Ngày 17-06-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:41 17/06/2019

8. Không muốn đứng trên đầu bất cứ người nào, nhưng chỉ muốn vinh dự vác thập giá đi theo Chúa Cứu Thế

(Thánh Francis of Assisi)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

https://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:47 17/06/2019
46. TẬN TRUNG TẬN HIẾU

Có người nọ vừa thâu nạp được một bà vợ lẽ, bèn đi mời thầy giáo đặt cho vợ lẽ một cái tên, thầy giáo nói:

- “Đặt tên “hiếu nữ” là tốt nhất”.

Về sau người ấy vì ham dục quá độ mà bị bệnh lao, ông thầy tướng số mới nói với ông ta:

- “Ông có thể lấy thêm một vợ lẽ nữa, cùng nhau hoan lạc thì bệnh sẽ khỏi”.

Người ấy nghe và tin lời, sau đó cũng đi mời thầy giáo đặt cho bà vợ lẽ mới cái tên, thầy đặt tên là “trung nữ”.

Người ấy thê thiếp rất nhiều, hoang dâm càng nhiều, cuối cùng bệnh đã đến ngày cuối.

Thế là người ấy nhắn mời thầy giáo đến, hỏi hàm ý của mấy tên đặt. Thầy giáo nói với ông ta:

- “Trong sách đã giải thích rất rõ ràng, lẽ nào ông không nghe qua “hiếu đương kiệt lực, trung trắc tận mệnh” sao ?”

(Quảng Tiếu phủ)

Suy tư 46:

Ông thầy giáo biết rất rõ hậu quả của việc cưới vợ lẽ của người nọ đó là hoang dâm, nên đã đặt cho hai cái tên có ý nghĩa vừa tốt vừa xấu.

Tốt là vì hai chữ “hiếu, trung” nói lên sự cúc cung tận tuỵ, xấu là vì quá cúc cung tận tuỵ nên đã chiều sự hoang dâm của ông chồng già, thế là hại ông chết sớm...

Tận trung tận hiếu với cha mẹ là người con có hiếu.

Tận trung tận hiếu với tổ quốc là công dân gương mẫu.

Không một người Ki-tô hữu nào bất trung bất hiếu với cha mẹ và không một Kitô hữu nào lại đi phản bội tổ quốc mình...

Tại sao vậy ?

Thưa bởi vì họ là con cái của Cha trên trời.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

https://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thăm dò mới cho thấy người Hoa Kỳ vẫn thấy Giáo Hội chưa giải quyết xong việc giáo sĩ lạm dụng tình dục, kết
Vũ Văn An
18:45 17/06/2019
Các khám phá khác của cuộc thăm dò bao gồm (xem hình 5):

Hình 5


Phần lớn người Hoa Kỳ trưởng thành nghĩ việc lạm dụng tình dục trẻ em không xẩy ra thường xuyên trong các khung cảnh tôn giáo hơn các khung cảnh phi tôn giáo. Đa số công luận (57%) nói việc lạm dụng tình dục trẻ em nơi các giáo sĩ và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác cũng năng xẩy ra y như nơi các người trưởng thành khác làm việc với trẻ em, như các thầy giáo, huấn luyện viên hay huấn đạo viên cắm trại. Tuy nhiên, khoảng 1 phần 3 (34%) nghĩ việc lạm dụng tình dục trẻ em năng xẩy ra nơi các nhà lãnh đạo tôn giáo hơn nơi các người lớn làm việc với trẻ em, trong khi chỉ có 6% nghĩ ít năng xẩy ra hơn.

Công luận Hoa Kỳ quen thuộc với các báo cáo lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Công Giáo nhiều hơn nhiều trong các tổ chức tôn giáo khác (3). Khoảng 7 trong 10 người Hoa Kỳ trưởng thành được thăm dò (71%) nói họ có nghe ít nhất một chút về lạm dụng tình dục và tác phong sai trái của các nhà lãnh đạo tôn giáo bên ngoài Giáo Hội Công Giáo, nhưng nhiều người nói rằng họ nghe một chút (51%) hơn là nghe nhiều (21%) về chuyện này. So sánh ra, 9 trong 10 người trưởng thành Hoa Kỳ (92%) có nghe ít nhất một chút về các báo cáo lạm dụng nơi các linh mục và giám mục Công Giáo, và phần lớn trong số họ (58% mọi người trưởng thành Hoa Kỳ) đã nghe khá nhiều.

Tương đối, ít người Hoa Kỳ nào từng tham dự các buổi phụng vụ tôn giáo một cách thường xuyên nào đó (vài lần trong năm hay nhiều hơn) nói họ có nghe hàng giáo sĩ tại nơi thờ phượng của họ nói đến lạm dụng, tấn công hay sách nhiễu tình dục (29%). Trong số các sứ điệp nghe được: 1 phần 4 (24%) nói họ có nghe hàng giáo sĩ của họ lên tiếng ủng hộ các nạn nhân bị lạm dụng tình dục, và 12% nói hàng giáo sĩ của họ báo động chống lại các lời cáo gian lạm dụng tình dục. Người Công Giáo có nhiều xác suất hơn những người tự nhận là Thệ Phản có nghe hàng giáo sĩ của họ lên tiếng về lạm dụng nói chung (41% nơi người Công Giáo so với 11%)

Phần lớn người Hoa Kỳ không gặp các lời tố cáo hành vi sai trái về tình dục trong chính các cộng đoàn của họ, nhưng một phần không nhỏ người trưởng thành Hoa Kỳ nói họ có kinh nghiệm trực tiếp về vấn đề này. Khoảng 1 trong 10 người (9%) nói họ đã tham dự một nơi thờ phượng trong đó hàng giáo sĩ hay các nhà lãnh đạo tôn giáo khác bị tố cáo có hành vi tình dục sai trái trong 5 năm vừa qua trong một hay nhiều cách sau đây: lăng nhăng ngoài hôn nhân (6%), lạm dụng tình dục trẻ em (4%), sách nhiễu tình dục bằng lời (4%) hoặc lạm dụng tình dục người đã trưởng thành (3%) (4). Một câu hỏi khác chỉ được đặt với người Công Giáo: Tại nhà thờ bạn thường lui tới nhất, có linh mục nào bị tố cáo dính líu vào một sinh hoạt tình dục với các linh mục khác không? Nhìn chung, 4% người Công Giáo nói một linh mục bị tố cáo việc này ở nhà thờ của họ, trong khi đại đa số không thấy thế (90%).

