Ngày 02-06-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Giáo hội thi hành sứ vụ mới
Giuse Đinh Lập Liễm
07:23 02/06/2011
LỄ THĂNG THIÊN A
+++
A. DẪN NHẬP

Đức Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người chịu chết trên thập tự để chuộc tội cho lòai người, để con người được quyền làm con Chúa và được thừa hưởng Nước Trời. Ngài đã đi rao giảng Tin mừng Nước Thiên Chúa, chiêu tập môn đệ, thành lập Giáo hội để tiếp nối công việc của Ngài ở trần gian. Sau khi đã hòan tất sứ mạng một cách hòan hảo, Đức Giêsu trở về cùng Chúa Cha để được hưởng vinh quang mà Cha đã dành cho Ngài. Hôm nay là lễ Thăng Thiên và cũng là ngày bàn giao quyền năng và sứ mạng của Ngài cho các môn đệ và Giáo hội.

Trước khi từ giã các Tông đồ đi về cùng Chúa Cha, Đức Giêsu trao lại sứ vụ của Ngài cho các ông là loan báo Tin mừng cho muôn dân. Tuy Đức Giêsu hứa sẽ ở cùng các ông cho đến ngày tận thế nhưng Ngài không trực tiếp giảng dạy được mà phải nhờ đến các ông và Giáo hội. Từ đó, Giáo hội phải nhận lấy trách nhiệm tiếp nối công trình của Ngài như Ngài đã dạy :”Anh em hãy đi đến với muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”.

Hiệp thông với các môn đệ được chứng kiến việc Chúa lên trời, ta cùng mang lấy tâm tình và bắt chước công việc các ông sau khi Chúa về trời, đó là “Chúa về trời, ta vào đời”. Ta phải vào đời để làm tròn sứ mạng Chúa đã trao phó cho chúng ta, đó là “Làm cho muôn dân trở nên môn đệ của Chúa”(Mt 28,20) bằng đời sống chứng nhân của mình. Đồng thời hãy vui mừng phấn khởi với lời hứa của Chúa :”Thầy ra đi để dọn chỗ cho các con… để Thầy ở đâu, các con sẽ ở đó với Thầy”. Thiên đàng là quê hương của chúng ta, nơi Chúa đang chờ đợi. Nhưng dầu sao chúng ta phải nỗ lực không ngừng để tiến tới nơi đó vì “Nuớc Trời chỉ có thể chiếm được bằng sức mạnh”(Mt 11,12; Lc 16,16).

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1 : Cv 1,1-11

Bài đọc 1 được rút ra từ sách Công vụ Tông đồ của thánh Luca và cũng là tác giả của sách Tin mừng thứ ba. Thánh Luca cho biết Chúa Giêsu kết thúc công việc mà Chúa Cha đã trao phó cho Ngài, nay Ngài về trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha. Trước khi về trời Chúa Giêsu căn dặn các môn đệ hai điều :

* Thứ nhất Ngài hứa ban Chúa Thánh Thần cho các ông. Hãy tin tưởng chờ đợi.
* Thứ hai Ngài trao cho họ sứ mạng làm chứng cho Ngài trên khắp cùng trái đất.

+ Bài đọc 2 : Ep 1,17-23

Trong thư gửi cho tín hữu Êphêsô, thánh Phaolô cầu xin Chúa Cha ban cho các tín hữu thần khí khôn ngoan để nhận biết mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô, và mở trí lòng ra mà hiểu rõ đâu là niềm hy vọng mà họ đã lãnh nhận. Đức Kitô đã được trỗi dậy từ cõi chết, lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha và được làm chúa muôn vật :”Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Kitô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội thánh, mà Hội thánh là thân thể Đức Kitô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn” (Ep 1,23).

+ Bài Tin mừng : Mt 28,16-20

Thánh Matthêu kết thúc sách Tin mừng của Ngài bằng một bài ngắn gọn tường thuật việc Chúa Giêsu từ giã các môn đệ mà về trời. Ý chính của bài Tin mừng này cũng giống như bài trích sách Công vụ tông đồ hôm nay : Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ hãy tiếp nối công trình của Ngài. Tuy Ngài không hiện diện để các ông trông thấy hay nghe thấy nhưng Ngài sẽ hiện diện bằng một cách thế mới để hoạt động trong Hội thánh. Ngài sẽ còn ở lại với Hội thánh cho đến ngày tận thế. Phần các ông ở lại, hãy thực hiện lời Chúa :”Anh em hãy đi đến với muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Chúa về trời, ta vào đời

I. ĐỨC GIÊSU VỀ TRỜI

Sau khi sống lại, Đức Giêsu liên tiếp hiện ra với các môn đệ để vừa xác nhận việc Ngài sống lại vừa để bổ túc việc dạy dỗ các ông.

Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ trong thời gian bao lâu ? Thánh Luca cho biết là 40 ngày (các sách ngụy thư nói đến 50 ngày hay 18 tháng), một thời gian khả dĩ cần thiết để kiện tòan việc dạy dỗ các Tông đồ.

Hôm nay Đức Giêsu quyết định ra đi vĩnh viễn trong một cuộc hiển linh đầy quyền năng, một cuộc Thăng thiên về nhà Cha trên trời. Có người cho rằng đây là lần hiện ra lần sau hết với 500 môn đệ để mọi người chứng kiến việc Chúa lên trời. Nhưng trong bài Tin mừng hôm nay,thánh Matthêu cho biết chỉ có 11 Tông đồ qui tụ về Galilê để được dạy dỗ và chứng kiến việc Chúa lên trời. Sở dĩ chỉ có 11 Tông đồ vì Giuđa đã phản bội Chúa, đáng lẽ phải hối hận và đi tìm gặp Chúa đệ tạ lỗi thì lại đi thắt cổ tự tử (Mt 27,5).

Thánh Matthêu cho biết tiếp :”Mười một môn đệ đi tới Galilê, đến ngọn núi Đức Giêsu đã hẹn với các ông (Mt 28,16). Trong Thánh Kinh, núi là nơi mang một tính chất thiêng liêng. Theo thánh Matthêu, các bản văn, lề luật quan trọng đều được ban ra từ trên núi như Thập giới, Tám mối phúc thật (Mt 5,1), Biến hình (Mt 17,1). Núi là nơi gặp gỡ Thiên Chúa, để tôn vinh và thờ lạy.

Khi thấy Đức Giêsu “Các ông phục lạy Ngài”(Mt 28,17). Thánh Matthêu có ý dùng chữ “Phục lạy”. Động từ này có ý nghĩa thần học chính xác. “Phục lạy” chỉ được dùng cho những ai đã nhận biết phẩm vị của Đức Giêsu và nhìn nhận phẩm vị này qua cử chỉ đó như ba nhà Đạo sĩ đến triều bái Chúa Hài nhi (Mt 2,11), người phung cùi được sạch (Mt 8,2), các môn đệ trên thuyền (Mt 14,33), người đàn bà xứ Cana (Mt 15,25). Hôm nay các ông thờ lạy cách kính cẩn hơn nữa vì Ngài huy hòang trong ánh sáng Phục sinh, vì nơi Ngài “Mọi quyền năng trên trời dưới đất được trao phó”. Tuy nhiên, cũng có mấy ông còn hòai nghi, nhưng không nói rõ tên ai.

Đức Giêsu tiến lại gần họ và phán :”Mọi quyền năng trên trời dưới đất đều được ban cho Thầy. Các con hãy đi giảng dạy muôn dân”(Mt 28,18). Đức Giêsu đã chính thức trao quyền hành và sứ mạng của Ngài cho các ông để tiếp tục hòan thành. Hôm nay Đức Giêsu ra đi nhưng là ngày các môn đệ lên đường, họ có nhiệm vụ đi chinh phục thế giới. Chinh phục bằng lời giảng dạy, chinh phục bằng phép rửa tội nhân danh Chúa Ba Ngôi : Cha, Con và Thánh Thần.

Hôm nay, sau cuộc bàn giao, Đức Giêsu lên trời, các môn đệ phấn khởi nhìn theo, nhưng các ông còn nghe văng vẳng bên tai lời Chúa kết thúc Tin mừng :”Này đây, Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”(Mt 28,20). Rồi họ xuống núi trở về xây dựng Giáo hội, làm cho Giáo hội thêm vững mạnh và phát triển chờ đợi Ngày Chúa lại đến. Giáo hội của Chúa sẽ đứng vững kiên cường không một thế lực nào có thể làm sụp đổ như lời sử gia Ba lan, ông Henryk Sienkievick, nói :”Các bạo Chúa cùng với triều đại của họ đều lần lượt tiêu tan – Nhưng con thuyền của người dân chài Galilê cầm lái vẫn hiên ngang lướt sống”. Đấng là chủ con tầu đã chẳng từng nói đó sao (Mt 16,18) ?

II. CHÚNG TA VÀO ĐỜI

1. Chúa về trời

a) Chúa Giêsu về với Cha

Nhiều lần Chúa Giêsu đã báo trước cho các môn đệ là Ngài sẽ về cùng Cha, Ngài hay nhắc đến Cha Ngài, đến nỗi ông Philipphê đã thưa với Ngài :”Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Cha, như thế là chúng con mãn nguyện” (Ga 14,8).

Sau khi hoàn thành sứ mạng của Cha giao phó là chịu chết chuộc tội cho nhân loại và sống lại để phục hồi cho con người sự sống mới, thì Chúa Giêsu đã lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha và được đặt làm chủ tể muôn loài :”Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn trời ? Đức Giêsu Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Ngài lên trời” (Cv 1,11).

Hôm nay chúng ta mừng lễ Chúa lên trời hay mừng lễ Thăng thiên. Theo chữ Nho thì “Thăng” là lên và “Thiên” là trời. Xét theo nghĩa chữ thì “thăng thiên” chính là “lên trời”. Thế nhưng tại sao Ngài lại nói rằng “Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” ? Nói như vậy là Chúa vẫn còn ở với chúng ta chứ đâu có “lên trời” !

Chúng ta phải lưu ý đến cách viết của tác giả Matthêu. Ngài đã dùng từ không theo sát nghĩa đen, nhưng theo nghĩa mà người dân quen hiểu. Theo đó, cái gì cao thì gọi là “trời”, cái gì thấp thì gọi là “đất”, tình trạng tiến khá hơn thì gọi là “lên”, lùi tệ hơn thì nói là “xuống”. Như thế, “thăng thiên” hay ‘lên trời” không chỉ một chuyển động trong không gian, mà chỉ một tình trạng tốt hơn trước. Ngày xưa, Đức Giêsu nhập thế thì được diễn tả là “giáng trần” hay “xuống đất”. Hôm nay Ngài trở về tình trạng vinh quang với Chúa Cha thì được diễn tả là “lên trời”. Bởi vì, Đức Giêsu chỉ thay đổi tình trạng thôi cho nên dù bây giờ Ngài vinh quang, Ngài vẫn ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế, chứ không phải Ngài lên “ở trên trời” và để chúng ta phải mồ côi “ở dưới đất”.

Lễ Thăng thiên đánh dấu sự thay đổi tình trạng của Đức Giêsu. Hình dung Đức Giêsu đang bay lên giữa các tầng mây, hay đang ngồi bên phải Chúa Cha chỉ là những cách tưởng tượng. Những hình ảnh tưởng tượng này có cụ thể với đầu óc bình dân đấy, nhưng gây tai hại là khiến người ta nghĩ rằng Đức Giêsu đã xa cách loài người.

Chúng ta phải đi xa hơn những hình ảnh tưởng tượng kia để đạt đến ý nghĩa đích thực của việc thăng thiên : đó là Đức Giêsu đã lấy lại vinh quang, Ngài vẫn còn ở bên cạnh chúng ta luôn mãi, và nhờ vinh quang, Ngài sẽ hỗ trợ đặc biệt cho chúng ta (Lm Carôlô, Sợi chỉ đỏ, năm A, tr 215).

b) Có thiên đàng không ?

Chúa Giêsu về trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha, đó là phần thưởng Cha dành cho Ngài sau khi đã hoàn thành sứ mạng được giao phó. “Lên trời” hay “lên thiên đàng” cũng là một , chỉ khác từ ngữ, còn ý nghĩa vẫn như nhau. Vậy Chúa Giêsu lên trời cũng có nghĩa là lên thiên đàng.

Trước đây Chúa Giêsu đã báo trước cho các môn đệ việc Ngài ra đi và đi để làm gì trong bài Tin mừng Chúa nhật 5 vừa qua :”Anh em đừng xao xuyến ! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thày, có nhiều chỗ ở ; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14,1-3). Chúa Giêsu đi dọn chỗ cho chúng ta ở đâu, nếu không phải là ở thiên đàng ? Đúng vậy, Chúa Giêsu lên trời tức là lên thiên đàng như ở trên chúng ta đã nói. Do đó, chúng ta đặt ra hai vấn đề :

* Thiên đàng thế nào ?

Ta không biết rõ Thiên đàng như thế nào, nhưng ta chỉ biết đó là nơi ta sẽ được thấy Thiên Chúa nhãn tiền và được hạnh phúc vô cùng. Những người đã được nếm thử cảnh hạnh phúc thiên đàng nói lại cho ta điều họ thử nghiệm như sau :

Các Tông đồ ngây ngất nhìn về trời khi Chúa Giêsu được cất lên khỏi mặt đất, đến nỗi phải có hai thiên thần đến thức tỉnh các ông (Cv 1, 9-10).

Ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan ngây ngất nhìn Chúa Giêsu biến hình trên núi Taborê (Mt 17,1tt).

Còn thánh Phaolô thì thốt lên như sau :”Người ấy đã được nhắc lên đến tận tầng trời thứ ba. Và tôi biết rằng người ấy – hoặc trong thân xác hoặc ở ngoài thân xác, tôi không biết, có Thiên Chúa biết – đã được nhắc vào Thiên đàng và được nghe những lời khôn tả, người phàm không được phép nói lại”(2Cr 12,2-4).

Thiên đàng như thế nào không ai biết và nếu có biết thì không thể nào diễn tả được.

* Thiên đàng ở đâu ?

Ta dùng hai từ “lên thiên đàng” và “xuống hỏa ngục”, hai từ ấy gợi cho chúng ta cái ý nghĩ về một không gian vật chất có thể trông thấy được, sờ mó được . Nhưng đúng ra, thiên đàng hay hỏa ngục chỉ là một trạng thái của tâm hồn. Tâm hồn ta có thể là thiên đàng, cũng có thể là hỏa ngục. Nếu thi sĩ Nguyễn Du nói “Thiện tâm ở tại lòng ta” thì ta cũng có thể nói :”Thiên đàng hỏa ngục ở ngay trong lòng ta”.

Truyện : Không có thiên đàng
Chính vì hiểu Thiên đàng là không gian vật chất nên ông Kroutchev, thủ tướng của Liên xô cũ, đã nói với ký giả C. Sulberger ngày 5.9.1961 rằng :”Để điều tra trên trời có Thiên đàng thật như người ta nói hay không, chúng tôi đã gửi một thám tử lên không trung, anh YOURI GAGARINE. Anh đã đi vòng quanh quả địa cầu, mà chỉ trông thấy những bóng đen dầy đặc. Không có chi giống như thiên đàng cả. (Sau đó) chúng tôi đã suy nghĩ và chúng tôi đã gửi một thám tử khác lên : GERMAN TITOV. Chúng tôi đã bảo anh rằng :”Hãy bay lâu hơn một chút nữa. Có lẽ Gagarine chưa trông thấy thiên đàng, vì chàng chỉ mới bay có một tiếng rưỡi thôi. Vậy chuyến này anh hãy trông cho kỹ”. Titov đã trẩy đi, rồi trở về, và anh đã xác nhận lời tuyên bố của Gagarine :”Hư vô ! Chỉ có hư vô”.
Rồi Kroutchev xoa tay kết luận :”Cho nên người Cộng sản chúng tôi không tin có đời sau”(Information catholique, ngày 1.10.1961, tr 14).

2. Ta vào đời

Khi Chúa Giêsu về trời, các môn đệ ngây ngất nhìn lên trời để chiêm ngắm vẻ đẹp của Chúa Giêsu. Các ông đã quên trần gian, đến nỗi hai thiên thần phải hiện đến nhắc nhở cho các ông hãy quay về với thực tại, nghĩa là hãy quay về với đời sống hằng ngày, nhưng lòng vẫn hướng về trời. Vậy , Chúa đã về trời, còn chúng ta vào đời để làm gì ?

a) Để loan báo Tin mừng

Quang cảnh Chúa Giêsu lên trời đẹp quá, khiến các môn đệ còn ngước mắt lên trời nhìn theo. Các ông ước ao được hưởng vinh quang và vẻ đẹp của Chúa Giêsu như khi Ngài biến hình trên núi Taborê. Còn đang say sưa nhìn trời thì hai thiên thần hiện ra nhắc nhở cho các môn đệ “Sao các ông còn đứng nhìn trời” ? Điều này nhắc nhở cho các ông và mọi Kitô hữu hãy quay trở lại với thực tế trần gian để tiếp tục công trình cứu độ của Chúa Giêsu.

Vậy vào đời để tiếp tục sứ mạng của Chúa Giêsu là gì ? Ta hãy nghe lời nhắc nhở sau cùng của Chúa Giêsu trước khi từ giã các ông :”Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy sẽ ở cùng anh em cho đến tận thế”(Cv 1,11).

b) Để chuẩn bị về quê trời

Ngày lễ Thăng thiên hôm nay nhắc nhở chúng ta sống tốt lành và hướng lòng ta về trời là quê hương, như thánh Phaolô nói :”Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người”(Pl 3,20-21).

Quê trời là niềm hy vọng của chúng ta, là động lực khuyến khích chúng ta chấp nhận một cuộc sống đầy gian nan ở trần gian này, nếu không thì những cố gắng của chúng ta sẽ trở nên vô ích. Thánh Ambrôsio nói :”Nếu Chúa chết đi mà không sống lại thì mọi tin tưởng của chúng ta đều là ảo tưởng (1Cr 15,17). Nhưng nếu Chúa sống lại mà không lên trời thì bao gian lao đau khổ chúng ta phải chịu vì Chúa phải cho là vô ích. Bởi vì, chúng ta sẽ lấy đà nào để chịu khó, nếu chúng ta không có hy vọng lên trời”.

Ai muốn lên thiên đàng thì phải yêu mến Chúa và yêu mến Chúa thì phải thi hành lời Chúa như Ngài đã phán :”Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các đều răn của Thầy” (Ga 14,15). Thi hành lời Chúa là phải đem ra thực hành các điều Chúa dạy ; điều này đòi hỏi mọi Kitô hữu phải cố gắng, phải hy sinh, phải dấn thân, phải nép mình vào mà đi qua cửa hẹp, bởi vì Chúa đã nói:”Không phải cứ kêu Lạy Chúa, lạy Chúa, mà được vào Nước Trời, nhưng chỉ những ai làm theo thánh ý Cha Ta ở trên trời” (Mt 7,21)

Việc lên trời là việc của từng người, mỗi người phải quyết định lấy, không ai có thể làm thay được. Chúa thương yêu chúng ta thật, nhưng Ngài không áp đặt chúng ta, Ngài không cưỡng chế chúng ta phải về trời, Ngài luôn tôn trọng quyền tự do của mỗi người. Nhưng dù sao, muốn lên thiên đàng cũng phải có điều kiện như người ta nói :

Lênh đênh trên cửa Thần phù,
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.
(Ca dao)

Mỗi người phải khéo lèo lái con thuyền của mình trên biển trần gian này mới được yên ổn, giống như ở Thánh hóa, ngày xưa có cửa biển Thần phù (bây giờ không biết có còn không), ở đó có dòng nước xoáy, rất nguy hiểm, người chèo qua đó phải rất cứng tay và khéo léo, nếu không sẽ bị chìm. Người ta lấy câu ca dao này để khuyên mọi người phải sống tốt lành để khỏi hư đi. Người ta rất khéo léo dùng chữ “tu” ở đây. Theo chữ Nho , chữ “tu” thì có nghĩa là “sửa”. Tu thân là sửa mình. Vậy ai khéo tu thân tích đức là người khéo chèo chống thì sẽ nổi, sẽ được rỗi ; còn ngược lại thì sẽ bị chìm, tức là phải trầm luân.

Truyện : Ai muốn lên thiên đàng ?
Một hôm, trong nguyện đường D.S, một vị giảng thuyết hỏi giáo dân :
- Những ai muốn lên thiên đàng hãy đứng lên.
Tất cả cử tọa đều nhất loạt đứng dậy, chỉ trừ một người : anh ta cứ ngồi yên hàng ghế bên cạnh. Vị giảng thuyết liền hỏi anh ta :
- Thế còn bạn, bạn muốn đi đâu ?
Chàng uể oải trả lời :
- Chả đi đâu cả ! Tôi muốn được lên Thiên đang ngay ở đây.
Những người muốn một đời sống dễ dàng thường quên mất sự kiện này là : để sống dễ dàng, họ đã ỷ lại nhờ vả kẻ khác làm công việc mà đáng lẽ chính họ phải thực hiện. Nói khác đi, họ muốn đi du lịch mà không mất tiền (J. Keller, báo Thẳng tiến, số 29, th 01/63).
 
Luôn chờ đợi để đón nhận Chúa Thánh Linh trong cuộc sống
Lm Jude Siciliano OP
07:41 02/06/2011
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA GIÊSU THĂNG THIÊN (A) -
Công vụ 1: 1-11; Thánh vịnh 47; Ephêsô 1: 17-23; Matthêu 28: 16-20

Tôi đã nghe người ta cầu nguyện với Chúa Giêsu lớn tiếng. Tôi không nói những dịp cầu nguyện chung của một nhóm người, nhưng là những lời cầu nguyện khi người ta gặp những lúc đặc biệt trong đời họ như: trước khi thi, hay khi gặp khó khăn chẳng hạn. Tôi có một người cô bị bệnh phổi và từ từ đau đến chết. Nhiều khi cô tôi thở không được, và cầu nguyện rất cực khổ “Lạy Chúa, còn bao lâu nữa Chúa ơi?” Cách đây vài tuần một chiếc tàu chở người Lybia di cư bị lật vì gió lớn trong Địa Trung Hải. 600 người bị chết chìm. Có người trông thấy tin đó trên truyền hình và cầu nguyện “Còn bao lâu nữa, Chúa ơi?!” Lại một tin nữa về các linh mục xâm phạm tình dục, tôi lớn tiếng cầu nguyện khi nghe tin đó trên sóng phát thanh trong lúc tôi đang lái xe “còn bao lâu nữa, Chúa ơi!” Chúng ta cầu nguyện như thế vì chúng ta cảm thấy bị giới hạn ở giữa hai quảng thời gian: thời gian giữa lúc Chúa Giêsu ra đi để lại các môn đệ, và lúc Ngài hứa sẽ trở lại. Chúng ta mong Chúa mau trở lại, nhất là khi đời sống đè nặng trên chúng ta, hoặc trên những người xung quanh chúng ta.

Các môn đệ họp với Chúa Giêsu lúc Ngài sắp ra đi. Họ cầu nguyện cách khác: “Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục lại vương quốc Israel không?” Ai có thể bảo là các ông nóng lòng chờ đợi nên đặt câu hỏi ấy? Các ông muốn Chúa Giêsu hoàn tất công việc. Các ông không thể có Chúa Giêsu ở gần các ông trong 40 ngày sau khi Ngài sống lại như đã xảy ra. Các môn đệ và chúng ta còn phải chờ đợi đến khi Chúa Giêsu trở lại để hoàn tất điều Ngài đã định cho chúng ta.

Nói thì dễ mà làm thì khó. Chính lúc chờ đợi giữa hai khoảng thời gian đó là lúc đức tin, niềm hy vọng, tình yêu thương của các môn đệ và chúng ta được thử thách, và những thế hệ sau này trong đức tin. Giáo hội, cho đến ngày nay luôn cầu nguyện trong những lúc khó khăn: “Còn bao lâu nữa, Chúa ơi?!” Chúng còn còn phải chịu đựng sự cực khổ từ bắt bớ bên ngoài và từ tội lỗi của chúng con tất cả “bao lâu nữa, Chúa ơi?”

Chúa Giêsu đã gây một đời sống mới, nhưng chúng ta vẫn chưa cảm nhận đời sống đó trong lúc chúng ta chờ đợi, mong mỏi và cầu nguyện. Người môn đệ không dám hỏi Chúa Giêsu bao giờ Ngài sẽ “khôi phục lại vương quốc Israel”. Hình như chẳng có lý do gì để hỏi Chúa Giêsu câu đó. Sách Tông đồ công vụ viết là “Những người đang tụ họp ở đó hỏi Chúa Giêsu...” Đó là câu hỏi của Giáo hội. Cộng đoàn tín hữu đặt câu hỏi đó và bây giờ vẫn còn đặt câu hỏi đó. “Bao giờ Thầy sẽ hoàn tất công việc Thầy đã làm? Chúng con còn đợi bao lâu nữa để Thầy hoàn tất việc đó?”

Chúa Giêsu không trả lời các môn đệ về việc bao giờ Ngài sẽ trở lại để hoàn tất điều các môn đệ chờ đợi. Điều đó sẽ đến, nhưng bây giờ Chúa Giêsu sẽ ra đi. Trong lòng các môn đệ chắc họ có cảm tưởng chán chường! Chúa Giêsu bảo các môn đệ tiếp tục thi hành sứ vụ của Ngài trong lúc Ngài vắng mặt. Chắc các ông cảm thấy bổn phận đang ràng buộc các ông.

Tôi đang xem phim tài liệu về đoàn người sửa soạn leo lên đỉnh Everest. Cuộn phim cho thấy họ phải tập luyện kỹ càng trước khi đặt bước chân để leo lên núi. Họ phải có quần áo đặc biệt, mang ống khí oxy, lều vải, dây, hệ thống liên lạc, bản đồ, cây cuốc chim và lẽ cố nhiên là có người Sherpas hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ dẫn cho họ cách len lên và leo xuống núi Everest. Người leo núi phải tập luyện sẵn sàng, và sẵn sàng chấp nhận những điều không thể ngờ trước được đó là những điều chắc chắn sẽ xảy ra. Tôi đoán chắc điều tốt nhất cho họ là có những người Sherpas có đủ kinh nghiệm dẫn họ lên núi. Chúng ta đều muốn có sự giúp đỡ của người khác mạnh hơn chúng ta để giúp chúng ta vượt qua quảng đời của người Kitô hữu. Như Chúa Giêsu đã hứa sẽ giúp đỡ các Kitô Hữu tiên khởi.

Chúa Giêsu biết trách nhiệm lớn lao Ngài đã giao cho họ. Ngài cũng biết họ đã yếu đuối thế nào, đã tranh luận với nhau thế nào, và đã bỏ Ngài chạy trốn trong lúc Ngài chịu khổ hình. Họ sẽ cần sự giúp đỡ để có thể đối phó với bao nhiêu đố kỵ, và vấn nạn của thế gian chung quanh họ. Chúa Giêsu cũng biết trước là họ sẽ đối mặt với các chống đối và chia rẽ ngay trong nhóm của họ. Bởi thế Chúa Giêsu hứa sẽ gởi cho họ Chúa Thánh Linh. Chúa Thánh Linh sẽ giúp họ thêm năng lực, thêm can đảm trong mọi hoàn cảnh để họ có thể làm nhân chứng cho Chúa Giêsu “ở Giê-ru-sa-lem và suốt vùng Giu-đê và Sa-ma-ria và cho đến tận cùng thế giới”.

Câu chuyện Chúa Giêsu lên trời trong sách Tông đồ Công vụ là kết thúc những lúc Chúa Giêsu hiện ra cho các môn đệ sau khi Ngài Phục Sinh. Luca viết Chúa Giêsu sống lại, hướng dẫn cho các môn đệ biết về Nước Trời. Và bây giờ sau khi Ngài ra đi, các ông sẽ là nhân chứng cho Ngài. Các ông sẽ nói và sẽ làm thay Ngài về Nước Trời. Nhưng, trước hết các ông phải chờ đợi Thần Khí Chúa Giêsu xuống trên các ông để các ông có thể ra đi rao giảng tin mừng đời sống mới mà Chúa Kitô đã khai sáng cho các ông.

Chúng ta đang sống trong khoảng “thời gian chờ đợi” – giữa lúc Chúa Giêsu đến lần thứ nhất và ngày Ngài sẽ trở lại. Thật là một thời gian chờ đợi lâu dài! Mỗi thế hệ đều có thể gặp khó khăn, và giáo hội trong lúc chờ đợi có thể bớt lòng hăng hái, và sự sốt sắng dành cho Chúa Kitô, vì hình như Ngài vẫn còn trong quá khứ. Chúng ta có thể nhớ lại quá khứ. Giáo hội chúng ta không thể là nơi khóc nhớ một vị lãnh đạo đã ra đi từ trước xa xưa. Trên đỉnh Tabor lời thiên thần nói với các môn đệ đang nhìn vị lãnh đạo của họ ra đi về trời, cũng như với chúng ta là chúng ta không nên gặp nhau để ngưỡng mộ người trong quá khứ.

Trái lại, như Chúa Giêsu đã hứa, chúng ta được ơn Thần khí mạnh mẽ của Ngài không những trong những lúc Ngài rao giảng và chữa bệnh cho người ta, mà cả trong những lúc Ngài chịu khổ hình và chịu chết nữa. Cũng ơn Thần khí đó giúp chúng ta không ngồi yên, tò mò nhìn về dĩ vãng đã qua. Vì ơn Thần khí đó mà dân chúng không xem chúng ta là “những người kì lạ? những người có tín ngưỡng và làm việc quá cổ điển!” Nhờ ơn Chúa Thánh Linh chúng ta được đầy năng lực làm nhân chứng hiện tại cho việc Chúa Kitô đang sống thực trong chúng ta, và đang dùng chúng ta để gây dựng một đời sống mới như khi Ngài đang còn sống – là rao giảng tin mừng, chữa người bệnh hoạn, và đem dân chúng trở về với Thiên Chúa.

Các bạn còn nhớ những người leo núi đã chịu khó tập luyện để sẵn sàng leo núi Everest chứ? Chúa Giêsu đã chăm sóc và sửa soạn rất kỷ cho các môn đệ; để các ông có đủ hành trang cần thiết khi gặp thử thách trong đời sống và trong sứ vụ của họ. Khi mọ sự đã chu toàn, Ngài sẽ gởi ơn Thần Khí của Ngài cho họ. Các môn đệ và chúng ta làm sao ra đi khắp cùng thế giới rao giảng, làm nhân chứng nếu không có ơn Chúa Thánh Linh.

Luca không viết là Chúa Thánh Linh đến ngay sau khi Chúa Giêsu ra đi. Các môn đệ phải tin tưởng vào lời hứa của Chúa Giêsu và chờ đợi. Điều đầu tiên mà Chúa Giêsu bảo các ông phải làm là chờ đợi và cầu nguyện. Vì thế các ông cùng Đức Maria và các môn đệ khác cùng nhau cầu nguyện trong lúc chờ đợi trong phòng trên.

Chủ Nhật tuần sau chúng ta sẽ mừng lễ Chúa Thánh Linh khi Chúa Thánh Linh mà Chúa Giêsu đã hứa hiện xuống trên các môn đệ đang tụ họp. Chúng ta và toàn giáo hội luôn luôn cần ơn Chúa Thánh Linh ban cho chúng ta đời sống mới. Chúng ta có thể không được gọi đi khắp cùng thế giới để làm chứng nhân cho Chúa Giêsu, nhưng chúng ta có thể làm nhân chứng ở gần nhà – ngay trong gia đình, nơi sở làm, nơi trường học v.v... Và chúng ta được gọi đi để đem cho mọi người một đức tin sống thực nhờ bởi Chúa Thánh Linh.

Trong tuần lễ tới đây, chúng ta làm lại điều Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ Ngài là chờ đợi. Trong lúc chờ đợi, chúng ta cầu nguyện, xin được ơn đổi mới đức tin trong Chúa Kitô Phục Sinh. Chúng ta cũng cầu nguyện cho những người đã mất sự hiệp thông với cộng đoàn giáo hội, và những ai đang bị thử thách vì cô đơn, nghèo khổ, bạo lực, và bệnh hoạn v.v...

Chúng ta cầu nguyện “Lạy Chúa, còn bao lâu nữa, Chúa ơi?!” và chúng ta sẽ nghe Chúa Kitô luôn sẵn sàng ban ơn Thần Khí Ngài trên chúng ta “Thầy sẽ ban ơn ngay”.

Chuyển ngữ: FX. Trọng yên, OP

THE ASCENSION OF THE LORD (A) -
Acts 1: 1-11; Psalm 47; Ephesians 1: 17-23; Matthew 28: 16-20

I have heard people pray out loud to Jesus. We all have at liturgies and prayer gatherings for special needs–peace, the sick, those in need, etc. I don’t mean those times when we pray in community, but rather the prayers people utter at specific moments in their lives; prayers under duress and in times of testing. For example. I had an aunt who died a slow, painful death from emphysema. More than once she prayed in misery as she gasped for breath, "How long, O Lord?!" A few weeks ago a boat carrying Libyan refugees capsized in the stormy Mediterranean and 600 people drowned. Someone, moved by what they saw on television moaned, "How long, O Lord?!" Another report of sexual abuse and cover-up in the church surfaced and I said the prayer out loud as I heard the news over the car radio, "How long, O Lord?!" We pray that prayer because we feel stuck in the in-between time: between Jesus’ departure from his disciples and his promised return. We want him to come back quickly, especially when life presses in on us or those around us.
The disciples gathered with Jesus the moments before he was to leave. They put the prayer in another way, "Lord, are you at this time going to restore the kingdom of Israel?" Who could blame them for the impatience their question reflected? They wanted him to wrap things up. Instead, they wouldn’t have him with them as they had, especially during the 40 days after his resurrection. They and we, will have to wait till he returns for the completion of his vision for us.
Easier said than done. It’s the waiting during that "in-between time" that will test the faith, hope and love of the disciples and us, their descendants in the faith. The church, right up to the present age, has prayed during times of stress the all-too-familiar prayer, "How long O Lord?!" How long do we have to endure the times our faith is tested by persecution from without and the sinfulness of our own members–ourselves included?
Jesus initiated a new age, but we don’t always feel its presence as we wait, wonder and pray. The disciple isn’t named who asked Jesus that question about whether, "at this time," he was going to "restore the kingdom of Israel." It doesn’t seem to have been any particular person. Acts says, "They asked him"–it’s a church question. The community of believers asked the question then and it continues to ask it now, "When will you bring your work to completion? How long must we wait for you to do that?"
Jesus didn’t give an answer to the disciples’ pressing concerns about when he would return to fulfill their longings. It would happen someday; meanwhile he was leaving. What a dreadful, sinking feeling they must have had in their stomachs! They were being told to continue his mission in his absence. The sense of responsibility they would have felt must have been pressing on them.
I was watching a documentary about a team of climbers preparing to scale Everest. The film showed the elaborate preparations they had to go through before they put even one foot forward to begin their climb. They needed special clothing, oxygen tanks, tents, ropes, a communication system, maps, pinions and, of course, an experienced team of Sherpas to guide, protect and teach them how to get up and then down from Everest. The climbers would have to be prepared, as best they could, for the unexpected–which was sure to happen. I suspect that the most valuable asset they would have on the mountain would be those experienced Sherpas. We all could use the help of those stronger, wiser and more experienced than ourselves to help us navigate through our lives as Christians.
Jesus was promising help to those first Christians. He knew the responsibilities he was leaving them. He also knew their past records of failures, internal conflicts and, finally, their betrayal. They would need help facing the mountains of opposition and problems the world would put before them. He also knew them well enough to foresee the conflicts and divisions that would develop among them. So, he promised them the coming of the Holy Spirit. The Spirit would enable, guide, strengthen and renew them in the many ways they would be called upon to witness to Jesus–"in Jerusalem, throughout Judea and Samaria and to the ends of the earth."
The account of Christ’s Ascension in Acts is the way Luke terminates the post-Easter appearances of Jesus to his disciples. Luke depicts the risen Christ instructing his disciples about God’s kingdom. Now, with his departure, they are to be his witnesses–they will speak and act on his and the kingdom’s behalf. But first they have something to do. They must wait–wait for the Spirit Jesus will send them so that then they can go and announce the new age Christ inaugurated.
We are living in the "in-between time"–a moment of pause between Jesus’ first coming and his return. It has been a long pause! There’s the danger in each generation that the waiting church will lose its fervor and enthusiasm for Christ, who can seem a long way off in the distant past. We can get nostalgic about the past. Our churches are not supposed to be memorial places for a long-dead leader. It’s clear from the angel’s message to the disciples staring up at the space left by their departed leader, that we are not just to be Jesus’ fan club which meets regularly to bask in nostalgia.
Instead, as Jesus promised, we are gifted with the same powerful Spirit that animated Jesus and sustained him, not only through his preaching and healing ministry, but through his long suffering and death. It is that same Spirit that keeps us from stagnating and being just a curious, antiquated relic from the past. Because of the Spirit people should not say of us, "Aren’t they quaint? Aren’t their beliefs and practices so historic and original!" Thanks to the Spirit, we are called and empowered to be modern witnesses to the living Christ still with us, who is reaching out in a new age to do through us, what he did in his lifetime–preach the gospel, heal the sick and bring people back to God.
Remember those mountain climbers who took such care to prepare for their climb of Everest? Jesus takes extra care to furnish his disciples with what they will need when challenged by the sometimes steep mountains in their lives and ministry. When the time is right he will send them his Spirit. How could these disciples and we, possibly go out into the world without being equipped by that Spirit?
Luke doesn’t show the Spirit’s coming immediately after Jesus’ departure. Instead, the disciples had to trust his word and wait. That’s the first thing Jesus tells them to do–wait. When we disciples wait on God, we do that in prayer. So, they gathered with Mary and men and women disciples in the upper room, where they waited and they prayed.
Next Sunday we will celebrate Pentecost when the promised Spirit was poured out on the gathered disciples. We and the whole church are in constant need for renewal in that Spirit. We may not be sent out into "the whole world" to witness to Jesus; but to places closer to home – to our family, school, job, etc. Still, we are called to bring to those people and places our faith, energized by the Spirit.

