Ngày 24-05-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lời cầu nguyện cho Linh mục
Thiên Phong
10:46 24/05/2011
LỜI CẦU NGUYỆN CHO LINH MỤC

Lời cầu nguyện sau đây, không rõ tác giả, ở trang cuối tập tài liệu “Spiritualità sacerdotale”
do Cha Giovanni Grosso, O.carm. biên soạn. Xin giới thiệu bản tiếng Việt,
mong có thể hữu dụng cho bất cứ ai muốn cầu nguyện cách riêng cho linh mục / giám mục nào đó,
nhất là cho những linh mục / giám mục là người thân của mình. (Người dịch)


Lạy Chúa Giêsu,
Đã có một ngày Chúa đến bên Cha. ..... [tên của vị linh mục],
Chúa đã gọi ngài
và ngài đã đáp trả tiếng gọi của Chúa,
có thể với nỗi ngập ngừng âu lo,
có thể với tất cả nhiệt tình mau mắn,
có thể ngài cũng chẳng hiểu bao nhiêu...

Chúa đã không xét đến
các khả năng và các tài khéo của ngài;
Chúa cũng chẳng bận tâm
về bao khiếm khuyết, ngay cả về tội lỗi của ngài.
Chúa đã gọi ngài
đi theo Chúa.
Để ngài trở thành một Giêsu khác,
như trong câu chuyện đời của bao người nam nữ
mà Chúa yêu thương và tỏ mình cách riêng.

Xin Chúa giúp ngài, nâng đỡ, hướng dẫn và uốn sửa ngài...
Xin ban cho ngài ơn sủng của Chúa,
ban cho ngài lòng thiết tha phục vụ dân Chúa,
xin đánh thức ngài những khi ngài chìm đắm trong cơn mê,
xin gọi ngài về những khi ngài phiêu du lạc xa Chúa.
Xin làm cho ngài luôn gắn kết với Chúa,
để ngài là hiện thân của Chúa cho mọi người,
với chính tấm lòng quảng đại và tình yêu thương của Chúa.

Như từ trên Thánh Giá, Chúa đã trao Mẹ cho người môn đệ Chúa yêu,
xin hãy trao ngài cho Mẹ Maria.
Mẹ là người phụ nữ biết lên lời và biết thinh lặng,
người phụ nữ khiêm nhường bước đi trong đức tin,
để Mẹ sẽ bao bọc ngài trong tà áo của Mẹ
và Mẹ sẽ trao cho ngài trái tim của Mẹ, trái tim mở ra cho mọi người.

Xin ban Thánh Thần tràn ngập cõi lòng ngài,
để ngài luôn ở với Chúa,
kết kiệp với Chúa Cha đầy lòng thương xót,
và để cùng với đàn chiên Chúa, ngài đạt tới sự sống tròn đầy.

Lạy Chúa Giêsu,
Cha. .... [tên của vị linh mục] là của Chúa,
Chúa đã chọn ngài cho Chúa và cho công cuộc của Chúa,
xin chăm sóc và gìn giữ ngài
trong vòng tay của Chúa. Amen.

(dịch từ “Signore, un giorno sei passato accanto a lui...” )
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:59 24/05/2011
MÔN KHÁCH
N2T

Có một môn khách rất thích nịnh nọt chủ nhân. Một lần nọ, đột nhiên chủ nhân đánh rắm một cái, môn khách ấy bèn nói:
- “Ái dà, âm thanh từ đâu đến nhỉ ?”
Chủ nhân nói:
- “Đó là ta vửa đánh rắm”.
Môn khách nói:
- “Không thúi chút nào”.
Chủ nhân nói:
- “Người đang khỏe mạnh mà đánh rắm không có mùi, thì e rằng không tốt”.
Môn khách vội vàng lấy tay che vừa che mũi vừa phất phất, dùng giọng mũi nói:
- “Ha ha, bây giờ mùi hôi thúi mới đến”.

Suy tư:
Môn khách là người có tài hoặc có năng khiếu lạ gì đó mà muốn tiến than trên quan trường, thì thường được một người giàu có tiếng tăm nuôi trong nhà, để khi chủ nhà có chuyện gì thì ra tay giúp đỡ, nhưng thường là những người có tài và tâm huyết tiến thân.
Đầy tớ nịnh nọt chủ nhân là chuyện thường xảy ra trong thế giới này, bởi vì đó là vì miếng cơm manh áo của họ, những loại đầy tớ này thì có nhiều trong xã hội qua mọi thời; người nghèo nịnh nọt người giàu cũng là chuyện thường, nhưng những người nghèo có liêm sĩ thì thà đói chứ không mịnh nọt luồn cúi ai cả; cấp dưới thường nịnh nọt cấp trên vì để giữ cái “ghế” của mình, đây là hạng cấp dưới không vi thực tài của mình, mà là do lo lót cho cấp trên để giành được cái “ghế” thủ trưởng cơ quan…
Những người thích nịnh nọt là những người “khiếm khuyết” các bộ phận trên cơ thể của mình:
- Họ có mũi mà không phân biệt được mùi hôi nơi ông chủ của mình.
- Họ có mắt mà không nhìn thấy việc làm xấu của cấp trên.
- Họ có miệng mà không biết nói lời thật với kẻ có quyền hành.
- Họ có trí óc mà không biết phân biệt cái tội cái ác của người khác…
Nịnh nọt lòn cúi là bày tỏ sự đê hèn, nhu nhược và một tâm hồn bệnh hoạn.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cam Bốt: Giáo Hội được sinh ra từ đống tro tàn
Khương Duy Hải
12:17 24/05/2011
Cam Bốt (Cambodia) 24/5/2011 - Căm bốt vẫn phải gánh chịu những vết thương từ thời Khmer Đỏ - một chế độ cai trị tàn bạo từ năm 1975 đến 1979, trong đó gần 2 triệu người đã bị sát hại. Họ chính là những tinh hoa văn hóa: bác sĩ, luật sư, giáo viên và các vị đại diện của Giáo Hội. Ngày nay, dân số Cam Bốt khoảng 14 triệu người, với 96% theo Phật giáo và chỉ có khoảng 1% theo Kitô giáo.

Đức Giám Mục Michel Marie Oliver Schmitthaeusler sinh năm 1970 tại Strasbourg (Pháp). Sau khi chịu chức linh mục năm 1998, ngài đến Cam Bốt để truyền giáo. Tháng Ba năm 2010, ngài được tấn phong giám mục và được bổ nhiệm làm Phó Đại Diện Tông Tòa tại Nam Vang, thủ đô của Cam Bốt.

Cuộc phỏng vấn này được thực hiện bởi Mark Riedemann trong chương trình truyền hình "Nơi Chúa Khóc" nói về hiện tình Giáo Hội tại quốc gia Đông Nam Á này.

Hỏi: Thưa Đức Tổng Giám Mục, gần đây ngài đã được bổ nhiệm làm giám mục thủ đô Nam Vang. Phản ứng đầu tiên của ngài là gì? Đó có phải là một cú sốc không ạ?

-- Tôi rất ngạc nhiên và lo sợ bởi vì tôi còn rất trẻ. Tôi mới có 39 tuổi - có lẽ vào thời điểm đó, tôi là giám mục trẻ nhất thế giới. Tôi học theo tiên tri Giêrêmia thưa lên: "Lạy Chúa, con đây còn quá trẻ. Con gánh vác được điều đó sao?". Sau đó, tôi nhớ đến lời Đức Mẹ Maria đã nói: "Này tôi là tôi tớ Chúa", vì vậy tôi chấp nhận.

Hỏi: Thưa Đức Tổng Giám Mục, ngài đã sống 13 năm ở Cam Bốt. Đất nước Cam Bốt do ngài tự chọn hay do Hội Thừa Sai Paris (MEP) phái ngài đến Á Châu?

-- Đúng vậy, tôi là một thành viên của Hội Thừa Sai Paris và tôi nhận được bài sai khi tôi đang là phó tế. Sau khi tôi được thụ phong linh mục, vị Bề Trên Tổng Quyền thông báo cho tất cả: "Cha Oliver sẽ đến Cam Bốt".

Hỏi: Ngài có sợ không?

-- Tôi rất ngạc nhiên và đồng thời cũng rất hạnh phúc. Khi còn là chủng sinh, tôi đã ở Nhật Bản 3 năm. Tôi yêu Á Châu và khi tôi nhận nhiệm vụ này tôi hạnh phúc khi đến Cam Bốt.

Hỏi: Ngài đã làm việc hơn 10 năm trong các giáo xứ vùng nông thôn. Ngài đã học được những gì từ người dân Cam Bốt?

-- Tôi có một cảm nghiệm tuyệt vời, đặc biệt là ở những nơi mà tôi ở lại. Đó là một nhà thờ rất nhỏ bé. Khi tôi đến chỉ có một Kitô hữu. Chúng tôi khởi sự mọi thứ từ đầu. Chúng tôi xây nhà thờ và tổ chức một nhóm bạn trẻ. Năm 2003, chúng tôi có các nghi thức rửa tội đầu tiên - hiện nay chúng tôi có tổng cộng 98 người đã được rửa tội và 35 tân tòng, họ sẽ được rửa tội vào năm tới. Chúng tôi cũng bắt đầu một ngôi trường mẫu giáo và trung học nhỏ. Chúng tôi còn có một trung tâm dệt vải. Người dân Khmer rất thân thiện và họ chào đón tôi bằng vòng tay rộng mở. Đó là một cảm nghiệm rất tốt đẹp cho đời sống linh mục của tôi. Tôi sẽ rất khó quên.

Hỏi: 96% người dân Cam Bốt theo Phật giáo. Các làng lân cận đã phản ứng ra sao khi ngài bắt đầu truyền giáo? Họ có cởi mở khi có một làng Kitô giáo bất ngờ xuất hiện giữa họ không?

-- Làng chúng tôi rất may mắn, Thiên Chúa ở cùng chúng tôi. Người dân chấp nhận chúng tôi bởi vì chúng tôi có một trường dành cho con trẻ và cho cả phụ huynh, tất cả Phật tử cũng đều gửi con em đến trường của chúng tôi. Chúng tôi cũng có một cái gì đó tương tự như một nhóm Linh Hoạt, mỗi sáng Chúa Nhật, chúng tôi có hơn 300 trẻ em đến tham gia trong một giờ hoạt động.

Hỏi: Cha mẹ chúng không lo ngại con cái mình sẽ cải đạo hay sao ạ?

-- Chúng tôi làm điều này đến nay đã hơn 6 năm và hàng năm số lượng đều tăng lên, vì vậy tôi nghĩ rằng đây là một dấu hiệu tốt. Chúng tôi đã bắt đầu một giáo xứ mới khoảng 40 km đường đi và chúng tôi bước đầu đã có những vấn đề đặc biệt trong số những bạn trẻ.

Hỏi: Tại sao ạ?

-- Suốt hai năm, bằng một cái microphone và loa phóng thanh, họ đã tuyên truyền một số thông tin sai lạc về Giáo hội Công giáo. Họ nói rằng, nếu các em gia nhập Giáo hội Công giáo thì sẽ không được phép kết hôn, cũng không nhận được sự viện trợ nào từ các tổ chức phi chính phủ. Vào Lễ Giáng Sinh năm 2006, chúng tôi mời tất cả ông bà lớn tuổi trong làng đến. Họ rất hạnh phúc và tất cả đều nhận ra rằng, Giáo hội Công giáo rất cởi mở và đón nhận tất cả mọi người. Chúng tôi đã trở thành người bạn tốt của họ. Thật thú vị, trong làng này, mỗi ngày Chúa Nhật đều có khoảng 10 đến 20 người cao tuổi bên Phật giáo đến nhà thờ để xem những gì chúng tôi cử hành. Họ tham dự Thánh Lễ và lắng nghe bài giảng. Mối quan hệ rất thú vị.

Hỏi: Vốn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi văn hóa Phật giáo. Người Khmer theo Phật giáo có xem những người theo các niềm tin khác là đáng bị nguyền rủa vì đã từ chối nền văn hóa của quốc gia hay không ạ?

-- Tôi nghĩ rằng ở Cam Bốt này, trong 4 năm Khmer Đỏ cai trị, Polpot đã khủng bố và phá hủy mọi thứ: văn hóa và tất cả các hình thức tôn giáo, trong đó có Phật giáo và Công giáo. Sau Khmer Đỏ là 10 năm chiếm đóng của người cộng sản Việt Nam, một lần nữa chẳng có hình thức tôn giáo nào được cho phép. 20 năm qua, người dân Cam Bốt bắt đầu tái thiết lại truyền thống cũng như việc thực hành tôn giáo của họ. Bây giờ, tôi nghĩ rằng người dân đã có nhiều sự cởi mở hơn trước. Điều này đặc biệt có lợi cho Giáo Hội Công Giáo. Ví dụ trong lễ rửa tội cho những người trẻ tuổi trở thành Kitô hữu, chúng tôi mời ông bà cha mẹ cùng tham gia.

Hai năm trước, có một đám tang. Đối với Phật tử, tang lễ luôn rất quan trọng, họ luôn cho rằng người Công giáo chẳng quan tâm đến người chết và không có sự tôn trọng người chết, đặc biệt là các bậc cha mẹ đã chết. Tất cả họ đều chờ đợi xem tôi sẽ làm những gì trong tang lễ. Và sau đó họ đã rất ấn tượng. Tôi theo truyền thống tang lễ của họ, có cả việc cử hành "tuần bảy" theo truyền thống Phật giáo. Tôi cố gắng giúp họ hiểu rằng, người Công giáo chúng ta không chối bỏ cái chết, nhưng chúng ta cầu nguyện cho người chết, tin yêu và hy vọng vào sự phục sinh. Đây là cơ hội để chúng ta làm chứng nhân cho Chúa Kitô và cơ hội để cho các Phật tử xem thấy những gì chúng ta làm.

