Ngày 29-05-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:12 29/05/2015
LỖ HẦU NUÔI CHIM
N2T

Trước đây, ở Hàn Kiến có một con chim từ biển xa bay lại, dừng lại ngoại ô đô thành của nước Lỗ.
Lỗ hầu cho rằng nó là một con chim thần, bèn ra lệnh bắt nó về và đích thân bày yến tiệc lớn ở tôn miếu để đón tiếp, và đem nó về dinh để phụng dưỡng: mỗi ngày đều tấu nhạc Ngu Thuấn (cửu thiều) cho nó nghe, lúc tế tổ thì dọn thịt trâu, dê, lợn cho nó ăn.
Chim biển bị Lỗ hầu dùng loại “lễ tiết” long trọng như thế thì sợ, vô cùng kinh hoảng, một miếng thịt cũng không dám ăn, một ly nước cũng không dám uống, ba ngày sau thì chết.
( Trang tử )

Suy tư:
Có người nói rằng, các linh mục hư hỏng phần lớn nguyên nhân chính là vì giáo dân quá kính trọng các ngài, “đội” các ngài lên trên cả bàn thờ ngang hàng với Chúa trong đời sống hằng ngày, và tôi nghiệm thấy người ta nói như thế cũng có phần đúng.
Giáo dân tôn trọng các linh mục của mình: rất đúng.
Giáo dân kính trọng các chủ chăn của mình: rất đúng.
Giáo dân coi linh mục là người đại diện của Chúa: cũng chẳng sai.
Nhưng giáo dân quên mất rằng: các linh mục cũng là những con người, những con người được Thiên Chúa chọn để phục vụ, chứ không phải để được phục vụ. Với chức thánh đã lãnh nhận nơi Giáo Hội và với tư cách riêng của các ngài cũng đáng để chúng ta tôn trọng, đó là điều mà không ai phủ nhận.
Nhưng, gặp các ngài ở đằng xa thì đã khúm núm, khom lưng: “lạy cha ạ” thì thử hỏi có linh mục nào mà không cảm thấy “ta đây” chứ? Có những linh mục quá trẻ (28-30 tuổi) cũng vênh mặt lên trời khi các cụ già đáng bậc ông bà nội ngoại của mình khom lưng: chào cha ạ!!!
Chính giáo dân cũng có trách nhiệm một phần lớn khi làm hư các linh mục của mình. Nhưng xét cho cùng thì các linh mục phải nhận ra điều này là: tôi cũng là một con người như những người khác, nhưng được Thiên Chúa chọn làm linh mục, đó là điều vinh dự, nhưng càng vinh dự hơn, nếu tôi biết cúi lưng chào lại giáo dân của tôi, nếu tôi biết mĩm cười và bắt tay họ, nếu tôi biêt cởi bỏ cái vỏ bên ngoài “ta đây” thì có biết bao nhiêu là giáo dân yêu mến Giáo Hội và Chúa hơn.
“Lễ tiết” mà giáo dân dành cho các linh mục quá “hậu” nên đã làm hư các ngài; và có những linh mục đã không quen với các “lễ tiết ấy” nên đã hư mà không biết, bởi vì các linh mục không phải là những con chim thần...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:18 29/05/2015
N2T

5- Năm dấu thương của Đức Chúa Giê-su là năm giòng sông thánh sủng lớn sau khi Ngài sống lại, là để cho chúng ta nhận rất nhiều ơn sủng từ năm giòng sông thánh sủng này.

(Thánh Sibyllina of Pavia)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Hãy làm cho muôn dân nhận biết Thiên Chúa là Cha
Lm. Jude Siciliano, OP
09:54 29/05/2015
Chúa Nhật CHÚA BA NGÔI (B)
Đệ Nhị Luật 4: 32-34, 39-40; T.vịnh 32; Rôma 8: 14-17; Mátthêu 28: 16-20


HÃY LÀM CHO MUÔN DÂN NHẬN BIẾT Thiên Chúa LÀ CHA

Sách Đệ Nhị Luật đưa chúng ta đến lúc Thiên Chúa tạo dựng loài người. Kinh nghiệm chúng ta với Thiên Chúa bắt đầu từ lúc Thiên Chúa tự nhiên có hành động ban ơn. Thiên Chúa ấy, mặc dù ở trên trời cao thẳm, không những tạo dựng loài người, mà còn luôn luôn tiếp tục ở với chúng ta dưới đất. Thiên Chúa không chỉ tạo dựng chúng ta rồi để chúng ta một mình tự làm việc sinh sống, nhưng Ngài còn hoạt động thay chúng ta. Bắt đầu từ việc tạo dựng, Thiên Chúa luôn luôn tiếp cận chúng ta qua bao mạc khải rõ ràng.

Dân Israel kinh nghiệm với Thiên Chúa qua nhiều cách cụ thể. Họ là những người nô lệ. Và Thiên Chúa giúp họ với "cánh tay mãnh liệt Ngài giăng ra". Ông Môsê nhắc dân chúng nhỏ̉ nhủ̃ng hành động vĩ đại Thiên Chúa đã làm cho họ, bằng cách củ́u họ thoát khỏi ách nô lệ của Ai Cập. Hành động của Thiên Chúa cụ thể và rõ ràng làm cho dân chúng không có cách nào nghi ngỏ̀ Thiên Chúa của họ là ai. Thiên Chúa tiếp tục hoạt động vủọ̉t qua việc Ngài giải thoát họ. Ỏ̉ núi Sinai, sau nhủ̃ng dấu chỉ vĩ đại Thiên Chúa ban cho họ Giới Luật. Ông Môsê bảo dân chúng hãy hiến thân họ cho Thiên Chúa. Đây không phải là lỏ̀i bảo trủ̀u tủọ̉ng. Lỏ̀i bảo đó là từ nguồn gốc Thiên Chúa mà dân chúng đã đủọ̉c biết qua nhủ̃ng hành động đặc biệt mà Thiên Chúa đã làm cho họ. Không có Chúa nào khác Thiên Chúa của họ. Ông Môsê nói vỏ́i họ là họ biết điều này vì họ đã kinh nghiệm việc Thiên Chúa đã làm. Ông Môsê không nói vỏ́i dân chúng trong lý thuyết một cách trủ̀u tủọ̉ng. Nhủng, ông ta nhắc họ nhỏ́ kinh nghiệm của họ qua nhủ̃ng trủỏ̀ng họ̀p đặc biệt vĩ đại xãy ra trong lịch sủ̉ của họ.

Hôm nay ông Môsê cũng nhắc chúng ta như thế trong Lễ Chúa Ba Ngôi. Chúng ta cũng vậy, cũng trả lời một cách đặc biệt câu hỏi: "Thiên Chúa của chúng ta là ai?" bằng cách nhớ đến kinh nghiệm Thiên Chúa đã làm gì cho chúng ta, cho từng người một và cho toàn Giáo Hội. Chúng ta có kinh nghiệm như thế nào về "bàn tay mãnh liệt" của Thiên Chúa khi chúng ta cần được giúp đở trong những việc chúng ta không tự mình làm được phải không? Chúng ta có thể trả lời câu hỏi "Nếu Thiên Chúa không ở với tôi trong đời sống tôi thì tôi không thể nào...". Chúng ta biết Thiên Chúa khi chúng ta nhớ lại kinh nghiệm cuộc sống của chúng ta. Khi chúng ta nhớ được điều đó, chúng ta đến kết luận mà ông Môsê nhắc chúng ta: "Vì Thiên Chúa ở với chúng ta trong quá khứ, Thiên Chúa sẽ làm việc thay cho chúng ta. Thiên Chúa cũng sẽ làm như vậy bây giờ và trong tương lai". ông Môsê nhắc chúng ta là không có chúa nào ngoài Thiên Chúa của chúng ta.

Bài đọc thứ hai rất thích hợp với các bài sách đọc ngày hôm nay. Thánh Phaolô nhắc chúng ta nhớ chúng ta là con Thiên Chúa. Ngài là cha chúng ta, Ngài lo lắng cho chúng ta "Abba, Cha" cũng giống như lời ông Môsê nhắc người Do thái về việc Thiên Chúa đã làm cho họ. Trong truyền thống trước đó, lời nhắc đó có nghĩa là dân chúng đáp lại bằng cách tuân giữ "luật lệ và điều răn". Nhưng, thánh Phaolô nói chúng ta là con Thiên Chúa, và chúng ta được dẫn dắt bởi Chúa Thánh Thần, Chúng ta có mối tương quan với Thiên Chúa vì Chúa Thánh Thần dẫn dắt chúng ta ở trong Chúa Giêsu. Vì thế, và qua Chúa Kitô chúng ta là con Thiên Chúa. Và chúng ta có thể gọi Thiên Chúa chúng ta như Chúa Giêsu gọi "Abba, Cha", và chúng ta được cam đoan là Thiên Chúa nghe chúng ta.

Trong phúc âm hôm nay, chúng ta ở Galilê với các môn đệ. Chúa Giêsu bảo họ lên ngọn núi. Họ sống với Chúa Giêsu bắt đầu từ Galilê, và từ Galilê các môn đệ sẽ được gởi đi khắp cùng trái đất. Nhưng, mặc dù trong sự hiện diện của Chúa Kitô các môn đệ vẫn hoài nghi. Có thể trên núi làm các môn đệ nhớ lại một ngọn núi khác khi Chúa Giêsu giảng dạy họ (Mt 5-7) và chỉ dẫn họ, người môn đệ theo Chúa Giêsu phải sống đặc biệt như thế nào.

Bây giờ Chúa Giêsu gởi các môn đệ ra đi "khắp các nước", nhưng họ vẫn còn hoài nghi. Thật là điều an ủi cho chúng ta biết là chúng ta không phải biết hết mọi câu trả lời trước khi chúng ta có thể nói lên và làm chứng đức tin của chúng ta vào Chúa Giêsu. Các môn đệ đang tập sự vẫn có năng lực đã ban cho Chúa Giêsu là Chúa Thánh Thần.

Hãy nhớ, trước kia trong phúc âm thánh Máthêu (Mt1:23), Mêsia là "Emanuel-Thiên Chúa ở cùng chúng ta", là điều Thiên Chúa hứa sẽ ban cho chúng ta hôm nay vì lý do đặc biệt là bởi "bổn phận truyền giáo". Chúa Giêsu ban cho các môn đệ một trách nhiệm rộng lớn: "Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ". Hãy để ý, Chúa Giêsu không bảo các môn đệ đến với một số người riêng rẻ nào, nhưng đến với "muôn dân”. Nó sẽ không được dễ dàng cho họ (hoặc chúng tôi) để vượt qua được những ranh giới thông thường - "Tất cả các quốc gia" là từ xứ Galilêa, lan toả ra môi trường xung quanh quen thuộc của họ.

Các môn đệ là người Galilê. Các lớp cao học về giáo lý ở Giêrusalem không coi các môn đệ ra gì, vì cho họ là như kẻ ngoại. Chúa Giêsu chọn các môn đệ là những người kém cõi thời đó, và ban cho họ năng lực. Vậy điều đó chẳng lẻ không nói với chúng ta, "người thường dân" không có năng khiếu đặc biệt gì về giáo lý phải không? Dù vậy, chúng ta là những người được Chúa Giêsu ban Thần Khí của Ngài và bảo chúng ta "làm cho muôn dân trở thành môn đệ".

Những ai trong chúng ta được gọi nói về Chúa Giêsu và làm chứng về Ngài không nên xem việc mình làm là chỉ nói tin tức về Chúa Giêsu mà thôi. Việc đó có thể chỉ là bước đầu tiên, nhưng ý định chúng ta phải đi xa hơn nữa. Chúng ta phải làm "muôn dân trở thành môn đệ". Loan báo đức tin chúng ta phải đưa đến sự thay đổi đời sống như những người chấp nhận đường lối sống của Chúa Giế su là đường lối hướng dẫn họ. Nơi quê hương Chúa Giêsu không thiếu gì tài liệu về Ngài. Nhưng vẫn còn cần hơn nhiều nữa. Lời nói và việc làm của chúng ta cần phải làm chứng rằng con đường của Chúa đã ảnh hưởng cụ thể đức tin trong đời sống của chúng ta.

Với thánh Mátthêu, một môn đệ thật sự không chỉ là người tuyên xưng đức tin mình vào Chúa Giêsu, đã được rửa tội và ghi danh vào một giáo xứ. Hơn nữa, người môn đệ phải thi hành những điều Chúa Giêsu chỉ dạy là sống một đời sống mới theo thánh ý Thiên Chúa, và sống điều răn lớn nhất là mến yêu Thiên Chúa và tha nhân.

Bài phúc âm hôm nay là phần cuối cùng của phúc âm thánh Mátthêu. Trong suốt phúc âm thánh Mátthêu đã bày tỏ làm thế nào theo thành ý Thiên Chúa, và đã chứng tỏ đời sống Chúa Giêsu là gương mẫu của việc hiến dâng cho tình thương của Thiên Chúa và tha nhân. Suốt phúc âm thánh Mátthêu đã chỉ rõ điều gì cần thiết chứ không phải chỉ lời nói về luật Thiên Chúa, nhưng là thi hành luật ấy.

Chẳng phải đó là điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở chúng ta trong "trách nhiệm truyền giáo lớn lao" hay sao? Chúng ta được gởi đi để loan báo tin mừng phúc âm qua lời nói và việc làm. Phúc âm thánh Máthêu nhấn mạnh nhiều điều về lời giảng dạy của Chúa Giêsu, như bài giảng trên núi. Nhưng, trong phúc âm hôm nay Chúa Giêsu không chỉ là thầy giảng dạy, nhưng Ngài là người thi hành những điều đó. Thường thường thánh Mátthêu hay tóm tắt các hành động Chúa Giêsu là cả hai, dạy dỗ và thi hành (Mt 4: 23).

Chúng ta không sống chia rẻ với những người khác. Chúng ta cùng nhau sống trong cộng đoàn đức tin. Theo lời ông Môsê nhắc, Thiên Chúa hiện hữu trong lịch sử. Thiên Chúa hành động vì thương yêu chúng ta. Chính tình thương yêu đó đã ban Chúa Giêsu cho chúng ta. Và chúng ta cần phải loan báo chính tình thương đó cho "muôn dân" qua lời nói và việc làm của chúng ta. Chúng ta phải đặt tình thương đó làm nền tảng. Nếu chúng ta muốn chứng tỏ tình thương đó cho người khác, nhất là những người bé mọn, Chúa Giêsu sẽ luôn luôn ở với chúng ta như Ngài đã hứa.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


HOLY TRINITY (B)
Deuteronomy 4: 32-34, 39-40; Psalm 33; Romans 8: 14-17; Matthew 28: 16-20


Deuteronomy takes us back to the beginning when God created humans. Our experience of God starts with God’s spontaneous act of giving. This God, though transcendent ("in the heavens above"), not only created humans, but continually reaches out to us ("on earth below"). God didn’t just create us and then leave us on our own to work, but continually acts on our behalf. It started with creation, but God stays in touch with us through significant moments of revelation.

The Israelites experienced God in very concrete ways. They were slaves and God came to help them with a "strong hand and outstretched arm." Moses reminds the people of the wonders God did for them by freeing them from their Egyptian slavery. God’s actions were very concrete and visible so that the people would have no doubt about who their God was. God went beyond just freeing them. At Sinai, after many signs and wonders, God gave them the law. Moses asks the people to commit themselves to God. This is no abstract call. It is rooted in the God the people have come to know through the specific ways that God has acted on their behalf. There is no other god like their God, Moses tells them and they know this because of their experience of what God has done. Moses doesn’t speak to the people in theoretical, abstract ways. He reminds them of their experience of specific events that took place in the history of the nation.

Moses prompts our memory as well today on this feast of the Most Holy Trinity. We too can respond to the question, "Who is your God?" in specific ways by recalling what God has done and continues to do for us, as individuals and as church. How have we experienced the "strong hand" of God when we needed help for what we could not do for ourselves? We can answer that question by finishing the sentence, "If God had not been there at that time in my life I never could have…." We know our God by reflecting on our human experience. When we do, we come to the conclusion Moses prompts in us, "Since God was there for us in the past, God will act on our behalf now and into the future. Moses reminds us, there is no other god, but our God.

The second reading fits well into the flow of today’s Scriptures. Paul reminds us that we are children of God, cared for by our loving "Abba, Father." It’s similar to what Moses reminded the Jews about how God acted on their behalf. In that earlier tradition it meant responding by following the "statutes and commandments." But we, Paul says, are children of God and are led ("compelled") by the Spirit. We are in relationship with God because the same Spirit that led Jesus is also in us. Because of and through Christ we are children of God. We can call our God the same way Jesus did, crying "Abba, Father," and we are assured God hears us.

In today’s gospel we are in Galilee with the disciples on the mount where Jesus had ordered them to go. Their life with Jesus began in Galilee and it is from Galilee that he will send them out to the world. But even in the presence of the risen Christ they doubt. Perhaps on the mount they recalled another mountain where Jesus spoke to them his Sermon (5-7) which laid out how the extraordinary way his followers were to live.

Now Jesus commissions them, still doubting, to go "to all nations." How comforting it is to know we don’t have to have all the answers before we can speak and witness to our faith in Jesus. What these still-in-process disciples have is the same power given to Jesus – the Holy Spirit.

Remember, early in Matthew (1:23), the name of the Messiah was "Emmanuel-God with us." That’s what Jesus promises us again this day, that he is Emmanuel and will remain with us "until the end of time." The promise is given for a specific reason, it comes with the "missionary commission." Jesus gives his disciples a large and all-encompassing duty: "Go therefore and make disciples of all nations." Notice that Jesus is not instructing his disciples to go to just a certain group of people, but to "all nations." It will not be easy for them (or us) to go beyond the usual boundaries – from Galilee, their accustomed surroundings to "all nations."

The disciples were Galileans. The sophisticated religious classes in Jerusalem despised them and thought of them as almost pagans. Jesus chose to give power and send out as witnesses, the least likely of his day. Doesn’t that speak to us "ordinary folk" who may not feel particularly gifted in matters of religion? Still, we are the ones upon whom Jesus pours his Spirit and appoints to "make disciples of all nations."

Those of us called to speak of Jesus and give witness to him should not consider what we do as merely passing on information about him. That may be the first step, but our intention goes further. We are to "make disciples." Proclaiming our faith should lead to changed lives, as people accept Jesus’ way of life as a guideline for their own. There’s no lack of information in the land about Jesus. More is needed. Our words and deeds must give witness to the practical effects faith has on our life.

For Matthew a true disciple is not just someone who has professed faith in Jesus, been baptized and is registered in the local parish. Rather, a disciple does all Jesus has commanded; governs his/her life by the life-altering will of God and lives according to the great commandment of love of God and love of neighbor.

Today’s passage presents the last words in Matthew’s Gospel. Throughout his gospel he has elaborated what it means to follow the will of God and has demonstrated in Jesus’ life an example of total dedication to love of God and love of neighbor. Throughout Matthew has shown the necessity of not just talking about God’s law, but doing it.

Isn’t that what Pope Francis is reminding us of – "the great commission?" We are "sent" to go and proclaim the gospel by word and deed. There is a lot of emphasis in Matthew on Jesus’ teachings (The Sermon on the Mount). But in this gospel Jesus is not only a teacher, he is a doer as well. Matthew regularly summarizes Jesus’ activities as both teaching and doing (4:23).

We are not to live in isolation from others. We live our faith in community. Moses has reminded us that God is present in history, acting out of love for us. It’s that love that has given us Jesus and it is that love we must proclaim to "all nations." Through our words and actions we are to put on the love we have been clothed in. If we attempt to show that love to others, especially the least, Jesus will always be with us, just as he promises.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giảng tại Santa Marta: Sự giàu có không chia sẻ tạo ra băng hoại
Đặng Tự Do
00:12 29/05/2015
Nếu anh chị em giàu có, anh chị em phải chắc chắn rằng sự giàu có của anh chị em phục vụ “công ích”. Một sự dư dật của cải trong lối sống ích kỷ là “buồn bã”, đánh cắp đi “niềm hy vọng”, và là nguồn gốc “của tất cả các loại băng hoại” lớn nhỏ. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong thánh lễ sáng thứ Hai 25 tháng Năm tại nhà nguyện Santa Marta.

Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư về một trong những đoạn nổi tiếng nhất của Phúc Âm trong đó Chúa Giêsu gặp một người đàn ông trẻ tuổi giàu có. Anh nhiệt tình muốn theo Ngài và bảo đảm với Ngài rằng anh ta sẽ luôn luôn sống đúng theo các điều răn. Nhưng khi Chúa Giêsu nói với anh rằng còn một điều cần thiết cuối cùng là hãy bán đi mọi của cải và bố thí cho người nghèo và sau đó theo Ngài thì thái độ nhiệt thành và sự sẵn sàng của người thanh niên nhanh chóng thay đổi. Đột nhiên, “niềm vui và hy vọng” trong người thanh niên giàu có tan biến đi, vì anh ta không muốn từ bỏ sự giàu có của mình.

“Sự dính bén đến của cải là căn nguyên của tất cả các loại băng hoại, ở khắp mọi nơi: băng hoại cá nhân, tham nhũng trong kinh doanh, ngay cả những khoản tiền hối lộ trong thương mại, các loại bớt xén khi mua bán, tham nhũng chính trị, tham nhũng trong giáo dục ... Tại sao? Vì những người mà cuộc sống gắn liền với quyền lực và của cải tin rằng họ đang ở trên thiên đường. Họ đang đóng cửa, họ không có chân trời, không có hy vọng. Nhưng cuối cùng họ sẽ phải bỏ lại tất cả mọi thứ.”

Đức Thánh Cha nói tiếp:

“Có một bí ẩn trong sự sở hữu của cải. Sự giàu sang có khả năng dụ dỗ, đưa chúng ta đến một sự mê hoặc và làm cho chúng ta tin rằng chúng ta đang ở một thiên đường trên trái đất.” Nhưng thiên đường trần thế là một nơi không có "chân trời", tương tự như khu phố mà Đức Thánh Cha đã từng thấy vào những năm của thập niên bảy mươi, trong đó những người giàu có đã xây dựng những bức tường và hàng rào để bảo vệ tài sản mình khỏi bị trộm cắp.

“Sống mà không có chân trời là một cuộc sống vô sinh, sống không có hy vọng là một cuộc sống buồn tênh. Sự gắn bó với của cải làm cho chúng ta buồn và làm cho chúng ta vô sinh. Tôi nói ‘gắn bó’, tôi không nói về ‘sự quản lý tốt của cải’ cho lợi ích chung, cho tất cả mọi người. Và nếu Chúa ban của cải cho một người thì đó là để chúng được sử dụng vì lợi ích của tất cả, không phải cho bản thân người đó, không phải để người ấy đóng kín con tim, để rồi sau đó trở thành băng hoại và buồn bã.”

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng: “Tài sản không đi kèm lòng quảng đại làm cho chúng ta tin rằng chúng ta có quyền năng như Thiên Chúa. Và cuối cùng nó lấy mất đi cái quý nhất là hy vọng”

Để kết luận, Đức Thánh Cha nói: Chúa Giêsu đã chỉ ra trong Tin Mừng con đường đúng để sống.

“Mối phúc đầu tiên: ‘Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó’, nghĩa là lột bỏ sự gắn bó của cải thế gian này và bảo đảm rằng sự giàu có Chúa ban cho chúng ta được dùng cho thiện ích chung. Đó là cách duy nhất. Hãy mở bàn tay anh chị em ra, hãy mở rộng tâm hồn anh chị em, hãy rộng chân trời. Nếu anh chị em có đôi tay khép kín, con tim đóng lại như người phú hộ mở hết tiệc này đến tiệc khác và mặc toàn quần áo đắt tiền, anh chị em không có chân trời, anh chị em không nhìn thấy những người khác đang có nhu cầu và anh chị em sẽ kết thúc như người phú hộ ấy là xa cách Thiên Chúa”
 
Chương trình chuyến thăm Sarajevo của Đức Thánh Cha ngày 6/6/2015
Nguyễn Việt Nam
00:59 29/05/2015
Thành phố Sarajevo
‘Bình an cho anh chị em’ là chủ đề chuyến tông du mục vụ lần thứ 8 này của Đức Thánh Cha Phanxicô, gói ghém trong logo miêu tả một con chim bồ câu đang ngậm một nhánh ô liu. Đó là một chủ đề sâu sắc đối với người dân Bosnia-Herzegovina vẫn đang vất vả khôi phục lại những tàn phá bởi một cuộc chiến kéo dài ba năm theo sau sự tan rã của Nam Tư vào những năm đầu thập niên 1990.

Đất nước với chỉ trên dưới bốn triệu người này bao gồm khối đa số là những người Hồi giáo Bosnia, hay còn gọi là Bosniaks, chiếm 40% dân số. Tiếp theo là một con số đáng kể những người Serbia chủ yếu theo Chính thống giáo. Người Công Giáo chỉ chiếm 15%, chủ yếu là những người Croatia.

Khoảng hai triệu người, hay một nửa dân số, đã phải bỏ nhà di tản trong cuộc chiến tranh đã được kết thúc bằng một thỏa thuận hòa bình được ký kết tại Dayton, Ohio, Hoa Kỳ theo đó một liên bang được thành lập cho người Bosnia và Croat, cùng với một cộng hoà tự trị cho người Serb, tất cả trực thuộc một chính quyền trung ương với ba vị tổng thống luân phiên. Giám sát nền hòa bình mong manh là một ủy ban giám sát được hỗ trợ bởi các lực lượng NATO và sau đó bởi một lực lượng gìn giữ hòa bình thuộc Liên hiệp châu Âu.

Hôm thứ Bẩy 6 tháng Sáu tới đây, vị tổng thống người Croatia trong ba vị tổng thống, sẽ chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô tại sân bay Sarajevo lúc 9 giờ sáng và đi cùng ngài đến dinh tổng thống nơi sẽ diễn ra một cuộc họp riêng. Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ nói chuyện với ngoại giao đoàn và các nhà chức trách dân sự trước khi đến sân vận động Olympic của thành phố để cử hành Thánh Lễ.

Sau bữa ăn trưa với sáu giám mục của Bosnia-Herzegovina, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các linh mục địa phương, nam nữ tu sĩ và chủng sinh tại nhà thờ Chính Toà Sarajevo, trước khi đến một trung tâm sinh viên do dòng anh em hèn mọn điều hành gần đó trong một cuộc gặp gỡ đại kết và liên tôn với các nhà lãnh đạo Hồi giáo, Do Thái và Chính Thống Giáo địa phương.

Chặng dừng chân cuối cùng của Đức Thánh Cha Phanxicô là tại một trung tâm thanh niên được dành để kính nhớ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nơi ngài sẽ mắt thấy tai nghe về những thách đố những người trẻ tuổi phải đối mặt trong một xã hội có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất châu Âu hiện nay. Đức Giáo Hoàng dự kiến sẽ rời Sarajevo lúc 8 giờ tối và về đến Rôma vào khoảng 9:20 tối thứ Bảy.
 
Đức Thánh Cha tiếp Hội Đồng tái truyền giảng Tin Mừng
Lm. Trần Đức Anh OP
12:03 29/05/2015
VATICAN. ĐTC mời gọi các tín hữu cảm nghiệm cụ thể lòng thương xót của Thiên Chúa để trở thành dụng cụ cứu độ cho anh chị em mình.

Đó là ý tưởng ĐTC đặc biệt nhấn mạnh trong buổi tiếp kiến sáng 29-5-2015 dành cho 50 HY, GM và LM, tu sĩ tham dự khóa họp toàn thể của Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng về đề tài: ”Đâu là tương quan giữa việc loan báo Tin Mừng và huấn giáo”.

Lên tiếng trong dịp này ĐTC nhắc đến việc tổ chức Năm Thánh đặc biệt về Lòng Thương Xót được ngài ủy thác cho Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng và khẳng định rằng: Năm Thánh này có mục đích làm nổi bật hơn hồng ân Lòng Thương Xót của Chúa. Đây chính là việc loan báo mà Giáo Hội được mời gọi thông truyền qua hoạt động loan báo Tin Mừng trong một thời đại có những thay đổi lớn. Những thay đổi này là một sự kích thích các tín hữu đón nhận những dấu chỉ thời đại mà Chúa cống hiến cho Giáo Hội, để Giáo Hội có khả năng mang Chúa Giêsu Kitô đến cho cho người ngày nay. Sứ mạng này vẫn như trước, nhưng ngôn ngữ dùng để loan báo Tin Mừng đòi phải được đổi mới, trong sự khôn ngoan mục vụ.”

ĐTC cũng nhấn mạnh rằng ”con người ngày nay đang mong đợi Giáo Hội biết đồng hành với họ, cống hiến cho họ chứng tá đức tin, khiến Giáo Hội liên đới với tất cả mọi người, đặc biệt là những ngừơi cô đơn và bị gạt ra ngoài lề. Bao nhiêu người nghèo đang chờ đợi Tin Mừng giải thoát! Bao nhiêu người nam nữ, ở những vùng ngoại biên cuộc sống do xã hội tiêu thụ gây ra, đang chờ đợi sự gần gũi và tình liên đới của chúng ta”!

Trong bối cảnh đó, ĐTC khẳng định rằng ”tân Phúc Âm hóa là ý thức tình yêu thương xót của Chúa Cha để chính chúng ta cũng trở thành những dụng cụ cứu độ cho các anh chị em chúng ta”.

ĐTC đề cao tầm quan trọng của việc huấn giáo trong đời sống Kitô để các tín hữu cảm nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa. Đây không phải là một ý tưởng trừu tượng, nhưng là một sự cảm nghiệm cụ thể, qua đó chúng ta hiểu những yếu đuối của mình và sức mạnh đến từ trên cao.. Thiên Chúa đến cứu vớt chúng ta khỏi thân phận yếu đuối chúng ta đang sống.

ĐTC không quên nhắc nhở rằng ”việc giáo dục về đức tin là điều thiết yếu, nó đòi chúng ta phải có can đảm, tinh thần sáng tạo, và quyết định đi vào những con đường nhiều khi chưa được thám hiểm. Việc huấn giáo, như thành phần của tiến trình loan báo Tin Mừng, cần phải đi xa hơn lãnh vực học đường, để giáo dục các tín hữu, ngay từ nhỏ, gặp gỡ Chúa Kitô hằng sống và hoạt động trong Giáo Hội của Người” (SD 29-5-2015)
 
Top Stories
Vatican FIA says IOR on track
Vatican Radio
10:38 29/05/2015
(Vatican 2015-05-29 ) The Financial Intelligence Authority of the Holy See and the Vatican City State – Autorità di Informazione Finanziaria or AIF for short – gave a briefing to journalists on Friday at the Press Office of the Holy See to present the annual report for 2014.

The report reviews the activities and statistics of the AIF for the year 2014, which the AIF says present a continuous strengthening of the legal and institutional framework of the Holy See and the Vatican City State to regulate supervised entities, fostering international cooperation of the Vatican competent authority with its foreign counterparts and to consolidate the prevention and countering of potential illicit financial activities.

The President of the AIF, René Brülhart, explained that expansion of the Authority’s cooperation with other national and international financial oversight organs has improved the AIF’s ability to carry out its mandate. “By signing Memoranda of Understandings (MOUs) with other Financial Intelligence Units of 13 countries, including Australia, France and the UK as well as with the Regulators of Germany, Luxembourg and the United States of America, we have also massively strengthened international cooperation,” Brülhart said.

AIF Director Tommaso Di Ruzza explained that 2014 also saw the first ordinary on-site inspection of the IOR to verify the implementation of the measures taken to prevent and counter money laundering and the financing of terrorism. “The first on-site inspection of the IOR is an important consequence and a concrete sign of the effectiveness of the AML/CFT system adopted by the Holy See and the Vatican City State”, he said, adding that close monitoring of implementation and compliance with the new regulatory framework will be one of the key tasks of AIF in the near future.

The inspection has shown no fundamental shortcomings at the IOR. As a result of the inspection, AIF has developed an action plan for the full and systematic adjustment of existing procedures to the required standards in accordance with the law.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Luật… bá đạo.
Bảo Giang
08:42 29/05/2015
Luật… bá đạo.

Hôm rồi, khi vào mạng VN express, một trang thuộc biên chế của nhà nước Việt cộng, tôi đọc thấy một số bản tin trong mục pháp luật như sau:

1. Ghen tức vì người "trong mộng" chuẩn bị lấy chồng, Tuấn Anh cầm dao đến nhà đoạt mạng cô gái rồi bỏ trốn. Ngày 17/5, Công an tỉnh Nam Định đã khởi tố,tạm giam Phạm Tuấn Anh, 23 tuổi, để điều tra về hành vi giết người. Tuấn Anh có cảm tình với Thi nhưng bị cô gái từ chối, Đêm 15/5, Anh đâm Thi nhiều nhát rồi bỏ trốn, Thi tử vong.

2. “Sát hại bạn gái vì bị từ chối yêu. Bị nói lời chia tay, Long vác dao đến nhà sát hại bạn gái. Công an huyện An Lão (Hải Phòng) đang điều tra vụ sát hại bạn gái ở xã An Tiến. Kẻ gây án là Nguyễn Văn Long ,18 tuổi.( 5/5/15)

3. Trước đó 6/4 có bản tin hãi hơn: ”Nghịch tử hại bố trong đêm. Sau chầu nhậu, Mạnh về nhà hỗn hào với bố, cầm chày đánh và khống chế, ép bố viết giấy chuyển nhượng nhà đất khiến đấng sinh thành tử vong”.

Nhớ lại, những ngày sống dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, không phải là không có kẻ thất tình, không phải là không có kẻ bất hiếu. Nhưng cung cách hành động theo kiểu côn đồ, vô giáo dục này hầu như không thấy có ở trên các trang báo tại miền nam trước ngăy 30-4-1975. Nếu có thì cũng là một con số qúa nhỏ không làm cho người người kinh hãi, khủng hoảng. Hoặc không thấy là bởi vì, ở đó có một nền giáo dục đặt nền tảng trên khuôn mẫu đạo đức, luân lý của xã hội và tôn giáo. Ở đó, trẻ đến trường được học về Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín Trung, được học về lòng bao dung, tôn trọng lẫn nhau. Được học yêu thương trong nghĩa đồng bào, bảo vệ tổ quốc và giống nòi. Không một trường học, lớp nào mà không có khẩu hiệu “ Tiên học lễ hậu học văn” hay “Ngày nay học tập ngày mai giúp đời”.

Nhưng sau khi cướp được chính quyền tại miền nam vào 30-4-1975 và trước đó ở ngoài bắc vào sau 2-9-1945, Cộng sản đã triệt tiêu nền giáo dục nhân bản, đạo đức và luân lý của xã hội, rồi thay thế vào đó là nền văn hóa vô gia đình, vô tôn giáo, rập khuôn theo kiểu “đạo đức” Hồ chí Minh, một thứ đạo đức vô luân giết vợ đợ con. Một thứ “đạo đức” phải “ căm thù và đoạn tuyệt với bố mẹ” phải thoát ly cuộc sống của gia đình. Một thứ đạo đức vô tổ quốc, bán rẻ giang sơn và nòi giống cho kẻ thù phương bắc vì quyền lợi của đảng phái. Kết qủa, sau 40 năm áp đặt nền giáo dục vô đạo này cho hai thế hệ, loại “ hỏi ý” côn đồ như những bản tin trên đã xuất hiện nhan nhản trên các loại báo chí, truyền thông từ tỉnh, thành đến trung ương của nhà nước Việt cộng. Sự xuất hiện này xem ra đã làm cho đời sống của người dân bất an, nhưng có lẽ lại là tín hiệu reo vui của nhà nước và băng đảng Việt cộng.?

Thứ nhất, nó báo cho nhà nước biết việc áp bức người dân học tập và làm theo gương “đạo đức” HCM đã nở hoa. Vì các loại tội phạm và tệ nạn đã tràn lan và đang tàn phá xã hội. Thứ hai: Nó ngầm thông báo đến người dân là phải tiếp tục đáp ứng những yêu cầu, hỏi ý còn bá đạo hơn thế do chính nhà nước đưa ra. Muốn từ chối, chống đối là đồng nghĩa với tai họa.

Về điểm một. Hãy nhìn con số thống kê về những tệ nạn xã hội hôm nay như: thanh thiếu nữ phá thai, học sinh nam cũng như nữ, đánh đấm, lột quần áo nhau ra, đâm chém giết nhau ngay trước cổng trường. Rồi nạn đĩ điếm, hộ lý, trộm cướp lan tràn khắp phố phường, khắp mọi cơ quan, lan đến đường quê. Hay những loại tội đại ác, đại nghịch giết cha mẹ, ông, bà, chú bác… thì thấy thành qủa của cái lối giáo dục đào tạo theo gương “đạo đức” của HCM ra sao. Đến nay, mới có khoảng 5 đến 7% dân số đi theo cái lối giáo dục này, nó đã gây tác động vào xã hội, đã tạo ra các tệ nạn kinh hoảng đến như thế. Nếu chẳng may, có khoảng từ 10- 15% dân số trung thành với “đạo đức” HCM, không biết gian trá và tội ác sẽ tàn phá xã hội ta ra sao? Có nhiều phân tích cho thấy rằng, cộng sản chỉ có thể tồn tại trong một xã hội vô văn hóa, nhưng đầy gian dối do chính chúng tạo ra để “ người ta phải nói dối nhau mà sống” (TQT). CS tuyệt đối không thể tồn tại trong một xã hội có đủ văn hóa nhân bản, luân lý và đạo đức. Đó là lý do tại sao, CSVN ngày đêm tuyên truyền và áp đặt cái lối giáo dục bá đạo, theo gương Hồ chí Minh vào mọi tầng lớp dân chúng.

Về điểm hai: Nhìn chung, cả ba bản tin trên đều có một chủ đích: Kẻ thủ ác, đưa ra những đòi hỏi, những yêu cầu hay là hỏi ý mang tính cưỡng đoạt, khống chế đối tác. Kết quả, vì không nhận được câu trả lời đáp ứng, thuận tình theo ý muốn, chúng liền tặng cho đối tác mà trước đó năm bảy giây, một phút có thể còn được coi là người chúng thương yêu, qúy trọng nhất, bỗng trở thành nạn nhân, lãnh trọn những nhát dao “đạo đức” Hồ chí Minh, mất mạng. Điều này thật ra không lạ. Bởi vì, chính bản thân Hồ chí Minh cũng đã từng đưa ra những yêu cầu bá đạo, đầy tính cưỡng đoạt, khống chế tồi tệ như thế. Rồi sau khi được thỏa mãn, HCM còn bất nhân, bất nghĩa lên án những đối tác đã bị cưỡng đoạt tài sản, hay tình cảm kia như là những tội phạm ghê gớm để tặng cho họ những con dao, nhát búa. Nạn nhân thời mất mạng sống, phần gia đình của họ thì dở sống dở chết. Trong số có hai trường hợp điển hình. Đó là trường hợp của bà Nguyễn thị Năm và cô Nông thị Xuân!

Thực tế, nếu đem trường hợp của Hồ chí Minh ra so sánh với trường hợp của Nguyễn đức Nghĩa, ( tử từ vì tội giết người tình với hành vi côn đồ) hay bất cứ một tử tù nào phạm cùng một loại tội tương tự, thì hành động của Hồ chí Minh còn man rợ, tàn độc, đáng nguyền rủa hơn gấp nhiều lần. Bởi lẽ, các tội phạm có thể thủ ác trong nhất thời, mất lý trí. Y còn sợ tội nên chạy trốn. Kế đến, đối tác của y đã trưởng thành, có tự do giao du và cũng chưa có con với tội phạm. Trong khi đó, Xuân còn ở tuổi vị thành niên, không được tự do chọn lựa, hẳn nhiên là đã bị bắt, bị cưỡng hiếp trong một thời gian dài, đã có con với Hồ, nhưng vẫn bị HCM tặng cho một cái búa và quăng xác của Xuân ra đường để gỉa tai nạn lưu thông. Lúc đó, nếu chẳng may có chiếc xe nào chạy qua, dù có gây ra tai nạn hay không thì cũng bị buộc vào cái tội gây tai nạn chết người và lĩnh án thay cho HCM. Phần y ngồi cười! Nhưng trời cao có mắt, đã chẳng có một chiếc xe ma nào chạy trên quãng đường đó để gánh tội cho HCM. Nếu xét trên dấu tích và căn bản gây tội ác. Hồ chí Minh, bá đạo gấp nhiều lần những tử tội trên. Ở trường hợp giết bà Nguyễn thị Năm cũng thế, Y đã quyết tâm, viết ra một bản cáo trạng vu khống cho bà phạm nhiều tội ác để giết bà và theo đó mà giết những người khác. Rõ ràng y có một tâm địa cực độc ác thuộc loại không thể nào có thể cải tạo được. Kết qủa, theo Luật của kẻ bá đạo, HCM đã không bị đưa ra pháp trường, còn được bầy đoàn đảng cộng sản ca tụng và thi đua, quyết tâm học tập theo gương “đạo đức” của “bác”. Hãi chưa!

Trở lại việc hỏi ý kiến, và sự trả lời. Tôi cho rằng, bắt nguồn từ việc tìm kiếm những điều hay, điều tốt đẹp, điều khôn ngoan, điều bổ túc mà người đi hỏi không có, hay không đủ thì ai cũng có thể làm. Làm trong sự tôn trọng đối tác, chấp nhận nguyên tăc bình đẳng, tự do của đối tác. Với tập thể, chuyện hỏi ý dần biến thành một nguyên tắc dân chủ, là đi tìm lấy quyết định chung tốt nhất cho một vấn đề đã bàn thảo. Rộng rãi hơn, biến thành một cuộc trưng cầu dân ý về một quyết định trọng đại cho đất nước, hay một cuộc bầu cử trên toàn diện lãnh thổ…. Tiếc rằng phương cách, hay quy lệ hỏi ý kiến này không hề được tôn trọng trong chế độ cộng sản, nơi mà đảng cộng sản đã tự viết ra mệnh lệnh “đảng cộng sản…là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” (điều 4). Điều 4 này, tự nó trở thành căn nguyên, đầu mối cho mọi loại tội ác phát sinh. Từ sự cưỡng đoạt vô đạo lý này, CS đã tự cho mình là kẻ lãnh đạo tuyệt đối trên tất cả mọi sự kiện, kể cả việc đứng trên luật pháp và dân tộc. Nó hủy bỏ công quyền và quyền bình đẳng của con người. Từ đó, những việc CS gọi là hỏi ý kiến, nó chỉ là một trò hề, mang tính chất thông báo phô trương.Trong thực tế, nó là sự cưỡng đoạt, đòi buộc mọi đối tác phải tuyệt đối thi hành những điều mà CS đã viết ra trong bản dự thảo. Điển hình:

a. Dự thảo gọi là hiến pháp 2013.

Có lẽ độc gỉa chưa quên câu chuyện nhà nước Việt cộng “ kêu gọi” nhân dân đóng góp ý kiến về việc sửa đổi hiến pháp vào năm 2013? Kết quả, một nhóm có 72 người, được mô tả là bao gồm thành phần trí thức, nhân sỹ, các cựu đảng viên, cựu viên chức cộng sản, cựu “ trí thức” ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, cùng hồ hởi ký tên viết kiến nghị và giao cho một ủy ban do một cựu viên chức nhà nước, nghe nói là đồng chí cựu bộ trưởng tư pháp VC đứng đầu phái đoàn đem đến tận nhà… quốc hội để trình bản kiến nghị này. Chuyện buồn cười để đời là, ngay khi Việt cộng chưa hề nhắc gì đến bản góp ý kiến ấy, mới chỉ nghe Nguyễn phú Trọng nói xa xa là “ bỏ điều 4 hp là tự sát”. Nghe thế, viên trưởng phái đoàn tự nhiên bị ướt quần, vội vàng xin rút tên ra khỏi cái danh sách những ngươì ký tên gởi kiến nghị! Đến đây, ai cũng biết, nó là một trò hề được đạo diễn từ cả hai phía. Phía “kêu gọi” đóng góp ý kiến và phía “ quyết tâm làm trò” gởi kiến nghị!

Tuy nhiên, cũng trong thời gian đó, dù biết rất rõ trò hề của nhà nưóc Việt cộng trong việc họ kêu gọi công dân đóng góp ý kiến về việc sửa đổi HP. Hội Đồng GMVN trong tinh thần nhân bản, vẫn gởi đi một Lá Thư góp ý. Phải thành thực mà nói rằng, Lá Thư góp Ý của HĐGMVN như một làn Gío Mới, một chuyển bến tốt lành, không phải cho riêng ai, mà cho tất cả mọi người Việt Nam. Nội dung Lá Thư có khả năng làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của xã hội và mở ra một hướng đi chung cho mọi người cùng bước tới trong tin yêu, cùng chia xẻ với nhau mọi thao thức trong tự tình dân tộc và cùng xây dựng một niềm tin mới cho đất nước. Lá Thư góp ý này đã nói lên tâm huyết của những người Việt Nam thiết tha đến tương lai của đất nước và hạnh phúc của dân tộc. Những điểm chính được ghi nhận như:

Về hình thức, Lá Thư đề gửi cho ” ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992” là một ủy ban đặc biệt nghiên cứu về tiến trình sửa đổi HP 2013, nhưng nó không gò bó, không mang một hình thức trình diễn, không có hàng chữ dài vô cảm mang nhãn hiệu “ CHXHCNVN” đi kèm với khẩu hiệu rêu rao của nó ở trên phần đầu trang. Trái lại, phong cách Lá Thư ngắn gọn, trực diện, nhân văn, trí tuệ. Viết những điều cần viết. Nói những diều cần nói. Tuy là ngắn, nhưng chứa đựng hầu như tất cả tâm nguyện, khát vọng, không phải chỉ của người viết, hay của hơn tám triệu thành viên trong tôn giáo mà họ là đại diện, nhưng có thể là của tất cả mọi ngưòi, không trừ ai. Bởi vì, suy cho cùng, xét cho tận, tất cả mọi người đều muốn nói lên một tiếng nói chung, quang minh chính trực là: Chẳng còn một ai thiết tha quan tâm đến cái hàng chữ quảng cáo vô nghĩa CHXHCHVN nữa. Nên quẳng nó đi thì hơn. Kết qủa, khi không có hàng chữ đó, mọi người thấy thoải mái, riêng Lá Thư thì thêm nét đẹp trong sáng, đáng trân trọng hơn.

Về nội dung. Lá Thư mang những lời giảng giải ý nghĩa đích thực của những ngôn từ, lý lẽ trong cuộc sống nhân bản, mà không ai có thể phủ nhận, hay có thể tước đoạt được. Trái lại, những quyền thuộc về con người, làm nên phẩm gía con người như sự tự do, chính trị, đoàn thể, tôn giáo, ngôn luận, tư tưởng là bất khả xâm phạm. Theo đó, không ai có đặc quyền chính trị, cũng chẳng ai có quyền từ khước, tước đoạt quyền làm ngưòi của con người mà xã hội tiến bộ đã công nhận. Kế đến, phải trả quân đội, các lực lượng võ trang, công an, an ninh, tình báo về với chức năng của họ. Hai tổ chức này không thể thuộc một lực lượng chính trị nào, nhưng là của toàn dân với nhiệm vụ giữ an ninh, bảo vệ cương vực và lãnh thổ. Dĩ nhiên những điều tâm huyết, dù có khả năng làm thay đổi cả bộ mặt và cơ chế của đất nước như thế, cộng sản sẽ không bao giờ biết lắng nghe. Họ không nghe vì đã có điều số 4 và “ dạo đức” HCM dẫn đường!

b. Dự thảo 4, luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mới đây, HDGMVN, và các tôn giáo bạn lại nhận được một bản hỏi ý kiến khác từ nhà nước Việt cộng gởi đến. Vừa đọc qua cái tên ” Dự thảo 4- Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo” ký ngày 10-4 là rớt mồ hôi hột. Trước tiên, không biết gởi đi là ngày nào, nhưng phải gởi trả lời trước ngày 05-5-2015. Kế đến, Tôn Giáo nào thì cũng đã có luật lệ riêng cho người theo tôn giáo ây giữ gìn. Nghĩa là, luật lệ về tôn giáo thì do các chức sắc có thẩm quyền trong tôn giáo đưa ra, quy định cho phù hợp với đời sống tìn ngưỡng và sinh hoạt của tôn giáo trong xã hội cho các tín đồ, bổn đạo của họ đi theo. Nay Việt cộng, những Kẻ Vô Đạo, vô thần, chuyên nghề đập phá đền chùa, tôn miếu, cướp của, cướp tài sản của nhà thờ lại đứng ra làm luật cho người Có Đạo thì họ sẽ làm ra những thứ luật lệ gì? Có phải chăng là để cấm cách, để quy hoạch và đáp ứng cho nhu cầu vô thần, vô đạo của CS?

Đặt ra câu hỏi vậy thôi, chứ thực ra chẳng cần tìm hiểu làm gì. Bởi lẽ, chỉ cần đọc đến cái thời hạn gởi trả lời (5/5/15) và kèm theo câu rất ấu trĩ, nếu như không muốn nói là không có lễ giáo, văn hóa: “ hết thời hạn trên nếu không nhận được văn bản góp ý của qúy vị, xin được hiểu là đã đồng ý với dự thảo” là biết cái luật lệ ấy “ gía trị” như thế nào. Theo đó, chả nên để mất thờ giờ, cứ vò và ném cả thư ngỏ cũng như cái bản dự thảo kia vào đống…. rác, mọi người đều đoán biết trong cái bản dự thảo ấy đã viết ra những gì, và với những mục đích gì?” Chắc chắn nó không đi ra ngoài những điểm sau:

1. Cấm cản, kiểm soát. Việt cộng sẽ đặt ra nhiều cái bẫy, nhiều hình thức để cấm cản và kiểm soát những sinh hoạt của các tôn giáo.

2. Áp đặt hiệu ứng vô thần vào tôn giáo. Để phá hoại đời sống linh thánh của các tôn giáo, Việt cộng sẽ tìm cách kiểm soát và áp đặt giáo án thuộc hệ vô tôn giáo, vô thần thánh vào trong việc đào tạo các chức sắc của tôn giáo.

3. Cài cắm, gài người vào trong các tôn giáo với mưu đồ phá họai niềm tin và đời sống linh thiêng, hợp nhất của các tôn giáo. Để từ đó Việt cộng sẽ cơ cấu những kẻ vì dảng vì lợi danh để phá hoại đời sống của người dân như Phạm văn Bồng tức Thích trí Quang. Làm dâm ô, bại họai cửa Phật, hay nhà thờ như Thích nhuận Tiến (Đồng Nai), Thích thông Anh,( Khánh Hoà) như Phan khắc Từ ( họ đạo Vườn Soài) Rồi từ những kẻ bất giáo này, CS sẽ dồn ép tôn giáo, làm ô uế cửa phật, nơi tôn nghiêm, phỉ báng tôn giáo, phỉ báng thần thánh bằng cách đưa cái đầu lâu của HCM vào chùa, đền miếu, ngồi ngang hàng với Thần Phật.

4. Và sau cùng, cướp đoạt tài sản của nhà thờ, của các chùa chiền theo diện quy hoạch để lấy tiền chia nhau hành lạc.

Ngoài những mục đích này ra, có thể còn có những chủ trương mờ ám khác nữa. Nhưng tuyệt đối không có một điểm đứng đắn nào, tử tế nào, khả dĩ được gọi là tốt đẹp hay bảo đảm quyền tự do tôn giáo của người dân sẽ được viết ra trong cái bản dự thảo này. Đã tệ hại như thế, “dự thảo 4, luật về tín ngưỡng, tôn giáo” là một thứ luật hoàn toàn khác với các luật lệ khi được áp dụng. Khác vì nó chỉ chế tài phía các tôn giáo, là đối tác buộc phải thi hành luật. Nó không bao giờ chế tài phía làm ra luật.

Ai cũng biết, luật lệ đều phải áp dụng cho mọi người. Thi dụ, luật hình sự, dân sự. Luật về gian dâm, trộm cướp, phản quốc thì từ Hồ chí Minh, các viên chức, hoặc thường phạm đều có thể vi phạm và đều bị chế tài. Riêng luật về tôn giáo thì chỉ có những “ tội phạm” là người trực thuộc trong các tôn giao mà thôi. Riêng bộ phận của phía người làm luật ( phía nhà nước) thì sẽ không bao giớ có thể bị kết tội vi phạm vào luật tôn giáo. Bởi lẻ, toàn là những kẻ vô đạo thì làm sao có thể vi phạm luật tín ngưỡng và tôn giáo được? Ấy là chưa kể đến trường hợp, chỉ một giới chức nhỏ nhoi tại địa phương như phường khóm thôn, cũng có quyền giải thích về những điều khoản ghi trong bản dự thảo này tùy theo sinh hoạt trong khu xóm của mình! Như thế, nó khác gì cái thòng lọng buộc vào cổ các tôn giáo, cộng sản muốn xiết chặt lại lúc nào tùy thích. Nếu địa phương muốn được dễ thở thì lại phải Xin và dĩ nhiên là phải chi tiền để được Cho!

Tóm lại, không một người nào mà không nhăn mặt, khó chịu, bực mình nếu như không muốn nói là muốn nổi giận, phẫn uất vì những hành động côn đồ của những tên sát thủ trong những bản tin nhỏ tôi trích dẫn ở trên. Tuy nhiên, theo tôi, những bản tin này chỉ như một cái gai qúa nhỏ bé, lỡ đâm trúng da thịt chúng ta mà thôi. Nó thực sự không đáng để đem ra so sánh với những đòi hỏi cưỡng đoạt côn đồ của HCM với Nông thị Xuân, hoặc những luật lệ bá đạo của chúng với dân ta. Sự cưỡng đoạt khống chế này không phải chỉ có trong thời cải cách ruộng đất, thời chiến, nhưng còn là đòi hỏi cưỡng đoạt trong mọi giây, mọi phút trong đời của chúng ta hôm nay nữa. Đó là những đòi hỏi lộng quyền, bá đạo, côn đồ gấp trăm lần những đòi hỏỉ mang tính cá nhân trong những bản tin như cái gai nhỏ ở trên. Nó là một con dao cực bén đã thọc vào cổ, vào trái tim, vào buồng phổi của tất cả mọi ngườì. Hoặc gỉa, nó là cái búa tạ đã đập vào đầu vào cổ toàn dân tộc Việt Nam ta. Đó là cái điều số 4 ghi trong bản văn gọi là HP tự biên tự diễn của nhà nước Việt cộng. Từ khởi điểm cưỡng đoạt bá đạo này, người dân Việt Nam đã mất tất cả. Mất từ quyền sống đến công quyền.

Thật vậy. Nếu không có cái điều cưỡng đoạt này, không có gương “đạo đức” HCM, nền luân lý đạo hạnh và văn hóa của dân tộc ta không thể bị phá sản, sẽ không có nhiều những loại tội đại ác côn đồ như trên xảy ra. Chưa chắc gì những thanh niên trên xa đà vào tội ác để bị kết án. Sẽ không có nhiều những tệ nạn trộm cướp, đĩ điếm, ma tuý, đâm chém nhau như hôm nay. Nếu không có “đạo đức” HCM, tài sản của nhà thờ, của chùa chiên không bị vi phạm, tôn giáo không thể bị phỉ báng vì Kẻ Vô đạo làm luật cho Người Có Đạo. Nếu không có điều cưởng đoạt số 4, tập đoàn Cs không thể bám vào cái đầu lâu của HCM để từ đó thêu dệt, vẽ vời ra, và thay nhau đánh bóng tội ác để tiếp tục trấn lột máu xương của nhân dân và phục vụ cho mưu đồ bành trướng Bắc Kinh. Nếu không có cái điều cưỡng đoạt số 4 này, đất đai của ngưòi dân không thể bị quy hoạch tùy tiện, đất nước không có những dân oan. Không có cái điều 4 này, những người hy sinh bảo vệ quê hương sẽ có một vị trí sứng đáng trong lòng dân tộc. Không phải hẩm hiu, bia tàn, nhang lạnh và nằm dưói chân những nghĩa trang, những ngôi mộ hoành tráng mang tên “ Liệt Sỹ Trung Quốc” ngay trên đất nước mình. Không có điều số 4 này, Việt Nam đã không bị mất biển đảo, không thể bị bất cứ kẻ nào vẽ lại đường biên giới. Dân ta sẽ không gặp đại họa, không bị bất hạnh như hôm nay.

Như thế, điều số 4 này có phải là con dao đã thọc sâu vào trong tim vào buồng phổi, vào lá gan của từng người, hay như cái búa đã đập vào đầu, vào cổ toàn thể dân ta hay không?
Điều số 4 này có phải là một thứ luật lệ của kẻ bá đạo, đang từng giờ, từng phút giết chết cuộc sống của cả dân tộc ta, hay nó phục vụ cho Việt Nam ta đây?

Hơn lúc nào hết, chúng ta nên nhớ rằng, Nhân quyền, công quyền của ta đã mất, ta đã như một kẻ nô lệ. Việc ta còn sống hay chết. Việc ta có bị tập đoàn cộng sản phanh thây, giam cầm, hay tôn giáo, tín ngưỡng của ta có có bị phỉ báng hay không, không phải là vấn đề để CS quan tâm. Với CS, dân ta đã bị coi là nô lệ, thì tên nô lệ ấy mang tên Việt Nam hay Trung quốc cũng chẳng có gì khác biệt. Có chăng là khi đất đai biển đảo và các công trình kinh tế của ta sau khi đã lọt vào tay Trung cộng thì quan cán CS được hưởng hàm thái thú, còn ta thêm một cái tròng mới vào cổ mà thôi.

Hỡi thanh niên, học sinh Việt Nam. Hãy tránh xa những trò bá đạo của HCM, đừng bao giờ dại dột theo gương y để tự gây họa cho mình và cho xã hội.

Hỡi người dân nô lệ, chúng ta chỉ có một con đường duy nhất để đi. Hãy cùng nhau đứng dậy, đập tan xích xiềng, xé nát tất cả những luật lệ bá đạo của chúng đi. Chúng ta và con cháu chúng ta phải lấy lại quyền làm người. Lấy lại Tự Do, Công Lý. Lấy lại quyền sống của một chủng tộc bất khuất trong dòng máu Độc Lập Việt Nam mà Tạo Hóa đã trao cho chúng ta.

Bảo Giang
5/2015
 
Thông Báo
Mời tham dự Đại Hội Hành Hương LaVang tại Portland - Kỷ niệm 40 năm ly hương
Lm Bathôlômêô Phạm Hữu Đạt, SDD
10:17 29/05/2015
 
Văn Hóa
Cảm nhận của Cô Giáo Tân Tòng
Monica
09:38 29/05/2015
Sáng nay 30.5.2015, trong Thánh lễ An táng Bà Maria Nguyễn Thị Phỉ, 66 tuổi, Giáo xứ Kim ngọc hân hoan đón nhận thêm 10 Tân Tòng.

Trong 10 học viên ấy, có 8 anh chị đã tốt nghiệp đại học. Có Cô giáo đang dạy học tại Trường Trung học phổ thông, có Chị cử nhân kinh tế làm ở Công ty A, có Anh kỹ sư công nghệ thông tin làm ở Công ty B…

Sau 6 tháng học giáo lý do Cha xứ Thầy xứ các Nữ tu hướng dẫn, các dự tòng có thêm nhiều hiểu biết giáo lý đồng thời mỗi ngày có thêm lòng yêu mến Chúa, Đức Mẹ và Giáo Hội. Họ đón nhận các Bí tích khai tâm trong niềm vui của toàn thể cộng đoàn. Hiệp thông cầu nguyện để đức tin của các Tân tòng này được: “bén rễ trong Đức Kitô, được xây dựng trên nền tảng Đức Kitô và được củng cố trong đức tin” (Cl 2, 7).

Đức tin được bén rễ trong cội nguồn là Bí Tích Thánh Tẩy, làm cho các Tân tòng từ con người trở thành con Thiên Chúa. Các bí tích khai tâm, như chiếc kiềng ba chân giúp các Tân tòng xây dựng đời mình một cách vững chắc trong Đức Kitô. Và một khi được xây dựng bởi hồng ân các bí tích, cách riêng ba bí tích khai tâm, các Tân tòng có thể thay đổi đời sống trong Đức Kitô, sẵn sàng tiếp bước theo Người.

Một Cô Giáo Tân tòng đã có những cảm nhận chân thực sâu sắc muốn chia sẻ với mọi người trong ngày hồng ân của mình và các bạn.

Ngày mai, tôi sẽ được làm con Chúa, cảm giác lúc này thật khó diễn tả, lo lắng có, hồi hộp có nhưng trên hết đó là niềm vui, sự hân hoan. Những cảm xúc, hình ảnh lần lược xuất hiện như một thước phim.

Tôi biết đến Chúa lúc nào nhỉ? Giáng sinh – cái đêm Giáng sinh cách đây lâu lắm rồi khi tôi còn bé tí được anh trai chở đi chơi. Thật đẹp, thật lung linh, thật đông đúc, náo nhiệt – đó là những gì tôi cảm nhận được. Tôi nhớ lúc đó tôi còn được xem một hoạt cảnh về Chúa giáng thế nữa thì phải, xem thì xem vậy thôi chứ chẳng hiểu gì. Đêm đó tôi vui lắm, trẻ con mà, được đi chơi là thích nhất còn gì.

Rồi sau này khi lớn lên, bước chân vào giảng đường đại học, tôi lại có dịp, à không, nói chính xác hơn là tôi bắt buộc phải tìm hiểu về Đạo Công Giáo, về Đức Giêsu Kitô. Vì sao ư ? Vì có liên quan đến môn học của tôi, tôi không muốn bị thi lại đâu, vì vậy tôi phải tìm hiểu thôi, mà cũng chỉ là tìm hiểu trên sách vở. Lúc đấy, Đạo Công Giáo, Phật giáo hay Hồi giáo thì cũng như nhau thôi, chẳng có gì đặc biệt đối với tôi cả.

Nhớ lần đầu tiên khi đọc kinh Lạy Cha trong quyển kinh nhỏ của ông anh ở cùng dãy trọ, tôi đã thốt lên rằng “ Trời ơi, cái gì mà khó đọc, khó hiểu quá vậy nè, làm sao mà thuộc nỗi.”. Ấy thế mà giờ đây kinh Lạy Cha tôi lại thuộc làu, đôi lúc còn đọc trong vô thức. Trong một lần tranh luận với nhóm bạn về tôn giáo, tôi còn hùng hổ tuyên bố không bao giờ lấy chồng đạo (ở đây tôi muốn nói đến Đạo Công Giáo), nghĩ lại cảm thấy buồn cười. Suy nghĩ đó của tôi có thay đổi một tí khi gặp và quen anh – lấy chồng đạo cũng chẳng sao. Tôi sẽ không theo đạo, đạo ai nấy giữ.

Anh không bao giờ bắt buộc tôi phải theo đạo nhưng anh dẫn tôi đi lễ cùng anh, chở tôi đi hành hương Đức Mẹ Tàpao. Anh còn chỉ tôi làm dấu thánh giá, kể cho tôi những mẫu chuyện về Chúa. Lần đầu tiên vào nhà thờ, tôi cảm thấy rất xa lạ, nói đúng hơn là không dám bước vào, cũng không hiểu tại sao tôi lại có cảm giác sợ. Tôi cảm thấy lạc lõng, không biết làm gì trong khi mọi người đọc kinh, cầu nguyện, chỉ muốn ra khỏi nhà thờ ngay tức khắc nhưng lại không dám.

Nhưng dần dần, tôi lại thích đi lễ cùng anh, cái cảm giác lạ lẫm, sợ hãi ban đầu biến mất. Tôi thích nghe những bài hát được xướng lên trong buổi lễ. Tôi thích nghe Cha giảng về đạo làm con, về tình yêu của Đức Giêsu Kitô, về mầu nhiệm của Đức Chúa Trời. Tôi thích những bài học, những lời chỉ bảo, dạy dỗ mà cha gửi gấm trong từng bài giảng…

Và giờ mặc dù không có anh, tôi vẫn đi lễ, xa lạ thay bằng cảm giác thân quen, không còn cảm thấy lạc lõng. Tôi hiệp lời cầu nguyện và cùng với mọi người hát lên những lời ca ca ngợi Thiên Chúa. Giờ tôi cũng học, cũng tìm hiểu về Đạo Công Giáo, nhưng khác là nếu như trước kia tôi học vì tôi buộc phải học, học để biết, học để thi, thì giờ đây, tôi học với một niềm tin đang lớn dần trong tôi – niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng tạo dựng trời đất, muôn loài, tin vào Đức Giêsu Kitô Con Một Thiên Chúa, vì yêu thương con người mà chịu đóng đinh, chết trên cây Thánh giá để chuộc tội cho thiên hạ.

Chúa ơi, chỉ sáng mai thôi, con sẽ thực sự là con của Ngài. Con hèn mọn, nhỏ bé và yếu đuối và con cũng xin thú nhận đức tin của con cũng mong manh vô cùng; xin Chúa hãy đón nhận con, yêu thương con và tha tội cho con; xin Chúa hãy mở lòng con để con đón nhận Ngài được trọn vẹn trong niềm hân hoan, xin Chúa ban cho con sức mạnh để tránh xa tội lỗi, sống theo Thánh ý của Ngài, xin Chúa hãy hãy củng cố đức tin trong con.

Đêm nay, tôi sẽ khó ngủ vì cảm giác vừa lo lắng, vừa vui mừng và ngày mai sẽ là một ngày vô cùng đặc biệt đối với tôi.


Cô giáo Mônica
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sao Trời
Lê Trị
21:16 29/05/2015
SAO TRỜI
Ảnh của Lê Trị
Các vì sao lấp lánh
là vẻ đẹp của bầu trới
Là đồ trang sức lộng lẫy
trên chốn cao vời
của Thiên Chúa
Vâng lời Đấng Thánh
các vì sao sẵn sàng chờ lệnh
không chểnh mảng
trong lúc canh đêm.
(Huấn ca 43 7-10)