During the week ahead of us we do again what Jesus instructed his disciples to do–we wait. While we wait we bring to prayer our personal needs for a renewal of faith in the risen Christ. We also pray for those we know who have lost their commitment to our church community, as well as for those whose spirits are battered in any way because of loneliness, poverty, violence, sickness etc.
We pray this week, "How long, O Lord?!" And we hear Christ, ever ready to pour out his Spirit on us, respond, "Soon, very soon."
 
Kính Thánh Đaminh Ninh (Giáo Dân Tử Đạo)
Trầm Hướng Thơ
08:28 02/06/2011
Ngày 02.06.2011 Kính Thánh Đaminh Ninh (Giáo Dân Tử Đạo)

Kính Thánh Đaminh Ninh (Gdtđ)
Một tám bốn mốt chào đời (1841)
Đa-minh Ninh mắt sáng ngời rất xinh
Me cha người xứ Trung Linh
Bùi Chu, Nam Định lời kinh sớm chiều

Trung Linh Xứ Đạo dễ yêu
Toàn tòng Công Giáo Bao điều mến thương
Trung Linh Chủng Viện học đường
Có Tòa Giám Mục, có trường tập tu

Đa-minh Ninh rất khiêm nhu
Chân tình giữ đạo như tu tháng ngày
Lần hạt yêu mến hăng say
Mến yêu Đức Mẹ đêm ngày cầu kinh

Chữ nôm học rất chân tình
Nói năng nhỏ nhẹ phân minh rõ ràng
Ai cần giúp đỡ sẵn sàng
Việc công đương đảm xóm làng mến yêu

Phụ cha đồng ruộng sớm chiều
Lên hai mươi tuổi lắm người ghẹo yêu
Mẹ Cha quyết định một chiều
Tìm dâu trong xứ chỉ điều xe duyên

Một người con gái thuyền quyên
Chàng không muốn nhận nhưng quyền mẹ cha
Hợp hôn kết nối thông gia
Tình làng nghĩa xóm hoà ca chúc mừng

Cưới rồi nhưng chẳng ngủ chung
Coi như em gái trinh trung cùng nhà
Hai bên đều rất nết na
Sớm chiều hòa thuận một nhà ấm êm

Đaminh lần chuỗi hằng đêm
Hướng lên Đức Mẹ ban thêm ơn lành
Cuộc đời đang đẹp như tranh
Bão giông thổi đến gẫy cành thiên hương

Quan quân kéo đến ngập đường
Bằt người công giáo tang thương Giáo Đường
Gông cùm roi vọt thảm thương
Giải lên trên huyện Xuân Trường xa xăm

Bao nhiêu tra tấn hờn căm
Ai đạp Thánh Giá Chúa Nằm được tha
Nhưng Chàng nhất quyết không qua
Nếu mà phạm Thánh tôi thà đầu rơi

Quan ra lệnh đánh tả tơi
Sắt nung chày đỏ còn đời chi thân
Kìm kẹp nát cả tay chân
Khảo tra quát tháo rầm rần thâu đêm

Đức tin son sắt vững bền
Một hôm quan mới gọi lên khuyên lời
Người nên bỏ đạo tức thời
Gia Tô tả đạo của người phương tây

Dị đoan mê tín lôi bầy
Chớ nên dại dột sa lầy vào thân
Ta thương ngươi mới ân cần
Bước qua Thập Giá để gần mẹ cha

Vợ ngươi đang đợi ở nhà
Bước qua cho lẹ để mà yên thân
Đaminh Ninh mới phân trần
Gia Tô đạo thật trăm phần đẹp tươi

Gia Tô chỉ dạy cho người
Yêu người, kính Chúa trên đời mà thôi
Dạy toàn điều tốt cho tôi
Làm gì có chuyện để rồi dị đoan

Nếu Ngài là đấng minh quan
Thì xin tha thứ kẻo oan cho người.
Bấy giờ quan mới ngắt lời
Im ngay đừng có dạy đời cho ta

Lệnh vua Người đã truyền ra
Ngươi mà trái lệnh ai tha được nào
Giờ đây ngươi hãy trở vào
Hai ngày quyết định thế nào trình ta

Một là Thập Giá bước qua
Hai là ngươi sẽ bước ra pháp trường
Hai ngày chàng rất đau thương
Cầu nguyện liên lỉ để tường lối đi

Lên quan hỏi, đã nghĩ suy?
Đa-minh Ninh quyết định đi đến cùng
Theo NGÀI con bước đi chung
Xin làm chứng tá anh hùnh đức tin

Đạo Ngay tôi quyết giữ gìn
Quan liền ký an đưa tin về triều
Dưới thời Tự Đức nhiễu điều
Anh Hùng Tử Đạo qúa nhiều nước ta.

Mồng Hai tháng sáu truyền ra (02.06.1862)
Đa-minh Ninh sẽ phải ra pháp trường
Hiên ngang anh dũng lên đường
Bước đi ở giữa rừng gươm một mình

Dâng hồn lên Chúa cầu kinh
Đoạn đường đến đích quang vinh muôn đời
Phó dâng hồn xác thảnh thơi
Ba hồi trống lệnh ngợp trời kêu vang

Anh Đao chém xuống lóe vàng
Đầu chàng rơi xuống, hồn chàng thăng thiên
Về bên nhan Thánh nhân hiền
Trên hàng Hiển Thánh vạn niên thơm lừng

Hôm nay Giáo Hội kính mừng
Bùi Chu, Nam Định, tưng bừng hân hoan
Xin Ngài phù hộ Nước Nam
Thoát vòng khổ ải hiểm nham ác tà.
 
Mừng Chúa lên trời
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:52 02/06/2011
Cùng với Hội Thánh toàn cầu chúng ta mừng mầu nhiệm Chúa Giêsu lên trời. Mầu nhiệm Chúa lên trời dường như rất có ý nghĩa với anh em Chính Thống giáo qua các cử hành Phụng Vụ. Còn với Kitô hữu Công giáo chúng ta thì không mấy chú tâm mầu nhiệm này, vì hằng năm chỉ một lần được đề cập theo niên lịch Phụng vụ. Đoàn tín hữu được nghe dẫn giải về mầu nhiệm này hình như cũng chỉ một lần trong thánh lễ mừng Chúa về trời. Và cũng thật không may, nếu ở đâu đó có vị rao giảng Lời Chúa cách chính thức, gửi cho tín hữu một vài thông điệp qua loa, chiếu lệ cho xong bổn phận giảng lễ ngày Chúa Nhật. Chúa Giêsu lên trời là gì? Việc Người lên trời có liên quan gì đến chúng ta, những người đang tại thế? Xin được chia sẻ đôi dòng suy tư và cảm nhận.

Chúa Giêsu lên trời là gì? Là Kitô hữu trưởng thành, không ai giữ mãi quan niệm Chúa lên trời là Chúa bay lên một nơi nào đó trên cao, trên chốn bồng lai, tiên cảnh đầy mây. Trời ở đây không phải chỉ nơi chốn nào đó theo nghĩa không gian mà là một tình trạng. Chúa lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha. Theo Thánh kinh ngự bên hữu nghĩa là đồng hàng trong danh dự, phẩm vị và quyền năng. Chúa Giêsu lên trời nghĩa là sau khi hoàn tất công cuộc cứu độ, Người lấy lại vinh quang, uy quyền và danh dự của một vị Thiên Chúa đồng hàng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Người lấy lại những sự ấy là vì Người đã tự nguyện trút bỏ nó khi vào trần gian để thực thi chương trình cứu độ. “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế”(Pl 2,6-7). Chúa tự nguyện bỏ đi vinh quang danh dự của Người để rồi lấy lại thì có liên quan gì đến chúng ta? Vậy chúng cần đào sâu ý nghĩa của mầu nhiệm Chúa lên trời.

Ý nghĩa của mầu nhiệm Chúa lên trời:

1. Chúa lên trời nghĩa là Người đã từ trời xuống: “Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống” (Ga 3,13). Mầu nhiệm Chúa lên trời minh chứng cho nguồn gốc thần linh của Đức Kitô. Đấng chúng ta tôn thờ không phải là phàm nhân được tôn lên hàng thần thánh. Người chính là Thiên Chúa có từ đời đời Và mọi sự, mọi loài nhờ Người mà được hiện hữu. “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa…Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Nguời thì chẳng có gì được tạo thành” (Ga 1,1-3).

2. Chúa lên trời nghĩa là Người đã hoàn tất công cuộc cứu độ: “Đức Kitô đã lên cao dẫn theo một đám tù; Người đã ban ân huệ cho loài người. Người lên trời nghĩa là gì, nếu không phải là Người đã xuống tận các vùng sâu thẳm dưới mặt đất? Đấng đã xuống cũng chính là Đấng đã lên cao hơn mọi tầng trời để làm cho vũ trụ được viên mãn” (Eph 4,8-10). Con người và mọi sự mọi loài từ đây có được con đường hoàn thiên, nên viên mãn, chính nhờ Người, với Người và trong Người.

3. Chúa lên trời nghĩa là từ đây các thực tại trần thế có thể đi vào vinh quang bất diệt cùng với Đức Kitô. Khi trở về với vinh quang của một Thiên Chúa thì Đức Kitô đã làm cho các thực tại trần thế mà Người đã nhận lấy qua mầu nhiệm nhập thể, được nên hằng hữu với Người. Từ đây mọi sự, mọi loài đều có thể đi vào cõi bất diệt. Từ nay những sự bình thường và cả tầm thường ở đời này đều có thể trở nên phi thường nhờ, với và trong Đức Kitô. “Vậy thưa anh em, nhờ máu Đức Giêsu đã đổ ra, chúng ta mạnh dạn bước vào cung thánh. Người đã mở cho chúng ta một con đường mới và sống động qua bức màn, tức là chính thân xác của Người” (Dt 10,19-20).

4. Chúa lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha để cầu bàu cho chúng ta. “Thưa anh em, Đức Kitô đã chẳng vào một cung thánh do tay người phàm làm ra, vì cung thánh ấy là hình bóng của cung thánh thật. Nhưng Người đã vào chính cõi trời, để giờ đây đứng trước mặt Thiên Chúa chuyển cầu cho chúng ta” (Dt 9,24). Giờ đây chúng ta có một vị Thượng Tế cao cả trên trời, một vị Thượng Tế đã kinh qua cảnh sống của loài người chúng ta. Người hiểu và cảm thông với chúng ta trong mọi nỗi niềm của kiếp nhân sinh. Nghĩa là chúng ta đang có một đồng minh đầy uy quyền và rất đáng tin cậy.

Với những ý nghĩa của mầu nhiệm Chúa lên trời như trên, hẳn lòng Mẹ Hội Thánh khao khát đoàn con luôn có thái độ vững tin và hy vọng trong niềm hân hoan phấn khởi. Sao lại không vững tin khi mà Đấng chúng ta tôn thờ và tiếp bước chính là Thiên Chúa thật, là căn nguyên và cùng đích của mọi vật, mọi loài. Sao lại không hy vọng khi mà cửa trời đã mở ra với chúng ta, với tất cả mọi loài thụ tạo. Sao lại không phấn khởi hân hoan khi mà ta luôn có đó Đấng hiểu ta, cảm thông với ta và đang bàu chữa cho ta trước ngai tòa Thiên Chúa.

Để cho niềm tin, niềm hân hoan và hy vọng ấy được hiện thực thì không gì hơn chúng ta hãy nỗ lực làm cho các thực tại trần thế này, từ chuyện cơm áo gạo tiền, chuyện con chuyện cái, chuyện nhà cửa đến xã hội quốc gia, chuyện Hội Thánh…được đi vào vĩnh cữu, bằng chính con tim của ta, một con tim đồng hình đồng dạng với Thầy chí Thánh, Giêsu Kitô. Nước Trời đã ở giữa chúng ta. Đừng có mãi mê nhìn trời nhưng hãy làm cho trái đất này và những chuyện của trần thế này mang giá trị đời đời. Và cách thế tuyệt vời là hãy sống và hoạt động, nghĩa là làm mọi sự đều nhân danh Giêsu nghĩa là cứu nhân độ thế.
 
Bài Giáo Lý Thứ Hai về Cầu Nguyện của ĐTC Bênêđictô XVI
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
13:24 02/06/2011
Dưới đây Bài Giáo Lý của ĐTC Bênêđictô XVI về Cầu Nguyện “là một phần của lịch sử nhân loại” được ban hành trong buổi Triều Yết Chung tại Quảng Trường Thánh Phêrô, ngày Thứ Tư 11 tháng 5, năm 2011. Bài này được chuyển ngữ từ bản Tiếng Pháp của Tòa Thánh.

Anh chị em thân mến,

Hôm nay tôi muốn tiếp tục suy niệm về việc làm sao mà cầu nguyện và cảm thức tôn giáo lại là một phần của nhân loại trong suốt lịch sử của họ.

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà những dấu chỉ của chủ nghĩa thế tục thật là hiển nhiên. Thiên Chúa dường như đã khuất dạng khỏi chân trời của nhiều người hoặc trở thành một thực thể mà người ta coi thường. Tuy vậy, chúng ta đồng thời cũng thấy nhiều dấu hiệu chứng tỏ rằng đang có một sự phục hồi của cảm thức tôn giáo, một tái khám phá về tầm quan trọng của Thiên Chúa đối với cuộc đời con người, một nhu cầu tâm linh, với việc vượt ra ngoài nhãn quan thuần túy nhân bản và vật chất của cuộc sống con người.

Nhìn vào lịch sử gần đây, người ta thấy sự thất bại của những kẻ, trong thời đại Khai Minh, đã tiên báo về sự biến mất của các tôn giáo, và đề cao một lý trý tuyệt đối, tách rời đức tin, một lý trý có thể xóa tan bóng tối của chủ nghĩa tôn giáo giáo điều và giải thể "thế giới thánh", phục hồi nhân phẩm, tự do và sự độc lập với Thiên Chúa của con người. Kinh nghiệm của thế kỷ trước, với hai cuộc Thế Chiến bi thảm, đã làm gián đoạn sự tiến bộ mà lý trí tự trị, cho rằng con người không cần Thiên Chúa, dường như đảm bảo.

Sách Giáo Lý của Hội thánh Công Giáo khẳng định rằng: "Qua việc tạo dựng, Thiên Chúa kêu gọi vạn vật từ hư vô bước vào hiện hữu…. Ngay cả khi đã đánh mất nét giống Thiên Chúa vì phạm tội, con người vẫn còn mang hình ảnh của Ðấng Tạo Hóa, vẫn còn khao khát Ðấng dựng nên mình. Mọi tôn giáo đều nói lên ước vọng tìm kiếm cơ bản này của con người" (số 2566). Như tôi đã trình bày trong bài giáo lý lần trước, chúng ta có thể nói rằng không có một nền văn minh lớn nào từ thời thượng cổ đến ngày nay mà không phải là nền văn minh tôn giáo.

Con người theo bản chất là tôn giáo, họ là con người tôn giáo (homo religiosus) cũng như họ là con người khôn ngoan (homo sapiens)con người làm việc (homo faber) "Một lần nữa, Sách Giáo Lý khẳng định, ước muốn của Thiên Chúa được ghi khắc trong tâm hồn con người vì con người được tạo dựng bởi Thiên Chúa và cho Thiên Chúa "(số 27). Hình ảnh của Đấng Tạo Hóa được in trên con người và con người cảm thấy cần phải tìm ra một ánh sáng để trả lời những câu hỏi liên quan đến ý nghĩa sâu sắc hơn về thực tại; một câu trả lời mà họ không thể tìm thấy được trong chính mình, trong sự tiến bộ, hay trong khoa học thực nghiệm.

Con người tôn giáo (homo religiosus) không những chỉ liên quan đến thế giới cổ đại, mà còn trải qua toàn bộ lịch sử nhân loại. Về mặt này, lãnh địa phong phú của kinh nghiệm con người đã phát sinh ra các hình thức khác nhau về cảm thức tôn giáo, trong cố gắng đáp ứng ước vọng được sung mãn và hạnh phúc, sự cần thiết của ơn cứu độ, việc tìm kiếm ý nghĩa. Con người "số học", giống như con người ăn lông ở lỗ, tìm trong kinh nghiệm tôn giáo những phương cách để vượt qua tình trạng hữu hạn của mình và đảm bảo an toàn cho cuộc phiêu lưu bấp bênh của mình trên trần thế. Hơn nữa, nếu không có một chân trời siêu việt, cuộc đời sẽ mất ý nghĩa trọn vẹn của nó và mất hạnh phúc, là điều mà tất cả chúng ta đều tìm kiếm, điều nhắm thẳng cách tự nhiên về phía một ngày mai chưa đến.

Công đồng Vaticanô II, trong Tuyên Ngôn Nostra Aetate, đã nhấn mạnh dưới hình thức tóm lược rằng: “Con người mong đợi ở các tôn giáo khác nhau câu trả lời về những bí nhiệm tiềm ẩn trong thân phận con người, là những điều xưa nay vẫn làm tâm hồn họ phải xao xuyến sâu xa: con người là ai? Ðời người có mục đích và ý nghĩa gì? Sự thiện và tội ác là chi? Ðâu là nguyên nhân và mục đích của đau khổ? Ðâu là con đường dẫn tới hạnh phúc thật? Cái chết, sự phán xét, và thưởng phạt sau khi chết là gì? Sau cùng, sự huyền nhiệm tối hậu khôn tả vẫn bao trùm cuộc sống chúng ta là chi, chúng ta phát xuất từ đâu và chúng ta hướng về đâu?” (số 1).

