Ngày 27-06-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 28/06: Tội làm hàng giả cũng xem là tội giết người – Lm. Giuse Phêrô Vũ Hải Đăng, SDD
Giáo Hội Năm Châu
02:25 27/06/2023


Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Hãy coi chừng các tiên tri giả. Họ mặc lốt chiên đến cùng các con, nhưng bên trong, họ là sói dữ hay cắn xé. Hãy xem quả thì các con sẽ biết được chúng. Nào ai hái được trái nho nơi bụi gai, hoặc trái vả nơi bụi găng sao? Cũng thế, cây tốt thì sinh trái tốt, còn cây xấu thì sinh trái xấu. Cây tốt không thể sinh trái xấu, và cây xấu không thể sinh trái tốt. Các cây không sinh trái tốt sẽ bị chặt đi và ném vào lửa. Vậy coi trái thì các con sẽ nhận biết được chúng".

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:25 27/06/2023

29. Làm đầy tớ của Thiên Chúa thì phải yêu mến anh chị em của Ngài.

(Thánh Francis of Assisi)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:29 27/06/2023
87. LÃO NGƯ ÔNG VÀ TIỂU KIỆT KHÁCH

Tiểu Kiệt Khách là một đứa trẻ sống rất tùy tiện.

Một hôm, nó lén chạy qua hồ cá của người hàng xóm để bắt cá, nó ngồi bên lan can bỏ tay xuống trong nước và quậy nước.

- “Á!” - Nó la lên: “tôi bắt được rồi, so với mấy con cá ngu si này thì mình thông minh hơn nhiều, hình như mình bắt được một con con lươn.”

Khi nó rút tay lên thì thấy mình nắm trong tay không phải là con lươn mà là một con rắn, thật khiếp vía nó vội vàng quăng con rắn vào lại trong nước và quay lưng định chạy về nhà, nhưng không ngờ lão ngư ông đã đứng chặn ngay sau lưng nó.

Lão ngư ông nói:

- “Lần này ta để cho mày chạy bởi vì mày đã gặp hai lần kinh sợ. Nhưng sau này đừng quên lời ông già này đã khuyến cáo mày: “Đem hành động ăn cắp làm thành một con rắn.”

(Một trăm câu chuyện giáo dục)

Suy tư ngắn 87:

Người đã ăn cắp qua một lần thì mãi mãi sẽ luôn gặp nguy hiểm, bởi vì sẽ có ngày người ta sẽ bắt gặp họ đang ăn cắp.

Ăn cắp là lỗi đức công bằng và đức ái, hơn nữa ăn cắp đồng thời tỏ hiện một tính gian xảo trên hai con mắt của họ. Bởi vì con mắt chính là cửa sổ của tâm hồn.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Điều kiện của người môn đệ
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:48 27/06/2023

CHÚA NHẬT XIII MÙA THƯỜNG NIÊN
2 V 4,8-11.14-16a; Rm 6,3-4.8-11; Mt 10,37-42
ĐIỀU KIỆN CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ

Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay gửi tới các môn đệ của Người và qua họ gửi tới mỗi người chúng ta những giáo huấn quan trọng giúp mỗi người trở thành những môn đệ đích thực của Người. Trong số đó, chúng ta dừng lại ba giáo huấn sau, đó là: tình yêu dành cho Chúa, vác thập giá và lòng hiếu khách.

1. Yêu Chúa hơn

Trước hết, Chúa Giêsu nói rằng:
“Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy” (Mt 10,37).

Những lời này đôi khi bị giải thích không đúng hoặc bị hiểu một cách méo mó. Nên nhiều người cho rằng đi theo Chúa là phải ruồng bỏ cha mẹ. Một số người lương dân cho rằng theo đạo Công Giáo là không chu toàn chữ hiếu đối với cha mẹ. Vì thế, chúng ta cần phải hiểu rõ ý nghĩa đích thực những lời này của Chúa Giêsu. Chúng ta biết rằng Chúa Giêsu dạy chúng ta phải yêu mến và phụng dưỡng cha mẹ như là bổn phận chính yếu của mỗi người con. Trong mười giới răn, giới răn thứ IV dạy chúng ta phải thảo kính cha mẹ. Đó là lệnh truyền của Thiên Chúa trong Cựu Ước và được Chúa Giêsu tiếp tục truyền dạy trong Tân Ước. Ngoài ra, Chúa Giêsu còn dạy chúng ta phải yêu thương người thân cận như chính mình. Yêu thương người khác là giới răn thứ hai quan trọng như giới răn thứ nhất là mến Chúa.

Tuy nhiên, ở đây, Chúa Giêsu thiết lập một mức độ hay trật tự tình yêu mà theo đó chúng ta được mời gọi để thực hành. Để bước theo Chúa, chúng ta được mời gọi phải yêu mến Chúa Giêsu hơn cha mẹ và những người khác. Nghĩa là Chúa Giêsu phải ở chỗ nhất trong tình yêu của chúng ta. Người đòi hỏi chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự. Từ tình yêu đó, chúng ta có thể yêu cha mẹ và người khác.

Quả thật, nếu Thiên Chúa không được yêu mến hơn mọi sự, chúng ta không thể bước theo Chúa, không thể là môn đệ đích thực của Người. Thiên Chúa phải được dành ở chỗ cao nhất, quan trọng nhất trong bậc thang giá trị chọn lựa của chúng ta, theo đó, chúng ta sống và hành động.

2. Vác thập giá và bỏ mình

“Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy” (Mt 10,38).

Thật vậy, thập giá là một hình phạt đáng sợ nhất mọi thời nhưng đã trở thành một biểu tượng tình yêu tự hiến kể từ khi Chúa Giêsu vác trên vai và chết trên đó. Thập giá trở thành biểu tượng của mọi đau khổ và nỗi đau của nhân loại. Chúa Giêsu đã không đến để mang thập giá đến cho con người. Nhưng Người đã mang đến cho nhân loại cách thức để vác thập giá. Người ban cho thập giá một ý nghĩa và một niềm hy vọng. Người mạc khải cho biết đích điểm mà thập giá sẽ dẫn chúng ta tới nếu chúng ta vác thập giá với Người: Đó là tới sự phục sinh và niềm vui. Đức Giêsu đã chọn con đường thập giá để tới vinh quang và đó cũng là con đường mà Chúa muốn chỉ cho chúng ta đi.

Bởi thế, nếu không vác thập giá mình mà theo Chúa, thì không xứng là môn đệ của Người. “Vác thập giá” ở đây là biết đón nhận những khó khăn, thử thách và cả những đau khổ trong cuộc sống theo cái nhìn đức tin và vâng phục theo thánh ý Thiên Chúa. “Vác thập giá” ở đây cũng có nghĩa là đón nhận lấy bổn phận, trách nhiệm và sứ vụ của mình và mỗi ngày cố gắng để chu toàn một cách tốt nhất. Mỗi bậc sống đều có thánh giá riêng, không ai có thể từ chối nếu muốn thi hành tốt sứ vụ của mình. Thập giá gắn liền với đời sống và sứ vụ của mỗi người Kitô hữu. Vì thế, muốn làm môn đệ Chúa Giêsu, chúng ta phải kiên nhẫn và chịu khó vác thập giá mình mỗi ngày mà theo Chúa.

Chúa Giêsu còn nói tới một quy luật xem ra rất nghịch lý, nhưng đó là chân lý:
“Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được” (Mt 10,39).

Quy luật này đúng cả trong đời sống gia đình, xã hội và tôn giáo. Ai lo tìm kiếm mình, hoặc sống một cách ích kỷ thì sẽ mất, đời sống không thể tiến triển và có ích. Nhưng ai biết hiến mình vì người khác, tìm hạnh phúc cho người khác, vì lợi ích của mọi người, thì sẽ tìm lại được chính mình, danh dự, và hạnh phúc cho chính mình. Lịch sử đã minh chứng có biết bao con người đã dám hiến thân phục vụ người khác, và chính họ lại tìm được ý nghĩa và hạnh phúc cho mình, như mẹ Têrêsa Calcutta, như các thánh Tử Đạo, như các nhà truyền giáo, như các nhà khoa học… Họ là những người đã vác thập giá mình và đi qua con đường thập giá tới vinh quang đích thực.

3. Đón tiếp và hiếu khách

Thế giới hôm nay nhiều người vẫn còn sống trong mối tương quan thù địch với người khác, trong thế giới đó, không có sự tôn trọng, đón tiếp lẫn nhau giữa người với người, thay vào đó, là thái độ loại trừ, khinh bỉ và hạ bệ lẫn nhau.

Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ của Người phải là “ánh sáng” và là “men – muối” cho thế giới đó bằng thái độ đón tiếp nhau với thái độ tôn trọng, hiếu khách và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Đây là nền văn hóa “gặp gỡ và đón tiếp” mà Chúa Giêsu mời gọi chúng ta thực hành để biến đổi cuộc sống này tốt đẹp hơn, nhân bản hơn và giàu tình thương hơn. Khi đón tiếp người khác, chúng ta không chỉ đón tiếp họ nhưng còn đón tiếp chính Thiên Chúa và Chúa Giêsu hiện thân trong họ, đặc biệt là những người thánh thiện và những người bé mọn:
“Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy” (Mt 10,40).

Chúa Giêsu còn nói về phần thưởng mà Thiên Chúa sẽ ban cho những ai biết đón tiếp và giúp đỡ người khác: Ai đón tiếp một tiên tri, một người công chính, hay chỉ cho một người bé mọn một chén nước lã thôi, thì sẽ đón nhận được phần thưởng xứng đáng mà Thiên Chúa sẽ ban tặng cho họ (x. Mt 10,41-42).

Câu chuyện được kể trong bài đọc I là một dẫn chứng cho Lời của Chúa Giêsu hứa. Tiên tri Êlisa tới gia đình của đôi vợ chồng già. Họ đón tiếp ngài với sự hiếu khách dành cho một vị tiên tri. Người vợ chuẩn bị cho ngài một căn phòng, một cái giường, một cái bàn, một cái ghế và một cái đèn để ông dùng. Đáp lại lòng tốt của hai vợ chồng, tiên tri Êlisa cầu nguyện và nhân danh Thiên Chúa hứa rằng: “Độ này sang năm, bà sẽ được bế con trai” (2 V 4,16). Có con trong tuổi già là một phần thưởng quý giá mà Thiên Chúa trả công cho ông bà vì sự hiếu khách đóp tiếp tiên tri.

Vì thế, Chúa Giêsu hôm nay tiếp tục mời gọi chúng ta áp dụng ba lời giáo huấn quan trọng trên của Chúa là: biết yêu Chúa trên hết mọi sự; biết vác thập giá mình mỗi ngày; và biết đón tiếp mọi người, nhất là những người của Thiên Chúa. Như thế, chúng ta mới có thể trở thành môn đệ đích thực của Người và làm cho cuộc sống của chúng ta sẽ có ý nghĩa hơn, có ích hơn. Amen!

ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Hai chứng nhân lịch sử tử đạo: Phêrô và Phaolô
LM. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:51 27/06/2023
Hai chứng nhân lịch sử tử đạo: Phêrô và Phaolô

(Mt 16,13-19)

Ngày 29 tháng 6, Phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta cùng lúc tôn kính hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô. Các ngài là hai cột trụ của Giáo hội phổ quát Chúa Kitô, và theo Truyền Thống, Giáo hội không bao giờ mừng vị này mà bỏ vị kia, nhưng luôn mừng kính và biết ơn đối với hai chứng nhân vĩ đại của Chúa Kitô, vừa đồng thời là một lời tuyên xưng long trọng về một Giáo hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo, và tông truyền. Thánh Phêrô có tên gốc là Simon, làm ngư phủ người Galilê, sống ở Capharnaum bên hồ Tibêria. Thánh Phaolô có tên là Saolê, người Do thái lưu vong, sinh tại Tarsô miền Tiểu Á bởi cha mẹ là người thế giá, có quyền công dân Rôma. Cuộc đời của hai ông bị đảo lộn từ khi gặp Đức Kitô, họ đã bỏ mọi sự đi theo Chúa. Phêrô bị bắt và được cứu cách lạ lùng : « Bây giờ tôi biết thực sự là Chúa đã sai thiên sứ của Người đến, và Người đã cứu tôi thoát khỏi tay vua Hêrôđê, và khỏi mọi điều dân Do thái mong muốn tôi phải chịu». (Cv 12, 11).

Thánh Phêrô, thủ lãnh các Tông Đồ, con người say mê Chúa Ki-tô, đã xứng đáng nghe lời này : « Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết : anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy » (Mt 16, 18). Trên tảng đá này, Chúa sẽ xây dựng đức tin mà Phêrô tuyên xưng. Phêrô lấy từ “tảng đá”, chứ không phải tảng đá lấy từ Phê-rô. Thánh Phaolô là « dụng cụ ưu tuyển » để mang Tin Mừng đến cho các dân tộc. Thánh Phêrô, người đánh cá miền Galilêa, ít học, đã lập gia đình, theo Thầy Giêsu ngay từ buổi đầu sứ vụ, là người sau khi đã vượt qua những ngày đen tối của cuộc Thương Khó của Chúa, sẽ có trách nhiệm củng cố anh em trong đức tin và chăn dắt đoàn chiên của Chúa Kitô (x. Mt 16, 13-19). Còn thánh Phaolô là người Pharisêu sốt sắng, có nhiều điều để tự hào, về gia thế, học thức, về đời sống đạo hạnh. Ông chưa hề gặp mặt Ðức Giêsu khi Người còn sống. Nhưng ông gặp Đức Kitô Phục Sinh với biến cố ngã ngựa trên đường Damas, Phaolô trở nên tông đồ của ơn cứu rỗi đến từ đức tin. (x. Cv 9, 1-22)

Cả hai đều được Ðức Giêsu gọi, Phêrô được gọi khi ông đang thả lưới bắt cá nuôi vợ con. Phaolô được chính Đức Giêsu Phục sinh gọi khi ông hung hăng tiến vào Ðamas, đang làm tông đồ không biết mỏi mệt của dân ngoại (x. Cv 9, 1-22). Cả hai đã từ bỏ tất cả để theo Người. Tất cả của Phêrô là gia đình và nghề nghiệp. Tất cả của Phaolô là những gì ông cậy dựa vênh vang. Bỏ tất cả là chấp nhận bấp bênh, tay trắng.

Cả hai đều đã từng có lần vấp ngã. Vấp ngã bất ngờ sau khi theo Thầy như Phêrô, trong phút giây quá tin vào sức mình. Ngã ngựa bất ngờ và trở nên mù lòa như Phaolô, trong lúc tưởng mình sáng mắt và đi đúng hướng. Vấp ngã nào cũng đau và in một dấu không phai. Vấp ngã bẻ lái đưa con người đi vào hướng mới.

Chúa Giê-su đã chọn một số môn đệ mà Người gọi là Tông Đồ. Trong số các ngài, hầu như bất cứ nơi đâu, chỉ một mình ông Phê-rô là xứng đáng đại diện cho toàn thể Hội Thánh. Chính vì là đại diện duy nhất của toàn thể Hội Thánh, nên ông xứng đáng được nghe Chúa nói : « Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời » (Mt 16, 19). Không phải một cá nhân, nhưng cả Hội Thánh duy nhất đã lãnh nhận chìa khoá này.

Chương trình mầu nhiệm của Chúa Quan Phòng dẫn đưa Phêrô tới Roma, nơi đây ngài đổ máu như chứng tá sau cùng và cao cả nhất của đức tin và của lòng mến đối với Thầy chí Thánh « Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy» (Mt 16, 17). Như vậy ngài đã chu toàn sứ mệnh trở nên dấu hiệu của lòng trung thành với Chúa Kitô và của sự hiệp nhất tất cả dân Chúa.

Phần Phaolô, trong hành trình truyền giáo, ngài không ngừng rao giảng Chúa Kitô bị đóng đanh và lôi kéo nhiều nhóm người Á Châu và Âu Châu trở về với Chúa. Sau khi qua Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, ngài đến Roma. Và chính ở đây, ngài được phúc tử đạo để làm chứng cho Chúa Kitô. Chính ngài đã nói lên trong bài đọc thứ hai Thánh lễ hôm nay rằng : « Chúa đã gần gũi tôi và ban sức mạnh cho tôi, để qua tôi, việc rao giảng sứ điệp Tin Mừng được thực hiện và để các dân ngoại được nghe biết đến ». (2Tm 4, 17-18)

Phêrô và Phaolô đều yêu Ðức Giêsu cách mãnh liệt, vì họ cảm nhận sâu xa mình được Người yêu mến. « Này anh Simon, anh có mến Thầy không? Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy » (Ga 21,16). Cả Phaolô cũng yêu Ðấng ông chưa hề chung sống, vì Người là « Con Thiên Chúa, Ðấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi » (Gl 2, 20). Phaolô đã không ngần ngại khẳng định: « Không gì có thể tách được chúng ta ra khỏi Tình Yêu của Ðức Kitô » ( Rm 8, 35.39)

Tình yêu Ðức Kitô là linh hồn của đời truyền giáo, vì nói cho cùng truyền giáo chính là giúp người khác nhận ra và yêu mến Ðấng đã yêu tôi và yêu cả nhân loại. Cả hai vị Tông Đồ đều hăng say rao giảng, bất chấp muôn vàn nguy hiểm khổ đau. Phêrô đã từng chịu đòn vọt ngục tù (x. Cv 5,40), còn nỗi đau của Phaolô thì không sao kể xiết (x. 2C 11, 23-28); « Tôi mang trên mình tôi những thương tích của Ðức Giêsu » (Gl 6, 1-7).

Cả hai vị thánh đã chết như Thầy, đã lấy máu mình mà làm chứng: thánh Phêrô bị dẫn đến nơi ông chẳng muốn (x. Ga 21, 18), chịu đóng đinh chết; thánh Phaolô đã chiến đấu anh dũng cho đến cùng, bị chém đầu; đã đổ máu ra làm lễ tế (x. 2Tm 4, 6). Thánh Phêrô được chôn cất ở chân đồi Vaticano; thánh Phaolô được an táng bên đường Ostiense.

Hội Thánh hôm nay vẫn cần những Phêrô và Phaolô mới, dám bỏ, dám theo và dám yêu dám sống và dám chết cho Ðức Kitô và Tin Mừng. Hội Thánh vẫn cần những chiếc cột và những tảng đá. Với lòng ngưỡng mộ biết ơn các ngài, chúng ta quyết một lòng trung thành với đức tin đã lãnh nhận.

Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ, xin cầu cho chúng con. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Phân định
Lm. Minh Anh
14:26 27/06/2023

PHÂN ĐỊNH
“Hãy coi chừng các tiên tri giả!”.

Từ thế kỷ 12, người Anh có ngạn ngữ, “Không phải tất cả những gì lấp lánh đều là vàng!”. Thế kỷ 17, họ viết thêm, “Bạn không thể đánh giá một cuốn sách qua trang bìa của nó!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Thật thú vị, hai câu ngạn ngữ trên phản ánh những gì Chúa Giêsu đã nói trong Tin Mừng hôm nay vào thế kỷ thứ nhất, “Hãy coi chừng các tiên tri giả!”. Ngài dạy chúng ta làm sao biết ‘phân định’ trong mọi việc; vì lẽ thường, lòng người thật khác lòng trời!

Lòng trời chân thật và tín trung! Bài đọc Sáng Thế cho thấy Thiên Chúa luôn giữ lời. Abraham được hứa ban một “Đất Mới”, một ‘Dòng Dõi Mới’; ấy thế, khi tuổi đà xế bóng, ông vẫn chưa có một mụn con. Ông thưa, “Chúa không cho con sinh con; đây, con của người nữ tỳ sẽ nối nghiệp con”. Chúa bảo, “Không! Chính đứa con ngươi sinh ra!”. Và bằng một cử chỉ lãng mạn, một đêm kia, Ngài đem ông ra ngoài rồi bảo, “Hãy ngước mắt lên, đếm các ngôi sao! Miêu duệ ngươi sẽ đông như thế!”. Sau đó, Ngài lập giao ước với ông và đã giữ lời! Con cháu Abraham, trong đó có chúng ta, các thế hệ trước và sau chúng ta, vô số vô ngần. Thánh Vịnh đáp ca đồng tình, “Giao ước đã lập ra, muôn đời Chúa nhớ mãi!”. Abraham phải ‘phân định’, lời Thiên Chúa khác lời con người; con của nữ tỳ khác con của người vợ chính thức!

Lòng trời như thế, nhưng lòng người không như vậy! Chúa Giêsu cảnh báo, “Hãy coi chừng các tiên tri giả!”. Điều quan trọng là phải biết một thực tế rất hiển nhiên là, “tiên tri giả” vẫn đang tồn tại. Họ là những con sói đội lốt chiên. Nhiều người bị mê hoặc bởi những lời ‘ngon ngọt’, ‘dễ nghe’, khiến họ làm theo những gì người nói muốn thuyết phục; đây chỉ là phỉnh gạt. Kẻ ác lừa dối và thường chứng tỏ việc làm của mình là tốt. Vậy, làm sao để ‘phân định?’.

Chúa Giêsu cho chúng ta một nguyên tắc cũng là chìa khoá để ‘phân định’, “Hãy xem quả của chúng!”. Chắc chắn, khi một điều là tốt lành, phù hợp với ý Chúa, hoa trái của nó sẽ tốt lành, đó là ‘hoa trái’ của Thánh Thần. Nhưng khi nó lừa dối hoặc gây hiểu lầm, được che đậy trong ‘dáng vẻ tốt lành’ bề ngoài, thì kết quả cuối cùng, nhiều nhất cũng chỉ là những hoa trái chua cay. Trong thư Galata, Phaolô đã liệt kê ‘hoa trái’ tốt lành của Thánh Thần; đó là “Tình yêu, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân từ, lương thiện, trung tín, hiền hoà và tự chủ”. Nghịch lại chúng, là ‘chia rẽ, ghen ghét, bất an, kiêu căng, ác tâm, bất trung, giận dữ và bốc đồng’.

Anh Chị em,

“Hãy coi chừng các tiên tri giả!”. Để ‘phân định’ đâu là giả, đâu là thật; đâu là ý Chúa trong các hành động cũng như quyết định của mình hay của người, chúng ta cố nhìn xa hơn sự lựa chọn trước mắt cho đến những ảnh hưởng mà về sau, lựa chọn này sẽ gây ra trong quá trình thực hiện. Vì “Không phải tất cả những gì lấp lánh đều là vàng!”. Nếu hoa trái tốt lành là kết quả của những lựa chọn nhất định, hãy biết, nó là dấu cho thấy điều này đến từ Thiên Chúa! Hoặc nếu thấy những tác động là tiêu cực, sinh ra trái xấu, mất bình an; đó là dấu cho thấy quyết định hoặc hành động của người hay của mình đã không đến từ Thiên Chúa, nó nghịch lại ý muốn của Ngài!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, con thường ‘nhìn trang bìa để đánh giá một cuốn sách’. Đừng để con mụ mẫm ngơ khờ, nhưng biết ‘phân định’ việc mình, việc người, nhờ Chúa Thánh Thần!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC cử Đức Hồng Y Krajewski đến Ukraine trong một sứ mệnh nhân đạo sau khi đập Nova Kakhovka bị nổ tung
Đặng Tự Do
17:54 27/06/2023


Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu Đức Hồng Y Konrad Krajewski trở lại Ukraine lần thứ sáu để mang viện trợ nhân đạo đến những người dân đang chịu ảnh hưởng của chiến tranh.

Đức Hồng Y người Ba Lan, người phục vụ với tư cách là quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng, sẽ đến vùng Kherson miền nam Ukraine, nơi một vụ vỡ đập gần đây đã gây ra lũ lụt chết người.

“ Sứ mệnh của Đức Hồng Y Konrad Krajewski là ở với mọi người, cùng cầu nguyện với họ, và mang đến sự ôm ấp và hỗ trợ cụ thể từ Đức Thánh Cha,” Thánh Bộ Phục vụ Bác ái của Vatican đã cho biết như trên.

Đức Hồng Y Krajewski sẽ tới Ukraine trên một chiếc xe hơi chở đầy những loại thuốc cần thiết nhất. Trong chuyến đi của mình, Đức Hồng Y dự định sẽ dừng lại dọc đường để thăm các giáo xứ Công Giáo và các cộng đồng Chính Thống Giáo.

Một chiếc xe tải thứ hai sẽ trực tiếp vận chuyển vật tư y tế đến các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ lụt do đập Kakhovka bị phá hủy vào ngày 6 tháng 6. Theo thánh bộ, nhiều vật tư y tế đã được tặng bởi Hàn Quốc.

Đầu tuần này, các nhân viên cứu trợ của Liên Hiệp Quốc cho biết họ đã bị cấm đến thăm các khu vực bị hư hại do vụ vỡ đập đang còn bị Nga tạm chiếm. Con đập bị phá hủy nằm trên sông Dnipro, hiện đang chia cắt quân đội Nga ở bờ phía đông và lực lượng Ukraine ở phía tây.

Con đập bị sập ngay lập tức sau một vụ nổ trong đêm được ghi nhận ở mức gần 2 độ Richter. Các quan chức Ukraine đổ lỗi cho Nga về vụ nổ.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử Krajewski đến Ukraine năm lần kể từ khi Nga xâm lược nước này vào năm ngoái. Trong một chuyến đi trước đây của ngài, Đức Hồng Y đã bị bắn khi đang giao hàng viện trợ nhân đạo gần thành phố Zaporizhzhia. Ngài cũng đã cầu nguyện bên cạnh nhiều ngôi mộ tập thể ở Ukraine, kể cả vào Thứ Sáu Tuần Thánh năm 2022.


Source:Catholic News Agency
 
Mục tử hay chó sói: Thay vì lấy lời lành mà khuyên người, lại cử hành Thánh Lễ Tự Hào
Đặng Tự Do
17:56 27/06/2023


Giáo xứ Thánh Phaolô New York không tổ chức 'Thánh lễ tự hào' tại tượng đài đồng tính, viện dẫn những lo ngại về an ninh

Một giáo xứ Công Giáo ở Thành phố New York đã lên kế hoạch tổ chức “Thánh lễ Tự hào” vào hôm Thứ Năm tại một tượng đài liên bang với tác phẩm điêu khắc của hai cặp đồng giới và các nhóm cờ tự hào của người đồng tính nam và chuyển giới đã thông báo thay đổi địa điểm.

Nhà thờ Thánh Phaolô Tông đồ cho biết trong một email gửi cho giáo dân hôm thứ Tư rằng Dịch vụ Công viên Quốc gia đã thông báo rằng Đài tưởng niệm Quốc gia Stonewall, nơi kỷ niệm cuộc nổi dậy của LGBT vào tháng 6 năm 1969 chống lại cuộc đột kích của cảnh sát, “sẽ không mở cửa cho công chúng vào ngày mai do lo ngại về an ninh của các sự kiện trong khu vực.”

“Vì điều này, chúng tôi sẽ không thể vào công viên để cử hành Thánh lễ Tự hào hàng năm được lên lịch vào ngày mai,” nhà thờ cho biết trong email của mình.

Email cho biết Thánh lễ vẫn sẽ được tổ chức tại Nhà thờ Thánh Phaolô Tông Đồ lúc 6:30 chiều.

Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, đã gọi cho Đài tưởng niệm Quốc gia Stonewall để hỏi về những lo ngại về an ninh nhưng không liên lạc được với ai.

Việc thay đổi địa điểm diễn ra trong bối cảnh giáo xứ bị chỉ trích vì quyết định tổ chức “Thánh lễ Tự hào” và việc lựa chọn địa điểm. Một số người gọi đó là “sự báng bổ”.

Nhà thờ Thánh Phaolô Tông đồ cũng chính là nhà thờ đã tổ chức một buổi trưng bày nghệ thuật gây tranh cãi vào đầu năm nay có tên là “God Is Trans” nghĩa là “Thiên Chúa là người chuyển giới”, cũng bị chỉ trích nặng nề.

Paul Snatchko, phát ngôn viên của các Cha Dòng Thánh Phaolô Tông đồ - là những người điều hành nhà thờ - nói với CNA vào tháng 6 rằng mục đích của việc tổ chức “Thánh lễ Tự hào” tại Stonewall là để truyền giáo tại quảng trường công cộng bằng cách hát thánh ca và công bố lời Chúa trong phụng vụ..

Nhà thờ Thánh Phaolô Tông đồ đã tổ chức Thánh lễ tại Đài tưởng niệm Quốc gia Stonewall vào năm 2019 và một đoạn video cho thấy một linh mục, Cha Gil Martinez, cử hành Thánh lễ, nói rằng “Thưa anh chị em, Chúa Kitô đã gọi chúng ta đến đây hôm nay, đến không gian linh thiêng này để tưởng nhớ sự hy sinh của những người đi trước chúng ta.”

“50 năm trước, những người đồng tính, bị coi là thấp kém nhất trong số những người thấp kém, đã đứng lên bảo vệ phẩm giá của họ. Và mặc dù họ bị cảnh sát đánh đập, nhưng họ không gục ngã. Hy vọng, niềm tin và cơn thịnh nộ của họ đã xây dựng nên cuộc cách mạng mà chúng ta đang đứng trên đó. Hãy dành một chút thời gian để dừng lại và nhìn xung quanh anh chị em, nhìn thấy di sản của họ trên khuôn mặt của những người xung quanh anh chị em. Hãy xem Chúa đang làm gì trong thế giới của chúng ta.”

Đài tưởng niệm Quốc gia Stonewall là một công viên rộng 7,7 mẫu Anh ở khu phố West Village của Greenwich Village ở Lower Manhattan, Thành phố New York, dành riêng cho “quyền của LGBT” và lịch sử. Nó được Tổng thống Barack Obama chỉ định là di tích quốc gia vào ngày 24 tháng 6 năm 2016.

Cha Thomas Petri, Dòng Đa Minh, một nhà thần học luân lý và là chủ tịch của Viện Nghiên cứu Đa Minh ở Washington, DC, đã nói chuyện với CNA vào ngày 14 tháng 6 về quyết định của giáo xứ, nói rằng Thánh lễ không nên được sử dụng để đưa ra một tuyên bố chính trị.

“Chắc chắn điều có thể hiểu được và là một phần trong truyền thống của chúng ta là cử hành Thánh lễ để ăn năn tội lỗi của chúng ta, bao gồm bất kỳ sự phân biệt đối xử bất công nào đối với một người hoặc một nhóm người,” ngài nói.

“Tuy nhiên, sẽ không phù hợp nếu Thánh lễ nào được cử hành với mục đích chính trị, và với cờ chính trị hoặc áp phích chiến dịch tung bay trong cung thánh hoặc giữa các cộng đoàn,” Cha Petri nói.

“Đó sẽ là một điều vô đạo đức và có thể là báng bổ vì nó xúc phạm đến chính mục đích của Thánh lễ: là sự thờ phượng Thiên Chúa bằng cách tham dự vào Mình và Máu Chúa Kitô.”

Cha Petri nói rằng Thánh lễ nhằm mục đích “hướng tâm trí và trái tim của chúng ta đến những thứ bên trên chứ không phải những thứ bên dưới.”

“Hơn nữa, đây là trường hợp của Thánh lễ tại Stonewall, nơi đài tưởng niệm, các bức tượng và những lá cờ mang một ý nghĩa mà hầu hết mọi người đều xác định một cách đúng đắn rằng đó là một lối sống bao gồm các hoạt động tình dục và một ý thức hệ hoàn toàn trái ngược với Kitô giáo, với sự hiểu biết về con người và một đời sống khiết tịnh và nhân đức,” ngài nói.

Ngài cho biết thêm: “Việc nhấn mạnh vào điều này không có nghĩa là những người bị hấp dẫn đồng giới hoặc rối loạn giới tính không bị phân biệt đối xử hoặc không phải chịu nỗi đau hoặc sự tức giận của họ.”

Petri nói: “Thay vào đó, có thể nói rằng việc say sưa với bất kỳ danh tính và lối sống nào mà chúng ta biết là trái ngược với việc sống trong sự tự do của con cái Chúa, cuối cùng sẽ gây tổn hại cho linh hồn và có thể phá hủy mối quan hệ của một người với Chúa,” Cha Petri nói.

Ngài nhấn mạnh rằng: “Việc tạo điều kiện thuận lợi cho bất kỳ ai đi trên con đường đó không phải là mục vụ. Có nhiều cách tốt hơn để tìm kiếm công lý trên thế giới mà không từ bỏ ơn gọi mà tất cả chúng ta phải lớn lên trong sự thánh thiện”.


Source:Catholic News Agency
 
Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ bắt đầu âm thầm thúc đẩy các hạn chế mới đối với nạn phá thai
Vũ Văn An
20:13 27/06/2023

Nhân dịp kỷ niệm một năm Tòa án Tối cao Hoa Kỳ lật ngược phán quyết Roe v. Wade, Farnoush Amiri thuộc hãng tin A.P. ngày 25 tháng 6, 2023, tường trình rằng: Khi Tòa án Tối cao ban hành phán quyết phá thai vào tháng 6 năm ngoái lật ngược vụ Roe v. Wade, lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Kevin McCarthy cho biết “công việc của chúng tôi còn lâu mới hoàn thành.” Ông không cho biết điều gì có thể xảy ra tiếp theo.



Một năm sau, McCarthy là chủ tịch Hạ viện, đảng Cộng hòa chiếm đa số và những chỗ trống bắt đầu được điền vào.

Trong một loạt các hành động lập pháp ít được chú ý, các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa đang thúc đẩy các thay đổi về chính sách phá thai, cố gắng xây dựng dựa trên công việc của các nhà hoạt động có chiến lược nâng thành công cuộc đấu tranh của họ lên tòa án cao nhất của quốc gia.

Hết dự luật tài trợ này đến dự luật tài trợ khác của chính phủ, đảng Cộng hòa đang kết hợp các điều khoản chính sách không liên quan, được gọi là riders [một điều khoản viết thêm vào một dự luật để đạt một mục tiêu thường là khác hẳn], để hạn chế quyền sinh sản của phụ nữ. Đảng Dân chủ nói rằng các đề xuất sẽ không bao giờ trở thành luật.

“Đây không chỉ là một cuộc tấn công vào sức khỏe của phụ nữ,” Dân biểu Connecticut Rosa DeLauro, đảng viên Đảng Dân chủ hàng đầu trong Ủy ban Phân bổ Hạ viện, cho biết như thế hôm thứ Sáu. “Tôi coi đó là một nỗ lực nhằm làm chệch hướng toàn bộ diễn trình tài trợ của chính phủ liên bang bằng cách đưa những điều khoản riders này vào diễn trình phân bổ.”

Dân biểu Kay Granger, đảng viên Đảng Cộng hòa Texas, người đứng đầu ủy ban, cho biết trong một phiên điều trần vào tuần trước rằng các riders, đã được đưa vào, tiếp tục “các biện pháp bảo vệ sự sống lâu dài rất quan trọng đối với phía của chúng tôi tại Hạ viện.”

Sử dụng các dự luật ngân sách theo cách này hầu như không mới, nhưng nó cho thấy sự chia rẽ lớn hơn giữa các đảng viên Cộng hòa về việc nên đi đâu tiếp theo đối với việc phá thai sau khi quyết định của Tòa án Tối cao dọn đường cho các hạn chế của từng tiểu bang đối với quyền phá thai.

Đảng Cộng hòa trong nhiều năm đã tổ chức các cuộc bỏ phiếu độc lập tại Hạ viện về các dự luật hạn chế phá thai. Giờ đây, một số người trong đảng - đặc biệt là gần 20 đảng viên Cộng hòa đang vận động tái tranh cử ở các đơn vị dao động - đang do dự, nếu không muốn nói là hoàn toàn phản đối, việc điểm danh các đề xuất phá thai. Họ nói rằng những dự luật như vậy sẽ không bao giờ được đưa ra ánh sáng chừng nào đảng Dân chủ còn kiểm soát Thượng viện.

Sự thúc đẩy mới của Đảng Cộng hòa đang diễn ra từng dòng một trong bộ luật dài dằng dặc được soạn thảo hàng năm để tài trợ cho các cơ quan và chương trình của chính phủ.

Gần chục biện pháp chống phá thai đã được đưa vào các dự luật ngân sách. Thí dụ, trong lĩnh vực nông nghiệp, Đảng Cộng hòa đang tìm cách đảo ngược một động thái gần đây của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm cho phép thuốc tránh thai mifepristone được phân phối tại các hiệu thuốc được chứng nhận, thay vì chỉ phân phối tại các bệnh viện và bệnh xá.

Các đề xuất chống phá thai đã tìm được đường vào dự luật quốc phòng, trong đó các nhà lập pháp của Đảng Cộng hòa đang nhắm đến việc cấm nghỉ phép có lương và đi du lịch đối với các thành viên nghĩa vụ quân sự và các thành viên gia đình của họ đang tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Dân biểu Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện, cho biết ông đã cảnh cáo Bộ trưởng Quốc phòng Llyod Austin về điều đó.

“Tôi đã nói với họ rằng đó sẽ là liều thuốc độc khi họ hoàn thành luật ở đây,” Rogers, R-Ala., cho biết như vậy vào tuần trước. “Tôi đã nói với ông ấy, bạn biết đấy, bạn đang muốn gặp rắc rối. Và bây giờ họ gặp rắc rối.”

Cũng có những điều khoản trong dự luật dịch vụ tài chính, trong đó đảng Cộng hòa muốn cấm sử dụng tiền của địa phương và liên bang để thực hiện luật của Quận Columbia cấm phân biệt đối xử đối với các quyết định sinh sản của nhân viên.

Dân biểu Suzan DelBene của bang Washington, chủ tịch ban vận động tranh cử của Đảng Dân chủ Hạ viện, cho biết: “Có vẻ như họ không thể làm gì nếu không cố gắng đưa vào đó một thứ gì đó để hạn chế quyền phá thai. Tôi không nghĩ rằng công chúng bị lừa bởi điều đó và chắc chắn, đây sẽ là một vấn đề quan trọng trong cuộc bầu cử tiếp theo.”

Bà và Ủy ban Chiến dịch Quốc hội của đảng Dân chủ đang làm việc để nhắm mục tiêu vào các đảng viên Cộng hòa dễ bị tổn thương về vấn đề này trước cuộc bầu cử năm 2024.

Nỗ lực rộng rãi của các đảng viên Cộng hòa nhằm đưa điều mà các nhà phê bình thường chế giễu là “thuốc độc” vào diễn trình phân bổ đã đẩy mạnh cuộc đối đầu với các đảng viên Đảng Dân chủ ở Thượng viện và Nhà Trắng vào tháng 9 tới về các dự luật chi tiêu, có khả năng làm tăng khả năng chính phủ đóng cửa vào ngày 1 tháng 10 đầu năm ngân sách mới.

DeLauro, người đứng đầu Ủy ban Phân bổ trong Quốc hội vừa qua, cho biết quyết định của Đảng Cộng hòa đưa vào các biện pháp này là phản bội thỏa thuận mà các bên đã đưa ra nhiều năm trước về việc không đưa bất cứ điều khoản nào vào các dự luật chi tiêu có thể cản trở việc thông qua.

Bà cho biết các đảng viên Đảng Dân chủ trong ủy ban, dành cả tuần qua để đánh dấu các dự luật này đến tận đêm khuya, đã cầu xin các đồng nghiệp Đảng Cộng hòa của họ suy nghĩ lại về ngôn ngữ phá thai.

Thượng viện mới tuần trước đã thông qua các dự luật quân sự và nông nghiệp ngoài ủy ban mà không kèm theo bất cứ biện pháp phá thai nào.

Thượng nghị sĩ Patty Murray, chủ tịch Ủy ban Phân bổ Thượng viện, nói với Associated Press rằng bà đã nói rõ rằng bà sẽ là “bức tường lửa” chống lại những nỗ lực của Đảng Cộng hòa Hạ viện nhằm hạn chế hơn nữa quyền sinh sản.

Murray, D-Wash cho biết, “Tôi đã chống lại những nỗ lực của Đảng Cộng hòa nhằm hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và phá thai trong mọi thỏa thuận hoặc đàm phán mà tôi đã tham gia kể từ khi tôi đến Thượng viện - điều đó sẽ không sớm thay đổi”.

Trong một tuyên bố trước đó với Thượng nghị sĩ bang Maine, Susan Collins, đảng Cộng hòa hàng đầu của ủy ban, cả hai đã cam kết “tiếp tục làm việc cùng nhau theo cách thức lưỡng đảng để soạn thảo các dự luật tài trợ nghiêm túc có thể được ký thành luật.”

Nhưng sự căng thẳng ngày càng tăng giữa các phe của Đảng Cộng hòa về luật phá thai vẫn còn rõ ràng.

Ủy ban Nghiên cứu của Đảng Cộng hòa - nhóm đơn lẻ lớn nhất trong hội nghị Đảng Cộng hòa Hạ viện - gần đây đã công bố một thông tri cho các thành viên kêu gọi các nhà lãnh đạo tổ chức cuộc bỏ phiếu về một đề xuất sẽ “minh xác rằng các chương trình bảo hiểm y tế cung cấp dịch vụ phá thai tự chọn sẽ không đủ điều kiện nhận tài trợ của liên bang.”

Dự luật đó sẽ biến thành luật một cách hữu hiệu Tu chính án Hyde, vốn hạn chế tài trợ của chính phủ cho hầu hết các ca phá thai. Các đảng viên Đảng Dân chủ đã cho phép nó trở thành một phần trong luật tài trợ của chính phủ trong nhiều thập niên, như một kiểu đánh đổi giúp họ tập trung vào việc đảm bảo các ưu tiên khác.

Không rõ liệu các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Hạ viện có muốn mạo hiểm đưa các biện pháp chống phá thai ra toàn thể viện để lấy phiếu hay không khi lộ trình dự luật chi tiêu có thể là một lựa chọn hợp lý hơn đối với một số người trong đảng.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nam Úc: Tưởng niệm & giỗ 11 năm cha Aug. Nguyễn Đức Thụ Sj
Jo. Vĩnh SA
21:05 27/06/2023
Nghi thức tưởng niệm và thánh lễ giỗ 11 năm
Lm Augustinô Nguyễn Đức Thụ Sj.


Vị tuyên úy tiên khởi, sáng lập CĐCGNV Nam Úc
Ottoway 26/06/2023 đúng ngày giỗ Cha
Tại cộng đoàn Công Giáo VN - Giáo xứ Ottoway /Nam Úc
Cách nay 11 năm, cũng vào ngày này 26/6 cha Âutinh Nguyễn Đức Thụ Sj. Đã rời bỏ chúng ta, rời xa trần thế, trở về bên Chúa nơi chốn vĩnh hằng.
Thánh lễ đồng tế hôm nay do cha Phêrô Trần Trọng Mỹ phó xứ nhà thờ chính toà TGP Adelaide chủ tế, và cũng rất may mắn có sự hiên diện của 2 cha Dòng Tên là cha Giuse Bùi Ngọc Thắng Sj đến từ Đài Loan và cha Michael Ochwo Sj đến từ…Uganda; Cùng với khoảng 150 tín hữu VN đến từ nhiều vùng khác nhau trong TGP Adelaide. Phần đông là những người đã từng có một thời quen biết cha Thụ. Những gia đình từng được cha giúp đỡ, ủi an, những tân tòng được Cha rửa tội trở nên con cái Chúa và những người cùng cộng tác với Cha trong nhiều lãnh vực hoạt động, trải qua từ thời kỳ thành lập và phát triên cộng đồng Công Giáo VN đầu tiên tại Nam Úc này.
Mở đầu lễ giỗ là nghi thức tưởng niệm cha cố Âutinh và nghi thức dâng nến trước di ảnh của cha. Những ánh nến lung linh của mọi người tham dự, kết hợp với tấm lòng thành kính, biết ơn, đã tạo được một bầu khí sốt sáng và cảm động.
Thánh lễ bắt đầu với đôi lời tâm tình của cha chủ tế về ngày giỗ 11 năm của cha Âutinh Nguyễn Đức Thụ Sj.và sơ lược qua những công trình ngài đã để lại, cùng với những đức tính cao quý, những tấm gương lành thánh mà cha cố còn tại thế, thể hiện qua cuộc đời truyền giáo và thực thi vai trò chủ chăn của Ngài.
XEM SLIDE SHOW
Thánh lễ diễn ra thật sốt sáng trong tâm tình mến yêu của cộng đoàn tham dự. Đặïc biệt qua lời chia sẻ của cha Giuse Bùi Ngọc Thắng Sj đã để lại trong ký ức người tham dự những hình ảnh đẹp về sự liên kết giữa tình yêu của Đức Kitô qua mầu nhiệm thánh thể và với vai trò linh mục là tấm bánh bẻ ra, là ánh sáng chiếu soi, là giọt nước hòa tan để đem tình yêu Chúa đến cho mọi người. Hình ảnh ấy đã thể hiện một cách cụ thể và trọn vẹn qua chính cuộc đời phục vụ dân Chúa của cha cố Âutinh.
Thánh lễ kết nối với những lời nguyện cầu sốt sáng, cầu cho linh hồn cha cố Âutinh, cùng với những bài thánh ca quen thuộc của cộng đoàn hiệp thông trong thánh lễ, giúp người người tham dự hướng lòng liên kết với tình Chúa trong một khôïng gian thánh thiện.
Thánh lễ kết thúc qua phép lành được trao ban của quý cha đồng tế, mọi người ra về như còn đọng lại những tâm tình cảm mến và ghi nhớ hình ảnh của vị cha khả kính trong ngày giỗ đặc biệt này.
ĐH. tường thuật
 
VietCatholic TV
Họa sát thân của Prigozhin: Putin bội ước, truy tố Wagner. Zelenskiy thăm tiền tuyến: Kyiv thắng lớn
VietCatholic Media
03:08 27/06/2023


1. Các chiến binh của Ukraine đã tiến về mọi hướng của tiền tuyến, Zelenskiy nói

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Hai đã đến thăm quân đội ở khu vực Donetsk phía đông của đất nước.

Trong một đoạn video do văn phòng tổng thống công bố, người ta thấy Zelenskiy đang nói chuyện với các sĩ quan quân đội và binh lính từ các đơn vị của nhóm tác chiến Khortytsia, bao gồm “những đội quân đã xuất sắc trong các trận chiến ác liệt ở hướng Bakhmut”.

“Cả nước ai cũng hiểu anh em đang chiến đấu cho quê hương, ai cũng biết anh em đang làm công việc khó khăn nhất lúc này. Ai cũng biết hướng Đông hôm nay rất khó đi, ở đây nắng nóng gay gắt. Vì vậy, tôi chắc chắn rằng chính các anh em là những người đóng góp nhiều nhất vào chiến thắng trong tương lai của chúng ta”, ông Zelenskiy nói, đồng thời bắt tay các binh sĩ khi trao phần thưởng.

Một video từ văn phòng tổng thống hôm thứ Hai cũng cho thấy Zelenskiy chào đón các quân nhân và nhân viên trạm xăng ở Donetsk, cảm ơn họ vì công việc họ đang làm để hỗ trợ Ukraine.

Zelenskiy “dừng lại một trạm xăng ở vùng Donetsk và uống cà phê với các quân nhân ở đó,” theo thông cáo báo chí từ văn phòng của ông. “Tổng thống chúc các chiến sĩ sức khỏe và may mắn trong các trận chiến.”

Trở về từ chuyến viếng thăm các binh sĩ ở tiền tuyến, trong bài phát biểu trước quốc dân đồng bào, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết các lực lượng Ukraine đã đạt được những tiến bộ trên tất cả các mặt trận.

“Các chiến binh của chúng ta đã tiến về mọi hướng, và đây là một ngày hạnh phúc,” Zelenskiy nói trong bài phát biểu hàng đêm của mình.

Zelenskiy cho biết ông đã trao tặng huy chương Sao vàng Anh hùng Ukraine cho hai chiến binh và gặp gỡ một số tướng lĩnh.

Tổng thống Ukraine nói thêm rằng “một số quyết định tác chiến đã được đưa ra” trong cuộc gặp của ông với các tướng lĩnh.

2. Putin tái xuất hiện tuyên bố những thành phần nổi loạn sẽ bị trừng trị

Putin đã tái xuất hiện vào tối hôm thứ Hai trong một bài phát biểu kéo dài khoảng năm phút, loan báo việc giải thể quân Wagner và khẳng định rằng những kẻ gây ra cuộc binh biến cuối tuần qua sẽ bị đưa ra trước công lý.

Ông cho biết những chiến binh Wagner sẽ có “cơ hội tiếp tục phục vụ Nga bằng cách ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng hoặc các cơ quan thực thi pháp luật khác, hoặc trở về với gia đình và bạn bè của họ. Ai muốn có thể đến Belarus.”

Putin đã cảm ơn các chiến binh của Tập đoàn Wagner đã đưa ra “quyết định đúng đắn” khi trở đầu xe không tấn công Mạc Tư Khoa.

“Tôi cảm ơn những người lính và chỉ huy của Tập đoàn Wagner, những người đã đưa ra quyết định đúng đắn duy nhất - họ đã không đổ máu huynh đệ tương tàn, họ đã dừng lại ở vạch cuối cùng”.

Tuy nhiên, ông nói rằng “Dù sao thì cuộc nổi loạn vũ trang cũng sẽ bị dập tắt. Sự đoàn kết dân sự cho thấy rằng bất kỳ hành vi tống tiền và nỗ lực tổ chức một cuộc binh biến nội bộ nào cũng sẽ dẫn đến thất bại”

Tổng thống Nga dường như đang phát biểu trong một địa chỉ được ghi âm trước. Putin đã phát biểu từ bên trong Điện Cẩm Linh ở Mạc Tư Khoa, theo hãng truyền thông nhà nước Nga TASS.

Bài phát biểu cuối cùng của Putin trước quốc gia là vào chiều thứ Bảy trong khi lực lượng của Yevgeny Prigozhin và Wagner tiến hành cuộc hành quân về phía Mạc Tư Khoa.

Trong cả hai bài phát biểu trước quốc dân, Putin đã không nhắc đến tên trùm Wagner, Yevgeny Prigozhin.

Hôm Chúa Nhật, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov, cho biết “vụ án hình sự truy tố trùm Wagner Yevgeny Prigozhin về tội gây ra cuộc binh biến đã bị hủy bỏ. Và nếu các bạn hỏi tôi về điều gì bảo đảm cho điều đó, thì đây, chính là tổng thống Nga.”

Tuy nhiên, sáng thứ Hai, Trung Tướng Igor Krasnov, Tổng Công Tố Liên Bang Nga, và Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, khẳng định cuộc điều tra chống lại Prigozhin sẽ được tiếp tục. Tuyên bố của Putin cho thấy rằng những tuyên bố trước đó của Dmitry Peskov hoàn toàn vô giá trị.

3. Nga tiếp tục tập trung “những nỗ lực chính” vào các thành phố ở khu vực phía đông Donetsk

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Ba 27 tháng Sáu, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết trong khi quân Ukraine tấn công mạnh ở phía Nam, Nga tiếp tục tập trung “những nỗ lực chính” của mình vào các thành phố ở khu vực phía đông Donetsk.

“Đối phương tiếp tục tập trung nỗ lực chính vào trục Lyman, Bakhmut và Marinka. Hơn 35 cuộc đụng độ đã diễn ra trong ngày qua”, cô nói.

Theo hướng Bakhmut, Nga đã thực hiện “các hoạt động tấn công không thành công ở các vùng phụ cận của Bohdanivka. Họ đã tiến hành các cuộc không kích ở các khu vực Soledar và Bila Hora của Donetsk Oblast”

Tại khu vực Marinka, Nga đã thực hiện các hành động tấn công không thành công và “tiến hành một cuộc không kích gần Krasnohorivka.” Krasnohorivka là nơi vừa được quân Ukraine giải phóng trong tuần qua.

Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết tại các khu vực Zaporizhzhia và Kherson, các lực lượng Nga đang ở thế phòng thủ và tập trung các nỗ lực chính của họ “ngăn chặn bước tiến của quân đội Ukraine”.

Cô cảnh báo rằng “Mối đe dọa về các cuộc không kích và hỏa tiễn trên khắp Ukraine vẫn còn cao”. Trong 24 giờ qua, quân xâm lược Nga đã thực hiện 36 cuộc không kích và tiến hành 17 cuộc tấn công bằng hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt.

Về tình hình ở mặt trận phía Nam, Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết quân đội Ukraine đã tiến sâu 1,5 km vào lãnh thổ do quân Nga xâm lược ở hướng Melitopol.

Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết trong một tuần qua, cụ thể là từ ngày 19 đến 25 tháng 6, lực lượng phòng thủ đã tiêu diệt khoảng 8 tiểu đoàn Nga, 34 xe tăng, 70 xe thiết giáp, và 168 hệ thống pháo.

Cô nói: “Trong tuần qua, từ ngày 19 đến ngày 25 tháng 6, lực lượng phòng thủ Ukraine đã tiêu diệt: 4.120 quân xâm lược, tương đương tám tiểu đoàn; 34 xe tăng tương đương 1 tiểu đoàn xe tăng; 70 xe chiến đấu bọc thép, tương đương với hai tiểu đoàn súng trường cơ giới; 168 hệ thống pháo binh; 2 máy bay trực thăng; và 54 hỏa tiễn hành trình”.

Thứ trưởng Hanna Maliar làm rõ rằng theo cấu trúc của quân đội Nga, một tiểu đoàn có 500 quân nếu đủ quân số. Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết trước khi rút khỏi Kherson, có những tiểu đoàn Nga chỉ còn có 6 người. Một tiểu đoàn xe tăng Nga thường có 31 xe tăng; một tiểu đoàn súng trường cơ giới có 34 xe thiết giáp; một sư đoàn pháo binh có 18 khẩu pháo.

Trong 24 giờ qua, 950 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với một xe tăng, 14 xe thiết giáp, 21 hệ thống pháo, và 16 xe chuyển quân và nhiên liệu.

Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 26 Tháng Sáu, Nga đã mất khoảng 225.580 quân ở Ukraine. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 4.031 xe tăng, 7.820 xe thiết giáp, 4.055 hệ thống pháo, 624 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 383 hệ thống tác chiến phòng không, 314 máy bay, 308 trực thăng, 3.482 máy bay không người lái, 1.259 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 6.751 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 557 đơn vị thiết bị đặc biệt.

4. Prigozhin tái xuất hiện tuyên bố Bộ Quốc phòng Nga muốn Wagner “chấm dứt tồn tại” bắt đầu từ ngày 1 tháng 7

Bộ Quốc phòng Nga đã lên kế hoạch cho tập đoàn quân sự tư nhân Wagner “chấm dứt tồn tại” bắt đầu từ ngày 1 tháng 7, người sáng lập tập đoàn Yevgeny Prigozhin tuyên bố hôm thứ Hai trong một tin nhắn âm thanh.

“Không ai đồng ý ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng, vì mọi người đều biết rất rõ từ tình hình hiện tại và kinh nghiệm của họ trong chiến dịch quân sự đặc biệt rằng điều này sẽ dẫn đến mất hoàn toàn khả năng chiến đấu,” Prigozhin nói.

Tuy nhiên, sau đó anh ta nói tiếp rằng một số chiến binh đã ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng, nhưng tuyên bố rằng đó chỉ là một con số rất nhỏ bé.

“Những chiến binh quyết định rằng họ sẵn sàng chuyển đến Bộ Quốc phòng đã làm như vậy. Nhưng đây là con số tối thiểu, ước tính khoảng 1 đến 2% là cùng. Tất cả các lý lẽ để giữ PMC Wagner đã được trình bày với Bộ Quốc phòng Nga, nhưng không có lý lẽ nào được thực hiện,” ông nói.

5. Cuộc đảo ngược binh biến trong giờ thứ 11 của Prigozhin

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Prigozhin's 11th Hour Mutiny Reversal”, nghĩa là “Cuộc đảo ngược binh biến trong giờ thứ 11 của Prigozhin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.

Theo một cơ quan truyền thông Nga, người sáng lập Tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin, nhận ra rằng ông đã “đi quá xa” trong cuộc nổi loạn của mình khi quân đội của ông đang tiến về phía Mạc Tư Khoa.

Prigozhin đã tung lực lượng của mình tiến về thủ đô Nga vào hôm thứ Bảy, nhưng không phải trước khi ông ta chiếm giữ các cơ sở quân sự ở thành phố miền nam Rostov-on-Don và kêu gọi lật đổ giới lãnh đạo quân sự của Nga.

Khi cuộc binh biến đang diễn ra, Prigozhin “đã cố gắng gọi điện cho Putin” vào giữa trưa thứ Bảy, nhưng tổng thống “không muốn nói chuyện với ông ta”, hãng tin độc lập bằng tiếng Nga Meduza đưa tin, trích dẫn các nguồn tin từ Điện Cẩm Linh.

Đến giai đoạn đó, các chiến binh của ông đang trên đường tới thủ đô Nga, tiến sát sông Oka, nơi quân đội Nga và Lực lượng Vệ binh Quốc gia đã thiết lập một tuyến phòng thủ.

Theo Meduza, bất chấp tuyên bố của Prigozhin rằng “một nửa quân đội” của Nga sẽ tham gia cùng ông ta, quân đội của ông ta không nhận được thêm sự hỗ trợ nào từ binh lính trong những giờ đầu tiên của cuộc nổi dậy. Các nguồn tin của hãng cho biết người sáng lập Wagner có lẽ đã nhận ra rằng “anh ta đã đi quá xa” và rằng “triển vọng để cơ hội thành công của anh ta tiếp tục thăng tiến là rất mờ mịt”.

Meduza báo cáo rằng Điện Cẩm Linh có lẽ đã nhận ra rằng các tính toán của Prigozhin đã thay đổi và tìm cách tránh một “cuộc đối đầu đẫm máu” với Wagner.

Konstantin Sonin, một nhà kinh tế chính trị gốc Nga và là giáo sư tại Đại học Chicago, nói với Newsweek: “Tôi nghĩ trùm Wagner Yevgeny Prigozhin chưa bao giờ thực sự nghĩ đến việc nắm quyền.”

Các lực lượng của Wagner có thể đã có kinh nghiệm ở tuyến đầu của các cuộc nổi dậy và đảo chính ở Phi Châu, nhưng ở Mạc Tư Khoa họ sẽ không có đủ quân số để hỗ trợ cho việc chiếm giữ Bộ Quốc phòng Nga chẳng hạn.

Ông nói với Newsweek: “Trừ khi họ có những người chống lưng bên trong lực lượng an ninh và quân đội, nếu không họ sẽ không kiểm soát được bất cứ thứ gì.”

Meduza cho biết, các cuộc đàm phán đã bắt đầu vào ngày 24 tháng 6, khi Prigozhin tuyên bố “cuộc tuần hành vì công lý” sau nhiều tháng lên án Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei Shoigu, và Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang, Valery Gerasimov.

Cơ quan truyền thông này lưu ý rằng các yêu cầu của Prigozhin là “mơ hồ”. Anh ta muốn Shoigu ra đi, trao quyền tự chủ cho Wagner và nhiều tài trợ hơn, mặc dù sau một cuộc nổi dậy vũ trang, anh ta và các chiến binh của mình sẽ không có vai trò gì trong hệ thống.

Điện Cẩm Linh sau đó ra lệnh cho các chính trị gia lên án Prigozhin, và Putin mô tả hành động của Tập đoàn Wagner là “phản quốc”.

Tatiana Stanovaya, một thành viên cao cấp tại Trung tâm Á-Âu Carnegie Nga và là người sáng lập Russia Politik, một công ty phân tích chính trị, đã tweet rằng Prigozhin đã mất cảnh giác trước phản ứng của Putin và “thấy mình không được chuẩn bị để đảm nhận vai trò của một nhà cách mạng.”

Cô ấy nói thêm rằng anh ta đã không chuẩn bị cho việc Wagner đến Mạc Tư Khoa, nơi lựa chọn duy nhất của anh ta là chiếm lấy Điện Cẩm Linh, điều này “chắc chắn sẽ dẫn đến việc anh ta và các chiến binh của anh ta bị tiêu diệt.”

Các cuộc đàm phán hôm thứ Bảy được cho là có sự tham gia của Chánh văn phòng Điện Cẩm Linh Anton Vaino, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev và Đại sứ Nga tại Belarus Boris Gryzlov. Tổng thống Belarus, Alexander Lukashenko, đảm nhận vai trò dẫn đầu.

Theo các điều khoản của thỏa thuận do Lukashenko làm trung gian, Prigozhin sẽ chuyển đến Belarus. Kể từ sáng thứ Hai, không thể xác minh được nơi ở của Prigozhin ngoài việc anh ta rời Rostov-on-Don vào cuối ngày thứ Bảy, nơi anh ta được hỗ trợ bởi đám đông cổ vũ.

Trong khi đó, tác động của cuộc đàm phán Lukashenko-Prigozhin đối với giới lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga là không chắc chắn.

Sonin nói: “Tôi khá chắc chắn rằng Prigozhin sẽ không xuất hiện ở một nơi mà ông ấy sẽ không được bao bọc bởi lực lượng quân sự hùng hậu. Câu hỏi thú vị hơn là họ sẽ làm gì với đơn vị Wagner đã tham gia vào cuộc binh biến vì đây là một lực lượng thực sự”.

“Họ cần tước vũ khí của các chiến binh Wagner nhưng trong các trại này, nơi Wagner sẽ bị giam giữ, họ được trang bị vũ khí rất mạnh. Họ có thể sẽ chống lại bất kỳ nỗ lực nào để tách họ ra khỏi nhau.”

Một số nguồn tin của Nga cho rằng có thể có những thay đổi trong giới lãnh đạo quân sự của Nga. Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, hôm Chúa Nhật cho biết điều đó sẽ đại diện cho một “chiến thắng quan trọng đối với Prigozhin”.

Sonin nói: “Tôi không thấy điều gì có thể tốt cho Putin từ việc này. Đó là dấu hiệu cho thấy mọi người rất không hài lòng với sự lãnh đạo của ông ta. Đó cũng là một tín hiệu cho mọi người rằng Putin không mạnh mẽ như người ta vẫn nghĩ.”

6. Prigozhin nói rằng cuộc tuần hành về phía Mạc Tư Khoa là một cuộc biểu tình phản đối và không có ý định lật đổ quyền lực của Putin

Ông chủ của Wagner, Yevgeny Prigozhin, đã phát hành đoạn âm thanh mới vào thứ Hai giải thích về quyết định quay đầu cuộc hành quân của mình tới Mạc Tư Khoa.

Prigozhin cho biết ông muốn tránh đổ máu cho người Nga và cũng cho biết cuộc tuần hành là một cuộc biểu tình phản đối chứ không có ý định lật đổ quyền lực trong nước.

Đây là tin nhắn âm thanh đầu tiên của Prigozhin kể từ khi thông báo vào tối thứ Bảy rằng đoàn xe của anh ấy sẽ quay trở lại “để tránh đổ máu”.

“Trong một đêm, chúng tôi đã đi được 780 km. Chỉ còn hai trăm km còn lại là đến được Mạc Tư Khoa,” Prigozhin tuyên bố trong tin nhắn âm thanh mới nhất, mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy lực lượng Wagner đã đến gần thủ đô Nga ở khoảng cách như anh ta nói. “Không một người lính nào trên mặt đất thiệt mạng.”

Ông nói: “Chúng tôi lấy làm tiếc rằng chúng tôi buộc phải tấn công máy bay. “...nhưng những chiếc máy bay này đã thả bom và phóng hỏa tiễn tấn công.”

Ông chủ Wagner cũng tuyên bố trong tin nhắn âm thanh rằng khoảng 30 chiến binh của ông đã chết trong cuộc tấn công của quân đội Nga vào nhóm lính đánh thuê hôm thứ Sáu. Prigozhin cho biết cuộc tấn công diễn ra vài ngày trước khi Wagner rời vị trí vào ngày 30 tháng 6 để bàn giao thiết bị cho Quân khu phía Nam ở Rostov, Nga.

Ông chủ Wagner cho biết, mục đích của cuộc hành quân về phía Mạc Tư Khoa là để ngăn chặn “sự phá hủy” của công ty quân sự tư nhân, và “để đưa ra trước công lý những người, thông qua các hành động thiếu chuyên nghiệp của họ, đã phạm một số sai lầm lớn trong quá trình hoạt động quân sự đặc biệt.”

Prigozhin cho biết cuộc hành quân dừng lại khi biệt đội “thực hiện một cuộc trinh sát khu vực, và rõ ràng là vào thời điểm đó sẽ có rất nhiều máu đổ ra. Chúng tôi cảm thấy rằng việc phản đối của chúng tôi như thế là đủ.”

“Vào thời điểm này, Alexander Lukashenko đã chìa tay ra và đề nghị tìm giải pháp cho công việc tiếp theo của Wagner PMC trong phạm vi quyền tài phán hợp pháp,” anh ta nói thêm.

Prigozhin đã đồng ý rời Nga đến Belarus vào thứ Bảy sau một thỏa thuận được cho là do Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko làm trung gian nhằm chấm dứt cuộc nổi dậy vũ trang.

Theo phiên bản chính thức do Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đưa ra, Lukashenko đã đề xuất thỏa thuận với Tổng thống Nga Vladimir Putin để giúp giải quyết cuộc binh biến ngắn ngủi, trong một cuộc điện đàm vào sáng thứ Bảy để “tránh đổ máu lớn chắc chắn sẽ xảy ra nếu các nhóm phiến quân tiếp tục tiến về Mạc Tư Khoa. Đề xuất này đã được Tổng thống Putin ủng hộ.”

7. Putin tổ chức cuộc họp với các quan chức an ninh hàng đầu, bao gồm cả bộ trưởng quốc phòng

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết vào tối thứ Hai, theo truyền thông nhà nước RIA Novosti, rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tổ chức một cuộc họp với những người đứng đầu các cơ quan an ninh.

“Tham gia trong cuộc họp có Trung Tướng Igor Krasnov, Tổng Công Tố Liên Bang Nga, Bộ trưởng Nội vụ Vladimir Kolokoltsev, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, Giám đốc FSB Alexander Bortnikov, Giám đốc Lực lượng Vệ binh Quốc gia Viktor Zolotov, Giám đốc Cục bảo vệ liên bang, gọi tắt là FSO, Dmitry Kochnev, người đứng đầu Ủy ban Điều tra Alexander Bastrykin và chánh văn phòng Điện Cẩm Linh Anton Vaino.”

Theo hãng tin độc lập của Nga Meduza, cuộc họp này là để thanh trừng nội bộ. Tin tưởng chung là trùm Wagner Yevgeny Prigozhin không hành động một mình. Cuộc họp là nhằm nhanh chóng phát hiện ra những ai đứng sau lưng Prigozhin.

Rostov On Don là nơi đặt trụ sở của quân khu phía nam chịu trách nhiệm chính trong cuộc xâm lược Ukraine. Đó cũng là đại bản doanh của Tập Đoàn Quân Hỗn Hợp Số 58. Một lực lượng lớn như thế đã không chống cự quân Wagner.

Trong đêm thứ Sáu, quân Wagner đã có thể hành quân đến 780km rầm rộ tiến về hướng Mạc Tư Khoa. Họ bị không quân đánh chặn và đã bắn rớt 10 máy bay và máy bay trực thăng, giết chết 17 phi công và phi hành đoàn. Tại sao trong suốt lộ trình trên xa lộ M-4 của Nga không có một lực lượng nào ngăn cản họ?

Các phương tiện truyền thông Nga cũng đã chỉ ra rằng Aleksandr Gusev, thống đốc khu vực Voronezh; và Vasily Golubev, là thống đốc khu vực Rostov. Hai ông này đã yêu cầu dân chúng đóng cửa ở yên trong nhà, tránh đi ra ngoài đường. Họ đã không kêu gọi binh lính chống lại quân Wagner.

Cũng chẳng có bao nhiêu tướng lĩnh Nga lên tiếng trung thành với Putin khi cuộc binh biến xảy ra nên đang có những suy đoán cho rằng vòng trong của Putin có thể đã chống lại ông ta.

Meduza tin rằng cuộc thanh trừng sắp tới sẽ rất đẫm máu.

8. Duma Quốc gia Nga khẳng định trung thành với Putin trong suốt cuộc nổi dậy của Wagner

Theo hãng truyền thông nhà nước Nga TASS, Duma Quốc gia Nga, hay hạ viện, tuyên bố rằng các lực lượng quốc phòng của họ đã thực hiện toàn quyền kiểm soát trong cuộc nổi dậy vũ trang của Wagner, và luôn trung thành với Putin.

TASS dẫn lời Andrey Kartapolov, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng của Duma, trong một bài đăng trên Telegram hôm thứ Hai.

Kartapolov nói rằng “không có sự hỗn loạn nào phát sinh trong lực lượng phòng vệ Nga tại Duma quốc gia trong bối cảnh một cuộc nổi dậy vũ trang đang xảy ra, việc kiểm soát tình hình không bị gián đoạn dù chỉ một phút”.

Có lẽ trong vài ngày tới, các giới chức thẩm quyền của Nga sẽ phải làm rõ như Kartapolov là trong suốt cuộc binh biến của trùm Wagner Yevgeny Prigozhin, họ luôn trung thành với nhà độc tài Vladimir Putin.

9. Prigozhin ở đâu? Bí ẩn bao quanh ông chủ Wagner sau nỗ lực nổi loạn

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Where Is Prigozhin? Mystery Surrounds Wagner Boss After Attempted Rebellion”, nghĩa là “Prigozhin ở đâu? Bí ẩn bao quanh ông chủ Wagner sau nỗ lực nổi loạn.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.

Một nỗ lực nổi dậy của Yevgeny Prigozhin kéo dài chưa đầy 24 giờ trước khi dừng lại vào hôm thứ Bảy. Kể từ đó, tung tích của người đứng đầu Tập đoàn Wagner vẫn là một bí ẩn.

Người đứng đầu quân đội tư nhân khét tiếng đã không được nhìn thấy kể từ khi các chiến binh của ông ta rút lui sau khi tuyên bố nắm quyền kiểm soát Rostov-on-Don và các cơ sở quân sự quan trọng ở vùng Voronezh.

Điện Cẩm Linh và chính phủ Belarus đưa tin Prigozhin cho biết ông sẽ rời Nga đến nước láng giềng Belarus như một phần của thỏa thuận để tránh “đổ máu”. Tuy nhiên, tung tích của ông vẫn chưa được xác minh ngoài việc ông rời Rostov-on-Don vào cuối ngày thứ Bảy, khi hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti công bố một đoạn video cho thấy ông chủ Wagner rời đi bằng xe hơi.

Anh ta cũng đã không đăng một tuyên bố công khai nào trên dịch vụ báo chí của mình kể từ tối thứ Bảy, khi anh ta thông báo rằng các chiến binh của anh ta đang “quay đầu lại” từ cuộc hành quân của họ vào Mạc Tư Khoa và rời đi “theo hướng ngược lại”.

Dịch vụ báo chí của Prigozhin cho biết anh ta sẽ trả lời tất cả các câu hỏi “khi anh ta liên lạc bình thường,” nhưng không đề cập đến nơi ở của anh ta.

Trong khi đó, một kênh Telegram nổi tiếng có liên kết với Wagner đã chia sẻ hình ảnh Prigozhin đặt một ngón tay lên môi do AI tạo ra và nói rằng “các kế hoạch đều thích sự im lặng”, Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết, trong phân tích mới nhất về cuộc xung đột ở Ukraine vào Chúa Nhật. “Các kế hoạch thích sự im lặng” là một cụm từ thường được sử dụng ở Ukraine về an ninh hoạt động và phản công của nó.

Tổ chức cố vấn lưu ý rằng các chi tiết cụ thể của thỏa thuận được mô tả bởi Điện Cẩm Linh và chính phủ Belarus vẫn chưa rõ ràng ngoài những suy đoán và tin đồn.

“Hậu quả của cuộc nổi dậy vũ trang của Wagner vẫn chưa kết thúc, và vẫn còn phải xem thỏa thuận sẽ được thực hiện như thế nào, liệu tất cả các bên liên quan có tuân thủ đầy đủ hay không, Điện Cẩm Linh và Bộ Quốc phòng Nga dự định làm gì với các binh sĩ của Wagner, và liệu các chiến binh Wagner có chịu hợp tác - bất kể mong muốn của Prigozhin – hay không” ISW cho biết.

Tổng thống Vladimir Putin, trong một video, đã mô tả nỗ lực nổi dậy của Prigozhin là một sự phản bội và đâm sau lưng. Một vụ án hình sự đã được mở ra chống lại Prigozhin vì tội nổi loạn có vũ trang.

Dịch vụ báo chí của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nói rằng ông đã đạt được thỏa thuận với Prigozhin về việc giảm căng thẳng. Tuyên bố cho biết Prigozhin và Tập đoàn Wagner đã được cung cấp “một lựa chọn hoàn toàn có lợi và có thể chấp nhận được để giải quyết tình hình, với sự bảo đảm an ninh cho các chiến binh”.

Điện Cẩm Linh sau đó nói rằng Prigozhin sẽ đến Belarus và vụ án hình sự chống lại ông ta ở Nga sẽ bị hủy bỏ. Tuy nhiên, vào buổi sáng ngày thứ Hai, Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, khẳng định vụ án vẫn tiếp tục được điều tra.

Nỗ lực nổi dậy diễn ra trong bối cảnh mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa Prigozhin và giới lãnh đạo quân sự Nga. Prigozhin gần đây đã bác bỏ yêu cầu của Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Putin rằng Tập đoàn Wagner phải ký hợp đồng trực tiếp với Bộ Quốc phòng với thời hạn là ngày 1 tháng 7.

Prigozhin đã thay đổi cách tường thuật về cuộc chiến vào hôm thứ Sáu, đặt vấn đề về những lời biện minh của Putin khi phát động một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, nói rằng đó là những lời dối trá do cấp trên của Điện Cẩm Linh đưa cho Putin.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để xin bình luận.

10. Cựu quan chức tình báo của Mỹ nhận định Putin có thể cảm thấy 'cần phải khẳng định lại quyền lực'

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin May Feel 'Need to Reassert Authority,' Warns Ex U.S. Intel Officer”, nghĩa là “Cựu quan chức tình báo của Mỹ nhận định Putin có thể cảm thấy 'cần phải khẳng định lại quyền lực'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ “cảm thấy cần phải khẳng định lại quyền lực” sau khi cuộc nổi dậy do Tập đoàn Wagner tổ chức đã đi được nửa đường đến Mạc Tư Khoa trước khi nó bị dập tắt, một cựu sĩ quan tình báo Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ cho biết.

Phát biểu trên NewsNation, Hal Kempfer, hiện là Giám đốc điều hành của Global Risk Intelligence and Planning, cảnh báo rằng nhà lãnh đạo Nga “có thể rất nguy hiểm” khi ông tìm cách giành lại quyền lực.

Chỉ trong vài giờ, các đơn vị của Tập đoàn Wagner đã có thể chiếm được các địa điểm quân sự ở Rostov-on-Don của Nga vào thứ Bảy trước khi tiến về phía bắc tới thủ đô của Nga, khiến quân đội quốc gia này phải gấp rút chuẩn bị các biện pháp phòng thủ. Lãnh đạo của Tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin, đã tuyên chiến với Bộ Quốc phòng Nga vào hôm thứ Sáu sau khi quân đội Nga bị cáo buộc đã thực hiện một cuộc tấn công chống lại và giết chết một số binh sĩ của ông ta đang đóng quân ở Ukraine.

Các chuyên gia và nhà bình luận đã coi cuộc binh biến là một cuộc tấn công công khai vào quyền lực của Putin, đánh dấu lần đầu tiên Putin bị thách thức trực tiếp về những thất bại quân sự của đất nước ông ở Ukraine.

Sau một thỏa thuận do Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko làm trung gian, Prigozhin, từng là đồng minh của Putin, đã đồng ý rời Nga và ra lệnh cho người của mình quay trở lại căn cứ của họ ở Ukraine để đổi lấy việc không phải đối mặt với cáo buộc hình sự về cuộc nổi loạn ngắn ngủi.

Mặc dù hiện tại nó dường như tình hình đã bớt căng thẳng, nhưng đối với nhiều người, cuộc nổi dậy đã phơi bày sự mong manh trong kiểm soát quân sự của Nga và căng thẳng gia tăng giữa giới lãnh đạo quân sự của nước này và lực lượng quân sự tư nhân chiếm ưu thế.

“Ông ấy đã chiếm một số thành phố lớn,” Kempfer nói về Prigozhin. “Rostov-on-Don, là tổng hành dinh quân sự của quân khu phía nam—đó là một Bộ Tư Lệnh miền, là một địa điểm không dễ gì chiếm được. Đó cũng là trụ sở quân sự chính yếu của họ cho các hoạt động ở Ukraine.”

Với việc tổng thống Nga bị coi là bị sỉ nhục nặng nề, một số người cho rằng ông sẽ “ra đòn thẳng tay” thay vì thương lượng để giải quyết. Tuy nhiên, Kempfer, cùng với những người khác, tin rằng một phản ứng dữ dội có thể sẽ sớm xảy ra.

Kempfer nói: “Khi nào Putin quay trở lại Mạc Tư Khoa, Putin sẽ cảm thấy rất cần phải khẳng định lại quyền lực, ít nhất là khẳng định lại ấn tượng rằng ông ta đang nắm quyền kiểm soát và điều đó có thể rất nguy hiểm. “Một con vật bị thương có thể nguy hiểm hơn nhiều. Ông ta có thể cảm thấy cần phải được đền bù.”

Hiện chưa rõ Putin hiện đang ở đâu. Máy bay của ông đã được phát hiện trên một thiết bị theo dõi radar bay về phía tây bắc vào thứ Bảy, nhưng phát ngôn nhân của ông, Dmitry Peskov đã bác bỏ thông tin này, nói rằng ông vẫn ở Điện Cẩm Linh.

Trong khi đó, Tracy Walder, cựu đặc vụ CIA và FBI giờ trở thành nhà phân tích an ninh quốc gia, gần đây nói với NewsNation: “Tôi lo ngại rằng Putin sẽ trở nên hung bạo hơn, hiếu chiến hơn và cai trị bằng một nắm đấm sắt nhiều hơn những gì ông ấy thực sự đã làm trong quá khứ.”

11. Lukashenko gặt hái phần thưởng từ thỏa thuận Wagner-Cẩm Linh – ít nhất là trong ngắn hạn

Julian Borger, biên tập viên thời sự quốc tế của tờ The Guardian có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “Lukashenko reaps rewards of Wagner-Kremlin deal – at least in the short term”, nghĩa là “Lukashenko gặt hái phần thưởng từ thỏa thuận Wagner-Cẩm Linh – ít nhất là trong ngắn hạn.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ

Nhà độc tài Belarus, Alexander Lukashenko, đã nổi lên như một người hưởng lợi sớm từ cuộc tuần hành của Wagner đến Mạc Tư Khoa bị hủy bỏ, nhưng những lợi ích đó có thể không có thời hạn sử dụng lâu dài.

Dù Lukashenko có thực sự đóng vai trò của một nhà môi giới dám nghĩ dám làm được mô tả trong các tuyên bố từ Điện Cẩm Linh và Minsk hay không (và hầu hết các nhà phân tích đều hoài nghi), ông đã nổi lên trên báo chí Nga với tư cách là người hùng của thời đại, người đã cứu Mạc Tư Khoa.

Đó là một bước tiến rất lớn so với vai trò của một tổng thống lâm thời yếu ớt mà Lukashenko, 68 tuổi, đã nắm giữ kể từ khi Vladimir Putin bước vào để cứu chế độ của ông sau thất bại trong cuộc bầu cử rõ ràng vào năm 2020.

Trong khoảng thời gian ba năm, nhà độc tài Belarus đã đồng ý thành lập một “nhà nước liên minh với Nga”, cho phép đất nước của mình trở thành bàn đạp cho cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine và đề nghị cất giữ các đầu đạn hạt nhân chiến thuật của Nga ở Belarus, trong khi có tin đồn lan truyền liên tục về sức khỏe của ông ta.

Bây giờ ông ta sẽ chứa chấp một vũ khí bí mật nguy hiểm khác của Putin, là Yevgeny Prigozhin.

“Tổng thống Belarus đã thông báo chi tiết cho tổng thống Nga về kết quả đàm phán với ban lãnh đạo của công ty quân sự tư nhân Wagner,” tuyên bố chính thức từ văn phòng của ông Lukashenko cho biết. “Tổng thống Nga ủng hộ và cảm ơn tổng thống Belarus vì công việc đã hoàn thành.”

Phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov, cho biết thỏa thuận, trong đó Prigozhin quay đầu đoàn xe Wagner đang tiến vào Mạc Tư Khoa hôm thứ Bảy và đồng ý chuyển đến Belarus, là “sáng kiến cá nhân của Lukashenko được phối hợp với Tổng thống Putin”.

Các nhà phân tích Belarus nghi ngờ về thông báo chính thức này.

“Tôi không nghĩ rằng chúng ta có bất kỳ lý do vững chắc nào để tin rằng Prigozhin sẽ lắng nghe Lukashenko và những lời bảo đảm của ông ấy và rằng Lukashenko có đủ đòn bẩy và tiếng nói trong chính trị nội bộ Nga để trở thành người môi giới cho những thỏa thuận như vậy,” Artyom Shraibman, học giả không thường trú tại Trung tâm Á-Âu Carnegie Nga cho biết.

Shraibman, đồng thời là người sáng lập công ty tư vấn chính trị Sense Analytics, cho rằng thống đốc vùng Tula, Alexei Dyumin, có quan hệ chặt chẽ với cả Prigozhin và Putin, ông ta mới có nhiều khả năng là người hòa giải thực sự.

Olga Onuch, giảng viên chính trị tại Đại học Manchester, cho biết: “Có ý kiến cho rằng Lukashenko không thực sự tham gia các cuộc đàm phán suốt cả ngày và chỉ xuất hiện trong thời gian rất ngắn sau khi thông báo”.

Bất kể vai trò thực sự của mình là gì, Lukashenko là người bảo đảm chính thức cho thỏa thuận và ít nhất xuất hiện trên vũ đài Nga với tư cách là một nhà lãnh đạo theo đúng nghĩa của mình, thay vì chỉ đơn giản là một phần mở rộng của Điện Cẩm Linh.

“Rõ ràng nó đã thay đổi mối quan hệ giữa Lukashenko và Điện Cẩm Linh vì sau năm 2020, ông ấy trở thành một con rối cho chính quyền Nga. Ông ấy bị đối xử như một tổng thống hạng hai,” Ryhor Astapenia, giám đốc sáng kiến Belarus tại tổ chức tư vấn Chatham House, cho biết.

“Bây giờ bạn có thể nói rằng ông ấy là một trong những người chiến thắng trong cuộc đảo chính thất bại này và nó sẽ khôi phục một số quyền tự quyết của ông ấy trong quan hệ với Nga, ít nhất là trong tương lai gần.”

Triển vọng dài hạn rất khó đánh giá, đặc biệt là vì có rất ít thông tin về thỏa thuận và ý nghĩa của nó đối với Belarus.

“Chúng tôi không biết chính xác ai đang chuyển đến Belarus. Phải chăng chỉ có một mình Prigozhin và lực lượng an ninh của ông ta; hay một phần lớn nào đó trong quân đội của ông ta?” Shraibman nói. “Tôi cho rằng đó sẽ không phải là toàn bộ quân đội của trùm du đảng Wagner Yevgeny Prigozhin vì đó sẽ là mối đe dọa đối với Lukashenko. Ông ta sẽ không dám chứa chấp những tên côn đồ khó đoán này trên lãnh thổ của mình.”

Bất kể quy mô của đoàn tùy tùng, các chuyên gia Belarus không mong đợi một người đàn ông có tính cách và sở thích như Prigozhin sẽ bằng lòng ở lại lâu dài trong cuộc sống lưu vong ở Belarus.

“ Thật không thoải mái cho xã hội Belarus khi đất nước này trở thành nhà khách cho bọn tội phạm chiến tranh,” Astapenia nói. “Tôi nghĩ rằng họ sẽ muốn anh ta đi nơi khác, có thể là ở các nước Phi Châu.”

Một câu hỏi khác là Prigozhin có thể tồn tại bao lâu ở Belarus. Shraibman không nghĩ rằng mối đe dọa trực tiếp sẽ đến từ Lukashenko, người muốn được coi là tôn trọng thỏa thuận của mình, nhưng liệu anh ta có thể bảo vệ vị khách của mình khỏi Điện Cẩm Linh hay không lại là một vấn đề khác.

Shraibman nói: “Prigozhin có thể lo lắng về việc uống một tách trà mà anh ấy không kiểm soát được. “Tôi không nghĩ rằng anh ta được an toàn ở bất cứ đâu ngay bây giờ.”

Trong những tháng và năm tới, Lukashenko cũng nên lo lắng. Các sự kiện trong 48 giờ qua đã làm lung lay niềm tin vào sự ổn định của chế độ Putin, và do đó đặt ra câu hỏi về quyền lực bền bỉ của chính Lukashenko.

“Chúng tôi thấy rõ rằng Điện Cẩm Linh không vững chắc như nhiều người nghĩ,” Astapenia nói: “Lukashenko nên lo lắng một chút về việc liệu Putin, hoặc những người xung quanh ông ấy, có sống sót qua cuộc chiến này hay không”.
 
Chơi dao đứt tay: Wagner cướp được vũ khí hạt nhân tại Voronezh? Hỏa tiễn Anh đang thay đổi tình thế
VietCatholic Media
17:45 27/06/2023


1. Cựu lãnh đạo quân đội muốn thủ lĩnh Wagner Prigozhin bị xử tử

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ex-Army Leader Wants Wagner Leader Prigozhin Killed”, nghĩa là “Cựu lãnh đạo quân đội muốn thủ lĩnh Wagner Prigozhin bị giết.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân

Cựu chỉ huy Nga Igor Girkin đã kêu gọi giết chết lãnh đạo Tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin sau nỗ lực nổi dậy chống lại lãnh đạo Nga.

Prigozhin, người sáng lập đơn vị bán quân sự đã chiến đấu bên cạnh quân đội Nga trong cuộc chiến Ukraine trong nhiều tháng, đã cố gắng tiến hành một cuộc nổi dậy vũ trang chống lại Mạc Tư Khoa vào cuối tuần qua. Nỗ lực nổi dậy là đỉnh điểm của căng thẳng gia tăng giữa Prigozhin và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bối cảnh cuộc xâm lược Ukraine đang đình trệ. Nó kéo dài chưa đầy 24 giờ trước khi một thỏa thuận được dàn xếp để chấm dứt xung đột và quân đội Wagner quay trở lại, từ bỏ ý định tấn công thủ đô của Nga.

Cuộc nổi dậy thất bại hiện đã làm dấy lên câu hỏi về tương lai của Prigozhin, từng một thời là đồng minh của Điện Cẩm Linh, và là người có quân đội được tường trình đã ngăn chặn các lợi ích của Ukraine. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã làm trung gian cho một thỏa thuận yêu cầu Prigozhin lưu vong ở Belarus, với việc chính quyền Nga nói rằng họ sẽ bãi bỏ các cáo buộc chống lại anh ta. Tuy nhiên, tờ Kommersant của Nga đưa tin Cơ quan An ninh Liên bang, gọi tắt là FSB, vẫn tiếp tục điều tra người sáng lập Tập đoàn Wagner.

Tuy nhiên, các cáo buộc hình sự đối với Prigozhin không đi đủ xa đối với Girkin, một blogger quân sự nổi tiếng của Nga, người đã nổi lên nhờ lãnh đạo quân đội Nga trong thời gian sáp nhập Crimea năm 2014. Năm ngoái, anh ta cũng bị kết tội tham gia vào vụ bắn rơi Chuyến bay 17 của Malaysia Airlines trên bầu trời Ukraine.

Trong một video mới nhất, Girkin kêu gọi chính phủ xử tử Prigozhin.

“Tôi không nghĩ rằng tất cả các chỉ huy và chiến binh của Wagner đều đáng bị xử bắn. Nhưng việc treo cổ người đầu bếp vì tội nổi loạn và sát hại các sĩ quan của chúng ta đơn giản là cần thiết để bảo tồn nước Nga như một quốc gia,” ông nói.

Số phận của Prigozhin vẫn chưa rõ ràng trong bối cảnh các báo cáo mâu thuẫn từ truyền thông Nga và nhận xét của các nhà lãnh đạo về việc liệu ông có bị buộc tội về âm mưu nổi dậy hay không. Cuối tuần qua, trong khi các chiến binh Wagner tiếp tục hành quân đến Mạc Tư Khoa, iStories đưa tin Putin đã yêu cầu lực lượng an ninh của mình “giết chết” Prigozhin đồng thời đề nghị ân xá cho các chiến binh Wagner.

Trong khi đó, Girkin tiếp tục dự đoán các động thái tiếp theo của Prigozhin trong một loạt bài đăng tiếp theo.

Ông viết rằng số phận của Prigozhin phụ thuộc vào việc Putin có trao Tập đoàn Wagner cho Bộ Quốc phòng Nga “để ăn tươi nuốt sống” hay không. Nếu Prigozhin cố duy trì tổ chức của mình, Girkin viết rằng anh ta sẽ có thể thuyết phục mọi người rằng anh ta “đã đánh bại tất cả mọi người” và có thể trở thành người thách thức Putin trong cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo của Nga.

Ngoài ra, Girkin còn dự đoán một viễn cảnh tồi tệ cho Prigozhin nếu anh ta không thành công trong việc duy trì công ty quân sự tư nhân của mình.

“Nếu không... thì tôi không dám đánh cá một cách chắc ăn về cuộc đời của Prigozhin. Không có quân đội và bị loại ra bên ngoài lĩnh vực chính trị, thì thậm chí Lukashenko cũng không cần anh ta, ngay cả với tư cách là ‘chủ nhà’. Và Prigozhin sẽ không có 'cơ hội thứ hai'. Và vì nỗi sợ hãi đã trải qua, những con mèo béo Mạc Tư Khoa sẽ cố gắng trả thù,” anh ta nói.

2. Mỹ dự kiến công bố gói viện trợ quân sự trị giá 500 triệu USD khác cho Ukraine

Mỹ dự kiến sẽ công bố một gói viện trợ quân sự khác cho Ukraine với tổng trị giá khoảng 500 triệu USD, Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết như trên.

Tướng Kirby cho biết khoản viện trợ dự kiến sẽ được công bố vào thứ Ba, sẽ bao gồm các phương tiện chiến đấu bổ sung Bradley và Stryker, và sẽ được cung cấp cho Ukraine thông qua Cơ quan rút vốn của Tổng thống. Ukraine đã mất một số xe bọc thép trong những ngày đầu của cuộc phản công mà các quan chức Mỹ tin rằng lực lượng Ukraine đã tiến hành hồi đầu tháng.

Gói này được đưa ra khi các quan chức Mỹ tiếp tục đánh giá tác động của cuộc nổi dậy Wagner bên trong Nga đối với cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Các quan chức Mỹ và phương Tây nói với CNN vào tuần trước rằng cuộc phản công của Ukraine đã không đáp ứng được kỳ vọng, với các tuyến phòng thủ của Nga đã được củng cố vững chắc. Các lực lượng Nga cũng đã thành công trong việc phá hủy thiết giáp Ukraine bằng các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và mìn và đã triển khai sức mạnh không quân hiệu quả hơn.

Gói cuối cùng, được công bố vào đầu tháng này, trị giá khoảng 325 triệu đô la và bao gồm các hệ thống phòng không và hỏa tiễn mới cho Ukraine.

Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 39 tỷ đô la hỗ trợ an ninh cho Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga vào tháng 2 năm 2022, bao gồm 22 tỷ đô la trong các khoản rút tiền của tổng thống.

3. Hỏa tiễn tầm xa đã có “tác động đáng kể trên chiến trường”.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết hỏa tiễn tầm xa Storm Shadow do Vương quốc Anh cung cấp cho Ukraine đã có “tác động đáng kể trên chiến trường”.

“Nó đã có ảnh hưởng đến quân đội Nga,” Wallace nói với các nhà lập pháp tại Hạ viện. “Chúng tôi chắc chắn sẽ thúc giục các đối tác quốc tế khác tiếp tục với những nỗ lực sâu sắc cần thiết của họ.”

Vào tháng 5, CNN lần đầu tiên đưa tin rằng Vương quốc Anh đã chuyển giao nhiều hỏa tiễn hành trình Storm Shadow cho Ukraine, mang lại cho quốc gia này khả năng tấn công tầm xa mới. Storm Shadow là hỏa tiễn hành trình tầm xa có khả năng tàng hình do Anh và Pháp hợp tác phát triển.

4. Ngoại trưởng Anh nói cuộc nổi dậy của Prigozhin là một thách thức chưa từng có đối với Putin

Ngoại trưởng Anh James Cleverly nhận định rằng cuộc nổi dậy của Tập đoàn Wagner của Nga, do Yevgeny Prigozhin lãnh đạo, là một “thách thức chưa từng có” đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

“Những lời dối trá của chính phủ Nga đã bị một trong những tay sai của Tổng thống Putin vạch trần,” ngoại trưởng nói, đồng thời cho biết thêm, “Cuộc nổi loạn của Prigozhin là một thách thức chưa từng có đối với chính quyền của Tổng thống Putin, và rõ ràng là sự rạn nứt đang xuất hiện trong sự ủng hộ của Nga dành cho chiến tranh.''

Phát biểu tại Hạ viện Vương quốc Anh, Cleverly nói tiếp rằng chính phủ Anh coi vụ việc là “chuyện nội bộ của Nga”.

“Và tất nhiên, sự lãnh đạo của nước Nga là vấn đề dành riêng cho người dân Nga. Nhưng mọi người nên lưu ý rằng một trong những người được Putin bảo trợ đã công khai hủy bỏ lập luận của ông ta về cuộc chiến ở Ukraine,” ông nói thêm.

5. “Vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận dứt khoát,” Biden nói về tình hình ở Nga

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói rằng vẫn còn quá sớm để “đi đến một kết luận chắc chắn” về tác động của cuộc nổi dậy ở Nga vào cuối tuần này - nhưng cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với các đồng minh và đối tác.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá hậu quả của các sự kiện cuối tuần này và những tác động đối với Nga và Ukraine, nhưng vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận chắc chắn về việc điều này sẽ đi đến đâu,” Biden nói trong bài phát biểu từ Tòa Bạch Ốc hôm thứ Hai.

Biden cho biết điều quan trọng là Hoa Kỳ phải liên kết chặt chẽ với các đồng minh và đối tác khi tiếp tục theo dõi tình hình.

“Kết quả cuối cùng của tất cả những điều này vẫn còn phải chờ xem, nhưng bất kể điều gì xảy ra tiếp theo, tôi sẽ tiếp tục bảo đảm rằng các đồng minh và đối tác của chúng ta thống nhất chặt chẽ với nhau trong cách chúng ta đọc và ứng phó với tình hình. Điều quan trọng là chúng ta hoàn toàn phối hợp với nhau,” ông nói.

6. Bản tin của tờ Newsweek về việc phiến quân Wagner đã chiếm được đầu đạn tại cơ sở hạt nhân bí mật của Nga và sẵn sàng uy hiếp Điện Cẩm Linh

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Did Wagner Rebels Capture Warheads at Russia's Secret Nuclear Facility?”, nghĩa là “Phải chăng phiến quân Wagner đã chiếm được đầu đạn tại Cơ sở hạt nhân bí mật của Nga?”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Nỗ lực nổi dậy của Yevgeny Prigozhin và Nhóm lính đánh thuê Wagner của ông ta bắt đầu từ hôm thứ Sáu dường như chỉ tồn tại trong thời gian ngắn khi “đầu bếp của Putin” đột ngột tuyên bố rằng người của ông ta sẽ rút lui sau khi xâm lược hai thành phố của Nga trong một thời gian ngắn và tiếp cận khu vực Mạc Tư Khoa.

Nơi ở của Prigozhin vẫn còn là một bí ẩn, mặc dù có một số suy đoán rằng anh ta có thể đã được phát hiện ở Belarus sau khi được cho là đã thỏa thuận với tổng thống của quốc gia đó, Alexander Lukashenko.

Cuộc tranh cãi đang diễn ra giữa Prigozhin với Bộ Quốc phòng Nga lên đến đỉnh điểm trong cuộc đối đầu dữ dội kéo dài 24 giờ giữa ông chủ Wagner và quân đội Nga. Prigozhin đã công bố một “cuộc tuần hành vì công lý” của các chiến binh của ông ta chống lại giới lãnh đạo quân sự của đất nước, những người mà ông ta cáo buộc đã cố tình bắn vào các vị trí của nhóm bán quân sự.

Trong vài giờ sau đó, người của Prigozhin tuyên bố đã tiếp quản các trung tâm hành chính và trụ sở quân sự tại ít nhất hai thành phố lớn của Nga là Rostov và Voronezh, và chỉ cách Mạc Tư Khoa chưa đầy 200 dặm khi Prigozhin ngừng cuộc nổi dậy và tuyên bố người của mình đang rút lui đến “vị trí thường lệ” của họ.

Cuộc đảo chính thất bại dường như kết thúc đột ngột như khi nó bắt đầu, đặt ra vô số câu hỏi mà không có câu trả lời rõ ràng. Quan trọng nhất, mục tiêu và động cơ của Prigozhin vẫn chưa được biết, và khoảng trống thông tin đó nhanh chóng bị lấp đầy bởi những đồn đoán, tin đồn và thuyết âm mưu.

Với rất nhiều sự không chắc chắn và nhầm lẫn về chính xác những gì đã xảy ra, Newsweek Misinformation Watch đã xem xét một số câu chuyện nổi bật hơn, bao gồm một câu chuyện ám chỉ một vụ cướp “hạt nhân” táo bạo.

Phải chăng Wagner đã cướp vũ khí hạt nhân của Nga?

Trong làn sóng suy đoán, với những nội dung hấp dẫn và gây hiểu lầm, một tuyên bố thậm chí còn đáng lo ngại hơn đã xuất hiện, cho thấy các mục tiêu của Prigozhin có thể nham hiểm hơn so với suy nghĩ ban đầu.

Nhiều tài khoản đã chia sẻ thông điệp tuyên bố rằng mục tiêu cuối cùng của Prigozhin trên thực tế không phải là Mạc Tư Khoa mà là một cơ sở lưu trữ hạt nhân gần Voronezh, một thị trấn ở miền trung nước Nga mà Wagner cho biết họ đã chiếm giữ trong thời gian ngắn.

Tài khoản Twitter ViseGrad24 ủng hộ Ukraine viết: “Quân đoàn Tự do của Nga cho biết các chiến binh Wagner hôm qua đã nhanh chóng giành quyền kiểm soát doanh trại quân sự “Voronezh-45”, nơi cất giữ vũ khí hạt nhân chiến thuật”.

“Sau đó, Lực lượng Không quân Nga đã phá hủy các cây cầu trong khu vực giữa Voronezh và Borisoglebsk,” trích dẫn Quân đoàn Tự do của Nga, một nhóm người Nga lưu vong chiến đấu bên cạnh người Ukraine.

Tài khoản Twitter của Quân Đoàn Tự Do cho Nga đã tuyên bố trong dòng tweet của chính mình rằng, “theo các nhà hoạt động,” một trong những nhóm của công ty quân sự tư nhân Wagner đã di chuyển về hướng Borisoglebsk “với mục đích tiến vào lãnh thổ của trại quân sự “Voronezh-45”, nơi đặt đơn vị quân sự 14254 hay Tổng cục thứ 12 của Bộ Quốc phòng Nga, gọi tắt là GUMO.

“Cơ sở này là nơi cất giữ vũ khí hạt nhân chiến thuật của Bộ Quốc phòng Nga. Họ nắm quyền kiểm soát đơn vị quân đội và ở đó một thời gian”, dòng tweet viết, đồng thời lưu ý rằng không biết họ ở lại lãnh thổ của đơn vị quân đội bao lâu và kết quả ra sao.

Tài khoản này cũng chia sẻ một đoạn video quay cảnh lực lượng không quân Nga tấn công các cây cầu ở Voronezh và Borisoglebks, lập luận rằng điều này cung cấp thêm bằng chứng về một kịch bản như vậy.

Một tuyên bố tương tự vào khoảng thời gian đó đã được đưa ra bởi Vladimir Oschkin, một cựu doanh nhân người Nga đã trở thành nhà hoạt động nhân quyền lưu vong. Osechkin trước đây đã báo cáo về hoạt động nội bộ của quân đội Nga và bộ máy an ninh trong một loạt bài có tên “những lá thư của FSB bị rò rỉ”.

Các tuyên bố đã được dịch và chia sẻ lại bởi một người dùng Twitter nổi tiếng khác, người sáng lập Winds of Change và nhà hoạt động ủng hộ Ukraine Igor Sushko, nhận được hơn 7 triệu lượt xem.

“Việc Prigozhin chiếm được cơ sở lưu trữ hạt nhân Voronezh-45 ở Nga có thể là một phần chìa khóa của ổ khóa có thể giúp giải thích quyết định 'kết thúc' đột ngột và kỳ lạ của ông ta đối với cuộc đảo chính đang thành công ngoạn mục,” Sushko viết, trích dẫn lời của Osechkin.

“Tôi đã cố gắng tìm ra cách Prigozhin có thể bảo đảm sự sống sót của chính mình sau chuyện này. Đây có thể là điều đó. Mạc Tư Khoa có thể chưa bao giờ là điểm đến cuối cùng của anh ta. Vornezh-45 mới chính là mục tiêu của anh ta. Sau khi có được vũ khí hạt nhân, anh ta kết thúc hoạt động vì tất cả các mục tiêu đã đạt được.”

Trong khi Newsweek không thể xác minh một cách độc lập những tuyên bố về kế hoạch vũ khí hạt nhân của Wagner và việc liệu họ có chiếm giữ được bất kỳ kho vũ khí nào của Nga hay không, các chuyên gia đã dội một gáo nước lạnh vào tường thuật này và thậm chí cả viễn cảnh giả định về kiểu “đánh cắp” hạt nhân đó.

Theo thông tin ít ỏi có sẵn về Voronezh-45 trong các nguồn chính thức, nó tồn tại và là nơi đóng quân của đơn vị quân đội Nga 14254.

“Tổng cục thứ 12 của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, gọi tắt là GUMO, là cơ quan chỉ huy và kiểm soát quân sự chịu trách nhiệm về thiết bị kỹ thuật và hạt nhân của các cơ sở quân sự cũng như sự an toàn của chúng”, trang ghi danh của các đơn vị quân đội Nga nêu rõ. “Năm 1997, biên chế của GUMO thứ 12 bao gồm tất cả các căn cứ quân sự có vũ khí hạt nhân, việc hình thành các đơn vị đồn trú bắt đầu bảo vệ các căn cứ này, bao gồm cả đơn vị quân đội 14254, đóng tại Voronezh-45 vào đầu những năm 2000.”

Tuy nhiên, các tuyên bố của Osechkin dường như không đề cập đến các địa điểm chính xác, như OSINT đã được chỉ ra bởi các nhà điều tra tại GeoLocated và Pavel Podvig, một nhà phân tích quân sự độc lập có trụ sở tại Geneva.

Podvig đã liệt kê một số yếu tố có thể cản trở bất kỳ nỗ lực nào nhằm “đánh cắp” vũ khí hạt nhân của một nhóm lính đánh thuê.

“Liệu một nhóm vũ trang như Wagner có thể kiểm soát một số vũ khí hạt nhân của Nga và bằng cách nào đó sử dụng hoặc kích nổ chúng hay không? Câu trả lời ngắn gọn là không, điều đó hầu như không thể.”

“Hãy để tôi lưu ý rằng địa điểm Voronezh-45 (còn gọi là Đối tượng 387 hoặc Borisoglebsk) có thể không có gì trong đó; hay nó có thể chỉ cất giữ một số loại vũ khí khác như hỏa tiễn Iskander, chẳng hạn. Rất khó nói. Nhưng dù sao, việc kiểm soát vật lý đối với vũ khí có thể khả thi vì GUMO không có vũ khí hạng nặng để bảo vệ địa điểm.”

Nhưng ông chỉ ra thêm rằng bất kỳ việc sử dụng hoặc kích nổ những vũ khí này sẽ yêu cầu “mã mở khóa PAL, mà tôi cho rằng được phát hành bởi bộ chỉ huy trung tâm, và quân Wagner cần phải có sự hợp tác tích cực của các nhân viên GUMO.”

Newsweek đã liên hệ với tài khoản Concorde Group của Wagner, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Bộ Quốc phòng Nga và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế qua email để bình luận.

7. Ngoại trưởng Sergey Lavrov nói Nga đang điều tra liệu tình báo phương Tây có liên quan đến cuộc nổi loạn hay không

Các cơ quan đặc biệt của Nga đang điều tra xem liệu các cơ quan tình báo phương Tây có liên quan đến các sự kiện diễn ra ở Nga hôm thứ Bảy hay không, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết trong một video bình luận cho Russia Today.

Nga thường cáo buộc nước ngoài can thiệp vào các hoạt động trong nước. Ông Lavrov đã không đưa ra ngay bằng chứng hoặc thông tin thêm về cuộc điều tra đó.

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng đại sứ Mỹ tại Nga đã ra tín hiệu rằng Mỹ “không liên quan gì” đến các sự kiện này.

“Và nó được đặc biệt nhấn mạnh: Hoa Kỳ xuất phát từ thực tế rằng mọi thứ xảy ra đều là công việc nội bộ của Liên bang Nga,” ông nói thêm trong một đoạn video dường như được ghi hình vào Chúa Nhật và được phát trên đài truyền hình Russia Today hôm thứ Hai do nhà nước kiểm soát.

Điều này xảy ra sau khi người sáng lập Wagner, Yevgeny Prigozhin, bị cáo buộc kích động một cuộc nổi dậy vũ trang, nhưng sau đó từ chối và chấp nhận một thỏa thuận rời Nga đến Belarus, theo Điện Cẩm Linh.

8. Quan chức Ukraine nói động cơ chính của Nga hiện nay là cố giữ cho được các vùng đất đã chiếm được của Ukraine

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm thứ Ba 27 tháng Sáu, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine cho biết động lực chính của Nga hiện nay là giữ lại những vùng đất mà họ đã chiếm giữ.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hanna Maliar cho biết: “Động lực 'không để mất' những vùng đất bị chiếm giữ sẽ mạnh mẽ hơn nhiều so với động lực muốn chiếm đoạt nhiều đất hơn. Về mặt tâm lý, họ dễ dàng chịu đựng một cuộc tấn công không thành công hơn là mất các vùng đất bị chinh phục. Điều này làm mất tinh thần và mất động lực của họ không thể khắc phục được.”

Cô ấy nói thêm, “Nhiệm vụ của Liên bang Nga bây giờ là ngăn chặn các cuộc tấn công của chúng tôi bằng bất cứ giá nào. Bằng cách cho nổ tung các con đập, gài mìn, pháo kích liên tục, phá hoại, các chiến dịch thông tin và thậm chí cả những lời đe dọa về 'hạt nhân'.”

Maliar thừa nhận rằng đây là thời điểm khó khăn đối với quân đội Ukraine khi họ tiếp tục tấn công.

“Quân đội của chúng tôi đang thực sự gặp khó khăn. Nó rất khó. Nhưng họ đang tiến về phía trước. Một cách ổn định,” cô nói. “Bởi vì chúng ta đang chiến đấu trong một cuộc chiến chính nghĩa. Và đây là sức mạnh của chúng tôi.”

9. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Mark Warner nói rằng cuộc nổi dậy của Wagner đã được kín đáo chuẩn bị

Cuộc nổi dậy của thủ lĩnh Wagner Yevgeny Prigozhin không phải là một hành động bốc đồng như anh ta cố gắng mô tả, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Mark Warner đã đưa ra lập trường trên hôm thứ Hai 26 Tháng Sáu.

Hôm thứ Sáu, Prigozhin cho rằng đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã chỉ đạo một cuộc tấn công bằng pháo binh và không quân vào một căn cứ quân sự của quân Wagner giết chết 30 chiến binh của anh ta. Vì thế, anh ta tuyên chiến với Bộ Quốc phòng Nga, và kéo quân từ Ukraine tấn công vùng Rostov của Nga.

Theo Thượng nghị sĩ Mark Warner, các quan chức Mỹ đã theo dõi mối thù ngày càng tăng của ông ta với Bộ Quốc phòng Nga trong nhiều tháng và ghi nhận khi các mối đe dọa được trao đổi qua lại giữa họ. Cũng có những dấu hiệu cho thấy Wagner đang tích trữ vũ khí và đạn dược dẫn đến cuộc nổi loạn.

Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Mark Warner, chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện, cho rằng điều ngạc nhiên đối với các quan chức tình báo Mỹ là Wagner đã phải đối mặt với rất ít sự kháng cự.

“Putin của 10 năm trước sẽ không bao giờ cho phép điều này diễn ra theo cách nó đã xảy ra cuối tuần qua,” Thượng nghị sĩ Warner nói, đồng thời cho biết thêm rằng Putin “rõ ràng đã yếu đi”.

“Thực tế là bạn có một nhóm lính đánh thuê, mà tôi không nghĩ là có đầy đủ 25.000 quân như Prigozhin đã tuyên bố, nhưng lại có thể hành quân vào Rostov, một thành phố có hàng triệu dân, nơi chỉ huy và kiểm soát toàn bộ cuộc chiến ở Ukraine. Prigozhin đã tiếp quản thành phố này mà hầu như không có một phát súng nào được bắn ra – ít nhất phải nói rằng đó là điều chưa từng có,” Thượng nghị sĩ Warner nói.

Tuy nhiên, các quan chức tin rằng nếu Prigozhin cố gắng chiếm Mạc Tư Khoa hoặc Điện Cẩm Linh, thì ông ta sẽ thua - một cách dứt khoát. Các quan chức cho biết, đó có thể là lý do khiến Prigozhin đồng ý đạt được thỏa thuận với Belarus và cuối cùng ngưng cuộc tấn công vào Mạc Tư Khoa.

Khi Prigozhin phát động cuộc nổi dậy của mình, các quan chức cấp cao của Mỹ bắt đầu kết nối với các đồng minh và các đối tác và nhắc lại một thông điệp chính: Phương Tây nên giữ im lặng và không cho Putin bất kỳ cơ hội nào để đổ lỗi cho Mỹ hoặc NATO về cuộc nổi dậy

10. Truyền thông Nga cho biết Prigozhin vẫn bị điều tra dù lưu vong đi chăng nữa

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Prigozhin Still Under Investigation Despite Exile—Russian Media”, nghĩa là “Truyền thông Nga cho biết Prigozhin vẫn bị điều tra dù lưu vong”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Yevgeny Prigozhin vẫn đang bị điều tra vì nghi ngờ tổ chức một cuộc binh biến vũ trang, nhiều cơ quan nhà nước Nga đưa tin hôm thứ Hai.

Ông chủ của Tập đoàn Wagner đã tuyên bố một cuộc “tuần hành vì công lý” của các chiến binh chống lại giới lãnh đạo quân sự của đất nước sau mối bất hòa công khai kéo dài hàng tháng liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nỗ lực tiến hành một cuộc nổi loạn của Prigozhin là một sự phản bội và đâm sau lưng, và một cuộc điều tra hình sự chống lại ông đã được bắt đầu vào ngày 23 tháng 6.

Trong cuộc nổi dậy vũ trang kéo dài chưa đầy 24 giờ, Tập đoàn Wagner cho biết họ đã giành quyền kiểm soát hai trung tâm quân sự ở miền nam nước Nga và tiến sâu trong phạm vi 120 dặm quanh Mạc Tư Khoa trước khi rút lui.

Điện Cẩm Linh đã thông báo vào cuối ngày thứ Bảy rằng một thỏa thuận đã được nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko làm trung gian để tránh “đổ máu”. Prigozhin sẽ rời Belarus và vụ án hình sự chống lại ông ta ở Nga sẽ bị hủy bỏ, phát ngôn viên Dmitry Peskov nói với các phóng viên.

Tuy nhiên, hôm thứ Hai, tờ Kommersant của Nga đưa tin, trích dẫn các nguồn giấu tên, rằng Cơ quan An ninh Liên bang, gọi tắt là FSB, vẫn đang điều tra Prigozhin và chưa hủy bỏ các cáo buộc, mặc dù Điện Cẩm Linh nói rằng điều này sẽ xảy ra như một phần của thỏa thuận.

Tờ báo tiếp tục cho biết vụ án hình sự chống lại “nhân vật chính có liên quan”—Prigozhin—không bị chấm dứt về mặt pháp lý và anh ta tiếp tục bị điều tra bởi một nhóm điều tra viên của FSB.

Điều này đã được chứng thực bởi ba hãng thông tấn chính của Nga—Tass, RIA Novosti và Interfax.

“Vụ án hình sự chống lại Prigozhin vẫn chưa dừng lại. Cuộc điều tra vẫn tiếp tục”, một nguồn tin thân cận với Văn phòng Tổng công tố của đất nước nói với Tass.

Nổi loạn có vũ trang có thể bị phạt tù tới 20 năm.

Hôm thứ Hai, người đứng đầu ủy ban quốc phòng của Duma Quốc gia Nga, Andrey Kartapolov, cho biết ông thấy không có lý do gì để cấm Tập đoàn Wagner vì “họ không làm gì sai cả.”

Ông nói với hãng tin Vedomosti của Nga rằng các thành viên của Tập đoàn Wagner đang ở Rostov-on-Don như một phần của nỗ lực nổi dậy “đã tuân theo mệnh lệnh”.

“Họ không xúc phạm ai, không vi phạm gì cả. Không ai cáo buộc bất cứ điều gì về họ dù là nhỏ nhất—cả cư dân của Rostov, lẫn các quân nhân của Quân khu phía Nam, cũng như các cơ quan thực thi pháp luật.”

Kartapolov cho biết Tập đoàn Wagner là đơn vị sẵn sàng chiến đấu nhất của Nga và điều này được mọi người, kể cả đại diện của Lực lượng Vũ trang Nga, công nhận.

“Và bắt giữ họ chúng, tước vũ khí và giải tán họ - bạn không thể tưởng tượng được món quà nào tốt hơn cho NATO và người Ukraine. Bạn không cần phải làm điều đó, anh ta nói.

Cho đến sáng thứ Hai, Prigozhin đang ở đâu vẫn là một bí ẩn ngoài việc anh ta rời Rostov-on-Don vào cuối ngày thứ Bảy, khi RIA Novosti công bố một đoạn video cho thấy ông chủ Wagner rời đi bằng xe hơi.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để xin bình luận.

11. Putin phá vỡ sự im lặng lần đầu tiên kể từ cuộc binh biến của nhóm Wagner

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Breaks Silence for First Time Since Wagner Group Mutiny”, nghĩa là “Putin phá vỡ sự im lặng lần đầu tiên kể từ cuộc binh biến của nhóm Wagner”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Vladimir Putin cho rằng công việc đã trở lại bình thường ở Nga trong lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng kể từ khi người đứng đầu Tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin thách thức trực tiếp quyền lực tổng tư lệnh của ông ta.

Hôm thứ Bảy, Putin đã tố cáo các hành động của Prigozhin là “phản quốc,” sau khi Tập đoàn Wagner nắm quyền kiểm soát các cơ sở quân sự ở Rostov-on-Don và tiến về Mạc Tư Khoa. Prigozhin sau đó đã đồng ý xuống thang trong một thỏa thuận được cho là sẽ đưa anh ta đến Belarus và không bị truy tố.

Phát biểu hôm thứ Hai, Putin không đề cập đến cuộc khủng hoảng đã xảy ra hai ngày trước đó, khi ông phát biểu trước những người tham gia Diễn đàn Công nghiệp Thanh niên Quốc tế.

Trong bài phát biểu qua video do Điện Cẩm Linh công bố, ông nói rằng ngành công nghiệp trong nước ở Nga phụ thuộc vào nguồn nhân lực, đồng thời ca ngợi các kỹ sư, nhà thiết kế và nhà đổi mới của đất nước.

Ông mô tả việc xây dựng khả năng cạnh tranh của Nga trên thị trường trong nước và toàn cầu là chìa khóa để củng cố “chủ quyền về an ninh, kinh tế và công nghệ của đất nước”.

Putin cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với thế hệ kỹ sư hiện tại và “những người trẻ tài năng và tràn đầy nhiệt huyết” tại diễn đàn. Giọng điệu của tổng thống Nga khác xa so với bài phát biểu trong video hôm thứ Bảy, trong đó ông nói rằng quân đội Wagner “đi theo con đường phản quốc sẽ bị trừng phạt.”

Một thỏa thuận được cho là do đồng minh của Putin, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, làm trung gian, sẽ chứng kiến Prigozhin tới Belarus, và cả ông và các chiến binh của ông sẽ không phải đối mặt với cáo buộc. Tuy nhiên, truyền thông Nga đưa tin trùm Wagner vẫn đang bị điều tra.

Marie Dumoulin, giám đốc Hội đồng quan hệ đối ngoại Âu Châu, cho biết trong một bình luận gửi qua email cho Newsweek rằng quyền lực của Putin không bị đe dọa “nhưng quyền lực của ông ấy đã bị thách thức một cách rõ ràng và triệt để”.

Cô nói: “Việc Putin sẵn sàng nhượng bộ khi phải đối mặt với bạo lực có thể báo trước những thách thức tiếp theo với bản chất thậm chí còn mạnh mẽ hơn.

Dumoulin cũng cho biết cô tin rằng hành động của Prigozhin đã đặt ra câu hỏi về yếu tố cốt lõi trong câu chuyện kể của Putin kể từ khi ông nắm quyền, rằng ông đang mang lại sự ổn định và trật tự cho đất nước sau sự hỗn loạn của những năm 1990.

Cô ấy nói: “Chừng nào chiến tranh còn xa vời đối với hầu hết người Nga, câu chuyện này có thể còn tin được. Tuy nhiên, một cuộc nổi dậy của một nhóm bán quân sự đã vạch trần thực chất của câu chuyện này.”
 
ĐHY Krajewski đến Ukraine sau khi đập Nova Kakhovka bị nổ tung. Tình hình tự do tôn giáo thế giới
VietCatholic Media
17:52 27/06/2023


1. Phúc trình thứ 16 về tự do tôn giáo trên thế giới

Một phần ba các nước trên thế giới, tức là 61 quốc gia, không tôn trọng tự do tôn giáo, theo phúc trình thứ 16 của tổ chức bác ái “Trợ giúp các Giáo hội đau khổ”, công bố hôm 22 tháng Sáu vừa qua.

Tổng cộng, có gần bốn tỷ 900 triệu người, tương đương với 62% dân số hoàn cầu sống tại các nước hạn chế nhiều về tự do tôn giáo.

Phúc trình này trình bày kết quả cuộc nghiên cứu, từ tháng Giêng năm 2021 đến tháng Mười Hai năm ngoái, 2022, và là phúc trình duy nhất không do một chính phủ thực hiện, về sự tôn trọng và vi phạm quyền tự do tôn giáo đã được quy định trong điều số 18 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, và áp dụng cho tất cả các tôn giáo.

Theo Phúc trình mới công số, 28 nước bị xếp hạng “màu đỏ”, với các cuộc bách hại, nơi nguy hiểm nhất đối với việc tự do hành đạo; 33 nước màu cam, trong đó tôn giáo bị kỳ thị cao độ. So với phúc trình hai năm trước đây, tại 47 quốc gia, tình hình trở nên xấu hơn, trong khi đó có 9 nước tình hình tự do tôn giáo được cải tiến.

Một trong những kết luận chính trong Phúc trình của tổ chức “Trợ giúp các Giáo hội đau khổ”, là: các cộng đồng tôn giáo thiểu số ngày càng lâm vào tình trạng thê thảm; trong một vài trường hợp các tôn giáo này có nguy cơ biến mất, vì sự liên kết giữa những hoạt động khủng bố, những cuộc tấn công gia sản văn hóa và những biện pháp tinh vi, như sự lan tràn các đạo luật gọi là chống cải đạo, chẳng hạn như tại Ấn Độ, sự lèo lái các qui luật tuyển cử và những giới hạn tài chánh. Tuy nhiên cũng có trường hợp những tôn giáo đa số bị bách hại, như tại Nicaragua và Nigeria. Tổng cộng có hơn 307 triệu tín hữu Kitô sống tại những nước có bách hại.

Tổ chức “Trợ giúp các Giáo hội đau khổ” nhận xét rằng trong hai năm gần đây, có sự gia tăng trên thế giới quyền lực của các chính phủ độc đoán và các lãnh tụ cực đoan tìm cách thực thi quyền bính vô giới hạn, vì thế họ ghen tương hoặc sợ các vị lãnh đạo tinh thần, đặc biệt là khả năng của các vị này trong việc động viên các cộng đoàn tôn giáo. Tình trạng này có hậu quả tai hại cho tự do tôn giáo. Nạn phạm pháp mà không bị trừng phạt trở thành một điều liên tục xảy ra trên thế giới và tại 36 quốc gia, những kẻ gây hấn, tấn công, ít khi hoặc không bao giờ bị truy tố vì các tội ác của họ. Góp phần vào tình trạng này, có sự im lặng của cộng đồng quốc tế đối với những chế độ được coi là quan trọng về chiến lược đối với Tây phương, như Trung Quốc và Ấn Độ. Hai nước này không bị những chế tài của quốc tế hoặc những hậu quả nào đối với những vi phạm của họ đối với tự do tôn giáo. Cũng tương tự như vậy đối với các nước Nigeria và Pakistan.


Source:Aid To The Church In Need

2. Đức Thánh Cha Phanxicô cử Đức Hồng Y Krajewski đến Ukraine trong một sứ mệnh nhân đạo sau khi đập Nova Kakhovka bị nổ tung

Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu Đức Hồng Y Konrad Krajewski trở lại Ukraine lần thứ sáu để mang viện trợ nhân đạo đến những người dân đang chịu ảnh hưởng của chiến tranh.

Đức Hồng Y người Ba Lan, người phục vụ với tư cách là quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng, sẽ đến vùng Kherson miền nam Ukraine, nơi một vụ vỡ đập gần đây đã gây ra lũ lụt chết người.

“ Sứ mệnh của Đức Hồng Y Konrad Krajewski là ở với mọi người, cùng cầu nguyện với họ, và mang đến sự ôm ấp và hỗ trợ cụ thể từ Đức Thánh Cha,” Thánh Bộ Phục vụ Bác ái của Vatican đã cho biết như trên.

Đức Hồng Y Krajewski sẽ tới Ukraine trên một chiếc xe hơi chở đầy những loại thuốc cần thiết nhất. Trong chuyến đi của mình, Đức Hồng Y dự định sẽ dừng lại dọc đường để thăm các giáo xứ Công Giáo và các cộng đồng Chính Thống Giáo.

Một chiếc xe tải thứ hai sẽ trực tiếp vận chuyển vật tư y tế đến các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ lụt do đập Kakhovka bị phá hủy vào ngày 6 tháng 6. Theo thánh bộ, nhiều vật tư y tế đã được tặng bởi Hàn Quốc.

Đầu tuần này, các nhân viên cứu trợ của Liên Hiệp Quốc cho biết họ đã bị cấm đến thăm các khu vực bị hư hại do vụ vỡ đập đang còn bị Nga tạm chiếm. Con đập bị phá hủy nằm trên sông Dnipro, hiện đang chia cắt quân đội Nga ở bờ phía đông và lực lượng Ukraine ở phía tây.

Con đập bị sập ngay lập tức sau một vụ nổ trong đêm được ghi nhận ở mức gần 2 độ Richter. Các quan chức Ukraine đổ lỗi cho Nga về vụ nổ.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử Krajewski đến Ukraine năm lần kể từ khi Nga xâm lược nước này vào năm ngoái. Trong một chuyến đi trước đây của ngài, Đức Hồng Y đã bị bắn khi đang giao hàng viện trợ nhân đạo gần thành phố Zaporizhzhia. Ngài cũng đã cầu nguyện bên cạnh nhiều ngôi mộ tập thể ở Ukraine, kể cả vào Thứ Sáu Tuần Thánh năm 2022.


Source:Catholic News Agency

3. Giáo xứ Thánh Phaolô New York không tổ chức 'Thánh lễ tự hào' tại tượng đài đồng tính, viện dẫn những lo ngại về an ninh

Một giáo xứ Công Giáo ở Thành phố New York đã lên kế hoạch tổ chức “Thánh lễ Tự hào” vào hôm Thứ Năm tại một tượng đài liên bang với tác phẩm điêu khắc của hai cặp đồng giới và các nhóm cờ tự hào của người đồng tính nam và chuyển giới đã thông báo thay đổi địa điểm.

Nhà thờ Thánh Phaolô Tông đồ cho biết trong một email gửi cho giáo dân hôm thứ Tư rằng Dịch vụ Công viên Quốc gia đã thông báo rằng Đài tưởng niệm Quốc gia Stonewall, nơi kỷ niệm cuộc nổi dậy của LGBT vào tháng 6 năm 1969 chống lại cuộc đột kích của cảnh sát, “sẽ không mở cửa cho công chúng vào ngày mai do lo ngại về an ninh của các sự kiện trong khu vực.”

“Vì điều này, chúng tôi sẽ không thể vào công viên để cử hành Thánh lễ Tự hào hàng năm được lên lịch vào ngày mai,” nhà thờ cho biết trong email của mình.

Email cho biết Thánh lễ vẫn sẽ được tổ chức tại Nhà thờ Thánh Phaolô Tông Đồ lúc 6:30 chiều.

Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, đã gọi cho Đài tưởng niệm Quốc gia Stonewall để hỏi về những lo ngại về an ninh nhưng không liên lạc được với ai.

Việc thay đổi địa điểm diễn ra trong bối cảnh giáo xứ bị chỉ trích vì quyết định tổ chức “Thánh lễ Tự hào” và việc lựa chọn địa điểm. Một số người gọi đó là “sự báng bổ”.

Nhà thờ Thánh Phaolô Tông đồ cũng chính là nhà thờ đã tổ chức một buổi trưng bày nghệ thuật gây tranh cãi vào đầu năm nay có tên là “God Is Trans” nghĩa là “Thiên Chúa là người chuyển giới”, cũng bị chỉ trích nặng nề.

Paul Snatchko, phát ngôn viên của các Cha Dòng Thánh Phaolô Tông đồ - là những người điều hành nhà thờ - nói với CNA vào tháng 6 rằng mục đích của việc tổ chức “Thánh lễ Tự hào” tại Stonewall là để truyền giáo tại quảng trường công cộng bằng cách hát thánh ca và công bố lời Chúa trong phụng vụ..

Nhà thờ Thánh Phaolô Tông đồ đã tổ chức Thánh lễ tại Đài tưởng niệm Quốc gia Stonewall vào năm 2019 và một đoạn video cho thấy một linh mục, Cha Gil Martinez, cử hành Thánh lễ, nói rằng “Thưa anh chị em, Chúa Kitô đã gọi chúng ta đến đây hôm nay, đến không gian linh thiêng này để tưởng nhớ sự hy sinh của những người đi trước chúng ta.”

“50 năm trước, những người đồng tính, bị coi là thấp kém nhất trong số những người thấp kém, đã đứng lên bảo vệ phẩm giá của họ. Và mặc dù họ bị cảnh sát đánh đập, nhưng họ không gục ngã. Hy vọng, niềm tin và cơn thịnh nộ của họ đã xây dựng nên cuộc cách mạng mà chúng ta đang đứng trên đó. Hãy dành một chút thời gian để dừng lại và nhìn xung quanh anh chị em, nhìn thấy di sản của họ trên khuôn mặt của những người xung quanh anh chị em. Hãy xem Chúa đang làm gì trong thế giới của chúng ta.”

Đài tưởng niệm Quốc gia Stonewall là một công viên rộng 7,7 mẫu Anh ở khu phố West Village của Greenwich Village ở Lower Manhattan, Thành phố New York, dành riêng cho “quyền của LGBT” và lịch sử. Nó được Tổng thống Barack Obama chỉ định là di tích quốc gia vào ngày 24 tháng 6 năm 2016.

Cha Thomas Petri, Dòng Đa Minh, một nhà thần học luân lý và là chủ tịch của Viện Nghiên cứu Đa Minh ở Washington, DC, đã nói chuyện với CNA vào ngày 14 tháng 6 về quyết định của giáo xứ, nói rằng Thánh lễ không nên được sử dụng để đưa ra một tuyên bố chính trị.

“Chắc chắn điều có thể hiểu được và là một phần trong truyền thống của chúng ta là cử hành Thánh lễ để ăn năn tội lỗi của chúng ta, bao gồm bất kỳ sự phân biệt đối xử bất công nào đối với một người hoặc một nhóm người,” ngài nói.

“Tuy nhiên, sẽ không phù hợp nếu Thánh lễ nào được cử hành với mục đích chính trị, và với cờ chính trị hoặc áp phích chiến dịch tung bay trong cung thánh hoặc giữa các cộng đoàn,” Cha Petri nói.

“Đó sẽ là một điều vô đạo đức và có thể là báng bổ vì nó xúc phạm đến chính mục đích của Thánh lễ: là sự thờ phượng Thiên Chúa bằng cách tham dự vào Mình và Máu Chúa Kitô.”

Cha Petri nói rằng Thánh lễ nhằm mục đích “hướng tâm trí và trái tim của chúng ta đến những thứ bên trên chứ không phải những thứ bên dưới.”

“Hơn nữa, đây là trường hợp của Thánh lễ tại Stonewall, nơi đài tưởng niệm, các bức tượng và những lá cờ mang một ý nghĩa mà hầu hết mọi người đều xác định một cách đúng đắn rằng đó là một lối sống bao gồm các hoạt động tình dục và một ý thức hệ hoàn toàn trái ngược với Kitô giáo, với sự hiểu biết về con người và một đời sống khiết tịnh và nhân đức,” ngài nói.

Ngài cho biết thêm: “Việc nhấn mạnh vào điều này không có nghĩa là những người bị hấp dẫn đồng giới hoặc rối loạn giới tính không bị phân biệt đối xử hoặc không phải chịu nỗi đau hoặc sự tức giận của họ.”

Petri nói: “Thay vào đó, có thể nói rằng việc say sưa với bất kỳ danh tính và lối sống nào mà chúng ta biết là trái ngược với việc sống trong sự tự do của con cái Chúa, cuối cùng sẽ gây tổn hại cho linh hồn và có thể phá hủy mối quan hệ của một người với Chúa,” Cha Petri nói.

Ngài nhấn mạnh rằng: “Việc tạo điều kiện thuận lợi cho bất kỳ ai đi trên con đường đó không phải là mục vụ. Có nhiều cách tốt hơn để tìm kiếm công lý trên thế giới mà không từ bỏ ơn gọi mà tất cả chúng ta phải lớn lên trong sự thánh thiện”.


Source:Catholic News Agency