Ngày 02-06-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Tâm Chúa Giêsu
Lm Giacôbê Tạ Chúc
00:29 02/06/2010
Trong suốt tháng sáu-tháng Thánh Tâm, Giáo hội mời gọi mỗi người hướng lòng trí mình lên cùng Trái Tim dịu hiền của Chúa Giêsu, nguồn mạch mọi phúc lành của Thiên Chúa.

Nói đến trái tim là nói đến tình yêu, mà nói đến tình yêu là nói tới con người. Vì chỉ con người mới biết yêu thương. Nhưng tình yêu không tự nhiên mà có, nguồn cội của nó do bởi Đấng Tạo thành. Thánh Gioan đã định nghĩa: “Thiên Chúa là tình yêu”(1Ga 4, 7tt).

Gần đây, có người tìm được tấm ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu, phần dưới trái tim Chúa đang chảy máu, người này xin Đức Hồng Y G.B. Phạm Minh Mẫn cho phép phổ biến tấm ảnh ấy. Đức Hồng y cho phép với điều kiện in thêm câu này trên ảnh: “Đối ngoại hữu kỳ tâm, đối nội vô tâm giả”.

Cuối tháng 3-2007, Đức Hồng Y đi thăm Nhật và biết được câu truyện các Thánh tử đạo Nhật. Truyện kể hai ông quan chịu trách nhiệm bắt giam những người Công Giáo cuối thế kỷ 16, khi tịch biên tài sản của họ, phát hiện trong đó có ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu. Một trong hai ông quan đặt tấm ảnh Thánh Tâm Chúa trên bàn làm việc và suy nghĩ suốt đêm: Tại sao người trong ảnh có trái tim ở ngoài ? Hôm sau ông có kết luận và viết: “Đối ngoại hữu kỳ tâm, đối nội vô tâm giả” (Người có trái tim ở bên ngoài, bên trong lại không có tim: ám chỉ người chỉ lo và yêu thương người khác mà không lo cho chính mình). Đó chính là đặc tính của Thánh Tâm Chúa.

Chúng ta hãy tìm hiểu hai chữ “Thánh Tâm”.

Nghĩa chữ Thánh Tâm:

2.1. Thánh: chữ Hán có hai chữ là? và ?. Trong từ Thánh Tâm, thánh là chữ?. Chữ thánh (?) có nhiều nghĩa. Liên quan đến từ Thánh Tâm thì là những nghĩa sau: Thánh, chỉ những gì thuộc về Đức Chúa và các đấng thiêng liêng, ví dụ: Thánh giáo, Thánh ý. Thánh cũng có nghĩa mầu nhiệm, tốt đẹp hoàn toàn, vd.: Thánh đức.

2.2. Tâm: có hai chữ Hán là ?và?, ở đây là chữ?, chữ tâm?là chữ tượng hình, kiểu viết tiểu triện có hình trái tim:, còn kiểu viết khải thư ? thì ở trên có ba dấu tượng trưng ba cái cuống, ở dưới là túi chứa máu.

Chữ tâm (?) có rất nhiều nghĩa: (dt) (1) Trái tim, cơ quan tuần hoàn của con người và động vật có lưng, vd. tâm tạng; (2) Trái với vật, ý thức của con người; (3) Ý chí; (4) Lòng yên tĩnh, vd. tâm bình khí hoà; (5) Căn nguyên của đạo; (6) Chính giữa, vd. viên tâm; trọng tâm; (7) Một trong hai mươi tám tinh tú; (8) Danh từ Phật giáo, trái với sắc, Phật giáo coi những vật thể có hình dáng mà con người cảm giác được, gọi là sắc, những gì thuộc lĩnh vực tinh thần, gọi là tâm; (9) Tư tưởng, bộ não, người xưa ngộ nhận tâm là cơ quan tư duy, nên cơ quan tư tưởng, các tình trạng tư tưởng và tình cảm đều gọi là tâm, vd. tâm cảnh, tâm địa; (10) Phần giữa của thực vật, vd. hoa tâm; (11) Bản tính; (12) Lương tâm, vd. tâm tính; (13) Cái gai; (14) Hình trái tim(?), tượng trưng cho tình yêu. (đt) (15) Tính toán trong lòng, vd. tâm tính; (16) Quyết đấu trong lòng, vd. tâm chiến.

2.3. Thánh Tâm (??) còn gọi là "Rất Thánh Trái Tim" nghĩa là trái tim thuộc về Đức Chúa (hoặc Đấng thiêng liêng).

Nơi nhiều dân tộc, tâm (hay trái tim) vừa để chỉ trái tim bằng thịt nhưng cũng nói lên một điều gì gồm tóm cả con người, cho dù chỉ dưới một khía cạnh nào đó (cũng như những danh từ khác, chẳng hạn: đầu, bụng, lòng dạ, tay mặt...). Chẳng hạn, với người Á đông, trái tim diển tả tình cảm và tư tưởng của con người, mà tình cảm của con người có thất tình lục dục. Thất tình (bảy thứ tình cảm) của con người theo Nho giáo là: hỷ (vui), nộ (giận), ai (buồn sầu), cụ (sợ), ái (yêu), ố (ghét), dục (ước muốn); theo Phật giáo là: hỷ, nộ, ưu (lo nghĩ), cụ, ái, tăng (ghét), dục. Thất tình của Nho giáo và Phật giáo tuy không hoàn toàn giống nhau, nhưng đều có ái. Ái là tình yêu thương. Trái tim có nghĩa là trung tâm thật sự và sâu kín nhất của con người (nội tâm), nó gồm tóm cá tính cụ thể của con người hướng dẫn mọi hành động ý thức hay vô thức của con người, là yếu tính đồng nhất cách tự nhiên và tượng trưng cho mọi tập quán khác nhau của con người, nhờ đó chúng có một ý nghĩa tối hậu.

Như thế trái tim tượng trưng cho toàn thể con người như là nguồn mạch tạo nên cuộc sống của mình. Lời kêu xin: "Hỡi con, hãy cho Cha trái tim của con" (Cn 23,26) có nghĩa là: "Hãy cho Cha cả con người của con".

Vậy, khi nói về Thánh Tâm Chúa Giêsu là chúng ta luôn luôn hiểu ngầm cả con người Chúa Kitô. Hơn nữa, chúng ta cốt yếu để ý đến chính con người, vì trái tim có nghĩa là phương tiện hoặc là trung tâm điểm của con người. Đây là lý do tại sao Hội Thánh không muốn trưng bày công khai trái tim như thể của Chúa Kitô bằng ảnh tượng mà không có cả con người Chúa Kitô (Trong việc thờ kính riêng tư có thể được phép trưng bày như thế nếu không bất tiện).

Trái tim không nhất thiết là tình yêu, vì trong trường hợp người gian ác, thâm tâm họ đâu có thể là tình thương. Nhưng nếu một người đầy tình yêu đối với tha nhân và đối với Thiên Chúa thì thâm tâm người ấy được gọi rất đúng là tình yêu như trong trường hợp về Chúa Giêsu.

Trái tim bằng thịt không phải là hình ảnh (image) nhưng là tượng trưng (symbol) của "trái tim" theo nghĩa vừa nói ở trên. Không phải là hình ảnh, vì "trái tim" là thâm tâm của con người, nó bao hàm tất cả tính tình của con người, nhất là thuộc lãnh vực tâm linh và vì thế không thể trình bày cách đúng đắn bằng hình ảnh được. Đó là biểu tượng tự nhiên (không phải theo ý riêng hay tập quán), vì tất cả tính tình của con người có ảnh hưởng một cách nào đó đều được cảm thấy và được sống nơi trái tim vật lý của con người. Vì trái tim bằng thịt chỉ là tượng trưng, chứ không phải là hình ảnh, nên không cần phải trình bày thật đúng vật lý một cách tỉ mỉ, nhưng ta có thể thêm bớt (chẳng hạn thêm mão gai có thánh giá ở trên, có lửa bừng cháy...), và cũng có thể đặt nó ngay giữa lồng ngực.



Việc tôn thờ Thánh Tâm


Khi tôn thờ Chúa Giêsu Kitô là Ngôi Hai Thiên Chúa, Hội Thánh tôn thờ cả thiên tính lẫn nhân tính của Người, và mọi phần thân thể của Chúa Kitô cũng đáng phượng thờ như nhân tính Người vậy. Tuy nhiên, trong thực hành, Hội Thánh chỉ cho phép tôn thờ cách minh định một phần chi thể nào nếu nó có vẻ cao đẹp đặc biệt hay có lý do đặc biệt để tôn kính cách minh định. Vì thế, Hội Thánh tôn thờ cách minh định Bửu Huyết Chúa Kitô, Thánh Tâm Chúa Giêsu; nhưng kết án một ít việc tôn thờ (thí dụ: tôn thờ linh hồn, hai cánh tay, đầu Chúa Kitô) hoặc chỉ làm thinh cho tôn thờ thôi (chẳng hạn đối với Thánh Nhan Chúa Kitô)...Việc tôn thờ Thánh Tâm là nòng cốt của Công giáo như các ĐGH Piô XI và Piô XII đã nói: "Tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu là điểm cốt yếu của đạo chúng ta " (summa religionis nostrae). Thực vậy, trong việc tôn thờ này đức tin Kitô giáo vẫn nguyên tuyền vì nó đưa con người tới Chúa Ba Ngôi nhờ sự hợp nhất với Chúa Kitô, Đấng Trung Gian.Việc tôn thờ này có thể nhằm tình yêu cứu chuộc như đối tượng chính, nhưng nó không loại bỏ tình yêu mà Chúa Kitô vinh hiển đã tỏ ra và còn tỏ ra mãi mãi, vì tình yêu này là phần bổ túc thiết yếu của tình yêu cứu chuộc. Đồng thời chúng ta cũng phải để ý: tình yêu của chúng ta đối với Chúa Kitô và với Thiên Chúa phải cốt yếu là tình yêu bị đóng đinh của Chúa Kitô được biểu tượng bằng trái tim Người thì thật hợp lý. Tình yêu bị đóng đinh ấy trước hết được kích động nơi cá nhân nhưng nó không có tính cách "cá nhân chủ nghĩa", vì tình yêu được kích động trong việc tôn thờ này cũng có tính cách tông đồ (được sai đi) như tình yêu của Chúa Kitô, Đấng mà việc tôn thờ Thánh Tâm hướng đến. Hơn nữa, việc tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu kêu mời chúng ta bắt chước Người.

Việc hoàn toàn tận hiến cho trái tim Chúa Giêsu có hiệu lực mạnh nhất để thúc đẩy ta yêu mến Chúa Kitô. Vì thế, thánh nữ Magarita và chân phúc Claudio đã tận hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu. ĐGH Lêo XIII đã dâng hiến toàn thể nhân loại cho Thánh Tâm Chúa và hàng năm việc hiến dâng đó được lặp lại vào ngày Lễ Chúa Kitô Vua. Hiến dâng cho Thánh Tâm Chúa vì trong Thánh Tâm Chúa chúng ta tìm được tình yêu thúc đẩy chúng ta yêu mến Chúa và tận hiến hoàn toàn cho tha nhân.

Nên dùng từ Thánh Tâm để diễn tả tình yêu của Chúa là rất hay, và câu nói của ông quan người Nhật cũng rất đúng:

“Đối ngoại hữu kỳ tâm, đối nội vô tâm giả”.

Trong cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, một hình ảnh đầy thương tâm nhưng cũng rất ý nghĩa thể hiện trọn vẹn tình yêu Của Chúa Giêsu khi người lính lấy giáo đâm vào trái tim Chúa: “Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì Máu cùng nước chảy ra”( Ga 19, 34). Máu và Nước chảy ra, nguồn mạch tình yêu cũng bắt đầu được khai sinh. Giáo Lý Hội Thánh số 478 dạy: “Trong suốt cuộc đời, cả khi hấp hối và chịu khổ nạn, Đức Giê-su biết và yêu mến mọi người và từng người chúng ta. Người đã hiến mạng cho mỗi người chúng ta. "Con Thiên Chúa đã yêu mến tôi và thí mạng vì tôi" (Gl 2,20). Người đã yêu chúng ta bằng con tim nhân loại. Do đó Thánh Tâm Chúa Giê-su, bị đâm thâu vì tội lỗi chúng ta và để cứu độ chúng ta (x. Ga l9,34), "được coi là dấu chỉ và biểu tượng tuyệt vời của tình yêu mà Đấng Cứu Thế không ngừng dâng lên Chúa Cha hằng hữu và dành cho mọi người không trừ ai" (. Pi-ô XII, Thông điệp "Haurietis aquas": DS. 3924; x.DS.38l2).

Nguyện chúc m?i tín hữu, khi chiêm ngắm Thánh Tâm Chúa Giêsu và suy niệm về tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta, được tràn đầy ân sủng của Người, hầu trở nên khí cụ tình yêu của Chúa.

( Viết dựa vào các tài liệu trên Internet)
 
Chức Linh Mục là một Căn tính, không phải là một Công việc; Đức TGM Dolan khích lệ Hàng Giáo sĩ Aí Nhĩ Lan.
Dominic David Trần
08:44 02/06/2010
MAYNOOTH, Ái Nhĩ Lan ngày 1 tháng Sáu 2010 theo Thông Tấn Xã (Zenith.org), Đức TGM Nữu Ước đang thúc giục các Linh mục nhớ lại rằng Ơn Gọi Linh Mục của họ là một căn tính, không chỉ đơn giản là một sự nghiệp, và bởi vậy Căn tính Linh Mục phải được sống trong sự thánh thiện.

Đức Tổng Giám Mục Timothy Dolan đã khẳng định như trên trong bài huấn đức đọc tại Học Viện St. Patrick ở Maynooth, nhân kỷ niệm Năm thánh Các Linh Mục sẽ được kết thúc vào ngày 11 tháng Sáu sắp đến.

Toàn văn bài diễn văn nói trên tập trung vào chủ đề, " Thiên Chúa là Kho Tàng Châu báu duy nhất mà con người trần thế mong ước tìm thấy được ở nơi một vị Linh Mục." đã được Hội Đồng Giám Mục Ái Nhĩ Lan phổ biến rộng rãi.

Hội Đồng Giám Mục Aí Nhĩ Lan cũng giới thiệu trên trang nhà của HĐGM một chương trình thu phát hình đặc biệt một cuộc phỏng vấn với Đức TGM Dolan, kèm theo trích dẫn bài diễn văn huấn đức nói trên và một số hình ảnh liên quan đến sinh hoạt tại Học Viện St. Patrick.

Đức TGM thúc giục các Linh Mục hãy nhận biết rõ lại căn tính thực tại của các ngài. Đức TGM nhắc nhớ đến gương mẫu điển hình của Thánh Linh Mục Maximilian Kolbe, người đã hiến dâng mạng sống để cứu sống một người bạn đồng tù khỏi phải bị giết chết theo kiểu bốc thăm chọn xem ai tới số phải bị xử tử hình tại trại tập trung Auschwitz.

Đức TGM kể rõ lại;" Khi tên Tư Lệnh Phát xít Đức của Trại tử thần Auschwitz cười khúc khích và hỏi với cái giọng rất khả ố rằng: " Ai là con lợn (con heo) Ba-Lan đâu?' Người bị gọi là 'Con lợn Ba-Lan' đã dám không trả lời. Thế nhưng đã có một tiếng nói cất vang lên để xóa tan cái im lặng của cái chết ấy; " Tôi là Maximilian Kolbe"; ngài cũng không nói "Tôi là tù nhân mang số hiệu 1408"; hoặc " Tôi là một người bạn của con lợn Ba-Lan và tôi muốn nhận cái số thăm phải chết của ông ấy. " Không, vị thánh chỉ đơn giản trả lời rằng; "Tôi là một Linh Mục Công Giáo."

Đức TGM Dolan nhấn mạnh; "Thánh chức Linh Mục không phải là những gì mà hàng giáo sĩ chúng ta đang thực hiện, nhưng trước hết và trên hết mọi sự-Thánh chức Linh Mục ấy là điều chúng ta đang trở nên, đang trở thành." Ngài nói thêm;

" Thánh chức Linh Mục là một Ơn Gọi,- không phải là một sự nghiệp cá nhân; là một sự Định nghĩa lại chính bản thân chúng ta, -không chỉ đơn giản là một Thừa tác vụ; nhưng là một Con Đường Sống thiêng liêng, không phải là một công ăn việc làm; nhưng là một một hiện trạng Sinh thành, đang trở thành; không phải là một chức năng nhiệm vụ- mà là một giao ước thường xuyên suốt đời; không phải là một kiểu phục vụ tạm thời; là một căn tính-chớ không phải một vai trò trong thế gian."

Đức TGM Dolan cũng chỉ rõ là " Nếu ngay chính cái giá trị Ơn gọi Linh Mục của cá nhân tôi bị lệ thuộc vào những gì tôi thực hiện, ở nơi tôi được bài sai đến, ở cái cách mà mọi người khẳng định về cá nhân tôi, ở cách thế mà Đức Giám Mục sở tại xử sự đối đãi với tôi, bởi những gì mà các báo viết về giáo sĩ chúng ta, hay bởi những tội ác khủng khiếp mà một số người Linh Mục anh em của chúng ta có thể đã mắc phải, hoặc bởi những sơ

xuất hay sự bất cẩn nơi các Đấng bản quyền của các người anh em Linh Mục ấy, ở nơi tôi đã biết xa lánh những chuyện ấy, hoặc là ở tinh thần đạo đức cao hay thấp trong một thời điểm nào đó----và Nếu ngay chính giá trị của Hàng Giáo sĩ chúng ta lệ thuộc vào những sức mạnh bên ngoài, tuy nhiên mặc cho sự khống chế có thể xảy ra trong thực tế, trong một chữ: NẾU, gía trị của tôi tùy thuộc vào những gì tôi làm, và tôi thực hiện, thì sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ bị mất tinh thần, bất bình, chán chường, mệt mỏi, càu nhàu, cáu kỉnh, càm ràm, nóng tính, và hốt hoảng."

"Vậy là giá trị của giáo sĩ chúng ta phải đến từ nhận định: Chúng ta là ai?" Đức Tổng Giám Mục Dolan lập lại một lần nữa.

Lời Mời Gọi Thần Thánh

Đức TGM nêu rõ là " Đức Chúa Giêsu hẳn đã ưa thích những chữ " đang trở thành, trở nên, sinh thành" hơn là nhóm chữ " đang thực hiện, công việc, việc đã làm". "Bởi vậy, Đức Chúa Giêsu đã không yêu cầu chúng ta phải lập kế hoạch, tổ chức, chiến lược hóa, lập bảng tính toán trình tự hay là bản diễn tả công việc phải làm với Đức Chúa." nhưng Đức Chúa Giêsu phán bảo chúng ta; "Hãy ở lại với Chúa, tuân theo ý Chúa, an nghỉ với Chúa, ra đi với Chúa, bền đỗ với Chúa và canh thức cùng với Chúa."

Đức TGM nói thêm rằng; điều này xảy ra không phải vì bởi; " đang thực hiện, đang làm, những hành động, thừa tác vụ, phục vụ là không quan trọng, nhưng chính thật là vậy, trừ khi những gì chúng ta làm, đang thực hiện phát xuất từ nhận thực chúng ta là ai; còn nếu không phải như vậy thì chúng ta là những kẻ thừa hành nông cạn, hời hợt, trống rỗng."

Đức TGM Dolan đã hối thúc các tham dự viên "Hãy nắm bắt lại nhận thức "Linh Mục Giáo Sĩ, chúng ta là ai"-căn tính Linh Mục của chúng ta, phải nhận biết một cách khiêm cung, biết ơn, và vui mừng rằng gía trị của giáo sĩ chúng ta là ở bên trong-nghĩa là phát xuất bởi suy niệm chúng ta là ai: qủa thực chúng ta là con cái của Thiên Chúa, chúng ta được tạo nên trong hình ảnh của Thiên Chúa, và Đức Chúa Cha thương yêu chúng ta nồng nhiệt cách riêng, chúng ta lữ hành tiến về cõi hằng sống với Đức Chúa Cha, chúng ta được cứu chuộc bởi Máu Rất Châu Báu của Đức Chúa Con Một của Ngài, chúng ta được tái tạo lại đồng hình đồng dạng giống y như Đức Chúa Con ở tại ngay "mặt bằng số không" của Hữu thể chúng ta đang trở thành." Đức TGM Dolan khẳng định;

" Hiện nay có một sự khẩn thiết đặc biệt, trong thời điểm khủng hoảng này. Ở những lúc cấp bách như vậy, Giáo Hội Công Giáo có thể bước đi vào một trong 2 con đường sau

đây:

-Hoặc là chúng ta có thể trở nên hoảng hốt, mất tập trung, mất hy vọng, và mất cả tin tưởng, nóng nảy đến độ có những hành động quyết liệt như con tàu thiếu bánh lái chạy lòng quanh trong những vòng luẩn quẩn;

- Hoặc là chúng ta có thể trở lại những điều căn cơ nhất và tái khám phá lại căn tính của chính chúng ta, tìm lại mục đích và sự tự tin tưởng của chính chúng ta."

Đức TGM Dolan khẳng quyết rằng; Nếu các Linh Mục hiến thân cho Thiên Chúa, nhất định Thiên Chúa ở với chúng ta và Linh Mục có Chúa ở cùng." Đức TGM Dolan tuyên bố, " Đức Chúa Giêsu là sản nghiệp của chúng ta và Chúa là Kho Châu Báu Vĩ Đại Nhất mà chúng ta có. Và Đức Chúa Giêsu như Kho Tàng Rất Vĩ Đại ấy chính là điều mọi người mong ước có.

Vui Mừng Và Hy Vọng:

Đức TGM Dolan tuyên bố với hàng giáo sĩ Aí Nhĩ Lan rằng vị Tổng Thống của đất nước họ là bà Mary McAleese đã tham dự Thánh Lễ trong Chúa Nhật tuần trước tại Nhà Thờ

Chính Tòa St. Patrick của Tổng giáo Phận Nữu Ước; (chú thích: Thánh Patrick là Thánh quan thày, thánh lập quốc, là thánh bổn mạng của đất nước và ngôn ngữ văn hoá của Ái Nhĩ Lan).

Khi được biết rằng Đức TGM Dolan sẽ đến đọc diễn văn trước Hàng Giáo Sĩ Aí Nhĩ Lan, Tổng Thống Mary McAleese đã phát biểu với Đức TGM Dolan; " Xin Đức TGM hãy

nói với hàng giáo sĩ bản quốc của Aí Nhĩ Lan rằng nhân dân Aí Nhĩ Lan chúng tôi cần các giáo sĩ ấy TRỞ THÀNH những Con Người của Vui Mừng Và Hy Vọng."

Đức TGM nói thêm rằng để trao mang Đức Chúa Giêsu đến cho mọi người- thì trước hết Hàng Giáo Sĩ Linh Mục phải có Chúa và ở trong Chúa; vì Chúa là Đấng Thánh và là

tất cả những gì Thánh Thiện bao gồm."

" Bí Tích Thánh Thể là sự thánh hóa được chiếu sáng và tồn tại bền vững. Kính thờ Bí tích Thánh thể hàng ngày với sự chuẩn bị xứng hợp, với tấm lòng hoan hỉ, chân thành, long trọng kính dâng-như nơi nương tựa vững chắc nhất kết hợp với các kinh nguyện, từ Kinh Ban Sáng kính chào Đức Nữ Trinh Vương, đặc biệt những kinh nguyện thường hằng trong đời sống giáo sĩ mà Linh Mục chúng ta gọi là Kinh Thần Vụ -chính là chìa khóa để trở nên mật thiết với Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Đấng Thánh và là Mọi Sự Thánh Thiện."

"Chúng ta không là Linh Mục Giáo Sĩ do bởi những gì chúng ta nhận được nhưng chính là nhờ bởi những gì Linh Mục Giáo Sĩ chúng ta đã cho đi, đã trao tặng; và bất cứ vị Linh Mục hay Giáo sĩ nào đòi hỏi Linh Mục Giáo Sĩ phải được ở trong sức mạnh, quyền lực, đặc quyền hay danh vị là điều không nên; và Linh Mục Giáo Sĩ chớ nên mong muốn được như vậy."

Đức TGM Dolan nhắc nhớ lại những ngày cuối cùng tại thế trần của Đấng Đáng Kính Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phao-Lồ đệ Nhị; " đó là những ngày mà Đức cố Giáo Hoàng mất dần khả năng chuyển động hai chân, không thể biểu hiện xúc cảm trên nét mặt, không còn nghe được nữa, chết dần các cử động thân xác. Thế nhưng Đức cố Giáo Hoàng vẫn tiếp tục thể hiện sự trao tặng và cho đi. Có lẽ ngài là niềm hứng khởi và khích lệ cho chúng ta nhiều hơn bao giờ hết trong điều kiện vô cùng khiêm hạ dù rất yếu bệnh, và nhất là sự trút bỏ hết mọi sự thuộc về ngài- sự tự hư vị hóa ấy tuôn trào ra nhiều hơn tất cả những gì mà Đức cố Giáo Hoàng đã thể hiện trong 20 năm đầu tiên của vị Giáo Hoàng nổi tiếng là đầy sức mạnh và siêu động lực."

Đức TGM Dolan thúc giục các Linh Mục Giáo Sĩ đang tham dự hội nghị hãy trở nên " những Linh Mục Giáo Sĩ khiêm nhường; dựa vào căn tính đầy vui mừng và tự tin của chúng ta như là các Linh Mục Giáo Sĩ ở ngay chính vị thế cốt lõi Hữu Thể của chúng ta đang trở thành và đang trở nên; CĂN TÍNH LINH MỤC".
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:59 02/06/2010
VƯỢT LONG MÔN

N2T


Long Môn là một địa danh, nằm trên thượng lưu sông Hoàng Hà giao lưu giữa tỉnh Sơn Tây và tỉnh Thiểm Tây, hai bờ vách dựng đứng, hình dáng rất giống một đại môn (cổng) hùng vĩ, lòng sông ở đây rất cao, nước chảy rất mạnh, cá muốn bơi lên phía thượng lưu thì phải qua long môn, có thể nói là không dễ dàng gì.

Theo truyền thuyết, mỗi độ xuân về, cá chép vàng ở hạ lưu sông Hoàng Hà sẽ bơi ngược dòng nước chảy, tập trung ở cửa long môn, nếu có thể nhảy qua long môn, thì sẽ triệu đến gió mưa và lửa trời đốt cháy đuôi cá, và cá chép có thể biến thành thần long đằng vân giá vụ, ngao du thiên không.

Mà thời đại khoa cử, thì cần phải thông qua thi cử mới đủ tư cách làm quan, giống như cá chép vượt long môn rất khó khăn vậy, thế là người ta đem thi cử cấp thứ nhất gọi là “vượt long môn”.

(Tam Tần ký)

Suy tư:

Cá chép phải vượt qua long môn mới có thể hóa rồng tung dọc trời đất, nhưng hỡi ôi, cá thì vẫn là cá chỉ lội dưới nước, mà rồng thì vẫn là rồng tung hoành thiên không. Cá chép muốn hóa rồng thì phải vượt qua long môn, muốn làm quan to quan nhỏ thì phải qua thi cử, thi cử là “long môn” của những người muốn ra làm quan giúp nước giúp dân, bởi vì thi cử chính là thước đo trình độ chuyên môn căn bản của thí sinh.

Thời nay có nhiều người không qua thi cử mà vẫn được làm quan, bởi vì trình độ không có –mà chỉ có quyền- nên khi họ làm quan lớn thì hại nước, làm quan nhỏ thì hại dân.

Thời nay có những người được gọi là con ông cháu cha không cần đi thi mà vẫn có mảnh bằng trong tay, cho nên khi họ làm quan thì trở thành ông trời con sách nhiễu dân lành; có những ông giám đốc trình độ chỉ tốt nghiệp phổ thông trung học, nhưng vẫn có mảnh bằng tiến sĩ treo trong văn phòng, phô tô ra treo nơi nhà khách ở nhà, bởi vì mảnh bằng đó không do công dùi mài kinh sử mà là do ông lấy tiền đi mua về…

Cửa long môn là nỗi sợ hãi của cá chép, vì làm gì mà vượt qua được khi không có cánh cũng chẳng có chân, thế nhưng đối với một số người thì khoa cử chỉ là “việc nhỏ”, bởi vì họ không như cá chép không có cánh, nhưng họ có tiền, có xế hộp đời mới, có ô dù, thì nhằm nhò gì ba cái thi cử lẻ tẻ ấy…Ha ha ha…

------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:00 02/06/2010
N2T


19. Thiên Chúa gia tăng tai nạn cho con người là để trị liệu bệnh tâm hồn của con người.

(Thánh Gregory)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:01 02/06/2010
N2T


456. Mỗi một ngày đều là một cuộc lữ hành mạo hiểm đặc sắc.

 
Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Ki-tô
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:03 02/06/2010
LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KI-TÔ

Tin mừng : Lc 9, 11b-17.

“Mọi người đều ăn, và được no nê”.


Bạn thân mến,

Hôm nay Giáo Hội long trọng mừng lễ kính Mình và Máu Thánh của Chúa Giê-su, đây là một sự tôn vinh chúc tụng ngợi khen và cám tạ hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại chúng ta, để khi chúng ta ăn và uống Máu Thịt Thánh này thì được sự sống đời đời. Trong tâm tình cảm tạ sâu sắc hồng ân này, tôi xin chia sẻ với bạn mấy điểm sau đây:

1. Lao động là cơm bánh nuôi thân xác.

Khoa học ngày càng phát triển, con người ngày càng hưởng thụ, và khi thân xác được no nê đầy đủ thì linh hồn lại thiếu thốn, đó là “quy luật” của xã hội thời hiện đại. Con người ta sống ở đời không ăn không uống thì thân xác chết dần mòn, do đó mà mọi người cần phải nổ lực làm việc để có cơm bánh nuôi sống thân mình và gia đình. Khoa học càng phát triển thì con người càng khó tìm việc làm cho mình, bởi vì khoa học đã thay thế rất nhiều công việc trong các lãnh vực. Tuy nhiên lao động vẫn là nhân tố chính để khoa học tiến bộ.

Mồ hôi đổ xuống trên ruộng đồng của bác nông phu để những mảnh đất trở thành hạt lúa thơm ngon nuôi sống con người; mồ hôi đổ xuống trên những nhà máy của anh công nhân đã làm cho khoa học trở nên cơm bánh nuôi sống mọi người; mồ hôi đổ xuống trên bục giảng với hơi thở bay màu bụi phấn của các thầy cô giáo, được biến thành cơm bánh nuôi sống họ và gia đình...

Lao động là để có cơm ăn áo mặc, lao động là để có của cải giúp người nghèo khó đó là ý muốn của Thiên Chúa khi Ngài nói với nguyên tổ chúng ta: “Hãy cai quản vũ trụ...” Đó cũng là điều mà Thánh Phao-lô tông đồ đã dạy: “Ai không làm thì đừng ăn”.

2. Hy sinh tận hiến làm nên Thánh Thể

Trước khi lìa thế gian để về ngự bên hữu Thiên Chúa Cha, Chúa Giê-su đã làm một cử chỉ yêu thương đầy khiêm tốn là rửa chân cho các môn đệ của mình, hành vi khiêm tốn này lột tả được tất cả yêu thương và hy sinh của Ngài với việc làm tiếp theo sau là lập bí tích Thánh Thể.

Bí tích Thánh Thể là bí tích Yêu Thương, là bí tích của Hy Sinh và Tận Hiến: Hy sinh thân xác mình làm giá cứu chuộc tội nhân là nhân loại chúng ta, Tận Hiến cho Chúa Cha với tất cả sự phục tùng tín thác, để thân xác hy sinh ấy trở nên tấm bánh thiêng liêng nuôi sống linh hồn người tín hữu khi Chúa Giê-su nói: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” . Và thật rõ ràng khi Chúa Giê-su dạy các môn đệ: hãy yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương các ông.

Yêu thương nhau tức là hy sinh và tận hiến cho nhau, mà cao đỉnh của tình yêu hy sinh tận hiến chính là chết cho người mình yêu, cũng có nghĩa là trở nên tấm bánh cho người yêu hưởng dùng, đó chính là ý nghĩa đích thực của ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa Giê-su hôm nay.

Bạn thân mến,

Mỗi lần chúng ta đi tham dự thánh lễ là chúng ta phải có tâm tình xác tín rằng: bánh miến và rượu nho trên bàn thờ ấy, cũng có những công lao vất vả mồ hôi của chúng ta góp vào, với tất cả những tâm tình hy sinh và yêu mến, nó sẽ trở nên Máu Thịt của Chúa Giê-su Ki-tô nuôi sống linh hồn và thân xác của chúng ta ở trần gian này. Do đó mà mỗi người trong chúng ta phải hết sức kính trọng, yêu mến và khiêm cung khi lãnh nhận Mình và Máu Thánh của Chúa Giê-su nơi tay của linh mục trao ban.

Trong tâm tình ngày lễ hôm nay, tôi xin bạn hai điều:

- Với sản phẩm thành quả của lao động mà chúng ta đã làm ra, trước hết là để nuôi sống bản thân và gia đình, sau là xin anh chị em thay mặt Chúa Giê-su vươn cánh tay nối dài của Ngài nơi chúng ta đến với những người nghèo khổ, đến các viện mồ côi, viện dưỡng lão.v.v.v... để giúp đỡ họ.

- Mỗi lần đi đến nhà thờ tham dự thánh lễ, xin anh chị em ý thức rằng: mình đang về nhà Cha để cùng với các anh chị em tín hữu khác tham dự tiệc Nước Trời, do đó tôi xin anh chị em đem theo mình nụ cười tươi vui, cái bắt tay thân thiện và lời hỏi thăm quan tâm nồng nhiệt đến với mọi người mà chúng ta gặp trên đường đi, hoặc là tại nhà thờ nơi mà chúng ta đang tham dự thánh lễ.. .


Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.

-----------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Chúa, Cơm hằng sống
Nguyễn Trung Tây, SVD
19:48 02/06/2010
Chúa, Cơm hằng sống



Lạy Trời mưa xuống,

Lấy nước tôi uống,

Lấy ruộng tôi cầy,

Lấy đầy bát cơm,

Lấy rơm đun bếp
.

Người Việt Nam có một câu chuyện cổ tích về hạt gạo. Vào những ngày đầu tiên của nhân loại, người ta không phải làm lụng vất vả. Ngày ngày họ chỉ rong chơi, hát quan họ, hội hè, chờ đợi hạt gạo được Ông Trời ban tặng. Khi trời hừng sáng, những hạt gạo ngọc ngà bắt đầu buông mình rời bỏ trời cao. Từng hạt gạo tự động lăn vào cửa ngõ của từng gia đình. Sau cùng hạt gạo dừng lại ngay cửa nhà. Hạt gạo, tặng phẩm từ trời cao, được ban phát đồng đều cho mọi người. Ông Trời trong văn hóa Việt Nam không thiên vị ai, già, trẻ, lớn, bé, mọi người đều nhận được hạt gạo đủ dùng trong một ngày. Điều kiện duy nhất Ông Trời đòi hỏi là vào mỗi sáng sớm, người ta phải quét dọn nhà cửa, từ trong ra ngoài, từ đầu cửa cho tới cuối sân, mọi nơi phải sạch sẽ, không bụi bậm, không rác rưởi để đón nhận hạt gạo từ trời cao.

Trong một thôn xóm nhỏ, có cặp vợ chồng son. Người vợ ngoan hiền xinh đẹp nhưng lại lãng trí, dặn trước quên sau. Một hôm người chồng bận công chuyện phải đi xa. Trước khi rời nhà, anh ta căn dặn người vợ phải quét dọn nhà cửa sạch sẽ để đón tiếp hạt gạo ngọc ngà. Sau khi người chồng ra đi, người vợ bắt đầu nhóm bếp chuẩn bị bữa cơm trưa. Quay ra quay vô trong căn nhà bếp chật hẹp một hồi, người đàn bà quên mất lời dặn dò. Bất chợt nhớ lại lời căn dặn của người chồng, người vợ vội vàng quơ lấy cây chổi bắt đầu quét sân. Ngay khi đó, hạt gạo ngọc trời ban tặng bắt đầu lăn vào cửa ngõ. Khi nhận ra căn nhà mình đang tiến vào còn ngập tràn rác rưởi, hạt gạo bất ngờ thay đổi hướng đi. Thay vì lăn vào nhà, hạt gạo chầm chậm lăn ra khỏi cửa ngõ. Thấy vậy, người đàn bà vội vàng cuống quít lấy cây chổi chặn lại hạt gạo. Nhưng đã quá trễ! Hạt gạo nhấc mình bay bổng lên cao, dần dần biến mất vào bầu trời xanh.

Và bắt đầu từ đó, Ông Trời không gửi gạo ngọc xuống trần thế nữa. Bởi thế, con người phải làm lụng vất vả, ngày ngày cong lưng cày bừa trên cánh đồng lúa cho từng hạt gạo trắng tinh thơm nồng.

Đây cũng chỉ là chuyện cổ tích. Nhưng câu chuyện đã minh họa và nói lên được tầm quan trọng của hạt gạo trong đời sống của người Việt Nam, đó là, gạo là lương thực chính của người Việt Nam.

I. Người Việt Nam và Gạo

Vào năm 1945 ruộng lúa miền Bắc được lệnh phá bỏ. Thay thế vào đó, người ta trồng đay theo lệnh của phát xít Nhật. Khi những nhánh lúa non đang vươn mình lên bầu trời, người ta được lệnh nhổ tận gốc những cây mạ xanh. Không có những nhánh mạ xanh non, không có những cây lúa xanh tươi. Không có những cây lúa ngậm sữa trổ đòng đòng, người Việt Nam không có gạo. Năm 1945 mùa gặt không về trên nhiều thôn làng miền Bắc. Mùa gặt không tới, gạo không về nhà! Và người ta bắt đầu chết đói! Bao nhiêu người ngã rạp xuống bờ cỏ gốc cây trên những con đường dẫn về thủ đô Hà Nội. Bao nhiêu người chết! Bao nhiêu xác người đen đủi, gầy gò nằm chết la liệt. Người ta chết dễ hơn là đi ngủ! Người ta chết dễ dàng như con sâu cái kiến. Người ta chết dễ như chưa bao giờ có dịp được chết! Người ta tranh nhau chết, chết đói!

II. Người Do Thái và Manna, Bánh Mì

A. Manna

Không giống như người Việt Nam, người Do Thái ăn bánh mì. Bánh mì là lương thực chính được dùng trong những bữa ăn hằng ngày. Trên con đường tiến về Đất Hứa, theo như Sách Xuất Hành 16:4-36, trong sa mạc dân Do Thái không trồng được lúa mì. Không có lúa mì đồng nghĩa với không có bánh mì. Không có bánh mì, người Do Thái sẽ chết đói. Bởi thế ngày ngày Giavê Thiên Chúa đã khiến manna từ trời cao rơi xuống. Tương tự như câu chuyện thần thoại của người Việt Nam, vào mỗi sáng sớm dân chúng bước ra khỏi lều, và họ thấy trên mặt đất những hạt trắng tinh, mùi thơm thanh khiết. Họ hỏi nhau, “Cái chi vậy?”, trong tiếng Cổ Do Thái, manna có nghĩa là “Cái chi vậy?”. Ông Môisen đã dạy dân chúng tha hồ thu nhặt những hạt manna về nhà làm bánh mì. Muốn nhặt bao nhiêu thì nhặt. Đừng lo cho ngày mai bởi ngày mai sẽ tới với những hạt ngọc manna từ trời cao tiếp tục rơi xuống. Những hạt ngọc manna đã liên tục từ trời cao rơi xuống cho dân chúng bốn mươi năm lang thang trong sa mạc. Nếu không có những trận mưa trời manna rơi xuống vào mỗi sáng sớm, những người Do Thái đã biến mất trên bản đồ của thế giới. Có mưa trời manna, có tất cả. Không có mưa trời manna, người Do Thái đã chết, chết chắc!

B. Bánh Mì

Theo thánh sử Gioan 6:1-15, khi thấy đám đông dân chúng đi theo Ngài trong hoang địa mệt và đói lả, Đức Giêsu nói với ông Philip,

— Làm sao chúng ta có thể kiếm được thức ăn cho từng này người?

Ông Anrê trả lời,

— Ở đây có một cậu bé với năm ổ bánh mì và hai con cá…

Đức Giêsu quyết định can thiệp. Từ năm ổ bánh mì và hai con cá, bánh mì và cá bỗng dưng ngập tràn đất khô của hoang địa. Người ta ăn no nê bánh mì. Người ta ngập tràn với cá. Bánh mì và cá xuất hiện khắp nơi. Khắp nơi là bánh mì. Mọi nơi là cá. Vây bọc chung quanh đám đông 5000 người không còn là đói khát nữa, mà là những ổ bánh mì thơm nồng và những con cá thơm tho. Không có những ổ bánh mì và những con cá, đám đông đi theo Đức Giêsu đã gục ngã bên những lùm cây bụi cỏ trong hoang địa.

III. Chúa, Manna, Bánh Mì, và Gạo

Bởi có Chúa, người Do Thái có manna, có bánh mì. Và người ta không chết nữa. Ngược lại người ta sống hân hoan, sống vui, và sống khỏe. Từ manna, một dân tộc mới phát sinh, dân tộc Do Thái. Từ những ổ bánh mì, một tôn giáo mới chào đời, tôn giáo Kitô. Bất hạnh thay, người Việt Nam không được may mắn như vậy. Vào năm 1945, mùa gặt Ất Dậu không tới! Mùa gặt không tới, mùi cơm thơm nồng vào những buổi chiều đã không ghé ngang ân cần hỏi thăm từng căn nhà. “Nhà hết gạo rồi!”, câu nói này tiếp tục vang lên trên từng cửa miệng. Và thế là người Việt Nam chết đói. Hai triệu người Việt Nam đã bỏ mạng năm Ất Dậu 1945, bởi người ta không có gạo, không có cơm.

IV. Chúa, Cơm Hằng Sống

Đức Giêsu phán,

— Ta là bánh hằng sống từ trời ban xuống. Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời (John 6:58 ).

Bánh đây là bánh chi ? Bánh bông lang? Bánh đa? Bánh cuốn? Bánh chưng? Trong tiếng cổ Hy Lạp, bánh hay ἄρτος, ártọs, có nghĩa là một ổ bánh mì. Như vậy, bánh ở đây không phải là bánh bông lang, hay tất cả những loại bánh gì khác, mà chính là bánh mì. Nếu vậy, Đức Giêsu đã nói, “Ta là bánh mì hằng sống”. Bởi Đức Giêsu là người Do Thái, một dân tộc lấy bánh mì làm lương thực chính cho những bữa ăn, cho nên Ngài nói, “Ta là bánh mì hằng sống”.

Trong văn hóa Việt Nam, câu nói này phải được hiểu trong một khía cạnh khác. Người Việt Nam thông thường chỉ ăn bánh mì vào buổi sáng. Sáng sớm người ta mua một ổ bánh mì kẹp chả hoặc kẹp thịt xá-xíu, kèm thêm mấy miếng dưa leo, một chút nước tương, vài cọng ớt. Người Việt Nam không ăn bánh mì trong bữa ăn trưa và tối, nhưng người ta ăn cơm. Không ăn bánh mì, không ăn sáng, không ai chết. Nhưng nếu bỏ ăn cơm trưa, bỏ luôn bữa cơm tối trong một khoảng thời gian, người Việt Nam sẽ chết, chết chắc! Bởi vậy, trong văn hóa Việt Nam, câu nói “Ta là bánh hằng sống từ trời ban xuống. Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời” không nói lên được trọn vẹn ý nghĩa của Đức Giêsu. Nếu Đức Giêsu là người Việt Nam, Ngài sẽ nói,

— Ta là cơm hằng sống từ trời ban xuống. Ai ăn cơm này sẽ sống đời đời!

Qua câu nói được lồng trong nền văn hóa của gạo trắng cơm thơm, người Việt Nam sẽ hiểu toàn vẹn điều Đức Giêsu muốn nói.

V. Mẹ Maria, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, và Evà

Mẹ Maria, qua câu tuyên xưng, “Này tôi là tôi tớ Chúa. Tôi xin vâng như lời sứ thần truyền” đã từng chấp nhận ăn bánh mì từ trời ban xuống, mặc dù Mẹ biết rất là khó ăn loại bánh mì này. Sau câu nói “Xin Vâng”, cuộc đời của Mẹ chỉ còn lại những hiểu lầm nối tiếp theo với mất mát. Nhưng đúng như lời Đức Giêsu đã phán, bởi Mẹ đã chấp nhận ăn bánh mì hằng sống, Mẹ đã không chết nữa. Mẹ được đưa lên trời cả hồn cả xác. Mẹ đã được tôn kính với danh hiệu “Nữ Vương Thiên Đàng” và “Mẹ Thiên Chúa”.

Các thánh Tử Đạo Việt Nam đã chấp nhận Đức Kitô là cơm hằng sống từ trời ban xuống. Các ngài đã ăn cơm hằng sống, và các ngài không chết nữa. Các ngài sống đời đời trong lòng Giáo Hội hoàn cầu và Giáo Hội Mẹ Việt Nam.

Còn chúng ta thì sao? Mỗi khi đến nhà thờ, chúng ta nhận lãnh Cơm từ trời ban xuống qua hình ảnh tấm bánh mà chúng ta tin rằng đó chính là thân xác của Chúa Giêsu Kitô. Ngày xưa người đàn bà lãng trí quên quét dọn nhà cửa, Ông Trời nổi giận, và gạo trời thôi không lăn vào nhà nữa. Ngày hôm nay chúng ta đến nhà thờ nhận lãnh Cơm từ trời ban xuống, mặc dù chúng ta không xứng đáng lãnh nhận Cơm Trời. Ngày hôm nay Cơm Trời vẫn được ban tặng cho chúng ta để chúng ta được sống đời đời, mặc dù căn nhà tâm hồn của chúng ta luôn luôn ngập tràn rác rưởi. Ông Trời trong văn hóa Việt Nam nổi giận, nhưng Chúa Kitô Thánh Thể thì khác. Ngài luôn luôn là từ bi, đại lượng, khoan dung, và nhân hậu.

Evà đã chọn lựa ăn lương thực từ cây Biết Lành Biết Dữ, một loại bắp, một loại bo bo không bao giờ được tiêu hóa trong dạ dày của con người. Bởi thế, Evà và con cái của cô ta đều chết. Mẹ đã chọn lựa ăn bánh mì. Thánh Dũng Lạc, thánh Đê, thánh Thiện và các thánh Tử Đạo Việt Nam đã ăn cơm hằng sống. Mẹ và các vị thánh Việt Nam không bao giờ chết nữa.

Còn chúng ta, giữa Cơm Trời và cơm không phải từ trời ban xuống, chúng ta sẽ chọn cơm nào?

www.nguyentrungtay.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một Giám mục Nam Phi ban phép lành cho sân vận động dùng cho giải vô địch bóng đá Thế Giới
Paul Minh Nhật chuyển ngữ
00:19 02/06/2010
Gauteng, Nam Phi, ngày 30 tháng 5 năm 2010

Một giám mục Nam Phi đã ban phép lành cho sân vận động Mbombela dùng trong World Cup vào hôm 24 tháng 5 vừa qua, đây là một trong những địa điểm dùng cho sự kiện thể thao quốc tế sẽ được khởi tranh vào ngày 11 tháng 6 tới.

Đức giám mục mới được bổ nhiệm Guisppe Sandri của giáo phận Witbank đã chúc lành cho 43000 chỗ ngồi trong sân vận động với sự đồng ý của quyền phó giám đốc của Nam Phi, theo "Giáo Hội trên Quả Bóng", một trang mạng với mục đích chính yếu là dấn thân thúc đẩy sự hiện diện công khai của Giáo Hội Công Giáo trong đất nước này trong suốt kỳ diễn ra giải đấu. Sân vận động Mbombela đang được dự kiến sẽ tổ chức vòng thứ nhất và thứ hai của giải đấu.

Cùng với một linh mục địa phương và hai nữ tu Dòng Các Nữ Tu Phanxicô Vô Nhiễm, giám mục Sandri đã bước qua cửa kiểm soát an ninh và đã được dẫn vào sân vận động bởi phó quản lí chính quyền thành phố, nơi các công nhân đang đặt các chi tiết nhỏ cuối cùng cho sân thi đấu.

Đức giám mục Sandri sau đó đọc thánh vịnh 67 và kêu cầu Chúa "ban phép lành cho công trình xinh đẹp này và cho tất cả những ai đã xây dựng nó và những ai sẽ sử dụng nó một cách đầy hy vọng trong một tinh thần thực thụ của một tinh thần thể thao trung thực." Khi các công nhân gần đó nhìn một cách chăm chú, đức giám mục sau đó đã đi rảo qua các khu vực để rảy nước thánh, ban phép lành cho hàng ghế đầu nơi dành riêng cho các vận động viên và ban huấn luyện.

Sau khi ban phép lành, đức giám mục Sandri dâng một lời cầu nguyện và đã được cám ơn một cách nồng nhiệt bởi phó chính quyền thành phố.
 
Đức Thánh Cha nói: Matteo Ricci là mẫu gương cho việc Trung Quốc tái hội ngộ với Thiên Chúa Giáo.
Bùi Hữu Thư
07:26 02/06/2010
Vatican City, ngày 30, tháng 5, 2010 (CNA/EWTN News).- Ngày thứ bẩy vừa qua, Đức Thánh Cha nhắc lại di sản của vị thừa sai Dòng Tên, linh mục Matteo Ricci và các “bạn hữu Trung Hoa thân thiết”. Đức Thánh Cha nói ngài “đoan chắc” một sự “tái ngộ với Thiên Chúa Giáo” sẽ có kết quả tốt tại Trung Quốc như sứ vụ của cha Ricci.

Ngày thứ bẩy, Đức Thánh Cha tiếp một nhóm 8.000 khách hành hương Ý mừng ngày kỷ niệm 400 năm vị thừa sai Ricci người Ý qua đời. Cha Ricci đã đem Phúc Âm vào tận Hoàng Cung Trung Quốc, và cũng giới thiệu Trung Hoa với văn hóa và khoa học Tây Phương và đã được người Trung Hoa biết tiếng là “Vị Đại Sư Phụ của Tây Phương.”

Đề cập đến linh mục Dòng Tên này như một “trường hợp hy hữu” giữa các nhà truyền giáo trong lịch sử Giáo Hội về khả năng rao giảng Phúc Âm và cổ võ sự đối thoại giữa hai văn hóa. Đức Thánh Cha gọi thời đại của cha Ricci và các môn đệ của ngài là “một trong những mốc điểm cao nhất và hòa hợp nhất trong mối tương quan giữa Trung Quốc và Tây Phương.”

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp, điều quan trọng là phải ghi nhận rằng ngoài việc giới thiệu các tiến bộ về khoa học, cha Ricci còn mang đến một viễn cảnh nhân bản “được vun trồng bằng những giá trị luân lý và tinh thần, ngài đã lấy tất cả những gì tích cực có thể tìm được trong truyền thống Trung Hoa và đã làm cho phồn thịnh hơn bởi những đóng góp của nền văn hóa Tây Phương, nhưng, trên hết là với sự khôn ngoan và chân lý của Chúa Kitô.”

Đức Thánh Cha nói, những đóng góp của các “bạn hữu Trung Hoa thân thiết” và các môn đệ rất thiết yếu cho việc hoàn thành sứ mệnh của vị linh mục Dòng Tên. Ngài mô tả sự trung thành của họ với Chúa Kitô, tình yêu “tha thiết” của họ dành cho người Trung Hoa, sự cam kết của họ về trí tuệ và học hỏi, và đời sống đạo đức của họ như “những cơ hội để cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc và cho toàn thể dân tộc Trung Hoa."

Họ cung cấp một “sự thúc đẩy và khuyến khích việc sống đức tin Kitô sốt sắng, trong sự đối thoại với các văn hóa khác nhau, nhưng với niềm xác tín là trong Chúa Kitô nhân bản đích thực mới được thể hiện, nghĩa là được cởi mở cho Thiên Chúa, phồn thịnh về các giá trị luân lý và tình thần và có thể đáp ứng những ước vọng sâu xa nhất của tâm hồn con người.”
 
Đức TGM Dolan khích lệ hàng giáo sĩ Ái Nhĩ Lan: Chức Linh Mục là một Căn tính, không phải là một Công việc;
Dominic David Trần
07:38 02/06/2010
Chức Linh Mục là một Căn tính, không phải là một Công việc;

Đức TGM Dolan khích lệ Hàng Giáo sĩ Aí Nhĩ Lan.


MAYNOOTH, Ái Nhĩ Lan ngày 1 tháng Sáu 2010 theo Thông Tấn Xã (Zenith.org), Đức TGM Nữu Ước đang thúc giục các Linh mục nhớ lại rằng Ơn Gọi Linh Mục của họ là một căn tính, không chỉ đơn giản là một sự nghiệp, và bởi vậy Căn tính Linh Mục phải được sống trong sự thánh thiện.

Đức Tổng Giám Mục Timothy Dolan đã khẳng định như trên trong bài huấn đức đọc tại Học Viện St. Patrick ở Maynooth, nhân kỷ niệm Năm thánh Các Linh Mục sẽ được kết thúc vào ngày 11 tháng Sáu sắp đến.

Toàn văn bài diễn văn nói trên tập trung vào chủ đề, " Thiên Chúa là Kho Tàng Châu báu duy nhất mà con người trần thế mong ước tìm thấy được ở nơi một vị Linh Mục." đã được Hội Đồng Giám Mục Ái Nhĩ Lan phổ biến rộng rãi.

Hội Đồng Giám Mục Aí Nhĩ Lan cũng giới thiệu trên trang nhà của HĐGM một chương trình thu phát hình đặc biệt một cuộc phỏng vấn với Đức TGM Dolan, kèm theo trích dẫn bài diễn văn huấn đức nói trên và một số hình ảnh liên quan đến sinh hoạt tại Học Viện St. Patrick.

Đức TGM thúc giục các Linh Mục hãy nhận biết rõ lại căn tính thực tại của các ngài. Đức TGM nhắc nhớ đến gương mẫu điển hình của Thánh Linh Mục Maximilian Kolbe, người đã hiến dâng mạng sống để cứu sống một người bạn đồng tù khỏi phải bị giết chết theo kiểu bốc thăm chọn xem ai tới số phải bị xử tử hình tại trại tập trung Auschwitz.

Đức TGM kể rõ lại;" Khi tên Tư Lệnh Phát xít Đức của Trại tử thần Auschwitz cười khúc khích và hỏi với cái giọng rất khả ố rằng: " Ai là con lợn (con heo) Ba-Lan đâu?' Người bị gọi là 'Con lợn Ba-Lan' đã dám không trả lời. Thế nhưng đã có một tiếng nói cất vang lên để xóa tan cái im lặng của cái chết ấy; " Tôi là Maximilian Kolbe"; ngài cũng không nói "Tôi là tù nhân mang số hiệu 1408"; hoặc " Tôi là một người bạn của con lợn Ba-Lan và tôi muốn nhận cái số thăm phải chết của ông ấy. " Không, vị thánh chỉ đơn giản trả lời rằng; "Tôi là một Linh Mục Công Giáo."

Đức TGM Dolan nhấn mạnh; "Thánh chức Linh Mục không phải là những gì mà hàng giáo sĩ chúng ta đang thực hiện, nhưng trước hết và trên hết mọi sự-Thánh chức Linh Mục ấy là điều chúng ta đang trở nên, đang trở thành."

Ngài nói thêm;

" Thánh chức Linh Mục là một Ơn Gọi,- không phải là một sự nghiệp cá nhân; là một sự Định nghĩa lại chính bản thân chúng ta, -không chỉ đơn giản là một Thừa tác vụ; nhưng là một Con Đường Sống thiêng liêng, không phải là một công ăn việc làm; nhưng là một một hiện trạng Sinh thành, đang trở thành; không phải là một chức năng nhiệm vụ- mà là một giao ước thường xuyên suốt đời; không phải là một kiểu phục vụ tạm thời; là một căn tính-chớ không phải một vai trò trong thế gian."

Đức TGM Dolan cũng chỉ rõ là " Nếu ngay chính cái giá trị Ơn gọi Linh Mục của cá nhân tôi bị lệ thuộc vào những gì tôi thực hiện, ở nơi tôi được bài sai đến, ở cái cách mà mọi người khẳng định về cá nhân tôi, ở cách thế mà Đức Giám Mục sở tại xử sự đối đãi với tôi, bởi những gì mà các báo viết về giáo sĩ chúng ta, hay bởi những tội ác khủng khiếp mà một số người Linh Mục anh em của chúng ta có thể đã mắc phải, hoặc bởi những sơ

xuất hay sự bất cẩn nơi các Đấng bản quyền của các người anh em Linh Mục ấy, ở nơi tôi đã biết xa lánh những chuyện ấy, hoặc là ở tinh thần đạo đức cao hay thấp trong một thời điểm nào đó----và Nếu ngay chính giá trị của Hàng Giáo sĩ chúng ta lệ thuộc vào những sức mạnh bên ngoài, tuy nhiên mặc cho sự khống chế có thể xảy ra trong thực tế, trong một chữ: NẾU, gía trị của tôi tùy thuộc vào những gì tôi làm, và tôi thực hiện, thì sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ bị mất tinh thần, bất bình, chán chường, mệt mỏi, càu nhàu, cáu kỉnh, càm ràm, nóng tính, và hốt hoảng."


"Vậy là giá trị của giáo sĩ chúng ta phải đến từ nhận định: Chúng ta là ai?" Đức Tổng Giám Mục Dolan lập lại một lần nữa.

Lời Mời Gọi Thần Thánh

Đức TGM nêu rõ là " Đức Chúa Giêsu hẳn đã ưa thích những chữ " đang trở thành, trở nên, sinh thành" hơn là nhóm chữ " đang thực hiện, công việc, việc đã làm". "Bởi vậy, Đức Chúa Giêsu đã không yêu cầu chúng ta phải lập kế hoạch, tổ chức, chiến lược hóa, lập bảng tính toán trình tự hay là bản diễn tả công việc phải làm với Đức Chúa." nhưng Đức Chúa Giêsu phán bảo chúng ta; "Hãy ở lại với Chúa, tuân theo ý Chúa, an nghỉ với Chúa, ra đi với Chúa, bền đỗ với Chúa và canh thức cùng với Chúa."

Đức TGM nói thêm rằng; điều này xảy ra không phải vì bởi; " đang thực hiện, đang làm, những hành động, thừa tác vụ, phục vụ là không quan trọng, nhưng chính thật là vậy, trừ khi những gì chúng ta làm, đang thực hiện phát xuất từ nhận thực chúng ta là ai; còn nếu không phải như vậy thì chúng ta là những kẻ thừa hành nông cạn, hời hợt, trống rỗng."

Đức TGM Dolan đã hối thúc các tham dự viên "Hãy nắm bắt lại nhận thức "Linh Mục Giáo Sĩ, chúng ta là ai"-căn tính Linh Mục của chúng ta, phải nhận biết một cách khiêm cung, biết ơn, và vui mừng rằng gía trị của giáo sĩ chúng ta là ở bên trong-nghĩa là phát xuất bởi suy niệm chúng ta là ai: qủa thực chúng ta là con cái của Thiên Chúa, chúng ta được tạo nên trong hình ảnh của Thiên Chúa, và Đức Chúa Cha thương yêu chúng ta nồng nhiệt cách riêng, chúng ta lữ hành tiến về cõi hằng sống với Đức Chúa Cha, chúng ta được cứu chuộc bởi Máu Rất Châu Báu của Đức Chúa Con Một của Ngài, chúng ta được tái tạo lại đồng hình đồng dạng giống y như Đức Chúa Con ở tại ngay "mặt bằng số không" của Hữu thể chúng ta đang trở thành." Đức TGM Dolan khẳng định;

" Hiện nay có một sự khẩn thiết đặc biệt, trong thời điểm khủng hoảng này. Ở những lúc cấp bách như vậy, Giáo Hội Công Giáo có thể bước đi vào một trong 2 con đường sau đây:

-Hoặc là chúng ta có thể trở nên hoảng hốt, mất tập trung, mất hy vọng, và mất cả tin tưởng, nóng nảy đến độ có những hành động quyết liệt như con tàu thiếu bánh lái chạy lòng quanh trong những vòng luẩn quẩn;

- Hoặc là chúng ta có thể trở lại những điều căn cơ nhất và tái khám phá lại căn tính của chính chúng ta, tìm lại mục đích và sự tự tin tưởng của chính chúng ta."


Đức TGM Dolan khẳng quyết rằng; Nếu các Linh Mục hiến thân cho Thiên Chúa, nhất định Thiên Chúa ở với chúng ta và Linh Mục có Chúa ở cùng." Đức TGM Dolan tuyên bố, " Đức Chúa Giêsu là sản nghiệp của chúng ta và Chúa là Kho Châu Báu Vĩ Đại Nhất mà chúng ta có. Và Đức Chúa Giêsu như Kho Tàng Rất Vĩ Đại ấy chính là điều mọi người mong ước có.

Vui Mừng Và Hy Vọng:

Đức TGM Dolan tuyên bố với hàng giáo sĩ Aí Nhĩ Lan rằng vị Tổng Thống của đất nước họ là bà Mary McAleese đã tham dự Thánh Lễ trong Chúa Nhật tuần trước tại Nhà Thờ

Chính Tòa St. Patrick của Tổng giáo Phận Nữu Ước; (chú thích: Thánh Patrick là Thánh quan thày, thánh lập quốc, là thánh bổn mạng của đất nước và ngôn ngữ văn hoá của Ái Nhĩ Lan).

Khi được biết rằng Đức TGM Dolan sẽ đến đọc diễn văn trước Hàng Giáo Sĩ Aí Nhĩ Lan, Tổng Thống Mary McAleese đã phát biểu với Đức TGM Dolan; " Xin Đức TGM hãy

nói với hàng giáo sĩ bản quốc của Aí Nhĩ Lan rằng nhân dân Aí Nhĩ Lan chúng tôi cần các giáo sĩ ấy TRỞ THÀNH những Con Người của Vui Mừng Và Hy Vọng."

Đức TGM nói thêm rằng để trao mang Đức Chúa Giêsu đến cho mọi người- thì trước hết Hàng Giáo Sĩ Linh Mục phải có Chúa và ở trong Chúa; vì Chúa là Đấng Thánh và là tất cả những gì Thánh Thiện bao gồm."

" Bí Tích Thánh Thể là sự thánh hóa được chiếu sáng và tồn tại bền vững. Kính thờ Bí tích Thánh thể hàng ngày với sự chuẩn bị xứng hợp, với tấm lòng hoan hỉ, chân thành, long trọng kính dâng-như nơi nương tựa vững chắc nhất kết hợp với các kinh nguyện, từ Kinh Ban Sáng kính chào Đức Nữ Trinh Vương, đặc biệt những kinh nguyện thường hằng trong đời sống giáo sĩ mà Linh Mục chúng ta gọi là Kinh Thần Vụ -chính là chìa khóa để trở nên mật thiết với Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Đấng Thánh và là Mọi Sự Thánh Thiện."

"Chúng ta không là Linh Mục Giáo Sĩ do bởi những gì chúng ta nhận được nhưng chính là nhờ bởi những gì Linh Mục Giáo Sĩ chúng ta đã cho đi, đã trao tặng; và bất cứ vị Linh Mục hay Giáo sĩ nào đòi hỏi Linh Mục Giáo Sĩ phải được ở trong sức mạnh, quyền lực, đặc quyền hay danh vị là điều không nên; và Linh Mục Giáo Sĩ chớ nên mong muốn được như vậy."

Đức TGM Dolan nhắc nhớ lại những ngày cuối cùng tại thế trần của Đấng Đáng Kính Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phao-Lồ đệ Nhị; " đó là những ngày mà Đức cố Giáo Hoàng mất dần khả năng chuyển động hai chân, không thể biểu hiện xúc cảm trên nét mặt, không còn nghe được nữa, chết dần các cử động thân xác. Thế nhưng Đức cố Giáo Hoàng vẫn tiếp tục thể hiện sự trao tặng và cho đi. Có lẽ ngài là niềm hứng khởi và khích lệ cho chúng ta nhiều hơn bao giờ hết trong điều kiện vô cùng khiêm hạ dù rất yếu bệnh, và nhất là sự trút bỏ hết mọi sự thuộc về ngài- sự tự hư vị hóa ấy tuôn trào ra nhiều hơn tất cả những gì mà Đức cố Giáo Hoàng đã thể hiện trong 20 năm đầu tiên của vị Giáo Hoàng nổi tiếng là đầy sức mạnh và siêu động lực."

Đức TGM Dolan thúc giục các Linh Mục Giáo Sĩ đang tham dự hội nghị hãy trở nên " những Linh Mục Giáo Sĩ khiêm nhường; dựa vào căn tính đầy vui mừng và tự tin của chúng ta như là các Linh Mục Giáo Sĩ ở ngay chính vị thế cốt lõi Hữu Thể của chúng ta đang trở thành và đang trở nên; CĂN TÍNH LINH MỤC".
 
Nhờ Giáo hội Công giáo, Cuba nhượng bộ trên vấn đề tù chính trị.
Thanh Phương / RFI
08:10 02/06/2010
Nhờ Giáo hội Công giáo, Cuba nhượng bộ trên vấn đề tù chính trị.

"Các phụ nữ áo trắng" tuần hành tại một khu phố ở La Habana, ngày 23/05/2010
" Chính quyền Cuba hôm qua, 01/06/2010, đã bắt đầu chuyển 6 tù chính trị đến những trại giam gần gia đình của họ. Những tù chính trị này nằm trong số 53 nhà đối lập mà vào năm 2003 đã bị kết án tù từ 6 đến 28 năm.

Đây là cử chỉ đầu tiên của chủ tịch Raoul Castro nhờ trung gian của Giáo hội Công giáo Cuba, từ nhiều ngày qua vẫn vận động cho việc trả tự do cho những người bị giam vì lý do chính trị ở nước này.

Chính quyền La Habana đã bị áp lực ngày càng mạnh của quốc tế kể từ cái chết của tù chính trị Orlando Zapata vào tháng 2 năm nay, sau một cuộc tuyệt thực kéo 85 ngày. Phe đối lập Cuba tố cáo chính quyền Raoul Castro đã để mặc cho ông Zapata chết. Nghị viên châu Âu ra nghị quyết lên án cái chết « tàn nhẫn » và « có thể tránh được » của ông Zapata. Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu nhân vụ này đã lên tiếng yêu cầu La Habana phóng thích 200 tù chính trị. Cũng là nhằm đòi tự do cho 26 tù chính trị đang bệnh nặng, nhà báo đối lập Guillermo Farinas đã tuyệt thực từ gần ba tháng nay. Ông Farinas hiện đang nằm viện và được truyền dịch từ ngày 31/03. Để yểm trợ cho cuộc đấu tranh của nhà báo này, Giáo hội Công giáo đã đứng ra làm trung gian hoà giải với chính quyền Raoul Castro.

Lần đầu tiên kể từ khi lên kế nhiệm người anh Fidel Castro vào năm 2008, chủ tịch Raoul Castro ngày 19/05 vừa qua đã gặp trong bốn tiếng đồng hồ hai lãnh đạo Giáo hội Công giáo Cuba. Đó là tổng giám mục La Habana, Đức Hồng y Jaime Ortega và chủ tịch Hội đồng Giám mục Dionisio Garcia. Điểm đáng chú ý là cuộc gặp gỡ này đã được báo chí chính thức Cuba lúc đó loan tải rộng rãi. Tờ Granma, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Cuba, còn trích dẫn tuyên bố của Đức Cha Ortega về một « thời kỳ mới » giữa Giáo hội và Nhà nước.

Kết quả cuộc thương lượng nói trên là quyết định vừa được loan báo chuyển một số tù chính trị về giam ở gần nhà, thuận tiện hơn cho thân nhân khi thăm viếng. Chính quyền Cuba cũng hứa với các lãnh đạo Giáo hội là sẽ cho nhập viện chữa trị một số tù chính trị bệnh nặng. Cử chỉ đầu tiên này của chủ tịch Raoul Castro tuy chỉ là nhân nhượng nhỏ, nhưng nó đã làm lóe lên tia hy vọng về sự thay đổi thái độ của La Habana đối với tù chính trị. Có người còn hy vọng là một số tù nhân bệnh nặng nhất có thể sẽ được thả. Cho tới nay, chính quyền Cuba vẫn khẳng định là họ không hề giam giữ tù chính trị và vẫn gọi các nhà đối lập là những « tên lính đánh thuê » lãnh tiền của Mỹ, nước vẫn áp dụng cấm vận Cuba từ 48 năm qua.

Cách đây ba tuần, Giáo hội Công giáo Cuba cũng đã từng can thiệp với chính quyền Cuba để cho vợ của các tù chính trị, mệnh danh là « Các phụ nữ áo trắng », mà vào mỗi chủ nhật, sau khi xem lễ, vẫn đi tuần hành phản kháng trong im lặng trên đường phố La Habana, được tiếp tục tuần hành như vậy mà không bị cấm đoán hoặc bị quấy rầy, chửi mắng bởi những kẻ do chính quyền huy động.

Có thể nói là Giáo hội Công giáo Cuba trong thời gian qua đã tích cực dấn thân vào đấu tranh dân chủ, khéo léo vận động cho vấn đề tù chính trị, nhưng cố tránh không đi đến đối đầu với chính quyền Raoul Castro. Theo lời ông Orlando Marquez, chủ nhiệm tạp chí Công giáo Cuba Palabra Nueva, Giáo hội Cuba đã cải thiện đáng kể quan hệ với chính quyền Cộng sản trong những năm gần đây, « tuy rằng vẫn còn tồn tại sự nghi kỵ lẫn nhau và những định kiến ». Nhưng cái chính là giới đối lập rất tin tưởng vào các lãnh đạo Giáo hội, cho nên đã yên tâm giao cho họ làm trung gian thương lượng với chính quyền. Như tuyên bố của nhà đối lập Oscar Espinosa với hãng tin AFP: « Chúng tôi rất hy vọng vào các cuộc thương lượng này, nếu thành công trên vấn đề tù chính trị, có thể tiếp diễn trên các vấn đề nội bộ khác của Cuba ».
 
Đi thăm Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm: Chuẩn Bị Ngày Thánh Thể
Trần Mạnh Trác
21:53 02/06/2010
Thực hiện lời hứa chúng tôi lái xe từ Dallas xuống Kerens vào chiều thứ Tư, lúc nhiệt độ trong ngày đang gay gắt với độ nóng 97 F.

Chúng tôi đi thăm một số bạn hữu đang chuẩn bị cho Ngày Thánh Thể tại đan viện Biển Đức Thiên Tâm, có người đã tham gia từ nhiều tháng qua, phần nhiều đã có mặt từ mấy tuần nay.

Tuy đã chấm toạ độ (-96.1309, 31.99822) trên GPS, chúng tôi vẫn lo ngại không biết kỹ thuật tân tiến ngày nay có đủ chính xác hướng dẫn chúng tôi tới một miền quê hẻo lánh, điạ chỉ 13055 SE County Road 4271, Kerens, TX 75144 không?

Cái lo ngại đã tiêu tan sau khi chúng tôi exit xa lộ I-45, rẽ theo US 287/Palestine khoảng 20 miles và sau khi vượt qua khoảng 3.5 miles một hồ nước rộng, thì trước mắt chúng tôi xuất hiện lồng lộng một rừng cờ.

GPS đã chỉ đúng tới cả con đường đất, và cờ xí nhìn thấy từ xa làm cho chúng tôi không thể đi lầm đường được.

Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm nằm êm ả dưới một rừng cây xanh ngát.

Rừng cây cũng làm dịu cái nóng, và chúng tôi có một cảm giác thoải mái dể chịu dù phải đi ra ngoài cái khí lạnh cuả máy điều hoà trong xe.

Đi tới khu sinh hoạt thì thật dễ dàng: cứ men theo hàng cờ cho tới khi nhìn thấy cổng trại.

Các cơ sở sinh hoạt đều đã dựng lên, ghế bàn đang được xếp...chỉ trừ khu vệ sinh cuả quí bà thì hôm nay vẫn còn đang lắp cửa, và dây điện cho khu Cắm Trại còn đang thiết trí.

Mới thứ Tư mà đã có người cắm dùi tại những chỗ ngon lành nhất rồi, chắc các anh này là con cháu cuả họ Sooner từ Oklahoma xuống?

Không biết bà con ở OK có ai xuống lao động giúp nhà dòng không, nhưng chắc chắn bà con ở Arlington, Fort Worth và Dallas thì nhiều.

Xin gặp nhau lại vào ngày khai mạc, chiều thứ Sáu này.

























































 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giám mục và linh mục giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng tham dự chương trình Hội Ngộ Linh Mục Giáo tỉnh Hà Nội
Giuse Trần Ngọc Huấn
00:37 02/06/2010
Sáng ngày 1 tháng 6 năm 2010, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân – chủ chăn Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng – cùng với Cha Giuse Trần Đức Hạnh, Tổng đại diện giáo phận, Cha Giuse Nguyễn Ngọc Thể, Đại diện Giám mục, và toàn thể các linh mục triều và dòng đang làm việc trên cánh đồng truyền giáo Lạng Sơn Cao Bằng đã đến trung tâm hành hương Sở Kiện, thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội, để tham dự chương trình những ngày Hội Ngộ - Thường Huấn Linh Mục của Giáo tỉnh miền Bắc Việt Nam.

Đức Cha Giuse và 13 linh mục thuộc giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, sẽ có cuộc hội ngộ cùng với 12 Giám mục và khoảng trên dưới 700 linh mục thuộc các giáo phận khác trong giáo tỉnh Hà Nội. Đây là hoạt động được tổ chức quy mô lớn lần đầu tiên trong cấp giáo tỉnh. Trước đây, linh mục đoàn giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng cũng đã có những cuộc gặp gỡ và tĩnh tâm chung với các giáo phận miền Bắc, tuy nhiên, cuộc hội ngộ lần này mới thực sự có ý nghĩa to lớn và tầm vóc lớn lao. Điều này đã được chính Đức Cha Nguyễn Chí Linh – trưởng ban tổ chức xác nhận: “Những năm qua, trong giáo tỉnh Hà Nội, đã có nhiều cuộc tĩnh tâm, thường huấn cho linh mục 2, 3, 4...thậm chí 6 giáo phận. Như vậy, quy mô những cuộc gặp gỡ mỗi ngày một rộng lớn hơn. Tình hiệp thông liên giáo phận đã trở thành chủ trương mang tính mũi nhọn của các Đức cha trong giáo tỉnh.

Cuộc hội ngộ này xem ra là cao điểm của chủ trương đó, bởi vì trong lịch sử Gíao Hội Việt Nam, chưa từng có một cuộc họp mặt linh mục nào mang kích cỡ 10 giáo phận như hôm nay. Nếu tính cả các cha hưu dưỡng và du học, giáo tỉnh Hà Nội hiện có 824 linh mục. Con số hiện diện tính đến giờ phút này là trên 700 vị. Đây không phải là một cuộc hội ngộ ngẫu hứng tình cờ. Nó là thành phẩm ba cuộc họp của các Đức Cha trong giáo tỉnh: lần thứ nhất vào ngày 01-01-2010 tại Hà Nội, lần thứ hai ngày 7-4-2010 tại Vũng Tàu và lần cuối cùng ngày ngày 14-4-2010 cũng tại Hà Nội.”

Trong năm thánh Linh Mục, việc các linh mục quy tụ về bên nhau trong một nơi Đền Thánh Tử Đạo với bề dày truyền thống và lịch sử của giáo hội Công giáo miền Bắc nói riêng và của giáo hội Việt Nam nói chung, là một biến cố quan trọng và có ý nghĩa. Chương trình kéo dài từ ngày 1 đến 3 tháng 6 năm 2010 với các hoạt động: gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ, học hỏi và cầu nguyện. Tất cả thể hiện tình hiệp thông huynh đệ và chiều sâu của đời sống Linh mục. ĐC.Nguyễn Chí Linh nhận xét: “(Đây là cuộc gặp gỡ - NV) Rất đông, rất đa dạng, nhưng chúng ta cùng chia sẻ một quá khứ anh dũng của các tiền nhân tử đạo, cùng chung một mái nhà Giáo Hội Mầu nhiệm, một hiện tại liên đới và một tương lai hợp tác trong sứ vụ loan báo Tin Mừng”.

Cũng đề cập đến ý nghĩa và mục đích của cuộc họp mặt này, trong diễn từ khai mạc, Đức tân TGM.Nguyễn Văn Nhơn cũng nhấn mạnh: “Nội dung và mục đích sâu xa nhất của cuộc Hội Ngộ-Thường Huấn của chúng ta không gì khác hơn là “con đường của người môn đệ”, con đường “lắng nghe, đào sâu và bước theo Chúa” cách trung thành nhất, bước theo Đức Kitô “sát nhất”, nói theo kiểu của cha Chevrier, một bậc thầy về linh đạo linh mục. Và thật hạnh phúc cho chúng ta, vì trên con đường người môn đệ, chúng ta không hề đơn độc. Đi trước chúng ta, đi bên cạnh chúng ta, là Đức Maria, là thánh Gioan Maria Vianney, là các vị Mục Tử Vĩ Đại trên chính quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta, như lời của Đức Thánh Cha Bênêdictô khi nói về Đức Cố Hồng Y Giuse Phaolô Phạm Đình Tụng”.

Được biết, trong khuôn khổ những buổi thuyết trình và đề tài học hỏi, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân – Giám mục giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng – sẽ có bài thuyết trình về đề tài “Mục vụ hôn nhân” vào lúc 9h15 phút sáng ngày thứ tư, 2/6/2010./.
 
Đến với thiếu nhi giáo sở truyền giáo Tân Rai - Bảo Lộc, Lâm Đồng
Nhóm Bạn Trẻ Khúc Cảm Tạ
17:18 02/06/2010
Nói đến địa danh Tân Rai, người ta dễ liên tưởng đến công trình khai thác quặng bauxite nhôm, nhưng ít ai biết đến một giáo xứ truyền giáo khá quan trọng của Giáo phận Đà Lạt đã được thành lập hơn 50 năm qua.

Hiện nay, giáo xứ Tân Rai là một giáo sở truyền giáo với một địa bàn rộng lớn gồm một phần xã Lộc Thắng, nơi nhà thờ tọa lạc, và các xã Lộc Phú, Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Lâm và B’Lá của huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Những vùng xa xôi nhất mà giáo xứ cai quản cách nhà thờ đến 40 km, với đường xá đi lại khó khăn, đồi dốc quanh co.

Xem hình Nhóm Khúc Cảm Tạ đến với thiếu nhi giáo sở Tân Rai, Lâm Đồng

Nằm trong ý định mang đến niềm vui cho các em thiếu nhi vùng sâu, vùng xa, giúp các em cảm nhận được sự quan tâm của nhiều người, và để góp phần rất nhỏ nhoi trong biết bao công việc phải làm mà cha chánh xứ Tân Rai Giuse Trần Đức Thành cùng cha phó xứ đã và đang thực hiện, hôm 29 và 30 tháng Năm, anh chị em bạn trẻ Nhóm Khúc Cảm Tạ đã lên đường đến Tân Rai để thực hiện một chương trình vui chơi, chiếu phim và văn nghệ phục vụ cho các em thiếu nhi giáo xứ.

Xuất phát từ Sài Gòn sáng sớm 29/5, đến đèo Bảo Lộc, anh em chúng tôi cũng không quên ghé vào tượng đài Đức Mẹ Suối Bình An cầu Mẹ che chở cầu bàu cho chuyến công tác hoàn thành trọn vẹn. Sau hành trình gần 7 tiếng đồng hồ đồi dốc khúc khuỷu quanh co, lúc 13 giờ 30 chúng tôi có mặt tại Tân Rai, một điều vô cùng bất ngờ và xúc động đối với chúng tôi là đông đảo các em đã bắt đầu có mặt chờ đón tham dự chương trình, vì theo thông báo của cha Sở phải đến 16 giờ mới bắt đầu mọi hoạt động.

Trước những ánh mắt háo hức chờ đợi của các em, và theo đề nghị của cha Sở, chúng tôi bắt tay vào việc ngay và quyết định để chương trình bắt đầu sớm hơn từ 14 giờ 30. Hơn 700 em thiếu nhi được các giáo lý viên giáo xứ tập họp thành hai nhóm ở khoảng sân trước và sau nhà thờ để tham gia các trò chơi vận động. Những ánh mắt háo hức chờ đợi như vỡ òa khi tham gia thật tích cực, thật nhiệt tình qua những lời đáp vang dội của các em sau những lời hiệu triệu của anh em quản trò trong đoàn. Những trò chơi vận động tập thể được các em hăng hái tham gia hết mình qua các động tác chạy nhảy, bò, lếch theo người quản trò, thậm chí có em còn hăng hái khi bị phạt để được vận động nhiều hơn và chơi nhiều hơn dưới cái nắng cao nguyên ban chiều.

Cúp điện từ sáng sớm, cha Sở thông báo, nhưng ngài đã kịp huy động máy phát điện để việc phục vụ cho các em được trọn vẹn. 16 giờ, máy phát điện bắt đầu vận hành, các em được quy tụ lại ở sân sau nhà thờ, những tưởng các em đã thấm mệt sau hơn một tiếng đồng hồ vận động tích cực, nhưng không, các bạn trẻ quản trò đã thổi làn khí mới vào những trò chơi vận động theo nhạc, các em lại càng thích thú và tích cực hơn qua những cánh tay, qua những điệu múa giơ lên, thả xuống nhịp nhàng với ánh mắt trong veo và nụ cười thật thoải mái.

16 giờ 40, cha Sở đưa ra những lời tâm tình cám ơn (bằng cả tiếng Kinh và K’Ho) các bạn trẻ sinh viên Sài Gòn đã đến để mang tấm lòng nhân ái cho các em, tạo cho các em niềm vui nhân dịp khai giảng năm học giáo lý mới, ngài cũng dặn dò các em siêng năng học hỏi giáo lý, sống tốt đẹp, ngoan ngoãn để đáp lại tấm lòng của những người đến từ nơi xa. Sau đó, những phần quà do Ban Ẩm thực chuẩn bị sẵn gồm chai nước suối và hai cái bánh được phân phát đến từng em để các em được no bụng tiếp tục tham dự chương trình.

Giáo dục giáo lý nơi vùng sâu, vùng xa cũng là giáo dục tri thức và nhân bản, một điều thật là trân quý khi trình độ dân trí nơi đây còn thấp, đời sống thiếu thốn mọi bề, và điều đó thể hiện sự quan tâm đến thiếu nhi nói riêng và giáo dân nói chung của Giáo xứ Tân Rai. Ý định của cha Sở muốn thực hiện chương trình hôm nay như là chất xúc tác, tạo đà để các em đến với các lớp giáo lý, tham dự Thánh Lễ.

17 giờ 30, máy chiếu bắt đầu hoạt động để phát hình bộ phim hoạt hình “Mười Điều Răn”. Trời đêm đã dần buông xuống, bộ phim hoạt hình gây sức hút làm các em rất chăm chú theo dõi gần một tiếng rưỡi. Chẳng những trẻ em thích thú xem phim, mà các bậc phụ huynh sau khi tham dự Thánh Lễ chiều kết thúc lúc 18 giờ cũng hòa cùng các em để theo dõi bộ phim. Và cha Sở, tuy ngài nói đã từng trình chiếu cho các em các bộ phim về Kinh Thánh, giáo lý cũng đã chăm chú theo dõi bộ phim mới về Mười Điều Răn. Cũng cần nói thêm rằng, để chuẩn bị bộ phim này, bạn trẻ Thành Tâm đã cất công tìm kiếm bản rõ nhất, đẹp nhất để mang ra chiếu, nhưng tìm được rồi bạn lại đâm lo vì toàn là các bản có phụ đề Việt ngữ, không bản nào có thuyết minh cả, vì ngay cả người lớn xem cũng khó theo dõi mạch phim. Sau khi hỏi ý ban tổ chức, thế là với micro trong tay và phần mềm thu âm, bạn đã tự thu âm sẵn lời thuyết minh cho phim để đem ra chiếu, thật cám ơn sự nhiệt tình của bạn đã hết lòng phục vụ.

19 giờ, chương trình văn nghệ được bắt đầu trong tràn vỗ tay vang dội của các em. Đến với chương trình văn nghệ, các bạn trẻ đã cất công tìm kiếm các bài hát, tự sáng tác kịch và tự biên biên đạo múa và cất công tập dượt trong những thời gian rảnh rỗi eo hẹp của cuộc sống sinh viên. Bài múa “Gieo Mầm Tin Yêu” của Nhạc sĩ Ý Vũ của các bạn trẻ được mở đầu với những cử động hài hòa ăn nhịp lời ca nhằm ca ngợi công cuộc truyền giáo, căn tính của Kitô hữu. Tiếp sau đó, ca sĩ Công Giáo Đức Thiện đã phục vụ các khán giả nhí một lượt 2 bài hát bằng chất giọng truyền cảm: “Cầu cho Cha Mẹ 7” cùa Nhạc sĩ Phanxicô và “Bài ca yêu thương” của Nhạc sĩ Từ Duyên. Đến lượt các bạn trẻ trong đoàn ngạc nhiên, thích thú với điệu múa dân tộc trên nền nhạc “Lễ Dâng” của các em nhỏ vùng Tây Nguyên với gùi và chiên bằng màn trình diễn hết mình. Đến lượt hai bạn nữ trong đoàn hát bài Cho Con của Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu với chất giọng tương đối mượt mà của người trẻ.

Vở kịch “Tấm Cám” cải biên được các bạn trẻ tự biên tự diễn mang âm hưởng nhà đạo được trình diễn gây nhiều thú ngờ thú vị: Câu chuyện bắt đầu với cô Tấm siêng năng, học giỏi, giỏi cả giáo lý và được tiếng giỏi giáo lý nhất xứ, còn cô Cám thì được mẹ nuông chiều, hay ganh tị và lười học. Một hôm, giáo xứ tổ chức hội trại để thi tài năng giáo lý. Cô Cám biết tin, và cũng sợ cô Tấm cùng tham dự sẽ không được giải nên đã giục mẹ bắt cô Tấm làm việc nhà và phải nhổ cỏ mấy nương chè. Cô Tấm buồn rầu thì “bụt” hiện ra kéo mọi người đến giúp làm các công việc để cô Tấm có thể đến tham dự trại. Đến trại, cô vô tình đánh rơi quyển tập giáo lý với nét chữ rất đẹp và những bài giáo lý được viết cẩn thận, trại trưởng và trại phó nhặt được mới tìm thử xem ai là cô Tấm để trả lại và đồng thời trao phần thưởng cho người giỏi giang giáo lý trong trại. Hình thức tìm kiếm là thông báo và treo bảng để có ai viết cùng nét chữ, đối đáp giáo lý hay thì trao giải thưởng và đồng thời trả lại quyển tập giáo lý. Sau vài ba người thử nét chữ, đến cô Cám, bằng sự gian lận cô đã giả được nét chữ và nhận mình là Tấm để nhận được giải, nhưng chưa kịp nhận thì cô Tấm đến nhận diện quyển tập của mình đánh rơi. Trại trưởng và phó bối rối vì không biết ai là Tấm để trả lại và trao giải, thế là chọn giải pháp thi giáo lý để biết ai đích thực là cô Tấm. Câu đầu tiên, cô Cám nhanh nhẩu trả lời được Thiên Chúa có ba ngôi. Câu thứ hai, đến lượt cô Tấm cho biết Thánh Lễ gồm 2 phần. Và câu thứ ba, hãy đọc Mười Điều Răn, cô Cám lại giành được quyền trả lời nhưng mới đọc được đến điều răn thứ ba thì bí, đến phiên cô Tấm thì đọc lưu loát Mười Điều Răn. Thế là, sự thật cũng lộ diện và cô Tấm được trả lại quyển tập Giáo lý và nhận được phần thưởng xứng đáng. Câu chuyện đơn giản, ý nhị nhưng gây được sự chú ý và mang ý nghĩa giáo dục cho thiếu nhi thật sâu sắc.

Chương trình văn nghệ càng thêm sôi động với sự cống hiến của ca sĩ Phi Nguyễn hát một lúc 4 bài hát. Bài đầu tiên mang tên “Trong trái tim Chúa” của Phanxico, anh đã nhiệt tình xuống tận chỗ các khán giả nhí để hát, anh còn giao lưu và cho khán giả nhí hát lại điệp khúc, rồi trao giải thưởng. Bài hát tiếp theo mà anh trình bày là “Ánh sáng của Ngài” của Nhạc sĩ Ý Vũ với điệu disco sôi động. Tháng Hoa cũng đã sắp kết thúc, vì thế Phi Nguyễn đã chọn “Trầm Hương dâng mẹ” của Nhạc sĩ Thế Thông để hát dâng Mẹ xin cầu bàu cho vùng đất Tân Rai. “Dâng chúa cuộc đời” là bài hát cuối cùng ca sĩ này hát tặng cho cha Sở và cha Phó, anh đã khéo chọn bài hát để nói lên tâm tình của mình đối với các vị mục tử đã hết mình phục vụ nơi giáo xứ rộng lớn và xa xôi này. Và để hưởng ứng những bài hát của ca sĩ, những cách tay bé thơ cũng giơ cao trong sự háo hức để hòa nhịp cùng bài hát.

Bầu trời đêm buông xuống đã tối mịt, đường xá xa xôi cách trở, món quà ân tình người thành thị được gởi đến với trẻ em nơi vùng xa xôi B’Lá cách Tân Rai 15 km, phải về trước kẻo trời khuya khó khăn đi lại. Để các em đến được với chương trình, cha Sở đã phải thuê 2 chiếc xe lớn chở các em đến tham dự, cha đã thật chu đáo trong lời dặn dò để tiễn các em về nhà.

Trong trang phục đơn sơ giản dị, các em thiếu nhi người dân tộc lại một lần nữa đến với tiết mục múa với những vũ điệu đậm nét bản sắc văn hóa Tây Nguyên và liền sau đó tiết mục múa quạt của các Thiếu Nhi Tân Rai được dàn dựng công phu trên nền bài hát của các anh chị ca viên ca đoàn thực hiện bên cánh gà. Cô MC Khánh Toàn đã dẫn dắt chương trình thật lưu loát và làm cho chương trình thêm hấp dẫn với phần phỏng vấn các nghệ sĩ nhí. Và thật bất ngờ, người cùng lo vấn đề âm thanh, phối nhạc với chúng tôi cũng góp vui cho không khí văn nghệ thêm hoành tráng với hai bài thổi kèn saxophone "Chúa không lầm" và "Tình yêu Thiên Chúa". Chương trình tưởng chừng như kết thúc, nhưng cha Sở nhiệt tình khuyến khích cứ tiếp tục đến 10 giờ đêm, và hai bài múa với các cử điệu trên nền bài hát "Xin tin yêu" và "Con đường Giêsu" đã mang lại không khí náo nhiệt trước khi kết thúc chương trình văn nghệ. Món quà ân tình là vài cuốn tập và cây viết tuy nhỏ nhoi nhưng cũng đã được trao cho các trẻ em bằng cả tấm lòng trước khi chia tay.

10 giờ đêm, khi bước vào buổi ăn tối cũng là lúc có điện trở lại, là lúc các bạn trẻ trò truyện thân mật cùng cha Sở, cha Phó, thầy giúp xứ và giao lưu cùng các giáo lý viên giáo xứ cùng tham gia các hoạt động từ ban chiều.

11 giờ đêm, tuy đã mệt mỏi sau mọi hoạt động nhưng ánh lửa bập bùng cũng được thắp lên cho giờ cầu nguyện Taizé. Anh Nguyễn Bình Phương Tứ, Trưởng Ban Tổ Chức chương trình, đã dẫn dắt buổi cầu nguyện với cây đàn guita. Anh cũng cám ơn các bạn trẻ, đa phần chưa hề biết nhau nhiều, nhưng đã dấn thân hết sức mình để chương trình thành công hơn cả mong đợi từ Ban Tổ Chức. Các bạn đã thực sự hoàn thành vai trò mới chỉ được phân công khi bước lên xe, từ các bạn phụ trách tài sản, khuân vác từng thùng bánh, nước suối, tập vở, từng thùng quần áo, sách báo cũ, đến các bạn quản trò, ẩm thực rồi chụp ảnh và các bạn phục vụ văn nghệ. Các bạn đã tiếp sức nhau trong mỗi hoạt động chứ không riêng gì nhiệm vụ được trao phó. Bên tiếng nhạc của đàn guita, giữa đêm khuya núi rừng Tây Nguyên, những bài Thánh Ca, những lời kinh xướng đáp đã được dâng Thiên Chúa để tạ ơn Ngài về những thành công đã đạt được cũng như cầu xin cho sự hiệp nhất, yêu thương và dấn thân phục vụ nơi mỗi thành viên. Khi buổi cầu nguyện kết thúc cũng là lúc quá 12 giờ đêm, bên ánh lửa bập bùng, những bài hát, câu ca và những lời tâm tình với nhau bên củ khoai lang nướng mang thêm kỹ niệm đẹp cho từng thành viên.

8 giờ sáng 30/5, Lễ Nhì Chúa Nhật hàng tuần bằng tiếng K’Ho, các em thiếu nhi được hướng dẫn vào nhà thờ đọc kinh trước Thánh Lễ bằng tiếng dân tộc thật sốt sắng. Trước khi bắt đầu Thánh Lễ cha Sở đưa ra vài lời dặn dò cho năm học giáo lý mới, trong đó ngài trần tình rằng hiện vẫn chưa được phép dạy giáo lý ở vùng sâu, vùng xa vì thế đối với những người lớn muốn rửa tội và hợp thức hóa hôn nhân, ngài khuyến khích hãy năng tham dự Thánh Lễ Nhì hàng tuần để ngài giảng thêm giáo lý và sau một thời gian ngài sẽ xem xét Rửa Tội và hợp pháp hóa hôn nhân. Ngài cho hay tại xã Lộc Phú mở được 3 lớp giáo lý, một lớp cho người Kinh, một lớp Tân Tòng và một lớp cho người dân tộc. Ngài cũng đem đến một sự bất ngờ cho chúng tôi khi cho biết ngày 30/5 cũng là ngày kỷ niệm 14 năm cung hiến ngôi Thánh Đường Giáo xứ Tân Rai (1996-2010).

Trong bài giảng lễ, cha nói về bài giáo lý Thiên Chúa Ba Ngôi, ngài cho hay hôm nay toàn thể Hội Thánh Công Giáo cùng tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi, ba ngôi cùng một Thiên Chúa. Đó là mầu nhiệm lớn nhất trong đạo, đó là điều không cần phải nói nhiều vì chỉ có Chúa Giêsu Kitô mới có thể mặc khải cho chúng ta biết điều đó. Chúng ta chỉ có thể cầu khẩn Chúa Thánh Thần để được hiểu về mầu nhiệm. Chúng ta cần biết rằng đang tin vào mầu nhiệm cao cả và hãy cầu nguyện để Thiên Chúa nói với ta. Vì Thiên Chúa là Đấng Tự Hữu, là Đấng thiêng liêng nên chúng ta không thể phân tích được. Thiên Chúa là Đấng Tự Hữu không ai dựng nên, Thiên Chúa là Đấng Tốt Lành, nhân hậu, công bằng, không lừa dối ai bao giờ. Đó là tất cả những đặc tính của Thiên Chúa để chúng ta tin vào Thiên Chúa.

TrongThánh Lễ chỉ ba bài đọc và bài giảng là tiếng Kinh, còn lại toàn bộ bằng tiếng K’Ho, các bạn trẻ tham dự Thánh Lễ cũng đọc theo lời kinh qua sách, dù không hiểu tí gì, nhưng cũng hòa nhập vào để biết được âm điệu của tiếng dân tộc. Các bạn trẻ thật xúc động và cảm nhận được cái thiếu thốn của các em thiếu nhi khi nhìn thấy các em mang theo túi xốp và tập đêm qua mang theo để học giáo lý. Sau khi Thánh Lễ kết thúc, các bạn trẻ đã giao lưu, vui chơi cùng ca đoàn trước khi lên đường về với chốn thị thành.

Trở về với nhịp sống đô thị, các bạn trẻ mới cảm nhận được không khí trong lành và yên bình nơi cao nguyên. Nhưng trong tâm tình của mình, họ cũng cảm thương cho đời sống cơ cực, thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần nơi những vùng sâu, vùng xa. Và vẫn còn đó lòng cảm phục cha Sở cùng giáo xứ đã gầy dựng được mạng lưới truyền giáo trong một vùng đất vô cùng rộng lớn với muôn vàn khó khăn về địa lý và điều kiện để truyền giáo.

Xin tri ân tấm lòng của tất cả các ân nhân đã quảng đại đóng góp hiện vật và hiện kim hơn một tháng qua để chương trình này được thực hiện một cách tốt đẹp.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Những kinh nghiệm hữu ích cho đời sống
Văn Phòng Toà Giám Mục Kontum
09:02 02/06/2010
Sưu tầm

1- Cách đơn giản diệt côn trùng khi đi cắm trại hay tổ chức barbecue ngoài sân vào mùa hè

Trong một buổi party ngoài trời mọi người đểu bị quấy rầy bởi bầy côn trùng nhỏ bay lượn tứ tung, Nhưng tới khi có một người lấy thuốc Listerine xịt khắp sân cỏ và bục gỗ thì bọn côn trùng biến đi đâu mất hết. Đến năm sau tôi cũng bắt chước, đổ đầy Listerine vào một bình xịt 4 ounce rổi đem đi xịt quanh ghế chỗ tôi ngồi mỗi khi tôi thấy có muỗi. Và thế là xong, muỗi bay đi hết. Khi tổ chức picnic tôi cũng xịt listerine khắp nơi, quanh bàn bầy thức ăn, xung quanh chỗ trẻ con đánh đu và trên vũng nước tù gẩn đó. Trong suốt muà hè tôi chẳng bao giờ rời bình xịt listerine.

Ban tôi cũng bắt chước làm theo. Anh ta xịt ở sàn gỗ ngoài sân và xung quanh tất cả các cửa ra vào.. Anh ta cho biết “Chúng bị chết tức thời! Thật là hiệu nghiệm mà lại rẻ nữa”. Một chai listerine mua có $1.89 tại Target dùng đươc cả mấy ngày trong khi một lon thuốc xịt bọ đã đắt mà lại chỉ dùng được 30 phút là hết. Bạn tôi chia sẻ kinh nghiệm là khi xịt cửa bằng gỗ (như cửa chính chẳng hạn) thì chỉ nên xit quanh khung cửa chứ đừng xịt trực tiếp vào cánh cửa. Đối với khung cửa sổ cũng vậy, và cũng nên xịt luôn chuồng chó nữa. (ThiệuVũ)

2- Khi vào xe hơi đừng nên mở máy lạnh ngay

Khi vào xe hơi, trước hết bạn phải quay kiểng xe xuống, chờ vài phút rồi hãy mở máy điều hoà không khí.

Theo nghiên cứu thì dashboard, ghế ngồi và chất làm mát không khí trong xe tỏa ra benzen, một độc tố gây ung thư (hãy ghi nhận mùi của plastic được hâm nóng trong xe đóng kín cửa). Ngoài ra benzen còn đầu độc xương, gây thiếu máu và giảm lượng tế bào máu trắng v.v… Nếu bị nhiễm lâu dài, benzen có thể gây bệnh bạch cầu (leukemia) làm tăng rủi ro bị ung thư, và cũng có thể làm sẩy thai.

Mức benzen bên trong nhà có thể chấp nhận đươc là 50mg/ sq.ft. Trong một xe hơi, lên hết cửa kiếng, đậu trong nhà thì mức này lên khoảng 400-800 mg. Nhưng nếu xe đậu ngoài trời, dưới ánh nắng mặt trời ở nhiệt độ trên 60F, thì mức độ benzen tăng lên tới 2000-4000mg tức là gấp 40 lần mức có thể chấp nhận đươc… và như thế những người ngồi trong xe đương nhiên sẽ phải hít thở một lượng quá nhiều độc tố benzen. Vì vậy lời khuyên là nên mở cửa xe và hạ kiếng xe xuống để cho không khí bên trong xe có thể thoát ra ngoài trước khi bạn vào trong xe.

Benzen là một độc tố có tác hại lên thận, gan và một khi đã nhập vào cơ thể thì khó có thể thải ra ngoài (Câu Đỗ)

3- Rửa sạch nắp trên của lon soda rồi hãy uống

Vào chủ nhật mới đây tại North Texas, một phụ nữ khi đi chèo thuyền đã không quên để vài lon coke vào trong tủ lạnh của chiếc tàu. Đến ngày thứ hai người ta đã phải chở bà vào phòng cấp cứu… nhưng đến ngày thứ tư thì bà đã trút hơi thở cuối cùng.

Giảo nghiệm tử thi kết luận nạn nhân đã bị chết vì bệnh do leptospira (leptospirosis). Cuộc điều tra cho thấy là bà ta đã uống coke trực tiếp từ lon chứ không đổ ra ly. Thử nghiệm cho thấy lon coke mà bà ta uống có nhiễm nước đái chuột (tức là mầm mống của căn bệnh nói trên.)

Nước đái chuột chứa những chất độc hại và chết người. Do đó chúng ta phải rửa cho sạch phần trên của tất cả các lon soda trước khi dùng, Nên biết là các lon soda này được tồn trữ trong các kho rồi chuyển thẳng tới các cửa hàng mà không có rửa sạch.

Một nghiên cứu của NYCU đã phát hiện là mặt trên của tất cả các lon soda đều bị ô nhiễm nhiều hơn cả các phòng vệ sinh công công nghĩa là có đầy mầm mống bệnh và vi khuẩn. Vậy thì … bạn nhớ lấy nước rửa cho sạch các lon soda trước khi đưa lon lên miệng uống để tránh tai họa. (Oanh Nguyen).

4- Đừng uống RedBull cùng với Vodka

RedBull là một loại nước uống đem lại năng lực (energy drink) sản xuất theo sảụn phẩm của Thái- lan mang tên Krating Daeng.

Một nhóm thanh niên tuổi trong khoảng từ 20 tới 30 tụ tập nhau để liên hoan thâu đêm. Trong số đó, một cậu chừng 26 tuổi mang theo VODKA RED BULL (mà cậu ta đã có uống từ trước khi tới). Vào 3 giờ sáng, cậu này cùng một số bạn khác lấy nệm ra nằm ngủ một lát. Lúc này cậu ta vẫn nói cười vui vẻ, không đau đớn gì. Khoảng 5 giờ sáng, các bạn khác vào đánh thức cậu này thì… cậu ta đã chết.

Sau khi giảo nghiệm, bác sĩ kết luận là cậu thanh niên này đã chết vì uống VODKA RED BULL, chứa nhiều những chất kích thích taurine và glucuronolactone. RED BULL tuy được bày bán trên quầy nước limonade tại các siêu thụ, nhưng có thể làm chết người nhất khi uống chung với VODKA.

Chúng ta không nên uống quá hai lon RED BULL nguyên chất (RED BULL nature) mỗi tuần, nếu uống chung với Vodka thì càng nguy hiểm vì rượu là chất làm suy nhuợc (depressant) trong khi caffeine chứa trong RedBull lại là một chất kích thích (stimulant).

5- Đừng uống nước lạnh khi ăn

Người Nhật và người Tầu thường uống trà nóng trong bữa cơm chứ không uống nước lạnh. Đã đến lúc chúng ta nên bắt chước họ.

Tuy rằng sau một bữa cơm no mà uống một ly nước lạnh thì quả là khoan khoái. Nhưng nước lạnh uống vào sẽ làm đông đặc các đồ ăn dầu mỡ trong bụng và làm sự tiêu hoá bị chậm trễ. Một khi “khối bầy nhầy” này tác dụng với acid thì nó sẽ tan rã ra, được ruột hấp thu nhanh hơn các đồ ăn rắn, và sẽ nhanh chóng tạo thành lớp mỡ phủ lên màng ruột dễ dẫn đến ung thư.

Vì vậy chúng ta nên húp một bát súp nóng hay uống một tách nước nóng sau bữa ăn.

6- Đừng ăn tôm có vỏ khi uống vitamin C

Một phụ nữ Đài loan chết bất thình lình với dấu hiệu chảy máu mũi, mồm, tai và mắt. Cuộc giảo nghiệm tử thi cho thấy là nạn nhân bị chết vì ngộ độc thạch tín. Bác sĩ lý giải người chết không tự tử. không bị đầu độc mà chỉ vì thiếu hiểu biết, và cho biết thạch tín đã được tạo ra trong dạ dày người chết.

Theo điều tra người phụ nữ này uống vitamin C mỗi ngày. Vitamin C tự nó không thành vấn đề. Vấn đề ở chỗ bà ta đã ăn nhiều tôm vào bữa ăn tối. Thực ra tôm cũng không thành vấn đề vì tối hôm đó cả gia đình bà ta đều ăn tôm nhưng không sao. Nhưng riêng đối với nạn nhân thì có vấn đề vì bà ta đã uống vitamin C.

Theo nghiên cứu của Đai học Chicago thì vỏ mềm của tôm chứa nhiều potassium 5, chất này tổng hợp với thạch tín thành arsenic oxide (As2O5). Nhưng thực phẩm tươi này cũng không độc đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, ngay lúc đó uống vitamin C vào, phản ứng hóa học xảy ra, arsenic oxide sẽ chuyển thành ADB arsenic anhydride (As2O3) rất độc có thể làm tê liệt các mạch máu nhỏ của tim, gan, thận, ruột và biểu mô, gây xuất huyết tai, mắt, mũi, miệng.

7- Để ý tới các triệu chứng của đột quỵ

Bạn nên ghi nhớ là triệu chứng đầu tiên của đột quỵ là đau cánh tay trái. Vùng quai hàm cũng thấy bị đau.

Bạn có thể không cảm thấy đau ngực vào lúc đầu của cơn đột quỵ. Buồn nôn và vã mồ hôi cũng là những triệu chứng thông thường.

Khoảng 60 phần trăm nạn nhân bị đột quỵ trong khi ngủ đã “đi luôn” không tỉnh dậy. Cơn đau nơi quai hàm có thể đánh thức nạn nhân tỉnh dậy.

Khi có triệu chứng đột quỵ, phải gọi xe cấp cứu tức thời.

8- Không nên dùng các sản phẩm có đường nhân tạo

Những ai hay dùng các kẹo ngọt không đường của Ricola & Fisherman hãy coi chừng vì chúng có chứa chất aspartame, một “sát nhân” thầm lặng http://www.nexusmag azine.com/ articles/ aspartame. html

Những ai ưa chuộng các chất có vị ngọt nhân tạo nên biết:

Hiện nay tại Mỹ đang có dịch bệnh xơ cứng bội (multiple sclerosis) và luput (lupus). Lý do là vì ngày nay có nhiều người dùng các chất đường nhân tạo (artificial sweetener) để cho vào cà-fê hay trà. Họ làm vậy vì truyền hình cứ nhắc nhở họ hoài là đường có hại cho sức khoẻ. Thật ra điều này hoàn toàn đúng, đường có hại cho sức khỏe thật.. Nhưng nhiều người trong chúng ta lại dùng một chất thay thể cho đường nguy hiểm gấp nhiều lần. Đó là aspartame, và chính chất này đã gây ra dịch bệnh nói trên.

Aspartame là một hóa chất rất độc được công ty Monsanto sản xuất. Aspartame được bán trên khắp thế giới như là một chất thay thế cho đường và được sử dụng trong tất cả các đồ uống “diet soft drink” như Diet Coke, và Diet Pepsi. Aspartame cũng có mặt trong các nhãn hiệu đường nhân tạo như NutraSweet, Equal và Spoonful., cũng như trong nhiều sản phẩm khác dưới dạng chất thay thế cho đường.

Aspartme đươc quảng cáo là một sản phẩm diet (diet product) nhưng thực ra không phải thế. Thật ra aspartame làm người dùng tăng ký vì luôn luôn gây thèm ăn carbohydrate. Nhưng đây mới chỉ là một phần rất nhỏ của tác hại của aspartame vì hóa chất độc hại này còn làm thay đổi hoá học của não và do đó có thể gây ra những cơn động kinh. Aspartame còn làm thay đổi mức dopamine trong não, điều này rất nguy hiểm đến tính mạng của những người bị bệnh Parkinson.

Sở dĩ aspartame độc hại vì một trong những chất cấu thành của nó là rượu “wood alcohol”. Khi nhiệt độ của aspartame vươt quá 86 độ F thì rượu này sẽ biến thành formaldehyde sau đó thành acid formic rồi cuối cùng thành axidosis folic.

Formaldehyde được sắp vào loại chất độc như cyanide và arsenic tức là những chất có thể làm chết người; điều khác biệt là formaldehyde giết người một cách thầm lặng và chậm hơn. Và trong tiến trình gây tử vọng, nó gây ra nhiều vần đề về thần kinh. Người ta ghi nhân được có 92 triệu chứng nhiễm độc do aspartame dẫn đến hôn mê và cái chết. Hầu hết các triệu chứng này đều có liên quan tới thần kinh vì aspartame tấn công và tiêu hủy hệ thần kinh. Một trong những triệu chứng đó là bệnh luput cũng “hung hăn” như bệnh sơ cứng động mạch, đặc biệt đối với những người nghiện uống Diet Coke và Diet Pepsi.

9- Phòng ngừa bị đánh cắp hoặc tráo thẻ tín dụng

Dưới đây là ba tình huống đánh cắp thẻ tín dụng (credit card) rất đặc biệt qúi bạn nên đọc cho biết:

a. Một người bạn của tôi vào gym, khoá vật dụng của mình trong tủ nhỏ rồi ra tập thể dục. Tập và tắm rửa xong, anh ta ra lấy đồ thì thấy tủ không khoá. Anh ta tự bảo “Lạ thật! Rõ ràng tủ đã khoá mà”. Mặc quần áo xong, bạn tôi soát lại bóp thấy không có gì suy xuyển và các thẻ tín dụng vẫn còn đủ nên yên chí ra về.

Nhưng vài tuần sau bạn tôi nhận được giấy đòi tiền nợ tín dụng lên tới 14,000 mỹ kim. Anh ta gọi ngân hàng la lối về sự nhầm lẫn, nhưng được cho biết là ngân hàng không có sai sót gì cả. Nhân viên ngân hàng có hỏi bạn tôi là thẻ tín dụng có bị đánh cắp hay không? Anh ta trả lời “Không”, nhưng vẫn rút bóp ra coi lại. Thì hỡi ôi! thẻ tín dụng thì vẫn còn đó nhưng đã bị tráo vào bởi một thẻ tương tự nhưng đã hết hạn. Thì ra tên trôm đã đánh tráo thẻ mà bạn tôi không hay biết. Hậu quả là bạn tôi phải thanh toán số tiền nợ vì đã không báo cáo sớm.

Lời khuyên: Nên cẩn thận vì ít ngân hàng tín dụng có hệ báo động cho các chuyển khoản nhỏ dưới $9,000. Vì vậy nếu kẻ lấy cắp rút nhiều món tiền nhỏ thì…. tích tiểu thành đại mà bạn không hay biết.

b. Một thực khách ăn xong rút thẻ tín dụng ra trả tiền. Hoá đơn được mang tới, ông ta ký tên và cô hầu bàn gấp hoá đơn làm hai và kẹp thẻ tín dụng vào giữa.. Thông thường thì ông khách cứ thế bỏ vào bóp hoặc túi áo rồi ra về. Nhưng hôm đó không biết sao ông ta lại coi lại thẻ tín dụng và phát hiện… đó là thẻ quá hạn của người khác. Ông ta vội gọi cô hàu bàn thì cô ta tỏ vẻ bối rối, xin lỗi và mang thẻ lại quầy tính tiền. Ông khách theo dõi thì thấy trong khi đi, cô ta vẫy vẫy cái thẻ cho người thu tiền nhìn thấy và lập tức người này cúi xuống loay hoay làm cái gì đó rồi rút ra cái thẻ đúng. Cô hầu bàn thản nhiên như không có chuyện gì, mang thẻ lại cho ông khách và ngỏ lời xin lỗi.

Lời khuyên: Bạn hãy coi lại tên trên thẻ tín dụng mỗi khi ký giấy mua bất cứ cái gì và/hoặc mỗi khi người bán hàng cầm thẻ tín dụng của bạn mang đi một thời gian dù là ngắn. Nhiều người khi được trả thẻ chẳng kiểm lại, cứ đương nhiên cho đó là thẻ tín dụng của mình.

c. Hôm qua tôi tới một tiệm pizza lấy đồ đã đặt mua sẵn. Tôi trả tiền bẳng thẻ Visa Check Card, và như thế tiền sẽ rút thẳng từ tài khoản ngân hàng của tôi. Người đứng quầy trả tiền là một cậu thanh niên. Cậu ta cầm thẻ của tôi, rà vào máy, rồi để lại trên quầy như chờ chuyển ngân được chấp thuận…và đó cũng là thủ tục thông thường. Trong khi chờ, cậu ta cầm điện thoại di động và bắt đầu bấm số. Tôi nhận ra điện thoại của cậu ta vì nó cùng kiểu với máy của tôi và tôi không thấy gì khác lạ. Tiếp theo tôi nghe thấy một tiếng “clic” giống như khi tôi chụp hình với máy di động của tôi. Sau đó cậu ta trả lại thẻ cho t ôi nhưng vẫn giữ điện thoại trong tay trông giống như hãy còn đang bấm các nút. Lúc đó, tôi chợt nghĩ “Phải chăng anh ta đang chụp hình cái gì… nếu không là cái thẻ visa của mình”…và tôi để ý theo dõi. Cậu ta đặt máy lên quầy, vẫn để máy mở. Khoảng năm giây sau, tôi nghe thấy tiếng động khẽ báo hình đã chụp xong. Thực là rất may cho tôi, nếu tôi không có cùng loại điện thoại như của cậu ta thì làm sau tôi đã phát hiện ra. Và điều tất nhiên, là ngay sau khi ra khỏi tiệm tôi liền gọi ngân hàng yêu cầu hủy bỏ ngay thẻ của tôi.

Lời khuyên: Mỗi khi dùng thẻ tín dụng, bạn phải cẩn thận đừng lơ là. Bạn nên:

- để ý xem có ai đứng bên cạnh không và họ đang làm gì

- coi chừng các máy điện thoại cầm tay vì có thể chụp hình

- khi người hầu bàn tại tiệm ăn mang thẻ tín dụng và hoá đơn cho bạn ký thì bạn nhớ xoá số thẻ tín dụng đi. Một số tiệm ăn chỉ ghi lại 4 số cuối trên hoá đơn nhưng nhiều tiệm vẫn để nguyên.

Tôi đã là nạn nhân của một vụ gian lận thẻ tín dụng. Bạn cứ tin tôi đi, phiền phức lắm! Phải thừa nhận là bọn dánh cắp thẻ tín dụng khôn ngoan lắm nhưng nếu chúng ta luôn luôn cảnh giác thì chúng cũng khó mà thi hành thủ đoạn.
 
Văn Hóa
Lại… khẳng định
lykhách
08:22 02/06/2010
Cứ “khẳng định” rồi lại “khẳng định”
Chỉ loa phát ngôn, chủ tịch nước nín thinh
Ngài thủ tướng như mèo…dấu kín
Tổng bí thư nghe, chẳng dám nhìn!

Một Ngư-Chính lại điều thêm Ngư-Chính
Tới Biển Đông lè lưỡi liếm ra
Chúng gởi dăm thằng tới Hà-Nội xỏ lá:
Hữu nghị anh em: “16 chữ vàng mà!”

Tới giờ không còn gọi “tàu lạ”
Bởi xưa nay biết chắc nó…Tàu mà
Nhưng chữ “hèn” nó phải kèm chữ “hạ”
Mới nói rõ lên bản chất đảng ta!

Thôi rồi! Hoàng-Sa giờ Trường-Sa
Biển Đông dần hẹp ngõ vào ra
Tội ngư dân ra khơi đánh cá
Đầy rủi may như canh bạc đi xa!

Dăm dân quá uất ức biểu tình
Trái với quốc sách là “nín thinh”
Đàn áp dân mình là việc chính
Nhịn Tàu càng nhiều càng…chí minh!

Năm nay Thăng Long tròn nghìn tuổi
Sông Hồng khô trơ đáy giữa trời
Có điều chi ngậm ngùi khe suối
Mà chẳng chịu về hỡi nước ơi?

Hay chẳng về vì nước không còn nước?
Như đời nông dân bạc phước di dời
Ruộng biến thành sân gôn, đường phố bụi
Vong linh tiền nhân cũng mất lối tới lui!

Năm nay Hà-Nội mừng nghìn tuổi
Sài xang hoành tráng chuẩn bị rồi
Tham quan chẳng tính toan ngu muội
Dự án càng to càng rút ruột đã đời!

Cầu, hầm chưa xong đã nứt, dột
Hoàng Thành xa xưa cũng phá nốt
Hồ Hoàn-Kiếm xới gạch lát đá tốt
Tốn bao tỉ tiền, điện cứ cúp thảng thốt!

Thời nào dân nghèo cũng gian nan
Nhưng thời nay mới thấm mùi lừa phản
Bắc-Trung-Nam dân chất chồng ta thán
Riêng chỉ Quảng-Ninh là hết…than!

Lại “khẳng định”…biết rồi nói mãi
Cứ lập đi lập lại bao báo đài
Luôn lề phải, chẳng dám qua lề trái
Để nói giùm dân đầy khốn khổ vì ai?

Đêm qua cụ Tố-Như về khóc
Trong mơ, lệ trách móc trong thơ

Khóc rằng:
“Trăm năm trong cõi bể dâu
Sóng xưa ngỡ có sóng sau vỗ bồi!
Phận Kiều bảy nổi ba trôi
Vẫn chưa chìm đắm như thời người nay
Xưa Kiều còn giá cứu thầy
Buôn dân rẻ rúng nay bầy tham quan
Anh hùng chết đứng ngang tàng
Chưa như Từ-Hải, đã hàng Bắc-Kinh!
Thúy Kiều một phận lênh đênh
Nay Kiều đủ kiểu tội tình xứ xa!”


Khẳng định cái “khẳng định” là:
Đảng Tàu xỏ lá, đảng ta quá hèn!
Người người nhắm mắt vờ quên
Tỉnh ra đất, biển đổi tên bao giờ!