Con người biết rằng họ tự mình không thể đáp ứng được nhu cầu hiểu biết cơ bản của họ. Tuy nhiên người ta đã và còn nuôi dưỡng ảo tưởng là mình có thể tự túc dù họ đã kinh nghiệm sự thiếu thốn của chính mình. Họ cần mở lòng ra cho một điều gì khác, cho một cái gì đó hay một người nào đó có thể cho họ những gì họ thiếu, có thể thỏa mãn chiều rộng và chiều sâu của ước vọng của họ.

Con người mang trong mình một khát vọng vô cùng, một ước mong về cõi vĩnh hằng, một tìm kiếm cái đẹp, một mong muốn tình yêu, một nhu cầu về ánh sáng và chân lý, là những điều đẩy họ về phía Đấng Tuyệt Đối; con người mang trong mình ước vọng về Thiên Chúa. Và con người biết, bằng cách nào đó, là mình có thể quay về phía Thiên Chúa, rằng mình có thể cầu nguyện với Ngài.

Thánh Tôma Aquinô, một trong những thần học gia vĩ đại nhất của lịch sử, định nghĩa cầu nguyện như một "cách diễn tả lòng khao khát Thiên Chúa của con người." Sức hấp dẫn về phía Thiên Chúa này, mà chính Ngài đã đặt trong con người, là linh hồn của cầu nguyện, sau đó được diễn tả bằng rất nhiều hình thức và phương thức theo giòng lịch sử, thời điểm, giờ phút, ân sủng và ngay cả tội lỗi của mỗi người cầu nguyện. Thực ra, lịch sử của con người đã biết nhiều hình thức cầu nguyện, bởi vì nó đã phát triển những cách mở lòng ra khác nhau đối với “Đấng Khác” và với “Đấng Ở Bên Ngoài”, vì vậy chúng ta có thể nhận ra cầu nguyện như một kinh nghiệm hiện diện trong mọi tôn giáo và văn hóa.

Thật vậy, anh chị em thân mến, như chúng ta đã thấy hôm Thứ Tư tuần trước, cầu nguyện không gắn liền với một khung cảnh cụ thể, nhưng được ghi khắc trong tim mỗi người và mọi nền văn minh. Đương nhiên, khi nói về cầu nguyện như một kinh nghiệm của con người như thế, homo orans [con người cầu nguyện], chúng ta cần nhớ rằng nó là một thái độ nội tâm, trước khi là hàng loạt những cách thực hành và công thức, một cách sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa trước khi thực hiện những việc thờ phượng hoặc nói ra những lời [bên ngoài].

Cầu nguyện đặt trọng tâm và bắt nguồn tận đáy lòng con người, cho nên người ta không dễ giải đoán được, vì lý do đó, nó dễ bị hiểu lầm và trở thành bí ẩn. Theo nghĩa này chúng ta cũng có thể hiểu được từ ngữ: cầu nguyện thì khó. Thực ra, cầu nguyện là một cách tốt nhất để tỏ lòng biết ơn, là cố gắng đến cùng Đấng Vô Hình, Đấng Bất Ngờ, Đấng Khôn Tả. Đó là lý do tại sao kinh nghiệm cầu nguyện là một thách thức cho tất cả mọi người, một "ân sủng" để cầu xin, một hồng ân từ Đấng mà chúng ta hướng về.

Trong cầu nguyện, ở mỗi thời đại của lịch sử, con người tự đặt mình và hoàn cảnh của mình trước Thiên Chúa, từ Thiên Chúa và trong tương quan với Thiên Chúa, và cảm nghiệm thấy rằng mình là một tạo vật cần được giúp đỡ, không có khả năng tự mình đạt được tất cả những gì thích hợp với đời mình và ước vọng của mình. Triết gia Ludwig Wittgenstein nhắc nhở chúng ta rằng "cầu nguyện có nghĩa là cảm giác rằng ý nghĩa của thế giới nằm ở bên ngoài thế giới này."

Trong động năng của mối quan hệ này với Đấng đem lại ý nghĩa cho cuộc đời, với Thiên Chúa, cầu nguyện có một trong những cách diễn tả điển hình của nó là quỳ gối. Đó là một cử chỉ, mà tự nó là một mâu thuẫn tận căn bản: trên thực tế, tôi có thể bị bắt buộc phải quỳ xuống - một tình trạng của kẻ khốn cùng và nô lệ - nhưng tôi cũng có thể quỳ xuống một cách tự nhiên, nói lên tình trạng hạn hữu của tôi và, vì thế, tôi cần một Đấng Khác. Đối với Ngài, tôi nhìn nhận mình yếu kém, thiếu thốn, và là "một kẻ có tội."

Trong kinh nghiệm về cầu nguyện, con người như tạo vật nói lên tất cả ý thức về mình, tất cả những thành công trong việc hiểu chính sự hiện hữu của mình, và đồng thời, hoàn toàn quay về với Đấng mà mình đang đứng trước mặt, hướng linh hồn về Mầu Nhiệm mà ở đó mình đang mong làm trọn được những ước muốn sâu xa nhất, và sự trợ giúp để khắc phục tình trạng nghèo nàn của cuộc sống riêng mình. Trong việc quay về “Đấng Khác”, hướng mình "ra ngoài", chứa đưng bản chất của cầu nguyện, như một cảm nghiệm về một thực tại vượt trên những gì ngẫu nhiên và có thể cảm giác được.

Tuy nhiên, chỉ trong Thiên Chúa, Đấng tự tỏ Mình ra, mà việc tìm kiếm của con người mới được thực hiện cách trọn vẹn. Lời cầu nguyện mở lòng ra và nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa, như thế trở thành một mối liên hệ cá nhân với Ngài. Và ngay cả khi con người quên Đấng Tạo Hóa của mình, Thiên Chúa hằng sống và chân thật không ngừng kêu gọi con người trước để gặp Ngài cách huyền nhiệm trong cầu nguyện.

Như Sách Giáo Lý khẳng định: “Trong cầu nguyện, Thiên Chúa trung tín và yêu thương luôn đi bước trước; phần con người luôn chỉ là đáp lời. Khi Thiên Chúa từ từ tỏ mình ra và mặc khải cho con người biết về chính họ, thì cầu nguyện được coi như một cuộc trao đổi lời mời, một diễn trình giao ước. Qua lời nói và hành vi, diễn trình này thu hút được chú ý của trái tim. Diễn trình này đã được diễn ra trong suốt lịch sử cứu độ” (số 2567).

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy học cách ở lại lâu hơn trước mặt Thiên Chúa, là Đấng tự tỏ Mình ra trong Đức Chúa Giêsu Kitô, chúng ta hãy học hỏi để nhận ra trong thinh lặng, trong tận đáy lòng mình, tiếng nói của Người kêu gọi và đưa chúng ta trở lại tận những nơi sâu thẳm của cuộc đời mình, đến nguồn mạch sự sống, đến nguồn ơn cứu độ, để giúp chúng ta vượt qua những giới hạn của đời mình, và mở lòng ra cho chiều kích của Thiên Chúa, cho mối liên hệ với Ngài, là Tình Yêu Vô Biên. Cảm ơn anh chị em.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:53 02/06/2011
LẠI CÒN XIN CƠM TÔI ĐỂ ĂN SAO ?
N2T

Có hai bố con đã cách nhau lâu năm, đứa con giàu có nên cuộc sống thoải mái; còn ông bố thì vì tuổi cao lại hay đau ốm nên không kiếm tiền được, nên làm một người ăn mày.
Một hôm, người bố đi đến trước cửa nhà đứa con để ăn xin, có người nhận ra ông ta bèn chỉ ông ta và nói với con trai:
- “Người này không phải là bố của anh sao, tại sao anh không quan tâm chăm sóc cho bố mình vậy ?”
Đứa con trai trả lời:
- “Mặc dù ông ta sinh ra tôi, nhưng tôi không ăn cơm của ông ta là may lắm rồi, cơm ông ta thì ông ta ăn, lẽ nào lại còn muốn tôi lo cho ông ta ăn nữa hay sao ?”

Suy tư:
Cái bất hiếu không phải hệ tại trong hành động không đúng với cha mẹ mình mà thôi, nhưng còn ở trong lời nói của mình nữa, bởi vì có những đứa con vẫn chăm sóc cho cha mẹ mình, nhưng trong lòng thì vẫn cứ lẩm bẩm than thở, và có khi đem những lời than thở này đi nói cho người khác nghe.
Người xưa có câu: “Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày”, hoặc là: “cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”.
Có những con trai có hiếu với cha mẹ, nhưng con dâu thì lại chì chiết tiếng to tiếng nhỏ với mẹ chồng; có những con gái rất có hiếu với cha mẹ, nhưng con rễ thì ngăn cấm vợ mình không được thường xuyên về thăm cha mẹ ruột. Từ những hoàn cảnh đó nên có những cha mẹ trở thành người cô đơn giữ bầy con, đau khổ không biết tò cùng ai...
Thiên Chúa rất vui long ban ơn cho những đứa con có hiếu với cha mẹ mình, bởi vì cha mẹ là những người thay mặt Ngài sinh thành dưỡng dục họ, để họ trở nên những con người có ích cho xã hội và cho Giáo Hội.
Điều răn thứ tư của Thiên Chúa dạy con người là “thảo kính cha mẹ”.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:55 02/06/2011
N2T

8. Đem tất cả hy vọng ký thác vào sự nhân từ của Thiên Chúa, bởi vì sự nhân từ của Ngài và sức mạnh của Ngài thì vô hạn như nhau.

(Thánh nữ Frances of Rome)
 
Lễ Chúa Thăng Thiên: khát vọng lên trời
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
20:09 02/06/2011
Vào đời Vua Hùng Vương Thứ Sáu có nạn giặc Ân bên Tàu. Chúng cậy thế mạnh nên hay sang quấy nhiễu nước ta. Vua truyền hịch đi khắp nơi để tìm người tài giỏi giúp nước diệt giặc.

Bấy giờ ở làng Phù Đổng có một cậu bé đã 3 tuổi mà chỉ nằm ngửa không nói được một lời nào. Nghe sứ giả nhà vua rao hịch tìm người tài diệt giặc, cậu liền nhờ sứ giả xin với Vua, đúc cho cậu một cây roi sắt và cấp cho cậu một con ngựa bằng sắt, để cậu đi đánh đuổi ngoại xâm. Nghe lời người hiền tài nhắn gởi, Vua thuận ý. Cậu bé liền vươn vai thành người to lớn, khỏe mạnh. Cậu đứng dậy, cầm roi sắt, nhảy lên yên ngựa, oai phong đi đánh giặc Ân. Dẹp xong giặc, cậu phóng ngựa lên núi Sóc Sơn rồi về trời. Vua nghĩ là thiên thần của trời cao xuống trần cứu giúp nên liền xây một đền thờ gọi là đền Phù Đổng Thiên Vương để tạ ơn và tưởng nhớ.

Câu chuyện huyền sử nói lên khát vọng của một dân tộc nhỏ bé luôn bị ngoại bang quấy nhiễu. Một tiểu quốc hiền hòa trước một đại hán bá quyền bành trướng. Vì thế mà ước mơ có được sứ thần từ trời cao đến cứu giúp. Một khát vọng ngàn đời, được tự do và độc lập, được công lý và dân chủ.

Con người mọi thời đại luôn khát khao bay lên trời. Đi dưới đất, ngược xuôi trên biển trên sông, con người luôn ước vọng, phải làm sao lên được trời cao.Vì thế, ngày 04 tháng 06 năm 1783, lần đầu tiên, hai anh em Mongolfiers, bay lên trời bằng khí cầu được 500 mét trước hàng ngàn người chứng kiến. Ngày 12 tháng 04 năm 1961, Gagarine, phi hành gia đầu tiên bay ra khỏi tầng khí quyển của trái đất trong phi thuyền Vostok I của Liên Xô. Đến ngày 16 tháng 07 năm 1969 hai phi hành gia người Mỹ là Armstrong và Aldrin bay lên tới mặt trăng.

Cả thế giới đã hồi hộp theo dõi những phi hành gia bay vào vũ trụ. Và chuyến bay nào rồi cũng phải trở về trái đất.

Hôm nay, Giáo hội mừng lễ Chúa Giêsu lên trời. Người trở về nhà Cha, sau khi đã hoàn tất sứ vụ Chúa Cha trao phó. Sau thời gian 33 năm xa nhà, Người hồi hương trong vinh quang phục sinh và “ được đưa về trời ngự bên hữu Thiên Chúa” (Mc 16,19).

Chúa Giêsu lên trời, một cảnh tượng thật huyền diệu. Thân xác Người nhẹ bay lên cao. Tay Người ban phúc lành cho các tín hữu. Dáng Người nhỏ dần và hòa biến vào không gian vô tận.

Trên trời cao, các thiên thần và triều thần thiên quốc đang tụ họp tổ chức nghi lễ đón tiếp Đấng Cứu Thế khải hoàn. Tác giả Thánh vịnh 23 đã chiêm ngưỡng và mô tả cuộc nghinh đón đó bằng ca khúc bất hủ : “Hỡi các khải hoàn môn và các vệ binh thiên quốc, hãy cất cao đầu lên. Hỡi các cửa triều đình vĩnh cửu, hãy mở rộng ra, để Vua vinh hiển và đoàn tùy tùng tiến vào. Vua vinh hiển là ai ? Thưa là Đức Giêsu uy hùng lẫm liệt, là Chúa oai phong chiến thắng. Hỡi các khải hoàn môn, hỡi các cửa triều đình vĩnh cửu hãy cất cao đầu lên, để Vua vinh hiển tiến vào, Vua vinh hiển là ai ? Chính là Thiên Chúa hùng dũng uy linh”.

Đoàn tùy tùng theo Chúa về trời đông vô kể, các thánh thời Cựu Ước, các tổ phụ, các tiên tri, các người công chính…đang hoan hỉ vui mừng đi theo Chúa. Đặc biệt có thánh cả Giuse, thánh Gioan Tiền hô, Tổ phụ Abraham, Giacop, Môisê, thánh Giop, vua Đavid, các tiên tri, hân hoan cung nghinh Đấng Phục Sinh khải hoàn về thiên quốc.

Trên núi Cây Dầu cả cộng đoàn môn đệ đang ngây ngất chiêm ngưỡng, tâm trí như mất hút vào không gian vô tận, lòng rộn rã hân hoan: “Hãy vỗ tay, hãy reo mừng Thiên Chúa. Hãy trổi cao kèn sáo, đàn ca lên dâng Người khúc ca tuyệt mỹ, Chúa là Vua khắp muôn dân, ngự trên tòa uy linh cao cả” (Tv 47, 2-3, 6-9).

Chúa về trời, một cuộc tạm biệt chứ không ly biệt. Chia tay để rồi sẽ gặp lại nhau trong một tương quan mới.Chúa về trời gợi lên trong tâm hồn chúng ta một khát vọng quy hướng về Người để rồi đối với chúng ta không còn hạnh phúc nào lớn hơn là được ở trong Người, đón nhận sự sống sung mãn Người ban tặng. Nhận thức được niềm hạnh phúc ấy, đời sống cầu nguyện của chúng ta sẽ có một sự thú vị ngọt ngào. Nơi thiên cung, mọi đau khổ, bệnh tật, chiến tranh, khủng bố không còn nữa. Ở đó chỉ có thanh bình, công bằng, và hạnh phúc viên mãn, nhân phẩm và nhân vị con người hoàn toàn được phục hồi trong ánh sáng phục sinh của Chúa Kitô.

Từ nay trở đi, Chúa Kitô Phục Sinh sẽ hiện diện trong lòng con người, trong tâm hồn tất cả những ai tin vào Người.

Khi hai người yêu nhau thì luôn muốn sống bên nhau, nhưng tới một giây phút nào đó họ cảm thấy sống bên nhau vẫn chưa đủ. Xuân Diệu đã diễn tả chân lý ấy cách sâu sắc : Hai người tình ngồi sát bên nhau, ôm lấy nhau mà vẫn còn thấy rất xa xôi . Những người yêu nhau muốn sống trong nhau, nhưng điều đó không thể xảy ra giữa loài người được vì dẫu sao thân xác của mỗi người vẫn tạo ra một ngăn cách. Điều con người không thể làm được thì Thiên Chúa đã làm. Chúa Giêsu một khi ngự bên hữu Chúa Cha đã hoàn toàn mặc lấy quyền năng Chúa Thánh Thần, Người đến ngự trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Chính Người đã nói “ Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mến nó và chúng ta sẽ đến và ở lại với người ấy” ( Ga 14,23). Để chúng ta hiểu hơn về sự hiện diện này Chúa đã dùng dụ ngôn cây nho và cành nho “ Thầy là cây nho các con là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy thì người ấy sinh nhiều hoa trái vì không có Thầy anh em chẳng làm gì được”(Ga 15,5). Thiền sư Suzuki rất tâm đắc với huyền nhiệm này khi viết: Thiên Chúa ở trong con người và con người ở trong Thiên Chúa. Chúa là người và người là Chúa mà Chúa vẫn là Chúa và người vẫn là người. Quả thật,đó là điều kỳ bí nhất của Tôn Giáo, một nghịch lý thâm u nhất của triết học.

Bài Tin mừng hôm nay kết thúc phúc âm Matthêu nhưng thực ra là một sự khởi đầu, một sự khai mở. Đó là khai trương công cuộc truyền giáo toàn cầu. Hình thức của việc truyền giáo được chỉ định rõ ràng: Làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy. Làm phép rửa cho họ. Dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy truyền cho anh em. Nhờ việc sai đi và uỷ quyền cho các Tông đồ, qua các Tông đồ rồi đến các môn đệ, Chúa Giêsu trở thành người sống đương thời với chúng ta “và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”.

Chúa đã dùng Giáo Hội như đôi tay để tiếp tục công cuộc cứu rỗi của Người. Sứ mệnh của Chúa là sứ mệnh thiêng liêng. Nhưng sứ mệnh đó phải được thể hiện bằng lời nói, bằng hành động bên ngoài. Giáo Hội thực thi sứ mệnh đó trong khung cảnh hữu hình, nhờ những phương tiện cụ thể. Nhờ những sinh hoạt hữu hình và đôi tay cụ thể của Giáo Hội mà Chúa Giêsu tiếp tục loan truyền chân lý, trao ban sự sống,dẫn đưa nhân loại về hạnh phúc vĩnh cửu.

Mỗi Kitô hữu là chi thể của Giáo Hội,thân mình mầu nhiệm Chúa Kitô. Mỗi người chúng ta cũng là những cánh tay mở rộng của Chúa Kitô, nhờ đó Người không ngừng trao ban tình thương, ơn cứu độ và hạnh phúc cho mọi người. Chúa về trời, chúng ta vào đời làm chứng nhân của tin mừng cứu độ và loan báo tin vui, mai này chúng ta cũng sẽ về nhà Cha trên trời.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sáng kiến được đề xướng về việc cùng chia xẻ tòa giảng giữa Kitô giáo, Do Thái giáo, và Hồi giáo
Bùi Hữu Thư
07:14 02/06/2011
Hoa Thịnh Đốn (CNS) -- Việc này sẽ chỉ xẩy ra trong có một Chúa Nhật tháng Sáu, nhưng trong ngày này, khoảng 12 đền thờ trong toàn quốc Hoa Kỳ sẽ mở tòa giảng cho các thầy cả của hai tôn giáo Abraham khác được đọc sách Thánh của họ.

Dự án này mang tên Đức Tin được Chia Xẻ, được dự dịnh tổ chức vào này 26 tháng 6. Một vài hội đường Do Thái và đền thờ Hồi giáo đã ghi danh tham gia vào dự án này, cũng như các cộng đồng Kitô giáo thuộc đủ các giáo phái khác nhau, kể cả một thánh đường Công Giáo tại tiểu bang Bắc Carolina.

Linh mục Dòng Tên Pat Earl, chánh xứ Thánh Phêrô ở Charlotte, North Carolina nói: "Nếu chỉ là một chương trình có tính cách công cộng thì không có gì là to tát, đáng kễ ở đây, nhưng có một người đến đây để đọc Kinh Coran và để công nhận trước công chúng sự hiện diện của Hồi Giáo, để bầy tỏ sự tôn trọng và kính cẩn thì lại là một điều tốt lành giáo xứ nên làm."

Dự án được đồng bảo trợ bởi Hiệp Hội LiênTôn (Interfaith Alliance) và Nhân Quyền Trước Hết (Human Rights First.)

Mục sư C. Welton Gaddy, một mục sư phái Nam Báp-tít (Southern Baptist), chủ tịch Hiệp Hội Liên Tôn nói: "Hoa Kỳ là một quốc gia có những tôn giáo khác nhau nhiều nhất."

Mục sư Gaddy nói trong một cuộc điện đàm viễn liên ngày 18 tháng 5 với các phóng viên: "Thiết yếu nhất cho những mối tương quan hòa bình trên khắp quốc gia này, cũng như cho hình thức tự do của chính phủ chúng ta, là hiện tượng đa tôn giáo và tự do tôn giáo."

Ngài nói: "Chúng tôi đang kêu gọi các cộng đồng tín hữu hãy nói lên bằng hành động của họ. Chúng ta đến với nhau từ các truyền thống khác nhau, có những tín điều khác nhau, có những nghi thức khác nhau trong các nguyện đường của chúng ta. Nhưng tất cả đều nhấn mạnh về tự do tôn giáo và tìm kiếm những giải đáp cho các vấn đề của đời sống qua đức tin của mỗi giáo phái chúng ta."
 
Một phần sáu dân số thế giới sử dụng nước bẩn
Phạm Kim An
08:24 02/06/2011
Một phần sáu dân số thế giới sử dụng nước bẩn

Sức khỏe của hàng triệu người bị đe dọa bởi thiếu nguồn nước sạch

Budapest – Nhiều triệu người trên thế giới không có nước sạch để dùng trong sinh hoạt hàng ngày, với nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong thực tế, nước nhiễm bẩn làm cho hơn 1,5 triệu người thiệt mạng mỗi năm, và hơn 2,5 tỉ người buộc phải sống mà không có các điều kiện vệ sinh cơ bản.

Trong số các nguyên nhân làm cho một phần sáu dân số thế giới phải sử dụng nước bẩn là sự khan hiếm nguồn nước cung cấp và vấn đề ô nhiễm.

Hội nghị liên Nghị viện của Liên minh châu Âu (EU), châu Phi, Vùng Caribê và Thái Bình Dương (ACP) đã diễn ra tại Budapest, đề xuất các biện pháp toàn cầu để cải thiện tình hình vệ sinh, bảo tồn rừng nhiệt đới, và nghiêm khắc trừng phạt những người gây ô nhiễm nước.

Hai ưu tiên được nhấn mạnh trong quá trình hội nghị tại thủ đô Hungary là: đảm bảo sự tiếp cận với nước uống an toàn ở các khu vực nghèo nhất thế giới, và xác định tính chất và năng lực của một sự quản trị tài nguyên nước trên thế giới.

Việc cải thiện cơ cấu vệ sinh cũng cần thiết: ở các nước đang phát triển, 70% lượng nước không được xử lý, gây ô nhiễm. Các ngành công nghiệp, nông nghiệp và sự hoạt động kém của hệ thống nước thải chung cũng là các tác nhân chính cho sự nhiễm bẩn nước.

Theo số liệu thống kê mới đây của Liên Hợp Quốc, cứ mỗi hai giây có một trẻ em chết do điều kiện vệ sinh kém.

Liên Nghị viện xét thấy cần thiết phải xây dựng thêm nhiều giếng trong các ngôi làng và khu nhà ổ chuột, và tìm các giải pháp sáng tạo, chẳng hạn như thuốc viên clo, để chống các dịch bệnh, đặc biệt là bệnh tả, vốn liên quan đến sự ô nhiễm nước. (L’Osservatore Romano 2-6-2011)

Phạm Kim An
 
Argentina: Kẻ trộm đột nhập Vương cung thánh đường
Phạm Kim An
08:25 02/06/2011
Argentina: Kẻ trộm đột nhập Vương cung thánh đường

Buenos Aires - Ba người đàn ông đã đột nhập nhà xứ của giáo xứ Vương cung thánh đường thánh Rosa Lima tại Buenos Aires, Argentina, ngày 31-5, trộm cắp khoảng 4.300 USD tiền mặt, chén thánh và chén lễ.

Linh mục Alberto Sorace, 50 tuổi, cha xứ, đang ngủ trong phòng ngài thì kẻ trộm đột nhập, đe dọa bắn cha, và trói gô hai tay cha lại.

Hãng tin DyN tại Argentina dẫn lời các quan chức cảnh sát nói rằng vụ đột nhập xảy ra vào lúc 03g10, giờ địa phương. Bọn trộm vào nhà xứ qua một của sổ.

Tổng Giáo Phận Buenos Aires đã ra một tuyên bố ngày 31-5, nói rằng kẻ trộm "lấy đồ dùng cá nhân của cha xứ, rồi phá cửa xông vào phòng thánh".

Sau khi bọn cướp bỏ chạy, cha xứ tự cởi tay bị trói và ngay lập tức gọi cảnh sát.

Cha xứ Alberto Sorace cảm tạ Thiên Chúa "bởi vì tôi không sao cả". Cha nói cha hy vọng đất nước có thể trở nên an toàn hơn.

Cha nói: “Trong 10 năm làm cha xứ giáo xứ thánh Rosa Lima, đã có một số vụ trộm nhỏ xảy ra, nhưng không có vụ nào có qui mô lớn như vụ trộm này”. (CNA 1-6-2011)

Phạm Kim An
 
Vatican: ĐTC tiếp kiến Toàn quyền Úc
Nguyễn Trọng Đa
08:28 02/06/2011
Vatican: ĐTC tiếp kiến Toàn quyền Úc

VATICAN – Ngày 1-6, ĐTC Biển Đức XVI đã tiếp kiến Toàn quyền Úc Quentin Bryce, người đang ở Roma để đại diện cho Úc trong lễ mừng 150 năm ngày thành lập Cộng hòa Ý.

Một tuyên bố của Vatican cho biết các cuộc thảo luận giữa hai lãnh đạo là "thân tình", và rằng hai lãnh đạo nói về "sự đóng góp của Giáo hội Công giáo cho xã hội Úc, việc đối xử với người tị nạn, và các chủ đề khác mà hai bên cùng quan tâm”.

Tuyên bố nói thêm: “Ngoài ra, tình hình quốc tế và khu vực hiện tại đã được thảo luận, và các vấn đề khác như thiên tai và môi trường, đối thoại liên tôn”.

Bà Toàn quyền, vị đại diện của Nữ hoàng Elizabeth II tại Úc, cũng đã gặp Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa thánh, cùng Đức Tổng Giám mục Dominique Mamberti, Tổng Thư Ký Ban Đối Ngoại của Tòa Thánh (tức Ngoại trưởng Tòa thánh).

Trước cuộc tiếp kiến, Bà Toàn quyền Bryce đã tham quan Nhà nguyện Sistine và Bảo tàng Vatican. (Zenit 1-6-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
ĐTC: Xin tình yêu vợ chồng nên giống tình yêu Thánh Tâm Chúa
Nguyễn Trọng Đa
08:29 02/06/2011
ĐTC: Xin tình yêu vợ chồng nên giống tình yêu Thánh Tâm Chúa

VATICAN – Ngày 1-6, ĐTC Biển Đức XVI nói đây là ngày khởi đầu tháng Thánh Tâm Chúa Giêsu, và khuyến khích các cặp vợ chồng hãy làm cho tình yêu của họ trở thành chứng tá cho tình yêu của Chúa.

ĐTC đưa ra lời mời gọi này vào cuối cuộc tiếp kiến chung ngày thứ tư, khi Ngài chào đón thanh niên, các bệnh nhân và các đôi vợ chồng mới cưới.

Các cặp vợ chồng kết hôn trong vòng hai tháng qua được mời đến ghế ngồi đặc biệt ở cuộc tiếp kiến chung, và nhiều người tham dự trong bộ áo cưới của họ.

Đề cập đến ngày đầu tháng Sáu, tháng dành kính Thánh Tâm Chúa, Giám mục Roma khuyến khích: "Chúng ta nên năng dừng lại để chiêm ngắm mầu nhiệm sâu xa này của tình yêu Chúa".

Ngài mời thanh niên hãy đi vào "trường Thánh Tâm Chúa Kitô", để "học cách nghiêm túc đảm nhận trách nhiệm đang chờ đợi các con".

ĐTC nói: “Hỡi anh chị em bệnh nhân, hãy tìm thấy nơi nguồn mạch vô biên này của lòng từ bi Chúa niềm can đảm, lòng kiên nhẫn thi hành thánh ý Chúa trong mọi hoàn cảnh”.

Và Ngài nói với các đôi tân hôn: "Anh chị em hãy trung thành với tình yêu Thiên Chúa và làm chứng tình yêu ấy qua tình yêu vợ chồng của anh chị em". (Zenit 1-6-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Ngân hàng Vatican được giải phóng hơn 33 triệu Mỹ Kim
Tiền Hô
09:39 02/06/2011
Vatican, 2 Tháng Sáu 2011 (UCANEWS) - Công tố viên nước Ý đã ra lệnh giải phóng cho 23 triệu Euro (33 triệu Mỹ Kim) đang bị đóng băng tại một trương mục của Ngân hàng Vatican trong một cuộc điều tra rửa tiền trước đây.

Theo Washington Post, Vatican hoan nghênh quyết định này và nói rằng ngân quỹ trên sẽ được hồi về ngân hàng sau khi Tòa Thánh ban hành luật mới về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố cho phù hợp với tiêu chuẩn của Liên Hiệp Âu Châu (EU) và quốc tế.

Hồi Tháng Chín 2010, trong một cuộc điều tra, cảnh sát nước Ý đã tịch thu nguồn tiền này để phòng ngừa và vô hiệu hai viên chức cấp cao của ngân hàng này. Ngân hàng còn bị cáo buộc đã vi phạm luật pháp khi chuyển tiền ra bên ngoài mà không xác định được người gửi hoặc người nhận là ai.

Vatican đã phủ nhận cáo buộc đó và nói rằng kết quả cuộc điều tra về Ngân hàng Vatican (hay còn được gọi là Viện Giáo Vụ [Institute for Religious Works] hoặc IOR) là một sự hiểu nhầm. Các quan chức của họ không được trả lương.

Tờ báo Quan Sát Viên Rôma (L'Osservatore Romano) của Vatican dẫn lời công tố viên Nello Rossi và Stefano Fava nói rằng, họ đã có thể xác nhận là những thay đổi "xác đáng" trong cơ chế của Tòa Thánh đã trả lời cho các vấn đề bị hoài nghi.

Cha Federico Lombardi - phát ngôn viên của Vatican nói Tòa Thánh đánh giá cao quyết định này, vì nó đã "xác minh sự trong sáng về các hoạt động của IOR, cho thấy Tòa Thánh cam kết một cách nghiêm túc trong việc thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế để ngăn chặn những việc làm bất hợp pháp trong lĩnh vực tài chính".
 
Đài Loan: ĐHY Đan Quốc Tỷ hủy bỏ chuyến đi Trung Quốc đại lục
Tiền Hô
09:40 02/06/2011
Đài Bắc, 2 Tháng Sáu 2011 (UCANEWS) - Đức Hồng Y Đan Quốc Tỷ (Shan Kuo-hsi) của Đài Loan đã hủy bỏ một chuyến đi Trung Quốc đại lục vào tuần tới vì Bắc Kinh không cấp giấy phép nhập cảnh cho ngài.

Đức Hồng Y Đan Quốc Tỷ năm nay 88 tuổi và đang bị ung thư phổi, ngài nói: "Tôi sẽ không chờ đợi điều đó nữa".

Căn nguyên vì sao mà ngài không được Bắc Kinh cấp các giấy tờ cần thiết, ngài cho biết: "có lẽ thời điểm của chuyến đi này quá gần với lễ tưởng niệm biến cố ngày 4 Tháng Sáu, thường được gọi là Cuộc biểu tình Quảng trường Thiên An Môn".

Tổ chức Chu Đạt Quan (Chou Ta-Kuan Foundation) đã bố trí cho Đức Hồng Y Đan, chủ tịch Đại học Công Giáo Phụ Nhân (Fu Jen Catholic University) và một đội ngũ y tế tháp tùng đi Trung Quốc từ ngày 5-13 Tháng Sáu. Mọi người đều có giấy phép nhập cảnh, ngoại trừ Đức Hồng Y Đan.

Theo kế hoạch, đầu tiên Đức Hồng Y Đan sẽ ghé thăm Đức Giám Mục Louis Kim Lữ Hiền (Jin Luxian) của Thượng Hải. Cả hai vị là bạn cùng lớp tiến sĩ tại Đại học Giáo Hoàng Grêgôriô ở Rôma 60 năm về trước. Sau đó, ngài đến Trịnh Châu ở tỉnh Hà Nam để giảng huấn trước khi tới thị trấn Bộc Dương nơi ngài sinh ra.

Khi được tin chuyến đi đã bị hủy bỏ, Đức Giám Mục Kim Lữ Hiền (95 tuổi) nói rằng: "Thật đáng tiếc vì tôi vẫn mong được đón tiếp người bạn cũ của tôi, cũng là đồng môn Dòng Tên mà tôi đã quen biết trong nhiều thập kỷ qua".

Đức Giám Mục phụ tá Thượng Hải Giuse Hình Văn Chi (Xing Wenzhi) thì cho biết, giáo phận Thượng Hải đã mời Đức Hồng Y Đan đến chia sẻ về chủ đề sự sống và cái chết, cử hành một Thánh Lễ và tập hợp cầu nguyện. Ngài bày tỏ sự tiếc nuối khi người Công Giáo đã mất đi một cơ hội tốt để nghe Đức Hồng Y Đan chia sẻ vì chuyến đi này đã bị hủy bỏ.

Cha Têphanô từ Bộc Dương nói rằng ngài rất thất vọng khi Đức Hồng Y Đan sẽ không được tới đây. Cha nói: "Một người cao tuổi sắp nằm xuống mà vẫn không được phép trở về quê nhà. Ngài còn có thể hy vọng điều gì? Đức Hồng Y của chúng tôi có thể sẽ để lại cho chúng tôi nỗi u buồn, vì chính quyền đã không cho chúng tôi cơ hội cuối cùng này để gặp nhau".

Trong các chuyến thăm Đài Loan gần đây, ông Vương Tác An (Zuo'an Wang), giám đốc Ban Quản Lý Tôn giáo Trung Quốc (đại lục), và ông Lưu Nguyên Long (Liu Yuanlong) phó chủ tịch Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc đều đã có lời mời Đức Hồng Y Đan đến đại lục.

Lần cuối cùng Đức Hồng Y Đan viếng thăm Trung Quốc đại lục là vào năm 1979, trước khi được tấn phong làm Giám mục Giáo phận Hoa Liên ở miền đông Đài Loan.

Một quan sát viên Giáo Hội ở Hồng Kông cho rằng, chuyến đi này bị hủy bỏ không hẳn là một điều xấu cho một vị giám mục, bởi vì sắp có một cuộc tấn phong bất hợp thức diễn ra trùng vào thời điểm chuyến đi này.
 
Việc đối thoại liên tôn và phong trào đơn tu
Vũ Văn An
18:43 02/06/2011
Lịch sử đối thoại với Phật Giáo Phương Đông của giới đan sĩ Công Giáo khá lý thú. Tiếp theo thông điệp Fidei donum (1957) của Đức Piô XII, các đan viện Bênêđíctô và Xitô bắt đầu lập cơ sở tại các “Giáo Hội Trẻ” nơi Kitô Giáo mới được du nhập. Để điều hợp cho sáng kiến mới này, Văn Phòng Liên Minh Đơn Tu Quốc Tế (AIM) đã được thành lập từ năm 1960. Năm 1964, Văn Phòng này tổ chức phiên họp đầu tiên gồm các bề trên các đan viện tại Bouaké, Phi Châu. Phiên họp thứ hai được tổ chức tại Bangkok năm 1968, mà Thomas Merton, nhà đan sĩ nổi tiếng đã tham dự và qua đời tại đó. Chính tại hội nghị giữa khung cảnh Phật Giáo này, các đan sĩ Công Giáo đã “ngộ” ra sự cần thiết phải có đối thoại sâu sắc giữa các đan sĩ của mọi tôn giáo, nhất là với Phật Giáo. Thế là vào tháng 10 năm 1973, tại Bangalore, Ấn Độ, các đan sĩ Kitô Giáo và không Kitô Giáo đã gặp nhau lần đầu tiên trong lịch sử để nói với nhau về vấn đề căn bản nhất của cuộc sống đơn tu là cảm nghiệm về Thiên Chúa. Sự thành công của cuộc gặp gỡ này khiến Đức HY Pignedoli, lúc đó là Chủ Tịch Văn Phòng Thư Ký cho Người Không Kitô Giáo, yêu cầu Viện Phụ Trưởng Rembert Weakland khuyến khích các đan sĩ Bênêđictô dấn thân vào cuộc đối thoại liên tôn, điều được ngài gọi là “đơn tu làm cầu nối giữa các tôn giáo”.

Từ đó, AIM tổ chức hai cuộc gặp gỡ cho các đan sĩ và chuyên viên vào năm 1977, một ở Hoa Kỳ (Petersham), một ở Âu Châu (Loppem). Hai cuộc gặp gỡ này, năm 1978, đã dẫn tới việc thiết lập ra hai tiểu ban: NABEWD (North American Board for East-West Dialogue), nay đổi thành MID (Monastic Interreligious Dialogue), cho vùng Bắc Mỹ; DIM/MID cho Âu Châu (Dialogue Interreligieux Monastique/Monastic Interreligious Dialogue).

DIM/MID cho rằng nguyên mẫu đơn tu là chung cho toàn thể nhân loại. Nghĩa là mỗi một con người nhân bản đều có thiên hướng đơn tu. Chính vì thế, dù thực hành có khác nhau, đơn tu là cây cầu qua đó các tôn giáo khác nhau có thể gặp nhau. Nhà đan sĩ, nghĩa là những người ráng vươn tới thể thống nhất nội tâm và mở lòng ra đón nhận thể tuyệt đối, rất dễ dàng nhận ra nhau và tự phát bước vào cuộc đối thoại ở đời. Mọi đan viện, dù thuộc tôn giáo nào, nay hết thẩy trở thành người hàng xóm cận kề.

Trang mạng www.dimmid.org là thửa vườn chung trình bày thật nhiều hoa trái của một Mùa Xuân đối thoại. Chúng tôi cho phổ biến một bài, không hẳn là biên khảo, mà là thuật lại kinh nghiệm bản thân trong việc vận dụng triết lý sống của cả Kitô Giáo lẫn Phật Giáo vào hành trình đơn tu của mình. Tác giả là một người Mỹ gốc Trung Hoa, Nữ Đan Sĩ Sheryl Frances Chen, Dòng Xitô Nhiệm Nhặt (OCSO) hay còn gọi là Trappist. Bà sinh tại Princeton, NJ, lớn lên tại California và theo học ĐH Yale, có bằng BA, hạng danh dự, về tôn giáo học. Bà nhập Đan Viện Santa Rita tại Arizona năm 1983, di chuyển về Đan Viện Đức Bà Mississippi ở Iowa năm 2001, và năm 2002, tham gia cơ sở mới của đan viện gọi là Tautra Mariakloster trên đảo Tautra ở Na Uy. Bà là thành viên trong ủy ban Scandinavian của DIMMID. Trong cộng đoàn, bà là phụng vụ viên và ca sĩ chính, đồng thời nấu bếp vào Thứ Bẩy.

Điều bạn thấy không phải là điều bạn tiếp nhận được thực sự

Các thảo chương viên điện toán từng cho ta chữ viết tắt WYSIWYG, có nghĩa là “What You See Is What You Get” (điều bạn thấy là điều bạn tiếp nhận được y chang). Câu này muốn nói: điều bạn thấy trên màn ảnh khi bạn gõ máy thành bản văn sẽ y hệt như thế khi bạn in ra. Năm ngoái, khi tôi đọc cuốn The Universe in a Single Atom: the Convergence of Science and Spirituality (Vũ Trụ trong một Nguyên Tử Đơn Nhất: Sự Hội Tụ của Khoa Học và Linh Đạo) của Đức Dalai Lama, tựa đề cuốn sách tương tự hết sức với cái nhìn của Thánh Bênêđíctô về việc toàn bộ vũ trụ được bao gồm trong một tia ánh sáng duy nhất. Tôi cũng được đọc rằng theo học lý nền tảng của Phật Giáo, có một sự chênh lệch giữa tri giác (perception) của ta và cách thế sự vật hiện hữu. Học lý này, đối với tôi, đã nói lên chữ viết tắt mới WYSINWYG, hay “What You See Is NOT What You Get” (điều bạn thấy KHÔNG phải là điều bạn tiếp nhận thực sự).

Trong hành trình đơn tu của mình, tôi được hưởng nhiều lợi ích từ nhập lượng tâm lý học. Một trong những cái nhìn sâu sắc có tính nền tảng về việc biết mình là khi ta hiểu ra rằng điều ta thấy lệ thuộc trực tiếp vào mầu sắc chiếc kính ta đeo. Tri giác của ta về thực tại phát xuất từ hậu cảnh sống của ta, từ các khuôn mẫu tác phong và nhất là các cơ chế phòng ngự (defense mechanisms) ta lượm lặt từ cha mẹ, và nhiều nhân tố đào luyện khác nữa trong diễn trình trưởng thành của mình. Phần lớn chúng ta nghĩ mình khách quan, nhưng thực ra, mỗi người chúng ta đều có chân lý riêng của mình, và chân lý ấy có tính chủ quan. Đàng khác, các hoài mong về những gì sẽ xẩy đến trong đời ta, dựa vào kinh nghiệm trước đây về chính thực tại của mình, đã đem đến cho ta những tiền thiên hướng (predispositions) khiến ta cứ thế lặp đi lặp lại kinh nghiệm của mình và coi nó như đang tái xẩy ra thật. Bởi thế mới có chuyện điều ta thấy QUẢ LÀ điều ta tiếp nhận thực sự, chỉ vì ta chờ mong nó.

Một trong các phát biểu khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ vừa qua là ngay cả không gian và thời gian cũng tương đối. Nguyên Lý Không Chắc Chắn của Heisenberg nói rằng một quan sát viên tự cho mình khách quan khi quan sát một hiện tượng vật lý vẫn ảnh hưởng tới kết quả của đo lường. Vị trí của người quan sát xác định ra việc tri giác hiện tượng ấy. Điều bạn thấy tùy thuộc nơi bạn đứng.

Vị cựu tổng viện phụ Dom Bernardo Olivera đã dí dỏm tóm lược kinh nghiệm tham dự các cuộc hội nghị của ngài trong các nền văn hóa Tây Phương và Đông Phương như sau: Ở Tây Phương, các cuộc hội nghị khởi đầu và kết thúc đúng vào giờ nhất định được chỉ rõ trên một dụng cụ gọi là đồng hồ. Trái lại, ở Đông Phương, các cuộc hội nghị bắt đầu khi mọi người có mặt và kết thúc khi công việc đạt được một kết luận thỏa đáng. Rất nhiều các nhà chú giải Tân Ước từng nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu hành động dựa vào một cái hiểu tương đối hơn về thời gian, hay ít nhất những người quan sát Người, tức các tin mừng gia, đã viết về Người như vậy. Thí dụ, họ mô tả một cuộc chữa bệnh của Người, rồi kể rằng “sau đó” Chúa Giêsu đi Giuđêa. Điều quan trọng là cách thế Chúa Giêsu liên hệ với các nhu cầu của những người tới với Người. Không gian và thời gian là chuyện tương đối và tương quan. Tôi vẫn thường ngạc nhiên trước sự dị biệt trong cách thế người đàn ông và người đàn bà tích nhập các kinh nghiệm của họ. Người đàn ông có khuynh hướng “cắt đứt” hay vứt bỏ các cành lá râu ria rườm rà để chỉ tập chú vào cái thân cây nguyên tuyền, thẳng đứng, đúng là cái ngay đuỗn dương thể (phallic!). Người đàn bà, trái lại, thu tích nhiều kinh nghiệm khác nhau để cuộn tròn chúng vào chính trung tâm của họ và tích nhập chúng vào chính cái tròn đầy của mình, đúng là cái màng nhện hay một bánh xe. Điều người đàn ông và người đàn bà thấy tùy thuộc điều họ dự định làm với nó.

Một người bạn Na Uy của tôi rất thích khi thấy cả một thế hệ đang lớn lên với Harry Potter. Những cuốn sách này đã làm thành thông thường điều này: rất có thể có hai thực tại hiện hữu bên cạnh nhau. Thực tại nào bạn thấy là tùy ở việc bạn là người ảo thuật hay chỉ là anh chàng Muggle (1). Thế hệ mai sau, khi gia nhập các đan viện của chúng tôi, có thể thấy chẳng có gì lạ hay chẳng có gì khó nhận ra việc thế giới tâm linh đồng hiện hữu với thế giới thể lý đang bị khốn khổ vì thiên tai, khủng hoảng kinh tế hay chiến tranh liên tộc. Trong một bài giảng của mình, Chân Phúc John Henry Newman mô tả hai thế giới mà chúng ta vốn tuyên xưng mỗi Chúa Nhật trong Kinh Tin Kính như sau:

“Có hai thế giới, ‘hữu hình và vô hình’, như Kinh Tin Kính dạy, -- thế giới ta thấy, và thế giới ta không thấy; và thế giới ta không thấy cũng hiện hữu đích thực như thế giới ta thấy. Nó thực sự hiện hữu, dù ta không thấy nó. Thế giới ta thấy, ta biết nó hiện hữu vì ta thấy nó. Những gì mắt ta trông thấy tạo thành một thế giới. Nó là một thế giới mênh mông; nó vươn tới tận các vì sao. Nó ở khắp nơi; và xem ra nó không chừa một chỗ nào cho bất cứ một thế giới nào khác.

“Ấy thế nhưng, bất chấp cái thế giới bao la mà ta thấy này, vẫn có một thế giới khác, xa cách nghìn trùng nhưng cũng thật gần gũi với ta, mà còn diệu kỳ hơn nữa; một thế giới bao quanh ta, dù ta không thấy nó, và diệu kỳ hơn thế giới ta thấy. Vì trước hết, có Đấng ở đó, Người hiện hữu trên hết mọi hữu thể, Đấng dựng nên mọi hữu thể, Đấng mà trước Người mọi hữu thể chỉ là hư không, và với Người không hữu thể nào có thể so sánh. Chúng ta biết: Thiên Chúa Toàn Năng hiện hữu một cách thực sự và một cách tuyệt đối hơn bất cứ đồng loại nhân bản nào mà sự hiện hữu đang được chuyển tới ta qua các giác quan; ấy thế nhưng ta không thấy Người…

“Các thiên thần cũng là các cư dân của thế giới vô hình…

“Như thế, thế giới thần linh, dù ta không thấy, đang hiện diện; vâng đang hiện diện trong hiện tại, không trong tương lai, không xa xôi diệu vợi. Nó không ở trên mây, trên trời, nó cũng không ở bên kia nấm mồ; nó ở đây và bây giờ; nước Thiên Chúa đang hiện diện giữa chúng ta.

“Đó chính là nước dấu ẩn của Thiên Chúa; và, nay đang dấu ẩn, nhưng đến thời đến lúc, nó sẽ được vén mở… Đó chính là sức mạnh và tiềm lực dấu ẩn trong các sự vật ta thấy, và nếu Chúa muốn, chúng sẽ được tỏ hiện… Chúng sẽ được tỏ hiện mãi mãi khi Chúa Kitô tái lâm vào Ngày Sau Hết trong vinh quang Cha Người với các thiên thần thánh thiện. Lúc ấy, thế giới này sẽ mờ khuất đi còn thế giới kia sẽ rực rỡ sáng láng” (Parochial and Plain Sermons, cuốn 4, các trang 200-204. 207-209).

Khi đối thoại với Reimyo Tierelinckx Roshi và Trudy Fredriksson của Hiệp Hội Phật Giáo Thụy Điển, và với Helena Anliot và Morten Berg của Trung Tâm Dhamma Sobhana Vipassana, Lyckebygården, Ödeshög, Thụy Điển, chúng tôi thấy rằng chúng tôi cùng có chung một kỷ luật về giác (awareness). Thực hành về giác có nghĩa là sống trong một tinh thần hiệp thông với tất cả mọi hữu thể. Thế giới không bị phân chia bởi các nhãn hiệu ý niệm. Đạt giác ngộ (enlightment) là đi vào thực tại tối hậu này đàng sau cái thực tại hư ảo kia. Phương ngôn thời danh “trước khi giác ngộ, bổ củi và gánh nước; sau khi giác ngộ, vẫn bổ củi và gánh nước” chuyên chở chân lý này là tuệ giác tâm linh không thay đổi cái bề ngoài, nhưng thay đổi con mắt ta nhìn. Mọi sự vẫn như nguyên, nhưng mọi sự cũng ra khác. Chính người thực hành nay đã biến đổi. Điều bạn thấy, ĐANG HIỆN HỮU.

Đan sĩ cũng thế đang cố gắng mong được điều duy nhất cần thiết. Đối với tôi, đó chính là sự lôi cuốn vào lối sống trong đó, mọi sự đều qui hướng về Thiên Chúa. Đó chính là sức đẩy đối với các giáo phụ và giáo mẫu sa mạc, cũng như các vị sáng lập Xitô: tuân theo cái giản đơn của qui luật làm con đường sống Tin Mừng. Các vị sáng lập của chúng tôi được mô tả như những con người tìm cách tránh cái phân chia của ảo giác để tới được cái nhất tướng (oneness) của chân lý. Đồng tâm hiệp nhất là một giá trị tối cao. Phương cách tạo hiệp nhất trong đan viện vốn đòi có chút nhất dạng (uniformity). Chia rẽ thường do ảo giác, nghĩa là các cá nhân đan sĩ không nhìn đúng. Nếu họ sống phù hợp theo các qui định chính xác của Tân Đan Viện, thì cộng đoàn sẽ hiệp nhất trong cùng một đồng tâm nhất trí tìm kiếm Thiên Chúa. Điều này, đối với tôi, rất gần với tưởng uẩn hay tri giác (perception) của nhà Phật: ảo giác gây ra đau khổ. Con đường dẫn tới hạnh phúc là bát chính đạo: chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính tinh tấn, chính niệm và chính định. Dù tám con đường này đều phải thực hành cùng một lúc, nhưng con đường được kể đầu tiên chính là chính kiến, học để nhìn đúng. Các vị sáng lập ra Xitô cố gắng lập ra một đan viện để những ai sống trong đó được đào luyện bên trong bằng cách tuân giữ rất nhiều những điều nhỏ nhặt đối với tác phong bên ngoài. Điều bạn thấy là điều bạn trở nên; điều bạn trở nên là điều bạn thấy.

Nếu người Phật Giáo tới được Niết Bàn nghĩa là nơi không có đau khổ, bằng cách chính tư duy và thấy thực tại này: mọi tạo vật đều có liên hệ với nhau, thì tôi tự hỏi mình Kitô Giáo đã tiếp xúc được bao nhiêu với thực tại ấy. Người ta vốn cho rằng điều làm Kitô Giáo độc đáo là các tín lý nhập thể và phục sinh sau khổ nạn, là hai thời điểm trong đời Chúa Giêsu khi thân xác nhân bản của Người hiển thị rõ ràng hơn cả. Có biện luận cho rằng cái đau của sinh và của tử là những lúc người ta tiếp xúc với thực tại hơn hết. Điều bạn thấy là điều bạn cảm nhận. Thực vậy, tôi dám cho rằng một phần trong ý thức mình là Kitô hữu là chú ý tới đau khổ và thương tích vốn là đặc điểm của ta trên đường lữ thứ trần gian. Trong một cộng đồng Kitô Giáo như đan viện, việc mang thương tích của tôi, và việc mang thương tích của các chị em tôi, thường trở nên khá hiển thị. Không được tránh né hay bác bỏ, nhưng phải tiếp nhận và biến cải thành điều tốt. Chị em có thương tích, dù thể lý hay tâm lý, cũng đều hiện thực, là thành phần của Thân Thể Chúa Kitô, và tôi, như một chi thể khác của Thân Thể Người, tôi cần nhìn nhận vết thương của chị như là một phần của thực tại chị, cũng như các vết thương của tôi là một phần thực tại chị khi chúng tôi cùng nhau tìm kiếm Thiên Chúa trên ngả đường đan viện.

Với tôi, cám dỗ là nhìn thịt xương chị và dừng lại đó. Tôi cần phải thấy cả tính thần linh trong chị nữa, một tính hiện thực không kém. Chúa Giêsu vừa thần linh vừa nhân bản thế nào, thì chúng ta cũng thế. Mỗi chúng ta đều là một linh hồn có thân xác. Mỗi chúng ta đều là hai thế giới, cả hữu hình lẫn vô hình. Đối với người Kitô hữu đã đạt tới trạng thái giác ngộ, điều bạn thực sự có là cả điều bạn thấy lẫn điều bạn không thấy. Điều quan trọng là tôn trọng cả điều hữu hình lẫn điều vô hình, cả điều bất toàn lẫn điều hoàn toàn, cả điều dễ thương tổn lẫn điều đầy vinh quang. Điều bạn thấy là điều được ban cho bạn từ Đấng Tạo Hóa của mọi hữu thể.

(1) Muggle, trong bộ truyện Harry Potter của J. K. Rowling, là người không có một chút khả năng ảo thuật nào và cũng không được sinh ra trong thế giới ảo thuật.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chầu Thánh Tâm Chúa Giêsu tại Giáo xứ Cách Tâm, GP Phát Diệm
Lm Vũ Đại Đồng
06:32 02/06/2011
Cầu nguyện là tâm sự với Chúa, một điều tưởng là dễ nhưng đôi khi lại không đơn giản, nhất là khi Thiên Chúa vô hình là người Cha của mình. Chính vì thế, Chúa Giêsu dùng Kinh Lạy Cha để dạy chúng ta cách cầu nguyện.

Một vị Giám Mục đã viết: “Có nhiều khi, chúng ta đọc kinh mà không phải là cầu nguyện,vào nhà thờ mà không gặp Chúa, rước sách um sùm, nhưng thiếu tinh thần Tin Mừng.” Sao lại có những lời khó nghe đến thế! Song, phải tỉnh thức, phải trăn trở mới ngộ ra: những lời ấy chỉ nhằm nói lên một lề thói sống đạo nặngtính hình thức, chỉ hời hợt bên ngoài.

Cầu nguyện theo phương pháp Taizé nhằm đi vào chiều sâu, từ cõi lòng đến với cõi lòng, với nhau và với Chúa. Lắng nghe nhau, tâm sự với nhau bằng những tiếng nói trong thinh lặng.Thánh Augustin từng nói: “Trong thinh lặng ta luôn nhận được nhiều điều, nếu biết lắng nghe.” Trong thế giới đầy ồn ào hỗn tạp hôm nay, thinh lặng luôn rất cần cho chúng ta.

Ý thức những điều này, hôm nay Giáo xứ Cách Tâm đã tổ chức làm giờ Chầu và cầu nguyện Taize ngoài trời, nơi cuối sân tiền sảnh nhà thờ. Nhằm đúng ngày mùng 01 tháng 06, là ngày khai mạc trong tháng mà Giáo Hội kêu gọi con cái mình dành trọn tháng 06 này để kính nhớ Trái Tim Chúa.

Đúng 7giờ 30 tối, bắt đầu giờ Chầu và cầu nguyện Taizé với chủ đề: “Kính Trái Tim Chúa ”với sự chủ trì và hướng dẫn của cha xứ thì giáo dân đã ngồi rất đông trước sân tiền sảnh cuối nhà thờ để tham dự.

Ánh sáng giảm dần, nhưng ấn tượng khiến mọi người chú ý nhiều đến hàng nến lung linh, cháy sáng. Phía trung tâm giữa là bàn thờ đặt Mình Thánh Chúa sau đó là bàn để tượng Trái Tim Chúa vàcuối cùng là Thánh Giá với tượng chịu nạn Chúa Giêsu.

Sau dấu Thánh Giá và bài hát Chầu Mình Thánh, những giọng hát nhẹ nhàng, êm dịu, ngân dài, ngân dài rồi…thinh lặng trong những bản nhạc êm dịu nhẹ nhàng dẫn dắt mọi người đi vào nội tâm. Không gian như chợt nhòa đi. Một bầu khí thánh thiêng huyền diệu bao phủ cộng đoàn cùng với Mình Thánh Chúa. Cả cộng đoàn cũng như nhòa đi, không cònt hấy anh A, chị B, ông C…, chỉ thấy tất cả đều là hình ảnh của Thiên Chúa, dù mọi người lúc này vẫn đang ở cạnh nhau, rất rõ.

Buổi Chầu và cầu nguyện Taizé kéo dài một tiếng đồng hồ, nhưng sao qua đi nhanh quá.

Buổi cầu nguyện kết thúcvào lúc 8 giờ 30 tối. Rời nhà thờ, nhưng tiếng nói của thinh lặng vẫn như đang dõi theo từng người. Tiếng của Chúa với mỗi người, luôn rất riêng.
 
Sinh viên Công giáo Vinh nhìn lại một niên học
Peter Hoàng
06:37 02/06/2011
Hè, thời điểm mà anh chị em sinh viên tạm rời xa giảng đường để trở về quê, về với gia đình. Hè là lúc mà một số anh chị em ra trường, lúc mà họ nói lời chia tay mái nhà SVCG, nơi họ đã gắn bó sẻ chia vui buồn trong những năm tháng là sinh viên. Hè cũng là lúc để anh chị em SVCG Vinh lắng tâm nhìn lại chặng đường họ vừa đi qua trong một năm, chặng đường học tập, chặng đường cống hiến…chặng đường dấn thân cùng Chúa. Trong tâm tình đó chiều ngày 29.5.2011 anh chị em sinh viên đã quy tụ về với nhau tại thánh đường giáo xứ Cầu Rầm để gặp gỡ chia sẻ và tham dự thánh lễ tổng kết năm học 2010-2011.

Xem hình ảnh

Tham dự trong buổi tổng kết có sự hiện diện của cha chánh văn phòng Pet. Nguyễn Văn Hương, cha đặc trách giới trẻ FX. Hoàng Sỹ Hướng, cha đặc trách sinh viên Vinh Antôn Hoàng Trung Hoa cùng đông đảo quý ân nhân và giáo dân giáo xứ Cầu Rầm.

Mở đầu chương trình anh Pet. Nguyễn Hải Hoàn trưởng ban diều hành SVCG Vinh đã đọc báo cáo tổng kết những hoạt động của hội SVCG Vinh trong năm vừa qua. Bản báo cáo nêu rõ “ Trong năm vưà qua hội sv đã cố gắng gắn kết anh em thắt chặt tình đoàn kết, kêu gọi anh em giúp đỡ nhau trong đời sống tinh thần, tâm linh. Bên cạnh đó hội sv cũng kêu gọi anh em cố gắng sống theo tinh thần tin mừng dấn thân phục vụ, triển khai một số phong trào: Thu lượm ve chai giúp đỡ đồng bào bão lụt, vệ sinh bệnh viện, tiết kiệm điện thoại- gói bánh chưng xanh…Các tổ, nhóm nhỏ cũng thường xuyên thăm hỏi giúp đỡ các trung tâm nuôi trẻ mồ côi, khuyết tật, trại phong cùi, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn…Những việc làm đó tuy còn rất nhỏ bé nhưng cũng phần nào nói lên được tinh thần của anh em.

Mặt mạnh là thế nhưng những điểm yếu kém cũng còn rất nhiều: một số anh em còn chưa đi sinh hoạt, sống buông thả chơi bời…. Hội cũng chưa chú trong sâu và đồng hành với các cha trong vấn đề giáo dục giáo lý-đức tin cho các bạn, cách làm việc nhiều khi còn nặng về hình thức…Rất mong rằng trong thời gian tới dưới sự quan tâm của Đức cha, quý cha mục vụ giới trẻ, sinh viên anh em chúng con sẽ khắc phục được những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh để xứng đáng là SVCG giáo phận Vinh.”

Sau phần báo cáo tổng kết là lễ trao giải mùa bóng đá SVCG 2010-2011 và cuộc thi ngắm trong mùa chay. Theo đó quý cha đặc trách đã trao giải cho các đôi bóng, các cá nhân xuất sắc trong mùa giải bóng đá vừa qua và các giải nhất, nhì, ba cho cuộc thi ngắm mùa chay.

Như một nhà thơ đã viết “Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt” buổi lễ tổng kết cũng là lúc mà hơn 400 bạn sinh viên nói lời giã biệt với mái nhà mà họ đã gắn bó, sớt chia vui buồn trong những năm tháng ngồi trên ghế giảng đường. Buồn,vui, xúc động người ra đi, người ở lại những cảm xúc không nói nên lời. Hy vọng những gì các bạn trải qua được sống, được cảm nhận, được cống hiến…trong mái nhà này sẽ là hành trang, là ngọn lửa nhiệt huyệt cháy mãi theo các bạn trên đường vác thập giá theo đức Kitô.

Đúng 16h30 cha chánh văn phòng Pet. Nguyễn Văn Hương đã long trọng cử hành thánh lễ tổng kết năm học 2010-1011.

Cũng nằm trong nội dung buổi lễ tổng kết anh chị em cũng đã bầu ra BĐH SVCG Vinh nhiệm kỳ 2011-2013. Theo đó danh sách BĐH mới bao gồm :

1. Pet. Nguyễn Văn Ba - Trưởng Ban
2. Pet. Hoàng Nguyễn Trọng Dũng – Ban Truyền thông
3. Maria Nguyễn Thị Ngoan – Thủ quỹ
4. Antôn Nguyễn Văn Quyền – Ban Dân sự
5. Maria Nguyễn Thị Thuyên – Thư ký
7. Paul Nguyễn Đức Lâm – Ban Thể thao

Buổi lễ tổng kết kết thúc trong tâm tình cảm tạ. Nguyện xin Chúa luôn dõi theo, đồng hành cùng các bạn để mỗi người trong các bạn là những chứng nhân đích thực cho đức Kitô trên chặng đường các bạn đang đi và sẽ đi.
 
Giáo phận Phú Cường: Họ đạo Fatima cung nghinh Đức Mẹ Fatima -- Trà Vong, khánh thành nhà Mục vụ
Mạnh Tiến
10:03 02/06/2011
Đức Mẹ Fatima là một trong những tước hiệu mà Giáo hội dành cho Đức Trinh nữ Maria. Tước hiệu này phát xuất từ việc Đức Mẹ hiện ra 6 lần với 3 em bé chăn cừu của làng Fatima (Bồ Đào Nha) là Lucia dos Santos, Francisco Marto và Jacinta Marto từ ngày 13.5 tới ngày 13.10.1917.

Chính vì lòng tôn sùng kính yêu Mẹ Fatima và không muốn Mẹ phải ở một nơi bất xứng, nên hôm nay, ngày 31/5/2011, họ đạo Fatima trực thuộc giáo xứ Thánh Mẫu (Giáo phận Phú Cường) đã cung nghinh Mẹ về cạnh nhà thờ của họ đạo.

Đúng 8g30, đoàn rước Mẹ khởi hành và đến 9g00, xe chở Mẹ Fatima đã đến nơi an toàn. Sau đó, Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục phó Giáo phận Phú Cường, đã làm phép tượng đài Mẹ Fatima. Đồng thời, làm phép và khánh thành nhà Mục vụ của họ đạo.

Trong phần chia sẻ lời Chúa, Đức cha Giuse nhấn mạnh:

• Khi truyền tin cho Trinh Nữ Maria, để thuyết phục lòng tin tưởng của Người, thiên thần đã tiết lộ một dấu hiệu. Đó là việc làm mẹ của một phụ nữ lớn tuổi mà son sẻ, để chứng tỏ là Thiên Chúa có thể làm được tất cả những gì Ngài muốn.

• Khi nghe thấy thế, Đức Maria ra đi lên đường về miền đồi núi, dù người đang mang thai. Người không hồ nghi lời của Thiên Chúa, Người cảm thấy vững tâm về sứ điệp này, Người ra đi hăng hái theo chủ đích, trách nhiệm của lương tâm, và mau mắn vì vui mừng.

• Tràn đầy Thiên Chúa, Mẹ sẽ đi đâu, nếu không phải tiến tới những đỉnh cao? Đó là ân phúc xuất phát từ việc Người đến, từ việc Chúa hiện diện, đã làm cho bà Isave vừa nghe lời Mẹ chào thì con trẻ nhảy mừng trong lòng bà, và bà được đầy Thánh Linh.

• Hãy để ý đến sự tương phản và chọn lựa ngôn từ. Isave là người đầu tiên nghe thấy tiếng của Đức Maria, Gioan tẩy giả lại là người đầu tiên nhận ra ân sủng. Bà nghe bằng tai của thân thể, còn Gioan nhẩy mừng theo nội dung của mầu nhiệm này. Bà biết sự hiện diện của Đức Maria, còn Gioan biết sự hiện diện của Chúa: người phụ nữ này biết đến sự hiện diện của người nữ kia, vị tiền hô biết được lời đoan hứa cứu độ. Hai người nữ nói về ân sủng họ nhận được, trong khi hai con trẻ âm thầm sinh động, tỏ bày mầu nhiệm yêu thương, qua sự giúp đỡ của hai bà, những vị theo thần linh đã nói tiên tri về con cái của mình.

• Con trẻ nhẩy mừng trong lòng dạ, bà mẹ tràn đầy Thánh Linh, nhưng không xẩy ra trước người con của bà. Khi người con được đầy Thánh Linh, mới làm cho mẹ mình cũng được tràn đầy cùng một vị Thần Linh ấy. Gioan nhẩy mừng, còn tâm thần của Đức Maria thì hân hoan. Khi Gioan nhẩy mừng thì Isave được đầy tràn Thánh Linh, thế nhưng, chúng ta biết rằng, mặc dù thần trí của Đức Maria hoan hỉ, Người con trai của Người, Đấng vượt trên kiến thức của chúng ta, sinh động trong lòng mẹ mình một cách chúng ta không hiểu được. Isave được đầy Thánh Linh sau khi thụ thai Gioan, trong khi Đức Maria được đầy Thánh Linh trước khi thụ thai Chúa. Isave chúc tụng: Phúc cho Người vì đã tin.

Cho nên, anh chị em cũng có phúc vì anh chị em đã nghe thấy và đã tin tưởng. Một linh hồn tin tưởng là một linh hồn cưu mang và sinh hạ Lời Thiên Chúa và nhận biết các công việc Ngài làm. Chớ gì linh hồn của Đức Maria ở nơi mỗi một người trong anh chị em để anh chị em tuyên tụng sự cao cả của Chúa. Chớ gì thần trí của Người ở nơi mỗi một người trong anh chị em để anh chị em vui mừng trong Chúa.

Đức cha Giuse nhắn nhủ: Anh chị em thân mến. Trong đời sống của người Kitô hữu, mỗi người chúng ta đã nhận được biết bao ơn lành từ Thiên Chúa, qua trung gian của người Mẹ yêu quí của chúng ta. Mẹ đến thăm bà Isave, đã mang Con Thiên Chúa đến cho gia đình của người chị họ, và làm cho cả mẹ lẫn con được đầy tràn Thánh Thần. Nhờ ơn Thánh Thần, bà Isave đã nhận ra khuôn mặt còn ẩn dấu của Mẹ Maria: Mẹ Thiên Chúa. Là những người Kitô hữu, chúng ta tin vào Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và được Thánh Thần hướng dẫn tôn thờ, yêu mến Chúa Giêsu theo cách mà Ngài muốn. Hãy để Chúa Thánh Thần giúp chúng ta khám phá ra khuôn mặt của Mẹ Maria trong đời sống của người Kitô hữu: Đức Bà phù hộ các giáo hữu. Chúng ta đến với Mẹ, để học nơi Mẹ cách đón nhận lời xin vâng và phục vụ. Thánh Thần đã làm biến đổi Mẹ, từ một thiếu nữ khiêm hạ thành Mẹ Thiên Chúa, cũng sẽ biến đổi chúng ta thành những tạo vật mới.

Lạy Cha là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, ngay khi còn cưu mang Thánh Tử Giêsu, Thánh Mẫu Maria đã được Cha soi sáng và Người đã đi thăm bà Isave. Xin cho chúng con hằng mau mắn nghe theo Chúa Thánh Thần hướng dẫn, để được cùng Đức Maria ngợi khen Cha muôn đời.

Đôi dòng về họ đạo Fatima:

Năm 2008, cha Giuse Nguyễn Trịnh Can - nguyên chánh xứ giáo xứ Bắc Đoàn (Củ Chi) - đã nhận Bài sai về giáo xứ Thánh Mẫu và kiêm nhiệm họ đạo Fatima (Tây Ninh). Họ đạo Fatima có khoảng 400 giáo dân nằm ở vùng Samát, Tân Biên, cách biên giới Campuchia 25km, cuộc sống nông thôn trăm ngàn vất vả, người dân sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, đầu tắt mặt tối nhưng vẫn một lòng trung kiên sống đạo.

Tượng Mẹ Fatima được đặt ở một nơi đường đi bé nhỏ và bị lấn chiếm… Từ đó, cha Giuse Trịnh Văn Can, với tấm lòng yêu mến Mẹ, nên đã quyết định - một quyết định khó khăn nhưng dũng cảm – là đưa Mẹ về ngay sân nhà thờ của họ đạo, để giáo dân đến cầu nguyện với Mẹ dễ dàng hơn.

Xin Mẹ giúp cho mọi người Kitô hữu Việt Nam, đặc biệt là những người con của họ đạo Fatima đã vượt qua bao nhiêu khó khăn để cùng sát cánh bên Mẹ, sẽ được đón nhận nhiều ơn lành của Chúa, để được trở nên giống như Mẹ Fatima, biết khiêm tốn đem Chúa Giêsu đến cho mọi người. Xin Mẹ chúc lành cho tất cả chúng con. Amen.
 
Bản đúc kết cuộc thi Nhánh Huệ Nước Trời
Lm. Trăng Thập Tự
09:06 02/06/2011
BẢN ĐÚC KẾT CUỘC THI NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI

CUỘC THI NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI được tổ chức để tôn vinh Thánh Giuse và cổ võ Đức Khiết Tịnh. Cũng như cuộc xướng họa Sen Giữa Lầy, cuộc thi lần này do hai trang mạng Dũng Lạc và Hướng Về Đại Hội Dân Chúa liên kết tổ chức.

TỪ CHƠI ĐẾN THẬT

Cuộc xướng họa Sen Giữa Lầy là một cuộc chơi. Cuộc thi lần này vừa chơi vừa thật. Vẫn còn là chơi vì chỉ là sáng kiến của một số cá nhân nhưng đã có phần thật vì đã được Đức Cha Chủ Tịch Ủy Ban Văn Hóa HĐGMVN chuẩn thuận. Phần thật còn rõ dần bởi có giải thưởng bằng tiền mặt.

Xa hơn, còn có sự thật về kinh nghiệm tâm linh. Ý tưởng về cuộc xướng họa thứ hai manh nha cùng lúc với việc tổng kết cuộc xướng họa thứ nhất. Do chủ quan, thiếu kinh nghiệm, ngay từ đầu người tổ chức đã tự đặt mình vào một tình huống khó xử. Thay vì xin nhiều người góp bài xướng đề nghị rồi nhờ những người sở trường về xướng họa giúp chọn lấy một bài, người tổ chức đã xin chính các tác giả góp bài cùng bình chọn, khiến cho ngay từ đầu không có được một sự nhất trí cao độ. Với tâm tình linh mục, người tổ chức đã quyết định dành ưu tiên cho tình hiệp nhất giữa các tác giả đang hưởng ứng phong trào thơ văn Công giáo hơn những điều khác. Trong quy mô hạn hẹp của mình, những anh chị em tha thiết với văn chương Công giáo Việt Nam đang đối diện với cái đề thi gay go của cộng đồng Dân Chúa trên quê hương đất nước này: đề thi của tình hiệp thông và hiệp nhất.

Đang khi các tác giả dự thi xướng họa và sáng tác thơ văn, chính người tổ chức phải giải đề thi cuộc sống và không được quyền giải cách cẩu thả bừa bãi. Tạ ơn Thiên Chúa, khi cuộc thi văn chương tiến vào chung kết, đề thi cho đức tin, đức cậy và đức mến cũng đã được người có trách nhiệm cố gắng giải cách thật nghiêm túc.

NHỮNG KHÓ KHĂN

Có lẽ vì liên quan đến Thánh cả Giuse, cuộc thi phần nào được chia sẻ sự trầm lặng và cả những thử thách âm thầm với Thánh nhân. Có những khó khăn rất thật của cuộc sống. Cuộc thi mới mở màn thì cha Anrê Dũng Lạc Trần Cao Tường, chủ nhiệm Mạng lưới Dũng Lạc, bị đột quỵ và ít lâu sau đó đã về với Chúa. Tình trạng sức khỏe người phụ trách phần thơ thường xuyên không ổn định. Rồi cả đến những cái tang dồn dập trong gia đình người phụ trách chung. Trên hết, khó khăn lớn nhất là khó khăn do làm việc chung: phải kiên nhẫn đợi chờ nhau.

SỰ ỦNG HỘ TINH THẦN

Dù vậy, cuộc thi đã tiến đến kết quả khả quan, trước hết là nhờ ơn Chúa qua sự chuyển cầu của Thánh cả Giuse, tiếp đến là do nhiệt tình đóng góp của nhiều người. Đóng góp cần được nêu lên trước tiên là của các vị giám khảo đã tận tâm từ đầu đến cuối giải. Về bộ môn văn, có: nhà báo Nguyễn Thanh Xuân, hội Văn Học Nghệ Thuật Bình Định, nhà văn nhạc sĩ Trầm Thiên Thu, linh mục Phan Minh Anh, giáo phận Huế, nữ tu Ngọc Lan (fmm) và nữ tu Anh Thư (op). Về bộ môn thơ, có các nhà thơ Vũ Thủy, Đoàn Xuân Dũng, Dzuy Sơn Tuyền, Đình Chẩn và Lý Việt Thắng. Tiếp đó là những vị đã nhận lời giúp góp phần chung khảo: giáo sư Trần Văn Cảnh, Paris, chủ nhiệm Bản Tin Dũng Lạc, linh mục nhà văn Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, giáo phận Sài Gòn, và linh mục nhà văn nhạc sĩ Sơn Ca Linh Trương Đình Hiền, chủ nhiệm trang mạng Giáo Hạt Phú Yên (bộ môn Văn); Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, giám mục Ban Mê Thuột, chủ tịch Ủy Ban Thánh Nhạc HĐGMVN, Đức Ông nhà thơ Xuân Ly Băng và nhà thơ Lê Đình Bảng (bộ môn Thơ).

Cuộc thi còn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Đức Tổng Giám Mục Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể và Đức Giám Mục Hải Phòng Giuse Vũ Văn Thiên đã tạo điều kiện cho việc tổ chức trao giải tại hai giáo tỉnh Huế và Hà Nội. Thêm vào đó, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, giám mục Kontum, đã hỗ trợ rất đặc biệt về giải thưởng, và Đức Cha Mátthêô Nguyễn Văn Khôi, giám mục phó giáo phận Qui Nhơn, đã viết bài giới thiệu cho tuyển tập cuộc thi.

SỰ ỦNG HỘ VẬT CHẤT

Cũng phải nói thêm về sự ủng hộ vật chất. Ngoài sự hỗ trợ của cha sáng lập viên Mạng lưới Dũng Lạc Anrê Trần Cao Tường và cha tân chủ nhiệm Phạm Văn Tuệ, cuộc thi đã nhận được sự ủng hộ tích cực của nhiều người để có thể hoàn tất theo dự kiến ban đầu:

- Hai vị trong Ban Tổ Chức: 20 triệu VNĐ và 1000 USD

- Ba vị do Ban Tổ Chức trực tiếp xin: 52 triệu VNĐ và 500 USD

- Năm vị độc giả hưởng ứng lời kêu gọi trên mạng: 20 triệu VNĐ và 160 USD

- Năm tác giả: 12 triệu VNĐ, 100 Euro và 40 USD

- Mười ba thân hữu của người tổ chức: 15 triệu VNĐ và 350 USD

Ghi rõ những thông tin này, chúng tôi muốn nói lên rằng sự quan tâm nâng đỡ sinh hoạt văn học nghệ thuật Công giáo rất cần thiết và quan trọng. Những sinh hoạt câu lạc bộ sáng tác văn thơ Công giáo cũng như những cuộc thi văn thơ dành cho học sinh giáo lý tại các giáo phận sẽ hạn chế biết bao nếu thiếu tấm lòng quảng đại của những người có khả năng, nếu thiếu cả những đồng xu bé nhỏ của các quả phụ. Đàng khác, cũng phải nói thêm rằng người làm công tác văn học nghệ thuật Công giáo cần dám mạnh dạn ngỏ lời với những người có tấm lòng với lãnh vực này. Cả ở đây nữa, lời Chúa rất đúng: “Hãy xin sẽ cho, hãy tìm sẽ gặp, hãy gõ cửa sẽ mở cho".

Một sự giúp đỡ khác nữa rất quan trọng là của các Trang Mạng Truyền Thông Công giáo, đã mau mắn truyền đạt các thông tin của cuộc thi đến độc giả bốn phương. Hy vọng rằng nhiều người trong những tài năng được các cuộc thi phát hiện và cổ võ rồi sẽ góp phần đáng kể vào công cuộc truyền thông.

THÀNH PHẦN TRẺ VÀ BỘ MÔN VĂN

Về thành quả cụ thể, cuộc thi đã quy tụ được155 tác giả tham dự, với 248 bài họa thơ Đường, 174 bài thuộc các thể thơ khác, 10 kịch bản và 91 tác phẩm truyện rất ngắn hoặc đoản văn.

Có những tín hiệu đặc biệt đáng mừng:

- Số lượng tác phẩm văn xuôi (101) tăng hơn 5 lần so với lần trước (19).

- Có các linh mục tham gia cuộc thi (4)

- Số chủng sinh (17) và nam nữ tu sĩ (10) tham gia khá đông.

- Số thí sinh ở khắp 3 Tồng Giáo Phận

- Số sinh viên tham gia đạt 12%, với 06 sinh viên khoa sáng tác và 13 sinh viên các khoa khác.

SỰ THAM GIA CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ

Một bước tiến khác so với cuộc thi lần trước là sự tham gia của các Câu lạc bộ. Năm 2010, việc trao giải cuộc xướng họa Sen Giữa Lầy được thực hiện tại một địa điểm duy nhất, do Câu Lạc Bộ Đồng Xanh Thơ Sài Gòn phụ trách. Năm nay, có ba địa điểm trao giải:

- buổi trao giải cho các tác giả thuộc giáo tỉnh Sài Gòn, do CLB Đồng Xanh Thơ Sài Gòn phụ trách, cũng tại Hội Trường An Phong trong Điểm Hẹn Giêsu vào ngày 30-6-2011.

- buổi trao giải cho các tác giả thuộc giáo tỉnh Huế, do CLB Đồng Xanh Thơ Qui Nhơn kết hợp với Ban Thánh Nhạc Tổng Giáo Phận Huế, tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Huế vào ngày 15-7-2011.

- buổi trao giải cho các tác giả thuộc giáo tỉnh Hà Nội, do CLB Thơ Tâm Nguyện Hải Phòng phụ trách, tại Tòa Giám Mục Hải Phòng vào ngày 20-7-2011.

HIỆP THÔNG VÀ HIỆP NHẤT

Một thành quả vô hình khác là sự hợp tác trên mạng. Những tác giả được mời vào ban giám khảo đa số chưa có dịp gặp các thành viên của ban tổ chức cũng như chưa gặp nhau, chỉ quen biết nhau qua các chương trình Đồng Xanh Thơ, Vườn Ôliu và Góp Nhặt Thơ trên mạng Dũng Lạc. Trong tâm tình khiêm nhường cùng nhau học hỏi, tất cả đã cùng nhau đóng góp để xây dựng một phương pháp làm việc chung và đã kiên trì thực hiện. Vừa học vừa làm, vừa làm vừa học, các kinh nghiệm của cuộc thi lần thứ hai đã tiến xa hơn nhiều so với lần thứ nhất.

Cuộc thi diễn ra vào thời gian cuối của Năm Thánh 2010 và vẫn còn tiếp tục trong quý một của năm 2011, rồi kết thúc vào những ngày HĐGMVN công bố thư chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010. Dân Chúa đón nhận lá thư với tâm tình biết ơn và hy vọng, trong ưu tư và trầm lặng. Tương lai Giáo Hội đặt người Công giáo Việt Nam trước một thách đố lớn: xóa mình cho hiệp thông và hiệp nhất. Như thường lệ, Thánh Giuse bổn mạng Giáo hội Việt Nam hình như không được nhắc tới trong thư chung, thế nhưng ai cũng biết Người Gia trưởng mẫu mực ấy vẫn đang âm thầm lo cho cộng đồng đã tin tưởng vào Ngài.

Để chu toàn trách nhiệm trước tương lai Dân Chúa, mỗi người chúng ta phải học rất nhiều với Thánh Cả Giuse về bài học kiên nhẫn: Kiên nhẫn với bản thân, với anh em và với ơn Chúa. Có thế, chúng ta mới tránh được nguy cơ biến đại cuộc của Thiên Chúa thành công cuộc nhân loại; ngược lại, có thế, những đóng góp hèn mọn của chúng ta mới được hội nhập vào đại cuộc Nước Trời.

Theo hướng ấy, mong rằng khi cuộc thi văn thơ Nhánh Huệ Nước Trời khép lại cũng là lúc nhiều người dấn thân tiến bước theo Thánh Giuse và học theo nhân đức của Ngài.

Qui Nhơn, 01-6-2011

TM. BAN TỔ CHỨC

Lm TRĂNG THẬP TỰ
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Học giả Mỹ: TQ Cộng Sản là mối đe dọa lớn nhất cho hòa bình thế giới kể từ thời Đức Quốc Xã
VOA
12:10 02/06/2011
Học giả Mỹ: TQ Cộng Sản là mối đe dọa lớn nhất cho hòa bình thế giới kể từ thời Đức Quốc Xã

Giữa lúc những hành động được xem là hung hãn của Trung Quốc ở Biển Đông hồi gần đây làm cho nhiều người, đặc biệt là người Việt Nam, cảm thấy hoài nghi về tuyên bố trỗi dậy trong hòa bình hay “hòa bình quật khởi” của chính phủ ở Bắc Kinh, hai học giả ở Mỹ đang chuẩn bị ra mắt cuốn sách nói về điều mà họ cho là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình thế giới kể từ thời Đức quốc xã. Trong cuốn sách “Death by China” (deathbychina.com), phát hành vào đầu tháng sáu, Tiến sĩ Peter Navarro của Đại học California ở Irvine và chuyên gia về Trung Quốc Greg Autry cho rằng những nhà cai trị tàn bạo ở Trung Nam Hải đang đe dọa tới kế sinh nhai của người dân ở các nước phát triển, gây nguy hại cho sức khỏe và tính mạng của vô số người trên khắp thế giới, kể cả những người dân bình thường ở Trung Quốc. Mời quí vị nghe Duy Ái trình bày thêm chi tiết trong tiết mục Nhìn Về Á Châu sau đây.

Những nhà cai trị tàn bạo của Trung Quốc đang đe dọa tới sinh kế của người dân ở các nước phát triển qua việc thao túng chỉ tệ, áp dụng các chính sách mậu dịch ngang ngược, và sản xuất những sản phẩm tiêu thụ độc hại, gây chết người. Đó là nhận định của Tiến sĩ Peter Navarro, giáo sư ngành kinh thương của Đại học California ở Irvine (University of California Irvine), và viên phụ khảo của ông là Thạc sĩ Greg Autry. Trong cuốn sách sắp được ra mắt vào ngày 7 tháng 6, hai tác giả của cuốn “Death by China” -- mà chúng tôi tạm dịch là “Chết Dưới Tay Trung Quốc”, cho rằng “hòa bình, thịnh vượng, và sức khỏe của thế giới đang đối mặt với mối đe dọa lớn nhất kể từ thời Đức quốc xã: (đó là) một đảng Cộng Sản Trung Quốc hùng mạnh, giàu có, thối nát và trở nên táo bạo hơn vì chủ nghĩa dân tộc cực đoan mỗi ngày một tăng.”

Trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài VOA, Thạc sĩ Autry nói rằng ông và ông Navarro chỉ trình bày sự thật và không hề có ý định bài xích Trung Quốc hay không muốn cho Trung Quốc được trở thành một quốc gia giàu mạnh. Ông nói thêm như sau:

"Chúng tôi muốn thấy một nước tôn trọng các qui phạm của thế giới văn minh và các qui phạm của mậu dịch tự do. Chúng tôi không thấy như vậy. Chúng tôi chỉ thấy một chủng loại mới của chủ nghĩa quốc gia xã hội mang đặc tính Trung Quốc. Và chúng tôi xem đó là một mối đe dọa cho cộng đồng toàn cầu."

Cùng với nhiều kinh tế gia khác và các nhà lập pháp ở Mỹ, ông Autry tố cáo rằng Trung Quốc thao túng tỉ giá đồng nhân dân tệ để hàng hóa Trung Quốc chiếm ưu thế cạnh tranh bất công trên thị trường thế giới, xuất khẩu các loại sản phẩm thiếu an toàn – kể cả các loại thực phẩm và đồ chơi trẻ em, và thực hiện nhiều quyết định khác có hại cho cộng đồng quốc tế.

Ông Autry cho rằng Trung Quốc đang mưu toan hủy hoại các công nghiệp ở Mỹ bằng nhiều cách thức khác nhau.

Ông nói: "Họ đang thận trọng nhắm tới các công nghiệp chiến lược và tìm mọi cách để các công nghiệp đó được phát triển ở Trung Quốc, gây phương hại cho các công nghiệp đó ở Mỹ qua một mạng lưới của những chương trình trợ cấp xuất khẩu trái phép, thao túng chỉ tệ, làm hàng giả hàng nhái, đánh cắp tài sản trí thức; bằng cách để cho môi trường bị hủy hoại ở Trung Quốc và ở những nước mà Trung Quốc tiến hành các hoạt động kinh doanh; bằng cách giữ cho các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe lao động ở mức rất thấp để không ai có thể cạnh tranh, và bằng cách tạo ra mọi loại rào cản để ngăn không cho doanh nghiệp Mỹ tiến vào thị trường Trung Quốc."

Thạc sĩ Autry cho rằng các chính sách kinh tế và thương mại của Trung Quốc chẳng những đe dọa tới các nước khác mà còn gây thiệt hại trực tiếp cho chính người dân nước họ. Ông giải thích thêm như sau:

"Trung Quốc đang tạo ra một áp lực lạm phát vô cùng lớn trong nền kinh tế của chính họ qua việc thao túng tỉ giá. Khi làm như vậy họ làm giảm 40% sức mua của người lao động Trung Quốc đối với các loại hàng hóa nhập khẩu và những loại nông khoáng sản được mua bán trên thị trường quốc tế. Đó chính là lý do tại sao tài xế xe tải đình công ở Thượng Hải và công nhân ở Thẩm Quyến biểu tình đòi tăng lương để có thể có đủ tiền mua rau."

Ông Bchung Tsering, Phó Chủ tịch của một tổ chức tranh đấu ở Mỹ có tên là Chiến dịch Quốc tế cho Tây Tạng, tán đồng các nhận định trong cuốn “Chết Dưới Tay Trung Quốc.” Trang web quảng cáo cho cuốn sách này trích lời ông Tsering nói rằng "Trung Quốc dường như không sẵn sàng để trở thành một thành viên có trách nhiệm trong đại gia đình các nước trên thế giới." Ông nói thêm rằng “việc cộng đồng quốc tế không xem xét tới thực tế này không những sẽ là một việc bất lợi cho các nước khác mà còn bất lợi nhiều hơn cho người Trung Quốc, người Tây Tạng và những người khác đang phải đối mặt với hậu quả của tình trạng này trong cuộc sống hàng ngày.”

Ông Autry, đồng tác giả cuốn “Death by China”, cho rằng giới lãnh đạo ở Trung Nam Hải tạo ra một xã hội kim tiền trong đó đạo đức bị suy đồi, người dân phải sống trong sợ hãi, và các quyền dân sự, xã hội và môi trường bị chà đạp. Ông nói thêm như sau:

"Trong quá khứ, khi có những nước khác trải qua những phép lạ kinh tế in hệt như vậy, chẳng hạn như các Mãnh Hổ Á châu, như Hàn quốc, Nhật Bản và các nước khác; chúng ta thấy xuất hiện những cộng đồng dân chủ và những nước chia sẻ những giá trị với chúng ta có thể trở thành những đối tác thương mại có qua có lại với chúng ta. Chúng ta không nhận thấy điều này ở Trung Quốc và vì vậy đó là một điều rất đáng lo ngại."

Ông Autry cho biết điều làm cho ông và ông Navarro lo ngại nhiều hơn nữa là Trung Quốc đang tìm cách xuất khẩu mô thức phát triển này, đe dọa các nước láng giềng, và bóc lột các nước đang phát triển trên khắp thế giới với chủ nghĩa đế quốc mới.

Ông Jon Gallinetti, Thiếu tướng Thủy quân Lục chiến Mỹ hồi hưu, tán thành nhận định của cuốn “Death by China” cho rằng Trung Quốc đang dùng các loại vũ khí kinh tế kết hợp với hoạt động gián điệp, chiến tranh mạng, vũ khí không gian, chiếm độc quyền khai thác và kinh doanh tài nguyên thiên nhiên và đánh cắp công nghệ để giành quyền chế ngự thế giới. Tướng Gallinetti cho rằng trong quá trình này những sức mạnh cơ bản về kinh tế và địa chính trị, vốn là cột trụ của ưu thế quân sự của Hoa Kỳ, đã bị xói mòn một cách có hệ thống trong lúc Trung Quốc ngày càng hung hãn hơn trong những vụ tranh chấp khu vực. Ông nói thêm rằng: “Các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Tây phương nên đọc cuốn sách này. Ngay bây giờ!”
 
Văn Hóa
Mừng Chúa lên trời
Trầm Hương Thơ
15:40 02/06/2011
MỪNG CHÚA LÊN TRỜI
Mt.28,16-20

HÔM nay mừng Chúa lên trời
NAY con kính nhớ những Lời Cha ban
MỪNG vui Ân Thánh chứa chan
CHÚA CHA Chí Ái sẽ ban Thánh Thần
LÊN đầu lưỡi lửa Hồng Ân
TRỜI cao ban xuống muôn dân kính chào

THẦY ban Thần Khí dạt dào
ĐI rồi Thầy sẽ gởi trao Thánh Thần
ĐỂ tăng sức mạnh khi cần
LẠI thêm Thầy sẽ ở gần các con

NGÀN năm mãi mãi vẫn còn
LỜI Thầy đã hứa mãi tròn thủy chung
THÁNH Thần luôn mãi ở cùng
ÂN Ban Thần Khí trùng trùng thế gian

MƯỜI Hai Môn Đệ hoang mang
NGÀY nay Thầy sẽ vinh quang về Trời?
SAU Này trở lại như lời
CHÚA còn sai đến khắp nơi trao Lời
THÁNH Danh Con Chúa từ trời
THẦN Linh Thánh Ái cứu đời nhân gian

NHƯ LỜI "phép rửa" truyền ban
LỜI nhân danh CHÚA CHA+CON+THÁNH THẦN
THẦY trao quyền bính Thiên Ân
HỨA ban mọi lúc khi cần đúng nơi

HỒNG Ân chỉ xuống từ Trời
ÂN CHA bảo phủ cuộc đời chúng con
MUÔN đời suốt kiếp mãi còn
ĐỜI con lãnh nhận no tròn Phúc Ân.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chú Chim Bói Cá
Lê Trị
21:58 02/06/2011
CHÚ CHIM BÓI CÁ
Ảnh của Lê Trị
Ve vẻ vè ve…
Hay chạy lon ton, là gà mới nở
Cái mặt hay đỏ, là con gà mào
Hay bơi dưới ao, mẹ con nhà vịt
Hay la hay hét, là con bồ chao
Hay bay hay nhào,… mẹ con bói cá.
(Ca dao)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền