Ngày 02-07-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:04 02/07/2015
BẮT CHƯỚC NÔN RƯỢU
N2T

Nước Lỗ có một người tên là Tư Hy thường rất tôn trọng các vị trưởng bối, và hay bắt chước những lời nói và việc làm của họ.
Một hôm, Tư Hy nhìn thấy một vị trưởng bối bưng rượu lên uống, anh ta cũng bưng lên một ly rượu; vị trưởng bối do không thể uống thêm rượu nên nôn hết rượu ra, anh ta cũng bắt chước nôn hết rượu ra.
(Hàn Phi Tử)

Suy tư:
Trẻ em thường hay bắt chước những việc làm của người lớn, cho nên có những gia đình cha mẹ rất cẩn thận không làm những chuyện phản giáo dục để hại đến tâm lý của con cái, nhưng cũng có những người làm cha mẹ vì công ăn việc làm mà không để ý đến việc giáo dục con cái.
Thanh thiếu niên thường hay học đòi gương của những bậc anh hùng, năng động và rất thích bắt chước. Các nhà giáo dục đã biết lợi dụng vào tâm lý ấy của thanh thiếu niên để hướng các bạn trẻ đi đúng hướng của bản thân mình.
Các linh mục là thầy dạy của tâm hồn, thì lại cần ra sức làm gương tốt cho các bạn trẻ. Tôi còn nhớ khi giúp xứ ở một giáo xứ nhỏ tại quận 1- Sài Gòn, cha xứ là một nhà giáo dục (ngài chính là linh mục nghĩa phụ của tôi), đã dặn dò tôi như thế này: “Các thầy cô giáo ở trường chỉ chuyên dạy về kiến thức cho học trò, hết buổi dạy thì họ hết trách nhiệm, còn thầy (tức người dịch và viết sách này) không những dạy cho các em về kiến thức giáo lý, sinh hoạt, mà còn dạy các em về đời sống đạo đức, cho nên trách nhiệm của thầy rất nặng, cần phải làm gương cho chúng nó, không những ở nhà thờ mà ngay cả trong đời sống thường ngày.”
Cho đến bây giờ, mỗi lần lên tòa giảng hoặc dạy giáo lý, tôi đều không quên câu nói này của cha bố.
Trong gia đình cha mẹ là tấm gương sáng cho con cái soi nhìn, nơi giáo xứ cha sở là tấm gương sáng cho giáo dân học hỏi, và mỗi người Ki-tô hữu chính là một tấm gương sáng giữa xã hội trần thế này.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:05 02/07/2015
N2T

21. Ôi, Đấng tràn đầy ơn sủng. Ôi, Mẹ cứu giúp, qua Mẹ chúng con có thể đến với Thánh Tử của Mẹ.

(Thánh Bernardus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Chúa về quê hương Na-da-rét
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:34 02/07/2015
Chúa Nhật XIV THƯỜNG NIÊN, năm B
Mc 6, 1 – 6

CHÚA VỀ QUÊ HƯƠNG NA-DA-RÉT

Sau những ngày tháng cùng với các môn đệ đi rao giảng ở nhiều nơi, danh tiếng của Chúa Giêsu đã rất nổi vì nhiều người biết Ngài. Hôm nay, Chúa Giêsu trở về quê hương Na-Da-Rét, Ngài vào trong Hội Đường để cầu nguyện và làm những việc tôn giáo. Người ta đưa cho Ngài cuốn Kinh Thánh, Ngài lật giở và đoạn Tin Mừng mà Ngài mở ra là đoạn Phúc Âm Mc 6, 1-6. Dân làng Na-Da-Rét rất ngạc nhiên về Chúa Giêsu khi họ thấy Ngài giảng dạy một cách thông minh, khôn ngoan và đầy thẩm quyền.

Dân làng Na-Da-Rét vì quá quen thuộc Chúa Giêsu và gia đình của Ngài, đáng lẽ họ chân thành tìm kiếm, họ có thể nhận ra Chúa Giêsu là ai dù rằng họ đã biết về Ngài. Tuy nhiên, dù các giảng dạy của Chúa Giêsu đầy khôn ngoan, và đầy uy quyền, nhưng họ đã thiếu vô tư, luôn không ra khỏi thành kiến, do đó họ vẫn ở trong cái vòng luẩn quẩn :” Ông ta không phải là bác thợ mộc, con ông Giuse thợ mộc sao ? Họ cho rằng Chúa Giêsu chỉ là một bác thợ, một người thợ mộc sống nhiều năm trong làng Na-Da-Rét âm thầm, khiêm tốn không có gì là trổi trang, không có gì là hào quang bên ngoài. Dân làng Na-Da-Rét cũng bị ám ảnh bởi những gì đang phô bày trước mát họ:bà Maria, Mẹ của Chúa Giêsu, các anh em của Chúa chỉ là những người bình thường, không có chức vị gì trong xã hội, mà chỉ sống như những người láng giềng bên cạnh họ. Chính vì thế, họ không đủ vô tư, sống định kiến trước một bác thợ mộc và trước một gia đình không có gì là nổi, là hào nhoáng bên ngoài xã hội. Họ không thể tin ngài là một tiên tri, một Đấng Mêsia và càng không thể nào tin được Ngài lại là Con Một Thiên Chúa. Trái lại, Chúa Giêsu cũng ngạc nhiên về họ. Họ định kiến, tự kiêu, tự mãn và cố chấp. Thái độ kiêu căng, cứng lòng của dân làng Na-Da-Rét đã khiến Chúa Giêsu không thể làm một phép lạ nào nơi họ vì họ không có lòng tin.

Ngày nay, Chúa cũng đang ngạc nhiên vì có nhiều người không hơn gì, không khá hơn dân làng Na-Da-Rét bởi vì hôm nay, có thể vẫn có người chưa nhận ra Chúa, họ chỉ nhìn thấy một khía cạnh nào khuôn mặt thật của Chúa Giêsu. Nhiều Kitô hữu vì cứng lòng tin, chưa nhận ra rõ Chúa Giêsu là ai, nên họ vẫn không hơn gì dân làng Na-Da-Rét xưa. Dân Na-Da-Rét cứ tưởng họ đã biết rõ về Chúa, như g kỳ thực họ mù tịt về Ngài. Họ biết Chúa cách hời hợt, thiển cận, họ chỉ nhìn thấy phần nào bề ngoài về Chúa vì Chúa đang sống giữa họ. Nơi sinh của Chúa, họ cũng chẳng biết rõ. Chúa sinh ra ở Bêlem, nhưng họ lại nghĩ Chúa sinh ra ngay trong làng Na-Da-Rét.

Thực tế, hôm nay, có nhiều người Công Giáo theo đạo vì cha mẹ là người tín hữu, giữ đạo theo thói quen. Họ giữ đạo nhưng không thực hành đạo, giữ đạo vì truyền thống không hiểu biết gì về đạo, về giáo lý, mặc dù họ cứ tưởng họ đã biết tất cả.Như thế họ cũng không hơn gì những người Na-Da-Rét xưa…

Đức tin là đảm bảo cho con người nhận biết Chúa và phép lạ mới xẩy ra. Chúa Giêsu không thể làm một phép lạ nào nơi quê hương của Ngài vì dân làng không tin. Thế mới biết con người có thể cản trở Thiên Chúa để phép lạ Ngài làm không thể thực hiện được. Chúng ta phải suy nghĩ xem Chúa có ngạc nhiên về chúng ta khi đức tin của chúng ta còn quá non yếu, khi Kinh Thánh và vốn giáo lý của chúng ta còn quá hạn hẹp không ?

Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn nhìn ra những việc lạ lùng và những phép lạ hằng ngày Chúa vẫn thực hiện nơi thế giới, nơi loài người và nơi mỗi người chúng con.Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Tại sao dân làng Na-Da-Rét lại không đón nhận Chúa ?
2.Chúa ngạc nhiên về họ như thế nào ?
3.Chúa có làm được phép lạ nào nơi quê hương Na-Da-Rét của Ngài hay không ?
4.Dân Na-Da-Rét nghĩ rằng Chúa sinh ra và lớn lên ở đâu ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chương trình viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Cuba và Hoa Kỳ
LM. Trần Đức Anh, O.P.
08:01 02/07/2015
Chương trình viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Cuba và Hoa Kỳ


VATICAN. ĐTC Phanxicô sẽ dành 9 ngày trọn để viếng thăm Cuba và Hoa kỳ vào hạ tuần tháng 9 tới đây.

- Theo chương trình do Phòng báo chí Tòa Thánh công bố hôm 30-6-2015, ĐTC sẽ rời Roma lúc 10 giờ 15 phút sáng thứ bẩy, 19-9, và đến phi trường thủ đô La Habana của Cuba vào lúc 4 giờ chiều cùng ngày.

- Sáng Chúa Nhật hôm sau, 20-9, ngài sẽ cử hành thánh lễ tại Quảng trường Cách Mạng ở thủ đô Cuba. Ban chiều lúc 4 giờ ngài sẽ đến viếng thăm Chủ tịch Hội đồng Nhà Nước cùng với Hội đồng Bộ trưởng tại Dinh Cách Mạng.

Ban chiều cùng ngày lúc 5 giờ 15, ngài sẽ hát kinh chiều với các LM, tu sĩ nam nữ và chủng sinh tại Nhà Thờ Chính tòa La Habana. 1 giờ 15 phút sau đó, ngài sẽ gặp gỡ và chào thăm giới trẻ tại Trung tâm Văn hóa LM Felix Varela.

- Sáng thứ hai, 21-9, ĐTC sẽ đến thăm giáo phận Holguín ở mạn đông Cuba cách thủ đô La Habana hơn 1 giờ bay. Tại đây vào lúc 10 giờ rưỡi ngài sẽ cử hành thánh lễ ở Quảng trường Cách Mạng. Ban chiều lúc 3 giờ 45, ngài chúc lành cho thành Holguin từ Đồi Thánh Giá (Loma de la Cruz), rồi đáp máy bay đến thành phố Santiago ở mạn cực nam Cuba. Tại đây vào lúc 7 giờ tối ĐTC gặp gỡ các GM Cuba tại đại chủng viện thánh Basil Cả, rồi cùng với các vị cầu nguyện tại Đền thánh Đức Mẹ Bác Ái Mỏ Đồng, Bổn mạng của Cuba.

- Sáng thứ ba, 22-9, vào lúc 8 giờ, ĐTC sẽ cử hành thánh lễ tại Vương cung Thánh Đường Đức Mẹ Bác Ái, trước khi gặp gỡ các gia đình tại Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Mông Triệu của tổng giáo phận Santiago, rồi ra phi trường lúc quá 12 giờ trưa để bay sang Hoa Kỳ. Ngài sẽ đến căn cứ không quân Andrews ở thủ đô Washington vào lúc 4 giờ chiều và tại đây sẽ diễn ra nghi thức đón tiếp chính thức.

- Lúc 9 giờ 15 sáng hôm sau, thứ tư 23-9, có nghi thức chào đón tại Tòa Nhà Trắng và ngài hội kiến với tổng thống Mỹ. Sau đó lúc 11 giờ rưỡi, ĐTC sẽ gặp các GM Mỹ tại Nhà thờ chính tòa Washington.

Ban chiều cùng ngày vào lúc 4 giờ 15, ĐTC sẽ chủ sự thánh lễ tai Đền thánh quốc gia Đức Mẹ Vô Nhiễm cũng tại thủ đô để tôn phong chân phước Junipero Serra lên bậc hiển thánh.

- Sáng thứ năm 24-9 vào lúc 9 giờ 20, ĐTC sẽ viếng thăm và đọc diễn văn tại Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ, rồi thăm Trung tâm bác ái của giáo xứ thánh Patrick cũng ở Washington vào lúc 11 giờ 15 và gặp gỡ những người không có gia cư.

Lúc 4 giờ chiều cùng ngày 24-9, đTC sẽ đáp máy bay đi New York và đến phi trường Kennedy 1 giờ sau đó. Lúc 6 giờ 45, ĐTC sẽ hát kinh chiều với hàng giáo sĩ, tu sĩ nam nữ tại Nhà thờ chính tòa thánh Patrick của giáo phận New York.

- Sáng thứ sáu, 25-9, vào lúc 8 giờ rưỡi, ĐTC sẽ viếng thăm và đọc diễn văn tại Trụ sở LHQ cũng ở New York, rồi dự cuộc gặp gỡ liên tôn lúc 11 giờ rưỡi tại nơi tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố tháp song đôi, gọi là Ground Zero ở New York.

Sau đó lúc 4 giờ chiều, ĐTC sẽ viếng thăm trường ”Đức Mẹ các thiên thần” và gặp các trẻ em, các gia đình di dân ở khu phố nghèo Harlem. Sau đó lúc 6 giờ, ngài sẽ cử hành thánh lễ tại Công viên Madison Square ở New York.

- Sáng thứ bẩy 26-9, lúc 8 giờ 40, ĐTC sẽ đáp máy bay đi Philadelphia nơi diễn ra Đại hội kỳ 8 các gia đình Công Giáo thế giới.

Tại nhà thờ chính tòa thánh Phêrô và Phaolô của giáo phận Philadelphia vào lúc 10 giờ rưỡi, ngài sẽ cử hành thánh lễ với các GM, giáo sĩ trước sự tham dự của các tu sĩ nam nữ.

Ban chiều vào lúc 4 giờ 45, ĐTC sẽ có cuộc gặp gỡ về tự do tôn giáo với cộng đoàn người nói tiếng Tây Ban Nha, và những người nhập cư tại Công viên Independence Mall, sau đó ngài chủ sự lễ hội gia đình vào lúc 7 giờ rưỡi tối tại khu vực đại lộ Benjamin Franklin Parkway cũng ở Philadelphia.

- Sáng Chúa Nhật 27-9 là ngày chót trong chuyến viếng thăm 9 ngày, tại Đại chủng viện thánh Carlo Borromeom, ĐTC sẽ gặp gỡ các GM khách đến dự Đại Hội các gia đình, rồi viếng thăm các tù nhân vào lúc 11 giờ tại Trung tâm cải huấn Curran-Fromhold ở Philadelphia.

Sau đó vào ban chiều, lúc 4 giờ, ĐTC sẽ chủ sự thánh lễ bế mạc Đại hội kỳ 8 các gia đình Công Giáo thế giới, cũng tại khu Đại lộ B. Franklin.

Sau cùng lúc 7 giờ chiều, ngài chào thăm và cám ơn ban tổ chức cũng như những người thiện nguyện, rồi đáp máy bay trở về Roma, dự kiến sẽ tới phi trường Ciampino vào lúc 10 giờ sáng thứ hai 28-9. (SD 30-6-2015)

G. Trần Đức Anh OP
 
Tòa Thánh lo âu về tình hình Hy Lạp
Lm. Trần Đức Anh OP
09:43 02/07/2015
VATICAN. Tòa Thánh lo âu về tình hình Hy Lạp và ĐTC bày tỏ sự gần gũi với nhân dân nước này.

Hôm 1-7-2015, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cha Lombardi, ra thông cáo nói rằng: ”Những tin tức đến từ Hy Lạp gây lo âu về tình trạng kinh tế và xã hội của nước này. ĐTC muốn bày tỏ sự gần gũi của ngài với toàn dân Hy Lạp, ngài đặc biệt nghĩ đến bao nhiêu gia đình bị thử thách nặng về vì cuộc khủng hoảng về nhân sự và xã hội, rất phức tạp và khó khăn.”

“Phẩm giá con người phải được đặt ở vị trí trung tâm của mọi cuộc thảo luận về chính trị và kỹ thuật chuyên môn, cũng như trong việc quyết định những chọn lựa trách nhiệm.”

”ĐTC Phanxicô mời gọi tất cả các tín hữu hiệp với ngài cầu nguyện cho thiện ích của nhân dân Hy Lạp quí mến”.

Hy Lạp đang ở bên bờ vực thẳm vì phá sản, không còn khả năng trả các món nợ 1 tỷ 500 triệu Euro đã vay mượn của quốc tế và 12 giờ đêm ngày 1-7 là hạn chót phải trả cho Quỹ tiền tệ quốc tế. Sự trợ giúp của Liên hiệp Âu châu dành cho Hy lạp cũng kết thúc, khiến cho nước này không còn được 16 tỷ Euro viện trợ.

Chính phủ Hy Lạp tuyên bố tổ chức cuộc trưng cầu dân ý vào Chúa Nhật 5-7 tới đây về việc có chấp nhận kế hoạch do các chủ nợ đề nghị hay không. (SD 1-7-2015)
 
Người muốn làm linh mục ''dù chỉ 1 ngày thôi'' - làm xúc động Đức Giaó Hoàng - đã qua đời.
Trần Mạnh Trác
17:27 02/07/2015


'Chủng sinh' Salvatore Mellone, gia nhập đại chủng viện Molfetta ở Trani, Ý, được một năm, thì năm sau, 2012, phát bệnh ung thư mãn tính.

Dù thế, 'thầy' cương quyết không bỏ học, thầy nói: "dù chỉ được làm linh mục có một ngày thôi, thì đã đủ cho Thánh ý Chuá được thực hiện trên người dân cuả Người".

Thứ Hai vừa qua, lễ thánh Phêrô và Phaolô, vị 'linh mục dù chỉ 1 ngày thôi' này đã qua đời sau khi thi hành thiên chức linh mục được 2 tháng rưỡi tại giáo xứ Thập Giá Chí Thánh thuộc tổng giáo phận Trani-Barletta-Bisceglie, hưởng dương 38 tuổi.

"Có lẽ chúng ta không hiểu được những gì đã xảy ra. Nhưng Lời cuả Chuá thì thật là rõ ràng ' vì ân sủng và lòng thương xót, là phần dành cho những kẻ Người chọn' (sách Khôn Ngoan 3:9)", đó là lời mở đầu bài tiễn đưa cuả đức Tổng Giám Mục Giovan Battista Pichierri cuả tổng giáo phận Trani- Barletta-Bisceglie.

Lòng thương xót cuả Chuá đã được thể hiện khi đức Tổng Pichierri quyết định thu ngắn những thể thức truyền chức, và 'Cha' Salvatore Mellone đã được thụ phong linh mục tại chính căn nhà trú ngụ ở giáo xứ Thập Giá Chí Thánh, lúc đó 'cha' đã không còn đứng lên được nữa.

Vị tân linh mục 'Don Salvatore' đã giữ lời hứa cuả mình, đó là dành phép lành đầu tiên cuả chức linh mục cho Đức Thánh Cha.

Giải thích quyết định thu ngắn các thể thức truyền chức linh mục này, đức Tổng Pichierri nói:

"Anh Salvatore đã bày tỏ lòng mong muốn mạnh mẽ của mình về ơn gọi linh mục. Dù chỉ một ngày được làm linh mục mà thôi thì cũng đủ cho anh thực hiện các kế hoạch của Thiên Chúa đối với dân cuả Ngài. Và Salvatore, ngay cả trong khi chịu đựng bệnh tật, đã sống mãnh liệt cho việc chuẩn bị, vì vậy tôi xem xét là thích hợp khi thi hành quyền năng và nghĩa vụ của chức tổng giám mục của tôi để phong chức linh mục cho anh, để làm vinh danh Chúa Ba Ngôi Chí Thánh và làm gương sáng cho sứ vụ mục tử cuả chúng tôi cho những người dân của Thiên Chúa. "



Đức Tổng Pichierri cũng giải thích quá trình thu ngắn này: "Tôi đã tham khảo ý kiến với Bộ Giáo sĩ, khẳng định ý định của tôi là tiến hành việc phong chức linh mục; kèm theo ý kiến thuận lợi cuả Giám đốc Đại Chủng viện Molfetta; và với ý kiến cuả nhiều linh mục trong giáo phận; tôi cảm thấy mình được an tâm khi được sự đồng thuận của họ."

Người đưa tin về việc phê chuẩn cuả Toà Thánh không ai khác hơn là chính Đức Thánh Cha.

Ngày 14 tháng 4 vừa qua, vị linh mục tương lai Mellone nhận được một điện thoại bất ngờ của Đức Giáo Hoàng, Ngài nói "Sau khi con được thụ phong thì phép lành đầu tiên là hãy dành cho Cha. Này Salvatore, cha ở cùng con. Con sẽ được thụ phong và sẽ hiến dâng thánh lễ".

Ngay chiều hôm đó, Salvatore Mellone được truyền chức "đọc sách và giúp lễ", ngày hôm sau phong chức "phó tế" và ngày 16 tháng 4 thụ phong linh mục.

Thố lộ cảm tưởng cuả mình sau khi trở thành linh mục, cha Mellone nói: "Hôm nay tôi cảm thấy bản thân mình được chính Chúa Kitô vác trên vai; và như là một linh mục, tôi sẽ đeo lên chiếc khăn (stole) cuả Chúa Kitô, để đem ơn cứu độ đến cho thế giới. Hơn nữa, dù chỉ được dâng hiến một phép Bí tích Thánh Thể duy nhất mà thôi, thì đối với tôi đã là tham gia thực sự vào chức vụ tư tế của Chúa Kitô."



Cha Mellone, dù cơn bệnh càng ngày càng nguy kịch, đã trung thành dâng lễ hằng ngày, rửa tội cho một bé gái sơ sinh, và an ủi những người đau yếu khác trong nhà thương.

Toà Tổng giám mục Trani thông báo cho biết rằng tất cả những ai "có dịp gặp gỡ cha Mellone trong những tháng vừa qua đều cảm nhận được một điều là 'làm linh mục là một điều đẹp đẽ'". ('to be a priest is beautiful')"

"Mặc dù bệnh tật, Cha đã nồng nàn tiếp đón tất cả mọi người đến với Cha. Cha lắng nghe mọi câu chuyện cuả họ. Cha an úi mọi người."

Cũng theo thông báo cuả toà Tổng, Cha Mellone sinh ngày 6 tháng 3 năm 1977 tại làng Bartella, cách Trani 9 dặm, trong một gia đình mộ đạo và đã tham gia các hoạt động giáo xứ ngay khi còn trẻ.

"Trong cộng đoàn Cha là một người cầu nguyện, chiêm nghiệm, và cởi mở đối với các văn hoá khác. Trong năm cuối cùng Cha Salvatore đã phải nhập viện thường xuyên và dù phải chịu đựng những cơn đau tuyệt vọng, Cha vẫn tìm được thời gian và những lời đẹp đẽ để nâng đỡ và đem hy vọng đến cho người khác." Thông báo viết.

"Ngay cả trong những ngày cuối cùng, khi con mắt đã mờ, Cha vẫn cho biết Ngài đã học được cách cầu nguyện cùng với thiên nhiên. Với một giọng yếu ớt, Cha liên lỉ đọc kinh theo nhịp điệu cuả sự sống đang vọng lại từ phiá bên ngoài khung cửa sổ" Bản thông báo kết luận.

...



Nếu có ai đã xúc động sau khi đọc những giòng trên thì có lẽ đây là lúc chúng ta phải gượng cười, như Cha Salvatore từng mong muốn. Ngài bày tỏ nhiều lần rằng đám tang cuả Ngài phải là một dịp vui mừng trong ánh sáng phục sinh của Chúa Kitô. Những baì ca tiếng hát phải phát huy niềm hy vọng và aó lễ sẽ là màu trắng để nhắc nhở đến những niềm vui, kỷ niệm và sự sống.

Lễ tang đó đã diễn ra ngày 30 tháng 6 tại giáo xứ Thập Giá Chí Thánh, cùng một nơi Cha được thụ phong.

Những nhà thờ bên âu Châu thường vắng vẻ, nhất là trong những ngày thường, nhưng chiều Thứ Ba hôm ấy, nhà thờ Thập Giá Chí Thánh đã chật ních người.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô lo ngại về tình hình kinh tế Hy Lạp
Lã Thụ Nhân
12:25 02/07/2015
Đức Thánh Cha Phanxicô lo ngại về tình hình kinh tế Hy Lạp

Hôm 01 tháng Bảy, chính phủ Hy Lạp đã bỏ qua thời hạn thanh toán 1,5 tỷ Euro cho Quỹ tiền tệ Quốc tế. Động thái này đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng ở nước này và làm cho Hy Lạp có nhiều khả năng sẽ rời khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Tuyên bố của Văn phòng Báo chí Tòa ThánhVatican cho hay Đức Thánh Cha Phanxicô lo lắng về tình hình ở Hy Lạp và đặc biệt nghĩ đến "nhiều gia đình vướng vào một cuộc khủng hoảng con người và xã hội phức tạp và sâu sắc".

Tuyên bố nói thêm rằng "phẩm giá con người phải là trung tâm của bất kỳ cuộc tranh luận nào về phương diện chính trị và kỹ thuật, cũng như phải có trách nhiệm trong việc đưa ra các quyết định". Đức Thánh Cha mời gọi tất cả các tín hữu cầu nguyện cho người dân Hy Lạp.

Hy Lạp sẽ không còn có thể nhận được hỗ trợ tài chính của IMF cho đến khi khoản nợ được thanh toán. Hy Lạp còn chưa đến ba tuần để trả nợ, hoặc quốc gia này có thể phải rời khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Lã Thụ Nhân
 
Những liên minh rộng lớn, đa dạng cần cho việc chống lại biến đổi khí hậu
Lã Thụ Nhân
12:28 02/07/2015
Các chuyên gia và các nhà hoạt động về khí hậu: Những liên minh rộng lớn, đa dạng cần cho việc chống lại biến đổi khí hậu

Sau khi Thông điệp "Laudato Si" (Ngài đáng Chúc tụng Ngợi khen) được công bố, nó đã gây ra một ít tranh cãi. Tuy nhiên điều đáng ngạc nhiên hơn là phản ứng tích cực mà thông điệp này nhận được từ các nhóm khác nhau. Từ những người theo phong trào xã hội Do Thái cho đến người Công Giáo truyền thống, Thông điệp tìm được một số mối liên kết thú vị.

Một số người ủng hộ đã phát biểu quan điểm của mình trong một cuộc họp báo tại Vatican về biến đổi khí hậu.

Ông Bernd Nilles, Tổng Thư ký Liên minh quốc tế các Tổ chức Phát triển Công Giáo cho hay: "Với sự giúp sức của buổi họp báo này, cũng như trong hội nghị quốc tế ngày mai và mốt, chúng tôi cố gắng hiệp nhất để mang những người thuộc các thành phần xã hội và tín ngưỡng đến với nhau. Và tôi nghĩ rằng hội thảo này thể hiện những gì chúng ta đã suy nghĩ , và làm thế nào chúng ta làm theo lời mời gọi của Đức Thánh Cha nhằm tạo ra đối thoại và trao đổi để mang lại những ý tưởng và giải pháp mới về sự suy thoái môi trường mà chúng ta đang phải đối mặt".

Các bình luận được đưa ra trong cuộc họp báo trước khi diễn ra hội nghị với chủ đề: "Con người và hành tinh đầu tiên: Đòi hỏi phải thay đổi đường lối". Hội nghị diễn ra trong hai ngày 2 và 3 tháng Bảy tại Vatican.

Một người khác là nhà văn và nhà hoạt động xã hội Naomi Klein. Bà cho biết ban đầu bà đã rất ngạc nhiên khi nhận được lời mời. Bà cho hay: "Đức Thánh Cha sớm viết trong Thông điệp 'Laudato Si' rằng đây không chỉ là giáo huấn cho giới Công Giáo, mà là dành cho mọi người sống trên hành tinh này. Và tôi có thể nói rằng với tư cách là một nhà nữ quyền thế tục Do Thái, tôi khá ngạc nhiên khi được mời đến Vatican, chắc chắn nó đã nói về tôi".

Cũng có những tiếng nói mà mọi người mong đợi trong một sự kiện như thế, chẳng hạn như một nhà khoa học khí tượng Công Giáo thể hiện quan điểm về tôn giáo và khoa học. Giáo sư Ottmar Edenhofer, Đồng chủ tịch Nhóm hội thảo Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu cho biết: "Thông điệp đề cập đến khí quyển như là sự phổ biến toàn cầu của nhân loại, như là một thiện ích chung cho tất cả mọi người và của tất cả mọi người. Và với tuyên bố này, đích đến chung của hàng hoá, lần đầu tiên trong lịch sử của giáo huấn xã hội Công Giáo, áp dụng cho những bãi than bùn toàn cầu".

Hội nghị về biến đổi khí hậu được Hội đồng Tòa Thánh về Công lý và Hòa bình cùng Liên minh quốc tế các Tổ chức Phát triển Công Giáo đồng tổ chức. Khi tổ chức sự kiện này, các nhà tổ chức tìm cách mang đến những tiếng nói đa dạng để tiếp nhận quan điểm của họ, và cũng để mang thông điệp của Đức Thánh Cha đến với nhiều nhóm hơn.

Lã Thụ Nhân
 
Đức Thánh Cha sẽ bắt đầu chuyến tông du bận rộn đến ba nước châu Mỹ Latin vào Chúa nhật tới
Lã Thụ Nhân
12:29 02/07/2015
Đức Thánh Cha sẽ bắt đầu chuyến tông du bận rộn đến ba nước châu Mỹ Latin vào Chúa Nhật tới

Bắt đầu từ Chúa Nhật 05/07/2015, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ rời Rôma để thực hiện chuyến tông du tám ngày đến Châu Mỹ Latin. Ngài sẽ đi máy bay bảy lần và thăm năm thành phố ở Ecuador, Bolivia, và Paraguay. Đó là một chuyến tông du rất riêng đối với Đức Thánh Cha.

Cha Federico Lombardi, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh Vatican cho hay: "Ngài muốn đến thăm ba quốc gia không được xem trọng khi đánh giá với các tiêu chí về địa chính trị".

Chuyến tông du sẽ bắt đầu ở Ecuador. Đức Thánh Cha sẽ đến Quito vào giữa trưa ngày 05 Tháng Bảy. Ở đó, ngài sẽ hội kiến Tổng thống Rafael Correa và sẽ đến thăm một trung tâm hưu dưỡng.

Tại Guayaquil, thành phố lớn nhất ở Ecuador, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành một Thánh Lễ cho các gia đình Mỹ Latin.

Thứ Ba 8 tháng Bảy, ngài sẽ bay đến Bolivia và đáp tại sân bay cao nhất thế giới. Sân bay nằm gần La Paz, ở độ cao hơn 13.000 feet (3.962,4 m). Đức Thánh Cha sẽ chỉ dừng ở đó bốn giờ để tránh say độ cao.

Cha Federico Lombardi cho biết thêm: "Ngài đã quyết định dừng lại ở El Alto và La Paz. Ngài làm như vậy với sự điềm tĩnh hoàn toàn, với sự tin chắc rằng phải đối mặt với việc ráng sức".

Sau đó, ngài sẽ đến Santa Cruz, nơi ngài có cuộc gặp gỡ các phong trào bình dân. Đức Thánh Cha cũng sẽ đến thăm một nhà tù ở Palmasola.

Vào ngày thứ Sáu 10/07, ngài sẽ đến Paraguay. Ngài sẽ chỉ ghé thăm Asunción, mặc dù ngài sẽ cử hành Thánh lễ tại thánh địa Caacupé, cách xa thành phố khoảng 25 dặm. Sau đó ngài sẽ ghé thăm Bañado Norte, nơi có khoảng 100.000 người sống. Trước khi trở về Rôma, Đức Thánh Cha sẽ có chặn dừng chân cuối cùng tại nơi hỏa hoạn giết hại gần 400 người vào năm 2004.

Lã Thụ Nhân

 
Đức Tổng Giám mục Cupich: hôn nhân dân sự không phải là một bí tích
Lã Thụ Nhân
12:31 02/07/2015
Đức Tổng Giám mục Cupich: hôn nhân dân sự không phải là một bí tích

Trong số các Tổng Giám mục nhận dây pallium hôm thứ Hai trong Thánh lễ Trọng thể kính hai Thánh Tông đồng Phêrô và Phaolô ở Vatican, có Đức Tổng giám mục Blase J. Cupich của Chicago. Là con cháu của những người di dân Croatia đến Hoa Kỳ và là con trai của những người cha mẹ với di sản Croatia, Đức Tổng Giám mục Cupich tiếp tục rất tự hào về nguồn gốc Croatia cùa mình và nuôi dưỡng những di sản văn hóa tổ tiên, nhất là đức tin Công Giáo thấm đẫm bản sắc Croatia.

Đài Vatican đã có cuộc phỏng vấn Đức Tổng Giám mục Cupich sau Thánh Lễ nhận dây pallium. Trong quá trình trò chuyện, Đức Tổng Giám mục Cupich thảo luận các vấn đề từ luật buôn bán vũ khí, bất bình đẳng xã hội, cho đến vấn đề di dân. Đức Tổng Giám mục Cupich cũng thảo luận về quyết định mới đây của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, cho phép hôn nhân đồng tính trong tất cả 50 tiểu bang và khắp lãnh thổ Hoa Kỳ. Ngài nói: "Tôi nghĩ thật là quan trọng để nhận ra rằng chúng ta đang nói ở đây về hôn nhân dân sự, và chúng ta đang nói về thực tại mà Tối cao Pháp viện xem xét có một quyền hiến pháp để người cùng giới tính được kết hôn".

Đức Tân Tổng giám mục Chicago nói thêm: "Điều đó không gây tác động nào lên sự hiểu biết của chúng ta về hôn nhân, không chỉ là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ, mà còn là một biểu tượng của Chúa Kitô và Giáo Hội của Người". Khi được hỏi về cách thức mà quyết định này có thể ảnh hưởng đến tự do tôn giáo tại Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám mục Cupich nói: "Tôi nghĩ rằng luôn cần phải cảnh giác mỗi khi có một sự thay đổi lớn như thế này trong xã hội".

Lã Thụ Nhân
 
Hội nghị về bách hại Kitô hữu được tổ chức tại Bruxelles
Lã Thụ Nhân
12:32 02/07/2015
Hội nghị về bách hại Kitô hữu được tổ chức tại Bruxelles

Hôm thứ Năm 01/07, một hội nghị với chủ đề "Bách hại Kitô hữu trên thế giới" được tổ chức tại Nghị viện Châu Âu ở Bruxelles, Bỉ.

Hội nghị, được tổ chức bởi Nhóm các nhà hoạt động liên văn hóa và đối thoại tôn giáo, đã tìm cách gây xúc động công luận trên khắp châu Âu về thực tế các Kitô hữu trong các vùng chiến tranh tàn phá.

Các thành viên của hội nghị đề xuất với Nghị viện Châu Âu ra một nghị quyết hồi tháng Tư sau khi các sinh viên Kenya bị nhóm khủng bố Al-Shabaab sát hại.

Trong số các vị lãnh đạo tôn giáo có mặt tại hội nghị có Đức Tổng giám mục Jean Benjamin Sleiman, OCD của Baghdad, Iraq.

Lã Thụ Nhân
 
Boko Haram không phải là mối đe dọa duy nhất cuả Hồi giáo đối với Kitô hữu Nigeria
Emily Nguyễn
22:08 02/07/2015
CWNs 1 tháng 7 năm 2015 - Một linh mục thuộc giáo phận Kaduna nói với tổ chức Aid to the Church in Need, Boko Haram không phải là mối đe dọa duy nhất cho các Kitô hữu tại Nigeria, Các nhóm Hồi giáo cực đoan khác cũng đã đe dọa sẽ tấn công các Kitô hữu.

Cha Elias Kabuk tiết lộ, nhà thờ và nhà xứ của cha đã từng bị đốt cháy vào năm 2011 trong đợt bạo động diễn ra sau cuộc bầu cử tổng thống tại quốc gia này. Cha kể "Cái đầu của một linh mục lúc đó rất có giá" trong những ngày theo sau cuộc đắc cử cuả ông Goodluck Jonathan, cũng là một tín hữu Thiên Chuá Giáo.

Cuộc bầu cử Tổng thống Muhammadu Buhari, một người Hồi giáo, tháng ba vưà qua, đã không dẫn đến những hành động bạo lực tương tự, nhưng căng thẳng giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo vẫn còn ở mức cao trào, theo lời cha Kabuk.

Là nhóm khủng bố hoạt động hung hãn nhất ở Nigeria, Boko Haram đã tự chọn cho mình cái tên lấy ra từ cụm chữ "Giáo dục Tây phương là tội lỗi".

Đức Tổng Giám mục Matthew N'dagoso của Kaduna nói với nhóm Aid to the Church in Need rằng, những tên Hồi giáo cực đoan thường chú ý đến lý lịch thành phần lãnh đạo tham nhũng của quốc gia họ , và khi nhận thấy hầu hết những người này đã được giáo dục từ trường học phương Tây, đã kết luận rằng chính lãnh vực giáo dục đã góp phần gây ra nạn tham nhũng. Đức Tổng giám mục nhận định rằng logic này là sai lầm, bởi : "chính quyền lực mới làm hư hỏng con người, chứ không phải là nền giáo dục."
 
Lời chào mừng cuả Vatican gởi đến thủy thủ tàu bè thương mại từng giúp đỡ di dân gặp nguy hiểm
Emily Nguyễn
22:09 02/07/2015
CWN 1 tháng 7 năm 2015 - Trong một thông điệp cho ngày "Chuá Nhật Biển " sẽ được mừng vào ngày 12 tháng 7 tới đây, Hội đồng Giáo hoàng về Di Dân đã tôn vinh đặc biệt "nỗ lực nhân đạo lớn lao của các thuỷ thủ đoàn trên những tàu buôn. Họ đã không chút do dự, đôi khi xem thường cả mạng sống chính mình để tham gia vào những hoạt động cứu mạng cả ngàn người di dân"

Tuyên bố nhấn mạnh rằng nghề hàng hải liên quan đến những khó khăn và rủi ro không ai biết ơn, chỉ trừ khi nào thảm họa xảy ra. Ngoài các hành trình dài đằng đẵng và không gian sống bị hạn chế, các tuyên bố này kêu gọi sự chú ý đến những mối đe dọa của hải tặc và những hạn chế mà các thủy thủ phải đối mặt trong nhiều cảng ngay cả khi họ đã rời bến.

Tuy nhiên, tuyên bố dành nhiều thời giờ để nhắc đến đề tài "nhiệm vụ giờ đã trở thành công việc thường ngày cuả vice giải cứu hàng hàng lớp lớp những người di cư.Hội đồng Giáo Hoàng nhấn mạnh:" Mã số của cuộc sống hàng hải bắt buộc các thủy thủ phải giải cứu những người đang gặp nguy hiểm trên biển cả . Nhưng con số quá đông cuả người di cư đang cần giúp đỡ đã gây áp lực nặng nề cho người đi biển.

Lời tuyên bố của Vatican được ban hành vào ngày 01 Tháng Bảy, được ký bởi Đức Hồng Y Antonio Maria Veglio và Đức Giám Mục Joseph Kalathiparambil, chủ tịch và thư ký của Hội đồng Giáo Hoàng về người di cư.
 
Đi thăm 3 nước Mỹ Châu Latinh, Đức Phanxicô đặt các khu ngoại vi vào trung tâm
Vũ Van An
22:18 02/07/2015
Ít người chú ý tới cuộc tông du 3 nước Mỹ Châu Latinh vào Chúa Nhật này, ngày 5 tháng 7 , 2015 cho bằng chuyến tông du Hoa Kỳ mãi tới tháng 9 mới diễn ra. Điều này dễ hiểu vì tại Hoa Kỳ, không những lần đầu tiên một vị giáo hoàng sẽ ngỏ lời với lưỡng viện quốc hội nước này, ngài còn lên tiếng tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc trước những người đang đứng đầu các chính phủ thế giới để chính thức trình bầy quan điểm của ngài và cũng là quan điểm của thế giới Công Giáo về môi sinh hay đúng hơn về mối liên hệ giữa con người và môi sinh, một vấn đề đang hết sức hợp thời và khẩn thiết.

Tuy nhiên, không thiếu người lưu ý tới chuyến Nam Mỹ du của vị đứng đầu Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ, vì trước biến cố “hoành tráng” trên, ngài muốn thực hiện chuyến đi tạm gọi là về nguồn này để nhắc nhở thế giới rằng đối với ngài ngoại vi là trung trâm. Trước khi đi thăm nước giầu mạnh nhất của Tân Thế Giới, ngài muốn mang sự gần gũi của Chúa Kitô đến cho không phải một mà là ba nước vốn được kể vào hàng nghèo yếu nhất nhì của lục địa này.

Thực vậy, theo phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi, Ecuador, Bolivia và Paraguay “không phải là những nước chiếm hàng đầu về phương diện địa chính trị” trên bàn cân thế giới. Nhưng quyết định đi thăm 3 nước này hoàn toàn nhất quán với các cuộc tông du trước đây tại Âu Châu: Albania, Bosnia và cả Lampudesa nữa.

Cả ba nước đều có chung đặc điểm: giành được độc lập cả hàng 200 năm nay nhưng vẫn còn đang khốn khổ vì các tranh chấp “biên giới”, các vết thương nội bộ do các chế độ độc tài gây ra.

Cha Lombardi cho rằng “(Đó là) các tình huống cần phải ghi nhớ nếu muốn hiểu khung tranh trong đó Đức Thánh Cha sẽ di chuyển” và lời lẽ ngài sẽ ngỏ với họ “để đổi mới đời sống xã hội, chính trị của họ nói chung, theo chiều hướng hòa bình, phát triển một cách tham dự và dân chủ”.

Suy tư về lịch sử Ecuador, Bolivia và Paraguay, cũng như nhớ lại bài diễn văn của Thánh GH Gioan Phaolô II trong các cuộc tông du thập niên 1980, theo cha Lombardi, có thể giúp ta gom lượm được các sắc thái trong các bài diễn văn của Đức Phanxicô vào dịp này, mà tổng số hiện dự trù là 22, và đoán định được nội dung của chúng.

Người ta có thể đoán trước sẽ có nhiều lời ứng khẩu, vì ở cả 3 nước, ngài đều sẽ nói tiếng Tây Ban Nha rất quen thuộc và thông thạo của ngài, cũng như nhiều mục “ngoài chương trình” vì đây là 3 nước ngài từng viếng thăm lúc còn là Hồng Y tổng giám mục Buenos Aires, như Học Viện Xavier của Dòng Tên tại Guayaquil, Ecuador, chẳng hạn, nơi ngài từng gửi các tu sĩ Dòng Tên Á Căn Đình qua thụ huấn.

Tóm lại, chắc chắn ngài sẽ gặp nhiều bạn cũ nhưng không thiếu quảng đại quần chúng. Như Thánh Lễ Gia Đình dự đoán tới 1.5 triệu người tham dự tại Công Viên Samanes ở Guayaquil hay lễ khai mạc Đại Hội Thánh Thể tại Công Trường Chúa Kitô Cứu Chuộc tại Santa Cruz de la Sierra ở Bolivia.

Đừng quên rằng Đức Giáo Hoàng sẽ du hành nhiều dặm bằng giáo hoàng xa hai bên đều mở, được chế tạo tại địa phương, nhờ thế, ngài sẽ di chuyển rất chậm chứ không nhanh như với các giáo hoàng xa kín cửa. Hơn nữa, cũng nhờ thế, ngài sẽ trực diện tiếp xúc với dân chúng, không những của ba nước, mà còn có thể từ chính quê hương Á Căn Đình của ngài “tràn” qua Paraguay nữa.

Những thời khắc nổi bật trong chuyến đi này tất nhiên sẽ là những thời khắc ngài gặp gỡ dân chúng, những người thất thế nhất, nghèo nàn nhất, cần nghe công bố Tin Mừng nhất. Và sợi chỉ xuyên suốt của các thời khắc này, theo cha Lombardi, sẽ là “Niềm Vui Tin Mừng”. Ta hãy xem các khẩu hiệu tại mỗi nước sẽ thấy rõ nhận định vừa nói: tại Ecuador, khẩu hiệu là “Phúc âm hóa với niềm vui”; tại Bolivia, khẩu hiệu là “Cùng Với Đức Phanxicô, Ta Công Bố Niềm Vui Tin Mừng”; và tại Paraguay, “Sứ Giả Của Niềm Vui Và Hòa Bình”.

Với tinh thần niềm vui ấy, Đức Giáo Hoàng sẽ gặp gỡ người cao niên tại Nhà Truyền Giáo Bác Ái Ecuador, các tù nhân của trại tù Palmasol ở Bolivia (lớn gần như một làng, với 2,800 tù nhân), và các trẻ em bị bệnh của bệnh viện nhi đồng Asuncion ở Paraguay. Ngài sẽ thăm khu rất nghèo Banado Norte, một loại ổ chuột tại Asuncion, tọa lạc dọc con sông nơi sinh sống của hàng ngàn di dân. Điều cũng quan trọng là cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha với các tham dự viên của Hội Nghị Thế Giới Lần Thứ Hai Các Phong Trào Bình Dân ở Santa Cruz, Bolivia, là hội nghị tiếp theo hội nghị lần đầu tổ chức tại Vatican ngày 24 tháng 10, 2014, với sự tham dự của Tổng Thống Evo Morales của Bolivia. Đây là hội nghị được Tòa Thánh hết sức cổ vũ, dưới sự bảo trợ của Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình. Tham dự cuộc gặp gỡ của Đức Giáo Hoàng sẽ có Đức HY Peter Turkson.

Mặt khác, đừng quên cuộc gặp gỡ với giới trẻ dọc theo sông Costanera ở Paraguay, dự trù hơn 200,000 người tham dự, và những buổi sùng kính Thánh Mẫu như buổi cầu nguyện tại Học Viện Mẹ Sầu Bi, Quan Thầy nền giáo dục Công Giáo Ecuador, và cuộc kính viếng Đền Vô Nhiễm Thai ở Caacupe, Paraguay, mà Đức Phanxicô rất sùng kính. Đáng lưu ý nữa là trước khi đi Pa Paz, Bolivia, Đức Phanxicô sẽ viếng nơi hạ sát Linh Mục Dòng Tên Luis Espinal, ký giả, nhà làm phim và thi sĩ tôn giáo, do bàn tay khát máu của chế độ độc tài ở đây ngày 22 tháng 3, năm 1980, chỉ mấy ngày trước TGM Romero. Về bình diện truyền thông, không có gì thay đổi, ngoại trừ chủ tịch mới của Văn Phòng Truyền Thông vừa được thiết lập là Đức Ông Vigano.

Trong cuộc họp báo của Cha Lombardi, cũng có tiên đoán Đức Phanxicô sẽ nhai lá coca hay uống trà coca như một món thuốc chống hiệu quả của độ cao. Có thể ngài sẽ nhai hoặc uống theo cung cách địa phương.

Gửi thư cho ba nước

Như thường lệ, trước khi lên đường thăm Ecuador, Bolivia và Paraguay, đức Phanxicô có gửi thư cho dân chúng 3 nước. Và như trên đã nói, ngài nhấn mạnh tới niềm vui. Ngài viết “Tôi muốn là chứng nhân của niềm vui Tin Mừng này và mang tới cho anh chị em sự âu yếm và mơn trớn của Thiên Chúa, Cha chúng ta, nhất là cho các trẻ em thiếu thốn nhất, người cao niên, người bệnh tật, người bị giam cầm, người nghèo, cho những ai là nạn nhân của nền văn hóa vứt bỏ này”.

Đức Phanxicô nói thêm: trước khi gặp gỡ “tôi tạ ơn Thiên Chúa cho anh chị em, và tôi xin anh chị em bền vững trong đức tin, lòng cháy lên ngọn lửa yêu thương, bác ái và giữ vững lòng trông cậy không bao giờ làm anh chị em thất vọng”.

Suy tư về việc đức tin Công Giáo không những là nguồn suối của liên đới giữa con người với nhau, Đức Giáo Hoàng nhắc tín hữu Mỹ Châu Latinh rằng nó còn xây dựng hòa bình và cổ vũ hòa hợp nữa.

Đức Phanxicô cũng khuyên họ kết hợp lời cầu nguyện của họ với lời cầu nguyện của ngài “để việc công bố Tin Mừng có thể tới những vùng ngoại biên xa xôi nhất và tiếp tục biến các giá trị của Nước Thiên Chúa thành men cho đất cả trong thời đại ta”.

Về lại quê nhà

Nicole Winfield của Associated Press nhấn mạnh khía cạnh “về lại quê hương” của chuyến tông du 7 ngày tại 3 nước Mỹ Châu Latinh: giáo hoàng Mỹ Châu Latinh trở về Nam Mỹ, nói tiếng Tây Ban Nha trên đất nhà về các vấn đề cận kề nhất với cõi lòng mình.

Daniel Gussmann, giám đốc Caritas ơ Buenos Aires, cho rằng “ngài biết rõ thực tại này, vì ngài từng làm việc lâu năm với các giám mục Mỹ Châu La Tinh và trong tư cách cầm đầu dòng Tên ở Á Căn Đình. Ngài biết rõ các nước này, và các vấn nạn của họ về nghèo đói, và là nơi phần lớn dân chúng không có đất đai”.

Ngài sẽ gặp gỡ đại diện các nhóm bản địa gọi là campesinoscartoneros chuyên bới rác kiếm sống, những nhóm ngài không xa lạ gì lúc còn là TGM Buenos Aires.

Lúc gặp các nhóm này tại Vatican năm ngoái, Đức Phanxicô từng ứng khẩu đưa ra một thứ tiểu thông điệp về quyền của người nghèo, các bất công của thất nghiệp, và nhu cầu chăm sóc tạo dựng của Thiên Chúa. Lúc ấy, ngài bảo ngài không giảng dạy chủ nghĩa cộng sản mà là Tin Mừng.

Michael Lee, phụ tá giáo sư thần học và Mỹ Châu La Tinh học tại ĐH Fordham, cho hay: “Đức Phanxicô tới không phải để bảo vệ Giáo Hội mà là bảo vệ người nghèo và Trái Đất”. Ông cho rằng đây là điểm Đức Phanxicô khác với hai vị tiền nhiệm, là những vị khi tới Mỹ Châu La Tinh đã tập chú vào việc sống còn của Giáo Hội nhiều hơn trước nghị trình thù nghịch của thế tục và các phong trào tôn giáo khác. Đây là một biến chuyển vĩ đại, và là một biến chuyển nhất định sẽ được chào đón nhiều tại các nước này và bởi các dân tộc này”.

Ngài đã đi Ba Tây năm 2013 để chủ tọa Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại đó, nhưng cuộc tông du này do Đức Bênêđíctô XVI hoạch định và lên chương trình, không được coi là chuyến tông du đầu tiên của ngài trên đất Mỹ Châu Latinh. Chuyến tông du lần này do chính ngài hoạch định và lên chương trình, thành thử việc chọn Ecuador, Bolivia và Paraguay không phải là chuyện tình cờ.

Theo Ngân Hàng Thế Giới, Bolivia và Paraguay là hai nước nghèo nhất của lục địa, với 1 trong 4 người Bolivia sống với dưới 2 dollars một ngày. Hai nước cũng nhỏ về dân số so với các nước trong vùng như Chile và Á Căn Đình: dân số Ecuador là 15.74 triệu năm 2013, dân số Bolivia là 10.63 triệu vào cùng năm này.
 
Top Stories
Vietnam: Les Montagnards vietnamiens demandeurs d’asile sont victimes de la politique de bon voisinage entre le Vietnam, la Thaïlande et le Cambodge
Eglises d'Asie
08:14 02/07/2015
Depuis qu’il s’est déclenché, à la suite de la répression policière qui a suivi les deux soulèvements de certaines ethnies des Hauts Plateaux du Centre-Vietnam, au mois de février 2001 et pendant le week-end de Pâques 2004, l’exode des Montagnards à travers la forêt vers le Cambodge n’a guère cessé. Certes, le nombre des chercheurs d’asile a fortement diminué, mais, pour des raisons tant religieuses que politiques, des petits groupes continuent de se frayer un chemin à travers la forêt et tentent de passer la frontière pour obtenir la protection du Haut Commissariat aux réfugiés de l’ONU. Cependant, cette traversée des frontières ne va pas sans soulever des problèmes chez les pays frontaliers du Vietnam, soucieux de ne pas altérer leurs relations avec leur voisin.

Cette volonté de ménager le Vietnam s’est manifestée tout récemment en Thaïlande. L’organisation Human Rights Watch avait programmé, pour le 26 juin, au Club des correspondants de la presse étrangère à Bangkok (Foreign Correspondents Club of Thailand - FCCT), une conférence de presse destinée à faire connaître la répression exercée par les autorités vietnamiennes sur les minorités ethniques des Hauts Plateaux du Centre-Vietnam. Cependant, à la dernière minute, alors que de nombreux journalistes et membres des diverses organisations humanitaires s’étaient rassemblés pour participer à cette réunion, il a été annoncé que la conférence n’aurait pas lieu, et ce sur ordre des autorités thaïlandaises. Dans l’après-midi, le groupe humanitaire américain ayant organisé la conférence faisait paraître un communiqué de presse déclarant que la rencontre n’avait pas eu lieu à cause des ordres gouvernementaux. Allusion a été faite aux pressions exercées par le pays voisin responsable du départ des Montagnards vers un pays d’asile.

Selon les commentateurs politiques, ce sont des raisons de politique internationale qui ont conduit le gouvernement militaire de Thaïlande à interdire la conférence de presse où devaient être dénoncées les violations des droits de l’homme et de la liberté religieuse chez les Montagnards de la région centrale du Vietnam. Les autorités actuelles auraient craint que la conférence prévue ait une influence fâcheuse sur les relations entre le Vietnam et la Thaïlande, alors que le Premier ministre vietnamien Nguyên Tan Dung se prépare à une visite officielle en Thaïlande qui aura lieu au début juillet.

La conférence de presse projetée pour le 26 juin faisait partie d’une série d’initiatives prises par Human Rights Watch et d’autres groupes de défense des droits de l’homme pour obliger le Cambodge à accorder un premier asile aux membres des ethnies minoritaires qui continuent à fuir le Vietnam pour se réfugier au Cambodge, le pays qui leur est le plus accessible. La politique actuelle des autorités cambodgiennes consiste, la plupart du temps, à les arrêter et les reconduire à la frontière vietnamienne. D’après certains témoignages, plusieurs réfugiés ainsi rapatriés n’ont pas rejoint leurs familles au Vietnam.

Le 1er mai dernier, Human Rights Watch, en compagnie de deux autres groupes humanitaires, publiait un communiqué condamnant sévèrement l’attitude du Cambodge à l’égard des réfugiés montagnards : « Le comportement du pouvoir cambodgien refusant aux personnes venant du Vietnam de se faire enregistrer comme demandeurs d’asile et de postuler au statut de réfugié démontre que le gouvernement ne se soumet pas aux lois internationales en ce domaine. » (eda/jm)

(Source: Eglises d'Asie, le 2 juillet 2015)
 
Pontifical Council sends Tourism Day Message: “One billion tourists, one billion opportunities''
Vatican Radio
08:19 02/07/2015
2015-07-02 Vatican - The Pontifical Council for the Pastoral Care of Migrants and Itinerant People issued a Message on Thursday to mark World Tourism Day 2015, to be celebrated this coming September 27th. Titled, “One billion tourists, one billion opportunities”, the Message focuses on the pastoral challenges and opportunities presented by holiday and leisure travel.

“We are in a phase of change in which the way of moving is changing and consequently the experience of traveling as well,” says the Message. “Those who go to countries different from their own do so with the more or less conscious desire to reawaken the most hidden part of themselves through encounter, sharing,” and the experience of new and different modes of life. “More and more,” the document continues, “a tourist is in search of direct contact with what is different in its extra-ordinariness.”

Drawing on Pope Francis’ recent encyclical letter, Laudato si’, on the care of our common home, and making especial mention of the upcoming Year of Mercy, the Message of the Pontifical Council for the Pastoral Care of Migrants and Itinerant People for World Tourism day goes on to say, “Faithful to her mission and starting from the conviction that ‘we also evangelize when we attempt to confront the various challenges which can arise’, the Church cooperates in making tourism a means for the development of peoples, especially the most disadvantaged ones, and setting in motion simple but effective projects.” The Council admonishes, “However, the Church and institutions should always be vigilant to prevent a billion opportunities from becoming a billion dangers by cooperating in the safeguard[ing] of personal dignity, workers' rights, cultural identity, respect for the environment,” and all related concerns.

“There are,” the Message concludes, “one billion occasions to transform a voyage into an existential experience: one billion possibilities to become the makers of a better world, aware of the riches contained in every traveler's suitcase; one billion tourists, one billion opportunities to become ‘instruments of God our Father, so that our planet might be what he desired when he created it and correspond with his plan for peace, beauty and fullness.’”

Below, please find the full text of the Message from the Pontifical Council for Migrants and Itinerant People

“One billion tourists, one billion opportunities”

1. It was 2012 when the symbolic barrier of one billion international tourist arrivals was surpassed. Now the numbers continue to grow so much that the forecasts estimate a new threshold of two billion will be reached in 2030. To this data even higher figures related to local tourism must be added.

For World Tourism Day we want to concentrate on the opportunities and challenges raised by these statistics, and for this we make the theme proposed by the World Tourism Organization our own: “One billion tourists, one billion opportunities”.

This growth launches a challenge to all the sectors involved in this global phenomenon: tourists, businesses, governments and local communities and, of course, the Church too. The billion tourists should necessarily be considered above all in their billion opportunities.

This message is being made public a few days after the presentation of Pope Francis' Encyclical Laudato si’ dedicated to care for our common home.1 We need to take this text into great consideration because it offers important guidelines to follow in our attention to the world of tourism.

2. We are in a phase of change in which the way of moving is changing and consequently the experience of traveling as well. Those who go to countries different from their own do so with the more or less conscious desire to reawaken the most hidden part of themselves through encounter, sharing and confrontation. More and more, a tourist is in search of direct contact with what is different in its extra-ordinariness.

By now the classic concept of a “tourist” is fading while that of a “traveler” has become stronger: that is, someone who does not limit himself to visiting a place but in some way becomes an integral part of it. The “citizen of the world” is born: no longer to see but to belong, not to look around but to experience, no longer to analyze but to take part in, and not without respect for what and whom he encounters.

In his latest Encyclical, Pope Francis invites us to approach nature with “openness to awe and wonder” and to speak “the language of fraternity and beauty in our relationship with the world” (Laudato si’, No. 11). This is the right approach to adopt with regard to the places and peoples we visit. This is the road to seizing a billion opportunities and making them bear even more fruits.

3. The businesses in this sector are the first ones who should be committed to achieving the common good. The responsibilities of companies is great, also in the tourist area, and to take advantage of the billion opportunities they need to be aware of this. The final objective should not be profit as much as offering travelers accessible roads to achieving the experience they are looking for. And businesses have to do this with respect for people and the environment. It is important not to lose awareness of people's faces. Tourists cannot be reduced only to a statistic or a source of revenue. Forms of tourist business need to be implemented that are studied with and for individuals and invest in individuals and sustainability so as to offer work opportunities in respect for our common home.

4. At the same time, governments have to guarantee respect for the laws and create new ones that can protect the dignity of individuals, communities and the territory. A resolute attitude is essential. Also in the tourist area, the civil authorities of the different countries need to have shared strategies to create globalized socioeconomic networks in favor of local communities and travelers in order to take positive advantage of the billion opportunities offered by the interaction.

