Ngày 25-05-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:43 25/05/2014
ĐỐI THOẠI VỚI BÙN [4]
N2T

Có người hỏi bùn:
- “Anh dốc lòng với đất, im hơi lặng tiếng, bị người giày xéo, áo ngoài lại không màu sắc, anh không cảm thấy buồn phiền chút nào cả sao?”
Bùn nói:
- “Khôn ngoan chân chính là (che giấu) ở bên trong, tài hoa chân chính là ở chỗ trầm mặc; tôi để cỏ hoa cây cối sinh trưởng tràn trề, chất dinh dưỡng cung ứng cho chúng nó không thiếu, sinh mệnh của tôi thì vô cùng, sức mạnh còn chưa lộ ra rõ ràng đó hay sao?
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Bố mẹ thường lo âu khi thấy con cái tài hoa phát tiết hết cả ra ngoài, đó là quan niệm của dị đoan: “Đa tài bạc mệnh, hồng nhan đa truân”.
Con nít mà ăn nói hơi chút rõ ràng, nhanh nhẹn, thì nói là con nít ranh, lém…
Thanh thiếu niên mà ăn nói chững chạc, có chút hiểu biết, thì cũng nói: thằng lõi đời.
Sự khôn ngoan của vua Sa-lô-mon thì chẳng có ai thấy, chỉ đọc trong thánh kinh một vài câu chuyện. Khôn ngoan của người đời là để làm lợi cho mình, tìm danh vọng địa vị, tiền tài, do đó mà nó chóng qua mau tàn.
Khôn ngoan đích thực của chúng ta là thập giá của Đức Chúa Ki-tô.
Khôn ngoan không bộc lộ ra bên ngoài, đi đâu cũng ngẩng cái mặt lên: ta là khôn ngoan, là cái rốn của tụi bây.
Khôn ngoan không phải là nói những lời cao siêu không ai hiểu, mà chính là những lời nói mộc mạc chân tình được phát xuất từ sự yêu mến lời Thiên Chúa, thấm nhuần lời của Thiên Chúa trong cuộc sống đời thường của mình.
Bởi vì sự khôn ngoan của Thiên Chúa thì khác với sự khôn ngoan của loài người.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:46 25/05/2014
N2T

15. Cái hay cái tốt mà tôi hy vọng thì rất lớn ! Vì vậy mà tất cả những đau khổ -theo cách nhìn của tôi- thì đều là dễ thương cả.

(Thánh Francis of Assisi)
---------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Phụng Vụ đại kết tại nhà thờ Thánh Mộ
Đặng Tự Do
07:32 25/05/2014
Một trong những điểm nổi bật trong chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Thánh Địa Giêrusalem là cuộc gặp gỡ với Thượng Phụ Đại kết của Chính thống giáo là Bartholomêô Đệ Nhất, và là buổi cử hành Phụng Vụ đại kết tại Nhà Thờ Thánh Mộ.

Buổi lễ bao gồm đại diện của 5 cộng đoàn Kitô hữu duy trì một sự hiện diện lịch sử tại thánh địa lớn nhất của Kitô giáo – Đó là cộng đoàn Công Giáo nghi lễ La Tinh, Chính Thống Giáo Hy Lạp, Chính Thống Giáo Coptic, Chính Thống Giáo Syria và Giáo Hội Armenia Tông Truyền.

Trong thời kỳ đế quốc Ottoman cai trị Giêrusalem, thỏa ước Nguyên Trạng do Hoàng Đế Thổ Nhĩ Kỳ Osamn Đệ Tam đưa ra vào năm 1853 đã quy định Công Giáo nghi lễ La Tinh, Chính Thống Giáo Hy Lạp, Chính Thống Giáo Coptic, Chính Thống Giáo Syria và Giáo Hội Armenia Tông Truyền đều có quyền ngang nhau trong việc coi sóc và cử hành các lễ nghi Phụng Vụ tại 4 đền thờ tại Thánh Địa Giêrusalem, trong đó có Nhà Thờ Thánh Mộ.

Cha Athanasius Macòra, người đại diện cho Giáo Hội Công Giáo trong việc giám sát việc thi hành thỏa ước Nguyên Trạng giải thích rằng thoả ước này tuyên bố rằng những đền thờ, và các cử hành, giờ giấc … phải được duy trì như tình trạng hiện nay và không có thay đổi nào có thể được thực hiện bởi bất kỳ cộng đồng Kitô nào, hoặc ngay cả chính phủ. Điều đó có nghĩa là "về cơ bản, không có thay đổi nào được cho phép."

Như thế, cử hành Phụng Vụ đại kết tại nhà thờ Thánh Mộ là một ngoại lệ so với thỏa ước Nguyên Trạng. Tuy nhiên, vì tất cả các cộng đoàn đều đồng ý nên cử hành này có thể được diễn ra và loé lên hy vọng cho sự hiệp nhất Kitô ngay trong phạm vi đền thờ Thánh Mộ.

Nhà thờ Thánh Mộ - Holy Church of the Holy Sepulchre là danh từ của Công Giáo, người Chính Thống Giáo Hy Lạp và Giáo Hội Armenia Tông Truyền gọi là nhà thờ Phục sinh – Holy Church of Resurrection - nằm phía bên trong bức tường than khóc trong khu vực cổ thành Giêrusalem, kế cận với đồi Golgotha (hay còn gọi là đồi Can Vê nơi Chúa Giêsu đã bị đóng đinh vào thập giá). Theo truyền thống, nhà thờ đã được xây dựng trên khu mộ Chúa Giêsu đã được táng xác.

Trong những thời kỳ sơ khai của Giáo Hội, đây được xem là nơi thánh thiêng bậc nhất của Kitô Giáo. Thế nhưng đến thế kỷ thứ hai, hoàng đế Hadrianus đã cố ý cho đổ đất lấp hết những dấu tích của Kitô giáo, rồi xây đền thờ nữ thần Aphrodite, là một thứ nữ thần sắc đẹp như kiểu thần Vệ Nữ.

Sau khi đón nhận đức tin Công Giáo, năm 325, Đại Đế Constantine đã truyền phá hủy đền thờ nữ thần Aphrodite và cho đào bới khu vực này để tìm lại các dấu tích thánh thiêng của Kitô Giáo. Mẹ nhà vua là nữ hoàng Helena đã hiện diện từ năm 326 tại địa điểm này để đích thân giám sát các cuộc khai quật và xây dựng nhà thờ mới.

Theo dòng lịch sử, Giêrusalem đã bị phá hủy ít nhất hai lần, bị bao vây 23 lần, bị tấn công 52 lần, và bị chiếm và tái chiếm lại 44 lần. Số phận của ngôi nhà thờ này cũng trôi nổi theo những thăng trầm của thành Thánh Giêrusalem.

Ngôi nhà thờ mà chúng ta thấy hiện nay đã được tái thiết từ đống tro tàn vào thế kỷ thứ 12.
 
Đức Phanxicô nói với nhà cầm quyền Jordan
Vũ Văn An
09:22 25/05/2014
Đài phát thanh Vatican ngày 25 tháng 5 loan tin: Đức Phanxicô đã đọc diễn văn trước các vị đại diện chính trị và tôn giáo cũng như các nhà ngoại giao hàng đầu tại hoàng cung Jordan. Trong bài diễn văn này, ngài ca ngợi Jordan về lòng quảng đại đối với người tị nạn từ các nước láng giềng, nhất là Syria, và các cố gắng của quốc gia này trong việc giúp tìm ra một nền hòa bình lâu bền cho Trung Đông. Ngài cũng đề cao các cố gắng của Jordan trong việc cổ vũ đối thoại liên tôn và nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do tôn giáo, tại Trung Đông cũng như trên toàn thế giới. Sau đây là nguyên văn lời ngài:

“Kính thưa Đức Vua và Hoàng Hậu
Kính thưa quý vị
Kính thưa các hiền huynh giám mục
Thưa các bạn

Tôi tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho tôi cơ hội này để viếng thăm Vương Quốc Hashim Jordan theo vết chân các vị tiền nhiệm của tôi là Phaolô VI, Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI. Tôi biết ơn Đức Vua Abdullah II về những lời nồng nàn chào đón của ngài, làm tôi hân hoan nhớ lại cuộc gặp gỡ mới đây giữa chúng ta tại Vatican. Tôi xin kính chào các thành viên của Hoàng Gia, chính phủ và nhân dân Jordan, lãnh thổ hết sức phong phú về lịch sử và có tầm quan trọng rất lớn về tôn giáo đối với Do Thái Giáo, Kitô Giáo và Hồi Giáo.

Jordan đã cung hiến một đón tiếp quảng đại đối với số lớn các người tị nạn Palestine và Iraq, cũng như các người tị nạn khác từ các miền đang nhiễu nhương, nhất là Syria láng giềng, bị tan hoang vì tranh chấp đã quá lâu. Lòng quảng đại này đáng được cộng đồng quốc tế đánh giá và hỗ trợ. Trong phạm vi khả năng của mình, Giáo Hội Công Giáo đã tìm cách cung cấp sự trợ giúp cho các người tị nạn và những ai cần giúp đỡ, đặc biệt qua cơ quan Caritas Jordan.

Dù thừa nhận, với lòng ân hận sâu xa, các căng thẳng trầm trọng đang tiếp diễn tại Trung Đông, tôi vẫn cám ơn các nhà cầm quyền của Vương Quốc về tất cả mọi điều qúi vị đang làm và tôi khuyến khích các vị duy trì các cố gắng của mình trong việc mưu tìm một nền hòa bình lâu dài cho cả vùng. Mục tiêu cao cả này khẩn thiết đòi ta phải tìm cho ra một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng tại Syria, cũng như một giải pháp công bằng cho cuộc tranh chấp Do Thái – Palestine.

Tôi xin mượn dịp này để nhắc lại lòng kính trọng và quí mến sâu xa của tôi đối với cộng đồng Hồi Giáo và sự đánh giá cao của tôi đối với tài lãnh đạo của Đức Vua trong việc phát huy cái hiểu tốt hơn về các nhân đức được Hồi Giáo truyền dạy và một bầu khí sống chung thanh thản giữa các tín hữu của nhiều tôn giáo khác nhau. Tôi biết ơn việc Jordan hỗ trợ một số các sáng kiến quan trọng nhằm tăng tiến cuộc đối thoại và hiểu biết liên tôn giữa người Do Thái, Kitô hữu và Hồi Giáo. Cách riêng, tôi nghĩ tới Sứ Điệp Amman và sự hỗ trợ đưa ra trong khuôn khổ Tổ Chức LHQ đối với việc cử hành hàng năm Tuần Lễ Hòa Hợp Liên Tín Ngưỡng Thế Giới.

Tôi cũng muốn đưa ra lời chào hỏi âu yếm đối với các cộng đồng Kitô Giáo từng có mặt tại đất nước này kể từ thời các tông đồ, góp phần vào ích chung của xã hội mà họ vốn là thành phần trọn vẹn. Dù ngày nay, các Kitô hữu là một thiểu số về số lượng, nhưng sự hiện diện của họ là một sự hiện diện có ý nghĩa và được trân qúi trong lãnh vực giáo dục và chăm sóc y tế, nhờ các trường học và bệnh viện của họ. Họ được tuyên xưng đức tin của mình một cách hòa bình, trong một bầu khí tôn trọng tự do tôn giáo. Tự do tôn giáo này thực sự là một nhân quyền nền tảng và tôi không thể không bày tỏ niềm hy vọng rằng nó sẽ được duy trì tại khắp Trung Đông và trên toàn thế giới. Quyền tự do tôn giáo “bao gồm tự do được theo lương tâm của mình trong các vấn đề tôn giáo, cả trên bình diện cá nhân lẫn trên bình diện tập thể, và, cùng một lúc, tự do thờ phượng… [Nó cũng bao gồm] tự do lựa chọn tôn giáo mình phán đoán là đúng và biểu lộ các niềm tin của mình nơi công cộng” (Ecclesia in Medio Oriente, 26). Các Kitô hữu tự coi mình là, và thực sự là, các công dân trọn vẹn, và trong tư cách ấy, họ tìm cách, cùng với các đồng bào Hồi Giáo của mình, góp phần đặc thù của mình vào xã hội nơi họ sinh sống.

Sau cùng, tôi xin hết lòng cầu khẩn hòa bình và thịnh vượng xuống trên Vương Quốc Jordan và nhân dân của nó. Tôi cầu xin cho chuyến viếng thăm của tôi sẽ giúp tăng tiến và củng cố các liên hệ tốt đẹp và thân hữu giữa Kitô hữu và người Hồi Giáo.

Tôi xin cám ơn qúi vị về sự tiếp đón lịch sự của qúi vị. Xin Thiên Chúa toàn năng và từ bi ban hạnh phúc và trường thọ cho Đức Vua, Hoàng hậu và xin Người chúc phúc tràn trề cho Gióađăng. Chào Bình An!"

Diễn văn chào mừng của quốc vương Jordan

Sau nhiều lời thưa cùng Thiên Chúa, Tiên Tri Mohammad và trích dẫn Korăng, Quốc Vương Abdullah II đã ngở lời như sau với Đức Phanxicô:

“Kính thưa Đức Thánh Cha,

Nhân danh mọi người Jordan, tôi xin chào mừng ngài!

Quả là niềm vinh dự đặc biệt khi cuộc hành hương của ngài khởi đầu từ đây, từ Jordan, lãnh thổ của đức tin, lãnh thổ của tình bằng hữu.

Tại đây, 50 năm trước, người cha quá cố của tôi là Quốc Vương Hussein đã đón tiếp Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, cuộc viếng thăm một nước Hồi Giáo lần đầu tiên của một vị giáo hoàng.

Tại đây, 14 năm về trước, tôi được đặc ân tiếp đón Thánh Gioan Phaolô II; và 5 năm trước đây, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI.

Tại đây, ngày hôm nay, người Hồi Giáo và người Kitô Giáo đang xây dựng một tương lai chung, trên cơ sở chung của lòng kính trọng nhau, của hòa bình và của lòng tôn sùng Thiên Chúa.

Kính thưa Đức Thánh Cha,

Cơ sở chung là chỗ mà những bước đi kế tiếp của toàn thể nhân loại phải bắt đầu.

Trong thời hiện đại của chúng ta, chúng ta đang phải đối diện với nhiều thách đố lớn lao có tính hoàn cầu. Không nhỏ là thiệt hại khủng khiếp do tranh chấp phe phái và liên tôn gây ra. Nhưng Thiên Chúa đã ban cho ta một sự chống đỡ không ai thắng nổi. Nơi nào các nhà ý thức hệ gieo rắc u mê và bất tín, các tiếng nói chung của chúng ta có thể đem tới hiểu biết và thiện chí. Nơi nào đời sống bị tan nát vì bất công và bạo lực, các cố gắng đoàn kết của ta có thể mang lại hàn gắn và hy vọng.

Thực vậy, thế giới rất giầu những con người thiện chí, những người luôn tìm cách duy trì phẩm giá con người và sự sống chung hòa bình. Xin cho phép tôi được thừa nhận, với lòng biết ơn, tài lãnh đạo của Đức Thánh Cha trong chính nghĩa này. Ngài đã dấn thân cho đối thoại, nhất là với Hồi Giáo. Người Hồi Giáo khắp nơi đánh giá cao các sứ điệp quí mến và bằng hữu của ngài. Thưa Đức Thánh Cha, ngoài việc là người kế nhiệm Thánh Phêrô, ngài còn trở thành lương tâm cho toàn thế giới.

Từ ngày trở thành giáo hoàng, ngài vốn nhắc nhớ chúng tôi, bằng lời và bằng việc làm, rằng “giáo hoàng” (pontiff) nghĩa là “người bắc cầu”. Người Jordan, cũng thế, là những người bắc cầu. Công việc của chúng tôi bao gồm các hành động cụ thể và rờ mó được, trong nhiều năm qua.

Mười năm trước đây, tôi được vinh dự ban hành Sứ Điệp Amman, tái khẳng định lời kêu gọi của Hồi Giáo muốn có sự hòa hợp, nhân từ và công lý phổ quát, và rõ ràng bác bỏ các chủ trương lầm lẫn của những người gieo rắc hận thù và chia rẽ.

Jordan cũng là quê hương của sáng kiến năm 2007 tựa là “Lời Chung”, suy tư về hai giới răn vĩ đại của cả Hồi Giáo lẫn Kitô Giáo: yêu Thiên Chúa và yêu người lân cận. Người thuộc hai tôn giáo chúng ta, chiếm quá phân nửa nhân loại, là những người lân cận của nhau, khắp mọi nơi. “Lời Chung” đã đem lại cuộc đối thoại mới giữa chúng ta. Hai nghị hội Công Giáo - Hồi Giáo chính đã diễn ra, một tại Vatican và một tại Jordan. Nghị hội thứ ba sẽ diễn ra tại Rôma vào tháng Mười Một tới, nếu Thiên Chúa muốn.

Thưa Đức Thánh Cha,

Là hậu duệ thứ 41 của Tiên Tri Mohammad (hòa bình và chúc lành xuống trên ngài), tôi từng cố gắng duy trì tinh thần đích thực của Hồi Giáo, Hồi Giáo của hòa bình. Nhiệm vụ đối với nhà Hashim của tôi trải dài qua việc bảo vệ Các Thánh Điểm của Kitô Giáo lẫn Hồi Giáo tại Jordan và tại Giêrusalem. Là người bảo vệ, tôi cam kết duy trì Thành Thánh, làm nơi thờ phượng của mọi người và, nếu Thiên Chúa muốn, làm nhà an toàn cho mọi cộng đồng thuộc mọi thế hệ.

Năm ngoái, Jordan đã triệu tập một hội nghị vùng có tính lịch sử về các thách đố đang đối diện với các Kitô hữu Ả Rập. Xin cho tôi nó thẳng thắn rằng các cộng đồng Kitô Giáo Ả Rập là thành phần yếu tính của Trung Đông.

Ở đây, tại Jordan này, di sản Kitô giáo lâu đời đang hiện hữu một cách hòa hợp với di sản và căn tính Hồi Giáo. Chúng tôi trân qúi di sản này. Thưa Đức Thánh Cha, chúng tôi hân hoan vì ngài, cũng như các vị tiền nhiệm của ngài, sẽ thực hiện chuyến hành hương tới nơi Chúa Giêsu Kitô (hòa bình xuống trên Ngài) chịu phép rửa tại Bêtani bên kia Sông Jordan.

Thưa Đức Thánh Cha,

Hòa bình thế giới tùy vào sự hiểu biết và chung sống của mọi người, thuộc mọi tín gưỡng. Để đạt được mục tiêu này, năm 2010, chúng tôi có dẫn khởi tuần lễ mới tại LHQ, được tổ chức hàng năm gọi là “Tuần Lễ Hòa Hợp Liên Tín Ngưỡng Thế Giới”. Để biết ơn, chúng tôi đã lập một giải thưởng hàng năm, năm nay sẽ được cấp cho giới trẻ và các tổ chức tại Ấn Độ, Phi Luật Tân, Uganda và Ai Cập.

Thưa Đức Thánh Cha

Trong những ngày sắp tới, ước gì chúng ta tiếp tục làm việc với nhau để củng cố sự hòa hợp và đương đầu với các thách đố. Tình nhân loại và sự khôn ngoan của ngài có thể đóng góp đặc biệt cho việc làm dịu cuộc khủng hoảng tị nạn Syria và gánh nặng đang đè lên các nước láng giềng chủ nhà như Jordan. Chúng ta phải giúp Syria lấy lại tương lai của họ, chấm dứt việc đổ máu, và tìm ra một giải pháp chính trị hoà bình.

Các hành động và hỗ trợ của ngài cũng tiếp tục được cần tới giúp cho người Palestine và người Do Thái Giáo giải quyết được cuộc tranh chấp lâu dài của họ. Nguyên trạng ‘công lý bị khước từ’ dành cho người Palestine; sợ người khác; sợ thay đổi; đó là con đường dẫn tới hủy diệt lẫn nhau, chứ không tôn trọng lẫn nhau. Cùng nhau, chúng ta có thể giúp các nhà lãnh đạo của cả hai phe biết đưa các biện pháp can đảm nhằm đạt được hòa bình, công lý và sống chung…”



 
Đức Phanxicô tới Bêlem
Vũ Văn An
18:17 25/05/2014
Đức Phanxicô đã tới Bêlem thuộc West Bank trong chuyến viếng thăm Đất Thánh ba ngày của ngài. Ngài đã cử hành thánh lễ ngoài trời cạnh Nhà Thờ Giáng Sinh ở đây cho khoảng 8,000 Kitô hữu địa phương.

Mục đích chính của chuyến đi là cải thiện các liên hệ với Giáo Hội Chính Thống. Tuy nhiên, các phóng viên cho rằng người Palestine hy vọng có được một sự biểu lộ hỗ trợ do chuyến viếng thăm này đem lại vì Đức Giáo Hoàng tới chỉ sau khi các cuộc đàm phán hòa bình với Israel bị đổ vỡ.

Các viên chức Palestine vốn nhấn mạnh rằng Đức GH Phanxicô sẽ là vị giáo hoàng đầu tiên du hành thẳng tới West Bank hơn là qua ngả Israel. Nhiều người Palestine coi việc đó như một thừa nhận đối với cố gắng nhằm vận động cho tư cách nhà nước của họ.

Gần tới chuyến đi, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là HY Pietro Parolin lên tiếng bênh vực quyền của Palestine có một quê hương “có chủ quyền và độc lập” và cho rằng cuộc du hành của Đức Giáo Hoàng sẽ dẫn tới “các quyết định can đảm” về hòa bình.

Các bạo hành đối với Kitô hữu Palestine

Lela Gilbert của FoxNews cho hay hôm Chúa Nhật và thứ Hai, Đức Phanxicô sẽ tới thăm các lãnh thổ Palestine và Do Thái. Ngài sẽ dành phần lớn ngày Chúa Nhật để viếng Bêlem, nơi đường xá đã được sửa chữa, cờ quạt được giăng lên, các ban nhạc quân hành được tập dượt, và các chuẩn bị về an ninh đã được tổ chức kỹ lưỡng.

Công chúng sẽ chào đón Đức GH tại Nhà Thờ Giáng Sinh, nơi truyền tụng Chúa Giêsu đã sinh ra, và là nơi Đức GH sẽ cử hành Thánh Lễ lúc 11 giờ sáng. Việc ngài đến sẽ được hàng đoàn người địa phương hân hoan đón chào, mong nghe được những lời chúc lành và hứa hẹn hòa bình.

Còn Đức Giáo Hoàng, ngài sẽ nghe được gì ở Bêlem? Trong một cuộc gặp gỡ dự trù với Thẩm Quyền Palestine, chắc chắn ngài sẽ được nghe các chính trị gia địa phương nói tới sự kiện thành phố chịu nhiều đau khổ về kinh tế do hàng rào an ninh của Do Thái bao vây. Ngài cũng dự tính sẽ gặp các trẻ em Palestine tại trại tị nạn Dehaishe và tại đây, chắc chắn ngài sẽ nhận được nhiều ta thán về cuộc “chiến đóng”.

Gilbert tự hỏi: nhưng là cuộc chiếm đóng nào? Cô cho rằng trong nhiều thế kỷ, Bêlem vốn là thành phố Kitô Giáo, với tín hữu chiếm tới 80% dân số chỉ cách nay chừng 50 năm. Tuy nhiên, ngày nay, họ chỉ chiếm chưa tới 15% và tỷ số này tiếp tục xuống dốc. Bêlem càng ngày càng bị người Hồi Giáo “chiếm đóng”, và không ít người trong số họ đang tạo áp lực mạnh lên các người láng giềng Kitô Giáo của họ.

Christy Anastas, một Kitô hữu trẻ, đã dám phá im lặng ra một cuốn video hồi tháng Tư vừa qua mô tả thực trạng cuộc sống của cô và của gia đình cô tại Bêlem: họ phải chịu nhiều bất công, thiếu tự do ngôn luận và phụ nữ bị bạo hành. Chú cô vì từ khước không trả thuế tôn giáo đã bị hạ sát ngay trước cửa nhà.

Nhờ lòng can đảm của Christy, nhiều Kitô hữu khác cũng đã lên tiếng về các bạo hành do người Hồi Giáo Palestine gây ra cho họ. Gilbert mong Đức Phanxicô nghe được tiếng nói của họ, thay vì chỉ bị bao quanh bởi 1 chiều dư luận thuần Palestine.

Ủng hộ nhà nước Palestine

Karin Laub và Nicole Winfield của Associated Press cũng cho rằng Đức Phanxicô tới Bêlem để ủng hộ giải pháp nhà nước Palestine. Bằng chứng: ngài tới thẳng West Bank, không qua ngả Israel như các vị giáo hoàng trước ngài. Đúng thế, ngài dùng trực thăng của Giócđăng bay thẳng từ Amman tới Bêlem và tiến thẳng vào nghi thức nghinh đón chính thức và gặp gỡ chủ tịch Mahmoud Abbas.

Theo Hanan Ashrawi, một Kitô hữu Palestine và là viên chức cao cấp trong Tổ Chức Giải Phóng Palestine, thì đây là một thừa nhận mặc nhiên đối với nhà nước Palestine.

Tháng 11 năm 2012, Đại HĐ LHQ đã áp đảo thừa nhận “nhà nước Palestine” ở West Bank, Gaza và Đông Giêrusalem, các lãnh thổ bị Israel chiếm đóng trong cuộc chiến tranh năm 1967, như là một quan sát viên không phải là thành viên. Sự thừa nhận này hiện có ý nghĩa hết sức nhỏ nhoi trên thực tế, vì Israel vẫn đang kiểm soát trọn vẹn Đông Giêrusalem và West Bank.

Tuy nhiên, sự thừa nhận trên cũng đủ cho phép Palestine bắt đầu tìm kiếm tư cách thành viên của một số cơ quan LHQ và tham dự các qui ước quốc tế để thăng tiến tư cách của mình.

Người ta mong đợi Đức Phanxicô sẽ đẩy mạnh lời kêu gọi của Vatican về giải pháp hai nhà nước cho cuộc tranh chấp Israel-Palestine trong cuộc hội kiến với Abbas và sau đó khi tới Israel.

Ủng hộ hai nhà nước

CNN khi tường thuật việc Đức Phanxicô, tại Bêlem, kêu gọi thừa nhận nhà nước Palestine, cho hay ngài cũng kêu gọi việc thừa nhận nhà nước Israel như thế. Thực vậy, ngài kêu gọi “mọi người thừa nhận quyền của hai nhà nước được hiện hữu và sống trong hòa bình và an ninh bên trong các biên giới được quốc tế nhìn nhận”.

Đứng bên cạnh Chủ Tịch Palestine Mahmoud Abbas, ngài gọi các lãnh thổ này là Nước Palestine. Ngài nói với ông Abbas tại một cuộc họp báo rằng “cuộc gặp gỡ mới đây của chúng ta tại Vatican và sự hiện diện của tôi tại Palestine làm chứng cho các liên hệ tốt đẹp hiện có giữa Tòa Thánh và Nhà Nước Palestine”.

Nhưng ngài cũng kêu gọi mọi phía trì chí trong việc theo đuổi con đường hòa bình với nhau chứ không hành động đơn phương để phá hoại nó. “Tôi chỉ có thể phát biểu niềm hy vọng sâu xa của tôi rằng mọi phía sẽ tự chế đưa ra các sáng kiến và hành động mâu thuẫn với ước muốn từng được nói ra trong việc đạt tới một thỏa hiệp chân thực, và rằng hòa bình phải được theo đuổi với một quyết tâm và trì chí không mệt mỏi”

Chính phủ Israel từng phản đối các sáng kiến đơn phương của Palestine nhằm tìm sự thừa nhận quốc tế tư cách nhà nước của mình. Còn người Palestine thì phản đối các sáng kiến của Israel nhằm mở rộng các khu định cư tại West Bank. Các nhà lãnh đạo Palestine cũng có truyền thống bác bỏ việc thừa nhận sự hiện hữu của nhà nước Israel.

Bảo vệ người Kitô hữu

Trái với lo ngại của Gilbert trên đây, Đức Phanxicô hiểu rõ số phận người Kitô hữu Palestine. Thực vậy, ngài nhắc tới Bêlem như là nơi sinh của Chúa Giêsu, Đấng ngài gọi là Hoàng Tử Hòa bình, rồi kêu gọi ông Abbas che chở quyền lợi tôn giáo của người Công Giáo Palestine.

Vatican luôn tỏ quan ngại đối với việc di cư của Kitô hữu Palestine. Đồng thời, Đức Phanxicô cũng lên tiếng bênh vực người nghèo, người đau khổ vì các căng thẳng giữa người Do Thái và người Palestine. Ngài nói “dù không có bạo lực, bầu khí bất ổn và thiếu hiểu biết nhau cũng đã tạo ra bất an toàn, vi phạm nhân quyền, cô lập hóa và trốn chạy của toàn bộ nhiều cộng đoàn, tranh chấp, khan hiếm và đau khổ đủ loại”.

Cử hành thánh lễ

Sau khi gặp gỡ ông Abbas, Đức Phanxicô dùng giáo hoàng xa chạy qua đám đông gồm hàng nghìn người Công Giáo và nhiều khách bàng quan khác tụ tập nhau tại Công Trường Giáng Sinh, nơi họ đứng chờ Thánh Lễ đại trào.

Các linh mục và giáo dân lắc lư theo điệu nhạc tôn giáo, trong khi nhiều người vẫy cờ đỏ, xanh, đen và trắng của Palestine cũng như cờ vàng và trắng của Vatican. Đức Giáo Hoàng thỉnh thoảng lại rời giáo hoàng xa để bắt tay với người trong đám đông.

Hàng nghìn người thờ phượng nghinh đón ngài khi ngài tới công trường để cử hành thánh lễ cạnh địa điểm nơi người ta tin rằng Chúa Giêsu đã sinh ra. Trong bài giảng lễ, ngài nói tới sự quan trọng của việc chăm sóc trẻ em, lên án số phần trẻ em đi lính, trẻ em làm việc và thanh thiếu niên tị nạn.

Ngỏ lời với Abbas

Tại Phủ Chủ Tịch, Đức Phanxicô ngỏ những lời sau đây với Mahmoud Abbas, chủ tịch Palestine: “hàng nhiều thập niên qua, Trung Đông đã chịu nhiều hậu quả bi đát của cuộc tranh chấp kéo dài từng gây nên nhiều vết thương khó mà hàn gắn được. Dù không có bạo lực, bầu khí bất ổn và thiếu hiểu biết nhau cũng đã tạo ra bất an toàn, vi phạm nhân quyền, cô lập hóa và trốn chạy của toàn bộ nhiều cộng đoàn, tranh chấp, khan hiếm và đau khổ đủ loại.

“Trong khi bày tỏ sự gần gũi của tôi với những người đau khổ nhất do cuộc tranh chấp này gây ra, tôi muốn xác quyết xác tín tận đáy lòng tôi rằng giờ đã đến để chấm dứt tình trạng hiện trở nên càng ngày càng không thể chấp nhận được này. Vì lợi ích của mọi người, cần phải tăng cường các cố gắng và sáng kiến nhằm tạo ra các điều kiện cho một nền hòa bình bền vững đặt căn bản trên công lý, trên sự thừa nhận quyền của mọi cá nhân, và trên sự an toàn hỗ tương. Giờ đã đến để mọi người tìm được can đảm để trở nên đại lượng và có óc sáng tạo trong việc phục vụ ích chung, lòng can đảm quyết tạo hòa bình dựa trên sự nhìn nhận của mọi người đối với quyền của hai nhà nước được hiện hữu, được sinh tồn trong hòa bình và an toàn bên trong các biên giới được quốc tế thừa nhận.

"Vì mục tiêu này, tôi chỉ có thể phát biểu niềm hy vọng sâu xa của tôi rằng mọi phía sẽ tự chế đưa ra các sáng kiến và hành động mâu thuẫn với ước muốn từng được nói ra trong việc đạt tới một thỏa hiệp chân thực, và rằng hòa bình phải được theo đuổi với một quyết tâm và trì chí không mệt mỏi. Hoà bình sẽ mang lại vô vàn thiện ích cho nhân dân vùng này và cho toàn thế giới. Và do đó, phải theo đuổi nó một cách cương quyết, cho dù mỗi bên phải chịu một hy sinh nào đó.

Tôi cầu xin để nhân dân Palestine và nhân dân Israel cùng các nhà lãnh đạo liên hệ của họ sẽ tiếp nhận cuộc hành trình hòa bình đầy hứa hẹn này với cùng một lòng can đảm và kiên định cần thiết đối với mọi cuộc hành trình.

Hòa bình trong an toàn và tin tưởng nhau sẽ trở thành chiếc khung tham chiếu vững vàng giúp ta sẵn sang chạm trán và giải quyết mọi vấn đề khác, và nhờ thế cung cấp được một cơ hội để phát triển quân bình, được dùng làm khuôn thước cho các lãnh vực khủng hoảng khác.

"Ở đây, tôi muốn nói ít lời về cộng đồng Kitô hữu rất tích cực đang góp phần một cách có ý nghĩa vào ích chung của xã hội, chia sẻ niềm vui và nỗi đau của toàn thể nhân dân. Các Kitô hữu mong được tiếp tục vai trò này trong tư cách công dân trọn vẹn, cùng với các đồng bào công dân, những người được họ coi như anh chị em.

"Thưa Tổng Thống, ngài là người của hòa bình và là người tạo ra hòa bình. Cuộc gặp gỡ mới đây của chúng ta tại Vatican và sự hiện diện của tôi tại Palestine làm chứng cho các liên hệ tốt đẹp hiện có giữa Tòa Thánh và Nhà Nước Palestine. Tôi tin tưởng rằng các liên hệ này sẽ phát triển hơn nữa vì lợi ích mọi người. Về phương diện này, tôi bày tỏ sự đánh giá cao đối với các cố gắng đang được đưa ra nhằm soạn thảo một thỏa hiệp giữa các bên liên quan tới nhiều khía cạnh khác nhau trong sinh hoạt của cộng đồng Công Giáo tại đất nước này, nhất là phải chú ý đặc biệt tới tự do tôn giáo. Tôn trọng nhân quyền căn bản này, thực tế, là một trong các điều kiện chủ yếu xây dựng hòa bình, tình huynh đệ và hòa hợp. Nó cho thế giới hay rằng xây đắp hòa hợp và hiểu biết nhau giữa các nền văn hóa và tôn giáo là điều khả hữu và cần thiết. Nó cũng chứng thực cho sự kiện này: vì những điều ta chia sẻ thì nhiều vô kể, nên ta có thể tìm được phương tiện cho một cuộc chung sống thanh thản, có lớp lang và đầy hòa bình, biết chấp nhận các dị biệt và vui mừng biết rằng vì là con cái của cùng một Thiên Chúa, nên tất cả chúng ta đều là anh chị em.

'Thưa Tổng Thống, thưa các bạn tụ họp nhau tại Bêlem: xin Thiên Chúa Toàn Năng chúc lành cho quí vị, che chở quí vị và ban cho quí vị sự khôn ngoan và sức mạnh cần thiết để tiếp tục một cách can đảm con đường hòa bình, để gươm giáo biến thành lưỡi cày và mảnh đất này một lần nữa lại phát triển trong thịnh vượng và hòa hợp. Chào bình an!”.
 
ĐTC Phanxicô mời tổng thống Mahmoud Abbas và Simon Perez tham dự cuộc gặp gỡ cầu nguyện cho hòa bình tại Vaticăng
Linh Tiến Khải
17:14 25/05/2014
Đức Thánh Cha Phanxicô mời tổng thống Palestine Mahmoud Abbas và Israel Simon Perez tham dự một cuộc gặp gỡ cầu nguyện cho hòa bình với ngài tại Vaticăng. Ngài khích lệ hai chính quyền can đảm cương quyết gia tăng các nỗ lực để đem lại hòa bình cho hai dân tộc trong hai quốc gia độc lập, cùng chung sống trong tự do, an ninh, hòa bình, trong tình huynh đệ và tôn trọng các quyền của nhau, cũng như trở thành mô thức sống chung hòa bình cho các vùng bị khủng hoảng trên toàn thế giới.

Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong thánh lễ cử hành tại quảng trường Vương cung thánh đường Giáng Sinh ở Bếtlêhem sáng Chúa Nhật 25-5-2014.

Chúa Nhật 25-5-2014 Đức Thánh Cha đã viếng thăm vùng đất của người Palestine và đã có năm sinh hoạt chính: gặp gỡ giới lãnh đạo Palestine, chủ sự thánh lễ cho tín hữu tại quảng trường trước Vương cung thánh đường Giáng Sinh ở Bếtlehem và chào thăm các trẻ em tỵ nạn. Tiếp đến Đức Thánh Cha đến Tel Aviv và vào ban chiều ngài chủ sự buổi cử hành đại kết trong Vương cung thánh đường Thánh Mộ. Sau đây là chi tiết các sinh hoạt của Đức Thánh Cha.

Lúc 7 giờ rưỡi sáng Chúa Nhật Đức Thánh Cha đã rời Tòa sứ thần Tòa Thánh để đến phi trường quốc tế Amman lấy trực thăng đi Giêrusalem. Lễ nghi tiễn biệt đã diễn ra tại phi trường Hoàng hậu Alia. Vua Giordania đã đón Đức Thánh Cha tại cửa vào phi trường. Hai vị đã trao đổi với nhau trước khi có lễ nghi từ biệt theo cung cách quốc khách.

Lúc 8 giờ ba chiếc trực thăng ”Superpuma” đã cất cánh chở Đức Thánh Cha và đoàn tùy tùng đến Bếtlêhem cách đó 75 cây số. Tiếp đón Đức Thánh Cha tại bãi đậu trực thăng ở Bếtlehem có Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Lazzarotto, Sứ thần Tòa Thánh cạnh Israel kiêm Khâm sứ Tòa Thánh tại Giêrusalem và Palestine, Đức Cha Fouad Twal Thượng phụ Latinh Giêrusalem, Đức Cha Yasser Ayyach, Tổng Giám Mục Hy lạp Melkít Petra và Filadelphia, Đức Cha Sleiman, Tổng Giám Mục Baghdad kiêm Giám quản tông tòa Petra và Filadelfia, Đức Cha Maroun Laham Giám quản Giordania, cha Pierbattista Pizzaballa Bề trên dòng Phanxicô quản thủ Thánh Địa và Rabbi Abraham Skorka, Viện trưởng trường Rabbi châu Mỹ Latinh và hai Đức Ông cố vấn và thư ký Tòa Sứ Thần.

Đức Thánh Cha và đoàn tùy tùng đã đi xe về dinh tổng thống Palestine ở Bếtlehem cách đó 2 cây số rưỡi. Bếtlehem ”Beit Lekhem” trong tiếng do thái có nghĩa là ”Nhà của bánh”, là thành phố có 25.000 dân cư, nằm ở độ cao 765 mét trên mặt biển. Dân chúng sống về nghề nông, chăn nuôi và thủ công nghệ chế tượng ảnh và vật dụng bằng gỗ ô liu và xà cừ. Thánh Kinh gọi nó là Bếtlehem vùng Giuđea và là quê sinh của vua Đavít. Bếtlehem nổi tiếng với biến cố Chúa Giêsu Kitô giáng sinh, và từ thời xa xưa đã là nơi thu hút tín hữu hành hương toàn thế giới.

Năm 135 hoàng đế Adriano xây đền thờ kính thần Adone nhằm xóa bỏ ảnh hưởng của Kitô giáo. Nhưng năm 330 hoàng đế Costantino cho xây vương cung thánh đường trên hang đá giáng sinh. Năm 384 thánh Girôlamô đến sống tại đây và dịch Thánh Kinh Do thái ra tiếng Latinh. Đó là bản văn Vulgata. Sau khi Hồi giáo đánh chiếm Thánh Địa năm 638 toàn vùng nằm dưới ảnh hưởng chính trị của Califfo Omar. Năm 1099 khi nghe tin Đạo binh thánh giá tới gần người hồi tàn phá thành phố. Năm sau đó vua Baldovino được phong làm vua Giêrusalem. Nhưng năm 1187 Hồi giáo lại tái chiếm Bếtlehem. Thành phố suy tàn dần và năm 1600 chỉ còn là một làng nhỏ. Vào thế kỷ XIX thành phố hồi sinh và có da số dân theo Kitô giáo.

Từ năm 1918 Bếtlehem nằm dưới sự đô hộ của Anh quốc và năm 1948 thuộc vương quốc Hashemít của Giordania. Năm 1967 Bếtlehem, mạn đông Giêrusalem và vùng Cisgiordania bị Israel chiếm đóng. Từ năm 1995 nó thuộc vùng đất của người Palestine. Ông Yasser Arafat tổng thống Palesitine đã xây dinh tổng thống tại đây.

Tín hữu và dân chúng đã đem theo cờ Tòa Thánh và cờ Palestine cũng như bong bóng và ca hát chào mừng Đức Thánh Cha trong bầu khí lễ hội rất tươi vui. Trên cửa sổ các dinh thự chung quanh quảng trường Vương cung thánh đường Máng Cỏ treo nhiều hình vẽ cảnh Giáng Sinh, Đức Mẹ, Chúa Hài Đồng và các mục đồng của các họa sĩ nổi tiếng thế giới. Cũng có hình Đức Thánh Cha gặp gỡ tổng thống Mahmopud Abbas tại Vaticăn, treo tại nhiều nơi trong thành phố.

Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã tiếp đón Đức Thánh Cha trước dinh theo nghi lễ quốc khách. Rồi hai vị lên văn phòng ở lầu một hội kiến với nhau. Có một vài đại diện của cộng đoàn kitô Palestine đến từ dải Gazar trao vài sứ điệp cho Đức Thánh Cha. Tiếp đến Đức Thánh Cha đã gặp hàng lãnh đạo Palestine và tổng thống Abbas đã đọc diễn văn chào mừng ngài.

Đáp lời tổng thống Mahmoud Abbas Đức Thánh Cha đã cám ơn Chúa cho ngài đến viếng thăm nơi Chúa Giêsu, Hoàng Tử Hòa Bình đã giáng sinh và cám ơn tổng thống và nhân dân Palestine vì sự tiếp đón nồng hậu dành cho ngài. Từ nhiều thập niên qua vùng Trung Đông đã sống các hậu qủa thê thảm của cuộc xung đột kéo dài đã gây ra biết bao nhiêu thương tích cần phải chữa lành và cả khi bạo lực không bùng cháy, thì tình hình bất ổn và sự không hiểu biết giữa các bên cũng tạo ra sử bất ổn, các quyền bị khước từ, sự cô lập và di tản của nhiều cộng đoàn, các chia rẽ, thiếu thốn và khổ đau đủ loại. Đức Thánh Cha bầy tỏ sự gần gũi của ngài đối với những ai phải đau khổ vì các hậu qủa của xung khắc ấy và ngài đã ra lời kêu gọi như sau:

Từ cùng thẳm con tim tôi muốn nói rằng: đã đến giờ chấm dứt tình trạng này ngày càng trở nên không thể chấp nhận được, và điều này vì thiện ích của tất cả mọi người. Vì thế cần gia tăng các cố gắng và sáng kiến nhằm tạo dựng ra các điều kiện của một nền hòa bình ổn định, dựa trên công lý, việc thừa nhân các quyền của từng người và trên sự an ninh của nhau. Đã đến lúc tất cả mọi người hãy có can đảm quảng đại và sáng kiến phục vụ công ích, có can đảm hòa bình, dựa trên việc tất cả mọi người thừa nhận quyền hai quốc gia hiện hữu và được hưởng hòa bình và an ninh trong các biên giới được quốc tế thừa nhận.

Tôi nồng nhiệt cầu chúc rằng vì mục đích này mọi phía tránh các sáng kiến và các cử chỉ chống lại ý muốn tuyên bố đạt đến một thỏa hiệp đích thật và không mệt mỏi theo đuổi hòa bình với sự quyết tâm và trung thực. Hòa bình đem theo nó nhiều thiện ích cho các dân tộc của vùng này và cho toàn thế giới. Vì thế cần phải nhất quyết bước tới hòa bình, cả khi mỗi người phải từ bỏ vài điều đi nữa.

Tôi cầu chúc cho dân tộc Palestine và Israel cũng như các giới lãnh đạo liên hệ dấn thân trên con đường xuất hành hạnh phủc này tiến về hòa bình với lòng can đảm và cương quyết cần thiết cho mọi cuộc xuất hành. Hòa bình trong an ninh và tin tưởng lẫn nhau sẽ trở thành khung cảnh quy chiếu ổn định giúp đương đầu và giải quyết các vấn đề khác và như thế cống hiến một cơ hội phát triển quân bình, để trở thành mô thức cho các vùng khủng hoảng khác.

Đức Thánh Cha cũng nhắc tới sinh hoạt của cộng đoàn kitô cống hiến phần đóng góp ý nghĩa cho công ích của xã hội và chia sẻ các vui buồn khổ đau của toàn dân. Các kitô hữu muốn tiếp tục nắm giữ vai trò của mình như công dân có đầy đủ guyền lợi cùng với các công dân khác được coi như anh chị em của nhau.

Đức Thánh Cha ca ngợi tổng thống Abbas như là người của hòa bình và tạo dựng hòa bình. Cuộc gặp gỡ mới đây tại Vaticăng và sự hiện diện của ngài tại Palestine minh chứng cho các tương quan tốt đẹp giữa Tòa Thánh và Nước Palestine, mà ngài cầu mong gia tăng cho thiện ích của tất cả mọi người. Đức Thánh Cha đánh giá cao dấn thân chuẩn bị một Thỏa hiệp giữa các Phe liên quan tới các khía cạnh khác nhau của cuộc sống của Cộng đoàn Công Giáo của quốc gia, với sự chú ý đặc biệt tới tự do tôn giáo. Thật thế, việc tôn trọng quyền nền tảng này của con người, một trong những điều kiện không thể khước từ được của hòa bình, tình huynh đệ, và hòa hợp. Nó nói với thế giới rằng phải và có thể tìm ra một thỏa hiệp tốt đẹp giữa các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau. Nó làm chứng rằng chúng ta có chung với nhau biết bao điều và quan trọng có thể nhận ra một con đường chung sống thanh thản, trật tự và hòa bình, trong việc tiếp nhận các khác biệt và trong niềm vui là anh chị em với nhau vì là con cái của một Thiên Chúa duy nhất. Thưa tổng thống và các bạn tụ tập nhau tại Bếtlêhem này xin Thiên Chúa toàn năng chúc lành, che chở và ban cho qúy vị sự khôn ngoan và sức mạnh cần thiết để can đảm tiếp tục con đường hòa bình làm sao để gươm giáo trở thành lưỡi cầy và miền đất này có thể tái nở hoa trong thịnh vượng và hoà hợp.

Sau cuộc gặp gỡ tổng thống và giới chức chính quyền Palestine, lúc 10 giờ rưỡi Đức Thánh Cha đã đi xe díp trắng đến quảng trường trước vương cung thánh đường Giáng Sinh, cách đó 2 cây số rưỡi, để cử hành thánh lễ cho tín hữu, có sự tham dự của tổng thống Mahmoud Abbas và các giới chức chính quyền và đông đảo tín hữu, đến từ Galilea và Gaza, cũng như ba trăm công nhân Á châu làm việc tại Israel.

Trên đường đến Bếtlêhem Đức Thánh Cha đã dừng lại chỗ có bức tường cao 10 mét ngăn cách biên giới của Israel với vùng đất Palestine để cầu nguyện, trước khi tiếp tục tiến vào Bếtlêhem. Bức tường này đã bắt đầu được chính quyền Israel khởi công xây cất ngày 14 tháng 4 năm 2002 trong thời kỳ ”antifada” II giữa các năm 2000 tới 2005, nhằm ngăn chặn các vụ khủng bố phá hoại bằng hom người của người Palestine. Bức Tường được gọi là ”bức tường ô nhục” này cao 8-9 thước, dài 450 cây số trên tổng số 708 cây số dự trù, thường xây lấn trên đất của người Palestine, chia cắt đất đai, ruộng vườn của người Palestine và tạo ra biết bao nhiều bất công, khó nhọc vất vả, mất thời giờ cho người Palestine, mỗi khi phải di chuyển, kể cả các trẻ em khi đi học phải đi vòng xa qua các trạm kiểm soát của lính do thái gác biên giới.

Bà Vera Baboun thị trường thành phố đã chào đón Đức Thánh Cha.

Thánh lễ đã được cử hành bằng tiếng Latinh và A rập. Các bài sách thánh đã được tuyên đọc bằng tiếng A rập và thánh ca là thánh ca Giáng Sinh quốc tế nhưng bằng tiếng A Rập.

Giảng trong Thánh lễ Đức Thánh Cha nói: ”Đây là dấu chỉ: các ngươi sẽ tìm thấy một trẻ thơ cuốn tã nằm trong máng có” (Lc 2,12). Trẻ thơ Giêsu sinh ra tại Bếlehem là dấu chỉ Thiên Chúa ban cho người chờ đợi ơn cứu rỗi và luôn mãi là dấu chỉ sự hiền dịu của Thiên Chúa và sự hiện diện của Ngài trong thế giới. Từ hình ảnh của Chúa Hài Nhi Đức Thánh Cha nghĩ tới các trẻ em trên toàn thế giới và nói:

Cả ngày nay nữa các trẻ em cũng là một dấu chỉ, dấu chỉ của niềm hy vọng, dấu chỉ của sự sống, nhưng cũng là dấu chỉ ”bắt mạch” giúp hiểu sức khỏe của một gia đình, một xã hội, sức khỏe của toàn thế giới. Khi các trẻ em được tiếp nhận, yêu thương, giữ gìn và che chở, thì gia đình lành mạnh, xã hội tốt đẹp hơn, thế giới nhân bản hơn. Chúng ta hãy nghĩ tới công trình của Học viện Effetà Phaolo VI đối với các trẻ em câm điếc: đó là một dấu chỉ cụ thể lòng lành của Thiên Chúa. Ngày hôm nay Thiên Chúa cũng lập lại với chúng ta các người nam nữ của thế kỷ XXI: ”Đây là dấu chỉ, các ngươi sẽ tìm thấy một trẻ thơ...”. Trẻ thơ Bếtlêhem giòn mỏng như tất cả các trẻ sơ sinh. Không biết nói tuy Ngôi Lời đã nhập thể, đã đến để thay đổi trái tim và sự sống con người. Trẻ Thơ đó cũng như mọi trẻ thơ, yếu đuối và cần được trợ giúp và che chở. Cả ngày nay nữa các trẻ em cần được tiếp nhận và bảo vệ từ khi còn ở trong lòng mẹ.

Rất tiếc trong thế giới mgày nay là thế giới đã phát triển các kỹ thuật tinh vi nhất, vẫn còn có biết bao nhiêu trẻ em sống trong các điều kiện vô nhân, ngoài lề xã hội, trong các vùng ngoại ô các thành phố lớn hay trong các vùng quê. Biết bao nhiêu trẻ em ngày nay còn bị khai thác đối xử tàn tệ, bị làm nô lệ, là đối tượng của bạo lực và các vụ buôn bán bất hợp pháp. Ngày nay có quá nhiều trẻ em tỵ nạn, di cư đôi khi bị chết chìm trên biển, đặc biệt trong biển vùng Địa Trung Hải. Hôm nay chúng ta xấu hổ vì tất cả những điều đó trước mặt Thiên Chúa, trước Thiên Chùa trở thành Hài Nhi.

Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha đã đưa ra một loạt các câu hỏi: chúng ta là ai trước Hài Nhi Giêsu? Chúng ta là ai trước các trẻ em ngày nay? Chúng ta có giống Mẹ Maria và Cha Thánh Giuse tiếp đón Chúa Giêsu và lo lắng cho Người với tình nẫu tự và phụ tử hay không? Hay chúng ta giống như vua Hêrốt muốn loại trừ Ngài? Chúng ta có giống các mục đồng mau mắn qùy xuống thờ lạy Người vá dâng cho Người các món qùa khiêm tốn hay chúng ta thờ ơ? Có lẽ chúng ta hùng biện và duy đạo đức, là những người khai thác các hình ảnh của trẻ em nghèo nhằm sinh lời? Chúng ta có khả năng ở gần chúng và ”Mất thời giờ” với chúng không? Chúng ta có biết lắng nghe chúng, gìn giữ chúng cầu nguyện cho chúng và với chúng không? Hay chúng ta bỏ bê chúng để lo lắng cho các lợi lộc của chúng ta?

”Đây là dầu chỉ: các ngươi sẽ tìm thấy một trẻ thơ...”. Có lẽ trẻ thơ ấy khóc. Nó khóc vì đói, vì lạnh, vì muốn được bế bồng trên tay. Đức Thánh Cha áp dụng cho các trẻ em ngày nay và nói:

Cả ngày nay nữa các trẻ em khóc, khóc rất nhiều và tiếng khóc của các em gọi mời chúng ta. Trong thế giới này mỗi ngày vứt bỏ hàng tấn thực phẩm và thuốc men, có các trẻ em khóc vô ích vì đói vì bệnh có thể chữa được một cách đễ dàng. Trong một thời đại tuyên bố bảo vệ các trẻ em vị thành niên, người ta buôn bán vũ khí rốt cuộc rơi vào tay các trẻ em chiến binh; người ta buôn bán các sản phẩm do các trẻ em nhân công nô lệ làm. Tiếng khóc của các em bị bóp nghẹt: các em phải chiến đấu, phải làm việc, các em không thể khóc! Nhưng mẹ của các em, những bà Rachel ngày nay khóc: họ khóc các con họ và không muốn được an ủi (x. Mt 2,18).

”Đây là dầu chỉ”. Hài Nhi Giêsu đã sinh ra tai Bếtlêhem, mọi trẻ em sinh ra và lớn lên tại mọi phần của thế giới là dấu chỉ bắt mạch cho phép kiểm thực tình trạng sức khỏe của gia đình, cộng đoàn và quốc gia của chúng ta. Từ việc bắt mạch thẳng thắn và liêm chính đó có thể nảy sinh ra một kiểu sống mới, trong đó các tương quan không còn là xung khắc đàn áp, duy tiêu thụ nữa, mà là các tương quan của tình huynh đệ, tha thứ, hòa giải, chia sẻ và yêu thương.

Ôi lậy Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu là Đấng đã tiếp đón xin đậy chúng con tiếp đón, là Đấng đã thờ lậy xin dạy chúng con thờ lậy, là Đấng đã đi theo xin dạy chúng con đi theo. Amen.

Các lời nguyện giáo dân đã được đọc bằng các thứ tiếng A rập, Ý, Anh, Tagalog. Mấy chục linh mục đã giúp Đức Thánh Cha cho tín hữu rước Mình Thánh Chúa

Trước khi Đức Thánh Cha đọc lời nguyện kết lễ Đức Tổng Giám Mục Fouad Twal, Thượng Phụ latinh Giêrusalem đã đại diện mọi người cám ơn Đức Thánh Cha và nói: Chúng con mong ước chuyến viếng thăm này của Đức Thánh Cha làm sống dậy trong con tim của mọi người sứ điệp Giáng Sinh, hòa bình và hơi ấm của Hang Đá Bếtlêhem. Chúng con cầu mong rằng chuyến hành hương của Đức Thánh Cha giúp mọi người sống sự cao cả của sự khiêm nhường của Bếtlêhem, thừa nhận sự vô ích của xấc xược, vẻ đẹp của tuổi thơ và sự vô tội. Có biết bao trẻ thơ bị các người lớn lãnh đạo thế giới này bắt buộc sống lang thang, thường bị bỏ rơi: trẻ em không nhà cửa, không cha mẹ chạy trên các con dường bụi bặm của các trại tỵ nạn, vì không còn nhà ở và nơi nương tựa. Có biết bao trẻ em phải nghe lại những lời ”không còn chỗ trong quán trọ” đã được nói với Mẹ Maria và Cha Thánh Giuse xưa kia. Không có chỗ cho chúng cả trong các chính sách gia đình, trong luật lệ và trong các cuộc đàm phán cho một nền hòa bình không tìm ra đường đến với chúng con, một nền hòa bình không chọc thủng được các bức tường sợ hãi không tin tưởng bao quanh thành phố này. Các người trẻ của chúng con đã theo gót Chúa Giêsu, sống kinh nghiệm di cư, đói khát, lạnh lẽo và thường khi trông thấy nhà cửa của chúng bị phá hủy.

Cùng với Đức Thánh Cha chúng con xin Hài Nhi Giêsu nới rộng hang đá của Người để tiếp đón biềt bao nhiêu trẻ em nạn nhân của bạo lực vô nhân và bất công. Làm sao không nhớ cầu nguyện cho biết bao nhiêu tù nhân chen chúc trong các nhà tù. Đói một miếng bánh, nhưng đói công lý và hòa bình hơn, đói một mái nhà tiếp đón họ. Các Hêrốt thời này chưa hết lo sợ hòa bình hơn chiến tranh, sợ hãi các gia đình lành mạnh và sẵn sàng giết người và tiếp tục giết người... Là con cháu của các mục đồng xưa kia tiếp nhận lời mời của các thiên thần, chúng con cùng với Đức Thánh Cha đến Bếtlêhem để thờ lậy Hài Nhi và chúc mừng cha mẹ Người. Nhân danh các Giám Mục Công Giáo, nhân dân Palestin và biết bao nhiêu khách hành hương đến Bếtlêhem như nhà của họ, chúng con cám ơn sự hiện diệơn của Đức Thánh Cha với chúng con hôm nay cùng với tất cả các trẻ em lành mạnh và tàn tật của nhiều trung tâm ở Bếtlêhem chúng con cầu nguyện cho Đức Thánh Cha và gắn bó vời Đức Thánh Cha.

Cộng đoàn đã cùng Đức Thánh Cha hát Kinh Lậy Nữ Vương Thiên đàng. Trước khi ban phép lành cuối lễ Đức Thánh Cha đã đưa ra một sáng kiến bất ngờ chưa từng có ngài nói: “Ở nơi Hoàng Tử Hòa Bình đã sinh ra này, tôi ước mong mời tổng thống Mahmoud Abbas và tổng thống Simon Perez cùng tôi dâng một lời cầu nguyện mạnh mẽ khẩn nài Thiên Chúa ban cho ơn hóa bình. Tôi cống hiến nhà tôi ở Vaticăng để tiếp đón cuộc gặp gỡ cầu nguyện này”. Mọi người đều ước mong hòa bình và biết bao nhiêu người xây dựng nó mỗi ngày với các cử chỉ bé nhỏ. Nhiều người đau khổ và kiên nhẫn chịu đựng sự vất vả của biết bao nhiêu nỗ lực để xây dựng hòa bình. Và tất cả đặc biệt những người được đặt để phục vụ các dân tộc của nình - chúng ta có bổn phận trở thành dụng cụ của hòa bình, trước hết bằng lời cầu nguyện. Xây dựng hòa bình khó, nhưng sống không có hòa bình là một đau đớn. Tất cả mọi người nam nữ của vùng Đất này và toàn thế giới xin chúng ta đem tới trước Thiên Chúa khát vọng hòa bình nồng cháy của họ”.

Mọi người đã vỗ tay tán đồng sáng kiến của Đức Thánh Cha.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã phó thác cho cánh tay chở che hiền mẫu của Mẹ Maria vùng đất này và tất cả những người sống trong đó, để họ có thể sống trong công lý, hòa bình và tình huynh đệ. Đức Thánh Cha xin Mẹ canh thức trên các gia đình, người trẻ và người già, trên những người đã đánh mất đức tin niềm hy vọng, an ủi người đau yếu, tù đầy và tất cả những ai đau khổ, nâng đỡ các chủ chăn để các vị là ”ánh sáng và muối đất” trong vùng đất được chúc phúc này, nâng đỡ các công trình giáo dục, đặc biệt đại học Bếtlêhem. Khi chiêm ngưỡng thánh Gia tại Bếtlêhem này tôi nghĩ tới Nagiarét nơi tôi hy vọng sẽ đến thăm vào một dịp khác, nếu Chúa muốn. Chúng ta hãy phó thác cho Đức Thánh Trinh Nữ số phận của nhân loại, để mở ra trong thế giới các chân trời mới và hứa hẹn của tình huynh đệ, liên đới và hòa bình.

Sau cùng Đức Thánh Cha ban phép lành cuối lễ cho tín hữu.

Từ giã mọi người Đức Thánh Cha đã đến nhà khách Casa Nova của các cha Dòng Phanxicô Quản thủ Thánh Địa để dùng bữa trưa với 5 gia đình người tỵ nạn và nghỉ ngơi chốc lát trước khi viếng thăm Vương cung thánh đường và Hang Đá Giáng Sinh. Nhà dòng bên cạnh Casa Nova hiện có 37 tu sĩ sinh sống. Vương cung thánh đường dài 54 mét rộng 36 mét gồm 5 gian dọc. Hai trong ba cửa vào bị xây kín cửa thứ ba thấp để ngăn chặn binh sĩ đi ngựa vào trong nhà thờ. Năm 326 hoàng đế Costantino cho xây một vương cung thánh đường bao trùm lên hang đá Giáng sinh. Năm 529 nhà thờ bị hư hỏng vì hỏa hoạn và vì cuộc nổi loạn của người Samaria và được tu sửa năm 540. Năm 614 quân của Cosrone II xâm chiếm vùng này nhưng không tàn phá nhà thờ vì có hình của ba vua mang sắc phục Ba Tư. Từ thời đạo binh Thánh Giá nhà thờ được trang hoàng với các bức khảm đá mầu và hình vẽ theo kiểu bisantin. Hang đá Giáng Sinh được lát đá cẩm thạch.

Năm 1187 Saladino chiếm Giêrsusalem nhưng không tàn phá nơi thánh. Năm 1347 các cha Phanxicô được đế quốc Ottoman giao việc trông coi vương cung thánh đường và sở hữu hang đá Giáng Sinh. Sang thế kỷ XVI là thời gian tranh chấp giữa các tu sĩ Phanxicô và các tu sĩ chính thống hy lạp và tùy theo các người bảo trợ. Sau khi người Venezia bị thua và trục xuất khỏi đảo creta năm 1669, phía chính thống được phép trông coi Hang đá và vương cung thánh đường, trong khi năm 1690 các tu sĩ Phanxicô được trông coi Hang đá Giáng Sinh. Bên cạnh là vương cung thánh đường thành nữ Catarina và là giáo xứ Latinh do các cha dòng Phanxicô xây năm 1882 thay thế một nhà thờ thời Trung cổ.

Lối xuống hang đá Giáng Sinh nằm bên phải vương cung thánh đường. Lối lên dẫn vào trong nhà thờ thánh nữ Catarina bên trái. Hang đá Giáng Sinh dài 12 mét 3 rộng 3 mét rưỡi, nơi có bàn thờ Giáng Sinh bên dưới có ngôi sao bạc ghi dấu nơi Chúa Giêsu sinh ra với hàng chữ Latinh: ”Hic de Virgine Maria Jesus Christus natus est” ”Đây là nơi Đức Giêsu Kitô được sinh ra bởi Trinh Nữ Maria”. Hang đá có 53 chiếc đèn trong đó có 9 cái thuộc Giáo Hội Latinh. Đàng sau bên phải là máng cỏ nơi Chúa Giêsu nằm trong nôi.

Sau khi viếng thăm và cầu nguyện tại Hang Đá, Đức Thánh Cha đã trở lại nhà Casa Nova để chụp hình lưu niệm với các tu sĩ Phanxicô. Tiếp đến ngài đi xe đến Trung tâm Phoenix cách đố 5 cây số để gặp gỡ các trẻ em thuộc các trại tỵ nạn. Đây là trung tâm phục hồi cho người tỵ nạn của trại Dheisheh đã được Thánh Gioan Phaolô II tài trợ xây cất và viếng thăm năm 2000, nhân kỷ niệm 25 năm ngài làm Giáo Hoàng. Trong đại thính đường của trung tâm có mấy trăm trẻ em đến từ các trại Sheisheh, Aida và Beit Jibrin. Một bé trai và một bé gái tặng Đức Thánh Cha vài hình vẽ, các thư và đồ thủ công do các em làm. Các em cầm nhiều mảnh giấy có viết các hàng chữ: ”Chúng con muốn tự do thờ phượng”, ”Người hồi và người Kitô sống dưới sự chiếm đóng” vv.. Một bé trai đại diện các em chào mừng Đức Thánh Cha và nói lên ước mong của các em được sống trong hòa bình tự do an bình và tình huynh đệ. Em nói:” Thưa Đức Thánh Cha chúng con đã mở mắt chào đời và trông thấy sự chiếm đóng. Chúng con muốn chết trong tự do”.

Các em cũng hát mừng Đức Thánh Cha và bầy tỏ các ước vọng đó. Tiếp đến hai em bé mặc sắc phục A rập tặng qùa cho Đức Thánh Cha một bức tranh và một cánh tay bị cột bởi dây xích. Đức Thánh Cha đã chào em bé dại diện và ngài cám ơn các em đã hát rất hay và tặng ngài kỷ niệm rất ý nghĩa.

Ngỏ lời với các em Đức Thánh Cha nói ngài hiểu các ước vọng sâu xa của các em. Nhưng ngài chỉ xin nói với các em một diều: không được dùng bạo lực để đáp trả lại bạo lực. Trái lại cần dùng sự thiện, hòa bình và việc làm kiên trì để trả lời bạo lực. Tiếp đến Đức Thánh đã ban phép lành cho các em.

Lúc 15 giờ 40 Đức Thánh Cha đã đi xe đến bãi đậu trực thăng. Tại đây đã diễn ra lễ nghi từ biệt với sự hiện diện của tổng thống Mahmoud Abbas và các giới chức chính quyền Palestine. Trực thăng chở Đức Thánh Cha tởi Tel Aviv để bắt đầu chặng thứ ba của chuyến viếng thăm trên đất Israel.
 
Top Stories
Pope Francis speaks at ecumenical celebration in Jerusalem
Vatican Radio
17:10 25/05/2014
2014-05-25 - Pope Francis lamented the “tragic” divisions between Christians and said our disagreements must not frighten us and paralyse our progress towards unity. His remarks came during an ecumenical prayer service held with the Ecumenical Patriarch Bartholomew I and other Christian leaders in Jerusalem’s Basilica of the Holy Sepulchre. Earlier Pope Francis and the Patriarch held private talks and signed a common declaration pledging to continue along the path towards full unity between the Catholic and Orthodox Churches.

Address of His Holiness Pope Francis

Ecumenical Celebration in the Basilica of the Holy Sepulchre

Jerusalem, 25 May 2014

In this Basilica, which all Christians regard with the deepest veneration, my pilgrimage in the company of my beloved brother in Christ, His Holiness Bartholomaios, now reaches its culmination. We are making this pilgrimage in the footsteps of our venerable predecessors, Pope Paul VI and Patriarch Athenagoras, who, with courage and docility to the Holy Spirit, made possible, fifty years ago, in this holy city of Jerusalem, an historic meeting between the Bishop of Rome and the Patriarch of Constantinople. I cordially greet all of you who are present. In a special way I express my heartfelt gratitude to those who have made this moment possible: His Beatitude Theophilos, who has welcomed us so graciously, His Beatitude Nourhan Manoogian and Father Pierbattista Pizzaballa.

It is an extraordinary grace to be gathered here in prayer. The empty tomb, that new garden grave where Joseph of Arimathea had reverently placed Jesus’ body, is the place from which the proclamation of the resurrection begins: “Do not be afraid; I know that you are looking for Jesus who was crucified. He is not here, for he has been raised, as he said. Come, see the place where he lay. Then go quickly and tell his disciples, ‘He has been raised from the dead’” (Mt 28:5-7). This proclamation, confirmed by the testimony of those to whom the risen Lord appeared, is the heart of the Christian message, faithfully passed down from generation to generation, as the Apostle Paul, from the very beginning, bears witness: “I handed on to you as of first importance what I in turn had received: that Christ died for our sins in accordance with the Scriptures, and that he was buried, and that he was raised on the third day in accordance with the Scriptures” (1 Cor 15:3-4). This is the basis of the faith which unites us, whereby together we profess that Jesus Christ, the only-begotten Son of the Father and our sole Lord, “suffered under Pontius Pilate, was crucified, died and was buried; he descended into hell; on the third day he rose again from the dead” (Apostles’ Creed). Each of us, everyone baptized in Christ, has spiritually risen from this tomb, for in baptism all of us truly became members of the body of the One who is the Firstborn of all creation; we were buried together with him, so as to be raised up with him and to walk in newness of life (cf. Rom 6:4).

Let us receive the special grace of this moment. We pause in reverent silence before this empty tomb in order to rediscover the grandeur of our Christian vocation: we are men and women of resurrection, and not of death. From this place we learn how to live our lives, the trials of our Churches and of the whole world, in the light of Easter morning. Every injury, every one of our pains and sorrows, has been borne on the shoulders of the Good Shepherd who offered himself in sacrifice and thereby opened the way to eternal life. His open wounds are the cleft through which the torrent of his mercy is poured out upon the world. Let us not allow ourselves to be robbed of the basis of our hope! Let us not deprive the world of the joyful message of the resurrection! And let us not be deaf to the powerful summons to unity which rings out from this very place, in the words of the One who, risen from the dead, calls all of us “my brothers” (cf. Mt 28:10; Jn 20:17).

Clearly we cannot deny the divisions which continue to exist among us, the disciples of Jesus: this sacred place makes us even more painfully aware of how tragic they are. And yet, fifty years after the embrace of those two venerable Fathers, we realize with gratitude and renewed amazement how it was possible, at the prompting of the Holy Spirit, to take truly significant steps towards unity. We know that much distance still needs to be travelled before we attain that fullness of communion which can also be expressed by sharing the same Eucharistic table, something we ardently desire; yet our disagreements must not frighten us and paralyze our progress. We need to believe that, just as the stone before the tomb was cast aside, so too every obstacle to our full communion will also be removed. This will be a grace of resurrection, of which we can have a foretaste even today. Every time we ask forgiveness of one another for our sins against other Christians and every time we find the courage to grant and receive such forgiveness, we experience the resurrection! Every time we put behind us our longstanding prejudices and find the courage to build new fraternal relationships, we confess that Christ is truly risen! Every time we reflect on the future of the Church in the light of her vocation to unity, the dawn of Easter breaks forth! Here I reiterate the hope already expressed by my predecessors for a continued dialogue with all our brothers and sisters in Christ, aimed at finding a means of exercising the specific ministry of the Bishop of Rome which, in fidelity to his mission, can be open to a new situation and can be, in the present context, a service of love and of communion acknowledged by all (cf. JOHN PAUL II, Ut Unum Sint, 95-96).

Standing as pilgrims in these holy places, we also remember in our prayers the entire Middle East, so frequently and lamentably marked by acts of violence and conflict. Nor do we forget in our prayers the many other men and women who in various parts of our world are suffering from war, poverty and hunger, as well as the many Christians who are persecuted for their faith in the risen Lord. When Christians of different confessions suffer together, side by side, and assist one another with fraternal charity, there is born an ecumenism of suffering, an ecumenism of blood, which proves particularly powerful not only for those situations in which it occurs, but also, by virtue of the communion of the saints, for the whole Church as well.

Your Holiness, beloved brother, dear brothers and sisters all, let us put aside the misgivings we have inherited from the past and open our hearts to the working of the Holy Spirit, the Spirit of love (cf. Rom 5:5) and of truth (cf. Jn 16:13), in order to hasten together towards that blessed day when our full communion will be restored. In making this journey, we feel ourselves sustained by the prayer which Jesus himself, in this city, on the eve of his passion, death and resurrection, offered to the Father for his disciples. It is a prayer which we ourselves in humility never tire to make our own: “that they may all be one… that the world may believe” (Jn 17:21).
 
Common Declaration signed by Pope Francis and the Ecumenical Patriarch Bartholomew
Vatican Radio
17:12 25/05/2014
Jerusalem 2014-05-25 - Pope Francis and the Ecumenical Patriarch, Bartholomew I, on Sunday held private talks in Jerusalem and signed a Common Declaration in which they pledged to continue on the path towards unity between the Catholic and Orthodox Churches. Their encounter marked the 50th anniversary of the historic meeting between Pope Paul VI and the Patriarch Athenagoras in 1964. In their joint declaration, Pope Francis and Patriarch Bartholomew said it is their duty to work together to protect human dignity and the family and build a just and humane society in which nobody feels excluded. They also stressed the need to safeguard God’s creation and the right of religious freedom. The two leaders expressed concern over the situation facing Christians amidst the conflicts of the Middle East and spoke of the urgency of the hour that compels them to seek the reconciliation and unity of the human family whilst fully respecting legitimate differences.

Please find below the full text in English of the Common Declaration of Pope Francis and the Ecumenical Patriarch Bartholomew I:

1. Like our venerable predecessors Pope Paul VI and Ecumenical Patriarch Athenagoras who met here in Jerusalem fifty years ago, we too, Pope Francis and Ecumenical Patriarch Bartholomew, were determined to meet in the Holy Land “where our common Redeemer, Christ our Lord, lived, taught, died, rose again, and ascended into Heaven, whence he sent the Holy Spirit on the infant Church” (Common communiqué of Pope Paul VI and Patriarch Athenagoras, published after their meeting of 6 January 1964). Our meeting, another encounter of the Bishops of the Churches of Rome and Constantinople founded respectively by the two Brothers the Apostles Peter and Andrew, is a source of profound spiritual joy for us. It presents a providential occasion to reflect on the depth and the authenticity of our existing bonds, themselves the fruit of a grace-filled journey on which the Lord has guided us since that blessed day of fifty years ago.

2. Our fraternal encounter today is a new and necessary step on the journey towards the unity to which only the Holy Spirit can lead us, that of communion in legitimate diversity. We call to mind with profound gratitude the steps that the Lord has already enabled us to undertake. The embrace exchanged between Pope Paul VI and Patriarch Athenagoras here in Jerusalem, after many centuries of silence, paved the way for a momentous gesture, the removal from the memory and from the midst of the Church of the acts of mutual excommunication in 1054. This was followed by an exchange of visits between the respective Sees of Rome and Constantinople, by regular correspondence and, later, by the decision announced by Pope John Paul II and Patriarch Dimitrios, of blessed memory both, to initiate a theological dialogue of truth between Catholics and Orthodox. Over these years, God, the source of all peace and love, has taught us to regard one another as members of the same Christian family, under one Lord and Saviour, Jesus Christ, and to love one another, so that we may confess our faith in the same Gospel of Christ, as received by the Apostles and expressed and transmitted to us by the Ecumenical Councils and the Church Fathers. While fully aware of not having reached the goal of full communion, today we confirm our commitment to continue walking together towards the unity for which Christ our Lord prayed to the Father so “that all may be one” (Jn 17:21).

3. Well aware that unity is manifested in love of God and love of neighbour, we look forward in eager anticipation to the day in which we will finally partake together in the Eucharistic banquet. As Christians, we are called to prepare to receive this gift of Eucharistic communion, according to the teaching of Saint Irenaeus of Lyon (Against Heresies, IV,18,5, PG 7,1028), through the confession of the one faith, persevering prayer, inner conversion, renewal of life and fraternal dialogue. By achieving this hoped for goal, we will manifest to the world the love of God by which we are recognized as true disciples of Jesus Christ (cf. Jn 13:35).

4. To this end, the theological dialogue undertaken by the Joint International Commission offers a fundamental contribution to the search for full communion among Catholics and Orthodox. Throughout the subsequent times of Popes John Paul II and Benedict the XVI, and Patriarch Dimitrios, the progress of our theological encounters has been substantial. Today we express heartfelt appreciation for the achievements to date, as well as for the current endeavours. This is no mere theoretical exercise, but an exercise in truth and love that demands an ever deeper knowledge of each other’s traditions in order to understand them and to learn from them. Thus we affirm once again that the theological dialogue does not seek a theological lowest common denominator on which to reach a compromise, but is rather about deepening one’s grasp of the whole truth that Christ has given to his Church, a truth that we never cease to understand better as we follow the Holy Spirit’s promptings. Hence, we affirm together that our faithfulness to the Lord demands fraternal encounter and true dialogue. Such a common pursuit does not lead us away from the truth; rather, through an exchange of gifts, through the guidance of the Holy Spirit, it will lead us into all truth (cf. Jn 16:13).

5. Yet even as we make this journey towards full communion we already have the duty to offer common witness to the love of God for all people by working together in the service of humanity, especially in defending the dignity of the human person at every stage of life and the sanctity of family based on marriage, in promoting peace and the common good, and in responding to the suffering that continues to afflict our world. We acknowledge that hunger, poverty, illiteracy, the inequitable distribution of resources must constantly be addressed. It is our duty to seek to build together a just and humane society in which no-one feels excluded or emarginated.

6. It is our profound conviction that the future of the human family depends also on how we safeguard – both prudently and compassionately, with justice and fairness – the gift of creation that our Creator has entrusted to us. Therefore, we acknowledge in repentance the wrongful mistreatment of our planet, which is tantamount to sin before the eyes of God. We reaffirm our responsibility and obligation to foster a sense of humility and moderation so that all may feel the need to respect creation and to safeguard it with care. Together, we pledge our commitment to raising awareness about the stewardship of creation; we appeal to all people of goodwill to consider ways of living less wastefully and more frugally, manifesting less greed and more generosity for the protection of God’s world and the benefit of His people.

7. There is likewise an urgent need for effective and committed cooperation of Christians in order to safeguard everywhere the right to express publicly one’s faith and to be treated fairly when promoting that which Christianity continues to offer to contemporary society and culture. In this regard, we invite all Christians to promote an authentic dialogue with Judaism, Islam and other religious traditions. Indifference and mutual ignorance can only lead to mistrust and unfortunately even conflict.

8. From this holy city of Jerusalem, we express our shared profound concern for the situation of Christians in the Middle East and for their right to remain full citizens of their homelands. In trust we turn to the almighty and merciful God in a prayer for peace in the Holy Land and in the Middle East in general. We especially pray for the Churches in Egypt, Syria, and Iraq, which have suffered most grievously due to recent events. We encourage all parties regardless of their religious convictions to continue to work for reconciliation and for the just recognition of peoples’ rights. We are persuaded that it is not arms, but dialogue, pardon and reconciliation that are the only possible means to achieve peace.

9. In an historical context marked by violence, indifference and egoism, many men and women today feel that they have lost their bearings. It is precisely through our common witness to the good news of the Gospel that we may be able to help the people of our time to rediscover the way that leads to truth, justice and peace. United in our intentions, and recalling the example, fifty years ago here in Jerusalem, of Pope Paul VI and Patriarch Athenagoras, we call upon all Christians, together with believers of every religious tradition and all people of good will, to recognize the urgency of the hour that compels us to seek the reconciliation and unity of the human family, while fully respecting legitimate differences, for the good of all humanity and of future generations.

10. In undertaking this shared pilgrimage to the site where our one same Lord Jesus Christ was crucified, buried and rose again, we humbly commend to the intercession of the Most Holy and Ever Virgin Mary our future steps on the path towards the fullness of unity, entrusting to God’s infinite love the entire human family.

“ May the Lord let his face shine upon you, and be gracious to you! The Lord look upon you kindly and give you peace!” (Num 6:25-26).

Jerusalem, 25 May 2014
 
50 Years On - Pope Francis renews hopes for continued dialogue with all Christians
Vatican Radio
17:12 25/05/2014
Pope Francis has reiterated the hope already expressed by his predecessors for a continued dialogue with all Christians.

Speaking on Sunday evening during a prayer service held with the Ecumenical Patriarch Bartholomew I and other Christian leaders in the Church of the Holy Sepulcher in Jerusalem, the Pope lamented the “tragic” divisions between Christians and said our disagreements must not frighten us and paralyse our progress towards unity.

As Philippa Hitchen reports from Jerusalem, the Pope and the Patriarch met privately before the ecumenical celebration, and signed a common declaration pledging to continue along the path towards full unity between the Catholic and Orthodox Churches.

Listen to Philippa Hitchen’s report…

Symbolic gestures can sometimes speak louder than words to capture the imagination and show how change is possible, even in seemingly impossible situations. It was the historic embrace of a Catholic Pope and an Orthodox Patriarch, fifty years ago, that captured the spirit of the Second Vatican Council and showed millions of Christians around the world that hatred and divisions have no place in the hearts of those who follow the Risen Lord.

And it was that same gesture of friendship and reconciliation between the current successors of St Peter and St Andrew, in front of the Church of the Holy Sepulchre here in Jerusalem, which captured the spirit of this papal visit to revive the search for unity between followers of all the different Christian churches.

As several people have remarked to me here, if Christian unity had depended only on the will and determination of Pope Paul and Patriarch Athenagoras half a century ago, that goal might already have been achieved. But as Pope Francis noted in his words to the other Christian leaders gathered around the tiny, ornate chapel housing the empty tomb inside the basilica, “much distance still needs to be travelled” before all divisions are overcome and Christians can share together around the same Eucharistic table.

Yet the very fact of these heads of over a dozen different Churches, with their distinctive vestments and varied styles of worship, praying together in the place where Christianity began, is an unprecedented event. Don’t forget this is a place which has witnessed some very un-Christian scenes of squabbling over who has control of the holy places that recall Jesus’ Crucifixion and Resurrection from the dead. The organisers of the trip told us it’s taken the most delicate and determined negotiations between Catholics, Greek Orthodox and Armenians, the three principle parties of the Status Quo regulating the holy sites here, to ensure the historic encounter could run smoothly.

Don’t be afraid, the first disciples were told as they gazed into the empty tomb on the first Easter Sunday. But as Patriarch Bartholomew noted in this homily before the shared prayer and joint blessing, fear is still an all too prevalent emotion in our modern age: fear of those who are different from ourselves, fear of followers of another faith and fear feeding religious fanaticism that threatens peace in many regions of the globe.
That’s why gestures of friendship like this are so important to combat fear and spread a different message of trust, forgiveness and cooperation between peoples of different religious traditions. In their joint declaration, signed in the Apostolic Delegation where Pope Paul and Patriarch Athenagoras first met 50 years ago, Francis and Bartholomew point to the important progress that’s already been made in the ecumenical journey. But they also spell out some of the key areas where Catholics and Orthodox must work and witness more closely together in service of the common good – defending the family, fighting poverty, protecting God’s gift of creation and upholding the right of all people to publically profess their religious convictions. Most people, of course, don’t know or care much about the complex theology or long history of divisions that have kept Orthodox and Catholics apart for almost a millennium. But what they will see on their TVs, tablets and telephones however is a powerful and plain speaking image of two friends embracing, praying and sharing a simple meal together. They can’t work the miracle of unity on their own either. But they can and do model the humility, courage and trust in the Spirit that will encourage others to join the ecumenical journey and ensure that one day the scandal of division will be overcome.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Ninh Sa, Bùi Chu xây dựng Trung Tâm Mục Vụ
SVCG Bùi Chu
11:04 25/05/2014
Nhằm đánh dấu cho một chặng đường lịch sử hơn 100 năm Giáo xứ Ninh Sa hiện diện và phát triển tại vùng đất Hải Hậu – Nam Định, vào lúc 09g00’ ngày 25/05/2014, Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu, Giám mục Giáo Phận Bùi Chu, đã chủ sự nghi thức làm phép viên đá đầu tiên xây dựng mới Trung Tâm Mục Vụ Giáo Xứ và dâng Thánh lễ trọng thể Chúa Nhật VI Phục Sinh cầu nguyện cho Giáo xứ cũng như công trình xây dựng được tiến triển tốt đẹp.

Xem Hình

Cùng đồng tế và tham dự Thánh Lễ với vị Cha chung Giáo Phận có hơn 10 linh mục trong và ngoài giáo hạt, quý tu sĩ nam nữ, quý ân nhân, quý khách và đông đảo giáo dân trong giáo xứ. Trung tâm mục vụ giáo xứ Ninh Sa được xây dựng đã lâu và đã xuống cấp trầm trọng do thời tiết và do chiến tranh, được sự đồng ý của Đức Cha, Cha chính xứ và toàn thể bà con giáo dân trong giáo xứ đã tiến hành hạ giải hồi tháng 3 vừa qua và hôm nay Cha xứ đã xin Đức Cha giáo Phận về cử hành Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dụng ngôi nhà Mục Vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo xứ.

Ngỏ lời đầu thánh lễ, sau phần chào chúc, Đức Cha Giáo Phận nói lên ý nghĩa của ngày Chúa Nhật VI Phục Sinh. Bên cạnh đó, Cha cũng diễn tả hình ảnh của nhà Trung Tâm Mục Vụ, đó không phải là của riêng ai, nhưng là ngôi nhà chung của mọi người. Ngôi nhà mà hôm nay, Quý Cha và cộng đoàn Giáo xứ Ninh Sa khởi công cùng góp sức xây dựng còn là nơi giúp cho cộng đoàn ngày một phát triển và thăng tiến hơn trong đời sống đức tin, cũng như đời sống xã hội.

Ngỏ lời với cộng đoàn trong phần bài giảng, Đức Cha Tôma đã kêu gọi cộng đoàn ý thức về công việc xây dựng của mình. Đặt viên đá đầu tiên này là để xác tín rằng công trình xây dựng ngôi nhà Mục Vụ mới này là công việc của Chúa và từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Lấy ý tưởng của Lời Chúa Chúa Nhật VI Phục Sinh, ngài cũng kêu mời cộng đoàn không chỉ để ý đến việc xây dựng một ngôi nhà vật chất, mà quan trọng hơn là phải làm sao biến công trình này thành nơi hội tụ tình yêu của mọi người đồng thời kêu mời anh em hãy bước đi theo Chúa Giêsu Kitô là Sự Thật tuyệt đối: Ngài đến trần gian để mạc khải tình yêu và lòng thương xót của Ngài; Ngài là Sự Sống: Ngài đã chia sẻ sự sống của Ngài cho chúng ta. Trong suốt 33 năm sống trên trần gian, Chúa Giêsu luôn hết lòng yêu mến và vâng phục Đức Maria. Trên Thánh giá, Chúa trao Mẹ cho chúng ta và trao chúng ta cho Mẹ. Mẹ thương yêu và chăm sóc chúng ta. Vì vậy, lòng tôn kính và yêu mến của chúng ta đối với Đức Mẹ chính là làm đẹp lòng Chúa Giêsu, Chúa chúng ta. Nhưng tình yêu và lòng tôn kính không dừng lại ở Mẹ Maria vì Mẹ sẽ dẫn dắt từng người đến với Chúa Giêsu và được gặp gỡ Chúa trong niềm xác tín sâu đậm.

Bên cạnh nỗ lực xây dựng ngôi nhà vật chất cần phải quan tâm đến việc xây dựng con người, mà cụ thể là phải cầu nguyện, giúp đỡ và cổ võ cho việc học giáo lý, Kinh Thánh và các giáo huấn của Giáo Hội. Mỗi người biết ý thức mình là Đền thờ của Thiên Chúa và biết kết hợp với nhau sống trong sự thật để Chúa Thánh Thần ngự trị như viên đá sống động là thân thể của Chúa Kitô.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, thay lời cho Giáo xứ, Cha xứ nói lên lòng cảm tạ và tri ân đến mọi người, đặc biệt Đức Cha, quý Cha và quý vị ân nhân đã, đang và sẽ rộng lòng quảng đại đóng góp để cho ngôi nhà Trung Tâm Mục Vụ được mau chóng hoàn thành. Và Cha cũng xin mọi người tiếp tục nâng đỡ, ủng hộ, góp sức và chung tay với Giáo xứ, không chỉ trong thời gian thi công xây dựng cho đến khi hoàn thành, mà còn sử dụng công trình này cách hiệu quả và hữu ích nhất cho việc Loan Báo Tin Mừng đến với mọi người.

Thánh lễ diễn ra trong trang nghiêm và sốt sắng dù thời tiết khá ngột ngạt và oi bức. Qua thánh lễ, Cộng đoàn dường như được tiếp thêm một sức lực mới thể hiện qua ánh mắt rạng ngời, nụ cười tươi xinh, những cánh hoa nồng thắm dâng lên vị Cha chung của Giáo phận, những cử chỉ thân hữu của Cộng đoàn hiện diện khi tham dự thánh lễ cũng như khi chung vui trong bữa tiệc đượm thắm ân tình diễn ra ngay sau Thánh lễ.

Nguyện xin Thiên Chúa ban phúc lành và thánh hóa tất cả mọi việc, từ lúc khởi sự cho đến khi hoàn thành, để công trình này không nhằm mang lại vinh quang cho chúng con, nhưng qua đó giúp sinh ích cho tất cả mọi người, để qua đó, Vinh Quang Chúa được thể hiện.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tập tục ngày cầu mùa
Lm. Đa Minh Nguyễn Ngọc Long
13:35 25/05/2014
Tập tục ngày cầu mùa.

Trong nếp sống đức tin người Công Giáo có tập tục đọc kinh cầu mùa.

Có những xứ đạo ở Việt Nam tổ chức rước kiệu cầu mùa vào ngày lễ kính Thánh Vincentê Ferrer ngày 5.4. hằng năm, xin cho mùa màng được mưa thuận gío hòa.

Và cũng có tập tục đọc kinh cầu mùa vào ngày lễ mừng kính Chúa Giêsu lên trời. Tập tục này sống động ở nơi các xứ đạo, nhất là ở miền quê nơi nông nghiệp là công việc sinh sống chính yếu.

Vào lúc 12 giờ trưa ngày lễ mừng Chúa Giêsu lên trời, mọi người giáo hữu kéo về thánh đường đọc 33 kinh Tin Kính, tưởng nhớ lại 33 năm Chúa Giêsu sinh sống trên trần gian. Và qua đấy xin Chúa ban cho công việc đồng áng mùa màng được có mưa gío thuận hòa trúng mùa.

Tập tục này có lẽ do các Vị Thừa Sai ngày xưa hồi thế kỷ thứ 17. 18. sang truyền giáo phổ biến nơi vùng các xứ đạo. Thật là một cung cách sống đức tin đậm nét sâu thẳm cùng sống động gây lòng phấn khởi cho con người.

Bên các xứ đạo Công Giáo nước Đức có tập tục rước kiệu cầu mùa. Tập tục rước kiệu cầu mùa ở những xứ đạo, phần lớn ở miền thôn quê nông nghiệp kéo dài ba ngày trước lễ Chúa Giêsu lên trời.

Lễ Chúa Giêsu lên trời vào ngày thứ Năm trong tuần, theo như Hội Thánh quy định, năm nay vào ngày thứ Năm 29.05.2014. Như vậy bắt đầu từ thứ hai ngày 26., thứ ba 27., và thứ tư 28. vào buổi sáng sớm ba ngày liên tiếp có buổi rước kiệu với Thánh giá Chúa Giêsu đi đầu, đang khi đọc kinh cầu các Thánh người giáo hữu đi qua cánh đồng trong xứ đạo, hay qua những con đường chung quanh xứ đạo, rồi tiến vào nhà thờ dâng Thánh Lễ Misa cầu xin cho những nhu cầu sinh sống của con người.

Đây là cung cách sống đức tin, tuy càng ngày càng có ít người tham dự. Nhưng nói lên tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, xin Thiên Chúa nhờ lời bầu cử của các Thánh ban cho đời sống được bằng an khoẻ mạnh, cho có công ăn việc làm, cho mùa màng được tốt đẹp có của ăn nuôi sống con người.

Tập tục cầu mùa ba ngày trước lễ Chúa Giêsu về trời có truyền thống từ thời xa xưa trong hội Thánh Công gíao.

Có lẽ vào thế kỷ thứ 4. đã có tập tục rước kiệu cầu mùa vào mùa phục sinh trong Hội Thánh Công Giáo rồi, với mục đích „rửa tội“ Kitô giáo hóa thay thế cho tập tục của dân ngoại không Công Giáo lúc đó cũng đã có tập tục rước kiệu ở các hành lang hay ngoài phố kính thờ Thần Robigus.

Năm 469- 470 Đức Giám Mục thành Viena, Mamertus đã lập ra cung cách rước kiệu ở hành lang nhà thờ cầu xin cho được bằng an khỏi tai nạn động đất và không bị mất mùa vào ba ngày liên tiếp trước lễ Chúa Giêsu lên trời. Vào những ngày này không chỉ rước kiệu đọc kinh, mà còn ăn chay đền tội nữa.

Vào năm 800 thời Đức Giáo Hoàng Leo III. tập tục ba ngày cầu mùa được đưa vào phụng vụ theo lễ nghi Roma.

Ngày nay, nơi các xứ đạo miền thôn quê còn giữ tập tục đọc kinh rước kiệu cầu mùa ba ngày trước lễ mừng kính Chúa Giêsu lên trời thường vào buổi sáng sớm đi xuyên qua hoặc cánh đồng lúa, đồng ruộng trồng hoa mầu hay qua các con đường nhà ở quanh thánh đường.

Việc cầu mùa không chỉ chú trọng vào nhắm vào mùa màng lúa mạ hoa mầu được trúng mùa có kết qủa thu hoạch tốt. Nhưng còn chú trọng đến nhu cầu sức khoẻ con người, cho khỏi phải sống trong những thiên tai sự dữ, bệnh dịch, cùng xin chúc lành của Thiên Chúa cho những công việc con người làm được có kết qủa tốt đẹp bình an.

Lễ Đức Chúa Giêsu lên trời

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ruộng Đồng Cao Nguyên
Dominic Đức Nguyễn
21:26 25/05/2014
RUỘNG ĐỒNG CAO NGUYÊN
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Tấc đất tấc vàng,
Một góc giang san
Một dòng máu đỏ
Quyết tâm không bỏ
Một mảnh đất hoang..
(Ca dao)