Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:51 21/05/2016
51. LẤY TRẮNG TRẢ ĐỎ.
Tham quân lục sự ở Quảng Châu là Liễu Khánh, tính tham lam quá quắc, ông ta ở một mình một phòng, bất luận là thứ gì dù nhỏ đến đâu cũng không dám bỏ ngoài phòng, sợ trộm lấy mất tiêu.
Có một lần, có tên thủ hạ tự ý lấy một nhúm muối của ông ta, ông ta nhất định đòi phải trả tới cùng, tên thủ hạ ấy không có gì để trả, bị đánh máu tươi chảy đầm đìa, Liễu Khánh hằm hằm dữ tợn nói:
- “Lấy trắng thì trả đỏ.”
(Triều Dã Thiểm Tải)
Suy tư 51:
Các thánh tử đạo không hề ăn trộm cũng không hề mắc nợ gì của các vua chúa quan quyền thế gian, nhưng các ngài cứ bị họ đánh đập thịt nát xương tan và cuối cùng thì bị chém đầu, bởi vì tâm hồn của các ngài không thuộc về họ, các ngài đã hy sinh để làm chứng cho đức tin vào Thiên Chúa của mình.
Các ngài không lấy oán báo oán, cũng không lấy máu trả nợ máu, nhưng các ngài lấy sự tha thứ để khống chế hận thù, lấy yêu thương để xoá lấp những ngăn cách giữa lương và giáo. Các ngài không vay họ, nhưng các ngài trả ơn cho họ: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” Một lời cầu xin ơn tha thứ cho kẻ giết mình là một hành vi trả ơn rất tình người của các ngài, và chắc chắn rằng, hồng ân của Thiên Chúa -qua lời cầu xin của các ngài- sẽ đụng đến tâm hồn của kẻ ác, và biết đâu rằng trong số những kẻ ác và lý hình ấy cũng sẽ có người tuyên xưng mình chính là những người con của Thiên Chúa, như viên đội trưởng cất tiếng tôn vinh Đức Chúa Giê-su khi lấy ngọn giáo đâm cạnh sườn Ngài sau khi Đức Chúa Giê-su tắt thở, nói: “Người này đích thực là người công chính.”
“Lạy Đức Chúa Giê-su, chúng con thường hay lấy oán báo ân, thường lấy ích kỷ để đáp lại sự quãng đại của anh chị em mình, cho nên chúng con luôn trở thành người mắc nợ công bằng với mọi người. Xin Chúa ban cho chúng con có một tâm hồn quãng đại bao dung, để chúng con biết sống chan hoà với hết mọi người, để chúng con biết sống chân thành với tha nhân. Amen”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tham quân lục sự ở Quảng Châu là Liễu Khánh, tính tham lam quá quắc, ông ta ở một mình một phòng, bất luận là thứ gì dù nhỏ đến đâu cũng không dám bỏ ngoài phòng, sợ trộm lấy mất tiêu.
Có một lần, có tên thủ hạ tự ý lấy một nhúm muối của ông ta, ông ta nhất định đòi phải trả tới cùng, tên thủ hạ ấy không có gì để trả, bị đánh máu tươi chảy đầm đìa, Liễu Khánh hằm hằm dữ tợn nói:
- “Lấy trắng thì trả đỏ.”
(Triều Dã Thiểm Tải)
Suy tư 51:
Các thánh tử đạo không hề ăn trộm cũng không hề mắc nợ gì của các vua chúa quan quyền thế gian, nhưng các ngài cứ bị họ đánh đập thịt nát xương tan và cuối cùng thì bị chém đầu, bởi vì tâm hồn của các ngài không thuộc về họ, các ngài đã hy sinh để làm chứng cho đức tin vào Thiên Chúa của mình.
Các ngài không lấy oán báo oán, cũng không lấy máu trả nợ máu, nhưng các ngài lấy sự tha thứ để khống chế hận thù, lấy yêu thương để xoá lấp những ngăn cách giữa lương và giáo. Các ngài không vay họ, nhưng các ngài trả ơn cho họ: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” Một lời cầu xin ơn tha thứ cho kẻ giết mình là một hành vi trả ơn rất tình người của các ngài, và chắc chắn rằng, hồng ân của Thiên Chúa -qua lời cầu xin của các ngài- sẽ đụng đến tâm hồn của kẻ ác, và biết đâu rằng trong số những kẻ ác và lý hình ấy cũng sẽ có người tuyên xưng mình chính là những người con của Thiên Chúa, như viên đội trưởng cất tiếng tôn vinh Đức Chúa Giê-su khi lấy ngọn giáo đâm cạnh sườn Ngài sau khi Đức Chúa Giê-su tắt thở, nói: “Người này đích thực là người công chính.”
“Lạy Đức Chúa Giê-su, chúng con thường hay lấy oán báo ân, thường lấy ích kỷ để đáp lại sự quãng đại của anh chị em mình, cho nên chúng con luôn trở thành người mắc nợ công bằng với mọi người. Xin Chúa ban cho chúng con có một tâm hồn quãng đại bao dung, để chúng con biết sống chan hoà với hết mọi người, để chúng con biết sống chân thành với tha nhân. Amen”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:53 21/05/2016
2. Tham tài thì tự mình tìm hình phạt, yêu khó nghèo thì sản sinh vương miện.
(Thánh Benedictus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (Lễ Chúa Ba Ngôi)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:59 21/05/2016
LỄ ĐỨC CHÚA TRỜI BA NGÔI
Tin mừng : Ga 16, 12-15
“Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy; Thần khí sẽ lấy những gì là của Thầy mà loan báo cho anh em.”
Anh chị em thân mến,
Hôm nay là ngày lễ Đức Chúa Trời Ba Ngôi, tức là Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần, đây là mầu nhiệm lớn trong đạo Công Giáo, và cũng là cốt lõi đức tin của người Ki-tô hữu, trong tâm tình của ngày lễ này, tôi xin chia sẻ với anh chị em thân mến mấy ý sau đây:
1. Thiên Chúa Ba Ngôi là Thiên Chúa tình yêu.
Một tình yêu bất khả phân và viên mãn, là chủ thể của mọi tình yêu trên trời dưới đất, tình yêu này được hình thành không phải do nguyên lý của xác thịt, nhưng mọi tình yêu của loài xác thịt đều phải từ tình yêu này mà có và tồn tại.
Tình yêu này đã tạo dựng nên trời đất muôn vật, và hoàn thiện nó bởi tình yêu dâng hiến hy sinh cách trọn vẹn của Đức Chúa Giê-su, khi Ngài chết trên thập giá và sống lại vinh quang.
Tình yêu này không dừng lại khi Đức Chúa Giê-su hoàn tất công trình cứu chuộc ở trần gian và lên trời vinh hiển, nhưng Thánh Thần được Đức Chúa Cha phái đến với Hội Thánh, vẫn tiếp tục hoàn thiện và đổi mới mỗi người Ki-tô hữu, cho đến ngày đạt đến viên mãn trong Nước Thiên Chúa.
2. Thiên Chúa Ba Ngôi là Thiên Chúa của hiệp nhất.
Đức Chúa Cha yêu thương Đức Chúa Con, và Đức Chúa Thánh Thần là do sự hiệp nhất yêu thương này mà có, một sự hiệp nhất như gốc cây nho với cành nho và sinh ra hoa trái để cho con người hưởng dùng. Hiệp nhất và yêu thương là đặc tính cốt lõi của Thiên Chúa Ba Ngôi, và cũng là nơi phát sinh ra sự hiệp nhất trong mọi cộng đoàn con cái của Giáo Hội trên trần gian.
Hiệp nhất nhưng không lệ thuộc, Đức Chúa Con không lệ thuộc vào Đức Chúa Cha nhưng đồng bản tính và ngang hàng với Cha, Đức Chúa Thánh Thần không lệ thuộc vào Đức Chúa Con và Đức Chúa Cha, nhưng là đồng bản tính với Cha và Con, và trở nên Đấng thánh hóa và đổi mới nhân loại và vũ trụ sau khi Đức Chúa Giê-su về trời.
Ba ngôi hiệp nhất để vạn vật biến hóa sinh tồn, để Giáo Hội được hiệp nhất và đổi mới luôn trong Thần Khí yêu thương của Thiên Chúa.
Anh chị em thân mến,
Mầu nhiệm Đức Chúa Trời Chúa Ba Ngôi đã được Đức Chúa Giê-su mạc khải cho chúng ta biết, nhưng bí nhiệm đời đời của mầu nhiệm này thì trí óc con người của chúng ta không thể suy thấu, nhưng với đức tin và ân sủng của Thiên Chúa ban cho và qua giáo huấn của Giáo Hội, thì chúng ta hiểu rằng: đây là mầu nhiệm của tình yêu, mầu nhiệm của hiệp nhất.
Do đó khi mà chúng ta suy niệm đến tình yêu và sự hiệp nhất giữa Ba Ngôi Thiên Chúa, thì chúng ta cũng cầu xin Thiên Chúa ban cho gia đình chúng ta có một tình yêu chân thật, một sự hiệp nhất gắn bó giữa cha mẹ và con cái với nhau, một tình yêu bất khả phân ly và tương trợ lẫn nhau giữa một xã hội đầy chia rẽ và vắng bóng tình yêu của Thiên Chúa và đồng loại này...
Chúng ta cũng nhớ đến cộng đoàn giáo xứ của mình khi suy đến mầu nhiệm Đức Chúa Trời Chúa Ba Ngôi này, đó là sự đoàn kết và hiệp nhất với nhau của mỗi phần tử trong giáo xứ, để dưới sự hướng dẫn của Đức Chúa Thánh Thần, tất cả chúng ta biết sống yêu thương đoàn kết và hiệp nhất với nhau hơn...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin mừng : Ga 16, 12-15
“Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy; Thần khí sẽ lấy những gì là của Thầy mà loan báo cho anh em.”
Anh chị em thân mến,
Hôm nay là ngày lễ Đức Chúa Trời Ba Ngôi, tức là Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần, đây là mầu nhiệm lớn trong đạo Công Giáo, và cũng là cốt lõi đức tin của người Ki-tô hữu, trong tâm tình của ngày lễ này, tôi xin chia sẻ với anh chị em thân mến mấy ý sau đây:
1. Thiên Chúa Ba Ngôi là Thiên Chúa tình yêu.
Một tình yêu bất khả phân và viên mãn, là chủ thể của mọi tình yêu trên trời dưới đất, tình yêu này được hình thành không phải do nguyên lý của xác thịt, nhưng mọi tình yêu của loài xác thịt đều phải từ tình yêu này mà có và tồn tại.
Tình yêu này đã tạo dựng nên trời đất muôn vật, và hoàn thiện nó bởi tình yêu dâng hiến hy sinh cách trọn vẹn của Đức Chúa Giê-su, khi Ngài chết trên thập giá và sống lại vinh quang.
Tình yêu này không dừng lại khi Đức Chúa Giê-su hoàn tất công trình cứu chuộc ở trần gian và lên trời vinh hiển, nhưng Thánh Thần được Đức Chúa Cha phái đến với Hội Thánh, vẫn tiếp tục hoàn thiện và đổi mới mỗi người Ki-tô hữu, cho đến ngày đạt đến viên mãn trong Nước Thiên Chúa.
2. Thiên Chúa Ba Ngôi là Thiên Chúa của hiệp nhất.
Đức Chúa Cha yêu thương Đức Chúa Con, và Đức Chúa Thánh Thần là do sự hiệp nhất yêu thương này mà có, một sự hiệp nhất như gốc cây nho với cành nho và sinh ra hoa trái để cho con người hưởng dùng. Hiệp nhất và yêu thương là đặc tính cốt lõi của Thiên Chúa Ba Ngôi, và cũng là nơi phát sinh ra sự hiệp nhất trong mọi cộng đoàn con cái của Giáo Hội trên trần gian.
Hiệp nhất nhưng không lệ thuộc, Đức Chúa Con không lệ thuộc vào Đức Chúa Cha nhưng đồng bản tính và ngang hàng với Cha, Đức Chúa Thánh Thần không lệ thuộc vào Đức Chúa Con và Đức Chúa Cha, nhưng là đồng bản tính với Cha và Con, và trở nên Đấng thánh hóa và đổi mới nhân loại và vũ trụ sau khi Đức Chúa Giê-su về trời.
Ba ngôi hiệp nhất để vạn vật biến hóa sinh tồn, để Giáo Hội được hiệp nhất và đổi mới luôn trong Thần Khí yêu thương của Thiên Chúa.
Anh chị em thân mến,
Mầu nhiệm Đức Chúa Trời Chúa Ba Ngôi đã được Đức Chúa Giê-su mạc khải cho chúng ta biết, nhưng bí nhiệm đời đời của mầu nhiệm này thì trí óc con người của chúng ta không thể suy thấu, nhưng với đức tin và ân sủng của Thiên Chúa ban cho và qua giáo huấn của Giáo Hội, thì chúng ta hiểu rằng: đây là mầu nhiệm của tình yêu, mầu nhiệm của hiệp nhất.
Do đó khi mà chúng ta suy niệm đến tình yêu và sự hiệp nhất giữa Ba Ngôi Thiên Chúa, thì chúng ta cũng cầu xin Thiên Chúa ban cho gia đình chúng ta có một tình yêu chân thật, một sự hiệp nhất gắn bó giữa cha mẹ và con cái với nhau, một tình yêu bất khả phân ly và tương trợ lẫn nhau giữa một xã hội đầy chia rẽ và vắng bóng tình yêu của Thiên Chúa và đồng loại này...
Chúng ta cũng nhớ đến cộng đoàn giáo xứ của mình khi suy đến mầu nhiệm Đức Chúa Trời Chúa Ba Ngôi này, đó là sự đoàn kết và hiệp nhất với nhau của mỗi phần tử trong giáo xứ, để dưới sự hướng dẫn của Đức Chúa Thánh Thần, tất cả chúng ta biết sống yêu thương đoàn kết và hiệp nhất với nhau hơn...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mầu nhiệm Ba Ngôi
Lm. Vinh Sơn, scj.
09:39 21/05/2016
Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi C.
MẦU NHIỆM BA NGÔI
Cn 8,22-31; Rm 5,1-5; Ga 16,12-15
Một linh mục ngồi trong phi trường đợi chuyến bay. Một người đàn ông đến ngồi bên cạnh và đề cập về tôn giáo. Ông khoe rằng: “Tôi không chấp nhận điều gì tôi không hiểu, vấn đề “ba Chúa trong một Chúa” hay bất cứ điều gì tương tự, không ai có thể giảng nghĩa cho tôi, nên tôi không tin”.
Chỉ vào luồng sáng qua cửa sổ, linh mục hỏi: “Bạn có tin mặt trời không?”. Kẻ hoài nghi trả lời: “Dĩ nhiên có chứ”. Linh mục nói tiếp: “Được, ánh sáng bạn thấy qua cửa sổ, là từ mặt trời cách đây 150 triệu km chiếu tới, sức nóng chúng ta cảm thấy phát xuất từ mặt trời và ánh sáng. Chúa Ba Ngôi có phần tương tự như vậy: Mặt trời Thiên Chúa Cha. Mặt trời chiếu sáng: ánh sáng là Thiên Chúa Con. Từ mặt trời và ánh sáng tỏa ra sức nóng: Từ Chúa Cha và Chúa Con phát xuất Chúa Thánh Thần. Bạn có thể giải thích được mặt trời, ánh sáng và sức nóng được không?” người hoài nghi im lặng.
Thánh Tôma đã nói: Sống trên trần gian, chúng ta chỉ biết rằng Thiên Chúa vượt lên trên tất cả những gì trí khôn chúng ta có thể mường tượng ra.
Cao cả vượt trên mọi trí tuệ con người, nhưng Ba Ngôi Thiên Chúa luôn hiện hữu, Ngài hiện diện ngay từ thửa ban đầu ngay khi Vũ trụ được tác thành: Thánh Thần bay là là trên mặt nước, Chúa Cha phán một Lời (Ngôi Lời) thì vạn vật và con người được hoàn thành... (x. St 1-2). Chính Ngài đã dựng nên vũ trụ và muôn loài, muôn vật và loài người. Thiên Chúa hằng điều hành mọi sự theo tình thương và Sự Khôn ngoan tốt lành của Chúa (x. Cn 8, 22-31). Ba Ngôi qua hình ảnh Ba Vị Thiên Thần đến viếng thăm tổ phụ Abraham và Sara (x. St 18, 1-14), Ngài đồng hành và là niềm vui sống của con người qua nụ cười thách thức cua Sara như loan báo về niềm vui được Thiên Chúa thi ân sau này qua lời hứa mà Ba Vị : Isaac sẽ ra đời.
Trong Kinh Thánh Tân ước mặc khải Ba Ngôi: sự hợp nhất của Ba Ngôi trong sứ mạng của ngôi thứ hai – Ngôi Con : Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan bắt đầu sứ mạng, bầu trời mở ra với tiếng Chúa Cha phán cùng sự hiện diện của Chúa Thánh Thần bằng hình ảnh của chim bồ câu (x. Mt 3, 16-17; Mc 1, 9-11; Lc 3, 22-22 ).
Đặc biệt, Tin Mừng Gioan đã nhiều lần đề cập Chúa Ba Ngôi mà Chúa Giêsu đã mặc khải: ”Thầy sẽ xin Chúa Cha, và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo trợ khác đến ở với anh em luôn mãi”(Ga 14,16). Sự gắn bó giữa Chúa Cha và Chúa Con luôn khắng khít “Cha ở trong Con và Con ở trong Cha” (Ga 14,10), gắn bó đến nỗi như Chúa Giêsu thổ lộ : ”Ta và Cha Ta là một “( Ga 10, 30 ), và “Ai thấy Thầy là thấy Cha” (Ga 14,9). Chính Thánh Thần là Tình yêu khăng khít giữa Cha và Con, Thánh Thần làm chứng về Ngôi Lời : « …Thần Khí sự thật, từ nơi Cha xuất phát ra, Ngài sẽ làm chứng về Ta” (Ga 15, 26 ). Như Chúa Giêsu sau đó loan báo : “Khi nào Thần Khí sự thật đến … tất cả những gì Người đã nghe, Người sẽ nói lại và loan báo cho anh em biết … Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em” (Ga 16,13.14).
Sách Công vụ Tông đồ ghi lại bài giảng của Tông đồ Phêrô về Giáo huấn Thiên Chúa Ba Ngôi trong công trình cứu độ và cả trong giây phút hiện tại:”Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền nâng Người lên trao cho Người Thánh Thần đã hứa, để Người đổ xuống. Đó là điều anh em đang thấy đang nghe”(Cv 2,33).
Chúa Ba Ngôi hiện diện ở trong ta nếu như sống theo lời Chúa Giêsu dạy: "Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy và Chúng Ta sẽ đến và cư ngụ nơi người ấy" (Ga 14,23). Giữ Lời Thầy, Lời Cha Thầy và chúng ta như Chúa Giêsu nhấn mạnh là Ba Ngôi Thiên Chúa đến ở cùng.
Thiên Chúa là Ba ngôi vị và là duy Một Đấng Toàn Năng cách lạ lùng, luôn hằng hữu "Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là Đấng hiện có, đã có và đang đến, là Đấng Toàn Năng." (Kh 1, 8). Công đồng Florence (1442) tuyên xưng : “Chúa Cha trọn vẹn nơi Chúa Con, trọn vẹn nơi Thánh Linh. Chúa Con trọn vẹn nơi Chúa Cha, trọn vẹn nơi Thánh Linh. Thánh Linh trọn vẹn nơi Chúa Cha, trọn vẹn nơi Chúa Con”.
Chúa Giêsu đã sai các môn đệ đi rao giảng và làm phép rửa cho nhân loại nhân danh Chúa Ba Ngôi : « anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em (Mt 28, 19-20).
Người Kitô hữu được rửa tội nhân danh Ba Ngôi Thiên Chúa, tin vào Thiên Chúa khi tạo sự hiệp nhất theo sự gắn bó với nhau trong Ba ngôi. Ngay từ thời Tiên khởi Giáo Hội luôn học hỏi từ mẫu gương Ba Ngôi, sách Tông đồ Công Vụ nói rõ : « các tín hữu tiên khởi chuyên chăm cầu nguyện, lắng nghe các tông đồ giảng dạy và dự lễ bẻ bánh (Cv 2, 42). Gắn bó với Thiên Chúa như Đức Hồng Y Henri de Lubac đã chia sẻ bằng hình ảnh: “Con người tìm Chúa là một người bơi lội giữa đại dương. Mỗi lần tiến tới là đẩy lui một đợt sóng. Bơi lội giữa đại dương làm cho con người khiếp đảm lo sợ không tới bến. Nhưng Thiên Chúa vừa là bên bờ vừa là đại dương. Ai bơi lội trong đại dương là bơi lội trong Thiên Chúa. Hướng tới Chúa đã là ở trong Chúa, tìm Chúa gặp Chúa là hướng về Chúa. Không có sự tìm kiếm nào mà không phải phấn đấu, không gặp mâu thuẫn đau khổ. Nhưng chúng ta tin vào Thiên Chúa đang ở với chúng ta trong Đức Kitô và lôi kéo chúng ta với sức mạnh Chúa Thánh Thần”.
Thật thế, Chính trong Ba ngôi là nguồn chúc lành như Phaolô gửi nguồn bình an cho các cộng đoàn tín hữu và lời đó vẫn còn được chúc cho nhau trong Giáo Hội : “Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh em. Amen” (2Cr 13, 13).
Vâng, lạy Chúa Ba Ngôi:
Dâng điệu hát, dâng cung đàn muôn thuở
Cho trọn niềm con thảo với Chúa Cha,
Với Chúa Con: tình huynh đệ mặn mà,
Và Thần Khí: lửa mến yêu tha thiết.
Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn, ngày 20/05/2016
MẦU NHIỆM BA NGÔI
Cn 8,22-31; Rm 5,1-5; Ga 16,12-15
Một linh mục ngồi trong phi trường đợi chuyến bay. Một người đàn ông đến ngồi bên cạnh và đề cập về tôn giáo. Ông khoe rằng: “Tôi không chấp nhận điều gì tôi không hiểu, vấn đề “ba Chúa trong một Chúa” hay bất cứ điều gì tương tự, không ai có thể giảng nghĩa cho tôi, nên tôi không tin”.
Chỉ vào luồng sáng qua cửa sổ, linh mục hỏi: “Bạn có tin mặt trời không?”. Kẻ hoài nghi trả lời: “Dĩ nhiên có chứ”. Linh mục nói tiếp: “Được, ánh sáng bạn thấy qua cửa sổ, là từ mặt trời cách đây 150 triệu km chiếu tới, sức nóng chúng ta cảm thấy phát xuất từ mặt trời và ánh sáng. Chúa Ba Ngôi có phần tương tự như vậy: Mặt trời Thiên Chúa Cha. Mặt trời chiếu sáng: ánh sáng là Thiên Chúa Con. Từ mặt trời và ánh sáng tỏa ra sức nóng: Từ Chúa Cha và Chúa Con phát xuất Chúa Thánh Thần. Bạn có thể giải thích được mặt trời, ánh sáng và sức nóng được không?” người hoài nghi im lặng.
Thánh Tôma đã nói: Sống trên trần gian, chúng ta chỉ biết rằng Thiên Chúa vượt lên trên tất cả những gì trí khôn chúng ta có thể mường tượng ra.
Cao cả vượt trên mọi trí tuệ con người, nhưng Ba Ngôi Thiên Chúa luôn hiện hữu, Ngài hiện diện ngay từ thửa ban đầu ngay khi Vũ trụ được tác thành: Thánh Thần bay là là trên mặt nước, Chúa Cha phán một Lời (Ngôi Lời) thì vạn vật và con người được hoàn thành... (x. St 1-2). Chính Ngài đã dựng nên vũ trụ và muôn loài, muôn vật và loài người. Thiên Chúa hằng điều hành mọi sự theo tình thương và Sự Khôn ngoan tốt lành của Chúa (x. Cn 8, 22-31). Ba Ngôi qua hình ảnh Ba Vị Thiên Thần đến viếng thăm tổ phụ Abraham và Sara (x. St 18, 1-14), Ngài đồng hành và là niềm vui sống của con người qua nụ cười thách thức cua Sara như loan báo về niềm vui được Thiên Chúa thi ân sau này qua lời hứa mà Ba Vị : Isaac sẽ ra đời.
