Ngày 30-06-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:46 30/06/2014
TIẾC, KHÔNG TIẾC VỨT ĐI CÁI TÂM
N2T

Uất kim hương hỏi Đấng tạo hóa:
- “Có phương pháp gì để bỏ đi buồn phiền lo nghĩ và tạp niệm trong lòng của chúng ta không?”
Đấng tạo hóa trả lời cách đơn giản:
- “Đem cái tâm vứt đi”.
Uất kim hương giật mình, hỏi:
- “Như vậy thì không còn tâm hồn nữa hay sao?”
Đấng tạo hóa cười:
- “Thì còn nó đâu để mà buồn phiền lo nghĩ và tạp niệm chứ!”
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Đem cái tâm mà vứt đi thì con người chẳng khác gì người điên sống dở chết dở; đem cái tâm mà vứt đi thì con người sẽ trở thành con vật, và còn tội nghiệp hơn cả con vật nữa; đem cái tâm vứt đi khi chúng ta vẫn còn biết suy tư, biết chọn lựa, thì quả là chuyện không đơn giản; đem cái tâm vứt bỏ đi khi chúng ta không bị điên thì quả là không phải chuyện dễ...
Cuộc sống đầy lo âu, tiền ăn tiền mặc, tiền học phí cho con cái, tiền bảo hiểm và đủ thứ tiền phải lo; bị thất nghiệp, có việc thì sợ lo mất việc, rồi lại còn sợ bị bệnh.v.v… tất cả những điều ấy rất thực tế trong cuộc sống, làm sao mà không lo được chứ ?
Nhưng Đức Chúa Giê-su đã dạy chúng ta: “Hãy coi chim trời, chúng nó không gieo không gặt, mà cũng không chết đói, hoa huệ ngoài đồng, không dệt không thêu, mà áo cẩm bào của vua Sa-lô-mon cũng không đẹp bằng… (Mt 6, 25- 34), có nghĩa là: hãy phó thác mọi sự cho Thiên Chúa.
Người Ki-tô hữu biết phó thác cuộc sống mình cho Thiên Chúa, nghĩa là họ “biết” đem cái tâm của mình vứt đi, nhưng vứt vào vòng tay yêu thương và quan phòng của Thiên Chúa, thì có gì mà tiếc chứ, trái lại phải hân hoan vui mừng mới đứng chứ ?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

----------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:50 30/06/2014
N2T

13. Để chúng ta yêu Đấng chất chứa mọi thiện hảo là Thiên Chúa.

(Thánh Augustinus)
-----------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nơi các vị tử đạo Kitô giáo thời hiện đại được vinh danh tại Rome
Đặng Tự Do
03:34 30/06/2014
Trong chuyến đi của Đức Thánh Cha đến Thánh Địa, ngài cho biết ngày nay có nhiều vị tử đạo hơn trong những ngày đầu của Kitô Giáo.

Vương Cung Thánh Đường Thánh Barthôlômêô chứng minh điều đó. Đền thờ này có sáu bàn thờ để tôn vinh cuộc sống của những người Công Giáo, Tin Lành và Chính Thống Giáo đã bị giết, trong những thập kỷ gần đây, vì đức tin của họ.

Trên những bàn thờ này ta có thể thấy tràng chuỗi Mân Côi của Zeferino Giménez Malla, là người Gypsy đầu tiên được phong thánh; hay cuốn Kinh Thánh của Shabaaz Bhatti một vị bộ trưởng Kitô Giáo Pakistan, là người đã bị giết vì bảo vệ quyền lợi của các nhóm tôn giáo thiểu số.

Trên bàn thờ dành riêng cho các vị tử đạo đã chết dưới bàn tay của Đức quốc xã, ta có thể tìm thấy những lá thư được viết bởi các Kitô hữu, những người đã cố gắng liên lạc với gia đình mình trong tuyệt vọng.

Cha Francesco Tedeschi thuộc Vương Cung Thánh Đường Thánh Barthôlômêô nói:

"Nói cụ thể, chúng tôi có lá thư của Paul Schneider, một mục sư Tin Lành, đã viết trước khi chết trong nhà tù Buchenwald. Ông đã bị giết chết vì bất chấp lệnh cấm của quân Đức, ông vẫn tiếp tục rao giảng Tin Mừng."

Trên bàn thờ dành riêng cho các vị tử đạo đã bị giết theo lệnh của chế độ cộng sản, là thánh tích của linh mục Ba Lan, Jerzy Popieluzsko, người đã bị bắt cóc và bị sát hại bởi mật vụ cộng sản vào năm 1984.

Ngoài ra còn có một bàn thờ dành riêng cho các vị tử đạo Mỹ châu Latinh.

Cha Francesco Tedeschi cho biết thêm chi tiết:

"Đó là một bàn thờ đẹp, vì trong đó, chúng ta thấy cuốn Sách Lễ của Đức Cố Tổng Giám mục Romero, người El Salvador, là người đã bị giết chết trong cuộc nội chiến trên đất nước này. Tiếp theo Sách Lễ của Đức Tổng Giám Mục Romero là chiếc gậy Giám Mục của Đức Hồng Y Posadas Ocampo, Tổng Giám Mục Guadalajara, người đã bị giết ở Mexico. "

Việc tôn vinh các vị tử đạo đã được đề cao dưới triều đại giáo hoàng của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là người vào năm Thánh 2000, đã thiết lập một ủy ban mới nhằm điều tra và tôn vinh hạnh tích của các vị tử đạo và thông báo rằng ngôi đền thờ này sẽ được dùng để tôn vinh các vị tử đạo.

Cộng đồng Thánh 'Egidio, được giao coi sóc Vương Cung Thánh Đường này, tiếp tục cùng với ủy ban lấy lời khai về các vị tử đạo Kitô giáo, những người đã chết vì đức tin của họ.
 
Đức Thánh Cha kêu gọi đối thoại trong cuộc xung đột tại Iraq
Đặng Tự Do
04:15 30/06/2014
Sau buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 19 tháng Sáu, Đức Thánh Cha đã tái lên tiếng kêu gọi hòa bình và đối thoại tại Iraq.

Ngài nói:

"Điều không may là các tin tức đến từ Iraq rất đau đớn. Tôi hiệp ý với các giám mục của đất nước này trong lời kêu gọi gởi đến các chính phủ, là chỉ thông qua đối thoại, mới có thể bảo vệ sự thống nhất quốc gia và tránh được chiến tranh."

Đức Thánh Cha cũng bày tỏ mối quan tâm của mình với những người tị nạn ở Iraq: "Tôi gần gũi trong tinh thần với hàng ngàn gia đình, đặc biệt là những gia đình Kitô giáo, những người đã phải rời bỏ nhà cửa của họ và đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng."

"Bạo lực nẩy sinh bạo lực. Đối thoại là cách duy nhất cho hòa bình."

Đức Thánh Cha kêu gọi các tín hữu trên thế giới hướng về Đức Trinh Nữ Maria: "Chúng ta hãy cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria xin Mẹ phù giúp người dân Iraq."

Tại Iraq, giáo chủ Ayatollah Ali al-Sistani của Hồi Giáo Shiite, lên tiếng kêu gọi người Hồi Giáo Shiite chống lại quân khủng bố ISIS theo Hồi Giáo Sunni. Áp lực đè nặng lên thủ đô Baghdad có phần dịu lại sau khi quân Iraq mở cuộc tấn công chiếm lại được phiá Nam thành phố Tikrit là quê hương của Saddam Hussein.

Tuy nhiên, tình hình tại Syria lại trở nên tồi tệ hơn sau khi quân khủng bố Hồi Giáo ISIS chiếm được nhiều phương tiện chiến tranh quan trọng kể cả xe tăng và trực thăng của Mỹ do quân Iraq bỏ lại trên đường tháo chạy.

Hơn 90% của người dân Qaraqosh, một thành phố lớn ở Syria với hơn 40,000 dân đa số là Công Giáo, đã phải bỏ trốn sau khi ISIS chiếm được thành phố này.

Đến nay, bọn khủng bố Al Qaeda đã chiếm được khoảng một phần tư lãnh thổ Syria và một phần ba lãnh thổ Iraq.

Đức Tổng Giám Mục Youhanna Boutros Moshe, là một trong số ít người vẫn còn trong thành phố, nói với hãng thông tấn Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc hôm 27 tháng 6 rằng ngài kêu gọi "lương tâm của các nhà lãnh đạo chính trị trên thế giới, các tổ chức quốc tế và tất cả mọi người thiện chí: cần thiết phải can thiệp ngay lập tức để chấm dứt sự suy thoái của tình hình."

"Mỗi giờ, mỗi ngày qua đi, có thể làm cho tất cả không thể phục hồi lại được nữa. Không hành động sẽ trở thành đồng lõa với tội phạm và lạm dụng quyền lực. Thế giới không thể nhắm mắt làm ngơ trước những bi kịch của những người chỉ có vài tiếng đồng hồ để chạy trốn khỏi nhà cửa của họ chẳng mang theo được gì ngoài bộ quần áo đang mặc trên người."
 
Bài huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 29 tháng Sáu
Đặng Tự Do
05:06 30/06/2014
Thánh Phêrô và Phaolô "đã nhận được tình yêu của Thiên Chúa và để cho mình được biến đổi bởi tình thương của Ngài; do đó họ trở thành bạn bè và là tông đồ của Chúa Kitô. "

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 29 tháng 6 Lễ Hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô. Hàng ngàn khách hành hương bất chấp cái nóng mùa hè ở Rôma đã tụ tập trên quảng trường Thánh Phêrô để lắng nghe bài huấn đức của Đức Thánh Cha.

Trước buổi đọc kinh truyền tin, Đức Thánh Cha đã cử hành Lễ Thánh Phêrô và Phaolô trong thánh lễ được tổ chức tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, nơi ngài đã trao các dây pallium cho 24 tổng giám mục từ khắp nơi trên thế giới.

Đề cập đến hai vị thánh được mừng kính trong cùng một ngày, Đức Thánh Cha nói rằng niềm tin vào Chúa Kitô làm cho hai vị trở nên anh em và phúc tử đạo đã kết hiệp hai vị nên một.

"Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, rất khác nhau trên bình diện con người, đã được đích thân Chúa chọn và hai vị đã đáp lại bằng cách dâng hiến toàn bộ cuộc sống của mình. Nơi cả hai vị, ân sủng của Chúa Kitô đã thực hiện những điều tuyệt vời, Ngài đã biến đổi họ. Và Ngài chuyển hóa hai vị kỳ diệu biết bao! "

Thánh Phêrô, người đã chối Chúa ba lần, và thánh Phaolô, người đã đàn áp thẳng tay các Kitô hữu tiên khởi, đã để cho mình được biến đổi bởi lòng thương xót của Thiên Chúa. Gương của hai vị cho chúng ta thấy con đường hướng tới sự cứu rỗi.

"Ngay cả chúng ta, nếu chẳng may chúng ta rơi vào một tội lỗi nghiêm trọng thì ngay cả trong đêm đen tối nhất, Thiên Chúa vẫn luôn luôn có khả năng chuyển hóa chúng ta, như Ngài đã chuyển hóa thánh Phêrô và Phaolô; Ngài sẽ biến đổi tâm hồn chúng ta và tha thứ tất cả cho chúng ta, biến bóng tối của tội lỗi thành một buổi bình minh của ánh sáng".

"Thiên Chúa là như thế: Ngài biến đổi chúng ta, Ngài luôn luôn tha thứ cho chúng ta, như Ngài đã làm với hai thánh Phêrô và Phaolô tông đồ."

Ngày lễ hôm nay khơi lên niềm vui trong chúng ta vì nó nhắc nhở chúng ta về lòng thương xót của Thiên Chúa, là Đấng đã thể hiện tình yêu của Ngài nơi hai con người đã phạm vào những tội rất nặng.