Hỏi: Điều gì sẽ thu hút một Phật tử tiếp cận và trở thành một Kitô hữu ạ?

-- Chúng tôi bắt đầu với giới trẻ. Giới trẻ truyền giáo rất hiệu quả; bởi vì nếu bạn của tôi đi nhà thờ, thì tôi cũng muốn đi nhà thờ, ngay cả khi tôi không hoàn toàn thấu hiểu giáo hội là gì. Đó là giai đoạn đầu tiên. Giai đoạn thứ hai là họ sẽ khám phá ra sự bác ái. Chúng tôi đã tiếp cận các cộng đoàn làm bác ái trong tất cả các nhà thờ của chúng tôi. Đây là các tổ chức bác ái của người Công giáo dành cho tất cả mọi người, không chỉ riêng người Công giáo mà còn cho tất cả đồng bào, đặc biệt là người nghèo. Họ đang chứng kiến điều đó và cuối cùng họ đã được thu hút để mở rộng con tim yêu thương. Giai đoạn thứ ba, rất quan trọng, đó là cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu. Song, việc này cần có thời gian. Tuy đó là một trải nghiệm mới, nhưng qua lời cầu nguyện và đọc Kinh Thánh, họ sẽ gặp Chúa Giêsu. Đây là một bước đi theo tiến trình. Chúng tôi thường nhận rất nhiều bạn trẻ. Trong Giáo Hội của tôi, mỗi ngày Chúa Nhật có khoảng 100 người, với hơn 60 Phật tử. Trong số 60 Phật tử này, có khoảng 20 hoặc 30 người sẽ tiếp tục có sự tiếp cận Kitô giáo.

Hỏi: Chúng ta cùng trở về chế độ Khmer Đỏ dưới thời Polpot. Đã có sự tàn phá ghê gớm các nhà thờ cũng như sự cấm đoán hoàn toàn việc thực hành tôn giáo. Ngày nay, ngài làm thế nào để giải quyết vấn đề này?

-- Thời kỳ 1975-1979 đặc trưng bởi sự tàn phá tài sản của Giáo Hội và tàn sát linh mục lẫn tu sĩ. Chúng tôi đã có 2 giám mục bị thiệt mạng, một vị bị giết chết và vị kia chết vì bệnh tật. Họ là giám mục người Khmer đầu tiên trong lịch sử Cam Bốt, chúng tôi cũng không quên 2 triệu người Khmer bị thảm sát. Năm 1989, các giáo sĩ bắt đầu trở lại đây một lần nữa, sau hơn 30 năm gián đoạn. Thánh Lễ đầu tiên được cử hành là Lễ Phục Sinh, với khoảng 1.500 người Khmer tham dự, trong số đó có một vài người mới theo đạo, bởi vì các nhà truyền giáo đã rất tích cực trong các trại tị nạn gần biên giới với Thái Lan, cùng một số người Công giáo có trước chế độ Polpot. Giáo Hội Công Giáo bắt đầu tái lập ở Cam Bốt với 1.500 người Khmer.

Hỏi: Ngài không chỉ bắt đầu xây dựng lại cộng đoàn mà còn xây dựng cơ sở hạ tầng. Làm thế nào để phát triển?

-- Tại Nam Vang, chúng tôi chỉ có một nhà thờ, thời Polpot đó là một tiểu chủng viện. Chúng tôi đã mua cách đây 20 năm và đây là nhà thờ chính yếu ở Nam Vang. Chúng tôi cũng có một nhà thờ khác mới xây dựng cách đây 4 năm, nhưng tôi là một giám mục mà không có nhà thờ chính tòa, vì nhà thờ chính tòa ở Nam Vang đã bị phá hủy vào năm 1975 trong vòng một tuần Khmer Đỏ chiếm đóng. Vì vậy, đây vẫn là một tiến trình. Ngoài ra, chúng tôi cũng tái truyền giáo cho các Kitô hữu. Năm ngoái, chúng tôi đã làm một bản tổng hợp về công cuộc truyền giáo suốt 20 năm qua (1989-2009) và người dân mong muốn có một nhà thờ, một nhà thờ chính tòa, đây là dấu hiệu của hy vọng. Đó cũng cho thấy rằng, tố chất bên trong mới là quan trọng.

Hỏi: Ngài có nhìn thấy vết thương lòng nào của người dân sau thời kỳ Polpot không?

-- Vết thương lòng bắt đầu trước khi có Polpot. Những cuộc nội chiến năm 1970 thời Lon Nol và Việt Nam chiếm đóng sau thời Polpot. Đó là một khoảng thời gian rất dài. Không có sự chuyển giao các giá trị truyền thống văn hóa và lịch sử trong thời gian này, sự chuyển giao này rất quan trọng cho thế hệ kế tiếp. Mối quan tâm chính của họ trong giai đoạn đó chỉ đơn giản là sự sinh tồn; tìm kiếm thức ăn và nơi trú ẩn, họ không có thời gian để chuyển giao các giá trị truyền thống văn hóa và lịch sử. Đối với những bạn trẻ, đây là một thách thức khi họ bắt đầu xây dựng gia đình, bởi vì họ đang thiếu một sự kết nối và kiến thức về di sản của cha ông họ. Ở Cam Bốt, 60% dân số là dưới 20 tuổi, và họ không có kiến thức gì về các cuộc nội chiến, chế độ Polpot và thậm chí là bản sắc văn hóa của họ. Vì vậy, đó là một thách thức cho chính phủ và cho cả Giáo hội.

Hỏi: Đâu là điều đặc biệt ưu tiên trong vấn đề này?

-- Ở Cam Bốt, giáo dục là ưu tiên. Nguồn lực con người đã bị phá hủy và bây giờ họ phải xây dựng lại tất cả mọi thứ. Đó cũng là một ưu tiên của Giáo Hội Công Giáo, vì giáo dục là một phần bắt đầu hình thành nên sứ vụ mới của tôi tại Giáo Phận Nam Vang, giáo dục là một ưu tiên bởi vì chúng tôi đang sống trong thế hệ Kitô hữu đầu tiên. Họ đã được rửa tội cách đây 10 năm, 20 năm, giáo dục là một cách giúp cho họ vững mạnh căn tính Kitô giáo và bén sâu vào văn hóa, để giúp họ trở thành các nhà lãnh đạo trong Giáo Hội và trong gia đình, để xây dựng một gia đình Kitô hữu tốt đẹp hơn. Chúng tôi đang có hai chủng sinh, đó là nhiều rồi bởi vì chúng tôi chỉ có 14.000 Kitô hữu, do đó hai chủng là một tỷ lệ tốt. Chúng tôi cần mẫu hình gia đình Kitô giáo tốt để khuyến khích ơn gọi. Cho nên nói chung, việc trọng tậm hàng đầu là hình thành và giáo dục. Chúng tôi bắt đầu với một lớp mẫu giáo và bây giờ chúng tôi có khoảng 25 trường mẫu giáo trong giáo phận. Chúng tôi cũng có một trường dạy nghề theo truyền thống của Don Bosco.

Hỏi: Sau thời kỳ khủng khiếp làm hai triệu người bị giết chết, việc hòa giải sẽ như thế nào?

-- Phần lớn người ta không nghĩ đến hay không quan tâm về việc này; việc hoà giải là một khái niệm chỉ dành cho chúng ta. Đối với phần lớn người dân Khmer, đời sống đã là khó khăn rồi và họ chỉ tập trung vào việc mưu sinh. Họ tập trung vào tương lai và không nghĩ nhiều về quá khứ.

Hỏi: Vì vậy, phải chăng đây không phải là một trọng tâm của Giáo Hội Công Giáo để giải quyết vấn đề này?

-- Chúng tôi vẫn cố gắng làm qua công tác truyền thông xã hội của chúng tôi. Năm ngoái, chúng tôi có một hội nghị với các vị khách mời quốc tế và chúng tôi tập trung vào việc gặp gỡ những người Công giáo sống sót trong thời kỳ này. Cũng trong năm ngoái, tại trường trung học Công Giáo của chúng tôi, chúng tôi đã có một ngày nói chuyện về thời kỳ Khmer Đỏ. Chúng tôi mời một người sống sót đến để nói chuyện. Sau đó, chúng tôi đi đến một nơi tưởng niệm, gọi là cánh đồng chết. Chúng tôi cầu nguyện với các tu sĩ và linh mục. Chúng tôi cố gắng từng chút một để duy trì ký ức về thời kỳ đen tối đó, bởi vì tôi nghĩ rằng điều này là quan trọng, chúng ta không được quên, có thể điều này là một thách thức đối với quốc gia bởi vì họ muốn quên nhưng hiển nhiên là chúng ta không thể quên.

Hỏi: Quốc vương Cam Bốt đã tham dự hàng loạt buổi cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Vậy thì mối quan hệ giữa giáo hội với chính phủ ngày nay ra sao?

-- Đó là tốt mối quan hệ đặc biệt giữa chính phủ và Giáo hội Công giáo. Bây giờ tôi đã là Tổng Đại Diện giáo phận Nam Vang 3 năm rồi, và tôi có mối quan hệ tốt với chính phủ, chúng tôi luôn được chào đón.

Hỏi: Tuy vậy, ngài cũng không dễ truyền giáo đến tận cửa nhà. Công việc Phúc Âm hóa sẽ tác động thế nào nếu ngài vẫn bị hạn chế đến các gia đình trong các làng khác?

-- Không phải thế đâu. Chúng tôi không đi đến tận cửa nhà như những người theo giáo phái Mormons, chúng tôi cũng không được phép sử dụng lời nói để lôi kéo theo đạo. Tôi có thể hiểu điều đó. Một số người Tin Lành đã sử dụng các biểu ngữ lớn để trích dẫn một số đoạn Kinh Thánh, điều này là không được phép. Tôi có thể ghé thăm các gia đình trong làng mà không hề bị ngăn cản. Chúng tôi giải thích về đức tin Công Giáo với chính phủ và chúng tôi luôn luôn sử dụng các thuật ngữ Công giáo lẫn lương dân.

Hỏi: Chính phủ có phản ứng gì tiêu cực không khi có một hệ phái Tin lành được thành lập?

-- Hiện có rất nhiều giáo phái Kitô giáo ở Cam Bốt và chính quyền cảm thấy khó khăn để hiểu được họ là ai. Chính quyền thì rất vui vẻ với Công giáo chúng tôi vì chúng tôi có một cơ cấu rõ ràng: Đức Giáo Hoàng, các giám mục và sau đó các linh mục.

Hỏi: Cũng sẽ có phản ứng tiêu cực do việc truyền đạo nhiệt tình của một số giáo phái khác chứ ạ?

-- Vâng, đây cũng là một lý do. Tôi sẽ cho anh một ví dụ rất cụ thể: Năm ngoái, tôi xin nhập quốc tịch. Tôi đến Bộ Nội Vụ để phỏng vấn. Tôi giải thích rằng tôi là một linh mục thuộc Giáo Hội Công Giáo. Người phỏng vấn rất tức giận các Kitô hữu. Ông ấy không hiểu sự khác biệt giữa người Công giáo và những người khác. Ông nói: "Nhóm của ngài đã viết chữ trên tường là phải ghét Đức Phật để đến với Chúa Giêsu". Điều này tạo ấn tượng về sự phá hoại trong tâm trí của những người ngoài Kitô giáo, chúng tôi có nhiều trường hợp như thế này. Tôi không có ý công kích hay phê phán bất cứ điều gì về người Cam Bốt và người Khmer, nhưng đôi khi thật khó để diễn tả rằng chúng ta là người Công giáo hay là Kitô hữu.

Hỏi: Ngày nay, điều gì là cần thiết cho đất nước này và cho Giáo hội Công giáo?

-- Cần thiết phải hình thành và giúp người dân của chúng tôi gặp gỡ Thiên Chúa, điều này rất quan trọng. Cần có thời gian để cầu nguyện trong thinh lặng, để tạo một mối quan hệ với Chúa Giêsu và với Thiên Chúa - đây là một thách thức lớn trong một đất nước Phật giáo.
 
Lithuania: Một linh mục bị thiêu sống khi đang cử hành thánh lễ
Thanh Huyền
17:04 24/05/2011
(Lithuania - CWNews) Một người đàn ông 42 tuổi đã tạt một chất dễ bắt lửa vào một linh mục Lithuania đang cử hành thánh lễ hôm Chúa Nhật 22/5 và sau đó dùng hộp quẹt ga để thiêu sống vị linh mục.

Cuộc tấn công đã diễn ra tại thành phố nhỏ Jonava của Lithuania nơi chỉ có 35,000 cư dân.

Cha Remigijus Kuprys, 46, đã được đưa đi nhà thương. Báo cáo cho biết ngài đã qua thời kỳ nguy hiểm nhưng mặt ngài đầy những vết phỏng.

Cảnh sát cho biết: “Chúng tôi đã được báo cáo là thủ phạm thường xuyên phá rối các thánh lễ tại đây và la lối om xòm với những lời lẽ quái đản. Các nhân viên điều trang đang tìm hiểu xem thủ phạm có phải bị tâm thần không”

78% trong tổng số 3.5 triệu dân Lithuania là người Công Giáo theo niên giám mới nhất của Tòa Thánh.
 
Trong khi căn tính của Caritas được định nghiã lại, khẩu hiệu mới được coi là không thực tiễn
Bùi Hữu Thư
18:51 24/05/2011
Rôma, Ý, ngày 24 tháng 5, 2011 (CNA/EWTN News).- Mục tiêu của khẩu hiệu mới được giới chức bác ái của Vatican lựa chọn đã bị cơ quan phụ trách về bác ái của Tòa Thánh coi là không thực tiễn.

Đức Hồng Y Robert Sarah nói ngài không hiểu chủ đề mới của Caritas Quốc Tế - “Một gia đình nhân loại – Zêrô khó nghèo,” được phổ biến trong buổi họp hàng tuần của cơ quan bác ái tại Rôma.

Ngài nói với phóng viên CNA ngày 22 tháng 5: “Tôi nghĩ rằng nên theo đuổi những khẩu hiệu thực tiễn hơn. Nhưng tôi rất đắn đo trong việc tìm hiểu thế nào là không có khó nghèo, vì Chúa Kitô nói chúng ta sẽ luôn luôn có người nghèo khổ. Do đó đâu là cách thức thực tiễn để chúng ta chống khó nghèo? Vì rất khó khăn trong việc hoàn toàn hủy bỏ sự nghèo khó.”

Khẩu hiệu vừa là chủ đề của buổi họp tuần này và cũng là chủ đề của tài liệu về chính sách của cơ quan trong bốn năm tới.

Nhận xét của Đức Hồng Y đến vào lúc khó khăn cho Caritas. Cơ quan đã phải đối phó với những phê bình của Hồng Y Sarah, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Cor Unum, và các vị khác, vì bị nhận định là thiếu căn tính Công Giáo.

Đầu năm nay, Vatican đã ngăn không cho vị tổng thư ký của Caritas là bà Lesley-Anne Knight được tái ứng cử chức vụ cũ. Tổ chức kiểm xoát cơ quan bác ái cũng đang được duyệt lại để giúp cho Vatican có thể duyệt xét nhiều hơn công việc của họ.

Hồng Y Sarah đề cập đến những ưu tư này trong diễn từ mở đầu của ngài tại buổi họp của Caritas ngày Chúa Nhật, có sự tham dự của 300 đại biểu.

Ngài nói: “Tôi tin rằng điều quan trọng là phải hiểu rằng các cơ quan bác ái phải nằm bên trong Giáo Hội thay vì đi song song bên ngoài.”

“Một Caritas không phải là một biểu tượng của giáo hội thì không có ý nghĩa gì hay có thể hiện hữu được. Giáo Hội không thể được coi là một đồng bạn của các cơ quan Công Giáo. Họ chính là các tổ chức tham gia vào sứ mệnh của Giáo Hội.”

Ngài cũng nhấn mạnh rằng công việc của cơ quan không chỉ là có tính cách nhân bản” nhưng trên hết phải “đem lại cho con người tất cả phẩm giá của những người con cái của Thiên Chúa.”

Lời nhận xét của Hồng Y Sarah đến ngay sau khi khẩu hiệu bác ái và công trình của vị tổng thư ký đương nhiệm đã được Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga khen ngợi.

Hồng Y Rodriguez nói khẩu hiệu mới biểu lộ một “ý chí tranh đấu chống bất công và nghèo khó. Đây là một biểu hiệu giản dị về cách thức chúng ta hiểu thế giới.”

Ngài tiếp: “Zêrô có thể được coi như một ‘tình trạng khả dĩ’ cho tất cả các con số. Đây là một giả dụ của sự bình đẳng. Chúng ta không thể nào thương lượng khoảng 2 phần trăm hay 20 phần trăm, hay 0,7 phần trăm người nghèo.”

Ngài công nhận rằng việc Vatican tái bổ nhiệm bà Knight đã gây nên những “phiền hà” trong tổ chức, đặc biệt đối với các phụ nữ đang phục vụ trong Caritas.

Buổi họp tuần này tại Rôma đánh dấu dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Caritas. Cơ quan này hiện đang tiếp xúc với Tổng Trưởng Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh để lập ra các quy luật mới nhằm gia tăng căn tính Công Giáo.

Hồng Y Sarah cho rằng “tương lai sẽ rất sáng lạng cho” Caritas nếu biết noi theo “hướng dẫn của Đức Thánh Cha Benedict XVI trong 'Deus Caritas Est.'"

Ngài nói: "Caritas phải đi theo bước chân Chúa Giêsu, để bầy tỏ lòng thương cảm, (và) tình yêu Thiên Chúa một cách khiêm tốn.” Con đường tiến tới của Caritas phải là giáo huấn của các cựu Giáo Hoàng, “khởi sự với Đức Piô XII và Gioan Phaolô II và Benedict XVI."
 
Top Stories
Pope: New Humanity Possible With Conversion to God
Zenit
08:54 24/05/2011
Addresses Macedonia's President on Feast of Sts. Cyril and Methodius

VATICAN CITY, MAY 23, 2011 (Zenit.org).- If we continually convert our hearts to God we can make choices free of egotistical interest and thereby participate in the birth of a new humanity, says Benedict XVI.

The Pope made this point when recalling the example of Sts. Cyril and Methodius in the presence of a delegation from the former Yugoslav Republic of Macedonia on the occasion of their annual pilgrimage to Rome to celebrate of the brothers' feast day, celebrated May 11 in the East and Feb. 14 in the West.

The brothers "spent themselves in teaching the Christian doctrine, reproducing it in books written in the Slavic language," the Pope recounted in his address to President Gjorge Ivanov, accompanied by a delegation of governmental representatives as well as representatives of the Catholic and Orthodox Churches in Macedonia.

The spiritual and cultural contributions of Cyril and Methodius were not only a decisive point in the history of the Slav civilization but also continue to be "current both for those who are at the service of the Gospel as well as for those called to govern the destinies of nations," the Holy Father said.

Just as the saints brought unprecedented unity to diverse cultures and traditions through their total dedication to their apostolic work, if we too accept God's salvific plan today we can "rediscover the foundations on which to build civilizations and societies imbued with the spirit of reconciliation and peaceful coexistence."

The majority of believers in Macedonia are Christian, with nearly 65% belonging to the Macedonian Orthodox Church. Catholics of the Byzantine rite number 11,000. One of the country's major state universities in the capital of Skopje is named after Sts. Cyril and Methodius.

(Source: http://www.zenit.org/article-32654?l=english)
 
Les évêques de la partie sud du Vietnam réclament pour les groupes religieux et leurs responsables les mêmes droits que les citoyens ordinaires
Eglises d'Asie
10:42 24/05/2011
Eglises d'Asie, 24 mai 2011 - «Contribution à l’élaboration d’un projet remplaçant l’arrêté N° 22/2005/ND-CP » (1), est une sorte de compte rendu de cette réunion, convoquée à l’initiative du Bureau des Affaires religieuses. L’ensemble des diocèses de la province ecclésiastique de Saigon y était représenté, à savoir ceux de Xuân Lôc, Phan Thiêt, Da Lat, Phu Cuong, Hô Chi Minh-Ville, My Tho, Vinh Long et Cân Tho. Selon le compte rendu, les évêques se sont exprimés sur le nouveau projet avec une grande franchise et ont porté sur lui des jugements largement concordants.

Le 18 juin 2004, le Bureau permanent de l’Assemblée nationale avait promulgué une « Ordonnance sur la croyance et la religion » (2), un document auquel les autorités civiles attachaient une extrême importance. Il avait été longuement préparé et précédé de nombreux projets. Entrée en vigueur le 15 novembre de la même année, l’ordonnance se révéla difficile à appliquer. La plus grande imprécision régnait sur les formalités à accomplir pour obtenir les autorisations exigées. C’est afin de remédier à cet état de choses qu’au mois de février 2005 avait été publié l’arrêté du gouvernement N° 22/2005/ND-CP (3), destiné à préciser l’application d’un certain nombre d’articles de l’ordonnance.

Six ans plus tard, les mêmes instances officielles ont ainsi soumis aux évêques une série de corrections qu’elles souhaiteraient apporter à cet arrêté. Ce sont ces corrections qui ont été l’objet des débats des évêques du Sud lors de leur récente réunion.

Le document publié par les évêques à l’issue de leur réunion du 13 mai comporte en réalité deux parties. La première est une lettre adressée au chef du gouvernement. Elle est datée du 13 mai 2011 et suivie des signatures du cardinal-archevêque de Saigon, Mgr Jean-Baptiste Pham Minh Mân, et du P. Joseph Lê Quôc Thang, responsable de la Commission diocésaine ‘Justice et Paix’ de Saigon et secrétaire de la réunion du 13 mai. La seconde partie, intitulée « Contribution concrète », commente et critique une par une les corrections apportées par le gouvernement à l’arrêté de février 2005, l’analyse des évêques débouchant parfois sur des remarques d’ordre général.

Dès le début, tout en reconnaissant que l’ordonnance de 2004 et l’arrêté de 2005 comportent certains aspects positifs (qui ne sont pas cités), la lettre au chef du gouvernement porte sur le contenu de ces documents un jugement tout à fait négatif. Mais le jugement est encore plus sévère quant au projet d’arrêté présenté par les autorités. En effet, plus loin, les auteurs de la lettre affirment que cet arrêté marque un très grand recul par rapport à l’ordonnance de 2004 et à la Constitution du Vietnam.

D’une façon générale, les textes législatifs sur la religion refusent aux organisations religieuses et à leurs responsables les droits des citoyens ordinaires ou même des étrangers au pays. Dans les domaines où ces derniers agissent en toute liberté, les groupes religieux et leurs responsables doivent obtenir une autorisation de l’Etat. Ils sont soumis, selon l’expression de la lettre, au régime de « la religion qui demande et l’Etat qui octroie ». Pour remédier à cette situation, les évêques proposent que la loi reconnaisse aux communautés religieuses et à leurs représentants le statut de personne (physique ou morale) dotée d’une personnalité juridique.

La seconde partie de la contribution des évêques est d’ordre moins général. Elle suit l’ordre des articles du projet d’arrêté. Elle fait remarquer ses insuffisances et quelquefois ses contradictions. Elle souligne par exemple qu’une notion aussi importante que la reconnaissance par l’Etat d’une religion n’est définie nulle part dans la législation vietnamienne.

La lettre au chef de l’Etat, a été traduite par la rédaction d'Eglises d’Asie dans l’envoi suivant « Pour Approfondir - Vietnam »

(1) Ce document a été publié par l’archevêché de Saigon et mis en ligne le 20 mai 2011 sur VietCatholic News.
(2) On trouvera la traduction du texte intégral dans EDA 401.
(3) Ce document avait été publié en février 2005. Voir EDA 420

(Source: Eglises d'Asie, 24 mai 2011)
 
Pope shuts down 'partying' monastery
News 24
15:28 24/05/2011
Rome - Pope Benedict XVI has shut down a famous community in Rome that organised dances by a former nightclub dancer nun and hosted VIPs like Madonna, earning the disfavour of the Vatican.

The closure of the monastery of Santa Croce in Gerusalemme, which holds some of the Church's most prized relics, was reported by Italian dailies La Stampa and Il Foglio.

The reports said the community of Cistercian monks based at the church for more than five centuries was being transferred to other churches in Italy.

Contacted by AFP, the Vatican did not deny the reports.

The basilica had become a hub for the "Friends of Santa Croce", an aristocratic group, and had been criticised for some unorthodox practices including dances in which nuns pranced around the altar.

One of the nuns who performed at the church, a former disco dancer, can be seen in a YouTube video performing a modern dance with a crucifix.

The basilica's longtime abbot, Simone Fioraso, a flamboyant former Milan fashion designer, was already moved out of the basilica two years ago.

The ban was adopted in March by the Congregation for Institutes of Consecrated Life following an inquiry but has not yet been made public, the reports said.

Pope Benedict, the leader of the world's 1.1 billion Catholics, is also the bishop of Rome, so the basilica is part of his diocese.

Santa Croce in Gerusalemme, built around a chapel dating to the fourth century, is one of Rome's oldest and most prestigious churches.

(Source: http://www.news24.com/World/News/Pope-shuts-down-partying-monastery-20110524)
 
P. Vincent Long Van Nguyen: da boat-people in fuga per la fede, a vescovo in Australia
Asia-News
16:45 24/05/2011
Il sacerdote vietnamita ha abbandonato il Paese a 18 anni, su una piccola barca insieme ad altri profughi. Benedetto XVI lo ha nominato vescovo ausiliare di Melbourne, scatenando la gioia della comunità vietnamita australiana. Sacerdote locale: il suo esempio servirà ad aumentare le vocazioni.


Melbourne (AsiaNews) – La comunità vietnamita in Australia festeggia la nomina di p. Vincent Long Van Nguyen, dell’Ordine dei frati minori, a vescovo ausiliare dell’arcidiocesi di Melbourne. Il sacerdote di origini vietnamite è fuggito dal regime comunista nel 1980, all’età di 18 anni, a bordo di una piccola imbarcazione (boat-people) ed entrerà nella storia quale primo prelato di origini asiatiche del continente. L’auspicio è che la sua consacrazione possa contribuire ad accrescere le vocazioni tra i giovani vietnamiti e rafforzare la presenza della Chiesa cattolica in Australia.

P. Vincent ha abbandonato il Vietnam perché non avrebbe avuto alcuna possibilità di diventare sacerdote nel Paese natale. Affidandosi alla Provvidenza, egli è salito a bordo di una piccola barca, insieme ad altri boat-people come lui, in cerca di una terra disposta ad accoglierlo e garantirgli la libertà di vivere la vocazione.

Il neo-vescovo (nella foto) è giunto in Australia nel 1981 e due anni più tardi ha fatto il suo ingresso fra i Francescani, a Melbourne, iniziando gli studi per diventare sacerdote. Il 30 dicembre 1989 l’ordinazione, quindi un periodo di studi a Roma dove ha ottenuto la licenza in Cristologia e spiritualità alla Pontificia facoltà teologica di San Bonaventura.

Rientrato in Australia, egli ha guidato per quattro anni la parrocchia di Kellyville NSW e per sette quella di Springvale. Nel 2005 viene eletto superiore dei Francescani; tre anni più tardi torna a Roma in qualità di responsabile dell’Ordine per l’Asia e l’Oceania.

Mons. Denis Hart, arcivescovo di Melbourne, definisce “storica” la nomina di papa Benedetto XVI. “[P. Vincent] è fuggito dal Vietnam – racconta il prelato – giovanissimo e a bordo di una piccola imbarcazione. Egli ha svolto un servizio encomiabile come pastore a Springvale, come guida dell’Ordine e ha fornito un prezioso contributo alla Chiesa”.

La notizia si è subito diffusa all’interno della comunità cattolica vietnamita in Australia e in tutto il mondo. Sacerdoti e fedeli a Melbourne, Sydney, Brisbane, Adelaide e Perth hanno lanciato grida di gioia e organizzato messe di ringraziamento. Anche p. Anthony Nguyen Huu Quang sottolinea “l’avvenimento storico” perché significa che “la Santa Sede e la Chiesa australiana apprezzano moltissimo il contributo fornito dai sacerdoti e dai fedeli di origine vietnamita”.

Ad oggi vi sono oltre 160 sacerdoti di origine vietnamita in Australia, 35 dei quali operano nella sola diocesi di Melbourne, Alcuni evangelizzano nella lingua nativa, sebbene la maggioranza opera in parrocchie di lingua inglese. P. Paul Chu Van Chi, celebre autore di inni di Sydney, ammette di essere “scoppiato in lacrime per la gioia”. P. Peter Nguyen Mong Huynh ha diffuso la notizia al termine della messa domenicale della congregazione e tutti i presenti hanno applaudito con calore: “Certamente – commenta il sacerdote – questa nomina porterà a una crescita nelle vocazioni al sacerdozio”.

Circa lo 0,8% della popolazione residente in Australia è nativa del Vietnam. I vietnamiti, infatti, sono la quinta forza di immigrazione nel continente, dietro a Gran Bretagna (soprattutto Inghilterra e Scozia), Nuova Zelanda, Cina e Italia. Secondo i dati di un censimento del 2006, vi sono 159.848 australiani nati in Vietnam e, tra questi, i cattolici sono più del 30%.
 
Fr. Vincent Van Long Nguyen: from refugee fleeing for his faith, to bishop in Australia
Asia-News
16:46 24/05/2011
The Vietnamese priest has left the country at 18,, on a small boat with other refugees. Benedict XVI appointed him auxiliary bishop of Melbourne, sparking the joy of the Vietnamese community in Australia. Local priest: his example will serve to increase vocations.

Melbourne (AsiaNews) - The Vietnamese community in Australia is celebrating the appointment of Fr Vincent Van Long Nguyen, from the Order of Friars Minor, as auxiliary bishop of the Archdiocese of Melbourne. The priest fled the Vietnamese Communist regime in 1980, at age 18, aboard a small boat and will go into history as the first bishop of Asian origins of the continent. The hope is that his consecration will foster vocations among young Vietnamese and strengthen the presence of the Catholic Church in Australia.

Fr. Vincent left Vietnam because he had no chance of becoming a priest in his home country. Relying on Providence, he boarded a small boat, along with other boat people like him, looking for a place willing to welcome him and grant him the freedom to live his vocation.

The new bishop (pictured) arrived in Australia in 1981 and two years later he entered the Franciscans, in Melbourne, beginning his studies to become a priest. On December 30, 1989 he was ordained, then a period of study in Rome where he obtained a licentiate in Christology and Spirituality at the Pontifical Theological Faculty of St. Bonaventure.

Back in Australia, for four years he led the parish of Kellyville NSW and for seven that of Springvale. In 2005 he was elected superior of the Franciscans, and three years later he returned to Rome as head of the Order for Asia and Oceania.

Archbishop Denis Hart of Melbourne, describes Pope Benedict XVI appointment of Fr. Vincent as "historic". [Fr. Vincent] escaped from Vietnam – says the prelate - young and aboard a small boat. He has done a commendable service as a pastor in Springvale, as head of the Order and has made a valuable contribution to the Church. "

The news soon spread within the Vietnamese Catholic community in Australia and around the world. Priests and faithful in Melbourne, Sydney, Brisbane, Adelaide and Perth erupted in joy and organized masses of thanksgiving. Fr. Anthony Nguyen Huu Quang also emphasizes the "historic event" because it means that "the Holy See and the Church in Australia very much appreciates the contribution made by the priests and faithful of Vietnamese origin."

At present there are over 160 priests in Australia of Vietnamese origin, 35 of whom operate in the diocese of Melbourne alone, some evangelizing in the native language, although most work in parishes in the English language. Fr. Paul Van Chi Chu, famous author of the Sydney hymns, admits that he "burst into tears of joy." Fr. Peter Huynh Nguyen Mong broke the news at the end of Sunday Mass the congregation and everyone applauded warmly: "Of course - says the priest - this appointment will lead to an increase in vocations to the priesthood."

About 0.8% of the population in Australia is native to Vietnam. The Vietnamese, in fact, are the fifth migration force in the continent, behind Great Britain (especially England and Scotland), New Zealand, China and Italy. According to data from a 2006 census, there are 159,848 Australians born in Vietnam, and among these, there are more than 30% are Catholic.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ Cung hiến và mừng Kỷ niệm 100 năm Nhà thờ Quảng Nạp
P. Nguyễn Xuân An
07:13 24/05/2011
PHÁT DIỆM - 9 giờ sáng thứ Hai, 23-5-2011, Đức cha Giuse Nguyễn Năng-giám mục giáo phận Phát Diệm, đã chủ sự thánh lễ Cung hiến và mừng Kỷ niệm 100 năm Nhà thờ Quảng Nạp (xã Yên Thắng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).

Xem hình ảnh

Cha Tổng đại diện và quý cha trong giáo phận cùng về hiệp dâng thánh lễ với Đức cha. Đông đảo giáo dân trong và ngoài giáo phận tụ họp về đây chia sẻ niềm vui và dâng lời tạ ơn cùng với giáo xứ Quảng Nạp. Thậm chí có phái đoàn đến từ giáo phận Xuân Lộc. Những người con của Quảng Nạp tuy ở xa, không thể về được, nhưng vẫn hướng lòng về đây, trong giờ phút lịch sử này.

Trước khi thánh lễ bắt đầu, cộng đoàn được nghe lược sử của giáo xứ qua lời giới thiệu của cha Phaolô Nguyễn Tất Ứng, chính xứ Bạc Liên, quản nhiệm xứ Quảng Nạp. Sau hai lần chia xứ, tuy ngày nay giáo xứ chỉ gồm 4 giáo họ (Quảng Nạp, Cầu Mễ, Khai Khẩn và Cội Gạo) với 1.177 giáo dân, nhưng đây là địa danh đáng tự hào vì hạt giống Tin Mừng được gieo xuống từ rất sớm, và không ngừng phát triển, lớn mạnh, như lời mở đầu thánh lễ của Đức cha Giuse : “ Anh chị em thân mến, chúng ta tụ họp nhau nơi đây để dâng lời tạ ơn Chúa không chỉ vì công trình đại tu Nhà thờ đã được hoàn tất sau hơn 200 ngày thi công, nhưng còn tạ ơn Chúa vì hạt giống Đức tin đã được gieo xuống nơi đây đã hơn 260 năm. Hạt giống Đức tin ấy đã lớn mạnh và phát triển. Bao nhiêu thế hệ Kitô hữu nơi đây đã qua đi, và giờ đây anh chị em được thừa hưởng gia tài Đức tin của tiền nhân. Chúng ta tạ ơn Chúa vì cộng đoàn Hội Thánh vẫn luôn luôn từng ngày lớn mạnh…”

Niềm vui của Quảng Nạp hôm nay thật trọn vẹn. Nếu như ngày hôm trước nắng mùa hè như đổ lửa, buổi chiều ba giáo xứ (Bạch Liên, Quảng Nạp, và Hải Nạp) dâng hoa cộng đồng tạ ơn Đức Mẹ, rồi đêm mưa như trút nước, thì hôm nay là một ngày thanh quang và mát mẻ. “Cảnh vật chiều nhân”! Nhờ đó thánh lễ diễn ra trong trật tự, trang nghiêm và sốt sắng.

Rời Quảng Nạp trong niềm vui đầy tràn, ai nấy vẫn không quên lời nhắn nhủ trong bài giảng của vị cha chung của giáo phận: “Ngôi thánh đường vật chất rất cần, nhưng không phải là điều quan trong nhất. Ngay cả đền thờ Giêrusalem cho dù nguy nga tráng lệ, mọi người phải trầm trồ khen ngợi, nhưng đối với Chúa cũng không phải là điều quan trong nhất, mà là Chúa muốn hiện diện nơi từng người trong chúng ta. Chúa muốn chúng ta xây dựng cuộc đời mình, xây dựng đền thờ tâm hồn mình trên nền tảng là Chúa Giêsu.”

Với sự kiện này, Quảng Nạp bước vào trang sử mới, tiếp nối truyền thống tổ tiên ra sức vun trồng để hạt giống Tin Mừng không ngừng lớn mạnh và phát triển, quyết tâm xây dựng tâm hồn thành đền thờ thiêng liêng của Chúa.
 
Dòng Ngôi Lời có thêm 8 tân linh mục, trong đó có linh mục gốc Việt Nam
LM Đinh Đức Quang, SVD
15:21 24/05/2011
DÒNG NGÔI LỜI - Vào ngày 21 tháng 5 năm 2011 tại Nguyện Đường Ngôi Lời, Chicago/Techny, IL Dòng Ngôi Lời được Thiên Chúa thương ban cho thêm 8 tân linh mục, trong đó có 4 tân linh mục Việt Nam, 1 Trung Quốc, 1 Croatia, 2 Ba lan.

Dòng Ngôi Lời là một Dòng truyền giáo quốc tế với hơn 6000 linh mục và tu sĩ phục vụ trên 67 quốc gia. Nên những tân linh mục Ngôi Lời này được bài sai đi rao giảng Lời Chúa khắp nơi nơi.

Đây là hồng ân Thiên Chúa ban cho, qua sự khuyến khích, hy sinh, và nâng đỡ về mọi mặt của gia đình quý tân linh mục và rất nhiều quí ân nhân cùng bạn hữu trong bao năm qua và còn tiếp tục nữa. Nguyện xin Thiên Chúa luôn chúc lành và trả công bội hậu cho tất cả quí vị.

Hàng dưới từ trái qua phải: cha Nguyễn Công Minh, SVD, cha Trần Quốc Bảo, SVD, Đức Giám Mục Terry Steib, SVD, cha Trần Ngọc Duy, SVD, cha Phạm Ngọc Huỳnh, SVD. Hàng trên: cha Stan Uroda, SVD, cha Yuping Duan, SVD, cha Michal Tomasweski, SVD, cha Milan Knezovic, SVD, cha Adam Laskarweski, SVD, cha Mark Weber, SVD.

Những tân linh mục này được sai đi truyền giáo ở nhiều quốc gia khác nhau.

Một lần con nằm xuống là cả đời con hiến trọn cho Chúa.
 
Văn Hóa
Cuối tháng hoa
Nguyễn thanh Trúc
11:55 24/05/2011
Tháng hoa sắp hết rồi Mẹ ơi
Nhưng lòng con yêu Mẹ chẳng hề ngơi
Mỗi ngày cuộc sống con bước tới
Kinh Kính Mừng con yêu dấu trên môi.

Hoa con dâng Mẹ là chuổi ngày cố gắng
Sống lời Con Mẹ yêu Chúa yêu người
Dù đời con có muôn ngàn cay đắng
Con vẫn trung kiên không chán không biếng lười.

Mẹ ơi Mẹ cho con ca tụng Mẹ
Mẹ đồng công dưới Thánh Giá năm nào
Mẹ đớn đau nhìn Con Mẹ thều thào
Nếu con là Mẹ thì con sầu chết ngất.

Ngày xưa đónơi Cana thiếu rượu
Mẹ quan tâm nói với Con Mẹ vài lời
Mẹ ơi Mẹ đường đời con đi tới
Biết bao lần rượu con đã hết rồi.

Tháng hoa sắp hết rồi Mẹ ơi
Nhưng đốivới con tháng nào cũng là tháng hoa
Hoa con dâng Mẹ là hoa lòng thành ý
Sống ân tình theo tiếng Chúa gọi mời.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Những Ngọn Nến Thiện Hành
Giuse Nguyễn Cao Hoàn
21:59 24/05/2011
NHỮNG NGỌN NẾN THIỆN HÀNH
Ảnh của Giuse Nguyễn Cao Hoàn (hình chụp đêm rước kiệu Đức Mẹ trong khuôn viên Đại Chủng Viện Hànội)
Anh bảo… Anh muốn là linh mục,
Tin yêu bên Chúa tận hiến đời.
Cuộc đời muôn thứ phù vân mộng,
Linh mục duy Chúa mãi gọi mời.
(Trích thơ của Tú Nạc)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền