống động, theo từng bước lớn lên và trưởng thành theo năm tháng.

Các em Rước Lễ Bao đồng, thắp sáng ngọn nến trong tay, quỳ xuống, tuyên xưng lại lời hứa ngày chịu phép Rửa tội, Tin kính Thiên Chúa là cha toàn năng, tin phép thông công, từ bỏ ma quỷ và tội lỗi, nhận lấy sách Phúc Âm để từ đây sống với Tin Mừng mỗi ngày. Hình ảnh trong sáng của các em làm mọi người cảm động rưng rưng nước mắt, nhớ lại kỷ niệm xa xưa của đời mình cũng từ ngôi Thánh đường này lớn lên với những bước thăng trầm cuộc sống.

'Chính tôi là bánh trường sinh" vì tình yêu vĩ đại với nhân loại, Thiên Chúa đã cho con một của mình xuống thế, để cứu chuộc nhân loại bằng cái chết đau thương trên Thập giá, và đã cho chúng ta tấm bánh, là của ăn nuôi sống linh hồn mỗi ngày.

Sau phần hiệp lễ, một em thay mặt lớp Rước Lễ Lần đầu, và Rước lễ Bao đồng cảm ơn Cha sở Micae, cha phó Tôma, và Thầy cô Gíao lý viên, các anh chị Huynh Trưởng đã bỏ bao công sức dạy dỗ để các em có ngày hôm nay; và cảm ơn cha mẹ, ngày đêm vất vả nuôi con ăn học, quảng đại trong việc cộng tác với Giáo Hội xây dựng Nước Chúa qua việc đào tạo các KiTô hữu trưởng thành trong niềm xác tín vào Thiên Chúa Ba Ngôi toàn năng.

Thánh lễ kết thúc vào lúc 8g30, các em nhận bánh và quà lưu niệm ra về, tươi cười bên những người thân trong ngày vui. Những cánh hoa sao bay trên hành lang nhà thờ những mơ ước thì thầm, các em Thiếu nhi hôm nay, nhiều ơn Thiên Triệu cho Giáo Hội mai sau, cho cánh đồng truyền giáo rộng lan, và cho danh Cha cả sáng.

Nguyễn Phượng
 
Văn Hóa
Con người hay xin với Chúa điều gì?
Phạm Đình Ngọc, S.J.
21:23 03/08/2015
Con người hay xin với Chúa điều gì?

Cuộc sống con người luôn thiếu thốn. Người giàu không thiếu tiền, nhưng có khi tâm hồn chất chứa nhiều ưu phiền bất hạnh; tâm hồn người nghèo có khi đong đầy hạnh phúc bình an, nhưng họ lại thiếu cơ hội làm ăn, thiếu tiền bạc và chịu nhiều vất vả lầm than. Có thể nói, con người luôn mang thân phận của kẻ nghèo hèn: nghèo vật chất, nghèo tinh thần và nghèo đức tin. May thay, Thiên Chúa là Đấng giàu sang phú túc sẵn sàng san sẻ nguồn ân huệ ấy cho ta.

Vậy ta ước mong điều gì nhất để van xin Thiên Chúa ban cho? Trước câu hỏi này, nhiều người chân thành xin với Chúa một trong những ơn sau:

1. Xin bình an

Ai cũng mong cho cuộc sống của mình và người thân được bình an. Đó là ước mong chính đáng và trân quý! Bình an đích thực chỉ đến từ Thiên Chúa. Đón nhận sự bình an của Chúa cũng là đón nhận chính Chúa, bởi vì Chúa là nguồn bình an (x. Ga 4,8,16; Rm 16,20). Theo đó, nhiều bạn tha thiết xin Chúa ban bình an cho chính mình (Anna Nguyen và Van Huynh), cho bố mẹ, những thành viên trong gia đình và xóm làng (Trần Đại, Ngoc Anh và Đinh Thanh Hoàng). Rộng hơn, bạn Tiến Hạng xin cho thế giới, tổ quốc, giáo phận, giáo xứ, gia đình, người thân và bạn bè được bình an. Ta tin rằng “Thầy để lại bình an cho các con. Thầy ban cho các con bình an của Thầy, Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng”(Ga 14,27).

2. Xin hạnh phúc

Ngoc Nhi và Tung Pham xin chúa cho gia đình luôn được hạnh phúc. Hạnh phúc của người khác cũng là niềm vui của ta. Bởi đó, Maria Phạm cầu xin Chúa cho những người thân yêu được an lành hạnh phúc. Quả thực, trước những vất vả lo toan của kiếp người, ai ai cũng chăm lo hạnh phúc cho chính mình và gia đình. Hạnh phúc và bình an không phải là những mỹ từ trống rỗng, nhưng chúng là một thực tế làm nên cuộc sống có ý nghĩa. Bất cứ ai hạnh phúc đều nhận được bình an. Hơn nữa, chỉ có Chúa, Đấng là tình yêu mới cho họ hạnh phúc đích thực (x. Lc 6,17-18.20-23).

3. Xin Sức khỏe

Khổ lắm khi phải mang thân xác ốm đau, bệnh tật. Khi ốm yếu ta mới nhận ra sức khỏe là một ơn huệ quá lớn lao. Sức khỏe quý hơn vàng! Do đó, người ta chắc hẳn không xin Thiên Chúa vòng vàng châu báu chóng qua, nhưng xin Người ban cho có sức khỏe để vui sống. Bạn Thi Hue Le xin Chúa ban cho mình được ơn Thánh Thần để mình có đủ sáng suốt và sức khỏe, hầu tiếp tục đem lại niềm vui cho tha nhân. Ước chi ai cũng biết chăm lo sức khỏe của mình và cho người khác, để mỗi người kiến tạo niềm vui cho nhau.

4. Xin Đức Tin

Ý thức được niềm tin yếu đuối của mình, bạn Hoang Anna cầu nguyện rằng: “Chúa ơi, con không biết vì do con kém lòng tin hay vì con xin chưa thành tâm mà sao những điều con xin sao con thấy không được vậy?” Dẫu sao, Thiên Chúa biết điều gì tốt nhất để ban cho chúng ta. Đức tin ta có đủ mạnh để tin rằng những gì Thiên Chúa không ban cho ta cũng vì tốt cho ta!? Với lòng tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa, con người sẽ được nhiều ơn lành và ngay cả ơn cứu độ. “Ai tin vào Con Thiên Chúa thì không phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Ga 3,16).

Trong niềm tin, bạn Rất Huế thiết tha van nài: “xin Chúa cho con lòng tin vào quyền năng của Người, xin cho con thấy được Người. Xin cho gia đình con tin vào người, xin người ban phước lành cho gia đình con. Amen!”

5. Xin cảm nhận được sự hiện diện của Chúa

Thấy được Chúa trong mọi sự là điều quan trọng. Thiên Chúa không muốn trở nên xa lạ với con người; bởi đó, Người luôn ở cùng chúng ta. Tiếc rằng không phải ai cũng nhận ra “sự hiện diện vắng mặt” của Người. Cùng với bạn Maria Anna, ta cũng xin cho ta cảm nhận được sự hiện diện của Chúa, cảm nhận có Chúa đang cùng hoạt động với ta.

6. Xin cho con biết yêu thương nhiều hơn

Con người có khả năng yêu thương. Tiếc rằng tội lỗi bào mòn khả năng ấy khiến hạn thù, chiến tranh cứ lan tràn. Thiên Chúa là Đấng yêu thương vô cùng, ta nài xin cho ta nên giống Chúa để biết yêu thương nhiều hơn. Như bạn Phan My Linh nguyện cầu: “Lạy Chúa, xin cho con biết yêu thương nhiều hơn, biết sẻ chia nhiều hơn!

7. Xin cho con biết theo ý Chúa muốn

“Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người.” (Mt 6,33). Bởi lẽ những ai thi hành ý Cha ở trên trời mới được cứu rỗi (Mt 7:21). Nhưng nhận ra và thực thi ý Chúa cho đến cùng, ta cần nhiều ơn huệ! Ta cần nài xin Chúa tỏ ý của Người cho ta biết. Bạn Sáo Siêng bọc bạch với Chúa: “Lạy Chúa! Xin cho con biết theo ý Chúa muốn.”