Trước khi đọc lời cầu nguyện kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở các tín hữu rằng Thiên Chúa cũng muốn ban cho chúng ta cùng một ân sủng mà Ngài đã trao cho hai vị tông đồ tuyệt vời.

Xin Mẹ Maria giúp chúng ta nhận ra được điều này như hai vị thánh, với một trái tim rộng mở, để ân sủng Chúa đừng trở nên vô ích nơi chúng ta.
 
Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn Tòa Thượng phụ Đại kết
Đặng Tự Do
05:42 30/06/2014
Theo một truyền thống đã có từ lâu, Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople đã gởi một phái đoàn sang Rôma để mừng lễ trọng hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, được cử hành vào ngày 29 tháng Sáu.

Hôm thứ Bẩy 28 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp phái đoàn do Đức Tổng Giám Mục Zizioulas dẫn đầu. Trong diễn từ của ngài, Đức Thánh Cha đã nhắc lại cuộc hành hương mà ngài đã chia sẻ với Đức Thượng phụ Đại kết Barthôlômêô tại Thánh Điạ vào tháng trước và buổi cầu nguyện chung của hai vị sau đó tại Vatican với hai vị tổng thống Israel và Palestine.

Đức Thánh Cha nói:

"Chúa ban cho chúng ta những dịp gặp gỡ huynh đệ, trong đó chúng ta có thể bày tỏ tình yêu thương hiệp nhất chúng ta trong Chúa Kitô, và canh tân khát vọng chung của chúng ta được đồng hành cùng nhau trên con đường hiệp nhất trọn vẹn".

"Chúng ta biết rất rõ rằng sự hiệp nhất này là một ân sủng của Thiên Chúa, một ân sủng mà ngay cả bây giờ Đấng Cực Cao Cực Trọng đang ban cho chúng ta để chúng ta có thể đạt được bất cứ khi nào, bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần, chúng ta lựa chọn để nhìn nhau với con mắt đức tin và để nhìn nhận sự thật về chính mình trong kế hoạch của Thiên Chúa, theo thánh ý đời đời của Ngài, chứ không phải theo như những gì chúng ta đã trở nên như hệ quả của lịch sử tội lỗi của chúng ta".

"Nếu tất cả chúng ta có thể học hỏi, và được thúc đẩy bởi Chúa Thánh Thần, để nhìn nhận nhau trong Chúa Kitô, con đường của chúng ta sẽ bằng phẳng và sự hợp tác của chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày mà từ lâu nay đã kết hiệp chúng ta với nhau rất vui vẻ."

Trong bài đáp từ, Đức Tổng Giám Mục Chính thống giáo John Zizioulas của Pergamo, người đứng đầu đoàn đại biểu, bày tỏ "sự cam kết đầy đủ thúc đẩy các cuộc đối thoại thần học giữa hai Giáo Hội trong tinh thần yêu thương, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau."

Ngài chỉ ra rằng Ủy Ban Quốc Tế Đối thoại thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống sẽ gặp nhau trong tháng Chín này nhằm tiếp tục thảo luận về vấn đề quyền bính Đức Giáo Hoàng trong Giáo Hội.

"Đó là một vấn đề khó khăn nhưng với ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta hy vọng sẽ thực hiện được những tiến bộ," Đức Cha Zizioulas nói:

"Cách thức Đức Thánh Cha am hiểu và áp dụng quyền tối thượng của Giáo Hoàng đem lại nguồn cảm hứng và hy vọng trong những nỗ lực của chúng tôi để đạt được những thỏa thuận về vấn đề gai góc này."
 
Ngày truyền thông xã hội
Linh Tiến Khải
12:52 30/06/2014
Phỏng vấn bà Vania De Luca chuyên viên Vaticăn của đài truyền hình Rainews 24 và Chủ tịch Liên hiệp truyền thông Công Giáo vùng Lazio Trung Italia.

Mùng 1-6-2014 là Ngày Truyền Thông Xã Hội lần thứ 48. Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố sứ điệp tựa đề ”Truyền thông phục vụ một nền văn hóa gặp gỡ” ngày 24-1-2014 lễ thánh Phanxicô de Sales, bổn mạng giới truyền thông.

Mở đầu sứ điệp Đức Thánh Cha ghi nhận các tiến bộ kỹ thuật khoa học trong lãnh vực di chuyển và liên lạc đã giúp thế giới này ngày càng trở nên bé nhỏ hơn, khiến cho con người gần nhau hơn trước đây và cũng tùy thuộc nhau hơn trong thế giới toàn cầu.

Nhưng bên trong gia đình nhân loại còn có qúa nhiều chia rẽ và xa cách, giữa người giầu và người nghèo, giữa những người vô gia cư phải sống trên vỉa hè đường phố và các hàng quán giải trí ăn chơi sang trọng. Thế giới khổ đau vì cảnh bị loại trừ, gạt bỏ ngoài lề xã hội, nghèo đói cũng như xung khắc chiến tranh, vì các lý do chính trị, kinh tế, ý thức hệ và cả tôn giáo nữa. Nhưng chính trong bối cảnh này truyền thống xã hội tốt có thể giúp con người gần gũi nhau hơn, hiểu biết nhau và hiệp nhất với nhau hơn. Ý thức hiệp nhất đó của gia đình nhân loại thúc đẩy liên đới và dấn thân tạo dựng một cuộc sống xứng đáng hơn với phẩm giá con người. Các bức tường chia rẽ chỉ có thể được vượt thắng, nếu chúng ta biết lắng nghe nhau và học hỏi nơi nhau. Chúng ta cần hóa giải các khác biệt qua các hình thức đối thoại giúp tăng trưởng sự cảm thông và tôn trọng lẫn nhau. Nền văn hóa gặp gỡ đòi buộc chúng ta không chỉ sẵn sàng cho đi, mà cũng sẵn sàng nhận lãnh từ người khác. Các phương tiện truyền thông có thể giúp chúng ta làm điều này, vì các mạng truyền thông đã đạt các phát triển chưa từng thấy. Cách riêng mạng Internet có thể cống hiến cho chúng ta các khả thể gặp gỡ và liên đới lớn hơn giữa tất cả mọi người. Đó là một ơn tốt lành của Thiên Chúa.

Tuy nhiên, cũng có các nguy hiểm: Tốc độ thông tin nhanh chóng vượt qúa khả năng suy tư và phán đoán của chúng ta, và không cho phép một kiểu trình bầy có chừng mực và đúng đắn. Cái đa dạng của các ý kiến có thể diễn tả sự phong phú, nhưng cũng có thể khép kín trong khung cảnh thông tin chỉ đáp ứng các chờ mong và tư tưởng của chúng ta, hay các lợi lộc chính trị và kinh tế xác định. Môi trường truyền thông có thể giúp chúng ta lớn lên, nhưng cũng có thể làm chúng ta lạc hướng. Ước mong nối kết vi tính có thể khiến cho chúng ta bị cô lập khỏi người bên cạnh và những ai không thể tiếp xúc với các phương tiện truyền thông có nguy cơ bị loại trừ.

Như thế cái gì giúp chúng ta trong môi trường vi tính lớn lên về nhân bản và sự hiểu biết lẫn nhau? Chúng ta phải tái chiếm lại sự chậm rãi và thanh thản. Điều này đòi hỏi thời gian và khả năng thinh lặng và lắng nghe. Chúng ta cũng cần phải kiên nhẫn, nếu muốn hiểu biết người khác. Nều thực sự muốn lắng nghe tha nhân, chúng ta sẽ học nhìn thế giới với đôi mắt khác và đánh giá kinh nghiệm của con người như được biểu lộ trong các nền văn hóa và truyền thống khác nhau, cũng như đánh giá cao các giá trị được gợi hứng từ Kitô giáo như: quan niệm về con người như bản vị, hôn nhân và gia đình, việc phân biệt lãnh vực tôn giáo với lãnh vực chính trị, các nguyên tắc liên đới và phụ đới vv...

Đối với một kitô hữu gương của người Samaritano nhân lành có thể giúp hiểu ý nghĩa của truyền thông như sự ”gần gũi”, bắng cách dùng các phương tiện kỹ thuật truyền thông tân tiến. Người Samaritano không chỉ đến gần, mà còn lãnh trách nhiệm lo lắng cho người bị nạn. Đây không phải là nhận ra người khác giống mình, mà là khả năng làm cho mình giống người khác. Hiệp thông truyền thông có nghĩa là ý thức được mình là người, là con cái của Thiên Chúa. Sự gần gũi là quyền lực của truyền thông. Khi truyền thông có mục đích ưu tiên là dẫn đưa tới chỗ tiêu thụ hay lèo lái người khác, thì chúng ta đứng trước một tấn công bạo lực như sự tấn kích mà người bị cướp đánh và bỏ rơi giữa đường. Thầy lêvi và thầy tư tế không coi anh ta là người thân cận, nhưng như người xa lạ cần tránh xa. Ngày nay một số phương tiện truyền thông có nguy cơ khiến cho chúng ta không biết tới người thân cận. Đi qua dọc các con đường ”kỹ thuật số”, nghĩa là được nối kết không thôi, không dủ. Sự nối kết cần phải được đi kèm bởi sự gặp gỡ đích thực nữa. Chúng ta không thể sống một mình khép kín trong chính mình, nhưng cần yêu thương và được yêu thương, và cần sự dịu hiền. Mạng kỹ thuật số không thể xa lạ với việc chăm lo cho nhân loại. Nó đựơc mời gọi diễn tả sự hiền dịu và có thể là nơi giầu nhân bản. Chỉ có ai thông truyền bằng cách dấn thân chính mình mới có thể diễn tả điểm tham chiếu...

Tiếp tục sứ điệp Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định rằng: Giữa một Giáo Hội gặp tai nạn trệch đường và một Giáo Hội bị bệnh tự quy chiếu về mình, tôi vẫn thích Giáo Hội bị tai nạn hơn. Và các con đường của thế giới là nơi người dân sống... Trong các con đường ấy cũng có các con đường kỹ thuật số, đầy nhân bản, thường bị thương tích: các người nam nữ tìm sự cứu rỗi hay một niềm hy vọng. Nhờ liên mạng mà sứ điệp kitô có thể du hành cho ”tới tận cùng bờ cõi trái đất” (Cv 1,8). Mở cửa các nhà thờ cũng có nghĩa là mở chúng trong môi trường kỹ thuật số, để cho người ta có thể vào trong bất cứ điều kiện nào của cuộc sống, và để cho Tin Mừng có thể bước qua các ngưỡng cửa của đền thờ để ra gặp gỡ mọi người. Chúng ta được mời gọi làm chứng cho một Giáo Hội nhà của mọi người... Trong bối cảnh của truyền thông cần có một Giáo Hội biết đem tới hơi ấm, biết thắp sáng con tim.

Cuộc gặp gỡ và đối thoại giữa Chúa Kitô phục sinh và hai môn đệ trên đường về làng Emmaus day cho chúng ta phải biết len vào cuộc đối thoại với con người ngày nay để hiểu biết các chờ mong, các nghi ngờ, các niềm hy vọng của họ và cống hiến cho họ Tin Mừng, nghĩa là Chúa Giêsu Kitô Thiên Chúa nhập thể làm người chết và sống lại để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và cái chết... Đối thoại có nghĩa là xác tín rằng người khác cần cái gì tốt lành để nói, dành chỗ cho quan điểm và các đề nghị của họ. Đối thoại không có nghĩa là khước từ các tư tưởng và truyền thống của mình, nhưng là từ bỏ yêu sách chúng là duy nhất và tuyệt đối... Đừng sợ trở thành các công dân của môi trường vi tính. Thật quan trọng sự chú ý và hiện diện của Giáo Hội trong thế giới truyền thống để đối thoại với con người ngày nay và đưa nó tới chỗ gặp gỡ Chúa Kitô: một Giáo Hội đồng hành và lên đường với tất cả mọi người. Trong bối cảnh đó cuộc cách mạng của các phương tiện truyền thông và thông tin là một thách đố lớn và đam mê, đòi hỏi các năng lực tươi mát và một sự tưởng tượng mới để thông truyền cho người khác vẻ đẹp của Thiên Chúa.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của bà Vania De Luca chuyên viên Vaticăng của đài truyền hình Rainews 24 và Chủ tịch Liên hiệp truyền thông Công Giáo vùng Lazio Trung Italia, về nội dung sứ điệp nói trên của Đức Thánh Cha.

Hỏi: Thưa bà Vania biết tiến bước cùng với người khác ở đây có nghĩa là gì?

Đáp: Biết cùng bước đi với những người khác có nghĩa là tạo ra các cây cầu với tất cả mọi người và đối thoại với tất cả mọi người. Trong bối cảnh này Đức Thánh Cha Phanxicô viết rằng cách mạng các phương tiện truyền thông cũng là một thách đố, và là một thách đố đòi hỏi các năng lực tươi mát và một trí tưởng tượng mới mẻ, nhưng chúng ta không thể làm được điều này, nếu không gặp gỡ người khác ở nơi họ sống với các tình trạng, các nỗi lo âu, bấp bênh và các vấn nạn của họ.

Hỏi: Đức Thánh Cha Phanxicô viết: ”Đối thoại không có nghĩa là từ bỏ những tư tưởng và truyền thống của mình, nhưng là từ bỏ các yêu sách chúng là duy nhất và tuyệt đối. Điều này trao ban một thúc đẩy đặc biệt cho việc cùng tiến bước với tất cả mọi người, có phải thế không thưa bà?

Đáp: Vâng, chắc chắn là như thế rồi, vì Giáo Hội, theo Đức Thánh Cha Phanxicô, không phải là một Giáo Hội có căn tính yếu đuối, nhưng là một Giáo Hội không yêu sách có tiếng nói duy nhất và cuối cùng về tất cả mọi vấn đề. Một Giáo Hội biết gần gũi với con người và cũng biết xây dựng các lộ trình chung, bởi vì vượt ngoài các khác biệt có sự nhân bản nối liền tất cả mọi người với nhau. Ngày nay nhớ tới điều này có thể là một con đường giúp vượt thắng biết bao nhiêu ranh giới, biết bao nhiêu chia rẽ và biết bao nhiêu thù nghịch, xung khắc và chiến tranh.

Hỏi: Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định rõ ràng trong sứ điệp rằng: ”Giữa một Giáo Hội bị tai nạn trệch ra khỏi đường và một Giáo Hội bị bệnh tự quy chiếu về chính mình, thì chắc chắn tôi thích Giáo Hội bị trệch đường hơn”. Rồi ngài chỉ cho thấy các con đường: các con đường của thế giới, nơi người ta sống, nhưng cũng có các con đường vi tính, ngày nay với các phương tiện truyền thông mới. Có đúng vậy không thưa bà?

Đáp: Vâng, thật đúng như thế. Ngày nay chúng ta sống một cuộc sống chạy vội vã và thông tin cũng chạy vội vã: một việc thông tin nhanh chóng. Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng điều này vượt qúa khả năng suy tư và phán đoán của chúng ta. Một ít nó là giới hạn, nhưng cùng du hành với năng lực - tôi muốn nói về tin tức được truyền đi trực tiếp, trong khi các sự việc đang xảy ra, thì chúng đã được chuyển đi rồi. Một khả thể giúp vượt thắng ranh giới này có thể là ở nơi sự kiện sau khi tin được loan đi và thông truyền, không cần phải khước từ các khoảng trống suy tư, phân tích và cả đào sâu chính các tin tức đó, chẳng hạn bằng cách giúp dựng lại bối cảnh trong đó một tin tức hay một sự kiện hoặc biến cố chín mùi. Có một hạn chế lớn khác nữa mà sứ điệp cảnh giác chúng ta đó là xem ra tất cả chúng ta đều liên quan tới nhau: thế giới ngày càng liên lụy với nhau hơn và một cách nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, cũng có người không thể tiếp cận với các phương tiện truyền thông xã hội và có nguy cơ bị loại trừ.

Hỏi: Thế rồi cũng có vấn đề của những người làm truyền thông, nhưng ngồi đàng sau màn ảnh máy vi tính, nghĩa là không để cho mình bị liên lụy thực sự. Như Đức Thánh Cha nói: ”Chỉ có ai truyền thông bằng cách dấn thấn chính mình mới có thể là một điểm tham chiếu trong cuộc đối thoại với người khác mà thôi”. Bà nghĩ sao?

Đáp: Đó là một nguy cơ mà chúng ta trông thấy nơi giới truyền thông, đặc biệt nơi những người trẻ nhất, và nhất là người trẻ sinh ra trong nền văn hóa vi tính, tức lớp thanh thiếu niên ngày nay. Sứ điệp của Đức Thánh Cha có một đoạn rất hay trong đó ngài nói rằng chúng ta cần yêu thương, cần được yêu thương, chúng ta cần sự dịu hiền và không phải các chiến thuật truyền thông bảo đảm cho vẻ đẹp, lòng tốt, sự thật của việc truyền thông. Đây là đoạn tôi thích nhất và nó theo sau phần phân tích của Đức Thánh Cha Phanxicô là người nói rằng truyền thông phải trở thành sự gần gũi.

Hỏi: Thưa bà Vania, trái nghịch với sự gặp gỡ là việc loai trừ, gạt bỏ ra bên lề, sự nghèo nàn, mà Đức Thánh Cha đã nói với chúng ta nhiều lần. Chúng là các bức tường chia cách chúng ta có đúng thế không?

Đáp: Vâng, đúng như thế. Trái nghịch với tất cả những điều mà chúng ta đã nói là một thế giới loại trừ, một thế giới vô cảm với các khác biệt luôn ngày càng sâu đậm hơn, chẳng hạn như các cách biệt giữa người giầu và người nghèo. Sự kiện trong sứ điệp cho Ngày truyền thống xã hội Đức Thánh Cha Phanxicô nêu bật sự xa cách gây gương mù gương xấu giữa cái xa hoa của những người giầu và sự bần cùng của những người nghèo là một dò xét quan trọng. Thật thế, ở đây, chúng ta nói tới truyền thông và có thể tự hỏi: nói về người giầu và người nghèo có nghĩa gì? Nhưng chìa khóa này của sự nghèo túng và của loại trừ xã hội là một chìa khóa quan trọng mà Đức Thánh Cha Phanxicô lập lại trong mọi khung cảnh, kể cả bối cảnh của truyền thông xã hội. (RG 1-6-2014)
 
Tự do Tôn Giáo thắng lớn ở Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ
Trần Mạnh Trác
22:07 30/06/2014

Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ vửa ra phán quyết cho hai vụ án gộp chung làm một là 'Burwell v. Hobby Lobby' và 'Conestoga Wood v. Burwell' với kết quả 5/4 là những cơ sở thương mại cuả tư nhân không thể bị buộc phải tuân thủ các biện pháp tránh thai cuả Liên Bang khi đi ngược với niềm tin tôn giáo của họ.

Tối Cao Pháp Viện phán quyết rằng chính phủ Liên Bang đã không thể chứng minh rằng những biện pháp tránh thai cuả Liên Bang chỉ là những gánh nặng tối thiểu áp đặt lên cá nhân khi chính quyền thúc đẩy mục tiêu cung cấp thuốc ngừa thai miễn phí cho phụ nữ.

Tòa án phán quyết rằng rằng những biện pháp y tế đó không áp dụng cho các công ty 'riêng tư' (closely-held) khi chủ nhân cuả nó phản đối vì lý do tôn giáo. Sở Thuế IRS cuả HK định nghĩa "tập đoàn riêng tư" là những tập đoàn mà hơn 50% cổ phiếu được giữ bởi 5 cá nhân hoặc ít hơn.

Nhắc lại công ty Hobby Lobby mà chủ nhân là gia đình Green ở Oklahoma đã kiện Đạo luật Y Tế năm 2010 vì đạo luật ấy đòi hỏi các chủ nhân phải cung cấp bảo hiểm y tế bao gồm những biện pháp tránh thai, triệt sản và một số loại thuốc có thể gây ra phá thai sớm. Gia đình Green, theo đạo Tin Lành, cho rằng bộ luật bắt buộc họ phải vi phạm niềm tin Kitô giáo là tạo ra những điều kiện phá thai.

Không tuân thủ đạo luật sẽ dẫn tới việc công ty Hobby Lobby có thể bị phạt hơn 1 triệu USD mỗi ngày.

Công ty Hobby Lobby có hơn 500 cửa hàng trên khắp nước Mỹ, họ điều hành dựa trên niềm tin Kitô giáo cuả gia đình Green, các cửa hàng đều đóng cửa ngày Chúa Nhật và họ trả lương và lợi ích (benefit) cho công nhân cao hơn tiêu chuẩn cuả quốc gia.

Các tôn giáo thuộc Kitô giáo, Do Thái giáo và nhiều nhóm Ấn giáo đã lên tiếng hổ trợ cho Hobby Lobby. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cũng đã viết ý kiến lên Tối Cao Pháp Viện bầy tỏ sự phản đối những luật lệ bắt buộc các chủ doanh nghiệp phải "hoặc là chọn việc cung cấp bảo hiểm cho các sản phẩm vi phạm đến tín ngưỡng tôn giáo của họ, hoặc là phải chiụ những hình phạt tàn khốc cho doanh nghiệp."

Đồng thanh với ý kiến cuả Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, các nhóm 'phò Sự Sống', những đoàn thể 'Dân Chủ phò sự sống', cùng với hơn 100 dân biểu quốc hội và 20 Tiểu Bang cũng đã viết ý kiến ủng hộ cho Hobby Lobby.

Trong phán quyết này, Tòa Án Tối Cao cũng đã phán quyết thắng cho hãng Conestoga Wood Specialties, 'hãng làm đồ gỗ', là một công ty sở hữu bởi một gia đình Mennonite, cũng có những phản đối vì lý do tôn giáo.

Phán quyết trên có thể có một tác động rộng rãi cho hơn 100 vụ kiện còn tồn đọng về tự do tôn giáo cuả hơn 300 nguyên đơn mà trong đó phần lớn là những cơ sở cuả Công Giáo.
 
Top Stories
Vietnam: Release of woman labour rights activist positive but scores remain behind bars
Amnesty International
10:47 30/06/2014
AMNESTY INTERNATIONAL
PRESS RELEASE

30 June 2014

Vietnam: Release of woman labour rights activist positive but scores remain behind bars

The early release of Do Thi Minh Hanh, a woman labour activist and prisoner of conscience, in Viet Nam is a positive step but authorities must now follow up and release the scores of other peaceful activists still behind bars, Amnesty International said.

Hanh, 28, was released on 26 June by Vietnamese authorities and arrived home yesterday. She had been imprisoned for seven years in 2010 for “conducting propaganda against the state”, after handing out leaflets in support of workers demanding better pay and conditions.

“We are of course delighted that Do Thi Minh Hanh has been released, but she should never have been locked up in the first place. Sentencing someone to seven years in prison for handing out leaflets is ludicrous, and a sad indictment of the Vietnamese authorities’ long-lasting crackdown on dissent,” said Rupert Abbott, Amnesty International’s Deputy Asia Pacific Director.

“The Vietnamese authorities must now follow up and immediately and unconditionally release all others who have been jailed for peacefully exercising their human rights.”

Hanh suffered harsh conditions in prison and was frequently beaten by fellow inmates, with guards apparently doing nothing to stop the abuse. She was not given access to adequate medical treatment and is reportedly in bad health.

Several other prisoners of conscience have been released in Viet Nam over the past months, including legal scholar Cu Huy Ha Vu, blogger and pro-democracy activist Nguyen Tien Trung, writer Vi Duc Hoi and teacher Dinh Dang Dinh, who died shortly after his release.

The Vietnamese authorities continue to use laws and decrees to criminalize freedom of expression, and have harshly repressed dissent in recent years. In a 2013 report, Amnesty International documented scores of prisoners of conscience who remain behind bars in the country.
Apart from Hanh, at least four other women are currently imprisoned for “conducting propaganda against the state”, a vaguely worded “offence” the government uses to punish peaceful activists.

These include Ho Thi Bich Khuong, a peaceful activist who was sentenced to five years’ imprisonment in December 2011, and Ta Phong Tan, a founding member of the Free Journalists Club of Viet Nam sentenced to 10 years in jail in September 2012. Khuong’s family say she has been beaten in prison by other prisoners and has not had medical treatment for her injuries. Ta Phong Tan’s mother died after setting herself on fire in July 2012 out of despair at the treatment of her daughter.

At least two other women are each serving long prison sentences after being convicted for aiming to "overthrow" the government – Catholic social activist Nguyen Dang Minh Man and Hoa Hao Buddhist and land rights activist Tran Thi Thuy. Both are accused of being associated with Viet Tan, an overseas based group campaigning for democracy in Viet Nam.

“Viet Nam’s government must repeal the draconian legislation that it continues to use to punish peaceful dissent,” said Rupert Abbott.

“Only once it does this and releases all those it has jailed for speaking out, will the country begin to shed its reputation as one of the worst violators of freedom of expression in South East Asia.”

(For more information please call Amnesty International's press office in London, UK, on +44 20 7413 5566 or email: press@amnesty.org)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo dân Hoàn Lão, Quảng Bình Khát khao ánh sáng tin mừng
Văn Hạnh/Thái Hùng
09:31 30/06/2014
Giáo dân địa bàn Hoàn Lão, Quảng Bình: Khát khao ánh sáng tin mừng

Suốt gần 20 năm qua, bà con giáo dân di cư thuộc địa bàn Hoàn Lão vẫn luôn khát khao được thường xuyên tham dự thánh lễ, cử hành các nghi thức phụng vụ cũng như sinh hoạt đời sống Đức tin của mình trên mảnh đất mà họ đã và đang gắn bó.

Xem Hình

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, bắt đầu với chỉ một số giáo dân di cư từ Nam Định vào Quảng Bình làm ăn sinh sống với công việc chủ yếu là buôn bán nhỏ lẻ, đến nay bà con giáo dân nơi đây đã là một cộng đoàn thực sự với gần 20 hộ gia đình (khoảng 100 nhân danh). Họ thường xuyên cùng nhau sum họp, sinh hoạt và tổ chức các nghi thức phụng vụ truyền thống của Giáo Hội như đọc kinh tối sáng, ngắm nguyện,… Đặc biệt, dù còn rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức các thánh lễ tại đây, nhưng với sự nhiệt thành và cố gắng của cha Phêrô Lê Thanh Hồng (quản xứ Sen Bàng, phụ trách cụm giáo dân Hoàn Lão) thì người giáo dân nơi đây vẫn được hiệp dâng thánh lễ ngay tại các hộ gia đình. Tình cờ được hiện diện và hiệp dâng một thánh lễ nơi đây mới cảm nghiệm sâu sắc nhất những khó khăn cũng như thiếu thốn trong việc cử hành phụng vụ của bà con giáo dân nơi đây.

Giữa cái nóng oi ả mùa hè, trong căn nhà nhỏ chật hẹp thiếu thốn đủ bề, bà con giáo dân nơi đây vẫn quây quần bên nhau hiệp thông với Cha Phêrô Lê Thanh Hồng cử hành thánh lễ một cách long trọng và đầy sốt mến. Không bàn lễ, không bàn đọc, không bàn quỳ, mọi thứ thiết yếu để cử hành thánh lễ đều được tận dụng từ những vật dụng sinh hoạt hằng ngày của gia đình bà con giáo dân. Thế nhưng, trái ngược với những khó khăn, vất vả đó bao nhiêu thì sự nhiệt thành và lòng mến Chúa của bà con nơi đây càng lớn hơn gấp bội.

Chia sẽ về những khó khăn để duy trì đời sống Đức tin của bà con giáo dân nơi đây, linh mục Phê rô Lê Thành Hồng- người vẫn thường xuyên lui tới chia sẻ, động viên cũng như cử hành các nghi thức phụng vụ nơi đây cho biết: “ Là một nhóm nhỏ cộng đoàn dân Chúa, lại là dân di cư nên bà con giáo dân nơi đây không những gặp rất nhiều khó khăn trong công việc làm ăn mà còn rất bấp bênh trong việc gìn giữ Đức tin khi phải sống co cụm giữa rất nhiều bà con lương dân chưa nhận biết Chúa”. Trăn trở lớn nhất của cha Phêrô là làm sao không những duy trì được Đức tin của bà con nơi đây mà còn biến những khó khăn vất vả đó trở thành động lực làm sinh sôi nảy nở thêm nhiều hoa trái từ những hạt giống Đức tin đó. Cha Phêrô và bà con nơi đây cũng mong muốn trong một tương lai không xa giáo điểm Hoàn Lão có thể phát triển mạnh mẽ và trở thành một giáo điểm được chấp thuận nhằm dễ dàng hơn trong công tác mục vụ và truyền bá Lời Chúa cho con em của các gia đình nơi đây.
 
Liên Tu Sĩ Việt Nam tại Roma chúc mừng Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc
Lm Gioan Trần Mạnh Duyệt
10:34 30/06/2014
ROMA - Sau thánh lễ ĐGH Phanxicô trao ban Pallium cho Đức tân TGM Bùi Văn Đọc tại đền thờ thánh Phêrô, Liên Tu Sĩ VN Roma tổ chức cuộc gặp gỡ và chúc mừng đức Tổng Giám Mục Phaolô tại Foyer Phát Diệm ở Roma, với sự tham dự của đại diện giáo sĩ, giáo dân Việt Nam và thế giới, trước phù hiệu “Ad Deum laetitiae meae” (Chúa là nguồn vui của con) của Đức Tổng Giám Mục Phaolô.

Hình ảnh

Tóm tắt tiểu sử đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc:
- 11-11-1944: Sinh tại Đà Lạt
- 1956–1963: Học tại Tiểu chủng viện Thánh Giuse, Sài Gòn
- 1963–1964: Học tại Đại chủng viện Thánh Giuse, Sài Gòn
- 1964–1970: Học tại Đại học Truyền giáo Urbaniana, Roma
- 17-12-1970: Thụ phong linh mục
- 1971–1975: Giáo sư Tiểu chủng viện Simon Hoà, Đại chủng viện Minh Hoà và Đại học Đà Lạt.
- 1975–1995: Giám đốc Đại chủng viện Minh Hoà, giáo phận Đà Lạt
- 1986–2008: Giáo sư thần học tín lý Đại chủng viện Thánh Giuse, Sài Gòn
- 1991–1995: Giáo sư thần học tín lý Đại chủng viện Thánh Giuse, Hà Nội
- 1994–1996: Giáo sư thần học tín lý Đại chủng viện Huế
- 1995–1999: Tổng đại diện giáo phận Đà Lạt
- 26-03-1999: được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giám mục chính toà giáo phận Mỹ Tho và đã chọn châm ngôn Giám mục là “Chúa là nguồn vui của con
- 20-05-1999: Thánh lễ tấn phong Giám mục tại nhà thờ Chính toà Đà Lạt, do Đức Tổng giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn chủ phong
- 27-05-1999: Nhận giáo phận Mỹ Tho.
- 29-09-20013: được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm TGM Phó với quyền kế vị TGP Saigòn; đồng thời làm Giám quản tông tòa GP. Mỹ Tho.
- Tháng 10/2013: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam bầu Ngài làm chủ tịch cho nhiệm kỳ 2013-2016.
- 24-04-2014: Tổng Giám Mục TGP Saigòn.
- 29-06-2014: ĐTC Phanxicô ban Pallium biểu hiệu sự gắn bó các chủ chăn lớn trong đại sự chăn dắt Đoàn Chiên Chúa là Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền.
 
Giáo xứ Nhượng Nghĩa, GP Đà Nẵng, mừng 60 năm thành lập
Toma Trương Văn Ân
12:49 30/06/2014
Giáo xứ Nhượng Nghĩa, GP Đà Nẵng, mừng 60 năm thành lập (1954 – 2014)

Chúa Nhật 29 / 6 / 2014, Lễ mừng Kính hai Thánh Tông Đồ Phê-rô Phao-lô, bổn Mạng Giáo xứ Nhượng Nghĩa, Hạt Hội An - Giáo phận Đà Nẵng. Giáo xứ hân hoan đón Đức Giám Mục Giuse – Giám Mục Giáo phận đến ban Phép Thêm sức cho 22 con em trong giáo xứ.

Hình ảnh

Trong dịp này còn có quý Cha nguyên Quản xứ, quý Cha là con em của Giáo xứ, quý Cha trong Hạt Hội An, quý Cha Khách, quý Tu sĩ nam nữ đã phục vụ và xuất thân tại Giáo xứ, quý ông bà anh chị nguyên gốc tại giáo xứ nay định cư ở nơi xa trở về thăm, đã đến hiệp dâng Thánh lễ mừng 60 năm thành lập Giáo xứ.

Đây là dịp cộng đoàn Giáo xứ tạ ơn Thiên Chúa đã ban muôn ơn, bao bọc nâng đỡ, yêu thương dẫn đưa mỗi người và Cộng đoàn và tri ân quý Cha nguyên Quản xứ, quý ông bà bao thế hệ đi trước, còn sống cũng như đã qua đời, đã dày công vun đắp giáo xứ, từ những ngày đầu đầy khó khăn về mọi mặt. Cộng đoàn nhỏ bé ban đầu chỉ có 13 gia đình gốc Giáo xứ Nhượng Bạn và Trung Nghĩa giáo phận Vinh, sống bằng nghề sông nước đến định cư 1953, sau biến cố 1954, một số gia đình ở nhiều giáo xứ khác nhau, đa phần sống nghề đánh cá, đã đến định cư và nay hầu hết đã chuyển đổi nghề lên bờ, chỉ còn vài gia đình tiếp nối nghề cha ông.

Đến hôm nay Giáo xứ khang trang đẹp về cơ sở vật chất, Đức Tin cộng đoàn được đi vào chiều sâu kết hợp với Ba Ngôi Thiên Chúa, và là nhân chứng Tin Mừng trong môi trường mình đang sống, đang làm việc.

Dịp này, Giáo xứ vui mừng tri ân, mừng chúc thọ 22 ông bà cao niên từ 75 tuổi trở lên trong giáo xứ. Một hình ảnh thật là đẹp khi 22 ông bà cao niên ngồi đối xứng với 22 em lãnh nhận Bí tích Thêm sức. Đức Tin được nuôi dưỡng và phát triển nơi ông bà cha mẹ, là những người đã thông truyền Đức Tin cho con cháu. Ông bà cao niên là nhân chứng lịch sử Giáo xứ, Đại diện cho các Vị tiền nhân và quý Cha nguyên Quản xứ đã hy sinh rất nhiều cho giáo xứ có được kết quả tốt đẹp ngày hôm nay, đặc biệt là ơn Đức Tin, được làm con Chúa.

Một niềm vui nối tiếp niềm vui khi Đức Giám Mục đến, Ngài đem Phép lành Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã ưu ái ban cho cộng đoàn Giáo xứ trong dịp mừng 60 năm thành lập.

Trong huấn từ sau công bố Lời Chúa, ĐGM đặt câu hỏi với các em sắp nhận Bí tích Thêm sức, nhưng cũng là một cách hỏi mỗi người trong cộng đoàn, về ý nghĩa hình ảnh biểu tượng là chiếc chìa khóa trên tay Thánh Phê-rô. Một em đã mạnh dạn đứng dậy trả lời ý chính về việc Chúa Ki-tô giao cho Phê-rô Chìa khóa Nước Trời ( Mt 16,13-19 ). ĐGM huấn giáo đó chính là chìa khóa Đức Tin mà Chúa cũng giao cho mỗi người chúng ta, Chìa khóa Đức Tin mỗi người có mở được Nước Trời hay không còn tùy thuộc vào đời sống thực hành Lời Chúa mỗi ngày.

Cuối Thánh lễ, ĐGM và Cha Quản xứ đã trao Bằng Mừng Thọ và tặng quà cho quý cụ. Niềm vui sướng cả cộng đoàn, cách riêng con cháu quý cụ được mừng thọ hôm nay, bài hát công ơn mẹ cha được cất lên làm cảm động nhiều người hiện diện.

Trước lúc kết thúc Thánh lễ, ông Phê-rô Võ Thái Hoàng, Trưởng Ban Thường vụ Hội đồng Mục vụ, Đại diện Giáo xứ đã cám ơn ĐGM, quý Cha đồng tế, quý Tu Sĩ, quý khách và ông bà anh chị nguyên gốc giáo xứ ở xa về thăm, đã hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Giáo xứ và chung chia niềm vui với giáo xứ.

ĐGM đã có lời khen khích lệ về cộng đoàn nhỏ bé Nhượng Nghĩa ( hiện nay khoảng 1000 người) có những đóng góp một phần trong cộng đoàn Giáo phận Đà Nẵng trước lúc Ngài Ban Phép Lành Tòa Thánh cách trọng thể kết thúc Thánh lễ.

Sau Thánh lễ, một tiệc mừng thật là vui, người người tay bắt mặt mừng, nhiều ông bà anh chị ở xa cách về mặt địa lý ( Sài Gòn, Ban Mê Thuộc…có người cách nửa vòng trái đất ) nhưng không cách xa lòng với Giáo xứ gốc Nhượng Nghĩa.

Trong buổi tiệc, một chương trình văn nghệ đặc sắc cây nhà lá vườn gồm 16 tiết mục được tập luyện chuẩn bị từ trước, trong đó có 6 tiết mục nội dung, ý thơ, lời ca, giai điệu đa dạng viết về Giáo xứ, do con em trong Giáo xứ và gốc Giáo xứ tự biên tự diễn đem lại ấn tượng tốt trong nhiều người. kèm thêm vào chương trình là 5 tiết mục của anh chị em gốc Nhượng Nghĩa ở xa mang về, vẫn mang đậm hơi thở yêu thương mến yêu quê hương Nhượng Nghĩa.

Khi mọi người đã no lòng nhưng chưa thỏa dạ vì chương trình văn nghệ cứ còn tiếp diễn, đến khi bài ca cảm tạ Hồng Ân Chúa Bao la được ban tổ chức cất lên, mọi người cảm nhận kết thúc một ngày Giáo xứ có quá nhiều điều để mừng.

Tạ ơn Thiên Chúa, ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
Tri ân Tiền nhân, vui đắp cho chúng con chốn này.
 
Hòa Lan : Thánh lễ ngày truyền giáo
Thanh Sơn (Đức Quốc)
15:09 30/06/2014
HÒA LAN: THÁNH LỄ NGÀY HỌP MẶT TRUYỀN GIÁO VÀ MỪNG 45 NĂM LM: CỦA ĐÔ. PHÊRÔTRẦN VĂN HÒA

Hôm nay 28.06.2014 tại dòng Truyền Giáo Ngôi Lời một ngày gặp mặt với nhiều ý nghĩa:

Điểm thứ nhất: là về viếng thăm nơi nhà dòng mẹ "Ngôi Lời SVD." (Steyl) nơi có mộ của thánh tổ Arnold Janssen sáng lập, ở xứ sở Vương Quốc Hoa Tulip Hòa Lan.

Như thông lệ hàng năm có một ngày gặp gỡ tất cả những thân nhân cũng như ân nhân của nhà dòng đã và đang giúp đỡ cho các Lm. tu sỹ Việt Nam thuộc dòng Ngôi Lời SVD. để đi truyền giáo đó đây như Phi Châu, Á châu v.v...

Thánh lễ bắt đầu vào lúc 11giờ do Đức ông Phêrô Trần Văn Hòa chủ sự cùng 4 Lm. Sau lời giới thiệu và chào mừng khoảng 400 giáo dân từ Đức, Pháp, Bỉ, Hoà Lan, Việt Nam v,v... tới hiệp lễ tham dự.

Trước thánh lễ các em thiếu nhi đến từ Mönchengladbach với phần vũ tiến hoa vô cùng dễ thương và cảm động, có mấy em chắc mới khoảng 3-4 tuổi với những chùm hoa tươi thắm rất to so với hình dáng của các em trong vũ khúc nhịp nhàng dâng kính Đức Mẹ. Nhìn các em bé như những thiên thần chắc chắn sẽ được Đức Mẹ thương yêu các em cách đặc biệt. Cám ơn các em và nhất là những người đã bỏ nhiều công sức để đi đưa đón các em, rồi tập dợt, quần áo và ăn uống. Những nét truyền thống đẹp đẽ trong đạo như vậy mong luôn được bồi đắp vun trồng ở tất cả mọi nơi trên thế giới.

Cha Martino Vũ Quốc Vinh vừa từ nước Cộng Hòa Chad bên Phi Chầu truyền giáo về. Cha chia sẻ lời Chúa qua những câu chuyện đời thường mà cha đã và đang sống ở đây. Tất cả nhóm là tám Lm. phục vụ truyền giáo cho 52 ngôi làng, chu vi khoảng 50 cây số vuông. Không có đường nên cứ phải băng rừng mà đi. Hoặc có đường mòn thì chạy xe máy. Điện thì nơi trung tâm chỉ có vài tiếng đồng hồ mỗi ngày. Rất nóng, nhiệt độ có hôm là 45 độ C. Muỗi ruồi nhiều nên dễ bị sốt rét. Bị cướp tiền bạc đồ đạc là bình thương. Có lần Đức Cha cũng bị cướp xong nó còn đạp cho mấy đạp rồi mới thả cho đi.

Vài câu chuyện tôi nhớ được như sau.

Thứ nhất là vấn đề ăn uống:

Nơi những miền quê nước Chad này họ chỉ ăn mỗi ngày có một bữa vào khoảng 3-4 giờ chiều, và ăn bốc. Đa số là bột củ khoai mỳ (sắn). Họ nhồi bột với một chút nước và nướng lên, hoặc trộn với vài thứ lặt vặt và nấu chín, rồi dọn lên trong mâm hoặc trong nồi, và chia nhau bốc ăn. Cái đặc biệt của họ là bốc một miếng là phải nhét cho bằng hết vào miệng chứ không được để dư lại, sau đó là liếm cho sạch hết những thức ăn mà còn dính nơi từng ngón tay, sau đó mới được bốc tới lần kế tiếp. Đến khi ăn xong thì họ lấy một chậu hoặc nồi nước đã chẳng sạch sẽ gì rồi đưa những bàn tay đã bốc thức ăn vào đó quậy lại cho sạch sẽ, rửa những chất đồ ăn còn dính lại ở bàn tay để khỏi phí đi những chất bổ sau đó là cùng nhau uống hết . Và các Lm. truyền giáo nơi đây thì cũng phải bốc và ăn như họ vậy thôi. Đây là vấn đề đầu tiên mà chúng tôi gặp phải.

Thứ hai là vấn đề đa thê:

Ở đây họ sống đa thê là bình thường. Một ông hai ba bốn năm bà. Có một ông khi nghe chúng tôi giảng đạo một thời gian rồi thì cũng muốn được rửa, nhưng vì ông có tới năm bà vợ và gần 40 đứa con thì làm sao mà được. Đức Giám Mục đến khuyên ông, theo luật đạo rằng: nếu muốn rửa tội thì chỉ được chọn một bà thôi còn những bà kia thì phải chia tay nhưng ông ấy nhất định không chịu. Cuối cùng thì ông cũng đồng ý cho 36 đứa con rửa tội trước. (Có lần tôi đến thăm và gặp ông tôi mới nói đùa: Vậy sao ông không cưới luôn 2 bà nữa cho nó đủ một tuần!!! ông cười và nói: tốn lắm cha ơi!)

Chuyện thứ ba là vấn đề nghiện rượu:

Ở đây hầu như là bà nào cũng biết cách làm rượu. Đàn ông là nghiện hầu như hết, còn đàn bà thì cũng gần bằng như vậy. Cho nên lúc đầu thì còn dâng thánh lễ buổi chiều, bây giờ thì chỉ dâng buổi sáng sớm mà thôi, vì nếu dâng thánh lễ buổi chiều thì trong nhà thờ họ đã xỉn hết 50% rồi và như thế là họ hát lễ và nhảy múa hoài không ngưng nên dâng lễ buổi chiều là rất mệt...

Chuyện thứ bốn là họ tin về thần linh phù thủy:

Khi họ bị bệnh thì thường theo thói quen đến những người thầy chữa về tà ma mà chữa, đến khi gần chết rồi mà không khỏi mới đưa đến nhờ các linh mục.

Khi Lm. trừ tà và sức dầu rồi thì họ rất là tin tưởng và cho thuốc thì họ không chịu uống và nói rằng: Ông cha ban phép lành là đủ rồi.

Mình lại phải giải thích cho họ đủ thứ thì họ mới chịu uống thuốc.

Họ thấy tôi có cái Laptop mở ra thấy hình ảnh tin tức đủ thứ, thế là họ nói với nhau rằng: Trong cái cục hình vuông của ông cha đó, khi mở ra là thấy hết mọi cái á. Cũng nhờ họ tin thế cho nên nó cũng có nhiều lợi nhưng cũng lắm hại. Hại là nhiều khi họ đến nhà mình gõ cửa khi mình ra mở là họ nói: Ông cha ơi! làm ơn mở cái máy hình vuông lên xem giùm coi cái này (... ) của con nó đang ở đâu? v.v...

Nhờ thế mà có một lần kia có một chú bé khoảng 10 tuổi bố mẹ đưa tiền cho đi mua gì đó mà ham chơi với bạn bè nên bị mất cắp số tiền vào khoảng 5 USD. So với bên đó là khá lớn, nên cậu khóc không dám về nhà. Khi tôi thấy cậu khóc và kể bị mất tiền như thế tôi mới gom các em lại và nói: Đứa nào mà lỡ lấy tiền của bạn này thì phải bỏ ra trả lại , bằng không chiều nay cha mở máy Laptop lên xem tiền của em này đang ở đâu là dừng có trách nhá...thế là một lúc sau thấy số tiền đó nó nằm ở ngoài sân ...(cả nhà thờ cười vang).

Những lời nguyện của giáo dân vang lên cầu cho Tổ Quốc, Dân Tộc, và Giáo Hội, đặc biệt cho các tu tỹ và nhưng người cộng tác truyền giáo.

Cuối thánh lễ có giờ chầu Thánh Thể đặc biệt trọng thể.

Sau khi giáo dân nhận phép lành cuối lễ. Lm. Giuse Lê Văn Thắng đại diện BTC. cám ơn tất cả những đóng góp của mọi người, ca đoàn, âm thanh và các em thiên thần bé nhỏ trong đội dâng hoa Đức Mẹ, đội giúp lễ và cha tặng bao lộc và qùa mừng cho các em v.v...

Ngài cũng cám ơn tất cả tham dự viên đặc biệt vị chủ tế thánh lễ là Đức Ông Phêrô Trần Văn Hòa hôm nay, cũng là ngày ngài bước lên bàn thánh lãnh chức linh mục được 45 năm. Đúng vào ngày kính hai thánh lớn của Giáo Hội Phêrô và Phaolô. Những đại diện hội đoàn đã lên chứ mừng ngài, những bó hoa tươi đẹp và những gói qùa đã được trao tặng đến ngài, để ngài tiếp tục cho đi tới những nơi cần sự truyền giáo của ngài. Những tràng pháo tay như bất tận mừng ngày 45 năm thiên chức Lm ngài bước lên lãnh nhận bàn thánh.

Cuối cùng cha Giuse Lê VănThắng kính mời Đức ông qúy cha qúy tu sỹ và tất cả sang hội trường nhà dòng để ăn trưa và văn nghệ suốt cả ngày hôm nay cho đến tối.

Một điểm của hôm nay nơi đây nữa là nơi hành hương, với tâm tình tìm về nơi khai sinh ra dòng truyền giáo Ngôi Lời SVD và kính viếng ngôi mộ của vị thánh tổ.

Nhà dòng đầu tiên này nằm bên bờ sông được khai mở vào ngày 08.09.1875 ở Steyl, Hòa Lan, từ đó bắt đầu dòng Thừa Sai Ngôi Lời SVD. ra đời. Ngay từ ban đầu hội dòng mới này đã phát triển như là một cộng đồng cho cả linh mục lẫn Sư Huynh. Ngày 02.03. 1879, hai vị thừa sai đầu tiên đã lên đường đi Trung Hoa, một trong hai vị này là thánh Joseph Freinademetz.

Tôi được biết rằng cha thánh Arnold Jansen ngài lập lên tới 3 dòng, vì sau khi thành lập dòng tu nam được 14 năm đã phát triển khá nhanh. Một số các chị em cũng phụ giúp nhiều công việc đã trình bày cùng ngài rằng họ cũng muốn phục vụ việc truyền giáo như là các nữ tu để truyền rao lời Chúa. Nhờ ơn Chúa Thánh Thần đã thúc đẩy cha bề trên sáng lập Arnold Janssen vào ngày Lễ đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 08.12.1889, thành lập ra một hội dòng truyền giáo nữ "Tôi Tớ Thánh Linh", SSpS (Servants of the Holy Spirit) . Những Nữ Tu đầu tiên này đã lên đường đến Á Căn Ðình năm 1895. Đặc biệt nay có vị Chân Phước Maria Helena Stollenwerk.

Năm 1896 cha Arnold đã chọn một số nữ tu của mình để thành lập một dòng kín nữa để các chị chuyên về việc cầu nguyện cho những tu sỹ truyền giáo và chiêm niệm. Và từ đó dòng Tôi Tớ của Thánh Thần ra đời, SSpSAP. Công việc của họ đối với vấn truyền giáo là phải bảo trì việc tôn thờ Bí Tích Thánh Thể, cầu nguyện ngày đêm cho Giáo Hội và đặc biệt cho hai hội dòng truyền giáo. (Các nữ tu chiêm niệm này khoác áo màu hồng)

Cuộc sống của ngài là một cuộc sống liên lỉ tìm kiếm ý muốn của Thiên Chúa, hết lòng trông cậy vào sự quan phòng của Chúa và chuyên cần làm việc.

Công việc của ngài đã được chúc phúc rõ ràng, phát triển rất nhanh với các cộng đồng ngài đã thành lập. Hiện nay vào khoảng 10 ngàn Thừa Sai Ngôi Lời hoạt động ở trên 60 quốc gia. hơn 3800 các Tôi Tớ trung thành của Thánh Linh, và hơn 300 Tỳ Nữ Thánh Linh Thường Trực Chiệm Niệm Tôn Thờ Thánh Thể để cầu nguyện cho việc truyền giáo.

Cha Arnold qua đời ngày 15.01.1909.

Ngày 05 10. 2003 ĐGH. Gioan Phaolô II tôn phong ngài lên hàng hiển thánh.

Hôm nay là một ngày lễ kính hai thánh lớn Phêrô và Phaolô của Giáo Hội. "Là Đá Tảng và Trụ Đồng" chống đỡ Giáo Hội. Một ngày họp mặt vô cùng ý nghĩa cho công cuộc truyền giáo, một ngày mang rất nhiều ý nghĩa đẹp, một ngày chung vui với nhau trong tâm tình yêu thương hòa đồng của tất cả mọi người. Như qúy cha đến từ Việt Nam, từ Phi Châu, từ Mỹ Châu và Âu Châu này, cũng như khoảng 400 giáo dân đã tìm về ngôi nhà dòng mẹ, nơi khai sinh ra dòng tuyền giáo Ngôi Lời SVD.

Ngày hôm nay khắp muôn phương tìm đến

Đốt nên từng ngọn nến sáng lung linh

Họp nhau đây chia sẻ những ân tình

Tràn hân hoan bình minh ôi! rực rỡ

Kính xin Ngài nâng đỡ quê hương con

Nguyện làm sao con đáp trả cho tròn

Theo Thánh ý tấm lòng son dâng hiến

Ngài là Đường để tiến bước lên cao.

Thanh Sơn 29.06.2014

Tường thuật và cùng ghi hình.
 
Văn Hóa
Lá thư Canada : Gốc Chó Sói
Trà Lũ
09:08 30/06/2014
Lá thư Canada: GỐC CHÓ SÓI

Canada đã vào hè, đã nắng vàng chói chang, đã gió nóng hừng hực. Vườn trước vườn sau đã đầy hoa đầy lá, kinh giới tía tô giấp cá đã um tùm. Bấy chin đã bắt đầu líu lo, đàn bướm đã bắt đầu bay lượn. Giữa trời đất chan hòa sức sống này, dân Canada đi vào những lễ hội lớn

Mở đầu là D-Day, ngày kỷ niệm quân đội Đồng Minh đổ bộ ở Normandie giải phóng nước Pháp và Âu Châu. Trong đoàn quân giải phóng này có hơn 14 ngàn quân Canada đó nha, thưa các cụ. Năm đó, 1944, Canada tuy là một quốc gia tân lập, mới 87 tuổi, cũng đã nhiệt tình tham gia chiến dịch giải cứu anh em Âu Châu. Canada được giao trọng trách đổ bộ bãi Juno và số thương vong lên tới 359 người. Năm nay Canada tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm ngày lịch sử ở đài Chiến Sĩ Trận Vong tại thủ đô Ottawa. Được biết các chiến sĩ Canada nằm xuống trong cuộc đổ bộ này đã được an táng tại một nghĩa địa riêng trên đất Pháp. Một điều rất đặc biệt và lạ lùng là trong nghĩa địa Canada này có một loài hoa màu đỏ mọc lan tràn giữa các phần mộ. Đó là hoa POPPY. Chỉ ở nghĩa trang Canada này mới có hoa poppy mọc lan tràn như thế, nên Canada đã chọn bông hoa này làm biểu tượng thương nhớ các chiến sĩ đã nằm xuống. Lễ chiến sĩ trận vong, Remembrance Day, ngày 11 tháng Mười Một hàng năm, hầu như người Canada nào cũng đeo hoa poppy ở cổ áo.

Chuyện đổ bộ bên Tây trên đây làm tôi chợt nhớ tơi một chuyện đổ bộ khác , không phải ở bên Tây mà ở Canada, không phải ở Normandie mà ở Quebec. Chuyện xảy ra tối ngày 7 tháng Sáu, ngay sau ngày kỷ niệm D-Day. Đó là cuộc vươt ngục ngoạn mục bằng trực thăng của 3 tù nhân ở nhà tù Orsainville ngoại ô tỉnh Quebec. Cảnh 3 tù nhân leo lên trực thăng biến đi trông như chuyện chỉ có trong phim trinh thám . Mãi 2 tuần sau cảnh sát mới bắt lại được 3 tên này. Đây là cuộc vượt thoát bằng trực thăng lần thứ hai ở Canada. Năm 2013 cũng đã xảy ra một vụ như vậy ở Montreal. Giới chức các nhà tù đang phải nghĩ lại các hàng rào. Rồi đây, ngoài việc chăng thép gai và xây tường cao quanh sân, nhà tù sẽ phải nghĩ đến việc chăng rào trên cao nữa.

Thoát tù bằng trực thăng, chuyện như mơ mà có thực, Ông ODP bảo đây là một nét rất Canada, chỉ ở Canada mới có. Tôi còn có thêm một nét nữa cũng rất Canada. Đây mời các bạn coi. Nói rồi ông một giơ ra cho cả làng xem một tấm ảnh chụp 2 vị cảnh sát ở tỉnh London đang ngăn xe cộ trên đường để một đàn vịt đi qua. Đàn này gồm 1 vịt mẹ đang dẫn một bày vịt con lẫm chẫm sang đường. Cảnh sát chặn đường để cho một đàn vịt đi qua, các cụ phương xa có thấy cảnh nào như vậy ở nơi các cụ ở không? Vịt hoang sống trên các mặt hồ Canada nhiều lắm các cụ ạ. Ngày xưa khi phe Mít ta vừa tới định cư ở đây thì đã có vài đấng nổi máu nhậu, đã ra công viên bắt vịt về nhà đánh tiết canh .Vịt hoang vô chủ mà, bắt tự do mà, ai dè bắt xong phe ta đã bị cảnh sát mang ra tòa. Bài học nhớ đời cho bà con.

Nhân nói về an ninh, anh John kể rằng mới đây một bà lão 85 tuổi đang đi dạo ngoài công viên Carlingwood ở Ottawa đã bị một tên chạy xe máy giật mất cái bóp. Anh lưu ý các cụ trong làng nên cẩn thận khi đi bách bộ. Ông ODP nghe xong tin này thì cười hì hì. Ông bảo giá ông sống ở Ottawa thì ông sẽ tiếp tay với cảnh sát dạy cho những tên bất lương này một bài học. Ai cũng thắc mắc dạy bài học ra sao. Ông ODP lại cười hà hà rồi kể : Năm xưa tôi quen một bà cụ ở Cali, bà cao tuồi nhưng rất vui vẻ và nhiều máu tếu. Bà thuật rằng năm đó bà cũng nghe vụ một cụ già bị giật bóp trong công viên, bà cụ liền ra tay trừ tà. Bà liền kiếm một cái bóp cũ, để vào trong một gói nhỏ, rồi ung dung ra đi bách bộ. Bà chọn con đường vắng để dụ kẻ gian. Bà đi được một chập thì quả nhiên một tên khốn kiếp chạy vèo qua và đã giật cái bóp cụ đang đeo vai. Bị mất bóp mà cụ phá ra cười. Cụ vừa cười vừa nói lớn : Chúc con may mắn nha… Dân làng nghe đến đây thì chưa hiểu gì cả. Ông ODP kể tiếp : Thì ra bà già đã gói mấy cục cứt chó trong bóp. Tôi nghĩ rằng cái anh giật bóp sẽ nhớ đời bài học này. Tôi cũng sẽ bắt chước bà già làm như vậy nếu ở Ottawa.

Trên đây là những tin nhỏ. Tin quan trọng nhất trong tháng Sáu này là việc ông Từ Hòe từ miền tây Canada đã về làng để cùng các nhà đại quân tử chúng tôi xem đá banh World Cup. Ông đã hứa từ hồi Tết là sẽ về dịp này. Ông bảo xem đá banh một mình thì buồn lắm, vì xem đá banh thì phải có bạn. Xem đá banh không phải chỉ cần mắt mà còn cần tai , miệng và tứ chi nữa. Mắt thì xem đường banh, xem cầu thủ, xem mánh lới dẫn banh, cướp banh, những cú làm bàn, Tai phải nghe bình luận và tiếng hò hét cổ võ, miệng phải hò la phải cười và nhiều khi phải chửi thề, tay phải đập bàn đập ghế hay đập vai nhau, phải đứng dậy giơ chân giơ tay ăn mừng… Ông bảo chú em của ông ở miền tây không biết đá banh, không biết thưởng thức các trận cầu, nên ông không có bạn. Ông thích về làng ở Toronto này vì ông có cả một đội ngũ biết chơi banh. Cụ Chánh đá banh từ bé, từ hồi đi học mẫu giáo. Ngày xưa đâu có trái banh như bây giờ. Ngày xưa cụ đá trái banh là quà bưởi, đá cho đến lúc quả bưởi vỡ ra mới thôi. Lớn lên chút nữa thì qủa banh bó bằng lá chuối. Ông H.O. và ông ODP thì khỏi nói, có dịp là các ngài nói chuyện đá banh, nói chuyện cầu thủ Tam Lang ở VN ngày xưa hay cầu thủ Ronaldo của Bồ Đào Nha ngày nay. Còn tôi thì khỏi nói, chỉ thua ông Từ Hòe một chút xíu thôi. Tôi đã từng trốn học đi đá banh, đã từng leo rào cầu trường vào xem cọp vì ngày xưa không có tiền mua vé…Trong làng chỉ có anh John là mới biết mê đá banh, từ khi anh chơi vói bọn tôi. Anh John thuộc lớp dân bản địa da trắng, môn thể thao chính của họ là hockey, quần vợt và bóng rổ. Anh John bây giờ đã bị chúng tôi bỏ bùa, không trận cầu nào mà anh vắng mặt.

Ông Từ Hòe về làng trước ngày khai mạc Worl Cup 2014 . Về làng, trụ trì ở nhà Cụ Chánh, ông đánh trống họp phe liền ông, tức các triết gia quân tử chúng tôi ngay. Sau một ngày dài bàn cãi, cuối cùng chúng tôi quyết định như thế này : Các ngài quân từ sẽ góp tiền mua một cái máy TV 50 inches, hiệu Samsung mới nhất. Máy có màn hình lớn nên xem rất đã con mắt. Các bà đứng ngoài, không tham gia hội banh của chúng tôi. Vì thi các vòng đầu nên mỗi ngày có nhiều trận, hai trận đầu chúng tôi ngồi nhà xem, trận thứ ba thì kéo nhau ra quán cà phê ngã tư để cùng xem với dân da trắng. Khối dân da trắng này cũng mê đá banh y như chúng tôi. Họ là lớp di dân gốc từ Âu Châu hay Nam Mỹ, toàn những dân chơi banh từ bé. Xem banh với họ có cái lợi là nghe họ phản ứng và bình luận cũng rất hay, rất vui tai. Ồn ào nhất lá mấy ông gốc Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Đức. Xem trận thứ ba trong ngày này thì chúng tôi cá độ. Ai thua thì phải bao cả nhóm bữa ăn tối. Ôi, các bữa ăn tối này mới ngon làm sao. Ông ODP và ông H.O. là hai người rành ăn nhất đám, vừa biết những hiệu ăn ngon và biết chọn món ăn. Đất Toronto này là đất văn vật các cụ ạ. Món Tây món Tàu món Nhật món Thái món VN đủ hết. Tối nay ăn nhà hàng ni, tối mai ăn nhà hàng khác. Sướng vô cùng cái miền đất hạnh phúc này.

Làng nhậu của tôi thật là hên vì có hai nhà đại quân tử bình luận, nghe đã tai và sướng con mắt vô cùng. Ông Từ Hòe và ông ODP, hai ông vua này mà mở miệng thì không thua gì ông Huyền Vũ trên đài phát thanh ngày xưa ở Saigon. Các ông bàn nhiều chuyện lắm. Chẳng hạn chuyện Tây Ban Nha vô địch thế giới túc cầu bao nhiêu năm, thế mà năm nay, ngay vòng đầu đã bị Hòa Lan và Chile đè bẹp thảm bại. Anh John tỏ ra kính phục ông Từ Hoe vô cùng khi nghe ông luận về 2 chữ mà ông chê giới truyền thông nói tiếng Anh đã dùng sai, rất sai. Đó là hai chữ ‘penalty shoot-out’. Chúng tôi nghe quen tai rồi nên không biết sai ở chỗ nào. Ông Từ Hòe nói ngay : Khi hai độu banh thủ huề, 0-0, không phân thắng bại, thì có màn đá dứt điểm. Chỉ có một cầu thủ đá trực tiếp, xa khung thành 11 thước. Mỗi bên đá 3 lần. Đây là những cú đá quyết định, gây nhức tim và gây hồi hộp nhất Đa số là trái banh đều lọt lưới. Anh thủ thành nào mà bắt được một trái banh là một điểm thắng lớn. Vì hai bên ngang sức không phân thắng bại nên phải dùng cái phép đá thêm này. Hai bên cùng giỏi ngang nhau thì tại sao lại gọi những cú đá này là ‘penalty’, là phạt ? Phạt tội gì? Tiếng Anh đã dùng sai tiếng penalty. Tiếng Việt không nên dịch là ‘đá phạt’, mà nên dịch là ‘đá dứt điểm’.

Nghe có lý quá phải không các cụ. Anh John thì gật đầu lia lịa : Bác nói rất có lý’. Ông ODP còn bình luận tiếp : Tôi xin được nói về cái đầu. Tên là ‘đá’ banh, nhưng trong trận banh cái đầu cũng giữ phần rất quan trọng, Nhiều bàn thắng nhờ cái đầu húc banh vào thành. Xem đá banh, tôi thích nhất cái màn đá phạt góc. Trái banh được đá từ góc sân hướng về khung thành, hầu như các cầu thủ đều dùng đầu, hoặc húc banh ra, hoặc húc banh vào. Thắng thua nằm trong gang tấc. Tên là túc cầu, tức là đá banh bằng chân , nhưng nhiều cầu thủ đã dùng cái đầu ghi bàn thắng. Ông Trời tạo ra cái đầu con người thật là khỏe. Nhiều đường banh đi rất nhanh rất mạnh, thế mà cái đầu đỡ cái rẹt ngon lành. Tôi chưa thấy có cầu thủ nào đỡ banh bằng đầu mà té xỉu cả.

Phe các bà trong làng nghe các nhà quân tử chúng tôi bình luận về các đường banh thì tỏ ra lơ là, nhưng khi nghe ông ODP luận về sự sung sướng thì các bà tỏ ra chú ý đặc biệt và vỗ tay ào ào. Các cụ có biết ông ODP luận về cái sung sướng làm sao không? Thưa, ông luận thế này : Xưa nay người ta thường bảo cái cực sướng chỉ diễn ra trong cuộc làm tình. Ông bảo không đúng như vậy. Người ta nhìn được cái cực sướng trên nét mặt của anh cầu thủ vừa đá lọt lưới đối phương. Các cụ cứ nhìn kỹ mà coi : mặt anh cầu thủ sướng ngất, miệng há to, vừa chạy vừa la, có khi ôm mặt nằm quay lơ trên sân, rồi các đồng đội cũng hò hét rồi chạy tới ôm lấy anh ta và ôm lấy nhau. Nét mặt của những người này diễn tả đúng nhất sự sung sướng cực điểm.

Bây giờ xin trình các cụ việc chúng tôi xem banh ở quán cà phê thể thao. Chúng tôi chứng kiến nhiều hoạt cảnh buồn cười lắm. Cái quán chúng tôi thường tới cũng là nơi có nhiều sắc dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý và Đức. Mấy ông này ngộ lắm. Trước giờ khai mạc thì nét mặt ai cũng hân hoan và tin tưởng. Tay các ông cầm cờ, người các ông bận áo quần sặc sỡ vẽ quốc kỳ và các khẩu hiệu. Khi xem TV mà thấy đội banh nước mình làm bàn thì các ông vỗ tay, đập bàn đập ghế và hò hét inh ỏi. Cuối xuất mà đội banh nước các ông thắng thì chao ơi, cái quán cà phê như vỡ ra vì tiếng các ông la hét. Chưa hết, sau đó các ông chạy ra đường, các ông trương quốc kỳ nước các ông lên , vừa lái xe vừa thổi còi ,vừa bóp còi, vừa hò hét. các ông làm náo loạn cả một khu phố. Nhưng nếu chẳng may đội banh nước ông thua, thì các ông lẳng lặng gấp cờ và bảng hiệu, vội vàng bỏ tất cả vào bị rồi lẳng lặng rút lui. Ông ODP kết luận : lúc xem đá banh là lúc diễn tả lòng yêu nước rõ ràng nhất và mạnh mẽ nhất.

Viết đến đây tôi bỗng giật mình. Tôi lây cái bệnh miên man của hai ông Từ Hòe và ODP mất rồi. Nói về đá banh thì hai ông nói sáng đêm cũng chưa hết chuyện. Xin hẹn các cụ bài sau sẽ nói tiếp chuyện đá banh. Bây giờ xin bàn chuyện quan trọng trong tháng là chuyện ngày lễ Hiền Phụ - Father’s Day. Hôm nay phe các bà trong làng làm tiệc đãi các nhà quân tử chúng tôi. Các bà đã nhỏ to cả tháng nay về bữa tiệc này. Các cụ có biết các bà đãi phe liền ông chúng tôi món gì không? Thưa, các bà đã đãi món tôm hùm. Bây giờ là đầu mùa tôm hùm ở miền đông . Toàn thể bờ biển phía đông Canada là miền của tôm hùm. Tôm hùm Canada nhiều và ngon nhất thế giới. Tôm hùm sống có nơi ở gần bờ, có nơi ở xa bờ. Nha ngư nghiệp cho biết tại 4 tinh bang miền đông có 41 miền được đánh bắt. Thực ra thì chẳng phải đánh gì, mà chỉ bắt. Người ta không dùng lưới để bắt tôm mà dùng cái lồng, các cụ ạ. Trong lồng để thức ăn, thường là mồi cá. Tôm hùm là giống ăn tạp, thấy hơi cá thơm ngon là chui vào lồng nộp mạng. Tôm hùm to nhỏ đủ cỡ. Có con nặng nửa ký, có con cả ký, có con nặng hơn nữa. Đa số du khách đi miền đông là có ý xem và nhậu tôm hùm tại chỗ. Người Canada ăn tôm luộc hay tôm nướng. Còn người Tàu và người VN mình thì ưa món tôm hùm xào gừng. Ngày lễ Hiền Phụ vừa qua, các bà đã thết món tôm hùm xào gừng, mỗi ngượi một đĩa lớn. Ăn lối xào này tôi thấy nó đậm đà quá chừng. Ăn một miếng tôm rồi làm một tớp bia lạnh, ôi cuộc đời này đẹp và sướng thế. Chúng tôi đã được ăn một bữa thỏa thuê.

Các cụ phương xa có biết nhiều về tôm hùm không? Xin vài nét trình các cụ nha. Con tôm đực khác con tôm cái ở đôi càng. Con cái thì hai càng bằng nhau, con đực thì một càng to một càng nhỏ, một cái để cắt mồi một cái để nghiền mồi. Nấu món tôm này rất lẹ, loáng một cái là tôm đã chín. Khi tôm chín thì vỏ tôm có màu đỏ tươi, trông rất đẹp mắt. Trên đĩa, con tôm chín màu đỏ chen với lá hành xanh, chưa ăn mà thấy đã ngon mắt qúa sức. Một điểm rất đặc biệt về tôm hùm là khi nó sống dưới biển thì nó di chuyển bằng chân, nhưng khi gặp nguy biến thì chúng co bụng lại rồi bung ra ,vọt ngược về phía sau. Cái vọt này rất lẹ, một giây có thể đạt tới 5 mét. Các cụ đi tắm biển ở đây chớ có nuôi mộng bắt được tôm hùm bằng tay nha, vô phương !

Sau tiệc tôm hùm thì phe các bà đòi nghe diễn văn về ngày lễ của Cha. Anh John đã được phe liền ông chúng tôi chỉ định từ trước nên anh John đã vui vẻ lên diễn đàn ngay. Anh xin được nói về một nhà thơ bên Mỹ mà ít ai ngờ, và anh đã làm cả làng giật mình. Thi sĩ Hoa kỳ mà anh muốn nói đến hôm nay chính là tồng thống Obama. Ông tổng thống da đen này đã cho xuất bản một tập thơ nhan đề là ‘ Of Thee I Sing, a Letter to My Daughter’ / Vì con mà cha hát, lá thư gửi người con gái của cha’. Đây là tâm sự một người cha gửi một người con qua dạng thi ca. Nhà văn Nguyễn Mạnh Trinh bên Mỹ đã giơi thiệu tập thơ này rất đầy đủ và rất hay. Các cụ nên mua tập thơ này tặng cho các con, vì ông Obama đã nói thay, đã viết thay cho chúng ta. Ông đã lấy đề tài từ 13 nhân vật vĩ đậi trong lịch sử Hoa kỳ mà ông muốn các con ông học hỏi đễ noi gương. Thật ra ông mượn việc gửi thư cho con để biến thành thông điệp gửi tất cả các học sinh cùng trang lứa với hai con gái Malia và Sasha của ông. Nào ai ngờ ông chính trị gia Obama còn là ông thi sĩ nữa. Lời thơ rất nhẹ nhàng dễ hiểu và hay thấm thía. Xin nhà văn Nguyễn Mạnh Trinh cho phép tôi được trích lời dịch của ông nha. Đây là vài dòng trong bài cuối sách :

Có phải cha đã nói với các con
Hoa Kỳ tạo thành
bởi mọi người thuộc các thành phần ?
Chúng ta là tất cả.
Mọi chủng tộc, tôn giáo và tín ngưỡng.
Chúng ta từ bờ biển và từ non cao
Cùng tỏa sáng chói lọi.
………………………
Có phải cha đã nói
họ là một phần của các con ?
Có phải cha đã nói
Các con là một phần của họ?
Và các con chính là tương lai ?
Và cha đã nói với các con
Cha yêu các con ?

Cả làng đã sửng sốt khi nghe gọi Ông Obama là một thi sĩ, và có sách thơ đã xuất bản ngay đầu nhiệm kỳ hai. Rồi anh John tuyên bố hết diễn văn và xin ông ODP tiếp lời. Ông bồ chữ này nói ngay : Ông Obama này nhiều tài lắm, ngoài tài về chính trị, về làm thơ, ông còn là một người kể chuyện tiếu lâm rất có duyên. Trong bài ‘ Nhiều tổng thống Mỹ ưa nói diễu về mình’ trên internet đầu tháng Sáu này, không biết ai là tác giả, có chép chuyện như sau:

… Ông Obama thích cười về nguồn gốc da đen của mình. Có lần ông hỏi người nghe là bây giờ từ ngữ ‘Tòa Bạch Ốc / The White House’ có còn đúng không khi tổng thống là người da đen?

Lần khác ông kể cái joke này : Một buổi sáng kia đang chạy bộ ở Alabama, ông Obama chẳng may bị rớt xuống một con sông sâu nước đang chảy cuồn cuộn. May sao có 3 đứa trẻ đang câu cá trên sông đã nhanh trí dùng cành cây vớt được Obama lên bờ. Obama liền hỏi : Tôi phải làm gì để trả ơn ba người đã cứu mạng tôi?. Đứa thứ nhất trả lời là mong được thăm Tòa Bạch Ốc và ngù một đêm tại đó. Ông Obama gật đầu ngay. Đứa thứ hai mong được ông tới trường, vào lớp bắt tay các bạn của nó. Ông Obama trả lời việc này qúa dễ, ông sẽ làm ngay. Còn đứa thứ ba thì nói : Xin Ông cho con một chiếc xe lăn, có gắn IPod, IPad, và TV 3-D . Ông Obama ngạc nhiên hỏi : Tại sao con đang khỏe mạnh như thế này mà lại xin xe lăn? Nó đáp : Bây giờ thì con khỏe, nhưng nếu về nhà mà cha con biết con đã cứu ông thì chắc ba con sẽ đánh con gẫy chân luôn !

Nghe đến đây xong thì bà cụ B.95 lên tiếng : các ông toàn nói chuyện đá banh và chuyên văn chương chữ nghĩa, toàn những chuyện cao siêu, lão già này chẳng hiểu bao nhiêu, bây giờ xin nói cho bà lão già này chuyện gì gần và dễ hiểu, như chuyện bên VN, chuyệnTàu Cộng và chuyện Biển Đông.

Chị Ba Biên Hòa đáp ứng ngay. Cháu xin kể hai chuyện này nóng hổi về về ngày tận thế sắp đến. Theo tài liệu đăng trên báo Con Ong ở Texas, ông cựu luật Sư Nguyễn Tiến Đạt lâu nay chuyên về nghiên cứu Thánh Kinh đã cho biết ngày tận thế đã gần kề. Ông nói rõ cả ngày giờ : Thế chiến thứ ba sẽ bùng nổ vào lúc 6 giờ chiều ngày 4 tháng Giêng năm 2015. Ngày 20 tháng Ba năm 2016 Cộng sản sẽ bị tiêu diệt. Ngày 20 tháng Sáu năm 2017 là ngày tận thế.

Các bà các cô ồ lên một tiếng lớn và tỏ ra lo sợ. Chị Ba đang có hứng liền nói tiếp : Cháu cũng vừa được xem một cái video ghi cuộc phỏng vấn của nhà báo Du Miên bên Mỹ. Nhà báo này phỏng vấn Ông Trần Dần ở California. Ông Dần được tổng thống Bush của Mỹ gọi là nhà đại tiên tri. Theo tiên tri Trần Dần thì ông thủ tướng VC Nguyễn Tấn Dũng và 16 ông VC trong bộ chính trị ở VN sẽ bị tiêu diệt trong năm 2014 này, và Tàu Cộng sẽ tan tành năm 2016. Nếu so sánh hai lời tuyên bố của tiên tri Nguyễn Tiến Đạt và Trần Dần thì ta thấy có một điểm giống nhau, đó là chế dộ CS sẽ tan vào năm 2016.

Cụ B.95 nghe xong thì nói : lão cầu xin chớ gì lời tiên tri vể CS sắp tan mau đến nhưng không cầu xin cho ngày tận thế mau đến. Lão hằng cầu xin cho CS tan sớm để lão còn kịp về VN nhỉn lại quê cha đất tổ một lần cuối, rồi mới xin tận thế.

Lúc này Cụ Chánh chủ nhà lên tiếng : Các lời tiên tri bao giờ cũng cần thời gian để kiểm nghiệm . Theo Ông Trần Dần thì VC chỉ còn 6 tháng nữa mà thôi, cho nên bây giờ bọn chúng đang lo cất giấu tài sản và tính bài chuồn. Nói đến đây rồi cụ Chánh xin hai ông ODP và Từ Hòe cho lời kết.

Bồ chữ ODP trả lới ngay : Chuyện trước mắt mà chúng ta cần quan tâm ngay bây giờ là Trung Cộng sẽ làm gì VN. Nếu toàn dân VN không đứng lên lật bọn VC bây giờ thì bọn chúng sẽ xin nộp quê hương mình cho Tàu Công nay mai. Cứ nghe cái anh đại tướng bộ Quốc Phòng VC trả lời báo chí nói về Trung Cộng thì rõ. Anh ta bảo báo chí quốc tế: ‘Không sao đâu, Trung Quốc và VN là anh em với nhau, là một gia đình. Đã là gia đình thì đôi lúc cũng có va chạm., có to tiếng, đây là việc nhỏ, chúng tôi vẫn là anh em một nhà mà’. Các bạn đã nghe rõ chưa, chúng nó nói chúng nó là một gia đình, tức là VC đã sẵn lòng nhập vào Tàu, sẵn lòng là một quận huyện của Tàu.

Ông Từ Hòe xin góp thêm ý : Xưa nay bản chất của Tàu là xâm lăng, là nuốt các nước bé. Tôi mới đọc một bài rất hay của một giáo sư VN uy tín, từng dạy học tại Đại Học Bắc Kinh, ông chuyên khảo về nước Tàu. Đó là GS Trần Ngọc Vương. Theo GS Vương, xưa nay Tàu vẫn lăm le xấm chiếm VN. Ông hiện đang cố gắng hô hào dịch bộ Quan Huấn Tập Thành, một bộ sách chỉ đạo cho mọi lớp người cách ứng xử của người Tàu, và bộ sách thứ hai mang tên là Phản Kinh, sách chỉ dẫn các bí kíp truyền thống mà người Tàu phải giữ bí mật. Nghiệm ra thì từ ngày xưa cho tới ngày nay người Tàu đã làm theo đúng như các sách này dạy Cái này nằm trong máu người Tàu. Tác giả đơn cử một chuyện trong Đông Chu Liệt Quốc, chuyện một anh đầu bếp. Anh này nấu ăn cho một ông vua chư hầu. Có lần ông vua này than thở : Cao lương mỹ vị trên đời này ta đã ăn hết rồi, chỉ có một thứ mà ta chưa ăn, đó là thịt người. Hôm sau anh đầu bếp nấu cho chủ một món rất thơm ngon. Ông chủ ăn xong anh ta hỏi : Chúa công ăn món này thì thấy thế nào? Ông chủ trả lời : Rất ngon , và hỏi lại anh đầu bếp đó là món gì. Anh này bèn qùy xuống rồi thưa : Hôm qua chúa công nói chỉ có món thịt người là chúa công chưa ăn, hôm nay thần cho chúa công ăn thịt người. Thần không dám giết người ngoài, thần đã giết con của thần để nấu.

Kể xong câu chuyện này, GS Trần Ngọc Vương hỏi : Cái gì vậy? Người VN có dám làm chuyện đó không? Thưa. trăm lần là không. Chỉ có người Tàu mới dám làm, vì đó là căn tính của họ. Đó là căn tính man rợ của chó sói. Tác giả Khương Nhung người Tàu viết cuốn sách nổi tiếng ‘Lang Đồ Đằng’ ( căn tính chó sói ) đã xác nhận người Tàu có máu con chó sói. Sói là con vật ranh mãnh, thủ đoạn, độc ác, thâm hiểm. Sách này đã được tái bản nhiều lần để cỗ võ tinh thần quật cường của họ.

Người VN mình bản tính tốt lành như con chiên. Con chiên làm sao sống được với con sói. Các ông CSVN đã biết rõ việc này, nên các ông đã đầu hàng từ lâu rồi, và đã dâng đất dâng biển, mai này còn xin nhập vào đất con chó sói nữa cơ.

Đồng bào ơi, làm sao bây giờ?

Tôi vừa viết đến đây thì đọc được bài thơ của thi sĩ Luân Hoán ở Montréal. Ông làm bài thơ rủ bạn bè đi ăn lưỡi bò nướng. Bài thơ quá hay... Mấy câu cuối bài thơ như sau:
…..
Lưỡi bò nướng chín chấm mắm nêm
Bạn ăn với rau sống và chuối chát
Uống cốc bia to
Chắc chắn mọi ưu phiền quên hết

Mà này bạn, món lưỡi bò nướng
Phải lưỡi bò Trung Cộng mới ngon.


Anh H.O. nghe tôi đọc xong bài thơ, liền cười hà hà : Cái ông Luân Hoán này thật tầm bậy, nói là làm thơ chơi, nhưng không chơi chút nào. Rõ ràng câu cuối cùng đã dám xúc phạm tới các vĩ nhân gốc chó sói. Bậy quá.

TRÀ LŨ

LTS : Tác giả Trà Lũ vừa xuất bản 2 tác phẩm mới : Đất Quê Hương 2 và 600 Chuyện Cười, và tái bản 3 cuốn chuyện cười cũ. Độc giả muốn mua những sách này, xin liên lạc trực tiếp với tác giả : petertralu@gmail.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sen Hồng Vương Nắng
Lê Trị
21:20 30/06/2014
SEN HỒNG VƯƠNG NẮNG
Ảnh của Lê Trị
Nhị lung linh giọt nắng chan
Ngó Sen ngọt mát tâm càng thanh tao.
Hồ ru sương gió dạt dào
Lá xanh bông thắm ngạt ngào đưa hương.
(Trích thơ của Nguyễn Xuân)