Phần còn lại của tường trình nhìn các vấn đề trên cách chi tiết hơn.

Các nhóm tôn giáo khác nhau nhìn việc giáo sĩ lạm dụng tình dục và có hành vi tình dục sai trái ra sao (xem hình 6)

Hình 6


Khoảng 9 trong 10 người trưởng thành Hoa Kỳ có nghe ít nhất một chút về các báo cáo gần đây về việc lạm dụng và tác phong sai trái về tình dục của các linh mục và Giám Mục Công Giáo. Điều này bao gồm đa số (58%) đã nghe “nhiều” về các báo cáo gần đây, 1 phần 3 (34%) có nghe “một chút”, và chỉ có 8% không nghe gì cả.

Việc quen thuộc với các báo cáo gần đây về lạm dụng và có tác phong sai trái về tình dục của các linh mục và Giám Mục Công Giáo có căn bản rộng rãi. Đại đa số lớn lao khắp các truyền thống Kitô giáo – không kể người Do Thái giáo và những người không thống thuộc tôn giáo – nói họ có nghe ít nhất một chút về các báo cáo gần đây, kể cả gần một nửa hay hơn trong mỗi nhóm có nghe “nhiều” về chúng.

Gần như mọi người Công Giáo bao gồm trong cuộc thăm dò này (95%) nói họ có nghe một điều gì đó về các báo cáo gần đây trong chính nhà thờ của họ, kể cả 6 trong 10 người đã nghe “nhiều”. Nhưng họ không nhiều xác suất nhất khi nói họ nghe nhiều về đề tài này: 7 trong 10 người trưởng thành theo Do Thái Giáo và một tỷ lệ gần như thế những người tự nhận mình là bất khả tri (agnostics) nghe nói nhiều về các báo cáo lạm dụng và hành vi sai trái của các linh mục và Giám Mục Công Giáo (xem hình 7).

Hình 7


Phần lớn người Hoa Kỳ cũng nói rằng họ có nghe một điều gì đó về các báo cáo lạm dụng và có hành vi sai trái về tình dục gần đây của các nhà lãnh đạo tôn giáo bên ngoài Giáo Hội Công Giáo, dù người Hoa Kỳ trưởng thành nói chung không quen thuộc với các báo cáo này như với các báo cáo liên quan đến các linh mục và giám mục Công Giáo (5). Đa số công chúng (71%) có nghe ít nhất “một chút” về các báo cáo lạm dụng trong các tín ngưỡng khác ngoài Công Giáo, nhưng những người nói có nghe một chút (51%) đông hơn những người có nghe nhiều (21%).

Trong các nhóm tôn giáo, người Công Giáo (cùng với người vô thần và bất khả tri) thuộc các nhóm có xác suất nhiều nhất có nghe một điều gì đó về các báo cáo lạm dụng của các nhà lãnh đạo tôn giáo ở bên ngoài Giáo Hội Công Giáo. Trong khi người Do Thái giáo thuộc một trong các nhóm có xác suất hơn cả có nghe về việc lạm dụng trong Giáo Hội Công Giáo, nhưng họ cũng ở trong số những người ít xác suất nhất nói rằng họ có nghe về việc lạm dụng của các nhà lãnh đạo không Công Giáo. Người Tin Lành và các người Thệ Phản chính dòng cũng ít có xác suất hơn một số nhóm khác có nghe một điều gì đó về các báo cáo lạm dụng tình dục ở bên ngoài Giáo Hội Công Giáo, với 2 phần 3 trong mỗi nhóm nói rằng họ có nghe ít nhất một chút (xem hình 8).

Hình 8


Khi đề cập đến các ý kiến về việc liệu các báo cáo lạm dụng và hành vi sai trái về tình dục của các linh mục và Giám Mục Công Giáo có phản ảnh các vấn đề đang tiếp diễn hay các sự việc đã xẩy ra trong quá khứ và phần lớn không xẩy ra nữa, đại đa số khắp các nhóm tôn giáo nói các báo cáo phản ảnh các vấn đề còn đang tiếp diễn. Chỉ có 1 trong 10 người Hoa Kỳ trưởng thành nói các báo cáo phản ảnh các sự việc phần lớn chỉ xẩy ra trong quá khứ.

Nhưng người Công Giáo Hoa Kỳ nổi bật về câu hỏi này. Trong khi phần lớn người Công Giáo nói việc giáo sĩ lạm dung tình dục là một vấn đề còn đang tiếp diễn (69%), gần 1 phần 4 (24%) nghĩ rằng việc lạm dụng và có tác phong sai trái về tình dục của các linh mục và Giám Mục Công Giáo phần lớn không còn xẩy ra nữa - một tỷ lệ lớn hơn trong bất cứ nhóm tôn giáo nào khác.

Ngược lại, các người vô thần đặc biệt có xác suất nghĩ rằng việc lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Công Giáo là 1 vấn đề đang tiếp diễn. Chỉ có 3% những người tự nhận là vô thần nói các báo cáo lạm dụng phản ảnh sự việc xẩy ra trong quá khứ và phần lớn đã dừng lại, trong khi 9 trong 10 (93%) nghĩ có những vấn đề đang tiếp diễn (xem hình 9).

Hình 9


Vào khoảng một nửa người Hoa Kỳ trưởng thành (48%) nói việc lạm dụng và hành vi sai trái về tình dục thông thường nơi các linh mục và Giám Mục Công Giáo hơn là nơi các truyền thống tôn giáo khác, trong khi một tỷ lệ tương tự (47%) nói nó thông thường như nhau khắp các nhóm tôn giáo. Rất ít người Hoa Kỳ (3%) nói việc lạm dụng tình dục ít thông thường trong Giáo Hội Công Giáo hơn trong các truyền thống tôn giáo khác.

Tuy nhiên, người Công Giáo rõ ràng ngiêng về một bên của vấn đề này. Chỉ có 1 phần 3 người Công Giáo Hoa Kỳ nghĩ việc lạm dụng tình dục thông thường cách đặc biệt trong Giáo Hội Công Giáo, trong khi đa số (61%) nói việc lạm dụng thông thường như nhau nơi các nhà lãnh đạo trong các tôn giáo khác – tỷ lệ cao nhất những người có quan điểm này trong số mọi nhóm tôn giáo chính ở Hoa Kỳ.

Trong khi người Do Thái giáo có xác suất đặc biệt nói rằng việc lạm dụng và có tác phong sai trái về tình dục thông thường hơn nơi các linh mục và Giám Mục Công Giáo (72%). Khoảng 6 trong 10 người Thệ Phản tin lành và hơn một nửa người Thệ Phản chính dòng có cùng quan điểm. Các người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo có khuynh hướng chia rẽ nhau trong ý kiến của họ (xem hình 10).

Hình 10


Cuộc khảo sát cũng hỏi về việc lạm dụng tình dục trẻ em ở những nơi phi tôn giáo (6). Nhìn chung, phần lớn người lớn ở Hoa Kỳ (57%) nói rằng lạm dụng tình dục trẻ em cũng phổ biến ở những người lớn làm việc với trẻ em trong các môi trường thế tục (như thầy giáo, huấn luyện viên hoặc cố vấn trại) như giữa các giáo sĩ và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác. Một phần ba (34%) cho rằng lạm dụng tình dục trẻ em là phổ biến hơn trong số các nhà lãnh đạo tôn giáo, và 6% cho rằng nó ít phổ biến hơn.

Một lần nữa, người Công Giáo đặc biệt có xác suất nói lạm dụng tình dục trẻ em không phải là vấn đề độc đáo đối với giáo sĩ, nhưng, đúng hơn, cũng phổ biến như những người lớn khác làm việc với trẻ em. Trọn hai phần ba người Công Giáo (68%) có nhận định này; chỉ 22% nói rằng lạm dụng tình dục phổ biến hơn nơi các nhà lãnh đạo tôn giáo.

Ở đầu kia của phổ hệ, người Do Thái, người vô thần và bất khả tri có nhiều xác suất nói lạm dụng tình dục trẻ em là việc đặc biệt phổ biến nơi các giáo sĩ và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác. Khoảng một nửa số người Do Thái (53%) và vô thần (51%) và một tỷ lệ tương tự của những người bất khả tri (46%) cho rằng lạm dụng tình dục trẻ em là vấn đề lớn nơi các nhà lãnh đạo tôn giáo hơn những người trưởng thành khác.

Các phân nhóm Công Giáo nhìn sự phổ biến của lạm dụng tình dục trong các môi trường tôn giáo và phi tôn giáo ra sao (xem hình 11)

Hình 11


Một phần tư người Công Giáo nghĩ rằng các báo cáo gần đây về lạm dụng và có tác phong sai trái về tình dục của các linh mục và giám mục Công Giáo phản ánh những điều xảy ra trong quá khứ và hầu hết không còn xảy ra nữa, trong khi bảy phần mười nói rằng những vấn đề này vẫn còn đang tiếp diễn.

Trong khi đa số các phân nhóm Công Giáo nói rằng các báo cáo lạm dụng gần đây phản ảnh các vấn đề đang tiếp diễn, có một số phân cách trong ý kiến. Người Công Giáo tham dự Thánh lễ hàng tuần có nhiều xác suất hơn những người tham dự ít thường xuyên hơn trong việc nói rằng vấn đề này chỉ diễn ra trong quá khứ. Trọn một phần ba người Công Giáo tham dự thánh lễ nói rằng các báo cáo về lạm dụng tình dục phản ảnh các sự kiện trong quá khứ nhưng nay không còn xảy ra nữa, so với một phần năm những người tham dự ít hơn.

Ngoài ra còn có sự phân chia dọc theo chủng tộc và sắc tộc. Người Công Giáo da trắng có xác suất cao gần gấp đôi so với người Công Giáo nói tiếng Tây Ban Nha trong việc nghĩ rằng báo cáo về lạm dụng tình dục trong Giáo hội phản ảnh những điều không còn xảy ra nữa (29% so với 15%) (xem hình 12).

Hình 12


Trong khi đó, hầu hết người Công Giáo (61%) nói rằng lạm dụng và có tác phong sai trái về tình dục cũng phổ biến trong các truyền thống tôn giáo khác như trong Giáo Hội Công Giáo, trong khi một phần ba nghĩ rằng lạm dụng tình dục phổ biến hơn trong Giáo Hội Công Giáo. Khuôn mẫu này cũng được phản ảnh trong các phân nhóm Công Giáo, nhưng, một lần nữa, quan điểm có thay đổi tùy theo sự tham dự Thánh Lễ và sắc tộc.

Khoảng một trong bốn người Công Giáo Hoa Kỳ tham dự Thánh lễ hàng tuần (23%) cho rằng lạm dụng phổ biến trong Giáo Hội Công Giáo hơn trong các truyền thống tôn giáo khác. Khi so sánh, gần bốn trong số mười người Công Giáo ít tham dự Thánh lễ thường xuyên hơn (37%) nói rằng lạm dụng và có hành vi sai trái về tình dục đặc biệt phổ biến nơi các linh mục và giám mục Công Giáo.