8. Xin Chúa thương xót con

Thân phận mỏng giòn tội lỗi, con người cần xin Chúa tha thứ và thương xót. Thiên Chúa luôn là người cha nhân hậu chờ mong đứa con hư hỏng trở về. Nài xin lòng thương xót của Chúa, ta ước mong thể hiện tình yêu muốn quay về, muốn giao hòa với Người. Chắc ai cũng muốn như bạn Xuan Nguyen van xin với Chúa thương xót mình. Được Chúa thương là niềm bình an bất tật, là niềm hạnh phúc vô bờ!

9. Xin Chúa luôn ở cùng con trong mọi việc

Có một lời nguyện thật dễ thương trước khi ta làm việc để xin với Chúa: Kinh Sáng Soi. Dù việc nhỏ hay lớn, dễ hay khó, ước gì ta thầm nguyện xin với Chúa rằng: “Cúi xin Chúa sáng soi, cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm, xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh mỗi việc chúng con, từ khởi sự cho đến hoàn thành, đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen.”

Còn nhiều điều bạn và tôi cần nài xin với Chúa! Ước sao trong mọi cảnh huống, chúng ta biết chạy đến với Người trong niềm tin-cậy-mến, để Người cho nghỉ ngơi, bồi dưỡng và hướng dẫn ta trên mọi nẻo đường.

Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J
 
Chuyện lễ lạt
Jos Hoàng Mạnh Hùng
21:28 03/08/2015
CHUYỆN LỄ LẠT

“Tháng Giêng là tháng ăn chơi, tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè”. Câu nói đó trong dân gian đã phản ảnh được phần nào thói quen trong sinh hoạt của người Việt Nam. Ngày xưa, khi còn là một nước nông nghiệp, ngoài những thời vụ vất vả như lúc cày bừa, gieo cấy, gặt hái. Còn lại là lúc nông nhàn, người ta tổ chức các thứ hội hè, lễ lạt, đình đám để lấp đầy khoảng thời gian trống vắng đó.

Ngày nay dù không còn những lúc rảnh rỗi như xưa, nhưng thói quen này đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người, nhất là khi đời sống vật chất và tinh thần đang dần được nâng cao. Như ông bà ta thường nói “phú quý sinh lễ nghĩa”, con người thường có nhu cầu tự đề cao, tôn vinh mình qua việc tổ chức các ngày lễ riêng.

Thông thường người ta hay dùng từ “lễ lạc” để nói về hội hè vui tươi trong các dịp lễ. Nhưng theo đúng từ điển thì khẩu ngữ “lễ lạt”, theo cách nói khái quát là các cuộc lễ hội hoặc lễ vật. Ở đây ta cũng có thể hiểu chữ “lạt” là nhạt nhẽo như nét chữ không đậm mà nhạt, và ăn cơm mà kiêng món mặn thì gọi là ăn lạt. Còn từ lạt mà đọc ra lạc, có thể là do phát âm sai hoặc là muốn chuyển sang chữ lạc với ngụ ý là vui vẻ.

Những năm gần đây, người ta khơi lại những đám cưới vàng, đám cưới bạc …. Tùy thuộc vào thời gian đôi vợ chồng đã chung sống với nhau bao nhiêu năm mà người ta thường tổ chức lễ kỷ niệm ngày cưới có tên gọi lễ bạc, lễ vàng. Đặc biệt có cả đám cưới kim cương để tôn vinh những cuộc hôn nhân mỹ mãn, vợ chồng cùng chung sống hạnh phúc lâu bền.

Ngoài ý nghĩa là lễ kỉ niệm dành cho cặp vợ chồng, cho gia đình, nó còn là cách để người ta khẳng định đẳng cấp, phong cách sống của người thành đạt. Nhiều người không cần đợi đến 25 năm hay 50 năm, mà thích tổ chức kỷ niệm ngày cưới ở các cột mốc dễ nhớ như 5 năm, 10 năm, 15 năm… giống như nhà nước hoặc thậm chí năm nào cũng tổ chức!

Từ đó người ta đua nhau bày ra những ngày, những loại lễ kỉ niệm tương tự. Đành rằng đây là tự do cá nhân và những ngày lễ đó cũng đáng mừng, nhưng là mừng sao cho hợp lý và phải đạo. Những lễ mừng kèm theo tiệc tùng quá linh đình tốn phí, có thể gây tiếng tăm hãnh diện nhưng cũng thường để lại trong lòng người chút dư âm không mấy thiện cảm.

