Ngày 13-06-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Bài giảng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống của ĐGM Giuse Nguyễn Năng
Lm. Phêrô Hồng Phúc ghi
08:37 13/06/2011
GIẢNG LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
CỦA ĐỨC CHA GIUSE NGUYỄN NĂNG


Anh chị em thân mến,
Giữa mùa hè nóng nực, chúng ta hiểu được thế nào là cần nước. Nếu không có nước thì cây cỏ vạn vật sẽ héo úa và cây có sống đấy nhưng mà không thể trổ sinh hoa trái. Có sống thì cạn kiệt và nếu thiếu nước lâu ngày, cây cỏ vạn vật và con người sẽ phải chết. Chúng ta là những sinh vật, chúng ta hiểu được thế nào là hơi thở. Con người sống là nhờ hơi thở. Nếu không có hơi thở thì sẽ phải chết. Chết tức là tắt thở. Nhưng nếu hơi thở càng dồi dào sung mãn thì sức sống cũng dồi dào sung mãn. Người nào thở yếu thì sức sống của người đó cũng rất yếu. Nước và hơi thở, đó là những điều hết sức quan trọng, cần thiết cho sự sống của chúng ta. Chính vì vậy, trong Kinh Thánh, Chúa Thánh Thần được ví như nước và hơi thở. Ngài chính là sự sống của chúng ta. Nếu không có Chúa Thánh Thần thì chúng ta không thể sống, cho dù thân xác vẫn sống, nhưng linh hồn của chúng ta không có sự sống của Chúa.

Ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng ta mừng Chúa Thánh Thần trên Giáo Hội và ở lại trong Giáo Hội. Ngay từ ngày Chúa sống lại, Chúa Giêsu đã ban Chúa Thánh Thần cho các tông đồ cho Hội Thánh như lời Chúa đã hứa. Năm mươi ngày sau, Chúa Thánh Thần biểu lộ hoạt động của Ngài một cách rõ ràng, mãnh liệt và ai cũng có thể nhận thấy được:
- Trước kia, năm mươi ngày trước, Chúa Thánh Thần đã đến, Ngài hiện diện, thánh hóa linh hồn của các tông đồ nhưng hôm nay, Ngài biểu lộ sức sống ấy một cách mãnh liệt trước mặt thế gian;
- Trước kia, các tông đồ là những người đã tin vào Chúa, nhưng các ngài không hiểu Chúa bao nhiêu. Nhiều lần các tông đồ đã bị trách rằng các con chậm hiểu, các con cứng lòng tin, các con ngu muội. Tin vào Chúa nhưng vì thiếu Chúa Thánh Thần, cho nên lòng tin của các tông đồ yếu kém. Các tông đồ là những người đã tin vào Chúa, nhưng mà nhát sợ, không dám theo Chúa trên con đường Thánh Giá như khi Chúa bị bắt và bị điệu đi trên con đường Golgotha, các môn đệ bỏ chạy trốn hết; rồi Phê rô chối Chúa; chỉ có một mình Gioan dám đi tới tận chân cây Thánh Giá.
- Trước kia, các tông đồ nhận được lệnh truyền đi rao giảng Lời Chúa: “Các con hãy làm chứng về Thầy” (Cv 1,8). Nhưng các tông đồ đâu có đi, các ông đóng kín cửa vì sợ người Do Thái.

Ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống hôm nay, mọi sự đều hoàn toàn đổi mới. Chúa Thánh Thần đã đến trên các tông đồ, đã đến qua những dấu hiệu hữu hình. Đó là những ngọn lửa đậu trên đầu các tông đồ. Và từ ngày hôm nay, mọi sự đã thay đổi. Các tông đồ là những người tin vào Chúa. Nếu trước kia không hiểu thì hôm nay hiểu rõ, hiểu tất cả những điều mà Kinh Thánh Cựu Ước đã loan báo về Chúa Giêsu. Các tông đồ hiểu rất rõ. Nếu trước kia các tông đồ nhát sợ, thì hôm nay không nhát sợ nữa. Hôm nay can đảm hăng say đứng lên trước mặt mọi người để rao giảng về Chúa Giêsu là Đấng chịu chết và đã sống lại. Chúa Giê su là Đấng Ki tô, là Đấng Cứu Thế. Nếu trước kia các tông đồ chỉ dám ở lại trong nhà đóng kín cửa thì hôm nay các tông đồ mạnh mẽ, can đảm, dạn dĩ tuyên xưng Chúa Giêsu, rao giảng cho mọi người thấy. Nếu trước kia các tông đồ bị trách là ngu muội thì hôm nay ơn của Chúa Thánh Thần thì các ngài đã đưng lên để nói các thứ tiếng. Những người thất họ, dân quê, chậm hiểu... Nhưng hôm nay, ai đến Giêrusalem để dự lễ, dù là người Roma, người từ vùng cận Đông, Tiểu Á... rất nhiều nước đến đều được nghe tiếng nói của mình. Tất cả tạo nên một sự lạ lùng, đến nỗi người ta nói “Các tông đồ say rượu rồi!”. Mọi người ngạc nhiên bỡ ngỡ trước hiện tượng Chúa Thánh Thần đến mà biến đổi các tông đồ trong ngày hôm nay. Chúa Thánh Thần đã đến, là hơi thở, là nước, chính là linh hồn cụ thể, làm cho Hội Thánh được sống động. Trước kia, Chúa Giê su đã thiết lập Hội Thánh rồi, nhưng có thể nói Hội Thánh chưa có sự sống. Nhưng hôm nay, với sự hiện xuống của Chúa Thánh Thần, Hội Thánh bắt đầu sống và sống mãnh liệt, sống dồi dào, để có thể làm chứng về Chúa.

Hôm nay chúng ta mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Chúng ta cầu nguyện cách rất là tha thiết Chúa Thánh Thần đến trên Hội Thánh, đến trên Giáo phận chúng ta, đến trên cộng đoàn chúng ta, đến trong mỗi người chúng ta như ngày xưa Chúa Thánh Thần đã đến trên các tông đồ. Chúng ta khao khát xin Ngài ngự đến để Ngài làm cho chúng ta được sống. Các thánh Giáo phụ cũng như Công đồng Vaticano II đã lặp lại: “Chúa Thánh Thần được ví như linh hồn của Hội Thánh”. Chúng ta có xác và cái xác này sống được là nhờ có linh hồn. Nhờ có linh hồn ở trong thân xác, cho nên chúng ta sống. Nhờ có linh hồn nên chúng ta có thể suy nghĩ, chúng ta có thể hiểu biết thêm nhiều kiến thức. Nhờ có linh hồn chúng ta có thể yêu thương gắn bó với nhau. Nhờ có linh hồn, chúng ta biết mở rộng tâm hồn, yêu thương phụng vụ anh chị em của mình. Nhờ có linh hồn, chúng ta vươn lên tới Chúa, chúng ta khao khát Chúa, chúng ta mong đợi Chúa. Nếu không có linh hồn, chúng ta sống đấy, nhưng cái sự sống của chúng ta vẫn chỉ là sự sống tự nhiên mà còn tệ hơn nữa đó là cái sự sống đã bị giết chết. Chúa Thánh Thần chính là sự sống của Hội Thánh.

Ngày hôm nay, chúng ta là những Kitô hữu, chúng ta là Giáo Hội của Chúa, chúng ta yêu mến Chúa. Chúng ta cần tới sự sống của Chúa Thánh Thần. Chúng ta lắng nghe Lời Chúa, nhưng nếu không có Chúa Thánh Thần thì những lời mà chúng ta nghe, chẳng qua chỉ là quyển sách lịch sử của dân tộc Do Thái. Biết bao người Ki tô hữu cũng đọc Lời Chúa, cũng đọc Phúc Âm mà không hiểu gì hết. Nhưng với người Kitô hữu đích thực, nếu có Chúa Thánh Thần, thì lời ấy trở thành của Lời Chúa, lời ấy là lời sự sống, lời ấy là lời cứu độ đem lại sức sống cho chúng ta. Khi chúng ta tham dự các bí tích, chúng ta thấy gì? Trong bí tích Rửa tội, nước để rửa trên trán người tín hữu; rồi có dầu để thêm sức người Ki tô hữu. Trên bàn thờ, chúng ta thấy bánh và rượu để cử hành hy tế ở đây. Nếu không có Chúa Thánh Thần thì tất cả những vật chất ấy cũng chỉ là những đồ vật, chỉ là những nghi thức vô hồn, không nói lên được điều gì hết. Ví dụ khách tham quan không có lòng tin Ki tô giáo, khi đến đây thấy cử hành thánh lễ, thì với họ đấy chỉ là nghi thức vô hồn, không ý nghĩa gì hết, không đem lại ích lợi cho chúng ta. Thậm chí có nhiều người bảo đi lễ là vô ích, là mất thì giờ, mất thời gian lao động, bởi vì họ không thấy gì hết. Nhưng đối với người tín hữu, chúng ta có Chúa Thánh Thần, nước ấy là nước rửa thanh tẩy tâm hồn chúng ta; dầu ấy là dầu trao ban sự sống Thánh Thần cho chúng ta. Ở trên bàn thờ này, bánh và rượu thực sự là Mình Máu Thánh Chúa. Phải có Chúa Thánh Thần, chúng ta mới thấy được sự sống trong các bí tích, trong các nghi thức mà chúng ta cử hành. Nếu như không có Chúa Thánh Thần, anh chị em giữ luật, luật của Chúa, luật của Giáo Hội, giống như là mình bị gò bó, như các ông cảnh sát chèn ép mình không để cho mình làm điều mình thích. Nhưng ngược lại, nếu chúng ta có Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ thấy luật Chúa là gì? Luật Chúa là những lời dặn dò, những lời chỉ đường. Chúa dẫn chúng ta đi trên con đường trần gian để đạt tới những hạnh phúc đời đời và chúng ta yêu mến lề luật của Chúa. Nếu không có Chúa Thánh Thần, chúng ta không thể đi truyền giáo được, không làm chứng được cho ai hết. Cách truyền giáo cũng như những người quảng cáo, những người rao hàng, giới thiệu sản phẩm nhưng không ai thèm mua hết, không ai muốn tin hết!. Nhưng nếu có Chúa Thánh Thần thì chúng ta sẽ đầy lửa, chúng ta giới thiệu Chúa, chúng ta chia sẻ sự sống, chúng ta chia sẻ niềm tin Chúa cứu độ chúng ta và đời sống của chúng ta có khả năng thôi thúc anh chị em chúng ta đi vào Chúa. Lúc ấy là lúc loan báo Tin Mừng. Nếu không có Chúa Thánh Thần, chúng ta không có niềm vui, không có hạnh phúc để chia sẻ cho người khác. Nếu không có Chúa Thánh Thần, chúng ta sống buông thả, rất bất đắc dĩ và không có sức sống siêu nhiên trong tâm hồn của chúng ta.

Chúng ta hiểu vai trò của Chúa Thánh Thần từ những điều kể trên, Chúa Thánh Thần là sự sống của Hội Thánh. Nếu không có Chúa Thánh Thần, chúng ta vẫn là Ki tô hữu, chúng ta không có sự sống và nếu có thì èo uột như một cái cây khô héo, sắp chết. Điều mà chúng ta cần hôm nay là chúng ta cần đến sự sống của Chúa Thánh Thần. Chính vì thế, chúng ta mới khám phá Chúa, hãy mong mỏi Chúa, hãy chờ đợi Chúa đến. Chúa chỉ đến với chúng ta khi lòng chúng ta khao khát, khi lòng chúng ta mở rộng ra để đón Chúa. Chúa đứng nơi cửa gõ cửa, chúng ta mở cửa từ bên trong. Chúa Thánh Thần có thể vào để mà biến đổi lòng chúng ta được. Chúa Thánh Thần không cưỡng ép chúng ta mở cửa. Chúa Thánh Thần không “tấn công” nhà của chúng ta, mà trái lại, từ sự ước ao, sự yêu mến của chúng ta thì Chúa Thánh Thần mới có thể vào để biến đổi chúng ta trở thành những con người mới như các tông đồ ngày xưa. Chính vì vậy, chúng ta hãy năng cầu nguyện, không chỉ là hôm nay mà mãi mãi trong cuộc đời, từng ngày từng giờ, từng biến cố trong cuộc đời mình luôn luôn khao khát cầu nguyện. Chúng ta cầu nguyện, xin Chúa Thánh Thần đến và làm cho Hội Thánh được tươi trẻ lại, làm cho Hội Thánh được tràn đầy sức sống.

Tôi xin cầu chúc anh chị em hiện diện nơi đây cũng như toàn thể giáo phận Phát Diệm của chúng ta được đầy tràn ân sủng, sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần. Amen.

Linh mục Phêrô Nguyễn Hồng Phúc (ghi)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:32 13/06/2011
NGHE TIẾNG CHUÔNG
N2T

Cạnh con sông có một cái chùa, có một hòa thượng đang tụng kinh trước điện Phật, đột nhiên nghe tiếng chuông trên góc chùa ngân vang, bèn kêu độ đệ đến hỏi:
- “Đệ tử, đệ tử, tiếng chuông rất gấp, gió rất mạnh, trên sông nhất định có thuyền bị chìm. Thầy ở đây niệm kinh bái Phật không có thời gian đi, con thay thế thầy đi đến đó coi như thế nào, có thể kiếm chác một vài thứ gì đó, nếu có người bị chìm thì bất tất phải để ý đến”.

Suy tư:
Miệng tụng nam mô nhưng trong lòng thì đầy ắp những mưu mô hại người, ăn cướp của người, thì chắc chắn không thể được siêu thoát, bởi vì người “khẩu phật tâm xà” thì không bao giờ được đắc đạo, và việc siêu thoát thì thật là xa vời đối với họ.
Công việc của các linh mục là cử hành thánh lễ, giảng dạy, ban các bí tích, cầu nguyện và làm việc bác ái, từ chối hoặc miễn cưỡng làm những điều đó là tự mình phản bội lại với thiên chức linh mục mà Thiên Chúa chọn với sự đồng ý của mình; biếng nhác thi hành chức vụ và ích kỷ không thực hành bác ái là người linh mục chỉ có “cái mã” linh mục mà không có tâm hồn của linh mục.
Hòa thượng miệng thì tụng kinh nhưng lòng thì để trên sông với của cải của chiếc thuyền bị chìm, lại còn dạy đệ tử làm việc thất đức, như thế thì tụng kinh suốt đời cũng không được siêu độ.
Cầu nguyện là gốc rễ, thực hành bác ái là cây và cành của đời sống linh mục cũng như của người Ki-tô hữu, không cầu nguyện thì việc làm bác ái chỉ là hình thức khoe khoang mà thôi...
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:34 13/06/2011
N2T

6. Người tội lỗi mặc dù đang sống mà như đã chết, người công chính mặc dù đã chết mà như còn đang sống.

(Thánh Chrysostom)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho sự "hiệp nhất nền tảng" của "gia đình nhân loại"
Bùi Hữu Thư
06:45 13/06/2011
Đức Thánh Cha Benedict XVI tuyên bố phong chân phước cho cha Alois Andritzki, nạn nhân của phát xít Đức

ROME, Chúa nhật 12 tháng 6, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI dâng nền hòa bình thế giới và "sự hiệp nhất nền tảng" của "gia đình nhân loại" cho sự cầu bầu của các nạn nhân bị quân phát xít Đức khủng bố, đặc biệt cho sự cầu bầu của cha Alois Andritzki, linh mục tử đạo, sẽ được phong chân phước ngày 13 tháng 6 tại thành phố Dresde, bên Đức.

Đức Thánh Cha nhắc lại: Cha đã bị quân nazi giết hại năm 1943, khi cha mới có 28 tuổi.

Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: "Chúng ta hãy ca ngợi Thiên Chúa về nhân chứng đức tin anh hùng này, cha là người cùng với muôn ngàn người khác đã hy sinh mạng sống vì danh Chúa Kitô, trong các trại tập trung."

Ngài tiếp: "Tôi muốn xin các đấng ấy trong ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, cầu bầu cho nền hòa bình trên thế giới. Xin Thánh Thần Chúa linh ứng cho các dự án hoà bình can trường và nâng đỡ cho các nỗ lực để thực hiện các dự án này, khiến cho các cuộc hội đàm sẽ thay thế cho chiến tranh, và sự tôn kính phẩm giá con người vượt trên được những ích lợi riêng tư."

Đức Thánh Cha đã đề cập đến "sự hiệp nhất nền tảng" của "gia đình nhân loại" khi ngài nói: "Xin Thánh Thần là giây liên kết cho việc truyền thông, cải tổ những trái tim đã bị lòng ích kỷ chi phối, và trợ giúp gia đình nhân loại tái khám phá và kiên tâm duy trì sự hiệp nhất nền tảng."

Cha Alois Andritzki sanh tại Radibor, gần Dresde (Miền Saxe), ngày 2 tháng 7, 1914: ngài là một trong sáu người con của ông Johann Andritzki Kantor, giảng sư và bà Magdalena Andritzki.

Ngài được thụ phong linh mục ngày 30 tháng 7 năm 1939 tại Giáo Phận Dresde-Meissen. Ngài đã bị mật vụ Gestapo bắt giữ vì đã cho trình diễn các vở kịch Giáng Sinh được coi là "những hình thức phản kháng" chế độ độc tài phát xít.

Ngài đã qua đời tại trại tập trung Dachau (Miền Bavière), sau khi bị chích thuốc độc giết người - mà chế độ này gọi là an lạc tử (euthanasie) ngày 3 tháng 2, 1943.

Một sắc lệnh của Thánh bộ Phong Thánh, được Đức Thánh Cha Benedict XVI chấp thuận ngày 10 tháng 12, năm 2010, công nhận ngài đã tử đạo vì đức tin.

Đối với một vị tử đạo, không cần có một "phép lạ khác" cho việc phong chân phước, nhưng sẽ cần thiết cho việc phong thánh trong tương lai. Kể từ nay cha sẽ mang tước hiệu "chân phước."
 
Anh Quốc: Cha chín người con chuẩn bị được truyền chức Linh mục Công giáo
Nguyễn Trọng Đa
08:42 13/06/2011
Anh Quốc: Cha chín người con chuẩn bị được truyền chức Linh mục Công giáo

Plymouth - Không thể có nhiều linh mục Công giáo có một vợ và chín người con hiện diện trong lễ truyền chức Linh mục của mình. Nhưng đó là chính xác những gì chờ đợi Phó tế Ian Hellyer ngày 17-6 tới.

Phó tế Ian Hellyer ( phải) cùng vợ và một số con cái của mình

Phó tế 44 tuổi này đến từ Devon ở Anh, người cho đến cách đây vài tháng còn là một cha xứ Anh giáo của năm giáo xứ nông thôn, nói: “Tôi hiện đang cảm nghiệm một sự phối hợp khôi hài của sự bình an và sự hứng khởi - với một thời điểm hiếm hoi của lo sợ”.

Phó tế nói với hãng tin CNA ngày 9-6: "Mặc dầu hơn 10 năm qua, tôi ngày càng cảm thấy không thoải mái trong Giáo hội Anh, và tự vấn mình ngày càng nhiều về các quyết định của Giáo hội này, và đường hướng Giáo hội này đang đi”.

Ngay trước mùa Chay năm nay, Hellyer đã thông báo với giáo dân Anh giáo của mình là ông sẽ rời Giáo hội Anh giáo, để trở thành người Công giáo.

Hellyer nói: “Họ có vẻ bị sốc, nhất là bởi vì Giám mục Anh giáo của tôi không muốn tôi báo cho tín hữu biết trước về tin này”.

Hellyer là một trong số 68 giáo sĩ Anh giáo được truyền chức tháng này trong Giáo hạt tòng nhân Đức Mẹ Walsingham của Giáo hội Công giáo. Giáo hạt này được ĐTC Biển Đức XVI thành lập đầu năm nay, như một "ngôi nhà Roma" cho người Anh giáo trở lại vào Giáo Hội Công Giáo.

Hellyer nói: “Tôi rất ngạc nhiên khi Giáo hạt tòng nhân được công bố, ngạc nhiên trước sự rộng lượng của Giáo hạt, và việc Giáo hạt tôn trọng các truyền thống đích thực của Anh giáo. Giáo hạt xuất hiện với màu xanh hy vọng. Vì vậy, tôi tự nhủ ‘Làm sao tôi có thể không đáp trả với Giáo hạt được?'"

Tuy nhiên, đối với Hellyer, quyết định này còn có ý nghĩa nhiều hơn là đơn thuần thay đổi một tôn giáo. Nó cũng có nghĩa là từ bỏ một mức lương, một ngôi nhà và một kế hoạch nghỉ hưu. Sự hy sinh của động thái này càng thể hiện rõ ràng hơn với gia đình đông người của Hallyer: ông có một bé gái 3 tháng tuổi, bốn người con gái khác và bốn con trai.

