Ngày 17-06-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy nên giống Đức Kitô mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống
Lm Jude Siciliano OP
00:37 17/06/2016
Chúa Nhật 12 THƯỜNG NIÊN (C)
Zacaria 12: 10-11; T.vịnh 62; Galát 3: 26-29; Luca 9: 18-24

HÃY NÊN GIỐNG ĐỨC KITÔ MỌI LÚC-MỌI NƠI TRONG CUỘC SỐNG

Bài phúc âm hôm nay nghe như một bài kiểm tra của thầy giáo trong lớp. Thầy giáo hỏi, rồi các học sinh háo hức đưa tay lên xin trả lời. Hôm nay chúng ta cũng có cảm ứng như vậy khi nghe câu hỏi của Chúa Giêsu: "Đám đông nói Thầy là ai?" Câu trả lỏ̀i một cách nhanh chóng là: "Ông Gioan Tẩy Giả", "Ông Êlia", "Một trong các ngôn sủ́ thỏ̀i xủa".

Chúng ta nghe các câu trả lỏ̀i, mà bạn có nghĩ ra đủọ̉c bộ mặt của các ngủỏ̀i trả lỏ̀i hay không?. Vui vẻ, hài lòng, có thể là tham vọng. Họ có thể nghĩ là họ đi theo một minh tinh màn ảnh. Họ đang đi vỏ́i một lãnh đạo có sức lôi cuốn và thủỏ̀ng đủọ̉c dân chúng ca ngọ̉i. Họ có chẳng có ý nghĩ nào lỏ́n lao về vai trò Chúa Giêsu ngoài việc đồng hoá Ngài vỏ́i bao nhiêu hình ảnh sáng về đủ́c tin nhủ ông Gioan Tẩy Giả, ông Êlia, hay một trong những ngôn sù́ nào đó? Các môn đệ nghĩ họ đang đi trên đủỏ̀ng đến vinh quang. Đúng thật, nhủng không phải là thủ́ vinh danh mà họ nghĩ.

Trong lỏ́p, khi học sinh trả lỏ̀i không đúng thì thầy giáo giải thićch lại câu hỏi. Chúa Giêsu cũng làm nhủ vậy Chúa Giêsu chú ý hỏi các ông và mong các ông nói ra cảm tủỏ̉ng riêng của họ về Ngài: "còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?". Phêrô, học sinh giỏi trong lỏ́p, mặc dù đôi khi ông trả lỏ̀i không được đúng, nhủng lần này phản ứng của ông đã có được ngay câu trả lỏ̀i đúng: "Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa".

Vậy lúc đó bộ mặt của Phêrô ra thế nào? Kính trọng và chiêm ngủỏ̉ng, hay hài lòng và tụ̉ kiêu là mình đã trả lỏ̀i đúng phải không? Phêrô trả lỏ̀i đúng nhủng hiểu sai lầm về cách thức mà Chúa Giêsu thuộc về "Kitô của Thiên Chúa". Các môn đệ kể cả Phêrô còn cần phải hiểu thêm về bản tính thật sụ̉ của Chúa Giêsu để Chúa Giêsu, vị Thầy bảo các ông im lặng, và các ông còn phải biết nhiều về Chúa Giêsu. Thật ra lớp học tiếp theo ngay sau đó và Chúa Giêsu tóm tắt gọn ghẻ tin mừng phúc âm cho các ông: "Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bj các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ chỗi dậy".

Rồi sau đó Chúa Giêsu đi lên thành Giêrusalem (Tuần sau chúng ta sẽ nghe đọc phúc âm đó Lc 9: 51..). Thầy giáo có nhiều lần nữa để dạy các môn đệ khi cùng với họ trên đường đi vào Thành Thánh. Trên đường đi các ông sẽ nghe Thầy giảng dạy, Thầy tranh luận với các lãnh đạo tôn giáo, và các ông sẽ thấy Thầy chửa lành những người đau ốm và tha thứ những người tội lỗi. Chúng ta sẽ đi cùng với các ông, và sẽ nghe các câu chuyện phúc âm trên đường đến Giêrusalem suốt mùa hè và cho đến tháng mười một.

Các môn đệ sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về Ngài là ai của Chúa Giêsu. Nhưng, cuối cùng, các ông sẽ sững sốt và lo sợ vì sự đau khổ của Chúa Giêsu và sẽ bỏ Thầy. Tuy vậy, Chúa Giêsu, vị Thầy, không bỏ rơi các ông. Thật thế, Chúa Giêsu sẽ chịu đau khổ và chịu chết; nhưng hôm nay Ngài nói với các ông "Ngày thứ ba" Ngài sẽ chỗi dậy; và đó không phải là kết thúc câu chuyện. Các ông không hiểu Chúa Giêsu nói gì về vinh quang sau này. Nhưng, Chúa Giêsu vẫn tiếp tục dạy các ông cho đến khi Ngài trở về với Cha Ngài. Và sau đó Ngài sẽ gởi Chúa Thánh Thần, vì lúc đầu trong phúc âm , chúng ta đã nghe ông Gioan Tẩy Giả báo là Đấng đang đến sẽ "làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa" {Lc 3: 16}

Các môn đệ cần phải biết rằng tất cả những phép lạ Chúa Giêsu làm và danh tiếng Ngài đã có không thể mang lại câu trả lời đầy đủ về câu Ngài hỏi các ông "còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?"

Tháng vừa qua chúng ta mừng lễ Chúa Thánh Thần. Chúng ta đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần như Chúa Giêsu đã hứa. Nhưng, thử hỏi chúng ta có khôn ngoan hơn các môn đệ lúc đó trên đường đi với Chúa Giêsu hay không? Hôm nay vị Thầy ban thêm ánh sáng về điều Ngài nói là làm môn đệ của Ngài là như thế nào. Đến đây để thay chủ đề tôi muốn nói qua điều khác. Tôi như là một sinh viên trong khoá học rất khó. Tôi không hiểu bài thầy giáo dạy. Mà tôi lại không thể đợi đến lúc hết giờ học để hỏi vì tôi muốn ra chơi.

Không có kết thúc của niềm vui tận cùng của một môn đệ của Chúa Giêsu qua ơn Chúa Thánh Thần. Nhưng, điều đó không có nghĩa là đường đi của môn đệ lên Giêrusalem là một chặng đường vui vẻ. Thật ra lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Ngài hôm nay là đi theo Ngài sẽ gặp nhiều khó khăn - sẽ mất mạng sống của mình. Nếu theo Chúa Giêsu là được thắng lợi thì chúng ta có thể nghĩ là thắng lợi là bởi sự cố gắng cúa chúng ta. Chúng ta hoạt động chăm chỉ với nhiều gian nan thử thách và nhờ thế mới được thắng lợi. Nhưng, nếu trái lại khi chúng ta theo Chúa Giêsu, chúng ta sẽ cảm nghiệm được sự yếu đuối và ngay cả thất bại của người môn đệ - Nhưng nhờ đó chúng ta khám phá được niềm vui bởi kiên trì vượt qua đau khổ - vậy thì điều đó bởi đâu mà đến, nếu không nhờ bởi Thần Khí của Đấng đã hứa là Ngài sẽ chỗi dậy vào ngày thứ ba?

Chúng ta có thể hiểu vì sao bài phúc âm hôm nay liên hệ đến đoạn sách của ngôn sứ Zacaria. Đấng mà ngôn sủ́ Zacaria nói đến là một mầu nhiệm cho nhiều ngủỏ̀i. Trong khi chúng ta không hiểu ngôn sủ́ muốn nói gì, thì các tín hủ̃u tiên khỏ̉i cảm thấy trong đoạn văn này lỏ̀i loan báo về Chúa Kitô. Ngôn sủ́ có thể nói đến nhủ̃ng điều tốt lành và nhủ̃ng ngủỏ̀i lỏ́n lao trong quá khủ́, ngay cả đến bây giỏ̀, nhủ̃ng ngủỏ̀i đã tủ̉ đạo trong việc cố gắng giúp đỏ̃ kẻ khác. Tiếc thay danh sách các vị tủ̉ đạo quá nhiều. Ai là ngủỏ̀i đại diện cho Thiên Chúa và đủỏ̀ng lối của Thiên Chúa vỏ́i nhủ̃ng ngủỏ̀i có uy quyền hình nhủ không đủọ̉c may mắn.

Zacaria mô tả: “Thiên Chúa đổ ơn xuống cho nhà Đavít và dân cư Giêrusalem” là nhủ̃ng ngủỏ̀i đã đâm Thiên Chúa. Rồi đến lúc, nhủ được một màn vén lên họ sẽ thấy sụ̉ dủ̃ họ đã làm, "chúng sẽ ngước nhìn lên Ta, chúng sẽ khóc than Đấng chúng đã đâm thâu, nhủ ngủỏ̀i ta thương tiếc đứa con đầu lòng..." Họ sẽ thay lòng đổi dạ và trỏ̉ về vỏ́i Thiên Chúa. Lòng tha thủ́ của Thiên Chúa cũng nhủ "suối nủỏ́c để thanh lọc khỏi tội lỗi và ô uế".

Chúng ta, các học sinh môn đệ bây giỏ̀ trỏ̉ về lỏ́p học lại. Chúng ta sám hối vì đã nhủ nhủ̃ng môn đệ không hành động theo đủ́c tin chúng ta lúc tuyên xủng ỏ̉ nhà thỏ̀. Chúng ta đã tuyên xủng "xin vâng" vỏ́i Thiên Chúa qua miệng lưởi chúng ta, và chúng ta đã nói "Ngài là Đấng Kitô", nhủng chúng ta không chọn đủỏ̀ng lối của Đấng Kitô khi chúng ta muốn thắng hỏn là phục vụ; muốn đủọ̉c danh vọng hỏn sự công chính; muốn thâu tóm hỏn chia sẻ; mhuốn chiếm lỉnh hỏn công bằng, hay muốn quy kết hỏn tha thủ́.

Thật rõ là lỏ̀i Chúa Giêsu nói là: Để trở nên môn đệ của Ngài không phải là một việc bán thỏ̀i gian, hay việc chúng ta chỉ làm ngày chúa nhật nỏi nhà thỏ̀, hay đôi khi làm vài việc tốt trong tuần. Việc vác thánh giá không phải là việc đôi khi làm nhủ vào ngày thủ́ sáu tuần thánh, hay khi chúng ta cảm thấy mạnh bạo và kiên trì. Việc hy sinh vì danh Chúa Giêsu cũng không phải chỉ dành cho một số ngủỏ̀i đủọ̉c tủ̉ đạo mà danh sách đủọ̉c ghi trên các đền Kitô giáo. Trái lại, Chúa Giêsu dạy hy cinh mạng sống mình vì Ngài là việc phải xãy ra hằng ngày, chủ́ không phải là việc sống đạo bán thỏ̀i gian, nhưng là việc hoàn toàn theo Chúa. Mà cũng không phải là việc chỉ có một số môn đệ đủọ̉c chọn để vác thánh giá, nhủng là tất cả các môn đệ theo Chúa sẽ phải vác thánh giá mình.

Bài phúc âm hôm nay bắt đầu "Hôm ấy Đủ́c Giêsu cầu nguyện một mình". Cầu nguyện luôn là chủ điểm trong phúc âm thánh Luca, và đôi khi xãy ra trủỏ́c nhủ̃ng việc lỏ́n lao, nhủ: trủỏ́c khi Chúa Giêsu chịu phép rủ̉a (Lc 3: 21); trủỏ́c khi Ngài chọn 12 tông đồ (Lc 6:12); khi ông Phêrô tuyên xủng bản tính Chúa Giêsu, và khi Chúa Giêsu tiên báo cuộc thủỏng khó lần thủ́ nhất (Lc 9: 18); khi Chúa Giêsu dạy kinh Lạy Cha (Lc 11: 2) v.v. Thánh Luca còn kể nhiều khi Chúa Giêsu lánh mình đi cầu nguyện.

Một điều mà ngủỏ̀i đọc phúc âm thánh Luca cần học hỏi là nên môn đệ không phải chỉ học qua lỏ̀i dạy của Chúa Giêsu và hành động theo gương Ngài. Hỏn nủ̃a chúng ta còn phải học nỏi Chúa Giêsu là sự cầu nguyện phải là hành trang của chúng ta trên đủỏ̀ng đi theo Chúa Giêsu. Ngay cả khi chúng ta vào thành Giêrusalem của chúng ta để chịu thủỏng khó vì danh Chúa Giêsu. Ai là ngủỏ̀i muốn nghe vị Thầy dạy phải chịu đau khổ nếu muốn theo Thầy? Ai là ngủỏ̀i muốn nghe hỏn nủ̃a là muốn trở nên môn đệ là phải hy sinh không phải đôi lần mà hằng ngày? Ỏ̉ Brooklyn, chúng ta có thể được hồi đáp bằng một từ đầy ý nghĩa "hãy cút đi"

Nhủng, phúc âm thánh Luca (và sách Tông đồ công vụ), hủ́a vỏ́i chúng ta là chúng ta không đi một mình trên đủỏ̀ng làm môn đệ. Chúng ta, nhủ̃ng ngủỏ̀i đã chịu phép rủ̉a, chúng ta có Thần Khí nâng đỡ và xủ́c dầu cho chúng ta mỗi ngày trong việc chúng ta làm. Có lẽ vì thế mà thánh Luca diễn tả Chúa Giêsu cầu nguyện rất nhiều để nhắc chúng ta nên cầu nguyện. Vì trong lúc cầu nguyện mắt chúng ta sẽ mỏ̉ ra và chúng ta sẽ nhận thấy là chúng ta không đi một mình trên đủỏ̀ng lên Giêrusalem vỏ́i Chúa Giêsu. Chúng ta cùng đồng hành vỏ́i Chúa Thánh Thần.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



12th SUNDAY -C-
Zechariah 12: 10-11; Psalm 63; Galatians 3: 26-29; Luke 9: 18-24


Today’s gospel sounds like a classroom quiz. The teacher asks the question and students’ hands eagerly fly up in the air to give the right answer. We hear the sequence of responses to Jesus’s question, "Who do the crowds say that I am?" Answers come quickly, "John the Baptist," "Elijah," "One of the ancient prophets."

We hear the answers, but can you imagine the faces of the responders? Delight, satisfaction, maybe even ambition, written on their faces. They certainly had hitched their wagon to a star. They were traveling with a charismatic leader who was being widely touted by the crowds. What higher opinion of Jesus could they have had as they identify him with such luminaries of their faith as John the Baptist, Elijah and one of the prophets? The disciples thought they were on the road to glory. They were on the road to glory all right, but not the kind of glory they envisioned.

When the students don’t get the right answer a teacher will re-phrase the question. Which is what Jesus does. He focuses his inquiry on them, hoping to draw out the disciples’ personal experience of him. "But who do you say that I am?" Peter is the star student of the class, though he frequently doesn’t tend to come up the right answers either. This time however Peter seems to get it right: Peter’s response, "the Christ of God."

What expression was on his face when Peter gave his answer? Reverence and awe? Satisfaction and pride for getting it right? He got the words right, but had the wrong understanding of how Jesus is "the Christ of God." The disciples, Peter included, still have much to learn about Jesus’ true identity, so the teacher tells the students to quiet down. There is more they must know about him. In fact, the next class begins immediately as Jesus sums up very succinctly the full gospel message for them.
"The Son of Man must suffer greatly, and be rejected by the elders, the chief priests and the scribes, and be killed and on the third day be raised."

Soon Jesus will turn and begin his journey to Jerusalem. (We will hear that next week Luke 9-51ff.) The teacher will have more classes for the disciples as they travel with him to the Holy City. Along the way they will hear him teach; debate with the religious leaders and watch him cure the sick and forgive sinners. We will be traveling with them, as we hear the gospel stories on the road to Jerusalem, all through the summer into November.

The disciples will get more insight into who Jesus is. But in the end, they would be scandalized and terrorized by his suffering and abandon him. Jesus, the teacher, doesn’t give up on them. He will suffer and die all right, but as he tells them today, that won’t be the end of the story. "On the third day" he will be raised. They don’t understand what he is saying at this stage on their road of anticipated-glory. But Jesus will continue to teach them; until he returns to his Father. From there he will send them the Holy Spirit for, at the beginning of this gospel, we heard John the Baptist announce that the One who was coming would "baptize you in the Holy Spirit and fire" (3:16).

The disciples needed to learn that all the miracles Jesus performed and the popularity he garnered would not yield the complete answer to his question, "But who do you say that I am?"

We celebrated Pentecost last month. We have received the promised Spirit. But are we any wiser than the disciples at this stage of their travels with Jesus? Today the teacher is shedding a light on what it means to be his follower and I would like to change the subject! I am like a student in a difficult course, not getting the instructor’s lesson. I can’t wait till recess when I can go out and play.

There is no end to the deep-down joy a disciple of Jesus can have through the gifts of the Holy Spirit. But that doesn’t mean the disciple’s road to Jerusalem is a joy ride. It’s quite clear from what Jesus tells his student-disciples today that following him has a high price – losing our life! If following Jesus were about winning, then we could deduce that each victory was achieved by our own efforts. We worked hard, put a lot of effort into it and we won. But if instead, when we followed his way, we experienced weakness and even failure as his disciples – but discovered new joy and persevered under hardship – then where else could that have come from, but from the Spirit of the One who promised he would rise on the third day?

We can understand why the gospel today is linked to the first scripture, the message from Zechariah. The identity of the tragic figure described by the prophet has been a mystery to many. While we don’t know the prophet’s intent, early Christians saw in this passage a foreshadowing of Christ. Zechariah could have been describing any number of good and great people who in the past, even up to this very day, have been martyred in their attempt to do good for others. Sadly, the list of the world’s martyrs is long! Whoever represents God and God’s ways to the powerful doesn’t seem to have a chance.

Zechariah describes God pouring out "a spirit of grace and petition" on the antagonistic people. Then, as if a veil parted, they are able to see the evil they had performed ("they shall look on him whom they have pierced, and they shall mourn for him as one mourns for an only son...."), have a change of heart and turn to God. God’s forgiveness would be like a "fountain to purify from sin and uncleanness."

We student disciples are back in the classroom again. We are repentant for being like the disciples, not acting on the faith we profess here at church. We have said "yes" to him with our lips, "You are the Christ," but have not chosen Christ-like ways, when we opted for: winning over service; popularity over integrity; accumulating over giving; dominance over equality; or binding over forgiving.

It’s clear from what Jesus says, that being his disciple is not a part-time job; something we do on Sunday at church and occasionally doing a few good deeds during the week. Taking up the cross isn’t a part-time practice we do on Good Friday, or when we are feeling strong and resilient. Nor is sacrifice in Jesus’ name something reserved for some specially selected martyrs whose names are inscribed on Christian monuments. Instead, Jesus says losing our lives for his sake must be daily. It’s not a part-time religion; it’s a full-time following! Nor is taking up his cross for a select few disciples, but for all who follow him.


 
Luật Thánh Giá
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:10 17/06/2016
Chúa Nhật XII THƯỜNG NIÊN, năm c
Lc 9,18-24

LUẬT THÁNH GIÁ

Các môn đệ được ở bên Chúa, được Ngài yêu thương, dạy bảo, uốn nắn, và đào tạo các môn đệ. Những lời nói, giáo huấn, giáo lý , những phép lạ của Chúa làm, đã gợi hứng cho các môn đệ. Các ngài cứ tưởng, Chúa sẽ lên làm Vua theo nghĩa trần gian, các môn đệ sẽ được hưởng nhờ công phúc, sẽ được chia chác chỗ ngồi trong Vương Quốc của Chúa Giêsu. Đặc biệt sau phép lạ hóa bánh và cá để nuôi sống 5.000 đàn ông, nhiều ngàn người đàn bà và trẻ nít, các môn đệ cứ tưởng rằng thời của các ngài đã điểm, đã tới lúc lên hương. Tuy nhiên, Chúa lại loan báo :” Con Người phải chịu đau khổ…bị giết chết nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại “.

Thật khó hiểu, vô cùng khó nghe đối với các môn đệ của Chúa. Các môn đệ cứ tưởng, Thầy Giêsu sẽ nói những điều vinh quang, hoành tráng theo ý nghĩ của các Ngài. Và rồi khi Thầy trò đang thân mật trò truyện với nhau sau khi Chúa Giêsu đã nổi tiếng, được nhiều người biết tới qua những lời giáo huấn, những phép lạ Ngài đã làm, Chúa Giêsu bất ngờ hỏi các môn đệ thử xem các ông nghĩ Ngài là ai ?. Chúa Giêsu hỏi :” người ta nghĩ Thầy là ai ? “.Các môn đệ phấn khởi trả lời Thầy :” Người thì bảo Thầy là Gioan Tẩy Giả, người bảo là Êlia, có người lại cho rằng Thầy là một trong các ngôn sứ ngày xưa sống lại “. Tất cả những điều, những cảm nghĩ của những người nói về Chúa Giêsu, chỉ đúng một khía cạnh mà thôi. Tuy nhiên, Chúa muốn biết ý nghĩ của các môn đệ. Phêrô nhanh nhảu thay mặt các môn đệ, thưa với Chúa:” Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống “. Đây là điều Chúa muốn nghe, muốn biết. Thật đúng là lời tuyên xưng đức tin mà Chúa cảm thấy rất hài lòng.

Các môn đệ vẫn đinh ninh trong lòng, Chúa Giêsu sẽ nói về sự vinh quang của Thiên Chúa Cha, nói về một Vị Vua là Ngài được Chúa Cha sai tới, đánh Đông dẹp Bắc, qui tụ dân Israen tản mát khắp nơi về, khôi phục Vương quyền cho dân Israen. Nhưng không, Chúa lại nói đến sự đau khổ, nói đến sự chết của Ngài và của các môn đệ. Tiếp đó, Chúa phán cùng các môn đệ:” Ai muốn theo Thầy hãy từ bỏ chính mình, vác thập giá của mình mà theo Thầy. Ai cứu mạng sống mình thì sẽ mất.Ai liều mạng sống vì Thầy thì sẽ cứu được nó “.

Theo Đức Kitô là từ bỏ, hy sinh, vượt thắng để tiến lên. Luật của đau khổ là thế. Bởi vì, chính Chúa Giêsu cũng đã kinh qua đau khổ, chịu chết rồi mới khải hoàn vinh quang. Chỉ có cái chết trên thập giá mới nói lên được tất cả. Ơn cứu chuộc chứa chan nơi Người là thế đó ! Luật của thập giá là luật của vinh quang, luật của khải hoàn. Có đau khổ mới tới vinh quang. Luật của đau khổ là luật của tình yêu.

Lời tuyên của thánh Phêrô, Vị Tông đồ trưởng cũng phải là lời tuyên xưng của mỗi người chúng ta bởi vì chúng ta là môn đệ của Chúa, chúng ta phải chứng tỏ chúng ta đang sống đời sống của Chúa như thánh Phaolô đã nói :” Tôi sống nhưng không phải là tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi “. Trong đời sống hằng ngày, khi tiếp xúc với tha nhân, người ta có nhận ra chúng ta là hiện thân của Chúa không ? Lời nói, cử chỉ, hành động của chúng ta có diễn tả Chúa đang ở trong ta không ? Để chứng tỏ chúng ta đang có Chúa, chúng ta hãy cố gắng, phấn đấu và xóa bỏ những ích kỷ, nhỏ nhen, ty tiện và hãy sống quảng đại, quên đi và tha thứ.

Lạy Chúa Giêsu, xưa thánh Phêrô đã tuyên xưng Chúa là Con Thiên Chúa và rồi Chúa xác nhận lời của Phêrô là rất đúng. Tuy nhiên, Ngài không hứa ngay là sẽ cho Phêrô và các môn đệ được vinh thân phì da, không hứa cho các ngài được lãnh đạo mọi người bằng cách ăn trên ngồi trước, không hứa cho các ngài được người khác hầu hạ, nâng khăn sửa áo, nhưng chính Chúa lại loan báo rằng :” Ngài sẽ đi Giêrusalem để cho các nhà lãnh đạo Do Thái tố cáo, hành hạ, và kết án tử hình, nhưng ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại “.Xin cho chúng con sức mạnh của Chúa Thánh Thần để chúng con biết can đảm chấp nhận ý Chúa và thi hành những điều Chúa dạy.Amen,

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Tại sao Chúa Giêsu lại muốn biết các môn đệ cảm nghĩ Ngài là ai ?
2.Thánh Phêrô đã nói gì về Chúa Giêsu ?
3.Người ta nghĩ gì về Chúa Giêsu ?
4.Một người phụ nữ đã tuyên xưng Chúa Giêsu là con Thiên Chúa, người phụ nữ ấy là ai ?
5.Muốn chứng tỏ người tín hữu có Chúa, họ phải làm gì ?
 
Để Nên Môn Đệ Thực Sự Của Đức Giêsu
Lm. Đan Vinh
07:51 17/06/2016
HIỆP SỐNG TIN MỪNG

Chúa Nhật 12 THƯỜNG NIÊN C

Dcr 12,10-11;13,1 ; Gl 3,26-29 ; Lc 9,18-24

ĐỂ NÊN MÔN ĐỆ THỰC SỰ CỦA ĐỨC GIÊSU

I. HỌC LỜI CHÚA

1.TIN MỪNG : Lc 9,18-24

(18) Hôm ấy, Đức Giêsu cầu nguyện một mình. Các môn đệ cũng ở đó với Người, và Người hỏi các ông rằng : “Đám đông nói Thầy là ai ? (19) Các ông thưa : “Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả. Nhưng có kẻ thì bảo là ông Êlia, Kẻ khác lại cho là một trong các Ngôn sứ thời xưa đã sống lại”. (20) Người lại hỏi : “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?” Ông Phêrô thưa : “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”. (21) Nhưng Người nghiêm giọng truyền các ông không được nói điều ấy với ai. (22) Người bảo rằng : “Con Người phải chịu đau khổ nhiều. Bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ. Bị giết chết và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy” (23) Rồi Đức Giêsu nói với mọi người: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. (24) Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất. Còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy”.

2.Ý CHÍNH :

Trong khi dân chúng tiếp tục quan niệm sai lầm về sứ mạng Cứu Thế và nhiều ngừơi đã bỏ Đức Giêsu, thì các môn đệ mà Phêrô là đại diện, lần đầu tiên đã công khai nhận Người là Đấng Kitô. Từ đây, Người sẽ thanh luyện lòng tin của Nhóm Mười Hai này. Sau đó, Đức Giêsu liền tiên báo về cuộc thương khó mà Người sắp phải trải qua. Người đòi những ai muốn đi theo Người phải chấp nhận đi con đường thập giá chật hẹp và leo dốc mà Người sắp phải trải qua.

3.CHÚ THÍCH :

-C 18-20 : +Đức Giêsu cầu nguyện: Tin mừng Luca đã ghi nhận nhiều lần Đức Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha. Chẳng hạn: Sau khi chịu phép rửa (3,21); sau khi đám đông lũ lượt tuôn đến nghe giảng và xin chữa bệnh (5,16); trước khi chọn mười hai Tông đồ (6,12); trước khi yêu cầu họ tuyên xưng đức tin (9,18); trước lúc biến hình (9,28); trước khi dạy kinh Lạy Cha (11,1), Đức Giêsu còn dạy cách thức cầu nguyện (18,1; 11,2.9); Người cầu cho Phêrô (22,32); Người cầu nguyện tại núi Ôliu (22,41-46) và trên thập giá (23,34-46). +Đám đông nói Thầy là ai? : Đức Giêsu thăm dò dư luận quần chúng về Người. Các ông lần lượt thuật lại những điều dân chúng phát biểu: Là Gioan tẩy giả tái sinh, là Êlia, là một Tiên tri thời xưa sống lại (x.Lc 4,18; 7,16; 24,19). +“Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”: Ba tác giả Tin mừng thuật lại lời tuyên xưng của Tông đồ Phêrô khác nhau. chẳng hạn: “Thầy là Đấng Kitô con Thiên Chúa hằng sống” (Mátthêu 16,16); “Thầy là Đấng Kitô” (Máccô 8,29); “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa” (Luca 8,20). Riêng Luca vì viết Tin mừng cho tín hữu gốc Hy lạp, nên thấy cần phải xác định rõ từ ngữ Do thái Mêsia bằng từ Hy ngữ là Kitô (Christos), nghĩa là “Đấng Được Xức Dầu”.

-C 21-22 : +Người nghiêm giọng truyền các ông không được nói điều ấy với ai : Môn đệ không được nói Đức Giêsu là Đấng Thiên Sai (Mêsia), vì sợ dân chúng hiểu sai vai trò của Người theo nghĩa là một Vua trần thế có sứ vụ chính trị là đánh đuổi đế quốc Rôma để giành độc lập cho đất nước. Phải đợi tới khi Đức Giêsu từ trong cõi chết sống lại, các môn đệ mới được công bố Người chính là Đấng Kitô (x Cv 2,36).+“Con Người phải chịu đau khổ nhiều…” : Đây là lần thứ nhất Đức Giêsu tiên báo về cuộc thương khó của Người. Người sẽ bị kỳ mục, thượng tế và kinh sư là ba thành phần của Thượng Hội Đồng Do thái tại Giêrusalem xét xử (x Lc 22,66-71), rồi giải Người sang tòa Tổng trấn Philatô để yêu cầu ông này kết án tử hình thập giá cho Người (x. Lc 23,1-513-24).

-C 23-24 : +“Ai muốn theo tôi” : Theo sau Đức Giêsu nghĩa là trở thành môn đệ của Người. +“phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” : Cuộc đời của người môn đệ chân chính là phải noi gương Đức Giêsu để từ bỏ mình nghĩa là biết hy sinh quên mình. Rồi vác thập giá mình hằng ngày là đón nhận những đau khổ vất vả do cuộc sống đem lại, sẵn sàng vác thập giá là liều mất mạng sống mình vì Đức Kitô và vì Tin mừng. +Muốn cứu mạng sống thì sẽ mất. còn liều mất mạng sống thì sẽ cứu được mạng sống mình : Đây là một điều nghịch lý! Những ai sống theo đam mê của xác thịt thì sẽ mất sự sống đời sau. Còn những ai muốn theo Chúa đến cùng, sẵn sàng chịu mọi thử thách, sẵn sàng chịu thiệt thòi mất mát, kể cả mất mạng sống mình ở đời này, thì sẽ được Chúa ban sự sống vĩnh cửu ở đời sau.

4.CÂU HỎI : 1) Tin mừng ghi nhận Đức Giêsu đã cầu nguyện khi nào ? 2) Các Tông đồ cho biết dư luận dân chúng nghĩ gì về Đức Giêsu ? 3) Tin mừng ghi lại lời tuyên xưng đức tin của Tông đồ Phêrô như thế nào ? 4) Tại sao Đức Giêsu cấm môn đệ nói cho dân chúng biết Người chính là Đức Kitô ? 5) Bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày để theo Đức Giêsu cụ thể là gì ?

II.SỐNG LỜI CHÚA:

1.LỜI CHÚA : Người lại hỏi : “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?” Ông Phêrô thưa: Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa” (lc 9,20).

2.CÂU CHUYỆN :

1) VỀ KHUÔN MẶT BÍ ẨN CỦA ĐỨC GIÊSU :

Một họa sĩ nổi tiếng ngày nọ muốn vẽ chân dung của Đức Giêsu mà ông rất ngưỡng mộ. Tuy nhiên, ông không biết làm cách nào để diễn tả những nét đẹp của Người mà ông rất thích. Ông liền đi lang thang đó đây để tìm hình mẫu. Thoạt đầu, ông gặp một đứa bé đang tươi cười với dáng vẻ trong sạch ngây thơ. Ông đưa nét trong sạch ấy vào gương mặt của Chúa. Gặp một vị ẩn sĩ đang đăm chiêu cầu nguyện, ông cũng đưa nét thanh thoát vào trong gương mặt của Chúa. Thoáng thấy một bà mẹ trẻ đang âu yếm đứa con, ông cũng họa lại nét dịu dàng vào bức tranh... Nói chung, bất cứ vẻ đẹp nào trong cuộc sống mà ông nhìn thấy, ông đều cố gắng diễn đạt vào bức tranh, để phác lại chân dung thánh thiện tuyệt hảo của Đức Giêsu. Hoàn thành xong tác phẩm, ông vẫn cảm thấy như còn thiếu một điều gì đó. Cuối cùng, khi đang lang thang ngoài bìa rừng, ông gặp một con người bệnh cùi bị xã hội bỏ rơi. Ông này phải lấy khăn che mặt và lầm lũi lê bước giống như một bóng ma. Chàng họa sĩ chợt nghĩ, đây chính là nét độc đáo nơi khuôn mặt của Đức Giêsu, bởi vì Người luôn là một mầu nhiệm được ẩn dấu mà con người không thể hiểu thấu được. Chàng họa sĩ trở về nhà và vẽ phủ lên khuôn mặt Đức Giêsu một tấm khăn mỏng, giống như tấm khăn che mặt của người cùi mà ông đã gặp ven rừng. Gương mặt của Chúa Giêsu trông mờ mờ, lúc ẩn lúc hiện, để nói cho chúng ta biết rằng, Người vẫn luôn là một mầu nhiệm bí ẩn đối với con người trong thế giới hôm nay.

2) THẾ NÀO LÀ TỪ BỎ ? :

Một vị linh sư Ấn độ đang ngồi tịnh niệm bên bờ sông thì có một thanh niên ăn mặc bảnh bao đến xin làm đệ tử. Anh ta rón rén đến gần bên và đặt dưới chân vị linh sư hai viên ngọc quý như một lễ vật nhập môn. Vị linh sư mở mắt, thấy hai viên ngọc long lanh dưới chân mình, chẳng nói một lời, cầm lấy một viên ném thẳng xuống sông.

Hết sức ngỡ ngàng và tiếc nuối, chàng thanh niên vội nhảy xuống sông và lặn xuống tận đáy cố tìm cho bằng được viên ngọc quý giá. Thế nhưng, dù chàng phải hì hụp suốt ngày ngoi lên lặn xuống để tìm kiếm, viên ngọc vẫn biệt tăm. Chiều đến, với vẻ mặt thất vọng, chàng đến gặp vị linh sư để xin ngài chỉ đích xác chỗ ngọc rơi xuống nước để tìm cho nhanh. Bấy giờ vị linh sư cầm lấy viên ngọc thứ hai, ném nó xuống sông và nói : “Ta đã ném nó vào chỗ nầy đây. Anh hãy lặn xuống mà tìm.”

Bấy giờ chàng thanh niên bỗng giác ngộ. Anh chợt hiểu ra rằng bài học vỡ lòng mà vị linh sư muốn dạy là nếu anh muốn trở thành môn đệ của ngài thì điều kiện tiên quyết phải có là anh hãy sẵn sàng từ bỏ mọi của cải vật chất của mình. (Phỏng theo Cha Anthony de Mello).

3) THẬP GIÁ PHẢI VÁC HẰNG NGÀY CÓ THỂ CHÍNH LÀ NGƯỜI THÂN :

Vào chiều ngày thứ Sáu Tuần Thánh, theo thông lệ của giáo xứ, cha sở kêu gọi giáo dân: khi quí vị đến nhà thờ đi chặng đường thánh giá tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, mỗi người nên làm một cây thập giá bằng bất cứ vật liệu nào tượng trưng cho sự đau khổ trong cuộc đời mình đang phải chịu. Sau chặng đàng Thánh giá yêu cầu quí vị mang lên bàn thờ để tôi làm phép các cây thập giá đó. Bấy giờ mọi người dự lễ đều mang lên đủ loại thập giá to bé, dài ngắn làm bằng các vật liệu khác nhau. Một cụ ông cõng bà vợ bị liệt bước lên gần bàn thờ. Nghe cha sở hỏi: Thập giá của ông đâu? Ông liền chỉ ngay vào bà vợ bị liệt và nói : ”Thưa cha, đây chính là thập giá của con”. Cha sở cũng làm phép cho bà, rồi bảo ông : ”Bây giờ ông hãy ôm lấy cây thập giá này và hôn lên cây thập giá của ông đi”…

4) VỀ LÒNG YÊU MẾN CHÚA GIÊSU CỦA MỘT PHI HÀNH GIA NGƯỜI MỸ :

Vào ngày 20 tháng 07 năm 1969, NÊU AMTRONG (Neil Armstrong) trở thành phi hành gia người Mỹ đầu tiên đổ bộ lên mặt trăng. Tuy nhiên, lý do quan trọng giúp cho Amtrong thành công trong việc là người đầu tiên đổ bộ lên mặt trăng lại chính là Chúa Giêsu, Đấng đã ban sức mạnh và hướng dẫn Amtrong có quyết định sáng suốt ngay khi còn trong lứa tuổi thiếu niên.

Vào năm 15 tuổi, một hôm Amtrong cùng cha đi xe hơi ngang qua một phi trường nhỏ thuộc vùng Ôhaiô (ohio), thì đột nhiên cậu trông thấy một chiếc phi cơ trên cao đang chúi mũi lao xuống mặt đất. Cậu vội hét lên cho cha dừng xe lại và hai cha con lập tức chạy đến lôi chàng phi công trẻ ra khỏi máy bay có nguy cơ sắp nổ tung. Viên phi công là một sinh viên mới 20 tuổi đang trong thời kỳ tập lái máy bay. Trện đường đến bệnh viện, viên phi công đã chết trên tay của Amtrong. Đêm hôm ấy Amtrong không sao chợp mắt được. Đầu óc cậu vẫn còn bị khủng hoảng do cái chết đau thương của viên phi công. Chính Amtrong cũng đang đăng ký theo học lớp tập lái máy bay, nên không biết bây giờ cậu có còn đủ tinh thần để tiếp tục theo học nữa không. Hôm sau, mẹ của Amtrong vào phòng thăm tình hình của con trai. Thấy sổ nhật ký của cậu đang mở sẵn để trên bàn viết. Bà mẹ tò mò đọc và thấy trên trang đầu có mấy dòng chữ hoa: “Những đức tính của Chúa Giêsu”. Ở phía bên dưới, Amtrong đã liệt kê ra một số những đức tính của Chúa mà cậu cần phải học tập như sau : “Giêsu không phạm tội. Luôn sống khiêm nhường và có lòng thương xót những kẻ nghèo hèn. Người không ích kỷ và luôn kết hiệp với Chúa Cha”.

Thấy Amtrong có lòng đạo như vậy, hôm sau bà mẹ hỏi Amtrong : “Vậy con quyết định có học lái máy bay nữa thôi ? Cậu ta nhìn vào mắt mẹ và trả lời : “Thưa mẹ, con hy vọng nhờ ơn Chúa giúp, con sẽ tiếp tục học bay”.

3.THẢO LUẬN : 1) Nếu Đức Giêsu thực là Đấng Cứu Thế quyền năng, thì tại sao hiện nay trên thế giới vẫn còn nhiều người đang chịu đau khổ, bệnh tật và bất công ? 2) Mỗi người chúng ta phải làm gì để góp phần kiến tạo một Trời Mới Đất Mới, nơi không còn đau khổ bệnh tật chết chóc, ngay từ hôm nay ?

4.SUY NIỆM :

Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay thuật lại câu chuyện Đức Giêsu sau một thời gian giảng đạo, đã muốn biết dư luận quần chúng về vai trò và sứ vụ của Người, khi hỏi các môn đệ : “Người ta bảo Con Người là ai ?” Các ông đã lần lượt kể ra các điều dân chúng nghĩ về Người như: Êlia, Giêrêmia… hay là một ngôn sứ nào đó. Sau đó Đức Giêsu muốn biết các môn đệ nghĩ gì về vai trò và sứ vụ của Người ? Ông Phêrô đã đại diện Nhóm Mười Hai tuyên xưng đức tin như sau: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa.” Đức Giêsu đã khen đức tin của ông, nhưng ngay sau đó Người đã sửa lại quan niệm sai lạc của các môn đệ về một Đấng Thiên Sai trần tục bằng quan niệm về một Đấng Kitô cứu thế về tinh thần là “Qua đau khổ thập giá để vào vinh quang phục sinh” theo thánh ý Thiên Chúa. Người cũng yêu cầu những ai muốn làm môn đệ của Người phải “bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Người” (x. Lc 9,18-24).

1) Người Do thái luôn mong đợi một Đấng “Mêsia” hay “Thiên Sai” trần thế :

Thời Đức Giêsu người Do Thái đang mong đợi một Đấng Thiên Sai (Mêsia) oai hùng đến để “chấn hưng mọi sự” (Dn 9,25-26), thiết lập một nước Do Thái cường thịnh, “thoát mọi áp bức của kẻ thù”. Do đó, dù đã nghe Gioan Tẩy Giả khẳng định Đức Giêsu Nadarét chính là Đấng Thiên Sai (x. Ga 1,29-34), đã nghe Đức Giêsu sau khi đọc lời sấm ngôn Isaia về sứ vụ của Đấng Thiên Sai tại hội đường Nadarét và khẳng định : “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe” (Lc 4,21)… Nhưng do thành kiến về gia thế tầm thường của Đức Giêsu và đang ước mong một Đấng Thiên Sai trần tục… nên người Do thái đã không tin Người thực là Đấng “Thiên Sai”. Họ chỉ coi Ngài “là Gioan Tẩy Giả, hoặc Êlia, hay cùng lắm là một trong các ngôn sứ thời xưa đã sống lại!” như Tin Mừng hôm nay đã thuật lại dư luận dân chúng về Người (x. Lc 9,18-19). Về sau các đầu mục dân Do thái cho rằng Đức Giêsu chỉ là một kẻ lộng ngôn phạm thượng, phá bỏ Luật Môsê, đe sẽ phá hủy Đền Thờ Giêrusalem… Tóm lại chỉ là một Đấng Thiên Sai giả có nguy cơ dấy loạn, làm cớ cho quân Rôma kéo đến tiêu diệt… nên họ kết án Người phải chết tại tòa án tôn giáo của thượng tế Caipha: “Thà một người chết thay cho dân, còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt” (Ga 11,50b). Rồi để thi hành án tử hình này, họ đã điệu Người sang tòa án của tổng trấn Philatô và xách động dân chúng làm áp lực đòi ông này phải kết án tử hình thập giá cho Người (x. Ga 19,6-7). Riêng các môn đệ của Đức Giêsu: Dù tin “Thầy là Đấng Kitô”, và ước mong Thầy sẽ thiết lập một “Vương Quốc Ítraen”, nên các ông đã không thể chấp nhận lời tiên báo Người sẽ đi lên Giêrusalem trải qua cuộc khổ nạn, chịu chết rồi mới sống lại trong vinh quang (x. Mt 20,18-19); Ông Phêrô đã “kéo Ngài riêng ra và ngăn cản…” (Mt 16,22). Rồi hai anh em Giacôbê và Gioan cũng xin Thầy cho “một người ngồi bên hữu, một người ngồi bên tả trong Nước Người sắp lập (Mc 10,35-37). Thậm chí đến khi Chúa Giêsu đã từ cõi chết sống lại, mà có ông còn hỏi “Có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương Quốc Ítrael chăng?” (Cv 1,6).

2) Đức Giêsu thực là Đấng Kitô như ý Thiên Chúa muốn :

Đức Kitô mà Thiên Chúa sai đến không phải là một vị vua cầm quân đánh đuổi quân Rôma, làm một cuộc cách mạng giải phóng Dân Do Thái khỏi ách thống trị của Đế Quốc, rồi ngồi trên ngựa chiến khải hoàn vào thành Giêrusalem, nhưng Người ngồi trên một con lừa hiền hòa, sẵn sàng “chịu nhiều đau khổ, bị các kỳ lão, các thượng tế và các kinh sư chối bỏ và giết chết; nhưng đến ngày thứ ba thì sẽ sống lại” (Mt 17,22-23). Người sẵn sàng đi con đường hẹp yêu thương phục vụ và hiến thân chịu chết, rồi phục sinh và lên trời mở đường lên trời cho nhân loại chúng ta. Như vậy, khi đi theo Chúa Giêsu, chúng ta cũng không thể tìm kiếm vinh quang, sự giàu sang, sung sướng thuộc về đời tạm này, nhưng chúng ta phải sẵn sàng từ bỏ chính mình, vác thập giá là các sự đau khổ trái ý gặp phải, sẵn sàng sống vị tha, khiêm nhường phục vụ… chấp nhận cùng chết với Chúa Giêsu để cùng được sống lại với Người.

3) Ngày nay đối với bạn: Đức Giêsu là ai ? :

Mỗi người chúng ta hãy nhìn vào lòng mình để nói lên cảm nghiệm của mình về Đức Giêsu. Có lẽ đối với đa số người giữ đạo truyền thống thì Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế quyền năng, biết rõ nhu cầu của chúng ta và sẵn sàng trợ giúp khi chúng ta kêu cầu. Đối với nhiều người khác: Đức Giêsu là con đường duy nhất dẫn đưa chúng ta lên trời. Người cũng là Thầy dạy sự thật về Thiên Chúa để chúng ta tôn thờ kính tin. Người còn là sự sống lại và là sự sống, để ai tin vào Người và năng kết hiệp với Người qua việc rước lễ sẽ được tham phần vào sự sống đời đời với Người.

4) Con đường chúng ta đi theo Chúa hôm nay là gì ? :

Chúa phán dạy : “Ai muốn theo tôi phải từ bỏ mình và vác thập giá mình mà theo”:

a- Ai muốn theo tôi : Đức Giêsu đưa ra lời mời gọi tất cả mọi người. Người muốn mời gọi mọi người theo làm môn đệ của Người và tôn trọng sự tự do theo hay không theo của họ.

b- Phải từ bỏ mình : Những ai chọn theo làm môn đệ Đức Giêsu thì điều kiện thứ nhất là phải từ bỏ mình, nghĩa là không nghĩ đến mình, không nhằm tìm lợi ích cho riêng mình, mà chỉ nghĩ đến Đấng mình chọn theo, để nên “đồng hình đồng dạng” với Đức Giêsu và hy sinh tự do để theo gương mẫu và lời dạy của Đức Giêsu trong Tin Mừng.

c- Vác thập giá mình mà theo : Đau khổ thập giá lúc đầu chính là hình phạt do tội (x. St 3,16-19), nhưng nay nhờ Đức Giêsu đã chịu khổ nạn vác cây thập giá để đền tội loài người chúng ta, nên thập giá đã trở nên thánh giá mang lại ơn cứu độ cho chúng ta.

5) Cụ thể mỗi người chúng ta phải làm gì để nên môn đệ đích thực của Chúa ? :

Dấu hiệu môn đệ thực sự của Đức Giêsu là sống yêu thương nhau, cụ thể là yêu thương những người bên cạnh mình như lời Chúa dạy : “Ở điểm này , mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35).

Mỗi ngày chúng ta cần xét mình trước khi đi nghỉ đêm : “Hôm nay tôi đã chứng tỏ mình là môn đệ thực sự của Chúa Giêsu như thế nào ? Tôi có sẵn sàng vác thập giá là chu tòan việc bổn phận hằng ngày để đi theo Người hay không ? Tôi có quyết tâm từ bỏ “cái tôi ích kỷ” để tập lối “sống vị tha bác ái” theo lời Chúa dạy không ? Tôi có nhìn thấy Chúa đang hiện thân nơi những người bệnh tật đau khổ để quảng đại chia sẻ cơm áo và khiêm tốn phục vụ họ như phục vụ chính Chúa hay không ? Tôi có sẵn sàng hy sinh thời giờ tiền bạc để chu toàn sứ vụ loan báo Tin mừng Nước Trời, và sống bác ái yêu thương để làm chứng cho tình yêu vô biên của Chúa Giêsu trước mặt người đời hay không ?

5.LỜI NGUYỆN:

- LẠY CHÚA GIÊSU. Hôm nay, Chúa cũng hỏi chúng con về lòng tin đối với Chúa và về tình liên đới đối với tha nhân. Chúa đòi chúng con phải xác tín đức tin của mình. Chúa mời chúng con phải đi con đường hẹp, leo dốc, là luôn quên mình, chấp nhận vượt qua mọi đau khổ và thua thiệt gặp phải trong cuộc sống để bước đi theo Chúa như ông Simon Kyrênê trên đường thánh giá khi xưa.

- LẠY CHÚA. Xin cho chúng con biết tin yêu phó thác cậy trông vào tình thương và quyền năng của Chúa. Xin cho chúng con luôn biết từ bỏ ý riêng để tìm kiếm thánh ý Chúa trong Thánh Kinh, qua các bậc bề trên trong đạo ngòai đời, qua các biến cố may rủi xảy ra trong cuộc sống hằng ngày của chúng con... Xin giúp chúng con vui lòng đón nhận tất cả, vì biết rằng đó chính là thánh ý Chúa muốn chúng con trải qua để nên giống Chúa và được hưởng hạnh phúc đời sau.

X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.-Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Luật Thánh Giá
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
21:14 17/06/2016
Chúa Nhật XII THƯỜNG NIÊN, năm c
Lc 9,18-24

LUẬT THÁNH GIÁ

Các môn đệ được ở bên Chúa, được Ngài yêu thương, dạy bảo, uốn nắn, và đào tạo các môn đệ. Những lời nói, giáo huấn, giáo lý , những phép lạ của Chúa làm, đã gợi hứng cho các môn đệ. Các ngài cứ tưởng, Chúa sẽ lên làm Vua theo nghĩa trần gian, các môn đệ sẽ được hưởng nhờ công phúc, sẽ được chia chác chỗ ngồi trong Vương Quốc của Chúa Giêsu. Đặc biệt sau phép lạ hóa bánh và cá để nuôi sống 5.000 đàn ông, nhiều ngàn người đàn bà và trẻ nít, các môn đệ cứ tưởng rằng thời của các ngài đã điểm, đã tới lúc lên hương. Tuy nhiên, Chúa lại loan báo :” Con Người phải chịu đau khổ…bị giết chết nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại “.

Thật khó hiểu, vô cùng khó nghe đối với các môn đệ của Chúa. Các môn đệ cứ tưởng, Thầy Giêsu sẽ nói những điều vinh quang, hoành tráng theo ý nghĩ của các Ngài. Và rồi khi Thầy trò đang thân mật trò truyện với nhau sau khi Chúa Giêsu đã nổi tiếng, được nhiều người biết tới qua những lời giáo huấn, những phép lạ Ngài đã làm, Chúa Giêsu bất ngờ hỏi các môn đệ thử xem các ông nghĩ Ngài là ai ?. Chúa Giêsu hỏi :” người ta nghĩ Thầy là ai ? “.Các môn đệ phấn khởi trả lời Thầy :” Người thì bảo Thầy là Gioan Tẩy Giả, người bảo là Êlia, có người lại cho rằng Thầy là một trong các ngôn sứ ngày xưa sống lại “. Tất cả những điều, những cảm nghĩ của những người nói về Chúa Giêsu, chỉ đúng một khía cạnh mà thôi. Tuy nhiên, Chúa muốn biết ý nghĩ của các môn đệ. Phêrô nhanh nhảu thay mặt các môn đệ, thưa với Chúa:” Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống “. Đây là điều Chúa muốn nghe, muốn biết. Thật đúng là lời tuyên xưng đức tin mà Chúa cảm thấy rất hài lòng.

Các môn đệ vẫn đinh ninh trong lòng, Chúa Giêsu sẽ nói về sự vinh quang của Thiên Chúa Cha, nói về một Vị Vua là Ngài được Chúa Cha sai tới, đánh Đông dẹp Bắc, qui tụ dân Israen tản mát khắp nơi về, khôi phục Vương quyền cho dân Israen. Nhưng không, Chúa lại nói đến sự đau khổ, nói đến sự chết của Ngài và của các môn đệ. Tiếp đó, Chúa phán cùng các môn đệ:” Ai muốn theo Thầy hãy từ bỏ chính mình, vác thập giá của mình mà theo Thầy. Ai cứu mạng sống mình thì sẽ mất.Ai liều mạng sống vì Thầy thì sẽ cứu được nó “.

Theo Đức Kitô là từ bỏ, hy sinh, vượt thắng để tiến lên. Luật của đau khổ là thế. Bởi vì, chính Chúa Giêsu cũng đã kinh qua đau khổ, chịu chết rồi mới khải hoàn vinh quang. Chỉ có cái chết trên thập giá mới nói lên được tất cả. Ơn cứu chuộc chứa chan nơi Người là thế đó ! Luật của thập giá là luật của vinh quang, luật của khải hoàn. Có đau khổ mới tới vinh quang. Luật của đau khổ là luật của tình yêu.

Lời tuyên của thánh Phêrô, Vị Tông đồ trưởng cũng phải là lời tuyên xưng của mỗi người chúng ta bởi vì chúng ta là môn đệ của Chúa, chúng ta phải chứng tỏ chúng ta đang sống đời sống của Chúa như thánh Phaolô đã nói :” Tôi sống nhưng không phải là tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi “. Trong đời sống hằng ngày, khi tiếp xúc với tha nhân, người ta có nhận ra chúng ta là hiện thân của Chúa không ? Lời nói, cử chỉ, hành động của chúng ta có diễn tả Chúa đang ở trong ta không ? Để chứng tỏ chúng ta đang có Chúa, chúng ta hãy cố gắng, phấn đấu và xóa bỏ những ích kỷ, nhỏ nhen, ty tiện và hãy sống quảng đại, quên đi và tha thứ.

Lạy Chúa Giêsu, xưa thánh Phêrô đã tuyên xưng Chúa là Con Thiên Chúa và rồi Chúa xác nhận lời của Phêrô là rất đúng. Tuy nhiên, Ngài không hứa ngay là sẽ cho Phêrô và các môn đệ được vinh thân phì da, không hứa cho các ngài được lãnh đạo mọi người bằng cách ăn trên ngồi trước, không hứa cho các ngài được người khác hầu hạ, nâng khăn sửa áo, nhưng chính Chúa lại loan báo rằng :” Ngài sẽ đi Giêrusalem để cho các nhà lãnh đạo Do Thái tố cáo, hành hạ, và kết án tử hình, nhưng ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại “.Xin cho chúng con sức mạnh của Chúa Thánh Thần để chúng con biết can đảm chấp nhận ý Chúa và thi hành những điều Chúa dạy.Amen,

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Tại sao Chúa Giêsu lại muốn biết các môn đệ cảm nghĩ Ngài là ai ?
2.Thánh Phêrô đã nói gì về Chúa Giêsu ?
3.Người ta nghĩ gì về Chúa Giêsu ?
4.Một người phụ nữ đã tuyên xưng Chúa Giêsu là con Thiên Chúa, người phụ nữ ấy là ai ?
5.Muốn chứng tỏ người tín hữu có Chúa, họ phải làm gì ?
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:49 17/06/2016
62. GẠO CHÂU CỦI QUẾ.
Tô Tấu đến nước Sở, ba ngày sau mới gặp được Sở vương, sau đó từ biệt mà đi, Sở vương nói:
- “Sao không ở lại vài ngày ?”
Tô Tấu trả lời:
- “Nước Sở thức ăn quý như ngọc, củi quý như quế, gặp người muốn gặp thì khó như quỷ, gặp vua khó như gặp thiên đế. Gạo châu củi quế, vì quỷ thấy đế, tôi làm sao mà dám ở lại chứ ?
(Vân Tiên tạp kí)

Suy tư 62:
Có giáo dân nói với tôi rằng: không biết gặp nhà vua có khó không, chứ gặp cha sở của mình thì rất khó gặp !
Khó gặp cha sở không phải vì ngài bận công tác mục vụ, nhưng là vì nhà ở của ngài quá sang trọng, cửa kính trong suốt có gắn máy lạnh nên giáo dân nghèo dân dã không dám đến; gặp cha sở khó không phải vì ngài mỗi ngày lên tòa giám mục làm việc, nhưng là vì nếu không được hẹn giờ trước mà đến là bị nạt nộ, bị đuổi cút xéo; là vì đến nhà của ngài là phải qua ba bốn lần cổng xét hỏi của ông gác cổng, của bà làm bếp và của cô thư ký...
Linh mục, hai chữ rất thâm sâu ý nghĩa, hai chữ rất thần thánh và rất người, rất thân tình và rất gần gủi với con chiên bổn đạo, người ta có thể chửi ông tổng thống, chứ rất ít người chửi linh mục, vì người ta đều hiểu rằng linh mục là một con người rất quãng đại, rất giàu tình bác ái, rất đạo đức và nhất là không màng danh lợi để bon chen với đời, và nhất là người giáo dân biết linh mục là con người trong mắt của Chúa.
Nhưng thời nay cũng có các linh mục trở thành người mẫu trong nhà kính pha lê làm kiểu, các ngài ngồi đó cho con chiên bổn đạo đến ngắm theo giờ hành chánh, các ngài quên mất mình là ai, là người mẫu hay là linh mục, là ông chủ nhà sang trọng hay là mục tử nhân lành ! Các ngài luôn giảng dạy cho giáo dân biết thiên chức linh mục là gì, có vai trò nào, các ngài nói linh mục là Chúa Ki-tô thứ hai, nhưng các ngài không học theo Đức Chúa Giê-su ra đi truyền giáo, ra đi tìm con chiên lạc trong giáo xứ của mình. Đức Chúa Giê-su giảng dạy từ sáng đến tối không theo giờ hành chánh, Ngài cầu nguyện suốt đêm, khi mệt thì gối đầu trên đá mà nghỉ, cho nên dân chúng theo Ngài đến quên cả đói khát, quên cả mệt nhọc...
“Lạy Đức Chúa Giê-su, khi còn là một chủng sinh con ao ước được mau làm linh mục để ra đi truyền giáo cho mọi người, con ao ước được như Chúa để bôn ba ngày đêm đi tìm con chiên lạc... Nhưng khi đã trở thành linh mục của Chúa, thì con lại lo hưởng thụ và quên mất cái háo hức truyền giáo trong con, xin Chúa ban cho con một tâm hồn quãng đại và biết từ bỏ, để con trở nên mục tử tốt lành cho đoàn chiên của mình. Amen”.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 12 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:51 17/06/2016
Chúa Nhật 12 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Lc 9, 18-24
“Thầy là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa. Con người phải chịu nhiều đau khổ nhiều.”


Anh chị em thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Chúa Giê-su kêu gọi chúng ta muốn theo Ngài thì phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo. Đây là một đòi hỏi thiết thực mà chúng ta phải có để trở nên môn đệ của Đức Chúa Giê-su, tôi xin chia sẻ với anh chị em hai điểm sau đây :

1. Vác thập giá là chấp nhận anh chị em.
Đức Chúa Giê-su đã vác thập giá của chính mình, tức là Ngài đã hoàn toàn chấp nhận thân phận con người để cảm thông chia sẻ những khuyết điểm của nhân loại, Ngài chấp nhận và gánh vác tội lỗi của nhân loại như là gánh vác tất cả những nhục nhằn của con người trên thân xác của mình, đó là kinh nghiệm lớn lao của Ngài đã để lại cho chúng ta khi Ngài đang sống giữa loài người chúng ta.

Ai cũng có thể vác thập giá của mình, nhưng khuyết điểm của người khác thì khó mà chấp nhận.

Cộng đoàn là một tập thể hữu hình để cùng nhau thăng tiến, tất cả mọi người trong cộng đoàn không ai là người thập toàn, và không ai là người bá ác, nhưng tất cả mọi người đều có mục tiêu là nên thánh. Do đó, nếu không vác thánh giá của nhau, tức là chấp nhận người anh em chị em của mình với những khuyết điểm của họ, thì chúng ta cũng không thể được Thiên Chúa đón nhận và tha thứ những lỗi lầm của chúng ta.

Biết chấp nhận nhau là biết làm cho thập giá của mình cũng như của tha nhân trở nên nhẹ nhàng; biết chấp nhận nhau là biết đem thập giá của mình trao vào tay của Đức Chúa Giê-su để Ngài thánh hóa và nâng đỡ…

2. Từ bỏ mình…
Không một ai muốn từ bỏ những gì mình có, kể cả những thói hư tật xấu của mình, bằng chứng là có rất nhiều tội ác xảy ra trên thế giới vì ai cũng thích làm theo ý riêng mình.

Từ bỏ - trước hết là từ bỏ cái mình thích để người khác được dễ chịu đôi chút, bởi vì có những điều mà bạn và tôi cứ khư khư giữ lấy, khi mà mọi người thấy là không có ích cho đời sống cộng đoàn, cũng như chẳng có ích cho đời sống tín ngưỡng của chúng ta, cái mà chúng ta nên từ bỏ là :
- Tôi thích phê bình anh em chị em, đó là do kiêu ngạo mà có, nó làm cho tôi không thấy được ưu điểm của người khác.
- Tôi thích nói đến khuyết điểm của người khác, đó là do ghen tị mà có, nó làm cho tôi trở nên người ích kỷ.
- Tôi thích nổi danh, đó là do sự thiếu thốn về đời sống cầu nguyện, nên tôi đã coi anh em chị em như là bậc cấp để tôi bước lên mà đi.
- Tôi thích làm anh hai chị hai trong cộng đoàn, đó là do tôi thiếu đời sống bác ái, nên tôi không nhìn thấy phục vụ tha nhân là niềm vinh dự của người Ki-tô hữu...


Không thể vác thập giá mình để theo Đức Chúa Giê-su, nếu chúng ta không tự nguyện từ bỏ mình để chấp nhận những khuyết điểm của tha nhân, như Đức Chúa Giê-su đã chấp nhận chúng ta là người thân cận của Ngài.

Anh chị em thân mến,
Lời của Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay thật rõ ràng như ánh mặt trời chiếu sáng tâm hồn chúng ta, Ngài kêu mời chúng ta vác thập giá mình chứ không dạy chúng ta đem thập giá phó thác cho Thiên Chúa, bởi vì khi chấp nhận vác thập giá của mình là đồng thời chúng ta phó thác cho tình yêu của Thiên Chúa rồi vậy, đó là bí quyết để thập giá chúng ta trở nên nhẹ nhàng êm ái hơn.

Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng của Ngài, để chúng ta có sức mạnh mà quyết tâm từ bỏ những gì làm cho mình không thể vác thập giá của mình mà theo Đức Chúa Giê-su.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:54 17/06/2016

13. Nếu thứ gì con cũng không có thì con thoát được một gánh nặng; kẻ nghèo xác nghèo xơ đi theo Giê-su là người nghèo rớt mồng tơi.

(Thánh Hieronymus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giám Mục Tađêô Mã Đạt Khâm gây sốc cho người Công giáo Trung Quốc
Chân Phương
10:45 17/06/2016
Đức Giám Mục Tađêô Mã Đạt Khâm gây sốc cho người Công Giáo Trung Quốc

Đức Giám Mục Tađêô Mã Đạt Khâm (Ma Daquin) của Thượng Hải vừa công khai rút lại quyết định từ bỏ Hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc (CCPA), mà chính ngài đã mạnh mẽ tuyên bố vào ngày được tấn phong giám mục hồi tháng 7 năm 2012.

Trong một bài đăng trên trang blog cá nhân của mình hôm Chúa Nhật ngày 12 tháng 6, Đức Giám Mục Mã Đạt Khâm đã ca ngợi hiệp hội CCPA, một thể chế do nhà nước Trung Quốc lập ra nhằm kiểm soát đời sống của Giáo Hội Công Giáo tại quốc gia này kể từ cuối những năm 1950.

CCPA bị người Công Giáo Trung Quốc coi thường, nhiều người trong số đó tiếp tục duy trì lòng trung thành với Roma một cách bí mật. Tòa Thánh cũng không công nhận thể chế này, như Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nói rõ trong lá thư của ngài gửi tín hữu Công Giáo ở Trung Quốc Đại Lục hồi năm 2007.

Quyết định thay đổi đột ngột của Đức Giám Mục Mã Đạt Khâm đã "gây sốc" cho cộng đoàn Công Giáo Trung Quốc với khoảng 12 triệu người. Vị giám mục vốn bị chính quyền xem là 'bất tuân' này đã chịu sự quản thúc tại gia trong bốn năm qua, suốt từ ngày được tấn phong bởi Đức cố Giám Mục Alôsiô Kim Lỗ Hiền (Jin Luxian) tại Nhà thờ chính tòa Thánh Inhaxiô ở Thượng Hải. Ngài bị tước bỏ mọi công việc mục vụ, cắt luôn quyền kế vị chức giám mục của Thượng Hải khi Đức Giám Mục Kim Lỗ Hiền qua đời vào tháng 4 năm 2013.

Tuy bị trừng phạt như vậy, cho đến nay Đức Giám Mục Mã vẫn kiên quyết không khuất phục trước áp lực hoặc sự lôi kéo của nhà cầm quyền bắt ngài công khai ăn năn vì tội ‘phản loạn’. Sự can đảm không thỏa hiệp của ngài đã biến ngài trở thành một vị anh hùng trong lòng cộng đoàn người Công Giáo Trung Quốc ở Đại Lục và xa hơn nữa. Hoạt động của Đức Giám Mục Mã cũng được coi là sự thách thức cho các giám mục khác đang hợp tác với nhà cầm quyền Trung Quốc.

Hành động ăn năn công khai của Đức Giám Mục Mã vào hôm Chúa Nhật tuần qua là điều mà CCPA và Ban Tôn Giáo thành phố Thượng Hải đã mưu cầu từ lâu.

Hiệp hội này vốn được chỉ đạo bởi Bắc Kinh để ứng phó với những trường hợp giám mục bất tuân và họ thực sự bị bối rối khi Đức Giám Mục Mã công khai rút khỏi CCPA hồi năm 2012.

Theo UCANews, Đức Giám Mục Mã Đạt Khâm đã gây choáng váng cho những người Công Giáo Trung Quốc đang theo dõi blog cá nhân của ngài sau khi ngài dường như đã thay đổi thái độ về CCPA: "Trong thời gian qua, tôi đã bị những người khác lừa dối và đã có một số lời nói và hành động sai trái với CCPA", Đức Giám Mục Mã đã viết như vậy trên blog của ngài.

Nhiều câu hỏi đang đặt ra ở bên trong lẫn bên ngoài Trung Quốc về động thái mới của Đức Giám Mục Mã, nhưng tại thời điểm hiện tại thì có rất ít câu trả lời. Một nguồn tin nói rằng, so với phong cách của ngài thì văn bản trên trang blog đó là "khá thô lỗ" và hoàn toàn không giống của ngài.

Động thái công khai này của ngài dường như mới chỉ là bước đi đầu tiên, nhưng còn quá sớm để nói về những gì kế tiếp có thể xảy ra.

Việc Đức Cha Mã đã thay đổi quan điểm trước đây của ngài đến trong bối cảnh có dấu hiệu về việc Bắc Kinh và Roma đang cùng có một cuộc đối thoại mang tính xây dựng để hướng về một thỏa ước. Không có bằng chứng nào cho thấy Tòa Thánh đã can dự vào quyết định của vị giám mục nổi tiếng nhất của Trung Quốc này. Một điều chắc chắn là câu chuyện vẫn chưa kết thúc ở đây.

Vài nét về Giám Mục Tadêô Mã Đạt Khâm

Đức Cha Tađêô Mã Đạt Khâm sinh năm 1968, là một giám mục Công Giáo người Trung Quốc hiện giữ chức giám mục phụ tá của Giáo phận Thượng Hải. Ngài được bổ nhiệm làm giám mục với sự chấp thuận của Tòa Thánh và của cả chính phủ Trung Quốc vào tháng 7 năm 2012 nhưng ngay sau đó lại bị chính quyền nước này quản thúc tại Chủng viện Xà Sơn cho đến hiện tại.

Thời trẻ và linh mục

Mã Đạt Khâm sinh ở Thượng Hải, sau khi tốt nghiệp Chủng viện Xà Sơn ở đây, ngài được thụ phong linh mục vào năm 1994. Ngài là cựu biên tập viên của Guangqi Press - một trong hai nhà xuất bản Công Giáo chính ở Trung Quốc thuộc Giáo phận Thượng Hải. Ngoài ra ngài còn là lãnh đạo tu viện Phố Đông ở Thượng Hải. Tháng 12 năm 2011, ngài được bổ nhiệm làm tổng đại diện cho Giám mục Alôsiô Kim Lỗ Hiền khi ấy là giám mục chính tòa Giáo phận Thượng Hải.

Giám mục

Năm 2012, Linh mục Tađêô Mã Đạt Khâm được cả Bắc Kinh và Tòa Thánh chấp thuận làm giám mục. Ngày 7 tháng 7 năm 2012, ngài chính thức được tấn phong tại Nhà thờ chính tòa Thượng Hải, trước sự chứng kiến của giáo dân và quan chức chính phủ. Cũng ngay trong buổi lễ này, ngài từ chối nghi thức đặt tay và dùng chung một Chén Thánh với một giám mục bị vạ tuyệt thông;[1] sau đó, ngài thông báo rằng ngài sẽ ra khỏi Hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc để tập trung vào công việc mục vụ mới của mình. Tổ chức này thuộc Chính phủ Trung Quốc và không được Giáo Hội Công Giáo công nhận. Trước đó, ngài là phó chủ tịch chi hội tại Thượng Hải. Động thái này đã thu hút vỗ tay lớn từ phía giáo dân nhưng cũng cho thấy đó là một thách thức đối với nhà nước vốn muốn quản lý Giáo Hội và giáo sĩ Công Giáo. Trong những ngày sau đó, có ghi nhận cho thấy ngài đã mất tích một cách bí ẩn.

Cản tòa

Hội đồng Giám mục Công Giáo Trung Quốc và Hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc đã thu hồi quyết định phê chuẩn đối với Giám mục Tađêô Mã Đạt Khâm. Trước sự việc này, Tổng giám mục Savio Hàn Đại Huy - Thư ký Bộ Truyền giáo xác định rõ rằng trong Giáo Hội Công Giáo, các Hội đồng Giám mục không có quyền bổ nhiệm, phê chuẩn, cách chức hoặc xử phạt một giám mục. Hơn nữa, Hội đồng Giám mục Công Giáo Trung Quốc lại càng không thể làm như vậy vì cơ quan này không hề được Tòa Thánh thừa nhận. Do đó, Giám mục Tađêô Mã Đạt Khâm vẫn là giám mục phụ tá của Giáo phận Thượng Hải.

Ngày 16 tháng 3 năm 2014, Tòa Thánh công nhận Giám mục Tađêô Mã Đạt Khâm là Giám mục của Giáo phận Thượng Hải sau khi Giám mục Phạm Trung Lương qua đời.
 
Tài liệu mới của Bộ Giáo Lý Đức Tin: Giáo Hội Tái Sinh (3)
Vũ Văn An
17:16 17/06/2016
IV Mối tương quan giữa các hồng ân phẩm trật và các hồng ân đặc sủng trong đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội

Trong Giáo Hội như mầu nhiệm hiệp thông

13. Giáo Hội tự trình bầy mình như “một dân được làm nên một với sự hợp nhất của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (43), trong đó, mối tương quan giữa các hồng ân phẩm trật và các hồng ân đặc sủng xuất hiện như được điều hướng vào việc tham dự trọn vẹn của tín hữu vào sự hiệp thông và sứ mệnh rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội. Ta được tiền định cách nhưng không để hưởng sự sống mới này nơi Chúa Kitô (Rm 8:29-31; Ep 1:4-5). Chúa Thánh Thần “tạo nên sự hiệp thông kỳ diệu này nơi các tín hữu. Người đem họ vào sự kết hợp thân mật với Chúa Kitô, đến nỗi Người là nguyên lý của sự hợp nhất trong Giáo Hội (44). Bên trong Giáo Hội, người ta được kêu gọi cùng nhau trở thành các chi thể của Chúa Kitô và bên trong sự hiệp thông của Giáo Hội, họ được hợp nhất với Chúa Kitô, như các chi thể của nhau. Hiệp thông luôn “là một sự tham dự kép rất quan yếu: tháp nhập các Kitô hữu vào đời sống Chúa Kitô, và toả lan đức ái giữa toàn thể các tín hữu ở đời này và đời sau. Hợp nhất với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô; và hợp nhất giữa các Kitô hữu trong Giáo Hội” (46). Trong chiều hướng này, mầu nhiệm Giáo Hội sáng lên “trong Chúa Kitô như một bí tích hay như một dấu chỉ và là dụng cụ của cả sự kết hợp hết sức mật thiết với Thiên Chúa và sự hợp nhất của toàn thể nhân loại” (47). Từ đó, ta có thể thấy: Giáo Hội, như một mầu nhiệm hiệp thông, có nguồn gốc bí tích: “Từ trong nền tảng, điều này có nghĩa là hiệp thông với Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô, trong Chúa Thánh Thần. Sự hiệp thông này được thực hiện trong Lời Chúa và trong các bí tích. “Phép Rửa, kết hợp mật thiết với Phép Thêm Sức, là cửa ngõ bước vào và là nền tảng của hiệp thông trong Giáo Hội. Phép Thánh Thể là nguồn suối và là đỉnh cao của trọn bộ đời sống Kitô hữu” (48). Các bí tích khai tâm này tạo ra đời sống Kitô hữu và các hồng ân phẩm trật cũng như các hồng ân đặc sủng đều dựa vào chúng. Đời sống hiệp thông trong Giáo Hội, vốn được sắp đặt từ bên trong như thế, được sống trong một việc liên tục cung kính lắng nghe Lời Chúa và được nuôi dưỡng bằng các bí tích. Lời Chúa tự trình bầy với ta như được nối kết sâu xa với các bí tích, nhất là Phép Thánh Thể (49), trong chân trời Mạc Khải duy nhất có tính bí tích. Truyền thống Đông Phương nhìn lên Giáo Hội, nhiệm thể Chúa Kitô “được sinh động hóa” bởi Chúa Thánh Thần và thấy nơi Giáo Hội một sự hợp nhất có trật tự, một sự hợp nhất tự tỏ bầy cả trong bình diện các hồng ân của mình. Sự hiện diện hữu hiệu của Chúa Thánh Thần trong tâm hồn các tín hữu (xem Rm 5:5) là nguyên nhân cội rễ của sự hợp nhất này ngay trong các biểu hiện đặc sủng (50). Các hồng ân đặc sủng ban cho các cá nhân thực sự thuộc về chính Giáo Hội và được sắp đặt cho một đời sống Giáo Hội thâm hậu hơn. Quan điểm này cũng có mặt trong các trước tác của Chân Phúc John Henry Newman: “Như thế, trái tim mọi Kitô hữu phải đại diện cho Giáo Hội Công Giáo thu nhỏ, vì Thánh Thần duy nhất đã biến cả toàn thể Giáo Hội và mọi chi thể của nó thành đền thờ của Người” (51). Do đó, tính sai lạc của bất cứ mâu thuẫn nào hay đặt cạnh nhau nào giữa các hồng ân phẩm trật và các hồng ân đặc sủng lại càng hiển nhiên hơn.

Tóm lại, mối tương quan giữa các hồng ân đặc sủng và cơ cấu bí tích của Giáo Hội xác nhận tính đồng yếu tính giữa các hồng ân phẩm trật (trong bản chất bền vững, thường hằng và bất khả thu hồi của chúng) và các hồng ân đặc sủng. Cho dù các hình thức lịch sử của những hồng ân đặc sủng không có chi bảo đảm là cứ y như nhau mọi thời (52), tuy nhiên, chiều kích đặc sủng thì sẽ không bao giờ thiếu trong đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội.

Bản sắc của các hồng ân phẩm trật

14. Để thánh hóa mọi thành viên của Dân Chúa và vì sứ mệnh của Giáo Hội trên thế giới, trong số các hồng ân đa dạng, phải dành “vị trí đặc biệt cho ơn làm Tông Đồ mà chính Chúa Thánh Thần đã buộc cả những người được ban đặc sủng cũng phải lệ thuộc thẩm quyền của các ngài” (53). Chính Chúa Giêsu Kitô cũng muốn phải có các hồng ân phẩm trật để bảo đảm sự hiện diện liên tục việc Người làm trung gian cứu rỗi duy nhất: “Các Tông Đồ được Chúa Kitô phong phú hóa bằng việc tuôn đổ cách đặc biệt Chúa Thánh Thần trên các ngài (xem Cv 1:8; 2:4; Ga 20:22-23), và các ngài chuyển giao hồng ân Chúa Thánh Thần này cho các người phụ tá các ngài bằng cách đặt tay (xem 1Tm 4:14; 2Tm 1:6-7)” (54). Do đó, việc trao ban các hồng ân phẩm trật có nguồn gốc trước nhất nơi tính viên mãn của bí tích Truyền Chức Thánh, được ban phát lúc truyền chức giám mục. Việc truyền chức này “cùng với chức vụ thánh hóa, cũng trao ban chức vụ giảng dậy và cai quản, một chức vụ, tuy thế, do chính bản chất của nó, chỉ có thể thi hành trong tình hiệp thông có tính phẩm trật với đầu và các thành viên của hợp đoàn” (55). Vì lý do này: “nơi các giám mục, do đó, tức các vị mà các linh mục vốn là trợ tá, Chúa Giêsu Kitô của chúng ta […] hiện diện giữa những người tin […] qua thừa tác vụ tuyệt diệu của các ngài, Người rao giảng Lời Chúa cho mọi dân tộc và không ngừng ban các bí tích đức tin cho những người tin, qua hành động đầy tình cha con của các ngài (xem 1Cr 4:15). Người tháp nhập các chi thể mới vào Nhiệm Thể Người qua việc tái sinh thiên giới, và sau cùng qua sự khôn ngoan và cẩn trọng của các ngài, Người điều hướng và hướng dẫn Dân Tân Ước trong cuộc hành trình của họ về hạnh phúc đời đời” (56). Truyền thống Kitô Giáo Đông Phương, vốn có nhiều nối kết quan yếu với các giáo phụ, đọc tất cả những điều này qua ý niệm taxis hết sức đặc trưng.Theo Thánh Basilêô Cả, việc xếp đặt Giáo Hội cho có trật tự hiển nhiên là công trình của Chúa Thánh Thần. Trật tự (taxis) này, một trật tự được Thánh Phaolô dùng để liệt kê các đặc sủng (xem 1Cr 12:28), là trật tự “phù hợp với sự phân phát các hồng ân của Chúa Thánh Thần” (57) và theo trật tự này, hồng ân Tông Đồ đứng hàng đầu. Khởi đi từ việc truyền chức giám mục, người ta cũng có thể hiểu các hồng ân phẩm trật trong tương quan với các thứ bậc khác của bí tích truyền chức thánh; trên hết, trong tương quan với các linh mục, những vị “được thánh hiến để rao giảng Tin Mừng và chăn dắt các tín hữu cũng như cử hành việc thờ phượng Thiên Chúa”, và là những vị “thánh hóa và cai quản thành phần trong đoàn chiên của Chúa được trao phó cho các vị”, dưới thẩm quyền của vị giám mục. Về phần các vị, các vị phải trở nên “một khuôn mẫu cho đoàn chiên”, để các vị có thể “dẫn dắt và phục vụ cộng đồng địa phương của các vị”(58). Trong bí tích truyền chức thánh, các giám mục và linh mục, nhờ việc xức dầu linh mục, “nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô Linh Mục một cách khiến các vị có thể hành động nhân danh Chúa Kitô là Đầu” (59). Người ta phải thêm vào các hồng ân này các hồng ân ban cho các phó tế “trên họ có việc đặt tay ‘không phải để làm linh mục, nhưng để đảm nhiệm thừa tác phục vụ’” và là những người “nhờ được tăng cường bởi ơn sủng bí tích, và trong sự hiệp thông với giám mục và đoàn linh mục của ngài, họ phục vụ trong chức phó tế lo phụng vụ, lời Chúa, và đức ái đối với Dân Chúa” (60). Tóm lại, các hồng ân phẩm trật dành riêng cho bí tích truyền chức thánh, trong các thứ bậc khác nhau, đã được trao ban để Giáo Hội như một hiệp thông không bao giờ không cung hiến cho mỗi thành viên trong đoàn tín hữu một quà phúc ơn sủng khách quan trong các bí tích, và nhờ thế, đem lại cho họ cả việc công bố Tin Mừng lẫn việc chăm sóc mục vụ hợp qui định.

Bản sắc các hồng ân đặc sủng

15. Trong việc thi hành các hồng ân phẩm trật, nếu việc cung hiến ơn sủng của Chúa Kitô cho toàn thể Dân Chúa suốt trong lịch sử được đảm bảo, thì mỗi cá nhân tín hữu vẫn được kêu gọi phải đích thân tiếp nhận và đáp lại ơn sủng này trong các hoàn cảnh cụ thể của đời sống họ. Do đó, các hồng ân đặc sủng được Chúa Thánh Thần ban phát tự do để ơn sủng bí tích có thể sinh hoa trái trong đời sống Kitô hữu nhiều cách khác nhau và ở mọi bình diện.

Vì các hồng ân này “hoàn toàn thích hợp và hữu ích cho nhu cầu Giáo Hội” (61), nhờ sự phong phú đa dạng của chúng, Dân Chúa có đủ khả năng sống sứ mệnh Tin Mừng của họ, biết biện phân các dấu chỉ của thời đại và biết giải thích chúng dưới ánh sáng Tin Mừng (62). Thực vậy, các hồng ân đặc sủng giúp các tín hữu khả năng đáp lại hồng ân cứu rỗi một cách hoàn toàn tự do và hoàn toàn thích ứng với thời đại. Nhờ cách này, chính họ trở nên hồng phúc yêu thương cho người khác và các chứng tá chân chính của Tin Mừng trước mặt toàn thể nhân loại.

Chia sẻ các hồng ân đặc sủng

16. Trong bối cảnh này, điều quan trọng là phải nhớ rằng các hồng ân đặc sủng hết sức đa dạng ngay trong chính chúng, không những vì đặc điểm chuyên biệt của chúng mà còn vì sự phân phát chúng trong cộng đồng Giáo Hội. Các hồng ân đặc sủng “được ban cho những con người cá thể, nhưng chúng cũng được những người khác chia sẻ, đến nỗi qua dòng thời gian, các đặc sủng ấy tồn tại như một di sản sống động và quý giá, tạo nên một liên hệ thiêng liêng đặc biệt giữa các cá nhân” (63). Mối tương quan giữa đặc tính cá nhân của đặc sủng và khả thể chia sẻ nó nói lên một yếu tố có tính quyết định trong tính năng động của nó, vì nó đụng tới một mối tương quan mà trong hiệp thông Giáo Hội vốn luôn liên kết cá nhân với cộng đồng (64). Khi được đem ra thi hành, các hồng ân đặc sủng có thể phát sinh ra sợi dây đồng cảm, gần gũi, và các tương quan thiêng liêng. Qua chúng, gia tài đặc sủng, phát sinh nơi con người của vị sáng lập, được chia sẻ và thâm hậu hóa, nhờ thế, đem lại sức sống cho các gia đình thiêng liêng đích thực. Các hiệp hội Giáo Hội mới này, trong các hình thức đa dạng của chúng, tự trình bầy mình như những hồng ân đặc sủng được chia sẻ. Các phong trào Giáo Hội và các cộng đồng mới cho thấy một đặc sủng sáng lập nhất định nào đó đã có thể tụ tập các tín hữu lại với nhau ra sao và giúp họ sống trọn ơn gọi Kitô hữu và bậc sống thích hợp của họ như thế nào trong việc phục vụ sứ mệnh Giáo Hội. Các hình thức lịch sử cụ thể của việc chia sẻ này có thể đa dạng; chính vì lý do này, như lịch sử linh đạo đã chứng minh, nhiều cơ sở khác nhau đã phát sinh từ một đặc sủng gốc duy nhất.

Được thẩm quyền Giáo Hội thừa nhận

17. Trong số các hồng ân đặc sủng do Chúa Thánh Thần ban phát tự do, nhiều hồng ân được tiếp nhận và sống bởi những người trong cộng đồng Kitô Giáo không cần bất cứ qui luật đặc thù nào. Tuy nhiên, khi một hồng ân tự trình bầy mình như là “đặc sủng sáng lập” hay “đặc sủng nguyên khởi”, thì nó cần được thừa nhận cách chuyên biệt để sự phong phú của nó được minh tả trong hiệp thông Giáo Hội và được lưu truyền một cách trung thành với thời gian. Ở đây, ta thấy phát sinh trách nhiệm có tính quyết định phải biện phân, một trách vụ vốn thuộc các thẩm quyền Giáo Hội (65). Thừa nhận tính chân chính của một đặc sủng không luôn luôn là một trách vụ dễ dàng, tuy nhiên, đây là một phục vụ mang tính bổn phận mà các mục tử buộc phải chu toàn. Các tín hữu có “quyền đòi các mục tử thông tri về tính chính đáng của các đặc sủng và tính đáng tin cậy của những người tự cho mình đã lãnh nhận các đặc sủng này” (66). Để đạt mục tiêu này, các thẩm quyền Giáo Hội nên lưu ý tới bản chất khó có thể đoán trước của các đặc sủng được Chúa Thánh Thần linh hứng và đánh giá các đặc sủng này theo qui luật đức tin với ý hướng xây dựng Giáo Hội (67). Diễn trình này đòi hỏi nhiều thời gian. Nó đòi phải qua một thời kỳ thích đáng mới có thể chứng thực được một đặc sủng, vốn phải được đệ trình cho một cuộc biện phân nghiêm túc cho tới khi được thừa nhận là chân chính. Thực tại của nhóm phát sinh từ đặc sủng phải có thời gian thích đáng để lớn lên và trưởng thành. Thời gian này phải vượt quá thời kỳ hứng khởi lúc ban đầu cho tới khi một cấu hình ổn định xuất hiện.Trong suốt diễn trình chứng thực này, thẩm quyền của Giáo Hội phải đồng hành một cách nhân từ với nhóm mới mẻ này. Việc đồng hành của vị mục tử không bao giờ được giảm thiểu vì, tình yêu săn đón của Đấng Chăn Chiên Lành luôn đồng hành với đoàn chiên như thế nào, thì tình phụ tử của các vị trong Giáo Hội vốn được kêu gọi làm đại diện cho Đấng Chăn Chiên Lành cũng không bao giờ được suy tàn như thế.

Các tiêu chuẩn để biện phân các hồng ân đặc sủng

18. Trong bối cảnh đó, điều hữu ích là ghi nhớ một số tiêu chuẩn, như đã được Huấn Quyền của Giáo Hội đưa ra trong mấy năm gần đây, để biện phân các hồng ân đặc sủng nơi các hiệp hội Giáo Hội. Các tiêu chuẩn này nhằm mục đích giúp việc thừa nhận bản chất Giáo Hội chân chính của các đặc sủng.

a) Tính ưu vị của lời mời gọi mọi Kitô hữu nên thánh. Mọi thực thể phát sinh từ việc cùng chia sẻ một đặc sủng chân chính luôn luôn phải phục vụ việc nên thánh trong Giáo Hội và, do đó, việc gia tăng đức ái và thực sự tiến tới sự hoàn thiện của yêu thương (68).

b) Cam kết loan truyền Tin Mừng. Các đặc sủng chân chính “là các hồng ân của Chúa Thánh Thần được tháp nhập vào thân thể Giáo Hội, được lôi cuốn vào tâm điểm là chính Chúa Kitô và sau đó, được tuôn vào lực đẩy rao giảng Tin Mừng” (69). Theo cách này, chúng phải có đặc điểm “phù hợp với và tham dự vào các mục tiêu tông đồ của Giáo Hội” và biểu lộ “một lòng nhiệt thành truyền giáo làm gia tăng tính hữu hiệu của chúng như các yếu tố tham dự vào việc tái phúc âm hóa” (70).

c) Tuyên xưng đức tin Công Giáo. Mọi thực thể đặc sủng phải là nơi để giáo dục đức tin trong tính viên mãn của nó bằng cách “tuân theo và tuyên xưng sự thật về Chúa Kitô, về Giáo Hội và nhân loại, trong sự vâng lời Huấn Quyền Giáo Hội, như Giáo Hội giải thích nó” (71); vì lý do này, họ phải tránh việc phiêu lưu “vượt quá (proagon) tín lý và cộng đồng Giáo Hội”. Thực vậy, nếu “người ta không ở trong những điều này, họ không hợp nhất với Thiên Chúa và với Chúa Giêsu Kitô” (xem 2Ga 9) (72).

d) Làm chứng cho việc hiệp thông thực sự với toàn thể Giáo Hội. Điều này đòi một “tương quan con thảo với Đức Giáo Hoàng, hoàn toàn gắn bó với niềm tin rằng ngài là tâm điểm hợp nhất vĩnh cửu và hữu hình của Giáo Hội hoàn vũ, và với giám mục địa phương, ngài là ‘nguyên tắc và nền tảng hữu hình của hợp nhất’ trong các Giáo Hội đặc thù” (73). Điều này hàm nghĩa một lòng “sẵn sàng trung thành tuân theo các giáo huấn tín lý và các sáng kiến mục vụ” (74), cũng như “một lòng sẵn sàng tham dự vào chương trình và hoạt động của Giáo Hội trên các bình diện địa phương, quốc gia và quốc tế; một cam kết đối với việc giảng dạy giáo lý và một khả năng dạy dỗ và đào tạo các Kitô hữu” (75).

e) Nhìn nhận và trân qúi tính bổ túc hỗ tương của các thành phần đặc sủng khác trong Giáo Hội. Từ tiêu chuẩn này, phát sinh lòng sẵn sàng hợp tác hỗ tương (76). Thực vậy, “một dấu chỉ chắc chắn của tính chân chính nơi một đặc sủng là đặc tính Giáo Hội của nó, khả năng của nó trong việc được tháp nhập một cách hài hòa vào đời sống của dân thánh thiện và trung thành của Thiên Chúa vì ích lợi của mọi người. Điều gì thực sự mới mẻ do Chúa Thánh Thần đem đến cũng không cần phải che phủ các hồng ân và các nền linh đạo khác được người ta cảm nhận” (77).

f) Chấp nhận các giây phút bị thử thách trong lúc biện phân các đặc sủng. Vì một hồng ân đặc sủng có thể bao hàm “một yếu tố có tính độc đáo thưc sự và có tính sáng kiến đặc biệt nào đó đối với đời sống thiêng liêng của Giáo Hội” và ở chung quanh nó, “sự việc có thể có phần rắc rối”, thành thử một trong các tiêu chuẩn xác nhận tính chân chính là “lòng khiêm nhường chịu đựng nghịch cảnh” sao cho “mối tương quan thực sự giữa một đặc sủng chân chính, với viễn tượng mới mẻ của nó, và sự đau khổ nội tâm, mang theo được một lịch sử không thay đổi của sợi dây nối kết giữa đặc sủng và thập giá” (78). Bất cứ sự căng thẳng nào có thể phát sinh cũng đều là một lời kêu gọi phải thực hành lòng bác ái lớn hơn, nhằm hướng tới một hiệp thông và hợp nhất Giáo Hội sâu sắc hơn là hiện có.

g) Phải có các hoa trái thiêng liêng như đức ái, niềm vui, hòa bình và trưởng thành nào đó về nhân bản (Xem Gl 5:22); ước ao được “sống đời sống của Giáo Hội cách mãnh liệt hơn “ (79), ước ao được “lắng nghe và suy niệm lời Chúa” nhiều hơn (80); “đánh giá cao một cách đổi mới việc cầu nguyện, việc chiêm niệm, sinh hoạt phụng vụ và bí tích, đánh thức ơn gọi hôn nhân Kitô Giáo, chức linh mục thừa tác và đời sống thánh hiến” (81).

h) Chiều kích xã hội của việc rao giảng Tin Mừng. Điều cũng cần thiết là thừa nhận rằng, nhờ sự thúc đẩy của đức ái, “giáo huấn sơ truyền (kerygma) vốn có một nội dung xã hội rõ ràng: đời sống cộng đồng và việc nối kết với người khác nằm ngay ở tâm điểm của Tin Mừng” (82). Tiêu chuẩn biện phân này, một tiêu chuẩn không chỉ giới hạn vào các thực thể giáo dân trong Giáo Hội, vốn nhấn mạnh tới sự nhất thiết phải là “các cửa ngõ phong phú cho việc tham gia và tình liên đới trong việc tạo ra các điều kiện sống công bình và yêu thương hơn trong xã hội” (83). Về phương diện này, “lòng ước ao được hiện diện như Kitô hữu trong các khung cảnh khác nhau của dời sống xã hội và việc tạo ra cũng như đánh thức các công trình bác ái, văn hóa và thiêng liêng; tinh thần không dính bén và đức khó nghèo thiêng liêng dẫn tới một lòng quảng đại lớn hơn trong tình bác ái với mọi người” thẩy đều quan trọng (84). Qui chiếu vào Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội cũng là một nhân tố có tính quyết định (85). Cách riêng, “đức tin của chúng ta vào Chúa Kitô, Đấng đã trở nên nghèo, và luôn gần gũi người nghèo và người bị xua đuổi, là căn bản đối với quan tâm của chúng ta đối với việc phát triển toàn diện các thành viên bị lãng quên nhất của xã hội” (86). Điều này không thể thiếu nơi một thực thể có tính Giáo Hội chân chính.

Kỳ sau: V. Thực hành trong Giáo Hội liên hệ tới mối tương quan giữa các hồng ân phẩm trật và các hồng ân phẩm trật

_____________________________________________________________________________________________________________

[43] Thánh Cyprianô thành Carthage, De oratione dominica, 23: PL 4, 553; xem Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, 4.

[44] Công Đồng Vatican II, Sắc lệnh Unitatis Redintegratio, 2.

[45] Xem Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Tuyên Bố Dominus Iesus, 16: AAS 92 (2000), 757: “Sự viên mãn của mầu nhiệm cứu rỗi của Chúa Kitô cũng thuộc về Giáo Hội, vốn kết hợp bất khả phân với Chúa của mình”.

[46] Đức Phaolô VI, Bài Giáo Lý (8 tháng 6, 1966): Insegnamenti 4 (1966), 794.

[47] Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, 1.

[48] Kỳ Họp Toàn Thể Đặc Biệt Lần Thứ Hai Thượng Hội Đồng Giám Mục, Ecclesia sub Verbo mysteria Christi celebrans pro salute mundi (Giáo Hội dưới Ngôi Lời, mầu nhiệm Chúa Kitô cử hành để cứu rỗi thế gian). Phúc trình sau cùng (7 tháng 12, 1985), II, C, 1: Enchiridion Vaticanum, 9, 1800; Xem Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Thư Communionis Notio (28 tháng 5, 1992), 4-5: AAS 85 (1993), 839-841.

[49] Xem Đức Bênêđíctô XVI, Tông Huấn Verbum Domini (30 tháng 9, 2010), 54: AAS 102 (2010), 733-734; Đức Phanxicô, Tông Huấn Evangelii Gaudium, 174: AAS 105 (2013), 1092-1093.

[50] Xem Thánh Basilêô thành Cesarea, De Spiritu Sancto, 26: PG 32, 181.

[51] J.H. Newman, Sermons Bearing on Subjects of the Day, London 1869, 132.

[52] Lời khẳng định điển hình về vấn đề này liên quan tới Đời Sống Thánh Hiến có thể tìm thấy trong Đức Gioan Phaolô II, Bài Giáo Lý (28 tháng 9, 1994), 5: Insegnamenti 17/2 (1994), 404-405.

[53] Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, 7.

[54] Đã dẫn., 21.

[55] Đã dẫn.

[56] Đã dẫn.

[57] Thánh Basilêô thành Cesarea, De Spiritu Sancto, 16, 38: PG 32, 137.

[58] Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, 28.

[59] Đã dẫn, Sắc Lệnh Presybyterium Ordinis, 2.

[60] Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, 29.

[61] Đã dẫn, 12.

[62] Xem Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et Spes, 4, 11.

[63] Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Christifideles Laici, 24: AAS 81 (1989), 434.

[64] Xem Đã dẫn, 29: AAS 81 (1989), 443-446.

[65] Xem Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium,, 12.

[66] Đức Gioan Phaolô II, Bài Giáo Lý (9 tháng 3, 1994), 6: Insegnamenti 17/1 (1994), 641.

[67] Xem Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 799 tt; Thánh Bộ Các Viện Đời Sống Thánh Hiến và Các Hội Đời Sống Tông Đồ, Chỉ Thị Mutuae Relationes, 51: AAS 70 (1978), 499-500; Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Vita Consecrata, 48: AAS 88 (1996), 421-422; Đã dẫn, Bài Giáo Lý (24 tháng 6, 1992), 6: Insegnamenti 15/1 (1992), 1935-1936.

[68] Xem Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, 39-42; Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Christifideles Laici, 30: AAS 81 (1989), 446.

[69] Đức Phanxicô, Tông Huấn Evangelii Gaudium, 130: AAS 105 (2013), 1074.

[70] Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Christifideles Laici, 30: AAS 81 (1989), 447; Xem Đức Phaolô VI, Tông Huấn Evangelii Nuntiandi, 58: AAS 68 (1976), 49.

[71] Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Christifideles Laici, 30: AAS 81 (1989), 446-447.

[72] Đức Phanxicô, Bài Giảng Lễ Hiện Xuống (19 tháng 5, 2013), Insegnamenti 1 (2013), 208.

[73] Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Christifideles Laici, 30: AAS 81 (1989), 447; Xem Đức Phaolô VI, Tông Huấn Evangelii Nuntiandi, 58: AAS 68 (1976), 48.

[74] Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Christifideles Laici, 30: AAS 81 (1989), 447.

[75] Đã dẫn: AAS 81 (1989), 448.

[76] Xem Đã dẫn: AAS 81 (1989), 447.

[77] Đức Phanxicô, Tông Huấn Evangelii Gaudium, 130: AAS 105 (2013), 1074-1075.

[78] Thánh Bộ Các Viện Đời Sống Thánh Hiến và Các Hội Đời Sống Tông Đồ, Chỉ Thị Mutuae Relationes, 12: AAS 70 (1978), 480-481; Xem Đức Gioan Phaolô II, Diễn Văn Dịp gặp Các Phong Trào Giáo Hội và Cộng Đồng Mới ngày Vọng Lễ Hiện Xuống (30 tháng 5, 1998), 6: Insegnamenti 21/1 (1998), 1122.

[79] Đức Phaolô VI, Tông Huấn Evangelii Nuntiandi, 58: AAS 68 (1976), 48.

[80] Đã dẫn; Xem Đức Phanxicô, Tông Huấn Evangelii Gaudium, 174-175: AAS 105 (2013), 1092-1093.

[81] Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Christifideles Laici, 30: AAS 81 (1989), 448.

[82] Đức Phanxicô, Tông Huấn Evangelii Gaudium, 177: AAS 105 (2013), 1094.

[83] Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Christifideles Laici, 30: AAS 81 (1989), 448.

[84] Đã dẫn.

[85] Xem Đức Phanxicô, Tông Huấn Evangelii Gaudium, 184, 221: AAS 105 (2013), 1097, 1110-1111.

[86] Đã dẫn, 186: AAS 105 (2013), 1098.
 
Malaysia: Đại Hội Giới Trẻ Giáo Tỉnh Sabah mang chủ đề về Lòng Thương Xót
Chân Phương
07:54 17/06/2016
Malaysia: Đại Hội Giới Trẻ Giáo Tỉnh Sabah mang chủ đề về Lòng Thương Xót

Kota Kinabalu – Một cuộc hành hương và trải nghiệm với chủ đề trung tâm về Lòng Thương Xót là những gì mà hơn hai ngàn bạn trẻ Công Giáo Malaysia đã có được khi quy tụ về giáo tỉnh Sabah (ở vùng Borneo của Malaysia) nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ Giáo Tỉnh, diễn ra từ ngày 6-10 tháng 6.

Theo ghi nhận của Giáo Hội địa phương, các bạn trẻ này đến từ 34 giáo xứ trong 3 giáo phận là Sandakan, Keningau và Kota Kinabalu, họ đã có một sự chuẩn bị ở cấp độ địa phương trước khi quy tụ về thành phố Tawau (thuộc giáo phận Kota Kinabalu) để tham dự Đại Hội Giới Trẻ Giáo Tỉnh với chủ đề là câu Tin Mừng "Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương".

Giáo Hội địa phương viết trong một tuyên bố: Năm Thánh Lòng Thương Xót này, “các bạn trẻ đã được thôi thúc bởi Lòng Thương Xót vô bờ của Thiên Chúa, vì vậy mà họ có thể trở nên những tông đồ của Lòng Thương Xót, rồi hoạt động, loan truyền và cầu nguyện cho một thế giới đang bị tổn thương bởi sự ích kỷ, hận thù và tuyệt vọng”.

Các bạn trẻ đã vác cây Thánh Giá và rước kiệu linh ảnh Đức Maria, Mẹ của Lòng Thương Xót, sống trong những khoảnh khắc phụng vụ, giáo lý và làm công tác bác ái theo mô hình của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Đa số các bạn đều không thể tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới được tổ chức ở Ba Lan vì lý do tài chính.

Đến hiện diện với họ còn có Sứ thần Tòa Thánh tại Malaysia là Đức Tổng Giám Mục Joseph Marino, ngài chủ sự Thánh Lễ khai mạc.

Giảng về lòng thương xót, Đức Tổng Giám Mục Marino mời gọi giới trẻ trở nên "những chứng nhân của Chúa Kitô, để sống đức tin, lòng thương xót và tình yêu của các bạn".

Các bạn trẻ cũng đã lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải và nhiều linh mục đã có các buổi nói chuyện chia sẻ về tâm linh.

Sự kiện này được tổ chức bốn năm một lần, luân phiên giữa các giáo phận thuộc giáo tỉnh Sabah.

Chân Phương
 
Tệ nạn sát hại các trẻ em da trắng Albini bên Phi châu
Linh Tiến Khải
11:04 17/06/2016
Ngày 25 tháng 5 vừa qua Uỷ ban Công Lý và Hoà Bình của HĐGM Malawi đã báo động tệ nạn trẻ em da trắng Albini bên Phi châu bị sát hại để cung cấp xương và các phần thân thể cho các tay phù thuỷ ma thuật. Lý do vì những người này và nhiều người dân Phi châu tin rằng các xương và các phần thân thể ấy của các em có các khả năng ma thuật. Linh Mục Martin Chiphwanya, chủ tịch Uỷ ban Công Lý và Hoà Bình Malawi, đã cho hãng tin
Fides của Bộ Truyền Giáo biết như trên, qua bản tin gửi đi từ Malawi. Albini là những người phi châu vì hệ di truyền thay đổi nên sinh ra có làn da trắng. Nó là một loại bệnh khiến cho 1 trên 20.000 người trên thế giới mắc phải. Bệnh này thường xảy ra trong các nước vùng nam sa mạc Sahara và cứ 1 trên 1.400 người dân Tanzania bị mắc bệnh này.

Tuy nhiên, nhiều dân tộc phi châu vì thiếu hiểu biết nên cho rằng sự hiện diện của người Albini là một chúc dữ cho gia đình và bộ tộc. Vì thế người Albini bị khước từ, xua đuổi hay bị giết chết để diệt trừ xua đuổi sự chúc dữ đó. Hay ngược lại họ được coi như những người có quyền lực có thể được sử dụng trong các lễ nghi ma thuật bùa chú. Do đó họ bị bắt cóc, sát hại, xương và các phần thân thể của họ được bán với giá rất mắc cho các tay phù thuỷ ma thuật.

Theo cha Chiphwanya để giải quyết tệ nạn này phải có sự phối hợp hoạt động giữa cảnh sát, các thẩm phán, giới lãnh đạo tôn giáo và hàng lãnh đạo truyền thống tức các tộc trưởng và kỳ mục trong dân, cũng như các thành viên dân sự. Cảnh sát và giới thẩm phán phải nhận được các thông tin chuyên biệt để có thể hướng dẫn các cuộc điều tra và mạnh mẽ đưa các thủ phạm ra toà. Giới lãnh đạo truyền thống, cũng như tôn giáo và xã hội dân sự phải góp phần gây ý thức cho dân chúng liên quan tới tệ nạn giết các trẻ em da trắng Albini, biết tôn trọng phẩm giá của các em, và thừa nhận các em như các bản vị con người.

Cha Chiphwanya cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cộng tác với các quốc gia khác đang phải đương đầu với cùng tệ nạn sát hại các trẻ em da trắng Albini bên phi châu. Chẳng hạn bên Gabon. Theo Hiệp hội chống các tội phạm sát hại trẻ em cho các lễ nghi phù phép, hằng năm tại Gabon có từ 30 tới 60 vụ sát hại các trẻ em Albini để lấy cơ phận dùng cho các lễ nghi phù thuỷ. Chính vì thế, nhân dịp lễ các Thánh Anh Hài tử đạo, Giáo Hội Gabon đã cử hành Ngày toàn quốc cầu nguyện cho các nạn nhân của nạn tội phạm lễ nghi.

Với thời gian qua đi, cuộc chiến chống nạn sát hại trẻ em Albini để lấy các cơ phận dùng cho các lễ nghi phủ phép đã mang chiều kích đại kết, với nhiều sáng kiến nhằm gây ý thức cho dân chúng liên quan tới vấn đề này, do các Giáo Hội Kitô khác nhau đề xướng. Ngoài ra, còn có một dự án duyệt xét Bộ Luật Hình Sự để các tội phạm này có thể được đối phó bởi các cơ quan luật pháp.

Mới đây cảnh sát Malawi đã cộng tác với cảnh sát Mozambic hắt giữ hai người bị tố cáo là đã giết một thiếu niên Albino để dùng các xương cho các lễ nghi ma thuật. Nước Tanzania cũng bắt đầu một chương trình nhắm nhổ tận gốc rễ các hành động tội phạm này. Chúng dựa trên các quan niệm mê tín dị đoan, và tổng thống Malawi ông Peter Mutharika đã loan báo sẽ gửi một phái đoàn chính phủ sang Malawi để học hiểu cách thức đương đầu với vấn đề.

Chính quyền Malawi đã ra lệnh cho các lực lượng cảnh sát và quân đội bảo vệ và che chở các người da trắng Albini, trong nỗ lực chặn đứng thị trường tàn bạo buôn bán các phần thân thể của họ được dùng cho các lễ nghi phù phép ma thuật. Cảnh sát Malawi đã nhận được lệnh đàn áp bất cứ hình thức buôn bán nào liên quan tới các phần thân thể của người Albini. Và chính quyền đã ra lệnh bắn tất cả những ai tìm bắt và tấn công các người Albini. Lệnh này đã do ông Lexen Kachama, tổng thanh tra cảnh sát ban hành. Ông khuyến khích mọi nhân viên cảnh sát bắn mọi kẻ tội phạm bắt cóc người Albini. Ông nói: Chúng ta không thể đứng im nhìn, khi các người bạn Albini của chúng ta bị giết như súc vật mỗi ngày. Chúng tôi nhận thấy các kẻ tội phạm này tàn bạo không thương xót, và chính vì thế họ phải bị đối xử không thương xót.

Bên Tanzania thủ tướng Mizengo Pinda cũng đã có lập trường tương tự. Hồi năm 2009 ông đã khích lệ người dân toàn nước giết bất cứ ai bị tìm thấy có các phần thân thể hay cơ phận của người Albini. Giữa tháng 10 và 12 năm 2015 đã có 4 người Albini bị sát hại. Hồi trung tuần tháng 2 người ta đã tìm thấy thân mình của một em bé 1 tuổi tên là Yohana Bahati, mất chân tay. Em đã bị bắt cóc trước đó và đã có hai người bị bắt liên quan tới vụ sát hại này.

Từ năm 2000 tới nay ít nhất đã có 74 trẻ em Albini bị giết tại Tanzania trong các làng quê nơi người ta dễ tin rằng các phần thân thể của trẻ em Albini được dùng để chế các liều thuốc phù phép ma thuật.

Liên Hiệp Quốc đã bầy tỏ âu lo trước các tội phạm này, và ngay từ năm 2014 đã báo động rằng các cuộc bầu cử tổng thống là dịp tạo nguy hiểm lớn cho người Albini, vì sợ rằng nhiều ứng cử viên có thể chạy tới các thầy phù thủy để có được các thức uống chế tạo với các phần cơ thể của người Albini.

Theo một bản tường trình của Hội Hồng Thập Tự nguời ta được biết một tay phù thuỷ sẵn sàng trả 75.000 mỹ kim để có một bộ đầy đủ các phần thân thể của người Albini. Bà Vicky Ntetema, giám đốc điều hành tổ chức “Dưới cùng mặt trời” là một tổ chức phi lợi nhuận Canada bảo vệ người Albini, cho biết các người hoạt động bảo vệ phẩm giá và quyền của người Albini muốn có công lý cho những người đã bị bắt cóc, cắt chặt các cơ phận hay bị giết chết. Nhưng chúng ta phải biết rằng các kẻ tội phạm bị bắt giữ đó chỉ là các con cá bé, nghĩa là họ chỉ là các kẻ thừa hành của các con cá mập bên ngoài. Giết các con các bé địa phương không giúp bắt được những kẻ tung tiền ra để mua chuộc các băng đảng tội phạm tiếp tục gieo kinh hoàng cho những người Albini vô tội.

Hổi tháng 3 năm 2014 ông Zeid Ra’ad Al Hussein, Cao uỷ Liên Hiệp Quốc bảo vệ các quyền con người, đã khích lệ các chính quyền Phi châu mạnh mẽ chiến đấu chống lại tệ nạn dã man này và nghiêm trị các thủ phạm.

Theo tường thuật của một số báo chí tiếng Anh, bên Burundi các người trẻ Albini đến từ khắp nơi trong đại lục Phi châu được tiếp nhận trong một nơi đặc biệt dưới sự che chở của quân đội. Đây là một cố gắng nhằm gây nản lòng cho những kẻ tìm giết người Albini để trục lợi.

Theo các tin tức của Liên Hiệp Quốc trong 6 tháng qua đã có ít nhất là 15 người Albini, đa số là trẻ em, đã bị bắt cóc, giết chết tại vùng Đông Phi châu. Các phần thân thể của họ được dùng trong các lễ nghi ma thuật phù phép. Vì người ta tin rằng các lời cầu khấn được làm với các phần thân thể của người Albini sẽ đem lại may mắn, tình yêu và giầu có.

Tổ chức bảo vệ người Albini Tanzania đã nhiều lần tố cáo chính quyền là nhắm mắt làm ngơ, không làm gì hết để bảo vệ người Albini. Nhưng xem ra đầy cũng là trường hợp của đa số các nước Phi châu có người Albini. Ca sĩ Salif Keita, danh ca nổi tiếng được mệnh danh là “Giọng hát vàng của Phi châu” cho biết hồi còn trẻ khi trông thấy anh trên đường, người ta nhổ nước miếng tỏ vẻ khinh bỉ anh là người Albino.

Cho tới nay đã không có nghiên cứu nào về người Albini bên Phi châu nên không có con số chính xác. Nhưng người ta phỏng đoán có vài phần của lục địa này số người phi châu da trắng lên tới một phần ngàn. Sự kiện chẩt melanina thấp khiến cho da, tóc và mắt của họ trắng thay vì đen như mọi người khác. Mặt trời là kẻ thù số một của họ, vì thế họ bị bó buộc mặc quần áo kín che phủ toàn thân thể và bôi kem chống nắng mỗi ngày hai ba lần, và từ khi còn bé đã phải đeo kính râm và đội mũ suốt ngày.

Vì sự thiếu hiểu biết trầm trọng và vì mê tín dị đoan, người Albini thường bị chế nhạo, kỳ thị đánh đập hành hạ và có khi bị giết chết, nên rất ít người có thể thắng vượt tình trạng này và đạt tới các địa vị cao trong xã hội phi châu. Ông John Makumbe, giáo sư Khoa học chính trị tại đại học Zimbabwe và là chủ tịch Hiệp Hội Albini Zimbabwe, cho biết theo truyền thống bệnh da trắng bị coi là một chúc dữ hay một cấm kỵ bên Phi châu. Nhiều người tin rằng có một người bà con Albino là một hình phạt của các thần linh đối với gia đình. Bên Tanzania có khoảng 14.000 ngàn người Albini. Họ cũng có thể say mê một thiếu nữ, nhưng cha mẹ bà con họ hàng thường tố cáo họ là làm mất danh dự gia đình. Do đó thiếu nữ ấy thường bị áp lực gia đình chấm dứt liên lạc với thanh niên Albino.

Ngoại trừ vài tổ chức phi chính quyền chú ý bênh vực người Albini các chính quyền Phi châu thường tránh né vấn đề. Còn dân chúng thì tin vớ vẩn là liên hệ với người Albini có thể lây bệnh AIDS. Điều này gây ra các vụ bạo hành đặc biệt đối với nữ giới. Và đó cũng là lý do trong các làng quê trẻ em Albini bị bỏ rơi khi mới sinh ra hay trong vài trường hợp thê thảm hơn bị sát tế trong các lễ nghi bộ tộc, hay các phần cơ thể của các em được tìm thấy trong các thức uống của các thầy phù thủy. Trong các dịp bầu cử hay lễ hội quan trọng của quốc gia cha mẹ thường phải dấu con cái có mầu da trắng, vì chúng bị tố cáo là đem lại rủi ro.

Bên Namibia để thông tin tức cho dân chúng liên quan tới bệnh này nhiều nhân viên các tổ chức không lợi nhuận đi tới các làng để nói chuyện với các tộc trưởng, các nhân viên cố vấn và các vị lãnh đạo tôn giáo, cũng như đem theo kem thoa da, kính râm và mũ để phân phát cho người Albini. Có những bác sĩ khuyên cha mẹ phá thai, vì cho rằng các trẻ em Albini sẽ không bao giờ có cuộc sống bình thường thỏa đáng và sẽ chết sớm. Các trường mù sẽ là nơi các em phải đến sống, tuy chỉ có 10% mắt kém, chứ không phải mù. Nhạc sĩ Geoffroy Zigoma, đại sứ của các người Albini Malawi, nhấn mạnh rằng các người Albini như anh cũng là người như mọi người khác. Nhưng anh vẫn nói với những người Albini giống anh là đừng chờ đợi gì nơi xã hội cả. Là người Phi châu da trắng, chúng ta phải làm việc cật lực để các sự việc thay đổi.
 
Đức Thánh Cha tiếp Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân lần chót
Lm. Trần Đức Anh OP
10:57 17/06/2016
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân sáng 17-6-2016, ĐTC khuyến khích tiến bước theo đường hướng ”Giáo Hội ra ngoài, giáo dân ra ngoài”.

Đây là khóa họp toàn thể cuối cùng của Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân sau gần 50 năm hoạt động. Nay Hội đồng này họp với Hội đồng về gia đình và sự sống thành một cơ quan mới của Tòa Thánh trong chương trình cải tổ giáo triều Roma.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, sau khi nhắc đến thành quả hoạt động của Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân trong gần nửa thế kỷ vừa qua, ĐTC đề nghị một chân trời tham chiếu trong hoạt động của Hội đồng mới đó là ”Giáo Hội đi ra ngoài, giáo dân đi ra ngoài”. Vì thế, cả anh chị em cũng hãy nâng cao cái nhìn và hãy nhìn ra ngoài tới những người ở xa xôi trên thế giới này, bao nhiêu gia đình gặp khó khăn và đang cần lòng thương xót, nhìn tới các cánh đồng tông đồ chưa khai phá, với nhiều giáo dân thiện tâm và quảng đại sẵn sàng dành nghị lực, thời giờ, khả năng của họ để phục vụ Tin Mừng, nếu họ được tháp nhập, đề cao giá trị và tháp tùng với lòng quí mến của các mục tử và các tổ chức của Giáo Hội.

ĐTC nhấn mạnh rằng ”Chúng ta cần những giáo dân được huấn luyện tốt, được đức tin ngay chính và trong sáng linh hoạt, và cuộc sống của họ được chính cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu từ bi đánh động với lòng yêu thương”. (SD 17-6-2016)
 
Video của Đức Thánh Cha kêu gọi ủng hộ dự án “Hãy là Lòng Thương Xót của Thiên Chúa”
Đặng Tự Do
16:55 17/06/2016
Hôm thứ Sáu 17 tháng 6, Tòa Thánh đã công bố một video của Đức Thánh Cha Phanxicô để gây chú ý trên toàn thế giới cho một sáng kiến gây quỹ của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ. Sáng kiến “Hãy là Lòng Thương Xót của Thiên Chúa” được đưa ra nhằm tích cực đánh dấu Năm Thánh Lòng Thương Xót đã được chính thức phát động trong một cuộc họp báo tại trụ sở của Đài phát thanh Vatican.

Trong video này, Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người “thực hiện công trình của lòng thương xót cùng với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ tại mọi góc trời của thế giới, để đáp ứng với rất nhiều nhu cầu của ngày hôm nay.”

Đức Thánh Cha nói:

“Tôi muốn kêu gọi tất cả những người nam nữ thiện chí trên toàn thế giới tham gia vào một công việc của lòng thương xót được thực hiện trong mỗi thành phố, trong mỗi giáo phận, và trong mỗi hiệp hội. Chúng ta, những người nam nữ, cần lòng thương xót của Thiên Chúa, nhưng chúng ta cũng cần đến lòng thương xót của nhau. Chúng ta cần nắm lấy tay của những người khác, chăm lo cho nhau, chăm sóc cho người khác và đừng gây ra quá nhiều những cuộc chiến tranh. Tôi đang xem một tài liệu được chuẩn bị bởi tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, là một hội giáo hoàng, nhằm thực hiện công trình của lòng thương xót trên toàn thế giới. Tôi giao phó công việc này cho tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ... Tôi cũng ủy thách cho tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ thực thi tinh thần họ đã thừa hưởng từ cha Werenfried van Straaten, là người đã có một tầm nhìn đúng thời điểm để thực hiện trên thế giới những cử chỉ của sự gần gũi, sự thân ái, lòng tốt, tình yêu và lòng thương xót. Vì vậy, tôi mời tất cả anh chị em hãy cùng với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ thực hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới, một công việc của lòng thương xót, không phải một hành động chóng qua nhưng vẫn còn mãi, một công việc lâu dài của lòng thương xót; là một cơ chế cần thiết trước quá nhiều những nhu cầu hiện nay trên thế giới. Tôi cảm ơn anh chị em vì tất cả những gì anh chị em thực hiện. Và đừng sợ hãi lòng thương xót .. lòng thương xót là sự vuốt ve âu yếm của Thiên Chúa.”

Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ đang thực hiện một chiến dịch kéo dài trong 4 tháng trong năm 2016 bao gồm việc chăm sóc mục vụ cho các nhà tù, các trung tâm cai nghiện ma túy và nâng đỡ các phụ nữ bị bạo hành.
 
Hoàng hậu Rania của Jordan thăm “Nhà hàng Lòng thương xót”do Caritas điều hành
Lã Thụ Nhân
20:28 17/06/2016
Hoàng hậu Rania của Jordan thăm “Nhà hàng Lòng thương xót”do Caritas điều hành

Amman (Agenzia Fides) - Hôm thứ Ba 14/6, các nhà hàng và các cơ sở khác do Caritas Jordan điều hành ở các trung tâm Jabal al Weibdeh đã tiếp đón Hoàng hậu Rania của Jordan, phu nhân của vua Abdullah II đến viếng thăm.

Được sự tiếp đón của ông Wael Suleiman, Giám đốc Caritas Jordan, Hoàng hậu đã lắng nghe mô tả về các sáng kiến của Caritas tại Hashemite Kingdom, bắt đầu bằng những khởi động nhằm hỗ trợ người tị nạn từ Syria và Iraq. Trong chuyến thăm này, Hoàng hậu cũng đã đến thăm Nhà thờ Công Giáo của Đức Mẹ Truyền Tin, nơi Hoàng hậu gặp gỡ với Đức Tổng Giám Mục Maroun Lahham, Đại diện của Tòa Thượng phụ Latinh Giêrusalem ở Jordan.

Nhà hàng của Lòng thương xót, khánh thành vào đêm vọng Giáng sinh, cung cấp khoảng năm trăm bữa ăn nóng mỗi ngày cho những người thiếu thốn. Từ tháng Mười hai năm ngoái, các thiện nguyện viên Caritas đã cung cấp bữa ăn cho những người thiếu thốn tại các Nhà hàng Lòng thương xót ở Amman, trong khu vực Jabal al Weibdeh.

Trong tháng chay Ramadan, các thiện nguyện viên Caritas đã đổi kế hoạch làm việc của họ nhằm thích ứng với nhu cầu khách hàng, chủ yếu là người Hồi giáo. Họ không phục vụ bữa ăn trưa mà mà mở cửa vào buổi tối nhằm cung cấp cho những người giữ chay trong tháng Ramadan, bữa ăn duy nhất sau khi mặt trời lặn.

Lã Thụ Nhân
 
Mông Cổ lập hội thừa sai mới mang tên Lòng Chúa thương xót
Lã Thụ Nhân
20:29 17/06/2016
Mông Cổ lập hội thừa sai mới mang tên Lòng Chúa thương xót

Ulaanbaatar (Asia News) - Trong năm Năm Thánh Lòng thương xót, một hội thừa sai Công Giáo địa phương, cung hiến cho Lòng Chúa thương xót, sẽ được thành lập ở Erdenet, thành phố lớn thứ hai ở Mông Cổ.

Giáo Hội Công Giáo ở Mông Cổ khẳng định như trên và giải thích rằng nhà chức trách dân sự đã cấp phép chính thức cho hội thừa sai với thời hạn 3 năm, đảm bảo cho một vị thừa sai có thị thực và thường trú trong hội thừa sai.

Erdenet có hơn 80.000 cư dân và chủ yếu là những người thợ mỏ. Cộng đoàn Công Giáo đã có mặt tại Erdenet từ năm 2003. Khi các nhà thừa sai Scheut mở một trường mẫu giáo cho trẻ em nghèo. Hiện nay khoảng hai mươi người Công Giáo sống ở đây cũng chăm lo về dự tòng cho những ai yêu cầu được rửa tội. Ngoài ra còn có các cộng đoàn Tin lành, Mormon, Chính thống giáo trong các thành phố khác.

Tin tức có một hội thừa sai mới tạo nên niềm vui to lớn cho cộng đoàn Công Giáo Công Giáo Mông Cổ nhỏ bé. Trong khí đó phó tế Joseph Enkh-Baatar sẽ phong chức linh mục vào ngày 28 tháng Tám tại Ulaanbaatar do Đức Cha Wenceslao S. Padilla CICM, Phủ doãn Tông tòa của Ulaanbaatar chủ phong, và đây sẽ là vị linh mục Mông Cổ đầu tiên.

Lã Thụ Nhân
 
239 cặp vợ chồng Công giáo cử hành hôn phối ở Indonesia
Lã Thụ Nhân
20:31 17/06/2016
239 cặp vợ chồng Công Giáo cử hành hôn phối ở Indonesia

239 cặp vợ chồng Công Giáo đã có thể cử hành hôn phối theo phong cách Indonesia nhờ vào sự hợp tác giữa các Giáo Phận Atambua và chính quyền địa phương tỉnh Đông Nusa Tenggara.

Sự kiện này được tổ chức dưới một cái lều lớn tại Nhà thờ Thánh Philomena ở Mena, nơi cha Kanis Oki và nhiều linh mục đồng tế Thánh lễ hôn phối như là một phần của Năm Thánh Lòng thương xót "nhằm nhắc lại vẻ đẹp của hôn nhân". Lý do thực tế của đám cưới tập thể là mong muốn tạo điều kiện cấp giấy chứng nhận kết hôn, một quá trình cực kỳ vất vả khó nhọc ở Indonesia.

Một vài tháng trước, Bộ trưởng Bộ Xã hội Khofifah Indar Parawansa nói công khai về tầm quan trọng của chứng nhận kết hôn và khai sinh, một điều mà nhiều người Indonesia không nắm bắt được. Ông lưu ý rằng 85 phần trăm trẻ em ở East Nusa Tenggara, tỉnh có nhiều người Công Giáo nhất, không có giấy khai sinh. Khoảng 36 triệu trẻ em Indonesia trong tổng số 87 triệu người không có giấy khai sinh.

Ở East Nusa Tenggara, nhiều người lớn cũng không đăng ký kết hôn, vì theo truyền thống của họ, phụ nữ được yêu cầu phải để lại của hồi môn cho gia đình chú rễ (được gọi là Bellis theo ngôn ngữ địa phương). Đây không phải là trường hợp của Java và các tỉnh khác. Tuy nhiên, của hồi môn là một gánh nặng tài chính đối với nhiều người, và do đó các cặp vợ chồng không tham gia vào việc kết hôn chính thức để tránh việc chi trả của hồi môn. Tuy nhiên con cái họ sinh ra mà không có giấy khai sinh, không thể theo học các trường nhà nước.

Để giải quyết vấn đề, Bộ trưởng Parawansa đã liên hệ với các vị lãnh đạo tôn giáo trong tỉnh. Cha Bowe, linh mục chánh xứ của Nhà thờ Thánh Filomena cho biết: "Chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ của chính phủ và hàng chục tổ chức phi chính phủ, cả địa phương và nước ngoài. Các lễ cưới tập thể được tiến hành nhằm giúp các đôi tân hôn có được các giấy tờ theo yêu cầu của Nhà nước".

Lã Thụ Nhân
 
Tài liệu mới của Bộ Giáo Lý Đức Tin: Giáo Hội Tái Sinh (4)
Vũ Văn An
23:53 17/06/2016
V. Thực hành trong Giáo Hội liên hệ tới mối tương quan giữa các hồng ân phẩm trật và các hồng ân đặc sủng

19. Sau cùng, điều cần thiết là phải nói tới một số yếu tố trong việc Giáo Hội thực hành cụ thể mối tương quan giữa các hồng ân phẩm trật và các hồng ân đặc sủng đã được định hình như các nhóm đặc sủng trong hiệp thông Giáo Hội.

Tính hỗ tương

20. Trước nhất, việc thiết lập các mối tương quan tốt đẹp giữa các hồng ân đa dạng trong Giáo Hội đòi phải thực sự tháp nhập thực thể đặc sủng vào đời sống mục vụ của Giáo Hội đặc thù. Điều này buộc các nhóm đa dạng phải thừa nhận thẩm quyền của các mục tử trong Giáo Hội như là một thực tại trong chính đời sống Kitô Giáo, và khi thành thực ước muốn được thừa nhận, được tiếp đón và sau cùng được thanh luyện, họ phải tự đặt mình vào thế sẵn sàng phục vụ sứ mệnh của Giáo Hội. Mặt khác, những vị được ủy thác các hồng ân phẩm trật, khi thi hành việc biện phân và đồng hành với các đặc sủng, cần phải thân ái tiếp nhận những gì mà Chúa Thánh Thần đã linh hứng trong hiệp thông Giáo Hội, do đó, lưu ý tới các hoạt động mục vụ và trân qúi sự đóng góp của họ như là một nguồn chân chính gây ích lợi cho mọi người.

Các hồng ân đặc sủng trong Giáo Hội hoàn vũ và đặc thù

21. Liên hệ tới việc phân tán và tính đặc thù của các thực thể đặc sủng, ta cũng phải xét tới mối tương quan có tính cơ cấu và yếu tính giữa Giáo Hội hoàn vũ và các Giáo Hội đặc thù. Vì lý do này, cần phải minh xác rằng: như ta đã tuyên xưng trong Kinh Tin Kính Các Thánh Tông Đồ, Giáo Hội của Chúa Kitô “là Giáo Hội phổ quát, nghĩa là, một cộng đồng khắp thế giới của các môn đệ Chúa, một cộng đồng hiện diện và hoạt động giữa những đặc điểm đặc thù và tính đa dạng về người, về nhóm, về thời gian và nơi chốn” (87). Do đó, chiều kích đặc thù là chiều kích nội tại đối với chiều kích phổ quát và ngược lại; có một “nội tại tính hỗ tương” (88) giữa các Giáo Hội đặc thù và Giáo Hội hoàn vũ. Trong bối cảnh này, các hồng ân phẩm trật riêng của Vị Thừa Nhiệm Thánh Phêrô được thi hành để bảo đảm và làm dễ nội tại tính của Giáo Hội hoàn vũ bên trong các Giáo Hội địa phương; cũng thế, Chức Vụ Tông Đồ của các giám mục cá thể không bị giới hạn bên trong các giáo phận của các ngài nhưng được kêu gọi tuôn trào ra toàn thể Giáo Hội, nhờ cả tình âu yếm thích đáng đối với tính hợp đoàn và các hiệu quả của tính này, và nhất là nhờ tình hiệp thông với centrum unitatis Ecclesiae (tâm điểm sự hợp nhất Giáo Hội) là chính Giám Mục Rôma. “Là người kế nhiệm Thánh Phêrô, ngài là nguyên lý và nền tảng trường cửu và hữu hình của sự hợp nhất cả các giám mục lẫn tín hữu giáo dân. Tuy nhiên, các giám mục cá thể là nguyên lý và nền tảng hữu hình của sự hợp nhất trong các Giáo Hội đặc thù của các ngài, được lên khuôn theo mẫu mực Giáo Hội hoàn vũ; chính trong và từ các Giáo Hội này, mà có Giáo Hội Công Giáo duy nhất” (89). Điều này hàm nghĩa: trong mọi Giáo Hội đặc thù, “Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền của Chúa Kitô thực sự hiện diện và hoạt động” (90). Do đó, việc qui chiếu tới thẩm quyền của Vị Kế Nhiệm Thánh Phêrô, tức việc hiệp thông cum Petro et sub Petro (với Phêrô và dưới Phêrô) là có tính cấu tạo đối với mọi Giáo Hội địa phương (91).

Nhờ cách này, nền tảng của mối tương quan giữa các hồng ân phẩm trật và đặc sủng đã được đặt trong mối tương quan giữa Giáo Hội phổ quát và các Giáo Hội đặc thù. Một đàng, các hồng ân đặc sủng được ban cho toàn thể Giáo Hội; đàng khác, tính năng động của các hồng ân này phải tự thể hiện trong việc phục vụ một giáo phận cụ thể, vốn “là một phần của Dân Chúa đã được ủy thác cho một giám mục để được ngài chăn dắt với sự hợp tác của linh mục đoàn” (92). Vì mục đích này, điều hữu ích là nhớ tới trường hợp Đời Sống Thánh Hiến; đây không phải là một thực tại nằm ở ngoài và độc lập đối với đời sống của Giáo Hội địa phương; đúng hơn, nó tạo ra một cách thế để hiện diện giữa Giáo Hội địa phương, một cách hiện diện được đánh dấu bởi tính triệt để của Tin Mừng và sở đắc các hồng ân chuyên biệt của mình. Đặc ân “miễn trừ” (exemption) mà truyền thống vốn ban cho nhiều Viện Sống Đời Thánh Hiến (93) không ngụ hàm một thứ siêu tòng thổ không nhập tịch (disincarnated dislocation) hay một thứ độc lập bị hiểu sai lầm, mà đúng hơn là một sự tương tác sâu sắc hơn giữa chiều kích phổ quát và chiều kích đặc thù của Giáo Hội (94). Tương tự như thế, các thực thể đặc sủng mới, khi sở hữu đặc tính siêu giáo phận (supra-diocesan), không nên tự coi mình như hoàn toàn độc lập đối với Giáo Hội đặc thù; đúng hơn, họ nên phong phú hóa và phục vụ Giáo Hội này bằng chính tính đặc thù ấy, một tính đặc thù vốn được chia sẻ bên kia biên giới của một giáo phận.

Các hồng ân đặc sủng và các bậc sống của Kitô hữu

22. Các hồng ân đặc sủng do Chúa Thánh Thần ban phát có thể có liên hệ với toàn bộ trật tự hiệp thông của Giáo Hội về cả phương diện bí tích lẫn Lời Thiên Chúa. Tùy theo các nét đa dạng của chúng, các hồng ân này có thể mang nhiều hoa trái trong việc chu toàn các bổn phận vốn phát sinh từ phép rửa tội, phép thêm sức, phép hôn phối và phép truyền chức thánh. Chúng cũng giúp ta khả năng hiểu rõ hơn Truyền Thống Tông Đồ về phương diện thiêng liêng; ngoài việc nghiên cứu thần học và việc giảng dậy của những vị được ủy thác charisma veritatis certum (đặc sủng chân lý chắc chắn) (95), truyền thống này còn có thể được thâm hậu hóa nhờ những vị nắm được “một sự hiểu biết sâu sắc các thực tại thiêng liêng do cảm nghiệm bản thân” (96). Trong bối cảnh này, điều hữu ích là liệt kê các câu hỏi nền tảng liên hệ tới mối tương quan giữa các hồng ân đặc sủng và các bậc sống khác nhau, lưu ý đặc biệt tới chức linh mục chung của Dân Chúa và chức linh mục thừa tác và phẩm trật, hai chức linh mục “dù khác nhau trong yếu tính chứ không phải chỉ trong mức độ […] nhưng có liên hệ qua lại với nhau: mỗi chức, theo cách riêng của nó, đều là một tham dự vào chức linh mục duy nhất của Chúa Kitô” (97). Thực vậy, chúng tạo ra “hai cách tham dự vào chức linh mục duy nhất của Chúa Kitô, là chức bao gồm hai chiều kích nhưng kết hợp làm một trong hành vi hy sinh tối thượng trên thập giá” (98).

a) Thứ nhất, ta cần nhìn nhận sự tốt lành của các đặc sủng khác nhau đã khai sinh ra nhiều hiệp hội có tính Giáo Hội giữa mọi tín hữu, được kêu gọi làm cho ơn sủng bí tích sinh nhiều hoa trái, dưới sự lãnh đạo của các mục tử hợp pháp của họ. Chúng đem lại một dịp may chân chính để người ta sống và phát triển ơn gọi làm Kitô hữu cách thích đáng của họ (99). Các hồng ân đặc sủng này giúp các tín hữu có thể sống chức linh mục chung của Dân Chúa như là một phần trong cuộc sống hằng ngày của họ: là “các môn đệ của Chúa Kitô, chuyên chăm cầu nguyện và ca ngợi Thiên Chúa, (xem Cv 2:42-47), [họ] nên tự trình bầy mình như của lễ hy sinh sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa (xem Rm 12:1). Ở khắp nơi trên trái đất, họ phải làm chứng cho Chúa Kitô và trả lời cho những ai muốn có lời giải thích về niềm hy vọng được sống đời đời của họ (xem 1Pr 3:15)” (100). Thuộc loại này còn có những hiệp hội rất có ý nghĩa đối với đời sống hôn nhân Kitô Giáo; những hiệp hội này “nên cố gắng dùng các chương trình huấn giáo và các hành động của họ để củng cố giới trẻ và chính các cặp vợ chồng, nhất là những cặp vợ chồng mới cưới, và huấn luyện để họ đảm nhiệm cuộc sống gia đình, xã hội và tông đồ” (101).

b) Nhờ việc tham dự của họ vào một thực thể đặc sủng, các thừa tác viên thụ phong cũng có thể được nhắc nhở về ý nghĩa phép rửa của chính họ, nhờ đó họ trở nên con cái Thiên Chúa, cũng như sứ mệnh và ơn gọi chuyên biệt của riêng mình. Nơi một hiệp hội Giáo Hội nhất định, thành viên thụ phong của đoàn tín hữu có khả năng tìm được một trợ giúp nào đó để họ sống cách sâu sắc hơn các thách đố trong thừa tác vụ chuyên biệt của họ trong tương quan với toàn thể Dân Chúa, nhất là bộ phận được ủy thác cho họ, và trong tương quan với việc thành thực vâng lời Đấng Bản Quyền (102). Tương tự như thế, ta cũng có thể nói cùng một điều vừa nói với các ứng viên chịu chức linh mục thuộc một hiệp hội Giáo Hội đặc thù, như Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Pastores Dabo Vobis (103) đã quả quyết; một tương quan như thế cần được bầy tỏ một cách trung thành tích cực đối với chính việc đào tạo chuyên biệt của họ, làm giầu việc đào tạo này bằng đặc sủng liên hệ. Cuối cùng, tùy theo đặc tính riêng của từng hiệp hội, sự trợ giúp mục vụ mà vị linh mục có khả năng cung ứng cho hiệp hội phải luôn phù hợp với regimen (tông hiến?) đã được dự trù cho việc hiệp thông trong Giáo Hội, nhất là phần dành cho các Chức Thánh, liên quan tới việc nhập tịch (incardination) (104) và vâng lời đối với đấng bản quyền (105).

c) Sự đóng góp của hồng ân đặc sủng vào chức linh mục do phép rửa và vào chức linh mục do thừa tác đã được minh tả bằng Đời Sống Thánh Hiến; đời sống này, tự nó, vốn được định vị trong chiều kích đặc sủng của Giáo Hội (106). Một đặc sủng như thế, một đặc sủng nói lên “sự đồng hình đồng dạng đặc biệt với Chúa Kitô, Đấng khiết tịnh, nghèo khó và vâng lời” (107) như một hình thức sống bền đỗ (108) do lời khấn giữ các lời khuyên của Tin Mừng, đã được ban giúp người ta “có khả năng hái lượm được nhiều hoa trái dư thừa hơn từ […]ơn sủng của phép rửa” (109). Đối với cả tín hữu giáo dân lẫn các linh mục, linh đạo của Các Viện Đời Sống Thánh Hiến có thể trở thành nguồn tài nguyên quan trọng giúp họ sống ơn gọi riêng của họ. Hơn nữa, các thành viên của các Viện Đời Sống Thánh Hiến, với sự đồng thuận cần thiết của các bề trên của họ (110), thường có thể tìm thấy nơi các hiệp hội mới một sự trợ giúp quan trọng để sống ơn gọi của mình, và ngược lại, có thể cung ứng một “chứng tá trung tín, hân hoan và có tính đặc sủng đối với đời sống thánh hiến” (111), nhờ thế, tạo nên một sự phong phú hóa hỗ tương.

d) Sau cùng, điều có ý nghĩa là tinh thần các lời khuyên của Tin Mừng cũng đã được Huấn Quyền đề nghị cho mọi thừa tác viên thụ phong (112). Ngay bậc sống độc thân, một điều bắt buộc đối với các linh mục trong truyền thống Latinh đáng kính (113) cũng đã rõ ràng có cùng một đường hướng với các hồng ân đặc sủng; bậc sống này không chủ yếu có tính chức năng; đúng hơn, nó “thực sự làm người ta đặc biệt trở nên đồng hình đồng dạng với chính lối sống riêng của Chúa Kitô” (114), trong đó, việc hoàn toàn hiến mình cho sứ mệnh mà bí tích truyền chức thánh trao ban đã được thể hiện (115).

Các hình thức thừa nhận của Giáo Hội

23. Tài liệu này có ý định minh giải vị trí thần học và Giáo Hội học của các hiệp hội mới trong Giáo Hội dưới ánh sáng mối tương quan giữa các hồng ân phẩm trật và đặc sủng. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ đóng góp vào việc nhận diện được một cách cụ thể các phương thế thoả đáng nhất để Giáo Hội thừa nhận chúng. Bộ Giáo Luật hiện hành cung cấp các phương thế pháp lý khác nhau để thừa nhận các thực thể mới trong Giáo Hội, vốn do các hồng ân đặc sủng mà có. Các phương thế này cần phải được xem xét một cách thận trọng (116), tránh các tiền lệ không biết xem xét thoả đáng cả các nguyên tắc luật lệ nền tảng lẫn bản chất và tính đặc thù của các thực thể đặc sủng đa dạng.
Nhìn từ mối tương quan giữa các hồng ân phẩm trật và đặc sủng, điều cần là phải xem xét hai tiêu chuẩn căn bản không thể tách biệt nhau: a) tôn trọng tính đặc thù của các nhóm đặc sủng cá thể, tránh những trói buộc pháp lý bóp nghẹt tính mới mẻ vốn phát sinh từ kinh nghiệm chuyên biệt. Nhờ cách này, người ta tránh được nguy cơ các đặc sủng đa dạng bị coi như các nguồn tài nguyên tầm thường trong Giáo Hội; b) tôn trọng các regimen (hiến chế?) nền tảng trong Giáo Hội, nhờ cách này, ta làm dễ việc tháp nhập hữu hiệu các hồng ân đặc sủng vào đời sống của cả Giáo Hội đặc thù lẫn Giáo Hội hoàn vũ. Nhờ thế, tránh được bất cứ nguy cơ nào khiến các thực thể đặc sủng bị coi như hoạt động song song với đời sống Giáo Hội hay không được sắp xếp trong tương quan với các hồng ân phẩm trật.

Kết luận

24. Khi chờ để được tuôn đổ Chúa Thánh Thần, các môn đệ đầu tiên đã rất chuyên chăm và hợp nhất trong lời cầu nguyện cùng với Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu (xem Cv 1:14). Ngài đã hoàn toàn chấp nhận mọi ơn sủng và làm cho chúng sinh hoa trái, nhờ thế, ngài đã được Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh phong phú hóa một cách siêu dư tràn: quan trọng nhất là ơn được làm Mẹ Thiên Chúa. Mọi con cái của Giáo Hội có thể chiêm ngưỡng sự ngoan ngoãn hoàn toàn của ngài đối với hành động của Chúa Thánh Thần: một sự ngoan ngoãn không tì vết trong đức tin và trong sự khiêm nhường trong sáng. Do đó, Đức Mẹ đã chứng tỏ một cách trọn vẹn việc ngoan ngoãn và trung thành lãnh nhận mọi hồng ân của Chúa Thánh Thần. Hơn nữa, như Công Đồng Vatican dạy, Đức Trinh Nữ Maria, bằng đức ái mẫu thân của ngài, “chăm sóc anh em của Con mình, những đứa con vẫn còn đang lữ thứ trên trần gian giữa vòng vây của nguy hiểm và thử thách, cho tới lúc chúng được đưa vào cõi hạnh phúc tại quê hương đích thực của chúng” (117). Vì ngài “tự để mình được Chúa Thánh Thần dẫn dắt trên con đường đức tin hướng về đích phục vụ và sinh hoa trái, nên hôm nay, ta nhìn lên ngài và xin ngài giúp chúng ta công bố sứ điệp cứu rỗi cho mọi người và giúp các môn đệ mới, đến lượt họ, trở thành các người rao giảng Tin Mừng” (118). Vì lý do này, Đức Maria được nhìn nhận là Mẹ Giáo Hội và chúng ta, đầy lòng tin tưởng, cùng chạy đến với ngài, để, nhờ sự giúp đỡ đắc lực và sự cầu bầu mạnh thế của ngài, các đặc sủng, được Chúa Thánh Thần ban phát cho các tín hữu, được lãnh nhận một cách ngoan ngoãn và sinh hoa trái cho đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội và cho thiện ích của thế giới.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong buổi yết kiến dành cho Đức Hồng Y Bộ Trưởng ngày 14 tháng Ba, 2016, đã chấp thuận Thư này, từng được Phiên Họp Toàn Thể của Thánh Bộ này thông qua, và truyền cho công bố.

Rôma, từ Văn Phòng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngày 15 tháng Năm, 2016, Ngày Lễ Hiện Xuống.

Hồng Y Gerhard Müller, Bộ Trưởng

Luis F. Ladaria, S.I., Tổng Giám Mục hiệu tòa Thibica, Thư Ký
_____________________________________________________________________________________________________________
[87] Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Thư Communionis Notio, 7: AAS 85 (1993), 842.
[88] Đã dẫn, 9: AAS 85 (1993), 843.
[89] Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, 23.
[90] Đã dẫn, Sắc Lệnh Christus Dominus, 11.
[91] Xem Đã dẫn, 2; Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Thư Communionis Notio, 13-14, 16: AAS 85 (1993), 846-848.
[92] Công Đồng Vatican II, Sắc Lệnh Christus Dominus, 11.
[93] Xem Đã dẫn, 35; Bộ Giáo Luật, điều 591; Bộ Giáo Luật Đông Phương, điều 412, §2: Thánh Bộ Các Viện Đời Sống Thánh Hiến và Các Hội Đời Sống Tông Đồ, Chỉ Thị Mutuae Relationes, 22: AAS 70 (1978), 487.
[94] Xem Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Thư Communionis Notio, 15: AAS 85 (1993), 847.
[95] Xem Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Tín Lý Dei Verbum, 8; Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 888-892.
[96] Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Tín Lý Dei Verbum, 8.
[97] Đã dẫn, Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, 10.
[98] Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Pastores Gregis (16 tháng 10, 2003), 10: AAS 96 (2004), 838.
[99] Xem Đã dẫn, Tông Huấn Christifideles Laici, 29: AAS 81 (1989), 443-446.
[100] Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, 10.
[101] Đã dẫn, Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et Spes, 52; Xem Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio (22 tháng 11, 1981), 72: AAS 74 (1982), 169-170.
[102] Xem Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Pastores Dabo Vobis (25 tháng 3, 1992), 68: AAS 84 (1992), 777.
[103] Xem Đã dẫn, 31, 68: AAS 84 (1992), 708-709, 775-777.
[104] Xem Bộ Giáo Luật, điều 265; Bộ Giáo Luật Đông Phương, điều 357, §1.
[105] Xem Bộ Giáo Luật, điều 273; Bộ Giáo Luật Đông Phương, điều 370.
[106] Thánh Bộ Các Viện Đời Sống Thánh Hiến và Các Hội Đời Sống Tông Đồ, Chỉ Thị Mutuae Relationes, 19, 34: AAS 70 (1978), 485-486, 493.
[107] Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Vita Consecrata, 31: AAS 88 (1996), 404-405.
[108] Xem Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, 43.
[109] Đã dẫn 44; Xem Sắc Lệnh Perfectae Caritatis, 5; Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Vita Consecrata, 14, 30: AAS 88 (1996), 387-388, 403-404.
[110] Xem Bộ Giáo Luật, điều 307, §3; Bộ Giáo Luật Đông Phương, điều 578, §3.
[111] Thánh Bộ Các Viện Đời Sống Thánh Hiến và Các Hội Đời Sống Tông Đồ, Chỉ Thị Ripartire Da Cristo (19 tháng 5, 2002), 30: Enchiridion Vaticanum, 21, 472.
[112] Xem Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Pastores Dabo Vobis, 27-30: AAS 84 (1992), 700-707.
[113] Xem Đức Phaolô VI, Thông Điệp Sacerdotalis Caelibatus (24 tháng 6, 1967): AAS 59 (1967), 657-697.
[114] Đức Bênêđíctô XVI, Tông Huấn Sacramentum Caritatis, 24: AAS 99 (2007), 124.
[115] Xem Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Pastores Dabo Vobis, 29: AAS 84 (1992), 703-705; Công Đồng Vatican II, Sắc Lệnh Presbyterorum Ordinis, 16.
[116] Hình thức pháp lý đơn giản nhất để thừa nhận các thực thể Giáo Hội có bản chất đặc sủng hiện nay dường như là hình thức hiệp hội tư của các tín hữu Kitô (Xem Bộ Giáo Luật, điều 321-326; Bộ Giáo Luật Đông Phương, điều 573, §2-583). Tuy nhiên, cũng nên xem xét các hình thức pháp lý khác với các đặc điểm chuyên biệt, như các hiệp hội công của các tín hữu Kitô (xem Bộ Giáo Luật, điều 573-730; Bộ Giáo Luật Đông Phương, điều 573, §1-583), các hiệp hội giáo sĩ của tín hữu Kitô (Xem Bộ Giáo Luật, điều 302), các viện đời sống thánh hiến (Xem Bộ Giáo Luật, điều 573-730; Bộ Giáo Luật Đông Phương, điều 410-571), các Hội Đời Sống Tông Đồ (Xem Bộ Giáo Luật, điều 731-746; Bộ Giáo Luật Đông Phương, điều 572) và các giám hạt tòng nhân (Xem Bộ Giáo Luật, điều 294-297).
[117] Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, 62.
[118] Đức Phanxicô, Tông Huấn Evangelii Gaudium, 287: AAS 105 (2013), 1136.
 
Top Stories
Birmanie / Myanmar: Mgr Charles Bo en appelle aux responsables religieux pour construire la paix au plan national
Eglises d'Asie
09:27 17/06/2016
17/06/2016 - Deux mois et demi après l’entrée en fonction du nouveau gouvernement dominé par la Ligue nationale pour la démocratie (LND) et la figure d’Aung San Suu Kyi, le cardinal Charles Maung Bo, archevêque catholique de Rangoun, publie une lettre ouverte pour appeler l’ensemble des responsables religieux du pays à engager pour la paix. Dans ce document daté du 16 juin, le cardinal évoque longuement la situation de guerre qui prévaut toujours dans l’Etat kachin, mais il donne une portée nationale à son appel, et critique la posture des bouddhistes extrémistes coalisés sous la bannière « Une nation, une race, une religion ».

La lettre du cardinal intervient peu de jours après le 9 juin, date anniversaire de la reprise de combats dans l’Etat kachin, où, le 9 juin 2011, un cessez-le-feu vieux de dix-sept ans entre la KIA (Kachin Independence Army) et l’armée gouvernementale avait été rompu. Depuis, la situation dans cet Etat septentrional ne s’est pas franchement améliorée et quelque 150 000 habitants vivent toujours dans des camps de personnes déplacées. Selon les Nations Unies, la moitié de ces personnes déplacées vivent dans des zones contrôlées par la KIA et n’ont qu’un accès limité à l’aide humanitaire. Dans des villes comme Myitkyina et Banmaw, sous contrôle gouvernemental, l’Eglise catholique, par le biais de Karuna, la Caritas locale, intervient massivement dans les camps, pour des aides matérielles, des programmes sociaux et scolaires, ainsi qu’un soutien spirituel. La majorité de la population kachin est de confession chrétienne, protestante ou catholique.

Depuis la très large victoire de la LND aux élections de novembre 2015, les attentes en vue d’une paix future sont fortes. Dans les camps, « presque tout le monde a voté pour la Ligue nationale pour la démocratie », témoigne Brang Aung, qui vit depuis décembre 2011 avec sa femme et ses cinq enfants dans un camp à Myitkyina. « Nous espérons bien que le nouveau gouvernement va faire la paix dans les zones de conflit de l’Etat kachin. Mais le processus de paix paraît insaisissable. Nous attendons de voir comment le gouvernement va agir », commente ce père de famille devant la cahute de bois et de feuilles de palme tressées du camp où il vit.

A Myitkyina, depuis les élections de novembre et la mise en place des nouvelles autorités, un nouveau ministre-président pour l’Etat kachin a bien été nommé mais, depuis plus de deux mois qu’il est en place, U Khat Aung, 70 ans, un chrétien et ancien dentiste, élu sous la bannière de la LND, n’a toujours pas visité les camps de personnes déplacées. Dans ces camps, nombreux sont pourtant ceux qui voudraient rencontrer les nouveaux gouvernants et évoquer avec eux le processus de paix. Aung San Suu Kyi a récemment déclaré que la Birmanie avait besoin d’une « Conférence de Panglong du XXIe siècle » – en référence à la Conférence menée en 1947 par son père, le général Aung San, qui avait permis un accord avec l’ensemble des armées ethniques, pour une période de dix ans. Mais, à ce jour, personne ne sait quelle sera la teneur exacte de la « Conférence pour la paix » dont la tenue a été annoncée pour juillet ou août prochain.

En attendant l’organisation d’une nouvelle Conférence de Panglong, le cardinal Charles Bo prend date.
Après plusieurs décennies de dictature militaire, la transformation de la junte militaire, à partir de 2011, en un régime civil, puis l’organisation pacifique des élections de novembre dernier et la transition qui a suivi vers un régime démocratique laissent le pays face à des défis considérables, dont la recherche de la paix et de la réconciliation ne sont pas les moindres. Le principal responsable de l’Eglise catholique en Birmanie pose les questions: « Quelle est la position des responsables religieux par rapport à cette guerre ?(...) Où en sommes-nous des discussions sur la paix ? »

Daté du 16 juin 2016, l’appel du cardinal Bo est intitulé: « Give Peace a Chance in Kachin Lands – in Myanmar. An appeal by Cardinal Charles Bo for Peace and Reconciliation »

Mon cher peuple du Myanmar,

Au nom de toutes les personnes de bonne volonté, je profite de cette occasion pour lancer un appel urgent à la paix et à la réconciliation dans une nation qui souffre depuis trop longtemps. J’appelle les hommes et les femmes de notre pays à entendre cet appel et à tout mettre en œuvre pour rétablir la démocratie, la paix et la justice.

Après nous avoir étouffés pendant soixante ans, le système politique a fini par se démocratiser grâce au sacrifice de centaines d’hommes et femmes de notre pays. Remercions-les pour ce printemps de la démocratie. Je vous applaudis tous, partis politiques, armée, société civile, et chefs religieux, pour votre sagacité. La situation n’est pas parfaite, mais quel chemin parcouru depuis dix ans ! Le Myanmar tient son rang sur l’échiquier mondial, et nourrit de grands rêves.

Ce rêve reste à atteindre dans certaines régions de notre pays. Je fais référence à la guerre qui sévit dans l’Etat Kachin. Plus de 150 000 personnes végètent dans des camps. Cela fait cinq ans que leur vie s’y est arrêtée. Ces personnes avaient une certaine stature, les voilà réduites au rang d’IDPs [Internally Displaced Persons], des personnes déplacées, qui attendent que les organisations internationales leur viennent en aide. Elles n’ont nulle part où aller. Leurs terres sont minées. Personne n’est jamais sorti vainqueur de cette guerre chronique. Il n’y a eu que des perdants. Des innocents qui croupissent dans des camps lugubres. Les mines terrestres abondent. Le trafic d’être humains plonge les jeunes dans un enfer virtuel. La menace de la drogue est la nouvelle épée de Damoclès de la jeunesse kachin. Les ressources naturelles sont pillées par quiconque possède des armes. Alors que les Kachins se battent pour avoir un toit au-dessus de leurs têtes et de la nourriture dans leurs assiettes, les mines de jade de leur pays génèrent des profits par millions. Voilà la cause du conflit.

Je vous lance à tous un appel très sincère. Je ne suis pas un homme politique. Je voudrais simplement élever ma voix pour toutes ces personnes bâillonnées. Je les ai côtoyées pendant vingt-deux ans, je parle leur langue (1). J’ai connu leur souffrance. J’ai vu leurs larmes. C’est un des peuples les plus généreux que j’ai connu et, aujourd’hui, je le vois quémander de la nourriture, un abri, de l’aide. Du fait de tant d’injustices, ce peuple vaillant est à genoux. Quelle douleur ! Leurs ressources naturelles, si riches, sont pillées de partout – y compris par des étrangers. Au beau milieu de cette période atroce de leur histoire, ils attendent que le reste du monde leur vienne en aide. Cette tragédie humaine d’une ampleur considérable me remplit de tristesse et c’est pour cela, frères et sœurs, que je dépose cet appel en leur nom.

Au gouvernement du Myanmar : S’il vous plaît, continuez à rechercher la paix avec sincérité et bienveillance. La Conférence de Panglong du XXIe siècle doit réunir toutes les parties en présence. Pour éviter de retomber dans une configuration datée du type UNE NATION, UNE RACE, UNE RELIGION, nous vous implorons de travailler à mettre en place une nation arc-en-ciel au sein d’un système fédéral. La paix et la justice sont deux objets compatibles.

L’assimilation des communautés a été un échec, mais l’intégration des communautés reste possible. Laissez la paix devenir notre religion nationale, la justice notre langue maternelle ! Ne vous laissez pas faire par ces groupes extrémistes qui voudraient faire retomber notre pays dans la haine. Nous appelons l’armée à favoriser la paix. Soutenus par l’Association des nations de l’Asie du Sud-Est et les Nations Unies, invitez tous ceux qui combattent les armes à la main à la table des négociations. L’armée du Myanmar et la KIA ne peuvent, ni l’un ni l’autre, gagner ce combat. L’histoire nous l’a prouvé par le passé. Ne faites pas, s’il vous plaît, durer l’agonie des innocents.

Aux groupes armés en pays kachin : La KIO [Kachin Independence Organisation], la KIA [Kachin Independence Army] et d’autres groupes armés ont consenti à de grands sacrifices pour soutenir des causes qui vous sont chères. Vous avez une place particulière dans l’histoire de votre peuple. En résistant, vous avez fait entendre vos voix de manière claire et intelligible. Mais cette guerre chronique ne mène nulle part. Je vous supplie d’explorer toutes les voies pouvant mener à la paix, et de participer aux conférences de paix. La Conférence de Panglong est une opportunité que personne ne doit manquer. J’ai visité les camps de personnes déplacées. Les gens veulent rentrer chez eux. Mais ce droit leur est refusé parce que les uns ou les autres ont miné leurs villages. Dans les camps, les gens en ont assez de la guerre. Avant, ils vivaient paisiblement dans leurs villages. Ces camps détruisent la richesse culturelle des Kachin. Les trafics d’êtres humains, la consommation de drogue prennent des proportions incontrôlables. La nouvelle génération vit dans un grand danger. Pourquoi donc cette guerre ?

Aux chefs religieux : La plupart des Kachin sont chrétiens – qu’ils soient baptistes, d’autres confessions, ou catholiques. Je loue la manière dont vous accompagnez votre peuple quand il en a besoin. Mais les gens se demandent quelle est la position des chefs religieux par rapport à cette guerre. Nous ne sommes pas des ONG qui fournissent des aides à notre peuple. Notre foi nous pousse à rechercher la paix et la justice. Où en sommes-nous des discussions sur la paix ? Je crois sincèrement que nous trahissons notre peuple en ne cherchant pas à rétablir la paix par tous les moyens.

Certains de nous pensent que la guerre est la seule solution possible. La guerre est toujours injuste, disait le pape Jean-Paul II. Il n’y a pas de guerre juste. Aucune explication théologique ne peut justifier de répandre le sang. La résistance armée peut aider un peuple à lutter. Mais la guerre est une solution de dernier recours. On ne peut pas se contenter de trouver des solutions SEULEMENT grâce à la résistance armée. Nous avons permis la discrimination sur la base d’appartenances confessionnelles, nous avons permis aux camps de personnes déplacées d’être des foyers de conflits religieux. Le Christ est-il divisé ? Quand les civils non armés sont forcés d’obéir à des armées de toutes sortes, qu’ils perdent leurs enfants dans la guerre, certains de nous préfèrent se taire. Souvenons nous des paroles virulentes de Martin Luther King: « Cette génération ne pleurera pas l’oppression des méchants, mais l’indifférence des bons ». Nous ne pouvons pas garder le silence face à l’oppression dont est victime notre peuple, que celle-ci soit due au gouvernement ou à n’importe quel autre groupe armé. En tant que pasteurs, nous devons rester aux côtés de notre peuple, et en particulier des plus vulnérables. Il est temps que les larmes soient essuyées des yeux de tous les Kachin. La guerre ne suffira pas. Les chefs religieux doivent croire aux méthodes pacifiques de résolution des conflits. La paix est au cœur de toutes les religions. Tous les êtres humains sont frères et sœurs. J’appelle tous mes confrères responsables religieux – baptistes et catholiques: Bénis soient les artisans de paix ! Nous avons un devoir moral qui est de promouvoir la paix. En tant que chrétiens, travaillons ensemble. Nous devons donner à notre gouvernement une chance de travailler au rétablissement de la paix, sans perdre pour autant notre droit à la résistance. Il n’y a pas dix ans, la démocratie constituait encore un rêve dans ce pays. Aujourd’hui, nous cheminons vers elle. Je suis sûre que la paix finira par trouver sa place dans ce pays elle aussi. Donnez une chance à la paix. Parlons de cette paix.

A la communauté internationale : J’appelle la communauté internationale à favoriser le retour de la paix dans ce pays. Durant les jours les plus sombres de l’oppression, votre soutien a fait chanceler les forces du mal. Nous plaidons maintenant pour l’avenir d’une nation, un avenir bâti sur la paix et la justice. Empêchez cette guerre chronique de se poursuivre, ne serait-ce que d’un seul jour de plus. Nous sommes à l’aube d’une démocratie nouvelle. Je vous prie instamment de cheminer avec le peuple du Myanmar, de nous soutenir fermement dans notre lutte pour la paix et la justice, et pour la construction d’un Etat fédéral.

Aux ONG : Les ONG ont soutenu notre peuple quand la guerre a éclaté en 2011. Cinq ans plus tard, votre compassion a diminué, les réserves de nourriture s’épuisent et les rations sont réduites. La famine et la pauvreté progressent dans les camps de personnes déplacées. Accompagnez généreusement notre peuple jusqu’à ce qu’une solution durable soit trouvée, et aidez-nous à la trouver. Dans vos zones d’opérations, invitez les parties en présence à revenir à la table des négociations. Notre peuple a besoin de justice sur le long terme, de charité sur le court terme. La charité ne saurait être la solution à une guerre chronique.

Au peuple kachin : Mes chers Kachin, j’ai été témoin de votre joie, de votre grandeur. Vous êtes actuellement confrontés à un défi immense, pour lequel nous vous souhaitons la paix. Nous prions pour que vos fils et vos filles soient épargnés par la guerre, le trafic d’êtres humains, la drogue. Que notre Seigneur vous apporte la paix. J’en appelle à votre sens de l’hospitalité et à votre chaleur pour traiter tout le monde de manière égale, pour éviter les conflits entre les religions, les races, ou les différentes confessions. Restez unis. Cette guerre a débuté pour le maintien de la dignité du peuple kachin. Une population fragmentée et divisée court à sa perte.

Au peuple du Myanmar : Le peuple du Myanmar est l’un des peuples les plus élégants qui soient. Cette terre nous appartient tous. Le peuple du Myanmar devrait tout mettre en œuvre pour résister à la fragmentation de sa nation par les marchands de haine et les extrémistes religieux. Nous devons croire à l’Unité dans la Diversité. La dignité dans la diversité. La paix a énormément à nous offrir. Nous redeviendrons une grande nation, une étoile étincelante de l’Asie de l’Est.

J’appelle l’armée, le nouveau gouvernement, les groupes armés, à commencer ce pèlerinage vers la paix et la justice – à travers la négociation. En priant pour que le Myanmar ne soit bientôt plus un pays en guerre et miséreux.

Card. Charles Maung Bo., SDB, archevêque de Rangoun
(La traduction française a été réalisée par Marguerite Jacquelin.)

(1) Ordonné prêtre en 1976 au sein de la congrégation des salésiens (SDB), Mgr Charles Bo a commencé son ministère de prêtre dans l’Etat kachin, avant d’être nommé évêque de Lashio (diocèse qu’il a dirigé de 1986 à 1990), ville située dans le nord de l’Etat shan, à proximité de l’Etat kachin.

(Source: Eglises d'Asie, le 17 juin 2016)
 
Hanoi : les religieuses de Saint-Paul de Chartres résistent à une spoliation de biens fonciers
Eglises d'Asie
10:38 17/06/2016
Dans la nuit du 16 au 17 juin 2016, les religieuses de Saint-Paul le Chartres se sont aperçues qu’une grande quantité de matériaux et d’instruments de travail avait été déposée sur un terrain qui est légalement leur propriété et qu’elles seules peuvent gérer. Le terrain est situé au numéro 5 de la rue Quang Trung, au centre de la capitale.

A l’origine de ces préparatifs de travaux, une femme d’affaires, Mme Trân Huong Ly, qui projette de construire sur ce terrain et qui s’y prépare depuis quelque temps, sous l’œil indifférent de la police. Dès qu’elles ont contesté l’apport de matériaux au cours de la nuit, les religieuses ont téléphoné à la police, qui n’a donné aucune suite à leurs appels. Depuis, la communauté des religieuses monte la garde devant le terrain en guise de protestation contre les agissements de la femme d’affaires.

La veille, 15 juin, une plainte des religieuses dénonçant le projet de construction de la femme d’affaires avait été envoyée aux autorités. Les responsables du district avaient promis de régler le conflit et Madame Ly s’était engagée à arrêter les travaux. Il n’en a rien été. Le 16 juin, les employés sont revenus, protégés par une bande d’inconnus se faisant passer pour des blessés et mutilés de guerre.

Le début de cette affaire date de la prise de pouvoir au Nord-Vietnam par le régime communiste. A cette époque, en 1954, une grande partie des religieuses était partie se réfugier dans le sud et, seules onze sœurs étaient restées sur place, vivant dans le silence et la discrétion. Les nouvelles autorités prirent alors possession de la plus grande partie des nombreux établissements des religieuses à Hanoi (hôpital, écoles, maisons de formation). Parmi les établissements récupérés par le gouvernement, se trouve la maison du 5 Quang Trung, qui jusque-là était utilisée pour la formation des sœurs. Les autorités la confisquèrent pour y loger des cadres. Actuellement, l’établissement a été vendu à un investisseur privé, malgré les nombreuses protestations émises par les religieuses.

Ces dernières années, les religieuses ont envoyé de nombreuses requêtes aux autorités, leur demandant de restituer cet établissement religieux. Cependant, jusqu’ici les pouvoirs publics sont restés indifférents et n’ont apporté aucune solution.

Dans la requête adressée dernièrement aux autorités civiles, les religieuses présentent ainsi leur établissement: « Le terrain situé au 5 Quang Trung, arrondissement de Hoang Kiêm, ville de Hanoi, appartient à la catégorie des « terrains controversés ». A de nombreuses reprises, nous avons envoyé des requêtes aux organismes d’Etat compétents. C’est pourquoi, théoriquement, personne ne peut entreprendre de construction sur un tel terrain. »

A ce stade de l’affaire, les religieuses continuent de rester vigilantes autour du terrain et affirment leur intention de défendre leurs droits pour que justice soit faite.

(Source: Eglises d'Asie, le 17 juin 2016)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Phong Chức 7 Linh Mục tại Nhà thờ Chính tòa Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:41 17/06/2016
Linh mục là món qùa qúy giá Thiên Chúa trao tặng nhân loại. Trung thành với thiên chức và ơn gọi, Linh mục là món qùa nhân loại dâng tặng lại Thiên Chúa.

Hôm nay ngày 17.6.2016, Giáo Phận Phan Thiết tổ chức lễ phong chức Linh mục cho 7 Thầy Phó tế tại Nhà thờ Chính toà.

Hình ảnh

1. Phanxicô Assidi Phạm Quảng Đại
2. Phêrô Đoàn Vũ Khoa
3. Anrê Vũ Quỳnh
4. Đaminh Phạm Hoàng Thắng
5. Phanxicô Xaviê Lê Nguyên Thao
6. Gioan Trần Ngọc Trung
7. Phaolô Hoàng Văn Tới

Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống chủ tế; đồng tế với ngài có cha Tổng đại diện, cha Giám đốc Đại Chủng viện thánh Giuse Xuân lộc, cha Giám đốc Đại Chủng viện Sao biển Nha trang, cha Giám đốc Chủng viện thánh Nicôla Phan thiết, cha Mosey Giám đốc Chủng viện Holy Apostles - Connecticut Hoa kỳ, quý cha Hạt trưởng và khoảng 150 Linh mục trong và ngoài giáo phận. Các chủng sinh, tu sĩ nam nữ, thân nhân, ân nhân của các tiến chức chung lời tạ ơn và hiệp thông cầu nguyện.

Sau bài Tin Mừng, trong phần Nghi Thức Truyền Chức Thánh, Đức Cha Giuse ban huấn từ.

Ngài ngỏ lời với cộng đoàn.

Anh chị em thân mến, vì những Thầy này là con cái chúng tôi và là thân nhân bạn hữu của anh chị em sắp được cất nhắc lên chức linh mục, xin anh chị em hãy chú ý nhận định xem các Thầy sắp lãnh nhận thừa tác vụ nào trong Hội Thánh.

Thật ra, toàn thể dân thánh Chúa đều thực hiện chức tư tế vương giả trong Đức Kitô. Tuy nhiên, chính Vị Thượng tế chúng ta là Đức Giêsu Kitô, đã chọn một số môn đệ để nhân danh Người chính thức thi hành nhiệm vụ tư tế trong Hội Thánh thay cho nhân loại. Vì được Chúa Cha sai đi, chính Người đã sai các tông đồ đi khắp thế gian, để nhờ các ngài và những Giám mục kế vị các ngài, mà luôn luôn hoàn tất nhiệm vụ là thầy, là tư tế và mục tử. Còn các Linh mục là những người được kêu mời hợp tác với hàng Giám mục trong nhiệm vụ tư tế để phục vụ dân Thiên Chúa, trở thành cộng tác viên của hàng Giám mục.

Sau khi cân nhắc cẩn thận, chúng tôi thấy những anh em này đáng được phong lên chức linh mục, để phục vụ Chúa Kitô là Thầy, là Tư tế, là Mục Tử và là Đấng làm cho Hội Thánh, Nhiệm thể Người được thành hình và phát triển, để trở nên dân Thiên Chúa và Đền Thánh. Vì phải nên giống Đức Kitô Vị Thượng Tế muôn đời, phải liên kết với chức tư tế của Giám mục, các Thầy sẽ được thánh hiến thành tư tế thật sự của Tân Ước, để rao giảng Phúc Âm, chăn dắt dân Thiên Chúa và cử hành việc phụng tự, nhất là trong thánh lễ.

Với các tiến chức, ngài huấn đức:

Còn các con thân mến! Các con sắp lên chức linh mục, các con sẽ thi hành nhiệm vụ giảng huấn trong Chúa Kitô là Thầy chúng ta. Các con đã vui mừng lãnh nhận Lời Chúa, các con hãy đem ra phân phát cho mọi người. Khi suy gẫm luật Chúa, các con tin và thi hành điều các con đọc, dạy điều các con tin và thi hành điều các con dạy. Vậy giáo lý các con phải nên lương thực nuôi dân Thiên Chúa, hương thơm đời sống các con phải nên niềm vui cho các tín hữu Đức Kitô, để lời nói và gương lành của các con xây dựng Nhà Thiên Chúa là Hội Thánh. Các con cũng phải thi hành nhiệm vụ thánh hóa trong Đức Kitô, vì chưng thừa tác vụ các con sẽ giúp hoàn thành lễ tế thiêng liêng của tín hữu, hiệp cùng lễ tế của Đức Kitô mà tay các con dâng tiến khi cử hành lễ tế trên bàn thờ. Vậy các con phải ý thức việc các con làm, phải noi theo điều các con thực hiện, nghĩa là khi cử hành mầu nhiệm Chúa chịu chết và sống lại, các con cố gắng chế ngự thân xác khỏi nết xấu và tiến bước trong đời sống mới.

Khi rửa tội quy tụ người ta vào dân Thiên Chúa, khi nhân danh Đức Kitô và Hội Thánh ban phép giải tội, khi xức dầu thánh nâng đỡ bệnh nhân, khi cử hành các nghi lễ thánh, khi dâng lời ca ngợi tạ ơn và cầu nguyện trong các giờ kinh phụng vụ, không những thay cho dân Thiên Chúa mà còn thay cho toàn thế giới: những khi ấy, các con hãy nhớ mình được tuyển chọn giữa loài người, và được nhắc lên thay thế họ để lo những việc thuộc về Thiên Chúa. Vậy các con hãy luôn luôn vui vẻ chu toàn nhiệm vụ của Đức Kitô Thượng Tế trong đức mến chân thật, không tìm kiếm những gì thuộc về mình, nhưng tìm kiếm những gì thuộc về Đức Giêsu Kitô.

Sau hết, khi các con liên kết và vâng phục Giám mục thi hành nhiệm vụ thủ lãnh và mục tử của Đức Kitô, các con hãy cố gắng quy tụ các tín hữu thành một gia đình, để các con có thể hướng dẫn họ đến với Chúa Cha nhờ Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần. Các con hãy luôn luôn ngắm nhìn gương sáng của Mục Tử tốt lành: Người không đến để được phuc vụ, nhưng để phục vụ. Người đến để tìm kiếm và cứu rỗi kẻ hư mất.

Làm linh mục không phải để tiến thân, mà là một khởi đầu cho cuộc sống hiến thân từng ngày. Làm linh mục không mong làm lớn mà chỉ ước mơ được lớn lên trong tình yêu Chúa và qua cuộc đời mục vụ cũng chính là đời phục vụ phần rỗi cho các linh hồn.

Sau phần huấn dụ, các tiến chức phủ phục trước bàn thờ, cộng đoàn cầu nguyện sốt sắng với Kinh Cầu Các Thánh. Tiến chức nằm phủ phục dưới đất với cảm thức sâu xa về “cái bình sành dễ vở” nơi con người của mình.Thân phận con người với những giới hạn của bản thân luôn mỏng dòn, yếu đuối. Nhờ lời chuyển cầu của các Thánh và lời cầu nguyện của cộng đoàn dân Chúa mà tiến chức đón nhận thánh chức Linh mục.

Đi vào phần nghi thức chính yếu nhất, Đức Cha Giuse đã đặt tay lên đầu 7 Phó tế, lần lượt từng linh mục đặt tay trên đầu tiến chức. Với lời nguyện phong chức, các Phó tế đã trở thành Linh mục. Thân mẫu các tiến chức dâng áo lễ lên Đức Giám Mục, ngài trao cho mỗi tân chức mặc áo lễ vàng, mỗi tân Linh mục đến trước bàn thờ để được ĐGM xức dầu thánh hiến đôi tay và được trao chén thánh. Từng tân chức đón nhận cử chỉ “trao bình an” thân ái từ Giám mục và cha Tổng đại diện, các cha Giám đốc Chủng viện, các cha Hạt trưởng.

Với tư cách là Linh mục, các tân chức cùng đồng tế Thánh lễ trong phần Phụng vụ Thánh Thể.

Từ hôm nay, Linh mục đoàn Giáo phận có tổng số 167 vị (triều - dòng), trong đó có 157 vị đang phục vụ trong cánh đồng truyền giáo.

Mỗi lần dự lễ phong chức là mỗi lần Dân Chúa mong ước giống như Thánh Phêrô qua những lời khuyên rất thực tế, sâu sắc và cảm động của ngài: “Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó… lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tuỵ. Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên” (1 Pr 5,2-3).

Phong chức Linh mục vào dịp tháng kính Trái Tim Chúa Giêsu – Mùa Thánh Hiến, Giáo phận muốn dâng các tân Linh mục cho Thánh Tâm Chúa, xin Chúa ban cho các ngài trở nên mục tử như lòng Chúa mong ước.Thánh Gioan tông đồ trong bữa tiệc ly đã để lại hình ảnh rất đẹp: tựa đầu vào ngực Chúa Giêsu (x.Ga 13,23). Linh mục là người dựa đầu vào Trái Tim Chúa Giêsu. Theo gương Thánh Gioan, nhiều linh mục đã dựa lòng mình vào Trái Tim Chúa Giêsu. Cử chỉ thân mật đó chủ yếu là để đón nhận. Đón nhận ơn sống mật thiết với Chúa, đón nhận ơn bình an của Chúa, đón nhận ơn sống hiện diện trước nhan thánh Chúa.

Linh mục là một hồng ân và là một huyền nhiệm. Là một hồng ân nên cần phải tạ ơn Chúa. Là một huyền nhiệm nên cần phải khám phá và quý trọng. Chúa Giêsu thiết lập chức Linh mục là vì và cho dân Chúa. Chức Linh mục đòi hỏi rất nhiều nơi các Linh mục, trong khi đó bản thân các Linh mục lại rất yếu đuối và giới hạn. Hãy cảm thông và cầu nguyện cho các Linh mục. Hãy cầu nguyện với Đức Mẹ xin cho Giáo Hội có nhiều Linh mục theo gương Chúa Giêsu.

Xin gửi đến bài thơ sáu câu của Đức Ông Thi sĩ Xuân Ly Băng như là lời khuyên nhủ của ngài dành cho 7 tân linh mục.

Ngày ngày cầu nguyện chăm chuyên.
Tôn thờ Thánh Thể đặt lên hàng đầu.
Thánh Kinh phải được đào sâu.
Mân Côi kính Mẹ khẩn cầu chớ quên.
Trông nom mục vụ ưu tiên.
Tỏa lan đức ái lời khuyên Tin mừng.

Cầu chúc các tân chức luôn là thừa tác viên của lòng thương xót Chúa. Xin Đức Mẹ là Mẹ của lòng thương xót, là mẹ của các Linh mục luôn gìn giữ và ban ơn cho các tân chức trong ngày trọng đại này và mãi mãi, để các ngài trở nên một Giêsu thứ hai con của Mẹ. Amen.
 
Văn Hóa
Kinh Lạy Cha Lời Cầu Nguyện Hiệu Quả Nhất
Đinh Văn Tiến Hùng
20:34 17/06/2016
Kinh Lạy Cha Lời Cầu Nguyện Hiệu Quả Nhất

“Anh chị em đừng gọi ai dưới đất này là cha,
vì anh chị em chỉ có một Cha trên trời “ ( Mt.23 :9 )
“Khi ấy Chúa Giê-su phán cùng các môn đệ rằng: khi cầu nguyện các con đừng nhiều lời như dân ngoại, họ nghĩ phải nói nhiều mới được chấp nhận. Đừng làm như họ, vì Cha các con biết rõ điều các con cần, ngay cả trước khi các con xin. Vậy các con hãy cầu nguyện như thế này :
Lạy Cha chúng con ở trên trời……………………….

( Mt.6 : 7- 15 )

Theo Tin Mừng ngày 16/6 trong bài giảng Thánh Lễ, ĐTC Phan-xi-cô cho biết ‘Kinh Lạy Cha’
là sự chuẩn bị hữu hiệu cho ngày của cha (Father’s Day – 19/6) sẽ được tổ chức vào cuối tuần tại nhiều quốc gia trên thế giới.
ĐTC nhấn mạnh : “Nếu chúng ta không cảm nghiệm được rằng chúng ta chính là con cái Thiên Chúa, nếu chúng ta không biết kêu lên lời
‘Kinh Lạy Cha’ thì lời cầu nguyện của chúng ta chỉ là những lời lảm nhảm của kể vô đạo



*Tạ ơn Thiên Chúa muôn đời,
Cho con diễm phúc gọi Người là Cha,
Từ khi con mới sinh ra,
Đến khi nhắm mắt bên Cha nhân từ.

*Kinh Lạy Cha chính Chúa truyền dạy,
Các Tông Đồ tiên khởi năm xưa,
Khi thưa Chúa chỉ cho cầu nguyện,
Đây là Lời Vàng Ngọc Chúa truyền.

*LẠY Cha ngự trị trên trời,
Danh Cha cả sáng muôn đời vinh quang,
Ý Cha trần thế, thiên đàng,
Cũng đều tuân phục ca vang danh Người.

CHA ban hồng phúc cho đời,
Thân thương trao lại những lời dấu yêu,
Thế trần khắc khoải trăm chiều,
Kêu Cha một tiếng mọi điều an tâm.


CHÚNG con đời sống gian trần,
Bồng bềnh trên sóng nương thân bến nào,
Nên luôn khao khát mong sao,
Tìm được bến đậu ghé vào bình an.

CON hèn lạy Chúa cao sang,
Chính Ngài đã dạy con hằng nhớ luôn,
Đời con những lúc đau buồn,
Có Cha bên cạnh là nguồn cậy trông.

Ở đời cuộc sống mong manh,
Tham quyền, đàn áp tranh giành khắp nơi
Chiến tranh hủy diệt con người,
Kẻ sống hoang loạn, người thời thiếu ăn.

TRÊN thế giới thiếu công bằng,
Lòng người mê muội, gian tham phơi bày.
Quên đi lời dạy Chúa trời,
Anh em dòng máu cùng Người Cha chung.

TRỜI cao Cha hãy rủ lòng,
Xin thương cứu giúp đến cùng đoàn con,
Dù cho biển đất hao mòn,
Chúng con hạnh phúc vẫn còn có Cha.

*CHÚNG con chúc tụng hoan ca,
Hồng ân ban xuống giao hòa yêu thương,
Để cho những kẻ lầm đường,
Trở về đường chính bốn phương thuận hòa.

CON cầu xin Chúa thứ tha,
Tuân hành ý Chúa, ngợi ca ơn Người,
Con cảm tạ Chúa! Chúa ơi!
Ban cho thân xác của nuôi hàng ngày.

NGUYỆN xin ơn Chúa đổ đầy,
Tâm hồn tội lỗi con đây yếu hèn,
Lời con thống hối dâng lên,
Xin Ngài ban sức vững bền cậy trông.

DANH Cha là ngọn lửa hồng,
Thiêu tan cám dỗ cho lòng sạch trong,
Danh Cha ánh sáng rạng đông,
Xua đi bóng tối, tử thần chạy xa.

CHA là Từ Phụ hải hà,
Xóa bỏ tội con thiết tha kêu cầu,
Ghi lòng tạc dạ ân sâu,
Để con tha thứ thế nhân nợ mình.



CẢ trời và đất hồi sinh,
Cảm tạ Cha đã quên mình vì con,
Cha làm biển cạn, rời non,
Tình thương Cha vẫn cho con ngọt ngào.

SÁNG danh Chúa trên trời cao,
Cho con đời sống biết bao tuyệt vời,
Cha là đường chính cuộc đời,
Dẫn về Quê thật là nơi Vĩnh Hằng.

* Bốn phương huynh đệ một lòng,
Cùng con một Chúa, chờ trông Nước Trời,
Thật là hạnh phúc người ơi !
Yêu thương đùm bọc như lời Cha ban.

Đinh văn Tiến Hùng


 
Cuộc chơi banh và niềm hy vọng
LM Đaminh Nguyễn Ngọc Long
20:36 17/06/2016
Cuộc chơi banh và niềm hy vọng

Trong đời sống ai cũng nuôi niềm hy vọng cho đời sống. Vì niềm hy vọng cần thiết như lương thực cho đời sống hôm nay và ngày mai.

Niềm hy vọng không chỉ giúp tinh thần chi khí phấn khởi vươn lên, mà còn nâng đỡ cho gân cốt bắp thịt thêm mạnh sức nữa. Và từ cơ bản đó nẩy sinh phát triển sáng kiến bất ngờ cùng hấp dẫn.

Bên khung trời Âu châu đang diễn ra những trận thi đấu bóng đá giữa các đội tuyển quốc gia ở bên lục địa này. Tuy là môn thể thao nhằm mục đích tập luyện cho cơ thể mạnh khoẻ cường tráng dẻo dai, nhưng môn thể thao này ngày càng phát triển thêm, tinh tế khoa học hơn về phương diện kỹ thuật, nghệ thuật và cộng thêm phần triết lý văn hóa đời sống nữa.

Hay theo suy tư của Đức Hồng Y Ratzinger: „ Như thế, môn chơi đã vượt qua cuộc sống hằng ngày. Môn chơi trước hết, nhất là đem đến cho trẻ em, bạn trẻ một bộ mặt đức tính khác: Sự tập luyện bước vào đời sống. Nó vẽ nên dấu chỉ hình ảnh đời sống tự mình phát triển cung cách sống cởi mở tự do.

Với tôi, hấp lực của môn chơi Bóng đá nằm ở chỗ, nó liên kết cả hai khía cạnh này trong một hình thái có sức hấp dẫn thuyết phục.

Nó bó buộc con người, trước hết tự mình thuần thục hóa chính mình qua việc tập luyện để thắng chính mình, qua sự vượt trội có sẵn hay đạt được đưa đến tự do. Thể thao bóng đá cũng dậy cho biết sống chơi kỷ luật với nhau. Trong một đội banh bắt buộc phải khép mình từng cá nhân vào tập thể chung.

Môn thể thao bóng đá nối kết qua cùng chung đích điểm. Thành công hay không thành công của mỗi cá nhân nằm trong liên quan thành công hay không thành công của toàn đội banh.“

Chính vì thế bộ môn thể thao bóng đá trở nên phổ thông đại chúng. Bộ môn thể thao này mang tầm ảnh hưởng lớn trong lãnh vực đào tạo giáo dục không chỉ về nghệ thuật kỹ thuật chơi nhồi bóng, nhưng còn cả về cung cách tính tình lối sống chơi chung đồng đội, lội sống tôn trọng nhau, lối sống kiên nhẫn, lối sống phát tỏa niềm vui niềm hy vọng.

Khi ra sân thi đấu các cầu thủ đều mong muốn chơi đá lọt lưới khung thành đối thủ đội bạn mang chiến thắng về cho đội tuyển, cho quốc gia đất nước mình.

Trong cuộc thi đấu các cầu thủ cố gắng vận dụng thể lực cũng như tinh thần sáng tạo, áp dụng kỹ thuật, nghệ thuật cùng kinh nghiệm nuôi niềm hy vọng dâng cao có cơ hội dẫn banh làm bàn dành chiến thắng. Nhưng dẫu vậy họ cũng cần sự may mắn nữa.

Còn con người không phải là cầu thủ thể thao hay cầu thủ đá banh trên sân cỏ, không chạy trên sân vận động, trên sân cỏ bóng đá, nhưng trong đời sống con người hằng luôn phải đi, phải chạy trên sân trường đời sống.

Họ luôn phải cố gắng không ngừng bươn chải làm việc, học hành, hy sinh dấn thân chiến đấu, mới mong đạt tới thành công có kết qủa tốt đẹp như lòng mong muốn hy vọng.

Nhưng dựa vào đâu để con người có khí thế sức lực dẻo dai chạy hay đi đường dài, không phải như các cầu thủ bóng đá chỉ chạy thi đấu 90 phút trên sân cỏ, mà trong suốt cả đời sống hằng chục năm trời?

Để mình được hay tự đào tạo giáo dục, tập luyện, giữ ý chí kiên cường chịu đựng vượt qua những khó khăn trên trường đời, cùng học hỏi rút tỉa kinh nghiệm và luôn niềm niềm hy vọng cố gắng vươn lên, là điều cần thiết cùng căn bản, hay nói theo ngôn ngữ cụ thể đó là như „bản vị tiền bạc“ cho đời sống.

Dẫu vậy, trong dân gian có kinh nghiệm tin tưởng khôn ngoan cùng đạo Đức Chan chứa niềm hy vọng nơi Đấng Toàn Năng: „Làm bởi bay ban bởi Ta“. Hay „ Mình lo, Chúa liệu“.

Ngôn sứ Isaia đã có tâm niệm tin tưởng làm kim chỉ nam cho đời sống con người:

„ Những người đặt niềm hy vọng nơi Thiên Chúa nhận được thêm sức mạnh. Họ như chim đại bàng tung cánh bay vút lên cao. Họ chạy mà không mỏi mệt. Họ đi đường trường mà không mỏi gối chùn chân. „ ( Isaia 40,31).

Mùa Euro 2016

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Giây Phút Cha Con Tâm Tình
Nguyễn Đức Cung
18:32 17/06/2016
GIÂY PHÚT CHA CON TÂM TÌNH
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Bên cha giây phút tuyệt vời
Lòng con ghi nhớ suốt đời chẳng quên.
(nđc)
 
VietCatholic TV
Kỹ thuật truyền hình: Kết nối các videos
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:11 17/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kính thưa quý vị và các bạn,

Trong video trước Mai Hương nói rằng khi render chương trình Giáo Hội Năm Châu, Mai Hương không render toàn bộ 9 stories hết một loạt nhưng render từng story một.

Như vậy, cuối cùng làm sao kết nối lại thành một video duy nhất?

Hiện nay, có rất nhiều các software giúp bạn kết nối các videos nhỏ thành một video lớn. Các software này hầu hết đều cho free.

Chỉ cần các videos của bạn được render cùng một tiêu chuẩn thí dụ VietCatholic Standards là các bạn làm được. Trong nháy mắt là kết nối xong một video dài 30 phút.

Các bạn hãy xem cách làm cụ thể trong video sau đây.

Chúc các bạn thành công.