Ngày 08-07-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:43 08/07/2014
CÁNH CỦA CON GÀ
N2T

Con lừa hỏi con gà:
- “Cũng có cánh tại sao đại bàng biết bay, mà anh thì chỉ có kiếm ăn trên mặt đất?”
Con gà lớn tiếng kinh ngạc:
- “Cái gì, tôi có cánh à?”
Con lừa cũng lớn tiếng kinh ngạc:
- “Hả, anh không có cánh sao?”
Con gà hoảng sợ giật mình khiếp vía:
- “Trời ạ, cái này là cánh của tôi sao ? Tôi nghĩ rằng mẹ tôi cho tôi để làm áo gió chứ!”
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Bổn phận của các nhà giáo dục là không những truyền đạt kiến thức cho học trò, mà còn có bổn phận khơi dậy các khả năng có nơi học trò mà chính chúng nó cũng không biết, bằng không, nhân tài của đất nước sẽ dần dần mai một.
Một cộng đoàn trưởng thành là một cộng đoàn biết khơi dậy cái tôi của cá nhân, có nghĩa là biết làm cho mỗi cá nhân phát huy đựơc khả năng của mình để xây dựng cộng đoàn.
Nếu chúng ta là người lãnh đạo cộng đoàn lớn hay nhỏ, thì nên thúc đẩy các thành viên trong cộng đoàn phát huy các năng khiếu của họ, để cộng đoàn có thể phát triển và trưởng thành.
Đức Chúa Giê-su đã làm như thế khi chọn các tông đồ, hãy nhìn các tông đồ xem sao, từng người với những năng khiếu riêng tư, đã được Đức Ngài chọn lựa, khuyến khích và đặt họ vào đúng công việc và khả năng của mỗi người, và thế là Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su ở trần gian phát triển mãi không ngừng cho đến ngày tận thế...
Ơn Chúa ban cho là để chúng ta bay bổng lên trời, chứ không phải để chúng ta làm cảnh như mặc áo gió khi trở có chút se se lạnh.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

------------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:46 08/07/2014
N2T

18. Cần đốt lên lửa yêu thương, bởi vì có yêu thương thì tự nhiên sẽ đối đãi tốt với mọi người, tự nhiên luôn nói những lời yêu thương, và trong tâm hồn của con người sẽ tự nhiên thu hoạch được rất nhiều hiệu quả.

(Thánh Francicus Xavier)
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Người gieo giống và hạt giống
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:18 08/07/2014
Chúa Nhật XV THƯỜNG NIÊN, năm A
Mt 13, 1-23

NGƯỜI GIEO GIỐNG và HẠT GIỐNG.

Chúa Nhật 15 thường niên, năm A nhằm trình bày cho chúng ta về Lời của Chúa. Ở đây, nhằm kêu gọi những người nghe giảng biết đón nhận và thực thi những lời giảng dạy về Nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu đưa ra ví dụ người đi gieo giống, hạt giống được các loại đất đón vào nhưng kết quả lại thật khác nhau vì các thửa đất, các loại đất không được chuẩn bị, không sửa soạn vv…Còn những người nghe Lời Chúa cũng phải được sửa dọn để Lời Chúa đến biến đổi và sinh hoa trái thiêng liêng tốt đẹp vì Nước Trời đã đến.

Tại Palestine, người Do Thái thời Chúa Giêsu thường gieo giống trước khi cầy cuốc. Đất người ta gieo hạt vẫn là những thửa đất chưa được dọn, còn có cả những lối đi, những đường mòn, những bụi gai, những sỏi đá. Sau khi gieo xong họ mới cuốc xới và những nhát cuốc, lưỡi cày sẽ vùi lấp hạt giống, chờ đợi những cơn mưa đầu mùa xuống làm hạt nẩy mầm. Người gieo giống trong đoạn Tin Mừng này là Chúa Giêsu gieo Lời Chúa xuống trần gian hay chúng ta cũng có thể hiểu là Thiên Chúa Cha gieo hạt giống của Người là chính Chúa Giêsu trên thế giới, trên trái đất, trên trần gian vv..Các môn đệ là những người sống gần Chúa, được Chúa dạy bảo nên biết nhiều hơn, hiểu nhiều hơn, đồng thời các môn đệ chấp nhận mình là những kẻ bé mọn, do đó, được Chúa yêu thương mặc khải những mầu nhiệm Nước Trời.Thánh Matthêu viết cho người Do Thái, nên Ngài cho biết người Do Thái đã biết Cựu ước, họ sẽ được Chúa cho thêm Tân ước để hoàn thiện, còn những kẻ tưởng mình đã có luật Môsê không đón nhận thêm Tân ước thì ngay chính luật môsê cũng không cứu nổi họ.

Bài Tin Mừng hôm nay với lời giải thích của Chúa giúp chúng ta hiểu được bản văn tuyệt vời của thánh Matthêu và hình ảnh rất ấn tượng của người gieo giống, hạt giống và các loại thửa vườn. Tuy nhiên, nó cũng là lời chất vấn chúng ta khiến chúng ta khó trả lời về thái độ đối với Lời Chúa đã đến từ Chúa và đã tràn ngập trên thế gian. Hạt giống đã được các môn đệ, các tông đồ, các sứ giả gieo vãi khắp nơi và gieo đi gieo lại mãi mãi trên trần gian.Chúng ta hạnh phúc vì chúng ta đã được chứng kiến sự phồn vinh, phát triển của cánh đồng lúa chín vàng khắp nơi, dân Chúa mỗi ngày mỗi gia tăng ở trên thế giới. Chúng ta đã được nghe nhiều người giảng thế nhưng nhiều khi Lời Chúa cứ qua tai bên này lọt tai bên kia. Và chúng ta vẫn như nghe văng vẳng bên tai Lời Chúa hạch hỏi chúng ta :” lòng dân này đã ra chai đá “
Chúa luôn nhắc nhở chúng ta, nhắc nhở mọi người hãy dọn sạch thửa đất tâm hồn, gia đình, môi trường, giáo họ, giáo xứ khỏi mọi gai góc, sỏi đá và nắng cháy khô, để hạt giống Lời Chúa có điều kiện, có cơ hội mọc lên tươi tốt, làm cho tâm hồn thoải mái, mát rượi, đem lại niềm vui, hạnh phúc, lý tưởng cho từng người, từng gia đình, cả giáo họ, giáo xứ vv…

Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã sai Con Một Của Ngưiời là Chúa Giêsu đến trần gian trong một gia đình, rồi đến tuổi đã định, Ngài rời bỏ tổ ấm gia đình ra đi truyền giảng Lời của Chúa, làm cho nhân loại nhận tra Nước Trời…sau đó có biết bao lớp người nối tiếp sứ mạng của Chúa Giêsu, ra khỏi chính mình với niềm tin và hy vọng đem Lời Chúa gieo vãi niềm hạnh phúc cho mọi người, cho tha nhân vv…Công Đồng Vaticanô II viết :” Giáo Hội là Giáo Hội truyền giáo “, chính vì thế mỗi người chúng ta đã giống Đức Kitô trong việc loan báo Tin mừng chưa ? Tâm hồn mỗi người chúng ta là thửa đất nào khi lãnh nhận Lời Chúa ? Chúng ta có hạnh phúc khi hiểu được mầu nhiệm Nước Trời và chúng ta có vui sướng khi Chúa mạc khải mầu nhiệm Nước Trời cho những kẻ bé mọn là chúng ta không ?

Nữ tu Emmanuel-Marie, Ẩn sĩ Dòng Clara đã viết :” Lời đã chu toàn vai trò gieo hạt của nó rồi; vậy đâu là thu hoạch của chúng ta ? Hôm nay, chúng ta có được kể trong số những người mà ông Isaia chỉ ra trong sấm ngôn của ông không ? Chúng ta có sợ thấy, sợ nghe và hiểu không ? Sợ bị lôi kéo đi xa hơn nơi chúng ta thực tình muốn đến ? Thửa đất tâm hồn chúng ta là chỗ này, hay chỗ kia, tùy ngày và tùy hứng ? Dù đang ngồi trên bờ, hay đã trở về nhà, trong bầu khí thân thương yên ắng, nhàn rỗi ở một chỗ chưa quen, chúng ta hãy cầu xin Đức Giêsu bổ sung thêm một môi sinh thuận lợi cho Tin Mừng, để cho được nhiều hoa mầu hơn bằng cách nghe cho đúng hơn! Hoa trái của Người chờ đợi chúng ta : mắt các bạn thật có phúc vì được thấy! Và tai các bạn nữa : chúng được nghe ! Hạnh phúc là ở Lời của Người”.

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn sẵn sàng nghe Lời Chúa và nhiệt thành gieo niềm vui nơi mọi người. Xin làm cho tâm hồn chúng con trở thành thửa đất tốt để Lời Chúa được gieo vãi và mọc lên tốt tươi, sinh hoa kết quả dồi dào. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Người gieo giống ám chỉ ai ?
2.Cánh đồng lúa chín là gì ?
3.Hạt giống là gì ?
4.ÔBAC có bình tĩnh và tin vào Chúa trong những lúc gặp khó khăn không ?
5.Lời Chúa có cần được sửa soạn không ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hoạt động của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV trong Đệ Nhất Thế Chiến
Linh Tiến Khải
10:42 08/07/2014
Phỏng vấn Linh Mục Massimo Mancini giáo sư Lịch sử Giáo Hội phân khoa Thần Học Triveneto Venezia bắc Italia

Trong các tuần tới đây Âu châu tưởng niệm 100 năm Đệ Nhất Thế Chiến bùng nổ, một cuộc chiến đã khiến cho 20 triệu người thiệt mạng và tàn khốc hơn tất cả mọi cuộc chiến trước đó, vì có sư tham dự của nhiều nước trên thế giới và việc sử dụng các vũ khí mới chưa từng có như máy bay, xe tăng, tầu ngầm, và cả vũ khí hóa học nữa.

Năm 1914 tình hình Âu châu căng thẳng vì các đối nghịch giữa các cường quốc lớn Pháp, Đức và Anh. Hai nước Pháp và Anh có nhiều thuộc địa rộng lớn cung cấp các nguyên liệu rẻ tiền và hầu như vô tận. Đức mặc dù có nền kinh tế phát triển vượt Pháp và bắt kịp Anh quốc, nhưng có ít thuộc địa, nên không có các nguồn tài nguyên phong phú và có thị trường quốc tế nhỏ hơn so với Pháp và Anh. Pháp và Anh muốn ngăn chặn nền kinh tế bành trướng đang lên của Đức. Ngoài sự cạnh tranh kinh tế này, còn có sự đua tranh chính trị nữa. Các cường quốc Âu châu muốn kiểm soát vùng Balcan và biển Địa Trung Hải, nhất là người Nga và người Áo muốn lợi dụng sự yếu kém của đế quốc Ottoman để bành trướng bằng cách chinh phục các vùng đất làm thành bán đảo Balcan. Có một yếu tố khác nữa tạo ra các căng thẳng lớn giữa các nước đó là khuynh hướng quốc gia, đặc biệt là của Pháp vì Pháp muốn chiếm các vùng đất Alsace và Lorraine đã bị mất trong chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870-1871. Italia thì muốn chiếm lại miền Trento và Trieste.

Chính trong tình hình đua tranh căng thẳng đó Trưởng quận công Francesco Ferdinando, người sẽ kế vị vua Áo, và vợ bị một sinh viện người Serbi ám sát ngày 28 tháng 6 năm 1914 tại Sarajevo. Vụ ám sát này đã là cớ khiến cho Đệ Nhất Thế Chiến bùng nổ giữa các đế quốc vùng trung Âu châu là Đức, Áo, Hungari, Ottoman, và các cường quốc của Thỏa hiệp tay ba gồm Pháp, Anh và Nga. Đức mơ thành lập một nước lớn bao gồm tất cả các vùng nói tiếng Đức. Trong khi Nga ước muốn hiệp nhất tất cả các dân tôc nói tiếng Slave.

Thế là Áo tuyến chiến với Serbia, vì coi Serbia là nơi tiếp đón mọi lực lượng Slave đòi độc lập, và muốn trừng phạt vùng đất này một lần cho luôn mãi. Chỉ nội trong mấy ngày nhiều quốc gia khác nhau tham chiến. Bên cạnh Đức, Áo là Thổ Nhỉ Kỳ, Bulgaria, Nhật Bản và Rumania. Các người đảng xã hội và các tín hữu Công Giáo chủ trương hòa bình, nhưng lập trường của họ không được lắng nghe. Các phe lâm chiến cũng không chú ý đến các lời cảnh cáo rất nghiêm ngặt của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV coi chiến tranh là hậu qủa của ích kỷ, của chủ thuyết duỵ vật và việc thiếu các giá trị luân lý và tinh thần.

Ban đầu người ta chỉ nghĩ tới một cuộc chiến kết thúc nhanh chóng, nhưng mọi tính toán đều sai và cuộc chiến biến thành ”chiến tranh hầm trú” kéo dài hết năm này sang năm khác. Binh sĩ đào các đường hầm dài hàng trăm cây số, với các bãi mìn và hàng rào kẽm gai, rồi sống và di chuyển trong đó để cầm chân nhau. Mặt trận trải dài hàng ngàn cây số giữa hai bên và cần binh sĩ tới độ phải tổng động viên đàn ông con trai. Tình trạng này bắt buộc các phụ nữ phải làm việc trong các nhà máy sản xuất quân trang quân dụng. Tuy có các trận đánh đẫm máu nhưng không bên nào tiến được. Người ta đã phải dùng tới máy bay oanh tạc các đường hầm từ trên cao, cũng như xe tăng, hơi ngạt và súng phun lửa.

Phía ngoài biển hải quân Anh phong tỏa không cho quân Đức tiếp viện. Quân Đức bắt đầu sử dụng các tầu ngầm và nạn nhân thường là các tầu của Hoa Kỳ tiếp tế cho Anh quốc.

Năm 1917 các cuộc tàn sát thê thảm bị phơi bầy trước mắt mọi người. Mặc dù Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV liên tục kêu gọi ngưng chiến và dịnh nghĩa nhân loại đáng xấu hổ, chiến tranh vẫn tiếp diễn khiến cho các dân tộc Âu châu mệt mỏi vì đói khát, hàng ngàn người tị nạn về nhà với thân thể què cụt. Không còn nông dân để cầy cấy, cũng không còn công nhân trong các hãng xưởng, tất cả đều do phụ nữ, trẻ em và người già đảm trách.

Mùa xuân năm 1917 nhiều vụ nổi dậy đã bắt buộc Nga hoàng Nicola II phải từ chức, hàng triệu binh sĩ Nga mệt nỏi đói khát bỏ chiến tuyến về nhà. Đảng Bônxêvích của Lenin lên nắm quyền, và ký thỏa hiệp đình chiến và hòa bình với Đức. Nga ra khỏi chiến tranh nhưng mất Ba Lan, Estonia, Lettonia, Lituania và Phần Lan. Được rảnh tay, Áo và Đức dồn toàn lực đánh Pháp, Anh và Italia.

Vụ tầu xuyên đại tây dương Lusitania bị quân Đức đánh chìm làm cho 124 người Mỹ bị chết, khiến cho vào mùa xuân năm 1917 Hoa Kỳ tuyên chiến với Đức. Cùng với các binh sĩ Mỹ là các đồ tiếp tế, quân trang quân dụng và thực phẩm. Trên bình diện quân sự tuy không tiến xa hơn, nhưng Đức và Áo xem ra còn vững. Nhưng trên bình diện kinh tế thì vô cùng thảm hại, vì đồng ruộng bị bỏ hoang không có người canh tác, thiếu nhiên liệu, thực phẩm, cả đến phần ăn của binh sĩ cũng bị hạn chế. Sau các nỗ lực cuối cùng tấn công mà không chiến thắng, tháng 11 năm 1918 Áo ký thỏa hiệp ngưng bắn với Italia, và Đức xin cầu hòa. Các vụ nổi loạn của dân chúng đã khiến cho hai hoàng đế Áo và Đức phải từ chức.

Chính trong bối cảnh chiến tranh trên đây ngày mùng 3 tháng 9 năm 1914 Đức Hồng Y Giacomo Della Chiesa, Tổng Giám Mục Bologna, được bầu làm Giáo Hoàng, lấy tên là Biển Đức XV. Vụ bầu cử đã diễn ra giữa tiếng bom đạn của Đệ Nhất Thế Chiến, mà Đức tân Giáo Hoàng định nghĩa là một ”tai ương vô ích”. Trong hơn 7 năm làm Giáo Hoàng Đức Thánh Cha Biển Đức XV tìm cách ngăn chặn cuộc xung khắc, hăng say tái phát động các tương quan với miền nam thế giới và Viễn Đông, công bố Bộ giáo luật mới, giảm các giọng điệu của phong trào duy tân tiến, tái tổ chức việc truyền giáo, và ủng hộ tín hữu Công Giáo trong cuộc sống chính trị. Nhưng hoạt động lớn nhất của ngài là hoạt động cho hòa bình.

Sau đậy chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Linh Mục Massimo Mancini, giáo sư Lịch sử Giáo Hội phân khoa Thần Học Triveneto Venezia bắc Italia, về hoạt động của Đức Thánh Cha Biển Đức XV cho hòa bình.

Hỏi: Thưa cha Mancini, trong lịch sử Giáo Hội thuộc thế kỷ XX gương mặt của Đức Thánh Cha Biển Đức XV xem ra là một gương mặt lu mờ, ít đựơc biết tới, có đúng thế không?

Đáp: Đức Biển Đức XV là một vị Giáo Hoàng đã sống trong các hoàn cảnh khó khăn, khi Tòa Thánh chưa được thừa nhận trên bình diện quốc tế, nhưng ngài đã thành công trong việc là một đối tác có giá trị và hữu hiệu bên cạnh các quốc gia hùng mạnh để đi tới hòa bình. Cả khi hòa bình đã chỉ tới sau bốn năm chiến tranh. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV mời gọi mọi dân tộc lâm chiến làm hòa với nhau. Ngài đã không bênh vực bên nào hết, và đây là một khía cạnh sẽ bị nhiều người chỉ trích. Nhưng Đức Biển Đức XV biết rằng nhiệm vụ của ngài là cha của tất cả mọi kitô hữu, là đưa mọi người tới hòa bình, mà không ủng hộ nước nào cả. Và điều này đã không được người ta hiểu.

Hỏi: Đã không chỉ có các lời kêu gọi hòa bình, nhưng nhờ kinh có nghiệm ngoại giao Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV tìm mọi cách để giải quyết các xung khắc, có đúng thế không thưa cha?

Đáp: Đúng thế, một mặt ngài lo cống hiến sự trợ giúp cho tất cả những người bị thiệt hại bởi chiến tranh chừng nào có thể. Mặt khác sau ba năm chiến tranh đẫm máu và thê thảm Đức Biển Đức XV đã đưa ra một đề nghị và gửi một văn thư ngoại giao cho tất cả các cường quốc lâm chiến, bằng cách chỉ cbo họ thấy các giải pháp cho các vấn đề cụ thể. Nhưng lời đề nghị cụ thể của ngài bị các cường quốc khước từ, ngoại trừ vua Carlo I của nhà Asburgo. Chắc chắn đó đã không phải là một chiến thắng, nhưng là một thời điểm tiên tri lớn từ phía Đức Giáo Hoàng.

Hỏi: Liên quan tới công tác truyền giáo, Đức Biển Đức XV cũng đã để lại dấu vết hoạt động của ngài, có đúng thế không thưa giáo sư?

Đáp: Vâng, với Tông thư ”Maximum illud” công bố ngày 30 tháng 11 năm 1919 Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV đã trao ban cho công tác truyền giáo một sức đẩy mới, băng cách tìm thực hiện chương trình của một hàng giáo sĩ địa phương. Như thế các giám mục, linh mục là những người dân bản địa, một việc truyền giáo không gắn liền với chế độ thực dân của các cường quốc âu châu, nhưng để cho nổi bật lên các tài gnuyên và nhân lực của các dân tộc địa phương cần được rao truyền Tin Mừng, cho một sứ điệp thực sự tin mừng.

Hỏi: Đức Biển Đức XV đã là một vị Giáo Hoàng canh tân nhìn xa thấy rộng liên quan tới cả sự dấn thân của tín hữu Công Giáo trong lãnh vực chính trị nữa, có đúng thế không thưa cha?

Đáp: Vâng, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV cũng là một người rất chú ý tới sự hiện diện của tín hữu Công Giáo trong lãnh vực chính trị tại các nước khác nhau. Trước tiên là tại Italia ngài đã ủng hộ việc thành lập Đảng nhân dân mới Italia của linh mục Luigi Turzo. Đây là đảng phái chính trị đầu tiên tại Italia có nguồn hứng Công Giáo. Dưới triều đại của Đức Biển Đức XV cũng đã có các thương thảo ngầm để đem lại giải pháp cho ”Vần đế của Roma” đã kéo dài hàng chục năm trời và là nguyên do xung khắc giữa Italia và Tòa Thánh. (RG 29-6-2014)
 
Đại Hội lần thứ 37 của Phong trào Canh tân đặc sủng Thánh Linh Italia tại Roma
Linh Tiến Khải
10:43 08/07/2014
Chiều Chúa Nhật mùng 1-6-2014 Đức Thánh Cha Phanxicô đã tham dự đại hội lần thứ 37 của Phong trào Canh tân đặc sủng Thánh Linh Italia tại sân vận động Olimpico ở Roma. Trong số các tham dự viên có hơn 1300 nhân viên thiện nguyện, 1500 đại diện cho 52 quốc gia trên thế giới, 1000 lnh mục, 150 đại chủng sinh, 350 nữ tu và 3000 trẻ em.

Đại hội đã bắt đầu sáng thứ bẩy 31-5-2014 và kéo dài tới chiều Chúa Nhật mùng 1-6-2014 với đề tài ”Các con hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. Cho một Giáo Hội đi ra ngoài và truyền giáo”. Đã có 52.000 người tham dự thánh lễ do Đức Hồng Y Stanislaw Rylko, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về giáo dân chủ sự.

Cùng dấn thân chuẩn bị đại hội lần này có ”Tổ chức Canh tân đặc sủng Thánh Linh thế giới” và ”Huynh đoàn Công Giáo các cộng đoàn ái hữu giao ước đặc sủng”.

Phong trào Canh Tân Đặc Sủng Thánh Linh đã chào đời hồi tháng giêng năm 1967 bên Hoa Kỳ, nhờ cuộc gặp gỡ của vài sinh viên Công Giáo với thế giới Pentecostal.

Được Hội Đồng Gám Mục Hoa Kỳ chấp nhận, từ đó như một ngọn lửa bùng cháy Phong trào Canh Tân Đặc Sủng Thánh Linh lan nhanh trong Giáo Hội Công Giáo. Năm 1971 Phong trào lan sang Italia và được gọi là “Canh Tân Đặc Sủng Công Giáo”, rồi ”Canh Tân Đặc Sủng trong Thánh Linh” như là hiệu qủa của suy tư thần học đầu tiên và trung gian văn hóa mà các người khởi xướng phải có để chứng thực căn cước Công Giáo của nó.

Tên gọi này được rút ra từ thư thánh Phaolô gửi Titô, trong đó thánh nhân khẳng định rằng chúng ta được cứu rỗi ”nhờ một sự tẩy rửa tái sinh và canh tân trong Thánh Thần” (Tt 3,5). Tính cách không thể nhầm lẫn được của tên gọi là sự chú ý đến Chúa Thánh Thần, chứ không phải là các ơn của Chúa Thánh Thần. Như thế hiển nhiên là không ai có thể nói mình là đặc sủng, nếu không quy chiếu về Giáo Hội là đặc sủng.

Đây là điều rất quan trọng, mà thường khi nhiều thành viên, kể cả một số linh mục của Phong trào, có nguy cơ hiểu sai lệch, khi chỉ chú ý tới các đặc sủng, cách riêng đặc sủng nói hay cầu nguyện bằng tiếng lạ, và hiện tượng té ngã khi cầu nguyện. Từ đó các thành viên này đi tới kết luận hoàn toàn sai lạc cho rằng ai không nói được tiếng lạ khi cầu nguyện và không té ngã, thì không nhận được ơn của Chúa Thánh Thần. Một sai lạc có tính cách ”bệnh hoạn” khác nữa là từ khi sinh hoạt trong Phong trào, một số thành viên gặp ai cũng muốn đè đầu người ta ra đặt tay cầu nguyện, và tệ hại nhất là trông thấy ma qủy ở khắp mọi nơi, cái gì cũng cho là do ma qủy gây ra, tệ hại nhất là có cung cách hành xử kỳ thị và gây chia rẽ trong cộng đoàn. Không kể kiểu cầu nguyện múa máy, quay cuồng, la hét, té xỉu, co giật gây chia trí và hoảng sợ, những thái độ lệch lạc trên đây chắc chắn đã là lý do khiến cho các vị hữu trách tại nhiều nơi không cho phép phong trào hoạt động.

Ngày nay Phong trào Canh Tân Đặc Sủng Thánh Linh được phổ biến trong 204 quốc gia năm châu và đã đánh động suộc sống và kinh nghiệm tinh thần của

hơn 100 triệu tín hữu Công Giáo. Riêng tại Italia phong trào nảy sinh tại Emilia Romagna, San Mauro Pascoli với cha Valeriano Gaudet. Tiếp đền nảy sinh ra nhiều nhóm khác tại Roma, đặc biệt là tại đại học giáo hoàng Gregoriana, rồi trong nhiều thành phố khác. Phong trào đã lan nhanh và được nhiều linh mục thần học gia tên tuổi, đặc biệt một số linh mục dòng Tên, ủng hộ, với các đóng góp suy tư thần học và mục vụ. Năm 1977 Ủy ban quốc gia Italia được thành lập và do cha Dino Foglio làm chủ tịch cho tới năm 1997. Trong cùng năm Phong trào đã tổ chức hai đại hội miền: trung bắc Italia và nam Italia. Nhưng đại hội toàn quốc lần đầu tiên của phong trào đã được triệu tập tại Rimini trung Italia năm 1978.

Ba năm trước đó ngày 15 tháng 5 năm 1975 Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã triệu tập một đại hội thế giới của Phong trào tại đền thờ thánh Phêrô. Đây là cuộc gặp gỡ quốc tế đầu tiên tại Vaticăng. Đức Gioan Phaolô II đã tiếp kiến riêng các thành viên Phong trào Canh Tân Đặc Sủng Thánh Linh ba lần và viết nhiều thư riêng đề cao quyền tối thượng của Chúa Thánh Thần và khích lệ các thành viên Phong trào tiến bước trên con đường hoán cải thường xuyên. Trong cuộc tiếp kiến đầu tiên 10.000 thành viên Phong trào ngày 23 tháng 11 năm 1980 Đức Gioan Phaolô II gọi họ là ”các người đánh cắp Nước Trời”. Lần thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 1986 với 15.000 thành viên, lần thứ ba ngài tiếp Ủy ban lãnh đạo quốc gia Italia. Lần thứ tư ngày 14 tháng 3 năm 2000 nhân kỷ niệm 30 năm thành lập, và cũng là ngày Nội quy của Phong trào được Tòa Thánh chấp nhận. Lần cuối cùng là ngày 29 tháng 5 năm 2004 Đức Gioan Phaolô II triệu tập Phong trào tại quảng trường thánh Phêro để cử hành buổi hát Kinh Chiều trọng thể áp lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống với 25.000 thành viên tham dự.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã hai lần tiếp ông chủ tịch Phong trào Canh Tân Đặc Sủng Thánh Linh Italia. Trong thư gửi đại hội lần thứ 30 tại Rimini Đức Biển Đức XVI định nghĩa Phong trao Canh Tân Đặc Sủng Thánh Linh là một ”kinh nghiệm tinh thần ngoại thường”, cần tái đề nghị như ”việc loan báo Tin Mừng cho con người thời đại ngày nay”.

Chiều mùng 1-6-2014 khi đến sân vận động Olympico Roma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã được Đức Hồng Y Giám quản Roma Agostino Vallini và ông

Salvatore Martinez Chủ tịch phong trào tiếp đón, giữa tiếng reo vui của các thành viên tham dự đại hội. Đức Thánh Cha đã trả lời các chứng từ của một linh mục, một bạn trẻ, một gia đình, người tàn tật và người già. Ngài khuyên các linh mục biết sống gần gũi: gần gũi Chúa Giêsu Kitô trong lời cầu nguyện và thờ lậy, gần gũi dân chúng và yêu thương họ. Ngài khích lệ các bạn trẻ biết đánh liều cuộc sống cho các lý tưởng cao cả và sử dụng tuổi trẻ một cách đúng đắn. Ngài nhắn nhủ các gia đình hãy là Giáo Hội tại gia nơi Chúa Giêsu lớn lên trong tình yêu vợ chồng con cái. Nhưng ma qủy không muốn điều đó nên nó đánh phá gia đình.

Cần phải can đảm tiến tới trong đức tin và tình yêu Chúa để chu toàn sứ mệnh của gia đình, trong đó có sứ mệnh truyền sinh. Đức Thánh Cha khích lệ các anh chị em đau yếu tàn tật là những người được xức dầu khổ đau của Chúa Giêsu noi gương Chúa trong nhửng lúc khó khăn của thập giá. Nhân danh Giáo Hội ngài cám ơn chứng tá hy vọng và việc chấp nhận khổ đau của họ cho toàn Giáo Hội. Ngài xin Chúa luôn ban cho xã hội và Giáo Hội các người già khôn ngoan trao ban ký ức dân tộc và Giáo Hội cho mọi người.

Rồi ngài nói lên lời cầu sau đây: ”Lậy Chúa, xin nhìn dân Ngài đang chờ đợi Thánh Thần. Xin nhìn giới trẻ, các gia đình, các trẻ em, người đau yếu, các linh mục, các người nam nữ sống đời thánh hiến, các giám mục, xin nhìn tất cả chúng con, và ban cho chúng con sự say sưa thánh thiện, say sưa Thần Khí khiến cho chúng con nói mọi ngôn ngữ, các ngôn ngữ của tình bác ái, luôn gần gũi các anh chị em cần đến chúng con. Xin dậy chúng con đừng đánh nhau để có thêm một mảnh quyền lực; xin dậy chúng con khiêm nhường, biết yêu thương Giáo Hội hơn đảng phái của chúng con, hơn các cãi vã nội bộ của chúng con; xin dạy chúng con có con tim rộng mở để nhận lấy Thần Khí. Ôi, lậy Chúa, xin gửi Thần Khí Chúa xuống trên chúng con.”

Ngỏ lời với mọi người, Đức Thánh Cha Phanxicô bầy tỏ vui mừng được hiện diện giữa các thành viên Phong trào Canh Tân Đặc Sủng Thánh Linh và cảm thấy ”thoải mái như ở nhà vậy”. Ngài nói: Anh chị em Canh Tân Đặc Sủng, anh chị em đã nhận được một ơn vĩ đại của Chúa. Anh chị em được sinh ra từ ý muốn của Chúa Thánh Thần như là một dòng ơn thánh trong Giáo Hội và cho Giáo Hội. Đó là định nghĩa của phong trào: một dòng ơn ơn thánh. Ơn đầu tiên Chúa Thánh Thần ban là Chính Người, Đấng là tình yêu và làm cho chúng ta say mê Chúa Giêsu. Và tình yêu này thay đổi cuộc sống. Vì thế nên người ta nói: ”tái sinh vào cuộc sống trong Thần Khí”. Anh chị em đã nhận ơn lớn là các đặc sủng khác biệt, sự khác biệt đem tới sự hài hòa của Chúa Thánh Thần, để phục vụ Giáo Hội.

Tôi nghĩ tới một dàn nhạc lớn, trong đó mỗi một nhạc cụ đều khác nhau và cả các tiếng cũng khác nhau, nhưng tất cả đều cần thiết cho việc hòa nhạc. Như thế giống như một dàn nhạc, không ai trong phong trào canh tân đặc sủng Thánh Linh có thể nghĩ mình quan trọng hay lớn hơn người khác.

Đức Thánh Cha đã kể lại kinh nghiệm cá nhân của ngài với Phong trào tại Buenos Aires. Ban đầu ngài nói về phong trào như ”một trường dậy nhảy Samba”, vì ngài không chia sẻ kiểu cầu ngnyện và biết bao điều mới lạ xảy ra trong Giáo Hội. Sau đó ngài bắt đầu tìm hiểu biết họ và cuối cùng hiểu được thiện ích mà Phong trào đem lại cho Giáo Hội. Ít tháng trước khi tham dự Mật nghị Hồng Y bầu Giáo Hoàng ngài đã được Hội Đồng Giám Mục Argentina chỉ định làm Tuyên úy Phong trào.

Phong trào Canh Tân Đặc Sủng Thánh Linh là một sứ mạng lớn phục vụ việc loan báo Tin Mừng trong niềm vui của Chúa Thánh Thần. Anh chị em đã nhận được Thánh Thần khiến khám phá ra tình yêu của Thiên Chúa đối với tất cả mọi người và đối với Lời Chúa. Trong các thời gian đầu người ta nói các thành viên luôn đem Thánh Kinh theo mình. Hãy trở lại với tình yêu đầu tiên đó, luôn mang trong túi sách Thánh Kinh và đọc Thánh Kinh... Hãy chú ý đừng để mất đi sự tự do, mà anh chị em nhận được từ Thánh Thần.

Đức Thánh Cha cảnh cáo hai nguy cơ rình rập Phong trào: óc tổ chức qúa đáng và trở thành ”các người kiểm soát” ơn của Thiên Chúa, làm như thể mình là các quản lý ơn thánh, quyết định ai có thể nhận sự đổ tràn hay phép rửa trong Thánh Thần, ai không.

Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Con đường của Phong trào là rao truyền Tin Mừng, đại kết tinh thần, săn sóc các người nghèo túng thiếu và tiếp đón người bị gạt bỏ bên lề xã hội. Và tất cả những điều đó dựa trên nền tảng của sự thờ lậy. Nền tảng của Phong trào Canh tân Đặc Sủng Thánh Linh là thờ lậy Thiên Chúa. Điều mà Giáo Hoàng chờ đợi nơi Phong trào là hoán cải trở về với tình yêu của Chúa Giêsu, khiến cho cuộc sống thay đổi và làm cho họ trở thành chứng nhân của Tình Yêu Thiên Chúa; chia sẻ ơn Phép Rửa trong Thánh Thần với tất cả mọi người trong Giáo Hội; rao truyền Tin Mừng với Lời Chúa loan báo Chúa Giêsu sống và yêu thương mọi người; làm chứng tá cho phong trào đại kết tinh thần với các anh chị em thuộc các Giáo Hội và cộng đoàn kitô khác; hiệp nhất trong tình yêu của Chúa Giêsu qua lời cầu nguyện; gần gũi người nghèo khổ túng thiếu để sờ mó được thịt bị thương tích của Chúa Giêsu; tìm kiếm sự hiệp nhất, vì sự hiệp nhất đến từ Thánh Thần và nảy sinh từ Thiên Chúa Ba Ngôi. Trong khi chia rẽ đến từ ma qủy. Hãy tránh xa các chống đối nội bộ. Xin anh chị em hãy nhớ: nền tảng là thờ lạy Chúa. Hãy tìm kiến sự thánh thiện trong cuộc sống mới của Thánh Thần. Hãy là những người ban phát ơn thánh của Thiên Chúa. Tránh nguy cơ của sự tổ chức rườm rà qúa đáng. Và tôi chờ anh chị em thành viên của Phong trao Canh Tân Đặc Sủng Thánh Linh toàn thế giới vào năm thánh của anh chị em ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống năm 2017 tại quảng trường Thánh Phêrô. (SD 1-6-2014)
 
Ngân sách Tòa thánh năm 2013 bị thiếu hụt gần 24,5 triệu Euro
Lm. Trần Đức Anh OP
10:59 08/07/2014
VATICAN. Trong năm 2013, ngân sách của Tòa Thánh bị thiếu hụt gần 24 triệu 500 ngàn Euro (24.470.549), trong khi ngân sách năm 2012 trước đó dư được 2 triệu 100 ngàn Euro.

Theo thông cáo công bố hôm 8-7-2014, phần lớn số chi của Tòa Thánh, gồm 125 triệu Euro, là để trả lương có 2.886 nhân viên, tính đến ngày 31-12-2013.

Tuy nhiên, ngân sách năm ngoái của Phủ Thống đốc Quốc gia thành Vatican dư được hơn 33 triệu Euro (33.040.583), tức là tăng khoảng 10 triệu so với năm 2012 trước đó. Tính đến ngày cuối năm ngoái, Phủ Thống đố ccó 1.951 nhân viên.

Số tiền Giáo Hội hoàn vũ đóng góp cho Tòa Thánh, chiếu theo khoản giáo luật số 1271, hầu như không thay đổi tức là 22 triệu 400 ngàn Euro, tức là chỉ tăng thêm 100 ngàn so với năm 2012.

Viện Giáo vụ (IOR), tức là ngân hàng Vatican, đóng góp cho Tòa Thánh 50 triệu Euro trong tài khóa 2013.

Hội đồng kinh tế của Tòa Thánh đã phê chuẩn kết toán ngân sách trên đây và mời gọi Văn phòng Tòa Thánh về Kinh Tế tiếp tục thích ứng các nguyên tắc kế toán của Vatican với các tiêu chuẩn quốc tế.

Viện Giáo Vụ tiến qua giai đoạn 2 trong tiến trình cải tổ.

Mặt khác, Viện giáo vụ bắt đầu tiến qua giai đoạn thứ hai trong tiến trình cải tổ.

Trong thông cáo công bố ngày 8-7-2014, Viện giáo vụ cho biết trong năm 2013, lợi tức của Viện này suy giảm rất nhiều từ 86 triệu 600 ngàn Euro trong năm 2012 xuống còn 2 triệu 900 ngàn Euro. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm nay, lợi tức được phục hồi đáng kể với 57 triệu 400 ngàn Euro.

Gia sản vốn (patrimonio netto) của Viện Giáo Vụ tính đến ngày 30-6 vừa qua là 775 triệu 400 ngàn Euro. Ngân khoản được khách hàng tín thác và các trái khoán của Viện này hiện nay là 6 tỷ Euro. Trong tiến trình kiểm soát các tài khoản, tính đến ngày 30-6-2014, Viện Giáo Vụ đã chấm dứt quan hệ với 3 ngàn khách hàng, trong đó có khoảng 2.600 tài khoản từ lâu không còn hoạt động. Ngoài ra có 396 khách hàng bị chấm dứt quan hệ do duyết định của Hội đồng giám sát Viện này ngày 4-7 năm 2013, nhắm thu hẹp con số khách hàng của Viện Giáo Vụ.

Do quyết định đó, Viện Giáo Vụ hiện nay chỉ cho phép các tổ chức Công Giáo, cơ quan Giáo Hội, nhân viên và cựu nhân viên Vatican, các đại sứ quán và nhân viên ngoại giao cạnh Tòa Thánh được mở tài quản trong Ngân hàng ngày.

Viện Giáo Vụ xác nhận sắp có ban lãnh đạo mới, làm việc trong một cơ cấu quản trị mới. (SD 8-7-2014)
 
Top Stories
Corée du Sud: Le cardinal de Séoul attend de la visite du pape un « miracle » pour les relations intercoréennes
Eglises d'Asie, le 8 juillet 2014
10:40 08/07/2014
Selon Mgr Andrew Yeom Soo-jung, cardinal-archevêque de Séoul, l’une des principales attentes des catholiques sud-coréens quant à la visite que le pape François effectuera à la mi-août en Corée du Sud concerne les relations intercoréennes. Selon lui, non seulement les catholiques mais l’ensemble de la population sud-coréenne attendent de cette visite un « miracle » en ce domaine.

C’est dans un entretien accordé à CBCP News, le service d’information de l’épiscopat philippin, que le cardinal Yeom a confié ses attentes. Evoquant le point bas qui est actuellement celui des relations gouvernementales intercoréennes, Mgr Yeom a exprimé « sa profonde frustration » face au fait que ni les responsables de la Corée du Nord ni ceux de la Corée du Sud « ne montrent aujourd’hui aucune volonté à entrer en dialogue (l’un avec l’autre) ».

Le cardinal, qui prône depuis des années la nécessité d’établir un dialogue de paix entre les deux Corées, compte sur le pape et sur l’importance que revêt sa visite dans son pays pour qu’une invitation soit lancée aux deux dirigeants ennemis, le Nord-Coréen Kim Jong-un et la Sud-Coréenne Park Geun-hye, à poser un geste de paix, voire à se rencontrer – ce qui constituerait une première depuis le sommet d’août 2007 où le président sud-coréen Roh Moo-hyun était venu visiter le dirigeant du Nord Kim Jong-il (1).

Selon le cardinal, « le pape est une personne qui veut la paix et ne veut pas que la Corée du Nord se perde. Il souhaite que la Corée du Nord et la Corée du Sud vivent en harmonie et témoignent d’un même amour fraternel ». Il rappelle qu’en Terre sainte, le pape a frappé les esprits en invitant les présidents israélien et palestinien à « prier chez lui, ‘à la maison’, au Vatican » et que « peut-être le pape François pourrait poser un geste de paix ou de détente pour les deux Corées ». « J’aimerais espérer que le pape bénisse Kim Jong-un et la présidente Park, en leur souhaitant à tous deux un avenir de paix », précise encore Mgr Yeom qui ne cache pas que renouer le dialogue serait « le plus grand des miracles » pour les deux Corées.

Présent sur le sol sud-coréen du 14 au 18 août prochains à l’occasion des VIèmes Journées asiatiques de la jeunesse, le pape François clôturera sa visite le 18 août par une messe « pour la paix et la réconciliation » en la cathédrale Myeongdong de Séoul. L’Eglise catholique de Corée du Sud prépare activement la venue d’une délégation catholique nord-coréenne à cette messe.

Les 18 et 19 mai derniers, des représentants de l’Eglise de Corée du Sud ont rencontré des délégués catholiques nord-coréens. La rencontre a eu lieu à Shenyang, en Chine populaire, mais les informations manquent quant à la nature exacte de la délégation nord-coréenne. En Corée du Nord, si la Constitution garantit la liberté de religion, aucune liberté religieuse n’existe et les instances religieuses qui existent sont totalement officielles. Selon la partie sud-coréenne, les délégués nord-coréens ont répondu à l’invitation qui leur a été faite en disant qu’ils l’étudieraient avec attention.

Selon les observateurs, si Pyongyang est décidé de proposer à Séoul de reprendre le dialogue – comme l’indique la proposition d’arrêter les actes d’hostilité qui a été faite, ce 30 juin, par la Corée du Nord à la Corée du Sud –, il est très possible que quelques laïcs catholiques nord-coréens fassent le voyage de Séoul en août prochain. Du côté sud-coréen, on note que la présidente Park vient de nommer Lee Byung-kee à la tête du National Intelligence Service, un des organes des services secrets sud-coréens ; or, ce dernier est perçu comme désireux d’apporter du changement dans les relations intercoréennes. Des relations qui restent très difficiles, Pyongyang n’hésitant pas à qualifier la présidente sud-coréenne de « prostituée » vendue aux Etats-Unis, réaction sans doute à un discours prononcée par Park Geun-hye à Dresde, en Allemagne, en mars dernier où elle évoquait la réunification comme « une chance pour la Corée » et proposait l’intégration progressive des deux pays.

Par ailleurs, outre les initiatives catholiques, on constate que, ces derniers mois, plusieurs démarches dans le domaine religieux ont abouti à des résultats modestes mais tangibles. Du 17 au 19 juin derniers, un rassemblement à Genève du Conseil œcuménique des Eglises a vu la participation, côte à côte, de délégués venus de la Fédération chrétienne de Corée, instance nord-coréenne, et du Conseil national des Eglises (protestantes) de Corée, instance sud-coréenne. Des partages autour de la lecture de la Bible, des temps de louange et même une célébration du culte ont eu lieu « dans l’esprit de la Pentecôte », se réjouit le communiqué du Conseil œcuménique des Eglises. Il est également rappelé que le dimanche précédant le 15 août, soit le 10 août 2014 cette année, les près de 350 Eglises membres de cette instance œcuménique mondiale sont invités à « prier pour la réunification pacifique de la péninsule coréenne ».

Enfin, le 29 juin dernier, à Singyesa, temple bouddhique du mont Kumgang, haut-lieu de l’âme coréenne situé en territoire nord-coréen, des membres de l’Ordre Jogye, la plus importante secte bouddhique sud-coréenne, ont pu se rendre en pèlerinage. Ils y ont rencontré des membres de l’Association bouddhiste de Corée (Corée du Nord) pour célébrer la mémoire de Han Yong-un, dont on fêtait le 70ème anniversaire de sa mort. Poète et réformateur du bouddhisme, Han Yong-un est connu pour son engagement dans la lutte contre le colonisateur japonais. Comme pour tout déplacement de citoyens sud-coréens au Nord, ce pèlerinage avait été approuvé par le ministère sud-coréen de l’Unification. (eda/ra)

(1) Ce sommet Roh Moo-hyun - Kim Jong-il faisait lui-même suite à la première rencontre, historique, de juin 2000 qui avait vu le Sud-Coréen Kim Dae-jung rendre visite au Nord au même Kim Jong-il.

(Source: Eglises d'Asie, le 8 juillet 2014)
 
IOR President Freyberg: Phase One of reform concluded
Vatican Radio
10:55 08/07/2014
Vatican 2014-07-08 - The Institute for Religious Works (IOR) released its balance sheets Tuesday for the year 2013 showing that in a bid to strengthen transparency the IOR closed the accounts of three thousand customers.

They also show that in 2013 the institute, also known as the Vatican Bank allocated € 54 million euro to the budget of the Holy See.

Speaking to Vatican Radio’s Fr Bernd Hagenkord, the outgoing President of The Institute for Religious Works, Ernst Von Freyberg said that Phase One of the reform of the IOR had been concluded.

Below find a full transcription of an interview in English with President of the Institute for the Works of Religion, IOR, Ernst Von Freyberg. Listen to this interview with the Head of Vatican Radio’s German section Father Bernd Hagenkord SJ.

Q. You’re concluding Phase One of the reform of the IOR. That’s the main title, so to speak, of the document you published today. What does that mean: Phase One? What are you concluding?

A. The conclusion of Phase One we’re presenting our financials for 2013 and we’re giving an outlook for 2014. Phase One of the reform of the IOR had four key elements. We checked all accounts, we investigated our principle legacy cases, achieved transparency and improved our procedures. What does that mean? We decided very early on that the future of the IOR will depend on absolute transparency on who its clients are. So we took the best specialists we could find in the world, in that case for monitoring, and brought them over with a team of thirty to check every single account for twelve months. Now after more than sixteen thousand accounts checked so diligently, we know that only a tiny, tiny fraction and not more than one would expect in any standard investigation of that kind, could cause problems. The vast majority is Catholic institutions, congregations and employees of the Holy See and Vatican City State, dioceses, parishes, those who we really want to serve. The second thing is we investigated our principle legacy cases, IOR has been associated with a number of scandals, we wanted to know the facts about them. Those have all been investigated and the relevant authorities informed, so that today it can be decided based on facts what to do. We achieved transparency in a very simple way, we put our annual accounts on the internet and now everybody can check in great detail what IOR is doing with clients, how much money it has under management. Finally, as with any institution, you constantly need to improve your procedures, this was particularly important in our case as the Vatican introduced a parallel legal framework for how a financial institution should run and we have been working over the last twelve months implementing the new regulations and implementing, where we thought it was necessary, different standards.

Q. So these are the main elements of the reform of the IOR you’re mentioning. But looking at the internet you also find losses, you find things, money, the gold that’s worth less, and other things, huge sums…Where do they come from?

A. When you look at the year 2013, our operating income is around 70 million euro. That’s the same as in prior years, by and large. That was a successful year. However, reforms come with their costs and we decided to take a number of steps, The most important was we took a look at certain investments which had been made in the past and wrote them down, we also made a donation of 15 million euro of one particular investment to a Papal Foundation. Finally, we incurred costs for the reform work, if you take these costs roughly 8 million, what one really needs to do is divide them by ten because it is work which in other occasions is done over ten years and then the cost looks much more normal with one element in our balance sheet that is gold, we hold gold since (for) decades 22 thousand ounces and their price goes up and down as the market price goes up and down. The same thing happened to us last year as the market price went down, the value dropped and that cost 11million euro thing is not a real cost, for us it is more bookkeeping than cost.

Q. You also closed accounts. You also mentioned these in the report. Which ones and why?

A. We closed three thousand accounts since I became President, two thousand six hundred were so called dormant accounts. What does this mean? A young seminarian comes to Rome, opens an account, after five years he goes back to his parish. He leaves an account in Rome with a euro or an overdraft of 8 euro. Those were the bulk of the accounts we closed. Then we closed 400 accounts of lay people, those were perfectly fine accounts and they had the right to have accounts here under our old policies and the bulk of this money was transferred to Italy, to Italian banks. And it was perfectly fine also from regulatory viewpoint, however, we had decided in July of last year to focus exclusively on the Church which means congregations, dioceses, members of the clergy and employees of the Vatican and the Holy See, parishes, and for that reason we are closing all the accounts which are not directly related to the Vatican and the Holy See.

Q. So, that’s a result of the new policy to more closely define the scope of who can get an account and who doesn’t?

A. Exactly, we focus on what we call the three C’s: congregations, clergy and religious members of religious orders, and Church institutions like dioceses, foundations, parishes.

Q. You talk about the new structure that’s going to be announced in the coming days, about new leadership. Any thoughts about what’s about to happen?

A. Very early on I said the purpose of Phase One is to give the Holy Father options, options which allow him to choose a strategy and choose a team to carry IOR forward. This is happening now the Secretary for the Economy has been put in charge of IOR. It is now putting in a strategy and a team, this is exactly in line with what was planned from the beginning.

Q. You’ve been working here for over a year now, seventeen or eighteen months, if I recall correctly. What is your personal recollection, impression of this interesting time?

A. It is fantastic to be allowed serve to the Church and to serve the Holy See and I’m most grateful for that. I’ve learned here the importance of transparency. Many of the rumors surrounding IOR, nearly every rumor surrounding IOR was not true, it was not fact-based and with transparency we could put them to rest. In general, that is something that I take away from Rome: transparency is key to carrying the institution forward. It was equally happy and joyful for me to work together with a great group of IOR employees, specialists who came from outside. The board, myself, and the Cardinals Commission are most grateful to all of them and it is impressive to see when the Church calls, when the Holy See calls, how many men and women of good will are willing to join in and to help.
 
Pope meets sex abuse survivors in 'profound spiritual encounter'
Vatican Radio
10:55 08/07/2014
Vatican 2014-07-08 - Six survivors of sex abuse by members of the Church shared their stories with Pope Francis on Monday in what the head of the Vatican press office described as moments of "profound spiritual encounter". The three men and three women from the UK, Ireland and Germany attended Mass with the Pope at his Santa Marta residence and had breakfast with him, before spending a total of almost three and a half hours in a series of private conversations.

At the end of the Pope’s morning meetings with sex abuse survivors, Fr Federico Lombardi said the six victims appeared ‘profoundly moved’, but also ‘positive and serene’. Responding to journalists’ questions, he said each survivor spent about half an hour with the Pope, after which they expressed “gratitude and deep emotion” that their stories had been listened to with such attention. Far from being a public relations event, as some survivors’ support groups have suggested, Fr Lombardi said he hoped these important encounters would be the beginning of a road towards healing and reconciliation:

While he gave no details about their identity or the kind of abuse they’d suffered, Fr Lombardi said the three men and three women arrived in the Vatican on Sunday afternoon and had a first opportunity to meet with the Pope over dinner at his Santa Marta residence. Early on Monday, accompanied by a friend or relative and members of the new Pontifical Commission for the Protection of Minors, they listened as Pope Francis expressed his sorrow for the “sins and grave crimes of clerical sexual abuse” they had all endured.

Speaking in his native Spanish, Pope Francis begged forgiveness, not just for those who he said behaved like "a sacrilegious cult", betraying their mission and profaning the very image of God, but also for the sins of omission of Church leaders who did not respond adequately to reports of sexual abuse. The Pope praised the courage of those who spoke up and “shed light on a terrible darkness in the life of the Church”. He said he would not tolerate harm done to a minor by any individual and he said bishops must “foster the protection of minors and they will be held accountable”.

Pope Francis said the “despicable actions” of abusers not only violates the innocence of children but also leaves “deep and often unrelenting emotional and spiritual pain and even despair”. He expressed his heartfelt sorrow and love for all those families who have had to deal with addiction, relationship breakdown and even suicide as a result of sexual abuse. He thanked the survivors for coming to meet him personally, saying their presence speaks of “the miracle of hope which prevails against the deepest darkness”. He asked them to pray for him, that he and the whole Church may find the grace to weep, to feel ashamed and to make reparation for those who abused such innocent people.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giám mục giáo phận thăm Giáo xứ Lập Thạch
An Bình Cửa Lò
20:01 08/07/2014
VINH - Sáng ngày 6 tháng 06 toàn thể giáo dân giáo xứ Lập Thạch hân hoan vui mầng đón Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp và quý cha về cắt băng khánh thành nhà trường giáo lý và ban Bí Tích Thêm Sức cho 164 em độ tuổi từ lớp Giáo lý Căn Bản 3 đến lớp Kính thánh 3.

Hình ảnh

7g10’ Đức Cha Phaolô đến với con cái giáo xứ trong một không khí vui mừng chào đón của các đoàn thể tại sân nhà trường. Cùng với ngài còn có quý cha trong và ngoài giáo hạt Cửa Lò cùng toàn thể giáo dân trong và ngoài giáo hạt cũng chung niềm vui trong ngày lễ cao điểm của tuần chầu lượt.

Ngôi trường giáo lý, là bộ mặt của một nền giáo dục về Đức tin và nhân bản Công Giáo của giáo xứ tại địa phương, khi mà việc giáo dục ngoài xã hội nhất là tại Việt Nam ngày nay đang xuống cấp trầm trọng, thì ngôi trường giáo lý của Giáo Hội là điểm tựa đáng tin cậy giúp các em thành người tốt trong tương lai. Còn đó lời nói đầy thất vọng và chua chát của Đức Cha Phaolô nói về giáo dục hôm nay tại Việt nam trong một thánh lễ đặt viên đá tại giáo họ Hồng Phúc, xứ Yên Lạc, huyện Nam Đàn “ Nếu hiện nay có ai đó có phương pháp giúp cho nền giáo dục Việt Nam tốt lên, thì chúng tôi sẻ vận động người đó nhận giải Noben”.

Hôm nay trong bài giảng lễ ngài nói về việc đất đai “ Còn đất đai phía nhà nước bảo là quản lý, chúng tôi cũng tạm nhất trí, vừa qua có một số cán bộ bên Ban tuyên giáo tỉnh có nói với tôi: Xin cụ nói với các linh mục trong các giáo xứ giúp cho vì có một số linh mục tranh chấp đất đai. Tôi hỏi lại họ nhưng chưa có câu trả lời. Thế thì tôi hỏi các ông, hiện nay biển đảo đã bị Trung cộng chiếm mất 2/3, trên đất liền Trung cọng cũng chiếm mất mấy phần, thế tại sao các ông không ra đó để đấu tranh đòi lại, còn một vài trăm mét vuông đất các cha dùng làm sân bóng để có chỗ vui chơi, giải trí, trường học để đào tạo các em thành người tốt thì các ông lại gây khó dễ là sao ?. Đến nay thì họ ngậm tăm chưa có ai trả lời tôi cả”.

Hôm nay về với giáo xứ Lập Thạch chúng ta gặp “ Phúc bất trùng lai” trong ngày trọng đại của tuần chầu lượt này, thấy được một đời sống đạo của giáo dân ngày một đi lên được thể hiện nơi từng gia đình, trên nét mặt hiền từ vui vẻ và bình an, trong thánh đường nơi mỗi thánh lễ giờ kinh sáng hôm lúc nào cũng đông đủ các giới từ các em nhỏ đến các bậc già lão, từ phong cách ăn mặc sạch đẹp, đứng đắn của mọi người, không phải hôm nay ngày lễ trọng của xứ nhà mà mỗi lần tham dự thánh lễ các ngày Chúa Nhật chúng tôi thấy bên nữ từ các em lớp Kinh Thánh đến người già mang một màu trắng của tà áo dài truyền thống, bên nam áo trắng Sivin từ các em nhỏ đến người trưởng thành làm cho thánh đường sáng lên một màu trắng trong thuần khiết. Người giáo dân Lập Thạch đa số là thuần nông, cộng thêm các nghề phụ khác như: Thợ xây dựng, thu gom đồ phế thải v. v.

Trên các nẻo đường của vùng Cửa Lò chúng ta thường gặp các chị, sau thời gian vụ mùa rảnh rỗi với một cái xe đạp cà tàng lượn lách khắp nơi ngõ ngách để thu gom phế thải, mãi đến chiều tàn các chị cộng trên trên mình một xe đa năng của phế liệu mà người ta vứt ra, họ chịu thương, chịu khó để thu nhập thêm cho gia đình. Một cuộc sống nghèo nhưng an bình cứ phẳng lặng trôi đi. Song tinh thần giữ đạo nhất là một lòng nhiệt huyết xây dựng Giáo Hội nói chung, cách riêng là xây dựng các công trình chung trong giáo xứ, thì con người nơi đây thất tuyệt vời, cứ nhìn ngôi thánh đường, nhà mục vụ giáo xứ, nhất là ngôi trường giáo lý ba tầng khang trang to đẹp hôm nay được Đức Cha Phaolô cắt băng khánh thành. Không ai tưởng tượng được với tiến độ thi công của cha quản xứ Lu-y Nguyễn văn Nga cùng giáo dân xứ Lập Thạch này, đến nỗi trong lời phát biểu Đức Cha phaolô phải thốt lên “ Một công trình thần tốc”. Vâng phải nói là trên thần tốc, chỉ vỏn vẹn 6 tháng từ khi giác móng đến ngày khánh thành, 100% thợ xây, thợ mộc, thợ lát đá v.v là người trong giáo xứ, qua đó cho chúng ta thấy được một “tinh thần giàu có” của bà con giáo dân xứ đạo Lập Thạch này.

Nguyện xin Thiên Chúa tình yêu tuôn đổ dồi dào ơn thánh trên giáo phận chúng con trong mọi sự, nhất là trên lãnh vực giáo lý của giáo phận nhà. Kính chúc quý thầy Giáo Lý Viên chuẩn bị tâm hồn để đón nhận, mừng ngày lễ quan thầy của Giáo Lý Viên trong ngày 10 tháng 07 sắp tới. Kính chúc bà con giáo dân giáo xứ Lập Thạch mỗi ngày kiến tạo cho mình luôn kiên cường và vững cứng như tên gọi của nó “ Lập – Thạch = Dựng nên, tạo ra - Đá ”.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Nói thêm về tượng Thánh giá bàn thờ
Nguyễn Trọng Đa
22:26 08/07/2014
Giải đáp phụng vụ: Nói thêm về tượng Thánh giá bàn thờ

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Sau khi chúng tôi trả lời về tượng Thánh giá bàn thờ ngày 17-6, một độc giả người Bỉ hỏi thêm: "Nếu một nhà thờ may mắn sở hữu một chút thánh tích của Thánh Giá Thật, thánh tích này có được phép sử dụng như Thánh giá dùng cho cuộc rước không, và như là thánh giá, nó được đặt trên hay gần bàn thờ trong Thánh Lễ không? "


Đáp: Tôi có thể nói rằng đây không phải là sự thực hành tốt nhất. Các thánh tích của Thánh Giá Thật nhận một mức độ đặc biệt tôn kính, vốn có thể tạo ra sự phức tạp khi sử dụng chúng làm Thánh giá dùng cho cuộc rước và như Thánh giá bàn thờ bình thường.

Thí dụ, người ta có tập tục tôn kính thánh tích của Thánh Giá Thật với việc bái gối. Yêu cầu này sẽ làm phức tạp cho các di chuyển trong Thánh Lễ

Tuy nhiên, sách Nghi Thức Giám Mục, số 866 và 921, cấm việc đặt các thánh tích trên bàn thờ trong cử hành Thánh Lễ, và không có ngoại lệ nào được nói đến cho thánh tích của Thánh Giá Thật.

Tôi có thể nói rằng tốt hơn nên phân biệt cuộc rước thánh tích Thánh Giá Thật với một đền thờ chứa hòm thánh tích.

Đồng thời, do lịch sử lâu dài về việc tôn kính thánh tích của Thánh Giá Thật, có thể rằng trong một số trường hợp các hòm thánh tích hình Thánh giá có thể được dùng như là Thánh giá bàn thờ. Việc này thường diễn ra ở nơi mà Thánh giá ở trên một bàn thờ cao.

Một bạn đọc ở Ba Lan hỏi hình Chúa chịu nạn ở thánh giá bàn thờ nhìn về hướng nào. Như chúng tôi đã viết ngày 16-5-2006, rằng hình Chúa chịu nạn nhìn về bàn thờ:

"[Một độc giả hỏi]: Dựa vào Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM), số 308: "Trên bàn thờ hay gần cạnh, phải có thánh giá có hình Chúa chịu nạn, mà giáo dân tập họp có thể thấy rõ” (Bản dich tiếng Việt của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang). Bởi vì sự quan tâm ở đây là làm sao cho “giáo dân tập họp có thể thấy rõ”, cũng nên rằng một cây Thánh giá trên bàn thờ quay mặt về phía giáo dân.

"Tôi không bị thuyết phục về cách giải thích này. Việc nhắc đến hình Chúa Kitô chịu nạn trong cuốn Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma mới được đưa vào, nhằm loại bỏ mọi thánh giá trần mà không có hình Chúa chịu nạn. Tôi tin rằng yêu cầu thánh giá được nhìn thấy là trên hết muốn nhắc đến chính thánh giá.

"Các chữ đỏ của sách Nghi Thức Giám Mục, được sử dụng trước các cải cách của Công đồng, đã tiên liệu khả năng của bàn thờ “hướng về giáo dân” (versus populum). Cuốn sách này, trong khi qui định rằng thánh giá phải được mọi người nhìn thấy, cũng quy định rằng hình Chúa chịu nạn hướng về phía bàn thờ ('cum imagine sanctissimi Crucifixi versa ad interiorem altaris faciem').

"Một linh mục khác gợi ý rằng nên tạc thánh giá bàn thờ có hình Chúa chịu nạn ở cả hai mặt.

"Mặc dù dường như không có qui định hiện nay cấm sự thực hành này, nó đã không được cho phép trong thời kỳ ban sơ.

"Một số sách đề nghị sử dụng các hình ảnh khác về phía thánh giá hướng vế giáo dân, chẳng hạn biểu tượng một con cá, hoặc hình ảnh khác của Chúa Cứu Thế, thí dụ ảnh Mục Tử Nhân Lành hay Vua các Vua.

"Về khả năng Thánh giá được nhìn thấy rõ, nhiều công nghị địa phương qui định một kích thước tối thiểu là 40 cm (16 inch) cho cho chiều đứng, và 22 cm (8,8 inch) cho chiều ngang, mặc dù trong thực tế Thánh giá bàn thờ thường lớn hơn.

"Một sắc lệnh của Đức Thánh Cha Biển Đức XIV (1740-1758) cũng qui định rằng một thánh giá khác là không cần thiết, nếu một cây Thánh giá lớn được vẽ hoặc điêu khắc như là một phần của bàn thờ". (Zenit.org 1-7-2014)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Con có gì đâu !
Đinh Văn Tiến Hùng
17:57 08/07/2014
Con Có Gì Đâu !

‘Con người là tạo vật ưu việt nhất trong muôn loài mà Thiên Chúa đã tạo nên như hình ảnh Ngài’

Con lạy Ngài, giữ lòng con tin tưởng,
Mặc ai bảo: Chúa đã chết đâu còn,
Khi chiều về gánh thời gian trĩu nặng,
Xin dừng chân ở lại với con luôn.”
( Thánh thi Phụng vụ )


*Xác hồn Chúa đã trao ban,
Cho con tất cả ngập tràn yêu thương.

Nào con có gì đâu !
Cuộc sống dù bao lâu,
Linh hồn và thân xác,
Thuộc về Chúa từ đầu.

Đôi mắt con long lanh,
Ngắm bầu trời trong xanh,
Đêm sao trời mời gọi,
Ngày đón ánh bình minh.

Say sưa với tuổi hồng,
Cuộc đời đẹp vô cùng,
Như mây trời phiêu lãng,
Chẳng vương vấn cõi lòng.

Ngàn hoa dâng sắc hương,
Theo gió tỏa muôn phương,
Nâng lòng con diệu vợi,
Với tâm tình mến thương.

Chúa thương con biết bao,
Ban sức sống dồi dào,
Nuôi xác hồn lành mạnh,
Như lòng Chúa khát khao.

*Nhưng con phản bội Chúa thương,
Đuổi theo danh lợi lạc đường phải đi.

Đôi mắt con long lanh,
Không ngắm trời trong xanh,
Vì say mê dục vọng,
Chìm trong chốn hôi tanh.

Say sưa với tuổi hồng,
Thả đời trôi bâng khuâng,
Cuốn trong vòng tội lỗi,
Lại thấy thỏa thuê lòng.


Hoa đời đẹp vấn vương,
Tỏa ngây ngất mùi hương,
Khiến lòng con say đắm,
Bị quyến rũ lạc đường.

Chúa yêu con biết bao,
Mà con sống thế nào,
Để phụ lòng từ ái,
Con tệ bạc làm sao !

Xưa A-dam E-và,
Chúa yêu thương chan hòa,
Nhưng không tuân lời Chúa,
Nên phải sống khổ đau.

Nay để cứu chúng ta,
Thiên Chúa đã giao hòa,
Sai Ngôi Hai Cứu Chuộc,
Để ta được thứ tha.

Như đứa con hoang đàng,
Tiêu hết của Chúa ban,
Mới hồi tâm trở lại,
Sống bên Chúa bình an.

Nào con có gì đâu !
Đời sống được bao lâu,
Linh hồn và thân xác,
Thuộc về Chúa từ đầu.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG





 
Trận cầu lịch sử Đức - Brasil
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
20:12 08/07/2014
Trận bán kết thứ nhất Đức gặp đội chủ nhà Brasil vừa mới kết thúc với tỷ số chung cuộc 7-1 nghiêng về đội tuyển Đức. Trận đấu này được coi là trận cầu lịch sử. Trước đó bốn đội lọt vào vòng bán kết được chia đều cho hai châu lục Âu và Mỹ. Có thể nói trong số các đội tham gia lần này, bốn đại diện bao gồm Brasil, Đức, Argentina và Hà Lan đều rất xứng đáng có mặt ở vòng trong. Nếu hai trong số họ bị loại đều được coi là lấy làm tiếc. Nếu hai đội đi tiếp đến trận chung kết cũng được cho là may mắn.

Trước trận bán kết thứ nhất, khi điểm lại quân số của hai bên, đội chủ nhà Brasil xem ra bất lợi hơn khi hai vị trí ở hàng công và thủ đều bị mất hai cầu thủ chủ chốt là Neymar và Silva do bị chấn thương và hai thẻ vàng. Trong khi đó các tuyến của Đức vẫn đầy đủ các gương mặt anh tài. Tuy nhiên, Brasil có lợi thế là được đấu trên sân nhà. Nói chung cơ hội vẫn được chia đều cho cả hai.

Vào trận, đội chủ nhà thi đấu thiếu sắc sảo do vắng bóng nhạc trưởng trong vai trò cầm trịch. Trong khi đó cỗ xe tăng Đức vận hành hết sức nhịp nhàng ở các tuyến. Đội tuyển Đức hội đủ lợi thế về thể lực, chiều cao, kinh nghiệm và chiến thuật thi đấu. Bàn thắng sớm được mở ở phút thứ 11 đã chứng tỏ điều đó. Bị dẫn trước, Brasil xem ra vẫn lạc quan và duy trì lối chơi tấn công nhằm đẩy đối phương vào thế bị động chống đỡ.

Brasil xưa nay vẫn được cho là có lối chơi kỹ thuật và cầm giữ bóng được nhiều hơn. Tuy nhiên ưu thế đó chưa phải là tất cả vì thường sẽ bộc lộ nhược điểm ở tuyến dưới. Nếu hàng công không hiệu quả, hàng phòng ngự trở thành tử huyệt cho đối phương khai thác. Về phần mình, Đức có lối chơi uyển chuyển: chắc chắn trong phòng thủ, sắc sảo trong tấn công. Khó có thể đọc được ý đồ của họ là phòng thủ chặt, phản công nhanh, hay thiên về tấn công. Chỉ biết rằng những đường lên bóng của Đức rất nguy hiểm và luôn tỏ ra hiệu quả trong phối hợp rất đa dạng nơi tuyến trên: khi thì phối hợp nhỏ nơi trung lộ, khi thì khoét sâu xuống khu vực cầu môn, khi thì một cầu thủ để thu hút các hậu vệ rồi sau đó bất ngờ giả sút nhưng lại truyền ngược về cho tuyến hai băng lên sút, khi thì đưa bóng ra cánh sau đó cắt ngang mặt khu vực 5m50...Các chân sút hôm nay của Đức trình diễn thuần thục tất cả những kiểu phối này.

Brasil thực sự đã gặp khó khăn với lối chơi rất khó chịu của Đức. Đội chủ nhà không thể áp đặt được lối chơi của mình trên đối phương và cũng chẳng có thể dùng thể lực để tranh chấp bóng ở tuyến giữa, hoặc để thu hẹp khoảng trống tầm hoạt động của các chân sút Đức. Do đó, thay vì chủ động tấn công, họ lại rơi vào thế bị động chống đỡ vất vả. Thay vì, tìm kiếm bàn thắng để gỡ hòa, họ lại liên tục bị thủng lưới với sự gia tăng cách biệt.

Thắng lợi đậm đà của đội tuyển Đức đầy thuyết phục. Thất bại thảm hại của Brasil khiến cho đội chủ nhà trước mặt mọi người trở nên hết sức tội nghiệp và đáng thương. Trong khi các cầu thủ Đức đã để lại ấn tượng mạnh của một trận cầu lịch sử, thì các cầu thủ Brasil tự nguyện chấp nhận mình là một đội tuyển tồi tệ nhất trong lịch vương quốc bóng đá của vị vua Pêlê.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thác Bản Giốc
Dominic Đức Nguyễn
21:32 08/07/2014
THÁC BẢN GIỐC
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Bản Giốc quê em.
Cách không xa.
Nhà em Bản Giốc giặc tràn qua.
Cướp đi thác đẹp em hận tủi.
Thù này nguyện giữ đất quê cha.
(Trích thơ của Nguyên Thạch)