Ngày 14-06-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:32 14/06/2020
Chương 26:

ĐAU KHỔ



“Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11, 28)

1. Thiên Chúa ban ơn cho những người chấp nhận đau khổ vượt qua ơn họ làm cho người chết sống lại. (Thánh John Chrysostom)



Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:37 14/06/2020
48. ĐI TÌM THỢ SƠN

Mùa hạ, trong thị trấn thịnh hành mốt mang bít tất (vớ) vừa nhỏ vừa dài giống như cái quản bút.

Có một người khách vào tiệm mua bít tất, lựa nhiều lần và mang thử cũng nhiều, nhưng cuối cùng cũng vẫn cảm thấy bít tất quá rộng.

Chủ quán nói:

- “Anh muốn mua loại nhỏ như ý mình, tại sao không đi tìm thợ sơn? ”

Khách hỏi:

- “Tại sao tìm thợ sơn? ”

Trả lời:

- “Khỏi mang bít tất nữa, chỉ cần dùng sơn trắng sơn hết hai chân, như thế có khỏe hơn không? ”

(Tiếu lâm)

Suy tư 48:

Có nhiều thanh niên nam nữ lập gia đình muộn vì tìm không ra người ưng ý với mình, đó là điều dễ hiểu, nhưng cái khó hiểu nhất chính là sự kén chọn.

Kén chọn tức là tìm kiếm cái cho thật hoàn hảo như ý mình muốn, mà cái thật hoàn hảo thì chắc chắn là không có ở trên cõi đời này, mà chỉ có ở trên thiên đàng mà thôi.

Có những cha sở muốn con chiên của mình thật hoàn hảo theo cách giữ đạo, nghĩa là phải đi lễ đọc kinh, dâng cúng cho nhà thờ, xin lễ cho nhiều, nhưng con chiên càng ngày càng xa đàn chiên và xa cách chủ chiên. Tại sao vậy, thưa bởi vì cái hoàn hảo theo cách giữ đạo ấy không làm cho con chiên trưởng thành trong đức tin, đức cậy và đức ái, nên có những sự phân bì giữa con chiên với nhau vì không hoàn hảo trong cách dâng cúng, giữa cha sở và con chiên với nhau vì không hoàn hảo trong các quy định bổng lễ do cha sở đưa ra...

Ai cũng thích sự hoàn hảo, nhưng không phải ai cũng hoàn hảo bởi vì nhân vô thập toàn, bởi vì nếu chúng ta tìm kiếm sự hoàn hảo ở trên mặt đất này, thì chẳng khác chi lấy sơn trắng mà sơn phết lên thành cái đẹp giả tạo.

Nhưng ở đời này cái hoàn hảo trong đức tin, đức cậy và đức mến thì cần phải có !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chàng trai đam mê máy tính Carlo Acutis sẽ được phong Chân phước
Thanh Quảng sdb
06:36 14/06/2020
Chàng trai đam mê máy tính Carlo Acutis sẽ được phong Chân phước
Anh Carlo Acutis

Rome, Italy, ngày 13 tháng 6 năm 2020, Đầy tớ Chúa Carlo Acutis, một thiếu niên, một lập trình viên máy tính người Ý đã chết năm 2006, sẽ được phong chân phước vào ngày 10 tháng 10 tại Assisi, nước Ý.

Đức Tổng Giám Mục Domenico Sorrentino của TGP Assisi cho hay trong một công bố đề ngày ngày 13 tháng Sáu: Chúng tôi đã chờ đợi ngày này từ lâu rồi và cám ơn Chúa ngày đó đã được ấn định.

Việc phong chân phước cho Carlo Acutis sẽ diễn ra tại Assisi lúc 4 giờ chiều ngày 10 tháng 10, tại Vương cung thánh đường Thánh Phanxicô. Nghi lễ sẽm được Đức Hồng Y Angelo Becciu, chủ tịch bộ phong thánh chủ sự.

Xác của anh Carlo Acutis hiện được chôn tại Đền thờ Đức Bà Cả ở Assisi.

Carlo Acutis, người đã chết vì bệnh bạch cầu khi vừa tròn 15 tuổi, cậu đã dâng sự đau khổ của mình để cầu nguyện cho Đức Thánh Cha và cho Giáo hội.

Carlo được sinh ra ở London vào ngày 3 tháng 5 năm 1991, cha mẹ là người Ý và gia đình đã hồi hương về lại Milan. Cậu là một đứa trẻ ngoan đạo, đi tham dự thánh lễ hàng ngày, thường xuyên lần chuỗi Mân côi và đi xưng tội hàng tuần.

Vào tháng 5 năm 2019, mẹ của Carlo Acutis, là bà Antonia Salzano, nói với CNA rằng: Chúa Giêsu là trọng tâm ngày sống của cậu. Bà nói các linh mục và tu sĩ thường nói với bà là Thiên Chúa sẽ có một kế hoạch đặc biệt cho con trai bà.

Carlo thực sự mang Chúa Giêsu trong tim và sống rất đơn sơ vô tội. Lúc bạn thực sự có một trái tim trong sạch, bạn sẽ dễ dàng cảm hóa và đụng chạm đến trái tim của tha nhân…

Ngày phong chân phước cho Carlo được công bố trong tuần mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa, là Bí tích mà Carlo Acutis đã hết lòng sùng mộ các phép lạ về Thánh Thể Chúa.

Đức Tổng Giám Mục Sorrentino nói: Thật kỳ diệu khi tin này công bố vào đúng lúc chúng ta chuẩn bị mừng lễ Mình Máu Chúa. Cậu Carlo có một tình yêu trổi vượt dành cho Bí tích Thánh Thể, đó là xa lộ đưa cậu về thiên đàng.

Phép lạ mở đường cho việc phong chân phước cho Carlo Acutis là việc chữa lành cho một em bé Brazil bị dị tật bẩm sinh hiếm gặp, đó là suy tủy vào năm 2013. Hội đồng Y khoa của Giáo Hội lo việc phong thánh đã nhìn nhận đây là một điều lạ không thể cắt nghĩa được vào tháng 11 năm 2019, và Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn phép lạ này vào tháng Hai năm nay.

Carlo Acutis có biệt tài về máy tính. Trong Tông huấn “Christus vivit” Chúa Kitô Hằng sống, được công bố sau Thượng hội đồng Giám mục năm 2018 về giới trẻ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về Carlo Acutis như một mẫu gương của sự thánh thiện trong thời đại kỹ thuật số.

Theo Đức Tổng Giám Mục Sorrentino cho hay tin này tạo nên một ánh sáng hy vọng soi chiếu trong một giai đoạn mà đất nước chúng ta đang phải vật lộn với tình hình sức khỏe trong cơn đại dịch làm cho xã hội và công ăn việc làm trở nên vô cùng khó khăn!

Trong những tháng gần đây vì sự cô lập và giãn cách, chúng ta kinh nghiệm về internet có một chỗ tối cần thiết và rất tích cực! Một công nghệ truyền thông mà Carlo có năng khiếu rất đặc biệt trong lãnh vực này.

Tình yêu của Chúa có thể biến một cuộc khủng hoảng trầm trọng thành một ân sủng lớn. "

Carlo Acutis, đã chết vì bệnh bạch cầu năm 15 tuổi, cậu đã dâng nỗi đau khổ để cầu nguyện cho Đức Thánh Cha và Giáo hội, là một trong bốn giáo dân được Giáo hội công nhận có các nhân đức anh hùng như là một bước đầu trong tiến trình phong thánh vào thứ năm tuần qua.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã châu phê sắc lệnh phong chân phước cho Carlo Acutis vào ngày 7 tháng 5 vừa qua.

Carlo Acutis có năng khiếu đặc biệt về máy tính, Anh đã gây dựng một trang web thu góp tất cả các phép lạ Thánh Thể. Trang web này nói về các Phép lạ Thánh Thể trên toàn Thế giới, và anh đã tổ chức một triển lãm quốc tế trình bày những sự kiện này.

Carlo Acutis chết vì bệnh bạch cầu ở Monza, gần Milan, ngày 12 tháng 10 năm 2006.

Carlo Acutis cho hay sống kết hợp với Chúa Giêsu là kế hoạch của cuộc đời của anh. Anh nói anh hạnh phúc vì anh đã sống cuộc sống không lãng phí một phút giây nào làm mất lòng Chúa.

Cậu Carlo cũng cho hay cùng đích của chúng ta là sự vĩnh cữu, chứ không phải là hữu hạn. Vĩnh cửu là quê hương của chúng ta. Chúng ta luôn chờ mong được về Thiên đàng, và Carlo cho Bí tích Thánh Thể là xa lộ dẫn ta tới thiên đường…

(Nguồn CNA - Catholic News, Technology, Beatification, Carlo Acutis)
 
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh lễ Mình Máu Thánh Chúa 14/06/2020
J.B. Đặng Minh An dịch
06:41 14/06/2020


Lúc 9h45 sáng Chúa Nhật 14 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành lễ Mình và Máu Thánh Chúa hay còn được gọi là Corpus Christi tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

Đây là một lễ trọng trong năm phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo, trong đó chúng ta bày tỏ niềm xác tín về sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô trong bí tích Thánh Thể. Ngày chính lễ là ngày thứ Năm sau Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi. Cụ thể, trong năm nay là ngày thứ Năm 11 tháng Sáu. Tuy nhiên, từ năm 1969, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục cho phép các Giám Mục bản quyền theo nhu cầu của từng địa phương lễ Corpus Christi có thể được mừng vào ngày Chúa Nhật tiếp theo.

Chính vì thế ở 28 quốc gia trên thế giới Lễ Mình Máu Thánh Chúa được cử hành vào ngày thứ Năm 11 tháng Sáu vừa qua, trong khi tại Ý và các quốc gia khác lễ Mình Máu Thánh Chúa được cử hành vào ngày Chúa Nhật hôm nay.

Do vẫn còn phải tuân giữ các biện pháp ngăn chặn đại dịch, nên chỉ có khoảng 50 tín hữu tham dự Thánh lễ.

Trong bài giảng Thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:


“Các ngươi hãy nhớ tất cả đoạn đường mà Chúa là Thiên Chúa các ngươi đã dẫn đưa các ngươi đi qua” (Đnl 8: 2). Bài đọc Sách thánh hôm nay bắt đầu bằng lệnh này của ông Môisê: “Hãy nhớ!” Ngay sau đó ông Môisê nhắc lại: “Đừng quên Chúa, Thiên Chúa của ngươi” (c.14). Kinh thánh đã được trao cho chúng ta để chúng ta có thể thắng vượt được sự quên lãng Thiên Chúa. Khi chúng ta cầu nguyện, điều này thật là quan trọng biết bao! Một trong những Thánh Vịnh dạy: “Con tưởng nhớ bao việc Ngài làm, suy tưởng đến những kỳ công thuở trước” (77:12): Tất cả những điều kỳ diệu Chúa đã làm trong cuộc sống của chúng ta.

Điều quan trọng là phải nhớ những điều lành chúng ta đã nhận được. Nếu chúng ta không nhớ nó, chúng ta trở nên xa lạ với chính mình, và chỉ là “kẻ qua đường” trong cõi nhân sinh. Không có ký ức, chúng ta bứng mình khỏi đất nuôi dưỡng chúng ta và để cho mình bị cuốn đi như những chiếc lá trong gió. Trái lại, nếu chúng ta nhớ, chúng ta ràng buộc chính mình một cách mới mẻ với những mối quan hệ mạnh nhất; chúng ta cảm thấy mình là một phần của lịch sử sống động, và là một phần của kinh nghiệm sống động của một dân tộc. Ký ức không phải là một cái gì đó riêng tư; đó là con đường liên kết chúng ta với Chúa và với người khác. Đây là lý do tại sao trong Kinh thánh, ký ức về Chúa phải được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những người cha được lệnh phải kể lại câu chuyện này cho con cái của họ, như chúng ta đọc trong đoạn văn thật đẹp này: “Mai ngày khi con ngươi hỏi ngươi rằng: ‘Vì sao có các thánh ý, thánh chỉ, quyết định mà Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, đã truyền cho chúng ta? ’ Ngươi sẽ trả lời cho con ngươi rằng: ‘Chúng ta xưa làm nô lệ [Hãy nhớ về toàn bộ lịch sử nô lệ], nhưng Đức Chúa đã ra tay uy quyền.. trước mắt chúng ta” (Đnl 6: 20-22). Anh chị em hãy trao ký ức này cho con cái mình.

Nhưng có một vấn đề: nếu chuỗi truyền đạt ký ức này bị gián đoạn thì sao? Và làm thế nào chúng ta có thể nhớ những gì chúng ta chỉ nghe, trừ khi chúng ta cũng đã trải nghiệm điều đó? Chúa biết điều này khó khăn như thế nào, Người biết trí nhớ của chúng ta yếu đến mức nào, và vì thế Người đã thực hiện một điều đáng chú ý: Người để lại cho chúng ta một kỷ niệm. Người không chỉ để lại những lời nói cho chúng ta, vì thật là dễ quên những gì chúng ta đã nghe thấy. Người không chỉ để lại cho chúng ta Kinh thánh, vì thật là dễ quên những gì chúng ta đã đọc được. Người không chỉ để lại cho chúng ta những biểu tượng, vì chúng ta có thể quên ngay cả những gì chúng ta từng thấy. Người để lại cho chúng ta Phần Lương, vì không dễ để quên một thứ mà chúng ta đã thực sự nếm thử. Người đã để lại cho chúng ta Tấm Bánh trong đó Ngài thực sự hiện diện, sống động và chân thực, với tất cả hương vị của tình yêu. Khi đón nhận Ngài, chúng ta có thể nói: “Ngài là Chúa; Ngài nhớ đến tôi!” Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (1 Cor 11:24). Hãy làm! Bí tích Thánh Thể không chỉ đơn giản là một hành động tưởng nhớ; đó là một thực tế: Lễ Vượt Qua của Chúa được tỏ hiện một lần nữa cho chúng ta. Trong thánh lễ, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu được đặt ra trước chúng ta. Hãy làm điều này để nhớ đến Thầy: hãy đến với nhau và cử hành Bí tích Thánh Thể như một cộng đồng, như một dân tộc, như một gia đình, để tưởng nhớ đến Thầy. Chúng ta không thể làm gì nếu không có Bí tích Thánh Thể, vì đó là kỷ niệm về Chúa. Và điều đó chữa lành ký ức bị thương tổn của chúng ta.

Bí tích Thánh Thể đầu tiên chữa lành ký ức mồ côi của chúng ta. Chúng ta đang sống ở thời điểm của một sự mồ côi to lớn. Bí tích Thánh Thể chữa lành ký ức mồ côi. Có biết bao nhiêu người có những ký ức được đánh dấu bởi sự thiếu thốn tình cảm và sự thất vọng cay đắng gây ra bởi những người đáng lẽ phải dành cho họ tình yêu, nhưng lại làm mồ côi trái tim họ. Chúng ta muốn quay lại và thay đổi quá khứ, nhưng chúng ta không thể. Tuy nhiên, Thiên Chúa có thể chữa lành những vết thương này bằng cách đặt trong trí nhớ của chúng ta một tình yêu lớn hơn: là tình yêu của chính Người. Bí tích Thánh Thể mang đến cho chúng ta tình yêu trung tín của Chúa Cha, giúp chữa lành cảm thức là trẻ mồ côi của chúng ta. Bí tích Thánh Thể mang đến cho chúng ta tình yêu của Chúa Giêsu, là tình yêu đã biến một ngôi mộ từ điểm kết thúc thành một khởi đầu, và có thể biến đổi cuộc sống của chúng ta với cùng một cách tương tự. Bí tích ấy lấp đầy trái tim của chúng ta với tình yêu an ủi của Chúa Thánh Thần, Đấng không bao giờ để chúng ta cô đơn nhưng luôn chữa lành vết thương của chúng ta.

Qua Bí tích Thánh Thể, Chúa cũng chữa lành ký ức tiêu cực của chúng ta, một sự tiêu cực thường xuyên thấm vào lòng chúng ta. Chúa chữa lành ký ức tiêu cực này, vạch trần những điều đã sai trái, những điều để lại trong ta ý niệm bất hạnh rằng chúng ta chỉ là vô dụng, rằng chúng ta chỉ phạm sai lầm, rằng chính chúng ta là một sai lầm. Chúa Giêsu đến để nói với chúng ta rằng không phải là như thế. Người muốn gần gũi với chúng ta. Mỗi khi chúng ta đón nhận Người, thì Người nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta rất quý giá, rằng chúng ta là những vị khách mà Người đã mời đến bữa tiệc của mình, là những người bạn mà Người muốn cùng dùng bữa chung. Và không chỉ bởi vì Người hào phóng, mà bởi vì Người thực sự yêu mến chúng ta. Người nhìn thấy và yêu mến vẻ đẹp và sự tốt lành mà chúng ta đang có. Chúa biết rằng sự ác và tội lỗi không định hình chúng ta; chúng chỉ là bệnh tật, và những sự lây nhiễm. Và Ngài đến để chữa lành chúng bằng Bí tích Thánh Thể, nơi chất chứa các kháng thể cho trí nhớ tiêu cực của chúng ta. Với Chúa Giêsu, chúng ta có thể trở nên miễn nhiễm với nỗi buồn. Chúng ta sẽ luôn nhớ đến những thất bại, những gian nan, những vấn nạn ở nhà và tại nơi làm việc, và những giấc mơ chưa thực hiện được của chúng ta. Nhưng sức nặng của chúng sẽ không đè bẹp chúng ta bởi vì Chúa Giêsu hiện diện sâu sắc hơn, và khích lệ chúng ta bằng tình yêu của Người. Đây là sức mạnh của Bí tích Thánh Thể, là bí tích biến chúng ta thành những người mang Chúa, những người mang trong lòng niềm vui chứ không phải những điều tiêu cực. Chúng ta, những người tham dự Thánh lễ có thể hỏi: chúng ta mang đến cho thế giới những gì? Nỗi buồn và sự cay đắng của chúng ta, hay niềm vui của Chúa? Chúng ta có rước lễ để rồi sau đó tiếp tục phàn nàn, chỉ trích và cảm thấy có lỗi với chính mình không? Điều này không cải thiện bất cứ điều gì, trái lại niềm vui của Chúa có thể biến đổi cuộc sống.

Cuối cùng, Bí tích Thánh Thể chữa lành ký ức khép kín của chúng ta. Những vết thương chúng ta giữ bên trong tạo ra những vấn đề không chỉ cho chúng ta, mà còn cho những người khác. Chúng làm cho chúng ta sợ hãi và nghi ngờ. Chúng ta bắt đầu với việc đóng kín, và kết thúc trong hoài nghi và thờ ơ. Những vết thương của chúng ta có thể khiến chúng ta phản ứng với người khác bằng sự tách rời và kiêu ngạo, trong ảo tưởng rằng bằng cách này chúng ta có thể kiểm soát được các tình huống. Tuy nhiên, đó thực sự chỉ là một ảo ảnh, chỉ có tình yêu mới có thể chữa lành tận gốc nỗi sợ và giải thoát chúng ta khỏi sự tự quy hướng vào chính mình là điều đang giam cầm chúng ta. Và đó là những gì Chúa Giêsu làm. Người tiếp cận chúng ta một cách nhẹ nhàng, trong sự đơn sơ hiền hoà của Tấm Bánh. Ngài đến như Tấm Bánh bẻ ra để phá vỡ những vỏ bọc chung quanh sự ích kỷ của chúng ta. Ngài trao ban chính mình để dạy chúng ta rằng chỉ bằng cách mở rộng trái tim, chúng ta mới có thể thoát khỏi những rào cản bên trong, và vượt thoát sự tê liệt của trái tim.

Khi trao ban chính Ngài cho chúng ta trong sự đơn sơ của Tấm Bánh, Chúa cũng mời gọi chúng ta đừng lãng phí cuộc sống của mình để theo đuổi vô số ảo tưởng mà chúng ta nghĩ rằng chúng ta không thể làm gì nếu không có chúng, nhưng kỳ thực chỉ làm chúng ta trống rỗng. Bí tích Thánh Thể dập tắt nơi chúng ta lòng khát khao vật chất và khơi lên trong chúng ta ước muốn phục vụ; nâng chúng ta lên khỏi lối sống nhàn nhã lười biếng và nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không chỉ lo cho mình được no thỏa mà chúng ta còn phải là đôi tay của Chúa để tha nhân cũng được no thỏa. Lúc này đây, thật cấp bách để chăm lo cho những ai đang đói ăn và đói nhân phẩm, cho những ai đang không có việc làm để duy trì cuộc sống. Và chúng ta cần hành động một cách cụ thể cho điều này, cụ thể như Tấm Bánh mà Chúa Giêsu ban tặng chúng ta. Sự cảm thông thực sự, và những mối giây đích thực của tình liên đới là cần thiết. Nơi Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu đến gần chúng ta, cho nên chúng ta cũng đừng xa cách những người chung quanh chúng ta!

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy tiếp tục cử hành Thánh lễ, nghĩa là cử hành Tưởng niệm chữa lành ký ức của chúng ta. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng: Thánh lễ là Tưởng niệm chữa lành ký ức của trái tim. Thánh lễ là kho báu cần được chú ý nhất trong Giáo hội và trong cuộc sống của chúng ta. Và chúng ta hãy tái khám phá việc chầu Thánh Thể, là điều tiếp tục công việc của Thánh lễ trong chúng ta. Điều này sẽ mang lại cho chúng ta nhiều điều tốt, vì nó chữa lành chúng ta từ bên trong. Đặc biệt là bây giờ, khi chúng ta có quá nhiều nhu cầu.


Source:Holy See Press Office
 
Tổng giáo phận Detroit phê bình một cơ quan truyền thông đã có những lời xúc phạm đến ĐTGM Gregory
Đặng Tự Do
16:45 14/06/2020
Việc công bố sắc lệnh hành pháp về tự do tôn giáo đã bị lu mờ bởi tranh cãi về chuyến thăm của Tổng thống Trump đến đền thờ sau đêm thứ tư của các cuộc biểu tình quan trọng ở Washington chống lại vụ giết hại anh George Floyd của cảnh sát tiểu bang Minnesota.

Hôm 2 tháng 6, Tổng thống Trump đã đến Đền thờ Quốc gia Thánh Gioan Phaolô II đặt hoa, quỳ cầu nguyện, và về Tòa Bạch Ốc để ký sắc lệnh hành pháp về tự do tôn giáo. Ông không đưa ra bất cứ tuyên bố nào tại Đền thờ Quốc gia Thánh Gioan Phaolô II.

Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory của tổng giáo phận Washington đã ra một tuyên bố gay gắt lên án chuyến viếng thăm này như một hành động lợi dụng Thánh Gioan Phaolô 2 cho các mục tiêu tranh cử. Ngài viết: “Tôi thấy khó hiểu và đáng trách khi một cơ sở Công Giáo lại để mình bị lạm dụng và thao túng một cách nghiêm trọng đối với các nguyên tắc tôn giáo của chúng ta.”

Tuy nhiên, nhiều người chỉ ra rằng trong tư cách là một nhà lãnh đạo tôn giáo, Đức Tổng Giám Mục Gregory không thể lên án một người đến nhà thờ cầu nguyện. Ông Trump có thể lợi dụng chuyến viếng thăm này cho các mục đích chính trị. Nhưng đó chỉ là một suy đoán, và việc lên án trong trường hợp này thuộc phạm trù chính trị đảng phái, không phải công việc của một nhà lãnh đạo tinh thần. Cha Raymond J. de Souza, chủ nhiệm tạp chí Convivium cho rằng lên án bừa bãi như thế không phù hợp với tinh thần đối thoại của Giáo Hội và sẽ gây ra hệ quả là không còn chính trị gia nào dám đến các nơi thờ phượng.

Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Gregory cũng đã vấp phải các phản ứng rất gay gắt của một số cơ quan truyền thông liên quan đến các chủ đề của Công Giáo. Tổng giáo phận Detroit đã phải lên tiếng phê bình một cơ quan truyền thông vì nói nặng quá.

Toàn văn bản tuyên bố này viết như sau:

Tổng giáo phận Detroit đã được báo cho biết một tổ chức ở phía đông nam Michigan đã tuôn ra ngôn ngữ phân biệt chủng tộc và xúc phạm liên quan đến Đức Tổng Giám Mục Wilton D. Gregory của tổng giáo phận Washington D.C. Tổ chức được đề cập không liên kết cũng chẳng được Tổng giáo phận Detroit phê chuẩn.

Sau đây là phản hồi từ Đức Tổng Giám Mục Vigneron:

Các diễn từ phân biệt chủng tộc và xúc phạm làm hạ giảm một cách bất chính phẩm giá được Thiên Chúa trao ban của người khác. Nó không phù hợp với những lời dạy của Chúa Kitô. Khi quốc gia chúng ta tiếp tục cuộc đối thoại quan trọng về phân biệt chủng tộc, tôi hy vọng rằng các tín hữu sẽ từ bỏ điều này và tất cả các hành vi hoặc thái độ khác phủ nhận phẩm giá vốn có của tất cả mọi người.


Tuyên bố của Tổng giáo phận Detroit đã cố ý không nhắc đến tên của tổ chức bị phê bình. Điều này có thể gây thắc mắc cho nhiều người. Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, nhận định rằng tổ chức được nói ở đây là Church Militant.

Cơ quan này đã tấn công rất mạnh Đức Tổng Giám Mục Gregory và gọi ngài là “African Queen” nghĩa là “Nữ Hoàng Phi Châu”. Chữ “Phi Châu” bị xem là có ý phân biệt chủng tộc. Chữ “Nữ Hoàng” nhằm cáo buộc ngài là người đồng tính. Đó là một cáo buộc xúc phạm, không có cơ sở.

Hôm 11 tháng Sáu, Church Militant, đã phát hành một video có tựa đề là “African Queen Busted Lying” – “Nữ Hoàng Phi Châu bị bắt quả tang nói láo”. Nhiều người phê bình Church Militant đã đi quá xa.


Source:Archdiocese of Detroit
 
Sứ điệp của các nhà lãnh đạo các tôn giáo hoàn cầu nhân đại dịch Covid-19: hợp nhất và tương liên
Vũ Văn An
17:57 14/06/2020



Theo hãng tin Zenit, trong bản tin ngày 12 tháng 6, Viện Liên Tôn Elijah và Hội Đồng Các Nhà Lãnh đạo Tôn giáo Thế giới của nó đã qui tụ các nhà lãnh đạo tôn giáo lỗi lạc nhất của thế giới để đưa ra các hướng dẫn liên quan đến các thách thức tâm linh của đại dịch Covid-19 và đề ra một viễn kiến cho thế giới sau cuộc khủng hoảng. Một trong các sứ điệp chủ chốt xuất hiện trong “Coronaspection” — cuốn video thu thập cái nhìn tâm linh nội quan của 40 nhà lãnh đạo tôn giáo hoàn cầu dưới góc độ đại dịch Covid-19, là sứ điệp liên đới và tương liên.

Các nhà lãnh đạo tôn giáo từ bảy tôn giáo trải khắp mười lăm quốc gia, bao gồm Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Tổng Giám mục Canterbury, các giáo sĩ Hồi giáo hàng đầu, các Trưởng Giáo sĩ Do Thái giáo, giáo sĩ Ấn giáo, Hồng Y và thầy giáo đã tham gia dự án.

Đoạn phim giới thiệu tựa là Coronaspection trình bầy tình liên đới và đoàn kết như các thông điệp chính xuất phát từ đại dịch hoàn cầu, các thông điệp thậm chí càng trở nên có liên quan hơn dưới góc độ các sự kiện hoàn cầu gần đây.

Như Trưởng Thượng Jeffrey Holland của Giáo Hội Chúa Giêsu của Các Thánh Ngày Sau Hết tuyên bố trong cuộc phỏng vấn này, “Sự sống là điều quý giá. Mọi người đều quan trọng. Những khoảnh khắc này có tính hoàn vũ”. Tâm tình này được lặp lại bởi các nhà lãnh đạo các tín ngưỡng lớn của mọi tôn giáo. Giáo sĩ Hồi giáo Fealu Abdul Rauf nói rằng “Tất cả nhân loại đều là một”, hay như Thượng phụ Mashalian của Armenia nhận định một cách ngắn gọn, “tình huynh đệ của nhân loại là một sự kiện khoa học”. Yahya Cholil Staquf, tổng thư ký của tổ chức Hồi giáo lớn nhất thế giới, có trụ sở tại Indonesia (Nahdlatul Ulama), quả quyết “các biên giới vật lý và xã hội ngày càng trở nên không có liên quan”. Thành thử, Giáo sĩ Do thái giáo Jonathan Wittenberg, đứng đầu Phong trào Masorti ở Anh, xác nhận “Điều xảy ra cho một người cuối cùng sẽ xảy ra cho mọi người”. Đức Tổng Giám Mục Justin Welby của Canterbury kết luận, “Có một tính nối kết qua lại giúp truyền bá tội ác và tội lỗi, sợ hãi và đề kháng người khác...thách thức là, liệu chúng ta có thể biến tính nối kết này thành sự nối kết lòng trắc ẩn, lòng quảng đại và tình yêu hay không? "

Các cuộc phỏng vấn, được điều hợp bởi Giám đốc của Viện Liên tôn Elijah, Giáo sĩ Do Thái Giáo Alon Goshen-Gottstein, sẽ được công bố ba lần một tuần trong tháng tới trên Tạp chí The Tablet trong một loạt gồm 12 bài.

Các cuộc phỏng vấn ấy cung cấp một cửa sổ so sánh rất hấp dẫn về việc các nhà lãnh đạo tôn giáo khác nhau, thuộc nhiều truyền thống đa dạng, giải thích và đi đến chấp nhận ra sao các sự kiện hiện đang diễn ra trên khắp thế giới. Nhìn chung, dự án vừa có tính giáo huấn so sánh các tôn giáo vừa là nguồn cảm hứng xuyên tôn giáo đối với đời sống tâm linh. Nó vừa liên quan đến các vấn đề trực tiếp xuất phát từ cuộc khủng hoảng COVID-19 vừa liên quan đến các thách thức liên tục của cuộc sống, trong đó có cả cuộc đấu tranh cho quyền bình đẳng chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Các cuộc phỏng vấn không chỉ tập chú vào các quan điểm lý thuyết mà còn tìm cách gây cảm hứng tôn giáo nữa. Để đạt mục đích này, hầu hết các cuộc phỏng vấn kết thúc bằng lời cầu nguyện và đôi khi bài suy niệm, có thể giúp người xem đối phó với những thách thức tâm linh đương thời do coronavirus nêu ra.

Giám đốc Viện, Giáo sĩ Goshen-Gottstein, cho biết: “vào lúc này, chắc chắn thế giới không phải chỉ đang cần mặt nạ. Nó cần ý nghĩa. Nó cần định hướng. Nó cần hy vọng. Nó cần các khí cụ để vượt qua không những các thách thức thể lý do coronavirus tạo ra mà cả các thách thức tinh thần. Nếu cuộc khủng hoảng có tính hoàn cầu, thì giáo huấn cũng phải có tính hoàn cầu. Trong khi mọi bậc thầy đều ngỏ lời với cộng đồng của mình, thì không vị nào tìm cách tập hợp các tiếng nói của các tôn giáo khác nhau để cung hiến lời dạy, ý nghĩa và hy vọng”.

Các phiên bản dài của các cuộc phỏng vấn cũng như các viên đá qúy khôn ngoan ngắn hơn đều có sẵn trên trang mạng www.coronaspection.org của Viện Elijah và trên kênh YouTube cũng như trên các phương tiện truyền thông xã hội và diễn đàn quốc tế.

Viện Liên tôn Elijah là một tổ chức liên tôn phi lợi nhuận, quốc tế, được tài trợ bởi UNESCO, do Giáo sĩ Do Thái giáo Alon Goshen-Gottstein thành lập vào năm 1997. Sứ mệnh của Viện Liên tôn Elijah, được gói ghém trong khẩu hiệu của nó “Chia sẻ Khôn ngoan, Phát huy Hòa bình”, là đào sâu sự hiểu biết giữa các tôn giáo.
 
Thêm một người da đen bị giết, làn sóng bạo động mới có thể bùng lên dữ dội tại Hoa Kỳ
Đặng Tự Do
18:37 14/06/2020
Những người biểu tình ở Hoa Kỳ đã chặn một đường cao tốc lớn ở Atlanta vào đêm thứ Bảy và đốt cháy một nhà hàng Wendy, nơi một người đàn ông da đen bị cảnh sát bắn chết khi anh ta cố gắng bỏ chạy để khỏi bị bắt giữ.

Vụ nổ súng đã được ghi lại trên video và chắc chắn sẽ thúc đẩy nhiều cuộc biểu tình trên toàn quốc.

Một viên chức cảnh sát Atlanta đã bị sa thải sau vụ bắn chết Rayshard Brooks, 27 tuổi, và một viên chức cảnh sát thứ hai đã bị cho tạm nghỉ.

Cảnh sát Atlanta đã tuyên bố sa thải cảnh sát viên Garrett Rolfe vào sáng Chúa Nhật, một động thái diễn ra theo sau đơn từ chức vào hôm thứ Bảy của bà Erika Shields, Cảnh sát trưởng Atlanta.

Thị trưởng Keisha Lance Bottoms cho biết bà đã chấp nhận đơn từ chức của bà Shields sau khi anh Brooks bị bắn chết bởi một cảnh sát viên trong cuộc giằng co sau cuộc kiểm tra mức độ tỉnh táo vào tối thứ Sáu.

Tình trạng bất ổn đã nổ ra vào tối thứ Bẩy, và hình ảnh trên truyền hình địa phương cho thấy nhà hàng Wendy chìm trong biển lửa trong suốt 49 phút mà không có đội cứu hỏa nào ở hiện trường. Những người biểu tình khác đã chặn Xa lộ Liên tiểu bang 75, nơi họ đã đụng độ với cảnh sát.

Cục Điều tra Georgia, gọi tắt là GBI, nơi đang điều tra vụ nổ súng, cho biết cuộc đối đầu chết người bắt đầu khi các cảnh sát viên đến nhà hàng Wendy để đáp lại khiếu nại rằng một người đàn ông đang ngủ trong một chiếc xe chặn đường lái xe vào nhà hàng. GBI cho biết một cuộc kiểm tra tỉnh táo cho thấy Brooks có vấn đề và sau đó đã chống lại cảnh sát khi họ muốn bắt giữ anh ta.

Brooks được báo cáo là đã giật một khẩu súng điện Taser của cảnh sát, và đang bỏ chạy thì bị bắn chết.

GBI đã công bố video camera an ninh về vụ nổ súng.

Đoạn phim cho thấy một người đàn ông chạy bỏ chạy khỏi hai nhân viên cảnh sát da trắng trong khi anh ta giơ tay, đang cầm một vật nào đó, hướng về phía một cảnh sát viên đang đuổi theo phía sau anh ta vài bước. Viên cảnh sát rút súng ra và bắn khi người đàn ông tiếp tục chạy, và rồi ngã gục trong một bãi đậu xe.

Giám đốc GBI Vic Reynold nói rằng Brooks đã chộp lấy một khẩu Taser từ một trong hai cảnh sát viên và dường như đã chĩa khẩu súng vào viên cảnh sát khi chạy trốn, khiến cảnh sát phải rút súng và bắn ba phát đạn.

Đoạn phim không cho thấy cuộc giằng co ban đầu giữa Brooks với cảnh sát.

Bà Shields từ chức khi vụ giết Brooks làm dấy lên làn sóng phản đối mới ở Atlanta sau các cuộc biểu tình hỗn loạn xảy ra sau cái chết của George Floyd ở Minneapolis.

Thị trưởng Bottoms tuyên bố việc từ chức của cảnh sát trưởng tại một cuộc họp báo vào thứ bảy trong khi khoảng 150 người diễu hành bên ngoài nhà hàng Wendy.

Thị trưởng cũng đã kêu gọi sa thải ngay lập tức viên chức cảnh sát đã nổ súng vào anh Brooks.

“Tôi không tin rằng đây là một trường hợp sử dụng hợp lý vũ lực chết người và đã kêu gọi sa thải ngay cảnh sát viên này, ” Bà Bottoms cho biết.

Bà nói thêm rằng bà Shields tự nguyện từ chức cảnh sát trưởng và bà sẽ ở lại với thành phố trong một vai trò chưa được xác định. Cảnh sát trưởng tạm thời Rodney Bryant sẽ giữ chức vụ cảnh sát trưởng lâm thời cho đến khi tìm được người thay thế vĩnh viễn.


Source:The Telegraph
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tuần Tạ ơn của Giáo Phận hậu đại dịch Covid-19: Ngày thứ ba: Giới trẻ Tạ Ơn
Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
08:19 14/06/2020
Chặng đường Tuần Tạ Ơn của Giáo phận Xuân Lộc bắt đầu từ ngày Thứ Tư 10/6 đến 17/6, đã đi được gần một nửa, với ngày thứ ba dành cho giới trẻ của giáo phận. Vì thế, trong ngày Thứ Sáu 12/6, các bạn trẻ trong Giáo phận đã được Đức Cha Giuse mời gọi và đồng hành để thắp lên trong tâm hồn những ngọn lửa tạ ơn Chúa sau đại dịch Covid-19 vừa qua. Lời tạ ơn, tâm tình tạ ơn dâng lên Chúa, không chỉ là vì đã được Chúa và Mẹ Maria chở che, ban sự bình an, nhưng Đức Cha Giáo phận còn mong muốn người trẻ còn cầu xin sao cho chính bản thân mình biết sống đẹp lòng Chúa nữa.

Xem Hình

Vì vậy, với lời mời mà Đức Cha Giáo Phận gửi đến người trẻ của ngài trong Tuần Tạ Ơn sau đại dịch Covid-19, với mong muốn rằng những người trẻ không chỉ là hiệp thông, nhưng còn là tham gia vào trong lời tạ ơn của toàn Giáo phận. Nhờ đó, người trẻ dần chân nhận ra rằng: họ là hiện tại của Giáo Hội, không chỉ là đối tượng để Giáo Hội chăm sóc nhưng còn là chủ thể của việc xây dựng Giáo Hội. Và như vậy, Đức Kitô thực sự đang sống trong họ và chính họ đang sống trong thế giới và Giáo phận này.

Do đó, dẫu cho có ít nhiều khó khăn trong việc quy tụ đông đủ người trẻ của giáo xứ vào ngày Tạ Ơn dành cho giới trẻ, nhưng tại tất cả giáo xứ, với sự nỗ lực và lòng nhiệt tâm của vị mục tử, quý Cha Chánh xứ đã cử hành Thánh Lễ Tạ Ơn, tổ chức Giờ Chầu Thánh Thể, hoặc với những hình thức sinh hoạt đạo đức dâng kính Mẹ Maria như dâng hoa, lần hạt Mân Côi cùng với cộng đoàn giáo xứ để biểu tỏ lòng biết ơn như chương trình mục vụ Tuần Tạ Ơn của Giáo phận đề ra.

Riêng với người trẻ, họ nghĩ gì trong Tuần Tạ Ơn của Giáo Phận sau đại dịch Covid-19, mà họ cũng là một thành phần, là lời tạ ơn dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria vì đã được gìn giữ bình an, vượt qua được những khủng hoảng, và nhất là vẫn có sự an bình, tín thác vào tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa dành cho họ trong những ngày tháng hiểm nguy đó?

Bạn Đa Minh Vĩnh T.- Giáo xứ Tân Vinh chia sẻ “Giờ đây, trong Thánh Lễ Tạ Ơn chiều hôm qua, khi nhìn lại thời gian giãn cách vì dịch Covid-19, con như cảm nhận được phần nào niềm vui của dân Do Thái xưa khi bước vào miền đất hứa sau 40 năm ròng rã trong sa mạc. Thực sự mà nói, ngay trong chính giai đoạn khủng hoảng ấy, đời sống thiêng liêng của con như được làm mới lại cách lạ lùng, khi con được quây quần sống trong bầu khí đức tin với gia đình. Khi nhìn lại hành trình đã qua, hiệp dâng Thánh lễ Tạ Ơn với các bạn trẻ trong Giáo phận, con đã nhủ thầm tạ ơn Chúa vì tháng ngày hồng phúc đã qua. Hồng phúc vì con có cơ hội phản chiếu lại đức tin của mình…hồng phúc vì con như đươc thao luyện lại đức tin trong bầu khí gia đình.”

Cùng hiệp cùng tâm tình tạ ơn này, bạn Vinh Sơn Minh H. – Giáo xứ Nam Hà- nói rõ ý nguyện “Là một người trẻ Công Giáo, trải qua và cảm nhận rõ hệ lụy ghê gớm mà đại dịch Covid-19 gây ra, …khiến con càng ý thức hơn về việc nói lên lời cảm tạ Thiên Chúa và Mẹ Maria đã ban cho nước Việt Nam và cho Giáo Phận nhà được bình an… Con xin được hợp cùng các bạn trẻ trong Giáo Phận để dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, và tiếp tục cầu nguyện cho cơn đại dịch mau chấm dứt, như Đức Cha Giáo Phận mời gọi.”

Tận dụng thời gian, cơ hội Tuần Tạ Ơn để làm mới lại chính tâm hồn mình, chắc hẳn nhiều người trẻ của Giáo Phận cũng đã và đang trải nghiệm. “Với tâm tình của những người trẻ năng động như con, đây là cơ hội để con có được những giây phút cảm tạ bên Chúa và Mẹ Maria. Đây là thời gian con như được quay chậm lại cỗ máy công việc, chậm lại nhịp sống, để con trải lòng mình ra với Chúa, thả tâm tình mình vào lòng biết ơn, tâm tình tri ân Chúa mà ngay chính bản thân con dường như đã quên lãng, đã bỏ qua thời gian dài.” (Bạn Teresa Thảo U. – Giáo xứ Thái Hiệp)

Dù sống xa nhà vì đang là du học sinh tại Úc, bạn Maria Trúc L. – thuộc giáo xứ Xuân Bình- cũng hướng về và hiệp thông trong ngày Tạ Ơn của Giới Trẻ trong toàn Giáo phận. “Nhớ lại những ngày tháng không được đến nhà thờ, và về với giáo xứ, Giáo phận quê hương …con càng cảm nhận Chúa yêu con quá nhiều, và có thể nói là biệt đãi với dân tộc của con, với giáo phận của con. Thậm chí con còn có chút ghen tỵ với những bạn trẻ trong giáo phận đã được đến nhà thờ, khi mà hiện tại, con vẫn chưa có cơ hội để tham dự Thánh lễ. Tuy nhiên, khi nhìn rộng hơn, xa hơn, nhất là khi nhìn về đất nước Viêt Nam, Giáo phận Xuân Lộc của con, con thực sự chẳng biết thưa gì với Chúa ngoài lời tạ ơn Ngài…Và con khá bất ngờ và vui, khi mà hiện tại con không ở quê nhà, nhưng con vẫn được hướng về, vì con là một phần của quê hương…con hiệp thông với tất cả những người trẻ trong giáo phận để tạ ơn Chúa.”

Hay một lời tạ ơn nhỏ nhoi của bạn trẻ nữ khác “Tạ ơn Chúa cho chúng con vượt qua cơn đại dịch. Tạ ơn Chúa đã nhậm lời chúng con, cho dẫu dù chỉ với chút ít hy sinh, cầu nguyện mà con dâng Chúa.” (Christiana Ng. G, Giáo xứ Long Thành)

Đại dịch Covid-19, dù kinh hoàng, khủng khiếp cho toàn cầu, nhưng trong cái nhìn của đức tin và sự tín thác người Kitô hữu nhận ra đó lại là thời gian của hồng ân. Sự cảm nhận không dễ vời người trẻ Công Giáo hôm nay, khi mà họ bị ảnh hưởng quá nhiều những thứ chủ nghĩa thực dụng, hưởng thụ, nền văn hóa sự chết… khiến họ xa rời đời sống tâm linh, và khó lòng nghe được tiếng Chúa. Nhưng quả là hy vọng, là niềm vui mà đâu đó, vẫn có những người trẻ của Giáo phận Xuân Lộc nhận ra đại dịch vừa qua lại chất chứa nguồn ân sủng từ Thiên Chúa dành cho họ. “Nhớ lại ngày cuối cùng tham dự Thánh Lễ trước khi lệnh giãn cách xã hội có hiệu lực, tâm hồn con như nghẹn lại, tựa hồ như đang sắp tiễn biệt một người thân yêu …Giờ đây, một đời sống mới lại được hình thành, con nhận ra nhiều điều quý giá trong đời sống thiêng liêng mà bấy lâu, con gần như ngó lơ như đọc kinh chung với gia đình, xét mình, rước lễ thiêng liêng…Tạ ơn Chúa và cám ơn Mẹ Giáo Hội, đặc biệt là Đức Cha Giáo phận cùng quý Đức Cha đã luôn động viên giới trẻ và đồng hành với chúng con trong đời sống thiêng liêng.” (Bạn Đaminh V.T- Giáo xứ Tân Vinh).

Không chỉ dừng lại ở lời tạ ơn, nhưng chắc hẳn, những người trẻ của Giáo Hội, cụ thể của Giáo phận Xuân Lộc đang cố gắng thực thi những cam kết nhỏ nhoi với Chúa, để lời tạ ơn được cụ thể bằng hành động trong hoàn cảnh riêng của mỗi người trẻ, khi mà họ đang là những chủ thể xây dựng Giáo Hội nơi chính đền thờ tâm hồn mình. “Giờ thì sau đại dịch, mỗi ngày, con đều cố gắng gom góp những hy sinh vụn vặt để dâng cho Chúa, như giữ phòng gọn gàng, kiềm chế sự nóng nảy, tập sống lòng thương xót, viếng nhà thờ mỗi khi không có giờ trên lớp.” ( M.Trúc L.). Hay một bạn trẻ của Giáo xứ Lai Ổn – Đa Minh T- trải lòng “Dù công việc bộn bề thế nào, con đang cố gắng dành từ 5-10 phút mỗi ngày để sống lời tạ ơn này.” Và “sau đại dịch, điều con nhớ nhất và quyết tâm là đọc kinh Rước Lễ Thiêng Liêng bất kỳ lúc nào” (Đa Minh Vĩnh T.).

Tạo cơ hội để dạy người trẻ của mình ý thức về tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, vì thế, không chỉ từ nơi các giáo xứ, nhưng có đó rất cụ thể trong một lớp ngoại ngữ vào chiều tối thứ Sáu 12/6 của ngày Tạ Ơn, khi các bạn sinh viên cũng được tham dự Giờ Kinh Tạ Ơn do Sr. Teresa, O.P – cũng là giáo viên của các bạn, tổ chức. Các bạn tsinh viên cao đẳng đã cùng đọc chung đoạn Tin Mừng Luca 17, 11-19, nghe suy niệm, cật vấn và cầu nguyện về thái độ tạ ơn Thiên Chúa mà người trẻ các em cần phải học biết và thực hành. 10 Kinh Mân Côi cũng vang lên trong lớp học ấy, với sự sốt mến và chân thành.

“Tạ ơn Chúa đã đồng hành với chúng con trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống”; “Tạ ơn Chúa vì đã bên cạnh chúng con, có Chúa cùng đồng hành với sức trẻ của chúng con như được đốt nóng”;

Cuối cùng, lòng tri ân gửi đến Đức Cha Giáo phận là không thể không nhắc đến, “Chúng con xin tri ân Đức Cha Giáo phận vì đã rất quan tâm và yêu thương giới trẻ chúng con.”- (A. Michael Ng., BTS giới trẻ hạt Hố Nai), và “Chúng con cảm nhận được sự quan tâm lo lắng của Đức Cha Chánh Giáo phận đã dành riêng cách đặc biệt cho giới trẻ chúng con được lớn lên về đời sống thiêng liêng và đức tin…qua từng giai đoạn và biến cố cụ thể.” (BTS Giới trẻ Phúc Hải.”

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Nguồn hình ảnh: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P; Truyền thông Giáo xứ Lộ Đức và Giáo Họ Hà Phát
 
Tân Linh mục Phero Nguyễn Văn Trung - Cuộc hành trình vạn dặm
Trần Hiếu
09:33 14/06/2020
NEW ZEALAND - Lúc vừa lên 12 tuổi, khi được cha mẹ đồng ý cho vào ở với cha quản lý, cậu Trung đã tự đạp xe đạp hơn nửa tiếng đồng hồ từ nhà ở giáo xứ Tràng Nứa để vào Toà Giám Mục Xã Đoài. Cha mẹ cậu, ông bà Luân, muốn thử ý chí của cậu có thực sự muốn vào ở nhà xứ không, nên cả năm đó cứ để cậu mỗi ngày đạp xe về Tràng Nứa đi học. Một năm sau, khi đã ở hẳn trong nhà xứ, suốt ngày giúp việc các cha, lo việc giúp lễ và kinh hạt, cậu muốn một ngày được trở thành linh mục.

Xem hình

Vào ngày mồng 6 tháng 6, 2020 vừa qua, thầy Phêrô Nguyễn Văn Trung, 31 tuổi, đã được thụ phong linh mục, dưới sự đặt tay của Đức Hồng Y John Dew tại nhà thờ chính toà Holy Spirit, giáo phận Palmerston North, Tân Tây Lan.

Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em” (Ga 15:16)

Hành trình ơn gọi của tân linh mục là một chuỗi những ngày dài xa nhà. Sau thời thiếu niên ở Toà Giám Mục Vinh, cậu tốt nghiệp trung học rồi chuyển vào Sài Gòn theo học tại trường đại học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn. Một hôm, khi đang trú ngụ tại trụ sở Giáo Phận Vinh tại 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đức Cha Nguyễn Văn Viên, lúc đó là linh mục vừa du học từ Australia về, hỏi, “Con có muốn qua New Zealand tu học không? ” cậu Trung đã không ngần ngại trả lời, “Con muốn”.

Sau đó, trong một dịp nghỉ học về thăm nhà, cậu được gặp Đức ông Brendan Daly, một giáo sư thỉnh giảng tại Đại Chủng Viện Vinh Thanh, và ngài khuyến khích cậu theo đuổi ơn gọi. Vào năm 2011, Đức Cha Charles Drennan, giáo phận Palmerston North, New Zealand, ghé thăm và trò chuyện với gia đình, rồi tháng 5/2012 cậu rời Việt Nam lên đường qua New Zealand gia nhập chủng viện.

Sau 8 năm tu học, theo dự trù, ngày 18/4/2020 là ngày thụ phong nhưng vì đại dịch Coronavirus, mọi người bị cách ly, nên Đức Hồng Y John Dew và Đức Ông Brian Walsh, Tổng Đại Diện Giáo Phận Palmerston, quyết định dời buổi lễ đến lúc khác để nhiều người có thể tham dự. Khi lệnh cách ly được giải toả tại New Zealand, nhưng nhiều nước khác vẫn trong tình trạng bế quan tỏa cảng, nên ngày lễ truyền chức mồng 6/6, tất cả những người thân của thầy cũng đều không thể hiện diện.

Trong lời mở đầu thánh lễ, vị Hồng Y chủ tế đã ưu ái gửi lời chào mừng một cách đặc biệt đến các thân nhân của tân linh mục, “Tôi thân ái chào mừng cha mẹ của tân linh mục ở Việt Nam và các thành viên gia đình ở nhiều nơi trên thế giới. Tôi rất tiếc quý vị không thể hiện diện trong dịp phong chức nầy, nhưng tôi vui mừng biết rằng mọi người đang hiệp ý với chúng tôi qua các phương tiện truyền thông, và tôi muốn bảo đảm với quý vị rằng tân linh mục được chăm sóc một cách chu đáo và yêu thương ở giáo phận nầy.”

Tại Việt Nam vào cùng thời điểm lễ truyền chức, trên 50 người thân thuộc gia đình tụ tập tại sân nhà ông bà Luân để cùng tham dự thánh lễ trực tuyến qua màn ảnh truyền hình. Cả tổ thợ hồ đang làm nhà cho ông bà, là lương dân, cũng tham dự lễ. Lòng tràn ngập niềm vui, tuy không trực tiếp hiện diện nhưng hiệp thông qua lời cầu nguyện, ai ai cũng xúc động đến rơi lệ. Họ nói nhỏ với nhau, thánh lễ quả là long trọng, linh thiêng và cảm động.

Gia đình của cha Trung cũng đã chuẩn bị 3 bộ áo lễ, cùng với chén thánh làm quà cho tân linh mục, nhưng vì điều kiện đại dịch Coronavirus nên chưa gửi đi được. Chiếc áo tân linh mục dùng trong thánh lễ được mượn từ một linh mục bạn.

Ở nhiều nơi khác cách xa nhau vạn dặm, các anh em của cha từ các quốc gia Pháp, Anh, Bỉ, và gồm cả 3 người anh em đang là chủng sinh, một tại Hoa Kỳ, một tại Columbia và một tại Ấn Độ cũng hiệp thông dự lễ. Khi thông tin được loan truyền, các thân hữu của cha tại nhiều nơi trên thế giới cũng tham dự thánh lễ trực tuyến qua các phương tiện truyền thông, với nhiều cảm xúc dạt dào.

Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI, trong một bài giảng, nói, “Lễ thụ phong linh mục không phải được cử hành cho một số người mà cho toàn thể giáo hội, cho toàn thể Dân Chúa.” Vì vậy, niềm vui có một tân linh mục không chỉ là niềm vui của gia đình, mà cũng của cộng đoàn khắp mọi nơi.


Đêm trước ngày thụ phong, Đức Cha Nguyễn Văn Viên, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Vinh, đã về nhà thờ họ thuộc Giáo Xứ Yên Thịnh để dâng lễ cầu nguyện cho tân linh mục; ngày hôm sau, cha quản xứ và cộng đoàn cũng đến dâng lễ cầu nguyện cho ngài. Còn đối với ông bà Luân, được có người con hiến thân làm linh mục là niềm vui trông đợi từ khi con lọt lòng mẹ. Ông Luân nói, “Tên thánh Phêrô được đặt cho con cũng trong ý hướng ước mong mai sau con sẽ trở thành tông đồ của Chúa”.

Trong bài giảng thánh lễ, Đức Hồng Y chủ tế nói, “Hãy theo Thầy” là một thách đố, nhiều khi là điều khó tin, nhưng với tân linh mục, “Cha hãy tin là Chúa đã chọn mình”. Ngài tiếp, “Như thánh Phêrô, một con người sôi nổi cuồng nhiệt, nhưng đã ba lần chối Chúa, nhưng Chúa vẫn chọn. Người chọn vì Người không nhìn vào khuyết điểm của chúng ta, nhưng Người quan tâm ở chỗ chúng ta sẽ trở nên như thế nào? Ngài yêu thương chúng ta, nhìn vào trái tim, và mong muốn điều chúng ta trở thành!”

Tân linh mục đã chọn câu Kinh Thánh “Tôi đến để phục vụ, chứ không phải để được phục vụ” (Mt 22:28), làm tâm nguyện của đời linh mục. Đức Hồng Y nói, “Khi theo Chúa là chọn phục vụ; và đừng quên rằng vào đêm trước chịu nạn, Chúa đã rửa chân cho các môn đệ; khi Người làm điều ấy là để chúng ta bắt chước Người; chúng ta hãy phục vụ như Người đã phục vụ.” Ngài nhắc lại lời của ĐGH Phanxicô: “Quyền hạn duy nhất của mình có là quyền được phục vụ.” Và ngài nhắc nhở tân linh mục, “Cha hãy tin tưởng vào ơn huệ Chúa ban và đừng bao giờ quên lời của thánh Phaolô, ‘Hãy cảm tạ luôn luôn’”.

Vào cuối lễ, sau khi nói lời cám ơn mọi người bằng Anh ngữ, tân linh mục đã nghẹn ngào thốt lên bằng tiếng Việt, “Có cha có mẹ thì hơn, thiếu cha thiếu mẹ như đàn không dây; ngày Hồng phúc Chúa chọn con làm linh mục nhưng bố mẹ không thể hiện diện, con muốn nói lời cám ơn đến bố mẹ, các anh chị em và các cháu đã luôn đồng hành với con trên bước đường con đi. Mặc dù không hiện diện trong thánh lễ hôm nay nhưng con tin cả nhà vẫn ở bên con trong lời cầu nguyện. Con xin cám ơn đặc biệt bạn bè khắp nơi trên thế giới, ở New Zealand, Bỉ, Anh, Pháp, Ấn Độ, Columbia, Việt Nam, ở Mỹ, đã luôn động viên nâng đỡ con...”

Tân linh mục Phêrô Nguyễn Văn Trung được bổ nhiệm làm cha phó ở giáo xứ Hastings, Palmerston North, là nơi cha đã đến giúp giới trẻ cách đây hai năm; đồng thời cha cũng được bổ làm Giám Đốc Ơn Gọi của Giáo Phận.
 
Các Cha Tgp. Hà Nội nhận Thánh An-tôn làm Quan Thày mừng lễ
BTT. Giáo xứ Xuân Bảng
21:13 14/06/2020
Các Cha Tgp. Hà Nội nhận Thánh An-tôn làm Quan Thày mừng lễ

Tình Cha đã yêu con

Quyết một lòng sắt son

Xin noi gương Cha Thánh

Dâng Chúa trọn đời con.


Xem Hình

Nhưng vần thơ trên phần nào nói lên tâm tình của các cha nhận Thánh An-tôn làm quan thày. Quả thật, nhận thánh quan thày để xin ngài cầu thay nguyện giúp cho trước tòa Chúa, bảo vệ, gìn giữ, chở che trên hành trình nơi dương thế, nhất là noi gương thánh nhân nữa.

Trong Tổng Giáo phận Hà Nội, có một số cha nhận Thánh An-tôn làm quan thày. Hàng năm, các cha qui tu một nơi nào đó để cùng nhau tạ ơn Chúa, cám ơn đời. Năm nay, ngày 09 tháng 6, các cha đã về Xuân Bảng dâng lễ kính mừng Thánh An-tôn và tạ ơn Thiên Chúa. 10 giờ 00, Thánh lễ đồng tế do Cha An-tôn Nguyễn Văn Thắng, Tổng Đại Diện Chủ tế. Cha An-tôn Trần Quang Tiến giảng lễ. Trước khi cử hành Thánh lễ, Cha An-tôn Nguyễn Ngọc Sáng chủ nhà có phần chào và chúc mừng quí cha về với Xuân Bảng. Bầu không khí vui tươi với phần giới thiệu của Cha An-tôn Trịnh Duy Công. Sau lễ, một ông đại diện giáo xứ có lời chúc mừng quí cha kèm theo bông hoa tươi thắm. Cha An-tôn Trịnh Duy Công đáp từ bằng những vẫn thơ đầy ý nghĩa. Tiệc mừng là phần không thể thiếu, để quí cha cùng nhau hàn huyên tâm sự.

Tạ ơn Chúa, cám ơn Thánh An-tôn quan thày và xin Ngài cầu thay nguyện giúp cho tất cả chúng ta.

BTT. Giáo xứ Xuân Bảng
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thánh Đường Fatima
Lê Trị
22:14 14/06/2020
THÁNH ĐƯỜNG FATIMA

Ảnh của Lê Trị



Fátima Mẹ khuyên:

Mau ăn năn đền tội

Hãy tôn sùng Mẫu Tâm

Lần hạt Mân Côi chuỗi

Ave Maria

Thánh Mẫu của Thiên Chúa

Xin giúp con luôn nhớ

Sống theo lời Mẹ khuyên

(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)
 
VietCatholic TV
Thánh lễ Mình Máu Thánh Chúa – Corpus Christi – do Đức Thánh Cha cử hành tại Vatican
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:38 14/06/2020

Lúc 9h45 sáng Chúa Nhật 14 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành lễ Mình và Máu Thánh Chúa hay còn được gọi là Corpus Christi tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

Đây là một lễ trọng trong năm phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo, trong đó chúng ta bày tỏ niềm xác tín về sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô trong bí tích Thánh Thể. Ngày chính lễ là ngày thứ Năm sau Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi. Cụ thể, trong năm nay là ngày thứ Năm 11 tháng Sáu. Tuy nhiên, từ năm 1969, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục cho phép các Giám Mục bản quyền theo nhu cầu của từng địa phương lễ Corpus Christi có thể được mừng vào ngày Chúa Nhật tiếp theo.

Chính vì thế ở 28 quốc gia trên thế giới Lễ Mình Máu Thánh Chúa được cử hành vào ngày thứ Năm 11 tháng Sáu vừa qua, trong khi tại Ý và các quốc gia khác lễ Mình Máu Thánh Chúa được cử hành vào ngày Chúa Nhật hôm nay.

Do vẫn còn phải tuân giữ các biện pháp ngăn chặn đại dịch, nên chỉ có khoảng 50 tín hữu tham dự Thánh lễ.

Trong bài giảng Thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:


“Các ngươi hãy nhớ tất cả đoạn đường mà Chúa là Thiên Chúa các ngươi đã dẫn đưa các ngươi đi qua” (Đnl 8: 2). Bài đọc Sách thánh hôm nay bắt đầu bằng lệnh này của ông Môisê: “Hãy nhớ!” Ngay sau đó ông Môisê nhắc lại: “Đừng quên Chúa, Thiên Chúa của ngươi” (c.14). Kinh thánh đã được trao cho chúng ta để chúng ta có thể thắng vượt được sự quên lãng Thiên Chúa. Khi chúng ta cầu nguyện, điều này thật là quan trọng biết bao! Một trong những Thánh Vịnh dạy: “Con tưởng nhớ bao việc Ngài làm, suy tưởng đến những kỳ công thuở trước” (77:12): Tất cả những điều kỳ diệu Chúa đã làm trong cuộc sống của chúng ta.

Điều quan trọng là phải nhớ những điều lành chúng ta đã nhận được. Nếu chúng ta không nhớ nó, chúng ta trở nên xa lạ với chính mình, và chỉ là “kẻ qua đường” trong cõi nhân sinh. Không có ký ức, chúng ta bứng mình khỏi đất nuôi dưỡng chúng ta và để cho mình bị cuốn đi như những chiếc lá trong gió. Trái lại, nếu chúng ta nhớ, chúng ta ràng buộc chính mình một cách mới mẻ với những mối quan hệ mạnh nhất; chúng ta cảm thấy mình là một phần của lịch sử sống động, và là một phần của kinh nghiệm sống động của một dân tộc. Ký ức không phải là một cái gì đó riêng tư; đó là con đường liên kết chúng ta với Chúa và với người khác. Đây là lý do tại sao trong Kinh thánh, ký ức về Chúa phải được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những người cha được lệnh phải kể lại câu chuyện này cho con cái của họ, như chúng ta đọc trong đoạn văn thật đẹp này: “Mai ngày khi con ngươi hỏi ngươi rằng: ‘Vì sao có các thánh ý, thánh chỉ, quyết định mà Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, đã truyền cho chúng ta? ’ Ngươi sẽ trả lời cho con ngươi rằng: ‘Chúng ta xưa làm nô lệ [Hãy nhớ về toàn bộ lịch sử nô lệ], nhưng Đức Chúa đã ra tay uy quyền.. trước mắt chúng ta” (Đnl 6: 20-22). Anh chị em hãy trao ký ức này cho con cái mình.

Nhưng có một vấn đề: nếu chuỗi truyền đạt ký ức này bị gián đoạn thì sao? Và làm thế nào chúng ta có thể nhớ những gì chúng ta chỉ nghe, trừ khi chúng ta cũng đã trải nghiệm điều đó? Chúa biết điều này khó khăn như thế nào, Người biết trí nhớ của chúng ta yếu đến mức nào, và vì thế Người đã thực hiện một điều đáng chú ý: Người để lại cho chúng ta một kỷ niệm. Người không chỉ để lại những lời nói cho chúng ta, vì thật là dễ quên những gì chúng ta đã nghe thấy. Người không chỉ để lại cho chúng ta Kinh thánh, vì thật là dễ quên những gì chúng ta đã đọc được. Người không chỉ để lại cho chúng ta những biểu tượng, vì chúng ta có thể quên ngay cả những gì chúng ta từng thấy. Người để lại cho chúng ta Phần Lương, vì không dễ để quên một thứ mà chúng ta đã thực sự nếm thử. Người đã để lại cho chúng ta Tấm Bánh trong đó Ngài thực sự hiện diện, sống động và chân thực, với tất cả hương vị của tình yêu. Khi đón nhận Ngài, chúng ta có thể nói: “Ngài là Chúa; Ngài nhớ đến tôi!” Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (1 Cor 11:24). Hãy làm! Bí tích Thánh Thể không chỉ đơn giản là một hành động tưởng nhớ; đó là một thực tế: Lễ Vượt Qua của Chúa được tỏ hiện một lần nữa cho chúng ta. Trong thánh lễ, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu được đặt ra trước chúng ta. Hãy làm điều này để nhớ đến Thầy: hãy đến với nhau và cử hành Bí tích Thánh Thể như một cộng đồng, như một dân tộc, như một gia đình, để tưởng nhớ đến Thầy. Chúng ta không thể làm gì nếu không có Bí tích Thánh Thể, vì đó là kỷ niệm về Chúa. Và điều đó chữa lành ký ức bị thương tổn của chúng ta.

Bí tích Thánh Thể đầu tiên chữa lành ký ức mồ côi của chúng ta. Chúng ta đang sống ở thời điểm của một sự mồ côi to lớn. Bí tích Thánh Thể chữa lành ký ức mồ côi. Có biết bao nhiêu người có những ký ức được đánh dấu bởi sự thiếu thốn tình cảm và sự thất vọng cay đắng gây ra bởi những người đáng lẽ phải dành cho họ tình yêu, nhưng lại làm mồ côi trái tim họ. Chúng ta muốn quay lại và thay đổi quá khứ, nhưng chúng ta không thể. Tuy nhiên, Thiên Chúa có thể chữa lành những vết thương này bằng cách đặt trong trí nhớ của chúng ta một tình yêu lớn hơn: là tình yêu của chính Người. Bí tích Thánh Thể mang đến cho chúng ta tình yêu trung tín của Chúa Cha, giúp chữa lành cảm thức là trẻ mồ côi của chúng ta. Bí tích Thánh Thể mang đến cho chúng ta tình yêu của Chúa Giêsu, là tình yêu đã biến một ngôi mộ từ điểm kết thúc thành một khởi đầu, và có thể biến đổi cuộc sống của chúng ta với cùng một cách tương tự. Bí tích ấy lấp đầy trái tim của chúng ta với tình yêu an ủi của Chúa Thánh Thần, Đấng không bao giờ để chúng ta cô đơn nhưng luôn chữa lành vết thương của chúng ta.

Qua Bí tích Thánh Thể, Chúa cũng chữa lành ký ức tiêu cực của chúng ta, một sự tiêu cực thường xuyên thấm vào lòng chúng ta. Chúa chữa lành ký ức tiêu cực này, vạch trần những điều đã sai trái, những điều để lại trong ta ý niệm bất hạnh rằng chúng ta chỉ là vô dụng, rằng chúng ta chỉ phạm sai lầm, rằng chính chúng ta là một sai lầm. Chúa Giêsu đến để nói với chúng ta rằng không phải là như thế. Người muốn gần gũi với chúng ta. Mỗi khi chúng ta đón nhận Người, thì Người nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta rất quý giá, rằng chúng ta là những vị khách mà Người đã mời đến bữa tiệc của mình, là những người bạn mà Người muốn cùng dùng bữa chung. Và không chỉ bởi vì Người hào phóng, mà bởi vì Người thực sự yêu mến chúng ta. Người nhìn thấy và yêu mến vẻ đẹp và sự tốt lành mà chúng ta đang có. Chúa biết rằng sự ác và tội lỗi không định hình chúng ta; chúng chỉ là bệnh tật, và những sự lây nhiễm. Và Ngài đến để chữa lành chúng bằng Bí tích Thánh Thể, nơi chất chứa các kháng thể cho trí nhớ tiêu cực của chúng ta. Với Chúa Giêsu, chúng ta có thể trở nên miễn nhiễm với nỗi buồn. Chúng ta sẽ luôn nhớ đến những thất bại, những gian nan, những vấn nạn ở nhà và tại nơi làm việc, và những giấc mơ chưa thực hiện được của chúng ta. Nhưng sức nặng của chúng sẽ không đè bẹp chúng ta bởi vì Chúa Giêsu hiện diện sâu sắc hơn, và khích lệ chúng ta bằng tình yêu của Người. Đây là sức mạnh của Bí tích Thánh Thể, là bí tích biến chúng ta thành những người mang Chúa, những người mang trong lòng niềm vui chứ không phải những điều tiêu cực. Chúng ta, những người tham dự Thánh lễ có thể hỏi: chúng ta mang đến cho thế giới những gì? Nỗi buồn và sự cay đắng của chúng ta, hay niềm vui của Chúa? Chúng ta có rước lễ để rồi sau đó tiếp tục phàn nàn, chỉ trích và cảm thấy có lỗi với chính mình không? Điều này không cải thiện bất cứ điều gì, trái lại niềm vui của Chúa có thể biến đổi cuộc sống.

Cuối cùng, Bí tích Thánh Thể chữa lành ký ức khép kín của chúng ta. Những vết thương chúng ta giữ bên trong tạo ra những vấn đề không chỉ cho chúng ta, mà còn cho những người khác. Chúng làm cho chúng ta sợ hãi và nghi ngờ. Chúng ta bắt đầu với việc đóng kín, và kết thúc trong hoài nghi và thờ ơ. Những vết thương của chúng ta có thể khiến chúng ta phản ứng với người khác bằng sự tách rời và kiêu ngạo, trong ảo tưởng rằng bằng cách này chúng ta có thể kiểm soát được các tình huống. Tuy nhiên, đó thực sự chỉ là một ảo ảnh, chỉ có tình yêu mới có thể chữa lành tận gốc nỗi sợ và giải thoát chúng ta khỏi sự tự quy hướng vào chính mình là điều đang giam cầm chúng ta. Và đó là những gì Chúa Giêsu làm. Người tiếp cận chúng ta một cách nhẹ nhàng, trong sự đơn sơ hiền hoà của Tấm Bánh. Ngài đến như Tấm Bánh bẻ ra để phá vỡ những vỏ bọc chung quanh sự ích kỷ của chúng ta. Ngài trao ban chính mình để dạy chúng ta rằng chỉ bằng cách mở rộng trái tim, chúng ta mới có thể thoát khỏi những rào cản bên trong, và vượt thoát sự tê liệt của trái tim.

Khi trao ban chính Ngài cho chúng ta trong sự đơn sơ của Tấm Bánh, Chúa cũng mời gọi chúng ta đừng lãng phí cuộc sống của mình để theo đuổi vô số ảo tưởng mà chúng ta nghĩ rằng chúng ta không thể làm gì nếu không có chúng, nhưng kỳ thực chỉ làm chúng ta trống rỗng. Bí tích Thánh Thể dập tắt nơi chúng ta lòng khát khao vật chất và khơi lên trong chúng ta ước muốn phục vụ; nâng chúng ta lên khỏi lối sống nhàn nhã lười biếng và nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không chỉ lo cho mình được no thỏa mà chúng ta còn phải là đôi tay của Chúa để tha nhân cũng được no thỏa. Lúc này đây, thật cấp bách để chăm lo cho những ai đang đói ăn và đói nhân phẩm, cho những ai đang không có việc làm để duy trì cuộc sống. Và chúng ta cần hành động một cách cụ thể cho điều này, cụ thể như Tấm Bánh mà Chúa Giêsu ban tặng chúng ta. Sự cảm thông thực sự, và những mối giây đích thực của tình liên đới là cần thiết. Nơi Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu đến gần chúng ta, cho nên chúng ta cũng đừng xa cách những người chung quanh chúng ta!

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy tiếp tục cử hành Thánh lễ, nghĩa là cử hành Tưởng niệm chữa lành ký ức của chúng ta. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng: Thánh lễ là Tưởng niệm chữa lành ký ức của trái tim. Thánh lễ là kho báu cần được chú ý nhất trong Giáo hội và trong cuộc sống của chúng ta. Và chúng ta hãy tái khám phá việc chầu Thánh Thể, là điều tiếp tục công việc của Thánh lễ trong chúng ta. Điều này sẽ mang lại cho chúng ta nhiều điều tốt, vì nó chữa lành chúng ta từ bên trong. Đặc biệt là bây giờ, khi chúng ta có quá nhiều nhu cầu.


Source:Holy See Press Office