Phụng Vụ - Mục Vụ
Sự mới mẻ triệt để
Lm Minh Anh
01:09 14/06/2021
SỰ MỚI MẺ TRIỆT ĐỂ
“Thầy bảo các con, đừng chống cự lại với kẻ hung ác!”.
Giáo sư Tân Ước William Hersey Davis nhận định,“Danh tiếng của bạn là những gì người ta nghĩ về bạn; tính cách của bạn là những gì Chúa biết bạn là ai. Danh tiếng là những gì người ta nói về bạn trên bia mộ bạn; tính cách là những gì các thiên thần nói về bạn trước ngai vàng Thiên Chúa”.
Kính thưa Anh Chị em,
Như vậy, tính cách của người Kitô hữu càng phải đậm nét Tin Mừng biết bao!Thật tuyệt vời và không ít ngạc nhiên khi chúng ta khám phá ‘những tính cách’đó qua sợi chỉ đỏ xuyên suốt các bài Tin Mừng của tuần này!Sợi chỉ đỏ không thể che giấu ấy chính là ‘sự mới mẻ triệt để’ của Vương Quốc Thiên Chúa, được Chúa Giêsu khai triển từ Bài Giảng Trên Núi của Ngài.
Vậy đâu là tính triệt để của sự mới mẻ? Nó mới mẻ trong nguyên tắc nền tảng của nó!Một bác ái mới mẻ có trương độ rộng, đến nỗi có thể yêu thương cả những kẻ thù; Tin Mừng Thứ Hai và Thứ Ba.Mới mẻ khi Thiên Chúa, Đấng ngự nơi bí ẩn,sẽ thấu hiểu điều con cái cầu xin; Tin Mừng Thứ Tư.Mới mẻ khi con người biết phải cầu xin điều gì với Cha trên trời; Tin Mừng Thứ Năm. Mới mẻ khi mỗi người phải biến Vương Quốc này thành kho báu trên trời của mình; Tin Mừng Thứ Sáu.Cuối cùng,tiên vàn hãy tìm kiếm nó trên mọi sự, những gì khác, Chúa sẽ ban; Tin Mừng Thứ Bảy.
Thật là một đặc ân khi chúng ta được mời gọi tham gia vào sứ mệnh thiết lập một Vương Quốc Nước Trời như thế! Thật là một niềm vui và vinh dự lớn lao khi được trở thành thần dân của một vị Vua như vậy! Mọi người sẽ ngỡ ngàng trước‘sự mới mẻ triệt để’này nơi cuộc sống lạ lùng của những con cáiThiên Chúa, trong một Vương Quốc được khởi xướng từ Chúa Kitô!
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói đến sự ôn hoà với kẻ thù.Nguyên tắc ‘mắt đền mắt, răng đền răng’Ngài trích dẫn từ Thánh Kinh Do Thái vào thời điểm đó có nghĩa là, để hạn chế ước muốn trả thù; ‘1 mắt,đền 1 mắt’, chứ không phải ‘100 mắt,đền 1 mắt’. Trong một giai đoạn,đối với mạng sống,có những quốc gia đã áp dụng nguyên tắc ‘10 đền 1’; đây là cách hành xử của thời chiến. Trong bối cảnh đó, ‘1 đền 1’được hiểu như một ‘chính sách khai sáng’; dừng lại ở mức chỉ trả thù tương xứng là ‘văn minh’. Chúa Giêsu đi xa hơn nguyên tắc ‘tương đối sáng suốt’ này;trong Vương Quốc của Ngài, không có chỗ cho sự trả thù, và đó chính là ‘sự mới mẻ triệt để’ của Hiến Chương Nước Trời Ngài mang đến, “Đừng chống cự lại với kẻ hung ác!”. Nói cách khác, cái ác không được gặp cái ác, ngay cả‘cái ác tương xứng’; thay cho ác, phải là thiện và sự độ lượng.
Anh Chị em,
Chúng ta không có ‘kẻ thù’; nhưng chắc chắn một điều,luôn luôn có ‘kẻ ghét’. Ghét do chủ quan, chỉ vì họ ‘ghen ghét’; nhưng cũng có thể rất khách quan, vì chúng ta ‘dễ ghét’.Tại sao?Có lẽ vì chúng ta chưa sống Tin Mừng, hay chưa nên giống Chúa Giêsu. Vì nếu chúng ta thực sự sống Tám Mối Phúc Thật Ngài dạy, sống ‘sự mới mẻ triệt để’ của Tin Mừng,thì chắc chắn,chúng ta đang làm tốt nhất những gì Chúa Giêsu cần có để xây dựng Vương Quốc của Ngài ngay hôm nay; và bấy giờ, không ai còn ghét chúng ta vì chúng ta ‘dễ ghét’, nhưng họ ghét chúng ta, chỉ vì chúng ta thuộc về Chúa Kitô!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin đừng để con chạy theo danh tiếng, dù đó là tiếng tốt; nhưng cho con biết khao khát một tính cách đậm nét Tin Mừng. Để được vậy, xin Thánh Thần Chúa dạy con biết sống ‘sự mới mẻ triệt để’ của những lối hẹp Hiến Chương Nước Trời”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Thầy bảo các con, đừng chống cự lại với kẻ hung ác!”.
Giáo sư Tân Ước William Hersey Davis nhận định,“Danh tiếng của bạn là những gì người ta nghĩ về bạn; tính cách của bạn là những gì Chúa biết bạn là ai. Danh tiếng là những gì người ta nói về bạn trên bia mộ bạn; tính cách là những gì các thiên thần nói về bạn trước ngai vàng Thiên Chúa”.
Kính thưa Anh Chị em,
Như vậy, tính cách của người Kitô hữu càng phải đậm nét Tin Mừng biết bao!Thật tuyệt vời và không ít ngạc nhiên khi chúng ta khám phá ‘những tính cách’đó qua sợi chỉ đỏ xuyên suốt các bài Tin Mừng của tuần này!Sợi chỉ đỏ không thể che giấu ấy chính là ‘sự mới mẻ triệt để’ của Vương Quốc Thiên Chúa, được Chúa Giêsu khai triển từ Bài Giảng Trên Núi của Ngài.
Vậy đâu là tính triệt để của sự mới mẻ? Nó mới mẻ trong nguyên tắc nền tảng của nó!Một bác ái mới mẻ có trương độ rộng, đến nỗi có thể yêu thương cả những kẻ thù; Tin Mừng Thứ Hai và Thứ Ba.Mới mẻ khi Thiên Chúa, Đấng ngự nơi bí ẩn,sẽ thấu hiểu điều con cái cầu xin; Tin Mừng Thứ Tư.Mới mẻ khi con người biết phải cầu xin điều gì với Cha trên trời; Tin Mừng Thứ Năm. Mới mẻ khi mỗi người phải biến Vương Quốc này thành kho báu trên trời của mình; Tin Mừng Thứ Sáu.Cuối cùng,tiên vàn hãy tìm kiếm nó trên mọi sự, những gì khác, Chúa sẽ ban; Tin Mừng Thứ Bảy.
Thật là một đặc ân khi chúng ta được mời gọi tham gia vào sứ mệnh thiết lập một Vương Quốc Nước Trời như thế! Thật là một niềm vui và vinh dự lớn lao khi được trở thành thần dân của một vị Vua như vậy! Mọi người sẽ ngỡ ngàng trước‘sự mới mẻ triệt để’này nơi cuộc sống lạ lùng của những con cáiThiên Chúa, trong một Vương Quốc được khởi xướng từ Chúa Kitô!
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói đến sự ôn hoà với kẻ thù.Nguyên tắc ‘mắt đền mắt, răng đền răng’Ngài trích dẫn từ Thánh Kinh Do Thái vào thời điểm đó có nghĩa là, để hạn chế ước muốn trả thù; ‘1 mắt,đền 1 mắt’, chứ không phải ‘100 mắt,đền 1 mắt’. Trong một giai đoạn,đối với mạng sống,có những quốc gia đã áp dụng nguyên tắc ‘10 đền 1’; đây là cách hành xử của thời chiến. Trong bối cảnh đó, ‘1 đền 1’được hiểu như một ‘chính sách khai sáng’; dừng lại ở mức chỉ trả thù tương xứng là ‘văn minh’. Chúa Giêsu đi xa hơn nguyên tắc ‘tương đối sáng suốt’ này;trong Vương Quốc của Ngài, không có chỗ cho sự trả thù, và đó chính là ‘sự mới mẻ triệt để’ của Hiến Chương Nước Trời Ngài mang đến, “Đừng chống cự lại với kẻ hung ác!”. Nói cách khác, cái ác không được gặp cái ác, ngay cả‘cái ác tương xứng’; thay cho ác, phải là thiện và sự độ lượng.
Trong thư Côrintô hôm nay, thánh Phaolô nói đến sự ôn hoà của con cái Thiên Chúa,đó là “Đại lượng, dịu dàng, bằng sức mạnh Thánh Thần; bằng lòng yêu thương không giả dối; bằng lời chân thật; và bằng quyền năng của Thiên Chúa”. Ở một chỗ khác, thư Rôma, Phaolô diễn tả giáo huấn này một cách rất cô đọng, “Đừng để cho sự ác thắng được mình, nhưng hãy lấy thiện mà thắng ác!”. Đó là một giáo huấn vô cùng khó khăn, vì bản năng của con người thường là lấy lửa chống với lửa, sai với sai, bạo lực với bạo lực, từ chối với từ chối, xúc phạm với xúc phạm; đó là những bản năng thế tục, rõ ràng,đó không phải là bản năng thiêng liêng. Chúng ta chỉ có thể cư xử theo bản năng thiêng liêng là thắng cái ác bằng cái thiện, với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Trong các mối tương quan, nhiều lúc chúng ta chứng kiến điều ác phải khuất phục điều thiện; khi điều đó xảy ra, chúng ta có thể chắc chắn rằng, Chúa Thánh Thần đang hoạt động ở đó; Nước Thiên Chúa đang hiển trị ở đó; và ở đó, hẳn ơn cứu độ của Thiên Chúacũng đã được biết đến như lời Thánh Vịnh đáp ca hôm nay tuyên xưng, “Chúa đã công bố ơn cứu độ của Ngài”.
Anh Chị em,
Chúng ta không có ‘kẻ thù’; nhưng chắc chắn một điều,luôn luôn có ‘kẻ ghét’. Ghét do chủ quan, chỉ vì họ ‘ghen ghét’; nhưng cũng có thể rất khách quan, vì chúng ta ‘dễ ghét’.Tại sao?Có lẽ vì chúng ta chưa sống Tin Mừng, hay chưa nên giống Chúa Giêsu. Vì nếu chúng ta thực sự sống Tám Mối Phúc Thật Ngài dạy, sống ‘sự mới mẻ triệt để’ của Tin Mừng,thì chắc chắn,chúng ta đang làm tốt nhất những gì Chúa Giêsu cần có để xây dựng Vương Quốc của Ngài ngay hôm nay; và bấy giờ, không ai còn ghét chúng ta vì chúng ta ‘dễ ghét’, nhưng họ ghét chúng ta, chỉ vì chúng ta thuộc về Chúa Kitô!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin đừng để con chạy theo danh tiếng, dù đó là tiếng tốt; nhưng cho con biết khao khát một tính cách đậm nét Tin Mừng. Để được vậy, xin Thánh Thần Chúa dạy con biết sống ‘sự mới mẻ triệt để’ của những lối hẹp Hiến Chương Nước Trời”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ngày 15/6: Phải yêu kẻ thù – Suy Niệm của linh mục Giuse Vũ Nhật Thăng
Giáo Hội Năm Châu
01:38 14/06/2021
Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 14-June-2021 theo giờ Việt Nam
PHÚC ÂM: Mt 5, 43-48
“Các ngươi hãy yêu thương thù địch”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa phán cùng các môn đệ rằng: “Các con đã nghe dạy: “Ngươi hãy yêu thân nhân, và hãy thù ghét địch thù”. Còn Ta, Ta bảo các con: Hãy yêu thương thù địch và làm ơn cho những kẻ ghét các con, hãy cầu nguyện cho những ai bắt bớ và nguyền rủa các con: để như vậy các con nên con cái Cha các con, Đấng ngự trên trời: Người khiến mặt trời mọc lên cho người lành kẻ dữ, và cho mưa xuống trên người liêm khiết và kẻ bất lương. Vì nếu các con yêu thương những ai mến trọng các con, thì các con được công phúc gì? Các người thu thuế không làm thế ư? Nếu các con chỉ chào hỏi anh em các con thôi, thì các con đâu có làm chi hơn? Những người ngoại giáo không làm như thế ư? Vậy các con hãy nên hoàn hảo như Cha các con trên trời là Đấng hoàn hảo”.
Đó là lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:24 14/06/2021
8. Nguyên nhân cám dỗ trỗi dậy chính là do không có ý chí vững bền, mà lại còn không trông cậy vào Thiên Chúa.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:28 14/06/2021
75. ÁO THÔ ÁO MỎNG
Ông chủ và khách đang ngồi trò chuyện nơi phòng khách, đầy tớ đem trà đến, trên thân nó không có áo quần, chỉ dùng hai miếng ngói mỏng che đậy trước sau phần dưới thân mà thôi, ở giữa buộc một sợi dây bằng cỏ bện lại.
Ông chủ mắng nó:
- “Có khách đến mà mày làm thể thống gì vậy, sao lại mặc cái áo thô xấu đó, mau đi thay cái áo mỏng lẹ lên!”
Sau đó, đầy tớ tháo hai tấm ngói đậy trên người xuống, thay bằng lá bạc hà và lại đi lên phòng khách.
Khách nói:
- “Ngài tiêu dùng xa xỉ quá!”
Ông chủ hỏi:
- “Xa xỉ chỗ nào?”
Khách trả lời:
- “Tên đầy tớ này của ngài vừa có áo thô vừa có áo mỏng, đó không phải là xa xỉ hay sao?”
Ông chủ nói:
- “Tên đầy tớ này lúc đến nhà tôi, tôi bắt nó phải trở về nhà nó mà ăn cơm, tôi chỉ lo áo quần cho nó mà thôi, nếu không cho nó mặc một bộ và thay một bộ, thì làm sao giữ được nó ở đây chứ!!”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 75:
Có người cơm không có ăn đủ ngày ba bữa, nhưng áo quần thì vải phải thật “xịn” mới mặc, đó là xa hoa và xa xỉ.
Có người đã quyết tâm từ bỏ mọi thú vui hưởng thụ của thế gian, nhưng thức ăn chỉ ăn một lần, chỉ nếm một chút rồi dứt khoát không ăn qua lửa thứ hai dù thức ăn vẫn còn ngon, đó không những là xa xỉ mà con mắc tội với những người nghèo.
Có người đầu tắt mặt tối làm lụng kiếm từng đồng, nhưng dứt khoát không dùng hàng nội, chỉ dùng hàng ngoại đắt tiền, đó là xa xỉ và đua đòi không đúng chỗ.
Người Ki-tô hữu cũng là một con người nên cũng có những nhu cầu tối thiếu trong cuộc sống như: học hành, vui chơi, làm việc.v.v…nhưng họ biết thế nào là xa xỉ và thế nào là dùng đồng tiền cho đúng với đời sống của mình, và họ chỉ “xa xỉ” khi đem vật chất tài lực ra để phục vụ tha nhân và giúp đỡ người nghèo mà thôi.
Đó là sự “xa xỉ” của người thấm nhuần tinh thần bác ái của Đức Chúa Giê-su vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ông chủ và khách đang ngồi trò chuyện nơi phòng khách, đầy tớ đem trà đến, trên thân nó không có áo quần, chỉ dùng hai miếng ngói mỏng che đậy trước sau phần dưới thân mà thôi, ở giữa buộc một sợi dây bằng cỏ bện lại.
Ông chủ mắng nó:
- “Có khách đến mà mày làm thể thống gì vậy, sao lại mặc cái áo thô xấu đó, mau đi thay cái áo mỏng lẹ lên!”
Sau đó, đầy tớ tháo hai tấm ngói đậy trên người xuống, thay bằng lá bạc hà và lại đi lên phòng khách.
Khách nói:
- “Ngài tiêu dùng xa xỉ quá!”
Ông chủ hỏi:
- “Xa xỉ chỗ nào?”
Khách trả lời:
- “Tên đầy tớ này của ngài vừa có áo thô vừa có áo mỏng, đó không phải là xa xỉ hay sao?”
Ông chủ nói:
- “Tên đầy tớ này lúc đến nhà tôi, tôi bắt nó phải trở về nhà nó mà ăn cơm, tôi chỉ lo áo quần cho nó mà thôi, nếu không cho nó mặc một bộ và thay một bộ, thì làm sao giữ được nó ở đây chứ!!”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 75:
Có người cơm không có ăn đủ ngày ba bữa, nhưng áo quần thì vải phải thật “xịn” mới mặc, đó là xa hoa và xa xỉ.
Có người đã quyết tâm từ bỏ mọi thú vui hưởng thụ của thế gian, nhưng thức ăn chỉ ăn một lần, chỉ nếm một chút rồi dứt khoát không ăn qua lửa thứ hai dù thức ăn vẫn còn ngon, đó không những là xa xỉ mà con mắc tội với những người nghèo.
Có người đầu tắt mặt tối làm lụng kiếm từng đồng, nhưng dứt khoát không dùng hàng nội, chỉ dùng hàng ngoại đắt tiền, đó là xa xỉ và đua đòi không đúng chỗ.
Người Ki-tô hữu cũng là một con người nên cũng có những nhu cầu tối thiếu trong cuộc sống như: học hành, vui chơi, làm việc.v.v…nhưng họ biết thế nào là xa xỉ và thế nào là dùng đồng tiền cho đúng với đời sống của mình, và họ chỉ “xa xỉ” khi đem vật chất tài lực ra để phục vụ tha nhân và giúp đỡ người nghèo mà thôi.
Đó là sự “xa xỉ” của người thấm nhuần tinh thần bác ái của Đức Chúa Giê-su vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thứ Tư 16/6: Cha sẽ trả công cho ngươi - Lm. Phêrô Trần Văn Thanh. Kính Thánh Giuse
Giáo Hội Năm Châu
22:41 14/06/2021
Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 15-June-2021 theo giờ Việt Nam
PHÚC ÂM: Mt 6, 1-6. 16-18
“Cha ngươi Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho ngươi”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức trước mặt người ta để thiên hạ trông thấy, bằng không, các con mất công phúc nơi Cha các con là Đấng ở trên trời. Vậy khi các con bố thí, thì đừng thổi loa báo trước, như bọn giả hình làm ở nơi hội đường và phố xá, để cho người ta ca tụng họ. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Còn con có bố thí, thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm, để việc con bố thí được giữ kín, và Cha con, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con. “Rồi khi các con cầu nguyện, thì cũng chớ làm như những kẻ giả hình: họ ưa đứng cầu nguyện giữa hội đường và các ngả đàng, để thiên hạ trông thấy. Quả thật, Ta bảo các con: họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi cầu nguyện, thì hãy vào phòng đóng cửa lại mà cầu xin với Cha con, Đấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con. “Khi các con ăn chay, thì đừng làm như bọn giả hình thiểu não: họ làm cho mặt mũi ủ dột, để có vẻ ăn chay trước mặt người ta. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi ăn chay, hãy xức dầu thơm trên đầu và rửa mặt, để thiên hạ không biết con ăn chay, nhưng chỉ tỏ ra cho Cha con Đấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con”.
Đó là lời Chúa.
Một mệnh lệnh, không phải là một chọn lựa
Lm. Minh Anh
23:27 14/06/2021
MỘT MỆNH LỆNH, KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CHỌN LỰA
“Hãy yêu thương thù địch!”.
Trong cuốn “Prokope”, tạm dịch, “Làm Cho Lớn Lên”, Anthony Fortosis nói đến những nghịch lý của Thiên Chúa, “Ngài ăn uống với công chúng và tội nhân để họ không chết đói vì tội lỗi của mình. Trái tim Ngài tan vỡ, để Ngài có thể trói buộc những kẻ tan vỡ. Ngài là con người của nỗi buồn, làm quen với vực sâu của đau buồn, đã trở thành niềm vui của thế giới. Những kẻ chinh phục hùng mạnh với những đội quân hùng hậu và vũ khí khủng khiếp đã tìm cách khuất phục thế giới trong vô vọng, còn Ngài, chinh phục một Vương Quốc rộng lớn với một vũ khí đơn giản là ‘Agapê!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Có thể nói, “Agapê” của Chúa Giêsu, hay bác ái Kitô giáo đạt đến chóp đỉnh của sự mới mẻ triệt để, không ở đâu khác, bằng câu nói vắn gọn của Ngài trong Tin Mừng hôm nay, “Hãy yêu thương thù địch!”. Đó là ‘một mệnh lệnh, không phải là một chọn lựa!’.
Trong tiếng Hy Lạp, khi nói về “tình yêu”, người ta có đến bốn từ ngữ. ‘Storge’, tình yêu giữa cha mẹ và con cái; ‘Aeros’, tình yêu hấp dẫn giữa người nam và người nữ; ‘Philia’, tình yêu giữa những người bạn; cuối cùng, ‘Agapê’, tình nhân ái, tốt lành, chỉ ước muốn điều lành cho người khác.
Trong thư Côrintô hôm nay, thánh Phaolô nói đến ‘Agapê’ nhân ái, tốt lành này. Phaolô kêu gọi lòng quảng đại của tín hữu Côrintô đối với điều mà ngài gọi là ‘công việc của lòng thương xót’. Ngài đề cập đến việc quyên góp từ cộng đoàn Côrintô để giúp các Hội Thánh ở Giêrusalem; đó là những Hội Thánh đang nghèo khó về vật chất, so với các Hội Thánh ngài đã thiết lập. Để thúc đẩy lòng quảng đại của họ, Phaolô nhắc đến sự rộng rãi của cộng đoàn Macêđônia, miền bắc Hy Lạp; bên cạnh đó, ngài còn nói đến sự quảng đại vô song của Chúa Giêsu, Đấng ‘giàu có’ đã ‘trở nên nghèo khó’, “Để nhờ việc nghèo khó của Ngài, anh em nên giàu có”. Ngài kêu gọi tín hữu Côrintô hãy cho đi như Thiên Chúa đã cho, hãy yêu như Thiên Chúa yêu, và đó chính là ‘Agapê’.
Anh Chị em,
Yêu thương kẻ thù, cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ, vu khống, hãm hại chúng ta… là một điều quá khó, vượt sức người. Tự sức chúng ta, chắc chắn không thể làm được điều này; chỉ trong cầu nguyện, với ơn Chúa cùng sự trợ giúp của Ngài mỗi ngày từ trong Thánh Lễ, trong Lời Ngài, chúng ta mới có thể vượt qua để yêu thương như Ngài, Đấng đã sống trọn vẹn ‘Agapê’, đến nỗi chết cho người mình yêu. Trên thập giá, Ngài đã chứng thực điều đó. Vì thế, “Hãy yêu thương thù địch!” giờ đây là ‘một mệnh lệnh, không phải là một chọn lựa’ nếu chúng ta muốn bước theo Ngài. Và chúng ta đừng quên, việc cầu nguyện cho những ai bắt bớ và làm khổ chúng ta, sẽ là phương tiện đưa chúng ta đến gần Chúa, nên giống Chúa, và đó cũng là con đường ngắn nhất để nên thánh.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con có một tấm lòng bao dung như Chúa; cho con biết yêu mến thánh giá đời con, hy sinh và cầu nguyện cho những ai đang ‘bắt bớ con’ cách này cách khác; vì đó sẽ là những công cụ giúp con sớm nên thánh”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Hãy yêu thương thù địch!”.
Trong cuốn “Prokope”, tạm dịch, “Làm Cho Lớn Lên”, Anthony Fortosis nói đến những nghịch lý của Thiên Chúa, “Ngài ăn uống với công chúng và tội nhân để họ không chết đói vì tội lỗi của mình. Trái tim Ngài tan vỡ, để Ngài có thể trói buộc những kẻ tan vỡ. Ngài là con người của nỗi buồn, làm quen với vực sâu của đau buồn, đã trở thành niềm vui của thế giới. Những kẻ chinh phục hùng mạnh với những đội quân hùng hậu và vũ khí khủng khiếp đã tìm cách khuất phục thế giới trong vô vọng, còn Ngài, chinh phục một Vương Quốc rộng lớn với một vũ khí đơn giản là ‘Agapê!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Có thể nói, “Agapê” của Chúa Giêsu, hay bác ái Kitô giáo đạt đến chóp đỉnh của sự mới mẻ triệt để, không ở đâu khác, bằng câu nói vắn gọn của Ngài trong Tin Mừng hôm nay, “Hãy yêu thương thù địch!”. Đó là ‘một mệnh lệnh, không phải là một chọn lựa!’.
Trong tiếng Hy Lạp, khi nói về “tình yêu”, người ta có đến bốn từ ngữ. ‘Storge’, tình yêu giữa cha mẹ và con cái; ‘Aeros’, tình yêu hấp dẫn giữa người nam và người nữ; ‘Philia’, tình yêu giữa những người bạn; cuối cùng, ‘Agapê’, tình nhân ái, tốt lành, chỉ ước muốn điều lành cho người khác.
Trong thư Côrintô hôm nay, thánh Phaolô nói đến ‘Agapê’ nhân ái, tốt lành này. Phaolô kêu gọi lòng quảng đại của tín hữu Côrintô đối với điều mà ngài gọi là ‘công việc của lòng thương xót’. Ngài đề cập đến việc quyên góp từ cộng đoàn Côrintô để giúp các Hội Thánh ở Giêrusalem; đó là những Hội Thánh đang nghèo khó về vật chất, so với các Hội Thánh ngài đã thiết lập. Để thúc đẩy lòng quảng đại của họ, Phaolô nhắc đến sự rộng rãi của cộng đoàn Macêđônia, miền bắc Hy Lạp; bên cạnh đó, ngài còn nói đến sự quảng đại vô song của Chúa Giêsu, Đấng ‘giàu có’ đã ‘trở nên nghèo khó’, “Để nhờ việc nghèo khó của Ngài, anh em nên giàu có”. Ngài kêu gọi tín hữu Côrintô hãy cho đi như Thiên Chúa đã cho, hãy yêu như Thiên Chúa yêu, và đó chính là ‘Agapê’.
Trong cuốn sách của mình, “Tình Yêu và Trách Nhiệm”, Karol Wojtyla nhận xét, yêu một người bằng tình nhân ái thực sự, là ‘ước ao Thiên Chúa’ cho người đó, vì Thiên Chúa là điều tốt lành tối cao của mỗi một con người. Chính tình yêu nhân từ, tốt lành này mà Chúa Kitô yêu cầu những ai theo Ngài đi một bước xa hơn, đem những người thù địch của mình về cho Thiên Chúa; hoặc nói như vị thánh Giáo Hoàng, “ước ao Thiên Chúa” cho chính họ, “Hãy cầu nguyện cho những ai bắt bớ và nguyền rủa các con”. Lời kêu gọi này là ‘một mệnh lệnh, không phải là một lựa chọn!’. Cầu nguyện cho kẻ thù là phương thế giúp chúng ta đạt được chiều sâu của tình yêu. Vì thế, mệnh lệnh này không chỉ yêu cầu chúng ta “đừng chống lại với kẻ hung ác” nhưng còn phải cầu nguyện cho họ. Cầu nguyện cho người có tội với chúng ta là một hành động của lòng bác ái và sự hào phóng lớn nhất. Đó cũng là cách cư xử thiết thực noi gương lòng thương xót dồi dào của Thiên Chúa, “Đấng khiến mặt trời mọc lên cho người lành kẻ dữ, và cho mưa xuống trên người liêm khiết cũng như kẻ bất lương!”. Vì lý do đó, việc cầu nguyện cho kẻ bắt bớ sẽ hoàn toàn biến đổi nội tâm, biến đổi linh hồn chúng ta để chúng ta được hân hoan ca tụng Thiên Chúa, như lời Thánh Vịnh đáp ca hôm nay biểu lộ, “Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Thiên Chúa!”. Và như thế, chúng ta trở nên thánh thiện, hoàn hảo như Cha trên trời như Chúa Giêsu mong muốn, “Các con hãy nên hoàn hảo như Cha các con trên trời là Đấng hoàn hảo!”.
Anh Chị em,
Yêu thương kẻ thù, cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ, vu khống, hãm hại chúng ta… là một điều quá khó, vượt sức người. Tự sức chúng ta, chắc chắn không thể làm được điều này; chỉ trong cầu nguyện, với ơn Chúa cùng sự trợ giúp của Ngài mỗi ngày từ trong Thánh Lễ, trong Lời Ngài, chúng ta mới có thể vượt qua để yêu thương như Ngài, Đấng đã sống trọn vẹn ‘Agapê’, đến nỗi chết cho người mình yêu. Trên thập giá, Ngài đã chứng thực điều đó. Vì thế, “Hãy yêu thương thù địch!” giờ đây là ‘một mệnh lệnh, không phải là một chọn lựa’ nếu chúng ta muốn bước theo Ngài. Và chúng ta đừng quên, việc cầu nguyện cho những ai bắt bớ và làm khổ chúng ta, sẽ là phương tiện đưa chúng ta đến gần Chúa, nên giống Chúa, và đó cũng là con đường ngắn nhất để nên thánh.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con có một tấm lòng bao dung như Chúa; cho con biết yêu mến thánh giá đời con, hy sinh và cầu nguyện cho những ai đang ‘bắt bớ con’ cách này cách khác; vì đó sẽ là những công cụ giúp con sớm nên thánh”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
My life is a miracle: Tự thuật của nữ tu được chữa lành tức khắc và triệt để như trong Thánh Kinh
Đặng Tự Do
05:13 14/06/2021
“My Life Is a Miracle” nghĩa là “Đời Tôi Là Một Phép Lạ” sẽ khơi dậy lòng nhiệt thành nơi bất kỳ trái tim mệt mỏi nào, và đề xuất những điều kỳ diệu thực sự cho bất kỳ người hoài nghi nào.
“Tôi chưa bao giờ cảm thấy một cường độ tinh thần như vậy. Ở Lộ Đức, một điều gì đó thực sự đã xảy ra rất sâu trong tôi, một điều gì đó vô hình nhưng rất thực. Cứ như thể có điều gì đó trong tôi”.
Là một tín hữu Công Giáo từ khi lọt lòng mẹ, nữ tu Bernadette Moriau kể lại, trong cuốn hồi ký mới này, một câu chuyện chữa lành đáng kinh ngạc từ Lộ Đức. Sơ ấy kể câu chuyện về một phép lạ chỉ xảy ra cách đây vài năm.
Được chẩn đoán mắc chứng đau lưng mãn tính vào năm 1966, khi mới 27 tuổi, sơ Bernadette từ lâu đã cảm nhận được ảnh hưởng của bệnh tật đối với cuộc sống của mình. Sơ bị đau dây thần kinh tọa cấp tính và các bệnh lý khác, khiến sơ phải ngừng hành nghề y tá vào năm 1975. Sau 40 năm chống chọi với bệnh tật, các bác sĩ khuyến khích sơ tham gia cuộc hành hương của giáo phận đến Lộ Đức.
Chuyến thăm không phải là chuyến đi đầu tiên của sơ Bernadette đến Lộ Đức, nhưng đây là chuyến đi đầu tiên của sơ với tư cách là một bệnh nhân hành hương. Chuyến du lịch thật đau khổ. Cô kể lại, “May mắn thay, morphin làm dịu cơn đau. Tôi cho phép mình tăng liều một chút để giúp ích cho cuộc hành trình này”.
Đối với Nữ tu Bernadette, Lộ Đức là một nơi bình yên. “Tôi luôn bị ấn tượng bởi sự yên bình của nơi này, sự tĩnh lặng của nó. Ở đó trong hang đá là sức mạnh tĩnh lặng của Chúa. Một sự hiện diện bất di bất dịch, tâm linh, thần bí, tất cả đều có thể đến đó. Chúa gần gũi với những người bé nhỏ, nghèo hèn, và những người đau khổ”.
Sơ đã từng đến Lộ Đức trước đây. Lần này, sơ đã cam chịu sự đau khổ của mình. Sơ đến Lộ Đức không phải để chữa bệnh, nhưng để cầu nguyện, cầu xin Chúa cho sự hoán cải của trái tim và sức mạnh để tiếp tục.
Mô tả những cuộc rước kiệu của các bệnh nhân nổi tiếng ở Lộ Đức, Nữ tu Bernadette nói, “Đoàn rước kỳ lạ, gần như một đoàn rước kỳ dị với những chiếc nạng thò ra mọi ngả, với những tình nguyện viên tuyệt vời đẩy hoặc kéo và luôn nở một nụ cười - đó là gì? Đó là chuyến tàu của Hy vọng. Hy vọng có lẽ là ân sủng lớn nhất mà những người hành hương nhận được tại Lộ Đức, khi biết được sự chữa lành và lòng thương xót của Thiên Chúa, đặc biệt qua bí tích thống hối.
Khi ở Lộ Đức, Nữ tu Bernadette đã cảm nhận được một điều mà sơ mô tả như một kinh nghiệm thần bí trong cuộc rước Thánh Thể buổi tối. Sơ viết, “Tại thời điểm vị giám mục ban phép lành cho tôi, Chúa Kitô đã yêu cầu tôi tận sâu trong trái tim tôi hãy dâng cho Ngài tất cả mọi thứ. Mọi điều. Không giữ lại được gì cho bản thân mình. Không mong đợi gì cả: Không mong sự thoải mái, không mong được hết bệnh. Nhưng trao toàn bộ bản thân cho Người. Trao ra, chứ không phải để lấy”.
Chưa bao giờ sơ có kinh nghiệm về Chúa như vậy. Sơ hài lòng trở về nhà, vì đã nhận được ân sủng đặc biệt là sự hiện diện và bình an của Người.
Đến ngày 11 tháng 7 năm 2008, Nữ tu Bernadette đã trở về nhà trong tu viện của mình. Trong khi cầu nguyện vào buổi tối hôm đó, một điều kỳ lạ đã xảy ra. “ Tôi cảm thấy cơ thể được thư giãn tuyệt vời, giống như một luồng hơi ấm từ trái tim tôi tràn ngập mọi thứ. Sự ấm áp đó tràn ngập trong tôi. Tôi không biết chuyện gì đang xảy ra với mình. Tôi đã tiếp tục cầu nguyện”.
Sau đó, sơ trở về phòng của mình. Sơ viết tiếp: “Và ở đó tôi nghe thấy một giọng nói bên trong nói với tôi: 'Hãy tháo nạng của con ra.' Tôi nghĩ ngay đến những lời của Chúa Giêsu Kitô nói trong Tin Mừng: 'Hãy đứng dậy, lấy chiếu lên và bước đi.' Không một chút do dự, không một chút suy nghĩ về những gì đang xảy ra với mình, tôi cởi bỏ tất cả đồ dùng của mình: nẹp chân, áo nịt quanh bụng, tất cả. Tôi cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh.” Ngay lập tức, sơ ấy đã được chữa lành.
Điểm đặc sắc của hồi ký Sơ Bernadette là sơ kể lại toàn bộ quá trình. Sơ không chỉ kể câu chuyện về phép lạ đã diễn ra với mình mà còn kể về cảm giác khi bắt đầu chia sẻ câu chuyện của mình. Sự ngạc nhiên của sơ, nhiệt tình của sơ, tình yêu của sơ đối với Chúa Kitô và Giáo hội có sức lan tỏa.
Độc giả sẽ rất thích thú khi Sơ Bernadette kể lại lần đầu tiên sơ đến gặp các bác sĩ đã kiểm soát tình trạng của sơ trong nhiều năm. Họ há hốc mồm khám phá ra rằng sơ đã được chữa lành chỉ sau một đêm. Cảm động hơn cả là những cuộc gặp gỡ của sơ với Đức Giám Mục địa phương và những người sơ gặp trên đường phố.
Khoảng 7,400 trường hợp đã được báo cáo với văn phòng y tế chính thức tại Lộ Đức trong hơn 135 năm. Chỉ có 70 trường hợp trong số đó được Giáo hội công nhận là những trường hợp chữa lành kỳ diệu đích thực.
Nữ tu Bernadette không phải là nhà thần học hay nhà thuyết giáo. Cuốn sách của sơ với các ý nghĩ đơn sơ đưa ra những nhận xét đúng đắn và định hướng người đọc đến những khía cạnh sâu sắc nhất, ý nghĩa nhất của cuộc sống. “Khi bạn mắc một căn bệnh hiểm nghèo, dù là thể chất hay tâm lý, bạn biết rất rõ rằng sự thật của một con người, không phải là vẻ bề ngoài, hình ảnh hay vị thế xã hội của họ, mà là ngôi nhà bên trong của họ, nơi chứa đựng con người sâu sắc nhất của họ. Kiến thức này giúp bạn chống lại việc coi thường hoặc đưa ra những phán xét thiếu cẩn trọng về người khác. Bạn nhìn họ như họ vốn có, đơn giản và không bị ảnh hưởng bởi các định kiến.”
Sơ đưa ra một lời tuyên bố liên tục về hy vọng, rằng hy vọng là điều sơ ấy tìm kiếm đầu tiên ở Lộ Đức. “Chúng ta thường trở nên sa lầy trong những tình huống cực đoan, cứng đờ, kiệt sức, gần như chết, như cành cây cuối mùa đông. Chúng ta không có ý tưởng về cuộc đời ẩn bên dưới đã là thứ gỗ chết, hoặc là năng lực của một nụ hoa đang trở thành một nhánh mới. Tuy nhiên, không có tình huống nào là hoàn toàn ảm đạm. Chúng ta cần biết cách phát hiện những chồi non xanh tốt, để thấy rằng một khởi đầu mới là hoàn toàn có thể”.
Sự chữa lành tức thời của Nữ tu Bernadette đã được Giáo Hội Công Giáo chính thức tuyên bố là phép lạ vào ngày 11 tháng 2 năm 2018. Lời chứng của sơ sẽ truyền cảm hứng cho bất kỳ trái tim mệt mỏi nào và các chi tiết khoa học đáng suy nghĩ sẽ đề xuất những điều kỳ diệu thực sự cho bất kỳ người hoài nghi nào.
Source:Aleteia
Nhà khoa học bất khả tri đoạt giải Nobel nói Những điều kỳ diệu ở Lộ Đức là không thể giải thích được
Đặng Tự Do
05:16 14/06/2021
Có hàng ngàn “sự chữa lành không thể giải thích được” đã được báo cáo hàng năm tại đền thánh Đức Mẹ ở Lộ Đức, bên Pháp, là một trong những đền thờ được viếng thăm nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên, chỉ một số ít những “sự chữa lành” này được Giáo hội coi là phép lạ thực sự. Các tiêu chí để được công nhận là vô cùng nghiêm ngặt.
Nhiều người bác bỏ toàn bộ hiện tượng, không nhận thức được sự nghiêm ngặt của các nghiên cứu của Giáo hội và không biết về cách Giáo hội xác nhận hoặc bác bỏ hàng ngàn “phép lạ hiển nhiên” được báo cáo để kiểm tra. Đối với nhiều người, khái niệm “phép lạ” chỉ là cách nói của các lang băm, thiếu cơ sở khoa học.
Thái độ này của một số người tự nhận là “trí thức” trái ngược với quan điểm tôn trọng của một số chuyên gia có uy tín như bác sĩ người Pháp Luc Montagnier, là người đã nhận giải Nobel Y học năm 2008. Ông cũng là người đã phát hiện ra vi khuẩn HIV.
Từng là giám đốc của Viện Pasteur, nhà khoa học lỗi lạc này đã đưa ra ý kiến của mình về những phép lạ ở Lộ Đức trong cuốn sách Le Nobel et le Moine, nghĩa là Người đoạt giải Nobel và một linh mục, trong đó ông trò chuyện với Cha Michel Niassaut, dòng Xitô Nhặt Phép.
Khi cuộc trò chuyện chuyển sang sự chữa lành không thể giải thích được ở Lộ Đức và Cha Michel hỏi bác sĩ ý kiến của ông, trong tư cách một người không tin, như thế nào, Montagnier trả lời: “Khi một hiện tượng không thể giải thích được, nếu nó thực sự tồn tại, thì không có lý do gì để phủ nhận nó”.
Nếu hiện tượng tồn tại, thì có ích gì khi phủ nhận nó? Nó nên được nghiên cứu, chứ không nên phủ nhận. Montaigner khẳng định rằng “trong những điều kỳ diệu của Lộ Đức, có điều gì đó không thể giải thích được,” và ông bác bỏ quan điểm của một số nhà khoa học, những người “phạm phải lỗi từ chối những gì họ không hiểu. Tôi không thích thái độ này. Tôi thường trích dẫn lời nhà vật lý thiên văn Carl Sagan, 'Sự vắng mặt của bằng chứng không phải là bằng chứng của sự vắng mặt.'“
Montagnier tiếp tục, “Theo như những điều kỳ diệu ở Lộ Đức mà tôi đã nghiên cứu, tôi tin rằng nó thực sự là một điều gì đó không thể giải thích được”.
“Tôi không có lời giải thích cho những điều kỳ diệu này, và tôi nhận ra rằng có những phương pháp chữa bệnh không nằm trong giới hạn hiện tại của khoa học”.
Source:Aleteia
Breaking News: Tòa Thánh bác bỏ khả năng ông Joe Biden tham dự thánh lễ buổi sáng với Đức Thánh Cha tại Santa Marta
Đặng Tự Do
18:45 14/06/2021
Một nguồn tin đáng tin cậy của Vatican cho Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, biết việc ông Joe Biden tham dự thánh lễ ban sáng với Đức Thánh Cha Phanxicô đã bị loại khỏi kế hoạch của cuộc gặp gỡ vào ngày 15/6 của hai nhà lãnh đạo.
Ông Joe Biden, người đang ở Âu Châu để tham dự một số cuộc họp cấp cao, sẽ cất cánh vào sáng ngày 15 tháng 6 để gặp Đức Thánh Cha Phanxicô với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ. Ban đầu, đoàn tùy tùng của Tổng thống đã yêu cầu Tòa Thánh cho ông Biden tham dự Thánh lễ với Đức Giáo Hoàng vào sáng sớm, nhưng đề xuất này đã bị Vatican từ chối sau khi xem xét tác động của việc Đức Giáo Hoàng cho Tổng thống Biden rước lễ sẽ ảnh hưởng đến các cuộc thảo luận mà Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB đang lên kế hoạch. Trong cuộc họp của các ngài bắt đầu từ Thứ Tư, ngày 16 tháng 6. Các giám mục Hoa Kỳ dự kiến sẽ bỏ phiếu về việc thành lập một ủy ban soạn thảo một tài liệu về tính nhất quán của Thánh Thể.
Ông Joe Biden sẽ đi từ Brussels, nơi ông tham dự cuộc họp G7 đến Vatican, và sẽ bay ngược trở lại Geneva để tham dự hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 16/6.
Ông Joe Biden, khi còn là phó tổng thống, đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2015, khi Đức Giáo Hoàng đến thăm Hoa Kỳ để tham dự cuộc họp Thế giới của các Gia đình ở Philadelphia.
Năm sau, vào ngày 29 tháng 4 năm 2016, Ông Biden đã đến Vatican để tham dự hội nghị thượng đỉnh về y học tái tạo, nơi ông đã ca ngợi Đức Thánh Cha Phanxicô và ủng hộ việc thúc đẩy toàn cầu việc chữa bệnh ung thư.
Ông Biden đã mở đầu bài phát biểu của mình tại Vatican bằng cách nhớ lại khi đến thăm Hoa Kỳ vào tháng 9 trước đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã an ủi ông như thế nào sau sự ra đi của con trai cả của ông là Beau, người đã qua đời vào mùa hè trước đó ở tuổi 46 vì ung thư não.
Source:Catholic News AgencyBREAKING: Morning Mass nixed from June 15 Pope Francis-Biden meeting
Ông Joe Biden, người đang ở Âu Châu để tham dự một số cuộc họp cấp cao, sẽ cất cánh vào sáng ngày 15 tháng 6 để gặp Đức Thánh Cha Phanxicô với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ. Ban đầu, đoàn tùy tùng của Tổng thống đã yêu cầu Tòa Thánh cho ông Biden tham dự Thánh lễ với Đức Giáo Hoàng vào sáng sớm, nhưng đề xuất này đã bị Vatican từ chối sau khi xem xét tác động của việc Đức Giáo Hoàng cho Tổng thống Biden rước lễ sẽ ảnh hưởng đến các cuộc thảo luận mà Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB đang lên kế hoạch. Trong cuộc họp của các ngài bắt đầu từ Thứ Tư, ngày 16 tháng 6. Các giám mục Hoa Kỳ dự kiến sẽ bỏ phiếu về việc thành lập một ủy ban soạn thảo một tài liệu về tính nhất quán của Thánh Thể.
Ông Joe Biden sẽ đi từ Brussels, nơi ông tham dự cuộc họp G7 đến Vatican, và sẽ bay ngược trở lại Geneva để tham dự hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 16/6.
Ông Joe Biden, khi còn là phó tổng thống, đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2015, khi Đức Giáo Hoàng đến thăm Hoa Kỳ để tham dự cuộc họp Thế giới của các Gia đình ở Philadelphia.
Năm sau, vào ngày 29 tháng 4 năm 2016, Ông Biden đã đến Vatican để tham dự hội nghị thượng đỉnh về y học tái tạo, nơi ông đã ca ngợi Đức Thánh Cha Phanxicô và ủng hộ việc thúc đẩy toàn cầu việc chữa bệnh ung thư.
Ông Biden đã mở đầu bài phát biểu của mình tại Vatican bằng cách nhớ lại khi đến thăm Hoa Kỳ vào tháng 9 trước đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã an ủi ông như thế nào sau sự ra đi của con trai cả của ông là Beau, người đã qua đời vào mùa hè trước đó ở tuổi 46 vì ung thư não.
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha nói qua người nghèo, chúng ta khám phá ra khuôn mặt thật của Chúa Cha
Thanh Quảng sdb
19:06 14/06/2021
Đức Thánh Cha nói qua người nghèo, chúng ta khám phá ra khuôn mặt thật của Chúa Cha
Đức Thánh Cha Phanxicô công bố sứ điệp Ngày Thế giới về Người nghèo lần thứ năm trong đó ĐTC nhấn mạnh tới sự cần thiết của việc hoán cải và cách tiếp cận, nhằm chống lại những hình thức nghèo đói mới trên thế giới và thúc đẩy sự tự do cần thiết để sống một cuộc sống sung mãn tùy theo khả năng của mỗi người.
(Tin Vatican)
Chủ đề của Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ năm là “Người nghèo mà bạn sẽ luôn có bên mình” được trích từ phúc âm thánh Marcô. Đức Thánh Cha Phanxicô công bố thông điệp cho lễ kỷ niệm hàng năm vào thứ Hai, trước ngày lễ kỷ niệm dự kiến mừng vào ngày 14 tháng 11, Chủ nhật thứ ba mươi ba Quanh Năm...
Hai cách giải thích
Lấy cảm hứng chủ đề từ Phúc âm thánh Marcô 14:7, ĐTC Phanxicô lưu ý rằng Chúa Giêsu nói trong một bữa ăn ở Bêtania, nhà của Simon người phung, một vài ngày trước Lễ Vượt Qua, khi một người phụ nữ bước vào với một bình thuốc thơm quý, đổ lên đầu Chúa Giêsu, khiến mọi người kinh ngạc và đưa đến hai phản ứng:
Phản ứng đầu tiên là phẫn nộ: trước một bình dầu thơm quí, một số người có mặt, bao gồm cả các tông đồ, cảm thấy lãng phí, đáng lẽ phải bán đi và lấy số tiền đó mà bố thí cho người nghèo! Đặc biệt, Giuđa đã lớn tiếng, “không phải vì hắn quan tâm đến người nghèo, mà vì hắn là một tên trộm” và hay biển thủ tiền quỹ...
Phản ứng thứ hai là của Chúa Giêsu, đánh giá cao ý nghĩa hành động của người phụ nữ. Chúa yêu cầu để cô ấy làm, “một hành vi dự phóng trước việc xức dầu cho ‘thân xác bất động’ của Chúa trước khi được mai táng trong huyệt mộ”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét: “Chúa Giêsu nhắc nhở họ rằng ngài là người đầu tiên trong số những người nghèo, người nghèo nhất trong những người nghèo, bởi vì ngài đại diện cho họ. Cũng chính vì lợi ích của người nghèo, người cô đơn, bị thiệt thòi và nạn nhân của sự phân biệt đối xử, mà Con Thiên Chúa đã chấp nhận hành vi của người phụ nữ!”
ĐTC nói thêm rằng người phụ nữ vô danh này là đại diện cho tất cả các phụ nữ của nhiều thế kỷ "những người bị câm lặng và chịu bao bạo lực." Sau đó, Chúa Giêsu tiếp tục liên kết cô với sứ mệnh loan báo Tin Mừng: “Thật, Thầy nói cho anh em biết, bất cứ nơi nào Tin Mừng được loan báo, thì việc cô ấy làm sẽ được thuật lại để tưởng nhớ đến cô ấy” (Mc 14: 9).
Đức Thánh Cha nói: “Sự đồng cảm giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ nói nên mối liên hệ không thể tách rời giữa Chúa Giêsu, người nghèo và việc loan báo Tin Mừng.”
Quan tâm đến người nghèo
ĐTC Phanxicô lưu ý: “Khuôn mặt của Thiên Chúa được Chúa Giêsu mạc khải là diện mạo một người Cha quan tâm và gần gũi với người nghèo.
Cho nên “người nghèo, luôn luôn có ở mọi thời, mọi nơi và việc truyền giáo của chúng ta, giúp chúng ta khám phá ra khuôn mặt thật của Chúa Cha theo những cách thức mới.” Chúng ta được mời gọi khám phá ra Chúa Kitô nơi họ, lắng nghe, hiểu biết và chào đón họ vì “Chúa Giêsu không chỉ đứng về phía người nghèo mà còn chia sẻ kiếp nghèo của họ”.
Quay trở lại chủ đề của sứ điệp của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo rằng sự hiện diện thường xuyên của người nghèo đừng làm chúng ta ra thờ ơ, “thay vào đó, hãy chia sẻ cuộc sống với họ!”.
ĐTC nói: Sự khác biệt giữa các hành động từ thiện và chia sẻ là các hành động từ thiện thì có một người cho và một người nhận, trong khi chia sẻ thì phát xuất từ tình huynh đệ.
Hoán cải
Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới sự cần thiết phải làm theo lời mời gọi của Chúa là “hãy hoán cải và tin vào Tin Mừng” (Mc 1:15). ĐTC nói thêm rằng việc hoán cải này bao gồm việc “mở rộng lòng chúng ta để nhận ra nhiều hình thức nghèo khó khác nhau và biểu lộ Nước Thiên Chúa qua một lối sống phù hợp với đức tin mà chúng ta tuyên xưng.”
ĐTC giải thích rằng việc làm tông đồ Kitô giáo đòi hỏi một quyết tâm không tích lũy kho báu trần gian mà là chấp nhận một sự sẵn sàng “giải thoát ta khỏi những gì ngăn cản chúng ta tiến đạt hạnh phúc đích thực và bền lâu, không hề bị phá hủy bởi bất cứ ai hay bất cứ điều gì.”
Về vấn đề này, “Tin Mừng của Chúa Kitô kêu gọi chúng ta bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đối với người nghèo và nhận ra những hình thức nghèo đói mới.”
Đại dịch do Covid-19 gây ra
Trước những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra - một “dấu hiệu của nghèo đói - tiếp tục ảnh hưởng đến hàng triệu người, đặc biệt là những người nghèo một cách không cân xứng, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh “đến nhu cầu rõ ràng là phải tìm ra những phương tiện phù hợp nhất chống lại vi rút ở cấp độ toàn cầu chứ không chỉ nhắm vào lợi ích quốc gia hay đảng phái”.
“Điều cấp bách là phải giải quyết nạn thất nghiệp, chú ý tới một số quốc gia đang phải gánh chịu những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng của đại dịch, những người dân dễ bị tổn thương vì thiếu “các nhu yếu phẩm cơ bản”.
Câu trả lời cụ thể
“Làm thế nào chúng ta có thể đưa ra một phản ứng hữu hình cho hàng triệu người nghèo?
Trước vấn nạn này, ĐTC đề xuất các bước cụ thể, cần phải có “các quá trình phát triển trong đó khả năng mọi người được đề cao và bổ sung các kỹ năng và sự đa dạng của các vai trò dẫn đến một nguồn lực chung” bởi vì “nghèo đói không phải là kết quả của số phận, nhưng đó là kết quả của sự ích kỷ” và “lối sống chủ nghĩa cá nhân tạo ra đói nghèo, đổ cho người nghèo phải chịu trách nhiệm về tình trạng của họ”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tới sự cần thiết phải có một cách tiếp cận khác đối với sự nghèo đói, điều này sẽ thúc đẩy chúng ta “lập ra một kế hoạch sáng tạo, nhằm tăng cường sự tự do cần thiết để sống một cuộc sống viên mãn tùy theo khả năng của mỗi người”.
Kết luận thông điệp của mình, Đức Thánh Cha bày tỏ hy vọng rằng Ngày Thế giới Người nghèo sẽ được các Giáo hội địa phương phát huy, ý thức và “truyền cảm hứng cho phong trào truyền bá Phúc âm, thương cứu giúp người nghèo ở bất cứ lúc nào và ở đâu.” ĐTC lưu ý mọi người đừng đợi người nghèo gõ cửa nhà chúng ta, nhưng hãy khẩn trương, đi bước trước tiếp cận vơi họ ngay trong gia đình của họ, trong các bệnh viện và trên các hè phố…
Đức Thánh Cha Phanxicô công bố sứ điệp Ngày Thế giới về Người nghèo lần thứ năm trong đó ĐTC nhấn mạnh tới sự cần thiết của việc hoán cải và cách tiếp cận, nhằm chống lại những hình thức nghèo đói mới trên thế giới và thúc đẩy sự tự do cần thiết để sống một cuộc sống sung mãn tùy theo khả năng của mỗi người.
(Tin Vatican)
Chủ đề của Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ năm là “Người nghèo mà bạn sẽ luôn có bên mình” được trích từ phúc âm thánh Marcô. Đức Thánh Cha Phanxicô công bố thông điệp cho lễ kỷ niệm hàng năm vào thứ Hai, trước ngày lễ kỷ niệm dự kiến mừng vào ngày 14 tháng 11, Chủ nhật thứ ba mươi ba Quanh Năm...
Hai cách giải thích
Lấy cảm hứng chủ đề từ Phúc âm thánh Marcô 14:7, ĐTC Phanxicô lưu ý rằng Chúa Giêsu nói trong một bữa ăn ở Bêtania, nhà của Simon người phung, một vài ngày trước Lễ Vượt Qua, khi một người phụ nữ bước vào với một bình thuốc thơm quý, đổ lên đầu Chúa Giêsu, khiến mọi người kinh ngạc và đưa đến hai phản ứng:
Phản ứng đầu tiên là phẫn nộ: trước một bình dầu thơm quí, một số người có mặt, bao gồm cả các tông đồ, cảm thấy lãng phí, đáng lẽ phải bán đi và lấy số tiền đó mà bố thí cho người nghèo! Đặc biệt, Giuđa đã lớn tiếng, “không phải vì hắn quan tâm đến người nghèo, mà vì hắn là một tên trộm” và hay biển thủ tiền quỹ...
Phản ứng thứ hai là của Chúa Giêsu, đánh giá cao ý nghĩa hành động của người phụ nữ. Chúa yêu cầu để cô ấy làm, “một hành vi dự phóng trước việc xức dầu cho ‘thân xác bất động’ của Chúa trước khi được mai táng trong huyệt mộ”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét: “Chúa Giêsu nhắc nhở họ rằng ngài là người đầu tiên trong số những người nghèo, người nghèo nhất trong những người nghèo, bởi vì ngài đại diện cho họ. Cũng chính vì lợi ích của người nghèo, người cô đơn, bị thiệt thòi và nạn nhân của sự phân biệt đối xử, mà Con Thiên Chúa đã chấp nhận hành vi của người phụ nữ!”
ĐTC nói thêm rằng người phụ nữ vô danh này là đại diện cho tất cả các phụ nữ của nhiều thế kỷ "những người bị câm lặng và chịu bao bạo lực." Sau đó, Chúa Giêsu tiếp tục liên kết cô với sứ mệnh loan báo Tin Mừng: “Thật, Thầy nói cho anh em biết, bất cứ nơi nào Tin Mừng được loan báo, thì việc cô ấy làm sẽ được thuật lại để tưởng nhớ đến cô ấy” (Mc 14: 9).
Đức Thánh Cha nói: “Sự đồng cảm giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ nói nên mối liên hệ không thể tách rời giữa Chúa Giêsu, người nghèo và việc loan báo Tin Mừng.”
Quan tâm đến người nghèo
ĐTC Phanxicô lưu ý: “Khuôn mặt của Thiên Chúa được Chúa Giêsu mạc khải là diện mạo một người Cha quan tâm và gần gũi với người nghèo.
Cho nên “người nghèo, luôn luôn có ở mọi thời, mọi nơi và việc truyền giáo của chúng ta, giúp chúng ta khám phá ra khuôn mặt thật của Chúa Cha theo những cách thức mới.” Chúng ta được mời gọi khám phá ra Chúa Kitô nơi họ, lắng nghe, hiểu biết và chào đón họ vì “Chúa Giêsu không chỉ đứng về phía người nghèo mà còn chia sẻ kiếp nghèo của họ”.
Quay trở lại chủ đề của sứ điệp của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo rằng sự hiện diện thường xuyên của người nghèo đừng làm chúng ta ra thờ ơ, “thay vào đó, hãy chia sẻ cuộc sống với họ!”.
ĐTC nói: Sự khác biệt giữa các hành động từ thiện và chia sẻ là các hành động từ thiện thì có một người cho và một người nhận, trong khi chia sẻ thì phát xuất từ tình huynh đệ.
Hoán cải
Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới sự cần thiết phải làm theo lời mời gọi của Chúa là “hãy hoán cải và tin vào Tin Mừng” (Mc 1:15). ĐTC nói thêm rằng việc hoán cải này bao gồm việc “mở rộng lòng chúng ta để nhận ra nhiều hình thức nghèo khó khác nhau và biểu lộ Nước Thiên Chúa qua một lối sống phù hợp với đức tin mà chúng ta tuyên xưng.”
ĐTC giải thích rằng việc làm tông đồ Kitô giáo đòi hỏi một quyết tâm không tích lũy kho báu trần gian mà là chấp nhận một sự sẵn sàng “giải thoát ta khỏi những gì ngăn cản chúng ta tiến đạt hạnh phúc đích thực và bền lâu, không hề bị phá hủy bởi bất cứ ai hay bất cứ điều gì.”
Về vấn đề này, “Tin Mừng của Chúa Kitô kêu gọi chúng ta bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đối với người nghèo và nhận ra những hình thức nghèo đói mới.”
Đại dịch do Covid-19 gây ra
Trước những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra - một “dấu hiệu của nghèo đói - tiếp tục ảnh hưởng đến hàng triệu người, đặc biệt là những người nghèo một cách không cân xứng, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh “đến nhu cầu rõ ràng là phải tìm ra những phương tiện phù hợp nhất chống lại vi rút ở cấp độ toàn cầu chứ không chỉ nhắm vào lợi ích quốc gia hay đảng phái”.
“Điều cấp bách là phải giải quyết nạn thất nghiệp, chú ý tới một số quốc gia đang phải gánh chịu những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng của đại dịch, những người dân dễ bị tổn thương vì thiếu “các nhu yếu phẩm cơ bản”.
Câu trả lời cụ thể
“Làm thế nào chúng ta có thể đưa ra một phản ứng hữu hình cho hàng triệu người nghèo?
Trước vấn nạn này, ĐTC đề xuất các bước cụ thể, cần phải có “các quá trình phát triển trong đó khả năng mọi người được đề cao và bổ sung các kỹ năng và sự đa dạng của các vai trò dẫn đến một nguồn lực chung” bởi vì “nghèo đói không phải là kết quả của số phận, nhưng đó là kết quả của sự ích kỷ” và “lối sống chủ nghĩa cá nhân tạo ra đói nghèo, đổ cho người nghèo phải chịu trách nhiệm về tình trạng của họ”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tới sự cần thiết phải có một cách tiếp cận khác đối với sự nghèo đói, điều này sẽ thúc đẩy chúng ta “lập ra một kế hoạch sáng tạo, nhằm tăng cường sự tự do cần thiết để sống một cuộc sống viên mãn tùy theo khả năng của mỗi người”.
Kết luận thông điệp của mình, Đức Thánh Cha bày tỏ hy vọng rằng Ngày Thế giới Người nghèo sẽ được các Giáo hội địa phương phát huy, ý thức và “truyền cảm hứng cho phong trào truyền bá Phúc âm, thương cứu giúp người nghèo ở bất cứ lúc nào và ở đâu.” ĐTC lưu ý mọi người đừng đợi người nghèo gõ cửa nhà chúng ta, nhưng hãy khẩn trương, đi bước trước tiếp cận vơi họ ngay trong gia đình của họ, trong các bệnh viện và trên các hè phố…
Văn Hóa
Blaise Pascal và việc bênh vực Kitô giáo: Nguyên văn Phần II trong Pensées, Mục IX
Vũ Văn An
19:54 14/06/2021
MỤC IX. Các hình bóng; lề luật cũ có nghĩa bóng.
I. Có những hình bóng rõ ràng và có tính minh chứng; nhưng có những hình bóng khác có vẻ kém tự nhiên hơn, và chỉ có tính minh chứng đối với những người đã được thuyết phục rồi. Các hình bóng này tương tự như những hình bóng của những người dựa những lời tiên tri vào Sách Khải Huyền được họ giải thích theo óc tưởng tượng của họ. Nhưng sự khác biệt ở đây là họ không có bất cứ sự chắc chắn nào để hỗ trợ chúng. Đến nỗi không có gì bất công bằng lúc họ cao ngạo cho rằng các lời tiên tri của họ cũng có cơ sở như một số lời của chúng ta; vì họ không có những lời có thể chứng minh được như của chúng ta. Sự so sánh vì thế không công bằng. Không nên đặt ngang hàng và làm lẫn lộn những điều này vì chúng có vẻ giống nhau ở điểm này, nhưng rất khác nhau ở điểm kia.
II.Một trong những lý do chính khiến các tiên tri che giấu các phước lành thiêng liêng được họ hứa hẹn dưới các hình bóng phước lành trần thế, đó là vì họ phải xử lý với một dân tộc xác thịt, những người họ phải biến thành những người lưu giữ giao ước thiêng liêng. CHÚA GIÊSU KITÔ, mà Giuse là hình bóng, người yêu quý của cha, được cha sai đi gặp anh em mình, là người vô tội bị anh em mình bán với giá hai mươi đồng bạc, nhưng vì thế, trở thành chúa của họ, vị cứu tinh của họ, và vị cứu tinh của những người xa lạ, và vị cứu tinh của thế giới; mà điều này sẽ không có nếu không có kế hoạch để mất anh ta, nếu không có sự mua bán và sự trừng phạt mà họ đã giành cho anh ta, Trong tù, Giuse vô tội giữa hai tội phạm: Chúa Giêsu trên thập giá cũng ở giữa hai kẻ trộm. Giuse đã tiên đoán việc cứu thoát cho người này, và cái chết cho người kia, tương tự như thế: CHÚA GIÊSU KITÔ cứu một người và bỏ người kia, dù họ phạm cùng một tội ác. Giuse chỉ dự đoán: CHÚA GIÊSU KITÔ thực hiện. Giuse hỏi người sẽ được cứu có nhớ đến ông khi ông bước vào vinh quang hay không; còn người mà CHÚA GIÊSU KITÔ cứu yêu cầu Người nhớ đến anh ta khi Người bước vào vương quốc của Người.
III. Ơn thánh là hình bóng của vinh quang; vì nó không phải là cùng đích. Nó có lề luật làm hình bóng, và bản thân nó là hình bóng của vinh quang; nhưng theo cách nó đồng thời là một phương tiện để đạt được vinh quang.
IV. Hội đường không bị diệt vong, vì nó là hình bóng của Giáo hội; nhưng vì chỉ là hình bóng nên nó rơi xuống cảnh tôi đòi. Hình bóng tồn tại đến lúc có sự thật, để Giáo hội luôn được hiển thị, một là trong bức tranh đã hứa hẹn nó, hai là trong hiệu lực.
V. Để chứng minh cùng một lúc hai Giao ước, chỉ cần xem liệu các lời tiên tri của giao ước này có được ứng nghiệm trong giao ước kia hay không. Để khảo sát các lời tiên tri, cần phải hiểu chúng: vì nếu người ta tin rằng chúng chỉ có một ý nghĩa, thì chắc chắn Đấng Mêxia sẽ không đến; nhưng nếu chúng có hai nghĩa, chắc chắn rằng Người sẽ đến trong CHÚA GIÊSU KITÔ. Do đó, toàn bộ vấn đề là phải biết liệu chúng có hai nghĩa hay không, chúng là hình nóng, hay là thực tại; nghĩa là, phải tìm kiếm điều gì đó khác với những gì xuất hiện trước nhất, hoặc liệu có phải dừng lại ở ý nghĩa đầu tiên được chúng trình bày hay không.
Nếu lề luật và hy lễ là sự thật, thì chúng phải làm đẹp lòng Thiên Chúa và không được làm mất lòng Người. Nếu chúng là hình bóng, chúng phải vừa làm vui lòng vừa làm mất lòng.
Bây giờ, trong trọn bộ Kinh thánh, chúng vừa làm hài lòng vừa làm mất lòng: vậy thì chúng là các hình bóng.
VI. Để thấy rõ Cựu ước chỉ có nghĩa bóng, và qua các phước lành tạm bợ, các tiên tri hiểu các phước lành khác, việc thứ nhất, cần phải thận trọng kẻo bất xứng với Thiên Chúa khi chỉ kêu gọi con người vui hưởng hạnh phúc tạm bợ. Thứ hai, ngôn từ của các tiên tri phát biểu rõ ràng lời hứa về phước lành tạm bợ; nhưng họ cho biết lời lẽ của họ tối nghĩa, và ý nghĩa của chúng không phải là ý nghĩa họ diễn đạt một cách tỏ tường; người ta chỉ hiểu được nó vào lúc tận cùng thời gian. (Grm 23: 22 và 30: 24). Vì vậy, họ hiểu họ nói về các hy lễ khác, vị cứu tinh khác, v.v.
Cuối cùng, cần lưu ý rằng lời lẽ của họ sẽ mâu thuẫn và tự hủy lẫn nhau, nếu người ta nghĩ rằng qua các chữ lề luật và hy lễ, họ không hiểu gì khác ngoài lề luật của Môsê và các hy lễ của ông; và sẽ có sự mâu thuẫn tỏ tường và lộ liễu trong các sách của họ, và đôi khi trong cùng một chương. Từ đó cần phải hiểu là các điều khác.
VII. Người ta nói rằng lề luật sẽ được thay đổi; hy lễ sẽ được thay đổi; họ sẽ không có vua, không có hoàng tử và không có hy lễ; một giao ước mới sẽ được thiết lập; lề luật sẽ được đổi mới; các giới luật mà họ đã tiếp nhận là không tốt; hy lễ của họ đáng ghê tởm; Thiên Chúa không yêu cầu bất cứ điều gì như thế.
Ngược lại, có lời chép rằng lề luật sẽ tồn tại vĩnh viễn; giao ước này sẽ vĩnh cửu; hy lễ sẽ vĩnh cửu; vương trượng sẽ không bao giờ rời khỏi họ, vì nó không được rời xa họ ngoại trừ khi Vị vua vĩnh cửu xuất hiện.
Tất cả các đoạn văn trên có muốn nói đó là thực tại không? Không. Chúng có nói đó là hình bóng không? Không: nhưng một là thực tại, hai là hình bóng. Nhưng những đoạn đầu tiên, khi loại bỏ chúng là thực tại, có ý nói đó chỉ là hình bóng. Tất cả các đoạn văn này cùng với nhau không thể áp dụng vào thực tại; có thể nói tất cả đều nói về hình bóng: do đó chúng không nói về thực tại, mà là về hình bóng.
VIII. Muốn biết lề luật và hy lễ là thực tại hay hình bóng, cần phải xem liệu các tiên tri, khi nói về những điều này, có dừng tầm mắt và suy nghĩ của họ ở đó hay không, đến nỗi họ chỉ thấy giao ước cũ này mà thôi; hay liệu họ thấy trong đó một điều khác mà chúng chỉ là hình bóng; bởi vì trong một bức tranh, người ta thấy điều được hình dung. Muốn biết điều đó, chỉ cần khảo sát điều họ nói.
Khi họ nói rằng nó sẽ vĩnh cửu, có phải họ muốn nói đến giao ước mà họ nói rằng sẽ được thay đổi; và các hy lễ cũng thế, v.v.?
IX. Các tiên tri đã nói rõ ràng rằng Israel sẽ luôn được Thiên Chúa yêu thương, và lề luật sẽ trường tồn; và họ nói rằng người ta sẽ không hiểu được ý nghĩa của chúng, vì nó bị che giấu. Mật mã có hai ý nghĩa. Khi người ta nắm được một chữ quan trọng, trong đó họ tìm thấy một ý nghĩa rõ ràng, nhưng trong đó có lời chép rằng ý nghĩa đó bị che giấu và tối tăm; nó bị che giấu đến nỗi người ta nhìn thấy chữ đó nhưng thực ra không thấy nó, và hiểu nó nhưng thực ra không hiểu nó; người ta phải nghĩ sao, nếu không phải đó là một mật mã (chiffre) có nghĩa kép; và hơn thế nữa, người ta thấy ở đó nhiều mâu thuẫn tỏ tường theo nghĩa đen? Vậy, người ta phải quí trọng xiết bao những người khám phá ra mật mã cho chúng ta, và dạy chúng ta biết ý nghĩa giấu ẩn; và nhất là khi các nguyên tắc được họ sử dụng hoàn toàn tự nhiên và rõ ràng! Đây là điều Chúa Giêsu Kitô và các tông đồ đã làm. Các vị đã đập bể niêm phong, phá vỡ tấm màn và phát lộ tinh thần. Qua việc này, các vị đã dạy chúng ta rằng kẻ thù của con người là các đam mê của họ; Đấng Cứu Chuộc sẽ là tâm linh; sẽ có hai biến cố: một có tính khốn cùng, để hạ thấp con người tuyệt diệu; biến cố kia có tính vinh quang, để nâng cao con người bị sỉ nhục; Chúa Giêsu Kitô sẽ là Thiên Chúa và là con người.
X. Chúa Giêsu Kitô không làm điều gì khác ngoài việc dạy con người rằng họ phải yêu thương nhau, và họ là nô lệ, mù quáng, bệnh hoạn, bất hạnh và tội lỗi; cần Người phải giải thoát, soi sáng, chữa lành và ban phước cho họ; điều này sẽ được thực hiện bằng cách ghét chính mình, và bước theo Người bằng sự khốn cùng và cái chết trên thập giá.
Chữ nghĩa giết người: vì mọi điều đều xuất hiện dưới hình thức hình bóng: Chúa Kitô phải chịu đau khổ. Một Thiên Chúa bị sỉ nhục, cắt bì trái tim, chay tịnh thật, hy lễ thật, đền thờ thật, luật kép, bảng luật kép, đền thờ kép, giam cầm kép, đó là mật mã mà Người đã ban cho chúng ta.
Cuối cùng, Người dạy chúng ta rằng tất cả những điều này chỉ là hình bóng, của những điều thực sự tự do, của người Israel thật, của phép cắt bì thật, của bánh từ trời thật, v.v.
XI. Trong những lời hứa này, mỗi người tìm thấy điều mình có tận trong đáy lòng, các phước lành tạm bợ, hoặc các phước lành thiêng liêng, Thiên Chúa, hay các tạo vật; nhưng với sự khác biệt này; những ai tìm các tạo vật ở đó sẽ tìm thấy chúng ở đó, nhưng với nhiều mâu thuẫn, với lệnh cấm yêu chúng, với lệnh chỉ thờ lạy Thiên Chúa và yêu mến Người và chỉ yêu mến Người; thay vào đó, những ai tìm kiếm Thiên Chúa ở đó sẽ tìm thấy Người, và không có bất cứ mâu thuẫn nào, và với giới răn chỉ yêu mến mình Người mà thôi.
XII. Nguồn gốc của những mâu thuẫn trong Kinh thánh là, một Thiên Chúa bị sỉ nhục cho đến chết trên thập giá, một Đấng Mêxia chiến thắng cái chết bằng cái chết của mình, hai bản tính trong Chúa Giêsu Kitô, hai biến cố, hai tình trạng trong bản nhiên con người.
Vì người ta chỉ có thể mô tả một tính khí tốt bằng cách làm cho mọi điểm mâu thuẫn của họ hoà hợp với nhau, và sẽ không đủ nếu chỉ nói đến một loạt các đức tính phù hợp nhau mà không có dung hòa các đức tính mâu thuẫn nhau; muốn hiểu ý nghĩa của một tác giả, chúng ta cần dung hòa mọi đoạn văn trái ngược nhau.
Vì vậy, để hiểu Kinh thánh, người ta phải biết ý nghĩa trong đó mọi đoạn trái ngược nhau đều ăn khớp với nhau. Sẽ không đủ nếu có một nghĩa phù hợp với nhiều đoạn giống nhau; nhưng cần phải có một nghĩa hòa giải được các đoạn rất trái ngược nhau.
Mỗi tác giả có một ý nghĩa mà mọi đoạn trái ngược nhau hợp nghĩa với nhau, hoặc nó không có ý nghĩa nào cả. Người ta không thể nói điều đó về Kinh thánh, hoặc các tiên tri. Hai thực tại này thực sự có quá nhiều nghĩa tốt. Do đó, cần phải tìm một nghĩa có thể hòa hợp mọi mâu thuẫn.
Do đó, nghĩa đích thực không phải là nghĩa của người Do Thái; nhưng trong Chúa Giêsu Kitô, mọi mâu thuẫn đều được hòa hợp. Người Do Thái không biết hòa hợp việc chấm dứt vương quyền và hoàng quyền, đã được Hôsê tiên báo, bằng lời tiên tri của Giacóp. Nếu người ta coi lề luật, hy lễ và vương quốc là các thực tại, họ không thể hòa hợp mọi đoạn văn của cùng một tác giả, kể cả của cùng một cuốn sách, hoặc đôi khi của cùng một chương. Điều này cho thấy một cách khá rõ đâu là nghĩa của tác giả.
XIII. Không được phép hiến tế bên ngoài Giêrusalem, vốn là nơi Chúa đã chọn, thậm chí không được kiếm tiền thuế phần mười (décimes) ở nơi khác. Hôsê đã tiên báo rằng họ sẽ không có vua, không có hoàng tử, không có hy lễ và không có các ngẫu thần; điều đã ứng nghiệm ngày nay, (người Do Thái) không thể hiến tế hợp pháp ở bên ngoài Giêrusalem.
XIV. Khi lời của Thiên Chúa, vốn là sự thật, mà sai theo nghĩa đen, nó phải đúng theo nghĩa thiêng liêng. Sede a dextris meis (hãy ngồi bên hữu Ta). Điều này sai theo nghĩa đen; nhưng đúng về mặt thiêng liêng. Trong những cách diễn tả này, người ta nói về Thiên Chúa theo cách loài người; và điều này không có nghĩa gì khác ngoại trừ ý định của con người khi cho ai ngồi bên hữu mình, thì Thiên Chúa cũng có ý định đó. Bởi thế, đó là dấu chỉ ý định của Thiên Chúa, chứ không phải cách Người thực hiện nó. Cũng vậy, khi người ta nói: Thiên Chúa chấp nhận mùi hương hoa của các bạn, và Người sẽ ban cho các bạn làm phần thưởng một vùng đất màu mỡ và dồi dào; điều đó muốn nói cùng một ý định như của một người, khi chấp nhận mùi hương hoa của các bạn, sẽ ban cho các bạn làm phần thưởng một mảnh đất dồi dào, Thiên Chúa cũng sẽ làm như thế cho các bạn, vì các bạn đã có cùng một ý định mà một con người vốn có đối với kẻ họ tặng hương hoa.
XV. Đối tượng duy nhất của Kinh thánh là đức bác ái. Mọi điều không nhằm mục tiêu duy nhất đó đều là hình bóng của nó: vì, bởi chỉ có một mục tiêu, mọi điều không nói đến nó bằng những chữ rõ ràng đều là hình bóng. Do đó, Thiên Chúa đa dạng hóa giới luật bác ái độc đáo này để thỏa mãn sự yếu đuối của chúng ta, những kẻ vốn tìm kiếm sự đa dạng, bằng sự đa dạng luôn dẫn chúng ta đến điều cần thiết duy nhất này. Vì chỉ một điều là cần thiết mà thôi, mà chúng ta, chúng ta lại yêu thích sự đa dạng; nên Thiên Chúa thỏa mãn cả hai điều bằng các sự đa dạng này, các sự đa dạng dẫn đến điều cần thiết duy nhất này.
XVI. Các giáo sĩ Do Thái lấy làm hình bóng bộ ngực của Cô dâu, và tất cả những điều không nói lên mục tiêu duy nhất mà họ có về các phước lành tạm bợ.
Có những người thấy rõ rằng không có kẻ thù nào khác của con người hơn tư dục, là điều đã làm họ quay lưng lại với Thiên Chúa; cũng như không có phước lành nào khác ngoài Thiên Chúa, chứ không phải là mảnh đất màu mỡ. Những ai tin rằng sự thiện của con người ở trong xác thịt, và sự ác ở chỗ khiến con người xa lìa các thú vui của giác quan; đến nỗi họ say sưa và chết trong đó. Nhưng những ai tìm kiếm Thiên Chúa tự tận đáy lòng mình; những ai không có điều gì mất lòng hơn là bị loại không được thấy Người; chỉ có mỗi khao khát là được có Người, không có kẻ thù nào hơn những kẻ làm họ xa lánh Người; những người khốn khổ khi thấy mình bị bao vây và thống trị bởi những kẻ thù như thế: hãy để họ tự an ủi chính họ; có một Đấng giải thoát họ, có một Thiên Chúa cho họ. Một Đấng Mêxia đã được hứa để giải thoát họ khỏi kẻ thù; và một vị đến để giải thoát khỏi tội ác, chứ không phải khỏi kẻ thù.
XVIII. Khi Đavít tiên đoán rằng Đấng Mêxia sẽ giải thoát dân tộc ông khỏi kẻ thù của họ, người ta có thể tin theo xác thịt rằng đó là những người Ai Cập; và lúc đó, có lẽ tôi không thể chứng minh rằng lời tiên tri đã được ứng nghiệm. Nhưng người ta cũng có thể tin rằng đó là các tội lỗi: vì thật ra, người Ai Cập không phải là kẻ thù; nhưng tội lỗi quả là những kẻ thù. Chữ kẻ thù này, do đó, lưỡng nghĩa. Nhưng nếu Người nói với con người, như Người vẫn nói ở chỗ khác, rằng Người sẽ giải thoát dân Người khỏi tội lỗi của họ, như Isaia và những người khác từng làm, thì sự lưỡng nghĩa sẽ được lấy đi, và nghĩa kép của chữ kẻ thù được rút gọn thành nghĩa tội lỗi đơn giản: vì, nếu trong tâm trí, Người nghĩ đến tội lỗi, Người có thể gọi chúng là kẻ thù; nhưng nếu Người nghĩ đến kẻ thù, Người không thể gọi chúng tội lỗi.
Bây giờ, Môsê, Đavít và Isaia đã sử dụng cùng các hạn từ này. Vậy ai sẽ nói rằng họ không có cùng một nghĩa và nghĩa của Đavít, người rõ ràng chỉ tội lỗi khi nói đến các kẻ thù, không giống với nghĩa của Môsê khi nói đến các kẻ thù?
Đanien, chương 9, cầu nguyện cho sự giải thoát của dân chúng khỏi sự giam cầm của kẻ thù; nhưng ông nghĩ đến tội lỗi: và, để chứng minh điều đó, ông nói rằng Gabrien đến báo cho ông hay lời cầu của ông đã được khứng nghe, và chỉ còn bảy mươi tuần chờ đợi; sau đó dân chúng sẽ được giải thoát khỏi tội ác, tội lỗi sẽ chấm dứt; và Đấng giải thoát, Đấng Cực Thánh sẽ mang lại công lý vĩnh cửu, không phải công lý pháp lý, mà là công lý vĩnh cửu.
Ngay khi người ta mở được bí mật này, không thể nào lại không thấy nó. Người ta hãy đọc Cựu Ước dưới ánh sáng này, và xem xem các hy lễ có đúng không, liệu quan hệ họ hàng với Ápraham có phải là nguyên nhân thực sự tạo ra tình bạn với Thiên Chúa hay không, liệu miền đất hứa có phải là nơi yên nghỉ thực sự hay không. Không. Vậy, đó là các hình bóng. Người ta hãy xem như thế mọi nghi lễ được ra lệnh và tất cả các điều răn không thuộc đức bác ái, họ sẽ thấy đó là các hình bóng.
Kỳ tới: MỤC X. Về Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic TV
Nữ tu được chữa lành tức khắc và triệt để như trong Thánh Kinh trình bày cảm nghiệm choáng ngợp
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:05 14/06/2021
1. Nữ tu được chữa lành tức khắc và triệt để như trong Thánh Kinh trình bày cảm nghiệm choáng ngợp
“My Life Is a Miracle” nghĩa là “Đời Tôi Là Một Phép Lạ” sẽ khơi dậy lòng nhiệt thành nơi bất kỳ trái tim mệt mỏi nào, và đề xuất những điều kỳ diệu thực sự cho bất kỳ người hoài nghi nào.
“Tôi chưa bao giờ cảm thấy một cường độ tinh thần như vậy. Ở Lộ Đức, một điều gì đó thực sự đã xảy ra rất sâu trong tôi, một điều gì đó vô hình nhưng rất thực. Cứ như thể có điều gì đó trong tôi”.
Là một tín hữu Công Giáo từ khi lọt lòng mẹ, nữ tu Bernadette Moriau kể lại, trong cuốn hồi ký mới này, một câu chuyện chữa lành đáng kinh ngạc từ Lộ Đức. Sơ ấy kể câu chuyện về một phép lạ chỉ xảy ra cách đây vài năm.
Được chẩn đoán mắc chứng đau lưng mãn tính vào năm 1966, khi mới 27 tuổi, sơ Bernadette từ lâu đã cảm nhận được ảnh hưởng của bệnh tật đối với cuộc sống của mình. Sơ bị đau dây thần kinh tọa cấp tính và các bệnh lý khác, khiến sơ phải ngừng hành nghề y tá vào năm 1975. Sau 40 năm chống chọi với bệnh tật, các bác sĩ khuyến khích sơ tham gia cuộc hành hương của giáo phận đến Lộ Đức.
Chuyến thăm không phải là chuyến đi đầu tiên của sơ Bernadette đến Lộ Đức, nhưng đây là chuyến đi đầu tiên của sơ với tư cách là một bệnh nhân hành hương. Chuyến du lịch thật đau khổ. Cô kể lại, “May mắn thay, morphin làm dịu cơn đau. Tôi cho phép mình tăng liều một chút để giúp ích cho cuộc hành trình này”.
Đối với Nữ tu Bernadette, Lộ Đức là một nơi bình yên. “Tôi luôn bị ấn tượng bởi sự yên bình của nơi này, sự tĩnh lặng của nó. Ở đó trong hang đá là sức mạnh tĩnh lặng của Chúa. Một sự hiện diện bất di bất dịch, tâm linh, thần bí, tất cả đều có thể đến đó. Chúa gần gũi với những người bé nhỏ, nghèo hèn, và những người đau khổ”.
Sơ đã từng đến Lộ Đức trước đây. Lần này, sơ đã cam chịu sự đau khổ của mình. Sơ đến Lộ Đức không phải để chữa bệnh, nhưng để cầu nguyện, cầu xin Chúa cho sự hoán cải của trái tim và sức mạnh để tiếp tục.
Mô tả những cuộc rước kiệu của các bệnh nhân nổi tiếng ở Lộ Đức, Nữ tu Bernadette nói, “Đoàn rước kỳ lạ, gần như một đoàn rước kỳ dị với những chiếc nạng thò ra mọi ngả, với những tình nguyện viên tuyệt vời đẩy hoặc kéo và luôn nở một nụ cười - đó là gì? Đó là chuyến tàu của Hy vọng. Hy vọng có lẽ là ân sủng lớn nhất mà những người hành hương nhận được tại Lộ Đức, khi biết được sự chữa lành và lòng thương xót của Thiên Chúa, đặc biệt qua bí tích thống hối.
Khi ở Lộ Đức, Nữ tu Bernadette đã cảm nhận được một điều mà sơ mô tả như một kinh nghiệm thần bí trong cuộc rước Thánh Thể buổi tối. Sơ viết, “Tại thời điểm vị giám mục ban phép lành cho tôi, Chúa Kitô đã yêu cầu tôi tận sâu trong trái tim tôi hãy dâng cho Ngài tất cả mọi thứ. Mọi điều. Không giữ lại được gì cho bản thân mình. Không mong đợi gì cả: Không mong sự thoải mái, không mong được hết bệnh. Nhưng trao toàn bộ bản thân cho Người. Trao ra, chứ không phải để lấy”.
Chưa bao giờ sơ có kinh nghiệm về Chúa như vậy. Sơ hài lòng trở về nhà, vì đã nhận được ân sủng đặc biệt là sự hiện diện và bình an của Người.
Đến ngày 11 tháng 7 năm 2008, Nữ tu Bernadette đã trở về nhà trong tu viện của mình. Trong khi cầu nguyện vào buổi tối hôm đó, một điều kỳ lạ đã xảy ra. “ Tôi cảm thấy cơ thể được thư giãn tuyệt vời, giống như một luồng hơi ấm từ trái tim tôi tràn ngập mọi thứ. Sự ấm áp đó tràn ngập trong tôi. Tôi không biết chuyện gì đang xảy ra với mình. Tôi đã tiếp tục cầu nguyện”.
Sau đó, sơ trở về phòng của mình. Sơ viết tiếp: “Và ở đó tôi nghe thấy một giọng nói bên trong nói với tôi: 'Hãy tháo nạng của con ra.' Tôi nghĩ ngay đến những lời của Chúa Giêsu Kitô nói trong Tin Mừng: 'Hãy đứng dậy, lấy chiếu lên và bước đi.' Không một chút do dự, không một chút suy nghĩ về những gì đang xảy ra với mình, tôi cởi bỏ tất cả đồ dùng của mình: nẹp chân, áo nịt quanh bụng, tất cả. Tôi cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh.” Ngay lập tức, sơ ấy đã được chữa lành.
Điểm đặc sắc của hồi ký Sơ Bernadette là sơ kể lại toàn bộ quá trình. Sơ không chỉ kể câu chuyện về phép lạ đã diễn ra với mình mà còn kể về cảm giác khi bắt đầu chia sẻ câu chuyện của mình. Sự ngạc nhiên của sơ, nhiệt tình của sơ, tình yêu của sơ đối với Chúa Kitô và Giáo hội có sức lan tỏa.
Độc giả sẽ rất thích thú khi Sơ Bernadette kể lại lần đầu tiên sơ đến gặp các bác sĩ đã kiểm soát tình trạng của sơ trong nhiều năm. Họ há hốc mồm khám phá ra rằng sơ đã được chữa lành chỉ sau một đêm. Cảm động hơn cả là những cuộc gặp gỡ của sơ với Đức Giám Mục địa phương và những người sơ gặp trên đường phố.
Khoảng 7,400 trường hợp đã được báo cáo với văn phòng y tế chính thức tại Lộ Đức trong hơn 135 năm. Chỉ có 70 trường hợp trong số đó được Giáo hội công nhận là những trường hợp chữa lành kỳ diệu đích thực.
Nữ tu Bernadette không phải là nhà thần học hay nhà thuyết giáo. Cuốn sách của sơ với các ý nghĩ đơn sơ đưa ra những nhận xét đúng đắn và định hướng người đọc đến những khía cạnh sâu sắc nhất, ý nghĩa nhất của cuộc sống. “Khi bạn mắc một căn bệnh hiểm nghèo, dù là thể chất hay tâm lý, bạn biết rất rõ rằng sự thật của một con người, không phải là vẻ bề ngoài, hình ảnh hay vị thế xã hội của họ, mà là ngôi nhà bên trong của họ, nơi chứa đựng con người sâu sắc nhất của họ. Kiến thức này giúp bạn chống lại việc coi thường hoặc đưa ra những phán xét thiếu cẩn trọng về người khác. Bạn nhìn họ như họ vốn có, đơn giản và không bị ảnh hưởng bởi các định kiến.”
Sơ đưa ra một lời tuyên bố liên tục về hy vọng, rằng hy vọng là điều sơ ấy tìm kiếm đầu tiên ở Lộ Đức. “Chúng ta thường trở nên sa lầy trong những tình huống cực đoan, cứng đờ, kiệt sức, gần như chết, như cành cây cuối mùa đông. Chúng ta không có ý tưởng về cuộc đời ẩn bên dưới đã là thứ gỗ chết, hoặc là năng lực của một nụ hoa đang trở thành một nhánh mới. Tuy nhiên, không có tình huống nào là hoàn toàn ảm đạm. Chúng ta cần biết cách phát hiện những chồi non xanh tốt, để thấy rằng một khởi đầu mới là hoàn toàn có thể”.
Sự chữa lành tức thời của Nữ tu Bernadette đã được Giáo Hội Công Giáo chính thức tuyên bố là phép lạ vào ngày 11 tháng 2 năm 2018. Lời chứng của sơ sẽ truyền cảm hứng cho bất kỳ trái tim mệt mỏi nào và các chi tiết khoa học đáng suy nghĩ sẽ đề xuất những điều kỳ diệu thực sự cho bất kỳ người hoài nghi nào.
Source:Aleteia
2. Nhà khoa học bất khả tri đoạt giải Nobel nói “Những điều kỳ diệu ở Lộ Đức là không thể giải thích được
Có hàng ngàn “sự chữa lành không thể giải thích được” đã được báo cáo hàng năm tại đền thánh Đức Mẹ ở Lộ Đức, bên Pháp, là một trong những đền thờ được viếng thăm nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên, chỉ một số ít những “sự chữa lành” này được Giáo hội coi là phép lạ thực sự. Các tiêu chí để được công nhận là vô cùng nghiêm ngặt.
Nhiều người bác bỏ toàn bộ hiện tượng, không nhận thức được sự nghiêm ngặt của các nghiên cứu của Giáo hội và không biết về cách Giáo hội xác nhận hoặc bác bỏ hàng ngàn “phép lạ hiển nhiên” được báo cáo để kiểm tra. Đối với nhiều người, khái niệm “phép lạ” chỉ là cách nói của các lang băm, thiếu cơ sở khoa học.
Thái độ này của một số người tự nhận là “trí thức” trái ngược với quan điểm tôn trọng của một số chuyên gia có uy tín như bác sĩ người Pháp Luc Montagnier, là người đã nhận giải Nobel Y học năm 2008. Ông cũng là người đã phát hiện ra vi khuẩn HIV.
Từng là giám đốc của Viện Pasteur, nhà khoa học lỗi lạc này đã đưa ra ý kiến của mình về những phép lạ ở Lộ Đức trong cuốn sách Le Nobel et le Moine, nghĩa là Người đoạt giải Nobel và một linh mục, trong đó ông trò chuyện với Cha Michel Niassaut, dòng Xitô Nhặt Phép.
Khi cuộc trò chuyện chuyển sang sự chữa lành không thể giải thích được ở Lộ Đức và Cha Michel hỏi bác sĩ ý kiến của ông, trong tư cách một người không tin, như thế nào, Montagnier trả lời: “Khi một hiện tượng không thể giải thích được, nếu nó thực sự tồn tại, thì không có lý do gì để phủ nhận nó”.
Nếu hiện tượng tồn tại, thì có ích gì khi phủ nhận nó? Nó nên được nghiên cứu, chứ không nên phủ nhận. Montaigner khẳng định rằng “trong những điều kỳ diệu của Lộ Đức, có điều gì đó không thể giải thích được,” và ông bác bỏ quan điểm của một số nhà khoa học, những người “phạm phải lỗi từ chối những gì họ không hiểu. Tôi không thích thái độ này. Tôi thường trích dẫn lời nhà vật lý thiên văn Carl Sagan, 'Sự vắng mặt của bằng chứng không phải là bằng chứng của sự vắng mặt.'“
Montagnier tiếp tục, “Theo như những điều kỳ diệu ở Lộ Đức mà tôi đã nghiên cứu, tôi tin rằng nó thực sự là một điều gì đó không thể giải thích được”.
“Tôi không có lời giải thích cho những điều kỳ diệu này, và tôi nhận ra rằng có những phương pháp chữa bệnh không nằm trong giới hạn hiện tại của khoa học”.
Source:Aleteia
Tượng Chúa chịu nạn nhỏ lệ trong lễ đưa chân một linh mục. Ý kiến của giáo phận Ciudad Guzmán
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:01 14/06/2021
1. Ngân hàng Vatican báo cáo lợi nhuận 44 triệu đô la trong năm đại dịch
Viện Giáo vụ, thường được gọi là “ngân hàng Vatican”, hôm thứ Sáu thông báo rằng họ đã ghi nhận lợi nhuận ròng là 44 triệu đô la vào năm 2020.
Đức Hồng Y Santos Abril y Castelló, chủ tịch Ủy ban Giám sát của các Hồng Y, nói rằng ngài “vui mừng” trước con số khi tính đến tác động của đại dịch coronavirus đối với nền kinh tế toàn cầu.
Viết trong báo cáo thường niên năm 2020 của viện, ngài cho biết: “Viện thu được lợi nhuận ròng 36.4 triệu EUR, tức là 44 triệu Mỹ Kim, so với 38 triệu EUR, hay 46 triệu Mỹ Kim, của năm trước.”
“Đây là một kết quả rất quan trọng, tôi rất vui mừng khi xét đến mức lợi suất thấp hiện đang là đặc điểm của thị trường tài chính, đó là chưa nói đến những biến động dồm dập do đại dịch gây ra”.
Ngài viết tiếp rằng: “Đây cũng là một kết quả mang tính cơ hội cao, cần lưu ý rằng năm nay Tòa Thánh đã mất nhiều thu nhập từ người đóng góp đáng kể nhất, cụ thể là các Bảo tàng Vatican, đã bị đóng cửa trong một phần lớn thời gian của năm do đại dịch”.
IOR, có trụ sở tại Nhà nước Thành phố Vatican, có 107 nhân viên và 14,991 khách hàng. Ngân hàng trông coi 5 tỷ euro, tức là 6 tỷ Mỹ Kim, tài sản của khách hàng, trong đó 3.3 tỷ euro hay 4 tỷ Mỹ Kim, là tài sản được quản lý cho các bên thứ ba.
Source:Catholic News Agency
2. Tượng Chúa Kitô nhỏ lệ trong lễ đưa chân một linh mục. Ý kiến của giáo phận Ciudad Guzmán
Giáo phận Ciudad Guzmán của Mễ Tây Cơ nằm trong giáo tỉnh Guadalajara, có khoảng 413,000 người Công Giáo, chiếm tỷ lệ 95% trong tổng số dân 434,400 người. Toàn giáo phận có 115 linh mục bao gồm 96 linh mục triều và 19 linh mục dòng, coi sóc 60 giáo xứ.
Ngày 27 tháng 3, một video lan truyền nhanh chóng từ một giáo xứ ở Jalisco mô tả một bức tượng Chúa Kitô được báo cáo là đang nhỏ lệ trong đám tang của một linh mục.
Các tín hữu tại giáo xứ Đức Mẹ Tị nạn, ở Jalisco, Ciudad Guzmán, Mễ Tây Cơ cho biết họ đã chứng kiến bức tượng khóc trong đám tang cha sở của họ.
Thánh lễ đưa chân Cha Heriberto López Barajas đã diễn ra vào lúc 4:30 chiều ngày thứ Bảy 27 tháng Ba, do Đức Cha Oscar Armando Campos Contreras chủ tế.
Mạng ChurchPOP cho biết các giáo dân khẳng định trên Cuatrozapotlán Televisión rằng bức tượng Chúa Kitô đã nhỏ lệ trong lễ an táng của Cha Heriberto.
Đức Cha Oscar có mặt ngay tại hiện trường, ngài có lẽ cũng tận mắt chứng kiến hiện tượng kỳ lạ này nên một cuộc điều tra của giáo phận đã được tiến hành.
Trước những biến cố lạ lùng như thế này, Giáo Hội luôn có những cuộc điều tra để có thể kết luận là “constat de supernaturalitate” – tính chất siêu nhiên được chứng thực, nghĩa là Giáo Hội công nhận là phép lạ; hay “non constat de supernaturalitate” – tính chất không siêu nhiên được chứng thực, hay là do người ta dàn dựng ra không có thật.
Hôm thứ Sáu 11 tháng 6, giáo phận cho biết kết quả cuộc điều tra đã được gởi về Tòa Thánh.
Source:Church POP
3. 5 điều cần biết về phép lạ và các cuộc hiện ra
Trong khi chờ đợi một kết luận chính thức về câu chuyện phép lạ tại giáo phận Ciudad Guzmán của Mễ Tây Cơ, trong chương trình này, Túy Vân xin giới thiệu một bài của nhà nghiên cứu Michael O'Neill được đăng trên National Geographic có tựa đề là “5 điều cần biết về phép lạ và các cuộc hiện ra”
1. Thứ Nhất: Giáo Hội khẳng định có phép lạ
Giáo Hội Công Giáo rất thận trọng trong rất nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề phép lạ. Tuy nhiên, Giáo Hội thực sự công nhận rất nhiều phép lạ và khẳng định rằng các phép lạ này thực sự đã xảy ra. Trong hầu hết các lễ tuyên phong Chân Phước và tuyên Thánh, Đức Thánh Cha công bố việc nhìn nhận một hay hai phép lạ đã xảy ra nhờ lời cầu bầu của vị Chân Phước và vị Thánh được tuyên phong, như một bảo chứng cho thấy các ngài đang được hầu cận thiên nhan Chúa. Như thế, Giáo Hội Công Giáo, trong mọi thời đại, ngay cả trong thời đại này tiếp tục khẳng định rằng phép lạ thực sự xảy ra. Đã có hàng ngàn hàng ngàn các trường hợp đã và đang được Giáo Hội xem xét. Nhiều trường hợp đã được phê duyệt, cho thấy phép lạ được nhìn nhận là đã xảy ra trên khắp mọi quốc gia trên thế giới, trong suốt toàn bộ lịch sử.
2. Thứ Hai: Các cuộc hiện ra được báo cáo nhiều nhất là các cuộc hiện ra của Đức Mẹ
Một trong những điều khá lý thú là đa số các cuộc hiện ra được báo cáo là các cuộc hiện ra của Đức Mẹ. Cũng có các báo cáo về các cuộc hiện ra của Chúa Giêsu và các Thánh, nhưng cho đến nay số cuộc hiện ra của Đức Trinh Nữ Maria được báo cáo là nhiều nhất. Cùng với các cuộc hiện ra này, nhiều người cũng đưa ra các thông điệp được cho là rất quan trọng cho tất cả các tín hữu.
3. Thứ Ba: Đến nay Tòa thánh chỉ công nhận 16 cuộc hiện ra
Trong suốt lịch sử, Giáo Hội rất thận trọng trong việc nhìn nhận các cuộc hiện ra. Lý do phải thận trọng là vì rất nhiều các cuộc hiện ra được đính kèm với các thông điệp. Có những thông điệp phù hợp với đức tin Công Giáo, hướng dẫn các tín hữu sống tốt lành, và làm thế nào để trở nên gần gũi hơn với Chúa Kitô. Nhưng cũng có cả các “thông điệp” đưa ra những điều kỳ quái trái nghịch với đức tin Công Giáo, những lời tiên tri về thời sau hết, sự trở lại trái đất của các vật thể lạ, một số điều rất điên rồ, nên Giáo Hội cần phải tìm hiểu xem những điều nào có thể trở thành một vấn đề đối với các tín hữu hoặc đi ngược lại đức tin và luân lý và thực hiện các điều chỉnh về mục vụ.
4. Thứ Tư: Cuộc hiện ra đầu tiên của Đức Mẹ được biết đến là vào năm 40 sau Chúa Giáng Sinh
Theo truyền thống cuộc hiện ra đầu tiên của Đức Mẹ được biết đến là vào năm 40 sau Chúa Giáng Sinh. Lúc đó, Thánh Giacôbê Tông Đồ, con ông Zêbêđê, đang tuyệt vọng không biết làm thế nào để thúc đẩy công cuộc rao giảng Tin Mừng tại Compostela, bên Tây Ban Nha. Trong khoảnh khắc tuyệt vọng này, Đức Mẹ hiện ra với ngài để khuyến khích và an ủi. Sự tích này còn được ghi lại tại Vương Cung Thánh Đường Santiago de Compostela nơi được xem là còn lưu giữ lại thánh tích của ngài chịu tử đạo vào năm 44. Cuộc hiện ra này của Đức Trinh Nữ Maria là cuộc hiện ra rất lạ lùng vì lúc đó Đức Mẹ vẫn còn sống.
5. Thứ Năm: Các thị kiến về Đức Mẹ tại Medjugorje là lạ lùng hơn bất kỳ nơi nào khác trên trái đất.
Trường hợp Medjugorje rất độc đáo theo nhiều khía cạnh khác nhau.
Trước hết, đã có rất nhiều người trên thế giới nói rằng họ đã nhìn thấy Đức Trinh Nữ Maria hoặc nhận được các thông điệp hoặc một phép lạ nào đó đã xảy ra cho họ tại Medjugorje.
Thứ hai là từ năm 1981 đến nay đã 36 năm. Sáu thanh niên, thiếu nữ nói đã thấy Đức Mẹ hiện ra tại Medjugorje vào ngày 24/06/1981 vẫn kiên trì quan điểm của họ. Nhiều người băn khoăn không biết 6 người này thực sự đã thấy Đức Mẹ hiện ra với họ, hay suốt hơn 30 năm vẫn kiên trì phối hợp với nhau trong một nỗ lực lừa bịp rất quy mô như thế.
Medjugorje còn độc đáo ở chỗ có rất nhiều thông điệp hàng ngàn và hàng ngàn thông điệp hàng ngày xảy ra từ năm 1981. Những thông điệp này đã được phân phối trên toàn thế giới thông qua mạng lưới được phối hợp rất tốt. Điều này chưa từng bao giờ xảy ra trong lịch sử của thế giới. Thông qua Internet và các mạng truyền thông xã hội thật là dễ dàng để tung các thông điệp như các thông điệp Medjugorje ra cho các tín hữu.
Source:Explorer