Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:07 05/06/2021
15. Không có người nào không phải vì muốn xuống địa ngục mà xuống địa ngục; cũng không có ai không phải vì muốn bị lừa mà bị lừa.
(Thánh nữ Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:11 05/06/2021
66. MỘT CON RẮN VUÔNG
Có người nhìn thấy một con rắn thì khoe khoang với mọi người:
- “Nó ấy à, bề ngang mười trượng, bề dài trăm trượng.”
Tất nhiên là không ai tin.
Người nọ bèn đem chiều dài của con rắn bớt đi hai mươi trượng, người ta vẫn không tin, lại bớt thêm ba mươi trượng rồi bốn mươi trượng nữa, cuối cùng thì còn mười trượng.
Có người nói:
- “Theo như anh nói chiều dài mười trượng, chiều ngang mười trượng, thì con rắn này…”
Người nọ gượng gạo kêu lên:
- “Ái dà, thì con rắn này là hình vuông mà !”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 66:
Con rắn thì dài, nhưng vì vừa nói phéc vừa nói láo nên con rắn trở thành hình vuông, thế mới hay người thích “nổ” thì nói gì cũng “biến” cả.
Có người “biến” có rắn dài từ trăm trượng thành con rắn hình vuông, thì cũng có người biến chuyện giả thành chuyện thật nên lừa được nhiều người nhẹ dạ, cũng có người biến lời nói của người này thành câu nói của người kia nên gây ra mất đoàn kết trong cộng đoàn, lại có người giỏi giang hơn biến cái công trình tiền bạc ức vạn thành công trình nhà bếp nay lún chỗ này mai sạc lở chỗ kia…
Nói dối và nói láo thì cũng giống nhau, cũng như “biến” công trình lớn thành công trình nhỏ, “biến” công trình nhỏ thành công trình lớn để có lợi cho mình thì cũng như nhau, mà lợi cho mình thì hại cho xã hội, làm tổn thương lòng tin nơi mọi người.
Ở đời có rất nhiều người biết “biến” con rắn dài thành hình vuông, thì cũng có rất nhiều người biết nói con rắn thân hình thì dài và cái hộp thì vuông, nghĩa là họ biết nói sự thật, dù sự thật đó –đôi khi- cũng rất xót xa đắng cay cho bản thân của mình.
Mà người chịu nhiều xót xa đắng cay nhất không phải là người Ki-tô hữu sao? Thật vậy, bởi vì họ luôn thực hành lời dạy của Đức Chúa Giê-su dạy: có thì nói có, không thì nói không, thêm điều đặt chuyện là của ma quỷ mà ra…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có người nhìn thấy một con rắn thì khoe khoang với mọi người:
- “Nó ấy à, bề ngang mười trượng, bề dài trăm trượng.”
Tất nhiên là không ai tin.
Người nọ bèn đem chiều dài của con rắn bớt đi hai mươi trượng, người ta vẫn không tin, lại bớt thêm ba mươi trượng rồi bốn mươi trượng nữa, cuối cùng thì còn mười trượng.
Có người nói:
- “Theo như anh nói chiều dài mười trượng, chiều ngang mười trượng, thì con rắn này…”
Người nọ gượng gạo kêu lên:
- “Ái dà, thì con rắn này là hình vuông mà !”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 66:
Con rắn thì dài, nhưng vì vừa nói phéc vừa nói láo nên con rắn trở thành hình vuông, thế mới hay người thích “nổ” thì nói gì cũng “biến” cả.
Có người “biến” có rắn dài từ trăm trượng thành con rắn hình vuông, thì cũng có người biến chuyện giả thành chuyện thật nên lừa được nhiều người nhẹ dạ, cũng có người biến lời nói của người này thành câu nói của người kia nên gây ra mất đoàn kết trong cộng đoàn, lại có người giỏi giang hơn biến cái công trình tiền bạc ức vạn thành công trình nhà bếp nay lún chỗ này mai sạc lở chỗ kia…
Nói dối và nói láo thì cũng giống nhau, cũng như “biến” công trình lớn thành công trình nhỏ, “biến” công trình nhỏ thành công trình lớn để có lợi cho mình thì cũng như nhau, mà lợi cho mình thì hại cho xã hội, làm tổn thương lòng tin nơi mọi người.
Ở đời có rất nhiều người biết “biến” con rắn dài thành hình vuông, thì cũng có rất nhiều người biết nói con rắn thân hình thì dài và cái hộp thì vuông, nghĩa là họ biết nói sự thật, dù sự thật đó –đôi khi- cũng rất xót xa đắng cay cho bản thân của mình.
Mà người chịu nhiều xót xa đắng cay nhất không phải là người Ki-tô hữu sao? Thật vậy, bởi vì họ luôn thực hành lời dạy của Đức Chúa Giê-su dạy: có thì nói có, không thì nói không, thêm điều đặt chuyện là của ma quỷ mà ra…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lễ Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su (CN 10 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:15 05/06/2021
CHÚA NHẬT
LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA GIÊ-SU
Tin Mừng: Mc 14, 12-16; 22-26.
“Đây là Mình Thầy, đây là Máu Thầy.”
Bạn thân mến,
Hôm nay Giáo Hội long trọng cử hành lễ Mính và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, là bí tích Yêu Thương mà Đức Chúa Giê-su đã để lại cho Giáo Hội ở trần gian, để làm lương thực nuôi sống Giáo Hội và là dấu chỉ hiệp nhất yêu thương của Giáo Hội Chúa ở trần gian này. Trong niềm xác tín bí tích Thánh Thể chính là Mình và Máu Thánh Đức Chúa Giê-su, tôi xin chia sẻ với bạn hai điểm này:
1. Bí tích Thánh Thể là sáng kiến của Thiên Chúa.
Người cha nào cũng muốn để lại cho con mình một cái gì đó trước khi ông ta qua đời, chúng ta gọi là di chúc, và thông thường thì di chúc này thường để gia tài của ông lại cho con cái, chứ cha mẹ không để lại gì khác cho con cái họ ngoài gia tài vật chất. Người đời thường làm như thế.
Nhưng Đức Chúa Giê-su không để gia tài vật chất lại cho các tông đồ và Giáo Hội của Ngài, dù rằng Ngài có tất cả vũ trụ này, bởi vì vật chất không đem lại hạnh phúc và yêu thương thật; Đức Chúa Giê-su cũng không để lại tài năng biến hóa rất cần thiết cho các tông đồ và Giáo Hội, bởi vì tài năng biến hóa không làm cho Giáo Hội đoàn kết và khiêm tốn; Đức Chúa Giê-su cũng không để lại cho các tông đồ tài ăn nói lợi khẩu để giảng dạy, bởi vì tài lợi khẩu không làm cho các thành viên trong Giáo Hội biết vâng phục lẫn nhau...
Nhưng, Đức Chúa Giê-su đã để lại cho các tông đồ và Giáo Hội của Ngài chính thân thể trọn vẹn của mình, đó chính là Mình và Máu Thánh của Ngài, để làm lương thực nuôi sống Giáo Hội và các linh hồn các kẻ tin. Bởi vì bí tích Thánh Thể làm cho các tông đồ và Giáo Hội trở nên một, làm cho Giáo Hội trở thành một khối yêu thương hiệp nhất cho đến ngày Ngài lại đến trong vinh quang.
2. Từ bí tích Thánh Thể, phát sinh ra hoa quả của Đức Chúa Thánh Thần.
Thánh Phao-lô tông đồ nhấn mạnh đến việc sẽ mắc tội với Mình Thánh Chúa nếu khi chúng ta lên rước lễ mà đang còn trong tình trạng tội lỗi, do đó mà ngài khuyên bảo chúng ta hãy xét mình trước khi đi rước lễ (1 Cr 11, 28-32). Nhưng những ai đi rước Chúa với tâm hồn trong trắng không phạm tội, thì sẽ được nhiều ơn ích bởi lương thực thần thiêng này ban cho.
Thật vậy, bất kỳ ai thường đến bàn tiệc thánh thì người ấy sẽ được Đức Chúa Thánh Thần ban đầy đủ hoa quả thiêng liêng của Ngài, để họ sống và làm chứng cho đến khi Chúa lại đến (1 Cr 11, 26). Bởi vì không một thân xác nào được bồi bổ bởi những chất sinh tố tốt lành mà trở nên gầy mòn, bệnh tật, cũng thế, linh hồn nào được bồi bổ Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, thì cũng sẽ được kiên cường mạnh khỏe trong đức tin, hạnh phúc trong Đức Ái và hy vọng nơi niềm cậy trông, và tràn ngập hoa quả của Đức Chúa Thánh Thần là bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ (Gl 5, 22-23).
Bạn thân mến,
Ngày lễ Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su chính là ngày mà bạn và tôi cần phải hồi tâm suy niệm đến tình yêu của Ngài dành cho Giáo Hội mà Ngài đã lập, dành cho bạn và tôi và những ai tin vào Ngài.
Những suy nghĩ ấy chính là:
a/ Tôi có coi thường Mình Thánh Chúa khi không đi rước lễ?
b/ Tôi có cầu nguyện và cảm tạ Chúa sau khi rước lễ không?
c/ Tôi có siêng năng viếng Mình Thánh Chúa không?
Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch của yêu thương, của đoàn kết hiệp nhất trong cộng đoàn, do đó mà chúng ta có thể xác tín rằng: ai đi rước Chúa mà có cuộc sống gây chia rẻ cộng đoàn, phá hoại sự hiệp nhất và luôn chỉ trích soi mói anh chị em, là người đang coi thường bí tích Thánh Thể và là phản ki-tô, bởi vì nơi họ không có Đức Ái của Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA GIÊ-SU
Tin Mừng: Mc 14, 12-16; 22-26.
“Đây là Mình Thầy, đây là Máu Thầy.”
Bạn thân mến,
Hôm nay Giáo Hội long trọng cử hành lễ Mính và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, là bí tích Yêu Thương mà Đức Chúa Giê-su đã để lại cho Giáo Hội ở trần gian, để làm lương thực nuôi sống Giáo Hội và là dấu chỉ hiệp nhất yêu thương của Giáo Hội Chúa ở trần gian này. Trong niềm xác tín bí tích Thánh Thể chính là Mình và Máu Thánh Đức Chúa Giê-su, tôi xin chia sẻ với bạn hai điểm này:
1. Bí tích Thánh Thể là sáng kiến của Thiên Chúa.
Người cha nào cũng muốn để lại cho con mình một cái gì đó trước khi ông ta qua đời, chúng ta gọi là di chúc, và thông thường thì di chúc này thường để gia tài của ông lại cho con cái, chứ cha mẹ không để lại gì khác cho con cái họ ngoài gia tài vật chất. Người đời thường làm như thế.
Nhưng Đức Chúa Giê-su không để gia tài vật chất lại cho các tông đồ và Giáo Hội của Ngài, dù rằng Ngài có tất cả vũ trụ này, bởi vì vật chất không đem lại hạnh phúc và yêu thương thật; Đức Chúa Giê-su cũng không để lại tài năng biến hóa rất cần thiết cho các tông đồ và Giáo Hội, bởi vì tài năng biến hóa không làm cho Giáo Hội đoàn kết và khiêm tốn; Đức Chúa Giê-su cũng không để lại cho các tông đồ tài ăn nói lợi khẩu để giảng dạy, bởi vì tài lợi khẩu không làm cho các thành viên trong Giáo Hội biết vâng phục lẫn nhau...
Nhưng, Đức Chúa Giê-su đã để lại cho các tông đồ và Giáo Hội của Ngài chính thân thể trọn vẹn của mình, đó chính là Mình và Máu Thánh của Ngài, để làm lương thực nuôi sống Giáo Hội và các linh hồn các kẻ tin. Bởi vì bí tích Thánh Thể làm cho các tông đồ và Giáo Hội trở nên một, làm cho Giáo Hội trở thành một khối yêu thương hiệp nhất cho đến ngày Ngài lại đến trong vinh quang.
2. Từ bí tích Thánh Thể, phát sinh ra hoa quả của Đức Chúa Thánh Thần.
Thánh Phao-lô tông đồ nhấn mạnh đến việc sẽ mắc tội với Mình Thánh Chúa nếu khi chúng ta lên rước lễ mà đang còn trong tình trạng tội lỗi, do đó mà ngài khuyên bảo chúng ta hãy xét mình trước khi đi rước lễ (1 Cr 11, 28-32). Nhưng những ai đi rước Chúa với tâm hồn trong trắng không phạm tội, thì sẽ được nhiều ơn ích bởi lương thực thần thiêng này ban cho.
Thật vậy, bất kỳ ai thường đến bàn tiệc thánh thì người ấy sẽ được Đức Chúa Thánh Thần ban đầy đủ hoa quả thiêng liêng của Ngài, để họ sống và làm chứng cho đến khi Chúa lại đến (1 Cr 11, 26). Bởi vì không một thân xác nào được bồi bổ bởi những chất sinh tố tốt lành mà trở nên gầy mòn, bệnh tật, cũng thế, linh hồn nào được bồi bổ Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, thì cũng sẽ được kiên cường mạnh khỏe trong đức tin, hạnh phúc trong Đức Ái và hy vọng nơi niềm cậy trông, và tràn ngập hoa quả của Đức Chúa Thánh Thần là bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ (Gl 5, 22-23).
Bạn thân mến,
Ngày lễ Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su chính là ngày mà bạn và tôi cần phải hồi tâm suy niệm đến tình yêu của Ngài dành cho Giáo Hội mà Ngài đã lập, dành cho bạn và tôi và những ai tin vào Ngài.
Những suy nghĩ ấy chính là:
a/ Tôi có coi thường Mình Thánh Chúa khi không đi rước lễ?
b/ Tôi có cầu nguyện và cảm tạ Chúa sau khi rước lễ không?
c/ Tôi có siêng năng viếng Mình Thánh Chúa không?
Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch của yêu thương, của đoàn kết hiệp nhất trong cộng đoàn, do đó mà chúng ta có thể xác tín rằng: ai đi rước Chúa mà có cuộc sống gây chia rẻ cộng đoàn, phá hoại sự hiệp nhất và luôn chỉ trích soi mói anh chị em, là người đang coi thường bí tích Thánh Thể và là phản ki-tô, bởi vì nơi họ không có Đức Ái của Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thuốc Sống
Lm. Minh Anh
23:28 05/06/2021
‘THUỐC SỐNG’
“Máu Chúa Kitô tẩy sạch lương tâm chúng ta”.
Kính thưa Anh Chị em,
Mỗi người chúng ta đều mắc phải một tình trạng nghiêm trọng còn hơn tình trạng của Mary, và điều đó đòi hỏi Chúa Giêsu phải hiến không chỉ máu của Ngài mà còn cả sự sống của Ngài, ‘thuốc sống’, mạng sống của Ngài; “Máu Chúa Kitô tẩy sạch lương tâm chúng ta” như tác giả thư Do Thái nói trong bài đọc ngày mừng kính trọng thể Mình Máu Thánh Chúa Kitô, Chúa Nhật hôm nay.
Đó là máu chảy lênh láng trên bàn thờ Israel xưa, giao ước cũ, tiền trưng cho máu trong chén thánh trên các bàn thờ ngày nay, giao ước mới; ở đó, Con Thiên Chúa hiến mình cho Đức Chúa Cha và các linh hồn qua Bí tích Thánh Thể Ngài thiết lập trong đêm Tiệc Ly. Sách Xuất Hành tường thuật việc Môisen lấy máu tế vật rưới lên bàn thờ, rảy trên dân chúng, “Đây là máu giao ước Thiên Chúa đã cam kết với các ngươi!”. Điều này nghe có vẻ dị ứng đối với chúng ta, nhưng với người Do Thái, nó có một tầm quan trọng và mang nhiều ý nghĩa. Máu ở đây, tượng trưng cho một cuộc sống mới, cuộc sống hướng về Thiên Chúa. Với Israel, máu là sự sống, là ‘thuốc sống’, quà tặng Thiên Chúa ban; nhờ máu này, dân được thông phần sự sống thần linh của Thiên Chúa.
Thư gửi tín hữu Do Thái xác nhận các nghi lễ xưa là hình ảnh tiền trưng chỉ ra sự hoàn thành của chúng trong Chúa Kitô, “Đấng đã bước vào Cung Thánh chỉ một lần, và đem lại ơn cứu độ muôn đời”. Công việc của Chúa Kitô với tư cách là linh mục thượng phẩm trong thánh điện trên trời đã mở ra một con đường tiếp cận Thiên Chúa cho con người; và theo ‘lối sống mới’ này, các Kitô hữu được tiếp cận với Thiên Chúa, tự tin bước vào cung thánh để gặp chính Thiên Chúa của mình. Như vậy, máu Chúa Kitô thanh tẩy chúng ta khỏi mọi “công việc chết chóc” của tội lỗi và cho phép chúng ta thờ phượng Thiên Chúa hằng sống. Nhờ chính hy tế của Chúa Kitô, chúng ta được cuốn hút vào việc cử hành Thánh Thể, mang lại sự thanh tẩy và ơn tha tội.
Tin Mừng hôm nay nói đến việc Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể, “Này là Mình Thầy; này là Máu Thầy!”. Ngài ban cho chúng ta Thịt Máu Ngài để chúng ta được sống; được ơn tha tội và được đón nhận sự sống mới của Thiên Chúa. Thánh Vịnh đáp ca cũng bày tỏ hồng phúc lãnh nhận bửu huyết, ‘thuốc sống’ ấy, “Tôi sẽ lãnh chén cứu độ, và tôi sẽ kêu cầu danh Chúa”. Qua việc lãnh nhận bửu huyết Ngài, chúng ta được mời gọi tiếp tục “làm việc này”, nghĩa là sống mầu nhiệm hy tế ‘của Ngài’, ‘như Ngài’ và ‘trong Ngài’, là hiến mình cho Thiên Chúa Cha và cứu rỗi các linh hồn.
Anh Chị em,
Trong những ngày hôm nay, rất nhiều người trong chúng ta không đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ được. Ước gì những bất ưng không ngờ trước này trở nên một mối lợi cho mỗi người khi chúng ta biết khao khát Thánh Thể hơn, biết đói Chúa Giêsu hơn. Chúng ta xác tín, Thánh Thể là của ăn, là thuốc chữa bệnh, ‘thuốc sống’, cũng là sức mạnh cho việc truyền giáo. Trong khi các thức ăn khác được ăn để trở thành chúng ta, thì với thức ăn mà chính Chúa Giêsu ban, Thịt Máu Ngài, chúng ta nên giống Ngài. Chớ gì việc rước Mình Thánh Chúa thực, hay việc rước lễ thiêng liêng trong những ngày hôm nay, giúp chúng ta nên một ‘Chúa Kitô khác’ cho những anh chị em đang ở trong những hoàn cảnh khó khăn mà Chúa cần chúng ta nâng đỡ họ.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Thánh Thể và Thánh Lễ là thiên đàng dưới thế mà tình yêu Chúa đang cho con hưởng trước thiên đàng mai ngày trên trời. Xin cho con khao khát được ở bên Chúa, được rước Chúa, và được nên giống Chúa mỗi ngày”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Máu Chúa Kitô tẩy sạch lương tâm chúng ta”.
Coleman kể về một cậu bé có cô em gái cần được truyền máu. Cơ hội sống duy nhất của em cậu là được truyền máu của cậu, người đã thắng một căn bệnh. Bác sĩ hỏi, “Con có sẵn sàng hiến máu cho em không?”. John do dự, môi dưới run lên. Sau đó, cậu mỉm cười và nói, “Chắc chắn rồi, em gái con!”. Hai đứa trẻ được đưa vào phòng; Mary, xanh xao; John, cường tráng, cười toe toét. Nhưng khi kim đâm vào cánh tay, nụ cười của John tắt dần. Cậu nhìn dòng máu qua ống. Thử thách gần kết thúc, giọng cậu run run, “Khi nào con chết?”. Bác sĩ nhận ra tại sao John do dự, môi run lên khi đồng ý. Cậu nghĩ, hiến máu đồng nghĩa với chết. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó, cậu đã đưa ra quyết định tuyệt vời của mình. May thay, John đã không phải chết để cứu em gái mình!
Kính thưa Anh Chị em,
Mỗi người chúng ta đều mắc phải một tình trạng nghiêm trọng còn hơn tình trạng của Mary, và điều đó đòi hỏi Chúa Giêsu phải hiến không chỉ máu của Ngài mà còn cả sự sống của Ngài, ‘thuốc sống’, mạng sống của Ngài; “Máu Chúa Kitô tẩy sạch lương tâm chúng ta” như tác giả thư Do Thái nói trong bài đọc ngày mừng kính trọng thể Mình Máu Thánh Chúa Kitô, Chúa Nhật hôm nay.
Đó là máu chảy lênh láng trên bàn thờ Israel xưa, giao ước cũ, tiền trưng cho máu trong chén thánh trên các bàn thờ ngày nay, giao ước mới; ở đó, Con Thiên Chúa hiến mình cho Đức Chúa Cha và các linh hồn qua Bí tích Thánh Thể Ngài thiết lập trong đêm Tiệc Ly. Sách Xuất Hành tường thuật việc Môisen lấy máu tế vật rưới lên bàn thờ, rảy trên dân chúng, “Đây là máu giao ước Thiên Chúa đã cam kết với các ngươi!”. Điều này nghe có vẻ dị ứng đối với chúng ta, nhưng với người Do Thái, nó có một tầm quan trọng và mang nhiều ý nghĩa. Máu ở đây, tượng trưng cho một cuộc sống mới, cuộc sống hướng về Thiên Chúa. Với Israel, máu là sự sống, là ‘thuốc sống’, quà tặng Thiên Chúa ban; nhờ máu này, dân được thông phần sự sống thần linh của Thiên Chúa.
Thư gửi tín hữu Do Thái xác nhận các nghi lễ xưa là hình ảnh tiền trưng chỉ ra sự hoàn thành của chúng trong Chúa Kitô, “Đấng đã bước vào Cung Thánh chỉ một lần, và đem lại ơn cứu độ muôn đời”. Công việc của Chúa Kitô với tư cách là linh mục thượng phẩm trong thánh điện trên trời đã mở ra một con đường tiếp cận Thiên Chúa cho con người; và theo ‘lối sống mới’ này, các Kitô hữu được tiếp cận với Thiên Chúa, tự tin bước vào cung thánh để gặp chính Thiên Chúa của mình. Như vậy, máu Chúa Kitô thanh tẩy chúng ta khỏi mọi “công việc chết chóc” của tội lỗi và cho phép chúng ta thờ phượng Thiên Chúa hằng sống. Nhờ chính hy tế của Chúa Kitô, chúng ta được cuốn hút vào việc cử hành Thánh Thể, mang lại sự thanh tẩy và ơn tha tội.
Tin Mừng hôm nay nói đến việc Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể, “Này là Mình Thầy; này là Máu Thầy!”. Ngài ban cho chúng ta Thịt Máu Ngài để chúng ta được sống; được ơn tha tội và được đón nhận sự sống mới của Thiên Chúa. Thánh Vịnh đáp ca cũng bày tỏ hồng phúc lãnh nhận bửu huyết, ‘thuốc sống’ ấy, “Tôi sẽ lãnh chén cứu độ, và tôi sẽ kêu cầu danh Chúa”. Qua việc lãnh nhận bửu huyết Ngài, chúng ta được mời gọi tiếp tục “làm việc này”, nghĩa là sống mầu nhiệm hy tế ‘của Ngài’, ‘như Ngài’ và ‘trong Ngài’, là hiến mình cho Thiên Chúa Cha và cứu rỗi các linh hồn.
Anh Chị em,
Trong những ngày hôm nay, rất nhiều người trong chúng ta không đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ được. Ước gì những bất ưng không ngờ trước này trở nên một mối lợi cho mỗi người khi chúng ta biết khao khát Thánh Thể hơn, biết đói Chúa Giêsu hơn. Chúng ta xác tín, Thánh Thể là của ăn, là thuốc chữa bệnh, ‘thuốc sống’, cũng là sức mạnh cho việc truyền giáo. Trong khi các thức ăn khác được ăn để trở thành chúng ta, thì với thức ăn mà chính Chúa Giêsu ban, Thịt Máu Ngài, chúng ta nên giống Ngài. Chớ gì việc rước Mình Thánh Chúa thực, hay việc rước lễ thiêng liêng trong những ngày hôm nay, giúp chúng ta nên một ‘Chúa Kitô khác’ cho những anh chị em đang ở trong những hoàn cảnh khó khăn mà Chúa cần chúng ta nâng đỡ họ.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Thánh Thể và Thánh Lễ là thiên đàng dưới thế mà tình yêu Chúa đang cho con hưởng trước thiên đàng mai ngày trên trời. Xin cho con khao khát được ở bên Chúa, được rước Chúa, và được nên giống Chúa mỗi ngày”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ngày 7/6: Con đường dẫn đến hạnh phúc đích thật. Linh mục Giuse Trần Châu Đông
Giáo Hội Năm Châu
23:32 05/06/2021
Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 06-June-2021 theo giờ Việt Nam
PHÚC ÂM: Mt 5, 1-12
“Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng: “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. – Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Nước làm cơ nghiệp. – Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an. – Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả. – Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương. – Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa. – Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. – Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ”.
“Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời. Người ta cũng đã từng bắt bớ các tiên tri trước các con như vậy”.
Đó là lời Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha: Cầu mong chúng ta được sống trong một Thế giới được phục hồi
Thanh Quảng sdb
04:57 05/06/2021
Đức Thánh Cha: Cầu mong chúng ta được sống trong một "Thế giới được phục hồi"
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của hành động khẩn cấp trước cuộc khủng hoảng môi trường, mà bức thông điệp khởi đầu Thập niên của Liên hợp quốc về Phục hồi Hệ sinh thái, do Đức Hồng Y Pietro Parolin công bố.
(Tin Vatican)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp về việc Phát động một thập kỷ hầu Phục hồi Hệ sinh thái mà Liên hợp quốc khởi xướng, bắt đầu vào ngày 5 tháng 6 – nhân dịp kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới hàng năm.
“Lễ kỷ niệm hàng năm này khích lệ chúng ta ý thức rằng mọi sự đều được kết nối với nhau,” Đức Thánh Cha nói về Ngày Môi trường Thế giới. “Mối quan tâm thực sự đối với môi trường… cần được phối hợp với tình yêu chân thành dành cho đồng loại của chúng ta và cam kết cùng nhau giải quyết các vấn đề của xã hội.”
Những lời của Đức Thánh Cha, gửi tới bà Giám đốc điều hành UNEP, bà Inger Andersen và Tổng giám đốc FAO, ông Qu Dongyu, đã được Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin, chuyển đi trong một thông điệp video vào hôm thứ Sáu (4/6/2021).
Cam kết chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta
Đề cao tầm quan trọng và nỗ lực của LHQ trong cả Thập niên, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng LHQ mời gọi chúng ta thực hiện các lời cam kết trong suốt 10 năm để chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta bằng cách “hỗ trợ và mở rộng các nỗ lực nhằm ngăn chặn, quyết tâm đảo ngược sự suy thoái của các hệ sinh thái trên toàn thế giới và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc khôi phục hệ sinh thái.”
Hơn nữa, Kinh Thánh cho chúng ta hay rằng “tất cả chúng ta đều có phần trong món quà tạo hóa này. Chúng ta là một thành phần của thiên nhiên, không thể tách rời!” Đức Thánh Cha xác quyết điều ấy, khi ngài cảm hứng từ sách Thánh Thi 19: 1 - 3.
Một Thập Niên để Phục hồi Hệ sinh thái mà LHQ kêu gọi, hầu bảo vệ và hồi sinh các hệ sinh thái trên toàn thế giới,vì lợi ích của con người và thiên nhiên. Một Thập kỷ kéo dài từ năm 2021 đến năm 2030, là thời hạn cuối cùng nhằm các Mục tiêu Phát triển Bền vững và mốc thời gian mà các nhà khoa học cho là cơ hội cuối cùng để ngăn chặn sự biến đổi khí hậu thảm khốc cho địa cầu.
Trước sự chú ý đến tình hình môi trường, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảnh báo “cuộc khủng hoảng này dẫn đến khủng hoảng khác” mà chúng ta đang gánh chịu.
“Chúng ta đang phải chứng kiến sự tàn phá của thiên nhiên, cũng như đại dịch toàn cầu, dẫn đến cái chết của hàng triệu người. Chúng ta thấy những hậu quả thảm khốc của một số khía cạnh mà hệ thống kinh tế hiện tại của chúng ta và nhiều cuộc khủng hoảng khí hậu thảm khốc đang diễn ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội loài người và thậm chí là sự tuyệt chủng hàng loạt loài vật!”.
Đồng thời, “chúng ta đang sống trong nguy cơ lũ lụt, đói kém và những hậu quả nặng nề cho chúng ta và cho các thế hệ tương lai,” Đức Thánh Cha nói và nói thêm rằng “đây là điều mà nhiều khoa học gia đã cảnh báo...”
Đáp lại điều này, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng “tình hình môi trường hiện nay kêu gọi chúng ta phải hành động ngay lập tức với một sự cấp bách để trở thành những người quản lý sáng tạo có trách nhiệm hơn bao giờ hết và khôi phục lại thiên nhiên mà chúng ta đã làm tổn hại và khai thác bừa bãi”.
“Chúng ta cần chăm sóc lẫn nhau, nhất là với những người yếu đuối nghèo khổ nhất trong chúng ta,” ĐTC thúc giục và cảnh báo rằng việc tiếp tục đi theo con đường bóc lột và hủy diệt con người và thiên nhiên là “bất công và thiếu khôn ngoan” và là điều mà lương tâm lên án chúng ta!
ĐTC nhấn mạnh: “Chúng ta có trách nhiệm để lại một ngôi nhà chung có thể sinh sống được cho con cái chúng ta và cho các thế hệ tương lai.
Nỗi Ước Mong
Nhấn mạnh đến niềm hy vọng bất chấp mọi thách thức do môi trường gây ra, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề ra một sự tự do cần thiết mà chúng ta cần có để “hạn chế và hướng đạo kỹ thuật công nghệ” và dùng nó để phục vụ cho một loại tiến bộ - một loại tiến bộ “lành mạnh hơn, con người hơn, xã hội hơn và không được tách rời hay phân biệt hơn.”
ĐTC cũng tiếp tục ghi nhận sự tham gia và cam kết mới của một số châu lục và các tổ chức phi chính phủ trong những nỗ lực nhằm phục hồi hệ sinh thái của chúng ta một cách toàn diện.
Tuy nhiên, ĐTC nhấn mạnh rằng hệ sinh thái học toàn diện đòi hỏi một cái nhìn dài hạn, làm nổi bật tính không thể tách rời mối “quan tâm đến thiên nhiên, công lý cho người nghèo, cam kết với xã hội và hòa bình nội tại” nhằm khôi phục trạng thái cân bằng sinh thái, cũng như sự hài hòa giữa bản thân chúng ta và tha nhân, giữa thiên nhiên và Thiên Chúa.
Cấp bách, không còn nhiều thời gian nữa
Nhấn mạnh về sự cấp thiết của hành động tập thể này, Đức Thánh Cha nhắc lại những lời cảnh báo từ các nhà khoa học cho chúng ta biết chỉ có một thời gian của thập kỷ này để khôi phục lại hệ sinh thái.
ĐTC nói thêm “những cảnh báo” mà chúng ta đang gặp phải, bao gồm đại dịch Covid-19 và sự nóng lên của trái đất, thúc đẩy chúng ta phải hành động cấp bách và hy vọng rằng phiên họp thứ 26 của Hội nghị các bên (COP 26) về biến đổi khí hậu, sẽ được tổ chức. tại Glasgow vào tháng 11 này sẽ “đưa ra một lời đáp trả phù hợp để khôi phục lại hệ sinh thái.”
ĐTC nhấn mạnh rằng “suy thoái hệ sinh thái là kết quả rõ ràng của sự rối loạn về kinh tế”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự cần thiết phải “suy nghĩ sâu sắc hơn về nền kinh tế và các mục tiêu của nó, cũng như những sửa đổi sâu sắc và có tầm nhìn xa hơn với các mô hình phát triển hiện tại, để sửa chữa các chức năng sai lệch của nó. "
ĐTC Phanxicô nói: “Phục hồi bản chất mà chúng ta đã bị hư hại là phục hồi chính chúng ta.
Đức Thánh Cha Kết luận bằng khuyến khích mọi người hãy “có lòng từ bi, sáng tạo và can đảm” khi chúng ta hân hoan chào đón Thập kỷ của Liên hợp quốc về sự Phục hồi Hệ sinh thái và mệnh lệnh cho tất cả “hãy hãnh diện là chúng ta là một ‘Thế hệ Phục hồi’.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của hành động khẩn cấp trước cuộc khủng hoảng môi trường, mà bức thông điệp khởi đầu Thập niên của Liên hợp quốc về Phục hồi Hệ sinh thái, do Đức Hồng Y Pietro Parolin công bố.
(Tin Vatican)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp về việc Phát động một thập kỷ hầu Phục hồi Hệ sinh thái mà Liên hợp quốc khởi xướng, bắt đầu vào ngày 5 tháng 6 – nhân dịp kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới hàng năm.
“Lễ kỷ niệm hàng năm này khích lệ chúng ta ý thức rằng mọi sự đều được kết nối với nhau,” Đức Thánh Cha nói về Ngày Môi trường Thế giới. “Mối quan tâm thực sự đối với môi trường… cần được phối hợp với tình yêu chân thành dành cho đồng loại của chúng ta và cam kết cùng nhau giải quyết các vấn đề của xã hội.”
Những lời của Đức Thánh Cha, gửi tới bà Giám đốc điều hành UNEP, bà Inger Andersen và Tổng giám đốc FAO, ông Qu Dongyu, đã được Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin, chuyển đi trong một thông điệp video vào hôm thứ Sáu (4/6/2021).
Cam kết chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta
Đề cao tầm quan trọng và nỗ lực của LHQ trong cả Thập niên, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng LHQ mời gọi chúng ta thực hiện các lời cam kết trong suốt 10 năm để chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta bằng cách “hỗ trợ và mở rộng các nỗ lực nhằm ngăn chặn, quyết tâm đảo ngược sự suy thoái của các hệ sinh thái trên toàn thế giới và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc khôi phục hệ sinh thái.”
Hơn nữa, Kinh Thánh cho chúng ta hay rằng “tất cả chúng ta đều có phần trong món quà tạo hóa này. Chúng ta là một thành phần của thiên nhiên, không thể tách rời!” Đức Thánh Cha xác quyết điều ấy, khi ngài cảm hứng từ sách Thánh Thi 19: 1 - 3.
Một Thập Niên để Phục hồi Hệ sinh thái mà LHQ kêu gọi, hầu bảo vệ và hồi sinh các hệ sinh thái trên toàn thế giới,vì lợi ích của con người và thiên nhiên. Một Thập kỷ kéo dài từ năm 2021 đến năm 2030, là thời hạn cuối cùng nhằm các Mục tiêu Phát triển Bền vững và mốc thời gian mà các nhà khoa học cho là cơ hội cuối cùng để ngăn chặn sự biến đổi khí hậu thảm khốc cho địa cầu.
Trước sự chú ý đến tình hình môi trường, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảnh báo “cuộc khủng hoảng này dẫn đến khủng hoảng khác” mà chúng ta đang gánh chịu.
“Chúng ta đang phải chứng kiến sự tàn phá của thiên nhiên, cũng như đại dịch toàn cầu, dẫn đến cái chết của hàng triệu người. Chúng ta thấy những hậu quả thảm khốc của một số khía cạnh mà hệ thống kinh tế hiện tại của chúng ta và nhiều cuộc khủng hoảng khí hậu thảm khốc đang diễn ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội loài người và thậm chí là sự tuyệt chủng hàng loạt loài vật!”.
Đồng thời, “chúng ta đang sống trong nguy cơ lũ lụt, đói kém và những hậu quả nặng nề cho chúng ta và cho các thế hệ tương lai,” Đức Thánh Cha nói và nói thêm rằng “đây là điều mà nhiều khoa học gia đã cảnh báo...”
Đáp lại điều này, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng “tình hình môi trường hiện nay kêu gọi chúng ta phải hành động ngay lập tức với một sự cấp bách để trở thành những người quản lý sáng tạo có trách nhiệm hơn bao giờ hết và khôi phục lại thiên nhiên mà chúng ta đã làm tổn hại và khai thác bừa bãi”.
“Chúng ta cần chăm sóc lẫn nhau, nhất là với những người yếu đuối nghèo khổ nhất trong chúng ta,” ĐTC thúc giục và cảnh báo rằng việc tiếp tục đi theo con đường bóc lột và hủy diệt con người và thiên nhiên là “bất công và thiếu khôn ngoan” và là điều mà lương tâm lên án chúng ta!
ĐTC nhấn mạnh: “Chúng ta có trách nhiệm để lại một ngôi nhà chung có thể sinh sống được cho con cái chúng ta và cho các thế hệ tương lai.
Nỗi Ước Mong
Nhấn mạnh đến niềm hy vọng bất chấp mọi thách thức do môi trường gây ra, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề ra một sự tự do cần thiết mà chúng ta cần có để “hạn chế và hướng đạo kỹ thuật công nghệ” và dùng nó để phục vụ cho một loại tiến bộ - một loại tiến bộ “lành mạnh hơn, con người hơn, xã hội hơn và không được tách rời hay phân biệt hơn.”
ĐTC cũng tiếp tục ghi nhận sự tham gia và cam kết mới của một số châu lục và các tổ chức phi chính phủ trong những nỗ lực nhằm phục hồi hệ sinh thái của chúng ta một cách toàn diện.
Tuy nhiên, ĐTC nhấn mạnh rằng hệ sinh thái học toàn diện đòi hỏi một cái nhìn dài hạn, làm nổi bật tính không thể tách rời mối “quan tâm đến thiên nhiên, công lý cho người nghèo, cam kết với xã hội và hòa bình nội tại” nhằm khôi phục trạng thái cân bằng sinh thái, cũng như sự hài hòa giữa bản thân chúng ta và tha nhân, giữa thiên nhiên và Thiên Chúa.
Cấp bách, không còn nhiều thời gian nữa
Nhấn mạnh về sự cấp thiết của hành động tập thể này, Đức Thánh Cha nhắc lại những lời cảnh báo từ các nhà khoa học cho chúng ta biết chỉ có một thời gian của thập kỷ này để khôi phục lại hệ sinh thái.
ĐTC nói thêm “những cảnh báo” mà chúng ta đang gặp phải, bao gồm đại dịch Covid-19 và sự nóng lên của trái đất, thúc đẩy chúng ta phải hành động cấp bách và hy vọng rằng phiên họp thứ 26 của Hội nghị các bên (COP 26) về biến đổi khí hậu, sẽ được tổ chức. tại Glasgow vào tháng 11 này sẽ “đưa ra một lời đáp trả phù hợp để khôi phục lại hệ sinh thái.”
ĐTC nhấn mạnh rằng “suy thoái hệ sinh thái là kết quả rõ ràng của sự rối loạn về kinh tế”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự cần thiết phải “suy nghĩ sâu sắc hơn về nền kinh tế và các mục tiêu của nó, cũng như những sửa đổi sâu sắc và có tầm nhìn xa hơn với các mô hình phát triển hiện tại, để sửa chữa các chức năng sai lệch của nó. "
ĐTC Phanxicô nói: “Phục hồi bản chất mà chúng ta đã bị hư hại là phục hồi chính chúng ta.
Đức Thánh Cha Kết luận bằng khuyến khích mọi người hãy “có lòng từ bi, sáng tạo và can đảm” khi chúng ta hân hoan chào đón Thập kỷ của Liên hợp quốc về sự Phục hồi Hệ sinh thái và mệnh lệnh cho tất cả “hãy hãnh diện là chúng ta là một ‘Thế hệ Phục hồi’.”
Người Công Giáo Hồng Kông tưởng niệm người biểu tình Quảng trường Thiên An Môn
Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
16:23 05/06/2021
Lễ canh thức tưởng niệm năm nay đã bị cảnh sát hủy bỏ nhưng bảy nhà thờ Công Giáo đã lên chương trình tổ chức buổi lễ vào ngày 4 tháng 2021
Một người phụ nữ thắp một ngọn nến trên lan can trong một buổi tưởng niệm dưới ánh nến tại Công viên Victoria ở Hồng Kông vào ngày 4 tháng 6 năm 2020, để tưởng nhớ vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Những người biểu tình bị thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn ở Trung Quốc đại lục vào ngày 4 tháng 6 năm 1989, đã từng được tưởng nhớ đến ở Hồng Kông với một ngọn nến canh thức hàng năm trong Công viên Victoria rộng lớn của thành phố, với sự tham dự của đám đông lớn tới 130.000 người, tất cả đều cầm những ngọn nến sáng lung linh trong tay.
Bây giờ các cuộc tụ họp hợp pháp dường như bị giới hạn trong bảy nhà thờ Công Giáo. Vậy đâu là lý do cho sự giảm kích thước kịch tính này? Chính trị và đại dịch.
Cảnh sát cho biết họ đã phải hủy bỏ sự kiện này trong năm nay và năm ngoái viện lý do các quy tắc cách ly xã hội được chính quyền đưa ra để kiểm soát sự lây lan của đại dịch Covid-19. Tưởng cũng nên nhắc nhớ rằng, Lễ canh thức tưởng niệm năm nay là sự kiện đầu tiên bị cấm kể từ khi chính phủ Trung Quốc ở Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông vào tháng 6 năm ngoái. Luật gây tranh cãi nghiêm cấm các hành vi ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với các lực lượng nước ngoài.
Năm ngoái, bất chấp lệnh cấm, hàng ngàn người cũng đã tu tập tại Công viên Victoria. Kết cục, 26 người đã bị tống giám và bị cáo buộc phạm tội bao gồm tham gia vào một cuộc tập hợp và kích động trái phép.
Luật pháp, mà các nhà phê bình nói là quá rộng và mơ hồ, khiến nhiều cư dân Hồng Kông tự hỏi liệu buổi canh thức tưởng niệm ở Công viên Victoria có bị hủy bỏ hay không?
Nhưng các luật khác cho phép người Hồng Kông, mặc dù ít người trong số họ, chính thức tụ tập và long trọng tưởng nhớ những sinh viên bị binh sĩ bắn chết tại một quảng trường công cộng.
Vì các hướng dẫn cách ly giao tiếp xã hội, Chan cho biết bảy nhà thờ có thể chứa khoảng 2,500 người
Porson Chan, một thành viên dự án của Ủy ban Công Lý và Hòa bình của Giáo phận Hồng Kông, đề cập đến bộ luật không chính thức được gọi là "hiến pháp nhỏ" mà theo đó thành phố được điều hành.
Ông Chan cho biết bảy nhà thờ Công Giáo trên khắp Hồng Kông sẽ tổ chức thánh lễ tưởng niệm vào ngày 4 tháng 6 lúc 8 giờ tối, khi lễ kỷ niệm tại Công viên Victoria được tổ chức hàng năm kể từ năm 1990, như một phần của các sinh hoạt bình thường của một nhà thờ được pháp luật công nhận.
Trong tình hình hiện tại, chúng tôi phải tuân thủ chính sách liên quan, bao gồm các hướng dẫn vệ sinh hiện tại, miễn là chúng tôi tuân giữ mức 30% số người nhà thờ được phép tụ họp…, Cuộc lễ phải hợp pháp, ông Chan Chan nói.
Do các hướng dẫn cách ly giao tiếp xã hội, Chan cho biết bảy nhà thờ có thể chứa khoảng 2.500 người, ít hơn nhiều so với đám đông thường tụ tập tại Công viên Victoria mỗi năm là lễ canh thức kỷ niệm hợp pháp duy nhất về thảm kịch đã được phép tổ chức trên đất Trung Quốc trước đây.
Một cư dân Hồng Kông 21 tuổi yêu cầu ẩn danh cho biết cô sẽ tôn vinh các sinh viên Thiên An Môn ở nhà với một vài người bạn. "[Đi đến Công viên Victoria] vẫn còn quá mạo hiểm," cô nói.
Thành Long lưu ý rằng cơ hội tụ tập công khai ở Hồng Kông đang giảm dần. Trong tình hình hiện tại của chúng ta, tôi nghĩ rằng các nhà thờ có thể là không gian pháp lý duy nhất để có [sự kiện] như vậy, ông phát biểu.
Source:UCANewsHong Kong Catholics to remember Tiananmen Square protesters
Một người phụ nữ thắp một ngọn nến trên lan can trong một buổi tưởng niệm dưới ánh nến tại Công viên Victoria ở Hồng Kông vào ngày 4 tháng 6 năm 2020, để tưởng nhớ vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Những người biểu tình bị thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn ở Trung Quốc đại lục vào ngày 4 tháng 6 năm 1989, đã từng được tưởng nhớ đến ở Hồng Kông với một ngọn nến canh thức hàng năm trong Công viên Victoria rộng lớn của thành phố, với sự tham dự của đám đông lớn tới 130.000 người, tất cả đều cầm những ngọn nến sáng lung linh trong tay.
Bây giờ các cuộc tụ họp hợp pháp dường như bị giới hạn trong bảy nhà thờ Công Giáo. Vậy đâu là lý do cho sự giảm kích thước kịch tính này? Chính trị và đại dịch.
Cảnh sát cho biết họ đã phải hủy bỏ sự kiện này trong năm nay và năm ngoái viện lý do các quy tắc cách ly xã hội được chính quyền đưa ra để kiểm soát sự lây lan của đại dịch Covid-19. Tưởng cũng nên nhắc nhớ rằng, Lễ canh thức tưởng niệm năm nay là sự kiện đầu tiên bị cấm kể từ khi chính phủ Trung Quốc ở Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông vào tháng 6 năm ngoái. Luật gây tranh cãi nghiêm cấm các hành vi ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với các lực lượng nước ngoài.
Năm ngoái, bất chấp lệnh cấm, hàng ngàn người cũng đã tu tập tại Công viên Victoria. Kết cục, 26 người đã bị tống giám và bị cáo buộc phạm tội bao gồm tham gia vào một cuộc tập hợp và kích động trái phép.
Luật pháp, mà các nhà phê bình nói là quá rộng và mơ hồ, khiến nhiều cư dân Hồng Kông tự hỏi liệu buổi canh thức tưởng niệm ở Công viên Victoria có bị hủy bỏ hay không?
Nhưng các luật khác cho phép người Hồng Kông, mặc dù ít người trong số họ, chính thức tụ tập và long trọng tưởng nhớ những sinh viên bị binh sĩ bắn chết tại một quảng trường công cộng.
Vì các hướng dẫn cách ly giao tiếp xã hội, Chan cho biết bảy nhà thờ có thể chứa khoảng 2,500 người
Porson Chan, một thành viên dự án của Ủy ban Công Lý và Hòa bình của Giáo phận Hồng Kông, đề cập đến bộ luật không chính thức được gọi là "hiến pháp nhỏ" mà theo đó thành phố được điều hành.
Ông Chan cho biết bảy nhà thờ Công Giáo trên khắp Hồng Kông sẽ tổ chức thánh lễ tưởng niệm vào ngày 4 tháng 6 lúc 8 giờ tối, khi lễ kỷ niệm tại Công viên Victoria được tổ chức hàng năm kể từ năm 1990, như một phần của các sinh hoạt bình thường của một nhà thờ được pháp luật công nhận.
Trong tình hình hiện tại, chúng tôi phải tuân thủ chính sách liên quan, bao gồm các hướng dẫn vệ sinh hiện tại, miễn là chúng tôi tuân giữ mức 30% số người nhà thờ được phép tụ họp…, Cuộc lễ phải hợp pháp, ông Chan Chan nói.
Do các hướng dẫn cách ly giao tiếp xã hội, Chan cho biết bảy nhà thờ có thể chứa khoảng 2.500 người, ít hơn nhiều so với đám đông thường tụ tập tại Công viên Victoria mỗi năm là lễ canh thức kỷ niệm hợp pháp duy nhất về thảm kịch đã được phép tổ chức trên đất Trung Quốc trước đây.
Một cư dân Hồng Kông 21 tuổi yêu cầu ẩn danh cho biết cô sẽ tôn vinh các sinh viên Thiên An Môn ở nhà với một vài người bạn. "[Đi đến Công viên Victoria] vẫn còn quá mạo hiểm," cô nói.
Thành Long lưu ý rằng cơ hội tụ tập công khai ở Hồng Kông đang giảm dần. Trong tình hình hiện tại của chúng ta, tôi nghĩ rằng các nhà thờ có thể là không gian pháp lý duy nhất để có [sự kiện] như vậy, ông phát biểu.
Source:UCANews
Thoát chết sau hai vụ ám sát, Đức Tổng Giám Mục Indonesia cử hành thánh lễ tạ ơn
Đặng Tự Do
16:32 05/06/2021
Một tổng giám mục người Indonesia ở Papua nơi đa số dân theo Công Giáo cho biết ngài đã hai lần bị những kẻ khủng bố Hồi giáo mưu sát trong năm nay. Những tên này đã xin gặp ngài với ý định cho nổ bom tự sát.
Đức Tổng Giám Mục Petrus Canisius Mandagi của tổng giáo phận Thánh Tâm cho biết những kẻ khủng bố đã lên kế hoạch giết ngài tại Tòa Giám Mục và tại nhà thờ chính tòa ở Merauke, thành phố cực đông của đất nước.
Trong bài giảng thánh lễ tạ ơn hôm 3 tháng 6, ngài cho biết cảnh sát đã nói với ngài về các âm mưu ám sát trong tuần này sau khi thẩm vấn một loạt 11 tên khủng bố bị bắt trong các cuộc đột kích ở miền nam Papua vào ngày 28 tháng 5.
Đức Tổng Giám Mục Mandagi cho biết nỗ lực đầu tiên là vào tháng Giêng, ngay khi ngài vừa đến Merauke sau khi được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm tổng giám mục.
“Một kẻ khủng bố đã đợi tôi ở tòa giám mục, nhưng hắn chỉ nói chuyện với thư ký của Tòa Giám Mục. Anh ta có một ba lô đầy chất nổ và đang giả vờ đi tìm một nhà trọ,” Đức Tổng Giám Mục nói.
Ngài cho biết âm mưu này thất bại vì trước đó ngài đã lên đường đi thăm một giáo xứ trong suốt cả ngày theo một kế hoạch chính thức.
Nỗ lực thứ hai là vào Thánh lễ Chúa Nhật ngày 30 tháng 5 vừa qua tại nhà thờ chính tòa Merauke, nhưng thất bại vì vị tổng giám mục lại đi vắng.
“Thiên Chúa vĩ đại hơn quyền lực ma quỷ đang tóm lấy tâm trí những kẻ khủng bố,” Đức Tổng Giám Mục Mandagi nói với UCA News; và nhận xét thêm rằng “Chúa che chở và bảo vệ chúng ta. Nhưng chúng ta phải luôn tỉnh táo và cẩn thận”.
Đức Tổng Giám Mục cảm ơn cảnh sát đã cảnh báo ngài về những mối đe dọa và kêu gọi họ luôn cảnh giác để ngăn chặn bất kỳ hành động tàn bạo nào diễn ra.
Cảnh sát trưởng Merauke, Untung Sangaji xác nhận những âm mưu chống lại vị giám mục là có thật, và nói thêm rằng thật là điều may mắn khi Đức Tổng Giám Mục đã ra khỏi thị trấn trong cả hai lần.
Ông cho biết những kẻ tình nghi khủng bố bị bắt hôm 28 tháng 5 có liên quan đến nhóm khủng bố Jamaah Ansarut Daulah liên kết với quân khủng bố Hồi Giáo IS. Chúng cũng là nhóm gây ra vụ đánh bom tự sát tại nhà thờ Makassar ở tỉnh Nam Sulawesi vào hôm Chúa Nhật Lễ Lá.
Source:UCANews
Ơn Chúa Quan Phòng, cảnh sát tình cờ phát hiện âm mưu đánh bom các nhà thờ ở Papua
Đặng Tự Do
16:33 05/06/2021
Cảnh sát chống khủng bố Indonesia vừa bắt giữ 10 người bị tình nghi lên kế hoạch đánh bom tự sát vào các nhà thờ ở tỉnh Papua.
Hãng thông tấn Antara đưa tin, những kẻ đánh bom liều chết đã lên kế hoạch nhắm vào một số nhà thờ ở khu vực giữa thành phố Merauke và biên giới với Papua New Guinea.
Cảnh sát trưởng quận Merauke, Untung Sangaji cho biết kế hoạch đã bị thất bại vì cảnh sát tình cờ phát hiện ra mưu toan này và đang túc trực tại các địa điểm bị nhắm mục tiêu.
Các nghi phạm được cho là đã lên kế hoạch thực hiện các vụ đánh bom liều chết tại các nhà thờ ở Merauke, Jagebob, Kurik, Semangga và Tanah Miring.
Cảnh sát cho biết các nghi phạm có liên hệ với nhóm Jamaah Ansarut Daulah, được cho là có liên hệ với cái gọi là Nhà nước Hồi giáo.
Vào tháng 3, nhà thờ Công Giáo ở Makassar Nam Sulawesi đã bị trúng một quả bom được cho là do cùng một nhóm này gây ra.
Makassar, thành phố lớn nhất trên đảo Sulawesi, phản ánh phong cách tôn giáo của Indonesia, quốc gia này có số dân theo đạo Hồi lớn nhất thế giới, nhưng có một thiểu số Kitô Hữu đáng kể, trong số các tín ngưỡng khác.
Khoảng 10% dân số của đất nước Đông Nam Á có hơn 270 triệu người theo Kitô Giáo. Ước tính có khoảng tám triệu người Công Giáo ở Indonesia.
Source:Licas
Lo sợ về cuộc đàn áp ngày càng tăng của Trung Quốc đối với các nhà lãnh đạo Kitô Giáo
Đặng Tự Do
16:34 05/06/2021
Vụ bắt giữ gần đây nhắm vào một giám mục, 10 linh mục và 13 chủng sinh ở miền trung Trung Quốc là một diễn biến gây sốc cho thấy cuộc đàn áp tôn giáo ở đất nước do cộng sản lãnh đạo tiếp tục gia tăng dưới thời đại đế Tập Cận Bình.
Như chúng tôi đã đưa tin Đức Giám Mục của giáo phận Tân Hương (Xinxiang, 新乡)và 10 linh mục đã bị bắt trong những ngày gần đây. Các vị đã bị đưa đến một khách sạn của công an Trung Quốc, nơi các ngài đang bị biệt giam và phải “cải tạo tại chỗ” nhằm khắc sâu các nguyên tắc của Pháp lệnh tôn giáo mới do bọn cầm quyền đưa ra.
Đức Cha Giuse Trương Vĩ Trụ (Zhang Weizhu, 张伟柱) 63 tuổi, là giám mục giáo phận Tân Hương, thuộc tỉnh Hà Nam từ năm 1991. Ngài được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm nhưng không được bọn cầm quyền Trung Quốc công nhận và điều này khiến ngài trở thành một tên “tội phạm”.
Tương tự, 10 linh mục bị bắt cũng là “tội phạm” vì các ngài từ chối gia nhập cái gọi là “Giáo hội quốc doanh”, và khẳng khái bất phục tùng Đảng Cộng sản Trung Quốc, theo yêu cầu của Pháp lệnh về các hoạt động tôn giáo.
Đức Cha Trương và các linh mục của ngài đã bị bắt trong hai ngày 20 và 21 tháng 5 trong một chiến dịch cảnh sát quy mô có sự tham gia của 100 cảnh sát từ Thương Châu (Cangzhou, 沧州), Hà Gian (Hejian, 河间) và Sa Hà Cao (Shaheqiao, 沙河桥). 10 sinh viên đang theo học thần học trong một nhà máy được dùng làm chủng viện cũng bị bắt. Sau đó, ba sinh viên khác bỏ trốn được, cũng đã bị bắt. Tính đến chiều ngày 25 tháng 5, tất cả các chủng sinh đã được thả về với gia đình của họ, sau khi bị đe nẹt, và bị cấm tiếp tục học thần học.
Mervyn Thomas, chủ tịch sáng lập Tổ chức Đoàn kết Kitô Hữu có trụ sở tại London, cho biết Pháp lệnh mới về các vấn đề tôn giáo là công cụ để đàn áp các cộng đồng tôn giáo, đặc biệt là những Kitô Hữu.
“Những vụ bắt giữ xác nhận lo ngại rằng những hạn chế trên các cộng đồng tôn giáo sẽ tiếp tục thắt chặt,” Thomas nói. “Chúng tôi kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho những Kitô Hữu này và tất cả những người bị giam giữ trên khắp Trung Quốc vì tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ. Chúng tôi cũng khuyến khích cộng đồng quốc tế nêu ra vấn đề này và các trường hợp khác về việc giam giữ và sách nhiễu tùy tiện các nhà lãnh đạo tôn giáo”.
Tổ chức cũng lưu ý rằng các nhà lãnh đạo Kitô Giáo nổi tiếng như Mục sư Trương Xuân Lôi (Zhang Chunlei, 张春雷) của Tin Lành Tình yêu Cải cách và Mục sư Dương Hóa (Yang Hua, 杨华) của nhóm Tin lành Tảng Đá Sống Động ở Quý Dương.
Bọn cầm quyền Bắc Kinh địa phương đã đóng cửa Tin lành Tảng Đá Sống Động vào năm 2016 và Tin Lành Tình yêu Cải cách vào năm 2018.
Mục sư Dương Hóa đã bị một lãnh đạo địa phương của Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh đập dã man tại đồn cảnh sát Quý Dương đến mức phải nhập viện sau khi ông bị bắt đang tiếp tục giảng đạo.
Cho đến nay Đức Cha Giuse Trương Vĩ Trụ và các linh mục bị đưa đi đâu vẫn không ai hay biết.
Source:Crux
49 người, bao gồm cả lãnh đạo Anh giáo, thiệt mạng trong các cuộc tấn công vào các ngôi làng phía đông Congo
Đặng Tự Do
16:34 05/06/2021
Các cuộc tấn công vũ trang vào hai ngôi làng khác nhau trong đêm ở tỉnh Ituri, miền đông Congo đã giết chết ít nhất 49 người, các quan chức chính quyền địa phương cho biết hôm thứ Hai.
Theo Gaston Babunya, thư ký hành chính của khu vực, những kẻ vũ trang đã bao vây một khu trại dành cho những người di tản ở thủ đô Bahema-Boga vào đầu ngày thứ Hai, và tiến hành cuộc tàn sát khiến ít nhất 29 người thiệt mạng.
“Trước khi đi, họ cũng đốt cháy bảy chiếc xe và một số cửa hàng,” Babunya nói.
Trong số các nạn nhân có một nhà lãnh đạo Giáo hội Anh giáo, đã di chuyển từ Banande-Kainama ở lãnh thổ Beni vì lo ngại các cuộc tấn công ngày càng gia tăng ở đó.
Theo các nhóm xã hội dân sự địa phương, những kẻ có vũ trang cũng đã tấn công thủ đô Banyali-Tchabi vào cuối ngày Chúa Nhật, khiến hơn 20 người thiệt mạng. Trong số những người chết có cả phụ nữ và trẻ em.
Hiện chưa rõ ai đã thực hiện các cuộc tấn công, nhưng Lực lượng Dân chủ Đồng minh đã giết hàng trăm người trong khu vực và ngày càng tổ chức các cuộc tấn công trong những tháng gần đây. Vô số nhóm phiến quân đang tranh giành quyền kiểm soát vùng đất giàu khoáng sản ở phía đông Congo.
Source:Crux
Đức Thánh Cha nói với giới trẻ Ý: Hãy trở nên dấu chỉ của niềm hy vọng trong những thể thức mới và sáng tạo
Thanh Quảng sdb
19:27 05/06/2021
Đức Thánh Cha nói với giới trẻ Ý: Hãy trở nên dấu chỉ của niềm hy vọng trong những thể thức mới và sáng tạo
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ đại diện của các công ty và dự án “Progetto Policoro” của Hội đồng Giám mục Ý, nhân kỷ niệm 25 năm thành lập, Đức Thánh Cha nói với nhóm 100 người trẻ mà Đức Hồng Y Bassetti dẫn đầu là hãy trở nên "dấu chỉ của niềm hy vọng" trong những thời điểm khó khăn.
(Tin Vatican - Alessandro Di Bussolo)
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng việc truyền giáo "diễn ra qua các việc chăm sóc cho những người đang dấn thân," và việc phục hồi sau cuộc khủng hoảng đại dịch đòi hỏi một lòng can đảm để "cùng nhau mơ ước", như những người trẻ và nhân viên quảng bá của phong trào "Progetto Policoro" của Giáo hội Ý đã và đang làm trong suốt 25 năm qua. Đức Thánh Cha đã tiếp một trăm thanh niên và 20 nhà lãnh đạo của dự án do Hội đồng Giám mục Ý khởi xướng, và được chính ĐHY chủ tịch của HĐGM, Hồng Y Gualtiero Bassetti, dẫn đầu tới Hội trường Clementine, như "những dấu hiệu của hy vọng" của thời đại mới và cách sáng tạo mới.
Sống động, cư trú, đam mê và đồng hành
Đức Thánh Cha đã đề ra bốn gợi ý: sống động, cư trú, đam mê và đồng hành với người khác. Ngài nói với những người trẻ đại diện cho hơn 400 công ty, xí nghiệp tự do, hợp tác xã và các hoạt động thương mại, khởi đầu từ miền nam và sau đó lan rộng khắp nước Ý nhờ sự hỗ trợ cho các dự án, và được thúc đẩy bởi Tinh Thần của Chúa Kitô, với mục đích giúp cho mọi người trỗi dậy để hỗ trợ người khác "trong cuộc sống, gia đình, Giáo hội và xã hội".
Mang lại sinh khí cho nền kinh tế
Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu sau khi hai người trẻ trình bày những dự án. ĐTC cảm ơn vì món quà của họ là một bức tượng bằng giấy papier-mâché do một hợp tác xã của người khuyết tật ở Matera thực hiện. ĐTC giải thích để "thổi vào nền kinh tế một hồn sống" như những người trẻ đã có trong sáng kiến "Kinh tế của Đức Phanxicô" mà họ đang thực hiện, được linh hoạt bởi thông điệp Laudato si, như Đức Thánh Cha đã nói "các vấn đề xã hội có thể được giải quyết bằng và qua các mạng lưới cộng đồng".
Liên quan đến các giáo xứ và giáo phận
Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các bạn trẻ rằng họ là "những nhà hoạt hình của các cộng đồng", và các cộng đồng "phải được kích hoạt từ chính trong lòng cộng đoàn khởi phát: trở thành những người xây dựng các mối quan hệ, những người làm nên một cộng đồng nhân loại trong tình đoàn kết." Nhắc lại thông điệp Fratelli tutti của mình, ĐTC nói điều quan trọng là phải giúp các giáo xứ và giáo phận đảm nhận và lập kế hoạch về các “vấn đề lớn là công việc” để “những hạt giống mà Thiên Chúa đã đặt để trong mỗi người - khả năng, sáng kiến, sức mạnh” được phát triển...
Sáng tạo một nền kinh tế mới
ĐTC Phanxicô nhấn mạnh tới mối "quan tâm đến công việc phát triển phẩm giá con người" vì công việc bắt nguồn từ "sự khéo léo và sáng tạo của chúng ta." ĐTC nói với các bạn trẻ rằng họ "không phải là những người tự giam mình vào các nỗi phàn nàn về thiếu việc làm, nhưng các bạn phải cố gắng trở nên những người chủ động, làm phát sinh và phát triển các doanh nhân nhằm phục vụ lợi ích chung", như Đức Bênêđíctô lưu ý trong thông điệp “Bác ái trong Sự Thật” Caritas in Veritate của ngài, nhằm "mục tiêu tiếp cận việc làm ổn định cho mọi người".
Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích những người trẻ rút ra từ sự sáng kiến của họ để phát triển một mô hình kinh tế mới thay thế cho mô hình kinh tế tiêu dùng, vốn dễ gây ra nhiều lãng phí. “Chia sẻ, tình huynh đệ, tình nghĩa huynh và sự bền vững là những cột trụ cột cho nền tảng của một nền kinh tế mới”, Đức Thánh Cha nói, “một giấc mơ đòi hỏi sự táo bạo, bởi vì chính người can cường mới là người làm thay đổi thế giới và làm cho nó được tốt đẹp hơn”. ĐTC cũng cho hay đây là vấn đề của đức tin, vì "sự mới lạ thực sự luôn đến từ bàn tay của Thiên Chúa".
Hãy hít thở bầu khí quyển, nhưng đừng chà đạp nó
Hít thở là động từ thứ hai mà Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới, vì những người trẻ có thể làm cho mọi người ý thức được "chúng ta có thể sống trên thế giới mà không chà đạp nó", bởi vì sống trên trái đất không có nghĩa là "sở hữu nó, mà là biết cách sống các mối quan hệ một cách trọn vẹn: với Chúa, với anh chị em của chúng ta, với tạo vật và với chính mình. ĐTC đưa ra những lời động viên, mời những người trẻ tham gia vào các dự án mới ở các vùng Puglia, Calabria và Basilicata của Ý, "hãy yêu những lãnh thổ mà Chúa đã đặt để các con trong đó, đừng để bị cám dỗ chạy trốn hay di dời đi nơi khác ", vì chính những vùng ngoại vi" có thể trở thành chốn thí nghiệm của tình huynh đệ.... từ những vùng ngoại vi mà ta đang trải nghiệm."
Đam mê phục vụ mọi người
Động từ thứ ba mà Đức Thánh Cha Phanxicô xử dụng là say mê với công việc tiếp cận với cộng đồng của họ, ĐTC lưu ý rằng điều tạo nên sự khác biệt là "sự say mê đối với Chúa Giêsu Kitô và với Tin Mừng của Ngài", điều này có thể được nhìn thấy trong những nỗ lực vượt bậc "mà bạn bỏ ra khi đồng hành với những người trẻ khác để tự mình nắm bắt lấy cuộc sống của mình, đam mê cho tương lai của mình, phát triển các kỹ năng hữu ích cho công việc." ĐTC bày tỏ hy vọng rằng chương trình "Progetto Policoro" sẽ luôn phục vụ cho "cuộc sống của mọi người, đặc biệt những người nghèo và những người kém may lành trong xã hội của chúng ta." ĐTC khuyến khích họ hãy tiếp cận và giúp nâng đỡ những người sống bên lề xã hội, đừng ngần ngại tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề “bằng cách đặt mình vào thực trạng của hoàn cảnh”.
Đồng hành cùng các bạn trẻ khác
Động từ cuối cùng - đồng hành - kết thúc bài nói chuyện, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng "các giáo phận của các bạn nhìn vào các bạn với niềm hy vọng, và mỗi người trong các bạn có khả năng trở thành một người bạn đồng hành trên con đường cho tất cả những người trẻ mà các bạn gặp trong cuộc sống của mình." ĐTC lưu ý, giúp những người trẻ trở lại đúng hướng sau những thời điểm đặc biệt khó khăn này, là "trở thành dấu chỉ của một Giáo hội biết nắm lấy tay mọi người," như Chúa Kitô đã làm cho hai môn đồ trên đường Em-ma-út, những người đã "chán chường và thất vọng về những gì đã xảy ra ở Jerusalem."
ĐTC lưu ý: “Đức tin nói cho chúng ta hay cuộc khủng hoảng có thể là một chặng đường để trưởng thành: Thần Khí của Chúa Kitô Phục Sinh làm dấy lên niềm hy vọng, trở thành sự trợ giúp cho mọi người để họ có thể đứng vững trở lại… xây dựng ước mơ và dấn thân cho cuộc sống, gia đình, Giáo hội và xã hội.”
Đức Thánh Cha kết luận bằng cách nhấn mạnh rằng những người trẻ của chương trình “Progetto Policoro” là “những dấu hiệu của hy vọng”, và mong sự hiện diện của họ trong các giáo phận giúp mọi người hiểu rằng việc truyền giáo thông qua việc tiếp cận với thế giới của công ăn việc làm, khuyến khích họ “cùng nhau ước mơ” cho lợi ích của Giáo hội ở Ý.
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ đại diện của các công ty và dự án “Progetto Policoro” của Hội đồng Giám mục Ý, nhân kỷ niệm 25 năm thành lập, Đức Thánh Cha nói với nhóm 100 người trẻ mà Đức Hồng Y Bassetti dẫn đầu là hãy trở nên "dấu chỉ của niềm hy vọng" trong những thời điểm khó khăn.
(Tin Vatican - Alessandro Di Bussolo)
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng việc truyền giáo "diễn ra qua các việc chăm sóc cho những người đang dấn thân," và việc phục hồi sau cuộc khủng hoảng đại dịch đòi hỏi một lòng can đảm để "cùng nhau mơ ước", như những người trẻ và nhân viên quảng bá của phong trào "Progetto Policoro" của Giáo hội Ý đã và đang làm trong suốt 25 năm qua. Đức Thánh Cha đã tiếp một trăm thanh niên và 20 nhà lãnh đạo của dự án do Hội đồng Giám mục Ý khởi xướng, và được chính ĐHY chủ tịch của HĐGM, Hồng Y Gualtiero Bassetti, dẫn đầu tới Hội trường Clementine, như "những dấu hiệu của hy vọng" của thời đại mới và cách sáng tạo mới.
Sống động, cư trú, đam mê và đồng hành
Đức Thánh Cha đã đề ra bốn gợi ý: sống động, cư trú, đam mê và đồng hành với người khác. Ngài nói với những người trẻ đại diện cho hơn 400 công ty, xí nghiệp tự do, hợp tác xã và các hoạt động thương mại, khởi đầu từ miền nam và sau đó lan rộng khắp nước Ý nhờ sự hỗ trợ cho các dự án, và được thúc đẩy bởi Tinh Thần của Chúa Kitô, với mục đích giúp cho mọi người trỗi dậy để hỗ trợ người khác "trong cuộc sống, gia đình, Giáo hội và xã hội".
Mang lại sinh khí cho nền kinh tế
Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu sau khi hai người trẻ trình bày những dự án. ĐTC cảm ơn vì món quà của họ là một bức tượng bằng giấy papier-mâché do một hợp tác xã của người khuyết tật ở Matera thực hiện. ĐTC giải thích để "thổi vào nền kinh tế một hồn sống" như những người trẻ đã có trong sáng kiến "Kinh tế của Đức Phanxicô" mà họ đang thực hiện, được linh hoạt bởi thông điệp Laudato si, như Đức Thánh Cha đã nói "các vấn đề xã hội có thể được giải quyết bằng và qua các mạng lưới cộng đồng".
Liên quan đến các giáo xứ và giáo phận
Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các bạn trẻ rằng họ là "những nhà hoạt hình của các cộng đồng", và các cộng đồng "phải được kích hoạt từ chính trong lòng cộng đoàn khởi phát: trở thành những người xây dựng các mối quan hệ, những người làm nên một cộng đồng nhân loại trong tình đoàn kết." Nhắc lại thông điệp Fratelli tutti của mình, ĐTC nói điều quan trọng là phải giúp các giáo xứ và giáo phận đảm nhận và lập kế hoạch về các “vấn đề lớn là công việc” để “những hạt giống mà Thiên Chúa đã đặt để trong mỗi người - khả năng, sáng kiến, sức mạnh” được phát triển...
Sáng tạo một nền kinh tế mới
ĐTC Phanxicô nhấn mạnh tới mối "quan tâm đến công việc phát triển phẩm giá con người" vì công việc bắt nguồn từ "sự khéo léo và sáng tạo của chúng ta." ĐTC nói với các bạn trẻ rằng họ "không phải là những người tự giam mình vào các nỗi phàn nàn về thiếu việc làm, nhưng các bạn phải cố gắng trở nên những người chủ động, làm phát sinh và phát triển các doanh nhân nhằm phục vụ lợi ích chung", như Đức Bênêđíctô lưu ý trong thông điệp “Bác ái trong Sự Thật” Caritas in Veritate của ngài, nhằm "mục tiêu tiếp cận việc làm ổn định cho mọi người".
Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích những người trẻ rút ra từ sự sáng kiến của họ để phát triển một mô hình kinh tế mới thay thế cho mô hình kinh tế tiêu dùng, vốn dễ gây ra nhiều lãng phí. “Chia sẻ, tình huynh đệ, tình nghĩa huynh và sự bền vững là những cột trụ cột cho nền tảng của một nền kinh tế mới”, Đức Thánh Cha nói, “một giấc mơ đòi hỏi sự táo bạo, bởi vì chính người can cường mới là người làm thay đổi thế giới và làm cho nó được tốt đẹp hơn”. ĐTC cũng cho hay đây là vấn đề của đức tin, vì "sự mới lạ thực sự luôn đến từ bàn tay của Thiên Chúa".
Hãy hít thở bầu khí quyển, nhưng đừng chà đạp nó
Hít thở là động từ thứ hai mà Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới, vì những người trẻ có thể làm cho mọi người ý thức được "chúng ta có thể sống trên thế giới mà không chà đạp nó", bởi vì sống trên trái đất không có nghĩa là "sở hữu nó, mà là biết cách sống các mối quan hệ một cách trọn vẹn: với Chúa, với anh chị em của chúng ta, với tạo vật và với chính mình. ĐTC đưa ra những lời động viên, mời những người trẻ tham gia vào các dự án mới ở các vùng Puglia, Calabria và Basilicata của Ý, "hãy yêu những lãnh thổ mà Chúa đã đặt để các con trong đó, đừng để bị cám dỗ chạy trốn hay di dời đi nơi khác ", vì chính những vùng ngoại vi" có thể trở thành chốn thí nghiệm của tình huynh đệ.... từ những vùng ngoại vi mà ta đang trải nghiệm."
Đam mê phục vụ mọi người
Động từ thứ ba mà Đức Thánh Cha Phanxicô xử dụng là say mê với công việc tiếp cận với cộng đồng của họ, ĐTC lưu ý rằng điều tạo nên sự khác biệt là "sự say mê đối với Chúa Giêsu Kitô và với Tin Mừng của Ngài", điều này có thể được nhìn thấy trong những nỗ lực vượt bậc "mà bạn bỏ ra khi đồng hành với những người trẻ khác để tự mình nắm bắt lấy cuộc sống của mình, đam mê cho tương lai của mình, phát triển các kỹ năng hữu ích cho công việc." ĐTC bày tỏ hy vọng rằng chương trình "Progetto Policoro" sẽ luôn phục vụ cho "cuộc sống của mọi người, đặc biệt những người nghèo và những người kém may lành trong xã hội của chúng ta." ĐTC khuyến khích họ hãy tiếp cận và giúp nâng đỡ những người sống bên lề xã hội, đừng ngần ngại tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề “bằng cách đặt mình vào thực trạng của hoàn cảnh”.
Đồng hành cùng các bạn trẻ khác
Động từ cuối cùng - đồng hành - kết thúc bài nói chuyện, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng "các giáo phận của các bạn nhìn vào các bạn với niềm hy vọng, và mỗi người trong các bạn có khả năng trở thành một người bạn đồng hành trên con đường cho tất cả những người trẻ mà các bạn gặp trong cuộc sống của mình." ĐTC lưu ý, giúp những người trẻ trở lại đúng hướng sau những thời điểm đặc biệt khó khăn này, là "trở thành dấu chỉ của một Giáo hội biết nắm lấy tay mọi người," như Chúa Kitô đã làm cho hai môn đồ trên đường Em-ma-út, những người đã "chán chường và thất vọng về những gì đã xảy ra ở Jerusalem."
ĐTC lưu ý: “Đức tin nói cho chúng ta hay cuộc khủng hoảng có thể là một chặng đường để trưởng thành: Thần Khí của Chúa Kitô Phục Sinh làm dấy lên niềm hy vọng, trở thành sự trợ giúp cho mọi người để họ có thể đứng vững trở lại… xây dựng ước mơ và dấn thân cho cuộc sống, gia đình, Giáo hội và xã hội.”
Đức Thánh Cha kết luận bằng cách nhấn mạnh rằng những người trẻ của chương trình “Progetto Policoro” là “những dấu hiệu của hy vọng”, và mong sự hiện diện của họ trong các giáo phận giúp mọi người hiểu rằng việc truyền giáo thông qua việc tiếp cận với thế giới của công ăn việc làm, khuyến khích họ “cùng nhau ước mơ” cho lợi ích của Giáo hội ở Ý.
Những điều mới trong luật hình sự sửa đổi của giáo luật
Vũ Văn An
20:22 05/06/2021
Theo Vatican News, điều đáng lưu ý đầu tiên của các sửa đổi là việc nhấn mạnh tới cặp song hành đức ái và chế tài. Thực vậy, trong Tông hiến công bố các sửa đổi, Đức Phanxicô viết rằng “đức ái và lòng thương xót đòi một người cha kiên quyết chấn chỉnh điều đôi khi đi sai lệch”.
Việc chấn chỉnh sửa sai trên phải “thi hành vì đòi hỏi cụ thể và bất khả nhượng của đức ái không những đối với Giáo Hội, đối với cộng đoàn Kitô hữu và các nạn nhân có thể có, mà còn đối với cả những người phạm tội, những người vốn yêu cầu được Giáo Hội xót thương và chỉnh sửa. Trong quá khứ, nhiều thiệt hại đã gây ra vì thiếu sự tri nhận mối liên hệ trong Giáo Hội giữa việc thi hành đức ái và việc sử dụng, khi hoàn cảnh và công lý đòi hỏi, các chế tài hình sự”.
Ngài cũng cho hay, luật mới đem vào nhiều thay đổi cho luật hiện hành và đặt để nhiều nhiều chế tài đối với một số vi phạm mới. Luật mới cũng đem lại nhiều cải thiện về phương diện kỹ thuật, nhất là liên quan tới các khía cạnh căn bản của luật hình sự như quyền bênh vực, thời tiêu của các hành vi hình sự, và ấn định hình phạt chính xác hơn. Nghĩa là cung cấp “các tiêu chuẩn khách quan để nhận diện chế tài thích đáng nhất cần áp dụng vào một trường hợp cụ thể”.
Vatican News cũng cho hay, theo Đức Cha Juan Ignacio Arrieta, Tổng thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về các Bản văn Lập pháp, các thay đổi nhằm đáp ứng 3 tiêu chuẩn hướng dẫn. Tiêu chuẩn thứ nhất, bản văn mới tạo ra nét dứt khoát thỏa đáng cho các qui tắc hình sự, một điều trước đây không có, nhằm đưa ra định mức chính xác và chắc chắn ai phải áp dụng chúng.
Tiêu chuẩn thứ hai là bảo vệ cộng đồng và chú ý tới việc sửa chữa tai tiếng và đền bù thiệt hại.
Tiêu chuẩn thứ ba là cung cấp cho các mục tử các phương thế cần thiết để ngăn ngừa các vi phạm và can thiệp kịp thời để chỉnh sửa tình thế rất có thể trở nên nghiêm trọng hơn, tuy nhiên, không loại bỏ các thận trọng cần thiết để bảo vệ người bị coi là vi phạm theo bảo đảm nay được khẳng định trong điều 1321 §1: “mọi người được coi là vô tội cho đến khi bị chứng minh ngược lại”.
Đức Cha Arieta cũng cho hay các trường hợp hình sự trong phần thứ hai của Quyển VI đã được sắp xếp lại, chuyển vị các điều luật và tái định hướng ý nghĩa đầu đề của từng từng tiêu đề. Thí dụ rõ nhất là tội ác lạm dụng trẻ em nay được xếp không phải vào nhóm chống lại các nghĩa vụ đặc biệt (bậc giáo sĩ), mà vào nhóm chống lại sự sống, phẩm giá và tự do của con người. Điều này có nghĩa, điều 1398 mới bao gồm các hành vi không phải chỉ của các giáo sĩ, mà còn của các tu sĩ và giáo dân đảm nhiệm một chức vụ trong Giáo Hội.
Hãng tin A.P. thì lưu ý nhiều hơn tới các qui định mới về tội lạm dụng tình dục. Theo Nicole Winflield của hãng tin này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô thay đổi luật Giáo Hội để minh nhiên kết tội hình việc các linh mục cũng như tín hữu giáo dân lạm dụng thẩm quyền của mình để lạm dụng tình dục người lớn (các điều 1395 và 1398).
Luật mới kết tội các giáo sĩ và giáo dân giữ chức vụ trong Giáo hội “gạ gẫm” (grooming) các vị thành niên và người lớn buộc họ tham gia văn hóa khiêu dâm. Đây là lần đầu tiên luật Giáo Hội chính thức thừa nhận là hành vi hình sự phương pháp các kẻ săn mồi tình dục sử dụng để tạo mối liên hệ với các nạn nhân bị họ nhắm để khai thác tình dục.
Winfield cũng cho rằng trước đây Tòa Thánh vẫn coi bất cứ liên hệ tình dục nào giữa giáo sĩ và người lớn là tội lỗi nhưng không phải là tội ác, vì tin rằng người lớn có khả năng bằng lòng hay không. Nhưng phong trào #MeToo và các tai tiếng liên quan đến các chủng sinh và nữ tu bị các bề trên lạm dụng tình dục cho thấy cả người lớn cũng có thể trở thành nạn nhân, nếu có sự chênh lệch cán cân quyền lực trong mối liên hệ. Điển hình là vụ cựu Hồng Y Theodore McCarrick.
Winfield cũng cho rằng tập chú mới vào các giáo dân dùng quyền lạm dụng tình dụng là kết quả của vụ tai tiếng liên quan tới Luis Figari, người giáo dân sáng lập phong trào Sodalitium Christianae Vitae có trụ sở ở Peru, một phong trào bảo thủ hiện có đến 20,000 thành viên rải rác khắp Châu Mỹ La Tinh và Hoa Kỳ.
Ông ta bị điều tra và bị kết tội là người bị ám ảnh bởi tình dục. Nhưng là một giáo dân, nên Tòa Thánh không biết phải xử sự thế nào về hình sự với ông ta. Nay thì tiêu chuẩn đã rõ ràng.
Tờ New York Times cũng thế, cũng lưu ý tới tội lạm dụng tình dục và cho hay “Đức Giáo Hoàng mở rộng luật Giáo Hội để nhắm vào việc giáo sĩ và giáo dân lạm dụng tình dục người lớn”.
Tờ này cũng nhắc đến vụ McCarrick lạm dụng tình dục người lớn. Và nhận định rằng với các sửa đổi lần này, Đức Phanxicô nhấn mạnh quan điểm cố hữu của ngài rằng cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục chủ yếu là do lạm dụng quyền hành.
Tờ New York Times dường như cũng nhận định rằng nét mới của Đức Phanxicô là nhấn mạnh tới tội ác lạm dụng quyền hành để lạm dụng tình dục người lớn, một “điểm mù” mà lâu nay Giáo Hội không mấy lưu tâm bằng việc lạm dụng tình dục trẻ em. Tờ báo nay trích dẫn phát biểu của Cha Hans Zollner: việc lồng người lớn vào các luật mới “phù hợp với sự phát triển trong 4 năm qua” của phong trào #MeToo và việc chú ý tới các lạm dụng đối với các chủng sinh đã trưởng thành.
Thực ra luật hình sự mới không phải chỉ bàn đến việc lạm dụng tình dục. Theo Phil Lawler, luật hình sự mới bao trùm các tội danh đủ loại, thí dụ phần nói tới các tội danh tài chánh như biển thủ tài sản của Giáo Hội chẳng hạn. Ngoài ra, còn các tội danh phạm tới các bí tích, tín lý Giáo Hội trong đó có các tội phạm đến bí mật Giáo Hoàng, phạm tới Thánh Thể, tội tham dự các nghi lễ mưu toan phong chức linh mục cho nữ giới.
Lẽ dĩ nhiên, luật mới không tránh khỏi một số phê phán. Phê phán năng gặp nhất là việc thiếu định nghĩa ai là người lớn nạn nhân. Thuật ngữ thường dùng vẫn nhắc đến “người lớn dễ bị tổn thương”. Bản văn mới không minh nhiên nhắc đến thuật ngữ ấy, mà chỉ nói chung là người lớn, nhưng ngầm hiểu những người lớn này. Đức Cha Arieta thì cho rằng bản văn cố ý để ngỏ chữ “người lớn” để bất cứ người lớn nào bị một giáo sĩ hay một giáo dân giữ một chức vụ trong Giáo Hội lợi dụng thẩm quyền lạm dụng tình dục đều bị chế tài theo luật mới.
Edward Peters, một giáo luật gia Hoa kỳ, ca ngợi luật mới: “Dù sao, tông hiến Pascite Gregem của Đức Phanxicô đã đưa vào rất nhiều cải tiến cho Quyển VI, nhiều hơn tôi có thể đánh giá”. Tuy nhiên, theo ông, điều 1331§1 n.4 dự liệu cấm người bị tuyệt thông “tham dự tích cực vào các cử hành [phụng vụ]” trong khi điều 1331 § 1 n. 1 cũ cấm họ: “bất cứ việc tham gia nào có tính thừa tác” vào các cử hành đó.
Ông cho rằng luật cũ rất rõ trong việc người phạm tội theo giáo luật không được làm những việc như đọc sách hoặc thừa tác viên thánh thể, nhưng để nguyên nghĩa vụ căn bản của họ là tham dự Thánh Lễ và nhờ thế có thể lãnh được ơn ích của việc nghe Lời Chúa và chứng kiến các người Công Giáo khác cử hành. Tuy nhiên, luật mới khi dùng cụm từ rất chủ yếu của phụng vụ là tham dự “tích cực” để cấm các thừa tác ấy khiến người ta đặt câu hỏi liệu những người bị tuyệt thông có còn bị buộc giữ bổn phận Chúa Nhật hay không, một bổn phận phải tham dự Thánh lễ tuy không rước lễ, và nếu họ còn bị bó buộc, họ có phải tham dự Thánh lễ cách nghiêm túc hay không, hay chỉ ngồi đó cho có lệ, chứ không cần “tham dự tích cực”.
Một khía cạnh khác là chế tài đối với giáo dân phạm tội. Đối với các giáo sĩ thì bị sa thải khỏi bậc giáo sĩ là hình phạt năng nề nhất. Còn đối với các giáo dân, hình phạt chỉ có thể là bị mất việc, bị loại khỏi cộng đồng hay nộp tiền phạt. Hai khoản đầu dễ áp dụng, nhưng khoản sau cùng không biết có bắt chấp hành được không. Theo Winfield, Kurt Martens, một luật gia Giáo Hội và là giáo sư tại Đại Học America, cho rằng hình phạt đó là một thứ mơ mộng hão huyền của Vatican.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đào Luyện Tâm Linh-Khoa Học Phương Thức Cầu Nguyện-Cảm Nghiệm
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min.)
16:57 05/06/2021
Đào Luyện Tâm Linh-Khoa Học Phương Thức Cầu Nguyện-Cảm Nghiệm
Dẫn nhập
Chúa Giêsu dạy: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, kẻo sa chước cám dỗ”[1]. Công đồng Vat. II xác định: “Cầu nguyện là phương thế nên thánh”[2]. Lịch sử linh đạo của Giáo hội trong suốt hơn hai nghìn năm là đời sống cầu nguyện. Nhưng tùy theo, mỗi giai đoạn, cầu nguyện có nhấn mạnh tới một khía cạnh khác nhau. Công đồng tổng hợp mọi khía cạnh. Theo công thức mục vụ: “Ân sủng và thực tại”; “Hội thánh và Khoa học”; “Cả...Cả...”. Sau đây là phương thức: “Cầu nguyện-Cảm nghiệm”.
Nhận thức
“Cầu nguyện-Cảm nghiệm” là phương pháp đào luyện tâm linh mang chiều kích khoa học. Tổng hợp toàn diện con người: “Thân-tâm”. Bao gồm: “Tâm, trí và ý chí”. Tích hợp văn hóa Đông-Tây. Đông: Tĩnh và Tình. Tây: Động và lý. Đặc biệt, hướng đi hiện nay, cùng với Chúa Thánh Thần, chuyển đổi Đức tin cộng đồng, truyền thống trở thành Đức tin cá vị, bản thân, sống động và xác tín.“Cầu nguyện” nhắm vào lý trí và động; “Cảm nghiệm” dựa vào tâm tình và tĩnh. Theo tâm lý, khi lý trí và tâm tình quyện lại, sẽ trở thành ý chí. Ý chí là hành động quyết tâm đi theo. Và được biến đổi. Ví dụ: Hai người yêu nhau, hiểu nhau, tiến tới hôn nhân gia đình, sẽ dần dần thay đổi nên một. Như kinh nghiệm cảm nghiệm của Thánh Phaolô: “Tôi cùng chịu đóng đinh với Đức Kitô vào thập giá. Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi mà là Chúa Kitô sống trong tôi”[3].
Đào luyện
Mô tả
Trong một căn phòng, tái hiện phòng tiệc ly, nơi Đức Mẹ và các Tông đồ hiệp thông, cầu nguyện. Khôn ngoan, khiêm tốn, kín đáo. Chờ đợi Chúa Thánh Thần hiện xuống: “Lễ Ngũ tuần”. Phòng này, được thiết kế: Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Có Abba, dưới là Chim câu cách tân, ngậm cành Oliu, tượng trưng Chúa Thánh Thần với 7 ngọn lửa. Có Tượng Thánh giá trên Nhà Tạm, hình trái tim, tượng trưng cho tình yêu: “Mến Chúa-Yêu người”. Có Đức Mẹ đang chầu Thánh Thể. Có Thánh Kinh. Có ánh sáng huyền linh. Đèn chiếu tập trung vào Nhà Tạm. Có nhạc không lời, đánh động tâm hồn. Có kinh “Cầu nguyện-Cảm nghiệm”.
Đào luyện
Thân
Ngồi thanh thản. Hai đầu ngón tay cái và ngón trỏ chạm vào nhau, để tập trung giây thần kinh về bộ não. Theo khoa học, thì 90% hệ thần kinh bị phân tán. Mắt mở ¼ nhìn xuống đầu mũi. Hít sâu-nín-thở dài, 3 lần.
Tâm
Cầu nguyện (đọc thành lời): 1. Xin Chúa thêm đức tin cho con, 3 lần. 2. Xin cho con được gặp Chúa, 3 lần.
Cảm nghiệm (thinh lặng): 1. Chúa đang nhìn con, con rất đẹp vì con là hình ảnh của Ngài, 3 lần. 2. Chúa đang yêu con, vì Chúa là tình yêu, con là con của Ngài, 3 lần. Nhìn là trí; yêu là tâm. Tâm trí quyện lại sẽ trở thành ý chí, thuận theo, để Chúa biến đổi. Với điều kiện: Nhận chìm sâu cái “Tôi” kiêu căng, trong ánh nhìn dịu hiền và trong tình thương bao dung của Chúa. Dần dần cái “Tôi” nhỏ lại, trở thành cát bụi, trở thành đất. Khi không còn là gì, Chúa Giêsu nhẹ nhẹ đi vào tâm hồn. Ngài sẽ làm cho con lớn lên và dần dần trở nên: “Đồng hình đồng dạng với Ngài”, một cách nhẹ nhàng mà mãnh liệt; bất ngờ và lạ lùng. Cụ thể, trở nên người “Hiền lành và Khiêm nhường”; biết sống: “Liên đới trách nhiệm và Yêu thương phục vụ”, qua con đường truyền giáo mới: “Đối thoại và Hòa giải”.
Kết thúc: “Xin Chúa Giêsu sai Thánh Thần đến với con; cùng với Mẹ Maria và các Tông đồ, con đón nhận Thánh Thần; xin Thánh Thần ban ơn khôn ngoan, sức mạnh và tầm nhìn cho con”.
Hít sâu-nín-Thở dài, 3 lần.
Mở mắt. Phép lành: “Xin Thiên Chúa toàn năng, là Cha và Con và Thánh Thần ban (nếu là linh mục); xuống (nếu là giáo dân) phúc lành cho con và toàn thế giới hôm nay, Amen./.
NB.
1. Thực hiện trong vòng 3-5 phút.
2. Bất kỳ nơi nào, lúc nào thuận tiện. Lúc đầu trước Thánh thể là tốt nhất.
3. Khi quen rồi, nó như hơi thở, không còn lệ thuộc phương thứcvà nơi chốn nữa.
4. Hệ quả: Chúa Giêsu sẽ tỏa sáng nơi ta, dù ta không biết điều đó, khi ta gặp gỡ mọi người. Đó là trường hợp của các thánh và gần đây, Thánh Giáo hoàng G.P. II. Và Chân phước Acutis.
Truyền thông Tgp/Sg, tháng Sáu 2021
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
Spiritual Training
Dẫn nhập
Chúa Giêsu dạy: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, kẻo sa chước cám dỗ”[1]. Công đồng Vat. II xác định: “Cầu nguyện là phương thế nên thánh”[2]. Lịch sử linh đạo của Giáo hội trong suốt hơn hai nghìn năm là đời sống cầu nguyện. Nhưng tùy theo, mỗi giai đoạn, cầu nguyện có nhấn mạnh tới một khía cạnh khác nhau. Công đồng tổng hợp mọi khía cạnh. Theo công thức mục vụ: “Ân sủng và thực tại”; “Hội thánh và Khoa học”; “Cả...Cả...”. Sau đây là phương thức: “Cầu nguyện-Cảm nghiệm”.
Nhận thức
“Cầu nguyện-Cảm nghiệm” là phương pháp đào luyện tâm linh mang chiều kích khoa học. Tổng hợp toàn diện con người: “Thân-tâm”. Bao gồm: “Tâm, trí và ý chí”. Tích hợp văn hóa Đông-Tây. Đông: Tĩnh và Tình. Tây: Động và lý. Đặc biệt, hướng đi hiện nay, cùng với Chúa Thánh Thần, chuyển đổi Đức tin cộng đồng, truyền thống trở thành Đức tin cá vị, bản thân, sống động và xác tín.“Cầu nguyện” nhắm vào lý trí và động; “Cảm nghiệm” dựa vào tâm tình và tĩnh. Theo tâm lý, khi lý trí và tâm tình quyện lại, sẽ trở thành ý chí. Ý chí là hành động quyết tâm đi theo. Và được biến đổi. Ví dụ: Hai người yêu nhau, hiểu nhau, tiến tới hôn nhân gia đình, sẽ dần dần thay đổi nên một. Như kinh nghiệm cảm nghiệm của Thánh Phaolô: “Tôi cùng chịu đóng đinh với Đức Kitô vào thập giá. Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi mà là Chúa Kitô sống trong tôi”[3].
Đào luyện
Mô tả
Trong một căn phòng, tái hiện phòng tiệc ly, nơi Đức Mẹ và các Tông đồ hiệp thông, cầu nguyện. Khôn ngoan, khiêm tốn, kín đáo. Chờ đợi Chúa Thánh Thần hiện xuống: “Lễ Ngũ tuần”. Phòng này, được thiết kế: Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Có Abba, dưới là Chim câu cách tân, ngậm cành Oliu, tượng trưng Chúa Thánh Thần với 7 ngọn lửa. Có Tượng Thánh giá trên Nhà Tạm, hình trái tim, tượng trưng cho tình yêu: “Mến Chúa-Yêu người”. Có Đức Mẹ đang chầu Thánh Thể. Có Thánh Kinh. Có ánh sáng huyền linh. Đèn chiếu tập trung vào Nhà Tạm. Có nhạc không lời, đánh động tâm hồn. Có kinh “Cầu nguyện-Cảm nghiệm”.
Đào luyện
Thân
Ngồi thanh thản. Hai đầu ngón tay cái và ngón trỏ chạm vào nhau, để tập trung giây thần kinh về bộ não. Theo khoa học, thì 90% hệ thần kinh bị phân tán. Mắt mở ¼ nhìn xuống đầu mũi. Hít sâu-nín-thở dài, 3 lần.
Tâm
Cầu nguyện (đọc thành lời): 1. Xin Chúa thêm đức tin cho con, 3 lần. 2. Xin cho con được gặp Chúa, 3 lần.
Cảm nghiệm (thinh lặng): 1. Chúa đang nhìn con, con rất đẹp vì con là hình ảnh của Ngài, 3 lần. 2. Chúa đang yêu con, vì Chúa là tình yêu, con là con của Ngài, 3 lần. Nhìn là trí; yêu là tâm. Tâm trí quyện lại sẽ trở thành ý chí, thuận theo, để Chúa biến đổi. Với điều kiện: Nhận chìm sâu cái “Tôi” kiêu căng, trong ánh nhìn dịu hiền và trong tình thương bao dung của Chúa. Dần dần cái “Tôi” nhỏ lại, trở thành cát bụi, trở thành đất. Khi không còn là gì, Chúa Giêsu nhẹ nhẹ đi vào tâm hồn. Ngài sẽ làm cho con lớn lên và dần dần trở nên: “Đồng hình đồng dạng với Ngài”, một cách nhẹ nhàng mà mãnh liệt; bất ngờ và lạ lùng. Cụ thể, trở nên người “Hiền lành và Khiêm nhường”; biết sống: “Liên đới trách nhiệm và Yêu thương phục vụ”, qua con đường truyền giáo mới: “Đối thoại và Hòa giải”.
Kết thúc: “Xin Chúa Giêsu sai Thánh Thần đến với con; cùng với Mẹ Maria và các Tông đồ, con đón nhận Thánh Thần; xin Thánh Thần ban ơn khôn ngoan, sức mạnh và tầm nhìn cho con”.
Hít sâu-nín-Thở dài, 3 lần.
Mở mắt. Phép lành: “Xin Thiên Chúa toàn năng, là Cha và Con và Thánh Thần ban (nếu là linh mục); xuống (nếu là giáo dân) phúc lành cho con và toàn thế giới hôm nay, Amen./.
NB.
1. Thực hiện trong vòng 3-5 phút.
2. Bất kỳ nơi nào, lúc nào thuận tiện. Lúc đầu trước Thánh thể là tốt nhất.
3. Khi quen rồi, nó như hơi thở, không còn lệ thuộc phương thứcvà nơi chốn nữa.
4. Hệ quả: Chúa Giêsu sẽ tỏa sáng nơi ta, dù ta không biết điều đó, khi ta gặp gỡ mọi người. Đó là trường hợp của các thánh và gần đây, Thánh Giáo hoàng G.P. II. Và Chân phước Acutis.
Truyền thông Tgp/Sg, tháng Sáu 2021
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
Spiritual Training
Văn Hóa
Thế giới của đêm
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
16:15 05/06/2021
THẾ GIỚI CỦA ĐÊM
Làn gió nhẹ gởi hương hoa dìu dịu từ vườn xanh đến tận phòng riêng.
Đêm đã khuya, cửa phòng vẫn chưa khép. Trăng đêm đẹp quá, thanh thoát quá.
Ngồi tựa bên song mơ màng để tâm đùa với trăng, nghe gió khua rờn rợn qua vai cho cõi hồn yên nghỉ sau những ngày mỏi mệt vì lao tác, vì bộn bề những việc lớn, nhỏ, chung, riêng...
Chùm hoa đung đưa bên hiên xô bóng rớt xuống thềm phía dưới giọt trăng cho lòng cảm nhận một nỗi an bình lớn đến chẳng còn muốn rời đêm dù đã muộn.
Đâu đó, tiếng bao nhiêu loài côn trùng văng vẳng cứ như bản trường ca đêm bất tận, êm ái, thanh cao, nhẹ nhàng nhưng không kém hùng hậu.
Giữa mọi thứ như đang say, khiến lòng cũng say, thì chợt một giọt sương vô tình làm ướt chiếc lá phía trên cành hoa.
Hình như cũng sợ đêm bừng tĩnh, nên dẫu vô tình, sương cũng chỉ lướt nhè nhẹ trên chiếc lá non tơ.
Bởi được sương thấm đầu cành, chùm hoa trở nên tươi hơn, rung rinh cười trong ánh sáng huyền hoặc, lung linh.
Cứ ngỡ trong không gian mênh mông, mọi thứ đã chìm sâu yên giấc? Nhưng không. Thế giới của đêm đáng yêu và đáng sống. Thế giới của đêm đáng cho ai tư lự, tự gởi mình vào múc cho được cái bình, cái thanh mà sự tất bật, sự bộn bề vốn đã thành thường xuyên của đời sống, không bao giờ có được.
Lạ thật, sương, gió, trăng, đêm, cành, lá, hoa, hương, tiếng hát côn trùng..., dẫu mọi thứ hết sức mình thể hiện, hết sức mình khoe dáng theo cách riêng của chúng, sao chúng không hề chỏi nhau, lấn át nhau, tranh giành nhau, lại cứ hòa quyện nhịp nhàng, êm dịu làm cho đêm cứ mãi là đêm thanh bình, làm cho hồn người ngất ngay, đắm đuối.
Nếu không kể cái tâm không trong sạch của những con người, thì thế giới của đêm là một thế giới biết yêu nhau, nương nhau, tôn vẻ đẹp của nhau, hiện diện bên cạnh nhau để tiếp tục sống, tiếp tục tồn tại.
Thế giới của đêm, vì thế, dạy con người bài học yêu thương, tương trợ.
Thế giới của đêm nói cho con người biết tình thân, nghĩa thiết, mãi có nhau, bên nhau song hành, bên nhau mà sống, mà đi đến hết mọi lối đường của một đời làm người...
Nếu con người học lấy cái thanh bình của thế giới đêm, họ sẽ dẹp bỏ mọi thù hằn, ganh ghét, tranh chấp, tranh giành. Họ sẽ không vì lợi riêng mà lấn át nhau, đối chọi nhau. Họ sẽ giải trừ mọi thứ nham hiểm, thâm độc, nuôi hiềm khích, nuôi lòng thù...
Học lấy bài học thanh bình của thế giới đêm, con người sẽ thật là con người...
Làn gió nhẹ gởi hương hoa dìu dịu từ vườn xanh đến tận phòng riêng.
Đêm đã khuya, cửa phòng vẫn chưa khép. Trăng đêm đẹp quá, thanh thoát quá.
Ngồi tựa bên song mơ màng để tâm đùa với trăng, nghe gió khua rờn rợn qua vai cho cõi hồn yên nghỉ sau những ngày mỏi mệt vì lao tác, vì bộn bề những việc lớn, nhỏ, chung, riêng...
Chùm hoa đung đưa bên hiên xô bóng rớt xuống thềm phía dưới giọt trăng cho lòng cảm nhận một nỗi an bình lớn đến chẳng còn muốn rời đêm dù đã muộn.
Đâu đó, tiếng bao nhiêu loài côn trùng văng vẳng cứ như bản trường ca đêm bất tận, êm ái, thanh cao, nhẹ nhàng nhưng không kém hùng hậu.
Giữa mọi thứ như đang say, khiến lòng cũng say, thì chợt một giọt sương vô tình làm ướt chiếc lá phía trên cành hoa.
Hình như cũng sợ đêm bừng tĩnh, nên dẫu vô tình, sương cũng chỉ lướt nhè nhẹ trên chiếc lá non tơ.
Bởi được sương thấm đầu cành, chùm hoa trở nên tươi hơn, rung rinh cười trong ánh sáng huyền hoặc, lung linh.
Cứ ngỡ trong không gian mênh mông, mọi thứ đã chìm sâu yên giấc? Nhưng không. Thế giới của đêm đáng yêu và đáng sống. Thế giới của đêm đáng cho ai tư lự, tự gởi mình vào múc cho được cái bình, cái thanh mà sự tất bật, sự bộn bề vốn đã thành thường xuyên của đời sống, không bao giờ có được.
Lạ thật, sương, gió, trăng, đêm, cành, lá, hoa, hương, tiếng hát côn trùng..., dẫu mọi thứ hết sức mình thể hiện, hết sức mình khoe dáng theo cách riêng của chúng, sao chúng không hề chỏi nhau, lấn át nhau, tranh giành nhau, lại cứ hòa quyện nhịp nhàng, êm dịu làm cho đêm cứ mãi là đêm thanh bình, làm cho hồn người ngất ngay, đắm đuối.
Nếu không kể cái tâm không trong sạch của những con người, thì thế giới của đêm là một thế giới biết yêu nhau, nương nhau, tôn vẻ đẹp của nhau, hiện diện bên cạnh nhau để tiếp tục sống, tiếp tục tồn tại.
Thế giới của đêm, vì thế, dạy con người bài học yêu thương, tương trợ.
Thế giới của đêm nói cho con người biết tình thân, nghĩa thiết, mãi có nhau, bên nhau song hành, bên nhau mà sống, mà đi đến hết mọi lối đường của một đời làm người...
Nếu con người học lấy cái thanh bình của thế giới đêm, họ sẽ dẹp bỏ mọi thù hằn, ganh ghét, tranh chấp, tranh giành. Họ sẽ không vì lợi riêng mà lấn át nhau, đối chọi nhau. Họ sẽ giải trừ mọi thứ nham hiểm, thâm độc, nuôi hiềm khích, nuôi lòng thù...
Học lấy bài học thanh bình của thế giới đêm, con người sẽ thật là con người...
VietCatholic TV
Phép lạ Vistula nhiệm mầu, liên quan đến hai vị Giáo Hoàng, lưu dấu ngàn thu trong lịch sử Ba Lan
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:12 05/06/2021
Tờ National Catholic Register trong số ra ngày 3 tháng 6, cho biết do các hạn chế liên quan đến coronavirus đang được nới lỏng, Giáo Hội tại Ba Lan đang có kế hoạch cử hành rộng lớn hơn lễ kỷ niệm 100 năm phép lạ Vistula.
Nhân dịp này tờ báo cho đăng một bài của K.V. Turley nhan đề “Miracle of Vistula’: When Our Lady Saved the World From Communism”, nghĩa là “Phép Lạ Vistula: Khi Đức Mẹ Cứu Thế Giới Khỏi Chủ Nghĩa Cộng Sản”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Nạn nhân đầu tiên trong mưu toan của Liên Sô nhằm thực hiện cuộc thập tự chinh gieo rắc chủ nghĩa cộng sản trên quy mô toàn thế giới là nước Ba Lan Công Giáo. Vào mùa xuân năm 1920, Ba Lan bị Hồng quân Liên Sô tấn công.
Tại đền thờ Đức Mẹ quốc gia Czestochowa, những ngọn nến được thắp sáng và những lời cầu nguyện tuyệt vọng được cất lên bên cạnh bức ảnh Đức Mẹ Đen. Chưa bao giờ đất nước Ba Lan cần đến lời cầu bầu của Đức Mẹ Czestochowa hơn lúc này.
Bắt đầu từ ngày 20 tháng 5 năm 1920, Hồng quân Liên Sô đã lao nhanh qua biên giới Ba Lan với một ý định: tiêu diệt tất cả.
Các nhà lãnh đạo Bolshevik họp tại Mạc Tư Khoa trong Đại hội lần thứ hai của Quốc tế Cộng sản đã bắt đầu chuẩn bị kế hoạch cho một cuộc cách mạng cộng sản trên quy mô toàn thế giới bắt đầu với các quốc gia ở Trung và Tây Âu. Lênin đã ra lệnh đánh chiếm Warsaw ngay lập tức.
Giờ đây Hồng quân hùng hổ tiến về Warsaw, hướng đến bờ sông Vistula chảy qua Ba Lan từ Baltic đến phần cực nam của vùng đất này. Đối với người Ba Lan, tất cả xem ra là một định mệnh chiến bại - đặc biệt khi những lời cầu xin giúp đỡ của họ đối với các cường quốc phương Tây không được lắng nghe. Thủ tướng Lloyd George nói với Quốc hội Anh rằng Ba Lan phải chấp nhận “số phận của mình”.
Giờ chỉ còn có phép lạ mới cứu được Ba Lan.
Vào ngày 5 tháng 8, cảm nhận được sự cấp bách của tình hình, Đức Bênêđíctô 15 đã kêu gọi mọi người dâng lời cầu nguyện lên “Lòng thương xót của Thiên Chúa cho Ba Lan... để cùng với tất cả các tín hữu nước này cầu xin Thiên Chúa Tối Cao nhờ sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria cứu người Ba Lan khỏi thất bại cuối cùng, và cứu Âu Châu thoát khỏi bệnh dịch mới này”.
Không có viện trợ quân sự từ nước ngoài, sau một đêm cầu nguyện, nhà lãnh đạo Ba Lan, Tướng Piłsudski, nhận ra rằng cơ may cuối cùng cho quốc gia ông là mở một cuộc tấn công lớn vào mạn sườn phía trái của quân Liên Sô. Kế hoạch có vẻ điên rồ, nhưng là một nỗ lực cuối cùng liều mạng để tồn tại. Piłsudski bắt đầu tập hợp binh lính - càng nhiều càng tốt.
Vào ngày 8 tháng 8, Chính phủ Anh gửi một bức điện cho chính phủ Ba Lan kêu gọi nước này đầu hàng Liên Sô để tránh bị tiêu diệt. Nhưng thay vì đầu hàng, Piłsudski bắt đầu lựa chọn các sư đoàn quân ưu tú của mình để tham gia vào những đơn vị tập hợp gần Lublin cho một cuộc phản công được dự kiến bắt đầu vào ngày 17 tháng 8.
Đối diện với ông là một Hồng quân gồm 100,000 quân, những người lính tràn đầy nhiệt huyết cách mạng sẵn sàng tiêu diệt Warsaw và tất cả những người mà họ tìm thấy ở đó.
Ngày 12 tháng 8, Piłsudski chuẩn bị rời Warsaw để gia nhập lực lượng tấn công của mình. Khi khởi hành, Piłsudski quay sang vợ mình là Aleksandra nói: “Mọi sự anh phó thác trong tay của Chúa.”
Ngày 13 tháng 8, Liên Sô tấn công Warsaw. Chỉ gặp phải những kháng cự yếu ớt, họ dễ dàng chiếm được các vùng ngoại ô ở phía đông nam và tây bắc thành phố. Ở khắp mọi nơi, có vẻ như lực lượng Ba Lan đang cao bay xa chạy. Pháo binh Liên Sô đã tung ra một cuộc bắn phá tàn khốc vào tất cả những người hiện còn nán lại ở trung tâm Warsaw.
Warsaw bắt đầu mang một vẻ ngoài siêu thực. Thành phố tràn ngập những người tị nạn kinh hoàng, với những người cắm trại trong các công viên công cộng bên cạnh hệ thống phòng thủ được chuẩn bị vội vàng và hoàn toàn thiếu thốn. Một chuyến tàu đặc biệt chở gần như toàn bộ ngoại giao đoàn rời thủ đô đến Poznan. Một trong số ít người nước ngoài ở lại là Sứ Thần Tòa Thánh tại Ba Lan, lúc bấy giờ là Đức Hồng Y Achille Ratti, sau này là Đức Giáo Hoàng Piô thứ 11. Vị Giáo Hoàng tương lai đã tổ chức một buổi cầu nguyện xin Chúa giải cứu Ba Lan và, với khí phách hiên ngang, ngài đã dẫn đầu một cuộc rước Thánh Thể qua các đường phố của Warsaw trong khi đạn pháo của Liên Sô đang trút xuống.
Các tướng lĩnh Ba Lan, nhận thấy Warsaw không thể cầm cự được lâu nếu không có cuộc tấn công của Piłsudski, đã khẩn cấp điện báo cho anh ta: Hãy tấn công!
Vào sáng ngày 15 tháng 8, Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, quân Liên Sô liên tục mở các cuộc tấn công vào Warsaw. Tuy nhiên, vào sáng hôm đó, từ trong thành phố, các lực lượng Ba Lan đã cố gắng bằng cách nào đó ngăn chặn được bước tiến của Liên Sô. Và sau đó, trước sự kinh ngạc của các tướng lĩnh cộng sản Nga, quân Ba Lan đã bắt đầu giành lại được các vùng đất Hồng quân đã chiếm trước đó. Hồng quân bắt đầu tự hỏi làm thế nào mà quân đội Ba Lan, đã bị họ đánh bại liên tiếp trong nhiều tuần qua, lại bắt đầu chiến đấu mãnh liệt như thế chống lại một kẻ thù có mọi ưu thế hơn họ. Một cuộc phản công của Liên Sô diễn ra sau đó, nhưng vô ích. Hồng quân đã không thể đánh bại quân phòng ngự Ba Lan. Trong thực tế, trong suốt ngày 15 tháng Tám, binh lính Ba Lan dường như trở nên táo bạo hơn trong các đợt phản công.
Tin đồn kỳ lạ bắt đầu lan truyền ở Warsaw. Một số người cho rằng trên bầu trời phía bên chiến tuyến của quân Ba Lan đã xuất hiện hình ảnh Đức Mẹ Đen của Czestochowa.
Trong khi người Ba Lan chiến đấu với một quyết tâm mới, thì người Liên Sô, thật kỳ lạ, đã xuống tinh thần. Một tướng Nga sau đó đã bình luận rằng vào chiều ngày 15 tháng 8 “không chỉ từng đơn vị mà toàn quân đột nhiên mất niềm tin vào khả năng thành công trước kẻ thù. Nó như thể một sợi dây mà chúng tôi đã kéo căng kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu, giờ đây đã bất ngờ bị đứt”.
Để giải vây cho Warsaw và phá vỡ cuộc tiến công của Liên Sô, Piłsudski mở cuộc phản công. Trong tính toán của mình, Piłsudski nghĩ sẽ phải đương đầu với các lực lượng đông đảo của Liên Sô bất cứ vào lúc nào, thành ra vị tướng Ba Lan đã ngạc nhiên khi thấy con đường phía trước hoang vắng một cách bí ẩn. Khi tiến xa hơn, Piłsudski lo lắng rằng Liên Sô đang giăng một cái bẫy - rằng họ đang có kế hoạch bao vây quân của ông bằng một lực lượng vượt trội một khi họ đã tiến quá xa và việc triệt thoái là không thể được. Tuy nhiên, trong gần hai ngày, các lực lượng Ba Lan đã tiến về phía trước, mà chỉ gặp một vài đơn vị Bolshevik lẻ tẻ. Piłsudski không thể tin vào mắt mình.
Vào đêm 17 tháng 8, các lực lượng Ba Lan cuối cùng đã tiếp cận được với quân chính quy đông đảo của Liên Sô. Người Nga không hề hay biết về sự xuất hiện đột ngột của lực lượng chủ lực Ba Lan này. Kết cục cho Hồng quân thật thảm khốc: nhiều người thiệt mạng, trong đó có một số lượng lớn các sĩ quan cao cấp.
Hồng quân Liên Sô đại bại, rút chạy tán loạn về phía Đông liều lĩnh bơi qua sông Neman để thoát thân. Trong một ngày duy nhất, hơn 10,000 quân Liên Sô tử trận, 500 bị mất tích dưới dòng sông Neman đang chảy như thác lũ, 30,000 quân nhân bị thương và trầm trọng nhất là 66,000 quân nhân bị bắt sống tại mặt trận.
Những ngày sau đó, Hồng quân thường được xem là bất khả chiến bại đã tháo chạy về phía đông. Tại bờ sông Vistula, cuộc tấn công của Ba Lan không những đã loại bỏ hoàn toàn đội quân Xô Viết đông đảo, mà còn làm gián đoạn cả đường dây liên lạc của họ, do đó ngăn cản lực lượng dự bị của Liên Sô tiếp cứu.
Tướng Józef Piłsudski, một quân nhân chuyên nghiệp, đã tạo ra một chiến công hiển hách lưu danh hậu thế. Nhưng ông là một người khiêm nhường, và đầy đức tin. Ông cho rằng chính nhờ Đức Mẹ và niềm tin vào Đức Mẹ mà quân Ba Lan từ tình trạng đang xuống tinh thần trầm trọng đã có thể đánh một trận oai hùng như vậy.
Khi nghe tin về những gì đã xảy ra trên bờ sông Vistula, Lênin tuyên bố rằng quân đội đã phải chịu một “thất bại to lớn” và nhanh chóng hoãn lại việc thực hiện kế hoạch của mình cho một cuộc cách mạng thế giới đẫm máu.
Thừa thắng xông lên, quân Ba Lan lần lượt thắng hết trận này sang trận khác, quét sạch quân Liên Sô ra khỏi bờ cõi đất nước. Cuối năm đó, Lênin đã phải nuốt nhục ký hiệp ước với Ba Lan.
Đại sứ Anh quốc tại Ba Lan là ông Edgar Vincent nhận xét rằng cuộc chiến ngày 16 tháng Tám, 1920 là cột mốc lịch sử. Nhờ cuộc chiến đó, phần còn lại của Âu Châu đã thoát khỏi mưu đồ bành trướng chủ nghĩa cộng sản của Lênin.
Trong khi đó, người Ba Lan quay trở lại đền thờ Czestochowa. Một lần nữa, những ngọn nến lại được thắp lên, một lần nữa tạo ra ánh sáng mờ ảo trên khuôn mặt mầu nhiệm của bức ảnh Đức Mẹ đen.
Nhiều năm sau, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết:
Anh chị em biết rằng tôi sinh năm 1920, vào tháng 5, khi những người Bolshevik tiến về Warsaw. Và đó là lý do tại sao kể từ khi sinh ra tôi đã mang một món nợ lớn đối với những người đã hy sinh chống lại kẻ xâm lược và những người đã chiến thắng, cống hiến mạng sống của họ cho đất nước.
Lúc đó chủ nghĩa cộng sản tỏ ra rất mạnh và nguy hiểm. Có vẻ như những người cộng sản sẽ chinh phục Ba Lan và sẽ tiến quân đến Tây Âu, và họ sẽ chinh phục thế giới.
Nhưng điều đó đã không xảy ra.
Source:National Catholic Register
Đức Tổng Giám Mục Petrus Canisius Mandagi được an ninh báo cho biết đã từng thoát chết ít nhất hai lần trong gang tấc
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:30 05/06/2021
1. Thoát chết sau hai vụ ám sát, Đức Tổng Giám Mục Indonesia cử hành thánh lễ tạ ơn
Một tổng giám mục người Indonesia ở Papua nơi đa số dân theo Công Giáo cho biết ngài đã hai lần bị những kẻ khủng bố Hồi giáo mưu sát trong năm nay. Những tên này đã xin gặp ngài với ý định cho nổ bom tự sát.
Đức Tổng Giám Mục Petrus Canisius Mandagi của tổng giáo phận Thánh Tâm cho biết những kẻ khủng bố đã lên kế hoạch giết ngài tại Tòa Giám Mục và tại nhà thờ chính tòa ở Merauke, thành phố cực đông của đất nước.
Trong bài giảng thánh lễ tạ ơn hôm 3 tháng 6, ngài cho biết cảnh sát đã nói với ngài về các âm mưu ám sát trong tuần này sau khi thẩm vấn một loạt 11 tên khủng bố bị bắt trong các cuộc đột kích ở miền nam Papua vào ngày 28 tháng 5.
Đức Tổng Giám Mục Mandagi cho biết nỗ lực đầu tiên là vào tháng Giêng, ngay khi ngài vừa đến Merauke sau khi được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm tổng giám mục.
“Một kẻ khủng bố đã đợi tôi ở tòa giám mục, nhưng hắn chỉ nói chuyện với thư ký của Tòa Giám Mục. Anh ta có một ba lô đầy chất nổ và đang giả vờ đi tìm một nhà trọ,” Đức Tổng Giám Mục nói.
Ngài cho biết âm mưu này thất bại vì trước đó ngài đã lên đường đi thăm một giáo xứ trong suốt cả ngày theo một kế hoạch chính thức.
Nỗ lực thứ hai là vào Thánh lễ Chúa Nhật ngày 30 tháng 5 vừa qua tại nhà thờ chính tòa Merauke, nhưng thất bại vì vị tổng giám mục lại đi vắng.
“Thiên Chúa vĩ đại hơn quyền lực ma quỷ đang tóm lấy tâm trí những kẻ khủng bố,” Đức Tổng Giám Mục Mandagi nói với UCA News; và nhận xét thêm rằng “Chúa che chở và bảo vệ chúng ta. Nhưng chúng ta phải luôn tỉnh táo và cẩn thận”.
Đức Tổng Giám Mục cảm ơn cảnh sát đã cảnh báo ngài về những mối đe dọa và kêu gọi họ luôn cảnh giác để ngăn chặn bất kỳ hành động tàn bạo nào diễn ra.
Cảnh sát trưởng Merauke, Untung Sangaji xác nhận những âm mưu chống lại vị giám mục là có thật, và nói thêm rằng thật là điều may mắn khi Đức Tổng Giám Mục đã ra khỏi thị trấn trong cả hai lần.
Ông cho biết những kẻ tình nghi khủng bố bị bắt hôm 28 tháng 5 có liên quan đến nhóm khủng bố Jamaah Ansarut Daulah liên kết với quân khủng bố Hồi Giáo IS. Chúng cũng là nhóm gây ra vụ đánh bom tự sát tại nhà thờ Makassar ở tỉnh Nam Sulawesi vào hôm Chúa Nhật Lễ Lá.
Source:UCANews
2. Ơn Chúa Quan Phòng, cảnh sát tình cờ phát hiện âm mưu đánh bom các nhà thờ ở Papua
Cảnh sát chống khủng bố Indonesia vừa bắt giữ 10 người bị tình nghi lên kế hoạch đánh bom tự sát vào các nhà thờ ở tỉnh Papua.
Hãng thông tấn Antara đưa tin, những kẻ đánh bom liều chết đã lên kế hoạch nhắm vào một số nhà thờ ở khu vực giữa thành phố Merauke và biên giới với Papua New Guinea.
Cảnh sát trưởng quận Merauke, Untung Sangaji cho biết kế hoạch đã bị thất bại vì cảnh sát tình cờ phát hiện ra mưu toan này và đang túc trực tại các địa điểm bị nhắm mục tiêu.
Các nghi phạm được cho là đã lên kế hoạch thực hiện các vụ đánh bom liều chết tại các nhà thờ ở Merauke, Jagebob, Kurik, Semangga và Tanah Miring.
Cảnh sát cho biết các nghi phạm có liên hệ với nhóm Jamaah Ansarut Daulah, được cho là có liên hệ với cái gọi là Nhà nước Hồi giáo.
Vào tháng 3, nhà thờ Công Giáo ở Makassar Nam Sulawesi đã bị trúng một quả bom được cho là do cùng một nhóm này gây ra.
Makassar, thành phố lớn nhất trên đảo Sulawesi, phản ánh phong cách tôn giáo của Indonesia, quốc gia này có số dân theo đạo Hồi lớn nhất thế giới, nhưng có một thiểu số Kitô Hữu đáng kể, trong số các tín ngưỡng khác.
Khoảng 10% dân số của đất nước Đông Nam Á có hơn 270 triệu người theo Kitô Giáo. Ước tính có khoảng tám triệu người Công Giáo ở Indonesia.
Source:Licas
3. Lo sợ về cuộc đàn áp ngày càng tăng của Trung Quốc đối với các nhà lãnh đạo Kitô Giáo
Vụ bắt giữ gần đây nhắm vào một giám mục, 10 linh mục và 13 chủng sinh ở miền trung Trung Quốc là một diễn biến gây sốc cho thấy cuộc đàn áp tôn giáo ở đất nước do cộng sản lãnh đạo tiếp tục gia tăng dưới thời đại đế Tập Cận Bình.
Như chúng tôi đã đưa tin Đức Giám Mục của giáo phận Tân Hương (Xinxiang, 新乡)và 10 linh mục đã bị bắt trong những ngày gần đây. Các vị đã bị đưa đến một khách sạn của công an Trung Quốc, nơi các ngài đang bị biệt giam và phải “cải tạo tại chỗ” nhằm khắc sâu các nguyên tắc của Pháp lệnh tôn giáo mới do bọn cầm quyền đưa ra.
Đức Cha Giuse Trương Vĩ Trụ (Zhang Weizhu, 张伟柱) 63 tuổi, là giám mục giáo phận Tân Hương, thuộc tỉnh Hà Nam từ năm 1991. Ngài được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm nhưng không được bọn cầm quyền Trung Quốc công nhận và điều này khiến ngài trở thành một tên “tội phạm”.
Tương tự, 10 linh mục bị bắt cũng là “tội phạm” vì các ngài từ chối gia nhập cái gọi là “Giáo hội quốc doanh”, và khẳng khái bất phục tùng Đảng Cộng sản Trung Quốc, theo yêu cầu của Pháp lệnh về các hoạt động tôn giáo.
Đức Cha Trương và các linh mục của ngài đã bị bắt trong hai ngày 20 và 21 tháng 5 trong một chiến dịch cảnh sát quy mô có sự tham gia của 100 cảnh sát từ Thương Châu (Cangzhou, 沧州), Hà Gian (Hejian, 河间) và Sa Hà Cao (Shaheqiao, 沙河桥). 10 sinh viên đang theo học thần học trong một nhà máy được dùng làm chủng viện cũng bị bắt. Sau đó, ba sinh viên khác bỏ trốn được, cũng đã bị bắt. Tính đến chiều ngày 25 tháng 5, tất cả các chủng sinh đã được thả về với gia đình của họ, sau khi bị đe nẹt, và bị cấm tiếp tục học thần học.
Mervyn Thomas, chủ tịch sáng lập Tổ chức Đoàn kết Kitô Hữu có trụ sở tại London, cho biết Pháp lệnh mới về các vấn đề tôn giáo là công cụ để đàn áp các cộng đồng tôn giáo, đặc biệt là những Kitô Hữu.
“Những vụ bắt giữ xác nhận lo ngại rằng những hạn chế trên các cộng đồng tôn giáo sẽ tiếp tục thắt chặt,” Thomas nói. “Chúng tôi kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho những Kitô Hữu này và tất cả những người bị giam giữ trên khắp Trung Quốc vì tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ. Chúng tôi cũng khuyến khích cộng đồng quốc tế nêu ra vấn đề này và các trường hợp khác về việc giam giữ và sách nhiễu tùy tiện các nhà lãnh đạo tôn giáo”.
Tổ chức cũng lưu ý rằng các nhà lãnh đạo Kitô Giáo nổi tiếng như Mục sư Trương Xuân Lôi (Zhang Chunlei, 张春雷) của Tin Lành Tình yêu Cải cách và Mục sư Dương Hóa (Yang Hua, 杨华) của nhóm Tin lành Tảng Đá Sống Động ở Quý Dương.
Bọn cầm quyền Bắc Kinh địa phương đã đóng cửa Tin lành Tảng Đá Sống Động vào năm 2016 và Tin Lành Tình yêu Cải cách vào năm 2018.
Mục sư Dương Hóa đã bị một lãnh đạo địa phương của Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh đập dã man tại đồn cảnh sát Quý Dương đến mức phải nhập viện sau khi ông bị bắt đang tiếp tục giảng đạo.
Cho đến nay Đức Cha Giuse Trương Vĩ Trụ và các linh mục bị đưa đi đâu vẫn không ai hay biết.
Source:Crux
4. 49 người, bao gồm cả lãnh đạo Anh giáo, thiệt mạng trong các cuộc tấn công vào các ngôi làng phía đông Congo
Các cuộc tấn công vũ trang vào hai ngôi làng khác nhau trong đêm ở tỉnh Ituri, miền đông Congo đã giết chết ít nhất 49 người, các quan chức chính quyền địa phương cho biết hôm thứ Hai.
Theo Gaston Babunya, thư ký hành chính của khu vực, những kẻ vũ trang đã bao vây một khu trại dành cho những người di tản ở thủ đô Bahema-Boga vào đầu ngày thứ Hai, và tiến hành cuộc tàn sát khiến ít nhất 29 người thiệt mạng.
“Trước khi đi, họ cũng đốt cháy bảy chiếc xe và một số cửa hàng,” Babunya nói.
Trong số các nạn nhân có một nhà lãnh đạo Giáo hội Anh giáo, đã di chuyển từ Banande-Kainama ở lãnh thổ Beni vì lo ngại các cuộc tấn công ngày càng gia tăng ở đó.
Theo các nhóm xã hội dân sự địa phương, những kẻ có vũ trang cũng đã tấn công thủ đô Banyali-Tchabi vào cuối ngày Chúa Nhật, khiến hơn 20 người thiệt mạng. Trong số những người chết có cả phụ nữ và trẻ em.
Hiện chưa rõ ai đã thực hiện các cuộc tấn công, nhưng Lực lượng Dân chủ Đồng minh đã giết hàng trăm người trong khu vực và ngày càng tổ chức các cuộc tấn công trong những tháng gần đây. Vô số nhóm phiến quân đang tranh giành quyền kiểm soát vùng đất giàu khoáng sản ở phía đông Congo.
Source:Crux