Ngày 19-07-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chạnh lòng thương xót và quên mình phục vụ
Lm Đan Vinh
06:35 19/07/2018
Chúa Nhật 16 THƯỜNG NIÊN B
Gr 23,1-6; Ep 2,13-18; Mc 6,30-34

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG : Mc 6,30-34.

(30) Các Tông đồ tụ họp chung quanh Đức Giê-su, và kể lại cho Người biết mọi việc các ông đã làm, và mọi điều các ông đã dạy. (31) Người bảo các ông : “Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút”. Quả thế, kẻ lui người tới quá đông, nên các ông cũng chẳng có thì giờ ăn uống nữa. (32) Vậy, Thầy trò xuống thuyền đi lánh riêng ra một nơi hoang vắng. (33) Thấy các ngài ra đi, nhiều người hiểu ý, nên từ khắp các thành, họ cùng nhau theo đường bộ chạy đến nơi, trước cả các ngài. (34) Ra khỏi thuyền, Đức Giê-su thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều.

2. ÝCHÍNH :

Đức Giê-su là một mục tử tốt lành cảm thông với nỗi vất vả của các môn đệ, nên Người đã bảo các ông hãy đến nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi. Nhưng khi thuyền cập bến, nhìn thấy đám đông dân chúng từ xa kéo đến đang khao khát nghe giảng Tin Mừng thì Người lại “chạnh lòng xót thương” họ, nên Người và các môn đệ không nghỉ ngơi mà lại tiếp tục công việc giảng dạy.

3. CHÚ THÍCH :

-C 30-31 : + Các Tông Đồ tụ họp chung quanh Đức Giê-su và kể lại cho người biết mọi việc : Sau cuộc thực tập truyền giáo, các Tông Đồ đã họp lại quanh Thầy để báo cáo công tác rao giảng kêu gọi người ta ăn năn sám hối (x. Mc 6,12), trừ quỉ và xức dầu chữa bệnh cho nhiều người đau ốm (x. Mc 6,13). + Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút : Lời này cho thấy Đức Giê-su cảm thông với nỗi vất vả của các Tông đồ khi không có thời gian thư giãn hồi phục sức khỏe. + Quả thế, kẻ lui người tới quá đông, nên các ông cũng chẳng có thì giờ ăn uống: Dân chúng kéo tới tấp nập gợi lên hình ảnh dân Ít-ra-en xưa đã đi theo Mô-sê trong hoang địa Xi-nai trên đường về Đất Hứa. Đây cũng là kết quả cụ thể của cuộc hành trình truyền giáo vừa qua của các Tông đồ : Các ông đã giúp người ta nhận biết Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai và đi tìm Người để được ơn cứu độ.

-C 32-33 : + Thầy trò xuống thuyền đi lánh riêng ra một nơi hoang vắng : Đức Giê-su muốn cho các tông đồ vào nơi thanh vắng để họ được sống thân tình với Người và được hồi phục sức khỏe cả thể xác lẫn tâm hồn. + Thấy các ngài ra đi, nhiều người hiểu ý, nên từ khắp các thành, họ cùng nhau theo đường bộ chạy đến nơi, trước cả các ngài : Thấy thầy trò lên thuyền, nhiều người đoán các ngài sẽ đến miền Bét-sai-da và Giu-li-a cách đó khoảng 10 cây số. Họ không ngại đường xa vất vả nên đã đi bộ ven bờ hồ và đến nơi trước các ngài. Khi đã yêu mến Chúa thì tình yêu ấy sẽ thôi thúc người ta vượt qua trở ngại để đến với Người, như lời Thánh Phao-lô : “Tình yêu Chúa Ki-tô thôi thúc chúng tôi” (2 Cr 5,14).

-C 34 : + Đức Giê-su thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương : “Chạnh lòng thương” hay “Động lòng trắc ẩn”, là một tình cảm sâu xa bắt nguồn từ nội tâm và biểu lộ ra bằng hành động. Tin Mừng đã nhiều lần thuật lại các phép lạ Đức Giê-su làm do động lòng thương” như : Chữa hai người mù tại Giê-ri-cô (x. Mt 20,34), phục sinh con trai bà góa thành Na-in (x. Lc 7,13), chữa một đứa bé mắc bệnh động kinh vì bị quỷ ám (x. Mc 9,22). + Vì họ giống như đàn chiên đang bơ vơ không có mục tử chăn dắt : Đây là hình ảnh đáng thương của dân Ít-ra-en thời bấy giờ. Những người đầu mục Do thái là các tư tế và các kinh sư, lẽ ra phải dạy dỗ dân thì lại lười biếng và chỉ lo tìm kiếm tư lợi như ngôn sứ Ê-dê-ki-en đã tuyên sấm: “Khốn cho các mục tử Ít-ra-en, những kẻ chỉ biết lo cho mình ! Nào mục tử không phải chăn dắt đàn chiên đó sao ? Sữa các ngươi uống, len các ngươi mặc, chiên béo tốt các ngươi giết, còn đàn chiên thì các ngươi lại không lo chăn dắt : Chiên đau yếu, các ngươi không làm cho mạnh; Chiên bệnh tật các ngươi không chữa lành; Chiên bị thương các ngươi không băng bó; Chiên đi lạc các ngươi không đưa về; Chiên bị mất các ngươi không đi tìm. Các ngươi thống trị chúng một cách tàn bạo và hà khắc. Chiên của Ta vì thiếu mục tử chăn dắt nên biến thành mồi ngon cho dã thú, chúng chạy toán loạn. Chiên của Ta tản mác trên các ngọn núi, trên đỉnh đồi. Chiên của Ta tản mác trên khắp mặt đất, thế mà chẳng ai chăm sóc, chẳng ai kiếm tìm” (Ed 34,1-6). + Và người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều : Đức Giê-su đặt nặng sứ vụ loan báo Tin Mừng Nước Trời, nên khi cần, Người sẵn sàng bỏ qua chương trình nghỉ ngơi đã định trước. Tin Mừng Lu-ca viết: “Đức Giê-su tiếp đón họ, nói về Nước Thiên Chúa và chữa lành những ai cần được cứu chữa” (Lc 9,11).

4.CÂU HỎI :

1) Các Tông đồ đi truyền giáo về đã báo cáo những gì với Đức Giê-su ?
2) Câu nào cho thấy Đức Giê-su luôn nghĩ đến người khác, nghĩ đến nỗi vất vả của các Tông đồ khi đi rao giảng Tin Mừng Nước Trời ?
3) Kết quả cụ thể của cuộc hành trình truyền giáo của các Tông đồ là gì ?
4) Đức Giê-su muốn đưa các Môn đệ vào nơi thanh vắng để làm gì ?
5) Dân chúng biểu lộ lòng yêu mến Đức Giê-su và hâm mộ nghe lời Người giảng qua hành động nào ?
6) Chạnh lòng thương nghĩa là gì ? Tin Mừng ghi nhận Đức Giê-su làm gì khi “chạnh lòng thương” dân chúng ?
7) Tin Mừng dùng hình ảnh nào để diễn tả sự đáng thương của dân chúng lúc đó ? Ngôn sứ Ê-dê-ki-en tuyên sấm Lời Thiên Chúa quở trách các mục tử Ít-ra-en thế nào ?
8) Đức Giê-su đã làm gì để đáp ứng nhu cầu của dân chúng ?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA : “Đức Giê-su thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều” (Mc 6,34) :

2. CÂU CHUYỆN :

1) HOẠT ĐỘNG MỤC VỤ CẦN ĐI ĐÔI VỚI LỜI CẦU NGUYỆN:

Cuộc sống của Cha Sở xứ Ars cho ta thấy rõ sức mạnh chinh phục tâm hồn người ta là do ơn Chúa ban. Gio-an Vi-an-ney không tài giỏi, nhưng ngài luôn tích cực làm việc và tin tưởng ở Chúa. Hoạt động mục vụ của Cha Vi-an-ney xây dựng trên ba trục chính: đời sống khắc khổ hy sinh; tôn sùng Thánh Thể; phục vụ giáo dân qua lời giảng và nơi tòa giải tội.

Trong cuộc sống tông đồ hôm nay, người ta chỉ có thể thu lượm kết quả, một khi biết trau dồi đời sống nội tâm, và kết hiệp mật thiết với Chúa.

2) YÊU THƯƠNG LÀ QUAN TÂM CHIA SẺ NIỀM VUI CHO THA NHÂN:

KEN-NETH là một học sinh lớp 6. Cậu rất vui và hồi hộp khi được ban giám hiệu chọn để tham dự ngày hội thao của nhà trường. Cậu đã vượt qua các bạn và về nhất trong lần thi chạy đầu tiên. Phần thưởng là dải ruy-băng choàng chéo vai và sự hoan hô của khán giả khiến cậu cảm thấy hãnh diện với bố mẹ và với bạn bè cùng lớp.
Bấy giờ cậu bé tiếp tục thi chạy lần thứ hai. Nhưng khi về gần đến đích, chỉ cần thêm vài bước chân nữa là Ken-neth sẽ lại chiến thắng. Tuy nhiên cậu bé bỗng chạy chậm lại và bước ra khỏi đường đua. Sau đó bố mẹ cậu rất thắc mắc hỏi con:
- Tại sao con lại làm như vậy hả Ken-neth? Nếu con tiếp tục chạy, chắc chắn con sẽ giành được chiến thắng nữa cơ mà.
Bấy giờ cậu bé Ken-neth ngước mắt lên nhìn bố mẹ và nói:
- Nhưng, mẹ ơi, con đã có phần thưởng rồi, còn bạn Bil-ly của con thì lại chưa có. (First news)
Chính tình yêu thương bạn là Bil-ly đã khiến cậu bé Ken-neth sẵn sàng chạy chậm lại cho bạn vượt qua mình để cũng giành được huy chương giống như mình.

3) HÃY BIẾT QUAN TÂM ĐẾN THA NHÂN BÊN CẠNH:

Một học viên đã chia sẻ bài học cuối khóa tu nghiệp như sau:
Vào tháng thứ hai của một khóa học tại trường, giảng viên cho chúng tôi làm một bài kiểm tra về kiến thức phổ thông. Tôi vốn là một sinh viên chăm chỉ nên dễ dàng trả lời mọi câu hỏi trong bài kiểm tra, trừ câu hỏi cuối: "Chị tạp vụ ở trường bạn tên là gì?". Tôi nghĩ đó chỉ là một câu hỏi cho vui. Tôi đã trông thấy chị ta vài lần. Chị có dáng người cao, mái tóc nâu sâm và khoảng 50 tuổi, nhưng làm thế nào mà tôi có thể biết tên chị được kia chứ? Tôi đã nộp bài và bỏ trống không trả lời câu hỏi đó.
Trước khi tan học, một sinh viên đứng lên hỏi giảng viên về cách tính điểm câu hỏi cuối trong bài kiểm tra vừa làm. Giáo sư bộ môn trả lời:
- Tất nhiên là có tính điểm. Trong mọi ngành nghề, các anh chị luôn phải gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều người. Tất cả những con người đó đều có ý nghĩa. Họ đáng được các anh chị quan tâm chú ý đến, cho dù tất cả những gì ta có thể làm chỉ là một lời chào và mỉm cười với họ.
Tôi đã không quên bài nọc đó trong suốt cuộc đời mình sau này. Sau đó tôi cũng đã biết được tên của chị tạp vụ trong trường là Do-ro-thy.

4) HẬU QUẢ TAI HẠI CỦA THÁI ĐỘ BẤT KHOAN DUNG CỦA VỊ MỤC TỬ:

Một thanh niên kia tính tình ngang bướng đã gặp nhiều khó khăn khi tiến hành thủ tục hôn phối. Sau khi lấy được vợ, anh luôn cảm thấy uất ức và căm ghét đạo Công Giáo, đặc biệt là các linh mục. Anh bỏ đến nhà thờ ngày Chúa Nhật và cho biết lý do bỏ đạo như sau : ”Tôi đã gặp bao nhiêu phiền hà về thủ tục hành chánh nơi các viên chức ngòai đời. Hy vọng sẽ gặp được thái độ khoan dung nhân ái nơi các vị mục tử trong đạo. Nhưng một lần nữa tôi lại gặp phải bao nhiêu rắc rối phiền hà về các thủ tục hành chánh !”

Giả như vị mục tử trong câu chuyện trên học nơi Chúa Giê-su đầy lòng thương xót thì chắc đã biết cách giải quyết các trường hợp rắc rối về hôn nhân, để vừa trung thành tuân giữ luật Hội Thánh, lại vừa thể hiện lòng bao dung nhân ái noi gương Mục Tử Giê-su, thì có lẽ đã không đẩy chàng thanh niên ngang bướng nói trên đến chỗ bất mãn và lìa bỏ Hội Thánh.

4. SUY NIỆM :

1) BỆNH VÔ CẢM CỦA CON NGƯỜI THỜI NAY:

Theo kết quả khảo sát mới đây của viện Quốc tế Gal-lup thì Việt Nam là nước đứng thứ 13 trên thế giới về tệ nạn vô cảm. Thực hư của cuộc khảo sát thế nào chưa rõ, chỉ biết rằng rất nhiều câu chuyện vô cảm đã được báo chí Việt Nam ghi nhận và được đăng trên các trang mạng xã hội ngày càng nhiều hơn: Chuyện mấy nữ sinh tuổi teen đánh nhau được bạn bè đứng chung quanh thay vì ra tay can ngăn lại nhiệt tình cổ vũ kẻ mạnh ức hiếp kẻ yếu; Chuyện bác sĩ có thái độ tắc trách đã không cấp thời cứu chữa nạn nhân, chỉ vì người nhà chưa kịp nộp viện phí; Chuyện cô bảo mẫu bạo hành trẻ thơ được cha mẹ nhờ cậy chăm sóc, đã gây phẫn nộ trong cư dân mạng… Những điều này khiến người ta không khỏi bàng hoàng về sự suy đồi đạo đức và sự vô cảm của xã hội Việt Nam hôm nay. Sự vô cảm còn được nhân lên khi có những người bán trái cây hám lợi đã sẵn sàng ngâm trái cây vào thùng hóa chất có thể gây ung thư cho mau chín; Chuyện chủ trại heo cho bơm nước vào heo sắp xuất chuồng, người nuôi tôm bơm thạch vào tôm để kiếm lời nhiều hơn… Các hành vi đó chính là tội ác, vi phạm pháp luật nghiêm trọng cần bị xã hội lên án. Nhất là sư vô cảm còn thể hiện rõ nét qua hành động dã man của tài xế xe tải sau khi gây tai nạn, đã điều khiển xe quay lại cán chết nạn nhân bị thương đang nằm bên đường, để hy vọng sẽ bị đền bù ít hơn...

2) GƯƠNG “CHẠNH LÒNG THƯƠNG” CỦA MỤC TỬ GIÊ-SU:

Trong Tin Mừng hôm nay, sau chuyến đi thực tập truyền giáo trở về, các môn đệ đã vui mừng thuật lại những thành quả các ông đã đạt được cho Thầy Giê-su nghe, mà không nghĩ đến việc phải ăn uống nghỉ ngơi cho lại sức. Trái tim mục tử của Đức Giê-su biết các ông cần được nghỉ ngơi, nên bảo: “Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút”. Nhưng khi thầy trò lên thuyền, dân chúng đoán ra nơi các ngài sắp đến, nên đã đi bộ theo đường quanh bờ hồ để đến nơi trước các ngài. Khi thuyền cập bến, thấy dân chúng tụ họp đông đảo, Đức Giê-su đã động lòng thương, vì họ giống như “đàn chiên không người chăn dắt”, và Người lại tiếp tục công việc giảng dạy và chữa bệnh để đáp ứng nhu cầu của họ.

Trong thời gian giảng đạo, Đức Giê-su luôn tỏ tình yêu thương mọi người, nhất là những người bất hạnh nghèo khổ, bệnh tật và tội lỗi… bị xã hội khinh thường. Người đã thể hiện tình thương bằng việc sẵn sàng vượt qua Luật Mô-sê để chữa bệnh trong ngày hưu lễ Sa-bát, không sợ bị ô uế theo Luật khi đặt tay trên đầu các bệnh nhân phong cùi để chữa lành, sẵn sàng để người phụ nữ bị bệnh băng huyết chạm vào áo mình… Người cũng nặng lời quở trách thái độ giả đạo đức và thiếu lòng khoan dung của các đầu mục dân Do thái đương thời như sau: ”Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình…” (Mt 23,23tt); "Ngày Sa-bát được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày Sa-bát. Bởi đó, Con Người làm chủ luôn cả ngày Sa-bát." (Mc 2,27-28). Theo Đức Giê-su thì luật trọng nhất mà mọi người phải tuân giữ là sống yêu thương. Về điểm này thánh Phao-lô cũng dạy: “Yêu thương là chu toàn Lề Luật” (Rm 13,10).

3) HẬU QUẢ TAI HẠI CỦA BỆNH VÔ CẢM:

PRI-MƠ-NĂNG (Premanand) là một Ki-tô hữu thuộc tầng lớp quí tộc Ấn Độ, đã ghi lại một kinh nghiệm truyền giáo của ông trong cuốn tự thuật sau : “Từ xưa đến nay, sứ điệp được các tín hữu chúng ta nói với anh em lương dân là : “Thiên Chúa luôn ưu ái quan tâm đến hết mọi người. Tôi có một số kinh nghiệm về vấn đề này như sau : Bản thân tôi hay bất cứ ai trong số các linh mục tu sĩ khi giao tiếp với người Ấn Độ có trình độ cao, theo đạo rồi hay chưa, mà lại tỏ thái độ nóng nảy miễn cưỡng… với lý do không có giờ rảnh, hoặc sắp đến giờ cơm hay giờ nghỉ trưa … thì sau đó chắc chắn tôi sẽ bị mất liên lạc với người ấy, vì họ sẽ bất mãn bỏ đi và không bao giờ trở lại nữa !”.

Ông cũng thuật lại câu chuyện về lối ứng xử quan liêu của một vị giám mục người ngoại quốc thuộc giáo phận Băng-gan nước Ấn Độ, đã gây hậu quả tệ hại như sau : Một hôm, ông PĂNG-ĐI VI-ĐI-SA-GA (Pandit Vidyasagar), sáng lập viên trường cao đẳng Ấn Độ, là nhà cải cách giáo dục và xã hội có tiếng. Ông được các người theo Ấn giáo ở Can-quít-ta (Calcutta) cử đi thăm viếng để giao hảo với cộng đồng Giáo Hội Công Giáo mà vị giám mục là đại diện. Nhưng sự việc đã xảy ra hôm đó thật đáng tiếc: Vị giám mục đã không ra trực tiếp gặp gỡ phái đòan, mà chỉ sai linh mục thư ký tiếp xúc qua loa, khiến ông PĂNG-ĐI ra về với tâm trạng bất mãn vì nghĩ mình bị coi thường. Sau đó, ông ta đã thành lập một đảng phái tôn giáo lớn, gồm nhiều thành phần xã hội ở Can-quít-ta như quí tộc, trí thức, những người giàu có nhiều thế lực … Đảng này thề chống lại Hội thánh Công Giáo, và tìm cách ngăn chặn việc truyền giáo tại nước Ấn Độ.

4) CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ ĐỂ NOI GƯƠNG MỤC TỬ NHÂN LÀNH GIÊ-SU? :

a) Ân cần phục vụ:

Mỗi người chúng ta, đặc biệt là những ai có nhiệm vụ chăm sóc cộng đòan, tuy cần phải tổ chức sinh họat theo thời khóa biểu hợp lý, nhưng vẫn phải dành ưu tiên cho sứ mệnh loan báo Tin mừng. Cần tránh lối hành xử quan liêu, cứng nhắc và thiếu bác ái của bọn Biệt Phái khi xưa… vì dễ gây sự bất mãn cho anh em lương dân khi có dịp tiếp xúc với chúng ta.
Noi gương Đức Giê-su vị Mục Tử giàu lòng từ bi thương xót, các mục tử hôm nay cần phải ân cần phục vụ như: Sẵn sàng gặp gỡ các khách từ phương xa đến dù không có hẹn trước; Sẵn sàng ban phép giải tội cho các hối nhân xin xưng tội ngoài giờ quy định; Sẵn sàng đi kẻ liệt khi có người đau nặng vào giờ nghỉ trưa hay giữa lúc đêm khuya…

b) Cảm thông phục vụ:

Đức Giê-su luôn tỏ thái độ cảm thông với nỗi đau của tha nhân: Người đã khóc thương thành Giê-ru-sa-lem sắp bị hủy diệt (x. Lc 19,44); Người cảm thông khi nghe tiếng khóc của một bà mẹ góa đang đi chôn đứa con trai duy nhất tại cửa thành Na-in và đã phục sinh anh ta (x. Lc 7,11-17); Người đã khóc thương người bạn thân La-gia-rô mới chết và chôn được bốn ngày trong mồ và truyền cho anh trỗi dậy ra khỏi mồ (x. Ga 11,1-14)… Đức Ma-ri-a cũng có thái độ cảm thông với đôi tân hôn trong bữa tiệc cưới tại thành Ca-na. Mẹ đã cầu bầu cho đôi tân hôn khi mở miệng xin Đức Giê-su làm phép lạ biến nước lã thành rượu để giúp đỡ họ (x.Ga 2,3).

Mỗi tín hữu chúng ta hôm nay cũng cần tỏ thái độ cảm thông với nỗi đau của tha nhân như thánh Phao-lô đã dạy: ”Vui với người vui, khóc với người khóc” (Rm 12,15). Riêng các mục tử cần có thái độ cảm thông và sẵn sàng chia sẻ niềm vui nỗi buồn với đàn chiên được Chúa trao phó, nhất là với những cộng tác viên của mình.

c) Dấn thân phục vụ:

Đức Giê-su đã luôn quên mình để phục vụ tha nhân: Người sẵn sàng đến nhà ông trưởng hội đường tên là Giai-rô để chữa bệnh cho con gái ông sắp chết (x. Mc 5,21-24.35-43); Sẵn sàng đi đến nhà viên đại đội trưởng ngọai giáo để chữa bệnh cho đầy tớ của ông ta; Người sẵn sàng bỏ chương trình nghỉ ngơi để tiếp tục thi hành sứ vụ như Tin Mừng đã ghi lại…

Để luôn hy sinh phục vụ noi gương Đức Giê-su thật không dễ chút nào. Chỉ những ai có tình thương yêu tha nhân thực sự, mới sẵn sàng dấn thân quên mình phục vụ như vậy. Riêng các mục tử cần tận tình hướng dẫn các đôi hôn phối gặp hoàn cảnh bất thường, để giúp họ đủ điều kiện cử hành hôn lễ tại nhà thờ, hầu an tâm sống đạo…

5. LỜI CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Hiểu biết, cảm thông và chia sẻ nỗi đau của tha nhân, chính là bổn phận của mỗi tín hữu, đặc biệt là các mục tử hôm nay. Ơn gọi của chúng con là trở nên khí cụ bình an của Chúa; Là đi bước trước đến với tha nhân, hiểu biết cảm thông với những nỗi đau và nguyện vọng của họ, để sẵn sàng phục vụ với tình thương xót noi gương Chúa xưa. Xin hãy mở mắt con để nhìn thấy những người đang đói cơm bánh vật chất, đang khát nghe giảng Tin Mừng, hầu sẵn sàng đáp ứng với hết khả năng của con. Xin giúp con luôn biết “chạnh lòng xót thương” để nên giống Chúa là đấng từ bi bao dung và nhân hậu, nhờ đó con sẽ tích cực góp phần, đưa được nhiều người về làm con Chúa trong gia đình Hội thánh.
X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. -Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.





 
Một Chủ Đề Luôn Có Tính Thời Sự : Mục Tử
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:51 19/07/2018
Một Chủ Đề Luôn Có Tính Thời Sự : Mục Tử

(Chúa Nhật XVI TNB)

Khởi đầu phần Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật XVI TN B, Giáo hội cho chúng ta nghe những lời đanh thép thật đáng sợ: “Khốn thay những mục tử làm cho đoàn chiên Ta chăn dắt phải thất lạc và tan tác, sấm ngôn của Đức Chúa” (Gr 23,1)… “Này Ta để ý đến các hành vi gian ác của các ngươi mà trừng phạt các ngươi…”(c.3). Các hành vi gian ác của các mục tử đã rõ ràng với lời nguyền rủa của Thiên Chúa qua miệng ngôn sứ Giêrêmia. Đó là những mục tử làm cho đàn chiên tan tác vì chẳng lưu tâm gì đến đàn chiên. Đó là những mục tử chỉ biết lo cho bản thân, mãi mê kiếm tìm quyền lực, thu tích của cải. Và chuyện gì sẽ đến, rồi sẽ đến, đó là sự vinh thân phì da và sự sa đoạ cách này kiểu khác của những người mang danh là mục tử. Các hậu quả mà chính vị mục tử gánh lấy có thể không xảy ra ở đời này nhưng chắc chắn không thể tránh được ở đời sau. Tuy nhiên, với chính đàn chiên thì hậu quả như nhãn tiền ở đời này. Đàn chiên tan tác, con thì gầy yếu, con thì bệnh tật, con thì bỏ mạng dưới móng vuốt của thú dữ rừng hoang… Chính vì lợi ích của đàn chiên do đó Thiên Chúa không thể không ra tay đúng lúc, đúng thời. Người sẽ loại bỏ các mục tử vô tâm và bất nhân ấy để rồi “sẽ cho xuất hiện các mục tử tốt lành”(c.4).

Vị mục tử tốt lành “chính danh” đã xuất hiện. Có thể nói rằng một người duy nhất trong nhân loại đã tự giới thiệu: “Ta là mục tử tốt lành” (Ga 10,11), đó là Chúa Giêsu Kitô, Cứu Chúa của chúng ta. Đây là một sự tự khẳng định không phải liều lĩnh hay khoa trương, nhưng rất có căn cứ. Chính con người và cuộc đời của Chúa Giêsu mà Tin Mừng tường thuật xác nhận cho ta căn cứ này. Tin mừng Thánh Gioan trình bày khá đầy đủ về hình ảnh vị mục tử nhân lành. Đó là người biết chiên, sẵn sàng hiến mạng sống mình vì đàn chiên, là người luôn đi trước đàn chiên để dẫn chiên đến đồng cỏ xanh tươi và dòng suối mát, để bảo vệ đàn chiên trước nanh vuốt của sói dữ và ác thù. Chúa Nhật XVI TN B, Mẹ Hội Thánh giới thiệu cho chúng ta đoạn Tin Mừng thánh Maccô mô tả một vài nét về vị mục tử ấy, đó là người biết quan tâm đến đàn chiên cách cá thể và cụ thể, toàn diện và đến cùng.

1.Yêu thương cách cá thể và cụ thể: Giêsu không chỉ yêu thương đàn chiên cách tổng thể nhưng còn với tính cách cá thể từng chiên một. Người sẵn sàng bỏ 99 con chiên để tìm cho đựơc một con chiên lạc bầy. Đó là người phụ nữ bị bệnh băng huyết đã 12 năm. Đó là người bại tay trong một Hội Đường nhân ngày hưu lễ. Đó là hai người bị quỷ ám ở vùng Ghêrada, là em bé con ông Giairô, trưởng Hội đường đựơc chỗi dậy từ cõi chết. Và giờ đây, đó là nhóm Mười Hai tông đồ đang mệt nhoài vì chuyến đi truyền giáo vất vả.

Tình yêu của mục tử Giêsu không dừng lại ở tình cảm suông, nhưng luôn được thể hiện bằng hành động cụ thể, thiết thực, thấy được, cảm đựợc và chứng nghiệm được. Không phải chúng ta cổ võ chủ nghĩa duy hiệu năng nhưng lắm khi việc xem thường các kết quả bên ngoài cũng là một trong những cách thế che đậy sự thiếu dấn thân tích cực hoặc biện minh cho một thứ tình cảm hời hợt trên môi miệng.

2.Yêu thương cách toàn diện: Vị mục tử Giêsu không phải yêu thương đàn chiên cách phiếm diện hoặc chỉ có linh hồn hay chỉ có thể xác. Người chăm sóc đàn chiên cách toàn diện cả xác lẫn hồn. Không chỉ rao giảng tin mừng cho dân chúng, nhưng khi thấy họ đang cồn cào vì bụng đói thì Người đã cho họ no nê bằng bánh và cá. Người không chỉ chữa lành bệnh tật cho chiên mà còn xua trừ ma quỷ ra khỏi chiên. Người không chỉ nhắm đến chuyện tâm linh mà còn lo lắng cả phương diện thể lý của các môn đệ. “Các con hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút” (Mc 6,31). Một lời chỉ dạy vừa thân tình vừa thiết thực. Giữa một thế giới đầy tiếng động, lắm tất bật do bởi công việc, nhiều căng thẳng vì các kế hoạch, chương trình chồng chất… thì một vài giây phút nghỉ ngơi, thư giãn quả là rất cần thiết cho thể lý và tâm hồn. Ai không biết nghỉ ngơi thì cũng khờ dại không kém gì người lười biếng không chịu làm việc. Một vị thầy vừa lo lắng cho các môn sinh về việc làm là sai đi truyền giáo sau khi đã ban cho họ quyền trên bệnh tật và ma quỷ, nay lại còn lo cho họ cả chuyện nghỉ ngơi, đích thật là vị mục tử tốt lành.

3.Yêu thương cho đến cùng: Nói đến tính đến cùng trong tình yêu của vị mục tử Giêsu, chúng ta dễ dàng liên tưởng đến việc Người hiến dâng mạng sống vì đàn chiên. Tuy nhiên bài Tin Mừng Chúa Nhật này lại cho ta thấy một nét trong tình yêu đến cùng của Người đó là sẵn sàng từ bỏ nhu cầu chính đáng của mình vì nhu cầu cấp thiết của đàn chiên. “Ra khỏi thuyền, Chúa Giêsu thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều” (c.34).

Hơn bao giờ hết, ngày nay, chúng ta không chỉ mong mà còn khao khát có được nhiều mục tử tốt lành. Chúng ta cầu nguyện. Quả không sai. Thế nhưng, chúng ta đừng quên Chúa muốn thánh ý của Người được thể hiện qua những con người, qua chúng ta. Hãy nỗ lực cộng tác với Chúa để loại ra khỏi cộng đoàn những mục tử gian ác, những mục tử chỉ biết mưu cầu lợi ích bản thân, những mục tử làm đàn chiên tan tác, những mục tử không có tấm lòng với chiên, không lo lắng cho đàn chiên cách cá thể từng chiên một, cách cụ thể bằng hành động. Hãy loại ra khỏi cộng đoàn những mục tử không biết yêu thương đàn chiên cách toàn diện cả xác lẫn hồn, cả chuyện tâm linh lẫn đời sống thể lý, kinh tế văn hoá… Và hãy loại đi cả những mục tử chỉ biết đặt nhu cầu của mình, cho dù là chính đáng, lên trên nhu cầu cấp thiết của đàn chiên.

Nghe hai từ loại bỏ thì có vẻ nhẫn tâm và bất hiếu hay vô đạo. Cách riêng với tâm lý Á Đông thì thường không nỡ “cạn tào ráo máng”. Hơn nữa, tín hữu Kitô chúng ta vốn sợ mang tai mang tiếng khi có chuyện đụng chạm đến các đấng bậc bề trên. Tín hữu giáo dân vốn rất sợ mang tiếng chống cha, chống cụ, và lại còn sợ Chúa phạt, khiến cả gia đình ngóc đầu lên không nỗi. Dĩ nhiên, nếu chúng ta loại bỏ các mục tử gian ác bằng các phương thế tiêu cực thì quả là đáng trách và không phải phép. Không ai là không thể đổi thay. Vậy cách thế tích cực hơn là hãy tìm cách xây dựng các chủ chăn vô tình, tắc trách, thành những mục tử nhân hậu, tốt lành theo khả năng và hoàn cảnh của chúng ta. Các phương thế xây dựng thì đủ kiểu, nhiều cách, miễn sao chúng được thực thi trong đức ái.

Chủ đề “mục tử” (trong Giáo Hội) và “người lãnh đạo” (ngoài xã hội) luôn có tính thời sự. Tất vì một lẽ thường tình: “mạnh ở tướng chứ mạnh gì ở quân”.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Chúa Nhật XVI Mùa Thường Niên B
Lm. Jude Siciliano, OP
15:04 19/07/2018
Giêrêmia 23: 1-6; Tvịnh 22; Êphêsô 2:13-18; Máccô 6: 30-34

Khi chúng ta đọc hay nghe phúc âm thánh Máccô nói về việc Chúa Giêsu định thinh lặng cầu nguyện cho riêng Ngài và các môn đệ, thi chúng ta biết chắc là nơi Chúa Giêsu và các môn đệ định đến sẽ có rất nhiều dân chúng chờ đợi họ để mong được giúp đỡ. Phúc âm thánh Máccô rất bận rộn nhiều chuyện và đó là điều chúng ta nghe trong phúc âm hôm nay. Các môn đệ sau khi đi rao giảng như trong phúc âm tuần trước (6: 7-13) trở vể tường trình với Chúa Giêsu. Hôm nay các môn đệ họp với Chúa Giêsu "như bầy chiên tụ họp chung quanh người chăn dẫn". Các ông báo cáo việc các ông đã làm và Chúa Giêsu bảo họ hãy "lánh vào một nơi thanh vắng để nghỉ ngơi đôi chút".

Phúc âm thánh Máccô không phải là phúc âm nói về việc nghỉ ngơi. Mới nghe có vẻ như nó mới được viết ngày hôm qua, một phúc âm có vẻ cách tân cho những môn đệ hôm nay sống trong nhiều áp lực của cuộc sống đầy bức xúc như: năng lượng quá hạn hẹp, quá nhiều phiền toái, quá nhiều sự sai lầm về việc phân biệt những gì là thiết yếu và vì bề bộn công việc nên chúng ta thờ ơ. Vâng, giải quyết tất cả bằng “gọi điện”, cho dù chúng ta là những người truyền giáo chuyên trách, những người tình nguyện phục vụ giáo hội, hay những người chăm chú vào cuộc sống tất bật - loại Chúa Giêsu và các môn đồ của Ngài ra ngoài. Do vậy nếu Phúc âm của thánh Máccô có bất kỳ sự diễn tả gì về đời sống của bạn, thì phúc âm nầy là dành cho bạn.

Nhưng, nêu lên nhiều việc phải làm. Như Chúa Giêsu đã sai các tông đồ ra đi thực hiện những việc như giảng dạy, chữa lành và trừ quỷ dữ. Những sự kiện trong phúc âm đầy tính liên tục, mỗi sự kiện diễn ra là nối tiếp theo một sự kiện khác. Hết việc này đến việc nọ. Chúng ta cảm thấy hoạt động rất nhiều, thế nên chúng ta hiểu được vì sao Chúa Giêsu và các môn đệ cần họp lại để nghỉ ngơi đôi chút. Tôi tự hỏi có phải Chúa Giêsu chỉ muốn các môn đệ có dịp nghỉ ngơi thôi hay Ngài còn tạo dịp để nhắc các ông nhớ là làm môn đệ là phải làm đủ thứ việc, không những chỉ hăng hái chấp nhận đám đông dân chúng, nhưng còn phải chấp nhận thập giá, sự đau đớn và hy sinh của người môn đệ.

Nếu các môn đệ không nghĩ đến cây thập giá trong việc thực hiện sứ vụ của mình thì họ không phải là môn đệ theo Chúa Giêsu. Trước tiên, đó là việc xãy ra khi Chúa Giêsu tiếp nhận cây thập giá thì các ông bỏ chạy. Thánh Máccô viết phúc âm cho một cộng đoàn đang gặp thập giá vì sự bắt hại, và thánh Máccô muốn cho giáo hội tiên khởi và chúng ta không chĩ nhìn mình theo cách đánh giá của thế gian về thành quả hay thất bại. Đó chính là cách Chúa Giêsu muốn bảo các môn đệ lánh riêng ra khỏi đám đông để tránh ánh hào quang của sự nổi tiếng - Ngài có thể hướng dẫn các ông đầy đủ hơn về việc làm môn đồ.

Có thể chúng ta cũng phải lánh riêng ra khỏi sự bận rộn ồn ào của công việc làm ăn để thử ngẫm lại xen chúng ta đã làm gì khi là môn đệ theo Chúa Giêsu và hậu quả đã xãy ra trong đời sống chúng ta. Ngay cả những người trong chúng ta đã dấn thân vào việc phục vụ giáo hội hay phục vụ cộng đoàn ngoài xã hội, chúng ta cũng cần phải tự hỏi xem chúng ta đã bỏ sót những ai cần được giúp đỡ. Có những việc phục vụ của chúng ta không ai quan tâm hay không được khen ngợi. Có những nơi cần chúng ta phục vụ mà chúng ta không đến?

Có người anh em trong chúng ta cảm thấy là mình đang phục vụ ở đúng chỗ và cần phải tiếp tục, như trong gia đình, nơi công cộng hay trong giáo xử. Dù sao đi nữa Chúa Giêsu là Đấng chăn chiên và Ngài chăm sóc đến nhu cầu của các môn đệ. Và đôi khi Ngài mời gọi chúng ta nên nghỉ ngơi đôi chút. Chúa Giêsu đưa đoàn chiên Ngài đến nơi nghỉ ngơi "thanh vắng" là nơi họ khỏi bị quấy rầy và họ có thể chú trọng đến lương thực Ngài cho họ là bió tích Thánh Thể này. Ngài muốn cho chúng ta hội họp quanh Đấng chăn chiên. Ngài muốn cho chúng ta những gì chúng ta cần để tiếp tục làm môn đệ cho Ngài. Có người cần phải có nhiều thì giờ để tập huấn, suy ngẫm và được nuôi dưởng. Có những người có thể ra đi, đến những cộng đoàn để tĩnh tâm, đến những trung tâm tĩnh tâm và nghỉ dưỡng. Cần nhiều nơi "thanh vắng" như thế trong lúc này để Chúa Giêsu có thể ngự giữa chúng ta và giúp chúng ta hồi tâm lại.

Chúa Giêsu trông thấy "đám đông quần chúng" cần được giúp đỡ. Vì Ngài là Đấng chăn chiên, Ngài muốn nuôi dưởng họ. Trước hết, Ngài sẽ dạy dỗ họ, vì họ cần lương thực tinh thần, rồi kế đó Ngài sẽ cho họ lương thực phần xác. Ngài trông thấy ngay là họ đói khát vì họ là như những "con chiên không người chăn dẫn". Thánh Máccô cho chúng ta thấy Chúa Giêsu giúp chúng ta nhiều hơn nữa. Chúng ta cảm thấy sự thiếu thốn và hoan lạc của quần chúng vì họ là một đám đông không người chỉ bảo và hướng dẫn. Họ cần một người chăn dẫn có thể dạy dỗ họ và dẫn dắt họ để họ được trông thấy rõ lối đi trong đời sống họ.

Lòng cảm thương của Chúa Giêsu thường được gợi lên bởi tình trạng thể chất của một ai đó như kẻ bị đui mù, điếc và bị què v.v... Nhưng dân chúng cần nhiều hơn là sự chữa lành về phần xác. Họ cần được biết Chúa Giêsu và đến gần Ngài. Bạn đã bao giở ở bên cạnh một người bị ốm nặng và được an lành bởi đức tin của họ chưa? Tôi tự hỏi làm sao người đó có thể tin tưởng được trong trường hợp trầm trọng đó? Chính thật là đức tin của người đó có nguồn gốc ở ngoài bản thân họ. Bạn cảm thấy là Chúa Giêsu đã trông thấy người đó như Ngài đã trông thấy đám đông quần chúng. "Ngài chạnh lòng thương xót họ" Bạn có nghĩ là người bệnh nặng đã được chính Đức Kitô hướng dẫn và cho của ăn từ nơi "thanh vắng" mà không có ai giúp đỡ được hay không?

Lời hứa chúng ta nghe trích từ sách ngôn sứ Giêrêmia đã được thực hiện qua Chúa Giêsu. Về đoàn chiên tan tác trong Israel Thiên Chúa phán "Chính Ta sẽ quy tụ đoàn chiên Ta còn sót lại từ khắp mọi miền..." Đó là điều Thiên Chúa đã làm. Thiên Chúa gởi đến một Đấng chăn chiên mới có lòng cảm thương các chiên bị tan tác. Ngay trước đoạn sách này chúng ta được biết ông Gioan Tẩy Giả bị vua Hêrôdê giết. Sự chết của ông Gioan là hình ảnh của Chúa Giêsu trong phúc âm hôm nay, có gợi ý là Chúa Giêsu cũng sẽ bị giết, và các môn đệ Ngài sẽ như đoàn chiên tan tác không người chăn dắt để quy tụ lại. Các ông không tự làm điều này được, vì khi Chúa Giêsu chết họ chạy tan tác. Nhưng khi Chúa Giêsu sống lại, Ngài sẽ quy tụ họ lại và cho họ sức mạnh theo chân người Mục Tử. Cũng như Chúa Giêsu các môn đệ sẽ sống để trở nên như người Mục Tử tốt lành.

Chúa Giêsu trông thấy đám đông quần chúng đang thiếu thốn, và Ngài cảm thấy khó chịu vì sự nghỉ ngơi của Ngài và các môn đệ bị xáo trộn. Thánh Máccô nói khi Chúa Giêsu trông thấy đám đông "Ngài chạnh lòng thương" nên Ngài muốn làm gì cho họ. Thường chúng ta không thich dùng từ "thương xót", và khi chúng ta nói "tôi thương hại bạn" nghe như bạn đang nhìn xuống họ như là kẻ ở cấp dưới khiến họ cảm thấy khó chịu.

Như chúng ta biết, Chúa Giêsu chăm sóc cho dân chúng từ sự thương xót của Ngài không phải chỉ trong chốc lát. Nhưng đó chính là một mối quan tâm lâu dài đầy tính nhân hậu của Ngài, giống như hành vi trợ giúp của chúng ta cho người khác. Chúng ta cảm nhận dược nỗi đau của họ và chúng ta thương cảm lẫn xúc động và quyết định làm điều gì đó cho họ. Sự trao đổi giữa phản ứng của chúng ta phát sinh từ nhu cầu của một ai đó đã vượt qua những rào cản thông thường cách biệt con người như: chủng tộc, giới tính, quốc tịch, kinh tế, v.v... Khi chúng ta cảm thấy thương mến người khác, và chúng ta liên kết với Thiên Chúa. Để thể hiện tình thương của Ngài trên khắp cùng trái đất.

Suốt phúc âm thánh Máccô tất cả những người theo Chúa Giêsu được gọi là môn đệ. Nhưng trong đoạn sách này họ là các "tông đồ". Đây là lần duy nhất trong tin mừng thánh Mácco từ "tông đồ" được xử dụng. Đó là tên mới cho họ và gợi lên một mối quan hệ mới giữa họ và Chúa Giêsu. Vị Mục Tử sửa soạn cho các "tông đồ", để rồi họ được sai đi giảng dạy và làm các việc như Chúa Giêsu đã làm.

Chuyển ngữ: FX. Trong Yên, OP


16th SUNDAY (B)
Jeremiah 23: 1-6; Psalm 23; Ephesians 2: 13-18; Mark 6: 30-34

When you read, or hear, in Mark’s gospel that Jesus is planning a quiet retreat for himself or his disciples, you can be sure their rest is going to be interrupted by the needs of the people. Mark is a busy gospel and that’s what happens in today’s passage. The apostles return from the preaching and healing ministry Jesus had sent them on – remember last week’s gospel (6: 7-13)? Today we are told that they, "gathered together with Jesus," the way sheep gather with their shepherd, and that they made a report of their preaching mission. Jesus invites them to come apart with him to "a deserted place and rest awhile."

But Mark’s is not a gospel for resting, there is much to do; there are many needy people. It sounds like it was written yesterday, a modern gospel for modern disciples who have too many pressing needs, too limited energies, too many distractions, too much confusion about what’s really important and what’s just busy work that distracts us from our calling. Yes, "calling," whether we are full time paid ministers, church volunteers, or people leading very busy and demanding lives – the kind Jesus and his disciples lead in Mark’s gospel. If any of the above describes your life, then Mark is the gospel for you.

Jesus had sent the apostles out to do the very things he was doing, teaching, healing and driving out demons. In this action-filled gospel one event follows quickly upon another. We can sense the rush of activity and can understand the need Jesus and his apostles have for rest and regrouping. I wonder if Jesus not only wanted to give his disciples a chance to rest, but also to remind them about all that discipleship would entail – not just enthusiastic acceptance by the multitudes, but the cross, pain and sacrifice of true discipleship.

If the disciples don’t include the cross in their understanding of ministry they will fail as Jesus’ followers. At first, that’s what happens, because when Jesus meets his cross, they scatter. Mark was writing for a community that was facing the cross of persecution and his gospel is trying to show that early church and us, not to measure ourselves by worldly standards of success and failure. Maybe that is why Jesus is trying to pull his disciples away from the popularity spotlight – to instruct them more fully on discipleship.

Maybe we too have to go against the tides of rush and busyness to evaluate our call to follow Jesus and the consequences it has on our lives. Even those of us who are already involved in church, or public service, must ask ourselves if there are people we are neglecting and other needs to address. Are there people or services we must attend to that might not be as noticed, or as lauded as what we are now doing – but might be where we are being called to live out our discipleship?

There are those of us who sense we are ministering in the right places and should continue doing so, whether at home, the public market place, or at our church. Nevertheless, Jesus is the shepherd who tends to the needs of disciples and calls us, now and then, to rest. He takes his flock to a "deserted place," where they won’t be distracted and will be able to focus on the food he wants to give them – his presence and his word. As he is doing for us at this Eucharist. He sees that we need to gather around our Shepherd. He wants to give us what we must have to continue as his disciples. For some we may need more time to focus, reflect and be nourished. Surely our parish offers periods of retreat, renewal and input. And for those who can manage to get away, there are retreat houses and spirituality centers. There are various modern "deserted places," where Jesus would be with us to help us gather our scattered spirits.

Jesus sees the needy "vast crowd" and, as their shepherd, he decides to feed them. First, he will teach them, because their spirits need the food he has for them. Then he will give them food for their bodies. He immediately spots their more severe hungers for, "they were like sheep without a shepherd and he began to teach them many things." Mark is showing us that Jesus is more than sufficient for us. You can sense the chaos and "lostness" of the people, they are a crowd – a leaderless and directionless crowd. They need a shepherd who can teach and direct them; bring order and vision to their lives.

Jesus’ compassion is frequently stirred by a person’s physical condition, because they are blind, deaf, crippled, etc. But this crowd needs something even more important than a physical cure; they need to know and be with Jesus. Have you ever been with someone seriously ill and been moved by their calm faith? I wonder how they can seem so trusting in such dire straits? It is obvious their faith has another source, other than themselves. You sense that Jesus has taken notice of them, the way he did the crowd, "his heart was moved with pity for them...." You realize the sick person has been taught by Christ himself, given food in a "deserted place" that no one else could provide under the circumstances.

The promise we heard in Jeremiah is being fulfilled in Jesus. About Israel’s scattered sheep, God has said, "...I myself will gather the remnant of my flock...." That’s what God is doing. God sent a new Shepherd whose heart was moved with compassion for the scattered sheep, just as God’s was. Just prior to today’s passage we learn of John the Baptist’s death at Herod’s command. This threat of death foreshadows today’s gospel passage and suggests that Jesus too will be killed and his disciples will have to be the shepherds to guide the scattered flock. They won’t be able to do this on their own, for at Jesus’ death they too will scatter. But his resurrection will bring them power to follow in the Shepherd’s footprints. Like Jesus, they will give their lives to be true shepherds.

Jesus sees the vast and needy crowd and his first reaction isn’t annoyance at having the quiet break he planned for himself and his disciples interrupted. Instead, Mark tells us, when Jesus sees the crowd, "his heart was moved with pity for them." Usually we don’t like the world "pity." It sounds so condescending. When we really are annoyed with someone, a way of telling them how disgusted and disappointed we are is to say, "I pity you."

But we know, from Jesus’ subsequent care for the people, that his pity isn’t condescending. It is more a deep feeling of concern, like the kind that moves us to act on another’s behalf. We see or hear of another’s pain and we feel pity or compassion and decide to do something for them. This exchange between someone’s need and our response transcends the usual barriers that often separate humans: race, gender, nationality, economics, etc. When we feel pity for another, we are united with God whose compassion goes out to all God has created – humans and the very earth itself.

Throughout Mark’s gospel those following Jesus are usually called "disciples." But in today’s passage they are called "apostles." It is the only time in the gospel that Mark uses this title. It’s a new name for them and suggests a new relationship with Jesus. The Shepherd is preparing "apostles," then and now, those to be sent in his name to teach and act as he did.

 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 16 Mùa Quanh Năm 22. 7..2018
Lm Francis Lý văn Ca
17:00 19/07/2018
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Không riêng gì giáo sĩ, tu sĩ hay giáo dân, một khi mang danh hiệu Kitô Hữu - là Chúa Kitô thứ hai - chúng ta là những chiến sĩ của Chúa Kitô. Tất nhiên chiến sĩ phải vâng nghe vị tướng lãnh chỉ huy. Là người chiến sĩ của Chúa Kitô bước theo chân Thầy trên đường công lý, hòa bình và tích cực rao giảng Nước Trời.
Hôm nay, Chúa mời những chiến sĩ của Ngài nghỉ ngơi lấy sức, tìm nơi thanh vắng để nội tâm chiêm niệm kết hiệp với Thiên Chúa Cha trọn vẹn hơn. Đời sống của người chiến sĩ Chúa Kitô luôn quên mình để gặp gỡ tha nhân sau khi đã kết hiệp mật thiết với Chúa. Nếu được như thế, thì Nước của Chúa Kitô sẽ thực sự được rao giảng và sẽ có nhiều người chiến sĩ khác sẽ được biết vị lãnh đạo của chúng ta và họ sẽ gia nhập vào đội quân phục vụ dưới bóng cờ thánh giá của Chúa Kitô.
Với những tưởng chuẩn bị, giờ đây chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Chúa hứa ban cho dân Dothái những vị thủ lãnh để chăn dắt đàn chiên theo ý Đấng đã sai họ đến. Đó là Thiên Chúa.

TRƯỚC BÀI II:
Theo như thánh Phaolô: Phép rửa tội đã liên kết chúng ta lại gần nhau và từ khởi điểm nầy, thánh nhân mời gọi chúng ta sống yêu thương đùm bọc nhau.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Sau những giây phút lao nhọc và giảng dạy, Chúa và các tông đồ tìm nơi thanh vắng để nghỉ ngơi. Nhưng dân chúng vẫn tiếp tục vây quanh các ngài. Chúa động lòng thương. Đời sống của người chiến sĩ Phúc Âm luôn bắt chước Thầy Chí Thánh luôn hăng say trong việc tông đồ.

Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Qua bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy, Chúa Giêsu đã động lòng trắc ẩn. Ngài sánh vì Dân Dothái như đàn chiên không có người chăm sóc. Chúng ta đang thuộc về đàn chiên của Chúa, giờ đây dâng lên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:

1. Còn nhiều chiên chưa thuộc về đàn của Giáo Hội Công Giáo Lữ Hành, xin quy tụ về một đàn chiên duy nhất, sống hiệp nhất với Vị Thủ Lãnh Giáo Hội trần gian là Đức Thánh Cha Phanxicô. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu nguyện cho toàn thể Kitô hữu, luôn biết lắng nghe tiếng của các vị chủ chăn trong Giáo Hội, trong việc tuân phục quyền giáo huấn của các Ngài, trong những vấn đề đức tin và luân lý. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho chúng ta là những chiến sĩ của Chúa Kitô, biết hăng say rao giảng Tin Mừng, đem nhiều anh chị em về cùng một nguồn Chân - Thiện - Mỹ là chính Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho các em đang dọn mình xưng tội và rước lễ lần đầu: với sự giúp đỡ của Giảng Viên Giáo Lý, các em sẽ được đầy ân sủng để đón nhận Chúa Giêsu Thánh Thể lần đầu. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời…. được hưởng ánh sáng tôn nhan Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, cùng liên kết với nhau trong những lời nguyện, hợp nhau trong cùng một hiến tế dâng lên trước tôn nhan Chúa, xin Chúa vui nhận những lời cầu xin của chúng con như lễ vật tiến dâng trên bàn thánh là chính Chúa Kitô Con Một Chúa. Người hằng sống và hiển trị muôn đời.
Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH kêu gọi người Phi-luật Tân hãy là sứ giả của niềm vui Tin Mừng
Giuse Thẩm Nguyễn
11:49 19/07/2018


(Vatican News) Thay mặt ĐGH, Tổng Giám Mục Gabriele Caccia, Sứ Thần Tòa Thánh, đã gởi một thông điệp cho những người tham dự Hội Nghị lần thứ 5 của người Phi Luật Tân về Phúc Âm Mới (PCNE5) sẽ được tổ chức tai Trường Đại Học Santo Tomas ở Minila từ ngày 18- 22 tháng Bẩy.

ĐGH Phanxicô đã mời gọi người Phi Luật Tân hãy trở thành “những tông đồ truyền giáo” để công bố niềm vui của Tin Mừng.

Tin Mừng

Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng Giám Mục của Manila đã đọc thông điệp này vào ngày thứ Tư trong Thánh lễ bế mạc ngày thứ nhất Hội Nghị lần thứ 5 của người Phi Luật Tân về Phúc Âm Mới, trong đó ĐGH khuyên người Phi Luật Tân hãy bước ra để đi vào trong thế giới với một sứ mạng và công bố Tin Mừng.

Thông điệp nói rằng “Ngài cầu nguyện cho những người tham dự biết nỗ lực để trở thành tông đồ truyền giáo và biến đổi, đặt tầm nhìn không chỉ trong quần đảo Phi Luật Tân, mà còn ra xa lục địa bát ngàn Á Châu và thậm chí xa hơn nữa.”

Hội nghị từ 18-22 tháng Bẩy với chủ đề “Hãy cảm nhận Lòng Thương Xót: Để Nuôi Dưỡng Thế Nhân” Hội nghị 5- ngày này cũng là cuộc tổ chức mừng năm nay của các Giáo Sĩ và những Người Thánh Hiến do Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân tổ chức. (CBCP)

Có khoảng 2,000 tham dự viên, đa số là linh mục và tu sĩ nam nữ, đã tham dự ngày đầu tiên của hội nghị.

Niềm Vui của Tin Mừng

Đức Thánh Cha nói rằng “Điều rất quan trọng cho Giáo Hội hôm nay là tiến lên và rao giảng Tin Mừng đến tất cả mọi nơi, trong tất cả mọi cơ hội không chút ngần ngại, do dự hay sợ hãi. Niềm vui của Tin Mừng là cho tất cả mọi người. Không ai bị loại trừ. (Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng 23)

Thông điệp nói thêm “Chớ gì mọi người tìm thấy nguồn cảm hứng nơi Chúa Giê-su, Đấng đã biểu tỏ khuôn mặt của một Thiên Chúa Xót Thương trong huấn lệnh dành cho các môn đệ của Ngài rằng hãy cho người ta ăn.”

Vào năm 2012, Hội Đồng Giám Mục Phi luật Tân đã bắt đầu một cuộc chuẩn bị dài 9 – năm cho năm 2021, kỷ niệm lần thứ 500 năm Tin Mừng đến với người Phi Luật Tân.

Từ đó, cứ mỗi năm lại được dành riêng cho một khía cạnh đặc biệt của đời sống người tín hữu và Giáo Hội (Nguồn: Tin CBCP)


Source: Vatican News Pope urges Filipinos to be missionaries of the Gospel of joy
 
ĐHY Tagle thúc giục người Công Giáo 'chuẩn bị để bị tấn công vì chúng ta thuộc về Đức Kitô’
Giuse Thẩm Nguyễn
15:40 19/07/2018


Tổng Giám Mục của Manila kêu gọi tín hữu hãy tránh xa những cuộc chiến đấu trả thù để cân bằng điểm số. “Theo Đức Kitô, có nhiều khổ giá mà anh chị em phải mang vác… trong khi “thần giả ”thì tẩy bỏ khổ giá và hứa hẹn một con đường giả.”

Manila (Asia News/CbcpNews) ĐHY Luis Antonio Tagle của giáo phận Manila đã nói với các tín hữu trong ngày lễ kính trọng thể Đức Mẹ Núi Carmel vào hôm thứ hai rằng “ Nếu anh chị em yêu Đức Kitô thì nhiều người sẽ ghét anh chị em.”

Chủ tọa Thánh Lễ tại đền thánh San Sebastian ở Manila, ngài nhấn mạnh rằng con đường theo Đức Kitô không dễ dàng cho họ, đặc biệt trong thời đại mà “Thiên Chúa có nhiều đối thủ.”

“Đôi khi, nhiều người giả bộ là tốt với dáng vẻ hấp dẫn người khác và dành được nhiều người tin theo hơn Đức Kitô,”

ĐHY nói rằng dù có những tấn công vào Giáo Hội, người Công Giáo không cần tham gia vào những cuộc chiến đấu trả thù nào khác để cân bằng tỉ số.

“Chúng ta không cần tham gia vào những cuộc chiến ấy vì đó không phải là mục đích của chúng ta, nhưng hãy chuẩn bị để bị tấn công bởi vì chúng ta thuộc về Đức Kitô.”

Theo ĐHY, những người theo “chúa giả” bị mù lòa bởi những lời hứa dối trá.

Hôm nay cũng là lễ mừng cha Edgar Tubio, được đặt làm giám quản mới của đền thờ.

ĐHY nói rằng các tôi tớ của giáo hội cũng cần sự hướng dẩn của các tín hữu và “hãy nâng đỡ các cha xứ của các anh chị em để trở nên tốt hơn bởi vì cũng như mọi người, các ngài cũng bị cám dỗ bởi chúa giả.”

Mừng lễ năm nay cũng rất đặc biệt khi đất nước đánh dấu 400 năm kỷ niệm tượng Đức Mẹ núi Carmel được đưa đến đền thờ San Sebastian ở Phi Luật Tân.


Source: Asia News Card Tagle urges Catholics to 'prepare to be attacked because we are for Christ'
 
Linh mục tuyên úy bị đuổi việc vì làm việc Phạt Tạ Trái Tim Đức Mẹ cho tội lỗi người đồng tính
Đặng Tự Do
16:52 19/07/2018
Một linh mục tuyên úy Đại Học đã thực hiện việc Phạt Tạ Trái Tim Đức Mẹ vì “những tội lỗi nặng nề chống lại Thiên Chúa” trong cuộc diễu hành đồng tính Glasgow Pride. Ngài tức tốc bị đuổi khỏi trường Đại Học.

Cha Mark Morris đã làm giờ Phạt Tạ Trái Tim Đức Mẹ bao gồm việc đọc kinh Mân Côi, Kinh Cầu Các Thánh và Chầu Thánh Thể tại nhà thờ Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ tại Balornock, Glasgow vào tối thứ Hai 16 tháng 7.

Đại học Glasgow Caledonian lập tức sa thải ngài vào ngày hôm sau, vì cho rằng quan điểm của ngài mâu thuẫn với quan điểm của trường Đại Học này.

Hiệu trưởng trường đại học Pamela Gillies nói: “Sau khi tham khảo ý kiến nội bộ, chúng tôi quyết định rằng Cha Mark Morris sẽ không được quay trở lại vai trò tuyên úy Đại Học của ngài tại trường chúng tôi vào tháng Chín.”

“Trường đại học sẽ làm việc với Tổng Giáo Phận Glasgow để bảo đảm việc tiếp tục cung cấp tuyên úy cho nhân viên và sinh viên tại Trung tâm Đức Tin và Tín ngưỡng của chúng tôi khi học kỳ mới bắt đầu.”

“Nhà trường theo đuổi chính sách bao gồm mọi thành phần và cam kết hỗ trợ sự bình đẳng và đa dạng trong khuôn viên trường.”

Tuy nhiên, Hiệp hội sinh viên Công Giáo của trường đại học cho biết họ “cực kỳ thất vọng” trước diễn biến này. “Thật là ngỡ ngàng khi thấy một linh mục Công Giáo bị sa thải khỏi chức vụ tuyên úy Công Giáo chỉ vì tái khẳng định giáo lý của đức tin Công Giáo”

“Có vẻ như Đại học Glasgow Caledonian có một sự hiểu biết rất vênh váo về ‘Bình đẳng và Đa dạng’. Họ nói thế nhưng họ tuyệt đối không cho phép bất kỳ sự đa dạng về quan điểm nào. Chúng tôi rất buồn khi thấy rằng các quan điểm và niềm tin của người Công Giáo không được coi trọng hoặc tôn trọng tại khuôn viên đại học”

“Chúng tôi chân thành kêu gọi nhà trường xem xét lại việc sa thải không công bằng đối với linh mục tuyên úy của chúng tôi.”

Trong một tuyên bố ngắn gọn, Tổng Giáo phận Glasgow cho biết họ đã “nhận được quyết định của trường Đại học” và sẽ “giải quyết việc cung cấp linh mục tuyên úy vào thời điểm thích hợp”.
Source: Catholic Herald - University chaplain sacked after holding service of reparation for Gay Pride
 
Quyết định của Đức Thánh Cha trong công nghị Hồng Y 19 tháng 7
Đặng Tự Do
17:05 19/07/2018
Đức Thánh Cha Phanxicô đã triệu tập một công nghị Hồng Y bao gồm tất cả các Hồng Y đang có mặt tại Rôma vào ngày thứ Năm, 19 tháng 7. Kết thúc công nghị này, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết năm vị nữa sẽ được tuyên thánh vào ngày 14 tháng 10 — là ngày đã được ấn định để tuyên thánh cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục và Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero.

Năm vị được đề cập đến là:

Chân Phước Nunzio Sulprizio (1817-1836), giáo dân người Ý;

Chân Phước Maria Caterina Kasper (1820–1898), một tín hữu Công Giáo Đức;

Chân Phước Nazaria Ignazia March Mesa (1889-1043), một nữ tu người Tây Ban Nha đã chết tại Á Căn Đình;

Chân Phước Vincenzo Romano (1751—1831), một linh mục người Ý; và

Chân Phước Franseco Spinelli (1953-1913), cũng là một linh mục người Ý.

Vì đang trong thời gian nghỉ hè và thông báo triệu tập các Hồng Y được đưa ra đột ngột nên công nghị Hồng Y ngày 19 tháng 7 đã gây ra một số đồn đoán trên các phương tiện truyền thông rằng trong cuộc gặp gỡ với các Hồng Y có mặt tại Rôma, Đức Giáo Hoàng cũng có thể sẽ công bố một số bổ nhiệm quan trọng cho giáo triều Rôma. Tuy nhiên, đã không có thông báo nào được đưa ra..
Source: CatholicWorld News - Canonizations fixed for October 14
 
Tòa Thánh chính thức phủ nhận Đức Thánh Cha Phanxicô đang tham gia trong tiến trình hòa bình tại Mễ Tây Cơ
Đặng Tự Do
17:38 19/07/2018
Ông Andrés Manuel López Obrador, 65 tuổi, vừa thắng lớn trong cuộc tổng tuyển cử tại Mễ Tây Cơ hôm 1 tháng 7 vừa qua. Ông sẽ chính thức nhậm chức vào ngày 1 tháng 12 tới đây.

Bà Loretta Ortiz, cố vấn nhân quyền cho tổng thống vừa đắc cử của Mexico, đã khuấy động cuộc tranh luận trong tuần này khi thông báo rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đồng ý “tham gia trong một chương trình hội thoại truyền hình” về tiến trình hòa bình tại quốc gia này. Tuy nhiên, Tòa Thánh đã bác bỏ tin này.

Bà Ortiz đã đưa ra tuyên bố của mình sau một cuộc họp với một số thành viên của nội các tương lai trong chính phủ López Obrador.

Tuy nhiên, trong một tuyên bố đưa ra hôm 16 tháng 7, ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đã chính thức phủ nhận điều này.

“Thông tin theo đó Đức Thánh Cha sẽ tham gia trong các cuộc đàm phán là vô căn cứ,” ông Burke viết.

Sau khi Vatican chính thức phủ nhận, Ortiz đã “làm rõ” vụ này thông qua tài khoản Twitter của mình, rằng “cho đến nay” Đức Giáo Hoàng chỉ mới ủng hộ “không chính thức” tiến trình này.

Bà viết: “Chúng tôi đang trong quá trình thực hiện các thủ tục cần thiết để có thể mời gọi sự tham gia của ngài”

Mễ Tây Cơ đã tiến hành cuộc chiến chống ma túy do quân đội lãnh đạo từ năm 2006. Cho đến nay đã có 200,000 người bị thiệt mạng. Vì thế, chính phủ của tân tổng thống López Obrador muốn phát động một tiến trình hòa bình tại quốc gia này..
Source: La Croix -Vatican denies pope's participation in Mexican peace process
 
Hội Đồng Giám Mục Venezuela kêu gọi thay đổi nhà cầm quyền
Đặng Tự Do
18:16 19/07/2018
Hội nghị thường niên của các giám mục Venezuela đã được tổ chức từ 7 đến 11 tháng 7 trong bối cảnh hàng trăm người Venezuela đã bị giết chết trong các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình ôn hòa và các lực lượng an ninh của bọn cầm quyền. Bên cạnh đó, mỗi tháng còn có ít nhất 50,000 người bỏ chạy khỏi đất nước tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Trong bản tuyên bố có tựa đề “Đừng sợ hãi: có Ta ở với ngươi” (Isaia 41:10) được thông tấn xã Fides công bố vào ngày 17 tháng 7, các Giám Mục viết:

“Giáo Hội, với sứ mệnh tâm linh được Chúa Kitô chỉ rõ trong Tin Mừng, không có ý định thay thế vai trò và ơn gọi của những ai hiểu biết và điều hành guồng máy chính trị. Giáo Hội cũng không khao khát thống trị cảnh quan xã hội, và cũng không muốn trở thành một nhân tố của chính phủ hay của các thành phần đối lập.

Tuy nhiên, Giáo Hội khuyến khích người dân, là những người được giáo dục phù hợp và hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của công dân họ, hãy gióng lên tiếng nói và can thiệp tích cực trong trường chính trị, để cả các nguyên tắc và các giá trị cao cả của đức tin được truyền bá cho chúng ta được thể hiện trong lĩnh vực công cộng và chuyển dịch thành những công việc mang lại thiện ích chung”

“Những người chịu trách nhiệm chính cho cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang trải qua là nhà cầm quyền của quốc gia này, là những kẻ đã đặt các dự án chính trị của mình lên trên bất kỳ sự cân nhắc nào khác, kể cả những vấn đề nhân đạo. Họ thất bại trong các chính sách tài chính, vì thái độ khinh thị của họ đối với các hoạt động sản xuất và tài sản tư nhân, và vì liên tục đưa ra các trở ngại cho việc giải quyết một số khía cạnh của vấn đề hiện tại. Điều này không gì khác hơn là lời thú nhận bất lực trong việc điều hành đất nước”.

Như đã nêu trong Tuyên bố ngày 23 tháng 4, các Giám Mục nhận định tình hình Venezuela ngày càng nghiêm trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các ngài bác bỏ tính hợp pháp của cuộc bầu cử cuối tháng 5 vừa qua

Do đó các giám mục nhấn mạnh: “Venezuela cần một hàng lãnh đạo chính trị khác có thể đặt người dân Venezuela vào trung tâm của những suy tư và hành động của mình, nhận thức được rằng chính trị không phải là tập chú vào quyền kiểm soát quyền lực, nhưng là công việc của những người, được thúc đẩy bởi các nguyên tắc cao quý và đạo đức, biết cách đặt mình trong sự phục vụ các công dân chứ không phải lợi ích của một nhóm nhỏ.” .
Source: Fides -AMERICA/VENEZUELA - The Bishops: "A political leadership is needed to put the people at the center of their reflections and actions"
 
Tai họa của chủ nghĩa xã hội tại Venezuela: 1.5 triệu người bỏ nước ra đi
Đặng Tự Do
19:37 19/07/2018
Venezuela từng là quốc gia thịnh vượng nhất ở châu Mỹ Latinh. Quốc gia Nam Mỹ này với 30.9 triệu dân này có đến 96% là người Công Giáo nhưng đã đi theo con đường xã hội chủ nghĩa dưới thời Hugo Chavéz.

Từ đó đến nay tình trạng quản lý nhà nước kém cỏi và sự sụp đổ của một nền kinh tế một chiều đã đưa đất nước này vào một vòng xoáy đi xuống. Tình hình nhân đạo ở Venezuela đã xấu đi rất nhanh kể từ năm 2014, với tỷ lệ đáng báo động về nghèo đói cùng cực, suy dinh dưỡng và một trong những tỷ lệ giết người cao nhất ở châu Mỹ Latin. Đồng tiền của Venezuela, gọi là Bolivar, đã trở nên vô dụng, với tỷ lệ lạm phát lên đến 2,600% trong năm 2017, khiến lương hưu và lương của các nhân viên chính phủ, kể cả các chuyên gia có trình độ không đủ đáp ứng nhu cầu cơ bản của gia đình họ.

Cho đến nay vẫn chưa thấy có chút ánh sáng nào cho thấy cuộc khủng hoảng sẽ kết thúc trong tương lai gần. Vì thế, người dân Venezuela đang lũ lượt rời khỏi đất nước mình với một số lượng kỷ lục. Theo Tổ chức Di cư Quốc tế, hơn 1,5 triệu người Venezuela đã di cư trong hai năm qua. Mức độ di dân này tương đương với mức tị nạn của người Syria chạy trốn chiến tranh đến các nước láng giềng và những người tị nạn Rohingya chạy trốn sang Bangladesh. Phần lớn những người tị nạn Venezuela đã định cư tại các thị trấn trên biên giới Colombia và Brazil, chẳng hạn như Cúcuta và Boa Vista, và thường xuyên qua lại để mang tiền về nhà.

Mặc dù không phải là một quốc gia có đường biên giới với Venezuela, Peru cũng đang chứng kiến một số lượng đông đảo người tị nạn ngày càng tăng nhanh chóng đổ vào quốc gia này, với khoảng 1,000 người mỗi ngày. Các điểm qua biên giới ở Peru không được trang bị để đón nhận con số đông đảo những người tị nạn, là những người thường kiệt sức và cần được chăm sóc y tế, thực phẩm, nước và vệ sinh ngay lập tức sau những chặng đường dài. Nguy cơ bạo lực tình dục và giới tính, nạn buôn bán người và khai thác cũng là mối quan tâm ngày càng tăng đối với chính quyền địa phương và quốc gia. .
Source: Relief Web -Venezuelan Refugee Crisis in Peru - July 18th, 2018
 
Đau đớn: Chủng viện duy nhất còn sót lại tại Bắc Ái Nhĩ Lan sẽ phải đóng cửa
Đặng Tự Do
21:04 19/07/2018
Chủng viện Thánh Malachy, là chủng viện Công Giáo duy nhất còn mở cửa ở Bắc Ái Nhĩ Lan, sẽ đóng cửa vào tháng Chín này, giáo quyền địa phương đã công bố như trên.

Giáo phận Down và Connor cho biết các chủng sinh tại chủng viện Thánh Malachy theo học Khoa Triết học và nhiều chứng chỉ khác tại Đại học Nữ hoàng Belfast. Tuy nhiên, “trường Đại Học này đã đóng cửa hoàn toàn Khoa Triết học và đang loại bỏ dần nhiều chứng chỉ cần thiết cho việc đào tạo các chủng sinh. Điều này đặt ra một căng thẳng lớn cho việc huấn luyện triết học cần thiết cho các chủng sinh”.

Từ tháng 9 năm nay, tất cả các chủng sinh sẽ được dời đến nơi khác để tiếp tục được đào tạo.

Đức Giám Mục William Crolly đã thành lập chủng viện vào năm 1833, chỉ bốn năm sau đạo luật 1829 chấm dứt thời kỳ bách hại Công Giáo tại Anh.

Giáo phận cho biết: “Việc đóng cửa chủng viện giáo phận là một khoảnh khắc buồn thảm cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người đã làm việc chặt chẽ cùng với đội ngũ giảng dạy và những người đã đóng góp rất lớn cho việc đào tạo các chủng sinh.”

“Giáo phận Down và Connor cảm thấy mắc nợ đối với tất cả những người đã đóng góp cho chủng viện Thánh Malachy qua nhiều năm. Đặc biệt, giáo phận tri ân đội ngũ giảng dạy hiện tại dưới sự hướng dẫn của Cha Michael Spence, Giám đốc Chủng viện.”

Giáo phận cũng công nhận sự đóng góp to lớn của các linh mục giáo phận và cộng đồng Dòng Tên ở Belfast, qua nhiều năm, đã chia sẻ những kinh nghiệm sâu sắc, chuyên môn và những hướng dẫn tinh thần liên tục cũng như các hỗ trợ khác cho chương trình đào tạo các chủng sinh.
Source: - Catholic Herald - Only seminary in Northern Ireland to close
 
Các Giám Mục kêu gọi cử hành ngày ăn chay và cầu nguyện cho Nicaragua vào ngày thứ Sáu 20 tháng 7
Đặng Tự Do
21:58 19/07/2018
Trong khi cuộc đàn áp bạo lực vẫn đang tiếp tục gia tăng ở Nicaragua, với ít nhất 10 người thiệt mạng chỉ trong ngày Chúa Nhật 15 tháng 7, các Giám Mục quốc gia này đã kêu gọi một ngày cầu nguyện và ăn chay vào ngày thứ Sáu 20 tháng 7.

Vào ngày đó, các giám mục nói: “Chúng ta sẽ cầu nguyện với lời cầu trừ tà dâng lên Tổng Lãnh Thiên Thần Micae.”

Những phát triển gần đây đã khiến các Giám Mục đưa ra lời mời gọi này là:

Hôm thứ Ba 17 tháng 7, theo Đức Cha Phụ Tá của thủ đô Managua, khu phố Monimbo ở thành phố phía đông nam Masaya đã bị tấn công. Ngài nói tiếng súng nổ vang trời tại giáo xứ của Thánh Maria Magdalêna, nơi một linh mục Công Giáo đang phải trốn tránh sự truy bắt của bọn cầm quyền Ortega.

Hôm thứ Bảy trước đó, nhà thờ Lòng Thương Xót Chúa ở Managua đã bị bao vây trong 16 giờ. Nhà thờ đã trở thành nơi trú ẩn cho những sinh viên. Họ tham gia vào một cuộc biểu tình phản đối tại một trường đại học gần đó, và phải rút lui vào nhà thờ sau khi các lực lượng ủng hộ bọn cầm quyền tấn công. Hình ảnh được đăng trên các phương tiện truyền thông xã hội cho thấy tường nhà thờ đầy các vết đạn.

Vào ngày Chúa Nhật, chiếc xe của một giám mục bị bắn khi ngài đang trên đường đến thành phố phía bắc Nindiri, nơi ngài hy vọng có thể ngăn chặn một cuộc tấn công của quân đội. Ngài không bị thương, nhưng lốp xe và cửa kính của chiếc xe đã bị hư hỏng nặng.

Cùng ngày, nhà của một linh mục ở Masaya bị cảnh sát lục soát. Đồ đạc bị lấy mà không có lời giải thích nào được đưa ra.

Hôm thứ Hai 16 tháng 7, một trung tâm Caritas ở thành phố Sébaco phía bắc thủ đô bị côn đồ của bọn cầm quyền tấn công.

Vào ngày 9 tháng 7, một Hồng Y, một giám mục và Sứ Thần Tòa Thánh tại Nicaragua bị tấn công khi các ngài cố gắng bảo vệ nhà thờ Thánh Sebastian ở thành phố Diriamba gần đó.

Danh sách này, mặc dù không đầy đủ, là minh chứng cho chính sách đàn áp thẳng tay dưới thời Tổng thống Daniel Ortega và vợ ông, là phó tổng thống nước này, là những kẻ coi Giáo Hội Công Giáo là kẻ thù số một, trong cuộc khủng hoảng bùng nổ vào tháng Tư vừa qua với các cuộc biểu tình rộng rãi trên toàn quốc chống lại một kế hoạch cải cách an sinh xã hội.
Source: - Crux - Nicaragua’s bishops to pray for exorcism amid Ortega crackdown
 
100,000 người tưởng niệm 100 năm Sa Hoàng Nicholas II bị cộng sản sát hại
Đặng Tự Do
22:48 19/07/2018
Đức Thượng Phụ Kirill của Chính Thống Giáo Nga đã chủ sự buổi lễ tưởng niệm 100 năm Sa Hoàng Nicholas II và gia đình ông bị cộng sản thảm sát. 100,000 người đã tham gia trong một cuộc diễu hành vào rạng sáng ngày thứ Ba 17 tháng 7 để đánh dấu 100 năm biến cố bi thảm này.

Cuộc diễu hành bắt đầu vào những giờ đầu tiên của ngày thứ Ba từ địa điểm nơi cuộc hành quyết diễn ra ở thành phố Yekaterinburg trong rặng núi Urals và kết thúc tại một tu viện để tưởng niệm biến cố lịch sử khi Sa Hoàng, phu nhân ông là một người gốc Đức, và 5 người con bị giết.

Nhiều tín đồ nhiệt thành đến từ khắp nước Nga và cả từ nước ngoài để tham gia vào nghi lễ đầy màu sắc trong đó nhiều người mang theo các ảnh tượng.

Một nhóm khác khoảng 20,000 người tham gia vào lễ tưởng niệm khi đoàn diễu hành của họ đến tu viện Ganina Yama sau cuộc rước dài đến 21 km.

Tu viện Ganina Yama được xây dựng tại một trong những địa điểm mà các thi hài bị đốt cháy của vị Sa Hoàng Nga cuối cùng và gia đình của ông được chôn cất sau cuộc hành quyết diễn ra ngay sau cái gọi là “Cuộc Cách mạng Bolshevik” vào năm 1917. Sau này, thi thể của họ được cải táng đến một nơi khác. Cuối cùng, xương của Nicholas, vợ ông và các con của họ đã được chôn cất tại Saint Petersburg vào năm 1998.

Bọn cộng sản đã bắn chết Sa Hoàng, vợ và năm đứa con ông cùng với những người hầu và bác sĩ của họ vào đêm 16 rạng sáng 17 tháng 7 năm 1918 khi họ đang bị canh giữ tại thành phố Sverdlovsk, giờ đây gọi là Yekaterinburg.

Phát biểu với những người hành hương, Đức Thượng Phụ Kirill nói Nga nên rút ra những bài học “từ kinh nghiệm bi thảm và cay đắng này”.

“Chúng ta thực sự nên có một khả năng miễn dịch lâu dài đối với bất kỳ ý tưởng và bất kỳ nhà lãnh đạo nào kêu gọi chúng ta nắm lấy một tương lai hạnh phúc mới, đầy mơ hồ không biết đưa đất nước đi về đâu nhưng trước mắt là sự hủy diệt cuộc sống, truyền thống và đức tin của chúng ta”, nhà lãnh đạo Giáo Hội 71 tuổi nói.

Điện Kremlin không có lễ kỷ niệm chính thức nhưng các quan chức từ bộ văn hóa đến bộ quốc phòng đã tham gia vào các buổi tưởng niệm tại Mạc Tư Khoa.

Lễ tưởng niệm cái chết của Sa Hoàng ngày càng thu hút đông đảo người tham gia. Năm 2002, chỉ có 2,000 người tham gia vào một cuộc diễu hành tương tự. Năm nay con số đã lên đến hàng trăm ngàn người.
Source: - AFP - Tens of thousands mark 100 years since murder of last Russian tsar
 
Tổng giáo phận Dublin từ chối bình luận về việc thuyên chuyển một linh mục đã kêu gọi những ai bỏ phiếu ủng hộ phá thai hãy ăn năn
Đặng Tự Do
23:10 19/07/2018
Một phát ngôn viên của Tổng giáo phận Dublin đã từ chối bình luận về những cáo buộc cho rằng một linh mục đã bị thuyên chuyển khỏi giáo xứ phía nam Dublin của ngài sau khi ngài nói giáo dân nào đã bỏ phiếu ủng hộ phá thai hãy nên ăn năn sám hối.

Một số anh chị em giáo dân đã dùng các mạng truyền thông xã hội như Facebook để đưa ra các lập luận cho rằng cha xứ James Larkin của Clonskeagh đã bị thuyên chuyển chỉ vì bênh vực giáo huấn truyền thống của Giáo Hội.

Tờ Irish Catholic đã liên lạc với cha Larkin, nhưng ngài trả lời rằng “xin miễn bình luận” khi được hỏi về những tuyên bố trên Internet.

Phát ngôn nhân của tổng giáo phận Dublin cũng kín tiếng khi tờ báo này liên lạc với bà. Bà cho biết “không thể bình luận về bất kỳ một người nào”. Tuy nhiên, bà cũng chỉ ra rằng Đức Tổng Giám Mục Diarmuid Martin đang trong tiến trình bổ nhiệm thường niên các linh mục trong tổng giáo phận và do đó rất nhiều linh mục đang được điều vào các chức vụ khác nhau.

Một số bài trên Internet cho rằng việc thuyên chuyển cha Larkin đến một tu viện ở Rathfarnham xảy ra sau khi ngài nói rằng những người đã bỏ phiếu ủng hộ trong cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 25 tháng 5 phải đi xưng tội trước khi rước Mình Thánh Chúa. Đó là một ý kiến được nhiều giám mục đưa ra sau cuộc trưng cầu dân ý.

Việc thuyên chuyển hàng giáo sĩ thường diễn ra tại Dublin cũng như 25 giáo phận khác của quốc gia này trong những tháng mùa hè.

Các Giám Mục Ái Nhĩ Lan đã bày tỏ sự đau đớn và kinh hoàng của các ngài trước điều mà báo chí địa phương gọi là “sự bội giáo của cả một quốc gia”. Ý thức tầm mức nghiêm trọng của cuộc trưng cầu dân ý này, hàng giáo phẩm Ái Nhĩ Lan đã làm tất cả mọi khả năng các ngài có thể làm. Vì thế, kết quả cuộc trưng cầu dân ý đã khiến các ngài kinh ngạc và thất vọng.

Trong tổng số 5,011,000 dân Ái Nhĩ Lan, 78.3% là người Công Giáo. Thế nhưng, trong cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 25 tháng 5, các cử tri đã lựa chọn loại bỏ quyền sống của thai nhi ra khỏi hiến pháp với một tỷ lệ áp đảo 66.4% trên 33.6%. Cuộc trưng cầu dân ý này mở đường cho việc hợp pháp hóa phá thai tự do ngay cả khi thai nhi đã 12 tuần tuổi.
Source: - The Irish Catholic - Archdiocese tight-lipped on claim priest moved over abortion comments
 
Chính Thống Giáo vượt qua Tin Lành trở thành tôn giáo lớn thứ hai tại Monaco
Đặng Tự Do
23:36 19/07/2018
Monaco là một quốc gia rất nhỏ bé ở miền duyên hải phía Nam nước Pháp. Quốc gia này được thành lập từ năm 1297 và tồn tại được cho đến ngày nay mặc dù diện tích chỉ có 2km vuông với dân số 30,645 người, theo cuộc điều tra vào tháng 7 năm 2017.

90% dân số tại đây là người Công Giáo. Trong 10% còn lại, đa số là các tín hữu Chính Thống Giáo, rồi đến các tín hữu Tin Lành.

Theo báo cáo của cơ quan International Religious Freedom vào năm 2012, quốc gia này chỉ có một giáo xứ Chính thống Hy Lạp duy nhất. Nhưng hiện nay nhiều giáo xứ Chính Thống Giáo khác đã được hình thành sau khi một cộng đoàn Chính Thống Giáo Nga được thành lập vào năm 2017.
Source: - Orthodox Chrstianity - Orthodoxy has become second biggest religion in Monaco
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nam California: Sau 367 năm Chữ Quốc Ngữ được vinh danh trọng đại.
Cơ sở Đông Phương
09:03 19/07/2018
Nam California: Sau 367 năm Chữ Quốc Ngữ được vinh danh trọng đại.

* 3 niềm tự hào lớn nhất của Dân tộc Việt Nam được nhắc nhở bởi Cơ Sở Văn Hóa Đông-Phương.

WESTMINSTER (TMN News).- Đại Lễ Văn Hóa “Tạ Ơn những người khai sinh Chữ Quốc Ngữ VN” đã diễn ra trọng thể tại Hội Trường 1500 ghế của Waner School đường Newland, thủ đô tị nạn Westminster, miền Nam California. Sân khấu được trang trí lộng lẫy, với phông Giáo sĩ Đắc Lộ vĩ đại giữa sân khấu, và hình tượng Giáo sĩ cao 15 feet dựng bên cánh trái sân khấu + 2 biểu ngữ dài 18 feet bên cánh phải ghi hàng chữ:

- Tạ ơn các giáo sĩ Tây Phương & những học giả Việt đã góp công làm đẹp Chữ Quốc Ngữ tuyệt vời từ thế kỷ XVII tới ngày nay.

- Tưởng niệm 10 ngàn quân dân VNCH đã hy sinh ở chiến trường An Lộc 93 ngày đêm tử chiến với VC, để Saigon khỏi bị tắm máu năm 1972.

Nhà báo Bùi Quốc Hùng điều khiển Phần chào cờ Việt-Mỹ. Trong phút mặc niệm, ông Hùng đã kêu gọi mọi người tưởng niệm tất cả Quân-Dân-Cán-Chính miền Nam đã hy sinh mạng sống cho Chánh Nghĩa Tự Do suốt 20 năm cuộc đấu tranh Quốc-Cộng, đặc biệt cầu nguyện cho 10 ngàn quân dân VNCH đã mạng vong ở trận chiến An-Lộc để ngăn chặn được bộ đội VC khỏi tắm máu Saigon năm 1972.

Nhạc sĩ/Ký giả Nguyên Hà đã giới thiệu một số nhân vật quan trọng hiện diện tại hội trường. Phái viên chúng tôi ghi nhận quý vị lãnh đạo Tôn Giáo có Hoà Thượng Thích Minh Tuyên (Phó Pháp Chủ kiêm Viện Trưởng Viện Hành Đạo Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới), Mục sư Nguyễn Xuân Hồng (Chủ Tịch Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ), Linh mục Nguyên Thanh (cựu Tuyến Úy Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến QLVNCH), nhị vị Chủ Tịch của 2 Câu Lạc Bộ hoạt động văn hóa VN thành công nhất tại Hoa Kỳ là Giáo sư/Tiến Sĩ Phạm Thị Huê (CLB Hùng Sử Việt) & Nhạc sĩ/BS Nha Khoa Cao Minh Hưng (CLB Tình Nghệ Sĩ); Bác sĩ Nguyễn Chí Vỹ (Hội Trưởng Hội Tây Sơn Bình Định Nam California), Giáo sư Trần Huy Bích, Bác sĩ Dương Quang Đạt, nhà hoạt động cộng đồng Tami Lê (Vietnamese American Community Center of CA), nhà báo Kiều Mỹ Duyên (Tác giả bút ký “Chinh chiến điêu linh”), nhà truyền thông kỳ cựu Như Hảo (Giám Đốc Mẹ VN FM Radio), nữ tác giả Vũ Thùy Nhân (Chủ Tịch Trung Tâm Văn Bút Miền Tây Nam Hoa Kỳ), Đại DiệnTrường Việt Ngữ Cộng Đoàn Công Giáo VN Costa Mesa; Quý Vị đến từ xa là bà Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (Hội Trưỡng Hội Pghụ Nữ Mê Linh tiểu bang Washington), nữ văn sĩ Phong Thu (Washington, DC) v.v…

Trong diễn văn khai mạc, thi văn sĩ Quốc Nam (Chủ Tịch HĐQT Cơ Sở Văn Hóa Đông Phưong, kiêm Tổng Giám Đốc Global Saigon HD Radio) sau khi chào mừng mọi người yêu Ngôn Ngữ Việt hiện diện, ông đã nêu lên 3 niềm tự hào lớn nhất của Dân Tộc VN từ cổ chí kim gồm:

1) Đầu tiên là vào thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, Hai Bà Trưng đã đánh đuổi quân Đông Hán ra khỏi lãnh thổ nước Nam. Hai Bà chính là "Vua Bà" đầu tiên trong dòng lịch sử nhân loại.

2)- Thứ Hai, kể từ Thế kỷ thứ 17, một nhóm giáo sĩ Tây Phương đã khai sinh Chữ Quốc Ngữ VN bằng mẫu tự La Tinh. Nhờ vậy, dân tộc chúng ta đã qua mặt các quốc gia lớn như Tầu, Nhật, Đại Hàn v.v...

3) Thứ Ba , riêng VNCH trong hơn 20 năm đấu tranh Quốc-Cộng, Quân Cán Chánh VNCH chiến thắng bộ đội VC đông gấp hơn 4 lần với đầy đủ xe tăng đại pháo tại chiến trận An Lộc ngày 7 tháng 7 năm 1972. Trân này gần 10 ngàn quân dân Miền Nam đã hy sinh mạng sống trong 93 ngày đêm tử chiến, để cứu vãn thủ đô Saigon tránh khỏi cuộc tắm máu tromg mùa hè 1972. Trận An Lộc đã được công luận Tây Phương so sánh với 2 trận chiến lớn Verdun & Stalingrad của 2 kỳ đệ nhất & đệ nhị thế chiến, trong khi nhóm sử gia Hoa Kỳ so sánh trận chiến An Lộc với trận Saratoga & trận Gettyburg trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ. Xét như vậy, QLVNCH được coi là một trong những Quân Đội hàng đầu thế giới. Đó chính là niềm hãnh diện vô biên của VNCH được mọi người Việt trong & ngoài nước hiện nay mến mộ.

20 tiết mục văn nghệ phụ diễn được cử tọa nhìn nnận là mới lạ và đặc sắc. Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ qua 3 màn ca nhạc và diễn xuất đầy sáng tạo, gồm: Hào Khí Việt Nam của Holy Thắng, Việt Nam ơi VN ơi của Anh Bắng & Cao Minh Hưng + Fashing show “Áo Dài Quê Hương”; Vũ Đoàn Việt Cầm với 2 vũ khúc tuyệt vời là Mẹ Au Cơ & Thươbg Ca VN. Ban tứ ca Hùng Việt gồm Mai Ngọc Khánh, Đào Anh Tuấn, Dạ Lan & Dana trình diễn 2 nhạc phẩm mới được cử tọa hoan nghênh nồng nhiệt là Chữ Quốc Ngữ VN Sáng Ngời của Nguyên Hà & Quốc Nam và Tạ Ơn Giáo Sĩ Đắc Lộ của Nhật Hạnh & Quốc Nam. Song ca nhạc phẩm “Trả Lại Cho Dân” trình diễn bởi Mỹ Lan & Nguyễn Tiến Dũng gây rúng động hội trưòng. Phần đơn ca chỉ có 3 ca sĩ trình diễn là Như Mai, Khánh Hoàng & ca nhạc sĩ Nhật Hạnh (đến từ Texas).

Hai diễn giả thuyết trình ngắn gọn về “Ngôn Ngữ Việt Nam” là Giáo sư/cựu Dân Biểu Quốc Hội VNCH Nguyễn Lý Tưởng (nguyên Tổng Thư Ký Hội Sử Học VN) và nhà biên khảo lích sử Phạm Trần Anh.

Bài nói chuyện của GS Tưởng dài hơn 15 phút đã được cử toạ chăm chú lắng nghe. Nhật báo Người Việt số xuất bản ngày 11 tháng 7/2018 cũng ghi nhận: GS Nguyễn Lý Tưởng, qua những tham khảo lịch sử Việt Nam và thế giới, với chủ đề “Alexandre de Rhodes và chữ Quốc Ngữ”, đã nói “Mặc dù LM Alexandre de Rhodes là tác giả của hai tác phẩm tiếng Việt đầu tiên là tự điển ‘Việt-Bồ-La’ và quyển ‘Phép Giảng Tám Ngày’, nhưng việc hình thành chữ Quốc Ngữ không phải là công trình của một cá nhân Ngài, mà do nhiều người và đã trải qua một thời gian dài từ giữa thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19, và khoảng 200 năm mới hoàn chỉnh như ngày nay.

Hòa Thượng Thích Minh Tuyên, vị quan khách danh dự duy nhất phát biểu trong Đại Lễ, đã khen ngợi Nhóm Tổ Chức làm một Chương Trình về Ngôn Ngữ Việt Nam đúng lúc và đầy ý nghĩa. Ngài cúi đầu cảm ơn các giáo sĩ tiền phong, giáo sĩ Đắc Lộ đã góp công để phát triển tiếng Việt, và cho tới ngày nay là công trình tập thể của toàn thể người Việt hàng mấy trăm năm qua.”

Kết thúc Đại Lễ Văn Hóa Tạ Ơn là Nữ tiến sĩ Tina Quách (Đồng Trưởng Ban Tổ Chức) nói đôi lời cảm tạ đến Quý đồng hương hiện diện và tất cả Quý Vị khắp thế giới cùng với Đại Lễ hôm nay gởi lời cám ơn muôn màng đến Cố Giáo sĩ Đắc Lộ. Ngay sau đó, toàn thể Ban Tổ Chức và hơn 50 nam nữ nghệ sĩ góp mặt trong Chương Trình đã đồng ca nhạc phẩm "Việt Nam quê hương ngạo nghễ" của Nguyễn Đức Quang, để khép lại Đại Lễ kéo dài 3 tiếng đồng hồ giữa thời tiết nóng nực 104 độ F.

Dư luận chung cho rằng Đại Lễ văn hóa Tạ Ơn những người khai sinh Chữ Quốc Ngữ VN ngày 7 tháng 7 năm 2018, đã nêu bật được một nhân vật quan trọng nhất của sự hình thành Chữ Quốc Ngữ VN cách dây 367 năm. Chương trình Đại Lễ này đã được những người Việt ghi nhận là 20 tiết mục đều xuất sắc, và hấp dẫn cử tọa từng phút giây trình diễn. Tất cả các diễn bến của Đại Lễ này đều được thu hình & âm thanh bởi Nhóm làm film chuyên nghiệp Phạm Thái Video, LLC. Âm thanh đảm trách bởi Quốc-Toản Recording Studio; ánh sáng điều động bởi Rich’s Event Lighting; trang trí sân khấu & 2 hình tượng Giáo sĩ Đắc Lộ to lớn đặctrách bởi Công ty Final Arts

Được biết “project” nêu trên sáng lập bởi Đông-Phương Foundation, một cơ sở văn hóa sinh hoạt liên tục từ năm 1976 tới ngày nay. Hai đồng Chủ Tịch sang lập là cố họa sĩ kiêm điêu khắc gia Phạm Thông (người tạc pho tượng Đức Trần Hưng Đạo chỉ xuống dòng sông Saigon năm 1972, qua nhiều thế hệ vẫn còn đứng sừng sững tại bến Bạch Đằng) và thi văn sĩ Quốc Nam.

Ban Cố Vấn và Ban Tổ Chức Đại Lễ Văn Hóa vinh danh cố Giáo sĩ Alexandre De Rhodes tức cố Linh mục Đắc Lộ gồm 7 nhân vật sau đây:

• Đồng Trưởng Ban Tổ Chức: Thi văn sĩ Quốc Nam & Tiến sĩ dược khoa Tina Quách; Tổng Thư Ký: Nhạc sĩ/Ký giả Nguyên Hà;Thủ Quỹ: Bà Võ Ngọc Hoa (Hội Trưởng Hội Phụ Nữ Người Việt Quốc Gia miền Nam California);

• Ban Cố Vấn: Giáo sư/Tiến sĩ Phạm Thị Huê; Nhạc sĩ/BS Nha khoa Cao Minh Hưng; Luật sữ Nguyễn Văn Giỏi (Đồng sang lập Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ Westminster); Frances Nguyễn Thế Thủy, MBA (Ủy Viên Giáo Dục City of Westminster).

Chú thích 4 tấm hình:

1.- Thi vân sĩ Quốc Nam trong Diễn Văn khai mạc Đại Lễ Văn Hóa Tạ Ơn. Photo by Mạnh HIền.

2.- Ban Tứ Ca Hùng Việt đồng ca 2 nhạc phẩm mới: Chữ Quốc Ngữ VN Sáng Ngời & Tạ ơn Giáo sĩ Đắc Lộ. Photo by Mạnh Hiền.

3.- Vũ khúc "Mẹ Âu Cơ" của Vũ đoàn Việt Cầm. Photo by Mạnh HIền.

4.- Nữ tiến sĩ Tina Quách kết thúc Đại Lễ với nhạc phẩm "VN Quê Hương Ngạo Nghễ". Photo by Mạnh HIền.
 
Giáo xứ An Lạc Sàigòn : Lãnh nhận ấn tín Chúa Thánh Thần
Văn Minh
09:29 19/07/2018
“Hôm nay, các con sẽ được lãnh nhận ấn tín Chúa Thánh Thần, để các con ra đi làm chứng nhân cho tình yêu của Đức Kitô giữa môi trường sống của mình”.

Trên đây là lời nhắn nhủ của Đức cha Louis Nguyễn Anh Tuấn cho các em trong Thánh lễ ban bí tích Thêm Sức cho 50 em thiếu nhi trong giáo xứ An Lạc, giáo hạt Chí Hòa.

Vào chiều thứ Ba ngày 17.07.2018, cộng đoàn giáo xứ An Lạc hân hoan chào đón Đức cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Giám Mục Phụ Tá TGP Sài Gòn về thăm mục vụ và ban bí tích Thêm Sức cho 50 em thiếu nhi trong giáo xứ. Trong đó, có 24 em nam, và 26 em nữ.

Xem Hình

Thánh lễ trọng thể do Đức cha Louis Nguyễn Anh Tuấn - chủ tế. Đồng tế cùng ngài có cha Tôma Trần Văn Hội, chánh xứ An Lạc, cha phó Hiêrônimô Trần Anh Nhật, và quý cha khách mời.

Đến hiệp dâng Thánh lễ, ngoài các em thiếu nhi còn có quý souer Dòng Tu Hội, quý vị phụ huynh, cha mẹ đỡ đầu, cùng đông đảo cộng đoàn trong và ngoài giáo xứ.

Đúng 17g30, 50 em trong trang phục mới trắng tinh thắp sáng ngọn nến trên tay cùng bố mẹ đỡ đầu rước Đức cha cùng quý cha từ hội trường vào trong thánh đường trong sự chào đón của cộng đoàn.

Sau bài Tin Mừng, cha xứ giới thiệu danh sách các em được lãnh nhận bí tích Thêm Sức hôm nay lên Đức cha và cộng đoàn.

Trong bài giảng lễ, Đức cha Louis chia sẻ cho các em và cộng đoàn: Con người và các sinh vật khác trên trái đất này có được sự sống, là nhờ hít thở không khí. Thật vậy, Thiên Chúa đã tạo dựng nên muôn loài vạn vật, và tạo dựng con người nên giống hình ảnh của Ngài. Chỉ vì yêu thương mà Thiên Chúa đã ban Con Một xuống thế gian làm người để cứu chuộc cho chúng ta, ngoài Chúa Con ra, các con còn có Chúa Thánh Thần, là Đấng bảo trợ cho các con. Chính Ngài xuống dạy dỗ và biến đổi các con nên một lòng một ý. Nhờ đó, mà chúng ta mới phân biệt được đâu là việc làm tốt và việc làm xấu để cùng nhau xây dựng một gia đình, giáo xứ, và Giáo hội ngày được phát triển.

Ngài nhấn mạnh: “Hôm nay, các con sẽ được lãnh nhận ấn tín Chúa Thánh Thần, để các con ra đi làm chứng nhân cho tình yêu của Đức Kitô giữa môi trường sống của mình”.

Sau bài giảng; các em được lãnh nhận bí tích Thêm Sức thắp sáng ngọn nến cháy trên tay lập lại lời tuyên xưng đức tin khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội, Đức cha đọc lời nguyện ban bí tích Thêm Sức cho các em. Sau đó, lần lượt từng em cùng bố hoặc mẹ đỡ đầu tiến đến trước mặt Đức cha để ngài xức dầu thánh trên trán và trao ban bình an cho các em. Đồng thời, ca đoàn thầm hát bài “Thánh Thần hãy đến”.

Sau lời nguyện hiệp lễ, ông Chủ tịch HĐMVGX lên cảm ơn Đức cha chủ tế, quý cha, quý souer, cùng các anh chị huynh trưởng là những người đã hy sinh thời gian công sức truyền đạt kiến thức giáo lý cho các em trong suốt thời gian qua, nhờ đó mà các em mới có được kết quả và niềm vui này.

Để tỏ lòng tri ân, bó hoa tươi thắm được em thiếu nhi dâng lên cảm ơn Đức cha trong tiếng pháo tay giòn giã của các em và cộng đoàn.

Đáp từ, Đức cha Louis rất vui khi về thăm mục vụ tại giáo xứ. Nhân đây, ngài cũng chia sẻ thêm: Định hướng của Giáo hội Việt Nam trong năm 2018 là “Đồng hành với các gia đình trẻ”, vì vậy, ước mong các gia đình hãy duy trì bữa ăn tối trong gia đình. Đồng thời, trong bữa ăn, không sử dụng Facebook trên điện thoại, không ăn những thức ăn nhanh, không chì trích nói xấu nhau. Ngoài ra, còn phải cùng nhau đọc kinh tối trong gia đình nữa.

Thánh lễ khép lại lúc 19g00. Sau Thánh lễ, Đức cha, quý cha, cùng các em chụp chung tấm hình kỷ niệm. Trước khi ra về, các anh chị huynh trưởng trao cho mỗi em lãnh nhận bí tích Thêm Sức một hộp bánh.

 
Giáo họ Lạc Ngoại- GP Bùi Chu : Đại Lễ Mừng Kính Đức Nữ Trinh Maria Diễm Phúc Núi Carmel
BTT Giáo họ Lạc Ngoại
11:38 19/07/2018
Trong niềm hân hoan vui mừng cùng với toàn thể hội thánh mừng kính Đức nữ trinh Maria Diễm phúc núi Carmel. Giáo họ Lạc Ngoại đã long trọng cung nghinh Đức Mẹ và cử hành thánh lễ trọng thể mừng kính Đức nữ trinh Maria diễm phúc núi Carmel- quan thầy Giáo họ vào chiều thứ 7 ngày 14/7/2018

Lòng yêu mến Đức Mẹ và tinh tinh thần Đức tin mạnh mẽ của mọi con tim trong Giáo họ được thể hiện qua cuộc cung nghinh Đức Mẹ và các thánh rất trọng thể quy tụ mọi thành phần dân Chúa trong và ngoài Giáo họ.

Xem Hình

Đặc biệt cao điểm là thánh lễ được cử hành vào lúc 17h30 do cha Giuse Phạm Văn Thanh- Giảng viên ĐCV Đức Mẹ vô nhiễm Bùi Chu chủ tế, cùng đồng tế với ngài có cha xứ Giuse Trần Duy Khấn, cha Giuse Vũ Ngọc Tứ- Giám đốc HV Teresa Avila Bùi Chu- Giảng viên ĐCV Đức Mẹ vô nhiễm Bùi Chu. Cùng hiệp dâng thánh lễ có quý thầy, quý dì, quý khách và đông đảo mọi thành phần dân Chúa trong và ngoài Giáo họ

Mở đầu thánh lễ Cha chủ tế Giuse ngỏ lời chúc mừng giáo họ nhân dịp mừng đại lễ Đức Mẹ Carmel quan thầy Giáo họ, ngài đã giải thích lịch sử ngọn núi Carmel, đồng thời nói sự can thiệp của của Đức Mẹ đã ra tay che chở đoàn con mẹ trong cơn nguy khốn. Qua đó ngài ý thức cộng đoàn hãy tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa và bàn tay che chở của mẹ. Sau kinh vinh danh là phần phụng vụ lời Chúa

Chia sẻ lời Chúa trong thánh lễ là cha Giuse Vũ Ngọc Tứ. Trước hết ngài đã dẫn đưa cộng đoàn qua các câu chuyện để nói lên vai trò của Đức tin, tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng, vun trồng và gìn giữ Đức tin. Chính Đức tin đã quy tụ và giúp các gia đình, các cộng đoàn trở lên hiệp nhất và yêu thương nhau.

Ngài cũng đã giúp công đoàn nhắc nhớ lại lịch sử đức tin vẻ vang hơn 1 thế kỷ qua để qua đó giúp cộng đoàn ý thức gia tài Đức tin mà Thiên Chúa đã trao ban qua các vị tiền nhân

Tiếp đến ngài đã nhắc đến lịch sử núi thánh Carmel qua ngôn sứ Elia để qua đó nói nên sự yêu thương, che chở con cái của mẹ. Đồng thời ngài mời gọi cộng đoàn hãy chạy đến với mẹ, noi gương các nhân đức của mẹ để trở lên 1 cộng đoàn sống hiệp nhất và yêu thương

Sau cùng ngài cầu chúc cho cộng đoàn Giáo họ ngày càng được nuôi dưỡng, lớn lên và thăng tiến về mọi mặt đặc biệt là lòng đạo đức để sống Đức tin và không ngừng đem tin mừng tình yêu của Chúa đến cho tha nhân

Tiếp theo là phần phụng vụ thánh thể, mọi lo toan, lắng lo, vất vả như của lễ dâng lên Thiên Chúa

Cuối thánh lễ một vị đại diện cho cộng đoàn Giáo họ đã nói lên tâm tình tri ân quý cha, quý tu sĩ, quý HĐMV Giáo xứ, quý khách và toàn thể cộng đoàn, vì lòng yêu mến Đức Mẹ đã về hiệp dâng thánh lễ và cầu nguyện cho cộng đoàn Giáo họ

BTT Giáo họ Lạc Ngoại

Ảnh: Nguyễn Dương

 
Khóa học Truyền hình và Editing video TV VietCatholic cho Linh mục và Nữ tu du học
VietCatholic
11:49 19/07/2018
KHÓA HỌC TRUYỀN HÌNH VÀ EDITING VIDEOS
với sự tham dự của 20 Linh mục, Chủng sinh và Nữ tu Việt Nam đang du học tại Hoa Kỳ
tại Văn phòng VietCatholic Nam California -- từ ngày 15-21/7/2018


VietCatholic tổ chức và bảo trợ và với sự nâng đỡ của: Đức ông Phạm quốc Tuấn & Cha Nguyễn Quốc Dũng, CSsR
Ban Giảng dạy: Cha Gioan Trần Công Nghị, Cha Bart. Nguyễn Đình Phước
Các chuyên viên kỹ thuật và video editing: Anh Nguyễn Hóa, Anh Lê Sự, Anh Chị Phạm Thái
Các chuyên viên chương trình TV: Anh Lưu văn Lễ và Anh Mai Tuấn, Thanh Lan, Thanh Thảo, cùng Nhóm phóng viên và XNV VietCatholic

Chúa Nhật 15/7/2018: Khai mạc khóa học:
-Thánh lễ lúc 5g chiều do Đức ông Tuấn chủ tế, Cha Dũng giảng lễ, và quí cha đồng tế.
-Bữa ăn thân hữu giới thiệu Ban huấn luyện, khóa sinh, và các cộng tác viên VietCatholic

Hình ảnh do Kingston Bùi
Hình ảnh do William Nguyễn Ngọc

Thứ hai (16/7): Tổng quát về Truyền thông Truyền hình và tầm quan trọng
-Bài thuyết trình “Giáo hội hôm nay coi trọng tầm ảnh hưởng của truyền thông và truyền hình trong việc Rao giảng Tin Mừng” do Cha Trần Công Nghị
-Bài chia sẻ: “Tầm quang trọng của Truyền Thông và Truyền Hình tại Việt Nam” do Cha Phaolo Nguyễn Văn Công (đến từ Việt Nam)
-Cài đặt Adobe 2018: Premiere Pro, Audition, Photoshop và các ứng dụng khác sử dụng trong khóa học (do Cha Phước, Anh Hóa & Anh Sự)
-Anh Mai Tuấn (Đài VBS) trình bày về: Nghệ thuật phỏng vấn.
-Nghệ sĩ Thanh Thảo với đề tài: Cách thức Trình bày bản tin như thế nào?
-Học viên thực tập những bài học (với sự hướng dẫn của Ban giảng huấn)

Thứ Ba (17/7): Cắt ghép hình ảnh, Làm video, ghép transition.
-Cha Nghị, Anh Hóa, anh Sự: sẽ giúp về cách đặt ánh sáng và quay video trong và ngoài phòng thu, cách lấy góc quay, cách căn chỉnh và sử dụng Camera.
-Cha Phước, Anh Hóa & Anh Sự: Các học viên chia nhóm thực tập quay video trong phòng thu và ngoài trời, để lấy video cho việc học ráp nối video và edit cho việc họp tập.
-Cha Phước, Anh Hóa & Anh Sự: Cắt, ghép, chỉnh video; Làm Title, Chạy Chữ trên Adobe Premiere.
-Học viên tự thực tập thêm (Các buổi thực tập có: Cha Phước, anh Hóa, anh Sự và cha Nghị hướng dẫn.
-Thành quả TV Thời sự và Thế giới ngày nay đây là chương trình do chính các học viên đã học quay phim, làm bản tin,
trình bày bản tin, thực hành ráp nối và ra thành video cho chương trình TV VietCatholic

Thứ Tư (18/7): Thực tập Editing Video: Cắt ghép hình ảnh, Làm video, ghép transition [tiếp theo].
-Cha Nghị, Cha Phước, Anh Hóa & Anh Sự: Cắt, ghép, chỉnh video; Làm Title, Chạy Chữ trên Adobe Premiere.
-Quay phim ngoài trời, ghi hình, synchonize âm thanh phòng thu và âm thành video quay ngoài trời. Thực tập làm bản hát cho DVD
-Thành quả: Video bài Thánh ca “Chính Chúa Chọn Con” do chính quí Cha, Thầy và Nữ tu học viên trình bày và editing
-Cha Phước, Anh Hóa: Làm Title, Chạy Chữ trên Adobe Premiere.
-Nối và Cắt video với sofware Ultra Video Joiner.
-Thực tập edit cắt ghép hình ảnh, làm nền, logo trên Adobe Photoshop.
-Cách lấy nguồn video về từ YouTube.
-Học viên tự thực tập thêm.

(Khóa học còn đang tiếp diễn...)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Giận Hờn
Đặng Đức Cương
20:11 19/07/2018
GIẬN HỜN
Ảnh của Đặng Đức Cương
Không giận hờn sao ngoảnh mặt quay lưng
Trốn chạy nhau giữa một ngày hạ trắng
Cho hồn thơ vật vờ câu thinh lặng
Giấy bút sầu nghiên mực cũng băn khoăn..
(Trích thơ của Đỗ Mỹ Loant)
 
Thánh Ca
Chính Chúa Chọn Con, Tác giả: Hồng Bính; Trình bày: Nhóm Học Viên Truyền Thông VietCatholic 2018
VietCatholic Network
11:17 19/07/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ca khúc: Chính Chúa Chọn Con

Tác giả: Hồng Bính

Trình bày: Nhóm Học Viên Truyền Thông VietCatholic 2018

Chẳng phải con đã chọn Ngài, nhưng chính Ngài chọn con trước đó

Chẳng phải con đã yêu Chúa, nhưng chính Ngài yêu con từ trước.

Từ lúc con chưa biết yêu Ngài, từ lúc con chưa nhận biết Ngài

Ngài yêu con giữa muôn người Ngài đã chọn con.

Xin dùng con theo ý của Ngài, làm tay chân cho người què cụt, cùng làm tai cho người bị điếc.

Xin dùng con theo ý của Ngài, làm đôi mắt cho người bị mù, làm tiếng kêu cho người bị oan.

Xin gởi con đi tới mọi miền, để đem cơm cho người nghèo hèn, và tặng nước cho người còn khát.

Xin gởi con vào khắp muôn nhà, tặng thuốc thang cho người bệnh tật, tặng chiếu chăn cho người lạnh co.

Xin gởi con ra khắp nẻo đường, bàn tay nâng ánh đèn dọi đường, tỏa lửa ấm cho người lạnh giá.

Xin gởi con ra khắp nẻo đường, cảm thông chia vui buồn phận người, và sớt chia cho đời niềm vui.

Xin gởi con vào khắp thôn làng, ủi an trao cho người khổ sầu, gợi lòng tin cho người buồn chán.

Xin gởi con vào khắp buôn làng, niềm vui trao những người buồn phiền, người lắng lo xin gởi bình an.