Hallyer nói thêm: “Margaret vợ tôi đã ủng hộ tôi hết mình. Cô ấy luôn nói rằng nếu đây là điều Chúa muốn, thì rồi chúng tôi sẽ được Chúa chăm sóc. Đây là một thái độ gây ngạc nhiên của nhiều bạn bè của cô. Họ nói với cô ấy rằng họ không thể dũng cảm được như vậy. Nhưng Margaret là một phụ nữ tuyệt vời, có đức tin mạnh mẽ".

Một số bài báo gần đây ở Anh đã gợi ý rằng một số giám mục Công giáo Anh đang đưa ra lời chào đón khá miễn cưỡng đối với các giáo sĩ của Giáo hạt Tòng nhân. Tuy nhiên, Hellyer nói rằng ông chỉ được đón tiếp với lòng rộng lượng của cả Giám mục Công giáo của mình, và thậm chí cả cấp bề trên Anh giáo cũ của mình nữa.

Hellyer nói thêm: “Giáo hội Anh giáo cho phép chúng tôi ở lại trong nhà xứ cho đến cuối tháng Tám. Hiện giờ, chúng tôi cũng đang tìm di chuyển tới một nhà xứ công giáo ở Plymouth. Hy vọng rằng nhà xứ này có thể thích hợp cho chúng tôi sử dụng - đa số các nhà xứ không được xây dựng đủ chỗ cho chín đứa con mà”.

Thật thú vị, tất cả con cái của Hellyer đã được nuôi dạy như người Công giáo, bởi vì vợ ông là một người Công giáo gốc.

Hellyer với gia đình hình như trong nhiều cách đã giúp ông lấy quyết định cho mình, nói: “Vì vậy, ở cấp độ gia đình, tôi khát mong sự hiệp nhất, bởi vì tôi mong sự hiệp nhất với con cái, đến nỗi chúng tôi có thể đứng xung quanh một bàn thờ mỗi ngày Chủ nhật".

"Tôi nhớ cách đây vài tháng, trong bữa ăn trưa chủ nhật, chợt lóe trong đầu óc con gái thứ hai của tôi, Theresa, ý tưởng rằng có một số linh mục kết hôn trong Giáo Hội Công Giáo. Do đó, cô bé quay lại nhìn tôi ngay lập tức và nói, 'Vâng, cha ơi, tại sao chúng ta không làm như thế nhỉ?’”

Chuyến thăm Anh của ĐTC Biển Đức XVI hồi tháng 9-2010 cũng góp một phần trong chuyện trở lại của Hellyer, nhất là lễ phong chân phước cho Đức Hồng Y John Henry Newman.

Hellyer kể: "Tôi và Margaret vợ tôi đã đi dự lễ phong chân phước của Đức Hồng Y John Henry Newman ở Birmingham vào sáng Chủ Nhật. Cả hai chúng tôi thực sự cảm nhận rằng, hành trình Chân phước John Henry đã thực hiện cũng là con đường Chúa đang dẫn chúng tôi".

Ngày thứ sáu 17-6 tới, Hellyer sẽ được truyền chức Linh mục Công giáo tại nhà thờ chính tòa Plymouth. Hellyer nói rằng không biết mình sẽ được sử dụng ra sao sau khi được truyền chức, nhưng dường như tân chức sẽ phân chia thời gian của mình giữa các công việc ở Giáo hạt Tòng nhân và giúp đỡ Giáo phận địa phương, có lẽ trong công tác tuyên úy ở một một trường học hay một bệnh viện.

"Tôi nghĩ rằng Giáo hạt Tòng nhân mới là một phần của 'việc truyền giáo mới' cho thế giới phương Tây mà ĐTC Gioan Phaolô II đã nêu ra. Và tôi nghĩ rằng Giáo Hội Công Giáo đang tỉnh dậy cho nhu cầu đến với mọi người và tái Phúc âm hóa theo cách thức phù hợp nhất trong thời đại chúng ta".

Mặc dù Hellyer đã rời Anh giáo, ngài nhận được nhiều lời chúc tốt đẹp từ các tín hữu Anh giáo của mình, và nhiều người trong số đó “đang nhìn kỹ những gì xảy ra”. Trong số các điều ấy, có việc họ sẽ đọc trang nhật ký trực tuyến Hellyer, nơi ngài kể lại câu chuyện trở lại đạo Công giáo của mình.

Ngài nói: “Như thế, công việc này của chúng tôi là truyền giáo thực sự rồi đó!".

“Và đó là sứ mạng mà tôi thấy thú vị nhất!". (CNA / EWTN News 10-6-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Mỹ: Các Giám mục tài trợ chương trình của Đại hội Giới trẻ Thế giới
Phạm Kim An
08:44 13/06/2011
Mỹ: Các Giám mục tài trợ chương trình của Đại hội Giới trẻ Thế giới

WASHINGTON - Người hành hương từ Mỹ đến Đại hội Giới trẻ Thế giới sẽ gặp gỡ với hơn 60 giám mục Mỹ cho thánh lễ ngày 20-8 tại sân vận động Madrid, Tây Ban Nha.

Hội đồng Giám mục Công giáo Mỹ (USCCB) công bố rằng Thánh Lễ và nhiều sáng kiến chương trình khác bằng tiếng Anh sẽ được tổ chức tại Palacio de los Deportes, dưới tiêu đề "Tình yêu và sự sống: Một ngôi nhà cho người hành hương nói tiếng Anh”.

Tuyên bố của các Giám mục cho biết các Ngài đang chuẩn bị để giảng dạy và hòa lẫn giữa người hành hương trong suốt Đại hội Giới trẻ Thế giới, và đối với những người ở nhà, Hội đồng Giám mục đang tài trợ một chuyến hành hương ảo thông qua Facebook, vốn sẽ cho phép sự tham gia từ xa.

Các hoạt động trung tâm, dự kiến xung quanh chương trình sự kiện của Đại hội Giới trẻ Thế giới, sẽ bao gồm các Thánh Lễ và việc đạo đức, các buổi học giáo lý, buổi hòa nhạc, thuyết trình, chứng tá, cầu nguyện và chiếu phim.

Một cơ sở có điều hòa không khí với 15.000 chỗ ngồi, trong hội trường chính của đại hội và các khu vực triển lãm, sẽ có một nhà nguyện đặc biệt được xây dựng cho Đại hội Giới trẻ Thế giới, cũng như các bảng thông tin, một cuộc triển lãm nghệ thuật và hỗ trợ cho các du khách trẻ đến Madrid. Nó cũng sẽ cung cấp cho họ một nơi để nghỉ ngơi trong mùa hè nóng nực của Tây Ban Nha.

Hội đồng Giám mục Mỹ sẽ cung cấp đội ngũ linh hoạt viên cho phần giáo lý hôm thứ Sáu, và cũng tham gia vào việc cung cấp một kinh nghiệm đọc lectio divina (Lời Chúa) vào tối thứ sáu (19-8), sau khi đi Đàng Thánh Giá. Các Giám mục Mỹ sẽ có mặt tại địa điểm suốt "Lễ hội Thanh niên" để tương tác với khách hành hương trẻ tuổi.

Nhiều Giám mục Mỹ sẽ dạy giáo lý tại chỗ, cũng như tại các địa điểm khác. Hội đồng Giám mục Mỹ cũng tài trợ một buổi hòa nhạc trước Thánh Lễ ngày thứ Bảy (20-8), do Hãng tin Công giáo Oregon và Nhà Xuất bản Thư viện Thế giới đảm trách, bắt đầu lúc 9g sáng. Vào lúc kết thúc Thánh Lễ, khách hành hương sẽ được các Giám mục “sai đi” đến sân bay Vientos Cuarto, nơi mà nhiều người trong số họ sẽ tham gia vào Buổi cầu nguyện canh thức tối với ĐTC Biển Đức XVI và sẽ qua đêm tại đó, chờ Thánh lễ bế mạc (ngày 21-8) Đại hội Giới trẻ Thế giới với ĐTC tại địa điểm này.

Các Hiệp sĩ Columbus và các Nữ tu Sự Sống đang tài trợ Trung tâm hành hương "Tình yêu và Sự sống", và đã làm việc chặt chẽ với các điều phối viên Đại hội Giới trẻ Thế giới của Hội đồng Giám mục Mỹ, là Rick McCord và Nữ tu Dòng thánh Giuse Eileen McCann.

Trung tâm này sẽ được mở cửa cho tất cả những người tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới, vào của miễn phí. Các nhà đồng tài trợ gồm có: Sứ Vụ Gia đình Thánh Giá, Kênh truyền hình Muối vả Ánh sáng của Canada, Hội Tông đồ Cầu nguyện, Hội Sinh Viên Đại học Công giáo (FOCUS), Liên minh Giới trẻ Thế giới, và Viện Giáo hoàng Gioan Phaolô II về Nghiên cứu Hôn nhân và Gia đình.

Ít nhất 25.000 người hành hương Mỹ sẽ đến thủ đô Tây Ban Nha trong mùa hè này để tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới. (Zenit 12-6-2011)

Phạm Kim An
 
Đức Thánh Cha xin các vị tử đạo ở trại tập trung cầu nguyện cho hòa bình
Nguyễn Trọng Đa
08:46 13/06/2011
Đức Thánh Cha xin các vị tử đạo ở trại tập trung cầu nguyện cho hòa bình

VATICAN - Nhắc nhớ rằng ngày 13-6 ở Đức, một nạn nhân 28 tuổi của các trại tập trung Đức Quốc xã sẽ được phong Chân phước, ĐTC Biển Đức XVI nói rằng Ngài muốn tín thác cho các “chứng nhân anh dũng của đức tin” này cầu nguyện cho hòa bình thế giới.

ĐTC bày tỏ ý định này ngày 12-6, sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên đàng với những người tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô.

Ngài nói: “Cha vui mừng để nhắc rằng vào ngày mai tại Dresden, Đức, Alois Andritzki, linh mục và tử đạo, người đã bị Đức Quốc xã giết năm 1943 ở tuổi 28, sẽ được phong Chân phước”.

ĐTC nói tiếp: "Chúng ta hãy ngợi khen Chúa vì chứng nhân anh hùng này của đức tin, vị tử đạo này gia nhập hàng ngũ của những người đã hy sinh mạng sống vì Chúa Kitô, trong các trại tập trung”.

"Trong ngày lễ Hiện Xuống, cha muốn tín thác cho lời cầu bầu của các Ngài, để cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới".

Đức Thánh Cha đã cầu xin Đức Thánh Thần sẽ "linh hứng các đề nghị can đảm cho hòa bình và hỗ trợ các nỗ lực để thúc đẩy nó, xin cho cuộc đối thoại thắng thế hơn vũ khí, và sự tôn trọng phẩm giá của con người thắng vượt lợi ích đảng phái”.

Ngài cầu nguyện: “Xin Chúa Thánh Thần, Đấng nối kết sự hiệp thông, sửa chữa các tâm hồn bị xoắn bởi lòng ích kỷ, và giúp gia đình nhân loại tái khám phá và cẩn thận bảo vệ sự hiệp nhất nền tảng của nhân loại”.

Linh mục Alois Andritzki bị bắt và bị ám sát bằng cách tiêm thuốc độc, vì Ngài chống đối chế độ Đức quốc xã, và vì công việc Ngài làm với thanh niên. (Zenit 12-6-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Bảo vệ trẻ em trong một thế giới tiêu thụ
Vũ Văn An
18:19 13/06/2011
Việc thương mãi hóa và tình dục hóa trẻ em đã đạt đến chỗ cần phải đưa ra các biện pháp để bảo vệ các em. Đây là kết luận của một bản phúc trình vừa được công bố ngày 6 vừa qua. Tác giả bản phúc trình là Reg Bailey, giám đốc điều hành đàn ông đầu tiên của Hiệp Hội Các Bà Mẹ, do Bộ Giáo Dục Anh đề cử. Ông có nhiệm vụ dẫn đầu một cuộc duyệt xét độc lập về các áp lực đang đè nặng lên trẻ em và đưa ra các khuyến cáo.

Reg Bailey phỏng vấn khá nhiều phụ huynh, tiếp theo là một cuộc nghiên cứu sâu rộng các vấn đề có liên quan. Ông được sự góp ý của 120 cơ sở kinh doanh và nhiều cơ quan khác. Kết quả chính là phúc trình “Hãy Để Trẻ Em Là Trẻ Em: Phúc Trình Cuộc Duyệt Xét Độc Lập Về Việc Thương Mãi Hóa và Tình Dục Hóa Trẻ Em”. Khi cho công bố phúc trình này, Reg Bailey cho hay: “Tôi muốn trao quyền vào tay phụ huynh để họ đương đầu tốt hơn với các áp lực đang đè nặng lên con em họ và giúp họ dưỡng dục con em họ theo ý họ muốn”.

Phúc trình trên đề cập đến 4 chủ đề then chốt vốn được phụ huynh và công chúng đặc biệt quan tâm. Chủ đề thứ nhất nói đến nền văn hóa tình dục hóa trong đó trẻ em đang phải sống. Nhiều phụ huynh nhất trí cho rằng nền văn hóa này không thích hợp cho con cái họ. Chủ đề thứ hai nói đến quần áo, các sản phẩm và dịch vụ dành cho trẻ em. Phúc trình cho rằng các vấn đề này thường không được rõ ràng. Chủ đề thứ ba xoay quanh việc trẻ em bị coi là người tiêu dùng. Các em chịu nhiều áp lực từ nhiều phía buộc phải hành động như người tiêu thụ. Dù không nhằm mục tiêu tách các em hoàn toàn khỏi thế giới thương mãi, phúc trình nhận định rằng phụ huynh thường than phiền việc các công ty đã đẩy quá xa các biên giới của quảng cáo. Chủ đề thứ tư liên quan tới việc phải làm sao cho tiếng nói của phụ huynh được lắng nghe. Đôi khi, phụ huynh thiếu tự tin, không dám lên tiếng về các vấn đề được bản phúc trình này đề cập tới. Có lúc, họ lại cảm thấy giới doanh thương không lưu ý đủ tới các quan tâm của họ.

Giải đáp

Về cách phản ứng đối với các vấn đề trên, Phúc Trình cho rằng có hai phương thức tiếp cận rất khác nhau cần phải lưu ý. Phương thức thứ nhất đòi phải giữ trẻ em hoàn toàn trong trắng cho tới khi thành người trưởng thành bằng cách cô lập các em khỏi bất cứ ảnh hưởng tiêu cực nào hay loại bỏ mọi áp lực một cách triệt để. Phương thức thứ hai có khuynh hướng sau: thế giới có thế nào ta chấp nhận nó như vậy và nên tập trung vào việc giúp các em lèo lái qua thế giới ấy.

Bản phúc trình kết luận rằng cả hai phương thức đều không thực tiễn. Do đó, tốt hơn nên phối hợp cả hai. Điều này có nghĩa: phải đưa ra các biện pháp để giới hạn khuynh hướng mỗi ngày một thương mãi hóa và tình dục hóa trẻ em nhiều hơn, cũng như phải giúp trẻ em hiểu và đương đầu được với các nguy hiểm tiềm ẩn mà chúng rất có thể gặp phải.

Bản phúc trình cũng cho rằng trách nhiệm đầu tiên nằm trong tay phụ huynh. “Đối với chúng ta, muốn trẻ em là trẻ em, ta cần phụ huynh phải là phụ huynh”. Phúc trình sau đó nói tới giới kinh doanh và truyền thông, họ cần có tác phong phò gia đình nhiều hơn.

Thực vậy, phúc trình nhận định rằng một số thành phần trong thế giới kinh doanh và truyền thông hình như đã mất hết nối kết của họ với phụ huynh. “Chúng tôi tin rằng hiện đang có cảm thức mạnh về việc giới truyền thông đôi lúc tích cực chống lại các phụ huynh”. Điển hình là các chương trình truyền hình mà truyền thống vẫn coi là dành cho gia đình thưởng ngoạn, như các chương trình thi thố tài năng hay truyện nhiều tập về đời thường (soaps), hiện đang bắt đầu bị pha phôi với nội dung tình dục càng ngày càng nhiều.

Vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn trong các lãnh vực chưa được qui định hay rất ít qui định. Các chất liệu chỉ dành cho người lớn hiện rất dễ có được trên internet, qua các mục “video theo yêu cầu” hay trên điện thoại di động.

Trong số các khuyến cáo chính, ta đọc được các khuyến cáo sau:

-- Đặt giới hạn tuổi trên các videos âm nhạc, để tránh việc trẻ em mua lầm những videos minh nhiên khích dục, và để hướng dẫn các nhà phát tuyết nên trình chiếu khi nào. Các videos âm nhạc được các tác giả phúc trình đặc biệt lưu ý vì bản chất tình dục và bạo động của một số bài ca và những vũ khúc có tính gợi dục cao, minh nhiên.

-- Che các hình ảnh gợi dục trên các trang nhất tập san và báo chí để trẻ em khó thấy. Các tập san và báo chí có hình ảnh minh nhiên gợi dục trên trang nhất nên được che bằng những tờ bià (sleeves) trong sạch hơn, và phải khuyến khích mọi nơi bày bán trình bày thích hợp các thứ ấn phẩm này.

-- Thay vì nhận được một cách tự động, nên mời các khách hàng tự quyết định nên mua các sản phẩm người lớn trên “internet” ở nhà, trên “laptop” hay “smart phone”. Việc này giúp phụ huynh dễ dàng bảo vệ con em họ hơn.

-- Các nhà buôn lẻ nên giới thiệu quần áo thích hợp theo tuổi cho trẻ em và ký nhận các qui định hướng dẫn thực hành liên quan tới việc thiết kế, mua bán, trưng bày và tiếp thị quần áo, các sản phẩm và dịch vụ dành cho trẻ em.

-- Nên giới hạn việc quảng cáo ngoài trời để loại bỏ các hình ảnh gợi dục ở những nơi nhiều trẻ em có thể trông thấy, như gần trường học, nhà mẫu giáo hay sân chơi. Khi cứu xét việc đặt các quảng cáo có hình ảnh gợi dục gần các trường học, cần áp dụng các hạn chế y như đối với các quảng cáo về rượu vậy.

-- Nên coi trọng các quan điểm của phụ huynh hơn là quan điểm của công chúng khi qui định các chương trình truyền hình trước 9 giờ tối (pre-watershed). 9 giờ tối hiện nay được qui định là lúc không được trình chiếu các chương trình có nội dung “người lớn”; qui định này đưa ra để bảo vệ trẻ em. Bởi thế, việc lên chương trình trước 9 giờ tối phải được khai triển và qui định dựa nhiều hơn vào thái độ và quan điểm của phụ huynh, hơn là của khán giả nói chung.

-- Cung cấp cho phụ huynh một trang mạng riêng để họ dễ dàng khiếu nại về bất cứ chương trình, bất cứ quảng cáo, bất cứ sản phẩm hay dịch vụ nào.

-- Cấm việc sử dụng trẻ em dưới 16 tuổi làm đại sứ cho một nhãn hiệu và việc tiếp thị đồng trang đồng lứa nào, và nên làm cha mẹ ý thức nhiều hơn đối với các kỹ thuật quảng cáo và tiếp thị nhằm vào trẻ em.

Phản ứng

Nói chung, phản ứng đối với phúc trình kể là tích cực. Đài BBC, ngày 6 tháng 6, phúc trình rằng Thủ Tướng David Cameron ủng hộ việc lập ra một trang mạng để phụ huynh khiếu nại hoặc nêu vấn đề. Ông cũng ủng hộ khuyến cáo phải làm dễ hơn việc ngăn cản hình ảnh khiêu dâm không xuất hiện trên trang mạng và điện thoại di động. Ông tuyên bố sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh vào tháng 10 để xem xem có tiến bộ gì không trong các vấn đề được phúc trình này nhắc đến. Ông sẽ cho mời các nhà buôn lẻ, các nhà quảng cáo và đại diện các cơ sở truyền thông tham dự hội nghị thượng đỉnh này.

Liên quan đến các khiếu nại về áo quần không thích hợp với trẻ em, Đài BBC cho hay: Tổ Hợp Bán Lẻ Anh (British Retail Consortium) đã đưa ra các chỉ dẫn nghiêm ngặt hơn. Giám đốc sự vụ công của Tổ Hợp là Jane Bevis cho hay: các chỉ dẫn này giúp các phụ huynh an tâm biết rằng các công ty có quan tâm tới việc con em họ mặc gì. Cho đến nay, 9 liên hợp bán lẻ tuyên bố là họ sẽ tuân theo các chỉ dẫn này.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng phúc trình này không rốt ráo đủ. Thực vậy, theo nhật báo Telegraph ngày 6 tháng 6, chính cơ quan sử dụng Reg Bailey là Hiệp Hội Các Bà Mẹ tỏ ra không hài lòng. Rosemary Kempsell, chủ tịch Hiệp Hội cho hay: “Chúng tôi không thể nhất trí với cuộc duyệt xét khi cho rằng phương thức dựa hoàn toàn vào đồng thuận là hữu hiệu hơn cả và việc ra qui định hay luật lệ hơn nữa nhất thiết sẽ làm các phụ huynh hết quyền”.

Bà kêu gọi phải có mức độ can thiệp mạnh hơn của chính phủ vì theo bà ta đừng nên sợ phải thách thức kỹ nghệ (truyền thông) khi phúc lợi con em ta bị nguy hiểm. Chỉ có thời gian mới cho ta hay: tự ý giới hạn cộng với áp lực công chúng đã quá đủ để chấm dứt các tệ nạn được phúc trình nhấn mạnh.

Theo cha John Flynn, LC, Zenit 12 tháng 6.
 
Top Stories
Vietnam: Seconde visite du représentant du Saint-Siège
Zenit.org
20:28 13/06/2011
Une visite pastorale dans le nord du pays

ROME, Lundi 13 juin 2011 (ZENIT.org) – Le représentant du Saint-Siège pour le Vietnam entame une seconde visite dans le nord du pays, a annoncé « Eglises d’Asie », l’agence des Misisons étrangères de Paris dans cette dépêche.

A la fin du mois d'avril dernier, le représentant du Saint-Siège pour le Vietnam, Mgr Leopoldo Girelli avait accompli une première visite du Vietnam, rappelle EDA. Il s'était rendu à Hanoï et à Saïgon. A l'occasion de la première assemblée annuelle des évêques qui se tenait dans la métropole du sud, il s'était présenté et avait pris grand soin de préciser quelles étaient ses attributions exactes et leurs limites.

Son second séjour au Vietnam qu'il vient d'entamer dimanche 5 juin et qui durera jusqu'au 18 juin prochain, sera, semble-t-il, d'ordre plus pastoral, estime EDA. Le prélat a l'intention de rendre visite à cinq diocèses du Nord, à savoir Bac Ninh, Lang Son, Hai Phong, Bui Chu et Thai Binh. Il consacrera deux jours à chacun d'entre eux.

A peine arrivé le 5 juin à l'aéroport de Noi Bai, qui dessert la capitale de Hanoï mais dépend du point de vue ecclésiastique du diocèse de Bac Ninh, il se rendait à la paroisse de Noi Bai pour y célébrer la messe de l'Ascension au milieu d'un millier de jeunes préparant la journée de la jeunesse de l'archidiocèse de Hanoï. Cette journée, qui réunit quelques dizaines de milliers de jeunes catholiques du Nord-Vietnam, est organisée chaque année dans un diocèse différent de la province ecclésiastique. Cette année, ce sera le tour du diocèse de Bac Ninh d'accueillir, le 11 novembre prochain ce rassemblement, lequel réunira au moins 20.000 participants. Dans le discours qu'il leur a adressé, le représentant du Saint-Siège a exhortés les jeunes à former d'ores et déjà un projet d'avenir en s'interrogeant sur « ce qu'ils pourront accomplir pour l'Église, ce qu'ils pourront accomplir pour leur pays... ».

Après l'Eucharistie célébrée dans la paroisse de Noi Bai, Mgr Girelli prenait la route pour l'évêché de Bac Ninh. A 20h30, une rencontre avec les religieux et religieuses du diocèse était prévue dans le centre pastoral du diocèse. Une centaine de religieux l'y attendait, en compagnie de l'évêque du diocèse, Mgr Cosme Hoang Van Dat, et de ses proches collaborateurs. C'est un dominicain, responsable de la commission diocésaine des religieux, le P. Pierre Nguyên Van Huy, qui a présenté au prélat la situation et les activités des religieux dans le diocèse. En guise de bienvenue, des religieuses ont interprété devant lui le « Quan Ho », une tradition poético-musicale de la région, un des joyaux de la culture populaire vietnamienne. Un autre groupe exécutera ensuite la danse du repiquage du riz. Un échange informel a suivi, au cours duquel les principaux sujets abordés par le représentant du Saint-Siège ont été la vie religieuse, les difficultés qu'elle rencontre dans le monde, les dernières initiatives du pape Benoît XVI… La soirée s'est terminée aux alentours de 22h30. Dans la journée du 7 juin, le prélat devait continuer sa visite du diocèse de Bac Ninh avant d'entamer la seconde étape de son voyage dans la région montagneuse et frontalière de Lang Son (1).

La presse officielle, la radio et la télévision de la province de Bac Ninh ont fait état d'une rencontre de Mgr Girelli avec le vice-président du comité populaire provincial. Selon le journal, ce dernier aurait exposé à son interlocuteur la situation économique, politique et sociale de la province, tandis que le représentant du pape se serait réjoui des bonnes relations existant entre les autorités civiles et l'évêché de Bac Ninh (2).

Le diocèse de Bac Ninh s'étend sur une superficie de 24.600 km2, recouvre cinq provinces et empiète sur sept autres. Il est encadré au nord par le diocèse de Lang Son, au sud par celui de Hanoi, à l'est par celui de Hai Phong et à l'ouest par le diocèse de Hung Hoa. La région est habitée par une population de plus de 7 millions d'habitants dont 600.000 appartiennent à des minorités ethniques. Selon des statistiques déjà anciennes (2004), le nombre des catholiques s'élève à 123.000. Les mêmes statistiques faisaient état de 37 prêtres, 29 religieuses et 24 séminaristes. L'évêque du diocèse, Mgr Cosme Hoang Van Dat, jésuite, a été nommé à ce poste en 2008. En 1659, lors de la création des deux premiers vicariats apostoliques, la région de Bac Ninh était située dans le vicariat du Tonkin et était déjà connue pour ses nombreuses chrétientés. Au cours des ans, le Tonkin religieux fut plusieurs fois divisé et la région de Bac Ninh appartiendra, à partir de 1679, au Tonkin occidental confié aux dominicains, puis deviendra, à partir de 1883 le Tonkin septentrional. Ce n'est qu'en 1924 que le vicariat recevra officiellement le titre de vicariat apostolique de Bac Ninh (1).
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
400 bạn trẻ tham dự Đại hội Giới Trẻ Con Đức Mẹ tại Cầu Rầm
Tân Lập
08:23 13/06/2011
VINH - Ngày 10-11/6/2011, tại Cầu Rầm/Vinh/Nghệ An, hơn 400 bạn trẻ đại diện cho hơn 800 thành viên giới trẻ Con Đức Mẹ thuộc cụm Vinh I, gồm các giáo xứ Hoà Mỹ, Kim Lâm, Vạn Lộc, Trang Nứa, Yên Đại và Cầu Rầm, đã có những ngày đại hội thật ý nghĩa. Họ đã sống tình huynh đệ với nhau, đã cùng nhau chiêm ngắm Chúa và tha nhân nhờ Mẹ Maria và thánh Catharina Labouré, đồng thời đã quyết tâm lên đường tiếp tục phục vụ.

Xem hình ảnh
Mặc cho khí hậu thành Vinh những ngày này rất nắng nóng, khuôn viên nhà thờ Cầu Rầm chật chội, điều kiện nơi ăn và chốn ở rất thiếu thốn nhưng các em đã kết thúc rất thành công kỳ đại hội quan trọng định kỳ hàng năm của trung ương hội Giới trẻ Con Đức Mẹ giao phó.

Từ chiều hôm trước ngày đại hội diễn ra, đã có nhiều bạn trẻ đến Cầu Rầm để lo công tác chuẩn bị, trong khi các bạn sắp tuyên hứa đã bắt đầu buổi tĩnh tâm. Các em được các Cha đồng hành và các xơ phụ trách trao toàn bộ công việc tổ chức, điều hành đại hội. Chính điều đó nói lên sự trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt của hội đoàn nhờ phương pháp giáo dục đúng hướng của linh đạo Giới trẻ Con Đức Mẹ Việt Nam.

8 giờ sáng ngày 10/6/2011, các hội viên đã có mặt đông đủ, tay bắt mặt mừng, xem như không phải họ vừa mới trải qua một chặng đường khá dài với cái nắng, cái gió cháy lửa của miền Trung. Sau những thủ tục mau lẹ ban đầu, các em đã bắt đầu buổi sinh hoạt tổng hợp, giao lưu gặp gỡ, văn nghệ, nhất là nghe Cha linh hướng trung ương hội Giới trẻ Con Đức Mẹ Giuse Trần Văn Trung thuyết trình về Những khó khăn thách đố của thời đại và đường hướng hoạt động của Giới trẻ Con Đức Mẹ Việt Nam, làm sao để sống giữa bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Kết thúc buổi làm việc thứ nhất, mọi người đã gặp gỡ nhau thật đầm ấm trong bữa cơm thân mật. Cùng với nhiều bữa ăn tương tự như vậy trong suốt hai ngày đại hội, tình huynh hệ của mỗi một thành viên được thắt chặt hơn, họ đã nên một.

Buổi chiều, không biết họ tập trung từ lúc nào, nhưng mới 14 giờ 15, đã thấy Cha linh hướng cụm Vinh một Fx Hoàng Sĩ Hướng giảng tĩnh tâm, chuẩn bị tâm hồn cho các em tham dự thánh lễ tuyên hứa. Đúng 15h30, thánh lễ tạ ơn và tuyên hứa của 89 hội viên thuộc sáu giáo xứ được diễn ra. Đây được coi là phần cao điểm của kỳ đại hội. Rất long trọng và sốt sắng, người ta đọc được ý nghĩa của ơn gọi trong hội đoàn Giới trẻ Con Đức Mẹ sau khi tham dự thánh lễ, nhất là nghi thức tuyên hứa này. Rằng họ đã được chính Đức Maria trực tiếp truyền cho chị thánh Catharia Labouré (1806-1876) quy tụ, để SỐNG, CHIÊM NGẮM và PHỤC VỤ.

Họ được mời gọi đón nhận nhau với mọi khác biệt để SỐNG thành nhóm. Sống trong sự thật, trong sự sẻ chia đùm bọc, tôn trọng lẫn nhau để mỗi người có một chỗ đứng trong hội đoàn, cùng giúp nhau rèn luyện nhân bản và thăng tiến đời sống về mọi mặt.

Họ được được giúp đỡ để có một đời sống CHIÊM NGẮM ngay trong các sinh hoạt đời thường. Nghĩa là trong mọi cảnh huống của cuộc sống, họ phải có cái nhìn của Phúc Âm, là nhìn mình, nhìn Chúa và nhìn tha nhân trong đức ái.

Họ được hướng dẫn để ra đi truyền giáo theo con đường PHỤC VỤ. Phục vụ bằng việc diễn tả đức tin qua việc chuyên cần cầu nguyện và đời sống gương mẫu thường ngày, quan tâm hơn đến công việc chung và tích cực tham gia các công việc bác ái xã hội.

Tối hôm đó là đêm giao lưu văn nghệ của chính các hội viên này tổ chức và biểu diễn. Xoay quanh chủ đề XIN VÂNG, chương trình văn nghệ với 16 tiết mục ca múa và kịch ngắn, rất cây nhà lá vườn, mang đậm bản sắc văn hoá của từng giáo xứ, đã phản ánh rõ nét bối cảnh xã hội với những bóng mây tiêu cực, những thách đố cam go đang bao trùm xã hội và đối lại là sự vững tin yêu hy vọng của Giới trẻ Con Đức Mẹ, sẵn sàng làm men, muối và ánh sáng giữa lòng đời.

Ngày 11/6/2011, ngày thứ hai của đại hội bắt đầu bằng thánh lễ kính thánh Barnaba Tông Đồ. Các bạn trẻ được mặc lấy tâm tình và nhiệt huyết tử đạo của thánh nhân, để bước vào những thử thách cam go trong chặng đường huấn luyện đức tin. Ròng rả một buổi sáng, phải trải qua 7 trạm thử thách của buổi huấn luyện trò chơi lớn, mọi người đã về trạm kết thúc trong niềm hân hoan của mùa gặt, đầy ắp kỷ niệm và trưởng thành nhân cách.

Đại hội kết thúc vào lúc 16 giờ 30 cùng ngày, sau khi nghe ban tổ chức tổng kết chương trình, công bố kế hoạch năm tới. Đồng thời, các tổ đúc kết và trình bày bản lượng giá quan trọng của mình, với những góp ý cho đại hội. Mọi người lưu luyến chia tay nhau trở về giáo xứ của mình, để sống, chiêm ngắm và phục vụ.

Để có thể thấy được trực tiếp những điều ghi nhận trên đây, chúng tôi xin trích lời của em Maria Trần Thị Thu Hường, Giới trẻ giáo xứ Cầu Rầm về một chứng từ thật cảm động: “Con gia nhập Giới trẻ Con Đức Mẹ Cầu Rầm ngày 05/10/2006, ở đây con khám phá tinh thần Con Đức Mẹ là:“SỐNG-CHIÊM NGẮM-PHỤC VỤ”. Con tự hỏi: con phải sống như thế nào? Phải chiêm ngắm bằng cách nào ttrong cuộc sống? Phải tham gia công tác phục vụ như thế nào?

Lần con được tham gia Đại Hội Giới trẻ Con Đức Mẹ miền Bắc-Trung, đó là lúc con cảm nhận được cách sống của người trẻ Con Đức Mẹ: cùng sống, cùng vui chơi, học tập, sinh hoạt với nhau. Nhưng điều đáng ghi nhớ nhất trong con là khoảng khắc chia tay: các bạn trao nhau số điện thoại để có thể tiếp tục liên lạc với nhau.

Được một thời gian thì trận lũ lụt ở miền Trung xảy ra, gây ra biết bao mất mát và đau thương, đặc biệt là sự ra đi của anh Hoài- Con Đức Mẹ xứ Kim Lâm. Hôm đó, con nhận được điện thoại của một em ở Kim Lâm báo tin anh Hoài đã qua đời trong trận lũ lụt vừa qua. Sau đó nhờ những số điện thoại đã trao cho nhau, em bắt đầu nhắn tin cho các bạn để báo tin và xin cầu nguyện và rất nhiều tin nhắn được gởi đến cho nhau để tiếp lời cầu nguyện cho linh hồn anh Hoài. Qua biến cố này, con cảm nhận sự liên đới, hiệp thông rất mạnh mẽ giữa những người Con Đức Mẹ. Chính Đức Mẹ đồng hành và dẫn dắt chúng con. Mẹ đã cho chúng con nhận ra những giá trị cao quý ngay trong những thử thách khổ đau của chúng con. Nhờ Mẹ, con được đổi mới từ trong tư tưởng đến hành vi, lời nói. Mẹ đã biến đổi đời con. Con tin tưởng và quyết tâm bước theo Mẹ để mỗi ngày trở nên người tín hữu tốt và người con ngoan của Chúa và Mẹ Maria.
 
CGVN hành hương cầu cho Quê hương Việt Nam tại Sydney
Diệp Hải Dung
08:28 13/06/2011
SYDNEY - Sáng thứ Hai 13/06/2011 mặc dù thời tiết mưa gió lạnh lẽo, nhưng rất đông đảo mọi người trong Cộng Đồng và các nơi khác đã không quản ngại đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney hành hương ngày 13 kính viếng Đức Mẹ và đặc biệt cầu cho Đất Nước Quê Hương Việt Nam đang bị ách Trung Cộng xâm lăng.

Xem hình ảnh

Vì thời tiết mưa gió nên tất cả mọi người cùng dâng giờ đền tạ Đức Mẹ trong hội trường Trung Tâm, nguyện xin Đức Mẹ phù trì che chở ban cho đất nước Việt Nam được bình an. Kế tiếp Thánh lễ tạ ơn cầu cho Tổ Quốc Việt Nam do quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Dương Thanh Liêm, Cha Đặng Đình Nên và Cha Đỗ Minh Đức cùng hiệp dâng Thánh lễ.

Sau bài giảng là nghi thức Xức Dầu Thánh cho những người cao niên già yếu, nguyện xin Thiên Chúa ban ơn chữa lành phần xác cũng như phần hồn. Trước khi kết thúc Thánh lễ. Ông Phạm Văn Khang Trưởng Ban Mục Vụ Trung Tâm Bringelly lên ngỏ lời cám ơn quý Cha và đặc biệt chúc mừng Cha Đặng Đình Nên kỷ niệm 1 Năm Linh Mục, Cha Paul Văn Chi 36 Năm Linh Mục và mừng Sinh Nhật Cha Dương Thanh Liêm, đồng thời ông thỉnh mời quý Cha và tất cả mọi người sau Thánh lễ, ra ngoài Lễ đài cùng thắp lên nén hương cầu nguyện cho Tổ Quốc Việt Nam

Mọi người tập trung trườc Lễ đài sau nghi thức chào cờ Úc Việt. Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn ngỏ lời với tất cả mọi người “ Mặc dù thời tiết mưa gió nhưng mọi người không quản ngại đến đây để cùng thắp lên nén hương cầu nguyện cho dân tộc và đất nước Việt Nam đang bị hiểm họa Trung Cộng xâm lăng. Nguyện xin Thiên Chúa ban cho đất nước Việt Nam được an hòa..” Kế tiếp quý Cha, Quý Hội Đồng Mục Vụ TGP Sydney và tất cả mọi người cùng đến trước bàn thờ Tổ Quốc Việt Nam dâng lên nén hương cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam.
 
Tháng Thánh Tâm - Hành Hương Đức Mẹ TàPao
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:33 13/06/2011
Tháng 6 hằng năm được phụng vụ dành riêng cho việc kính thờ Trái Tim Chúa Giêsu.

Tháng Trái Tim, bầu khí thiêng liêng thổi hơi ấm đạo đức bao phủ các cộng đoàn giáo xứ. Một cuộc trao đổi giữa trái tim tín hữu với trái tim Chúa Giêsu, giữa các trái tim tín hữu với cuộc đời.

Hôm nay 13.6, tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao, hơi ấm tình thương được tỏa lan từ Trái Tim Vô Nhiễm của Đức Trinh Nữ Đức Maria. Đến với Đức Maria, Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ mở ra, ban tặng yêu thương cho đoàn con cái.

Xem hình ảnh

Thánh Tâm Chúa Giêsu, Trái Tim Đức Mẹ chính là nguồn mạch mọi ơn phúc.

Hành hương về bên Mẹ Tàpao có Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Đức Cha già Nicolas cùng 50 Linh Mục đồng tế và hàng chục ngàn người. Đặc biệt có gần 1.000 Huynh trưởng và hơn 4.000 em thiếu nhi trong trang phục áo trắng quần xanh, khăn quàng TNTT, hớn hở nhộn nhịp về dự đại hội Thiếu Nhi Thánh Thể cấp Giáo phận lần thứ 11.Từng đoàn Thiếu nhi các giáo xứ, Giáo hạt tưng bừng ca hát reo vui, rộn rã nhịp yêu đời.

Từ câu chuyện Tin mừng Lc 2,41-52, Đức cha Giuse suy niệm Trái Tim Đức Mẹ dành cho Chúa Giêsu và cho hết mọi người.Trái Tim Mẹ biểu trưng cho một tình yêu lớn. Đó là một tình yêu biết chăm sóc, một tình yêu biết chăm lo và là một tình yêu biết chăm đẳm dành cho con cái. Trái Tim Người Mẹ rất nhân hậu, một trái tim giàu tình thương, luôn quan tâm chăm sóc chăm lo chăm đẳm cho con cả về phương diện vật chất lẫn tinh thần cả về phương diện xã hội cũng như tôn giáo. Đức Chân Phước Gioan Phaolô gọi Đức Mẹ là Người Nữ Thánh Thể, người cưu mang Thánh Thể, người thuộc về Thánh Thể, người mở ra những nẻo lối sống Thánh Thể cho những ai đến với Mẹ.Tìm đến Trái Tim Đức Mẹ để múc nguồn yêu thương. Xin Trái Tim Mẹ hiền luôn ở với chúng con, chúc lành cho chúng con, các Thiếu Nhi Thánh Thể của Chúa Giêsu. Chúng con hãy yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể bằng việc siêng năng tham dự thánh lễ, viếng Chúa mỗi ngày. Đức Mẹ được gọi là Người Nữ Thánh Thể. Đức Mẹ đã cưu mang Chúa Giêsu trong cung lòng. Mẹ đã sinh hạ, nuôi dưỡng và đồng hành với Chúa Giêsu đến tận chân thập giá. Chúng con hãy yêu mến Đức Mẹ, siêng năng lần chuỗi Mân Côi.

Trái tim là trung tâm điểm của tình yêu. Thiên Chúa là tình yêu, nên nói tới tình yêu Thiên Chúa, chúng ta liên tưởng tới Trái Tim Chúa Giêsu, Trái Tim Mẹ Maria.

Trái tim là nguồn phát máu đi nuôi thân thể con người, khi nào trái tim ngừng đập, lúc ấy không còn sự sống nữa. Trái tim làm việc kinh khủng để cung cấp máu, không hề nghỉ một giây phút, từ lúc con người sinh ra cho đến lúc chết. Tính ra mỗi phút trái tim chuyển được 10 lít máu,mỗi giờ được 600 lít, một ngày được 14.000 lít, một năm được 5.110.000 lít. Và nếu ai sống được 60 tuổi thì trái tim đã làm việc để chuyển đi được 30.000.000 lít máu. Một ngày, tim đập được 100.000 lần, có một sức mạnh tổng cộng có thể nâng được một toa xa hỏa nặng 45 tấn lên cao một mét. Quả tim có sức mạnh phi thường, không ai ngờ được. Trái tim, một công trình tạo dựng siêu bền. Rất nhỏ được đặt trong lồng ngực, nhưng hoạt động cách không thể ngờ. Mỗi người với 24 giờ, trái tim bơm và lọc được 14.000 lít máu. Thật bất ngờ khi biết được con số, điều bất ngờ không dừng ở đấy và tôi khám phá ra công việc bơm và lọc 14.000 lít máu của trái tim, cho tôi 24 giờ sống tinh tuyền nhất mặc dù rất nhiều bất toàn trong tôi. Tôi nhớ đến Lời Chúa nói qua tiên tri Edêkiel với toàn thể dân Do thái : “Ta sẽ ban cho các ngươi một trái tim mới. Bên trong các ngươi Ta sẽ ban xuống một thần khí mới”. Lời ấy như một Lời tái tạo con người cũ thành con người mới. Như trái tim lọc những dòng máu dơ bẩn khi đi qua các ngõ ngách của cơ thể, để thay vào đó dòng máu tinh tuyền và mang sức sống nuôi dưỡng và làm phát triển toàn thân. Thiên Chúa đang từng giây phút thanh lọc tôi bằng Lời của Người qua dòng đời tôi đang sống. Lời đã sáng tạo và Lời hằng làm nên cái mới. Thiên Chúa đang làm nên những cái mới lưu chảy trong tim tôi. Từng phút giây, Người vẫn không ngừng đổ rót hồng ân Thánh Thần đổi mới cuộc sống trong tôi. Kìa cái cũ đang qua đi và cái mới đang thành sự.

Như công việc của trái tim, tôi không thấy cụ thể những điều trái tim đang làm việc, nhưng tôi biết trái tim vẫn không ngừng rung nhịp đập với trung bình 70 lần một phút trong tôi. Theo từng nhịp đập của trái tim ấy, Thiên Chúa đang hoạt động trong tôi, bởi vì tôi biết rằng Người đã dựng nên tôi, Người cho tôi sự sống và sự sống ấy không ngừng lưu chuyển, cho đến khi tôi được yên nghỉ trong Người. Nếu một ngày kia trái tim này ngừng đập và tôi đã trở thành người thiên cổ, nhưng trong vòng tay yêu thương của Thiên Chúa tôi đang an nghỉ. Hôm nay, lúc này, xin tạ ơn Chúa, trái tim tôi vẫn còn nhịp đập. Và như vậy là tôi đang sống, đang hạnh phúc trong tình yêu của Thiên Chúa. Khám phá ra điều này, tôi nhận thức rằng, mỗi ngày tôi có cả ngàn lý do để tạ ơn Chúa. Sự sống nào không phải là hồng ân Chúa ban tặng để tạ ơn Người luôn mãi?

Như chức năng lọc của trái tim, Thiên Chúa đang thanh luyện cuộc đời tôi bằng Thánh Thần của Người. Lọc những vị kỷ để còn vị tha. Lọc hiềm thù để còn yêu thương. Lọc những gì là ô uế để còn những gì tinh trong. Nếu trái tim không lọc rửa, dòng máu sẽ trở thành dòng sông đem đến chết chóc. Nếu Thánh Thần không được ban xuống trong tôi, như trái tim không còn lọc tẩy, cuộc sống tôi sẽ chết dần chết mòn trong ô uế và tội lỗi. Thánh Thần đang đổi mới cuộc đời tôi.

Như chức năng của máu là nuôi dưỡng những phần nhỏ nhất của cơ thể, Thiên Chúa đang tháp nhập toàn bộ cuộc sống này của tôi vào lòng yêu thương của Người bằng cách thẩm thấu. Nếu dòng máu bơm đi từ tim không tới được phần cơ thể nào, cơ thể ấy sẽ chết, và sớm cần được cắt rời khỏi thân thể. Thiên Chúa sống trong tôi và đó là điều tôi cảm nghiệm trong dòng máu lưu chuyển châu thân này, nên tôi biết trong thân thể mỏng giòn yếu đuối này, tôi cần được tham dự vào sự sống của Người.

Hãy yêu như đang sống.
Hãy sống như đang yêu.
Yêu để sự sống tồn tại.
Sống để tình yêu có mặt.


Tình yêu làm hỗn mang trở nên mầu nhiệm sự sống. Và cũng chính tình yêu ấy làm cho sự sống trường tồn bất diệt khi vượt qua sự chết. Thiên Chúa đã bước vào trần thế bằng thân thể, bằng hình hài, và mang trái tim bằng thịt. Cuộc sống trở nên kỳ diệu khi Thiên Chúa biểu lộ bằng trái tim của nhân loại. Thiên Chúa, Người yêu thương tôi bằng trái tim con người và bằng trái tim của Thiên Chúa. Sự chết không thể chôn kín được tình yêu, bởi sức mạnh của tình yêu là làm cho sống. Một trái tim bằng thịt, không phải là bằng kim khí hoạt động như chiếc động cơ do con người chế tạo. Bằng thịt nên trái tim dễ bị tổn thương, và trái tim được đặt vào lồng ngực được những hàng rào xương sườn che chắn. Thiên Chúa biết tôi mỏng giòn và là bình sành dễ vỡ nên người yêu thương tôi, bao bọc tôi bằng ân sủng của Người. Tình yêu của Thiên Chúa khiến tôi không ngừng tự hỏi : “Phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm”.

Tháng 6, hành hương về bên Mẹ Tàpao, được hòa nhịp đập yêu thương cùng Trái Tim Mẹ Maria, được múc nguồn ân sủng từ Trái Tim Chúa Giêsu. Hành hương về bên Mẹ là một cách đáp trả lòng thương xót đặc biệt mà Chúa và Đức Mẹ dành cho mỗi người chúng ta.

Mùa hè, các em học sinh xếp bút nghiên vui chơi tuổi thơ. Gia đình và giáo xứ là môi trường tốt nhất gieo hạt giống tốt vào mãnh đất tâm hồn thiếu nhi.

Các Nhà thờ có đông hơn Thiếu Nhi dự lễ mỗi ngày. Các em siêng năng đến Nhà thờ viếng Chúa, học giáo lý. Thiếu nhi thể hiện lòng yêu mến Chúa trong cuộc sống nơi gia đình, làng xóm, với mọi người. Sống đẹp lòng Chúa, các em xứng đáng là Thiếu Nhi Thánh Thể theo gương Mẹ Maria là Người Nữ Thánh Thể.
 
Bài chào mừng Đức TGM Leopoldo Girelli của Lm. Tổng Đại Diện TGP. Sàigòn
Lm. Huỳnh Công Minh
09:04 13/06/2011
Bài chào mừng Đức TGM Leopoldo Girelli của Lm. G.B. Huỳnh Công Minh, Tổng Đại Diện TGP.Sàigòn tại Trung Tâm Mục Vụ TGP.Sàigòn

Trọng kính Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đại Diện không thường trú của Đức Thánh Cha Bênêđitô 16 tại Việt Nam, vô cùng quí mến,

Sáng hôm nay, được phép của Đức Hồng Y G.B. Tổng Giám Mục, linh mục đoàn Tổng Giáo Phận Sàigòn vô cùng hân hoan tề tựu về đây để biểu lộ tâm tình với vị Đại Diện của Người Cha Chung của Giáo Hội toàn cầu dưới trần thế này, và thông qua Ngài, kính trình Đức Tổng Giám Mục, linh mục đoàn chúng con xin được hiệp thông với toàn thể Cộng đồng Dân Chúa tại Việt Nam kính cẩn dâng lên Đức Thánh Cha Bênêđitô 16 lòng hiếu thảo sâu đậm và tâm tình biết ơn tràn đầy.

Thực vậy, điều mà linh mục đoàn chúng con, cũng như mọi thành viên của đại gia đình của Chúa là Cha giầu lòng thương xót tại Việt Nam, đã từ bao năm tháng dài khao khát chờ mong, thì nay, nhờ ơn Chúa, đã bước đầu trở thành hiện thực : Đức Thánh Cha Bêneđitô thứ 16, Vị Cha Chung của Hội Thánh Chúa Kitô lữ hành dưới trần thế, đã bổ nhiệm được Vị Đại Diện của Ngài ở bên cạnh Hội Thánh Chúa Kitô tại Việt Nam thân yêu, một đất nước cách xa Vatican hằng vạn dậm. Sự hiện diện bằng xương bằng thịt của Ngài, kính thưa Đức Tổng Giám Mục Leopoldo khả ái, chúng con cảm nhận được sự gần gũi tràn đầy yêu thương của Đức Thánh Cha Bênêđitô thứ 16. Giác quan chúng con cảm nhận được nhiều hơn mầu nhiệm hiệp thông của Hội Thánh Chúa Kitô, đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay của Dân Tộc và Đất Nước thân yêu của chúng con, cũng như hoàn cảnh của Hội Thánh Chúa Kitô tại đây.

Thực vậy, trước làn sóng áp đảo khủng khiếp của nền văn minh sự chết, mà Chân Phước Gioan Phaolô II đã từng cảnh báo cho toàn thế giới, Dân Tộc và Quê Hương Việt Nam chúng con bị đe doạ gấp nhiều lần hơn các nơi khác, bởi lẽ xã hội Việt Nam đột ngột mở cửa hội nhập, trong lúc trước đó là một xã hội hoàn toàn khép kín từ rất nhiều thập kỷ. Những con rồng Đông Nam Á đã tung cánh từ thời hoà bình đã được vãn hồi trên đất nước Việt Nam thống nhất (năm 1975), cơ hội ngàn vàng để Dân Tộc này, Đất Nước này trở thành rồng, thành hổ như láng giềng của mình. Nhưng cơ hội này đã bị bỏ lỡ một cách thảm hại, bởi lẽ không chỉ bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng, mà còn tự cô lập mình suốt mấy thập kỷ nữa. Và hiện nay, sát nách mình không phải là một con rồng mà là một đại khủng long, đang làm cho cả thế giới khiếp sợ. Thực tế là : nước láng giềng khổng lồ và hùng mạnh, cả về kinh tế, tài chánh lẫn về quân sự đang ngang nhiên xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia Việt Nam, mặc dù Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã liên tục cực lực tố cáo. Về kinh tế, thương mại, đại cường quốc láng giềng này cũng ung dung tuồn hàng hoá chất lượng kém, giá cả rẻ bèo qua ngõ biên giới mênh mông phía Bắc Việt Nam, làm đảo điên nền kinh tế Việt Nam. Chính quyền Trung Quốc từ nhiều năm nay đã tuyên truyền cho nhân dân của họ rằng Việt Nam là một phần của lãnh thổ Trung Quốc, đến mức các linh mục, tu sĩ Công Giáo Trung Quốc đang du học tại Châu Âu, thậm chí tại Roma, cũng tin rằng Việt Nam là lãnh thổ của Trung Quốc.

Trong hoàn cảnh cụ thể của thế giới và đặc biệt của Việt Nam, thiết lập quan hệ ngoại giao Vatican-ViệtNam quả là một niềm hy vọng rất lớn, không chỉ cho Hội Thánh tại Việt Nam, mà còn cho cả Dân Tộc và Đất Nước Việt Nam, bởi lẽ Hội Thánh Chúa Kitô mà vị đứng đầu ở trần gian hiện nay là Đức Thánh Cha Bênêđitô 16 : Ngài là Ánh sáng cho toàn thể thế giới đang bị nền văn minh sự chết thống trị mà không chút hy vọng thoát ra được… Có thể nói được là mọi người thiện chí trên thế giới đều hướng về Đức Thánh Cha Bênêđitô 16, bởi lẽ Ánh sáng và Hy vọng Ngài mang đến không phải là của Ngài, do Ngài mà là Ánh sáng của Thiên Chúa, Ánh sáng chân thật vì là Ánh sáng của Thiên Chúa Tình Yêu.

Phải chăng đường hướng mà Đức Thánh Cha Bênêđitô 16 đang đi là Ngài tiếp nối đường hướng của các vị tiền nhiệm, khởi đi từ Chân Phước Gioan 23 với lời Di chúc từ giường bệnh chuẩn bị lìa trần về với Chúa :”Hôm nay hơn bao giờ hết và chắc chắn hơn những thế kỷ vừa qua, chúng ta được mời gọi để phục vụ con người xét như là con người, chứ không phải chỉ phục vụ người Công giáo, trong tương quan với nhân quyền, chứ không phải chỉ cho quyền lợi của Giáo Hội Công Giáo mà thôi”.

Trân trọng kính chào Đức Tổng Giám Mục
Lm. G.B. Huỳnh Công Minh
 
Dòng Truyền Giáo Thánh Phaolô Tông Đồ tại New York có tân Linh mục Việt Nam đầu tiên
David Nguyễn
09:49 13/06/2011
NEW YORK - Thứ Bảy ngày 28/5/2011, khoảng 9 giờ sáng, Giáo Dân, Quý Soeurs và gần 80 Linh Mục thuộc Dòng Truyền Giáo Thánh Phaolô Tông Đồ từ khắp nơi trở về nhà thờ Thánh Phaolô Tông Đồ số 415 W. 59th ở thành phố New York để tham dự Thánh Lễ Truyền chức Linh mục cho thầy Giuse Nguyễn Đạt. Được biết Tân Linh Mục là người Việt Nam đầu tiên kể từ khi Dòng được thành lập cho đến nay đã hơn 150 năm và 3 năm nay Dòng mới có thêm một Linh Mục cho Dòng. Thời tiết chắc cũng cùng chung một niềm vui nên hôm đó bỗng dưng dịu và mát mẻ lạ thường của mùa hè.

Xem hình ảnh
10 giờ sáng, Thánh Lễ được bắt đầu, Linh Mục đoàn tiến lên cung Thánh từ dưới nhà thờ. Bên trong thánh đường trông thật lộng lẫy, sang trọng và trang nghiêm làm thêm phần sốt sắng cho người tham dự thánh lễ.

Phần Truyền Chức được Cầu Nguyện và Đặt Tay bởi Đức Tổng Giám Mục Timothy M. Dolan của Tổng Giáo Phận New York.

Hiệp dâng trong Thánh Lễ, có gia đình của Tân Linh Mục từ tiểu bang California, Pennsylvania. Cha Bác Vincent Nguyễn Đình Truyền từ San Jose, California, Cha Chú Giuse Trần Chúc thuộc Dòng Truyền Giáo Maryknoll ở New York. Đặc biệt có sự hiện diện của Đức Cha Bùi Văn Đọc thuộc giáo phận Mỹ Tho từ Việt Nam sang.

Trước khi ban phép lành cuối lễ, một cử chỉ thật khiêm nhường đã làm cho mọi người đều cảm động đó là chính Đức Tổng Giám Mục Timothy đã qùy xuống và xin Tân Linh Mục ban phép lành Đầu Tay cho Ngài.

Ngày 18/6/2011, Tân Linh Mục sẽ dâng lễ Thánh Lễ Tạ Ơn lúc 5:30 pm tại nhà thờ St. Patrick, San Jose, California.

Ngày 1/7/11, Tân Linh Mục sẽ về làm việc mục vụ tại nhà thờ Thánh Phaolô Tông Đồ ở Los Angeles, California.

Đôi dòng về ơn gọi của Tân Linh Mục

Năm 2001 đang khi theo học lấy bằng cử nhân tại trường Berkeley University, người sinh viên trẻ tên Trần Đạt đã có một “ước mơ sống đời tận hiến”.

Sao Người lại gọi con? Một câu hỏi đã làm cho chàng sinh viên dành nhiều thời giờ để cầu nguyện, suy nghĩ và tìm hiểu về lý tưởng của mình.

Năm 2004 sau khi tốt nghiệp, Tiếng Chúa gọi ngày càng thôi thúc trong lòng và với một niềm phó thác cho Chúa quan phòng, để theo đuổi ơn gọi tận hiến và lý tưởng của mình. Chàng đã không màng nghĩ đến chuyện kiếm tiền cũng như bao hứa hẹn tương lai đang chờ đón. Quyết định từ bỏ gia đình cùng bao người thân quen đi đến một nơi xa lạ là Dòng Truyền Giáo Thánh Phaolô Tông Đồ ở tiểu bang Washington D.C. để tu thân.

Tháng 9 năm 2010, Thầy Giuse Trần Đạt được lãnh nhận chức Phó Tế tại Nhà Thờ Dòng Thánh Phaolô Tông Đồ ở Washington DC.

Sau 7 năm tu huấn, cuối cùng Thiên Chúa đã tuyển chọn Thầy để bước lên bàn thánh lãnh nhận Thiên Chức Linh Mục ở tuổi 30.
 
Paraguay - Những điều trông thấy
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD
10:49 13/06/2011
Một đêm hội ngộ

Tối ngày 31 tháng 5 năm 2011, người dân Paraguay tố chức thánh lễ bế mạc mừng 200 năm độc lập tại Sân Vận Động quốc tế Defensores del Chaco tọa lạc ở thủ đô Asuncion. Mọi người, nhất là giới trẻ từ khắp các giáo phận trong nước về tham dự buổi hội ngộ này dưới sự chủ tọa của Sứ Thần Tòa Thánh cùng các giám mục, linh mục đang phục vụ tại Paraguay. Cũng có vị phó tổng thổng, các bộ trưởng và các thượng nghị sĩ tham dự thánh lễ bế mạc này. Tôi có duyên để tham dự đêm hội ngộ đầy ấn tượng này và muốn chia sẻ những điều mình trông thấy.

Công bằng mà nói cách tổ chức thánh lễ hay các sinh hoạt mang tầm vóc quốc tế thì người Việt của mình hơn rất nhiều các nước, nhất là ở Paraguay này. Nhưng cũng công bằng mà nói người Paraguay và các nước Nam Mỹ nói chung có một sự tự do, tôn trọng lẫn nhau và làm việc rất hài hòa giữa tất cả các giai tầng trong xã hội và luôn có một lối sáng tạo chứ không cứng nhắc, sợ sệt như kiểu dân Việt mình.

Thánh lễ diễn ra lúc 7 giờ tối nhưng chúng tôi đến nơi vào lúc 5 giờ chiều thì sân vận động đã đông nghịt người và các bạn trẻ bắt đầu hát hò, nhảy múa thật vui. Vì thời tiết Paraguay bắt đầu chuyển qua mùa Đông nên hoàng hôn ập xuống rất nhanh. Những ánh đèn màu chiếu theo tiếng nhạc và những điệu nhảy Nam Mỹ của từng nhóm trẻ đại diện cho các giáo phận làm cho bầu không khí vốn đã nhộn nhịp, lại càng hấp dẫn thêm.

Một nữ ca sĩ nổi tiếng của Paraguay thuộc phong trào canh tân đoàn sủng trước khi trình diễn ca khúc về Chúa Thánh Thần đã dâng lên lời nguyện để cầu cho đất nước Paraguay mỗi ngày một nên ý thức hơn trong năm mừng kỷ niệm 200 năm độc lập và kêu gọi tất cả mọi thành phần, từ giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân phải sống nên thánh bằng cách thay đổi cách sống chưa phù hợp với Tin Mừng. Ông phó tổng thống là khách mời danh dự nên được ngồi gần hàng ghế các linh mục vì lí do an ninh mới quay qua nói vị bộ trưởng tài chính nói vui: “Cầu cho các chính trị gia phải sống thánh nữa chứ!”

Giới trẻ hôm nay sao mà khí thế và hăng say quá. Bình thường trong các thánh lễ, kể cá lễ Chúa Nhật và các lễ trọng cũng rất hiếm khi họ tham dự. nhưng hôm nay sao mà họ sốt sắng và tích cực như vậy. Tôi cũng thấy trong thánh lễ có một thông ngôn cho những người khiếm thính (người câm điếc) đứng ợ một vị trí trang trọng để thông dịch bằng cử chỉ cho các tham dự viên không nghe, không nói được vì thánh lễ cũng được trực tiếp truyền hình cho toàn quốc. Paraguay vẫn còn là nước nghèo, chậm tiến nhưng sao họ biết chú trọng đến những người tàn tật, cơ nhỡ, góa bụa khiến tôi nghĩ lại đến nước mình mà thấy tủi thân vì chẳng những người tật nguyền bị xem thường mà ngay đến những nhân tài, trí thức cũng bị lãng quên nếu không phải là con ông cháu cha hay gia đình có tiền để chạy chọt.

Trong bài giảng lễ, Đức Sứ Thần Tóa Thánh người Italia với ngôn ngữ ngoại giao, ngài đã chúc mừng và nói đến một đất nước Paraguay được chúc phúc với những hoa quả tốt đẹp của Chúa Thánh Thần, nhưng ngài cũng không quên nhấn mạnh đến tầm vóc Loan Báo Tin Mừng là đem công lí, tình thương đến cho mọi người. Ngài cũng kêu gọi chính quyền loại trừ nạn tham nhũng, bất công để đem lại một nước Paraguay hòa bình, thịnh vượng với các quốc gia láng giềng. Mọi người vỗ tay tán thưởng và sau đó một vị thượng nghị sĩ Công giáo đã đọc lời nguyện giáo dân với việc cầu nguyện cho các chính khách biết thực thi quyền bính dân sự theo lời mời gọi của Chúa và sống nên thánh trong chức vụ của mình.

Trong khi thức trao ban bình an, các vị giám mục và linh mục đồng tế đến hôn chúc bình an vị phó tống thống, các vị bộ trưởng, thượng nghị sĩ và các phu nhân để biểu lộ một ước muốn hòa bình dũ giữa giáo quyền và chính quyền vẫn còn những chuyện bất đồng trong cách hành xử quyền bính.

Trông người mà nghĩ đến ta

Những ngày vừa qua trên phương tiện truyền thông trong nước cũng như quốc tế, tôi được biết hành động xâm lăng bất chấp luật pháp của người dân láng giềng to xác muốn lấy thịt đè người đối với người dân thân yêu Việt Nam của tôi. Tôi còn nhớ vào đầu thập niên 1980s, nghĩa là từ sau trận chiến với bọn giặc phương Bắc năm 1979, chúng tôi có được tuyên truyền và biết đến câu “Bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh” từ trong ghế nhà trường xã hội chủ nghĩa. Ngày ấy dù tôi chưa hiểu nhiều về chính sách bành trướng của người láng giềng kiêu ngạo này, trong lòng tôi vẫn có một cái gì khó chịu và không ưa gì lắm những người mạnh hiếp yếu này.

Ngày 9 tháng 6 vừa rồi những con người to xác xấu tính ấy lại tiếp tục uy hiếp người tàu Việt Nam chúng ta trên vùng biển. Những tàu trang bị vũ khí đội lốt tàu tuần ngư để phá hoại và xâm phạm lãnh hải của ta một cách ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế, ngông cuồng như một con thú điên sẵn sàng cắn xé bất cứ ai đụng đến nó. Tuy nhiên sau đó bọn họ lại ngang ngược nói rằng Việt Nam xua đuổi tàu họ nên họ mới chạy vướng vào tàu của Việt Nam. Đúng là vừa ăn cướp, vừa la làng không còn gì xấu hổ bằng.

Trong những ngày này chúng tôi cũng có cuộc họp giữa các nhà truyền giáo trẻ tại thủ đô Asunción. Một linh mục người Phi Luật Tân có tâm sự với tôi về chuyện tranh chấp lãnh hải giữa người Phi Luật Tân và người Tàu Cộng. Linh mục người Phi này có vẻ bức xúc lắm về sự ngang ngược và bỉ ổi của bọn Tàu Cộng. Trong cuộc họp này cũng có một anh em linh mục người Tàu đến từ tỉnh Thiểm Tây (陕西) mà tôi đã có lần chia sẻ. Dù trong lòng tôi không có máu hận thù hay thành kiến gì với anh linh mục Tàu này nhưng mỗi khi anh phát biểu là y như anh đang lên lớp dạy với thái độ rất ngạo mạn vì tự cho rằng mình đến từ một nước lớn. Anh ta đã từng sống chung cộng đoàn với một linh mục người Kenya, Phi Châu nhưng sau đó đụng mạnh và chuyển qua sống với một linh mục người Ba-lan, rồi cũng đụng nhau chóe lửa. Sau đó nhà Dòng cho anh chuyển qua sống với một linh mục người Paraguay và cả hai cũng đụng nhau tơi bời khói lửa nên nhà Dòng vừa chuyển anh đến sống với một linh mục thánh thiện người Đức. Và nếu lần này anh sống không hòa thuận nữa với linh mục lão thành người Đức này thì nhà Dòng sẽ gởi anh về Thiểm Tây, China của anh để anh có thể làm trời làm đất gì ở đó cũng được. Tôi đã nhiều lần “dĩ hòa vi quí” với anh nhưng anh vẫn luôn rêu rao rằng Việt Nam là một tỉnh của Trung quốc nên buộc tôi phải lên tiếng với anh. Bởi thế anh không thích tôi lắm và tôi cũng không cần điều đó.

Tôi không muốn biện minh hay nói xấu ai vì dẫu sao linh mục China này cũng là người anh em cùng Dòng với tôi. Nhưng tôi không muốn im lặng mãi trước sự xấu tính của người láng giềng to xác này đang ngang nhiên xúc phạm dân tôi. Nhớ lại lời Đức Cố Hồng Y Phan-xi-cô Nguyễn Văn Thuận trong bài ‘”Con có một tổ quốc” khiến mình cảm thấy xấu hổ vì chưa làm được gì cho tổ quốc ngoại trừ lòng yêu nước: “…

Con có một tổ quốc Việt Nam,

Quê hương yêu quí ngàn đời.

Con hãnh diện, con vui sướng.



Là người Công Giáo Việt Nam,

Con phải yêu Tổ Quốc gấp bội.

Chúa dạy con, Hội Thánh bảo con.

Cha mong giòng máu ái quốc,

Sôi trào trong huyết quản con.”


Tôi thấy ở đất nước Paraguay bé nhỏ này cũng đã nhiều lần có chiến tranh với các nước láng giềng rộng lớn như Argentina và Brazil nhưng họ không hề sợ các đối thủ to xác. Họ sẵn sàng biểu lộ những bất bình của họ qua các cuộc biểu tình và nhất là họ biểu lộ lòng yêu nước khi quốc gia láng giếng nào xâm phạm lãnh thổ của họ một cách công khai, rầm rộ cho dù có mất mát một vài mối lợi kinh tế.

Cố thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt, một người cộng sản Việt Nam chân chính đã từng phát biểu một cậu thật khá hay: “Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả.” Vậy mà buồn thay khi mình muốn diễn tả, muốn nói lên tinh thần yêu nước của mình trước giặc ngoại xâm thì bị chụp mũ, bị cho là phản động, là gì gì nữa và dĩ nhiên sẽ bị theo dõi, bị mời “làm việc” và cũng có thể bị bắt bất cứ lúc nào. Tôi chia sẻ bài viết này với tư cách là một người Việt Nam đang làm việc ở một nước dân chủ trong vai trò là một nhà truyền giáo. Vì thấy quá bức xúc trước hành động xâm lăng nên tôi muốn bày tỏ một chút tâm tình về lòng yêu nước. Hãy để cho chúng tôi biểu lộ lòng yêu nước một cách hoà bình trước người láng giếng xấu tính để họ nhận ra điều xấu họ đang làm vì chúng tôi mang dòng máu Việt Nam.

Paraguay, 13-6-2011, lễ thánh Antôn Pađua
 
Thánh lễ mừng Bổn Mạng Dòng Chúa Thánh Thần tại Việt Nam
Lm Lê Quang Trình
10:06 13/06/2011
Bến Hải vào những ngày đầu tháng sáu dịu lại sau những cơn mưa đầu hè. Màu xanh ngút ngàn mát mắt của hàng cây sọ khỉ và thảm xanh sân quanh nhà Chúa nhè nhẹ mơn man cơn gió mát đến mọi người. Không gian thinh lặng của những ngày thường được thay bởi không khí nhộn nhịp và tấp nập của bước chân hối hả về nhà Cha, sẵn sàng cho Thánh lễ Cầu cho bệnh nhân vào Thứ bảy và Mừng bổn mạng của Dòng Chúa Thánh Thần tại Việt Nam vào Chúa nhật...

Xem hình ảnh

Thứ bảy 11/06/2011: Thánh lễ cầu cho bệnh nhân

Từ 8g00 Caritas Bến Hải hân hoan đón chào tất cả bệnh nhân của Giáo xứ Bến Hải về cùng hiệp dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho mình và cho nhau. Đủ mọi phương tiện để di chuyển bệnh nhân đến nhà thờ. Người bệnh khỏe một chút cố gắng đến bằng đôi chân của mình, người yếu hơn bằng phương tiện do con cháu chở đến; người yếu hơn hay ngồi xe lăn lại có các phương tiện khác mà Quý vị trong Caritas, các Giáo họ đã chuẩn bị sẵn. Bên cạnh bệnh nhân còn có nhóm khuyết tật Lạng Sơn. Nước uống, khăn mát, quạt mát; tất cả được chuẩn bị chu đáo để mời tất cả các bệnh nhân. Bầu khí nghiêm trang và thinh lặng mời gọi các bệnh nhân dọn tâm hồn để nhận lãnh bí tích Hòa giải và Xức dầu. Chúa Thánh Thần đã cất đi những cơn bệnh nặng cho tâm hồn và quên đi nỗi đau thể xác của bệnh nhân. Thánh lễ do Cha xứ chủ tế và đồng tế với Quý Cha dòng Chúa Thánh Thần thật sốt sắng và tâm tình trong tiếng hát hoan ca dâng lên Thiên Chúa. Đặc biệt các bài đọc trong Thánh Lễ dành cho do các bệnh nhân như Anh Giuse Hải, bị đột quỵ nay còn di chứng trên đôi chân và Anh Giuse Hiển, khiếm thị đọc sách bằng chữ nổi Braille dâng Chúa tất cả cảm xúc và ơn lành Ngài ban cho toàn thể bệnh nhân. "Thánh Thần cầu xin cho chúng ta bằng những tiếng than khôn tả". (Rm 8, 22-27) "Hỡi các bộ xương khô, hãy nghe lời Chúa.Ta sẽ dẫn các ngươi ra khỏi mồ, và dẫn dắt các ngươi vào nhà Israel".( Ed 37, 1-14). Thánh lễ kết thúc trong lời hân hoan cảm tạ hồng ân Thiên Chúa tuôn đổ xuống Quý Cha, Hội Đồng Mục vụ Giáo Xứ của một bệnh nhân. Mọi người hân hoan ra về với các phần quà (gần 200 phần) gởi biếu tặng trao đến tận tay các bệnh nhân.

Sơ nét về Caritas (x. Quy Chế, điều 3) Theo nguyên ngữ Latinh, từ Caritas có nghĩa là bác ái, là tình yêu bao la, là tình thương quảng đại hay hoạt động từ thiện. Việc liên đới với người nghèo và dấn thân phục vụ họ theo giáo huấn và gương sống của Đức Giêsu là một đòi hỏi của bác ái Kitô giáo, đồng thời là sứ mệnh căn bản của Giáo Hội. Giáo Hội Công giáo đã khuyến khích thành lập nhiều tổ chức Caritas quốc gia để thể hiện tình yêu thương này ở khắp nơi. Caritas đầu tiên được thành lập vào năm 1897, tại Freiburg, Đức, sau đó được hình thành tại nhiều quốc gia khác như Thuỵ sĩ (1901), Áo (1903), Hoa Kỳ (Catholic Charities, 1910). Caritas tại Việt nam chính thức hoạt động vào năm 1965 và sau năm 1975 cho đến nay; tháng 9 năm 2002 mới chính thức hoạt động trở lại

Caritas Bến Hải: khởi đầu còn nhiều khó khăn trong từng giai đoạn. Hiện nay Giáo xứ đã cử 03 người theo học tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo phận và hoàn thành khóa học về hoạt động bác ái xã hội trong tình hiện nay dung theo tôn chỉ, mục đích và đối tượng phục vụ của Caritas Việt Nam là người nghèo. Họ là những người thiếu thốn về vật chất và tinh thần, không đủ phương tiện để sống, bị gạt ra bên lề xã hội vì bất cứ lý do gì. Họ là những người bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi, trẻ em đường phố, những người mù chữ, những người hành nghề không xứng với nhân phẩm của mình, phụ nữ bị bạo hành trong gia đình, những di dân nghèo khổ... Họ là những người bệnh tật: khuyết tật, bệnh nhân tâm thần, phong cùi, nghiện ma tuý, nghiện rượu, nhiễm HIV/AIDS, nhiễm chất độc màu da cam...

• Mỗi năm vào dịp Tết Nguyên đán đều có quà tặng cho người nghèo.
• Thường xuyên cùng với Cha Xứ thăm bệnh nhân vào đầu mỗi tháng,
• Kết hợp với Thừa tác viên và các hội đoàn trao Mình Thánh Chúa, của ăn đi đàng đến cho bệnh nhân vào mỗi Chúa nhật hàng tuần,
• Lá lành đùm lá rách: hưởng ứng và quyên góp cho các thảm họa thiên tai trong và ngoài nước như vừa qua, Caritas Bến Hải đã hưởng ứng và quyên góp trong Giáo xứ được 12.000.000đ cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản.
• Giúp đỡ cho người nghèo được chữa bệnh miễn phí một trường hợp mổ tim và hai trường hợp đang chờ mổ mắt cườm.

Nguyện xin Thánh Thần của Thiên Chúa là Thần Khí ban sự sống (x. St 1-2). Thánh Thần "ở cùng" Chúa Giêsu trong sứ vụ của Người (Lc 4,18). Trên thập giá, trước khi tắt thở, Chúa Giêsu trao lại Thần Khí của Người (x. Ga 19,34) để các tín hữu có thể làm chứng về Người (x. Ga 16,4-15).

Chúa nhật 12/06/2011: Dòng Chúa Thánh Thần đã mừng bổn mạng Dòng

10 giờ sáng hôm nay, Dòng Chúa Thánh Thần đã mừng bổn mạng Dòng với bầu khí hân hoan đón chào tất cả mọi Thành viên của Cộng đoàn, Cha xứ Bến Hải, Quý Cha, Quý Bề Trên, Tu sỹ Nam nữ các hội dòng, Quý Hội Đồng Mục vụ Giáo xứ Bến Hải, Tân Hòa, và Quý Ân Nhân xa gần trong và ngoài nước về nhà thờ Bến Hải cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn và mừng bổn mạng của Dòng, cầu nguyện cho mọi người. Trong Thánh lễ Cha Antôn Trinh đã nhắc lại Tình yêu của Chúa Thánh Thần mang đến cho con người nhiều sinh khí của cuộc sống mà Thiên Chúa hứa ban “Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Ngài sao?” (Lc 11,12) chỉ dạy Ki-tô hữu nhận biết rằng, điều cần thiết cho họ hơn hết và phải là điều cốt yếu trong mọi lời khẩn nguyện là xin cho được nhận lấy Chúa Thánh Thần. Hội Thánh qua bao thế hệ không ngừng van nài: “Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến.”

Hôm nay, cộng đoàn dân Chúa Bến Hải và Hội Đồng Mục vụ Giáo xứ Bến Hải xin chúc mừng bổn mạng của Quý Cộng Đoàn Dòng Chúa Thánh Thần. Xin Chúa Thánh Thần ngự đến nơi Quý Cha, Quý cộng đoàn, và mỗi người đều nhận lấy ơn Thánh Thần, sai đi và rao giảng.

Kết lễ, Cha Bề trên Dòng Chúa Thánh Thần Pattrick Phan Bá Thông cũng cám ơn Cha xứ, Quý Cha, Quý ân nhân và mọi người cùng dự lễ hôm nay tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần

Sơ nét về Dòng Chúa Thánh Thần

Tham khảo tài liệu của Dòng:Từ một tình yêu, Đức ái trên tất cả, tuần cửu nhật kính Chúa Thánh Thần

Từ một tình yêu. Đã gần 300 năm, từ một tình yêu mà Claude-Francois tên đầu tiên theo họ cha đỡ đầu của cậu Claude Poullart des Places sau này là Đấng sáng lập Dòng Chúa Thánh Thần, sinh năm 1679 tại Rennes, Pháp. Ước muốn của Ngài: “Tôi quyết định đi theo con đường mà Chúa đã chỉ cho tôi”. Cuộc đời của Ngài là một thử thách và có nhiều biến đổi lớn. Trong một lá thư gởi cho Louis Grignion de Montfort: “Bạn biết là từ ít lâu nay tôi chia sẻ tất cả những gì tôi có thể giúp học sinh nghèo đi học, Tôi biết một số người trong số họ có những khả năng đáng nể phục, nhưng vì không dược giúp đỡ, nên họ không thể phát triển và đành chôn vùi những tài năng lẽ ra rất có ích cho Giáo hội. Điều tôi muốn dấn thân vào là đón tiếp họ sống dưới cùng một mái nhà. Dường như chính là điều Thiên Chúa muốn tôi làm” Đầu năm 1703, vào lễ Hiện xuống, Ngài lúc đó còn là chủng sinh đã bắt đầu thành lập một cộng đoàn những người nghèo muốn đi tu và lập chủng viện thánh hiến cho Chúa Thánh Thần, dưới sự bảo trợ của Đức Maria vô nhiễm nguyên tội. Tất cả khó khăn dường như đều có: từ khó khăn về tiền bạc, từ khó khăn về giờ giấc và công việc luôn tràn ngập nhưng vẫn không nản long. Từ việc phải nhờ một người bạn là Linh Mục làm linh hướng, Cha Michel Le Barbier giúp Ngài dẫn dắt cộng đoàn cho đến lúc này, đã có được thầy dự bị Phó Tế M.Garnier và Pierre Caris. Ngài thụ phong Linh Mục ngày 17 tháng 2 năm 1707. Công việc lại tràn ngạp khi Cha M. Le Barbier bị Giám Mục của mình gọi về. Sức khỏe của Cha Claude Poullart, một sức khỏe chưa bao giờ thạt tốt,…Cái lạnh và cái đói tác động lên sức khỏe của Cha vào mùa đông khủng khiếp năm 1709 thật dữ dôi. Cha nhẹ nhàng trút hơi thở vào ngày 2 tháng 10 năm 1709 khi mới 30 tuổi.

Đức ái trên tất cả: Công trình sau Cha Poullart vẫn tiếp tục phát triển dù trải qua nhiều khó khăn và ngăn trở và năm 1841, Cha Francois Libermann là người sáng lập Hội Dòng Trái Tim Đức Maria theo yêu cầu của Tòa Thánh đồng ý với người của mình nhập vào dòng Chúa Thánh Thần vì cả hai hội dòng đều có mục đích giống nhau: truyền bá Phúc âm cho người nghèo và giúp các linh hồn bị quên lãng nhất.

Dòng Chúa Thánh Thần (C.S.Sp): viết tất bởi tiếng La Tinh- Congregtio Sancti Spiritus; tiếng Anh-Congregation of the Holy Sprit; tiếng Pháp – Congregationdu Saint Esprit do Cha Claude Poullart des Places sáng lập năm 1703 tại Pháp và cha Francis Libermann sáng lập Dòng Trái Tim Đức Mẹ năm 1841. Năm 1488 hai dòng nhập làm một với tên gọi “ Dòng Chúa Thánh Thần” dưới sự bảo trợ của Trái Tim Vô nhiễm Đức Maria. Hiện nay Dòng có gần 3000 thành viên, sinh sống và làm việc trên khắp thế giới. Trụ sở chính của Dòng đặt tại Roma, nước Ý. Dòng Chúa Thánh Thần là một Dòng Quốc Tế. Linh đạo của Dòng là làm việc truyền giáo theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, mang Tin Mừng của Chúa Giêsu đến với mọi người, đặc biệt cho những người nghèo, những người di dân và những ai chưa biết hay chưa đón nhận Tin Mừng, theo lời mời gọi của Chúa Giêsu: ”Anh Em hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho muôn dân.” (Mc16,15).

Linh Mục Tu sỹ Dòng Chúa Thánh Thần là những thừa sai được kêu gọi rời quê hương, văn hóa của mình để sống và làm việc với những người không cùng chung một nền văn hóa hay khác môi trường; để sống hòa đồng với mọi người mà họ chung sống, làm nhân chứng Tin Mừng Phúc Âm bằng lời nói, việc làm và gương sáng; để nâng đỡ những ai đau khổ bằng những việc bác ái cụ thể, để tất cả nên một trong Chúa Kitô, với châm ngôn: “Cor Unum et Anima Una”- Một Trái tim, Một Tâm Hồn.

Các Tu sỹ Dòng Chúa Thánh Thần phục vụ theo nhu cầu của Giáo hội hay địa phương, có thể làm việc ở giáo xứ, trường học, và những vùng xa. Họ sẵn sàng đối thoại và hợp tác với những người khác tôn giáo; sãn sàng giúp đỡ mọi người trong đời sống thiêng liêng cũng như trong cuộc sống đời thường theo gương Thầy Chí Thánh Giêsu. Đấng đã đến trần gian, chia sẻ thân phận con người và cuối cùng chết trên cây Thập Giá để cho chúng ta được hưởng hồng ân cứu độ. “Ta đến để cho con người được sống và sống đồi dào”.

Linh mục Tu sỹ Dòng đang làm việc ở Âu Châu, Phi Châu, Mỹ Châu và Úc Châu. Riêng tại Á Châu, dòng có mặt ở Pakistan, Đài Loan, Phi Luật Tân và Việt Nam.
 
Sinh viên Sống Lời Chúa qua Tông huấn Verbum Domini
Gioan Phêny Ngân Giang, OP
10:24 13/06/2011
SAIGÒN - Hôm 12.6.2011, cuộc thi SV 2011 dành cho các sinh viên Công giáo với chủ đề: “Sinh viên sống Lời Chúa trong môi trường Đại học qua Tông huấn Verbum Domini” đã được tổ chức tại Giáo xứ Mai Khôi, 44 Tú Xương. Cuộc thi nhằm hưởng ứng việc học hỏi Tông huấn Verbum Domini của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, cũng như để tạo điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa các bạn sinh viên, nhất là cổ võ tinh thần sống Lời Chúa trong môi trường đại học.

Xem hình ảnh

Đến tham dự cuộc thi có sự góp mặt của 6 nhóm sinh viên đang sinh hoạt tại Tp.HCM:
1. Nhóm SV Mai Khôi
2. Nhóm SV Vàm Cỏ
3. Nhóm SV Nữ Vương Hoà Bình
4. Nhóm SV Thiên Ân
5. Nhóm SV Mân Côi
6. Nhóm SV Dốc Mơ
Ngoài ra, còn có sự hiện diện của quý cha, quý thầy linh hướng các nhóm cùng quý soeur và quý thầy trong ban giám khảo cuộc thi. Đặc biệt, trưởng ban tổ chức cuộc thi SV 2011 năm nay là Cha Bênêđictô Vương Thuật,O.P. cùng một số bạn cộng tác viên là sinh viên của các nhóm.

Đúng 13g30, thầy phó tế Vinh Sơn Nguyễn Thành Tín đã khai mạc hội thi bằng nghi thức công bố Lời Chúa. Sau đó, thầy đã chia sẻ cùng toàn thể các bạn sinh viên tham dự cuộc thi những điểm chính yếu về Tông huấn mà các bạn sắp học hỏi. Tựu chung, nội dung cuộc thi gói gọn trong phần III của Tông huấn gồm các số từ 99 đến 116.

Cuộc thi chính thức bắt đầu lúc 14g00 gồm 3 phần thi, với sự tham gia cổ vũ nhiệt tình của tất cả các bạn cổ động viên thuộc 6 nhóm. Mở màn cho ngày thi hôm nay là phần thi thiết kế các mẫu lôgô.

Sau phần thi thiết kế Lôgô, các nhóm cùng bước vào phần tìm hiểu Tông huấn qua các ô chữ. Mỗi nhóm sẽ chọn lựa các ô chữ bất kỳ, theo hàng ngang hay hàng dọc và đoán ô chữ ấy theo gợi ý của ban tổ chức.

Kết thúc phần thi ô chữ, các nhóm cùng bước vào phần thi Kịch thể hiện nội dung Lời và các nền văn hoá. Mội nhóm sẽ trình bày tác phẩm sân khấu của mình trong thời gian không quá 10 phút theo một đề tài đã được bốc thăm sẵn cho thấy Lời Chúa được hội nhập và có sức sống trong nền văn hoá Việt Nam qua những bối cảnh đời thường.

Phần thi cuối cùng mà mỗi nhóm phải thể hiện là phần thuyết trình theo đội. Mỗi nhóm cử ra một đội thi gồm năm thành viên. Các bạn này sẽ bốc thăm một trong các đề tài có sẵn và cùng nhau trình bày đề tài ấy trước Ban giám khảo.

Có một điều đặc biệt bất ngờ trong ngày hội hôm nay đó là sự hiện diện của cha Giuse Nguyễn Cao Luật,O.P.. Khi nghe biết về cuộc thi này, cha đã đến tham dự và động viên các bạn bằng một món quà rất thiết thực và ý nghĩa khi gửi tặng mỗi bạn sinh viên một quyển Kinh Thánh cùng với lời nhắn gửi đến hết thảy các bạn sinh viên là hãy đọc Lời Chúa mỗi ngày.

Cuộc thi khép lại vào lúc 18g15. Sau những phần thi hào hứng và không kém phần “cạnh tranh”, các nhóm cùng chia sẻ với nhau bữa cơm huynh đệ tại khuôn viên Trung tâm Mục vụ.
Tạ ơn Chúa vì tất cả những nỗ lực cố gắng của Ban tổ chức cuộc thi và cả những nhóm sinh viên góp mặt tại buổi học hỏi này, đã làm cho ngày hội SV 2011 thật sự mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực và bổ ích. Niềm vui tạ ơn đó được gói trọn trong thánh lễ “Chúa Thánh Thần Hiện Xuống” tại nhà thờ Mai Khôi vào lúc 19g00.

Trong tương lai, những buổi học hỏi và thi đua như thế này không chỉ tạo thành một sân chơi trí tuệ và tâm linh cho các bạn sinh viên mà còn là cơ hội đề các nhóm sinh viên thắt chặt hơn trong tình liên đới huynh đệ, hợp tác và hiệp nhất với nhau.
 
Bài thuyết trình về chủ đề “Đường Hy Vọng” tại Đại Hội CGVN kỳ thứ 35 tại Đức.
Đ.Ô. Phêro Phan Văn Hiền
13:13 13/06/2011
ĐỨC QUỐC - Vào sáng Chúa Nhật 12.06.2011, tại hội trường chính vào khoảng 9g15, mấy trăm tham dự viên đã hiệp thông cầu nguyện qua bài hát Cầu xin Chúa Thánh Thần. Giờ thuyết trình do cha Stêphanô Lưu điều hợp. Sau lời giới thiệu và chào mừng ngắn gọn, Đức Ông Phêro Nguyễn văn Hiền, đến từ giáo đô Roma, đã trình bầy đề tài 1 của chủ đề Đại Hội năm nay: “Đường Hy Vọng” của Tôi Tớ Chúa, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.

Xem hình ảnh

Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận: Chứng Nhân Hy Vọng

I. Tiểu sử tóm lược

Sinh ngày 17.4.1928 tại Phủ Cam- Huế
Thụ phong Linh mục ngày 11.6.1953
Du học Giáo Luật tại Đại Học Urbaniana, Roma năm 1956. Tốt nghiệp Tiến sĩ Giáo Luật 1959.
Được tấn phong Giám Mục tại Huế ngày 24.06.1967
Giám mục Giáo phận Nha Trang từ 1967-1975
Được Toà Thánh bổ nhiệm Tổng Giám Mục Phó Tổng Giáo phận Sài Gòn ngày 23.4.1975
Bị mất tự do từ 15.8.1975 đến 24.11.1988 (13 năm)
Định cư tại Roma, Ý từ tháng 11 năm 1991
Phó chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý Hoà Bình 24.11.1994
Chủ tịch Hôi Đồng Giáo Hoàng về Công Lý Hoà Bình ngày 24.6.1998
Mùa chay năm 2000 ngài giảng tĩnh tâm cho Giáo triều Roma
Lãnh tước Hồng Y ngày 21.2.2001
Qua đời ngày 16.9.2002 tại Roma.
Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình xin mở án phong thánh cho ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận ngày 17.9.2007
Tòa Giám Mục Roma chính thức mở án phong thánh cấp giáo phận cho ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận ngày 22.10.2010.

II. Chứng Nhân Hy Vọng

Cách đây gần 4 năm, ngày 17.9.2007, Đức Hồng Y Martino, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình, đã xin phép đặc biệt để cùng với tất cả nhận viên của Hội Đồng, Hội San Matteo và thân nhân của Cố Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê, được tiếp kiến riêng với Đức Giáo Hoàng Benedetto XVI tại khu nghỉ hè ở Castel Gandolfo, cách Roma khoảng 30 cây số. Mục đích của cuộc tiếp kiến này là trình báo với Đức Giáo Hoàng về quyết định xin mở án cho Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê của Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình.

Đức ông Phan văn Hiền
Trong dịp này, Đức Giáo Hoàng đã tóm lược cuộc đời và nhân đức của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê bằng những lời sâu sắc và vắn gọn sau đây: “Đức Hồng Y Thuận là một con người của Hy Vọng. Ngài sống bằng Hy Vọng và Ngài phổ biến Hy Vọng cho tất cả những ai Ngài gặp. Chính nhờ năng lực thiêng liêng này mà Ngài chống lại được tất cả những khó khăn thể lý cũng như tinh thần”. Và Đức Giáo Hoàng giải thích: “Niềm hy vọng ấy đã nâng đỡ Ngài khi bị cô lập, khi phải xa cách cộng đoàn giáo phận trong 13 năm dài. Niềm hy vọng ấy cũng đã giúp Ngài nhận ra trong sự vô lý của các biến cố xảy ra cho mình, luôn có một kế hoạch của Chúa Quan Phòng – Đức Hồng Y không hề được xét xử trong thời gian lâu dài bị giam cầm”.

Thật vậy, trong suốt những năm tháng tù đày, mất tự do, khó khăn về mọi phương diện, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận vẫn luôn sống lạc quan và hy vọng. Và niềm hy vọng này đã được Ngài tiếp tục sống một cách mãnh liệt trong suốt quảng đời còn lại cho tới khi từ giã trần thế vào ngày 16.9.2002.

Không những sống hy vọng một cách quyết liệt triệt để và đầy xác tín, Ngài còn truyền đạt tinh thần hy vọng cho tất cả những ai Ngài có dịp tiếp xúc, gặp gỡ. Rất nhiều cán bộ, sĩ quan, lãnh đạo tôn giáo của Miền Nam bị đưa ra Bắc học tập cải tạo trên chuyến tàu thủy vào cuối năm 1975, đã nhờ tiếp xúc với Ngài mà tìm lại được bình an và hy vọng. Nhiều sĩ quan, cán bộ Miến Nam học tập tại trại Vĩnh Quang, Vĩnh Phú, cũng đã tìm lại được niềm vui sống nhờ gặp gỡ và chứng kiến cách sống của Ngài. Và đặc biệt, trong thời gian bị quản chế ở Giang Xá từ tháng 5 năm 1978 đến tháng 11 năm 1982, rất nhiều linh mục, tu sĩ, giáo dân và cả những người bên lương đã được củng cố niềm hy vọng và an bình sau khi đến tìm gặp Ngài. Và sau này, trong thời gian làm việc taị Giáo Triều Roma, rất nhiều người Việt Nam cũng như ngoại quốc, đạo cũng như đời, đã tìm được niềm vui trong cuộc sống nhờ gặp gỡ và tâm sự với Ngài.

Nói tóm lại, về cuộc đời của Đức Cố Hồng Y, rất nhiều kỷ niệm đã được thuật lại nhưng hình ảnh rạng ngời của Đức Hồng Y còn lưu lại sâu đậm trong tâm hồn mọi người là nụ cười đôn hậu và lối sống bình dị, vui tươi của Ngài như một chứng nhân cho niềm hy vọng, một niềm hy vọng vừa siêu nhiên vừa nhân bản, bởi vì Ngài luôn hy vọng vào Chúa và cũng không bao giờ mất niềm hy vọng vào người khác vì tin tưởng Chúa có thể biến đổi cuộc đời của họ thành tốt hơn.

Vì thế, cũng không có gì ngạc nhiên khi những tác phẩm của Đức Cố Hồng Y đều tập trung vào chủ đề Hy Vọng. Ngay sau khi bị Nhà Nước đưa từ Sài Gòn về quản chế ở Cây Vông, Nha Trang, vào tháng 8 năm 1975, Đức Cố Hồng Y đã tranh thủ đêm ngày viết cuốn “Đường HY Vọng” với 1001 câu suy niệm ngắn gọn để giúp giáo dân sống đạo một cách kiên vững trong hoàn cảnh mới của đất nước. Tiếp đến, trong thời gian quản chế ở Giang Xá, cách Hà Nội 17 cây số, từ 1978 đến 1982, Ngài cũng đã viết thêm hai cuốn sách dựa trên chủ đề hy vọng. Đó là cuốn “Đường Hy Vọng Dưới Ánh Sáng Lời Chúa và Công Đồng Vatican II” và cuốn “Những Người Lữ Hành Trên Đường Hy Vọng”. Những năm biệt giam sau đó, Ngài đã viết khoảng 400 bài suy niệm bằng tiếng ngoại quốc, làm thành tập “Cầu Nguyện Hy Vọng”. Và cuối cùng, trong dịp giảng tĩnh tâm cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và giáo triều Roma vào năm 2000, Ngài cũng đã chọn đề tài Hy Vọng và chọn tên “Chứng Nhân Hy Vọng” cho tập sách 22 bài suy niệm này.

Thật ra, trong đời sống thiêng liêng của người Kitô hữu, hy vọng không bao giờ là một nhân đức độc lập, tách rời khỏi đức tin và đức mến. Nói cách khác, đức tin, đức cậy hay hy vọng và đức mến luôn liên kết với nhau một cách chặt chẽ. Người có đức tin thật, phải là người luôn sống tinh thần hy vọng và yêu mến tha nhân. Chính vì vậy, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong thánh lễ an táng của Đức Cố Hồng Y ngày 20.9.2002, sau khi tuyên dương Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê là Chứng Nhận Đức Tin và là Chứng Nhân Hy Vọng, Ngài đã nhấn mạnh đến đặc điểm đức ái nơi Đức Hồng Y bằng chính những lời của Đức Hồng Y: “Trong vực thẳm của khổ đau, tôi không bao giờ ngừng yêu mến mọi người. Tôi không hề loại trừ một ai khỏi tâm hồn tôi”. Và Đức Cố Giáo Hoàng cũng nhắc lại di chúc tinh thần của Đức Cố Hồng Y: “Tôi thanh thản ra đi và không giữ trong lòng bất cứ oán hận nào đối với ai. Tôi dâng tất cả những đau khổ đã trải qua cho Đức Mẹ Vô Nhiễm và Thánh Giuse”. Và Ngài kết thúc như sau: “Đức tin đã xác tín cho chúng ta rằng Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê đã không chết nhưng đã bước vào cuộc sống vĩnh hằng nơi mà mặt trời không bao giờ lặn.”

Sự liên kết chặt chẽ không thể tách rời giữa đức tin, đức cậy và đức mến này cũng đã được Đức Hồng Y triển khai một cách sâu sắc trong bài diễn văn nói về cuộc đời của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê trong dịp mở án chính thức cấp giáo phận tại Roma ngày 22.10. 2010.

Trước khán phòng chật ních người tham dự tại Tòa Giám Mục Roma cùng với sự hiện diện của khoảng 12 Hồng Y, 15 Giám Mục trong nghi thức mở án phong Chân Phước, Đức Hồng Y Agosto Vallini, Giám Quản Giáo Phận Roma, đã đọc một diễn văn đầy xúc động về cuộc đời Đức Hồng Y Thuận. Ngài tự hỏi: “Đâu là bí quyết đã cho phép Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đối diện với nghịch cảnh khắc nhiệt như vậy? Đâu là nguồn mạch thiêng liêng mà ngài đã kín múc sức mạnh nội tâm để có thể vượt qua nỗi nhục nhằn, và đâu là những nét nổi bật làm rạng ngời diện mạo mục tử nơi vị Đầy Tớ Chúa này?”

Đức Hồng Y Vallini chia sẻ vài cảm nhận về hành trình nội tâm trong đời sống của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê như sau:

1. Đức tin kiên vững

Khi nói đến niềm tin của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê, Đức Hồng Y Vallini đã dùng hình ảnh của Tổ Phụ Abraham để diễn tả sự tín thác hoàn toàn của ngài vào Thiên Chúa, một đức tin không nao núng vọt trào thành năng lực nuôi dưỡng niềm hy vọng. Đức Hồng Y Vallini phân tích: “Một phần quan trọng trong đời sống thiêng liêng của Đức Hồng Y Thuận được bắt nguồn từ nền giáo dục trong gia đình ngay từ thiếu thời. Những buổi tối mẹ của ngài thường kể cho con cái nghe về những câu chuyện trong Kinh Thánh và những gương tử đạo của cha ông trong dòng họ, cũng như tập cho con cái thói quen lần hạt trong gia đình. Tất cả đã hun đúc nơi ngài một lòng đạo sâu xa, bình dân. Chính những thực hành đạo đức và hoài niệm quý giá này đã giúp Ngài đứng vững trước mọi khó khăn thử thách.”

“Yếu tố thứ hai làm nên sức mạnh nội tâm của Đầy Tớ Chúa, Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận là Lời Chúa và Thánh Thể. Trong trại giam, ngài đã không xao nhãng việc cầu nguyện. Ngược lại, ngài đã làm cho việc cầu nguyện trong hoàn cảnh này trở nên thâm trầm, liên lỷ, riêng tư và sống động hơn. Không có sách nguyện, ngài nhớ lại những bài thánh ca, thánh vịnh và cầu nguyện bằng cả những lời kinh tự phát từ đáy lòng mình. Không có sách Thánh bên mình, ngài đã dùng từng mẩu giấy nhỏ, viết lại khoảng 300 câu Lời Chúa – suy đi ngẫm lại hàng ngày. Khi không có nhà thờ để cử hành Thánh Lễ, thì bàn tay của ngài đã trở thành bàn thờ. Hồi tưởng lại quá khứ, ngài viết: “Tôi không bao giờ diễn tả hết được niềm vui lớn lao của tôi: mỗi ngày, với ba giọt rượu và một giọt nước trên lòng bàn tay, tôi cử hành Thánh Lễ. Đó đã là bàn thờ của tôi, là Nhà thờ Chính Toà của tôi!... Đó đã là những thánh lễ đẹp nhất trong cuộc đời của tôi”

“Yếu tố thứ ba trong hành trình thiêng liêng của Đầy Tớ Chúa phải kể đến lòng trung thành với Đức Thánh Cha và với Giáo Hội. Mặc dù đang gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp trong công việc mục vụ tại Giáo Phận Nha Trang, khi hay tin được Toà Thánh bổ nhiệm vào chức vụ Tổng Giám Mục Phó Sài Gòn, ngài đã sẵn sàng rời bỏ dù trong lòng buồn khổ vì phải chia lìa “mối tình đầu” trong sứ vụ Mục tử của mình. Sự vâng phục tuyệt đối trước mỗi quyết định của Mẹ Giáo Hội đã nói lên một cách hùng hồn tấm lòng con thảo của Đầy tớ Chúa. Và bất cứ ở đâu, trong hoàn cảnh nào, ngài cũng làm cho sự vâng phục của mình trở nên tích cực để mưu ích cho nhiều người. Thật vậy, trong hoàn cảnh mất tự do, Ngài đã bắt chước Thánh Phaolô Tông Đồ viết thư cho các cộng đoàn tín hữu, dùng ngòi bút của mình để tiếp tục hướng dẫn đoàn chiên sống đức tin và nuôi dưỡng niềm hy vọng.”

“Đời sống đức tin của Đức Hồng Y Thuận rạng ngời như những vì sao trên bầu trời. Đức tin ấy càng rực sáng khi bóng tối của hoàn cảnh càng dày đặc. Người ta thường hay nói đến Đức Hồng Y Thuận với thời gian lao tù. Thực sự ngài cũng hay nhắc đến những ngày tháng này, nhưng ngài đã coi 13 năm này như một cuộc đối thoại không tự chọn với Thiên Chúa, một khoàng thời gian Chúa đưa ngài vào sa mạc để ngài có cơ hội kết hiệp thân tình và tinh ròng hơn với Thiên Chúa. Ngài thật sự biết mình đặt niềm hy vọng vào ai!”

2. Hy vọng không phai mờ

Điểm nổi bật trong đời sống của Đức Hồng Y Thuận là niềm hy vọng. Trong những hoàn cảnh hầu như tuyệt vọng, ngài vẫn luôn sống trong hy vọng, một niềm hy vọng được xây dựng trên nền tảng đức tin. “Đường Hy Vọng” là một trong những tác phẩm ngài viết trong thời gian mất tự do.

Niềm hy vọng chính là sức mạnh giúp ngài yêu mến cuộc sống mỗi ngày. Ngài viết: “Con chỉ có một giây phút đẹp nhất: giây phút hiện tại. Sống trong tình yêu Chúa cách trọn vẹn, đời con sẽ tuyệt đẹp nếu kết tinh bằng từng triệu giây phút đẹp nhất. Con thấy đơn sơ, không phải khó (ÐHV 997).

Một cách đơn sơ, ngài vạch ra con đường nên thánh bằng những chấm hy vọng:

Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài.
Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống.
Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp.
Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh.
Ðường hy vọng do mỗi chấm hy vọng.
Ðời hy vọng do mỗi phút hy vọng.
(ĐHV 978)

Vượt trên niềm hy vọng mang tính trần thế, Đức Hồng Y Thuận đã canh tân từng “chấm” trên hành trình đời sống bằng giao ước đối với Thiên Chúa. Lời nguyện tắt hàng ngày với Chúa Giêsu: “Giêsu, con yêu ngài, cuộc sống của con luôn là một ‘giao ước mới và vĩnh cửu với Ngài’”

Trong vai trò Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hòang về Công Lý Hoà Bình, Đức Hồng Y Thuận tiếp tục làm chứng cho niềm hy vọng qua những buổi nói chuyện, hội thảo tại nhiều đại hội, quốc gia và những sách ngài viết ra. Với nỗ lực sống và làm chứng cho niềm hy vọng, cũng như cho công lý và hoà bình trên thế giới, ngài đã nhận được nhiều giải thưởng từ các tổ chức, quốc gia ban tặng. Sự phục vụ với niềm hy vọng của ngài đã thổi vào xã hội luồng gió mới và chinh phục nhiều cõi lòng con người, vì đó là hiệu quả của một niềm hy vọng bừng nở bởi đức ái.

3. Bác ái tuyệt hảo

Năm 1991, khi ở tại Toà Giám Mục Hà Nội, Đức Hồng Y Thuận có dịp gặp gỡ Mẹ Teresa Calcuta. Có lần, Mẹ viết thư cho ngài: “Ðiều quan trọng không phải là số công tác đã thực hiện nhưng là mức độ tình yêu ta đã để vào mỗi công việc”

Đây là một trong những kinh nghiệm Đầy Tớ Chúa gặt hái qua thời gian “sa mạc”. Ngài đã từng băn khoăn: Làm sao yêu thương đến cao độ trong mỗi phút hiện tại? Tôi nghĩ rằng tôi phải sống mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút như là giờ phút cuối cùng của đời tôi. Dẹp bỏ những gì là phụ thuộc, tập trung cả tâm hồn cho những gì là chính yếu. Mỗi lời nói, mỗi tư tưởng, mỗi cử chỉ, mỗi cú điện thoại, mỗi quyết định phải là "đẹp nhất" của đời tôi. Tôi phải dành cho mỗi người tình yêu của tôi, nụ cười của tôi: tôi phải lo sợ đánh mất một giây phút nào trong đời mình vì đã sống không ý nghĩa...

Quyết định này đã được thực hiện cách hữu hiệu bằng con đường yêu thương. Một tình yêu có sức biến đổi, khiến ai gặp ngài cũng có thiện cảm và trở thành bạn.

Trong một tiểu sử viết về ngài có đoạn mô tả: “Hiền lành và tươi cười, Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận đã luôn đón tiếp khách bằng bước chân tiến đến với hai cánh tay giang rộng, dấu hiệu của sự chào đón. Với ngài, người ta cảm thấy an tâm và được nâng đỡ.

III. Sứ Điệp Hy Vọng

Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận thường nhấn mạnh và nhắc đi nhắc lại nhiều lần câu châm ngôn sau đây: “Thất bại lớn nhất của đời người là mất niềm hy vọng”. Điều này không những đúng trên bình diện nhân bản, xã hội, nhưng còn đúng cả trên bình diện thiêng liêng. Thật vậy, mất niềm hy vọng đồng nghĩa với việc mất niềm tin vào Thiên Chúa, vào quyền năng và tình thương không bờ bến của Thiên Chúa. Nói cách khác, người mất niềm hy vọng không những đánh mật cuộc đời mình ở trần thế, nhưng còn đánh mất cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu với Thiên Chúa. Vì thế, mất niềm hy vọng là thất bại lớn nhất của đời người.

Nhưng làm thế nào để nuôi dưỡng niềm hy vọng trong cuộc sống? Câu trả lời này đã được Đức Giáo Hoàng Benedetto XVI giải đáp trong Thông Điệp Spe Salvi của Ngài khi nhắc lại gương sống của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận như sau: “Bối cảnh thiết yếu đầu tiên cho việc học hỏi hy vọng là cầu nguyện. Khi không còn ai lắng nghe tôi nữa, Chúa vẫn nghe tôi. Khi tôi không còn có thể tâm sự hay kêu cầu được với ai, tôi luôn luôn có thể thưa với Chúa. Khi không còn ai giúp tôi biết xử sự thế nào trước nhu cầu hay mong đợi vượt quá khả năng hy vọng của con người, Chúa có thể giúp tôi. Dù tôi bị đắm chìm ngập lụt trong cô liêu hoàn toàn… nhưng nếu tôi cầu nguyện thì tôi không bao giờ hoàn toàn đơn côi. Đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, một người tù trong 13 năm, trong đó có 9 năm bị biệt giam, đã để lại cho chúng ta cuốn sách nhỏ quí giá: Cầu Nguyện Hy Vọng. Trong vòng 13 năm tù đầy, trong một tình trạng hầu như là tuyệt vọng, sự kiện là ngài có thể lắng nghe và thân thưa với Chúa đã trở nên một quyền năng hy vọng gia tăng cho ngài, khiến ngài, sau khi ra khỏi tù, đã trở nên một chứng nhân hy vọng cho dân chúng trên toàn thế giới – chứng nhân của một niềm hy vọng lớn lao không tàn lụi ngay cả trong những đêm đen của cô liêu.” (Spe Salvi 32)

Và Đức Giáo Hoàng Benedetto XVI tiếp tục: “Để lời cầu nguyện phát triển được sức mạnh thanh tẩy, một đàng lời cầu nguyện ấy phải là cái gì đó rất riêng tư, là một cuộc gặp gỡ giữa thâm sâu của chính tôi với Chúa, Thiên Chúa hằng sống. Đàng khác, lời cầu ấy phải luôn được hướng dẫn và soi sáng bởi những kinh nguyện quý giá của Giáo Hội và của các thánh, và bởi lời cầu phụng vụ, trong đó Chúa dạy đi dạy lại chúng ta làm thế nào cầu nguyện cho xứng hợp. Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, trong quyển sách của ngài về luyện đàng thiêng liêng, nói với chúng ta rằng trong cuộc đời ngài, có những thời gian dài ngài đã không thể cầu nguyện được và ngài đã phải bám lấy những kinh nguyện của Giáo Hội như kinh Lậy Cha, kinh Kính Mừng và các kinh nguyện phụng vụ. Cầu nguyện phải luôn luôn có sự pha trộn giữa lời cầu nguyện chung và cá nhân. Đây là cách thế chúng ta có thể thân thưa với Chúa và Chúa nói với chúng ta. Trong đường lối này, chúng ta trải qua những cuộc thanh tẩy, qua đó, chúng ta mở lòng mình ra cho Chúa và sẵn sàng cho việc phục vụ đồng loại. Chúng ta trở nên có khả năng cho niềm hy vọng vĩ đại, và do đó, trở thành các thừa tác viên của niềm hy vọng cho kẻ khác. Hy vọng trong ý nghĩa Kitô giáo luôn luôn cũng là niềm hy vọng cho những người khác… (Spe Salvi 33)

Như vậy, để có thể trở thành chứng nhân hy vọng, chúng ta không có con đường nào khác ngoài việc cầu nguyện. Cầu nguyện chính là trường dạy hy vọng như lời quả quyết của Đức Giáo Hoàng Benedetto XVI. Và với niềm hy vọng không lay chuyển vào Thiên Chúa, chúng ta chắc chắn sẽ luôn sống an bình hạnh phúc ngay cả khi gặp thử thách, đêm đen của cuộc sống.

Ước mong gương sáng của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, sẽ giúp mỗi người chúng ta “tiến lên trên con đường đức tin sống động, đức tin thắp lên niềm hi vọng và hoạt động qua đức ái” (Lumen gentium, 41).
 
Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức kỳ thứ 35
GB. Phùng khải Tuấn
13:12 13/06/2011
Aschaffenburg, ĐỨC QUỐC -- Hằng năm vào dịp Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, người Công giáo từ khắp các cộng đoàn trên nước Đức, cùng nhau tụ họp về Aschaffenburg gần Frankfurt, nơi tổ chức Đại Hội Công Giáo. Năm nay ĐHCG được tổ chức từ ngày 11 - 13.06.2011 với chủ đề: "ĐƯỜNG HY VỌNG".

Xem hình ảnh

Con Đường Hy Vọng nhắc nhớ đến linh đạo cùng đời sống chứng nhân của một người suốt 13 năm tù đày và cả sau khi ra khỏi nhà tù cho tới lúc qua đời, vẫn trung thành với nếp sống niềm hy vọng cậy trông làm con Chúa trên trần gian: Tôi tớ Chúa, cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn văn Thuận.

"Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đuờng dài.
Phút này này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống.
Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ Thánh.
Đường hy vọng do mỗi chấm hy vọng. Đời hy vọng do mỗi phút hy vọng.”
(Đường Hy vọng câu 978)

Hy vọng không phải là cảm giác của thần kinh trong giờ phút đau khổ, nhưng là nếp sống tích cực của một tâm hồn thấm nhuần đạo đức hướng thượng. Đức cố Hồng Y Nguyễn văn Thuận đã học biết thế nào là niềm hy vọng qua cầu nguyện với Chúa trong suốt thời gian bị tù đày giam cầm và Ngài đã trở nên chứng nhân của đường sống hy vọng trong cũng như sau khi ra khỏi nhà tù. (Thông điệp Spe Salvi số 32 và số 34)

Với ý nghĩa của chủ đề năm nay, Liên Đoàn CGVN tại Đức được hân hạnh đón tiếp Đức Ông Phaolô Phan văn Hiền đang làm việc tại Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình, Vatican, ngài đến Đại Hội để chia sẻ và cùng nhau học hỏi về nhân đức cũng như là nếp sống chứng nhân hy vọng của Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận.

Bước vô hội trường mọi người sẽ nhìn thấy phông Đại Hội rất to ở ngay chính giữa lễ đài, với bầu trời trong xanh và cánh đồng truyền giáo... con đường đi đến: Cây Thánh Giá Chúa Giêsu

Thánh giá Chúa Giêsu là biểu tượng của đạo Công Giáo. Trong ngục tù Đức Hồng Y Phanxicô đã tự tay uốn làm một cây Thánh giá như Ngài tâm sự: “Cây Thánh giá này tôi luôn đeo mỗi ngày, không phải là kỷ niệm của thời gian ở tù nhưng vì chúng giúp tôi thấy xác tín sâu xa lời luôn nhắn nhủ tôi: chỉ có tình yêu Chúa Kitô mới có thể thay đổi con tim, chứ không phải khí giới, các lời đe dọa và các phương tiện truyền thông khác.” (Bài giảng tĩnh tâm ở Giáo triều Roma năm 2000)

Bên trái hình Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, bên phải một cái rổ đựng 5 chiếc bánh và 2 con cá. Con số bẩy: Năm chiếc bánh và hai con cá

Đây là đề tài Đức Cố Hồng Y Phanxicô đã viết lại như linh đạo sống đức tin vào Chúa. Linh đạo này đã giúp củng cố tâm hồn đời sống ngài trong suốt thời gian bị tù đầy và cả sau này trong bước đường lưu vong cho tới lúc qua đời. Ngài đã diễn tả linh đạo này dựa trên Phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh Gioan 6, 5-11.

1. Chiếc bánh thứ nhất: Sống phút hiện tại
2. Chiếc bánh thứ hai: Phân biệt giữa Chúa và việc của ta
3. Chiếc bánh thứ ba: Một bí quyết: Cầu nguyện
4. Chiếc bánh thứ tư: Sức mạnh độc nhất của tôi: Phép Thánh Thể
5. Chiếc bánh thứ năm: Yêu thương hiệp nhất: Chúc thư của Chúa Giêsu
6. Con cá thứ nhất: Mẹ Maria, mối tình đầu của tôi
7. Con cá thứ hai: Tôi chọn Chúa.

Sau trưa bắt đầu các xe nhà, xe bus chở đoàn người từ khắp các nẻo đường nước Đức tiến về điạ đểm tổ chức Đại hội. Người người tay bắt mặt mừng, chào hỏi nhau, không khí thật tưng bừng, náo nhiệt...

Đúng 18:30 giờ toàn thể Đại Hội cùng hát bài: Lời ca vang cánh đồng bên muôn hoa tươi hồng...

Ông Chủ tịch Liên Đoàn CGVN tại Đức, Gioan Baotixita Phùng khải Tuấn chào mừng đặc biệt đến Đức Ông Phaolô Phan văn Hiền, Đức Ông đại diện, quý Cha Tuyên uý, Nam Nữ Tu sĩ và toàn thể tham dự viên... và long trọng khai mạc Đại Hội với lời Kinh Xin Ơn (xin xem bài diễn văn khai mạc ở dưới).

Trước khi dứt lời, với tâm tình của những người con vì hoàn cảnh đã phải sống xa quê hương nhưng lòng luôn hướng về tổ quốc thân yêu, nhất là trong giai đoạn này, tổ quốc VN đang lâm nguy, hiểm họa xâm lăng đe dọa từ phương Bắc: Là con cháu của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, dù đang sống tại khắp nơi nhưng chúng ta luôn hướng về quê hương yêu dấu. Trong những ngày Đại Hội này, chúng ta cùng dâng lên Thiên Chúa lời kinh cầu nguyện cho Giáo Hội mẹ và cho quê hương đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta đang trong thời kỳ gặp nhiều thử thách đe dọa bị xâm chiếm về an ninh lãnh thổ, khủng hoàng về kinh tế cũng như về giáo dục gia đình đạo giáo.

Đức ông Huỳnh văn Lộ
Tiếp theo là lời chào mừng của Đức Ông Antôn Huỳnh văn Lộ, Tuyên úy Liên Đoàn gửi đến toàn thể Đại hội.

Thánh Lễ Vọng mừng Chúa Thánh Thần hiện xuống do Đức Ông Phaolô chủ tế cùng 17 Cha đồng tế đã diễn ra thật long trọng.

Sau Thánh lễ Vọng mừng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, tất cả cùng sốt sắng tham dự giờ Chầu Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu và Đức Mẹ do Cha Đaminh Nguyễn Ngọc Long hướng dẫn.

Trong khi đó tại hội trường lớn, giờ sinh hoạt tâm linh do Nhóm Thanh Niên Công Giáo đảm nhận và Cha Thomas Lê Thanh Liêm phụ trách đã được sự ủng hộ tham gia tích cực của rất đông thanh thiếu niên nam nữ cho mãi đến nủa đêm.

Niềm hy vọng gắn liền với đời sống con người, nhất là với chúng ta, người tín hữu Chúa Kitô. Chính vì thế, người tín hữu Công giáo Việt Nam đang sinh sống tại Đức hôm nay tụ tập về đây tổ chức Đại hội Công giáo hằng năm, mừng kính đại lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống, Đấng là nguồn nước, là làn gió niềm hy vọng cho đời sống. Và hôm nay, chúng ta tổ chức Đại hội CGVN lần thứ 35 tại thành phố Aschaffenburg.

________________________________________

Bài diễn văn khai mạc Đại Hội kỳ thứ 35

Kính thưa Đức Ông Phaolô Phan văn Hiền
Kính thưa Đức Ông Antôn Huỳnh văn Lộ, kính thưa Qúy Cha, Qúy Tu sỹ Nam Nữ.
Kính thưa Qúy Ông Bà, Qúy Anh Chị Em, các Bạn trẻ, các Em Thiếu nhi thân mến,

„Đời người là một cuộc lữ hành. Hướng đến đích điểm nào? Làm sao tìm được lối đi? Đời người như một hải trình trên đại dương của lịch sử, thường tối tăm và giông tố, một hành trình trong đó chúng ta tìm kiếm những ngôi sao dẫn đường. Những ngôi sao chính thật trong cuộc sống chúng ta là những người đã sống tốt lành. Họ là những ánh sáng của hy vọng. Chắc chắn, Chúa Giêsu Kitô là ánh sáng thật, là mặt trời đã lên cao vượt trên tất cả các bóng tối của lịch sử.“ (Thông điệp Spe Salvi số 49).

Ông Phùng khải Tuấn
Đây là những tâm tình của Đức giáo Hoàng Benedictô thứ 16 đã viết về niềm hy vọng trong thông điệp Spe Salvi.

Niềm hy vọng gắn liền với đời sống con người, nhất là với chúng ta, người tín hữu Chúa Kitô. Chính vì thế, người tín hữu Công giáo Việt Nam đang sinh sống tại Đức hôm nay tụ tập về đây tổ chức Đại hội Công giáo hằng năm, mừng kính đại lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống, Đấng là nguồn nước, là làn gió niềm hy vọng cho đời sống. Và hôm nay, chúng ta tổ chức Đại hội CGVN lần thứ 35 tại thành phố Aschaffenburg.

Và đặc biệt cùng với toàn thể Đại hội chúng ta năm nay, con xin chào mừng Đức Ông Phaolô Phan văn Hiền đến từ Roma.

Đức Ông đến với Đại hội, cùng mừng ngày đại lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống và Đức Ông còn hướng dẫn Đại hội tìm hiểu học hỏi về gương sống hy vọng của tôi tớ Chúa, Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, người mà Đức Ông trong tình nghĩa cha con đã cùng sống làm việc bên cạnh từ nhiều năm cho tới khi Ngài qua đời.

Chúng con xin cám ơn Đức Ông dành thời giờ đến với Đại hội chúng con, và dịp này giới thiệu cho Đại hội chúng con linh đạo đường hy vọng của Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, ngài là „ngôi sao chính thật trong cuộc sống chúng ta, là người đã sống tốt lành, là ánh sáng của hy vọng. „

Chúng con cũng xin chào mừng:
Cha Lê Văn Thắng thuộc dòng Ngôi Lời
Cha Trần Ðình Phục đang du học tại Strasbourg/Pháp
Cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Hào và Cha Luca Phạm Văn Huy thuộc Hội Xuân Bích, giáo phận Ðà Nẳng đang du học tại Paris
Cha Phêrô Lê Tấn Lợi đang du học tại Rôma
Cha Saviô Nguyễn Tuấn Hào thuộc dòng Châu Sơn, Việt Nam
Cha Martin Vũ Quốc Vinh ở Dresden.

Chúng tôi cũng xin chào mừng Qúy Ông Bà và anh chị em đến từ quê nhà đang hiện diện nơi đây cùng tất cả Qúy vị từ các quốc gia lân cận luôn đồng hành với chúng tôi hàng năm trong những ngày lễ trọng đại này.

Thay mặt cho Ban tổ chức và với tâm tình cảm tạ, với lòng vui mừng biết ơn trân trọng chào mừng Đại Hội. Và xin chúc mừng Đại hội Công giáo của chúng ta luôn luôn kiên trì giữ gìn dương cao ngọn lửa niềm hy vọng cho đời sống đức tin vào Chúa.

Chúng tôi xin hết lòng cảm phục cùng biết ơn những Quý vị đã có công sáng lập, xây dựng tổ chức Liên đoàn Công giáo VN tại Đức.

Sự hy sinh dấn thân của Qúy vị trong các Ban Chấp Hành Liên Đoàn tiền nhiệm, của các Đại Biểu, các Cộng đoàn địa phương, các ban ngành và nhất là các Cha Tuyên úy và tu sĩ nam nữ là những viên gạch xây dựng nên ngôi nhà Liên đoàn Công giáo Việt Nam chúng ta tại Đức, mà cụ thể Đại hội Công giáo được hằng năm tổ chức.

Lòng hăng say nhiệt thành của Qúy vị vào công việc tổ chức Đại Hội hằng năm gây khơi lên ngọn gió niềm hy vọng nơi mọi người, nhất là cho thế hệ lớp tuổi trẻ con cháu chúng ta.

Sự dấn thân hy sinh của Đức Ông, Qúy Cha, Quý tu sĩ nam nữ trong việc mục vụ, phụng vụ trong các Cộng đoàn Việt Nam xưa nay, mang đến cùng khơi dậy niềm hy vọng cho người tín hữu nhận ra rằng: Thiên Chúa qua Giáo Hội của người luôn hằng cùng đồng hành với con người trong đời sống đức tin. Xin với lòng kính trọng biết ơn Thiên Chúa và Giáo Hội, cùng cám ơn Đức Ông, Qúy Cha, Quý tu sĩ.

Lòng quảng đại hy sinh trong việc giáo dục, sống làm gương cho con cháu qua việc tích cực tham gia đóng góp xây dựng đời sống đức tin trong các Cộng đoàn địa phương, của Qúy Ông Bà, Qúy Anh Chị Em, là những viên gạch sống động xây dựng niềm hy vọng cho đời sống vào tương lai ngày mai. Xin với lòng ngưỡng mộ cảm kích cám ơn Qúy Ông Bà, các Anh Chị Em tất cả các Bạn Trẻ, các Em Thiếu nhi là niềm hy vọng là tương lai của gia đình, của xã hội và Giáo Hội Chúa Kitô. Xin cầu chúc các Bạn, các em, đời sống khoẻ mạnh phát triển lớn lên trong niềm hy vọng vào ngày mai cho đời.

Xin Đức Chúa Thánh Thần, Đấng là nguồn nước, làn gió niềm hy vọng xuống ban ơn phúc cho Đại hội của chúng ta được thành công tốt đẹp về mọi mặt.

Là con cháu của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, dù đang sống tại khắp nơi nhưng chúng ta luôn hướng về quê hương yêu dấu. Trong những ngày Đại Hội này, chúng ta cùng dâng lên Thiên Chúa lời kinh cầu nguyện cho Giáo Hội mẹ và cho quê hương đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta đang trong thời kỳ gặp nhiều thử thách đe dọa bị xâm chiếm về an ninh lãnh thổ, khủng hoàng về kinh tế cũng như về giáo dục gia đình đạo giáo.

Xin cám ơn và kính chào Qúy Đức Ông, Qúy Cha, Qúy Tu sỹ Nam Nữ, Qúy Ông Bà, các Bạn Trẻ và các em thiếu nhi.

Giờ đây chúng ta cùng nhau trân trọng khai mạc đại hội CGVN kỳ thứ 35, xin kính mời Đại hội cùng đứng lên đọc kính cầu nguyện với Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận.

GB. Phùng khải Tuấn, chủ tịch LĐCGVN tại Đức
 
CGVN Toronto và các miền lân cận hành hương đền các Thánh tử đạo Canada ở Midland
JB Thái Việt Hùng
13:43 13/06/2011
TORONTO - Cũng như hàng năm Thánh Lễ diễn ra một cách trang nghiêm và có những phút giây thật linh thiêng. Sau khi khai mạc ngày Thánh Mẫu hành hương có giờ chầu đền tạ Thánh Tâm và chầu Thánh Thể, ngoài ra các Linh Mục cũng ngồi tòa giải tội bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Cũng lúc đó có giờ khấn Đức Mẹ cho những xin khấn, và cầu nguyện.

Xem hình ảnh

Đúng 12h trưa tại lễ đài dâng hoa tôn kính Mẹ Maria do đoàn thiếu nhi dâng hoa cộng đoàn Đức Mẹ La Vang, Mississauga, sau dâng hoa là Thánh Lễ đồng tế do Đức Cha William McGrattan, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giám Mục Toronto chủ tế và phó tế Thầy Anton Trần Vĩnh cùng với 13 Linh Mục Việt Nam đến từ USA, Canada, và hai LM Việt Nam. Các cộng đoàn tham dự gồm có : Hamilton – Kitchenner – Warterloo – Guelph – Windsor – London – Ottawa – Barri – Buffalo (USA) – Rocchester (USA).

Sau Thánh Lễ là giờ nghỉ trưa và thăm quan khuôn viên Đền Thánh . 3h30 Tôn Nữ Vương Mẹ Maria và cung nghinh kiệu Mẹ Maria tôn vinh các Thánh tử đạo Canada và Việt Nam. Trước khi cung nghinh kiệu trời mịt mù mây còn có những những cơn mưa rào, nhưng phép lã đã hiện ra trước mắt đó là trời quang mây tạnh làm cho mọi người tham gia cung nghinh Kiệu Mẹ thêm sốt sắng cầu nguyện và hát những ca khúc tôn vinh Mẹ.

Lúc 5giờ chiều có cung nghinh các Thánh Tử Việt Nam và tôn kính thi hài cốt các Thánh Tử Đạo.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tử đạo bên Đông, các nước theo xã hội chủ nghiã (4)
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng
23:31 13/06/2011
TỬ ÐẠO BÊN ÐÔNG, CÁC NƯỚC THEO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (4)

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày công bố tông thư “Phát Triển các Dân Tộc” (Populorum Progressio) của ÐGH Phaolô VI, Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã công bố thêm một tông thư nhằm vào Công Bằng Xã Hội. Tông thư mang chủ đề “Về Những Quan Tâm Xã Hội” (Sollicituo Rei Socialis, 1987) với hai điểm chính yếu:

Thứ nhất, ÐTC Gioan Phaolô II đã nêu những sai lầm hoặc ứng dụng không hoàn toàn đầy đủ của các chương trình phát triển nhân sinh, trong hai thập niên trước đó. Sự phát triển đầy đủ, theo Ngài, không chỉ nhằm vào kinh tế, nhưng phải là tất cả mọi phương diện của con người để đạt tới nhân phẩm trọn vẹn. Biết bao chương trình hoặc hệ thống kinh tế đã đặt nền tảng căn bản trên kinh tế hay kỹ thuật, khiến cho sự phát triển nhân sinh thực sự bị đình trệ. Làm cho Ðệ Tam Thế Giới lâm vào cảnh nợ nần không phương tháo gỡ, và làm cho Ðệ Nhất Thế Giới (các nước Tây Phương) phải trở lại đời sống bần cùng của Ðệ Tam Thế Giới như nạn thất nghiệp, lương phạn không phù hợp với khả năng, nạn thiếu nhà cửa...

Thứ hai, ÐTC đã thẳng thắn chỉ trích cả chủ nghĩa Tư Bản Cấp Tiến (Liberal Capitalism) của Tây Phương lẫn chủ nghĩa Tập Ðoàn Mác-Xít (Marxist Collectivism) của Ðông Phương. Ngài viết: “Cả hai quan niệm trên đều bất toàn và cần được cải tổ từ căn bản.” Ở một đoạn khác, Ngài thêm: “Một thế giới mà bị phân chia thành hai khối, phải chịu đựng hai ý thức hệ cứng nhắc, và trong đó thay vì hỗ tương và liên kết thì lại bị các hình thức đế quốc ảnh hưởng, thế giới đó chỉ là một thế giới chịu lệ thuộc vào các cơ cấu của tội lỗi.” Các cơ cấu của sự tội đó sinh ra bởi các dạng thần tượng như tiền bạc, ý thức hệ, giai cấp và kỹ thuật. ÐTC muốn dùng tiếng “những cơ cấu của tội lỗi” (structures of sin) để thay cho những tiếng “bạo động có tổ chức” (institutionalized violence) hoặc “bất công có tổ chức” (institutionalized injustice) mà các nhà “thần học giải phóng” ở Châu Mỹ La Tinh đang dùng. Sự khác biệt ở đây là ÐTC không đòi hỏi phải phản ứng bằng bạo động, như các nhà thần học giải phóng đã đòi hỏi. Thay vào đó là sự liên kết (solidarity) mà ÐTC đã nhấn mạnh: “Những cơ cấu của tội lỗi chỉ có thể bị chinh phục, với sự trợ giúp của Ơn Thánh, bằng thái độ ngược lại hoàn toàn: Sự dấn thân cho những lợi ích của anh em với sự sẵn sàng, trong ý nghĩa Phúc Âm, cởi mở cho lợi ích của họ thay vì lợi dụng họ, và phục vụ họ thay vì áp bức họ để đạt lấy những tiện ích cho riêng của mình.”

Mặc dù Phong Trào Liên Đoàn Đoàn Kết (Solidarity Movement) ở Ba Lan chưa hoàn toàn đạt thắng lợi (vào năm 1987), nhưng ÐTC Gioan Phaolô cho rằng đó là phương thức đem lại câu trả lời cho những khó khăn về sự phát triển trên thế giới. Theo Ngài: “Liên Kết là tên mới của Bác Ái.”

Trong tông thư này, ÐTC Gioan Phaolô II đã đặc biệt chỉ trích Cộng Sản Chủ Nghĩa, mặc dù Ngài không nêu đích danh quốc gia hoặc cá nhân nào, nhưng sự bóp nghẹt các quyền tự do, đặc biệt quyền tự do tôn giáo trong khối Cộng Sản đã là mối quan tâm hàng đầu của ÐTC và của Giáo Hội. Những Kitô hữu đang phải sống trong khối này, ngày đêm vẫn phải phấn đấu với nghịch cảnh, với sự đàn áp của những kẻ cầm quyền, và với (những yếu đuối) của chính mình, để minh chứng Ðức Tin. Trong cuộc sống đó, họ đang chịu tử đạo, đang chịu đóng đinh hàng ngày với Ðức Kitô.

TỬ ÐẠO BÊN ÐÔNG

Ðường lối đàn áp tôn giáo trong khối Cộng Sản là một sách lược chung, đã được triệt để áp dụng trong toàn khối. Người ta có thể nhận thấy những tương tự cách dễ dàng khi so sánh sự áp bức trong các quốc gia bị lệ thuộc vào họ. Qua những tố giác của Vàclav Mali về sách lược đàn áp tôn giáo của Cộng Sản ở (cựu) Tiệp Khắc (Czechoslovakia Socialist Republic, CSSR, từ 1960 đến 1990); người đọc có cảm tưởng như Mali đang nói về Trung Quốc, về Liên Bang Soviet hay bất cứ quốc gia đang theo chủ nghĩa cộng sản nào khác. (Xin xem thêm ở Martyrdom Today, Concilium, N.Y., 1983, pp.53-57).

Khi Cộng Sản Tiệp chiếm được chính quyền năm 1948, họ đã tức khắc tịch thu tất cả những tài sản của Giáo Hội Công Giáo và đặt giáo hội dưới sự cai quản của nhà cầm quyền về cả hai lãnh vực tài chánh và tinh thần. Tất cả những hoạt động và xuất bản của Giáo Hội đều phải xin phép trước. Các Linh Mục, dù chỉ được phép hoạt động trong một khu vực nhất định, nhưng giấy phép đó có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào và nhà nước không cần nêu lý do. Các Ðấng Bản Quyền (các Ðức Giám Mục) không được tự do thừa hành tác vụ của mình, lúc nào cũng phải đối phó với nhà nước để có thể thực thi được những điều căn bản nhất theo luật giáo hội. Năm 1987, 10 trong số 13 giáo phận ở Tiệp Khắc đã không có Ðức Giám Mục, vì nhà nước đã không chấp nhận sự bổ nhiệm Giám Mục mới của Tòa Thánh Roma. Mọi hoạt động của Giáo Hội đều bị nhà nước kiểm soát theo nhu cầu và mục đích riêng của họ. Trong thập niên 50's, hàng trăm LM đã bị cầm tù cách trái phép với những tội trạng được thêu dệt khác nhau; tất cả các ÐGM đều bị quản thúc tại gia; mọi hoạt động của các dòng tu đều bị cấm và hầu hết các LM dòng đã bị cầm tù; tất cả các nhà in, nhà xuất bản của giáo hội đều bị đóng cửa và nhiều hội viên của các hội đoàn giáo dân Công Giáo đã bị giam tù trong nhiều năm; tất cả các chủng viện đều bị đóng cửa và thay vào đó là hai chủng viện do nhà nước quản trị. Dần dần, những người bị tù cũng được thả về, nhưng hầu hết đã không còn sức để hoạt động nữa.

Tất cả các cơ quan truyền thông của nhà nước đã cố tình tuyên truyền, bóp méo những chân lý của Kitô Giáo và tránh không bao giờ nhắc tới những hoạt động của tôn giáo. Họ kềm kẹp các hoạt động của Giáo Hội trong phạm vi tối thiểu như Thánh Lễ, các phép bí tích và an táng, nếu cử hành thêm các nghi thức khác ngoài những điều trên sẽ bị trừng phạt. Mỗi thị trấn đều có một Ủy Viên Tôn Giáo, có toàn quyền trên các LM, và các vị này phải phúc trình cho ông ta khi bị hỏi tới. Ông ta có quyền thu hồi giấy phép của các LM mà không cần nêu lý do, đôi khi chỉ vì vị này trở nên nổi tiếng và thu hút nhiều giáo dân đến dự lễ, nghe ngài giảng...

Các chương trình giáo lý chỉ được giảng dạy cách hết sức giới hạn cho những trẻ em được cha mẹ làm giấy cho phép con họ đi học. Khi nhà nước thấy các trẻ em đã chịu ảnh

hưởng nhiều của Kitô giáo, họ liền ra lệnh cho các giáo chức phải tăng cường các chương trình tuyên truyền chống tôn giáo. Những phụ huynh đã can đảm làm giấy cho con em họ đi học giáo lý thường gặp khó khăn trong công việc làm ăn của họ. Nếu là công nhân viên, họ sẽ chẳng bao giờ được giữ những chức vụ quan trọng, và con em của họ sẽ không được thu nhận vào đại học.

Số chủng sinh được nhận vào hai chủng viện còn được mở cửa, càng ngày càng giảm sút. Năm 1983, có 65 thỉnh sinh xin vào ÐCV Litomerice, nhưng chỉ có 35 người được thâu nhận. Họ đã bị điều tra thật kỹ càng và thẩm định tùy theo tiểu chuẩn của nhà nước. Các giảng viên thường thiếu khả năng, nhưng được cho dạy chỉ vì họ trung thành với nhà nước. Trình độ và phương thức giảng dạy không đủ cập nhật hóa với những chương trình thần học và mục vụ của giáo hội hoàn vũ.

Mặc dù các dòng tu không chính thức bị giải tán, nhưng những LM, Tu Sĩ đã không được phép hoạt động cũng như sống tập thể. Một số LM được phép hoạt động như các LM triều, nhưng không được mặc áo dòng. Các Nam Tu Sĩ phải làm việc như người thường và không có thêm ơn gọi nào trong suốt 30 năm. Các Nữ Tu lớn tuổi bị cho vào sống chung trong nhà hưu dưỡng của dân chúng, những vị còn trẻ chỉ được phục vụ trong những nhà thương tâm trí và nhà hưu dưỡng, nhưng họ vẫn thường bị sa thải và cấm không được tuyển chọn các ơn gọi.

Nhà nước đã cho thành lập hội LM “Pacem in Terris” (Hòa Bình Dưới Thế) để thay thế cho phong trào LM Hòa Bình đã hoạt động từ 1950 đến 1968. Ðây là một dụng cụ hữu hiệu của nhà nước để chống lại Giáo Hội. Những LM thuộc hội này đã giữ yên lặng trong tất cả những va chạm giữa nhà nước và Giáo Hội, họ còn cố tình xoa dịu quần chúng, làm như đã không có vấn đề gì xảy ra cả. Nếu có những quyết định mà nhà nước không muốn công khai áp đặt lên Giáo Hội, họ đã thực hiện qua tổ chức này. Tháng 5/1982, Thánh Bộ về LM, Tu Sĩ của Tòa thánh đã tuyên bố không chấp nhận Hội Pacem in Terris, lập tức nhà nước đã dồn dập tuyên truyền chống lại Vatican và cố gắng giữ cho hội khỏi bị giải tán. Nhưng đã có nhiều LM rời khỏi hội, các LM khác thì ở trong thế chờ đợi.

NHỮNG THÍCH ỨNG CỦA GIÁO HỘI TIỆP

Mặc dù bị cấm đoán đủ điều nhưng Giáo Hội Công Giáo Tiệp Khắc vẫn sống và hành đạo cách mạnh mẽ, một phần do việc lợi dụng được những kẽ hở, tuy rất nhỏ, trong các luật điều khắc khe của nhà nước. Rất nhiều giáo hữu đã gia nhập các hội nhóm do một LM hay giáo dân đứng đầu, họ đã cùng nhau học giáo lý, Kinh Thánh hoặc trao đổi kinh nghiệm sống đạo. Vì không được hội họp trong nhà thờ, họ đã lồng các cuộc họp trong những cuộc đi chơi chung cuối tuần hay tại những công viên, đôi khi tọa lạc ngay bên cạnh các thánh đường. Những cuộc hội họp này đã thu hút cả những anh em ngoài Công Giáo nữa. Họ đã thực hành đức tin qua những hoạt động thiết thực như chăm sóc kẻ gìa, giúp đỡ những gia đình đông con, nghèo đói...Ðôi khi họ còn in lén được những tài liệu, giáo huấn của Tòa Thánh.

Trong những năm sau của thập niên 1980’s, phong trào Charismatic (Thánh Linh) đã giúp ích rất nhiều cho việc sống đạo của giáo dân. Giới trẻ cũng được ảnh hưởng nhiều qua hội Anh Em Taizé (Brotherhood of Taizé). Các LM, trên nguyên tắc, chỉ được hội họp với nhau trong nhà xứ, dưới sự hiện diện và kiểm soát của ủy viên tôn giáo. Các ngài đã liên kết chặt chẽ với nhau hơn và hội họp, liên lạc bằng tất cả những phương tiện có thể. Phong trào Focolare đã được các ngài hưởng ứng nhiều. Cả các dòng tu cũng không chịu ngồi yên để tự chết dần, mặc dù thật khó khăn, họ đã cố gắng thu nhận những ơn gọi mới, đồng thời làm sống lại những mục đích tiên khởi của hội dòng mình. Các LM đã được bí mật truyền phong vẫn đang hoạt động giữa các giáo hữu, nhất là trong vùng Slovakia, nhưng không có Giáo Hội Bí Mật (Underground Church) như một vài người đã nghĩ.

Qua sự kiện điển hình đang cùng lúc diễn ra tại Tiệp Khắc và những nước theo chế độ Cộng Sản, người ta có thể nhận định rằng kể từ sau cuộc bách đạo tại Trung Hoa vào những năm 50's, khối Cộng Sản đã không còn bắt đạo cách trực tiếp như ở các thời trung cổ và cận đại, nhưng họ luôn luôn dùng chiêu bài “có tội đối với nhân dân” để kết án các Kitô hữu. Có tội đối với nhân dân có nghĩa là có tội đối với chế độ, với đảng, với những kẻ đang nắm chính quyền. Những VỊ TỬ ÐẠO ngày nay, hầu hết đã không chết vì bênh vực một tín điều hay tông truyền, nhưng vì những hành động minh chứng các nhân đức của Ðức Tin và những hoạt động tôn giáo khác đã bị những kẻ cầm quyền cho là có hại cho họ và cho chế độ của họ. Ngay cả những người không hoạt động gì, nhưng bị thiệt mạng vì sự tàn ác của chế độ đối với các giáo dân, cũng phải được gọi là những vị tử đạo, vì họ đã trực tiếp chịu chết vì đức tin của họ.

Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngày 21/3/1982 đã viếng thăm nghĩa trang tập thể Ardeatine của 335 nạn nhân đã bị quân Ðức xử tử để trả thù, thời Ðệ Nhị Thế Chiến. Sau đó, ÐTC đã đến hang toại đạo (catacombs) của Thánh Sebastian, ở đây Ngài đã tuyên bố: “Chúng ta đang đứng ở hang toại đạo cổ, thật gần với hang toại đạo của thời hiện đại, nghĩa trang tập thể Ardeatine.” (ibid. p.59). Trước khi khối CS quốc tế sụp đổ vào năm 1989, phân nửa nhân loại đã phải sống khổ đau trong khối Cộng Sản, một phần lớn của gần một tỷ giáo hữu (theo thống kê lúc đó) thuộc Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ, đã chịu tử đạo hàng ngày ở thế giới bên Ðông.

LM. Phaolô Nguyễn văn Tùng
 
Thông Báo
Phân Ưu: Thân mẫu Thầy Nguyễn Quốc Bảo S.J. vừa tạ thế tại Houston
Toàn Ban VietCahtolic
10:17 13/06/2011
PHÂN ƯU:
Được tin:
BÀ MARIA NGUYỄN THỊ VINH
(Thân mẫu Thầy Nguyễn Quốc Bảo S.J.)
vừa tạ thế lúc 8:00am ngày 09.06.2011 tại Houston, Texas.
Hưởng thọ 77 tuổi.

Bà Maria Vinh sinh ngày 10 tháng 02 năm 1934 tại Quảng Bình - Việt Nam
hiện là giáo dân Giáo Xứ Đức Mẹ Lộ Đức, Houston.
Linh cửu hiện quàn tại: Klein Funeral Homes
9719 Wortham Blvd, Houston, TX 77065

Thăm viếng và cầu nguyện tại Giáo Xứ Đức Mẹ Lộ Đức: Thứ Hai 13.06.2011 từ 7:30pm – 9:00pm
Thánh lễ An táng ngày Thứ Ba 14.06.2011
8:00am: Cầu nguyện, động quan, và di quan tới Nhà Thờ
9:00am : Thánh Lễ An Táng tại Giáo Xứ Đức Mẹ Lộ Đức
Sau đó an táng tại Nghĩa Trang Rest Haven, 13102 North Freeway, Houston, Texas.

Xin Chúa sớm đưa linh hồn bà Maria hưởng cuộc sống vĩnh cửu tại Thiên Quốc.

Thành kính phân Ưu cùng Thầy Bào và gia quyến.


 
Văn Hóa
Đấng Phù Trợ
Thanh Sơn
14:41 13/06/2011
THÁNH Thần Thiên Chúa Ngôi Ba
THẦN Linh trợ lực cho ta suốt đời
LÀ nguồn ân sủng tuyệt vời
ĐẤNG hằng ban xuống khắp nơi ơn lành
ỦI an kẻ gặp khó khăn
AN vui cho kẻ thiện căn tâm hồn

NGÀI luôn ban xuống ơn khôn
PHÙ trì cho kẻ kính tôn danh Ngài
TRỢ cho tất cả những ai
KẺ nào chạy đến công khai cậy nhờ
GIAN nan đờn đứt cung tơ
NAN đề khó giải cậy nhờ Ngài thường
KÊU xin Ngài sẽ chỉ đường
CẦU bầu soi sáng tỏ tường trí khôn

NIỀM vui tràn ngập tâm hồn
VUI trong tình mến kính tôn Chúa Trời
ƠN thiêng cảo thẳm tuyệt vời
THÁNH Thần là đấng trong đời sống ta
CAO siêu nhưng chẳng ở xa
SÂU trong tăm cảm trong ta đời đời

CHO con nếm cảm từng lời
NGUỜI dìu con khắp cuộc đời gần xa
THA hương con mãi thiết tha
THIẾT tha con khấn Quê Nhà bình an
KÊU van Thiên Chúa vô vàn
CẦU xin Ngài hãy chỉ đàng khôn ngoan
THÁNH Thần giúp vượt quân gian
DANH CHA cả sáng xin ban ơn lành.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Suối Reo
Lê Trị
22:31 13/06/2011
SUỐI REO

Ảnh của Lê Trị

Nhìn trong mạch đá tuôn ngầm

Nhìn ra thác đổ ầm ầm đầu non

Nhìn quanh chớp bể mưa nguồn

Nhìn tôi giọt nước vô thường hợp tan.

(Trích thơ của Hồng Vinh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền