Ngày 23-07-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lịch phụng vụ tháng 8 /2014
Linh Mục Anphong Trần Đức Phương
20:00 23/07/2014
LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG 8/2014

Trong Tháng Tám này chúng ta sẽ mừng lễ các Chúa Nhật (Năm A) 18,19,20,21,22; ngoài ra chúng ta cũng mừng lễ Chúa Giêsu Biến Hình, Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Lễ Đức Mẹ Maria Trinh Vương, Lễ Thánh Monica, Lễ Thánh Augustinô, lễ Thánh Gioan Baotixita bị trảm quyết.

LỄ Chúa Nhật XVIII QUANH NĂM (Ngày 3 Tháng 8): Bài Đọc 1 (Isaia 55:1-3) ghi lại lời Chúa hứa với Đavid tôi tớ Chúa là Chúa sẽ nuôi Dân Chúa no đủ qua mọi thời đại. Trong Bài Đọc 2 (Rôma 8: 35,37-39), Thánh Phaolô khuyên nhủ các Tín Hữu hãy giữ lòng yêu mến Chúa cho bền vững, "không gì có thể tách biệt chúng ta ra khỏi tình yêu Chúa, trong Đức Kitô Chúa chúng ta." Bài Phúc Âm (Matthêu 14: 13-21) ghi lại phép lạ Chúa Giêsu hóa "5 chiếc bánh và 2 con cá" ra nhiều để nuôi "5 ngàn người đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con được ăn no nê, và người ta còn thu được 12 thúng đầy những mảnh vụn."

LỄ CHÚA GIÊSU HIỂN DUNG (Ngày 6 Tháng 8): Thánh Lễ hôm nay kỷ niệm việc Chúa Giêsu đưa các Tông Đồ Phêrô, Giacôbê, và Gioan lên một ngọn núi cao, và ở đó Ngài biến hình trước mặt các ông "mặt Ngài chiếu sáng như mặt trời, áo Ngài trở nên trắng như tuyết; rồi có ông Môisê và Elia hiện ra đàm đạo với Ngài;" sau đó 2 ông biến đi và Chúa Giêsu đưa các Tông Đồ xuống núi trở về đời sống bình thường.

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Đaniel 7:9-10,13-14); Bài Đọc 2 (2 Phêrô 1:16-19); Bài Phúc Âm (Matthêu 17: 1-9).

LỄ Chúa Nhật XIX QUANH NĂM (Ngày 10 Tháng 8): Bài Đọc 1 (1 Các Vua 19:9,11-13) ghi lại việc Thiên Chúa hiện ra với Tiên Tri Êlia trên núi Horeb trong cơn gió hưu hưu. Trong Bài Đọc 2 (Rôma 9: 1-5), Thánh Phaolô nhắc nhở những người Israel là "Chúa Giêsu chính là Thiên Chúa thật, và thuộc dòng dõi các tổ phụ của họ." Bài Phúc Âm hôm nay (Matthêu 14:22-33) tiếp nối Bài Phúc Âm Chúa Nhật trước và ghi lại việc , sau khi dân chúng đã ăn no, Chúa Giêsu giải tán họ, và bảo các Tông Đồ chèo thuyền sang bờ hồ bên kia trước Ngài; rồi Ngài một mình lên núi cầu nguyện cho đến đêm khuya ; rồi Chúa Giêsu đi trên mặt biển mà đến với các Tông Đồ trong khi gió bão nổi lên; các Tông Đồ hoảng sợ, không biết là Chúa Giêsu, mà tưởng là ma; Chúa Giêsu liền bảo các ông "Thầy đây đừng sợ!" Bây giờ, ông Phêrô xin Chúa Giêsu cho ông đi trên mặt nước mà đến với Chúa, Chúa Giêsu bảo ông Phêrô "Hãy đến!" Ông Phêrô đi trên mặt nước mà đến với Chúa, nhưng vì còn yếu đức tin, nên sợ hãi và sắp chìm xuống, nên xin Chúa cứu ông và Chúa đã giơ tay cứu ông và đưa lên thuyền, và khi Chúa Giêsu đã lên thuyền, thì gió yên biển lặng.

LỄ ĐỨC MẸ LINH HỒN VÀ XÁC LÊN TRỜI (Ngày 15 Tháng 8): Thánh Lễ hôm nay để mừng Mẹ Maria được Thiên Chúa đưa cả hồn và xác lên trời, sau cuộc đời trần gian.

Mọi người chúng ta đều mắc tội Tổ Tông Truyền và những tội riêng chúng ta phạm đến Chúa và anh em, nên chúng ta đều phải chết, và phải chịu phán xét riêng và phán xét chung, sau đó chúng ta mới được kết hợp cả xác lẫn hồn để về Thiên Đàng, nếu chúng ta đã sống cuộc đời thánh thiện đẹp lòng Chúa ở trần gian. Còn Mẹ Maria được ơn phúc không mắc tội tổ tông truyền, Mẹ "Đầy Ơn Phúc," hoàn toàn trinh trong; nên sau cuộc đời hy sinh đau khổ trần gian để đồng công cứu chuộc nhân loại với Chúa Giêsu, Mẹ đã được Thiên Chúa đưa cả hồn lẫn xác lên trời hưởng phúc vinh quang. Trong Thánh lễ hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta, nhờ ơn Mẹ chuyển cầu, sống cuộc đời thánh thiện đẹp lòng Chúa, xa tránh mọi tội lỗi, mọi dịp tội, để sau cuộc đời đau khổ này, chúng ta cũng được hưởng phúc Thiên Đàng cùng Mẹ và các Thánh.

Các Bài Đọc (Thánh lễ Vọng): Bài đọc 1 (1Sách Ký Sự 15: 3-4,15-16; 16:1-2), Bài Đọc 2 (1 Corintô 15: 54-57), Bài Phúc Âm (Luca 11: 27-28). (Thánh lễ chính ngày): Bài Đọc 1 (Khải Huyền 11: 19;12:1-6,10), Bài Đọc 2 (1 Corintô 15: 20- 27), Bài Phúc Âm ( Luca 1: 39-56).

LỄ Chúa Nhật XX QUANH NĂM (Ngày 17 Tháng 8): Bài Đọc 1 (Isaia 56:1,6-7) ghi lại lời Chúa nói với Dân Chúa là "hãy giữ lề luật và thực thi công bình" thì sẽ được ơn thánh hóa, được sống liên kết với Chúa trong sự cầu nguyện. Trong Bài Đọc 2 (Rôma 11: 13-15,29-32), Thánh Phaolô nhân danh là "Tông Đồ Dân Ngoại" (tức là những người ngoài Do Thái) khuyên bảo các Tín Hữu là hãy bền vững trong Đức Tin vào Thiên Chúa trong mọi cơn gian nan thử thách, vì "Thiên Chúa kêu gọi ai thì Người không hề hối tiếc... Thiên Chúa thương xót hết mọi người." Bài Phúc Âm (Matthêu 15: 21-28) ghi lại việc Chúa Giêsu chữa đứa con một phụ nữ quê ở xứ Canaan khỏi bị quỷ ám, sau khi Chúa Giêsu đã thử thách đức tin của bà và thấy bà có một lòng tin tuyệt đối vào Chúa.

LỄ ĐỨC MẸ MARIA TRINH VƯƠNG (Ngày 22 Tháng 8): Thánh Lễ hôm nay đã được Đức Giáo Hoàng Piô XII thiết lập từ năm 1954 để kính tước hiệu Nữ Vương Trời Đất của Mẹ Maria và được mừng vào tuần bát nhật lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, để chúc tụng Mẹ vì bao công nghiệp của Mẹ đã làm trong cuộc đồng công cứu chuộc nhân loại và được Thiên Chúa đưa cả hồn lẫn xác lên trời, và làm Nữ Vương Trời Đất và là Đấng Trung Gian các ơn.

Các Bài Đọc: bài Đọc 1 ( Isaia 9: 1-6); Bài Phúc Âm (Luca 1:26-38).

LỄ Chúa Nhật XXI QUANH NĂM (Ngày 24 Tháng 8): Bài Đọc 1 (Isaia 22:19-23) ghi lại lời Tiên Tri Isaia nói với Thầy Tư Tế Soba về những điều Thiên Chúa sửa phạt dân Chúa. Trong Bài Đọc 2 (Rôma 11: 33-36), Thánh Phaolô nói về những phán quyết và thông biết của Thiên Chúa thì cao vời, không ai có thể biết được. (Bài Phúc Âm Matthêu 16: 13-23) ghi lời Chúa Giêsu hỏi các môn đệ về Chúa Giêsu là ai, và Phêrô đã thưa lại: "Thầy là Đức Kitô, con Thiên Chúa Hằng Sống" và Chúa Giêsu đã nói với Thánh Phêrô "Con là Đá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho con chìa khóa Nước Trời. Sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; sự gì con cởi mở, trên trời cũng cởi mở."

LỄ BÀ THÁNH MONICA (Ngày 27 Tháng 8): Bài Đọc 1 (Huấn Ca 26:1-4,13-16); Bài Phúc Âm (Luca 7:11-17).

LỄ THÁNH AUGUSTINO, Giám Mục, Tiến Sĩ Hội Thánh (Ngày 28 Tháng 8): Bài Đọc 1 (1 Gioan 4:7-16); Bài Phúc Âm (Matthêu 23: 8-12).

LỄ THÁNH GIOAN TẨY GIẢ BỊ TRẢM QUYẾT (Ngày 29 Tháng 8): Bài Đọc 1 (Giêrêmia 1: 17-19); Bài Phúc Âm (Marcô 6:17-29).

LỄ Chúa Nhật XXII QUANH NĂM (Ngày 31 THÁNG 8): Bài Đọc 1 (Giêrêmia 20:7-9) ghi lại lời Tiên Tri Giêrêmia than thở với Chúa, khi ông gặp thử thách, bị dân chúng coi khinh, và khổ đau trong vai trò phải làm tiên tri cho Chúa. Trong Bài Đọc 2 (Rôma 12: 1-2), Thánh Phaolô mời gọi chúng ta hãy luôn "sống thánh thiện, đẹp lòng Chúa...đừng sống theo thế gian...hãy canh tân đời sống để nhận ra Thánh Ý Chúa trong mọi sự." Bài Phúc Âm (Matthêu 16: 21 - 27) ghi lại lời Chúa Giêsu nói cho các Tông Đồ biết trước là Ngài sẽ phải chịu khổ hình, bị giết, bị táng trong mồ, nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại;" rồi Thánh Phêrô bị Chúa la mắng, vì cản ngăn Chúa đi vào cuộc khổ nạn để cứu chuộc nhân loại. Sau đó Chúa Giêsu nói: "Ai muốn theo Thầy, hãy bỏ mình đi, vác Thánh Giá mình mà theo Thầy." Chúa Giêsu cũng nói: "Được lời lãi cả thế gian mà mất sự sống mình thì được ích gì.....Khi Con Người đến trong vinh quang, Người sẽ trả công cho mọi người tùy theo việc họ đã làm."

Chúng ta hãy cầu nguyện chung cho nhau, xin Chúa nâng đỡ chúng ta trong cuộc sống hằng ngày đầy gian nan thử thách và cám dỗ, để chúng ta luôn biết can đảm "vác Thánh Giá mình hằng ngày ma theo Chúa," và thắng đoạt tính ham mê sự thế gian, vì "được lời lãi cả thế gian mà mất sự sống mình thì được ích gì!" Xin Chúa cũng cho chúng ta luôn hướng tâm trí về trời và cầu xin cho một ngày kia khi chúng ta qua khỏi cuộc đời này, chúng ta cũng sẽ được về hưởng hạnh phúc Nước Chúa, cùng với Mẹ Maria và các Thánh.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:09 23/07/2014
BAY
N2T

Con chim cuốc than phiền với Đấng tạo hóa:
- “Trong các loài chim mà Ngài sáng tạo, lại sao có loại có lông cánh xinh đẹp, có loại thì tướng mạo khó coi, rất là không công bằng ạ!”
Đấng tạo hóa trả lời như than thở:
- “Điều con nói đó với chuyện biết bay có quan hệ gì chứ?”
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Thiên Chúa dựng nên mọi sự trên vũ trụ này, và Ngài thấy tất cả đều tốt lành.
Chuyện đẹp hay xấu nó chẳng quan hệ gì với sự tốt lành cả, chẳng hạn như con giun đất nó xấu xí như thế nhưng lại làm cho đất tơi xốp, không phải là tốt lành sao ? Con sâu róm xấu xì tởm lợm như thế, nhưng nó không phải là con bướm đẹp hút các nhụy hoa làm cho chúng nó đơm hoa kết trái hay sao ? Chim sơn ca hót hay như thế, bộ lông nó cũng đẹp nữa, đó không phải là tốt lành sao ?
Mọi sự đều tệ hại đi sau khi nguyên tổ chúng ta phạm tội bất tuân lời răn dạy của Thiên Chúa, nhưng sự tệ hại ấy đã được Đức Chúa Giê-su xuống thế làm người, lấy máu thánh của mình để rửa sạch tội lỗi của nhân loại và làm cho nó trở nên tốt lành hơn.
Con người ta có người giỏi về chuyên môn này, có người rành rọt hiểu biết về ngành kia, nó quan quan hệ gì với vẻ bên ngoài tốt hay xấu chứ !
Đẹp xấu bên ngoài không quan trọng, tốt lành bên trong tâm hồn mới là quan trọng.
Đẹp hay xấu là do cái tâm của mình mà ra cả.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:12 23/07/2014
N2T

30. Vì để tránh mất đi tôi tớ của Người, mà Thiên Chúa không nhân nhượng chính mình.

(Thánh Bernardus)
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tiếng kêu tuyệt vọng của Kitô hữu Iraq
Vũ Văn An
05:03 23/07/2014
Trong mấy ngày qua các hàng tít lớn liên tiếp đưa hung tín đối với số phận Kitô hữu tại Mosul, Iraq, dưới sự đàn áp dã man của Duy Thánh Chiến Hồi Giáo ISIS:
“Hành quyết hay ra đi: các Kitô hữu Iraq đương đầu với chọn lựa tàn nhẫn”
“Iraq đang hướng tới thảm họa nhân đạo, văn hóa và lịch sử”
“Thánh chiến Hồi Giáo chiếm đan viện tại Iraq”
“Tự do tôn giáo lâm nguy”
“ISIS cướp chìa khóa tu viện của họ tại Mosul”
“ISIS tấn công Nhà Thờ Kitô Giáo Đã 1800 Năm Cổ Xưa, Và Hoàn Toàn Thiêu Rụi Cùng Phá Hủy Nó”.
“ISIS tại Mosul, Iraq: ‘Không trợ giúp Kitô Hữu và Người Shiites'”
“Bất hạnh bạn không phải là Người Hồi Giáo”
“Toàn Thiêu Kitô Hữu Đang Diễn Ra Tại Iraq, Mỹ và Thế Giới Đứng Nhìn”.

Mà không phải bây giờ, từ năm 2003, tình huống các Kitô hữu Iraq đã càng ngày càng trở nên tồi tệ rồi. Một phần vì Hoa Kỳ chưa bao giờ nhìn nhận rằng họ bị những người duy thánh chiến Hồi Giáo chọn làm mục tiêu tấn công, thành thử Hoa Kỳ không dành ưu tiên nào cho việc bảo vệ các Kitô hữu hay các nhóm thiểu số khác. Tuy nhiên, kể từ ngày nhóm duy thánh chiến ISIS ồ ạt tiến chiếm Mosul và nhiều thành phố khác, xem ra các Kitô hữu đang trên đà bị diệt chủng. Kể từ ngày 16 tháng 7, có tin ISIS đã bắt đầu lấy sơn đỏ đánh dấu các căn nhà của Kitô hữu. Lá thư của Thượng Phụ Louis Raphael Sako mà chúng tôi cho đăng tải dưới đây đã xác nhận tin đồn này. Dù chưa ai có thể biết chắc ý định của việc này, nhưng Đức Thượng Phụ Sako và nhiều nhà lãnh đạo Kitô Giáo đang khẩn thiết yêu cầu thế giới can thiệp trước khi ý nghĩa của dấu hiệu này rõ hơn. Vào đầu tuần rồi, nhà tranh đấu nhân quyền của Iraq là Pascale Warda đã từ Baghdad tới Hoa Thịnh Đốn để báo động với Bộ Ngoại Giao và các thành viên Quốc Hội. Bà được tháp tùng bởi giám mục Yousif Habash đến từ Qaraqosh, một thị trấn cách Mosul 15 dặm, vừa bị ISIS tràn ngập. Người Kitô hữu tại đây vẫn còn nói tiếng Aramaic, tiếng mà chính Chúa Giêsu từng sử dụng hàng ngày. Đức Cha Habash nói rằng “Kitô hữu khắp Trung Đông bị nhắm làm mục tiêu từ lâu và chúng tôi đang trên đà bị tận diệt. Tây Phương từng can thiệp để chặn đứng vụ thanh toán sắc tộc người Hồi Giáo Bosnia và người Hồi Giáo Kosovar, nên chúng tôi biết việc ấy nay cũng có thể được thực hiện. Tây Phương nay phải can thiệp và cứu các Kitô hữu Trung Đông, nếu không chúng tôi sẽ bị xóa sạch”.

Thư kêu cứu của Thương Phụ Công Giáo Sako

Bức thư thống thiết của Thượng Phụ Sako, được công bố ngày 17 tháng 7 vừa qua, cũng cùng một âm sắc bi thiết như vậy, với nội dung như sau:

Thượng Phụ Công Giáo Baghdad

Các Kitô hữu Mosul đang chết dần?

Gửi tất cả những ai còn có lương tâm tại Iraq và khắp thế giới
Gửi tiếng nói của anh em Hồi Giáo ôn hòa những người còn tiếng nói tại Iraq và khắp nơi trên thế giới
Gửi tất cả những ai quan tâm tới việc duy trì Iraq làm quê hương cho mọi con cái của nó
Gửi tất cả các nhà lãnh đạo tư tưởng và ý kiến
Gửi tất cả những ai công bố tự do của con người
Gửi tất cả những vị bảo vệ phẩm giá con người và tôn giáo

Chúc bình an và nhân hậu từ Thiên Chúa!

Việc kiểm soát do những người duy thánh chiến cực đoan Hồi Giáo thi hành trên thành phố Mosul, và việc họ công bố Mosul thành một Quốc Gia Hồi Giáo, sau ít ngày yên bình và đầy chờ mong, nay đang phản ảnh một cách tiêu cực lên dân số Kitô Giáo của thành phố và các vùng phụ cận.

Dấu hiệu khởi đầu là việc bắt cóc hai nữ tu và ba trẻ mồ côi nhưng sau 17 ngày đã được thả tự do. Lúc ấy, chúng tôi cảm nhận việc này như một tia hy vọng và như việc khai quang bầu trời sau nhiều bóng mây giông bão xuất hiện.

Đột ngột, chúng tôi ngạc nhiên trước những biến cố gần đây hơn như việc công bố quốc gia Hồi Giáo và việc loan báo lời kêu gọi mọi Kitô hữu và rõ ràng yêu cầu họ trở lại Hồi Giáo hoặc phải trả jizyah (thứ thuế mà mọi người không phải là Hồi Giáo phải trả khi sống trên lãnh thổ Hồi Giáo), mà không ấn định số tiền chính xác. Chọn lựa thay thế duy nhất là rời bỏ thành phố và nhà cửa của họ với mảnh áo đang mặc mà thôi, chứ không được đem theo bất cứ thứ gì khác. Hơn nữa, theo luật Hồi Giáo, khi họ ra đi, nhà cửa của họ sẽ không còn là tài sản của họ nữa nhưng sẽ bị trưng thu tức khắc làm tài sản của nhà nước Hồi Giáo.

Trong mấy ngày gần đây, người ta đã cho viết chữ “N” bằng tiếng Ả Rập lên tường đằng trước các căn nhà của Kitô hữu, có nghĩa là “Nazara” (Kitô hữu), và trên tường đằng trước các căn nhà của người Hồi Giáo Shiites chữ “R” nghĩa là “Rwafidh” (thệ phản hay bác bỏ). Chúng tôi không biết việc gì sẽ xẩy ra trong những ngày tới vì tại một quốc gia Hồi Giáo, Al-sharia hay bộ luật Hồi Giáo rất có uy quyền và từng được giải thích nhằm đòi phải phát hành thẻ căn cước mới cho dân chúng dựa trên việc thống thuộc tôn giáo hay giáo phái.

Việc phân loại dựa vào tôn giáo hay giáo phái này cũng giáng họa cho cả người Hồi Giáo nữa và đi ngược lại qui luật của tư tưởng Hồi Giáo vốn được phát biểu trong kinh Kôrăng rằng “Anh có tôn giáo của anh và tôi có tôn giáo của tôi” và một chỗ khác trong Kinh Kôrăng dạy rằng “Không có việc cưỡng bức trong tôn giáo”. Chính xác, đây là một mâu thuẫn trong đời sống và lịch sử của thế giới Hồi Giáo trong hơn 1400 năm nay và trong việc chung sống với các tôn giáo và các quốc gia khác tại Đông Phương.

Từ trước đến nay, vốn có sinh hoạt huynh đệ giữa người Kitô Giáo và người Hồi Giáo, với lòng kính trọng tín ngưỡng và tín điều của nhau. Tại đây, tại Đông Phương này, người Kitô Giáo từng chia sẻ biết bao, đặc biệt ngay từ những ngày đầu của Hồi Giáo. Họ chia sẻ mọi hoàn cảnh ngọt bùi và cay đắng của cuộc đời; máu người Kitô Giáo và người Hồi Giáo từng được hòa lẫn với nhau khi đổ ra để bảo vệ quyền lợi và lãnh thổ của họ. Cùng nhau, họ đã xây dựng văn minh, các thành thị, và cả một gia tài. Nay quả là bất công khi cư xử tàn tệ với các Kitô hữu bằng cách bác bỏ họ và vứt họ đi, coi họ như số không.

Rõ ràng hậu quả của những kỳ thị được cưỡng đặt hợp lệ này sẽ là một khử trừ rất nguy hiểm đối với khả thể chung sống giữa các khối đa số và các khối thiểu số. Nó gây hại cho cả người Hồi Giáo trong tương lai gần cũng như trong tương lai xa.

Nếu chiều hướng này cứ tiếp diễn được theo đuổi, thì Iraq sẽ phải mặt đối mặt với thảm họa nhân đạo, dân chính, và có tính lịch sử.

Chúng tôi hết sức kêu gọi; chúng tôi kêu gọi qúy vị bằng tình huynh đệ, trong tinh thần anh em nhân bản; chúng tôi khẩn thiết kêu gọi qúy vị; bị nguy hiểm thúc đẩy và bất chấp nguy hiểm, chúng tôi kêu gọi tới qúy vị. Chúng tôi khẩn nài cách riêng các anh em Iraq của chúng tôi, xin họ suy xét lại và suy nghĩ lại chiến lược họ từng theo đuổi và yêu cầu họ tôn trọng những con người vô tội và không vũ khí thuộc mọi quốc tịch, tôn giáo và giáo phái.

Kinh thánh Kôrăng từng truyền cho các tín hữu phải tôn trọng người vô tội và không bao giờ kêu gọi các tín hữu chiếm hữu vật dụng, của cải, tài sản của người khác bằng vũ lực. Kinh Kôrăng buộc phải dành nơi nương náu cho quả phụ, cô nhi, người nghèo, và người không vũ khí và tôn trọng “tới người hàng xóm thứ bẩy”.

Chúng tôi kêu gọi các Kitô hữu trong vùng hành động hợp lý và khôn ngoan và cân nhắc cũng như lên kế hoạch mọi sự một cách tốt nhất có thể. Xin họ hiểu thấu những gì được lên kế sách cho vùng này, thực hành tình liên đới trong yêu thương, cùng nhau khảo sát các thực tế và nhờ thế có khả năng cùng nhau tìm ra những cách thế xây dựng lòng tin nơi họ và nơi người lân cận. Xin để họ được sống gần Nhà Thờ của họ và ở quanh nhà thờ ấy; chịu đựng thời gian thử thách và tiếp tục cầu nguyện cho tới ngày bão tố qua đi.

† Louis Raphael Sako
Thượng phụ Babylon của tín hữu Canđê

Tây phương đứng nhìn

Lời kêu gọi trên đã bị Tây Phương và thế giới nói chung làm ngơ. Ít nhất thì đây cũng là nhận định của chuyên viên về an ninh quốc gia, Tiến Sĩ Sebastian Gorka. Chuyên gia này cho rằng mặc dù việc thanh trừng “những người đồng đạo của chúng ta còn sót lại tại Trung Đông” là dịch bản của Nạn Diệt Chủng trước đây nhưng đã bị truyền thông chính dòng tại Hoa Kỳ làm ngơ. Vì họ hoàn toàn ủng hộ chủ trương của Nhà Trắng, một chủ trương cho rằng TT Obama “một tay” giết chết Osama Bin Laden, và Al Qaeda hiện sắp bị diệt vong, cho nên các tên duy thánh chiến hẳn đang co cụm khắp thế giới, chẳng cần phải làm gì cả.

Gorka nói rằng quan điểm thiển cận chỉ nhắm vào Al-Qaeda này đang cung cấp thời cơ cho những tên duy thánh chiến khác và khiến quái thai ISIS xuất hiện. Thêm vào đó, truyền thông chính dòng bị uốn cong bởi thế giới quan của họ: một thế giới quan duy hậu hiện đại, giả mạo, và duy tục. Thành thử khi đụng tới ý tưởng bách hại tôn giáo, họ bèn bảo: ‘đâu cần phải quan tâm vì tôi đâu có tin Thiên Chúa!’”

Và hậu quả là hiện nay, người Kitô hữu cuối cùng đã phải rời bỏ Mosul với chỉ mảnh vải che thân trên người. Bản tin ngày 21 tháng 7 của Zenit cho hay hơn 1,500 Kitô hữu đã phải trốn chạy khỏi Mosul, sau khi bị Quốc Gia Hồi Giáo Iraq và Đông Phương (ISIS) ra tối hậu thư đòi họ và những người “đa thần” khác phải trở lại Hồi Giáo hay trả thuế jizya. “Nếu từ khước, họ chẳng còn gì ngoài lưỡi gươm”.

Họ đã chọn bỏ đi bằng chân giữa đêm khua. Các thánh giá, tượng ảnh và các biểu tượng Kitô Giáo khác đã được gỡ xuống khỏi các tòa nhà Giáo Hội trong thành phố và trong một số trường hợp được thay thế bởi lá cờ đen của quốc gia Hồi Giáo.

Những người ra đi vẫn không được yên, họ bị chặn lại và buộc phải trao mọi của cải kể cả tiền bạc và xe cộ. Nhà cửa và mọi tài sản khác của họ để lại đã bị những người duy thánh chiến cướp lấy. Trong khi ấy, đan viện cổ Mar Behnam, bên ngoài Mosul, đã bị chiếm đóng, các đan sĩ và người giúp việc bị đuổi đi, không được mang theo vật dụng gì.
 
Những ngừời gieo giống Lời của Chúa .
Pt Huỳnh Mai Trác
08:58 23/07/2014

Dụ ngôn người gieo giống “nói với chúng ta hôm nay cũng như xưa kia cách đây hai ngàn năm với những người đang ngồi nghe Chúa nói: Đức Giáo hòang nói bài Phúc Âm hôm nay luôn hiện đại và nhắc nhở chúng ta chính là những người gieo giống .”
Trước tiên Đức Giáo Hòang giải thích dụ ngôn người gieo giống như xưa kia Chúa đã giải thích cho các môn đệ : “ Nhân vật chính của dụ ngôn là hạt giống .”

“Những hạt giống rơi xuống dọc đƯờng là những người nghe lời giảng về Nước Trời mà không đón nhận . Hạt rơi trên đá sỏi là kẻ khi nghe lời giảng thì tức khắc vui lòng chấp nhận, nhưng không đâm rễ sâu trong lòng nó, đó là kẻ nông nổi nhất thời . Hạt rơi vào bụi gai, là kẻ nghe lời giảng, nhưng lòng lo lắng việc đời, ham mê của cải, khiến lời giảng bị chết nghẹt mà không sinh hoa kết quả được .

Điều quan trọng là những gì mà ngừời gieo giống gieo vải . Trái lại chỉi có đám đất tốt thì hạt giống mới nẩy mầm được rồi sinh hoa kết quả, đó là những người nghe Lời Chúa, đón nhận, rồi tìm hiểu và nuôi dưỡng cẩn thận . Đức Mẹ Maria là gương mẫu tòan hảo của thửa ruộng đất tốt phì nhiêu đó theo như lời giảng của Đức Giáo Hòang .

Khi tiếp xúc trực tiếp với các giáo dân, Đức Giáo Hòang khuyến khích là làm thế nào để sẳn sàng đón nhận Lời Chúa : Là lòng chúng ta phải như thế nào ? Hạt giống nào phát xuất từ tâm can và từ miệng lưỡi của chúng ta ? Lời nói của chúng ta có thể đem lại nhiều điều tốt lành cũng như đem lại nhiều điều xấu xa . Lời nói có thể chữa lành lành và cũng có thể tạo ra những vết thương . Lời nói của chúng ta có thể là những khích lệ và cũng có thể là những lời chua xót . Hãy nhớ rằng điều quan trọng chính là những lời nói phát ra từ tâm can và từ miệng lưỡi của mình chứ không phải là những lời chúng ta nghe và đón nhận . (Nguồn Tin : VIS).
 
ĐTC Phanxicô gọi điện thoại cho Đức Thượng phụ Công giáo Siro Yssef III Younan
Linh Tiến Khải
14:24 23/07/2014
VATICAN: Chiều ngày 20 tháng 7 vừa qua Đức Thánh Cha Phanxicô đã điện thoại cho Đức Thượng Phụ Công Giáo Siro Antiokia Ignatius Youssef III Younan để bầy tỏ sự gần gũi, tình liên đới cũng như lo âu cho thảm cảnh của các kitô hữu bị đuổi khỏi thành Mosul.

Đức Thượng Phụ cho hãng thông tấn SIR biết cuộc điện đàm đã kéo dài 9 phút. Ngài đã cám ơn Đức Thánh Cha và xin Đức Thánh Cha gia tăng các nỗ lực với hàng lãnh đạo thế giới và báo cho họ biết tình trạng thanh lọc tôn giáo đang xảy ra trong vùng Ninive bên Irak. Sự thinh lặng của các nước Tây Âu trước thảm cảnh này thật đáng xấu hổ!

Đức Thánh Cha đã bảo dảm với Đức Thượng Phụ và tín hữu kitô sự gần gũi và lời cầu nguyện liên lỉ của ngài cho hòa bình và an ninh. Cách đây ít hôm Đức Thượng Phụ Youssef III Younan cũng đã tố cáo vụ các lực lượng hồi cuồng tín của Caliphat hồi đốt phá tòa giám mục Công Giáo Siro tại Mosul.

Ngài cho biết sự sống còn của các kitô hữu tại Irak đang gặp nguy cơ. Sau gần 2.000 năm kitô hữu không còn hiện diện tại Mosul nữa. Các tín hữu kitô sau cùng đã phải trốn chạy sang Kurdistan (SD SIR 22-7-2014)
 
Đặc sứ LHQ viếng thăm Việt Nam để thăng tiến việc tôn trọng Tự do Tôn giáo
Linh Tiến Khải
14:25 23/07/2014
HÀ NỘI: Từ ngày 20 tháng 7 vừa qua ông Heiner Bielefeldt, tường trình viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, đang chính thức viếng thăm Việt Nam để quan sát tình hình tự do tôn giáo tại đây và soạn bản tường trình cho năm 2015.

Ông Heiner tuyên bố với giới báo chí rằng: ”Đây là một cơ hội rất tốt giúp tôi hiểu biết các tôn giáo hiện diện tại Việt Nam, nhưng nhất là trao đổi tư tưởng với chính quyền nước này, làm thế nào để bảo vệ tự do tôn giáo một cách tốt đẹp hơn. Ngoài ra đây cũng là cơ hội cho phép tôi cống hiến các hiểu biết của tôi liên quan tới quyền tự do tôn giáo”.

Muc đích chuyến viếng thăm của ông đặc sứ của Liên Hiệp Quốc là nhận diện các chướng ngại ngăn cản tự do tôn giáo tại Việt Nam để viết bản tường trình cho Ủy ban Liên Hiệp Quốc về các quyền con người.

Trong các ngày lưu lại Việt Nam ông Heiner Bielefeldt có nhiều cuộc gặp gỡ các giới chức chính quyền trung ương và địa phương, cũng như các nhân viên Liên Hiệp Quốc và hàng lãnh đạo các tôn giáo.

Như đã biết, nhà nước cộng sản Việt Nam luôn luôn tìm cách kiểm soát mọi tôn giáo, chèn ép, lèo lái và sử dụng tôn giáo cho các mục tiêu chính trị. Chính sách cai trị bất nhất, tùy tiện, phản Hiến pháp, lộng hành, khinh thường các quyền con người khiến cho tín hữu các tôn giáo gặp rất nhiều khó khăn đau khổ, nhất là các tín hữu sống trên các vùng cao nguyên (SD 21-7-2014).
 
Đức Thánh Cha bầy tỏ tình liên đới với các Kitô hữu Iraq
Bùi Hữu Thư
15:56 23/07/2014
Ngài cam đoan với Thượng Phụ Younan sẽ cầu nguyện cho nền hòa bình và an ninh của họ

VATICAN, ngày 23, tháng 7, 2014 (Zenit.org) - Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi điện thoại cho Thượng Phụ của Giáo Hội Công Giáo Syriac, Ignatius Youssef III Younan để đảm bảo rằng ngài đang theo dõi các tin tức tại Iraq, và rất lo ngại, đặc biệt là tình trạng bi đát của các Kitô hữu Iraq tại Mosul.

Radio Vatican đã loan tin ngày thứ tư 23/7/2014: Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi điện thoại cho Thượng Phụ Ignatius Youssef III Younan ngay sau khi đọc kinh Truyền Tin hôm nay để để bầy tỏ tình liên đới với các Kitô hữu tại Iraq.

Quân Hồi giáo quá khích đã đe dọa các Kitô hữu tại Mosul rằng họ sẽ bị giết chết và gia cư sẽ bị chiếm đoạt nếu họ không cải hóa và chấp nhận hình thức tín ngưỡng Hồi giáo của chúng. Thành phố lớn thứ hai của Iraq giờ đây không có sự hiện diện của một Kitô hữu nào, lần đầu tiên sau gần hai ngàn năm.

Trong cuộc điện đàm dài chín phút, thượng phụ đã cám ơn Đức Thánh Cha và xin ngài gia tăng các nỗ lực để kêu gọi sự can thiệp của các nhà lãnh đạo quốc tế, để họ đối diện trực tiếp với những sự kiện đang xẩy ra trên mật đất.

Ngài nhấn mạnh là đặc biệt tại Tỉnh Nineveh đã có một chiến dịch vĩ đại đang diễn tiến để “tẩy trừ” những ai trong miền này không chia xẻ cùng các tín điều với quân chiếm đóng mới.

Vào cuối cuộc diện đàm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban phép lành Tòa Thánh cho tất cả các Kitô hữu Đông Phương, với lời cam kết là ngài “sẽ luôn luôn cầu nguyện cho nền hòa bình và an ninh của họ.”

Trong phép lành truyền thống lúc đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã dâng lời nguyện cho các Kitô hữu Iraq, đang bị “đàn áp, xua đuổi, ép buộc phải rời gia cư mà không có thể mang theo bất cứ tài sản gì của họ”, và ngài kêu gọi có việc đối thoại để giải quyết những tranh chấp có vũ trang.

Thượng phụ Younan mới đây đã lên án một cuộc tấn công phá hoại của các thành phần của Bang Hồi Giáo Iraq và nhóm Levant (ISIS) vào trụ sở trung ương của tòa giám mục của Giáo Hội Công Giáo Syriac tại Mosul.
 
Quan điểm của Tòa Thánh về cuộc tranh chấp Do Thái – Palestine
Vũ Văn An
21:12 23/07/2014
Cuộc tranh chấp Do Thái – Palestine hiện đã sát hại gần một ngàn người, gây thương tích cho gần 3 ngàn người và không biết cơ man đau khổ và tang thương nào cho người dân vô tội. Và cường độ chiến tranh dường như vẫn đang trên đà gia tăng. Đức Phanxicô nói riêng và cả Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ nói chung tỏ ra hết sức quan tâm đối với thảm họa chiến tranh này.

Đại diện Tòa Thánh tại LHQ lên tiếng

Theo tin Zenit, ngày 23 tháng 7, Đức TGM Silvano M. Tomasi, Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh cạnh LHQ tại Genève đã lên tiếng trong phiên họp đặc biệt thứ 21 của Hội Đồng Nhân Quyền về tình hình nhân quyền tại Lãnh Thổ Palestine Bị Chiếm Đóng trong đó có Đông Giêrusalem. Sau đây là nguyên văn lời phát biểu của ngài:

Thưa ngài chủ tịch,

Trong khi số người bị giết, bị thương, bị bứng khỏi nhà cửa của họ tiếp tục gia tăng trong cuộc tranh chấp giữa Israel và một số nhóm người Palestine, đặc biêt tại Giải Gaza, thì tiếng nói của lý lẽ xem ra bị tắt ngúm dưới tiếng ầm vang của vũ khí. Bạo lực sẽ không dẫn tới đâu cả bây giờ lẫn trong tương lai. Việc kéo dài các bất công và việc vi phạm các nhân quyền, đặc biệt là quyền sống và quyền được sống hoà bình và an ninh, chỉ gieo thêm các mầm mống mới của hận thù ghanh ghét. Một nền văn hóa đang được củng cố, và hoa trái của nó là hủy diệt và chết chóc. Về lâu về dài, sẽ chẳng có ai chiến thắng trong thảm họa hiện nay, chỉ nhiều đau khổ thêm mà thôi. Phần lớn nạn nhân đều là thường dân, những người, theo luật nhân đạo quốc tế, phải được che chở. Liên Hiệp Quốc ước lượng rằng khoảng 70 phần trăm người Palestine bị giết là thường dân vô tội. Điều này cũng như các hỏa tiễn nhắm thẳng vào các mục tiêu thường dân tại Israel, tất cả đều không thể nào khoan thứ được. Lương tâm đã bị tê liệt bởi bầu khí bạo lực kéo dài, một bầu khí luôn tìm cách áp đặt giải pháp qua việc tiêu diệt người khác. Tuy nhiên, qủy quái hóa người khác không loại bỏ được quyền lợi của họ. Thay vào đó, con đường tương lai hệ ở việc nhìn nhận nhân tính chung của nhau.

Trong cuộc hành hương Đất Thánh của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu cầu rằng tình hình tranh chấp không thể chấp nhận được hiện nay giữa Israel và Palestine phải được chấm dứt. Ngài nói: “Vì lợi ích của mọi người, ta cần phải tăng cường các cố gắng và sáng kiến nhằm tạo ra các điều kiện cho một nền hòa bình bền vững dựa trên công lý, trên việc nhìn nhận các quyền của mọi cá nhân, và trên an ninh hỗ tương. Thời gian đã tới để mọi người tìm được lòng can đảm, dám sống đại lượng và có tinh thần sáng tạo trong việc phục vụ ích chung, lòng can đảm dám rèn đúc một nền hòa bình dựa trên việc mọi bên thừa nhận quyền của hai quốc gia được hiện hữu và sống trong hoà bình và yên ổn bên trong các biên giới được quốc tế công nhận”. Khát vọng chính đáng được an toàn một bên và bên kia được có những điều kiện sống xứng đáng, nghĩa là được sử dụng các phương tiện thông thường của đời sống như thuốc men, nước uống và công việc làm ăn, chẳng hạn, là phản ảnh của một nhân quyền căn bản, mà không có quyền này, hòa bình là điều rất khó duy trì.

