Ngày 04-07-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:07 04/07/2011
BÀI THƠ MƯỜI BẢY CHỮ
N2T

Ngày xưa có một tên vô lại, làm được một bài thơ mười bảy chữ, ngâm lên thì hấp dẫn, rất là lưu loát.
Năm ấy gặp nạn hạn hán, thái thú ở đó cầu mưa đã ba ngày nhưng một giọt mưa cũng không rơi xuống, tên vô lại ấy bèn làm một bài thơ mười bảy chữ cười nhạo thái thú, thơ rằng:
“Thái thú cầu mưa, vạn dân đều vui vẻ ! Tối qua mở cửa sổ nhìn; thấy trăng”.
Thái thú nghe xong bài thơ thì tức giận, vội vàng ra lệnh bắt anh ta đến và hỏi:
- “Mặc dù mày làm được bài thơ mười bảy chữ, bây giờ ta ra lệnh cho ngươi làm một bài thơ khác, nếu làm hay thì tha, làm không hay thì cẩn thận cái đầu óc của mày”.
Tên vô lại hỏi:
- “Thái thú muốn tôi làm thơ, đầu đề thế nào ?”
Thái thú ngẫm nghĩ chút xíu bèn nói:
- “Lấy biệt hiệu của ta là “Tây Pha” làm đầu đề !”
Tên vô lại không chút suy nghĩ, xuất khẩu thành thơ:
- “Người xưa hiệu Đông Pha, người nay hiệu Tây Pha, nếu hai người so nhau: khác nhiều”.
Thái thú nghe câu thơ, trong lòng giận dữ, bèn sai bộ hạ đánh anh ta mười tám roi, rồi ra lệnh cho anh ta làm lại bài thơ khác, tên vô lại thở dài nói:
- “Làm thơ mười bảy chữ, bị đánh mười tám roi, nếu làm trên vạn chữ; đánh chết”.
Thái thú phán quyết anh ta về tội phỉ báng, nên đày anh ta đi Hàm Đan, lúc ấy cậu của tên vô lại cũng đến tiễn anh ta, vô lại nhìn thấy cậu mình đến thì làm một bài thơ:
- “Bị đày đến Hàm Đan, thấy cậu như thấy mẹ, hai người đều rơi lệ; ba hàng”.
Bởi vì cậu của anh ta bị mù một mắt, cho nên chỉ có một mắt rơi lệ mà thôi.

Suy tư:
Thiên Chúa ban cho mỗi người tài năng không giống nhau, mỗi người tùy theo khả năng của mình mà nhận ân sủng của Thiên Chúa ban cho. Khả năng của mình giống như những cái ly: có người ly lớn, có người ly nhỏ, có người ly nhỏ vừa vừa.v.v...ai nấy đều vui vẻ khi ly của mình đựng đầy ân sủng của Chúa, mà không so đo phân bì với người khác.
Dù là tên vô loại, thì họ cũng có phẩm giá con người của họ; dù là tên vô loại nhưng họ có trí thông minh mà Chúa ban cho, cho nên, đức tin dạy chúng ta rằng: tất cả mọi người đều là con cái của Thiên Chúa và có ai cũng có giá trị như nhau trước mặt Thiên Chúa.
Khi Chúa ban cho mình cái ly lớn đầy ân sủng thì đừng kiêu ngạo với tha nhân, bởi vì Ngài “đong cho đấu nào thì Ngài sẽ đời lại đấu ấy”.
Ai hiểu thì sống chan hòa vui vẻ với tha nhân.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:09 04/07/2011
N2T

17. Bất hạnh ở trần thế, sau khi chết thì cho chúng ta cái hạnh phúc; nghèo khó ở thế gian, sau khi chết sẽ cho chúng ta sự giàu có; sự ô nhục ở nhân gian, sau khi chết sẽ cho chúng ta sự vinh quang; hy sinh ở đời này thì khi sống lại sẽ cho chúng ta sự hoan lạc và phần phúc rất lớn.

(Thánh John Vinaney)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phá thai trầm trọng hơn ta nghĩ
Vũ Văn An
00:31 04/07/2011
Đó là nhận định của Cha Robert Gahl, giáo sư đạo đức học tại Đại Học Giáo Hoàng Thánh Giá ở Rôma. Ngài cho rằng phá thai báo hiệu một điều gì bàng bạc và bén rễ rất sâu trong xã hội ta, đó chính là việc đánh mất căn tính nhân bản, đến nỗi người đàn ông và người đàn bà ngày nay không còn coi họ là người được mời gọi tham dự vào quyền lực sáng tạo của Thiên Chúa nữa.

Ngài lên tiếng như thế trong một cuộc phỏng vấn của chương trình truyền hình “Nơi Thiên Chúa Khóc” thuộc Hệ Thống Truyền Thanh Và Truyền Hình Công Giáo đề cập tới lịch sử phá thai và ý nghĩa của nó đối với tương lai.


Hỏi: Phá thai là một nạn khổ phổ quát: hơn 53 triệu cuộc phá thai diễn ra mỗi năm trên khắp thế giới. Tại một số nước, hơn 70% phụ nữ từng đã phá thai. Tại sao ngày nay, vấn đề này bỗng nhiên lại thịnh hành đến thế: phá thai, an tử?

Cha Gahl: Vâng, đây là một nghịch lý đáng buồn, một nghịch lý nhắc ta nhớ tới Tội Nguyên Tổ. Với Tội Nguyên Tổ, Adong và Evà thực sự đã cố gắng thay thế Thiên Chúa bằng việc muốn trở nên thần thánh. Ngày nay, khi những con người nhân bản muốn chiếm lấy quyền lực Thiên Chúa, tức quyền lực đối với nguồn sự sống, và thay thế Người để họ có thể kiểm soát lúc khởi đầu của sự sống theo cách đi ngược hẳn lại ý định của Thiên Chúa và do đó đi ngược hẳn lại ý định của tình yêu, họ cảm thấy đầy quyền lực trong giây lát. Nhưng chẳng bao lâu sau, họ cảm thấy thất vọng, thậm chí còn bác bỏ cả căn tính của mình, vì căn tính của họ là căn tính của tình yêu, vì tất cả chúng ta được tạo ra để yêu thương.

Trái tim ta được tạo ra cho tình yêu. Bởi đó, thay vì là những con người yêu thương, thay vì các mối liên kết gia đình, ta trở thành những người chế tạo, những người có quyền kiểm soát các sản phẩm. Như thế là bác bỏ căn tính của mình vì nếu năng lực trao ban sự sống của ta chỉ là năng lực sản xuất ra các yếu tố như thể “tôi đã được sản xuất ra” và “tôi chỉ là thành phẩm cuối cùng của hệ thống sản xuất đã được cơ giới hóa” thì rõ ràng đó là một bác bỏ chính phẩm giá làm con cái Thiên Chúa của tôi, phẩm giá là con cái của cha mẹ tôi.

Hỏi: Nếu phải nhìn trở lui lịch sử, đâu là thời điểm, hay thời cơ thuận tiện khiến việc phá thai và dùng tế bào gốc phôi thai để nghiên cứu được chấp nhận và việc an tử xuất hiện ở chân trời?

Cha Gahl: Phá thai, buồn thay, đang xẩy ra khắp nơi đến nỗi ngày nay nhiều người, cả các văn kiện của LHQ nữa, cũng coi nó là quyền về sinh sản. Nguồn gốc của điều đó chính là cuộc cách mạng tình dục, vốn chẳng phải là một cuộc cách mạng giải phóng nhưng là một cuộc cách mạng tự yêu mình cách bệnh hoạn (narcissism), cuộc cách mạng hạ bệ, cắt bỏ các mối liên kết, cắt bỏ âu yếm, tình bạn và tình yêu với người khác. Và điều chính yếu trong cuộc cách mạng tình dục này, một điều có tính xúc tác, giống như đổ dầu vào lửa đang hoành hành, chính là việc khai triển ra hóa chất ngừa thai, khiến người ta có khả năng làm tình mà không có con, hưởng tính dục chỉ như một khoái cảm ích kỷ. Họ có thể cắt đứt sợi dây nội tại nối kết tính dục với việc trao ban sự sống, và trong khi làm như thế, họ đã cắt đứt tính dục khỏi cam kết yêu thương đầy nghiêm túc, khỏi việc thiết lập một gia đình, và dĩ nhiên khỏi việc trở thành cha thành mẹ, thực sự giảm thiểu nhân phẩm con người.

Thiển nghĩ vấn đề phá thai giống như một tia sáng báo hiệu. Nó báo hiệu cho thấy sự sống đang bị hủy diệt, nhưng điều còn trầm trọng hơn nữa, nó báo hiệu một điều gì đó bàng bạc hơn và bén rễ sâu hơn trong xã hội ta, sâu xa hơn ta tưởng.

Hỏi: đó là điều gì?

Cha Gahl: Đó là việc đánh mất căn tính của chính bản ngã ta như là chủ thể tham dự vào quyền năng sáng tạo của Thiên Chúa và được mời gọi trở nên cha nên mẹ.

Hỏi: Phá thai thường được biện minh như quyền được chọn lựa nhưng cũng được biện minh như một đòi hỏi của tình yêu. Thí dụ, tôi thà phá thai đứa con của tôi hơn là nuôi nó trong tình thế không được yêu thương. Làm thế nào chúng ta lại phải đối diện với tình thế ngược đời trong đó người ta lấy tình yêu để biện minh cho chết chóc?

Cha Gahl: Tình yêu nhân bản thật sự không có điều kiện. Nó có đó khi bạn yêu ai bất kể chuyện gì. Bất kể chuyện gì xẩy ra cho họ, bạn vẫn quan tâm chăm sóc họ. Nếu họ yếu đau, kể cả khi họ bị tai nạn xe hơi và bị bại liệt, bạn vẫn chăm sóc họ suốt đời. (Trái lại), thứ tình yêu kia, thứ tình yêu vị kỷ kia, là khi bạn chỉ hiến thân cho một ai đó cho tới lúc bạn không còn thích họ nữa. Ta cần phải đảo ngược hoàn toàn vấn đề này để chủ trương rằng ta cần phải chấp nhận mọi người, mọi sự sống nhân bản, như kiểu nói của Mẹ Teresa: “không có đứa trẻ nào ta không muốn. Nếu có đứa trẻ nào bị người ta không muốn thì cứ đem đến tôi, tôi sẽ chăm sóc nó vì tôi yêu thương nó”.

Và đây mới là sự thật của vấn đề. Nếu có ai đó đưa ra chủ trương: phá thai giúp ta thi hành một thứ chăm sóc vị tha nào đó đối với người khác để tránh nghịch cảnh, thì điều đó sẽ dẫn đến thảm họa, tôi dám nói là sát nhân nữa, vì quả đã chủ trương rằng người khuyết tật không đáng hiện hữu. Làm việc đó là bạn đã bác bỏ mọi phẩm giá con người.

Hỏi: Ta đã thay đổi từ việc coi sự sống có tầm quan trọng nội tại đến việc nhấn mạnh tới phẩm chất sự sống. Sự thay đổi này đặt ra câu hỏi: đâu là phẩm chất sự sống? Tôi có vui hưởng phẩm chất sự sống của tôi không? Còn người khuyết tật nữa: họ có vui hưởng phẩm chất sự sống mà họ đáng được hưởng hay không, một phẩm chất trên thực tế đang đặt chính sự sống của họ thành vấn đề?

Cha Gahl: Đúng thế. Một phần trong kiểu luận lý đáng kinh hãi nội tại ngay trong điều ông vừa mô tả cũng dẫn tới việc phê phán mỗi người chúng ta tùy theo thành tích của mình; giá trị của tôi tùy thuộc hoàn toàn ở điều tôi làm được trong xã hội. Nếu, vào một thời điểm nào đó, kết quả của tôi làm người khác thất vọng do vì đau yếu, lỗi lầm hay vô tình nằm trong một khu vực kỹ nghệ hay kinh tế không được người tiêu thụ ưa thích nữa, tôi sẽ cảm thấy mình không còn được cần tới và do đó, không còn chi quan trọng cả. Cấu trúc phán đoán này cũng sẽ được áp dụng vào các bà mẹ khi họ sinh ra những đứa con mắc hội chứng Down chẳng hạn. Những bà mẹ này sẽ bị phê phán nặng nề và một cách đầy tiêu cực. Điều này quả là khiếp đảm, như thể đó là một chọn lựa sai lầm khi mang vào đời những đứa trẻ như thế, mà thực ra đó là những con người đáng yêu. Suy nghĩ như thế là theo thuyết ưu sinh (eugenics), một lý thuyết được các xã hội Tây Phương chứng nhận trong đó gần 90% các trẻ sơ sinh mang hội chứng Down bị trục thai trước khi sinh ra chỉ vì thứ luận lý sa đọa kia.

Hỏi: Hồng ân lớn nhất Thiên Chúa ban cho nhân loại là hồng ân được cùng với Người đồng sáng tạo ra sự sống. Phá thai đã làm gì để bẻ gẫy mối liên hệ này giữa con người và Thiên Chúa?

Cha Gahl: Vì chủ nghĩa duy khoa học, một chủ nghĩa rút gọn mọi sự vào sự kiện khoa học, nên đôi khi ta quên rằng khởi nguyên của sự sống nhân bản không chỉ phát xuất từ người đàn ông hay người đàn bà, mà còn phát xuất từ Thiên Chúa nữa. Sự sống ấy cần đến 3 người vì linh hồn con người không phải là vật chất. Nó là một linh hồn thiêng liêng, trực tiếp và tức khắc do Thiên Chúa tạo nên. Bởi thế, khi người đàn ông và người đàn bà đến với nhau để có đứa con, thì đứa con đó cũng là đứa con của Thiên Chúa, có khi còn hơn thế nữa. Thành thử, nếu ta có thể phục hồi được việc tôn trọng sự sống như thế, ta sẽ ý thức như mới vai trò của Thiên Chúa trong việc trao ban sự sống và nhờ thế cả năng lực mà ta vốn có một cách nội tại này, một năng lực thực sự có tính thần thánh và siêu việt. Đó là năng lực sáng tạo nhờ thế ta gần như nắm được Thiên Chúa trong bàn tay mình vì, theo một nghĩa nào đó, ta có thể nói cho Người hay lúc nào cần tạo ra một linh hồn nhân bản. Như thế, nếu ta phục hồi được lòng tôn trọng đối với sự can thiệp của Thiên Chúa, thì điều này cũng sẽ giúp ta tôn trọng lẫn nhau như hình ảnh của Người, hơn nữa còn là một Chúa Kitô khác.

Hỏi: Trong những nước như Nga, hơn 70% phụ nữ từng phá thai. Tại một số tỉnh của nước này, tỷ lệ phá thai có khi còn cao hơn do việc họ sử dụng việc đó như một phương tiện kiểm soát sinh đẻ. Tại Trung Quốc, chính sách một con buộc phụ nữ phải phá thai. Đâu là tác động tâm linh và tâm lý của hiện tượng đó đối với xã hội?

Cha Gahl: Tại Đông Âu, nơi ta thường thấy các tỷ lệ phá thai cao, song song với tỷ lệ cao về tự tử, nghiện ngập và trầm cảm nặng nề, người ta thường ủng hộ chủ nghĩa hư vô, một mất mát toàn diện về ý nghĩa đời người. Điều này thường xẩy ra trong một xã hội vốn không được xây dựng trên tình yêu con cái. Cần phải canh cải não trạng ấy. Cám ơn Chúa, vì một số các nước đó đang có, thực tế, đang cho thấy một khuynh hướng tích cực. Riêng tại Liên Bang Nga, mới đây đã có việc gia tăng sinh suất. Tỉ suất phá thai tuy vẫn còn cao nhưng ta hy vọng rằng việc gia tăng sinh suất sẽ tiếp diễn cách nào đó khiến tỉ suất phá thai kia sẽ giảm đi.

Hỏi: Giáo Hội có thể và nên làm gì hơn nữa trong các vấn đề này?

Cha Gahl: Trước nhất, khi nghĩ tới “Giáo Hội” ta thường nghĩ tới hàng giáo phẩm: linh mục, giám mục, Đức Giáo Hoàng, nhưng thực ra, Giáo Hội là toàn thể các Kitô hữu đã được rửa tội. Giáo Hội là một gia đình, nên ta cần mọi người, mọi Kitô hữu đã được rửa tội, biết yêu thương chấp nhận sự sống. Ta cũng cần giúp một tay tại các trung tâm thai nghén gặp khủng hoảng. Lẽ dĩ nhiên, Giáo Hội huấn quyền, hay Giáo Hội phẩm trật cũng cần phải gắn bó với các nguyên tắc của thần học luân lý Công Giáo trong lãnh vực này.

Giáo Hội cần tiếp tục theo gương Karol Wojtyla. Lúc còn là tổng giám mục của Krakow, ngài từng mở các trung tâm giúp đỡ các phụ nữ gặp khủng hoảng. Nhưng điều quan trọng cần nhớ là: Thiên Chúa là tình yêu. Mà tôi là một đứa con của Chúa. Tôi được dựng nên theo hình ảnh của Người, nên cả tôi nữa, tôi phải làm cho khuôn mặt của Thiên Chúa, khuôn mặt của yêu thương, hiện diện giữa những con người nhân bản. Nếu ta làm việc đó trong mọi tương giao nhân bản, nếu ta thực sự tỏ lòng tôn trọng đối với nhân phẩm, nếu ta tỏ lòng tôn trọng và yêu thương đối với những người đang đau khổ, thì ta đã khởi đầu phục hồi được các nguyên tắc cần thiết giúp cho mọi sự sống nhân bản được chấp nhận. Lúc đó, sự sống không còn bị coi là một sản phẩm nữa, như những em bé của nhà thiết kế được sản xuất trong ống nghiệm theo ý muốn của một nhà sản xuất nào đó.

Nếu có thể trở lui, tôi muốn nói thêm điều này: tính dục của chúng ta cũng cần được phục hồi để tái ý thức rằng nó thánh thiện và do đó, các khuôn mẫu nết na của ta cũng như lòng tôn trọng đối với tính dục cũng như các thèm muốn tính dục của ta cần được thực thi trong sự trong sạch và can đảm để sẵn sàng trao ban sự sống bên trong cơ cấu gia đình.

Zenit 27 tháng 6 năm 2011
 
Các Hồng Y nuôi người nghèo để kỷ niệm ngày thụ phong linh mục của Đức Thánh Cha
Bùi Hữu Thư
06:48 04/07/2011
VATICAN (CNS) -- Các thành viên của Hồng Y Đoàn mừng ngày kỷ niệm 60 năm thụ phong linh mục của Đức Thánh Cha Benedict XVI bằng cách đóng góp để trả tiền cho một bữa ăn trưa cho hàng trăm người nghèo đang sống tại Rôma.

Bốn xe buýt lớn chở khoảng 200 người nghèo tới công viên phía sau Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Laterano ngày 29 tháng 6 để đãi họ ăn bữa trưa đầy đủ với một chiếc bánh lớn được trang hoàng với huy hiệu của Đức Thánh Cha. Sau đó chiếc bánh được Đức Hồng Y Angelo Sodano, chủ tịch Hồng Y Đoàn cắt ra và chia cho mọi người.

Các hồng y của đoàn nói với Đức Thánh Cha về món quà tặng này trong chính bữa ăn trưa kỷ niệm ngày thành lập Hồng Y Đoàn với Đức Thánh Cha trong Điện Tông Đồ ngày 1 tháng 7.

Đức Hồng Y Sodano nói với Đức Thánh Cha là chỉ có một giáo hoàng khác trong lịch sử cận đại đã kỷ niệm 60 năm thụ phong linh mục là Đức Giáo Hoàng Leo XIII năm 1897, khi ngài đã 87 tuổi. Hồng Y Sodano nói là các hồng y thời đó đã tặng cho Giáo Hoàng Leo một đồng hồ quả lắc lớn với hàng chữ La Tinh được khắc như sau: "Xin cho đồng hồ này chỉ đánh chuông cho một thời đại an hòa."

Tuy nhiên, vì Đức Thánh Cha Benedict rất quan tâm đến người dân trong Giáo Phận Rôma của ngài, các thành viên của Hồng Y Đoàn "muốn tặng ngài một kỷ vật loại khác" -- một đóng góp cho việc nuôi ăn người nghèo trong thành phố. Hồng Y Sodano nói với ngài như vậy.

Số tiền thu được đã chuyển cho Hội Thánh Phêrô (Circolo San Pietro), một tổ chức tại Rôma yểm trợ cho các công việc bác ái của Đức Thánh Cha.

Trên 100 tình nguyện viên của tổ chức này đã nấu ăn và phục dịch cho bữa trưa của người nghèo. Các thực khách còn được nghe âm nhạc do ca đoàn của tổ chức trình diễn, theo nhật báo Vatican L'Osservatore Romano.

Tờ báo cho hay đa số các thực khách là người Ý, nhưng cũng có những người đến từ Ba Lan, Rômania, Phi Châu và Á Châu.

Mỗi thực khách cũng nhận được một món quà do chính Hồng Y Sodano và chủ tịch Circolo, là Hầu Tước Ý, Leopoldo Torlonia ban tặng.
 
Đức Thánh Cha: ‘Đừng quên đem theo Tin Mừng trong hành lý đi nghỉ hè’
Phạm Kim An
07:59 04/07/2011
Đức Thánh Cha: ‘Đừng quên đem theo Tin Mừng trong hành lý đi nghỉ hè’

Ngài nói những ngày nghỉ là thời gian sống các mối quan hệ theo cách mới

VATICAN - Khi xếp hành lý cho kỳ nghỉ hè này, anh chị em đừng quên dành chỗ trong vali cho Tin Mừng, ĐTC Biển Đức XVI thúc giục như thế.

Ngày 3-7, ĐTC Biển Đức XVI nói điều này khi Ngài gặp gỡ các tín hữu đến Quảng trường Thánh Phêrô để đọc kinh Truyền Tin trưa. Phát biểu bằng tiếng Pháp, ĐTC đưa ra sự suy tư ngắn về kỳ nghỉ hè.

Ngài giải thích: “Kỳ nghỉ hè không phải chỉ là đi xa để nghỉ ngơi, nhưng còn để sống các mối quan hệ của chúng ta với những người thân theo một cách mới với Thiên Chúa".

ĐTC Biển Đức XVI nói thêm: “Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đến với Ngài, và tín thác nơi Ngài. Lòng tin vào sự hiện diện của Ngài sẽ cho chúng ta sự thanh thản của một người biết mình luôn được Chúa Cha yêu thương".

Ngài lưu ý rằng đoạn Tin Mừng cho Chúa Nhật này (Mt 11: 25-30), vốn nói về ách của Chúa Kitô, nêu ra cho chúng ta sự cần thiết phải “nghỉ ngơi bồi dưỡng".

ĐTC Biển Đức XVI kết luận: “Hãy nhấn mạnh vào việc đọc Lời Chúa, nhất là Tin mừng, mà anh chị em đoan chắc là sẽ bỏ vào trong hành lý đi nghỉ hè. Chúc chuyến hành hương tốt cho mọi người!”.

ĐTC nói thêm bằng tiếng Anh: “Vào thời điểm này trong năm, khi nhiều người trong anh chị em có những ngày nghỉ thường niên, tôi cầu nguyện rằng anh chị em sẽ thật sự tìm thấy sự nghỉ ngơi bồi dưỡng cho thân xác và tâm hồn, và một cơ hội để nghỉ ngơi trong Chúa. Xin Chúa ban phúc lành niềm vui và an bình cho mọi anh chị em, cho gia đình và người thân của anh chị em nữa”. (Zenit 3-7-2011)

Phạm Kim An
 
Các Hồng Y tặng ĐTC món quà “khác biệt”để giúp người nghèo
Nguyễn Trọng Đa
08:01 04/07/2011
Các Hồng Y tặng ĐTC món quà “khác biệt”

Món quà để giúp người nghèo Roma

VATICAN – Ngày 1-7, Hồng Y Đoàn đã tặng cho ĐTC Biển Đức XVI một tấm séc hơn 72.000 USD, như một quà tặng nhân dịp lễ Ngọc Khánh Linh mục của Ngài. Số tiền này sẽ được dùng để giúp đỡ người nghèo ở Roma.

Thứ tư tuần trước, lễ hai thánh Phêrô và Phaolô, ĐTC Biển Đức XVI cử hành lễ kỷ niệm Ngọc khánh linh mục của mình. Và ngày thứ sáu, Ngài dùng bữa tối với các thành viên Hồng Y Đoàn trong Phòng Ducal của Tông điện Vatican.

Nhân dịp này, ĐTC Biển Đức XVI trích dẫn lời của Thánh Vịnh 133 "Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, anh em được sống vui vầy bên nhau”, đề cao vẻ đẹp của sự sống chung và cùng sống niềm vui chức linh mục, theo nhật báo bán chính thức L'Osservatore Romano của Tòa thánh.

ĐTC Biển Đức XVI tóm tắt ngắn gọn cuộc đời của Ngài kể từ ngày được truyền chức Linh mục, diễn ra năm 1951 trong một nước Đức bị phá hủy bởi chiến tranh, với một nền kinh tế trong khủng hoảng, và sự nghèo khổ vật chất và tinh thần lan rộng.

Ngài nhắc nhớ lại các năm sau Công đồng chung Vatican II, và thời gian khó khăn của cuộc cách mạng văn hóa năm 1968, trong thời kỳ đó Ngài làm việc gần gũi với ĐTC Gioan Phaolô II, và sau đó cuộc bầu cử bất ngờ Ngài lên Ngai tòa thánh Phêrô.

Ngài nói, trong 60 năm qua, nhiều điều đã thay đổi, nhưng lòng trung thành của Chúa vẫn còn nguyên vẹn, Chúa là một hôm qua, hôm nay và mãi mãi. ĐTC nói: “Với sự giúp đỡ của Chúa, chúng ta tiến bước”.

Đức Hồng Y Angelo Sodano, niên trưởng Hồng Y Đoàn, chào đón ĐTC Biển Đức XVI nhân danh Hồng Y Đoàn. Hồng y nói rằng nhận định “sự nhạy bén mục vụ” của ĐTC với “giáo phận Roma thân yêu của Ngài”, các Hồng Y đã quyết định tặng cho Ngài một “món quà khác biệt”, "tặng Ngài một phần đóng góp cho người nghèo ở Roma, sau khi nhìn nhận các nhu cầu cấp thiết của rất nhiều người Roma, cũng như của nhiều người nhập cư và người tị nạn".

Hồng y nói thêm: "Với cùng tinh thần tham gia vào mối quan tâm mục vụ của Ngài, Hồng Y Đoàn cũng tặng một bữa ăn cho 200 người nghèo ở Roma, chính xác vào ngày lễ Thánh Phêrô, do sáng kiến của Hồng Y Đoàn và của Câu lạc bộ Thánh Phêrô".

Ngài nói rằng một số khách mời đã viết lời cám ơn, và Ngài đã đưa các lời viết này cho ĐTC xem.

Đức Hồng Y Sodano nói thêm: “Thảm kịch nghèo đói ở Roma đều được mọi người chúng ta biết đến. Đối mặt với thực tế này, Giáo Hội Rôma mong ước hôm nay, hơn bao giờ hết, là một Giáo Hội bác ái".

Ngài giải thích rằng các Hồng y "đã thu số tiền này trong những ngày qua, và ĐTC có thể phân bổ số tiền ra sao tùy ý Ngài muốn”.

Đức Hồng Y kết luận thay cho Hồng Y Đoàn: “Trọng kính ĐTC, chúng con luôn luôn ở bên ĐTC, trước hết trong ngày tốt đẹp này, trong khi chúng con đồng thanh nói: xin cho nhiều năm, rất nhiều năm hạnh phúc ở đây nữa”. (Zenit 3-7-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
ĐTC Biển Đức XVI đề xuất “luật sống” của “sự dịu hiền”
Phạm Kim An
08:03 04/07/2011
ĐTC Biển Đức XVI đề xuất “luật sống” của “sự dịu hiền”

Ngài phát biểu trước khi đọc kinh Truyền tin trưa ngày 3-7-2011

ROMA - "Chúng ta phải từ bỏ con đường kiêu ngạo và bạo lực": do đó, ĐTC Biển Đức XVI đề nghị "quy luật sống" của "sự dịu hiền" trong mối quan hệ liên nhân vị, và trong tương quan với môi trường.

Ngày 3-7, ĐTC chủ trì việc đọc kinh Truyền tin trưa, tại Quảng trường Thánh Phêrô, từ cửa sổ văn phòng của Ngài. Kinh Truyền Tin của chủ nhật tới sẽ được tổ chức tại Castel Gandolfo, nơi ĐTC Biển Đức XVI đến nghỉ ngơi trong tuần này.

ĐTC đã diễn giải Tin mừng chủ nhật này, trong đó Chúa Kitô nói: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng" (Mt 11, 28-30).

ĐTC đã nhấn mạnh rằng ngày hôm qua cũng như hôm nay, Chúa Kitô đã "cảm thương" đám đông, “những người bị áp bức bởi các điều kiện sống khó khăn”, hoặc “thiếu các điểm qui chiếu hợp lệ để tìm thấy một ý nghĩa và mục đích cho sự tồn vong của họ".

ĐTC Biển Đức XVI đã đề cập đến "các nước nghèo nhất, lâm cảnh bần cùng”, và "các nước giàu nhất", nơi sống "biết bao người nam nữ không hài lòng, và cả các bệnh nhân của sự trầm cảm nữa", "rất nhiều người tị nạn và di dời chỗ ở", "vô số người di cư đưa cuộc sống của họ vào nguy hiểm”.

ĐTC Biển Đức XVI nhấn mạnh: “Lời mời gọi thực sự của Chúa Kitô là nói với mọi người, với "điều kiện" này: "Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường, tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng”. Theo ĐTC, cái "ách" là "luật tình yêu", do đó, là "một luật sống dựa trên tình thương huynh đệ, bắt nguồn trong tình yêu Chúa”, đó là "thuốc chữa đích thật cho các vết thương của nhân loại".

ĐTC Biển Đức XVI nêu ra điều kiện trái ngược (a contrario): “Chúng ta phải từ bỏ con đường kiêu ngạo của bạo lực, được sử dụng để kiếm chác địa vị quyền lực cao trọng hơn, để đảm bảo sự thành công bất cứ giá nào".

Ngài áp dụng "luật sống" của “sự dịu hiền”, trong tương quan với môi trường như trong các tương quan giữa người và người: đó là “luật tôn trọng và bất bạo động, nghĩa là luật của sức mạnh sự thật, chống lại mọi lạm dụng quyền bình", "luật này có thể bảo đảm một tương lai xứng đáng với con người".

Chính điều này cuối cùng cho phép "cảm nghiệm sự bình an nội tâm", và lúc ấy người ta “có thể an ủi” những người "tiến bước cực nhọc trên con đường cuộc sống." (Zenit 3-7-2011)

Phạm Kim An
 
Tòa Thánh ra tuyên bố sau vụ tấn phong giám mục bất hợp thức ở Lạc Sơn (Trung Quốc)
Tiền Hô
08:30 04/07/2011
TUYÊN BỐ CỦA TÒA THÁNH:
Về việc tấn phong giám mục tại giáo phận Lạc Sơn
(Tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đại lục)


Đối với việc tấn phong giám mục cho Cha Phaolô Lei Shiyin, diễn ra vào hôm Thứ Tư ngày 29 Tháng Sáu vừa qua và đã được thực thi mà không có sự ủy nhiệm giáo hoàng, sau đây là lời tuyên bố:

1) Linh mục Lei Shiyin, được tấn phong mà không có sự ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng và do đó là bất hợp thức, không có thẩm quyền cai quản cộng đồng người Công Giáo của giáo phận, và Tòa Thánh không công nhận người đó là Giám mục của Giáo phận Lạc Sơn. Các hình thức xử phạt mà người này phải gánh chịu qua việc vi phạm các nguyên tắc trong điều 1382 của Bộ Giáo Luật đã được đặt ra.

Linh mục Lei Shiyin Lei đã được thông báo, với một khoảng thời gian, rằng cha ấy không được Tòa Thánh chấp thuận làm một ứng viên giám mục vì những lý do hiển nhiên và rất nghiêm trọng.

2) Các Giám Mục thực hiện tấn phong đã tự đặt họ vào tình trạng phải đối mặt với các bản án trừng phạt nghiêm trọng phù hợp với những quy định của giáo luật Giáo Hội (đặc biệt là điều 1382 của Bộ Giáo Luật; theo Thông cáo của Hội đồng Giáo Hoàng Về Các Văn Bản Luật ra ngày 6 Tháng Sáu năm 2011).

3) Một sự tấn phong giám mục mà không có ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng là trực tiếp chống lại vai trò tinh thần của Đức Thánh Cha và gây thiệt hại cho sự hiệp nhất của Giáo Hội. Vụ tấn phong ở Lạc Sơn là một hành động đơn phương cho thấy sự chia rẽ và đáng tiếc rằng đã làm phát sinh ra sự rạn nứt và những căng thẳng trong cộng đồng Công Giáo tại Trung Quốc. Sự tồn tại và phát triển của Giáo Hội chỉ có thể diễn ra trong sự hiệp thông với đấng mà chính Giáo Hội đã trao phó làm người lãnh đạo, chứ không phải như việc không có sự phê chuẩn của ngài, tuy nhiên, nó đã xảy ra ở Lạc Sơn. Nếu mong muốn Giáo Hội tại Trung Quốc là Công Giáo, thì giáo lý và kỷ luật của Giáo Hội phải được tôn trọng.

4) Việc tấn phong giám mục Lạc Sơn đã khiến cho Đức Thánh Cha vô cùng đau buồn, ngài muốn gửi đến các tín hữu thân yêu ở Trung Quốc một lời động viên và hy vọng, mời gọi họ cầu nguyện và hiệp thông.

Từ Vatican, ngày 4 Tháng Bảy năm 2011
 
Đài Loan: Giáo Hội cầu nguyện cho người đi biển
Tiền Hô
09:42 04/07/2011
Đài Loan: Giáo Hội cầu nguyện cho người đi biển

Đài Trung (Đài Loan), 4 Tháng Bảy 2011 (UCANEWS) - Giáo Hội tại Đài Loan sẽ cầu nguyện cho những người đi biển và gia đình của họ trên khắp thế giới trong ngày Chúa Nhật Biển Cả lần thứ nhất, 10 Tháng Bảy 2011.

Đức Giám Mục Bosco Lin Chinan của Giáo Phận Đài Nam - người khởi xướng phong trào Tông Đồ nơi Biển Cả (Apostolic of the Sea - AOS) tại Đài Loan vừa ra lời kêu gọi cầu nguyện và cử hành thánh lễ cho tất cả các thủy thủ và ngư dân, cùng với việc xin hỗ trợ tài chính cho AOS, đặc biệt là vào ngày Chúa Nhật Biển Cả.

Ngài nói: "Nhiều cộng đoàn giáo xứ của chúng ta có thể xuất thân từ nghề biển, mỗi người chúng ta đã nhận được những nguồn lợi từ công việc của người đi biển nên mỗi chúng ta phải đóng vai trò trong việc hỗ trợ sự tiếp cận của Giáo Hội dành cho người đi biển".

Ngày Chúa Nhật Biển Cả được thiết lập để khơi dậy sự chú ý của thế giới về những đóng góp của người đi biển "với những hiểm nguy và thử thách mà họ phải đối mặt trong công việc của họ". Trong ngày đặc biệt này, tất cả người Công giáo được mời gọi cầu nguyện để mang lại niềm hy vọng cho những người đi biển và gia đình họ.

Cha Eliseo Napiere - giám đốc AOS tại Đài Loan cho biết, trước đây Giáo hội địa phương đã từng sáp nhập Chúa Nhật Biển Cả vào Chúa Nhật Di Dân, tức ngày Chúa Nhật cuối cùng của Tháng Chín.

Vị linh mục người Philippines này còn cho biết, Chúa Nhật Biển Cả là cần thiết vì nó thể hiện lời cảm ơn đến những người đi biển và mang những lời cầu nguyện để họ được an toàn và cũng để hỗ trợ cho công việc của AOS.

Tiền Hô
 
Thôi tranh cãi về từ Allah, Mã Lai dự liệu lập quan hệ ngoại giao với Vatican
Nguyễn Long Thao
21:58 04/07/2011
Thôi tranh cãi về từ Allah, Mã Lai dự liệu lập quan hệ với Vatican

KUALA LUMPUR, Malaysia. 04/07/2011- Ký giả Sean Yoong của AP đưa tin Thủ Tướng Mã Lai Najib Razak có chương trình sẽ gặp ĐTC Bênêđictô XVI vào trung tuần tháng 7 để thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nếu cuộc gặp gỡ này được diễn ra như dự liệu, thì đây là lần thứ hai trong lịch sử một nhà lãnh đạo Mã Lai mà đa số dân chúng thuộc Hồi Giáo đến gặp gỡ Đức Giáo Hoàng.

Trước đây cựu Thủ Tướng của Mã Lai là ông Mahathir Mohamad đã có cuộc hội kiến với ĐGH Gioan Phaolô II vào năm 2002 để bàn về mối liên hệ giữa người Kitô Giáo và Hồi Giáo tại Trung Đông.

Ký giả Sean Yoong trích nguồn tin của một nhân vật trong chính quyền Mã Lai nói cuộc gặp gỡ để bàn vể việc Mã Lai và Tòa Thánh Vatican thiếp lập quan hệ ngoại giao. Hiện nay Mã Lai là 1 trong số 16 nước trên thế giới như Trung Quốc, Afghanistan, Miến Điện, Bắc Hàn, Saudi Arabia, Somalia và Việt Nam không có quan hệ ngoại giao trên cấp bậc đại sứ với Vatican.

Theo tin, tháp tùng thủ tướng Najib Razak đến Vatican kỳ này có đại diện của Giáo Hội Công Giáo Mã Lai là đức Tổng Giám Muc Murphy Parkiam, cai quản Tổng Giáo Phận thủ đô Kuala Lumpur.

Tưởng cũng nên nhắc lại vì đa số người Mã Lai theo Hồi Giáo nên trước đây chính quyền đã ban hành nhiều luật lệ thiên hẳn về Hồi Giáo,trong khi đó dân chúng Mã Lai thuộc nhiều sắc tộc. Hai sắc dân thiểu số có đông người nhất là người Tàu theo đạo Phật và người Ấn theo Ấn Giáo. Các người theo tôn giáo khác đã từng nêu lên vấn đề chính quyền Mã Lai đang muốn Hồi Giáo hóa toàn dân. Nổi bật nhất trong chuyện kì thị của chính quyền đối với Kitô Giáo là vụ tranh cãi rất ồn ào và lâu dài về danh từ Allah.

Sau thời gian dài, thông tấn xã AFP đưa tin vào ngày 31/12/2009 tòa thượng thẩm Mã Lai đã ra phán quyết rằng tờ Sứ Mệnh, cơ quan ngôn luận chính thức của Công Giáo Mã Lai, được quyền dùng từ Allah trong báo của mình. Phán quyết này được đưa ra sau thời gian tranh cãi lâu dài giữa tờ tuần san của Giáo Hội Công Giáo và chính quyền Mã Lai.

Phán quyết của tòa thượng thẩm buộc chính quyền Mã Lai phải chấm dứt ngay việc đe dọa đóng cửa tờ báo vì tờ báo đã dùng từ Allah để chỉ Chúa (God) trong Kitô Giáo.

Người Hồi Giáo thường nghĩ từ Allah là của riêng Hồi Giáo để chỉ đấng thượng đế tối cao và chỉ người Hồi Giáo mới được dùng từ Allah. Nhưng thực ra từ Allah đã có trước khi Hồi Giáo xuất hiện tại Trung Đông và tại Mã Lai chủ nhiệm tờ báo Công Giáo cũng trưng ra các bằng chứng cho thấy là từ Allah đã được người Mã Lai dùng trước khi Hồi Giáo truyền vào nước này. Người Công Giáo Mã Lai muốn dùng từ Allah vì muốn văn hóa Mã Lai được hội nhập Kitô Giáo.

Trong một phiên toà có đông đảo người tham dự, nữ chánh án Lau Bee Lan phán quyết rằng tuần san Công Giáo được quyền hiến định dùng từ Allah và việc chính quyền cấm tờ báo dùng từ Allah là vi hiến, không có giá trị và phải huỷ bỏ lệnh cấm..

Vị chánh án cũng bác bỏ lập luận của chính quyền cho rằng nếu người Kitô Giáo dùng từ Allah thì nền an ninh của Mã Lai sẽ bị đe doạ. Bà nói không có bằng chứng nào biện minh cho lập luận này.

Linh mục chủ bút tuần san Công Giáo ở Mã Lai là cha Lawrence Andrew tuyên bố rất hài lòng với phán quyết của tòa án và tờ tuần san sẽ dùng từ Allah trong các ấn bản sau này. Linh Mục chủ bút cũng nói thêm là từ đây người tín hữu Kitô Giáo được tự do dùng từ Allah mà không sợ chính quyền can thiệp.

Tờ Sứ Mệnh được viết bằng 4 ngôn ngữ khác nhau, phát hành mỗi tuần 14,000 số trong một quốc gia có 850,000 người Công Giáo.

Tưởng cũng nên nhắc lại về phương diện chủng tộc, dân số Mã Lai là 28 triệu người trong đó người Mã Lai chiếm 53.3%, Tàu 26%, thổ dân 11.8%, Ấn Độ 7.7%.

Về phương diện tôn giáo. Hồi giáo chiến 60.4%, Phật Giáo 19.2%, Kitô Giáo 9.1% Ấn Giáo 6.3%. Tôn giáo khác 5%.

Nguyễn Long Thao
 
Top Stories
Le Saint-Siège excommunie le P. Lei Shiyin, ordonné illicitement évêque du diocèse de Leshan
Églises d'Asie
08:48 04/07/2011
Le Saint-Siège excommunie le P. Lei Shiyin, ordonné illicitement évêque du diocèse de Leshan [ Bulletin EDA n° ]


Le 4 juillet, la Salle de presse du Saint-Siège a rendu publique une déclaration informant du fait que le Saint-Siège avait excommunié le P. Lei Shiyin, ordonné illicitement – car sans le nécessaire mandat pontifical – évêque du diocèse de Leshan le 29 juin dernier (1). Quant aux sept évêques – qui tous étaient reconnus comme tels par Rome – ...


... ayant pris part à la cérémonie, ils se sont exposés d’eux-mêmes aux « graves sanctions canoniques » prévues par le droit de l’Eglise en pareille circonstance, précise la déclaration.

Rédigé en quatre points, le texte du Saint-Siège, bref dans la forme et ferme par son contenu, ne constitue pas une surprise dans la mesure où le Vatican avait, par une déclaration du 11 juin dernier, précisé les sanctions encourues en cas d’ordination épiscopale illicite (2). Il n’en demeure pas moins le premier à être ainsi rendu public. Selon les observateurs, on peut penser qu’il aurait même pu être publié très rapidement après l’ordination illicite du 29 juin mais que Rome a préféré attendre après le 1er juillet, jour où Pékin célébrait avec faste le 90ème anniversaire de la fondation du Parti communiste chinois, pour ne pas apparaître comme désireux de provoquer les autorités chinoises. Ce point mis à part, la déclaration du Saint-Siège ne s’adresse qu’aux membres de l’Eglise qui ont pris part à l’ordination, sans mentionner ou faire allusion aux autorités chinoises. « Il s’agit d’une affaire totalement ecclésiale », a par ailleurs précisé le P. Federico Lombardi, directeur de la Salle de presse du Saint-Siège, à l’agence I-Media (3).

Le premier point concerne le P. Lei Shiyin lui-même. Du fait d’avoir accepté une ordination sans mandat pontifical et « donc illégitime », le P. Lei n’a pas autorité pour gouverner son diocèse et « le Saint-Siège ne le reconnaît pas comme évêque du diocèse de Leshan ». La sanction canonique prévue au canon 1 382 du Code de droit canonique s’applique donc de fait, à savoir l’excommunication latae sententiae, et il est précisé que le P. Lei « avait été informé, il y a quelque temps, qu’il était inacceptable en tant que candidat à l’épiscopat, et ce pour des raisons très graves et attestées ».

Le deuxième point a trait aux sept évêques qui ont imposé les mains au P. Lei lors de la cérémonie d’ordination du 29 juin. Il est écrit que ces prélats « se sont exposés d’eux-mêmes » à la même peine d’excommunication latae sententiae, mais il est aussi fait mention à cet égard de la déclaration vaticane du 11 juin dernier. Dans ce document, le Conseil pontifical pour les textes législatifs expliquait que l’excommunication ne s’appliquait pas dans les cas où les personnes intervenant dans le rite le faisaient sous le coup d’« une peur grave » ou d’« une menace physique », étant entendu qu’il appartenait à chacune de ces personnes d’expliquer après coup à Rome la réalité des menaces et autres contraintes qui avaient pesé sur elles. On peut donc penser que ceux des sept évêques qui ont agi de leur plein gré se sont exposés à l’excommunication et qu’il appartiendra à ceux qui ont été contraints à prendre part à l’ordination du 29 juin de faire remonter à Rome les raisons de leur présence à la cérémonie, à charge pour le pape d’accepter ou non ces explications.

Le troisième point porte sur la dimension ecclésiale du geste posé par le P. Lei Shiyin le 29 juin lorsqu’il a accepté l’épiscopat sans mandat pontifical. Une telle ordination « s’oppose directement au rôle spirituel du Souverain pontife et nuit à l’unité de l’Eglise ». Elle est « un acte unilatéral » facteur de « divisions » au sein de la communauté catholique en Chine. Dans une Eglise dont l’unité s’articule autour de la personne du pape, « la doctrine et la discipline de l’Eglise doivent être respectées », sauf à ce que l’Eglise en Chine ne soit plus catholique, est-il encore écrit.

Le quatrième et dernier point souligne « la profonde peine » ressentie par le pape à l’annonce de l’ordination illicite de Leshan et se conclue par « une parole d’encouragement et d’espérance » de Benoît XVI « aux bien-aimés fidèles qui sont en Chine » pour les inciter « à prier et à être unis ». En filigrane, note les observateurs, le Saint-Siège compte sur les fidèles de l’Eglise de Chine pour ramener dans le giron de l’Eglise les prêtres et les évêques qui cèdent, par facilité ou par choix, aux pressions exercées sur eux par les autorités chinoises. Par la déclaration du 11 juin, Rome avait souhaité rappeler publiquement les sanctions prévues par le droit canon en soulignant que l’effet de celles-ci était moins répressif que thérapeutique : l’excommunication est automatique en cas d’atteinte grave à l’unité de l’Eglise mais le retour dans la communion ecclésiale est possible et encouragé, même si celui-ci ne peut se faire qu’entre les mains du pape. Selon des sources proches de Rome, l’ordination illicite de Chengde, en novembre dernier, a ainsi entraîné, pour les évêques consécrateurs, une excommunication latae sententiae, mais celle-ci a sans doute été levée pour les évêques qui ont expliqué au pape les contraintes auxquelles ils ont été soumis pour prendre part à cette ordination (4). La nouveauté, avec l’ordination de Leshan, est que désormais Rome indique sur la place publique les conséquences des actes de ceux qui agissent en-dehors de la communion ecclésiale. Sur le terrain, en Chine, on constate que désormais les fidèles n’hésitent plus à dire leur refus de travailler avec des prélats qui sont illégitimes.

Par ailleurs, dans le diocèse de Handan, qui devait être doté le 29 juin d’un nouvel évêque en communion avec Rome mais qui a vu la cérémonie d’ordination annulée de force par les autorités, les pressions du gouvernement se poursuivent. Celui qui devait être ordonné évêque, le P. Sun Jigen, est toujours maintenu au secret par la police. Le 2 juillet, le chancelier du diocèse, le P. Huai Jianting, a été interpellé par des officiels et, quelques heures plus tard, c’était au tour d’un autre responsable de la curie diocésaine, le P. Liu Xiuhua, d’être arrêté. Selon des sources ecclésiales locales, les catholiques de Handan n’ont pas hésité à manifester pour demander la remise en liberté immédiate du P. Sun Jigen et des deux autres prêtres.

Notes

(1) A propos de l’ordination épiscopale de Leshan, voir dépêche EDA du 27 juin 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/chine/nouvelles-tensions-a-l2019approche-des-ordinations-episcopales-du-29-juin et du 1er juillet 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/chine/henan-un-eveque-ab-clandestin-bb-age-de-90-ans-a-ete-installe-comme-eveque-ab-officiel-bb-pour-le-diocese-de-nanyang
(2) Voir dépêche EDA du 15 juin 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/chine/en-precisant-les-sanctions-encourues-en-cas-d2019ordinations-episcopales-illicites-le-saint-siege-a-pris-soin-d2019eviter-de-designer-directement-la-chine
(3) I-Media, 4 juillet 2011.
(4) A propos de l’ordination épiscopale de Chendge, voir dépêche EDA du 22 novembre 2010 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/chine/malgre-l2019opposition-de-rome-l2019ordination-de-l2019eveque-de-chengde-a-eu-lieu-fortement-encadree-par-les-autorites-chinoises
 
The Holy See condemns Leshan ordination
Bernardo Cervellera
09:00 04/07/2011
The Holy See condemns Leshan ordination

by Bernardo Cervellera

In a statement made public today, the Vatican states that it does not recognize the new bishop, that he can not administer the diocese and is excommunicated. Voices in Leshan say that the new bishop has two children. The Vatican had informed some time ago that he could not be accepted as a candidate "for serious reasons”. Bishops who attended the ordination also warned. Fears that the government wants to create a de-facto schism, ordaining dozens of other bishops without papal mandate.

Vatican City (AsiaNews) - The Holy See has come down strongly against the ordination of Fr Paul She Shiyin as bishop of Leshan (Sichuan), which took place June 29 last without the mandate of the Pope (see: 06/29/2011 Leshan: seven legitimate bishops take part in Episcopal ordination that had no papal mandate).

A statement published today by the Press Office, declares that the newly ordained bishop "has no authority to govern the Catholic diocesan community", that the Holy See "will not recognize" him as bishop of Leshan, that he has incurred excommunication.

It is also noted that the consecrating bishops (7, all in communion with the Pope), are also exposed to the possibility of excommunication, if they were not pressured by external forces to participate.

The strongly worded and form statement, reiterates that "episcopal ordination without Papal mandate is directly opposed to the spiritual role of the Supreme Pontiff and damages the unity of the Church" and states: "The Leshan ordination was a unilateral act which sows division and unfortunately produces rifts and tensions in the Catholic community in China".

The Leshan ordination is the first to occur after the Holy See had issued a statement about the excommunication incurred by those who participate - as candidates or as concelebrants – in an illicit ordination (see 13/06/2011 Illicit ordinations in China: the Holy See explains what is to be done with excommunicated bishops).

The unusual severity of tone stems primarily from the fact that in this case, the candidate, Fr. She " had been informed, for some time, that he was unacceptable to the Holy See as an Episcopal candidate for proven and very grave reasons” - reads today’s statement. According to AsiaNews sources in Leshan, the priest is already the father of one or two children and is closely linked to the Patriotic Association: he is a member of the Chinese People's Political Consultative Conference, an advisory body to the Chinese parliament. He is vice-president of the Patriotic Association and was president of the PA for Sichuan.

The other reason that explains the harshness of the statement is that the PA (and government) are planning dozens of other illicit ordinations creating a de-facto schism in the Chinese Church and frustrating the efforts made by Pope John Paul II and Benedict XVI to reconcile the official and underground church.

The statement recalls that the Leshan ordination "has deeply saddened the Holy Father, who wishes to send to the beloved faithful in China a word of encouragement and hope, inviting them to prayer and unity."

"The survival and development of the Church – it adds- can only take place in union with him to whom the Church herself is entrusted in the first place, and not without his consent as, however, occurred in Leshan. If it is desired that the Church in China be Catholic, the Church’s doctrine and discipline must be respected".

Here below the full text of the Declaration:

STATEMENT OF THE HOLY SEE:

EPISCOPAL ORDINATION IN THE DIOCESE OF LESHAN

(PROVINCE OF SICHUAN, MAINLAND CHINA)

With regard to the episcopal ordination of the Rev. Paul Lei Shiyin, which took place on Wednesday 29 June last and was conferred without the apostolic mandate, the following is stated:

1) Rev. Lei Shiyin, ordained without the Papal mandate and hence illegitimately, has no authority to govern the diocesan Catholic community, and the Holy See does not recognise him as the Bishop of the Diocese of Leshan. The effects of the sanction which he has incurred through violation of the norm of can. 1382 of the Code of Canon Law remain in place.

The same Rev. Lei Shiyin had been informed, for some time, that he was unacceptable to the Holy See as an episcopal candidate for proven and very grave reasons.

2) The consecrating Bishops have exposed themselves to the grave canonical sanctions laid down by the law of the Church (in particular, canon 1382 of the Code of Canon Law; cf. Declaration of the Pontifical Council for Legislative Texts of 6 June 2011).

3) An episcopal ordination without Papal mandate is directly opposed to the spiritual role of the Supreme Pontiff and damages the unity of the Church. The Leshan ordination was a unilateral act which sows division and unfortunately produces rifts and tensions in the Catholic community in China. The survival and development of the Church can only take place in union with him to whom the Church herself is entrusted in the first place, and not without his consent as, however, occurred in Leshan. If it is desired that the Church in China be Catholic, the Church’s doctrine and discipline must be respected.

4) The Leshan episcopal ordination has deeply saddened the Holy Father, who wishes to send to the beloved faithful in China a word of encouragement and hope, inviting them to prayer and unity.
 
Ban on praying for Mgr Su Zhimin, who spent 40 years in prison
AsiaNews
15:13 04/07/2011
The bishop of Baoding (Hebei) is 80 years old. He disappeared in the hands of police in 1997. For the government, he is the “most reactionary” prelate because he refuses to break with the pope. For the faithful, he “is the greatest and most famous Chinese bishop because of his faithfulness to the Holy See.”

Beijing (AsiaNews) – The authorities in Baoding (Hebei) have deployed police in the streets, ordered controls on mobile phones and banned groups from meeting in homes to prevent a simple act, namely remembering the birthday of Mgr James Su Zhimin (pictured), Baoding’s underground bishop who disappeared in the hands of the police in 1997. Since then, his family has not had any news about his fate, except a report that said that he had been hospitalised in 2003.

Relatives wanted to remember him with prayers on his 80th birthday, 1 July. The prelate spend half of that time in prison for his faith.

He has steadfastly rejected attempts to force him to join the Chinese Patriotic Catholic Association, the organisation the Communist Party uses to control Catholics and develop a national Catholic Church separate from the pope.

For the occasion, the bishop’s nephews and nieces had organised a prayer meeting at their homes, but police banned it.

When relatives asked the Baoding authorities for information about Mgr Su’s fate, they were told that the government “did not know anything about him”.

For the authorities, Mgr Su Zhimin is China’s “most reactionary bishop” because of his faithfulness to the pope. For the faithful, he “is the greatest and most famous Chinese bishop because of his faithfulness to the Holy See.”

Mgr Su Zhimin had replaced Joseph Fan Xueyan, who died in 1993 under torture by police.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ tạ ơn của Tân Linh Mục tại Giáo xứ Khiết Tâm Sàigòn
Nguyễn Xuân
08:39 04/07/2011
Giáo xứ Khiết Tâm Sàigòn :Thánh lễ tạ ơn của Tân Linh Mục Giuse Nguyễn Viết Thái

Hòa với niềm vui chung của Giáo Hội và trong tâm tình tạ ơn, vào lúc 9giờ 30 ngày 02/07/2011, Tân Linh mục Giuse Nguyễn Viết Thái đã về giáo xứ Khiết Tâm nơi cha đã lớn lên để dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn vì hồng ân linh mục, tu sĩ mà Thiên Chúa ban tràn đầy cho Giáo Hội Việt Nam.

Cùng đồng tế có quí cha chánh xứ Khiết Tâm, Giuse Phan Ngọc Trợ, chánh xứ Bắc Hà, Anphonsô Hoàng Ngọc Bao, nghĩa phụ, cha chánh xứ Hàng Sanh Gioan Maria Phạm Hồng Thái, quí cha chánh xứ , quí cha dòng, quí cha trong gia đình linh tông huyết tộc .

Mở đầu thánh lễ, Tân linh mục ngõ lời: Qua bí tích Truyền chức thánh, giáo phận có thêm nhiều thợ gặt phục vụ cho cánh đồng của Chúa, cho hạnh phúc của dân người. Trong tâm tình ấy, gia đình thân tộc hiệp với gia đình giáo xứ Khiết Tâm dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân Ngài đã ban cho giáo xứ và gia tộc, cách riêng cho bản thân và các anh em tân chức; Chính Chúa đã thương gọi và chọn các tân chức trong chức Linh mục Thừa tác để thay mặt cộng đoàn mà dâng lễ tạ ơn. Tân linh mục mời gọi cộng đoàn phụng vụ cùng dâng lễ tế tạ ơn để cầu bình an cho giáo xứ, cho tất cả thân nhân và ân nhân. Ngài cũng xin mọi người cầu nguyện cho linh hồn quí cha cố, linh hồn Giuse thân phụ của ngài và linh hồn ông bà nội ngoại.

Trong bài giảng cha Gioan Maria chia sẻ về thiên chức linh mục

Linh mục là người phác họa chân dung Đức Giêsu.

Mà phác họa chân dung Chúa Giêsu là làm cho Danh Cha cả sáng .

Linh mục là người làm cho Danh Cha cả sáng

Xem hình thánh lễ tạ ơn

LINH MỤC LÀ NGƯỜI PHÁC HỌA CHÂN DUNG ĐỨC GIÊSU.

1. Trong thủ bản huấn luyện linh mục (LM), người ta thường gặp câu: “SACERDOS, ALTER CHRISTUS” nghĩa là “LM, Chúa Kitô khác”. Đó là sự nhân rộng chân dung Đức Giêsu do các LM mang lại, quen gọi “nhân điển hình tiên tiến . Tại sao lại gọi thế?

+ Vì linh mục tái hiện Đức Giêsu Linh Mục trong cuộc đời của mình trong tư duy, lời nói , cách cư xử, việc làm, sự hiện diện , trong tư cách và sự diễn tả đời mình

+ Chính Đức Giêsu đã nói với các tông đồ khi Người lập bí tích Truyền Chức “Các con hãy làm việc nầy để nhớ đến Thầy”. Làm việc gì ? Không chỉ cử hành nghi thức Bẻ bánh tức là Thánh lễ, cũng không chỉ thực hiện một nghi thức tưởng niệm. Nhưng LM còn làm cho Đức Giêsu được tái hiện cách sống động nơi con người của mình. Nói theo cha Lacordaire: “LM là người rao giảng Kitô giáo bằng toàn thực thể mình và chỉ một việc người hiện diện cũng là một sự xuất hiện của Chúa Giêsu Kitô”

2. Đó là chân dung của một LM . Đó là sự cao quí nơi thiên chức của Thiên Chúa mà loài người phàm hèn được lãnh nhận để diễn tả. Cha mới Giuse Trần Viết Thái cũng có ước muốn phát họa chân dung Đức Giêsu trong chân dung LM của mình. Cha đã soạn một luận án về phong trào Thiếu nhi Thánh Thể (PTTNTT). PTTNTT là một tổ chức huấn luyện thiếu nhi nên người, nên thánh, nên tông đồ. Nên tông đồ không chỉ tôn thờ Chúa Giêsu Thánh Thể trong Nhà Chầu và trong tâm hồn mình nhưng còn biến những suy nghĩ, lời nói, cách cư xử, hành động nên giống Chúa Giêsu Thánh Thể và biến cả con người hồn xác mình trở nên thánh thiện, trở nên thánh thể như Chúa Giêsu Thánh Thể đang sống trong mình (x.Gl2,20a) như Đức Maria, Người Nữ Thánh Thể, hay như dòng Thánh Thể đang hiện diện nơi đây và truyền bá sự tôn sùng Thánh Thể là bí tích mà LM cử hành hàng ngày.

PHÁC HỌA CHÂN DUNG ĐỨC GIÊSU LÀ LÀM CHO DANH CHA CẢ SÁNG.

1.Bài Tin Mừng (Mt 6,9-14) chúng ta vừa nghe là lời cầu nguyện Đức Giêsu dạy các môn đệ quen gọi là KINH LẠY CHA. Lời cầu nguyện đó hướng về 03 đối tượng là Thiên Chúa, bản thân và tha nhân. Đó là lời cầu nguyện mẫu mực vì do chính Đức Giêsu dạy. Trong lời cầu nguyện đó , Đức Giêsu đặt Thiên Chúa lên trên hết: “Lạy Cha chúng con ở trên trời chúng con nguyên danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.” Đức Giêsu đặt Thiên Chúa trên tất cả. Tất cả những việc Ngài làm là muốn làm vinh quang Cha. Trong bữa tiệc ly, Đức Giêsu nói: “Phần con, con đã tôn vinh Cha ở dưới đất, khi hoàn tất công trình Cha giao cho con làm” (Ga17,4)” “Con đã cho họ biết Danh Cha và sẽ còn cho họ biết nữa” (Ga17,26a). Đời LM của Đức Giêsu là làm vinh quang cho Cha và không có bất cứ điều gì Đức Giêsu làm mà không làm vinh quang Thiên Chúa.

2. Tân linh mục cũng muốn làm vinh quang Thiên Chúa khi chọn khẩu hiệu: “Nguyện danh Cha cả sáng” ( Mt 6,9). Sự đáp trả của đời LM bằng khẩu hiệu đó làm chúng ta nhớ đến lời của thánh Phaolô: “Vậy dù ăn, dù uống hay bất cứ làm việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa”(1Cor10,31)

LINH MỤC LÀ NGƯỜI LÀM CHO DANH CHA CẢ SÁNG

1.Trong thánh lễ phong chức ngày 29/06/2011, lễ hai thánh Phêrô và Phaolô tông đồ, những cột trụ của Giáo Hội, là những vị thánh cả đời làm sáng danh Chúa , Dức Hồng Y đã nhắc lại lời Đức Khâm Sứ Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam

Giáo hội Việt Nam sống đạo tốt nhờ 3 cột trụ

1. Sự nhiệt thành tông đồ của các vị thừa sai

2. Sự hy sinh anh dũng của các thánh tử đạo VN

3. Sự hiện diện và sống đạo của giáo dân VN

Ba cột trụ đó cũng là 03 hoạt động làm vinh danh Thiên Chúa vì nhờ đó có nhiều người trở thành kitô hữu, vì có những Giáo hội địa phương mới được thành lập, vì có nhiều kitô hữu trở thành anh hùng tử đạo

2. Tân linh mục Ciuse đã muốn sống lý tưởng cho danh Cha cả sáng trong đời LM của ngài. Chúng ta thấy rằng: làm LM luôn luôn là một sự khởi đầu mới, trong tư cách mục tử phục vụ dân Chúa, rất cần có ơn Chúa, năng lực và sự nhiệt thành để hoạt động và để đạt được những kết quả như lòng Chúa mong ước. Vì thế chúng ta hãy cầu nguyện cho Tân linh mục trở thành môt LM như lòng Chúa mong ước, luôn biết làm cho danh Cha cả sáng. Muốn thế chúng ta hãy cầu nguyện cho ngài luôn đi lại con đường của Đức Giêsu, luôn chọn Đức Giêsu làm đầu và cuối cho định mệnh LM của ngài.

Phần kết lễ, tân linh mục dâng lời tri ân chân thành lên quí Bề trên, quí cha giáo, quí cha chánh xứ, quí cha, quí tu sĩ nam nữ, hội đồng mục vụ, toàn thể cộng đồng dân Chúa, quí ân nhân và thân nhân đã đến dâng thánh lễ tạ ơn hôm nay. Khi ngõ lời với gia đình, tân linh mục không khỏi xúc động vì công ơn bao la, những hy sinh cao quí mà thân mẫu và anh chị em đã dành cho bản thân cha, cậu em út sớm mất cha.

37 năm về trước, cậu bé Trần Viết Thái được xem như là một cậu bé như bao cậu bé trong gia tộc Trần Nguyễn, nghĩa là lớn lên sẽ kế thừa di sản tổ tiên, nối dõi tông tông đường để làm rạng rỡ gia phong. Nhưng hôm nay gia tộc có một thành viên không kế thừa dòng dõi tổ tiên mà kế thừa dòng dõi Menkisêđê… Trong khi tận hiến suốt đời làm rạng danh Thiên Chúa, Tân linh mục đã làm rạng rỡ gia phong. Với khẩu hiệu đã chọn : “Nguyện danh Cha cả sáng” ( Mt 6,9), tân linh mục đoan nguyền:

Chúa đã yêu con từ muôn thuở

Con xin dâng Chúa trọn một đời

Nguyễn Xuân
 
SVCG Hải Hà cùng Hội SVCG TGP tiếp sức mùa thi 2011
SVCG Hải Hà
08:38 04/07/2011
SVCG Hải Hà cùng Hội SVCG TGP tiếp sức mùa thi 2011 – Đợt 1

Nhóm SVCG Hải Hà, bao gồm những bạn SVCG thuộc GP Hải Phòng và vùng miền Hà Tây cũ thuộc TGP Hà Nội, ngoài ra còn có nhiều các bạn SVCG từ Hà Tĩnh, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang... Trong nhóm còn có một số bạn SV không cùng tôn giáo đến từ Sơn La, Bắc Ninh, Bắc Giang.. Đặc biệt hơn là một nhóm mà các anh chị cựu sinh viên luôn đồng hành trực tiếp để giúp đỡ các bạn Sinh viên giữ đúng truyền thống của nhóm là Cầu Nguyện theo lối chia sẻ 7 bước, hướng dẫn và theo dõi những sinh hoạt để giúp đỡ các bạn SVCG giữ vững niềm tin của mình.

Bắt đầu từ đầu tháng 06 với chương trình mang thông tin Mùa hè xanh (MHX) - Tiếp sức Mùa thi (TSMT) đến với các giáo xứ! Cùng với đó dưới sự giúp đỡ từ ĐGM Giuse Vũ Văn Thiên, Quý Cha Giáo miền Hà Tây, Quý Cha TGP Hà Nội, Quý Cha GP Hải Phòng linh hướng giúp đỡ chương trình. Đặc biệt Ban Bác Ái dưới sự phát động của anh Giuse Nguyễn Văn Diện (Gx Mỹ Đình - GP Thái Bình) đã nhận những mặt hàng thủ công từ quý ân nhân giáo Họ Bằng Sở - GX Sở Hạ, thông qua sự giúp đỡ từ quý đấng bậc, quý vị ân nhân, hảo tâm tại Giáo xứ Cửa Bắc, Gx Mỹ Đình, Giáo xứ Hàm Long, chương trình gây quỹ cho mùa hè xanh đã rất thành công, trong tâm tình cảm tạ tri ân, nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu trên quý Đấng bậc, quý vị.

Xem hình SVCG Hải Hà tiếp sức mùa thi

Bắt đầu từ ngày 02 tháng 07 năm 2011, cùng với 19 nhóm SVCG Tại Hà Nội, 03 nhóm SVCG tại các Thành Phố, nhóm SVCG Hải Hà được giao phụ trách đón tiếp chính tại điểm đón tiếp bến xe Gia Lâm (một trong 08 điểm đón tiếp chính). Ngoài ra SVCG Hải Hà chịu trách nhiệm điều hành chung khu vực tiếp sức cụm Phùng Khoang. Tất cả công tác đón tiếp đã được ghi nhận bởi các phóng viên (PV) Truyền thông Hội SVCG TGP Hà Nội và Truyền Thông SVCG Hải Hà tính đến ngày 03 tháng 07 mọi việc đã diễn ra rất tốt đẹp đúng với chương trình và với khẩu hiệu "Yêu thương - Phục Vụ".

Theo ghi nhận từ PV Jos Dũng, Jos VanTruong, Mary Hà tại điểm đón tiếp bến xe Gia Lâm năm nay thuận lợi hơn năm trước rất nhiều, công tác đón tiếp đã được đăng ký trước với Ban Quản Lý (BQL) bến xe nên mọi việc diễn ra rất tốt đẹp, những thí sinh đã đến Hà Nội từ 7h00, tuy nhiên quá trình vận chuyển thí sinh vào trung tâm Hà Nội từ điểm đón tiếp này rất khó khăn vì đường đi tương đối xa... Ghi nhận bởi PV Mary Thúy Lành, PV Venus, Mỹ Lệ, jHr, Anphongso Nghinh, Jos Hảo (Truyền thông SVCG TGP và Truyền thông Hải Hà) tại điểm đón tiếp bến xe Nam Hà Nội (Giáp Bát) cũng rất tốt đẹp, tại đây có 15 nhóm SVCG tổ chức các bàn đón tiếp chính, số lượng tình nguyện viên tại khu vực lên tới 450 TNVs, BQL bến xe cũng rất tạo điều kiện cho các TNVs SVCG tổ chức đón thí sinh của mình, các xe máy của TNVs được phép đi lại bất kỳ chỗ nào trong bến xe, những bàn đón tiếp được đặt tại những nơi thuận tiện nhất... Theo như chương trình, thường thì các nhóm SVCG đón tiếp theo thí sinh thuộc phạm vi đặc trưng của nhóm, nhưng bất kỳ thí sinh nào tới bến xe có thể ghi danh bởi nhóm nào mà mình thích, các nhóm sẵn sàng đón nhận, nếu không đảm nhiệm được thì sẽ được điều hành chung bởi các TNVs điều hành để điều chuyển vị trí tiếp sức thích hợp bởi các nhóm... đây là một sự gắn kết rất đáng ghi nhận.. vì thế thí sinh Công Giáo có thể đăng ký với bất kỳ nhóm SVCG nào. Tại điểm đón tiếp này tương đối nhộn nhịp và tấp nập, các TNVs hoạt động rất hăng say, trách nhiệm, số lượng thí sinh được vận chuyển về điểm tập kết bố trí rất nhịp nhàng, nhanh gọn... Nhóm SVCG Hải Hà sẽ chuyển các thí sinh từ Bến xe Gia Lâm, bến xe Giáp Bát về điêm tập kết tại Nhà thờ Giáo xứ Thịnh Liệt (Kẻ Sét) để ghi danh và phân chia các điểm tiếp sức. Tại điểm tập kết này chủ yếu là SVCG Hải Hà, SVCG Hà Nam và SVCG Thái Bình.

Cũng theo ghi nhận từ PV Hiền Đức phụ trách bến xe Mỹ Đình và Yên Nghĩa thì công tác đón tiếp tại đây cũng không có gì khó khăn, tuy nhiên thí sinh đến tại các điểm này có thể ít hơn điểm Giáp Bát...

Những chuyến xe tới muộn nhất, nhằm giữa trưa oi ả là đoàn xe của GP Thái Bình, trên 03 chiếc xe lớn và 01 chiếc xe nhỏ, chở hơn 200 em lên điểm tập kết tại phố Kim Đồng, theo ghi nhận từ PV Venus, jHr thì do trời nắng, TNVs SVCG Thái Bình phải tìm bờ hồ Kim Đồng để phân loại Thí sinh và vận chuyển về các điểm tiếp sức đã được chuẩn bị, với số lượng TNVs 80 nhưng các bạn đã rất cố gắng vận chuyển thí sinh đi các nơi trong thời gian nhanh nhất có thể, công tác phân loại đã được chuẩn bị trước theo danh sách đăng ký tại TGM Thái Bình.

Theo số liệu thống kê từ ban thư ký Hội SVCG TGP Hà Nội (Mary Vũ Thanh Mai, nguyên thủ quỹ SVCG Hải Hà) và thư ký SVCG Hải Hà (Mary Nguyễn Thị Mi) hiện tại đã nhận khoảng 3,500 thí sinh, trong đó nhóm nhiều thí sinh nhất là; SVCG Phát Diệm trên 800 thí sinh, SVCG Hà Nam trên 600 thí sinh, SVCG Thái Bình trên 250 thí sinh, SVCG Hải Hà đợt 1 có 80 thí sinh, nhóm ít nhất là SVCG Nam Định 04 thí sinh...

Trong hai ngày 02 và 03 ban điều hành Hội SVCG TGP đã đi thăm hầu hết các điểm tình nguyện, cũng như BTC của SVCG Hải Hà, ban văn nghệ (bởi anh Paul Lê Đoài Huy) cũng đã đi thăm các điểm tình nguyện nhỏ... Tất cả các công tác chuẩn bị về chỗ ăn, ở cũng như sinh hoạt đều rất yên tâm. Các em sẽ có những giờ cầu nguyện ngắn trong tâm tình cảm tạ, tín thác, hy vọng, cầu xin, để cầu nguyện cho kỳ thi của các em... Bộ phận hậu cần luôn lo lắng tìm những món ăn mát phù hợp với tiết trời oi ả, các bạn TNVs cũng sẵn sàng phương tiện và chủ động thời gian để chuẩn bị công tác tiếp sức đưa đón các em làm thủ tực đăng ký được đúng giờ và an toàn... có một số điểm tình nguyện mất điện cũng đã được các bạn TNVs khắc phục kịp thời.

Năm nay, SVCG thuộc Hội SVCG TGP Hà Nội, tổ chức chương trình TSMT do sự linh hướng bởi Đức Tổng Giám Mục Phêrô, Cha đặc trách Gioan và bộ phận TNVs điều hành diễn ra rất tốt đẹp, một chương trình vô cùng ý nghĩa mang tính tiếp nối, kế thừa, giúp đỡ theo khẩu hiệu Yêu thương - Phục vụ, các tình nguyện viên đã lên tới con số 1,500 và có hàng trăm các điểm tình nguyện nhà trọ cho các em thí sinh... Theo dõi chương trình này; Quý Đấng Bậc, Quý vị luôn luôn cầu nguyện hiệp thông cho các TNVs, các Thí sinh, con em của chúng ta vượt qua một kỳ thi thật tốt, công tác TMST được thành công như ý Chúa muốn, sai đi và giúp đỡ những gia đình từ các miền quê yên tâm để con em dự thi đại học năm nay....

Nguyện xin Thiên Chúa ban nhiều hồng ân trên các em thí sinh trong mùa thi đợt 1 này! Xin Chúa ban tràn sức khỏe trên các tình nguyện viên của chúng con để mỗi người hoàn thành sứ vụ đã nhận trong Thánnh Lễ ra quân 26/07, sai đi để giúp đỡ Thí sinh.

Quý Đấng bậc, quý vị cầu nguyện thêm cho chúng con, và cho các em thí sinh trong mùa thi "vượt vũ môn" này!

http://svhaiha.org

Truyền thông SVCG Hải Hà.
 
Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm Giáo xứ Phú Bình mừng lễ
Martin Lê Hoàng Vũ
08:24 04/07/2011
SAIGÒN - Chiều ngày 3.7.2011, Chúa Nhật XIV Thường Niên, giáo xứ Phú Bình, thuộc giáo hạt Phú Thọ, Sài gòn đã mừng lễ kính trọng thể Thánh Tâm Chúa Giêsu, bổn mạng Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm Xứ Đoàn Phú Bình.Trước thánh lễ, vào khoảng 17 giờ, cộng đoàn giáo xứ đã cùng với các thành viên của Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm rước kiệu tôn vinh Thánh Tâm Chúa Giêsu trong khuôn viên nhà thờ. Trên đường kiệu, mọi người được nghe những bài suy niệm về tình thương của Thiên Chúa, qua trái tim của Chúa Giêsu đã chịu bao đau thương để cứu chuộc loài người tội lỗi. Từ nơi trái tim Chúa Giêsu đã tuôn trào ra tràn trề mọi ân phúc cho con người.

Xem hình ảnh

Liền sau cuộc rước là thánh lễ trọng thể, thánh lễ được bắt đầu với bài ca nhập lễ,lời mời gọi của cha chủ tế, và Kinh Vinh Danh. Cha Anphongsô Hoàng Ngọc Bao, Linh hướng Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm Giáo hạt Phú Thọ, chánh xứ Bắc Hà chủ tế thánh lễ, cùng đồng tế còn có 2 cha khách mời.

Các bài đọc trong thánh lễ hôm nay diễn tiến theo Phụng Vụ Lời Chúa của lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Trong phần chia sẻ sau bài Tin Mừng, cha Anphongsô đã dùng câu chuyện dân gian Tiếng sáo Chương Chi và nàng Mị Nương để nói về tình thương của Chúa Giêsu dành cho con người. Nàng Mị Nương đã bị thu hút, bị tương tư từ tiếng sáo của chàng Chương Chi. Cuộc sống của Chúa Giêsu cũng là sự cuốn hút cho tất cả chúng ta. Cái chết trên thập giá chính là sự đau khổ tột cùng mà Con Thiên Chúa đã phải gánh chịu, Ngài đã bị bao đòn roi, hành hạ, đội mão gai đến nỗi Thánh Kinh nói rằng “Ngài không còn hình tượng là con người”, nhưng Ngài có một trái tim rộng mở dành cho con người.Tin Mừng thánh Gioan ghi lại : một tên lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Chúa Giêsu, liền máu và nước chảy ra. Máu và nước đã đổ ra vì tất cả chúng ta. Nếu nhìn vào bức chân dung lòng Chúa thương xót chúng ta thấy, từ trái tim Chúa Giêsu đã phát ra hai tia sáng, tia màu trắng là biểu tượng của nước, nước gột rửa chúng ta khỏi mọi vết nhơ tội lỗi, và tia màu đỏ chính là máu. Máu Chúa Giêsu đã đổ ra để cứu độ chúng ta. Hiện nay, Chúa Giêsu vẫn còn mời gọi chúng ta tin tưởng vào tình thương Ngài, biết mở lòng ra để yêu thương mọi người như chính cuộc sống của Ngài. Hằng ngày, chúng ta được tham dự thánh lễ là để diễn tả tình thương của Thiên Chúa.

Kết thúc bài chia sẻ, cha Anphongsô cùng với cộng đoàn cất lên lời bài hát quen thuộc “Trong trái tim Chúa”.Sau bài chia sẻ Tin Mừng là nghi thức tuyên hứa của Ban chấp hành Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm xứ đoàn Phú Bình, nhiệm kỳ 2011-2014.

Trong nghi thức tuyên hứa, quý ông trong ban chấp hành quỳ đọc kinh dâng mình cho Thánh Tâm Chúa Giêsu, thưa có trước câu hỏi của cha linh hướng Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm giáo hạt Phú Thọ, tuyên hứa trung thành với nội quy, chu toàn bổn phận của mình trong gia đình, để mang tình yêu thương của Thiên Chúa đến cho mọi người.Ngoài ra, chứng kiến nghi thức tuyên hứa còn các vị đại diện Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm giáo hạt Phú Thọ.

Trong tâm tình tạ ơn Chúa của gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm Giáo xứ Phú Bình, thánh lễ được tiếp tục với bàn tiệc Thánh Thể và bữa tiệc liên hoan chia sẻ niềm vui tại hội trường giáo xứ.
 
Tỉnh Dòng Thánh Phaolô Sài gòn cử hành thánh lễ an táng nữ tu bà cố An Phong
Nguyễn Xuân
12:11 04/07/2011
Tỉnh Dòng Thánh Phaolô Sài gòn cử hành thánh lễ an táng nữ tu bà cố An Phong

Vào lúc 09 giờ sáng ngày 04/07/2011, Tỉnh Dòng thánh Phaolô vô cùng thương tiếc dâng thánh lễ tiễn đưa nữ tu bà cố An Phong về với Chúa.

Bà cố An Phong tên thật là Agatha Lê Thị Thu sinh năm 1919 tại Trà Vinh, hưởng thọ 92 tuổi, trải qua 78 năm tu dòng và 66 năm khấn dòng.

Cùng đồng tế có Linh mục Chánh sở Lái Thiêu, Linh mục Giám tỉnh dòng Chúa Cứu Thế giảng lễ, quí cha linh hướng dòng Phaolô, quí cha sở, quí cha phụ tá, quí cha dòng. Hiện diện trong thánh lễ có quí tu sĩ, đông đảo giáo dân ở những cộng đòan bà đã phụ trách, đông nhất là anh chị em Mái ấm dân tộc Lái Thiêu Đặc biệt anh chị em dân tộc từ Bình Phước xa xôi cũng hiện diện mang theo sắc thái âm nhạc dân tộc trong thánh lễ với Bộ Cồng chiêng.

Trong bài giảng , Linh mục giám tỉnh dòng Chúa Cứu Thế chia sẻ về tiêu chuẩn căn bản đời tu sĩ. Câu hỏi Chúa đặt ra cho thánh Phêrô : Con có yêu mến Thầy không? là điều kiện Chúa đặt ra cho Thánh Phêrô, cho các mục tử cũng như tất cả các tín hữu.

Con có yêu mến Thầy không? Yêu mến Chúa Giêsu là tiêu chuẩn căn bản đời tu sĩ Đó là điều cấp thiết, khi mà xã hội xem trọng bằng cấp, tiền bạc, dáng vẻ bề ngoài, địa vị, sự nghiệp, công danh…Tiêu chuẩn của Phúc Âm là yêu mến Chúa Giêsu.

Xem hình thánh lễ an táng

Trong bài Tin mừng lễ Thánh Tâm ngày chủ nhật vừa qua Chúa Giêsu mời gọi mỗi người chúng ta đi theo Ngài, học với Ngài. “Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta ” Học điều gì?

Chúa Giêsu tự Chúa Cha mà ra, sinh bởi Đức Chúa Cha. Chúa Giêsu yêu Chúa Cha, nên một với Chúa cha “ Mọi sự của Cha là của Con…” Chúa Giêsu làm theo thánh ý Chúa Cha. Chúa Giêsu không tự ý đến thế gian. “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một…” (Ga 3, 16). Chúa Giêsu cũng yêu thế gian, Ngài xuống thế liều mạng sống mình để cứu chuộc loài người.

Trong đời tu sĩ , có biết bao công trình được xây dựng nhưng tất cả rồi sẽ không tồn tại.Tất cả không phải là căn bản đời tu sĩ . Căn bản chính là câu hỏi của Chúa Giêsu.

Yêu mến Chúa. Nếu ta làm mọi việc mà không có đức mến thì như thánh Phaolô nói chẳng khác gì thanh la phèng phèng,chủm chọe xoang xoảng( 1Co13,1).

Bà cố đã để lại cho mỗi người kinh nghiệm truyền giáo bằng cách yêu mến mọi người. Đặc biệt cha đã học được nơi bà cố cách bà yêu mến anh em dân tộc. “Khi đã đến với anh em dân tộc không thể nào xa anh em được”.

Và hơn nữa, bà cố rất yêu mến nhà dòng và đã trung thành với nhà dòng cho đến hơi thở cuối cùng. Nếu như một cô gái đi lấy chồng không yêu chồng, không yêu nhà chồng, không hy sinh, không thể xây dựng gia đình hạnh phúc. Tu sĩ cũng thế phải yêu thương nhà dòng, mở lòng ra với anh chị em, chấp nhận người khác ngay cả thập giá anh chị em đặt vào vai mình. Yêu thương, hy sinh trong từng lời nói việc làm. ..

Đọc lại tiểu sử của bà cố ta thấy “Bà cố đã phục vụ tại nhiều cộng đoàn với nhiều chức vụ khác nhau. Dù ở vị trí nào bà luôn gieo vào lòng mọi người lòng quí mến và tình yêu thương chân thành do sự quan tâm tận tụy chăm sóc của bà dành cho mọi người. Đặc biệt những anh chị em dân tộc rất thương mến bà vì bà đã giúp họ hòa nhập với cuộc sống mới trong môi sinh mới. Về văn hóa, bà dạy họ từng “con chữ”, nhiều học sinh, sinh viên trẻ đã tốt nghiệp và có việc làm tốt, có khả năng tự mưu sinh. Đặc biệt vị nữ tu nầy cũng đã tác họp cho nhiều gia đình trẻ và dìu dắt họ sống yêu thương hạnh phúc. Và trên hết mọi sự họ là những Kitô hữu tốt.

Sau thánh lễ, Sơ đại diện tỉnh dòng cám ơn quí cha, quí cộng đoàn và gia đình đã đến thăm viếng giúp đỡ khi bà nằm bệnh cũng như đã qua đời và hôm nay đã hiện diện cùng dâng thánh lễ cầu nguyện cho bà.

Trước khi xe tang vĩnh viễn đưa bà đi, đoàn cồng chiêng đánh bài cuối tiễn biệt bà.

Nhìn những dòng nước mắt lặng lẽ rơi, khóc thương bà, tôi chợt nhớ đến bài thơ của Rudyard Kipling mà tôi có dịp đọc qua. Sau khi liệt kê: người giàu có đất đai, có nhà cửa, có không biết bao nhiêu của cải quí giá …Khi chết, đám tang được tổ chức long trọng, có đông người đến viếng. Còn người nghèo không có nhà cửa, không có gì hết. Đám tang âm thầm chỉ có ít người đến viếng. Tác giả kết luận: Chung quanh quan tài người giàu có đông người nô lệ mà không có ai là bạn; còn chung quanh quan tài người nghèo có rất nhiều bạn. Vâng, bà cố có rất nhiều bạn ở nhiều lứa tuổi và địa vị khác nhau, ngay cả ở những tôn giáo khác , vì cả cuộc đời của bà dường như đã được Chúa sắp xếp cách đặc biệt sống cho, sống vì, sống với mọi người.

Dù đã quảng đại dâng tuổi thanh xuân và cả cuộc đời cho Chúa nhưng bà cố không tránh khỏi những lỗi lầm thiếu xót, xin Chúa nhân từ rộng lượng tha thứ và sớm đưa bà về hưởng vinh quang Chúa.

Nguyễn Xuân
 
CGVN tại Portland Oregon tổ chức Đại Hội Hành Hương Năm tại Núi Mẹ Sầu Bi
Phan Hoàng Phú Quý
13:36 04/07/2011
Portland-Oregon - Nhân ngày Lễ Độc Lập của Hoa Kỳ, Cộng Đồng Công giáo tại Oregon đã tổ chức Đại Hội Hành Hương kính Đức Mẹ một cách long trong và trang nghiêm trong ba ngày thứ Sáu, thứ Bảy và Chúa Nhật, tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang cũng như tại Trung Tâm Hành Hương Núi Đức Mẹ Sầu Bi.

Xem hình ảnh

Khách hành hương đến từ khắp nơi, như Vancouver B.C. Canada, Spoken, Seattle, Tacoma, Olympic thuộc tiẻu bang Washington, từ Stockton, San jose, San Fansisco thuộc bang California,cũng như giáo dân thuộc các vùng phụ cận như Salem, Tigard, Hillsboro, Aloha, Beaverton thuộc tiểu bang Oregon đã đến tham dư cuộc Đại Hội Hành Hương này.

Chương trính trong các ngày hành hương gồm có giải tội, chầu Mình Thánh Chúa, thuyết trình về Giáo Hội và gia đình, sinh hoạt giới trẻ, Cầu nguyện va Cung nginh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam , Rước Kiệu Đức Mẹ trong khuôn viên giáo xứ La Vang cũng như tai Núi Đức Mẹ Sấu Bi

Năm nay chủ đề Hành Hương là Bén Rể Sâu và Xây Dựng Đời Mình, Nền Tảng là Đức Giêsu KiTô, Kiên Vững trong Đức Tin

Mỗi cá nhân, mỗi cộng đoàn đều được ban những ân huệ, là dùng tài năng mà phục vụ tha nhân, chúng ta cần xử dụng những tài năng, hay những khả năng đặc biệt mà Chúa ban cho chúng ta để phục vụ tha nhân. Bạn có tiếp đón tha nhân một cách nồng nhiệt không? Bạn có dùng tài cán của bạn để giúp đỡ gia đình va tha nhân không ?

Chúa Giêsu phán: nơi nào có hay hay ba người nhân danh Ngài mà tụ họp lại, thì Ngài hiện diện giữa họ. Mỗi gia đình hay mỗi cộng đoàn Kitô có thể tin chắc rằng Chúa sẽ hiện diện ngay giữa họ, lắng tai nghe lời họ va chuyện trò với họ. Bạn có cảm nghiệm về sự hiện diện của Chúa Giêsu trong gia đình bạn khi chúng ta tụ họp lại với nhau không?

Tại khán đài Đức Mẹ La Vang, trong khuôn viên giáo xứ lúc 7 giờ chiều có thánh lể Khai Mạc Đại Hội Hành Hương mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam rất trọng thể, có nhạc cảnh bắt đạo và tử đạo rất xúc động, làm nhiều người rơi lệ.

Ngày Thứ Bảy có các buổi hội thảo về Ơn Thiên Triêu, về Lòng Tin ,Cậy, Mến, về việc Châu Thánh Thể trong Nhà Nguyện,và có rước kiệu cung nghinh Đức Mẹ trong giao khuôn viên giáo xứ, sau đó là thánh lễ Kính Đức Mẹ được long trong tổ chức với nhìều linh mục đồng tế và hàng ngàn giáo dân tham dự, tốì đến có chương trình văn nghê mừng Đại Hội Hành Hương với sự góp mặt của nhiều casi tên tuổi từ phương xa cũng như tại địa phương, rất phong phú và ý nghĩa

Sáng Chúa Nhật ngaỳ 3-7-11 lúc 10 giờ, các giáo dân đã tập trung về Núi Đức Mẹ Sầu Bi để cung nghinh Đức Mẹ và hiệp dâng thánh lễ Tạ ơn, do Đức Tổng Giám Mục Portland John G. Vlazny chủ tế, có khoản chừng 5 ngàn người tham dự thánh lễ này, gồm có các nghi thức truy điệu các anh hùng chiến sĩ đã hy sinh cho lý tưởng tự do và hoà bình nhân loại, quốc kỳ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa cũng như các Đồng Minh được rước đến trước lễ đài, và quốc ca Việt Nam Cọng Hòa đã được mọi người trân trọng hát lên, mọi người hiện diện đều hướng lòng vê Tổ Quốc thân yêu, một phút mặc niệm cũng được mọi người cúi đầu thinh lặng, ba hồi chiêng trồng vang lên chiêu hồn tử sĩ, linh muc chánh xứ và ông phó chủ tịch cộng đồng người Việt Oregon đã niệm hương trước lễ đài.

Tiếp đến là phần cung nghinh Đức Mẹ đi chung quanh khu vực của khu hành hương, với Thánh Giá nến cao dãn đầu, rồi đến quý hội đoàn, quý giáo dân, quý nữ tu, quý linh mục, đoàn dâng hoa và các sắc tộc thiểu số , mọi người vừa đi vừa lần hạt Mân Côi, rất trang nghiêm và thành kính.

Sau phần cung nghinh là phần dâng hoa trước tòa Đức Mẹ, các em trong lễ phục cổ truyền của Dân tộc đã dâng lên cho Đức Mẹ những bông hoa xinh tươi đủ màu sắc, trông thật đẹp mắt và nhìều ý nghĩa,

Thánh lễ Đại Trào do Đức Tổng Giám Mục Portland chủ tế cùng với quý linh mục Viêt Nam và Hoa Kỳ đồng tế.

Đức Tổng Gíam Mục đã chia sẽ tâm tình với mọi ngưòi về ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ, về ý nghĩa của Tự do, và khuyên nhủ mọi người hãy cảm tạ Thiên Chúa vì những hồng ân mà Thiên chúa đã ban tặng cho chúng ta.

Sau thánh lễ là lời cảm ơn của linh mục Bathôlômêô Phạm Hữu Đạt Chánh xứ gởi đến ĐTGM, quý linh muc, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể mọi người tham dự lời chân thành tri ân, sự hiện diện của mọi người nói lên tình đoàn kết, sự liên đới trong niềm tin của người Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại, đồng thời cầu chúc mọi người ra về bằng an, và hy vọng gặp lại mọi người trong kỳ hành hương năm 2012.
 
Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Giáo Xứ Thánh Maria Goretti Mừng Sinh Nhật Thứ 26
Joachim Nguyễn Văn Trạch
17:45 04/07/2011
Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Giáo Xứ Thánh Maria Goretti Mừng Sinh Nhật Thứ 26

San Jose, California—July 2, 2011: Nhân ngày mừng sinh nhật thứ 26; hân hoan Chúc Mừng Sinh Nhật quý đoàn! “Happy Birthday!” Được biết nhân ngày ghi nhớ này, đoàn có tổ chức trọng thể lễ kính Thánh Tâm Chúa, nghe giảng phòng tĩnh tâm để đổi mới tâm hồn. Học sự khiêm nhường và yêu thương anh em như Chúa đã dậy. Ngoài ra, hôm nay là một dịp rất đặc biệt có 34 anh em tuyên hứa làm đoàn viên chính thức. Trong số đó, anh em giới trẻ chiếm gần một nửa. Một hồng ân bất ngờ nữa; đoàn được cùng với GX St Maria Goretti đón tiến Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu từ Canada đến thăm.

Xin giới thiệu đôi nét về Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Giáo Xứ Thánh Maria Goretti:

Tổ chức:

Liên Minh Thánh Tâm giáo xứ Thánh Maria Goretti là một hội đoàn sống theo tinh thần mến Chúa và yêu người. Trong Giáo Hội Hoàn Vũ, LMTT giáo xứ Thánh Maria Goretti (LMTTgxSMG) là một thành phần của Phong Trào Công Giáo Tiến Hành. Trong giáo hội địa phương, LMTTgxSMG thuộc về giáo xứ Thánh Maria Goretti, và cũng là một thành viên tiên khởi của Liên Đoàn LMTT Giáo Phận San Jose, California do chính Đức Giám Mục Patrick McGrath chuẩn thuận thành lập năm 2005 và bổ nhiệm Đức Ông Đominic Đỗ Văn Đĩnh làm linh hướng tiên khởi và còn tiếp tục.

Trong tổ chức Phong Trào LMTT Việt Nam tại Hoa Kỳ; LMTTgxSMG hãnh diện là một thành viên và luôn hăng hái góp phần tích cực hưởng ứng những quyết định do Ban Trị Sự Lâm Thời Trung Ương phối trí.

Xem hình đoàn LMTT xứ Maria Goretti mừng sinh nhật thứ 26

Nguồn gốc Phong Trào LMTT:

Theo Thủ Bản LMTT: Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm (PT LMTT) được cha Edouard Hamon, SJ (Dòng Tên) sáng lập năm 1883 tại Gianãđại dành cho nam giới lấy tinh thần cầu nguyên của Thánh Công Đồng Vatican I làm căn bản. Để được hưởng những ơn ích dành cho Hội Tông Đồ Cầu Nguyện, ngày 31 tháng 12 năm 1884, LMTT được vị sáng lập sát nhập vào Hội Tông Đồ Cầu Nguyện. Ít lâu sau, LMTT đã được hầu hết các đức giám mục trong nhiều địa phận tuyên bố rằng: “LMTT là một trong những đoàn thể ưu hạng của Công Giáo Tiến Hành.” Đặc biệt, Phong Trào đã được Đức Giáo Hoàng Piô XII ban Phép Lành Toà Thánh và tuyên bố rằng: “Phong trào LMTT gồm đủ tư cách, có đủ chuân bị để trở nên những phong trào xuất chúng trong Phong Trào Công Giáo Tiến Hành.”

Nguồn gốc Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm Việt Nam:

Theo các tài liệu của Dòng Chúa Cứu Thế: Khoảng năm 1948, Cha Dòng Chúa Cứu Thế, Gerard Gagnon (cha Nhân), CSSR, Tổng Tuyên Úy Các Phong Trào Công Giáo Tiến Hành và cha Gíacôbê Đào Hữu Thọ, CSSR , Dòng Chúa Cứu Thế đồng sáng lập Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm tại Việt Nam được phát triển mạnh mẽ tại Nha Trang vào đến Sàigon. Năm 1954, cha Giacôbê Đào Hữu Thọ, CSSR được bổ nhiệm là Tổng Tuyên Úy Toàn Quốc tiên khởi linh hướng cho Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm Việt Nam. Ngài cũng là chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Nguyệt San Liên Minh Thánh Tâm.

Tiểu sử đoàn Liên Minh Thánh Tâm giáo xứ Thánh Maria Goretti:

Khoảng tháng 5 năm 1975, người Việt tị nạn bắt đầu đến định cư tại Mountain View, California và các thành phố lân cận. Mỗi năm, số người đến County (quận) Santa Clara càng đông hơn lên. Trong số ấy, có khoảng chừng vài trăm người Việt Công Giáo, họ đến dâng lễ với cha Giuse Nguyễn Văn Tịnh tại chủng viện Thánh Giuse, Los Altos. Chỉ vài tháng sau đó, số người Công Giáo đã lên đến 4-5 trăm, nên thánh lễ được dời ra nhà thờ Thánh Giuse, khu down town (phố chính) Mountain view. Ban chấp hành và các ca đoàn đã bắt đầu hình thành từ đây. Cho đến khoảng năm 1978, số người Công Giáo Việt Nam đã lên đến khoảng trên ngàn người. Do đó, sự cần thiết có thêm các thánh lễ Việt Nam vào các ngày Chúa Nhật được cử hành tại Mountain View và một số nhà thờ khác trong County: Nhà thờ Our Lady of Peace, St. Maria Goretti, và nhà nguyện St. Lucy, Campbell, v...v....

Theo anh Giuse Ngô Minh Sơn, đoàn trưởng đương nhiệm: Năm 1986, Họ Đạo Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam được tạo dựng. Các hội đoàn được hình thành nhiều hơn. Trong số đó có đoàn Liên Minh Thánh Tâm Họ Đạo Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (LMTTHĐNVCTTĐVN) được thành lập bởi cha Giuse Nguyễn Văn Tịnh. Ngài là vị Giám Đốc Tiên Khởi của đoàn. Ngài cũng chỉ định cha Đôminicô Vũ Thanh Tường (khi còn sinh tiền) làm linh mục tuyên uý đầu tiên. Ông Luca Hà Duy Tiến là đoàn trưởng thứ nhất. Sau khi gia nhập Giáo Xứ St Maria Goretti; đoàn đổi tên thành đoàn Liên Minh Thánh Tâm giáo xứ Thánh Maria Goretti. Từ những ngày đầu với vài chục đoàn viên; 26 năm sau, danh sách hôm nay--1 tháng 7, 2011--đã chính thức lên đến 140 đoàn viên.

Mục đích và tôn chỉ hoạt động:

Tuân thủ tinh thần Phong trào LMTT là duy trì và phát triển tinh thần Kitô giáo trong gia đình, trong giáo xứ, và ngoài xã hội. Vì thế nên, Đoàn LMTTGXSMG lấy lòng mến Chúa và yêu người làm căn bản cho tôn chỉ hoạt động. Thực hành tôn chỉ ấy, đoàn viên LMTT luôn luôn có cuộc sống làm gương sáng ngay trong gia đình của mình, trong giáo xứ và ra ngoài xã hội. Mỗi đoàn viên cố gắng tuân theo mệnh lệnh của Chúa Kitô cho một mục đích “Nước Cha Trị Đến” trong bổn phận truyền bá Tin Mừng Chúa Kitô Phục Sinh cho mọi người. Ngoài nhiệm vụ chung theo Thủ Bản LMTT; đoàn có 1 phụ bản nội quy mới được ban hành ngày 2 tháng 7 năm 2011 tại San Jose, California.

Nhiệm Vụ của Đoàn viên Đoàn LMTTGXSMG:

Xin tóm lược như sau: Siêng năng rước lễ, tham dự giờ chầu Mình Thánh đầu tháng, giữ những đức tính tốt, làm việc bác ái. Hàng tháng, đoàn viên cần tham dự cuộc họp và sinh hoạt của đoàn. Hàng năm, đóng tiền niên liễm. Niên liễm hiện nay là $15.00 cho đoàn và $5.00 cho Liên Đoàn. Trong tinh thần liên đới và trách nhiệm; Đoàn sẽ hân hoan đóng góp cho việc chi tiêu cần thiết của Phong Trào LMTT Trung Ương khi nào có quyết định của Trung Ương. Đoàn viên nhận thức rõ ràng rằng sư thịnh suy của đoàn tùy thuộc vào lòng trung thành của đoàn viên siêng năng chầu Mình Thánh, dự lễ, rước lễ, tham dự các phiên họp và đóng góp niên liễm.

Song song với nhiệm vụ đối với đoàn; đoàn viên nên luôn luôn có nhiệt tâm góp phần tích cực trong các hoạt động của giáo xứ.

Tóm lược các quyền lợi:

Ơn ích thiêng liêng: Chúa Giêsu ban cho 12 đặc ân của Ngài. Nhất là đặc ân thứ 12, Chúa hứa: “Vì lòng thương xót vô biên và tình ái tuất vô hạn nơi Trái Tim Ta, Ta hứa sẽ ban cho những ai chịu lễ chín ngày Thư Sáu đầu tháng liên tiếp, ơn thống hối trong giờ lâm chung và không phải chết khi linh hồn đang mất ơn nghĩa thánh, khi chưa được chịu các phép bí tích cần thiết.”

Các đăc quyền khác:

Hôn lễ: Theo thủ bản LMTT; Đoàn hân hoan giúp đỡ việc tổ chức khi được yêu cầu.

Đau ốm: Đoàn cử các diện đến ủi an thăm viếng hợp với nguyện vọng và hoàn cảnh.

Tang chế: Ngoài việc xin lễ và giúp đỡ tang quyến khi được yêu cầu; đoàn sẽ tiễn đưa đoàn viên qúa cố đến nơi an nghỉ với các nghi thức xếp hàng chào trang trọng của LMTT. Các quyền lợi được áp dụng đồng đều cho các đoàn viên mà không phân biệt mới cũ hoặc tình trạng tuổi tác sức khỏe. Riêng các đoàn viên ân nhân, phối ngẫu, hoăc tứ thân phụ mẫu đều được hưởng các quyền lợi ghi trong phụ bản nội quy.

Nếu có ai hỏi: “Đoàn LMTT giáo xứ Thánh Maria Goretti có gì nổi bật nhất?” Xin thưa: “Người viết đã là đoàn viên LMTT ở quê nhà được trên 10 năm từ khi mới 17 tuổi tròn. Lúc ấy tuổi còn xanh nên thường chưa nhận ra được những điều qúy giá cho chính bản thân cũng như gia đình Công Giáo. Sang đây, lại được vinh dự là đoàn viên của Đoàn LMTT giáo xứ Thánh Maria Goretti. Bấy giờ mới cảm nghiệm thấy một tấm gương sáng lạng của toàn thể anh em đoàn viên Đoàn LMTTGXSMG là lòng chân thành mến Chúa và luôn sống hòa hợp với mọi người. Học các đức tính tốt nơi anh em rồi áp dụng cho chính gia đình mình. Đối với giáo xứ Thánh Maria Goretti, anh em đoàn viên lúc nào cũng sẵn lòng chân thành phục vụ. Ngoài xã hội, cách chung hoặc các riêng, đoàn vẫn luôn âm thầm giúp đỡ những anh em thiếu may mắn. Đặc biệt trong những ngày mừng lễ Thánh Tâm Chúa hoặc lễ Chúa Kitô Vua quan thày của đoàn, cha linh hướng thường nhắc nhở anh em dọn lòng xứng đáng trước Thánh Tâm Chúa và hy sinh, cách riêng hoặc cùng chung đóng góp tiền của giúp đỡ những anh chị em đang gặp khó khăn.”

Theo Thủ Bản LMTT, qủa thật, như lời khen ngợi LMTT của Đức Giáo Hoàng Piô X rằng Liên Minh Thánh Tâm rất xứng đáng và đầy đủ tư cách của một hội đoàn tốt.

Ân cần giới thiệu Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Giáo Xứ Thánh Maria Goretti, một môi trường hoạt động xứng hợp với các bạn thanh niên muốn thể hiện tình thương tha nhân và các gia trưởng muốn đưa gia đình đến hạnh phúc. Được biết đoàn hiện nay có rất nhiều đoàn viên rất trẻ mến mộ tinh thần hoạt động của LMTT.

Xin mượn những câu trả lời của các đoàn viên trẻ mới tuyên hứa hôm nay làm lời kết. Được hỏi: “Tại sao anh gia nhập LMTT?” Anh Giuse Đinh Minh Giản trả lời: “Tôi thấy yêu thương là quan trọng, yêu Chúa và bác ái với người ta mà trái tim Chúa là Thánh Tâm. Còn gì hơn nữa cho bằng liên kết trong trái tim ấy. Có phải Liên Minh Thánh Tâm là vậy không?” Khi hỏi tại sao anh gia nhập Đoàn LMTTGXSMG, anh Gioan B. Ngô Diệm nói: “Em không biết nói hay mà chỉ nhìn thấy các anh đạo đức nhiều, chầu Thánh Thể xếp hàng đẹp, cộng tác với giáo xứ nữa vậy mà các anh khiêm nhường lắm.” Còn câu hỏi: “Sao anh thích chầu Thánh Thể?” Anh Vincent Trần Quốc Thiện trả lời: “Em nghe thấy có người nói thích nhìn thấy Nữ Hoàng Elizabeth chẳng hạn. Rồi có người thích bắt tay tổng thống. Nữ hoàng hay tổng thống mà đã hấp dẫn như vậy. Có người muốn được gặp họ cả ngày. Vậy Thánh Thể là chính Chúa. Chúa là Vua trên hết các vua mà. Vậy Chầu Thánh Thể là được chiêm ngắm và ở với Chúa còn gì nữa.”

Thiển nghĩ, thực hành được như những câu trả lời trên; bản thân mình sẽ thêm đạo đức, xã hội bớt đau khổ, gia đình thêm hạnh phúc. Quý ông quý anh và các bạn trẻ không thể chần chờ thêm nữa. Hãy gia nhập LMTT hôm nay.

Đoàn viên Joachim Nguyễn Văn Trạch
 
Công tác tiếp sức mùa thi của các tình nguyện viên và những tâm tình từ thí sinh.
SVCG Hải Hà
21:16 04/07/2011
Công tác tiếp sức mùa thi của các tình nguyện viên và những tâm tình từ thí sinh.

Thời tiết tại Hà Nội ngày hôm nay tương đối khó chịu, không có gió, rất oi ả nên cũng tương đối ảnh hưởng tới công tác thi cử của các em. Hiện tại với các điểm tình nguyện của Hải Hà, đa số tại nhà quý ân nhân nên tương đối đầy đủ tiện nghi, nhiều điểm tình nguyện tiếp sức còn thừa chỗ, nhiều điểm còn có thể nhận thêm được các thí sinh so với những công tác đã chuẩn bị trước đó.

Theo quan sát cũng đã có một số sự cố nhỏ như mất điện, mất nước và công tác tình nguyện nhưng tất cả được khắc phục kịp thời để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho các em Thí sinh tham dự kỳ thi.

Điều kiện ăn ở, nghỉ ngơi của các em ở các điểm tình nguyện, điểm tiếp sức (ĐTN, ĐTS) thì không có gì phải bàn, nhiều quý phụ huynh thuê khách sạn phòng VIP cho con mình chưa chắc đã có được! Vì ngoài điều kiện vật chất có đầy đủ thì tại đây luôn tràn ngập tiếng cười, tình yêu thương!, sự nhiệt tình.

Khi jHr đến nhà hai bác Diệp Liễu mới thấy được sự yêu thương vô vàn trên chúng ta! Hai bác đã dành tất cả những gì tốt nhất có thể cho Thí sinh! Bác trai luôn yêu mến và động viên mỗi người.. hai bác gái thì nhanh nhẹn lắm! thoắt ẩn thoắt hiện, luôn chân luôn tay; pha nước ngọt, nước giải khát, bổ hoa quả cho mọi người ăn! Chắc bác bận thêm nhiều trong dịp này vì nhìn thấy trên mặt bắt đẫm mồ hôi, bác luôn cố gắng giúp đỡ và làm những gì có thể cho mọi người! Trân trọng lắm tình cảm và công việc của bác, ngoài ra jhr thấy có Anna Linh (Cecilia) và Mary Liễu (Rontay) cũng tất bật cả ngày! Khu nhà thì rộng, thí sinh tại đây 18, các em tuổi trẻ chạy nhảy lung tung, đi khắp nơi nếu muốn, vì thế mà hai chị nhà ta lau nhà từ sáng tới đêm, tí lại bẩn, bẩn lại lau,, không xuể. Còn cơm nước có hai chị cùng bác lo tất cả! Mùa nóng như thế này, đứng bếp 2h đồng hồ quả là vất vả! Những món ăn phải tự tay làm, khử trùng bằng ôzôn, thuốc tím để đảm bảo thực phẩm.... jhr rất xúc động bởi sự vất vả mà hai chị đang hăng say thực hiện! Âm thầm vui cười nhưng trên ai ai cũng ướt đẫm chiếc áo tình nguyện bởi những giọt mồ hôi hy sinh đang tuôn chảy đều đều... chúng sẽ làm mát thân xác TNVs trong những công việc TSMT trong ngày tiết trời oi ả này! Nụ cười luôn hiện hữu trên môi, say sưa với công việc của mình trong một ước mong giúp các em có được những bữa ăn ngon, vừa miệng, đưa các em đúng giờ an toàn, tìm những lời nói động viên thích hợp nói với các em ...v/v... tất cả đều mong muốn các em tự tin để vượt qua một kỳ thi và đạt kết quả cao nhất, là niềm mong đợi của gia đình và của chính những anh chị TNVs.

Xem hình ảnh

Theo ghi nhận chi tiết hơn tại các điểm tiếp sức! Điểm nào cũng có các em Thí sinh Công Giáo và không theo Đạo Công Giáo, như một em nam ở Yên Bái, em Hằng (Cẩm Thúy, Cẩm Thủy, Thanh Hóa) hai em được giới thiệu đến với chương trình Tiếp sức Mùa thi của SVCG bởi một anh SVCG nhóm SVCG Nông Nghiệp. "Trước đây em có hay tới Nhà thờ! Khi đăng ký theo chương trình này, điều mà em lo nhất, không rõ nhất là liệu có sự khác biệt về sinh hoạt cũng như công tác đón tiếp hay không(?!) Nhưng ngay sau ngày thứ nhất các em đã cảm nhận được tất cả mọi sự là như nhau! Thậm chí các em được yêu thương hơn, các em thực sự tin tưởng và những lo âu ban đầu dần biến mất" - em Hằng chia sẻ.

Cũng tại khu vực Hoàng Mai có 03 em không Công Giáo đến từ Sơn La và Hà Tây (cũ), theo như PV Bắc Còm thì các em cũng có chung tâm trạng với em Hằng; "Ngày đầu tiên tại địa điểm Minh Khai có một số em không theo Kitô Giáo đã có chút lo sợ về phân biệt đối xử nên hơi e ngại cũng như ít nói chuyện với các bạn, nhưng được sự quan tâm cũng như giải đáp và tháo ngỡ vướng mắc cho các em thì ngay hôm sau sự cởi mở, nét tươi cười đã hiện ra trên khuôn mặt của mỗi em. Sau những ngày chuẩn bị để bước vào ngày thi chính thức, thì đến hôm nay các em đã bước vào cuộc chiến thật sự, một cuộc chiến có thể nói là để vượt qua chính bản thân mình và cũng là để đánh dấu bước ngoặt của cuộc đời các em."- trích lời PV. Điều đặc biệt theo ghi nhận là các em không cùng tôn giáo tại Hoàng Mai đến với chương trình TSMT-SVCG lại bởi một kênh thông tin khác, từ tổng đài tư vấn TSMT 2011 của Viettel-1068, khi các em liên hệ tới cần tư vấn thì tổng đài đã chỉ cho các em đến với các nhóm SVCG để được hỗ trợ trọn vẹn. Từ đây cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa công tác TSMT của SVCG và Thanh Niên Tình nguyện; SVCG sẽ tiếp sức tất cả bao gồm; đón tiếp, ăn, ở, đưa đón, tư vấn, hướng dẫn, tất cả mọi thứ từ khi bắt đầu đến kết thúc mỗi kỳ thi, khác với tình nguyện MHX không công giáo chỉ hướng dẫn chỉ đường, tư vấn nhà trọ, tư vấn đi lại chứ không trực tiếp nhận đưa đón và lo cho ăn ở.

Thực ra chương trình TSMT bởi SVCG đã hình thành một mô hình khép kín này từ rất lâu từ năm 2001, và nở rộ năm 2004, 2005 và đến nay, các công tác thông tin trên internet cũng nhiều nhưng do nhiều quý gia đình không có cơ hội được tiếp xúc những thông tin này, nhiều người biết nhưng có thể quên không giới thiệu cho những gia đình khác... Ghi nhận tại điểm tiếp sức số 2 Hoàng Mai và điểm Thanh Xuân, đã có một số quý vị phụ huynh không yên tâm phải lên tận nơi xem điều kiện con em mình thế nào. Khi lên tới nơi nhiều quý vị phụ huynh đã yên tâm trở về quê nhà ngay, có quý phụ huynh nán lại dùng bữa và để nói đôi lời với các bạn TNVs. Trước đó có quý vị phụ huynh đưa con tới tận nơi để giao cho các TNVs, nhưng khi biết công tác đón tiếp tại các bến xe bến tầu như thế này, quý phụ huynh nói: "Nếu tôi biết cụ thể thế này, tôi để cháu tự đi cũng được, tôi đi cũng chẳng hơn gì... mọi công tác như thế này thật quá yên tâm!"

Các em thí sinh đã trải qua hai môn thi, cũng đã thấy xuất hiện những niềm vui, nỗi buồn, sự tiếc nuối! Ghi nhận tại quận Thanh Xuân, đa số các em làm được bài, em nào cũng vui vẻ, phấn khởi các em làm được trên 80%, điểm Hoàng Mai thì có nhiều em nói là tiếc nuối, vì thế trên khuôn mặt của các em thoáng chút buồn, lo âu cho các môn thi tiếp theo.. Theo những hình ảnh ghi lại từ điểm Hoàng Mai thì hầu như các em tương đối căng thẳng và lo lắng cho kỳ thi này! Hy vọng các anh chị TNVs tìm hiểu để giúp các em bớt đi những lo âu đó. Đặc biệt tại điểm Đống Đa đã xuất hiện những giọt nước mắt, có thể các em quên một điều gì đó trong bài thi, có thể các em không làm được bài, sự tiếc nuối đã đến với các em thí sinh của chúng ta, các anh chị TNVs cũng buồn! Vì thế TNVs tìm cách để động viên các em, tìm lại sự tự tin và chờ đợt kết quả! Thực ra những cảm xúc trong mùa thi trên mỗi thí sinh muôn hình vạn trạng, có nhiều em mặc dù làm bài rất tốt, nhưng vẫn tiếc nuối vì một lỗi nhỏ, nhưng cũng không thể tránh khỏi những em làm bài không tốt... Lúc này các TNVs sẽ là người với công tác trấn an, động viên các em là điều trên hết; chia sẻ, tâm sự, vỗ về như những người bạn động viên nhau khi gặp khó khăn, tất cả các TNVs đã được chuẩn bị điều này từ trước.

Với các điểm tình nguyện! Trong thời tiết nóng! Vì thế các giờ cầu nguyện đã được ban phụng vụ (bởi anh Jos. Bùi Văn Phúc) thảo ngắn gọn hơn, mang ý nghĩa cảm tạ, cầu nguyện, tín thác, sẻ chia, hy vọng.. những lời cầu nguyện nhằm đẩy lên tinh thần tự tin vào kiến thức của mình... để các em yên tâm thử sức với mùa thi. Cầu nguyện giúp các em bớt đi những lo âu, căng thẳng không cần thiết, và xin Thiên Chúa ban trên các em những ơn thiêng liêng để sử dụng những kiến thức mình đã được học hiệu quả và thành công trên bài thi của mình. Những lời chia sẻ, khuyên dạy không được áp dụng vì chỉ tăng áp lực mùa thi, thay vào đó để các em tự do sinh hoạt, nói chuyện vui chơi với TNVs và với nhau được thoải mái... không lạm dụng thời gian để bắt các em phải nghe những câu chuyện, hay chia sẻ của TNVs quá nhiều, vì thực ra lúc này các em cũng chẳng muốn nghe, điều các em lo nhất là kỳ thi của mình. Hiểu được tâm lý đó từ các năm trước nên năm nay những công tác này TNVs đã hạn chế và tìm cách động viên các em tự tin, tin tưởng để tham gia kỳ thi thật tốt.

Đợt tình nguyện đã đi được 2/3 quãng đường! Những niềm vui, nỗi buồn, kỷ niệm đã bắt đầu hình thành, các em đã quen nhau thân thiết, gần gũi với các TNVs hơn! Và TNVs cũng đã đang dần hoàn thành sứ vụ đã lãnh nhận với đợt 1 này!

Tất cả vẫn đang hướng về kỳ thi của các em trong tình thần hiệp thông cầu nguyện, trông đợt một kết quả tốt, một niềm vui mới sắp tới với các em thí sinh vinh thắng trong kỳ thi ĐH đợt 1 này.

Nguyện xin Thiên Chúa ban trên các em nghị lực vượt qua kỳ thi, Nguyện xin Chúa ban thêm sức khỏe, nhiệt tâm trên mỗi TNVs để chúng con thực sự trở thành người bạn với mỗi thí sinh trong mùa thi năm nay.

Truyền thông SVCG Hải Hà.
 
Dòng Thánh Tâm Huế dâng lễ cầu nguyện cho các thí sinh đại học
Đam Nguyên
23:39 04/07/2011
DÒNG THÁNH TÂM HUẾ DÂNG LỄ CẦU NGUYỆN CHO CÁC THÍ SINH ĐẠI HỌC

HUẾ, Việt Nam – Mở cửa đón nhận các thí sinh và phụ huynh vào lưu trú trong nhà Dòng từ ngày 30/7, Dòng Thánh Tâm thuộc Tổng giáo phận Huế còn tổ chức dâng mỗi Thánh lễ trước ngày thi tuyển sinh vào đại học của mỗi đợt, để cho các thí sinh tham dự và cùng cầu nguyện với họ.

Xem hình ảnh

Tại nhà thờ giáo xứ Bến Ngự cũng là nguyện đường của Dòng Thánh Tâm, trong 2 Thánh lễ ban sáng và ban chiều của ngày Chúa Nhật, 3/7, các linh mục của Dòng đã thông báo và mời gọi cộng đoàn giáo dân đến tham dự và hiệp thông cầu nguyện cho các thí sinh trong Thánh lễ thứ ba. Hai Thánh lễ trước đó, ngoài các tu sĩ nam nữ còn có đông đảo giáo dân trong và ngoài giáo xứ đến tham dự.

Tu sĩ Linh mục Giêrônimô Êmilianô Nguyễn Minh Liên, Phó Tổng phụ trách Dòng Thánh Tâm, đã dâng Thánh lễ đặc biệt vào lúc 7 giờ tối Chúa Nhật, ngài nói với khoảng 300 thí sinh tham dự rằng: “chúng ta dâng lễ tạ ơn Thiên Chúa, cầu nguyện cho mình có sức khỏe tốt, có tâm lý và tinh thần thoải mải, được thông minh sáng suốt trong những ngày thi để làm bài đạt kết quả tốt nhất”.

Cha Minh Liên giải thích thêm rằng, các thí sinh đã trải qua 12 năm học phổ thông đầy lao nhọc và vất vả, gia đình các em cũng chịu nhiều tốn kém chi phí cho các em ăn học, giờ đây cánh cửa vào đại học là một bước ngoặt rất lớn cho tương lai đời mình, chúng ta cần cầu nguyện cho các em và gia đình, cho kỳ thi được an toàn, công bằng và tiết kiệm chi phí cho người dân.

Dựa theo Tin Mừng Chúa Nhật thứ 14 mùa thường niên, Cha Minh Liên nhấn mạnh yếu tố đức hạnh nơi con người, đó là sự hiền lành và khiêm nhường theo gương Chúa Giêsu. Vị linh mục khẳng định rằng, cho dù có đỗ đạt cấp bậc cao trong đàng học vấn mà không có đức hạnh thì sẽ không có sự bình an trong tâm hồn và không hạnh phúc trong cuộc sống. Cha mời gọi các thí sinh và các bậc phụ huynh đang mang gánh nặng của công ăn việc làm, của áp lực học hành thi cử, thì “hãy đến cùng Chúa để Ngài thêm sức và bồi dưỡng cho”.

Nguyện đường của nhà Dòng hầu như không còn chỗ trống. Thánh lễ diễn ra cách trang nghiêm sốt sắng với các bài hát lễ cộng đồng. Các bài đọc sách thánh, hát đáp ca và lời nguyện tín hữu do chính các thí sinh đảm trách. Người ta thấy có nhiều sinh viên đã đến hiệp dâng Thánh lễ để cầu nguyện cho các thế hệ đàn em của mình. Thánh lễ còn có sự hiện diện của một số thí sinh và phụ huynh không Công Giáo, họ trú ngụ trong nhà Dòng và cũng hiện diện trong nhà thờ để cầu nguyện với Đấng Toàn Năng, Đấng Thông Minh Tuyệt Đối mà xưa nay họ quan niệm là “Ông Trời”.

Bác Phêrô Nguyễn Trung Điệp, đại diện cho các phụ huynh đưa con đi thi, phát biểu cuối Thánh lễ rằng: “Mỗi người đến từ nhiều địa phương khác nhau, mặc dù xa lạ nhưng không ai cảm thấy bơ vơ nơi đất khách quê người, vì đã được nhà dòng Thánh Tâm quan tâm ưu ái, chăm lo cho nơi ăn chốn nghỉ, đặc biệt là đã dâng Thánh lễ tối nay để tạ ơn tình thương của Chúa và cầu nguyện cho con em chúng con”.

Bác Điệp đến từ tỉnh Nghệ An tin rằng các thí sinh và phụ huynh của các em đã cảm nhận được tình thương bao la của Thánh Tâm Chúa nơi Cha Bề trên, Quý Cha và Quý Thầy qua việc tạo mọi điều kiện giúp đỡ cách này hay cách khác. “Ân tình sâu nặng này, chúng con chỉ biết tri ân và xin Chúa ban nhiều ơn lành cho Nhà Dòng”, ông Điệp nói.

Sau Thánh lễ, Tu sĩ Giuse Nguyễn Văn Khánh, thành viên ban điều hành mục vụ mùa thi 2011, lưu ý các thí sinh ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, đi thi đúng giờ và không quên mang theo những giấy tờ cần thiết. Thầy Khánh cũng nhắc nhở các em một số vấn đề trước, trong và sau khi làm bài thi để đạt được kết quả cao nhất.

Nhà Dòng đã chuẩn bị 2 xe ôtô và một đội ngũ xe máy để đưa và đón các thí sinh từ Tu viện Thánh Tâm đến tận các địa điểm thi. Nhiều thí sinh mượn xe đạp để tự đi, hoặc được hướng dẫn để đi bộ vì địa điểm thi của các em tọa lạc rất gần với Nhà Dòng.

Vừa lo đưa đón các thí sinh đi thi đợt thứ nhất trong hai ngày 4-5/7, các Tu sĩ tiếp tục đón nhận các thí sinh đến xin lưu trú trong Dòng để tham dự đợt thi thứ hai sẽ diễn ra vào hai ngày 9-10/7. Ban điều hành cho biết, những năm trước số lượng thí sinh của đợt thi thứ hai thường đông hơn nhiều so với đợt thi thứ nhất, do vậy những người phục vụ sẽ vất vả hơn. Tuy nhiên, các Tu sĩ đưa ra phương châm của họ là “phục vụ hết khả năng và điều kiện có thể” để giúp cho các sĩ tử được an tâm dự thi tại kinh thành cổ kính, cố đô nước Việt mình.

Đam Nguyên
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tôn Giáo và cái ách cộng sản
Bảo Giang
17:25 04/07/2011
“Tôn Giáo dưới ách cộng sản”. Là những câu chuyện, hay những bài viết kể lại những nỗi khốn khổ, bất hạnh mà người có tín ngưỡng phải gánh chịu thêm khi sống dưới chế độ cộng sản mà không một người nào không nghe biết. Gọi là gánh chịu thêm bởi vì, ngoài việc phải chấp nhận chung một số phận bất công là bị tước đoạt hết sự Tự Do, Nhân Quyền, Công Lý…. như những người công dân khác, người theo một tôn giáo còn phải chịu thêm một sức ép, một gánh nặng ghê gớm khác đè lên trong sinh hoạt thường nhật của họ. Đó là những cấm cản, ngăn trở, những ức chế cách này hay cách khác từ chủ thuyết, từ chế độ, từ tổ chức vô thần, vô tín ngưỡng luôn tạo ra cho cuộc sống tinh thần của họ. Nhưngcái ách cộng sản là cái “ách” gì?

“Ách” là một đoạn (khúc) gỗ được tạo hình dáng hơi cong, to chừng bắp đùi, được bào trơn các góc cạnh, chiều dài của nó vào khoảng 1.8 đến 2.2 mét ( tôi phỏng chừng như thế) được sử dụng như là một cái cùm lớn, đặt lên cổ hai con trâu hay bò để buộc chúng làm những công việc nặng nhọc như kéo cày, kéo xe. Đón gách là chỉ hành động đặt ách lên cổ hai con vật đứng ngang nhau, mỗi con vào một bên. Chúng bị khóa chặt vào ách bằng hai cái chốt dài, khá lớn nằm xuyên qua cái ách từ trên xuống hai bên cần cổ con trâu, bò. Hai cái chốt này còn nhiệm vụ khóa, giữ chặt sợi dây nhợ có bản lớn vòng qua ở phía dười cổ con vật, để chúng không có cách nào thoát ra khỏi cái ách trong lúc kéo cày, kéoxe. Đã thế, chúng phải cùng đi, cùng cày, cùng kéo xe theo lệnh là cái roi trong tay nguòi điểu khiển. Không thể có tình trạng một con kéo một con nghỉ.

Chúng phải kéo cày bao nhiêu giờ một ngày và trọng tải của chiếc xe bò đặt lên mình chúng là bao nhiều?

Thưa thật với bạn thế này, tôi xuất thân từ đồng quê, nhưng chưa bao giờ biết đóng ách trâu hay bò để cho nó kéo xe, kéo cày. Nhưng tôi đã có dịp nhìn thấy ngưòi ta đóng ách cho trâu, bò để chúng kéo cày, kéo xe. Về thời gian cày thì tùy theo, có khi vài ba tiếng thì ngưòi ta tháo ách cho trâu, bò nghỉ một lúc, nhưng đôi khi vì nhu cầu phải cày cho xong thửa ruộng thì thời gian kéo cày sẻlâu hơn và lúc nghỉ, chủ nhân chỉ hút vội điếu thuốc lào là lại “ách”, nghĩa là lại ra lệnh cho cặp trâu bò tiếp tục công việc. Như thế thật khó kể thời gian lắm. Nói thế không có nghĩa là người ta không nương con trâu con bò của mình đâu. Nhưng vì công việc đồng áng đòi hỏi cho kịp vụ mùa mà trâu bò chịu khổ nhiều hơn những ngày tháng khác.

Còn về trọng tải của chiếc xe ư? Chẳng ai cân đo bao giờ, và cũng chẳng có sách vở nào ghi về trọng tải của chiếc xe bò là bao nhiêu. Thường họ chỉ ước chừng thôi, cứ chất thóc lúa lên ngang thành xe, lúc chuyển bánh thấy trâu bò chân vẫn đứng thẳng được là…. đi! Khi nào nó bị xa lầy hay qụy xuống thì tính sau.! Tuy thế, bạn chả nên trách những người nông dân này có máu lạnh. Tôi đã thấy họ khóc khi con trâu, bò đau yều vì lao nhọc qúa mức. Hay bất chợt chiếc xe bị xa lầy và con trâu không đứng lên được nữa. Nói cách khác, họ không vui gì khi những con vật này phải lao nhọc qúa mức. Nhưng không có cách chọn lựa khác. Theo đó, cái roi họ cầm trong tay khi điều khiển trâu bò kéo cày, kéo xe là để giữ cho chúng đi đều nhịp bước hơn là cái roi hận thù của người đối vói chúng.

Ngày nay, nhờ khoa học tiến bộ, nông cơ được đem về đồng ruộng, các phương tiện chuyên chở được cài tiến nhiều, nên đa phần trâu bò ở trên thế giới đã được giải phóng khỏi những công việc lao nhọc này, trừ ra các nước còn nghèo và chưa phát triển, như ở Việt Nam và một số nước ở vùng Đông Nam Á, Nam Mỹ. Tả thế, tôi đóan là bạn sẽ thương cảm cho những con vật này nhiều lắm nhỉ?

Thương là phải, nhưng đây chỉ là hình ảnh để bạn có thể qua đó, nhìn ra cái ách mà cộng sản khoác lên cổ người dân ta mà thôi.Trong thực tế, cái ách mà cộng sản khoác lên cổ dân ta còn nặng nề, khốn nạn gấp trăm lần cái ách mà người nông dân khoác lên cổ con trâu hay con bò trong những ngày mùa. Nó nặng nề khốn nạn ngay từ những khác biệt cơ bản giửa nhân bản tính của người nông dân cầm cái roi và đảng tính của người cộng sản.

1. Thường thì con người không có lòng thù hận với loài vật, đặc biệt là với trâu bò, những gia súc đã phụ giúp trong đời sông lao động của người. Cái roi trong tay ngừời nông dân cần có để nhắc chừng cho một công việc, không đem theo lòng thù hận. Nhưng con dao mã tấu trong tay ngưòi đoàn đảng viên Việt cộng, trong tay Hồ chí Minh đối với đồng bao ta là một hận thù sâu sắc.

2. Người nông dân không hãnh diện, không tỏ ra có uy khi cầm cái roi vụt lên lưng con trâu hay con bò. Nên họ không làm công việc này thường xuyên trong thích thú. Không làm vì niềm vui lẽ sống! Cộng sản đối với con ngưòi thì ngược lại. Con dao mã tấu, cái roi điện trong tay đoàn đảng viên phải là một hãnh diện lớn, là uy quyền lớn. Nó đòi sự khuất phục khi chém vào cần cổ nhân dân. Nó là lẽ sống của cộng sản. Vỉ không còn khủng bố nhân dân, cộng sản không còn lẽ sống!.

3. Người nông dân không đóng ách vào cổ con cái hay thân nhân của mình, nhưng là vào cổ những con vật có sức mạnh để nó phụ cho những phần việc lao nhọc với lòng biết ơn chúng. Cộng sản cũng không đóng ách vào cổ con mình, nhưng đóng tất cả mọi loại ách vào cổ nhân dân, thân nhân, có khi là cà cha mẹ nữa, để đày ải những thành phần nhân bản này phải nhận chịu một cuộc sống như tôi đòi, như nô lệ, hoặc như tội phạm và hứng chịu mọi bất công từ tinh thần cũng như vật chất do chúng tạo ra với lòng độc ác.

Như trên tôi đã nói, ngày nay, những cái ách đặt lên cổ con trâu con bò người ta chỉ bắt gặp ở những nước chưa phát triển, nghèo đói và chậm tiến. Cũng thế, cái ách cộng sản cũng chỉ có cơ hội đến và tồn tại một thời gian ở những nước nghèo đói và chưa phát triển mà thôi. Nó không thể tồn tại trong những quốc gia có trình độ văn hóa và nhận thức cao. Đó là định luật của đào thải để đưa đến tiến bộ.

Khi F. Engels và K. Marx đưa ra thuyết cộng sản, nó đã làm chao đảo cuộc sống của xã hội. Nhiều kẻ cho đó là một cứu cánh cho xã hội thoát khỏi cái ách của Phong Kiến quân quyền, nên đã tiếp tay truyên truyền và đem vào thực hành cái lý thuyết này. Kết qủa, khi chưa có thực nghiệm sống dưói chế độ cộng sản, ngưòi ta không thể nào hiểu được giá trị của Tự Do, Nhân Quyền, Công Lý… hoặc không thấu hiểu được triết lý trong đời sống đạo đức, luân lý của gia đình, của tôn giáo.

Đến khi bị áp đặt dưới sự kiểm soát của cộng sản người ta mới hiểu ra rằng: Tất cả những mất mát về Tự Do, về Nhân Quyền, về Công Lý, về tài sản của nền đạo hạnh trong gia đình, trong xã hội mà con ngưòi đã cố công, dù duới chế độ phong kiến, ra sức xây dựng, là không thể nào bù đắp được. Bởi vì nó đã tước đoạt mất quyền sống của con ngừời. Nó là một thứ bạo lực đẩy con người trở về đời nô lệ. Nó là cái ách thống khổ mà cộng sản đóng lên đầu, lên cổ của con ngưòi không một lúc ngơi nghỉ và buộc con người phải đi dưới mệnh lệnh chết của sự tước đoạt vô nhân tính. Đó chính là cái ách tàn bạo hơn tất cả mọi loại ách của phong kiến chuyên chế và thời kỳ thực dân góp lại. Tuy nhiên, trong tất cả mọi mất mát ấy, tôi cho rằng chủ trương phá bỏ nền tảng luân lý của tôn giáo là cái cách tồi tệ, nguy hại và tàn phá đời sống con nguòi nhiều hơn tất cả những cái ách khác cộng lại.

Nó tác hại vì con người sẽ mất dần ý niệm đạo đức trong Tôn Giáo là một ý niệm khởi nguyên trong chuỗi những nhận thức để biết vềsự kiện thiện hay ác trong đời sống. Từ đó, nó xóa mờ dần đi khả năng phán đoán về sự thật, về công lý, về gỉa dối, về đa trá. Rồi nó tự tạo ra những phương thức, ngôn từ gỉa dối mà người nói không còn biết mình đang nói dối. Tệ hơn, nó dẫn đưa con người trở lại cuộc sống hoang dã, tìm mồi trongbạo hành, chết chóc. Không còn ý niệm về luân lý khi hành động.

Thật vậy, với ngưòi Công Giáo, ý niệm về tôn giáo, về sự tội đã bắt nguồn từ đoạn kinh thánh trong sách Sáng Thế Ký, thuật về câu chuyện ông Adong và bà Eva thấy xấu hổ,biết thiện, biết ác sau khi họ ăn trái cấm: “Thiên Chúa gọi con người và hỏi:"Ngươi ở đâu? "Con người thưa: "Con nghe thấy tiếng Ngài tron gvườn, con sợ hãi vì con trần truồng, nên con lẩn trốn." ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa hỏi: "Ai đã cho ngươi biết là ngươi trần truồng? Có phải ngươi đã ăn trái cây mà Ta đã cấm ngươi ăn không? "( Gn 3:9-11) Rồi ngay sau đó sự tội đã xâm nhập vào thế gian qua sự kiện Cain giết em mình là Abel để đưa đến câu hỏi đau thương, nhức nhối cho kẻ phạm tội, nếu như kẻ phạm tội còn ý niệm thiện, ác (tôn giáo) Thiên Chúa phán hỏi Ca-in: "A-ben em ngươi đâu rồi? " Ca-in thưa: "Con không biết. Con là người giữ em con hay sao? " ĐỨC CHÚA phán: "Ngươi đã làm gì vậy? từ dưới đất tiếng của em ngươi đã kêu tới ta” ( Gn 4: 9-11). Nhưng ở chiều ngược lại, câu hỏi ấy có cũng bằng không nếu như kẻ phạm tội đã không còn ý niệm luân lý và tôn giáo, không còn biết phân biệt thiện ác ở trong lòng y. Đó chính là tai hoạ.

Đối với những người không hề nghe biết đến đoạn kinh thánh này thì sao. Ý niệm về tôn giáo có phát khởi trong lòng họ hay không?

Tôi tin rằng, ngay từ khì có một người nam và một người nữ muốn, rồi sống gắn bó với nhau, dùhọ chưa có ý niệm về việc tổ chức thành tập thể, thành bộ lạc, thành xã hội thì ý niệm về thiện ác, về xấu hổ, về tội lỗi là những ý niệm tôn giáo đã phát sinh ở trong lòng họ. Nó phát sinh ngay từ lúc họ chỉ vào người nam hay người nữ và bảo rằng: Người nam ấy, người nữ ấy là của tôi. Xin đừng lấy ra khỏi tay tôi. Những đứa bé ấy là con cái của chúng tôi, thuộc về chúng tôi. Chúng tôi phải bảo vệ cho nhau. Trong ý thức bảo vệ che chở ấy, phát sinh ý niềm về quyền tư hữu. Cùng lúc sự mặc cảm, xấu hổ, hay ý niệm tội lỗi, biết đúng, biết sai sẽ phát sinh nếu như người này muốn chiếm đoạt lấy cái thuộc về người khác bằng bạo lực, hay bằng sự lừa dối. Đó là ý niệm khởi nguyên về luân lý tôn giáo. Nó còn đến trước ý niệm về sự thưởng phạt.

Theo đó, ý niệm về Tôn Giáo là một ý niệm khởi nguyên từ khi có con người. Nó phát sinh một cách tự nhiên (như những người chưa bao giờ biết đến sách Sáng Thế Ký) rồi được hệ thống hóa, biến thành lề luật sống. Hoặclà từ lề luật, (qua sách Sáng thế Ký, lệnh cấm ăn trái cấm) biến thành sự ràngbuộc êm ái tôn trọng nhau. Cả hai đều quy về một mục đích duy nhất là giải thoát con ngưòi khỏi những gian trá, tội lỗi để đưa con ngưòi vào một cuộc sống an vuivà đem lại hạnh phúc cho con ngưòi. Dẫu rằng lúc ấy con nguòi chưa đặt ra câuhỏi chết rồi mình sẽ đi đâu?

Như thế, ý niệm về Tôn Giáo là một ý niệm tốt đẹp nhất cho con người. Vì từ ý niệm tôn giáo đã phát sinh ra ý thức Đạo Giáo. Đạo trở thành Đường, thành hướng đi phát khởi từ Tâm nguyện, rồi được xây dựng, hệ thống hóa thành Đạo để hướng, đưa con người tới đích Chân Thiên Mỹ. Xa lánh cái ác và làm điều thiện theo nhân bản. Nói cách khác, ý niệm Tôn Giáo chính là gốc sinh ra nền tảng của luân lý học, đạo đức học, Kitô học, Phật học, Khổng học, Nho học… Rồi thành Đạo, làm căn bản cho đời sống an vui của con người. Là một tài sản vô giá của nhân loại và là nền tảng của mọi tư duy lương thiện và hướng thiện. Nghỉa là, người có tín ngưỡng là ngươi đi theo một tôn giáo rồi nhờ đời sống Tôn Giáo hướng dẫn bản thân mình tìm đến đích Chân Thiện Mỹ. Hành sử Đạo trong tình Bác Ái, Hỷ Xả theo nhân bản tính tự nhiên hay lề luật. Từ đó, Đạo trở thành lẽ sống Nhân Bản của Con người. Đạo có khả năng triệt tiêu những tệ nạn của xã hội, giảm thiểu những thói hư hèn của cá nhân và san bằng những bất công dối trá trong xã hội.

Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ 20, lý thuyết cộng sản và biện chứng duy vật ra đời đã làm chao đảo đời sống luân lý của xã hội. Nó đối nghịch trực tiếp với ý niệm về tôn giáo và lật ngược luân lý nhân bản xã hội. Coi tôn giáo (ý niệm thiện, ác) như là một loại thuốc phiện để ru ngủ con người và nó chối bỏ sự hiện hữu của thần linh. Chủ thuyết này đã biến thành hệ thống lãnh đạo nhà nước cộng sản tại Liên Sô, mau chóng lan rộng ra khắp Âu Châu và có khả năng khống chế các quốc gia kém mở mang. Đến sau đệ nhị thế chiến, cộng sản đã gây được một thế lực hùng mạnh và có thể áp đảo thế giới bằng những khẩu hiệu như “ tiến lên thế giới đại đồng” nghe ra rất dễ lôi cuốn những quôc gia chưa phát triển tham gia vào vùng ành hưởng và thần phục chủ thuyết này. Kết qủa, vì chối bỏ ý niệm thiện, ác trong tôn giáo, xa rời nền luân lý, đạo đức xã hội, chủ thuyết này sớm bộc lộ nét vô đạo trong những cuộc tàn sát mang tính cách diệt chủng vói nhân loại ngay tại gốc sinh là Liên Sô và sang đến TâyBan Nha (1931) và các quốc gia Đông Âu.

Lúc ấy, thế giới đã lên án cộng sản trong nỗi lo âu. Một sự lo âu trong thụ động, chống đỡ hơn là tìm cách giảì trừ. Ngoại trừ một quan niệm rắn rỏi, vững chắc của Đức Pio XI với nhận định là:” Chủ nghĩa xã hội và cộng sản xem ra tưởng chừng hùng mạnh, vững chắc lắm, nhưng chẳng bao lâu sẽ thấy cái cơ cấu đó không có nền tảng vững chắc, chúng sụp đổ liên tục một cách thảm hại, như số phận của bất cứ cơ cấu nào không dựa vào hòn đá góc tường duy nhất là Chúa Giêsu Ky-tô.” Và đó chính là cơ sở để vào ngày 10 tháng3 năm 1931, Ngài ban hành Tông thư Thiên Chúa Cứu Chuộc (Divini Redemptoris). Tông thư này được coi là nền tảng học thuyết bác bỏ chủ nghĩa Cộng sản. Chính sự can đảm, sắc bén trong sự phân tích về chủ nghĩa Cộng sản của Ngài đã cung cấp những cơ sở lý luận cho khuynh hướng chống Cộng sản của học thuyết chính trị - xã hội của Tòa thánh cho đến những năm đầu công đồngVatican II.

Khơi nguồn từ Tông Thư Thiên Chúa Cứu Cuộc, và để bảo toàn ý niệm về tôn giáo, về thần linh, về luân lý và sự thanh thiện củagiáo hội, Đức cố Giáo Hoàng Pio XII đã ban hành Sắc Lệnh về tà thuyết cộng sản năm 1949, nghiêm cấm tất cả mọi tín hữu Công Giáo, không trừ ai, truyệt đối không được tham dự vào những việc như cổ võ, sinh hoạt với thuyết cộng sản. Trong đó, điều số 4 đã quy định như sau.

(Q.4- If Christians declare openly the materialist and antichristian doctrine of the communists, and, mainly, if they defend it or promulgate it, “ipso facto”, do they incur in excommunication ("speciali modo") reserved to the Apostolic See? R. Affirmative). Đó là điều khoản công bố áp đặt vạ tuyệt thông cho tất cả những người Công Giáo nào hợp tác với các tổ chức Cộng Sản. Theo đó, tất cả những tín hữu nào bảo vệ hay cổ võ học thuyết Cộng sản thì"đương nhiên" bị khai trừ khỏi Giáo Hội. Nghĩa là không cần phảỉ có các đấng bản quyền công bố sự khai trừ này. Tự ngưòi sinh hoạt vời cộng sản biết mình đã không còn thuộc về giáo hội công giáo theo giáo triều Roma nữa. Đây là điều khoản xác định, không thể cò một chút nghi ngờ nào về tính cách pháp lý/ án vạ của điều khoản này.

Ngày nay dầu không muốn, không thích hay kể cả những kẻ chống đối giáo hội Công Giáo cũng đều phải công nhận một điềulà: Nhân loại đã thoát được tai kiếp cộng sản vô thần thống trị thế giới, một phần lớn là do ảnh hưởng từ Sắc lệnh về tà thuyết cộng sản đã được Đức Pio XII công bố vào năm 1949. Sắc Lệnh này về mặt xã hội thì được coi là một bức tường thành kiên cố ngăn chặn làn sóng đỏ lan truyền đi khắp nơi và dồn cộng sản vào cuộc tự hủy diệt. Về mặt đời sống thi bảo vệ vững chắc ý niệm về tôn giáo trong từng cá nhân và bảo vệ sự thánh đức tinh tuyền của Giáo Hội.

a. Vời cộng đồng nhân loại:

Trong lúc cả thế giới còn bàng hoàng lo sợ vì con quái vật cộng sản xuất hiện và trở thành hiện tượng dũng mãnh như sẵn sàng nuốt trửng cả thế giói vào ái bụng gian ác của nó. Giáo Hội công giáo, dù không có một tấc sắt trong tay đã trở thành một vị tướng kiệt xuất của thời đại, đưa ra một hưóng đi, vẽ ra một con đường ngay chính để đưa thế giới thoát khỏi tay thần gian trá cộng sản bằng cách: Bày tỏ một thái độ mạnh mẽ, bảo vệ ý niệm thiện ác trong tôn giáo và bảo vệ sự thánh đức của Giáo hội. Công khai đặt để lý thuyêt này cũng như những sinh hoạt của nó ra ngoài vòng sinh hoạt thường nhật trong đời sống của xã hội.

Thật vậy sau khi đã công bố sắc lệnh về tà thuyết này. Vào tháng 6 1951. Đức Pio XII trong thông điệp Evengeli Praecones (Sứ giả phúc âm) Ngài đã huấn thị cho thế giới công giáo là:”tuyệt đối phải ngăn ngừa mọi dân tộc khỏi bị tiêm nhiễm tà thuyết cộng sản lầm lạc và nguy hại, phải giải phóng dân chúng khỏi ách nô lệ của một thứ lý thuyết đang đặt ra mục đích buộc sinh hoạt của con người vào sự khoái lạc của thế giới hiện đại..”

Riêng ở Á châu, sau khi cộng sản chiếm được lục địa Trung Hoa, ngày 20 tháng 11-1 năm 1950, Trung cộng phát động phong trào Tam Tự Lập, muốn tách rời giáo hội công giáo ở Trung cộng ra khỏi Giáo Triều Tông Truyên ở Roma. Năm 1954, Đức Giáo Hoàng Piô XII ra một thông điệp cấm tham gia Tam Tự Lập. Năm 1957, Hội Công giáo Ái Quốc tại Trung cộng ra đời, tổ chức bầu giám mục và xin Rôma phê chuẩn. Tháng 6 năm 1958, Giáo hoàng kết án đích danh hội Ái Quốc và không chấp nhận những việc làm của tổ chức gỉa hiệu này..

Dĩ nhiên, với sắc lệnh năm 1949 và những việc cương quyết đối với kiểu gỉa hiệu Tam Tự Lập ở Trung cộng. Lúc đầu có nhiều ngưòi cho rằng sắc lệnh này qúa khắt khe và có phần bất công với một lý thuyết được gọi là duy vật biện chứng vừa phát sinh trong cộng đồng thế giới. Nhưng sau khi chứng kiến những cảnh tàn sát sinh mệnh con người một cách qúa dã man từ Liên Sô sang Âu Châu, rồi vào Trung cộng, Việt Nam,mọi ngưòi đều nhìn ra được Nguồn Thật và Sức Mạnh đã đến từ Sắc lệnh của Đức Pio XII. Đó là sự đứng dậy của ý thức tôn giáo để diệt trừ căn tính gian ác từ tà thuyết này.

b. Mặt cá nhân

Sắc lệnh năm 1949 đã đặt các tìn hữu công giáo vào một cuộc chiến trực diện với lương tâm của chính mình. Một là trung thành đi theo sự hướng dẫn của giáo hội để giữ lấy ấn tín của đưc tin trong sự hiện hữu của Thần Linh. Xa lánh, không tham dự vào bất cứ một sinh hoạt nào của tà thuyết này đẻ ra. Hai là bước vào vũng bùn hôi tanh, dứt bỏ ý niệm tội lỗi trong đam mê, đi theo sinh hoạt của các tổ chức phản thần linh do lý thuyết này thực hiện. Không có trưòng hợp một chân bên tả một chân bên hữu.

Kết qủa, lương tâm hướng thiện của ngưòi công giáo đã chiến thắng. Tuyệt đại đa số những người công giáo đã từ bỏ, hoặc lánh xa những sinh hoạt đầy gian dối của tổ chức cộng sản, dù chính bản thân của họ và gia đình nhiều khi đã bị đẩy vào trong sự nghèo đói, gặp khó khăn về mặt kinh tế trong những nơi mà cộng sản nắm quyên, Nhưng trong các nước mà cộng sản chưa đến như Pháp Ý, tây Đức, Bỉ…và các quốc gia khác thì đã có hàng triệu tín đồ công gíao từ bỏ các sinh hoạt của cộng sản. Việc thiếu hụt trầm trọng các cánbộ cũng như không kết nạp thêm được các đoàn đảng viên mới mà các đảng cộng sảnở những nơi này rơi vào thế bị cô lập, và đi vào cuộc tự hủy. Đưa đến cuộc sụp đổ đồng bộ vào năm 1989.

Tuy thế, cũng có một số kẻ tự cho mình là cái túi khôn bằng cách đi hàng hai. Lao đầu theo cộng sản với những gian ác của chúng, chống lại giáo huấn của giáo hội., Thành phần này ở đâu cũng có. Về số lượng người ta có thể đếm được trên đầu ngón tay. Thi dụ như ở Việt Nam, một nhóm có tên gọi là “ hội công giáo yêu nước” được lãnh đạo bời “ tứ nhân bang” Huỳnh côngMinh, Trương bá Cần, Phan khắc Từ, Vương đình Bích… Nghe thì lừng lẫy nhưng chính gia đình, là gốc sinh ra họ thì cũng đã từ chối sự hiện diện của họ trong những ngày lễ, họp mặt của gia đình từ lâu. Trong nhóm này, đảng viên Trương bá Cần đã đi theo Kark Marx cách đây vài năm. Phan khắc Từ, Huỳnh công Minh dù đã chối bỏ sự hiện hữu của Thần Linh khi trở thành đảng viên đảng cộng sản nhưng vẫn cố bám lấy cái áo linh mục của công giáo để thi hành những thủ đoạn tiêu diệt nền luân lý, đạo hạnh của tôn giáo theo lệnh của đảng cộng.

Vậy những ngưòi đã gia nhập đảng công sản còn tư cách là người công giáo hay không?. Nếu không tại sao không công bố?

Theo luật, những người này đã bị khai trừ ra khỏi giáo hội bởi Sắc Lệnh 1949 mà không cần phải có đấng bản quyền công bố việc khai trừ này. Nghĩa là, việc khai trừ đương nhiên có hiệu lực ngay khi họ gia nhập vào đảng cộng sản. Như thế, từ bản chất, họ không còn là ngưòi Công Giáo (nếu luật vẫn còn dược áp dụng) thì nói chi đến cái “phẩm hàm” và “ năng quyền” Linh Mục của giáo hội Thiên Chúa Gìao trước kia đã trao cho họ. Họ có đeo vào ngưòi thì cũng như là món hàng gỉa hĩệu. Nhưng cộng sản lại không bỏ lỡ cơ hội, chúng dùng những món hàng gỉa hiệu này như là một thứ ách tối độc ác để khoác lên cổ người dân trong mưu toan triệt hạ niềm tin tôn giáo, và phá hủy truyền thống đạo đức, lành thánh của giáo hội bằng kế sách” dùng mỡ heo để rán thịt heo”. Một kế sách ác độc và tỏ ra khá lợi hại vì chúng đã cài cắm được một số nhân sự vào trong những sinh hoạt cũa tôn giáo. Nó gây ra tác hại vì không có thông tin mở rộng nên người công giáo không thể nắm vững được tin tức, hay không được giải thích rộng rãi về những điều luật của sắc lệnh năm 1949. Riêng các Đấng Bản Quyền, dưới áp lực của cộng sản và ngay cái tổ chức này, chưa thể công khai hóa Án/Vạ với họ. Tuy nhiên, ngày ấy phải đến. Cái ách này phải bị bẽ gẫy, dẹp bỏ.

Riêng trong lúc này, xem ra là lúc vinh hoa của Giuđa khi Y cầm ba mười đồng bạc. Nhưng thời gian chẳng là bao! Vì nó là cái giá của phù vân, và vì sau đó, nó đi thắt cổ! Lời trong sách Thánh còn đây “thà nó đừng đinh ra thì hơn “( Mc14-21) Dĩ nhiên, câu nói này không phải là sự nguyền rủa cá nhân những người này, nhưng là việc lên án cái tệ hại của sự phản bội. Nhất là việc phản bội sự Chân Thiện Mỹ và tình yêu thương tuyệt dối của Thiên Chúa.

Tóm lại, vì hoàn cảnh chiến tranh lâu dài và thực trạng xã hội trong chế độ vô thần đã làm sai lạc ý thức về tội về thiện ác và về các luật lệ trong Giáo Hội. Nay thiết tưởng đã đến lúc các vị có thẩm quyền cần chấn chỉnh lại vấn đề chăng?.

(còn tiếp Phần 2. Hồ chíMinh và cái ách cộng sản tại Việt Nam.)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Một ngày lễ Độc Lập (4th July) âm u, dân Mỹ giảm tự tin.
Trần Mạnh Trác
17:06 04/07/2011
Theo nhiều kết quả thăm dò dư luận ngay trước ngày lễ Độc Lập, năm nay dân Mỹ nghĩ rằng quốc gia đang trên đà đi xuống.

Trong khi người Mỹ vẫn nổi lửa nướng thịt ăn mừng ngày 'Fouth Of July' (Mồng 4 tháng 7), họ cũng cảm thấy vị trí siêu cường độc nhất của quốc gia mỗi ngày mỗi bị lung lay.

Và với những lo ngại về an ninh ở quốc ngọai giảm đi, người Mỹ mong mỏi cấp lãnh đạo dồn nỗ lực vào những vấn đề quốc nội, lo việc an sinh kinh tế, và bớt đi những dính dáng vào các tranh cãi quốc tế.

Họ muốn lo việc nhà nhiều hơn là lo chuyện bàn quan thiên hạ. Đó là kết luận của cuộc thăm dò do tạp chí Time và viện Aspen Ideas Festival tổ chức.

Kết quả cho thấy hơn hai phần ba người Mỹ nghĩ rằng 10 năm vừa qua là một thập kỷ suy giảm - Một kết luận giống với các cuộc điều tra khác trong những tháng trước - Cũng theo cuộc thăm dò, ba phần tư người Mỹ nghĩ rằng nền kinh tế suy yếu đã đặt ra một mối nguy hiểm cho nước Mỹ lớn hơn là so với các mối đe dọa về an ninh quốc gia phát xuất từ nước ngòai.

Nhắc lại trong tháng 5 trước đây, cuộc thăm dò của Pew Research Center cũng cho thấy đa số cử tri của mọi đảng phái - lần đầu tiên sau ngày 9/11, gồm có cả những người bảo thủ Cộng hòa - đã đồng ý rằng Hoa Kỳ "nên bớt để ý đến vấn đề ở nước ngoài và nên tập trung vào các vấn đề ở nhà. "

Cuộc thăm dò Pew cũng cho thấy thái độ "Lo cho riêng mình" (“mind-our-own-business”) của người Mỹ đã lên tới mức cao nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Đáng chú ý hơn, cuộc thăm dò Pew còn cho thấy thái độ trên không chỉ là từ những người Mỹ trung bình, nhưng còn là thái độ của những giới "có ảnh hưởng dư luận", họ đang thiên về một ý tưởng cho rằng Mỹ nên đóng một vai trò ít quyết đoán hơn đối với những vấn đề toàn cầu.

Hình như dư luận 'hướng về quốc nội' này đã có nhiều ảnh hưởng đến chính sách của Obama, thí dụ gần đây, trong tuyên bố về kế hoạch rút quân tại Afghanistan, ông đã nói "Thưa đồng bào, bây giờ là lúc chúng ta tập trung vào việc xây dựng quốc gia ở tại nước nhà."

Cũng vậy trong cuộc xung đột Libya, Mỹ quyết định chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho các nước NATO khác. Đó là một điều không bao giờ có thể xảy ra dưới thời Tổng thống George W. Bush. Nhưng lập trường này dường như phản ánh tình cảm chung của nước Mỹ là không cần phải đi tiên phong trong tất cả các xung đột nữa. Các cuộc thăm dò cho thấy người Mỹ ủng hộ khái niệm của ông Obama về vai trò phụ của Mỹ ở Libya.

Nhưng nhiều chuyên gia cũng cảnh báo rằng thái độ 'chỉ lo cho mình' sẽ không có lợi cho nước Mỹ. Mặc dù tình trạng suy thóai kinh tế đã làm cho mọi người lo nghĩ nhiều về 'việc bên trong', chúng ta cũng nên hiểu rằng trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, chúng ta cần thiết phải tham gia với thế giới.

"Người Mỹ thường phải miễn cưỡng tham gia vào các vấn đề bên ngòai, nhưng đồng thời họ cũng hiểu sự cần thiết phải làm như vậy", theo lời tuyên bố của ông Mark Green, cựu đại sứ Mỹ ở Tanzania, cựu dân biểu Cộng hòa ở Wisconsin, và hiện là một Giám đốc cao cấp của US Global Leadership Coalition (USGLC). "Khi chúng ta nói về những cơ hội to lớn để tăng trưởng việc làm và tăng trưởng kinh tế nhờ việc xây dựng quan hệ tốt đẹp với thế giới, thì mọi người đều hiểu điều đó."

Dù là như thế, nhưng mới đây Quốc hội đã bắt đầu cắt xén những đề xuất ngân sách viện trợ cho năm tới. Do đó, USGLC đã gửi một lá thư tới Quốc hội - với hơn 50 chữ ký của các chủ công ty lớn trong nước - mong mỏi các dân biểu chú ý nhiều hơn đến mối liên hệ giữa sự tham gia mạnh mẽ của nước Mỹ trên thế giới và một nền kinh tế phồn thịnh.

Cựu Đại sứ Green lưu ý rằng tổng số ngân sách ngọai viện - chủ yếu là của Bộ Ngoại giao và của Cơ quan ngân sách phát triển quốc tế của Mỹ - chỉ là 1 phần trăm của ngân sách. Nhưng "đó là 1 phần trăm rất hiệu quả trên phương diện xây dựng sự hiện diện của chúng ta trong thế giới."
 
Biển Đông dậy sóng: Chiếc ''Tàu Sân Bay'' đầu tiên của Trung Quốc
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng
13:51 04/07/2011
BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG: CHIẾC “TÀU SÂN BAY” ĐẦU TIÊN CỦA TRUNG QUỐC

Các HKMH Enterprise (Mỹ) và Charles de Gaulle (Pháp)

Cách đây mấy hôm, hãng thông tấn AFP đã cho biết hàng không mẫu hạm (HKMH) Shi Lang (hay Thi Lang đọc theo âm Hán Việt) sẽ được cho chạy thử vào ngày 1 tháng 7, 2011; để đánh dấu 90 năm ngày thành lập đảng cộng sản Trung Quốc (TQ). Tờ Hong Kong Commercial Daily còn nhấn mạnh lời viên chức tiết lộ tin này rằng: “Hy vọng nó sẽ thể hiện sức mạnh của hải quân TQ, để răn đe các quốc gia đang nhòm ngó biển Hoa Nam (Biển Đông của Việt Nam) nhằm làm dịu căng thẳng.” Nhưng hôm 30/6, cũng tờ HKCD lại loan báo rằng việc chạy thử tàu Thi Lang đã được đình hoãn vì còn thiếu một số phụ tùng (linh kiện). Hoãn chạy thử đến bao lâu thì nguồn tin không nói rõ.

Dư luận giữa những người TQ với nhau về con tàu này cũng có các ý kiến đối nghịch. Một bên thì rất “hồ hởi” như là họ đã nắm được thế giới trong tay, họ mong muốn có HKMH càng sớm càng tốt, “dù chưa xong cũng được” (BBC) và, “tàu này có thể không sánh được với tàu sân bay nguyên tử của Mỹ, nhưng so với HKMH Charles de Gaulle của Pháp thì đâu có kém cạnh gì và có thể trở thành nỗi kinh sợ của lũ du thủ du thực” (ibid). Trong khi phía bên kia thì có vẻ dè dặt và thực tế hơn, chuẩn đô đốc (phó đô đốc, 3 sao?) Doãn Trác của hải quân TQ đã viết trên diễn đàn của tờ Nhân Dân Nhật Báo, tờ báo chính thức của đảng cộng sản TQ, rằng, “tàu varyag chưa bao giờ được mang ra xử dụng và chúng ta nhận nó khi đã hoàn tất tới 70% thiết kế ban đầu” (ibid). Ông nói đúng, nhưng phải hiểu là tàu này đã bị tháo gỡ đến độ chỉ còn cái… vỏ, trước khi nó được bán cho TQ và đã được trang bị hoàn toàn bằng những sản phẩm “nội hóa.” Vì vậy ông tiếp, “Có thể nó chẳng phải lừa, mà cũng không phải ngựa… một dạng như con la vậy” (ibid).

Con tàu này xuất xứ từ đâu? Tại sao nó lại “lọt” vào tay người TQ? Sức mạnh thật sự của nó ra sao? Nó có “răn đe” được ai không? Chúng ta sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi đó.

LỊCH SỬ CỦA TÀU THI LANG

Chiếc tàu Thi Lang, tên cũ là Varyag, do cựu Soviet sản xuất; cùng lớp (class) với chiếc “Đô Đốc Kuznetsov” của Nga hiện nay, là một loại tàu sân bay đa dụng (multiroles). Thoạt tiên, năm 1985, nó có tên Riga ở xưởng đóng tàu 444, sau này có tên mới là “Nam Nikolayev.” Tàu Riga được hạ thủy năm 1988, đến năm 1990 thì nó được đổi tên là Varyag, đặt theo chiếc tuần dương hạm (cruiser) nổi tiếng của Nga.

Năm 1992 công việc đóng tàu bị bỏ dở vì những thay đổi của thời thế, Liên Bang Soviet sụp đổ v.v…, chiếc Varyag lúc đó chưa có hệ thống điện, được chuyển giao cho nước Ukraine, một nước mới được độc lập từ Soviet, nằm bên bờ “Hắc Hải” hay “Biển Đen” (Black Sea). Bị bỏ hoang một thời gian, sau đó lại bị tháo gỡ nhiều trang bị, đến đầu năm 1998 thì nó không còn máy, bánh lái, và hệ thống điều khiển, cuối cùng thì nó được rao bán.

Một thương lái ở Hồng Kông đã mua chiếc Varyag với giá 20 triệu đô-la, người này hứa là sẽ biến nó thành một trung tâm giải trí ở Macao (một khu đặc quyền, giống như Hồng Kông vậy) với khách sạn, sòng bạc, nhà hàng v.v.. Tuy vậy, Ukraine vẫn bắt thương lái đó phải ký giấy cam kết sẽ không dùng nó vào việc quân sự; hơn thế nữa, trước khi giao tàu, Ukraine đã tháo bỏ tất cả những trang thiết bị còn lại, vì họ ngại rằng người TQ sẽ biến nó thành một tàu chiến.

Năm 2002, thay vì đưa chiếc Varyag về Macao, như đã hứa, người TQ đã kéo nó về xưởng đóng tàu Dalian (Đại Liên), giao cho hải quân TQ (PLAN) để, như mọi người đã biết, “nhái” nó thành chiếc Thi Lang, hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc. Người đời nên gọi hành động tráo trở này là gì? Thi Lang là tên một đô đốc thời Minh-Thanh, từng chỉ huy hải quân đánh chiếm đảo Đài Loan năm 1681.

THỰC CHẤT CỦA CHIẾC THI LANG

Mặc dù được các nước Tây phương gọi là hàng không mẫu hạm, chiếc Thi Lang, thoạt tiên đã được cựu Soviet gọi là “Tuần dương hạm hạng nặng có chở theo máy bay” (heavy aircraft-carrying cruiser), dùng để yểm trợ và bảo vệ các tàu ngầm, tàu chiến và phi cơ chiến đấu của hạm đội Soviet. Người cộng sản Soviet đã đặt tên cho tàu này như vậy để tránh sự ngăn cấm của chính phủ Turkey là không cho bất cứ HKMH nào từ Địa Trung Hải đi qua eo biển của họ để vào Biển Đen hay ngược lại. Rõ ràng là một sự lừa bịp của cựu Soviet đối với Turkey và cả thế giới. Nhìn chiếc tàu, ai dám bảo nó là “tuần dương hạm?”

Các nhà quân sự ở Mỹ đã đánh giá chiếc Thi Lang theo đúng tầm vóc của nó, như đô đốc Robert Willard, tư lệnh quân lực Mỹ ở Thái Bình Dương, đã nói rằng việc TQ dựng lại tàu sân bay từ thời Soviet không phải là một mối lo (cho Mỹ, đương nhiên.) Đối với các quốc gia trong vùng Đông Nam Á, tuy quan tâm, nhưng cũng không nên “thần thánh hóa” nó quá, như các cơ sở truyền thông của nhà nước cộng sản TQ đã tuyên truyền. Mặc dù chính họ cũng nói rằng chỉ dùng Thi Lang cho mục đích huấn luyện và không hoạt động xa bờ. Điều đó có đáng tin hay không lại là chuyện khác.

Thứ nhất, xét về bộ máy của Thi Lang. Vì không có bộ máy nguyên thủy, nên có tin cho biết TQ đã lắp vào đó hai máy nhỏ, loại dùng cho tàu khu trục của họ. Vì vậy, tàu sẽ rất yếu và chỉ có thể đạt vận tốc tối đa là 20 hải lý một giờ, (hải lý/knot: khoảng1833m), trong khi các chiến hạm của Mỹ đều có tốc độ trên 30 hl/giờ. Cũng có tin họ đã mua được máy “gin” của Ukraine? Khó tin, nhưng cứ cho điều này là đúng đi, các cỗ máy đó vẫn rất yếu kém. Chiếc HKMH “đô đốc Kuznetsov” của Nga, đàn chị của Thi Lang, đã dùng cùng những loại máy nói trên; nhưng nó đã phải “nằm bến” gần hết cuộc đời của nó, trong suốt 30 năm qua. Mỗi khi người Nga buộc lòng phải cho “đô đốc Kuznetsov” ra khơi, thì lại phải có một chiếc tàu kéo, kè kè theo sau, phòng khi nó bị hỏng!

Thứ hai, về tàu hộ tống. Hiện nay TQ chỉ có thể xử dụng hai tàu khu trục loại (type) 052C có hệ thống hỏa tiễn phòng thủ giống như loại Aegis của Mỹ, để hộ tống tàu sân bay của họ. Tuy nhiên những chiếc tàu hộ tống này rất yếu về cả phẩm lẫn lượng so với các tàu khu trục Aegis của Mỹ.

Thứ ba, các tàu ngầm bảo vệ tàu sân bay của TQ cũng không khá hơn. Hiện TQ chỉ có 2 tàu ngầm loại 093 là có đủ khả năng hoạt động tầm xa, đi theo bảo vệ HKMH của họ. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của họ là việc liên lạc vô tuyến giữa tàu ngầm ở dưới sâu và HKMH cũng như các tàu chiến bên trên mặt biển. Họ không có hệ thống liên lạc tối tân như của Mỹ, do đó hiệu quả và tầm hoạt động của họ cũng rất giới hạn. Các nhà quân sự đã kết luận rằng tàu Thi Lang không thể dựa vào những tàu ngầm của họ để được bảo vệ, chống lại tàu ngầm của đối phương. Giáo sư Bernard Cole thuộc học viện quốc phòng Mỹ đã châm biếm rằng, “tôi thích thấy họ (TQ) xây dựng một hạm đội HKMH càng ngày càng trở thành mục tiêu dễ dàng cho các tàu ngầm.” (Đất Việt).

Thứ tư, về các máy bay chiến đấu. TQ đang chuẩn bị để đưa lên tàu Thi Lang ít nhất một phi đội J-15, một loại hàng nhái từ chiếc Su-33 của Nga. Tuy nhiên các quan sát viên ở Ngũ Giác Đài (lầu năm góc, nơi có bộ quốc phòng và bộ tổng tham mưu của quân đội Mỹ) đã phỏng đoán rằng phải đến năm 2015, các phi cơ J-15 đó mới thực sự có khả năng chiến đấu và bảo vệ tàu. Đó mới là thời gian chính thức mà Thi Lang có thể được coi như một tàu sân bay của TQ. Tin cũng cho biết thêm, bộ quốc phòng TQ đang dự tính đóng thêm nhiều tàu sân bay khác, theo “mẫu” chiếc Thi Lang này.

NHỮNG YẾU ĐIỂM CỦA CÁC HKMH

Kẻ thù số một của những HKMH trên thế giới, không phải là các hạm đội của địch quân, nhưng là… thời tiết. Đúng vậy, khi thời tiết xấu, biển động mạnh, thì không phi cơ nào có thể cất cánh từ các tàu sân bay. Đây cũng là khoảng thời gian mà các HKMH trở thành yếu đuối nhất trước những tàu ngầm của đối phương, vì các tàu ngầm tương đối ít bị chi phối bởi thời tiết, vả lại lúc đó họ cũng không sợ bị các máy bay trên HKMH đánh phá.

Thứ hai, nếu bị trúng thủy lôi, hay bất cứ vì một lý do nào khác, khiến tàu sân bay bị nghiêng khoảng 20 độ, thì các phi cơ cũng không thể đáp được. Quí độc giả hẳn còn nhớ trận hải chiến Midway (xin đọc thêm bài “Nhân vụ Biển Đông: Tìm hiểu lực lượng hải quân của TQ”, cùng tác giả), theo đó, khi chiếc HKMH Nhật, Hiryu, thoát được cuộc tấn công đợt đầu của các máy bay chiến đấu, cất cánh từ những HKMH Mỹ; họ đã phản công và các phi cơ của họ đã đánh “bị thương” chiếc HKMH Yorktown. Chiếc tàu sân bay này đã trúng thủy lôi của Nhật và bị nghiêng 26 độ, những máy bay còn sót lại của Yorktown đã không thể đáp được và buộc lòng phải xin “đáp nhờ” trên một KHMH khác, chiếc Enterprise, đang ở cách đó không xa. Chiếc Yorktown đành thúc thủ, chỉ còn chờ cho quân Nhật đến đánh đợt thứ hai, trước khi chìm xuống lòng đại dương.

Thứ ba, một trong những “tử huyệt” của tàu sân bay, hay đúng hơn, của tất cả các đại chiến hạm trên thế giới, là khu vực bánh lái và “chân vịt” (cánh quạt) của nó. Trong đệ nhị thế chiến, quân Đức Quốc Xã đã có chiếc “thiết giáp hạm” lừng danh Bismarck (battleship, gọi là thiết giáp hạm vì loại tàu này có lớp vỏ bằng thép dày như vỏ xe tăng, một loại chiến hạm “vua”, trước khi hải quân có HKMH). Sức mạnh của chiếc Bismarck phải được kể là tương đương với chiếc thiết giáp hạm (TGH) “lớn và mạnh nhất trong hải sử thế giới”: Yamato, của hải quân Nhật.

Cuối tháng 5 năm 1941, vài ngày sau khi chiếc Bismarck và một số tàu chiến của Đức tiến vào Đại Tây Dương, nó đã đánh chìm chiếc TGH Hood-51 của Anh Quốc, trong trận hải chiến mang tên “Eo biển Denmark”, chỉ trong vòng 6 phút, sau khi lâm trận! Một trong những viên đại bác (đường kính 400 mm) từ Bismarck bắn ra, đã xuyên thẳng vào hầm chứa đạn của chiếc Hood, làm cho tàu này nổ tung. 1415 sĩ quan và thủy thủ trên tàu thiệt mạng tức khắc, chỉ có 3 người tuy bị văng xuống biển nhưng vẫn sống sót. Đây là một đại tang của hải quân hoàng gia Anh Quốc, một nước đã được coi là đại cường về hàng hải trong thế kỷ thứ XIX. Hơn nữa, chiếc Hood đã từng là TGH lớn nhất thế giới trong suốt 20 năm, và từng là soái hạm (flagship, tàu chỉ huy) của hải quân Anh Quốc. Người Anh đã thề nhất quyết phải đánh chìm chiếc Bismarck với bất cứ giá nào.

Anh Quốc đã dùng toàn lực hải và không quân trong vùng để lùng kiếm chiếc Bismarck; khi đã gặp, họ tấn công liên tục, bằng cả tàu chiến lẫn phi cơ trên các HKMH của họ. Đức Quốc đã không đặt nặng tầm quan trọng vào HKMH, nên họ đã không có chiếc nào; ngược lại họ có một đội tàu ngầm (các U-Boats), đã làm điên đảo phe Đồng Minh trong nhiều năm trên mặt trận Đại Tây Dương. Thoạt tiên, chiếc Bismarck đã bị trúng một vài quả đạn đại bác và cả thủy lôi nữa, nhưng vỏ tàu của họ quá dày và cứng, hầu như không có thiệt hại nào đáng kể. Cho đến khi những chiếc máy bay thuộc loại “cổ lỗ sĩ” Swordfish, từ HKMH Ark Royal đến đánh bằng thủy lôi, chiều ngày 26 tháng 5. Thật may mắn cho quân Anh, một quả thủy lôi, đã đánh trúng vùng bánh lái của chiếc Bismarck, khiến cả hai bánh lái của tàu này đều bị kẹt.

Các thủy thủ trên chiếc Bismarck đã tìm hết cách để sửa chữa các bánh lái, nhưng tất cả nỗ lực của họ đều vô hiệu, họ không còn điều khiển được chiếc tàu nữa, không thể đưa tàu về vùng biển an toàn lúc bấy giờ (vùng biển của Pháp mà quân Đức đang chiếm đóng), trong khi quân Anh vẫn tiếp tục tấn công. Sáng sớm ngày 27 tháng 5, đề đốc Lutjens, tư lệnh hạm đội Đức đã đánh điện về bộ chỉ huy và bá cáo rằng: “Tàu không còn khiển dụng được nữa. Chúng tôi sẽ đánh đến viên đạn cuối cùng.” (Bismarck.com). Sau đó ít lâu, hạm trưởng Lindemann đã ra lệnh tự đánh đắm tàu (scuttled), để tránh việc Bismarck rơi vào tay quân Anh, đồng thời ông cũng ra lệnh cho các thủy thủ bỏ tàu (abandon ship!). Tuy nhiên, phải hơn một tiếng đồng hồ sau Bismarck mới thực sự chìm, dưới cơn mưa pháo và thủy lôi của các chiến hạm Anh. Trong 2200 sĩ quan và thủy thủ trên tàu, chỉ có 115 người sống sót. Lính Đức chết nhiều như vậy là vì các tàu của Anh đã cố tình không vớt họ? Một điều mà cho đến nay vẫn còn trong vòng tranh luận.

Cũng xin mở dấu ngoặc để kể nốt câu chuyện về số phận của đô đốc Isoroku Yamamoto cũng như của chiếc TGH Yamato, của Nhật. Sau khi thất trận ở Midway (6/1942), đô đốc Yamamoto vẫn tiếp tục chỉ huy hải quân Nhật. Tháng 4 năm 1943, không đầy một năm sau trận Midway, trong chuyến đi thị sát các căn cứ của Nhật ở quần đảo Solomon, trên Thái Bình Dương, máy bay của ông đã bị các phi cơ chiến đấu của Mỹ bắn hạ, và ông đã tử trận. Người Mỹ một lần nữa đã phá được mật mã của quân đội Nhật và biết trước chuyến đi của Yamamoto.

Sau trận Midway, chiếc thiết giáp hạm Yamato đã trở lại Nhật và không tham dự trận đánh nào. Đầu năm 1943, chiếc TGH Musashi, cùng class với Yamato, đã được dùng làm soái hạm, thay thế chiếc Yamato. Tháng 10 năm 1944, Yamato tham dự trận Leyte Gulf, khi quân Mỹ và Đồng Minh đổ bộ tái chiếm Philippines. Tháng 4 năm 1945, trong một nỗ lực được kể như chuyến đi tự sát, hải quân Nhật đã đưa Yamato và một đoàn tàu, không có HKMH, không có máy bay chiến đấu bảo vệ, đi cứu đảo Okinawa; nơi quân Mỹ đang tấn công đánh chiếm. Đoàn tàu này đã bị phát hiện và các máy bay từ HKMH Mỹ đã đánh chìm chiếc Yamato cùng nhiều tàu chiến khác vào ngày 7 tháng 4, 1945; khoảng 4 tháng trước khi hai quả bom nguyên tử được thả xuống các thành phố Hiroshima và Nagasaki. Sau đó, Nhật đã đầu hàng Mỹ, vô điều kiện.

CHIẾC THI LANG CÓ RĂN ĐE ĐƯỢC AI?

Tàu Thi Lang, ở xưởng Đại Liên, TQ.

Với những khuyết điểm và yếu điểm của chiếc Thi Lang đã được kể ở trên, người ta dễ dàng nhận thấy điều “nói vậy mà không phải vậy” trong bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc. Còn việc so sánh Thi Lang với chiếc HKMH Charles de Gaulle của Pháp? Chiếc tàu đó đang chạy bằng máy nguyên tử! Trên thế giới hiện nay chỉ có hai nước có HKMH chạy bằng năng lượng nguyên tử (nuclear propulsion), đó là Mỹ và Pháp. Người ta đã không hiểu hay cố tình không hiểu? Thực ra, Thi Lang chỉ là loại tàu sân bay… cấp ba (cấp một là mạnh nhất), so với các HKMH khác trên thế giới. Hơn nữa, để đạt được “đẳng cấp” hạng chót đó, Thi Lang cần phải có tất cả các trang thiết bị hoàn toàn bằng hàng… thật.

Trong tương lai, có thể Thi Lang sẽ “đi lên đi xuống” theo hướng Bắc Nam ở Biển Đông; nhưng nếu vào trường hợp TQ và Việt Nam có tương tranh quân sự, Thi Lang sẽ luôn luôn phải đi cách bờ biển Việt Nam ít nhất là 300 cây số. Nếu không, nó sẽ làm mồi cho hỏa tiễn từ trong đất liền bắn ra và bom đạn từ những phi cơ chiến đấu, hiện diện trên suốt chiều dài hơn 2000 cây số bờ biển, của dải đất hình cong chữ S này. Nếu Philippines cũng cương quyết như Việt Nam, giữ vững vùng biển của họ và đồng lòng diệt giặc, thì Thi Lang hay bất cứ “hạm đội” nào của TQ cũng sẽ không còn đất sống trên Biển Đông. Phó đô đốc Doãn Trác của hải quân TQ đã gọi chiếc Thi Lang là con La cũng không có gì quá đáng.

(Bài tuần tới: “Thử đề nghị kế giữ Biển Đông.”)

(Tài liệu tham khảo từ: U.S. Naval War College, U.S. Navy League, Jane’s Defence Weekly, Sinodefence, BBC, Wikipedia, Bismarck.com, Đất Việt v.v…)

LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng
 
Văn Hóa
Đám tang và em bán vé số
Nguyễn Vinh Thăng
17:30 04/07/2011
Về lại quê hương trong một đám tang
Kẻ chết đâu màng hòm hoa, nhung lụa
Chỉ kẻ sống muốn khoe của làm sang
Bàn ghế đồ ăn xếp dọc hàng hàng

Tôi chỉ về quê đi một đám tang
Lệ của tôi thầm khóc cũng hai hàng
Không tiếc, đau thương cụ già quá cố ...
Chỉ khóc trớ trêu, người giàu kẻ khổ

Thức trắng đêm ngồi nhìn quanh đường phố
Đã mấy lần em ghé bán vé số
Nhìn thân em ốm gầy đêm lảo dảo
Nhìn bàn ăn, bánh trái xót thương sao?

Một người chết trăm người ăn vô tư
Em sống đàng hoàng nửa thực nửa hư
Họ phúng điếu tiền trăm và bạc triệu
Đối với em chẳng có một đồng dư

Em thầm lặng rao mời lòng thương hại
Kẻ tang buồn vội liếc mắt, sua tay
Em thầm hiểu, giàu nghèo ôi thật khác!
Đứa sống còn, đang chết chẳng ai hay

Đám tang hẳn nhiều người buồm em nhỉ?
Nhưng người giàu trông họ lại rất vui
Họ chia sẽ nổi lòng người đã mất
Có thương gì nhãn tiền: kẻ hành khất

Nghĩ chuyện đời lắm điều vui vui thật
Sống người giàu chết xuống, tiền để lại
Họ làm tang, kèn trống thật ra oai
Kẻ nghèo đứng cạnh họ chẳng hay

Tôi lại về quê, gặp đám ma
Tiếc lòng, tiếc nuối một cụ già
Tôi ngồi lê lất bên hè phố
Xung quanh em trẻ ốm như ma

Em chưa biết chết là gì cả
Chỉ biết sống còn đói không tha
Bỏ trường bỏ lớp em lặn lội
Bán tờ vé số giúp mẹ cha

Thầy tụngcầu siêu buồn não ruột
Người chết linh hồn theo kệ kinh
Có mang tâm sự người nghèo khó
Tâu đấng anh minh chốn thiên đình?

Tôi sẽ đi sau một đám tang
Tôi lại nghe thêm trăm đám tang
Con vừa mất sớm qua cơn sốt
Mẹ phải lìa đời thiếu thuốc than

Ngậm ngùi tôi vuốt nhanh dòng lệ
Chẳng phải khóc gì cụ chết sang!
Khóc người em nhỏ như đang chết
Chết tuổi thiếu niên chẳng ai màng.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Rau Muống Ao Quê
Tâm Duy, Lm
21:53 04/07/2011
RAU MUỐNG AO QUÊ
Ảnh của Tâm Duy, Lm
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm mai .
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền