Ngày 07-07-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 08/07: Thời đại mới thì con người phải mới – Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ.
Giáo Hội Năm Châu
03:42 07/07/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu

Khi ấy, các môn đệ ông Gio-an tiến lại hỏi Đức Giê-su rằng: “Tại sao chúng tôi và các người Pha-ri-sêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?” Đức Giê-su trả lời: “Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, đang khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi khỏi họ, bấy giờ họ mới ăn chay. Chẳng ai lấy vải mới mà vá áo cũ, vì miếng vá sẽ co lại, khiến chỗ rách lại càng rách thêm. Người ta cũng không đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, bầu sẽ bị nứt: rượu chảy ra và bầu cũng hư. Nhưng rượu mới thì đổ vào bầu mới: thế là giữ được cả hai.”

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:59 07/07/2023

3. Trong nhà Thiên Chúa, không thể để cho bất cứ người nào gặp khó khăn bất an hoặc buồn phiền bi thương.

(Thánh Benedictus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:03 07/07/2023
96. TRỞ VỀ

Có một người mẹ rất chân thành tin tưởng vào Chúa, rất muốn đi vào trong thị trấn tham gia một việc thờ phượng tôn giáo trọng thể, bà ta nói với hai đứa con:

- “Ái dà, nếu hôm nay mẹ có thể đi đến nhà thờ để thờ kính Thiên Chúa thì tốt biết mấy, nhưng đường lên thị trấn thì quá xa, mà ngựa của chúng ta thì đã bán đi rồi, xe ngựa thì không thể dùng.”

Các con lập tức đi kéo xe ngựa đến và nói với mẹ là chúng nó sẽ kéo xe đưa bà đến nhà thờ. Bà mẹ rất là muốn đi nhà thờ nên gật đầu ưng thuận. Người trong thị trấn nhìn thấy họ thì cảm thấy bà mẹ rất là thành kính và con cái thì rất hiếu thuận, nên cảm động rơi nước mắt, mọi người chạy đến vây quanh họ, trên đường đi rắc đầy hoa tươi vui vẻ hát rằng: “Vinh quang đều quy về cho người mẹ vui tươi và con cái hiếu thuận...”

Trong tiếng hát và tiếng hoan hô, họ đi thẳng đến nhà thờ.

Người mẹ tràn đầy nước mắt quỳ trước bàn thờ toàn tâm toàn ý cầu nguyện:

- “Kính lạy Thiên Chúa, xin Ngài chúc lành cho hai đứa con của con, để chúng nó có cuộc sống mà Ngài cho rằng là có giá trị nhất.”

Sau khi tham dự thánh lễ xong thì hai đứa con cũng kéo xe đưa mẹ chúng nó trở về nhà, tối đến chúng nó rất vui vẻ lên giường đi ngủ.

Sáng sớm hôm sau, bà mẹ đến phòng ngủ để kêu chúng nó thức dậy, nhưng phát hiện trên khuôn mặt của hai đứa nhỏ đều phát ra ánh sáng rất đẹp giống như thiên thần vậy. Hóa ra hai đứa đã an nhiên đi vào giấc ngủ triền miên, Người mẹ nhìn thấy hai đứa con yêu quý của mình chết rồi thì lập tức đau khổ vô cùng. Nhưng qua một lúc sau bà ta ngẫng đầu lên, nói:

- “Lạy Thiên Chúa kính yêu, Ngài đã nhậm lời của con cầu nguyện phài không? Bây giờ con đã hiểu, sự chết là bình lặng và thần thiêng, là chúng con có thể yêu cầu sự trở về hoàn mỹ nhất. Con của con giờ đây đang ở bên Ngài, thế gian này không thể báo đáp sự hiếu thuận của chúng nó, cho nên Ngài đã đem chúng nó về thiên đàng.”

(Một trăm câu chuyện giáo dục)

Suy tư ngắn 96:

Chúng ta thờ kính Thiên Chúa và tuân theo thánh ý của Ngài, chỉ cần chúng ta còn sống thì chúng ta sẽ tôn thờ tất cả những đạo lý thuộc về Chúa, chúng ta sẽ càng ngày càng yêu Ngài hơn.”

Chỉ có tuân theo thánh ý của Thiên Chúa thì chúng ta mới thấy hạnh phúc trong đau khổ, và tìm thấy hạnh phúc giữa những lo toan.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Yêu thương và khiêm nhường
Lm. Nguyễn Xuân Trường
04:29 07/07/2023

YÊU THƯƠNG VÀ KHIÊM NHƯỜNG

Cuộc sống xã hội ngày nay đầy áp lực. Làm sao để cuộc đời vơi bớt những gánh nặng chồng chất như muốn đè bẹp con người? Ai có lòng yêu thương nâng đỡ, đồng cam chịu khổ gánh giúp tôi? Người đó là chính Chúa như Phúc Âm tuần này mặc khải.

1. Yêu thương. “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết mầu nhiệm Nước Trời, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn.” Lời cầu nguyện ngợi khen của Chúa Giêsu đã bộc lộ cho chúng ta thấy rõ khuôn mặt của Thiên Chúa Cha qua cách chọn lựa của Ngài: Ngài chọn những người bé mọn. Việc chọn lựa những người bé mọn, yếu đuối, thậm chí tội lỗi, cho thấy Thiên Chúa yêu thương vô điều kiện, một tình thương cho đi mà không mong đền đáp, một tình yêu cho không biếu không.

2. Khiêm nhường. Chúa Giêsu mời gọi hãy học với Ngài là Đấng “có lòng hiền hậu và khiêm nhường.” Yêu thương thực sự là quên mình đi vì hạnh phúc người khác. Thế nên, yêu thương thì khiêm nhường. Chúa yêu thương nên Chúa từ bi nhân hậu, Chúa chậm giận, Chúa tha thứ hết mọi lỗi lầm cho con người. Chúa khiêm nhường nên Ngài đã tự nguyện cúi xuống gánh lấy tội lỗi, nỗi đau của nhân loại để con người được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Khi yêu người ta đau nỗi đau của nhau. Yêu là cùng nhau chịu đau khổ chứ không phải là làm khổ nhau! Đừng làm gánh nặng cho người khác.

Thật ra, những gánh nặng đau khổ của cuộc đời rất nhiều khi không phải là những chuyện xảy ra cho mình, nhưng chính là cách thức mình phản ứng tiêu cực trước những chuyện ấy. Gánh nặng nhất suy cho cùng là chính cái tôi kiêu căng hung bạo của mỗi người. Thế nên, hãy học với Chúa, hãy cầu xin Chúa cho ta hiền lành và khiêm nhường thật trong lòng. Một cõi lòng hiền lành và khiêm nhường sẽ hoá giải những gánh nặng nề thành nhẹ nhàng thanh thoát. Amen.
 
Thượng Trí
Lm Vũđình Tường
04:43 07/07/2023
Quà tặng do yêu thương là hành động phát xuất từ tim; chỉ có hành động yêu thương mới xứng đáng đáp lại hành động yêu thương. Bởi yêu thương nên không thể nói đến công bằng, sòng phẳng, mà luôn có tình trạng cho đi nhiều, nhận lại ít hoặc ngược lại. Đáp trả hành động yêu thương bằng vật chất chính là phản tình yêu. Bởi tình yêu không thể vay mượn, cũng không thể đổi chác bằng vật chất. Cho đi mà không mong nhận lại là giáo huấn của Đức Kitô. Chúng ta nhận rất nhiều từ Thiên Chúa; trong khi đó chúng ta không cám ơn, coi đó như là việc tự nhiên mà không cần dâng lời cảm tạ. Thực ra ta không có gì để dâng lời cảm tạ cho xứng đáng với ơn nhận được. Những gì chúng ta không thể làm được thì Đức Kitô làm thay cho chúng ta,

'Lậy Cha, Con cảm tạ Cha vì Cha đã mặc khải những điều này cho kẻ bé mọn'. Mt11,25.

Đức Kitô thay ta dâng lời cảm tạ lên Chúa Cha. Ngài không nhận món quà đức tin từ Chúa Cha, nhưng lại thay ta dâng lời cảm tạ lên Chúa Cha. Lời cảm tạ dâng lên Chúa Cha chính là Ngài làm thay cho nhân loại. Đây không phải là lần đầu Đức Kitô dâng lời cảm tạ. Có lần Ngài dâng lời cảm tạ lên Chúa Cha vì điều đó sinh ích cho những kẻ tin theo Người,

'Lậy Cha, con cảm tạ Cha vì Cha đã nhậm lời Con. Phần Con, Con biết Cha hằng nhậm lời Con, nhưng vì dân chúng đứng quanh đây, nên Con đã nói để họ tin là Cha đã sai Con' Gn 11,42

Đức Kitô dâng lời cảm tạ Chúa Cha không phải Ngài nhận được ân sủng từ Chúa Cha, mà chính Kitô hữu nhận được ơn nhận biết Thiên Chúa. Đó là ơn nhận biết chính Chúa Cha sai Đức Kitô xuống trần gian loan báo tình yêu Thiên Chúa cho muôn dân. Lời cảm tạ Đức Kitô dâng Chúa Cha không phải lời cảm tạ thường, mà chính là lời Đức Kitô cầu nguyện. Bởi là lời Đức Kitô cầu nguyện, nên lời cảm tạ trở lên linh thánh. Lời linh thánh này phát xuất từ con tim yêu mến Chúa Con dành cho Chúa Cha. Lời cảm tạ cũng mặc khải tình yêu gắn bó, liên kết, vững bền giữa Chúa Cha và Chúa Con. Liên kết mật thiết đến độ Chúa Cha luôn hài lòng nghe lời Chúa Con cầu xin, và Chúa Con luôn trung thành vâng theo thánh í Chúa Cha. Những ai vâng lời tin theo Đức Kitô, Ngài ban cho họ ơn trở thành con Thiên Chúa, đồng thời được liên kết với Chúa Cha.

Trẻ em thường thích học hỏi điều mới và sẵn sàng thay đổi cho thích hợp với điều mới học hỏi. Khi gặp khó khăn chúng chạy đến cha mẹ xin giúp và vui mừng được giúp đỡ. Khi gọi Kitô hữu là 'những tâm hồn bé nhỏ', Đức Kitô cho biết trở họ thành kẻ bé mọn trong tình yêu Chúa. Đây là quyết định khôn ngoan; bởi chính quyết định này đến từ chọn lựa, phân biệt; chọn tin theo tiếng gọi của Thiên Chúa, và loại bỏ tiếng gọi thế gian quyến rũ.

Những ai tin theo Đức Kitô luôn có Chúa ở cùng, Ngài cùng đồng hành trong cuộc sống để ban thêm niềm tin, sức mạnh giúp Kitô hữu chỗi dậy mỗi khi vấp ngã; quay về đường lành khi lạc đường. Kitô hữu cũng nhận biết họ yếu đuối, hay sa ngã. Họ không thể tự cứu mình mà cần trợ giúp từ người khác. Quan trọng hơn cả, về phương diện tâm linh, cần nhận trợ giúp từ Thiên Chúa. Đức Kitô ban cho Kitô hữu nguồn sống và ơn khôn ngoan. Qua Đức Kitô họ nhận biết Chúa Cha. Đức Kitô cảm tạ Chúa Cha đã mặc khải ơn khôn ngoan của Thiên Chúa cho những tâm hồn bé nhỏ, khiêm nhường.

Có hai nguồn khôn ngoan: nguồn một đến từ chính Thiên Chúa, và nguồn hai đến từ thế gian. Ơn khôn ngoan đến từ Thiên Chúa mở rộng tâm hồn, cõi lòng, hướng dẫn con tim Kitô hữu; ban ơn trung thành trong niềm tin. Ơn khôn ngoan đến từ thế gian đóng chặt con tim, từ chối tin theo Đức Kitô. Vì thế đối với họ, vật chất và thế lực quan trọng hơn đức tin. Ơn khôn ngoan Thiên Chúa giúp Kitô hữu biết giới hạn, nhận biết trí hiểu nông cạn của con người. Vì thế họ đặt trọn niềm tin, phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Ơn khôn ngoan đến từ thế gian tin vào sức mạnh của cải, vật chất, chức quyền. Họ vin vào khả năng của chính họ, của nhân loại.
Tin theo Đức Kitô không có nghĩa là trốn, tránh, né khó khăn trong đời. Tin theo để can đảm đối diện với khó khăn, thực tế trong cuộc sống. Nhở ơn Chúa giúp, chỗi dậy tiếp tục vác thập giá theo Đức Kitô. Đức Kitô hứa ban sự sống trường sinh cho những ai trung thành vác thập giá mình theo Ngài. Lời hứa trên ban hy vọng, vì thế khi vấp ngã, khi đau khổ, nhìn lên thập giá Đức Kitô để tìm nguồn an ủi, cậy trông trong hy vọng. Chính hy vọng là nguồn sống. Vì thế sống trong hy vọng; thập giá cuộc đời nhẹ đi, đau khổ vơi đi và bi ai rút ngắn.

Nghỉ ngơi chính là tạm dừng chân lấy sức để tiếp tục hành trình. Tâm hồn được nghỉ ngơi mang í nghĩa sống thanh thản trong nước hằng sống. Chọn vác thập giá mình tin theo Đức Kitô là nguồn khôn ngoan. Bởi được sống trong hy vọng của niềm tin, và hy vọng được sống muôn đời trong nước Chúa. Món quà này chỉ mình Thiên Chúa có trao ban cho những ai thành tâm tin theo.
Chúng ta chung lời cảm tạ Chúa.

TiengChuong.org

Divine Wisdom

Giving is a gift of the heart; only heartfelt thanks is an appropriate response; nothing else can substitute for it. The equation between giving and receiving is impossible to measure, because no amount of thanks could ever be enough. If one tries to repay an act of kindness with wealth; it would betray the goodness of the giver's heart. To give without expecting to receive in return is Jesus' teaching. We receive many gifts from God, and often take them for granted.

It is impossible for us to give enough thanks to God. What we lack is made perfect in Jesus.

'I bless you, Father,.... for revealing them to mere children. Mt. 11,42'.

Jesus blesses the Father for us. He thanks the Father for the gift he didn't receive. We receive the gift of faith, and Jesus thanks the Father for us. His thanks make our thanks perfect; because of the unity between the Father and the Son. This is not the first time Jesus gives thanks to the Father. Elsewhere, Jesus gives thanks to the Father not for his own sake; but for the sake of his disciples,

'Father, I thank you for hearing my prayer. I knew indeed that you always hear me, but I speak for the sake of all these who stand around me, so that they may believe it was you who sent me'. Jn 11,42.

Jesus gives thanks to the Father not for his own benefit but for the benefit of his hearers. His thanks are not normal thanks; but holy. Jesus makes his thanks become a form of prayer, a prayer that flows from his loving heart. His prayer reveals the unity of the Father and the Son. The two are so united that the Father always pleases to hear the Son, and the Son is so pleased to carry out the Father's will.
Jesus grants those who listen to him to be his own children; and are united to the Father. Children are open to new things and love to learn. When faced with difficulty, they seek help from their parents; and gladly accept help from them.

Becoming children of God are wise in God's eyes; because they are able to discern God's voice from other voices. In saying 'yes' to God, they accept the divine's voice; and reject all worldly voices. This alone makes them wise.

Those who listen to Jesus, would never be alone; but God is always with them to strengthen their weaknesses and failures. This recognition makes them realize that they are vulnerable; and need help from both our fellow men and most importantly from God. Jesus is their wisdom and the source of life. Through him, they come to know the Father. Jesus gives thanks to God for revealing this heavenly wisdom to people who are humble of heart.

There are two sources of wisdom: the heavenly one and the earthly one. The former opens our mind and heart to accept Jesus as our Lord and God; while the latter one closes a person's mind and heart to God. The former helps us to know our weakness, and dependence on God; while the latter one is worldly reliance. They rely on their own wealth and wisdom.

We follow Jesus not to escape life's heavy burden, but to face it courageously because it is a reality of life. We try hard to carry our own cross to follow. Jesus says those who carry their own cross to follow him will gain eternal life. Every time we feel the weight of the cross and fall; we look at the cross with the hope to find the strength, and courage to stand up, and go on. Hope alone lightens life's heavy burden because hope brings life. Hope in Jesus is even better because he promises eternal life.

Rest is a pause to regain strength. Rest for our souls means to rest in Christ. It is the indication of resting in God's kingdom. Choosing to carry our own cross to follow Jesus is another heavenly wisdom. God alone has the everlasting rest offered to those who follow his way. We thank God for the gift of faith.
 
Không gì có thể làm hỏng
Lm. Minh Anh
14:48 07/07/2023

KHÔNG GÌ CÓ THỂ LÀM HỎNG
“Ca tụng Chúa đi, vì Người nhân hậu!”.

Một nhà tu đức nói, “Bạn sẽ không bao giờ chứng minh được các nguồn lực, sự khôn ngoan, và quyền năng của Thiên Chúa cho đến khi bạn bái phục, tín thác tuyệt đối vào Ngài vì những điều không thể. Vì lẽ, không ai và không gì có thể làm hỏng kế hoạch của Ngài!”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Không gì có thể làm hỏng kế hoạch của Ngài!”. Thật thú vị, Lời Chúa hôm nay chứng thực điều đó! Để cuối cùng, con người qua mọi thời, nhận ra rằng, Chúa là Đấng từ bi nhân ái. Thánh Vịnh đáp ca tuyên tín, “Ca tụng Chúa đi, vì Người nhân hậu!”.

Bài đọc Sáng Thế cho biết Giacob, một người lươn lẹo, đã gạt anh, lừa cha để cướp lấy phúc lành; về sau, đoạt luôn quyền trưởng nam… rồi đây, sẽ trở thành cha của một dân tộc sinh ra Đấng Cứu Thế. Câu chuyện này hàm chứa một bài học quan trọng! Không một người nào, không một tội lỗi nào… ‘không gì có thể làm hỏng’ kế hoạch cứu độ yêu thương ngàn đời của Thiên Chúa. Ngài muốn gọi ai, Ngài gọi; muốn chọn ai, Ngài chọn; thương ai, Ngài thích… Ngài tự do, bất chấp họ tốt hay ít tốt, ngay thẳng hay quanh co. Ngài không giật dây điều khiển họ như ‘nghệ sĩ xiếc’ điều khiển các con rối, và cũng không lập trình một ai trước. Thiên Chúa ban cho mỗi người ý chí, tự do; qua đó, Ngài cùng họ hành động, cả khi về phía họ, hành động đó là giảo quyệt và không ngay lành như Giacob tổ phụ.

Đọc lại hành trình các ơn gọi trong Thánh Kinh, sự thật này quả hiển nhiên. Một Giacob lém lỉnh, một Môisen giết người, một Đavid tà vạy, một Phêrô chối Chúa, một Tôma ngờ vực, một Nathanael kiêu căng, một Mađalêna khét tiếng, một ả Samaria ỏng ẻo ‘mới chỉ’ bảy đời chồng. Lịch sử Hội Thánh cũng chứng tỏ điều đó! Một Augustinô hoang đàng, một Ignatiô tham danh, một Charles de Foucauld hư đốn. Thật, chỉ có Đức Chúa Trời mới chọn kiểu đó, Ngài làm chơi như thiệt, làm thiệt như chơi để không một xác phàm nào có thể huênh hoang.

Thuở xa xưa, một vị vua thân hành xuống phố. Về nhà, đôi chân ông sưng tấy vì đường xấu. Ông liền ra lệnh phải trải các con đường trong vương quốc bằng da thú, để nếu ông đi thì chân không còn đau. Cả triều đình thấy điều này vô lý nhưng chẳng ai lên tiếng. Sau cùng, một vị quan dũng cảm thưa, “Tâu bệ hạ, tại sao vương quốc phải tiêu tốn vô ích như vậy? Sao bệ hạ không cho cắt những miếng da thú để bọc chân mình? Như thế, chân ngài sẽ không còn đau và đất nước sẽ tiết kiệm được bao thời gian và tiền bạc?”. Nhà vua ngạc nhiên trước đề nghị của quan. Và thế là đôi giày da đầu tiên của nhân loại ra đời!

Anh Chị em,

“Ca tụng Chúa đi, vì Người nhân hậu!”. Chỉ trong chiêm ngắm và tĩnh mịch, chúng ta mới có khả năng nhận ra những hoạt động âm thầm của Thiên Chúa trên người khác và trên chính mình; từ đó, nhận ra lòng nhân hậu của Ngài! Thiên Chúa bù lỗ tất cả, chịu thiệt tất cả, cả những gì tệ hại, xấu xa và ngông cuồng nhất. Lời Chúa mời gọi bạn và tôi cộng tác với ân sủng để được biến đổi; vì ‘không gì có thể làm hỏng’ kế hoạch của Chúa. Nhờ đó, trở nên những con người mà Chúa muốn chúng ta trở thành. Đó chính là sự mới mẻ của ơn thánh như “bầu da mới chứa rượu mới” mà Chúa Giêsu nói đến trong Tin Mừng hôm nay. Một sự đổi mới của ân sủng cùng với sự cộng tác, như điều kiện không thể thiếu, của con người.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin đừng để rượu ân sủng lênh láng và hoang phí trên con. Cho con biết cộng tác với ân sủng Chúa để trở nên con người Chúa muốn con trở thành!”, Amen.

(Gp. Huế)
 
Hãy nên bé mọn
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
14:51 07/07/2023

HÃY NÊN BÉ MỌN
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật 14 thường niên năm A.

Trong lời cầu nguyện: “Con ngợi khen Cha vì Cha đã giấu không cho những người khôn ngoan và thông thái biết, Cha lại mạc khải cho những người bé mọn. Vâng lạy Cha, vì ý Cha muốn như vậy” (Mt 11, 25), Chúa Giêsu nhắc đến những người “bé mọn”.

Người “bé mọn” là ai mà lại được Cha yêu thương tỏ mình? Họ chính là người nghèo của Chúa. Họ nhiệt thành đi tìm Chúa. Họ thấy mình cần Chúa, ước mong được Chúa ngự vào tâm tư mình.

Như vậy cái “bé mọn” mà Chúa ưu tiên tỏ mình không chỉ là nghèo vật chất, thiếu thốn cái ăn, cái mặc, mà còn bao gồm nhiều thái độ sống tốt: sống siêu thoát trước vật chất, khước từ sự tham lam vật chất, khiêm nhường, đói tình thương, thiếu thốn đời sống tinh thần, bị cướp bóc văn hóa, bị tước đoạt từ vật chất, tình yêu đến nội tâm… Đúng hơn, họ là những người bé mọn trước thế gian, nhưng lớn lao trước Chúa.

Nếu người bé mọn trước thế gian được Chúa yêu thương mạc khải cho, thì ngược lại, người không bé mọn – họ được Chúa Giêsu gọi là “người khôn ngoan và thông thái” – sẽ xa Chúa diệu vợi. Nói nặng hơn, họ sẽ đui mù trước Chúa, bởi bị Chúa “che giấu” mầu nhiệm bản thân Người.

Bằng câu chuyện cụ thể sau đây, ta có thể hiểu “người khôn ngoan và thông thái” mà Chúa Giêsu nói đến là ai.

Người đàn ông đến xin cho con trai ông được rước lễ trọng thể, nhân dịp giáo xứ chúng tôi tổ chức rước lễ trọng thể vào một ngày giữa tháng 7, dù con ông đang học giáo lý ở một giáo xứ khác. Tôi đồng ý với điều kiện, cha xứ, nơi mà em đang học giáo lý cho phép.

Nếu chuyện chỉ có thế thì không còn gì đáng nói. Nhưng lần thứ hai, đến gặp tôi, ông cho biết, con ông học trường tư, nội trú, có tiếng là nghiêm khắc trong vấn đề kỷ luật và học tập. Đầu tháng 7, con ông tựu trường để vào lớp 12.

Bình thường, trường đã nghiêm khắc. Bây giờ lên lớp 12, chắc chắn trường sẽ còn nghiêm khắc hơn. Con ông không dám và cũng không được phép nghỉ học bất cứ ngày nào. Trong khi tuần đầu của tháng 7 là tuần các em chuẩn bị rước lễ trọng thể ở giáo xứ chúng tôi tĩnh tâm. Nhưng vì luật của nhà trường như thế, người đàn ông đòi tôi phải cho em khỏi tĩnh tâm, và vẫn cho phép em cùng được rước lễ chung với các học viên khác.

Nghe xong câu chuyện, tôi buồn, thở hắt ra mà không biết phải nói lời nào. Chọn lựa của người Công Giáo thời nay là như thế sao: Sự học hành thay Thiên Chúa. Kiến thức ở đời thay lý lẽ đức tin. Giá trị trần thế thay giá trị Nước Trời. Cái chóng qua thay cho vĩnh cửu. Kiến thức đức tin bị đạp xuống hàng thứ yếu, đẩy kiến thức học vấn của đời tạm bợ vượt lên hàng chủ yếu.

Kiến thức đức tin là đường lối của Thiên Chúa, là phương hướng dẫn con người đến gặp chính Thiên Chúa, lại bị đạp xuống hàng thứ yếu, có khác gì Thiên Chúa đã bị người ta đẩy xuống để cuộc đời vượt lên!

Hóa ra đời mới là “thiên chúa” của họ, còn Thiên Chúa lại bị họ biến thành một thứ xa xí phẩm nào đó, có cũng được, không có cũng không sao. Mà kẻ loại chính Thiên Chúa không ai khác hơn là chính con cái trong nhà, là người Công Giáo chính hiệu, là chính con Thiên Chúa.

Đáng thương cho lối suy nghĩ nông nổi dẫn đến cả một quyết định, cả một chọn lựa sai lầm lớn không thể nói hết. Người ta chấp nhận hình thức và sẵn sàng phục vụ thứ hình thức ấy một cách giả trá thay cho thực chất, thay cho lòng yêu mến Chúa thật. Chỉ cần đánh lừa lương tâm rằng, con tôi đã lãnh bí tích rồi, thế là đủ, chẳng cần để ý đến việc nó có hiểu biết gì về bí tích mà nó lãnh nhận hay không.

Người đàn ông trong câu chuyện bên trên muốn trang bị cho con của ông giàu có về sự học hành, lớn lao về đường công danh, bảo đảm cho tương lai đời nó.

Khi trang bị cho con mình, ông cũng đồng thời nghĩ tới ông, nghĩ tới gia đình ông bằng một giấc mơ thiên đàng trần thế về danh giá ở đời, về sự nổi nang, ngưỡng mộ trong ánh mắt mọi người xung quanh.

Nhưng ông lầm. Tìm kiếm thông thái và khôn ngoan trần thế mà không tháp nhập trần thế vào sự cứu độ siêu nhiên, ông có thể tìm được thành công trần thế, nhưng chắc chắn đời đời vắng bóng siêu nhiên.

Chỉ trong sự cứu độ siêu nhiên của Chúa, người ta mới đạt tới vĩnh cửu. Vì thế, nếu chỉ tìm kiếm trần thế, đó là sự đánh cắp đời mình, cắt đứt vĩnh cửu. Cắt đứt vĩnh cửu là làm ngắn đời mình.

Chính ông đã tự gieo, cũng như đã gieo vào tâm tư của con ông lối suy nghĩ, lối sống làm ngắn đời mình. Ông đã đánh cắp đời mình đã vậy, lại còn đánh cắp đời con của ông. Nguy hiểm hơn khi sự đánh cắp này có dấu hiệu “di truyền”.

Không biết có bi quan lắm không, nếu nói rằng, một khi con ông “thừa hưởng” thái độ đánh cắp ấy của ông, thì nó sẽ còn bao nhiêu lần đánh cắp như thế đến bao nhiêu thế hệ con người! Siêu nhiên mà vắng bóng, vĩnh cửu mà bị đánh mất, Thiên Chúa bị đẩy xa đời người, thông thái và khôn ngoan vẫn cứ là dốt nát.

Qua lời cầu nguyện cùng Chúa Cha, “Con ngợi khen Cha vì Cha đã giấu không cho những người khôn ngoan và thông thái biết, Cha lại mạc khải cho những người bé mọn. Vâng lạy Cha, vì ý Cha muốn như vậy”, Chúa Giêsu dạy ta phải có thái độ phó thác tuyệt đối của một người có tinh thần nghèo khó trọn vẹn.

Chỉ có trong ta tinh thần của một người nghèo, ta mới thấy mình chẳng là gì, chẳng có gì. Tất cả là bởi Chúa, phát xuất từ Chúa. Đối với Kitô hữu, chúng ta cần biết rằng, chính bản thân ta cũng chỉ là bụi đất, rồi sẽ trở về bụi đất. Tất cả những hy vọng, những tìm kiếm, những bươn chãi, những tranh giành, những vất vả, những hao mòn lặn lội mới có trong cuộc đời này… đều chỉ là hư không, tất cả chỉ là một trò ảo thuật.

Ta không là chủ đời mình, càng không bao giờ là chủ những gì mình tạo ra. Cùng với sự tắt thở của thân xác, ngay lập tức, ta trở nên thối rữa, nhơ nhớp. Vì thế, Chúa Giêsu dạy ta phải có thái độ phó thác tuyệt đối cho Chúa như một người bé mọn, chẳng có gì.

Phó thác tuyệt đối cho Chúa là làm giàu Thiên Chúa cho đời mình. Thiên Chúa là Vĩnh Cửu. Ai làm giàu Thiên Chúa, người đó bước vào vĩnh cửu. Vì thế, chỉ những ai biết làm giàu Thiên Chúa cho đời mình mới là người thật sự khôn ngoan.

Cuộc đời mà ta đồng hành với nó, chỉ là người bạn bạc bẽo. Lẽ nào ta chọn sự bạc bẽo làm chúa thay Thiên Chúa đầy lòng xót thương, Đấng mà ta phải tôn thờ suốt đời!

Đừng quên rằng, những người chỉ biết tìm kiếm sự thông thái, tìm kiếm khôn ngoan trần thế sẽ bị Chúa che giấu. Họ chỉ là những kẻ dại khờ, đui mù trước Chúa.

Chúa chỉ mạc khải chính Chúa cho những người bé mọn. Đó là những người nghèo khó thật sự, là những người phó thác trọn đời mình trong tay Chúa thực sự.

Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con. Chúng con xin lặp lại chính lời cầu nguyện của Chúa Giêsu mà Vinh danh Cha rằng: Chúng con ngợi khen Cha vì Cha đã giấu không cho những người khôn ngoan và thông thái biết, Cha lại mạc khải cho những người bé mọn. Vâng lạy Cha, vì ý Cha muốn như vậy, nên suốt đời, chúng con nguyện trở thành người nghèo của Cha, và là người bé mọn trong Nước Cha, biết phó thác đời mình trong tay Cha. Xin dẫn dắt chúng con đi tới, để chúng con hạnh phúc mãi mãi vì được ở trong nhà Cha.
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 14 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:16 07/07/2023
CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Mt 11, 25-30.

“Tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.”


Bạn thân mến,

Đức Chúa Giê-su mời gọi bạn và tôi hãy học với Ngài có lòng hiền hậu và khiêm nhường, lời mời gọi này không làm cho bạn và tôi trở thành người nhụt chí hoặc trở thành người sống an phận, nhưng trái lại, nó sẽ khiến bạn và tôi trở thành người có sức mạnh hơn cả đội quân hùng hậu, và lòng cảm thông sâu sắc với những bất hạnh của tha nhân.

Lòng hiền hậu của Đức Chúa Giê-su đã làm cho ông Phê-rô hối hận ăn năn, đã làm cho ông Mát-thêu thu thuế trở thành tông đồ tài năng, đã làm cho người thu thuế Gia-kêu lùn hoán cải cuộc sống, và nhất là, sự hiền lành này được thể hiện hằng ngày trong bí tích Thánh Thể trên bàn thờ. Chính sự hiền lành cách trọn vẹn này của Đức Chúa Giê-su đã làm cho nhân loại nhận biết Cha tình yêu ở trên trời.

Giữa một thế giới thù hận và ghen ghét, Đức Chúa Giê-su mời gọi chúng ta học nơi Ngài sự hiền lành, chính là Ngài muốn bạn và tôi dùng sự hiền lành này, như một khí cụ của tình yêu, để chinh phục tâm hồn người khác về cho Chúa. Bởi vì sự hiền lành đích thực có sức mạnh tuyệt đối cảm hóa người dữ, thông cảm với người tội lỗi, hòa đồng với tha nhân, để khi người khác nhìn thấy sự hiền lành của chúng ta, thì họ cũng thấy được một Đức Chúa Giê-su hiền lành trong cuộc sống.

Lòng khiêm nhường của Đức Chúa Giê-su đã trở thành nguồn ơn cứu độ cho nhân loại, bởi vì nếu Ngài chỉ là một vị Thiên Chúa muôn đời muốn cao sang không hề biết cảm thông với những đau khổ của con người, thì Ngài vẫn mãi mãi là Thiên Chúa chứ không phải con người. Nhưng khi khiêm nhường tự hạ làm con người như chúng ta, để cứu chuộc chúng ta, thì Đức Chúa Giê-su đã làm một cuộc cách mạng lừng lẫy: nâng con người tội lỗi lên làm con Thiên Chúa và được hưởng phần gia nghiệp Nước trời.

Cũng có những lúc bạn và tôi thật khiêm nhường trước mặt kẻ có chức quyền, nhưng lại hống hách với anh em đồng nghiệp, đó là khiêm nhường giả tạo; có những lúc bạn và tôi thú nhận trước mặt Chúa là mình quá kiêu ngạo nên nếm từ thất bại này đến thất bại khác, và hứa sửa đổi cách sống cho phù hợp với tinh thần Chúa dạy, nhưng sau đó thì kiêu ngạo vẫn cứ kiêu ngạo...

Bạn thân mến,

Làm người Ki-tô hữu thì nhất định phải có sự hiền lành và khiêm nhường, làm một tu sĩ hay linh mục thì càng phải có sự hiền lành và khiêm tốn gấp vạn lần giáo dân, bởi vì sự hiền lành làm cho khuôn mặt chúng ta giống Đức Chúa Giê-su, và sự khiêm nhường làm cho chúng ta trở thành công cụ tuyệt vời của Ngài để rao giảng Lời Chúa cho mọi người.

Mọi người đang chờ bạn và tôi đem sự hiền lành và khiêm nhường này để chào đón và phục vụ họ, bởi vì con người thời nay không thích vũ khí tối tân hay các chính sách mị dân bằng lời nói trôn tru như mỡ heo, nhưng người ta hân hoan chào đón người có lòng hiền hậu và khiêm tốn trong cuộc sống, bởi vì chỉ có hiền hậu mới xoa dịu nỗi đau của tha nhân, và chỉ có sự phục vụ khiêm nhường mới nâng phẩm giá con người của họ lên cao mà thôi.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH Phanxicô tới Fatima để cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine và toàn thế giới
Thanh Quảng sdb
05:12 07/07/2023
ĐGH Phanxicô tới Fatima để cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine và toàn thế giới

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ trở lại Đền thánh Fatima vào đầu tháng 8 trong chuyến Tông du đến Bồ Đào Nha để kêu xin Mẹ giúp chấm dứt chiến tranh ở trung tâm Châu Âu. Tại thánh địa này, Mẹ hiện ra với một mệnh lệnh liên quan tới nước Nga và các vị Giáo hoàng của Thế kỷ 20.

(Tin Vatican - Andrea Tornielli)

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm Đền thánh Đức Mẹ Fatima lần thứ hai trong triều đại giáo hoàng của ngài, nơi ba trẻ chăn cừu xưa đã nhận được một sứ điệp vào tháng 5 năm 1917 từ Đức Trinh Nữ Maria về tương lai của nhân loại.

Chuyến viếng thăm ngắn ngủi đến Fatima, sẽ diễn ra vào Thứ Bảy, ngày 5 tháng 8, bằng máy bay trực thăng, được thêm vào chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Bồ Đào Nha, mà nguyên thủy chỉ bao gồm các sự kiện ở Lisbon cho Ngày Giới trẻ Thế giới.

Vào tháng 5 năm 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến đền thánh Đức Mẹ nổi tiếng này để phong thánh cho Francisco và Jacinta Marto, hai thị nhân trẻ, nhân dịp kỷ niệm một trăm năm Đức Mẹ hiện ra.

Việc ngài quyết định trở lại dưới chân Đức Mẹ Fatima có ý nghĩa quan trọng và phản ánh ý định của Đức Thánh Cha trong việc giải quyết cuộc chiến bi thảm ở “Ukraine tử vì đạo”, vì bị quân Nga tấn công, cũng như vô số cuộc xung đột bị lãng quên khác trên khắp thế giới.

Cử chỉ của Giám mục Rôma có thể được liên kết trực tiếp với một hành động quan trọng khác mà ngài đã thực hiện chỉ hơn một tháng sau khi chiến tranh bùng nổ: Thánh hiến nước Nga và Ukraine cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội của Đức Maria, được cử hành tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào ngày 25 tháng 3 năm 2022.

Đức Mẹ hiện ra ở Fatima đã đặc biệt yêu cầu Thánh hiến nước Nga trong thông điệp gửi cho các trẻ chăn cừu.

Mười sáu tháng trước, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tha thiết cầu nguyện: “Chúng ta đã đi lạc khỏi con đường hòa bình. Chúng ta đã quên bài học rút ra từ những bi kịch của thế kỷ trước, sự hy sinh của hàng triệu người đã ngã xuống trong hai cuộc thế chiến! Chúng ta đã coi thường những cam kết mà chúng ta đã đưa ra với tư cách là một cộng đồng các quốc gia. Chúng ta đã phản bội ước mơ hòa bình của mọi người và hy vọng của những người trẻ… Lạy Mẹ là Ngôi sao Biển, xin đừng để chúng con bị chìm đắm trong cơn bão chiến tranh… Xin giải phóng chúng con khỏi chiến tranh, bảo vệ thế giới của chúng con khỏi mối đe dọa của vũ khí hạt nhân.”

Fatima và các vị Giáo hoàng thế kỷ 20

Các cuộc hiện ra tại Fatima cũng liên kết chặt chẽ với các vị Giáo hoàng của thế kỷ 20, đan xen vào tiểu sử cá nhân của các ngài.

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XV, giữa những nỗi kinh hoàng của Thế chiến thứ nhất, đã quyết định vào ngày 5 tháng 5 năm 1917, thêm lời cầu khẩn "Nữ Vương Hòa bình, cầu cho chúng con" vào Kinh cầu Loreto truyền thống được đọc sau lần chuỗi Mân Côi.

Vài ngày sau, vào ngày 13 tháng 5, Đức Mẹ Fatima hiện ra lần đầu tiên.

Sự kiện này trùng hợp với ngày Giáo hoàng Benedict XV thánh hiến Giám mục Eugenio Pacelli trong Nhà nguyện Sistine, người sau này trở thành người kế vị thứ hai của ông, Đức Piô XII.

Vào ngày 31 tháng 10 năm 1942, Đức Piô XII đã thánh hiến "các dân tộc bị chia cắt bởi sai lầm và bất hòa" cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria.

Vào tháng 5 năm 1967, Đức Phaolô VI trở thành vị Giáo hoàng đầu tiên hành hương đến Fatima, viếng thăm Bồ Đào Nha khi nước này vẫn còn dưới chế độ độc tài Salazar, để kỷ niệm 50 năm Đức Mẹ hiện ra.

Ngay trước khi khởi hành, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI giải thích, "Động cơ tâm linh, vốn tìm cách mang lại cho cuộc hành trình này một ý nghĩa sâu sắc, là một lần nữa, với sự khiêm tốn và mãnh liệt hơn, hãy cầu nguyện cho hòa bình."

Trong bài giảng tại Fatima, ngài kêu gọi: “Đừng ấp ủ những ý nghĩ về sự hủy diệt, cái chết hay cách mạng... Hãy suy ngẫm về các dự án thúc đẩy sự thăng tiến và đoàn kết chung. Nhận ra trọng lực và tầm quan trọng của giờ này, có thể chứng minh quyết định cho các thế hệ hiện tại và tương lai."

Đức Phaolô VI đã mô tả một cách sống động mức độ nghiêm trọng của hoàn cảnh lịch sử, nhấn mạnh đến “kho vũ khí khổng lồ gồm những vũ khí chết người khủng khiếp” không phù hợp với tiến bộ đạo đức và kỹ thuật, đặt cạnh tình trạng nghèo đói và cơ cực mà “phần lớn nhân loại” phải đối mặt.

ĐTC nói: “Chính vì lý do này mà chúng ta ý thức rằng thế giới đang gặp nguy hiểm. “Chính vì lý do này mà chúng ta chạy đến dưới chân Nữ hoàng để cầu xin hòa bình, một món quà mà chỉ Chúa mới có thể ban tặng… Hãy quan sát cách triển vọng của thế giới và số phận của nó được trình bày ở đây dưới hình thức bao la và ấn tượng.”

Máu của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và sứ điệp của Đức Bênêđictô XVI

Chính Đức Gioan Phaolô II là người mà bí mật Fatima và sứ điệp mà Mẹ trao cho các trẻ mục đồng, được mật bí vào năm 2000, vì bí mật đó đã có liên quan tới cuộc đời của Đấng Kế Vị Thánh Phêrô.

Vào ngày 13 tháng 5 năm 1981, lúc 5:17 chiều, Đức Gioan Phaolô II bị trọng thương trong một vụ ám sát tại Quảng trường Thánh Phêrô, do tên khủng bố người Thổ Nhĩ Kỳ Ali Agca thực hiện.

Vị Giáo hoàng người Ba Lan được đưa đến Bệnh viện Gemelli, người bê bết máu và gần chết, nên ngài coi sự sống còn của mình là một ơn kỳ diệu.

Mười chín năm sau, chính vị Giáo hoàng này đã tiết lộ bí mật thứ ba của Fatima, mô tả một "giám mục mặc áo trắng" đi bộ qua một thành phố đổ nát và cuối cùng bị giết - một hình ảnh mà ĐTC ám chỉ về chính mình.

Đức Gioan Phaolô II, trong triều đại giáo hoàng lâu dài của mình, đã viếng thăm linh địa Bồ Đào Nha ba lần: vào những năm 1982, 1991, và lần cuối cùng là trong Năm Thánh 2000.

Người kế nhiệm ngài, Đức Bênêđictô XVI, cũng bắt đầu chuyến hành hương đến Fatima trong chuyến viếng thăm Bồ Đào Nha năm 2010.

ĐTC tuyên bố: “Ai nghĩ rằng sứ điệp tiên tri ở Fatima đã kết thúc là tự lừa dối mình.”

Trong chuyến bay ra nước ngoài, trả lời câu hỏi của một nhà báo, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng đã đề cập đến cuộc khủng hoảng lạm dụng, ngài thừa nhận: “Đối với những điều mới mà chúng ta có thể tìm thấy trong thông điệp hôm nay, cũng có một thực tế là các cuộc tấn công nhắm vào Đức Giáo Hoàng và Giáo hội đã và đang xảy ra, không chỉ từ bên ngoài, nhưng những đau khổ của Giáo hội đến chính từ bên trong Giáo hội, từ tội lỗi hiện hữu trong Giáo hội. Đây cũng là điều mà chúng ta ý thức, nhưng hôm nay chúng ta đang chứng kiến một cách thực sự khủng khiếp: cuộc bách hại khủng khiếp nhất đối với Giáo hội không đến từ những kẻ thù bên ngoài, nhưng phát sinh từ tội lỗi bên trong Giáo hội, và do đó, Giáo hội cần một ý thức sâu sắc để học lại bài học đền tội.”
 
Vatican công bố danh sách những tham dự viên của Thượng hội đồng vào tháng 10/2023
Thanh Quảng sdb
18:13 07/07/2023
Vatican công bố danh sách những tham dự viên của Thượng hội đồng vào tháng 10/2023

Trước thềm Đại hội Thượng hội đồng về tính đồng nghị vào tháng 10, Vatican đã công bố danh sách những tham dự viên – lần đầu tiên – bao gồm cả những người không phải là giám mục.

(Tin Vatican - Joseph Tulloch)

Tổng Thư ký của Thượng Hội đồng đã công bố danh sách những tham dự viên của Thượng Hội đồng vào tháng 10 sắp tới. Đây là lần thứ nhất, nhiều người không phải là giám mục được mời tham dự trong danh sách những tham dự viên (Bấm vào đây để coi danh sách).

Nhiều tham dự viên không phải là giám mục (khoảng 21%), đã được đề xuất bởi các hội đồng giám mục trên khắp thế giới, trước khi được Đức Thánh Cha Phanxicô chấp thuận. Những người khác được bổ nhiệm trực tiếp bởi ĐTC.

Những tên tuổi nổi bật từ khắp nơi trên thế giới nói tiếng Anh bao gồm Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng Giám mục Bombay; Giáo sư Anna Rowlands, nhà thần học tại Đại học Durham, Vương quốc Anh; và nhà văn và nhà bình luận có trụ sở tại Hoa Kỳ, Cha James Martin, SJ.

Một “sự pha lẫn” của dân Chúa

Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Vatican, Đức Hồng Y Grech nhấn mạnh rằng các đại biểu được lựa chọn nói lên một “sự pha trộn” từ nhiều thành phần khác nhau trong Giáo hội.

Rõ ràng nhất là sự kết hợp đồng đều giữa những người tham gia từ sáu lục địa khác nhau và các thành viên không phải là giám mục sẽ được chia đều theo giới tính. Tuy nhiên, Đức Hồng Y Grech cũng nhấn mạnh rằng sẽ có các đại biểu từ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương theo luật riêng khác nhau, và đây cũng là một nỗ lực đã được thực hiện để bao gồm cả những người Công Giáo thiểu số.

Đức Hồng Y Grech tiếp tục giải thích rằng không phải ai có tên trong danh sách cũng sẽ là “thành viên”, và do đó có thể tham gia vào các cuộc thảo luận tại Hội đồng và bỏ phiếu cho các đề xuất. Những người ở phần B trong danh sách, “Đặc phái viên”, có thể thảo luận nhưng không được bỏ phiếu, trong khi những người ở phần C, “Những người tham gia khác”, sẽ đóng vai trò hỗ trợ hoặc tư vấn về quy trình, nhưng sẽ không can thiệp hay bỏ phiếu trong các cuộc thảo luận.

Cuối cùng, Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng danh sách những người tham dự viên chưa phải là cuối cùng – danh sách các đại biểu từ các Giáo hội Thiên chúa giáo khác vẫn còn đang được gửi về, và một số tên tham dự viên có thể sẽ được thay đổi nếu các thành viên đó bị đau yếu không thể về hội họp được.

Linh đạo và đại kết

Phát biểu của Đức Giám Mục Luis Marín de San Martín, Thứ trưởng của Thượng hội đồng, nhấn mạnh rằng cuộc họp sắp tới không phải là một sự kiện biệt lập, mà là một phần của một quá trình liên tục.

Vị Giám mục người Tây Ban Nha cũng nhấn mạnh đến chiều kích thiêng liêng của Thượng hội đồng, đồng thời cho hay tất cả những tham dự viên sẽ cùng nhau tham dự một khóa tĩnh tâm ba ngày trước đó.

Thứ trưởng khác của Thượng Hội đồng là Sr Nathalie Becquart, lưu ý rằng một trong những điểm trọng tâm được nêu lên từ các cuộc tham vấn của Thượng hội đồng là tầm quan trọng của việc thu hút những người trẻ tham gia vào quá trình này. Vì lý do này, sơ nói, các nhà tổ chức Thượng hội đồng sẽ có mặt tại Ngày Giới trẻ Thế giới sắp tới ở Lisbon, nơi họ sẽ có một gian phòng để quảng bá...

Sơ Becquart cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của chiều kích liên tôn của Thương hội đồng. Sơ đặc biệt nêu bật buổi canh thức cầu nguyện đại kết sẽ được tổ chức tại Quảng trường Thánh Phêrô, mang tên “Cùng nhau – Quy tụ dân Chúa” do Đức Thánh Cha chủ sự, cùng với các nhà lãnh đạo của nhiều Giáo hội Kitô giáo khác nhau.
 
Chính quyền Biden gửi bom chùm đến Ukraine: Giáo Hội đã nói gì về điều này?
Đặng Tự Do
19:19 07/07/2023
Bom chùm là loại bom khi chạm mục tiêu sẽ tung toé ra xung quanh, trên một diện tích rộng, những trái bom nhỏ hơn, nhằm gây ra những tác động lớn hơn, và mức độ sát thương cao hơn. Tuy nhiên, những trái bom nhỏ khi văng ra khỏi trái bom lớn sẽ chạm mục tiêu với một lực chắc chắn nhỏ hơn đáng kể so với trường hợp quả bom được bắn trực tiếp bằng các hệ thống pháo hay được thả từ trên trời xuống. Hậu quả là những quả bom nhỏ này có thể không nổ, và sẽ trở thành một thứ giống hệt như mìn bẫy, và sẽ nổ tung khi người ta hay các phương tiện giao thông đạp phải.

Một khái niệm đi kèm với bom chùm là “dud rate”, nghĩa là tỷ lệ không nổ của các quả bom nhỏ. Trong cuộc xâm lược Ukraine, Nga đã sử dụng các loại bom chùm có tỷ lệ không nổ trong phạm vi từ 30% đến 40%.

Quan ngại sâu xa đối với bom chùm là chúng gây ra mối đe dọa đặc biệt nghiêm trọng đối với dân thường vì diện tích tác động lớn bừa bãi của chúng và vì chúng có tỷ lệ thất bại đáng kể, thường không phát nổ cho đến rất lâu sau khi tác động.

Luật pháp hiện hành của Hoa Kỳ cấm sản xuất, sử dụng hoặc chuyển giao bom, đạn chùm có tỷ lệ không nổ trên 1%. Tuy nhiên, tổng thống có thể bác bỏ luật đó nếu ông cho rằng nó quan trọng đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.

Chính quyền Biden đã công bố hôm thứ Sáu rằng họ sẽ gửi hàng trăm nghìn “quả bom chùm” gây nhiều tranh cãi để hỗ trợ cuộc phản công của Ukraine chống lại Nga. Những quả bom thả ngay lập tức hàng chục đến hàng trăm chất nổ trên một khu vực rộng lớn, bị cấm bởi 123 quốc gia.

Oái oăm là đúng một năm trước, khi được hỏi về khả năng gởi bom đạn chùm phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc Jen Psaki thẳng thừng trả lời “Đó là điều không thể, vì sẽ dẫn đến thế giới chiến tranh thứ ba ngay lập tức.”

Tại sao bây giờ lại là có thể? Hầu hết các chuyên gia cho rằng đó là do cuộc binh biến của trùm Wagner Yevgeny Prigozhin gây ra. Cuộc binh biến này đã làm thay đổi sâu sắc tư duy chiến lược của Hoa Kỳ và NATO. Nói cho dễ hiểu, họ không còn sợ Nga như trước nữa, các luận điệu tống tiền hạt nhân của Nga đã bị vô hiệu hóa.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách Chính sách Colin Kahl đã xác nhận trong một cuộc họp báo hôm thứ Sáu rằng Hoa Kỳ sẽ gửi những quả bom này như một phần của gói viện trợ vũ khí mới trị giá 800 triệu đô la cho Ukraine.

Chuẩn tướng Không quân Pat Ryder nói với các phóng viên hôm thứ Năm rằng Hoa Kỳ sẽ “lựa chọn cẩn thận” các quả bom chùm có tỷ lệ thất bại dưới 2,35% để gửi tới Ukraine.

Mặc dù 123 quốc gia đã đồng ý với các điều khoản của “Công ước về bom, đạn chùm” năm 2008, trong đó cấm rõ ràng việc sử dụng, chuyển giao, sản xuất và tàng trữ bom chùm, nhưng Mỹ, Trung Quốc, Nga và Ukraine chưa bao giờ ký vào thỏa thuận này, và không bị ràng buộc bởi Công ước đó.

Tuy nhiên, các đồng minh chủ chốt của Hoa Kỳ, chẳng hạn như Anh, Pháp và Đức đều đã cấm sử dụng chúng, gây áp lực chính trị lên Hoa Kỳ NATO cũng cực kỳ chỉ trích việc Nga sử dụng bom chùm trong cuộc xâm lược Ukraine.

Thế giới đã phản ứng thế nào?

NATO đã đưa ra lập trường nước đôi về quyết định gây tranh cãi của Hoa Kỳ cung cấp bom chùm cho Ukraine.

Hôm thứ Sáu, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng “NATO với tư cách là một Liên minh không có lập trường nào đối với Công ước về Bom, đạn chùm, bởi vì một số Đồng minh đã ký vào công ước, nhưng một số Đồng minh đã không ký vào công ước.”

Ông Stoltenberg nói thêm rằng “các đồng minh riêng lẻ sẽ đưa ra quyết định về việc cung cấp vũ khí và vật tư quân sự cho Ukraine.”

Giáo Hội Công Giáo đã nói gì?

Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo từ lâu đã lên án việc sử dụng bom chùm.

Năm 2008, khi Công ước về bom, đạn chùm lần đầu tiên được thảo luận, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI là người kiên quyết ủng hộ lệnh cấm.

Tòa thánh là một trong những quốc gia đầu tiên phê chuẩn, ký tên và kêu gọi các quốc gia khác đồng ý với công ước.

Một thông cáo báo chí của Vatican năm 2008 cho biết: “Tòa thánh coi Công ước về bom, đạn chùm là một bước quan trọng trong việc bảo vệ dân thường trong và sau các cuộc xung đột, khỏi những tác động bừa bãi của loại vũ khí vô nhân đạo này.”

Sau đó, Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh, Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, hiện là Hồng Y và là người đứng đầu Tòa Ân Giải Tối Cao, tuyên bố rằng Tòa thánh đã thực hiện một bước bất thường là ngay lập tức phê chuẩn hiệp ước để “gửi đi một tín hiệu chính trị mạnh mẽ” ủng hộ các nạn nhân và “ để đưa ra lời kêu gọi các Quốc gia — đặc biệt là các nhà sản xuất, nhà xuất khẩu và người tiêu dùng tiềm năng của bom, đạn chùm — hãy tham gia vào các bên ký kết hiện tại.”

Đức Bênêđictô gọi lệnh cấm là “cần thiết” để “chữa lành những lỗi lầm trong quá khứ và tránh chúng tái diễn trong tương lai.”

“Tôi cầu nguyện cho các nạn nhân của bom, đạn chùm, cho gia đình của họ và cho cả những người tham gia hội nghị này, mong rằng nó sẽ thành công,” Đức Bênêđictô nói. “Tôi hy vọng rằng, nhờ trách nhiệm của tất cả những người tham gia, chúng ta có thể đạt được một văn kiện quốc tế mạnh mẽ và đáng tin cậy: thực sự cần thiết phải khắc phục những sai lầm trong quá khứ và ngăn chặn sự tái diễn trong tương lai.”

Vào năm 2017, Đức Tổng Giám Mục Ivan Jurkovič, khi đó là Quan sát viên Thường trực của Vatican tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva, đã kêu gọi “phổ cập hóa và thực hiện đầy đủ” lệnh cấm bom chùm, “bảo đảm rằng, trong tương lai, bom chùm sẽ không bao giờ là một nguyên nhân đau khổ của con người.”

Đức Tổng Giám Mục Jurkovič nói: “Bây giờ, thậm chí hơn cả khi Công ước về bom, đạn chùm được thông qua, điều cấp thiết là phải đề cao trách nhiệm đạo đức của chúng ta trong việc bảo vệ phẩm giá của các nạn nhân và trình bày lại các điều cấm theo Công ước thông qua lăng kính nhân đạo. “Việc tuân thủ Công ước về bom, đạn chùm trên toàn cầu và duy trì các tiêu chuẩn của nó sẽ góp phần đạt được sự phát triển con người bền vững và toàn diện.”

Trong một bài phát biểu năm 2017 kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ca ngợi lệnh cấm bom chùm, chỉ ra rằng đó là một dấu hiệu cho thấy cộng đồng quốc tế cũng có thể và nên cấm vũ khí hạt nhân.
 
Bốn Sai Lầm Nên Tránh Khi Tuyên xưng Đức Tin
J.B. Đặng Minh An dịch
19:46 07/07/2023


Bốn Sai Lầm Nên Tránh Khi Tuyên xưng Đức Tin

Đức Ông Charles Pope là giáo sư Kinh Thánh đang giảng dạy tại các chủng viện ở tổng giáo phận Washington DC và phụ trách một lớp Kinh Thánh tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Ngài cũng là niên trưởng linh mục đoàn của tổng giáo phận Washington.

Liên quan đến đề xuất của Tiến Trình Công Nghị gây tranh cãi tại Đức rằng cần thiết phải thay đổi giáo huấn Công Giáo cả nội dung lẫn phương thức trình bày, ngài đã có bài viết sau trên tờ National Catholic Register với nhan đề “4 Errors You Should Avoid in the Proclamation of the Faith” nghĩa là “4 Sai Lầm Nên Tránh Khi Tuyên xưng Đức Tin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Vào Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi tại giáo xứ của tôi, chúng tôi đã đọc Kinh Tin Kính Athanasiô sau Bài Giảng. Được viết vào thế kỷ thứ 4, Kinh Tin Kính này trình bày một cách tỉ mỉ giáo lý về Chúa Ba Ngôi và giáo lý về Nhập thể. Ở một số đoạn có những cảnh báo như thế này:

Để một người được cứu rỗi, trước hết, điều cần thiết là người đó phải giữ Đức tin Công Giáo. Đó là Đức tin mà mọi người phải giữ trọn vẹn và không bị ô nhiễm, nếu không, chắc chắn, người ấy sẽ bị diệt vong vĩnh viễn.

Sau Thánh lễ, một phụ nữ khá hoạt bát tiếp cận tôi, bà tỏ ra không hài lòng vì chúng tôi đã đọc Kinh Tin Kính này. Mặc dù thừa nhận rằng đó là một Kinh Tin Kính cổ xưa, nhưng bà đã cực lực phản đối lời cảnh báo rằng những ai không tuân theo các giáo lý được ghi trong Kinh Tin Kính sẽ bị diệt vong. Cô ấy tự hỏi liệu tôi có thực sự nghĩ rằng mọi người không theo Công Giáo sẽ xuống Địa ngục hay không.

Tôi đã cố gắng giải thích rằng lời tuyên bố trong Kinh Tin Kính này phải được hiểu đúng, rằng mặc dù có một số tế nhị nhất định, nhưng nó vẫn là một giáo lý của Đức Tin như đã được Thiên Chúa mặc khải rằng một người không thể cố ý bác bỏ mặc khải của Thiên Chúa mà lại mong được cứu rỗi (xem Giáo lý 846-848 để biết giáo lý và một số điểm khác biệt).

Cô ấy trả lời rằng Tín điều Athanasiô - đặc biệt là lời cảnh báo nghiêm trọng vừa nêu - không được hoan nghênh. Cô ấy cũng nói rằng Chúa Giêsu không bao giờ nói như thế, và tôi nên đưa ra lời giải thích cho cộng đoàn bất cứ khi nào điều này được đọc lại để tránh gây xúc phạm, và điều quan trọng nhất là chúng ta không được phép xúc phạm mọi người.

Tôi muốn giải quyết từng vấn đề trong số bốn luận điểm trong lập luận của cô ấy, vì chúng là những phản đối phổ biến đối với nhiều giáo huấn của chúng ta.

Phản đối thứ nhất - Điều này không được hoan nghênh

Khi một người đến văn phòng bác sĩ, anh ta thường được chào đón bởi một nhân viên tiếp tân thân thiện. (Hãy bỏ qua nhu cầu nhỏ đòi phải xuất trình thẻ bảo hiểm). Ngay sau đó, một y tá hòa nhã hoặc một trợ lý y tế khác hộ tống anh ta đến một căn phòng và lấy các chỉ số liên quan đến sức khoẻ và hỏi một số câu hỏi. Trong những văn phòng tốt nhất, bầu không khí rất tốt đẹp và vui vẻ.

Sau đó, bác sĩ bước vào với sự chào đón vui vẻ nhưng nhanh chóng bắt tay vào công việc. Có lẽ anh ta xem lại các chỉ số sức khoẻ hoặc xem xét các kết quả xét nghiệm gần đây. Bây giờ bác sĩ thân thiện phải nói sự thật. Đối với hầu hết chúng ta, một số chỉ số có thể có vấn đề. Có lẽ chỉ số cân nặng của cơ thể quá cao. Có thể huyết áp, mức cholesterol hoặc lượng đường trong máu thấp hơn hay cao hơn mức lý tưởng. Đột nhiên, bác sĩ chào đón có nghĩa vụ kêu gọi chúng ta phải ăn năn, thay đổi lối sống, kẻo chúng ta đi từ tệ đến tệ hơn. Thật vậy, sự sống và cái chết có thể treo lơ lửng.

Hầu hết chúng ta sẽ nói rằng một bác sĩ khi xem xét các kết quả quá kém mà lại nói với chúng ta rằng mọi thứ đều OK là phạm tội nói dối và thậm chí có thể bị kiện vì sơ suất. Vậy thì tại sao nếu một linh mục cảnh báo về những lựa chọn sai lầm ảnh hưởng đến sự sống hay cái chết vĩnh cửu thì điều đó lại bị coi là “không được hoan nghênh”?

Như trong phòng khám bác sĩ, việc chào đón mọi người bằng những lời chào nồng nhiệt là có chỗ đứng của nó, nhưng cuối cùng, đã đến lúc bắt tay vào công việc thì phải nói lên sự thật, phải cảnh báo chống lại tội lỗi và triệu hồi đức hạnh, kêu gọi ăn năn và cảnh báo hậu quả. Đây là những gì tình yêu làm. Những điều ấy nói lên sự thật và cảnh báo về sai lầm cũng như nhiều lỗ hổng của sự thật nửa vời và sự thỏa hiệp. Tình yêu cảnh báo rằng ôm ấp những điều như vậy sẽ khiến cho sự cứu rỗi trở nên khó khăn—thậm chí đáng nghi ngờ.

Phản đối thứ hai - Chúa Giêsu không bao giờ nói như thế; Ngài luôn chào đón

Thật ra, Chúa Giêsu đã nói như thế trong nhiều dịp. Ví dụ:

“Chính Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14:6)

“Nếu các ông không tin là Tôi Hằng Hữu, các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết.” (Ga 8:24)

“Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án” (Mc 16:16).

Có nhiều đoạn khác trong đó Chúa cảnh báo những người không tin và không chuẩn bị. Mặc dù những văn bản như thế này hiếm khi được giải thích hoặc có nhiều điểm tế nhị, nhưng chúng ta không nhất thiết phải giải thích những lời ấy có nghĩa là nếu một người nào đó không thể biết một cách hợp lý rằng Chúa Giêsu là con đường duy nhất để lên Thiên đàng và đến với Chúa Cha thì người ấy ắt sẽ xuống Địa ngục. Chúa là Đấng công minh; Ngài không đòi buộc mọi người phải đáp ứng các yêu cầu mà họ không thể biết hoặc thỏa mãn một cách hợp lý. Tuy nhiên, Giáo hội có nghĩa vụ công bố rằng Chúa Giêsu là con đường chắc chắn duy nhất dẫn đến sự cứu rỗi và Giáo Hội nhận ra rằng vì tội lỗi mà nhiều người sẽ hư mất nếu không được kêu gọi ăn năn và tin vào Ngài. Chúng ta có nghĩa vụ nghiêm túc là lôi kéo các linh hồn đến với Chúa Kitô và cảnh báo họ về những nguy cơ xuất phát từ sự phản kháng và vô tín của họ. Có những quan niệm như “có nhiều cách để đến với Đức Chúa Trời” hoặc “đạo nào cũng là đạo, tin điều gì không quan trọng miễn là người đó tử tế và chân thành”. Những quan niệm như thế không phù hợp với lời kêu gọi trong Kinh thánh. Những quan niệm như thế gây ra những vấn đề.

Ngay cả khi những người vô minh có thể nhận được sự khoan hồng từ Thiên Chúa, Công đồng Vatican II dạy rằng Chúa Quan phòng cũng ban những trợ giúp cần thiết để được cứu rỗi cho những người, chưa đạt đến sự hiểu biết rõ ràng về Thiên Chúa, để với ân sủng của Ngài, họ có thể cố gắng sống một cuộc sống tốt đẹp. Bất cứ điều gì tốt hay sự thật được tìm thấy nơi họ đều được Giáo hội coi là sự chuẩn bị cho Tin Mừng. Mẹ Giáo Hội biết rằng những điều đó được Đấng soi sáng ban cho mọi người để cuối cùng họ có được sự sống. Tuy nhiên, rất thường là con người bị lừa dối bởi ma quỷ, trở nên tuyệt vọng trong suy nghĩ của họ, và không tin vào chân lý của Thiên Chúa, quay sang thờ phượng tạo vật hơn là Đấng Tạo Hóa. Hoặc một số người, sống và chết trong thế giới này mà không có Chúa, phải đối mặt với sự tuyệt vọng cuối cùng. Vì vậy, để quảng bá vinh quang của Chúa và mang lại sự cứu rỗi cho tất cả những người này, và ghi nhớ mệnh lệnh của Chúa, “Hãy rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật,” Giáo hội nuôi dưỡng các sứ mệnh truyền giáo với sự quan tâm và chăm sóc (Lumen Gentium 16).

Chúng ta không thể bỏ qua cụm từ “rất thường xuyên” trong đoạn thứ hai. Điều này sẽ thúc đẩy chúng ta kêu gọi mọi người đến với Chúa Kitô và nhận ra rằng Ngài buộc chúng ta phải lựa chọn: hoặc tin vào Ngài và được cứu rỗi hoặc từ chối tin và bị hư mất. Ngay cả những người chưa bao giờ có sự lựa chọn rõ ràng này cũng có nguy cơ bị “suy luận hão huyền”, bị lối suy nghĩ của thế gian, sai lầm và dối trá khiến họ đi sai hướng và khiến họ bác bỏ ngay cả những gì lương tâm của họ cho biết là sai. Do đó, cho dù không phải người vô tín nào cũng bị lên án, thì họ cũng không tự động được cứu rỗi. Thay vào đó, họ vẫn phải chịu bóng tối của sai lầm trong tư duy, hành động, và những sự thờ phượng và lòng trung thành của họ. Thành thật mà nói, họ khó được cứu rỗi hơn, mặc dù không phải là không thể.

Phản đối thứ ba – Các linh mục nên đưa ra lời giải thích mỗi khi chúng ta đọc Kinh Tin Kính này.

Có lẽ như thế, nhưng bài giảng của tôi đã khá dài. Đôi khi chúng ta phải nói chuyện với một phạm vi hạn chế của chân lý, và dành việc trình bày các khái niệm đó sau này.

Ngày nay, người nghe có xu hướng tuyệt đối hóa nhiều thứ rồi phản đối. Người nói có thể không trình bày một sự thật tuyệt đối, mà là một sự thật chung thừa nhận những ngoại lệ và sự khác biệt. Giải quyết mọi ngoại lệ hoặc sự khác biệt có thể sẽ mất quá nhiều thời gian.

Đôi khi, cũng có lợi khi cho phép những sự thật phũ phàng khơi gợi câu hỏi và do đó mở ra một thời điểm cho những giáo huấn sâu xa hơn. Chúa Giêsu thường làm điều này bằng cách sử dụng những câu chuyện ngụ ngôn giống như câu đố. Khi giảng dạy cho một đám đông thù địch hoặc thích tranh cãi, kể một câu chuyện khó hiểu khiến họ khao khát được giải thích hoặc cáu kỉnh và đòi làm rõ thường là có hiệu quả.

Giải thích cặn kẽ mọi thứ không phải lúc nào cũng là cách hiệu quả nhất để dạy chân lý.

Phản đối thứ tư - Điều quan trọng nhất là chúng ta không xúc phạm mọi người.

Quan điểm này ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại của chúng ta. Nhiều người không cho rằng người nói có thiện chí và dễ cảm thấy bị xúc phạm. Trong Giáo hội, chúng ta thường đề cập đến Kinh thánh và các văn bản cổ xưa khác, được viết vào thời kỳ hoàn toàn khác, đó là thời kỳ mà sự cấp bách và lòng nhiệt thành công bố sự thật được mặc khải được xem là trọng tâm của nhiệm vụ truyền bá Đức tin hơn là làm hài lòng, khẳng định, chào đón vô điều kiện, và không làm phật ý.

Sự thận trọng chắc chắn có một vị trí trong việc công bố phúc âm; nó hướng tới mục tiêu trong bối cảnh và hoàn cảnh hiện tại và cân nhắc cách tốt nhất để đạt được điều đó. Nếu mục tiêu là rao giảng phúc âm cứu rỗi, thì việc pha loãng chính phúc âm đó sẽ bỏ lỡ toàn bộ vấn đề và tương đương với việc “vứt đứa bé ra ngoài cùng với nước tắm”.

Kỳ lạ thay, chúng ta đang sống trong thời kỳ nghịch lý. Một số người đưa ra những yêu cầu nghiêm khắc phải được “chào đón”. Những người khác cộc cằn đòi được đối xử dịu dàng. Lại còn có những người khác trở nên bất khoan dung với một gợi ý dù nhỏ nhất về những gì họ coi là bất khoan dung. Một loại tiêu chuẩn kép được thiết lập, là điều mà Chúa đã nhận xét,

Tôi phải ví thế hệ này với ai? Họ giống như lũ trẻ ngồi ngoài chợ gọi lũ trẻ khác, và nói:

‘Tụi tôi thổi sáo cho các anh, mà các anh không nhảy múa; tụi tôi hát bài đưa đám, mà các anh không đấm ngực khóc than.’

Thật vậy, ông Gioan đến, không ăn không uống, thì thiên hạ bảo: ‘Ông ta bị quỷ ám.’ Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì thiên hạ lại bảo: ‘Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi.’ Nhưng đức Khôn Ngoan được chứng minh bằng hành động.” (Mt 11:16-19).

Nói cách khác, việc làm hài lòng mọi người trên quy mô lớn gần như là không thể; những nhu cầu luôn thay đổi và xung đột thường tạo ra một tình huống không thể thắng được.

Vấn đề với thứ lý luận cảm xúc

Có lẽ, bất kể sự phản đối quyết liệt của cô ấy, tôi đã có thể tiếp cận người phụ nữ đang phản đối này; Tôi hy vọng như vậy.

Tuy nhiên, khi cảm xúc ngày nay dễ dàng thay thế suy nghĩ, tôi có những nghi ngờ của mình - ít nhất là đối với cô ấy và nói chung. Quá nhiều người tin rằng chỉ riêng việc họ cảm thấy khó chịu thôi cũng là một minh chứng đầy thuyết phục rằng người nói (tôi hoặc Giáo hội) đã làm sai điều gì đó.

Lý luận cảm xúc là một sự bóp méo nhận thức cho rằng cảm xúc đơn thuần tiết lộ thực tế và sự thật; thường xuyên nhất đây là một ngụy biện. Ví dụ, hãy xem xét câu nói sau: “Tôi sợ bay, vì vậy bay rất nguy hiểm.” Theo thống kê, bay thực sự là một trong những cách an toàn nhất để đi du lịch. Nỗi sợ hãi đơn thuần về một điều gì đó không hẳn khiến nó trở nên không an toàn.

Tương tự như vậy, thật sai lầm khi kết luận rằng vì tôi tức giận hoặc khó chịu với những gì bạn nói nên bạn đã làm sai khi nói điều đó. Không nhất thiết là như thế đâu. Trong thực tế, bạn có thể đã nói điều gì đó đúng. Có thể sự tức giận của tôi có nghĩa là bạn đã bị kích động và trong sâu thẳm, tôi biết bạn đúng. Lúc đầu, tôi có thể tức giận hoặc thậm chí buồn, nhưng sự thật cuối cùng khiến tôi vui mừng!

Bằng mọi giá, hãy cố gắng ở đó, thưa các linh mục và anh chị em. Hành vi phạm tội thường được thực hiện ngày hôm nay, ngay cả khi chúng ta không có ý định. Hãy thận trọng và hiểu điều này và tất cả những lời dạy của chúng ta theo cách Công Giáo. Hãy luôn tâm niệm rằng rao truyền đức tin Công Giáo mới là mục tiêu. Hãy thận trọng luôn hướng đến mục tiêu. Đừng từ bỏ mục tiêu chỉ để nhằm đạt được vài thước. Một vài yard là vô nghĩa nếu chúng ta không đạt được mục tiêu. Bất kể tiền đề và sự tế nhị nào được yêu cầu, sự thật vẫn là Đức tin - Đức tin chân chính, Đức tin Công Giáo - cần thiết cho sự cứu rỗi. Chúa Giêsu không bao giờ pha loãng giáo huấn này, và chúng ta cũng phải như vậy.


Source:National Catholic Register
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mừng Tân Giáo Xứ Cẩm Sơn – Giáo Phận Đà Nẵng
Toma Trương Văn Ân
18:12 07/07/2023
Tân Giáo xứ Cẩm Sơn (Cẩm Huân) trước đây là Giáo họ của giáo xứ Lệ Sơn. Nhà thờ tọa lạc tại thôn Thái Cẩm, xã Điện Tiến, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Từ thành phố Đà Nẵng theo quốc lộ 1A, vừa qua cầu Đỏ, rẽ phải vào tỉnh lộ 605, men theo đường ray xe lửa đi vào hướng núi Bồ Bồ, chừng 5Km đến nhà thờ Cẩm Sơn.

GIÁO HỌ CẨM SƠN

Cẩm Sơn là vùng đất thuần nông. Cộng đoàn tín hữu hiện diện ở đây từ những năm cuối thế kỷ XIX. Giáo xứ Lệ Sơn được hình thành khá sớm, khi Cha Cố Thiên (Maillard) còn là Quản xứ giáo xứ Phú Thượng. Theo tư liệu nhà MEP (Hội Thừa Sai Paris), Giáo xứ Lệ Sơn được thành lập vào năm 1897. Nhưng dựa vào sổ Rửa Tội ghi vào 1890, có thể nói, đây là thời gian Giáo xứ chính thức sinh hoạt. các Cha kế nhiệm của Giáo xứ Phú Thượng đã Truyền giáo xuống Thạch Nham, Lệ Sơn, Cồn Dầu … trong đó có Cẩm Sơn, La Huân, Quá Giáng, Hà Thanh …. Đồng thời chăm sóc đời sống Đạo cho các cộng đoàn mới này.

Xem Hình

Ngôi nhà thờ đầu tiên của Cẩm Sơn được xây dựng vào năm 1920. Thời kỳ cực thịnh là vào những năm đầu thập niên 1960 của thế kỷ trước. Ông Tađêô Lê Văn Chánh, sinh 1943, giáo dân gốc Cẩm Sơn, hiện đang ở Giáo xứ Xuân Bình – Giáo phận Xuân Lộc, người thân cận của Cha quản xứ Phaolô Trương Đắc Cần, là người đầu tiên được Cha Phao-lô đưa đi lánh nạn năm 1964, thuật lại với Tôi:” vào thập niên 60, Giáo xứ Lệ Sơn có 9 giáo họ: La Huân, Diệm Sơn, Quá Giáng, Hà Thanh, Cẩm Sơn, Phú Sơn, Đông Vinh, Đông Quang, Thạch Nham. Có hai giai đoạn không có Linh mục chăm sóc: giai đoạn 1945 đến 1954 và sau trận lụt năm Thìn 1964 đến 1975. Năm 1964 do chiến tranh khốc liệt, Cha Phao-lô Trương Đắc Cần đã dẫn cộng đoàn Giáo xứ Lệ Sơn và các Giáo họ đi lánh nạn, đa phần đến tạm cư tại Cồn Dầu, Hòa Khánh và nhiều nơi khác nhau. Từ đó giáo xứ Lệ Sơn trở nên hoang tàn”.

Sau năm 1975, người dân trở về xây dựng tái thiết quê hương. Nhà thờ giáo xứ Lệ Sơn và nhà thờ các Giáo họ, trong đó có nhà thờ Cẩm Sơn bị chiến tranh làm hư hại nghiêm trọng.

Ngày 9. 7. 1975 Cha Giuse Nguyễn Trung Thành được Đức Cha Phê-rô Maria Phạm Ngọc Chi bổ nhiệm làm Quản xứ Lệ Sơn. Ngày đến nhận nhiệm sở, Cha Giuse thuật lại sự khốc liệt của chiến tranh tác động đến Giáo xứ Lệ Sơn như sau: “ Ðức cha phó Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách đưa tôi về nhận xứ, có cha Antôn Trần Văn Trường, bạn Hùng Dũng, và người lái xe. Vỏn vẹn chỉ có ba người. Cỏ mọc cao tới đầu gối, không có lối cho chiếc xe jeep đi vào sân nhà thờ. Xe đành để lại trên thuở đất bên cầu Bến Giang. Cha con vạch cỏ làm lối đi vào. Giáo dân khoảng 5, 6 chục người từ ba họ Lệ Sơn, Hà Thanh, Cẩm Sơn đến trước chờ đón. Ðức cha vắn tắt giới thiệu. Anh Giuse Ðặng Thiện thay mặt giáo xứ cám ơn Ðức cha và chào tôi. Không một nghi thức. Ðức cha ra về. Một mình nhìn nhà thờ mà ứa nước mắt. Tháp cao vẫn còn, đầy lỗ đạn. Tường nhà thờ khúc còn, khúc đổ. Mái nhà thờ trống trơn: ngói vỡ, rui mất, kèo bằng bê tông còn, nhưng đôi cái cũng bị đạn làm cong, làm gẫy. Nhà xứ không còn vết tích, cỏ phủ kín”( trích trong Sưu tập về Thánh Giuse của Louis Nguyễn Phúc Kim, theo lời kể của Cha Giuse Nguyễn Trung Thành- Giáo phận Đà Nẵng).

Cha Giuse Nguyễn Trung Thành (1975-1988) đã đổi Cẩm Sơn thành giáo họ Cẩm Huân, được ghép từ tên của 2 giáo họ là La Huân và Cẩm Sơn. Giáo họ Cẩm Huân luôn song hành theo sự phát triển thăng trầm của giáo xứ Lệ Sơn. Cộng đoàn đã vượt qua muôn vàn khó khăn. Đời sống Đạo và Cuộc sống dần đi vào ổn định và ngày càng phát triển. Ngôi nhà thờ được tái thiết, để có nơi thờ phượng Chúa cách xứng hợp.

Sau cơn bão số 2 vào năm 1989, vì ngôi nhà thờ cũ bị mối mọt tàn phá, cha Giuse Nguyễn Trí Dũng (1988-2003) đã cho xây sửa lòng nhà thờ Cẩm Huân, mặt tiền vẫn giữ nguyên cũ. Ngày 03.09.1989 Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách đã về dâng Thánh Lễ tạ ơn Thiên Chúa và khánh thành nhà thờ.

Năm 2006, cha Gioan Baotixita Phan Đình Lượng ( 2003-2007) đã cho xây dựng nhà hội, để hội họp và dạy giáo lý. Cha cũng xây dựng đài kính các Thánh tử đạo Việt Nam, sửa chữa đài Đức Mẹ.

Năm 2010, cha Simon Hứa Thanh Tuyên (2007-2014) cho xây dựng 200m tường rào, một phần khuôn viên nhà thờ giáo họ, thay lại mái ngói nhà thờ và nới rộng gian cung thánh.

Năm 2014, cha Phêrô Maria Nguyễn Ngọc Phi (2014-2019) tiếp tục chăm sóc mục vụ tại nơi đây.

Năm 2020, cha Giacôbê Nguyễn Hồng Phong ( 2019 đến nay) xây dựng nhà kho, lắp mái che nhà hội, để có không gian thoáng đãng, và xây dựng 210m tường rào đoạn còn lại và cổng chính. Để hôm nay có được khuôn viên nhà thờ đẹp và khang trang.

GIÁO HỌ BIỆT LẬP CẨM SƠN

Ngày 31.10.2020, với Thư bổ nhiệm giáo vụ số 48/2020/GM/BN, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân – Giám mục Giáo phận Đà Nẵng, đã bổ nhiệm cha Giacôbê Nguyễn Hồng Phong quản xứ giáo xứ Lệ Sơn, làm Quản nhiệm Giáo họ biệt lập Cẩm Sơn. Cẩm Huân được đổi thành Cẩm Sơn, và được nâng lên thành Giáo họ biệt lập. Từ đây, giáo họ Cẩm Sơn được tách ra khỏi giáo xứ Lệ Sơn, có Linh mục quản nhiệm và Hội đồng mục vụ riêng, có Thánh Lễ hằng ngày. Việc chăm sóc mục vụ và cử hành các Bí tích được thuận lợi hơn…

Ngày 21.02.2021: khởi công xây dựng Nhà mục vụ. Nhờ ơn Chúa qua đôi tay và trái tim rộng mở của quí ân nhân và nỗ lực của cộng đoàn, đến 24.04.2022 Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận đã về dâng Thánh Lễ tạ ơn và khánh thành Nhà mục vụ thật khang trang, trong niềm hân hoan vui mừng của toàn thể cộng đoàn dân Chúa giáo họ biệt lập Cẩm Sơn.

Trong thời gian này, Cha Quản nhiệm đã thành lập Ban Mục vụ, Ban Giáo lý, Đoàn Hùng Tâm Dũng Chí để giúp việc học giáo lý của thiếu nhi được thêm hiệu quả. Thành lập Ca đoàn giáo lý, Ban giới trẻ, Ca đoàn giới trẻ, xây dựng tường rào, trồng cây xanh, mua thêm đất mở rộng khuôn viên nhà thờ.

THÀNH LẬP GIÁO XỨ CẨM SƠN

Ngày 16.06.2023, Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu – bổn mạng Giáo phận, Đức Giám Mục Giáo phận đã ký quyết định số 12/2023/GM/QĐ thành lập giáo xứ Cẩm Sơn thuộc giáo hạt Trà Kiệu.

Hiện nay giáo xứ Cẩm Sơn có 184 gia đình với 620 tín hữu.

Cha Giuse Nguyễn Trí Dũng – nguyên Linh mục quản xứ thứ 15 của giáo xứ Lệ Sơn cho biết: “xuất thân từ Giáo họ Cẩm Sơn này có 3 Linh mục và 4 nữ tu” đó là những hoa trái của Giáo xứ Cẩm Sơn hiện nay.

THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG T N GIÁO XỨ CẨM SƠN

Lúc 8 giờ ngày 7 / 7 / 2023, Đức Giám Mục Giáo phận đã chủ sự Thánh lễ mừng tân giáo xứ Cẩm Sơn. Cùng đồng tế có Cha Giacôbê quản xứ, Cha Philipphê Trương Văn Long – Hạt trưởng hạt Trà Kiệu, Cha Bonaventura Tổng Đại diện, Cha Phao-lô Đại diện Giám mục, quí Cha nguyên quản xứ Lệ Sơn, quí Cha. Hiện diện trong thánh lễ còn có Đại diện Chính quyền, quí Tu sỹ, n nhân thân nhân, khách mời, quí Giáo dân nguyên gốc của giáo xứ hiện sinh sống tại nhiều nơi trong và ngoài nước và cộng đoàn.

Đây là niềm vui mừng lớn lao của cộng đoàn giáo xứ Cẩm Sơn. Đánh dấu cho sự phát triển trưởng thành của cộng đoàn cả đức tin, đời sống Đạo, cả số lượng và cơ cấu. Đây Là dịp mời gọi mỗi thành viên trong cộng đoàn sống Đạo trưởng thành hơn trong đức tin, đức cậy và đức mến vào Thiên Chúa. Cùng nhau củng cố sự hiệp thông, cùng sống đức tin và loan báo Tin Mừng cho anh chị em chưa nhận biết Chúa, trong chính môi trường mình đang sống và làm việc.

Trước lúc đi vào Thánh lễ, Cha Phao –lô Phạm Thanh Thảo – Chưởng Ấn Tòa giám mục, đã tuyên đọc quyết định của Đức Giám Mục về việc thành lập tân giáo xứ Cẩm Sơn và Bổ nhiệm Cha Giacôbê Nguyễn Hồng Phong làm tân quản xứ. Đồng thời Đức Giám Mục trao quyết định đó tận tay Cha quản xứ. Đức Giám Mục đã ủy thác việc chăm sóc, nuôi dưỡng đời sống đức tin cộng đoàn dân Chúa, làm triển nở đức tin và trao quyền quản trị cho Cha quản xứ. Đồng thời Cha quản xứ đã đón nhận Phép Lành Tòa Thánh, mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã ưu ái ban cho cộng đoàn Cẩm Sơn, khi được nâng lên thành giáo xứ.

Đức Giám Mục tỏ niềm vui có tân Giáo xứ. Giáo xứ thứ 56 của Giáo phận Đà Nẵng. Đức cha mời gọi cộng đoàn nhìn lại, để cảm nhận dấu ấn yêu thương của Thiên Chúa, dấu ấn đức tin tình Chúa và tình người. Hôm nay mang dấu ấn đặc biệt, đánh dấu sự trưởng thành đời sống đức tin và đời sống Đạo. trưởng thành cả cơ cấu và tổ chức. Ngài mời gọi mọi thành phần dân Chúa cùng cộng tác hiệp thông một cách tích cực. Thay đổi con tim và cái nhìn của Chúa: cái nhìn cảm thông yêu thương, cái nhìn thiện tâm, đồng cảm quí mến, giúp đỡ, đồng hành…. Làm nên một cộng đoàn hiệp nhất và yêu thương, một Giáo xứ sống động.

Cuối Thánh lễ, Cha Giacôbê - Quản xứ Cẩm Sơn và ông Trưởng Ban đại diện Giáo xứ đã dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, tri ân Giáo hội, đã thương đến Giáo xứ. cả hai Vị đã tỏ lòng biết ơn Tiền Nhân đã gieo trồng đức tin trên mảnh đất này. Hai Vị cũng không quên cám ơn Đức Giám Mục đã tin tưởng trao phó tác vụ nơi đây, cám ơn quí Cha, Chính quyền, quí tu sĩ, quí n nhân thân nhân, quí Đồng hương và Cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ. cách đặc biệt, cám ơn giáo xứ Lệ Sơn là giáo xứ mẹ, suốt hơn 100 năm qua, các giáo họ được nhận ơn Chúa qua các mục tử của giáo xứ Lệ Sơn. Xin Vì tình yêu thương đã nâng đỡ, chia sẻ. xin tiếp tục yêu thương, cộng tác, sẻ chia, hiệp thông trong một đức tin, một tình mến và một niềm hy vọng. Đồng thời các Vị cũng xin cầu nguyện cho giáo xứ ngày càng phát triển cả đời sống đức tin, các hoạt động mục vụ và các sinh hoạt Tôn giáo.

Ông Phanxicô Nguyễn Ngọc Sáng – Trưởng Ban thường vụ Hội đồng mục vụ Giáo xứ Cẩm Sơn chia sẻ: “người dân chúng tôi rất mừng, sau hơn 130 năm Giáo dân nơi đây là giáo họ lẻ của giáo xứ Lệ Sơn…. Nay được nâng lên thành Giáo xứ. nhưng chúng tôi cũng lo lắm, Giáo xứ cần cố gắng nhiều hơn nữa… sống Đạo trong tình Chúa và tình người. và còn lo trong thời gian đến làm mới lại nhà thờ, vì nhà thờ này xây dựng đã hơn 100 năm, đã xuống cấp và thiếu chỗ vì dân số ngày càng tăng, mà giáo dân hầu hết làm nông, hoàn cảnh khó khăn. Người trẻ đi làm công nhân, làm thuê, thợ xây, làm tạp vụ….. nếu không nhờ n nhân giúp đỡ … thì rất khó !“.

Tôma Trương Văn n

P/s: tổng hợp thông tin Lược sử Giáo xứ Cẩm Sơn do Linh mục Giacôbê Nguyễn Hồng Phong – quản xứ cung cấp.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lý lẽ bênh vực Chúa Kitô: Chương Kết Luận
Vũ Văn An
14:25 07/07/2023

Kết luận: phán quyết của lịch sử


Bằng chứng thiết lập điều gì và nó có ý nghĩa gì ngày nay?

Hôm đó là ngày 8 tháng 11 năm 1981, một Chuá Nhật. Tôi tự nhốt mình trong văn phòng tại nhà của tôi và dành cả buổi chiều cho máy ghi âm chạy lại cuộc hành trình tôi đã đi trong hai mươi mốt tháng.

Cuộc điều tra của tôi về Chúa Giêsu cũng tương tự như những gì bạn vừa đọc, ngoại trừ việc tôi chủ yếu nghiên cứu sách vở và các tìm tòi lịch sử khác thay vì đích thân tương tác với các học giả. Tôi đã đặt các câu hỏi và phân tích các câu trả lời với tinh thần cởi mở như tôi có thể tập hợp được. Bây giờ tôi đã đạt được một khối lượng quan trọng. Các bằng chứng đã rõ ràng. Vấn đề còn lại là tôi sẽ làm gì với nó.

Lấy ra một tập giấy khổ 22 x 36 cm, tôi bắt đầu liệt kê những câu hỏi mà tôi đã đặt ra khi tôi bắt tay vào cuộc điều tra của mình, và một số sự kiện quan trọng tôi đã phát hiện ra. Theo một cách tương tự, tôi có thể tóm tắt bản chất của những gì chúng ta đã học được trong cuộc khảo sát chứng cớ của chúng ta.



Các tiểu sử về Chúa Giêsu có đáng tin cậy không?

Tôi từng nghĩ các sách Tin Mừng chỉ là tuyên truyền tôn giáo, bị vấy bẩn một cách vô vọng bởi trí tưởng tượng quá mức và nhiệt tình truyền giáo. Tuy nhiên, Craig Blomberg, một trong những thẩm quyền hàng đầu của đất nước về chủ đề này, đã xây dựng một lý lẽ thuyết phục chứng minh rằng chúng phản ảnh chứng từ của nhân chứng tận mắt và mang dấu ấn chính xác không thể nhầm lẫn. Những tiểu sử này sớm đến mức chúng không thể bị giải thích theo chiều hướng coi chúng như những phát minh huyền thoại. Thực thế, các niềm tin căn bản vào phép lạ, sự phục sinh và thiên tính của Chúa Giêsu đã có từ buổi bình minh của phong trào Kitô giáo.

Các tiểu sử về Chúa Giêsu có chịu đựng được sự soi mói không?

Blomberg lập luận một cách thuyết phục rằng các tác giả Tin Mừng có ý định bảo tồn lịch sử đáng tin cậy, đã có khả năng làm như vậy, trung thực và sẵn lòng bao gồm những chất liệu khó giải thích và không cho phép nghiêng về phía tô màu không thích đáng các tường trình của họ. Sự hài hòa giữa Tin Mừng về các sự kiện thiết yếu, cùng với sự khác nhau về một số chi tiết, mang lại độ tin cậy lịch sử cho các trình thuật. Ngoài ra, Giáo Hội tiên khởi không thể bén rễ và phát triển ngay tại Giêrusalem nếu nó đã giảng dạy các sự kiện về Chúa Giêsu mà những người đương thời của Người có thể đã phơi bày như phóng đại hoặc sai lầm. Nói tóm lại, các sách Tin Mừng đã có thể vượt qua tất cả tám thử nghiệm về bằng chứng.

Các tiểu sử về Chúa Giêsu có được duy trì một cách đáng tin cậy cho chúng ta hay không?

Học giả nổi tiếng thế giới Bruce Metzger nói rằng so với các tài liệu cổ xưa, có một số lượng chưa từng có các bản chép tay của Tân ước và chúng có thể được xác định niên đại hết sức gần với các trước tác gốc. Tân Ước hiện đại có đến 99.5 phần trăm thoát khỏi các khác biệt về văn bản, không có tín lý Kitô chính nào bị nghi ngờ. Các tiêu chuẩn được sử dụng bởi Giáo Hội tiên khởi để xác định những cuốn sách nào nên được coi là có thẩm quyền đã bảo đảm để chúng ta có những ghi chép tốt nhất về Chúa Giêsu.

Có chăng bằng chứng đáng tin về Chúa Giêsu ngoài các tiểu sử của Người?

Edwin Yamauchi nói, "Chúng ta có tài liệu lịch sử về Chúa Giêsu tốt hơn về người sáng lập của bất cứ tôn giáo cổ thời nào khác". Các nguồn bên ngoài Kinh Thánh chứng thực rằng nhiều người tin Chúa Giêsu đã thực hiện việc chữa bệnh và là Đấng cứu thế, Người đã bị đóng đinh, và mặc dù cái chết đáng xấu hổ này, những người theo Người, những người tin rằng Người vẫn còn sống, đã tôn thờ Người như Thiên Chúa. Một chuyên gia đã lên tài liệu ba mươi chín nguồn cổ xưa chứng thực hơn một trăm sự kiện liên quan đến cuộc đời, giáo huấn, sự đóng đinh và sự sống lại của Chúa Giêsu. Bảy nguồn thế tục và một số tín điều ban đầu liên quan đến thiên tính của Chúa Giêsu, một tín lý "chắc chắn đã hiện diện trong Giáo Hội tiên khởi nhất," theo học giả Gary Habermas.

Khảo cổ học xác nhận hay nói ngược lại các tiểu sử của Chúa Giêsu?

Nhà khảo cổ học John McRay nói chắc chắn các phát hiện khảo cổ học đã nâng cao độ đáng tin của Tân Ước. Không có khám phá nào đã bác bỏ một trưng dẫn kinh thánh. Hơn nữa, khảo cổ học đã xác định rằng Luca, người đã viết khoảng một phần tư Tân Ước, là một nhà sử học đặc biệt thận trọng. Một chuyên gia kết luận, "Nếu Luca đã chính xác một cách khổ công như vậy trong tường trình lịch sử của mình [trong các chi tiết nhỏ], dựa trên cơ sở luận lý nào chúng ta có thể cho rằng ngài cả tin hoặc không chính xác trong tường trình của mình về những vấn đề quan trọng hơn nhiều, không những chỉ với ngài mà còn với những người khác?" Như sự phục sinh của Chúa Giêsu, chẳng hạn.

Chúa Giêsu của lịch sử có y hệt như Chúa Giêsu của đức tin không?

Gregory Boyd cho biết cuộc Hội thảo về Chúa Giêsu được công bố rộng rãi, từng nghi ngờ Chúa Giêsu, chỉ đại diện cho "một số lượng rất nhỏ các học giả cấp tiến đứng ở phía cực, cực tả của tư duy Tân Ước." Cuộc Hội thảo này đã bác bỏ khả thể phép lạ ngay từ đầu, nó được sử dụng các tiêu chuẩn có vấn đề, và một số người tham gia đã chào hàng các tài liệu đầy hoang đường có phẩm chất cực kỳ đáng ngờ. Hơn nữa, ý niệm cho rằng những câu chuyện về Chúa Giêsu xuất hiện từ thần thoại về các vị thần chết đi và sống lại không đứng vững sự soi mói. Boyd nói, "Bằng chứng chứng minh Chúa Giêsu là người mà các môn đệ đã nói... là cả hàng năm ánh sáng vượt quá các lý do để tôi nghĩ rằng cánh học giả phe tả của cuộc Hội thảo về Chúa Giêsu là chính xác." Tóm lại, Chúa Giêsu của đức tin cũng y hệt như Chúa Giêsu của lịch sử.

Chúa Giêsu có thực sự xác tín Người là Con Thiên Chúa không?

Bằng cách quay trở lại những truyền thống xa xưa nhất, chắc chắn vốn an toàn trước sự phát triển huyền thoại, Ben Witherington III đã có thể cho chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu có một sự tự hiểu tối cao và siêu việt. Dựa vào bằng chứng, Witherington nói, “Chúa Giêsu có tin Người là Con Thiên Chúa, Đấng được xức dầu của Thiên Chúa không? Câu trả lời là có. Người có coi Người là Con Người không? Câu trả lời là có. Người có coi mình là Đấng Mêxia sau cùng không? Có, đó là cách Người nhìn bản thân Người. Người có tin rằng bất cứ ai kém hơn Thiên Chúa có thể cứu thế giới không? Không, tôi không tin Người tin như thế."

Chúa Giêsu có khùng hay không khi cho rằng mình là Con Thiên Chúa?

Nhà tâm lý học nổi tiếng Gary Collins cho biết Chúa Giêsu không bày tỏ những cảm xúc không thích đáng, tiếp xúc với thực tại, đã chói sáng và có những hiểu biết sâu sắc đáng kinh ngạc về bản chất con người, và rất thích các mối liên hệ sâu sắc và lâu dài. Ông kết luận, "Tôi hoàn toàn không thấy dấu hiệu nào cho thấy Chúa Giêsu mắc bất cứ bệnh tâm thần nào được biết đến cho đến nay". Ngoài ra, Chúa Giêsu nâng đỡ các tuyên bố Người là Thiên Chúa bằng các lần chữa bệnh lạ lùng, những cuộc chứng tỏ quyền năng đáng kinh ngạc trên thiên nhiên, giáo huấn vô song, sự hiểu biết thần thiêng về con người, và bằng sự phục sinh của chính Người, đó là xác minh cuối cùng cho danh tính của Người.

Chúa Giêsu có hội đủ các thuộc tính của Thiên Chúa không?

Trong khi nhập thể - Thiên Chúa trở thành con người, thể vô chung trở thành thể hữu chung - làm trí tưởng tượng của chúng ta căng ra, thì nhà thần học lỗi lạc D. A. Carson cho chúng ta thấy: có rất nhiều bằng chứng chứng tỏ Chúa Giêsu biểu lộ những đặc tính của thiên tính. Dựa trên thư Philíphê 2, nhiều nhà thần học tin rằng Chúa Giêsu tự nguyện trút bỏ việc sử dụng độc lập các thuộc tính thần thiêng này khi Người theo đuổi sứ mạng cứu độ con người. Mặc dù vậy, Tân Ước đặc biệt xác nhận rằng cuối cùng Chúa Giêsu sở hữu mọi phẩm tính của thiên tính, bao gồm toàn tri, toàn tại, toàn năng, vĩnh cửu và bất biến.

Có phải Chúa Giêsu, và chỉ có Chúa Giêsu, mới ăn khớp với căn tính của Đấng Mêxia?

Hàng trăm năm trước khi Chúa Giêsu ra đời, các nhà tiên tri đã báo trước về việc ngự đến của Đấng Mêxia, hay Đấng được xức dầu, Đấng sẽ cứu chuộc dân Chúa. Thực thế, hàng chục lời tiên tri trong Cựu Ước này đã tạo ra một dấu tay mà chỉ Đấng Mêxia đích thực mới có thể ăn khớp. Điều này mang lại cho Israel một cách để loại trừ những kẻ mạo danh và chứng thực việc xưng mình là Đấng Mêxia đích thực. Chống lại cái may rủi cực nhỏ nhoi – cơ may của một trong một nghìn tỷ, nghìn tỷ, nghìn tỷ, nghìn tỷ, nghìn tỷ, nghìn tỷ, nghìn tỷ, nghìn tỷ, nghìn tỷ, nghìn tỷ, nghìn tỷ, nghìn tỷ, nghìn tỷ - Chúa Giêsu, và chỉ Chúa Giêsu trong suốt lịch sử mới phù hợp với dấu tay tiên tri này. Điều này xác nhận danh tính của Chúa Giêsu đến một mức độ chắc chắn đáng kinh ngạc.

Phải chăng cái chết của Chúa Giêsu là chuyện lừa đảo và việc sống lại của Người là một trò chơi khăm?

Nhờ phân tích các dữ kiện lịch sử và y khoa, Tiến sĩ Alexander Metherell kết luận rằng Chúa Giêsu không thể sống sót sự khắc nghiệt khủng khiếp của việc đóng đinh, càng ít hơn với vết thương càng ngày càng rộng thêm chọc thủng phổi và trái tim Người. Ý niệm cho rằng cách nào đó Người chỉ ngất đi trên thập giá và giả vờ chết không có bất cứ cơ sở chứng cứ nào. Những tên lý hình La Mã rất hữu hiệu, biết rằng chính họ sẽ phải đối diện với cái chết nếu bất cứ nạn nhân nào của họ từ thập giá bước xuống mà còn sống. Ngay cả khi Chúa Giêsu, bằng cách nào đó, đã sống sót qua tra tấn, tình trạng khủng khiếp của Người không bao giờ có thể truyền cảm hứng cho một phong trào trên toàn thế giới dựa trên tiền đề là Người đã đã chiến thắng nấm mồ cách vinh quang.

Thi thể Chúa Giêsu có thực sự không còn trong mộ của Người không?

William Lane Craig đưa ra bằng chứng nổi bật rằng biểu tượng trường tồn của lễ Phục sinh – tức ngôi mộ trống của Chúa Giêsu - là một thực tại lịch sử. Ngôi mộ trống được tường trình hoặc ngụ ý trong các nguồn cực sớm -Tin Mừng Máccô và tín điều trong 1 Côrintô 15 – có niên biểu rất gần với sự kiện đến nỗi chúng không thể là sản phẩm của huyền thoại. Sự kiện các sách Tin Mừng tường trình rằng các phụ nữ phát hiện ra ngôi mộ trống đã củng cố tính xác thực của câu chuyện. Địa điểm ngôi mộ của Chúa Giêsu được cả các Kitô hữu lẫn người Do Thái biết đến, vì vậy nó có thể đã được kiểm tra bởi những người hoài nghi. Thực thế, không ai, cả các thẩm quyền La Mã hoặc các nhà lãnh đạo Do Thái, đã cho rằng ngôi mộ vẫn chứa xác Chúa Giêsu. Thay vào đó họ buộc phải bịa ra câu chuyện ngớ ngẩn là các môn đệ, mặc dù không có động cơ hoặc cơ hội, đã đánh cắp thi thể - một lý thuyết mà ngay cả nhà phê bình hoài nghi nhất ngày nay cũng không tin.

Chúa Giêsu có được nhìn thấy còn sống sau cái chết trên thập giá không?

Bằng chứng cho các lần hiện ra sau cuộc sống lại của Chúa Giêsu đã không phát triển dần dần trong những năm sau đó khi thần thoại bóp méo các hoài niệm về cuộc đời Người. Thay vào đó, chuyên gia phục sinh Gary Habermas cho biết, sự Phục Sinh là "lời công bố trung tâm của Giáo Hội sơ khai ngay từ đầu." Tín điều cổ xưa từ 1 Côrintô 15 đề cập đến những cá nhân cụ thể đã gặp Chúa Kitô phục sinh, và Thánh Phaolô thậm chí còn thách thức những người hoài nghi ở thế kỷ thứ nhất nói chuyện trực tiếp với những cá nhân này để đích thân xác định sự thật của sự việc. Sách Công vụ tràn ngập khẳng định hết sức sớm về sự phục sinh của Chúa Giêsu, trong khi Tin Mừng mô tả nhiều cuộc gặp gỡ một cách chi tiết. Nhà thần học người Anh Michael Green kết luận, "Các lần hiện ra của Chúa Giêsu cũng được chứng thực như bất cứ điều gì thuộc cổ thời... Không thể có bất cứ nghi ngờ hợp lý nào về việc chúng đã xảy ra."

Có chăng bất cứ sự kiện nâng đỡ nào cho việc phục sinh?

Bằng chứng gián tiếp của J. P. Moreland bổ sung tài liệu cuối cùng về Sự Phục Sinh. Đầu tiên, các môn đệ ở trong một vị thế độc đáo để biết liệu việc Phục sinh có xảy ra hay không, và họ đã bằng lòng chịu chết để công bố đó là sự thật. Không ai cố ý và sẵn sàng chết vì một lời nói dối. Thứ hai, ngoài Phục sinh ra, không có lý do chính đáng nào khác tại sao những người hoài nghi như Phaolô và Giacôbê được ơn trở lại và chết vì niềm tin của họ. Thứ ba, trong vòng vài tuần sau khi biến cố Đóng đinh, hàng ngàn người Do Thái bắt đầu từ bỏ các thực hành có tầm hết sức quan trọng về xã hội và tôn giáo trong nhiều thế kỷ. Họ tin rằng họ có nguy cơ bị nguyền rủa nếu họ sai. Thứ tư, các các bí tích rước lễ và rửa tội ban đầu khẳng định việc phục sinh và thiên tính của Chúa Giêsu. Và thứ năm, sự xuất hiện kỳ diệu của Giáo Hội khi đối diện với cuộc bách hại tàn bạo của La Mã "xé toạc một lỗ hổng trong lịch sử, một lỗ hổng có kích thước và hình dạng của sự Phục sinh," như câu nói của C. F. D. Moule.

Không trả lời được thách thức của Müller

Tôi xin thừa nhận: Tôi đã bị phục kích bởi số lượng và chất lượng của bằng chứng rằng Chúa Giêsu là Con độc nhất của Thiên Chúa. Khi tôi ngồi ở bàn giấy của tôi chiều Chúa nhật đó, tôi kinh ngạc lắc đầu. Tôi đã thấy các bị cáo bị lôi đến phòng tử hình dựa trên ít bằng chứng thuyết phục hơn! Các sự kiện và dữ kiện tích lũy được đã hướng người ta một cách không thể lầm lẫn tới một kết luận mà tôi không hoàn toàn thoải mái khi đạt tới.

Thành thật mà nói, tôi đã muốn tin rằng việc thần hóa Chúa Giêsu là kết quả của sự phát triển huyền thoại trong đó những người có thiện ý nhưng lầm lạc dần dần biến một nhà hiền triết thông thái thành thần thoại Con Thiên Chúa. Điều đó có vẻ an toàn và an tâm; dù sao, một nhà thuyết giáo tiên tri từ thế kỷ thứ nhất không thể đưa ra bất cứ đòi hỏi nào nơi tôi. Nhưng trong khi tôi đi vào cuộc điều tra của tôi với ý nghĩ lời giải thích huyền thoại này là điều hiển nhiên một cách hiển nhiên, tuy nhiên, đến cuối cùng, tôi lại tin rằng nó hoàn toàn không có cơ sở. Điều đã giải quyết nó cho tôi là nghiên cứu nổi tiếng của A. N. Sherwin White, nhà sử học cổ điển vĩ đại của Đại học Oxford, tác phẩm mà William Lane Craig đã ám chỉ trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi. Sherwin-White khảo sát tỉ mỉ tốc độ huyền thoại tích lũy trong thế giới cổ thời. Ông kết luận: chưa đầy hai thế hệ đã đủ thời gian để huyền thoại phát triển và quét hết cốt lõi vững chắc của sự thật lịch sử.(1)

Bây giờ hãy xem xét trường hợp của Chúa Giêsu. Xét về phương diện lịch sử, tin tức về ngôi mộ trống của Người, lời kể của các nhân chứng tận mắt về những lần hiện ra sau Phục sinh của Người, và niềm tin rằng Người quả thật là Con độc nhất của Thiên Chúa xuất hiện hầu như tức thời.

Kinh tin kính ở 1Côrintô 15 khẳng định sự chết của Chúa Giêsu vì tội lỗi của chúng ta và liệt kê những lần hiện ra sau Phục sinh của Người với các nhân chứng tận mắt được nêu tên, đã được các Kitô hữu đọc ngay sau hai mươi bốn tháng Chúa bị đóng đinh. Trình thuật của Máccô về ngôi mộ trống được rút từ chất liệu có niên đại một vài năm sau chính sự kiện.

Các sách Tin Mừng, chứng thực cho các giáo huấn của Chúa Giêsu, các phép lạ, và sự phục sinh, đã được lưu truyền trong sinh thời của những người cùng thời với Chúa Giêsu, những người sẽ rất vui mừng để sửa sai hồ sơ nếu có những chuyện như tô điểm hoặc làm sai lạc. Những bài thánh ca Kitô giáo nguyên thủy nhất khẳng định thiên tính của Chúa Giêsu. Blomberg đã tóm tắt điều này như sau: "Rồi Trong vòng hai năm đầu sau cái chết của Người, một số lượng đáng kể những người theo Chúa Giêsu dường như đã lên công thức cho một tín lý về sự chuộc tội, đã được thuyết phục rằng Người đã sống lại từ cõi chết trong hình dạng cơ thể, liên kết Chúa Giêsu với Thiên Chúa và tin rằng họ đã tìm được sự hỗ trợ cho tất cả những xác tín này trong Cựu Ước." (2)

William Lane Craig kết luận, "Khoảng thời gian cần thiết để sự tích lũy đáng kể của huyền thoại liên quan đến các biến cố của các sách Tin Mừng đặt chúng ta vào thế kỷ thứ hai sau Công nguyên, đúng là thời gian trong thực tế khi các Tin Mừng ngụy thư đầy huyền thoại ra đời. Đây là các trình thuật huyền thoại được các nhà phê bình tìm kiếm." (3)

Đơn giản là không có nơi nào gần đủ thời gian để huyền thoại hoàn toàn làm sai lạc ghi chép lịch sử về Chúa Giêsu, đặc biệt nơi các nhân chứng tận mắt vẫn còn kiến thức bản thân về Người. Khi nhà thần học người Đức Julius Müller năm 1844 thách thức bất cứ ai tìm thấy một thí dụ duy nhất về huyền thoại phát triển nhanh như vậy bất cứ nơi nào trong lịch sử, phản hồi từ các học giả vào thời của ông và đến thời điểm hiện tại là sự hoàn toàn im lặng.(4)

Vào ngày 8 tháng 11 năm 1981, tôi nhận ra rằng phản bác lớn nhất của tôi đối với Chúa Giêsu cũng đã im lặng trước bằng chứng của lịch sử. Tôi thấy tôi cười tủm tỉm một mình khi tình huống đổi chiều hoàn toàn như thế.

Dựa trên những sự kiện thuyết phục mà tôi đã học được trong diễn trình điều tra, khi đối mặt với trận tuyết lở bằng chứng áp đảo này trong lý lẽ bênh vực Chúa Kitô, điều trớ trêu lớn là thế này: tôi cần nhiều đức tin để duy trì chủ nghĩa vô thần của tôi hơn là tin tưởng vào Chúa Giêsu Nadarét!

Còn 1 kỳ
 
VietCatholic TV
Sai lầm tai hại của Putin. Prigozhin về Nga, rộ lên tin đảo chính. Nga chỉ còn nửa khả năng quân sự
VietCatholic Media
03:48 07/07/2023


1. Mỹ dự kiến công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine bao gồm bom chùm

Hoa Kỳ dự kiến sẽ công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine vào hôm thứ Sáu, lần đầu tiên sẽ bao gồm bom chùm, phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder, cho biết như trên.

CNN lần đầu tiên đưa tin vào tuần trước rằng chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đang xem xét mạnh mẽ việc phê duyệt chuyển giao vũ khí gây tranh cãi cho Ukraine, vì người Ukraine đã phải vật lộn để đạt được những thành tựu lớn trong cuộc phản công kéo dài hàng tuần của họ. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cũng bày tỏ lo ngại về tình trạng thiếu đạn dược.

Chuẩn tướng Pat Ryder cho biết các điều kiện chiến trường bên trong Ukraine thay đổi trong hai tuần qua đã khiến các quan chức Mỹ phải cân nhắc nghiêm túc và đổi mới các loại bom chùm, các quan chức nói với CNN.

Bom chùm bị hơn 100 quốc gia cấm vì chúng phân tán “bom” trên các khu vực rộng lớn có thể không phát nổ khi va chạm và có thể gây rủi ro lâu dài cho bất kỳ ai gặp phải chúng, tương tự như bom mìn. Tuy nhiên, Hoa Kỳ và Ukraine không phải là bên ký kết lệnh cấm đó.

Hoa Kỳ có một kho dự trữ bom, đạn chùm được gọi là DPICM, hoặc các loại đạn thông thường được cải tiến với mục đích kép, mà họ không còn sử dụng sau khi loại bỏ chúng vào năm 2016.

Cả người Ukraine và người Nga đã sử dụng bom chùm kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2 và gần đây, các lực lượng Ukraine đã bắt đầu sử dụng bom chùm do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp trên chiến trường.

2. Putin đã phạm sai lầm nghiêm trọng với quân đội của mình kể từ cuộc binh biến của Prigozhin

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Has Made Key Mistake With His Army Since Prigozhin's Mutiny”, nghĩa là “Putin đã phạm sai lầm nghiêm trọng với quân đội của mình kể từ cuộc binh biến của Prigozhin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Theo một chuyên gia, bất kỳ cuộc thanh trừng nào đối với các cấp bậc cao nhất của quân đội Nga hiện nay sẽ ảnh hưởng đến khả năng phản ứng nhanh của Mạc Tư Khoa trước các hoạt động của Ukraine, khi Kyiv đẩy mạnh các cuộc phản công.

Theo Frederik Mertens, nhà phân tích chiến lược của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Hague, việc loại bỏ các sĩ quan có nhiều kinh nghiệm khỏi hệ thống chỉ huy sẽ khiến Nga mất đi khả năng phản ứng trước các chiến dịch của Ukraine.

Sau cuộc hành quân bị hủy bỏ của Nhóm lính đánh thuê Wagner về thủ đô Nga vào ngày 24 tháng 6 dưới sự chỉ huy của nhà tài phiệt Nga Yevgeny Prigozhin, các nhà phân tích và các nguồn tin phương Tây cho rằng một cuộc thanh trừng hàng ngũ quân đội Nga có thể đang được tiến hành.

Hôm thứ Tư, Bộ Quốc phòng Anh cho biết cựu chỉ huy lực lượng Nga tại Ukraine, Tướng Sergei Surovikin, đã không xuất hiện trước công chúng kể từ cuộc nổi dậy vũ trang Wagner. Các báo cáo chưa được xác nhận cho biết Surovikin, người có biệt danh là “Tướng quân Ngày Tận Thế”, đã bị bắt sau cuộc nổi loạn như một phần của cuộc thanh trừng quân sự trong các cấp cao nhất của quân đội Nga. Trước đó, ông đã đưa ra một thông điệp ủng hộ chính phủ Nga chống lại cuộc binh biến khi nó đang xảy ra.

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh Telegram của Nga có liên kết với các dịch vụ an ninh của Mạc Tư Khoa, con gái của Surovikin khẳng định không có chuyện gì xảy ra với anh ta.

Nhà lãnh đạo Wagner được biết đến là người có quan hệ thân thiết với Surovikin hơn là với các quan chức hàng đầu khác của Nga, chẳng hạn như người đứng đầu quân đội Nga, Tướng Valery Gerasimov. Tờ New York Times, trích dẫn các quan chức Hoa Kỳ và tình báo phương Tây, đã đưa tin ngay sau cuộc binh biến rằng Surovikin đã biết trước về cuộc nổi loạn.

Nhưng mặc dù là một cái tên khét tiếng ở phương Tây, “Surovikin là một trong những sĩ quan cấp cao được kính trọng hơn trong quân đội Nga” và các động thái chống lại ông ta có thể sẽ “gây chia rẽ”, Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong bản cập nhật hàng ngày.

Nhưng loại bỏ một nhà lãnh đạo quân đội có “những yếu tố không đáng tin cậy về mặt chính trị không bao giờ làm tăng hiệu quả của nó,” Mertens nói với Newsweek.

Nó không chỉ thanh trừng các sĩ quan có năng lực, “mà còn tạo ra nỗi sợ hãi ngấm ngầm về những bước đi sai lầm của những người ở lại,” ông nói thêm.

Các vấn đề về dây chuyền chỉ huy, tinh thần, kỷ luật và tính minh bạch trong quân đội Nga từ lâu đã cản trở các hoạt động của họ ở Ukraine. Ông nhấn mạnh, hoàn cảnh chiến trường hiện tại có ý nghĩa quan trọng trong một kịch bản thanh trừng.

“Miễn là trận chiến vẫn còn yên tĩnh, điều này có thể sống sót. Nhưng nếu trận chiến trở nên năng động, điều này cản trở phản ứng nhanh cần thiết và trong những trường hợp cực đoan nhất có thể dẫn đến tình trạng tê liệt chỉ huy trên thực tế,” Mertens nói.

Mertens nói: “Rất khó để biết điều gì đang xảy ra đằng sau cánh cửa đóng kín của Điện Cẩm Linh. Điều này áp dụng cho cả tâm lý của Prigozhin và âm mưu của Điện Cẩm Linh.”

Nga cho biết đã sẵn sàng đối phó với cuộc phản công mùa hè của Ukraine, mà Mạc Tư Khoa cho biết đã bắt đầu khoảng một tháng trước. Tập trung vào phía nam và phía đông của đất nước bị chiến tranh tàn phá, Kyiv đã đạt được một loạt lợi ích trong những tuần gần đây.

Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, đã đáp trả những lời chỉ trích về tốc độ giành được lãnh thổ vào tháng trước, và sĩ quan cấp cao nhất của Hoa Kỳ, Tướng Mark Milley, nói rằng mặc dù tiến độ có thể “chậm một chút”, nhưng đây là một phần tự nhiên của chiến tranh

Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho biết trong bản cập nhật mới nhất hôm thứ Ba rằng các lực lượng Ukraine đang có “những bước tiến ổn định, dần dần”, nhưng điều đó không có nghĩa là Kyiv không có khả năng chiếm lại những vùng lãnh thổ rộng lớn.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận qua email.

3. Tòa Bạch Ốc cho biết họ đang theo dõi Tập đoàn Wagner, nhưng sẽ không suy đoán về nơi ở của Prigozhin

Tòa Bạch Ốc đã từ chối đưa ra suy đoán về nơi ở của Yevgeny Prigozhin sau khi những bình luận của tổng thống Belarus hôm nay làm sâu sắc thêm bí ẩn xung quanh người đứng đầu nhóm quân sự tư nhân Wagner.

Một phát ngôn viên nói với các phóng viên đi cùng Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm thứ Năm rằng chính quyền sẽ “tiếp tục theo dõi” Tập đoàn Wagner, nhưng không xác nhận các báo cáo rằng Prigozhin đã rời Belarus và trở về Nga sau cuộc nổi dậy ngắn ngủi chống lại Điện Cẩm Linh.

Phó thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Andrew Bates nói với các phóng viên: “Tôi sẽ không đề cập đến nơi ở của anh ta - bạn sẽ cần tham khảo các nguồn khác về điều đó”. “Chúng tôi tiếp tục theo dõi nhóm Wagner... chúng tôi đã áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với họ. Họ phạm nhiều tội ác ở các quốc gia mà họ đang hoạt động. Nhưng tôi không có thông tin chi tiết mới để cung cấp về nơi ở hoặc bất cứ điều gì khác liên quan đến Prigozhin hoặc Tập đoàn Wagner.”

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nói với các phóng viên ngay sau cuộc nổi dậy của Prigozhin vào tháng trước rằng thủ lĩnh Wagner đã tới Belarus theo một thỏa thuận mà ông đã giúp môi giới giữa Prigozhin và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Nhưng hôm thứ Năm, Lukashenko nói với các phóng viên báo chí rằng Prigozhin đang ở St. Petersburg, Nga, đồng thời nói thêm rằng có thể anh ta đã tới Mạc Tư Khoa.

Lukashenko cho biết ông không tin Putin sẽ tìm cách trả thù Prigozhin.

“Tôi biết chắc chắn rằng Prigozhin được tự do,” nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko tuyên bố.

4. Điện Cẩm Linh từ chối bình luận về nơi ở của Prigozhin

Điện Cẩm Linh đã từ chối cho biết liệu Yevgeny Prigozhin có ở St. Petersburg hay không, sau tuyên bố của Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko rằng thủ lĩnh Wagner đang ở thành phố này của Nga.

Diễn biến này xảy ra sau khi cơ quan truyền thông St. Petersburg Fontanka cho rằng Putin đã quyết định trả lại cho trùm Wagner Yevgeny Prigozhin 10 tỷ rúp hay 111.2 triệu Mỹ Kim và 5 thỏi vàng, đồng thời than thở Putin quá yếu thế trước trùm Wagner Yevgeny Prigozhin.

Một ngày sau đó, một chương trình truyền hình dài được phát sóng trên đài truyền hình nhà nước cho biết cảnh sát đã ập vào khám xét văn phòng của anh ta. Chương trình truyền hình cũng nêu chi tiết quá khứ phạm tội của Prigozhin, bao gồm các cáo buộc cướp và tấn công cũng như bản án dài hạn trong một nhà tù hình sự vào những năm 1980.

Những người thuyết trình của Vesti/ Russia 24 cũng cho biết khi khám xét văn phòng của anh ta, cảnh sát phát hiện ra “súng và một bộ hộ chiếu có ảnh giống nhau nhưng tên và họ khác nhau”.

Những người thuyết trình cho biết thêm “các gói đáng ngờ” đã được tìm thấy trong quá trình khám xét cơ sở của Prigozhin ở St. Petersburg, ám chỉ rằng chúng có thể là ma túy.

Trong một chương trình khác, Russia 24 đã phát sóng một đoạn video quay cảnh cảnh sát đột kích vào văn phòng của anh ta và một số bức ảnh chụp một ngôi nhà được trang trí lộng lẫy, nơi có thể nhìn thấy tủ quần áo chứa đầy những bộ tóc giả có màu sắc khác nhau.

Truyền hình nhà nước Nga thường phát sóng những thước phim giật gân về những gì được mô tả là các cuộc đột kích của lực lượng an ninh và phá vỡ các âm mưu khủng bố. Các chuyên gia và những người ủng hộ nhân quyền nói rằng chính quyền Nga có thói quen chuẩn bị dư luận, ngụy tạo các vụ án hình sự chống lại những người thách thức chính trị đối với điện Cẩm Linh.

Khi được các phóng viên báo chí hỏi liệu Điện Cẩm Linh có biết về nơi ở của Prigozhin hay không, phát ngôn nhân Dmitry Peskov cho biết ông “không bình luận về điều đó ngay bây giờ.”

Prigozhin đã không xuất hiện trước công chúng kể từ ngày 24/6.

Lukashenko nói với các phóng viên báo chí trong một cuộc họp báo trước đó vào thứ Năm rằng người đứng đầu Wagner đang ở Nga, không phải Belarus như đã được thỏa thuận sau cuộc binh biến ngắn ngủi của ông vào tháng trước.

Peskov cũng từ chối bình luận về nơi ở của Prigozhin với các nhà báo sau đó vào thứ Năm.

Khi được hỏi một lần nữa liệu Điện Cẩm Linh có biết về vị trí hiện tại của Prigozhin hay không, Peskov nói: “Không, chúng tôi không theo dõi hành tung của ông ấy. Chúng tôi không có khả năng cũng như mong muốn làm như vậy.”

Peskov đã xác nhận các cuộc đàm phán sắp tới giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Lukashenko nhưng không tiết lộ liệu họ sẽ thảo luận về Wagner hay Prigozhin.

“Tại thời điểm này, tôi không thể nói chương trình nghị sự của các cuộc đàm phán này sẽ như thế nào, đặc biệt là khi thời điểm chính xác vẫn chưa được xác định,” ông Peskov nói.

Peskov cũng xác nhận rằng việc Prigozhin được cho là chuyển đến Belarus, theo thỏa thuận được báo cáo nhằm chấm dứt cuộc binh biến Wagner, là một trong những điều kiện được Putin và Lukashenko đồng ý.

5. Ukraine hy vọng về một “kết quả tích cực” trong tình hình Zaporizhzhia, Zelenskiy nói

Ukraine hy vọng về một “kết quả tích cực” trong tình huống “rất nguy hiểm” liên quan đến Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết hôm thứ Năm.

“Chúng tôi biết rằng Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA, đã liên hệ với Liên bang Nga.” ông nói trong một cuộc họp báo ở Praha với Tổng thống Cộng hòa Tiệp Petr Pavel. “Chúng tôi sẽ rất biết ơn nếu có một kết quả tích cực trong câu chuyện nguy hiểm, rất nguy hiểm này.”

Hôm thứ Ba, Zelenskiy cảnh báo rằng Nga có thể đang sử dụng Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia làm vũ khí. Ông cáo buộc quân đội Nga đặt “các vật thể giống như chất nổ” trên mái nhà của nhà máy.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết cuộc tấn công của Ukraine không diễn ra nhanh chóng, nhưng “chúng tôi đang tiến về phía trước”.

Zelenskiy, phát biểu tại một cuộc họp báo ở Praha với Tổng thống Cộng hòa Tiệp Petr Pavel, cho biết mọi thứ đang đi đúng hướng.

“Chúng tôi đang tiến lên, chúng tôi có thế chủ động. Cuộc tấn công diễn ra không nhanh, đó là sự thật, tuy nhiên, chúng tôi đang tiến về phía trước chứ không lùi lại, và đó là lý do tại sao tôi coi đó là một điều tích cực,” ông nói.

Ông Pavel nói các đồng minh phải làm “mọi thứ có thể” để giúp Ukraine thành công trong cuộc phản công.

Pavel cho biết sẽ không thực tế khi mong đợi rằng Ukraine có thể tiến hành một cuộc phản công khác trong vài tuần hoặc vài tháng, “vì vậy chúng tôi phải làm mọi thứ có thể để Ukraine thành công trong cuộc phản công này,” Pavel nói.

6. Bulgaria sẽ bắt đầu hợp tác chặt chẽ hơn với Ukraine về các vấn đề quốc phòng, Zelenskiy nói

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong chuyến thăm Bulgaria hôm thứ Năm rằng hai quốc gia sẽ tăng cường hợp tác về các vấn đề quốc phòng.

“Hôm nay, chúng tôi đã đồng ý tăng cường đáng kể sự hợp tác giữa các cơ quan quốc phòng và trong lĩnh vực quốc phòng nói chung,” Zelenskiy cho biết trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Bulgaria Nikolai Denkov. “Hãy yên tâm rằng chúng tôi nhất định sẽ chia sẻ tất cả những kinh nghiệm hữu ích thu được trong cuộc chiến này với các đối tác của mình để làm cho sức mạnh chung của chúng ta ngày càng lớn hơn.”

Tổng thống Ukraine, người đã gặp Denkov ở thủ đô Sofia của Bulgaria, cảm ơn tổng thống Bulgaria về sự hỗ trợ của quốc gia Balkan trong cuộc xâm lược toàn diện của Nga. Zelenskiy cho biết viện trợ “đã giúp bảo vệ nhiều sinh mạng.”

Ông nói thêm rằng hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về “các chi tiết cụ thể” của gói quốc phòng hiện tại của họ.

Cuộc gặp gỡ của Zelenskiy với thủ tướng Bulgaria diễn ra khoảng một tuần trước hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2023 tại Vilnius, Lithuania. Ukraine từ lâu đã thúc đẩy việc tham gia liên minh quân sự mà Bulgaria là một thành viên, và nỗ lực đó đã trở nên cấp bách hơn sau cuộc xâm lược của Nga.

Mặc dù Ukraine dự kiến sẽ đứng đầu chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo thế giới ở Vilnius, nhưng quá trình gia nhập NATO còn lâu và Zelenskiy đã thừa nhận rằng tư cách thành viên sẽ phải đợi cho đến khi chiến tranh với Nga kết thúc.

7. Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Anh tuyên bố: Nga đã mất một nửa khả năng chiến đấu ở Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Has Lost Half Its Combat Capability in Ukraine: U.K. Defense Chief”, nghĩa là “Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Anh tuyên bố: Nga đã mất một nửa khả năng chiến đấu ở Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Vương Quốc Anh cho biết quân đội Nga đang bị suy giảm đáng kể ở Ukraine.

“Nga đã mất gần một nửa hiệu quả chiến đấu của quân đội”, Đô đốc Tony Radakin cho biết như trên trong một phiên điều trần trước quốc hội.

Radakin, người đứng đầu chính thức của lực lượng vũ trang Vương quốc Anh và giữ chức vụ Tham mưu trưởng Quốc phòng, cũng mô tả cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin là “một thất bại thảm khốc” và các lực lượng của Nga quá “yếu” để tự phát động chiến dịch phản công của mình.

Trong phiên điều trần của Ủy ban Quốc phòng, Radakin đã nói rất nhiều về cuộc phản công của Ukraine, mà nhiều nhà phân tích cho rằng đã bắt đầu vào đầu tháng Sáu. Mặc dù Radakin bảo vệ chiến dịch quân sự sau những lời chỉ trích rằng nó tiến triển quá chậm, nhưng ông thừa nhận rằng các bãi mìn của Nga quá dày đặc và Ukraine không có đủ các thiết bị quân sự mà họ yêu cầu từ các đồng minh đã làm chậm lực lượng của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy.

“Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để bạn giải quyết một chiến tuyến dài hơn một nghìn km và biến nó thành một vấn đề đối với Nga hơn là đối với Ukraine?” Radakin nói. “Đó là lý do tại sao bạn đang chứng kiến nhiều trục bị Ukraine thăm dò và nhử đòn”.

Đô đốc cho biết, mặc dù có nhiều yếu tố chống lại quân đội Ukraine, nhưng họ đã đạt được những thành tựu lớn trong cuộc phản công đang diễn ra. Ông nói: “Thậm chí trong vài tuần qua, Ukraine đã lấy lại nhiều đất hơn những gì Nga đã lấy trong suốt năm ngoái.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.

Như Radakin đã chỉ ra, Zelenskiy và các quan chức hàng đầu khác của Ukraine đã báo cáo trong những tuần gần đây rằng lực lượng của Kyiv đã giành lại quyền kiểm soát một số ngôi làng mà Nga đã chiếm giữ trong chiến dịch quân sự của họ. Trong khi đó, các lực lượng Ukraine lại hướng sự chú ý của họ tới thành phố Bakhmut mà Nga cho biết đã chiếm được hồi tháng Năm.

Ở những nơi khác trong phiên điều trần, Radakin cho biết Nga tiếp tục sử dụng đạn dược và thiết bị với tốc độ cao.

“Năm ngoái, Nga đã bắn 10 triệu quả đạn pháo nhưng nhiều nhất chỉ có thể sản xuất 1 triệu quả đạn mỗi năm. Nó đã mất 2.500 xe tăng và tối đa có thể sản xuất 200 xe tăng mỗi năm,” Radakin nói.

Ngoài ra, lực lượng của Putin tiếp tục chịu tổn thất lớn về quân số ở Ukraine. Hôm thứ Tư, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết Nga đã mất 231.700 quân kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Putin vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.

Ukraine báo cáo vào ngày 17 tháng 5 rằng tổn thất của quân đội Nga đã chạm mốc 200.000, có nghĩa là hơn 31.000 quân Nga bị loại khỏi vòng chiến kể từ thời điểm bắt đầu cuộc phản công của Ukraine.

Tuy nhiên, con số chính xác liên quan đến quân đội rất khó đánh giá và một số ước tính của phương Tây cho rằng con số thiệt hại của Nga thấp hơn. Bản thân Nga hiếm khi bình luận về tổn thất quân số. Con số cuối cùng từ bộ trưởng quốc phòng Nga, được đưa ra vào tháng 9 năm 2022, chỉ dưới 6.000.

8. Cuộc binh biến thất bại của Prigozhin là một cuộc đảo chính lớn đối với Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Prigozhin's Failed Putsch Is a Huge Coup for Ukraine”, nghĩa là “Cuộc binh biến thất bại của Prigozhin là một cuộc đảo chính lớn đối với Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bị suy yếu bởi cuộc nổi dậy thất bại do ông chủ Tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin lãnh đạo, người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh Âu Châu cho biết.

Josep Borrell, đại diện cấp cao của Liên Hiệp Âu Châu về chính sách đối ngoại và an ninh, đã vạch ra những bài học mà ông tin rằng nên rút ra từ cuộc binh biến ngắn ngủi của Prigozhin vào ngày 24 tháng 6, bao gồm cả việc cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine đã làm suy yếu chế độ của Putin “nhiều hơn nhiều nhà quan sát đã nghĩ”; đồng thời việc các lực lượng Nga thiếu sự kháng cự khi Nhóm Wagner hành quân đến Mạc Tư Khoa đã chứng tỏ “sự chia rẽ sâu sắc trong quân đội và bộ máy nhà nước Nga.”

“Ngay cả khi âm mưu đảo chính này cuối cùng thất bại, thì Putin cũng đã bị mất quyền lực nghiêm trọng, với những hậu quả thực sự cho tương lai,” Borrell cho biết như trên, đồng thời nói thêm rằng cuộc binh biến không nên khiến Âu Châu “giảm bớt sự ủng hộ của chúng ta đối với Ukraine. Phải ngược lại mới đúng.”

Cuộc nổi dậy của Prigozhin chứng kiến các chiến binh của anh ta chiếm giữ hai trung tâm quân sự ở miền nam nước Nga và tiến về Mạc Tư Khoa. Prigozhin tuyên bố một “cuộc tuần hành vì công lý” chống lại giới lãnh đạo quân sự của đất nước trong việc giải quyết cuộc chiến ở Ukraine, yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov từ chức.

Chỉ huy Wagner cho biết lực lượng của ông không gặp phải sự kháng cự nào khi họ tiến từ miền nam nước Nga đến thủ đô, trong khi người đứng đầu Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga, Viktor Zolotov, cho biết vào ngày 27 tháng 6 rằng Mạc Tư Khoa tập trung mọi lực lượng để bảo vệ thành phố “nếu không họ sẽ đã đi qua chúng tôi như một con dao xuyên qua bơ.”

Prigozhin bị đày sang Belarus như một phần của thỏa thuận do nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko làm trung gian để chấm dứt cuộc khủng hoảng và ông đã không xuất hiện trước công chúng kể từ khi kết thúc cuộc nổi loạn của mình, khi ông rời khỏi thành phố Rostov-on-Don ở miền nam nước Nga. Lukashenko cho biết ông đã đề xuất với Prigozhin và các chiến binh của ông ta “một lựa chọn hoàn toàn có lợi và có thể chấp nhận được để giải quyết tình hình, với sự bảo đảm về an ninh.”

Mặc dù các chi tiết chính xác về thỏa thuận của Prigozhin với Lukashenko vẫn chưa rõ ràng, nhưng việc Tập đoàn Wagner chuyển đến Belarus sẽ loại bỏ khỏi cuộc chiến ở Ukraine nhóm các chiến binh được Andrey Kartapolov, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia Nga, mô tả là sẵn sàng chiến đấu nhất của Nga.

Trong thời kỳ hỗn loạn ở Nga, Ukraine đã có thể tập trung vào việc đẩy mạnh phản công và đã đạt được “những bước tiến ổn định, dần dần”, theo nhóm chuyên gia tư vấn của Viện Nghiên cứu Chiến tranh.

Phó chỉ huy các chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, Tướng Sergei Surovikin, dường như cũng bị gạt sang một bên do hậu quả của cuộc nổi dậy. Trích dẫn các nguồn tin của Bộ Quốc phòng Nga, tờ The Moscow Times phiên bản tiếng Nga cho biết Surovikin đã bị bắt vì đứng về phía Prigozhin trong cuộc đảo chính bất thành.

Blogger quân sự Nga, Vladimir Romanov, cũng cho biết trên Telegram rằng Surovikin đã bị bắt vào ngày 25 tháng 6, một ngày sau khi Prigozhin tiến vào Mạc Tư Khoa.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong một báo cáo tình báo hôm thứ Tư cũng cho rằng một tướng cấp cao khác của Nga, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Yunus-Bek Yevkurov, đã vắng mặt một cách đáng chú ý sau cuộc binh biến của Prigozhin.

Vlad Mykhnenko, một chuyên gia về quá trình chuyển đổi hậu cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô cũ tại Đại học Oxford, nói với Newsweek rằng bất chấp mọi tin đồn về vụ bắt giữ Surovikin, Điện Cẩm Linh đã cố gắng dập tắt mọi nghi ngờ rằng cuộc binh biến thực sự là một cuộc nổi loạn. “Cuộc đảo chính của các tướng”, “trong khi mọi người đều hiểu thì không ai thực sự cố gắng ngăn đoàn xe của Prigozhin đang tăng tốc đến Mạc Tư Khoa.”

“Và bởi vì giới tinh hoa thực sự biết thực tế, nên việc Putin cố gắng chơi 'đẹp', thay vì dồn các tướng vào chân tường, là một dấu hiệu khác của sự yếu kém.”

Mykhnenko nói thêm: “Putin sợ điều tra vì ông ấy có thể phát hiện ra không ai trong Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu thực sự ủng hộ ông ta”.

Keir Giles, một chuyên gia về Nga và là thành viên tư vấn cao cấp tại nhóm chuyên gia cố vấn Chatham House, cho biết Prigozhin đã chứng minh hiệu quả hơn bất kỳ thách thức nào trước đây rằng triều đại Putin rất dễ bị tổn thương.

“Điều tai hại nhất là cuộc binh biến của Prigozhin đã tạo ra tiền lệ. Rõ ràng là bạn không chỉ có thể thách thức Putin mà còn sống sót khi làm như vậy. Điều đó có nghĩa là vấn đề không phải là nếu, mà là khi nào một thách thức mới sẽ xuất hiện,” Giles nói với Newsweek.

Ông cho biết tất cả những yếu tố này tạo cơ hội cho Ukraine “chiến thắng trong cuộc chiến đánh bại và đuổi quân xâm lược Nga, đồng thời cho liên minh phương Tây gồm các quốc gia ủng hộ Ukraine một bảo đảm quan trọng các rằng mối đe dọa từ Nga đã bị vô hiệu hóa”.

Tuy nhiên, Giles lưu ý rằng mặc dù việc loại bỏ Wagner khỏi mặt trận Ukraine làm giảm các nguồn lực có sẵn cho Nga để khởi xướng cuộc chiến của họ, nhưng việc nhóm này đến Belarus có thể gây ra một sự phức tạp mới cho Ukraine.

Ông nói: “Phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc Minsk sử dụng chính xác quân Wagner như thế nào,” ông ám chỉ về khả năng các chiến binh Wagner sẽ phát động một cuộc tấn công mới vào Ukraine từ Belarus.

“Mặc dù các mối đe dọa trước đây về các cuộc xâm lược mới từ Belarus chỉ là đòn nhử của Nga, nhằm đánh lạc hướng và chuyển hướng các lực lượng Ukraine, nhưng sự xuất hiện của Wagner sẽ mang lại cho Nga hoặc Belarus một khả năng mới trên trục phía bắc đó — nếu khả năng đó có thể được sử dụng.

Giles nói thêm: “Cả hai quốc gia sẽ phải đối mặt với một thách thức nghiêm trọng khi tích hợp những nhân viên của Wagner, những người sẽ không hài lòng và tức giận sau cuộc binh biến bị hủy bỏ.

Đồng minh hàng đầu của Putin và nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh Vladimir Solovyov đã cân nhắc về âm mưu binh biến trong chương trình phát thanh Polniy Kontakt (hay Tiếp Xúc Toàn Diện) của ông vào tuần trước, nói rằng nó đã tiết lộ thông tin cho “đối phương”. Ông coi cuộc nổi dậy là một hành động phản quốc đã gây ra thiệt hại to lớn cho danh tiếng của Nga.

Trong khi đó, Boris Bondarev, một cựu quan chức ngoại giao Nga đã từ chức để phản đối cuộc chiến của Mạc Tư Khoa ở Ukraine, trước đó đã nói với Newsweek rằng ông tin rằng âm mưu nổi loạn của Prigozhin cuối cùng sẽ dẫn đến sự sụp đổ của Putin.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để xin bình luận.

9. Zelenskiy nói 200.000 trẻ em Ukraine mất tích kể từ cuộc xâm lược của Nga

Khoảng 200.000 trẻ em Ukraine mất tích do cuộc xâm lược toàn diện của Nga, theo Tổng thống Volodymyr Zelenskiy.

“Hãy tưởng tượng, chúng tôi không biết 200.000 trẻ em hiện đang ở đâu,” Zelenskiy nói trong cuộc họp báo ở Sofia, Bulgaria, hôm thứ Năm.

“Một số em đã bị bắt cóc, một số đang ở trong các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm, và chúng tôi không biết ai còn sống”

Mạc Tư Khoa đã bị cáo buộc chuyển trẻ em Ukraine từ các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm sang Nga một cách bất hợp pháp. Hôm 18 tháng 3, Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ủy viên về Quyền trẻ em Maria Lvova Belova của ông vì trách nhiệm của họ trong các cáo buộc bắt cóc.

Chính phủ Nga không phủ nhận việc nhận trẻ em Ukraine và đã biến các gia đình Nga nhận con nuôi thành tâm điểm tuyên truyền.

Một số trẻ em đã phải đi xa hàng ngàn dặm và vài múi giờ khỏi Ukraine. Theo văn phòng của Lvova-Belova, trẻ em Ukraine đã được gửi đến sống trong các cơ sở giáo dục và với các gia đình nuôi dưỡng ở 19 khu vực khác nhau của Nga, bao gồm các vùng Novosibirsk, Omsk và Tyumen ở Siberia và Murmansk ở Bắc Cực.

Lvova-Belova đã bác bỏ lệnh bắt giữ của ICC đối với cô, nói rằng thật “tuyệt vời” khi cộng đồng quốc tế đánh giá cao công việc của cô vì trẻ em, theo hãng thông tấn nhà nước Nga TASS.

10. Ukraine hy vọng có “tín hiệu rõ ràng” theo hướng được mời vào NATO, Zelenskiy nói

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Ukraine hy vọng nhận được “tín hiệu rõ ràng” liên quan đến lời mời gia nhập liên minh NATO trong hội nghị thượng đỉnh sắp tới ở Lithuania.

“Điều lý tưởng đối với chúng tôi hiện nay là được mời, dù lời mời ấy được diễn đạt như thế nào, chúng tôi chỉ cần một lời mời, chúng tôi hiểu rằng có thể có khó khăn với điều này hoặc điều kia, nhưng chúng tôi cần nhận được sự hỗ trợ thống nhất của tất cả mọi người, đặc biệt là các đối tác của liên minh NATO,” Zelenskiy nói trong cuộc họp báo ở Praha với Tổng thống Cộng hòa Tiệp Petr Pavel.

“Có những người đang nhìn lại Mạc Tư Khoa, có những người sợ Nga. Tuy nhiên, tôi nghĩ đây là một thời điểm tuyệt vời, một cơ hội để thể hiện lòng can đảm của Liên minh và sức mạnh của Liên minh, tuy nhiên chúng ta đang nói về một tín hiệu rõ ràng, một số những điều cụ thể theo hướng của một lời mời, chúng tôi cần động lực này, chúng tôi cần nó trong các mối quan hệ của chúng tôi”.

Zelenskiy bày tỏ lòng biết ơn đối với Cộng hòa Tiệp vì sự hỗ trợ quân sự và hỗ trợ cho tư cách thành viên của Ukraine trong Liên minh Âu Châu.

Zelenskiy cũng đã gặp Thủ tướng Bulgaria Nikolai Denkov vào hôm thứ Năm. Diễn biến này xảy ra khoảng một tuần trước hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2023 tại Vilnius, Lithuania. Ukraine từ lâu đã thúc đẩy việc tham gia liên minh quân sự mà Bulgaria là một thành viên, và nỗ lực đó đã trở nên cấp bách hơn sau cuộc xâm lược của Nga.

Mặc dù Ukraine dự kiến sẽ đứng đầu chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo thế giới ở Vilnius, nhưng quá trình gia nhập NATO còn lâu và Zelenskiy đã thừa nhận rằng tư cách thành viên sẽ phải đợi cho đến khi chiến tranh với Nga kết thúc.

11. Điện Cẩm Linh phủ nhận báo cáo về việc Tập Cận Bình cảnh báo Putin về việc sử dụng vũ khí hạt nhân

Điện Cẩm Linh bác bỏ thông tin cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine.

Theo báo cáo của Financial Times, ông Tập đã đưa ra lời cảnh báo với ông Putin trong cuộc gặp mặt trực tiếp tại Mạc Tư Khoa vào tháng 3. Tuy nhiên, Điện Cẩm Linh cho biết hôm thứ Tư rằng báo cáo đó là sai.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết “kết quả của chuyến thăm quan trọng này là rất nhiều thông tin đã được cung cấp, bản chất của các cuộc đàm phán đã được nêu rõ trong các văn bản đã ký kết.

“Mọi thứ khác đều là hư cấu.”

Mối quan hệ thân thiết giữa cả hai nhà lãnh đạo đã được chú ý kể từ cuộc xâm lược vào tháng 2 năm 2022.

Một số thông tin cơ bản: Bình luận của Peskov được đưa ra sau khi các quan chức ở Kyiv cảnh báo về một cuộc tấn công có thể xảy ra của Nga vào nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia ở miền nam Ukraine.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hanna Maliar cho biết các nhà chức trách đã chuẩn bị sẵn sàng nếu Mạc Tư Khoa có thể thực hiện “những hành động hoàn toàn liều lĩnh” đối với nhà máy do Nga xâm lược.

Cô ấy cảnh báo rằng Nga có thể tấn công nhà máy để xoay chuyển động lực của cuộc chiến theo hướng có lợi cho mình và “đạt được các mục tiêu quân sự của mình”.

12. Ukraine cho biết họ đã chuẩn bị cho cuộc tấn công có thể xảy ra của Nga vào nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia

Các quan chức Ukraine cho biết họ có các thủ tục sẵn sàng cho một cuộc tấn công tiềm năng của Nga vào nhà máy điện Zaporizhzhia, vì Kyiv đã cảnh báo về một sự khiêu khích từ Điện Cẩm Linh tại cơ sở này.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hanna Maliar cảnh báo Mạc Tư Khoa có khả năng thực hiện “những hành động hoàn toàn liều lĩnh” mà có thể cố gắng coi đó là hành vi phá hoại của Ukraine. Đồng thời, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết có “mối đe dọa phá hoại lớn từ Kyiv” tại nhà máy, có thể gây ra “hậu quả thảm khốc”.

Maliar cho biết hôm thứ Tư: “Để giảm thiểu những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra, các dịch vụ khẩn cấp đã được huấn luyện trong vài ngày ở bốn khu vực của Ukraine - Dnipropetrovsk, Zaporizhzhia, Kherson và Mykolaiv - để khắc phục hậu quả của một cuộc tấn công khủng bố có thể xảy ra đối với nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.”

Cô cảnh báo, Nga có thể tấn công nhà máy để xoay chuyển động lực của cuộc chiến theo hướng có lợi cho mình và “đạt được các mục tiêu quân sự của mình”.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cáo buộc Điện Cẩm Linh có thể đã đặt chất nổ trên mái nhà của nhà máy Zaporizhzhia, một khẳng định dựa trên tình báo quân sự.

Theo Bộ Nội vụ Ukraine, mức độ bức xạ “nằm trong giới hạn bình thường” và trong khu vực 30 km xung quanh các nhà máy điện bị ảnh hưởng và các khu vực xung quanh Chernobyl “nằm trong giá trị trung bình hàng tháng”.

Trong khi đó, các quan chức Ukraine ở Nikopol, miền nam Ukraine cho biết nhà máy Zaporizhzhia do Nga xâm lược đang hoạt động bình thường và không có “sự di chuyển đáng kể nào về nhân lực và thiết bị của quân xâm lược Nga”.

Quan chức quân sự địa phương Yurii Malashko lặp lại lời Maliar và nói rằng trong khi các lực lượng Nga “không thể đoán trước được”, lực lượng đặc biệt Ukraine đã sẵn sàng cho bất kỳ diễn biến nguy hiểm nào và đã “kiểm tra các thiết bị cần thiết và vạch ra các kế hoạch ứng phó.”

Công ty năng lượng nhà nước Ukraine Energoatom cho biết mực nước trong ao làm mát “ổn định và trong tầm kiểm soát” bất chấp cuộc tấn công của Nga vào đập Kakhovka, nơi cung cấp nước để làm mát nhà máy, gây ra lũ lụt trên diện rộng ở vùng Kherson gần đó.

Các quan chức do Nga cài đặt tại Zaporizhzhia bác bỏ những lo ngại do chính quyền Ukraine đưa ra, nói rằng “mọi thứ vẫn bình thường” và nhà máy đang hoạt động.
 
Bốn sai lầm phải tránh khi tuyên xưng đức tin. Khi các Giám Mục quá kiêu: một năm nửa triệu người ra đi
VietCatholic Media
05:02 07/07/2023


Bốn Sai Lầm Nên Tránh Khi Tuyên xưng Đức Tin

Đức Ông Charles Pope là giáo sư Kinh Thánh đang giảng dạy tại các chủng viện ở tổng giáo phận Washington DC và phụ trách một lớp Kinh Thánh tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Ngài cũng là niên trưởng linh mục đoàn của tổng giáo phận Washington.

Liên quan đến đề xuất của Tiến Trình Công Nghị gây tranh cãi tại Đức rằng cần thiết phải thay đổi giáo huấn Công Giáo cả nội dung lẫn phương thức trình bày, ngài đã có bài viết sau trên tờ National Catholic Register với nhan đề “4 Errors You Should Avoid in the Proclamation of the Faith” nghĩa là “4 Sai Lầm Nên Tránh Khi Tuyên xưng Đức Tin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Vào Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi tại giáo xứ của tôi, chúng tôi đã đọc Kinh Tin Kính Athanasiô sau Bài Giảng. Được viết vào thế kỷ thứ 4, Kinh Tin Kính này trình bày một cách tỉ mỉ giáo lý về Chúa Ba Ngôi và giáo lý về Nhập thể. Ở một số đoạn có những cảnh báo như thế này:

Để một người được cứu rỗi, trước hết, điều cần thiết là người đó phải giữ Đức tin Công Giáo. Đó là Đức tin mà mọi người phải giữ trọn vẹn và không bị ô nhiễm, nếu không, chắc chắn, người ấy sẽ bị diệt vong vĩnh viễn.

Sau Thánh lễ, một phụ nữ khá hoạt bát tiếp cận tôi, bà tỏ ra không hài lòng vì chúng tôi đã đọc Kinh Tin Kính này. Mặc dù thừa nhận rằng đó là một Kinh Tin Kính cổ xưa, nhưng bà đã cực lực phản đối lời cảnh báo rằng những ai không tuân theo các giáo lý được ghi trong Kinh Tin Kính sẽ bị diệt vong. Cô ấy tự hỏi liệu tôi có thực sự nghĩ rằng mọi người không theo Công Giáo sẽ xuống Địa ngục hay không.

Tôi đã cố gắng giải thích rằng lời tuyên bố trong Kinh Tin Kính này phải được hiểu đúng, rằng mặc dù có một số tế nhị nhất định, nhưng nó vẫn là một giáo lý của Đức Tin như đã được Thiên Chúa mặc khải rằng một người không thể cố ý bác bỏ mặc khải của Thiên Chúa mà lại mong được cứu rỗi (xem Giáo lý 846-848 để biết giáo lý và một số điểm khác biệt).

Cô ấy trả lời rằng Tín điều Athanasiô - đặc biệt là lời cảnh báo nghiêm trọng vừa nêu - không được hoan nghênh. Cô ấy cũng nói rằng Chúa Giêsu không bao giờ nói như thế, và tôi nên đưa ra lời giải thích cho cộng đoàn bất cứ khi nào điều này được đọc lại để tránh gây xúc phạm, và điều quan trọng nhất là chúng ta không được phép xúc phạm mọi người.

Tôi muốn giải quyết từng vấn đề trong số bốn luận điểm trong lập luận của cô ấy, vì chúng là những phản đối phổ biến đối với nhiều giáo huấn của chúng ta.

Phản đối thứ nhất - Điều này không được hoan nghênh

Khi một người đến văn phòng bác sĩ, anh ta thường được chào đón bởi một nhân viên tiếp tân thân thiện. (Hãy bỏ qua nhu cầu nhỏ đòi phải xuất trình thẻ bảo hiểm). Ngay sau đó, một y tá hòa nhã hoặc một trợ lý y tế khác hộ tống anh ta đến một căn phòng và lấy các chỉ số liên quan đến sức khoẻ và hỏi một số câu hỏi. Trong những văn phòng tốt nhất, bầu không khí rất tốt đẹp và vui vẻ.

Sau đó, bác sĩ bước vào với sự chào đón vui vẻ nhưng nhanh chóng bắt tay vào công việc. Có lẽ anh ta xem lại các chỉ số sức khoẻ hoặc xem xét các kết quả xét nghiệm gần đây. Bây giờ bác sĩ thân thiện phải nói sự thật. Đối với hầu hết chúng ta, một số chỉ số có thể có vấn đề. Có lẽ chỉ số cân nặng của cơ thể quá cao. Có thể huyết áp, mức cholesterol hoặc lượng đường trong máu thấp hơn hay cao hơn mức lý tưởng. Đột nhiên, bác sĩ chào đón có nghĩa vụ kêu gọi chúng ta phải ăn năn, thay đổi lối sống, kẻo chúng ta đi từ tệ đến tệ hơn. Thật vậy, sự sống và cái chết có thể treo lơ lửng.

Hầu hết chúng ta sẽ nói rằng một bác sĩ khi xem xét các kết quả quá kém mà lại nói với chúng ta rằng mọi thứ đều OK là phạm tội nói dối và thậm chí có thể bị kiện vì sơ suất. Vậy thì tại sao nếu một linh mục cảnh báo về những lựa chọn sai lầm ảnh hưởng đến sự sống hay cái chết vĩnh cửu thì điều đó lại bị coi là “không được hoan nghênh”?

Như trong phòng khám bác sĩ, việc chào đón mọi người bằng những lời chào nồng nhiệt là có chỗ đứng của nó, nhưng cuối cùng, đã đến lúc bắt tay vào công việc thì phải nói lên sự thật, phải cảnh báo chống lại tội lỗi và triệu hồi đức hạnh, kêu gọi ăn năn và cảnh báo hậu quả. Đây là những gì tình yêu làm. Những điều ấy nói lên sự thật và cảnh báo về sai lầm cũng như nhiều lỗ hổng của sự thật nửa vời và sự thỏa hiệp. Tình yêu cảnh báo rằng ôm ấp những điều như vậy sẽ khiến cho sự cứu rỗi trở nên khó khăn—thậm chí đáng nghi ngờ.

Phản đối thứ hai - Chúa Giêsu không bao giờ nói như thế; Ngài luôn chào đón

Thật ra, Chúa Giêsu đã nói như thế trong nhiều dịp. Ví dụ:

“Chính Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14:6)

“Nếu các ông không tin là Tôi Hằng Hữu, các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết.” (Ga 8:24)

“Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án” (Mc 16:16).

Có nhiều đoạn khác trong đó Chúa cảnh báo những người không tin và không chuẩn bị. Mặc dù những văn bản như thế này hiếm khi được giải thích hoặc có nhiều điểm tế nhị, nhưng chúng ta không nhất thiết phải giải thích những lời ấy có nghĩa là nếu một người nào đó không thể biết một cách hợp lý rằng Chúa Giêsu là con đường duy nhất để lên Thiên đàng và đến với Chúa Cha thì người ấy ắt sẽ xuống Địa ngục. Chúa là Đấng công minh; Ngài không đòi buộc mọi người phải đáp ứng các yêu cầu mà họ không thể biết hoặc thỏa mãn một cách hợp lý. Tuy nhiên, Giáo hội có nghĩa vụ công bố rằng Chúa Giêsu là con đường chắc chắn duy nhất dẫn đến sự cứu rỗi và Giáo Hội nhận ra rằng vì tội lỗi mà nhiều người sẽ hư mất nếu không được kêu gọi ăn năn và tin vào Ngài. Chúng ta có nghĩa vụ nghiêm túc là lôi kéo các linh hồn đến với Chúa Kitô và cảnh báo họ về những nguy cơ xuất phát từ sự phản kháng và vô tín của họ. Có những quan niệm như “có nhiều cách để đến với Đức Chúa Trời” hoặc “đạo nào cũng là đạo, tin điều gì không quan trọng miễn là người đó tử tế và chân thành”. Những quan niệm như thế không phù hợp với lời kêu gọi trong Kinh thánh. Những quan niệm như thế gây ra những vấn đề.

Ngay cả khi những người vô minh có thể nhận được sự khoan hồng từ Thiên Chúa, Công đồng Vatican II dạy rằng Chúa Quan phòng cũng ban những trợ giúp cần thiết để được cứu rỗi cho những người, chưa đạt đến sự hiểu biết rõ ràng về Thiên Chúa, để với ân sủng của Ngài, họ có thể cố gắng sống một cuộc sống tốt đẹp. Bất cứ điều gì tốt hay sự thật được tìm thấy nơi họ đều được Giáo hội coi là sự chuẩn bị cho Tin Mừng. Mẹ Giáo Hội biết rằng những điều đó được Đấng soi sáng ban cho mọi người để cuối cùng họ có được sự sống. Tuy nhiên, rất thường là con người bị lừa dối bởi ma quỷ, trở nên tuyệt vọng trong suy nghĩ của họ, và không tin vào chân lý của Thiên Chúa, quay sang thờ phượng tạo vật hơn là Đấng Tạo Hóa. Hoặc một số người, sống và chết trong thế giới này mà không có Chúa, phải đối mặt với sự tuyệt vọng cuối cùng. Vì vậy, để quảng bá vinh quang của Chúa và mang lại sự cứu rỗi cho tất cả những người này, và ghi nhớ mệnh lệnh của Chúa, “Hãy rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật,” Giáo hội nuôi dưỡng các sứ mệnh truyền giáo với sự quan tâm và chăm sóc (Lumen Gentium 16).

Chúng ta không thể bỏ qua cụm từ “rất thường xuyên” trong đoạn thứ hai. Điều này sẽ thúc đẩy chúng ta kêu gọi mọi người đến với Chúa Kitô và nhận ra rằng Ngài buộc chúng ta phải lựa chọn: hoặc tin vào Ngài và được cứu rỗi hoặc từ chối tin và bị hư mất. Ngay cả những người chưa bao giờ có sự lựa chọn rõ ràng này cũng có nguy cơ bị “suy luận hão huyền”, bị lối suy nghĩ của thế gian, sai lầm và dối trá khiến họ đi sai hướng và khiến họ bác bỏ ngay cả những gì lương tâm của họ cho biết là sai. Do đó, cho dù không phải người vô tín nào cũng bị lên án, thì họ cũng không tự động được cứu rỗi. Thay vào đó, họ vẫn phải chịu bóng tối của sai lầm trong tư duy, hành động, và những sự thờ phượng và lòng trung thành của họ. Thành thật mà nói, họ khó được cứu rỗi hơn, mặc dù không phải là không thể.

Phản đối thứ ba – Các linh mục nên đưa ra lời giải thích mỗi khi chúng ta đọc Kinh Tin Kính này.

Có lẽ như thế, nhưng bài giảng của tôi đã khá dài. Đôi khi chúng ta phải nói chuyện với một phạm vi hạn chế của chân lý, và dành việc trình bày các khái niệm đó sau này.

Ngày nay, người nghe có xu hướng tuyệt đối hóa nhiều thứ rồi phản đối. Người nói có thể không trình bày một sự thật tuyệt đối, mà là một sự thật chung thừa nhận những ngoại lệ và sự khác biệt. Giải quyết mọi ngoại lệ hoặc sự khác biệt có thể sẽ mất quá nhiều thời gian.

Đôi khi, cũng có lợi khi cho phép những sự thật phũ phàng khơi gợi câu hỏi và do đó mở ra một thời điểm cho những giáo huấn sâu xa hơn. Chúa Giêsu thường làm điều này bằng cách sử dụng những câu chuyện ngụ ngôn giống như câu đố. Khi giảng dạy cho một đám đông thù địch hoặc thích tranh cãi, kể một câu chuyện khó hiểu khiến họ khao khát được giải thích hoặc cáu kỉnh và đòi làm rõ thường là có hiệu quả.

Giải thích cặn kẽ mọi thứ không phải lúc nào cũng là cách hiệu quả nhất để dạy chân lý.

Phản đối thứ tư - Điều quan trọng nhất là chúng ta không xúc phạm mọi người.

Quan điểm này ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại của chúng ta. Nhiều người không cho rằng người nói có thiện chí và dễ cảm thấy bị xúc phạm. Trong Giáo hội, chúng ta thường đề cập đến Kinh thánh và các văn bản cổ xưa khác, được viết vào thời kỳ hoàn toàn khác, đó là thời kỳ mà sự cấp bách và lòng nhiệt thành công bố sự thật được mặc khải được xem là trọng tâm của nhiệm vụ truyền bá Đức tin hơn là làm hài lòng, khẳng định, chào đón vô điều kiện, và không làm phật ý.

Sự thận trọng chắc chắn có một vị trí trong việc công bố phúc âm; nó hướng tới mục tiêu trong bối cảnh và hoàn cảnh hiện tại và cân nhắc cách tốt nhất để đạt được điều đó. Nếu mục tiêu là rao giảng phúc âm cứu rỗi, thì việc pha loãng chính phúc âm đó sẽ bỏ lỡ toàn bộ vấn đề và tương đương với việc “vứt đứa bé ra ngoài cùng với nước tắm”.

Kỳ lạ thay, chúng ta đang sống trong thời kỳ nghịch lý. Một số người đưa ra những yêu cầu nghiêm khắc phải được “chào đón”. Những người khác cộc cằn đòi được đối xử dịu dàng. Lại còn có những người khác trở nên bất khoan dung với một gợi ý dù nhỏ nhất về những gì họ coi là bất khoan dung. Một loại tiêu chuẩn kép được thiết lập, là điều mà Chúa đã nhận xét,

Tôi phải ví thế hệ này với ai? Họ giống như lũ trẻ ngồi ngoài chợ gọi lũ trẻ khác, và nói:

‘Tụi tôi thổi sáo cho các anh, mà các anh không nhảy múa; tụi tôi hát bài đưa đám, mà các anh không đấm ngực khóc than.’

Thật vậy, ông Gioan đến, không ăn không uống, thì thiên hạ bảo: ‘Ông ta bị quỷ ám.’ Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì thiên hạ lại bảo: ‘Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi.’ Nhưng đức Khôn Ngoan được chứng minh bằng hành động.” (Mt 11:16-19).

Nói cách khác, việc làm hài lòng mọi người trên quy mô lớn gần như là không thể; những nhu cầu luôn thay đổi và xung đột thường tạo ra một tình huống không thể thắng được.

Vấn đề với thứ lý luận cảm xúc

Có lẽ, bất kể sự phản đối quyết liệt của cô ấy, tôi đã có thể tiếp cận người phụ nữ đang phản đối này; Tôi hy vọng như vậy.

Tuy nhiên, khi cảm xúc ngày nay dễ dàng thay thế suy nghĩ, tôi có những nghi ngờ của mình - ít nhất là đối với cô ấy và nói chung. Quá nhiều người tin rằng chỉ riêng việc họ cảm thấy khó chịu thôi cũng là một minh chứng đầy thuyết phục rằng người nói (tôi hoặc Giáo hội) đã làm sai điều gì đó.

Lý luận cảm xúc là một sự bóp méo nhận thức cho rằng cảm xúc đơn thuần tiết lộ thực tế và sự thật; thường xuyên nhất đây là một ngụy biện. Ví dụ, hãy xem xét câu nói sau: “Tôi sợ bay, vì vậy bay rất nguy hiểm.” Theo thống kê, bay thực sự là một trong những cách an toàn nhất để đi du lịch. Nỗi sợ hãi đơn thuần về một điều gì đó không hẳn khiến nó trở nên không an toàn.

Tương tự như vậy, thật sai lầm khi kết luận rằng vì tôi tức giận hoặc khó chịu với những gì bạn nói nên bạn đã làm sai khi nói điều đó. Không nhất thiết là như thế đâu. Trong thực tế, bạn có thể đã nói điều gì đó đúng. Có thể sự tức giận của tôi có nghĩa là bạn đã bị kích động và trong sâu thẳm, tôi biết bạn đúng. Lúc đầu, tôi có thể tức giận hoặc thậm chí buồn, nhưng sự thật cuối cùng khiến tôi vui mừng!

Bằng mọi giá, hãy cố gắng ở đó, thưa các linh mục và anh chị em. Hành vi phạm tội thường được thực hiện ngày hôm nay, ngay cả khi chúng ta không có ý định. Hãy thận trọng và hiểu điều này và tất cả những lời dạy của chúng ta theo cách Công Giáo. Hãy luôn tâm niệm rằng rao truyền đức tin Công Giáo mới là mục tiêu. Hãy thận trọng luôn hướng đến mục tiêu. Đừng từ bỏ mục tiêu chỉ để nhằm đạt được vài thước. Một vài yard là vô nghĩa nếu chúng ta không đạt được mục tiêu. Bất kể tiền đề và sự tế nhị nào được yêu cầu, sự thật vẫn là Đức tin - Đức tin chân chính, Đức tin Công Giáo - cần thiết cho sự cứu rỗi. Chúa Giêsu không bao giờ pha loãng giáo huấn này, và chúng ta cũng phải như vậy.


Source:National Catholic Register
 
Nga bên bờ vực nội chiến. Nổ kinh hoàng như bom nguyên tử ở Donetsk. Putin đã trốn chạy như thế nào?
VietCatholic Media
17:15 07/07/2023


1. Trùm tình báo Ukraine nhận định rằng Nga đang 'bên bờ vực nội chiến'

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia 'On the Edge of Civil War'—Ukraine Spymaster”, nghĩa là “Trùm tình báo Ukraine nhận định rằng Nga đang 'bên bờ vực nội chiến'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân

Người đứng đầu cơ quan tình báo quân đội của Ukraine, gọi tắt là GUR, đã nói rằng Nga đang trên bờ vực của một cuộc nội chiến có thể chia cắt đất nước.

Thiếu tướng Kyrylo Budanov đã đưa ra kết luận đó sau khi cơ quan tình báo của ông xem xét một nghiên cứu nội bộ bí mật của Bộ Nội vụ Nga, gọi tắt là MVD. Điều này tập trung vào mức độ ủng hộ của công chúng đối với cuộc binh biến của Nhóm lính đánh thuê Wagner, đây là một thách thức trực tiếp đối với chính quyền của nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin. Tháng trước, người của Yevgeny Prigozhin đã chiếm giữ các cơ sở quân sự ở thành phố Rostov-on-Don, miền nam nước Nga và tiến về Mạc Tư Khoa.

Budanov nói với tờ The Times của Anh rằng MVD đã theo dõi thái độ đối với cuộc binh biến bằng cách sử dụng nhu liệu gián điệp thế hệ mới giám sát các ứng dụng nhắn tin, cũng như các xu hướng truyền thông xã hội và khu vực.

Budanov cho biết MVD đã đánh giá rằng, vào những ngày diễn ra cuộc nổi dậy, Prigozhin, người sáng lập Wagner, đã nhận được sự ủng hộ của quần chúng ở 17 trong số 46 khu vực của Nga; trong khi Putin giành được ủng hộ trong 21 khu vực; và ở các khu vực khác, sự ủng hộ dành cho cả hai người đàn ông này gần như ngang nhau.

Budanov nói với tờ báo Anh: “Đó là những gì chúng ta thấy bây giờ - rằng xã hội Nga bị chia cắt thành hai mảnh.

Theo quan điểm của ông, dữ liệu cho thấy “chính xác những gì cơ quan của chúng tôi đang nói đến—rằng Liên bang Nga đang bên bờ vực của cuộc nội chiến. Chỉ cần có một 'chuyện' nội bộ nhỏ, và xung đột sẽ bùng phát trầm trọng hơn.

Tình báo Ukraine phát hiện ra rằng nghiên cứu MVD đã cho thấy Putin có thể dựa vào lòng trung thành của Mạc Tư Khoa chứ không phải ở thành phố St. Petersburg quê hương ông. Tổng thống Nga nhận được ít sự ủng hộ nhất ở nước cộng hòa miền nam Dagestan, nơi Prigozhin được đến 97% dân chúng ủng hộ.

Viễn cảnh nội chiến ở Nga, hoặc đất nước tan rã trong một thế giới hậu Putin, khiến các nhà lãnh đạo thế giới lo ngại nhưng lại được một số nhân vật đối lập đang tìm cách lật đổ Điện Cẩm Linh ủng hộ.

Cựu kỳ thủ cờ vua và người sáng lập Diễn đàn Nước Nga Tự do Garry Kasparov nói với Newsweek vào tháng 5 rằng thất bại của Putin ở Ukraine đồng nghĩa với sự sụp đổ của chế độ của ông ta. Ông nói thêm rằng Nga sẽ trở nên nhỏ hơn, với các vùng lãnh thổ như Tatarstan, Bashkortostan và Chechnya có khả năng rời khỏi liên bang.

Nhưng ông nói thêm rằng, trong khi “Đông Âu sẽ vui mừng nếu Nga sụp đổ và trở thành một miền đa quốc gia, hỗn loạn, hoang dã.... thì tình hình sẽ thay đổi.”

“Ở Mỹ, tôi nghĩ đây là mối quan tâm lớn nhất,” Kasparov nói, bởi vì điều này có thể đồng nghĩa với “sự trỗi dậy của Trung Quốc và cái giá phải trả của Nga.”

Budanov không xác nhận hay phủ nhận trách nhiệm của Ukraine đối với việc phá hoại các mục tiêu của Nga, chẳng hạn như đường ống Nord Stream, máy bay không người lái tấn công Điện Cẩm Linh và phá hủy cầu Kerch của Crimea, nhưng nói rằng “chúng tôi sử dụng các hành động trực tiếp”.

Bàn về các bình luận gợi ý rằng Budanov đã chỉ đạo những vụ ám sát các nhân vật Nga, anh ta nói với The Times, “trong khi những kẻ vô nhân đạo này đang tồn tại, chúng tôi sẽ hoạt động.”

Các tài liệu tình báo Mỹ bị rò rỉ cho thấy, vào Tháng Giêng năm nay, Prigozhin đã liên lạc với tình báo Ukraine vào Tháng Giêng, cung cấp cho Kyiv thông tin về các vị trí của Nga để đổi lấy việc quân đội Ukraine rút khỏi Bakhmut.

Một tài liệu khác đề cập đến các cuộc gặp gỡ giữa các đặc vụ GUR và Prigozhin tại một quốc gia Phi Châu không xác định. Không đưa ra chi tiết, Budanov cho biết “tất nhiên” GUR đã gặp Wagner “ở nhiều nước Phi Châu”, mặc dù ông nói thêm rằng từ “gặp gỡ” có thể có “nhiều nghĩa”.

Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh để xin bình luận qua email.

2. Cuộc phản công diễn ra “theo kế hoạch”, tướng hàng đầu của Ukraine nói với Hoa Kỳ

Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine, Tướng Valerii Zaluzhnyi, nói với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, Tướng Mark Milley, rằng cuộc phản công của đất nước ông đang diễn ra như mong đợi.

Zaluzhnyi cho biết hôm thứ Năm: “Tôi đã thực hiện một cuộc điện đàm với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley. Tôi đã thông báo cho ông ấy về tình hình hoạt động ở tiền tuyến. Các quân nhân Ukraine tiếp tục tiến hành các hành động tấn công tích cực”.

“Tình hình đang phát triển theo đúng kế hoạch, thế chủ động nằm trong tay chúng tôi,” ông nói thêm.

Zaluzhnyi cũng cảm ơn Milley vì Hoa Kỳ đã tiếp tục hỗ trợ Ukraine và truyền đạt nhu cầu của quân đội ông về hỗ trợ quân sự.

“Chúng tôi cũng đã thảo luận về nhu cầu cấp thiết của Lực lượng vũ trang Ukraine về vũ khí và đạn dược để tiếp tục giải phóng lãnh thổ Ukraine khỏi quân xâm lược Nga,” ông nói. “Tôi bày tỏ lòng biết ơn về sự hỗ trợ và giúp đỡ, cũng như chúc mừng người dân Mỹ nhân Ngày Độc lập của Hoa Kỳ vừa được tổ chức gần đây.”

Hoa Kỳ dự kiến sẽ công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine vào thứ Sáu, lần đầu tiên sẽ bao gồm bom chùm, các quan chức quốc phòng nói với CNN.

3. Ukraine Lực lượng bao vây xung quanh khiến quân Nga 'bị mắc kẹt' ở Bakhmut

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Forces Out-Flank 'Trapped' Russians in Bakhmut”, nghĩa là “Ukraine Lực lượng bao vây xung quanh khiến quân Nga 'bị mắc kẹt' ở Bakhmut.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Theo một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Ukraine, các lực lượng phản công của Ukraine đang cố gắng tận dụng động lực của họ xung quanh thành phố Bakhmut phía đông bị tàn phá để gài bẫy các lực lượng Nga ở đó. Tin tức được đưa ra trong bối cảnh các trận chiến “quan trọng” ở sườn phía bắc của khu định cư.

Hanna Maliar—thứ trưởng quốc phòng của Kyiv và là nguồn cập nhật nổi bật về cuộc phản công đang diễn ra của Ukraine—đã cho biết rằng giao tranh “ác liệt” vẫn tiếp diễn xung quanh Bakhmut.

“Các lực lượng phòng thủ của chúng ta đang tấn công đối phương ở phía đông mạnh mẽ đến mức ở một số khu vực, các đơn vị quân sự của chúng đã bắt đầu rời khỏi vị trí của mình,” Maliar nói, đồng thời tuyên bố rằng bộ chỉ huy Nga hiện đang sử dụng “các đơn vị ngăn chặn tháo chạy” được triển khai ngay sau chiến tuyến để ngăn chặn làn sóng các đồng đội của họ tháo chạy.

“Với vũ khí nhắm vào sau lưng quân bạn, họ đang cố gắng bảo đảm sự ổn định của quân đội,” Maliar nói.

Maliar đưa tin, các khu vực “nóng nhất” của mặt trận phía đông là xung quanh các thành phố Lyman và Bakhmut của Donetsk. “Giao tranh ác liệt ở hướng Bakhmut. Đối phương đang cố giữ vững các vị trí đã xâm lược được.”

Các lực lượng Ukraine đã dần dần tiến vào sườn phía nam và phía bắc của thành phố trong hơn một tháng, ngay cả khi trung tâm thành phố bị mất vào tay quân đội Nga sau nhiều tháng giao tranh tốn kém. Maliar cho biết các nỗ lực của Ukraine vẫn tiếp tục ở cả hai phía của thành phố, nhưng nói thêm rằng “tình hình có thể thay đổi từng giờ”.

“Hôm nay đúng là một ngày như vậy—tình hình đang thay đổi chóng mặt. Đã có những trận chiến ở sườn phía bắc xung quanh Bakhmut, cho đến cuối ngày mà không có bước tiến đáng kể nào. Ở sườn phía bắc ở một số nơi đã có những bước tiến ngày hôm nay.”

“Nhờ kỹ năng và lòng dũng cảm của các chiến binh chúng ta, đối phương bị mắc kẹt trong thành phố,” Maliar nói thêm. “Quân xâm lược không thể di chuyển tự do, họ không thể rời khỏi thành phố.”

Serhiy Cherevaty, phát ngôn viên của nhóm phía đông lực lượng Ukraine, cũng ghi nhận tiến triển. Ông cho biết các đơn vị của Kyiv “tiếp tục giữ thế chủ động, thực hiện các hành động tấn công, đẩy lùi đối phương ở sườn phía nam và phía bắc bất kể đối phương đang cố chống trả quyết liệt.”

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để yêu cầu bình luận.

Bản tin hôm thứ Tư của Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, cũng ghi nhận “các hoạt động tấn công thành công ở khu vực Bakhmut” của lực lượng Ukraine. ISW cũng trích dẫn các blogger quân sự Nga đã báo cáo rằng “lực lượng Ukraine đã giải phóng một cao điểm quan trọng gần Klishchiivka,” cách Bakhmut khoảng 4 dặm về phía tây nam.

Cuộc phản công được chờ đợi từ lâu của Ukraine đã bắt đầu chậm chạp, với nhiều cuộc tấn công dọc theo mặt trận dài 800 dặm tạo thành một nỗ lực rộng lớn nhằm kéo dài hệ thống phòng thủ của Nga và xác định những điểm yếu tiềm tàng. Nga đã nhiều lần tuyên bố đánh bại các cuộc tấn công của Ukraine, gây thương vong nặng nề trong quá trình này.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã thừa nhận rằng chiến dịch đang tiến triển “chậm hơn mong muốn”, nhưng cũng kêu gọi sự kiên nhẫn của những người ủng hộ phương Tây chủ chốt của Kyiv. “Một số người tin rằng đây là một bộ phim Hollywood và mong đợi kết quả ngay bây giờ,” ông nói vào tháng trước. “Điều đó là không thể.”

Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, nói với ABC News trong tuần này rằng “mọi thứ đang phát triển theo kế hoạch đã được vạch ra và phê duyệt”, bất chấp những lo ngại về tốc độ hoạt động chậm chạp.

Cũng trong tuần này, Chuẩn tướng Oleksii Hromov - phó tổng cục trưởng Tổng cục Tác chiến của các lực lượng vũ trang Ukraine - nói với Ukrinform rằng các lực lượng của Kyiv đã giải phóng chín khu định cư và hơn 60 dặm vuông lãnh thổ kể từ khi cuộc tấn công bắt đầu vào đầu tháng Sáu.

Các chuyên gia nước ngoài nổi tiếng cũng đã cảnh báo về việc vội vàng đưa ra kết luận. Tháng trước, Ben Hodges - cựu chỉ huy của Quân đội Hoa Kỳ ở Âu Châu - nói với Newsweek rằng những tuyên bố ban đầu về sự thất bại của Ukraine là “vô nghĩa”.

Hodges nói: “Không ai, trừ khi bạn nắm giữ các chức vụ cao nhất, có thể giám sát được bức tranh lớn hơn nhiều. Bạn không thể tuyên bố thất bại cũng như không thể tuyên bố chiến thắng dựa trên những gì chúng ta có thể thấy.”

4. Nổ lớn như bom nguyên tử ở khu vực Donetsk khi quân Ukraine pháo vào một kho đạn của quân Nga

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Videos Show Major Explosion as Russian Ammunition Depot Destroyed”, nghĩa là “Video cho thấy vụ nổ lớn khi kho đạn dược của Nga bị phá hủy.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.

Các cảnh quay cho thấy một vụ nổ lớn ở khu vực Donetsk phía đông Ukraine sau khi Kyiv cho biết họ đã tấn công vào một căn cứ đạn dược của Nga trong lãnh thổ do Mạc Tư Khoa kiểm soát.

“Do tác động hỏa lực hiệu quả của các đơn vị Lực lượng Phòng vệ, một đơn vị khác của những kẻ khủng bố Nga ở Makiivka bị tạm chiếm đã không còn tồn tại,” phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov nói.

Truyền thông nhà nước Nga cho biết hôm thứ Tư rằng Ukraine đã pháo kích Makiivka, giết chết ít nhất một người đàn ông và làm bị thương hơn 36 người.

Denis Pushilin, người đứng đầu chính quyền được Mạc Tư Khoa hậu thuẫn tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, cho biết quận Chervonogvardeisky của thành phố đã bị ảnh hưởng, đồng thời cho biết thêm: “Phần lớn cư dân của Makiivka và Donetsk đều cảm nhận được làn sóng nổ”. Makiivka nằm ngay bên ngoài Thành phố Donetsk, trung tâm chính của khu vực.

Trong các video lan truyền rộng rãi trên mạng, bao gồm một clip được chia sẻ bởi văn phòng truyền thông chiến lược của quân đội Ukraine, một quả cầu lửa bay lên không trung và một vụ nổ làm rung chuyển máy quay. Trong các video khác, khói dày đặc bốc lên bầu trời.

Các lực lượng Ukraine trước đó đã tấn công vào một cơ sở quân sự ở Makiivka trong một cuộc tấn công vào dịp Năm mới, khiến 100 binh sĩ thiệt mạng, đây là một tổn thất đáng kể cho Mạc Tư Khoa. Tính đến ngày thứ Ba, thành phố này chỉ còn cách tiền tuyến vài dặm trong lãnh thổ do Nga kiểm soát.

Hôm thứ Ba, Oleksiy Danilov, người đứng đầu Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, cho biết các lực lượng Ukraine đang làm việc để “tiêu diệt tối đa nhân lực, thiết bị, kho nhiên liệu, phương tiện quân sự, sở chỉ huy, lực lượng pháo binh và phòng không của quân đội Nga. “

“Vài ngày qua đặc biệt hiệu quả,” anh ấy nói thêm trong một bài đăng trên mạng xã hội.

Trong một bản cập nhật hoạt động vào tối thứ Ba, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và pháo của Ukraine trong ngày đã đánh trúng ba kho đạn dược của Nga.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, có trụ sở tại Washington cho biết diễn biến này xảy ra khi Ukraine có vẻ đang dần hạn chế khả năng tiếp cận thiết bị quân sự và nhân lực của Nga trong cuộc phản công đang diễn ra của Kyiv.

Ukraine đã bị chỉ trích vì tiến độ chậm đạt được trong cuộc phản công, mà Nga cho biết đã bắt đầu vào đầu tháng 6 trên khắp miền đông và miền nam Ukraine.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết vào giữa tháng 6 rằng tiến trình chiến trường đã “chậm hơn mong muốn”, nhưng nói thêm: “Điều đang bị đe dọa là tính mạng của người dân.”

“Một số người tin rằng đây là một bộ phim Hollywood và mong đợi kết quả bây giờ. Không phải như thế,” ông nói với BBC vào ngày 21 tháng Sáu.

ISW cho biết trong bản cập nhật mới nhất của mình rằng các lực lượng Ukraine đang có “những bước tiến ổn định, dần dần” nhưng điều đó không có nghĩa là Kyiv không có khả năng chiếm lại những vùng lãnh thổ rộng lớn. Hiện tại, họ đang phải vượt qua các bãi mìn khổng lồ của Nga.

5. Quân đội Ukraine cho biết các lực lượng tiếp tục tiến lên ở mặt trận phía đông nam

Chuẩn Tướng Oleksandr Tarnavskyi, chỉ huy Lực lượng Liên quân Chiến dịch Tavria, cho biết các lực lượng Ukraine ở mặt trận phía đông nam tiếp tục tiến lên và giành lại lãnh thổ.

“Chúng tôi đang tiến về phía trước, đánh bật đối phương, tái chiếm đất đai của chúng ta,” ông nói trong một bản cập nhật hôm thứ Năm, đồng thời cho biết thêm rằng các lực lượng Ukraine đã phá hủy 47 đơn vị thiết bị quân sự của Nga trong ngày qua.

Phát ngôn nhân của lực lượng Tavria cho biết trong một cuộc họp ngắn hôm thứ Năm rằng mặc dù quân Nga gài mìn dày đặc ở phía nam của khu vực Zaporizhzhia, “chúng tôi có kế hoạch kỹ lưỡng để tiếp tục cuộc tấn công của mình và các đơn vị tấn công của chúng tôi tiếp tục cố thủ trên các biên giới đã đạt được.”

“Chúng tôi đã trinh sát khu vực trên không một cách hiệu quả. Chúng tôi giáng hỏa lực pháo vào các mục tiêu địch đã xác định. Chúng tôi đang thực hiện các biện pháp đối phó với các hệ thống pháo,” ông nói..

“Lực lượng phòng thủ Tavria đang tiến hành các hoạt động tấn công theo hướng Melitopol và Berdianska và các hoạt động phòng thủ theo hướng Avdiivka. Xu hướng là chúng ta đang tạo ra áp lực mang tính hệ thống thông qua các hành động tấn công của mình. Có sự tiến bộ đáng kể trong hai hướng này.”

Chuẩn Tướng Oleksandr Tarnavskyi cũng cho biết quân đội Nga thỉnh thoảng triển khai lại các đơn vị của mình để củng cố các khu vực khác nhau vì họ “không biết và không đoán được nơi có thể diễn ra bước đột phá lớn trong các hành động tấn công của chúng tôi”.

Ông nhấn mạnh rằng: “Bằng cách này, quân xâm lược cố gắng tính toán các hành động của chúng ta và điều này tạo ra một sự hỗn loạn nhất định mà chúng ta lợi dụng”.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết rằng các lực lượng vũ trang đã phá hủy 6 kho đạn dược ở khu vực Tavria.

“Đây là phản ứng của chúng tôi đối với các cuộc tấn công trực diện của đối phương. Chúng tôi đang tiến hành các cuộc tấn công phẫu thuật đau đớn, hiệu quả, làm kiệt sức quân xâm lược Nga, những người mà việc thiếu đạn dược và nhiên liệu sớm muộn sẽ gây tử vong. Trong chiến tranh hiện đại, các mục tiêu hậu cần là then chốt.”

Về các cuộc tấn công vào quận Makiivka thuộc khu vực Donetsk do Nga xâm lược hồi đầu tuần, Maliar nói thêm: “Đây là một ví dụ sinh động về hoạt động hiệu quả của pháo binh Ukraine, vốn đã gây sát thương bằng hỏa lực và trinh sát trên không, giúp điều chỉnh cuộc tấn công”.

Cô cho biết một nhà kho lớn chứa đạn pháo và hỏa tiễn cho BM-21 Grad MLRS đã bị phá hủy.

6. Ukraine cho biết họ đã chuẩn bị cho cuộc tấn công có thể xảy ra của Nga vào nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia

Các quan chức Ukraine cho biết họ có các thủ tục sẵn sàng cho một cuộc tấn công tiềm năng của Nga vào nhà máy điện Zaporizhzhia, vì Kyiv đã cảnh báo về một sự khiêu khích từ Điện Cẩm Linh tại cơ sở này.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hanna Maliar cảnh báo Mạc Tư Khoa có khả năng thực hiện “những hành động hoàn toàn liều lĩnh” mà có thể cố gắng coi đó là hành vi phá hoại của Ukraine. Đồng thời, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết có “mối đe dọa phá hoại lớn từ Kyiv” tại nhà máy, có thể gây ra “hậu quả thảm khốc”.

Maliar cho biết hôm thứ Tư: “Để giảm thiểu những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra, các dịch vụ khẩn cấp đã được huấn luyện trong vài ngày ở bốn khu vực của Ukraine - Dnipropetrovsk, Zaporizhzhia, Kherson và Mykolaiv - để khắc phục hậu quả của một cuộc tấn công khủng bố có thể xảy ra đối với nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.”

Cô cảnh báo, Nga có thể tấn công nhà máy để xoay chuyển động lực của cuộc chiến theo hướng có lợi cho mình và “đạt được các mục tiêu quân sự của mình”.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cáo buộc Điện Cẩm Linh có thể đã đặt chất nổ trên mái nhà của nhà máy Zaporizhzhia, một khẳng định dựa trên tình báo quân sự.

Theo Bộ Nội vụ Ukraine, mức độ bức xạ “nằm trong giới hạn bình thường” và trong khu vực 30 km xung quanh các nhà máy điện bị ảnh hưởng và các khu vực xung quanh Chernobyl “nằm trong giá trị trung bình hàng tháng”.

Trong khi đó, các quan chức Ukraine ở Nikopol, miền nam Ukraine cho biết nhà máy Zaporizhzhia do Nga xâm lược đang hoạt động bình thường và không có “sự di chuyển đáng kể nào về nhân lực và thiết bị của quân xâm lược Nga”.

Quan chức quân sự địa phương Yurii Malashko lặp lại lời Maliar và nói rằng trong khi các lực lượng Nga “không thể đoán trước được”, lực lượng đặc biệt Ukraine đã sẵn sàng cho bất kỳ diễn biến nguy hiểm nào và đã “kiểm tra các thiết bị cần thiết và vạch ra các kế hoạch ứng phó.”

Công ty năng lượng nhà nước Ukraine Energoatom cho biết mực nước trong ao làm mát “ổn định và trong tầm kiểm soát” bất chấp cuộc tấn công của Nga vào đập Kakhovka, nơi cung cấp nước để làm mát nhà máy, gây ra lũ lụt trên diện rộng ở vùng Kherson gần đó.

Các quan chức do Nga cài đặt tại Zaporizhzhia bác bỏ những lo ngại do chính quyền Ukraine đưa ra, nói rằng “mọi thứ vẫn bình thường” và nhà máy đang hoạt động.

7. Báo cáo độc quyền của tờ Newsweek: Trong cuộc binh biến do trùm Wagner Yevgeny Prigozhin lãnh đạo, Putin và hàng loạt các quan chức chóp bu của Nga đã chạy trốn

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Exclusive: Putin 'Fled Moscow' During Prigozhin's Mutiny”, nghĩa là “Báo cáo độc quyền: Putin 'chạy trốn khỏi Mạc Tư Khoa' trong cuộc binh biến của Prigozhin”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chạy trốn khỏi Mạc Tư Khoa trong một cuộc binh biến do người đứng đầu Tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin, dẫn đầu.

Chính trị gia lưu vong Mikhail Khodorkovsky, từng là người giàu nhất nước Nga trước khi có mâu thuẫn với Putin, cho biết ông đang theo dõi các động thái của tổng thống Nga trong cuộc nổi dậy ngắn ngủi của Prigozhin vào ngày 24 tháng 6.

Ông nói rằng ông biết được từ một trong những người liên lạc của mình rằng Putin đã rời Mạc Tư Khoa bằng máy bay trong cuộc đảo chính thất bại, và rất có thể đã đến nơi ở của ông ta ở Valdai, giữa các vùng Tver và Novgorod của Nga, nằm cách đó khoảng 250 dặm.

Sự vắng mặt rõ ràng của Putin khi cuộc binh biến diễn ra làm dấy lên đồn đoán về nơi ở của ông, và thông tin từ người liên lạc của Khodorkovsky là dấu hiệu mới nhất từ nhiều nguồn, bao gồm cả dữ liệu theo dõi máy bay, cho thấy tổng thống Nga đã bỏ trốn khỏi Mạc Tư Khoa.

Cựu giám đốc dầu mỏ Nga Khodorkovsky, 60 tuổi, đứng đầu công ty năng lượng Yukos trước khi ông ngồi tù một thập kỷ ở Nga vì những gì các nhà phê bình gọi là cáo buộc có động cơ chính trị. Ông là một trong những người ủng hộ thay đổi dân chủ sớm nhất ở Nga, chỉ trích nạn tham nhũng tràn lan tại cuộc hội thảo trên truyền hình với Putin vào đầu năm 2003. Khodorkovsky được tổng thống Nga ân xá vào năm 2013, nhưng vẫn là nhân vật hàng đầu chỉ trích chế độ của Putin.

Khodorkovsky, người được Điện Cẩm Linh coi là “đặc vụ nước ngoài”, cho biết ông có thông tin về các động thái của Putin trong cuộc binh biến Wagner.

“Chúng tôi đang theo dõi Putin vào thời điểm đó. Và thực sự, ông ấy đã rời Mạc Tư Khoa, và rất có thể đã đến Valdai,” Khodorkovsky nói với Newsweek từ Luân Đôn, nơi ông hiện đang sống.

Valdai ở tây bắc nước Nga là nơi có tài sản thuộc sở hữu của Putin, nhiều nguồn tin cho biết.

Agentstvo, một cơ quan truyền thông điều tra độc lập bằng tiếng Nga, đã báo cáo vào Tháng Giêng rằng một hệ thống phòng không Pantsir-S1 đã được đặt gần nơi cư trú sau các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái bên trong lãnh thổ Nga. Cơ quan truyền thông này mô tả ngôi nhà là “nơi giải trí cá nhân cho Putin, người thân và bạn bè của ông ấy”.

Vào tháng 3, trang web tin tức độc lập Meduza đã đưa tin rằng một phần của Công viên Quốc gia Valdai đã bị đóng cửa đối với du khách sau khi một cuộc điều tra cho thấy ông Putin sở hữu tài sản trong khu vực.

Dẫn nguồn tin của mình, Khodorkovsky cho biết một chiếc máy bay “chỉ được Putin sử dụng” đã khởi hành từ Mạc Tư Khoa vào ngày 24/6 và hướng tới phía tây bắc nước Nga, đồng thời cho biết thêm rằng chiếc máy bay đã biến mất khỏi thiết bị theo dõi chuyến bay “ở đâu đó xung quanh Valdai”. Khodorkovsky nói rằng anh ta đã được cảnh báo về chuyển động của máy bay lúc 1 giờ chiều theo giờ Mạc Tư Khoa.

Mạng tin tức tiếng Nga độc lập Current Time, trích dẫn dữ liệu của Flightradar24, nói rằng chuyên cơ phản lực của tổng thống Putin, một chiếc Ilyushin Il-96, đã cất cánh từ Mạc Tư Khoa khi cuộc nổi dậy của Prigozhin đang diễn ra. Nó báo cáo rằng bộ phát đáp của máy bay đã bị tắt khi nó bắt đầu hạ độ cao xuống vùng Tver. Nó cho biết điều này có thể cho thấy chiếc máy bay đang hướng tới căn cứ không quân Borisovsky Khotilovo – là sân bay gần nơi ở Valdai của Putin nhất.

Newsweek đã kiểm tra thông tin chuyến bay của máy bay phản lực và xác minh báo cáo của Current Time. Il-96, với số ghi danh RA-96022, đã được sử dụng để chở Putin tới các cuộc họp và hội nghị thượng đỉnh khác nhau. Theo Current Time, chiếc máy bay này được hiển thị rời khỏi Mạc Tư Khoa lúc 2:16 chiều giờ địa phương vào ngày 24 tháng 6, trước khi leo lên độ cao gần 26.000 feet. Lúc 2:32 chiều, nó bắt đầu đi xuống, trước khi mất dấu vết lúc 2:39 chiều, phía tây thành phố Tver.

Các máy bay khác của Đơn vị bay đặc biệt Rossiya, được sử dụng để vận chuyển các quan chức cấp cao của Nga hoặc các thành viên của lực lượng vũ trang, cũng cất cánh từ Mạc Tư Khoa, trong đó có một chiếc hạ cánh ở St. Petersburg.

Khodorkovsky nói: “Các nhà lãnh đạo, tất cả các loại người đứng đầu các bộ phận khác nhau, thực sự, rất nhiều người trong số họ cũng đã rời Mạc Tư Khoa. Vì vậy, đây chính là lý do tại sao lúc đó tôi nghĩ rằng phe đối lập có cơ hội. Nhưng… cuộc binh biến của Prigozhin không tiến nhanh đủ.”

Trong một bài viết cho The New York Times ngày 30/6, nhà báo Nga Mikhail Zygar cũng cho biết Putin không có mặt ở Mạc Tư Khoa vào ngày diễn ra cuộc nổi dậy. Tuy nhiên, Zygar nói rằng Tổng thống Nga đã dành cả ngày trên du thuyền thuộc sở hữu của đồng minh và doanh nhân Yury Kovalchuk ở St. Petersburg, xem chương trình biểu diễn lễ hội Cánh buồm đỏ thắm. Agentsvo đã bác bỏ điều này, nói rằng không có bằng chứng trực quan nào và chiếc du thuyền cũng không để lại bất kỳ dấu vết kỹ thuật số nào trên các công cụ theo dõi hàng hải. Tuy nhiên, cơ quan này nói rằng bộ tiếp sóng trên các du thuyền của Nga đã từng bị tắt trong quá khứ.

Các nguồn khác đã hỗ trợ phiên bản sự kiện của Khodorkovsky. Leonid Nevzlin, một doanh nhân người Nga gốc Israel và là người chỉ trích Putin, người đã tuyên bố từ bỏ quốc tịch Nga của mình trong nhiều tuần sau cuộc chiến, đã tweet vào ngày 24 tháng 6 rằng “Putin đang ẩn náu trong hầm trú ẩn của ông ta ở Valdai”.

“Những người bạn và cộng sự thân thiết nhất của Putin cũng đã bay tới đó. Nhà độc tài đang trong cơn hoảng loạn. Quân bổ sung tiến về phía Valdai để bảo vệ ông ta. Điều này vừa được các nguồn tin của tôi báo cáo,” ông viết.

Cũng trong ngày 24/6, tờ Ukrainska Pravda của Ukraine dẫn lời các nguồn tin tình báo Kyiv cho biết: “Chúng tôi đã có thông tin rằng Putin sẽ rời Mạc Tư Khoa. Ông ta đang được đưa đến Valdai.”

Nhà báo Boris Grozovski đã viết trong một bài đăng cho nhóm chuyên gia cố vấn của Trung tâm Wilson vào ngày 30 tháng 6: “Vào ban ngày, khi cuộc binh biến đang diễn ra, Putin đã trốn khỏi Mạc Tư Khoa và được cho là đã dành 24 giờ tiếp theo tại dinh thự Valdai của mình.”

Dmitry Peskov, phát ngôn viên Điện Cẩm Linh, nói với hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti rằng ông Putin đang “làm việc tại Điện Cẩm Linh” vào ngày đảo chính thất bại. Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để xin bình luận.

Ý tưởng của Prigozhin 'Bây giờ đã lan rộng rất nhiều'

Prigozhin tiến tới Mạc Tư Khoa như một phần của “cuộc tuần hành vì công lý” yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov từ chức vì cách họ giải quyết cuộc chiến ở Ukraine.

Sau chưa đầy 24 giờ, Prigozhin đã rút các chiến binh của mình khi Điện Cẩm Linh cho biết một thỏa thuận đã được nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko làm trung gian để tránh “đổ máu”. Thỏa thuận đó sẽ chứng kiến Prigozhin và các chiến binh của ông chuyển đến Belarus, mặc dù chi tiết của thỏa thuận vẫn chưa rõ ràng.

Khodorkovsky cho biết Prigozhin, thông qua cuộc nổi dậy của mình, đã thành công trong việc truyền đạt những ý tưởng “hiện đang rất phổ biến trong quân đội Nga, và cả giới tinh hoa chính trị,” bao gồm cả việc cuộc chiến với Ukraine là một sai lầm — điều mà trước đây chỉ được nêu ra bởi phe đối lập dân chủ.

“Ngày nay, đó là một ý tưởng thống nhất, cả trong quân đội và giới tinh hoa chính trị,” ông nói thêm.

8. Số người thiệt mạng tăng lên 6 trong cuộc tấn công vào thành phố Lviv của Ukraine

Một quan chức địa phương cho biết số người chết đã tăng lên 6 người trong cuộc tấn công của Nga vào một khu phố ở thành phố Lviv, miền tây Ukraine.

Người đứng đầu chính quyền quân sự của khu vực, Maksym Kozytskyi, cho biết trong một bản cập nhật trên Telegram, lực lượng cấp cứu đã tìm thấy thêm một thi thể khi họ tìm kiếm đống đổ nát của một tòa nhà dân cư bị trúng bom hôm thứ Năm.

“Trong khi dọn dẹp đống đổ nát ở Lviv, lực lượng cấp cứu đã tìm thấy một thi thể khác. Đó là một phụ nữ. Chúng tôi gửi lời chia buồn tới gia đình và bạn bè của nạn nhân”, ông nói. “70% diện tích bị phá hủy đã được dọn sạch. Các dịch vụ sẽ hoạt động suốt đêm.”

Về vụ tấn công: Các quan chức cho biết cuộc tấn công hỏa tiễn đã phá hủy hơn 30 ngôi nhà, hơn 250 căn hộ, ít nhất 10 ký túc xá, hai tòa nhà đại học, một trại trẻ mồ côi và một trường học. Nó cũng làm hỏng một trạm biến áp.

Theo các nhà chức trách Ukraine, ngoài những người thiệt mạng trong vụ tấn công, vụ pháo kích còn khiến hàng chục người bị thương.

9. Tất cả các hầm tránh bom ở Lviv sẽ mở “mọi lúc”

Thống Đốc khu vực Lviv Maksym Kozytskyi cho biết tất cả các hầm tránh bom ở thành phố Lviv, miền tây Ukraine sẽ mở cửa “mọi lúc” sau vụ tấn công hỏa tiễn chết người của Nga hôm thứ Năm.

Khi được hỏi tại sao 10 trong số những nơi trú ẩn trong thành phố đã bị đóng cửa trong cuộc tấn công, Maksym Kozytskyi cho biết “chúng tôi đã thay đổi hoàn toàn tình hình về những nơi trú ẩn.”

“Chúng tôi có 6.000 nơi trú ẩn trong thành phố của tôi. Đó là nơi trú ẩn tư nhân, nơi trú ẩn của chính quyền địa phương, chủ sở hữu khác nhau. Sau khi hỏa tiễn tấn công, chúng tôi đã đưa ra một quyết định mới - tất cả các nơi trú ẩn phải luôn mở,” ông nói.

Maksym Kozytskyi nói thêm rằng Lviv từng là một thành phố an toàn nhưng bây giờ “đó là một tình huống rất khó khăn.”

Maksym Kozytskyi cho biết thời gian để các hỏa tiễn của Nga vươn tới Lviv nếu chúng được phóng từ Crimea là khoảng 30 phút. Nếu chúng được phóng từ Belarus, thời gian đến Lviv là 17 phút.

“Nhưng nếu Nga sử dụng hỏa tiễn Kinzhal, thời gian chỉ còn 3 phút,” ông nói.

Nga tuyên bố chỉ tấn công quân sự, nhưng Maksym Kozytskyi cho biết hỏa tiễn của Nga đã tấn công cơ sở hạ tầng dân sự, bao gồm các tòa nhà, trường học và văn phòng.
 
GH không được phép dạy sai. Chúc lành cho tội lỗi, cố chấp, dạy bảo lầm lạc, nửa triệu người Đức ra đi
VietCatholic Media
17:17 07/07/2023


1. Đức Hồng Y Béchara Rai phê bình giới lãnh đạo Li Băng

Đức Hồng Y Béchara Rai, Giáo chủ Công Giáo Maronite, tái lên tiếng phê bình giới lãnh đạo chính trị tại Li Băng, sau bao nhiêu tháng, vẫn không thỏa thuận được với nhau để bầu vị tổng thống mới cho quốc gia.

Đức Hồng Y cho biết ngài cảm thấy xấu hổ khi gặp các phái đoàn đến từ nước ngoài và hỏi ngài bao giờ một vị nguyên thủ quốc gia sẽ được bầu cho đất nước Li Băng. Đức Hồng Y nói: “Tôi xấu hổ vì cách thức giới lãnh đạo chính trị Li Băng tự phá hủy đất nước của mình, như thể hoạt động chính trị hệ tại một hành động phá hoại đất nước”.

Đức Hồng Y Béchara Rai đưa ra những lời tuyên bố trên đây, trong cuộc viếng thăm hôm ngày 01 tháng Bảy vừa qua, tại làng Kobeyate thuộc miền Akkar, cách Beirut khoảng 140 cây số về hướng bắc. Ngài nhận định rằng cuộc khủng hoảng chính trị mà Li Băng đang trải qua là nguồn gốc gây ra các cuộc khủng hoảng khác về kinh tế và xã hội. Ngài nói: “Có nhiều người trẻ ra đi vì những cuộc khủng hoảng ấy. Nhưng lịch sử Li Băng là một lịch sử về sự cương quyết. Những người trẻ của chúng ta quyết tâm kháng cự và sống còn, vì thế các bạn hãy tin tưởng rằng khi hợp sức với nhau và vượt lên trên những vết thương, chúng ta có thể tái lập sức khỏe, phẩm giá và vai trò của Li Băng trong môi trường này của thế giới”.

Theo Đức Hồng Y Rai, “Li Băng không thể tiếp tục cùng con đường, cũng như không thể chấp nhận điều này, là chúng ta tiếp tục lệ thuộc tất cả những người quan tâm đến chúng ta”.

Li Băng không có tổng thống từ tám tháng qua, tức là từ sau khi Tổng thống Michel Sleiman mãn nhiệm hồi tháng Mười năm ngoái. Quốc hội đã nhóm nhiều lần để bầu nhưng các đảng phái không thỏa thuận được với nhau. Lần bỏ phiếu thứ 12 đã diễn ra hôm 14 tháng Sáu vừa qua, cũng bị thất bại.

2. Vatican công bố các cử hành phụng vụ của Đức Thánh Cha trong tháng 7 và tháng 8

Văn phòng Báo chí Tòa thánh công bố lịch chính thức các nghi Lễ Phụng vụ của Đức Thánh Cha Phanxicô vào tháng 7 và tháng 8 năm 2023, bao gồm Thánh lễ vào Ngày Thế giới lần thứ 3 dành cho Ông bà và Người cao tuổi và Chuyến Tông du sắp tới của ngài tới Bồ Đào Nha và Mông Cổ.

Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã phát hành Lịch Phụng vụ mà Đức Thánh Cha sẽ cử hành trong tháng 7 và tháng 8.

Theo truyền thống, tháng 7 là tháng hè của Đức Thánh Cha, ngài tạm dừng hầu hết các hoạt động của mình.

Theo lịch được công bố vào thứ Ba, việc cử hành phụng vụ chính thức duy nhất diễn ra tại Vatican là Thánh lễ kỷ niệm Ngày Thế giới lần thứ ba dành cho Ông bà và Người cao tuổi vào Chúa Nhật, ngày 23 tháng Bảy. Vào dịp đó, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Thánh lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô lúc 10 giờ sáng.

Giáo hội cử hành Ngày Thế giới dành cho ông bà và những người cao niên hàng năm vào Chúa Nhật thứ tư trong tháng Bảy, gần với ngày lễ kính ông bà của Chúa Giêsu, là Thánh Joachim và Anne.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã thiết lập Ngày này vào năm 2021 để tưởng nhớ ông bà, những người mà ngài nói thường bị lãng quên, mặc dù họ “là mối liên kết các thế hệ, truyền lại kinh nghiệm sống và đức tin cho giới trẻ”.

Đức Thánh Cha đã chọn chủ đề năm nay là “Lòng thương xót của Người trải dài từ đời này qua đời khác” (Lc 1:50), nói lên mối liên hệ với Ngày Giới trẻ Thế giới, từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 8 năm 2023, sẽ diễn ra ngay sau đó tại Lisbon, Bồ Đào Nha.

Các nghi lễ phụng vụ sau đây sẽ diễn ra trong bối cảnh các Chuyến tông du sắp tới của Đức Thánh Cha.

Thánh Lễ tại Bồ Đào Nha cho giới trẻ

Vào tuần đầu tiên của tháng 8, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự các cử hành phụng vụ trong chuyến Tông du của ngài đến Bồ Đào Nha, từ ngày 2 đến ngày 6 tháng 8, nhân Ngày Giới trẻ Thế giới.

Chuyến viếng thăm sẽ tập trung ở thủ đô Lisbon và tại Fatima.

Lần thứ hai trên cương vị Giáo hoàng, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm địa danh hành hương Đức Mẹ, nơi có hàng triệu khách hành hương mỗi năm.

Tông du Mông Cổ

Lịch phụng vụ cũng cho hay Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự các cử hành phụng vụ vào cuối tháng 8, trong chuyến tông du Mông Cổ, từ ngày 31 tháng 8 đến ngày 4 tháng 9.

Mông Cổ nơi có 1.500 người Công Giáo, và Đức Thánh Cha Phanxicô, là vị Giáo hoàng đầu tiên đến thăm quốc gia Đông Á này. Văn phòng Báo chí Tòa Thánh sẽ phát hành chương trình cho Chuyến tông đồ và các chi tiết khác trong những tuần tới.

3. Giáo Hội không được phép dạy sai, vì Giáo Hội được thành lập bởi Chúa Giêsu Kitô, Đấng Chính là Thiên Chúa

Đức Ông Charles Pope là giáo sư Kinh Thánh đang giảng dạy tại các chủng viện ở tổng giáo phận Washington DC và phụ trách một lớp Kinh Thánh tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Ngài cũng là niên trưởng linh mục đoàn của tổng giáo phận Washington.

Liên quan đến Tiến Trình Công Nghị gây tranh cãi tại Đức, ngài đã có bài viết sau trên tờ National Catholic Register với nhan đề “The Church Cannot Teach Error, Because She Was Founded by Jesus Christ, Who is God Himself” nghĩa là “Giáo Hội không được phép dạy sai, vì Giáo Hội được thành lập bởi Chúa Giêsu Kitô, Đấng Chính là Thiên Chúa.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Thường có những yêu cầu gay gắt, đến từ cả trong và ngoài Giáo hội, rằng Giáo hội phải thay đổi những giáo huấn của mình để phù hợp với quan niệm hiện đại. Do mối bận tâm của thời đại chúng ta về tình dục, nhiều yêu cầu thay đổi liên quan đến các vấn đề liên quan: hành vi đồng tính luyến ái, “hôn nhân” đồng giới, ngoại tình (đặc biệt là ly hôn và “tái hôn”), quan hệ tình dục trước hôn nhân, tránh thai và phá thai.

Nhưng những đòi hỏi như vậy cho thấy một sự hiểu lầm về cả bản chất và sức mạnh của Giáo hội. Ngày nay có nhiều ý kiến sai lầm liên quan đến Giáo hội học (ecclesiology), ngay cả giữa các tín hữu. Người ta thường nghĩ rằng Giáo hội (hoặc ít nhất là các nhà lãnh đạo hiện tại của Giáo hội) có thể đơn giản quyết định điều chúng ta muốn giảng dạy về bất kỳ chủ đề nào; ví dụ, nếu chúng ta muốn thay đổi những gì chúng ta dạy về phá thai, chúng ta có thể làm điều đó. Và các nhà phê bình hiện đại khẳng định rằng nếu chúng ta có thể làm điều đó, thì chúng ta nên làm điều đó. Điều tương tự cũng xảy ra với bất kỳ giáo lý “gây tranh cãi” nào của chúng ta chẳng hạn như các biện pháp tránh thai, chức tư tế chỉ dành cho nam giới, v.v. Đây là thứ giáo hội học sai lầm và là sự phóng đại quyền lực của Giáo hội.

Giáo hội không có thẩm quyền nào để đảo ngược giáo huấn về phá thai, tránh thai, chức tư tế chỉ dành cho nam giới, hoặc ly dị và “tái hôn”, theo đó, một người rời bỏ một cuộc hôn nhân thành sự và bước vào một cuộc hôn nhân khác là ở trong tình trạng ngoại tình đang tiếp diễn. Chúng ta không có thẩm quyền lật đổ các học thuyết Kinh thánh, các học thuyết về Truyền thống thiêng liêng, hoặc bất kỳ giáo điều và học thuyết đã được xác định nào của chúng ta. Không thể có chuyện một điều gì đó không thể đúng về mặt đạo đức hoặc giáo lý vào một ngày nào đó mà lại có thể đúng vào ngày hôm sau; và ngược lại.

Vẫn còn những người khác khăng khăng rằng Giáo hội nên đọc các cuộc khảo sát và thay đổi những lời dạy của mình để phù hợp với những gì những người ngồi trong hàng ghế nghĩ hoặc muốn. Một lần nữa, đây là giáo hội học thiếu sót. Giáo Hội Công Giáo, là Thân thể của Chúa Kitô và sự hiện diện hữu hình của Ngài trên trái đất, không tồn tại để phản ánh quan điểm của thời đại này hoặc thậm chí của các thành viên hiện tại. Giáo Hội Công Giáo tồn tại để công bố những lời dạy của người đứng đầu và người sáng lập, là Chúa Giêsu Kitô. Giáo Hội là sự hiện diện và tiếng nói sống động và tích cực của Ngài trên thế giới.

Kinh thánh nói, “Đức Giêsu Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời. Đừng để cho đủ thứ học thuyết xa lạ mê hoặc anh em.” (Dt 13:8-9).

Thật vậy, chắc chắn có nhiều “sự dạy dỗ kỳ lạ” trong thời đại của chúng ta! Nhưng Chúa Giêsu và Thân thể của Ngài là Giáo hội, vốn là một, không thể và không thay đổi trong việc công bố chân lý về giáo lý và đạo đức.

Mặc dù sự hiểu biết của chúng ta về các giáo lý có thể sâu sắc hơn và phát triển theo thời gian, nhưng sự phát triển này không thể đến mức một giáo lý thay đổi ý nghĩa cơ bản của nó, khiến từ “có” trở thành “không” hoặc ngược lại. Đó không phải là sự phát triển; nó sẽ là một sự phủ định.

Giáo hội phải nhấn mạnh, theo lời của Thánh Phaolô, “Xin Thiên Chúa trung thành chứng giám cho chúng tôi! Lời chúng tôi nói với anh em chẳng phải vừa là ‘có’ vừa là ‘không’. Vì Đức Kitô Giêsu, Con Thiên Chúa, Đấng mà chúng tôi, rao giảng cho anh em, đã không vừa là ‘có’ vừa là ‘không’, nhưng nơi Người chỉ toàn là ‘có’”. (2 Cr 1:18) -19). Sự khẳng định của chúng ta về chân lý được mạc khải không thể thay đổi từ “có” thành “không”. Chúng ta không thể phủ nhận những gì Thiên Chúa đã mặc khải; chúng ta không thể xé các trang trong Kinh thánh; chúng ta không thể lật đổ những giáo điều thiêng liêng. Tiếng “có” của chúng ta đối với chân lý chắc chắn của Thiên Chúa không thể trở thành “không”. “Amen”

Xin nhắc lại một lần nữa, Giáo hội không có quyền gì lật đổ những điều Chúa đã dứt khoát dạy. Không ai—thậm chí kể cả giáo hoàng—có thể thay đổi các chân lý của Kinh thánh, Truyền thống Thiêng liêng, hoặc các học thuyết mà Huấn quyền đã đưa ra cho niềm tin của chúng ta.


Source:National Catholic Register