Ngày 12-06-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:44 12/06/2014
CUỘC ĐỜI CỦA SEN
N2T

Thời gian qua như bay, sen bắt đầu già.
Sen thấy hồng nhan của mình thay sắc, da dẻ dần dần mất đi vẻ bóng mịn; sen cho là tài hoa không trở lại, cuộc đời như bóng ngã về tây, cảm thấy bi ai sợ hãi. Lẽ nào cuộc sống kết thúc không tiếng tăm, không hơi thở như thế này sao? Đâu là những vẽ vang, đâu là những tiếng vỗ tay ?
Nó cầu cứu với Đấng tạo hóa, Ngài nhìn nó dịu dàng nói:
- “Này con, đây là con đường mà mỗi sinh mệnh phải đi qua”.
Sen vẫn phản kháng đến cùng:
- “Nhưng không phải Ngài nói sinh mệnh là vĩnh hằng sao?”
Đấng tạo hóa khẽ cười:
- “Huyền diệu của sinh mệnh là ở đây: không có sống thì không có chết, không có chết thì không có sống”.
Trong mình thế lực đang tàn tạ, ngã lòng, dung nhan đẹp đẽ của sen đã bị tróc ra tàn rụng. Đang khi tuyệt vọng vô cùng ấy thì sen đột nhiên phát hiện nhụy hoa nho nhỏ tự thành hình trong nó, hoa sen bắt đầu hiểu rõ lời của Đấng tạo hóa: chỉ có đi qua sự chết, mới có thể trở lại sự sống.
Sau khi cánh hoa cuối cùng theo gió mà đi thì sen đã hài lòng, nở một nụ cười mà tạ thế.
Đầu xuân năm nay, trong đầm nước mọc lên vô số là hoa sen mới, mát mẽ không bẩn, tiếp tục đón nhận một mùa phong tao.
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Ai cũng có một thời để yêu, và một thời để ghét; ai cũng có một thời đẹp đẽ và một thời để xấu.
Đẹp và xấu, yêu và ghét là những cụm từ “quái ác” có sức mạnh làm cho các cô gái mười bảy bẽ gãy sừng trâu phải điêu đứng.
Đẹp và yêu là những từ hạnh phúc đối với họ; xấu và ghét là những từ kinh khủng với họ.
Đẹp rồi xấu, trẻ rồi già đó là quy luật của tạo hoá dành cho loài thụ tạo, nhưng những người Ki-tô hữu thì luôn xác tín rằng: sống chết, đẹp xấu, yêu ghét, giàu nghèo của thế gian chỉ là tạm bợ mà thôi và rồi sẽ có ngày qua đi.
Chỉ có những ai tin vào Đức Chúa Giê-su và thực hành lời của Ngài dạy, thì cuộc sống của họ sẽ rất đẹp, dù nhan sắc của họ không đẹp; họ sẽ được sống đời đời với Thiên Chúa khi từ giả cuộc sống đời tạm này.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

----------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:47 12/06/2014
N2T

26. Thiên Chúa vô cùng nhân ái tốt lành, tạm thời chậm nghe lời kêu cứu của con người, chính là để gia tăng nguyện vọng thiết tha và công đức của con người, bởi vì thời gian kêu cứu của con người càng dài lâu thì công đức lại càng lớn.

(Thánh Gregory of Langres)
------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Vô hạn đến giới hạn
Lm Vũđình Tường
06:36 12/06/2014
Từ ngữ mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi không xuất hiện trong Kinh Thánh nhưng Kinh Thánh lại thường nhắc đến Ba Ngôi Thiên Chúa. Đức Kitô mặc khải cho nhân loại biết về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa là Cha, Thiên Chúa là Con và Thiên Chúa là Thánh Thần. Cả Ba Ngôi Thiên Chúa cùng một bản tính như nhau nhưng độc lập và hoàn toàn riêng biệt từng ngôi một. Đức Kitô mặc khải cho các môn đệ là sau khi về trời Ngài sẽ gởi Ngôi Ba là Thánh Thần xuống nhân danh Ngài để dậy dỗ muôn dân (Gioan 15,26). Trước khi về cùng Chúa Cha Đức Kitô sai các môn đệ đi rao giảng cho muôn dân và rửa tội cho họ, NHÂN DANH CHA VÀ CON VÀ THÁNH THẦN và dậy họ tuân giữ mọi điều Ngài đã dậy các ông (Mat 28,19). Đây là công thức rửa tội hoàn cầu cho các Kitô hữu.

Nhờ Đức Kitô mặc khải mà những điều bí ẩn vô hạn con người hữu hạn biết phần nào về vô hạn trong Thiên Chúa. Nếu Đức Kitô không mặc khải con người không đủ khả năng đặt vấn đề Một Chúa Ba Ngôi. Bởi không biết nên không thắc mắc. Đức Kitô mặc khải mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, từ đó thần học gia học hỏi, nghiên cứu mong biết thêm nhưng hầu như tất cả đều bị bế tắc, không thông vì mầu nhiệm vượt quá trí hiểu con người. Mầu nhiệm không thuộc phạm trù của lí luận hợp lí. Tiên tri Isaiah (55,8) giải thích là tư tưởng của Thiên Chúa cao sâu hơn loài người, trời xanh cao hơn mặt đất tư tưởng Chúa sâu thẳm như thế. Làm sao trí óc loài người có thể hiểu Đấng tạo dựng ra nó. Làm sao vật chất mục nát hiểu Đấng không hề hư nát và làm sao bộ óc hữu hạn có thể hiểu Đấng vô hạn?

Đến với Thiên Chúa trong tình yêu chúng ta sẽ cảm nhận được tình yêu Thiên Chúa cách dồi dào, ngoài ra không còn cách nào khác để hiểu tình yêu Chúa. Chỉ có tình yêu mới có thể hiểu được tình yêu, ngay cả tình yêu giới hạn cũng có thể hiểu ít nhiều về tình yêu vô hạn. Cần đáp trả tình yêu Chúa để có thể hiểu Ngài. Nếu cho rằng hiểu rồi mới yêu là đi vào tắc nghẽn, ngõ cụt bởi không yêu Chúa không thể đến với Ngài và không đến với Ngài thì không thể hiểu Ngài. Mà muốn đến với Ngài cách duy nhất là yêu Ngài. Dù đến với Ngài vẫn không thể hiểu thấu Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi bởi nếu hiểu được thì đâu còn là mầu nhiệm nữa và Kinh Thánh là sản phẩm của con người. Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi giúp ta nhận biết càng cố gắng tìm hiểu mầu nhiệm với lí luận, với quan sát sẽ càng dời xa mầu nhiệm. Chỉ có những con tim chân thành yêu mến, khiêm nhường nhìn nhận giới hạn của con người những con tim đó nhìn bằng con mắt đức tin sẽ gặp được Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Giới hạn của con người được bù đắp bằng đức tin để nhận biết điều Đức Kitô mặc khải. Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi là một phần Đấng vô hạn mặc khải cho con người hữu hạn.

Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi là quà tặng đặc biệt Thiên Chúa dành cho nhân loại. Trong các tôn giáo hoàn vũ có nhắc đến đa thần. Thí dụ như Hinđu có nói đến các thần Brahma, thần Vishnu và thần Shida. Điểm giống nhau duy nhất là đa thần, ngoài ra không còn gì tương đồng với tín điều Một Thiên Chúa có Ba Ngôi bằng nhau.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:43 12/06/2014
CẦN MỘT THẦN TÍCH
N2T

Chúng sinh họp mặt đông đủ hướng về Đấng tạo hóa, nói:
- “Cho chúng con một thần tích, như thế chúng con mới tin Ngài là Thiên Chúa chân chính”.
- “Các ngươi muốn thần tích như thế nào?”- Đấng tạo hóa buồn, thương hại nhìn mọi người, nói tiếp: “Các người có biết, các tinh tú làm thế nào mà phát sáng chăng ? Hoa lan làm thế nào mà nở rộ chứ ? Hạt giống vì sao nảy mầm ? Trẻ con trưởng thành như thế nào…? Dòng suối nhỏ chảy ra biển lớn rồi tiếp tục quay về nơi nguồn gốc của nó; cá hồi chó đi ngược dòng sông lớn trở về nơi sinh trưởng của nó…
Một đời đi qua, một đời lại đến, các ngươi có mắt nhưng nhìn không thấy; có tai nhưng nghe không được, tâm hồn lại bị mỡ lợn bịt kín, cái gì cũng không cảm nhận được sao?”
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Không một học sinh nào đòi coi bằng cấp của thầy cô giáo, chỉ có những người hay ghen và kiêu căng mới làm như thế, vì trên lãnh vực chuyên môn, kiến thức của trò không hơn thầy.
Người Do Thái và các thượng tế, biệt phái đòi Đức Chúa Giê-su làm một dấu lạ để họ tin Ngài là Đấng Mê-si-a, nhưng Ngài chẳng có làm một dấu lạ nào, bởi vì sự kiêu ngạo và đố kỵ của họ.
Mà thực ra, Đức Chúa Giê-su đã làm nhiều dấu lạ mà tất cả những người Do Thái ở miền Ga-li-lê hoặc các vùng lân cận đều biết, như: người chết sống lại, người què biết đi, người câm nói được, người điếc nghe được, và dấu lạ vĩ đại nhất chính là sự sống lại của Ngài.
Hơn hai ngàn năm qua, thế gian vẫn còn đòi Thiên Chúa làm phép lạ.
Có những Ki-tô hữu cũng đòi Ngài làm phép lạ.
Trong cuộc sống của mình, cũng có lúc chúng ta đòi Đức Chúa Giê-su làm phép lạ:
- Khi buồn thì xin phép lạ cho gặp sự vui.
- Khi thất vọng thì xin Ngài phép lạ cho được hy vọng.
- Làm ăn thua lỗ, thi rớt cũng xin Ngài làm phép lạ…
Cái gì cũng xin phép lạ, mà bản thân việc gì cũng chẳng mó tới, học hành thì biếng nhác, làm việc thì sợ khổ, Chúa đâu làm phép lạ cho những người ấy!
Phép lạ, kỳ tích trước hết phải do chính nơi bản thân của mình nổ lực làm việc, không nổ lực học hành, phải hăng say vui vẻ chu toàn bổn phận thì Chúa mới ban ơn, ban phương tiện cho chúng ta chứ, đó chính là Chúa ở trong chúng ta và cùng làm việc với chúng ta vậy!

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:48 12/06/2014
N2T

27. Nguyện vọng thánh thiện nhưng chậm thực hiện để tăng tiến, nếu vì chậm trể mà chưa thể thực hiện được nhưng đã bỏ dở nguyện vọng, thì hoàn toàn không phải là nguyện vọng.

(Thánh Gregory of Langres)
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi năm A 15-6-2014
Mai Tá
22:25 12/06/2014
Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi năm A 15-6-2014



“Chiều nay lạnh, có nhiều sương rơi quá,”

“Nhưng lòng anh đã bình thản lại rồi.”

(Dẫn từ thơ Thâm Tâm)



Ga 3: 16-18

Sương rơi quá, nhưng lòng anh nay bình-thản lại rồi, và tâm-tư anh nay cũng đã khác. Lòng nhà Đạo, lại không thế. Vẫn không khác và không đổi, vì Ba Ngôi Đức Chúa vẫn diễn tả một tình thương tuy suộc sống nhiều diễn biến.

Trình-thuật tác giả thánh hôm nay cũng ghi lại một diễn biến rất sinh động trong cuộc sống thường nhật. Sống thường nhật, nhiều lúc con người vẫn hiểu rằng ngôn ngữ và biểu tượng không thể diễn tả được các chân lý sâu thẳm của con người, cho đúng đắn. Nhất thứ, là khi chân lý ấy lại thuộc địa hạt tín lý, thần học.

Nhiều năm trước, tôi đã có dịp đến với các em học sinh lớp nhỏ thuộc trường tiểu học công lập, ở Tiểu bang. Đến, để rút kinh nghiệm giảng dạy môn giáo lý cơ bản cho các em trong/ngoài nhà Đạo. Hôm ấy, tôi bắt đầu giờ dạy bằng một câu hỏi rất ngắn để xem các em có tiếp cận được các kiến thức sơ đẳng, hay không. Câu hỏi tôi chọn, chỉ đơn giản có thế này: “Mỗi khi làm dấu thánh giá, các em đọc gì?” Cả lớp nhao lên: “Thưa, nhân danh Cha, Con và Thánh Thần!”

”Cũng khá! Sẵn đà, tôi hỏi luôn: “Các em tuyên xưng: Cha, Con và Thánh Thần. Thế thì, ý nghĩa của lời tuyên xưng ấy, như thế nào?” Cả lớp đều lặng thinh. Tôi bèn thay đổi, bằng câu khác dễ hiểu hơn: “Mỗi lần làm dấu thánh giá, các em nghĩ gì?” Cả lớp lại im lặng. Thứ im lặng dễ sợ, tôi hằng ngao ngán.

Bỗng một chú bé con, xem ra có vẻ thông minh, giơ tay nói: “Dạ thưa, cũng giống như một cụ già, một tay hảo hán và con chim trắng!” Tôi cảm thấy hỡi ôi khi nghe em nói, nhưng không dám trách móc ai, vì biết chắc có người lớn nào đó đã nhét vào đầu em, hình ảnh Ba Ngôi Đức Chúa, thật thiếu xót. Thật nghèo nàn.

Nhiều người lớn, lâu nay vẫn mang trong đầu những hình ảnh sai lạc, có được từ tranh vẽ hoặc ảnh tượng, do nghệ nhân nào đó, nghĩ ra. Sự huyền nhiệm về Ba Ngôi Đức Chúa -còn gọi là Nhiệm tích Đức Chúa Trời Ba ngôi - hàm ngụ trong câu nói của em bé, chứng tỏ là ta đã hình-tượng-hóa Cha, Con và Thánh Thần Chúa theo kiểu cách không xứng hợp, và không diễn tả đủ ý nghĩa của nhiệm tích.

Không ai hình dung ra được một ảnh hình chính xác, về Đức Kitô. Các bức ảnh ta có, cũng như ngôn từ ta sử dụng để nói về Ba Ngôi Đức Chúa, phần lớn đều do những suy nghĩ rút từ sự tin tưởng, mà ta hằng bồi đắp; hơn là, chân lý chung cuộc, về Đức Chúa.

Sự thật về Ba Ngôi Đức Chúa, lúc nào cũng đầy tràn sự sung mãn vượt trên các danh xưng ta đặt cho Ngài; và, siêu thăng ở trên mọi ý niệm triết học, ta suy diễn. Nhận thức đặc biệt, mà ta tập trung mừng kính hôm nay để mừng Chúa Ba Ngôi, là trọng tâm ý thức giúp ta nhận biết Đức Chúa là ai? Ba Ngôi là gì?

Các tín hữu Hội thánh tiên khởi, phải mất 400 năm mới nhận biết được lý lẽ: tại sao Đức Giê-su luôn đề cập đến tương quan Ngài vẫn có, với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Các tín hữu phấn đấu lắm, mới hiểu được lý do tại sao và theo cung cách nào Đức Chúa có tới 3 diện mạo, mà lại hiện hữu trong cùng chỉ một hữu thể.

Ba Ngôi yêu thương sống động chỉ như Một. Ba Ngôi vẫn hành xử như Một. Và, cộng đoàn Dân Chúa, đã cảm nhận được bản chất của Ba Ngôi Đức Chúa, qua các chỉ dẫn cho ta biết ngôi vị của Đức Chúa rõ ràng “cùng đồng đều”, “cùng thực tiễn” và “cùng vĩnh hằng”, như nhau.

Các tín hữu tiên khởi, đã thẩm định được “tại sao” Đức Chúa lại có đến Ba Ngôi. Định được như thế, là nhờ có suy tư và kinh nghiệm, rằng: tương quan giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần là một thách thức của Tình thương. Cộng đoàn tiên khởi nhận thức rất rõ bản chất nòng cốt của Đức Chúa, không phải là một ý niệm suông; hoặc, một nguyên tắc cứng ngắc; nhưng là tương quan sống động. Và, các tín hữu hiểu ra rằng: họ được mời gọi để tháp nhập vào tương quan này.

Những gì là sự thật đối với tín hữu tiên khởi, cũng là chân lý cho chúng ta, hôm nay. Và chân lý ấy, là như thế này: Đức Chúa đã tạo dựng, cứu độ và bảo bọc thế giới con người. Ngài luôn tìm cách gặp gỡ chúng ta để kêu mời chúng ta tháp nhập vào tương quan sinh động của Ngài. Tức là kết hợp với tình yêu thương của Ngài.

Làm như thế, Ngài đem đến cho ta giá trị cao quý nhất. Đồng thời, hành động của Ngài hối thúc chúng ta san xẻ lời mời gọi gửi đến những người mà ta vẫn gặp gỡ trong cuộc đời. Thử hỏi, còn gì ưu ái hơn? Có gì quý trọng hơn lời mời gọi ấy? Có vị thần linh nào như Đức Chúa không?

Cũng nên thêm một điều: nếu các tương quan trong đời người, được đưa vào trọng tâm tương quan giữa Ba Ngôi Đức Chúa; và, nếu chúng ta biết chấp nhận lời mời tháp nhập vào tương quan của Ba Ngôi Đức Chúa, thì mọi tương quan ta có với mọi người, cũng sẽ mang ý nghĩa của tình thương yêu, nòng cốt. Có như thế, chúng ta sẽ không bị tách lìa khỏi tương quan lòng mến của Đức Chúa, nhờ vào niềm tin yêu ta có. Và nhờ vậy, chúng ta mới trở thành người con ngoan, mới được làm môn đệ dấu yêu, của Ba Ngôi Đức Chúa.

Cuối cùng, có am hiểu thấu đáo ý nghĩa của lễ hội mừng kính Ba Ngôi Đức Chúa hay không; và, am hiểu đến mức độ nào, điều này còn tùy thái độ của ta, có quan tâm bày tỏ tương quan mật thiết với người khác không. Và, cũng tùy theo tương quan ta thực hiện, có mang tính xã hội, thân mật và chuyên môn, không? Có đượm mầu sắc dân gian, hoặc quốc tế hay không?

Mỗi khi làm bất cứ việc gì, để thiết lập tương quan mới cho tốt đẹp, hãy nhớ đến những tương quan lâu nay gãy đổ. Hãy tiếp tay, hàn gắn giúp đỡ họ. Hãy tái tạo, tình yêu sâu thẳm và dồi dào cho họ.

Một cách chí tình hơn, hãy vui hưởng các tương quan tốt đẹp, ta đang có. Bởi, ta vừa khám phá ra chân lý nền tảng này, là: lễ Ba Ngôi Đức Chúa là lễ hội đem lại cho ta những tâm tình thân thương, đầy khích lệ. Tâm tình này, các thánh đã hơn một lần khẳng định:



“Đức Chúa đã thương yêu loài người đến độ Ngài phú ban Con Một Ngài, cho ta. Ngài không chỉ ban Con Một Ngài mà thôi, nhưng cả Thánh Thần của Con Một Ngài, đã được kết thành nơi hình hài Đức Kitô. Thánh Thần Chúa ở trong ta, để ta kêu lên:“Abba! Lạy Cha! để biểu tỏ tương quan Ba Ngôi Đức Chúa, là: Cha, Con và Thánh Linh.”



Chúng ta có hiểu được điều ấy không? Chúng ta có cổ vũ tương quan này không? Và, chúng ta có trân trọng lẫn nhau không? Đó chính là tinh thần của lễ hội hôm nay.

Trong tâm tình cảm và thong những điều vừa diễn-tả, cũng nên ngâm nga lời thi-ca, rằng:



“Chiều nay lạnh, có nhiều sương rơi quá,

Nhưng lòng anh đã bình thản lại rồi.

Hết đau buồn và cảm thấy sục sôi,

Niềm uất hận của một thời lưu-lạc.”

(Thâm Tâm – Dang Dở)



Sương có rơi, trời có lạnh, nay lòng anh đã bình-thản lại rồi. Bình thản hơn, khi anh lại nhận ra được tình Chúa thương-yêu hết mọi người, như Ba Ngôi Đức Chúa vẫn yêu-thương nhau suốt mọi thời, thật vĩnh cửu. Và, tình thương nơi Ba Ngôi sẽ còn dàn trải mãi đến muôn người, trong mọi chiều.



Lm Richard Leonard sj

Mai Tá lược dịch.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổng thống Obama mời LM. Thomas J. Reese vào Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ
Chỉnh Trần S. J.
09:02 12/06/2014
Tổng thống Barack Obama đã mời cha Thomas J. Reese, S.J. làm thành viên mới nhất của Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (United States Commission on International Religious Freedom – USCIRF). Ủy ban này đóng vai trò cố vấn cho chính quyền liên bang trong việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo ở nước ngoài.

Cha Reese sẽ tham gia ủy ban cùng với 3 tín hữu Công Giáo gồm có: chủ tịch Robert P. George, một nhà đạo đức sinh học và giáo sư Đại học Princeton, James Zogby, nhà sáng lập kiêm chủ tịch Viện nghiên cứu quan hệ Ả rập – Hoa Kỳ và Mary Ann Glendon, giáo sư luật thuộc Đại học Harvard, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Vatican. Các cựu thành viên của ủy ban này gồm có Đức Tổng Giám mục Charles J. Chaput, Đức Hồng Y Theodore McCarrick, Đức Giám Mục William Murphy và Đức ông Ricardo Ramírez.

Tự do tôn giáo là một quyền nền tảng của mỗi con người trên trái đất này,” cha Reese viết trong bài báo “Đức tin và Công bình” đăng trên National Catholic Reporter. “Tự do tôn giáo dễ dàng bị lãng quên khi những nhà hoạch định chính sách quá nhấn mạnh đến an ninh quốc gia, các vấn đề kinh tế và những quyền con người khác,” cha viết tiếp.

Cha Reese, người sẽ phục vụ trong một nhiệm kỳ 2 năm tại ủy ban, hiện là chuyên viên phân tích kỳ cựu của báo National Catholic Reporter. Trước đây, ngài đã phục vụ trong tư cách là một chuyên viên kỳ cựu tại Trung tâm Thần học Woodstock thuộc Đại học Georgetown ở Washington, D.C., từ năm 1988 đến năm 1998 và từ năm 2006 đến năm 2013. Ngài đã từng là biên tập viên của tạp chí Dòng Tên America từ năm 1978 đến năm 1985 và tổng biên tập từ năm 1998 đến năm 2005. Ngài đậu bằng cử nhân và cao học tại Đại học thánh Louis, cao học thần học tại Phân khoa Thần học Dòng Tên ở Berkeley và tiến sĩ khoa học chính trị tại Đại học California, Berkeley.

“Tôi biết ơn những cá nhân tài năng và tận tụy này khi [họ] đồng ý đảm nhận những vai trò quan trọng này và cống hiến tài năng của họ để phục vụ nhân dân Hoa Kỳ. Tôi mong muốn được làm việc với họ trong những tháng năm sắp tới,” Tổng thống Obama nói trong một tuyên bố.

Chỉnh Trần, S.J.
 
Giáo Hội sắp có thêm 6 vị Hiển Thánh mới
Lm. Trần Đức Anh OP
09:01 12/06/2014
VATICAN. Sáng 12-6-2014, ĐTC đã nhóm Công nghị Hồng Y và quyết định sẽ tôn phong hiển thánh cho 6 vị chân phước vào ngày 23-11 năm nay, Lễ Chúa Kitô Vua.

Đứng đầu danh sách là chân phước Giovanni Antonio Farina (1803-1888) GM giáo phận Vicenza, bắc Italia, sáng lập dòng các nữ tu giáo viên thánh Dorotea Nữ Tử Thánh Tâm.

Tiếp đến là chân phước LM Kuriakose Elias Chavara (1805-1871), đồng sáng lập và là Bề trên Tổng quyền đầu tiên dòng Camêlô Đức Mẹ Vô nhiễm, sinh tại bang Kerala nam Ấn độ năm 1805 và qua đời năm 1871 và được Đức Gioan Phaolô 2 phong chân phước ngày 8-2-1986 tại thành phố Kottayam, Ấn độ, trong cuộc viếng thăm của ngài tại nước này.

Thứ ba là Chân phước Ludovico Casoria (1814-1885), LM thuộc dòng Phanxicô, sáng lập dòng các nữ tu Phan Sinh Elizabeth.

Thứ tư là chân phước Nicola da Longobardi (1649-1709), tu sĩ dòng Hèn Mọn (Minimi).

Thứ năm là nữ chân phước Eufrasia Eluvathingal Thánh Tâm (1877-1952), người Ấn độ, thuộc dòng các nữ tu Đức Mẹ Camêlô.

Sau cùng là chân phước Amato Ronconi, thuộc dòng Ba Phanxicô, sáng lập bệnh viện hành hương nghèo ở Saludecio, nay là Dưỡng Đường Hội Chân Phước Amato Ronconi.

Xét về quốc tịch có 4 vị người Italia và 2 vị người Ấn độ, 3 vị đã sáng lập dòng tu, một nữ tu và một giáo dân.
Công nghị Hồng Y diễn ra lúc 10 giờ và bắt đầu với kinh giờ Ba (SD 12-6-2014)

 
Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân dịp khai mạc giải bóng đá thế giới 2014
Lm. Trần Đức Anh OP
14:47 12/06/2014
VATICAN. ĐTC Phanxicô cầu mong giải bóng đá thế giới tại Brazil trở thành lễ hội liên đới giữa các dân tộc, cơ hội đối thoại, cảm thông và làm cho con người thêm phong phú.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp Video truyền đi tối ngày 11-6-2014 nhân dịp khai mạc giải bóng đá thế giới tại Brazil.

ĐTC khẳng định rằng: ”Thể thao không phải chỉ là một hình thức tiêu khiển, nhưng đặc biệt nó là một dụng cụ thể thông truyền các giá trị thăng tiến thiện ích của con người và giúp kiến tạo một xã hội an bình và huynh đệ hơn. Chúng ta nghĩ đến sự lương thiện, kiên trì, tình thân hữu, sự chia sẻ, và liên đới. Thực vậy, bóng đá gợi lên nhiều giá trị và thái độ quan trọng không những tại sân bóng, nhưng cả trong mọi khía cạnh của cuộc sống, cụ thể hơn là trong việc xây dựng hòa bình. Thể thao là một trường hòa bình, dạy chúng ta xây dựng hòa bình”.

ĐTC nhấn mạnh 3 bài học về việc thực hành thể thao, ba khía cạnh thiết yếu để bênh vực chính nghĩa hòa bình, đó là cần phải tập luyện, chơi đẹp và tôn trọng đối thủ.

Ngài giải thích rằng: ”trước tiên thể thao dạy chúng ta điều này: để thắng thì cần phải tập luyện. Qua việc thực hành thể thao, chúng có thể thấy đó là hình ảnh cuộc sống của chúng ta. Trong cuộc đời cần phải chiến đấu, phải tập luyện, dấn thân để đạt được những kết quả quan trọng. Tinh thần thể thao gợi lại cho chúng ta hình ảnh những hy sinh cần thiết để tăng trưởng trong các nhân đức tạo nên cá tính mỗi người. Nếu để cải tiến một người, cần phải tập luyện khẩn trương và liên tục, thì cần phải dấn thân nhiều hơn để đạt tới cuộc gặp gỡ và hòa bình và giữa các dân tộc được ”cải tiến”.

ĐTC nói thêm rằng: ”Bóng đá có thể và phải là một trường huấn luyện về một nền văn hóa gặp gỡ” mang lại sự hài hòa và an bình giữa các dân tộc. Ở đây bài học thứ hai trong việc thực hành thể thao giúp đỡ chúng ta: chúng ta học cách chơi đẹp trong bóng đá. Để chơi trong đội banh của mình thì trước tiên cần phải ý đến ích lợi của nhóm chứ không phải nghĩ đến mình. Để thắng, cần phải vượt lên trên chủ nghĩa cá nhân, tính ích kỷ và mọi hình thức kỳ thị chủng tộc, bất bao dung và lợi dụng con người. Thái độ cá nhân chủ nghĩa trong bóng đá là một chướng ngại cản trở chiến thắng của đội bóng; cũng chúng ta theo cá nhân chủ nghĩa trong cuộc sống, cố tính không biết đến những người chung quanh, thì toàn thể xã hội sẽ bị thiệt thòi”.

Bài học sau cùng mà thể thao mang lại để giúp đạt tới hòa bình là phải tôn trọng đối phương. Bí quyết của chiến thắng trên sân banh và cả trong cuộc sống, hệ tại biệt tôn trọng người đồng đội của mình cũng như đối phương. Không ai có thể chiến thắng một mình trên sân banh cũng như trong cuộc đời. Ước gì không ai tự cô lập mình và cảm thấy bị loại ra ngoài! (SD 12-6-2014)
 
Top Stories
Vietnam: Des membres de l’Eglise mennonite brutalisés par la police
Eglises d'Asie, le 12 juin 2014
08:59 12/06/2014
Un groupe important de cadres responsables et d’étudiants de l’Eglise mennonite du Vietnam vient d’être la cible d’une très brutale opération policière. Celle-ci a été menée par un groupe comprenant des membres de différents services de la Sécurité publique.

Les faits se sont produits dans la nuit du 9 au 10 juin 2014, dans la commune de Thai Hoa, district de Bên Cat, province de Binh Duong. Il s’agit d’une province créée à la fin du siècle dernier, au sud-est du Vietnam, immédiatement au nord d’Hô Chi Minh-Ville.

Les 76 membres d’une session d’études, parmi lesquels se trouvaient des pasteurs, des missionnaires, des étudiants et des enseignants, passaient la nuit dans une chapelle appartenant à la communauté mennonite. Vers 23h30, une troupe formée d’environ 300 personnes s’est présentée devant la chapelle. Certains agents étaient en uniforme et d’autres en civil. Ils appartenaient à diverses unités de la police, des forces armées et des milices populaires. Sans avertissement, les agresseurs ont forcé les portes de la chapelle et ont pénétré à l’intérieur. Les 76 membres de la session brutalement réveillés ont d’abord été frappés, menottés, puis arrêtés et emmenés, alors que tous s’étaient fait enregistrer auprès des autorités comme résidant cette nuit-là à cette adresse.

Le pasteur Diêu Dua, membre de l’ethnie stiêng, a expliqué à un reporter de Radio Free Asia que tous les membres de la session dormaient lorsqu’ils avaient été réveillés par le bruit des coups assénés aux portes par les policiers. Ceux-ci n’avaient pas de mandats d’arrêt, ou même d’ordres écrits. Sans rien dire ni leur laisser le temps de s’habiller, ils se sont mis à les frapper avec des matraques. Les coups n’ont épargné personne, ni les pasteurs, ni les missionnaires, ni les femmes ni les enfants.

L’assemblée réunie dans la chapelle était composée de 29 pasteurs et missionnaires et de 47 autres personnes parmi lesquelles se trouvaient des étudiants en théologie et des enseignants. Tous ont été embarqués dans trois camions sans qu’ils sachent où on les emmenait.

Sur le lieu de leur détention, les étudiants ont continué à recevoir des coups. Les 29 pasteurs et missionnaires, réunis dans une autre pièce, ont quant à eux simplement été interrogés sur leur identité.

Les 76 membres de l’Eglise mennonite ont finalement été relâchés au petit matin du 10 juin, sans que leur soient rendus leurs papiers personnels. Leur session d’études dans la chapelle n’étant pas achevée, ils sont revenus sur place pour continuer leurs travaux, « sans crainte », ont-ils précisé, puisque la législation vietnamienne donne à la population la liberté religieuse et à l’Eglise la liberté de mener ses propres activités.

Cela fait longtemps que de nombreuses communautés de l’Eglise mennonite au Vietnam ont maille à partir avec les autorités locales. Certains de leurs pasteurs, pour avoir voulu exercer leur droit à la liberté religieuse, ont fait de longs séjours en prison. Au mois de mars 2011, un ancien dirigeant de l’Eglise mennonite, le pasteur Nguyên Công Chinh, a été condamné à onze ans de prison, accusé d’avoir mené des activités de « division de l’unité nationale » et d’avoir « calomnié les autorités ». Selon des informations fournies par sa famille, il est particulièrement maltraité en prison. (eda/jm)

(Source: Eglises d'Asie, le 12 juin 2014)
 
Priest killed, another injured, in Phoenix church burglary
Reuters
10:02 12/06/2014
PHOENIX (Reuters) - A priest was shot dead and another injured during what police described as a burglary at a Catholic church in Phoenix, Arizona, on Wednesday evening, police said.

Police were notified of a burglary at about 9 p.m. local time at the Mater Misericordiae (Mother of Mercy) Mission Catholic church, Phoenix Police Department spokesman Steve Martos said in a statement.

"Both victims are priests and the crime occurred in a living quarters attached to the church," Martos said.

The slain priest was identified as Father Kenneth Walker, 29, assistant pastor, according to the Diocese of Phoenix and the church's website. The injured priest is Father Joseph Terra, pastor, who was in critical but stable condition. They belong to the Priestly Fraternity of St. Peter, a religious order, the diocese said.

"We are stunned and deeply saddened to learn of the tragic assault perpetrated last night," the Diocese said in a statement, asking for prayers.

The survivor notified police, Martos said.

A car stolen from church property was later found unoccupied and no arrests have been made, he said.

(Source: http://news.yahoo.com/priest-killed-another-injured-phoenix-church-burglary-090602772.html -- Reporting by Eric M. Johnson and Mary Wisniewski; Editing by Alexandra Hudson and James Dalgleish)
 
Pékin se montre désireux de renouer le dialogue avec le Saint-Siège
Eglises d'Asie
10:08 12/06/2014
C’est un article du South China Morning Post, quotidien anglophone de Hongkong, qui l’affirme : Pékin et le Vatican se préparent à reprendre un dialogue interrompu depuis 2010. A l’appui de cette affirmation, le journal cite notamment le président, au plan national, de l’Association patriotique des catholiques chinois, Mgr Fang Xingyao : « Ma compréhension des choses est que la Chine espère nouer des relations diplomatiques avec le Vatican et nombreux sont ceux au Vatican qui partagent ce point de vue. Le moment est venu de le faire ; nous ne devrions pas le laisser passer. »

Dans cet article daté du 8 juin dernier, l’évêque « officiel » de Linyi (Shandong) exprime l’idée que la meilleure manière de régler l’épineux problème du mode de désignation des évêques de l’Eglise en Chine est d’établir des relations diplomatiques entre la Chine et le Saint-Siège, afin, sous-entend-il, de disposer d’une base stable de dialogue.

Le journal rappelle que, du point de vue du Saint-Siège, le préalable à une reprise des relations diplomatiques est que Pékin s’engage à ne plus faire procéder de manière unilatérale à des nominations d’évêques. Mais l’auteur de l’article cite « une personne proche du Saint-Siège » qui estime que « l’atmosphère est désormais plutôt positive au sein des deux parties pour redémarrer sans délai un dialogue ». Le Vatican n’attend plus que Pékin confirme la date et le lieu où se tiendront les pourparlers, affirme encore cette source, tandis qu’une autre, « proche de l’Eglise de Hongkong », avance que la rencontre pourrait avoir lieu d’ici la fin de cette année.

Si ces affirmations s’avéraient exactes, ces es pourparlers entre le Saint-Siège et la Chine seraient les premiers depuis octobre 2010, date où des ordinations épiscopales menées unilatéralement par Pékin sans l’assentiment du pape avaient gelé tout processus de négociation. Depuis, les relations ne se sont pas améliorées, le placement en résidence surveillée de Mgr Ma Daqin, évêque de Shanghai, en juillet 2012, ayant encore dégradé la situation.

Quel élément nouveau justifierait donc l’optimisme dont font preuve à la fois Mgr Fang Xingyao, personnalité très impliquée dans les structures « officielles » de l’Eglise (1), et ces personnes « proches de l’Eglise » citées par le quotidien hongkongais ? A n’en pas douter, si ‘le dossier chinois’ a été considéré comme une priorité par le Vatican tout au long des pontificats de Jean Paul II et Benoît XVI, l’élection du pape François est un facteur de renouveau. En mars dernier, le pape a révélé qu’il avait écrit au président chinois Xi Jinping dès l’accession de celui-ci aux plus hautes fonctions à la tête de la République populaire de Chine et que le dirigeant chinois lui avait répondu. Rien n’a filtré du contenu de cet échange épistolaire mais la seule mention de son existence par le pape indiquait que Rome appelait de ses vœux un approfondissement de la relation.

Le South China Morning Post écrit que « le pape François, dont les qualités de grand communicateur ne craignant pas de se saisir des questions épineuses sont appréciées, suscite l’espoir de le voir en capacité de faire progresser la relation [sino-vaticane] ». Le journal anglophone ne le rappelle pas, mais, en mars dernier, le quotidien français La Croix avait révélé que « des discussions en coulisse [étaient] déjà bien avancées », discussions qui pourraient « déboucher sur un geste diplomatique et culturel majeur de la part de Pékin et du Saint-Siège ».

Rien n’était dit sur la teneur qui pourrait revêtir un tel « geste diplomatique et culturel », mais des progrès seraient donc en vue. Reste, note les observateurs, que les obstacles à une reprise du dialogue demeurent nombreux. Ces dernières semaines, une campagne de destruction de lieux de culte chrétiens a été lancée dans la région de Wenzhou, au Zhejiang. Ce sont des temples protestants qui ont été visés au premier chef, mais des églises catholiques ont aussi été ciblées. L’avenir dira si l’on assiste là au début d’une campagne plus vaste, au plan national, ou s’il ne s’agit que de mesures locales et limitées.

Potentiellement plus grave est la question de la validation du candidat qui a été élu, le 8 mai dernier, pour devenir le futur évêque de Chengdu, au Sichuan. Les instances officielles de l’Eglise locale ont élu le P. Tang Yuange, mais il reste à connaître la réponse qui va être celle du pape à cette candidature. Au cas où le pape François ne validerait pas cette élection et que Pékin forcerait néanmoins l’ordination épiscopale du P. Tang, on se retrouverait dans une situation de crise, présageant mal d’une reprise sereine du dialogue entre Pékin et Rome.

Demeure enfin le sort des évêques empêchés par Pékin d’exercer leur ministère. Outre le cas de Mgr Ma, de Shanghai, il y a celui de plusieurs évêques « clandestins », dont la figure la plus emblématique est celle de Mgr Su Zhimin, évêque de Baoding, arrêté le 8 octobre 1997 et dont on est sans nouvelles depuis. Tout récemment, l’administrateur apostolique « clandestin » de Yujiang, diocèse du Jiangxi, a été arrêté ; nommé en 2012 par le pape Benoît XVI, le P. John Peng Weizhao est détenu en un lieu tenu secret depuis le 30 mai dernier.

Ainsi que l’exprime « la personne proche de l’Eglise de Hongkong » citée par le quotidien anglophone, « depuis l’élection du pape [François], tout le monde observe la manière dont il va agir avec la Chine…, qu’il adopte une approche plus rigide ou qu’il s’apprête à passer un compromis. »

(1) Mgr Fang Xingyao, évêque de Linyi (Shandong), préside l’Association patriotique au plan national. Ordonné en 1997, considéré comme un proche de Liu Bainian, qui comme lui est originaire du Shandong, Mgr Fang a accepté, ces dernières années, de prendre part à plusieurs ordinations épiscopales illicites. Bien que Mgr Fang ait été reconnu par Rome comme évêque légitime, en communion avec le Saint-Père, il apparaît aux yeux de tous dans l’Eglise en Chine comme un homme soumis aux autorités.

(Source: Eglises d'Asie, le 12 juin 2014)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Việt Nam phải cách mạng để tồn tại
Phạm Trần
15:09 12/06/2014
VIỆT NAM PHẢI CÁCH MẠNG ĐỂ TỒN TẠI

“Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng….” là lời kinh sám hối của Tín đồ đạo Công Giáo phải học thuộc từ khi biết đọc và hiểu Giáo lý của đạo.

Đem câu này áp dụng cho hòan cảnh “trên đe dưới búa” cực kỳ nguy nan trước hiểm họa mất dần chủ quyền đất nước vào tay người Tầu phương bắc thì Việt nam cần có Cách mạng để tồn tại.

Nhưng trước khi có Cách mạng, người dân Việt Nam cần biết những nguyên nhân đưa đất nước đến hòan cảnh bi đát ngày nay.

Trước nhất, 3 nguyên Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh, nếu còn chút liêm sỉ là người Việt Nam và muốn không bị lịch sử lên án phản quốc, họ cần chứng minh mình vô tội trong các thỏa hiệp với Trung Cộng.

CHUYỆN ĐỖ MƯỜI

Người đầu tiên là Ông Đỗ Mười, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Tổng Bí thư đảng Khoá 7 của Cộng sản Việt Nam (CSVN). Ông là người, cùng với nguyên Thủ tướng Phạn Văn Đồng khi ấy là Cố vấn của Ban Chấp hành Trung ương đảng (1986-1997), đã tháp tùng Tổng Bí thư đảng Khoá 6 Nguyễn Văn Linh đi phó Hội nghị bí mật ở Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên, Trung Cộng) trong hai ngày 03 và 04/09/1990. Phía Trung Cộng có Tổng Bí thư đảng, Chủ tịch Nhà nước Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng.

Mục đích “lúc đầu”, theo Hồi ký “Hồi ức và Suy nghĩ” của nguyên Thứ trưởng Ngọai giao Trần Quang Cơ thì Hội nghị Thành Đô nhằm vào hai vấn đề chính: Campuchia và vấn đề bình thường hòa quan hệ Việt-Trung.

Ngòai ra Ông Nguyễn Văn Linh còn ôm mộng sang Thành Đô để “Tranh thủ Trung Quốc, hợp tác với Trung Quốc, để bảo vệ Xã hội chủ nghĩa!”

Hồi ký Trần Quang Cơ thuật lại rằng chính ông Linh đã nói với Trương Đức Duy, Đại sứ Trung Cộng tại Hà Nội, trong một cuộc gặp mặt giữa hai người hồi tháng 6/1990 rằng : “Trung Quốc cần giương cao ngọn cờ xã hội chủ nghĩa, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin. Việt Nam kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin. Những người cộng sản chân chính phải đoàn kết để bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa đế quốc luôn tấn công vào chủ nghĩa xã hội. Chúng tuyên bố đến cuối thế kỷ này sẽ làm cho chủ nghĩa xã hôi biến mất.”

Nhưng tại Thành Đô, phía Trung Cộng đã hòan toàn chủ động và lái Việt Nam đi theo ý muốn của Bắc Kinh để ép phe Heng Samrin-Hun Sen thân Việt Nam phải chấp nhận giải pháp chính trị “hòa hợp dân tộc” với phe bại trận Khmer đỏ thân Trung Cộng, khi ấy đã phải dạt về biên giới Thái Lan.

Và đây cũng là cái giá Việt Nam phải trả để được bình thường hoá với Trung Cộng, sau 11 năm Trung Cộng đem 600,000 quân tấn công 6 Tỉnh Việt Nam dọc biên giới hai nước năm 1979.

Tuy nhiên, phe Heng Samrin - Hun Sen sau đó đã quay ra hận thù Việt Nam vì Hà Nội đã xen vào “chyện nội bộ của người Kampuchea”.

Ông Trần Quang Cơ viết về thất bại chính trị này của Việt Nam trong Hồi ký “Hồi ức và Suy nghĩ” : “Cuộc hội đàm Thành Đô tháng 9.90 hoàn toàn không phải là một thành tựu đối ngoại của ta, hiện tại đó là một sai lầm hết sức đáng tiếc về đối ngoại. Vì quá nôn nóng cải thiện quan hệ với Trung Quốc, đoàn ta đã hành động một cách vô nguyên tắc, tưởng rằng thoả thuận như thế sẽ được lòng Bắc Kinh nhưng trái lại thoả thuận Thành Đô đã làm chậm việc giải quyết vấn đề Campuchia và do đó làm việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, uy tín quốc tế của ta bị hoen ố.”

Ông Cơ còn vạch trần “giấc mơ” hão huyền của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh mong được hợp tác với Trung Cộng để bảo vệ Chủ nghĩa xã hội, sau khi khối Liên bang Sô viết tan rã : “ Việc ta đề nghị hợp tác với Trung Quốc bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc Mỹ, thực hiện “ giải pháp Đỏ ” ở Campuchia là không phù hợp với Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị mà còn gây khó khăn với ta trong việc đa dạng hoá quan hệ với các đối tượng khác như Mỹ, phương Tây, ASEAN, và tác động không thuận lợi đến quan hệ giữa ta và đồng minh, nhất là quan hệ với Liên Xô và Campuchia.

Trung Quốc một mặt bác bỏ những đề nghị đó của ta, nhưng mặt khác lại dùng ngay những đề nghị đó chơi xấu ta với các nước khác nhằm tiếp tục cô lập ta, gây sức ép với ta và Campuchia.”

Về chuyện này, ông Trần Quang Cơ còn bổ sung thêm phát biểu của Ngọai trưởng Nguyễn Cơ Thạch tại phiên họp kiểm điểm của Bộ Chính trị, sau Hội nghị Thành Đô : “Liên Xô, Anh, Pháp, Nhật, Mỹ đều cho ta biết là Trung Quốc đã thông báo cho họ đầy đủ về Thoả thuận Thành Đô và nói với họ là lãnh đạo Việt Nam không đáng tin cậy. Trung Quốc đã sử dụng Thành Đô để phá quan hệ của ta với các nước và chia rẽ nội bộ ta…”

Ông Võ Văn Kiệt bổ túc thêm: “ Trong thâm tâm tôi, tôi không đồng ý có anh Tô (Phạm Văn Đồng)trong đoàn đi Thành Đô. Nếu có gặp anh Đặng (Đặng Tiểu Bình,người thực sự nắm quyền ở Trung Cộng thời gian này) thì anh Tô đi là đúng. Tôi nói thẳng là tôi xót xa khi biết anh Tô đi cùng anh Linh và anh Mười chỉ để gặp Giang và Lý, không có Đặng. Mình bị nó lừa nhiều cái quá. Tôi nghĩ Trung Quốc chuyên là cạm bẫy.”

Hồi ký của nguyên Thứ trưởng Ngọai giao Trần Quang Cơ kết luận : “Ta đã tự tạo ra ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ CNXH, thay thế cho Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và chủ nghĩa xã hội thế giới, chống lại hiểm hoạ “ diễn biễn hoà bình ” của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Tư tưởng đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô cũng như sai lầm “ giải pháp Đỏ ”.

Ngoài những việc bất lợi về mặt ngọai giao cho Việt Nam của Hội nghị Thành Đô do ông Trần Quang Cơ tiết lộ, còn có Văn kiện chính trị quan trọng hơn được gọi là “Kỷ yếu của hội nghị” do chính Lý Bằng sọan để cho hai Tổng Bí thư và Thủ tướng hai nước cùng ký nhưng không được ông Cơ viết ra, có thể ông không được biết hay biết mà bị cấm.

Hai ông Linh và Đồng đã qua đời nên bây giờ chỉ còn lại ông Đỗ Mười là người biết rõ đầu đuôi câu chuyện ở Thành Đô, nhất là hai bên đã đồng ý với nhau và cam kết với nhau những gì trong “Kỷ yếu hội nghị” 1990.

Cho đến nay, 24 năm sau Hội nghị Thành Đô, cả hai nuớc Việt-Trung đều kín miệng về nội dung “Kỷ yếu hội nghị”, nhưng theo tiết lộ của Cụ Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ của CSVN tại Bắc Kinh từ 1974 đến 1987 thì phía Trung Cộng đã buộc Việt Nam không được nhắc đến 2 vấn đề gai góc có lợi cho Trung Cộng nhưng vô cùng tai hại và hiểm độc đối với Việt Nam, đó là : 1) Chuyện Hòang Sa đã bị Trung Cộng chiếm của Việt Nam từ tháng 1/1974 và, 2) Cuộc chiến xâm lược của 600,000 quân Trung Cộng vào 6 tỉnh biên giới Việt Nam năm 1979.

Riêng chuyện quân Trung Cộng đánh chiếm đảo Gạc Ma và 7 bãi đá ngầm của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa năm 1988 dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười thì cho đến nay, Việt Nam không dám đánh đuổi quân xâm lược mà còn đang “sống chung hòa bình” ở đó như không có chuyện gì xẩy ra, dù rằng 64 lính của quân đội Việt Nam đã bị quân Trung Cộng giết chết trong cuộc chiến 1988.

Bây giờ thì lịch sử Biển Đông đã rẽ sang khúc quanh mới có lợi cho Trung Cộng khi Bắc Kinh “tự do” đặt gìan khoan tìm kiếm dầu Hải Dương 981 vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 02/05/2014. Trung Cộng cũng đang có kế họach xây dựng một “căn cứ hải-không quân” nổi ở Trường Sa để xác nhận chủ quyền và khống chế Việt Nam và các nước có tranh chấp biển đảo với Bắc Kinh.

Như vậy, nếu ông Đỗ Mười còn là người Việt Nam yêu nước và không muốn tên mình bị lịch sử bôi đen thì hãy can đảm xác quyết với nhân dân có hay không chuyện ông đã cùng với ông Nguyễn Văn Linh và Phạm Văn Đồng cam kết với hai lãnh đạo Trung Cộng, Tổng Bí thư đảng, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng tại Hội nghị Thành Đô (Tứ Xuyên) năm 1990 rằng Việt Nam sẽ “không bao giờ nhắc đến chuyện Hòang Sa 1974 và cuộc chiến tranh biên giới 1979” ?

Trong khi chờ đợi câu trả lời, và có thể chẳng bao giờ có, của ông thì ông Đỗ Mười và tất cả lãnh đạo của đảng CSVN cần đọc lại đọan dưới đây trong Hồi ký lịch sử của ông Trần Quang Cơ :

“Ngày 5-10/11/91, sau khi Hiệp định về Campuchia được ký kết ở Pari, Tổng bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để hoàn thành việc bình thường hoá mối quan hệ bị trục trặc lớn từ tháng 2/79.

Nhưng trong khi lãnh đạo ta ôm kỳ vọng cùng Trung Quốc “bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đề quốc” thì họ đã xác định quan hệ với ta là “thân nhi bất cận, sơ nhi bất viễn, tranh nhi bất đầu” (thân nhưng không gần, sơ nhưng không xa, đấu tranh nhưng không đánh nhau).

Trung Quốc nói thế song luôn luôn lấy thế nước lớn để lấn chiếm lãnh thổ lãnh hải ta, và hiểm độc nhất là không ngừng tác động vào nội bộ ta.”

BỘ BA PHIÊU-MẠNH-TRỌNG

Trong trường hợp của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thì ông chỉ cần trả lời với nhân dân xem ông có nhượng đất và nhượng biển cho Trung Cộng khi ký hai Hiệp định “Phân định biên giới trên đất liền” và “Phân định vịnh Bắc Bộ” trong hai năm 1999 và năm 2000 ?

Mục Nam Quan đã mất, 2/3 Thác Bản Giốc đẹp nhất và một phần Vịnh Bắc Bộ đã thuộc về Trung Cộng có phải là bằng chứng không ?

Ông Phiêu cũng cần cho dân biết có bao nhiêu cây số vuông, kể cả điểm cao 1509, hay núi Lão Sơn thuộc tỉnh Hà Giang (tên cũ là Hà Tuyên) đã nằm gọn trong tay Trung Cộng sau cuộc chiến Biền giới thứ hai từ tháng 4 năm 1984 đến tận năm 1990 ?

Đối với nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thì điều quan trọng nhất là tại sao ông đã “tự ý ký thỏa hiệp để cho Trung Cộng vào khai thác Bauxite ở vùng đất chiến lược Tây Nguyên” để bây giờ chịu thua lỗ không gỡ ra được mà còn nguy hiểm cho an ninh quốc gia ?

Ông Mạnh cũng cần phải trả lời thắc mắc tại sao ông đã để cho 90% dự án kinh tế chiến lược lọt vào các Công ty Trung Cộng và không ngăn cản các địa phương cho người Tầu thuê đất trồng rừng và xây dựng cơ sở dọc theo duyên hải trong hàng chục năm khi ông tại chức trong hai khóa đảng từ 2001 đến 2011 ?

Đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người kế vị ông Mạnh từ tháng 01/2011 cũng phải giải thích với lịch sử tại sao ông đã ra lệnh cho Công an ngăn cản, bắt giam và đàn áp thô bạo những người dân biểu tình chống Trung Cộng xâm chiếm biển đảo và giết hại ngư dân Việt Nam ở Biển Đông từ năm 2011 đến nay.

Ông Trọng cũng có trách nhiệm đã để cho Thương lái Trung Cộng tự do hoành hành và phá hoại kinh tế Việt Nam ; để cho hàng hoá Trung Cộng tự do nhập lậu vào thị trường để giết các doanh nghiệp trong nước và để cho các Công ty Trung Cộng tự do đem hàng nghìn lao động phổ thông vào Việt Nam cướp việc của dân Việt ?

Ông cũng cần cho dân biết tại sao Nhà nước đã dành nhiều đặc quyền, đặc lợi cho Công ty Trung Cộng trúng thầu các dự án kinh tế quan trọng; cho các doanh nghiệp Tầu Bắc Kinh thuê đất từ 50 đến 70 năm tại các địa điểm chiến lược như Vũng Áng (Hà Tĩnh) và Cửa Việt (Qủang Trị) ?

Song song với kế họach “mở rộng lãnh thổ cho Tầu vào nhà”, ông Tổng Bí thư đảng CSVN còn để cho hàng chục nghìn dân Tầu nhập cư bất hợp pháp và lập các khu phố, vùng dân cư xen kẽ với xóm làng và thành phố Việt Nam từ Nam ra Bắc ?

Ngoài ra, trong cương vị “lãnh đạo tòan diện nhà nước và xã hội”, ông còn cấm không cho dân và cựu chiến binh tổ chức truy điệu và tưởng niệm những chiến sỹ và đồng bào Việt Nam đã hy sinh trong 3 cuộc chiến chống quân Trung Cộng xâm lược tiêu biểu nhất trong Thế kỷ 20 tại Hòang Sa (1974), Cuộc chiến biên giới 1979 và trận Trường Sa năm 1988 ?

Rồi ông cũng hành động đầy nghi ngờ khi bác yêu cầu của Quốc hội muốn Chính phủ báo cáo về tình hình Biển Đông. Giữa lúc Trung Cộng tuyên bố thành lập Thành phố Tam Sa bao gồm Hòang Sa, Trung Sa (bãi cạn scarborough có tranh chấp với Phi Luật Tân) và Trường Sa năm 2012 và nhiều ngư dân Việt Nam bị lính Trung Cộng gỉa dạng Hải giám, Kiểm ngư đánh đập tàn nhẫn, thuyền cá bị tấn công và cướp đi tài sản và ngư cụ thì ông Trọng bảo “tình hình Biển Đông không có gì mới” !

LÊ ĐỨC ANH

Cuối cùng là Đại tướng Lê Đức Anh cũng có bổn phận phải bạch hóa “hồ sơ thân Trung Cộng” của ông khi giữ Bộ trưởng Quốc Phòng trong giai đọan 16/02/1987 – 10 tháng 08/1991 và Chủ tịch Nước từ 23/09/ đến 24/09/ năm 1997.

Hồi ký “Hồi ức và Suy nghĩ” của nguyên Thứ trưởng Ngọai giao Trần Quang Cơ đã nói rất rõ vai trò “khuynh loát” và “đi đêm” với các sứ gỉa Trung Cộng của ông khi Việt Nam bị Trung Cộng ép tham gia vào “giải pháp Đỏ” để tìm giải pháp chính trị cho Kampuchea.

“Giải pháp Đỏ” là kế hoạch chính trị của Trung Cộng nhằm tạo thế “liên hiệp bình đẳng” cho phe Khmer đỏ (thân Bắc Kinh) tại bàn hội nghị với phe Heng Samrin-Hun Sen (thân Việt Nam) để thành lập Hội đồng Quốc gia Tối cao Campuchia (Supreme National Council, SNC), sau khi Việt Nam hòan tất rút quân khỏi chiến trường Kampuchea năm 1989.

Ông Lê Đức Anh đã sát cánh với Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng Đỗ Mười làm theo ý muốn của Trung Cộng để, một mặt bảo đảm thế chính trị cho Khmer đỏ sau khi đã “bằng lòng không lập lại vấn đề “tội diệt chủng giết trên 1 triệu người Kampuchea” của Khmer đỏ và mặt khác giúp Trung Cộng duy trì “ảnh hưởng của họ ở Kampuchea”.

Tuy nhiên, theo quan điểm của Bộ Ngọai giao Việt Nam lúc đó thì giải pháp này bất lợi cho cả Việt Nam lẫn phe Heng Sanrin-Hun Sen nên Bộ Trưởng Ngọai giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch và Thứ trưởng Ngọai giao Trần Quang Cơ quyết liệt chống đối nhưng bất thành vì có bàn tay của Lê Đức Anh thúc sau lưng hai ông Linh và Mười.

Vì lập trường “chống giải pháp Đỏ” của Trung Cộng mà Ngọai trượng Nguyễn Cơ Thạch không được tham dự Hội nghị Thành Đô. Và cũng tại Thành Đô, phiá Trung Cộng đã công khai yêu cầu phiá Việt Nam lọai ông Thạch ra khỏi Bộ Chính trị và Bộ Ngọai giao, theo nhiều bài viết không hề bị cải chính của một số cựu viên chức cap cấp đảng, trong đó có Cụ nguyên đại sứ Nguyễn Trộng Vĩnh.

Qủa nhiên tại Đại hội đảng kỳ VII tháng 6/1991, ông Nguyễn Cơ Thạch đã bị phe Nguyễn Văn Linh-Đỗ Mười-Lê Đức Anh lọai ra khỏi Bộ Chính trị và mất luôn chức Bộ trưởng Ngọai giao, theo yêu cầu của Trung Cộng !

Sau khi thay Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí thư, ông Đỗ Mười đã mau mắn chứng minh sự “tuân phục Bắc Kinh” của mình, theo Hồi ký của ông Trần Quang Cơ ghi lại : “Ngày 9/7/91, vừa được bầu làm Tổng bí thư, Đỗ Mười gặp đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy tỏ ý muốn cử Đặc phái viên đi Bắc Kinh để thông báo về Đại hội VII và trao đổi về quan hệ giữa hai nước.

Trước đó ít ngày–ngày 11/6/91 – Bộ Ngoại giao ta cũng đã gặp đại sứ Trung Quốc đề nghị mở lại đàm phán cấp Thứ trưởng Ngoại giao hai nước.

Ngày 17/7, Trung Quốc trả lời đồng ý gặp cấp Thứ trưởng ở Bắc Kinh từ 5/8 đến 10/8.

Hai ngày sau, Trung Quốc trả lời đồng ý việc ta cử Đặc phái viên gặp lãnh đạo Trung Quốc, nhưng lại sắp xếp cuộc gặp Đặc phái viên Đảng trước cuộc gặp Thứ trưởng Ngoại giao…

Việc làm trên cho thấy một mặt Trung Quốc muốn gặp ta ở cả hai cấp, mặt khác muốn dùng những thoả thuận với cấp Đặc phái viên để ép ta trong cuộc gặp cấp Thứ trưởng Ngoại giao. Để đề cao công việc này, phía Trung Quốc đã đề nghị thay chữ “Đặc phái viên” thành “đoàn Đại diện đặc biệt của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam” tuy Đoàn chỉ có 2 thành viên là Lê Đức Anh và Hồng Hà.

Hồng Hà lúc đó là Bí thư Trung ương, phụ trách đối ngoại. Phụ tá đoàn là Trịnh Ngọc Thái, phó ban Đối ngoại của Đảng. Tôi nhớ khi đó Bộ Ngoại giao có đề nghị có một Thứ trưởng Ngoại giao là uỷ viên Trung ương đi với đoàn để nắm tình hình vận dụng vào cuộc đàm phán cấp Thứ trưởng Ngoại giao ngay sau đó, nhưng đề nghị không được chấp nhận. Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Nghiêm Hoành cũng không được tham dự các hoạt động của đoàn, trong khi đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, Trương Đức Duy lại có mặt trong mọi hoạt động chính thức của đoàn tại Trung Quốc.”

Thế rồi chuyện “hạ mình xin lỗi” Trung Cộng của Lê Đức Anh đã diễn ra, theo ông Trần Quang Cơ kể tiếp : “Ngày 28/7/91, đoàn đã đến Bắc Kinh và trong mấy ngày sau đó đã gặp Kiều Thạch, Lý Bằng, Giang Trạch Dân thông báo khá chi tiết về Đại hội VII. Thông báo cả những ý kiến khác nhau quá trình thảo luận, tranh luận và việc biểu quyết những vấn đề quan trọng trong Đại hội, và cơ cấu nhân sự của Ban Chấp hành Trung ương mới..., Giang Trạch Dân và Lý Bằng tỏ ra quan tâm đến việc Việt Nam sẽ có Ngoại trưởng mới (thay Nguyễn Cơ Thạch) trong kỳ họp Quốc hội tháng 8/91, Giang tỏ ý hài lòng: “Từ đáy lòng mình, tôi hết sức hoan nghênh kết quả Đại hội VII của các đồng chí Việt Nam”.

Đặc biệt mặc dù chuyến đi có mục đích gặp lãnh đạo Trung Quốc thông báo về Đại hội VII và bàn quan hệ hai nước, nhưng Lê Đức Anh và Hồng Hà đã chủ động xin gặp Từ Đôn Tín tới 2 lần, chiều 29/7 và tối 31/7 để tạ lỗi (?).

Mở đầu cuộc gặp chiều 29/7, Lê Đức Anh đã nói:

“Năm ngoái khi đồng chí Từ Đôn Tín sang Việt Nam đã xảy ra một số trục trặc không hay lắm do phía chúng tôi gây ra (!) Đồng chí Nguyễn Văn Linh và chúng tôi khi biết việc này, chúng tôi không vui lắm. Hôm nay gặp đồng chí, tôi nói tình cảm của đồng chí Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và của tôi... Tình hình trục trặc trong quan hệ là một việc đau lòng, nhất là giữa những người cộng sản. Khúc nhạc cũ đã qua rồi, mong các đồng chí yên tâm”.

Chuyện “không hay ho lắm” hay “là một việc đau lòng” chính là cuộc va chạm bằng ngôn ngữ gay gắt mà trước khi bị mất chức, Ngọai trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã “dạy cho Đặc phái viên, Trưởng đòan đàm phán Từ Đôn Chính một bài học” khi họ Từ sang Hà Nội ép ông Thạch chấp nhận “giải pháp Đỏ” ngồi lên đầu đồng minh Heng Samrin-Hunsen.

Như vậy thì chuyện Lãnh đạo CSVN nào thân Tầu, ai qụy lụy Tầu và ai sẵn sàng thỏa hiệp với Bắc Kinh để được tại chức an thân đã rõ chưa, hay cần Trung Cộng đặt thêm vài chục giàn khoan cỡ HD-981 ở Trường Sa và Vịnh Bắc Bộ, hay cạnh đảo Lý Sơn, hoặc gần đảo Phú Quốc thì đảng CSVN mới “sáng mắt sáng lòng” ?

Và nếu tất cả các ông Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng và Lê Đức Anh không trả lời được những thắc mắc trong bài này thì liệu Việt Nam có cần một Cuộc Cách Mạng để giữ nước ?

Phạm Trần

(06/014)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Henri de Lubac viết về Đức Phaolô VI
Vũ Văn An
21:46 12/06/2014
Ngày 21 tháng 6 năm 1978, nhà thần học vĩ đại của Vatican II, linh mục Dòng Tên và sau đó, là Hồng Y của Giáo Hội, Henri de Lubac, đã viết bài sau đây trên tờ L’Osservatore Romano để kỷ niệm 15 năm ngày lên ngôi giáo hoàng của Đức Pholô VI, người đã qua đời sau đó không lâu.

Một buổi sáng kia, vừa ra khỏi làn sương mù dày đặc mà tôi vốn dìm mình trong đó do hậu quả của một cuộc giải phẫu kép, tôi thấy một bóng mờ cúi xuống giường tôi nằm, và tôi nghe được hai chữ “Montini… Phaolô VI”. Bỗng nhiên, cơn ác mộng lâu ngày bất ngờ tan biến. Tôi liên lạc lại được với thế giới thực. Ánh sáng đã trở lại; sự sống đã tái sinh trong tôi.

Trùng hợp chăng? Đúng thế, nhưng không phải chỉ có thế: vì lúc ấy, một niềm hy vọng lớn bỗng xâm chiếm tôi. Niềm hy vọng này sẽ không trở thành thất vọng.
Là người thừa kế Đức Gioan XXIII, Đức Phaolô VI đã đem Công Đồng ra thi hành. Ngày qua ngày, ngài tìm cách đem nó ra áp dụng. Một lần nữa, Giáo Hội lại tự đổi mới mình. Được hơi thở hồi sinh của Ngũ Tuần tắm gội, cây Thánh Giá luôn vươn lên xanh tươi và hứa hẹn một mùa hoa trái mới mẻ.

Ấy thế nhưng, cùng một lúc, và một lần nữa, bão tố lại gầm lên. Những người tố cáo, cho rằng Công Đồng đã tạo ra nó, quả không biết họ đang nói gì. Vì chẳng cần tới các tiên tri, ai cũng có thể nhận ra các triệu chứng của nó từ lâu. Tuy nhiên, cơn sốc có lẽ sẽ kém dữ dằn nếu không có một nguyên nhân cận kề hơn. Về nguyên nhân này nay chưa tới lúc mô tả, nhưng nhà sử học nào biết thận trọng thu lượm tài liệu chắc chắn không khó giả thích.

Giáo Hội mời gọi con cái mình một cố gắng tập thể vĩ đại, ngay trong bầu khí tự do. Không phải mọi người đều hiểu được việc này, hoặc đơn thuần không lưu tâm gì tới nó. Trong nhiều trường hợp, Công Đồng đã bị phản bội, đây là một sự kiện, cho dù sự phản bội này không được lòng dân. Không những chỉ do xu hướng hết sức tự nhiên, mà còn do hoạt động của cái tôi muốn gọi là công đồng song hành, không kém một công đồng ngụy (anti-council), vốn là công trình của một sự chống đối ra mặt và chính vì thế mà nó càng hữu hiệu hơn… Với Công Đồng cũng như với Tin Mừng thường xẩy ra việc này: tôi cho rằng một số người, nhiều lắm, cố tình không muốn đọc lại Công Đồng, để khỏi phải mắc cỡ vì những gì họ giảng dạy nhân danh nó.

Tuy nhiên, 15 năm trước đây, Đức Phaolô đã kiểm soát được tay lái. Dù không quen biết ngài, nhưng tôi biết đủ về ngài để chắc mẩm rằng bánh lái đang nằm trong bàn tay vững chãi. Với một sự cứng rắn có phương pháp và đầy trì chí, ngài đã điều khiển được con tầu; sự cứng rắn trì chí này đã đánh đổ một huyền thoại cũng trì chí không kém vốn chống lại ngài. Trong mọi điều những kẻ chuyên gièm pha hay tố cáo ngài, người ta chỉ nên nhớ một điều: nỗi đau đớn đôi khi áp đảo ngài và chính ngài không tài nào dấu diếm được, nhưng vẫn không đập tan, thậm chí không làm giảm được, các động lực của ngài. Thực vậy, đúng hơn, ta phải than van nếu như cái khí sắc nhân tính ấy thiếu vắng ở nơi ngài, bởi vì khí sắc này, cùng với nhiều điều khác, vốn đồng hóa ngài với Chúa Giêsu. Điều khiến ta yêu mến ngài hơn chính là sự ngu dốt rất đáng giận người ta vốn có đối với ngài, không hẳn do “thế gian”, và chắc chắn không do các Kitô hữu, dù là Công Giáo hay không Công Giáo, mà là do những người ngài có quyền mong được hỗ trợ.

Trong quá khứ (mà có phải chỉ trong quá khứ?), người ta quen nói tới “các thần học gia cung đình”, một chủng loại trí thức chưa bao giờ vắng mặt quanh mọi loại ông hoàng. Nếu là ngày nay, thì ai mở mắt rộng, hẳn chớ nên tìm những người như thế chung quanh ngai tòa Phêrô.

Một hoàn cảnh nghịch lý tới ba lần! Chính ở lúc, sau Công Đồng, tức sau khi tự lột bỏ được các tàn dư cuối cùng từng làm chứng cho một quá khứ khiến người ta phải bối rối và nay đã kết thúc, ngôi vị giáo hoàng đã tự chứng tỏ được rằng mình là người lãnh đạo phong trào canh tân theo Tin Mừng và là người đang nhân thừa các cử chỉ có khả năng kích thích việc canh tân này, thì những giọng nói chua cay của chống đối lại nổi lên từ những chân trời đối nghịch nhất nhằm sau này phát sinh ra sự ly khai khinh khỉnh. Đàng khác, một số cơ quan truyền thông, những người vốn xa lạ hay không sẵn sàng hiểu Giáo Hội, vì những thiên kiến truyền thống nào đó, càng tiến gần lại Giáo Hội, thì một số con cái Giáo Hội, những người bất trung với ơn gọi của họ, lại càng chế nhạo Giáo Hội trong con người của vị mục tử thứ nhất. Đây không phải là việc đòi sáng kiến hay tiết lộ ưu tiên, điều mà mỗi người tùy theo năng quyền và chức vụ đều có quyền được lượng định tính hợp thời, mà là chính cơ sở của đức tin Công Giáo, nền luân lý và kỷ luật của nó, điều mà giám mục đoàn, hợp nhất với Đức Giáo Hoàng, có bổn phận phải duy trì. Cuối cùng là nghịch thường thứ ba: các chống đối ngôi vị giáo hoàng càng ngày càng gia tăng trong nội bộ Giáo Hội Công Giáo, trong khi nơi các Kitô hữu thuộc các tuyên tín khác, ý thức về nhu cầu hợp nhất càng ngày càng sống dậy và được thâm hậu hóa. Tôi sẽ không bao giờ có thể quên được điều một Kitô hữu, một người đang đảm nhiệm một chức vụ nổi bật trong Giáo Hội của ông, thú nhận với tôi sau một buổi gặp gỡ dài: ông nói với tôi “Điều cần thiết là phải tạo ra sự hợp nhất. Bất chấp các trở ngại còn tồn đọng, nhiều dấu hiệu cho thấy thời gian đã chín mùi. Lúc này đây, ai cũng rõ hợp nhất không thể nào tạo ra được ngoại trừ quanh giám mục Rôma; các kế hoạch khác nhau cần phải bảo đảm việc này: các truyền thống từng được triển khai theo nhiều hướng khác nhau kể từ thời ly khai phải được tôn trọng, nhưng đây là điều không phải là không thể thực hiện được. Ấy thế nhưng, (đến đây, giọng ông bỗng trở nên buồn chi lạ), chúng ta lại chứng kiến cảnh Đức Giáo Hoàng đang bị tấn công ngay trong lòng Giáo Hội Công Giáo. Chính đó là trở ngại lớn lao sẽ đưa tới nguy cơ làm chậm sự hợp nhất lâu dài hơn nữa”.

Người đối thoại với tôi không lầm lẫn trong nhận định trên. Tôi dám nói rằng: sở dĩ Đức Giáo Hoàng bị chống đối như thế, thì thường là vì điều không thể nào chống đối được ở nơi ngài. Vì mục tiêu của cuộc công kích này là: qua điều không thể nào chống đối kia, nó tấn công vào chính nguyên lý của ngôi vị giáo hoàng, vào chức năng của Phêrô. Chính điều đó khiến ngôi vị giáo hoàng được tôn kính hơn cả. Mỗi người đều có cảm quan hay có dự cảm này: bao lâu chức năng kia còn được bảo đảm, thì dù con đường lịch sử có ngả nghiêng ra sao, ánh sáng mạc khải Kitô Giáo vẫn nguyên vẹn.; và điều chính đáng được gọi là mạc khải Kitô Giáo, theo một nghĩa độc đáo, vẫn duy trì sức mạnh bất tận của nó. Đó chính là tảng đá mà nếu đụng vào mọi cố gắng của lầm lạc, của cách mạng, hay của “thay đổi triệt để” đều bể tan, những điều, mà xét về mặt khác, trong những thời khắc u ám, rất có thể lôi cuốn được nhiều tòng phạm vô ý thức.

Phía dưới ngôi mộ của Đức Adrian VI tại nhà thờ Santa Maria dell’Anima ở trung tâm Rôma, người ta đọc được một văn bia với những lời lẽ đẹp một cách u buồn; tôi từng hơn một lần dừng lại suy niệm trước văn bia này. Nó gợi lại tình thế của Giáo Hội ở đầu thế kỷ 16 và viễn tượng canh tân tươi đẹp rất có thể diễn ra dưới thời vị giáo hoàng này, người không may qua đời quá sớm, nếu các lực lượng đối nghịch rất nhiều lúc đó không làm nó ra tê liệt. Chúa cũng đã không tha việc thử thách Đức Phaolô VI cũng như đã thử thách nhiều vị khác: Người đã thử thách ngài không nương tay. Đối lại, ngài đã được Chúa ban cho nhiều thì giờ hơn Đức Adrian VI (và ta hy vọng Người còn ban cho ngài nhiều thì giờ hơn nữa) để ngài thực hiện được tiến bộ, bất chấp mọi trở ngại, trong việc thể hiện chương trình vốn đã được ngài công bố trong thông điệp “Ecclesiam Suam” và trong diễn văn tại khóa sau cùng của Công Đồng. Một ngày nào đó, khi một sử gia nghiêm túc cố gắng mô tả sinh hoạt thực sự của Giáo Hội trong 15 năm qua, thì, sau khi những bất ổn vô giá trị này tan theo mây khói, chắc chắn ông ta sẽ thấy điều này: trong lòng trung tín Kitô Giáo trọn vẹn và dưới sự thúc đẩy của Đức Phaolô VI, mọi sự đã được chuẩn bị sẵn sàng để hoạt động cứu rỗi của Giáo Hội Chúa Kitô được tiếp diễn giữa lòng một thế giới đã bị biến đổi sâu xa.
 
Ơn Cứu-Chuộc và các truyền-thống trong Đạo
Mai Tá
22:32 12/06/2014
Chương Ba: Ơn Cứu-Chuộc và các truyền-thống trong Đạo

(bài 19)

Phần 5: Ơn Cứu Chuộc và một diễn-giải rất khác-biệt về sử Đạo


Tiếp tục hội thảo hôm nay, tôi sẽ chú-trọng hơn vào đường-lối suy-tư của anh em khác trong Giáo-hội, là: linh mục Dòng Tên ở New York là Edward Oakes, sj. Ông là thần-học-gia theo qui-cách và trường-phái Von Balthasar.

Tôi nghĩ, anh em cũng nên thêm vào đây, lối học-hỏi sử Đạo theo qui-cách khác-biệt từng được các bậc thức-giả lâu nay không chấp-nhận lập-trường của sử-gia Delumeau và những người khác. Có thể, vấn-đề chính-yếu nên đặt ra như sau: ta đón-nhận giải-thích nào đây? Điều này, xem ra chịu ảnh-hưởng khá nhiều từ cung-cách phán-đoán không mang tính sử-học, một chút nào.



Thật ra, có nhiều suy-tư/tìm-hiểu lý-do khiến Công Đồng Vatican 2 không bàn nhiều chuyện đoàn-kết Kitô-giáo và tái-tạo châu Âu thành châu-lục mang tính-cách rất “Kitô”. Một đằng, Giáo-Hội Chúa bị doạ-dẫm từ Thời-đại Khai-sáng, nên tiếp-nhận chiến-lược rao-truyền Phúc Âm một cách hời-hợt, bên ngoài. Đằng khác, chiến-lược ấy lại xuất-hiện từ Thời-đại Khai-sáng, nay xuất-hiện trở lại.



Có thể nói, phụng-vụ ta cử-hành đã trải qua một thời-gian khá dài, từ lúc ta từng hát và đọc kinh-thánh toàn bằng tiếng La-tinh, cho tới thời ta sử-dụng tiếng mẹ đẻ của người dự lễ. Các tu-sĩ nam/nữ cũng được phép canh-cải áo dòng của các vị hầu phù-hợp với thời mình sống. Việc ca hát và sử dụng nhạc-cụ dân-tộc, hoặc trống đàn Tây Ban Cầm, vĩ-cầm hoặc thứ gì khác, nay được phép đưa vào nhà thờ vào nghi-thức phụng-tự, rất trang trọng.



Đến hôm nay, ngày càng thấy ít người “đi” nhà thờ, như khi trước. Ở tầm-kích thê-thảm hơn, một số tín-điều cơ-bản khi xưa không ai đặt thành vấn-đề cả, thì nay cứ bị tra-vấn mãi, như: tính Siêu-việt của Đức Chúa, tư-duy mặc-khải, đặc-trưng “có một không hai ”của Đức Kitô, cái chết mang tính-cách “đền bù tội lỗi” hoặc “xóa tội trần-gian”, hy-vọng vào sự sống sau khi chết, sự hiện-hành của cái-gọi-là “hoả ngục”, với “địa ngục”.



Nhiều người, tuy vẫn lẳng lặng tin vào những chuyện như thế, nhưng cũng có nhiều người khác, tuy ít tin vào những chuyện như thế, nhưng vẫn đi lễ đều đều mỗi tuần. Rồi, chuyện “ơn gọi” làm linh-mục, tu-sĩ nam/nữ không còn đếm được bao nhiêu. Và, chuyện nhiều người chẳng có ý-niệm căn-bản về niềm tin vào Chúa. Các trường Công-giáo, lại cứ lục-tục đóng cửa. Và, hàng giáo-sĩ tiếp-tục xách-nhiễu tình-dục đàn bà/trẻ em, vẫn là chuyện lớn lao, rộng rãi v.v. và v.v.



Vấn-đề, nay hỏi rằng: tự thâm-căn, những gì tạo ra những chuyện như thế?

Nay, nhìn vào giòng sử Đạo, ta lại thấy vấn-đề đặt ra như thể: mọi sự khi trước tập-trung vào chuyện biến-đổi thế-gian, hơn là cứu-chuộc/cứu-vớt thế-giới. “Biến-đổi thế-gian”, điều này còn có nghĩa: “Biến-cải cuộc sống con người”; hoặc: sự việc “đổi-thay cơ-cấu xã-hội đầy tội-phạm”, “dấn thân vào hành-động xã-hội”, “thăng-tiến công-bằng/công-chính khắp dân gian địa cầu”, và cuối cùng, là: vấn-đề “tháp-nhập bản-vị con người”, cho đúng cách, đúng chỗ.



Các sự việc như thế, qua cung-cách bãi-bỏ mọi thúc-bách áp-đặt lên tự-do vốn có từ giòng sử xã-hội, hoặc thị-kiến cá-nhân thiếu tiến-bộ. Việc này, vốn dĩ chú-trọng dần dần vào việc duy-trì công-cuộc “tạo-dựng”, nhưng lại quên đi những gì phù-hợp với sự việc Chúa cứu-chuộc. Điều này, tuy gia-tăng nỗi-niềm tỉnh-thức về những hiểu/biết của con người, cả đến những gì sâu-sắc với thế-giới. Nhưng, cũng bỏ sót những gì thích-hợp với quà-tặng “mặc-khải” Chúa ban cho con người “vượt quá” thế-giới phàm-trần.



Cuối cùng, ta cũng nên đặt vấn-đề thế này: mọi người công-nhận rằng biến-cải là hành-động thuận theo ý Chúa. Xem thế thì, biến-cải đây phải chăng là cải-hoán chốn gian-trần? Hoặc, việc đó chỉ là cải-biến căn-bản ở trên trời, chứ không phải trần-thế? Phải chăng, Thiên-Chúa sai phái Đức Giêsu xuống thế làm người, là để cứu ta ra khỏi vòng cương-toả của ác-thần/sự dữ, lúc này? Hoặc, cốt để đưa ta vào chốn miền nào đó (tựa như thiên-đàng) ở đó không có ác-thần/sự dữ cần loại bỏ?



Và nay, để phá-bỏ mọi thúc-bách từ xã-hội, hoặc để ban cho ta trạng-huống thiên-đàng sau thời sống với xã-hội trần-gian, qua đó ta không còn nghĩ về những thúc-bách như mình hiện ở trần-gian, không? Phải chăng việc gặp gỡ Đức Kitô trước tiên là gặp Ngài trong hoàn-cảnh hiện-tại ta đang sống; hoặc: ta chỉ gặp được Ngài vào lúc đang và chỉ sau khi chết, mà thôi không? Ta có sống đích-thực điều Chúa dạy trước khi chết, không? Ta có chết, trước khi mình vẫn sống chứ? Phải chăng, Chúa gỡ bỏ trạng-huống khốn-khổ ta thường gặp ngay bây giờ? Hoặc, Chúa chịu-đựng trạng-huống ấy lúc này, là để gỡ bỏ nó cho ta được phục sinh/trỗi dậy thực sự?



Có điều là, tư-duy thời hậu-Công-đồng Vatican 2, lại tiếp-nhận cung-cách sống “ở dưới đất”, nên mới thất-bại khi quan-hệ với truyền-thống và những người có nhu-cầu khẩn-thiết, sâu-sắc. Sự việc này, tựa như “xối nước” lên đường-lối sống Đạo theo kiểu thông-thoáng. Thế nên, từ đó, mới cần tái rao-truyền Phúc Âm cho tín-hữu nào còn sống như thế. Cần đào sâu, sự việc gần cận tính hiện-đại hơn. Nói theo cung-cách sử-học, thì: sống kiểu này, là để định-vị chính mình vào mẫu-mã của địa-cầu trần-gian như nghị-trình Thời Khai-sáng từng tạo ra, lúc đó.



Từ Công Đồng Vatican 2 đến nay, lại thấy nhiều cuộc-chiến cứ diễn ra bên trong vùng đất Giáo-hội. Cuộc-chiến này, là thứ thánh-chiến vẫn tiếp-tục như cuộc chiến kéo dài 30 năm, thời Phục-Hưng. Chủ-thuyết sống Đạo cách thông-thoáng, lại đưa thêm uy-lực cả vào trong đó. Nay, nó hiện-diện trong cuộc thiết-dựng đạo-giáo và lý-lịch nền-tảng đa-văn-hoá theo tầm-cỡ rất toàn-cầu. Ngõ hầu tránh né một cuộc chiến đích-thực lại sẽ xảy ra; hoặc ít ra, lại cũng như các chính-phủ dân-sự vẫn coi đạo-giáo có hiệu-quả tương-đương và xứng đáng được lợi-lộc dân-sự so với thể-chế dân-chủ.



Điều này, do chủ-thuyết “duy-lý” vốn không cởi mở và chấp-nhận ảnh-hưởng từ “truyền-thống siêu-nhiên”.



Cũng thế, các đại-học theo kiểu của người Anh và người Đức có truyền-thống hậu-Phục-hưng và các thể-chế “chuyên-nghiệp”. Tức, có nghĩa: nói về thời-đại mới khai phá, thì các thần-học-gia khi xưa thường là giám-mục hoặc các thày Dòng khắc-kỷ, chứ không phải bậc thày giảng dạy, như ngày nay. Thế nên, do bởi muộn-phiền gây ra do nền giáo-dục thông-thoáng, hiện-đại và lề-lối suy-tư then chốt, các đấng bậc thày dạy về Đạo lâu nay được huấn-luyện theo truyền-thống như thế, vẫn dắt dìu kẻ-tin vào tầm-hướng nhiều sai lạc.



Một trong các triệu-chứng lớn nơi quan-điểm này, là: Ơn Cứu-Chuộc. Có ý-kiến cho rằng: ta nên coi Đức Giêsu-Chịu-Đóng-Đinh như ca sĩ nổi-tiếng một thời của ban The Beatles là John Lennon bị ám-sát tại Strawberry Fields Central Park, New York.



New York đây, tựa hồ như đồi Gôn-gô-ta ở ngoại-ô Giêrusalem, được mọi người nhớ đến hàng năm, thì thông-điệp này đích-thực đánh động mạnh lên con người, rất không ngừng. Ai suy-tư theo cách diễn-giải lịch-sử như thế, sẽ ưa-thích lối tư-duy mang cung-cách của Bartha hoặc Pascal nhiều hơn, về Ơn Cứu-Chuộc và nhiệm-tích thần-học. Suy-tư nói trên bị gỡ bỏ, là để ta có kinh-nghiệm về niềm-tin không theo nghĩa “then chốt”, nữa.



Một vài ý-tưởng để ta suy thêm:

-Anh em có thấy lối diễn-giải này thích-hợp với mình không?

-Anh em biết về lịch-sử Đạo Chúa nhiều lắm không?

-Anh em thấy Dòng mình rao giảng có đúng giòng sử của Đạo không?

-Anh em có thấy lối rao giảng của Dòng mình lâu nay khác với điều mà

quan-điểm ở trên từng chê-trách, chứ?

-Bằng vào đường-lối mở rộng chân trời ở trên, anh em có muốn thay-đổi hoặc cải-thiện các thông-điệp mình gửi cho người nghe, không?

-Làm thế nào để anh em mình đối đầu hoặc giáp mặt với kiểu-cách diễn-giải khác nhau vừa trình bày ở trên?



Nên chăng

đi vào kết-đoạn

của lề-lối diễn-giải?



Lâu nay ta được bảo: có hai phương-án chính qua đó lịch-sử diễn-tiến hướng về phía trước. Một là, đường-lối phục-hưng/cải-cách. Còn, phương-án kia lại đứt đoạn, kẹt cứng.



Đường-lối phục-hưng/cải-cách xảy ra qua đối-thoại và tranh-luận theo kiểu tường-trình tại quốc-hội. Còn, đường-lối đứt-đoạn vẫn xảy ra, ngang qua sự-kiện không ngờ trước nhưng vẫn để lại nhiều tình-huống khác-biệt, rất đáng kể. Chẳng hạn như: cuộc cách-mạng kỹ-nghệ từng đưa châu Âu đi từ chủ-thuyết bảo-vệ mậu-dịch quá mức sang chế-độ tự-do trao-đổi hàng-hoá. Thành ra, ta lại sẽ nghĩ “Cái chết rất đen ngòm” và “chiến-tranh tôn-giáo” là những đứt-đoạn từng để lại nhiều hệ-quả khó lường.



Không phải mọi người đều chẩn-đoán được những gì xảy đến qua phục-hưng/cải cách, hết. Thật cũng khó mà chẩn-đoán sự việc xảy đến, vì nó tuy từ từ tiệm-tiến, nhưng lại rất chắc ăn. Thế nên, có một số người lại thấy khó mà biện-giải những gì xảy đến như trạng-huống rất đứt-đoạn. Bởi, nó xảy đến rất bất ngờ, so với mô-hình và phạm-trù của thời trước.



Ngày nay, ta chỉ theo một trong hai đường-lối như thế, nên càng thấy khó. Tính theo chu-kỳ từ mười đến mười hai năm, ta lại thấy xảy đến các đổi-thay nơi thế-hệ của những người từng biết nghĩ-suy. Người thời nay, cũng sử dụng đường phố thay cho quốc-hội để cãi-tranh, giành phần biện-giải. Nhiều người, trong đó có các vị ở Giáo-triều lại cũng đi bầu bằng chân. Số khác, lại chẳng bao giờ chịu đi bầu hết.



Có nhà khảo sát ở Pháp, mới đây cho biết: phân nửa dân thường ở trong nước, chẳng lý gì chuyện chính-trị. Trong số những người đó, có từ 20% đến 30% người không đi bầu. Và, 15% số người đi bầu, thường dồn phiếu cho đám cực hữu, và 10% dành cho đám cực tả. Như thế, đám cực-hữu bèn thông-đồng với những người không đi bầu để lập thành một khối gồm những người chuyên chống-đối chuyện mới mẻ, đó cũng là chuyện đương-nhiên thôi.


(còn tiếp)


Lm Kevin O’Shea, CSsR

Mai Tá lược dịch
 
Văn Hóa
Tháng Sáu, những chuyện đau lòng
LM. Antôn Trần Xuân Sang
09:12 12/06/2014
PARAGUAY – THÁNG SÁU, NHỮNG CHUYỆN ĐAU LÒNG

Những ngày đầu tháng 6, tháng Thánh Tâm Chúa Giê-su, tiết trời Nam Mỹ bắt đầu se lạnh để chuẩn bị vào Đông với những cơn mưa phùn vào buổi sáng khiến quang cảnh ảm đạm hơn.

Sáng ngày 2/6 vừa qua khi chúng tôi vừa mở Internet lên thì biết tin dữ từ cộng đồng Việt Nam tại Thái Lan là linh mục Gia-cô-bê Vũ Văn Hạnh cùng 11 bạn trẻ trên chuyến xe đi tham dự Đại hội Giới Trẻ do các anh em linh mục Việt Nam ớ đó tổ chức đã gặp nạn và chết ngay tại chỗ. Khi nhìn tấm hình trên Facebook, chúng tôi thấy thân thể các nạn nhân bị cháy đen và được bọc trong những bao tải trắng tự nhiên thấy rùng mình. Cách đây 13 năm, một người anh em cùng Dòng cũng bị tử nạn trong chuyến xe đi từ Sài Gòn về Buôn Mê Thuột và cũng gặp nạn vào lúc rạng đông như trường hợp của cha Hanh cũng do tài xế ngủ quên. Cha Vũ Thế Hanh và người anh em chết thảm cách đây 13 năm là bạn học cùng lớp với chúng tôi ở Học Viện Liên Dòng ngày xưa. Nhìn thấy những cảnh tượng này chúng tôi bàng hoàng và đau đớn vô cùng!

Có lẽ hàng ngày chúng ta vẫn nghe và thấy biết bao tai nạn thương tâm xảy ra ở Việt Nam và trên thế giới nhưng ít khi chúng ta để ý đến vì một những nạn nhân xấu số đó không phải là người thân của mình. Nhưng bất chợt khi chúng ta nhận được hung tin là một trong những người thân của chúng ta gặp nạn thì lúc đó chúng ta mới đứng ngồi không yên. Chuyện đó từng xảy ra trong chính cuộc đời tôi khi nhiều người thân yêu đột ngột qua đời do những tai nạn thật đáng tiếc. Mình phải khóc ư? Dĩ nhiên rồi vì là người thân của mình. Nhưng chỉ ngồi khóc mà không làm gì khác thì mình cũng có lỗi với người đã khuất. Thật cảm phục người anh em Anthony Đức Lê đã tỉnh táo giải quyết tốt các vấn đề trong những ngày vừa qua ở Thái Lan dù cho đến giờ thi thể các nạn nhân vẫn chưa được đưa về cố hương. Chính cha Đức Lê cũng đã tâm sự trong nước mắt rằng những năm học trong Đại chủng viện đâu có ai dạy môn xử lý tình huống như thế này đâu. Chỉ có cuộc sống mới dạy cho chúng ta những điều mà mình không bao giờ được học trong sách vở.

Trong những ngày này Giáo Hội Paraguay đang có một sự chia rẽ sâu sắc khi một vị Tổng Giám Mục của của Tổng Giáo Phận Trung Tâm và một vị Giám Mục ở một Giáo Phận lớn phía Đông Paraguay đấu khẩu với nhau trên báo chí và truyền thông về những vấn đề khá nhạy cảm liên qua đến cá nhân của hai vị. Hội Đồng Giám Múc đã khuyên ngăn và vị Tổng Giám Mục đã vâng lời và giữ yên lặng, nhưng vị Giám mục kia thuộc Hội Opus Dei đầy quyền lực vẫn tiếp tục công kích và làm trò cười cho báo chí đã phá Giáo Hội. Vị Sứ Thần Tòa Thánh vừa chính thức lên tiếng và vấn đề này chỉ có Đức Giáo Hoàng là người có tiếng nói sau cùng. Đi đâu cũng bị giáo dân hỏi là tại sao các giám mục lại bôi xấu nhau như vậy khiến chúng tôi cũng xấu hổ vô cùng và chỉ biết đáng trống lảng và chuyển qua đề tài khác. Thật sự không ai là hoàn hảo cả. Những chuyện đả kích nhau trước báo chí giữa những đối thủ chính trị là chuyện thường tình để tranh giành ảnh hưởng trước những cuộc bầu cử. Đằng này, những nhà lãnh đạo tôn giáo lại dùng diễn đàn riêng của mình để đấu đá nhau là chuyện không nên vì gây gương mù, gương xấu cho người khác, nhất là trong thế giới hiện đại với phương tiện truyền thông ngày một tân tiến này. Cuối tuần này Hội Đồng Giám Mục Paraguay tổ chức một ngày cầu nguyện và ăn chay cho sự hoán cải của Giáo Hội địa phương. Nhiều đồn đoán cho rằng cả hai giám mục sẽ phải “về hưu” sau vụ này nhưng dù sao đi nữa thì vết thương của nó vẫn còn hằn sâu trong tâm trí của những người dân quê vốn từng xem những vị đại diện cho Chúa Ki-tô là những người thánh thiện. Nỗi đau này không dễ phôi pha và không biết bao giờ mới lấy lại niềm tin đang dần bị đánh mất!

Một chuyện nữa lẽ ra không muốn nói thêm nhưng mỗi khi vào Internet thì lại thấy đầy dẫy trên tin tức về sự xâm lược của anh hàng xóm Trung Quốc to con, xấu tính. Anh hàng xóm này tưởng rằng cả thế giới này giống như nhưng người ở trong rừng sâu hay trong hoang mạc Sa-ha-ra nên muốn nói gì thì nói. Đã vừa ăn cướp lại vừa la làng. Rất nhiều lần tôi cố xua đuổi những thành kiến, những điều xấu của người Trung Quốc đế mình có một cái nhìn khách quan hơn vì mình là một tu sĩ truyền giáo và nhiều người anh em cùng Dòng với mình cũng có người Trung Quốc Đại Lục. Nhưng mình càng cố quên đi những điều xấu thì họ lại càng khiến mình nghĩ tới. Cách đây một tháng, có một linh mục cùng Dòng người Chi-lê từng làm việc nhiều năm ở Đài Loan và từng là Bề trên Giám Tỉnh ở đó, nay về lại Chi-lê và đắc cử Phó Giám Tỉnh. Vị linh mục này đến Paraguay tham dự khóa hội thảo dành cho những vị lãnh đạo thuộc các nước Nam Mỹ. Chính vị này từng là người phụ trách vị linh mục người Trung Quốc cùng Dòng đang làm việc ở Paraguay. Khi vị linh mục Trung quốc giới thiệu chúng tôi với vị linh mục người Chi-lê thì anh ta giới thiệu một giọng điệu rất xem thường khi tự cho mình là nước lớn qua cách nhấn giọng Việt Nam. Chính anh Trung Quốc này cách đây không lâu đã từng nói trước mặt các linh mục truyền giáo ở đây rằng Việt Nam là một tỉnh của Trung quốc và đã bị chúng tôi chỉnh ngay tại chỗ. Đã là linh mục truyền giáo mà còn bị nhồi sọ như thế thì người dân thường thiếu thông tin làm sao hiểu được điều phải trái. Bởi thế, luận điệu của những tên xâm lược vừa ăn cướp, vừa la làng chỉ lừa bịp được những người mù tịt thông tin và bị nhồi sọ chứ những người có lương tri đâu ai tin vào được bọn này. Chúng tôi đề nghị chính quyền Việt Nam hãy để người dân biều lộ lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm một cách ôn hòa để cho cả thế giới biết được bộ mặt thật của kẻ xâm lược Trung Quốc. Dù Việt Nam là một quốc gia nhỏ so với Trung Quốc, chúng ta đâu có thua gì với hàng trăm quốc gia khác trên thế giới về trí tuệ, tài năng, lòng yêu nước. Tại sao chúng ta phải sợ họ đến nổi dặp tắt đi lòng yêu nước của người dân. Đừng vì những lời lẽ này mà quy chụp cho chúng tôi là chống cộng hay cổ súy cho sự phản kháng nào đó. Không, từ trong tâm tư và khát vọng của một người Việt Nam đang làm việc truyền giáo ở Nam Bán Cầu, chúng tôi mong là chính quyền Việt Nam hãy để cho người dân nước mình lên tiếng, và cả chúng tôi nữa, được cất lên tiếng nói trước sự bành trướng xâm lược. Chúng tôi yêu đất nước và con người Việt Nam xinh đẹp này. Chúng tôi thấy đau khi lãnh thổ quê hương mình bị bọn ăn cướp xâm lấn rồi còn vu khống. Người dân ở đây có hỏi chúng tôi về chuyện đó và chúng tôi trả lời rằng trước khi chúng tôi là người Công Giáo thì tôi là người Việt Nam nên đất nước Việt Nam bị lâm nguy thì chúng tôi không thể khoanh tay làm ngơ.

Chỉ còn vài giờ nữa là chiếc bóng tròn Vòng Loại Cúp Vô Địch Thế Giới 2014 sẽ lăn trên đất nước Brasil, hàng xóm tốt bụng và quân tử của Paraguay chứ không giống anh hàng xóm thâm hiểm, xảo trá như Trung Quốc của Việt Nam. Có lẽ tháng World Cup này chúng tôi khó mà thực hiện các công việc như dự tính vì người dân Nam Mỹ thường ăn, chơi và ngủ với bóng đá vì đối với các tín đồ bóng đá thì đây là một tôn giáo của họ. Giờ lễ nhiều lúc phải đổi cho phù hợp để họ có thể xem bóng đá. Nhập gia tùy tục mà.

Ngày mai là Thứ Sáu ngày 13 tháng Sáu, lễ thánh An-tôn Pa-dua, vị thánh hay làm phép lạ mà nhiều người nhận làm bổn mạng, trong đó có tôi nên người dân ở đây gọi chúng tôi là Padre Antonio (cha An-tôn) vì họ không gọi tên cúng cơm của chúng tôi được. Xin chúc mừng những người có thánh hiệu An-tôn và xin thánh Quan Thầy An-tôn luôn gìn giữ và đồng hành chúng con trong cuộc sống này. Xin cho linh hồn cha Gia-cô-bê Hạnh và 11 bạn trẻ vừa mới qua đời ở Thái Lan sớm được hưởng hạnh phúc trên Thiên Đàng sau khi hoàn tất nghĩa vụ ở trần gian.

Paraguay, ngày 12 tháng 6 năm 2014,

Lm. Antonio de Padua Trần Xuân Sang, SVD
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bạn Học
Nguyễn Hùng
21:33 12/06/2014
BẠN HỌC
Ảnh của Nguyễn Hùng
Chúng tôi trôi cùng thời gian,
chia sẻ phút giây huyên náo,
cùng khoảng khắc im lặng.
Hồn nhiên bên nhau mà chẳng rõ vì sao.
(Pleiksor nth)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 06/06 – 12/06/2014 - Lễ Chúa Thánh Thần - Cầu cho hòa bình ở Trung Đông
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:44 12/06/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha chào đón hai vị tổng thống Do Thái và Palestine

Khoảng 6 giờ 10 phút tối giờ Rôma, Tổng thống Israel, ông Shimon Peres đã đến nhà nguyện Santa Marta của Vatican, và được Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón. Hai vị đã tiến bước vào nhà trọ Santa Marta và trao đổi một vài lời trước các máy ảnh. Sau đó, hai vị đã có cuộc họp riêng trong vài phút.

Khoảng 20 phút sau, lúc 6 giờ 28, Tổng thống Palestine, ông Mahmoud Abbas, đã được chào đón bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Hai vị cùng bước vào nhà trọ trước khi có một cuộc họp ngắn.

Cả hai vị tổng thống sau đó chào đón nhau, trước khi cùng với Đức Giáo Hoàng đến Vườn Vatican cùng với Đức Thượng Phụ Đại Kết Barthôlômêô I.

Trong lời phát biểu mở đầu, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu xa vì quí vị đã chấp nhận lời mời của tôi để đến đây và tham dự buổi cầu nguyện với Thiên Chúa về hồng ân hòa bình. Tôi hy vọng rằng cuộc gặp gỡ cầu nguyện này sẽ đánh dấu sự khởi đầu cho một hành trình mới, mà ở đó chúng ta cùng tìm kiếm những gì mang lại sự hiệp nhất và vượt qua những gì gây chia rẽ.”

Trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu mùng 6 tháng Sáu, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh nhấn mạnh rằng buổi cầu nguyện nên được nhìn không phải là một cử chỉ chính trị, nhưng trong thực tế, như là một "sự tạm dừng các hoạt động chính trị." Ngoài hai nguyên thủ quốc gia, không có quan chức chính phủ Israel hay Palestine nào sẽ tham dự buổi lễ.

Cha Pierbattista Pizzaballa, thủ lĩnh đoàn Hiệp Sĩ Thánh Mộ, cũng có mặt trong cuộc họp báo. Ngài nói rằng chương trình cầu nguyện cũng sẽ bảo tồn sự toàn vẹn của truyền thống tôn giáo riêng biệt: "Chúng tôi không cùng nhau cầu nguyện, nhưng chúng tôi quy tụ lại với nhau để cầu nguyện".

Hai vị nguyên thủ quốc gia Peres và Abbas đã đến Vatican theo những cách thức riêng biệt, và Đức Giáo Hoàng nói chuyện riêng với mỗi người trước khi họ tham gia cầu nguyện với nhau tại Vườn Vatican. Chương trình cầu nguyện gồm có ba phần, với những lời cầu nguyện cho sự tha thứ và cho hòa bình theo ba truyền thống tôn giáo theo thứ tự của sự hình thành các tôn giáo trong dòng lịch sử của nhân loại: đầu tiên là Do Thái bằng tiếng Hêbrơ, sau đó là Công Giáo bằng tiếng Anh, tiếng Ý, và tiếng Ả Rập, và cuối cùng là Hồi giáo bằng tiếng Ả Rập. Sau mỗi nghi thức cầu nguyện có âm nhạc phụ họa.

Sau khi cầu nguyện, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói đôi lời, và mời Chủ tịch Peres và Abbas phát biểu. Vào lúc kết thúc buổi lễ, cả ba vị đã gặp gỡ Đức Thượng Phụ Barthôlômêô trong một cuộc họp riêng.

2. Đức Thánh Cha nói: Kiến tạo hòa bình đòi hỏi lòng can đảm nhiều hơn là chiến tranh

"Kiến tạo hòa bình đòi hỏi lòng can đảm nhiều hơn là chiến tranh", đó là sự can đảm "để nói vâng với sự gặp gỡ và nói không với xung đột; đồng thuận với đối thoại và khước từ bạo lực; sẵn sàng với các cuộc đàm phán và thẳng thừng bác bỏ chiến tranh; trung thành với sự tôn trọng những thỏa thuận và bác bỏ các hành vi khiêu khích; nói vâng với sự chân thành và nói không với tráo trở".

Đó là những điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với các vị nguyên thủ quốc gia Israel và Palestine - khi ngài chào đón họ tại Vatican để cầu nguyện cho hòa bình tại Thánh Địa.

Chỉ hai tuần sau chuyến tông du đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Thánh Địa cuộc gặp gỡ ngoạn mục này đã diễn ra trong sự tĩnh lặng của Vườn Vatican, và trước sự ngạc nhiên của nhiều người, đúng như Đức Thánh Cha đã nói buổi sáng trong bài giảng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: “một Giáo Hội không có khả năng tạo ra những bất ngờ ... là một Giáo Hội đang hấp hối”.

Khi hoàng hôn đang xuống dần trên mái vòm Đền Thờ Thánh Phêrô, ba lời cầu của người Do Thái, Kitô hữu và người Hồi giáo đã được dâng lên cùng Thiên Chúa – theo những truyền thống riêng của họ. Các dân tộc của Thánh Địa tạ ơn Thiên Chúa vì kỳ công sáng tạo của Ngài, khẩn cầu sự tha thứ và kêu gọi hòa bình.

Hiện diện trong buổi lễ là những thầy rabbis Do Thái từ những truyền thống đa dạng, những thầy imam và muftis Hồi giáo và Druze, các Hồng Y, giám mục, các linh mục trong đoàn hiệp sĩ quản thủ Thánh Địa như cha Pizzaballa. Thượng Phụ Theophilos III của Chính Thống Hy Lạp tại Jerusalem cũng có mặt, cùng với thầy rabbi Abram Skorka và lãnh đạo Hồi giáo Omar Abboud đến từ Buenos Aires, là những bạn bè lâu năm của Đức Thánh Cha.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

“Chúng ta kêu cầu Thiên Chúa trong một hành động đầy trách nhiệm trước lương tâm chúng ta và trước các dân tộc của chúng ta. Chúng ta không thể tự mình mang lại hòa bình, và đó là lý do tại sao chúng ta đang ở đây. Bởi vì chúng ta biết và chúng tôi tin rằng chúng ta cần sự trợ giúp của Thiên Chúa".

“Chúng ta đã nghe thấy một lời triệu tập, và chúng ta phải đáp trả. Đó là lời triệu tập để phá vỡ vòng xoáy trôn ốc của hận thù và bạo lực, để phá vỡ nó bởi chỉ một từ mà thôi: đó là từ ‘huynh đệ’. Nhưng để có thể thốt ra từ này, chúng ta phải ngước mắt lên trời và thừa nhận lẫn nhau là con cái của cùng một Cha ".

Tổng thống Israel Shimon Peres nói: "Chúng ta phải tận dụng mọi khả năng để mang lại hòa bình cho con cháu chúng ta. Đó là nhiệm vụ của chúng ta, là sứ mệnh thiêng liêng của những bậc làm cha làm mẹ.".

Tổng thống Palestine Abbas Mahoumoud đã cầu xin Thiên Chúa mang lại “một nền hòa bình toàn diện và công chính" cho khu vực. Ông cũng trích dẫn Thánh Gioan Phaolô II "nếu hòa bình được thực hiện ở Jerusalem, hòa bình sẽ được chứng kiến trên toàn thế giới".

Đã có những buổi cầu nguyện cho hòa bình ở Trung Đông, nhưng chưa có buổi cầu nguyện nào giống như buổi cầu nguyện này. Bên cạnh Đức Giáo Hoàng trong suốt cuộc gặp gỡ là Đức Thượng Phụ Barthôlômêô I của thành Constantinople cũng giống như ngài đã đi bên cạnh Đức Thánh Cha Phanxicô trong suốt cuộc hành hương đến Thánh Địa. Hình ảnh này là một lời nhắc nhở thêm rằng sự hiệp nhất Kitô giáo là chìa khóa cho hòa bình trong vùng đất Chúa Kitô đã chọn để xuống thế làm người.

Và người ta cũng thấy ở góc vườn Vatican - bốn người đàn ông, một người Do Thái giáo, hai Kitô hữu và một người Hồi giáo, trồng một cây ô liu nhỏ chung với nhau như một biểu tượng lâu dài của nguyện vọng hòa bình giữa các dân tộc Israel và Palestine.

3. Đức Thánh Cha chủ sự thánh lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống

Sáng Chúa Nhật 8 tháng 6 tại Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã đồng tế lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống cùng với 90 Hồng Y, Giám Mục và 200 linh mục đồng tế, trước sự hiện diện của 9 ngàn tín hữu ngồi chật thánh đường.

Trong thánh lễ, Đức Thánh Cha đã giải thích với các tín hữu về 3 hoạt động của Chúa Thánh Linh là dạy dỗ, nhắc nhớ và làm cho chúng ta nói với Thiên Chúa và tha nhân.

Đức Thánh Cha nói:

Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu nói với các Tông Đồ rằng sau khi rời khỏi thế giới này, Ngài sẽ gửi đến họ hồng ân của Chúa Cha, tức là Thánh Linh (Xc Ga 15,26). Lời hứa này được thể hiện mạnh mẽ trong ngày Lễ Ngũ Tuần, khi Chúa Thánh Linh ngự xuống trên các môn đệ tụ họp tại Nhà Tiệc Ly. Sự đổ tràn Thánh Linh ấy, tuy là ngoại thường, nhưng không phải là xảy ra một lần duy nhất và giới hạn vào lúc ấy mà thôi, nhưng là một biến cố đã, đang và sẽ còn được tái diễn. Chúa Kitô vinh hiển ở bên hữu Chúa Cha tiếp tục thực hiện lời hứa, gửi đến Giáo Hội Thánh Linh ban sự sống, Người dạy dỗ, nhắc nhớ và làm cho chúng ta nói.

Chúa Thánh Linh dạy dỗ chúng ta, Người là Thầy nội tâm. Người hướng dẫn chúng ta trên đường ngay nẻo chính qua những hoàn cảnh của cuộc sống. Người chỉ đường cho chúng ta. Trong thời kỳ đầu của Giáo Hội, Kitô giáo được gọi là “con đường”, là “đạo” (Xc Cv 9,2) và chính Chúa Giêsu là Đường. Chúa Thánh Linh dạy chúng ta bước theo Chúa Giêsu, tiến bước theo dấu chân của Ngài. Thánh Linh là thầy dậy cuộc sống hơn là thầy dậy đạo lý. Và thuộc về cuộc sống chắc chắn cũng cần có sự hiểu biết, kiến thức, nhưng trong một chân trời rộng lớn và hòa hợp hơn của đời sống Kitô.

Chúa Thánh Linh nhắc nhớ chúng ta, Người nhắc nhở chúng ta về tất cả những gì Chúa Giêsu đã nói. Đó là ký ức sinh động của Giáo Hội. Và trong khi nhắc nhở chúng ta, Người làm cho chúng ta hiểu những lời của Chúa Giêsu.

Việc nhắc nhớ này trong Thánh Linh và nhờ Thánh Linh không thu hẹp vào một sự kiện ký ức. Đây là một khía cạnh thiết yếu trong sự hiện diện của Chúa Kitô nơi chúng ta và trong Giáo Hội. Thánh Thần chân lý và tình thương nhắc nhớ chúng ta về tất cả những gì Chúa Kitô đã nói, làm cho chúng ta ngày càng tiến bước trọn vẹn vào ý nghĩa những lời của Chúa. Điều này đòi chúng ta phải đáp lại: hễ chúng ta càng quảng đại đáp lại, thì lời Chúa Giêsu càng trở thành sự sống trong chúng ta, trở thành những thái độ, chọn lựa, cử chỉ, chứng tá. Nói tóm lại, Chúa Thánh Linh nhắc nhớ chúng ta về giới răn yêu thương, và kêu gọi chúng ta hãy sống giới răn ấy.

Một Kitô hữu không có ký ức thì không phải là một Kitô hữu chân chính: họ là một người nam nữ tù nhân của thời điểm hiện tại, không biết làm sao biến lịch sử của mình thành kho tàng, không biết đọc và sống lịch sử ấy như lịch sử cứu độ. Trái lại, với ơn phù trợ của Chúa Thánh Linh, chúng ta có thể giải thích những soi sáng nội tâm và những biến cố của cuộc sống dưới ánh sáng lời Chúa Giêsu. Và như thế sự khôn ngoan của ký ức, sự khôn ngoan của con tim, sẽ tăng trưởng trong chúng ta và đó là một hồng ân của Thánh Linh. Xin Chúa Thánh Linh hồi sinh trong tất cả chúng ta ký ức Kitô giáo!

Chúa Thánh Linh dạy dỗ chúng ta, nhắc nhớ cho chúng ta - và một điểm khác nữa, Người làm cho chúng ta nói với Thiên Chúa và với con người. Kinh nguyện là một hồng ân chúng ta nhận được nhưng không; đó là cuộc đối thoại với Chúa trong Thánh Linh, là Đấng cầu nguyện trong chúng ta và để chúng ta ngỏ lời với Thiên Chúa, gọi Chúa là Cha, là Ba, là Abba (Xc Rm 8,15; Gl 4,4); và điều này không phải chỉ là “một kiểu nói”, nhưng là thực tại, chúng ta thực sự là con cái Thiên Chúa. “Thực vậy, tất cả những người được Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn, thì họ là con cái Thiên Chúa” (Rm 8,14).

Và Thánh Linh làm cho chúng ta nói với con người trong cuộc đối thoại huynh đệ. Người giúp chúng ta nói với tha nhân, nhìn nhận họ là anh chị em; diễn tả với tinh thần thân hữu, dịu dàng, hiểu những lo âu và hy vọng, buồn sầu và vui mừng của tha nhân. Nhưng Chúa Thánh Linh cũng làm cho chúng ta nói với con người như ngôn sứ, nghĩa là biến chúng ta thành những “máng” khiêm tốn và ngoan ngoãn chuyển Lời Chúa. Lời ngôn sứ được thực hiện trong sự thẳng thắn, để công khai chứng tỏ những mâu thuẫn và bất công nhưng luôn luôn với sự dịu dàng và ý hướng xây dựng. Được Thánh Thần tình thương thấu nhập, chúng ta có thể là dấu hiệu và là dụng cụ của Thiên Chúa, Đấng yêu thương, phục vụ và trao ban sự sống.

Và Đức Thánh Cha kết luận rằng:

“Nói tóm lại, Chúa Thánh Linh dạy chúng ta con đường, nhắc nhớ và giải thích cho chúng ta Lời Chúa Giêsu; Người làm cho chúng ta cầu nguyện và gọi Thiên Chúa là Cha, làm cho chúng ta nói với con người trong cuộc đối thoại huynh đệ và như ngôn sứ.

Ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, khi các môn đệ “được tràn đầy Thánh Linh”, Giáo Hội được chịu phép rửa, được sinh ra “để đi ra”, “khởi hành” để loan báo Tin Mừng cho mọi người. Chúa Giêsu ra lệnh cho các Tông Đồ: họ không được rời xa khỏi thành Jerusalem trước khi lãnh nhận từ trên cao Sức Mạnh của Chúa Thánh Linh (Xc Cv 1,4.8). Không có Người thì không có sứ vụ truyền giáo, không có việc loan báo Tin Mừng. Vì thế cùng với Giáo Hội chúng ta hãy kêu cầu: Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến!

4. Đức Thánh Cha nói: Trường học, thể thao và công ăn việc làm là 3 con đường giáo dục

Hàng chục ngàn vận động viên trẻ đã tụ tập tại Via della Conciliazione hôm 07 tháng 6 để chơi bóng rổ, bóng chuyền, và túc cầu trước khi lắng nghe diễn từ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại quảng trường Thánh Phêrô.

Cuộc tụ họp này là để đánh dấu kỷ niệm lần thứ 70 của Centro Sportivo Italiano, được thành lập vào năm 1944 nhờ sự vận động của Công Giáo Tiến Hành.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các vận động viên trẻ và những huấn luyện viên của họ là trường học, thể thao, và làm việc là ba con đường giáo dục cho thanh thiếu niên. "Nếu các con có đủ cả ba đường, chắc chắn các con sẽ không phải sống phụ thuộc: không ma tuý, không rượu chè" .

Đức Giáo Hoàng đã khích lệ các vận động viên hãy "dự phần" với Thiên Chúa và những người khác, vươn tới những gì là tốt nhất chứ đừng chấp nhận những thứ tầm thường. Thông qua thể thao, người chơi tìm hiểu giá trị của sự chấp nhận, sự dấn thân đến mức mệt mỏi, và tinh thần đồng đội chứ không phải cá nhân.

5. Gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và tổng thống Mễ Tây Cơ – Cái chết mờ ám của Đức Hồng Y Juan Posadas Ocampo.

Báo chí tại Mễ Tây Cơ đã chú ý đặc biệt đến cuộc tiếp kiến giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và tổng thống Mễ Tây Cơ diễn ra sáng thứ Bẩy mùng 7 tháng Sáu tại điện Tông Tòa của Vatican.

Dư luận tại Mễ Tây Cơ nóng lên từ cuối tháng Năm với cuốn sách bán rất chạy của luật sư Jesus Becerra Pedrote, người đã điều tra vụ ám sát Đức Hồng Y Juan Posadas Ocampo trong suốt 21 năm qua.

Vị Hồng Y quá cố đã bị bắn 14 phát súng vào ngày 24 tháng Năm năm 1993 trong bãi đậu xe của phi trường quốc tế Guadalajara. Sáu người khác cũng bị thiệt mạng.

Vị Hồng Y quá cố, một người nổi tiếng chống chính phủ, đã liên tục tố cáo những quan hệ mờ ám giữa tổng thống đương thời của Mễ Tây Cơ là Carlos Salinas de Gortari và những trùm buôn bán ma tuý xuất cảng sang Hoa Kỳ.

Đức Hồng Y Juan Posadas Ocampo sinh ngày 11 tháng 11 năm 1926 được thụ phong linh mục ngày 23 tháng 9 năm 1950 và được tấn phong Giám Mục ngày 14 tháng 6 năm 1970. Ngài được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong Hồng Y ngày 28 tháng 6 năm 1991.

Các trợ lý của Đức Hồng Y cho biết là tổng thống Carlos Salinas đã đưa ra những lời đe doạ nghiêm trọng đối với ngài trong một cuộc họp giữa tổng thống và vị Hồng Y chỉ một tuần trước khi xảy ra vụ ám sát.

Đức Hồng Y Juan Posadas Ocampo đã bị bắn chết trong bãi đậu xe của phi trường quốc tế Guadalajara khi đang chờ Đức Tổng Giám Mục Girolamo Prigione, là sứ thần Tòa Thánh tại Mễ Tây Cơ.

Trong một cách thế được xem là vừa nhằm sỉ nhục vị Hồng Y vừa khoả lấp vụ này, nhà cầm quyền Mễ Tây Cơ lúc ấy nói là Đức Hồng Y đã bị sát hại vì hai băng đảng ma tuý bắn nhau và ngài bị giết lầm vì bọn buôn bán ma tuý thấy ngài giống hệt tên trùm ma tuý El Chapo Guzman.

Sau khi Đức Hồng Y bị ám sát tất cả mọi cố gắng của Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ đưa vụ này ra ánh sáng đều bị nhà cầm quyền Mễ Tây Cơ dập tắt. Không có ai bị bắt, không có ai chịu trách nhiệm về cái chết bi thảm của vị Hồng Y. Tất cả chìm trong một màn đêm bí mật dầy đặc.

Luật sư Jesus Becerra Pedrote nói với thông tấn xã CNA hôm 21 tháng 5: “Tôi chưa có trong tay những bằng chứng là đích thân tổng thống ra lệnh giết Đức Hồng Y, nhưng tôi có đủ bằng chứng rằng những người thân cận nhất của tổng thống đã giết Đức Hồng Y”.

Thông cáo của Tòa Thánh về cuộc tiếp kiến giữa Đức Thánh Cha và tổng thống Mễ Tây Cơ không nói rõ liệu vụ Đức Hồng Y Juan Posadas Ocampo có được đưa thảo luận hay không. Nội dung thông cáo báo chí của Tòa Thánh chỉ ngắn gọn như sau:

“Sáng nay, Thứ Bảy ngày 7 tháng 6 năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tổng thống Mexico, Ông EnriquePeña Nieto. Tổng thống, sau đó, đã gặp Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Pietro Parolin, và Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, bộ trưởng bộ quan hệ với các dân nước.

Trong các cuộc thảo luận thân mật, hai bên tập trung vào các khía cạnh khác nhau của cuộc sống đất nước bao gồm nhiều cải cách gần đây, đặc biệt là việc sửa đổi hiến pháp về tự do tôn giáo. Các vấn đề khác cùng quan tâm cũng được chú ý đến, chẳng hạn như hiện tượng di cư, cuộc đấu tranh chống đói nghèo và thất nghiệp, và các sáng kiến để chống lại bạo lực và buôn bán ma túy.

Cuối cùng, đã có một cuộc trao đổi ý kiến về các chủ đề liên quan đến tình hình hiện tại trong khu vực và quốc tế.”

6. Đức Thánh Cha bãi miễn toàn bộ 5 thành viên người Ý trong cơ quan tình báo tài chính Tòa Thánh

Hôm thứ Năm mùng 5 tháng Sáu, Đức Thánh Cha đã bãi miễn toàn bộ 5 thành viên người Ý trong cơ quan tình báo tài chính của Tòa Thánh và Quốc Gia thành Vatican, gọi tắt là AIF.

Năm thành viên người Ý đã được chọn vào năm 2010 với nhiệm kỳ 5 năm, kết thúc vào năm 2016. Với việc bãi miễn này, Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ giữ lại một người duy nhất trong AIF là ông Rene Bruelhart, một chuyên gia tài chính người Thụy Sĩ đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 chỉ định làm giám đốc AIF vào năm 2012.

Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm 4 thành viên mới để thay thế là Marc Odendall, một chuyên gia tài chính người Thụy Sĩ; Joseph Yuvarj Pillay, cố vấn tài chính cho tổng thống Singapore; Maria Bianca Farina, giám đốc một công ty bảo hiểm Ý; và Juan Zarate, giáo sư luật tại đại học Harvard và nguyên là chuyên gia chống khủng bố của Tòa Bạch Ốc.

Trong khi đó, tại Peru, hôm thứ Sáu mùng 6 tháng Sáu, giám đốc Rene Bruelhart của AIF đã ký kết các hiệp ước với sáu quốc gia Anh, Pháp, Malta, Romania, Ba Lan và Peru. Các thỏa thuận đã được ký kết trong cuộc họp tại thủ đô Lima của Nhóm Egmont - một mạng lưới quốc tế chính thức của các đơn vị tình báo tài chính.

Các hiệp ước đề ra những tiêu chuẩn thực hành và chính thức hóa sự hợp tác và trao đổi thông tin tài chính nhằm chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố xuyên biên giới giữa các quốc gia.

AIF đã trở thành một thành viên của Nhóm Egmont vào tháng Bảy năm 2013, và đã ký kết các hiệp ước với các đơn vị tình báo tài chính của Úc, Bỉ, Cyprus, Đức, Ý, Hà Lan, Slovenia, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ.

Ông Rene Bruelhart nói:

"Trở thành một thành viên của Nhóm Egmont năm ngoái là một bước tiến lớn hướng tới việc tăng cường hợp tác quốc tế của Tòa Thánh và hỗ trợ cho những nỗ lực toàn cầu chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Việc ký kết các hiệp ước mới nhất cho thấy chúng tôi đang tiếp tục mở rộng mạng lưới hợp tác của mình để tiếp tục tạo thuận lợi cho nỗ lực chung của chúng tôi."

7. Đức Thánh Cha sẽ tham dự lễ tưởng niệm các nạn nhân thế chiến thứ nhất

Sáng thứ Sáu mùng 6 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ gần 70,000 thành viên hiến binh Italia và gia đình của họ, nhân kỷ niệm 200 năm ngày thành lập lực lượng hiến binh Carabinieri.

Đức Thánh Cha đã di chuyển trên chiếc pope mobile giữa đám đông tại quảng trường Thánh Phêrô để chào đón họ. Khi Đức Thánh Cha tiến lên lễ đài, ban nhạc hiến binh đã chào đón ngài rất long trọng.

Hai vị đại diện hiến binh đã giới thiệu với Đức Thánh Cha về đơn vị của họ

"Hiến binh là người có lòng tin. Họ tin tưởng nhiệm vụ và sự hy sinh của mình mang lại ích lợi cho xã hội. Người ấy tin tưởng rằng hoàn thành nhiệm vụ của mình là một cách để sống trung thực."

"Những người Ý cảm thấy gần gũi với họ vì họ biết rằng khi họ cần được an toàn, họ có thể tìm được tại các đồn bót."

Trong bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha kêu gọi hiến binh Ý hãy sống gần gũi giữa dân chúng, và đặt nhu cầu của dân chúng lên trên hết. Ngài đặc biệt yêu cầu họ gần gũi với những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, những người vô phương tự vệ và những người cần giúp đỡ nhất.

Đức Thánh Cha nói:

"Nhiệm vụ của anh chị em được thể hiện nơi sự phục vụ người khác, và nó thúc đẩy anh chị em đáp lại hàng ngày sự tin tưởng và lòng quý mến mà mọi người đã đặt nơi anh chị em. Nó đòi hỏi một sự sẵn sàng liên tục, kiên nhẫn, tinh thần hy sinh, và một ý thức trách nhiệm."

Ngài khích lệ họ hãy là "những nhân chứng hân hoan của tình nhân loại", đấu tranh cho hòa bình, an ninh, và sự tôn trọng nhân quyền và nhân phẩm.

Giữa bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha đã dừng lại một phút im lặng để nhớ đến những hiến binh đã hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ.

Sau đó, Đức Thánh Cha thông báo rằng vào ngày 13 tháng Chín tới đây, ngài sẽ đến một nghĩa trang quân đội và đài tưởng niệm ở miền bắc Italy, để vinh danh các nạn nhân của tất cả các cuộc chiến tranh.

Đức Thánh Cha nói:

"Tôi đến đó để kỷ niệm một trăm năm thảm kịch bi thảm Thế chiến thứ nhất, mà tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện đau đớn, từ môi miệng của ông nội tôi, người đã từng chiến đấu trong khu vực Piave."

Vào cuối buổi triều yết, chỉ huy lực lượng hiến binh Ý đã tặng Đức Giáo Hoàng một tác phẩm điêu khắc có hình hai hiến binh. Một thiếu sinh quân cũng tặmg ngài một chiếc mũ truyền thống Carabinieri, có kết những lông xù, màu xanh và màu đỏ.

8. Sau cái chết thảm khốc của Farzana, trò “giết con vì danh dự gia đình” lại tái diễn tại Pakistan

Radio Vatican cho biết một phụ nữ Pakistan sống sót sau một cuộc tấn công của những người thân trong gia đình nói với Reuters hôm thứ Sáu mùng 6 tháng Sáu rằng cô lo sợ cho cuộc sống của mình và kêu gọi chính quyền Pakistan bảo vệ.

Saba Maqsood, 19 tuổi, đã sống sót sau khi bị cha, chú, anh trai và dì cô bắn nhiều phát súng và sau đó bị ném vào một con kênh hôm thứ Ba mùng 3 tháng Sáu. Vụ này xảy ra chỉ một tuần sau cái chết bi thảm của cô Farzana Parveen, người đã bị cha, anh em trai, và người được gia đình hứa gả đánh đập và ném đá cho tới chết hôm 27 tháng 5 ngay trước tiền đình toà án tối cao Pakistan tại Lahore. Nơi cô Maqsood bị bắn cũng chỉ cách chỗ cô Farzana bị giết chỉ có 70km!

Cũng giống như cô Farzana, Maqsood đã làm gia đình tức giận khi kết hôn với người đàn ông mà mình yêu thương cách đó vài ngày ở thành phố Gujranwala trong bang Punjab. Trong xã hội Hồi Giáo Pakistan, hành động này được xem là thách thức những thành phần bảo thủ của Pakistan, nơi phụ nữ được dự kiến phải đồng ý với những cuộc hôn nhân được dàn xếp trước.

Những phát súng do cha và chú cô bắn đã làm nát bên má trái cô và làm cánh tay phải của cô bị thương nặng. Sau đó, cha, chú, anh trai và dì cô đã ném cô xuống con kênh của thành phố Hafizabad trước khi bỏ đi.

Sau ít phút bị ngâm trong nước Maqsood tỉnh lại và cố bơi vào bờ. Hai người qua đường đã giúp đưa cô đến nhà thương.

Saba Maqsood kể lại tại nhà thương với các ký giả như sau:

“Sau khi đưa tôi đến đó, họ bắn tôi. Phát súng đầu tiên trúng vào má tôi. Phát tiếp theo trúng tay. Họ nghĩ rằng tôi đã chết, nhưng tôi đã không chết. Tôi bị ngất đi, nhưng còn sống. Họ bỏ tôi vào bao bố, cột miệng bao lại, và ném tôi ở trong bao bố xuống con kênh. Họ nghĩ rằng tôi đã chết, nhưng tôi chưa chết”.

Vụ giết người vì danh dự gia đình trước đó đã thu hút sự lên án mạnh mẽ của quốc tế. Ngay cả Liên Hiệp Quốc cũng lên án vụ này vì nó quá dã man, lại xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật và giữa chốn thị tứ đông người. Chính vì thế, nhà cầm quyền Pakistan đã điều động cảnh sát đến nhà thương bảo vệ mạng sống cho cô Maqsood.

Luật Umdat al- Salik của Hồi Giáo chương 1, triệt 1 và triệt 2, quy định “người cha hay người mẹ có quyền giết chết con cái hay cháu chắt mình vì danh dự gia đình”. Ủy ban Nhân quyền của Pakistan, cho biết là trong năm 2013 đã có 869 phụ nữ bị giết vì danh dự gia đình. Thông thường, những người phụ nữ phạm tội ngoại tình, hay có thai trước hôn nhân, hay không theo những hôn ước đã được dàn xếp bị xem là làm mất mặt gia đình và bị buộc uống thuốc độc chết.

9. Đức Giáo Hoàng chào đón một nhóm người bản địa từ Á Căn Đình tại Điện Tông Tòa của Vatican.

Milagro Sala đứng đầu hiệp hội Tupac Amaru nhằm thúc đẩy sự tôn trọng nhân quyền và các quyền lợi xã hội cho các cộng đồng bản địa người Á Căn Đình. Cô đã hướng dẫn nhóm cô đến thăm Đức Giáo Hoàng vào sáng thứ Hai 09 tháng 6.

Đức Giáo Hoàng đã nói chuyện riêng với cô trong vài phút trước khi tiếp cả nhóm khoảng 45 phút. Họ giải thích với Đức Thánh Cha về các dự án đang thực hiện từ nhà ở đến sức khỏe, giáo dục và hỗ trợ cho người khuyết tật.

Họ đã tặng cho Đức Thánh Cha những lá coca, mà đối với họ là rất linh thiêng. Milagro Sala nói: “Mặc dù một số người lạm dụng nó, lá coca đại diện cho trí tuệ từ những người lớn tuổi, là những người qua các thế hệ đã ‘đọc’ những dấu chỉ trên lá cây này”.

Trước khi giã từ, Đức Giáo Hoàng đã tặng ảnh của Đức Mẹ cho nhóm.

Mặc dù đây là lần đầu tiên họ gặp nhau tại Vatican, Đức Giáo Hoàng không lạ gì với nhóm, đặc biệt là trong thời gian làm Tổng giám mục của Buenos Aires, ngài đã tới thăm một số vùng được họ trợ giúp đỡ.

10. Hội Đồng Giám Mục Brazil nói chính phủ không được cấm dân chúng biểu tình chống lại các chi phí của WorldCup

Giải túc cầu thế giới sẽ diễn ra vào lúc 5h chiều ngày thứ Năm 12 tháng Sáu trên sân vận động Sao Paulo giữa đội chủ nhà Brazil và đội tuyển quốc gia Crotia.

Càng gần đến ngày khai mạc làn sóng biểu tình của dân chúng chống lại các chi phí của WorldCup càng lúc càng rầm rộ hơn và cảnh sát cũng đáp trả lại mạnh tay hơn trong nỗi lo sợ của chính phủ Brazil là WorldCup sẽ là một thất bại nghiêm trọng của đảng cầm quyền.

Các Giám mục Công Giáo Brazil đã phản đối chi tiêu của chính phủ cho World Cup, nói rằng những chi phí này minh họa cho một "sự đảo ngược các ưu tiên của đất nước" trong tình trạng công quỹ cho các dự án giáo dục và y tế đang khan hiếm.

Các Giám Mục đang phân phối các tài liệu quảng cáo kêu gọi các nhà lãnh đạo chính phủ cho phép các cuộc biểu tình chống chi phí cho WorldCup. Các tài liệu được in màu đỏ, giống như chiếc thẻ đỏ mà trọng tài túc cầu thường đưa ra để trừng phạt các cầu thủ phạm luật nghiêm trọng trên sân.

Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đã lên tiếng bảo vệ chi tiêu của chính phủ cho World Cup và kêu gọi dân chúng chấm dứt biểu tình. Rousseff đổ lỗi cho FIFA về những chi tiêu xoắn trôn ốc càng lúc càng lên cao đến mức chóng mặt. FIFA đã trấn an chính phủ Brazil rằng các sân vận động sẽ được xây dựng bằng tiền tư nhân. Tuy nhiên, thực tế đã không diễn ra như vậy.

Theo AFP, giải túc cầu thế giới tại Nam Phi vào năm 2010 đã ngốn mất của chính phủ nước này 3 tỷ Mỹ kim. Cho đến nay, giải túc cầu thế giới tại Brazil đã khiến chính phủ phải chi ra 3.5 tỷ Mỹ kim.

Qatar, nước được cho đăng cai giải túc cầu thế giới năm 2022 dự kiến phải chi ra 140 tỷ Mỹ kim vì nước này chưa có các cơ sở hạ tầng cho một giải túc cầu thế giới. Hiện đang có những cáo buộc về những khoản hối lộ lên tới 460 triệu Mỹ kim để Qatar dành đăng cai WorldCup 2022. Ngày 9 tháng Sáu tới đây FIFA sẽ cho công bố kết quả cuộc điều tra và sẽ quyết định xem Qatar có bị mất quyền đăng cai WorldCup 2022 hay không.

11. Đức Thánh Cha Francis tiếp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, tại Điện Tông Tòa của Vatican.

Trong cuộc họp hôm 6 tháng Sáu, hai vị đã trao đổi những suy tư về hòa bình ở châu Á và việc giải trừ vũ khí hạt nhân. Sau đó, thủ tướng Abe giới thiệu một số thành viên của chính phủ của ông với Đức Giáo Hoàng.

Nhưng nổi bật nhất là việc trao đổi quà tặng truyền thống giữa hai vị. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã tặng Đức Giáo Hoàng một gương ma thuật.

Thoạt nhìn, nó dường như là bình thường. Nhưng khi tiếp xúc với ánh sáng, nó sẽ hiển thị một hình ảnh của Chúa Kitô và một cây thánh giá. Kitô hữu tiên khởi của Nhật Bản sử dụng gương này khi họ đã bị đàn áp.

"Họ có gương này để giữ kín đức tin của họ. Nhưng khi chúng ta đặt nó dưới ánh sáng, chúng ta có thể nhìn thấy ..."

Thủ tướng Chính phủ đã không ngần ngại biểu diễn chiếc gương với Đức Giáo Hoàng.

Ông cũng tặng Đức Giáo Hoàng một bức tranh vẽ Đức Giáo Hoàng Paul V đứng chung với Hasekura Tsunenaga, một samurai, tức là một hiệp sĩ Nhật, đã cải đạo đến thăm Vatican 400 năm trước đây.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng lại cho ông Abe những huy chương khác nhau của triều đại Giáo Hội của ngài mà thường được tặng cho các nhà lãnh đạo thế giới.

"Đây là hình ảnh cho thấy các thiên thần giúp Thánh Phêrô trốn thoát khỏi nhà tù của ngài."

Shinzo Abe dừng lại ở Vatican hai ngày sau cuộc họp G7 kết thúc tại Brussels. Khi họ nói lời tạm biệt, theo thường lệ Đức Thánh Cha đã xin thủ tướng cũng cầu nguyện cho ngài. Thủ tướng đã kính cẩn nhận lời theo phong cách Nhật Bản.

12. Toà Giám Mục Công Giáo nghi lễ Armenia tại Aleppo, Syria bị hoả tiễn làm hư hại nặng

Hôm thứ Năm 5 tháng Sáu, phiến quân Hồi Giáo đang hoạt động trong khu vực Aleppo, thành phố lớn nhất của Syria, đã bắn hai hỏa tiễn vào Toà Giám Mục Công Giáo nghi lễ Armenia tại thành phố này.

Đức Tổng Giám Mục Boutros Marayat nói với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc biết là “một tên lửa rất mạnh đã làm hư hỏng trường học trong khuôn viên Toà Giám Mục và một cánh của Tòa Giám Mục, phá vỡ các cửa ra vào và đập vỡ nhiều cửa sổ". Tuy nhiên, may mắn là không có ai thiệt mạng hay bị thương.

Ngài nói với hãng tin Fides: "Một tên lửa ít mạnh hơn đã rơi vào trường của chúng tôi ngày hôm qua."

Bất chấp các cuộc tấn công tên lửa, cư dân Aleppo đã đi bỏ phiếu để bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 03 tháng 6. "Mọi công dân đều vì nhiều lý do đã đứng về phía tổng thống Bashar al- Assad,"

Đức Tổng Giám Mục Marayat nói: “Assad, là người đã lãnh đạo đất nước từ năm 2000, đã giành được trong cuộc bầu cử với gần 89% phiếu bầu”.

13. Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân kỷ niệm 70 năm cuộc đổ bộ của Đồng Minh tại Normandy

Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã gởi một sứ điệp đến các Giám Mục Pháp, thay mặt cho Đức Thánh Cha Phanxicô, để đánh dấu kỷ niệm 70 năm cuộc đổ bộ của Đồng Minh tại Normandy. Đó là một thời điểm quyết định dẫn đến sự kết thúc của Chiến tranh Thế giới II.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã vinh danh những người lính "bỏ lại phía sau đất nước của họ để đổ bộ lên bãi biển Normandy, với mục tiêu là để chiến đấu chống lại chế độ man rợ Đức Quốc xã và giải phóng nước Pháp đang bị chiếm đóng."

Ngài bày tỏ mong muốn là các thế hệ mới nhận ra những nỗ lực của những người đã phải trả một giá hy sinh to lớn như vậy. Đức Thánh Cha cũng mong rằng việc kỷ niệm những sự kiện này góp phần giáo dục việc tôn trọng tất cả mọi người. Thêm vào đó, kỷ niệm này cũng nên "nhắc nhở chúng ta rằng việc loại trừ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của con người và xã hội chẳng mang lại sự gì khác hơn là chết chóc và đau khổ."

Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu xin Thánh Teresa Benedicta Thánh Giá, bổn mạng của châu Âu, hướng dẫn các quốc gia châu Âu hướng tới con đường hòa bình. Vị thánh này, còn được gọi là Edith Stein, đã bị giết chết tại trại tập trung Auschwitz trong Thế chiến II.

14. Đức Thánh Cha kêu gọi nâng đỡ dân du mục

Đức Thánh Cha khích lệ Giáo Hội cũng như các tổ chức quốc gia và quốc tế nâng đỡ những người du mục thường phải sống ngoài lề xã hội và chịu nhiều kỳ thị.

Trên đây là nội dung bài diễn văn của Đức Thánh Cha trong cuộc gặp gỡ sáng ngày thứ Năm mùng 5 tháng Sáu với 70 tham dự viên hội nghị thế giới về Giáo Hội và người du mục do Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động triệu tập. Trong số các tham dự viên có nhiều Giám Mục đặc trách và các vị Giám đốc toàn quốc mục vụ người du mục, thuộc các Hội Đồng Giám Mục trên thế giới. Hội nghị có chủ đề là “Giáo Hội và người du mục: loan báo Tin Mừng trong các môi trường bên lề xã hội”.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng:

“Những người du mục thường ở ngoài lề xã hội và nhiều khi họ bị người ta nhìn với cắp mắt đố kỵ và ngờ vực; họ ít tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh tế và xã hội ở địa phương.”

Theo Đức Thánh Cha, trong số những nguyên nhân tạo nên những tình trạng lầm than trong xã hội ngày nay nơi một phần dân chúng, người ta phải kể đến sự thiếu thốn các cơ cấu giáo dục để huấn luyện về văn hóa và nghề nghiệp, ít được săn sóc về y tế, bị kỳ thị trong thị trường công ăn việc làm và thiếu nhà ở xứng đáng. Tuy những tai ương này có thể xảy ra cho mọi người, nhưng các nhóm yếu thế nhất thường dễ trở thành nạn nhân của những hình thức nô lệ mới. Đó là những người ít được bảo vệ, và bị rơi vào cạm bẫy của nạn bóc lột, và những hình thức lạm dụng khác, bị bó buộc làm nghề hành khất. Những người du mục thuộc vào số những người dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt khi họ không được trợ giúp để hội nhập và thăng tiến con người trong các chiều kích khác nhau của cuộc sống xã hội.

Trước tình trạng trên đây, Đức Thánh Cha khuyến khích Giáo Hội tiếp tục dấn thân và cả các cơ cấu quốc gia và quốc tế cần gia tăng nỗ lực qua các dự án và các biện pháp nhắm cải tiến chất lượng cuộc sống của người du mục. Ngài nói: Về tình trạng của người du mục trên thế giới, ngày nay hơn bao giờ hết cần đề ra các phương pháp tiếp cận mới trong lãnh vực dân sự, văn hóa và xã hội, cũng như trong kế hoạch mục vụ của Giáo Hội, để đương đầu với những thách đố nảy sinh từ những hình thức mới mẻ trong việc bách hại, đàn áp và nhiều khi cả những hình thức nô lệ nữa”

15. Boko Haram tắm máu các tín hữu Kitô tại miền Bắc Borno. Cuộc thảm sát vẫn đang tiếp tục

Dân biểu Peter Biye của bang Borno nói với AFP là cuộc thảm sát bắt đầu từ hôm thứ Ba 3 tháng Sáu vẫn đang tiếp diễn trong đơn vị bầu cử của ông. Đây có lẽ là cuộc tấn công kinh hoàng nhất và dã man nhất do bọn khủng bố Hồi Giáo gây ra từ khi bọn khủng bố này bắt đầu hoạt động vào năm 2002.

Con số người thiệt mạng được ước tính là 400-500 người nhưng không thể biết được chính xác là bao nhiêu vì bọn khủng bố kiểm soát được hoàn toàn các khu vực Goshe, Attagara, Agapalwa và Aganjara trong huyện Gwoza của bang Borno là nơi đang chứng kiến thảm họa nhân đạo với tốc độ hơn 800 người tản cư một ngày.

Máy bay vần vũ trên bầu trời và oanh tạc dữ dội vào các vị trí do bọn khủng bố kiểm soát với hy vọng là có thể đuổi bọn khủng bố ra khỏi khu vực. Tuy nhiên, bọn Boko Haram bắt dân làm bia đỡ đạn nên con số thiệt hại về nhân mạng có thể còn lên rất cao.

Dân biểu Peter Biye cho biết là các viên chức chính quyền trong vùng đã bỏ chạy và người dân không được thông báo về những gì đang diễn ra.

Buổi tối ngày thứ Tư 4 tháng Sáu, bọn khủng bố đã có thể giả dạng các viên chức để triệu tập dân chúng làng Barderi thuộc vùng ngoại ô Maiduguri là thủ phủ bang Borno.

Ít nhất là 45 người đã bị thiệt mạng khi bọn khủng bố nổ súng tàn sát dân chúng đang tụ họp.

Hôm thứ Năm bốn người đã thiệt mạng khi một quả bom trên xe hơi phát nổ gần nhà của thống đốc bang Gombe ở phía đông bắc Nigeria, sát với bang Borno.

Một cuộc tấn công khác đã đã được ghi nhận hôm thứ Năm tại thị trấn Madagali, chỉ cách Gwoza, là nơi đang trong tay quân khủng bố, 25 km trong tiểu bang Adamawa.

Ông Maina Ularamu, thị trấn trưởng cho biết, sau khi tấn công một đồn bót do quân đội Nigeria kiểm soát, bọn khủng bố đã ung dung tiến vào thị trấn của Madagali, san bằng nhà thờ Công Giáo của thị trấn và đốt phá một văn phòng chính quyền địa phương.

16. Đức Thánh Cha đề nghị gặp gỡ Thượng Phụ Mạc Tư Khoa ở bất cứ nơi nào

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp tới Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa Kirill, nói rằng ngài "sẵn sàng gặp gỡ tại bất kỳ nơi nào".

Thông điệp của Đức Giáo Hoàng, đã được Đức Ông Massimo Palombella, giám đốc ca đoàn Sistina của Tòa Thánh trao tận tay cho Đức Thượng Phụ Kirill vào cuối tháng 5 vừa qua khi ca đoàn sang trình diễn tại Mạc Tư Khoa. Đức Thượng Phụ Kirill đã không trả lời.

Thời gian Đức Thánh Cha chọn để đưa ra thông điệp có nhiều ý nghĩa. Trước, trong và sau chuyến viếng thăm Thánh Địa của Đức Thánh Cha trong đó có cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Đại Kết Barthôlômêô Đệ I của Constantinople, Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa liên tục đưa ra những thông cáo bác bỏ tư cách lãnh đạo thế giới Chính Thống Giáo của Đức Thượng Phụ Barthôlômêô Đệ I.

Trong quá khứ, nhiều nỗ lực dàn xếp một cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng và Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa đã thất bại. Các quan chức Chính thống Nga lúc nào cũng nói rằng một "cuộc họp thượng đỉnh" như vậy là quá sớm vì đến nay các tranh chấp giữa Rôma và Mạc Tư Khoa vẫn chưa được giải quyết.

Phía Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa đòi Giáo Hội Công Giáo không được “chiêu mộ tín đồ” tại Ukraine và Nga vì họ coi đây là “lãnh thổ tông tòa” của riêng mình. Giáo Hội Công Giáo cũng không được tiếp tục đòi lại các tài sản đã bị tịch thu dưới thời cộng sản để giao cho Chính Thống Giáo. Tòa Thánh cho đến nay luôn bác bỏ những yêu sách vô lý này.

Những tranh chấp cũ càng trầm trọng thêm trong những tháng gần đây. Các nhà lãnh đạo Chính thống Nga phàn nàn rằng các nhà lãnh đạo Công Giáo nghi lễ Byzantine đã tích cực tham gia trong những diễn biến đòi dân chủ tại Ukraine, cũng như vào xu hướng bài Nga.

17. Hàng trăm người chiếm khuôn viên Đền Thờ Đức Bà Cả tại Rôma xin Đức Giáo Hoàng trợ giúp

Hàng trăm người vô gia cư đã cắm trại trong khuôn viên của Đền Thờ Đức Bà Cả gần nhà ga trung ương Termini của Rôma từ hôm 4 tháng Sáu và xin Đức Giáo Hoàng giúp họ tìm được nhà ở.

Những người vô gia cư gồm cả người lớn và trẻ em tuyên bố sẽ không đi đâu hết cho đến khi nhà nước Ý giải quyết vấn đề gia cư cho họ.

"Chúng tôi là những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, những người nghèo và bị ruồng bỏ nhưng chúng tôi biết sự thánh thiêng của cuộc sống của chúng tôi". Những người vô gia cư này đã viết như trên trong bức thư gởi cho Đức Giáo Hoàng, là người thường xuyên lên tiếng về sự cần thiết phải chăm sóc cho người kém may mắn trên thế giới.

Bức thư biết tiếp: "Chúng tôi đang ở đây trong ngôi nhà của Thiên Chúa để yêu cầu giúp đỡ". Bức thư nói thêm rằng chính phủ Ý đã "tuyên chiến" với những người vô gia cư.

Các cuộc biểu tình lớn và rầm rộ đã nổ ra tại thủ đô Italia để tố cáo tình trạng thiếu nhà ở giá rẻ tại Rome. Một số người biểu tình đã có khuynh hướng bạo lực, vẽ bậy lên tường các cơ quan chính phủ vì họ không tìm ra được nhà ở và nhà nước không chú ý giải quyết vấn đề gia cư.

18. Đức Thánh Cha tiếp kiến Đức Thượng Phụ Aram I

Đức Thánh Cha liên đới với những đau khổ, thử thách của dân tộc Arméni, đồng thời kêu gọi các tín hữu Kitô Trung Đông tiếp tục tin tưởng và hy vọng.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng thứ Năm 5 tháng Sáu, dành cho phái đoàn của Đức Thượng Phụ Aram I, Giáo chủ Arméni Tông Truyền Cilicia, có tòa gần Beirut, Liban, đến viếng thăm Tòa Thánh.

Lên tiếng trong dịp này Đức Thánh Cha đề cao những dấn thân của Đức Thượng Phụ Aram I cho chính nghĩa hiệp nhất các tín hữu Kitô trong chức vụ Chủ tịch Ủy ban trung ương Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô, cũng như trong cuộc đối thoại thần học giữa các Giáo Hội Chính Thống Đông phương và Công Giáo.

Đức Thánh Cha cũng nhắc đến lịch sử đau thương của dân tộc Armeni và Giáo Hội Tông truyền Arméni bị bó buộc trở thành một dân tộc lữ hành, chịu bách hại và tử đạo, để lại những vết thương sâu đậm trong tâm hồn của mọi người Armeni.

Đức Thánh Cha nói:

“Chúng ta phải nhìn và tôn kính các vết thương ấy như những vết thương của chính thân mình Chúa Kitô. Chính vì thế, các vết thương đó cũng là nguyên nhân niềm hy vọng và tín thác không lay chuyển nơi lòng từ bi quan phòng của Chúa Cha”.

Đức Thánh Cha cũng nói rằng: “Các anh chị em Kitô tại Trung Đông, cũng đang cần niềm tín thác và hy vọng như thế, đặc biệt những người đang sống tại những vùng tan hoang vì xung đột và bạo lực. Cả các tín hữu Kitô chúng ta cũng cần niềm tín thác và hy vọng ấy, dù chúng ta không phải đương đầu với những khó khăn, nhưng nhiều khi chúng ta có nguy cơ bị lạc mất trong sa mạc của sự dửng dưng và quên Chúa, hoặc sống trong xung đột giữa anh chị em hay ngã gục trong các trận chiến nội tâm chống lại tội lỗi. Trong tư cách là môn đệ Chúa Giêsu, chúng ta phải học cách khiêm tôn vác đỡ gánh nặng cho, giúp nhau ngày càng trở nên môn đệ của Chúa Giêsu, trở thành Kitô hữu tốt đẹp hơn”.

Trước đó, trong lời chào Đức Thánh Cha, Đức Thượng Phụ Aram đã nói đến cuộc diệt chủng dân tộc Arméni và cuộc lưu đày dân tộc này dưới thời đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ năm 1915. Ngài chào mừng cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Thánh Địa và sự khích lệ dành cho các tín hữu Kitô toàn vùng.

Sau buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha và phái đoàn của Đức Thượng Phụ Aram I đã cầu nguyện chung tại nhà nguyện Mẹ Đấng Cứu Chuộc ở trong dinh Tông Tòa, bằng tiếng Ý, Arméni và tiếng Anh.