Tình hình đang tồi tệ thêm tại Gaza hiện nay luôn nhắc nhở ta nhớ tới sự cần thiết phải đạt được một cuộc ngưng bắn ngay tức khắc và bắt đầu thương thảo một nền hòa bình lâu dài. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói tiếp rằng “Hòa bình sẽ mang lại muôn vàn lợi ích cho nhân dân vùng này và cho toàn thể thế giới nói chung, và do đó, nó cần phải được cương quyết mưu tìm, cho dù mỗi phiá đều phải hy sinh ít nhiều”. Cộng đồng quốc tế hiện có trách nhiệm phải nghiêm chỉnh dấn thân vào cuộc mưu tìm hòa bình và giúp các bên trong cuộc tranh chấp khủng khiếp này đạt được một hiểu biết nào đó giúp họ chấm dứt bạo lực và nhìn về tương lai với một lòng tin tưởng hỗ tương.

Thưa ngài chủ tịch,

Phái Đoàn của Tòa Thánh xin nhắc lại quan điểm của mình rằng bạo lực không bao giờ đền đáp ai cả. Bạo lực chỉ dẫn tới nhiều đau khổ, nhiều tàn phá và nhiều chết chóc hơn mà thôi, nó sẽ ngăn chặn không cho hòa bình trở thành một thực tại. Chiến lược bạo lực có thể có tính truyền nhiễm và trở nên không tài nào kiểm soát được. Muốn chống lại bạo lực và những hậu quả tác hại của nó, ta phải tránh đừng trở nên quen thuộc với việc chém giết. Vào thời điểm lúc sự tàn bạo trở nên thông thường và việc xâm phạm nhân quyền xẩy ra khắp nơi, ta không được trở nên dửng dưng mà cần đáp ứng một cách tích cực ngõ hầu giảm thiểu cuộc tranh chấp đang làm tất cả chúng ta quan tâm.

Các phương tiện truyền thông phải phúc trình thảm họa của tất cả những ai đang chịu đau khổ vì cuộc tranh chấp này một cách công bằng và vô tư, ngõ hầu tạo điều kiện dễ dàng cho việc khai triển một cuộc đối thoại vô tư biết nhìn nhận quyền lợi của mọi người, tôn trọng các quan tâm chính đáng của cộng đồng quốc tế, và các phúc lợi từ tình liên đới của cộng đồng quốc tế trong việc hỗ trợ các cố gắng nghiêm chỉnh nhằm đạt hòa bình. Với con mắt hướng về tương lai, vòng luẩn quẩn của trả thù và trả đũa phải chấm dứt. Với bạo lực, con người nam nữ vẫn cứ phải tiếp tục sống như những kẻ thù và đối nghịch, còn với hòa bình, họ sẽ sống với nhau như anh chị em.

Không được khoan dung đối với việc bác bỏ nhân quyền

Đức Cha John McAreavey, đại diện Hội Đồng Giám Mục Ái Nhĩ Lan, dịp này, lên tiếng yêu cầu mọi người liên đới với tất cả những ai đang đau khổ tại Trung Đông và cầu nguyện cho hòa bình và công lý tại đó.

Ngài cho hay “Hình ảnh chết chóc và hủy diệt xuất hiện hàng ngày từ những nơi này lại càng khiến ta đau buồn hơn khi ta xét tới gia tài văn hóa và tôn giáo phong phú của vùng này, cách riêng, ý nghĩa tâm linh sâu sắc đối với các tín ngưỡng phát xuất từ Ápraham của họ. Bạo lực và tàn phá trong những ngày này cho thấy khủng khiếp sẽ tuôn tràn ra sao khi người ta để mặc cho các dị biệt về đức tin và căn tính làm lu mờ các dây liên kết của nhân tính chung”.

Ngài kêu gọi cộng đồng quốc tế đừng khoan dung đối với việc bác bỏ các nhân quyền căn bản và phải bảo vệ sự an toàn của những ai đang bị kẹt tại các vùng tranh chấp và cả những ai đang liều mạng sống mình đem trợ giúp nhân đạo tới vùng này.

Đôi bên đều có lỗi

Theo tin của Catholic World News ngày 23 tháng 7, Cha David Neuhaus, đại diện Tòa Thượng Phụ Latinh của Giêrusalem, phụ trách Cộng Đồng Công Giáo Nói Tiếng Hípri, cho hay cả chính phủ Israel lẫn Hamas đều có lỗi trong cuộc tranh chấp tại Gaza hiện nay.

Ngài nói: “Cơ cấu lãnh đạo Israel, và đặc biệt giới lãnh đạo hiện nay, hình như tin rằng cách duy nhất để giải quyết cuộc tranh chấp là dùng các phương thế quân sự. Xem ra họ tin rằng can thiệp quân sự sẽ mang lại chiến thắng hay ít nhất cũng thực hiện được các mục tiêu quan trọng. Đây không phải là cuộc diệt chủng nhưng chắc chắn là một cố gắng đập tan kháng cự và làm mọi người tin rằng mọi kháng cự đều là khủng bố”.

Cha nói thêm: “Nơi Hamas và nơi các thành phần cực đoan hơn trong phong trào Hồi Giáo, giới lãnh đạo Israel thấy mình có một kẻ thù có lợi cho họ. Hamas nẩy sinh từ một nỗi thất vọng từng mưng mủ cả hơn 60 năm nay khi người Palestine dần dần mất hết hy vọng rằng các cuộc thương thuyết sẽ mang lại đôi chút kết quả. Hamas và đồng bọn cũng đang tuyên truyền một láo khoét: bạo lực sẽ khiến Israel phải qùy gối”

Cha Neuhaus còn cho biết thêm: “Cách thoát duy nhất đối với người Israel và người Palestine là chịu hiểu ra rằng bạo lực chỉ đẻ thêm bạo lực. Ném bom Gaza chỉ khiến nhiều người hơn tìm cách trả thù cho cuộc sống tả tơi của họ”.

Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ

Cũng theo tin ngày 23 tháng 7 của Catholic World News, Đức Cha Richard Pates, chủ tịch Uỷ Ban Công Lý và Hoà Bình Quốc Tế của HĐGM Hoa Kỳ lên tiếng yêu cầu Ngoại Trưởng John Kerry hành động cho hòa bình Israel-Palestine.

Trong lá thư gửi Ngoại Trưởng Kerry, Đức Cha viết “Người Israel không nên sợ các vụ tấn công hoả tiễn bất phân biệt của Hamas tại các khu dân chính. Đồng thời, người Palestine cũng không nên sống trong lo sợ cho mạng sống của mình vì những cuộc tấn công trên bộ hay chịu xỉ nhục vì cuộc chiếm đóng”.

Ngài viết thêm: “ngoài việc tìm kiếm một cuộc ngưng bắn tức khắc và trợ giúp nhân đạo đối với dân chúng Gaza, tôi khẩn thiết xin ngoại trưởng tái dấn thân vào công cuộc đầy khó khăn, nhưng hết sức chủ yếu là xây dựng một nền hòa bình công chính và bền bỉ. Chỉ có việc ra đời của một quốc gia Palestine có thể đứng vững và độc lập, sống song hành với một Israel được thừa nhận và an toàn mới đem lại hòa bình mà đa số người Israel và Palestine hằng mong mỏi”.
 
Top Stories
Chine: Les étudiants du grand séminaire national ont refusé de prendre part à une messe célébrée par un évêque illégitime
Eglises d'Asie
08:38 23/07/2014
Dimanche 29 juin dernier, la messe et la cérémonie marquant la fin de l’année universitaire ont été annulées au grand séminaire national de Pékin. Les étudiants du séminaire avaient en effet fait savoir qu’ils refusaient de prendre part à cette messe au cas où le recteur du séminaire, Mgr Joseph Ma Yingling, soit présent.

Selon l’agence Ucanews qui rapporte cette information, ce ne sont pas les séminaristes du grand séminaire national (1), au nombre de 150 environ, qui ont manifesté ce refus mais les étudiants inscrits dans le cycle supérieur du séminaire. Ceux-ci, au nombre d’une quarantaine, se répartissent entre les étudiants du cycle de formation continue ouverts aux prêtres et aux religieuses (cette année, ils étaient 22) et les étudiants du master en théologie et en philosophie que le grand séminaire national a mis en place en partenariat avec le ministère chinois de l’Education et la Fondation Verbiest en Belgique.

Le 23 juin dernier, cette quarantaine d’étudiants a appris du vice-recteur exécutif du séminaire, le P. Li Shuxing, que la cérémonie de remise des diplômes organisée à chaque fin d’année universitaire serait présidée Mgr Ma et suivie d’une messe célébrée par le même Mgr Ma. A l’annonce de cette nouvelle, les étudiants ont manifesté leur refus de devoir prendre part à une eucharistie présidée par Mgr Ma.

Recteur du grand séminaire depuis 2010, Mgr Ma a accepté l’ordination épiscopale pour le diocèse de Kunming, dans le Yunnan, en 2006, sans l’accord du pape, se plaçant de facto en situation d’excommunication. Habituellement, les années précédentes, Mgr Ma se contentait de signer et de remettre solennellement les diplômes produits par le séminaire. Cette année, rapporte la source citée par Ucanews, les étudiants ont été pris par surprise et c’est donc le 23 juin seulement qu’il leur a été annoncé que Mgr Ma viendrait présider la messe de clôture de l’année universitaire.

Selon cette même source, l’initiative ne viendrait pas de Mgr Ma lui-même, mais du vice-recteur du séminaire « qui aurait souhaité faire plaisir à son supérieur ». Quoiqu’il en soit, une fois la nouvelle connue, les étudiants se sont mobilisés pour faire connaître leur désaccord. En réponse, les autorités du séminaire ont cherché à transiger et annoncé que la messe ne serait pas célébrée par Mgr Ma, mais par Mgr Joseph Fang Xingyao, président du conseil d’administration du séminaire. Les étudiants ont exprimé leur désaccord à cette perspective, renouvelant leur refus de prendre part à la messe.

Mgr Fang a été ordonné évêque de Linyi, dans le Shandong, en 1997 avec l’accord du pape, mais il est tenu pour être une personnalité proche des autorités chinoises. Président de l’Association patriotique des catholiques chinois au plan national, il a, ces dernières années, présidé ou pris part à plusieurs messes d’ordination d’évêques illégitimes.

La conséquence immédiate de ce refus des étudiants du grand séminaire a été, outre l’annulation des cérémonies prévues pour ce 29 juin, la non-remise des diplômes. Les prêtres, religieuses et laïcs concernés ont donc regagné leurs diocèses respectifs sans diplôme. Depuis, le bruit court qu’à la rentrée prochaine, le cursus de formation continue pour prêtres et religieuses ainsi que le master en question ne seraient pas reconduits.

Contacté par Ucanews, le vice-recteur exécutif du séminaire, le P. Li Shuxing, a confirmé le fait que les étudiants étaient partis sans leur diplôme, « Mgr Ma ne les ayant pas signés [à la date de leur départ] ». Depuis, les diplômes auraient toutefois été signés et devraient être expédiés par courrier sous peu aux intéressés, a précisé le responsable. Quant à l’éventuelle suppression du cours de septembre prochain, il a ajouté que « le conseil d’administration [du séminaire] ne s’étant pas encore réuni », ce qui allait se passer n’avait pas encore été arrêté.

Le geste de défiance des étudiants du séminaire national n’est pas sans précédent. Le 6 janvier 2000, à une époque où tout laissait croire à un rapprochement entre Rome et Pékin, l’ordination de cinq évêques illégitimes était organisée à Nantang, la cathédrale de Pékin. Pour marquer leur désapprobation face aux ordinations illicites, les séminaristes, au nombre de 130 à l’époque, dont la présence était requise dans l’église, manifestèrent leur opposition à cette manœuvre en refusant d’y prendre part. Si l’ordination des cinq évêques illégitimes eut lieu, la sanction fut lourde de conséquences pour les séminaristes de dernière année : renvoyés dans leur foyer sans diplôme, ils se virent interdire de retourner au séminaire et beaucoup ne purent être ordonnés prêtre. (eda/ra)

(1) Pékin compte deux grands séminaires catholiques : le séminaire de Pékin, séminaire diocésain qui accueille des séminaristes pour Pékin et les diocèses environnants, l'autre national, doté d'importantes structures pour accueillir des séminaristes venus de tout le pays.

(Source: Eglises d'Asie, le 23 juillet 2014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chủng sinh – Tu sĩ và Sinh viên Giáo xứ Thuận Nghĩa mừng lễ Bổn mạng
Têrêxa Phạm
08:49 23/07/2014
Hằng năm, cứ vào dịp tháng 7, Hội Chủng Sinh – Tu sĩ và Sinh viên giáo xứ Thuận Nghĩa vui mừng Tổ chức Thánh lễ Bổn mạng.

Hình ảnh

Vì một số lý do khác nhau nên mãi tới hôm nay, đông đảo các Chủng sinh, Tu sĩ và Sinh viên mới có cơ hội trở về bên quê Mẹ để dâng Thánh lễ mừng kính Thánh Quan thầy – Thánh nữ đồng trinh Maria Goretti. Chương trình mừng kính Thánh Quan thầy đã diễn ra trong hai ngày 20 và 21 tháng 7 và nhận được nhiều sự ủng hộ và giúp đỡ của Cha Quản xứ, Quý Cha, Quý Thầy quê hương cùng với nhiều ân nhân trong và ngoài giáo xứ.

Trong khuôn khổ của chương trình mừng kính Thánh Bổn mạng, Hội Chủng Sinh – Tu sĩ và Sinh viên đã có trận bóng đá Giao hữu với Giới trẻ Giáo xứ tại sân trường Vũ Đăng Khoa vào buổi chiều Chúa Nhật ngày 20/07. Trận bóng đã nhận được nhiều sự cổ động nhiệt tình của Quý Cha, quý Thầy và bà con trong giáo xứ. Đúng với tinh thần đã đề ra là giao lưu, đoàn kết và gắn chặt tình hiệp nhất giữa các thành viên, giữa Hội và các thành phần trong giáo xứ. Trận bóng giao hữu đã diễn ra sôi nổi và tốt đẹp, cống hiến cho khán giả những pha bóng đẹp mắt và kỹ thuật. Vì những lý do học tập và công việc phục vụ trong năm của các sinh viên và tu sĩ, họ không có nhiểu cơ hội làm quen với mặt sân cỏ Vũ Đăng Khoa, cộng với lối chơi chắc chắn và dày dặn kinh nghiệm thi đấu của Đội giới trẻ giáo xứ mà sau 90 phút thi đấu chính thức, đội Giới trẻ của giáo xứ đã dành chiến thắng trước đội Chủng sinh – Tu sĩ và Sinh viên với tỉ số sít sao 2 – 1.

Tạm rời xa những giây phút sôi nổi bên sân có, buổi tối cùng ngày các Chủng Sinh – Tu sĩ và Sinh viên đã trở về với ngôi Thánh đường thân yêu để cùng với cộng đoàn chiêm ngắm và xem lại những thước phim về cuộc đời và những nhân đức tuyệt vời của thánh Quan thầy Maria Goretti. Trở về với quê hương sau những tháng ngày học tập, phục vụ vất vả trên mọi miền Tổ quốc và trong nhiều hội dòng khác nhau, mỗi thành viên cũng dâng lên Chúa tâm tình của những người con thảo trong những giờ phút suy tôn Chúa Giêsu Thánh Thể. Cậy nhờ vào sức mạnh của Chúa Giê su Thánh Thể, xin cho mỗi thành viên chúng con luôn biết ra đi hăng say mang theo tình yêu Thánh Thể vào trong mọi ngõ ngách của cuộc sống.

Buổi chiều ngày 21/07, dưới sự hướng dẫn của Thầy Phó tế Phêrô Trần Thuật, Hội đã có những giờ phút lắng đọng để nhìn lại bản thân dưới ánh sáng soi chiếu là các nhân đức của Thánh Quan thầy Maria Goretti. Với những căn bệnh của chủ nghĩa cá nhân đang càng ngày càng làm cho người trẻ rơi vào những cạm bẫy của cuộc sống và đánh mất bản thân nơi cuộc sống tấp nập. Như xưa Thánh nữ đã can đảm, dũng cảm đến hi sinh mạng sống để khước từ tội lỗi và trung thành với Thiên Chúa. Ngày nay, xin cho mỗi người trẻ chúng con luôn biết noi gương thánh Quan thầy và học gương phục vụ của Thầy Giê su để chúng con chu toàn nhiệm vụ của những tri thức trẻ giữa lòng Giáo Hội và Xã hội nhiều biến động. Kết thúc buổi tĩnh tâm, mỗi thành viên của hội được giao hoà với Chúa qua bí tích Giải tội do Cha quản xứ và Cha Bênađô Vũ Sỹ Tráng cử hành.

Thánh lễ Kính Thánh Maria Goretti đã diễn ra trang trọng và sốt sắng tại nhà thờ tạm Giáo xứ Thuận Nghĩa vào lúc 19h45 cùng ngày. Đồng tế với Cha quản xứ trong thánh lễ, còn có sự hiện diện của các Cha quê hương cũng trở về hiệp dâng và chung tâm tình với các thành viên và bà con giáo xứ. Chia sẻ trong thánh lễ, một lần nữa mỗi thành viên và cả cộng đoàn cùng được nhìn lại những tấm gương và nhân đức tuyệt vời Thánh quan thầy. Gửi gắm những tâm tình dành cho Hội với 2 năm tuổi đời còn non trẻ, Cha Quản xứ và Cha Quê hương cũng đã có những khen ngợi với những thành công mà Hội đã đạt được. Với những hi sinh, cố gắng và những đổi mới trong những bước đi tiếp theo, dưới sự bầu cử của Thánh Quan thầy tin tưởng Hội Chủng sinh – Tu sĩ và Sinh viên sẽ càng ngày càng phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu.

Thánh lễ Quan thầy kết thúc. Nhưng tinh thần và ngọn lửa của mỗi thành viên sẽ không dừng lại ở đây. Tiếp tục ra đi với những công việc phục vụ còn dang dở tại nhiều giáo xứ, với những chân trời tri thức còn rộng mở trên các giảng đường đại học, mỗi thành viên chúng con xin hứa sẽ noi gương Thánh Quan thầy để không ngừng dựng xây và phát triển Giáo Hội trong những sứ vụ của mình.
 
Giáo Hạt Nghĩa Yên huấn luyện Linh Hoạt Viên cho BĐH Giới Trẻ các Giáo xứ và Giáo họ
Duy Ân Tuấn Anh
20:14 23/07/2014
Cùng vui bước, cất tiếng ca, khắp muôn nơi yêu thương trào dâng. Niềm hạnh phúc, Chúa dẫn đưa, ánh Đức Tin trên đường nở hoa”. Lời bài hát chủ đề “Cùng Vui Bước” trong chương trình khóa huấn luyện Linh hoạt viên cho tất cả anh chị em trong Ban điều hành giới trẻ các giáo họ, giáo xứ thuộc Giáo hạt Nghĩa Yên lại một lần nữa được cất lên trong ngày bế mạc. Chắc hẳn ai tham gia khóa huấn luyện này sẽ cảm nhận được lời mời gọi ra đi loan báo Tin Mừng, đem ánh sáng Đức Tin đến khắp muôn nơi. Đó cũng là lời mời gọi, lời nhắn nhủ của Cha Đặc trách Giới trẻ Giáo hạt Nghĩa Yên Antôn Nguyễn Xuân Hồng trong những ngày đầu khai mạc khóa huấn luyện.

Hình ảnh

Được sự đồng thuận của Cha quản hạt Nghĩa Yên và sự quan tâm, nâng đỡ của Cha đặc trách giới trẻ Giáo hạt. Khóa huấn luyện Linh hoạt viên cho Ban điều hành giới trẻ các giáo xứ, giáo họ trên toàn giáo hạt được diễn ra từ ngày 20/7 đến ngày 23/7/2014 tại Giáo họ Yên Phú, Giáo xứ Thọ Ninh. Không phải tự nhiên hay tình cờ mà có khóa huấn luyện đặc biệt này. Nhưng đây là cả một quá trình chuẩn bị lâu dài của Ban điều hành giới trẻ giáo hạt cũng như sự gợi ý, hướng dẫn của Cha đặc trách.

Giới trẻ Giáo hạt Nghĩa Yên được thành lập vào tháng 7/2013, sau một năm sinh hoạt, ai ai cũng có thể cảm nhận được sự lớn mạnh và phát triển không chỉ bề ngoài về tổ chức mà còn lớn mạnh về chiều sâu đức tin của các bạn trẻ. Đó là kết quả của sự nổ lực không ngừng từ Cha đặc trách cũng như anh chị em trong Ban điều hành Giới trẻ Giáo hạt. Bước đầu mới thành lập, với biết bao khó khăn, thử thách tưởng chừng như sẽ không đứng vững. Sự thao thức và lo lắng của Cha đặc trách lại càng thấy rõ hơn khi tầng lớp giới trẻ ngày nay với phong trào “thi đua” về lối sống thực dụng, buông thả, sa vào các tệ nạn xã hội, sống thử, phá thai…hơn thế nữa là sự sụt lún về đức tin khiến không biết bao người phải lo sợ. Trước các xu thế đó, việc tổ chức các chương trình như Đại hội Giới trẻ, tổ chức các chương trình thể dục thể thao, hội trại, huấn luyện Linh hoạt viên cho các bạn trẻ…là một vấn đề cấp thiết. Hầu mang lại những kỹ năng sống, kỹ năng sinh hoạt tập thể cũng như để Đức tin được “bén rễ” sâu vào đời sống của mỗi người.

Đứng trước những vấn đề đó, Cha Đặc trách Giới trẻ Giáo hạt Nghĩa Yên đã nhiều lần tổ chức và tham gia các chương trình cho giới trẻ như: gặp mặt Ban điều hành Giới trẻ toàn giáo phận tại Trại Gáo, hội ngộ giới trẻ hạt Nghĩa Yên vào dịp Lễ Giáng Sinh 2013 tại Thọ Ninh, tổ chức tham gia Đại hội Giới trẻ cấp Giáo phận, tổ chức huấn luyện Linh hoạt viên cho Ban điều hành giới trẻ các giáo xứ, giáo họ và đặc biệt đầu tháng 8 sắp tới sẽ tổ chức chương trình Đại hội Giới trẻ Giáo hạt lần thứ nhất diễn ra tại sở hạt Nghĩa Yên.

Tham gia khóa huấn luyện Linh hoạt viên lần này có Cha đặc trách giới trẻ Giáo hạt Antôn Nguyễn Xuân Hồng, Thầy Antôn Phêrô Nguyễn Thế Năng, Giáo phận Kontum - trưởng ban huấn luyện, Thầy Phó tế Giuse Phạm Trọng Phương và thầy Giuse Trần Công Hường thuộc Đại Chủng viện Vinh – Thanh, các anh chị em trong Ban điều hành giới trẻ Giáo hạt và gần 160 bạn trẻ là Ban điều hành giới trẻ của các giáo xứ, giáo họ trong toàn hạt. Trong khóa huấn luyện này, các bạn trẻ được đào tạo như một người Linh Hoạt Viên thực thụ. Tuy thời gian huấn luyện không nhiều nhưng một phần nào đó giúp các bạn trẻ có một chút kiến thức về sinh hoạt tập thể và các kỹ năng như: Chia sẻ Lời Chúa theo 7 bước, cầu nguyện theo phương pháp Taizé, quản trò, nghệ thuật lãnh đạo, thuyết trình, phương pháp hàng đội, dẫn chương trình, lửa trại, mật thư…

Kết thúc khóa huấn luyện là Thánh lễ bế mạc với sự có mặt của Cha quản hạt Phêrô Nguyễn Thái Từ, Cha già Antôn Đậu Quang Hải, Cha đặc trách Antôn Nguyễn Xuân Hồng. Trong bài giảng lễ, Cha quản hạt nhấn mạnh: “Giới trẻ ngày nay có trình độ văn hóa, có nhận thức cao nhờ những điều kiện sống, nhờ được học hành, nhờ các phương tiện khác. Vì vậy, các con có khả năng để phục vụ, để đem lại lợi ích thiết thực cho Giáo Hội, cho nhiều người. Để được như thế đòi hỏi các bạn trẻ phải có tinh thần hưởng ứng, tinh thần hăng say phục vụ. Đây là điều kiện tuyệt đối để đem lại thành công…Nếu mỗi người đem hết khả năng, đem hết tài năng của mình ra để phục vụ chắc chắn rằng hiệu quả sẽ cao. Sau khóa tập huấn, mỗi người sẽ nhận ra được ơn gọi cao quý của mình để đáp ứng nhu cầu của thời đại. Bởi vì, các con đang sống giữa một thời đại mà con người thích được tự do, mà tự do ở đây là tự do vô kỷ luật, tự do ngoài khuôn khổ do không được huấn luyện, không được học hành, cho nên người ta làm bất cứ điều gì mà họ muốn. Các con là những người được huấn luyện để phục vụ, các con hãy đem hết những kiến thức trong khóa tập huấn này, đem hết khả năng của mình để phục vụ giáo xứ, giáo họ, cộng tác với cha xứ, với hội đồng mục vụ giáo xứ trong mọi công việc”.

Khóa huấn luyện đã kết thúc tốt đẹp, tuy ai ai cũng cảm thấy mệt mỏi sau những ngày “vật lộn” với sự đào tạo. Nhưng chắc chắn rằng sau khóa huấn luyện này với những gì đã được học hỏi, được thực hành hy vọng ai cũng sẽ mang trong mình một “ngọn lửa” mới để đem Tin Mừng đến khắp muôn nơi đặc biệt là nơi mình đang sống. Nhiều bạn trẻ còn mong muốn sẽ có nhiều khóa huấn luyện như thế này nữa nhằm nâng cao về kiến thức sinh hoạt, đồng thời tạo mọi điều kiện để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm…Hy vọng trong thời gian tới, với sự quan tâm, nhiệt tình của Cha đặc trách giới trẻ và sự nhạy bén, linh hoạt của Ban điều hành giới trẻ giáo hạt, sẽ có thêm nhiều chương trình như thế này nữa để thỏa lòng các bạn trẻ trong giáo hạt này. Chia tay trong bồi hồi nhung nhớ với những tấm hình lưu niệm hòa quện với những nụ cười thân thương, mọi người hẹn nhau trong ngày Đại hội Giới trẻ Giáo hạt sắp tới sẽ đưa những gì đã được học hỏi trong khóa huấn luyện này để chơi hết mình, nhiệt tình hết mình và phục vụ hết mình.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Tàn
Joseph Ngọc Phạm
21:23 23/07/2014
HOA TÀN
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Hoa tàn nhụy hãy còn tươi
Áo rách mặc áo, miễn người nghĩa nhân.
(Ca dao)
 
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 17/07 -23/07/2014 : Câu chuyện Người Con Hoang Đàng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:44 23/07/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Buổi đọc Kinh Truyền Tin

Trong bài chia sẻ trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật Đức Thánh Cha Phanxicô đã diễn giải dụ ngôn “Lúa và Cỏ Lùng”. Ngài nêu bật hai điểm. Trước hết, sự dữ không đến từ Thiên Chúa, nhưng do Quỷ Dữ gây ra vào lúc đêm hôm, ở những nơi không có ánh sáng. Thứ hai, Thiên Chúa là Đấng giàu lòng từ bi và rất kiên nhẫn, luôn chờ đợi chúng ta. Đức Thánh Cha nói:

“Anh chị em thân mến,

Trong những Chúa Nhật gần đây, phụng vụ gửi đến cho chúng ta một số dụ ngôn. Đó là những trình thuật ngắn gọn mà Đức Giêsu dùng để rao giảng cho đám đông về Nước Trời. Trong những dụ ngôn của Tin Mừng hôm nay, có một dụ ngôn khá phức tạp, khiến chúng ta không thể hiểu được ngay từ lúc đầu, nhưng Đức Giêsu đã giải thích cho các môn đệ về sau: đó là dụ ngôn lúa tốt và cỏ lùng, đề cập đến sự dữ trong thế gian và đề cao sự kiên nhẫn của Thiên Chúa. Cảnh tượng diễn ra trên một cánh đồng trên đó người thợ gieo hạt giống tốt; nhưng vào một đêm nọ, kẻ thù đã đến và gieo vào đó cỏ lùng, từ này trong tiếng Do Thái có gốc từ chữ "Satan" và nói đến việc chia rẽ. Tất cả chúng ta đều biết rằng quỷ dữ là người gieo cỏ lùng: luôn tìm cách gây chia rẽ con người với nhau, chia rẽ trong gia đình, quốc gia và dân tộc. Những người đầy tớ muốn ngay lập tức nhổ cỏ xấu đi, nhưng ông chủ ngăn cản lại vì "sợ rằng khi nhổ cỏ lùng thì nhổ nhầm cả lúa" (Mt 13,29). Bởi vì chúng ta biết rằng cỏ lùng, khi lớn lên, trông rất giống lúa tốt, nên dễ gây nhầm lẫn.”

Ngài nói tiếp:

“Giáo huấn của dụ ngôn này có một ý nghĩa kép. Trước hết, dụ ngôn nói rằng sự xấu trên thế giới này không đến từ Thiên Chúa, nhưng đến từ kẻ thù của Ngài là Quỷ Dữ. Quỷ Dữ đến trong đêm để gieo cỏ lùng, trong đêm tối, trong sự hỗn loạn... Nơi đâu không có ánh sáng, quỷ sẽ đến để gieo cỏ lùng. Kẻ thù này rất tinh khôn: hắn gieo sự xấu vào giữa điều tốt, để chúng ta không thể nào tách biệt ra rõ ràng, nhưng cuối cùng, Thiên Chúa sẽ tách biệt khi thời gian đến.

Và ở đây, chúng ta thấy được ý nghĩa thứ hai: sự đối nghịch giữa sự nóng vội của các tôi tớ và sự kiên nhẫn đợi chờ của chủ ruộng, hình ảnh biểu tượng của Thiên Chúa. Đôi khi chúng ta vội vàng kết án, xếp loại, cho người này tốt, người kia xấu... Nhưng chúng ta hãy nhớ đến lời cầu nguyện của người kiêu ngạo: "Lạy Chúa, con xin tạ ơn Chúa vì con tốt lành và không như tên xấu xa kia". Chúng ta hãy nhớ điều này. Thiên Chúa luôn chờ đợi. Ngài nhìn đến "cánh đồng" cuộc sống của mỗi người với lòng nhẫn nại và từ bi: Ngài thấy rõ hơn chúng ta những điều nhơ uế và xấu xa, Ngài cũng thấy những hạt giống tốt và tin tưởng chờ đợi nó trưởng thành. Thiên Chúa rất kiên nhẫn, biết chờ đợi. Thật tuyệt vời: Thiên Chúa của chúng ta là một người cha kiên nhẫn, luôn chờ đợi chúng ta và chờ đợi chúng ta với con tim rộng mở để đón chào chúng ta, để tha thứ cho chúng ta. Ngài luôn tha thứ cho chúng ta, nếu chúng ta đến với Ngài...”

Đức Thánh Cha tiếp tục: “Thái độ của người chủ cũng là thái độ của niềm hy vọng sâu thẳm chắc chắn rằng sự dữ không phải là khởi đầu và cùng đích. Có cái gì đó hơn thế nữa: nhờ niềm hy vọng đầy kiên nhẫn này của Thiên Chúa mà chính cỏ lùng, chính là những con tim xấu xa, ngập tràn tội lỗi, cuối cùng, có thể trở nên hạt giống tốt. Nhưng hãy lưu ý: sự kiên nhẫn của Tin Mừng không phải là sự làm ngơ trước cái ác; không phải là lẫn lộn giữa tốt và xấu! Trước cỏ lùng đang hiện diện trên thế giới, người môn đệ của Chúa được mời gọi để bắt chước sự kiên nhẫn của Chúa, nuôi dưỡng niềm hy vọng với sự nâng đỡ của một niềm tin không dao động vào chiến thắng chung cuộc của sự thiện, là chính Thiên Chúa.

Thực vậy, vào phút cuối, sự dữ sẽ bị nhổ lên và bị hủy diệt: vào mùa gặt, tức là vào ngày phán xét, các thợ gặt sẽ làm theo lệnh của ông chủ, phân cỏ lùng ra để đem đi đốt. Trong ngày gặt chung cuộc, thẩm phán sẽ là Đức Giêsu, Đấng đã gieo hạt giống tốt trên thế giới và chính Ngài cũng là hạt giống, đã chết đi và đã phục sinh. Vào ngày sau cùng, tất cả sẽ bị xét xử theo tiêu chí này: Chính là tiêu chí mà chúng ta đã xét đoán người khác: lòng thương xót mà chúng ta đã dùng để ứng xử với người khác sẽ được dùng lại với chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin Mẹ Maria, Mẹ chúng ta, giúp chúng ta lớn lên trong sự kiên nhẫn, trong niềm hy vọng và trong tình thương mến dành cho tất cả anh chị em.”

2. Câu chuyện Người Con Hoang Đàng

Giảng giải cho dân chúng, Chúa Giêsu nói: “Tôi bảo thật anh em, triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối”.

Rồi Người kể dụ ngôn sau:

"Một người kia có hai con trai. Người con thứ nói với cha rằng: ‘Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng’. Và người cha đã chia của cải cho hai con. Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình.

Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, nên phải đi ở cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo. Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho.

Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: ‘Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy’. Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha.

Anh ta còn ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm chồm anh ta và hôn lấy hôn để. Bấy giờ người con nói rằng: ‘Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa...’ Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: ‘Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu. Rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy’. Và họ bắt đầu ăn mừng.

Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. Người ấy trả lời: ‘Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì được lại cậu ấy mạnh khoẻ’. Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. Cậu trả lời cha: ‘Cha ơi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!’

Nhưng người cha nói với anh ta: ‘Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ, vì em con đây đã chết, nay lại sống, đã mất, nay lại tìm thấy’.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Một trong những giai thoại nổi tiếng nhất trong lịch sử hội họa, đó là câu chuyện danh họa Leonard da Vinci đi tìm người mẫu để họa lại khuôn mặt của Giuđa, kẻ phản bội Chúa. Khi vẽ bức tranh "Bữa Tiệc Ly" trong nhà cơm của tu viện "Ðức Mẹ Ban Ơn" tại thành phố Malina, phía Bắc nước Italia, ông vẽ rất chậm vì không tìm ra các người mẫu thích hợp. Một hôm, ông gặp trong công viên Casellor một thanh niên tên là Fx. Baldisteny có gương mặt bầu dục tuyệt đẹp, với vầng trán an hòa và quí phái, đôi mắt sâu và trong suốt, tóc vàng hoe có gợn sóng. Leonardo da Vinci liền mời chàng trai tuấn tú ấy đến ngồi làm mẫu để vẽ Chúa Giêsu.

Vài năm sau, bức họa vẫn chưa xong, Leonard da Vinci ngày đêm gãi đầu bứt tai, vì không sao tìm ra được một người có gương mặt dữ dằn làm mẫu để vẽ hình Giuđa, kẻ phản bội đã nộp Chúa. Tình cờ vào một buổi chiều nọ, khi bước vào một quán ăn, Leonard da Vinci trông thấy một người đàn ông có gương mặt xấu xí dữ dằn đang nhìn các người khách đánh cá ngựa, hắn chửi thề luôn miệng. Leonard da Vinci vui mừng vì đã tìm thấy một người đàn ông đang cần. Ông gọi hắn ra một góc và đề nghị nếu hắn nhận làm mẫu cho ông vẽ thì sẽ được thưởng nhiều tiền. Gã đàn ông nhận lời và đã cùng với họa sĩ Leonard da Vinci vào trong tu viện "Ðức Bà Ban Ơn".

Trong lúc Leonard da Vinci chăm chú nhìn gương mặt gã với vầng trán buồn, đôi mắt dữ tợn, tóc tai dựng đứng và chợt nhớ đến một kỷ niệm, thì ông nghe một tiếng nấc nghẹn ngào.

Ông hỏi hắn:

- Có chuyện gì vậy? Bác cảm thấy người không khỏe hay sao?

Gã đàn ông trả lời:

- Không! Tôi khóc vì căm hận cuộc đời tàn tạ hư đốn của tôi.

Leonard da Vinci lại hỏi:

- Thế nghĩa là sao?

Gã đàn ông trả lời:

- Thưa thầy, chắc thầy còn nhớ cách đây ba năm tôi cũng ngồi ghế này làm mẫu cho thầy vẽ hình Chúa Giêsu... Gã đàn ông nhìn bức tranh gần hoàn thành trên tường, thở dài và nói tiếp: "Tôi thật là một tên khốn nạn. Ðam mê và tội lỗi đã biến tôi ra thân tàn ma dại như thế này".

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Chúng ta không biết câu chuyện Người Con Hoang Ðàng kết thúc ra sao? Không hiểu khi tha thứ, phục hồi phẩm giá cho người con thứ đã hư mất, người cha già có thành công trong việc thuyết phục người con cả vui vẻ vào nhà dự tiệc mừng em sống lại hay không? Nhưng chúng ta biết một điều chắc chắn này là đa số trong chúng ta đều có cùng một tâm thức và cung cách hành xử như người con cả. Chúng ta không bỏ Chúa đi hoang, nhưng lối hành xử của chúng ta không phản ảnh tinh thần Tin Mừng của Chúa, nghĩa là chúng ta cũng rất xa Chúa và như thế có khác nào chúng ta cũng hư mất.

Cũng giống như người con cả trong dụ ngôn, cho đến nay chúng ta chưa quyết định bỏ Chúa, nhưng chúng ta cũng chưa bao giờ nhất quyết bước vô nhà, sống với Chúa thực sự: "Con ơi, mọi sự của cha là của con". Chính lời nói đó của người cha già khiến anh con cả sợ hãi. Anh sợ hãi phải có một con tim, như con tim nhân hiền quảng đại vô bờ bến của người cha. Anh sợ hãi phải có một cái nhìn yêu thương đại đồng và tâm tình bao dung của cha. Anh sợ hãi phải sống mà không hề nuôi các tâm tình thù ghét, báo oán, gian ác trong lòng.

Cũng giống như người con cả của dụ ngôn, chúng ta sợ hãi phải trở nên giống Chúa hoàn toàn, phải chia sẻ mọi sự với Chúa và nên thánh như Cha. Do đó, chúng ta giữ đạo nhưng không sống đạo. Như anh thanh niên Baldisteny, là người đã được làm người mẫu Chúa Giêsu, có thể chúng ta thường xuyên đi dự lễ ngày Chúa Nhật hay cả ngày thường nữa, đọc kinh và lãnh nhận các bí tích, nhưng đạo không thấm vào lòng chúng ta. Ra khỏi nhà thờ, chúng ta ăn nói chua ngoa và hành xử gian dối, không hề biết Tin Mừng của Chúa, và đạo đó quả thật là đạo nhà thờ. Nhưng sống như thế là chúng ta khước từ chấp nhận mầu nhiệm nhập thể và nhập thế của Chúa, như thế là đi hoang rồi.