5. From this viewpoint, also the local communities are called to open up their borders to welcome those who come from other countries moved by a thirst for knowledge, a unique occasion for reciprocal enrichment and common growth. Giving hospitality enables the environmental, social and cultural potentialities to bear fruit, to create new jobs, to develop one's identity, and to bring out the value of the territory. A billion opportunities for progress, especially for countries that are still developing. To increase tourism, especially in its most responsible forms, makes it possible to head towards the future strong with one's specificity, history and culture. Generating income and promoting the specific heritage can reawaken that sense of pride and self-esteem useful for strengthening the host communities' dignity, but care is always needed to not betray the territory, traditions and identity in favor of the tourists.2 It is in the local communities where there can grow “a greater sense of responsibility, a strong sense of community, a readiness to protect others, a spirit of creativity and a deep love for the land. They are also concerned about what they will eventually leave to their children and grandchildren” (Laudato si’, No. 179).

6. One billion tourists, if well received, can become an important source of well-being and sustainable development for the entire planet. Moreover, the globalization of tourism leads to the rise of an individual and collective civic sense. Each traveler, by adopting a more correct criterion for moving around the world, becomes an active part in safeguarding the earth. One individual's effort multiplied by a billion becomes a great revolution.

On a voyage, a desire for authenticity is also hidden which is realized in the spontaneity of relations and getting involved in the communities visited. The need is growing to get away from the virtual, which is so capable of creating distances and impersonal acquaintances, and to rediscover the genuineness of an encounter with others. The economy of sharing can also build a network through which humanity and fraternity increase and can generate a fair exchange of goods and services.

7. Tourism also represents a billion opportunities for the Church's evangelizing mission. “Nothing genuinely human fails to raise an echo in their hearts” (Second Vatican Council, Gaudium et spes, No. 1). First of all, it is important for the Church to accompany Catholics with liturgical and formative proposals. She should also illuminate those who during the experience of traveling open their hearts and ask themselves questions and in this way make a real first proclamation of the Gospel. It is essential for the Church to go forth and be close to travelers in order to offer an appropriate and individual answer to their inner search. By opening her heart to others, the Church makes a more authentic encounter with God possible. With this goal, hospitality by the parish communities and the religious formation of tourist personnel should be enhanced.

The Church's task is also to educate to living free time. The Holy Father reminds us that “Christian spirituality incorporates the value of relaxation and festivity. We tend to demean contemplative rest as something unproductive and unnecessary, but this is to do away with the very thing which is most important about work: its meaning. We are called to include in our work a dimension of receptivity and gratuity, which is quite different from mere inactivity” (Laudato si’, No. 237).

Moreover, we should not forget Pope Francis' convocation to celebrate the Holy Year of Mercy.3 We have to ask ourselves how the pastoral care of tourism and pilgrimages can be an area to “experience the love of God who consoles, pardons, and instils hope” (Misericordiae vultus, No. 3). A particular sign of this jubilee time will undoubtedly be the pilgrimage (Cf. Misericordiae vultus, No. 14).

Faithful to her mission and starting from the conviction that “we also evangelize when we attempt to confront the various challenges which can arise”,4 the Church cooperates in making tourism a means for the development of peoples, especially the most disadvantaged ones, and setting in motion simple but effective projects. However, the Church and institutions should always be vigilant to prevent a billion opportunities from becoming a billion dangers by cooperating in the safeguard of personal dignity, workers' rights, cultural identity, respect for the environment, and so on.

8. One billion opportunities also for the environment: “The entire material universe speaks of God’s love, his boundless affection for us. Soil, water, mountains: everything is, as it were, a caress of God” (Laudato si’, No. 84). Between tourism and the environment there is a close interdependency. The tourist sector, by taking advantage of the natural and cultural riches, can promote their conservation or, paradoxically, their destruction. In this relationship, the Encyclical Laudato si’ appears to be a good traveling companion.

Many times we pretend we do not see the problem. “Such evasiveness serves as a license to carrying on with our present lifestyles and models of production and consumption” (Laudato si’, No. 59). By acting not as masters but with “responsible stewardship” (Laudato si’, No. 116), each one has his or her obligations that must be made concrete in precise actions that range from specific, coordinated legislation down to simple everyday actions,5 passing through appropriate educational programs and sustainable and respectful tourist projects. Everything has its importance,6 but a change in lifestyles and attitudes is necessary and surely more important. “Christian spirituality proposes a growth marked by moderation and the capacity to be happy with little” (Laudato si’, No. 222).

9. The tourism sector can be an opportunity, indeed, one billion opportunities for building roads to peace too. Encounter, exchange and sharing favor harmony and understanding.

There are one billion occasions to transform a voyage into an existential experience. One billion possibilities to become the makers of a better world, aware of the riches contained in every traveler's suitcase. One billion tourists, one billion opportunities to become “instruments of God our Father, so that our planet might be what he desired when he created it and correspond with his plan for peace, beauty and fullness” (Laudato si’, No. 53).

Vatican City, June 24, 2015
+ Antonio Maria Cardinal Vegliò, President
+ Joseph Kalathiparambil, Secretary


1 FRANCIS, Encyclical Letter Laudato si’ on care for our common home, May 24, 2015.
2 To prevent this from happening, “Tourism activity should be planned in such a way as to allow traditional cultural products, crafts and folklore to survive and flourish, rather than causing them to degenerate and become standardized” (World Tourism Organization, Global Code of Ethics for Tourism, October 1, 1999, art. 4, §4).
3 FRANCIS, Bull Misericordiae vultus of indiction of the Extraordinary Jubilee of Mercy, April 11, 2015.
4 FRANCIS, Apostolic Exhortation Evangelii gaudium, November 24, 2013, No. 61.
5 “There is a nobility in the duty to care for creation through little daily actions, and it is wonderful how education can bring about real changes in lifestyle. Education in environmental responsibility can encourage ways of acting which directly and significantly affect the world around us, such as avoiding the use of plastic and paper, reducing water consumption, separating refuse, cooking only what can reasonably be consumed, showing care for other living beings, using public transport or car-pooling, planting trees, turning off unnecessary lights, or any number of other practices. All of these reflect a generous and worthy creativity which brings out the best in human beings. Reusing something instead of immediately discarding it, when done for the right reasons, can be an act of love which expresses our own dignity” (Laudato si’, No. 211).
6 “We must not think that these efforts are not going to change the world. They benefit society, often unbeknown to us, for they call forth a goodness which, albeit unseen, inevitably tends to spread” (Laudato si’, No. 212).
 
Holy See: Causes of terrorism must be addressed
+ Archbishop Tomasi
08:23 02/07/2015
2015-07-01 Vatican - The United Nations Human Rights Council on Tuesday held a special panel on the effects of terrorism on the enjoyment of human rights and fundamental freedoms.

Archbishop Silvano Tomasi, the Permanent Observer of the Holy See to the United Nations and Other International Organizations in Geneva, told the panel the international community has not always been effective in preventing and curbing terrorism, especially in the Middle East and different parts of Africa.

“While considering the negative effects of terrorism on the enjoyment of human rights and fundamental freedoms, we should also be clear in our reasoning that these effects will continue, and indeed will become worse, if the causes of terrorism are not clearly and swiftly addressed by the national States concerned and the international community,” said Archbishop Tomasi.

“Terrorism also facilitates trafficking of persons and weapons, thus creating a black market for human commerce,” he continued. “Where terrorism has effectively taken hold, irreparable social and cultural damage has been done that will resonate through future generations.”

The full text of Archbishop Tomasi’s intervention is below
Statement by His Excellency Archbishop Silvano M. Tomasi

Permanent Observer of the Holy See to the United Nations and Other International Organizations in Geneva
at the 29th Session of the Human Rights Council
Panel on the Effects of Terrorism on the Enjoyment by All Persons of
Human Rights and Fundamental Freedoms

Geneva, 30 June 2015

Mr. President,

The Holy See is grateful to the Human Rights Council for devoting a special panel of this 29th Session to discuss the effects of terrorism on the enjoyment of human rights and fundamental freedoms. In particular, we acknowledge the thorough and enlightening report of the Special Rapporteur. Terrorism is a terrible reality that is affecting all parts of the globe, destroying countless lives, threatening societies and annihilating cultures and their histories. Sadly, one must admit that the international community has not always been effective in preventing and curbing terrorism, especially in the Middle East and different parts of Africa. Since 2000, the world has witnessed a staggering 500% increase in the number of victims of terrorists attacks. In particular, the past two years have seen a startling increase in the body count of innocent victims at the hands of ISIS and Boko Haram groups, among many others. In 2013, for example, 82% of those victims were killed in just five countries: Iraq, Afghanistan, Pakistan, Nigeria and Syria. While considering the negative effects of terrorism on the enjoyment of human rights and fundamental freedoms, we should also be clear in our reasoning that these effects will continue, and indeed will become worse, if the causes of terrorism are not clearly and swiftly addressed by the national States concerned and the international community.

Mr. President,

The Holy See Delegation would like to denounce most especially terrorist acts carried out in the name of religion. As Pope Francis states, “Religious fundamentalism, even before it eliminates human beings by perpetrating horrendous killings, eliminates God himself, turning him into a mere ideological pretext.” Terrorism is a political means to influence behavior and to reach objectives through fear. Acts of terrorism cause the destruction of human rights, political freedoms and the rule of law. Terrorism is the antithesis of the shared values and commitments which serve as the basis for peaceful coexistence domestically and internationally. Indeed, with the proliferation of terrorism and the impunity which its proponents enjoy, we can say that there is also a “globalization of terrorism”. Developing from “a subversive strategy typical of certain extremist organizations, aimed at the destruction of material goods or the killing of people, terrorism has now become a shadowy network of political collusion,” in which antagonistic political powers are tempted to play a role by supplying resources of modern technology, advanced weaponry and financing to these terrorist organizations. A situation is thus created where the positive political will of the major players is required in order to address and resolve the problem of global terrorism and its disastrous effects.

Mr. President,

The tragic humanitarian and social effects of terrorism are already well known. In the first place, the gravest violation is complete contempt for innocent human life, the basic right upon which all other human rights are founded. “As such, there is an obligation on the part of the State to protect the right to life of every person within its territory and no derogation from this right is permitted, even in times of public emergency.” Since terrorism does not recognize the dignity of its victims, there remains no other basis or logic by which the other fundamental rights and freedoms of the human person will be respected. As such, we see a sort of “domino effect”, namely, once you deny a person his/her right to life, you abuse other fundamental rights, including the right to freedom of belief and worship, the right to expression and freedom of conscience, the right to education and the right to be treated with equal dignity as any other citizen of a nation, despite difference in religion, social and economic status, language or ethnicity.

Due to the violence of new forms of terrorism and the breach of international humanitarian law, the international community faces the challenge of responding to the influx of refugees fleeing these troubled areas to find a safe haven. Those receiving countries must not only be lauded for their willingness to provide protection, but they too need the assistance of the international community to deal with the humanitarian crisis so as to avoid the eruption of further problems on their own soil. Terrorism also facilitates trafficking of persons and weapons, thus creating a black market for human commerce. Where terrorism has effectively taken hold, irreparable social and cultural damage has been done that will resonate through future generations. By destroying the infrastructure of cities and regions, especially by attacking government buildings, schools and religious institutions, terrorism literally brings a society to its knees. In addition the demolition of cultural and ancient sites by terrorists threatens to annihilate the history of cultures and populations. Such destruction creates the breeding grounds for more violent extremism, thus continuing the vicious circle of violence propagating further violence.

Mr. President,

Apart from the devastating social and humanitarian effects which, in reality, are much more immediate and concrete, the ongoing negative political effects of terrorism will continue to resonate, in many ways in an unforeseeable manner for generations yet to come. The political impact of terrorism is multifaceted and the parties occultly facilitating or supporting, financially or otherwise, terrorist activity for ulterior political agendas are not always so clearly identified. Nevertheless, it can hardly be doubted that terrorism has political effects and influences the political process, at least in democratic and partially democratic states. In addition to creating an environment of political instability for the countries and regions which suffer the most from terrorism, the political effect on a global level continues to grow. Governments throughout the world, in some cases using terrorism as an excuse, are preoccupied with national security and counterterrorism efforts, some of which also infringe upon the enjoyment of human rights and fundamental freedoms. This shows that the political instability and fragmentation caused by terrorism creates an equal and opposite reaction with serious political consequences. In this sense, collaborative effort on the part of the international community is all the more necessary. Efforts to reach a mutual approach to fighting terrorism must always give priority to the victims of terrorism; financial, political or ideological motives should never take precedence over coming to a unified vision as to how the plague of terrorism should be combatted.

The most obvious way in which terrorism can influence the political process is by bringing about changes in public opinion, which Governments then tend to take into account when formulating their policies. It can be very hard for Governments to resist the pressure from public opinion for a strong reaction in the wake of a terrorist attack. The impact of terrorism on public opinion, however, is not as straightforward or predictable as one might imagine. There is no uniform public response to a terrorist attack. Nor do terrorist attacks necessarily change people’s political opinions. The greater people’s confidence in their own values, the less likely they are to change as a result of a major event, like a terrorist attack. Finally, the role and the power of media in forming and informing public opinion when addressing terroristic events are of the utmost importance.

Mr. President,

The Holy See is deeply convinced that terrorism, especially those forms that derive from religious extremism, must be confronted with concerted political efforts by all players, especially by all the local and regional parties involved, as well as by the major international players, whose role is indispensable in negotiating and finding a viable solution, diplomatic or otherwise, to protect life and the future stability of the regions touched by terrorism. The response to terrorism cannot be merely by way of military action. Political participation, fair and just legal systems, and cutting all forms of public and private support for terrorism are means not only to respond, but also to prevent, terrorism. It is also important to remember the positive obligation that States have to undertake in order to protect their citizens and, where that is not possible, to collaborate with other regional authorities in order to address the threats posed by terrorist groups.

Thank you, Mr. President.
 
Conference on persecution of Christians held in Bruxelles
Vatican Radio
08:24 02/07/2015
2015-07-02 - A conference was held on Thursday, July 1st, in Bruxelles on the theme “Persecution of Christians in the world” at the European Parliament.

Organized by the Group for intercultural activities and religious dialogue, the Conference sought to sensitize public opinion on the European level to the reality of Christians in war-torn areas.

Members of the conference proposed to the European parliament a resolution presented in April after the murder of students in Kenya by the terrorist group, Al-Shabaab.

Among the religious leaders present at the conference was the Archbishop of Baghdad, Jean Benjamin Sleiman, OCD, whom Fr. Leszek Gęsiak, director of the Polish Program of Vatican Radio, interviewed.
 
'No Global' author at Vatican event on climate and poverty reduction
Vatican Radio
08:25 02/07/2015
2015-07-01 Vatican - A Catholic climate scientist and a secular Jewish feminist formed an “unlikely alliance” in the Vatican press office on Wednesday to present a two day conference entitled ‘People and Planet First: the Imperative to Change Course'. The conference, which will take place at the Pontifical Augustinianum University in Rome, includes some 200 political, religious and civil society leaders from all continents who’ll be discussing Pope Francis’ new encyclical ‘Laudato Si’ in light of a climate summit to be held in Paris next December.

The two day conference, which opens on Thursday, has been organised by the Pontifical Justice and Peace Council, together with CIDSE, an international alliance of Catholic development agencies. Philippa Hitchen has the details….

Canadian author and activist Naomi Klein, known for her bestselling book ‘No Logo’, admitted she was surprised and moved to be invited to the Vatican to speak about ways of mobilizing public opinion and putting pressure on political leaders. The Pope’s encyclical, she said, is a poetic, but also courageous and common sense document that speaks not just to the Catholic world, but “for every person living on this planet”. It forcefully confronts the fact that our unbridled models of development and technological progress have unleashed “natural forces that are far more powerful than even our most ingenious machines”, yet many are still in denial about the path of environmental destruction we’re headed down. Even critics who accept the document’s moral authority and scientific data, she said, insist the Pope should leave the economic policy to the experts.

“I forcefully disagree. The truth is we have arrived at this dangerous place partly because many of those economic experts have failed us, wielding their powerful technocratic skills without wisdom. They produced models that placed scandalously little value on human life, particularly on the lives of the poor, and placed outsized value on protecting corporate profits and economic growth”

Echoing Klein’s warning was German scientist Professor Ottmar Edenhofer, co-chair of the Intergovernmental Panel on Climate Change. The new encyclical, he said, must not be reduced to a document on the environment but should be understood for the revolutionary way it links ecology on a par with poverty reduction, describing the planet's natural resources as “a common good of all and for all”

“This statement on the common destination of goods is for the first time in the history of Catholic social teaching, applied to global carbon sinks, which includes the oceans, the atmosphere, the forests and partially land.....the use of this Commons is a basic human right and its distribution is to be applied according to the principles of justice”

Another German, Bernt Nilles, General Secretary of the CIDSE network, which marks its half century this year, noted the Catholic Church already has a strong track record of campaigning on environmental and social justice concerns– including a statement of specific requests about ending fossil fuel dependency, presented by bishops to world leaders attending the last climate summit in Lima last December.

Ahead of the Paris summit, he said, hundreds of thousands of people are preparing to converge in a faith pilgrimage to insist the politicians come up with a “fair, ambitious, legally binding agreement” on moving from carbon to renewable energy economies in the next couple of decades. World leaders must hear the voice of the most vulnerable, Nilles said,, but as the Pope’s encyclical points out, this is also about me and my lifestyle too: that’s why CIDSE has launched a new website ‘Change for the Planet, Care for the People’ to help each one of us be a part of the growing global movement towards a more sustainable way of living.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Từ độc tài Nguyễn Văn Linh đến độc quyền Nguyễn Phú Trọng
Phạm Trần
12:36 02/07/2015
TỪ ĐỘC TÀI NGUYỄN VĂN LINH ĐẾN ĐỘC QUYỀN NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 – 1/7/2015, Lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã công khai tái khẳng định sẽ tiếp tục độc tài, độc đảng và độc quyền cai trị như ông Linh đã vạch ra.

Chủ trương này đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang đưa ra bằng lời nói và bài viết có cùng lập trường nhất quyết không từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản và chống đa nguyên đa đảng. Tuy nhiên cả hai người lại không có bất cứ lời nào lên án Trung Quốc đang biến 7 bãi đá chiếm được của Việt Nam ở Trường Sa năm 1988 thành các đảo để sinh sống và căn cứ quân sự ở Biển Đông, có lẽ vì sợ gây phiền não cho vong linh người qúa cố ?

Điều này dễ hiểu vì Trung Quốc coi ông Nguyễn Văn Linh là người có công với Bắc Kinh tại Hội nghị bí mật Thành Đô, Tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc trong hai ngày 3-4 Tháng 9 năm 1990.

Ông Linh đi Thành Đô cùng với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng để bàn chuyện nối lại bang giao với Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Trung Hoa Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng.

Tại Thành Đô, theo các giới Ngọai giao của Việt Nam thời bấy giờ như cố Thứ trưởng Ngọai giao Trần Quang Cơ và Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thì ông Linh đã chấp nhận 3 đòi hỏi quan trọng của Giang Trạch Dân để được tái lập quan hệ ngọai giao. Ba điều kiện đó là : Việt Nam phải rút quân vô điều kiện khỏi Kampuchia và đồng ý một giải pháp chính trị không loại phe Khmer đỏ thân Trung Quốc; công khai chỉ trích và cam kết thay đổi chính sách thân Liên Xô trước đó của Tổng Bí thư tiền nhiệm Lê Duẩn; cất chức Bộ trưởng Ngọai giao Nguyễn Cơ Thạch, người có tư tưởng độc lập với Trung Quốc và loại ông khỏi Bộ Chính trị.

Vì các văn kiện Thành Đô, kể cả tài liệu quan trọng được gọi là Kỷ Yếu Hội nghị do Lý Bằng sọan cho ông Linh ký kết với phiá Trung Quốc chưa được bạch hóa nên không ai biết ông Linh còn cam kết dành cho Trung Quốc những đặc quyền đặc lợi nào khác.

Chỉ biết những việc sau đây đã xẩy ra từ sau Hội nghị Thành Đô:

-Đảng nghiêm cấm không cho tổ chức kỷ niệm hay nhắc đến cuộc chiến xâm lược qua biên giới Việt Nam của quân Trung Quốc từ 1979 đến 1987.

-Không đòi lại những phần đất, khỏang gần một ngàn cây số vuông đã bị mất vào tay Trung Hoa sau cuộc chiến biên giới, trong đó có nhiều điểm cao chiến lược,tiêu biểu như điểm cao 1509 mà Trung Hoa gọi là Laoshan ( Lão Sơn hay Núi Đất) và Gỉa Âm Sơn (điểm cao 1250) ở tỉnh Hà Giang (trước là Hà Tuyên).

-Ngăn chặn mọi nỗ lực tưởng niệm hay tuyên dương 74 chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến đấu chống quân Tầu xâm lược Hòang Sa tháng 1/1974. Không có hành động đòi lại mà chỉ biết nói đi nói lại ”Hoàng Sa là của Việt Nam”.

-Chỉ cho tổ chức rất hạn chế và cục bộ để tưởng nhớ đến 64 chiến sỹ quân đội nhân dân đã bỏ mình trong trận chiến bảo vệ biển đào Trường Sa năm 1988, nhưng không có hành động nào nhằm lấy lại lãnh thổ đã mất.

-Sách lịch sử của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ nói rất sơ sài về những biến cố lịch sử này.

-Việt Nam cũng đã để mất 2/3 thác Bản Giốc và chịu nhận đường biên giới hai nước nằm ở phiá nam Ải Nam Quan, thay vì phiá bắc Ải này, căn cứ theo Hiệp định biên giới trên đất liền ký ngày 30/12/1999. Như vậy Ải lịch sử Nam Quan nay nằm bên phiá Trung Quốc.

Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ từng tham gia đàm phán với Trung Quốc nói : “Căn cứ vào các tư liệu có giá trị pháp lý theo Thoả thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ mà Việt Nam và Trung Quốc ký năm 1993, thì rõ ràng đường biên giới tại khu vực này luôn nằm về phía nam Ải Nam Quan, chứ không phải đi qua Ải Nam Quan theo tiềm thức của người Việt Nam.Như vậy không có chuyện Việt Nam đã nhường Ải Nam Quan cho Trung Quốc như nhiều người suy diễn theo cảm tính và dựa vào những thông tin thiếu khách quan, không có giá trị pháp lý.” (trích Việt Nam Express, 31/01/2015)

Tuy nhiên, ông Trục đã quên rằng sách sử Việt Nam đều đã từng nói “nước Việt Nam từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu” ?

-Ngoài mất mát trên đất liền Việt Nam còn đồng ý ký 2 Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ và Hợp tác Nghề Cá với Trung Quốc năm 2000 có nhiều bất lợi cho Việt Nam, theo quan điểm của một số chuyên viên của Qũy nghiên cứu Biển Đông.

Các chuyên viên biển đảo Việt Nam ở trong nước và nước ngoài của Qũy này cho biết : “Vịnh Bắc Bộ được bao bọc bởi Việt Nam và Trung Quốc có diện tích 123.700 km2, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 320 km (176 hải lý) và nơi hẹp nhất khoảng 220 km (119 hải lý). Chiều dài bờ biển phía Việt Nam khoảng 763 km, còn phía Trung Quốc khoảng 695 km. Phần Vịnh phía Việt Nam có khoảng 1.300 hòn đảo ven bờ, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm cách đất liền nước ta khoảng 110 km, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130 km. Vịnh có vị trí chiến lược quan trọng đối với Việt Nam và Trung Quốc về an ninh và quốc phòng. (Trích bài viết “Đàm phán Việt - Trung về khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ” ngày 24/02/2014)

Nguyên Bộ trưởng Ngọai giao Nguyễn Dy Niên cho biết: “Việt Nam đư¬ợc hư-ởng 53,23% diện tích Vịnh và Trung Quốc đ¬ược h¬ưởng 46,77% diện tích Vịnh”.

Như vậy, phiá Việt Nam hơn Trung Quốc 6,46%, hay khỏang 8,205 cây số vuông, theo ước tính của Qũy Biển Đông.

HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN

Đáng chú ý là trong Hiệp định này, Việt Nam đã đồng ý “hợp tác cùng phát triển” với Trung Quốc ở vùng biển này, và nay cả ở khu vực bên ngoài vịnh Bắc Bộ. Nội dung này phù hợp với chủ trương cốt lõi của Trung Quốc từ thời Đặng Tiểu Bình đưa ra năm 1979 và được tái khẳng định bởi Tập Cận Bình năm 2013, theo đó Trung Hoa luôn luôn coi Biển Đông là “biển của ta, gác tranh chấp để cùng khai thác” !

Việc Trung Quốc tự nhận chủ quyền trong hình Lưỡi bò chiếm ¾ diện tích 3.5 triệu cây số vuông Biển Đông là một bằng chứng.

Dù Trung Quốc không giấu diếm tham vọng, nhưng vào ngày 11/10/2011, tân Tổng Bí thư đảng CSVN khoá XI Nguyễn Phú Trọng vẫn vội vã sang Tầu họp với Tổng Bí thư-Chủ tịch nhà nước Trung Hoa Hồ Cẩm Đào để tái cam kết 6 điểm về “Nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển Việt-Trung”. Tại Bắc Kinh, ông Trọng đã đồng ý “Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này.” (điểm 5)

Sau chuyến đi của ông Trọng, phiá Trung Quốc tiếp tục áp lực Việt Nam phải mau chóng thi hành những cám kết đã ký qua các chuyến qua lại của lãnh đạo hai nước, trong đó có các chuyến đến Việt Nam của Thủ tướng Lý Khắc Cường, Ủy viên Quốc vụ viện phụ trách biên giới-biển đảo Dương Khiết Trì và của Ngoại trưởng Vương Nghị.

Diễn biến mới nhất là chuyến sang Tầu của ông Nguyễn Phú Trọng từ ngày 7 đến 10 tháng 4/2015 để gặp Tồng Bí đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình, trước khi ông Trọng thực hiện chuyến đi lịch sử sang Hoa Kỳ gặp Tồng Thống Barrack Obama, dự kiến từ ngày 07 đến 09 tháng 7/2015.

Tại Bắc Kinh, theo tin Việt Nam Thống tấn xã thì hai bên tái khẳng định: “ Đối với vấn đề trên biển, (hai bên) nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc;” sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển.”

Sau đó, khỏang 2 tuấn lễ trước ngày ông Trọng đến Hoa Thịnh Đốn, Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh lại đi Bắc Kinh họp với Ủy viên Quốc vụ Quốc vụ viện Dương Khiết Trì, từ ngày 17-19/06/2015, trong khuôn khổ của Phiên họp lần thứ 8 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc.

Ngoài Dương Khiết Trì, ông Minh còn gặp Thủ tướng Lý Khắc Cường và Bộ trưởng Ngọai giao Vương Nghị để hai bên cam kết “không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông.”

Tuy cam kết như thế, nhưng phiá Trung Quốc đã và đang làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp với các hoạt động bành trướng lãnh thổ và chiêm đóng biển đảo của Việt Nam.

Đáng chú ý là không thấy ông Minh đề xuất Trung Quốc phải ngưng ngay lập tức việc xây dựng các đảo nhân tạo, thiết lập các cứ quân sự ở Biển Đông, hay đòi chấm dứt các cuộc tấn công tầu cá Việt Nam.

Bởi vỉ, theo Cục Kiểm ngư Việt Nam thì “nhiều tàu cá của ngư dân ở hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi đã bị một số lượng lớn tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc liên tiếp đâm uy hiếp và đe dọa. Trong đó, riêng tại Quảng Ngãi, Trung Quốc đã uy hiếp, tấn công 23 tàu cá của ngư dân.” (theo Thông tấn Xã Việt Nam (TTXVN) ngày 30/06/2015)

Cùng thời gian này, nhiều tầu cá Trung Quốc đã công khai xâm nhập sâu vào vùng biển Việt Nam để đánh bắt nhưng chỉ bị cảnh cáo, xử phạt hành chính và xua đuổi đi nơi khác.

Việc làm này của phiá Việt Nam trái ngược với các vụ tấn công, đánh ngư dân và tịch thu tài sản tầu cá Việt Nam của các tầu hài giám Trung Hoa.

Tại sao Việt Nam lại yếu mềm và sợ Trung Quốc trước ngày ông Trọng đi Mỹ như thế thì chỉ có lãnh đạo và nhà nước Việt Nam mới có thể trả lời được.

-Phía Việt Nam còn bị “mắc họng” khó nói với thế giới vì sao năm 1958 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi Công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hòang Sa và Trường Sa. Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà (miền Bắc) cũng không hề lên tiếng phản đối khi quân Trung Quốc chiếm Hòang Sa từ tay Quân đội Việt Nam Cộng hòa năm 1974. Do đó báo chí Trung Hoa trong những ngày cuối tháng 6/2015 đã gia tăng chỉ trích Việt Nam đã quên những cam kết qúa khứ và thay đồi lập trường sau ngày thống nhất đất nước năm 1976.

-Song song với những việc làm tréo cẳng ngỗng khó hiểu này, Đại tướng Lê Đức Anh, trong chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng, đã phạm lỗi lầm lịch sử tại mặt trận Trường Sa năm 1988, khi ông ra lệnh cho binh sỹ bảo vệ đá Gạc Ma không được nổ súng chống lại quân Tầu khi chúng xâm lược và chiếm 7 bãi đá. 64 binh sỹ của Việt Nam đã bị quân Tầu giết hạ trong cuộc chiến “bị bó tay” này !

Vì vậy ông Anh đã được phiá Trung Hoa sử dụng làm quân cờ đi đêm với Đại sứ Trung Hoa ở Hà Nội, qua mặt Bộ trưởng Ngọai giao Nguyển Cơ Thạch, để phối trí đưa phái đòan Nguyễn Văn Linh đi Hội nghị Thành Đô dàn xếp chuyện Kampuchia theo những điều kiện của Trung Hoa.

Sau Hội nghị Thành Đô, ông Đỗ Mười, người năng nổ nhất trí với phiá Trung Quốc, sau ông Nguyễn Văn Linh, đã lên làm Tổng Bí thư khoá đảng VII và Đại tướng Lê Đức Anh được tưởng thưởng chức Chủ tịch nước khiến Trung Hoa hả dạ cười tươi.

Vì vậy, trước những nhượng bộ chính trị làm mất thể diện quốc gia và tư cách lãnh đạo của các ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Lê Đức Anh ở Thành Đô, ông Nguyễn Cơ Thạch đã thốt lên câu nói lịch sử : “Một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã khởi sự."

Lời cảnh giác của ông Nguyễn Cơ Thạch đã dẫn chứng trong 2 Hiệp định biên giới và Vịnh Bắc Bộ bất lợi cho Việt Nam của thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (khoá đảng VIII). Đến thời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (hai khoá IX và X) thì ông Mạnh lại nghe theo lời đường mật của Trung Quốc cho họ vào khai thác Bauxite ở Tây Nguyên mà hiệu qủa kinh tế còn rất mờ mịt.

Theo tài liệu của Bách khoa Tòan thư mở thì Tiến sỹ Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, khẳng định : "Dự án bô-xít Tây Nguyên vừa lỗ nặng, vừa gây ô nhiễm đến môi trường cả trước mắt và lâu dài". Cũng theo ông Trường thì "Nhà đầu tư TKV (Tập đòan Khoáng sản Việt Nam, Vinacomin) , đã được Bộ Tài nguyên & Môi trường "bao cấp" không tính phí tài nguyên môi trường, Bộ GTVT "hỗ trợ" tuyến đường vận chuyển (bằng tiền ngân sách), Bộ Công Thương dự trù "biếu không" nhà máy thủy điện Đồng Nai 5 để phục vụ cho dự án bô-xit...Tất cả các công trình nói trên là tiền ngân sách, thực chất là tiền thuế của dân, cần phải hết sức thận trọng, suy tính sử dụng cho có hiệu quả vì nợ công đã đến mức báo động đỏ."

Theo ước tính của một số chuyên gia thì tổng số tiền lỗ của mỗi năm ít nhất là 33 triệu.

Đó là “thành tích” lệ thuộc Tầu của ông Nông Đức Mạnh, sau 10 năm cầm quyền (1992 -2001).

CHUYỆN BÂY GIỜ

Với bối cảnh lịch sử và những hệ lụy xẩy ra sau đó cho Việt Nam từ sau Hội nghị Thành Đô trong 30 năm qua các thời đại Nguyễn Văn Linh (khoá đảng VI), Đỗ Mười (khoá VII),Lê Khả Phiêu (khoá VIII), Nông Đức Mạnh (hai khoá IX và X) cho đến ông Nguyễn Phú Trọng (khoá đảng XI), Việt Nam tiếp tục bị Trung Quốc xỏ mũi kéo đi phiêu lưu để kiệt quệ cả nhân lực và tài lực .

Đó là hậu qủa của lời cám ơn Giang Trạch Dân của ông Nguyễn Văn Linh tại Hội nghị Thành Đô năm 1990 khi ông ca ngợi quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc là “vừa là đồng chí vừa là anh em” như ông Hồ Chí Minh đã nói, căn cứ theo Tác gỉa Trung Quốc Trương Thanh,lúc đó là Vụ phó Vụ Á châu 1 Bộ Ngoại giao Trung Quốc, người tham dự hội nghị. (Tài liệu của chuyên gia về Trung Quốc Dương Danh Dy, BBC, 23/10/2014)

NGUYỄN PHÚ TRỌNG-TRẦN ĐẠI QUANG

Vậy mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong diễn văn kỷ niệm 100 năm ngày sinh tại quê hương Hưng Yên của ông Nguyễn Văn Linh sáng ngày 30/06/2015 đã không ngớt ca ngợi lập trường kiền trì chủ nghĩa Cộng sản thân Trung Quốc của ông Linh và coi đó như khuôn vàng thước ngọc để bảo vệ quyền lực cho đảng.

Ông Trọng lập lại lời Nguyễn Văn Linh nói rằng : “Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn của Đảng ta... Chẳng lẽ bao nhiêu thành quả cách mạng giành được bằng xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam lại đem trao vào tay những lực lượng đưa đất nước đi vào con đường tư bản chủ nghĩa, con đường chắc chắn không thể bảo đảm độc lập thật sự cho dân tộc, tự do hạnh phúc thật sự cho tuyệt đại đa số nhân dân"

Ông cũng không quên đọc lời ông Linh qủa quyết : “Kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề có tính nguyên tắc số một đối với Đảng ta. Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin có nghĩa là nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng một cách đúng đắn, thích hợp với điều kiện nước ta, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin một cách sáng tạo. Chúng ta phải đấu tranh chống những luận điệu và thủ đoạn đả kích, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh từ phía những thế lực thù địch, những kẻ cơ hội

Đồng chí kịch liệt phê phán quan điểm đòi "đa nguyên, đa đảng". Đồng chí nói: "Trong điều kiện nước ta, không có sự cần thiết khách quan để lập nên cơ chế chính trị đa nguyên, đa đảng đối lập. Thừa nhận đa đảng đối lập có nghĩa là tạo điều kiện cho sự ngóc đầu dậy ngay tức khắc và một cách hợp pháp các lực lượng phản động... hoạt động chống Tổ quốc, chống nhân dân, chống chế độ. Đó là điều mà nhân dân ta dứt khoát không chấp nhận.”

Khi ông Trọng mượn lời Nguyễn Văn Linh để nói vào thời điểm đảng CSVN chuẩn bị Đại hội đảng XII chính là ông muốn nói với đảng viên và người dân về chủ trương lạc hậu và phản dân chủ của những người cầm quyền bây giờ.

Quan điểm độc quyền cai trị của đảng CSVN và chống đa nguyên đa đảng, chống bầu cử dân chủ tự do đã được ông Trọng nói trắng ra mà không cần biết nhân dân và cán bộ đảng viên có còn muốn nghe theo hay không.

Nhưng tại sao ông Trọng lại phải mượn những lời sặc mùi bảo thủ Cộng sản của ông Linh để hù họa người dân vào lúc giặc ngọai xâm Trung Quốc đã vào bên trong ngôi nhà Việt Nam từ Biển Đông đến đất liền ?

Phải chăng ông muốn gửi một thông điệp cho người bạn láng giềng Trung Quốc Tập Cận Bình biết để yên tâm ông sẽ không thay lòng đổi dạ trong chuyến đi Hoa Kỳ gặp Tổng thống Obama trong những ngày sắp tới ?

Song song với diễn văn của ông Trọng là bài viết của Đại tướng Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang được báo đảng CSVN phổ biến có tựa đề “Tiếp tục giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp đổi mới đất nước”.

Bài viết cũng chỉ nhằm ca tụng quan điểm chính trị quyệt đôi trung thành với chủ nghĩa Cộng sản và chống đa nguyên đa đảng của Nguyễn Văn Linh.

Ông Quang viết : “ Đồng chí kịch liệt phê phán những tư tưởng, quan điểm chính trị sai trái, không phù hợp với cách mạng nước ta, nhất là quan điểm “đa nguyên, đa đảng”, đòi Đảng ta từ bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ; đồng chí kiên quyết khẳng định: “Trong điều kiện nước ta không có sự cần thiết khách quan để lập nên cơ chế chính trị đa nguyên, đa đảng đối lập. Thừa nhận đa đảng đối lập có nghĩa là tạo điều kiện cho sự ngóc đầu dậy ngay tức khắc và một cách hợp pháp các lực lượng phản động, phục thù trong nước và từ nước ngoài trở về hoạt động chống Tổ quốc, chống nhân dân, chống chế độ. Đó là điều mà nhân dân ta dứt khoát không chấp nhận.”

Ám chỉ đến tình trạng “tự diễn biến, tự chuyễn hóa” trong nội bộ đang đe dọa sự sống còn của đảng, ông Quang đã mượn hòan cảnh dao động của đảng viên thời Nguyễn Văn Linh cầm quyền (1986-1991), đúng là lúc Nhà nước Cộng sản sụp đổ ở Nga và các nước Cộng sản Đông Âu để quyết tâm giữ vững lập trường.

Ông viết: “ Lập trường, quan điểm rõ ràng, dứt khoát, không khoan nhượng của Trung ương Đảng ta, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh vừa quyết tâm đổi mới đến thắng lợi, vừa kiên định tuyệt đối nguyên tắc cách mạng trong cuộc đấu tranh với những biểu hiện dao động, cơ hội, hữu khuynh của một số người trong và ngoài Đảng đã kịp thời chỉnh đốn về tư tưởng và hành động của cán bộ, đảng viên, đẩy lùi âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội chống chủ nghĩa xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tạo tiền đề để sự nghiệp đổi mới đất nước tiếp tục phát triển.”

Nhưng sau 17 năm ngày ông Linh qua đời (1998), tình hình thế giới đã thay đổi, thế giới Cộng sản đã tan biến và những con người Cộng sản ở Việt Nam và Trung Quốc cũng đã nhìn ra ánh sáng của dân chủ và tự do cần thiết cho đời sống con người như thế nào.

Nhưng ông tướng Công an đã tát nước theo mưa với ông Trọng để mượn lời Nguyễn Văn Linh mà cao rao: ““Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn” ….Cũng không có lý do gì để chúng ta phải “lùi lại” giai đoạn dân chủ nhân dân, mà lịch sử đã vượt qua. Nếu có những việc của giai đoạn trước chưa làm xong hoặc chưa làm tốt thì chúng ta tiếp tục giải quyết nốt trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, nhân dân ta quyết không chấp nhận con đường nào khác ngoài con đường xã hội chủ nghĩa.”

Nhưng tại sao người cầm đầu Bộ Công an, lực lượng bảo vệ đảng thứ hai sau Quân đội phải lên giọng quyết liệt bảo vệ chủ nghĩa Cộng sản và bảo vệ đảng đến tận răng như thế vào lúc này ?

Phải chăng Công an cũng đang “tự diễn biến” và “tự chuyền hoá” như Quân đội và một số không nhỏ cán bộ, đảng viên ?

Hay Trần Đại Quang cũng muốn chuyển một tín hiệu qua biên giới cho Công an Trung Quốc để họ yên tâm trước chuyến Mỹ du lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ? -/-

Phạm Trần

(07/015)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thượng Hội Đồng về Gia Đình, cuộc khủng hoảng hôn nhân và Phép Thánh Thể (tiếp theo)
Vũ Van An
00:26 02/07/2015
Chân lý và trách nhiệm

Theo Relatio Synodi, tức bản tường trình sau cùng của THĐ năm 2014, vấn đề cho phép người ly dị và tái hôn rước lễ phải được nghiên cứu dưới ánh sáng của việc phân biệt giữa tình tạng khách quan của tội và trách nhiệm bản thân, là trách nhiệm có thể được giảm khinh hay triệt tiêu bởi nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài (xem Relatio Synodi, 52).

Huấn quyền của Giáo Hội dạy rằng có sự phân biệt giữa chân lý khách quan của sự thiện luân lý và trách nhiệm chủ quan của các cá nhân, giữa lề luật và lương tâm, giữa bất trật tự và tội lỗi. Huấn quyền này thừa nhận rằng có luật tiệm tiến trong trách nhiệm bản thân, trong khi không hề có sự tiệm tiến về luật trong chân lý của thiện và ác.

“Nhưng con người, vốn được mời gọi sống theo kế sách khôn ngoan và đầy yêu thương của Thiên Chúa một cách có trách nhiệm, là một hữu thể lịch sử, ngày qua ngày, tự bồi đắp mình bằng rất nhiều quyết định tự do; và do đó, họ biết, họ yêu và họ thực hiện sự thiện luân lý qua các giai đoạn trưởng thành” (Thánh GH Gioan Phaolô II, Familiaris Consortio, 34).

Khả năng chủ quan biết, đánh giá và muốn sự thiện là của riêng mỗi người và được điều kiện hóa bởi nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài. “Việc quy lỗi và trách nhiệm về một hành động có thể được giảm bớt hay xóa bỏ do thiếu hiểu biết, sơ suất, do áp lực, sợ hãi, do thói quen, do tâm lý bất ổn, do các nhân tố tâm lý hay xã hội” (SGLCGHCG, số 1735).

Trách nhiệm thường phát triển từ từ. Tuy nhiên, người ta không thể “coi lề luật chỉ như một lý tưởng để đạt tới trong tương lai”; họ không thể nói tới tính tiệm tiến của lề luật “như thể có những mức độ hay hình thức giới điều khác nhau trong lề luật của Thiên Chúa dành cho các cá nhân và các tình huống khác nhau” (Thánh GH Gioan Phaolô II, Familiaris Consortio, 34). Luật luân lý buộc tất cả mọi người và không bao giờ bị coi như “một lý tưởng cần được thích ứng” với các khả thể cụ thể của con người (idem; Veritatis Splendor, 103). Nghĩa vụ làm điều thiện không có phân mức (gradation), nhưng khả năng làm nó thì phát triển từ từ.

Để chỉ rõ sự phân biệt giữa chân lý khách quan của đời sống Kitô hữu theo Tin Mừng và trách nhiệm chủ quan của các cá nhân, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tạo ra một hình ảnh sống động được ngài dùng nhiều lần sau bài diễn văn tại Kinshasa, vào ngày 3 tháng Năm, 1980. Như thường lệ, Đức Giáo Hoàng khuyên các mục tử đừng hạ thấp ngọn núi, nhưng hãy giúp các tín hữu leo núi ấy bằng cách dẫn đường. Về phần họ, các tín hữu đừng có ngưng việc cố gắng đạt tới đỉnh núi; họ phải thành thực tìm kiếm cả điều thiện lẫn ý Thiên Chúa. Chỉ với thái độ nền tảng này, ta mới có thể khai triển được một nẻo đường tích cực để hoán cải và lớn lên, dù bước chân cá thể có thể ngắn và đôi khi đi lạc. “Điều cần là một cuộc hóan cải liên tục, vĩnh viễn, một cuộc hóan cải, trong khi đòi nội tâm ta phải xa lánh mọi điều ác và gắn bó với điều thiện trong tính viên mãn của nó, được tạo ra một cách cụ thể trong các bước chân dẫn ta tiến tới phía trước” (Familiaris Consortio, 9).

Đức GH Phanxicô dùng một âm sắc khác, nhiệt tình hơn, nhưng xét trong yếu tính, ngài cũng tiến theo cùng một đường hướng. “Trong khi vẫn không xa rời lý tưởng Tin Mừng, họ cần phải có lòng thương xót và kiên nhẫn để dõi theo và nâng đỡ các giai đoạn tăng trưởng khi chúng tuần tự diễn ra. Tôi muốn nhắc nhớ các linh mục rằng toà giải tội không phải là một buồng tra tấn nhưng là một nơi gặp gỡ lòng từ bi của Chúa, thúc đẩy chúng ta làm hết sức mình. Một bước đi nhỏ giữa những hạn chế to lớn của con người, có thể làm vui lòng Thiên Chúa hơn là một cuộc sống bề ngoài xem ra đúng mực nhưng ngày ngày không phải đối diện với những khó khăn to lớn nào. Mọi người cần được đánh động bởi sự an ủi và hấp dẫn của tình thương cứu độ của Thiên Chúa, đang hoạt động một cách nhiệm mầu trong mỗi người, vượt lên trên các sa ngã và lỗi lầm của họ” (Đức GH Phanxicô, Evangelii Gaudium, 44).

Trong viễn ảnh của luật tiệm tiến, ta có thể hiểu một lương tâm tốt lành và ngay thẳng có thể hiện hữu ra sao ngay trong một tình huống tội lỗi khách quan, ngay trong tác phong thiếu sót và vô trật tự. Một số người đơn giản làm ngơ điều này: một số tác phong là sai lạc; nhiều người khác biết rằng về lý thuyết, chúng xấu xa, nhưng bản thân lại không tin như thế; lại có nhiều người, dù nhìn nhận chúng là sự ác, nhưng lại không cương quyết xa lánh chúng. Chỉ có Thiên Chúa mới thấy được tâm hồn người ta và trực tiếp phán kết trách nhiệm luân lý của họ. Giáo Hội chỉ có thể làm việc biện phân, vì thái độ bên trong tự nó biểu lộ qua lời nói, hành động, thói quen và lối sống, dù chỉ phần nào. Trách vụ đầu tiên của Giáo Hội là dạy chân lý khách quan, vốn có giá trị đối với mọi người, và song song, ra qui luật cho đời sống bản thân và cộng đoàn của Kitô hữu. Còn về phần các tín hữu, mỗi cá nhân có bổn phận phải đồng hành với họ một cách kiên nhẫn hướng tới sự thiện mà họ vốn có khả năng, soi sáng các tình huống của họ ở trong đời, khuyến khích họ trì chí trong diễn trình hoán cải và trưởng thành, trong khi tôn trọng tự do lương tâm của họ và trao phó sự yếu đuối của con người cho lòng từ bi vô lượng của Thiên Chúa.

Các vụ kết hợp bất hợp pháp của các cặp ly dị và tái hôn và những người sống chung là việc công khai và tỏ tường. Giáo Hội không nhìn nhận chúng, coi chúng như những tình huống tội lỗi khách quan. Nếu Giáo Hội nhìn nhận chúng, như thể chúng có thể tốt ở một lúc nào đó, là Giáo Hội đi trệch ra ngoài luật tiệm tiến mà bước vào tính tiệm tiến của lề luật, vốn bị Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II kết án. Điều xấu không thể có lúc nào đó lại có thể tốt được. Ăn cắp không bao giờ trở thành hợp pháp cả, dù đối với những người đã quá quen thuộc với việc ăn cắp; văng tục chửi thề hiếm khi có thể trở thành hợp pháp, ngay đối với những người quá quen với việc văng tục chửi thề thường xuyên. Cũng nthế, các cuộc kết hợp hôn nhân bất hợp pháp không thể được biến thành tốt về phương diện luân lý bởi các điều kiện của những người ủng hộ việc cho phép người ly dị và tái hôn được rước lễ (như tình thế không thể nào đảo ngược được, chu toàn các nghĩa vụ cũ, hôn nhân dân sự, hoàn tất hành trình thống hối để đền trả sự bất trung trong cuộc hôn nhân thứ nhất, các giá trị nhân bản chân chính cảm nghiệm được trong cuộc kết hợp thứ hai).

Vì các cuộc kết hợp bất hợp lệ có tính công khai và tỏ tường, nên Giáo Hội cũng không thể im lặng hay khoan dung được. Giáo Hội bắt buộc phải công khai can thiệp để bác bỏ các tình huống tội lỗi khách quan ấy.

Ấy thế nhưng, về phương diện chủ quan, các người kết hợp có thể không chịu trách nhiệm hoàn toàn, vì chịu điều kiện hóa của cuộc sống, của văn hóa, của tâm lý và xã hội. Thậm chí rất có thể họ còn có ơn Chúa và có những thiên hướng cần thiết để lãnh nhận Thánh Thể. Tuy thế, ta không thể chỉ đơn giản giả thiết tất cả những điều ấy; cần phải biện phân chúng một cách thận trọng, theo luật tiệm tiến. Ta phải biện phân xem liệu những người sống chung có nhất định leo lên đỉnh núi, tức việc tiết dục, hay không. Chỉ khi nào có việc thành thực hóan cải này, thì bất cứ bước lầm lỡ hay tái phạm nào trong các liên hệ tính dục mới được giảm khinh. Sự giúp đỡ cần thiết cho việc leo núi khó khăn này tùy thuộc ở việc đồng hành có tính bản thân và việc tham dự vào đời sống Giáo Hội, như đã được chỉ ra trong
Familiaris Consortio Sacramentum Caritatis, là hai văn kiện sẽ được bổ túc nay mai nhờ các kết luận của Thượng Hội Đồng và giáo huấn của Đức GH Phanxicô.

Luật tiệm tiến rất có giá trị đối việc đồng hành có tính bản thân với các cá nhân. Các tiêu chuẩn chung để cho phép những người sống trong các tình huống bất hợp lệ rưóc lễ không thể được rút ra từ luật này, ngoại trừ bởi những người lẫn lộn luật này với tính tiệm tiến của lề luật vốn không thể chấp nhận được. Thực vậy, biện phân trách nhiệm chủ quan là một việc và nhận diện sự thiện khách quan có thể có nơi các cá nhân lại là một việc hoàn toàn khác. Việc đem người ta tới chỗ dần dần khắc phục được tình huống bất hợp lệ của họ, bằng cách nghiêm chỉnh hướng tới việc hoàn toàn tiết dục, khác với việc bảo họ cứ tiếp tục ở lại trong cuộc kết hợp bất hợp pháp, trong khi chỉ cho họ thấy cuộc kết hợp này còn có thể trở thành một sự thiện khả hữu đối với họ, trong một số điều kiện. Luật tiệm tiến dùng để biện phân các lương tâm, chứ không phải để xếp loại các hành động được coi như tốt nhiều hay ít, và càng không phải để nâng sự ác lên phẩm cách sự thiện chưa hoàn toàn.

Đối với người ly dị và tái hôn và những ai sống chung, thay vì cổ vũ các đề nghị đổi mới trên đây, nhiên hậu ta phải củng cố thực hành mục vụ truyền thống. Trách nhiệm chủ quan đối với bất cứ hành vi vô trật tự nào chỉ ít nhiều được giảm khinh nơi những người nghiêm chỉnh cố gắng tiết dục hoàn toàn và sống “như anh trai em gái”, dù đôi lúc, nếu không ngưng việc sống chung và rơi vào chỗ quá cận kề với dịp tội, họ có thể không giữ được cam kết một cách liên tục.

Thái độ thông thường, cần thiết cho việc giảm khinh trách nhiệm bản thân, trong bản chất, cũng y hệt như thái độ, mà theo Thánh GH Gioan Phaolô II, có thể cho phép lãnh nhận bí tích hòa giải và rước lễ. “Ơn hòa giải trong bí tích thống hối, mở đường vào Phép Thánh Thể, chỉ có thể được ban cho những ai, sau khi thống hối vì đã phá bỏ dấu chỉ Giao Ước và lòng trung thành của Chúa Kitô, thành thực sẵn sàng bước vào lối sống không còn mâu thuẫn với tính bất khả tiêu của hôn nhân nữa. Trong thực hành, điều vừa nói có nghĩa: vì các lý do nghiêm túc, như dưỡng dục con cái, người đàn ông và người đàn bà không thể thỏa mãn nghĩa vụ ly thân, thì họ phải tự đảm nhận nhiệm vụ sống hoàn toàn tiết dục, nghĩa là, tránh các hành vi dành riêng cho các cặp hôn nhân” (Familiaris Consortio, 84).

Tính bất khả tiêu của cuộc hôn nhân bí tích

Tính bất khả tiêu là hòn đá góc của toàn bộ vấn đề mục vụ cho phép những cặp bất hợp lệ rước lễ. Để nhất quán với tính bất khả tiêu này, thực hành truyền thống không cho phép họ rước lễ. Trái lại, vì nghĩ tới một sự tương hợp khả hữu nào đó, nên phần lớn các đề nghị đổi mới có thế giá sẵn sàng cho phép một cách hạn chế, trong một số trường hợp và với một số điều kiện. Không may, có những nhà thần học, vì một số quan điểm và phương pháp giải thích khác nhau, đã đi tới chỗ nghi vấn tính bất khả tiêu này. Đức HY Antonelli không có ý định nghiên cứu chi tiết vấn đề này ở đây. Ngài chỉ muốn nhắc lại một số chỉ dẫn.

Trong Giáo Hội Công Giáo, thực hành mục vụ phải nhất quán với tín lý đức tin vốn có nền tảng vĩnh viễn trong Thánh Kinh và giáo huấn của Đức Giáo Hoàng và của các giám mục hiệp thông với ngài như tiêu chuẩn giải thích chính. Chân lý có thể từ từ xuất hiện trong ý thức của Giáo Hội, được Chúa Thánh Thần soi sáng, đến mức đôi khi được truyền dạy một cách không thể sai lầm. Việc khai triển tín lý chân chính diễn tiến bằng cách chú ý tới các viễn tượng và việc phát triển các tổng hợp mới, nhưng phải cùng đường hướng với các lập trường nhất định đã được đưa ra trước đây. Không bất động mà cũng không phân ly, nhưng trung thành một cách sáng tạo.

Giáo huấn của Chúa Giêsu về tính bất khả tiêu của hôn nhân và sự bình đẳng giữa đàn ông và đàn bà có tính cách mạng và khiến người Do Thái thời Người ngỡ ngàng (xem Mt 5:31-32; 19:3-10; Mc 10:2-12; 1Cor 7:2-5, 10-11, 39). Theo Luật Môsê, người chồng được phép ly dị vợ mình, bằng cách trao cho nàng tờ giải thoát, giúp nàng tự do tái hôn. Chúa Giêsu dứt khoát bác bỏ ly dị, nhắc lại kế hoạch ban đầu của Thiên Chúa Hóa Công, trước cả Luật Môsê. Người coi hôn nhân như hồng phúc không thể đảo ngược của Thiên Chúa, một hồng phúc tạo ra một sợi dây không thể nào bẻ gẫy được và do đó có lệnh truyền tuyệt đối: “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, không con người nhân bản nào được phân rẽ” (Mt 19:6; Mk 10:9).

Sự hợp nhất này là một hồng phúc và là một bổn phận; nó là một ơn thánh và là một cam kết, và do đó, là điều có thể làm được. Bất cứ cuộc kết hợp nào sau khi ly thân đều bị kết án là ngoại tình, vì sợi dây của cuộc hôn nhân thứ nhất vẫn còn giá trị: “bất cứ ai ly dị vợ và cưới người khác là phạm tội ngoại tình chống lại nàng; và nếu nàng ly dị chồng và cưới người khác, nàng cũng phạm tội ngoại tình” (Mc 10:11–12). Ngay trong trường hợp ly thân, người ta cũng phải tránh một cuộc kết hợp mới là cuộc kết hợp sẽ bất hợp pháp: “tuy nhiên, đối với những người đã kết hôn, tôi cho chỉ thị này (tôi, chứ không phải Chúa): vợ không được tách ly khỏi chồng, và nếu tách ly, nàng phải hoặc ở độc thân hoặc phải làm hòa với chồng, và chồng không được ly dị vợ” (1 Cor 7:10–11).

Khi Chúa Giêsu cho rằng ngoại tình đã được Luật Môsê cho phép, điều này chắc gây phẫn nộ nơi những người Do Thái sùng đạo. Ấy thế nhưng, lập trường của Chúa Giêsu về ly dị, nói chung, đi ngược lại thực hành của các dân tộc cổ thời… Thành thử điều dễ hiểu là giáo huấn Tin Mừng đã từng và hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn đáng kể.

Tin mừng Thánh Mátthêu dường như là tin mừng đầu tiên làm giảm nhẹ lệnh cấm ly dị nghiêm ngặt, bằng cách chêm vào lời lẽ của Chúa Giêsu câu này “trừ trường hợp dâm bôn (porneia)” (Mt 5:32; 19:9). Tuy nhên, câu này có thể giải thích nhiều cách, và người Công Giáo phải tránh các lối giải thích không tương hợp với tín lý Giáo Hội. Vì hạn từ porneia xem ra muốn chỉ một tình huống kéo dài hơn là hành vi ngoại tình (thường diễn tả bằng hạn từ moicheia) có tính giai đoạn, nên có thể giả định rằng luật trừ này có ý chỉ những cuộc kết hợp bất hợp lệ nghĩa là những cuộc hôn nhân bị Luật Môsê ngăn cấm và, do đó, bất thành sự (xem Lv 18:6-18; Cv 15:29).

Về phía các Giáo Phụ, ta nên nhớ rằng chỉ những gì các ngài cùng nhất trí mới có tính qui định đối với người Công Giáo. Trong trường hợp ly dị, các ngài thừa nhận là hợp pháp việc vợ chồng ly thân với nhau, trong một số trường hợp, thậm chí, đôi khi còn bó buộc nữa (1); nhưng các ngài không bao giờ coi các cuộc kết hợp mới là hợp pháp cả và khi nói về những cuộc kết hợp này, các ngài đều kết án, coi chúng như ngoại tình. Về phương diện này, ngoài một số ít bản giải thích không chắc chắn ra, chỉ có một ngoại lệ chắc chắn đó là một vị mang danh Ambrosiaster. Vị này cho phép người ly thân được tái hôn.

Còn về Khoản Luật 8 của Công Đồng Chung Nixêa, là khoản luật buộc Phái Novatianô (cấm tha tội trọng) phải “tiếp tục hiệp thông với những người kết hôn hai lần, và với những người chối đạo thời bách hại” (DH 127), ta nên xét xem liệu khoản luật này có ý nói tới những người góa vợ hay những người ly dị tái hôn.

Thực vậy, Phái Novatianô từng áp đặt lên người giáo dân một lệnh cấm chỉ áp dụng cho giáo sĩ (xem 1Tm 3: 2, 12; Tt 1:6), nghĩa là không được tái hôn khi góa vợ, và như thế, tự đặt họ vào thế trực tiếp kình chống Thánh Kinh, vì Thánh Kinh rõ ràng cho phép người giáo dân góa vợ được tái hôn (xem 1Cor 7:8-9, 28-40; Rm 7:2-3). Bơi thế, họ là lạc giáo về tín lý, chứ không chỉ quá cứng rắn trong thực hành mục vụ. Điều này khá rõ ràng, theo nhiều chứng từ khác nhau, trong đó có Thánh Augustinô: “Tình trạng góa vợ của anh em không phải là một kết án đối với cuộc hôn nhân thứ hai, cũng không phải đối với người kết ước hôn nhân. Học thuyết (tiêu cực) này được duy trì đặc biệt bởi các lạc giáo Montanô (khắc khổ và cấm tái hôn) và Novatianô […] Anh em đừng để anh em bị hướng dẫn ra ngoài học thuyết vững vàng bằng bất cứ luận điểm nào, dù là bác học hay không. Anh em đừng quá phóng đại công phúc của tình trạng goá vợ của anh em đến độ kết án người khác (làm) điều ác mà thực ra không phải là điều ác” (Về Sự Thiện của Tình Trạng Góa Vợ 4,6), tức việc tái hôn của những người góa vợ.

Nếu các tài liệu rời rạc mà chúng ta có được từ thiên niên kỷ thứ nhất không giúp ta giải thích được một số văn kiện, tình huống và giai đoạn, thì ngược lại, qua thiên niên kỷ thứ hai, tính bất khả tiêu được minh xác dứt khoát và được định nghĩa một cách rõ ràng trong lương tâm Giáo Hội, bằng các từ ngữ sau đây: hôn nhân bí tích, thành sự và hoàn hợp, biểu thức trọn vẹn của mối liên hệ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, không thể tiêu hủy, hoặc bằng ý muốn của các người phối ngẫu hoặc bằng sự can thiệp của Giáo Hội hay bằng bất cứ thẩm quyền nhân bản nào, mà chỉ bằng một mình sự chết mà thôi. Các thời điểm chính trong việc khai triển nhất quán về tín lý là Công Đồng Florence (DH 1327), Công Đồng Trent (DH 1805; 1807), Thông Điệp Casti Connubii của Đức Piô XI (DH 3712), Công Đồng Vatican II (Gaudium et Spes, 48 và 49), và Tông Huấn Familiaris Consortio (các số 13, 19, và 20) của Thánh GH Gioan Phaolô II.

Công Đồng Trent trực tiếp định nghĩa rằng dây hôn phối không thể bị tiêu hủy vì các lý do: lạc giáo, khó sống với nhau hay cố tình vắng mặt của 1 người phối ngẫu (Khoản Luật 5). Công đồng này cũng định rằng Giáo Hội sẽ không sai lầm khi dạy rằng ngay việc ly dị cũng không thể nại ra để tiêu hủy một cuộc hôn nhân và kết ước một cuộc kết hợp hợp pháp, không có tính ngoại tình mới (Khoản luật 7).

Với công thức trên, Công Đồng muốn chấp thuận một cách gián tiếp, và phù hợp với Tin Mừng, tín lý và thực hành của Giáo Hội Công Giáo, để tránh cả việc kết án lẫn chấp thuận thực hành của các Giáo Hội Đông Phương. Các Giáo Hội này, trong khi thừa nhận tính bất khả tiêu nội tại của hôn nhân, nhưng lại cho rằng nó có thể bị giám mục tiêu hủy, để cho phép cuộc hôn nhân thứ hai, hoặc thậm chí cả cuộc hôn nhân thứ ba nữa. Tuy nhiên, sau đó, các Đức Giáo Hoàng đã lên tiếng nhiều lần để chỉnh sửa thực hành của Đông Phương (Đức Clêmentê VIII, Đức Urbanô VIII, Đức Bênêđíctô XIV, Đức Piô VII, Đức Grêgôriô XVI, và Chân Phúc Piô IX), cho tới lúc Đức Piô XI cương quyết tuyên bố rằng năng quyền tiêu hủy dây hôn phối “không bao giờ, vì bất cứ lý do nào, ảnh hưởng tới cuộc hôn nhân Kitô Giáo đã thành sự và hoàn hợp, vì hiển nhiên là ở đây, cuộc hôn nhân đã có được sự hoàn toàn trọn vẹn của nó, do đó, bởi ý muốn của Thiên Chúa, cũng có sự vững chắc và bất khả tiêu không thể bị tiêu hủy bời bất cứ thẩm quyền con người nào […] Vì, như Thánh Tông Đồ nói trong thư của ngài gửi người Êphêsô, hôn nhân của các Kitô hữu nhắc nhớ cuộc kết hợp hoàn hảo nhất giữa Chúa Kitô và Giáo Hội […], một cuộc kết hợp mà bao lâu Chúa Kitô còn sống và Giáo Hội còn sống qua Người, sẽ không bao giờ có thể tiêu hủy bởi bất cứ sự phân ly nào” (DH 3712).

Trong diễn văn của ngài ngày 21 tháng Giêng năm 2000 với Tòa Án Tối Cao Rôma, Đức Thánh GH Gioan Phaolô II đã rất đúng khi kết luận rằng cuộc hôn nhân thành sự và hoàn hợp không thể bị tiêu hủy ngay cả với sự can thiệp của Đức Giáo Hoàng.

“Cả Thánh Kinh lẫn Thánh Truyền đều không thừa nhận bất cứ năng quyền nào của Giám Mục Rôma trong việc tiêu hủy một cuộc hôn nhân đã thành sự và hoàn hợp; trái lại, thực hành không ngừng của Giáo Hội cho thấy Thánh Truyền biết rõ một thẩm quyền như thế không hề hiện hữu. Các phát biểu mạnh mẽ của các vị giám mục Rôma chỉ là tiếng vang trung thành và giải thích chân chính các xác tín vĩnh viễn của Giáo Hội mà thôi. Bởi thế, điều xem ra khá rõ ràng là: việc không nới rộng quyền của Giám Mục Rôma đối với các cuộc hôn nhân bí tích đã thành sự và hoàn hợp đã được huấn quyền của Giáo Hội truyền dạy như một tín lý phải tuân thủ dứt khoát, ngay cả khi nó không được tuyên bố cách long trọng bằng một hành vi định nghĩa. Thực vậy, tín lý này đã được các vị giám mục Rôma minh nhiên đề xuất bằng những hạn từ tuyệt đối, một cách không thay đổi và trong một thời kỳ đủ dài. Nó đã biến thành của riêng các ngài và được mọi giám mục hiệp thông với Tòa Phêrô giảng dạy, vì ý thức rằng nó phải luôn được các tín hữu tuân thủ và chấp nhận. Trong chiều hướng này, nó đã được tái khẳng định trong Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo. Vả lại, đây là một tín lý đã được thực hành lâu đời của Giáo Hội, được duy trì một cách trung thành và anh dũng trọn vẹn, dù đôi khi phải chịu các áp lực nặng nề từ những kẻ quyền thế của thế gian”.

Lời tuyên bố quả là rõ ràng: tính bất khả tiêu tuyệt đối của cuộc hôn nhân bí tích đã thành sự và hoàn hợp; dù nó không được tuyên bố bằng một định nghĩa tín lý chính thức, song nó đã đã được huấn quyền thông thường giảng dậy, một huấn quyền vốn không thể sai lầm, và thuộc về đức tin của Giáo Hội Công Giáo và, do đó, không thể nghi vấn được.

Tình yêu, tính bất khả tiêu, tính thành sự

Tính bất khả tiêu vẫn giữ được ý nghĩa và sự khẩn thiết của nó dù là đối với quan điểm nhân vị về hôn nhân, như quan điểm của Công Đồng Vatican II. “Ðấng Tạo Hóa đã thiết lập và ban những định luật riêng cho đời sống chung thân mật và cho cộng đoàn tình yêu vợ chồng. Ðời sống chung này được gầy dựng do giao ước hôn nhân, nghĩa là sự ưng thuận cá nhân không thể rút lại. […] Vì lợi ích của lứa đôi, của con cái và của xã hội, nên sợi dây liên kết thánh thiện này không lệ thuộc các quyết định của con người. Chính Thiên Chúa là Ðấng tác tạo hôn nhân, phú bẩm những lợi ích và mục tiêu khác nhau […] Tự bản chất, chính định chế hôn nhân và tình yêu lứa đôi qui hướng về việc sinh sản và giáo dục con cái như chóp đỉnh diễm phúc của hôn nhân […]. Như một hiến thân cho nhau của hai con người, sự liên kết mật thiết này cũng như lợi ích của con cái buộc hai vợ chồng phải hoàn toàn trung tín và đòi hỏi kết hợp với nhau bất khả phân ly” (Gaudium et Spes, 48).

Chắc chắn, trong viễn kiến của Công Đồng, hôn nhân không thể bị thu gọn vào khế ước có tính luật pháp; cũng thế, nó không thể bị thu gọn vào sự hài hòa xúc cảm nhất thời, không đòi hỏi bất cứ dây liên hệ nào. Nó đã được định nghĩa rõ ràng là một hình thức sống chung được lên khuôn bởi tình yêu phu phụ, là tình yêu, do chính bản tính của nó, được sắp đặt cho việc sinh sản và giáo dục con cái, và do đó, bao gồm sự thân mật tính dục, sự tự hiến lẫn cho nhau một cách trung thành và bất khả tiêu.

Việc sẵn sàng chào đón con cái và việc thân mật tính dục lên đặc điểm cho tình yêu phu phụ một cách tương phản với các hình thức khác của tình yêu. Nó bao gồm tình bạn, sự hợp tác và sống chung với nhiều chiều kích khác nhau nhưng điều hướng và tổ chức mọi sự trong tương quan với việc sinh sản và giáo dục con cái. Không có sự tự hiến chung cho con cái, mối liên hệ hỗ tương giữa hai người phối ngẫu dễ trở thành việc đi tìm và trùng hợp quyền lợi mỏng dòn và sự thỏa mãn vị kỷ. Tuy nhiên, dây hôn phối bất khả tiêu có tính nền tảng, điều mà không cuộc ly dị nào có thể tiêu hủy được, đã được con cái nhân vị hóa. Nghĩa vụ luân lý và tính bất khả tiêu pháp lý xuất hiện sau đó. Vì được kêu gọi kết hợp mãi mãi như cha và mẹ trong ngôi vị người con, các người phối ngẫu được kêu gọi kết hợp nên một trước nhất như là chồng và vợ. Trong viễn tượng này, ta hiểu tại sao giao ước hôn nhân, do sự ưng thuận thiết lập ra, cuối cùng đã nên trọn nhờ mối liên hệ tính dục. “Tình yêu này được biểu lộ và hoàn hảo cách đặc biệt qua những động tác riêng của hôn nhân” (Gaudium et Spes, 49).

Sự hiệp thông vợ chồng “dẫn các người phối ngẫu tới việc tự hiến tự do và hỗ tương, một hồng ơn tự biểu lộ qua tình âu yếm dịu dàng và qua việc làm, một tình yêu như thế thấm nhiễm cả cuộc đời họ” (Gaudium et Spes 49); nó bao gồm các con người và các hoạt động của họ, thân xác và linh hồn họ, trí hiểu, ý chí, và các xúc cảm; trước nhất, nó là hồng ơn của Thiên Chúa, sau là cam kết của con người, là hồng ân bất khả thu hồi của Thiên Chúa, cần được chào đón bằng một dự án sống chung suốt đời. Trong hôn nhân, các tín hữu, những người, nhờ Phép Rửa, được tháp nhập vào Chúa Kitô như những cá nhân, được đặt trong Người như một cặp và được kêu gọi trở thành một biểu tượng cụ thể, một đại biểu và một tham dự vào giao ước phu phụ của Chúa Kitô với Giáo Hội. Giống ấn tín phép rửa và bất cứ hồng ơn nào khác, dây hôn phối có thể bị từ khước nhưng không thể bị tiêu hủy. Nó là một hồng ơn đặt để một bổn phận nhưng cũng ban cho ta khả năng thi hành bổn phận này. Điều này tự nhiên nhắc ta nhớ tới giáo huấn của Thánh GH Gioan Phaolô II về tính thực tiễn của các luật lệ do Thiên Chúa ban hành: “vì cùng với các giới răn, Chúa cũng ban cho ta khả thể tuân giữ chúng” (Veritatis Splendor, 102); “các tín hữu luôn tìm được ơn thánh và sức mạnh để tuân giữ luật thánh của Thiên Chúa, ngay giữa các khó khăn trầm trọng nhất” (Veritatis Splendor, 103). Trong viễn ảnh này, tính bất khả tiêu của hôn nhân như một ơn gọi rõ ràng có thể chu toàn được ở trên đời trong bản chất của nó; hồng ân bất khả thu hồi của Thiên Chúa trở thành sợi dây bất khả tiêu, một sợi dây có thể và phải được tôn trọng.

Viễn kiến coi gia đình như một hiệp thông tình yêu phu phụ, do Thiên Chúa ban và được vợ chồng sống bằng một kế hoạch sống tương ứng với nhau, có những hậu quả đối với tính thành sự hay không thành sự của việc họ cử hành hôn lễ. Để thành sự, điều cần thiết xem ra là thế này: không được rút gọn eros (tình dục) thành chỉ còn là việc thỏa mãn cá nhân, nhưng được hoàn tất bằng việc hiến thân cho nhau. Chỉ với tình yêu hỗ tương dâng hiến này, sự hiệp thông liên ngã thực sự mới được thể hiện mà thôi; không như sự trùng hợp mỏng manh của tư lợi. “Như Thầy đã yêu thương các con, các con cũng phải yêu thương nhau” (Ga 13:34). Để cử hành bí tích thành sự, một bí tích vốn là việc đại diện và tham dự vào tình yêu phu phụ của Chúa Kitô với Giáo Hội, rõ ràng tình yêu dâng hiến là điều cần thiết, ít nhất cũng phải coi nó như một dự án sống về phía các người phối ngẫu, cũng như sẵn sàng chào đón cả việc sinh sản lẫn giáo dục con cái.

Muốn cho cuộc hôn nhân thành sự, ít nhất phải có một đức tin tiềm ẩn (xem Thánh GH Gioan Phaolô II, Familiaris Consortio, 68). Hiện nay, Phiên Họp Đặc Biệt Lần Thứ Ba của Thượng Hội Đồng bắt đầu suy nghĩ về điểm này (xem Relatio Synodi, 48). Tuy nhiên, Đức HY Antonelli tin rằng trong bối cảnh văn hóa cá nhân chủ nghĩa, lấy mình làm trung tâm, ngày nay, ta cũng phải lưu ý tới ý hướng và khả năng yêu thương và hiến mình nữa khi xem xét khả thể tuyên bố vô hiệu, và ngay cả trước việc này, điều cần thiết là phải cổ vũ một nền giáo dục hết sức nghiêm chỉnh cho người trẻ về sự thật của tình yêu và chuẩn bị hôn nhân thích đáng cho các cặp đính hôn.

Cho một Giáo Hội truyền giáo

Tại nhiều quốc gia, việc thế tục hóa đang làm nhiều người ồ ạt rời bỏ Giáo Hội. Ta phải ý thức được tầm sâu rộng của cuộc biến đổi lớn lao này để can đảm đương đầu với thách đố khó khăn và nguy hiểm này, trong khi vẫn tin tưởng nhìn về phía trước, không bị dính cứng vào việc tiếc nuối dĩ vãng. Ít năm trước đây, Đức HY Joseph Ratzinger từng viết rằng: “Giáo Hội quần chúng có thể là một điều đáng yêu, nhưng không nhất thiết phải là cách thế hiện hữu duy nhất của Giáo Hội. Giáo Hội của ba thế kỷ đầu rất nhỏ và nhờ sự kiện này không phải là một cộng đồng phân mảnh. Trái lại, nó không khép kín trong chính nó, nhưng cảm thấy một trách nhiệm lớn lao đối với người nghèo, người bệnh, đối với mọi người […]” (Joseph Ratzinger, Trước Nhất Ta Phải Là Các Nhà Truyền Giáo).

Chúa Giêsu, Đấng Cứu Rỗi duy nhất của mọi người, kêu gọi Giáo Hội cộng tác với Người để cứu rỗi các Kitô hữu đang hiệp thông thiêng liêng và hữu hình một cách trọn vẹn, các Kitô hữu chỉ hiệp thông một phần, và tín hữu của các tôn giáo không phải Kitô Giáo, cũng như những người không tín ngưỡng vốn có xu hướng tiềm ẩn đối với Thiên Chúa. Để thi hành sứ mệnh cứu rỗi một cách hữu hiệu, cho dù con số các tín hữu có tầm quan trọng của nó, nhưng tính chân chính của hiệp thông Giáo Hội trong sự thật và yêu thương chắc chắn quan trọng và cần thiết hơn.

Như Công Đồng Vatican II từng dạy: “Vì thế, dân tộc thiên sai ấy, tuy hiện nay chưa bao gồm toàn thể nhân loại và đôi khi tỏ ra như một đàn chiên nhỏ, nhưng lại là một mầm mống vững chắc nhất của hiệp nhất, hy vọng và cứu rỗi cho toàn thể nhân loại. Dân tộc thiên sai ấy được Chúa Kitô thiết lập để thông dự vào sự sống, bác ái và chân lý, được Người sử dụng như khí cụ cứu rỗi cho mọi người, và được sai đi khắp thế giới như ánh sáng trần gian và muối đất (x. Mt 5,13-16)” (Lumen Gentium, 9). Sứ mệnh của Giáo Hội luôn có tính phổ quát, bất kể mạnh yếu ra sao về con số. Giáo Hội cộng tác với Chúa Kitô Cứu Thế trong tư cách một dấu chỉ nhằm tiếp nhận, thông truyền và tỏ bầy sự hiện diện, tình yêu và hành động cứu rỗi của Người trong thế gian, như “bí tích phổ quát của cứu rỗi” (Lumen Gentium, 48).

Sẽ là một hướng dẫn lầm lẫn khi tìm kiếm sự gia tăng các chi thể về số lượng, bằng cách tự tháo gỡ mình khỏi việc đào luyện, hay qua thái độ hăm hở bỏ qua qui chế giáo luật mà ban phát mọi sự cho mọi người, và rơi xuống trình độ mất phẩm giá một cách tổng quát. Ngược lại, khẩn thiết phải có một thừa tác mục vụ ngỏ với mọi người, tuy phải dị biệt hóa, để săn sóc trước hết cho một thiểu số, là những người sẵn sàng hơn, để rồi qua họ vươn tay ra với mọi người khác. “Chúng ta là các nhà truyền giáo, trước nhất, vì những gì chúng ta hiện là như một Giáo Hội, mà sự sống thâm sâu nhất là kết hợp trong tình yêu, trước cả việc ta trở thành các nhà truyền giáo trong lời nói hay hành động” (Thánh GH Gioan Phaolô II, Redemptoris Missio, 34).

Điều cần thiết là chấp nhận mọi người và vươn tay ra với mọi người, nhưng bằng những cách khác nhau; cũng cần phải phát triển một cách đầy xác tín và kiên nhẫn lòng sùng kính bình dân, nhưng điều khẩn thiết hơn nhiều là đào tạo các Kitô hữu và các gia đình Kitô hữu gương mẫu như đã nói trên đây. Muốn chiếu sáng và sản xuất ra hơi nóng, việc đầu tiên phải làm là nhóm lửa.

Ghi chú

(1) Đây là điều được Đức Phanxicô củng cố, trong bài giáo lý hàng tuần vào ngày thứ Tư, 24 tháng 6, 2015. Theo Sở Thông Tin Tòa Thánh, ngài nói tới những trường hợp trong đó, không thể tránh được việc ly thân hoặc cần thiết về phương diện luân lý “phải chuyển người phối ngẫu yếu đuối hơn, hay trẻ nhỏ, ra khỏi các vết thương do ngạo mạn và bạo lực, do làm mất nhân phẩm và bóc lột, do ghẻ lạnh và dửng dưng gây ra”. Nhiều người dịch chữ “separazione” của Đức Phanxicô là “chia ly”, thiển nghĩ không chính xác. Các báo thế tục còn hiểu chữ này như “ly dị” nữa, khiến họ cho rằng ngài đồng ý cho ly dị, một việc chưa bao giờ có trong Giáo Hội. Thực ra, ly thân là từ chính xác nhất, và điều này, giáo luật có dự liệu (điều 1153), không có gì mới mẻ cả. Vả lại, một số vị giáo phẩm Công Giáo công khai nói rằng ly dị không có tội, nếu hiểu là ly dị dân sự, miễn là đừng tái hôn. Điều này tương đương với ly thân theo giáo luật (ghi chú của người trình bầy).
 
Những Nẻo Đường Chân Lý
Jos Đồng Lạc
08:26 02/07/2015
Những Nẻo Đường Chân Lý

Dẫn nhập

Con người là một hữu thể có tôn giáo.[1] Tự bản chất, con người luôn khao khát đi tìm ý nghĩa của cuộc đời. Họ luôn đặt ra những câu hỏi hệ trọng, những câu hỏi mà lời giải đáp liên quan trực tiếp tới số phận cuối cùng của mỗi người như: Con người là gì? Đâu là ý nghĩa và mục đích của cuộc đời? Phải chăng sau khi chết còn có một cuộc sống khác? Đấng Cứu Độ đích thật của tôi là ai? Cũng vì lẽ đó mà xuất hiện rất nhiều tôn giáo khác nhau như Ấn giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Do thái giáo, Khổng giáo, Lão giáo… và Kitô giáo. Tất cả cùng có một mục đích tối hậu là Thiên Chúa, Đấng vẫn hằng trải rộng sự quan phòng, chứng tích lòng nhân hậu và ý định cứu độ cho hết mọi người. Cho đến khi những người được chọn hiệp nhất với nhau trong Thành Thánh, rạng ngời ánh vinh quang Thiên Chúa, nơi muôn dân bước đi trong ánh sáng của Ngài.[2] Dưới đây, chúng ta sẽ điểm qua những nét căn bản về mối tương quan giữa Kitô giáo và các tôn giáo khác trên thế giới.

1. Các tôn giáo ngoài Kitô giáo

Ấn giáo là một tôn giáo đưa ra rất nhiều quan điểm về Thượng Đế. Họ cho rằng, Thượng Đế tỏ mình ra cho con người dưới nhiều dấu chỉ khác nhau. Trong Ấn giáo, có một dạng Thượng Đế ba ngôi nào đó. Đó là Brahma sáng tạo, Vishnou khôi phục và Civa huỷ diệt. Thiên Chúa của họ không phải là Đấng tự mạc khải chính mình nhưng là một năng lực trải rộng khắp vũ trụ. Thần minh của Ấn giáo ở dạng độc thần kiểu phiếm thần, phi bản vị và vô danh. Các tín đồ Ấn giáo là những người sống nội tâm. Ấn giáo dạy các tín đồ của mình biết tìm kiếm các lợi ích khác ngoài lợi ích vật chất, hướng đến sự an tĩnh của linh hồn bằng cách sống từ bỏ, chay tịnh và bất bạo động; dành ưu tiên cho việc làm giàu đời sống tâm linh, nhằm thể hiện cái linh thánh nơi mình và lấy việc truy tầm chân lý vĩnh cửu làm lẽ sống cho cuộc đời. Đặc biệt, giáo lý Ấn giáo khuyên tín hữu hãy tin yêu và thờ phượng Thượng Đế, nhờ đó sẽ được cứu độ: “Các con hãy nhớ rằng kẻ nào tin yêu và thờ phụng Ta, kẻ ấy sẽ không bao giờ bị huỷ diệt”.[3] Sự tin yêu và thờ phụng Thượng Đế tức là hiến dâng trọn vẹn cuộc đời cho Thượng Đế. Mỗi lời nói, việc làm đều mang ý nghĩa của một hành động phụng vụ và ca ngợi vinh quang của Đấng chí tôn.[4]

Giáo hội Công Giáo đánh giá rất cao Ấn giáo. Tuyên ngôn về liên lạc của Giáo hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo (Nostra Aetate) viết như sau: “Như trong Ấn giáo, con người tìm hiểu mầu nhiệm thiêng liêng, và diễn tả mầu nhiệm đó bằng những thần thoại phong phú bất tận cũng như bằng những nỗ lực suy tư triết lý sâu sắc. Họ tìm cách giải thoát khỏi những nỗi lo âu của kiếp người hoặc bằng những lối sống khắc khổ, hoặc bằng tịnh niệm thâm sâu, hoặc bằng việc chạy đến nương ẩn nơi Thượng Đế với lòng mến yêu tin cậy”.[5]

Phật giáo lại nhìn nhận sự thiếu sót căn bản của cuộc đời thay đổi này và vạch ra con đường cho những người thành tâm tin cậy, hoặc đạt đến chỗ giải thoát trọn vẹn hay giác ngộ hoàn toàn, bằng những cố gắng của riêng mình hoặc bằng trợ lực của ơn trên[6]. Con đường giải thoát mà Phật giáo dạy các tín đồ của mình là phải sống hoà hợp với thiên nhiên, giữ tâm hồn hoàn toàn thư thái trong mọi hoàn cảnh; sống trung dung giữa khổ hạnh và thế tục; không tà dâm loạn dục; yêu mến sự thật, tự trọng, sống khiết tịnh, khiêm nhường, từ bi… Đó là những điều rất hợp với giáo huấn Kitô giáo.

Chúng ta cũng không nên bỏ quên đạo thờ hồn thiêng bất tử đã đặt việc thờ cúng ông bà tổ tiên như một trách vụ thiêng liêng trong đời sống. Ở Việt Nam, tâm thức đó đã được diễn tả trong những câu tục ngữ ca dao thấm đượm tính nhân văn: “con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn” hay “thà đui mà giữ đạo nhà, còn hơn sáng mắt ông cha không thờ”. Như vậy đạo này cho rằng, giữa người sống và người chết vẫn được gắn kết với nhau bằng một sợi dây vô hình nào đó vì “thác là thể phách, còn là tinh anh”[7] và “người chết nối linh thiêng vào đời”.[8] Phải chăng đây là một sự chuẩn bị cho việc đón nhận niềm tin Kitô giáo về sự Các Thánh cùng thông công. Sự thông công hay hiệp thông giữa các thánh lại là niềm tin vào Chúa Kitô, nguồn mạch duy nhất của sự sống và sự thánh thiện cho tất cả mọi người. Bên cạnh đó, còn có những tín đồ, đại diện cho những đặc tính thuộc hệ phái. Đó là những hệ phái về phụng tự và đồng thời về luân lý, nhấn mạnh đặc biệt tới sự thiện và sự ác. Chắc chắn Khổng giáo cũng thuộc những hệ phái đó giống như Lão giáo vậy. Lão giáo muốn nói tới “chân lý vĩnh hằng” ấy biểu lộ ra nơi hành động của con người bằng sự thật và sự thiện luân lý.[9]

2. Hồi giáo

Giáo Hội cũng tôn trọng các tín đồ Hồi Giáo, vì họ cùng thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất, hằng sống và hằng hữu, từ bi và toàn năng, Ðấng Tạo Thành trời đất[10], đã từng đối thoại với con người. Đồng thời, họ luôn luôn tuân phục thánh ý của Người. Họ tôn kính Đức Giêsu như một vị ngôn sứ và Mẹ Người là Đức Trinh Nữ Maria. Trong tháng Ramadan, họ sống đời sống tôn giáo thật gắt gao. Họ rất hiếu khách, quảng đại và công bình. Giáo hội không ngớt cổ võ việc đối thoại sâu xa giữa Hồi giáo và Kitô giáo với hy vọng rằng tín đồ của hai bên phải cố gắng thông cảm lẫn nhau, đồng thời cùng nhau giữ gìn và thăng tiến sự công bằng xã hội, các giá trị luân lý, nền hoà bình và sự tự do cho hết mọi người.

3. Do Thái giáo

Hội thánh Công giáo nhìn nhận rằng, người Do Thái là anh em của chúng ta trong đức tin. Kitô giáo đâm rễ sâu trong đạo Do Thái, và các Kitô hữu không việc gì mà chối bỏ các bậc tiền bối của mình. Chính từ Do Thái giáo mà Kitô giáo có được bộ sách Cựu ước, là các Lời Chúa hứa. Chính Đức Kitô cũng được hạ sinh từ một người phụ nữ gốc Do Thái là Đức Maria. Các tông đồ, là rường cột của Giáo hội cũng xuất thân từ dân Do Thái. Giáo Hội không thể quên được rằng, nhờ dân đó, dân đã được Chúa đoái thương ký giao ước xưa do lòng xót thương khôn tả của Ngài, nên Giáo Hội mới nhận được mạc khải Cựu Ước và được nuôi dưỡng bằng rễ cây ôliu tốt tươi, mà những cành ôliu dại là các Chư Dân đã được tháp nhập vào[11]. Vì Giáo Hội tin rằng Chúa Kitô, Hòa Bình của chúng ta, đã giao hòa dân Do Thái và Chư Dân bằng thập giá và làm cho cả hai nên một nơi Người.[12] Vì vậy, cả người Kitô hữu lẫn người Do Thái cần bỏ qua những nghi kỵ để cùng tìm gặp nhau và nhìn ra những kho tàng chung. Đó cũng chính là ý nghĩa cuộc thăm viếng lịch sử của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II tại hội đường Rôma ngày 13.4.1986. Tại đó, ngài đã tuyên bố với cộng đồng Do Thái giáo rằng: “Các bạn là những người anh em mà chúng tôi quý mến nhất”.

Như vậy, nơi các tôn giáo khác, có rất nhiều giá trị đáng trân trọng. Về mục đích, các tôn giáo ấy đều nhắm mưu cầu điều tốt cho con người. Về giáo lý, các tôn giáo ấy đều có một phần sự thật hướng đến sự thật toàn diện mà Thiên Chúa muốn bày tỏ trong Ki-tô giáo. Về mặt thực tiễn, dù nhiều hay ít, các tôn giáo ấy đều có tác động dẫn dắt con người đến điều thiện. Vì thế, thái độ của công đồng Vaticano II đối với các tôn giáo khác luôn là kính trọng, đối thoại và hợp tác. Tuy nhiên, chúng chỉ là ‘những viên đá nằm chờ’ một sự mạc khải chính xác hơn của Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô.

4. Đức Kitô, Đấng Mặc Khải và Cứu Độ Duy Nhất

Thiên Chúa của Kitô giáo là Đấng tự mạc khải, nghĩa là Thiên Chúa tự “vén màn” cho chúng ta biết những điều kín nhiệm nơi Ngài. Nói cách khác, mạc khải là việc Thiên Chúa do tình yêu vô biên, đã tự tỏ mình ra cho con người và cho họ biết mầu nhiệm thánh ý của Ngài, để con người, qua Đức Kitô và trong Thánh Thần, được cứu độ, thông phần vào bản tính Thiên Chúa và được trở nên nghĩa tử của Ngài[13]. Như vậy, qua mạc khải ta biết Thiên Chúa không phải là một năng lực trải rộng khắp vũ trụ (Brahman), không phải là một Ai đó (Allah, Giavê), không phải là Vị đơn độc như bao tôn giáo khác vẫn trình bày. Thiên Chúa là Cha muôn loài. Ngài có Ba Ngôi: Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần. Ba Ngôi cùng một bản thể, một bản tính như nhau và rất yêu thương nhau nên Ba Ngôi chỉ là một Thiên Chúa duy nhất mà thôi.

Người Kitô hữu xác tín rằng, Kitô giáo là tôn giáo duy nhất đem lại cho con người sự cứu chuộc trong máu Chúa Kitô. Giáo lý Kitô giáo luôn vượt xa các tôn giáo khác, giáo lý ấy không phải là một hệ thống những lời dạy và kinh nghiệm sống nhưng được dệt nên từ những điều Thiên Chúa đã làm trong lịch sử, khởi đi từ cuộc sáng tạo cho đến thời cụ Ápraham, nhất là qua ‘Biến Cố Đức Kitô’.

Chính Đức Kitô là Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người. Ngài đã liên kết một cách trọn vẹn nơi bản thân mình cả Thiên Chúa lần con người; Ngài liên kết mọi người lại với nhau và chính Ngài là Đấng giải đáp các khát vọng thâm sâu nhất trong lòng họ. Chỉ qua Đức Kitô, chúng ta mới có thể đến với Thiên Chúa là Cha muôn loài (x. Ga 14, 6). Gerard O’Collins trong cuốn Fundamental Theology đã diễn tả vai trò trung gian của Đức Kitô bằng những lời tuyệt vời như sau: “Nhờ nhập thể, Logos đã đi vào trong sự liên đới có tính lịch sử với toàn nhân loại cũng như với thế giới vũ trụ này. Người đã đi vào lịch sử để trở nên một thường dân và nên tâm điểm của vũ trụ. Từ nay trở đi, biết Thiên Chúa nhờ những người khác và nhờ thế giới này thì cũng là biết Thiên Chúa nhờ Đức Kitô nhập thể”.[14]

Cuối cùng, nếu như dấu chỉ cho biết chân lý của một tôn giáo là sự thăng tiến con người, thì Kitô giáo trong Đức Giêsu Kitô, là bến đỗ an toàn nhất. Chính Đức Kitô đã vâng lời Chúa Cha, đã chết, đã phục sinh để đập tan xiềng xích tội lỗi và đem con người trở về giao hoà với Thiên Chúa là Cha muôn loài. Trong Đức Kitô, các giá trị đích thực của mọi truyền thống tôn giáo và văn hoá như từ bi và tuân phục thiên ý, nhân từ và ngay thẳng, bất bạo động và liêm khiết, khiêm nhường, thảo hiếu và hoà hợp với thọ tạo đều đạt tới mức sung mãn và hoàn thành[15]. “Từ giây phút đầu tiên của thời gian cho tới khi kết thúc, Đức Giêsu vẫn là Vị Trung Gian duy nhất và phổ quát. Ngay cả đối với những người không minh nhiên tuyên xưng niềm tin vào Ngài như là Vị Cứu Tinh, thì ơn cứu độ vẫn đến từ Đức Giêsu Kitô như một hồng ân qua sự thông ban của Chúa Thánh Thần … Chính Đức Giêsu là Tin mừng cho mọi người ở mọi thời mọi nơi đang đi tìm ý nghĩa của cuộc đời và sự thật của con người”[16].

Kết

Tóm lại, nơi các tôn giáo lớn vừa được trình bày, chúng ta thấy hình bóng Thiên Chúa xuất hiện một cách lờ mờ. Tất cả tựa như những mảnh đất màu mở đón chờ hạt giống Tin mừng được vãi gieo. Quả đúng như nhận định của Đức Thánh Cha Benedicto XVI rằng: nơi các tôn giáo lớn, chúng ta đã thấy đôi chút ánh sáng Thiên Chúa loé lên, song đấy cũng chỉ là những đốm sáng rời rạc[17]. Chúng chỉ như là những tia chân lý, báo hiệu sự xuất hiện tròn đầy của Đức Kitô, là Mặt Trời Chân Lý. Giáo hội hết sức kính trọng các tôn giáo cũng như các truyền thống tâm linh thuộc mọi nơi, luôn tìm cách đối thoại chân thành với các tín đồ của họ. Đồng thời, Giáo hội cho rằng, các giá trị tôn giáo mà các đạo ấy giảng dạy đang chờ được kiện toàn trong Đức Giêsu Kitô[18]. Chính nhờ Đức Kitô, Đấng là nguồn Mạc Khải và sự viên mãn của Mạc Khải mà chúng ta biết được về Thiên Chúa là cứu cánh đích thực của con người.

Jos. Đồng Lạc

Tài liệu tham khảo

1. Giáo lý Hội thánh Công giáo

2. Tuyên ngôn về liên lạc của Giáo hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo (Nostra Aetate)

3. Lê Xuân Khoa. Nhập Môn Triết Học Ấn Độ. Sài Gòn: Bộ Giáo Dục Quốc Gia Xuất Bản, 1965.

4. Gioan Phaolo II. Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng.

5. Gioan Phaolo II. Tông Huấn Giáo Hội Tại Châu Á.

6. Joshep Ratzinger. Thiên Chúa và Trần Thế. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2011.

7. Gerard O’Collins. Thần Học Căn Bản. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2011.

[1] GLGHCG 28.

[2] Xem Công Đồng Vatican II, Nostra Aetate 2.

[3] Lê Xuân Khoa, Nhập Môn Triết Học Ấn Độ, (Sài Gòn: Bộ Giáo Dục Quốc Gia Xuất Bản, 1965), 207-208.

[4] Ibid., 222.

[5] Công Đồng Vatican II, Nostra Aetate 2.

[6] Ibid., 2.

[7] Nguyễn Du – Truyện Kiều

[8] Trịnh Cônh Sơn, Nối Vòng Tay Lớn

[9] Gioan Phaolo II, Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng, 95.

[10] Xem T Gregoriô VII, Epist III, 21 ad Anasir (Al-Nasir), regem Mauritaniae. x.b. E. Caspar in MGH. Ep. sel. II, 1920, I, trg 288, 11-15: PL 148, 451 A.

[11] Xem Rm 11,17-24.

[12] Xem Eph 2,14-16.

[13] Xem GLGHCG 51-52.

[14] Gerard O’Collins, Thần Học Căn Bản, Bản dịch của linh mục Nguyễn Đức Thông, (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2011), 232.

[15] Xem Gioan Phaolo II, Tông Huấn Giáo Hội Tại Châu Á 14.

[16] Gioan Phaolo II, Tông Huấn Giáo Hội Tại Châu Á 14.

[17] Xem Joshep Ratzinger, Thiên Chúa và Trần Thế, Bản dịch của Phạm Hồng Lam, (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2011), tr. 327.

[18] Xem Gioan Phaolo II, Tông Huấn Giáo Hội Tại Châu Á 6.
 
Thông Báo
LM John Võ Hồng Khanh của TGP Los Angeles bị cấm cử hành phụng vụ vì lem nhem tiền bạc
Vân Đình
22:36 02/07/2015
Tòa Tổng Giám Mục Los Angeles trong ngày 25 tháng 6 năm 2015 đã ra thông cáo gửi các giáo xứ trong TGP về việc Linh Mục John Võ Hồng Khanh bị mất năng quyền cử hành phụng vụ tại bất kỳ cơ sở nào của TGP Los Angeles.

Thông cáo do Đức Ông Lorenzo Miranda và cha Alex D. Aclan, Đại diện Đức TGM đặc trách Giáo Sĩ ký.

Thông cáo cho biết cha Võ Hồng Khanh đã quyên góp tiền cách bất chính để tiêu dùng cho mục đích cá nhân.

Thông báo viết như sau:

Văn Phòng Đại diện Đức TGM Đặc Trách Giáo Sĩ xin thông báo: Cha John Võ (Võ Hồng Khanh) không còn năng quyền cử hành phụng vụ tại bất cứ cơ sở nào của Tổng Giáo Phận.

Cha Võ đã quyên góp tiền cách bất chính để dùng cho mục đích cá nhân. Nếu cha Võ có đến nơi nào cử hành phụng vụ hoặc quyên góp tiền, xin qúy vị gọi cho Văn Phòng Đặc Trách Giáo Sĩ, số điện thoại (213) 637-7284.

Bản thông cáo cũng ghi chú thêm: Xin ban điều hành các giáo xứ tiếp tay phổ biến thông báo này tới các nhóm trong giáo xứ. Đặc biệt, các Nhóm Canh Tân Đặc Sủng (Charismatic Prayer Groups) thường hay mời các linh mục tham dự các buổi cầu nguyện.

Nhưng nếu qúy vị có nghi ngờ gì về bất cứ ai tự xưng là linh mục thì xin thông báo cho Tổng Giáo Phận. (Ghi chú: Bản dịch của www.Saigonecho.com)

Nguồn: Thông báo từ trang Web của TGP Los Angeles: http://www.la-archdiocese.org/


 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chúa Và Phật
Nguyễn Đức Cung
22:39 02/07/2015
CHÚA VÀ PHẬT
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Phật: - Tạ ơn Ngài vác Thập giá
yêu thương loài người.
Chúa:- Mong sao chúng sanh
từ bi hỷ xả khắp nơi hàng ngày.
(nđc)