Trong Kinh Thánh Tân ước mặc khải Ba Ngôi: sự hợp nhất của Ba Ngôi trong sứ mạng của ngôi thứ hai – Ngôi Con : Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan bắt đầu sứ mạng, bầu trời mở ra với tiếng Chúa Cha phán cùng sự hiện diện của Chúa Thánh Thần bằng hình ảnh của chim bồ câu (x. Mt 3, 16-17; Mc 1, 9-11; Lc 3, 22-22 ).
Đặc biệt, Tin Mừng Gioan đã nhiều lần đề cập Chúa Ba Ngôi mà Chúa Giêsu đã mặc khải: ”Thầy sẽ xin Chúa Cha, và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo trợ khác đến ở với anh em luôn mãi”(Ga 14,16). Sự gắn bó giữa Chúa Cha và Chúa Con luôn khắng khít “Cha ở trong Con và Con ở trong Cha” (Ga 14,10), gắn bó đến nỗi như Chúa Giêsu thổ lộ : ”Ta và Cha Ta là một “( Ga 10, 30 ), và “Ai thấy Thầy là thấy Cha” (Ga 14,9). Chính Thánh Thần là Tình yêu khăng khít giữa Cha và Con, Thánh Thần làm chứng về Ngôi Lời : « …Thần Khí sự thật, từ nơi Cha xuất phát ra, Ngài sẽ làm chứng về Ta” (Ga 15, 26 ). Như Chúa Giêsu sau đó loan báo : “Khi nào Thần Khí sự thật đến … tất cả những gì Người đã nghe, Người sẽ nói lại và loan báo cho anh em biết … Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em” (Ga 16,13.14).
Sách Công vụ Tông đồ ghi lại bài giảng của Tông đồ Phêrô về Giáo huấn Thiên Chúa Ba Ngôi trong công trình cứu độ và cả trong giây phút hiện tại:”Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền nâng Người lên trao cho Người Thánh Thần đã hứa, để Người đổ xuống. Đó là điều anh em đang thấy đang nghe”(Cv 2,33).
Chúa Ba Ngôi hiện diện ở trong ta nếu như sống theo lời Chúa Giêsu dạy: "Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy và Chúng Ta sẽ đến và cư ngụ nơi người ấy" (Ga 14,23). Giữ Lời Thầy, Lời Cha Thầy và chúng ta như Chúa Giêsu nhấn mạnh là Ba Ngôi Thiên Chúa đến ở cùng.
Thiên Chúa là Ba ngôi vị và là duy Một Đấng Toàn Năng cách lạ lùng, luôn hằng hữu "Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là Đấng hiện có, đã có và đang đến, là Đấng Toàn Năng." (Kh 1, 8). Công đồng Florence (1442) tuyên xưng : “Chúa Cha trọn vẹn nơi Chúa Con, trọn vẹn nơi Thánh Linh. Chúa Con trọn vẹn nơi Chúa Cha, trọn vẹn nơi Thánh Linh. Thánh Linh trọn vẹn nơi Chúa Cha, trọn vẹn nơi Chúa Con”.
Chúa Giêsu đã sai các môn đệ đi rao giảng và làm phép rửa cho nhân loại nhân danh Chúa Ba Ngôi : « anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em (Mt 28, 19-20).
Người Kitô hữu được rửa tội nhân danh Ba Ngôi Thiên Chúa, tin vào Thiên Chúa khi tạo sự hiệp nhất theo sự gắn bó với nhau trong Ba ngôi. Ngay từ thời Tiên khởi Giáo Hội luôn học hỏi từ mẫu gương Ba Ngôi, sách Tông đồ Công Vụ nói rõ : « các tín hữu tiên khởi chuyên chăm cầu nguyện, lắng nghe các tông đồ giảng dạy và dự lễ bẻ bánh (Cv 2, 42). Gắn bó với Thiên Chúa như Đức Hồng Y Henri de Lubac đã chia sẻ bằng hình ảnh: “Con người tìm Chúa là một người bơi lội giữa đại dương. Mỗi lần tiến tới là đẩy lui một đợt sóng. Bơi lội giữa đại dương làm cho con người khiếp đảm lo sợ không tới bến. Nhưng Thiên Chúa vừa là bên bờ vừa là đại dương. Ai bơi lội trong đại dương là bơi lội trong Thiên Chúa. Hướng tới Chúa đã là ở trong Chúa, tìm Chúa gặp Chúa là hướng về Chúa. Không có sự tìm kiếm nào mà không phải phấn đấu, không gặp mâu thuẫn đau khổ. Nhưng chúng ta tin vào Thiên Chúa đang ở với chúng ta trong Đức Kitô và lôi kéo chúng ta với sức mạnh Chúa Thánh Thần”.
Thật thế, Chính trong Ba ngôi là nguồn chúc lành như Phaolô gửi nguồn bình an cho các cộng đoàn tín hữu và lời đó vẫn còn được chúc cho nhau trong Giáo Hội : “Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh em. Amen” (2Cr 13, 13).
Vâng, lạy Chúa Ba Ngôi:
Dâng điệu hát, dâng cung đàn muôn thuở
Cho trọn niềm con thảo với Chúa Cha,
Với Chúa Con: tình huynh đệ mặn mà,
Và Thần Khí: lửa mến yêu tha thiết.
Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn, ngày 20/05/2016
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐHY John Onaiyekan bày tỏ vui mừng vì 2 trong 219 thiếu nữ bị khủng bố Hồi Giáo Boko Haram bắt cóc đã được giải thoát
Đặng Tự Do
14:20 21/05/2016
“Câu hỏi chúng ta phải tự hỏi mình là: các thiếu nữ này đã bị bắt cóc hai năm trước đây, tại sao mãi đến nay chúng ta vẫn chưa tìm thấy họ?” Đức Hồng Y John Onaiyekan, Tổng Giám Mục Abuja, đã nói như trên với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc hôm thứ Sáu 20 tháng 5.
Đây là phản ứng đầu tiên của ngài trước tin quân đội vừa giải thoát được cho 2 trong số 219 cô gái bị quân khủng bố Hồi giáo Boko Haram bắt cóc vào đêm 14 tháng Tư năm 2014 tại trường học của họ ở Chibok, miền bắc Nigeria.
Đức Hồng Y nói thêm: “Chúng ta biết rằng hàng trăm phụ nữ và trẻ em bị bắt cóc bởi Boko Haram đã được giải thoát trong những tháng gần đây nhờ vào các hoạt động của quân đội. Nhưng trường hợp các cô gái ở Chibok rất đặc biệt, do sự vận động của các phương tiện truyền thông quốc tế về tình cảnh bi đát họ, do đó có vẻ như Boko Haram giấu họ cẩn thận hơn so với những người bị bắt cóc khác. Vì vậy, nếu chúng ta bắt đầu tìm ra các cô gái đó, thì tôi nghĩ đây là một dấu chỉ cho thấy cuối cùng tổ chức Boko Haram đang sụp đổ”
Đức Hồng Y cho biết ngài “quan ngại sâu xa cho sức khỏe của các cô gái nghèo, những người đã phải chịu đựng bạo lực thê thảm vì các tổ chức khủng bố Hồi Giáo nói chung và bọn Boko Haram luôn khen thưởng cho các chiến binh của chúng cả tiền bạc lẫn những phụ nữ mà chúng bắt được”.
Mặc dù các lực lượng quân sự cam kết săn lùng và tận diệt Boko Haram, tình hình an ninh chung ở Nigeria vẫn là một mối quan tâm. Ngay cả Đức Hồng Y Onaiyekan gần đây đã bị phục kích. Báo chí cho rằng những người chăn gia súc Fulani đã phục kích và bắn vào xe ngài. Tuy nhiên, Đức Hồng Y phát biểu thận trọng rằng: “Tôi không thể nói chắc chắn có phải những kẻ đã bắn vào xe của tôi là những người chăn gia súc Fulani hay không. Nhưng đó chắc chắn là một trận phục kích trên đường đi mà đáng tiếc là những chuyện như thế diễn ra rất nhiều tại Nigeria. Sự cường bạo của người chăn gia súc Fulani là một vấn đề cần được giải quyết bằng cách tìm kiếm một sự cân bằng lợi ích của tất cả mọi người.”
Đức Hồng Y kết luận:
“Tình hình mất an ninh chung mà cả nước đang sống là điều đáng lo ngại”
Đây là phản ứng đầu tiên của ngài trước tin quân đội vừa giải thoát được cho 2 trong số 219 cô gái bị quân khủng bố Hồi giáo Boko Haram bắt cóc vào đêm 14 tháng Tư năm 2014 tại trường học của họ ở Chibok, miền bắc Nigeria.
Đức Hồng Y nói thêm: “Chúng ta biết rằng hàng trăm phụ nữ và trẻ em bị bắt cóc bởi Boko Haram đã được giải thoát trong những tháng gần đây nhờ vào các hoạt động của quân đội. Nhưng trường hợp các cô gái ở Chibok rất đặc biệt, do sự vận động của các phương tiện truyền thông quốc tế về tình cảnh bi đát họ, do đó có vẻ như Boko Haram giấu họ cẩn thận hơn so với những người bị bắt cóc khác. Vì vậy, nếu chúng ta bắt đầu tìm ra các cô gái đó, thì tôi nghĩ đây là một dấu chỉ cho thấy cuối cùng tổ chức Boko Haram đang sụp đổ”
Đức Hồng Y cho biết ngài “quan ngại sâu xa cho sức khỏe của các cô gái nghèo, những người đã phải chịu đựng bạo lực thê thảm vì các tổ chức khủng bố Hồi Giáo nói chung và bọn Boko Haram luôn khen thưởng cho các chiến binh của chúng cả tiền bạc lẫn những phụ nữ mà chúng bắt được”.
Mặc dù các lực lượng quân sự cam kết săn lùng và tận diệt Boko Haram, tình hình an ninh chung ở Nigeria vẫn là một mối quan tâm. Ngay cả Đức Hồng Y Onaiyekan gần đây đã bị phục kích. Báo chí cho rằng những người chăn gia súc Fulani đã phục kích và bắn vào xe ngài. Tuy nhiên, Đức Hồng Y phát biểu thận trọng rằng: “Tôi không thể nói chắc chắn có phải những kẻ đã bắn vào xe của tôi là những người chăn gia súc Fulani hay không. Nhưng đó chắc chắn là một trận phục kích trên đường đi mà đáng tiếc là những chuyện như thế diễn ra rất nhiều tại Nigeria. Sự cường bạo của người chăn gia súc Fulani là một vấn đề cần được giải quyết bằng cách tìm kiếm một sự cân bằng lợi ích của tất cả mọi người.”
Đức Hồng Y kết luận:
“Tình hình mất an ninh chung mà cả nước đang sống là điều đáng lo ngại”
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 bác bỏ tin đồn thất thiệt về bí mật Fatima
Đặng Tự Do
19:43 21/05/2016
Cha Ingo Dollier và Đức Hồng Y Ratzinger |
Trong thông cáo công bố hôm thứ Bẩy 21 tháng 5, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, bác bỏ tin thất thiệt đang gây xôn xao dư luận trong tuần qua cho rằng bí mật thứ ba Fatima đã không được công bố trọn vẹn.
“Một vài bài báo xuất hiện gần đây đăng những lời tuyên bố được gán cho Giáo Sư Ingo Dollinger, theo đó Đức Hồng Y Ratzinger, sau khi công bố bí mật thứ ba Fatima (hồi tháng 6 năm 2000), đã tâm sự với ông rằng việc công bố ấy không trọn vẹn.
Về vấn đề này, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 tuyên bố rằng ngài ‘không bao giờ nói với Giáo Sư Dollinger về Fatima”, và quả quyết là những lời gán cho Giáo Sư Dollinger về đề tài này là ‘hoàn toàn là bịa đặt, tuyệt đối không đúng sự thật’, và ngài quyết liệt khẳng định rằng: ‘Việc công bố bí mật thứ ba Fatima là trọn vẹn’”.
Ba trẻ em ở Bồ Đào Nha là Lucia, Giacinta và Phanxicô đã nhìn thấy Đức Mẹ hiện ra sáu lần từ tháng Năm đến tháng 10 năm 1917.
Một trong các trẻ em này là Sơ Lucia de Jesus Rosa Santos cho biết vào ngày 13 tháng 7 năm 1917, Đức Mẹ trao phó cho các trẻ em ba bí mật, mà sau này sơ đã viết xuống và giao cho Đức Giáo Hoàng.
Hai bí mật đầu nói về thế chiến thứ hai, và sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Nga.
Bí mật thứ ba đã không được tiết lộ cho đến khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã quyết định công bố vào Năm Thánh 2000. Bí mật này liên quan đến vụ mưu sát Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 13 tháng 5 năm 1981, lễ Đức Mẹ Fatima, tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Chuyện gì đã khiến Đức Giáo Hoàng danh dự và Phòng Báo Chí Tòa Thánh phải lên tiếng?
Ngày 15 tháng 5, 2016, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, bà Maike Hickson, một người Đức chuyên về lịch sử và văn chương Pháp, đã tung ra bài báo nhan đề:
“Cardinal Ratzinger: We Have Not Published the Whole Third Secret of Fatima” - Đức Hồng Y Ratzinger nói: Chúng tôi Chưa Công bố Toàn bộ Bí mật Thứ ba Fatima - trên One Peter Five ( http://www.onepeterfive.com/cardinal-ratzinger-not-published-whole-third-secret-fatima/)
Maike Hickson, tuy mới theo đạo, nhưng viết khá nhiều trên các tạp chí Công Giáo trên toàn thế giới. Vì thế, bài báo được đăng tải rộng rãi và gây xôn xao dư luận đến mức Tòa Thánh phải ra thông cáo mặc dù bà ta chẳng có một chứng cứ gì cả, ngoài chuyện … "nghe đồn rằng".
Bà Maike Hickson viết như sau:
“Hôm nay, vào ngày lễ Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, tôi gọi cho cha Ingo Dollinger, một linh mục người Đức và là cựu giáo sư thần học tại Ba Tây. Ngài hiện nay khá cao tuổi và thể chất đã yếu đi nhiều. Ngài là một người bạn của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 trong nhiều năm. Cha Dollinger bất ngờ xác nhận qua điện thoại các sự kiện sau đây:
Không lâu sau khi Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin công bố bí mật thứ ba Fatima vào tháng 6 năm 2000, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã nói với cha Dollinger trong một cuộc trò chuyện thân tình rằng vẫn còn một phần của bí mật thứ ba chưa được công bố! Đức Hồng Y Ratzinger nói ‘Chúng tôi chưa công bố hết’. Ngài cũng nói với cha Dollinger rằng những phần của bí mật đã được công bố là xác thực, và phần chưa được công bố của bí mật này nói về ‘một công đồng xấu và một Thánh Lễ xấu’ sẽ xảy đến trong tương lai gần.”
Trong thư gởi Timôthêô, Thánh Phaolô đã cảnh cáo:
“Sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường". (2 Tim 4:3-4).
Lời Thánh Kinh này – và cách riêng là sự ám chỉ đến chuyện ngứa tai muốn nghe bất cứ điều gì mới lạ - đang được thể hiện trong một cách thế mới lạ và đầy ấn tượng trong thời đại chúng ta. Một người đàn bà quá rảnh, tung tin đồn thất thiệt, vô bằng vô cớ cũng có thể gây ra một trận bão tố truyền thông trong một tuần qua.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Mẹ La Vang Thánh Du thăm hai Cộng đoàn Our Lady và Christ the King
Trần Văn Minh
01:38 21/05/2016
Melbourne, Lúc 7 giờ tối Ngày Thứ Năm, 19 Tháng Năm 2016. Đức Mẹ La Vang Thánh du được hai Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Our Lady và Christ the King thuộc vùng Maidstone và Braybrook, Miền Tây TGP Melbourne đón rước trọng thể Đức Mẹ đến thăm hai cộng đoàn và Đức Mẹ sẽ ở lại với đoàn con Mẹ trong ba ngày.
Mời xem hình
Thật long trọng, mỗi ngày là một chương trình khác nhau. Đức Mẹ đã ở với con cái Mẹ 3 ngày để cho con cái quây quần bên Mẹ, nhỏ to tâm sự xin Mẹ ban bình an đến cộng đoàn. Ngày thứ Nhất, sau khi rước Đức Mẹ trong nhà thờ, khi tượng Đức Mẹ đã an vị trên ngai toà với hoa nến thật cao sang, mọi người đã cùng nhau lần chuỗi và suy niệm Năm Sự Vui, Ca đoàn chung của hai cộng đoàn đã thật xuất sắc trong các bài hát về Mẹ và cùng dâng nến cùng với lời ca điệu múa nhịp nhàng.
Ngày thứ Sáu, Cộng đoàn vừa rước Đức Mẹ đi trong nhà thờ và suy niệm Năm Sự Mừng. Cuối cùng đoàn rước xếp hình chung quanh nhà thờ ba vòng, tượng trưng cho Giáo Hội chiến đấu, Giáo Hội thanh luyện và Giáo Hội vinh thắng. Tất cả đều hướng về Mẹ Maria xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho nhân loại.
Qua ngày thứ Bảy, lúc 2 giờ chiều, Cộng đoàn đã dâng Thánh lễ đồng tế tạ ơn và lưu luyến tiễn Đức Mẹ đến thăm Cộng đoàn Saint Margaret Mary. Thánh lễ đồng tế được Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm chủ tế cùng với Linh mục Tuấn và linh mục Rene Chánh xứ Our Lady cùng với đông đảo giáo dân của hai Cộng đoàn Our Lady và Christ the King. Ca đoàn chung của hai cộng đoàn phụng vụ Thánh ca.
Kết thúc Thánh lễ, Seour Phạm Thị Luật đã giới thiệu các em nhỏ của cộng đoàn, với quốc phục Việt Nam ba miền Bắc Trung Nam nhiều mầu và thật đẹp, tay cầm những đóa hoa tươi muôn mầu sắc, đã thay mặt cộng đoàn dâng hoa lên ngai tòa Đức Mẹ, để cảm tạ Mẹ đã ưu ái đến thăm cộng đoàn ba ngày qua. Trong niềm lưu luyến, con cái Mẹ đã chào tạm biệt Mẹ, khi các con cái Mẹ từ Cộng đoàn bạn đã đến chào đón, và cung nghinh Mẹ về Giáo xứ Saint Margaret Mary.
Cuối cùng, một buổi tiệc mừng đã được cả hai cộng đoàn tổ chức tại hội trường giáo xứ, để mọi người chia sẻ niềm vui vì được đón tiếp Mẹ Maria, Thánh Mẫu La Vang đến thăm cộng đoàn.
Mời xem hình
Thật long trọng, mỗi ngày là một chương trình khác nhau. Đức Mẹ đã ở với con cái Mẹ 3 ngày để cho con cái quây quần bên Mẹ, nhỏ to tâm sự xin Mẹ ban bình an đến cộng đoàn. Ngày thứ Nhất, sau khi rước Đức Mẹ trong nhà thờ, khi tượng Đức Mẹ đã an vị trên ngai toà với hoa nến thật cao sang, mọi người đã cùng nhau lần chuỗi và suy niệm Năm Sự Vui, Ca đoàn chung của hai cộng đoàn đã thật xuất sắc trong các bài hát về Mẹ và cùng dâng nến cùng với lời ca điệu múa nhịp nhàng.
Ngày thứ Sáu, Cộng đoàn vừa rước Đức Mẹ đi trong nhà thờ và suy niệm Năm Sự Mừng. Cuối cùng đoàn rước xếp hình chung quanh nhà thờ ba vòng, tượng trưng cho Giáo Hội chiến đấu, Giáo Hội thanh luyện và Giáo Hội vinh thắng. Tất cả đều hướng về Mẹ Maria xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho nhân loại.
Qua ngày thứ Bảy, lúc 2 giờ chiều, Cộng đoàn đã dâng Thánh lễ đồng tế tạ ơn và lưu luyến tiễn Đức Mẹ đến thăm Cộng đoàn Saint Margaret Mary. Thánh lễ đồng tế được Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm chủ tế cùng với Linh mục Tuấn và linh mục Rene Chánh xứ Our Lady cùng với đông đảo giáo dân của hai Cộng đoàn Our Lady và Christ the King. Ca đoàn chung của hai cộng đoàn phụng vụ Thánh ca.
Kết thúc Thánh lễ, Seour Phạm Thị Luật đã giới thiệu các em nhỏ của cộng đoàn, với quốc phục Việt Nam ba miền Bắc Trung Nam nhiều mầu và thật đẹp, tay cầm những đóa hoa tươi muôn mầu sắc, đã thay mặt cộng đoàn dâng hoa lên ngai tòa Đức Mẹ, để cảm tạ Mẹ đã ưu ái đến thăm cộng đoàn ba ngày qua. Trong niềm lưu luyến, con cái Mẹ đã chào tạm biệt Mẹ, khi các con cái Mẹ từ Cộng đoàn bạn đã đến chào đón, và cung nghinh Mẹ về Giáo xứ Saint Margaret Mary.
Cuối cùng, một buổi tiệc mừng đã được cả hai cộng đoàn tổ chức tại hội trường giáo xứ, để mọi người chia sẻ niềm vui vì được đón tiếp Mẹ Maria, Thánh Mẫu La Vang đến thăm cộng đoàn.
Dòng Đa Minh Rosa Lima mừng 10 năm hiện diện tại Kẻ Sặt, GP. Hải Phòng
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
19:35 21/05/2016
Xem hình ảnh
Sáng 21 tháng 5 năm 2016, tu viện Mẹ Thăm Viếng thuộc Hội Dòng Đa Minh Rosa Lima tại giáo xứ Kẻ Sặt thuộc giáo phận Hải Phòng mừng hồng ân 10 năm hiện diện.
Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, giám mục giáo phận Hải Phòng chủ tế và giảng lễ. Ngoài ra còn có sự hiện diện của cha Tổng đại diện, quý cha quản hạt các hạt Hòn Gai, Kẻ Sặt; quý cha trong ngoài giáo phận và quý cha các Dòng.
Được biết sơ Phụ tá Bề trên tổng quyền là Sơ Giuse Đặng Thị Thúy Phượng và các sơ bề trên các cộng đoàn trong miền nam thuộc Dòng Đa Minh Rosa cũng đã ra từ rất sớm để phụ giúp tu viện những công tác chuẩn bị cho thánh lễ tạ ơn.
Ngoài ra còn có các dòng tu trong và ngoài giáo phận đến hiệp chung lời tạ ơn. Có rất đông quý ông bà cố và thân nhân chị em Dòng Đa Minh Rosa Lima thuộc giáo phận Hải Phòng về Kẻ Sặt dự lễ. Sự hiện diện đông đảo nhất phải kể đến là giáo dân giáo xứ Kẻ Sặt, kế đến là Antôn, Hữu Quan, Hòn Gai và Phương Quan.
Trước thánh lễ, các chị em đã diễn lại hành trình 10 năm từ Saigon ra Kẻ Sặt bằng lối dẫn dắt nửa kể chuyện nửa nhạc kịch. Vì là diễn viên “ nghiệp dư” nên hơi vụng về một chút, nhưng các chị em đã diễn bằng tất cả trái tim làm cho mọi ánh mắt đổ dồn về sân khấu. Dù cộng đoàn ít người và rất bận rộn nhưng
các chị em thật nhiều đã chuẩn bị rất tốt, xin cảm ơn cộng đoàn đã cống hiến cho mọi người những màn múa sinh động và có dịp được hiểu về cộng đoàn.
