Ngày 01-08-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy tìm kiếm những gì làm cho ta được no thoả
Lm Jude Siciliano OP
01:14 01/08/2014
Chúa Nhật XVIII THƯỜNG NIÊN A
Isaia 55: 1-3; Tvịnh 144; Rôma 8: 35,37-39; Mátthêu 14: 13-21


HÃY TÌM KIẾM NHỮNG GÌ LÀM CHO TA ĐƯỢC NO THOẢ

Bài đọc ngôn sứ Isaia hôm nay chỉ cho thấy những cảm giác thất vọng khi người ta đi tìm hạnh phúc ở những nơi khác chứ không phải nơi Thiên Chúa. Chúng ta tự lừa dối và tiêu hao sức lực trong một cuộc tìm kiếm những thứ mà ngoài Chúa ra không gì có thể làm thoả mãn được. Thiên Chúa ban cho chúng ta một thứ lương thực dồi dào, mà không phải trả tiền, một nguồn lương thực mà dẫu cho cuộc đời có đẩy đưa chúng ta thế nào, cũng không bao giờ cạn kiệt. Chúng ta đang được tặng ban thứ lương thực bảo đảm rằng dù trải qua thử thách sa mạc, chúng ta vẫn sẽ tìm được những phương tiện cần thiết cho cuộc sống mình. Thiên Chúa đã nuôi dân Israel trong sa mạc, và bài Tin Mừng hôm nay nhắc chúng ta rằng, chúng ta cũng được nâng đỡ, dưỡng nuôi, nhờ Đức Kitô.

Những cử chỉ và lời nói của Đức Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay gợi nhớ về Bữa Tiệc Ly. Tác giả Tin Mừng cho thấy câu chuyện phép lạ ám chỉ Bí tích Thánh Thể. Làm sao ngày hôm nay chúng ta có thể đọc câu chuyện này mà không nhận ra được một Thiên Chúa nhân từ (Đức Chúa của ngôn sứ Isaia) cũng đang nói với chúng ta rằng: “Đến cả đây, hỡi những người đang khát, nước đã sẵn đây”?

Đám đông dân chúng nhận ra rằng, Đức Giêsu có gì đó để trao tặng họ đang khi họ ở trong “những vùng đất khô cằn” của chính mình. Đức Giêsu không đơn thuần cho họ no nê cơm bánh. Bởi lẽ, cuộc đời của họ tựa như sa mạc bị lãng quên. Họ không phải là những người giàu có, nổi tiếng, học thức hay quyền lực, song, là những người đang đau khổ, đầy ưu phiền, những người ở bên lề xã hội. Dường như cuộc sống đã lãng quên họ, nhưng Đức Giêsu thì không. Ngài quan tâm đặc biệt đến họ, và đến lượt mình, họ cũng nhận ra được một điểm tựa nơi Người, một nơi chốn mà họ sẽ được chăm sóc, một nơi mà những đói khát sâu xa được no thoả. Còn lý do nào khác để họ ở lại đó rất lâu, trong nơi hoang mạc khô cằn này để lắng nghe Đức Giêsu nữa không? Họ đã không phải thất vọng, vì cuối ngày họ được ăn no nê. Đức Giêsu đã nhìn thấy trong số họ có rất nhiều người bị đói và Người đã cho họ ăn: “Ai nấy đều ăn và được no nê”. Phép lạ này nhắc chúng ta nhớ về việc Đức Chúa nuôi dân Israel trong sa mạc. Thiên Chúa của Giao Ước đã không bỏ rơi những kẻ Người đã chọn trong hoang địa, nhưng từng ngày, Người vẫn tiếp tục dưỡng nuôi họ bằng lương thực không gây nhàm chán.

Liệu chúng ta có đang loay hoay tìm kiếm những nguồn lương thực ở những nơi rốt cuộc chỉ làm mình thất vọng không? Ai hoặc điều gì sẽ bồi bổ chúng ta khi chúng ta rơi vào đau khổ, rơi vào chính “hoang địa cằn cỗi” riêng của lòng mình? Tất nhiên, chúng ta cần một nguồn lương thực hằng ở cạnh chúng ta trong hoang địa ấy. Ai rồi cũng sẽ có lúc phải đi qua một hoang địa nào đó của cuộc đời. Và Tin Mừng đã cho chúng ta thấy, Đức Kitô có thể trao cho chúng ta một nguồn lương thực sẽ thực sự làm chúng ta no thoả. Phép lạ trong Tin Mừng hôm nay cũng là một dấu chỉ đảm bảo với chúng ta một lần nữa rằng, khi “ngày sa mạc” ấy đến, Thiên Chúa sẽ biết chúng ta cần gì, như Đức Giêsu trong Tin Mừng hôm nay, và Người có một trái tim “chạnh lòng thương” với chúng ta. Chúng ta sẽ không cô đơn trong những nơi hoang địa khô cằn như thế, lương thực sẽ luôn dư tràn để bồi bổ và tăng sức cho chúng ta. Đây không phải là câu chuyện “chỉ-đủ-no”. Nhưng là một câu chuyện “hơn-cả-no” nữa. Sau khi mọi người được no nê, vẫn còn lại nhiều mẩu bánh thừa. Nơi Thiên Chúa, không ai phải thiếu và bị bỏ rơi, tất cả đều cảm thấy được dư đầy. Còn nơi nào khác hay một thứ gì khác có thể đáp ứng cho ta như thế nữa chăng? Hãy nhớ lại câu hỏi chất vất của ngôn sứ Isaia: “Sao phải phí tiền bạc vào của không nuôi sống?”

Bánh mì thể lý trong câu chuyện phép lạ ngày hôm nay chỉ là những thứ lương thực mang giá trị tạm thời. Chúng không thể làm no thoả những đói khát thâm sâu được. Song, chúng lại là dấu chỉ cho thấy Đức Giêsu là Đấng có thể thoả mãn những đói khát đó, đồng thời cho thấy lòng thương xót Người dành cho chúng ta. Hãy chú ý cách thức mà Đức Giêsu cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá: một sự kính trọng giống hệt với sự kính trọng mà Người dành cho đám đông dân chúng, những kẻ mà Người biết, đều là những người con yêu dấu của Thiên Chúa. Phép lạ hôm nay đã chỉ ra rằng, chúng ta cũng là những người con yêu dấu của Thiên Chúa và chúng ta sẽ không bị đói khát bao giờ.

Các môn đệ đã hết sức bối rối trước tình huống này, giữa một bên là đám rất đông dân chúng và một bên là số lương thực ít ỏi mà họ có trong tay. Trong trình thuật Tin Mừng hôm nay không có nhân vật bé trai mang đến những ổ bánh mì và những con cá để phép lạ được thực hiện. Nhưng nói đến các môn đệ có sẵn thức ăn. Phải chăng đó là lương thực riêng mà họ mang theo cho chuyến hành trình? Đức Giêsu có yêu cầu họ chia sẻ những của ăn đó không? Thưa rằng, Người có yêu cầu họ liều lĩnh cho đi tất cả, để có cơ hội thể hiện một sự hào phóng phung phí không? Và có lẽ chính điều này cũng là một phép lạ, đó là, những của ăn ấy đã thực sự làm nên một sự thay đổi nơi các môn đệ của Đức Kitô, những người mà giờ đây đã học được bài học rằng, tất cả những gì mà các ông có sẽ vượt trên mức đủ dùng khi các ông biết cộng tác với Đức Kitô. Các môn đệ đang học để biết cho đi thật nhiều cùng với Đức Kitô, để liều lĩnh những gì họ có trong hành trình sứ vụ của Người. Như chúng ta đã được nghe tuần trước, có một người phát hiện ra kho báu trong một thửa ruộng, ông về nhà bán mọi sự mình có để mua cho được thửa ruộng ấy. Các môn đệ cũng đã được mời gọi đầu tư tất cả những gì họ có vào Đức Kitô. Chúng ta có như thế không? Hãy bán tất cả. Hãy đầu tư chính mình vào Đấng Duy Nhất, Đấng không làm chúng ta thất vọng bao giờ.

Chúng ta có những vị thừa tác viên Thánh Thể trong các giáo xứ, họ là những người mang tấm bánh hiệp thông ra ngoài cộng đoàn để mang đến cho những ai đang sống trong các “hoang địa cằn cỗi”. Cằn cỗi là tình trạng mà những người bệnh tật, những kẻ hấp hối, bị tù đày, và những người già nua trong xã hội chúng ta thường nhận ra. Họ cảm thấy mình đang ở ngoài rìa cuộc sống, ít được cảm thông và tôn trọng. Chúng ta gởi các thừa tác viên Thánh Thể đến với họ cùng với sự hiệp thông của chúng ta để những người ấy biết rằng, họ vẫn là một phần của chúng ta, là một phần của đám dân được Thiên Chúa nuôi dưỡng. Họ không bị lãng quên trong những nỗi khó khăn, vất vả của họ. Tấm bánh Thánh Thể không chỉ mở rộng sự hiện diện của Đức Kitô, mà còn mở rộng sự hiện diện của chúng ta. Ngày hôm nay, chúng ta hãy mời các thừa tác viên Thánh Thể đến với những người bệnh tật để chia sẻ câu chuyện Tin Mừng này và nói cho họ biết, cộng đoàn chúng ta vẫn đang cầu nguyện và chia sẻ cuộc sống của chúng ta với họ, chia sẻ nguồn lương thực bồi dưỡng lòng cậy trông.

Nhiều người trong chúng ta đã từng đứng kề cận những người bệnh tật và hấp hối. Chúng ta đã nhìn thấy họ với những chiếc ống gắn vào mũi và rất nhiều mũi kim trên cánh tay. Chúng ta cảm thấy mình vô dụng và yếu ớt trước sự hoành hành dữ dội của đau khổ và sợ hãi họ đang chịu. Điều nên làm đó là đứng sang một bên để các chuyên viên y tế thực hiện các công tác chuyên môn, liệu chúng ta có thể làm gì khác nữa? Các môn đệ trong bài Tin Mừng hôm nay đã cảm nhận cùng một cảm giác bất lực như thế, quá ít thực phẩm trong khi lại có quá nhiều người đói. Song, Chúa Giêsu lại giục: “Chính anh em hãy cho họ ăn”. Hãy trao cho họ những gì anh em có. Dường như chúng ta cảm thấy mình không có gì trước những thiếu thốn quá sức tưởng tượng của họ. Tuy nhiên, chúng ta thực sự có cái để trao ban, đó chính là sự hiện diện của chúng ta, cũng nghèo nàn như những cảm nhận đó. Và như vậy, chúng ta trao ban chính mình. Rồi kìa Đức Kitô cầm lấy những thứ chúng ta có, chúc phúc, bẻ ra và trao cho tất cả những người đói, cho họ được no nê, dư đầy ngay trong chốn hoang địa cằn cỗi. Và trong khi trao ban chính mình, chúng ta trở thành những “hiện diện thực sự” của Đức Kitô cho người khác. Khi nhìn vào những vốn liếng mình có, những nguồn lực không thấm vào đâu, thì liệu chúng ta có thoát khỏi sự thử thách chăng, và dám lo cho một “đám đông dân chúng” hay không?

Tôi có biết một cô y tá làm việc trong khu vực dành cho bệnh nhân giai đoạn cuối tại một bệnh viện gần đây. Trong khi làm việc, cô cố gắng tranh thủ bao nhiêu thời gian có thể để ở bên những người hấp hối đang trong những giờ phút cuối cùng. Cô luân phiên làm công việc ấy vào buổi tối, khi khoa của cô đã yên ắng và cô có thể có một chút thời gian rảnh rỗi. Đây cũng là khoảng thời gian mà những người hấp hối cảm thấy cô đơn nhất, tất cả những gì người ta nghe được là hơi thở nhọc nhằn của họ. Cô y tá lúc ấy có thể nắm lấy tay họ, hay có lẽ chỉ ngồi đó với họ. Thói quen đạo đức của cô là đọc kinh Chúa Giêsu, đó là lời kinh mà cô thường thầm thĩ suốt ngày. Trong khi trông nom người hấp hối, cô đọc lời kinh này hết lần này đến lần khác. “Lạy Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. Cô nói rằng, ở bên cạnh những người đang lìa bỏ cuộc đời là một đặc ân. Cô hy vọng sự hiện diện của mình có thể giúp được họ điều gì đó. Với những người lo sợ cái chết, cô cầu nguyện và trấn an họ, giúp họ xóa nỗi sợ hãi ấy ra khỏi tâm trí. Khi ai đó đang trong khoảnh khắc cuối cùng, còn điều gì khác cần thiết và đáng mong chờ hơn thế nữa? Tất cả những thứ chúng ta gom góp, dành dụm để mua lấy, tất cả những tham vọng, những thành tựu nghề nghiệp, tất cả những thứ đó sẽ là gì? Chúng có lợi gì cho chúng ta vào những khoảnh khắc như thế? Ngôn sứ Isaia đã nghiêm túc nhắc nhở chúng ta ngày hôm nay rằng: “Sao lại phí tiền bạc vào của không nuôi sống? Tốn công lao vất vả vào những thứ chẳng làm cho chắc dạ no lòng?” Những gì cô nữ y tá trên đây trao tặng, sự hiện diện âm thầm, sự hiện diện của một con người có niềm tin, đã có thể đáp ứng được nhu cầu đó của người hấp hối. Chúng ban tặng một sức mạnh mà không gì khác có thể. Dường như người ta cảm thấy bất lực như khi chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá, khi đứng trước quyền lực của sự chết, thế nhưng, lời cầu nguyện của cô nữ y tá ấy là một lời nhắc nhở rằng, có một Đấng nào khác vẫn đang ở đây, để nhân lên những của ăn các môn đệ mang đến, làm cho chúng nên nhiều vượt sức tưởng tượng. Liệu những nhà giảng thuyết có thể tưởng tượng những cách thế khác để những sự giúp đỡ đơn sơ của con người có thể được nhân rộng đến những ai cần kíp không?

Bích tích Thánh Thể giống như lời của Thiên Chúa qua miệng ngôn sứ Isaia, mời gọi chúng ta hãy bỏ đi những gì không làm ta no thoả mà chỉ gây thất vọng. Buổi cử hành phụng vụ hôm nay giúp chúng ta kiểm nghiệm lại những gì mà chúng ta đang nỗ lực tìm kiếm để đạt được và kiểm nghiệm xem chúng ta có thực sự được thoả mãn sau những cố gắng ấy không. Kế đó chúng ta cần suy nghĩ lại những mối quan hệ không lành mạnh hay những mối quan hệ không thật của chúng ta, những ưu tiên sai lầm, những giá trị hay thành tựu, những nỗi ám ảnh gắn liền với sự nghiệp mỗi người – bất kỳ những nỗ lực và đầu tư bị đặt sai chỗ bởi chính chúng ta. Chúng ta cũng tin rằng không có hoang mạc nào nơi mình lại ra khỏi ánh mắt nhân từ của Đức Kitô nơi Bí tích Thánh Thể. Bởi lẽ, “… Người nhìn thấy một đoàn người đông đảo thì chạnh lòng thương….”

Chuyển ngữ: Anh Em HV Đa Minh Gò Vấp



18th SUNDAY IN ORDINARY TIME (A)
Isaiah 55: 1-3; Psalm 145; Rom. 8: 35,37-39; Matthew 14: 13-21


The Isaiah reading names the dissatisfactions we feel when we look for fulfillment in places that are not of God. We deceive and drain ourselves in a search for what can only be satisfied by God. God holds out a lavish food for us, free of charge, a food that will not run out when life tests us. We are being offered a food that assures us that, when the testing of the desert comes, we will find the sustenance for the life we need. God fed the Israelites in the desert and the Gospel reminds us that through Christ we are nourished in sustaining ways.

The gestures and words of Jesus in the Gospel bring to mind the Last Supper. The Gospel writer is making clear references in this miracle story to the Eucharist. How can we read this story today and not see a gracious God (the God of Isaiah) saying to us too, "come receive grain and eat"?

This is a crowd that realized that Jesus had something to offer them in their "deserted places." Jesus wasn’t just filling their stomachs. They were a deserted people, life had passed them by. They were not the rich, the famous, the educated or the powerful; they were the afflicted and the marginated. Life may have passed them by, but Jesus didn't. He took note of them, and they in turn saw in him a place to be nourished, a place where deep hungers and longings would be fulfilled. Why else would they have stayed so long listening to him in that deserted place? They were not disappointed, for at the end of the day they were filled. He had seen their many hungers and had fed them, " all ate and were satisfied." The miracle recalls God’s feeding of the Israelites in the desert. The God of the Promise has not abandoned the chosen ones in the desert, but continues, day by day, to nourish us with food that does not disappoint.

Are we turning for nourishment to places that will eventually disappoint us? What and who will sustain us when we are in distress, in our own private "deserted place?" We need nourishment that will be there for us in the desert. And we all must pass through a desert of some type, at some time. The gospel shows that Christ can offer us a food that will really fill and satisfy us. This miracle is also a reassuring sign to us that when that "desert day" comes, God will see us in our need, as Jesus does in the Gospel, and have a heart "moved with pity" for us. We will not be alone in these deserted place, there will be an abundance of daily bread to sustain and give us our fill. This is not a story of "just enough to get by on." This is a story of "more than enough." After everyone has had their fill there are lots of leftovers. In God’s place no one need go hungry, all experience abundance. Where else and what else can satisfy in this way? Remember Isaiah’s probing question, "Why spend your money for what is not bread?"

The physical bread of the miracle story was of temporary value. It could not satisfy deeper hungers, but it was a sign that Jesus can and that his heart is moved with pity for us. Notice how he handled the food with reverence, the same reverence he felt for the crowd whom he knew were the beloved of God. The miracle is a sign to us that we too are the beloved of God and we will not be left hungry.

The disciples are overwhelmed by what they see and the seeming insufficient resources they have. In this version of the story, there is no boy to provide the loaves and fishes for this miracle. The disciples have the food. Was it their own food for the trip? Is Jesus asking them to share out of their supplies? Is he asking them to risk it all, to take a chance at extravagant generosity? And they do—maybe this too is the miracle; the change in the disciples who now have learned that whatever they have, it will be more than enough in collaboration with Christ. They are learning to cast their lots with him, to risk what they have in his service. As we heard last week, the person who discovers the treasure in the field goes out and sells everything to buy the field and have the treasure. The disciples too are being invited to invest their all in Christ. Are we? Sell it all. Invest yourself in the One who will not disappoint.

We have Eucharistic ministers in our parishes who take the bread of communion beyond our assembly to those in "deserted places." That's often how the sick, dying, imprisoned, and elderly feel in our society – deserted. They feel on the fringe of life, less than appreciated, less than valued. We send our Eucharistic ministers out to them with communion to tell them that they are part of us, part of the people being fed by God. They are not forgotten in their difficult places. The bread from our altar extends Christ's presence to them, but also extends our presence as well. We invite the Eucharistic ministers today to share this gospel story with the sick and to tell them that the community has prayed for them and shares with them our life and hope sustaining bread.

Many of us have sat besides the bedsides of the sick and dying. We have seen them with tubes in their nostrils and with needles in their arms. We feel useless and fragile before the enormity of their suffering and fears. We feel we should step aside and let the professional medical experts do their specialties; what can we do after all? The disciples in the Gospel experience that same helplessness; so many hungry and so little to give them. Yet, Jesus urges, "give them something to eat yourselves." Give them what you can. We feel we have nothing to offer in the enormity of their need. Yet we do have something to give, the gift of our presence, as meager as that feels. And so we make the offering of ourselves. But Christ takes what we have to offer, blesses it, breaks it and gives more than enough nourishment to the hungry in deserted place. And in giving ourselves, we become the "true presence" of Christ to others. Aren't we being challenged to look into our own resources, as insignificant as they may seem, and take the risk for "the crowd"?

I know a nurse in a terminal ward in a nearby hospital. While on duty, she tries to find as much time as possible to be with the dying in their last moments. She works the night shift, when the ward is quiet and she can take some free moments. It is when the dying are most alone, and all one can hear is their labored breathing. She may hold their hand, maybe just sit there with them. Her spiritual practice is the Jesus Prayer, which she prays quietly to herself throughout the day. While tending the dying, she prays the prayer over and over again. "Lord Jesus Christ, Son of the living God, have mercy on me a sinner." She says it is a privileged place to be, with someone as he or she lets go of this life. She hopes her presence can help. For those who are afraid to die, she prays and calms their fears, stroking their forehead. At this moment in a dying person’s life, what else is wanted or needed? What about all the things we saved up to buy, all our ambitions, professional achievements, all our "stuff"? What good are they at this moment? The prophet speaks a sobering reminder to us today, "Why spend your money for what is not bread, your wages for what fails to satisfy?" This nurse offers what will satisfy, and gives a strength no other thing can, her calming presence, a person of faith being there for another. It may feel like just five loaves and two fish in the presence of the powerful force of death, but her prayer is a reminder that Someone else is there, multiplying the offerings of the disciple so that they are more than enough. Can the preacher think of other ways people’s simple offerings are multiplied for those in need?

The Eucharist is like Isaiah’s call from God to turn away from that which is not satisfying and will only disappoint. We have this liturgical celebration today to examine what we search and strive after and whether or not we are really being filled. We need then to rethink our unhealthy or abusive relationships; false priorities; value on achievements; obsessions with our careers – any misplaced energies and investments of ourselves. We need to have confidence as well, that no deserted place we may find ourselves is outside the compassionate gaze of Christ at this Eucharist. "...he saw the vast crowd and his heart was moved with pity for them...."
 
Chính Anh em hãy liệu cho họ ăn
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
01:23 01/08/2014
Chúa Nhật XVIII THƯỜNG NIÊN, năm A
Mt 14,13-21

CHÍNH ANH EM HÃY LIỆU CHO HỌ ĂN

Các Chúa Nhật trước, Chúa Giêsu đã loan báo Nước Trời. Ngài cho hay rằng Nước Trời bắt đầu rất nhỏ bé nhưng cứ từ lớn dần đến nỗi không ai có thể hiểu nổi tại sao Nước Thiên Chúa lại lớn mạnh đến thế ! Chúa Giêsu trong đoạn Tin Mừng hôm nay nhờ các tông đồ cộng tác với Ngài để Ngài huấn luyện các ông tham gia vào việc thành lập Giáo Hội ở trần gian…

Tin Mừng diễn giải khi được tin ấy, nghĩa là khi nghe kẻ gian ác là Hêrôđê, người đã giết Gioan Tẩy Giả, nhắc tới tên của mình, Chúa Giêsu bỏ nơi đó, lánh đi nơi khác vì chưa tới giờ Ngài được tôn vinh. Chúa Giêsu thường đi vào nơi hoang vắng, yên tĩnh trước mỗi sự việc, biến cố xảy ra với dân chúng và đặc biệt khi người Pharisêu phản kháng lại lời rao giảng của Ngài hay sự cứng đầu cứng cổ, sự cứng tin của dân chúng, để cầu nguyện, tâm sự và lãnh ý Thiên Chúa Cha. Khi thấy đám đông dân chúng đi theo Ngài, Chúa Giêsu thương họ, Ngài không nỡ lòng nào để họ ra đi bụng đói. Do đó, Chúa Giêsu mời gọi các tông đồ tham gia vào việc lo cho dân , dù rằng các ông ngại vất vả, ngại không có giờ nghỉ ngơi, và nếu không có Chúa, các ông chẳng làm được gì cả…Chúa muốn các ông cộng tác,tham gia vào công việc của Chúa.Câu:”…trao cho các môn đệ, để các ông phân phát cho dân “, cho chúng ta hiểu rõ Chúa mời các môn đệ cộng tác vào phép lạ của Chúa. Cử chỉ của Chúa Giêsu giờ này, khiến chúng ta liên tưởng tới Bí tích Thánh Thể mà Chúa sẽ thiết lập trong Bữa Tiệc Ly chiều ngày thứ năm tuần thánh.Chúa Giêsu cho các môn đệ cộng tác vào việc Chúa làm là tìm bánh,và cá để Chúa làm phép lạ. Các môn đệ lãnh nhận trước, rồi trao lại cho dân, sau đó thu những thứ còn sót lại ( Mt 14, 20 ). Những điều các môn đệ làm lúc này, làm chúng ta liên tưởng đến các ngài là trung gian ban phát các bí tích trong Giáo Hội. Trong đoạn này, thánh Matthêu muốn ám chỉ Chúa Giêsu là Môsê mới, cho dân chúng ăn no nê ( Xh 16 ).

Chúa Giêsu với tấm lòng thương xót bao la, tình thương vô biên, Ngài đã không để dân chúng đi theo Ngài, nghe Ngài giảng dạy bị đói, bị khát. Ngài đã làm cho năm chiếc bánh và hai con cá hóa nên nhiều để nuôi dân chúng. Tình thương, lòng nhân từ của Chúa vẫn tồn tại tới ngày hôm nay và cho tới muôn thế hệ. Hôm nay, Ngài không làm phép lạ như xưa, nhưng Ngài đã dùng Lời của Ngài nuôi dưỡng Giáo Hội, dùng Giáo lý của Ngài hướng dẫn Dân Chúa để qua Giáo lý, qua Lời yêu thương, bác ái, qua sự soi trí lòng con người, qua tác động của Chúa Thánh Thần, con người sẽ làm ra lương thực, của cải, sẵn sàng chia sẻ với tha nhân, với người nghèo. Mười hai tông đồ của Chúa lúc xưa không làm phép lạ như Chúa để nuôi dân, nhưng lãnh nhận bánh, cá từ tay Chúa, phân phát cho dân, nuôi dân. Ngày nay, các môn đệ của Chúa không làm được phép lạ hóa bánh, cá ra nhiều để nuôi dân, nhưng bằng Lời Chúa, bằng Giáo lý, các môn đệ của Chúa loan truyền để người người cộng tác vào công trình cứu độ của Chúa, để người người được hạnh phúc vì có Thiên Chúa là Cha, là Đấng nhân từ giầu lòng thương xót vv…Chúa luôn luôn mong muốn con người được hạnh phúc, được có cơm ăn, áo mặc. Chúa luôn soi sáng, nuôi dưỡng con người bằng Lời Chúa và bằng sự trợ giúp của ân sủng của Ngài.

Xin mượn lời của Henri Caro để kết luận bài chia sẻ này :” Đức Giêsu nghe tiếng kêu của đám đông.Khi họ xin bánh, Người biết họ đói một thứ khác, đói một tình yêu trung thành để cho và để nhận.Người cho một dấu hiệu khác : thứ bánh Người ban làm thỏa tất cả mọi cơn đói, và khi mọi người đã no nê thì còn dư lại mười hai thúng, đủ để nuôi cả dân Israen. Bánh này một ngày kia sẽ là Mình Người, sẽ vì yêu mà bị nộp vào tay loài người “.

“Anh em hãy cho họ ăn “ ( Mt 14, 16 ). Đây là lời kêu gọi cho ngày hôm nay. Giờ đây, đến phiên chúng ta phải nuôi sống các đám đông, bằng cách chia sẻ cơm bánh của chúng ta và làm chứng cho đức tin của mình.

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết luôn quảng đại chia sẻ cơm bánh, và tình thương cho những người khác vì chính khi chết đi là khi vui sống muôn đời. Amen.


b>GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.ÔBAC coi của cải trần thế như thế nào ?
2.ÔBAC có biết chia sẻ cơm bánh cho tha nhân không ?
3.Chúa có muốn bần cùng hóa con người không ?
4.Tại sao Chúa lại mời gọi các tông đồ cộng tác vào phép lạ của Chúa ?
5.” Anh em hãy cho họ ăn “, lời của Chúa xưa còn tác dụng với chúng ta hôm nay không ?
6.Thánh Phaolô nói :” Ai không làm việc thì không có quyền ăn “. Câu nói này có ý nghĩa gì ?

 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:03 01/08/2014
TÌM KHÔNG ĐƯỢC THIÊN ĐÀNG
N2T

Chuột túi hỏi Đấng tạo hóa:
- “Xét cho cùng thì thiên đàng ở đâu?”
- “Ở đây”.

- “Ở đâu?”- Chuột túi nhìn chung quanh bốn phía, không hiểu nên hỏi lại: “Sao con nhìn không thấy?”
Đấng tạo hóa dịu dàng trả lời:
- “Bé con, nếu như trong lòng con có thiên đàng, thì không có chỗ nào là không có thiên đàng; nhưng nếu như trong lòng con không có thiên đàng, thì dù cho con có đặt mình trong thiên đàng thật, thì nhìn thiên đàng mà như không thấy vậy!”
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Có câu chuyện kể rằng: có một vị tướng quân, ông ta không tin có thiên đàng và hoả ngục, một ngày nọ, ông mang cây kiếm bén nhọn bên mình vào nhà xứ hỏi cha sở:
- Thưa ngài, thiên đàng ở đâu và hoả ngục ở đâu?”
Vị linh mục không nói gì cả, đưa tay tát mạnh vào mặt ông tướng, ông ta tức giận nói: “Tại sao ngài đánh tôi?”, và rút gươm ra khỏi vỏ.
Linh mục nói: “Hoả ngục ở trong ông đấy”. Ngài nói tiếp: “Khi ông tức giận thì đó chính là hoả ngục, và khi ông hiền hoà vui vẻ, thì đó là thiên đàng”.

Có một số nhà thần học nói rằng: “Trời mới và đất mới” không phải là Thiên Chúa sẽ dựng thêm một thế giới khác sau khi tận thế, mà chính là Ngài làm cho thế giới này mới hơn đẹp hơn.
Mới hơn, tức là thế giới này không có hận thù, không có ghen ghét, không có oán giận, tóm lại là không có hoả ngục; mới hơn, tức là thế giới này trở thành thiên đàng, là nơi mà mọi người biết yêu thương nhau như chính Thiên Chúa đã yêu thương họ.
Muốn được như vậy, thì ngay bây giờ, mỗi người chúng ta lo kiến tạo thiên đàng ở trong tâm hồn của mình, tức là sống bác ái, yêu thương, tha thứ cho nhau, sống khiêm tốn với hết mọi người...
Tập cho mình có cái nhìn yêu thương và hành động bác ái, là chúng ta đã nếm được thiên đàng ngay ở trần gian này rồi vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:06 01/08/2014
N2T

36. Tình yêu không phải là cái gì khác, nhưng là hoàn toàn hy sinh chính mình.

(Thánh Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch trong “Cách ngôn thần học tu đức”

-----------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 19 mùa Thường niên năm A 10-8-2014
Mai Tá
19:51 01/08/2014
Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 19 mùa Thường niên năm A 10-8-2014

“Ở đây châu báu vô tri hết,”
Pho sách quần phương lộ ý nhiều.”
(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Mt 14: 22-33

Châu báu vô tri của nhà thơ, nay lộ ý nhiều ở pho sách quần phương, rất lộ ý. Trân châu báu vật của nhà Đạo, lâu nay vẫn thể-hiện nơi tình người đi Đạo, rất chân phương, thân tình, nhiều ý-nghĩa
Tình người chân-phương/thân tình, nay diễn-tả ở trình-thuật được thánh Mát-thêu ghi rõ, đã thấm-nhuần nhiều truyện dân-gian đời thường, rất được ưa chuộng. Dân-gian truyện đời thường hôm nay, lại thấy có câu truyện về vai-trò của nữ-lưu phụ-trách công-cuộc mục-vụ ở tôn-giáo bạn, cũng là tôn-giáo đặt nặng Tình Chúa rất thương-yêu con người,
Tại làng chài vùng ven nọ, các anh em trong Giáo Hội Tin Lành luôn cố gắng kiếm tìm cho được một chủ chăn mới thay cho vị mục sư cao-niên đã đến cõi. Sau nhiều chống đối từ các tín-đồ trong đó có Jimmy trong vai người chủ chốt. Cuối cùng thì, Hội thánh sở tại lạ đã mời được vị nữ-lưu tên Gayle phụ-trách vai-trò chủ chăn rất sáng-giá.
Nữ chủ chăn tên là Gayle lúc đầu hơi ngỡ ngàng, nhưng sau nhiều tuần quen dần với công-tác mục-vụ, cũng dễ dàng. Mùa nghỉ đã đến, thành-viên cộng-đoàn do anh Tom điều động, đã tổ chức chuyến đi câu nhằm mục-đích mời vị chủ-chăn tham quan, có dịp thư giãn cùng thưởng-ngoạn niềm an vui, rất mục-vụ.
Jimmy được yêu-cầu cho mượn xuồng để bà con có dịp thăm viếng miền sông nước. Jimmy rất đồng ý, nhưng Anh ra điều-kiện đòi làm hướng-dẫn-viên cho buổi vui này. Và thế là, mọi người lên xuồng, để ra đi. Đi được một quãng ngắn, bà con chợt nhận ra là mồi câu còn để trên bờ. Có người đề nghị quay trở lại lấy mồi.
Nhưng, chủ chăn là chị Gayle không đồng ý. Chị bước xuống khỏi xuồng, bỏ đi vào bờ. Jimmy thấy vậy, anh cũng chẳng ngạc-nhiên chút nào về khả-năng lội bộ của vị chủ chăn tên Gayle, bèn nói mau: “Quý vị thấy chưa, tôi đã nói là mình không nên nhờ bà ấy lo việc mục-vụ cho giáo-đoàn mình, mới phải. Bà ta nào biết bơi, nên mới thành chuyện.”
Thành thử, bỏ bạn bè đồng cảnh ở lại chơ vơ trên thuyền, lại cũng là kinh nghiệm khó nghĩ, khó xử cần suy tư nhiều, để tìm hiểu.
Những ai từng xem phim Shrek nhiều tập, hẳn cũng đều đồng ý là bộ phim này có nhiều điều rất hay và rất tuyệt, nhưng nhiều chỗ có hơi khó hiểu. Các nhà phê-bình kịch-bản để làm phim, phải cắt-nghĩa là: tác-giả đã dùng cung-cách được gọi là “nguyên-bản tương-tác” lấy sự-kiện nguyên-bản ở chỗ này, rồi khéo-léo đưa vào bản-văn ở chỗ khác để ông có thể tiếp-tục kể nốt cốt-truyện làm nên cho bộ phim. Làm thế, mới đưa ra được cái hay/cái đẹp của bộ phim.
Trong phim này, có một số điều được rút từ nhiều điển-tích cổ xưa, rất cố-hữu. Thành thử, muốn biết rõ bản-chất mỗi nhân-vật, người xem cần hiểu/biết các điển-tích tuy xưa/cổ đã hàm-ẩn, ở trong phim. Đôi lúc, người thưởng-ngoạn lại có cảm-tưởng là cốt truyện đã bị đảo-ngược không còn giống câu truyện vào lúc ban đầu nữa.
Tuy nhiên, những chuyện như thế đã không làm cho bộ phim nhiều tập Shrek mất đi tính ăn khách, thích thú cần đem đến với người xem. Cuối cùng thì, mọi người vẫn đổ xô, rủ rê nhau xem cho đủ hết mọi tập, dù truyện phim có quá nhiều điển-tích, nhiều chỗ cũng khó hiểu.
Truyện kể về việc Thần Khí Chúa bay là là trên mặt nước cũng tạo yêu-tố gây kinh-ngạc không ít, giống hệt tập phim truyện Shrek. Trong mười một đoạn văn Tin Mừng do thánh Mát-thêu ghi, nhiều chỗ cũng được rút từ nhiều điển-tích rất cổ xưa có sẵn trong Cựu Ước.
Thánh Mát-thêu lại đã đem một số điển-tích ấy vào thể-văn riêng của ngài và diễn-giải thêm cho phù-hợp nhân cách Đức Giêsu Kitô. Ngày hôm nay, đọc trình-thuật của thánh-nhân theo cảm-nghĩ của người đương-thời, hẳn nhiều người sẽ thấy lạc lõng, bơ vơ, không đồng bộ. Họ thưởng thức mỗi cốt truyện, chứ không nắm-bắt được cốt-lõi của bản văn. Thật ra, tín-hữu cộng-đoàn thời tiên-khởi không như thế. Mỗi khi thánh Mát-thêu diễn-giải điều gì ở trình thuật, ai cũng hiểu mọi ý-nghĩa đã kể trong truyện.
Nơi Cựu Ước, tín-hữu kỳ-cựu như ông Giób vẫn thấy văn-bản trình-thuật diễn-tả trọn vẹn ý-nghĩa sự việc Chúa hiện-diện cả trong cơn phong-ba, sóng dồn, vốn là ảnh-hình nói lên các hiểm-họa gặp thấy ở trong đời. Ảnh-hình về “thuyền con” trong trình thuật, là biểu-tượng về Hội-thánh cũng đã gặp nhiều phong-ba/sóng dồn, vào thuở đầu.
Với thánh Mát-thêu, các môn-đệ Chúa đều có mặt trong tình-cảnh đó. Hình ảnh Đức Kitô bay là trên mặt nước, là âm-vang cố-hữu về họat-động của Thần-Khí Chúa trong trình-thuật tiên-khởi ở sách Khởi nguyên. Ngay đến việc Đức Kitô từng khiến cho sóng êm, biển lặng cũng để tiếp-nối công-việc mà ngôn-sứ Giô-nah đã làm vào khi trước.
Thành thử, người đọc nào những muốn say-mê tìm-hiểu Kinh-thánh, sẽ thấy nhiều biểu-tượng vẫn đồng-bộ, ăn khớp với các điển-tích được ghi nhiều trong sách Cựu-Ước, vào thời trước.
Trình thuật hôm nay cũng thế, thánh Mát-thêu đã chứng-tỏ biệt tài viết lên Tin Mừng cách độc-đáo qua ngôn-ngữ riêng-tư của chính ông. Đi vào chi tiết, ta sẽ còn thấy thánh-nhân chú-trọng nhiều đến thông-điệp mang tính thần-học hàm-ẩn như sau: Đức Kitô, là Người Con Độc Nhất của Thiên-Chúa-là-Cha, là Chúa tể mọi Tạo dựng, vẫn trung-kiên với đồ-đệ của Ngài. Chẳng cần biết sông/biển có vỡ ào, sóng nước có dồn dập, hoặc dân con/người phàm có khiếp-sợ nguy-cơ tai-biến đến thế nào đi nữa, Chúa vẫn cứu, đem họ về với công-trình tái tạo-dựng nên người mới, vẫn rất mới.
Cũng hệt thế, Hội-thánh Chúa thừa-nhận rằng Ngài đã hoàn-tất công-trình tạo-dựng mà lâu nay toàn-dân Israel hằng trông đợi nơi Ngài. Họ mong được mục-kích và ôm giấc mộng ấy vào trong lòng. Vẫn cảm-thông với công-cuộc cứu-vớt của Đức Chúa, dù đôi lúc nhận thấy nhiều biểu-tượng và điển-tích cũng không mấy dễ hiểu.
Vấn đề là: hôm nay đây, tất cả các truyện cổ, cùng điển-tích ấy có đem đến cho ta điều gì tốt đẹp, nhiều hay không?
Quả thật, chúng ta đều là kẻ kế-thừa lòng tin của thánh sử Mát-thêu, từng tỏ rõ. Hôm nay đây, vốn có mặt trong buổi Tiệc thánh này, là vì ta tin rằng Đức Giêsu, Người Con Độc Nhất của Thiên-Chúa-là-Cha, Đấng đã cứu-vớt ta ra khỏi chính thân-phận người phàm chốn gian-trần của mình, để sẽ không còn bị lớp phong-ba bão-táp cùng sóng dồn ở cuộc đời những miệt mài, đầy hủy hoại là thế.
Đằng khác, thông-điệp thánh-sử chuyển đến cho ta hôm nay, còn nói lên rằng: trong mọi phong ba bão táp từng đe dọa con thuyền cuộc sống của ta, phải chăng ta vẫn gặp được may dù không biết bơi vì Đức Giêsu chẳng bao giờ học-hỏi để biết bơi, hết?
Cảm-nhận được sự thể như thế, ta lại sẽ ngâm lên lời thơ đang ngâm dở, rằng:

“Ở đây châu báu vô tri hết,
Pho sách quần phương lộ ý nhiều.
Hãy tìm cho được hoa cung cấm,
Xem thử trong hoa có mỹ miều?”
(Hàn Mặc Tử - Nhớ Thương)

Châu báu vô-tri ở trong sách, và hoa cung-cấm có mỹ-miều, lại cũng là những thứ ta có thể tìm ra được trong cuộc sống vẫn rất đẹp, “lộ ý nhiều”. Ý rất lộ, được thánh-sử diễn-tả bằng hình-tượng dân-gian đằm thắm, rất mỹ-miều, vẫn không thiếu ở chốn nhân-gian tình người, rất chân-phương.

Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô thăm trụ sở Dòng Tên dịp lễ thánh Inhaxiô
Chỉnh Trần, S.J.
09:01 01/08/2014
Đức Thánh Cha Phanxicô thăm trụ sở Dòng Tên dịp lễ thánh Inhaxiô

Dịp Lễ thánh Inhaxiô 31.07 vừa qua, cha Bề trên Tổng quản Dòng Tên cùng quý cha, quý thầy Dòng Tên tại Rôma đã nhận được “một món quà vô cùng bất ngờ”, đó chính là cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến trụ sở Dòng Tên để mừng lễ thánh Inhaxiô, đấng sáng lập Dòng Tên. Đức Giáo Hoàng muốn chuyến thăm của ngài diễn ra âm thầm và trong tinh thần anh em cùng một đại gia đình Dòng nên không ai được biết về chuyến thăm của vị khách đặc biệt này cho đến phút cuối cùng.

Xem Hình

Đức Giáo Hoàng bước ra khỏi chiếc ô tô “bình dân” quen thuộc và được cha Adolfo Nicolás, S.J., Bề Trên Tổng quản Dòng Tên, quý cha, quý thầy và nhiều tín hữu nồng nhiệt chào đón. Ngài tươi cười và vui vẻ bắt tay chào thăm mọi người trước khi vào dùng bữa với cộng đoàn Dòng Tên.

Phòng ăn của cộng đoàn trung ương (Curia) hôm đó đông hơn thường lệ vì có sự hiện diện của gia đình một tu sĩ trong Dòng, một số học viên Dòng Tên đến từ Âu Châu đang dự khóa hội thảo kéo dài một tuần. Mọi người vỡ òa vui sướng khi thấy Đức Giáo Hoàng xuất hiện và cùng ăn trưa với mình.

Sau khi dùng bữa trưa, Đức Giáo Hoàng vui vẻ chụp hình kỷ niệm với nhóm đầu bếp và một số vị khách của cộng đoàn Curia.

Sau đó, ngài được cha Bề trên Tổng quản và quý cha hướng dẫn đi viếng nhà nguyện của cộng đoàn. Đức Giáo Hoàng chăm chú lắng nghe một cha giới thiệu về những bức tranh ghép đá và kính màu trong nhà nguyện.

Trước khi trở về Vatican, Đức Thánh Cha đã nán lại thăm hỏi, trò chuyện và chụp hình kỷ niệm với các anh em cùng Dòng.

Dịp Lễ thánh Inhaxiô năm ngoái, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vị Giáo Hoàng Dòng Tên đầu tiên đã đến thăm các cha các thầy Dòng Tên và dâng Thánh Lễ kính thánh Inhaxiô Lôyôla, đấng sáng lập Dòng Tên tại nhà thờ Thánh Danh Chúa Giêsu của Dòng Tên ở Rôma cùng với cha Adolfo Nicolás, SJ, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên, Đức Tổng Giám mục Luis Ladaria Ferrer, SJ, Thứ kí Bộ Giáo Lý Đức Tin, khoảng 270 anh em Dòng Tên của ngài, quý thân hữu và các cộng tác viên của Dòng.

Chỉnh Trần, S.J
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ khai mạc lễ truyền thống sinh viên giáo phận Bùi Chu
BTT SVCG Bùi Chu
11:14 01/08/2014
Vào lúc 17h30 ngày 01 tháng 08 năm 2014, nhằm ngày lễ kính thánh Inhaxio, bổn mạng của Cộng đoàn sinh viên Công Giáo Bùi Chu, tại nhà thờ giáo xứ Đền thánh Thánh Gia Kiên Lao, cha chính giáo phận Giuse Nguyễn Đức Giang chủ sự thánh lễ khai mạc Đại hội. Cùng đồng tế với ngài cùng có cha đặc trách sinh viên giáo phận, Phê-rô Lương Đức Thiệu, Cha Giuse Vũ Thế Nghinh chánh xứ Đền thánh Thánh Gia Kiên Lao, Cha Đaminh Trần Văn Hành và Cha Micae Phạm Văn Năng phó xứ Đền Thánh Thánh Gia Kiên Lao, Cha Giuse Hoàng Ngọc Khoát đặc trách sinh viên Giáo hạt Bùi Chu, Cha Giuse Phạm Văn Hiển. Ngoài ra cùng có đông đảo quý cha đặc trách SVCG của các giáo hạt trong giáo phận. Quý Thầy Phó tế, quý Tu sĩ chủng sinh trong Giáo phận. Thánh lễ khai mạc được được diễn ra rất long trọng và sốt sắng với lời ca vang nhập lễ của Ca đoàn Giới trẻ Giáo xứ đền thánh Kiên Lao. Đoàn đồng tế tiến ra bàn thờ trong niềm hân hoan vui mừng tiến bước vào nhà Chúa.

Xem Hình

Trong phần chia sẻ lời Chúa, Cha chính Giuse chia sẻ về cuộc đời của Thánh Inhaxiô và Ngài đã kết nối sự tương quan của Thánh nhân với Đức Mẹ. Nói lên sự hy sinh, xin vâng và cuộc đời cầu nguyện của Đức Mẹ và Thánh nhân, qua đó Ngài kêu gọi các bạn sinh viên – giới trẻ hãy noi gương đời sống ấy và áp dụng vào trong cuộc sống nơi học đường và sinh hoạt giữa môi trường đầy gian nan, thử thách và rất nhiều cám dỗ này. Xin Thiên Chúa chúc lành và ban muôn ơn lành hồn xác xuống trên các bạn sinh viên, nâng đỡ các bạn luôn mãi nhất là trong năm Tân Phúc – Âm – Hóa Gia đình này.

Cuối thánh lễ anh trưởng nhóm Giuse Trần Văn Nghĩa cũng đã có đôi lời cám ơn tới Cha chính và quý cha và quý cộng đoàn tham dự thánh lễ.

Chúng ta cùng bước vào giờ ăn tối và hẹn gặp nhau tại chương trình Hoan ca văn nghệ mừng sinh nhật lần thứ X lúc 19h00’ tối hôm nay.

Ban truyền thông sinh viên giáo phận Bùi Chu
 
Thánh lễ khấn dòng tại tu viện trung ương Đa Minh Rosa Lima
Sr. Maria Nguyễn Thị Minh Du
12:50 01/08/2014
Một buổi sáng tinh khôi, 6 giờ sáng ngày 01 tháng 8 năm 2014, trong khung cảnh êm đềm của tu viện Trung Ương Dòng Đaminh Rosa Lima, thánh lễ khấn lần đầu của bốn chị diễn ra trang nghiêm sốt sáng.

Xem Hình

Khi các Chị em trong nhà Dòng còn đang giờ suy ngắm thì tiếng xe của gia đình các chị tân khấn sinh đã xình xịch vào cổng.

Đoàn đồng tế tiến vào nguyện đường trong lời ca tiếng hát của ca đoàn các em Thỉnh Sinh. Đi hai bên khấn sinh là cha mẹ hoặc người thân của chị. Một hình ảnh làm ta liên tưởng đến khi xưa Đức Giê-su được Mẹ Maria và thánh Giuse dẫn lên đền Giêrusalem.

Trong bài giảng, cha Vinh-sơn Phạm Xuân Hưng, cha phụ tá Giám tỉnh Dòng Đaminh, nhắc đến Sơ Cristina, một nữ tu ở Ý mới giành giải nhất trong cuộc thi “ The voice of Italy 2014” vào tháng 6 vừa qua. Sau cuộc thi, người ta nhận thấy ơn gọi nữ có vẻ tăng lên nhiều và người ta cũng nhận thấy đời sống thường nhật của các nữ tu không mang vẻ lấp lánh, hào nhoáng nhưng thấm đẫm một đời sống tâm linh, thâm trầm và ý nghĩa.

Đoạn Tin Mừng được chọn đọc hôm nay: Anh em phải nên muối cho đời và ánh sáng cho trần gian. Chẳng biết tình cờ hay hữu ý mà bài Tin mừng này được Giáo Hội chọn đọc trong thánh lễ của hai vị Tổ phụ của hai dòng: Chúa Cứu Thế và Đaminh. Hai thánh Anphongso và thánh Đaminh không chỉ theo Chúa mà còn lập ra dòng tu để cho các thế hệ sau trở nên muối cho đời và ánh sáng cho trần gian. Ta được Chúa Giê-su là muối ướp đậm cuộc đời của chúng ta trước. Ta phải được Chúa là ánh sáng chiếu soi chúng ta trước, rồi Chúa sẽ dẫn chúng ta đi, cuộc đời chúng ta mỗi ngày thấm đậm hơn hương vị và tỏa sáng trong cuộc đời này. Muối chính là cái tâm, ánh sáng chính là cái trí. Theo cha thánh Đaminh, Ngài truyền cho các thế hệ tiếp nối: “ chiêm niệm và chia sẻ cho người khác điều mình chiêm niệm”. Vâng, những hạt muối ướp cuộc đời chúng ta là những ân phúc, là Lời chúa để biến thành những kinh nghiệm tâm linh và chuyển trao cho các thế hệ tiếp nối.

Tiếp đến là nghi thức khấn Dòng, các chị bước lên gian cung thánh, trước sự chứng kiến của cộng đoàn và trong tay Chị Tổng phụ trách Agnes Nguyễn Thị Thịnh, từng chị đọc lời tuyên khấn rõ ràng, dứt khoát, hân hoan. Sau đó từng chị ký vào sổ khấn và lần lượt đón nhận lúp mới, Hiến Pháp của Dòng. Trong niềm vui, chị Tổng Phụ trách chúc mừng các tân khấn sinh và cộng đoàn hòa chung bằng những tràng pháo tay vang dội.

Tạ ơn Chúa với các chị trong ngày Tiên Khấn. Thiên Chúa đã dẫn dắt và mở cho các Chị một lối riêng tìm kiếm Ngài qua việc phục vụ tha nhân. Ước chi chọn lựa của các chị luôn hướng về Chúa là gia nghiệp, là ý nghĩa trọn đời.

Tuy nhiên, đây mới là những bước chân khởi đầu trên đường hoàn thiện thánh ý Chúa, chúng con còn cần lắm những lời cầu nguyện của Cha mẹ, của thân nhân, từ các thế hệ đi trước và từ mọi người, để bước đường của chúng con luôn biết rằng mình được đồng hành với anh chị em mình trong hành trình tìm về Chân- Thiện- Mỹ.

01/8/2014

Maria Nguyễn Thị Minh Du
 
Ngày Thánh Mẫu 2014 tại Missouri: Thời điểm 1 tuần trước.
Trần Mạnh Trác
17:01 01/08/2014


Sáng thứ Năm, Thầy Đức từ Dòng Đồng Công gửi đi một tin nhắn:

'Anh Trác Quý Mến,

Đã có một số người đến giúp đỡ...Nhiều công việc còn đang dở dang, lều cho cộng đoàn chưa dựng xong, phong lễ đài chưa có trang trí, màn ảnh LED thì khỏi nói, restrooms cũng chưa xong. Chắc có lẽ là nhờ anh đọc thêm kinh cầu nguyện cho các công việc xong sớm nhé: )'


Đó là nội dung email cuả Thầy đính kèm một số hình ảnh mà thày đã chụp ngày hôm trước, nó nói lên sự lo lắng cuả riêng Thày và đồng thời mô tả những dồn dập cuả công việc mà càng gần tới ngày khai mạc thì càng chồng chất thêm lên.

Hèn chi mà số hình Thày gửi không còn nhiều như mấy hôm trước. Làm việc còn chưa xong, lấy thời giờ đâu mà chụp hình nữa, phải không ?

Tuy nhiên, có những dấu hiệu lạc quan theo như lời cuả Thày nói: "Đã có một số người đến giúp đỡ...".

...

Cho dù công việc có xong hay còn dang dở, thì Ngày Thánh Mẫu 2014 cũng sẽ phải bắt đầu vào ngày Thứ Năm mồng 7 tháng 8, khi có khoảng 60, 70 ngàn người từ khắp nơi đổ về, trong đó không ít là những người từ Việt Nam sang.

Tức là chỉ còn có một tuần nữa thôi.

Xem hình ảnh

Trong giai đoạn 3 ngày chính này, vì Thày Đức sẽ đảm nhiệm một công việc quan trọng hơn, cho nên một ban nhiếp ảnh sẽ thay thế Thày.

Ban nhiếp ảnh là những người đã từng cộng tác với nhà Dòng từ nhiều năm qua, do Cha Huyến và anh Thịnh từ Denver, CO đến. Ngoài ra, một số nhiếp ảnh gia cuả VietCatholic cũng sẽ tham gia ghi hình, gồm có các anh Hoàng, Hiệp, Vàng và cô Thiên Hương từ Arlington, TX, đến.

Hy vọng với một ban hùng hậu như thế thì những hình ảnh cuả Ngày Thánh Mẫu 2014 sẽ ghi nhận được đầy đủ nhiều khiá cạnh trong 3 ngày này. Chúng tôi sẽ upload lên web những hình ảnh mới ngay sau khi xảy ra, trong cùng một ngày.

Chương trình sinh hoạt cuả Ngày Thánh Mẫu 2014 đã đúc kết xong, quí vị độc giả có thể truy cập ở 'www.dongcong.net' hoặc như sau đây:

Xem Chương trình sinh hoạt cuả Ngày Thánh Mẫu 2014

Thời tiết tuần sau ở Carthage sẽ nắng ráo, không mưa, nhiệt độ mát, khoảng 70..85F (21C..29C), nhưng càng về cuối tuần thì càng nóng lên.

Các ngày Thứ Năm, Sáu và Bảy nhiệt độ có thể lên tới 90F (32C).
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Mặc Khải của Thiên Chúa trong Hiến Chế Dei Verbum
Gioan Đinh Văn Huy
09:42 01/08/2014
Mặc Khải của Thiên Chúa trong Hiến Chế Dei Verbum

Dẫn nhập:

Hiến Chế Tín Lý về Mặc Khải là một trong những văn kiện nền tảng quan trọng nhất và được bàn cãi sôi nổi nhất trong Công Đồng Vaticanô II. Văn kiện này bắt đầu được đưa ra vào tháng 12/7/1962, và mãi cho đến ngày 18/11/1965, nghĩa là rất gần ngày bế mạc Công đồng, nội dung của Hiến chế Mặc khải mới được bàn thảo xong và được chính thức công bố cho toàn thể Giáo Hội. Bản văn sau cùng này được đại đa số chấp thuận với 2344 phiếu thuận, 6 phiếu chống. Lược đồ Hiến chế này đã không giải quyết mọi vấn đề, nhưng cũng nói lên một bước tiến rất tích cực trong công cuộc tìm hiểu Mặc Khải, có tầm ảnh hưởng lớn trong nền Thần học Kitô giáo và cuộc đối thoại hiệp nhất. Đáng lẽ hiến chế này được bàn cãi trước tiên trong cuộc họp Công Đồng, nhưng Ðức Gioan XXIII nhận thấy đã có những bất đồng ý kiến trong bản văn “về Mạc Khải”, nên ngài không muốn khởi đầu Công đồng với bản văn gai góc này, và đã quyết định bàn cãi về Phụng vụ trước tiên, vì các nghị phụ dễ đồng ý về vấn đề này hơn. Lược đồ Hiến chế Phụng vụ đã mau chóng tìm được sự đồng thuận chung thì tài liệu về mặc khải lại gặp rất nhiều khó khăn trên nghị trình thảo luận. Cuối cùng lược đồ này đã được đại đa số chấp thuận. Điều này nói lên đức tin của Giáo Hội. Công Đồng đã dung hòa được Kinh Thánh, Truyền Thống và Huấn Quyền, để rồi cả ba mang Lời Chúa theo cách thức riêng và tước vị riêng[1]. Như vậy, thời gian hình thành văn kiện tín lý này cũng gần như là câu chuyện của toàn bộ Công đồng Vaticanô II. Điều đó cho thấy sự phong phú tuyệt mức của Hiến chế Tín lý về Mặc Khải Thiên Chúa. Vậy, mặc khải mà Hiến Chế đề cập là gì? Đâu là khó khăn cho Công Đồng? Mặc khải được hoàn tất khi nào? Mặc khải được chứa đựng ở đâu? Giáo Hội đón nhận mặc khải ấy như thế nào? Sau đây là những giải đáp.

Mặc khải là gì? “Mặc khải là việc Thiên Chúa do tình yêu vô biên, đã tự tỏ mình ra cho con người và cho họ biết mầu nhiệm thánh ý của Ngài, để con người, qua Đức Kitô và trong Thánh Thần, được cứu độ, thông phần vào bản tính Thiên Chúa và được trở nên nghĩa tử của Ngài”[2]. Mặc Khải trong lịch sử, đặc biệt là trong dân Do thái, Thiên Chúa đến với tổ tông, giáo ước với Nôê, tuyển chọn Abraham để thành lập dân riêng, Thiên Chúa dùng Môsê và các ngôn sứ để dạy dỗ. Như thế, qua các thời đại, Ngài đã dọn đường cho Phúc Âm[3]. Thánh Thomas chia các giai đoạn mặc khải của Cựu ước từ: Abraham đến Môsê (ban bố lề luật), rồi đến các ngôn sứ. Thời Tân ước, Thiên Chúa mặc khải qua chính Người Con (Dt 1,1-2)[4]. Edward Schillebeeckx (1914-2009) cho rằng: “Mặc khải là hoạt động cứu độ của Thiên Chúa trong lịch sử, được các tín hữu kinh nghiệm và diễn tả ra khi trả lời vấn nạn về ý nghĩ của cuộc sống”. Thánh Thomas cho rằng: “Saving act by which God provices us with the truth necessary for our salvation”(Hành động cứu độ (cái) mà Thiên Chúa cung cấp cho chúng ta với sự thật cần thiết cho việc cứu độ của chúng ta). Mặc khải luôn lớn hơn tất cả những gì chứa đựng trong Kinh Thánh, Truyền Thống và Huấn Quyền của Giáo Hội. Mặc Khải mang chiều kích thời gian, không gian, lịch sử và phù hợp với kinh nghiệm của con người[5]. Mặc khải không phải là điều xa vời mà là sự gần gủi với con người và con người có thể tiếp cận được bằng đức tin. Mặc khải còn mang chiều kích liên vị, vì Thiên Chúa tôn trọng và yêu thương con người.

Công Đồng Vaticanô II nhấn mạnh rằng: “Thiên Chúa nhân lành và khôn ngoan đã muốn mặc khải chính mình và tỏ cho mọi người biết mầu nhiệm thánh ý Ngài (Ep 1,9). Nhờ đó, loài người có thể đến cùng Chúa Cha, nhờ Chúa Kitô, Ngôi Lời nhập thể trong Chúa Thánh Thần, và được thông phần bản tính của Thiên Chúa (Ep 2, 18; 2Pr 1,4). Trong việc mặc khải nầy, với tình thương chan chứa của Ngài, Thiên Chúa vô hình (Cl 1,15; 1Tm 1,17) ngỏ lời với loài người như với bạn hữu (Xh 33,11; Ga 15, 14-15). Ngài đối thoại với họ (Br 3,38) để mời gọi và đón nhận họ hiệp nhất với Ngài. Công cuộc mặc khải nầy được thực hiện bằng các hành động và lời nói liên kết với nhau”[6]. Mặc Khải của Thiên Chúa được ghi khắc trong thời gian và lịch sử nhân loại: một lịch sử trở thành “nơi mà chúng ta có thể nhận thấy hành động của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Ngài gặp gỡ chúng ta trong những gì quen thuộc nhất và dễ dàng xác minh nhất đối với chúng ta vì nó tạo thành cảnh sống hàng ngày của chúng ta, mà không có nó, chúng ta không thể hiểu được”[7]. Qua công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã mặc khải cho loài người (Rm 1, 19; Tv 19,2), nhưng Ngài muốn cho loài người biết sâu xa hơn về bản tính của Ngài và cho loài người tham dự vào đời sống của Ngài nhời Ngôi Lời Nhập thể.

Mặc Khải - một hay hai nguồn? Một trong những vấn đề được giới thần học được tranh luận sôi nổi nhất là “các nguồn mặc khải”. Ngày 14/11/1962, Công Đồng bắt đầu xét lược đồ về Mặc Khải với tựa đề: “Những nguồn suối của Mặc Khải”. Hạn từ số nhiều này đã gây bất bình cho nhiều Nghị Phụ và rất dễ gây hiểu nhầm. Các ngài nhận thấy lược đồ này lấy lại tư tưởng của Công Đồng Triđentinô (1545-1563) với cung điệu cứng nhắc, làm cản trở việc đại kết, đặc biệt là với anh em Tin Lành, nếu Giáo Hội chủ trương hai nguồn mặc khải của Thiên Chúa là Truyền Thống và Kinh Thánh. Trong khi anh em Tin lành chỉ nhìn nhận Kinh Thánh mà thôi[8].

Đức Kitô là nguồn mặc khải, Kinh Thánh và Truyền thống là hai phương tiện. Kinh Thánh và Truyền Thống chẳng những không mâu thuẫn nhau mà còn có mối quan hệ khăng khít với nhau. Truyền Thống chuyền tải Thánh Kinh cách sống động. Cả hai đều có một nguồn suối mặc khải là Đức Kitô, Con Thiên Chúa. Chính Phúc Âm đã trả lời “Thiên Chúa chưa ai thấy bao giờ, nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết”(Ga 1,18). Như vậy, Đức Kitô không phải là phương tiện mặc khải là mặc khải: “Chúa Cha đã giao phó mọi sự cho tôi và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha, cũng không ai biết rõ người Cha trừ ra Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho”(Mt11, 27). Như thế, Truyền Thống không chống lại Thánh Kinh và Thánh Kinh cũng không thay thế Truyền Thống. Một mầu nhiệm có hai mặt, một mặt là viết thành văn, mặt kia là dòng suối chuyển động. Thánh Kinh và Truyền Thống vọt ra từ một nguồn mạch suối là Đức Kitô. Nếu Công Đồng chỉ dựa vào Thánh Kinh thôi thì chưa đủ mà còn phải có Truyền Thống[9]. Chúa Kitô mặc khải Cha Người và Chính Mình qua lời nói, việc làm và hoàn tất công trình khi tử nạn, Phục Sinh, lên trời và việc sai Chúa Thánh Thần hiện xuống mà Dei Verbum đã nhắc lại[10]. Công Đồng luôn khẳng định trong hiến chế: “Cả hai vọt ra từ một nguồn suối thiêng liêng duy nhất và chỉ hợp thành một toàn thể”, nguồn suối duy nhất này chính là Đức Giêsu Kitô, Đấng trung gian và là sự viên mãn của toàn mặc khải[11]. Kinh Thánh chính là Truyền Thống hàm chứa Mặc Khải của Thiên Chúa trong lịch sử và lưu truyền trong lịch sử được viết ra, hay Kinh Thánh chính là văn tự đúc kết của Truyền Thống[12].

Đức Giêsu Kitô hoàn tất mặc khải. Mặc khải đến với chúng ta trọn vẹn chỉ qua Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, Lời vĩnh cửu của Thiên Chúa. Nơi Lời này, Thiên Chúa nói với chúng ta tất cả những gì Ngài muốn nói. Đức Giêsu Kitô là sự viên mãn của tất cả mạc khải[13]. Mặc khải bao gồm không chỉ là lời nói và hành động, nhưng là một Ngôi vị - Đức Giêsu Kitô. Trong Đức Kitô, Thiên Chúa không chỉ thông truyền điều gì đó về chính Ngài và mầu nhiệm của Ngài, nhưng thông ban chính Ngài cho chúng ta. Đó là lý do tại sao Công đồng Vaticanô II nói: Mặc khải đã được hoàn tất với Đức Kitô, và không còn cần chờ đợi một mạc khải công nào mới trước khi Đức Giêsu Kitô- Chúa chúng ta - tỏ lộ trong vinh quang[14]. Thiên Chúa đã tỏ mình ra bằng những lời nói và việc làm trong suốt chiều dài lịch sử và đạt đến tột đỉnh trong việc Nhập Thể của Con Thiên Chúa và trong Mầu Nhiệm Cái Chết và Phục Sinh của Ngài. Thiên Chúa không những đã tỏ mình ra trong lịch sử của một dân tộc, không những đã chỉ nói qua các ngôn sứ, nhưng Ngài đã vượt qua ranh giới của Thiên Đình để vào thế giới của loài người, như một người, để chúng ta có thể gặp gỡ và lắng nghe Ngài’[15].

“Hiến Chế Tín Lý về Mặc Khải” cho ta thấy rằng, mặc khải của Thiên Chúa được lưu trữ trong Kinh Thánh, Truyền Thống và Huấn Quyền của Giáo Hội, là nguồn đức tin của chúng ta. Mặc khải chỉ có một nguồn duy nhất là Thiên Chúa.

Kinh Thánh là những tài liệu viết đã được Thiên Chúa linh ứng. Những tài liệu này được chứa đựng trong chân lý đức tin[16] và bày tỏ cho con người biết ý định của Thiên Chúa. Thiên Chúa, Đấng linh hứng và là tác giả của sách Cựu và Tân ước, đã khôn ngoan xếp đặt cho Tân ước được tiềm ẩn Cựu ước và Cựu ước được tỏ hiện trong Tân ước[17]. Kinh Thánh không hàm chứa toàn bộ mặc khải, mà chỉ là những điều cần thiết thông tri về ơn cứu độ. Kinh Thánh vừa là kết quả vừa là nguyên nhân của mặc khải. Kinh Thánh được xem như hoa trái của việc tương tác giữa mặc khải và Truyền Thống. Cả hai soi sáng và bổ túc cho nhau[18]. Kinh Thánh là bộ sách chứa đựng mặc khải của Thiên Chúa, gồm những điều Chúa nói và những việc Chúa làm, nhằm đưa con người vào đời sống của Thiên Chúa. Trọng tâm của toàn bộ Kinh Thánh là Chúa Giêsu Kitô, vì toàn bộ Kinh Thánh quy hướng về Ngài và hoàn tất nơi Ngài. Kinh Thánh được gọi là linh hồn của khoa thần học[19], vì Kinh Thánh là nền tảng của đức tin Kitô giáo. Kinh Thánh sẽ què quặt, khô khan, nếu không có Truyền Thống và ngược lại, Truyền Thống sẽ chao đảo và mất hướng nếu không có Kinh Thánh[20]. Kinh Thánh chính là Lời Chúa được mặc khải, vì thế Công Đồng luôn muốn các Kitô hữu ý thức được tầm quan trong của Kinh thánh vì [21]“không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô”. Giáo Hội luôn sống nhờ vào Kinh Thánh và cũng đồng thời nhờ vào Truyền Thống mà đem ra các chân lý đức tin đến cho mọi người.

Truyền Thống là những điều mà các tông đồ đã lãnh nhận nơi Chúa Giêsu và truyền lại để giúp dân Thiên Chúa sống một đời thánh thiện và làm tăng trưởng đức tin. Truyền thống ấy tiếp tục tiến triển trong Giáo Hội dưới sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần: các sự việc, các lời nói truyền lại được hiểu biết thấu đáo hơn, nhờ sự chiêm ngưỡng, học hỏi của các tín hữu, sự suy tư và lời giảng dạy của các Giám mục. Nhiệm vụ bảo tồn thánh truyền là chung cho toàn Giáo Hội và truyền đạt một cách chính thức là của giáo quyền[22]. Truyền Thống luôn luôn sống động, nó

không phải là hoạt động thuần túy của con người. Con người luôn nỗ lực tiếp nhận mặc khải của Thiên Chúa. Mặc khải và Truyền Thống luôn hiệp nhất với nhau để trở thành nội dung đức tin Kitô giáo. Truyền Thống phải làm sao cho mặc khải đi vào cuộc sống của con người.

Mặc khải và Truyền Thống luôn luôn có mối tương quan với nhau như “cây” và “đất”. Kinh Thánh và Truyền Thống được nối kết thông giao với nhau cách chặt chẽ và đều phát xuất từ một nguồn mạch Thần Linh, nên có thể nói, cả hai kết hợp thành một và cùng quy hướng về một mục đích”[23]. “Truyền Thống và Kinh Thánh làm thành kho tàng thánh thiêng duy nhất lưu trữ Lời Chúa đã được ký thác cho Giáo Hội”[24]. Truyền Thống có trước Kinh Thánh và lớn hơn Kinh Thánh. Kinh Thánh được viết dưới nhãn quan của Truyền Thống. Có thể nói, Kinh Thánh như là “nhân” của Truyền Thống. Truyền Thống là một thực tại sống (a living reality) kéo dài cho đến ngày cánh chung.

Mặc khải là gia sản của toàn thể dân Chúa. Các tín hữu cũng như các chủ chăn của Giáo Hội phải tỏ ra tích cực trong việc tuân giữ, thực hành và tuyên xưng đức tin lưu truyền. Việc giải thích lời Chúa đã được uỷ thác cho Huấn Quyền sống động của Giáo Hội, quyền này được thi hành nhân danh Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên, Huấn Quyền này không ở trên Lời Chúa, nhưng phục vụ Lời Chúa dưới sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Huấn Quyền lắng nghe, tôn kính, gìn giữ và trung thành trình bày Lời đó, đồng thời từ kho tàng đức tin duy nhất ấy, Huấn Quyền tiếp nhận và truyền lại cho giáo dân tin. Truyền Thống, Kinh Thánh và Huấn Quyền liên kết và phối hợp với nhau: Kinh Thánh không ôm trọn hết Truyền Thống và Truyền Thống không phải là phụ trương cho Kinh Thánh. Truyền Thống và Thánh Kinh soi sáng cho nhau và được phục vụ bởi Huấn Quyền. Huấn Quyền này nối dài sứ vụ của các Tông đồ[25]. Các Tông đồ lãnh nhận mặc khải từ miệng Chúa Giêsu (Tradition of Apostles), còn các Giám mục có trách nhiệm bảo quản và truyền đạt (quyền giáo huấn) mặc khải[26]. Vì thế, mặc khải được gọi là “có tính liên tục”.

Kết luận:

Qua những nhận định trên cho ta thấy, Mặc Khải và Truyền Thống nằm trong chương trình của Thiên Chúa. Cả hai vừa là những thực tại siêu việt, vừa là những thực tại lịch sử. Mặc Khải và Truyền Thống định nghĩa nhau, giải thích cho nhau, và cùng nhau diễn tả tình hiệp thông của Thiên Chúa đối với con người[27]. Giáo Hội sống nhờ Lời Chúa qua Kinh Thánh, đồng thời cũng nhờ Truyền Thống mà đem ra các chân lý đức tin để dạy dỗ như đôi mắt sáng của một thân thể[28]. Mặc khải phải được đón nhận bằng đức tin. Đức tin rất cần thiết cho ơn cứu rỗi. Trước muôn vàn thắc mắc trong cuộc sống, đâu là lối giải thoát cho con người khi tìm về chân lý, nếu không được Thiên Chúa mặc khải cho biết. Mặc khải được gọi là mặc khải khi có đối tượng đón nhận bằng đức tin. Đức tin cho ta thấy những điều mà người khác không thấy, hiểu những điều mà người khác không hiểu, biết những điều mà người khác không biết và kinh nghiệm những điều mà người khác không hề kinh nghiệm, vì đức tin là huyền nhiệm của ân sủng, là tác động và sự sống của Chúa trong tâm hồn những kẻ tin.

[1] Công Đồng Vaticanô II, Lời giới thiệu, trang 479 - 484

[2] Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Từ điển Công Giáo 500 mục từ, (Nxb Tôn giáo), trang 229.

[3] Lm Nguyễn Văn Trinh, Học hỏi tín lý về mặc khải của Thiên Chúa, Nxb Tôn giáo, năm 2009, trang 71

[4] Bài giảng tại lớp của Linh Mục Phê rô Nguyễn Văn Viên

[5] Bài giảng tại lớp của Linh Mục Phê rô Nguyễn Văn Viên.

[6] Dei Verbum, số 2

[7] Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Thông Điệp Đức Tin và Lý Trí (Fides et Ratio), số 12

[8] Lm Phê rô Nguyễn Chí Thiết, Công Đồng Vaticanô II, kỷ niệm 50 năm (1962-2012), trang 49-50

[9] Lm Phê rô Nguyễn Chí Thiết, Công Đồng Vaticanô II, kỷ niệm 50 năm, trang 57-58

[10] Dei Verbum, số 17

[11] Dei Verbum, số 2

[12] Mặc khải và Truyền Thống Trong Nội Dung Đức Tin Kitô Giáo của Lm Phêrô Nguyễn Văn Viên, trên webside hppt/www.lamhong.org, đăng năm 2012. (truy cập ngày 16/06/2013)

[13] Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 65

[14] Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 66

[15] Bài Giáo Lý thứ nhất về năm Đức Tin của ĐTC Bênêđictô XVI trên webside: www.gpcantho.com (truy cập ngày 12/05/2013).

[16] Dei Verbum, số 11

[17] Dei Verbum, số 16

[18] Norberto Nguyễn Văn Khanh, OFM, Giáo Hội Với Kho Tàng Mặc Khải, trang 9

[19] Dei Verbum, số 24 (lấy lại lời của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII trong thông điệp Providentissimus Deus, (18/11/1893)

[20] Lm Nguyễn Văn Trinh, Học hỏi tín lý về mặc khải của Thiên Chúa, trang 265

[21] Thánh Jérôm (345-420)

[22] Dei Verbum, 10

[23] Dei Verbum, 9

[24] Dei Verbum, 10

[25] Dei Verbum, 10

[26] Lm Nguyễn Văn Trinh, Học hỏi tín lý về mặc khải của Thiên Chúa, trang 263

[27] Mặc khải và Truyền Thống Trong Nội Dung Đức Tin Kitô Giáo của Lm Phêrô Nguyễn Văn Viên, trên webside hppt/www.lamhong.org, đăng năm 2012. (truy cập ngày 16/06/2013)

[28] Lm Phêrô Nguyễn Chí Thiết, Công Đồng Vatica nô II, kỷ niệm 50 năm, trang 51.
 
Ơn Cứu-Chuộc và tội nguyên-tổ
Mai Tá
19:52 01/08/2014
Chương Năm Ơn Cứu-Chuộc và tội nguyên-tổ
(bài 26)




Phần 3:
Những hiểu biết có liên-quan
đến cuộc sống con người


Rất nhiều lần, tôi vẫn tìm cách lập nên đôi ba sự việc nói về “Tội nguyên tổ” theo nghĩa có liên-quan đến thời-buổi hiện-đại; và/hoặc, những chuyện tương-tự theo nghĩa có “ảnh-hưởng hỗ-tương khá tiêu-cực”. Tuy nhiên, không một sự việc gì về thể-chất như thế, lại chỉ có ảnh-hưởng hỗ-tương tiêu-cực, mà thôi. Bởi, mỗi người và mọi người, đều có thể và có cơ-hội tạo ảnh-hưởng hỗ-tương lên người khác; và lên cả quan-hệ mà họ đã và đang có với nhau nữa. Ảnh-hưởng này, có thể sẽ mang tính-chất tiêu-cực hoặc tích-cực, cũng đều được.

Ảnh-hưởng hỗ-tương khá tiêu-cực, là thực-tại xưa rày ai cũng thấy. Nó xuất-hiện từ ngàn xưa; cũng mang tính cổ-đại như tuổi đời của nhân-loại, tựa hồ con người chúng ta vẫn từng có quan-hệ tương-tác với nhau, đã từ lâu. Ảnh-hưởng hỗ-tương, tạo giới-hạn vô bến-bờ cho sự tự-do khiến con người bị ảnh-hưởng về quá nhiều điều, trong đời. Và, nó còn làm băng-hoại cả sự hài-hoà tâm-lý, nữa. Nó ảnh-hưởng lên hành-xử riêng-tư của mỗi người, khiến hành-xử ấy ngày một trở nên tồi-tệ hơn nhiều.

“Tội nguyên tổ”, là con-đường-một-chiều nhấn mạnh rất nhiều đến sự thật này, suốt nhiều thập-kỷ vừa qua, cho đến khi những người chủ-trương nhân-cách-hoá những lỗi cùng tội và cả những người hiểu tương-quan này không mấy rõ nét như ta thường thấy ở nhiều nơi, trong đạo Chúa. Hiểu theo cách này, tôi thấy rất vui vì, tự thân, mình cũng sử-dụng được thứ ngôn-ngữ thích-hợp để nói về “Tội Nguyên Tổ” cho mọi người hiểu. Nói chung thì, theo cung-cách nào đó, ta phải công-nhận rằng: thực-sự trên đời này, đã có cái-gọi-là “ảnh-hưởng hỗ-tương khá tiêu-cực”, nơi con người nói chung, là chính ta.

Dĩ nhiên, quan-niệm này cần có sự quân-bình để “ảnh-hưởng hỗ-tương” dù mang tính tiêu-cực, vẫn có ý-nghĩa như thứ tình-yêu tha-nhân, tỏ bày cho hết mọi người. Điều này, lại cũng là sự thật rất thực, và có lẽ còn thực hơn “ảnh-hưởng hỗ-tương tiêu-cực”, là chính nó nữa. Phải nói là: tình yêu tha-nhân tỏ-bày cho hết mọi người (có ảnh-hưởng hỗ-tương rất tích cực” vẫn xảy ra trong thực-tế mà lâu nay, ta vẫn không nhận ra điều này một cách đầy-đủ.

Đúng ra, dù có quân-bình-hoá ảnh-hưởng hỗ-tương giữa người này hay người khác, như trong các cuộc tranh đua/thi-đấu này khác, cũng không đủ. Bởi lẽ, giả như ai đó được bảo-vệ trọn-vẹn khỏi mọi “ảnh-hưởng hỗ-tương tiêu-cực”, nhờ sự hiện-diện rất thực của nhân-vật trổi-bật nào đó có ảnh-hưởng tích-cực hơn, thì hỏi rằng: những người như thế sẽ trông giống ai, đây? Nói thẳng ra, là: thực-tế của sự việc, cũng không tuyệt-vời cho lắm!

Có thể nói một cách giản-đơn hơn, thì: đây là trường-hợp ta không nên có những bước sai lầm khi làm thế, bởi vì: nếu ta chưa đặt chân lên bất cứ nơi nào được, là do thiếu mất cơ-hội thuận-tiện, và/hoặc có sự gượng-gạo từ nền văn-hoá nào đó do mình tạo ra. Và khi ấy, tôi cứ tự hỏi: giả như người nghèo-khó chấp-nhận sống đời khó-nghèo của họ, thì hỏi rằng: họ có được bảo-vệ để thoát khỏi hệ-quả độc-hại xuất phát từ “Tội nguyên tổ”, không?

Theo nghĩa phân-tâm-học, thì: những người như thế có được giải-thoát khỏi thứ quyền-bính vạn-năng/vạn-đại mang tính-chất tự yêu-thương mình, như thần Narcissus, không? Có lẽ, ta cũng nên suy-tư nhiều thêm nữa, bằng từ-vựng này, về huệ-lộc ta có được từ sự việc định-danh cho Đức Maria, Vị Nữ-Lưu xuất tự thôn-làng nghèo ở Galilê là Đấng “vô-nhiễm nguyên-tội”, cũng hơi lạ.

Với tôi, các phương-án này đều rất khả-thi. Nhưng lâu nay, tôi lại cứ di-chuyển về với định-hướng khác, tức: không phải định-hướng để thu-hồi lại thứ ngôn-ngữ nói nhiều về “Tội Nguyên-tổ”, mà là đi vào với thứ gì đó vượt quá những điều từng diễn-lộ ra như thế.



(còn tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
 
Văn Hóa
Chuyện phiếm ông cháu
Vũ Văn An
17:42 01/08/2014
Bẩy mươi sáu tuổi, tôi mới có thằng cháu đích tôn. Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh chỉ vỏn vẹn nói đích tôn là cháu trưởng. Từ Điển Tiếng Việt của Minh Tân, Thanh Nghị và Xuân Lãm thêm được hai chữ “trai” và “bên nội”, thành: Cháu trai trưởng bên nội. Học Giả Đào Duy Anh chắc theo thuyết ngày xưa “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô” (1 trai kể là có 10 gái kể là không), nên cho rằng: cháu trưởng đã nói lên đầy đủ ý nghĩa của chữ đích tôn rồi. Nhưng đối với tôi, nói như thế không đúng, bởi tôi đã có đứa cháu trưởng cách nay 23 năm, nhưng cháu chưa phải là cháu đích tôn của tôi, dù cháu cũng là cháu trai. Đơn giản chỉ vì cháu là cháu ngoại.

Đứa cháu mới sinh có khác: cháu là con trai đầu của đứa con trai duy nhất của tôi; do đó, đích thị là cháu đích tôn. Bế thằng bé lần đầu ngày 25 tháng 7, sau khi cháu chào đời chưa đầy một ngày, tôi bảo cháu: young man, your’re my đích tôn! Thằng cháu như muốn hiểu, hé đôi mắt chưa định thần ra nhìn. Cũng đủ cho người ông vui hẳn lên.

Cháu nào cũng là cháu

Thật ra thì con nào chả là con và cháu nào chả là cháu. Tôi qúy bốn con gái đầu y hệt qúy anh con trai út và đứa cháu ngoại nào, tôi cũng yêu thương hết mình. Năm năm đầu đời, thằng cháu ngoại đầu tiên ở nhà ông bà ngoại nhiều hơn ở nhà bố mẹ, nhất là từ lúc cháu vào trường mẫu giáo lúc lên ba. Ngày nào hai ông cháu cũng cuốc bộ ra ga, đáp xe lửa, rồi từ ga xe lửa cuốc bộ vào trường mẫu giáo. Vừa đi vừa tung tăng, chạy nhẩy, vui đùa. Con đường ngày nào cũng thấy vắn. Từ trường mẫu giáo ra xe lửa tiếp tục đi làm, lòng ông ngoại lúc nào cũng đầy ắp hình ảnh cháu. Buổi chiều, trên đường đi làm về, bà ngoại tiện xe đến đón cháu, hai bà cháu huyên thuyên chuyện trò, quên cả thời gian. Mười cháu tiếp theo, trai có, gái có, cũng đều thế cả. Dù ông bà ngoại cả hai đều “cày sâu cuốc bẫm”, người ở sở thuế liên bang, kẻ ở xưởng ráp nối dây chuyền.

Ấy thế nhưng cái thằng cháu đích tôn hình như có gì hơi khác. Tôi biết chắc nó là móc xích nối tôi với nhiều thế hệ những người mang tên họ Vũ sau cháu, cũng như tôi từng là móc xích nối liền với bao nhiêu con người cùng mang dòng máu nhà họ Vũ trước tôi. Người theo Đạo Khổng không lưu ý bao nhiêu tới cuộc sống đời sau, thiên đàng địa ngục, hạnh phúc miên viễn bản vị có như thế nào sau khi con người từ giã cõi đời, họ không thèm bàn tới. Nhưng họ rất quan tâm tới cái tính liên tục của những móc xích này: càng bất tận càng hay và bất hạnh thay là những người “vô hậu”. Xét về mặt hữu thể, đứa cháu nào cũng giúp tôi hoàn thành được sứ mệnh liên tục hóa sợi dây xích này theo quan điểm Khổng Giáo. Nhưng tôi vẫn không quên cái nguyên tắc liên hệ hàng dọc (trực hệ) mà không những chỉ có Đông Phương mới coi trọng. Truyền thống Do Thái Kitô Giáo cũng rất quan tâm tới nó.

Gia phả

Cả Cựu Ước lẫn Tân Ước đều cẩn thận ghi lại cái dòng chẩy trực hệ này tính từ cha tới con trai, cháu trai, chắt trai… Sách Sáng Thế, trong các chương 4,5 và 10-11, ghi lại dòng dõi trực hệ nam từ Ađam tới Ápraham. Ađam và Evà có ba con trai, Aben bị anh giết chết, còn lại Cain và Sết. Gia phả Cain được nói tới ở chương 4, còn gia phả của Sết được nói tới ở chương 5, tới đời thứ bẩy được người chút hay người chít sống lâu nhất trên cõi đời, tổng cộng “chín trăm sáu mươi chín năm” là Mơtuselác, và chấm dứt với Nôê, con Laméc và là cháu đích tôn của Mơtuselác. Chương 10 và chương 11, nói tới gia phả của Nôê, được gọi là Danh Bạ Các Dân Tộc (table of Nations) do 3 người con trai là Sêm, Kham và Giaphét sinh sôi nẩy nở. Ápram, sau được đổi tên thành Ápraham, thuộc dòng dõi Sêm. Cựu Ước sau đó không ghi gia phả. Người ta phải dựa vào lịch sử để tìm ra gia phả từ đời Ápraham. Nhưng ai cũng biết ông thuộc dòng dõi Sết và từ ông, có Đavít và Chúa Giêsu.

Tân Ước không chỉ kể gia phả của Chúa Giêsu từ thời Ápraham (Tin Mừng Matthêu 1:2-16) mà còn lần lên tới tận Ađam (Tin Mừng Luca 3:23-38). Điều quan trọng là Chúa Giêsu không phát sinh từ dòng dõi Cain mà từ dòng dõi Sết, dòng dõi mà chính Evà cho rằng để “thay thế cho Aben” (St 4:25). Về một phương diện nào đó, câu ca dao tục ngữ của Việt Nam quả thâm thúy: sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông. Chính “chít chít chít đích tôn” Giêsu đã có tính quyết định đối với bản sắc cha, ông…

Các truyện Thánh Kinh

Tuy nhiên, liên hệ tương tác giữa ông bà và các cháu thì Thánh Kinh ít nói tới. Hầu như không chỗ nào trong Thánh Kinh đề cập tới việc ông bà chăm sóc các cháu như hoàn cảnh hiện nay. Có lẽ vì thời Thánh Kinh, ông bà không đủ tuổi thọ để được chứng kiến cảnh các cháu ra đời và lớn lên. Bởi thế, trong các cuộc đố vui về ông bà và các cháu trong Thánh Kinh, người ta bí đến nỗi phải đặt những câu hỏi như: ai trong Thánh Kinh có hai con trai sinh hoàn toàn cùng một lúc với các cháu trai của mình? Thưa: là ông Lót. Thực vậy: sau khi Xơđôm và Gômôra bị hủy diệt, hai con gái ông Lót vỡ lẽ ra rằng không có đàn ông, họ không thể có con nối dõi cho cha, nên họ đã quyết định biến cha thành chồng. Do đó, Lót vừa là cha vừa là ông hai thằng nhỏ (St 19:29-38).

Tuy thế, vẫn có một số truyện kể lý thú về ông bà và các cháu. Như truyện bà giết cháu (chứ không phải cháu giết ông bà vì thua đánh cá world cup như ở Việt Nam gần đây). Vua Akhátgiahu chết, mẹ là Athangia quyết định cai trị đất nước, nên đã giết trọn hoàng gia trong đó có các cháu trai, chỉ duy hoàng tử Giôát là sống thoát nhờ được một người mang dấu đi (2V 11:1-2). Nhưng cũng có truyện ông cứu cháu. Đó là lúc Ápsalôm, sau khi giết Amnôn, người em cùng cha khác mẹ, để trả thù cho việc em gái Tama của mình bị hiếp, đã chạy tới cầu cứu Tanmai, Vua Gơsua (2Sm 13:37). Tanmai vốn là cha của Maakha, mẹ Ápsalôm (2Sm 3:3).

Ông Nôê có công lớn trong biến cố Hồng Thủy: cứu được dòng giống người và dòng giống mọi loài động vật khỏi bị tận diệt, nhưng lại tỏ ra vô lý đối với cháu của mình: sau Hồng Thủy, nhờ được mùa nho, ông ép làm rượu rồi uống say đến độ lăn quay ra ngủ mình trần trùng trục, không một mảnh vải che thân. Ham, con trai út của ông, “thấy chỗ kín” của cha, đi kể cho hai anh nghe. Hai anh vội lấy vải, đi giật lùi, tới che “chỗ kín của cha”. Giận thằng út, Nôê không mắng nó mà nguyền rủa đứa cháu Canaan vốn là con của Ham: “Canaan đáng bị nguyền rủa! Nó phải là đầy tớ của các anh em nó” (St 9: 20-26).

Nói tới cháu trai trưởng (đích tôn) thì hình như Thánh Kinh không chú trọng bao nhiêu. Truyện kể rằng Giacóp yêu cầu Giuse mang hai con trai tới cho ông chúc phúc. Giuse đặt Mơnaxe, con trai lớn nhất của mình, đứng bên phải Giacóp, còn Épraim, con trai út của mình, đứng bên trái ông nội. Nhưng khi chúc phúc cho chúng, Giacóp lại đặt tay phải của mình lên đầu Épraim và đặt tay trái lên đầu Mơnaxe, trái với lệ thường là đặt tay phải của ông lên đầu đứa đứng bên phải, và đặt tay trái lên đầu đứa đứng bên trái. Khi bị Giuse phản đối, Giacóp bảo: ông muốn làm vậy, vì “em nó sẽ lớn hơn nó và dòng dõi của em nó sẽ thành rất nhiều dân tộc” (St 48: 13-20).

Việc trên dễ hiểu ở điểm chính Giacóp đã “cướp” quyền trưởng nam của anh là Êsau (St 27). Và trong lịch sử Cựu Ước, nhiều lần Thiên Chúa qúy con trai thứ hơn con trai trưởng: Ixaác hơn Ismael, Môsê hơn Aaron, Đavít hơn Êliáp, Salômôn hơn Ađônigia.

Tưởng cũng nên nhớ, Giacóp nhận Épraim và Mơnaxe làm con ngang hàng với các bác các chú, nên từ Giuse, phát sinh hai chi tộc Do Thái, trong khi các người con trai khác của Giacóp, mỗi người chỉ phát sinh một chi tộc. Có điều sau này chi tộc Épraim là một thành phần của Vương Quốc Phía Bắc cho tới lúc vương quốc này bị Assyria xâm chiếm vào năm 723 trước CN, từ đó, chi tộc này được kể là một trong 10 chi tộc thất lạc của Israel, trong đó có cả chi tộc Mơnaxe.

Văn hóa Việt Nam

Trái lại, văn hóa Việt Nam lúc nào cũng trọng con trưởng và cháu đích tôn dù ca dao có những câu như “khó con đầu, giầu con út” hoặc “con út trút gia tài”. Tác giả N.H., trên Dân Trí, thuật truyện ông nội cưng cháu đích tôn: hễ lúc nào có hai ba đứa cháu hiện diện, là ông cụ chỉ chú ý tới cháu đích tôn mà thôi: “ ‘A, cháu đích tôn của ông đã về’ rồi ông ôm lấy Bin và bế cháu vào nhà. Em Tôm thì lon ton chạy sau cũng đòi ông bế”. Thắp hương cho tổ tiên cũng phải là cháu đích tôn, “đích tôn mà!”. Chỉ khoe cháu đích tôn: “đây là thằng đích tôn, cái thằng sinh non được có 1.8 kílô mà bây giờ to khỏe thế này; còn đây là con thằng thứ hai”. Cháu đích tôn còn làm cụ trường thọ “có thằng đích tôn, ông sống được cả trăm tuổi”. Đích tôn có làm sai thì vẫn là đúng, là hay: “tuần trước, hai anh em sang hàng xóm chơi, khi vừa vào đến cửa thjì Bin chạy xộc vào trong mà chưa cởi dép, còn Tôm thì nhớ lời mẹ dặn, lúi húi cởi chiếc dép quai hậu rồi mới bước vào. Về nhà, ông kể chuyện hai anh em. Ông bảo: Thằng Bin thế mà bạo dạn, sang hàng xóm không biết ngại ngần, chạy vào trong luôn, còn cu Tôm xem chừng nhát, cứ đứng ở cửa”.

Tác giả Lê Phú Khải thì kể một câu truyện mà ông ngụ ý cho là có thật, nhưng thiển nghĩ chỉ là một dụ ngôn răn đời về cái thói ưa cháu đích tôn. Ông nội từ Việt Nam qua Đức thăm thằng đích tôn hai dòng máu. Từ đàng xa, bố nhận ra ông nội, chỉ cho con, “chỉ đợi có thế, thằng cháu đích tôn trên vai bố đã dướn hẳn người lên lấy hai tay làm loa và hét lớn một câu bằng tiếng Việt để chào mừng ông nội nó. Bỗng ông nội nó trợn mắt… rồi từ từ đổ gục xuống, máu từ mồm và hai lỗ tai ứa ra… Ông nội nó đã tắt thở trước khi được nhân viên nhà ga sân bay đưa vào bệnh viện”.

Nhờ người bạn thân của “bố”, tác giả hiểu nguyên nhân gây ra cái chết cho ông nội: Bố cưới vợ Đức, đẻ được thằng con lai, nhưng mải làm ăn, quên cả dạy dỗ con, nhất là về tiếng Việt. Con chỉ học được duy nhất một câu tiếng Việt của bố là “Đ… mẹ mày”: thằng con nghe câu này miết, chẳng cần học, cũng thuộc nằm lòng. Và câu nó nói với ông nội ở phi trường Phăng (Frankfurt?) chính là câu đó, cái câu oan nghiệt đem lại đột tử cho ông nội mới gặp lần đầu!

Thằng cháu đích tôn của tôi cũng mang hai dòng máu. Nhưng tôi hy vọng sẽ không vướng vào vòng oan nghiệt này bởi lẽ trong gia đình tôi, không ai biết nói câu oan nghiệt như trên. Vả lại nữa, sự kỳ vọng vào cháu đích tôn của tôi chắc không “nồng nàn” như của ông già Việt Nam tại nhà ga sân bay Phăng, Đức Quốc. Và đường nước chẩy xuôi, theo chiều đi xuống của tôi, có thể “bất phản hồi” hơn của ông già này. Xét về phương diện bản thân, tôi mừng vì thằng đích tôn này sẽ vẫn là móc xích nối liền những người họ Vũ của quá khứ và tương lai, thế thôi.

Dĩ nhiên, tôi mong nhiều hơn thế, tôi mong có thể đóng góp được điều gì vào diễn trình lớn lên của thằng cháu đích tôn, nhất là làm sao thằng cháu đích tôn này không tích cực từ bỏ cội nguồn. Cứ nghĩ tới việc đứt đoạn dòng ký ức về cội nguồn này mà buồn đứt lòng. Ý nghĩ này khiến tôi nhớ lại một cuốn phim Nhật kể về mối lo duy nhất của một người đàn bà sắp qua đời: không biết có còn ai nhớ tới mình nữa không. Vì theo bà: có người còn nhớ tới mình là mình vẫn còn sống, vẫn còn hiện hữu.

Cuộc tranh luận ở Úc về ông bà

Ngoài ra, tôi không mong được đền đáp gì dưới bất cứ hình thức nào. Ở Úc, trùng với ngày ra đời của thằng cháu đích tôn của tôi, người ta bắt đầu tranh luận về viễn tượng có thể trả phụ cấp cho các ông bà chăm sóc các cháu để bố mẹ chúng đi làm. Thực vậy, đó là đề nghị của Productivity Commission trong phúc trình mới đây của họ. Nhưng khi đưa ra đề nghị này, Ủy Ban Năng Xuất, do chính cái tên của nó, cũng chỉ lưu ý tới năng xuất, không hẳn nghĩ tới “công lao” của ông bà. Chính vì thế, nữ ký giả Harriet Alexander của tờ Sunday Telegraph đã chạy một hàng tít “The granny nannies: it's a labour of love, not money” (các người bà vú em: đây là lao động vì yêu thương, không phải vì tiền).

Nữ ký giả này có ý nói tới Susie Balderstone: 5 giờ sáng đã thức dậy, lái xe từ MacMasters Beach ở trung duyên hải (central coast) tới Woy Woy để đáp chuyến xe lửa sớm vào Sydney trước khi con gái rời nhà đi làm. Bà trông coi cháu gái Matilda, đôi khi ngủ lại trên tràng kỷ của con gái, đôi khi chở cháu gái một tuổi về MacMasters để rồi đem cháu trở lại Sydney vào tối thứ Sáu. Khi cuối tuần tới, bà như đã đứt hơi! Nhưng ý nghĩ nhận tiền đối với bà là một anathema! Một vạ tuyệt thông! “Tôi thương Tilly và những ngày giờ bên cháu. Nó mang lại những chiều kích tuyệt diệu cho cả hai cuộc đời bà cháu tôi”.

Một người bà khác ở Woollahra, Louise Leibowitz, coi cháu gái 2 tuổi, nói rằng “tôi làm việc này vì tôi. Tôi không làm vì các cháu tôi, tôi không làm vì con dâu tôi, tôi cũng không làm vì con trai tôi, nên với tôi, tiền bạc sẽ làm hoen ố cái tính đặc biệt của việc này. Tôi tuyệt đối thích làm việc này”.

Nói thế thì nói, riêng tôi vẫn mong rằng giữa ông nội và thằng cháu đích tôn sẽ không có phân cách hay ít nhất có phân cách thì đừng phân cách đến nỗi không thể nào với tới nhau được, dù là bằng các phương tiện kỹ thuật số như hiện nay.

Ngày ông bà

Xã hội hiện nay cũng đang cố gắng giúp thực hiện được hoài mong trên. Ngày Ông Bà ở Mỹ, chính thức có từ thời Tổng Thống Carter năm 1978 với Đạo Luật Công Cộng 96-62, nhưng đã được Tiểu Bang West Virginia chính thức chấp thuận trước đó và được Thống Đốc Arch Moore công bố ngày 27 tháng Năm, 1973. Đây là kết quả một cuộc vận động tích cực và lâu dài của bà Marian McQuade, ở Oak Hill, tiều bang West Virginia.

Theo lời nói đầu của Đạo Luật Công Cộng 96-62, mục đích của ngày này là “…để vinh danh các ông bà, đem lại cho các ông bà cơ hội tỏ lòng yêu thương con cái của các con mình, và giúp các con cháu ý thức được sức mạnh, sự thông tri và sự hướng dẫn mà các vị cao niên có thể hiến tặng”.

Riêng Bà McQuade thì cho rằng trong ngày Ông Bà, làm gì thì làm, tổ chức sinh hoạt nào thì tổ chức, nhưng “ý niệm là để tôn vinh các ông bà và để bồi đắp mối gắn bó với các cháu của các vị. Một phần của sự gắn bó này làm cho con cháu quen thuộc với dòng dõi tổ tiên”. Nói tóm lại, hoài mong của bà vẫn là hoài mong của người đàn bà Nhật lúc sắp lâm chung: còn ai nhớ tới tôi không?

Ông bà trong Thánh Kinh

Thánh Kinh dường như không chú trọng tới chiều kích trên. Thực vậy, những câu Thánh Kinh được người ta trích dẫn nhiều nhất liên quan tới chuyện ông bà, con cháu, thường là những câu nói tới các khía cạnh sau:

1) Giá trị hỗ tương giữa ông bà và con cháu: Triều thiên người già là đàn con cháu, vinh dự của con cái là chính người cha (Cn 17:6).

2) Ảnh hưởng tốt của ông bà trên các cháu: Tôi hồi tưởng lại lòng tin không giả hình của anh, lòng tin đã có nơi cụ Lôít, bà ngoại anh, nơi bà Êunikê, mẹ anh, cũng như nơi chính anh, tôi xác tín như vậy (2Tm 1:5).

3) Ông bà phải làm chứng về đức tin cho các cháu: Nhưng anh em hãy ý tứ và cẩn thận giữ mình đừng quên những điều mắt anh em đã thấy, và suốt đời, đừng để cho những điều ấy ra khỏi lòng anh em; trái lại, anh em hãy dạy cho con cháu anh em biết (Đnl 4:9). Sách Xuất Hành cũng có một câu tương tự: Và để ngươi thuật lại cho con cháu ngươi nghe Ta đã giáng họa xuống Ai Cập làm sao và Ta đã thực hiện những dấu lạ nào giữa họ, khiến các ngươi biết Ta đây là Chúa (Xh 10:2)(xem thêm Tv 78:1-7).

4) Ông bà phải dạy con cháu bằng gương sáng: Hãy khuyên các cụ phải tiết độ, đàng hoàng, chừng mực, vững mạnh trong đức tin, đức mến và đức nhẫn nại. Các cụ bà cũng vậy, phải ăn ở sao cho xứng là người thánh, không nói xấu, không rượu chè say sưa, nhưng biết dạy bảo điều lành. Như vậy, họ sẽ dạy cho người vợ trẻ biết yêu chồng, thương con (Titô 2:2-4)(xem thêm Cn 16:31).

5) Nhờ công đức ông bà, con cháu được chúc phúc: Nhưng ân tình Chúa thiên thu vạn đại, dành cho kẻ nào hết dạ kính tôn và Người xử công minh cả với đời con cháu (Tv 103:17) và Người đức độ để gia sản tới đời con cháu (Cn 13:22)(xem thêm Tv 112:1-2). Ngược lại, ông bà cũng đem lại chúc dữ cho con cháu: Đối với những kẻ ghét Ta, Ta phạt con cháu đến ba, bốn đời vì tội lỗi cha ông (Xh 20:5).

Nói tới việc ông bà để đức cho con cháu, và nguyên lý đời cha ăn mặn đời con khát nước, người Kitô giáo Hoa Kỳ thường hay trích dẫn cụ Jonathon Edwards, sinh năm 1703, một người luôn kính Chúa yêu người. Đêm tân hôn, cụ đã cam kết cuộc hôn nhân của mình cho Thiên Chúa. Nhờ vậy dòng dõi cụ có 300 giáo sĩ, 100 luật sư, 60 thẩm phán, 60 bác sĩ, 60 tác giả thuộc loại cổ điển, 100 giáo sư và 14 viện trưởng đại học, 3 thị trưởng các thành phố lớn, 3 thống đốc tiểu bang, một kiểm soát viên Bộ Ngân Khố Mỹ và một phó tổng thống Hoa Kỳ! Ngược lại, Max Dukes, sinh năm 1700, là một người không có đức tin, cưới người đàn bà cũng không có đức tin. Nên trong số 1,200 con cháu được biết tới tên, 310 người chuyên du thử du thực, 440 người sống hoang đàng, 130 người ngồi tù, hơn 100 nghiện rượu, 60 người chuyên trộm cướp, 190 người làm điếm. Người ta ước lượng con cháu của Max Dukes làm tiểu bang New York tốn đến 1.5 triệu dollars, một khoản tiền rất lớn vào hồi đó.

Gương sống ông bà

Trong số các ông bà của Thánh Kinh, Gia Cóp là gương sống sáng chói nhất trong tương quan với con cháu. Thánh Phaolô, ngoài việc ca tụng gương dạy đạo cho con cháu của bà Lôít, bà ngoại của giám mục Timôti ra, đặc biệt ca ngợi “ông nội” Gia Cóp trong thư Do Thái (11:21): “Nhờ đức tin, ông Gia Cóp, khi sắp chết, đã chúc phúc cho mỗi người con của ông Giuse; ông dựa vào đầu gậy, cúi mình xuống sụp lạy”.

Ta chỉ có thể hiểu rõ việc đánh giá Gia Cóp trên đây của Thánh Phaolô khi đọc chương 48 Sách Sáng thế. Đây là lúc Gia Cóp gần sắp chết. Giuse mang hai con tới cho cha chúc phúc lần cuối. Giacóp trân trọng giây phút ở với cháu lần cuối cùng này, nên đã “cố gượng dậy ngồi trên giường”. Và như một chúc thư, ông chia sẻ với con cháu những điều kỳ diệu mà Thiên Chúa đã làm cho cá nhân ông và cho dòng dõi ông (48:3-6). Nhân tiện, ông chia sẻ các trải nghiệm đau lòng và các cuộc chiến đấu trong đời ông (48:7). Riêng với hai cháu, cụ tỏ lòng âu yếm bằng cách “ôm hôn chúng” (48:10), coi chúng như hồng ân Thiên Chúa ban (48:11). Khi chúc phúc cho hai cháu, cụ Gia Cóp không khỏi hoài mong “nhờ chúng, tên tuổi của cha và của cha ông cha là Ápraham và Ixaác được nhắc tới” (48:16).

Danh thơm tiếng tốt của cha ông muôn đời vẫn là kỳ vọng lớn nhất. Sách Châm Ngôn (22:1) nói thế này: “Lắm của cải đâu qúy bằng danh thơm tiếng tốt, vàng với bạc nào trọng bằng được mến được thương”. Cụ Gia Cóp dù sao vẫn là một con người bình thường dù cụ là ông tổ trực tiếp của 12 chi tộc Israel.

Ông bà là trân châu ngọc qúy

Nhiều người cho rằng ngày nay ông bà đã mất nhiều giá trị đối với thế hệ hiện tại. Nhưng Đức Phanxicô không nghĩ vậy, đối với ngài, “ông bà là trân châu ngọc qúy”. Đó là lời ngài nói trong thánh lễ thường nhật sáng thứ Hai 18 tháng 11 năm 2013 tại Nhà Thánh Mácta. Ngài nói thêm, “giống rượu nho tốt càng để lâu càng thơm ngon hơn, các ông bà Công Giáo để lại cho chúng ta một gia bảo cao qúy’”. “Các vị chuyển giao cho ta lịch sử, tín lý, đức tin và tặng cho ta làm của gia bảo”.

Nhân dịp này, Đức Phanxicô kể lại câu truyện cổ tích về một gia đình kia gồm cha mẹ con cái và một người ông. Người ông này, khi ăn, làm thực phẩm vung vãi tứ tung, lên cả mặt, khiến gia đình khó chịu. Người cha bèn làm riêng cho ông cụ một chiếc bàn ăn, để ông cụ không còn làm phiền ai nữa.

Một ngày kia, khi về đến nhà, người cha thấy đứa con trai đang loay hoay với một phiến gỗ, hỏi “con làm gì thế?” thì nó thưa: "làm một chiếc bàn". “Tại sao?” “để cho cha, khi cha già như ông nội!”.

Đức Phanxicô cho hay: “truyện cổ tích này giúp ích cho tôi rất nhiều trong suốt cuộc sống của tôi”.

Không hẳn đứa cháu nào cũng vô tình với ông nội. Tôi cảm thấy ấm lòng hẳn lên. Thoạt đầu tôi tưởng Đức Thánh Cha đọc truyện cổ tích này từ Sách “Tập Đọc Một” của Nhóm Ông Bùi Văn Bảo. Nhưng xem kỹ thì không phải. Vì truyện “Cha Nào, Con Nấy” trong Sách Ông Bào nói rằng “Cha của Cốc bèn lấy cái gáo dừa làm chén để dưới đất cho ông (nội) ngồi ăn riêng. Một hôm, Cốc chơi lấy ván ráp thành cái máng cho heo ăn. Cha Cốc hỏi: ‘con làm gì thế?' ‘Con làm cái máng này dành khi cha già, con trộn cơm cho cha ăn’.

Thế mới biết truyện Việt Nam không nhẹ nhàng như truyện Á Căn Đình! Chưa hết, truyện của Ông Bào kể tiếp: “Một hôm, người cha đẩy xe bỏ ông nội Cốc vào rừng. Cốc đem xe về nhà. Người cha hỏi, Cốc trả lời rằng: ‘Con đem cái xe này về để khi cha già, sẽ đẩy bỏ cha trong rừng'. Chỉ tới nước này, người cha mới “sợ hãi trở vào rừng, tìm cha đem về. Từ đó, cha Cốc ăn ở với ông nội Cốc rất hiếu thảo”.

Thực ra, cả Ông Bùi Văn Bào và Đức Phanxicô dường như đều mô phỏng truyện cổ tích của anh em nhà Grimm, tuy truyện nguyên thủy này có hơi khác: ông nội ở đây rất già, mắt mờ, tai điếc, đầu gối run lẩy bẩy. Ngồi bên bàn ăn, tay ông run run cầm chiếc thìa, súp bắn tung ra khăn trải bàn, súp chảy quanh miệng và nhỏ giọt xuống bàn. Hai vợ chồng đứa con trai của ông kinh tởm trước chuyện đó, do vậy ông cụ phải ra ngồi ăn ở góc nhà, sau cái lò sưởi. Hai vợ chồng cho ông ăn bằng một cái bát sành và cũng chẳng bao giờ cho ăn no. Những lúc đó ông buồn rầu nhìn cái bàn và nước mắt cứ vậy tràn ra. Có một lần hai tay run lẩy bẩy ông không giữ được cái bát, để nó rơi vỡ trên nền nhà. Người con dâu quở mắng, ông cụ nín thinh và chỉ biết thở dài. Cô ta mua cho ông một cái bát khác bằng gỗ giá vài xu để cho ông cụ ăn. Có lần, hai vợ chồng người con ngồi bên bàn ăn thì đứa con trai bốn tuổi nhặt ở đất những mảnh bát vỡ chắp lại. Ba nó hỏi:- Con làm gì đó? Đứa con trả lời:- Con làm một cái máng đựng thức ăn, nếu con lớn con sẽ cho bố mẹ ăn bằng cái đó. Lúc đó hai vợ chồng nhìn nhau một lúc rồi òa lên khóc, đưa ông cụ lại bàn. Và từ đó trở đi hai vợ chồng để ông cụ ngồi ăn chung bàn, cũng chẳng nói gì nếu ông có chót để súp rơi vãi ra khăn trải bàn.

Truyện của Grimm và của ông Bào đều có hậu, happy ending. Truyện của Đức Phanxicô không có hậu. Nhưng ý nghĩa vẫn như nhau: Ông Bà là những người tối quan trọng ta cần trân qúy. Sứ điệp này được Đức Phanxicô nhấn mạnh ngay từ những ngày đầu thi hành thừa tác vụ Phêrô, nhất là tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở Rio de Janeiro. Ngài là vị giáo hoàng đề cập tới ông bà nhiều nhất. Không những ông bà nói chung, mà là người bà thân yêu của ngài là cụ Rosa trong vai trò dạy dỗ ngài về đức tin: chúc thư thiêng liêng của cụ hiện vẫn còn nằm trong sách nguyện của ngài và ngay trong những bài giảng công cộng, ngài không ngại trích dẫn lời bà nội!

Tại đại hội giới trẻ thế giới nói trên, nhân lễ hai thánh Gioakim và Anna, ông bà “ngoại” của Chúa Giêsu, trong khi đọc kinh truyền tin với hàng ngàn bạn trẻ tụ tập bên ngoài toà TGM Rio, Đức Phanxicô đề cập tới tầm quan trọng của ông bà “đối với đời sống gia đình và việc chuyển giao di sản nhân bản và tôn giáo hết sức chủ yếu đối với xã hội".

Và ngay trong sinh hoạt Giáo Hội, Đức Phanxicô không quên đem hình ảnh người ông trong gia đình áp dụng vào vị tiền nhiệm còn tại thế của ngài là Đức Bênêđíctô XVI. Việc bầu ngài làm giáo hoàng trong khi vị tiền nhiệm vẫn hiện diện tại Vatican khiến nhiều người lo ngại đến độ công khai nghi hoặc, căn cứ vào những bóng ma lịch sử thuở nào. Nhưng trên đường từ Rio trở về, ngài chính thức coi vị tiền nhiệm như người ông trong gia đình Giáo Hội, người mà tất cả chúng ta tìm đến vấn an học hỏi, lãnh nhận lời khuyên, lời bảo ban. Hình ảnh ông bà quả in sâu vào tâm não vị Giáo Hoàng đến từ Á Căn Đình này.

Tôi không bao giờ có cái cao ngạo thằng cháu đích tôn sẽ là một nhân vật trổi vượt như Đức Phanxicô để có thể dạy người ta bài học tôn kính ông bà. Tôi cũng không dám mơ ước nó đọc được ca dao tục ngữ Việt Nam và hiểu thấu những câu như “ngó lên lạt buộc mái nhà, bao nhiêu lạt buộc nhớ ông bà bấy nhiêu”. Tôi chỉ mong nó không bao giờ hét lớn giữa đám đông người “Đ… mẹ mày” hay tương tự như thế, mà vỏn vẹn chỉ là hai chữ “ông nội” như đứa chị ruột 2 tuổi của nó hiện đang nói.

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Môi Trầm
Nguyễn Đức Cung
21:23 01/08/2014
MÔI TRẦM
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Ơn em, ngực ngải môi trầm
Cho ta cỏ mặn trăm lần lá ngoan.
(Trích thơ của Du Tử Lê)