Ngày 01-07-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lắng nghe Lời Chúa để trở nên người phục vụ nhỏ bé của anh em
Lm Jude Siciliano, OP
05:31 01/07/2015
Chúa Nhật XIV THƯỜNG NIÊN (B)
Êdêkien 2: 2-5; T.vịnh 122; 2 Côrintô 12: 7-10; Máccô 6: 1-6

LẮNG NGHE LỜI CHÚA ĐỂ TRỞ NÊN NGƯỜI PHỤC VỤ NHỎ BÉ CỦA ANH EM

Sau khi nghe bài đọc thứ nhất về ơn gọi làm ngôn sứ của Ê-dê-ki-en, chúng ta muốn nói ngay "tiếp theo", và rồi qua các bài sách khác hy vọng sẽ nghe được nghe những điều có ý nghĩa hơn cho đời sống của chúng ta. Nghĩ kỹ lại chúng ta không được thị kiến nào cả. Nay nghe tiếng nói của Thiên Chúa gọi chúng ta làm ngôn sứ. Ngay cả khi chúng ta cảm thấy được gọi nói với một người nào, hay hành động về một vấn đề gì, lời gọi ông Ê-dê-ki-en có thể làm chúng ta dừng lại. Thiên Chúa sai ông Ê-dê-ki-en đến với một dân tộc "phiến loạn lòng trơ tráo, mặt chai đá". Chừng ấy cũng đủ làm một phàm nhân trả lời "thôi quên chuyện đó đi".

Nhưng chúng ta không nên vội tiến tới. Thật ra ông Ê-dê-ki-en được Thiên Chúa giao cho một trách nhiệm khó khăn, và ông ta là một phàm nhân như tất cả chúng ta.Ông ta sợ hải, và ai lại không sợ chứ? Chổ này là đoạn thứ hai phần đầu của sách ngôn sứ Ê-dê-ki-en. Sách bắt đầu với: trời mở ra với thị kiến thần linh, có gió bão thổi đến, có đám mây lớn và lửa rập rờn, hào quang vang cả xung quanh, và từ giữa như thể kim ngân long lanh từ lửa. Và từ giữa có gì giống tựa bốn sinh vật giống tựa người ta. Mỗi sinh vật có bốn mặt và bốn cánh. Các sinh vật đi trên bánh xe dưới đát. Có gì như kim ngân long lanh coi dường như lửa làm vòng xung quanh. Đó là hình dáng của cái gì giống tựa vinh quang Đức Chúa (Ed 1: 28). Rồi thần linh Thiên Chúa vào trong ông ta để đỡ ông ta "Đứng dậy".

Thiên Chúa có lời phán cho dân chúng, và chọn con người như chúng ta nói lên lời đó. Các ngôn sứ không tự do nghĩ trách nhiệm của họ là gì, nhưng họ là những người Thiên Chúa sai đi. Và đó la tất cả điều khác biệt. Thiên Chúa chọn người; Thiên Chúa bảo chúng ta "đứng dậy đi"; Thiên Chúa cho sứ mạng phải nói gì; Thiên Chúa chọn sứ mạng sẽ như thế nào v.v… Trong tay Thiên Chúa là tất cả: sứ mạng, ngôn sứ, và dân chúng.

Thiên Chúa chọn ông Ê-dê-ki-en nói lời an ủi cho dân Israel đang bị tù đày và thất bại. Thiên Chúa hứa sẽ làm cho họ phấn khởi lên (Ed 36). Thiên Chúa sẽ làm cho núi non, gò mỗng, lòng suối, xương khô trong thung lũng sẽ sống lại và trở nên một dân tộc mới (Ed :37). Đây là bắt đâu trách nhiệm của Ê-dê-ki-en, và ông ta cảm thấy không đủ sức. Ông ta chưa được có thị kiến về việc Thiễn Chúa sẽ làm gì cho dân chúng. Thiên Chúa làm sao thức tỉnh dân chúng trong tù đày và đem họ trở về quê quán của họ? Chỉ có Thiên Chúa mới biết, và mới làm được. Và đó mới là điểm chính: Thiên Chúa nắm giử tất cả. Nhưng, Thiên Chúa cần người thường dân muốn đáp lại lời gọi của Ngài - và đây là bổn phận của chúng ta.

Thiên Chúa có thể đem dân chúng ra khỏi thất bại. Chúng ta có biết một cộng đoàn nào, hay một nhóm người nào trong xã hội đã bị thất bại, chán nãn không? Chúng ta có được gởi đến với họ để nói lời an ủi phấn khởi họ, và hành động theo lời nói của chúng ta hay không? Có thể chúng ta, những Ê-dê-ki-en, không được gởi đến với một cộng đoàn nhưng đến với từng cá nhân. Hãy nhìn xung quanh chúng ta, trong gia đình, nơi sở làm, bạn bè, hàng xóm, hay người nào trong viện dưỡng lão. Chúng ta sẽ nói gì với họ? Chúng ta sẽ làm gì cho họ? Đến bây giờ chúng ta chưa biết được. Nhủng, qua phép rửa tội, chúng ta tất cả được gọi làm ngôn sứ để nói lời an ủi, và thử thách của Thiên Chúa cho những ai cần đến.

Chúng ta sẽ làm gì? Việc đầu tiên bài sách nói với chúng ta là: "như Thiên Chúa đã bảo tôi..." Việc đầu tiên làm ngôn sứ là nghe lời Thiên Chúa. Chúng ta cũng như ông Ê-dê-ki-en sẽ được Thiên Chúa mời gọi, "Và Chúa Thánh Thần ngự trong tôi và đặt trên đôi chân của tôi." đó là Thiên Chúa đã chọn chúng tôi và được giao một sứ vụ cho chúng tôi, như một người lắng nghe Lời Chúa phán.

Bài sách Ê-dê-ki-en đưa đến bài phúc âm. Cũng như các ngôn sứ khác, ông Ê-dê-ki-en cho thấy những yếu điểm của người phàm. Hình dáng và lịch sử của người đó có thể làm mất tín nhiệm như chúng ta thấy trong kinh nghiệm ông Ê-dê-ki-en là Thiên Chúa có thể làm nhiều điều vinh quang qua người phàm.

Trong xóm làng của Chúa Giêsu, Ngài chỉ là một "người phàm". Chúa Giêsu đã sinh ra như tẩt cả chúng ta, qua một hài nhi yếu ớt và cần phải được nuôi dưỡng. Lúc Chúa Giêsu là hài nhi, Ngài cần phải có người săn sóc. Phúc âm không phải là thần thoại Hy lạp nói về các chúa của họ sinh ra khôn lớn và ra lệnh ngay. Không, Chúa Giêsu sinh ra như tất cả người phàm, yếu ớt và cần phải có người nuôi dưỡng săn sóc.

Trước đoạn phúc âm đọc ngày hôm nay, Chúa Giêsu đã làm nhiều phép lạ như; khi Ngài chịu phép rửa có tiếng từ trời phán xuống "Con là Con yêu dấu của Cha. Cha rất hài lòng về con". Sau khi Chúa Giêsu bị quỷ dữ cám dỗ trong hoang địa, Ngài gọi các môn đệ đầu tiên. Ngài chửa người bị quỷ ám trong hội đường, và ngủỏ̀i bại liệt ỏ̉ Capharnaum; Ngài trừ quỷ ám một người sống trong nghĩa địa ở Ghê ra sa; Ngài cứu con gái ông hội trưởng hội đường đã chết được sống lại; Ngài chửa người phụ nữ bị băng huyết v.v... Chúng ta vẫn còn trong phần đầu phúc âm thánh Mác cô, nhưng Chúa Giê su đã làm nhiều việc lạ lùng, chúng ta đã nghe Ngài nói là Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần.

Tất cả những việc làm lớn lao đó ngừng ngay khi Ngài trở về quê quán Ngài. Các bạn bè và bà con trong gia đình có đó. Nhưng họ không chấp nhận Ngài. Ngài chỉ là một người thường như họ và như chúng ta. Có thể bà con trong họ hàng muốn có một người có nhiều sức mạnh hơn để cứu thoát họ khỏi ách nô lệ đàn áp của đế quốc La mã, và khỏi cảnh nghèo nàn. Trước kia Chúa Giêsu đã giúp những người cần được giúp đở, nhưng vì sao Ngài lại không tỏ sức mạnh hơn để giúp bà con họ hàng? Thật sự họ chỉ cần thế thôi

Người dân muốn những dấu hiệu mạnh mẽ của Thiên Chúa đến họ với một cánh tay thần lực để giải cứu họ. Nhưng khi Chúa Giêsu nói với họ về dấu chỉ Triều Đại Thiên Chúa khởi sự nhỏ bé như hạt cải "loại hạt giống nhỏ nhất trong các thứ hạt", thì làm sao Thiên Chúa tỏ sức mạnh quyền uy trong hạt cải được? Và vì thế họ thất vọng nên chống đối Ngài.

Chúng ta cũng có thể có thái độ đó nếu chúng ta mong đợi Thiên Chúa tỏ mình trong các việc làm hùng hậu rềnh rang. Trái lại, Chúa Giêsu đã bày tỏ sự hiện diện của Thiên Chúa qua quyền uy khác: quyền uy để giúp người khác chứ không phải giúp chúng ta. Một quyền uy dịu dàng, không ép buộc người khác phải làm theo ý mình một quyền uy cảm thông và nhẹ nhàng khi người khác mong đợi sức mạnh.

Đáng lý dùng quyền uy để đánh tan kẻ thù của Thiên Chúa, thì Chúa Giêsu chấp nhận đau khổ và sự chết. Ngài phó thác mọi sự trong bàn tay Thiên Chúa, và tha thứ cho kẻ thù, ban cho họ một đời sống mới, đời sống mà thế gian không nhận ra vì là đời sống bình thường của những người bình thường như chúng ta. Chúng ta chấp nhận sự yếu đuối và sự thiếu sót của chúng ta, Nhưng chúng ta chấp nhận thần linh Thiên Chúa và Lời Thiên Chúa nói để nâng đở chúng ta và giúp chúng ta "đứng dậy".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


14th SUNDAY IN ORDINARY TIME (B)
Ezekiel 2: 2-5; Psalm 123; 2 Corinthians 12: 7-10; Mark 6: 1-6

After hearing our first reading, about Ezekiel’s call to be God’s prophet, we might have an impulse to call out, "Next!" and quickly move on to the other readings, hoping for more pertinent material for our lives. After all, we haven’t had any visions, or heard a divine voice commissioning us as prophets. Even if we felt called to speak up for some person, or act on behalf of an issue, the message to Ezekiel should give us pause The people the prophet is being sent to are, "Hard of face and obstinate of heart." That’s enough information to make any mere mortal respond, "Forget about it!"

But let’s not move on too quickly. It is true that Ezekiel is getting a difficult task from God, and that he is all-too human – like the rest of us. He is fearful and who wouldn’t be? We are at the beginning of the book of Ezekiel, only chapter 2. The book begins with a pyrotechnic display by God. God’s entrance into Ezekiel’s life is preceded by flashing, stormy winds, four-faced creatures on spectacular chariots and a figure surrounded by fire, seated on a heavenly throne. The first chapter ends, "Such was the vision of the likeness of the glory of the Lord" (1:28). No wonder Ezekiel, a mere mortal, timid and knocked off his feet by what he saw, needed God’s spirit to enter him and "set me on my feet."

God has a word for people and chooses humans like us to speak it. Prophets don’t assume their task on their own, but are appointed by God. And that makes all the difference. God chooses the ministers; God "sets us on our feet"; God gives the message; God chooses the shape our ministry will take, etc. The choice of the message, the prophet and the people, are in the hands of God.

Ezekiel is being called to speak encouraging words to the defeated and exiled Israel. He will promise a revived heart for them (chapter 36). God will re-awaken the valley of dry bones and form a new people (chapter 37). Ezekiel is at the beginning of his ministry, he doesn’t feel up to the task. He has not begun to see God’s vision for the people take shape. How is God going to revive the exiled people and bring them back to their homeland? Only God knows and only God can. That’s exactly the point: God is in charge. But God needs willing, ordinary people to respond to God’s call – that’s where we come in.

God can restore the people out of their defeat. Do we know a community, or group in society, who are lost and desperate – defeated? Are we being called to go to their side and speak words of encouragement and back those words with actions? Perhaps we "Ezekiels" are not called to go to a community, but to individual persons. Look around our families, colleagues at work, friends, the person next door, someone in a nursing home. What shall we say to them? What will we do for them? At this stage we may not know, but by our baptisms we are all called to be prophets, to speak God’s comforting and challenging words to people who need to hear it.