Trong số những người Công Giáo da trắng, bốn phần mười (39%) cho rằng lạm dụng tình dục phổ biến nơi các nhà lãnh đạo Công Giáo hơn nơi các nhà lãnh đạo trong các truyền thống tôn giáo khác. Nhưng người Công Giáo nói tiếng Tây Ban Nha ít có xác suất nói lạm dụng phổ biến hơn trong Giáo Hội Công Giáo. Một phần năm trong nhóm này (22%) nói lạm dụng tình dục phổ biến hơn nơi các linh mục và giám mục Công Giáo, trong khi 69% cho rằng đó là một vấn đề cũng phổ biến trong các truyền thống tôn giáo khác (xem hình 13).

Hình 13


Về câu hỏi liệu lạm dụng tình dục trẻ em có phổ biến nơi các nhà lãnh đạo tôn giáo hơn nơi những người lớn khác làm việc với trẻ em hay không, có sự đồng thuận giữa những người Công Giáo. Hai phần ba nói rằng lạm dụng tình dục là phổ biến như nhau nơi các nhà lãnh đạo tôn giáo và nơi những người lớn khác làm việc với trẻ em (68%). Ý kiến của người Công Giáo da trắng và Công Giáo nói tiếng Tây Ban Nha phản ánh ý kiến của dân số Công Giáo nói chung.

Tuy nhiên, các ý kiến phần nào có khác nhau giữa những người Công Giáo tham dự Thánh lễ hàng tuần và những người ít tham dự hơn. Đa số ở cả hai nhóm cho rằng lạm dụng tình dục trẻ em phổ biến như nhau nơi các giáo sĩ và nơi những người lớn khác, nhưng những người ít tham gia thường xuyên hơn 9% có xác suất nhiều hơn những người tham dự hàng tuần trong việc nói rằng lạm dụng tình dục phổ biến hơn nơi các giáo sĩ (24% so với 15%) .

Ở những nơi thờ phượng của Hoa Kỳ, hầu hết không nghe nói về lạm dụng tình dục (xem hình 14).

Hình 14


Những người lớn ở Hoa Kỳ nói rằng họ tham gia các buổi lễ tôn giáo vài lần một năm hoặc thường xuyên hơn được hỏi liệu các giáo sĩ hoặc các nhà lãnh đạo tôn giáo khác tại nơi thờ phượng của họ có lên tiếng nói về sách nhiễu, tấn công hoặc lạm dụng tình dục. Trong nhóm này, khoảng ba phần mười nói rằng các giáo sĩ của họ có lên tiếng nói về lạm dụng tình dục (29%) trong khi hai phần ba nói rằng họ không nghe thấy giáo sĩ của họ nói gì về chủ đề này (68%).

Khi nói đến những thông điệp mà những người đi nhà thờ nghe được, một phần tư nói rằng các giáo sĩ của họ đã lên tiếng ủng hộ các nạn nhân bị lạm dụng tình dục, và 12% nói rằng các giáo sĩ của họ đã cảnh cáo chống lại những tố cáo gian về lạm dụng.

Trong số những người tham gia các buổi lễ tôn giáo ít nhất một vài lần một năm, một phần mười nói rằng các giáo sĩ của họ đã lên tiếng để vừa ủng hộ các nạn nhân bị lạm dụng tình dục vừa cảnh cáo chống lại các tố cáo gian. Đối với những người tham dự thường xuyên nhưng chỉ nghe một loại thông điệp từ các giáo sĩ của họ, nhiều người chỉ nghe về việc hỗ trợ nạn nhân (14%) hơn là về những tố cáo gian (2%).

Có những khuôn mẫu tương tự nơi các nhóm tôn giáo, ngoại trừ người Công Giáo. Người Công Giáo có nhiều xác suất hơn các Kitô hữu Hoa Kỳ khác trong việc nghe các giáo sĩ nói về lạm dụng tình dục nói chung (41% trong số người Công Giáo so với 27% trong số người Thệ Phản). Và những người Công Giáo tham dự Thánh lễ ít nhất vài lần trong một năm có nhiều xác suất trong việc nói rằng họ chỉ nghe giáo sĩ của họ nói về việc hỗ trợ nạn nhân (24%), so với tỷ lệ nhỏ hơn nơi những người Thệ Phản (11%) (xem hình 15).

Hình 15


Người Công Giáo cũng được hỏi liệu họ có thảo luận các báo cáo gần đây về việc lạm dụng của các linh mục và giám mục Công Giáo với gia đình, bạn bè hoặc người quen. Nhìn chung, khoảng một nửa số người Công Giáo nói rằng họ đã nói ít nhất một chút đến các báo cáo gần đây về lạm dụng tình dục, bao gồm 10% nói họ đã nói “nhiều” về điều này, và 37% nói họ đã nói “một chút” về điều này. Một tỷ lệ tương tự (47%) nói rằng họ chưa nói nhiều hay không nói chi cả về vấn đề này.

Sáu trong mười người tham dự thánh lễ thường xuyên nói rằng họ đã nói chuyện với những người khác ít nhất một chút về các báo cáo lạm dụng gần đây (58%), trong khi bốn trong số mười người không nói chuyện với người khác nhiều hay không nói gì cả (40%). Khi so sánh, một tỷ lệ nhỏ hơn nơi những người ít tham dự thường xuyên hơn nói rằng họ đã nói chuyện ít nhất một chút với gia đình, bạn bè hoặc người quen về các báo cáo gần đây về lạm dụng và có tác phong sai trái về tình dục (42%).

Chú thích:

3. Giáo Hội Công Giáo không phải là truyền thống tôn giáo duy nhất trong đó, các nhà lãnh đạo đã phải đối diện với những cáo buộc lạm dụng và có hành vi sai trái về tình dục. Thí dụ, một cuộc điều tra gần đây đã tiết lộ nhiều năm có hành vi sai trái trong Công Hội Baptist Miền Nam (Southern Baptist Convention).

4. Các số liệu này dựa trên mọi người trưởng thành Hoa Kỳ, nhưng các câu hỏi chỉ được hỏi những người nói, trong một cuộc thăm dò trước đây, rằng họ thống thuộc một tôn giáo hoặc họ tham dự các buổi lễ tôn giáo vài lần một năm hoặc thường xuyên hơn. Điều có thể là những người không nhận được câu hỏi này (những người nói tôn giáo của họ là vô thần, bất khả tri hay “không là gì, đặc biệt” và nói họ hiếm khi hoặc không bao giờ tham dự các buổi lễ tôn giáo) vào một thời điểm nào đó, có tham dự một nơi thờ phượng trong đó, nhà lãnh đạo tôn giáo bị tố cáo có hành vi sai trái về tình dục nhưng từ đó đã ngừng tham gia các buổi lễ tôn giáo hoặc ngừng tự nhận diện mình với một đức tin tôn giáo.

5. Trong số các nhóm tôn giáo từng bị cáo buộc lạm dụng tình dục trong những năm gần đây - chỉ nêu một vài tên - là Công hội Baptist Miền Nam ở Mỹ, Giáo hội Anh, cộng đồng Do Thái cực Chính thống ở Brooklyn và Nhân chứng Giêhôva.

6. Thí dụ, Nam hướng đạo sinh đã thừa nhận hàng ngàn cáo buộc lạm dụng tình dục trong nhiều thập niên và hàng trăm vận động viên thể dục đã cáo buộc lạm dụng tình dục liên quan đến chương trình Thể dục dụng cụ Hoa Kỳ.
 
Người Hồng Kông đứng lên: Bức tranh hoàn hảo
Giang Thanh
21:23 17/06/2019
Ngày 16/6/2019, Hongkong đã thống kê được 2 triệu người xuống đường tham gia cuộc biểu tình ôn hòa. Nếu như ở ngày 9/6 là một rừng người màu trắng thì lần này tất cả đều trong trang phục đen. Quân số và tinh thần của người HK đã chính thức được ghi vào lịch sử. Cả thế giới dõi theo HK với biết bao nhiêu hình ảnh cảm động và ngưỡng mộ.

Từ sớm Chúa Nhật, trên đỉnh núi Sư Tử cao 495m, băng rôn FIGHT FOR HK đã được treo rất oai phong.

1h chiều, dân chúng từ 18 quận lục tục kéo đến trung tâm Hong Kong. Trước khi chính thức bắt đầu cuộc tuần hành, người ta đi qua Pacific Place dâng hoa tưởng niệm chàng trai anh dũng họ Lương đã “hy sinh” hôm 15/6 trong lúc treo khẩu hiệu cho cuộc biểu tình.

ĐHY Trần Nhật Quân và ĐGM phụ tá Hà Chí Thành cùng rất nhiều linh mục tu sĩ cũng hòa trong biển người, để cầu nguyện và ủng hộ nhân dân. Bài hát Sing Halleluia được loan truyền chóng mặt.

Mồi lần xe cứu thương cần đi qua, họ lập tức tự động mở lối nhường đường, một cảnh tượng có lẽ đã làm đốn tim thế giới, đẹp như việc tái diễn hình ảnh ông Môsê rẽ nước đi trên biển Đỏ trong sách Cựu Ước vậy.

Trước làn sóng mạnh chưa từng thấy này, 8h tối đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga công bố xin lỗi và hứa đối thoại cởi mở với người dân.

Tảng sáng ngày 17/6, khi phố phường trở lại tĩnh lặng, một lần nữa người ta lại không khỏi thốt lên thán phục khi đường phố sạch quang không cọng rác. Không ai có thể tin nổi có 2 triệu người đã tuần hành qua đây.

Đến 10h sáng, vẫn còn lại chừng hơn trăm người, sau khi đối chất ôn hòa với cảnh sát họ di chuyển đến gần nhà khách chính phủ để duy trì tinh thần cuộc biểu tình, trả lại con đường huyết mạch của thành phố để mọi hoạt động xã hội được tiếp tục lưu thông.

Học giả và giới trí thức đều nhận định rằng: Chính quyền nhượng bộ, tạm ngưng dự luật dẫn độ đồng nghĩa đã “triệt tiêu” vì việc này sẽ không bao giờ được đưa ra thảo luận nữa dưới thời Lâm Trịnh Nguyệt Nga, nhưng họ lên án sự nhận lỗi của bà là quá chậm trễ.

Sau 1 tuần phải đóng cửa vì những tranh cãi tạo thành vết nứt trong xã hội, sáng nay 18/6 văn phòng chính phủ mới thông báo trở lại làm việc bình thường.

Như vậy cuộc biểu tình ở HK xem như đã kết thúc, dù người dân HK vẫn còn muốn nhiều hơn nữa. Những yêu cầu sẽ được tiếp tục đề đạt mạnh mẽ cương quyết hơn khi mà “thủ lãnh dù vàng” Hoàng Chí Phong vừa được mãn khám chiều qua. Cậu tuyên bố sẽ đồng hành với các hoạt động đưa thỉnh cầu của người dân HK đối với bà Lâm Trịnh. Có lẽ sau cuộc chiến dân chủ lần này, giải Nobel Hòa Bình sẽ phải được đề cử để trao tặng cho người dân xứ Cảng Thơm.

Xin chân thành cảm ơn quý bạn bè ACE gần xa đã quan tâm đến chúng tôi, chia sẻ các bản tin để nhiều người hiểu thêm về xã hội HK và cùng cầu nguyện cho thành phố này. Mọi sự đã trở lại bình thường, căng thẳng chính trị HK đến đây tạm ngưng. HK lại tiếp tục hối hả với cuộc sống kinh tế, thương mại mậu dịch, du lịch. Chúng tôi cũng không ngoại lệ. Bức tranh Hong Kong vốn đã long lanh như ngọc sáng, giờ đây càng thêm hoàn hảo. Mời bạn hãy đến 1 lần mà xem.

Giang Thanh, phóng viên VietCatholic tại Hồng Kong

 
Bài học từ Biểu Tình Hong Kong từ ngày 2-17/6/2019: Bước đầu thành công!
Tổng hợp từ Internet
10:08 17/06/2019
1. Luật Dẫn Độ đã tạm dừng, 16 & 17.6 vẫn biểu tình mỗi ngày hơn 1 triệu Dân!

Hong Kong là thuộc địa của Anh, được trả lại cho Hoa Lục năm 1997 theo thỏa thuận "1 quốc gia, 2 chế độ" kéo dài 50 năm, để đảm bảo 1 mức độ tự trị nhất định.

Dự Luật Dẫn Độ này được đề xuất sau khi xảy ra 1 vụ án, 1 người đàn ông bị cáo buộc giết bạn gái ở Đài Loan, nhưng không thể bị dẫn độ. Do đó Dự Luật này cho phép dẫn độ tội phạm theo yêu cầu của các nhà chức trách Hoa Lục, Đài Loan, Ma Cao, sẽ được quyết định dựa trên từng trường hợp cụ thể bởi tòa án Hong Kong. Các quan chức thấy Dự Luật này cần, để tránh Hong Kong thành nơi trú ẩn cho tội phạm.

Nhưng Dân thấy Luật này sẽ bị lợi dụng, nhắm vào các đối thủ chính trị của Hoa Lục, dọn đường để Hoa Lục xét xử Dân Hong Kong bằng hệ thống tư pháp độc tài, sử dụng tra tấn, giam giữ & buộc tội tùy tiện & làm nền độc lập tư pháp của Hong Kong thêm xói mòn.

Vì thế, hàng vạn Dân Hong Kong đã biểu tình phản đối từ 2.6, cao điểm 9, 12, 16, 17.6 mỗi ngày đều hơn 1 triệu Dân biểu tình. Căng thẳng sôi sục, chỉ riêng 9 & 12.6, 12 cảnh sát và 60 người biểu tình đã bị thương, 34 người đã bị bắt, gồm 4 người biểu tình bị bắt từ bệnh viện, 1 điều hành viên trên Internet bị bắt tại nhà. Cảnh sát đã dùng hơi cay, đạn cao su, bạo lực.

Kết quả, ngày 12.6 Quốc hội Hong Kong tuyên bố hoãn cuộc họp về Dự thảo Luật Dẫn Độ & ngày 15.6, Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga Carrie Lam tuyên bố: “Chính phủ Hong Kong tạm dừng Dự Luật cho dẫn độ sang Hoa Lục”. "Dự Luật đã gây ra nhiều chia rẽ xã hội". Bà nói bà đã nghe thấy những lời kêu gọi chính phủ "tạm dừng và hãy suy nghĩ".

Helier Cheung, BBC News, Hong Kong: "Đây là sự quay ngược 180 độ, từ 1 vị lãnh đạo cứng rắn, chấp nhận mất lòng dân, nay đã hứa "lắng nghe các quan điểm khác nhau".

Nhưng 16, 17.6 Dân vẫn biểu tình mỗi ngày hơn 1 triệu người, đòi hủy bỏ vĩnh viễn Luật Dẫn Độ, đòi bà Carrie Lam phải từ chức, đòi cảnh sát phải xin lỗi Dân. Trong khi Bắc Kinh đặc biệt quan tâm đến Dự Luật này, Dân Hong Kong càng tránh khỏi rơi vào bẫy của Bắc Kinh.

2. Hong Kong biểu tình hiệu quả cao, với chiến thuật mới: Không có lãnh đạo.

Cuộc biểu tình ở Hong Kong bùng phát từ hôm 2.6, phản đối Dự Luật Dẫn Độ, từ vài trăm ngàn đến cả triệu Dân tham gia 12, 16, 17.6. Khác phong trào Dù Vàng 2014, biểu tình lớn nhất Hong Kong hơn 20 năm qua, phản đối Dự Luật Dẫn Độ có thay đổi chiến thuật lớn: Không tập trung & không người lãnh đạo. Los Angeles Times được giải thích:

Chiến thuật này khiến chính quyền lúng túng đối phó với Phong trào, vì không tìm ra Đầu của Phong trào để chặt. Phong trào Dù Vàng, diễn ra cuối năm 2014, đòi quyền tự do bầu cử người lãnh đạo Hong Kong, cuối cùng đã thất bại, không đạt được gì từ chính quyền. Những người biểu tình đã áp dụng chiến thuật “chiếm giữ” các khu trung tâm như Đồng La Loan, Vượng Giác & Kim Chung hơn 2 tháng. Các Nhân sự dẫn dắt đám đông chiếm giữ khu trung tâm thành phố bị bắt & bị buộc đi lưu vong. Dù Vàng thất bại. Anh Baggio Leung, 32 tuổi, người tập hợp Youngspiration, nhóm hoạt động thành lập sau Phong trào Dù Vàng, nói: “Đây là 1 mô hình biểu tình mới ở Hong Kong, cố tình không tập trung, tự tổ chức, dù không ai lãnh đạo, có vẻ tổ chức tốt và có kỷ luật, nhưng không thể tìm thấy ai quản lý”.

Nhiều nhóm đang tham dự biểu tình của Dân. Các công đoàn, các hội sinh viên, các tổ chức Tôn giáo, các nhóm hoạt động dân chủ như Demosisto đều kêu gọi các thành viên biểu tình.

Sáng 14.6, nhóm Demosisto tràn ngập 1 nhà ga metro giờ cao điểm. 7 Bạn kêu gọi các nhân viên văn phòng tham dự 1 cuộc tập hợp chống Dự Luật Dẫn Độ được lên kế hoạch cho CN 16.6. Nhưng Demosisto chỉ là 1 trong nhiều nhóm tham gia biểu tình. Không có nhóm nào giành quyền lãnh đạo. Anh Nathan Law, 25 tuổi, chủ tịch sáng lập Demosisto, nói: “Chúng tôi chỉ là những người tham dự. Phong trào hoàn toàn tự trị & không có lãnh đạo”.

3. Tổ chức giỏi & tập luyện quen.

Anh Baggio Leung nói: “Các hoạt động hậu cần của biểu tình, vận chuyển đồ dùng, trạm cứu thương, liên lạc nhanh trong đám đông… đều có sẵn, sau nhiều năm diễn tập. Như 1 máy trí tuệ nhân tạo tự học, tự hoạt động & tự xuống đường biểu tình dựa trên kinh nghiệm”.

Ai cần gì, ngước lên, hô lớn & làm hiệu. Nhiều người khác sẽ cùng hô & cần nón bảo hiểm: vỗ tay vào đầu, cần kính bảo vệ: nắm tay đưa lên mắt, cần dù: đưa tay che đầu, cần màng bọc chống hơi cay: xoay vòng 2 cánh tay, cần cấp cứu nhập viện: nắm 2 tay như khiêng cáng......

Từ Hong Kong, nhà báo Alice Su của tờ Los Angeles Times mô tả cuộc biểu tình 12.6: 1 đám đông biểu tình đeo mặt nạ cố chạy, hơi cay đang bao trùm phía sau họ. Bỗng có tiếng hô: “Ống hít!”. Mọi người đồng thanh hô vang: “Ống hít! Ống hít!”. Trong 20 giây, 2 phụ nữ trẻ chạy lên trước, chuyển các ống hít trợ thở lên. Thanh niên ở xa la lớn “Được rồi!”. Những người biểu tình quay người tiếp tục chạy, trong khi các đám khói cay tỏa lan phía sau lưng họ.

4. Thảo luận trên mạng Internet.

Los Angeles Times dẫn lời anh Law, đa số người biểu tình không tham gia với tư cách là thành viên của các Tổ chức, nhưng biết thông tin về các hoạt động thông qua các mạng xã hội.

Anh Law nói: “Mọi người nhận thông tin từ các mạng xã hội, các diễn đàn trực tuyến và các kênh Internet, tự quyết định mình sẽ làm gì. Mọi người bàn bạc ủng hộ hay chống đối các ý tưởng trên Internet, ý tưởng nào được ủng hộ nhất, mọi người sẽ hành động theo”.

1 diễn đàn đông người tham gia là LIHKG, phiên bản Reddit của Hong Kong, các người ẩn danh đưa các ý tưởng biểu tình: chặn các trạm xe điện ngầm, tập hợp thắp nến, ra ngoại ô, làm các trò nhại chống Luật Dẫn Độ, đề cao các giá trị bảo thủ để lôi kéo người lớn tuổi.

Philip Leung, 1 sinh viên tích cực tham gia diễn đàn LIHKG & các diễn đàn khác, nói: “Người A đưa ra 1 ý tưởng, người B nói ý khác. Không biết người A, người B là ai, cũng không sao. Chúng tôi bày tỏ các ý tưởng tự do thay vì tôn sùng 1 ai đó, trọng tâm duy nhất kết nối tất cả những người biểu tình là phản đối Dự Luật Dẫn Độ, không có bất kỳ ai hoặc tổ chức nào bảo chúng tôi phải làm gì”.

Sự đàn áp của cảnh sát đã đẩy giới trẻ phi tập trung hóa hơn. Họ chia nhỏ các nhóm trao đổi lớn trên Telegram thành các nhóm nhỏ hơn. Giới trẻ Hong Kong đã huy động trên hàng chục trang Instagram, các nhóm trò chuyện theo kiểu đã quen nhưng lôi kéo thêm người tham gia.

5. Lợi ích & nguy cơ tự vệ yếu khi thiếu người lãnh đạo.

* Chính quyền sẽ khó kiểm soát Phong trào phi tập trung hóa hơn. Cảnh sát có thể bắt giữ cá nhân, nhưng không có ai chủ chốt để bắt.

Từ biểu tình ngày 2, 9, 12, 16, 17.6.2019, 72 người phải nằm bệnh viện gồm 60 Dân & 12 cảnh sát, cảnh sát đã bắt giữ 34 người, gồm 4 người biểu tình bị bắt từ bệnh viện vì bị cáo buộc gây bạo loạn & 1 điều hành viên 1 nhóm “chat” trên Telegram từ nhà riêng của anh.

* Việc thiếu lãnh đạo có thể nguy hiểm. Cuối ngày 12.6, căng thẳng dâng cao, hơn 1.000 thanh niên biểu tình ở trên đường dựng rào cản dã chiến chặn cảnh sát, anh Philip Leung diễn đàn LIHKG lo lắng không có cách nào giảm căng thẳng. Anh nói: “Nếu cảnh sát nổ súng, tất cả mọi người sẽ nguy. Họ không có vũ khí. Cần người lãnh đạo kêu gọi rút lui khi cảnh sát đem súng đạn đến, như ở Thiên An Môn. Nếu tôi có 1 vị trí nào đó, tôi có thể kêu gọi họ về nhà. Nhưng tôi không phải là người kêu gọi họ xuống đường, nên họ có thể không nghe lời tôi”.

Vì thế, cần có lãnh đạo ẩn danh khi cần tập thể trật tự ôn hòa & rút lui êm nhẹ.

6. Các Bà Mẹ xuống đường.

Có dấu hiệu người lớn tuổi cũng tham gia. Hôm 13.6, hơn 44.000 Mẹ Hong Kong đã ký 1 thư ngỏ gay gắt gửi bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, Trưởng Đặc khu, sau khi bà Lâm nói trên truyền hình rằng lắng nghe người biểu tình chỉ như 1 người mẹ ‘nuông chiều’ đứa con hư.

Thư ngỏ viết: “Chúng tôi là những người Mẹ ở Hong Kong, chúng tôi chắc chắn không dùng hơi cay, đạn cao su gây sát thương con cái chúng tôi, chúng tôi không thể đứng trơ ra, nếu chúng tôi thấy các cô cậu thanh niên mặt đầy máu, sau khi bị cảnh sát đánh bằng dùi cui”.

Hôm 14.6, “Cuộc Tập Hợp Các Bà Mẹ” ở 1 công viên, hàng trăm Bà Mẹ can đảm, chống Dự Luật Dẫn Độ & bạo lực của cảnh sát, giương cao biểu ngữ: “Đừng bắn vào con chúng tôi.”

Susanne Choi, 1 người tổ chức cuộc biểu tình, nói: “Bạo lực đến từ sự cố ý và kiên quyết của chính quyền Hong Kong muốn trở thành kẻ thù của nhân dân. Chúng tôi tập hợp ở đây để gửi đến các bạn trẻ tín hiệu rằng, họ không đơn độc. Chúng tôi đứng sát ngay sau họ.”

1 trong các diễn giả nói: “Quý vị phụ nữ, hãy xuống đường. Hãy xem cảnh sát đánh đập phụ nữ thế nào. Hãy xuống đường Chúa Nhật! Hãy xuống đường Thứ Hai! Hãy xuống đường Thứ Ba! Hãy xuống đường mỗi ngày!”

7. Suốt 30 năm 1989-2019 thế giới đã sai lầm to về Tầu Cộng.

Vụ đàn áp đẫm máu các sinh viên biểu tình ôn hòa tại Thiên An Môn từ sáng 4.6.1989 phải luôn là ngọn đuốc soi vào thế giới hôm nay, mở ra 1 trang sử mới cho thế kỷ XXI. Lẽ ra tội ác giết man rợ hơn 10.000 Dân vô tội đã quá đủ, để trục xuất Tầu ra khỏi LHQ từ 1989 rồi!

Về Tàu Cộng, thế giới phạm 2 sai lầm rất lớn & 2 điều rất đáng tiếc:

1/- Đã không phân tích chính xác mô hình rất đặc trưng của Bắc Kinh: vừa phát triển kinh tế dưới sự chỉ đạo của đảng Cộng Sản rất độc tài, duy trì thế mạnh chính trị, vừa châm thêm lửa cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan & bóp nghẹt tự do. Chính vì sai lầm này, Quốc tế đã cho Bắc Kinh gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO. Phương Tây bỏ lờ việc Tàu Cộng không lột xác theo mô hình dân chủ - nhân quyền, trái lại, nhờ có sức mạnh kinh tế, Bắc Kinh càng trơ lì hơn, hiện nguyên hình là 1 chế độ độc tài toàn trị. Tàu Cộng đã thách thức Âu Mỹ & cả thế giới, không che dấu tham vọng thay Mỹ thống lĩnh toàn cầu từ năm 2050.

2/- Đã "đánh giá chưa đúng vị trí của Châu Á trong toàn cảnh thế giới". Trong khi Châu Á chiếm 50% dân số địa cầu, là nơi tạo ra 40% GDP toàn cầu, là 1 trong những chiếc nôi quan trọng của công nghệ mới, là nơi phát sinh các Tôn Giáo lớn & Văn Hóa sâu của Nhân Loại.
 
Lời sau cùng của vị linh mục được thụ phong trên giường bệnh, 25 ngày trong chức tư tế đáng kính
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:21 17/06/2019
Cha Michał Łos, vị linh mục được thụ phong trên giường bệnh đã qua đời vào lúc 11g53 phút sáng thứ Hai 17 tháng 6 năm 2019, thọ 31 tuổi. Ngài đã là một linh mục chỉ trong vòng hai mươi lăm ngày.

“Chúng tôi xác tín rằng ngài đã ở bên cạnh Chúa Kitô Phục sinh mà ngài ao ước được phục vụ như một linh mục. Xin cảm ơn những lời cầu nguyện và sự hỗ trợ của tất cả bạn,” Tỉnh dòng Ba Lan của Dòng Các Nam Tử Của Chúa Quan Phòng đã cho biết như trên trong một thông cáo báo chí đưa ra vào chiều thứ Hai.

Cha Michal đến từ Dąbrowa Tarnowska, một thị trấn ở miền nam Ba Lan. Ngài đang học trong chủng viện thì được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh ung thư vào thời kỳ thứ 4.

Nhận ra mức độ nghiêm trọng sau kết quả chẩn đoán này, thầy Michal lo lắng sẽ không bao giờ có thể cử hành Thánh lễ đầu tiên.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một bức thư cho cha Tarcisio Vieira, là Bề Trên Tổng Quyền của nhà dòng cho phép thầy Michal được phong chức phó tế và linh mục trong cùng một Thánh lễ.

Vào ngày 24 tháng 5, đang trong tình trạng nguy kịch, thầy Michal đã được Đức cha Marek Solarchot của Giáo phận Warsaw-Praga truyền chức phó tế và linh mục.

Một ngày trước đó, ngài đã khấn trọn dâng mình vào Dòng Các Nam Tử Của Chúa Quan Phòng.

Ngày 25 tháng 5, ngài đã cử hành thánh lễ đầu tiên, cũng từ giường bệnh. Trong một video được đăng trên phương tiện truyền thông xã hội ngày hôm đó, ngài cảm ơn những người Công Giáo đang cầu nguyện cho ngài, và xin họ tiếp tục cầu nguyện.

“Không có gì có thể tách rời tôi khỏi tình yêu của Chúa Kitô”, Cha Michal nói trong Thánh lễ mở tay trên giường bệnh viện.

Cha Michal đã tổ chức sinh nhật lần thứ 31 của mình trong bệnh viện vào ngày 7 tháng Sáu. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã đến thăm cha Michal và xin ngài ban phép lành.

Thông cáo của Dòng Các Nam Tử Của Chúa Quan Phòng cũng cho biết lời cuối cùng của cha Michał Łos là “Không có gì có thể tách rời tôi khỏi tình yêu của Chúa Kitô. Xin cảm ơn anh chị em.”


Source:GOSC.pl
 
Thánh Ca
Thánh Ca: Tiếng Gọi Trong Đêm - Trình bày: Ca Sĩ Như Ý
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:28 17/06/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây