Ngày 07-06-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:22 07/06/2009
THIỆP CƯỚI

N2T


Cô gái gọi điện thoại cho công nhân sắp chữ in thiệp, nói:

- “Xin hỏi, anh còn nhớ tuần trước chuyện tôi nhờ in thiệp cưới không ?”

- “Xin nói, cần thay đổi mấy chữ, chúng tôi sẽ giải quyết ngay.”

- “Ờ, ờ ! Ngày tháng, lễ đường, tên chàng rể, cả ba mục đều phải thay đổi.”


(Trích: Bài ca của loài ếch)

Suy tư:

Thời nay, xem ra nam nữ thanh niên yêu nhau rất dễ dàng, có lẽ vì hoàn cảnh sống của đô thị thành phố, có lẽ ảnh hưởng của khoa học, nhất là internet phát triển cần gì có đó, có lẽ cuộc sống di dân khốn khó làm cho con người ta cần phải nương tựa vào nơi mình đến, nhất là các bạn trẻ nam nữ, nhưng quan trọng nhất là hoàn cảnh xã hội và đời sống tâm linh của mỗi người.

Thiệp cưới sắp in nhưng lại thay đổi những chữ quan trọng: ngày tháng đã định nhưng thay đổi, nơi cử hành hôn phối thay đổi, tên chàng rể thay đổi, thì quả là lòng dạ cô gái không thiết tha gì đến chuyện thủy chung, bởi vì chuyện quan trọng nhất cả cuộc đời mà thay đổi, thì sẽ không có chuyện gì mà không dám thay đổi.

Con người ta dễ dàng thay đổi, nhưng Thiên Chúa thì không, ngày giờ của mỗi người đều được Ngài ấn định, dù con người thay đổi thế nào chăng nữa, thì đến ngày đã định đều phải chết, do đó mà Chúa Giê-su đã cảnh tỉnh chúng ta: hãy tỉnh thức vì các con không biết ngày nào giờ nào Con Người đến.

Yêu thương, chung thủy và hy sinh, cuối cùng sẽ được hạnh phúc đời này và đời sau.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:25 07/06/2009
N2T


5. Người kiêu ngạo thì bị nhục nhã rất lớn, người bủn xỉn thì nhận sự nghèo khó cũng rất lớn.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:26 07/06/2009
N2T


138. Học tập chính là học tìm thú vui.

 
Tôi tin Thiên Chúa Ba ngôi
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
05:07 07/06/2009
Hằng ngày mỗi khi làm dấu Thánh Gía người Công giáo đều tuyên xưng đức tin vào một Thiên Chú có ba ngôi: là Cha và Con và Thánh Thần.

Khi đọc kinh Tin Kính, chúng ta cũng nói lên đức tin vào Thiên Ba ngôi chi tiết hơn: Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu Kitô và Chúa Thánh Thần.

Tin trong tâm hồn và nói ra bằng ngôn ngữ lời nói nơi môi miệng. Nhưng đâu là nội dung ý nghĩa nền tảng của đức tin vào Một Chúa có ba ngôi vị?

Chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa ngôi thứ nhất là Cha, Đấng tạo dựng nên trời và đất cùng mọi loài sinh sống trong vũ trụ.

Như trong Kinh Thánh tường thuật lại ( St 1,1-15), Ngài dựng nên cây cỏ, thú vật không phải chỉ cho một lần rồi thôi. Nhưng ngài cho chúng khả năng phát sinh nòi giống từ thế hệ này nối tiếp qua thế hệ khác. Ngài dựng nên chúng có bản năng, tên tuổi hình hài, mầu sắc với đặc tính riêng biệt của từng giống loại, không loài nào lẫn lộn với loài khác. Mỗi loài có nhu cầu cùng môi trường sinh sống khác nhau.

Khi tạo dựng nên con người, Ngài dựng nên họ giống hình ảnh Ngài ( St 1,26-31). Con người được Thiên Chúa Cha tạo dựng nên thân xác với những cơ quan như một bộ máy tinh vi có những chi tiết cùng phận sự sinh động kỳ diệu lạ lùng. Không chỉ với bộ máy thân xác hình hài kỳ diệu, nhưng con người còn có tinh thần với trí khôn hiểu biết suy nghĩ sáng tạo, tình cảm thay đổi lên xuống, cùng ngũ quan với cảm gíac tiếp nhận cùng phát tỏa lan ra ngoài.

Và nơi mỗi con người còn tiềm tàng khả năng truyền sinh mầm giống sự sống tiếp cho thế hệ nối tiếp.

Cho dù con người được tạo dựng có cùng mẫu số chung như thế, nhưng mỗi người là một bản chính( original) có một không hai. Và không ai giống ai từ thân xác tới tính tình cùng khả năng tinh thần.

Thiên Chúa Cha, ngôi thứ nhất, là Đấng tạo dựng vũ trụ, sự sống cây cỏ, súc vật và con người luôn sống mãi trong công trình sáng tạo thiên nhiên hôm qua, hôm nay và ngày mai.

Chúng ta tuyên xưng Ngôi thứ hai, Chúa Giêsu Kitô, Đấng là con Thiên Chúa từ trời xuống làm người trên gian. Ngài là con đường, là sự thật và sự sống dẫn đưa con người về với Thiên Chúa Cha. Chúa Giêsu là nhịp cầu nối kết giữa trời và đất, giữa con người lại với Thiên Chúa đã bị gián đoạn từ ngày tội nguyên tổ xâm nhập sinh ra.

Đời sống hy sinh khiêm nhường của Ngài cùng sứ điệp Ngài loan truyền cho con người là tình yêu thương tha thứ làm hòa và ơn cứ chuộc cho linh hồn con người được sống lại sau cuộc sống trên trần gian.

Chúa Giêsu, ngôi thứ hai Thiên Chúa, đến trong trần gian sửa chữa lại những gì là tội lỗi sai trái do con người gây ra trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa Cha.

Chúng ta tuyên xưng Chúa Thánh Thần là ngôi thứ ba Thiên Chúa, là Đấng ban sự sống. Khi tạo dựng vũ trụ và mọi loài trong đó, Thiên Chúa ban cho sự sống. Nhưng để sự sống được phát triển và con người có khả năng sống đầy đủ sự sống của mình, đức Chúa Thánh Thần là Đấng như làn gió dòng nước tươi mát, thúc đẩy cho con người có khả năng đó.

Đức Chúa Thánh Thần là Đấng gìn giữ duy trì sao cho công trình sáng tạo vũ trụ của Thiên Chúa được đổi mới tươi trẻ luôn mãi hướng về tương lai ngày mai.

Trên lá cờ EU – Liên hiệp Âu Châu – hình chữ nhật, nền mầu xanh da trời có vòng tròn với 12 ngôi sao mầu vàng.

Đem 12 ngôi sao mầu vàng đó chia đều cho bốn phương hưóng nền trời Đông Tây Nam Bắc ở bốn góc của cờ hình chữ nhật mầu xanh da trời, mỗi góc phương hướng sẽ có ba ngôi sao.

Điều này nói lên, ở khắp bốn phương hướng trời đất, đều có Thiên Chúa Ba ngôi hiện diện.
 
Bi hài chuyện xăm soi!
Anmai, CSsR
18:23 07/06/2009
Ở cái miền quê nghèo này, cứ trước mỗi Thánh Lễ, bà con giáo dân lại quây quần bên chén trà xanh hàn huyên vài ba câu chuyện. Sáng nay, câu chuyện bên chén trà sôi động hẳn lên bởi ông Hai bị điếc và ông Út bị méo miệng !

Chuyện là cái điếc, cái méo miệng là cái khuyết tật của con người, chẳng ai muốn mình bị khuyết tật cả. Khi tiếp xúc với người khuyết tật thì những người lành lặn phải hết sức tế nhị. Càng tế nhị hơn khi nói đến những khuyết tật của những người kém may mắn hơn người bình thường. Ấy vậy mà sáng hôm nay, chuyện thiếu tế nhị nó lại được khơi lên. May mắn thay người khơi lên đó chính là người khuyết tật chứ không thì đổ chuyện !

Mọi người đang vui vẻ nói chuyện ngày xưa, chuyện ngày nay bỗng nhiên ông Hai bị điếc bộc phát:

- Người gì đâu mà có cái miệng để cho bị méo !

Nghe ông Hai điếc nói câu đó, mọi người quanh bàn trà chỉ mỉm cười vì biết rằng có nói lại thì ông cũng chẳng nghe.

Khi nghe như vậy, ông Út bảo:

- Sống trên đời này có cái lỗ tai để nghe thiên hạ nói chuyện vậy mà để cho mình bị điếc !

Nghĩ cũng buồn cười, ông bị điếc bề ngoài trông đôi tai lành lặn thật đấy nhưng chẳng còn tác dụng. Ai nói gì thì nói, ông cũng không tài nào nghe biết được. Còn cái ông méo miệng, dù bị méo ấy nhưng ông vẫn còn đôi tai để nghe và cái miệng nói chuyện cho người khác hiểu được. Tính ra thì ông méo miệng vẫn “lợi thế” hơn ông bị điếc ấy vậy mà ông bị điếc lại trêu chọc ông méo miệng. Ông bị điếc không nhớ rằng mình không thể nghe người khác được vậy mà còn ráng đi chọc người bị méo miệng.

Câu chuyện của hai ông già sáng hôm nay làm tôi liên tưởng đến những câu chuyện hết sức là đời thường.

Nhiều khi trong cuộc đời, mình cũng bị khuyết điểm này khuyết điểm nọ, ấy vậy mà người ta lại cứ hay xăm soi nhau từng li từng tí một. Người ta tưởng chừng chuyện xăm soi của họ là hay nhưng thực chất nó chẳng ra làm sao cả. Nhiều khi mình trở thành những Pharisêu thời đại để chỉ biết xét đoán và kết án người khác, còn chuyện của mình thì nó “bốc mùi” kinh khủng.

Câu chuyện xăm soi của hai ông già sáng nay làm tôi nhớ đến chuyện hôm trước. Hôm trước, vừa có một người quen kể cho tôi kinh nghiệm về chuyện xăm soi của con người.

Chuyện là có một vị lãnh đạo kia, khi đang còn đương nhiệm, chỉ cần ai nhìn ông ta hay là đi ngang khu vực của ông thì ông đều kêu la, chỉ trích. Ông thường la toáng lên nếu như có ai nhìn vào việc ông làm. Đến một hôm, chẳng hiểu vì thiếu đức độ hay tài năng, ông đã được mời sang làm công tác khác. Lẽ ra, ông ngồi yên ở đó để học hỏi các bậc đương nhiệm để chẳng may sau này khi được trọng dụng ông làm lại ông có kinh nghiệm hơn, đàng này, ông xăm soi và phá bĩnh công việc của các vị đương nhiệm.

Các vị đương nhiệm thấy khó chịu vô cùng trước hành vi xăm soi của ông. Các vị đương nhiệm cũng cần lắm những bài học, những kinh nghiệm của ông truyền lại để họ làm công việc được giao một cách tốt hơn nhưng ông đã không chia sẻ kinh nghiệm của mình mà ông chỉ đi xăm soi. Ai làm cái gì cũng không vừa lòng ông, ai làm chuyện gì ông cũng cho là không đúng, chỉ mình ông là đúng, chỉ mình ông là hoàn hảo. Hễ ngồi đâu là ông nói xấu người khác đến độ người khác nghe riết mà cũng ái ngại. Vì hết sức tế nhị nên đành nghe ông nói nhưng dần dần họ nhận ra cái tính tiểu nhân, cái tính xấu vô cùng của con người là kiêu căng, ba hoa chích chòe và chuyên môn đi chà đạp người khác.

Vì hết sức tế nhị, các vị đương nhiệm không biết làm sao để nói cho ông biết hành vi xăm soi của ông. Đang nghĩ cách nói làm sao không mất lòng ông ta thì các vị đương nhiệm nghĩ ra một cách hết sức là hay: Đó là mời ông chia sẻ những kinh nghiệm thực tế khi ông còn đương nhiệm. Ông say xưa đưa ra những nguyên tắc làm việc của ông, đặc biệt ông nhấn mạnh đến nguyên tắc xăm soi của những người ngoài cuộc. Ông rất bực mình khi người khác xăm soi chuyện của ông. Vì học cao hiểu rộng, ông nhấn đi nhấn lại với các vị đương nhiệm là sống sao phải khiêm hạ, phải đón nhận. Nói đi nói lại, nói tới nói lui, nảy giờ chính ông đã vi phạm cái nguyên tắc xăm soi người khác mà ông đã đề nghị với các vị đương nhiệm cần phải tuân giữ. Không chỉ đụng đến nguyên tắc xăm soi mà còn đụng đến cả chuyện kiêu ngạo, chuyên môn đi chà đạp, nói hành nói xấu người khác.

Câu chuyện hai ông già vui đùa xăm soi khuyết điểm của nhau nó cũng na ná với câu chuyện của vị lãnh đạo kia. Sống trên đời này, không ai hoàn thiện. Ai cũng có khiếm khuyết, ai cũng có khuyết tật. Cần và cần lắm sự chỉnh sửa để cuộc sống của mỗi người ngày một tốt hơn, ngày một hoàn thiện hơn nhưng việc chỉnh sửa phải hết sức tế nhị chứ không phải trơ trẽn như ông bị điếc chê ông bị méo miệng, như vị lãnh đạo thiếu đức độ đã bị cho thôi việc kia.

Nhớ lại lời của Thầy Chí Thánh Giêsu: “Anh em đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán !”. Vâng ! Mỗi người chúng ta, ai cũng mang khuyết điểm, thiếu sót trong mình, rất cần những lời chỉ dạy, khuyên răn của những người sống chung quanh và đặc biệt của những bậc cao niên. Chúng ta vẫn có thói quen là nhìn vào mắt người khác chúng ta thấy đầy rác như Chúa Giêsu đã thẳng thắn chỉ vào mặt những người Pharisêu hay lên án và chỉ trích người khác. Chúng ta vẫn có thói quen nhìn vào mắt người khác thì bẩn còn ta thì sạch.

Khởi đầu tháng Thánh Tâm Chúa Giêsu này, xin Chúa cho chúng ta có ánh mắt của Chúa, xin Chúa cho chúng ta con tim của Chúa để chúng ta nhìn vào tha nhân, chúng ta cũng biết yêu thương tha nhân như Chúa đã yêu thương ta vậy.
 
Một vài phương thế giúp xây dựng bầu khí yêu thương trong gia đình: Trao đổi
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
19:24 07/06/2009
Trong lúc gia đình có sóng gió, từ những điều không hiểu nhau nhanh chóng phát ra những tia lửa… Điều quan trong là phải biết kiềm chế để nói với nhau một cách điềm tĩnh và nhẹ nhàng. Lắng nghe nhau, am hiểu cách thức diễn đạt của nhau, đề cập đến những mong đợi riêng tư của nhau, tránh xa những lời trách mắng đó là những cẩm nang giúp chúng ta tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. « Kể từ khi tôi thực sự tập cách lắng nghe các con cái khi chúng từ trường học trở về nhà, thì bầu khí bớt đi rất nhiều căng thẳng », Anna, người mẹ của bốn đứa trẻ, kể lại.

Tha thứ

Sự vụng về và sự thiếu yêu thương thường gây ra những tổn thương. Trao và nhận sự tha thứ cho phép chúng ta không phải là quên đi hay xóa đi lỗi phạm, nhưng là tái thiết lập mối quan hệ yêu thương và sự tin tưởng. « Tha thứ vun đắp đời sống lứa đôi và đào sâu tình yêu hỗ tương », cha Jacques Marin, tác giả của cuốn sách về chủ đề tha thứ dám đảm bảo chắc chắn như vậy. Để trao cho nhau sự tha thứ thật lòng thì cần phải để cho cơn giận dịu bớt, và không nên nói quá vội vã rằng « không sao cả », nhưng hãy nói một cách chân thành: « Anh làm em tổn thương, nhưng em tha thứ cho anh ».

Xây dựng bầu khí vui tươi và hài ước

Tất cả chúng ta đều có khả năng rộng lớn để mang lại hạnh phúc cho những người thân thuộc…như thông qua sự hài ước. Một vài ấn tượng chắc hẳn đem lại niềm vui, tuy nhiên cũng có thể xây dựng niềm vui bằng những thói quen tốt như: có cái nhìn theo chiều hướng tích cực, không tiết kiệm lời khen ngợi, ghi nhớ những ngày lễ và những tập tục của gia đình, tận hưởng những niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống, và có chút hài…

Cầu nguyện trong gia đình

Trong khi cùng nhau quây quần trước mặt Thiên Chúa, mọi thành viên trong gia đình kín múc Tình Yêu từ một suối nguồn đích của Thiên Chúa, đồng thời nhìn nhận rằng « nhân vô thập toàn ». Về việc thực hành cầu nguyện có thể đơn giản là: đọc một kinh Lạy Cha, hay một kinh Kính Mừng, hay là dành một khoảng thời gian thinh lặng trong một nhà thờ…Ngoài ra, những dấu hiệu bề ngoài có thể hỗ trợ cho việc cầu nguyện như: một hang đá Giáng Sinh, một tượng chịu nạn, một ngọn nến cháy sáng, một tấm hình, một nơi cầu nguyện…Chúng ta cũng có thể tín thác nơi Thiên Chúa tất cả những niềm vui cũng như những âu lo trong gia đình, cầu nguyện cho những bệnh nhân, những người qua đời, cho cha mẹ đang ở xa, hay là những sự kiện xảy ra trên thế giới.

(Nguồn: Simples questions sur la vie)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:57 07/06/2009
NHẪN CƯỚI

N2T


- “Nghe nói cô và Tiểu Dương đã tiêu hủy hôn ước, sao lại như thế ?”

- “Mình với anh ta có cảm giác không hợp nhau, đó là chuyện đáng nói.”

- “Đã trả lại nhẫn đính hôn rồi à ?”

- “Không, cảm giác của tôi với chiếc nhẫn đính hôn thì lại không thay đổi.”


(Trích: Bài ca của loài ếch)

Suy tư:

Hủy hôn ước nhưng không trả lại nhẫn đính hôn, đó không phải là tình yêu con tim đối với con tim, nhưng là lòng tham với chiếc nhẫn, bởi vì chiếc nhẫn đính hôn chỉ có giá trị khi tình yêu của hai người tồn tại mà thôi.

Có một vài người Ki-tô hữu đi xưng tội tức là tiêu hủy “hôn ước” với ma quỷ với tội lỗi, nhưng chứng hư tật xấu thì không chừa bỏ, họ chỉ làm bộ bên ngoài xưng tội mà thôi, nhưng tâm hồn lòng trí thì vẫn cứ đi lại với ma quỷ tội lỗi.

Bí tích hòa giải sẽ không giúp ích gì cho những người lợi dụng nó để che mắt cha sở hoặc giáo dân, chứ không che được con mắt lương tâm mình, bởi vì nó thực sự có ích cho linh hồn chúng ta, khi chúng ta quyết tâm cải thiện cuộc sống của mình theo tinh thần Phúc Âm mà thôi.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:58 07/06/2009
N2T


6. Khi con người ta giàu có và khỏe mạnh thì tin tưởng mình như Thiên Chúa, mặc dù không có kiểu Thiên Chúa cao siêu như thế, nhưng khi họ bất lực thì vẫn còn nhớ đến một vị chúa tể chí tôn cao siêu.

(Thánh Pi-ô Năm Dấu linh mục )
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:59 07/06/2009
N2T


139. Thú vui trong cuộc sống ở tại tranh thủ và cho đi, quyết không chỉ vẻn vẹn ngồi không ăn sẵn.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các Giám mục Mexicô bị đe dọa
Peter Nguyễn Minh Trung
05:08 07/06/2009
MEXICO CITY (CNA) - Tờ tuần san Desde la Fe của Tổng giáo phận Mexico City đã vạch rõ âm mưu của băng nhóm tội phạm được biết đến dưới cái tên "La Familia" đang đe dọa các Giám mục Công giáo của Mexico.

Bài xã luận của tờ Desde la Fe cho thấy bất chấp những đe dọa, các Giám mục không hề chịu khuất phục hay cúi đầu trước áp lực của các băng nhóm tội phạm này. Trong khi đó, các lãnh đạo chính quyền địa phương, những quan chức cảnh sát và các thương gia hoàn toàn không thể cương quyết như các vị Giám mục Công giáo. Tờ Desde la Fe viết: "Người ta ưa chuộng việc luồn cúi, bỏ tiền ra cho các băng nhóm tội phạm hơn là chịu nhìn thấy sự an toàn của gia đình hay công việc kinh doanh của mình bị hủy hoại. Đất nước Mexico không còn con đường nào khác ngoài việc tiếp tục làm cho ngay thẳng những gì một thời đã từng bị uốn cong. Không có con đường nào để quay trở lại, nói cách khác chính người dân Mexico chúng ta sẽ phải kết liễu các băng nhóm tội phạm đang hoành hành tại Mexico."

"Toàn bộ lịch sử của quốc gia này cho thấy nó đã bị làm hỗn loạn ngay từ những năm đầu tiên, khi mà chính quyền trung ương cao nhất không chỉ đồng ý cho tội phạm hoạt động cách hợp pháp, mà còn hành động như thể tội phạm là một liên minh với chính phủ. Đó là những gì các chính trị gia trong quá khứ đã làm." Và họ phải chịu trách nhiệm cho những việc ấy.

Tờ tuần san còn chỉ ra rằng Giáo hội Công giáo đã không ngừng hỗ trợ chính quyền liên bang trong một loạt những điều hành diễn ra gần đây để tránh cho chính quyền bang Michoacan bắt tay với băng đảng La Familia và các nhóm tội phạm ma túy khác.
 
Vatican giải thích Luật mới cho phép Giám mục được phép giải trừ tình trạng giáo sĩ của các Linh mục
Peter Nguyễn Minh Trung
05:44 07/06/2009
VATICAN (CNA) - Trong cuộc phỏng vấn hôm 05-06 với Đài phát thanh Vatican, Đức Tổng Giám Mục Mauro Piacenza, Tổng thư ký Bộ Giáo sĩ cho biết các Giám mục trên khắp thế giới có quyền xử lý các trường hợp chưa được quy định trong Bộ Giáo Luật hiện hành, tuy nhiên các Giám mục không có năng quyền này một cách 'tự động'.

TGM Mauro Piacenza
Các năng quyền mới dành cho Giám mục đã được loan báo bằng một lá thư của Đức Hồng Y Claudio Hummes gửi cho toàn thể các Giám mục trên thế giới vào ngày 18-04-2009. Lá thư chỉ rõ một số quyền mới được thêm cho các Giám mục nhằm bổ sung đầy đủ những khiếm khuyết mà Bộ Giáo Luật hiện hành chưa quy định. Nhưng Đức TGM Piacenza cho biết những quyền đó không phải được tự nhiên mà thi hành như một số tờ báo ở Italia loan tin.

Chính Đức Thánh Cha đã phê chuẩn luật này, cho phép các Giám mục xử lý những trường hợp đoạn tuyệt với Giáo hội của các linh mục, như là khi một linh mục rời bỏ thừa tác vụ của mình bởi chủ ý riêng; khi linh mục yêu cầu Giám mục miễn trừ tình trạng giáo sĩ; hay khi linh mục rời khởi chức vụ mà không hề thông báo cho Giám mục bản quyền biết và sau đó kết hôn trong đám cưới dân sự, có con và "không còn hứng thú nào để giải quyết tình trạng giáo sĩ của mình."

"Trong những trường hợp đó, vì lợi ích của Giáo hội và lợi ích của đương sự, năng quyền miễn trừ tình trạng giáo sĩ đòi hỏi phải được thực hiện như một nghĩa cử bác ái. Đặc biệt hơn khi đương sự có con vì con cái của đương sự có quyền được có một người cha độc lập khỏi Giáo hội."

"Trong những trường hợp như vậy, Giám mục bản quyền được chủ động thi hành quyền hạn."

Tuy nhiên, Đức TGM Piacenza cũng làm rõ thêm rằng "không phải đó là quyền có một cách 'tự động', nó không có 'tác dụng một cách tự động' trong mỗi trường hợp như vậy, mỗi trường hợp phải được xem xét cẩn thận và nghiêm túc rồi mới có thể đưa ra phán quyết."

"Tất cả các quyền và trách nhiệm khác của các Giám mục trong việc thi hành sứ vụ vẫn có giá trị pháp lý không thể thay đổi."

"Trong đời sống hằng ngày, đại đa số các linh mục sống theo tính cách riêng của mình và đảm nhiệm những nhiệm vụ thiêng liêng khác nhau. Nhưng trong một số trường hợp, Tòa Thánh phải can thiệp để điều chỉnh nhân cách của các vị để khắc phục những vụ bê bối do các vị gây ra, tái thiết lập sự công bằng và giúp đỡ đương sự sám hối tội lỗi."

Theo quy định mới, các Giám mục có thể bắt đầu tiến hành việc tuyên bố tình trạng không còn trong hàng giáo sĩ của những linh mục nào "cố gắng kết hôn, thậm chí khi nó chỉ là hôn nhân dân sự sau một loạt những cảnh cáo của bản quyền mà đương sự không chuyển ý." Giám mục cũng có thể xử lý những trường hợp khi các linh mục "phạm vào Điều răn thứ 6: Chớ làm sự dâm dục."

Đức TGM Piacenza nói tiếp: "Thiên chức Linh mục là một tặng phẩm mà Giáo hội được lãnh nhận và muốn được phục vụ trở lại hơn bao giờ hết vì lợi ích của chính Giáo hội và của toàn thể nhân loại."
 
Các vị lãnh đạo Giáo Hội Ái Nhĩ Lan gặp Đức Thánh Cha để thảo luận phúc trình về bạo hành trẻ em
Bùi Hữu Thư
06:12 07/06/2009

Các vị lãnh đạo Giáo Hội Ái Nhĩ Lan gặp Đức Thánh Cha để thảo luận phúc trình về bạo hành trẻ em



VATICAN (CNS)
– Hai vị lãnh đạo cao cấp của Giáo Hội Ái Nhĩ Lan gặp Đức Thánh Cha Benedict XVI để thảo luận một phúc trình của một ủy ban độc lập về bạo hành trẻ em.

Theo một thông cáo ngày 5 tháng 6 của Hội Đồng Giám Mục Ái Nhĩ Lan, Đức Hồng Y Sean Brady thuộc tổng giáo phận Armagh, Miền Bắc Ái Nhĩ Lan, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Ái Nhĩ Lan đã đến Rôma để cung cấp cho các giới chức Tòa Thánh tin tức về giáo hội Ái Nhĩ Lan, kể cả về ảnh hưởng của phúc trình của uỷ ban nói trên.

Tổng Giám Mục Dublin Diarmuid Martin cũng phó hội với Đức Hồng Y Brady trong buổi tiếp kiến riêng của Đức Thánh Cha.

Thông cáo của Hội Đồng Giám Mục cho hay một Ủy Ban thường trực đã thảo luận về phúc trình của ủy ban độc lập tìm hiểu về Bạo Hành Trẻ Em ngày 25 tháng 5.

Ủy ban độc lập được chính phủ Ái Nhĩ Lan thành lập năm 2000 để lắng nghe các bằng chứng của bất cứ ai đã bi bạo hành khi còn là trẻ em tại bất cứ cơ sở nào từ năm 1940. Các cơ sở này được chính phủ tài trợ nhưng thường được điều hành vởi các dòng tu Công Giáo, kể cả các trường học, viện mồ côi, bệnh viện, nhà nuôi trẻ em, và các cơ sở khác, nơi có trẻ em được người ngoài gia đình chăm sóc.

Phúc trình được phổ biến ngày 20 tháng 5, cho biết có một bầu không khí sợ hãi gây nên bởi các biện pháp trừng phạt thường xuyên, quá đáng và không hạn chế tại đa số các cơ sở nói trên dành cho trẻ em trai tại Ái Nhĩ Lan. Trong giai đoạn thăm dò, có trên 25.000 trẻ em sống trong các cơ sở này.

Có trên 3.100 người đã điều trần trước ủy ban trong một giai đoạn trên 9 năm, và trên 800 linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân bị tố cáo là những người bạo hành trẻ em.

Phúc trình dài 2.600 trang cho hay bạo hành tính dục đã xẩy ra với khoảng phân nửa tất cả những người đã điều trần trước một tiểu ban giữ kín của uỷ ban độc lập..

Uỷ ban điều tra do Chánh thẩm Tòa Án Tối Cao Sean Ryan chủ toạ và bao gồm các chuyên viên xã hội nổi tiếng, một bác sĩ nhi đồng, một nhà tâm lý học trị liệu và một đại diện của cơ quan bác ái trẻ em.

Trong buổi hop ngày 25 tháng 5 của uỷ ban thường trực của Hội Đồng Giám Mục Ái Nhĩ Lan, “Hồng Y Sean Brady, Tổng Giám Mục Armagh, quyết định đi Roma để trình bầy với Tòa Thánh về một số vấn đề liên quan đến Giáo Hội Ái Nhĩ Lan, kể cả về ảnh hưởng của phúc trình của Chánh Thẩm Ryan."

Đức Tổng Giám Mục Martin đã cùng với Đức Hồng Y Brady đến gặp Đức Thánh Cha. Tổng giám mục Martin đang tham dự một buổi họp của các thành viên của một uỷ ban của Hội Đồng Giám Mục với mục đích nối tiếp công việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục được tổ chức tại Rôma tháng 10 năm ngoái.
 
Thư của Bộ Giáo sĩ về Năm linh mục
Phan Du Sinh
17:13 07/06/2009
“Chúng ta sẽ cùng nhau tập trung vào căn tính của Đức Kitô, Con Thiên Chúa”

VATICAN, 5/6/2009 (Zenit.org).- Sau đây là lá thư của Tổng giám mục Mauro Piacenza, Thư ký Bộ Giáo sĩ, gởi cho các linh mục trên thế giới trước ngày khai mạc Năm linh mục. Năm thánh khởi sự từ Kinh Chiều Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, 19/6/2009, sẽ kết thúc vào tháng 6/2010.

* * *

Anh em linh mục thân mến,

Chỉ trong vòng hai tuần nữa, vào ngày lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, thứ Sáu 19/6, chúng ta sẽ kinh nghiệm một thời gian sống đức tin mãnh liệt, hiệp thông gần gũi với Đức thánh cha và giữa chúng ta, khi bắt đầu Năm linh mục với buổi cử hành Kinh Chiều một tại Vương cung thánh đường thánh Phêrô tại Vatican.

Mỗi ngày chúng ta phải hoán cải, nhưng chúng ta được kêu gọi thực hiện điều đó cách rất đặc biệt trong năm nay, hiệp thông với tất cả những người đã lãnh nhận thiên chức linh mục. Hoán cải điều gì? Đó là hoán cải để trở nên trung thực hơn điều chúng ta đang là, hoán cải căn tính thuộc về Giáo hội mà thừa tác vụ chúng ta là một kết quả cần thiết, hầu một ý thức được canh tân và hân hoan về “căn tính” sẽ xác định “hành động” của chúng ta, hay đúng hơn sẽ tạo nên một không gian cho phép Đức Kitô, vị mục tử nhân lành sống trong chúng ta và hành động nhờ chúng ta.

Linh đạo chúng ta không là gì khác hơn là linh đạo của chính Đức Kitô, vị linh mục thượng phẩm duy nhất của Tân ước.

Trong năm nay, năm mà Đức thánh cha đã loan báo theo sự quan phòng của Chúa, chúng ta sẽ cùng nhau tập trung vào căn tính của Đức Kitô, Con Thiên Chúa, trong sự hiệp thông với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, Ngài đã làm người trong cung lòng Đức Maria, và tập trung vào sứ mạng của Ngài là mặc khải Chúa Cha và kế hoạch cứu độ kỳ diệu của Người. Sứ vụ của Đức Kitô bao hàm việc xây dựng Giáo hội: Hãy nhìn ngắn vị Mục tử nhân lành (x. Ga 19,1-21) Đấng trao ban mạng sống cho Giáo hội (x. Ep 5,25).

Vâng, hoán cải đời sống chúng ta mỗi ngày hầu cách sống của Đức Kitô có thể trở thành cách sống biểu hiện rõ nét hơn trong đời sống của mỗi người chúng ta.

Chúng ta phải hiện hữu cho kẻ khác, chúng ta phải cam kết sống với dân chúng trong một sự liên kết của tình yêu thánh thiện và thần thánh (vốn bao hàm sự phong phú của đời sống độc thân thánh thiện), nó đòi buộc chúng ta sống sự liên đới đích thực với những ai đang đau khổ và đang sống trong nhiều hình thức khác nhau của nghèo đói.

Chúng ta phải là những người xây dựng Giáo hội duy nhất của Đức Kitô, vì thế chúng ta phải sống cách có chủ định và trung thành, sự hiệp thông tình yêu với Đức Giáo hoàng, với các giám mục, với anh em linh mục và với các tín hữu.

Chúng ta phải có khả năng chạy đua cách thiêng liêng trong Năm nay, với một “trái tim rộng mở” trong sự phù hợp với ơn gọi, để có thể thốt lên cách chân thực “không còn phải là tôi sống nhưng Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20)

(…)

+ Mauro Piacenza

Tổng Giám mục hiệu tòa Vittoriana

Thư ký
 
Top Stories
Vietnam: Monastery demolished abruptly by the government
J.B. An Dang
01:47 07/06/2009
Recent actions by Vietnamese government have indicated that they're ready to unleash a new, harsh policy on Church’s properties. A series of buildings seized by the State in South Vietnam have been demolished to build hotels and tourist resorts.

The monastery was demolished abruptly by the government
The monastery of the Congregation of the Brothers of The Holy Family of Banam (Frères de la Sainte Famille de Banam, FSF) in Long Xuyen, South Vietnam has shared the same fate of the Sisters of St. Paul of Chartres’ in Vinh Long which was pulled down not long ago. Last week, “all of a sudden, on June 4, the government of An Giang province has demolished the two-story building once housed the priests and religious of the Holy Family Order”, reported the spokesperson for diocese of Long Xuyen.