Trong bài giảng, Đức Cha Giuse mời gọi cộng đoàn hướng về Đức Mẹ là Mẹ của lòng thương xót vì ba ý tưởng sau: Mẹ nhận ra long thương xót thật kỳ diệu trong cuộc đời của Mẹ; Mẹ hăng hái nhiệt thành loan báo lòng thương xót Chúa cho con người của thời đại mình; chính Mẹ thực thi lòng thương xót ấy qua việc làm rất cụ thể trong đời sống hàng ngày. Đức Cha cũng nhắc lại việc cách đây 10 năm Dòng Đa Minh Rosa trở lại phục vụ giáo phận Hải Phòng. Ngài cũng nói thêm giáo phận Hải Phòng được đón nhận hạt giống đức tin qua các cha thừa sai Dòng Đa Minh Tây Ban Nha, tỉnh Dòng Rất Thánh Mân Côi, Phi Luật Tân.
Trong những ngày trước lễ, các anh chị em giáo dân Kẻ Sặt và Antôn đã đến giúp các chị em. Khi làm chung với các chị, các bà. Các chị cho biết các Dì ra ngoài Bắc này và nhất là giáo xứ Kẻ Sặt chúng con rất thích. Vì chúng con được có người dạy hát, con chúng con được quý dì dạy giáo lý, nhà thờ được trang hoàng hoa. Các dì dạy dâng hoa, các hội đoàn có các dì chăm sóc…các bà cứ thi nhau kể. Tôi nhắm mắt thầm tạ ơn Chúa vì sự hiện diện và phục vụ của chị em trong Dòng được đón nhận và trở thành niềm vui không mất được của quý giáo xứ.
Tiệc ở Kẻ Sặt khác với trong Saigon. Ở đây, mỗi hội đoàn hay mỗi nhóm sẽ phụ trách một món, nên các bà các chị các mẹ ý ới vào nhà dì làm rau, luộc gà… Vì muốn đãi ngón rau bí xào nên nhặt từ hôm trước sang đến ngày hôm sau. Niềm vui và các câu chuyện cứ tiếp nối, tình người gần lại càng gần.
Trong bài cảm ơn, Sơ Maria Nguyễn Thị Duyên bề trên tu viện Mẹ thăm Viếng Kẻ Sặt, thay lời cho chị em dâng lời tri ân lên Đức Cha, Quý cha, quý tu sĩ, quý ông bà cố và toàn thể cộng đoàn dân Chúa.
Mười năm là một quãng đường còn ngắn so với một đời người, nhưng là một dấu ấn của một cộng đoàn tái hiện diện trong giáo phận Mẹ Hải Phòng. Để có được những nếp nhà, những tu sĩ Đa Minh cho Hải Phòng hôm nay là nhờ bàn tay nâng đỡ của quý vị ân nhân xa gần, nhờ lời cầu nguyện của Đức Cha, quý Cha, sự quảng đại dâng hiến của quý ông bà cố khi cho con đi tu.
Mười năm để nhìn lại một dọc dài lịch sử Thiên Chúa đã thương và dẫn dắt. Xin tri ân tất cả và xin tiếp tục cầu nguyện cho cộng đoàn còn non trẻ của chúng con, để công việc sống và phục vụ, trở nên muối men, trở nên ánh sáng và nhất là càng sống tu sĩ Đa Minh chúng con càng thấm nhuần lời dạy của Thánh Tổ Phụ Đa Minh: “ Chiêm niệm và chia sẻ điều mình chiêm niệm cho người khác”.
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
Sáng 21 tháng 5 năm 2016, tu viện Mẹ Thăm Viếng thuộc Hội Dòng Đa Minh Rosa Lima tại giáo xứ Kẻ Sặt thuộc giáo phận Hải Phòng mừng hồng ân 10 năm hiện diện.
Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, giám mục giáo phận Hải Phòng chủ tế và giảng lễ. Ngoài ra còn có sự hiện diện của cha Tổng đại diện, quý cha quản hạt các hạt Hòn Gai, Kẻ Sặt; quý cha trong ngoài giáo phận và quý cha các Dòng.
Được biết sơ Phụ tá Bề trên tổng quyền là Sơ Giuse Đặng Thị Thúy Phượng và các sơ bề trên các cộng đoàn trong miền nam thuộc Dòng Đa Minh Rosa cũng đã ra từ rất sớm để phụ giúp tu viện những công tác chuẩn bị cho thánh lễ tạ ơn.
Ngoài ra còn có các dòng tu trong và ngoài giáo phận đến hiệp chung lời tạ ơn. Có rất đông quý ông bà cố và thân nhân chị em Dòng Đa Minh Rosa Lima thuộc giáo phận Hải Phòng về Kẻ Sặt dự lễ. Sự hiện diện đông đảo nhất phải kể đến là giáo dân giáo xứ Kẻ Sặt, kế đến là Antôn, Hữu Quan, Hòn Gai và Phương Quan.
Trước thánh lễ, các chị em đã diễn lại hành trình 10 năm từ Saigon ra Kẻ Sặt bằng lối dẫn dắt nửa kể chuyện nửa nhạc kịch. Vì là diễn viên “ nghiệp dư” nên hơi vụng về một chút, nhưng các chị em đã diễn bằng tất cả trái tim làm cho mọi ánh mắt đổ dồn về sân khấu. Dù cộng đoàn ít người và rất bận rộn nhưng
các chị em thật nhiều đã chuẩn bị rất tốt, xin cảm ơn cộng đoàn đã cống hiến cho mọi người những màn múa sinh động và có dịp được hiểu về cộng đoàn.
Trong bài giảng, Đức Cha Giuse mời gọi cộng đoàn hướng về Đức Mẹ là Mẹ của lòng thương xót vì ba ý tưởng sau: Mẹ nhận ra long thương xót thật kỳ diệu trong cuộc đời của Mẹ; Mẹ hăng hái nhiệt thành loan báo lòng thương xót Chúa cho con người của thời đại mình; chính Mẹ thực thi lòng thương xót ấy qua việc làm rất cụ thể trong đời sống hàng ngày. Đức Cha cũng nhắc lại việc cách đây 10 năm Dòng Đa Minh Rosa trở lại phục vụ giáo phận Hải Phòng. Ngài cũng nói thêm giáo phận Hải Phòng được đón nhận hạt giống đức tin qua các cha thừa sai Dòng Đa Minh Tây Ban Nha, tỉnh Dòng Rất Thánh Mân Côi, Phi Luật Tân.
Trong những ngày trước lễ, các anh chị em giáo dân Kẻ Sặt và Antôn đã đến giúp các chị em. Khi làm chung với các chị, các bà. Các chị cho biết các Dì ra ngoài Bắc này và nhất là giáo xứ Kẻ Sặt chúng con rất thích. Vì chúng con được có người dạy hát, con chúng con được quý dì dạy giáo lý, nhà thờ được trang hoàng hoa. Các dì dạy dâng hoa, các hội đoàn có các dì chăm sóc…các bà cứ thi nhau kể. Tôi nhắm mắt thầm tạ ơn Chúa vì sự hiện diện và phục vụ của chị em trong Dòng được đón nhận và trở thành niềm vui không mất được của quý giáo xứ.
Tiệc ở Kẻ Sặt khác với trong Saigon. Ở đây, mỗi hội đoàn hay mỗi nhóm sẽ phụ trách một món, nên các bà các chị các mẹ ý ới vào nhà dì làm rau, luộc gà… Vì muốn đãi ngón rau bí xào nên nhặt từ hôm trước sang đến ngày hôm sau. Niềm vui và các câu chuyện cứ tiếp nối, tình người gần lại càng gần.
Trong bài cảm ơn, Sơ Maria Nguyễn Thị Duyên bề trên tu viện Mẹ thăm Viếng Kẻ Sặt, thay lời cho chị em dâng lời tri ân lên Đức Cha, Quý cha, quý tu sĩ, quý ông bà cố và toàn thể cộng đoàn dân Chúa.
Mười năm là một quãng đường còn ngắn so với một đời người, nhưng là một dấu ấn của một cộng đoàn tái hiện diện trong giáo phận Mẹ Hải Phòng. Để có được những nếp nhà, những tu sĩ Đa Minh cho Hải Phòng hôm nay là nhờ bàn tay nâng đỡ của quý vị ân nhân xa gần, nhờ lời cầu nguyện của Đức Cha, quý Cha, sự quảng đại dâng hiến của quý ông bà cố khi cho con đi tu.
Mười năm để nhìn lại một dọc dài lịch sử Thiên Chúa đã thương và dẫn dắt. Xin tri ân tất cả và xin tiếp tục cầu nguyện cho cộng đoàn còn non trẻ của chúng con, để công việc sống và phục vụ, trở nên muối men, trở nên ánh sáng và nhất là càng sống tu sĩ Đa Minh chúng con càng thấm nhuần lời dạy của Thánh Tổ Phụ Đa Minh: “ Chiêm niệm và chia sẻ điều mình chiêm niệm cho người khác”.
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
Phỏng vấn Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp về thảm họa môi trường tại Việt Nam
VietCatholic Network
08:49 21/05/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Cha Gioan Nghị rất hân hoan tiếp đón Đức Cha Phaolô Hợp để cùng ôn lại những kỉ niệm xa xưa thời kỳ du học chung tại Roma và trao đổi những tin tức về hiện tình Giáo Hội tại Việt Nam.
Người Việt Nam đang chứng kiến thảm họa ô nhiễm môi trường biển cá chết ở Miền Trung và nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, hệ sinh thái bị phá hủy vì chính quyền khai thác đất đai ồ ạt vì lợi nhuận mà không phải vì lợi ích của quốc gia dân tộc. Trước tình trạng đó, ngày 13 tháng 5 tuần trước, Đức Cha Nguyễn thái Hợp đã viết một Thư Chung gửi toàn thể tu sĩ và giáo dân giáo phận Vinh cảnh báo về mực độ nghiệm trọng và ảnh hưởng lâu dài cho hàng triệu ngư dân và những người nghèo đột nhiên rơi vào cảnh thất nghiệp và điêu đứng vì nghề nghiệp mưu sinh hoàn toàn bị đảo lộn.
Trong Thư Chung Đức Cha có viết: “Mặc dù tầm mức nguy hiểm của thảm họa to lớn như vậy, nhưng đã hơn một tháng qua, các nhà chức trách vẫn né tránh việc công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra thảm họa này. Bên cạnh đó một số người còn khuyến khích dân chúng tiêu thụ thủy hải sản một cách thiếu căn cứ khoa học. Trong khi đó, thật khó hiểu khi nhà cầm quyền lại nặng tay đàn áp những người biểu tình ôn hòa đòi trả lại môi trường trong sạch cho người dân”.
Nhân dịp có mặt Đức Cha hôm nay, cha giám đốc VietCatholic có cuộc phỏng vấn Đức Cha về hiện tình xã hội Việt Nam trước những lo âu và bất an vì vụ cá chết, nhưng nhất là tìm hiểu thêm và thái độ mà người Công Giáo Việt Nam phải có trước thảm họa này ra sao. Vì chúng ta không thể nào dửng dưng trước thảm họa ô nhiễm môi trường đang phá hủy không những vùng biển Miền Trung mà còn gây thảm họa lâu dài cho cả dân tộc.
Giờ đây xin mời qúi vị theo dõi cuộc phỏng vấn như sau:
Giáo xứ Chợ Đũi hành hương kính Đức Mẹ La Mã Bến Tre
Người Giồng Trôm
09:47 21/05/2016
GIÁO XỨ CHỢ ĐŨI HÀNH HƯƠNG KÍNH MẸ
Với lòng kính mến Đức Mẹ hết sức đặc biệt, Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng - cựu Giám Đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn thường tổ chức các cuộc hành hương không chỉ cho bà con giáo dân trong giáo xứ Chợ Đũi do Ngài coi sóc mà còn những giáo dân thân thương ngoài giáo xứ hay đến với giáo xứ Chợ Đũi nữa. Tháng 5, tháng Hoa kính Đức Mẹ để rồi ngày hôm nay, ngày 21 trong tháng, Cha chính xứ cùng 2 cha phó và cộng đoàn dân Chúa trong và ngoài Chợ Đũi lại về bên Mẹ La Mã Hằng Cứu Giúp Bến Tre thân yêu.
Xem Hình
Đoàn xe hùng hậu gồm 10 chiếc của đoàn giáo xứ Chợ Đũi thẳng tiến vào Trung Tâm Hành Hương La Mã Bến Tre. Hôm nay không chỉ có Chợ Đũi mà còn nhiều bà con khác nữa cũng đến kính viếng Mẹ.
Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng cùng 2 cha phó được Cha Đaminh Nguyễn Hữu Trung – quản nhiệm Trung Tâm Hành Hương La Mã Bến Tre – cùng quý dì Mến Thánh Giá Cái Mơn đón tiếp hết sức nồng hậu. Cha Đaminh thưa với Cha Ernest: “Bất cứ khi nào có dịp, quý cha và cộng đoàn cứ đến đây như là nhà của mình”.
Sau khi nghỉ ngơi đôi chút vượt qua chặng đường dài, cộng đoàn cùng nhau quy tụ lại trong ngôi Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã thân thương.
10 giờ, cộng đoàn cùng hướng về Mẹ để chiêm ngắm Mẹ Maria với mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi mà cộng đoàn cùng mừng vào ngày mai.
Cùng với 76 người xin tạ ơn Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ được những ơn lành, cộng đoàn hiện diện hôm nay cũng dâng lời tạ ơn Mẹ với 76 người trong tuần qua đã được ơn.
Và cùng với hàng trăm người xin những ơn lành như bình an, sức khỏe, công ăn việc làm, học hành. .. cộng đoàn Chợ Đũi cũng như những người hiện diện dâng lời nguyện xin Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria La Mã Bến Tre.
10 giờ 30, chị Dung đại diện cộng đoàn cùng lên ôn cho cộng đoàn những bài hát trong Thánh Lễ sáng nay để Thánh Lễ thêm phần trang nghiêm sốt sắng.
Giờ tập hát kết thúc, cộng đoàn cùng hướng với đoàn đồng tế dâng Thánh Lễ tạ ơn Chúa, cảm ơn Mẹ sáng hôm nay.
Chủ tế là Cha Khải – phó xứ chợ Đũi – và dĩ nhiên cùng đồng tế là Cha Ernest và cha phó của Ngài.
Mở đầu Thánh Lễ, Cha chủ tế mời gọi cộng đoàn: “Hôm nay, khí trời dịu mát rất thích hợp cho bầu khí hành hương hôm nay. .. cộng đoàn chúng ta cùng dâng lên Chúa những lời nguyện xin qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria. ..”
Trong bài chia sẻ Cha Ernest (xin mời xem bài giảng https://youtu.be/Ua4emRYlUrA) mời gọi cộng đoàn cùng chạy đến với Mẹ để Mẹ cùng đồng hành, Mẹ chở che trong cả cuộc đời.
Trước khi ban phép lành cuối Lễ, Cha Ernest thay mặt cộng đoàn cảm ơn Cha Đaminh quản nhiệm Trung Tâm Hành Hương đã đón tiếp nồng hậu. .. cảm ơn quý Dì Mến Thánh Giá Cái Mơn phục vụ Thánh Lễ cũng như bữa cơm. .. Cha cũng cảm ơn đoàn này đoàn kia cùng hiện diện và dâng Thánh Lễ này. ..
Lễ xong, cộng đoàn nán lại để thì thầm điều gì đó với Mẹ và sau đó là dùng bữa cơm đạm bạc do quý dì Mến Thánh Giá Cái Mơn phục vụ.
Mọi người dùng bữa xong, nghỉ ngơi cũng như cầu xin Mẹ điều gì đó trước khi về lại với gia đình, với giáo xứ.
Vẫn ước mong và tin rằng Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre không bao giờ để con cái Mẹ phải về với tay không.
La Mã Bến Tre vẫn là điểm hẹn tình thương giữa con và Mẹ và giữa Mẹ và con. Và, con vẫn luôn tin rằng “Mẹ đang ở đó. Ánh mắt dịu hiền. Chờ con chạy đến để Mẹ ủi an”
Với lòng kính mến Đức Mẹ hết sức đặc biệt, Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng - cựu Giám Đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn thường tổ chức các cuộc hành hương không chỉ cho bà con giáo dân trong giáo xứ Chợ Đũi do Ngài coi sóc mà còn những giáo dân thân thương ngoài giáo xứ hay đến với giáo xứ Chợ Đũi nữa. Tháng 5, tháng Hoa kính Đức Mẹ để rồi ngày hôm nay, ngày 21 trong tháng, Cha chính xứ cùng 2 cha phó và cộng đoàn dân Chúa trong và ngoài Chợ Đũi lại về bên Mẹ La Mã Hằng Cứu Giúp Bến Tre thân yêu.
Xem Hình
Đoàn xe hùng hậu gồm 10 chiếc của đoàn giáo xứ Chợ Đũi thẳng tiến vào Trung Tâm Hành Hương La Mã Bến Tre. Hôm nay không chỉ có Chợ Đũi mà còn nhiều bà con khác nữa cũng đến kính viếng Mẹ.
Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng cùng 2 cha phó được Cha Đaminh Nguyễn Hữu Trung – quản nhiệm Trung Tâm Hành Hương La Mã Bến Tre – cùng quý dì Mến Thánh Giá Cái Mơn đón tiếp hết sức nồng hậu. Cha Đaminh thưa với Cha Ernest: “Bất cứ khi nào có dịp, quý cha và cộng đoàn cứ đến đây như là nhà của mình”.
Sau khi nghỉ ngơi đôi chút vượt qua chặng đường dài, cộng đoàn cùng nhau quy tụ lại trong ngôi Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã thân thương.
10 giờ, cộng đoàn cùng hướng về Mẹ để chiêm ngắm Mẹ Maria với mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi mà cộng đoàn cùng mừng vào ngày mai.
Cùng với 76 người xin tạ ơn Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ được những ơn lành, cộng đoàn hiện diện hôm nay cũng dâng lời tạ ơn Mẹ với 76 người trong tuần qua đã được ơn.
Và cùng với hàng trăm người xin những ơn lành như bình an, sức khỏe, công ăn việc làm, học hành. .. cộng đoàn Chợ Đũi cũng như những người hiện diện dâng lời nguyện xin Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria La Mã Bến Tre.
10 giờ 30, chị Dung đại diện cộng đoàn cùng lên ôn cho cộng đoàn những bài hát trong Thánh Lễ sáng nay để Thánh Lễ thêm phần trang nghiêm sốt sắng.
Giờ tập hát kết thúc, cộng đoàn cùng hướng với đoàn đồng tế dâng Thánh Lễ tạ ơn Chúa, cảm ơn Mẹ sáng hôm nay.
Chủ tế là Cha Khải – phó xứ chợ Đũi – và dĩ nhiên cùng đồng tế là Cha Ernest và cha phó của Ngài.
Mở đầu Thánh Lễ, Cha chủ tế mời gọi cộng đoàn: “Hôm nay, khí trời dịu mát rất thích hợp cho bầu khí hành hương hôm nay. .. cộng đoàn chúng ta cùng dâng lên Chúa những lời nguyện xin qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria. ..”
Trong bài chia sẻ Cha Ernest (xin mời xem bài giảng https://youtu.be/Ua4emRYlUrA) mời gọi cộng đoàn cùng chạy đến với Mẹ để Mẹ cùng đồng hành, Mẹ chở che trong cả cuộc đời.
Trước khi ban phép lành cuối Lễ, Cha Ernest thay mặt cộng đoàn cảm ơn Cha Đaminh quản nhiệm Trung Tâm Hành Hương đã đón tiếp nồng hậu. .. cảm ơn quý Dì Mến Thánh Giá Cái Mơn phục vụ Thánh Lễ cũng như bữa cơm. .. Cha cũng cảm ơn đoàn này đoàn kia cùng hiện diện và dâng Thánh Lễ này. ..
Lễ xong, cộng đoàn nán lại để thì thầm điều gì đó với Mẹ và sau đó là dùng bữa cơm đạm bạc do quý dì Mến Thánh Giá Cái Mơn phục vụ.
Mọi người dùng bữa xong, nghỉ ngơi cũng như cầu xin Mẹ điều gì đó trước khi về lại với gia đình, với giáo xứ.
Vẫn ước mong và tin rằng Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre không bao giờ để con cái Mẹ phải về với tay không.
La Mã Bến Tre vẫn là điểm hẹn tình thương giữa con và Mẹ và giữa Mẹ và con. Và, con vẫn luôn tin rằng “Mẹ đang ở đó. Ánh mắt dịu hiền. Chờ con chạy đến để Mẹ ủi an”
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Sự thật sẽ giải thoát anh em
Hà Minh Thảo
13:07 21/05/2016
SỰ THẬT SẼ GIẢI THOÁT ANH EM 2 (Ga 8,32)
Sáng ngày 17.05.2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ tọa Thánh Lễ đồng tế tại nguyện đường Thánh Marta. Trong phần thuyết giảng, Người, dựa theo Bài đọc theo thư Thánh Giacôbê (Gc 4, 1-10), trong đó thánh nhân cảnh giác mọi người trước đam mê quyền lực, ghen ghét, ganh tị dẫn đến việc loại trừ lẫn nhau : ‘Tiền bạc và quyền lực làm nhơ bẩn Giáo Hội’. Con đường Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta là con đường yêu thương, phục vụ, nhưng trong Giáo Hội, người ta lại thường đi tìm kiếm quyền lực, tiền bạc và những điều phù phiếm khác. Kitô hữu phải chiến thắng cám dỗ của thế gian muốn chia rẽ Giáo Hội và cảnh giác những kẻ ‘cơ hội’, những người luôn tìm cách loại trừ người khác để leo lên vị trí cao hơn…
Trong thời gian qua, sau khi tôm, cá… đua nhau chết, hai bài ‘Đất nước mình ngộ quá phải không anh’ do cô giáo Trần Thị Lam, Trường năng khiếu Hà Tĩnh, cống hiến tại : https://www.youtube.com/watch?v=zaOY1y_MQJU
và ‘người việt nam hèn hạ’ tại địa chỉ :
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=227835&zoneid=16
khiến chúng ta chú ý, ngẫm nghĩ và thương xót Dân tộc mình.
Cả hai bài thơ và văn này thu hút rất nhiều những góp ý và bình luận trên ‘xa lộ thông tin’ để cho thấy dân Việt, thế hệ hôm nay, là những người cực kỳ đặc biệt, thay vì theo chế độ dân chủ thì cứ để đảng cộng sản cướp quyền chỉ bởi điều 4 Hiến pháp. Ngày 22.05.2016, đảng tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội mà kết quả đã biết từ đầu tháng 04.2016. Từ năm 1954 tại Miền Bắc cộng sản và từ 1975, cả nước Việt Nam, Giáo Hội Công Giáo tại đây, tuy luôn hiệp thông trọn vẹn với Đức Thánh Cha, luôn đồng hành với Dân tộc, bị trị bởi tay sai Liên xô và từ 1990, bởi Tàu cộng, nhưng việc bổ nhiệm các Đức Giám Mục luôn bị can thiệp thô bạo bởi nhóm linh mục quốc danh, đầu nhóm là Huỳnh Công Minh, một linh mục ‘hàng hai’ vừa ký các thư góp ý (thường là ‘chống’ đảng), vừa làm giàu bởi tiền lương do đồng bào đóng thuế.
Tin Mừng : Trong khi đang hoàn tất bài này, chúng tôi vui mừng nhận được tin Cha Tađêô Nguyễn Văn Lý đã về đến Tòa Tổng Giám mục Huế, hôn nhẫn và quỳ đón nhận Phép lành từ hai Đức Tổng Giám mục Huế qua sự Hiệp Thông trong Chúa Kitô, Đấng đầy lòng Thương Xót. Tạ Ơn Chúa.
I.- NHỮNG LỜI KHUYÊN THẬT TỪ CÁC GIÁM MỤC.
Ngày 20.05.1992, trong văn thư về cái gọi là Ủy ban Đoàn kết Công Giáo Việt Nam, thường được gọi là ‘Đàn Két’, gửi Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, viết: « Ủy ban này thực tế là một tổ chức vừa mang tính dân sự vừa mang tính chính trị, nên không thể tránh gây nguy cơ gây lẫn lộn giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị, là điều mà Công đồng Vatican 2 đã cảnh báo cho các Giám mục và Linh mục ». Văn thư nhắc lại hai điều Giáo luật 278 khoản 3 (cấm các giáo sĩ tham gia các hiệp hội mà mục đích cũng như hoạt động không phù hợp với những nghĩa vụ riêng của bậc giáo sĩ), và 285 khoản 3 (cấm các giáo sĩ đảm nhận những chức vụ công quyền bao hàm sự tham gia vào việc hành sử quyền bính dân sự). Đính kèm Văn thư là Tuyên bố của Thánh bộ Giáo sĩ ngày 08.03.1982, về ‘Các hiệp hội hay phong trào cấm mọi giáo sĩ tham gia’.
Ngày 19.10.1983, Đức Cha Philipphê Nguyễn Kim Điền, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế, gửi cho linh mục Nguyễn Thế Vịnh, Chủ tịch Ủy ban Liên lạc Công Giáo Yêu nước, đã cảnh giác tổ chức này về việc họ mưu toan lập một Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ‘ly khai’ với Tòa thánh.
Trong khi đó, các linh mục quốc doanh tranh nhau quyền và tiền ban bởi Đảng cộng sản, nên bằng lá thư đề ngày 25.12.1997 để báo cáo với lãnh đạo Dân vận, Mặt trận Tổ quốc và Ban Tôn giáo Thành Hồ về Phan Khắc Từ và Trương Bá Cần, Vương Đình Bích viết : « Tôi thành khẩn nói rõ với hai anh Từ và Cần, là vấn đề thật của Tổ chức chúng ta, không phải là Nhóm Nghiên cứu (bị Phan khắc Từ giải tán), mà là Nhóm bốn anh em chúng tôi, Minh, Cần, Từ, Bích đã được lãnh đạo gầy dựng và giao cho nhiệm vụ điều động Phong trào Công Giáo Yêu nước tại Thành phố này… ». Trong khi giáo dân không tham gia ‘đàn két’ nhiều, nhưng có đông linh mục. Hằng trăm linh mục dự Đại hội đâu có ít, mỗi lần ? Thật sự, nhiều vị đi cho yên, lấy lệ ? Điều có thể thấy được là trong số đó chỉ có mấy người chủ chốt năm này qua năm khác và ôm tất cả để có lương và tranh nhau làm đại biểu Quốc hội. Đức Cha Phaolô Nguyễn văn Bình, Tổng Giám mục Sài gòn, trong một bài phỏng vấn của báo Eglises d’Asie (Pháp quốc) số 95, tháng 09.1990, khi được hỏi : « Thưa Đức Cha, có bao nhiêu Linh mục trong UBĐKCG ? » đã trả lời : « Có lẽ có tất cả chừng 30 người. Nhưng thực tế, chỉ có 5 hay 6 người, những người khác chẳng mấy quan tâm đến Ủy ban. Họ là những Linh mục làm việc trong các giáo xứ. Thỉnh thoảng họ tới dự một phiên họp thế thôi ».
Tuy nhiên, sự hiện diện của họ đã gây rất nhiều hậu quả tai hại cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, cách chung, và các Đức Giám Mục cùng Hội đồng Giám mục, nói riêng. Bởi thế…
Được Thánh Giáo Hội Gioan Phaolô II mời giảng Tĩnh tâm nhân dịp Mùa Chay năm 2000 cho các giáo sĩ tại Giáo triều, Đức Cha Phanxicô Xaviê đã nói với các Giáo sĩ về đề tài ‘Nền tảng đời sống Kitô hữu’ :
« Trong chín năm biệt giam cơ cực, có lúc tôi bị giam trong một xà lim không có cửa sổ. Có khi đèn điện bật sáng từ ngày này qua ngày nọ. Có lúc lại ở trong bóng tối từ tuần này qua tuần khác. Tôi cảm thấy bị ngộp vì nóng bức và hơi ẩm. Tôi sắp bị điên lên. Lúc bấy giờ tôi là một Giám mục trẻ, với tám năm kinh nghiệm mục vụ. Tôi không thể ngủ nổi. Tôi bị dằn vặt bởi ý nghĩ phải bỏ Giáo phận, phải bỏ dở những công việc của Chúa. Tôi cảm thấy một sự phẩn uất nổi lên trong tôi. Một đêm kia, từ trong thâm tâm có một tiếng nói với tôi ‘Tại sao con day dứt như thế? Con phải phân biệt giữa Thiên Chúa và các công việc của Chúa. Tất cả những gì ngươi đã làm và muốn tiếp tục làm, như các cuộc viếng thăm mục vụ, đào tạo chủng sinh, tu sĩ nam nữ, giáo dân, giới trẻ, xây trường học, các cư xá sinh viên, cứ điểm truyền giáo... đều là việc rất tốt và đúng là công việc của Chúa nhưng không phải là chính Thiên Chúa! Nếu Chúa muốn con rời bỏ tất cả những việc đó. Hãy bỏ ngay, và hãy tín thác nơi Ngài! Thiên Chúa sẽ giao việc của con cho người khác có khả năng hơn con. Con phải chọn Chúa, chứ không phải những công việc của Chúa!
Ánh sáng ấy đã mang lại cho tôi một niềm an bình mới mẻ làm thay đổi hoàn toàn cách suy tư của tôi và đã giúp tôi vượt thắng những khoảnh khắc hầu như không thể chịu nổi về phương diện thể lý. Từ đó, một sự an lành tràn ngập tâm hồn tôi và lưu lại trong tôi suốt 13 năm tù đày. Tôi cảm thấy sự yếu đuối của con người mình, nhưng tôi luôn nhắc lại điều đã quyết định khi phải đối diện với nghịch cảnh. Nhờ thế tôi không bao giờ mất sự bình an. Chọn Chúa, chứ không phải chọn những công việc của Chúa. Đó chính là nền tảng đời sống Kitô trong mọi thời đại. Và đồng thời đó cũng là câu trả lời đích thực nhất cho thế giới ngày nay. Đó cũng là con đường để thực hiện những dự định của Chúa Cha đối với chúng ta, đối với Giáo Hội và nhân loại ngày nay ».
Nếu lời thuyết giảng của Kitô hữu, ngày nay, mang tước thánh ‘Hồng Y Tôi tớ Chúa’ được lắng nghe, cha Huỳnh Công Minh không phải vượt thẩm quyền của một linh mục và đã không cần có dịp được Bề trên dẫn đi Vatican để được cám ơn.
Ngày 22.01.2002, nhân dịp Ad Limina, Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã tiếp và đề nghị với các Giám mục Việt Nam về ‘sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị’ : « Giáo Hội Công Giáo được kêu gọi chia sẻ niềm Hy vọng bằng luôn đề xuất con đường đối thoại. Chỉ một cuộc đối thoại tín nhiệm và xây dựng giữa các thành phần của xã hội dân sự cũng đủ mở ra một niềm hy vọng mới cho toàn dân Việt-Nam. Giáo Hội, vì sứ mạng và chức năng mình, Giáo Hội không lẫn lộn với một cộng đồng chánh trị và không bị gắn liền với bất cứ hệ thống chánh trị nào Ừ. Bởi thế, ề cộng đồng chánh trị và Giáo Hội độc lập với nhau và tự trị trong lãnh vực chuyên biệt của mình. Nhưng vì cả hai cùng được mời gọi hoàn tất sứ mạng riêng biệt phục vụ cùng một tập thể con người, sự phục vụ sẽ càng hữu hiệu nếu ‘cả hai thực hiện nhiều hơn nữa một sự hợp tác lành mạnh với nhau’. Vì ‘sự hợp tác lành mạnh nầy’, Giáo Hội mời tín hữu dấn thân cho sự phát triển mọi con người và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng ».
Ngày 27.06.2009, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói với 29 Giám mục Việt Nam nhân dịp Ad Limina kế tiếp, cách 7 năm rưỡi sau : « Thư Chung Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 nhấn mạnh về ‘Giáo Hội của Chúa Kitô giữa lòng dân tộc’. Khi đóng góp phần đặc thù của mình - là loan báo Tin Mừng Chúa Kitô -, Giáo Hội góp phần vào sự phát triển con người về mặt nhân bản và tinh thần, và cũng góp phần vào sự phát triển đất nước nữa. Sự tham gia của Giáo Hội vào tiến trình này là một nghĩa vụ và là một đóng góp quan trọng nhất là trong lúc Việt Nam đang dần dần cởi mở đối với cộng đồng quốc tế. Cũng như tôi, Anh Em biết rằng một sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị là điều có thể. Về vấn đề này, Giáo Hội mời gọi mọi phần tử của mình hãy chân thành dấn thân xây dựng một xã hội công chính, liên đới và công bằng. Giáo Hội không hề muốn thay thế các vị hữu trách chính quyền, nhưng chỉ mong muốn có thể tham gia chính đáng vào đời sống quốc gia, trong tinh thần đối thoại và cộng tác tôn trọng, để phục vụ toàn dân. Khi tích cực tham dự vào chỗ đứng của mình và theo ơn gọi đặc thù, Giáo Hội không bao giờ có thể châm chước cho mình việc thực thi Bác ái trong tư cách là một hoạt động có tổ chức của các tín hữu, và mặt khác, sẽ không bao giờ có một tình trạng trong đó người ta không cần lòng Bác ái của mỗi Kitô hữu, vì con người, ngoài sự công bằng, vẫn luôn cần tình thương (Deus caritas est, số 29) ».
Thật đáng tiếc, từ Ad Limina năm 2002 đến nay, hơn 14 năm đã trôi qua, đảng Cộng sản, vừa độc tài và ngu dốt, vẫn từ chối ‘sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị’ để phát triển toàn diện con người và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng. Nhờ thế, và chỉ nhờ thế, toàn dân Việt Nam mới có thể chống ngoại xâm. Do làm trái lại, Việt Nam hiện đang thua kém hơn cả Cam bốt và Ai lao.
II.- NHÀ NƯỚC CHÍNH DANH.
A. Tổ chức đúng đắn cần cho Nhà Nước.
Trong thông điệp ‘Thiên Chúa là tình yêu’ được ban hành ngày 25.12.2005, Đức Thánh Cha Biển Đức 16 đã minh xác mối tương quan giữa việc dấn thân cần thiết cho công bằng và thừa tác vụ bác ái nơi số 28: « Tổ chức đúng đắn cho Quốc gia là trách nhiệm chính yếu của giới chính trị. Một Quốc gia không được cai trị theo công bằng chỉ có thể là một bầy trộm cướp như thánh Augustinô đã nói. Sự phân biệt giữa cái gì thuộc về Xêda và cái gì thuộc về Thiên Chúa (x. Mt 22,21) là nền tảng, đối với Kitô giáo, cho sự phân biệt giữa Giáo Hội và Nhà nước, hoặc, như Công đồng Vatican II diễn đạt, sự độc lập của lãnh vực trần thế. Chính quyền không thể áp lực trên tôn giáo, mà phải bảo đảm quyền tự do tôn giáo và sự hoà hợp giữa những người theo các tôn giáo khác nhau. Về phần mình, Giáo Hội, như một sự biểu hiện về phương diện xã hội của đức tin kitô giáo, có một sự độc lập riêng và được tổ chức trên nền tảng của đức tin như một cộng đoàn mà Chính quyền phải nhìn nhận. Hai lãnh vực phân biệt lẫn nhau, tuy vậy luôn có quan hệ lẫn nhau.
Công bằng vừa là mục tiêu và tiêu chuẩn nội tại của quyền lực chính trị. Chính trị là một cơ chế để xác định luật lệ cho đời sống công cộng: nguồn gốc và mục đích của nó được tìm thấy trong công bằng, và thuộc về lãnh vực đạo đức. Chính quyền phải đáp ứng câu hỏi: làm thế nào để công bằng có thể được thực hiện tại đây và bây giờ. Nhưng câu hỏi đó bao hàm một câu hỏi triệt để hơn nữa: công bằng là gì? Đây là một vấn đề liên quan đến lý trí thực hành; nhưng để có thể được sử dụng cách đúng đắn, lý trí cần phải trải qua sự thanh luyện thường xuyên, bởi vì lý trí không bao giờ có thể được hoàn toàn giải thoát khỏi nguy cơ của một thứ mù quáng về phương diện đạo đức, gây ra bởi tác dụng chói chang của quyền lực và quyền lợi.
Tại điểm này, chính trị và đức tin gặp nhau. Đức tin do bởi bản tính riêng là một sự gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống, một cuộc gặp gỡ mở ra những chân trời mới vượt khỏi lãnh vực của lý trí. Nhưng đồng thời nó là một sức mạnh có sức thanh luyện chính lý trí. Khởi từ viễn ảnh của Thiên Chúa, đức tin giải thoát lý trí khỏi sự mù quáng và vì thế giúp lý trí trở nên hoàn thiện hơn. Đức tin giúp lý trí chu toàn công việc cách hiệu quả hơn và thấy mục tiêu riêng rõ hơn. Giáo huấn xã hội Công Giáo đặt mình vào chỗ ấy là không tạo cho Giáo Hội một quyền trên Chính quyền, lại càng không muốn áp đặt lên những người không chia sẻ cùng một đức tin lối suy nghĩ và cách hành động riêng của mình. Giáo huấn này chỉ muốn giúp thanh luyện lý trí và góp phần vào sự hiểu biết và đạt tới điều gì là công bình, tại đây và bây giờ.
Giáo huấn xã hội Công Giáo biện luận trên nền tảng của lý trí và luật tự nhiên, tức trên nền tảng của cái gì tương hợp với bản tính nhân loại. Giáo Hội không có trách nhiệm làm cho Giáo huấn này chiếm ưu thế trong lãnh vực chính trị. Đúng hơn, Giáo Hội muốn giúp đào tạo lương tâm trong lãnh vực chính trị và góp phần gia tăng sự hiểu biết rõ ràng những đòi hỏi đích thực của sự công bằng cũng như sự sẵn sàng để hành động cho phù hợp, dù phải gặp sự đối kháng của những người có quyền lợi riêng tư. Xây dựng một xã hội công bằng và trật tự dân sự, trong đó mỗi người lãnh nhận điều thuộc về họ, là một nhiệm vụ cốt yếu mà mọi thế hệ phải luôn quan tâm. Vì là một nhiệm vụ chính trị, nó không thể là trách nhiệm trực tiếp của Giáo Hội. Tuy nhiên, bởi vì đây cũng là một trách nhiệm quan trọng nhất của nhân loại, Giáo Hội buộc lòng phải trao tặng một sự đóng góp riêng, qua việc thanh tẩy lý trí và qua việc huấn luyện đạo đức, để hiểu biết và chu toàn những đòi hỏi của công bằng trong lãnh vực chính trị.
Giáo Hội không thể và không phải gánh lấy cho mình cuộc chiến chính trị để đem lại một xã hội công bằng nhất. Giáo Hội không thể và không phải thay thế Chính quyền, nhưng cũng không thể và không phải ở bên lề cuộc đấu tranh cho công bằng. Giáo Hội cần đóng vai trò của mình qua việc biện luận thuần lý và phải thức tỉnh năng lực thiêng liêng mà nếu thiếu, công bằng vốn luôn đòi hỏi sự hy sinh, sẽ không thắng thế và tăng trưởng. Một xã hội công bằng phải là thành quả của chính trị, chứ không phải của Giáo Hội . Tuy nhiên cổ võ cho công bằng qua những nỗ lực nhằm đem lại sự cởi mở của tâm trí và ước muốn theo những đòi hỏi của ích chung, là điều gì can hệ đến Giáo Hội cách sâu xa.
B. Bưng bít thông tin.
Hôm nay, ngày 21.05.2016, việc cá chết ở bốn tỉnh miền Trung Việt Nam đã được một tháng rưỡi, và tình trạng đó vẫn còn tiêáp diễn tại đó. Nhà chức trách Việt Nam vẫn đang trong tình trạng được họ gọi là ‘điều tra tìm hiểu nguyên nhân’. Ngày 04.05.2016, trong phiên họp thường kỳ chính phủ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết chính phủ vẫn đang tích cực điều tra và đã chỉ đạo thêm phần việc mới : giao bộ Công an chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương liên quan tập trung điều tra, làm rõ các vi phạm về môi trường tại khu vực miền Trung; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, xác định các đối tượng tung tin xuyên tạc, lợi dụng để kích động phá hoại, gây rối an ninh trật tự, chống Đảng, Nhà nước; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Kế đến, chính phủ đổ lỗi quanh co, họ cáo buộc do các địa phương chậm trễ và thụ động khi báo tin lên chính phủ, còn phía chính phủ đã rất quyết liệt. Do có sự đồng loã dây dưa với kẻ phá hoại môi trường, chớ làm sao địa phương chống lệnh của thủ tướng chính phủ?
Cũng trong phiên họp này, bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết đã có những cơ quan báo chí tích cực vào cuộc, giúp cơ quan hữu trách kịp thời thông báo cho người dân. Nhưng cũng có những báo đưa tin thổi phồng, suy diễn thủ phạm. Điều này cho thấy dã tâm bưng bít thông tin của Đảng cộng sản. Trách nhiệm sớm làm rõ sự thật là của báo chí. Trách nhiệm sớm trả lời là của cơ quan chức năng. Lỗi ở đây là do cơ quan chức năng không tìm được ra nguyên nhân hoặc không công bố nguyên nhân thật sự, khiến dư luận hoang mang chứ không phải báo chí là nguyên nhân.
Hiện nay, nghi vấn Vũng Áng là nơi mà Formosa tập trung và đổ chất thải mà chúng chở từ các nhà máy khắp thế giới về đó hoàn toàn có cơ cở. Nhất là khi nền kinh tế Việt Nam nguy ngập, tài nguyên cạn kiệt, nguồn vay từ ngân hàng thế giới bị cắt đứt, nợ lãi phải trả ngày càng tăng. Ngân sách quốc gia khiếm hụt, quỹ bảo hiểm xã hội sắp cạn kiệtõ. Do đó, Đảng cộng sản phải chọn biện pháp để cho các nhà đầu tư ngoại quốc biến Việt Nam thành nơi chứa và đổ chất thải để lấy tiền cho ngân sách. Bởi vậy, chúng phải tìm mọi cách để bưng bít thông tin thảm hoạ môi trường ở các tỉnh ven biển miền Trung. Nếu cứ tiếp tục, việc xả chất thải độc vẫn sẽ còn diễn ra dài dài, ở mức độ phù hợp với sự đề kháng của sinh vật và con người Việt Nam.
III. BẦU CỬ QUỐC HỘI KHÓA XIV.
Chúa Nhật ngày 22.05.2016, nhà nước cộng sản sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội khóa 14. Đây là lần đầu tiên sau 70 năm diễn trò này, ngày 18.05.2016, Hội đồng Bầu cử Quốc gia, dưới sự chủ tọa của Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội, đã đưa ra lời cảnh cáo ‘không để thế lực thù nghịch phá hoại bầu cử’. ‘Thế lực thù nghịch’, họ là ai ? Tàu hay Việt và Tại sao ?
1. Điều 4 Hiến pháp được ghi vào Hiến pháp do Đảng cộng sản sai các đại biểu Quốc hội khóa 13 để tịch thu quyền làm chủ của toàn dân để Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Hậu quả, người dân còn quyền gì đâu nữa mà đi bầu với cử…
2. Từ đầu năm đến nay, nhiều lần Đảng làm cho toàn dân khiếp sợ :
- Đại hội Đảng kỳ 12 đã chi tiêu không tiếc tiền của ngân sách chỉ để ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử Tổng bí thư ‘Dân chủ đến thế là cùng’ và loại đồng chí của ông là Nguyễn Tấn Dũng khỏi chính trường ;
- Sau đó, để Nguyễn Tấn Dũng không được bắt tay Tổng thống Obama (tư bản Mỹ), Đảng đã cho ông nghỉ hưu. Ngoài ông Dũng, còn có các đồng chí (của ông Trọng) Trương Tấn Sang và Nguyễn Sinh Hùng cũng cùng chung số phận. Tin giờ chót, nữ đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ có dịp hội kiến với ông Obama.
3. Vì vụ ‘Cá cần nước sạch, Nước cần minh bạch’ từ ngày 06.04.2016, khi cá đua nhau chết vì uống nước được cho là độc do Formosa đổ ra biển, nhưng nhà nước thì không cho người dân biết, nên họ đòi ‘Tẩy chay đảng cử, dân bầu’. Không m ột đại biểu Quốc hội nào lên tiếng về thãm họa này.
4. Người dân, do muốn tham gia bầu cử Quốc hội khoá 14 lần này, nhưng vì từ chối trò có từ 70 năm nay ‘đảng cử, dân bầu’, đã khuyến khích dân mình tự ứng cử để đồng tự do để tuyển chọn theo thể thức ‘dân cử, dân bầu’. Vốn có bản tính độc tài, đảng sợ bể ‘jeu’, nên tổ chức các vụ đấu tố để loại các ứng cử viên can đảm này. Thật sự, Đảng rất khôn khi ‘cơ cấu’ thành phần đại biểu Quốc hội với 90% đảng viên cộng sản và 10% không đảng. Với lối 50 đại biểu so với 450 thì nghĩa lý gì, chưa đủ để là ‘hoa lá cành’. Trong số 500 đại biểu khóa 14, do ‘cơ cấu’, cũng sẽ có những sư, cha, mục sư… Trong danh sách 870 ứng cử viên cho khóa này có 2 linh mục phạm Giáo luật là :
- Nguyễn Văn Riễn, sinh năm 1955 tại Thái bình, Hạt trưởng Phước thành, Giáo phận Phú cường, ứng cử tại Bình dương ;
- Trần Quang Vinh, sinh năm 1974 tại Thái bình, Chính xứ Thuận Phát, ứng cử tại TP. Hồ Chí Minh.
Hà Minh Thảo
Sáng ngày 17.05.2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ tọa Thánh Lễ đồng tế tại nguyện đường Thánh Marta. Trong phần thuyết giảng, Người, dựa theo Bài đọc theo thư Thánh Giacôbê (Gc 4, 1-10), trong đó thánh nhân cảnh giác mọi người trước đam mê quyền lực, ghen ghét, ganh tị dẫn đến việc loại trừ lẫn nhau : ‘Tiền bạc và quyền lực làm nhơ bẩn Giáo Hội’. Con đường Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta là con đường yêu thương, phục vụ, nhưng trong Giáo Hội, người ta lại thường đi tìm kiếm quyền lực, tiền bạc và những điều phù phiếm khác. Kitô hữu phải chiến thắng cám dỗ của thế gian muốn chia rẽ Giáo Hội và cảnh giác những kẻ ‘cơ hội’, những người luôn tìm cách loại trừ người khác để leo lên vị trí cao hơn…
Trong thời gian qua, sau khi tôm, cá… đua nhau chết, hai bài ‘Đất nước mình ngộ quá phải không anh’ do cô giáo Trần Thị Lam, Trường năng khiếu Hà Tĩnh, cống hiến tại : https://www.youtube.com/watch?v=zaOY1y_MQJU
và ‘người việt nam hèn hạ’ tại địa chỉ :
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=227835&zoneid=16
khiến chúng ta chú ý, ngẫm nghĩ và thương xót Dân tộc mình.
Cả hai bài thơ và văn này thu hút rất nhiều những góp ý và bình luận trên ‘xa lộ thông tin’ để cho thấy dân Việt, thế hệ hôm nay, là những người cực kỳ đặc biệt, thay vì theo chế độ dân chủ thì cứ để đảng cộng sản cướp quyền chỉ bởi điều 4 Hiến pháp. Ngày 22.05.2016, đảng tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội mà kết quả đã biết từ đầu tháng 04.2016. Từ năm 1954 tại Miền Bắc cộng sản và từ 1975, cả nước Việt Nam, Giáo Hội Công Giáo tại đây, tuy luôn hiệp thông trọn vẹn với Đức Thánh Cha, luôn đồng hành với Dân tộc, bị trị bởi tay sai Liên xô và từ 1990, bởi Tàu cộng, nhưng việc bổ nhiệm các Đức Giám Mục luôn bị can thiệp thô bạo bởi nhóm linh mục quốc danh, đầu nhóm là Huỳnh Công Minh, một linh mục ‘hàng hai’ vừa ký các thư góp ý (thường là ‘chống’ đảng), vừa làm giàu bởi tiền lương do đồng bào đóng thuế.
Tin Mừng : Trong khi đang hoàn tất bài này, chúng tôi vui mừng nhận được tin Cha Tađêô Nguyễn Văn Lý đã về đến Tòa Tổng Giám mục Huế, hôn nhẫn và quỳ đón nhận Phép lành từ hai Đức Tổng Giám mục Huế qua sự Hiệp Thông trong Chúa Kitô, Đấng đầy lòng Thương Xót. Tạ Ơn Chúa.
I.- NHỮNG LỜI KHUYÊN THẬT TỪ CÁC GIÁM MỤC.
Ngày 20.05.1992, trong văn thư về cái gọi là Ủy ban Đoàn kết Công Giáo Việt Nam, thường được gọi là ‘Đàn Két’, gửi Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, viết: « Ủy ban này thực tế là một tổ chức vừa mang tính dân sự vừa mang tính chính trị, nên không thể tránh gây nguy cơ gây lẫn lộn giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị, là điều mà Công đồng Vatican 2 đã cảnh báo cho các Giám mục và Linh mục ». Văn thư nhắc lại hai điều Giáo luật 278 khoản 3 (cấm các giáo sĩ tham gia các hiệp hội mà mục đích cũng như hoạt động không phù hợp với những nghĩa vụ riêng của bậc giáo sĩ), và 285 khoản 3 (cấm các giáo sĩ đảm nhận những chức vụ công quyền bao hàm sự tham gia vào việc hành sử quyền bính dân sự). Đính kèm Văn thư là Tuyên bố của Thánh bộ Giáo sĩ ngày 08.03.1982, về ‘Các hiệp hội hay phong trào cấm mọi giáo sĩ tham gia’.
Ngày 19.10.1983, Đức Cha Philipphê Nguyễn Kim Điền, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế, gửi cho linh mục Nguyễn Thế Vịnh, Chủ tịch Ủy ban Liên lạc Công Giáo Yêu nước, đã cảnh giác tổ chức này về việc họ mưu toan lập một Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ‘ly khai’ với Tòa thánh.
Trong khi đó, các linh mục quốc doanh tranh nhau quyền và tiền ban bởi Đảng cộng sản, nên bằng lá thư đề ngày 25.12.1997 để báo cáo với lãnh đạo Dân vận, Mặt trận Tổ quốc và Ban Tôn giáo Thành Hồ về Phan Khắc Từ và Trương Bá Cần, Vương Đình Bích viết : « Tôi thành khẩn nói rõ với hai anh Từ và Cần, là vấn đề thật của Tổ chức chúng ta, không phải là Nhóm Nghiên cứu (bị Phan khắc Từ giải tán), mà là Nhóm bốn anh em chúng tôi, Minh, Cần, Từ, Bích đã được lãnh đạo gầy dựng và giao cho nhiệm vụ điều động Phong trào Công Giáo Yêu nước tại Thành phố này… ». Trong khi giáo dân không tham gia ‘đàn két’ nhiều, nhưng có đông linh mục. Hằng trăm linh mục dự Đại hội đâu có ít, mỗi lần ? Thật sự, nhiều vị đi cho yên, lấy lệ ? Điều có thể thấy được là trong số đó chỉ có mấy người chủ chốt năm này qua năm khác và ôm tất cả để có lương và tranh nhau làm đại biểu Quốc hội. Đức Cha Phaolô Nguyễn văn Bình, Tổng Giám mục Sài gòn, trong một bài phỏng vấn của báo Eglises d’Asie (Pháp quốc) số 95, tháng 09.1990, khi được hỏi : « Thưa Đức Cha, có bao nhiêu Linh mục trong UBĐKCG ? » đã trả lời : « Có lẽ có tất cả chừng 30 người. Nhưng thực tế, chỉ có 5 hay 6 người, những người khác chẳng mấy quan tâm đến Ủy ban. Họ là những Linh mục làm việc trong các giáo xứ. Thỉnh thoảng họ tới dự một phiên họp thế thôi ».
Tuy nhiên, sự hiện diện của họ đã gây rất nhiều hậu quả tai hại cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, cách chung, và các Đức Giám Mục cùng Hội đồng Giám mục, nói riêng. Bởi thế…
Được Thánh Giáo Hội Gioan Phaolô II mời giảng Tĩnh tâm nhân dịp Mùa Chay năm 2000 cho các giáo sĩ tại Giáo triều, Đức Cha Phanxicô Xaviê đã nói với các Giáo sĩ về đề tài ‘Nền tảng đời sống Kitô hữu’ :
« Trong chín năm biệt giam cơ cực, có lúc tôi bị giam trong một xà lim không có cửa sổ. Có khi đèn điện bật sáng từ ngày này qua ngày nọ. Có lúc lại ở trong bóng tối từ tuần này qua tuần khác. Tôi cảm thấy bị ngộp vì nóng bức và hơi ẩm. Tôi sắp bị điên lên. Lúc bấy giờ tôi là một Giám mục trẻ, với tám năm kinh nghiệm mục vụ. Tôi không thể ngủ nổi. Tôi bị dằn vặt bởi ý nghĩ phải bỏ Giáo phận, phải bỏ dở những công việc của Chúa. Tôi cảm thấy một sự phẩn uất nổi lên trong tôi. Một đêm kia, từ trong thâm tâm có một tiếng nói với tôi ‘Tại sao con day dứt như thế? Con phải phân biệt giữa Thiên Chúa và các công việc của Chúa. Tất cả những gì ngươi đã làm và muốn tiếp tục làm, như các cuộc viếng thăm mục vụ, đào tạo chủng sinh, tu sĩ nam nữ, giáo dân, giới trẻ, xây trường học, các cư xá sinh viên, cứ điểm truyền giáo... đều là việc rất tốt và đúng là công việc của Chúa nhưng không phải là chính Thiên Chúa! Nếu Chúa muốn con rời bỏ tất cả những việc đó. Hãy bỏ ngay, và hãy tín thác nơi Ngài! Thiên Chúa sẽ giao việc của con cho người khác có khả năng hơn con. Con phải chọn Chúa, chứ không phải những công việc của Chúa!
Ánh sáng ấy đã mang lại cho tôi một niềm an bình mới mẻ làm thay đổi hoàn toàn cách suy tư của tôi và đã giúp tôi vượt thắng những khoảnh khắc hầu như không thể chịu nổi về phương diện thể lý. Từ đó, một sự an lành tràn ngập tâm hồn tôi và lưu lại trong tôi suốt 13 năm tù đày. Tôi cảm thấy sự yếu đuối của con người mình, nhưng tôi luôn nhắc lại điều đã quyết định khi phải đối diện với nghịch cảnh. Nhờ thế tôi không bao giờ mất sự bình an. Chọn Chúa, chứ không phải chọn những công việc của Chúa. Đó chính là nền tảng đời sống Kitô trong mọi thời đại. Và đồng thời đó cũng là câu trả lời đích thực nhất cho thế giới ngày nay. Đó cũng là con đường để thực hiện những dự định của Chúa Cha đối với chúng ta, đối với Giáo Hội và nhân loại ngày nay ».
Nếu lời thuyết giảng của Kitô hữu, ngày nay, mang tước thánh ‘Hồng Y Tôi tớ Chúa’ được lắng nghe, cha Huỳnh Công Minh không phải vượt thẩm quyền của một linh mục và đã không cần có dịp được Bề trên dẫn đi Vatican để được cám ơn.
Ngày 22.01.2002, nhân dịp Ad Limina, Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã tiếp và đề nghị với các Giám mục Việt Nam về ‘sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị’ : « Giáo Hội Công Giáo được kêu gọi chia sẻ niềm Hy vọng bằng luôn đề xuất con đường đối thoại. Chỉ một cuộc đối thoại tín nhiệm và xây dựng giữa các thành phần của xã hội dân sự cũng đủ mở ra một niềm hy vọng mới cho toàn dân Việt-Nam. Giáo Hội, vì sứ mạng và chức năng mình, Giáo Hội không lẫn lộn với một cộng đồng chánh trị và không bị gắn liền với bất cứ hệ thống chánh trị nào Ừ. Bởi thế, ề cộng đồng chánh trị và Giáo Hội độc lập với nhau và tự trị trong lãnh vực chuyên biệt của mình. Nhưng vì cả hai cùng được mời gọi hoàn tất sứ mạng riêng biệt phục vụ cùng một tập thể con người, sự phục vụ sẽ càng hữu hiệu nếu ‘cả hai thực hiện nhiều hơn nữa một sự hợp tác lành mạnh với nhau’. Vì ‘sự hợp tác lành mạnh nầy’, Giáo Hội mời tín hữu dấn thân cho sự phát triển mọi con người và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng ».
Ngày 27.06.2009, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói với 29 Giám mục Việt Nam nhân dịp Ad Limina kế tiếp, cách 7 năm rưỡi sau : « Thư Chung Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 nhấn mạnh về ‘Giáo Hội của Chúa Kitô giữa lòng dân tộc’. Khi đóng góp phần đặc thù của mình - là loan báo Tin Mừng Chúa Kitô -, Giáo Hội góp phần vào sự phát triển con người về mặt nhân bản và tinh thần, và cũng góp phần vào sự phát triển đất nước nữa. Sự tham gia của Giáo Hội vào tiến trình này là một nghĩa vụ và là một đóng góp quan trọng nhất là trong lúc Việt Nam đang dần dần cởi mở đối với cộng đồng quốc tế. Cũng như tôi, Anh Em biết rằng một sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị là điều có thể. Về vấn đề này, Giáo Hội mời gọi mọi phần tử của mình hãy chân thành dấn thân xây dựng một xã hội công chính, liên đới và công bằng. Giáo Hội không hề muốn thay thế các vị hữu trách chính quyền, nhưng chỉ mong muốn có thể tham gia chính đáng vào đời sống quốc gia, trong tinh thần đối thoại và cộng tác tôn trọng, để phục vụ toàn dân. Khi tích cực tham dự vào chỗ đứng của mình và theo ơn gọi đặc thù, Giáo Hội không bao giờ có thể châm chước cho mình việc thực thi Bác ái trong tư cách là một hoạt động có tổ chức của các tín hữu, và mặt khác, sẽ không bao giờ có một tình trạng trong đó người ta không cần lòng Bác ái của mỗi Kitô hữu, vì con người, ngoài sự công bằng, vẫn luôn cần tình thương (Deus caritas est, số 29) ».
Thật đáng tiếc, từ Ad Limina năm 2002 đến nay, hơn 14 năm đã trôi qua, đảng Cộng sản, vừa độc tài và ngu dốt, vẫn từ chối ‘sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị’ để phát triển toàn diện con người và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng. Nhờ thế, và chỉ nhờ thế, toàn dân Việt Nam mới có thể chống ngoại xâm. Do làm trái lại, Việt Nam hiện đang thua kém hơn cả Cam bốt và Ai lao.
II.- NHÀ NƯỚC CHÍNH DANH.
A. Tổ chức đúng đắn cần cho Nhà Nước.
Trong thông điệp ‘Thiên Chúa là tình yêu’ được ban hành ngày 25.12.2005, Đức Thánh Cha Biển Đức 16 đã minh xác mối tương quan giữa việc dấn thân cần thiết cho công bằng và thừa tác vụ bác ái nơi số 28: « Tổ chức đúng đắn cho Quốc gia là trách nhiệm chính yếu của giới chính trị. Một Quốc gia không được cai trị theo công bằng chỉ có thể là một bầy trộm cướp như thánh Augustinô đã nói. Sự phân biệt giữa cái gì thuộc về Xêda và cái gì thuộc về Thiên Chúa (x. Mt 22,21) là nền tảng, đối với Kitô giáo, cho sự phân biệt giữa Giáo Hội và Nhà nước, hoặc, như Công đồng Vatican II diễn đạt, sự độc lập của lãnh vực trần thế. Chính quyền không thể áp lực trên tôn giáo, mà phải bảo đảm quyền tự do tôn giáo và sự hoà hợp giữa những người theo các tôn giáo khác nhau. Về phần mình, Giáo Hội, như một sự biểu hiện về phương diện xã hội của đức tin kitô giáo, có một sự độc lập riêng và được tổ chức trên nền tảng của đức tin như một cộng đoàn mà Chính quyền phải nhìn nhận. Hai lãnh vực phân biệt lẫn nhau, tuy vậy luôn có quan hệ lẫn nhau.
Công bằng vừa là mục tiêu và tiêu chuẩn nội tại của quyền lực chính trị. Chính trị là một cơ chế để xác định luật lệ cho đời sống công cộng: nguồn gốc và mục đích của nó được tìm thấy trong công bằng, và thuộc về lãnh vực đạo đức. Chính quyền phải đáp ứng câu hỏi: làm thế nào để công bằng có thể được thực hiện tại đây và bây giờ. Nhưng câu hỏi đó bao hàm một câu hỏi triệt để hơn nữa: công bằng là gì? Đây là một vấn đề liên quan đến lý trí thực hành; nhưng để có thể được sử dụng cách đúng đắn, lý trí cần phải trải qua sự thanh luyện thường xuyên, bởi vì lý trí không bao giờ có thể được hoàn toàn giải thoát khỏi nguy cơ của một thứ mù quáng về phương diện đạo đức, gây ra bởi tác dụng chói chang của quyền lực và quyền lợi.
Tại điểm này, chính trị và đức tin gặp nhau. Đức tin do bởi bản tính riêng là một sự gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống, một cuộc gặp gỡ mở ra những chân trời mới vượt khỏi lãnh vực của lý trí. Nhưng đồng thời nó là một sức mạnh có sức thanh luyện chính lý trí. Khởi từ viễn ảnh của Thiên Chúa, đức tin giải thoát lý trí khỏi sự mù quáng và vì thế giúp lý trí trở nên hoàn thiện hơn. Đức tin giúp lý trí chu toàn công việc cách hiệu quả hơn và thấy mục tiêu riêng rõ hơn. Giáo huấn xã hội Công Giáo đặt mình vào chỗ ấy là không tạo cho Giáo Hội một quyền trên Chính quyền, lại càng không muốn áp đặt lên những người không chia sẻ cùng một đức tin lối suy nghĩ và cách hành động riêng của mình. Giáo huấn này chỉ muốn giúp thanh luyện lý trí và góp phần vào sự hiểu biết và đạt tới điều gì là công bình, tại đây và bây giờ.
Giáo huấn xã hội Công Giáo biện luận trên nền tảng của lý trí và luật tự nhiên, tức trên nền tảng của cái gì tương hợp với bản tính nhân loại. Giáo Hội không có trách nhiệm làm cho Giáo huấn này chiếm ưu thế trong lãnh vực chính trị. Đúng hơn, Giáo Hội muốn giúp đào tạo lương tâm trong lãnh vực chính trị và góp phần gia tăng sự hiểu biết rõ ràng những đòi hỏi đích thực của sự công bằng cũng như sự sẵn sàng để hành động cho phù hợp, dù phải gặp sự đối kháng của những người có quyền lợi riêng tư. Xây dựng một xã hội công bằng và trật tự dân sự, trong đó mỗi người lãnh nhận điều thuộc về họ, là một nhiệm vụ cốt yếu mà mọi thế hệ phải luôn quan tâm. Vì là một nhiệm vụ chính trị, nó không thể là trách nhiệm trực tiếp của Giáo Hội. Tuy nhiên, bởi vì đây cũng là một trách nhiệm quan trọng nhất của nhân loại, Giáo Hội buộc lòng phải trao tặng một sự đóng góp riêng, qua việc thanh tẩy lý trí và qua việc huấn luyện đạo đức, để hiểu biết và chu toàn những đòi hỏi của công bằng trong lãnh vực chính trị.
Giáo Hội không thể và không phải gánh lấy cho mình cuộc chiến chính trị để đem lại một xã hội công bằng nhất. Giáo Hội không thể và không phải thay thế Chính quyền, nhưng cũng không thể và không phải ở bên lề cuộc đấu tranh cho công bằng. Giáo Hội cần đóng vai trò của mình qua việc biện luận thuần lý và phải thức tỉnh năng lực thiêng liêng mà nếu thiếu, công bằng vốn luôn đòi hỏi sự hy sinh, sẽ không thắng thế và tăng trưởng. Một xã hội công bằng phải là thành quả của chính trị, chứ không phải của Giáo Hội . Tuy nhiên cổ võ cho công bằng qua những nỗ lực nhằm đem lại sự cởi mở của tâm trí và ước muốn theo những đòi hỏi của ích chung, là điều gì can hệ đến Giáo Hội cách sâu xa.
B. Bưng bít thông tin.
Hôm nay, ngày 21.05.2016, việc cá chết ở bốn tỉnh miền Trung Việt Nam đã được một tháng rưỡi, và tình trạng đó vẫn còn tiêáp diễn tại đó. Nhà chức trách Việt Nam vẫn đang trong tình trạng được họ gọi là ‘điều tra tìm hiểu nguyên nhân’. Ngày 04.05.2016, trong phiên họp thường kỳ chính phủ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết chính phủ vẫn đang tích cực điều tra và đã chỉ đạo thêm phần việc mới : giao bộ Công an chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương liên quan tập trung điều tra, làm rõ các vi phạm về môi trường tại khu vực miền Trung; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, xác định các đối tượng tung tin xuyên tạc, lợi dụng để kích động phá hoại, gây rối an ninh trật tự, chống Đảng, Nhà nước; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Kế đến, chính phủ đổ lỗi quanh co, họ cáo buộc do các địa phương chậm trễ và thụ động khi báo tin lên chính phủ, còn phía chính phủ đã rất quyết liệt. Do có sự đồng loã dây dưa với kẻ phá hoại môi trường, chớ làm sao địa phương chống lệnh của thủ tướng chính phủ?
Cũng trong phiên họp này, bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết đã có những cơ quan báo chí tích cực vào cuộc, giúp cơ quan hữu trách kịp thời thông báo cho người dân. Nhưng cũng có những báo đưa tin thổi phồng, suy diễn thủ phạm. Điều này cho thấy dã tâm bưng bít thông tin của Đảng cộng sản. Trách nhiệm sớm làm rõ sự thật là của báo chí. Trách nhiệm sớm trả lời là của cơ quan chức năng. Lỗi ở đây là do cơ quan chức năng không tìm được ra nguyên nhân hoặc không công bố nguyên nhân thật sự, khiến dư luận hoang mang chứ không phải báo chí là nguyên nhân.
Hiện nay, nghi vấn Vũng Áng là nơi mà Formosa tập trung và đổ chất thải mà chúng chở từ các nhà máy khắp thế giới về đó hoàn toàn có cơ cở. Nhất là khi nền kinh tế Việt Nam nguy ngập, tài nguyên cạn kiệt, nguồn vay từ ngân hàng thế giới bị cắt đứt, nợ lãi phải trả ngày càng tăng. Ngân sách quốc gia khiếm hụt, quỹ bảo hiểm xã hội sắp cạn kiệtõ. Do đó, Đảng cộng sản phải chọn biện pháp để cho các nhà đầu tư ngoại quốc biến Việt Nam thành nơi chứa và đổ chất thải để lấy tiền cho ngân sách. Bởi vậy, chúng phải tìm mọi cách để bưng bít thông tin thảm hoạ môi trường ở các tỉnh ven biển miền Trung. Nếu cứ tiếp tục, việc xả chất thải độc vẫn sẽ còn diễn ra dài dài, ở mức độ phù hợp với sự đề kháng của sinh vật và con người Việt Nam.
III. BẦU CỬ QUỐC HỘI KHÓA XIV.
Chúa Nhật ngày 22.05.2016, nhà nước cộng sản sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội khóa 14. Đây là lần đầu tiên sau 70 năm diễn trò này, ngày 18.05.2016, Hội đồng Bầu cử Quốc gia, dưới sự chủ tọa của Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội, đã đưa ra lời cảnh cáo ‘không để thế lực thù nghịch phá hoại bầu cử’. ‘Thế lực thù nghịch’, họ là ai ? Tàu hay Việt và Tại sao ?
1. Điều 4 Hiến pháp được ghi vào Hiến pháp do Đảng cộng sản sai các đại biểu Quốc hội khóa 13 để tịch thu quyền làm chủ của toàn dân để Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Hậu quả, người dân còn quyền gì đâu nữa mà đi bầu với cử…
2. Từ đầu năm đến nay, nhiều lần Đảng làm cho toàn dân khiếp sợ :
- Đại hội Đảng kỳ 12 đã chi tiêu không tiếc tiền của ngân sách chỉ để ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử Tổng bí thư ‘Dân chủ đến thế là cùng’ và loại đồng chí của ông là Nguyễn Tấn Dũng khỏi chính trường ;
- Sau đó, để Nguyễn Tấn Dũng không được bắt tay Tổng thống Obama (tư bản Mỹ), Đảng đã cho ông nghỉ hưu. Ngoài ông Dũng, còn có các đồng chí (của ông Trọng) Trương Tấn Sang và Nguyễn Sinh Hùng cũng cùng chung số phận. Tin giờ chót, nữ đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ có dịp hội kiến với ông Obama.
3. Vì vụ ‘Cá cần nước sạch, Nước cần minh bạch’ từ ngày 06.04.2016, khi cá đua nhau chết vì uống nước được cho là độc do Formosa đổ ra biển, nhưng nhà nước thì không cho người dân biết, nên họ đòi ‘Tẩy chay đảng cử, dân bầu’. Không m ột đại biểu Quốc hội nào lên tiếng về thãm họa này.
4. Người dân, do muốn tham gia bầu cử Quốc hội khoá 14 lần này, nhưng vì từ chối trò có từ 70 năm nay ‘đảng cử, dân bầu’, đã khuyến khích dân mình tự ứng cử để đồng tự do để tuyển chọn theo thể thức ‘dân cử, dân bầu’. Vốn có bản tính độc tài, đảng sợ bể ‘jeu’, nên tổ chức các vụ đấu tố để loại các ứng cử viên can đảm này. Thật sự, Đảng rất khôn khi ‘cơ cấu’ thành phần đại biểu Quốc hội với 90% đảng viên cộng sản và 10% không đảng. Với lối 50 đại biểu so với 450 thì nghĩa lý gì, chưa đủ để là ‘hoa lá cành’. Trong số 500 đại biểu khóa 14, do ‘cơ cấu’, cũng sẽ có những sư, cha, mục sư… Trong danh sách 870 ứng cử viên cho khóa này có 2 linh mục phạm Giáo luật là :
- Nguyễn Văn Riễn, sinh năm 1955 tại Thái bình, Hạt trưởng Phước thành, Giáo phận Phú cường, ứng cử tại Bình dương ;
- Trần Quang Vinh, sinh năm 1974 tại Thái bình, Chính xứ Thuận Phát, ứng cử tại TP. Hồ Chí Minh.
Hà Minh Thảo
Hội đồng Liên Tôn VN/HK tuyên cáo ủng hộ đồng bào biểu tình vì môi trường
Hội đồng Liên Tôn VN/HK
14:16 21/05/2016
HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM TẠI HOA KỲ
TUYÊN CÁO
ỦNG HỘ CÁC ĐỒNG BÀO BIỂU TÌNH VÌ MÔI TRƯỜNG
VÀ PHẢN ĐỐI NHÀ CẦM QUYỀN ĐÀN ÁP CÁC CÔNG DÂN YÊU NƯỚC.
XÉT RẰNG, thảm họa môi trường biển dọc theo miền Trung Việt Nam từ đầu tháng 4 năm 2016 đến nay đã làm điêu đứng cuộc sống của hàng triệu đồng bào sinh sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản và du lịch biển; gây lo âu cho toàn thể người dân Việt Nam trước nạn nhiễm độc biển, nhiễm độc cá rồi nhiễm độc người mà di chứng sẽ kéo dài nhiều thập niên và nhiều thế hệ, cũng như trước nạn mất dần lãnh hải rồi mất dần lãnh thổ.
Hình ảnh
XÉT RẰNG, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thay vì có bổn phận phải nhanh chóng điều tra nguyên nhân thảm họa, tìm mọi biện pháp chấm dức thảm hoạ để đem lại an lành cho người dân và ổn định xã hội; thì cho tới hôm nay nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam vẩn chưa có biện pháp thích nghi nào để giải quyết thảm trạng mà còn thẳng tay đàn áp đồng bào xuống đường cách ôn hòa đòi bảo vệ môi trường và cuộc sống của người dân Việt Nam.
XÉT RẰNG, đồng bào Việt Nam xuống đường biểu tình tại nhiều thành phố lớn kể từ các Chúa Nhật trong tháng 5 này và sẽ còn có thể tiếp tục lâu dài thêm nữa, để đòi hỏi một môi trường trong sạch và một chính quyền minh bạch, để yêu cầu sự thật được tôn trọng và công lý được thực thi… Đây là quyền chính đáng của công dân và của con người. Tất cả đã được thực hiện vì tấm lòng yêu nước, tinh thần ôn hòa và hành xử bất bạo động, không hề gây mất trật tự cũng chẳng làm bẩn phố phường.
XÉT RẰNG, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thay vì lắng nghe nổi thống khổ của người dân và tìm biện pháp để giải quyết vấn nạn của người dân, trái lại nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam lại cương quyết đối đầu và đàn áp người dân một cách thất nhân tâm và vô pháp luật. Thêm vào đó, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam còn vu cáo trắng trợn những công dân yêu nước xuống đường, phỉ báng vô liêm sỉ các lãnh đạo tinh thần và trí thức nhân sĩ đã lên tiếng về vụ việc.
Trước những sự việc nêu trên, trong tư cách lãnh đạo tinh thần, mang trách nhiệm đem đạo cứu đời và với bổn phận hiệp thông và đồng hành cùng Hội đồng Liên tôn Việt Nam và đồng bào tại quốc nội,
HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM TẠI HOA KỲ LONG TRỌNG TUYÊN CÁO:
1. Nhiệt tâm tán thành và tích cực ủng hộ đồng bào Việt Nam khắp nơi, nhất là trong nước, đã xuống đường biểu tình để bày tỏ nhân quyền, nói lên nguyện vọng chính đáng quyền làm chủ đất nước; đòi hỏi nhà cầm quyền phải bảo vệ chủ quyền đất nước và đứng về phía dân tộc để thi thành trách nhiệm lãnh đạo đất nước. Ước mong các cuộc xuống đường sẽ kéo dài cho đến khi sự việc được giải quyết tốt đẹp.
2. Cảm thông và chia sẻ với những đồng bào đã bị hành hung, cướp bóc, đánh đập, thậm chí bị hăm dọa đuổi học, đuổi việc, sách nhiễu cuộc sống vì đã dám lên tiếng đòi hỏi bảo vệ môi trường sống trong lành cho nhân dân, và chính sách lãnh đạo đất nước minh bạch. Ước mong mọi người chia sẻ và ủi an nỗi khổ của họ.
3. Cực lực phản đối nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã bất nhân, bất tài và bất lực trước những hiểm hoạ đang xảy ra cho đồng bào. Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam là tập đoàn cai trị cường bạo, hèn với giặc ác với dân, đã mờ ám dùng các lực lượng tay sai để đàn áp đồng bào cách thô bạo trong các cuộc biểu tình đòi bảo vệ môi trường, sự an sinh cho dân chúng, và đòi đưa những kẻ đã gây ra tai hoạ cho môi trường ra trước công lý để trừng trị thích đáng.
4. Kêu gọi quốc hội và chính phủ Hoa Kỳ, buộc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải bảo vệ môi trường và tạo sự an toàn thực phẩm cho người dân Việt Nam là một điều kiện cho Việt Nam được tham gia thoả ước Hợp Tác Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership).
5. Kêu gọi thế giới quan tâm đến việc vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo hiện đang xảy ra càng ngày càng trầm trọng tại Việt Nam.
6. Hoàn toàn ủng hộ Hội Đồng Liên Tôn tại Việt Nam trong mọi công cuộc tranh đấu cho tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền và vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam.
Làm tại Hoa Kỳ ngày 20 tháng 05 năm 2016
Các chức sắc trong Hội đồng Liên tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ đồng ký tên.
Cao Đài:- Chánh Trị Sự Hà Vũ Băng
Chính Thống Giáo: - Giáo Sĩ Mai Biên
Công Giáo: - Linh mục Mai Khải Hoàn - Linh mục Trần Văn Kiểm - Linh mục Đặng Văn Chín
Phật Giáo: - Hòa thượng Thích Minh Nguyện - Hoà Thượng Thích Chơn Thành
Phật Giáo Hoà Hảo: - Giáo Sư Nguyễn Thanh Giàu - Ông Trang Văn Mến
Tin Lành: - Mục sư Lê Ngọc Cẩn - Mục sư Nguyễn Văn Bé
TUYÊN CÁO
ỦNG HỘ CÁC ĐỒNG BÀO BIỂU TÌNH VÌ MÔI TRƯỜNG
VÀ PHẢN ĐỐI NHÀ CẦM QUYỀN ĐÀN ÁP CÁC CÔNG DÂN YÊU NƯỚC.
XÉT RẰNG, thảm họa môi trường biển dọc theo miền Trung Việt Nam từ đầu tháng 4 năm 2016 đến nay đã làm điêu đứng cuộc sống của hàng triệu đồng bào sinh sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản và du lịch biển; gây lo âu cho toàn thể người dân Việt Nam trước nạn nhiễm độc biển, nhiễm độc cá rồi nhiễm độc người mà di chứng sẽ kéo dài nhiều thập niên và nhiều thế hệ, cũng như trước nạn mất dần lãnh hải rồi mất dần lãnh thổ.
Hình ảnh
XÉT RẰNG, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thay vì có bổn phận phải nhanh chóng điều tra nguyên nhân thảm họa, tìm mọi biện pháp chấm dức thảm hoạ để đem lại an lành cho người dân và ổn định xã hội; thì cho tới hôm nay nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam vẩn chưa có biện pháp thích nghi nào để giải quyết thảm trạng mà còn thẳng tay đàn áp đồng bào xuống đường cách ôn hòa đòi bảo vệ môi trường và cuộc sống của người dân Việt Nam.
XÉT RẰNG, đồng bào Việt Nam xuống đường biểu tình tại nhiều thành phố lớn kể từ các Chúa Nhật trong tháng 5 này và sẽ còn có thể tiếp tục lâu dài thêm nữa, để đòi hỏi một môi trường trong sạch và một chính quyền minh bạch, để yêu cầu sự thật được tôn trọng và công lý được thực thi… Đây là quyền chính đáng của công dân và của con người. Tất cả đã được thực hiện vì tấm lòng yêu nước, tinh thần ôn hòa và hành xử bất bạo động, không hề gây mất trật tự cũng chẳng làm bẩn phố phường.
XÉT RẰNG, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thay vì lắng nghe nổi thống khổ của người dân và tìm biện pháp để giải quyết vấn nạn của người dân, trái lại nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam lại cương quyết đối đầu và đàn áp người dân một cách thất nhân tâm và vô pháp luật. Thêm vào đó, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam còn vu cáo trắng trợn những công dân yêu nước xuống đường, phỉ báng vô liêm sỉ các lãnh đạo tinh thần và trí thức nhân sĩ đã lên tiếng về vụ việc.
Trước những sự việc nêu trên, trong tư cách lãnh đạo tinh thần, mang trách nhiệm đem đạo cứu đời và với bổn phận hiệp thông và đồng hành cùng Hội đồng Liên tôn Việt Nam và đồng bào tại quốc nội,
HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM TẠI HOA KỲ LONG TRỌNG TUYÊN CÁO:
1. Nhiệt tâm tán thành và tích cực ủng hộ đồng bào Việt Nam khắp nơi, nhất là trong nước, đã xuống đường biểu tình để bày tỏ nhân quyền, nói lên nguyện vọng chính đáng quyền làm chủ đất nước; đòi hỏi nhà cầm quyền phải bảo vệ chủ quyền đất nước và đứng về phía dân tộc để thi thành trách nhiệm lãnh đạo đất nước. Ước mong các cuộc xuống đường sẽ kéo dài cho đến khi sự việc được giải quyết tốt đẹp.
2. Cảm thông và chia sẻ với những đồng bào đã bị hành hung, cướp bóc, đánh đập, thậm chí bị hăm dọa đuổi học, đuổi việc, sách nhiễu cuộc sống vì đã dám lên tiếng đòi hỏi bảo vệ môi trường sống trong lành cho nhân dân, và chính sách lãnh đạo đất nước minh bạch. Ước mong mọi người chia sẻ và ủi an nỗi khổ của họ.
3. Cực lực phản đối nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã bất nhân, bất tài và bất lực trước những hiểm hoạ đang xảy ra cho đồng bào. Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam là tập đoàn cai trị cường bạo, hèn với giặc ác với dân, đã mờ ám dùng các lực lượng tay sai để đàn áp đồng bào cách thô bạo trong các cuộc biểu tình đòi bảo vệ môi trường, sự an sinh cho dân chúng, và đòi đưa những kẻ đã gây ra tai hoạ cho môi trường ra trước công lý để trừng trị thích đáng.
4. Kêu gọi quốc hội và chính phủ Hoa Kỳ, buộc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải bảo vệ môi trường và tạo sự an toàn thực phẩm cho người dân Việt Nam là một điều kiện cho Việt Nam được tham gia thoả ước Hợp Tác Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership).
5. Kêu gọi thế giới quan tâm đến việc vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo hiện đang xảy ra càng ngày càng trầm trọng tại Việt Nam.
6. Hoàn toàn ủng hộ Hội Đồng Liên Tôn tại Việt Nam trong mọi công cuộc tranh đấu cho tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền và vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam.
Làm tại Hoa Kỳ ngày 20 tháng 05 năm 2016
Các chức sắc trong Hội đồng Liên tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ đồng ký tên.
Cao Đài:- Chánh Trị Sự Hà Vũ Băng
Chính Thống Giáo: - Giáo Sĩ Mai Biên
Công Giáo: - Linh mục Mai Khải Hoàn - Linh mục Trần Văn Kiểm - Linh mục Đặng Văn Chín
Phật Giáo: - Hòa thượng Thích Minh Nguyện - Hoà Thượng Thích Chơn Thành
Phật Giáo Hoà Hảo: - Giáo Sư Nguyễn Thanh Giàu - Ông Trang Văn Mến
Tin Lành: - Mục sư Lê Ngọc Cẩn - Mục sư Nguyễn Văn Bé
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô Hữu (10)
Vũ Văn An
20:12 21/05/2016
IV. Sứ Điệp của Chúa Giêsu về lòng thương xót của Thiên Chúa
1. Xem kìa, một đóa hồng nở mãi
Các Tin Mừng Gia Mátthêu và Luca trước khi trình bầy việc Chúa Giêsu ra hoạt động công khai và sứ điệp của Người, đã có phần nói đến tuổi thơ của Người. Có lẽ tốt hơn, nên nói tới tiền sử thừa tác vụ công khai của Chúa Giêsu hơn là nói tới trình thuật tuổi thơ (1). Theo viễn tượng lịch sử, trình thuật này có nhiều vấn nạn đặc biệt. Thực vậy, không giống các phần chính của cả hai Tin Mừng, nó không tường thuật các biến cố xuất phát từ các nhân chứng tận mắt. Tuy nhiên, điều cũng rõ ràng là cả hai tin mừng gia này đều không tự ý tạo ra tiền sử này. Họ viết ra câu truyện này từ một truyền thống cổ hơn mà họ có được; nói chính xác hơn, họ viết nó ra dựa vào hai truyền thống khác nhau; hai truyền thống này giống nhau ở nhiều điểm quan trọng, như việc sinh hạ đồng trinh và việc sinh hạ Chúa Giêsu tại Bêlem. Chính việc khám phá vừa rồi đã đem đến cho tiền sử này một độ khả tín có giá trị lịch sử. Trước hết, ta cần coi trọng lời khẳng định của Thánh Luca rằng ngài cẩn thận tìm tòi mọi điều để viết trọn tin mừng của ngài, kể cả tiền sử này. Ngài nhấn mạnh tính đáng tin của tin mừng do ngài soạn tác (Lc 1:2-4).
Một ít điểm nêu trên để ta thấy rõ: ta không thể mô tả tiền sử này như một tường thuật lịch sử theo nghĩa hiện đại; nhưng ta cũng không thể đơn giản cho rằng nó vô giá trị về phương diện lịch sử mà chỉ là một dã sử đạo hạnh có tính xây dựng. Đây là một loại lịch sử đặc thù. Tiền sử này là một thần học thuật truyện theo kiểu haggadah (thuật truyện vượt qua) của Do Thái (2). Theo phương thức này, Thánh Luca nhấn mạnh rằng điều ngài truyền đạt như một thần học thuật truyện đã diễn ra trong không gian và trong thời gian, tức là ở một địa điểm đặc thù, chủ yếu là Bêlem, và trong một tình thế lịch sử và chính trị cụ thể, tức, dưới thời Hoàng Đế Augustô và tổng trấn Quirinô của ông ta (Lc 2:1). Theo Thánh Mátthêu, câu truyện diễn ra thời Vua Hêrốt (Mt 2:1).
Bất cứ điều gì xẩy ra ở một địa điểm đặc thù vào một thời điểm đặc thù của lịch sử cũng đồng thời thuộc về câu truyện toàn bộ các xử lý của Thiên Chúa đối với nhân loại. Theo gia phả trong Tin Mừng Mátthêu, Chúa Giêsu thuộc về toàn bộ lịch sử cứu rỗi, khởi đầu với Ápraham (Mt 1:1-17). Trong chiều hướng này, câu đầu tiên trong Tin Mừng Mátthêu là “tường thuật gia phả Chúa Giêsu, Đấng Mêxia, con Đavít, con Ápraham”. Tin Mừng Luca trở lui xa hơn và đặt Chúa Giêsu vào lịch sử nhân loại khởi đầu với Ađam (Lc 3:23-38).
Dù đang xử lý với một biến cố phần lớn có thực trong lịch sử, biến cố này không xuất phát từ lịch sử. Theo cả hai Tin Mừng, Chúa Giêsu bước vào đời do công trình của Chúa Thánh Thần (Mt 1:20; Lc 1:35). Người xuất hiện một cách mầu nhiệm nhờ sự can thiệp của Thiên Chúa; Người là Con Thiên Chúa (Lc 1:32-35). Ở đây, phép lạ thực sự không hẳn là việc sinh hạ đồng trinh; đó chỉ là dấu chỉ thể lý và, có thể nói, là cửa ngõ thần linh để bước vào lịch sử (3). Phép lạ là điều lớn lao và đáng ngạc nhiên hơn việc sinh hạ đồng trinh, đó là phép lạ Thiên Chúa xuất hiện và việc Người nhập thể. Tên “Giêsu” cho ta biết điều này: Thiên Chúa là Đấng giúp đỡ; Người là Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta (Mt 1:23). Như thế, tiền sử này đã nhắc đến điều giả thiết phải có trong lịch sử công khai của Chúa Giêsu. Nó cho ta biết Chúa Giêsu là ai và Người từ đâu mà đến.
Nhìn một cách chi tiết vào nội dung thần học của câu truyện, ta sẽ thấy: mọi quan tâm, động lực và chủ đề chủ chốt trong lịch sử công khai của Chúa Giêsu và sứ điệp của Người đều đã được bao hàm trong nó, như khúc dạo đầu. Tiền sử này giống như một thứ tin mừng rút gọn (4). Nó hoàn toàn nằm dưới dấu chỉ lòng thương xót của Thiên Chúa. Nó hiểu lịch sử của Chúa Giêsu như việc nên trọn của lịch sử hứa hẹn và cứu rỗi trước đó (Mt 1:22). Nó thuộc lịch sử hành động thương xót (ἔλεος) của Thiên Chúa từ đời nọ tới đời kia (Lc 1:50). Như đã hứa, nay Thiên Chúa “độ trì Israel, tôi tớ Người, vì nhớ lại lòng thương xót của Người” (Lc 1:55): “Như thế, Người đã tỏ lòng thương xót từng hứa với tổ tiên ta, và đã nhớ lại giao ước thánh thiện của Người” (Lc 1:72).
Vì tình yêu thương xót của Thiên Chúa, một ánh sáng rạng rỡ từ trên cao đã viếng thăm ta ngõ hầu soi sáng cho tất cả những ai đang ngồi trong tối tăm và trong bóng tử thần (Lc 1:78tt). Câu truyện Giáng Sinh của Thánh Luca công bố việc sinh hạ của Đấng Cứu Thế, một việc sinh hạ hằng được mong chờ và hy vọng: “Hôm nay trong Thành Đavít, Đấng Cứu Thế đã được sinh ra cho các ngươi; Người là Đấng Mêxia, là Đức Chúa” (Lc 2:11).
Việc nên trọn lời hứa thiên sai đã trở thành một thực tại nơi những người vốn là miêu duệ của một dòng dõi vĩ đại, từ nhà Aaron (Lc 1:6) và Đavít (Mt 1:20; Lc 1:27; 2:4), nhưng những người này, như Giacaria và Êlisabét (Lc 1:5), Simêong và Anna (Lc 2:25-38), cũng được kể vào số những người chân chất, đạo hạnh, thầm lặng của xứ sở đang hết lòng chờ đợi sự xuất hiện của Đấng Mêxia. Do đó, câu truyện này đảo ngược mọi phạm trù nhân bản; nó tượng trưng cho việc tái đánh giá (transvaluation) mọi qui luật hiện hành thông thường của con người: một người đàn bà hiếm muộn như Êlisabét và một trinh nữ như Maria đã có thai (Lc 1:7, 34), người quyền thế bị truất ngôi, và kẻ tầm thường được nâng cao, người đói ăn được no nê phủ phê trong khi người giầu có ra về tay không (Lc 1:52tt). Do đó, câu truyện này là sự nên trọn của lịch sử Cựu Ước như Hanna, mẹ Samuel, từng ca ngợi trong bài ca tạ ơn của bà. Nó là một lịch sử trong đó, Thiên Chúa đem đến sự sống và chết chóc, tạo nên người giầu người nghèo, hạ nhục người này tôn vinh người nọ (1Sm 2:1-11). Nó dự báo Bài Giảng Trên Núi, theo đó và trái ngược với mọi luận lý thuần nhân bản, người nghèo, người khóc lóc, người vô quyền, người hay thương xót, người xây dựng hòa bình, và những ai bị bách hại đều được gọi là người có phúc (Mt 5:3-11; Lc 6:20-26).
Trong đặc điểm kỳ diệu trên, câu truyện này làm nổ tung mọi thông số vốn chỉ dành cho dân Israel, và đã tự mở tung mình ra cho toàn bộ nhân loại. Nó vượt qua Môsê, trở lui tới tận Ápraham, vốn là sự chúc phúc cho mọi dân tộc trên mặt đất (St 12:2tt) và, thực ra, nó trở lui tới tận Ađam, thủy tổ loài người. Chiều kích hoàn vũ này cũng đã được phát biểu trong câu truyện về các chiêm tinh gia từ Đông Phương, vốn tượng trưng cho lòng đạo có tính vũ trụ của người ngoại giáo (Mt 2:1-12). Nó báo trước chủ đề quán xuyến (motif) ta từng thấy trong Cựu Ước nói về cuộc lữ hành cánh chung của dân Do Thái tiến về Núi Xion (Is 2; Mk 4:1, 3; xem Mt 8:11) (5). Với việc xuất hiện của Chúa Giêsu, nền hòa bình hoàn vũ (“shalom”) mà mọi người trên thế giới được Thiên Chúa sủng ái hằng mong chờ, bắt đầu ló dạng (Lc 2:14). Cuối cùng ông già Simêong ca ngợi Thiên Chúa trong Đền Thờ:
“Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân: Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Ít-ra-en Dân Ngài" (Lc 2:30-32).
Tuy câu truyện Giáng Sinh thật tuyệt diệu và cảm động, nhưng nó thật ít chi tiết để người ta thơ mộng hóa về tình cảm. Thực thế, nó chỉ kể rằng Đấng Mêxia mới sinh không có chỗ trong thế giới chính dòng; Người chỉ tìm được nơi trú chân giữa những người chăn chiên bị khinh bỉ. Nó kể thêm việc Hêrốt chống đối, việc tàn sát các hài nhi ở Bêlem, việc trốn qua Ai Cập, và lời tiên tri này: Chúa Giêsu sẽ trở nên dấu hiệu của mâu thuẫn và một lưỡi gươm sẽ đâm thâu trái tim mẹ Người (Lc 2:34tt). Ngay từ lúc khởi đầu, bóng thập giá đã trùm phủ câu truyện nay đang bắt đầu.
Như thế tiền sử các Tin Mừng không hề là một dã sử kiểu điền viên dân dã. Câu truyện này làm nổ tung mọi ý niệm và hoài mong thông thường: việc sinh hạ Đấng Cứu Thế từ một trinh nữ, không ở trong cung điện, mà trong một hang bò lừa, nơi trú chân giữa người nghèo, giữa các người chăn chiên bị khinh bỉ. Một điều như thế không thể tạo hoẹt được. Đó đâu phải là ngôn từ của một truyện dân dã hay một huyền thoại. Thoạt đầu là máng cỏ, kết cục là giá treo thân, “điều này lấy từ chất liệu lịch sử, chứ đâu phải chất liệu mạ vàng của dã sử yêu quí” (6). Nhưng chính trong cái nghịch lý và căng thẳng giữa tiếng hát thiên thần từ trời cao và thực tại lịch sử hung tàn này, một điều gì kỳ diệu độc đáo đã toát ra, nhất là từ câu truyện Giáng Sinh, một điều kỳ diệu luôn nâng cao tinh thần người ta và làm tâm hồn họ xúc động.
Ta chỉ có thể hiểu được câu truyện trên như một điều kỳ diệu. Trong thời kỳ tiếp liền sau Tân Ước, Thánh Inhaxiô thành Antiôkia đã nhận ra ý nghĩa sâu xa của câu truyện Giáng Sinh. Ngài nói rằng Chúa Giêsu Kitô xuất phát từ sự im lặng của Chúa Cha (7). Ngài trích dẫn Sách Khôn Ngoan 18:14-15: "Khi vạn vật chìm sâu trong thinh lặng, lúc đêm trường chừng như điểm canh ba, thì từ trời cao thẳm, lời toàn năng của Ngài đã rời bỏ ngôi báu"
Thiên Chúa, Đấng rõ ràng cách biệt khỏi các loài tử sinh và là Đấng ta thường tin rằng ta chỉ có thể thờ lạy trong im lặng, đã được đánh thức giữa trời đêm trần thế và, theo thánh ý khôn dò của Thiên Chúa, đã bước ra khỏi im lặng và tự ý thông đạt với chúng ta trong Ngôi Lời vĩnh hằng đã thành xác phàm của Người, đầy ơn thánh và sự thật (Ga 1:1tt, 14). Với Meister Eckhart, huyền nhiệm học của Đức đã tiếp nhận tư tưởng này và khai triển thêm về nó (8):
Trong hơn hai ngàn năm qua, câu truyện Giáng Sinh không hề mất đi chút quyến rũ nào. Dưới hình thức bình dân hơn, câu truyện này đã khơi lên nhiều chuyện lạ tin hay không tin cho tới tận nay. Thánh Phanxicô Assidi là người đầu tiên đề xướng việc làm máng cỏ để biến tình yêu Thiên Chúa thành hữu hình, giúp ta thấy rõ tình yêu này một cách lạ thường. Cho tới nay, nhiều người, ngay cả những người đã ra xa lạ với sinh hoạt Giáo Hội, vẫn đi kính viếng hài nhi thần linh trong máng cỏ, Đấng được người ta cảm nghiệm như tia sáng yêu thương và niềm hy vọng giữa cuộc đời đen tối và lạnh lẽo.
Một khúc hát Giáng Sinh xưa từ thế kỷ 16 đã đem lại một mô tả sống động cho cái đặc điểm không thể tưởng tượng được, rất không cái nhiên chút nào của sứ điệp này: “Xem kìa, một đóa hồng nở mãi… giữa giá lạnh mùa đông, khi đêm đen đã qua một nửa”. Một đóa hồng nhỏ trong mùa đông và giữa đêm khuya, quả là việc nên trọn của lời tiên tri Isaia (11:1) rằng từ một gốc cùn, dường như đã chết và vô giá trị, một chồi non sẽ mọc lên cách lạ lùng. Ít có ai mô tả tốt hơn tính mới lạ khó tin và hết sức hấp dẫn của biến cố Giáng Sinh.
2. Tin Mừng của Chúa Giêsu về lòng thương xót của Chúa Cha
Thánh Máccô bắt đầu Tin Mừng của ngài tương tự như Thánh Mátthêu, nhưng một cách rất đáng chú ý: “Bắt đầu Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa”. Ngài cô đọng tính mới lạ và tính toàn diện đầy lý thú của tin mừng (εύαγγέλιον) trong lời tóm tắt sau đây: “Thời gian đã mãn và nước Thiên Chúa đã tới gần” (Mc 1:15) (9). Thời gian đã mãn là một ý niệm rất thịnh hành trong văn chương khải huyền buổi đầu của Do Thái. Chúa Giêsu tiếp nhận ý niệm này và đồng thời vượt qua ý niệm này. Vì Người không nói ít hơn: Nay thời gian đã tới. Khi Người xuất hiện, một khúc ngoặt lịch sử, vốn đã được tiên báo và chờ đợi, đã xẩy ra. Giờ đây, việc xuất hiện của Nước Thiên Chúa đã được hoàn tất. Nhưng việc này xẩy ra thế nào? Các chương sau đây trong Tin Mừng Máccô cho ta câu trả lời rõ ràng. Nước Thiên Chúa xuất hiện qua việc chữa lành đầy lạ lùng mọi loại bệnh nhân và qua việc khử trừ ma qủy hay các sức mạnh gây hại cho con người.
Thánh Luca đề cập đến việc trên còn rõ ràng hơn nữa. Trong Tin Mừng của ngài, tường trình về lần xuất hiện công khai đầu tiên của Chúa Giêsu tại hội đường Nadarét trong ngày Sabát đã thay thế cho lời tóm tắt của Thánh Máccô. Tại đó, Chúa Giêsu đọc lớn tiếng lời tiên tri Isaia: “Người đã xức dầu cho tôi để tôi đem tin mừng (εύαγγέλειν) đến cho người nghèo… để tôi công bố năm hồng ân của Chúa” (Lc 4:18-19).
Đối với Thánh Luca, tin mừng của Chúa Giêsu là công bố năm hồng ân, nghĩa là năm giải phóng (Lv 25:10) người nghèo. Sau đó, Chúa Giêsu nói thêm: “Hôm nay, lời Sách Thánh này đã ứng nghiệm nơi tai các ngươi” (Lc 4: 21). Thánh Luca cũng nối kết việc làm của Chúa Giêsu với con người của Chúa. Lần này ngài làm thế một cách mạnh mẽ đến độ trong việc đồng hóa có tính cụ thể này, đặc tính khuấy động trong sứ điệp của ngài đã được nói lên.
Một tuyên bố tương tự cũng tìm thấy trong Tin Mừng của Thánh Mátthêu. Khi các môn đệ của Gioan Tẩy Giả tới gặp Chúa Giêsu và hỏi Người xem Người có phải là Đấng sẽ đến hay không, Chúa Giêsu đã tóm lược thừa tác vụ công khai của Người bằng cách trích dẫn Tiên Tri Isaia 61:1: “Người mù nhìn thấy, người què bước đi, người cùi được sạch, người điếc nghe thấy, người chết sống lại, và người nghèo được đem đến tin mừng”. Đối với Thánh Mátthêu, các việc làm của Chúa Kitô là các việc thương xót nhằm chữa lành và giúp đỡ. Săn sóc những ai cần giúp đỡ và người nghèo, người thấp cổ bé miệng, và những người không quan trọng đối với con mắt người đời, do đó, là bản tóm lược sứ mệnh Mêxia của Chúa Giêsu (10). Chúa Giêsu cũng liên kết thừa tác vụ của Người với con người của Người: “Và phúc thay bất cứ ai không xúc phạm tới tôi” (Mt 11:5tt; Lc 7:22tt).
Điều mà cả ba bản văn Nhất Lãm có tính lên chương trình thì đều đã được diễn tả trong mối phúc thứ nhất của Bài Giảng Trên Núi: “Phúc thay ai nghèo khó trong tinh thần” (Mt 5:3; Lc 6:20). Chữ nghèo ở đây không những chỉ những người nghèo về kinh tế và xã hội, mà đúng hơn còn chỉ tất cả những ai có cõi lòng tan nát, đang thất vọng hay làm người khác thất vọng, tất cả những ai đang đứng trước mặt Thiên Chúa như những người ăn xin (11). Chúa Giêsu nói với tất cả những ai đang mang gánh nặng rằng: “Hãy đến với tôi, tất cả những ai đang kiệt sức và mang gánh nặng, và tôi sẽ làm họ được thảnh thơi. Hãy mang lấy ách của tôi và học hỏi nơi tôi; vì tôi dịu dàng và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11:28tt).
Chúa Giêsu không những chỉ công bố sứ điệp thương xót của Cha Người, chính Người còn sống sứ điệp ấy nữa. Những gì Chúa Giêsu công bố, Người đều mang ra sống cả. Người phục vụ người bệnh và những ai bị ma qủy ám hại. Người có thể nói về chính Người rằng “Tôi dịu dàng và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11:29). Người xúc động vì cảm thương (σπλαγχνισθεὶς) khi gặp một người cùi (Mc 1:41) hay chứng kiến sự sầu khổ của bà mẹ mất đứa con trai duy nhất (Lc 7:13). Người cảm thương [Mitleid] những người bệnh hoạn (Mt 14:14) và những người đói ăn (Mt 15:32). Người cảm thương khi thấy 2 người mù xin Người thương xót [Erbarmen] (Mt 20:34), và Người cảm thương những ai như chiên không có người chăn (Mc 6:34).Tại mộ bạn Người là Ladarô, Người run rẩy trong lòng và bật khóc (Ga 11:35, 38). Trong bài diễn văn rất long trọng về việc Phán Xét Sau Cùng, Người đồng hóa mình với người nghèo, người đói khát, người khốn cùng, và người bị bách hại (Mt 25:31-46) (12). Hết lần này tới lần khác, Người gặp những người kêu lớn tiếng “Xin thương xót tôi” Hay “xin thương xót chúng tôi” (Mt 9:27; Mc 10:47tt vá v.v…). Ngay trên thập giá, Người còn ân xá cho tên ăn trộm biết ăn năn và cầu nguyện cho những người đã đem Người tới thập giá (Lc 23:34-43).
Điều mới lạ trong sứ điệp của Chúa Giêsu và phân biệt nó với Cựu Ước là: Người công bố lòng thương xót của Thiên Chúa cho mọi người một cách hết sức cơ bản. Chúa Giêsu mở toang đường dẫn tới Thiên Chúa không phải chỉ cho một số ít người công chính, mà là cho mọi người. Trong Nước Thiên Chúa, có chỗ cho mọi người; không ai bị loại ra ngoài cả. Cuối cùng, Thiên Chúa đã thu hồi cơn thịnh nộ của Người và đã mở hết cỡ tình yêu và lòng thương xót của Người ra (13).
Người tội lỗi là những người được Chúa Giêsu ngỏ lời một cách đặc biệt; họ là những người nghèo về thiêng liêng. Không như các biệt phái và luật sĩ, Chúa Giêsu không giữ khoảng cách đối với họ. Người ăn uống với họ (Mc 2:13-17 và v.v…). Người được coi như bằng hữu của những người thu thuế và tội lỗi (Lc 7:34). Tại nhà của người biệt phái Simong, Người tỏ lòng thương xót đối với một gái điếm, rất nổi tiếng trong thành (Lc 7:3-50). Một điều tương tự như thế cũng đã xẩy ra cho người thu thuế tên Giakêu, mà Người tới thăm nhà (Lc 19:1-10). Khi người biệt phái tấn công, Người trả lời họ: “Tôi đến không kêu gọi người chính trực mà là người có tội ăn năn” (Lc 5:32; xem 19:10). Chúa Giêsu kể cho họ dụ ngôn người biệt phái và người thu thuế, cả hai cùng đến Đền Thờ cầu nguyện. Không phải người biệt phái, người huênh hoang vì việc tốt mình làm, ra về được công chính hóa, mà đúng hơn, người thu thuế, người chỉ biết đấm ngực và cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa, xin thương xót con, một kẻ tội lỗi” (Lc 18:9-14).
Sứ điệp về Thiên Chúa như Cha chúng ta chiếm tâm điểm sứ điệp của Chúa Giêsu (14). Cách Chúa Giêsu thưa với Thiên Chúa “Ba ơi” (Mc 14:36) quả đã được Kitô Giáo sơ khai ghi tạc. Sự kiện cách xưng hô này được giữ nguyên văn Aramaic trong ngữ cảnh Hy Lạp (Rm 8:15; Gl 4:6) đủ chứng tỏ rằng ngay từ buổi sơ khai, cách thân thưa với Thiên Chúa như thế đã được coi là đặc điểm của Chúa Giêsu và của các Kitô hữu. Do đó, Kinh Lạy Cha, mà Chúa Giêsu từng dạy chúng ta cầu nguyện để đáp lại lời yêu cầu của các môn đệ Người (Mt 6:9; Lc 11:2) đã rất chính đáng trở thành lời cầu nguyện nổi tiếng nhất và được phổ biến rộng rãi nhất của Kitô Giáo. Nó nói lên cốt lõi thâm sâu nhất của cái hiểu của ta về Thiên Chúa và về mối liên hệ của ta với Thiên Chúa. Nó cho ta hay: ta đang ở trong một mối liên hệ bản thân với một Ngài thần thánh, Đấng biết rõ ta, nghe tiếng ta, chịu đựng ta, và yêu thương ta.
Chúa Giêsu nói thêm rằng ta không nên sử dụng những lời lẽ lớn lao khi cầu nguyện vì Cha ta biết rõ ta cần gì (Mt 6:8). Ta có thể đặt mọi lo lắng của ta nơi Người. Người chăm sóc chim trời và hoa cỏ ngoài đồng ra sao, Người còn biết các con người nhân bản chúng ta cần gì hơn thế nhiều (Mt 6:25-34). Người chăm sóc các con chim sẻ; Người còn đếm cả các sợi tóc trên đầu ta (Mt 10 (Mt :2tt). Người là Cha ta và Người là Cha mọi con người nhân bản. Tất cả đều là con cái Người, tất cả đều là các con trai con gái của Người. Người để mặt trời chiếu sáng cả người xấu lẫn người tốt và Người để mưa đổ xuống cả người công chính lẫn người bất chính (Mt 5:45). Cha chúng ta ở trên trời (Mt 5:16; 18:10, 14, 32 tt) không xa cách ta; Người là Cha của cả trời lẫn đất (Mt 11:25; xem 6:10). Cuộc sống trên đất của ta được Cha duy nhất của ta ở trên trời điều hướng. Ta có thể khám phá ra bàn tay của Cha ở trong mọi sự, ta biết: với Người ta được an toàn trong mọi tình huống, và ta có thể trông cậy nơi Người như Cha chúng ta trong mọi thiếu thốn. Như thế, ta không sống trong một vũ trụ không biên cương, không xúc cảm và không cha. Ta không phải là sản phẩm của một ngẫu nhiên hay sản phẩm của một biến hóa vô nghĩa và vô hướng.
Thánh Sử Luca thu sứ điệp của Chúa Giêsu lại với nhau trong một tóm lược ngắn gọn. Ở chỗ Thánh Mátthêu nói đến sự hoàn thiện của Thiên Chúa (Mt 5:48), thì Thánh Luca nói tới lòng thương xót của Người (Lc 6:36). Như thế, đối với Thánh Luca, lòng thương xót chính là sự hoàn thiện trong yếu tính của Thiên Chúa. Người không kết án; đúng hơn, Người ân xá, Người chu cấp và ban phát hồng ân với một đấu đong tốt, súc tích, đẫy đà và đầy tràn. Có thể nói, lòng thương xót của Thiên Chúa có tính siêu tỷ lệ (superproportional). Vượt mọi thước đo (15).
Kỳ Sau: Một người cha hay thương xót trong các dụ ngôn
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
(1) Như Joachim Gnilka đã nhận xét rất đúng trong Das Matthausevangelium (Freiburg i. Br.: Herder, 1986) 1f.
(2) Đây không phải là chỗ để thảo luận một cách chi tiết văn thể của các trình thuật tuổi thơ và vấn đề lịch sử tính của chúng. Tôi dựa vào công trình của Heinz Schurmann, người đã loại bỏ lối giải thích coi chúng như dã sử và là những câu truyện để nâng cao đạo đức mà thôi. Thay vào đó, ông nói tới lối văn thuật sự đối ứng (homologous narrative), như lối văn tìm thấy trong haggadah của Do Thái về sau (đúng hơn: Do Thái trước đó). Với cách nhìn này, không có gì đã được định trước liên quan tới tính chất lịch sử của các trình thuật. Xem Schurmann, Das Lukasevanvgelium, (Freiburg i.Br.: Herder, 1969), 18-25.
(3) Chúng ta không thể và cũng không cần đi vào chi tiết của vấn đề này ở đây. Tôi đã phát biểu ý nghĩ của mình về vấn đề này trong Jesus Christ, bản dịch của V. Green (New York: Paulist Press, 1977), 251 và trolng Katholische Kirche: Wesen-Wirklichkeit-Sendung (Freiburg i. Br.: Herder, 2011), 219. Về cuộc thảo luận có tính giải thích, xem Gnilka, Das Matthausevangelium, 22-33; G.L. Muller, “jungfrauengeburt”, Lexikon fur Theologie und Kirche, ấn bản 3, do Walter Kasper và nhiều người khác hiệu đính (Freiburg: Herder, 1993-2001) 5:1090-95.
(4) Ulrich Luz, Matthew 1-7: A Commentary, bản dịch của James E. Crouch (Minneapolis, MN: Fortress, 2007), 72-73; Gnilka, Das Matthausevangelium, 1.
(5) Xem Gnilka, Das Matthausevangelium, 33-37. Về ý nghĩa Giáo Hội học của đoạn này, xem Kasper, Katholische Kirche, 131-33.
(6) Ernst Bloch, The Principle of Hope, bản dịch của Neville Plaice, Stephen Plaice và Paul Knight, 3 cuốn (Cambrodge, MA: MIT, 1986) 3:1256.
(7) Thánh Inhaxiô thành Antiốc, “Epistle to the Magnesians”, 8, 23.
(8) A.M. Haas, “Im Schweigen Gott zur Sprache bringen” trong Gott denkenund bezeugen, do George Augustin và Klaus Kramer hiệu đính (Freiburg i.B.: Herder, 2008) 344-55.
(9) Rudolf Pesch, Das Markusevangelium (Freiburg i.B.: Herder, 1976) 100-4; Joachim Gnilka, Das Evangelium nach Markus ,(Zurich: Benzinger Verlag, 1978)64-69.
(10) Gnilka, Das Matthausevangelium, 409f; Ulrich Luz, Matthew 8-20: A Commentary, bản dịch của James E. Crouch (Minneapolis: Fortress, 2001), 52-58.
(11) Schurmann, Das Lukasevangelium, 231; Luz, Matthew 1-7, 190-93.
(12). Các song đối Do Thái trong Paul Billerbeck và Hermann Lebrecht Struck hiệu đính, Kommentar zum Neuen Testament aus Talmud und Midrasch (Munich: C.H. Beck, 1985-89), IV/1: 559-610.
(13) Ulrich Wilckens, Theologie des Neuen Testaments, Bd. II/1 (Neukirchen: Neukirchener Verlag, 2007), 190-95.
(14) G. Schrenk, “πατήρ”, Theologisches Wonterbuch zum Neuen Testament, do Gerard Kittell và nhiều người khác hiệu đính (Stuttgart: Kohlhammer, 1949-79), 5:984-86; Joachim Jeremias, Abba: Studien zur neutestamentlichen Theologie und Zeitgeschichte (Gottingen: Vandenhoeck & Ruprecht, 1966). Đức Bênêđíctô XVI đã nhấn mạnh rất nhiều tới tính trung tâm của sứ điệp Chúa Giêsu về Thiên Chúa như Cha, và nhất là về Thiên Chúa như “Cha của Người”. Xem Jesus of Nazareth: From the Baptism to the Transfiguration, bản dịch của Adrian J. Walker (New York: Doubleday, 2007), 135-42.
(15) Schurmann, Das Lukasevangelium, 358-65.
1. Xem kìa, một đóa hồng nở mãi
Các Tin Mừng Gia Mátthêu và Luca trước khi trình bầy việc Chúa Giêsu ra hoạt động công khai và sứ điệp của Người, đã có phần nói đến tuổi thơ của Người. Có lẽ tốt hơn, nên nói tới tiền sử thừa tác vụ công khai của Chúa Giêsu hơn là nói tới trình thuật tuổi thơ (1). Theo viễn tượng lịch sử, trình thuật này có nhiều vấn nạn đặc biệt. Thực vậy, không giống các phần chính của cả hai Tin Mừng, nó không tường thuật các biến cố xuất phát từ các nhân chứng tận mắt. Tuy nhiên, điều cũng rõ ràng là cả hai tin mừng gia này đều không tự ý tạo ra tiền sử này. Họ viết ra câu truyện này từ một truyền thống cổ hơn mà họ có được; nói chính xác hơn, họ viết nó ra dựa vào hai truyền thống khác nhau; hai truyền thống này giống nhau ở nhiều điểm quan trọng, như việc sinh hạ đồng trinh và việc sinh hạ Chúa Giêsu tại Bêlem. Chính việc khám phá vừa rồi đã đem đến cho tiền sử này một độ khả tín có giá trị lịch sử. Trước hết, ta cần coi trọng lời khẳng định của Thánh Luca rằng ngài cẩn thận tìm tòi mọi điều để viết trọn tin mừng của ngài, kể cả tiền sử này. Ngài nhấn mạnh tính đáng tin của tin mừng do ngài soạn tác (Lc 1:2-4).
Một ít điểm nêu trên để ta thấy rõ: ta không thể mô tả tiền sử này như một tường thuật lịch sử theo nghĩa hiện đại; nhưng ta cũng không thể đơn giản cho rằng nó vô giá trị về phương diện lịch sử mà chỉ là một dã sử đạo hạnh có tính xây dựng. Đây là một loại lịch sử đặc thù. Tiền sử này là một thần học thuật truyện theo kiểu haggadah (thuật truyện vượt qua) của Do Thái (2). Theo phương thức này, Thánh Luca nhấn mạnh rằng điều ngài truyền đạt như một thần học thuật truyện đã diễn ra trong không gian và trong thời gian, tức là ở một địa điểm đặc thù, chủ yếu là Bêlem, và trong một tình thế lịch sử và chính trị cụ thể, tức, dưới thời Hoàng Đế Augustô và tổng trấn Quirinô của ông ta (Lc 2:1). Theo Thánh Mátthêu, câu truyện diễn ra thời Vua Hêrốt (Mt 2:1).
Bất cứ điều gì xẩy ra ở một địa điểm đặc thù vào một thời điểm đặc thù của lịch sử cũng đồng thời thuộc về câu truyện toàn bộ các xử lý của Thiên Chúa đối với nhân loại. Theo gia phả trong Tin Mừng Mátthêu, Chúa Giêsu thuộc về toàn bộ lịch sử cứu rỗi, khởi đầu với Ápraham (Mt 1:1-17). Trong chiều hướng này, câu đầu tiên trong Tin Mừng Mátthêu là “tường thuật gia phả Chúa Giêsu, Đấng Mêxia, con Đavít, con Ápraham”. Tin Mừng Luca trở lui xa hơn và đặt Chúa Giêsu vào lịch sử nhân loại khởi đầu với Ađam (Lc 3:23-38).
Dù đang xử lý với một biến cố phần lớn có thực trong lịch sử, biến cố này không xuất phát từ lịch sử. Theo cả hai Tin Mừng, Chúa Giêsu bước vào đời do công trình của Chúa Thánh Thần (Mt 1:20; Lc 1:35). Người xuất hiện một cách mầu nhiệm nhờ sự can thiệp của Thiên Chúa; Người là Con Thiên Chúa (Lc 1:32-35). Ở đây, phép lạ thực sự không hẳn là việc sinh hạ đồng trinh; đó chỉ là dấu chỉ thể lý và, có thể nói, là cửa ngõ thần linh để bước vào lịch sử (3). Phép lạ là điều lớn lao và đáng ngạc nhiên hơn việc sinh hạ đồng trinh, đó là phép lạ Thiên Chúa xuất hiện và việc Người nhập thể. Tên “Giêsu” cho ta biết điều này: Thiên Chúa là Đấng giúp đỡ; Người là Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta (Mt 1:23). Như thế, tiền sử này đã nhắc đến điều giả thiết phải có trong lịch sử công khai của Chúa Giêsu. Nó cho ta biết Chúa Giêsu là ai và Người từ đâu mà đến.
Nhìn một cách chi tiết vào nội dung thần học của câu truyện, ta sẽ thấy: mọi quan tâm, động lực và chủ đề chủ chốt trong lịch sử công khai của Chúa Giêsu và sứ điệp của Người đều đã được bao hàm trong nó, như khúc dạo đầu. Tiền sử này giống như một thứ tin mừng rút gọn (4). Nó hoàn toàn nằm dưới dấu chỉ lòng thương xót của Thiên Chúa. Nó hiểu lịch sử của Chúa Giêsu như việc nên trọn của lịch sử hứa hẹn và cứu rỗi trước đó (Mt 1:22). Nó thuộc lịch sử hành động thương xót (ἔλεος) của Thiên Chúa từ đời nọ tới đời kia (Lc 1:50). Như đã hứa, nay Thiên Chúa “độ trì Israel, tôi tớ Người, vì nhớ lại lòng thương xót của Người” (Lc 1:55): “Như thế, Người đã tỏ lòng thương xót từng hứa với tổ tiên ta, và đã nhớ lại giao ước thánh thiện của Người” (Lc 1:72).
Vì tình yêu thương xót của Thiên Chúa, một ánh sáng rạng rỡ từ trên cao đã viếng thăm ta ngõ hầu soi sáng cho tất cả những ai đang ngồi trong tối tăm và trong bóng tử thần (Lc 1:78tt). Câu truyện Giáng Sinh của Thánh Luca công bố việc sinh hạ của Đấng Cứu Thế, một việc sinh hạ hằng được mong chờ và hy vọng: “Hôm nay trong Thành Đavít, Đấng Cứu Thế đã được sinh ra cho các ngươi; Người là Đấng Mêxia, là Đức Chúa” (Lc 2:11).
Việc nên trọn lời hứa thiên sai đã trở thành một thực tại nơi những người vốn là miêu duệ của một dòng dõi vĩ đại, từ nhà Aaron (Lc 1:6) và Đavít (Mt 1:20; Lc 1:27; 2:4), nhưng những người này, như Giacaria và Êlisabét (Lc 1:5), Simêong và Anna (Lc 2:25-38), cũng được kể vào số những người chân chất, đạo hạnh, thầm lặng của xứ sở đang hết lòng chờ đợi sự xuất hiện của Đấng Mêxia. Do đó, câu truyện này đảo ngược mọi phạm trù nhân bản; nó tượng trưng cho việc tái đánh giá (transvaluation) mọi qui luật hiện hành thông thường của con người: một người đàn bà hiếm muộn như Êlisabét và một trinh nữ như Maria đã có thai (Lc 1:7, 34), người quyền thế bị truất ngôi, và kẻ tầm thường được nâng cao, người đói ăn được no nê phủ phê trong khi người giầu có ra về tay không (Lc 1:52tt). Do đó, câu truyện này là sự nên trọn của lịch sử Cựu Ước như Hanna, mẹ Samuel, từng ca ngợi trong bài ca tạ ơn của bà. Nó là một lịch sử trong đó, Thiên Chúa đem đến sự sống và chết chóc, tạo nên người giầu người nghèo, hạ nhục người này tôn vinh người nọ (1Sm 2:1-11). Nó dự báo Bài Giảng Trên Núi, theo đó và trái ngược với mọi luận lý thuần nhân bản, người nghèo, người khóc lóc, người vô quyền, người hay thương xót, người xây dựng hòa bình, và những ai bị bách hại đều được gọi là người có phúc (Mt 5:3-11; Lc 6:20-26).
Trong đặc điểm kỳ diệu trên, câu truyện này làm nổ tung mọi thông số vốn chỉ dành cho dân Israel, và đã tự mở tung mình ra cho toàn bộ nhân loại. Nó vượt qua Môsê, trở lui tới tận Ápraham, vốn là sự chúc phúc cho mọi dân tộc trên mặt đất (St 12:2tt) và, thực ra, nó trở lui tới tận Ađam, thủy tổ loài người. Chiều kích hoàn vũ này cũng đã được phát biểu trong câu truyện về các chiêm tinh gia từ Đông Phương, vốn tượng trưng cho lòng đạo có tính vũ trụ của người ngoại giáo (Mt 2:1-12). Nó báo trước chủ đề quán xuyến (motif) ta từng thấy trong Cựu Ước nói về cuộc lữ hành cánh chung của dân Do Thái tiến về Núi Xion (Is 2; Mk 4:1, 3; xem Mt 8:11) (5). Với việc xuất hiện của Chúa Giêsu, nền hòa bình hoàn vũ (“shalom”) mà mọi người trên thế giới được Thiên Chúa sủng ái hằng mong chờ, bắt đầu ló dạng (Lc 2:14). Cuối cùng ông già Simêong ca ngợi Thiên Chúa trong Đền Thờ:
“Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân: Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Ít-ra-en Dân Ngài" (Lc 2:30-32).
Tuy câu truyện Giáng Sinh thật tuyệt diệu và cảm động, nhưng nó thật ít chi tiết để người ta thơ mộng hóa về tình cảm. Thực thế, nó chỉ kể rằng Đấng Mêxia mới sinh không có chỗ trong thế giới chính dòng; Người chỉ tìm được nơi trú chân giữa những người chăn chiên bị khinh bỉ. Nó kể thêm việc Hêrốt chống đối, việc tàn sát các hài nhi ở Bêlem, việc trốn qua Ai Cập, và lời tiên tri này: Chúa Giêsu sẽ trở nên dấu hiệu của mâu thuẫn và một lưỡi gươm sẽ đâm thâu trái tim mẹ Người (Lc 2:34tt). Ngay từ lúc khởi đầu, bóng thập giá đã trùm phủ câu truyện nay đang bắt đầu.
Như thế tiền sử các Tin Mừng không hề là một dã sử kiểu điền viên dân dã. Câu truyện này làm nổ tung mọi ý niệm và hoài mong thông thường: việc sinh hạ Đấng Cứu Thế từ một trinh nữ, không ở trong cung điện, mà trong một hang bò lừa, nơi trú chân giữa người nghèo, giữa các người chăn chiên bị khinh bỉ. Một điều như thế không thể tạo hoẹt được. Đó đâu phải là ngôn từ của một truyện dân dã hay một huyền thoại. Thoạt đầu là máng cỏ, kết cục là giá treo thân, “điều này lấy từ chất liệu lịch sử, chứ đâu phải chất liệu mạ vàng của dã sử yêu quí” (6). Nhưng chính trong cái nghịch lý và căng thẳng giữa tiếng hát thiên thần từ trời cao và thực tại lịch sử hung tàn này, một điều gì kỳ diệu độc đáo đã toát ra, nhất là từ câu truyện Giáng Sinh, một điều kỳ diệu luôn nâng cao tinh thần người ta và làm tâm hồn họ xúc động.
Ta chỉ có thể hiểu được câu truyện trên như một điều kỳ diệu. Trong thời kỳ tiếp liền sau Tân Ước, Thánh Inhaxiô thành Antiôkia đã nhận ra ý nghĩa sâu xa của câu truyện Giáng Sinh. Ngài nói rằng Chúa Giêsu Kitô xuất phát từ sự im lặng của Chúa Cha (7). Ngài trích dẫn Sách Khôn Ngoan 18:14-15: "Khi vạn vật chìm sâu trong thinh lặng, lúc đêm trường chừng như điểm canh ba, thì từ trời cao thẳm, lời toàn năng của Ngài đã rời bỏ ngôi báu"
Thiên Chúa, Đấng rõ ràng cách biệt khỏi các loài tử sinh và là Đấng ta thường tin rằng ta chỉ có thể thờ lạy trong im lặng, đã được đánh thức giữa trời đêm trần thế và, theo thánh ý khôn dò của Thiên Chúa, đã bước ra khỏi im lặng và tự ý thông đạt với chúng ta trong Ngôi Lời vĩnh hằng đã thành xác phàm của Người, đầy ơn thánh và sự thật (Ga 1:1tt, 14). Với Meister Eckhart, huyền nhiệm học của Đức đã tiếp nhận tư tưởng này và khai triển thêm về nó (8):
Trong hơn hai ngàn năm qua, câu truyện Giáng Sinh không hề mất đi chút quyến rũ nào. Dưới hình thức bình dân hơn, câu truyện này đã khơi lên nhiều chuyện lạ tin hay không tin cho tới tận nay. Thánh Phanxicô Assidi là người đầu tiên đề xướng việc làm máng cỏ để biến tình yêu Thiên Chúa thành hữu hình, giúp ta thấy rõ tình yêu này một cách lạ thường. Cho tới nay, nhiều người, ngay cả những người đã ra xa lạ với sinh hoạt Giáo Hội, vẫn đi kính viếng hài nhi thần linh trong máng cỏ, Đấng được người ta cảm nghiệm như tia sáng yêu thương và niềm hy vọng giữa cuộc đời đen tối và lạnh lẽo.
Một khúc hát Giáng Sinh xưa từ thế kỷ 16 đã đem lại một mô tả sống động cho cái đặc điểm không thể tưởng tượng được, rất không cái nhiên chút nào của sứ điệp này: “Xem kìa, một đóa hồng nở mãi… giữa giá lạnh mùa đông, khi đêm đen đã qua một nửa”. Một đóa hồng nhỏ trong mùa đông và giữa đêm khuya, quả là việc nên trọn của lời tiên tri Isaia (11:1) rằng từ một gốc cùn, dường như đã chết và vô giá trị, một chồi non sẽ mọc lên cách lạ lùng. Ít có ai mô tả tốt hơn tính mới lạ khó tin và hết sức hấp dẫn của biến cố Giáng Sinh.
2. Tin Mừng của Chúa Giêsu về lòng thương xót của Chúa Cha
Thánh Máccô bắt đầu Tin Mừng của ngài tương tự như Thánh Mátthêu, nhưng một cách rất đáng chú ý: “Bắt đầu Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa”. Ngài cô đọng tính mới lạ và tính toàn diện đầy lý thú của tin mừng (εύαγγέλιον) trong lời tóm tắt sau đây: “Thời gian đã mãn và nước Thiên Chúa đã tới gần” (Mc 1:15) (9). Thời gian đã mãn là một ý niệm rất thịnh hành trong văn chương khải huyền buổi đầu của Do Thái. Chúa Giêsu tiếp nhận ý niệm này và đồng thời vượt qua ý niệm này. Vì Người không nói ít hơn: Nay thời gian đã tới. Khi Người xuất hiện, một khúc ngoặt lịch sử, vốn đã được tiên báo và chờ đợi, đã xẩy ra. Giờ đây, việc xuất hiện của Nước Thiên Chúa đã được hoàn tất. Nhưng việc này xẩy ra thế nào? Các chương sau đây trong Tin Mừng Máccô cho ta câu trả lời rõ ràng. Nước Thiên Chúa xuất hiện qua việc chữa lành đầy lạ lùng mọi loại bệnh nhân và qua việc khử trừ ma qủy hay các sức mạnh gây hại cho con người.
Thánh Luca đề cập đến việc trên còn rõ ràng hơn nữa. Trong Tin Mừng của ngài, tường trình về lần xuất hiện công khai đầu tiên của Chúa Giêsu tại hội đường Nadarét trong ngày Sabát đã thay thế cho lời tóm tắt của Thánh Máccô. Tại đó, Chúa Giêsu đọc lớn tiếng lời tiên tri Isaia: “Người đã xức dầu cho tôi để tôi đem tin mừng (εύαγγέλειν) đến cho người nghèo… để tôi công bố năm hồng ân của Chúa” (Lc 4:18-19).
Đối với Thánh Luca, tin mừng của Chúa Giêsu là công bố năm hồng ân, nghĩa là năm giải phóng (Lv 25:10) người nghèo. Sau đó, Chúa Giêsu nói thêm: “Hôm nay, lời Sách Thánh này đã ứng nghiệm nơi tai các ngươi” (Lc 4: 21). Thánh Luca cũng nối kết việc làm của Chúa Giêsu với con người của Chúa. Lần này ngài làm thế một cách mạnh mẽ đến độ trong việc đồng hóa có tính cụ thể này, đặc tính khuấy động trong sứ điệp của ngài đã được nói lên.
Một tuyên bố tương tự cũng tìm thấy trong Tin Mừng của Thánh Mátthêu. Khi các môn đệ của Gioan Tẩy Giả tới gặp Chúa Giêsu và hỏi Người xem Người có phải là Đấng sẽ đến hay không, Chúa Giêsu đã tóm lược thừa tác vụ công khai của Người bằng cách trích dẫn Tiên Tri Isaia 61:1: “Người mù nhìn thấy, người què bước đi, người cùi được sạch, người điếc nghe thấy, người chết sống lại, và người nghèo được đem đến tin mừng”. Đối với Thánh Mátthêu, các việc làm của Chúa Kitô là các việc thương xót nhằm chữa lành và giúp đỡ. Săn sóc những ai cần giúp đỡ và người nghèo, người thấp cổ bé miệng, và những người không quan trọng đối với con mắt người đời, do đó, là bản tóm lược sứ mệnh Mêxia của Chúa Giêsu (10). Chúa Giêsu cũng liên kết thừa tác vụ của Người với con người của Người: “Và phúc thay bất cứ ai không xúc phạm tới tôi” (Mt 11:5tt; Lc 7:22tt).
Điều mà cả ba bản văn Nhất Lãm có tính lên chương trình thì đều đã được diễn tả trong mối phúc thứ nhất của Bài Giảng Trên Núi: “Phúc thay ai nghèo khó trong tinh thần” (Mt 5:3; Lc 6:20). Chữ nghèo ở đây không những chỉ những người nghèo về kinh tế và xã hội, mà đúng hơn còn chỉ tất cả những ai có cõi lòng tan nát, đang thất vọng hay làm người khác thất vọng, tất cả những ai đang đứng trước mặt Thiên Chúa như những người ăn xin (11). Chúa Giêsu nói với tất cả những ai đang mang gánh nặng rằng: “Hãy đến với tôi, tất cả những ai đang kiệt sức và mang gánh nặng, và tôi sẽ làm họ được thảnh thơi. Hãy mang lấy ách của tôi và học hỏi nơi tôi; vì tôi dịu dàng và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11:28tt).
Chúa Giêsu không những chỉ công bố sứ điệp thương xót của Cha Người, chính Người còn sống sứ điệp ấy nữa. Những gì Chúa Giêsu công bố, Người đều mang ra sống cả. Người phục vụ người bệnh và những ai bị ma qủy ám hại. Người có thể nói về chính Người rằng “Tôi dịu dàng và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11:29). Người xúc động vì cảm thương (σπλαγχνισθεὶς) khi gặp một người cùi (Mc 1:41) hay chứng kiến sự sầu khổ của bà mẹ mất đứa con trai duy nhất (Lc 7:13). Người cảm thương [Mitleid] những người bệnh hoạn (Mt 14:14) và những người đói ăn (Mt 15:32). Người cảm thương khi thấy 2 người mù xin Người thương xót [Erbarmen] (Mt 20:34), và Người cảm thương những ai như chiên không có người chăn (Mc 6:34).Tại mộ bạn Người là Ladarô, Người run rẩy trong lòng và bật khóc (Ga 11:35, 38). Trong bài diễn văn rất long trọng về việc Phán Xét Sau Cùng, Người đồng hóa mình với người nghèo, người đói khát, người khốn cùng, và người bị bách hại (Mt 25:31-46) (12). Hết lần này tới lần khác, Người gặp những người kêu lớn tiếng “Xin thương xót tôi” Hay “xin thương xót chúng tôi” (Mt 9:27; Mc 10:47tt vá v.v…). Ngay trên thập giá, Người còn ân xá cho tên ăn trộm biết ăn năn và cầu nguyện cho những người đã đem Người tới thập giá (Lc 23:34-43).
Điều mới lạ trong sứ điệp của Chúa Giêsu và phân biệt nó với Cựu Ước là: Người công bố lòng thương xót của Thiên Chúa cho mọi người một cách hết sức cơ bản. Chúa Giêsu mở toang đường dẫn tới Thiên Chúa không phải chỉ cho một số ít người công chính, mà là cho mọi người. Trong Nước Thiên Chúa, có chỗ cho mọi người; không ai bị loại ra ngoài cả. Cuối cùng, Thiên Chúa đã thu hồi cơn thịnh nộ của Người và đã mở hết cỡ tình yêu và lòng thương xót của Người ra (13).
Người tội lỗi là những người được Chúa Giêsu ngỏ lời một cách đặc biệt; họ là những người nghèo về thiêng liêng. Không như các biệt phái và luật sĩ, Chúa Giêsu không giữ khoảng cách đối với họ. Người ăn uống với họ (Mc 2:13-17 và v.v…). Người được coi như bằng hữu của những người thu thuế và tội lỗi (Lc 7:34). Tại nhà của người biệt phái Simong, Người tỏ lòng thương xót đối với một gái điếm, rất nổi tiếng trong thành (Lc 7:3-50). Một điều tương tự như thế cũng đã xẩy ra cho người thu thuế tên Giakêu, mà Người tới thăm nhà (Lc 19:1-10). Khi người biệt phái tấn công, Người trả lời họ: “Tôi đến không kêu gọi người chính trực mà là người có tội ăn năn” (Lc 5:32; xem 19:10). Chúa Giêsu kể cho họ dụ ngôn người biệt phái và người thu thuế, cả hai cùng đến Đền Thờ cầu nguyện. Không phải người biệt phái, người huênh hoang vì việc tốt mình làm, ra về được công chính hóa, mà đúng hơn, người thu thuế, người chỉ biết đấm ngực và cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa, xin thương xót con, một kẻ tội lỗi” (Lc 18:9-14).
Sứ điệp về Thiên Chúa như Cha chúng ta chiếm tâm điểm sứ điệp của Chúa Giêsu (14). Cách Chúa Giêsu thưa với Thiên Chúa “Ba ơi” (Mc 14:36) quả đã được Kitô Giáo sơ khai ghi tạc. Sự kiện cách xưng hô này được giữ nguyên văn Aramaic trong ngữ cảnh Hy Lạp (Rm 8:15; Gl 4:6) đủ chứng tỏ rằng ngay từ buổi sơ khai, cách thân thưa với Thiên Chúa như thế đã được coi là đặc điểm của Chúa Giêsu và của các Kitô hữu. Do đó, Kinh Lạy Cha, mà Chúa Giêsu từng dạy chúng ta cầu nguyện để đáp lại lời yêu cầu của các môn đệ Người (Mt 6:9; Lc 11:2) đã rất chính đáng trở thành lời cầu nguyện nổi tiếng nhất và được phổ biến rộng rãi nhất của Kitô Giáo. Nó nói lên cốt lõi thâm sâu nhất của cái hiểu của ta về Thiên Chúa và về mối liên hệ của ta với Thiên Chúa. Nó cho ta hay: ta đang ở trong một mối liên hệ bản thân với một Ngài thần thánh, Đấng biết rõ ta, nghe tiếng ta, chịu đựng ta, và yêu thương ta.
Chúa Giêsu nói thêm rằng ta không nên sử dụng những lời lẽ lớn lao khi cầu nguyện vì Cha ta biết rõ ta cần gì (Mt 6:8). Ta có thể đặt mọi lo lắng của ta nơi Người. Người chăm sóc chim trời và hoa cỏ ngoài đồng ra sao, Người còn biết các con người nhân bản chúng ta cần gì hơn thế nhiều (Mt 6:25-34). Người chăm sóc các con chim sẻ; Người còn đếm cả các sợi tóc trên đầu ta (Mt 10 (Mt :2tt). Người là Cha ta và Người là Cha mọi con người nhân bản. Tất cả đều là con cái Người, tất cả đều là các con trai con gái của Người. Người để mặt trời chiếu sáng cả người xấu lẫn người tốt và Người để mưa đổ xuống cả người công chính lẫn người bất chính (Mt 5:45). Cha chúng ta ở trên trời (Mt 5:16; 18:10, 14, 32 tt) không xa cách ta; Người là Cha của cả trời lẫn đất (Mt 11:25; xem 6:10). Cuộc sống trên đất của ta được Cha duy nhất của ta ở trên trời điều hướng. Ta có thể khám phá ra bàn tay của Cha ở trong mọi sự, ta biết: với Người ta được an toàn trong mọi tình huống, và ta có thể trông cậy nơi Người như Cha chúng ta trong mọi thiếu thốn. Như thế, ta không sống trong một vũ trụ không biên cương, không xúc cảm và không cha. Ta không phải là sản phẩm của một ngẫu nhiên hay sản phẩm của một biến hóa vô nghĩa và vô hướng.
Thánh Sử Luca thu sứ điệp của Chúa Giêsu lại với nhau trong một tóm lược ngắn gọn. Ở chỗ Thánh Mátthêu nói đến sự hoàn thiện của Thiên Chúa (Mt 5:48), thì Thánh Luca nói tới lòng thương xót của Người (Lc 6:36). Như thế, đối với Thánh Luca, lòng thương xót chính là sự hoàn thiện trong yếu tính của Thiên Chúa. Người không kết án; đúng hơn, Người ân xá, Người chu cấp và ban phát hồng ân với một đấu đong tốt, súc tích, đẫy đà và đầy tràn. Có thể nói, lòng thương xót của Thiên Chúa có tính siêu tỷ lệ (superproportional). Vượt mọi thước đo (15).
Kỳ Sau: Một người cha hay thương xót trong các dụ ngôn
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
(1) Như Joachim Gnilka đã nhận xét rất đúng trong Das Matthausevangelium (Freiburg i. Br.: Herder, 1986) 1f.
(2) Đây không phải là chỗ để thảo luận một cách chi tiết văn thể của các trình thuật tuổi thơ và vấn đề lịch sử tính của chúng. Tôi dựa vào công trình của Heinz Schurmann, người đã loại bỏ lối giải thích coi chúng như dã sử và là những câu truyện để nâng cao đạo đức mà thôi. Thay vào đó, ông nói tới lối văn thuật sự đối ứng (homologous narrative), như lối văn tìm thấy trong haggadah của Do Thái về sau (đúng hơn: Do Thái trước đó). Với cách nhìn này, không có gì đã được định trước liên quan tới tính chất lịch sử của các trình thuật. Xem Schurmann, Das Lukasevanvgelium, (Freiburg i.Br.: Herder, 1969), 18-25.
(3) Chúng ta không thể và cũng không cần đi vào chi tiết của vấn đề này ở đây. Tôi đã phát biểu ý nghĩ của mình về vấn đề này trong Jesus Christ, bản dịch của V. Green (New York: Paulist Press, 1977), 251 và trolng Katholische Kirche: Wesen-Wirklichkeit-Sendung (Freiburg i. Br.: Herder, 2011), 219. Về cuộc thảo luận có tính giải thích, xem Gnilka, Das Matthausevangelium, 22-33; G.L. Muller, “jungfrauengeburt”, Lexikon fur Theologie und Kirche, ấn bản 3, do Walter Kasper và nhiều người khác hiệu đính (Freiburg: Herder, 1993-2001) 5:1090-95.
(4) Ulrich Luz, Matthew 1-7: A Commentary, bản dịch của James E. Crouch (Minneapolis, MN: Fortress, 2007), 72-73; Gnilka, Das Matthausevangelium, 1.
(5) Xem Gnilka, Das Matthausevangelium, 33-37. Về ý nghĩa Giáo Hội học của đoạn này, xem Kasper, Katholische Kirche, 131-33.
(6) Ernst Bloch, The Principle of Hope, bản dịch của Neville Plaice, Stephen Plaice và Paul Knight, 3 cuốn (Cambrodge, MA: MIT, 1986) 3:1256.
(7) Thánh Inhaxiô thành Antiốc, “Epistle to the Magnesians”, 8, 23.
(8) A.M. Haas, “Im Schweigen Gott zur Sprache bringen” trong Gott denkenund bezeugen, do George Augustin và Klaus Kramer hiệu đính (Freiburg i.B.: Herder, 2008) 344-55.
(9) Rudolf Pesch, Das Markusevangelium (Freiburg i.B.: Herder, 1976) 100-4; Joachim Gnilka, Das Evangelium nach Markus ,(Zurich: Benzinger Verlag, 1978)64-69.
(10) Gnilka, Das Matthausevangelium, 409f; Ulrich Luz, Matthew 8-20: A Commentary, bản dịch của James E. Crouch (Minneapolis: Fortress, 2001), 52-58.
(11) Schurmann, Das Lukasevangelium, 231; Luz, Matthew 1-7, 190-93.
(12). Các song đối Do Thái trong Paul Billerbeck và Hermann Lebrecht Struck hiệu đính, Kommentar zum Neuen Testament aus Talmud und Midrasch (Munich: C.H. Beck, 1985-89), IV/1: 559-610.
(13) Ulrich Wilckens, Theologie des Neuen Testaments, Bd. II/1 (Neukirchen: Neukirchener Verlag, 2007), 190-95.
(14) G. Schrenk, “πατήρ”, Theologisches Wonterbuch zum Neuen Testament, do Gerard Kittell và nhiều người khác hiệu đính (Stuttgart: Kohlhammer, 1949-79), 5:984-86; Joachim Jeremias, Abba: Studien zur neutestamentlichen Theologie und Zeitgeschichte (Gottingen: Vandenhoeck & Ruprecht, 1966). Đức Bênêđíctô XVI đã nhấn mạnh rất nhiều tới tính trung tâm của sứ điệp Chúa Giêsu về Thiên Chúa như Cha, và nhất là về Thiên Chúa như “Cha của Người”. Xem Jesus of Nazareth: From the Baptism to the Transfiguration, bản dịch của Adrian J. Walker (New York: Doubleday, 2007), 135-42.
(15) Schurmann, Das Lukasevangelium, 358-65.