What shall we do? The first thing the text says to us today is, "As the Lord spoke to me….." That’s our first job as prophets, to listen to God’s Word. When we do that, what happened to Ezekiel will happen to us as well, "the Spirit entered into me and set me on my feet." There it is. We may be mere humans, but God has chosen us and assigned a task for us, as well as a people we are to minister God’s Word to.

The Ezekiel reading complements today’s gospel. Ezekiel, like the other prophets, shows multiple signs of his frail humanity. Appearances and personal history can be deceiving because, as we can tell from Ezekiel’s experience, God works wonders through ordinary folk.

To his hometown neighbors Jesus certainly seems like "ordinary folk." Our God was born the way the rest of us were, as a helpless baby needing constant care. As an infant, Jesus’ survival depended on others. The Gospels are not Greek legends, where the gods are born fully grown, already walking and giving orders. No, Jesus was born the way all humans are, totally helpless and dependent.

Prior to today’s section in Mark’s gospel, Jesus has been doing some extraordinary things. His baptism by John was accompanied by an affirming voice from the heavens, "You are my beloved Son. On you my favor rests." After his desert testing Jesus called his first disciples, cured the man in the synagogue with the unclean spirit and the paralytic in Capernaum; expelled the legion of devils from the Gerasene man, raised the daughter of Jairus, cured the woman with hemorrhage, etc. We are still early in Mark, but already Jesus is doing wonderful things as he proclaims, in word and deed, the coming of the reign of God.

All this good activity comes to an abrupt halt when Jesus returns to his "native place." His family friends and neighbors are there. But they reject him. He was too ordinary: just like them, just like us. Perhaps his townsfolk felt they needed a person exhibiting more powerful signs. They needed rescuing from their Roman oppressors and their dire poverty. Jesus may have helped some needy people he met in the early stages of the narrative, but why couldn’t he multiply his powers and spread the benefits over more people? Certainly the need was there.

The people wanted the powerful signs of God’s finally coming with a strong right arm to rescue them. But when Jesus spoke about the signs of the kingdom’s presence, he spoke of scattered seeds and, to emphasize the kingdoms small beginnings, he compared it to a mustard seed, "the smallest of all of the seeds of the earth" (11th Sunday, Mark 4:26-34). Where was God’s show of power and mighty arm in a tiny mustard seed? Mark sums up their reaction, "And they took offense at him."

So would we if we only look for God in spectacle, grand sizes and loud displays. Instead, Jesus has revealed God’s presence in a different kind of power: the power used only to help others, not ourselves; a gentle power that does not force or coerce people to do our will; the power of compassion and gentleness, when others are expecting force.

Instead of using power to destroy God’s enemies, Jesus accepts suffering and death. He places his fate in God’s hands, forgives his enemies and offers us all new life, lived in a way that the world does not recognize because it comes in such ordinary ways, by such ordinary people, like us. We accept our weaknesses and limitations, but also accept God’s Spirit and the word God speaks to empower us and "set us on our feet."
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng kêu gọi cầu nguyện cho dân chúng Hy Lạp
Nguyễn Long Thao
10:45 01/07/2015
Đức Giáo Hoàng kêu gọi khách hành hương cầu nguyện cho dân chúng Hy Lạp.

Vatican 1/7/2015.-Trong buổi tiếp kiến dành cho khách hành hương vào ngày thứ Tư, 1/7/2015, tại quảng trường thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kêu gọi các tín hữu hãy cùng với Ngài cầu nguyện cho dân chúng Hy Lạp được mọi sự tốt đẹp giữa lúc quốc gia này đang trải qua cuộc khủng hoảng tài chánh.

Văn phòng báo chí Tòa Thánh đưa ra thông cáo báo chí nói ĐGH bày tỏ lòng đồng cảm với dân chúng Hy lạp đang phải chịu những tác động của cuộc khủng hoảng tài chánh.

Về các giải pháp giải quyết khủng hoảng tài chánh ở Hy Lạp, tuyên cáo báo chí nhắc nhở: “Phẩm giá con người phải là trung tâm của bất cứ tranh luận nào về phương diện chính trị cũng như kỹ thuật, đồng thời cũng phải có trách nhiệm trong việc lấy các quyết định”.

Kết luận, Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi tất cả các tín hữu hãy hợp nhất trong lời cầu nguyện cho người dân Hy Lạp kính yêu được mọi sự tốt đẹp".
 
Công Giáo Ấn độ biểu tình rầm rộ vì vụ các nữ tu bị hãm hiếp.
Nguyễn Long Thao
16:26 01/07/2015
Công Giáo Ấn độ biểu tình rầm rộ vì vụ các nữ tu bị hãm hiếp.

NEW DELHI.- Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Ấn Độ hôm thứ Tư 1/7/2015 đã tổ chức cuộc biểu tình ở Tân Đề Li, Ấn Độ để phản đối sự bạo tàn đối với các nữ tu và tình trạng hờ hững của cảnh sát và chính quyền trong việc đưa các thủ phạm ra trước toà án công lý.

Ủy Ban Phụ Nữ của Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ cũng đã tổ chức cuộc biểu tình trước nhà thờ Thánh Tâm để lên án các hành vi tàn bạo đối với các nữ tu và đòi hỏi các biện pháp an toàn và an ninh cho tất cả các phụ nữ tại Ấn Độ, đồng thời kêu gọi lương tâm các nhà lãnh đạo phải nhanh chóng hành động để ngăn chặn những đe doạ này, không để lây lan ra cả nước Ấn Độ.

Vào ngày 19 thánt 6 năm 2015 một nữ tu 47 tuổi thuộc dòng Truyền Giáo Salesian đã bị hai tên tấn công và hãm hiếp tại trung tâm y tế Krist Sahaya Kendra của nhà dòng tai Raipur bang Chhattisgarh.

Trước đó, vào ngày 15 tháng 3 vừa qua một nữ tu 70 tuổi thuộc Dòng Chúa Giêsu và Mẹ Maria (RJM)bị đám côn đồ hãm hiếp tại Ranaghat, tiểu bang Tây Bangal. ‎

Tham gia cuộc biểu tình tại thủ đô Ấn Độ có Đức Tổng Giám mục Anil Couto, Cha Joseph Chinnayyan, Phó Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ, Các nữ tu, nhân viên Caritas và đại diện các giáo phái Kitô Giáo khác.

Trả lời phỏng vấn của thông tấn xã Công Giáo Á Châu Ucanews, Sơ Tessy Antony cho biết các vụ cưỡng hiếp và tấn công gần đây đối với cộng đồng Kitô hữu là nhằm đe dọa những người đang dấn thân trong công việc truyền giáo. Nhưng Sơ nói đe doạ không làm các nữ tu sợ hãi vì chúng tôi sinh ra để phục vụ người nghèo

Các Kitô hữu ở Chhattisgarh cũng đã tổ chức các cuộc biểu tình hôm thứ ba chống lại điều mà họ gọi là thái độ hờ hững của cảnh sát đã không công bố tên của bất cứ nghi can nào trong các vụ hãm hiếp nữ tu

Những người biểu tình đã mặc quần áo trắng và đeo phù hiệu đen. Tất cả các trường tư ở Raipur đều đóng cửa trong ngày thứ ba để "bày tỏ tình đoàn kết với các với các mục tiêu biểu tình. Cha Sebastian Poomattam, đại diện Giám Mục giáo phận Raipur cho biết, hy vọng những đòi hỏi của các cuộc biểu tình sẽ buộc cảnh sát phải hành động sớm đưa tới việc bắt giử các tội phạm.

Tưởng cũng nên nói thêm, hãm hiếp phụ nữ tại Ấn Độ là một hiện tượng thường xảy ra, kể các đối với các du khách Tây phương đến Ấn Độ. Và điều ngạc nhiên đối với thế giới bên ngoài là cảnh sát và chính quyền rất thờ ơ đối với các vụ hãm hiếp.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ khởi công xây dựng nhà thờ giáo họ Tây Mỹ, Bùi Chu
giáo xứ Ninh Mỹ
08:03 01/07/2015
GP.BÙI CHU: Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ giáo họ Tây Mỹ

Nhờ Hồng Ân Thiên Chúa, Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse Quan Thầy họ đạo, cùng với sự nâng đỡ của Đức Cha Tôma, Quý Cha, Quý tu sĩ và lòng quảng đại của quý Ân nhân xa gần, vào lúc 9h30, ngày 25/06/2015 Đức Cha TOMA Vũ Đình Hiệu giám mục giáo phận cử hành thánh lễ đặt viên đầu tiên xây dựng Nhà thờ giáo họ Tây Mỹ thuộc xứ Ninh Mỹ.

Xem Hình

Hiện diện trong thánh lễ có cha cha chính xứ Giuse Đinh Quang Thành quý cha trong giáo hạt, và đông đảo quý vị ân nhân xa gần cùng toàn thể dân Chúa trong giáo họ, giáo xứ. Ngỏ lời với cộng đoàn phụng vụ khi mở đầu thánh lễ, Đức Cha TOMA mời gọi cộng đoàn cầu nguyện xin Chúa chúc lành cho công việc xây dựng được bình an từ khởi sự cho đến hoàn thành. Xin Chúa cho cộng đoàn giáo họ ngày càng vững mạnh trong đức tin để làm chứng cho Chúa và giới thiệu Chúa cho những người xung quanh.

Chia sẻ với cộng đoàn phụng vụ trong Thánh lễ, Đức Cha TOMA mời gọi cộng đoàn cùng tạ ơn Chúa vì chính Chúa đã qui tụ tất cả mọi người thành một cộng đoàn giáo họ tại nơi đây, Đức Cha mong muốn tất cả mọi người hợp lực, đoàn kết để xây dựng giáo họ vững mạnh dựa trên nền tảng vững chắc là lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa. Ngài cũng kêu gọi mọi thành phần dân Chúa cùng cầu nguyện cho giáo họ Tay Mỹ và nhất là rộng tay giúp đỡ cho công trình sớm được hoàn thành.

Tiếp đó là nghi thức làm phép diện tích khu đất xây dựng nhà thờ, và đặt viên đá đầu tiên

Thánh lễ kết thúc trong niềm vui của cộng đoàn. Và ai nấy đều mong đợi một ngày không xa ngôi nhà thờ khang trang được khánh thành.

Lược sử Giáo Họ:

Giáo Họ Tây Mỹ thuộc giáo hạt Tứ Trùng, Giáo phận Bùi Chu. Tọa lạc xã Hải Giang, Huyện Hải Hậu, Tỉnh Nam Định. Họ đạo có khoảng 200 gia đình Công Giáo, với hơn 1000 giáo dân. Giáo dân đa phần sống bằng nghề Nông Nghiệp, chăn nuôi và buôn bán

Vào năm 1948 Đức Cha Đa-Minh Hồ Ngọc Cẩn ban sác phong thành lập.kể từ khi thành lập giáo họ chưa có nhà thờ. Đến năm 1995 được sự quan tâm của cha quê hương Toma Vũ Đình Thiên, cùng với sự nỗ lực của mọi người giáo họ đã có được ngôi nhà tạm để cầu nguyện và dâng lễ. nhưng ngồi nhà đó rất chật hẹp, xuống cấp nghiêm trọng chỉ đươc khoảng 100 người dự lễ còn đa số phải dự lễ và cầu nguyện ngoài sân nắng nóng hoặc mưa rét

Sau hơn 10 năm âm thầm cầu nguyện và ước mong nhờ ơn chúa và thánh quan thầy, sự quan tâm của Đức Cha và cha quê hương,sự chỉ dẫn tận tình cảu cha chính xứ, cùng với tinh thần nhiệt thành và tấm long hảo tâm của quý ân nhân xa gần và toàn thể cộng đoàn đồng tâm hiệp lực để xây dựng công trình nhà chúa
 
LM. Gioan Trần Công Nghị được phép nghỉ hưu
Nguyễn Anh Việt
17:18 01/07/2015


Hôm nay ngày 1-7-2015 Cha Trần Công Công Nghị chính thức được ĐTGM Los Angeles cho phép từ nhiệm chánh xứ St. Catherine of Alexandria, Avalon, thuộc Tổng giáo phận Los Angeles để đi hưu dưỡng.

Trong thư xin từ chức từ tháng 9/2014 Cha Nghị đã trình bầy với Đức TGM Los Angeles về tình trạng sức khỏe của mình và mong ước được đi hưu dưỡng sớm và trong thời gian hưu trí sẽ tiếp tục lo cho Truyền thông Công Giáo. Ngày 4/2/2015 Đức TGM José Gomez viết thư trả lời là Ngài nhận đơn từ chức chính xứ của cha Nghị và cho phép được hưu dưỡng có hiệu lực từ ngày 1/7/2015.

Trong hành trình kế tiếp sang giai đoạn mới trong đời sống linh mục của mình, Cha Nghị dành thời gian còn lại (tùy vào tình trạng sức khỏe cho phép) sẽ cộng các với các linh mục và giáo dân trong VietCatholic Network trong sứ mạng truyền giáo qua truyền thông Công Giáo. Đặc biệt là sẽ tiếp tục phát triển hệ thống Truyền hình Công Giáo đã sẵn có với sự cộng tác tích cực của LM Nhạc sĩ Văn Chi và các chuyên gia truyền thông cũng như văn nghệ sĩ Công Giáo Việt Nam hải ngoại.

Cha Nghị cũng sẽ tiếp tục làm mục vụ Truyên Úy Biển cho các chuyến tầu du lịch Cruises trên thế giới và đặc biệt của Hãng Holland of America mà Đức TGM Los Angeles cho phép Cha Nghị làm tuyên úy vì Ngài cũng là thành phần của tổ chức “Tông Đồ Biển Hoa Kỳ” (The Apostleship of the Sea of the United States of America) từ 10 năm qua.

Trong thời gian 5 năm qua Cha lo cho giáo dân giáo xứ St. Catherine of Alexandria ở Avalon, thuộc đảo Santa Catalina cách Long Beach vài chục đặm là thời gian rất bổ ích và phát triển. Dù là giáo xứ nhỏ nhưng cũng gồm đủ mọi Ban ngành và các công tác mục vụ thường xuyên. Trước khi từ giã giáo xứ trong tháng vừa qua Cha đã tổ chức cho 2 Lớp Giáo lý trẻ em (Anh ngữ và tiếng Tây ban nha) được xưng tội Rước Lễ lần đầu. Các em Trung học được lãnh phận Bí tích Thêm sức và vài tuần trước đây tổ chức Thánh Lễ Mãn Khóa Trung học cho các bạn trẽ trường Trung học Avalon.

Thành phố Avalon ở Catalina ví như một Tiểu Thiên Đàng trong một Tổng giáo phận Los Angeles quá rộng lớn, xô bồ và đầy những hoạt lực về đủ mọi phương diện: tôn giáo, chính trị, văn hóa, nghệ thuật, sắc dân... Khi được hỏi về cảm tưởng của Cha khi rời bỏ Avalon như thế nào? Cha trả lời:

"Thật khó đề nói tiếng 'Good bye' với vùng đất Thiên Đàng với bao nhiêu kỉ niệm và một khung cảnh sống bình an thanh thản... Nhưng cuộc đời luôn có những thách đố mới trước mặt và có những tiếng gọi mời ta dấn thân đi tới... "

Cầu chúc Cha sức khỏe, an bình và công tác tông đồ mục vụ thành công mà Cha sẽ thực hiện.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nhân vụ Hoa Kỳ công nhận hôn nhân đồng tình : Sẽ không có gam màu thứ ba !
LM. Giuse Trương Đình Hiền
08:07 01/07/2015
SẼ KHÔNG CÓ GAM MÀU THỨ BA !

Theo quan niệm truyền thống và giáo lý đức tin Công Giáo, Hôn nhân là định chế do Thiên Chúa thiết lập và thiết lập ngay từ thuở khai sinh con người với đôi nam nữ A-đam và E-Va. Và chắc như đinh đóng cột, chính nhờ định chế thiêng liêng và bất khả thay thế nầy, mà nhân loại mới tồn tại và phát triển cho đến hôm nay được gần 7 tỷ con người.

Đố ai tìm được một trong 7 tỷ con người nầy là kết quả từ một cuộc hôn nhân đồng tính ? Chắc chắn trăm phần trăm 9 ông thẩm phán và chánh án Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, đặc biệt 5 ông bỏ phiếu thuận việc chuẩn nhận hôn nhân đồng tính hôm 26/6/2015 vừa qua, không có ông nào “hiện hữu” từ cha hay mẹ đồng tính cả.

Vậy căn cớ gì mà cái “Tối Cao Pháp Viện” với chỉ có 9 con người, trong đó chỉ với 5 lá phiếu thuận, đã áp đặt lên một đất nước văn minh và truyền thống như Hoa Kỳ một khoản luật gần như đi ngược lại với văn minh con người liên quan đến một định chế thiêng liêng đã có từ thuở khai thiên lập địa đó là Hôn Nhân.

Thôi thì có thể nại ra những lý do về lợi ích của luật pháp, của nhân quyền, của tự do…và của cả cái nảo trạng duy lợi ích và duy tiến bộ để bênh vực cho quyết luật nầy. Nhưng chắc chắn có một điều không chối cải là những cái đầu “phò hôn nhân đồng tính” đã hiểu Hôn Nhân theo một chiều kích khác, một chiều kích mà tự bản chất không thể định nghĩa hay xác định đó chính là Hôn Nhân đích thực.

Xin đan cử :

Thẩm phán Anthony Kennedy, một người Công Giáo nhưng khét tiếng là chống lại những giáo huấn xã hội của Giáo Hội về hôn nhân, trợ tử, và án tử hình, cho rằng định chế hôn nhân đã “tiến hóa theo thời gian”, và bản chất của hôn nhân là một sự chia sẻ thân mật, không cần người đối tác phải là người khác giới.

Thẩm phán Kennedy thẳng thừng bác bỏ khái niệm hôn nhân được nêu trong sách giáo lý của Giáo Hội Công Giáo theo đó định hướng của hôn nhân là sinh sản. Ông ta viết: “Khả năng sinh sản, ước muốn, hoặc hứa hẹn sinh sản không phải và cũng chưa bao giờ là một điều kiện tiên quyết cho một cuộc hôn nhân có giá trị trong bất kỳ quốc gia nào” [1]

Nếu quan niệm như ngài Thẩm phán trên, quả thật khái niệm về Hôn Nhân đã thay đổi tự bản chất. Bởi chưng, Hôn Nhân, từ thuở khai thiên lập địa đến nay và cho mãi đến tận cùng thế giới, luôn bao gồm hai yếu tố cốt lỏi : sự phối hợp giữa người Nam và người Nữ và hướng đến việc sinh sản.

Nếu được dùng một ví dụ điển hình để minh họa cho ý nghĩa Hôn Nhân truyền thống xưa nay thì có thể được hiểu qua hình ảnh sau đây : Hôn Nhân chính là gam màu thứ ba sau khi kết hợp hai gam màu khác nhau.

Trắng và trắng không thể cho gam mau thứ ba ; cũng vậy, không thể xuất hiện một gam màu nào khác khi không phải là hai gam màu khác nhau phối hợp lại.

Như vậy, cứ phối hợp hai gam màu giống nhau đi, nhưng đừng gọi cái kết qua đó là tên một gam màu khác.

Hôn nhân đồng tính cũng là như thế đấy. Hai người cứ đến với nhau đi, cứ yêu nhau đi, cứ làm tình thoải mái đi, cứ sống chung cho đến trọn đời đi, nhưng tuyệt đối không được gọi đó là Hôn Nhân.

Luật pháp cứ ra luật để bảo vệ họ, xã hội cứ khoan dung và đối đải với họ cách bình thường như với bao nhiêu người, Giáo Hội luôn nỗ lực chăm sóc và thương yêu họ, nhưng tuyệt đối không khuôn đúc loại sống chung nầy là Hôn Nhân.

Bởi đơn giản, Hôn Nhân đích thực chính là gam màu thứ ba của hai thứ màu sắc khác nhau hòa trộn lại, mà sự kết hợp của những cặp đồng tính thì tuyệt nhiên không bao giờ làm nên được.

[1] Bài viết : Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ ra phán quyết công nhận “hôn nhân đồng tính” Đặng Tự Do, Ngày 26/6/2015. Nguồn : http://vietcatholic.net/News.
 
Văn Hóa
Cảm nhận về một người thầy
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng
07:36 01/07/2015
THẦY CỦA TÔI

Cảm nhận về một người Thầy, nhân dịp tạ ơn Ngọc khánh linh mục của Ngài.

Kính dâng Cha Bề Trên Phaolô Lê Tấn Thành, nguyên Giám đốc Đại Chủng viện thánh Giuse Sài Gòn.

Chúng tôi về thăm lại Cha Bề Trên Phaolô Lê Tấn Thành - Cựu Giám đốc Đại Chủng viện thánh Giuse Sài Gòn, người Thầy khả kính và khả ái của mình, đang hưu dưỡng tại nhà hưu dưỡng Chí Hòa, nơi hưu dưỡng dành cho các linh mục của giáo phận Sài Gòn - nhân dịp tạ ơn Chúa vì hồng ân 60 năm linh mục Chúa ban cho Cha Bề Trên.

Cha chịu chức linh mục đúng vào ngày lễ thánh bổn mạng Phaolô, 29.6.1955, trong khi còn đang du học tại Paris. Có thể nói, trọn đời linh mục, Cha Bề Trên đã hiến dâng cho việc đào tạo linh mục của Chúa.

Cách đây mười năm (tháng 9.2005), Cha Bề Trên đã tự nguyện xin rút lui khỏi chức vụ đào tạo, và ẩn mình cách lặng lẽ nơi ngôi nhà hưu các linh mục của giáo phận.

Nhưng với chúng tôi, hình ảnh của một Giám đốc đầy độ lượng và tình yêu, không bao giờ cư xử với học trò của mình bằng quyền hành, nhưng chỉ bằng lòng yêu thương, vẫn sống và sống động đến vô cùng trong tâm hồn của mỗi chúng tôi, những học trò của Cha ngày ấy.

Sở dĩ Cha Bề Trên có một tình yêu lớn như thế là bởi, Cha là Thầy, nhưng Cha yêu học trò bằng tình yêu của một người cha. Cha ân cần lo lắng từ miếng ăn, chỗ ở, sức khỏe đến đời sống văn hóa, kiến thức và tu đức cho biết bao nhiêu thế hệ chủng sinh đã đi qua từ bàn tay đào tạo thuần thục của Cha.

Trong số đó đã có nhiều người làm giám mục, giáo sư, có cả những người thay thế Cha, ngồi vào ghế giám đốc của Cha ngày nào…

Chức vụ càng lớn bao nhiêu, những học trò của Cha Bề Trên, của nhiều Cha Giáo Sư khác, càng không thể vô ơn trước những công lao của các nhà đào tạo ấy.

Tất cả những lớp lớp học trò, dù là giám mục, giám đốc, linh mục hay chỉ là một cựu tu sinh…, hãy cố mà ghi khắc công ơn cao dày này của Cha Bề Trên nói riêng và của các Cha Giáo Sư nói chung, bằng tất cả sự nỗ lực và hăng say phục vụ Nước Chúa, phục vụ tha nhân với tất cả những gương lành, gương sáng của mình trong chức vụ linh mục, giám mục, hay một Kitô hữu giữa đời…

Biết bao nhiêu lời ngọc ngà Cha Bề Trên và quý Cha giáo đã giảng dạy. Và như vẫn còn đó cách sống động, những gương sáng Cha Bề Trên và quý Cha giáo đã sống, đã nêu. Các linh mục học trò của Cha Bề Trên và quý Cha giáo hôm nay cứ phải khắc ghi, cứ phải học, học mãi, học suốt đời…

Cha Bề Trên và quý Cha giáo là hạt giống, Thiên Chúa đã gieo vào cánh đồng Hội Thánh, để từ nơi quý Cha, phát sinh nhiều hạt giống khác, tưới bón không ngừng cho cánh đồng Hội Thánh xanh tươi. Cha Bề Trên và quý Cha là muối mặn, men nồng của đức tin, của lòng mến, của sự tín thác vào Thiên Chúa, để hết lớp học trò này đến lớp học trò khác tiếp nối bước chân của quý Cha gieo vào lòng người ở mọi nơi chất muối, chất men ấy…

Bởi vậy, dù thực tế, có thể Cha Bề trên đã giã từ chức vụ Giám Đốc, và nhiều Cha giáo đã lần lượt giã từ trần thế, vẫn mãi mãi là Bề Trên, là những nhà đào tạo, để mỗi lần gặp phải những thách thức trên đường mục vụ, chúng tôi vẫn nhớ về mái trường, nhớ về những hình ảnh, những lời dạy đầy sức sống, đầy ân nghĩa mà quý Cha đã không ngần ngại trao cho chúng tôi – xưa đã có sức chăm bón, góp phần lớn vô cùng đưa chúng tôi tiến đến chức linh mục – thì nay, tất cả những điều ấy như tiếp sức, như gầy dựng trong chúng tôi khả năng chịu đựng, lòng can đảm, sự nhẫn nại, tình yêu mến…, giúp chúng tôi vượt qua thác ghềnh.

Cách riêng, Cha Bề Trên, dẫu mười năm về trước, đã tự nguyện xin nghỉ hưu, vẫn là Bề Trên không thể thiếu của tâm hồn chúng tôi. Bởi những lúc cần đến sự cố vấn cho bao nhiêu khó khăn trong chức vụ của mình, chúng tôi có Cha là người dẫn lối sáng suốt và tín cẩn.

Cha Bề Trên vẫn là “cây cao bóng cả” cho bất cứ linh mục học trò nào ngã vào tìm sự che chở cảm thông. Chính vì thế, khi ghi lại hình ảnh của Cha lúc này, chúng tôi vẫn kính trọng gọi Cha bằng danh hiệu cao quý mà bao nhiêu năm chúng tôi vẫn gọi: Cha Bề Trên!

Trở về thăm lại người Thầy xưa, chúng tôi như không ngăn nổi dòng cảm xúc khi bắt gặp lại nơi chính bản thân người Thầy ấy (dù bây giờ đã tám mươi tám tuổi, đã già yếu nhiều), là cả một khung trời lý tưởng mà ngày nào cả Thầy và mỗi chúng tôi ra sức vun bồi cho lý tưởng thành hiện thực như hôm nay: Làm linh mục nối tiếp bước chân Thầy theo Chúa Kitô.

Nơi Cha Bề Trên, giờ có phần yếu sức, đôi mắt mờ hơn, đọc chữ khó khăn hơn, nhưng vẫn sáng ngời một lý trí, sáng ngời những nhận định, sáng ngời nét đẹp tri thức của một người am hiểu, minh mẫn, quá sáng suốt: những hiểu biết đa kiến thức trên nhiều lãnh vực, luôn luôn mới, luôn luôn được cập nhật như thuở nào…

Nơi Cha Bề Trên, vẫn giọng nói ôn tồn và lời nói dí dỏm, thích chơi chữ ấy. Vẫn dáng cao gầy rất khoan thai, không dấu được cái vóc nhanh nhẹn, tuy bước chân có phần chậm hơn do tuổi tác.

Nơi Cha Bề Trên, vẫn chất chứa cả một bầu tim yêu thương trong một cái tâm nghèo khó, đơn sơ, thanh bạch, thẳng thắn. Vẫn đôi mắt kính trắng, lâu lâu ngước lên một chút như để suy nghĩ rồi lại nhìn xuống lũ học trò trong tâm tình của một người Thầy đầy bao dung. Vẫn là cái chống tay trên hông, là mái đầu bạc trắng, là vầng tráng rộng và đôi mắt sáng…

Tất cả đều sáng ngời nét tinh anh của một nhà giáo dục quen nhìn xa trông rộng. Phải chăng, chính vì nét tinh anh ấy cùng sự thẳng tính, trung thực nơi Cha Bề Trên, đã làm nhiều kẻ sợ sự thật ái ngại khi phải đối diện hoặc chuyện trò với Cha!

Trở về thăm lại người Thầy uý kính của mình, những linh mục học trò, như đang sống lại những ký ức của những năm tháng dưới mái trường Chủng viện, nơi đầy ắp yêu thương đã khắc sâu ở một góc trái tim không thể có gì xóa nhòa, dù là năm tháng, dù là dòng đời xuôi ngược hay nỗi lo toan bộn bề của cuộc sống đầy khó khăn hay thuận lợi. Kỷ niệm đã xiết chặt vòng vây trong tâm khảm của những người đã từng đi qua ngôi nhà Chủng viện thân thương ấy. Xiết chặt đến nỗi hình như chưa một phút rời xa.

Cha Bề Trên đi nghỉ hưu, nhưng ảnh hưởng của Cha trên nhiều thế hệ học trò và lòng thương yêu, sự kính trọng của nhiều người dành cho Cha thì chưa bao giờ ngơi nghỉ.

Và tôi biết, chính lúc này đây, bất cứ người học trò nào, nếu còn có dịp đến, sống và cảm nhận bên người Thầy kính yêu, sẽ phải tự nhắc mình, cố gắng ngày một hơn, làm cho nhiệm vụ, lời dạy bảo và gương lành của Cha tiếp nối trong sứ vụ hôm nay của chính bản thân mình. Có như vậy, dù Cha Bề Trên đã nghỉ ngơi, nhưng mọi công tác đào tạo và kết quả mà Cha gieo nơi từng người học trò, sẽ tiếp tục không ngừng, sẽ kết hoa đơm trái tươi tốt nhất…!

Thêm một lần gặp lại người Thầy kính yêu, Cha Bề Trên Phaolô Lê Tấn Thành, tôi lại càng cảm nhận sự thanh thoát và bình an nhất mà đời linh mục cần phải có, đó là lối sống thanh đạm, biết chấp nhận những giá trị vật chất mà mình đang có, chứ đừng tìm kiếm những thứ trang điểm cho cái gọi là “sự giàu có của bản thân”, để không bao giờ đua đòi, se sua, cả đến xu nịnh, luồng cúi, nhằm đáp ứng những tiện nghi, những cám dỗ quyền thế, những nấc thang danh vọng, những thứ vật chất thời thượng theo kiểu “người khác có, tôi cũng phải có”…

Học được nơi người Thầy của tôi sự thanh bần, để không bao giờ, trong giao tiếp hằng ngày với biết bao anh chị em xung quanh, họ phải than thở rằng: “Vị linh mục ấy trọng sang khinh bần”.

Và học được nơi người Thầy sự chấp nhận hiện tại, tôi sẽ bình an và vui sống với những gì Chúa ban cho tôi hôm nay.

Xin cám ơn Cha Bề Trên, các Cha Giáo Sư, vì nhờ bàn tay xới bón hết tình của quý Cha, tôi mới có sức vóc của ngày hôm nay…

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
 
Lễ kính thánh Tôma: Thư gửi thánh Tôma Tông Đồ
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
09:31 01/07/2015
Thư gửi thánh Tôma Tông Đồ

Bác Tôma kính mến,

Hai ngàn năm nay, người đời vẫn cho bác từng là môn đệ rất khó tin. Điều ấy được bác Gioan viết lại rất rõ trong Ga20, 19-29. Tuy nhiệt thành và can đảm sẵn sàng bước theo Thầy Giêsu, nhưng bác luôn đòi hỏi bằng chứng cụ thể. “Đức tin tìm kiếm sự hiểu biết” để niềm tin được vững chắc hơn luôn là điều cần thiết đối với bác. Là người thực tế, bác không dễ tin vào chuyện hoang đường: người chết sống lại. Ngày mừng kính lễ (3-7) của bác, nhiều người vẫn thích quan tâm đến câu chuyện đức tin đòi hỏi thực chứng của bác.

Tin mừng Gioan cho biết ngày Chúa Giêsu hiện ra, bác đã không ở với các tông đồ. Xui cho bác vì không được diện kiến Thầy mình trong lần đầu tiên Người hiện ra với nhóm của bác. Nói theo phương ngữ người miền Trung nước cháu thì bác đã “đi-đi-mô – đi-đi-đâu”? Đi đâu chắc chỉ mình bác biết; có điều khi trở về, đồng bạn của bác vui sướng loan tin rằng họ đã chứng kiến Thầy Giêsu hiện ra và trao ban bình an. "Chúng tôi đã xem thấy Chúa" (Ga 20, 25). “Thấy Chúa” nghĩa là Thầy Giêsu đã sống lại! Đó là một biến cố có sức cứu độ con người. Bởi thế đồng môn ra sức thuyết phục để bác tin vào Thầy Giêsu phục sinh. Bác ngờ vực và đòi hỏi bằng chứng: "Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người thì tôi không tin" (Ga 20, 25).

Là người hậu thế, cháu kính phục bác vì những đòi hỏi chứng cứ gắt gao để bác tin. Đúng là tin không chỉ dựa vào lời nói có vẻ thuyết phục, nhưng “tin là đi vào một tương quan cá vị với Thiên Chúa, và sẵn sàng đón nhận tất cả những gì Thiên Chúa mặc khải về chính Người.” Tương quan ấy đòi hỏi thấy, đụng chạm và cảm nghiệm. Hơn nữa, “đức tin đòi hỏi phải có ý muốn tự do và sự hiểu biết rõ ràng, khi ta đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa”. Theo đó, bác có lý khi tha thiết được trực kiến, đụng chạm và cảm nghiệm Thầy mình. Bởi bác không sống trên mây trên gió mà dễ tin vào những lời “động trời” của các môn đệ kia!

Tuy không tin lời chứng các tông đồ, nhưng bác đã suy nghĩ rất nhiều trong suốt một tuần lễ. Chắc hẳn bác không ngừng trăn trở và hồi tưởng. Trăn trở vì biết đâu lời của các ông ấy đúng! Chẳng lẽ những người tri kỷ với mình lại phỉnh gạt mình sao!? Rồi tám ngày đủ để bác hồi tưởng lại nhiều kỷ niệm đẹp trên hành trình bác đi theo Thầy Giêsu. Nhớ lại ngày được chọn vào Nhóm Mười Hai, bác đã hãnh diện vui mừng như các tông đồ kia. Rồi cũng như bác Phêrô, bác có lần cũng ngăn cản bước đường của Thầy: “Thưa Thầy, mới đây người Do Thái tìm cách ném đá Thầy, mà Thầy còn đến Giuđêa sao?”(Ga 11, 8). May mà lần ấy Thầy đã không mắng bác như trách bác Phêrô! Bác còn nhớ đêm cuối cùng Thầy trò hàn huyên tâm sự, bác đã hỏi Thầy: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao biết được đường!” (Ga 14,5). Nhờ đó mà hậu thế chúng cháu biết rằng chính “Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga14, 6). Bác biết không, cháu nhớ nhất khoảnh khắc anh hùng của bác: “Cả chúng ta nữa, cúng ta cũng đi để cùng chết với Thầy” (Ga 11, 16). Vậy mà khi Thầy bị bắt trong vườn dầu, bác cũng như các môn đệ khác đều sợ sệt, nhát đảm và trốn chạy mất dép! Giờ bác vẫn chưa hết sợ, chẳng hết buồn lại còn hoài nghi sự phục sinh của Thầy.

Tám ngày để bác hồi tưởng và thắc mắc đã trôi qua, nhưng bác vẫn ngờ vực. Chắc bác đồng ý với thánh Tôma Aquinô: “Tôi không tin nếu tôi không nhận thấy rằng tin là điều hợp lý.” Hợp lý nhất là được đụng chạm và có mối tương quan cá vị với Chúa Giêsu phục sinh. Rồi chuyện gì đến cũng sẽ đến. Phía sau cánh cửa đóng kín ngày đó, bác và các tông đồ hiện diện đầy đủ; Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: "Bình an cho các con". Đoạn Người nói với bác: "Hãy xỏ ngón tay vào đây và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin" (Ga 20, 27). Đôi mắt tròn xoe trong kinh ngạc và tin tưởng của bác dễ thương quá chừng! Lời đồng bạn của bác tám ngày trước đã được chứng thực. Họ không lừa bác! Bởi trước mặt bác lúc này là Chúa Giêsu Phục sinh mang nhiều thương tích. Trong không gian ngập tràn niềm vui của Chúa Phục sinh, bác tuyên tín rằng: "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!" Kết quả là đức tin của bác trở đã nên mạnh mẽ. Bác đã tin tuyệt đối vào Thầy Giêsu đã sống lại. Bác thật có phúc, nhưng Chúa Giêsu còn hứa rằng: "Phúc thay những người không thấy mà tin" (Ga20, 29). Ước gì chúng cháu đón nhận được mối phúc tuyệt hảo này, bây giờ và ở đây!

Lạy thánh Tô Ma Tông Đồ,

Tuy đức tin là ơn ban tuyệt vời của Thiên Chúa, nhưng chúng con cũng cần đào sâu giáo lý để đâm rễ sâu hơn trong đức tin. Bởi đức tin đòi hỏi chúng con phải chấp nhận một chân lý mà trí khôn không hiểu thấu được. Bằng kinh nghiệm và kết thân mật thiết với Chúa Giêsu, đức tin của chúng con sẽ trưởng thành và trổ sinh hoa trái. Nhờ đó, chúng con có thể đứng vững trước những thách đố của cuộc đời. Chúng con cũng ước mong có thể chia sẻ kho tàng đức tin Công Giáo cho bạn bè. Rất mong Ngài cầu thay nguyện giúp cho chúng con. Amen.

Lễ Kính Thánh Tôma Tông Đồ

Thủ Đức, ngày 03-07-2015

Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cò Trắng
Đặng Đức Cương
21:31 01/07/2015
CÒ TRẮNG
Ảnh của Đặng Đức Cương
Con cò bay lả bay la,
Càng đi càng nhớ cỏ hoa Tháp Mười. .
(Ca dao)