Ngày 01-07-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày - Tuần 14 Mùa Quanh Năm C
Lm Jos Tạ Duy Tuyến
02:08 01/07/2010
Thứ hai sau Chúa nhật 14 thường niên

Mt 9,18-26

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa là nguồn sức sống cho cuộc đời chúng con. Xin cho chúng con mỗi lần rước Chúa là một lần được bổ dưỡng bởi sức sống thần linh của Chúa. Xin Mình Máu Thánh Chúa cũng chữa lành hồn xác chúng con. Xin ban lại cho chúng con tinh thần tự do của con cái Thiên Chúa. Sự tự do không còn lệ thuộc bởi những đam mê thấp hèn. Xin gìn giữ hồn xác chúng con trong ân sủng và tình thương của Chúa.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin nhìn đến biết bao phận đời đen tối đang sống trong tuyệt vọng của bệnh tật kéo dài, của sự ác hoành hành, của cô đơn và bạo hành. Xin Chúa củng cố đức tin nơi họ bằng những ơn chữa lành phần hồn và phần xác. Xin cho chúng con luôn nhận ra tình thương của Chúa vẫn đang che phủ cuộc đời chúng con, để dù cuộc đời có lắm khổ đau, và dù đường đời có lắm gian truân chúng con vẫn tin rằng Chúa hằng ở bên chúng con.

Lạy Chúa, xin ban lòng tin cho chúng con, để nhờ đó chúng con vượt thắng những nghi nan trên giòng đời. Xin củng cố đức tin còn yếu kém, để chúng con đặt trọn niềm tin vào quyền năng của Chúa. Xin giúp chúng con biết đặt trọn niềm phó thác cậy trông vào Chúa, để chúng con luôn an vui sống trong sự quan phòng của Chúa. Amen

Thứ ba sau Chúa nhật 14 thường niên

Mt 9,32-38

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Nơi Nhà Tạm Chúa vẫn đang nhìn đến phận người chúng con. Một phận người có qúa nhiều những lo âu vất vả. Một phận người lầm than cơ cực. Chúa vẫn đang chạnh lòng thương xót chúng con. Thương xót vì chúng con thiếu tình liên đới với nhau. Thương xót vì chúng con thiếu người biết lo lắng cho tha nhân. Xin Chúa tha thứ cho thái độ sống dửng dưng của chúng con trước khổ đau của anh em. Xin hoàn thiện chúng con nên giống Chúa để chúng con cũng biết chạnh lòng thương xót lẫn nhau, và cùng giúp nhau có cuộc sống hôm nay tốt đẹp hơn.

Lạy Chúa, xin cho chúng con có một tấm lòng và ánh mắt yêu thương của Chúa, để chúng con xoa dịu những khổ đau của tha nhân. Xin ban cho chúng con một tấm lòng quảng đại để chúng con biết sống yêu thương và phục vụ mọi người. Xin cho giáo xứ chúng con có nhiều tâm hồn quảng đại để phục vụ Nước Chúa, ngõ hầu danh Chúa được mọi người tán dương qua hành vi bác ái của chúng con.

Lạy Chúa là Vua tình yêu, là hoàng tử thái bình, xin cho chúng con biết dùng tình yêu để xóa bỏ khổ đau và xây dựng hòa bình cho thế gian. Amen

Thứ Tư sau Chúa nhật 14 thường niên

Mt 10,1-7

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa đã làm người để con người làm con cái Thiên Chúa. Chúa đã đến để thánh hoá chúng con nên con người mới. Con người của ân sủng thay cho con người cũ đã chết bởi tội lỗi xâm nhập vào thế gian và làm băng hoại bản tính loài ngưới chúng con. Xin thanh tẩy con người chúng con nên thanh sạch, vẹn tuyền hầu xứng đáng là hoạ ảnh của Chúa giữa trần gian.

Lạy Chúa, cánh đồng truyền giáo thật mênh mông bát ngát. Chúa đã nhìn thấy lúa vàng đã chín rộ, nhưng ma quỷ lại đang phá hoại bằng biết bao trò chơi đồi trụy. Qua sách báo, phim ảnh xấu đã len lỏi vào tâm hồn chúng con những tư tưởng lỗi đức trong sạch. Xin Chúa ban cho giáo hội nhiều tông đồ nhiệt thành để đẩy lùi sự dữ và khử trừ sự ô uế ra khỏi môi trường chúng con đang sống. Xin Chúa cũng ban thêm sức mạnh để chúng con làm chủ tư tưởng và ước muốn của mình luôn thanh sạch, và dám can đảm tẩy trừ sự ô uế nơi chính bản thân chúng con.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết thao thức trước cảnh “lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít”, xin hãy sai chúng con đi làm thợ gặt trong cánh đồng của Chúa. Dù phận hèn sức yếu nhưng chúng con vẫn xin được là khí cụ gieo vãi yêu thương và bình an cho thế gian. Amen

Thứ Năm sau Chúa nhật 14 thường niên

Mt 10,7-15

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Bí tích Thánh Thể là món quà vô giá mà Chúa tặng ban cho chúng con. Chúa ban cho chúng con chính Máu Thịt Chúa. Chúa ban cho chúng con sức sống của Chúa. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin giúp chúng con cũng biết quảng đại với tha nhân. Xin loại trừ trong chúng con tính ích kỷ và thói hưởng thụ để chúng con biết sống yêu thương và phục vụ mọi người.

Lạy Chúa, ở đời ai cũng dễ lao vào việc tìm kiếm danh lợi thú. Chúng con cần đội chiếc mũ bằng cấp. Chúng con thích mặc chiếc áo sắc đẹp. Chúng con muốn xỏ đôi giầy giầu sang. Chúng con ham vác vài bao của cải, và tay cầm cây gậy chức quyền để sai khiến mọi người, rồi chúng con trở nên nặng nề vì các tạo vật đó, có khi vì nó mà chúng con đánh mất tình liên đới và tha nhân, và xúc phạm đến Chúa. Xin tha thứ vì chúng con còn quá tham lam và ích kỷ. Chúng con chưa thanh thoát ra khỏi những toan tính nhỏ nhen, những ích kỷ tầm thường. Xin giúp chúng con biết chọn lựa sự sống vĩnh cửu hơn là những vinh hoa tầm thường và mau qua của đời này.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa mời gọi chúng con lên đường, trở thành thợ gặt Nước Trời. Xin giúp chúng con can đảm thoát ra khỏi thế giới riêng tư cá nhân, để hướng tới việc hiến thân phục vụ vì lợi ích của tha nhân. Amen.

Thứ sáu sau Chúa nhật 14 thường niên

Mt 10,16-23

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con tạ ơn Chúa đã ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Qua bí tích Thánh thể Chúa đang đồng hành với chúng con. Chúa hiện diện bên chúng con để bảo vệ, nâng đỡ và che chở chúng con thoát khỏi những hiểm nguy luôn rình rập chung quanh chúng con. Xin Chúa luôn là thành luỹ để hộ phù chúng con. Chúng con cũng xin phó dâng cuộc đời trong bàn tay quan phòng của Chúa.

Lạy Chúa, dòng đời luôn có những thử thách gian truân. Bước chân người môn đệ Chúa không thiếu những cám dỗ, nghi nan. Đôi khi chúng con muốn chán nản, bỏ cuộc trước những thử thách. Chúng con muốn tìm an nhàn bản thân. Chúng con dễ lùi bước trước gian nguy. Xin ban cho chúng con ơn đức tin đủ để vượt qua những nghi nan của dòng đời mà trung thành với Chúa. Xin ban cho chúng con lòng trông cậy vững vàng để chúng con không nao núng trước những bất trắc hiểm nguy. Xin cho chúng con lòng mến yêu sắt son để chúng con yêu Chúa hơn hết mọi sự ở trần gian.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã từng báo trước rằng: ai theo Chúa sẽ gặp những đau khổ bách hại. Xin giúp chúng con ghi nhớ để luôn trung thành với Chúa cho đến cùng. Amen

Thứ bảy sau Chúa nhật 14 TN

Mt 10,24-33

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Cuộc đời luôn đong đầy những thử thách gian truân. Kiếp sống con người còn quá nhiều những những phiền lụy khổ đau. Xin Chúa Giê-su Thánh Thể luôn là sức mạnh nâng đỡ cuộc đời chúng con. Xin thần lương Chúa là Mình Máu Thánh Chúa nên sức mạnh cho hồn xác chúng con. Xin Chúa luôn ở lại để nâng đỡ cho những yếu đuối bất toàn của chúng con.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã từng nói: “Tôi tớ không trọng hơn chủ”. Chúa đã đến trần gian trong con đường khiêm hạ, nghèo khó. Chúa đã sống một cuộc đời yêu thương và phục vụ. Chúa đã sống tận hiến và hy sinh. Hy sinh cả tính mạng cho người mình yêu. Xin giúp chúng con luôn biết theo gương Chúa cho đến cùng. Cho dẫu có vì Chúa mà bị người đời khinh chê. Cho dẫu có vì Chúa mà bị thua thiệt. Xin ban cho chúng con một tâm hồn trong sáng và một lương tâm an lành để chúng con luôn tìm thấy niềm vui và hạnh phúc khi được sống theo gương Chúa.

Lạy Chúa, Chúa là Đấng hằng sống. Ai theo Chúa sẽ được sống đời đời. Xin giúp chúng con thắng vượt những cám dỗ, những nguy nan để trung kiên sống theo giáo huấn của Chúa. Xin giúp chúng con luôn sống nên một trong Chúa hôm nay và mãi mãi trên thiên quốc. Amen

Lm.Jos Tạ duy Tuyền
 
Nghịch Lý
Lm Jos Tạ Duy Tuyến
02:11 01/07/2010
Nghịch lý

Nghịch lý của thời đại chúng ta đó là:

Đường phố rộng hơn, quan điểm lại hẹp hòi hơn

Chúng ta giành nhiều hơn nhưng lại có ít hơn

Mua sắm nhiều hơn nhưng hưởng thụ lại ít hơn

Chúng ta có những tòa nhà đồ sộ hơn nhưng gia đình lại bé nhỏ hơn.

Cuộc sống tiện nghi hơn nhưng ít thời gian nhàn rỗi hơn

Bằng cấp nhiều hơn nhưng giá trị lại ít hơn

Hiểu biết nhiều hơn nhưng nhận xét lại kém hơn

Nhiều nhân tài hơn nhưng ít sáng tạo hơn

Chúng ta sở hữu nhiều hơn nhưng nhân cách giảm nhiều hơn

Chúng ta nói quá nhiều, yêu thương thì quá ít và ghen ghét lại nhiều hơn

Chúng ta biết cách mưu sinh nhưng không biết tạo dựng cuộc sống

Chúng ta sống thọ hơn nhưng sống ít ý nghĩa hơn

Chúng ta làm được những điều cao sang nhưng lại không làm được điều đơn giản với đồng loại.

Vâng, cuộc sống xem ra tiến bộ hơn nhưng đáng tiếc chúng ta lại đang đánh mất nhiều hơn. Mất tình gia đình, mất tình bạn, mất tình làng nghĩa xóm. Cái mất lớn nhất của thời đại hôm nay chính là mất niềm vui của sự bình an tâm hồn. Vì cuộc đời hôm nay có quá nhiều những rủi ro, có quá nhiều những căng thẳng, những bất trắc khiến con người hôm nay dù có nhiều tiền, nhiều của, nhiều vật chất nhưng lại có rất ít những giây phút thư thái bình an. Cuộc đời luôn đong đầy những lo toan khiến con người hôm nay luôn phải sống trong cảnh đối phó với những nghịch cảnh có thể đưa tới. Bên cạnh sự vật lộn với cuộc sống quá nhiều khó khăn, sự bươn chải để tìm miếng cơm manh áo, cuộc sống chung quanh lại còn quá nhiều những sự dữ bủa vây như muốn nhậm chìm con người. Những tệ nạn xã hội như: xì ke, ma tuý, mại dâm,. . . luôn là những cạm bẫy có thể xâm chiếm và làm mất đi sự bình an nơi các gia đình. Thực tế, đã có biết bao gia đình khô cạn nước mắt vì một đứa con đang lao vào con đường xì ke, ma tuý; đã có biết bao gia đình tan nát vì lối sống buông thả, phóng túng của những người chồng thiếu trách nhiệm; đã có biết bao gia đình đang u sầu vì những quan hệ bất chính của những người cha, người mẹ đang làm gương mù gương xấu cho đàn con. Sự dữ dường như đang khống chế con người hôm nay. Sự dữ dường như đang làm chủ xã hội hôm nay khiến con người luôn cảm thấy bất an và lo sợ.

Cách đây hơn 2000 năm, Chúa Giê-su cũng nhìn thấy sự dữ đang hoành hành. Sự dữ đang gây nên những đau khổ, đổ vỡ, mất mát cho biết bao con người. Sự dữ luôn làm cho con người lo sợ, bất an. Chúa đã sai các môn đệ ra đi trong tình trạng khẩn trương và cấp bách. Cấp bách đến độ không cần chuẩn bị những hành trang bên mình như giầy, dép, bao bị,. . . Chúa muốn các môn đệ hãy ưu tiên cho việc đem tin mừng đến cho muôn người. Tin mừng mà Chúa muốn các môn đệ đem đến cho nhân trần chính là đẩy lùi sự dữ và kiến tạo bình an cho các tâm hồn. Chúa bảo với các môn đệ hãy mang bình an của Chúa đến cho muôn người. Bình an của những con người thoát khỏi sự thống trị của sự dữ khi đón nhận tin mừng Nước Trời. Bình an sẽ được tặng ban khi Triều đại Nước Thiên Chúa thống trị địa cầu.

Lời mời gọi đó dường như vẫn đang cấp bách trong thời đại hôm nay. Một thời đại có quá nhiều sự dữ. Một thời đại của sự hưởng thụ, ích kỷ đã biến con người thành sự dữ đang giết chết bản thân và tha nhân. Chúa vẫn đang tha thiết mời gọi mỗi người chúng ta hãy chung tay góp sức đẩy lùi sự dữ ra khỏi gia đình, khỏi môi trường chúng ta sống. Hãy nói không với tội lỗi. Hãy tránh xa những cám dỗ tội lỗi. Hãy sống ngay lành để có niềm vui của sự bình an trong tâm hồn, và trao ban bình an cho tha nhân.

Nguyện xin Chúa là hoàng tử bình an ban bình an đến cho mỗi người chúng ta để nhờ đó chúng ta cũng biết trao ban bình an cho nhau. Xin cho mỗi người chúng ta cũng trở thành những sứ giả bình an cho thế giới hôm nay. Amen

Lm.Jos Tạ duy Tuyền
 
Nhiệt tâm với sự công bằng của Thiên Chúa trong tâm hồn
Jos. Tú Nạc, NMS
04:46 01/07/2010
Chúa nhật XIV Thường Niên – Năm C (Isaiah 66: 10-14; Psalm 66; Galatians 6: 14-18; Luke 10: 1-12, 17-20)

Làm thế nào để chúng ta có thể mừng vui khi không có gì đáng để vui mừng? Những tiếng gọi hân hoan khi chúng ta đang lâm vào bi kịch, phiền não hoặc những khó khăn khác có thể gây tổn hại và giận dữ. Và đó lại chính là những gì mà nhà tiên tri nói với dân Do Thái thực hiện. Jerusalem đang trong tình trạng hỗn độn – những người lưu vong đã từ Babylon trở về để thấy những đổ nát, hoang tàn. Sau nhiều thập kỷ ở đó có vẻ như là không có gì thay đổi đáng kể và những hình ảnh mỹ miều từ những lời tiên tri trước đó bắt đầy rung lên khá sáo rỗng. Hãy vui mừng – hãy khôi phục lại.

Nhưng một cuộc kiểm tra chặt chẽ hơn về đoạn trích đã khám phá ra rằng dân chúng đã được yêu cầu mừng vui với những sự việc chưa trông thấy. Ý nguyện của Thiên Chúa là cuộc sống mới, hạnh phúc và phong phú dồi dào – về thực tế, đây là một phản chiếu bản chất của Thiên Chúa. Đây là những món quà mà Thiên Chúa chuẩn bị để ban tặng cho những người ngụ cư Jerusalem, nhưng sự ban tặng và cuộc sống mới này hoàn toàn không đến ngay bây giờ.

Những món quà hứa hẹn vẫn mãi tận chân trời xa xôi. Trong một ý nghĩa mà người dân được khuyến khích để vui mừng trong hiện tại về một điều gì đó còn ở tương lai – và đó là một lời giải thích có tác dụng hữ hiệu của niềm hy vọng. Trong thời đại cùa chính chúng ta niềm hân hoan tột đỉnh là một mặt hàng khan hiếm. Nó như thể bị bồng bềnh trôi nổi trong sợ hãi lo âu, tiêu cực. Chúng ta có tin tưởng vào bản tính từ bi và bao dung của Thiên Chúa không? Chúng ta có tin vào những ơn phúc hứa hẹn của Thiên Chúa Không? Chúng ta phải biết và tin rằng Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta và rằng thoát khỏi bóng tối và sự hỗn độn này sẽ phát triển một điều gì đó tốt đẹp hơn và cuộc sống đầy hứa hẹn. Duy nhất điều đó sẽ trở nên thích đáng để dỗ dành một chút mừng vui từ những tâm hồn sợ hãi và lo âu của chúng ta.

Thập giá có một ý nghĩa đặc biệt đối với Thánh Phao-lô. Đó là thanh tiêu chuẩn hoặc đo lường bởi những gì là quan trọng và giá trị của mọi thứ được đo lường. Không có nhiều nhặn gì để chống chịu được sự thử nghiệm. Thập giá nói về sự từ bỏ, sống cho tha nhân, hiệp nhất và trọn vẹn, chia sẻ, không sở hữu và một loạt những điều khác mà không phải tính đồng bộ và đường lối thuộc những nền văn hóa và xã hội mà con người hoạt động. Thiên Chúa đã đến với công trình sáng tạo một trật tự mới trong Đức Ki-tô và trong trật tự tinh thần mới này nhiều vấn đề giày vò chúng ta dẫn đến một ánh sáng mới. Đối với Thánh Phao-lô, vấn đề cần thiết đối với việc cắt bì để được công nhận vào cộng đồng dân Chúa đã trở nên không phải là vấn đề tranh cãi. Thực tế của Chúa Ki-tô và mọi việc mà Người đã thực hiện là cuộc đời, cái chết và sự sống lại của Người vượt quá những mối quan tâm của con người. Nắm bắt được sự phối cảnh của Thánh Phao-lô có thế giúp chúng ta ai nấy để có một cái nhìn rõ ràng hơn và bình tĩnh hơn – thế giới quan mà chúng ta đang sống.

Chúa Giê-su mong đợi một cuộc đón tiếp tẻ nhạt và có phần nguy hiểm dành cho Bảy Mươi Hai môn đệ mà Người giao thực hiện sứ vụ. Chúa Giê-su khuyên họ đừng gây rắc rối, phức tạp mà hãy đi nhẹ nhàng và tiếp tục chuyến đi. Hãy cho đi một cách hào phóng và nhân từ - những ai tâm hồn họ rộng mở sẽ lãnh nhận phúc lành của các con và sẽ được ủi an, khuyến khích. Phàm sẽ có những người không nhận lãnh và những người có thể là hoàn toàn thù địch. Cuối cùng họ sẽ là kẻ thua cuộc. Và Bảy Mươi Hai môn đệ đừng lãng phí thời gia với họ.

Công việc của các tông đồ chẳng có gì là ngoạn mục. Họ phải hàn gắn, chúc phúc, khuyến khích và khai tâm con người trước sự hiện diện tức thì của Thiên Chúa. Đó là những gì Satan mang xuống và làm cho nó “giáng như sét đánh” – khước từ để được nắm quyền bởi bóng tối thế gian, sợ hãi và bạo lực nhưng vẫn tiếp tục thực hiện sứ mệnh của Thiên Chúa êm đềm và hoan hỷ. Đó là sứ mệnh thuộc môn đệ của Chúa Giê-su đã hoàn thành và đó là sứ mệnh của những ai hôm nay chấp nhận để tự gọi mình là môn đệ hoặc tông đồ của Chúa Giê-su.

Nói về sự kết thúc trật tự của thế giới và khởi sự triều đại của Thiên Chúa quả là khó nếu chúng ta cứ mải mê vương vấn trong trật tự đó. Giáo Hội đối diện một tương lai với sự phong phú vật chất, quyền lực và thanh danh ít hơn mà đã được hưởng trong quá khứ - có lẽ không phải là một điều xấu. Điều này có thể mang lại sự tự do, tự phát và cơ hội để tin vào độc nhất đối với quyền năng và thần khí của Thiên Chúa như Bảy Mươi Hai môn đệ đã thực hiện trong đoạn Tin Mừng. Những người lao động cần thiết thì quá ít nhưng điều đó không chỉ có nghĩa là nguyện cầu thiên hướng truyền thống mà vì sự ủy thác và nhiệt tâm đối với một phần của tất cả mọi người đã được chịu phép rửa. Vì Chúa Giê-su đã nhắc nhở các môn đệ của Người, nó không thuộc về quyền lực và thể hiện bề ngoài mà thuộc về việc có tên của chúng ta trên thiên đàng bởi nhiệt tâm đối với sự công bình và lòng nhân từ thương xót của Thiên Chúa bốc cháy trong tâm hồn chúng ta.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
 
Ơn An Bình
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
11:29 01/07/2010
Chúa Nhật Thứ 14 Mùa Thường Niên - Năm C

“Ôi Thần Linh thân ái, xin mở rộng lòng con. Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí, ơn an bình”. Lời ca Kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô Axidi như đã ghi tạc vào lòng Kitô hữu Việt Nam chúng ta. Ơn bình an là một ơn trong những mà Kitô hữu thương khát mong. Và sự khát mong ấy được thể hiện qua các ý lễ xin dâng của tín hữu.

Một linh mục bạn tôi dí dỏm rằng lần kia ngài đi cử hành Bí tích Xức Dầu bệnh nhân cho vợ của một người giáo dân trung niên trong xứ. Xức Dầu xong, vừa về, chưa kịp vào nhà xứ, bỗng thấy anh trung niên ấy “hớn hỡ” chạy theo, trên tay cầm một phong thư, lắp bắp: “Thưa cha, cho con xin lễ, xin tạ ơn”.“Gì vậy anh, chị nhà khỏe lại hả?” “Thưa cha, nhà con đi rồi”. Tôi bèn phụ họa. Không bằng chuyện xứ mình. Cũng một lần nọ đi “xức dầu” cho vợ một trung niên về. Lát sau đó anh ta đến nhà xứ, tay cũng cầm phong bì xin lễ. “Sao đó, chị nhà khỏe lại rồi chứ?” “Thưa cha, nhà con khỏe lại rồi. Còn ăn uống và nói chuyện nữa chứ”. “Xin Lễ hả. Xin tạ ơn chứ gì?” “Thưa cha không. Xin cha dâng Lễ cầu bình an”.

Hẳn nhiên đây là chuyện không có thật. Nhưng cảnh đời giữa người với người cũng có thể có thật. Tha nhân cũng có thể là “hỏa ngục” hay là“sói dữ” như cách nói của triết gia Jean Paul Sartre.

Được bình an hay có nền hòa bình là một trong những khát mong cháy bỏng của con người xưa nay. Trước đây khái niệm bình an hay hòa bình vốn thường được hiểu theo nghĩa là không có những sự tiêu cực, xấu xa. Chẳng hạn như hòa bình là tình trạng không có chiến tranh. Bình an là tình trạng không gặp phải những điều khó khăn, bất trắc như tai ương, hoạn nạn…Ngày nay người ta quan niệm sự bình an hay hòa bình theo chiều kích tích cực hơn. Đó là tình trạng hài hòa trong các mối tương quan giữa người với người, giữa tập thể với tập thể, giữa người với môi trường sống, với vũ trụ vạn vật…

Thánh Kinh cho chúng cái nhìn sâu xa hơn về sự bình an. Ngôn sứ Isaia vẽ nên quang canh an bình như sau: “Này Ta tuôn đổ xuống thành Giêrusalem ơn thái bình tựa dòng sông cả, và Ta khiến của cải chư dân chảy về tràn lan như thác vỡ bờ. Các ngươi sẽ được nuôi bằng sữa mẹ, được bồng ẵm bên hông, nâng niu trên đầu gối. Như mẹ hiền an ủi con thơ, Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy.”(Is 66,12-13). Khi sai bảy mươi hai môn đệ ra đi gieo rắc ơn an bình thì Chúa Giêsu đã truyền lệnh các ngài “đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép”. Sự bình an đích thực không hệ tại ở vật chất đủ đầy. Cha ông chúng ta đã từng cảm nghiệm “đa phú, đa ưu”. Tiền của càng chồng chất thì nổi lo càng thêm nhiều. Chức cao, quyền trọng cũng không phải là những cái đem lại sự an bình. Thuyền to thì sóng lớn. Đây là một thực tế khá phổ biến mà ít ai tranh biện.

Sự bình an đích thực là tình trạng cảm nhận mình được yêu thương. Đó là tình trạng được sống trong tình yêu, cảm nhận mình được yêu thương vượt quá sự xứng đáng của mình, từ đó thúc đẩy mình nỗ lực sống yêu thương với một tình yêu vượt quá tình cảm tự nhiên thường tình. Người có sự bình an, khi được tha nhân đón nhận thì tự nhiên ở lại với họ, tự nhiên “dùng những gì người ta dọn cho”, nếu người ta không tiếp đón thì ra đi. Nhưng khi ra đi họ không quên rao truyền chân lý là “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần”.

Sự bình an đích thực cũng không hệ tại ở những thành công, thành quả gặt hái được, cho dù đó là sự khuất phục của Satan. Các hiền nhân xưa đã từng chỉ dạy rằng điều quan trọng không phải ở chỗ thành công mà là thành nhân. Người có được ơn an bình là người xác tín mình được Thiên Chúa đoái thương nhận làm nghĩa tử. “Anh em chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em, nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời”(Lc 10,20).

Không ai có thể trao ban điều mình không có. Để trao ban sự an bình cho tha nhân, để xây dựng hòa bình cho thế gian, chúng ta cần phải có sự bình an đích thực tận đáy tâm hồn. Để được điều này, thiết tưởng chúng ta cần noi gương thánh Tông đồ dân ngoại, ngước nhìn, chiêm ngắm thập giá Chúa Kitô. “Thưa anh em, ước gì tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian” (Gl 6,14). Chiêm ngắm thập giá Chúa Kitô để luôn xác tín rằng: “Cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta” (Rm 8,38-39).

Khi đã có sự an bình đích thực thì chúng ta sẽ được thôi thúc trao ban nó cho tha nhân. Trong tình yêu chính khi trao ban là lúc lãnh nhận, càng trao ban thì càng được đón nhận lại nhiều lần hơn. “Phúc cho ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được goi là con Thiên Chúa” (Mt 5,9).
 
Công Trình và Công Nghệ
Thanh Thanh
11:41 01/07/2010
Công trình càng lớn, hoài bão càng cao, thì càng đòi hỏi đầu tư nhiều. Nhiều về thời gian, trí tuệ, sức khỏe, tiền bạc và công nghệ.

Càng áp dụng nhiều công nghệ khoa học nhiều bao nhiêu vào công trình, thì càng làm cho nó bền, chắc, đẹp, lộng lẫy và nhanh chóng.

Thế nhưng lại có một công trình lớn lao, vĩ đại khác lại áp dụng một công nghệ duy nhất mà vẫn luôn thành công.

Công nghệ này biến hóa khôn lường. Nó có thế áp dụng ở mọi thời, mọi nơi và ứng dụng trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, dù khác biệt về ngôn ngữ, màu da, trình độ, tuổi tác, giàu nghèo, tôn giáo.

Công trình đó chính là gia đình. Công nghệ ấy chính là tình yêu

Công trình Giáo hội

Để chuẩn bị việc trăm năm, đôi bạn có nhiều so đo tính toán về gia cảnh, học vấn, bằng cấp, tiền lương, của hồi môn, tiền bạc vật chất bên nội, bên ngoại tương lai. Nhưng mối quan tâm hơn cả và ưu tư hàng đầu vẫn là tình yêu. Chính động lực này dẫn họ đến quyết định quan trọng và sau cùng, là sử dụng công nghệ tình yêu để xây dựng công trình gia đình.

Để chuẩn bị xây dựng công trình Giáo hội, Chúa Giêsu hỏi ông Phêrô: “Con có yêu mến Thầy không?” Ngài đã hỏi nhiều lần như thế. Ngài không hỏi rằng Phêrô, con có đủ sức khỏe, tiền bạc để lãnh đạo anh em không? Ngài cũng không hỏi là con có đủ kinh nghiệm, tài trí để điều hành Giáo hội không? Mà chỉ hỏi có tình yêu mạnh mẽ với Thầy và Giáo hội không mà thôi.

Còn với Phaolô, ông đã biện minh cho mình với dân chúng, về tài trí, thông minh, tương quan rộng, hiểu biết cao, là người Pharisêu, là người thiệt thành với đạo cũ, thế nhưng đã phải hoàn toàn từ bỏ để áp dụng công nghệ tình yêu mà Đức Giêsu giới thiệu. Đến độ ông phải thốt lên: “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống, mà là chính Đức Kitô sống trong tôi” (Ga 2,20).

Mình với ta tuy hai mà một. Chính tình yêu đã làm cho con người gần nhau hơn, gắn bó, cộng tác và hỗ tương nhau hơn. Chính tình yêu đã làm cho Phaolô trở nên một với Đức Giêsu

Thế nên, không phải có tài trí thì trở thành nhà lãnh đạo giỏi. Nhưng người có tình yêu mạnh mẽ có thể trở thành người lãnh đạo tài ba. Phêrô và Phaolô là một ví dụ.

Thông điệp của ngày lễ

Ta thử hỏi xem tại sao mỗi thánh đều có ngày kính nhớ riêng, đang khi hai vị cột trụ của Giáo hội lại phải cử hành chung một ngày như vậy. Một trong những điều giúp ta suy nghĩ là:

Phêrô dùng tình yêu để xây dựng công trình gia đình, làn nền đá vững chắc để Đức Giêsu xây dựng Giáo hội mới của Ngài.

Phêrô giống như những cây cọc cừ được ép chặt, cắm sâu vào lòng đất để chịu lực cho tòa nhà Giáo hội không bị lung lay, rạn nứt hay sụp đổ. Công trình vững chắc này đúng như lời Đức Giêsu nói, dù cửa hỏa ngục cũng không thể thắng được.

Phaolô thì đi mở rộng biên giới, mở rộng cõi lòng. Ông đi xuyên qua tất cả để đem Đức Giêsu cho mỗi người thưởng thức. Ông đi tới đâu thì công trình tình yêu Chúa được gieo mầm, được hình thành, và có rất nhiều giáo đoàn được xây dựng, phát triển. Ông giống như những vì kèo, như những đòn tay, những bờ tường, làm cho tòa nhà thêm đồ sộ, vững chắc, nối kết mọi thành phần lại với nhau cho vững chắc.

Thông điệp cho ta thấy Giáo hội Chúa không bị đóng khung ở trong dân Ítrael, hoặc bị cột chặt ở trong thành Rôma, hay chỉ giới hạn trong phạm vi các tông đồ mà thôi.

Thông điệp cho ta thấy, gia đình Chúa là một Giáo hội mở. Luôn luôn mở cửa đón nhận mọi người, ở mọi nơi thành thành viên của gia đình, trở nên những dấu chứng mới về tình yêu Ngài. Mở nhưng không phải là ô hợp, mở nhưng phải là mất gốc. Mở nhưng không phải là tự do ai muốn làm gì thì làm. Nhưng là một tổng hợp của sức mạnh và sáng kiến của tình yêu.

Công trình gia đình

Từ ngày lễ, liên hệ đến gia đình, ta thấy rất gần gũi. Gia đình là tế bào quan trọng để trở thành gia đình Giáo hội thu hẹp. Tế bào này tốt sẽ sinh ra hoa trái tốt.

Mình với ta tuy hai mà một. Chính công nghệ tình yêu đã làm cho đôi bạn là hai nhưng lại trở nên một xương một thịt, một hướng đi, một lý tưởng, một mục đích duy nhất, là xây dựng một gia đình vững mạnh, yêu thương.

Muốn vậy, cũng hãy bắt trước công trình gia đình của Chúa, xây dựng trên nền tảng của Phêrô và Phaolô. Nghĩa là một mặt phải áp dụng công nghệ tình yêu để xây dựng gia đình thật vững mạnh, chắc chắn, dẻo dai, dù phong ba bão tố, dù quỷ dữ tấn công cũng không thể làm cho gia đình suy sụp, đổ vỡ. Mặt khác phải dùng tình yêu để mở rộng tương quan với xã hội, Giáo hội, với cộng đoàn đức tin, với lối xóm, bè bạn…

Vì tất cả những gì ta có là vật chất, tinh thần, kiến thức…chỉ là giới hạn, tương đối, bé nhỏ, nên ta phải mở lòng ra đón nhận ánh sáng chân lý Chúa, đón nhận sức nóng của mặt trời không bao giờ tàn lụi là Đức kitô. Ta phải xòe tay ra để đón lấy mọi điều mới mẻ, tốt đẹp từ thiên nhiên, vũ trụ, từ người khác để làm giàu cho cuộc sống. Nhờ vậy ta có thêm sức mạnh về mọi mặt, giúp ta nhanh chóng làm cho gia đình phát triển, thăng tiến.

Vì thế, cần phải sửa lại quan niệm là, tôi chỉ biết gia đình tôi thôi, phía trước là bờ rào, đàng sau là ruộng vườn, chuồng trại là được. Tôi không cần biết có cái gì khác nữa. Nếu có thì mọi thứ ấy không quan trọng, không ảnh hưởng gì đến gia đình tôi.

Hoặc quan niệm rằng, tôi vì mọi người, nên mọi lúc, tôi chỉ biết đi giúp đỡ, bác ái, phục vụ người khác, còn gia đình thì mặc kệ, bỏ bê không chăm sóc, thiếu trách nhiệm với gia đình, vợ, chồng, con cái.

Phải hiểu và thực hiện cho đúng, là bắt chước Phêrô, áp dụng tối đa hiệu năng của công nghệ tình yêu để xây dựng gia đình vũng chắc, hiệp nhất, đoàn kết, yêu thương, bao dung, tha thứ.

Phải hiểu và thực hiện cho đúng, là bắt chước Phaolô, áp dụng tối đa hiệu quả của công nghệ tình yêu để mở rộng tương quan với Chúa, với tha nhân, nhờ đó, cơ hội thành công, nâng cấp mọi mặt giúp gia đình thêm lông lẫy, mát mẻ, hạnh phúc. Luôn biết mở rộng cõi lòng để đón nhận người khác, mở rộng đôi tay để sẻ chia với anh em, mở rộng đôi chân để đến với mọi thành viên khác trong gia đình Chúa đang ở khắp nơi, chung quanh ta.

Càng áp dụng công nghệ tình yêu thật nhiều vào công trình xây dựng gia đình, thì tòa này càng đẹp đẽ, chắc chắn, nguy nga lộng lẫy và vững bền.

Càng áp dụng công nghệ tình yêu thật nhiều vào công trình xây dựng và mở rộng tương quan, chắc chắn ta sẽ thấy thế nào là sức mạnh của công nghệ này.
 
Hành Trình Đức Tin của Thánh Tôma
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
11:47 01/07/2010
Nếu ai hỏi rằng trong số 12 Tông Đồ, vị thánh nào có hành trình đức tin tiêu biểu nhất thì câu trả lời sẽ là thánh Tôma mà Giáo Hội mừng kính hôm nay. Nét tiêu biểu của hành trình đức tin ấy được thể hiện rất rõ qua 5 giai đoạn sau đây:

1. Giai đoạn 1 - Đức tin được khai lối:

Như bao người Dothái khác, thánh Tôma được thừa hưởng gia sản niềm tin từ các tổ phụ vào một Giavê Thiên Chúa, Đấng đã đồng hành với dân tộc mình trong suốt dòng lịch sử. Tuy nhiên đối với ngài, Giavê Thiên Chúa ấy vẫn chỉ là một Thiên Chúa uy quyền xa cách. Chỉ khi được gặp gỡ Đức Kitô, một con người cụ thể bằng xương bằng thịt, thì niềm tin vào một Đấng Cứu Thế nơi thánh nhân mới được khai lối. Đấng Mêssia mà ngài và toàn thể dân tộc Israel đang mong đợi, giờ đang mời gọi ngài dấn bước theo. Ngài đón nhận niềm tin ấy với một lòng trân quý. Và chính thái độ mau mắn đáp trả tiếng gọi “Hãy theo Ta” đã biến ngài trở thành một trong số Mười Hai Tông Đồ thân tín của Đức Giêsu.

2. Giai đoạn 2 - Đức tin được nuôi dưỡng và lớn lên:

Lúc mới đáp trả tiếng mời gọi của Thầy Giêsu, có lẽ bước chân của thánh Tôma vẫn còn chập chững, đức tin của ngài chắc hẳn cũng đang còn non yếu. Thế nhưng qua những năm tháng được sống với Thầy Giêsu, được nghe những lời Thầy Giêsu giảng, được thấy các việc Thầy Giêsu làm, nhất là được chứng kiến các phép lạ mà Thầy Giêsu đã thực hiện, đức tin của ngài được lớn lên rõ rệt. Càng ngày ngài càng xác tín hơn về con người và sứ mạng của Đức Giêsu, và có thể hết lòng gắn bó với Người. Lúc này đây, ngài có thể cùng với thánh Phêrô nói lên lời tuyên tín: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16), hay nói lời cương quyết như thánh Phêrô: “Bỏ Thầy con biết theo ai vì Thầy mới có lời ban sự sống đời đời ?” (Ga 6, 68).

3. Giai đoạn 3 - Đức tin bị thử thách và khủng hoảng:

Quả vậy, hành trình theo Chúa không êm xuôi như ngài nghĩ. Hơn nữa, đức tin cần được thanh luyện nhiều mới có thể trở nên tinh ròng và kiên vững. Khi nghe Chúa Giêsu loan báo về cuộc thương khó lần thứ nhất, thánh Tôma cũng như các Tông đồ khác hoàn toàn không hiểu được, hay nói đúng hơn là ngài không muốn hiểu. Khi nghe Chúa Giêsu loan báo lần thứ hai, niềm tin của ngài bắt đầu bị lung lay. Lung lay vì đường lối, vì chương trình của Thầy mập mờ khó hiểu, như lời ngài bộc bạch: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đường đi” (Ga 14,5). Và đến khi nghe Chúa Giêsu loan báo về cuộc thương khó lần thứ ba, ngài mới vỡ lẽ rằng chương trình của Thầy hoàn toàn không như mình tưởng nghĩ. Đấng Messia mà ngài đang đặt niền tin tưởng và mong chờ không phải là một đấng Messia theo kiểu trần thế. Choáng váng trước viễn tượng chết chóc mà Thầy mình loan báo, ngài bắt đầu rơi vào cuộc khủng hoảng đức tin. Nhất là khi chứng kiến cuộc thương khó và cái chết bi thảm, tủi nhục của Thầy trên thập giá, đức tin của ngài bị thử thách nặng nề và bị khủng hoảng trầm trọng: Thầy chết, đồng nghĩa với đức tin của mình chết. Bởi đó, ngay khi nghe các Tông Đồ khác báo tin là họ đã thấy Chúa phục sinh, thánh nhân vẫn phản ứng quyết liệt: “Nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin” (Ga 20,25).

4. Giai đoạn 4 - Đức tin được củng cố và chắp cánh bay cao:

Nếu trước đó 8 ngày, thánh Tôma vẫn tỏ ra cứng cỏi, thì khi được Đức Giêsu hiện ra cho thấy các dấu đinh, ngài đã cảm xúc đến tận cõi sâu thẳm con người của mình. Đồng thời với phản ứng ấy là một hành vi đức tin của sự suy phục, suy phục Đức Giêsu là Thiên Chúa của mình: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi” (Ga 20, 28). Ngay lúc này, ngài hiểu rõ Đức Kitô thật sự là ai, và con đường Người đã đi là con đường nào rồi: con đường thương khó, tử nạn và phục sinh. Từ giây phút gặp gỡ Đức Kitô phục sinh, thánh nhân đã hoàn toàn trở thành một con người khác. Niềm tin của ngài đã được chắp đôi cánh mới, đôi cánh của Đức Kitô phục sinh. Đặc biệt khi được Đấng Phù Trợ mà Đức Giêsu hứa ban, tăng thêm sức mạnh vào ngày lễ Ngũ Tuần, thì đức tin của ngài đã có thể bay rất cao và rất xa.

5. Giai đoạn 5 - Đức tin được vinh thăng:

Sau khi Đức Giêsu về trời, thánh nhân đã cùng với các Tông Đồ khác ra đi loan báo Tin mừng khắp nơi và “có Chúa cùng hoạt động” (Mc 16,20). Thao thức của ngài lúc này không còn là chức quyền, điạ vị hay danh vọng trần thế nữa mà là làm sao cho danh Đức Kitô được loan báo. Quả vậy, ngài đã can đảm hiên ngang làm chứng cho Tin mừng Đức Kitô và sẵn sàng chịu moị thử thách gian lao. Tương truyền, thánh nhân đã rao giảng Tin mừng cho dân Ba tư và đến mãi tận Ấn độ, và cuối cùng chịu chết vì danh Đức Kitô đang khi thi hành sứ mạng. Ngài đã được phúc bước lên đài cao vinh quang dành cho các vị tử đạo và được ngồi vào một trong 12 ngai toà xét xử muôn dân nơi Thành thánh Giêrusalem trên trời.

Thiết nghĩ hành trình đức tin của thánh Tôma cũng chính là hành trình đức tin của mỗi người chúng ta. Ngày chúng ta lãnh nhận Bí tích rửa tội là ngày đức tin của chúng ta được khai mở. Và rồi qua Bí tích Thánh thể và Thêm sức, đức tin ấy được tăng trưởng và lớn lên theo thời gian. Song cũng có những lúc đức tin của chúng ta bị thử thách nặng nề, điều mà chúng ta gọi là đêm tối của đức tin, tối đến độ không còn thấy một tia hy vọng nào. Đó là những lúc gặp đau khổ, bệnh tật, tai ương, hay thất bại trong công ăn việc làm, trong chuyện gia đình…, nhưng nhờ những lúc như thế mà đức tin của chúng ta được tôi luyện, được thanh lọc, vì “lửa thử vàng, gian nan thử đức”.

Nguyện xin thánh Tôma Tông Đồ từ nơi Thiên quốc hằng nhìn đến mỗi người chúng ta và cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta trên hành trình đức tin, được một lòng một dạ kiên trung đi theo Đức Kitô, dẫu có gặp thử thách gian truân, để mai sau chúng ta được cùng ngài chung hưởng hạnh phúc muôn đời với Chúa trên Nước Hằng Sống. Amen.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:09 01/07/2010
CHÁO LỄ PHẬT NGÀY 8 THÁNG CHẠP.

N2T


Thời nhà Hán, mỗi năm vào tháng chạp âm lịch thì nhất định cử hành tế lạp cuối năm, do đó mà tháng chạp âm lịch gọi là “tháng lạp”, ngày mồng tám tháng lạp thì gọi là “lạp bát”, mà ngày “lạp bát” hôm ấy thì có tập tục ăn cháo lễ Phật.

Truyền thuyết kể rằng: Khi phật Thích Ca Mâu Ni làm hòa thượng ở núi Già Đô học tập kinh điển, mỗi ngày chỉ ăn một hột mè, một hột gạo, cho nên sau khi ông ta học tập xong thì xuống núi, vì thể lực không khỏe nên xỉu nằm bên bờ sông, được một cô gái nuôi trâu cứu sống và nấu sữa trâu để ông ta uống, nên ông ta mới có sức để lội qua sông đi đến ngồi khổ tu dưới một cây bồ đề ở núi Già Da, cuối cùng ngày mồng tám tháng chạp hôm ấy thành chánh quả.

Do đó người xuất gia cứ đến ngày mồng tám tháng chạp đều nấu cháo để bố thí cho người nghèo, từ đó dần dần biến thành tập tục ăn cháo vào ngày mồng tám tháng chạp âm lịch.

(Nhân quả kinh)

Suy tư:

Chuyện gì cũng có nguyên nhân của nó: nhân tốt thì quả tốt, nhân xấu thì quả xấu.

Các thánh nam nữ là những hạt giống tốt mà Thiên Chúa gieo vào trần thế: hạt được nảy sinh trong going máu tử đạo, hạt được nảy sinh trong đời sống khổ tu, hạt được nảy sinh trong đời sống tu trì, hạt được nảy sinh trong đời sống gia đình.v.v…các ngài là những hạt giống tốt lành thánh thiện, nên đã làm nảy sinh rất nhiều hạt giống tốt lành khác cho Thiên Chúa tại trần gian này.

Ngày lìa khỏi trần gian là ngày sinh trên trời của các thánh nam nữ và của người Ki-tô hữu, bởi vì khi chết đi là khi vui sống muôn đời; bởi vì chết đi không phải là kết thúc, nhưng là bắt đầu cuộc sống mới trên thiên đàng với Thiên Chúa, hoặc bị trừng phạt trong hỏa ngục với ma quỷ.

Để kỷ niệm ngày sinh nhật trên trời của các thánh nam nữ, Giáo Hội không ăn cháo, mà là cử hành thịnh soạn bữa tiệc Nước Trời, đó là thánh lễ Mi-sa, để cảm tạ Thiên Chúa và để nhờ sự chuyển cầu của các thánh nam nữ, mà Giáo Hội của Chúa ở trần gian ngày càng phát triển và trở nên dấu chỉ cứu độ cho các dân tộc.

-------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:11 01/07/2010
N2T


40. Chấp nhận đau khổ và đem những tổn thương nhỏ và những âu sầu nhỏ trong ngày dâng lên Thiên Chúa.

(Thánh Francis de Sales)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:13 01/07/2010
N2T


476. Có thể đôi lúc áp chế ngạo mạn của người khác, nhưng không nên thường luôn, để khỏi rơi vào dưới khe núi, thất bại không gượng dậy được nữa.

 
Mừng Vì Tên Con Được Ghi Trên Trời
Tuyết Mai
22:09 01/07/2010
Bảy mươi hai ông trở về rất vui mừng và nói rằng: "Thưa Thầy, nhân danh Thầy thì cả ma quỷ cũng vâng phục chúng con". Người bảo: "Ta đã thấy Satan từ trời sa xuống như luồng chớp. Này Ta đã ban cho các con quyền giày đạp rắn rít, bọ cạp, mọi quyền phép của kẻ thù, và không có gì có thể làm hại được các con. Dù vậy, các con chớ vui mừng vì các thần phải vâng phục các con, nhưng hãy vui mừng vì tên các con đã được ghi trên trời". (Lc 10, 1-9).

Có phải bản tánh của con người thường rất thích và ham muốn những thành công mình đạt được dù là thành công gì. Phúc Âm trên đây cho chúng ta thấy khi 72 ông trở về thì vui mừng hớn hở lắm với những thành quả của mình nhất là ngay cả ma quỷ cũng phải vâng phục các ông nữa! Nên các ông rất lấy làm hãnh diện và phồng cả cái lỗ mũi thiếu điều muốn bể tung, để khoe với Chúa Giêsu những thành tích mà các ngài làm nên sự việc ngoài sự tưởng tượng của các ông!?. Đối với Chúa Giêsu thì Ngài hiểu quá bản tánh yếu đuối của con người, nên Ngài mới bảo với các ông mà rằng: "Dù vậy, các con chớ vui mừng vì các thần phải vâng phục các con, nhưng hãy vui mừng vì tên các con đã được ghi trên trời".

Phải vậy, thường chúng ta làm được một việc lành thánh thiện thì chúng ta lại để đánh mất đi biết bao nhiêu công phúc mà đáng lý ra chúng ta đáng được lãnh nhận. Vì sao thưa anh chị em? Thưa vì cái Tôi của mình, cái kiêu ngạo của mình, cái huênh hoang tự đắc của mình, cái ảo ảnh của ma quỷ chúng đưa đến cho chúng ta, bởi vì thần trí nào và sự hỗ trợ nào đã cho chúng ta làm nên những sự việc mà tài năng có giới hạn của chúng ta chẳng thể nào làm được!?. Chúng ta đã để cho những hào nhoáng ấy làm mờ con mắt của chúng ta mà quên đi Chúa mới là Đấng đã giúp chúng ta làm nên mọi sự việc, thành đạt được mọi việc, và mang lại nhiều thành quả tốt đẹp ấy, cho dù chúng ta có vất vả đấy!?.

Sự việc này chúng ta cũng đã chứng kiến thật nhiều trong những việc làm bác ái xã hội, mà từ đầu cái ý nghĩ rất đơn thuần là chúng ta muốn ra đi, bỏ công, bỏ thời giờ, bỏ gia đình, bỏ bao nhiêu trách nhiệm và bổn phận, để đi gánh lấy những việc xem chừng như ngoài bàn tay vói, có thể chẳng được tích sự gì mà còn mang tiếng là ăn cơm nhà đi vác ngà voi. Nhưng ít nhiều thì sự thành công bao giờ cũng vượt bực hơn sự khao khát và trông mong của mình. Cái vấn đề ở đây là chuyện gì xẩy ra "sau chuyến đi ấy" mới là quan trọng, mới là những gì chúng ta đáng để ý, và là những gì chúng ta nên thận trọng; là việc mà những thành quả chúng ta đạt được nhờ nhà báo thổi phồng, nhờ hình ảnh chúng ta trưng đăng lên khắp mọi nơi, là những tham sân si len lẻn cấy vào tâm hồn chúng ta ít nhiều. Khi chúng ta đã có những hình ảnh đăng trên báo thường thì được chụp chung với những người có máu mặt trong xã hội và rồi được rất nhiều người khen thưởng, nhất là các cha xứ trong nhà thờ!?. Thế là sau chuyến đi thành công ấy, trong lòng của anh chị em nẩy ra ý định là muốn có những chuyến đi tiếp theo ấy nữa, mà lần sau này chẳng phải vì chúng ta thương yêu gì anh chị em mình đâu! Nếu còn có thì chỉ còn là rất rất ít, nhưng vì cái Tôi và cái ham Danh hão huyền của mình thì nhiều, và đây là tôi nói cái bản tánh rất tầm thường của con người mà ít ai tránh khỏi. Cho nên khi Chúa Giêsu nghe các ông khoe ra những thành tích của mình ấy thì Ngài liền ngăn những lời khoe khoang, mà dậy các ông rằng cái Phần Thưởng Vinh Dự và quan trọng của các ông không phải là những gì trên trần gian này, mà là những gì các ông sẽ có được ở Trên Trời kia kìa, mới là những gì đáng để các ông mơ tưởng và khao khát được Có.

Chúa dậy chúng ta nhiều điều hay lắm thưa anh chị em là: "Các con hãy đi. Này Ta sai các con như con chiên ở giữa sói rừng. Các con đừng mang theo túi tiền, bao bị, giầy dép, và đừng chào hỏi ai dọc đường. Vào nhà nào, trước tiên các con hãy nói: 'Bình an cho nhà này'. Nếu ở đấy có con cái sự bình an, thì sự bình an của các con sẽ đến trên người ấy. Bằng không, sự bình an lại trở về với các con. Các con ở lại trong nhà đó, ăn uống những thứ họ có, vì thợ đáng được trả công. Các con đừng đi nhà này sang nhà nọ". Chúa Sai các ông ra đi mà không một đồng để lận lưng, và cũng không được chào hỏi ai dọc đường, có phải để cho chúng ta thấy việc Chúa Sai các ông đi Rao Giảng Tin Mừng, nó cấp bách như thế nào!. Có nghĩa là các ông phải đi ngay đến nơi mà Chúa muốn các ông đến, chứ không được cà kê dê ngỗng dọc đường, mà đình trệ công việc của Chúa. Đến nhà nào thì trước tiên hãy chúc bình an của Chúa cho họ, và nếu được thì nên ở lại trong nhà đó, họ cho ăn gì thì ăn nấy không đòi hỏi, và không nên đi nhà này sang nhà nọ. Chắc có thể Chúa không muốn các ông bị sao lãng công việc và trở thành những con người tầm thường mà ai cũng mắc phải là nhiều chuyện, chè chén, vướng vào những cạm bẫy do ma quỷ giăng mắc, và bị mang nhiều tiếng tăm!??.

"Này Ta sai các con như con chiên ở giữa sói rừng". Có phải ý Chúa Giêsu muốn dậy các ông rằng các ông chẳng phải sợ chi vì các ông luôn có Chúa ở cùng!?. Đấng hằng ở với các ông là Chúa Thánh Thần Đấng sẽ luôn phù trợ cho các ông, cho nên các ông phải đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa, thì không gì mà các ông không thể làm được. Và thật là thế! vì các ông được Chúa Sai Đi, là một Hồng Ân, và là Diễm Phúc thật lớn lao khi được Chúa Giêsu Tuyển Chọn. Nếu chẳng phải vậy, thì sao cả bao nhiêu người theo Chúa mà Chúa chỉ chọn có 72 ông???.

Thật là một Hồng Ân lớn lao cho những người được Chúa tuyển chọn, và cũng thật là điều diễm phúc cho con dân của Chúa, để có người dẫn dắt, trao ban Bí Tích, vì "Lúa Chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít". Và vì là linh hồn cực trọng của tất cả con cái Chúa, Ngài không muốn cho bất kỳ ai bị hư mất, nên Ngài đã chọn các ông đi gặt hái linh hồn về cho Chúa, để cùng đích là tất cả con cái của Ngài trên toàn khắp địa cầu đều có tên ghi trên Trời và quy tụ tất cả về đó.

Vì công ích chung, xin anh chị em chúng ta hãy cầu nguyện thật nhiều cho tất cả Thợ Gặt của Chúa được nên tốt lành, thánh thiện, xa tránh được ma chước cám dỗ, để gặt được nhiều thành quả tốt đẹp cho Chúa như 72 ông được Chúa Sai Đi hôm nay, ngày mai, và mãi mãi, cho đến ngày Chúa Quang Lâm. Amen.
 
Thợ gặt lại ít - Thợ gặt không xứng đáng
Phó tế GB. Maria Nguyễn văn Định
22:30 01/07/2010
Chúa nhật Thứ14 Mùa Thường Niên - Năm C

* Chuyện kể: Lời Nói Đi Đôi với việc làm như sau:

Cả thế giới phải sợ người Mỹ vì họ hễ đã nói thì làm.- mà người Mỹ lại sợ người Nhật, vì họ “làm xong rồi mới nói.” - Rồi người Nhật lại sợ anh Trung Quốc, vì “ảnh không nói cũng làm.” - Thế nhưng người Trung Quốc cho biết lại sợ người Việt nam, vì “họ nói một đàng lại làm một nẻo”, thành ra đố ai biết đâu mà mò !!!

Câu chuyện thật dí dỏm, mang đến cho người đọc và nghe “những nụ cười nở trên môi.” Câu chuyện không những có những nhận xét bất ngờ; nhưng còn phản ánh phần nào cá tính của các dân tộc được nêu ra trên khía cạnh chính trị. Còn tư cách, hành động, lời nói và việc làm của người Tín hữu Kitô thì sao, khi mỗi người chúng ta, bạn và tôi từ khi chịu phép rửa tội đã mang ba chức vụ Tư tế, Ngôn sứ và Vương giả của Chúa, mình đã sống xứng đáng tư cách của người Ngôn sứ thế nào ?

A- Bài Tin Mừng: Luca (10:1-9) hôm nay nói:

Chúa chỉ định bảy mươi hai người khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến. Người bảo các ông: “ Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về. (câu 1- 2)

Theo con số thống kê thì thế giới hiện có 7 tỷ người; nhưng chỉ có 1,5 tỷ người biết Chúa. Như vậy có 100 đồng lúa chín, chỉ có hơn 2,6 cánh đồng có thợ gặt, còn 97,4 cánh đồng không có thợ. Riêng tại Việt nam 86 triệu người, chỉ có 6 triệu người Công giáo, được 7% biết Chúa, còn 93 % thì chưa theo Chúa?

B- Chúa chỉ định bảy mươi hai người khác là tất cả chúng ta:

1- Lúa chín đầy đồng là những ai? Thợ lại gặt ít về những gì ?

* Những người khao khát Tin Mừng, khát khao Lời Chúa, khao khát sự thật, công bằng và hoà bình trong gia đình và xã hội hiện nay. Thợ gặt lại ít là mỗi người Tín hữu Kitô đủ mọi thành phần, ít đáp lại tiếng Chúa mời gọi trong Hội Thánh; hay có chức vụ nhưng ít nhiệt tâm, ít có tư cách đạo đức, ít có tấm lòng, ít xứng đáng để phục vụ con người và ít làm chứng nhân cho Chúa.

2- Thợ gặt lại it và thợ gặt không xứng đáng có phải là tôi?

* Bạn và tôi có thể còn vương vấn tiền bạc, của cải,… và nhất là ít có một tấm lòng, nhiệt huyết mà Chúa đã ban cho để đem ra chia sẻ cho người khác. Tôi vẫn còn dùng những phương tiện Chúa cho để hưởng thụ, làm mất tác phong và nhân cách, thoái hoá, tham mê trần tục, làm gương xấu gương mù cho mọi thành phần trong Giáo hội và những người lương dân và các tôn giáo bạn.

3- Bạn và tôi làm gì cuối mỗi Thánh lễ nghe chủ tế, phó tế chúc anh em hãy đi đem Tin Mừng Bình An, là những việc cụ thể nào?

a/ Trong Gia đình: Tôi luôn vui vẻ sống hài hoà, không thiên vị giữa vợ cha mẹ, vợ chồng, con ái. Luôn bao dung tha thứ, nghiêm nghị chứ không nghiêm khắc, luôn quan tâm đến nhu cầu của nhau.

b/ Trong giáo xứ và xã hội: Tôi luôn phục vụ bất vụ lợi, không bè phái, gièm pha, tranh giành, chê bai, không trình diễn để lấy điểm. Luôn nói hay, nói tốt về người khác, chứ không nói hành, nói xấu người thứ ba, người vắng mặt. Vì nó gây chia rẽ, lủng củng đủ thứ.

c/ Noi gương thánh Gioan Tiền hô: Thực hành sự vụ Ngôn sứ của tôi là can đảm nói Lời Chân Lý. Sự thật thì dễ mất lòng, không nịnh bợ, che dấu, mạnh dạn nói về Chúa, không quanh co, tránh né, bao che, ! Dám chấp nhận thanh tẩy, sám hối và sinh hoa quả tốt lành.

C- Câu Kinh Thánh bạn và tôi chọn Sống tuần này:

LÚA CHÍN ĐẦY ĐỒNG MÀ THỢ GẶT LẠI ÍT … (Lc 10, 2)

1/ Tôi luôn sống lắng nghe và đổi mới để rao giảng Tin Mừng.

2/ Bạn khiêm tốn dám nhận lỗi và sửa lỗi để là thợ gặt thật tốt.

D- Bạn và tôi cùng dựa vào Lời Chúa để cầu nguyện:

Lạy Cha, Đức Giêsu đã than thở: Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Con quyết tâm là những Tín hữu Kitô chu toàn thật tốt chức vụ, Ngôn sứ đã Chúa trao, để cùng với Giáo hội ra đi gặt cánh đồng lúa chín là giúp mọi người biết Chúa. Con noi gương Mẹ Maria luôn khiêm tốn lắng nghe thực hành Lời Chúa bằng đời sống hàng ngày.

Trong tâm tình này, bạn và tôi cùng hát lên với cả tấm lòng: Lạy Chúa ! xưa Chúa đã phán: Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt. Chúa hãy ban nhiều thợ biết nhiệt thành, để Nước Chúa rộng lan khắp nơi. Xin Chúa ban cho đoàn chúng con nên, Tông Đồ thiện toàn mở Nước Chúa Trời. (2 lần)

CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tâm lý trị liệu và văn hóa khiêu dâm
Vũ Văn An
00:51 01/07/2010
Đầu tháng 6 vừa qua, Tổng Giáo Phận New York, Hoa Kỳ, có tổ chức một cuộc hội thảo bắt buộc dành cho hàng giáo sĩ về vấn đề văn hóa khiêu dâm. Bây giờ, lại có một sáng kiến khác là dùng internet để tổ chức các cuộc hội thảo trên mạng về cùng đề tài này. Vào ngày thứ bẩy, 26 tháng 6 vừa qua, mọi người trên thế giới đã được mời tham gia cuộc hội thảo trên mạng này từ nhà, để hiểu biết hơn phương cách đương đầu với vấn đề văn hóa khiêu dâm trong xã hội và trong cuộc sống tư riêng của họ.

Peter Kleponis, phụ tá giám đốc của Dịch Vụ Huấn Đạo Toàn Diện (Comprehensive Counseling Services), là cơ quan, cùng với Viện Chữa Lành Hôn Nhân (Institute of Marital Healing), đứng ra bảo trợ cuộc hội thảo trên mạng nói trên (thuật ngữ chuyên môn gọi là webinar), đã cung cấp cho hãng tin Zenit một cái nhìn tổng quát về nội dung cuộc hội thảo này. Vốn là một nhà tâm lý trị liệu Công Giáo, chuyên môn về hôn nhân và gia đình trị liệu, các vấn đề của nam giới và việc phục hồi nạn ghiền văn hóa khiêu dâm, Kleponis cũng là diễn giả chính tại cuộc hội thảo của Tổng Giáo Phận New York. Ông cho hay, cuộc hội thảo này là để đáp ứng các yêu cầu của nhiều vị linh mục trong Tổng Giáo Phận muốn được trợ giúp trong việc đương đầu với vấn nạn khiêu dâm tại giáo xứ và trong tòa giải tội. Tổng Giáo Phận New York phân phối cho các linh mục những tấm thẻ thông tri (informational cards) có ghi các gợi ý để các linh mục khuyên bảo giáo dân về lãnh vực này cũng như các tài nguyên giúp những người đang khốn đốn với nạn khiêu dâm. Theo lời Kleponis, Tổng Giáo Phận New York cũng sẽ cho phát động một trang mạng mới về chủ đề này.

Khi trả lời cuộc phỏng vấn của hãng tin Zenit, Kleponis nói nhiều hơn về bản chất của khiêu dâm, nguyên nhân của nó, và làm thế nào đương đầu với nó trên bình diện bản thân và xã hội.

Các con số thống kê và sự dị biệt giới tính

Theo Kleponis, sự lan tràn của văn hóa khiêu dâm đã đến mức báo động. Và những con số thống kê hiện nay thực ra không nói đủ được tình trạng ấy. Ông bảo: vì đây là điều diễn ra rất khuya, về đêm, trong cõi tư riêng của các gia đình, nên thực ra chúng ta không biết nó nghiêm trọng ra sao. Nhưng ta biết rõ đây là một kỹ nghệ trị giá tới 97 tỉ Mỹ Kim, riêng Mỹ chiếm 13 tỉ. Ta cũng nên ghi nhận con số khủng khiếp các trang mạng khiêu dâm không sao đếm xuể trên internet.

Kleponis cũng cho hay: hiện nay khoảng 83% người ghiền văn hóa khiêu dâm là nam giới, phụ nữ chỉ chiếm 17%. Đối với phụ nữ, việc ghiền loại văn hóa này chỉ diễn ra dưới hình thức tán gẫu (chat rooms) chứ không hẳn là loại khiêu dâm bằng hình ảnh (visual pornography). Đàn ông và đàn bà được nối mạch (wired) một cách khác nhau. Vì đàn ông thường dễ bị kích thích bằng thị giác. Khi nhìn một hình ảnh khiêu dâm, một phản ứng hóa học lập tức diễn ra trong óc họ. Chất dopamine được tiết ra, thế là có hiện tượng phấn khích (euphoria) mạnh, và khi phối hợp với việc khích dục và khoái ngất, nó dễ dẫn tới nạn ghiền khiêu dâm. Tóm lại đàn ông dễ bị lôi cuốn bởi tranh ảnh và băng hình (video).

Trái lại, phụ nữ thì có xu hướng thiên về tương quan. Bởi thế, họ thích vào những phòng tán gẫu nơi họ có thể tự tạo cho mình một con người giả (false persona). Ở đấy, họ có thể là bất cứ người nào họ muốn, nhìn bất cứ hướng nào họ thích, và dấn thân vào bất cứ liên hệ gợi dục nào với đàn ông trên mạng, chỉ cần dùng lời. Như thể họ đang làm việc với người đàn ông đó và cùng người đàn ông này viết ra câu truyện tiểu thuyết đầy lãng mạn giữa họ với nhau. Đó chính là điều làm họ ghiền! Dĩ nhiên cũng có những người đàn bà ghiền theo nghĩa thị giác, nhưng con số này rất ít. Một số thiếu nữ bị buộc vào con đường này chỉ vì bạn trai của họ nài nỉ, coi đó như một điều kiện cho mối liên hệ giữa họ với nhau. Chứ trong căn bản, họ không muốn thế. Đây là một vấn đề khác hẳn.

Sau đó, Kleponis đề cập tới vấn đề khiêu dâm đã “dạy” người trẻ những gì? Ông bảo: trước nhất, nó “dạy” thanh thiếu niên nam giới rằng phụ nữ có đó để phục vụ khoái cảm nhục dục của chúng. Ta có thể gọi đó là một thứ triết lý thực dụng về tình dục hay “văn hóa nối sóng” (hook-up culture) theo kiểu nói của sinh viên đại học. Triết lý ấy có thể tóm gọn trong câu: được phép dùng một ai đó phục vụ khoái cảm nhục dục của mình.

Điều các thiếu nữ “học” được từ thứ triết lý trên là: muốn có được một bạn trai và giữ được anh ta, họ phải tích cực về phương diện tình dục và tham gia văn hóa khiêu dâm. Ngay lúc này, các thiếu nữ có thói quen dùng máy ảnh tự chụp mình khỏa thân và gửi những hình khỏa thân đó qua điện thư (e-mail) cho bạn trai của mình. Họ cảm thấy đó là điều họ phải làm. Họ có thích làm chuyện đó hay không? Kleponis trả lời: không. Nếu hỏi họ, từ thâm tâm họ sẽ trả lời: điều đó hạ thấp nhân phẩm họ và họ rất giận về chuyện đó. Nhưng họ cảm thấy họ bị bó buộc, buộc phải làm chuyện đó. Điều ấy quả đã làm cho con người có cái nhìn méo mó hoàn toàn về mối liên hệ yêu thương giữa nam và nữ, không học được gì về lòng tôn qúi lẫn nhau.

Dấu hiệu của việc ghiền khiêu dâm

Theo Kleponis, trong cuộc sống hôn nhân và gia đình, khó mà nhận ra các dấu hiệu của nạn ghiền khiêu dâm. Tuy nhiên, ông cũng đã dùng một số câu hỏi sau đây về tác phong của mấy ông để biết xem họ có bị ghiền khiêu dâm hay không. Các câu hỏi đó đại loại như sau: bạn có lạnh nhạt trong mối liên hệ xúc cảm và yêu thương với vợ không? Bạn có đánh mất khả năng thưởng thức vẻ đẹp và tính tốt của vợ không? Bạn có chia sẻ quãng đời này của bạn với vợ không? Khi thấy một người người đàn bà quyến rũ đi ngang qua, bạn có hau háu nhìn họ không? Bạn có dấu một số tạp chí hay một số đồ vật nào đó không cho vợ bạn biết không? Bạn có trông mong làm những chuyến đi xa vì làm ăn không? Đây là câu hỏi khá nặng ký đối với mấy ông, vì tại các phòng khách sạn, họ tha hồ “ngấu nghiến” đủ loại hình ảnh khiêu dâm trên màn truyền hình. Ngoài ra, khi làm những chuyến du hành vì làm ăn như thế, họ cũng thường có nhiều cơ hội tới các quán ba khỏa thân, những tiệm bán đồ khiêu dâm hay những nơi tương tự.

Cũng có những câu hỏi khác như: bạn có những nơi đặc biệt để dấu vợ chuyện này chuyện nọ không? Có những tác phong nào bạn không muốn chia sẻ với vợ không? Những câu hỏi trên giúp khám phá ra các dấu hiệu cảnh giác cho thấy một người nào đó có thể đang mắc chứng ghiền khiêu dâm. Đối với các bà vợ, việc đầu tiên họ cảm nhận được thường là tình nghĩa vợ chồng yếu đi: ít âu yếm, ít thân mật xuồng xã hơn. Chồng họ như xa vắng hơn, không biết đánh giá, thường cau có, bẳn gắt… Trong những tình thế như vậy, các bà vợ thường cảm thấy có điều gì đó trục trặc hết sức đang xẩy tới. Phản ứng của họ cũng tương tự như những phản ứng xẩy ra lúc ngoại tình, mà thực sự, thì không phải, chỉ là chuyện ghiền văn hóa khiêu dâm. Khi người vợ nhận xét về những thay đổi loại này, thường là người chồng ghiền khiêu dâm sẽ chối phắc, giống hệt lúc anh ta phạm tội ngoại tình vậy.

Được hỏi là nếu người vợ đọc ra các dấu hiệu trên đây và bắt đầu nghi ngờ chồng đang ghiền văn hóa khiêu dâm thì có cách gì để nàng có thể đề cập đến vấn đề ấy mà không khiến chồng chống chế, bào chữa, và tỷ lệ nàng thành công có cao không? Kleponis cho hay tỷ lệ thành công trong phạm vi này khá khả quan. Tuy nhiên việc này gặp nhiều thách đố và cần phải nhiều khôn ngoan. Bởi một lẽ tự nhiên là người vợ thường tan nát cõi lòng khi khám phá ra chồng tồi tệ như vậy; phản ứng của nàng thường là thất vọng y như lúc chồng ngoại tình vậy: cảm thấy bị phản bội, đau đớn, buồn bã, tức giận, hết tin tưởng và mất hết cảm thức về cái tốt, cái đẹp… Cho nên khó hy vọng nàng bình thản trong phản ứng, mềm mỏng trong lời nói… Nhiều lúc ông chồng không hiểu được tại sao vợ mình lại phản ứng như thế, có gì đâu, chỉ là mấy cái hình tục tĩu, đến nỗi gì mà phải giận dữ như vậy? Họ có biết đâu, đối với người đàn bà, xem mấy cái hình ấy là cả một vấn đề lớn lao như thế nào. Nàng có thể cho rằng “chồng mình lưu ý tới mấy người đàn bà trên máy vi tính hơn mình’. Lòng tự trọng của nàng bị thương tổn! Những đứa con gái 18, 19 tuổi chụp hình khiêu dâm kia giải phẫu tùm lum, bôi son trát phấn đầy mình, lại được kỹ thuật chụp hình tân tiến biến đổi, nào đâu có thật. Còn nàng, có thể đã vào tuổi cuối 30, lấy chồng cả chục năm nay, 2 hay 3 mặt con, đẹp đấy, nhưng làm sao so với “mấy con đó” được. Cứ thế mà cảm thấy mình bị rẫy bỏ, hết hấp dẫn, tủi buồn. Kleponis cho rằng: khi khám phá ra chồng sử dụng văn hóa khiêu dâm, các bà vợ nên mô tả nỗi đau bị phản bội của mình cho chồng nghe. Ông cũng khuyên các bà nên nén giận bằng một diễn trình tha thứ. Diễn trình này thường bắt đầu với bước thiêng liêng, nghĩa là cầu nguyện “Lạy Chúa, xin tha thứ cho chàng” hay “Lạy Chúa, xin cất cơn giận dữ này khỏi con”. Sau đó, dĩ nhiên là ‘sửa trị’, mạnh nhưng phải trong ý hướng giúp chồng thay đổi và chung thủy với hôn nhân và con cái. Theo kinh nhgiệm của Kleponis, phản ứng trước sự ‘sửa trị’ này hết sức đa dạng. Một số ông chồng tỏ ra biết ơn khi phía tối trong cuộc đời họ được phơi bày ra, trong khi không thiếu những ông chồng khác chống chế “Chả có gì đáng lo ngại, chả có vấn đề chi hết; ai không làm như thế chứ!”. Nếu phản ứng tiêu cực này cứ dai dẳng mãi bất chấp các chứng cớ rành rành, thì các bà vợ nên đòi cho được việc cả hai vợ chồng đem vấn đề ra thảo luận với một người thứ ba. Người thứ ba này có thể là một thân nhân đáng tin cậy, một người bạn, một linh mục hay một nhà huấn đạo. Kleponis cho hay: phần lớn các ông chồng ghiền văn hóa khiêu dâm tới văn phòng của ông là do các bà vợ yêu cầu.

Những quan điểm lệch lạc

Trong nền văn hóa ngày nay, đôi khi người ta mô tả khiêu dâm như một việc có thể chấp nhận được, nhất là trong phạm vi hôn nhân, không những có thể chấp nhận được, mà còn hữu ích nữa. Kleponis cho rằng điều đó không đúng. Chỉ cần nhìn vào tác hại sâu rộng của khiêu dâm đối với người dùng nó, đối với hôn nhân, đối với thiếu niên và trẻ em. Ông khuyên các ông chồng đáp lại lời kêu mời có tính ơn gọi của mình mà trở thành những nhà lãnh đạo mạnh, những người bảo bọc vợ con. Theo ông, nguyên nhân thông thường nhất khiến người ta sử dụng văn hóa khiêu dâm thường là lòng ích kỷ. Cái tính xấu này khiến người đàn ông chỉ nghĩ đến mình, do đó phá hoại ơn gọi của họ trở nên người bảo bọc, người cho đi, những Chúa Kitô khác cho vợ và con cái mình.

Trong khiêu dâm, con người bước vào một thế giới ảo mộng, vắng bóng hoàn toàn mối liên hệ yêu thương và thân ái thực sự. Thế giới ảo mộng này thực ra là một thế giới trong đó, người ta sử dụng người khác để phục vụ cho khoái cảm của mình. Nó khiến con người không nhìn thấy cái đẹp và cái tốt của người vợ, của tình nghĩa phu thê, của tính dục và sự thanh sạch.

Người đàn ông mắc chứng ghiền khiêu dâm là tự lui về tình trạng con nít, chỉ biết đi tìm khoái cảm. Anh ta đánh mất cảm thức của mình về tính nam nhi và sự thỏa mãn lành mạnh được làm chồng và làm cha. Khiêu dâm làm anh ta yếu đi về nhiều phương diện và gây hại đối với khả năng lãnh đạo của anh ta.

Kleponis bảo rằng: “là đàn ông, chúng ta được kêu gọi trở thành người lãnh đạo, người chu cấp và bảo bọc của gia đình, của giáo xứ và của xã hội nói chung. Ta không thể làm được điều đó, nếu để cho mình trở thành nô lệ cho khiêu dâm”. Ông cũng khuyên các ông hiểu rõ kế hoạch của Thiên Chúa muốn có một tính dục lành mạnh như đã được giáo huấn của Giáo Hội mô tả. Ông hay trích dẫn lời khôn ngoan của Sách Giáo Lý. Số 2354 Sách này dạy rằng: văn hóa khiêu dâm “xúc phạm đến đức thanh sạch, vì nó làm biến chất hành vi phu phụ là sự hiến thân cho nhau cách thân mật giữa vợ chồng… Nó dìm tất cả những người ấy trong ảo tưởng của một thế giới giả tạo. Nó là một lỗi nặng”.

Chúng ta bác bỏ quan điểm của nền văn hóa ngày nay cho rằng việc sử dụng người khác như một đối tượng dục tính là điều vô hại, vì quan điểm này bắt rễ từ lòng vị kỷ sâu xa và bất kính đối với người khác.

Người chồng cần phải hiểu rằng vấn đề không phải của riêng anh ta, mà là vấn đề phu thê và gia đình, do đó phải được bàn bạc thương thảo với vợ mình. Điều quan trọng có tính sinh tử trong nền văn hóa khiêu dâm hóa này là các linh mục phải thông truyền cho mọi người trọn vẹn nền giáo huấn của Giáo Hội về luân lý tính dục và phải mạnh mẽ chỉ trích quan điểm văn hóa nói trên, tức sử dụng người khác như những đối tượng tính dục.

Theo Kleponis, ta có thể dùng sự khôn ngoan đầy sâu sắc của Đức Gioan Phaolô II trong hai cuốn “Tình Yêu và Trách Nhiệm” và “Thần Học Thân Xác” để tăng cường và thanh tẩy nam giới và toàn bộ nền văn hóa khỏi những sai lầm trên. Ngoài ra, văn hóa khiêu dâm còn làm gì nữa? Nó còn cổ vũ ngừa thai, bởi nó biến việc làm tình chỉ còn là một hoạt động giải trí. Nó mất đi các khía cạnh tương quan và phụ tạo, nên chả còn điều gì tốt từ nó phát sinh ra.

Ghiền văn hóa khiêu dâm và diễn trình chữa lành

Nhưng ai mới là người ghiền văn hóa khiêu dâm? Theo Kleponis, người thường xuyên sử dụng các sản phẩm khiêu dâm không nhất thiết là một người ghiền các sản phẩm đó. Có lẽ phải đặt thêm cho họ câu hỏi này: bạn có bị lôi cuốn vào đó hay không, bạn có hay nghĩ nhiều tới nó hay không? Bạn có trông chờ mau trở về nhà để có dịp được vào liên mạng, coi các sản phẩm khiêu dâm cho bằng thích hay không? Bạn có trông mong nó sẽ giải quyết các căng thẳng của bạn phát sinh do cảm thức cô đơn, do bất ổn phái tính hay do áp lực công việc hay không? Bạn có thấy hết sức khó khăn khi phải đi vắng ít ngày mà không được nhìn ngắm các sản phẩm khiêu dâm hay không? Nếu bạn trả lời “có” cho các câu hỏi ấy, thì phần chắc là bạn đã ghiền các sản phẩm khiêu dâm rồi.

Đối với các thanh niên độc thân, Kleponis muốn nhắn nhủ rằng khi bước chân vào con đường ghiền văn hóa khiêu dâm, họ thực sự đã lấn sâu vào chủ nghĩa vị kỷ sâu xa, một trở ngại sẽ phá nát khả năng liên hệ một cách lành mạnh với những người đàn bà trẻ… Kleponis thường trình bày cho họ những trường hợp điển hình (case studies) về những thanh niên đang lớn lên, nhất là các sinh viên đại học, hiện gặp khó khăn trong việc liên hệ với phụ nữ. Những người này phần lớn thiếu tự tin và do đó, thường phải khốn khổ vì lo âu xao xuyến. Việc sử dụng khiêu dâm cũng góp phần vào việc phản ứng quá độ trong giận dữ vì người đàn ông trong những trường hợp này thường không còn cảm thức lịch thiệp nhã nhặn (refinement) và niềm tự tín đầy nam tính đích thực của mình nữa, nên không còn biết phải hành động ra sao đối với phụ nữ. Những người đàn bà họ thấy trong các sản phẩm khiêu dâm đâu có cảm xúc, đâu có nhu cầu và ý kiến. Cho nên, lúc họ rời thế giới ảo tưởng để gặp gỡ những người đàn bà có thật, là những người có cảm xúc, có ý kiến, họ lúng túng không còn biết phải xử sự ra sao, nên đành rút lui trong bất an và giận dữ thái quá. Kleponis khuyên các bậc cha mẹ nên lưu ý tới cuộc khủng hoảng này và ra sức dạy cho con cái mình sự thật về luân lý tính dục và các nguy hiểm của văn hóa khiêu dâm cũng như các thói quen thủ dâm đầy tác hại.

Đối với Kleponis, diễn trình chữa lành phải bắt đầu bằng việc nhìn nhận mình có vấn đề đối với khiêu dâm, rồi cố gắng tìm hiểu mình cũng như các nguyên nhân tạo ra trạng huống ghiền khiêu dâm kia. Trong phạm vi này, nạn nhân không thể hành động một mình được. Nhiều thanh niên tự hào: “Tôi sẽ tự rút chân ra khỏi bẫy bằng chính nỗ lực của mình; tôi không cần ai giúp”. Những người này ít khi thành công. Kleponis đề nghị phương thức sáu điểm như sau: che chở của gia đình; hỗ trợ của những người cùng trang lứa; huấn đạo hay tự tìm hiểu nguyên nhân gây ra việc ghiền khiêu dâm; lớn lên trong đức tin và cam kết thực hành nhân đức; tình bạn; và giáo dục.

Những vấn đề thông thường nhất dẫn tới việc ghiền khiêu dâm là: lòng vị kỷ, một số hình thức cô đơn, bất an về nam tính, áp lựp quá đáng của công việc, khủng hoảng tình nghĩa vợ chồng và yếu về đời sống tâm linh. Các nhân đức rất hữu ích giúp giải quyết nhiều vấn nạn này. Ai cam kết cố gắng lớn lên trong nhân đức, thường thấy mình ít bị thương tổn bởi nạn khiêu dâm.

Sau đó, việc gia tăng sự hỗ trợ của những người đồng trang đồng lứa hay tình bạn đều hết sức hữu ích. Nhiều qúy ông đang chật vật với nạn khiêu dâm không có được những người bạn gần gũi, kể cả vợ của họ. Chia sẻ với người phối ngẫu hay với một người bạn thân cùng phái tính các khó khăn, lao đao của mình là điều hết sức có ích. Về phương diện này, có thể viếng trang mạng covenanteyes.com cũng như nhiều chương trình khác để có được những tài liệu qúy giá hàng tuần. Nên nhớ những câu Thánh Kinh như “Người anh được em giúp đỡ là một thành vững chắc và cao ngất” (Cn 18:19 [1]).

Phần quan trọng khác của diễn trình chữa lành là giáo dục. Không nên đánh giá thấp ảnh hưởng của não trạng ngừa thai trong hơn 40 năm qua liên quan tới tình yêu phu thê và tính dục. Não trạng này khiến nhiều người đàn ông coi phụ nữ như đối tượng để làm tình. Nó góp phần rất nhiều vào cơn dịch khiêu dâm. Trong lãnh vực này, tài liệu “Tình yêu vợ chồng và hồng ân sự sống” của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ là một văn kiện rất giá trị. Các tài nguyên giáo duc tuyệt hảo khác là các trang mạng giá trị như www.socialcostsofpornography.org và www.pornharms.com.

Một số sách cũng rất có giá như: "Boys to Men" (Từ con trai tới đàn ông) của Tim Gray và Curtis Martin; "Out of the Shadows" (Ra khỏi bóng tối) của Patrick Carnes; "Every Man's Battle" (Cuộc chiến của mọi người đàn ông) của Stephen Arterburn và Fred Stoeker; "Breaking Free" (Giải Thoát) của Stephen Wood; "Be a Man," (Hãy là người đàn ông) của Cha Larry Richards; "Theology of the Body for Beginners" (Thần học thân xác cho người mới học) của Christopher West; and "Genuine Friendship" (tình bạn chân chính) của Cha Philip Halfacre.

Ngoài ra, trong phạm vi che chở của gia đình, nên đặt máy vi tính ở một chỗ trống khoáng, theo dõi việc sử dụng nó và giảm bớt việc sử dụng truyền hình. Lẽ dĩ nhiên, cũng phải canh chừng việc loan truyền sản phẩm khiêu dâm qua đường điện thoại di động nữa. Vai trò của đức tin rất quan trọng trong việc chống lại nạn ghiền khiêu dâm. Nhiều người đàn ông đang lao đao vì tệ nạn này cảm thấy được nhẹ nhàng và đầy ơn thánh khi biết nhìn nhận sự bất lực của mình và hướng lên Chúa để tìm trợ lực. Bí tích hòa giải, đặt kế hoạch thiêng liêng cho đời, linh hướng, đọc Thánh Kinh và lãnh nhận Thánh Thể sẽ giúp ta dễ dàng trong quyết tâm giải quyết các khó khăn xúc cảm, cá tính và thiêng liêng từng dẫn ta vào con đường đam mê các sản phẩm khiêu dâm.

Tâm lý tích cực và các nhân đức đặc thù

Theo Kleponis, các nhân đức hữu ích giúp ta giải quyết lòng vị kỷ là hiến mình một cách quảng đại cho vợ, cho con, là khai triển tình bạn với người phối ngẫu của mình, là hãm mình, là biết ơn, tinh thần trách nhiệm, sự điều độ, lòng khiêm nhường và yêu thương người phối ngẫu cũng như Chúa Giêsu nhiều hơn. Tất cả các nhân đức ấy động viên ta đừng gây thêm hại và đau đớn nữa.

Các nhân đức giúp ta lớn mạnh trong niềm tự tin vào nam tính của mình là biết ơn đối với các ơn phúc Chúa ban, trong đó có thân xác mình, là tha thứ cho những ai đã gây hại đến niềm tự tin của ta, là các tình bạn lành mạnh và niềm tin. Lớn lên trong niềm tin sẽ giúp ta biết đánh giá sự hiện diện của tình yêu Thiên Chúa Ngôi Cha và của Đức Mẹ, nếu ta cảm thấy các bậc cha mẹ không yêu thương ta, hay là sự hiện diện của Chúa Giêsu nếu ta không được bạn bè nam giới yêu qúy, thân thiết.

Các nhân đức giúp ta chống lại sự cô đơn là hiến mình cách hân hoan cho người phối ngẫu và cho Chúa Giêsu, là hy vọng, là tha thứ những người không nhạy cảm về phương diện xúc cảm, là tích cực thông đạt, là không quá cậy dựa vào chính mình, là tín thác và tin vào tình yêu Thiên Chúa nếu, ở những thời điểm phát triển nhất định nào đó, ta cảm thấy mình không được yêu thương. Đôi khi người đàn ông cũng hưởng được ơn ích của việc linh hướng, đến độ biết tăng trưởng trong khả năng tiếp nhận yêu thương.

Các nhân đức giúp giảm bớt sự giận dữ thái quá phát sinh do cô đơn và buồn bực gây ra là lòng tha thứ, biết cảm thương, tốt với người, biết tôn trọng người và khiêm tốn. Các nhân đức giúp chống lo âu xao xuyến là tín thác, dứt bỏ, không quyến luyến thái quá, khôn ngoan đủ để thấy được sự tốt lành nơi người phối ngẫu và tin vào tình yêu che chở của Thiên Chúa cũng như khả năng của Người có thể cất các gánh nặng cũng như lắng lo của đời sống hằng ngày. Lớn lên trong nhân đức, ta sẽ cảm nhận được một hạnh phúc và thoả mãn lớn hơn trong việc tự hiến bước theo ơn gọi của mình.

Sự cô đơn trong đời sống vợ chồng cũng được nêu ra với Kleponis. Theo ông, muốn chống lại nguy cơ này, vợ chồng cần bảo vệ tình yêu lãng mạn của họ, tình bạn phu thê, tình yêu lúc mới đính hôn trong đó có biết bao là thân mật gần gũi. Họ phải dành càng nhiều thì giờ cho nhau càng tốt, vào những buổi tối trong cùng một căn phòng và phải chuyện trò, thông đạt với nhau. Thông đạt là điều cốt yếu trong bất cứ tình bạn phu thê nào. Họ cũng phải cố gắng theo lời khuyên của nhà chuyên môn về thông đạt vợ chồng, John Gottman, nghĩa là đưa ra ít nhất năm nhận định tích cực chống lại một nhận định tiêu cực về nhau. Hằng ngày, họ nên phó thác cho Chúa cả cuộc hôn nhân lẫn gia đình họ. Điều này sẽ giúp tránh cho cuộc hôn nhân của họ những âu lo thái quá có thể gây căng thẳng cho tình bè bạn phu thê của họ. Họ cũng nên cố gắng đi ngủ cùng một lúc. Theo Kleponis, một trong các lý do khiến một số đàn ông rơi vào nạn ghiền khiêu dâm là trong các buổi tối, họ hay giam mình vào những căn phòng không có sự hiện diện của vợ và đi ngủ vào những giờ khác với vợ. Điều ấy dễ tạo ra môi trường cho cô đơn, dẫn tới nạn ghiền khiêu dâm không xa. Vợ chồng nên lưu tâm tới lời Chúa nói trong Sách Sáng Thế rằng người đàn ông ở một mình là điều không tốt.

Còn đối với trẻ em, Kleponis cho rằng cha mẹ nên xem sét lại phong thái làm cha mẹ của mình và cố gắng cam kết làm cha mẹ một cách có trách nhiệm, đừng buông thả mà cũng đừng kiểm soát thái quá. Phong thái buông thả là phong thái khá thịnh hành trong nền văn hóa đương thời, từng góp phần tạo ra nạn khiêu dâm. Cha mẹ thuộc loại này thường không chịu sửa phạt tính vị kỷ nơi con cái, trái lại trên thực tế còn làm gương cho chúng nữa. Họ thường yếu về đức tin và không hướng dẫn con cái một cách hữu hiệu về phương diện thiêng liêng để chúng tránh không bị ám ảnh bởi thân xác và tính dục quá phổ biến trong nền văn hóa hiện nay. Họ cũng thường thất bại, không cảnh giác con cái về các nguy hiểm của nạn khiêu dâm, thói quen thủ dâm và nền văn hóa ‘nối sóng’.

Kleponis trích dẫn lá thư mục vụ của Đức Cha Paul Loverde của Giáo Phận Arlington, Virginia, viết về nạn khiêu dâm. Ngài bảo: “Con người tiệm tiến bồi đắp hay hủy diệt nhân cách mình bằng từng và mỗi một quyết định luân lý. Khi cái nhìn của con người hướng vào chỗ lầm lạc, họ trở nên loại người sẵn sàng sử dụng người khác làm đối tượng để thoả mãn khoái cảm”.

Trái lại, phong thái làm cha mẹ có trách nhiệm khiến họ cam kết đào luyện con cái mình trong nhân đức, cảnh giác chúng về các nguy hiểm của việc dùng người khác như đối tượng tính dục, năng yêu thương sửa dạy chúng và dạy chúng vẻ đẹp trong kế hoạch của Thiên Chúa dành cho tính dục con người bên trong bí tích hôn phối. Họ cho các con thấy và dạy chúng biết rằng tình yêu có tính bí tích của vợ chồng làm cho tình yêu và vẻ đẹp của Chúa Ba Ngôi hiện diện trong thế giới.

Sau cùng, Đức Gioan Phaolô II, trong thư gửi các nghệ sĩ năm 1999, từng viết rằng: “Nhờ sự hứng khởi này, mỗi lần lầm đường, nhân loại đều có khả năng tự nâng mình đứng lên và tiếp tục đi lại con đường chân chính của mình. Theo chiều hướng này, đã có câu nói hết sức sâu sắc sau đây: ‘cái đẹp sẽ cứu thế giới” (số 16). Ngài còn viết tiếp: “Cái đẹp chính là chìa khóa mở cửa mầu nhiệm và là lời mời tiến vào siêu việt. Nó là lời mời thưởng ngoạn sự sống và mơ mộng tương lai. Chính vì thế, cái đẹp của tạo vật không bao giờ làm ta thoả mãn hoàn toàn. Nó khơi dậy nỗi hoài mong Thiên Chúa vốn ẩn dấu trong ta, điều mà người yêu cái đẹp như Thánh Augustinô đã nói lên bằng một ngôn từ vô sánh: ‘Con yêu Chúa muộn màng, ôi vẻ đẹp quá xưa và quá mới: con yếu Chúa muộn màng quá!’” (cùng số). Biết chân thực đánh giá tình yêu và cái đẹp sẽ giúp ta chữa lành được nạn dịch khiêu dâm.

[1] Theo trích dịch của Kleponis. Câu này được Nhóm Phụng Vụ Giờ Kinh dịch là: “Một người anh em bị xúc phạm thì còn hơn một thành trì vững chắc”. Cha Nguyễn Thế Thuấn cũng dịch tương tự như thế: “Một người anh em bị xúc phạm còn hơn một thành kiên cố”. Tuy nhiên, ở phần chú thích, Cha cho hay: Bản văn không chắc chắn. Bản Hy Lạp rất khác: “Người anh được em giúp đỡ là một thành vững chắc và cao ngất”.
 
Thông điệp Ngày Thế Giới Du Lịch 2010: trách nhiệm bảo vệ sự đa dạng sinh học
Paul Minh Nhật
04:50 01/07/2010
THÔNG ĐIỆP NGÀY DU LỊCH THẾ GIỚI NĂM 2010
"Du lịch không thể làm giảm nhẹ trách nhiệm của nó trong việc bảo vệ sự đa dạng sinh học"

Vatican, 29/06/2010. (Zenit.org). - Đây là thông điệp cho Ngày Du Lịch Thế Giới năm 2010, sẽ được tiến hành ngày 27 tháng 9. Chủ đề cho ngày này năm nay là " Ngành Du lịch và Đa Dạng Sinh Học." Hội Đồng Giáo Hoàng cho Người Di Cư và Du Lịch đã công bố thông điệp vào hôm thứ hai(28/06/2010)

Dưới chủ đề "Du Lịch và Đa Dạng Sinh Học" được đề xuất bởi Tổ Chức Du Lịch Thế Giới, Ngày Du Lịch hy vọng đưa ra những đóng góp của nó cho "Năm Quốc Tế về Đa Dạng Sinh Học" 2010, tuyên bố trước Đại Hội Đồng của Liên Hiệp Quốc.

Lời tuyên bố này được nảy sinh từ một sự quan ngại sâu sắc về "sự liên hệ mật thiết của việc mất đa dạng sinh thái với xã hội, kinh tế, môi trường và văn hóa, bao gồm cả những tác động tiêu cực trên sự đạt tới được những mục tiêu phát triển của thiên niên kỉ, và nhấn mạnh sự cần thiết của việc kế thừa những tiêu chuẩn đo lường cụ thể để bảo tồn nó.(1)

Đa dạng sinh thái hay là đa dạng sinh học, ám chỉ đến sự phong phú của các loài sinh vật tồn tại trên trái đất cũng như trạng thái cân bằng mỏng manh của sự phụ thuộc và tác động lẫn nhau điều mà tồn tại giữa chúng và môi trường vật lý nơi mà chúng dựa vào để sống và những tình trạng của chúng. Sự đa dạng sinh học được chuyển dịch thành những hệ sinh thái khác nhau, minh họa cho điều này có thể thấy qua các khu rừng, khu vực đầm lầy, thảo nguyên, rừng nhiệt đới, sa mạc, những dải san hô, núi, biển và khu vực địa cực.

Có ba sự nguy hiểm cực kì và sắp xảy ra với chúng mà điều đó đòi hỏi một giải pháp cấp bách: sự thay đổi khí hậu, sa mạc hóa và mất đa dạng sinh học. Điều thứ hai trong những năm gần đây đã và đang phát triển ở một tỉ lệ chưa từng thấy. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng trên phạm vi toàn thế giới 22% các động vật có vú, 31% động vật lưỡng cư, 13,6% sinh vật có cánh và 27% các dải đá ngầm đang bị đe dọa và đang có nguy cơ tuyệt chủng.(2)

Có rất nhiều khu vực hoạt động của con người mà đóng góp một cách lớn lao vào những sự thay đổi này, và một trong số chúng, không nghi ngờ gì nữa, đó là du lịch, ngành này ở trong những hoạt động mà sự lớn mạnh nhanh chóng và giàu kinh nghiệm. Về mặt này, chúng ta có thể nhìn vào những thống kê mà Tổ Chứ Du Lịch Thế Giới đưa cho chúng ta. Với những người đi du lịch quốc tế đạt con số 534 triệu năm 1995 và 682 triệu năm 2000, theo sự ước lượng của tổ chức "Tầm Nhìn Du Lịch Năm 2020" báo cáo là 1.006 tỉ vào năm 2010 và đạt đến 1.561 tỉ vào năm 2020, theo tỉ lệ tăng trưởng trung bình hằng năm là 4.1%.(3) và theo những thống kê này của một tổ chức du lịch quốc tế còn phải thêm vào một số lượng quan trọng các khách du lịch nội địa. Tất cả chỉ ra sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lãnh vực kinh tế, cái mà mang đến vài ảnh hưởng lớn trên việc bảo tồn và sử dụng bền vững sự đa dạng sinh học, và những mối đe dọa hệ lụy do sự biến đổi thành những tác động về môi trường nghiêm trọng -- Đặc biệt mối bận tâm về việc tiêu thụ triệt để nguồn tài nguyên hạn chế (chẳng hạn như nước uống và đất đai) và sự phát sinh vô cùng lớn của ô nhiễm và cặn bã, vượt quá các số lượng mà một vùng nhất định có thể chịu đựng được.

Tình trạng được thấy còn bị làm trầm trọng thêm bởi thực tế là nhu cầu của người du lịch nhắm vào chính bản chất nó ngày càng hướng tới các điểm đến tự nhiên, do bị thu hút bởi vẻ đẹp của chúng, điều này dẫn đến một tác động lớn đến số người đến viếng thăm, đến nền kinh tế của họ, đến các di sản văn hóa và đến môi trường. Thực tế này có thể thực sự là một yếu tố có hại hoặc là, đáng khác, đóng góp một cách ấn tượng và trong một cách thức tích cực đến việc bảo tồn các di sản. Trong cách này du lịch tồn tại một cách ngược đời. Nếu nó nổi lên và phát triển nhờ sự hấp dẫn của một vài địa điểm tự nhiên và văn hóa, và mặt khác một ngành du lịch tương tự có thể làm cho thiệt hại và thậm chí phá hủy, và có nhiều khu du lịch đã phải đóng cửa do bị loại ra hư là những điểm đến mà không sở hữu vẻ hấp dẫn nguyên thủy.

Tất cả vì những điều này, chúng ta phải khẳng định rằng du lịch không thể được làm giảm đi trách nhiệm của nó trong việc bảo vệ sự đa dạng sinh học. Hơn nữa ngược lại, nó phải mang lấy một vai trò chủ động trong việc đó. Trong sự phát triển về mặt kinh tế chắc chắn cần phải đi cùng cả với những nguyên tắc của viêc bảo vệ và tôn trọng sự đa dạng sinh học.

Cộng đồng quốc tế đã quan tâm đến bản chất nghiêm trọng của vấn đề, và trong chủ đề này nó lặp lại lời tuyên bố.(4) Giáo Hội muốn góp tiếng nói của mình, từ không gian của Giáo Hội, bắt đầu từ sự nhìn nhận rằng tự bản chất Giáo Hội phải có "trách nhiệm đến sự tạo thành và Giáo Hội phải khẳng định trách nhiệm này ở trong lãnh vực hoạt động công cộng. Trong những hành động này, Giáo Hội không chỉ phải bảo vệ trái đất, nước và không khí như là những quà tặng của tạo hóa điều thuộc về tất cả mọi người. Trên tất cả Giáo Hội phải bảo vệ nhân loại khỏi sự tự hủy diệt."(5) Không đi vào trả lời cho những giải pháp kĩ thuật cụ thể, điều đó đi quá khả năng của Giáo Hội, Giáo Hội quan tâm đến việc làm sao chú ý đến mối quan hệ giữa chính Giáo Hội với Đấng Tạo Dựng, giữa nhân loại và sự tạo thành.(6) Giáo huấn của Giáo Hội lặp lại cách kiên định trách nhiệm của con người trong việc bảo tồn một môi trường đầy đủ và khỏe mạnh cho tất cả mọi người, từ sự nhìn nhận rằng "việc bảo dưỡng môi sinh trình bày ra một sự thách thức cho tất cả nhân loại. Nó là một vấn đề chung và trách nhiệm toàn cầu, là tôn trọng công ích"(7)

Như Đức Giáo Hoàng Benedict XVI chỉ ra trong Thông Điệp Bác Ái Trong Sự Thật, "trong thiên nhiên, tín hữu nhận ra kết quả tuyệt vời của các hành động sáng tạo của Thiên Chúa, cái mà chúng ta có thể sử dụng cách hợp lý để đáp ứng những nhu cầu, nguyên liệu hay thứ khác chính đáng của chúng ta, trong khi tôn trọng sự cân bằng thuộc bản chất của việc tạo thành,"(8) và việc sử dụng trình bày cho chúng ta "một trách nhiệm với những người nghèo, với các thế hệ tương lai và với toàn thể nhân loại."(9) Vì điều này ngành du lịch phải tôn trọng môi trường, xem xét đến sự hòa hợp nội tại với công trình sáng tạo, vậy nên bảo vệ sự bền vững của các nguồn tài nguyên mà nó(ngành du lịch) phụ thuộc trong khi không dẫn đến sự thay đổi sinh thái không thể phục hồi được.

Liên hệ với tự nhiên thì quan trọng và do đó ngành du lịch phải nỗ lực tôn trọng và làm tăng thêm vẻ đẹp của công trình sáng tạo, từ việc nhìn nhận rằng "rất nhiều người cảm thấy bình an và sự thanh bình, canh tân và lấy lại được sức sống khi họ có liên hệ mật thiết với vẻ đẹp và hòa hợp với thiên nhiên. Vẫn tồn tại một đặc quyền cụ thể: khi chúng ta quan tâm đến công trình sáng tạo, chúng ta nhận ra rằng Thiên Chúa, thông qua tạo dựng, chăm sóc chúng ta."(10)

Có một yếu tố mà làm cho nỗ lực này thậm chí khẩn thiết hơn bao giờ hết. Trong cuộc hành trình tìm kiếm Chúa, con người khám phá ra các cách thức để mang Ngài đến gần Mầu Nhiệm, trong đó công trình sáng tạo là một điểm khởi đầu.(11) Tự nhiên và đa dạng sinh học nói cho chúng ta về Thiên Chúa Đấng Tạo Dựng, Ngài làm cho chính Ngài hiện diện trong công trình sáng tạo của Ngài, "
Nếu chúng say mê những vẻ đẹp đó mà coi là thần minh, thì cũng phải biết rằng
Chúa Tể của những vật đó còn đẹp hơn biết mấy,
vì chính Đấng sáng tạo mọi loài là tác giả của muôn vẻ đẹp."(Kn 13,3). Đó là lý do tại sao thế giới, trong sự đa dạng của nó, "trình bày chính nó trước mắt con người như là bằng chứng về Thiên Chúa, nơi mà quyền lực sáng tạo,quan phòng và cứu độ của Ngài được biểu lộ."(12). Vì lý do này, du lịch, mang chúng ta đến gần công trình sáng tạo trong sự đa dạng và phong phú của nó, có thể là một dịp để đẩy mạnh và làm tăng lên kinh nghiệm tôn giáo của chúng ta.

Tất cả những điều này làm để nhằm mong nhìn thấy một sự cân bằng giữa du lịch và đa dạng sinh học cấp bách và cần thiết, nơi mà chúng bổ túc hỗ tương cho nhau, vì thế sự phát triển kinh tế và việc bảo vệ môi trường không xuất hiện như là những yếu tố đối nghịch và không tương thích, nhưng hơn hết điều đó nhằm điều hòa những nhu cầu của cả hai bên.

Những nỗ lực để bảo vệ và xúc tiến sự đa dạng sinh học trong mối quan hệ của nó với du lịch đang được phát triển, trước tiên, thông qua những chiến lược cộng tác và chia sẻ, nơi mà những lĩnh vực đa dạng mặc nhiên có liên quan. Ưu tiên chính yếu của các chính phủ, các viện nghiên cứu quốc tế, hội nghề của lĩnh vực du lịch và các tổ chức phi chính phủ bảo vệ, với một tầm nhìn dài hạn, sự cần thiết của du lịch bền vững như là hình thức duy nhất có thể nhằm kích thích sự tăng trưởng kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa và phục vụ như là một sự giúp đỡ thực tế trong cuộc chiến chống lại đói nghèo.

Các cấp chính quyền phải đưa ra những luật lệ rõ ràng để bảo vệ và củng cố sự đa dạng sinh học, tăng cường phúc lợi và giảm bớt chi phí du lịch, trong khi bảo đảm chắc chắn thực hiện các tiêu chuẩn.(14). Điều này phải đảm bảo chắc chắn đi cùng với việc đầu tư giáo dục và có kế hoạch nghiêm túc. Các nỗ lực của các chính phủ sẽ cần phải lớn hơn nữa trong những nơi mà dễ bị tổn thương nhất và nơi sự xuống cấp to lớn hơn. Có lẽ trong một số nơi, du lịch nên bị hạn chế hoặc thậm chí nên tránh xa.

Về phần mình, lĩnh vực kinh danh du lịch cần được yêu cầu "kế hoạch, phát triển và quản lý các công việc kinh doanh của họ nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, và những đóng góp tích cực, bảo tồn các hệ sinh thái nhạy cảm và môi trường nói chung, và trực tiếp mang lại lợi nhuận bao gồm cho cả địa phương và những cộng đồng bản địa."(15). Về điều này, nó sẽ thuận lợi để tiến hành các nghiên cứu ưu tiên về tính bền vững của các sản phẩm du lịch, đưa ánh sáng vào thực tế, những đóng góp khả quan cũng như những rủi ro tiềm tàng, từ sự nhận thức được rằng lĩnh vực này không có thể tìm kiếm mục đích thu lợi nhuận tối đa bằng bất cứ giá nào.(16)

Cuối cùng, các khách du lịch phải ý thức rằng sự hiện diện của họ ở một nơi không phải luôn luôn là tích cực. Với mục đích này, họ phải được thông báo lợi ích thực mà việc bảo tồn sự đa dạng sinh học mang lại và phải giáo dục có phương pháp du lịch bền vững. Tương tự như vậy, du khách nên yêu cầu các đề nghị kinh doanh du lịch mà thực sự đóng góp cho sự phát triển của nơi đó. Trong trường hợp không có, không phải là vùng đất cũng không phải là di sản lịch sử - văn hóa của nơi đến nên bị làm hư hỏng bằng ân huệ của khách du lịch, để đáp ứng những thị hiếu và khao khát của họ. Một nỗ lực chính là giáo dục trong một tư duy sâu sắc, trong một cách đặc biệt quan tâm mục tử về du lịch phải được nhìn nhận, điều này giúp các du khách có khả năng khám phá ra dấu chỉ của Chúa trong sự giàu có của đa dạng sinh học.

Bằng cách này, từ tay của cơ sở kinh doanh du lịch mà phát triển sự hòa hợp với công trình tạo dựng, nó sẽ hình thành cách khả quan trong trái tim của khách du lịch lời ca ngợi của tác giả sách thánh vịnh được lặp lại,"Lạy ĐỨC CHÚA là Chúa chúng con, lẫy lừng thay danh Chúa trên khắp cả địa cầu!"(TV 8,2)

Vatican, 24/06/2010
Tổng giám mục Antonio Maria Vegliò, Chủ tịch
Tổng giám mục Agostino Marchetto, Thư kí tổng giám mục


Tham Khảo:
[1] UNITED NATIONS, Resolution A/RES/61/203 adopted by the General Assembly, Dec. 20, 2006.
[2] Cf J.-C. VIÉ, C. HILTON-TAYLOR and S. N. STUART (eds.), Wildlife in a Changing World. An analysis of the 2008 IUCN Red List of Threatened Species, International Union for Conservation of Nature and Natural Resources, Gland, Switzerland, 2009, p. 18: http://data.iucn.org/dbtw-wpd/edocs/RL-2009-001.pdf
[3] Cf http://www.unwto.org/facts/eng/vision.htm
[4] A first document to review is the Charter for Sustainable Tourism, adopted during the “World Conference on Sustainable Tourism”, celebrated in Lanzarote, Canary Islands, Spain, from April 27-28, 1995. Together, the World Tourism Organization (WTO), the World Travel & Tourism Council (WTTC) and the Earth Council Alliance produced the report Agenda 21 for Tourism and Travel Industry: Towards an Environmentally Sustainable Development in 1996, which translates the UN's Agenda 21 into a program of action for tourism for the promotion of sustainable development (and was adopted in the Earth Summit that was celebrated in Río de Janeiro in 1992). Another significant reference is the Berlin Declaration, the conclusive document of the “International Conference on Biodiversity and Tourism,” which took place in the German capital from March 6 - 8, 1997. This document may possibly be the most important contribution, due to its elaboration, influence, diffusion and signatories. Several months later, the Manila declaration on Social Impact of Tourism was signed, in which the importance of a series of principles in favor of sustainability in tourism were highlighted. As a fruit of the “World Ecotourism Summit,” organized in May of 2002 by the WTO, with the support of the United Nations Environment Programme (UNEP), the Québec Declaration on Ecotourism was published. Within the framework of the “Convention on Biological Diversity,” in 2004 the Guidelines on Biodiversity and Tourism Development were edited. To all these documents of international nature one must unite the numerous guides and summaries of good practices that the WTO has published in regard to this theme, and among which could be highlighted the so-titled Making Tourism More Sustainable: A Guide for Policy Makers, edited in 2005 in collaboration with the UNEP.
[5] BENEDICT XVI, Encyclical letter Caritas in veritate, n. 51: AAS 101 (2009), p. 687.
[6] Cf BENEDICT XVI, Message for the celebration of XLIII World Day of Peace, Dec. 8, 2009, n. 4: L’Osservatore Romano, n. 290 (45.333), Dec. 16, 2009, p. 6.
[7] PONTIFICAL COUNCIL “JUSTICE AND PEACE”, Compendium of the Social Doctrine of the Church, Libreria Editrice Vaticana, Vatican City 2004, n. 466. See JOHN PAUL II, Encyclical letter Centesimus annus, n. 40: AAS 83 (1991) p. 843
[8] BENEDICT XVI, Encyclical letter Caritas in veritate, n. 48, l.c., p. 684.
[9] Ibidem.
[10] BENEDICT XVI, Message for the celebration of XLIII World Day of Peace, 2010, n. 13, l.c., p. 5.
[11] Cf The Catechism of the Catholic Church, Libreria Editrice Vaticana, Vatican City, 1997, n. 31, l.c.
[12] PONTIFICAL COUNCIL “JUSTICE AND PEACE”, Compendium of the Social Doctrine of the Church, n. 487,l.c.
[13] Cf Ibidem, n. 470.
[14] Cf BENEDICT XVI, Encyclical letter Caritas in veritate, n. 50, l.c., p. 686.
[15] WORLD ECOTOURISM SUMMIT, Final Report. Québec Declaration on Ecotourism, May 22, 2002, World Tourism Organization and the United Nations Environment Programme, Madrid 2002, recommendation 21.
[16] Cf WORLD TOURISM ORGANIZATION, Global Code of Ethics for Tourism, Oct. 1, 1999, art. 3 §4: http://www.unwto.org/ethics/full_text/en/full_text.php?subop=2


(Nguồn: http://zenit.org/article-29745?l=english)
 
Ứng dụng mới trên iPad sẽ không thay thế các sách phụng vụ
Phụng Nghi
07:28 01/07/2010
VATICAN CITY (CNS) - Phải chăng rồi đây chẳng bao lâu nữa người Công giáo sẽ chứng kiến cảnh linh mục giáo xứ sử dụng một iPad để cử hành thánh lễ, thay vì dùng những cuốn sách lễ truyền thống?

Đó là cảm tưởng ghi nhận được sau khi những tin tức mới đây về một linh mục người Ý, cha Paolo Padrini, dự định tung ra một ứng dụng cho iPad chứa toàn bộ Sách lễ Roma trên màn hình rộng 10 inch. Tuy nhiên cha Padrini và các giới chức trong giáo hội cho biết chúng ta đừng vội vứt bỏ những cuốn sách in đi.

Tuyên bố của cha Padrini hôm cuối tháng 6 vừa qua: “Các sách phụng vụ trên bàn thờ sẽ không bao giờ được thay thế bằng iPad. Đây chỉ là một dụng cụ phụ thêm, không phải là một nỗ lực nhằm loại bỏ các sách in trên giấy.”

“Nếu tôi đi nghỉ hè, tôi sẽ mang theo iPad và dùng để cử hành Thánh lễ theo lối đó. Hiển nhiên là khi ở giáo xứ, nơi có sách lễ, tôi sẽ không cố ý dùng iPad.”

Ứng dụng nói trên sẽ hoàn tất để đem vào sử dụng cuối tháng 7 này, và gồm Sách lễ Roma bằng nhiều ngôn ngữ, như Anh, Pháp, Ý, Latinh và Spanish. Ngoài sách lễ còn có sách nguyện, tức là phụng vụ các giờ kinh, riêng biệt từng ngày, với khả năng có thể chứa trước các văn bản đủ dùng trong 10 ngày.

Cha Padrini nói rằng về Anh ngữ, cha dự trù dùng văn bản sách lễ hiện được chuẩn nhận để sử dụng tại Hoa kỳ. Nhưng rõ rệt là cha chưa xin được phép theo đúng thủ tục cần thiết.

Đức ông Andrew Wadsworth, giám đốc điều hành Ủy ban Quốc tế về Anh ngữ trong Phụng vụ, hôm 25 tháng 6 vừa qua nói rằng hiện nay cha Padrini chưa nhận được giấy phép phổ biến các văn bản phụng vụ Anh ngữ bằng “các áp dụng” kỹ thuật số.

Trong lời tuyên bố với Catholic News Service, Đức ông Wadsworth nói: “Chúng tôi đang cố gắng tìm cách giải quyết tình huống này và hiện tham vấn với Hội dồng Giám mục Hoa kỳ liên quan đến vấn đề này. Tôi tưởng là cũng phải mất một thời gian mới đi đến được một giải pháp thoả mãn đồng đều cho tất cả mọi bên liên hệ.”

Cha Padrini đã không không muốn qua mặt các chuyên gia về phụng vụ của Tòa thánh, nhưng cho rằng đó không phải là một vấn đề.

,

Cha nói: “Theo chỗ tôi thấy thì không có luật lệ về phụng vụ nào nói rằng phải dùng dụng cụ in trên giấy. Chỉ có các luật lệ nói rằng phụng vụ phải trang nghiêm, thích hợp và không gây chia trí, phiền hà.”

Theo quan điểm của cha Padrini, chiếc iPad nhỏ nhắn sẽ không làm giảm đi tính cách trang nghiêm của phụng vụ, và sẽ ít ai để ý đến hơn là các vật dụng khác ngày nay người ta bày biện trên bàn thờ

Nhưng các giới chức Tòa thánh Vatican lại không chắc chắn rằng chiếc iPad có được bày trên bàn thờ hay không.

Linh mục Anthony Ward, thuộc dòng Đức Mẹ, và là thứ trưởng bộ Phụng tự Thánh và các Bí tích, nói rằng những quy tắc về phụng vụ thường đề cập đến “cuốn sách (lễ)” và đã có những nỗ lực trong những năm gần đây nhằm “đề cao sách, và làm đẹp cho cuốn sách.” Cái ý tưởng muốn có một vật dụng thay thế cho cuốn sách trong các Thánh lễ công cộng dường như đi ngược lại với sự đồng thuận như vậy.

Cha Ward nói rằng cộng đoàn giáo dân không để ý xem xét rõ rệt tính cách thích hợp của ứng dụng iPad, và hình như đã không có những luật lệ minh thị nào cấm các máy móc như thế. Nhưng ngài nói thêm rằng trong trường hợp này, người ta không nên giả định rằng cái gì nếu không bị cấm thì được phép dùng.

Phán xét cuối cùng về việc dùng iPad như một cuốn sách lễ sẽ đến theo với kinh nghiệm. Cha Padrini nói ngài thiết tưởng là ảnh hưởng gây sốc sẽ biến mất khi có nhiều người mang theo những vật dụng như thế bên mình

Ngài nói: “Phụng vụ phải là điều gì đẹp đẽ. Nhưng, cá nhân tôi, tôi ưa dùng iPad để cử hành Thánh lễ, vừa nhỏ gọn lại không gây chia trí cho giáo dân, hơn là dùng một cuốn sách lễ cũ sờn với những trang giấy ngả mầu vàng và chữ lại nhỏ.”
 
Đức Giáo Hoàng với Giới Trẻ: Noi gương anh hùng của Các Thánh Tử Đạo
Paul Minh Nhật chuyẻn ngữ
11:33 01/07/2010
Vatican, 30/06/2010. (Zenit.org). - Nhắc nhớ hôm nay là ngày mừng Lễ Các Thánh Tử Đạo Tiên Khởi của Roma, Đức Benedict XVI khuyến khích các bạn thanh niên bắt chước chứng tá của họ và tin tưởng vào Đức Ki-tô trong mọi giây phút cuộc đời.

Đức Giáo Hoàng đã nói như vậy hôm nay lúc kết thúc buổi tiếp kiến chung, khi Ngài đã gửi lời chào theo như truyền thống đến các bạn trẻ, người đau ốm và các đôi vợ chống mới cưới.

"Các bạn trẻ thân mến, noi gương chứng tá truyền giáo anh hùng(của các thánh tử đạo) và tin tưởng vào Đức Ki-tô trong mọi tình huống cuộc sống," ngài nói.

Đức Thánh Cha nói thêm "Cha khuyến khích các con, những người đau ốm yêu quí, áp dụng mẫu gương của các thánh tử vì đạo tiên khởi là chuyển nỗi đau đớn của các con thành những hành động dâng hiến cho tình yêu của Chúa và các anh chị em,"

"Xin cho các con, những đôi vợ chồng mới cưới, có thể bám chặt vào kế hoạch mà Đấng Tạo Dựng đã thiết lập nên cho ơn gọi của các con, vì thế các con có thể tiếp tục công trình truyền sinh và sự hợp nhất gia đình đến muôn đời."
 
Đức Thánh Cha công nhận năm phép lạ mới.
Bùi Hữu Thư
15:05 01/07/2010
Một vụ phong thánh và bốn vụ phong chân phước

Rôma, Thứ Năm 1, tháng 7, 2010 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI công nhận năm phép lạ mới, mở đường cho một vụ phong thánh và bốn vụ phong chân phước.

Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tiếp kiến sáng thứ năm này tại Vatican Đức Cha Angelo Amato, SDB, bộ trưởng Bộ Phong Thánh, và ngài đã cho phép phổ biến sắc lệnh về 5 phép lạ, 31 vị tử đạo và các nhân đức anh hùng của 6 người đầy tớ của Thiên Chúa.

Năm phép lạ là do sự cầu bầu của 5 người Ý:

- Chân Phước Luigi Guanella, linh mục (1842 - 1915): việc chữa lành có liên quan đến William Glisson, ở Springfield (Hoa Kỳ), sanh năm 1981, nạn nhân của một vụ té ngã năm 2002; bà mẹ anh ta đã xin được một thánh tích của chân phước don Guanella và đeo vào cổ tay của con trai mà tình trạng đã tuyệt vọng; anh ta đã hoàn toàn được chữa lành ngày 9 tháng 4, năm 2002; và don Guanella có thể được phong thánh;

- Người đầy tớ của Thiên Chúa Justin-Marie Russolillo, linh mục (1891 - 1955): việc chữa lành liên quan đến bà Gaetanina Meloro, được chữa khỏi bệnh ung thư năm 1998;

- Người đầy tớ của Thiên Chúa Marie-Séraphine Thánh Tâm (nguyên là Clotilde Micheli), nữ tu, sáng lập Dòng Nữ Tu của các Thiên Thần (1849 - 1911);

- Người đầy tớ của Thiên Chúa Alfonse Clerici, nữ tu Dòng Bửu Huyết Monza (1860 - 1930);

- Người đầy tớ của Thiên Chúa Cécile Eusepi, hội viên dòng ba của Tu Hội các Nữ Tì của Mẹ Maria (1910 - 1928).
 
Khu 6 cuả tôi, hay là sống đạo kiểu Mỹ
P & T Nguyễn
17:50 01/07/2010
Lời Mở Đầu:

Ngoại trừ một số cộng đoàn ở New Orleans, thì hầu như người VN Công giáo hải ngoại đều không có cơ hội sống trong một khung cảnh thân thương cuả những xóm đạo quê nhà. Không có cảnh sân liền dậu nhà liền vách, cũng không có chuyện “mọi con đường đều dẫn tới Roma (nhà thờ)” như ở các xóm đạo vùng Hố Nai hay miền Ngã Ba Ông Tạ.

Tuy nhiên người Công Giáo VN đã khắc phục nghịch cảnh để tìm đến nhau. Nhiều cộng đoàn đã thành lập và trở thành điểm tựa cho những cộng đoàn VN khác phát triển.

Đây là một sự tập hợp không phải do ưu điểm cuả địa lý hay nhờ tổ chức Hành Chánh Xã Hội, mà là do Tình Cảm và Ý Chí.

Đã có nhiều cộng đoàn được nâng lên hàng giáo xứ. Nói riêng ở Dallas Texas đã có 4 giáo xứ. Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp với nhân số trên 5000 có lẽ là giáo xứ lớn nhất trong vùng. Người ta đến với Gx ĐMHCG không chỉ là để đi lễ ngày Chuá Nhật, mà còn để học nghề, học tiếng Anh, học thi quốc tịch, cho con cái học Việt Ngữ và cũng là để xum họp trong tồ chức Khu Xóm với chương trình luân phiên tôn vương Đức Mẹ tại từng gia đình.

Giáo xứ ĐMHCG có 12 giáo khu phân chia theo ranh giới địa dư (Zip Code). Giáo Khu 6 là một giáo khu đặc biệt không có lằn ranh vì các giáo dân không muốn rời nhau mỗi khi có sự tái phân định địa giới. Kết quả là vùng sinh hoạt cuả họ rộng và dài mỗi bên là 20 miles, bao trùm 400 dặm vuông, to hơn cả hai thành Phố Saigon và Biên Hoà nhập lại. Mỗi khi hội họp, trung bình họ phải lái xe 45 phút trên xa lộ. Rõ ràng là:

"Yêu nhau mấy núi cũng trèo

mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua."

Sau đây VietCatholic xin giới thiệu tâm tình cuả anh Phú, một giáo dân Khu 6, đã được đăng trên website cuả GX (www.dmhcg.org). Lời văn tuy giản dị, nhưng rất hấp dẫn. Quan trọng hơn hết, bài viết cho thấy cái lý do tiềm ẩn là tại sao người Công Giáo VN lại xây dựng được nhiều cộng đoàn vững mạnh như vậy.

Trần Mạnh Trác.


Cảm Nghiệm Của Một Thành Viên Trong Giáo Khu 6 (GK6)

Tính đến nay, tháng 6 năm 2010, chúng em đã gia nhập vào GK6 gần tròn 5 năm. Năm này không phải là “5 năm tình lận đận” của Duy Quang mà là “5 Năm Tình Chúa Yêu Con”.

Thật vậy, chúng em nhận ra Hồng Ân của Chúa đến với chúng em từ ngày chúng em gia nhập GK6. Một giáo khu đặc biệt mà từ bác trên 70 tuổi đến bác... trên 35 tuổi cũng đều là “Bác”. Một không khí gia đình ít thấy được ở nhiều nơi. Chúng em đều được các Bác mở rộng vòng tay đón tiếp như một thành viên của một gia đình con Chúa. Cảm tạ Chúa đã soi sáng chúng em không lầm “Chọn mặt gởi vàng” để không bị “trao duyên lầm tướng cướp”.

Như cha chánh xứ đã nói trước đây "Một tay nắm Chúa, một tay nắm anh em". Đúng thế, các Bác GK6 chúng em rất gắn bó và lưu tâm chia sẻ cho nhau những buồn vui, gian nan hay mừng vui cuộc sống. Mọi người sốt sắng dâng lời cầu nguyện, chia vui sẻ buồn với nhau trong những buổi đọc kinh và tâm sự lai rai sau mỗi buổi đọc kinh.

Những bữa ăn nhẹ sau lúc tôn vương Mẹ là những nhịp cầu gắn bó các Bác trong giáo khu lại với nhau. Nói là "nhẹ" nhưng ngồi lâu cũng thành "nặng" luôn. Tuy thế, các Bác chẳng màng, nặng nhẹ không thành vấn đề, miễn "Nặng tình nghĩa giáo khu" là tốt thôi.

Trong các dịp gặp gỡ hàn thuyên tri kỷ như từng "chưa gặp nhau từ thưở nào?". Các bà một tụ, các ông một đám. Bên nào cũng chuyện trò rôm rả. Lâu lâu cũng có "lời qua tiếng lại" chọc vui nhau cho thêm thắm thiết tình giáo khu. Nhiều lúc hăng quá, vui vẻ chuyện trò mà quên bẵng thời gian. Mười giờ đêm rồi !!! Phải về cho gia chủ nghỉ ngơi, ngày mai còn phải đi làm chứ? Lúc gia chủ tiễn nhau về mà vẫn còn lưu luyến!

Tuy không tôn vương Mẹ hằng tuần, nhưng nhiều khi lại dồn dập ba hay bốn tuần liên tiếp làm chúng em chạy sô “ăn” mệt nghỉ. Đành rằng với một giáo khu nhỏ bé không hơn mười mấy gia đình, các bác muốn phân chia đều hai hoặc ba tuần đọc kinh một lần để có dịp thường xuyên gặp nhau. Để cách quãng xa quá nhiều khi làm lòng chúng em nguội bớt.

Một điểm đặc biệt nữa là một giáo khu với hầu như "mỗi gia đình là một zip-code". Lấy Dallas-North Toll-Way, như dãy "Trường Sơn", làm trục Bắc Nam, các bác ở phía phải của trục là ở "Trường Sơn Đông" và các bác ở phía bên trái của trục là ở "Trường Sơn Tây". Bởi vậy lâu lâu chưa có dịp đọc kinh tôn vương Mẹ, hoặc vì bận bịu vắng mặt một vài lần, các bác bên "Trường Sơn Đông" lại kêu réo lên là "nhớ Trường Sơn Tây". Sỡ dĩ chúng em phải ví von vì dãy Trường Sơn của VN dài dằng dặc và xa vời vợi.

Thật vậy, nếu nói tới đường xa đi lại giữa các gia đình trong giáo khu thì phải kể GK6 là giáo khu đứng đầu với các gia đình cách nhau 35 hay 40 phút trên freeway. Cho dù đường xa nhưng vì lòng kính mến Đức Mẹ, các bác GK6 của chúng em chẳng nề hà chi cả. Xa cỡ nào cũng đi.

“Đường xa thì mặc đường xa,

Có Mẹ che chở thì ta chẳng nề”

Dù biết bao công việc bận bịu ngày cuối tuần. Các bác GK6 chúng em, nếu nhà ai đã định đọc kinh, chắc chắn sẽ có mặt đầy đủ. Qua bao thăng trầm của cuộc sống, sức khoẻ của nhiều bác giảm sút theo tuổi đời. Chúng em cũng chẳng ngoại lệ gì cả; cái tay, cái chân, cái lưng nó không còn “ngoan ngoãn” như xưa nữa. Hôm nay, nó “nhõng nhẽo” chút xíu. Ngày mai nó “đòi tiền” ăn hàng gì đó? Ôi! nó làm cái đầu đau quá!

Tuy nhiên, cảm tạ Chúa đã ban cho hầu hết các bác của chúng em đều khoẻ mạnh. Riêng đặc biệt lần đầu, GK6 có người được Chúa gọi về là Bác Phao-lô Nguyễn Văn Tài. Những thăm viếng an ủi làm chị Tài vơi bớt phần nào ưu phiền mất mát người thân. Một lời kinh dâng lên Chúa xót thương linh hồn Phaolô sớm về hưởng nhan Thánh Chúa.

Lời cuối chúng em cảm tạ Chúa và cám ơn các Bác GK6. Chúng em cảm nghiệm được "Tình Chúa Bao La" như trong bài hát của Gia Ân, đã sắp xếp đưa đẩy chúng em vào GK6, trong vòng tay thương yêu và đùm bọc của các Bác. Xin Chúa luôn ban ơn lành, qua lời cầu bầu của Mẹ Hằng Cứu Giúp, đổ tràn đầy ơn lành xuống gia đình các bác GK6 các gia đình trong giáo xứ.

Thân mến trong Chúa Kitô,
 
Bình luận về những thay đổi và bất khả thay đổi sau công đồng Vatican II
Lm. Trần Bình Trọng
21:39 01/07/2010
BÌNH LUẬN VỀ NHỮNG THAY ĐỔI VÀ BẤT KHẢ ĐỔI THAY SAU CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II

Lời mở: Bài này đã đăng trên Đặc San Giáng Sinh, Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, Virginia, USA trước đây với lượng độc giả hạn hẹp. Nay được đánh máy lại với những sửa chữa và thêm bớt nhỏ để gửi đến khối độc giả trên những phương tiện truyền thông rộng lớn.

Một câu chuyện bên lề Công Đồng Vaticanô II được truyền khẩu trong số hàng giáo phẩm và giáo sĩ như sau. Khi Giáo Hoàng Gioan XXIII dự tính triệu tập Công Đồng mới, ngài hỏi ý kiến một số Hồng Y, Giám mục có ảnh hưởng xem, Giáo Hội có cần mở cửa sổ để đón nhận những luồng gió mới không? Có những vị phản đối cho rằng mở cửa sổ sẽ bị trúng gió. Những vị khác lại phản biện, cho rằng nếu không mở, sẽ bị ngạt thở. Kết quả là vào ngày 20/01/1959 tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành, Đức Giáo Hoàng loan báo cho mở cửa triệu tập Công Đồng Vaticanô II. Công Đồng Vaticanô II kéo dài với thời gian chuẩn bị từ 1959-1962, qua bốn kì họp: 1962, 1963, 1964, 1965, và được bế mạc vào Lễ Mẹ Vô Nhiễm 1965.

Thành phần bị trúng gió Công Đồng.

Thành phần bị trúng gió gồm cả giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân. Có người bị nặng, người bị nhẹ, có người chỉ bị hắt hơi sổ mũi qua loa. Ở những nơi có dịp tiếp cận với những tài liệu và áp dụng đổi thay sớm thì bị trúng gió trước. Họ bị khủng hoảng về đức tin khi chứng kiến những đổi thay trong Giáo Hội mà Chúa đã thiết lập, và coi Giáo Hội như sắp đến ngày suy bại.

Bị trúng gió nặng là những người không thích ứng được với những đổi thay của Công Đồng. Họ bất mãn, bỏ việc thực hành đức tin, bỏ nếp sống tu trì. Sau Công Đồng Vaticanô II, số linh mục bên Âu Mĩ giũ áo ra đi không ít. Lí do không hẳn là muốn lập gia đình, nhưng là không muốn thích ứng hay không thể thích ứng với những đổi thay trong Giáo hội. Lập gia đình chỉ là bước kế tiếp, khi có cơ hội đến. Không may cho những người không thể thích ứng được với những đổi thay xảy ra trong thời gian họ đang sống. Giả sử họ sinh ra và lớn lên trong thời kì đang có sự đổi thay, thì những thay đổi không còn là vấn đề đối với họ. Thường người ta quan niệm ‘tre già khó uốn’, nghĩa là người lớn tuổi khó thích ứng với những thay đổi. Tuy nhiên khả năng thích ứng không chỉ tuỳ thuộc vào tuổi tác. Có những người trẻ mà lại khó thích ứng với những đổi thay. Như vậy khả năng thích ứng còn tuỳ thuộc vào bản năng và tâm tính của mỗi người.

Sống trong những giai đoạn chuyển tiếp của Giáo hội nghĩa là giai đoạn giao thời đang được áp dụng những thay đổi, thì người công giáo phải thích ứng với những đổi thay. Tuy nhiên việc thích ứng có thể là bất đắc dĩ, nghĩa là thích ứng mà vẫn khó chịu, vẫn còn thắc mắc. Chẳng hạn có linh mục kia khi ra ngoại quốc dâng lễ mà thấy có thầy phó tế vĩnh viễn trên bàn thờ thì không được vui.

Thành phần không muốn mở cửa.

Không thể chấp nhận những đổi thay trong Giáo Hội, không thích ứng hay không muốn thích ứng với những đổi thay trong lễ nghi phụng vụ sau Công Đồng Vaticanô II, họ cố giữ những nghi lễ và truyền thống cổ truyền. Họ là những thành phần phản đối việc bãi bỏ ngôn ngữ La tinh trong phụng vụ và bí tích mặc dù họ không hiểu biết thấu đáo hay khả năng hiểu biết của họ về cổ ngữ La Tinh trong lễ nghi phụng vụ có tính cách giới hạn. Họ luyến tiếc nhạc bình ca Grêgoriô trong phụng vụ thánh lễ. Họ không chấp nhận việc cho giáo dân, nhất là việc đàn bà trao Mính Thánh Chúa, hoặc đọc Sách thánh. Đối với họ, việc giữ chay, kiêng thịt đã trở nên quá lỏng lẻo, dễ dãi. Họ còn than trách Giáo hội về sự suy giảm ơn kêu gọi làm linh mục tu sĩ tại những nước Âu Mỹ.

Chống đối mạnh nhất phải kể đến nhóm linh mục và giáo dân bên Âu Châu và Mỹ Châu do Tổng Giám mục Marcel Lefèbre lãnh đạo. Năm 1970 Tổng Giám mục Lefèbre thiết lập Hiệp Hội Piô X đặt đại bản doanh tại Thụy sĩ, chống đối những cải cách của Công Đồng Vaticanô II. Năm 1988 tổng Giám mục Lefèbre tấn phong bốn giám mục trái phép là thách thức quyền bính của Đấng kế vị Thánh Phêrô. Bằng việc phủ nhận quyền đặt cử giám mục, bốn giám mục được tấn phong trái phép tự chuốc lấy vạ tuyệt thông tứ khắc. Như vậy người ta thấy lập trường bảo thủ quá khích cũng đã gây thiệt hại cho Giáo hội Mẹ không kém, chứ không phải chỉ có lập trường cấp tiến quá khích mới gây thiệt hại cho Giáo hội mà thôi. Với thời gian trên thế giới đã có những nhóm tách rời khỏi sự kiểm soát của Hiệp Hội Piô X tại Thụy Sĩ để xin trở về hiệp thông với Toà Thánh La Mã. Điều cần ghi nhận ở đây là Công Đồng Vaticanô II không ban bố một sắc lệnh nào cấm chỉ lễ Tridentinô bằng tiếng La tinh.

Xử trí của Toà Thánh Vatican đối với Nhóm không muốn mở cửa.

Dưới triều đại Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Toà Thánh cử đại diện thuyết phục Hiệp hội Piô X chấp nhận những cải cách của Công Đồng Vaticanô II. Hơn bốn mươi năm sau vào năm 2009, Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI cho thu hồi lại vạ rút phép thông công bốn giám mục đã được tổng Giám Mục Lefèbre tấn phong trái phép và cho phép những linh mục nào vẫn thông hiệp với Toà Thánh, mà muốn dâng lễ Tridentinô bằng tiếng La tinh, thì được làm như ý. Trong khi những linh mục tiền Công Đồng Vaticanô, hoặc chịu chức vào giai đoạn giao thời lại không muốn trở về với lễ Tridentinô, mà một số linh mục mới chịu chức ở Âu Mĩ, không được học tiếng La tinh nhiều như những linh mục tiền Công Đồng Vaticanô II, lại thích dâng lễ Tridentinô bằng tiếng La tinh, vì những lí do cá nhân như tâm lí. Để dâng lễ Tridentinô trước Công Đồng Vaticanô II, linh mục quay lên đọc thì thầm bằng tiếng La tinh, còn giáo dân ở dưới cặm cụi nhìn vào cuốn sách lễ giáo dân, hay lần chuỗi riêng. Giáo dân không biết linh mục đọc thế nào, biểu lộ đức tin và tâm tình đạo đức ra sao. Còn trong Thánh lễ Vatican II, cả linh mục và giáo dân cùng thờ phượng và chúc tụng trong lễ nghi đối đáp. Linh mục chủ tế cần sửa soạn nhiều để cử hành thánh lễ Vaticanô II, nhất là bài giảng sao cho giáo dân có thể lãnh hội và được thúc đẩy đọc Lời Chúa. Trước Công Đồng Vaticanô II linh mục chỉ cần hiện diện để thi hành việc thờ phượng và bí tích ex opere operato. Linh mục của Công Đồng Vaticanô II còn cần chú ý đến cách thế thi hành việc thờ phượng và bí tích ex opere operantis thế nào để giúp giáo dân tăng thêm đức tin và lòng yêu mến Giáo Hội. Nói chung làm linh mục cũng như làm người giáo dân theo tinh thần Công Đồng Vaticanô II đòi hỏi nhiều thách đố, hiểu biết và thích ứng nơi linh mục cũng như giáo dân.

Giới quan sát gồm hàng giáo phẩm-sĩ và giáo dân có thể giải thích được việc thu hồi lại quyết định rút phép thông công cho bốn giám mục được tấn phong trái phép là để mở đường cho Hiệp Hội Piô X tại Thuỵ sĩ trở về với Giáo Hội Mẹ. Còn việc cho phép cá nhân những linh mục vẫn thông hiệp với Giáo hội Mẹ được dâng lễ Tridentinô bằng tiếng La tinh tư riêng được tự ý quyết định hoặc có giáo dân tham dự với sự ưng thuận của linh mục sở tại, thì lại gây phản ứng không thuận trong một số thành phần trong Giáo hội vì họ cho rằng việc cho phép như vậy sẽ gây chia rẽ trong hàng ngũ linh mục.

Thành phần cấp tiến sau Công Đồng.

Khi báo chí hỏi Hồng Y Suenens, người Bỉ, một nhân vật có ảnh hưởng của Công Đồng Vaticanô II và sau này trở thành một nhân vật uy tín của Phong Trào Thánh Linh Công Giáo hoàn cầu xem có phải Vaticanô II là cuộc tiến hoá (évolution) hay cách mạng (révolution), Hồng Y Suenens trả lời đại khái như sau: Dùng từ tiến hoá thì quá yếu, còn dùng từ cách mạng thì quá mạnh. Sau Công Đồng, một số linh mục, tu sĩ nam nữ nhất là tại Âu Mĩ chủ chương cấp tiến. Họ áp dụng việc đổi mới cách vội vã mà không học hỏi sâu rộng tài liệu Công Đồng. Họ quá quan tâm đến việc hội nhập văn hoá bản xứ vào đạo, cố đem những nét văn hoá, phong tục bản xứ vào đạo mà không qua một nghi thức ‘rửa tội’ nào đó. Do đó việc họ áp dụng giống như đem ‘râu ông cắm cằm bà’ vậy. Việc đổi mới họ áp dụng có khi chỉ vì muốn đổi mới, đã khiến cho giáo dân hoang mang, bất mãn không ít. Họ tưởng hoà mình, nhập thế một cách tối đa cho hợp thời. Tuy nhiên người ngoài đời lại nhìn cách khác.

Giới thiệu những lễ nghi/tác động phụng vụ không phải là thiết yếu vào giáo hội địa phương trong một thời gian vắn cũng nên xét đến những yếu tố khác nhau như yếu tố tâm lí xem có nên áp dụng không? Ví dụ vào dịp kỉ niệm 2000 năm lịch sử ơn cứu độ, một vị bản quyền của một tổng giáo phận lớn kia tại Mĩ, với nhiều sắc dân như Trung, Nam Mĩ và Á Châu, khuyến khích giáo dân cầm tay nhau trong khi đọc kinh Lạy Cha trong Năm Thánh 2000. Vị bản quyền đội mũ đỏ trong tổng giáo phận này có thể có ý tốt trong việc kêu gọi cầm tay nhau. Tuy nhiên nếu xét đến những phản ứng trong việc cầm tay, thì không biết quyết định này có được cân nhắc kĩ lưỡng không? Trên thế giới đã có những linh mục khuyến khích những nhóm nhỏ cổ võ việc cầm tay nhau khi đọc kinh Lạy Cha. Tuy vậy có những lí do tâm lí khiến người ta không muốn cầm tay nhau. Những người mà trong người thiếu hay thừa chất gì đó khiến tay họ lạnh, hoặc tiết ra mồ hôi, thường không muốn cầm tay người khác; hoặc người khác không muốn nắm tay họ. Vợ chồng trong lúc bất hoà cũng không muốn cầm tay nhau. Những người hướng nội hay những người được lớn lên trong nếp sống và văn hoá thường biểu lộ tình cảm cách kín đáo, cũng ngại cầm tay nhau. Lại có những người khác phái khi cầm tay nhau thì sinh ra ‘lòng động lòng lo’. Những người quen cầm tay nhau trong khi đọc kinh Lạy Cha, mà sang giáo phận khác cũng giơ tay cầm tay người bên cạnh, có thể làm họ ngỡ ngàng, chia trí và khó chịu.

Trở lại vấn đề đổi mới thì khi mà người tu hành cũng sống như người không tu: cũng bận đồ kiểu, cũng tô môi son, điểm má phấn, cũng đeo bông tai mà có những người đã thấy, chứ không phải chuyện bịa đặt, thì lại không còn vẻ đẹp lôi cuốn của người đi tu nữa. Khi mà thanh niên thiếu nữ muốn tìm cái gì thanh thoả nơi đời sống tu hành, mà thấy người tu hành không còn gì khác biệt, thì đời sống tu cũng không còn gì hấp dẫn và lôi kéo họ. Khi mà người tu hành vào đời quá mức, thì khó có thể duy trì được căn tính của người đi tu cũng như căn tính của dòng tu. Khi căn tính tu trì bị mất đi thì người tu hành gặp khủng hoảng. Và khi có những người cởi áo ra đi, thì số còn lại cảm thấy chới với và yếu thế, khó duy trì được căn tính của nhà tu.

Ở đây có một điều được ghi nhận là những dòng tu còn giữ được truyền thống trong cách ăn bận, trong nếp sống tu dòng, thì vẫn tiếp nhận thêm ơn kêu gọi. Trong khi đó một số dòng tu chủ trương đi vào đời, lại phải đóng cửa vì ‘tre già’ mà măng không mọc. Hiện tượng tre già mà măng không mọc hay mọc chậm - không còn lớp tu trẻ đi dạy học và làm việc để nuôi lớp tu cao niên - đã khiến Hội Đồng Giám Muc Hoa Kì cho phát động cuộc quyên tiền lần hai trong các giáo xứ năm một lần, kéo dài đã gần hai mươi năm nay cho tới lúc bài này được phóng lên mạng mà vẫn còn tiếp tục để gầy dựng quĩ hồi hưu cho các dòng tu Hoa kì, cả nam lẫn nữ vì không muốn bị mang tiếng là ‘đem con đi bỏ chợ’.

Giáo hội có thể thay đổi những gì?

Thực sự thì Giáo hội chỉ có thể thay đổi những gì có thể thay đổi, nghĩa là những gì không phải là thiết yếu trong đạo. Còn những gì Giáo hội đã thay đổi, thì không phải là những điều thiết yếu. Trải qua suốt dòng lịch sử, Giáo hội đã trải qua nhiều thay đổi. Tuỳ theo thời gian, hoàn cảnh và nhu cầu, có lúc Giáo hội cần áp dụng và thi hành những đường lối và chính sách khác nhau. Ví dụ chức phó tế vĩnh viễn đã có từ thời Giáo hội sơ khai. Khi thấy không còn cần thiết, Giáo hội đã bãi bỏ. Sau Công Đồng Vaticanô II, Giáo hội lại cho tái lập chức phó tế vĩnh viễn vì tình trạng thiếu linh mục. Một ví dụ khác là trong thời kì cấm đạo, cậu bé Tarcisius đã được phép mang Mình Thánh Chúa cho giáo dân trong hang toại đạo ở ngoại thành La mã vì không bị quân lính nghi ngờ. Ngày nay vì con số linh mục thiếu hụt, Giáo hội lại cho phép giáo dân được trao Mình Thánh Chúa.

Ngoài ra từ quốc gia này đến quốc gia khác, người công giáo cũng phải thích ứng với những thay đổi và khác biệt trong giáo hội địa phương. Giáo hội Công giáo hoàn vũ có luật lệ phổ quát được áp dụng trên toàn thế giới. Tuy nhiên có những khoản luật của Giáo hội cho phép giáo hội địa phương áp dụng khác nhau tuỳ theo nhu cầu và hoàn cảnh của mỗi địa phương. Chẳng hạn ở Việt Nam gần đây, Hội Đồng Giám Mục xin Toà Thánh Vatican cho chuyển các ngày lễ buộc vào ngày Chúa nhật. Như vậy có nghĩa là ở Việt Nam không còn có lễ buộc ngày thường trong tuần. Điều quan trọng ở đây là người ta cần học hỏi để có thể phân biệt những gì là thiết yếu và không thiết yếu để tập thích ứng.

Còn ở Hoa Kì cho tới nay một số ngày lễ buộc vẫn được cử hành đúng ngày. Một số ngày lễ buộc nếu nhằm vào ngày Thứ Bảy hay Thứ Hai, thì giáo dân được miễn đi lễ. Nếu một số ngày lễ buộc này, nhằm vào những ngày từ Thứ Ba đến Thứ Sáu, thì luật buộc đi lễ vẫn được áp dụng. Trong kinh bổn của sách giáo lí Việt Nam có dạy: ‘Hội Thánh có sáu điều răn’. Còn bên Hoa Kì người ta thấy ghi bảy điều răn của Hội Thánh. Điều răn Thứ Ba được ghi là: ‘Cho con học giáo lí dọn mình xưng tội, chịu Bí tích Thêm sức’ - thường ở lớp 8 – ‘và tiếp tục học thêm giáo lí’. Ở xã hội Viêt Nam trước đây, người công giáo không cần biết nhiều về đạo, mà vẫn có thể giữ đạo dễ dàng. Tuy nhiên ỡ Hoa Kì, nếu không học biết đủ giáo lí, người ta khó lòng mà mà giữ đạo. Có lẽ vì đó mà Hội Đồng Giám Mục Hoa Kì cần đưa việc học giáo lí vào những điều răn của Hội Thánh. Việc đóng góp ngày Chúa nhật cũng là một điều răn thứ năm của Hội Thánh tại Hoa Kì. Nhờ có điều răn này mà Giáo hội Công giáo tại Hoa Kì đã có thể hoạt động và phát triển mạnh mẽ.

Những điều bất khả đổi thay trong Giáo hội.

Như đã đề cập, Giáo hội chỉ có thể thay đổi những điều không thiết yếu. Còn những điều thiết yếu, Giáo hội không thể thay đổi. Ngay tử thời Giáo hội sơ khai, các tông đồ đã cử hành bảy Phép bí tích. Bảy phép bí tích ngày nay vẫn được cử hành, không thêm, không bớt, nghĩa là không thay đổi. Từ thời các thánh tông đồ, những tín điều trong đức tin của giáo hội Công giáo vẫn là một. Tiếng nói của Giáo hội là một trong đức tin và chân lí. Giáo hội hiệp nhất trong một đức tin bởi vì chính Đấng sáng lập Giáo hội muốn như vây. Tính cách hiệp nhất trong một đức tin của Giáo hội không được tìm thấy nơi bất cứ giáo phái, hay cơ cấu chính trị, tổ chức xã hội nào trong lịch sử loài người.

Giáo hội chỉ có một vị lãnh đạo là Đức Giáo hoàng. Quyền lãnh đạo tối cao đó đã được Đấng thiết lập Giáo hội trao ban cho Phêrô và quyền lãnh đạo đó đã được chuyển tiếp từ Phêrô, vị Giáo Hoàng tiên khởi cho tới vị Giáo Hoàng hiện tại. Như vậy hiển nhiên là khôn ngoan khi người ta suy nghĩ về đường lối Đấng sáng lập Giáo Hội trong việc đặt Phêrô làm thủ lãnh. Giáo Hội hoàn vũ chỉ có một đầu. Giáo hội địa phương cũng chỉ có một đầu. Nếu có hai đầu mà thôi thì cũng khó lòng hiệp nhất. Lịch sử các tôn giáo đã chứng minh điều đó. Tách rời khỏi Giáo hội của Đấng Cứu thế vì bất đồng ý kiến và không hoà giải được, người ta lại tách biệt ra thành lập giáo phái riêng. Vì thế mà ngày nay trên thế giới có cả trăm giáo phái Kitô giáo khác nhau. Có những vấn đề không thuộc tín lí mà Giáo Hội có thể không bao giờ cho thay đổi vì đó là truyền thống của Giáo Hội và nói lên được căn tính của Giáo Hội và mang lại ích lợi lâu dài cho Giáo Hội. Vậy mục đích của việc thiết lập Giáo Hội và mục đích của việc đặt Phêrô làm thủ lãnh Giáo hội là để giúp người tín hữu hiệp nhất trong một đức tin và trong tinh thần huynh đề công giáo. Nếu không thì giống như lời Đấng sáng lập Giáo hội phán: ‘Họ như đàn chiên mà không người chăn dắt’ (Mc 6:34).

Những nét đẹp của Giáo hội.

Xét về một vài phương diện nào đó thì Giáo hội giống như một vườn hoa gồm ‘trăm hoa đua nở’ với muôn vàn mầu sắc. Giáo hội bao gồm tất cả các chủng tộc, mầu da và ngôn ngữ cùng với những phong tục tập quán khác nhau để ca tụng Thiên Chúa trong phụng vụ, bí tích và kinh nguyện. Tính cách phổ quát này nói lên vẻ đẹp của Giáo hội. Giáo hội cũng có thể được ví như một cây cảnh. Dù cành lá thay đổi tuỳ theo mùa, nhưng gốc cây vẫn là một. Giáo hội dù có thay đổi tuỳ theo thời đại, nhưng bản chất, sứ mạng trần thế của Giáo Hội vẫn là một. Giáo Hội thích ứng với một nền văn minh bằng cách đưa những nét đẹp văn hoá cũng như ngôn ngữ địa phương và lễ nghi phụng vụ để thăng hoá văn hoá và âm nhạc địa phương, hầu cho việc giảng đạo được lôi cuốn và được dễ dàng chấp nhận.

Lời hứa bảo đảm của Đấng thiết lập Giáo Hội.

Bao lâu Giáo Hội còn tại thế, Giáo Hội vẫn tiếp tục tục đi tìm kiếm sự thật và tự thanh lọc khỏi những sai lầm và lạm dụng. Đó là tính cách lữ hành của Giáo Hội. Và dù có trải qua những thăng trầm, những bách hại, những lạm dụng và lầm lẫn do những phần tử trong Giáo Hội gây ra, Giáo Hội vẫn tồn tại như lời Đấng sáng lập hứa: Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế’ (Mt 28:20) và ‘Quyền lực tử thần cũng không phá đổ được’ (Mt 16:18).

Lm Trần Bình Trọng
 
Top Stories
Vietnamese bishops should have a direct input to Vatican, priest says
J.B. An Dang
15:44 01/07/2010
Recent moves of the Holy See on issues relating to Vietnam have caused great concerns among Catholic hierarchy as they had no voice on the decision making process. The local Church is bewildered with the feeling of being imposed with unexpected and sudden developments, one after another.

The appointment of a non-residential representative to Vietnam has caused astonishment among Catholics in Vietnam. “Personally, I have not any idea on the representative office of Holy See to Vietnam, nor who will be in charge of such an office. I’m completely unaware of that and all those with whom I have met did not know either,” said Fr. Jean Baptiste Huynh Cong Minh, the assistant of Cardinal Jean Baptiste Pham Minh Man, Archbishop of Saigon.

“I’m really confused,” said the priest, “because this morning (June 29) when I met with the Cardinal, he too seemed to know nothing about the move.”

At the end of April, Vatican announced the appointment of Mgr. Peter Nguyen Van Nhon, chairman of the Conference of Bishops, to the post of coadjutor to Archbishop of Hanoi, a move described by Bishop Joseph Nguyen Chi Linh, vice President of the Vietnamese Episcopal conference, as “sudden and unexpected”. He also observed that the appointment had inflamed disputes between Vietnamese Catholics. "Some pessimists - he explained - have defined it a big mistake of the Vatican, a sign of division among the bishops and bishops' conference, a sign of manipulation and as a sad chapter in the history of the Church of Vietnam and Hanoi in particular."

Just two weeks later came another announcement for the resign of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet.

And the announcement of a plan to name a “non-resident representative” of the Holy See to the Vietnamese government came on June 26.

Vietnamese Catholics have expressed their confusion and disappointment when a series of events having a direct impact on their religious lives has taken place without warnings and proper mental preparation on their part.

Many observe that important decisions on the Church in Vietnam apparently have been made swiftly in an extremely hasty fashion without input from the bishops of the local Church, and have been based on assessments ignorant to the actual situation of the Church in Vietnam.

“Our expectation is that since we live in Vietnam, any issue pertinent to the Vietnamese cause, even when it only concerns the government, we should be informed and involved,” added Fr. Huynh.

Echoing the concern of many that the Vietnamese government’s direct conduit to Rome might have the effect of weakening the local bishops, who have often clashed with the government on issues involving the freedom to worship and the control of properties owned by the Church but seized by the Communist regime, the Cardinal’s assistant expressed his desire that “there would be means to allow bishops in Vietnam to have a direct say with the Vatican” on issues relating to the life of the Church in the country.

“I believe that,” he explained further, “those who have great Church’s responsibilities in the Vatican, Pope, and Cardinals who head departments of the Roman Curia, want the good things for the Universal Church, and the Church in Vietnam... But how they know our situation? It must be through mediators. We have seen enormous problems with these mediators.”

“In reality, it seems to me that these mediators have attempted to hinder a direct relationship between our bishops and Church leaders in Vatican,” he warned.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Bình Chính mừng lễ Quan Thầy và tổ chức Lễ Thêm Sức
Lê Vang
04:31 01/07/2010
NINH THUẬN - Mỗi năm vào Lễ Hai Thánh Tông Đồ Phêrô- Phaolô Tông đồ; Bổn Mạng Giáo Xứ Bình Chính thì trước đó khoảng 1 tháng những người làm ăn xa Giáo Xứ bắt đầu chuẩn bị cho ngày về thăm quê hương và Mừng Lễ Bổn Mạng, ngay cả một số anh chị em ở Hải Ngoại, cũng tìm cách đặt vé máy bay để về đúng vào dịp Lễ Bổn Mạng.

Tân An đất tốt người hiền (Thôn Tân An – Giáo Xứ Bình Chính)

Ban Ngày Đánh Bả, Ban Đêm đi nghề” (Nghề chài lưới).

Xem hình ảnh

Truyền thống xa xưa nầy được truyền lại từ thời tổ tiên ông bà, hình như đã ăn sâu vào máu huyết, xương tủy của người Bình Chính. Bởi vì, đối với dân Bình Chính ngày Bổn Mạng Giáo Xứ là ngày Lễ được xem là một trong những ngày lớn nhất của họ, không về Mừng Lễ Bổn Mạng được, như là có lỗi với Ông Bà Cha Mẹ. Ngày hôm nay, nhà nhà tổ chức tiệc vui cùng với con cháu và thậm chí họ mời luôn cả những bạn bè thân quen ở các Giáo Xứ bạn và cả những anh chị em lương dân quen biết về ăn mừng lễ Bổn Mạng. Một tâm tình kết giao chân thành thật đáng trân trọng và quý mến.

Ngay từ tối Lễ Vọng, Lễ hai Thánh Phê rô- Phao lô Tông Đồ, Giáo Xứ tổ chức rước kiệu trọng thể Thánh Phêrô quanh khắp bờ biển và Nhà Thờ. Rồi từ sáng sớm của ngày Chính Lễ, bà con trẻ già trai gái dậy thật sớm để chuẩn bị tham dự Thánh Lễ Bổn Mạng. Đặc biệt năm nay Đức Giám Mục Giáo Phận về viếng thăm mục vụ và Ban Bí Tích Thêm Sức cho 92 em trong Giáo Xứ nên bầu khí của ngày Lễ Bổn Mạng càng thêm nô nức và phấn khởi hơn.

Đúng 5g45 Đức Giám Mục đến, hai dàn chào của 13 liên gia trong đồng phục xanh vàng đỏ tím xen lẫn vào giữa là những chiếc áo dài trắng tinh nguyên của các em thiếu nhi. Mọi người vỗ tay hân hoan chào mừng Đức Giám Mục Giáo Phận, mọi khuôn mặt hân hoan vui cười, cùng với những tràng pháo tay vang dội, hòa với nụ cười đầy yêu thương và cánh tay của Đức Giám Mục giơ lên chúc lành cho tất cả mọi người, làm cho ai ai cũng sung sướng và hân hoan.

Đúng 6 giờ, Thánh Lễ bắt đầu với đoàn rước trong khi ca đoàn cất cao tiếng hát Ca nhập Lễ: Phêrô- Phaolô hai anh hùng Hội Thánh……… và Thánh Lễ Mừng Bổn Mạng diễn ra thật Trang Nghiêm và Sốt sắng, trong Bài Giảng Đức Giám Mục nhắc nhở Giáo Dân Bình Chính luôn phải ghi nhớ và giữ lấy đức tin mà Cha Ông đã truyền lại và hãy bắt chước noi gương Thánh Bổn Mạng Phêrô Vị thủ lãnh Giáo Hội can đãm chết cho “Đức Giêsu Người Mình Yêu”.

Sau Thánh Lễ, đây là những giây phút tôn nghiêm và trang trọng khi Tượng Thánh Phêrô, Đức Giám Mục, Cha Quản Xứ cùng với Thầy Sáu Chinh lên thuyền, chạy dọc theo bờ biển và Đức Giám làm phép ghe chúc lành cho công việc đánh bắt cá của họ được may mắn và bình an.

Mọi nghi Lễ được kết thúc vào lúc 8 giờ mọi người ra về trong niềm vui của Ngày Lễ Bổn Mạng.

Chưa dừng lại, vì ngày Bổn Mạng đang được kéo dài thêm qua nhừng trò chơi truyền thống của Giáo Xứ. Nên vào lúc 9 giờ00, mọi người tập trung ra bờ biển để tham dự trò chơi đua ghe, lắc thúng và kéo co trên biển. Tiếng hò reo cổ vũ cho những tay đua và những tay chèo khiến cả bầu trời đều vang dội” Cố Lên Cố Lên…” Cuối cùng đội về nhất cũng như đội về cuối, mặc dầu rất mệt cho chẳng đường chèo đua những ai ai cũng thấy phấn khởi vui vẻ.

Cũng chưa hết ngày vui, 15giờ00 tại sân vân động của Giáo Xứ, hai đội xóm trên và xóm dưới tranh giải bóng đá càng làm cho ngày Lễ Bổn Mạng năm nay thật vui và thật thú vị.

Ngày Bổn Mạng Giáo Xứ đã qua. Nhưng dư âm của ngày Lễ vẫn còn động lại phảng phất niềmVui và Hạnh Phúc trên mọi khuôn mặt. Ước mong sao! thêm một năm nữa càng thêm nhiều niềm vui hạnh phúc trong Chúa và trong nhau.
 
Lễ Mừng Kính trọng Thể Thánh Phêrô và Phaolô
Đỗ Trí Thức
04:36 01/07/2010
SÀIGÒN- Vào lúc 17g00 thứ ba, ngày 29/06/2010, giáo xứ Phú Hòa đã tổ chức thánh lễ trọng thể, kính hai Thánh Tông Đô Phêrô và Phaolô. Hôm nay cũng là nhịp giáo khu I Phêrô mừng bổn mạng.

Xem hình ảnh

Trước thánh lễ, ban điều hành giáo khu I đã tổ chức cung nghinh Thánh Phêrô, Kiệu Thánh Phêrô hôm nay được tràng hoàng rất đẹp, gồm rất nhiều hoa tươi được gắn vào kiệu, nổi bật hơn nữa là nhờ ánh đèn hào quang tỏa sáng lung linh, trông Thánh Phêrô rất uy nghi. Trứơc khi kiệu được rước lên cung Thánh, Cha chánh xứ làm nghi thức xông hương trước tượng Thánh Phêrô. Đi đầu đoàn rước là Thánh Giá nến cao, tiếp sau là các em thiếu nhi và bà con giáo dân trong xứ cuối cùng là lể sinh và Cha chủ tế. Đòan rước kiệu Thánh Phêrô đi quanh nhà Thờ, sau đó mới lên trên Thánh Đường, buổi rước kiệu hôm nay diễn ra hết sức long trọng và trang nghiêm, một phần nhờ ban nhac kèn tây, các nghệ sĩ đã hòa mình vào niềm vui chung của giáo xứ, do vậy đã biểu diễn những bài Thánh ca rất có hồn, dễ làm con người gần Chúa hơn.

Hôm nay, chúng ta mừng kính trọng thể hai Thánh tông đồ Phêrô và Phaolô. là hai trụ cột của Hội Thánh, Chúng ta càng cảm phục Thiên Chúa hơn, khi Chúa chọn hai Thánh Nhân làm nền tảng cho hội Thánh. vì tính cách hai Người hoàn toàn khác nhau: Người thì tính bôc trực, nóng nảy - Người là thư sinh, học rộng, hiểu sâu. Nhưng hai Thánh Nhân có chung một tấm lòng, là yêu mến Thiên Chúa, do vậy nếu có bất đồng, đều dễ dàng bỏ qua. Để cùng nhau xây dựng Giáo Hội. Qua những biến cố, cũng như những đặc ân mà hai Thánh Nhân đã nhận được từ Thiên Chúa. Thì Cha xứ nhắc nhở mọi người rằng, phải luôn luôn cầu nguyện, và chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì lớn lao, khi chưa được Thiên Chúa ban ơn.

Kết lễ Cha xứ chúc mừng các Ông và các anh em đã nhận hai Thánh Nhân Phêrô và Phaolô làm bổn mạng. Cha cũng cám ơn Ban điều hành khu I, đã cộng tác tích cực, để buổi lễ được trang nghiêm và long trọng. Ông trưởng khu I đã thay mặt ban điều hành, cám ơn Cha xứ, và cộng đoàn. và kính dâng lên Cha bó hoa tươi thắm, thể hiện tấm lòng quý mến của giáo dân khu I. Sau lễ Cha xứ cùng các đại diện ban nghành giáo xứ và bà con giáo khu I, dùng bữa cơm gia đình tại hội trường.
 
Thánh Lễ Tuyên Khấn Lần Đầu và Kỷ Niệm Ngọc Khánh, Kim Khánh, Ngân Khánh Tại Thanh Hải
Lê Đình Thông
08:40 01/07/2010
Thánh Lễ Tuyên Khấn Lần Đầu và Kỷ Niệm Ngọc Khánh, Kim Khánh, Ngân Khánh Tại Thanh Hải ngày 18-06-2010

Ngày 18-06-2010 vừa qua là ngày 5 chị em Têrêxa Bùi Thị Lệ - Maria Nguyễn Thị Hiển - Maria Vũ Thị Hoa - Maria Trần Thị Kim Xuyến và Têrêxa Nguyễn Thị Tường Vân được TUYÊN KHẤN LẦN ĐẦU trong Hội Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ Tại Thánh Đường Giáo xứ Thanh Hải - Nha Trang. Đó cũng là dịp kỷ niệm NGỌC KHÁNH TU DÒNG của 4 Soeurs: Matta Chính - Cécilia Điều - Luca Vinh và Andréa Khẩn, dịp kỷ niệm KIM KHÁNH TU DÒNG của 4 Soeurs: Seraphine Ngợi - B. Pasteur Phương - Elizabeth Khẩn - Lucie Ánh Tuyết, và dịp kỷ niệm NGÂN KHÁNH TU DÒNG của 5 Soeurs: Maria Tri Triển - Têrêxa d’Avilla Minh Tần - Anna Hoàng Yến - Gioanna Hoàng và Maria Ngọc Lan.

Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, GMGP Nha Trang đã đến cử hành thánh lễ thật long trọng với 30 cha đồng tế. Sau thánh lễ, một số chị em đã về tổ chức lễ Tạ ơn tại các Giáo xứ. Một số chị sẽ lên đuờng về nguồn tại các Tỉnh Dòng khác. Một lần nữa xin chúc mừng các chị và xin gởi đến mọi người bài giảng của Đức Cha Giuse, để hiệp thông trong tâm tình Tạ Ơn Chúa với các chị em mừng lễ…


Kính thưa quý cha, quý nam nữ tu sĩ, chủng sinh,

Kính thưa quý cố, quý ông bà anh chị em,

Đặc biệt các nữ tu tuyên khấn lần đầu và mừng kỷ niệm 25 năm, 50 năm, 60 năm tu dòng rất thân mến,

Ban phụng vụ ngày hôm nay soạn các bài Lời Chúa thật tuyệt, phù hợp với từng độ tuổi và những chặng đường trong cuộc sống thánh hiến của chị em.

Xem hình lễ tuyên khấn, kỷ niệm Kim Khánh, Ngọc Khánh, Ngân Khánh

Các chị em khấn lần đầu hôm nay một cách nào đó giống như chú bé Samuel ngộ ngĩnh dễ thương, sống ở trong đền thờ luôn luôn có đôi tai lắng nghe. Và đặc biệt, cậu chỉ có thể khám phá ra ý Chúa chính nhờ Hội Thánh, nhờ các trung gian hướng dẫn, chỉ ra con đường, giúp cậu nhận ra đâu là ý của Chúa đâu không phải là ý của Chúa. Các chị em sẽ tuyên khấn lần đầu cũng nhờ Hội Thánh, nhờ các qui luật và kinh nghiệm trong Hội Thánh chỉ dạy con đường để khám phá ra tiếng Chúa gọi. Và khi khám phá ra tiếng của Chúa thì lao mình tiến về phía trước. Bởi vậy hôm nay khi chị em có được sự hướng dẫn rất khôn ngoan của Hội Thánh qua Hội Dòng, chị em cần lắng nghe với lòng yêu mến… Khi nhận ra tiếng Chúa rồi thì cũng hãy sẵn sàng đáp trả: “Lạy Chúa, này con đây xin hãy phán vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe”.

Để sống như người tôi tớ Chúa thì không chỉ có Samuel mà thôi, nhưng còn có mẫu gương tuyệt vời của Đức Maria. Khi nghe được tiếng Chúa, Mẹ Maria đã hân hoan và mau mắn đáp lại bằng tiếng Xin Vâng: “Này tôi là tôi tá Đức Chúa Trời, tôi xin vâng như lời Sứ Thần truyền”. Xin Đức Mẹ làm cho con trở thành công cụ của Chúa để sống đời sống viên mãn của đức trinh nữ Maria nơi thành Nadaret. Vì thế các chị em tuyên khấn lần đầu hôm nay một cách nào đó cũng như Samuel trong đền thờ, và cũng như hình ảnh của Đức Maria với tiếng FIAT - Xin Vâng đầu tiên. Chúc mừng chị em.

Rồi những chị em 25 năm nhìn lại “Chà! mình đã trải qua 25 năm rồi à”. Thánh Phaolô nói “Hãy nhìn về phía trước và quên đi chặng đường phía sau”, nhưng mà nhiều khi cũng cần nhìn lại chặng đường phía sau chứ. Vậy thì phải làm sao?… Điều này nói ra nhiều người không hiểu, nhưng hỏi các soeur mừng 25 năm thì sẽ hiểu. Ngày đó các chị xách giỏ đi chợ, các bà các cô cứ ngắm nghía trầm trồ: “Trời ơi, hoa khôi!” – “Không phải hoa khôi, người ta đi tu mà” – “Không phải hoa khôi thì là thiên thần…” – “Sao thế? Vì đẹp quá!!!” Nhìn lại 25 năm cuộc đời nữ tu của mình, ngày hôm nay chị em cảm nhận được ý nghĩa đích thực, vì ngay cả sắc đẹp của tôi, ngay cả tuổi thanh xuân của tôi, ngay cả những bạn bè của tôi, ngay cả những tài năng Chúa ban cho tôi, tôi đều bỏ lại phía sau hết. Vì cái lợi tuyệt vời là được Chúa chọn, đó là được biết Chúa tôi, được thuộc trọn về Chúa của tôi. Mà Chúa của tôi chính là Đức Giêsu Nadarét, Đấng vì yêu thương tôi đã đến trong thế gian, Đấng vì yêu thương tôi đã chấp nhận sống nghèo và rao giảng Tin Mừng cứu độ, là Đấng được Chúa Cha sai đến đã không làm theo ý mình mà làm theo ý của Cha, không nói lời của mình mà là lời của Cha và cuối cùng. Vâng phục mọi sự để biết Chúa và thuộc trọn về Chúa, từ đó chị em được sai đi trên khắp mọi nẻo đường, đến bất cứ nơi nào, gặp gỡ bất cứ ai với tư cách là người nữ tu Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ. Chị em luôn trung thành sống tinh thần Phan sinh, khó nghèo, thừa sai và nhận những bài sai từ bề trên hợp pháp của mình. Cũng như Đức Maria mau mắn lên đường đi thăm viếng bà Isave để chia sẻ niềm vui, mang Chúa Cứu Thế đến cho gia đình của Isave, phục vụ Isave… chị em cũng đi bất cứ nơi nào, đến gặp gỡ bất cứ ai. Đến với người phong cùi, người đau khổ, đến với người thấp bé, đến với người da đen, da vàng hay da đỏ… đến bất cứ nơi nào chị em cũng là Thừa Sai của Mẹ Maria. Gương mẫu Đức Maria mời gọi chị em nhìn lại cách mình đến với người khác...

Nhìn vào bài Phúc Âm, chúng ta lại thấy những chị mừng 50 năm, 60 năm không phải như hạt lúa mì mục nát đâu, vì các chị vẫn còn bước đi vững chãi. Nhưng Lời Chúa Giêsu phải được khắc vào tâm khảm của mình, “Hạt lúa mì phải mục nát đi mới có thể trổ sinh bông hạt”. Đức Thánh Cha Bênêđictô thứ 16 có nói một câu rất là dí dỏm về Lời Chúa tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa năm 2008 ở Roma. Giữa Hội Nghị các nghị phụ, ngài nói thế này: “Để giữ được sự tươi trẻ tôi có một bí quyết là ai tha thiết đọc Lời Chúa như Đức Mẹ thì cuộc đời người đó sẽ giữ mãi được sự trẻ trung. Lời Chúa không bao giờ già, và Lời Chúa có năng lực nuôi dưỡng tâm hồn mình để dầu ở bất cứ tuổi nào mình cũng không cảm thấy sức nặng của tuổi tác, vì mình luôn ở trong tuổi thanh xuân do Lời Chúa đem đến. Thật là tuỵêt vời khi mà tâm hồn của chúng ta luôn tươi trẻ và tình yêu của chúng ta luôn mới mẻ, vì chúng ta yêu mến Lời Chúa như Mẹ Maria và đi theo dấu chân của Mẹ. Sự trung thành bền bỉ, đầy năng lực và nhiệt tình của chị em, đến tuổi cao lại càng nhiều kinh nghiệm, giàu nhẫn nại. Các chị mừng lễ ngọc và lễ vàng thật vô cùng quý giá trước mặt Hội Thánh, là những hình ảnh rất đẹp cho các thế hệ đi sau. Đó cũng là hình ảnh mà Mẹ Marie de la Passion, Đấng sáng lập Dòng để lại: chị em giờ đây như những ngọn nến bên nhà Tạm Chúa, hao mòn đi với thời gian...

Cha Gioan Vianey khi được hỏi là cha có hạnh phúc khi làm linh mục không, ngài trả lời rằng rất hạnh phúc trong đời sống linh mục. Họ hỏi cha rất vất vả như vậy thì đâu là hạnh phúc, cha nói tôi hạnh phúc trong đời sống linh mục vì được hao mòn đi cho phần rỗi của các linh hồn. Đời sống thánh hiến cũng thế, bài Phúc Âm hôm nay nói với chúng ta về hình ảnh của Đức Giêsu trong sứ mạng cứu thế, hình ảnh của con người trong đời sống dâng hiến cho Người, cuộc đời có sao đi nữa, dầu sức khỏe của mình ra sao, thì mình vẫn luôn thuộc về Chúa, và cuộc đời của mình vẫn thật hạnh phúc, bởi đã được trở nên như ngọn đèn chầu bên Thánh Thể Chúa, như ngọn nến hao mòn đi vì phần rỗi các linh hồn.

Hôm nay, khi đào sâu những đoạn Lời Chúa như thế, chị em thấy rằng mình đã lắng nghe tiếng Chúa mời gọi, đã dâng hiến cả tuổi thanh xuân cho Chúa. Hơn thế nữa, những gì mình có thể có trong cuộc đời thì vì Chúa mình sẵn lòng bỏ lại phía sau, để được cái lợi tuyệt vời là biết Chúa và được thuộc về Chúa. Và càng thuộc về Chúa bao nhiêu, thì càng trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa, như hạt lúa mì gieo xuống đất phải mục nát đi mới trổ sinh nhiều bông hạt. Và cuối cùng thì chỉ có Chúa mới thực sự là ánh sáng, là nguồn ơn cứu rỗi, và là sức mạnh cho tất cả chúng ta.

+ Giuse Võ Đức Minh, GMGP Nha Trang.
 
Giáo Xứ Phước An, GP Phan Thiết Mừng Linh Mục Tân Quản Xứ
Sr. Hồng Hương
11:58 01/07/2010
Sáng ngày 30.6.2010, giáo xứ Phước An, hạt Hàm Tân, Phan Thiết rộn ràng niềm vui chào đón Linh mục Tân Quản Xứ. Cha Phêrô Nguyễn Châu Linh, vị linh mục trẻ nhất Giáo phận, đã được Đức Giám Mục GP Giuse Vũ Duy Thống bổ nhiệm về làm quản xứ giáo xứ Phước An. Cùng hiệp dâng thánh lễ và chung vui với giáo xứ Phước An, với cha Phêrô trong ngày nhận nhiệm sở mới có quý linh mục Hạt trưởng, 25 linh mục, quý tu sĩ và HĐMV những giáo xứ cha Phêrô đã phục vụ như Hiệp An, Thuận Nghĩa, Rạng, Ladày, Đakim 1& 2.

Trước khi bắt đầu thánh lễ, Đức Cha Giuse ưu ái giới thiệu cha Tân Quản Xứ Phước An như là “linh mục trẻ nhất Giáo phận”. Cha Phêrô Nguyễn Châu Linh (trước đây bà con giáo dân thường gọi cách thân thương là thầy Sáu Linh) sinh năm 1968, cha vừa tròn một tháng được thụ phong linh mục (ngày 01.6.2010). Tên “Châu Linh” được Đức Cha giải nghĩa là “linh hồn quý giá”. Ngài viện lời Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ rằng: Lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì nào ích gì! Để nhắn nhủ cộng đoàn giáo xứ Phước An hãy biết quý trọng cha sở của mình. Bằng sự yêu thương, cộng tác và hiệp thông của HĐMV Giáo xứ và toàn thể anh chị em giáo dân với cha Tân Quản xứ, chắc chắn Phước An sẽ ngày càng tiến nhanh trên cả hai bình diện đời sống đạo đức và đời sống vật chất. Ngài cầu chúc cho giáo xứ đầy tràn “Phước Hạnh và An Bình”.

Thánh lễ diễn ra trong bầu khí sốt sắng với tâm tình tạ ơn của giáo xứ và linh mục Tân Quản xứ. Trong bài giảng, từ Tin Mừng thánh Luca, Đức Cha Giuse giảng giải về Tín điều Mẹ Lên Trời, được Giáo Hội công bố ngày 01/11/1950, là đạt điểm hy vọng và đạt điểm vinh quang, như là phao cứu sinh cho nhân loại, trong bối cảnh thế giới đang chịu hậu quả nặng nề của hai cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc.

Sau phần hiệp lễ, Vị Đại diện Giáo xứ Phước An với giọng xúc động, dâng tâm tình tri ân đến lên Đức Cha Giuse đã cắt đặt cho giáo xứ một chủ chăn mới. Với tất cả sự trẻ trung và căng đầy nhiệt huyết phục vụ chắc chắn cha Tân quản xứ sẽ thổi một sức sống mới cho giáo xứ. Vị đại diện cám ơn sự hiện diện hiệp thông của quý linh mục, quý nam nữ tu sĩ, quý HĐMV giáo xứ bạn và quan khách. Cách riêng với cha cựu Quản xứ Giuse Nguyễn Văn Soi cũng hiện diện, giáo xứ bày tỏ tâm tình tri ân vì những gì cha đã dành cho giáo xứ khi còn trách nhiệm. Với cha Tân Quản xứ, Giáo xứ có bày tỏ sự hân hoan với lời chào mừng long trọng và sau đó trình bày đôi nét về tình hình giáo xứ hiện thời. Hội Đồng Mục Vụ Gx Phước An hứa sẽ hết lòng cộng tác với cha Tân quản xứ trong việc điều hành và xây dựng giáo xứ.

Với sự khiêm tốn, cha Phêrô sau những lời cám ơn Đức cha và cộng đoàn đã bộc bạch tâm tình của mình với giáo dân Phước An. Cha nói “Tôi chỉ là người bé nhỏ đến sau, và được thừa hưởng những gia sản thiêng liêng quý giá của thế hệ cha ông và nhất là của quý cha tiền nhiệm đã dày công vun đắp nên tôi vô cùng biết ơn. Từ hôm nay, tôi là mục tử của anh chị em- một mục tử xuất thân từ chân lấm tay bùn” nên hiểu thế nào là “một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi”. Tôi rất thông cảm và xin được chia sẻ cuộc sống lao công với anh chị em. Nhưng trên hết, tôi muốn là một mục tử theo Đức Kitô để phục vụ anh chị em trong tính mến và lòng nhân ái”.

Được biết, giáo xứ Phước An khởi đầu với một số bà con giáo dân di cư gốc Vinh do cha Gian Baotixita Trần Ngọc Thủy dẫn dắt đến thành lập giáo xứ Phước An năm 1965. Hiện nay giáo xứ có 400 hộ gia đình với 1730 nhân khẩu. Dù sống ở trung tâm thị xã nhưng nghề nghiệp chính của phần đông bà con là làm nông nghiệp. Thu nhập kinh tế đa phần là trung bình. Điểm nổi bật của giáo xứ đó là đời sống đạo, sự kiên định trong đức tin trong suốt 45 năm với bao biến cố thăng trầm. Nhất là khoảng thời gian 17 năm vì hoàn cảnh phải vắng bóng chủ chăn nhưng đời sống đạo của giáo xứ vẫn không hề bị xao lãng.

Hôm nay, lịch sử của Phước An sẽ thêm một trang mới với sự hiện diện của cha Tân Quản xứ Phêrô Nguyễn Châu Linh, vị chủ chăn thứ 11 của giáo xứ.
 
Đức Cha Laurensô Chu Văn Minh, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Hà Nội Tới Thăm Giáo Phận Kết Nghĩa Orange.
Nguyễn Đức Tuyên
20:03 01/07/2010
Cách đây mấy năm, khi Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt còn coi sóc Tổng Giáo Phận Hà Nội, giữa Giáo Phận Orange và Hà Nội, đã có một cuộc kết nghĩa huynh đệ nhằm mục đích tương thân tương trợ về tinh thần và vật chất. Do nghĩa cử cao đẹp đó mà hai Đức Giám Mục Todd Brown và Ngô Quang Kiệt đã có nhiều dịp viếng thăm thường kỳ, trao đổi tin tức và chia sẻ công tác mục vụ. Năm nay, để nối tiếp công tác cao đẹp đó và theo lịch trình đã ấn định từ đầu năm 2010, Đức Giám mục Phụ Tá Laurensô Chu Văn Minh, kiêm Giám Đốc ĐCV Hà Nội, đến viếng thăm giáo phận Orange trong thời gian một tháng, kể từ đầu tháng 7 năm 2010.

ĐC Chu Văn Minh đã tới phi trường Los Angeles vào chiều ngày 30.6.2010, và sẽ trú ngụ tại Toà Giám mục Orange. Ngoài việc trao đổi công tác mục vụ với các Đức Giám Mục thuộc Giáo phận Orange, ngài cũng sẽ thăm viếng cộng đồng dân Chúa mà mục tiêu chính là cổ võ việc yểm trợ Ơn Thiện Triệu, cụ thể là Đại Chủng Viện Hà Nội đang trong thời kỳ phát triển.

Ơn Thiên Triệu và Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội

Tổng Giáo Phận Hà Nội hiện tại có khoảng 330.000 giáo dân trong 141 giáo xứ trên diện tích khoảng 5.900 km2. Linh mục đoàn của TGP có 88 linh mục nhưng chỉ có 41 linh mục chính xứ và 27 linh mục phó xứ.

Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà nội là nơi đào tạo các linh mục tương lai cho 8 giáo phận miền Bắc với chương trình rèn luyện trong 8 năm cả về 4 chiều kích: nhân bản, trí thức, thiêng liêng và mục vụ. Năm nay, ĐCV có 320 chủng sinh thuộc 6 lớp: Tu Đức, Triết I và II, Thần I, Thần II và Thần III do Đức Cha Laurensô Chu Văn Minh- Giám Đốc Đại Chủng Viện, Đức Cha Gioan Vũ Tất - tân Giám Mục Phụ tá Giáo phận Hưng Hóa, nguyên phó giám đốc ĐCV.

Các giáo phận không phải đóng góp ngân khoản khi gởi các đại chủng sinh tới Đại Chủng viện. Số tiền Tòa Thánh cho hiện nay không đủ đáp ứng những nhu cầu cuả 320 đại chủng sinh, đó là chưa kể đến việc tu bổ, sửa chữa và bảo trì cơ sở trong hoàn cảnh vật giá leo thang. Ngoài ra, việc hiện đại hóa công việc giảng dạy và học hỏi như computers, TV, DVD v.v. cũng là những đòi hỏi cần đến ngân khoản.

Vì thế Giáo Phận kêu gọi việc thành lập Hội Bảo Trợ Ơn Gọi cho Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội nhằm những mục đích sau:

1. Đáp ứng những nhu cầu ăn ở và học tập cho khối đại chủng sinh ngày càng gia tăng. Trả tiền chi phí di chuyển, lưu trú và thù lao cho các giáo sư.

2. Xây dựng và hoàn bị thư viện để có đủ nơi lưu trữ sách vở và tài liệu cùng nơi học tập, tra cứu cho đại chủng sinh.

3. Sửa chữa và xây thêm nhà ở và phòng học cho các thầy Thần học ở trụ sở 40 Nhà Chung, trong kỳ hè 2010, dự trù khoảng $US 100.000.

4. Công tác Bác Ái cũng là mục tiêu của Đại Chủng Viện, vừa giúp ĐCV quan tâm đến những người xấu số, vừa tạo điều kiện cho đại chủng sinh thực tập lòng từ tâm như một ơn gọi suốt đời tận hiến. Đại Chủng Viện cần có ngân khoản để giúp đỡ những người nghèo và những người bệnh phong cùi trong suốt năm và đặc biệt trong những tháng Hè. Hiện tại có 120 thầy đang giúp những người bệnh phong trong các trại phong ở miền Bắc trong 2 tháng.

Đại chủng viện Hà Nội đã được diễm phúc lãnh nhận biết bao ơn lành của Thiên Chúa qua bàn tay yêu thương và tấm lòng quảng đại của quí vị ân nhân.

Vài Hàng về Đức Cha Laurensô Chu Văn Minh

Đức cha Laurensô Chu Văn Minh, sinh ngày 27.12.1943 tại thành phố Nam Định, quê tại giáo họ Đào Khê, giáo xứ Lý Nghĩa, xã Nghĩa Châu, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, thuộc giáo phận Bùi Chu.

1956 - 1960: học tại Tiểu Chủng Viện Gioan Hà Nội; 32 năm (1960 – 1992) sống tại gia đình và phục vụ tại Giáo xứ Nam Định; 1992 - 1994: học tại Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội; 10.06.1994: thụ phong linh mục tại Nhà thờ Chính tòa Hà Nội; 1994 - 1995: Phục vụ tại giáo xứ Nam Định; 1995 - 2000: du học tại Đại học Urbaniana – Rôma.

Trách nhiệm tại Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội: 2001: Giáo sư, 2002: Giám học, 2003: Phó Giám đốc, từ 2005: Giám đốc.

15.10.2008: ngài được bổ nhiệm Giám mục Phụ tá Hà Nội, 05.12.2008: Chính thức được tấn phong Giám mục. Đây thật là một tin vui mừng, nhất là sau những năm tháng đầy sóng gió. Lễ tấn phong có khoảng 20 đức giám mục, 500 linh mục, 600 tu sĩ, chủng sinh và khoảng 20 nghìn giáo dân tham dự.

Ngưởi ta nói nhiều tới gương trung kiên, hy sinh vì đức tin của Đức Giám mục Chu Văn Minh. Sau khi tiểu chủng viện Hà Nội phải đóng cửa năm 1960, tiểu chủng sinh Laurensô đã phải về quê tu tại gia, kiên gan, bền chí đợi chờ suốt 32 năm trời - khoảng thời gian dài 1/3 thế kỉ - cho tới khi được trở lại Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội năm 1992.

Đức Giám mục đã lấy câu Kinh Thánh PHỤC VỤ TRONG ĐỨC ÁI (Gl 5,13) làm khẩu hiệu giám mục của mình.

Nghi thức tấn phong do Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt chủ phong, Đức Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể và Đức Giám mục Phaolô Lê Đắc Trọng phụ phong. Đức cố Giám mục Phaolô Lê Đắc Trọng chính là nghĩa phụ của Đức Giám mục Laurensô.

Trả lời cuộc phỏng vấn của WHD ngày 2.2.2009, về trên 32 năm kiên trì chờ đợi, ĐGM Chu Văn Minh cho biết:

…“Sự kiện chẳng lành xảy ra vào năm 1960, khi Ban giám đốc Tiểu chủng viện không chấp nhận giáo viên nhà nước vào dạy chính trị trong trường, vì thế nhà nước đã buộc Chủng viện phải đóng cửa. Tất cả 185 chủng sinh phải về sống tại gia đình. Khi ấy, nhiều người cho rằng, trong một tương lai gần, Chủng viện sẽ được mở cửa trở lại, nhưng rồi chờ mãi không thấy ngày ấy đến. Nhìn thấy tương lai mù mịt, không biết đến bao giờ mới được trở lại trường, nên ai nấy đều phải tìm kế sinh nhai trong thời gian chờ đợi.

…Suốt 20 năm hành nghề cắt tóc, từ năm 1960 đến 1980, thì 16 năm đầu, tuy tôi có đóng thuế đầy đủ, song tôi không được cấp giấy phép kinh doanh. …..Khi làm nghề cắt tóc, hàng ngày phải tiếp xúc với con người, thuộc mọi lứa tuổi già trẻ, lớn bé, mọi thành phần, đủ mọi hạng người, cán bộ, dân thường, người trí thức, dân lao động, người lương thiện, hạng lưu manh, người giàu có, giới trung lưu, dân nghèo, người hành khất thôi thì đủ cả. Nhờ thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc, chuyện trò với nhiều loại người như thế, nên có thể nói: con người không xa lạ đối với tôi. Tôi cảm thấy gần gũi con người hơn, hiểu biết con người hơn, biết họ suy nghĩ gì, yêu gì, ghét gì, muốn gì, hy vọng gì… đó là cái kho báu cho công việc mục vụ sau này của linh mục để có thể tiếp cận họ, thuyết phục họ và cải hóa họ.

…Tôi đã sống ở đời như một người tín hữu 50 năm, trải qua các lứa tuổi thiếu niên, thanh niên, trung niên và đứng tuổi, trong những lúc hoàn cảnh khó khăn cũng như thuận lợi, trong chiến tranh cũng như trong hòa bình. Nhờ đó tôi có thể hiểu được giáo dân quan niệm thế nào về linh mục và những điều họ trông mong ở hàng giáo sĩ.

…Tôi may mắn được làm việc phụ giúp Đức Tổng Giám Mục Giuse, Ngài lấy khẩu hiệu là “CHẠNH LÒNG THƯƠNG”, đó là trái tim cảm nghiệm yêu thương. Ngài đã sống và thực hiện phương châm yêu thương đó đối với các thành viên trong hàng giáo sĩ của Tổng giáo phận Hà Nội. Từ những bậc cao niên đã nghỉ hưu như Đức Hồng Y Phaolô Giuse, Đức Cha Phaolô, những linh mục già cả đến những linh mục yếu đuối về khía cạnh nào đó, cả đến các chủng sinh, các ứng sinh và những người giúp việc trong nhà, mọi người đều được Ngài quan tâm săn sóc chu đáo.

Xin hãy góp một bàn tay.

Trong một tháng lưu tại Hoa Kỳ, đặc biệt là tại Giáo Phận Orange, ĐC phụ tá kiêm Giám Đốc Đại Chủng Viện sẽ có dịp thăm viếng Cộng Đồng, các cộng đoàn, các đoàn thể và nhất là những vị hảo tâm, để xin mọi người góp một bàn tay, giúp vào việc bảo trợ Ơn Thiên Triệu tại một Tổng Giáo Phận đã từng trải qua nhiều sóng gió, khó khăn trải dài trên một nửa thế kỷ. “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít”. Xin hãy nghĩ tới tương lai đầy hứa hẹn của Giáo Hội mà mở rộng vòng tay.

Chúng tôi đọc thấy trong Bản tin của Đai Chủng Viện Hà Nội, có đoạn viết đại ý như sau: Đức cha Giám đốc Laurensô Chu Văn Minh và các cha giáo thường khuyên nhủ chủng sinh luôn sống trong tâm tình biết ơn:"Uống nước nhớ nguồn. Ăn quả nhớ người trồng cây." "Ơn ai một chút không quên. Công ai một chút để bên dạ này." Các ngài nhấn mạnh: Dù những ân nhân không trực tiếp sinh thành các chủng sinh, nhưng sự tin tưởng và lòng yêu thương quý vị dành cho chủng sinh có lẽ còn sâu nặng hơn cả những gì dành cho những đứa con ruột. Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội có được như ngày hôm nay là nhờ ơn Chúa thực hiện qua quí cha, quí thân nhân và ân nhân. Mọi người không chỉ quảng đại giúp đỡ Đại Chủng Viện cả về tinh thần lẫn vật chất, mà còn luôn đồng hành, luôn chia sẻ vui buồn với Đại Chủng Viện.

Qua Chúa Giêsu, Mẹ Maria đã cộng tác vào việc gieo hi vọng và tình yêu vào trong thế giới. Thiên Chúa cũng đang mời gọi các ân nhân và thân nhân cùng với các chủng sinh - những linh mục tương lai -, gieo hy vọng, tin yêu, công lý và hòa bình cho Giáo Hội và cho thế giới.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Phép tính cuộc đời
Trầm Thiên Thu chuyển ngữ
22:17 01/07/2010
Trong phép tính toán học, tích phân và vi phân là hai khái niệm thú vị nhất. Cả hai khái niệm đó đều đề cập sự biến đổi của mọi vật qua thời gian.

Nói đơn giản, vi phân được dùng để tìm mức độ biến đổi của vật và tích phân được dùng để thêm mức độ thay đổi theo những khoảng thời gian nhất định. Nhưng bao nhiêu người trong chúng ta đã từng thầm hỏi về mức độ của các khái niệm này trong cuộc sống mỗi người?

Áp dạng vào cuộc sống, tích phân có thể hiểu là điều gì đó đem mọi người gần lại với nhau. Mỗi vật có một trạng thái biến đổi liên tiếp, tích phân là đem các thực thể biến đổi này gần lại với nhau. Các câu tục ngữ phổ biến như “Đoàn kết là sức mạnh” (unity is strength) hoặc “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết” (united we stand, divided we fall), đó là mẫu mực về quá trình và lực tích phân.

Khi chúng ta cùng “đi tìm sự khác biệt”, chúng ta có ý nói chúng ta cần thêm mức độ thay đổi – nghĩa là chúng ta “tích hợp”. Tích phân cũng được hiểu là điều gì đó giúp chúng ta vươn tới một cuộc sống cao hơn. Có thể gọi đó là sự ý thức cao thượng hơn hoặc niềm khao khát đạt tới một “phương trình cuộc sống” cao hơn. Đó là tín hiệu của việc phục hồi tinh thần, nhận thức đúng đắn. Đối xử bình đẳng với mọi người là đặc tính tâm linh quý giá.

Mặt khác, vi phân là một khái niệm chưa được đánh giá đúng. Thường thì chúng ta kết hợp sự phân biệt với sự suy xét, do đó mà có khuynh hướng coi thường. Kiểu nói “chia để trị” (divide and rule) là hạ cấp. Nhưng, như trong toán học, vi phân xảy ra trước tích phân. Việc hiểu vi phân là chủ yếu để nắm bắt khái niệm tích phân. Nghĩa là, bạn chỉ khả dĩ hợp nhất sau khi đã trải nghiệm sự khác biệt. Nói đơn giản, nhu cầu về vi phân tăng chỉ vì mọi vật không tích phân – mọi vật thể không giống nhau.

Khi khảo sát, rõ ràng là hai vật thể (khách thể) lại hoàn toàn tương tự. Có điều gì đó khác với vật khác. Chúng ta thường dùng các từ như “tuýp”, kiểu, dạng hoặc bản chất để diễn tả các điểm khác biệt này. Lý do chính chúng ta không thích phân biệt là vì nó tạo “ranh giới” (sự ngăn cách). Chẳng hạn, khi hai hoặc vài người gặp nhau, chúng ta có thể phân biệt họ dựa trên các đặc điểm thể lý, tôn giáo, ngôn ngữ, giai cấp, học vấn và sự giàu có vật chất. Khi chúng ta có “biên độ” hoặc sự khác biệt, nó ngược với đặc tính tâm linh về việc đối xử bình đẳng. Đó là nguyên nhân gây xung khắc mà chúng ta thường gặp. Hơn nữa, nguyên nhân đích thực còn do chúng ta lạm dụng sự khác biệt. Đó là lý do mà thuật ngữ vi phân có một nghĩa rộng tiêu cực.

Vậy có phải chúng ta không có ranh giới nào? Chúng ta có đối xử bình đẳng? Chúng ta có duy trì “tích phân”? Theo khái niệm vi phân, điều đó nghĩa là nếu một vật thể không thể được lấy vi phân thì vật thể đó là một hằng số và bất biến theo thời gian. Thật vậy, vi phân của một hằng số sẽ chỉ là “không” (zero).

Tóm lại, người ta cần đánh giá vẻ đẹp thực sự của việc Chúa sáng tạo không chỉ ở hệ thống thống nhất (toán học gọi là tích phân) mà còn ở sự khác biệt (toán học gọi là vi phân). Chỉ khi nào vật gì đó được phân biệt thì nó biểu hiện vật đó chịu sự thay đổi và sống thực sự. Tích hợp các sự thay đổi như vậy khiến chúng ta làm nổi bật vẻ đẹp đích thực.

(chuyển ngữ từ The Times Of India)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Thượng Nguồn Sông Chò - Khánh Vĩnh
Nguyễn Ngọc Danh
09:26 01/07/2010

Thượng Nguồn Sông Chò - Khánh Vĩnh



Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh

Sông kia nước chảy về đâu ?

Chiều nay nước chảy qua cầu lênh đênh

Mai sau mây nước viên thành

Hạt sương khuya lại viễn hành về đây

(Ngọc Danh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Thánh Giá
Diệp Hải Dung
22:26 01/07/2010

THÁNH GIÁ



Ảnh của Diệp Hải Dung, Australia (hình chụp tại TTTH.Thánh Giuse Bringelly Sydney)

Thánh Giá hôm nay đã dựng rồi,

Biểu tượng hiên ngang đứng giữa trời!

Chỉ là phiến gỗ đơn sơ quá,

Nhưng mang ý nghiã thật cao vời!

(Trích thơ Vũ Linh Huy)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News