Ngày 12-06-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Mình Máu Chúa
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
02:34 12/06/2020

“Ngài bẻ ra, trao cho các môn đệ”

Thi sĩ Tagore từng viết: “Tình Ngài yêu con không bờ không bến nhưng có thấy bóng Ngài đâu”. Dù không thấy, nhưng bằng lòng yêu mến của mình, Tagore dám khẳng định: “Tình Ngài yêu con không bờ, không bến”.

Yêu như thế nào mà Tagore lại bảo là “không bờ, không bến”? Quay về với nội dung Tin Mừng kể lại việc Chúa làm phép lạ nuôi đám đông dân chúng đi theo người (Mt 14, 13-21), bạn và tôi có thể cảm nghiệm như Tagore: “Tình Ngài yêu con”…

Một lần, Chúa Giêsu tìm vào hoang địa vắng vẻ. Nhưng dân chúng nghe biết thì đi theo Người. Họ theo đông lắm, có đến trên năm ngàn người! Đến chiều, dẫu đã đói, họ vẫn cứ theo. Vì thương họ, Chúa làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi họ. Tin Mừng kể rằng, Chúa cầm bánh và cá mà các môn đệ mang đến, rồi “dâng lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho các môn đệ”, để các ông phân phát cho dân.

Một phép lạ phi thường: Chỉ một hành động “bẻ ra” đã trở nên lương thực nuôi một đám người không thể tưởng tượng: trên năm ngàn nugười mà vẫn dư!

Nhưng phép lạ ấy không thuộc về quá khứ. Ngày hôm nay, để nuôi linh hồn, nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của ta, Chúa đã bẻ chính cuộc đời của Người, bẻ chính thân xác Người.

Là Thiên Chúa, Chúa Giêsu hạ mình làm người ngang hàng với ta, không là một sự bẻ ra hay sao? Bị thù nghịch, bị giết chết, chết ô nhục như một tên tử tội, chết tức tưởi trên cây gỗ giá, không là bẻ ra đó sao?

Nơi bí tích Thánh Thể, Chúa là tấm bánh nuôi hồn ta, cũng chính là sự tự bẻ ra.

Mãi mãi Chúa Giêsu là Thiên Chúa tự bẻ chính mình, bẻ chính cuộc đời, bẻ chính sự sống của Người cho ta, vì ta, yêu ta.

Trong mỗi thánh lễ, linh mục chủ tế sẽ bẻ tấm bánh mà mọi tín hữu đều tin đó chính là Mình Thánh Chúa.

Chủ tế nâng cao Mình Thánh và nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây là Đấng xóa tội trần gian”. Dấu chỉ bẻ Mình Thánh từ tay linh mục là dấu chỉ Chúa Kitô tự bẻ chính mình trong bí tích Thánh Thể.

Thánh Thể là lời nói chung quyết, mạnh mẽ của tình yêu, là sự bẻ ra tuyệt đỉnh mà chỉ có một mình Chúa chúng ta mới làm thế. Người bẻ ra vì yêu ta không bờ, yêu không bến.

Trong khi suy tôn Mình Thánh trên tay mình, chủ tế còn mời gọi: “Phúc cho ai được mời dự tiệc Chiên Thiên Chúa”.

Bạn có yêu mến Chúa Giêsu không? Nếu yêu mến, ta hãy cung kính rước Người vào tâm hồn mình.

Nếu lỡ biết mình bất xứng, lo xưng tội ngay và giục lòng thống hối, quyết tâm chừa tội để được rước Chúa vào linh hồn mình.

Khi đến nhà thờ, không trừ ai, mọi người cùng vào bên trong nhà thờ dự lễ sốt sắng, dự lễ trọn vẹn từ đầu đến cuối, cũng là dấu chứng tỏ lòng mến của ta đối với Thánh Thể.

Hay lễ xong, ngồi lại năm phút, ba phút để cảm tạ Chúa đã ban Thịt Máu Người cho ta và để cầu nguyện cho nhau, cho gia đình, cho bản thân... Đó cũng là dấu chứng tỏ lòng mến đối với Thánh Thể.

Chúa bẻ cuộc đời Người ra, đó là sự tự xóa mình, cho không từng người, vì sao ta không nhận? Người xóa mình để làm bằng chứng tình yêu, vì sao ta từ chối tình yêu đó?

Nhân lễ Mình Máu Thánh Chúa, nhắc lại cho nhau việc Chúa làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi đám đông xưa, chúng ta cùng suy niệm về Thánh Thể để thêm yêu mến Người.

Ước gì từ hôm nay, mỗi lần đến nhà thờ, ta bước vào trong nhà thờ dự lễ trang nghiêm, sốt sắng. Và ước gì trong từng thánh lễ, ta luôn luôn cảm nghiệm rằng: tình Chúa thương ta không bờ, không bến như Tagore đã từng cảm nghiệm.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:33 12/06/2020

50. Nếu bạn thường nghĩ đến câu nói dưới đây thì tự nhiên có thể yêu mến Thánh Giá: “Ngài yêu tôi và vì tôi mà quên bản thân mình”.

(Thánh nữ Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.140194

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:36 12/06/2020
46. VÁ CÁI LƯỚI TRÙM ĐẦU

Người nọ có cái lưới để bối tóc bị rách, có người khuyên ông ta nên đi vá lại.

Người nọ bèn đi mời thợ may đến, sau khi an vị thì lấy tay chỉ cái lưới trùm trên đầu ra cho người thợ sửa, thợ may kêu ông ta lấy xuống, ông ta nói:

- “Nếu lấy xuống thì nó sẽ đứt tán loạn sao? ”

(Tiếu lâm)

Suy tư 46:

Muốn sửa áo quần thì phải cởi ra đưa cho thợ may, muốn sửa cái lưới bối tóc trùm đầu hoặc sửa bất cứ thứ gì thì cũng phải cởi ra và đưa cho người thợ sửa, không muốn cởi ra để sửa thì dù có muốn sửa thì sửa cũng không được.

Muốn sửa chữa một tật xấu hay một khuyết điểm thì cũng phải “cởi ra”, tức là phải xác định cái tật xấu của mình và quyết tâm sửa chữa.

Có những người Ki-tô hữu khi vào tòa xưng tội, tức là muốn sửa chữa và làm lại cuộc sống của mình, nhưng không muốn “cởi tội” của mình ra cho cha giải tội biết, họ sợ cha giải tội biết tội của mình, họ sợ mắc cở với cha giải tội, họ sợ xưng tội lâu thì bị người khác nói là mình tội nhiều, cho nên họ vẫn giấu tội của mình mà không xưng ra. Và thế là họ không được tha tội khi ra khỏi tòa xưng tội.

Không cởi áo ra thì không thể nào sửa áo được, không cởi cái lưới trùm đầu ra để sửa thì cái lưới cũng vẫn là cái lưới rách. Không thành tâm thú tội và không thành thật xưng tội thì tội sẽ chồng chất thêm tội mà thôi, và như thế cuộc sống thiêng liêng của họ cũng vẫn là cuộc sống đầy những bất an, ray rứt mà thôi.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.140194

http://nhantai.info
 
Ăn Chúa để sống như Ngài
Lm. Nguyễn Xuân Trường
16:04 12/06/2020


Ăn uống rất quan trọng để giúp con người sống. Nhưng quan trọng hơn là sống thế nào. Sống có ý nghĩa mới làm cho việc ăn để sống của con người khác con vật.

Lời Chúa tuần này cho thấy 3 mục đích của ăn để sống tự do, gắn bó, và đời đời.

1. Ăn để sống tự do. Bài Sách Thánh thứ nhất kể chuyện Chúa giải thoát dân Người khỏi cảnh nô lệ Ai Cập, rồi chăm lo cho dân ăn manna trong sa mạc, để tiến về miền đất hứa tự do. Vì miếng ăn cốt để sống mà mất tự do thì khác gì con chim bị nhốt trong lồng. Con người ăn để sống tự do.

2. Ăn để sống gắn bó. Bài Sách Thánh thứ hai thánh Phaolô bảo ăn là để sống gắn bó với Chúa và với nhau qua hình ảnh mọi người cùng chia sẻ 1 tấm bánh, mọi người như các chi thể gắn bó trong một thân thể. Làm người ăn để sống gắn bó với nhau. Chứ vì miếng ăn mà lại đi tranh giành, cắn xé, chia rẽ, thì đó là loài vật mất rồi!

3. Ăn để sống đời đời. Bài Phúc Âm tỏ lộ đỉnh cao của đời sống. Trần gian này không thiếu những kẻ ích kỷ “chỉ biết ăn người”, ngược lại, Chúa Giêsu quảng đại ban tặng chính Ngài làm của ăn cho nhân loại. Chúa không lo lắng đồ ăn cho Ngài, mà chỉ lo biến mình thành đồ ăn cho người khác được sống đời đời. Con người ăn Chúa, sống hy sinh quảng đại giống Chúa thì chắc chắn sẽ sống đời đời bất tử.

Nhân loại hôm nay đang ở trong xã hội tiêu thụ, con người nhiều khi chấp nhận mất tự do, bỏ gắn bó, chẳng có đời sau, để miễn sao được ăn no, ăn ngon, ăn sang, càng hưởng thụ nhiều càng thấy đã. Còn Chúa thì khác, Ngài ban tặng chính Mình Máu Ngài cho nhân loại ăn để sống tự do, gắn bó và đời đời. Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:22 12/06/2020

51. Con người ta nếu đón nhận Thánh Giá thì tiêu diệt được lòng tham, chấm dứt hành vi tội lỗi, tránh xa hư vinh và quét sạch sai lầm.

(Thánh Leo I Giáo Hoàng)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.140194

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:25 12/06/2020
47. TRÊU ĐÙA LẤY CÁI MŨ NHỎ

Có người thấy người nọ có cái mũ rách nát tơi tả, bèn hướng về ông ta lạy một cái, cung kính nói:

- “Xin cho tôi cái mũ nhỏ ấy.”

Người nọ nói:

- “Cái mũ nhỏ ở đâu mà có chứ? ”

Trả lời:

- “Lẽ nào cái mũ của anh chỉ có ra hoa mà không kết trái sao? ”

(Tiếu lâm)

Suy tư 47:

Cái mũ rách te tua mà nói giống cánh hoa thì thật là người có đầu óc mỹ thuật và lạc quan hài hước.

Người có óc hài hước thật là người có thể chuyển bại thành thắng, chuyển vui thành buồn và chuyển sự khó khăn thành sự dễ dàng, bởi vì trong tâm hồn họ luôn đầy ắp những điều lạc quan và vui tươi.

Người Ki-tô hữu là người lạc quan và có óc hài hước thân thiện, mỗi lời họ nói ra làm cho người âu sầu tìm được niềm an ủi, người đau khổ tìm được niềm vui, người thất vọng tìm được hy vọng, bởi vì tâm hồn họ không chất chứa những mưu mô hãm hại tha nhân...

Có thể nhìn cánh hoa nơi cái mũ te tua thì cũng có thể thấy “trái cây” tưởng tượng nơi cánh hoa ấy; cũng vậy, người ta cũng có thể nhìn thấy một tâm hồn thánh thiện bình an và cũng có thể thấy tính hài hước thân thiện nơi chúng ta, khi chúng ta sống lạc quan và vui vẻ với mọi người trong mọi hoàn cảnh.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.140194

http://nhantai.info
 
Lễ Mình và Máu Thánh Đức Chúa Giê-su
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:28 12/06/2020
CHÚA NHẬT

LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH ĐỨC CHÚA KI-TÔ


Tin mừng : Ga 6, 51-58.

“Thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống”.


Anh chị em thân mến,

Đức Chúa Giê-su đã nói: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6, 51). Đây là một lời tuyên bố có tính cách “giao chiến” của Đức Chúa Giê-su với những người tự nhận mình là kẻ khôn ngoan và thông thái là các kinh sư và nhóm biệt phái, đây cũng là lời làm cho những người theo Ngài phải có quyết định dứt khoác: tiếp tục theo làm môn đệ Ngài, hoặc là rút lui để khỏi bị mang tiếng là làm môn đệ của một người “dở hơi”?

Lời tuyên bố này, ngày hôm nay vẫn cứ còn gây tranh luận cho nhiều người, bởi vì không một ai chấp nhận được việc ăn thịt người là được sống đời đời, nhưng đó là sự thật của những người Ki-tô hữu, là một thực tại đã và đang xảy ra trên mặt đất này: ở đâu có Giáo Hội Công Giáo là ở đó có sự tham dự và lãnh nhận Mình và Máu của Đức Chúa Giê-su, và chính những người tham dự này đã ngày càng trở nên đổi mới mình hơn, biết yêu thương và phục vụ tha nhân hơn...

Bí tích Thánh Thể được Đức Chúa Giê-su thiết lập sau khi đã rửa chân cho các môn đệ của mình, đây không phải là một sự ngẫu nhiên, nhưng là một sự sắp xếp tế nhị của Ngài với ý nghĩa rất sâu xa: chỉ có những ai biết phục vụ tha nhân, hiệp nhất trong yêu thương, mới thật sự là những người xứng đáng tham dự và lãnh nhận Mình Máu Thánh của Ngài cách đầy đủ ý nghĩa của nó.

Mỗi ngày chúng ta đều được mời gọi đến tham dự tiệc Thánh Thể, và mỗi năm một lần, chúng ta long trọng mừng kính lễ Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giêsu, để nhắc nhở đến tính cao yêu thương cao vợi của Thiên Chúa dành cho nhân loại, và để chúng ta không ngừng cảm tạ hồng ân to lớn này, mà Đức Chúa Giê-su đã làm cho chúng ta đó là trao ban chính thân mình của Ngài làm lương thực nuôi sống linh hồn chúng ta

Anh chị em thân mến,

Có nhiều người đi rước lễ nhưng ít người đạt được ơn ích thần thiêng bởi trời, bởi vì họ rước lễ với tâm hồn không giống nhau:

- Có người thành tâm và yêu mến Đức Chúa Giê-su Thánh Thể khi rước lễ.

- Có người đi rước lễ cho vui kẻo bị người khác nói vô nói ra...

- Có người đi rước lễ là để cho mọi người biết là mình có đi dự thánh lễ.

- Có người rước lễ để giấu giếm tâm hồn bất an của mình.

- Có người đi rước lễ để khoe cái áo mới mua, cái đầu tóc mô đen của mình...


Còn chúng ta, chúng ta đi rước Đức Chúa Giê-su Thánh Thể với một tâm hồn nào: yêu mến hay thù ghét, kiêu căng hay khiêm tốn, phục vụ hay chỉ trích?

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Quít làm cam chịu: Cảnh sát bạo tàn, hàng loạt nhà thờ bị phá phách tại Mễ Tây Cơ
Đặng Tự Do
04:50 12/06/2020


Nhà thờ chính tòa Xalapa và phần mở rộng của nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu tại bang Veracruz, Mexico đã bị phá hoại nặng nề vào ngày 8 tháng 6 trong một cuộc tuần hành phản đối sự tàn bạo của cảnh sát địa phương.

Theo tờ La Silla Rota, vụ việc dẫn đến cuộc biểu tình là cái chết trong khi bị cảnh sát giam giữ của anh Carlos Andrés Navarro. Gia đình và bạn bè của chàng trai trẻ, đã thể hiện những phản kháng của họ một cách hòa bình. Họ không tán thành nhưng lên án bạo lực.

Tuy nhiên, nhiều kẻ thù hận đức tin Công Giáo đã lợi dụng thời cơ nảy sinh từ các cuộc bạo loạn, cướp phá và đốt nhà để tấn công hàng loạt nhà thờ Công Giáo.

Chúng dùng sơn vẽ bậy trên tường nhà thờ các thông điệp cổ vũ phá thai, chống báng Giáo Hội và các biểu tượng vô chính phủ.

Nhiều tòa nhà công cộng và tư nhân khác nhau ở trung tâm thành phố Xalapa đã bị hư hại trong các cuộc bạo loạn.

ACI Prensa, đối tác tin tức ngôn ngữ Tây Ban Nha của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, đã báo cáo rằng một bức tượng Đức Mẹ trong nhà thờ chính tòa Xalapa cũng bị hư hại,

Năm nhà thờ ở Xalapa đã bị tấn công vào lúc mờ sáng với các khẩu hiệu chống báng niềm tin Kitô.

Nói chuyện với ACI Prensa, Cha Jose Manuel Suazo Reyes, giám đốc truyền thông của Tổng giáo phận Xalapa, đã đưa ra những lời bình luận về vụ việc ngày 8 tháng 6, và nói rằng “không may là chúng tôi đã phải trải qua những cuộc biểu tình hung hăng như vậy. Họ phá hủy mọi thứ họ tìm thấy trên đường đi.”

Ngài nhấn mạnh rằng:

“Chúng tôi âu lo vì các giới chức thực thi pháp luật thường dung túng cho các loại hành vi thái quá đối với các tổ chức dân sự. Chúng tôi là những công dân vô phương tự vệ.”

“Những kẻ vẻ bậy ngày hôm nay đã phun sơn vẽ bậy lên tường và các tòa nhà, phá vỡ các cử sổ và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, gieo rắc nỗi kinh hoàng và sợ hãi trong nhân dân. Đó là cảnh mà chúng ta đã thấy sáng nay. Chúng tôi lên án loại biểu tình bạo động này, đồng thời tố cáo thái độ thụ động và thờ ơ của các cơ quan thực thi pháp luật.”

Vị linh mục nhấn mạnh rằng quyền tự do ngôn luận và biểu tình có những giới hạn nhất định. Ta không thể yêu cầu chấm dứt bạo lực bằng nhiều bạo lực hơn nữa.

Tưởng cũng nên nhắc lại là hàng loạt các nhà thờ Công Giáo tại Hoa Kỳ bị tấn công, nhà xứ cũng bị cướp phá ngay sau cái chết của anh George Floyd.

Các nhà thờ Công Giáo và đặc biệt là các nhà thờ chính tòa ở một số thành phố là một trong những tòa nhà bị tấn công trong các cuộc biểu tình và bạo loạn xảy ra trên toàn quốc trong vào hạ tuần tháng 5 vừa qua.

Các nhà thờ ở California, Minnesota, New York, Kentucky, Texas và Colorado đã bị tấn công. Nhiều nhà thờ chính tòa bị vẽ bậy hoặc bị hư hại. Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Denver chịu thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng.

Những kẻ phá hoại liên tục tấn công nhà thờ chính tòa Denver trong nhiều đêm biểu tình và bạo loạn cuối tuần qua. Nhà thờ và nhà xứ đã bị phun sơn với các khẩu hiệu bài Công Giáo, chống cảnh sát, hô hào vô chính phủ, và các khẩu hiệu và các biểu tượng bài tôn giáo khác.


Source:Catholic News Agency
 
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi: Hãy trao phó mọi lo lắng cho Thánh Tâm Chúa, đặc biệt trong tháng 6, tháng kính Thánh tâm Chúa.
Thanh Quảng sdb
06:04 12/06/2020
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi: Hãy trao phó mọi lo lắng cho Thánh Tâm Chúa, đặc biệt trong tháng 6, tháng kính Thánh tâm Chúa.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh tới điều trên trong buổi triều yết chung hôm nay thứ Tư, được phát tuyến từ Thư viện Vatican. Đức Thánh Cha tiếp tục bài giáo lý về cầu nguyện, cầu nguyện như tổ phụ Gia cóp (Sáng thế 32: 25-30).

Sau bài giáo lý, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt đến các tín hữu Ba Lan, ngài nhắc nhớ tháng Sáu này được dành riêng kính Thánh Tâm Chúa.

Đến với trái tim thánh thiêng, tràn trào bình yên và yêu thương của Chúa, chúng ta hãy trao phó tất cả âu lo của cõi lòng và tình yêu bất toàn của chúng ta cho Chúa. Từ trái tim bị đâm thâu, Chúa đã dốc cạn tất cả máu huyết làm giá cứu độ cho chúng con. Xin Chúa Giêsu, Đấng dịu hiền và khiêm nhường đong đầy trái tim chúng con nên giống trái tim Chúa!

Lễ Thánh Tâm Chúa sẽ được cử hành vào Thứ Sáu, sau Lễ trọng Mình và Máu Chúa, được đưa vào lịch phụng vụ Giáo hội vào năm 1873, kèm theo nhiều ân xá cho những ai sùng kính Thánh Tâm Chúa trong suốt chín ngày thứ sáu đầu tháng liên tiếp...
 
Trong cơn đại dịch, có tin thật buồn về các trường Công Giáo Mỹ
Trần Mạnh Trác
13:30 12/06/2020
Theo tin AP, ngày 11 tháng 6 năm 2020, thì các trường Công Giáo ở Hoa Kỳ tuy đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong nhiều năm qua, nhưng trong lúc đại dịch coronavirus, số các trường phải đóng cửa đã tăng tốc đáng kể vì bối cảnh kinh tế khó khăn mà nó gây ra.

“Bức tranh bây giờ không thể là một bức tranh đẹp, ” theo lời Sơ Dale McDonald, giám đốc Hiệp hội Giáo dục Công Giáo Quốc gia. Sơ cho biết trong vài tuần qua đã có khoảng 100 trường Công Giáo tuyên bố rằng họ sẽ không mở cửa trở lại vào mùa thu này. Sơ McDonald còn lo ngại số đó có thể tăng gấp đôi vào những tháng tới.

Hầu hết các trường hợp đóng cửa là ở cấp tiểu học, nhưng trong danh sách cũng có một số trường trung học đáng kính, và là những ‘ngôi trường cũ’ cuả nhiều môn sinh nổi tiếng.

Tin về Institute of Notre Dame, một trường nữ trung học ở Baltimore thành lập năm 1847, sẽ đóng cửa vào ngày 30 tháng 6, làm cho một cựu môn sinh đang làm Chủ tịch Hạ viện, bà Nancy Pelosi, cảm thấy chới với sững sờ. Một trường nữ khác, Trường Immaculate Conception Cathedral School ở Memphis, Tennessee, cũng sẽ đóng cửa sau 98 năm; Đó là nơi mà bà Priscilla Beaulieu ra trường trong lúc đang hẹn hò với người chồng sắp cưới Elvis Presley.

Đóng cửa ở New Jersey là trường trung học St. Joseph ở Hammont, đã giành được hơn 20 giải vô địch bóng đá ở tiểu bang và trường trung học Cristo Rey ở Newark, nổi danh vì những giúp đỡ cho các học sinh cuả các gia đình có thu nhập thấp vào đại học. Được thành lập vào năm 2007, Cristo Rey cho biết mọi sinh viên tốt nghiệp trong 10 năm vừa qua đều được chấp nhận vào đại học hết.

Hiệp hội giáo dục Công Giáo cho biết việc đóng cửa năm nay sẽ giảm số lượng trường K-12 Công Giáo ở Hoa Kỳ xuống còn khoảng 6.000, so với hơn 11.000 vào năm 1970. Tổng số ghi danh đã giảm mạnh từ hơn 5 triệu trong thập niên 1960 xuống còn khoảng 1, 7 triệu.

Bà Mary Pat Donoghue, giám đốc điều hành văn phòng Giáo dục Công Giáo của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, cho biết mất đi các trường Công Giáo là một mất mát to lớn của nước Mỹ.

Bà nói rằng tác động là đặc biệt nghiêm trọng ở các khu nội thành có thu nhập thấp, đó là nơi sinh sống chính cuả những người Da Đen và Tây Ban Nha,

“Không có trường công lập nào đã làm tốt hơn ở các khu vực đó so với các trường Công Giáo, ” bà nói.

Sự suy giảm học sinh là vì những thay đổi về nhân khẩu, khó khăn của phụ huynh liên quan đến học phí và sự cạnh tranh từ các trường công lập và tư thục khác.

Yếu tố liên quan đến đại dịch chỉ là làm nặng thêm các khó khăn sẵn có.

Bà Donoghue cho biết gần đây nhiều gia đình đã mất việc làm và cảm thấy họ không có thể trả học phí trung bình gần 5.000 đô la cho cấp tiểu học và hơn 11.000 đô la cho cấp trung học. Trong khi đó, các giáo xứ điều hành trường học cũng bị thất thu sau khi các nhà thờ bị tạm đóng cửa.

Còn một yếu tố khác: Mùa xuân là mùa gây quỹ cuả trường, và nhiều sự kiện đã phải hủy bỏ vì đại dịch.

Sơ McDonald, giám đốc Hiệp hội Giáo dục Công Giáo Quốc gia, cho biết sự không chắc chắn cũng là một vấn đề lớn. Các quan chức nhà trường không chắc chắn về những yêu cầu xa cách xã hội và hoàn cảnh tài chính mà họ sẽ phải đối mặt vào mùa Thu, trong khi phụ huynh thì không biết liệu trường của con cái họ có còn hoạt động hay không.

Ban giám đốc nhà trường không biết những gì họ sẽ làm. Cha mẹ không muốn cam kết với những gì mà họ không biết. Đó là một mớ hỗn độn lớn.

Một số thông báo đóng cửa gần đây đã châm ngòi cho các chiến dịch cộng đồng nhằm cố gắng cứu vãn các trường học.

Tại Hammont, sau khi giáo phận ra lệnh cho giáo xứ Saint Joseph và trường tiểu học của giáo xứ đóng cửa, vì số lượng giáo dân và học sinh suy giảm, thì một liên minh gồm các cựu sinh viên và giáo dân vội can thiệp vào.

Họ đề nghị mua trường tiểu học và sân thể thao của trường trung học và sẽ điều hành là một trường tư thục độc lập. Nhưng bị từ chối.

Tại Baltimore, thông báo ngày 5 tháng 5 về việc đóng cửa Institute of Notre Dame đã là một việc bất ngờ, làm cho nhiều học sinh, phụ huynh và cựu sinh viên giận giữ, và buộc 161 học sinh phải vội vã đi tìm một trường học khác.

Tự đặt tên là ‘Saving IND, ’ một nhóm cựu sinh viên đã nhận được hàng trăm chữ ký trong một bản kiến nghị trực tuyến để cố giữ cho trường được mở cửa. Nhưng các quan chức của trường đã không khuyến khích chiến dịch này, nói rằng kế hoạch đóng cửa là chung cuộc vì việc ghi danh đã giảm và còn cần nhiều triệu đô la để sửa chữa và chi phí.

Theo lịch sử chính thức của trường, thì đây là nơi trú ẩn cho những người Da Đen trốn thoát chế độ nô lệ dọc theo con đường gọi là Underground Railroad trong thời Nội chiến (đường bí mật để đưa người Nô Lệ trốn khỏi các tiểu bang miền Nam, ) và nó đã là một cơ sở y tế trong đại dịch cúm (Spanish Flu) năm 1918.

“Các thầy cô không chỉ dạy chúng tôi những gì chúng tôi cần học, mà còn dạy chúng tôi về những giá trị, ” bà Pelosi, có mẹ cũng học tại trường, nói trong một cuộc phỏng vấn với C-SPAN sau khi tin đóng cửa được công bố. “Được ăn sô cô la nóng sau các thánh lễ, là một điều tôi vẫn còn nhớ với một niềm vui lớn.”

Một tổn thất khác là trường trung học Công Giáo Quigley, phục vụ vùng ngoại ô thành phố Pittsburgh thuộc quận Beaver kể từ lúc mới mở cửa với số học sinh là 440 (năm 1967.) Trường nổi bật với bảy giải thưởng toàn quốc về môn hùng biện trong các cuộc thi thử nghiệm hằng năm.

Nhưng giáo phận Pittsburgh đã dự kiến chỉ có 93 học sinh cho năm học tiếp theo, có nghĩa là đến lúc phải đóng cửa vĩnh viễn.

Trên trang web của trường Quigley, các thành viên được yêu cầu chia sẻ những kỷ niệm trước khi Quigley mờ dần vào chốn hoàng hôn.

Hơn 80 cựu sinh viên và phụ huynh đã trả lời, ghi lại những chiến thắng thể thao và những giáo viên yêu thích. Một cựu sinh viên kể về việc lén uống bia đầu tiên của mình ở bãi đậu xe.

Cố vấn của Quigley, Sơ Bridget Reilly, và phụ tá của sơ, bà Marge Berckmiller, sẽ có mặt tại văn phòng trong tuần này để gửi bảng điểm của học sinh đến các trường trung học khác mà họ hy vọng sẽ được nhận học vào mùa thu.

Những người có liên hệ với Quigley từ 35 năm qua đã không thể che giấu nỗi buồn.

Bà Berckmiller nói rằng sẽ có một khoảng trống không thể lấp đầy được trong trái tim của chúng tôi, bà đã gặp chồng mình khi cả hai cùng học ở Quigley.

Sơ Reilly nhớ lại buổi họp cuối cùng qua video trực tuyến Zoom với các viên chức cuả nhà trường để quyết định đóng cửa.

“Khi chúng tôi tắt video, ” Sơ nói.”Tôi đã may mắn tắt kịp thời trước khi phải khóc rống lên.”
 
Các nhà lãnh đạo Giáo Hội tại Trung Đông đánh giá cao sắc lệnh tự do tôn giáo của Tổng thống Trump
Đặng Tự Do
17:43 12/06/2020
Nội dung của sắc lệnh hành pháp mới của Tổng thống Donald Trump nhằm thúc đẩy tự do tôn giáo quốc tế đã bị lu mờ rất nhiều bởi cuộc tranh cãi nổ ra vào thời điểm ký kết sắc lệnh này hôm 2 tháng 6 - nhưng các nhà lãnh đạo Giáo hội ở Trung Đông và Nigeria đã nhiệt tình hoan nghênh tài liệu này khi được tờ National Catholic Register hỏi ý kiến.

Sắc lệnh do Tổng thống Trump ký tại Tòa Bạch Ốc sau chuyến thăm gây tranh cãi tại Đền thờ Quốc gia Thánh Gioan Phaolô II ở Washington, DC, đưa tự do tôn giáo quốc tế lên hàng ưu tiên trong việc hoạch định các chính sách đối ngoại, và các dự án với các chính phủ nước ngoài.

Sắc lệnh cũng dành ra ngân sách 50 triệu đô la mỗi năm cho các chương trình thúc đẩy tự do tôn giáo trên toàn thế giới. Hơn thế nữa, sắc lệnh cũng đòi hỏi các quan chức Bộ Ngoại giao phải trải qua đào tạo về tự do tôn giáo quốc tế.

Sắc lệnh hành pháp về tự do tôn giáo cũng nhằm mục đích phát triển các khuyến cáo “ưu tiên sử dụng hợp lý các công cụ kinh tế để thăng tiến tự do tôn giáo” ở các nước quan tâm đặc biệt.

Giải thích ý nghĩa của sắc lệnh này, Kristina Arriaga, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, lưu ý rằng tự do tôn giáo “có thể là một vấn đề nhạy cảm” và do đó thường bị “các nhà ngoại giao Mỹ gạt sang một bên trong các cuộc đàm phán song phương và đa phương.”

Sắc lệnh hành pháp về tự do tôn giáo ngày 02 Tháng Sáu “chấm dứt thực hành này”. “Các cơ quan không còn có thể bỏ mặc nhân quyền cơ bản này ngay bên ngoài các phòng họp quốc tế.”

Bà Arriaga nhấn mạnh rằng: “Thực hành trước đây không chỉ là sai trái, nhưng còn là nguy hiểm vì nó gởi một tín hiệu cho thế giới rằng Hoa Kỳ sẵn sàng đứng bên cạnh những tên bạo chúa.”

Bà nói thêm: “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, bộ trưởng ngoại giao đã triệu tập cuộc họp cấp bộ trưởng chỉ để đề cập đến tự do tôn giáo.”

Bà Arriaga cũng thúc giục các Giáo Hội tại Mỹ cùng nhau “tham gia vào việc tạo ra một liên minh tôn giáo đòi hỏi sự can thiệp trên toàn thế giới thay mặt cho những người bị bách hại ở tất cả các quốc gia này.”

Việc công bố sắc lệnh hành pháp về tự do tôn giáo đã bị lu mờ bởi tranh cãi về chuyến thăm của Tổng thống Trump đến đền thờ sau đêm thứ tư của các cuộc biểu tình quan trọng ở Washington chống lại vụ giết hại anh George Floyd của cảnh sát tiểu bang Minnesota.

Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory của tổng giáo phận Washington đã ra một tuyên bố gay gắt lên án chuyến viếng thăm này như một hành động lợi dụng Thánh Gioan Phaolô 2 cho các mục tiêu tranh cử. Ngài viết: “Tôi thấy khó hiểu và đáng trách khi một cơ sở Công Giáo lại để mình bị lạm dụng và thao túng một cách nghiêm trọng đối với các nguyên tắc tôn giáo của chúng ta.”

Tuy nhiên, nhiều người chỉ ra rằng trong tư cách là một nhà lãnh đạo tôn giáo, Đức Tổng Giám Mục Gregory không thể lên án một người đến nhà thờ cầu nguyện. Ông Trump có thể lợi dụng chuyến viếng thăm này cho các mục đích chính trị. Nhưng đó chỉ là một suy đoán, và việc lên án trong trường hợp này thuộc phạm trù chính trị đảng phái, không phải công việc của một nhà lãnh đạo tinh thần.

Đền thờ Quốc gia Thánh Gioan Phaolô II đã xác nhận vào hôm thứ Ba rằng Tòa Bạch Ốc đã lên kế hoạch từ trước như một phần trong lễ ký sắc lệnh tự do tôn giáo quốc tế.

Tuyên bố của đền thờ nhấn mạnh rằng:

“Điều này thật phù hợp vì Thánh Gioan Phaolô II là người ủng hộ không mệt mỏi cho tự do tôn giáo trong suốt triều đại giáo hoàng của Ngài. Tự do tôn giáo quốc tế đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của lưỡng đảng, bao gồm cả việc đồng tâm nhất trí thông qua dự luật nhằm bảo vệ các Kitô hữu bị bắt bớ và các nhóm thiểu số tôn giáo trên khắp thế giới.”

Người phát ngôn của ngôi đền nói thêm rằng đền thờ chào mừng tất cả mọi người đến và cầu nguyện và tìm hiểu về di sản của Thánh Gioan Phaolô II, bất kể là có dự trù trước hay không.

Eugene F. Rivers là giám đốc của Viện nghiên cứu chính sách William J. Seymour tại Boston cũng lên tiếng phản bác Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory, người da đen đầu tiên giữ chức Tổng Giám Mục Washington.

Rivers nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, hôm thứ Ba rằng “chuyến viếng thăm của tổng thống đã được sắp xếp trước và tập trung vào một vấn đề đã vượt qua được hố ngăn cách giữa hai đảng trong những năm gần đây, đây là một tình huống rất khó khăn.”

“Tôi không thể thấy được làm sao một đền thờ hoặc một nơi thờ phượng có thể từ chối một chuyến viếng thăm của bất cứ ai muốn tỏ lòng thành kính hoặc cầu nguyện ở đó - chứ đừng nói đến tổng thống. Những người gọi tổng thống là một người tội lỗi nên nhớ rằng Chúa Giêsu thường xuyên gây ra các tranh cãi khi Ngài ăn uống và chào đón những người được coi là không được ưa chuộng hay không phù hợp trong suốt cuộc đời Người. Tôi nghĩ rằng Chúa Giêsu chào đón bất cứ ai – trong đó có Tổng thống Trump.”

Từ Erbil, Iraq, một khu vực mà đã mất hàng trăm ngàn Kitô hữu kể từ sau cuộc chiến Iraq vào năm 2003 và cuộc xâm lược của bọn khủng bố Hồi Giáo IS từ 2014 đến 2017, Đức Tổng Giám Mục Bashir Warda cho biết:

“Chúng tôi hoan nghênh các Sắc lệnh gần đây nhằm Thúc đẩy Tự do Tôn giáo. Sau khi phải chứng kiến trực tiếp các tội ác chống lại loài người và các mưu toan diệt chủng vì lòng thù hận đức tin, chúng tôi rất biết ơn sâu sắc đối với những nỗ lực của chính quyền Hoa Kỳ nêu tự do tôn giáo thành một trọng tâm quốc tế.”

Đức Thượng Phụ Ignace Joseph Younan Đệ Tam nói với National Catholic Register rằng ngài hoan nghênh “sự dũng cảm” của Tổng thống Trump trong việc ký sắc lệnh hành pháp về tự do tôn giáo sau khi đến thăm Đền thờ Quốc gia Thánh Gioan Phaolô II và hy vọng “sẽ có một sự theo dõi hiệu quả” nhằm bảo vệ và đề cao nhân quyền cơ bản này.

Đức Giám Mục Matthew Hassan Kukah của Sokoto, một khu vực bị bách hại nặng nề ở Nigeria, cho biết sắc lệnh đặt chính sách khủng bố các Kitô hữu và tín hữu các tôn giáo khác vào danh sách những điều phải bài trừ trước hết – là điều mà ngài xem là một “diễn tiến đáng hoan nghênh một cách đặc biệt trong bối cảnh chủ nghĩa thế tục đang làm tê liệt và cố gắng đẩy bản sắc tôn giáo sang bên lề xã hội.”


Source:National Catholic Register
 
Covid-19 và vấn đề phân biệt chủng tộc
Thanh Quảng sdb
18:36 12/06/2020
Covid-19 và vấn đề phân biệt chủng tộc
Cuộc họp Hội đồng Giám mục Ailen và ĐTC năm trước

Đại hội của Hội đồng Giám mục Ailen kết thúc sau những buổi thảo luận và nhận định về hậu quả của cơn đại dịch Covid-19 và vấn đề phân biệt chủng tộc.
(Tin Vatican)

Vì đại dịch, nên các Giám mục không thể họp nhau tại một địa điểm, nhưng qua trực tuyến video, các ngài có thể trao đổi cùng nhau về nhiều vấn đề.

Những thách đố trong cơn đại dịch Covid-19
Trước cuộc họp trực tuyến này, các Giám mục đã cầu nguyện cho những nạn nhân của cơn dịch COVID-19. Các ngài nhìn nhận những nỗi đau khôn xiết của những ai mất người thân, cũng như cầu nguyện cho những dau khổ xảy ra trước những hạn chế đã làm xáo trộn cuộc sống nhất là trong các dịp kỷ niệm cũng như tang chế mà không được tham dự."

Các Giám mục cũng bày tỏ lòng cảm kích dành cho các tín hữu trước những lời cầu nguyện, hy sinh và kiên trì của họ trong các hạn chế vì sức khỏe cộng đồng mà phải giãn cách từ tháng 3, các Giám mục cũng ý thức rằng đây là thời gian có nhiều âu lo trước công ăn việc làm, nạn thất nghiệp!
Tóm lại các Giám mục nhìn nhận trong thời gian cách ly vừa qua đặt để mọi người, đặc biệt các linh mục vào hoàn cảnh thách đố, đầy khó khăn. Việc sử dụng kỹ thuật số vào công việc truyền giáo và phụng vụ trực tuyến đã giúp nhiều linh mục tiếp tục loan truyền Tin Mừng trong giai đoạn đen tối này.
Nhưng, các Giám mục cũng ý thức việc thực hành đức tin của người tín hữu cũng như cộng đoàn đã gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng Covid-19 gây ra.

Tài liệu mẫu
Trong cuộc họp, các Giám mục đã đề xuất một Tài liệu mẫu để hỗ trợ các giáo xứ chuẩn bị cho một giai đoạn nới lỏng lệnh cách ly trong việc cử hành phụng vụ mà cần tuân thủ các luật y tế về an toàn như lưu giữ danh sách, kiểm tra tập trung những người tham dự, giữ giãn cách và các quy định y tế.

Phân biệt chủng tộc
Một chủ đề quan trọng khác được thảo luận trong cuộc họp mùa hè này là việc phân biệt chủng tộc, trong bối cảnh các cuộc biểu tình đang bộc phá và diễn ra trên toàn thế giới. Các Giám mục lưu ý rằng sự phân biệt chủng tộc không chỉ là một hiện tượng đang bộc phá ở Hoa kỳ mà nó còn là một vấn nạn khắp mọi nước!

Các Giám mục nhìn nhận rằng việc phân biệt chủng tộc có nhiều hình thức, thầm lặng lẫn công khai, và chúng ta ở Ailen cần tự vấn lương tâm chính mình. Xã hội Ailen, bao gồm nhiều Giáo hội, trong đó có Giáo Hội Công Giáo của chúng ta, được hưởng nhiều nguồn lợi từ những nỗ lực đóng góp của nhiều người, từ nhiều nguồn gốc chủng tộc khác nhau, tất cả góp cho cuộc sống của chúng ta được phong phú và đa dạng. Đồng thời, các ngài cũng cho biết nhiều người khác mầu da, bao gồm cả người Ailen đã từng có kinh nghiệm về sự bị từ khước và phân biệt chủng tộc.

Các Giám mục nhấn mạnh rằng, trong thời hậu Covid-19 này, sự ưu tiên và niềm tin Kitô giáo đang mời gọi chúng ta phát triển và bảo vệ nhân phẩm bình đẳng của mỗi người như là con cái của Chúa và là thành viên của một đại gia đình nhân loại.

Thượng hội đồng các giám mục
Trong cuộc họp, các Giám mục Ailen cũng hân hoan đón nhận thông báo của Đức Thánh Cha Phanxicô là vào tháng 3 năm 2022 Thượng hội đồng các Giám mục lần thứ XVI sẽ được nhóm họp và đề tài cho Thượng hội đồng đó là “Một Giáo hội: hiệp thông, tham gia và truyền giáo”.
 
Một số nhận định đối với Pháp lệnh của Tổng thống Trump về tự do tôn giáo quốc tế
Vũ Văn An
19:32 12/06/2020



Theo hãng tin CNA, Tổng thống Donald Trump ký pháp lệnh “để thăng tiến tự do tôn giáo quốc tế” sau khi viếng Đền Thánh Quốc Gia kính Thánh Gioan Phaolô II tại Washington D.C.

Nguyên lai pháp lệnh

Chuyến thăm viếng ấy được chính đền thánh hoan nghinh nhưng bị Tổng Giám Mục sở tại là Đức Cha Gregory Wilton chỉ trích nặng nề. Nhưng lời chỉ trích nặng nề của Đức cha Wilton không nhắc gì tới Pháp lệnh mà Tổng Thống Trump sẽ ký sau đó. Nên có thể nói nó nằm ngoài lời phê phán của Đức Cha Wilton.

Nói cho ngay, việc thai nghén Pháp lệnh này đã có từ lâu, trước biến cố George Floyd nhiều, cả ngày dự tính ký và công bố nó cũng đã được dự liệu từ lâu, không liên quan gì tới biến cố George Floyd cả.

Đúng thế, CNA cho hay: theo một viên chức cao cấp trong chính phủ Trump, Pháp lệnh này được xây dựng trên bài diễn văn của Tổng thống Trump với các nhà lãnh đạo thế giới hồi tháng 9 năm ngoái tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, trong đó, Tổng thống Trump kêu gọi các quốc gia “chấm dứt việc bách hại tôn giáo”.

Ông nói “Hãy chấm dứt các tội ác chống người có đức tin. Hãy thả các tù nhân lương tâm. Hãy hủy bỏ các đạo luật hạn chế tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Hãy bảo vệ người dễ bị tổn thương, không ai bảo vệ, và người bị áp bức”.

Pháp lệnh hôm thứ Ba, theo viên chức này, thực thi viễn kiến đó về tự do tôn giáo quốc tế trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ.

Cả việc Tổng thống Trump muốn dựa vào uy thế của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II để phát động chiến dịch tự do tôn giáo quốc tế cũng đã có từ lâu. Theo Kellyanne Conway, cố vấn của Tổng thống Trump, việc Tổng thống đến đó để đặt vòng hoa tưởng niệm là để mừng sinh nhật thứ 100 của vị Thánh.

Còn theo linh mục De Souza, ngày 2 tháng 6 được chọn cho cả chuyến viếng đền thánh lẫn việc ký pháp lệnh vì đây là ngày khi vị thánh về lại quê hương Ba Lan lần đầu tiên trong tư cách giáo hoàng. Lần trở lại này đánh dấu diễn trình khởi đầu việc kết liễu đế quốc Xôviết.

Tổng thống Trump, vẫn theo lời Cha De Souza, trước đây vốn đã tôn vinh chuyến hành hương đó; trong chuyến viếng thăm Warsaw năm 2017, ông nói khá dài về bài giảng lễ ngày 2 tháng 6, 1979 của Thánh Gioan Phaolô II tại Quảng Trường Chiến Thắng ở Warsaw.

Trong đầu của Tổng thống Trump, vì thế, Đức Gioan Phaolô II là người có công đầu trong việc hạ bệ chủ nghĩa vô thần, sát hại tôn giáo. Còn ai khác hướng dẫn chiến dịch của ông bằng ngài!

Sứ giả và sứ điệp

Bất hạnh một điều, pháp lệnh của ông và cả bầu khí quanh nó đã bị nhiễm độc bởi biến cố George Floyd. Tuy nhiên, không thiếu người vẫn đặt nó vào đúng vị trí của nó.

Theo CNA, Robert Nicholson, chủ tịch Dự án Philos, chuyên cổ vũ và vận động cho tự do tôn giáo ở Trung Đông, nhận định rằng dù việc định thời gian cho chuyến viếng thăm đền thánh của tổng thống có “không hợp thời và bất hạnh”, ông vẫn cảm thấy “biết ơn khi Hoa Kỳ đã và đang lãnh đạo chiến dịch tự do tôn giáo khắp thế giới”.

Ông nói thêm: “chúng ta cần nhiều tự do hơn trong thế giới hiện nay, chứ không ít hơn. Vào một thời điểm khi hỗn loạn thống trị và nhân loại sa vào vòng xích trói do chính mình tạo ra, nhu cầu đức tin vào chân lý siêu việt trở nên càng rõ rệt hơn nữa. Việc dẹp bỏ tôn giáo không chặn đứng được các động lực tôn giáo. Luôn được thúc đẩy phải thờ phượng, con người sẽ tạo ra các thần minh mới cho giống nòi và quốc gia”.

“Cuộc khủng hoảng mà hiện chúng ta đang chứng kiến ngày nay nói cho cùng bắt nguồn từ việc đánh mất nền văn hóa chung hợp luân lý, từ vựng chung về sự thật mà trên đó xã hội nói chung được xây dựng”.

Ông bảo: “Tự do tôn giáo quốc tế là chính nghĩa của mọi chính nghĩa. Nó đại diện cho nguyên lý tự do tư tưởng mà Thiên Chúa vốn đặt để vào thế giới, một thành tố chủ chốt của imago Dei (hình ảnh Thiên Chúa). Nếu có một chính nghĩa duy nhất nào ta cần cổ vũ, và cổ vũ không mệt mỏi, thì đó là chính nghĩa này”.

Tập san America của Dòng Tên Hoa Kỳ, một tập san không mấy có cảm tình với Tổng thống Trump, cũng đã đăng tải một bài của Daniel Philpott, hiện là giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Notre Dame, tựa là “Ignore the optics. Trump’s executive order could jump-start the cause of global religious freedom” (Bỏ qua các nhãn quan. Pháp lệnh của Trump có thể thúc đẩy chính nghĩa tự do tôn giáo hoàn cầu).

Ông viết: Có ai đọc pháp lệnh chưa? Những người vận động tự do tôn giáo có thể thất vọng vì hơi cay và tranh cãi đã che khuất một biện pháp mà mục đích chính của nó là nâng chính nghĩa tự do tôn giáo ra khỏi bóng tối. Câu thứ hai của pháp lệnh chứa đựng những chữ mà những người vận động này từng chờ đợi nhiều năm từ miệng một tổng thống: “Tự do tôn giáo cho tất cả mọi người trên khắp thế giới là ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ và Hoa Kỳ sẽ tôn trọng và thúc đẩy mạnh mẽ quyền tự do này”.

Tại sao những chữ ấy lại quan trọng? Câu trả lời nằm ở câu trước: “Tự do tôn giáo, Tự do đầu tiên của Hoa Kỳ, là mệnh lệnh luân lý và an ninh quốc gia”.

Tại sao tự do tôn giáo là một mệnh lệnh luân lý? Trong khi đại dịch bùng phát khắp thế giới và Hoa Kỳ thống khổ vì nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát, hàng trăm Kitô hữu vẫn đã bị giết ở Nigeria; Trung Quốc đã leo thang đàn áp tàn bạo đối với các nhà thờ và tiếp tục giam giữ một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ trong các trại tập trung ở miền Tây Trung Quốc; và các Kitô hữu, người Hồi giáo, người Do Thái giáo, người Bahais và những người thuộc các truyền thống tôn giáo khác phải chịu “mức độ cao” hay “rất cao” về giới hạn đối với tôn giáo ở 50 quốc gia khác, theo con số do Trung tâm nghiên cứu Pew cung cấp.

Nhưng có phải tự do tôn giáo cũng là một mệnh lệnh về an ninh quốc gia hay không? Đây là một chuyện khó lọt tai các nhà hoạch định chính sách đối ngoại trong một số chính phủ trước đây, những chính phủ có xu hướng bắt tự do tôn giáo phụ thuộc việc chống phá khủng bố, bảo đảm các liên minh và mở rộng thương mại. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy tự do tôn giáo giảm thiểu khủng bố và nội chiến, tăng cường dân chủ, tăng cường phát triển kinh tế, thúc đẩy hòa bình, giúp hòa giải và thăng tiến nhiều cơ hội cho phụ nữ. Đàn áp tôn giáo đã góp phần vào bạo lực, khủng bố và bất ổn ở Afghanistan, Iraq, Syria, Libya, Ai Cập và các quốc gia khác vốn làm bận tâm các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ trong hai thập niên qua.

Đúng, Tổng thống Trump khó là một nhà quảng bá nhân quyền. Bắt đầu với chiến dịch (tranh cử) năm 2016 của mình, ông đã đổ thêm dầu vào ngọn lửa kỳ thị chống lại người Hồi giáo, người nhập cư, các quốc gia châu Phi và nhiều nhóm người dễ bị tổn thương khác, và ông đã chà đạp nhiều quy tắc hoàn cầu. Tuy nhiên, nếu sứ điệp bị làm què quặt bởi sứ giả, thì sứ điệp vẫn đáng được hỗ trợ khi đó là sứ điệp đúng. Chính quyền Trump, có đội ngũ nhân viên bao gồm các chuyên gia chân thành và tận tụy về vấn đề này, đã hết mình cổ vũ tự do tôn giáo hoàn cầu: một hội nghị bộ trưởng thường niên quy tụ hàng trăm viên chức lo về chính sách đối ngoại, các nhà lãnh đạo tôn giáo và xã hội dân sự từ khắp nơi trên thế giới; việc bổ nhiệm Sam Brownback làm đại sứ toàn quyền đầy cam kết và có hiệu năng cho tự do tôn giáo quốc tế; và, nay, pháp lệnh này.

Pháp lệnh này giúp nâng việc vận động của Hoa Kỳ cho tự do tôn giáo ở nước ngoài thành chính sách đối ngoại cấp cao. Nó mở rộng công trình mà Quốc hội đã bắt đầu vào năm 1998 khi tìm cách du nhập việc cổ vũ tự do tôn giáo vào chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế, một đạo luật đã thiết lập ra một văn phòng tự do tôn giáo trong Bộ Ngoại giao, thêm một cố vấn về tự do tôn giáo cho Hội đồng An ninh Quốc gia, và thành lập Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ độc lập và phi đảng phái.

Kể từ thời điểm đó, các báo cáo hàng năm đã nâng cao ý thức và cung cấp thông tin vững chắc về các vi phạm tự do tôn giáo, giúp bảo đảm vị thế của tự do tôn giáo trong diễn đàn hoàn cầu về nhân quyền. Một số quốc gia đã trả tự do cho những người bất đồng tôn giáo bị cầm tù. Và một số quốc gia châu Âu và Liên hiệp châu Âu đã đi theo sự lãnh đạo của Hoa Kỳ và đưa tự do tôn giáo hoàn cầu vào các chính sách đối ngoại của họ.

Tuy nhiên, thật khó mà lý luận cho rằng những chính sách này đã làm cho bất cứ quốc gia nào trở nên tự do hơn về mặt tôn giáo và toàn thế giới có thể sẽ ít tự do hơn về mặt tôn giáo so với 20 năm trước đây. Góp phần vào việc thiếu hiệu năng này là các cam kết nửa nóng nửa lạnh, hâm hấp của các tổng thống, những người đã để chính sách tự do tôn giáo héo tàn ở một xó góc nào đó của Bộ Ngoại giao và các nhà hoạch định chính sách đối ngoại đã không tích hợp được vấn đề này vào tư duy chiến lược của họ.

Pháp lệnh của chính phủ Trump nhằm chấm dứt sự tàn héo trên, bằng cách làm cho chính nghĩa này có hiệu năng hơn bằng cách làm cho các tổ chức và cộng đồng tôn giáo thành người hợp tác với chính phủ trong việc thúc đẩy tự do tôn giáo, đòi hỏi các sứ bộ ngoại giao của Hoa Kỳ ở các nước vi phạm phải khai triển các kế hoạch hành động để cải thiện tình hình tại chỗ, cung cấp tài trợ nghiêm túc cho các chương trình cổ vũ tự do tôn giáo, bắt buộc việc huấn luyện về tự do tôn giáo cho tất cả nhân viên công vụ trong Bộ Ngoại giao và hướng việc ngoại viện về phía cổ vũ tự do tôn giáo.

Pháp lệnh và chính phủ Hoa Kỳ tương lai

Philpott sau đó lo ngại cho tương lai của Pháp lệnh một khi có tân chính phủ Hoa Kỳ. Ông viết: Mối đe dọa chính đối với những thay đổi đáng hoan nghênh trên sẽ là một chính phủ theo chế độ tổng thống trở lại thái độ hâm hấp hờ hững hoặc thậm chí trở thành thù địch đối với việc coi tự do tôn giáo như một ưu tiên. Pháp lệnh cho bộ trưởng ngoại giao 180 ngày để khai triển một kế hoạch thực hiện, nhưng thời hạn đó có thể xẩy ra giữa quá trình chuyển quyền tổng thống.

Nếu một chính phủ Biden lên cầm quyền, chúng ta hãy hy vọng nó sẽ sống đúng theo lời hứa của ứng cử viên về việc khôi phục sự đoàn kết quốc gia bằng cách tiếp nối một chính nghĩa cũng có tính Hoa Kỳ như pháo hoa vào ngày Bốn tháng Bảy. Tổng thống Franklin D. Roosevelt công bố tự do tôn giáo như một trong bốn quyền tự do xác định mục tiêu của Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ hai. Sau khi ông chết, góa phụ của ông, Eleanor, đã bảo đảm vị thế của tự do tôn giáo trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Chúng ta hãy hy vọng rằng bất cứ ai thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 sẽ thực thi di sản này, cùng với công lý sắc tộc và bảo vệ sức khỏe của các công dân của chúng ta, rất lâu sau khi hơi cay trên Nhà thờ Tân giáo St. John tan vào bầu khí quyển.

Nhận định của Philpott, nhất là ở đoạn kết thúc trên đây, không biết phản ảnh bao nhiêu thực tại chính trị của Hoa Kỳ trong những ngày sắp tới. Nhưng nhận định của ông khi cho rằng “nếu sứ điệp bị làm què quặt bởi sứ giả, thì sứ điệp vẫn đáng được hỗ trợ khi đó là sứ điệp đúng”.

Tổng thống Trump quả có nhiều sở đoản, nhưng nhiều chính sách của ông không “đoản” chút nào. Vì chúng không hẳn là công trình hay suy tư của riêng ông. Chính phủ Trump không phải của một mình Trump. Chính phủ ấy đại diện cho phần đông người dân Hoa Kỳ. Và các chính sách do chính phủ ấy ban hành không nhất thiết nhằm bản thân ông mà là nhằm phục vụ nhân dân Hoa Kỳ nói chung, và, tại sao không, qua họ, phục vụ cả những nơi khác trên thế giới.

Bất cứ chính sách đúng đắn nào cũng cần được người thiện chí ủng hộ, không nên vì cá nhân ông Trump mà đem ra chế diễu. Về khía cạnh này, thiển nghĩ không nên liên kết việc cổ vũ tính cách thánh thiêng của sự sống trong cuộc chiến chống phá thai với việc sát hại George Floyd như Marcia Chatelain, phụ tá giáo sư sử và nghiên cứu Người Mỹ gốc Phi châu tại Đại học Georgetown, phát biểu trong cuộc hội thảo gần đây tại đại học này. Bà chỉ trích những người đi diễn hành phò sự sống nhưng lại ngạc nhiên tại sao người ta diễn hành phản đối sự dã man của cảnh sát, mà không hề nhắc gì tới sự khác nhau hoàn toàn giữa hai bối cảnh xã hội.

Colleen Dulle của tập san America đọc tuyên bố của Đức Phanxicô gần đây nhân cái chết của George Floyd theo chiều hướng này trong Podcast ngày 10 tháng 6 dưới tựa đề: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô thách thức các người Công Giáo phò sự sống về việc kỳ thị chủng tộc” dựa vào câu tuyên bố của ngài “chúng ta không thể dung túng hay làm ngơ việc kỳ thị chủng tộc và loại trừ dưới bất cứ hình thức nào, thế nhưng lại cho là mình bảo vệ tính cách thánh thiêng của mọi sự sống”.

Câu tuyên bố trên cũng đã được CNN thuật lại, nên chắc chắn là của Đức Phanxicô. Có điều, về phương diện chính trị, hiện Đức Phanxicô có nhiều cố vấn có xu hướng ý thức hệ, rất có thể nhân cơ hội đấu tranh cho chính nghĩa bất phân biệt chủng tộc, họ đã lồng một câu xem ra rất chính đáng mà thực sự xa gần diễu cợt những người như Tổng Thống Trump minh nhiên diễn hành phò sự sống.

Thiển nghĩ chống kỳ thị chủng tộc là một chính nghĩa mà tranh đấu phò sự sống cũng là một chính nghĩa. Cả hai đều đáng để ta tranh đấu. Đừng biến chúng thành những khí cụ ý thức hệ chính trị.

Những nơi bị bách hại ủng hộ Pháp lệnh

Trở lại với Pháp lệnh tự do tôn giáo. Edward Pentin vừa cho hay: các nhà lãnh đạo Giáo Hội tại Trung đông và Nigeria nhiệt liệt hoan nghinh văn kiện này.

Đức Tổng Giám Mục Bashir Warda của Erbil, Irak, khu vực từng mất cả hàng trăm ngàn Kitô hữu trong cuộc chiến tranh Irak năm 2003 và trong cuộc tấn chiếm của ISIS trong các năm 2014-2017, nói rằng “chúng tôi hoan nghinh Pháp Lệnh mới đây về việc Thăng tiến Tự do Tôn giáo. Sau khi trực tiếp trải nghiệm cuộc bách hại, các tội ác chống nhân loại và diệt chủng vì cam kết của chúng tôi đối với đức tin, chúng tôi biết ơn sâu xa trước các cố gắng của chính phủ trong việc duy trì tập chú quốc tế vào vấn đề này”.

Thượng phụ Ignace Joseph III Younan tuyên bố rằng ngài hoan nghinh “lòng can đảm” được Tổng thống Trump biểu lộ trong việc ký tuyên bố Pháp lệnh và hy vọng rằng “sẽ có việc theo dõi hữu hiệu” dưới hình thức bảo vệ và duy trì các dân quyền, tạo công ăn việc làm, cổ vũ phát triển và giúp phát huy cuộc đối thoại tôn giáo đích thực”.

Trong bản tuyên bố của ngài ngày 5 tháng 6, Thượng phụ Younan hy vọng mạnh mẽ rằng “các chương trình nhân đạo hữu hiệu” công bố trong Pháp Lệnh sẽ “bảo đảm sự sống còn của cộng đồng tôi, cũng như các nhóm thiểu số Kitô giáo, để chúng tôi có thể tiếp tục bám rễ tại quê cha đất tổ của chúng tôi”.

Đức Cha Matthew Hassan Kukah của giáo phận Sokoto, một vùng bị bách hại nặng nề ở Nigeria, cho hay Pháp lệnh đã làm nổi bật việc bách hại các Kitô hữu và tôn giáo khác, một điều được ngài coi như “một phát triển đáng hoan nghinh nhất là trước chủ nghĩa duy tục gây tê liệt đang mưu toan đẩy căn tính tôn giáo qua bên lề”.

Đức Cha Yousif Habash, trước đây thuộc Mosul, Irak, nay coi sóc giáo phận Công Giáo Syriac Newark, nhận định rằng pháp lệnh “chắc chắn rất tích cực và đáng được xem xét và đánh giá cao”. Ngài cho hay các Kitô hữu không “đợi trợ giúp từ phương xa để sống còn”, tuy nhiên nếu sự trợ giúp đó xuất phát từ “thiện chí” thì “chắc chắn mang thiện ích lại cho các Kitô hữu và phục vụ họ”.

Nhân dịp này, Đức Cha Kukah hy vọng rằng pháp lệnh cũng sẽ buộc các nhà lãnh đạo thế giới phải giải trình “bạo lực không thể chấp nhận được” vì lý do tôn giáo. Ngài phản đối việc thiếu lưu ý tới các vụ bách hại tại Nigeria, nơi, một số ước đoán cho thấy 1, 000 Kitô hữu đã bị sát hại trong năm 2019 chỉ vì đức tin của họ và khoảng 6, 000 người đã bị sát hại kể từ năm 2015.

Ngài cho biết “mấy nhà lãnh đạo đó núp dưới chiêu bài cho rằng Kitô hữu không phải là những người duy nhất bị sát hại” trong khi theo ngài, không một cộng đồng tôn giáo nào khác đạ bị nhắm như các Kitô hữu.

Đức Cha Habash thì nhận định thêm rằng trong khi các chính phủ Tây Phương phần đông không coi trọng sự hiện diện của các Kitô hữu tại Trung Đông, thì trái lại, ở Hoa Kỳ, “mạch máu Kitô Giáo vẫn sống động và mạnh mẽ” và nếu không có Kitô giáo, thế giới “sẽ trở thành hỏa nguc không ai chịu đựng nổi”.

Chính vì thế, theo ngài, “quỉ dữ sẽ đánh phá sự hiện hữu của Hoa Kỳ, tinh thần Hoa Kỳ và tính lạc quan của nó vì Hoa Kỳ vẫn còn tin rằng mình là một quốc gia dưới Thiên Chúa”.

Ngài cũng cho rằng Hoa Kỳ muốn “đền bù các lỗi lầm của mình đã gây ra những tổn thất lớn lao cho các Kitô hữu Irak, không có cách nào khác và giải pháp nào khác hơn là trợ giúp các Kitô hữu Trung Đông, nhất là ở Irak và Syria...Khi Hoa Kỳ làm việc cho công lý và hòa bình, nó quả vĩ đại và hùng mạnh. Chỉ ở đó mới là bí quyết cho sức mạnh của nó, nhưng có Thiên Chúa cấm, nếu nó thất bại, cái ngã sẽ hết sức vang động”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tâm tình tạ ơn Chúa từ những gia đình Giáo phận Xuân Lộc sau cơn dịch bệnh Covid-19
Nt. Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
08:36 12/06/2020
“Lạy Chúa, con hết lòng cảm tạ, Ngài đã nghe lời miệng con xin... Xin cảm tạ danh Chúa, vì Ngài vẫn thành tín yêu thương.” (Tv 138, 1-2). Đó là tâm tình cầu nguyện của Vịnh Gia mà Đức Cha Giáo phận đã trích từ Thánh vịnh để mời gọi toàn thể Giáo Phận cùng cử hành Tuần lễ Tạ ơn như trong Thư Chung gửi Gia Đình Giáo Phận về việc Tạ Ơn sau đại dịch Covid-19.

Vì thế, như kế hoạch đã được đề ra cách cụ thể, vào buổi tối Thứ Tư 10/6- ngày thứ nhất trong Tuần Lễ Tạ Ơn- tại rất nhiều gia đình trong giáo phận, với hoàn cảnh cụ thể của mình, đã đáp lại lời mời của Vị Chủ Chăn Giáo phận để dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn qua giờ kinh gia đình tại mỗi tư gia.

Xem Hình

Lời tạ ơn dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria trong giai đoạn hậu đại dịch Covid-19 – riêng đối với Việt Nam- quả là một lời tạ ơn chất chứa nhiều niềm vui, hạnh phúc cùng với trải nghiệm sống đức tin, tín thác vào Thiên Chúa giữa cơn khủng hoảng, đã đi vào lịch sử đời mỗi người trong câu chuyện mà mỗi chúng ta đã, đang thêu dệt để kể lại cho con cháu.

Vì thế, mỗi gia đình, mỗi một cá nhân là những trang chuyện kể đặc sắc, không phải chỉ là đầy ắp những gì đã xảy ra trong đại dịch khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu này, nhưng trên hết, trong cái nhìn đức tin, từng gia đình đã, đang cảm nhận mình được Thiên Chúa bao bọc chở che bình an ra sao trong đại dịch này.

Anh Đa Minh Vũ B.- Giáo xứ Bùi Vĩnh chia sẻ “Trong khoảng thời gian mà đại dịch Covid-19 diễn ra, đó là những thời gian con và gia đình phải nghiêm túc thực hiện viện giãn cách xã hội, cách ly xã hội…nhưng đặc biệt là khi gia đình không được đến nhà thờ để tham dự các thánh lễ, con và gia đình con buồn lắm. Nhưng giờ thì mọi sự khác rồi. Chúng con, gia đình lớn bé đều được đến ngôi thánh đường quen thuộc để tham dự thánh lễ, thưa kinh, gặp gỡ Chúa. Vì thế, làm sao chúng con lại không thể ca tụng, tạ ơn Thiên Chúa được? Chúng con ca tụng Chúa vì đã che chở và gìn giữ gia đình và giáo xứ chúng con qua cơn dịch bệnh này. Trước lời mời gọi của Đức Cha Giáo Phận, con và gia đình con rất hạnh phúc vì được hiệp thông với Giáo phận chung lời tạ ơn.”

Hạnh phúc được mời gọi, hạnh phúc được hiệp thông trong lời tạ ơn, được một người mẹ, người vợ trong gia đình chia sẻ “Trong sự hiệp thông của toàn Giáo phận, được biểu tỏ sự hiệp nhất với Đức Giám Mục Giáo phận, gia đình của em cảm thấy rất hạnh phúc vì được chung một nhịp đập của trái tim Giáo phận, trong Thân Mình Giáo Hội, mà Chúa Giê su Ki tô là Đầu, để dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn đặc biệt này như ý Đức Cha Giuse đã gợi ý.” (Chị Têrêsa Th. – Giáo xứ Đông Hòa).

Bên cạnh niềm vui, nhưng rồi có đó một sự cật vấn lại bản thân và gia đình trong cơ hội này, trước lời mời gọi của Đức Giám Mục Giáo phận “các gia đình trong Giáo phận dâng chuỗi Mân Côi tại gia đình”. Anh Phaolô Minh Đ. (Gx Thánh Giuse) chân thành chia sẻ “Con cảm thấy lo lắng và xấu hổ vì thấy bản thân mình hình như ngày càng sống xa rời Chúa. Đôi khi con nghĩ ra những lý do hợp lý nào đó để lười đến với Chúa…Nhưng nhờ có những dịp kêu gọi thực hiện các chương trình sống đạo như thế này từ Đức Cha Giáo phận, con mới cùng gia đình để ngồi lại đọc kinh, gặp Chúa…Đúng là gia đình và con cần phải tạ ơn Chúa và Mẹ nhiều hơn vì rất nhiều ơn lành chúng con nhận được, đặc biệt trong cơn hoạn nạn dịch bệnh virus corona vừa qua.”

Nhiều gia đình lớn, nhỏ, ít hay nhiều thành viên, trong giờ kinh tối ngày tạ ơn này, chắc chắn luôn chất chứa rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau mà cả ông lẫn bà, cha hay mẹ, con cái đều có. Đó là những tâm tình riêng, là cảm nghiệm sống đức tin, sự tín thác vào Chúa ngay trong đại dịch Covid-19 vừa qua, và cho đến hiện tại khi khủng hoảng, sợ hãi đã đi qua.

Gia đình chị Anna H.- Giáo xứ Tân Bắc- cho biết, với gia đình nhỏ có 3 người, mà trong đó, hai người- một con trai và một em gái mắc bệnh tâm thần- thì gia đình ấy vẫn có đó, lời kinh tạ ơn Thiên Chúa hằng ngày, và đặc biệt hơn khi cùng với Giáo phận lần chuỗi Mân Côi tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria, cũng như tiếp tục xin Thiên Chúa và Mẹ gìn giữ đất nước, giáo phận và từng người được bình an.

Không chỉ là các gia đình quy tụ nhau để lần chuỗi Mân Côi, nhưng gia đình chị Maria Mỹ Ph.– Giáo xứ Tân Bình- ngoài việc có được sự cảm nếm hạnh phúc, niềm vui của tạ ơn, nhưng còn thêm tâm tình khác nữa như Chị viết “Hôm nay, con cảm thấy như lời Chúa nói ‘Bình an cho nhà này’ khi Cha Chánh Xứ đã cùng hiện diện để cùng hiệp thông lời kinh nguyện tạ ơn của gia đình với gia đình con.” Và dĩ nhiên, điều này thúc bách gia đình Chị và mọi thành viên trong gia đình cố gắng sống lòng biết ơn Thiên Chúa này cách cụ thể hơn.

Một suy tư khác khi hòa trong lời tạ ơn của toàn Giáo Phận, Bác Phêrô Kim B. thuộc Giáo xứ Bùi Vĩnh - hiện là giáo viên về hưu – đã gửi những lời chia sẻ của lời tri ân vì “Giáo phận Xuân Lộc có vị Cha Chung đầy lòng nhân đức, luôn gần gũi, sẻ chia mọi khó khăn với mọi người bằng những hoạt động thiết thực và những ngày cầu nguyện cùng Mẹ Maria.” Quả không sai trong chia sẻ của lòng biết ơn này. Vì từ khi đại dịch bùng phát, Đức Cha Giáo phận đã mời gọi toàn Giáo phận cùng đọc kinh Mân Côi cầu xin Mẹ Maria khẩn nài cùng Chúa che chở, và chính Ngài cùng quý Đức Cha Giáo phận vẫn trung thành, đều đặn dâng lời kinh Mân Côi mỗi tối thứ Bảy cầu nguyện cho toàn thế giới nói chung, nước Việt Nam, cụ thể cho Giáo phận Xuân Lộc và mọi con cái trong Giáo phận.

Cũng cùng với cảm nhận trên, chị Maria Kim Ph. –Giáo xứ Thánh Giuse – cũng bộc bạch niềm vui vì có được Vị Mục Tử luôn quan tâm đến đoàn chiên “Đức Cha Giuse của Giáo phận luôn có những hướng dẫn kịp thời để mọi người cùng nhau hướng lòng lên Chúa trong mọi việc, ngay cả khi bị cách ly. Nhờ vậy, gia đình con mới có thêm nhiều cơ hội và lý do để Bố Mẹ và con cái cùng đọc kinh tối chung, một việc mà trước đây gia đình con rất khó thực hiện. Và hôm nay, chúng con lại có cơ hội được tạ ơn chung cùng với Giáo phận, nên phận làm cha mẹ, con phải tận dụng để cả gia đình quây quần với nhau nữa nhằm tôn vinh Thiên Chúa, giáo dục con cái lòng biết ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria.”

Riêng với Anh Giuse T - Giáo xứ An Bình, vì đang có giờ dạy đàn cho các em, Anh cũng đã tranh thủ cho học sinh cùng đọc ít kinh Mân Côi với mình, hướng các em tâm tình tạ ơn Thiên Chúa vì đã được bình an qua khỏi đại dịch bệnh.

Có lẽ, sẽ không bao giờ kể hết, viết hết tâm tình, của các gia đình, của những ai đã tham gia giờ Kinh Mân Côi của gia đình với ý chỉ tạ ơn Thiên Chúa và Đức Mẹ Maria trong thời hậu Covid-19 này. Nhưng sự cảm nhận ngày càng rõ nét hơn về tình yêu Thiên Chúa dành cho từng người là điều đang dần hình thành như chị Maria Hoài O. – Giáo xứ Thánh Giuse chia sẻ chân thành “Trong giờ kinh Tạ ơn tối qua, con và những đứa con cùa con cảm nhận rõ nét hơn được tình yêu thương của Chúa dành cho chúng con bao la vô cùng. Chúa đã cho con cảm nghiệm được sự yêu thương ấy. Chúa đã thương đến gia đình của con được bình an, vượt qua được giai đoạn của đại dịch…” hoặc như chị Maria Kim L.- Giáo xứ Bùi Thái đã cảm nghiệm lời tạ ơn ngay, trong và sau đại dịch “Những ngày tháng trong sự sợ hãi về đại dịch, gia đình chị lại có cơ hội cùng nhau tham dự thánh lễ trực tuyến, cầu nguyện, đọc kinh chung thật sốt sắng…Quý lắm! Vì thế, lời mời gọi của Đức Cha Giáo Phận trong dịp này, dù giữa bao bận rộn của cuộc sống, như khơi lại sức nóng của lòng đạo đức, hướng về Chúa và tâm tình với Mẹ Maria bằng lời kinh, tiếp tục cầu xin bình an cho gia đình, cho đại dịch chấm dứt trên toàn thế giới.”

Sống cụ thể tâm tình tạ ơn, được xem như lời nhắc nhở bản thân, dạy con cái, cháu chắt trong gia đình mà thầy giáo về hưu của Giáo xứ Bùi Vĩnh, nhắc đến- “Sống tâm tình tạ ơn không chỉ sinh nhiều ích lợi cho chúng ta, mà còn biểu lộ niềm tin sung mãn vào Thiên Chúa, Đấng là cội nguồn của mọi sự. Mong sao đời sống của chúng ta, từ ý tưởng…lời nói…đến những việc chúng ta làm, tất cả là một lời chúc tụng tạ ơn dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria, để làm vinh danh Ngài.”

“Tạ ơn Chúa là một hồng ân”, vì thế, để kết cho những gì được gọi là tổng hợp những sẻ chia từ những gia đình, - mà cho dẫu đó chỉ là ít trong rất rất nhiều những tâm tình của các gia đình trong toàn giáo phận- xin được trích Lời Tiền Tụng Chung IV của Giáo Hội trong khi Cử Hành Thánh Thể:

“Lạy Chúa là Cha chí thánh, là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con tạ ơn Chúa mọi nơi mọi lúc, thật là chính đáng, phải đạo và đem lại ơn cứu độ cho chúng con.

Tuy Chúa không cần chúng con ca tụng, nhưng việc chúng con cảm tạ Chúa lại là một hồng ân Chúa ban, vì những lời chúng con ca tụng chẳng thêm gì cho Chúa, nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ, nhờ Ðức Ki-tô, Chúa chúng con.”

Tuần Tạ Ơn hậu Covid-19 của Giáo Phận Xuân Lộc sẽ tiếp tục với các ngày dành cho các giới như sau: Thiếu Nhi Tạ Ơn (Thứ Năm 11/6); Các bạn trẻ tạ ơn (Thứ Sáu 12/6); Giáo xứ Tạ ơn (Chúa Nhật 14/6); Tu sĩ tạ ơn (Thứ Hai 15/6); Các Giới, các Phong trào, Hội đoàn tạ ơn (16/6); Giáo phận Tạ Ơn (Thứ Tư 17/6).

Nt. Têrêsa Ngọc Lễ, O.P

Hình ảnh: Từ các gia đình gửi trực tiếp về theo ý nguyện tác giả.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cử chỉ qùy gối
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:26 12/06/2020
Từ những ngày qua ở Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới đã có đông đảo từ vài ngàn tới hằng chục ngàn người biểu tình trên các đường phố, nơi các công viên. Họ đồng loạt một bên chân qùy gối xuống nền đất cúi đầu lặng thinh.

Họ làm cử chỉ này để tỏ tình liên đới tưởng nhớ anh George Floyd, một người Mỹ da đen gốc Phi Châu, hôm 25.05.2020, bị nhân viên cảnh sát da trắng quật ngã nằm trên đường phố, và bị nhân viên đó lấy đầu gối qùy đè trên cổ anh ngạt thở kéo dài 8 phút 46 giây đến bất tỉnh, dù anh đã có lời kêu cứu "I can't breathe - Tôi không thể thở được“. Anh được đưa vào bệnh viện cấp cứu, nhưng sau đó anh qua đời.

Hình ảnh anh George Floyd, 46 tuổi, bị đàn áp bằng đầu gối đè ấn đến chết tạo ra làn sóng giận dữ phẫn nộ trong cộng đồng người Hoa Kỳ gốc Phi Châu, và sau đó làn tràn trên khắp nước Hoa Kỳ cùng trên thế giới.

Cử chỉ bái qùi gối theo thời đại văn hóa không là hình ảnh đẹp. Vì nó gợi lên một ý nghĩa sự đè bẹp bắt phục tùng, hay là một hình phạt đe dọa.
Trong nếp sống phụng vụ đức tin đạo Công Giáo có cử chỉ bái qùy gối từ xa xưa. Nhưng nó mang một ý nghĩa đạo đức thần học trái ngược khác hẳn. Vậy đâu là ý nghĩa đó?

Thời xa xưa người Hylạp, thời trước Chúa giáng sinh, cho cử chỉ bái gối, qùi gối không xứng hợp với nếp sống văn hoá con người. Đó là cử chỉ thuộc về những người chưa trưởng thành còn sống theo văn hóa thô sơ.

Thánh giáo phụ Augustinus có suy tư cho rằng cử chỉ qùy gối trước những thần thánh gỉa tạo do con người tạo dựng nên chỉ là chiếc mặt nạ của thần dữ, mà con người hạ mình tôn thờ như khát vọng về tiền bạc của cải vật chất. Một cách nào đó biểu hiện sự mê tín dị đoan.

Trái lại sự khiêm hạ của Chúa Giêsu Kitô và tình yêu của người phát tỏa ra từ thập gía, nơi Người bị đóng đinh, giải thoát ta khỏi những sức mạnh quyền lực giả tạo này. Và vì thế trước sự khiêm nhường đó chúng ta bái qùi gối xuống tôn kính thờ lạy.

Cử chỉ bái qùy gối của người tín hữu Chúa Kitô không là hình thái từ một nền văn hóa nào. Nhưng có nguồn gốc từ Kinh thánh và sự hiểu biết về Thiên Chúa.

Ông Josua được Tiên tri Mose trao cho quyền chỉ huy người Do Thái trở về quê hương đất nước Chúa hứa ban, khi dẫn quân tiến chiếm thành Jericho, trước Thiên Chúa: " Ông Josua sấp mặt xuống đất, sụp lạy và nói: "Ngài muốn dạy tôi tớ ngài điều gì? "15 Vị tướng chỉ huy đạo binh của ĐỨC CHÚA nói với ông Josua: "Cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là nơi thánh! " Và ông Giô-suê đã làm như vậy.“ ( Josua 5, 14).

Thánh giáo phụ Origines đã có suy tư về cử chỉ này: “ Ông Josua đã qùi gối cầu nguyện tôn thờ Đấng sẽ đến, vị đó là Chúa Giêsu Kitô.

Các Giáo phụ đã đã tìm nhận ra cung cách lòng đạo đức quan trọng trong nếp sống đức tin Kitô giáo qua việc qùi gối cầu nguyện của chính Chúa Giêsu Kitô trong vườn cây dầu trong đêm trước khi bị bắt chịu khổ hình.

Theo phúc âm Thánh Mattheo ( 26, 39) Chúa Giesu xấp mặt xuống đất cầu nguyện cùng Đức Chúa Cha, còn theo Thánh Marcus (14, 35) và thánh Luca ( 22, 35) Chúa Giêsu Kitô qùy gối cầu nguyện.

Ngày thứ Sáu tuần Thánh, ngày tưởng niệm Chúa Giêsu Kitô bị đóng đinh chết trên thập gía vì tội lỗi con người, trong nghi thức tôn kính thập giá Chúa Giesu Kitô, mọi người qùi gối thờ lạy thập gía Chúa muốn nói lên tâm tư chúng ta cùng tham dự thông phần vào sự chết đau thương quằn quại của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã tự hạ đi xuống thẳm sâu trong cùng cực khốn khó. Chúng ta xấp mình xuống nhận ra vị trí của mình ở đâu, chúng ta là ai bị té ngã và được vực dậy cho đứng lên. Và cùng nhận ra rằng thập gía Chúa Giêsu Kitô là bụi cây gai cháy rực ngày xưa trong sa mạc lúc Thiên Chúa hiện ra với Ông Mose, là nơi chốn của tình yêu thương Thiên Chúa, không hề lịm dập tắt.

Các Tông đồ đi thuyền trên biển hồ Galileo gặp sóng gío làm con thuyền chao đảo, các Ông hỏang sợ lo lắng. Chúa Giêsu từ phía bờ đi trên mặt nước đến cứu giúp họ thoát khỏi cơn hoảng hốt lo sợ cho bình an trở lại. Các Ông thấy thế nhận ra Chúa Giêsu thầy mình và họ liền bái lạy Người và nói Qủa thật Ngài là Con Thiên Chúa. ( Mt 14, 33). Cử chỉ bái lạy của các Tông Đồ trước Chúa Giêsu nói lên sâu thẳm của ngôn ngữ thân thể tôn thờ nhìn nhận Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu chữa cho người mù lòa từ thưở sinh ra được sáng mắt nhìn rõ vạn vật trong thiên nhiên. Anh ta sau cuộc đối thoại với Chúa Giêsu Kitô đã nói: Thưa Ngài, tôi tin. Rồi anh sấp mình xuống trước mặt người.( Ga 9, 35-39).

Như thế cử chỉ qùy gối không là một hình thức bên ngoài của thân thể, nhưng còn biểu lộ sự tôn thờ sâu thẳm từ trong tâm hồn toát ra bên ngoài nơi thân thể. Vì thế bái gối qùy gối trước sự hiện diện Thiên Chúa sống động là điều phải đạo chính đáng không thể khước từ được.

Trong Kinh thánh cựu ước cử chỉ qùy bái gối trước Thiên Chúa biểu lộ cung cách cầu nguyện với lòng khiêm hạ sâu thẳm.

Vua Salomon ngày cung hiến đền thờ Jerusalem: „ đứng trên đó, rồi quỳ gối xuống. Trước toàn thể cộng đồng Ít-ra-en, vua giơ tay lên trời.“ ( 2. Sách Biên niên sử 13)

Sau khi lưu đầy trở về quê hương cũ nước Do Thái, lúc đó không còn đền thờ vì đã bị phá hủy, nhưng tiên tri Esra đã dâng lễ nguyện cầu qua ngôn ngữ thân thể: „ Vào giờ đó, tôi mới ra khỏi cơn sầu khổ, trỗi dậy; áo dài trong, áo choàng ngoài xé rách, tôi quỳ gối, giơ tay lên ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của tôi“ ( Esra 9, 5)

Sách Công vụ các Tông Đồ thuật lại Thánh tông đồ Phero (9, 40) cũng như Thánh Phaolo( 20, 36), và cả toàn dân thời Giáo hội sơ khai ( 21, 5), khi cầu nguyện họ đều qùi gối xuống đất.

Thánh Stephano, vị tử đạo tiên khởi đã qùi gối cầu nguyện đang khi bị ném đá cho tới lúc chết. ( Cv 7, 60).

Chúa Giesu Kitô, Đấng là Thiên Chúa nhưng đã chấp nhận sống hạ mình làm người trần thế vì tình yêu thương nhân loại đã hy sinh chịu chết trên thập tự, được ca ngợi tôn thờ: „ khi nghe tên danh thánh Giesu cả trên trời dưới đất và trong âm phủ muôn vật phải bái qùy“ ( Philippe 2, 6-11).

Phụng vụ Kitô giáo là nền phụng vụ mang chiều kích toàn cầu bái qùy trước thập gía, nơi đó Chúa Giêsu Kitô bị đóng đinh treo dương lên cao. Đây là hình ảnh một nền văn hóa sự chân thật trung thành. Vì thế cử chỉ khiêm nhường bái qùi gối trước Thiên Chúa giúp dẫn đưa tâm hồn đi vào con đường đời sống tâm linh chân thực trong hoàn vũ.

Cử chỉ bái qùy gối trong nếp sống đức tin tôn giáo là một cử chỉ của lòng đạo đức nguyện cầu trước Thiên Chúa, đấng sinh thành nuôi sống con người với tràn đầy tình thương yêu.

Cử chỉ qùi gối trước Thiên Chúa biểu lộ lên lòng khiêm nhượng của một tâm hồn đạo đức chân thành với Đấng là nguồn mọi ân đức cho đời sống con người hôm qua, hôm nay, và ngày mai.

Cử bái qùy bái gối trước Thiên Chúa của người tín hữu Chúa Kitô biểu lộ tâm tình lòng tôn kính biết ơn.

Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
 
VietCatholic TV
Tổng thống Trump cảm kích trước lá thư của Đức Tổng Giám Mục Viganò
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:05 12/06/2020

Tổng thống Trump đã tweet rằng ông thấy vinh dự bởi một lá thư Đức Tổng Giám Mục Carlo Viganò cựu Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ viết cho ông. Trong thư, Đức Tổng Giám Mục cảnh báo tổng thống chống lại các tác nhân thế tục và giáo hội đang cổ vũ cho một trật tự thế giới mới thống trị bởi chủ nghĩa vô thần trên phạm vi toàn cầu.

Tweet của tổng thống là sự kiện mới nhất trong một loạt các sự kiện khiến cho Đức Tổng Giám Mục Viganò có mặt trên tiêu đề chính của báo chí trong suốt hai năm qua, một giai đoạn mà ngài đã trở thành một nhân vật gây tranh cãi trong Giáo Hội Công Giáo. Trong mắt công chúng nhà ngoại giao tố giác này đang trở thành một tiên tri về sự diệt vong sắp xảy ra trong một cuộc chiến tâm linh và chính trị để thống trị thế giới.

Tổng thống Trump tweet hôm 10 tháng 6 rằng:

“Rất vinh dự trước lá thư đáng kinh ngạc của Đức Tổng Giám Mục Viganò viết cho tôi. Tôi hy vọng tất cả mọi người, dù có tín ngưỡng hay không, hãy đọc lá thư ấy”.

Trong tweet này, tổng thống cũng không quên làm một cái link đến lá thư này cho những ai muốn đọc.

Trong bức thư dài ba trang đề ngày 7 tháng 6, Đức Tổng Giám Mục Viganò cảnh báo tổng thống về một trận chiến tâm linh mà ngài tin rằng đang diễn ra giữa thiện và ác ở Hoa Kỳ.

Ngài đề cập đến cuộc chiến này như một điều đã được Kinh Thánh đề cập đến và cho rằng đó là cuộc chiến giữa “con cái của ánh sáng và con cái của bóng tối.”

Vị Tổng Giám Mục nghỉ hưu giải thích hai bên như “sự tách biệt rõ ràng giữa con cái của người Phụ Nữ và con cái của Con Rắn, ” và rằng những nhóm “chìm sâu trong bóng tối” đang “tiến hành chiến tranh” chống lại sự tốt lành.

Đức Tổng Giám Mục Viganò giải thích thêm:

“Đây là lần đầu tiên, Hoa Kỳ có ngài là một tổng thống can đảm bênh vực quyền sống, không xấu hổ khi tố cáo chính sách khủng bố nhắm vào Kitô hữu trên khắp thế giới, và là người công khai nói về Chúa Giêsu Kitô và quyền tự do thờ phượng của công dân.”

“Việc ngài tham gia Tuần Hành Cho Cuộc Sống, và gần đây hơn là lời loan báo tháng Tư là Tháng Quốc Gia Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên, là những hành động xác nhận rõ rệt ngài muốn tiếp tục chiến đấu cho phía nào.”

“Và tôi dám tin rằng cả hai chúng ta đều ở cùng một phía trong trận chiến này, dù với vũ khí khác nhau.”

Đức Tổng Giám Mục cũng đề cập đến những gì ngài tin là sự tấn công của truyền thông chính mạch vào sự thật và sự thiện. Ngài khuyến khích “con cái của ánh sáng” hãy “ đến với nhau và làm cho tiếng nói của mình được lắng nghe” thông qua sức mạnh của lời cầu nguyện.

“Thưa Tổng thống, để làm được điều này còn cách nào hiệu quả hơn là lời cầu nguyện kêu cầu Chúa bảo vệ ngài, Hoa Kỳ, và toàn thể nhân loại khỏi trận tấn công khổng lồ này của Kẻ Thù? ”

“Trước sức mạnh của lời cầu nguyện, sự lừa dối của con cái bóng tối sẽ sụp đổ, âm mưu của chúng sẽ bị vạch trần, sự phản bội của họ sẽ được phơi bày, sức mạnh đáng sợ của họ sẽ kết thúc trong vô vọng, bị đưa ra ánh sáng và phơi bày cho người ta thấy nó không gì khác hơn là một sự lừa dối địa ngục.”

Bức thư cũng đề cập đến chuyến viếng thăm của Tổng thống Trump tại Đền thờ Quốc gia Thánh Gioan Phaolô II.

Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory của Tổng Giáo Phận Washington đã ra một tuyên bố chính thức về chuyến thăm này, gọi chuyến viếng thăm này là “quái lạ” và “đáng bị chê trách”.

Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Viganò nói ông tin rằng “cuộc tấn công mà ngài đã phải chịu sau khi ngài đến thăm Đền thờ Quốc gia Thánh Gioan Phaolô II là một phần của chiến dịch do truyền thông sắp đặt.

“Người ta ngạc nhiên khi có các Giám mục – ví dụ như những người mà thời gian gần đây tôi đã lên án – là những người, bởi lời nói của họ, chứng minh rằng họ đang liên kết với phía đối phương.

Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Viganò tin rằng sự thiện cuối cùng sẽ đánh bại cái ác.

Ngài cũng đảm bảo với Tổng thống rằng sức mạnh của lời cầu nguyện sẽ chiến thắng những gì ngài tin là sự ác đang diễn ra. Ngài kết thúc bằng một lời chúc phúc cho tổng thống, Đệ nhất phu nhân và người dân Hoa Kỳ.

“Thưa Tổng thống, lời cầu nguyện của tôi không ngừng hướng đến quốc gia Hoa Kỳ yêu quý. Tôi cầu nguyện cho ngài và cho tất cả những người đang ở bên cạnh ngài trong chính phủ của Hoa Kỳ. Tôi tin tưởng rằng người dân Mỹ hợp nhất với tôi và ngài khi cầu nguyện cùng Thiên Chúa toàn năng.”

“Tôi chúc lành cho ngài và đệ nhất phu nhân, quốc gia Hoa Kỳ yêu quý, và tất cả những người nam nữ thành tâm thiện chí.”

Đồng ý với Đức Tổng Giám Mục Viganò hay không, chúng ta hãy luôn tham gia cầu nguyện cho tất cả các nhà lãnh đạo giáo hội, chính phủ và thế giới của chúng ta.


Source:ChurchPop