The monastery, built in 1971, is still in so good condition that the sudden demolition has surprised Catholic officials. To date, local government has neither announced its intention for the future use of the land, nor informed the diocese on its decision to tear down the building.

Also, the altar and religious statues were all discarded in a rubbish dump but neither the diocese nor the Order has been informed officially to come and retrieve those items.

Vietnamese Catholics have met with defeat and frustration in their efforts to secure the return of church properties that have been confiscated by the government. On May 21, Nguyen Thanh Xuan, the government's deputy chief of religious affairs, announced that the state "has no intention of returning any property or goods to the Catholic Church or any other religious organization."

The situation in the monastery of the Holy Family Order in Long Xuyen in the light of Xuan's statement has brought about growing concerns that Vietnam government has applied a new, harsh policy on Church’s properties in which there would be no more dialogue, and it would behave as if the State is the true owner with full authority on Church’ assets.

The Congregation of the Brothers of The Holy Family of Banam was founded by Bishop Valentin Herrgott, the then Vicar Apostolic of Phnom-Penh, Cambodia in 1931. In 1970, after a coup against Norodom Sihanouk, due to security reasons, the Order moved to the diocese of Long Xuyen, Vietnam.

In 1984, as what had happened to Sisters of St. Paul of Chartres’ in Vinh Long, all brothers of the congregation were arrested and charged with “anti-revolutionary activities”, and their monastery was seized. They had been jailed for years without a trial.

The congregation has repeatedly requested for the requisition of its monastery protesting the unjust detention of its members. All have gone into deaf ears.
 
Vietnam pro-life hero detained at airport
Emily Nguyen
07:08 07/06/2009
A Redemptorist- known for his role as a prolife advocate and an out spoken critic against Vietnam government's bauxite mining plan has been detained at Tan Son Nhat airport in Vietnam on Jun 6, 2009 as he was returning home from his pastoral trip abroad.

Rev Le Quang Uy said his luggage had been searched meticulously and his lap-top was confiscated by the airport security and customs agents. The priest was later released with a citation that requires him to come to the Office of Cultural Inspection for a follow-up meeting on next Monday Jun 8, 2009

Fr. Joseph Le has been known as a pro-life hero who devotes his time and effort for the good cause of saving lives of the unborn and the underprivileged. He has long been under a watch list of Vietnam government since he started to organize a small but devoted army of Catholic volunteers mobilized to the abortion clinics for persuading desperate young girls to abandon their abortion plans, or searching for the remains of aborted fetuses at dumping sites, bringing them to the designated cemetery for religious burial rituals. While his work goes against the state's policy on strict family planning policy, it has been praised by many as humane and a message of hope in the dark age of humanity in a country where abortion rate is among the highest in the world. Fr. Joseph Le is also known for being a spiritual adviser to the DOJ - short for the Disciple of Jesus- pairs of volunteers who set out on their motor bikes to search for the homeless who are roaming the streets of Saigon on religious or national holidays, providing them with small gifts of basic necessities such as snacks, rice, personal hygiene products etc...or just offering them companionship when they should be at home with loved ones.

But his latest mission was something that made him a marked man by Vietnam government: in his open letter dated April 25, 2009, Fr, Joseph Uy publicly called for all Vietnamese- at home and abroad- to sign on a petition to challenge the decision of Vietnamese government to open the door for the Chinese to start bauxite exploitation in central highland regions of Vietnam without adequately informing its Congress and citizens. In his letter, Fr. Joseph Le criticized the current communist regime as follows:

"And for two years now, they have become so inconsiderate that they have eagerly sold off the Western Highland, the rooftop of Indochina for bauxite exploitation. Poor ethnic minorities were dazed to move to other areas giving places to thousands of imported Chinese laborers. Not only is the soil of the Western Highland producing red viscid watercourse but the Vietnamese also are bleeding when fighting against their so-called neighbors who are really robbers.

In their articles and papers, many authors have analyzed the scientific, living, cultural tragedies and territorial sovereignty threat if the bauxite exploitation starts. We do not need to discuss more. However, as Catholics enlightened by Gospel, we would like to give some warnings.

Yes, we would like to repeat what we mention above: this is warning, now and here, for the very Vietnamese Catholic Church, that “They are killing “the Author of Life”."

Fr. Joseph went on further to tackle another social evil that is being done at an alarming rate

"We all know that more and more crimes have been rampant in our country. Millions of abortion cases have been committed per year for a long time. But we have kept quiet. Now we have read, heard and understood how bauxite exploitation does harm to the human life, so if we continue keeping silent, it means we are on the same boat with evils killing “the Author of life” "

As a result of his call for action against the government, he and another fellow Redemptorist - Rev Peter Nguyen Van Khai, the spokesperson of the Redemptorist monastery and Thai Ha parish in Hanoi- had been severely attacked by the state media.

Some of these outlets even called the government for "immediate and severe punishment" of the two priests, "before they go too far." The accusations issued against the two priests, in particular the "sin" of plotting to overthrow the government - a crime in which the death penalty could be applied - are so serious that they lead to the belief that the government is preparing public opinion for an immediate crackdown.

In light of Vietnam government's latest action against Fr, Joseph Le, one can only speculate what's going to happen once his computer has been in the police custody, and how determined the government is in their seemingly new effort to silence their most influential critics like Fr Joseph Uy since he is now attracting so much attention from concerned citizens who are experiencing a wake-up call and showing serious interest in national issues and beginning to question the real motive of the government behind their mysterious silence about the Chinese deep involvement in a long term project in a country that's once been dominated by them for over 1000 years.
 
Update on the current persecution against the Catholic Church in Vietnam
J.B. An Dang
17:03 07/06/2009
Dear brothers and sisters in Christ, journalists and people of good will of the international community,

We would like to inform you with an update on the current persecution against the Catholic Church in Vietnam by the government.

Vietnamese Catholics have met with defeat and frustration in their efforts to secure the return of church properties that have been confiscated by the government. On May 21, Nguyen Thanh Xuan, the government's deputy chief of religious affairs, announced that the state "has no intention of returning any property or goods to the Catholic Church or any other religious organization."

Dear friends,

As an illustration for Xuan’s statement, a series of buildings seized by the State in South Vietnam have been demolished to build hotels and tourist resorts. These actions by Vietnamese government have indicated that they're ready to unleash a new, harsh policy on Church’s properties.

All of a sudden, on June 6, “the government of An Giang province has demolished the two-story building once housed the priests and religious of the Holy Family Order”, reported the spokesperson for diocese of Long Xuyen.

The monastery, built in 1971 by the Congregation of the Brothers of The Holy Family of Banam, is still in so good condition that the sudden demolition has surprised Catholic officials. To date, local government has neither announced its intention for the future use of the land, nor informed the diocese on its decision to tear down the building.

Also, the altar and religious statues were all discarded in a rubbish dump but neither the diocese nor the Order has been informed officially to come and retrieve those items.

Dear friends,

The situation in the monastery of the Holy Family Order in Long Xuyen in the light of Xuan's statement has brought about growing concerns that Vietnam government has applied a new, harsh policy on Church’s properties in which there would be no more dialogue, and it would behave as if the State is the true owner with full authority on Church’ assets.

The Congregation of the Brothers of The Holy Family of Banam was founded by Bishop Valentin Herrgott, the then Vicar Apostolic of Phnom-Penh, Cambodia in 1931. In 1970, after a coup against Norodom Sihanouk, due to security reasons, the Order moved to the diocese of Long Xuyen, Vietnam.

In 1984, as what had happened to Sisters of St. Paul of Chartres’ in Vinh Long, all brothers of the congregation were arrested and charged with “anti-revolutionary activities”, and their monastery was seized. They had been jailed for years without a trial.

The congregation has repeatedly requested for the requisition of its monastery protesting the unjust detention of its members. All have gone into deaf ears.

Dear friends,

In another development, a leading Catholic Church official in Vietnam has joined a chorus of prominent intellectuals and scientists questioning government plans for a mining project in the country’s Central Highlands region.

In a sharply worded letter dated May 28, Cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Man criticized government exploitation of Vietnam’s environment.

“The natural environment is a gift for everyone, not for a particular individual or minority group; a gift not only for the present generation but also for generations to come,” the Cardinal said.

The archbishop of Saigon diocese said it was his duty to raise awareness about the risks of environmental damage in Vietnam after reviewing reports on a planned bauxite mining project.

“Since the natural environment is for everyone, no one has permission to damage or control it even in the name of economic development or strategies to gain profits for only a small group of privileged people,” he said.

“Recent developments have proven that investors have only their personal profits in mind without taking into account the effects that their production might cause the living environment. These strategies of economic development can lead only to chaos,” he warned.

Prior to his criticism, many Catholic priests had strongly condemned the government bauxite plan. One of them is Fr. Joseph Le Quang Uy, a pro-life hero, who has just been detained at Tan Son Nhat airport on Saturday June, 6 as he was returning home from his pastoral trip abroad.

Fr. Joseph Le said his luggage had been searched meticulously and his lap-top was confiscated by the airport security and customs agents. The priest was later released with a citation that requires him to come to the Office of Cultural Inspection for a follow-up meeting on next Monday Jun 8, 2009

Fr. Joseph Le has been known as a pro-life hero who devotes his time and effort for the good cause of saving lives of the unborn and the underprivileged. He has long been under a watch list of Vietnam government since he started to organize a small but devoted army of Catholic volunteers mobilized to the abortion clinics for persuading desperate young girls to abandon their abortion plans, or searching for the remains of aborted fetuses at dumping sites, bringing them to the designated cemetery for religious burial rituals. While his work goes against the state's policy on strict family planning policy, it has been praised by many as humane and a message of hope in the dark age of humanity in a country where abortion rate is among the highest in the world.

His latest mission was something that made him a marked man by Vietnam government: in his open letter dated April 25, 2009, Fr. Joseph Le publicly called for all Vietnamese- at home and abroad- to sign on a petition which challenge the decision of Vietnamese government to open the door for the Chinese to start bauxite exploitation in central highland regions of Vietnam without adequately informing its Congress and citizens.

As a result of his call for action against the government, he and another fellow Redemptorist - Rev Peter Nguyen Van Khai, the spokesperson of the Redemptorist monastery and Thai Ha parish in Hanoi- had been severely attacked by the state media.

Some of these outlets even called the government for "immediate and severe punishment" of the two priests, "before they go too far." The accusations issued against the two priests, in particular the "sin" of plotting to overthrow the government - a crime in which the death penalty could be applied - are so serious that they lead to the belief that the government is preparing public opinion for an immediate crackdown.

Dear friends,

Please pray with us and voice your support for the Church in Vietnam, for the safety of our priests and of those who are bravely fighting for the common good of people in Vietnam.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tiễn đưa một người Công giáo chân chính và trung kiên: Ông Giuse Bùi Đình Đạm
Đồng Nhân
05:01 07/06/2009
Ông Giuse Bùi Đình Đạm đã được Thiên Chúa gọi về Nhà Cha Trên Trời vào sáng ngày 30 tháng 5 năm 2009 tại thành phố San Jose, California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 83 tuổi. Ông để lại vợ là bà quả phụ Bùi Đỉnh Đạm và các con các cháu.

Cựu thiếu tướng Bùi Đình Đạm
Ông Bùi Đình Đạm là cựu Thiếu tướng Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời cũng là một người chồng tốt và là một người Công giáo chân chính, nêu cao tấm gương sống đạo bằng chính gương sáng qua hành động đạo đức, cuộc sống khiêm nhường, vị tha và hay giúp đỡ người.

Vào ngày 4.6.2009 có nghi thức phủ cờ VNCH trên quan tài của ông tại nhà quàn Darling Fischer Funeral Home, San Jose. Trong những ngày từ 4 tới 6/6/2009 đều có những giờ đọc kinh cầu nguyện cho Ông Giuse do các đoàn thể và Cộng đoàn CGVN tại San José đến thăm viếng và cầu nguyện.

Sáng thứ Bảy hôm nay ngày 6/6/2009, qúi linh mục đã cử hành thánh lễ đồng tế An táng cho linh hồn Giuse tại Thánh Đường Saint Elizabeth, thành phố Milpitas, California, và vào ngày 8/6/2009, ông Giuse sẽ được chôn cất tại Nghĩa trang Gate of Haven Catholic Cementery, Los Altos, California.

Trong thánh lễ An táng ông Giuse, đã có trích đoạn Kinh Thánh từ Sách Khôn Ngoan (Kn 3,1-9) như sau:

"Linh hồn người công chính ở trong tay Thiên Chúa, và đau khổ sự chết không làm gì được các ngài. Đối với con mắt người không hiểu biết, thì hình như các ngài đã chết, và việc các ngài từ biệt chúng ta, là như đi vào cõi tiêu diệt. Nhưng thật ra các ngài sống trong bình an. Và trước mặt người đời, dầu các ngài đã chịu khổ hình, lòng cậy trông của các ngài cũng không chết. Sau một giây lát chịu khổ nhục, các ngài sẽ được vinh dự lớn lao, vì Thiên Chúa đã thử thách các ngài như thử vàng trong lửa, và chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu.

Khi đến giờ Thiên Chúa ghé mắt nhìn các ngài, các người công chính sẽ sáng chói, và chiếu tỏa ra như ánh lửa chiếu qua bụi lau. Các ngài sẽ xét xử các dân tộc, sẽ thống trị các quốc gia, và Thiên Chúa sẽ ngự trị trong các ngài muôn đời. Các ngài đã tin tưởng ở Thiên Chúa thì sẽ hiểu biết chân lý, và trung thành với Thiên Chúa trong tình yêu, vì ơn Thiên Chúa và bình an sẽ dành cho những người Thiên Chúa tuyển chọn
."

Sơ Lược Tiểu Sử Ông Giuse Bùi Đình Đạm

-Sinh năm 1926,
-Tại Đan Phượng, Hà Đông, Việt Nam,
-Thụ huấn Khóa 1, Trường Sĩ Quan Việt Nam, Khóa Phan Bội Châu, tại Huế năm 1948, tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu Uy’
-Trung đội trưởng, Đại đội trưởng: 6/1949-8/1950,
-Du học Pháp, ngành Quản Trị: 9/1950-12/1951,
-Chánh sự vụ Sở Quân Nhu, Saigon: 1/1952-4/1954,
-Tham Mưu Trưởng Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức: 5/1954-6/1956,
-Du học Trường Chỉ Huy&Tham Mưu Hoa Kỳ: 7/1956-7/1957,
-Huấn luyện viên, Tham Mưu Trưởng Trường Đại Học Quân Sự: 8/1957-5/1960,
-Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 7 Bộ Binh: 6/1960,
-Kiêm Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 7 Bộ Binh: 5/1962-11/1962,
-Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh: 12/1962-10/1963,
-Trưởng Phòng Tư BTTM/QLVNCH: 11/1963-1/1965,
-Trưởng Phòng Tổng Quản Trị BTTM: 2/1965-11/1965,
-Giám Đốc Nha Động Viên Bộ Quốc Phòng: 12/1965-8/1973,
-Tổng Giám Đốc Tổng Nha Nhân Lực Bộ Quốc Phòng: 9/1973-4/1975
+Chủ Tịch Liên Đoàn Quân Nhân Công Giáo Toàn Quốc VNCH.
+Cử nhân Văn Khoa, Viện Đại Học Saigon (1970).
+Cao học Xã Hội Học, Viện Đại Học Saigon (1973).
+Giáo sư môn Xã Hội Học, Đại Chủng Viện Saigon (1971-1975).
+Master of Social Work, San Jose State University, California, USA (1985).
+Khóa Hội Học Kitô hữu Cursillista năm 1992 tại San Jose, USA.
+Ước nguyện: Cầu mong Quê Hương Việt Nam sớm được Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ, Phú Cường.

Sau đây là chia sẻ của ông Trần Hiếu, một người bạn của gia đình ông Bùi Đình Đạm đã viết như sau:

"Thương nhớ Bác Bùi Ðình Ðạm"

Phúc thay ai hiền lành, Vì họ sẽ được Nước Trời làm gia nghiệp” (Matthew 5:4)

Bác Giuse Bùi Ðình Ðạm ra đi đã để lại tiếc thương và cảm tình sâu đậm cho nhiều người. Ðể tưởng nhớ một con người đạo hạnh, tài năng mà rất hiền lành, khiêm tốn, tôi ước mong được nhắc lại vài kỷ niệm của mình với bác.

Tôi rất may mắn được quen biết bác Ðạm, từ những ngày đầu bước chân vào trường đại học cộng đồng Delta ở Stockton năm 1979, và về sau học chung ngành “Công Tác Xã Hội”, bác ở trường San Jose State còn tôi ở Sacramento State. Vào mùa Thu năm 1985, sau khi tốt nghiệp, cả hai chúng tôi được nhận vào làm việc cho chương trình An Sinh Trẻ Em, tại Sở Xã Hội, hạt Santa Clara. Tuy tuổi tác cách biệt, bác luôn đối xử với tôi, cũng như với những người khác, bằng tấm lòng khoan dung hoà đồng.

Khi còn học ở Delta, thỉnh thoảng có vài đứa bạn quen nhìn thấy bác vác ba lô trên vai, khều tôi và nói, “Ông ấy hồi xưa làm tướng trong quân đội!” Ở trường lúc đó cũng có một số vị khác, rất nổi tiếng, nhưng ít ai được nhiều người chú ý như bác Bùi Ðình Ðạm, vì tư chất hiền hoà bình dị và thái độ gần gũi thân thiện của bác.

Trong công việc, bác là một người tài năng, chăm chỉ, tận tụy với nhiệm vụ được giao phó. Mỗi ngày bác vào sở làm rất sớm, chú tâm vào công việc, và khi rảnh rỗi bác đi bách bộ với một vài bạn trẻ. Bác thường chia sẻ với tôi các uẩn khúc hồ sơ liên quan trẻ em và gia đình, và qua đó tôi thấy phản ánh tâm hồn dạt dào tình cảm, cũng như nỗi lòng day dứt khôn nguôi của bác.

Bác mồ côi mẹ từ khi chưa đầy một tuổi, vào Nam một mình lúc chia đôi đất nước, sau năm 1975 bác mới biết người bố đã qua đời bên kia dòng sông Bến Hải, mà bác không được để tang!

Tôi tham dự khoá Học Hội Kitô Giáo Cursillo năm 1992, và nhận thấy lợi ích của khóa học, tôi liền nghĩ đến bác Ðạm và năm nào cũng cố giới thiệu bác tham dự. Nhưng Ý Chúa nhiệm mầu, sau hai năm thoái thác, bác mới đến với tôi và nói, “Thế khoá tĩnh tâm gì đó có còn không?” Tôi như mở cờ trong bụng vì biết rằng, một người đạo hạnh như thế, có vai vế trong xã hội, đúng là con chim đại bàng mà phong trào đang cần. Ông Ross Peros nói, “Chim đại bàng không đi thành bầy, phải bắt từng con một”; vì thế, tôi vội vàng ghi danh cho bác.

May mắn thay, năm đó tôi mời được cả Bác Sĩ Trần Văn Nam, một thân hữu, và lại được biết bác Nguyễn Khắc Bình, tư lệnh Cảnh Sát Quốc Gia của tôi ngày xưa, do bác Trần Thanh Ðiền giới thiệu, cùng tham dự. Như vậy, không phải chim đại bàng đi riêng lẻ, mà đi thành cặp. Thế là chắc ăn rồi, các bác đã có bạn nên không thể nào thoái thác được nữa!

Bác Ðạm là một mảnh đất màu mỡ, bây giờ được thêm nước, thêm gió, thêm ánh nắng mặt trời, nên gieo thứ gì mà chẳng đậu! Mà quả thật, sau khoá học, bác đã trở nên một con người sốt mến lạ thường, một tông đồ môi trường hết sức nhiệt thành và hữu hiệu. Nhưng phần nhiều bác hoạt động trong âm thầm, như thánh Giuse, là người mà bác đã chọn làm quan thầy.

Bác dấn thân vào chương trình cao niên, đảm nhận các công tác khiêm tốn nơi hậu trường của giáo xứ, đóng vai môi giới với các tôn giáo bạn, và bác còn tham gia vào nhiều sinh hoạt khác ngoài cộng đồng. Khi có những xung khắc bất đồng, bác luôn là người trung gian can gián, hoà giải. Bác lúc nào cũng nhỏ nhẹ, thiên về thuyết phục, nặng về tình cảm và với tâm hồn thành tâm khiêm tốn, ai cũng nể lời.

Ðối với vợ chồng chúng tôi, bác coi như con cháu, lúc nào cũng lộ vẻ yêu thương, khích lệ như một vị cha già. Bác gọi tôi là “anh bạn trẻ”, nhưng gọi nhà tôi là “người bạn thân” của bác. Tôi hỏi, “tại sao?” thì bác trả lời, “Vì Hoa- tên bà xã tôi - với bác cùng size!”

Nhiều lần, có khách quý đến nhà, chúng tôi mời bác đến tham dự, phần nhiều là để nhờ bác tiếp chuyện các vị khách qúy đó. Bác không những vui vẻ nhận lời, mà lúc nào cũng mang món nầy món kia tới, mặc dù chúng tôi dặn dò bác đừng làm gì cả. Có lúc, bác tự tay nấu xôi, làm bánh rồi mang tới. Có những lần khác, họp hành ở nhà tôi, bác nói đừng lo gì cả và bác mang tới đủ tất cả các món.

Bác điện thoại cho tôi thường xuyên, gần như hằng tuần. Tôi và nhà tôi thường hay nói chuyện với bác rất lâu. Chỉ vài hôm trước khi từ trần, bác còn điện thoại cho tôi mời tham gia vào một nhóm công tác để cùng với bác, giúp các linh mục Việt Nam từ nhiều nơi về Santa Clara họp mặt. Từ khi quen thân với bác, tôi không thể từ chối bác điều gì, vì tôi biết bác luôn nhắm cho tôi công việc phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của mình.

Khi bố tôi qua đời ở Stockton cách đây 8 năm, bác cùng với các anh chị khác trong phong trào Cursillo bỏ nguyên một ngày để dự lễ mai táng mà hình ảnh đó tôi luôn luôn ghi nhớ.

Bác đã từng nói, “quê hương Việt Nam thì không bao giờ quên được và như bao người Việt khác, bác chấp nhận Hoa Kỳ là quê hương thứ hai, nhưng quê hương đích thực chính là Nước Trời mà mọi Kitô hữu đều cậy trông và ngóng về.” Vậy là, sau bao năm dài khát khao ngắm nhìn thánh nhan Chúa, giờ đây bác đã toại nguyện. Bác ra đi nhưng gương sáng của bác vẫn ở lại trong tôi. Cầu xin lòng Chúa bao dung, cho bác sớm sum họp với tổ tiên trên nước Thiên Ðàng.

Trần Hiếu
 
Lễ Bế Giảng Lớp Tiền Chủng Viện khoá V – cơ sở Cầu Rầm
Ant. Quang Hùng
18:42 07/06/2009
Giáo phận Vinh, nỗi tiếng là một giáo phận giàu ơn gọi tu trì. Có thể nói: không một dòng tu nào trên nước Việt Nam mà không có sự hiện diện đông đảo của các bạn trẻ Vinh.

Mấy chục năm trường Đại Chủng Viện bị đóng cửa, các dòng tu không được tự do hoạt động đã để lại cho Giáo Phận một hậu quả là thiếu nhân sự trầm trọng. Hằng năm, có tới hàng trăm bạn trẻ, con cái giáo phận phải đi tìm ơn gọi tại các giáo phận khác, vì giáo phận Mẹ không đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu tu học cho con cái.

Năm 2007, Đức Giám Mục giáo phận đã có sáng kiến nhận gấp đôi số ứng sinh vào Đại Chủng Viện và đặt thêm một cơ sở Tiền Chủng Viện nữa tại giáo xứ Cầu Rầm. Một quyết định sáng suốt “nặng chí Tông Đồ”, đượm tình cha, được đông đảo thành phần ủng hộ. Hai năm trôi qua, 22 anh em Tu Sinh cơ sở Cầu Rầm này đang lớn lên từng ngày dưới bàn tay săn sóc của mẹ Giáo Phận. Những trang thanh niên từng bước trở mình để trở thành những con người linh thánh, nhờ sự chăm sóc của Chúa Thánh Thần.

Hai năm đã trôi qua, ngày bế giảng đã đến, mang theo những bùi ngùi xao xuyến vì sự chia tay, nhưng đồng thời cũng đầy ắp niềm hy vọng – Tu Sinh chuẩn bị vào Đại Chủng Viện. Sự có mặt của cha Tổng Đại Diện, cha Bề Trên Đại Chủng Viện, các cha giáo sư Đại Chủng Viện nói lên sự quan tâm nhất quán của Bề Trên Giáo Phận đối với việc đào tạo ơn gọi. Với đông đảo bà con giáo dân trong lễ bế giảng cũng cho thấy tình gắn bó của dân Chúa với việc đào tạo thợ gặt cho cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội.

Hai năm qua, đối với anh em Tu Sinh là hai năm mang nặng tình giáo dân, với sự hỗ trợ vật chất, tinh thần một cách quảng đại. Nhân lễ bế giảng này, chúng tôi muốn giới thiệu nguyên văn bài tổng kết hai năm Tiền Chủng Viện của linh mục F.x Hoàng Sỹ Hướng, phụ trách lớp Tu Sinh khoá V- cơ sở Cầu Rầm, thiển nghĩ, quý bạn đọc có thể thấy được hướng đào tạo ơn gọi của giáo phận Vinh:

"Những cánh chim non bắt đầu vỡ tổ khi mùa hè tới để bước vào một cuộc sống mới, kéo theo những quyến luyến, nhớ nhung tổ ấm, nhưng cũng ôm ấm niềm hy vọng mới: Bầu trời sẽ rộng mở nhờ đôi cánh của mình. Lớp Tu Sinh sắp mãn khoá hôm nay cũng đầy ắp những tình cảm như thế khi biết mùa chia tay đã đến. Ít phút dừng chân hôm nay giúp chúng ta nhìn lại để thấy những mối liên hệ đã từng gắn bó; đồng thời cũng giúp nhìn vào con đường phía trước sắp sửa đi qua.

Hai năm đối với những người “ đứng mộng, ngồi mơ, nằm tưởng nhớ” thì quả là dài, nhưng đối với những người chuẩn bị bước vào một hành trình mới thì hai năm chuẩn bị ấy “ ngắn chẳng đầy gang”, “ …tựa hôm qua đã qua đi mất rồi, khác nào một trống canh thôi”. TV90,4

1. Lý do mở lớp Tu Sinh:

Thật vậy, mới ngày nào, Đức Giám Mục giáo phận đã chủ sự thánh lễ khai giảng mà hôm nay đã hai năm rồi. Còn nhớ như in, ngày ấy, Đức Cha nói: “Trước tình hình thế giới mới, nhu cầu tâm linh của con người ngày càng tăng, trong khi, số các linh mục quá ít ỏi, không đáp ứng nỗi nhu cầu của dân Chúa; mặt khác, hàng trăm bạn trẻ con cái giáo phận mang đầy chí tận hiến phải xách túi ra đi tìm ơn gọi ở các giáo phận bạn, Mẹ giáo phận thật không đành”… Lớp Tu Sinh này là một sáng kiến bất ngờ, thể hiện thao thức mãi trẻ trung và mang tính đột phá của vị Cha Già quý mến của giáo phận.

2. Nội dung đào tạo:

Theo sát chỉ dẫn của HĐGM Việt Nam, giai đoạn Tiền Chủng Viện này, các ứng sinh đào tạo những khả năng thích ứng như sau:

Đào tạo nhân bản: Xét vì “ không có đào tạo nhân bản thoả đáng thì việc đào tạo linh mục trong toàn bộ sẽ hụt mất nền tảng cần thiết” (PDV 43): Tu Sinh được tập cách biết mình, biết người, biết cư xử lịch thiệp, làm việc chung, thực thi bác ái…, đặc biệt, tập phán đoán theo tiếng lương tâm ngay lành.

Đào tạo thiêng liêng: Vì đây là khởi điểm của đời sống ba lời khuyên Phúc Âm: khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục, nên Tu Sinh tập bén rễ sâu trong kinh nghiệm thập giá”( PDV 45), tập gạt bỏ những cản trở bên ngoài và bên trong chống lại sự bén rễ ấy.

Đào tạo tri thức: Vì các ứng sinh đều đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng, nên ở đây chỉ nhắm tới đào tạo những khả năng thích ứng; Cụ thể: Về giáo lí: Tu Sinh nắm được Toát Yếu giáo lý Công Giáo. Về văn hoá: trau dồi kỹ năng làm văn nghị luận, ngoại ngữ, âm nhạc…

Đào tạo mục vụ:

Lợi thế của cơ sở Cầu Rầm là sống giữa giáo xứ nên các Tu sinh được tham gia trực tiếp các việc mục vụ của xứ, như quan sát và tập cách điều hành giáo xứ, dạy giáo lí, chia sẽ Lời Chúa với giáo dân tại các tổ Hội thảo, sinh hoạt hội đoàn, tiếp xúc với người nghèo, sinh viên…

Nói tóm lại, không có một lãnh vực nào của một cha xứ mà anh em không được tiếp cận. Toàn bộ những nội dung đào tạo trên đây đều qui về một mục tiêu duy nhất là giúp ứng sinh: “muốn biết Chúa Giêsu, yêu mến Chúa Giêsu, theo Chúa Giêsu và muốn giúp người khác cũng biết Chúa Giêsu, yêu mến Chúa Giêsu, theo Chúa Giêsu.”

3. Phương thức thực hiện.

- Với tư cách người mẹ, Toà giám mục đã quảng đại cung cấp phần ăn cho anh em.

- Về phía giáo xứ Cầu Rầm: chịu trách nhiệm về cơ sở vật chất.

- Con cái giáo xứ Cầu Rầm và một vài ân nhân ở xa đã lo toàn bộ chi phí cho việc giảng dạy và trang trải mọi chi phí khác cho chương trình được hoạt động đều đặn.

Thật, tại giáo xứ Cầu Rầm, chưa bao giờ thấy con cái của giáo xứ quan tâm và quảng đại đối với nhu cầu đào tạo ơn gọi của Giáo hội như hôm nay: phải lo cho gia đình, cho xã hội, giờ, lại lo cho Giáo hội một cách quảng đại như thế này! Tôi cám ơn và khen anh chị em.

Hôm nay nhìn lại, ta thấy rõ hơn mối quan tâm của Bề trên, thấy rõ và rất ấn tượng về tinh thần yêu mến Giáo Hội của người dân, và đặc biệt, thấy rõ những trang thanh niên, con cái giáo phận, tuổi đời đang phơi phới, bằng cấp, học vị đã nắm trong tay mà vẫn dám từ bỏ tình đời để chọn lấy tình Trời.

Hỡi các Tu Sinh: Đời chỉ đẹp khi biết hiến thân phục vụ. Hãy hưởng một kỳ hè thật vui, khỏe, tăng thêm nhiều bạn bè và sự thánh thiện; hãy dùng kỳ hè này như những cái vỗ cánh cần thiết để bay vào bầu trời mới! Trường Đại Chủng Viện đang chờ các bạn.

Chúc Cha TĐD, Cha Bề trên, quý Cha, quý thầy giáo, quý tu sĩ và quí vị một Mùa hè đầy niềm vui."

Cầu Rầm 31-05-2009, Lm phụ trách Fx. Hoàng Sĩ Hướng”

Buổi lễ kết thúc, tôi thấy lòng thêm rộn ràng một tình yêu Giáo Hội. Mong sao những thao thức của Bề trên được nhiều người góp tay chia sẻ; mong sao các bạn trẻ luôn thắm tình yêu phục vụ, để rồi, quyết làm một cái gì đó cho quê hương, cùng nhau xây dựng vườn hoa giáo phận: đượm tình Chúa, thơm ngát tình người và giàu tính chứng nhân.
 
Huấn luyện giáo lý viên và huynh trưởng tại giáo phận Bắc Ninh hè 2009
Nguyễn Xuân Trường
18:46 07/06/2009
BẮC NINH - Mùa hè -khi mà các nhà trường đóng cửa kết thúc một năm học- thì Trung Tâm Mục Vụ giáo phận Bắc Ninh lại mở rộng cửa chào đón các thành phần trong giáo phận về để huấn luyện, đào tạo nhiều lĩnh vực khác nhau trong sinh hoạt tôn giáo.

Mùa hè năm nay Ban Giáo lý giáo phận Bắc Ninh có kế hoạch mở 5 khóa huấn luyện và nâng cấp giáo lý viên cùng huynh trưởng kể từ ngày 7/6 - 30/8/2009. Linh mục đặc trách Ban Giáo lý Phanxicô Xaviê Nguyễn Huy Liệu đã mời các linh mục và tu sĩ nam nữ thuộc các hội dòng Chúa Cứu Thế, Đaminh, Tu hội Đức Mẹ Hiệp Nhất và các linh hoạt viên thuộc giáo phận Xuân Lộc tới huấn luyện và giảng dạy. Tổng số có hơn 400 học viên ghi danh tham dự trong 5 khóa. Khởi đầu và kết thúc mỗi khóa học, quý cha, ban giảng huấn cùng các học viên luôn dâng Thánh lễ khai mạc và bế mạc khóa tại Nhà thờ Chính tòa Bắc Ninh.

Tưởng cũng nên biết rằng: nhờ sự trợ giúp quảng đại của bà Thúy Hiệp và một số ân nhân tại Hoa Kỳ, tất cả học viên tham dự đều được ăn uống, học tập, ngủ nghỉ và cấp phát tài liệu miễn phí hoàn toàn.

Dù cho thời tiết những ngày hè nóng cháy và nhiều nơi đang bận rộn với mùa gặt lúa, đông đảo các học viên đã vượt mọi trở ngại về tham dự khóa huấn luyện giáo lý viên mới khai giảng ngày 7/6/2009.

Hi vọng qua các khóa đào tạo, các học viên sẽ trở thành những giáo lý viên nhiệt tình, xác tín, đủ năng lực trình độ đáp ứng nhu cầu huấn giáo trong giáo phận Bắc Ninh. Mỗi giáo lý viên sẽ là người cảm nhận, hiểu biết, làm chứng và trình bày rõ nét khuôn mặt Thiên Chúa yêu thương được tỏ bày nơi Đức Giêsu Kitô và Giáo Hội.
 
Lễ Mừng Kim Khánh 50 Năm ĐGM Nguyễn Văn Hòa tại Sydney
Diệp Hải Dung
19:37 07/06/2009
SYDNEY - Chiều Chúa Nhật 7/06/2009 đông đủ giáo dân trong Cộng Đồng đã đến nhà thờ St. Joseph Enfiield Sydney tham sự Thánh lễ mừng Kim Khánh 50 năm (1959 – 2009) của Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa Giám Mục Giáo Phận Nha Trang.

Xem hình ảnh lễ mừng Kim Khánh

Trước khi khai mạc Thánh lễ, Đức Giám Mục thắp nên ngọn Nến 50 Hồng Ân tạ ơn Thiên Chúa và Ngài ngỏ lời chào mừng và cám ơn giáo dân trong Cộng Đồng Sydney đã ưu ái tổ chức Thánh lễ mừng Kim Khánh. Sau đó Đức Giám cùng quý Cha hiệp dâng Thánh lễ.

Trong bài giảng Chúa Nhật hôm nay mừng kính Lễ Chúa Ba Ngôi, ĐGM chia sẻ với mọi người về đức tin nơi Chúa Giêsu mà người Do Thái người Hồi Giáo biết rất rõ về lịch sử của Chúa Giêsu nhưng họ không tin Đức Giêsu là Thiên Chúa. Còn chúng ta thì sao ? ĐGM nhấn mạnh rằng Đức Giêsu chính là Thiên Chúa, Ngài là Thiên Chúa xuống thế làm người để cứu rỗi nhân loại và chúng ta phải xác tín rằng Ba Ngôi nhưng chỉ có duy nhất một Thiên Chúa là đấng toàn năng hằng hữu.

Trước khi kết thúc Thánh lễ. Đức Giám Mục một lần nữa ngỏ lời cám ơn quý Cha và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho Ngài. Sau đó Thánh lễ kết thúc mọi người đến nhà hàng Crystal Palace vùng Canley Height tham dự tiệc liên hoan chúc mừng Kim Khánh Đức Giám Mục và thưởng lãm văn nghệ. Trước khi kết thúc bế mạc chị Kim Dung thay mặt Ban Tổ Chức cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Thầy và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ và tiệc liên hoan mừng Kim Khánh 50 Năm của Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa Giám Mục Giáo Phận Nha Trang lần đầu tiên đến Sydney Úc Châu.
 
Văn Hóa
''Thênh thang cuối trời''
Nguyễn Kim Ngân
00:56 07/06/2009
“THÊNH THANG CUỐI TRỜI”

Nhân 49 ngày qua đời của chú Nguyễn Khắc Tuần

Cho dù vẫn chờ đợi chú tôi ra đi thật nhẹ nhàng như một cánh lá úa rời cành, hoặc như chiếc đèn đã cạn khô dầu, nhưng tôi vẫn không khỏi ngậm ngùi khi được tin ông đã ra đi chỉ trong vòng 15 phút, lúc những người đi thăm ông ở viện dưỡng bệnh chưa kịp về đến nhà. Và rồi những thủ tục sau hết dành cho người quá cố đã được thực hiện đúng như di nguyện để lại. Tưởng có gì ghê gớm lắm, hóa ra chỉ là sự mong muốn được chôn cất thật đơn sơ và giản dị, từ hình thức bên ngoài: một lẵng hoa duy nhất trên cỗ áo quan mộc mạc, không cáo phó, không phúng điếu…cho đến thời gian vắn gọn kỷ lục: một ngày duy nhất nằm ở nhà quàn để con cháu tổ chức phát tang và cầu nguyện, và sáng hôm sau di quan về nhà thờ Nữ Vương Ban Sự Bình An, thành phố Sunnyvale, nơi cử hành thánh lễ an táng trước khi kết thúc bằng lễ nghi chôn cất tại nghĩa trang Oak Hill, thành phố San Jose, trong buổi trưa cùng ngày.

Sự giản tiện đã được dự liệu ở cái mức tối thiểu này phản ảnh đúng cuộc đời âm thầm đến khuất lấp mà chú tôi đã muốn tự chọn cho mình. Như một nghệ sĩ giã từ ánh đèn hào nhoáng của sân khấu nơi đã tạo ra chút ít tên tuổi của mình với một vài tiểu phẩm và diễn xuất, để rồi chôn chặt phần đời còn lại trong bóng tối lặng thầm của một hậu trường hoang lạnh mênh mông, đàng sau bức màn nhung phủ xuống, khép lại những tấn tuồng chói chang ánh sáng và vang vọng những thanh âm.

Tôi thích hình ảnh sân khấu và nhà hát khi buổi nhạc hội đã tàn, bởi vì tôi hiểu và thông cảm sâu đậm sự chọn lựa của chú tôi. Trên bức màn ký ức, chú tôi lúc nào cũng xuất hiện trước mắt tôi như một người nghệ sĩ tài hoa. Bóng áo chùng thâm với chiếc tây ban cầm, và nhất là cây hạ uy cầm mà ông sử dụng thành thạo, vào cái thời vừa mới di cư từ Bắc vào Nam ấy, là một hình ảnh hết sức mới lạ, nếu không muốn nói là cách mạng. Chiếc áo chùng thâm ấy không những không thể che khuất được cái nét tài hoa, hoặc khỏa lấp được cái chất nghệ sĩ, mà dường như còn làm tăng thêm sức hấp dẫn, nhất là dưới con mắt vừa chất đầy yêu thương trìu mến, lại vừa chĩu nặng niềm tôn kính ngưỡng phục của những con người đã từ lâu chỉ sống trong khuôn khổ của một xóm đạo bé nhỏ, gò bó trong lối sống thắm đượm chất tôn giáo và truyền thống. Nhưng nếu cái chất nghệ sĩ và chút ít tài hoa ấy đã phần nào tạo ra tên tuổi, thì cũng chính nó đã tạo thành định mệnh nghiệt ngã cho chú tôi. Thật đúng là “Chữ tài liền với chữ tai một vần.”

Với tấm lòng bao dung, nhiều người cho rằng cuộc đời chú tôi đẹp như câu chuyện tiểu-thuyết-tóc-mây. Thế nhưng cũng không thiếu những người bàn ra tán vào. Xét cho cùng, chỉ một mình Chúa mới thấu tỏ nỗi niềm sâu kín của ông. Và điều chắc chắn là chỉ mình Ngài mới có quyền phán quyết tối hậu. Mỗi hiện hữu là một tặng phẩm của yêu thương. Mỗi cuộc đời là một huyền nhiệm. Tuy nhiên, vẫn còn đó, và còn mãi đó, những phán xét, những luận tội và kết án. Y như câu chuyện của người đàn bà hai ngàn năm trước. Miệng lưỡi thế gian mà! Tôi trộm nghĩ, sống mà chấp nhận những lời ong tiếng ve như thế không thôi biết đâu cũng đã đủ là một việc đền bù, thay cho lò lửa luyện tội, để ông có thể nhờ đó mà thẳng tiến về đến thiên đàng!

Bất giác hiện về trong tâm tưởng tôi hình ảnh của một Augustinô thời danh, người đã thốt lên từ ngữ để đời: “Ôi Tội Hồng Phúc”. Có lẽ chỉ một mình Augustinô--một vị đại thánh—người đã giúp thân mẫu mình (và có lẽ cả thân phụ mình nữa) cũng trở thành một bậc thánh nhân--mới có được ơn soi sáng đặc biệt để gắn liền hai từ ngữ đối chọi như lửa và nước ấy lại với nhau, làm thành một từ ngữ bất hủ. Chính Thiên Chúa là Đấng duy nhất dậy cho ta biết làm thế nào để rút lấy cái hay từ trong cái dở, biến đổi điều ác trở thành điều thiện, chuyển cái không trở thành cái có, và khiến cái bất khả trở thành khả hữu, bởi vì, mãi từ trong cõi hư vô mịt mù, chính Ngài đã kéo ta ra để đưa vào hiện hữu.

Tôi không có trong tay tất cả những tác phẩm thánh ca của Nguyễn Khắc Tuần, ngoại trừ một ít bài đã được phổ biến cả nửa thế kỷ nay. Nhưng dù ít ỏi, tôi vẫn qua đó nhìn thấy được những nét chấm phá của con người ông. Dường như ông viết thánh ca không hẳn là để cho phổ biến, họa chăng là do nhu cầu cần có một khởi động cho dòng nhạc thánh ca vào thời khai sáng tại miền Bắc Việt Nam thời đó. Ông viết thánh ca trên hết là để ghi lại những cảm xúc của chính mình đàng sau những chứng nghiệm tác động của ơn thánh trải qua từng dòng sống mỗi ngày. Ông viết thánh ca để đánh dấu một cảm nghiệm đã nhận được sau những giờ phút đọc và suy niệm Thánh Kinh. Như vậy, thánh ca ông viết là cho chính ông trước hết. Viết thánh ca, với ông, đó là do một thúc bách nội tâm, như là để giải tỏa những ước vọng của tâm linh, để trải rộng lòng mình trước mặt Đấng Thiêng Liêng, cũng như để tỏ lòng hàng phục Ngài sau khi cảm nhận mầu nhiệm thánh ân diệu vợi. Tỉ như để ghi lại một ước vọng trong đời, (ông ghi rõ như thế trong phần ghi chú, ngay dưới tên của mình), ông viết:

“Con ao ước một ngày, Bước lên bàn thánh Chúa, Nhắp chén máu lệ say, Mặc đời xuân tàn úa…” (“Con ao ước một ngày”)

Hay để lưu lại một thoáng suy tư về kiếp người phu du vắn vỏi, cùng với lối xử sự của thế nhân, ông nhẹ nhàng:

“Đời yêu con bấy lâu vì xuân sắc tươi…Là ghét con đó thôi!

Ngày mai xuân sắc phai, màng chi hỡi con, Nằm yên dưới cô thôn…” (“Đời yêu con”)

Tôi đến thăm ông vào một buổi sáng mùa xuân, khi ấy ông đang chiến đấu một cách tuyệt vọng với căn bệnh ung thư gan bất trị. Sau khi được hỏi thăm về tình trạng sức khỏe, ông méo mó trả lời: “Bác sĩ chê rồi thì còn khỏe vào đâu được nữa!” Nhìn ông trên giường bệnh, tôi đoán chừng ông không thể qua nổi con trăng tháng tư buồn thảm ấy, dẫu rằng tiết trời lúc này vừa bước vào xuân. Không dưng ông chuyển sang đề tài về khu nghĩa trang Oak Hill trên đường Curtner, nơi an nghỉ của ông bà nội và nhạc phụ tôi, cùng một vài người thân thuộc khác. Ông có vẻ phấn khởi hẳn lên: “Cháu có biết ai nằm bên cạnh ông/bà… (gì đó) không?” Rồi ông kể ra vanh vách những ngôi mộ quen thuộc cùng những người đã nằm xuống theo một thứ tự nào đó có sẵn trong đầu. Thì ra từ bấy lâu nay, hàng tuần, trong những ngày ra cắm nhang và trưng hoa trên mộ phần của ông bà nội tôi, ông đã thuộc lòng từng ngôi mộ, từng người đã nằm xuống, ai nằm cạnh ai, ai nằm ở đâu. Cứ y như là ông đang ở trong giai đoạn dự định mua nhà, thành ra phải nghiên cứu quan sát điạ hình, địa thế, xóm giềng, khu vực…nơi mình muốn mua nhà để dọn đến ở, sao cho thuận tiện và đáp ứng đúng nhu cầu của mình. Rõ ràng, ông đang chuẩn bị dọn nhà lần cuối. Lần này, không đâu khác hơn là dọn vào ở luôn trong khu nghĩa trang Oak Hill. Chắc hẳn trong những ngày tháng cuối cùng vừa qua, ông đã thấm thía hơn bao giờ hết cái triết lý cuộc đời chỉ là tạm bợ, và trần gian chỉ là quán trọ qua đêm. Hình như một nhạc sĩ nào đó cũng có cùng tư tưởng này.

Gần đây, có một số những cuộc lên đường khá bất thình lình: mới hôm trước còn xuất hiện trước đông đảo quần chúng, mà hôm sau đã ra người thiên cổ…hoặc hôm trước còn sinh hoạt bình thường, tối đến đi ngủ rồi đi luôn vào…thiên thu. Các vị này may mắn hơn chú tôi nhiều, bởi lẽ, khác với các vị này, chú tôi đã buộc phải âm thầm đếm bước thời gian lặng lẽ trôi qua trước khi dừng hẳn lại trên dòng sống mỏi mòn. Là con người xác phàm, làm sao ông không khỏi sợ hãi đến hoảng hốt khi thấy đời mình mỗi khoảnh khắc một thu ngắn lại, mới đầu thì từng tháng, rồi xuống từng tuần, và cứ thế rút xuống, để rồi chỉ còn vài ngày vài giờ, rồi vài phút vài giây. Không phải ai cũng có được cái cảm nghiệm hãi hùng như ông trước lưỡi hái sắc bén, lạnh lùng đến tàn nhẫn của tử thần. Nhưng có điều chắc chắn là bất cứ ai đến với ông trong những ngày cuối đời, hẳn đã cảm nhận được niềm tin tưởng và lòng phó thác nơi ông như được dâng cao, dâng cao mãi, khiến cho ông thực sự thanh thản và sẵn sàng cho lên đường. Tôi đoan chắc điều ấy bởi tôi linh cảm những điều ông từng ao ước đã trở thành sự thật:

“Con ao ước một ngày, Chết trong tình nghĩa Chúa, Dù chết giữa đắng cay, Nhưng lệ hồn không ứa.” (“Con ao ước một ngày”)

Maya Angelou—nữ tiểu sử gia da đen thời danh của Hoa Kỳ--đã nhận xét chí lý: “Người ta sẽ quên lời bạn nói; người ta cũng sẽ quên điều bạn làm; nhưng người ta sẽ không bao giờ quên được cái phong cách của bạn, bởi vì chính nó đã gây cho họ một ấn tượng tốt.”

Phải, cái phong cách ấy là điều tôi sẽ nhớ mãi khi tưởng niệm về chú tôi, Nguyễn Khắc Tuần. Giờ phút này, tôi tin rằng ông không phải chỉ đã nhìn thấy bóng dáng thiên đàng thênh thang ở cuối trời. Ông đã thực sự đi vào đó rồi!

Vĩnh biệt chú Tuần! Chúc chú an giấc ngàn thu!

6/6/09
 
Trái Tim Chúa Giêsu là “ Lò Lửa Yêu Mến Hằng Cháy”: Chuyện thật về một người giang hồ
Mạc Trầm Cung
19:27 07/06/2009
Trái Tim Chúa Giêsu là “ Lò Lửa Yêu Mến Hằng Cháy”: Chuyện thật về một người giang hồ

(Tháng 6 - Kính Thánh Tâm Chúa – Suy Tôn Tình Yêu Chúa)

Trái Tim Chúa Giêsu là “Lò lửa yêu mến hằng cháy”, Nơi Thánh Tâm Chúa, con người có thể tìm được cả một kho tàng tình yêu tuyệt hảo, Trái Tim Ngài là lò lửa bừng cháy tình yêu. Lò lửa phát ra ánh sáng huy hoàng xua tan tăm tối âm u và sưởi ấm tâm hồn của những lữ khách đang sống trong băng giá lạnh lùng. Khi còn trên thập giá: “Một người lính cầm giáo, đâm vào cạnh sườn Chúa Giêsu, tức thì máu cùng nước chảy ra”( Ga 19, 34 )… Điều này chứng thực tình yêu bao la của Chúa Giêsu, máu và nước từ cạnh sườn của Ngài chảy ra làm phát sinh các Bí Tích. Như Chúa Giêsu cũng đã nói: “ Ai khát, hãy đến với tôi. Ai tin vào tôi, hãy đến mà uống. Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống” (Ga 7, 37 – 38) Vì yêu thương nhân loại, Chúa Giêsu chịu chết trên cây thập giá để cứu rỗi nhân loại. Tình yêu của Người là tình yêu tự nguyện hiến dâng, một tình yêu phục vụ: “ Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu”( Ga 15, 13)

Ngài hoàn toàn tự nguyện, hy sinh chịu chết để mang lại hạnh phúc cho con người, đặc biệt là những con chiên lầm đường lạc lối Thiên Chúa luôn dành cho những con chiên đó một mối quan tâm đặc biệt như Chúa phán qua tiên tri Ezekien rằng: "Ta không muốn kẻ có tội phải chết nhưng muốn nó ăn năn sám hối mà được sống "(Ed 33,11). Như khi Chúa Giêsu đang dùng bữa tại nhà một người thu thuế, có người thắc mắc với các môn đệ: “Sao Thầy của các anh lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi như vậy?” (Mt 9, 11). Ngài đã thẳng thắn trả lời với họ rằng: “ Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.”(Mt 9, 13).

Chính tình yêu luôn bừng cháy trong trái tim, mà Ngài đã bỏ 99 con chiên mạnh khỏe ở lại mà đi tìm con chiên lạc (Lc 15, 4), tìm kiếm không mệt mỏi và kiên nhẫn đợi chờ.

Ngài đã tìm kiếm và kiên nhẫn đợi chờ anh, một con chiên hoang đàng đã bỏ Ngài ra đi lang bạt kỳ hồ suốt 35 năm, cuối cùng tình yêu của Ngài đã thắng, Ngài đã chinh phục được anh, đưa anh trở về bên dòng suối mát để anh được gột rửa những bụi bặm của cuộc đời, bên đồng cỏ xanh rì để anh được bồi dưỡng no nê trước khi đưa anh vào cõi sống đời đời.

Anh là Nguyễn Văn C…(*), trước 1975, anh là một chàng trai tuấn tú, Một Thiên Thần Mũ Đỏ - Binh Chủng Nhảy Dù thuộc tiểu đội 2 Trinh Sát, đóng quân tại trại Hoàng Hoa Thám – Bảy Hiền. Một thời bay nhảy, một thời ăn chơi, với bản tính gan lì, anh cũng đã từng làm mưa làm gió, tranh giành lãnh địa để bảo kê cho một số quán cà phê, ma túy cũng đã đến với anh rất sớm từ khi anh con là học sinh cấp III, để thỏa mãn những cơn nghiền anh bất chấp tất cả, vì thế cuộc đời càng nhiều giông tố thì càng tạo cho anh bản tính chai lì hơn. Một lần trong cuộc chiến đấu ở Quảng Trị anh đã bị thương, một viên đạn vô tình đã bay trúng mặt anh làm cho khuôn mặt điển trai của anh ngày nào trở nên méo mó, sau những ngày tháng nằm tại Bệnh Viện Cộng Hòa (nay là BV 175) đã để lại nơi khuôn mặt anh một vết sẹo lớn, dài làm kỷ niệm.

Chính vết thẹo này đã làm cho anh thêm lì lợm và tăng thêm vị thế, đẳng cấp trong chốn giang hồ và bảo kê, nhìn khuôn mặt của anh với vết sẹo lớn, dài chạy ngang mặt, nhiều người cảm thấy ớn lạnh, tránh né không dám đụng tới.

Vết sẹo thời gian vết sẹo đời
Giang hồ bay nhảy chốn ăn chơi
Đày đọa đắm chìm trong u tối
Thuyền đời mất hướng giữa biển khơi.


Sau biến cố 1975, anh như con chim bị gãy cánh, như con chồn hoang bị ướt lông trong tiết trời băng giá, anh không còn vùng vẫy, ra oai được với ai, giờ đây anh phải đối diện với chén cơm, manh áo của vợ con anh và nhất là phải làm thỏa mãn cơn thèm thuốc mà anh đã ngập sâu, bây giờ anh đã nghiện nặng, anh đã chống chọi, lây lất qua ngày, làm đủ mọi công việc để kiếm ra tiền từ đạp xe ba gác, nhặt bọc ny lông, mua bán ve chai, lạc xoong …v…v… và cái nghèo, cái đói, cái khổ cứ vây quanh anh, dù được sự trợ giúp của gia đình cha mẹ, anh chị em ruột thịt nhưng ma túy đã ràng buộc đời anh, anh không thể nào vươn mình lên được, để có tiền hút chích anh cũng đã kiêm luôn việc bán lẻ ma túy để có điều kiện thỏa mãn cơn nghiền.

Cuộc đời anh ngập chìm trong vòng vây của ma túy, năm nào vào các dịp tết hay các ngày lễ lớn trong năm, để dọn dẹp xóm ngõ, khu phố được sạch đẹp, anh cũng đều được công an địa phương mời đi “nghỉ mát” trong các trại cải tạo, vì tên của anh nằm trong sổ đen của họ, được vài tháng anh lại tìm cách trốn về, rồi lại ngựa quen đường cũ, vào trại lại ra, ra rồi lại vào, dòng nước đen ngòm đời anh cứ thế dập dềnh trôi.

Cuộc đời anh như con thuyền mất phương hướng giữa biển khơi, ngoi lên ngụp xuống giữa giông bão cuộc đời, gia đình cha mẹ, anh chị em, vợ con anh cũng cảm thấy bất lực và mệt mỏi với anh, mọi người đã dùng hết cách của mình để khuyên bảo và giúp đỡ anh làm lại cuộc đời, hơn 30 năm, một thời gian quá dài để kiên nhẫn chờ đợi anh thay đổi, gia đình chỉ còn biết cầu nguyện phó thác đời anh trong vòng tay yêu thương của Thiên Chúa.

Con người bất lực nhưng Thiên Chúa không bất lực, Ngài là Đấng thấu suốt mọi bí ẩn tâm can con người. Thiên Chúa không muốn tội nhân bị diệt vong. Chỉ một người tội lỗi sám hối ăn năn là cả triều thần thiên quốc vui mừng khôn xiết hơn chín mươi chín người công chính không cần sám hối ăn năn (Lc 15,7 ). Ngài là Đấng chậm bất bình và rất mực khoan dung, Ngài kiên nhẫn đợi chờ vì Ngài là Cha từ nhân, lượng từ bi vô biên của Ngài nào ai đo lường được. Với con người nhiều khi buông xuôi vì bất lực, vì quá khó, khó như chuyện con lạc đà chui qua lỗ kim, nhưng với quyền năng và tình yêu bao dung của Thiên Chúa thì mọi sự đều trở thành có thể (Mt 19, 23 -26).

Khoảng một năm trước ngày anh được Thiên Chúa gọi về, cứ mỗi buổi sáng người ta thấy anh tay cầm chiếc kìm cắt tỉa và một con dao nhỏ lặng lẽ đến nhà thờ, âm thầm cắt tỉa những ngọn cỏ, những cây kiểng chung quanh nhà thờ, anh làm việc trong âm thầm lặng lẽ mặc cho ai nói ra nói vào, từng ngọn cỏ anh cắt, từng nhánh cây anh tỉa, anh lại dâng lên Thiên Chúa như một lễ vật mọn hèn mong được đền bù những tội lỗi của mình trong suốt hơn 30 năm qua, sự trở về của anh là một hồng ân của Thiên Chúa qua trung gian của vị linh mục chánh xứ, vị linh mục ấy chính là Vị Mục Tử nhân lành (*) đã yêu thương chăm sóc đàn chiên của mình, con nào ốm đau cha lo chăm sóc, băng bó và bồi dưỡng, anh đã lắng nghe lời khuyên nhủ ân cần của cha và thay đổi lối sống, cha xứ còn gọi anh vào ở luôn trong nhà xứ và giao cho anh vài công việc như phụ trách phần âm thanh và dọn cung thánh trước và sau thánh lễ, nhưng anh đã khéo léo từ chối, anh biết cha xứ thương anh, nhưng vì mặc cảm tội lỗi của mình trong mấy chục năm qua, anh không dám đến gần cung thánh chỉ dám đứng từ xa ở góc cuối nhà thờ hay ngoài khuôn viên âm thầm làm những công việc lặt vặt, những lúc có thánh lễ an táng phải ra nghĩa trang, cha xứ đưa anh cầm sách thánh anh cũng không dám cầm và vội chuyền nhanh cho các em giúp lễ, vì anh cảm thấy mình bất xứng đụng chạm đến những gì thuộc về thánh. Đó là những điều mà tôi đã được chính anh tâm sự.

Anh đúng là hình ảnh của người thu thuế tội lỗi vào đền thờ cầu nguyện chỉ dám quỳ từ xa đấm ngực ăn năn “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”, anh cũng như người thu thuế kia chỉ biết tha thiết van xin lòng thương xót của Chúa chứ không dám kể lể công trạng gì.

Anh rất vui vẻ làm lại cuộc đời, nhìn thấy anh lên rước lễ gia đình chúng tôi chỉ biết gục đầu cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và cám ơn vị linh mục chánh xứ, rồi vào một ngày cuối năm, để cho bà con hưởng một cái tết vui tươi và hạnh phúc, công an địa phương cũng làm công tác dọn dẹp đường phố và tẩy trừ các tệ nạn xã hội, trong lúc anh đang say giấc ngủ, vào đúng nửa đêm một số công an đã đến gõ cửa nhà anh và mời anh lại tiếp tục đi “nghỉ mát”.

Lần này, trong thời gian ở trại cải tạo, bệnh của anh bộc phát ở giai đoạn cuối, anh đã bị nhiễm HIV từ lâu mà anh vẫn giấu gia đình. Từ trại cải tạo người ta chuyển anh về một bệnh viện gần nhà, khi chúng tôi lên thăm anh, được bác sĩ cho biết tình trạng của anh vô phương cứu chữa, anh chỉ còn sống được khoảng 2 tuần lễ nữa là cùng. Gia đình chúng tôi vào cha xứ trình bày về tình trạng của anh, cha xứ nói rằng cha đã biết trước cả gia đình vì chính bác sĩ đã gọi điện báo cho cha biết có một con chiên của cha mới được chuyển về đây, gia đình chúng tôi chỉ biết cúi đầu cảm phục về tinh thần trách nhiệm và tấm lòng phục vụ của cha.

Hôm sau anh đã được đưa về nhà để chữa trị, mục đích là để anh được đón nhận các bí tích sau hết và dọn mình chết lành, cha xứ đã ra tận nhà ban phép Giải Tội và Xức Dầu cho anh, anh đón nhận tất cả trong tâm tình vui vẻ, anh cũng biết đời mình sắp kết thúc, anh cũng sẵn sàng chấp nhận không nuối tiếc, nhưng khi nhìn thấy vợ con lòng anh dâng lên một niềm ân hận, anh có 6 người con một gánh quá nặng mà từ trước tới giờ anh đã chất nó trên vai người chị cả, người chị đã hy sinh cả đời mình để nuôi nấng các con anh, người vợ hiền chung thủy của anh luôn ở bên anh trong mọi tình huống đắng cay, tủi nhục của cuộc đời nhưng lại không có khả năng làm kinh tế, vì thế 6 người con của anh đã được cha mẹ anh và người chị cả nuôi dưỡng. Khoảng một năm trước đây, mừng anh trở lại với Chúa, người chị cả và người em gái của anh đã hy sinh cả số tiền dành dụm của mình trong nhiều năm để cất lại cho anh và vợ con anh một căn nhà khang trang sạch sẽ, giờ đây trước giờ phút ngắn ngủi từ giã cuộc đời, anh muốn nói lên một lời xin lỗi và cám ơn nhưng anh cũng không nói được, cố gắng lắm anh nói với người chị cả được một câu: “Chị ơi! Em thua rồi, em không làm được gì nữa cả”, người chị trả lời: “Không em không thua mà em đã chiến thắng, em quay về với Thiên Chúa là em đã chiến thắng”. Vâng, đúng vậy, anh đã chiến thắng, nói cho đúng hơn là chính tình yêu Thiên Chúa đã chiến thắng đã đưa anh về ấp ủ trong trái tim nồng cháy của Ngài.

Trái tim Chúa bến bờ hạnh phúc,
Luôn bao dung thao thức đợi mong.
Chiên hoang lạc lối ngược dòng,
Trái tim nhân hậu ngóng trông ngày về.


Mấy hôm sau, giây phút định mệnh của đời anh cũng đã đến, giây phút mà anh và mọi người vẫn âm thầm chờ đợi, giây phút Chúa đến gõ cửa linh hồn anh, chứ không phải các anh công an như những lần trước, đêm hôm đó anh cảm thấy trong người rất đau đớn, anh cố gắng chịu đựng, từng bụm máu tươi và mủ hòa chung đã tuôn ra từng đợt nơi miệng anh, những mụn lở loét trên người anh cũng đồng loạt vỡ tung, anh rất đau đớn nhưng cam chịu chỉ khẽ rên, vợ con anh thì xoa bóp tay chân cho anh đỡ đau nhức, chúng tôi ở bên cạnh anh cầu nguyện và đọc kinh dẫn đàng, ánh mắt anh liếc nhìn từng người chúng tôi như trăn trối muốn nói lời tạm biệt, hai bàn tay anh nắm chặt thánh giá có tượng Chúa chịu nạn và thầm đọc theo chúng tôi, trong giây phút vượt biển này chỉ có tình yêu Thiên Chúa là chiếc phao duy nhất để anh bám víu và đưa con thuyền đời anh đi đúng hướng mà thôi, đến khoảng 8 giờ sáng hôm sau, anh đã thanh thản ra đi trong bình an. Hôm đó là ngày 08 / 08 / 2006.

Trong thánh lễ an táng của anh, cha xứ đã chia sẻ với cộng đoàn về anh, về những công việc thầm lặng mà anh đã làm trong tâm tình thống hối ăn năn, cha tin tưởng anh được cứu rỗi nhờ vào Lòng Thương Xót vô biên của Chúa và cha nói với chính anh rằng: “Tôi hy vọng rằng, một ngày nào đó Chúa gọi tôi về, anh sẽ ra đón tôi ở cửa Thiên Đàng”. Sau thánh lễ cha đã thay mặt gia đình cám ơn mọi người đã yêu thương và giúp đỡ anh và gia đình trong những ngày cuối đời của anh và nhất là những ngày anh đã nằm xuống, và với nguyên bộ phẩm phục trên người, cha tiễn anh đến cuối nhà thờ để đưa đi hỏa táng, khi chuyển quan tài anh lên xe, tấm lòng người mục tử dâng lên một niềm cảm xúc bồi hồi, những giọt nước mắt yêu thương đang long lanh nơi khóe mắt…

Trái Tim Chúa Giêsu là “Lò lửa yêu mến hằng cháy”, Tình yêu bừng cháy nơi Trái Tim Ngài chính là Thần Khí Thiên Chúa, cháy bằng ngọn lửa hằng sống là tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi không bao giờ tắt. Nơi Trái Tim Chúa một tình yêu luôn kiên nhẫn đợi chờ, Ngài chờ đợi cho đến mùa gặt, qua dụ ngôn “Cây lúa và cỏ lùng”( Mt 13,24-29 ), chúng ta nhận thấy tình yêu bao la đầy khoan dung của Thiên Chúa, vì Ngài là Cha nhân lành, chậm bất bình và đầy lòng khoan dung như Ngài đã dạy thần dân rằng: “Người công chính phải có lòng nhân ái. Ngài đã cho con cái niềm hy vọng tràn trề là người có tội được Ngài ban ơn sám hối”(Kn 12, 19). Không một thánh nhân nào mà không có một quá khứ lỗi lầm, vì thế, chẳng có một tội nhân nào lại chẳng có thể có một tương lai tốt đẹp.

Trái tim Chúa ân tình no thỏa,
Cho mặt trời chiếu tỏa ánh quang.
Mưa rơi tưới mát đại ngàn,
Cả người công chính, kẻ gian hưởng nhờ.


Thánh Tâm Chúa Giêsu đã giải thoát con người khỏi quyền lực của tội lỗi và là nơi ẩn náu, cậy trông của những tâm hồn thất vọng, Tình yêu Chúa sẽ cải hóa tâm hồn của họ. Nhờ đức tin, con người mới có thể nhận ra được tình thương của Thánh Tâm Chúa được mở ra, lôi kéo con người tới để lãnh nhận ơn tha thứ và tình thương của Ngài.

Trong Trái Tim Chúa yêu muôn đời…Con xin được một chỗ nghỉ ngơi…
Nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi…như nước mưa tan trong biển khơi…
Nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi… Trái tim con trong Trái tim Người…
Nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi…Là tình con trong khối tình Người…


(Trong Trái Tim Chúa – Phanxicô)

Tháng 6 Giáo hội dành đặc biệt để kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, Giáo hội cũng muốn nhắc cho mỗi người Ki tô hữu nhớ lại những gì mà chúng ta đã được nhận lãnh nhờ tình yêu của Thiên Chúa và những gì mà chúng ta đang phải nổ lực quyết tâm vươn tới bằng sự đáp trả lại tình yêu Thiên Chúa. Thánh Tâm Chúa Giêsu luôn là nguồn êm ái dịu dàng cho mọi tâm hồn biết chạy đến nương nhờ nơi Trái Tim đầy yêu thương của Ngài. Chúng ta nài xin Tình Yêu Thiên Chúa ban ánh sáng cho bóng tối trần gian của chúng ta và sưởi ấm cho tâm hồn giá lạnh của nhân loại. Chúng ta khiêm tốn nguyện xin Thiên Chúa ban thêm đức tin và lòng mến trong tâm hồn chúng ta để mỗi chúng ta luôn biết tôn sùng và đền tạ Thánh Tâm Chúa và đốt lên trong con tim nhỏ bé chúng ta một ngọn lửa mến nồng nàn được nhóm từ ngọn lửa nơi Thánh Tâm Chúa Giêsu, để nhờ ân sủng Chúa, ngọn lửa ấy được lan tỏa đến với tha nhân.

Lạy Trái Tim Chúa Giêsu là lò lửa yêu mến hằng cháy.

Xin thương xót chúng con. Amen.

- Mặc Trầm Cung.

* Anh Nguyễn Văn C …(*) là anh ruột của Mặc Trầm Cung.

* Vị Mục Tử nhân lành (*) chính là Lm Vinh Sơn Bùi Quang Điện, hiện nay đang nghỉ dưỡng bệnh tại tư gia thuộc giáo xứ Lạc Quang, Hạt Hóc Môn, Giáo phận Sài Gòn.
 
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Faculties – Fifteen Marks Of The Church
Nguyễn Trọng Đa
08:40 07/06/2009
Faculties
Năng quyền, quyền hạn. Là các quyền được Tòa thánh ban cho các giám mục, và quyền đươc đấng bản quyền ban cho các linh mục, để các vị này thực hiện năng quyền cho các tín hữu dưới quyền tái phán của các vị. Từ ngữ này thường được sử dụng nhất trong liên quan với bí tích Hòa giải, trong đó năng quyền là cần thiết cho linh mục để giải tội, không những là hợp pháp mà còn có hiệu lực nữa. Tuy nhiên, năng quyền cho việc ban bí tích hợp pháp là cần thiết cho mọi bí tích, với mức độ thay đổi về trách vụ. Ở tầm vóc rộng lớn hơn, năng quyền cũng là cần thiết cho việc thực thi quyền bính Giáo hộ, hoặc nói chung, cho việc thực thi bất cứ hành vi nào của quyền tài phán trong Giáo hội Công giáo. Trong mỗi trường hợp, người ta thừa nhận rằng người trao năng quyền có quyền thực hiện năng quyền, và người tiếp nhận năng quyền cũng có quyền thực thi năng quyền ấy.
Faculty
Khả năng, năng lực, tài năng. Là sức lực hay khả năng làm một điều gì đó. Đây là một tiềm năng tích cực, chứ không thuần túy là một khả năng tiêu cực. Nơi con người, chính một tùy thể giúp con người sẵn sàng làm việc trong một cách đặc biệt vì một mục đích đặc biệt, chẳng hạn khả năng của tư tưởng là trí tuệ, giúp con người biết được thực tại bên ngòai tâm trí. (Từ nguyên Latinh facultas, khả năng, tiện nghi.)
Fairness
Ngay thẳng, công bằng, vô tư. Là hình thức công bằng được thực thi ở nơi không có quy định tích cực của điều gì là đúng và ngay thẳng. Sự ngay thẳng là sự sẵn sàng của ý chí, qua đó một người có xu hướng trao cho người khác điều người ấy đáng có, ngay cả khi thiếu một luật đặc biệt.
Faith
Lòng tin, đức tin. Là sự chấp nhận lời của một người khác, tin rằng mình biết điều người khác đang nói và chân thành nói lên sự thật. Động cơ nền tảng của lòng tin là uy quyền (hoặc quyền đáng được tin) của người đang nói. Uy quyền này kiến thức xứng hợp của điểu người ấy đang nói tới, và sự liêm khiết không muốn lừa gạt người khác. Được gọi là đức tin khi người được tin là Chúa, và lòng tin người là khi người được tin là con người. (Từ nguyên Latinh fides, tin; thói quen tin; đối tượng tin.)
Faith, Act Of
Hành vi đức tin, giục lòng tin, Kinh tin. Là sự đồng ý của tâm trí với điều Chúa đã mặc khải. Một hành vi của đức tin siêu nhiên đòi hỏi ơn Chúa, hoặc hiện sủng hoặc ơn thánh hóa hoặc cả hai. Nó được thực thi dưới ảnh hưởng của ý chí, vốn đòi hỏi sự trợ giúp của ơn Chúa để làm cho con người sẵn sàng tin. Và nếu hành vi đức tin được thực hiện trong tình trạng ân sủng, nó đáng được thưởng công trước mặt Chúa. Các hành vi minh nhiên của đức tin là cần thiết, nhất là khi nhân đức tin được thử thách bởi cơn cám dỗ hay đức tin bị thách thức, hoặc lòng tin có thể bị suy yếu nếu không được củng bố bằng các hành vi đức tin. Kinh Tin đơn giản và được dùng rộng rãi là “Lạy Chúa con tin thật vào Chúa và các điều Hội Thánh dạy, vì Chúa là Đấng thông minh và chân thật vô cùng đã phán truyền cho Hội Thánh. Amen."
Faith And Reason
Đức tin và lý trí. Là mối quan hệ giữa sự đáp trả của con người với mặc khải của Chúa và việc sử dụng trí thông minh bẩm sinh của con người. Mối quan hệ này chủ yếu gồm ba lọai, trong đó vai trò của lý trí là giúp đỡ đức tin: 1. lý trí có thể thiết lập nền móng hữu lý cho niềm tin bằng cách chứng minh sự hiện hữu của Chúa, quyền uy hay khả tín tính của Chúa như là Đấng khôn ngoan và đáng tin tưởng, và chứng minh rằng Chúa thật sự tỏ lộ Mặc khải, vì Chúa đã khẳng định việc này bằng các phép lạ chứng minh là Chúa đã nói với lòai người, nhất là trong ngôi vị của Chúa Giêsu Kitô; 2. lý trí có thể phản ảnh điều Chúa đã mặc khải và do đó đi sâu vào sự hiểu biết rõ ràng về các mầu nhiệm của Chúa; and 3. lý trí cũng có thể cho thấy rằng các mầu nhiệm đức tin là hài hòa với các sự thật được biết đến một cách tự nhiên, và có thể bảo vệ hiệu lực của các mầu nhiệm chống lại cáo buộc cho rằng các mầu nhiệm là trái với lý trí.
Faithful, The
Tín hữu. Là các Kitô hữu trung tín qua hai điều: thứ nhất là qua việc họ đồng ý với mặc khải của Chúa, và lần nữa qua việc họ sống đúng lời họ tuyên xưng.
Faith Versus Fatalism
Đức tin chống thuyết định mệnh. Là hiện tượng trong lịch sử tôn giáo thế giới cho rằng vì lòng tin vào Thiên Chúa ngôi vị sút giảm, thuyết định mệnh trám vào chỗ đó. Những ai tin Chúa nghĩ rằng có nhiều hơn cho các sự kiện con người – và do đó cho lịch sử -- hơn là các dữ liệu thô lộ diện ra trong lúc quẩn bách nội tâm. Có ý muốn và có sự thực hiện tự do trong vũ trụ: của Chúa, Đấng tự do hướng dẫn nhân lọai, và của con người được tự do từ chối hay chấp nhận thánh ý của Chúa.
Faith, Virtue Of
Nhân đức tin. Là nhân đức đối thần phú bẩm nhờ đó một người có khả năng “tin rằng điều Chúa đã mặc khải là đúng sự thật – không bởi vì chân lý nội tại được nhìn thấy với ánh sáng hữu lý của lý trí – nhưng bởi quyền uy của Chúa đã mặc khải điều đó, và bởi Chúa là Đấng không lừa dối và không bị lừa dối” (Công đồng cbhung Vatican I, Denzinger 3008).
Faldstool
Ghế lễ, ghế chân chữ X. Là ghế xếp di chuyển được, dùng cho gíam mục trong các nghi lễ phụng vụ chính thức. Các giám chức nào hưởng đặc quyền biểu nghi giám mục có thể sử dụng ghế này.
Fall
Sa ngã. Là nguyên tội của ông Adam (A-đam) và bà Eve (E-va), qua đó hai ông bà mất tình bạn với Chúa và các ơn ngọai nhiên dành cho họ và cho dòng dõi nhân lọai của họ.
Fallacy
Ngụy biện, dối trá. Là vi phạm nguyên tắc hợp lý, được che giấu dưới bỏ bọc hiệu lực tính. Nó là sự ngụy biện và do đó những gì là phi lý cũng là sai lạc. Sự dối trá bao hàm cả sự sai lầm và yếu tố lừa gạt ít nhiều có chủ tâm, trong sự trình bày bằng chứng hay luận chứng. (Từ nguyên Latinh fallere, lừa gạt.)
Fallen Nature
Bản tính sa đọa. Là bản tính con người từ khi ông Adam sa ngã. Đây là bản tính thiếu sự quân bằng đúng đắn mà nguyên thủy nó đã có. Đó là bản tính có thương tích nhưng không hư hỏng. Từ khi sa ngã, con người có xu hướng nội tại là tránh xa điều tốt về luân lý và hướng tới điều xấu. Con người bị suy yếu trong khả năng biết chân lý và muốn sự thiện thật sự. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của ân sủng, con người có thể vượt thắng các xu hướng tự nhiên này và trở nên được thánh hóa trong quá trình đó.
Fall Of Adam
Adam sa ngã, Ađam sa ngã. Là tội đầu tiên của ông tổ loài người. Hậu quả là ông tự đánh mất cho mình và cho hậu duệ ơn siêu nhiên, đó là ơn thánh hóa, và các ơn ngọai nhiên của sự tòan vẹn con người, bất tử về thể xác và không thể đau khổ. Việc sa ngã thường chỉ nhắc đến ông Adam vì ông được chỉ định về pháp lý làm ông tổ nhân lọai, và tội của ông truyền lại cho hậu duệ của mình. Tuy nhiên, bà Eve (E-va) cũng chia sẻ việc sa ngã của lòai người, bởi vì bà cám dỗ ông Adam, sau khi bà bị quỷ dữ cám dỗ. Ông Adam và bà Eve, mặc dầu được ban nhiều ơn đặc biệt, vẫn còn có sự tự do để chọn điều xấu luân lý. Họ không còn hưởng diễm phúc nhìn thấy Chúa, và do đó chỉ có đức tin mách bảo cho họ biết điều Chúa cấm là thật sự xấu xa, và điều Chúa đe dọa sẽ thật sự xảy ra. Không rõ họ phạm tội gì. Nhưng gần như chắc chắn đó là không vâng lời vì kiêu ngạo. Họ đầu hàng với lời gợi ý của quỷ rằng họ có thể trở nên như Chúa.
False
Giả mạo, giả dối, ngụy tạo, thất thiệt. Là điều không đúng trong tư tưởng, lời nói, hay dáng vẻ bề ngòai. Điều gì không đúng trong tư tưởng là sai lầm về luận lý. Sự không đúng trong lời nói hay câu viết là sự nói dối. Và sự sai lạc hay lừa gạt trong dáng vẻ bề ngòai là sai lầm về hữu thể, hoặc sai lạc trong hữu thể, và là dịp sai lầm trong phán đóan.
False Conscience
Lương tâm giả dối. Là sự phán đóan của tâm trí, khi nó quyết định cách sai lầm rằng điều gì là hợp pháp nhưng thật ra là không hợp pháp, hoặc ngược lại. Sự sai lầm có thể là do các nguyên tác sai lầm được sử dụng, hoặc do tâm trí bị u mê hay lẫn lộn trong tiến trình lý luận.
False Witness
Người chứng giả, chứng nhân giả, người chứng dối. Trong bản văn gốc của Mười điều răn (Xh 20:16), đó là cấm làm chứng gian hại người khác trước tòa án, khi làm chứng cho bên nguyên hay bên bị. Khi một người chứng bị phát hiện nói láo, người ấy sẽ chịu hình phạt như hình phạt đối với tội mà người ấy đã làm chứng gian chống lại người khác. Theo dòng thời gian, cả trước kỷ nguyên Kitô giáo, điều răn này đã được hiểu là cấm mọi điều nói không thật.
Family
Gia đình. Là một nhóm người có quan hệ hôn nhân hay huyết nhục, và gồm có điển hình một người cha, một người mẹ và con cái. Một gia đình là một xã hội tự nhiên, mà quyền hiện diện và tồn tại đã được thiên luật quy định. Theo Công đồng chung Vatican II, “gia đình là nền tảng của xã hội” (Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay, II, 52). Ngòai gia đình tự nhiên, Giáo hội cũng nhìn nhận gia đình siêu nhiên của giáo phận và của một Dòng tu, mà các thành viên phải cộng tác với nhau để xây dựng Thân Thể Chúa Kitô (Sắc lệnh về nhiệm vụ mục vụ của các Giám mục trong Giáo hội, 34; và Hiến chế tín lý về Giáo hội, 43). (Từ nguyên Latinh familia, gia đình, thành viên của một gia đình; từ chữ famulus, người giúp việc.)
Family Planning
Kế hoạch hóa gia đình. Là việc điều hòa hay hạn chế tăng thành viên gia đình bằng bất cứ biện pháp ngừa thai nào. Trong ngôn ngữ phổ thông, nó trở thành đồng nghĩa với ngừa thai như một chính sách cố ý.
Family Rosary
Lần chuỗi gia đình. Là một phong trào quốc tế cổ vũ việc các thành viên gia đình lần chuỗi Mân Côi chung trong nhà. Được các Đức Giáo hòang khuyến khích, tập tục được Đức giáo hòang Phaolô VI đặc biệt khuyên trong tông huấn của ngài năm 1974 về lòng sùng kính Đức Trinh Nữ. Ngài tuyên bố: “Không nghi ngờ gì nữa, sau việc cử hành Phụng vụ các Giờ Kinh, là đỉnh cao mà kinh nguyện gia đình có thể đạt tới, chuỗi Mân Côi nên được xem như là một trong các lời kinh đọc chung hay nhất và có hiệu quả nhất, mà gia đình Kitô hữu được mời đọc" (Marialis Cultus, 54).
Fanaticism
Cuồng tín, cuồng nhiệt. Là một tâm trạng gây ra các phản ứng quá đáng trong lời nói hay cách ứng xử, thường gần như là mất trí, nhất là trong các vấn đề tôn giáo. Cuồng tín khác với sự mất trí trong việc tập trung vào một lĩnh vực ứng xử mà thôi; trong các tiền lệ có sự nhồi sọ kéo dài, ít nhất là mặc nhiên; trong ý nghĩa sâu sắc của sự tận hiến cho một chính nghĩa đặc biệt; trong sự nhiệt tình cảm xúc mà với nó chính nghĩa được theo đuổi; và trong sự tức giận mù quáng chống lại một người hay nhiều người đứng trên đường. (Từ nguyên Latinh fanaticus, thuộc về một đền thờ; được thần linh cảm hứng, nhiệt tình; fanum, một đền thờ.)
Fantasm
Ảo mộng, ảo tưởng, ảo ảnh. Là kinh nghiệm cảm giác trong trí tưởng tượng của con người, và trí tuệ lấy ý tưởng từ kinh nghiệm này. Ấn tượng cảm giác có thể là hình ảnh, thính thị, hoặc cái gì khác thích hợp với các cảm giác bên ngoài. Các sự truyền đạt của Chúa thường xảy ra như ảo mộng, như các mặc khải Kinh thánh của Tân Ước, được cho là xảy ra trong giấc mộng hay giấc mơ. Chữ fantasm còn được viết là phantasm.
Fatalism
Thuyết định mệnh. Là niềm tin vào sự không thể tránh được của mọi biến cố, dù bị gây ra hay không gây ra. Nó khác với số mệnh trong nghĩa là nó cung cấp sự không thể tránh được trên cơ sở của quan hệ nhân quả.
Fate
Số phận, số mạng, định mệnh, vận mạng. Là một sự tất yếu được tiền định và không thể tránh được. Trong các tôn giáo không Kitô, xưa và nay, đó là niềm tin cho rằng các biến cố tạo thành một chuỗi nguyên nhân và hậu quả với thuyết tất định tuyệt đối. Nó khác với vận may (fortune) vì vận may nằm ngoài thuyết tất định. (Từ nguyên Latinh fatum, điều đã nói.)
Father
Chúa Cha, cha, thân phụ, tổ phụ, giáo phụ, nghị phụ. Về thần học, cha hay thân phụ là đấng tạo ra một đấng khác giống như mình, với bản thể riêng của mình. Như thế có một Cha trong Chúa Ba Ngôi, và Cha sinh ra Con. Nhưng một Chúa Ba Ngôi được nói là như một Cha, vì Chúa sáng tạo các loài có lý trí để chia sẻ sự sở hữu của Ngài về kiến thức và tình thương. Nơi loài người, cha là thân phụ của con cái mình, và sẽ là ông tổ của hậu duệ của mình. Trong cách sử dụng của Giáo hội, từ ngữ “Giáo phụ” (Cha) được áp dụng cho các phát ngôn viên và người bênh vực Kitô giáo ở thời kỳ đầu, từ ngữ “Nghị phụ” cho các giám mục tham dự các công đồng chung hay công đồng miền, từ ngữ “Cha” cho các linh mục nói chung hay cho các linh mục làm công tác đặc biệt, như cha giải tội hay linh hướng cho tín hữu.
Fathers Of The Desert
Các tu phụ sa mạc. Là các vị ẩn tu và đan tu thời Giáo hội sơ khai, họ phát triển lối sống tu trì từ nguồn gốc Tin Mừng, và đặt nền móng cho mọi Dòng tu tương lai sống đời hoàn thiện Kitô giáo. Vì đa số các vị sống trong sa mạc Ai Cập, từ thế kỷ thứ ba đến thế kỷ thứ tư, các vị được gọi là “các tu phụ sa mạc”. Bộ sưu tập tiêu chuẩn về đời sống các vị này gồm có mười cuốn, và chứa tiểu sử của các thánh Phaolô, Antôn, và Hilarion, và các thánh nữ tu Eugenie, Euphrasia, Euphrosyne, Maria người Ai Cập, và nhiều vị khác nữa.
Fátima, Our Lady Of The Rosary Of
Đền thánh Đức Mẹ Mân Côi Fatima. Là Đền thánh dâng kính Đức Mẹ trên một vùng núi của miền Trung Bồ Đào Nha gần Cova da Ira. Đây là nơi diễn ra sáu lần Ðức Mẹ hiện ra từ ngày 13-5 đến ngày 13-10-1917, với ba trẻ nông thôn là Lucia Santos, Jacinta Marto, và em trai Francisco. Trong các lần hiện ra, Mẹ Maria nói với các em hãy có các cuộc rước kiệu tôn vinh Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, và hãy nói với các tín hữu phải ăn năn sám hối và lần chuỗi Mân côi, vì nếu không thế giới sẽ bị luận phạt do tội lỗi của mình. Trong lần hiện ra vào tháng 10, khỏang 70.000 người chứng kiến phép lạ mặt trời múa thật ngoạn mục. Năm 1930 các Giám mục Bồ Đào Nha đã tuyên bố các lần hiện ra tại Fatima là có thực, và năm 1942 Ðức Giáo hoàng Piô XII, đáp lời Mẹ yêu cầu, đã dâng hiến thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Năm 1967 Ðức Giáo hoàng Phaolô VI đích thân viếng thăm và cầu nguyện tại đền thánh, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Mẹ hiện ra ở đó.
Fátima Invocation
Lời khẩn cầu Fatima. Là lời cầu nguyện mà Đức Mẹ nói với ba trẻ ở Fátima (năm 1917) là yêu cầu các tín hữu đọc. Kinh này được đọc giữa hai chục Kinh Kính Mừng khi lần chuỗi, đọc là: “Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội lỗi chúng con, xin cứu chúng con cho khỏi sa hỏa ngục. Xin đem các linh hồn lên Thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn."
Fátima Secret
Bí mật Fatima. Là phần thứ ba trong ba phần của nội dung lần Đức Trinh Nữ hiện ra ở Fatima ngày 13-7-1917. Nội dung này được viết lại bởi Nữ tu Lucy, tu Dòng Carmêlô và là một trong ba trẻ được Đức Mẹ hiện ra cho thấy, tại nơi nay là đền thánh Đức Mẹ Fatima nổi tiếng ở Bồ Đào Nha. Phần Một mô tả việc xem thấy hỏa ngục. Phần Hai là lời hứa cho dân nước Nga trở lại, qua việc sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ. Phần Ba là một “bí mật” chỉ được tiết lộ vào năm 1960, hoặc khi Chị Lucy qua đời. Được biết là Chị Lucy đã nói bí mật với Đức Giáo hoàng Gioan XXIIII, dường như là báo trước các thử thách lớn cho Giáo hội, nhưng nội dung thực sự không được tiết lộ.
Feast
Lễ trọng. Là các lễ Giáo hội dành riêng để tôn kính đặc biệt Thiên Chúa, Chúa Cứu Thế, các thiên thần, các thánh, các mầu nhiệm và biến cố thánh. Một số là lễ cố định, như lễ Chúa Giáng Sinh hay lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội; một số là lễ di động, diễn ra khác ngày tùy theo từng năm. Kể từ Công đồng chung Vatican II, các lễ trọng được chia ra thành lễ trọng (solemnitas), lễ kính (festum), và lễ nhớ (memoria) tùy theo trật tự quan trọng. Các lễ nhớ cũng được chia thành lễ quy định hay lễ tùy ý. Dưới các lễ này là ngày thường, không có hạng nghi thức đặc biệt. Và có một hạng riêng cho các lễ chủ nhật trong năm, và các mùa phụng vụ khác nhau, như mùa Vọng và mùa Chay. Tất các các chủ nhật và mùa này được gọi là “thời gian thánh”, với mục đích tôn giáo là giúp tín hữu tưởng nhớ quanh năm các mầu nhiệm chính trong đạo, và các nhân vật quan trọng của Kitô giáo.
Febronianism
Thuyết Febronius. Là một hệ thống các mối quan hệ giữa Nhà Nước và Giáo hội, được phát triển bởi Johann Nikolaus von Hontheim (1701-90), Giám mục phụ tá giáo phận Trier, với bút danh Justinus Febronius. Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Pháp giáo, Hontheim tán thành sự lệ thuộc của các tổ chức Giáo hội với Nhà nước, và cho rằng Chúa Kitô trao quyền bính của Giáo hội, không trực tiếp cho Đức Giáo hoàng hay các Giám mục, nhưng chỉ trao qua toàn thể các tín hữu, chối bỏ bất khả ngộ tính của Giáo hòang, và cho rằng quyền tối thương không thuộc về Ngai tòa Phêrô. Theo Hontheim, Đức Giáo hoàng phải tùy thuộc các giám mục; và các giáo hội quốc gia, tùy thuộc vào Nhà Nước, nên được thành lập trên toàn thế giới Công giáo. Đức Giáo hoàng Clement XIII lên án Hontheim vào năm 1764. Trong số các nhà lãnh đạo dân sự tìm cách thực hiện thuyết Febronius có Vua Joseph II nước Áo (1741-90) và Vua Leopold II xứ Tuscany (1797-1870).
Feeblemindedness
Đần độn, kém thông minh, nhu nhược. Là điều kiện phát triển trí tuệ bị hạn chế. Trong nhiều quốc gia, từ thời Giáo hội sơ khai, đây là đối tượng được Giáo hội chăm sóc đặc biệt. Các mức độ kém thông minh thường được phân biệt trên cơ sở chỉ số thông minh của một người như sau: sự ngu ngốc, với tuổi khôn lên tới ba tuổi và đòi hỏi sự theo dõi thường xuyên; sự ngu đần, với tuổi khôn lên tới bảy tuổi, có khả năng học những việc làm đơn giản, nhưng hiếm khi đọc và viết được; và tình trạng khờ dại, với tuổi khôn từ tám tới mười hai tuổi, và có khả năng thỉnh thoảng làm được việc chân tay phức tạp. Chưa tới 10% những người này có khiếm khuyết thể lý. Trách nhiệm luân lý của họ tùy thuộc vào tuổi khôn, nhưng nhất là vào sự đào luyện giáo lý của họ. Tuy nhiên người ta nhận thấy rằng những người khuyết tật tâm thần chứng tỏ khả năng đặc biệt về động lực tôn giáo và phát triển thiêng liêng. Trong cách sử dụng thông thường hiện nay, từ ngữ “đần độn” hay “kém thông minh” được thay thế bằng các từ đồng nghĩa như “chậm phát triển” (retardation) hay “khuyết tật tâm thần” (mentally handicapped.)
Feeling
Cảm giác, tình cảm, cảm nghĩ. Là một trạng thái hay cảm nghiệm có ý thức. Đặc biệt trong triết học kinh viện, đó là một kinh nghiệm của các giác quan bên trong hay bên ngòai, cụ thể là thị giác, khứu giác, xúc giác, thính giác, vị giác, và cảm giác cơ thể. Tình cảm thường được xem giống như cảm xúc, nhưng cảm xúc có thể là về tinh thần nữa, trong khi cảm tình là thuộc trật tự vật chất, nếu nói đúng nghĩa.
Felicity
Hạnh phúc. Là bất cứ mức độ hay hình thức nào của hạnh phúc, hoặc bất cứ điều gì làm cho người ta hạnh phúc. Nó hàm chứa sự thích đáng và do đó hàm chứa sự hòan thành ước muốn. (Từ nguyên Latinh felicitas, hạnh phúc, phúc lành.)
Felix, Antonius
Antonius Felix, tổng trấn Antonius Phê-lích ở Judaea (Giu-đê, năm 53-60). Mặc dầu nổi tiếng về cai trị độc tài, ông tỏ ra khoan dung một cách không đặc biệt với Phaolô, sau khi Phaolô được đưa đến trước mặt ông ở Caesarea (Xê-da-rê) năm 60, vì bị người Do Thái cáo buộc là gây xáo trộn lòng tin của người dân, bằng cách rao giảng lối sống Kitô giáo (Cv 24:1-27). Ông Felix có thể có lương tâm bứt rứt, vì ông kiêng không đưa ra phán quyết về tội của Phaolô, sau hai phiên tòa. Rốt cuộc, ông trao số phận của Phaolô cho người kế nhiệm ông là ông Porcius Festus (Po-ki-ô Phét-tô, năm 60-62), nhưng vì muốn được lòng người Do Thái, ông cứ để Phaolô ở lại trong tù.
Fellowship
Cộng đòan tín hữu, mối hiệp thông, hiệp hội, tình bạn, tình bằng hữu, tình đồng nghiệp. Là cộng đòan, nhất là cộng đòan Kitô hữu, được xem như là “các tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý” (Cv 4:32). Đây là toàn thể các tín hữu được liên kết với nhau bằng đức tin vào Đức Kitô, việc thờ phượng chung, và sự trung thành chung với quyền bính của Giáo hội được Chúa thiết định. Mối hiệp nhất càng gần gũi, tình hiệp hội càng thân mật.
Fel. Mem.
Felicis memoriae – Hân hạnh tưởng nhớ.
Fel. Rec.
Felicis recordationis – Hân hạnh tưởng nhớ.
Feminism
Phong trào nữ quyền, thuyết nữ quyền. Là thuyết và phong trào cổ vũ việc trao cho phụ nữ các quyền xã hội, chính trị, và kinh tế giống như quyền được trao cho nam giới. Trên bình diện luân lý và tâm lý, thuyết nữ quyền tuyên bố là các đặc tính nữ giới đều có nơi nam giới.
Fer
Feria – Ngày thường.
Fer. 2, 3, 4, 5, 6
Fer. 2, 3, 4, 5, 6; Feria secunda, feria tertia, feria quarta, feria quinta, feria sexta – Thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu.
Feria
Ngày thường. Trong ngôn ngữ phụng vụ, là bất cứ ngày nào trong tuần mà không có lễ đặc biệt được cử hành. Những ngày như thế được gọi là “ngày thường” (ferial days, feriae). (Từ nguyên Latinh feria, ngày thường.)
Ferial
Ngày thường. Trong lịch phụng vụ được duyệt lại, là ngày trong tuần không có lễ đặc biệt hay lễ vọng được cử hành trong Thánh lễ, hay trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Vào các ngày thường, Thánh lễ có thể là lễ chủ nhật trước đó, hay lễ nhớ tùy ý, lễ ngọai lịch, hay lễ cầu hồn. Trong Mùa Vọng và Mùa Chay, lễ ngày thường đều là lễ riêng, và không được phép tự do chọn lễ khác. Nói chung, các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu của mỗi tuần lễ được gọi là các “ngày thường” (feriae) và được đếm theo thứ tự từ hai đến sáu. Ngày Chủ nhật, hay ngày Chúa nhật (Dominica), luôn là ngày đầu của tuần lễ và ngày thứ Bảy (Sabbatum) là ngày thứ bảy của tuần lễ.
Fertility Drug
Thuốc tăng sinh sản, thuốc hỗ trợ sinh sản. Là dược phẩm thắng được sự vô sinh của nữ giới bằng cách kích thích sự rụng trứng. Thuốc này chủ yếu là hóocmôn kích thích nang (FSH), hay hóocmôn tạo hòang thể (LH), hoặc hóocmôn tương tự. Trên nguyên tắc luân lý Công giáo, việc sử dụng thuốc này là được phép bình thường, và có thể được khuyến khích nữa.
Ferule (Ferula)
Cái thước bản. Là cái roi dài mà trước kia các linh mục thuộc Tòa Xá giải Tòa Thánh khẽ đánh các hối nhân. Đức Giáo hòang Benedict XIV ban tiểu xá 20 ngày cho ai tuân giữ nghi thức tượng trưng này. Các thước bản cũng là cái gậy với thanh ngang ngắn bên trên, được các giáo sĩ hay giáo dân dùng để đỡ mình đứng, trước khi được phép ngồi xuống. Các tu sĩ Dòng Maron, người Ethiopia ly khai và người Coptic ly khai vẫn còn sử dụng thước bản này trong nhà thờ.
Festus, Porcius
Tổng trấn Porcius Festus, tổng trấn Po-ki-ô Phét-tô. Người kế nhiệm Antonius Felix (Phê-lích) làm Tổng trấn xứ Judaea (Giu-đê). Ông thừa hưởng từ người tiền nhiệm các cáo buộc của người Do Thái chống lại Phaolô (Cv 25:1-12). Thay vì tạo sự bất ổn nếu chống người Do Thái, quan Festus chuyển Phaolô về giam ở Jerusalem. Nhưng biết được sự thù địch của người Do Thái đối với ngài và họ âm mưu giết ngài, Phaolô nêu quyền của mình với tư cách là công dân Roma để yêu cầu ra trước tòa án của Caesar (Xê-da). Vua Herod Agrippa II (Ác-ríp-pa) hiếu kỳ đồng ý xử vụ này (Cv 25:22), và Phaolô bất khuất hùng hồn kể lại việc ngài trở lại và sứ vụ của ngài (Cv 26). Tổng trấn Festus ngắt lời ông, lớn tiếng nói: "Ông Phao-lô, ông điên mất rồi! Ông hay chữ quá nên hoá điên!" (Cv 26:24). Nhưng, thật là may mắn cho bị cáo, lòng thành của Phaolô gây ấn tượng tốt cho Vua Agrippa, và vua nhận xét với chút hài hước hòang gia: “Chút nữa là ông thuyết phục được tôi trở thành Ki-tô hữu rồi đấy" (Cv 26:28). Phaolô được tuyên là vô tội và được trả tự do.
Feticide
Giết thai nhi, phá thai. Là trực tiếp sát hại một thai nhi. Đây là việc sát nhân, nên luôn là tội trọng. (Từ nguyên Latinh fetus, đứa trẻ trong tử cung + -cidium, giết chết.)
Fideism
Duy tín thuyết. Là từ ngữ áp dụng cho nhiều thuyết, vốn cho rằng đức tin là nguồn duy nhất hay nguồn tối hậu của mọi sự hiểu biết về Chúa và điều thiêng liêng. Tên này được đặt ra bởi các đồ đệ của triết gia Kant (1724-1804) và triết gia Schleiermacher (1768 -1834), cả hai vị này đều từ chối khả năng của lý trí để hiểu biết Chúa hoặc luật luân lý một cách chắc chắn. (Từ nguyên Latinh fides, niềm tin; thói quen tin; đối tượng tin.)
Fidejussor
Fidejussor, người bảo lãnh, người bảo đảm. Nghĩa đen là “người làm chứng bằng đức tin”. Từ ngữ đôi khi được áp dụng cho người bảo lãnh tại lễ rửa tội trẻ em. Họ chứng thực cho đức tin thay cho trẻ nhỏ, và hứa bảo đảm, nếu là cần thiết phải hứa, rằng đứa trẻ sẽ được nuôi dạy trong đức tin Công giáo.
Fifteen Marks Of The Church
Mười lăm đặc điểm của Giáo hội. Là mười lăm đặc điểm của Giáo hội đích thực được triển khai bởi thánh Robert Bellarmine (1542-1621), Hồng y Tổng giám mục tổng giáo phận Capua, và Tiến sĩ Giáo hội. Là người cùng thời với các nhà Cải cách Tin Lành thuở ban đầu, ngài mở rộng bốn đặc điểm truyền thống thành mười lăm đặc điểm như sau: 1. tên của Giáo hội là Công giáo, phổ quát, tòan cầu, và không bị giới hạn bởi bất cứ quốc gia nào hay dân tộc nào; 2. sự cổ xưa, với nguồn gốc trực tiếp lên tới Chúa Giêsu Kitô; 3. tồn tại luôn mãi mà không thay đổi về bản chất qua bao thế kỷ; 4. phát triển về số lượng các thành viên trung thành; 5. sự kế tục hàng Giám mục từ các thánh Tông đồ đầu tiên trong Bữa Tiệc Ly cho đến phẩm trật ngày nay; 6. sự nhất trí tín lý của giáo lý với giáo huấn của Giáo hội xưa; 7. sự hiệp nhất giữa các thành phần Giáo hội với nhau và với vị thủ lĩnh hữu hình là Đức Giáo hòang; 8. sự thánh thiện của giáo lý phản ảnh sự thánh thiện của Chúa; 9. tính hiệu quả của giáo lý trong sức mạnh thánh hóa các tín hữu và tạo cảm hứng cho họ đi đến sự chu tòan luân lý tốt hơn; 10. sự thánh thiện của đời sống các tác giả tiêu biểu và các người bảo vệ Giáo hội; 11. sự vinh quang của phép lạ tác động trong Giáo hội và dưới sự bảo trợ của Giáo hội; 12. ơn sứ ngôn nơi các thánh và người phát ngôn của Giáo hội; 13. sự chống đối mà Giáo hội gây ra nơi những người tấn công Giáo hội trên cơ sở rằng Chúa Kitô đã bị kẻ thù chống đối; 14. sự kết thúc bất hạnh cho những ai chống lại Giáo hội; và 15. hòa bình trần thế và hạnh phúc trần gian của những người sống theo giáo huấn Giáo hội và bênh vực quyền lợi của Giáo hội.