Ngày 02-08-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Gioan Maria Vianney và Tòa Giải Tội
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
17:54 02/08/2015
Có thể nói rằng: phép lạ vĩ đại của cha Thánh Gioan Maria Vianney là tòa giải tội, nơi tội nhân được ơn hoán cải. Mỗi ngày, ngài ngồi giải tội từ 11 giờ đến 12 giờ vào mùa Đông, và thậm chí là 16 đến 18 giờ vào mùa Hè. Khi hành hương đến xứ Ars, trước tiên tôi tìm đến tòa giải tội nơi thánh nhân ngồi mấy mươi năm, quỳ gối cầu nguyện và xin ngài chúc lành cho sứ vụ hòa giải trong đời linh mục của mình.

Công việc mục vụ ngồi tòa, giải tội là sứ vụ đức ái mục tử đẹp nhất trong cuộc đời của cha thánh, là hoạt động sáng chói nhất trong nhiệm vụ của một mục tử.

Thời trẻ, Gioan có một tâm nguyện: “Nếu một ngày nào đó tôi được làm Linh mục, tôi sẽ đưa nhiều linh hồn về cho Chúa”. Khi làm Linh mục, ngài đã thực hiện tâm nguyện ấy. Tòa giải tội là nơi ngài đưa các linh hồn về cho Chúa nhiều nhất. Tòa giải tội đã thu hút biết bao hối nhân tìm đến với xứ Ars. Tòa giải tội là phép lạ lớn nhất trong cuộc đời của thánh nhân. Đức Giáo Hoàng Piô XII viết về cha thánh Gioan Maria Vianney một câu thật ngắn gọn: “Một chuyên viên thành thạo nhất về các tội nhân”.

1. Thời gian ở tòa giải tội.

Một phần lớn cuộc đời Linh mục của cha Vianney trôi qua trong tòa giải tội. Trong 30 năm dài, một làn sóng người hành hương không ngừng đổ về ngôi nhà thờ cũ kỷ của họ Ars. Mùa đông rét buốt, số người đến đây không ít hơn các mùa ấm áp.

Tứ tháng 11 đến tháng 3, cha sở phải ngồi tòa trung bình không dưới 12-13 giờ mỗi ngày. Người ta đứng thành hàng dài, từ trong nhà thờ ra bên ngoài, nối đuôi nhau không ngớt chờ đợi tới phiên mình.

Trong năm 1845, có ngày số người hành hương đến Ars lên tới ba hay bốn trăm. Tại nhà ga lớn nhất của Lyon, người ta mở một văn phòng hoạt động 24/24 để bán vé tàu cho khách đi Ars, vé có giá trị tám ngày, đó là thời gian trung bình người ta phải đợi cho đến phiên mình vào tòa xưng tội với vị Linh mục thánh thiện nổi tiếng.

Vào mười năm cuối đời, Thánh Vianney phải giải tội từ mười sáu đến mười tám tiếng một ngày! Còn khách hành hương nói chung phải đợi ba mươi, năm mươi, bảy mươi giờ trước khi được lãnh nhận bí tích hòa giải. Cũng có khi người ta mua lại chỗ đứng của người nghèo. Ai muốn đi ra ngoài phải thỏa thuận với người bên cạnh hoặc với người bảo vệ nhà thờ. Đêm thì sao? Khi cửa nhà thờ đóng lại, người ta đánh số chổ của mình. (x.Linh mục, người loan báo Tin Mừng, Lm Nguyễn Hồng Giáo, OFM).

2. Ai đến với tòa giải tội?

Họ gồm đủ mọi thành phần và lứa tuổi: có giáo dân, tu sĩ, linh mục và đôi khi cả giám mục nữa; họ là quý tộc và bình dân, kẻ vô chủ nghĩa và người học thức, người thành thị và người thôn quê,… Có khi nguyên một gia đình ngồi trên xe ngựa đến từ những tỉnh xa xôi. Từ những vùng lân cận, người ta tuôn về đây bằng đôi chân hay bằng xe, theo đường bộ hay đường thủy. Năm cuối cùng của cuộc đời cha Vianney (1858-1859), số khách hành hương lên tới tám mươi ngàn, chỉ tính riêng số người dùng các phương tiện chuyên chở công cộng; còn tính chung có lẽ là khoảng một trăm ngàn đến một trăm hai mươi ngàn.

Đám đông này rất trật tự và nghiêm trang. Họ đến là để nhìn một vị thánh, để xưng tội, để cầu nguyện hay để hoàn thành một lời khấn với thánh nữ Philomêna. Có những người vào làng Ars như vào một đền thánh; vừa nhìn thấy tháp chuông nhà thờ, họ liền cất nón mũ xuống và làm dấu thánh giá. Một nhân chứng kể lại quang cảnh họ nhìn thấy vào tháng ba năm 1859: đông đảo những người ngoài họ Ars đứng trong nghĩa trang cũ và đến tận trong những con đường nhỏ kế cận chờ đến phiên vào tòa giải tội.

Buổi sáng vào khoảng chín giờ, Cha Vianney dành một số thời gian cho các tu sĩ và linh mục. Ngài giải tội cho họ ở một tòa đặt sau bàn thờ chính. Có lần Đức Giám Mục địa phận nhà cũng ngồi chờ phiên mình. Cha giải tội cũng dành một số ngoại lệ cho giáo dân con chiên cha, người bệnh, người tàn tật và những hối nhân không thể chờ đợi. Đối với trường hợp cuối cùng này, ngài thường dùng ơn “nhìn thấy trong tâm hồn” để nhận ra từ trong dòng người chờ đợi, rồi ưu tiên cho họ.(sđd, trang 62-63).

3. Cha Vianney khuyên bảo các hối nhân như thế nào?

Nói chung, ngài mạnh mẽ thẳng thắn, nhân từ nhưng không yếu đuối. Ngài biết cần phải “đánh” điểm nào cho trúng đích. Đọc một số lời khuyên còn ghi lại, tôi thấy ngài thường ngắn gọn, đầy tâm tình chứ không máy móc lạnh lùng.

Để lay tỉnh những “đại tội nhân”, khá nhiều khi ngài tung ra một câu đanh thép: “này con, con bị luận phạt đời đời”. Phát ra từ môi miệng một vị thánh mà người ta tin là ngài đọc được tương lai, câu đó giống như một lời phán quyết khủng khiếp. Nhưng thật ra ngài chỉ muốn nói: “nếu con không xa lánh dịp tội ấy, nếu con cứ duy trì cái thói quen tội lỗi ấy, nếu con không nghe theo lời khuyên dạy thì con sẽ bị luận phạt”.

Đối với những người đạo đức, ngài không cần nhiều lời. Nhưng ngay cả với trường hợp này, vẫn là những mũi tên nóng bỏng đâm thấu tận con tim: “xin Đức Cha yêu thương các Linh mục của ngài!”. Đó là lời duy nhất ngài nói với Đức Cha De Langalerie, Giám mục địa phận Belly đang quỳ gối trước mặt ngài. Một cộng sự viên gần gũi của ngài xưng thú: “con đã lười biếng làm điều này nhưng tận đáy lòng, con vẫn thiện chí”, cha giải tội đáp lại duy nhất một câu “Ồ! thiện chí, thiện chí … hỏa ngục cũng lót toàn thiện chí”. Linh mục Monnin kể: “tôi đã xưng tội với ngài hai lần. Lần nào cũng thế, sau mỗi tội tôi xưng ra dù là tội nhẹ nhất, ngài đều nói: ‘đáng tiếc quá’. Từ một người khác, đó có thể là một cách nói thông thường, nhưng từ môi miệng của Cha Sở họ Ars, Linh mục Monnin coi như là tiếng kêu của lòng tin, lòng thương xót và sự ghê tởm đối với tội lỗi; ngài thêm: “Nhất là giọng nói đầy âu yếm đã đánh động tôi” (sđd, trang 64).

4. Cha Vianney yêu thương tội nhân.

Cha Vianney ghê tởm tội lỗi bao nhiêu thì yêu mến người tội lỗi bấy nhiêu. Ngài có một lòng cảm thương vô bờ đối với hối nhân. Tình yêu ấy được biểu lộ qua những nhân đức sau đây.

a. Cầu nguyện cho tội nhân.

Xen lẫn với kinh nguyện hằng ngày, ngài thường khóc lóc mà thưa với Chúa: “Lạy Chúa, Chúa không muốn kẻ có tội phải chết… Những người có tội thật đáng thương. Ước gì con có thể thú tội thay cho họ”. Một người thân tín nói với ngài: “Cha cầu nguyện cho họ ít đi một tí được không? Thấy cha vất vả đau khổ quá!. Ngài trả lời: “Biết sao được. Cha đã hứa cầu nguyện cho họ, cha không thể bỏ…”. Lần khác ngài tâm sự: “Tôi chỉ thực sự là tôi khi tôi cầu nguyện cho những người tội lỗi”.

b. Đền tội thay cho họ.

Ngài ăn chay hãm mình để đền bù tội lỗi và mong cho tội nhân hối cải.Trong những năm cuối đời, ngài thường ra việc đền tội nhẹ cho hối nhân. Ngài nói: “Tôi ra việc đền tội nhẹ cho họ, phần đền tội còn lại, tôi sẽ làm thay”. Và ngài làm thay bằng chính sự khổ chế của mình. Tất nhiên, không phải lúc nào cũng vậy. Đối với những lỗi nặng mà cứ tái phạm mãi, ngài bắt hối nhân phải làm những việc đền tội nặng, để họ chứng tỏ sự chân thành và quyết tâm sửa đổi, hầu đem lại lợi ích cho chính họ. Cha Vianney nhiều khi còn khóc trong tòa giải tội nữa. Ngài khóc vì người ta xúc phạm tới Chúa, ngài cũng khóc vì thương các linh hồn… Chính sự thánh thiện của ngài mang lại cho lời khuyên răn và nước mắt của ngài có sức mạnh và hiệu lực. Có người hỏi: “sao cha khóc thế?” ngài đáp ngắn gọn: “tôi khóc vì các ông các bà không khóc cho đủ”.

c. Yêu thương tội nhân

Đối với những tội nhân cứng lòng, ngài tìm hết cách giúp họ thống hối như gặp gỡ, khuyên nhủ, khi nặng khi nhẹ, và ngay cả bằng nước mắt. Nước mắt và Thánh giá, nhờ ngài, có thể làm cho một trái tim chai đá trở thành trái tim thịt mềm. Có người lúc trước đã trả lời thẳng thừng: “Tôi không muốn xưng tội”, hoặc: “Tôi không đến đây để làm cái chuyện đạo đức của mấy bà”. Mặc kệ. Cuối cùng tất cả đều quỳ xuống dưới chân ngài và xưng thú. Chúa đã ban cho ngài một trực giác lạ lùng để nhận ra giữa đám đông hoặc giữa những người đi qua, ai là kẻ cần được đưa về với Chúa nhất để giúp họ, trước sự ngạc nhiên của chính họ. Do đó mà khi có người buột miệng hỏi: “Mỗi năm cha bắt được bao nhiêu cá lớn?”, ngài trả lời ngay, không lưỡng lự: “Hơn 700”. Không nhớ con số sao được đối với những con cá như thế!

d. Luôn nhẫn nại

Một dù vất vả ngồi tòa và có những chuyện dễ làm người ta bực mình, nhưng ngài thì không. Ngược lại, ngài tỏ ra đặc biệt nhẫn nại. Đây là một trong những đức tính nổi bật nhất nơi ngài. Một linh mục đã nhận xét: Tôi đã từng quan sát kỹ xem ngài có tỏ ra bất nhẫn bực tức lúc nào không, mà không thấy. Đem chuyện này hỏi ngài thì được ngài trả lời: “Phải nhẫn nại mới có thể cho cái người ta cần chứ ! Bất nhẫn thì được cái gì ?” Ngài cũng nói với một cha bạn: “Hãy học tập sự nhẫn nại của Chúa”.

e. Hiền hòa, kính trọng hối nhân.

Vào thời kỳ cao điểm, bình quân mỗi ngày có từ 300 đến 400 người xếp hàng xưng tội. Công việc vất vả và liên tục trong 30 năm này đã làm cho ngài kiệt lực, đến nỗi có lần ngài tự thú: “Khi tôi rời tòa giải tội, tôi phải lấy tay sờ vào đùi xem nó có còn ở đấy không. Đôi khi ra khỏi nhà thờ, tôi phải vịn vào tường mà đi cho khỏi ngã. Đầu tôi nặng trĩu. Thực sự tôi đã không biết mình chống lại như thế nào”.

Suốt ngày bị công việc mục vụ dồn ép như thế, ngồi nghe hối nhân hàng giờ như thế mà ngài vẫn không mất kiên nhẫn, không la lối nạt nộ ai bao giờ, thật là lạ lùng.

Ngài luôn hiền hòa, tế nhị, kính trọng đối với hối nhân, bất kể là ai. Có Linh mục sa ngã nặng đến xưng tội vẫn được ngài yêu mến, kính trọng. Lời khuyên dành cho Đức Giám Mục Giáo Phận đến xưng tội với ngài là: xin Đức Cha hãy yêu thương các Linh mục của Đức Cha.

Dù có đông người xếp hàng bên tòa giải tội, ngài vẫn dành cho mỗi người một thời gian cần thiết, bởi người nào cũng có vấn đề riêng của mình. Ngài không khuyên dài, nhiều khi chỉ một lời thôi, nhưng là lời làm cho hối nhân phải động tâm suy nghĩ, một lời tác động mạnh trên họ có khi cả đời. Chính sự thánh thiện và yêu thương đem lại sức mạnh và hiệu năng cho lời đó. (x. Thánh Gioan Maria Vianney, bổn mạng các Linh mục, Lm Micae Trần Đình Quảng; simonhoadalat.com).

5. Theo gương cha thánh, Linh mục cử hành Bí Tích Hòa Giải

Giải tội là một tác vụ khó khăn nhất, đòi hỏi nhất, nhưng đó là một tác vụ cao đẹp nhất, an ủi nhất của Linh mục trong đời mục vụ. (x.Chân dung Linh mục trang 39, ĐGM Giuse Vũ Duy Thống).

Là tác vụ khó khăn nhất bởi lẽ, ngồi tòa giải tội giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác. Với một tư thế không đổi là lắng nghe, phân định, khuyên nhủ, ban phép giải tội. Nghe đi nghe lại đủ thứ tội luỵ trần gian. Linh mục Nguyễn Tầm Thường đã dùng hình ảnh “cái bô rác” để nói về lỗ tai các Linh mục, chứa đựng mọi rác rưới tội lỗi hồng trần, nhưng Linh mục không để mình bị lây nhiễm rác rưới.Trí óc luôn làm việc căng thẳng. Một tư thế ngồi, tay cầm tràng hạt, tay chống trán, đầu tựa vào tòa nghe chăm chú. Có khi cơ thể mệt mỏi ê ẩm mà không được nghĩ ngơi.

Là tác vụ đòi hỏi nhất bởi lẽ, trước khi ngồi tòa, Linh mục đã phải chuẩn bị bằng cách trang bị kiến thức tương hợp; trong khi giải tội, linh mục phải vận dụng khôn ngoan để phân định, cương nghị để khuyên can, nhân từ để xá giải; sau khi đã ra khỏi tòa hòa giải, Linh mục phải trung tín với ấn tòa giải tội. Nếu điều Linh mục phải nhớ trong ngày là sách nguyện, thì điều Linh mục phải quên chính là tội người ta xưng.

Là một tác vụ cao đẹp nhất và an ủi nhất bởi lẽ, qua trung gian Linh mục, hối nhân gặp được trái tim đầy thương xót của Thiên Chúa. Và đó là hạnh phúc. Người ta bảo trên đời có ba bóng dáng hạnh phúc tinh ròng: mẹ đem con đi rửa tội về, người lành tạ thế và hối nhân từ tòa giải tội bước ra.

Nếu như hạnh phúc của người truyền giáo là có một người được rửa tội thì hạnh phúc của Linh mục giải tội là có một tội nhân được giao hòa với Chúa, được tìm lại ơn thứ tha và nguồn bình an, niềm vui tâm hồn. Hối nhân càng nhiều tội lỗi, càng lâu năm xa cách nguội lạnh mà được ơn trở lại thì Linh mục càng dâng đầy hạnh phúc. Có những hối nhân đã khóc nức nở khi sám hối về tội lỗi của mình và nhận ra lòng thương xót của Chúa. Họ quỳ đó, khóc chân thành với những dòng lệ ăn năn. Nước mắt hạnh phúc của người con trở về với Cha nhân từ. Những nổi đau thể xác, tâm hồn được bộc bạch. Có những người mẹ, người vợ thổ lộ tâm sự của gia đình, tâm tư không thể nói cùng ai chỉ trừ Cha giải tội. Thanh niên nam nữ với những thao thức tuổi trẻ xin linh hướng. Thiếu nhi đón nhận lời thăm hỏi khuyên bảo.

Có nhiều tâm hồn trong sáng, thánh thiện đến tòa giải tội đã làm gia tăng lòng đạo đức của linh mục.

Thi hành tác vụ cao đẹp ấy, Linh mục là người diễn dịch lòng yêu thương nhân từ của Thiên Chúa (Thư Thứ Năm Tuần Thánh 2002, số 3).

Để có thể thi hành tác vụ của lòng thương một cách hữu hiệu, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II khuyên Linh mục phải sống khả tín và khả ái.

- Khả tín: “Thật vậy, dù ơn Chúa ban có thể hoàn tất công trình cứu rỗi qua những thừa tác viên bất xứng, nhưng thường tình Thiên Chúa muốn tỏ ra những việc lạ lùng của Ngài qua những vị sẵn sàng đi theo sự thúc giục và hướng dẫn của Thánh Thần hơn, bằng kết hợp mật thiết với Chúa Kitô và bằng một đời sống thánh thiện” (PO, 12)

- Khả ái: “Người ta thường muốn được nhận biết và chăm sóc, vì chính trong tư thế gần gũi này mà họ có thể cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa một cách mạnh mẽ hơn” (Thư TNTT số 9). Linh mục phải làm hết cách để lòng thương xót của Thiên Chúa được sáng lên giữa những cử hành“Nghiêm nhặt quá làm cho dân chúng bị dằn vặt tháo lui. Dễ dãi qúa gây hiểu lầm và ngộ nhận. Đấng giải tội rập theo gương Chúa Chiên lành mà tha tội phải diễn đạt đúng mực thước lòng đã sẵn có và sự tha thứ hầu mang lại an bình và chữa lành” (Thư TNTT số 8).

Nhân ngày lễ kính thánh Gioan Maria Vianney (ngày 4 tháng 8), đọc lại nét tiêu biểu cuộc đời thánh nhân nơi tòa giải tội. Như người ta đã nói: phép lạ lớn nhất của cha Vianney thánh thiện là tòa giải tội của ngài bị bao vây suốt ngày đêm. Cũng có thể nói cách khác: phép lạ tiêu biểu của ngài là sự hoán cải của những người tội lỗi. Các Linh mục noi gương cha thánh thực thi sứ vụ khó khăn và cao đẹp này. Mỗi lần ban ơn xá giải là Linh mục thấy mình được cộng hưởng trên đường nên thánh.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: Hãy vượt quá các nhu cầu vật chất và làm no thỏa cái đói sự sống vĩnh cửu
Linh Tiến Khải
10:31 02/08/2015
VATICAN - Ngoài cái đói của thâm xác con người còn mang trong mình một cái đói khác quan trọng hơn, không thể được no nê với thực phẩm thường tình. Đó là cái đói sự sống, cái đói sự vĩnh cửu, mà chỉ có Chúa Giêsu mới có thể thỏa mãn được mà thôi, vì Ngài là bánh sự sống.

Kính thưa quý vị thính giả, ĐTC Phanxicô đã khẳng định như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin chúng trưa Chúa Nhật hôm qua. Ngài nói trong bài huấn dụ: Trong ngày Chúa Nhật hôm nay tiếp tục bài đọc chương 6 Phúc Âm thánh Gioan. Sau việc nhân bánh ra nhiều dân chúng tìm Chúa Giêsu và sau cùng họ tìm thấy Người gần Capharnaum. Người hiểu rõ mục đích của sự hăng hái theo Người và vén mở nó một cách rõ ràng: “Các ngươi tìm tôi không phải vì các ngươi đã trông thấy các dấu lạ, nhưng vì đã ăn bánh và đuợc no nê” (Ga 6,26). Thật ra, những người ấy theo Chúa Giêsu vì bánh vật chất, mà hôm trước đã làm dịu cái đói của họ, khi Chúa Giêsu đã hóa bánh ra nhiều. Họ đã không hiểu rằng bánh đó bẻ ra cho biết bao người, cho nhiều người, diễn tả tình yêu của chính Chúa Giêsu. ĐTC giải thích thái độ của dân chúng như sau:

Họ đã ban cho bánh đó nhiều giá trị hơn là Người cho bánh. Trước sự mù lòa tinh thần này Chúa Giêsu minh nhiên sự cần thiết đi xa hơn việc thỏa mãn lập tức các nhu cầu vật chất, và khám phá ra, nhận biết Đấng ban ơn, chính Thiên Chúa là ơn và là Đấng ban ơn. Và như thế từ bánh đó, từ cử chỉ đó dân chúng có thể tìm thấy Đấng cho nó là Thiên Chúa. Người mời gọi rộng mở cho một viễn tượng không chỉ là viễn tượng của các lo lắng thường ngày cho ăn, mặc, thành công, chức tước. Chúa Giêsu nói tới một lương thực khác, một thứ lương thực không thể hư nát; và tìm kiếm và tiếp nhận nó là điều tốt. Ngài khích lệ: “Hãy ra công làm việc không phải vì lương thực không kéo dài, nhưng vì lương thực tồn tại cho cuộc sống vĩnh cửu mà Con Người sẽ ban cho” (c.27). Nghĩa là kiếm tìm ơn cứu rỗi, gặp gỡ với Thiên Chúa.

Với các lời này Chúa Giêsu muốn chúng ta hiểu rằng, ngoài cái đói của thân xác, con người còn mang trong mình một cái đói khác - tất cả chúng ta đều có cái đói này - một cái đói quan trọng hơn, không thể được làm no nê với thực phẩm thường tình. Đó là cái đói sự sống, cái đói sự vĩnh cửu, mà chỉ có Chúa Giêsu mới có thể thỏa mãn được mà thôi, vì Ngài là bánh sự sống (c. 35). Chúa Giêsu không loại bỏ sự lo lắng và kiếm tìm lương thực hàng ngày, không, Ngài không loại bỏ sự lo lắng cho tất cả những gì có thế khiến cho cuộc sống con người tiến bộ hơn. ĐTC quảng diễn tư tưởng này như sau:

Chúa Giêsu nhắc cho chúng ta biết rằng ý nghĩa đích thật cuộc sống của chúng ta trên trần gian này là ở tận cùng, trong sự vĩnh cửu, trong sự gặp gỡ với Ngài, là ơn và là Đấng ban ơn; và Ngài cũng nhắc cho chúng ta nhớ rằng lịch sử con người, với các khổ đau và niềm vui của nó, phải được sống trong một chân trời của sự vĩnh cửu, nghĩa là trong chân trời của cuộc gặp gỡ vĩnh viễn với Ngài. Và cuộc gặp gỡ này soi sáng tất cả mọi ngày sống của cuộc đời chúng ta. Nếu chúng ta nghĩ tới cuộc gặp gỡ này, nghĩ tới ơn lớn lao này, nghĩ tới các ơn bé nhỏ của cuộc sống, cả các khổ đau, các lo lắng sẽ được soi sáng bởi niềm hy vọng của cuộc gặp gỡ đó. “Ta là bánh sư sống, ai đến với Ta sẽ không còn đói nữa, và ai tin vào Ta sẽ không bao giờ khát nữa” (c.35). Và diều này quy chiếu về Thánh Thể là ơn lơn nhất no thoả linh hồn và thân xác. Gặp gỡ và tiếp đón trong chúng ta Chúa Giêsu, “bánh sự sống”, trao ban ý nghĩa và niềm hy vọng cho con đường thường cong queo của cuộc sống. Nhưng “bánh sự sống “ này được ban cho chúng ta như là một nhiệm vụ, nghĩa là để tới lượt mình chúng ta làm no thoả cái khát tinh thần và vật chất của các anh chị em khác, bằng cách loan báo Tin Mừng khắp nơi. Với chứng tá của thái độ sống huynh đệ và liên đới đối với tha nhân, chúng ta khiến cho Chúa Kitô và tình yêu của Ngài hiện diện giữa loài người.

Xin Đức Trinh Nữ Thánh nâng đỡ chúng ta trong việc kiếm tìm và bước theo Con Mẹ là Chúa Giêsu, “bánh thật”, bánh hằng sống không hư nát và kéo dài cho cuộc sống vĩnh cửu.

Tiếp đến ĐTC đã cất Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau Kinh Truyền Tin ĐTC đã chào nhiều nhóm tín hữu, đặc biệt nhóm hành hương đi ngựa từ Firenze của huynh đoàn “Parte Guelfa”. Ngài nhắc tới ơn “Tha thứ Asissi”, tức ơn toàn “xá Porziuncula” mà thánh Phanxicô đã xin được cho các tín hữu thời ngài và truyền lại cho đến nay. ĐTC nói: Nó là một lời nhắc nhở mạnh mẽ tới gần Chúa trong Bí tích của Lòng Thương Xót và rước Mình Thánh Chúa. Có người sợ hãi đến gần toà Giải Tội, và quên rằng ở đó người ta không gặp gỡ một vị thẩm phán nghiêm khắc, nhưng gặp gỡ Người Cha vô cùng thương xót. Có đúng thật là khi chúng ta đi xưng tội, chúng ta cảm thấy hơi xấu hổ. Điều này xảy ra cho tất cả mọi người, nhưng chúng ta phải nhớ rằng cả sự xấu hổ đó cũng là một ơn chuẩn bị cho chúng ta vào vòng tay ôm của Thiên Chúa Cha, là Đấng luôn luôn tha thứ và tha thứ tất cả..

Sau cùng ĐTC đã chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tươi vui và xin đừng quên cầu nguyện cho ngài.
 
Caritas Italia ước lượng hơn 100 triệu Kitô hữu phải đối mặt với bách hại tại Trung Đông
Đặng Tự Do
16:32 02/08/2015
Hôm 30 tháng 7, Caritas Italiana, cơ quan cứu trợ và phát triển thuộc Hội Đồng Giám Mục Ý, đã công bố một báo cáo về tình trạng bách hại các Kitô hữu tại Trung Đông.

Báo cáo ước tính có "hơn 100 triệu Kitô hữu là nạn nhân của sự phân biệt đối xử, đàn áp và bạo lực bởi các chế độ độc tài toàn trị hoặc bởi tín đồ các tôn giáo khác."

Theo báo cáo, 4.344 Kitô hữu bị giết chết "vì những lý do liên quan chặt chẽ với đức tin của họ" giữa tháng 11 năm 2013 và tháng Mười năm 2014. Trong cùng thời gian này, 1.062 nhà thờ bị tấn công.
 
Tình báo Ý bác bỏ những lo ngại về khủng bố tại Rôma trong Năm Thánh Từ Bi
Đặng Tự Do
16:52 02/08/2015
Thị trưởng Ignazio Marino của Rôma nói rằng các nhóm Hồi giáo đang thực hiện các kế hoạch cụ thể nhằm gây rối tại thành phố này trong Năm Thánh Từ Bi bắt đầu từ ngày 8 tháng 12 khi Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự lễ mở cửa Năm Thánh tại đền thờ thánh Phêrô.

Tuy nhiên các cơ quan tình báo Ý nhanh chóng phản bác lại những lo lắng này.

Thị trưởng Marino nói với tờ Corriere della Sera hôm 30 tháng 7 là các nguồn tin tình báo Mỹ đã nêu lên "những nguy cơ cụ thể của các hành động khủng bố" trong Năm Thánh sắp tới. Ông nói rằng ông cần sự giúp đỡ thêm để bảo vệ thành phố, bởi vì "Tôi không thể bảo vệ thủ đô khỏi nạn khủng bố chỉ với lực lượng cảnh sát địa phương."

Cơ quan tình báo Ý, tuy nhiên, đã xem nhẹ các mối đe dọa. "Không có dấu hiệu cụ thể của các cuộc tấn công được chuẩn bị cho Năm Thánh", một nguồn tin nói với hãng tin ANSA.
 
Một Giám Mục Anh lo ngại quyền được chết sẽ nhanh chóng trở thành nhiệm vụ phải chết
Đặng Tự Do
17:26 02/08/2015
Một giám mục Anh đã kêu gọi các tín hữu hãy có một vai trò tích cực hơn trong việc phản đối một dự luật cho phép trợ tử.

Phát biểu với những người hành hương đến Pháp để cầu nguyện tại đền thờ Đức Mẹ Lộ Đức, Đức Giám Mục Mark Davis của Shrewsbury nói rằng dự luật này là "bước đầu tiên trên con đường dẫn tới cái chết êm dịu." Ngài nói thêm rằng dự luật không bao gồm những biện pháp bảo vệ thích đáng chống lại những lạm dụng. Ngài nói: "Chúng tôi có lý do để lo ngại rằng quyền được chết sẽ nhanh chóng trở thành nhiệm vụ phải chết".

Đức Cha Davies khuyến khích các khách hành hương hãy liên hệ với đại diện của họ trong Quốc hội và yêu cầu họ phải phản đối dự luật này. Đề cập đến những hy vọng mà rất nhiều người bệnh đã được tìm thấy tại các đền thờ Lộ Đức, ngài nói rằng nó là "thực là khó tin một đạo luật tuyệt vọng liên quan đến nhiều người như thế lại được vội vã thông qua ở Quốc hội." Ngài khuyến khích các tín hữu phản đối dự luật mờ ám này.
 
666 tới 700 người tình nguyện bán linh hồn cho Satan tại Detroit
Đặng Tự Do
20:29 02/08/2015
Xếp hàng xem tượng Satan ở Detroit
Jex Blackmore, phát ngôn viên quốc gia của nhóm thờ Satan mang tên Satanic Temple tuyên bố với báo chí là có từ 666 tới 700 người đã tình nguyện bán linh hồn cho Satan trong một biến cố được cô ta mô tả là lớn nhất trong lịch sử.

Hôm 25 tháng 7, một hàng dài người đã xếp hàng trước tòa nhà Lauhoff Corporation ở số 241 Chene St, Detroit, nơi chuyên bán các máy chế biến thực phẩm để tham dự buổi ra mắt một tượng Satan hình người đầu thú nặng gần một tấn và cao 2.75m.

Phát ngôn viên cảnh sát Detroit, viện dẫn quyền tự do phát biểu ý kiến, đã cô lập một nhóm những người chống đối biến cố này sang bên kia đường để ngăn chặn những xô xát có thể xảy ra.

Một ngày sau biến cố này, Jex Blackmore nói trong chương trình truyền hình 7ABC là những người tham dự biến cố này phải mua vé trước với giá vé là 25 Mỹ kim một người. Sau khi vào trong tòa nhà, mỗi người được yêu cầu phải ký một giao kèo bán linh hồn cho quỷ Satan, nếu không thì rút lui.

Khi được hỏi có người nào từ chối không ký một giao kèo như thế không, Jex Blackmore nói: “Không, không một người nào rút lui”.

Cô ta cho biết thêm những người tham dự được yêu cầu cùng hát một bài ngợi ca, chúc tụng Satan trước khi bức màn che tượng Satan được vén lên.

Jex Blackmore tuyên bố rằng mình đã từng là tín hữu Tin Lành và nhắn với các Kitô hữu rằng “Đừng phí thời giờ cầu nguyện cho chúng tôi”.

Diễn biến này đang gây âu lo cho nhiều người.
 
Tường thuật về Đại Hội Cursillo toàn quốc Mĩ 2015
Gia Nhân
20:59 02/08/2015
Đại Hội ngộ Cursillo toàn quốc Mĩ kì 25 được tổ chức từ 23 - 26/07/2015 tại Đại Học Villanova, một đại học Công Giáo của Dòng Augustinô. Đại học Villanova được thiết lập năm 1842 tại Villanova, ngoại ô thành phố Philadelphia, Pennsylvannia.

Hình ảnh

Cũng nên biết Phong Trào Cursillo thường tổ chức đại hội ngộ hàng năm ở những đại hoc Công Giáo khác nhau vào mùa hè khi sinh viên đi nghỉ hè để có chỗ ngủ với giá ăn ở cho rẻ. Cách đây 2 năm Đại Hội được tổ chức tại một trường đại học công lâp ở thành phố New York vào thời điềm cũng có mấy nhóm học sinh đến sinh hoạt. Có lẽ vì thế mà trong Đại Hội, có những phòng thiếu chăn, thiếu gối, thiếu vải trải giường. Tuy nhiên cả linh mục, giám mục cũng chấp nhận vui vẻ thôi, chứ không chọn ở khách sạn 4 hay 5 sao đâu.

Về việc sắp xếp cũng như điều khiển chương trình và thời biểu Đại Hội là do Văn phòng Cursillo toàn quốc Mĩ. Còn Cursillo Miền 2 đóng vai trò chủ nhà như tìm địa điểm cho Đại Hội, giàn xếp việc ăn ngủ, đưa đón thành viên từ phi trường và ra phi trường và nhiều việc lỉnh kỉnh khác theo nhu cầu của thành viên đến dự. Đóng vai trò chủ nhà cho Đại Hội là Cursillo Miền 2 gồm các bang Washington DC, Virginia, Maryland, Delaware, Miền Đông Pensylvania và New Jersey. Cursillo nghành VN của Miền 2 hoạt động và góp phần trong việc tổ chức Đại hội lần này là Cursillo Tổng Giáo phận Washington với sự cộng tác và đóng góp quan trọng đáng kể của một vài Cursilistas VN bên Virginia.

Để sửa soạn cho vai trò chủ nhà, Phối trí viên Cursillo Miền 2 là bà Mĩ bên Washington DC từ 6 thánh trước thường xuyên liên lạc qua điện thư với một số thành viên Cursillo cả 3 ngành: Mĩ, Hispanic và Việt Nam của Miền 2 về việc sửa soạn cho những việc của Đại hội. Vì phối trí viên Miền 2 cư ngụ tại Thủ Đô Washington, mà địa điểm tổ chức ở mãi trên Philadelphia, nên hơn một tháng trước phải tổ chức buổi đi tham quan địa điểm tổ chức để biết những phòng ốc nào mà Đại Học Villanova cho xử dụng cho việc ăn, ngủ, họp, hội thảo, cầu nguyện, dâng lễ và liên hoan. Việc đi tham quan địa điểm cũng thu hút được 32 thành viên. Năm nay tập nghị sự của chương trình 3 ngày cũng được ghi bằng 3 ngôn ngữ: Tiếng Anh-Mĩ, tiếng Tây Bán Nhà và tiếng Việt.

Việc ghi danh dự Đại Hội.

Ghi danh trước ngày 15/06/22015 thì trả giá ăn ở là 325 mĩ kim. Ghi danh sau đó trả giá 400 mĩ kim. Theo sổ của Văn Phòng Cursillo toàn quốc vào ngày khai mạc Đại hội có được trên 653 thành viên ghi danh tham dự, không kể Ban chấp hành Trung Ương. Trong số này đứng đầu danh sách về số đông ghi danh là Miền 2 với hơn 200 ghi danh, rồi đến Miền Một. Một lí do dễ hiểu là địa điểm tổ chức ở đâu, thường thu hút nhiều thành viên ghi danh gần đó. Lí do thứ hai là Miền nào đóng vai trò chủ nhà cũng thường có con số ghi danh dự đại hội cao. Về phiá Việt Nam có 44 thành viên đến từ: California, Florida, Louisiana, Maryland, Massachusetts, Michigan, Minnesota, Missisippi, Nevada, Oregon, Texas, Virginia. Trong số này đông nhất là Cursillistas từ Maryland và Virginia vì là Cursillo Ngành VN của Miền 2 đóng vai trò chủ nhà. Về phía cố vấn thiêng liêng có 39 (gồm 1 giám mục; 1 linh mục cố vấn toàn quốc cho cả 3 ngành; 37 linh mục và thày phó tế, là cố vấn thiêng liêng cấp giáo phận hay cấp miền, trong đó có 3 linh mục Việt Nam).

Và dĩ nhiên có mặt trong Đại hội là Điều Hợp Viên toàn quốc ba ngành và Điều Hợp Viên toàn quốc ngành VN. Cả hai đều là người thuộc dòng dõi quân ta. Điều Hợp Viên ngành VN toàn quốc Mĩ lần này thấy ít xuất đầu lộ diện trước cử toạ, nhưng làm việc âm thầm đã từ nhiều năm để xây dựng Cursillo ngành VN, nhất là về phương diện dịch thuật nhiều tải liệu Cursillo sang tiếng Việt như thấy trên Website của Cursillo toàn quốc Mĩ và trên màn hình Đại hội lần này.

Việc tìm tên / nhận phòng ngày đầu

Vì đóng vai trò chủ nhà, ngay từ sáng sớm ngày khởi đầu là Thứ Năm, hai thành viên Cursillo VN từ Virginia sang Maryland để nhập đoàn với 11 thành viên bên Maryland đi 3 xe lên địa điểm Đại Hội lúc 10 sáng. Ban trưa thêm một xe chở 5 thành viên Cursillo bên Virginia. Ban chiều tối thêm một xe chở 2 thành viên Cursillo Maryland đến sau. Nhóm đi ban sáng tới địa điểm ghi danh nhận phòng, rồi làm mấy việc sửa soạn khác. Theo chương trình thì từ 2 giờ mới cho nhận phòng. Tuy nhiên ban Cursdillo trên Philadelphia cũng đã có mặt ở phòng ghi danh từ 10 giờ sáng vì dự tính có những thành viên đến sớm. Từ lúc này nhóm Cursillo VN Miền 2 cũng giúp những thành viên Cursillo nghành tiếng Anh-Mĩ, Tây Ban Nha hay bất cứ tiếng mẹ nào đến bằng xe nhà, xe bus hay từ phi trường vào phòng ghi danh, giúp mang đồ dùng lên nhận phòng. Việc tìm tên và bao thơ có chìa khoá phòng năm nay cũng vẫn lộn xộn. Thấy có mấy danh sách khác nhau: một danh sách ghi tên gọi là chính, danh sách khác khi theo tên họ là chính. Còn bảng tên cho mỗi thành viên lại tô đậm tên gọi, thay vì tô đậm tên họ. Cuối cùng thì cũng tìm được tên và phòng nằm ở danh sách nào, nhưng hơi lâu. Tuy nhiên việc này cũng sẽ khó khắc phục trong tương lai vì nếu trung ương gừi một danh sách mà mỗi địa phương tức là mỗi Miền, hoặc chính xác hơn, mỗi Phong Trào Cursillo cấp Giáo phận hay Tổng Giáo phận, mà nơi địa điểm tổ chức Đại hội nằm trong Giáo phận/Tổng Giáo phận đó, cứ xếp đặt tên danh sách theo kiểu của địa phương của họ.

Ngay ban sáng đã gặp một thành viên Cursillo nghành VN quen thuộc mãi từ Quận Cam. Thành viên này đã đi dự Đại Hội ít là tại New York 2013, dự Đại Hội ở Quận Cam 2014, dự khoá Cursillo đặc biệt CdC ở Maryland 2014 và năm nay 2015 lại dự Đại hội ở Philadelphia. Thành viên này có ông xã đi cùng, nhưng ông xã thường núp bóng hoặc mắc cở, đi cách xa xa bà xã. Ngoài việc chịu chi tiền đi máy bay, trả lệ phí ăn ở mỗi khi đi dự đại hội, người ta thấy còn phải có sự thích thú, lòng hăng say và sự dấn thân nữa, mới làm được như vậy.

Nhận phòng ngủ

Sau khi tìm được tên và phòng, mỗi người được phát cho một túi đeo kiểu, có in logo của Phong trào Cursillo trong đó có tập Chương trình / Thời khoá biều Đại Hội bằng tiếng Anh, tiếng Tây Bán Nhà và tiếng Việt. Có bút ghi, có tờ giấy hướng dẫn chung về cách giữ an toàn trong khu vực Đại Học. Có cả mấy tập sách in những bài đọc và bài hát dùng trong thánh lễ trong vòng mấy tháng của mấy nhà sách hay dòng tu, chắc là cách quảng cáo của nhà in hay dòng tu nào đó. Nghe nói khi thấy một linh mục VN móc quai túi xách vào thắt lưng để khi đi lại, tay có thể tự do vung vẫy, thì có chị kia nói:'Làm đàn ông cũng tiện thiệc vì có thể đeo túi vào thắt lưng như vậy'.

Nhà ngủ Đại học này có hơi khác. Trong nhà ngủ chia làm nhiều đơn vị phòng ngủ. Mỗi đơn vị có bốn phòng ngủ riêng biệt với cửa chốt. Trên giường đơn với một đệm đã trải khăn, chăn và gối bọc khăn gối sẵn, với bốn khăn tắm, và 4 khăn nhỏ rửa mặt. Như vậy là quá đủ cho một người trong 2 ngày rưỡi đấy. Thêm vào đó còn có một phòng TV chung, tủ lạnh chung, microwave chung, bồn rửa li chén chung, 2 phòng tắm chung, 2 cầu vệ sinh chung. Mỗi phòng vệ sinh thấy đã có một cuộn giấy vệ sinh móc vào hộc giấy, nhưng để tỏ ra chưa có ai dùng nên thấy đã gấp chéo 2 góc lại thì kể là cũng cẩn thận và chiều khách đấy. Rồi còn thấy 2 cuộn giấy vệ sinh chưa mắc vào cuộn nữa. Như vậy 4 người với 2 bồn vệ sinh, 2 cuộn giấy vệ sinh đã mắc vào trục xoay, và 4 cuộn giấy vệ sinh chưa mở ra, thì nhân viên cung cấp dịch vụ này phải dự phòng rằng cả 4 người trong 2 ngày rưỡi, nếu nhân viên nhà bếp cho ăn gì mà bị tào tháo đuồi chạy - sợ ra quần - đến 2, hay ba lần, thì mới dùng hết bằng ấy cuộn giấy vệ sinh.

Trên 2 bồn chà răng, rửa mặt và cạo râu đàn ông, xoa kem da mặt đàn bà, thấy có 4 li nhựa bịt trong giấy nylon chưa mở ra như ở khách sạn. Lại còn thấy 4 miếng sà bông tắm, và 4 lọ thuốc gội đầu nhỏ xíu của một hãng thuốc gội đầu, chắc là để nhờ Đại học quảng cáo. Như vậy Đại Học cũng thích vì không phải mất gì của nhà mà còn được tiếng khen nữa. Trong đơn vị 4 phòng ngủ, có một máy điều hoà không khí chung. Ống thổi khí điều hoà vào mỗi phòng thì lại không có nút điều chỉnh cỡ đóng hay mở cho lượng khí theo ý muốn vào phòng. Điều này hơi bất tiện vì ai không thích lạnh quá, cũng không thích nóng quá mà có người nào trong 4 người mở nóng hay lạnh quá, người khác cũng khó chịu mà còn có thể bị cảm lạnh hay cảm nóng nữa.

Về nhà được mấy ngày còn nhận được Email của Điều Hợp Viên 3 ngành viết nhân viên làm phòng thông báo cho nhóm linh mục và phó tế có ai để quên cuốn sách nguyện. HÌnh cuốn sách nguyện có vẻ cũ kĩ, nhưng đó có thể là kỉ niệm của chủ nhân chăng.

Những bài thuyết trình, hội thảo, chương trình hoạt động, thông báo..

Bài thuyết trình được chú ý là: ‘Tình bạn với đức Kitô’. Người tín hữu tin lời Chúa nói trong bữa Tiệc Li: ‘ Thầy gọi các con là bạn hữu.. Các con là bạn hữu của Thầy’. Tuy nhiên làm sao để cảm nghiệm thế nào là bạn với Đức Kitô, người ta mới vui sống đức tin, mới gần gũi với Chúa bằng con tim, thay vì chỉ tin Chúa trong đầu óc, bằng lí trí. Bài thuyết trình nữa được chú ý và nhắc đến là: ‘Cầu nguyện và nhận biết ý Chúa’.

Nghe những bài thuyết trình chính bằng Anh Ngữ hay bằng Tiếng Tây Ban Nha, thấy trên màn ảnh khổng lồ có bản dịch Việt ngữ. Việc dịch thuật là do Văn Phòng Phối Trí viên ngành VN toàn quốc làm cả tuần, cả tháng trước đấy.

Làm được như vậy, không dễ dàng đâu. Lúc này ngành VN chưa thể cung cấp người dịch ngay tại chỗ để cho ai muốn nghe bằng Việt ngữ thì đeo máy vào tai mà nghe, thì phải chấp nhận thôi. Để có thể dịch tại chỗ, người dịch phải có khiếu về ngôn ngữ, phải học và nói ngoại ngữ từ nhỏ và phải có khiếu về lời nói nữa, nghĩa là phát ngôn một cách dễ dàng.

Những bữa ăn uống.

Mặc dầu nhà cơm chứa được 500 thực khách một lúc cũng phải chia thành 3 nhóm với giờ ăn khác nhau. Mỗi đợt ăn kéo dài 40 phút. Nhóm này ăn xong, nhóm khác mới được vào. Thứ tự các nhóm đợt ăn thay đổi mỗi ngày để cho quân bình. Trong thời gian Đại hội lại có 5 nhóm học sinh trung học đến dự chương trình gì đó và dùng chung phòng ăn. Có lẽ ví thế mà nhóm ăn thứ 3 của Đại Hội Cursillo thường phải ăn trễ và kéo dài giờ ăn, nên trễ cho những sinh hoạt của Đại hội.

Món ăn thức uống phải nói là đầy đủ. Có nhiều thứ để chọn lựa và ngon miệng. Có bốn quầy thức ăn chính có người tiếp món ăn. Nếu không muốn ăn những món chính thì cầm đĩa đến 2 quầy có những món ăn ít thịt nhẹ hơn, với sà lát hay hạt đậu mà tự xúc vào đĩa của mình, rồi cũng tự đi lấy các món ăn tráng miệng như trái cây, các thứ bánh, rồi cũng tự đi lấy nước ngọt, trà, cà phê. Như vậy không cần ăn những món chính, có thể ăn những món nhẹ và tráng miệng cũng đủ lại còn lành mạnh.

Những giờ kinh nguyện và thánh lễ, chầu Thánh Thể, cáo giải

Giờ kinh nguyện được đọc đối đáp một câu thánh vịnh bằng Anh ngữ, rồi một câu bằng Tiếng Tây Bán Nha. Trong giờ thánh chầu Thánh Thể, ai muốn xưng tội thì đến với một trong các linh mục ngồi toà bên ngoài đại thính đường.

Mỗi ngày đều có thánh lễ đồng tế. Giám mục cố vấn thiêng liêng toàn quốc làm chủ tế hai lần; linh mục cố vấn thiêng liêng toàn quốc làm chủ tế một lần. Cả hai đều thông thạo tiếng Mĩ và tiếng Tây Bán Nhà, nên trong Thánh lễ chuyển qua Anh ngữ và Tây Ban Nha thường xuyên. Còn các bài đọc Thánh Kinh, bài Đáp Ca, lời nguyện giáo dân, bài thánh ca có khi bằng Anh Ngữ, bằng tiếng Tây Ban Nha, có khi bằng tiếng Việt. Khi dâng lễ vật còn thấy có những sắc dân khác nữa chứ không phải chỉ có Mĩ, Nam Mĩ và Việt thôi. Khi nhóm VN tham phần vào những phần phụng vụ, thấy đàn ông bận áo tấc, khăn xếp và hình như bận quần tây thay vì quần ta; còn đàn bà bận áo dài, khăn đống.

Quang cảnh Đại Học

Đường đi từ dãy nhà ngủ ở West Campus đến trung tâm sinh hoạt của Đại Hội là Main Campus gồm nhà ăn, phòng họp, nhà nguyện, đại thính dường cho những buổi thuyết trình, hội thảo và thánh lễ.. khá xa. Đi bộ phải mất chừng 15 phút, trên những con đưòng ngang, dọc, xiên, chéo như màng nhện, lát gạch vát chéo có vẻ nghệ thuật từ toà nhà nọ đến toà nhà kia, nên rất dễ bị lạc cho khách chỉ ở cuối tuần. Có những người dự Đại hội đã đi lạc. Loại gạch này góc cạnh được cắt vát một chút và được nung ở nhiệt độ khác nhau, nên có mầu sắc khác nhau. Hai bên đường gạch có lát mấy loại gạch viền làm khung. Sao thấy cỏ không mọc được giữa những khe gạch vậy?

Tuy nhiên đường hầm dưới đường ga xe lửa của Thành phố từ West Campus là nơi toạ lạc những nhà ngủ sang Main Campus thì có vẻ bệ rạp, có lẽ chưa được Thành phố sửa chửa và nâng cấp từ khi xây, vì gạch và lối đi xi măng bị nứt nẻ, rêu mốc mọc nham nhở. Sĩ số sinh viên của Đại học chỉ độ 8 ngàn sinh viên, nhưng Campus thì rộng lớn với nhiều toà nhà được xây cấy kiên cố, chung quanh tường được ốp bằng đá màu xám và được bảo trì tốt. Nghe nói nhà nguyện của Đại học rất đẹp với lối kiến trúc đặc sắc. Khoa nổi tiếng của Đại học là trường luật.

Sức sống của những ngày Đại Hội

Thánh Thể là nguồn sức sống mỗi khoá Cursillo và cũng phải là sức sống, là linh hồn của Đại Hội Cursillo. Trong suốt thời gian Đại Hội Ban Tổ chức chia phiên cho những thành viên Cursillo địa phương, không ghi tên tham dự Đại hội cầu nguyện trước Thánh Thể trong Nhà Nguyện của Đại Học cho Đại Hội. Còn những thành viện ghi tên dự Đại Hội cũng được loan báo về địa điểm nhà Nguyện Thánh Thế. Trong những lúc giải lao cũng có những thành viện dự Đại Hội ghé vào Nhà nguyện để cầu nguyện.

Nhận xét để hiểu biết hầu đánh giá những việc sửa soạn cho Đại Hội

Ở phòng ngủ sinh viên mà được sửa soạn như trên (Xem mục: Nhận Phòng ngủ) thì người ta phải đánh giá cao cho nhân viên dọn phòng ngủ. Nhận thức được như vậy người ta sẽ không còn théc méc hỏi như sao thiếu cái nọ kia, sao không thấy cuộn giấy vệ sinh phòng hờ. Mai mốt sinh viên về trường nhận phòng ngủ, sức mấy mà được cung cấp những dịch vụ như vậy.

Để in những bài Thánh ca Việt Nam vào Tập Chương Trình Cursillo Đại Hội, nghe nói Cursillo ngành Việt Nam của Miền 2 có cả linh mục VN đã phải cung cấp những bài thánh ca cả tháng trước cho Uỷ Ban soạn thảo Tập Chương Trình Đại Hội đễ họ kịp in vào tập Chương Trình. Ở VN, thì nơi nào hát bài thánh ca mà để tên tác giả, thì tác giả mừng thầm rồi. Còn bên này vì sợ kiện nếu không xin phép tác quyền, nên Ban ấn loát tập Phụng Vụ cho Đại Hội Cursillo đòi Cursillo ngành VN Miền 2 phải xin phép tác giả, nếu tác giả còn sống. Việc này cũng làm mất nhiều thời giờ khi liên lạc được với tác giả của bài thánh ca ở VN. Tập Chương trình Đại hội không bán, chứ còn bên này nếu in bài hát của tác giả để phổ biến trên thị trường thì tác giả cũng muốn có phần chia sẻ tác quyền đấy. Vì không có ban nhạc Việt Nam cho Đại Hội, nên phải nhờ Ban Nhạc của Đại hội đệm nhạc cho những bài Thánh Ca Việt Nam. Để sửa soạn, một số ca viên VN dự định đi dự Đại Hội đã phải giàn xếp giờ tập với Ban Nhạc Đại hội trước đó cả tuần. Biết được như vậy, khi vào Đại Hội người ta sẽ không còn théc méc như ai đã chọn bài hát, ai sẽ tập hát, ai sẽ cầm nhịp…

Cần phân biệt điều kiện cho linh mục dự Đại Hội

Khi những tổ chức trong một giáo phận muốn mời một linh mục ngoài giáo phận đến giảng phòng hay thuyết trình về một đề tài nào đó, thì linh mục đó phải xuất trình giấy chứng nhận của giám mục hay bề trên liên hệ. Giáo Hội đòi hỏi như vậy vì sợ rằng linh mục đó có thể giàng hay nói gì đi ngược lại đường lối giáo huấn chính thức của Giáo Hội, hoặc gây hoang mang khi dâng lễ mà không có năng quyền linh mục.

Tuy nhiên linh mục đi dự Đại Hội Cursillo là chuyện khác. Vì thế, trong buổi họp Đại Hội giữa Ban cố vấn thiêng liêng cho Cursillo các ngành, miền hoặc giáo phận, có một linh mục đặt vấn đề về việc đòi linh mục dự Đại hội Cursillo toàn quốc phải xuất trình giấy chứng nhận và lập luận như sau. Linh mục đặt vấn đề cho rằng không biết có cần thiết không vì linh mục đi dự Đại Hội Cursillo toàn quốc không làm chủ tế trong thánh lễ, không thuyết trình, nên không sợ nói gì gây vấp phạm, mà chì đồng tế lễ, lắng nghe để cập nhật hầu giúp Phong trào Cursillo nói chung, và ủng hộ tinh thần người Cursillo giáo dân. Khi một linh mục điền đơn đi dự Đại hội Cursillo toàn quốc thì đã phải ghi thuộc giáo phận nào, cố vấn cho Cursillo miền nào rồi. Khi đi dự Đại hội Cursillo thì thành viên Cursillo giáo dân trong Giáo phận đó hay miền đó phải biết linh mục đó có năng quyền thi hành các bí tích hay không, nên không cần giấy chứng nhận. Nếu linh mục đó không có năng quyền thi hành các bí tích công cộng trong thời gian nào đó, thì vì tinh thần tự trọng, linh mục đó cũng không làm chuyện gạt gẫm như vậy. Linh mục nào có năng quyền thi hành các bí tích mà cảm thấy mình bị coi thường vì phải xuất trình giấy chứng nhận, mới được đồng tế lễ trong Đại hội, có thể quyết định không đi dự Đại hội Cursillo toàn quốc nữa. Như vậy về một vài phương diện nào đó có thể thiệt thòi cho cả Ban tổ chức Đại Hội Cursillo và cho thành viện Cursillo nói chung nữa.

Mấy ví dụ khác cho thấy không cần linh mục xuất trình giấy chứng nhận là khi dự lễ truyền chức linh mục hay lễ truyền dầu trong một giáo phận, mà linh mục ngoài Giáo phận đến đồng tế, cũng không ai đòi hỏi phải trình giấy chứng nhận. Rồi khi một giám mục ngoại quốc gửi một linh mục sang học hay tu nghiệp tại Mĩ thì đã có sự thoả thuận với giám mục giáo phận nào đó bên Mĩ. Trong thời gian linh mục ngoại quốc sống ở Mĩ thì được một giám mục Mĩ cho năng quyền thi hành các bí tích hay một số Bí tích. Trong thời gian ở Mĩ nếu linh mục ngoại quốc làm điều gì lỗi luật Giáo Hội nghiêm trọng, thì giám mục bên quê nhà có thể không biết được. Chí có giám mục Mĩ mà linh mục ngoại quốc sống trong giáo phận đó mới có thể biết được, mà rút năng quyền thi hành chức vụ của linh mục ngoại quốc đó thôi. Do đó lập luận cứ đòi linh mục ngoại quốc phải trình giấy chứng nhận của giám mục quê nhà cho linh mục ngoại quốc đang sống ở Mĩ mới được đồng tế lễ là phản biện và có thể bị ‘gậy ông đập lưng ông’. Chẳng hạn nếu linh mục ngoại quốc đang ở Mỉ, mà dở chứng, làm gì vi phạm trầm trọng luật Chúa hay luật Giáo Hội, mà giám mục của linh mục đó ở quê nhà không biết được, nên cứ cấp giấy chứng nhận cho linh mục đó. Cũng có trường hợp Văn Phòng Giám mục sở tại ở Mĩ biết được linh mục ngoại quốc đang ở trong Giáo phận liên hệ, làm chuyện sai trái mà không kịp thông báo cho giám mục quê hương của linh mục đó biết, mà giám mục ngoại quốc cấp giấy chứng nhận cho linh mục đó ở Mĩ, hoặc linh mục đó được dùng giấy chứng nhận cũ khi đến Mĩ, để có thể đi Đại hội và dâng lễ, thì chính văn phòng toà Giám mục liên hệ tại Mĩ, mặc nhiên gián tiếp để cho linh mục ngoại quốc gây vấp phạm.

Linh mục cố vấn thiêng liêng cho Cursillo các ngành toàn quốc Mĩ đã ghi nhận nhận định trên và hi vọng sẽ thông đạt cho vị giám mục cố vấn thiêng thiêng Cursillo toàn quốc Mĩ để thông đạt lại cho hàng Giám mục Mĩ khi họp thường niên để các vỉ hiểu vấn đề. Nếu năm sau thấy điều kiện cho linh mục đi dự Đại Hội Cursillo không thay đổi thì có thể là vì Giám mục cố vấn thiêng liêng Cursillo toàn quốc Mĩ quên, không thông đạt cho hàng Giáo phẩm Mĩ về nhận định trên, hoặc có thông báo mà mỗi giáo phận cứ áp dụng lối cũ trong việc đòi hỏi giấy chứng nhận linh mục.

Linh mục cố vấn thiêng liêng cho Cursillo ngành VN toàn quốc (Mĩ)?

Đã từ ít là 3 năm nay, không có linh mục cố vấn thiêng liêng cho Cursillo ngành VN toàn quốc Mĩ. Có những Miền cũng không có linh mục cố vấn cho Cursillo ngành VN của miền. Có đại hội Cursillo toàn quốc chỉ thấy có một linh mục VN, không phải là linh mục cố vấn thiêng liêng cho Cursillo ngành VN toàn quốc hay cố vấn Cursillo Ngành VN cho miền nào, mà người ta thấy vẫn có sự tham gia của Cursillo ngành VN trong những sinh hoạt Đại hội, trong phụng vụ thánh lễ và trong những tiết mục liên hoan.

Lí do đi dự Đại Hội Cursillo

Cũng như những công ti, xí nghiệp ngoài xã hội thường gửi nhân viên đi dự những khoá học hỏi, hội thảo hầu giúp nhân viên hiểu biết thêm về công việc và thăng tiến hoá cách làm việc, hầu giúp tăng cả lượng lẫn phẩm sản xuất cho xí nghiệp, công ti, thì việc đi dự Đại Hội Cursillo toàn quốc là để tăng thêm sự hiểu biết về Phong Trào và đào sâu về đường lối Cursillo. Những sách thủ bản về Cursillo bằng ngôn ngữ không phải là Tây Ban Nha cũng đã phải sửa đi sửa lại cách dịch thuật vỉ có những hiểu biết ban đầu không đúng về đường lối Cursillo nên dịch không đúng ý của vị sáng lập.

Đi dự Đại hội Ngộ Cursillo toàn quốc là để học hỏi thêm về đường lối và phương pháp áp dụng thực hành đường lối Cursillo khi nghe những bài thuyết trình chính của Đại Hội. Những bài thuyết trình này đã được soạn thảo trước và được duyệt xét trước, rồi được dịch ra ngôn ngữ để chiếu trên màn ảnh như tiếng Việt chưa có người có khả năng dịch tại chỗ mau lẹ cho thích giả muốn nghe tiếng Việt. Những bài thuyết trình hệ trọng sẽ được trình bày lại trong 12 Đại Hội Cursillo Miền. Còn khi diễn giả nói bằng tiếng Anh-Mĩ thì thấy có cung cấp máy đeo tai cho những ai muốn nghe bằng tiếng Tây Bán Nha và ngược lại.

Đi dự Đại hội Cursillo còn giúp hội viên học hỏi cách làm việc thông đạt và cộng tác của ban Tổ chúc trung ương và điạ phương và của ban tình nguyện trong nhiều việc không tên tuổi. Trong Đại Hội, người ta thấy Ban tình nguyện này khoác mảnh áo cụt tay, màu da cam có chất phản chiếu ánh sáng, ngồi một chỗ nào đó hay đi lại cho tới gần nửa đêm. Họ không phải là nhân viên của Đại học đâu, nhưng là nhóm Cursillo tình nguyện đấy. Đi dự Đại hội Cursillo là học để biết đánh giá những việc người khác đã làm để phục vụ thành viên dự đại hội. Rồi khi thấy những thành viên khác tạm gác bỏ công ăn việc làm, chi tiền túi ra trả vé máy bay, tiền xe cộ và tiền ăn ở về dự Đại hội thì cũng khuyến khích và thúc đẩy những thành viên khác lên tinh thần. Rồi những thành viên không đi dự Đại Hội cũng theo dõi và cầu nguyện cho những thành viên đi dự đấy.

Tinh thần của người Cursillista là tinh thần phục vụ trong khiêm tốn như Đức Kitô phục vụ khi tự làm công việc rửa chân cho các môn đệ như người tôi tớ trong gia đình Do Thái rửa chân cho khách vào nhà. Như vậy tinh thần của người Cursillo là thần phục vụ trong khiêm tốn, thông đạt và cộng tác, không bè phái, đả phá và tranh chấp.

Buổi liên hoan

Trước giờ liên hoan người ta thấy có nhóm mấy bà chị (giữa tuổi chị và bà) bận áo dài nhiều mầu nhiều kiểu Việt nam tập múa nón ở một góc phòng lối vào đại thính đường đề sửa soạn cho buổi liên hoan Fiesta.

Trong buổi liên hoan cả nhóm Cursillo VN lên sân khấu. Ca trưởng tập cho cả cử toạ thính giả mấy câu hò lơ hò lờ và mấy câu xướng bằng tiếng Tây Bán Nha ‘Decolores’ và tiếng Anh có chiếu lời Việt trên màn hình để giúp cử toạ đọc và hò lơ cho lên tinh thần. Tiếp đến là màn múa nón của 6 bà-chị trong ban vũ. Trang điểm vào, thấy các bà, các chị giống như là các nường đôi mươi, 30 vậy. Mỗi nường cầm 2 nón lá, bận áo dài ba miền: Bắc, Trung, Nam quay vòng tròn, định vị cho đường xoay nón đi lượn khúc như rồng bay phượng múa, trong khi Ca đoàn ca bài: ‘Con có một tổ quốc’ của Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Sau cùng là bài hợp Ca Việt Nam Việt Nam của Phạm Duy với hình ảnh Slides show chiếu hình ảnh VN trên 2 màn hình khổng lồ để gây tác dụng vào cả tai cả mắt thính giả.

Lúc xuống khỏi sân khấu theo một lối đi, nghe khán giả vẫn còn vỗ tay, khiến một số nường trong đoàn múa nón nhe răng cười hết cỡ. Còn phái nam theo sau, có lẽ ý thức được rằng mình sống trong một xã hội nịnh đầm, khiến đàn bà cảm thấy có giá, nên cũng phụ hoạ theo, tỏ vẻ vui chung với phái nữ thôi. Phía Mĩ có một màn giả làm bà sơ trong đó có 2 linh mục cao ngổng, lấy bao rác đen quấn làm áo dòng ca hát, nhảy múa loạn xà ngầu, nhái theo điệu nhạc Movie: Sister Act, vui nhôn và bắt mắt. Phía Tây Ban Nha-Hispanic cũng có mấy màn ca hát và nhảy múa.

Kết thúc

Trong thời gian Đại Hội có 3 tượng Đức Mẹ đặt trên sân khấu bàn thờ. Sau buổi liên hoan, một đại diện ngành VN ẵm tượng Mẹ La Vang, nói về lịch sử Đức Mẹ hiện ra tại Việt Nam. Tiếp đến đại diện ngành Tây Ban Nha/Hispanic cũng ẵm tượng Đức Mẹ Guadaluppê nói về lịch sự Đức Mẹ hiện ra ở Mễ Tây Cơ. Rồi Đại diện Cursillo ngành Bồ Đào Nha bê tượng Đức Mẹ Fatima kể lại lịch sự Đức Me hiện ra với 3 em chăn cừu Bồ Đào Nha.

Chương trình sáng Chúa Nhật

Mặc dù chiều Thứ Bảy đã dự lễ là hoàn thành bổn phận thờ phượng công cộng ngày Chúa Nhật rồi, nhóm VN quân ta vẫn muốn dự lễ sáng Chúa Nhật, rồi mới ăn sáng đề về nhà cho yên tâm nếu giáo xứ nhà không có lễ chiều Chúa Nhật hoặc không kịp giờ dự lễ. Riêng nhóm Cursillo bên Maryland thì căn giờ về cho kịp dự buổi Ultreya với những thành viên ở nhà đấy. Cuối buổi Ultreya nhóm ở nhà còn muốn nhóm đi Đại Hội kể chuyện về Đại Hội cho nghe nữa vì thành viên ở nhà cũng muốn nghe. Ultreya này được chia ra thành 6 nhóm ‘nổi’. Giữ đúng được lịch họp Ultreya mà không bỏ hay không đổi ngày thì họp Ultreya mới bền được.

Giờ phút chia tay

Trong giờ ăn sáng ngày kết thúc, thấy có những thành viên ăn vội vã để còn chụp hình lưu niệm. Thấy người này được nhờ chụp hình cho một nhóm, mấy người thuộc sắc tộc khác cũng xin đứng ké vào nhóm. Muốn có hình nên phải đưa máy hình hoặc Iphone của mình nhờ người khác chụp. Có người đang cầm máy hình của người này, phải tạm bỏ xuống trên bàn, dùng maý hình của người khác bấm, người khác nữa, rồi người khác nữa. Như vậy người có máy hình hay I phong phải đến mà nhân lại máy, chứ người được nhờ chụp hình đâu biết máy nào là của ai mà trao lại cho chủ.
 
Tổ chức phá thai Planned Parenthood có thể đã bị thu hình thu hoạch nội tạng từ bào thai còn sống.
Lý Thúy Dung
22:23 02/08/2015
(CWNs Ngày 31 tháng 7, 2015) Người đứng đầu của nhóm điều tra từng đưa ra những đoạn video phơi bày việc mua bán nội tạng thai nhi vừa tiết lộ rằng tổ chức Kế Hoạch Hoá Gia đình ( Planned Parenthood) có thể đã dính líu vào việc thu hoạch nội tạng từ những hài nhi bị trục ra khi còn sống.

Ông David Daleiden thuộc Center Medical Progress (Trung tâm Tiến Bộ Y Tế) đã nói với ký giả CNN rằng nhóm ông đã thu hình một cuộc trò chuyện với viên giám đốc điều hành hàng đầu của Stem Express, công ty chuyên cung cấp các mô y tế cho các công cuộc nghiên cứu, và họ đã "thừa nhận rằng đôi khi nhận được thai nhi hoàn toàn nguyên vẹn, được vận chuyển đến phòng thí nghiệm của họ từ các phòng phá thai họ làm việc, và đó có thể là bằng chứng hiển nhiên cho thấy trẻ sơ sinh còn sống đã bị trục ra. "

Hồi đầu tuần này, cơ quan Stem Express đã thỉnh cầu tòa án California ngăn chặn việc cho phát hành bất kỳ video đã lén thu lại hình ảnh các giám đốc điều hành của công ty. Ông Daleiden nói với CNN rằng ông tin biết chắc các đoạn video gây hại này trong đó ghi lại cuộc thảo luận về những bào thai còn nguyên vẹn, chính là lý do khiến họ phải nhờ pháp luận can thiệp "- và ông nói " họ đang cố gắng ngăn chặn đoạn video đó và họ rất sợ hãi."

Án lệnh tòa cấm phát hành những cuốn băng video liên quan đến những viên chức tại Stem Express vẫn còn hiệu lực cho đến ngày 19 tháng tám, khi tòa án sẽ có một buổi điều trần dựa trên lời kêu gọi tòa án ra lệnh cấm vĩnh viễn việc sử dụng các đoạn phim kể trên.
 
Tòa Thánh Vatican chính thức cắt đứt quan hệ với một tổ chức chống nạn buôn người
Lý Thúy Dung
22:29 02/08/2015
(CWNs Ngày 30 Tháng Bảy 2015) Tòa thánh Vatican đã cắt đứt quan hệ với tổ chức Global Freedom Network (Mạng lưới Tự Do Hoàn Vũ), một tổ chức mà người sáng lập đã bị chỉ trích bởi các nhà lãnh đạo nghiệp đoàn tại Úc.

"Tòa thánh thực sự đã rút lui từ khá lâu rồi" Đức Cha Marcelo Sanchez Sorondo, viện trưởng Giáo Hoàng Học viện về Khoa học cho biết. "Chúng tôi không muốn bị họ lợi dụng nữa."

Đức Tổng Giám mục Sanchez Sorondo ban đầu đã đồng ý phục vụ trong ủy ban quản trị của tổ chức Mạng lưới Tự do Toàn cầu này, đã tổ chức một cuộc họp báo vào tháng Ba năm 2014 trong đó tổ chức mới thành lập đã công bố kế hoạch tổ chức một liên minh liên tôn quốc tế chống lại nạn buôn người.

Mạng lưới này được khởi xướng bởi ông Andrew Forrest , người đứng đầu một công ty khai thác hầm mỏ của Úc. Công việc của ông đã bị chỉ trích bởi các nhà lãnh đạo lao động, những người này tố cáo rằng ông đã ngăn cản sự hình thành của các nghiệp đoàn trong các nước chậm phát triển.
 
Top Stories
Vietnam's refugees find second chance in Silicon Valley
Brett Murphy
11:57 02/08/2015
SAN JOSE, Calif. -- Tri Tran's parents shook him awake at 3 a.m. on a warm April morning. They silently led the 11-year-old, his older brother and his grandmother out of their home in the rural outskirts of Ho Chi Minh City, Vietnam, and toward the sea. The trio eventually boarded a 30-foot fishing boat with more than 100 others, packing in below deck with only a cup for water and no food. Five days later, they arrived at a refugee camp in Indonesia. Six months later, they headed to California to live with relatives.

Tran's parents didn't give any explanation that early morning, but he knew what was happening. After all, they had tried leaving Ho Chi Minh City four times before and failed each time. It was 1986 and Tran's parents were sending him to a better life in the US -- even if it meant they had to stay behind.

Tran didn't see them again for 11 years. "I barely recognized them," the now 39-year-old said of his long-delayed reunion with his parents. "My mom was crying, but I wasn't, because I just didn't recognize her."

Now CEO and co-founder of Munchery, the company behind the popular food-delivery app of the same name, Tran doesn't seem that much different than most Silicon Valley techies. He dresses in jeans, like most engineers, and is passionate about his company, like most CEOs.

It's Tran's upbringing that sets him apart.

He's one of the Vietnamese "boat people," 1.5 million refugees who fled the country after the fall of Saigon in 1975. For two decades, Vietnamese men, women and children escaped the economic and political choke hold of the new communist regime after the withdrawal of US forces in the Vietnam War (or the American War, as it's called in Vietnam).

In Tran's case, his teacher parents wanted him and his brother to have access to better education. "They recognized [their] children would not get the best opportunities," Tran said. "I felt like I owed it to them to do well."

Tran's brother became a professor at Johns Hopkins University, and Tran used his background to his advantage when seeking $28 million in funding early this year. Compared with all he'd gone through in his early life, building a startup couldn't be that tough.

Thousands of the Vietnamese boat people, like Tran, ended up in Silicon Valley, staking their lives and livelihoods on tech. During the electronics boom in the late '70s and early '80s around minicomputers and personal computers, companies including Atari, Intel and IBM needed a manufacturing labor force. The older refugees found quick work, and the companies found hard-working, loyal employees. But the young (and not-yet-born second generation) Vietnamese Americans would grow into a stock of enterprising and ambitious techies eager to reach higher. Assembly workers and technicians raised today's engineers and CEOs.

"The older generation established a community and foundation for everyone that followed," said Hien Do, who also left Vietnam as a teenager and is now a sociologist at San Jose State University.

It's difficult to quantify how successful the Vietnamese community has been in tech -- an industry that's notoriously dominated by white men. Diversity reports from Apple, Facebook, Microsoft and others don't offer granular data on Asian subdemographics. But Asians in general, according to the reports of 11 companies compiled by The Wall Street Journal, are the runaway leading minority represented in the industry, accounting for an average of 32 percent of tech jobs and 17 percent of leadership roles.

The Vietnamese living in Silicon Valley say they've hitched a ride on the tech train -- thanks to four decades of hard work and fortuitous timing.

On the way to San Jose

Most of the boat people stopped at way stations across the Pacific -- for months and even years -- before an American sponsor would fund their final leg stateside. Once here, they'd end up at another refugee center, like Fort Pendleton's sprawling "Tent City" in Southern California, before spreading out to pockets across the country.

Thirty-five years later, there were almost 600,000 Vietnamese living in California, according to the most recent census data, from 2010 (PDF), nearly triple those living in runner-up, Texas. There were about 1.5 million throughout the country, up from 260,000 in 1980.

Southern California and Silicon Valley became hotbeds for the recent immigrants, those who would pave the way for future generations. At the time of the census, the Los Angeles metropolitan area (which includes Long Beach and Santa Ana) had about 271,000 Vietnamese Americans, the San Jose-Sunnyvale-Santa Clara area was home to 126,000, and the San Francisco-Oakland-Fremont area had another 56,000. The city of San Jose had 100,000 Vietnamese, more than any other city in the US.

The immigrants' arrival in California coincided with high demand for tech workers. There were opportunities in assembly lines and on factory floors, where the language barrier wasn't a problem.

They "all went into [manufacturing] because it promised a way to the middle class fast, and [it was] great in terms of security during the electronics boom," said Frank Nguyen, a vice president of intellectual property at the Sunnyvale-based surgical robotics company Intuitive Surgical.

He said their pay was good and the work stable. Plus, many had technical and manufacturing experience and solid educations, which could easily transfer to American assembly work. Success stories made their way back to Vietnam, and the population multiplied over the years. The Bay Area became a destination for migrants.

Today, more Vietnamese are employed in manufacturing (19 percent) than in any other field besides personal services, which includes laundromats and nail and hair salons, according to a 2011 report by the Bureau of Labor Statistics (PDF).

But every year, experts say, more and more Vietnamese are entering engineering, middle management and even the CEO suite. "Right now it's one big lemonade stand for them," said Nancy Avila, president of the Silicon Valley Vietnamese American Chamber of Commerce. "Anything is possible."

Just like Vietnam is trying to transition from being a manufacturing outlet for foreign companies into a product innovator of its own, so too are Vietnamese Americans now growing into more-prominent roles across the technology industry.

Risky business

The sun bakes the asphalt along Story Road, a 1-mile stretch in Central San Jose between Coyote Creek and Highway 101, where "Little Saigon" banners fan out from the light posts. A few families bounce around the quiet business corridor (it's a Wednesday at 2 p.m.). Behind the Vinh Quang (Glory) herbs and ginseng shop, groups of men smoke and play Chinese chess at shaded tables.

Businesses are tucked back away from traffic in low adobe buildings: dozens of bahn mi (sandwich) and noodle restaurants, jewelers, novelty gift boutiques, hair and nail salons, markets, bakeries, bubble tea shops, massage parlors and more than a few medical offices cluster around one another. Side by side, the Vietnam Town and Grand Century malls provide most of the strip's storefront space.

Little Saigon is an example of the community's tight-knit, enterprising culture, an outgrowth of time served on the factory floors of early tech. "Those who didn't have jobs at Hewlett-Packard opened up the shops and nail salons in San Jose," Do said. "They built a community that's evolved over time."

The Silicon Valley Vietnamese American Chamber of Commerce, a 10-minute drive from Little Saigon, is a one-office affair in San Jose. The day I visit, four Vietnamese men -- an electrician, two contractors and the president of a real estate nonprofit -- sit facing each other across a table in the windowless room. A tiny fan oscillates between them, doing little to cool the air.

The four of them, all boat people, went into business for themselves after working for short stints at different companies. Now many of their clients are tech businesses in San Jose.

"Here in America you can start with a clean slate," said Alan Nguyen, president of the Bridgepoint Housing Foundation, which fixes up run-down homes to sell to low-income families. He also owns an electronics store in San Jose. That's why "we can go into business for ourselves."

Being an entrepreneur, in any industry, is taking a chance on yourself -- a fact not lost on the Vietnamese Americans working in Silicon Valley.

Nick Nguyen, vice president of product strategy at Mozilla and the son of two refugees, said finding a place in tech is all about "your perspective on risk." In between his current and former stint at Mozilla, known for the Firefox Web browser, Nguyen founded and sold a successful software development shop to Walmart Labs, where he joined as director of mobile products in 2013 as part of the acquisition.

Leaving your job to start a startup -- aka opening a lemonade stand in Silicon Valley -- might seem like a risky move. But after you get on a boat toward an uncertain destination with an even less certain future, professional leaps don't seem quite as dire.

"My parents were always great about letting me make my own decisions," Nguyen said. "They understood I owned my own destiny and supported me even when they thought it was crazy."

And many Vietnamese families have even embraced the Silicon Valley notion that failure's a badge of honor, not something that brings shame, as believed in traditional Asian cultures. Several Vietnamese techies and business owners said Silicon Valley is the land of second chances.

"There is opportunity here, a lot of the Vietnamese here are thriving," said Phi Nguyen, the CEO and founder of med-tech startup MIBA Medical. He left his home country when he was 10 years old, just as the northern communist army began to enter South Vietnam. "When we were leaving, I remember the bombs going off at the airport, running onto the airplane," he added.

Now Nguyen -- no relation to Frank Nguyen (Nguyen is the most common surname in Vietnam) -- is proud to tout MIBA as a "made-in-the-USA business."

Some other Vietnamese founders of US companies include Binh Tran of Klout, an app and website that ranks influence on social media; Phu Hoang of streaming-media platform DataTorrent; Wendy Nguyen of HealthyOut, a healthy-restaurant locator; Chuck Lai of FoodGawker, a website for food bloggers to share recipes; Brian Nguyen of e-commerce software company Celery; Thinh Tran of semiconductor company Sigma Designs; and Sonny Vu of the popular fitness-tracker startup Misfit.

Munchery's Tran didn't let his parents down when it came to getting a good education. He received his bachelor's and master's degrees in electrical engineering and computer science from the Massachusetts Institute of Technology after years of fiddling with computers in his aunt and uncle's house in San Jose. A data entry clerk and lab technician, they were part of the first wave of tech workers that propelled people like their nephew to seek jobs in the industry.

Years later, Tran, a busy working parent, was facing the issue of figuring out healthy, tasty food to put on the dinner table for his wife and kids each night. "'What's for dinner?' is a real problem," he said. In 2011, Tran quit his day job as a software engineer to launch Munchery.

"I had made a little bit of money," he said of his time working in Silicon Valley. "And that allowed me to do something crazy."

It wasn't the craziest thing he's ever done.

Sopurce: http://www.cnet.com/news/vietnams-refugees-find-second-chance-in-silicon-valley/ Shara Tibken contributed to this report.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thiếu Nhi giáo xứ Lộc Lâm GP Xuân Lộc tổ chức hội trại “Em yêu Thánh Thể”
Dominic Nguyễn Thanh Phương
10:28 02/08/2015
Thiếu Nhi giáo xứ Lộc Lâm tổ chức hội trại với chủ đề “Em yêu Thánh Thể”

Hòa chung niềm vui mừng Kim Khánh giáo phận và với mục đích giúp các em Thiếu Nhi trong giáo xứ có cơ hội vui chơi, thể hiện khả năng, yêu thương, đoàn kết, học sự quảng đại và trách nhiệm bản thân, thứ 7 và Chúa Nhật ngày 1-2/08/2015 vừa qua, giáo xứ Lộc Lâm, giáo hạt Hố Nai đã tổ chức ngày Hội trại với chủ đề “Em yêu Thánh Thể”.

Xem Hình

Được sự ủng hộ của Cha chánh xứ Giuse Phạm Văn Hoàng và dưới sự hướng dẫn của cha tuyên úy Gioan Vũ Minh Tân, sự điều hành của quý anh chị tân cựu Giáo Lý Viên, các em Thiếu Nhi đã có hai ngày hội trại thật ý nghĩa.

Theo chương trình, trưa thứ 7 các em tập trung chuẩn bị và khai mạc vào lúc 13h00. Tiếp đến là các chương trình: Thi dựng lều trại, sinh hoạt đội…Cao điểm là Thánh Lễ cầu nguyện cho các em Thiếu Nhi và các anh chị Giáo Lý Viên, các em tham dự rất ý thức và nghiêm trang.

Đêm lửa trại với các phầm thi đua văn nghệ thật sôi động nhưng cũng thật ý nghĩa, những vở kịch do các em Thiếu Nhi dàn dựng nói về lòng yêu mến Chúa, sự cảm thông chia sẻ với nhau, trách nhiệm của mỗi Thiếu Nhi với đoàn của mình.

Một phụ huynh cho biết: Không ngờ mấy đứa nhỏ nó lại có suy nghĩ thấu đáo đến thế, những tiết mục được các em dàn dựng và diễn khiến chúng tôi là phụ huynh cũng phải thán phục. Cảm ơn Cha xứ, cha phó và các anh chị Giáo Lý Viên đã đào tạo Đức Tin và nhân bản cho các em”

Trong khi đó, một em thiếu nhi cho hay: Chúng con chơi một ngày cảm thấy rất mệt nhưng đổi lại, con thấy rất vui.

Sáng sớm Chúa Nhật, trò chơi lớn đã diễn ra với hành trình tìm kiếm các nhân đức: Tin-Cậy-Mến. Xen lẫn trong trò chơi lớn là những thử thách giúp các em nhận ra giữa cuộc sống của xã hội hiện nay, ngoài những điều tốt đẹp thì ta luôn bị chi phối bởi những khó khăn cám dỗ của cuộc sống, những tệ nạn xã hội khiến chúng ta ngày càng xa Chúa. Do đó giúp các em vững tin vào Chúa, chỉ có Chúa mới là nguồn hạnh phúc đích thực.

Hội trại được khép lại với bài hát chủ đề: “Trong Giêsu chúng ta là tấm bánh”. Nghi thức bế mạc chia tay đã khiến các em bùi ngùi, xúc động. “Lần sau nhé, xin hẹn lần sau nhé! Đông hơn nhiều, vui hơn nhiều và vỗ tay thật nhiều!”.

Các trại sinh ra về lòng tràn ngập niềm hân hoan vì đã có một ngày hội trại thật vui đồng thời cũng thật sâu lắng và ý nghĩa.

Dominic Nguyễn Thanh Phương
 
Khóa huấn luyện Truyền Thông giáo tỉnh Hà Nội
Lm Giuse Nguyễn Văn Thành
10:22 02/08/2015
HẢI PHÒNG - Ban Truyền Thông giáo tỉnh Hà Nội tổ chức khóa huấn luyện Truyền Thông với chủ đề Mục vụ phim tài liệu tại Tòa Giám Mục (TGM) Hải Phòng, số 46, Hoàng Văn Thụ, thành phố Hải Phòng, từ ngày 27 – 31/7/2015. Tham gia khóa huấn luyện có 63 thành viên đến từ 9 giáo phận (ngoại trừ giáo phận Vinh).

Hình ảnh

Ban giảng huấn gồm có cha Giuse Vũ Hữu Hiền – Tổng Thư ký Ủy Ban Truyền Thông trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, sơ Têrêxa Võ Trần Sơn Nữ Duyên Sa – trợ lý, thầy Tô Hồng Hải – đạo diễn phim tài liệu đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, và cũng là giảng viên chính của khóa học.

Theo chương trình, chiều thứ Hai khóa học khai mạc nhưng các giáo phận đến từ sáng. Điều đó nói lên tinh thần khao khát học hỏi và phục vụ của các tham dự viên. Khóa học được chia ra các tiết rất khoa học và ưu tiên cho Thánh lễ vào mỗi buổi sáng.

Đúng 14g30 ngày 27/7, cha Phanxicô Nguyễn Văn Thắng, giáo phận Bắc Ninh – Trưởng Ban Truyền Thông giáo tỉnh Hà Nội, đã khai mạc khóa huấn luyện này. Ngài nói: “Giáo tỉnh Hà Nội luôn có truyền thống tốt đẹp về sự đoàn kết trong những công việc chung mà khóa truyền thông xã hội dịp này cũng nằm trong tinh thần đó”.

Cha Tổng Thư ký Ủy Ban Truyền Thông nói lên ý nghĩa và mục đích của khóa Mục vụ phim tài liệu. Ngài nói: “Đây là khóa học chuyên về Mục vụ phim tài liệu. Tôi hi vọng, với tinh thần học hỏi cao của các tham dự viên, khóa học sẽ thành công tốt đẹp. Bên cạnh đó, tôi rất vui khi thấy sự hiệp thông của các giáo phận thuộc giáo tỉnh miền bắc qua 2 lần tổ chức khóa học Truyền thông, điều mà 2 giáo tỉnh miền nam và miền trung chưa làm được”.

Khóa học Mục vu phim tài liệu, ngoài phần khai mạc và tổng kết, kéo dài 5 ngày với 26 tiết và được chia làm 2 phần: phần thứ nhất: linh đạo phim tài liệu do cha Giuse Hiền phụ trách; phần thứ hai: lý thuyết và thực hành dựng phim tài liệu do đạo diễn Tô Hồng Hải đảm nhận.

Ngay từ buổi đầu lên lớp, đạo diễn đã làm cho các tham dự viên đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác về sự chuyên môn và hiểu biết chung của thầy. Phim tài liệu là một thể loại khám phá về con người và những thực tại trong cuộc sống, bao gồm lịch sử, văn hóa xã hội, thiên nhiên môi trường và khoa học kỹ thuật.

Vì thế, muốn làm được bộ phim tài liệu thì trước hết cần phải có ý tưởng, rồi viết thành kịch bản, cần có đạo diễn, có người thuyết minh (MC), quay phim, dựng phim và lồng tiếng. Phim tài liệu phải làm cho người xem có cảm xúc như đang đi vào câu chuyện chứ không phải chỉ đưa ra sự thật 100% như những con số thống kê.

Cha giáo Giuse Hiền đã chia sẻ về linh đạo của phim tài liệu mà Giáo Hội mong muốn. Cha đưa ra những định hướng chung của một bộ phim lý tưởng, đó là tha thiết và kính trọng con người vốn như nó có; nhậy cảm và thương cảm trước thời cuộc; đáp ứng khát vọng của con người; tham gia tích cực vào sứ mệnh thăng tiến con người. Hơn nữa, một bộ phim tài liệu Công Giáo hay phải là một bộ phim có nội dung nhắm đến chân, thiện, mỹ và mang tính giáo dục cao, nhất là đức tin. Như thế, người xem mới nhận ra được khuôn mặt của Đức Kitô, Đấng là đầu của Giáo Hội. Cha cũng lấy bộ phim Vương Cung Thánh Đường Latêranô làm mẫu cho các tham dự viên.

Sau khi học xong phần lý thuyết, các học viên bắt đầu vào phần thực hành. Các tổ được chia theo từng giáo phận. Mọi người hăng say thực hành đến mức quên ăn quên ngủ. Sự nhiệt tình đó làm cho ban giảng huấn rất cảm động. “Tôi chưa bao giờ dạy một khóa học nào đặc biệt như khóa học này. Đặc biệt ở chỗ, thời gian quá ngắn, chưa đầy một tuần. Đặc biệt nữa, mỗi người ở một nơi khác nhau đến đây mà sống rất đoàn kết yêu thương nhau. Hơn nữa, các học viên quá nhiệt thành học tập”, thầy Hải nói.

Sau 5 ngày học tập, mỗi tổ đều có tác phẩm là một phim tài liệu 5 phút. Tổ nào cũng thích thú với tác phẩm của mình và được so tài với các tổ khác. Ban giám khảo chấm điểm và đã chọn ra được những tác phẩm xuất sắc. Giải nhất thuộc về giáo phận Hải Phòng; giải nhì thuộc giáo phận Hưng Hóa; giải ba thuộc giáo phận Phát Diệm; giải khuyến khích thuộc về các giáo phận còn lại. Có thể nói đây là những tác phẩm phim tài liệu Công Giáo đầu tiên của Ban Truyền thông giáo tỉnh Hà Nội. Tuy còn mộc mạc nhưng báo hiệu một mùa xuân mới trong lãnh vực truyền thông Công Giáo miền Bắc.

Khóa học được kết thúc bằng Thánh lễ lúc 16g00 ngày 31/7/2015 do Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên – Giám mục Hải Phòng, chủ tế tại nhà hội TGM. Đức Cha đã chia sẻ về vai trò và tầm quan trọng của các phương tiện truyền thông trang xã hội ngày nay. Ngài cũng đề cao Đức Giêsu, nhà truyền thông vĩ đại.

Đức Cha cũng trao quà cho những đội có tác phẩm xuất sắc và quà của các ân nhân. Được biết, các nhà hảo tâm qua cha Giuse Hiền đã tặng mỗi giáo phận 3 chiếc casset và mỗi tham dự viên tham dự 1 chiếc áo và 1 nồi cơm điện.

Cha Gioan Sơn thay mặt cho quý linh mục trưởng Ban truyền thông các giáo phận và tham dự viên khóa học cám ơn Đức Cha chủ nhà, quý Ban giảng huấn và các ân nhân đã giúp đỡ để khóa học Mục vụ phim tài liệu của giáo tỉnh Hà Nội thu lượm được nhiều kết quả.

Mặc dù thời gian rất ngắn nhưng hiệu quả công việc rất cao, đó là sự nỗ lực của cả thầy và trò cũng như sự giúp đỡ của Tòa Giám Mục Hải Phòng. Ước mong của các tham dự viên là được cộng tác vào mục vụ của Giáo Hội.

Khóa học kết thúc. Thầy trò chia tay nhau. Mọi người đều xao xuyến và thao thức về công việc truyền thông. Các đoàn lên đường mà những hình ảnh đẹp của khóa học, của TGM vẫn ẩn hiện trong tâm trí.
 
Giáo họ Buôn Trấp Ban Mê Thuột - Hành trình đức tin
Vũ Đình Bình
19:51 02/08/2015
GIÁO HỌ BUÔN TRẤP BAN MÊ THUỘT – Hành Trình Đức Tin

Ngày xưa, nói đến Buôn Trấp là nói đến vùng đất sình lầy, lau lách ngút ngàn trải dài theo bờ sông Krông Ana, cách thị xã Buôn Ma Thuột hơn 30km về phía Nam. Ở đây, tại những Eo Đờn, Bàu Sanh, Bàu Sấu… người ta thường thấy thú rừng tha thẩn xuống mép sông uống nước, bắt gặp từng bầy cá sấu nhởn nhơ lên bờ phơi nắng ấm. Nhưng cũng chính ở nơi đây, thiên nhiên đã hào phóng nuôi sống bao người dân trong những ngày đầu khai hoang lập nghiệp.

Xem Hình

Sau năm 1975, người dân thị xã Buôn Ma Thuột đổ xô vào Buôn Trấp đi xây dựng vùng kinh tế mới. Đầu tiên là nhóm người Mường ở khu Hòa Bình thuộc xã Hòa Thắng, lập thành thôn Phú Đức. Nhóm người gốc Huế từ vùng Đạt Lý, thuộc xã Hòa Thuận, lập thành thôn Đạt Lý. Rồi đến người dân ở trung tâm thị xã như phường 7 (phường Tân Thành), v.v… Nhóm người từ miền Bắc định cư đầu tiên ở Buôn Trấp là người Thái Bình, lập thành thôn Quỳnh Tân. Trong số đó có nhiều gia đình Công Giáo. Buôn Trấp lúc bấy giờ là vùng đất mới cả một cánh rừng rộng lớn bạt ngàn, hoang vu, heo hút, đường đất đi lại khó khăn, không có nhà thờ, bà con vẫn trung kiên, quây quần bên nhau trong kinh nguyện sớm tối. Hạt giống Đức Tin cứ âm thầm lặng lẽ cho đến một ngày kia,…

“Thầy sẽ không để anh em mồ côi” (Ga 14,18)

Dịp lễ Giáng sinh năm 1989, Cha cố Phaolô Võ Quốc Ngữ về cử hành Thánh lễ tại thôn Quỳnh Ngọc, cách Buôn Trấp 12km, nhiều người đã băng rừng đến dự lễ và mang về cho các tín hữu ở Buôn Trấp một niềm hy vọng vào ngày mai tươi sáng.

Những năm 1990, cha Giuse Nguyễn Tiến Sự thỉnh thoảng cũng đến được vùng đất này cử hành Thánh lễ và trao ban các Bí tích, ủi an, vỗ về các tín hữu như đàn chiên bơ vơ, lạc lõng.

Ngày 22.1.1998, ngôi nhà nguyện Giáo điểm Quỳnh Ngọc được xây dựng hoàn thành, là điểm tựa vững vàng cho cộng đoàn dân Chúa nơi vùng đất kinh tế mới xa xôi hẻo lánh này.

Ngày 20.12.2007, Quỳnh Ngọc được nâng lên hàng giáo xứ và bổ nhiệm Cha Giuse Trần Hữu Từ là Linh mục quản xứ. Ngài là một mục tử nhân ái, nhiệt thành đã rảo khắp các cánh đồng truyền giáo loan báo Tin Mừng trong vùng Buôn Trấp, đến mãi tận Dur Kmăl, Băng Ađrênh, Bình Hòa, Quảng Điền. Từ đó hình thành Giáo họ Buôn Trấp ngày nay, thuộc Giáo xứ Quỳnh Ngọc, với 671 gia đình Công Giáo gồm 2692 nhân danh. Hạt giống Đức Tin đã nảy mầm và sinh hoa kết trái!

Sáng hôm nay, ngày 02.8.2015, trải qua gần 40 năm, đây là lần đầu tiên Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám Mục Giáo phận Banmêthuột chính thức về thăm mục vụ cộng đoàn Giáo họ Buôn Trấp và ban Bí tích Thêm sức cho 140 em thiếu nhi trong vùng.

Sự hiện diện của Giám mục tạo nên sức sống mạnh mẽ cho cộng đoàn dân Chúa, như lời thánh Ignatius thành Antiochia đã nói: “Ở đâu có Giám mục ở đó có Giáo Hội”. Thật vậy, sự hiện diện của vị Cha Chung hôm nay làm cho bao nhiêu con tim thổn thức, vỡ òa niềm vui tuyệt diệu. Đức Giám Mục đến không chỉ trao ban ngọn lửa ân sủng của Thánh Linh mà còn trao ban sức sống mới, một sức sống thánh thiêng, tin yêu và phó thác. Thánh lễ đầu tiên của Giám mục hôm nay, đã mở ra một trang sử mới trong hành trình Đức Tin của Giáo họ Buôn Trấp, là khởi điểm cho công cuộc Tân Phúc Âm hóa đời sống Giáo xứ, Cộng đoàn và Xã hội.

Trong Thánh lễ, Đức Giám Mục kêu gọi cộng đoàn biết mở lòng ra, đón nhận Chúa Thánh Thần để Chúa Thánh Thần hướng dẫn để chúng ta sống Đức Tin mạnh mẽ và tích cực xây dựng đời sống trong gia đình, trong xã hội, trong Giáo họ, Giáo xứ mỗi ngày một tốt đẹp hơn.

Trước khi ban bí tích Thêm Sức, Đức Giám Mục dùng lời lẽ đơn sơ, dễ hiểu để cắt nghĩa trình thuật Phúc Âm (Lc 4, 14-22a) kể lại câu chuyện Chúa Giê-su đọc Sách Thánh trong hội đường ở Na-Gia-Rét: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa”. Chúa Giê-su cuộn sách lại, Người nói: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.”

Cuối Bài giảng, Đức Giám Mục khuyên cộng đoàn giữ vững niềm tin Công Giáo, sống đẹp lòng Chúa, sống tích cực với trách nhiệm của người Kitô hữu trong xã hội hôm nay. (Mời nghe BÀI GIẢNG)

Sau Thánh lễ, Đức Cha Vinh Sơn chụp hình lưu niệm với các em vừa lãnh nhận bí tích Thêm sức. Ngài hòa mình trong niềm vui của cộng đoàn, ân cần thăm hỏi các cụ già, chúc phúc cho những em nhỏ, lắng nghe tâm tình của mọi người. Ngài nhận được sự kính trọng và hết sức tin yêu từ các tín hữu.

Ước mong Hình trình Đức tin của Giáo họ Buôn Trấp ngày càng khởi sắc và phát triển mạnh mẽ. Từ những hạt giống nhỏ bé sẽ trở thành một cây to lớn, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ…
 
Thông Báo
Hiệp thông: Thân phụ LM GB Lê Kim Huấn qua đời tại Bảo Lộc
VP TGM Đà Lạt
21:10 02/08/2015
TÒA GIÁM MỤC ĐÀ LẠT
9, Nguyễn Thái Học
Đà Lạt – Lâm Đồng


HIỆP THÔNG
Kính thưa quý Cha và quý cộng đoàn,
Tòa Giám Mục vừa được tin :
Ông Cố PHÊRÔ LÊ QUANG HỢP
Thân phụ Cha GB. LÊ KIM HUẤN
Quản xứ Phúc Lộc, Giáo hạt Bảo Lộc
đã an nghỉ trong Chúa, lúc 12 giờ 40, thứ bảy, ngày 01 tháng 8 năm 2015,
tại tư gia thuộc Giáo xứ Thánh Mẫu, Giáo hạt Bảo Lộc.
Hưởng thọ 91 tuổi.

Nghi thức Tẩm liệm: lúc 08 giờ 30, Chúa Nhật, ngày 02/8/2015.
Thánh lễ an táng tại Nhà thờ Giáo xứ Thánh Mẫu, lúc 07 giờ 30, thứ ba, ngày 04/8/2015.
An táng tại nghĩa trang Phường Lộc Phát.

Kính mời quý Cha và quý cộng đoàn tham dự thánh lễ an táng,
và hiệp ý cầu nguyện cho Ông cố PHÊRÔ, sớm được hưởng nhan Thánh Chúa.
 
Văn Hóa
Bánh Hằng Sống: Mùi của bánh tình yêu
Sơn Ca Linh
08:42 02/08/2015
MÙI CỦA BÁNH TÌNH YÊU

(Một chút cảm nhận về mầu nhiệm Bánh Hằng Sồng : Ga 6,24-35)

Mỗi khi con đói,
Con nghe mùi thơm của bánh,
Bánh đượm mùi nước mắt của mẹ,
Bánh thơm mùi mồ hôi của cha.
Mùi của tình yêu đã nặn đúc con ra,
Mùi khổ cực, nhọc nhằn nuôi con khôn lớn.

Và ở giữa biển đời bao la vô tận,
Ai mang phận người,
Mà không một lần thèm một tấm bánh thơm ?
Nếu có chăng,
Vì họ chỉ thấy những chiếc bánh không vị không hồn,
Chỉ gặp những chiếc bánh lòe loặt sắc màu,
mà không mang một chút mùi của tình yêu dịu vợi !

Và cũng vậy,
Nếu ai đó chỉ cần một thứ Manna cho qua cầu khát đói,
Bất cần tin bánh ấy đến từ đâu,
Đến vì tình yêu hay đến tận trời cao,
Nên tấm bánh, chẳng qua,
Chỉ là vật thế chỗ cho nồi thịt của một thời nô lệ !

Và đã hai ngàn năm như thế,
Có một Tấm Bánh Thơm vẫn hiện hữu giữa đời.
Bánh chia đều cho nhân thế muôn nơi,
Bánh Thần Linh, Bánh tự trời, Bánh ban Sự Sống.

Mùi của tấm bánh nầy,
Là mùi của Tình Cha đong đầy chất ngất,
Vì yêu thương mà ban tặng cả chính con yêu.
Mùi của tình Con sâu thẳm trăm chiều,
Hy sinh máu thịt bằng lễ dâng Thánh Giá…

Nên chỉ có những ai,
Đã một lần cảm nhận được mùi tình yêu cao cả,
Mùi thơm nồng của dịu ngọt tình Cha,
Mùi yêu thương của máu thịt ngọc ngà,
Của Đấng đã cho ta,
và vì ta mà sẵn sàng hy sinh mạng sống !

Vâng, chỉ có những ai
cảm nhận được mùi tình yêu của tấm bánh,
Mới đi tìm, mong mỏi, khát khao.
Giữa chốn trần gian,
Có biết bao nhiêu tấm bánh, đủ loại, mời chào.
Nhưng duy nhất,
Chỉ một tấm bánh mang mùi tình yêu đích thực.

Tấm bánh Ki-tô,
Kết tinh của vũ trụ bao la trời đất,
Của tình Cha trọn vẹn với Thánh Linh,
Của tình yêu cứu độ, của thập giá hy sinh,
Của anh, của chị, của em,
Của con đường dẫn đi lên vĩnh hằng !

Sơn Ca Linh


 
Những tình yêu không hề có tuổi
Sr. T. Ngọc Lễ, OP
21:18 02/08/2015
NHỮNG TÌNH YÊU KHÔNG HỀ CÓ TUỔI...

Đó là những mối tình đẹp mà các cặp vợ chồng có được từ khi còn trẻ cho đến khi cả hai già nua, tóc bạc, lọ khọ, cùng nắm tay nhau về thiên thu bằng một tình yêu vượt qua thời gian, một tình yêu xem ra chẳng có tuổi.

Không hiếm để thấy những bức tranh đẹp đó trong cuộc sống, những bức tranh của tình yêu không có tuổi ấy đẹp lạ lùng. Tình yêu ấy đẹp đến độ ta phải nghiêng mình nể phục. Đẹp đến mức ta mãi chôn chân để ngắm, chẳng muốn rời xa. Đẹp quá đến mức người ngắm cảm như mình đang trong thiên đường của hạnh phúc, không chỉ của người khác, nhưng cũng là thiên đường hạnh phúc cho chính mình. Đẹp quá khiến người ngắm phải thèm thuồng, ước ao tình yêu ấy có mặt trong đời mình.

Đối với người trong cuộc, thời gian và tình yêu có cái gì đó như quyện lại, đem lại nhiều thú vị cho tình yêu của họ. Với những tình yêu vượt băng qua thời gian ấy, thì năm tháng ngày giờ chẳng là gì trong tình yêu của họ. Thời gian có làm thể lý họ đổi thay, tóc bạc, chân chậm, mắt mờ... nhưng thời gian không làm nhạt màu của tình yêu, hay làm họ ngao ngán nhau. Thời gian không là kẻ thù nhưng thời gian lại như những dòng suối trong lành nuôi dưỡng tình yêu ngày càng đậm, càng đẹp, càng sắc, càng thanh và càng tuyệt vời hơn nữa. Thời gian như con trai dưới lòng đại dương, ôm ấp mãi hạt ngọc trong lòng mình, để càng lâu với thời gian, viên ngọc càng sáng, đẹp lung linh khó tả! Tình yêu của sự thủy chung, mãi vẫn thế, từ khởi đầu cho đến khi cả hai kết thúc cõi đời, họ vẫn nắm tay nhau để yêu, để trao cho nhau một tình yêu thủy chung trọn vẹn.

Giữa một xã hội hiện đại mà nhiều người đang cho thủy chung là một thứ xa xỉ, đầy dẫy những mối tình có tuổi, sớm nở chiều tàn...thì những bức tranh, những họa ảnh của một tình yêu vượt qua thời gian ấy trở nên một tuyệt tác đẹp hơn bao giờ hết, đáng cho mọi người ngưỡng mộ và khao khát.

Họ, những người với tình yêu không tuổi ấy, không phải là những siêu nhân, hay những người "đặc biệt" nào khác...họ cũng chỉ là những con người bình thường như bao nhiêu người khác. Họ cũng có một tình yêu hôn nhân với những ngày nắng đẹp và cả những khi mưa buồn. Có những ngày quang đãng và cả những ngày bão giông. Có cả những con đường đầy hoa nhưng không thiếu những khúc quanh trơ trọi toàn gai và đá sỏi... Nhưng tình yêu vẫn ở lại, vẫn nở hoa sau những mùa đông tàn; vẫn có sắc cầu vồng sau những trận mưa xám xịt vũ bão. Họ vẫn có tất cả những yếu tố hay, dở làm nên tình yêu như bao cuộc hôn nhân khác. Họ vẫn có những cảm xúc của giận hờn, của trách móc, của cãi cọ, của bất đồng, của hiểu lầm, của ghen tuông...và có thể có " một phút của say nắng" nữa...nhưng tất cả đều đi qua, chỉ còn lại một tình yêu thủy chung, một tình yêu vượt qua khỏi thời gian và không gian trong cuộc hôn nhân của họ.

Họ, những người có được những mối tình thủy chung, đẹp, không tuổi ấy trong hôn nhân đã phải cố gắng từng ngày để nâng niu, nuôi dưỡng, và làm mới lại tình yêu theo năm tháng, bởi họ biết hôn nhân không phải là món quà may rủi nhưng là cả một sự cố gắng không ngừng trong mỗi ngày, như Baraba de Angelis đã nói " Hôn nhân không phải là một danh từ, nhưng là một động từ, nó không phải là những cái bạn có nhưng là những cái bạn làm. Đó là con đường, cách thức mà bạn yêu người bạn đời mình mỗi ngày".

Để có được tình yêu ấy, họ không dùng tiền bạc để đánh đổi, cũng chẳng đem sắc đẹp để chèo kéo... nhưng họ đã yêu với tất cả cái đẹp của tình yêu, trao cho người bạn đời một trái tim biết yêu đúng nghĩa, một trái tim ôm ấp sự thủy chung, một trái tim đi ra khỏi mình và hướng về người bạn đời bằng đôi mắt tinh tế biết nhìn đến nhu cầu của người mình yêu; một trái tim nhạy cảm đủ để biết những ưu tư của người bạn đời, cho dẫu chàng hay nàng chưa tỏ lộ; một trái tim biết chấp nhận những điều khác biệt và cố gắng dung hòa để cả hai nhìn về một hướng; một trái tim biết tin tưởng lẫn nhau , một trái tim đủ lớn để rộng lượng, không chấp nhắt; dễ tha thứ, biết nhẫn nhục; biết...biết...và biết... ! Nghĩa là, họ đã yêu và làm nên một tình yêu đẹp bền vững theo năm tháng bằng một trái tim thịt mềm như bao người khác, nhưng lại rất khác...và rất khác. Họ đã biết giúp nhau trở nên những người vợ, người chồng hoàn hảo hơn. Họ có trách nhiệm lẫn nhau, trong cả những điều tốt hay cái xấu của nhau "Hôn nhân là điều mà người nam và người nữ cùng bước đi bên nhau, ở nơi đó, người chồng giúp cho vợ mình ngày càng trở thành người phụ nữ hoàn hảo hơn, và cũng ở nơi đó, người vợ có nhiệm vụ giúp chồng mình mỗi ngày trở nên người đàn ông đích thực hơn nữa" ( ĐTC Phanxicô).

Kết lại cho tất cả, để có được một tình yêu hôn nhân đẹp và bền vững, những cặp vợ chồng ấy đã hy sinh cho nhau, đã đánh đổi nhiều thứ để nuôi dưỡng một tình yêu mà họ đã có, và đặc biệt, họ đã phải biết học yêu từ cây thập giá mà Giêsu đã dạy họ.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cánh Đồng Hướng Dương
Dominic Đức Nguyễn
21:29 02/08/2015
CÁNH ĐỒNG HƯỚNG DƯƠNG
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Sắc vàng rực rỡ, long lanh vợi vời
Hoa cười đón ánh Mặt Trời,
Chỉ đường dẫn lối cho đời đinh ninh;
Hoa tươi đón ánh bình minh,
Còn ta trông đợi hiển vinh Thiên Đường.
(Trích thơ của Shalom Do)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu: 28/6 - 03/08/2015 – Tình hình các tín hữu Kitô Trung Đông
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:53 02/08/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Hồng Y Louis Sako: Nhà nước Hồi giáo đang phát triển mạnh hơn mỗi ngày

Đức Hồng Y Louis Sako, là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê tại Iraq bày tỏ âu lo với Đài phát thanh Vatican rằng các lực lượng của Nhà nước Hồi giáo đang phát triển mạnh hơn mỗi ngày trước sự thờ ơ của thế giới.

Theo nhà lãnh đạo Công Giáo cao nhất tại Iraq, ngày nay Nhà nước Hồi giáo không còn đơn giản là một nhóm khủng bố, nhưng chúng đang hoạt động “như một nhà nước thực sự.” Ngài “rất lo lắng” về tương lai của Iraq và đặc biệt về vị trí của thiểu số Kitô hữu tại đất nước này.

Tuần qua, các lực lượng quân chính phủ Iraq trú đóng gần Erbil, thủ phủ của người Kurd đã được lệnh rút khỏi vùng này để về bảo vệ an ninh cho thủ đô Baghdad. Diễn biến này không chỉ cho thấy ngày về Mosul của các tín hữu Kitô đang tị nạn tại Erbil càng xa vời mà còn là một đòn chí mạng gây quan ngại sâu xa cho người dân trong thành Erbil.

2. Lần đầu tiên Anh Giáo tấn phong một phụ nữ làm giám mục giáo phận

Rachel Treweek đã trở thành phụ nữ đầu tiên làm giám mục giáo phận trong lịch sử Anh Giáo. Trước đó, vào đầu năm nay, Libby Lane đã trở thành người phụ nữ đầu tiên được phong làm giám mục phụ tá giáo phận.

Trong diễn văn bày tỏ sự “hồ hởi phấn khởi” của mình trước diễn biến này, Giám Mục Anh Giáo Adrian Newman nói trong buổi lễ tấn phong hôm 22 tháng 7 diễn ra tại Vương Cung Thánh Đường Canterbury rằng “Tôi hy vọng các phụ nữ này sẽ làm phiền chúng tôi, họ sẽ thách thức những quy ước của Anh Giáo, đang được tiếp tục dẫn dắt và đạo diễn bởi quá nhiều người như tôi: da trắng, nam giới, chuyên gia trung niên”

Ông cho rằng:

“Mỗi phần của xã hội, dù là thế tục hay tôn giáo, cần tìm cách cho phép những sự bất quy tắc. Tôi hy vọng các nữ giám mục mới sẽ đẩy những bất quy tắc này lên một tầm cao mới.”

Tuy nhiên, tại sao lại phải có những bất quy tắc như thế, và chúng ảnh hưởng ra sao với công cuộc loan báo Tin Mừng thì giám mục Newman không giải thích. Đúng một năm trước đây, ngày 27/7/2014, Đức Tổng Giám Mục Canterbury, vị đứng đầu của Anh Giáo, đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô để xin Ngài đừng vì việc Giáo Hội Anh Giáo chấp thuận tấn phong Giám Mục cho phụ nữ mà tiến trình hiệp nhất giữa Công Giáo và Anh Giáo bị trệch ra khỏi chương trình hiệp nhất.

Đức Tổng Giám Mục Justin Welby thừa nhận rằng việc Giáo Hội Anh Giáo bỏ phiếu chấp thuận cho phụ nữ làm Giám Mục đã gây thêm trở ngại cho con đường hiệp nhất vốn đã khó khăn lại càng khó khăn thêm.

Trong thư gửi cho Đức Giáo Hoàng và các vị đứng đầu các Giáo Hội khác như các Thượng Phụ Chính Thống Giáo, Đức Tổng Giám Mục Anh Giáo xin các vị ấy cầu nguyện cho Giáo Hội Anh Giáo. Ngài nói “Chúng ta cần nhau”.

3. Tổng giám mục Công Giáo Melkite Hy Lạp kêu gọi trợ giúp thành Aleppo

Aleppo, thành phố đông dân nhất của Syria, đang trong một thảm họa nhân đạo trước sức tấn công quyết liệt của các nhóm thánh chiến Hồi Giáo và sự thờ ơ của thế giới.

“Tại thời điểm này, Aleppo đang trải qua một cuộc tấn công dữ dội của các chiến binh thánh chiến, và bom rơi liên tục trong nhiều giờ.” Đức Tổng Giám mục Jean-Clément Jeanbart cho biết trong một văn bản được công bố bởi tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ.

“Tất cả mọi thứ đang xảy ra làm cho mọi người sợ hãi và như muốn đẩy chúng tôi phải ra đi. Trong nhiều năm qua, chúng tôi quyết liệt chiến đấu chống lại hiện tượng di dân này là điều làm suy yếu chúng tôi và gây ảnh hưởng đến sự hiện diện của Giáo Hội các Thánh Tông Đồ nơi miền đất đã nhìn thấy sự khởi đầu của Kitô giáo”

Đức Tổng Giám Mục hy vọng rằng các cộng đoàn Kitô trên thế giới có thể giúp các tín hữu Kitô có thể trụ lại tại thành phố này hay ít nhất tránh cho một cuộc tắm máu khỏi xảy ra tại đây.

Cuộc chiến tại Aleppo, thành phố lớn thứ hai tại Syria với 2.2 triệu dân, đã khởi sự từ ngày 19 tháng 7 năm 2012. Trong tháng 6 vừa qua, quân thánh chiến Hồi Giáo đã chiếm được phần phía Đông của thành phố. Giao tranh ác liệt đã diễn ra vào đầu tháng 7 khi quân thánh chiến mở đợt tấn công ồ ạt vào phần phiá Tây hiện vẫn còn trong tay quân chính phủ của tổng thống Bashar al-Assad.

4. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ quảng đại giúp $5.2 triệu Mỹ kim cho các dự án tại Đông Âu

Tiểu ban viện trợ cho Giáo Hội tại Trung và Đông Âu của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã trao tặng hơn $5.2 triệu Mỹ Kim để tài trợ cho 177 dự án tại 23 quốc gia trong vùng này.

“Phục hồi từ chế độ Sô Viết ở Trung và Đông Âu đã là một quá trình chậm chạm và khó khăn”, Đức Cha Blase Cupich Tổng Giám Mục Chicago, chủ tịch của tiểu ban nhận xét.

“Người Công Giáo ở khu vực này rất cần sự giúp đỡ của chúng tôi. Giáo Hội đang làm rất nhiều để hỗ trợ việc xây dựng lại không chỉ các nhà thờ và các cấu trúc, nhưng cả cuộc sống của cá nhân về tinh thần lẫn vật chất. “

Số tiền tài trợ này được trích chủ yếu từ tiền quyên góp ở hầu hết các giáo phận trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ vào ngày Thứ Tư Lễ Tro hàng năm. Tiểu ban đã nhận được tổng cộng 7.9 triệu Mỹ Kim hồi tháng Bảy và tháng Mười Hai năm 2014.

5. Thanh thiếu niên Kitô hữu Coptic bị bắt cóc để cải sang đạo Hồi mà không có sự đồng ý của cha mẹ

Trong khi Ai Cập đang xem xét thay đổi hệ thống luật về gia đình, Mikel Munir, một Kitô hữu Coptic, lãnh tụ một đảng chính trị, đã kêu gọi các nhà lập pháp nước này thông qua một điều khoản trong đó cấm cải đạo các thanh thiếu niên sang Hồi giáo mà không có sự đồng ý của cha mẹ.

Theo thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc một điều khoản như vậy sẽ “giúp chấm dứt hiện tượng ngày càng phổ biến là những vụ mất tích của các cô gái Coptic, cũng như những vụ bỏ đạo để sang Hồi giáo của trẻ vị thành niên dưới ảnh hưởng của áp lực tình cảm hoặc bạo lực.

Theo tờ Quan Sát Viên Rôma, các thiếu nữ Coptic dù bỏ nhà đi theo một người đàn ông Hồi giáo trẻ hoặc là bị bắt cóc thì cuối cùng họ thông báo cho cha mẹ mình biết là họ đã bị buộc chuyển sang đạo Hồi.

6. Các giám mục Ghana than thở về nạn phá thai trong giới trẻ vị thành niên dâng cao

Lo ngại trước sự gia tăng mạnh nạn nạo phá thai ở tuổi vị thành niên, các Giám mục Công Giáo Ghana sẽ tổ chức một hội nghị vào tháng Tám với chủ đề “Thúc đẩy cuộc sống và các giá trị gia đình trước trào lưu văn hóa sự chết”. Nhật báo do nhà nước Ghana kiểm soát báo cáo như trên.

“Bạn sẽ ngạc nhiên trước tỷ lệ nạo phá thai được thực hiện ngay cả với các trẻ em gái ở các trường trung học cơ sở”, Đức Cha Joseph Afrifah-Agyekum, là Giám Mục giáo phận Koforidua nói. “Tất cả mọi thứ được sử dụng để chấm dứt sự sống của thai nhi trong bụng mẹ.”

Ngài nói thêm:

“Nhận thức rằng Ghana đang ở trung tâm của cơn bão trong cuộc đấu tranh giữa hai nền văn hóa sự sống và văn hóa sự chết ở châu Phi, và nhận thấy nhu cầu cấp thiết cho Giáo Hội tại Ghana phải đứng dậy và thúc đẩy Tin Mừng sự sống, chống lại thứ văn hóa sự chết đang nổi lên ở nước ta, chúng tôi đã quyết định tổ chức hội nghị ủng hộ sự sống này”.

7. Đức Hồng Y Anthony Okogie khuyên người dân Nigeria nên kiên nhẫn với lãnh đạo mới

Đức Hồng Y Anthony Okogie, tổng giám mục nghỉ hưu của Lagos, Nigeria đã khuyên người dân nước này kiên nhẫn với tân Tổng thống Muhammadu Buhari khi ông này tấn công vào nạn tham nhũng và tìm cách đối phó với các mối đe dọa từ bọn khủng bố Hồi Giáo Boko Haram.

Tổ chức thánh chiến Hồi Giáo này phải chịu trách nhiệm về vụ nổ bom ở Nigeria và Cameroon giết chết 53 người vào ngày 22 và 23 tháng 7 vừa qua.

“Một người lính tốt luôn có những chiến thuật,” Đức Hồng Y Okogie nói “Họ dành thời gian để suy tính chứ không chỉ nhảy vô làm liều.”

Niềm hy vọng tràn trề nơi tổng thống Muhammadu Buhari, người đã nhậm chức hôm 29 tháng Năm đã bắt đầu bị xói mòn tại Nigeria sau những chiến thắng vang dội của bọn khủng bố Boko Haram trong suốt hai tháng qua.

Một phát ngôn viên của Giáo Phận Maiduguri, Nigeria, bày tỏ với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc những lo ngại cho tương lai của thành phố 1.2 triệu dân trong bối cảnh những chiến thắng dòn dã của nhóm thánh chiến Boko Haram.

“Tốc độ của các cuộc tấn công Boko Haram trong vài tuần qua đã trở thành đáng lo ngại và nguy hiểm,” Cha Gideon Obasogie cho biết: “Nếu Boko Haram thành công trong việc tách chúng tôi khỏi phần còn lại của Nigeria, Maiduguri sẽ là một mồ chôn khổng lồ.”

8. Nepal: Dự thảo hiến pháp mới cấm cải đạo

Nepal là quốc gia phần lớn dân chúng theo Ấn Độ giáo. Trong tổng số 31,500,000 dân, 81.3% theo Ấn Giáo. Người Công Giáo chỉ chiếm 1.2% dân số sinh hoạt trong miền Giám Quản Tông Tòa Nepal dưới sự coi sóc của Đức Cha Paul Simick và 78 linh mục trong đó 60 vị là các linh mục dòng.

Tuần qua nước này đã công bố một dự thảo hiến pháp mới trong đó cấm cải đạo. Theo dự thảo, “không người nào được cải đạo bất kỳ ai từ một tôn giáo này sang một tôn giáo khác, hoặc làm phiền hay gây nguy hiểm cho các thành viên của tôn giáo khác. Các hành vi như thế được xem là các hoạt động bất hợp pháp và sẽ bị trừng trị theo pháp luật.”

Cha Silas Bogati, tổng đại diện Tông Tòa Giáo phận Nepal, đã nói với Catholic News Service rằng “Kitô giáo không được công nhận như là một tôn giáo ở đây, không giống như Ấn Độ giáo, Phật giáo hay Hồi giáo.”

“Do đó, Giáo Hội không thể được đăng ký như một cơ quan pháp luật, và chúng tôi không thể mua bất động sản.” Ngài nói thêm. “Chúng tôi bị trói tay chân vì những luật lệ như thế này.”

Dù bị kỳ thị nặng nề, 155 nữ tu Nepal vẫn hoạt động mạnh trong các lĩnh vực giáo dục và bác ái.

9. Các Giám Mục Ba Lan tố cáo luật mới cho phép tài trợ việc thụ tinh trong ống nghiệm

Các giám mục Công Giáo Ba Lan đã đưa ra một tuyên bố chỉ trích một luật mới theo đó chính phủ sẽ tài trợ cho việc thụ tinh trong ống nghiệm.

Các giám mục nói rằng các ngài “vô cùng thất vọng và đau khổ” trước việc thông qua dự luật mới, được Tổng thống Bronislaw Komorowski ký ban hành ngày 22 tháng 7. Việc thông qua luật này cho thấy hàng giáo sĩ tại Ba Lan đã thất bại trong cố gắng rất lớn của các ngài nhằm ngăn chặn luật này. Tổng thống Komorowski, người thường xuyên va chạm với các Giám Mục Ba Lan sau khi mất ghế tổng thống trong cuộc tái cử vào tháng Năm vừa qua đã cố hết sức thông qua luật tài trợ cho thụ tinh trong ống nghiệm bằng mọi giá.

Các giám mục cảnh cáo rằng:

“Trách nhiệm đạo đức về những gì đã xảy ra thuộc về các nhà lập pháp đã ủng hộ và chấp thuận luật này, cũng như các viên chức quản lý các tổ chức các dịch vụ y tế sử dụng phương pháp này”.