Người Kitô hữu chúng ta cũng sống trong nền văn hóa đó. Trong các giáo xứ, hầu như tháng nào cũng có ngày lễ mừng bổn mạng của các khu, đoàn thể hay cá nhân. Ai cũng muốn ngày lễ của khu, của đoàn thể hoặc của mình được tổ chức long trọng, hoành tráng như là một dịp báo công. Điều này cũng đúng vì đây là dịp để các thành viên noi gương Thánh quan thầy, xét lại mình trong thời gian qua đã giúp ích gì cho Giáo Hội, cho giáo xứ chưa.

Nhưng thường thì “lạc” sẽ đi kèm theo lễ và muốn vui thì phải có ăn uống. Đây là phần phức tạp, dễ gây mất lòng và dễ bị phê bình là mở tiệc đề nhân cơ hội nhận quà cáp và tiền bạc. Có những vị giữ nhiều chức vụ trong Hội đồng mục vụ hàng tháng đều nhận được từ 1 đến 2 thiệp mời. Đành rằng “nay người, mai ta”, nhưng nếu đoàn thể có quỹ dồi dào hay cá nhân có điều kiện thì không sao; còn không thì khi cầm tấm thiệp mời có “lạc” đi kèm trong tay, đa số đều “chán như con gián”.

"Vô tửu bất thành lễ", khi gắn với “lạc”, rượu là một chất men không thể thiếu. Trong các bữa tiệc, người ta đua nhau “dzô, dzô” và nếu không tự chủ được thì điều thường gặp là “rượu vào, lời ra". Nói nhiều, nói dài nhưng không ý thức hết điều đã nói, gây chuyện “đa ngôn đa quá", lắm lúc tạo nên sự hiểu lầm, gây mất đoàn kết. Không nhiều thì ít, cũng gây phiền toái đến người chung quanh.

Ở đời chẳng biết sợ ai,

Sợ thằng say rượu nói dai tối ngày.

Rượu nào rượu lại say người,

Bớ người say rượu, chớ cười rượu say.

Lại có những lễ lạc để lại những dư vị đắng lòng khi mà người ta so đo tính toán hơn thiệt ngay lúc tiệc chưa tàn. Có những vị ngồi không yên, ăn không ngon vì mải lo điểm mặt thực khách mà vì mời nhiều quá nên không biết hết mặt những người đại diện. Nghi ngờ người này, người nọ lợi dụng “ăn chùa” nhưng không dám hỏi. Nhất là khi kiểm lại phong bao tiền mừng thấy chưa đủ sở hụi hoặc không thấy tên đoàn thể này, ông bà kia thì đâm ra bực tức, tấu sàm đủ kiểu.

Trước con mắt của những người ngoài Công Giáo, cách chúng ta sử dụng tiền bạc tổ chức lễ lạt đình đám như thế dễ bị mang tiếng là không biết xử thế ở đời; vô cảm trước cảnh nghèo khổ của những người túng đói, hay lợi dụng cơ hội để làm tiền. Tuyên ngôn Hội nghị các Giám mục Á châu tại Manila năm 1971 không muốn Giáo Hội là một ốc đảo giữa đại dương mênh mông của nghèo đói và khốn cùng.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngay từ khi mới lên ngôi năm 2013 cũng xác định Giáo Hội ưu tiên cho người nghèo và theo đuổi con đường xây dựng Giáo Hội sống tinh thần nghèo khó. Vậy nên chăng ta cần hạn chế đi phần “lạc” sau khi mừng lễ, nếu cần thiết thì đôi ba năm một lần nhưng cần liệu sao cho vừa phải, tránh lãng phí để các ngày lễ không “lạt” mà trở nên “lạc” thực sự.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ánh Dương Từ Trời
Nguyễn Bá Khanh
21:27 03/08/2015
ÁNH DƯƠNG TỪ TRỜI
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Như "Ánh Sáng" làm cho đời tỉnh mộng
Cho vần thơ, cánh hồng tỏa hương kinh
Sáng rực lên dâng trọn cả tâm tình
Lời kinh đầu "bình minh" dâng lên Chúa.
(Trích thơ của Trầm Hương Thơ)