Ngày 20-05-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy giữ mãi ''đôi cánh thiên nga''
LM. Giuse Trương Đình Hiền
08:07 20/05/2012
Hãy giữ mãi "đôi cánh thiên nga"

Chúa Nhật Thăng Thiên (2012)

Để trình bày một mầu nhiệm cao siêu và lạ lùng, mầu nhiệm Chúa Thăng Thiên, tác giả sách Công Vụ Sứ Đồ đã diển tả cuộc “ra đi về trời của Đức Kitô mang dáng đứng huyền thoại pha lẫn chút cổ tích với những hình ảnh thật gợi cảm “Người được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người…Và đang lúc các ông còn đăm đăm nhìn lên trời phía Người đi…” (BĐ 1). Cho dù Kinh Thánh dùng diễn ngữ nào chăng nữa, thì niềm tin truyền thống của Giáo hội vẫn đơn giản : “Người lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha” (KTK). Vâng, Đức Kitô không “ra đi” để vĩnh viễn mất hút trong không gian và thời gian, Ngài không ra đi để hoàn toàn “âm dương cách trở”, vĩnh biệt ngàn thu…mà chỉ là một cuộc đĩnh đạt bước vào “hiện hữu mới” , là cuộc chiến thắng khải hoàn tiến vào cung điện thiên cung, để được gần gũi hơn, tự do hơn, quyền năng hơn của một “Đấng Kitô Thiên Chúa uy quyền”, chứ không còn là một “con người Giêsu-Nadarét” trước đó 40 ngày, chỉ là một tội nhân bị kết án tử hình với tấm thân rách nát trước tòa Philatô (Ecce Homo) !

Mầu nhiệm Thăng Thiên chính là “câu trả lời dứt khóat của Thiên Chúa” về chân tính đích thực của Con Một Ngài, Đức Giêsu-Kitô, Đấng từ Thiên Chúa mà đến và lại trở về cùng Thiên Chúa. Thăng Thiên chính là sự xác định rõ ràng về chương trình cứu độ của Thiên Chúa, về cùng đích của cuộc nhập thể và tử nạn-phục sinh của Con Một Ngài, về con đường hạnh phúc đích thực mà Đức Kitô sẽ dẫn đầu đi trước như lời kinh Tiền Tụng hôm nay : “Người lên trời không phải để lìa xa chúng con là những kẻ yếu đuối, nhưng vì là đầu và là thủ lãnh của chúng con, nên Người đã lên trước, để chúng con là những chi thể của Người vững một niềm tin tưởng cũng sẽ được lên theo”.

Như vậy, chúng ta có thể tìm thấy ý nghĩa cốt yếu trước tiên của huyền nhiệm Thăng Thiên đó chính là : một cuộc “ra đi để bắt đầu một hiện hữu mới”.

Chính vì thế, với cái nhìn của đức tin theo Lời Mặc khải, Lên trời, Thăng Thiên chỉ là một “diễn ngữ khác của Phục Sinh, Vượt Qua” nhưng mang âm hưởng của “chiến thắng, viên thành”. Chính vì thế, đừng có ai ngu ngơ như một Phi Hành Gia không gian nào đó của Liên Sô, sau chuyến du hành vũ trụ bay về mặt đất, đã ngông nghênh tuyên bố rằng : “Tôi đã bay ngang dọc khắp không gian nhưng chẳng gặp một ông Chúa nào trên đó cả”. Với một quan niệm và niềm tin lệch lạc như thế, thì với vài khoảnh khắc trong không gian kia làm sao anh ta gặp được Thiên Chúa ; mà cho dù anh ta có đi hết “bầu trời cuộc sống” trong thái độ ngạo mạn kiêu căng như thế, thì mãi mãi Thiên Chúa sẽ “ngàn trùng xa cách”. Điều nầy, thì chúng ta phải công nhận triết gia Pascal có lý khi phát biểu rằng : “Thiên Chúa sẽ vô cùng sáng tỏ cho những ai khao khát gặp gỡ Ngài; nhưng Ngài cũng sẽ vô cùng ẩn kín mịt mù đối với những ai đóng kín tâm hồn và xua tay từ khước”. Cũng trong ý nghĩa đó, chúng ta càng xác tín rằng : Chúa về trời là để “dọn chỗ” hầu “lôi kéo mọi người lên với Ngài” ; nhưng đồng thời, Ngài lên trời cũng là để vạch ra một “hố sâu ngăn cách giữa thiên đàng của những La-da-rô ăn mày và hỏa ngục của những tên trọc phú mà cuộc sống là một cuộc khước từ thuờng xuyên sự hiện diện của Thiên Chúa và ích kỷ triền miên trước anh em đồng loại (xem Lc 16,19-31).

Tuy nhiên, chúng ta còn tìm thấy một ý nghĩa khác nữa tgrong sứ điệp Phụng Vụ Thăng Thiên hôm nay : Chúa lên trời cũng có nghĩa “Ngài đang ở lại” :

Đó chính là khẳng định của các Tin Mừng đặc biệt của Tin Mừng Mác-cô được công bố hôm nay : “Nói xong, Chúa Giêsu đươc đưa lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa. Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng”.

Quả thật, Chúa lên trời để ở lại với chúng ta trong quyền năng Chúa Thánh Thần. Ngài lên trời để ở lại với chúng ta trong Lời Ngài được công bố từng ngày, từng giờ hôm nay; Ngài lên trời để ở lại với chúng ta trong Nhiệm tích Thánh Thể; Ngài lên trời để ở lại với chúng ta trong những người nghèo hèn đói khổ, bị bách hại đau thương như Ngài đã từng xác quyết : “Khi nào ngươi làm cho một người bé nhỏ nhất là ngươi đã làm cho chính ta…”, “Saulô, Saulô, sao ngươi tìm bắt Ta..” ; Ngài lên trời để ở lại trong chúng ta trong những Vị mục Tử thay mặt mặt Ngài chăn dắt đoàn chiên : “Sự gì dưới đất cầm buộc trên trời cũng cầm buộc…” ; Ngài lên trời để ở lại với chúng ta khi chúng ta họp nhau dâng lời cầu nguyện và tiến dâng Hy Tế : “Ở đâu có hai ba người họp lại vì Danh ta, có Ta ở giữa…”…Vâng, chính nhờ mầu nhiệm “Lên trời” mà Đức Kitô Phục sinh không chỉ hiện diện trong những Ngôi Thánh Đường nguy nga đồ sộ, trên cung thánh rực rỡ hào quang ; mà Ngài còn hiện diện nơi những nhà tù tanh hôi, khát máu, nơi những chòi tranh vách đất nghèo nàn, nơi trái tim nồng nàn cháy bỏng của những vĩ nhân như Đức Gioan-Phaolô II, hay nơi tâm hồn khiêm hạ giản đơn của Thánh Têrêxa hài Đồng, của Á Thánh Têrêxa calcutta, của Á Thánh Tân tòng Anrê Phú Yên, của linh mục tù nhân Maximilien Kolbe dám hy sinh cho bạn tù …

Đức Kitô về Trời để ở lại một cách huyện nhiệm khôn lường qua Bí Tích Thánh Thể mà hôm nay, giờ nầy tất cả chúng ta đang qui tụ để một lần nữa được cùng Ngài tái diễn Hy tế cứu độ, một lần nữa được nghe chính Ngài phán dạy qua bàn Tiệc Lời Chúa được công bố. Những lời hôm xưa của Đức Kitô trước khi giã từ các môn sinh : “Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” đã được hiện thực không ngừng từng mỗi phút giây trong nhịp sống của Giáo Hội.

Và như thế, ý nghĩa cuối cùng và cũng là việc thực hành sống huyền nhiệm Thăng Thiên đó chính là : Hãy tìm kiếm những sự trên trời.

Nếu cách đây 2000 năm, các thiên thần đã nhắc khéo các tông đồ : “Tại sao các anh cứ đứng đó mà nhìn trời cao ?” (BĐ 1). Qua đó, Lời Chúa cũng muốn nói với chúng ta, với Giáo Hội muôn nơi muôn thuở rằng : Hãy quay về với mặt đất. Hãy quay về với Sứ Mệnh Đức Kitô phán truyền ; hãy quay về với thực tại đời thường để đem men Tin mừng vào thúng bột thế giới, để đem ánh sáng chân lý cứu độ vào bóng tối trần gian. Và các tông đồ đã thật sự quay về để sau đó tung chân đi khắp nẽo đường loan báo Tin vui. Và sau 20 thế kỷ, quả thật ‘tiếng chúng đã vang cùng trái đất và lời chúng đã vang xa khắp cõi địa cầu”.

Sống mầu nhiệm Thăng Thiên hôm nay phải chăng đó là vừa “biết ngước mắt ngẫng cao đầu hướng về trời cao” để nuôi giữ niềm tin yêu hy vọng vĩnh cửu, và vừa biết nhìn thẳng vào cuộc sống đời thường để biết xả thân xây dựng cuộc sống hôm nay. Sống mầu nhiệm Thăng Thiên cũng có nghĩa là vừa biết giữ cõi lòng thanh thản khỏi mọi vướng bận và đam mê nhỏ hèn, ô trọc, nhầy nhụa vật chất và lạc thú tầm thường , vừa biết cần cù xây dựng công lý và yêu thương, sẵn sàng biết cho đi và quảng đại quên mình.

Lời mời gọi của sứ điệp Thăng Thiên hôm nay làm tôi chợt liên tưởng tới câu chuyện "con chim thiên nga mang đôi cánh vịt".

Chuyện rằng : trong bầy thiên nga bay cao trên vòm trời, có một chú nhìn xuống cánh đồng và chợt thấy một bầy vịt đang tà tà ngụp lặn kiếm ăn trông thảnh thơi, dễ chịu. Thế là chàng thiên nga với đôi cánh trắng mạnh mẽ, có thể ba qua cả một đại dương, đã "hạ cánh xuống chen vai cùng đám vịt đồng", và chấp nhận ngày lại ngày mò cua bắt ốc...Nhưng rồi, bầy thiên nga trên cao lại xuất hiện. Cuộc sống lên cao, bay xa ẩn sâu trong tiềm thức trỗi dậy. Chú "thiên nga vịt đồng" quyết vỗ cánh để bay lên để nhập đoàn với "đội thiên thần cánh trắng". Nhưng oái ăm thay ! Đôi cánh ngày xưa bây giờ như ngắn lại. Các đường gân và cơ bắp tóp teo. Chú thiên nga gắng đập cánh nhưng vẫn không cất mình lên nổi khỏi chốn bùn lầy nước đọng. và số phận thiên nga cao đẹp ngày nào vĩnh viễn lìa xa để thôi đành chấp nhận kiếp vịt đồng tà tà ngày qua tháng lại giữa chốn bùn lầy nước đọng....

Vâng, sống mầu nhiệm Thăng Thiên đó là biết không ngừng “chắp cho mình đôi cánh thiên nga” để bay cao khỏi vũng lầy của cái danh cái lợi, cái hận thù ghét ghen, cái nhỏ nhen bũn xĩn…để nhìn xa về phía trước, nhìn lên tận cõi cuối trời mà tin rằng có một “quê nhà đích thật” đang mở cửa đón đợi...

Để được như thế, chúng ta có thể cùng thưa lên với Chúa Giêsu :

Lạy chúa Giêsu,
Chúa đã yêu trái đất nầy,
Và đã sống trọn phận người ở đó.
Chúa đã nếm biết
nổi khổ đau và hạnh phúc,
sự bi đát và cao cả của phận người.
Xin dạy chúng con biết đường lên trời,
nhờ sống yêu thương đến hiến mạng sống cho anh em.
Khi ngước nhìn lên quê hương vĩnh cửu,
chúng con thấy mình được thêm sức mạnh
để xây dựng trái đất nầy,
và chuẩn bị nó đón ngày Chúa trở lại.
Lạy Chúa Giêsu đang ngự bên hữu Thiên Chúa,
xin cho những vất vả của cuộc sống ở đời
Không làm chúng con quên trời cao ;
và những vẽ đẹp của trần gian
Không ngăn bước chân con tiến về bên Chúa.
Ước gì qua cuộc sống hằng ngày của chúng con,
mọi người thấy Nước Trời đang tỏ hiện.


Giuse Trương Đình Hiền
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tâm tư cuả Đức Tổng Giám Mục Gomez, cuộc tranh luận về hôn nhân đã bỏ quên nhu cầu của trẻ em.
Trần Mạnh Trác
08:22 20/05/2012
(EWTN) Đức Tổng Giám Mục José H. Gomez nói rằng các cuộc tranh luận đang sôi nổi về hôn nhân đã bỏ quên hai chủ đề là "trẻ em" và "khiá cạnh nhân sinh" của một nền văn minh, và đã sai lạc chỉ tập trung vào một chủ đề là sự ước muốn của những người lớn.

"Mọi xã hội trong mọi thời đại, hôn nhân và gia đình đã luôn luôn chú trọng đến con trẻ. Bởi vì trẻ em là tương lai của xã hội," Vị tổng giám mục cuả Los Angeles đã viết ngày 18 Tháng Năm vừa qua trên cột báo cuả Tổng Giáo Phận.

"Chỉ mới cách đây có một thế hệ thôi, các tổ chức ở Mỹ như nhà trường, phương tiện truyền thông, công tư sở, đều nhất trí về chính sách và bậc thang giá trị của chúng ta là cổ võ các cuộc hôn nhân mạnh mẽ và hỗ trợ các bậc cha mẹ trong những nỗ lực nâng cao sức khỏe, đạo đức cuả con em"
Nhưng nay thì điều ấy đã thay đổi.

Theo sự quan sát cuả Đức Tổng Giám Mục Gomez, những cuộc tranh luận hiện đại "chỉ tập trung vào người lớn và những mong muốn về mối quan hệ của họ."
Nền văn hóa đặt con trẻ làm tâm điểm cuả quá khứ đã bị thay thế bằng "một cá nhân chủ nghĩa quá khích, lấy định nghĩa tự do tình dục là nguồn hạnh phúc duy nhất", Ngài nói.

"Chúng ta không thể cai quản xã hội dựa trên ý thích riêng tư như thế. Là người lớn và là công dân, chúng ta có nghĩa vụ đạo đức phải nhìn xa hơn bản thân mình. Phải suy nghĩ về lợi ích chung của xã hội. Phải suy nghĩ về những thế hệ tương lai ."

Thực tế ngày nay là, trẻ em chỉ còn là một đối tượng cho một cuộc "thí nghiệm xã hội" và chúng sẽ phải gánh chịu hậu quả của các định nghĩa mới về hôn nhân, cha mẹ và gia đình.

Nhưng trẻ em có quyền lớn lên với một người cha và một người mẹ và có quyền "được sinh ra trong một gia đình dựa trên hôn nhân," Đức giám mục giải thích thêm rằng điều này sẽ giúp con trẻ khám phá ra căn tính và phẩm giá đích thực của chúng và cho phép chúng "học sự yêu thích Chân Thiện Mỹ."

Đức Tổng giám mục nói rằng xã hội Mỹ đang trong cơn "lo lắng và bối rối" về ý nghĩa của hôn nhân và mục đích của gia đình.

"Hơn bao giờ hết tôi tin rằng người Công giáo có nhiệm vụ phải lãnh đạo hướng đi của xã hội, bằng những giáo huấn và gương sáng của chúng ta."

Đức Tổng Giám Mục Gomez nhấn mạnh cần phải khôi phục lại ý nghĩa về "hệ nhân sinh" (human ecology), thắt chặt nền tảng cuả gia đình, bắt nguồn từ ý nghiã hôn nhân là "khu bảo tồn tự nhiên của cuộc sống và nền văn minh."

Hôn nhân và gia đình là một phần của "mầu nhiệm sâu xa nhất" của sự sáng tạo của Thiên Chúa và kế hoạch cứu rỗi của Người.

"Gia đình nhân loại là một con tàu mà qua đó Thiên Chúa tuôn đổ những ơn lành xuống. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã sinh ra trong tử cung của một người mẹ và đưọc nuôi dưỡng trong một gia đình thánh thiện."

"Những đứa con của chúng ta, chúng không có tiếng nói. Chúng đang phụ thuộc vào chúng ta nói thay cho chúng."

Đức Tổng Giám Mục khuyến khích cầu nguyện cho con trẻ và cho sự thành công của Hội nghị Thế giới về gia đình ở Milan (Ý) từ ngày 30 tháng 5 cho đến ngày 3 tháng 6.

"Chúng ta hãy cần xin Đức Mẹ giúp chúng ta khôi phục lại 'hệ nhân sinh' trong xã hội này - để cho hôn nhân được thiêng liêng và gia đình thành một nơi trú ẩn đích thực của sự sống và là tâm điểm của một nền văn hoá tình yêu", Ngài nói.
 
30.000 tín hữu đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với Đức Thánh Cha
LM. Trần Đức Anh OP
09:11 20/05/2012
VATICAN - Trưa chúa nhật 20-5-2012, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên đàng với hơn 30 ngàn tín hữu tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô.

Trong số các tín hữu tại Quảng trường, có đông đảo các em chịu phép thêm sức thuộc tổng giáo phận Genova, bắc Italia, và các tín hữu hành hương đến từ nước ngoài.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ngài diễn giải về ý nghĩa lễ Chúa Lên Trời, rồi đề cập đến Ngày Thế Giới về truyền thông xã hội, trước khi chào thăm các tín hữu Công Giáo Trung Quốc nhân dịp Lễ Đức Mẹ Phù Hộ các tín hữu, 24-5 sắp tới cũng là Ngày Thế giới cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc. Sau cùng ĐTC lên án cuộc khủng bố trước một trường trung học ở Brindisi nam Italia, sáng hôm thứ bẩy vừa qua, và chia buồn với nạn nhân vụ động đất lúc 4 giờ sàng chúa nhật hôm qua tại miền Emilia Romagna. ĐTC nói:

Anh chị em thân mến

Theo sách Tông Đồ Công vụ, 40 ngày sau khi sống lại, Chúa Giêsu lên trời, nghĩa là trở về cùng Chúa Cha, Đấng đã sai Người xuống trần thế. Tại nhiều nước, mầu nhiệm này được cử hành không phải vào ngày thứ năm vừa qua, nhưng là hôm nay, là chúa nhật sau đó. Lễ Chúa Thăng Thiên đánh dấu sự hoàn thành công trình cứu độ đã được khởi sự với việc nhập thể. Sau khi đã dặn dò các môn đệ lần cuối cùng, Chúa Giêsu lên trời (Xc Mc 16,19). Nhưng Người ”không xa lìa thân phận chúng ta” (Xc Kinh Tiền Tụng); thực vậy, trong nhân tính của Người, Người đã đón nhận nhận loại với Người vào trong vòng thân mật với Chúa Cha và qua đó Người tỏ lộ đích điểm sau cùng của cuộc lữ hành trần thế của chúng ta. Cũng như Chúa Giêsu đã từ trời xuống và vì chúng ta Người đã chịu đau khổ, và chịu chết trên thập giá, Người cũng vì chúng ta mà sống lại và lên cùng Chúa Cha, vì thế, Người không còn xa lạ nữa, nhưng là ”Thiên Chúa chúng ta”, là ”Cha chúng ta” (Xc Ga 20,17).

Lễ Thăng Thiên là hành vi cuối cùng trong cuộc giải thoát chúng ta khỏi ách tội lỗi, như thánh Phaolô Tông Đồ đã viết: ”Khi lên trời, Chúa đã mang theo Người các tù nhân” (Ep 4,8). Thánh Lêô Cả giải thích rằng với mầu nhiệm này ”không những sự bất tử của linh hồn được công bố, nhưng cả sự bất tử của thân xác nữa. Thực vậy, ngày hôm nay, không những chúng ta được xác nhận là người sở hữu thiên đàng, nhưng còn được đi sâu vào Chúa Kitô nơi trời cao” (De Ascensione Domini, Tractatus 73, 2.4: CCCL 138 A, 451.453). Vì thế, các môn đệ, khi thấy Thầy mình nâng bổng khỏi mặt đất và đi lên trời cao, họ không buồn bã, nhưng cảm thấy một niềm vui lớn lao và được thúc đẩy công bố chiến thắng của Chúa Kitô trên sự chết (Xc Mc 16,20). Và Chúa phục sinh hoạt động trong họ, ban cho mỗi người một đoàn sủng riêng, để cộng đoàn Kitô, trong toàn bộ, phản ánh sự phong phú hài hòa của Trời Cao. Thánh Phaolô cũng viết: ”Ngài đã ban ơn cho loài người.. người này làm tông đồ, người kia làm ngôn sứ, người khác làm thánh sử tin mừng, và người khác làm mục tử và thầy dạy.. với mục đích xây dựng thân mình Chúa Kitô.. cho đến mức độ viên mãn trong Chúa Kitô” (Ep 4,8.11-13).

Các bạn thân mến, Lễ Thăng Thiên nói với chúng ta rằng trong Chúa Kitô nhân tính của chúng ta được nâng lên cùng Thiên Chúa; vì thế mỗi lần chúng ta cầu nguyện, đất được nối liền với Trời. Và như trầm hương, khi được đốt lên, tỏa lên cao khói hương dịu dàng, cũng vậy khi chúng ta cầu nguyện với Chúa, kinh nguyện sốt sắng và tín thác của chúng ta trong Chúa Kitô, cũng vượt qua trời cao và bay đến trước ngai Thiên Chúa, được Ngài lắng nghe và chấp nhận. Trong tác phẩm nổi tiếng của thánh Gioan Thánh Giá, Lên núi Camêlô, chúng ta đọc thấy rằng ”để thấy những ước muốn của tâm hồn chúng ta được thực hiện, thì không có cách nào tốt hơn là đặt sức mạnh của kinh nguyện chúng ta trong điều làm cho Chúa đẹp lòng nhất. Như thế, Ngài không chỉ ban cho chúng ta điều chúng ta xin, nghĩa là ơn cứu độ, nhưng cả điều mà Ngài thấy là thích hợp và tốt lành cho chúng ta, dù chúng ta không xin Ngài” (Libro III, cap. 44, 2, Roma 1991, 335).

”Vậy chúng ta hãy cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, xin Mẹ giúp chúng ta chiêm ngắm những hồng ân trời cao, mà Chúa hứa cho chúng ta, và trở thành những chứng nhân ngày càng đáng tin cậy về đời sống thần linh.

Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC nhắc đến Ngày Thế giới truyền thông xã hội cử hành chúa nhật hôm qua với chủ đề ”Thinh lặng và Lời nói: hành trình rao giảng Tin Mừng”. Ngài nói: ”Thinh lặng là thành phần của việc truyền thông, là nơi ưu tiên để gặp gỡ với Lời Chúa và anh chị em chúng ta. Tôi mời gọi tất cả hãy cầu nguyện để việc truyền thông, dưới mọi hình thức, ngày càng giúp thiết lập với tha nhân một cuộc đối thoại chân thực, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, lắng nghe và chia sẻ”.

ĐTC cũng nói rằng ”Thứ năm, 24-5 tới đây là ngày lễ kính nhớ Đức Mẹ Maria, Phù Hộ các tín hữu Kitô, được sùng kính đặc biệt tại Đền Thánh Sà Sơn ở Thượng Hải. Chúng ta hãy hiệp nguyện với tất cả các tín hữu Công Giáo ở Trung Quốc, để với lòng khiêm tốn và vui mừng, họ loan báo Chúa Kitô đã chịu chết và sống lại, trung thành với Giáo Hội và Người Kế Vị Thánh Phêrô và sống hằng ngày hợp với đức tin họ tuyên xưng. Xin Mẹ Maria là Đức Trinh Nữ Tín Trung, nâng đỡ hành trình của các tín hữu Công Giáo Trung Hoa, làm cho kinh nguyện của họ ngày càng nồng nhiệt và quí giá trước mắt Chúa và làm gia tăng lòng quí mến và sự tham gia của Giáo Hội hoàn vũ vào hành trình của Giáo Hội tại Trung Quốc”.

Trong phần chào thăm các tín hữu hành hương, ĐTC nhiệt liệt chào mừng hàng ngàn tín hữu thuộc Phong trào bảo vệ sự sống ở Italia, nhóm tại Đại thính đường Phaolô 6. Ngài nói: ”Các bạn thân mến, Phong trào của các bạn ngày càng dấn thân bảo vệ sự sống con người, theo giáo huấn của Giáo Hội. Trong chiều hướng này, anh chị em đã loan báo một sáng kiến mới gọi là ”Một người trong chúng ta” để nâng đỡ phẩm giá và các quyền của mọi người từ lúc mới chịu thai. Tôi khuyến khích anh chị em ngày càng trở thành những chứng nhân và là những người xây dựng nền văn hóa sự sống”.

Trong phần chót của buổi đọc kinh, khi chào các tín hữu nói tiếng Ý, ĐTC nhắc đến vụ khủng bố sáng thứ bẩy 19-5 vừa qua trước một trường trung học ở thành phố Brindisi làm cho em nữ học sinh tên là Melissa 16 tuổi bị thiệt mạng và một số em khác bị thương. Ngài gọi họ là ”nạn nhân vô tội của một vụ khủng bố hèn nhát”. ĐTC kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình họ. Sau cùng, ngài thân ái nghĩ đến dân chúng tại miền Emilia Romagna bắc Italia mới vị động đất vài giờ trước đó làm cho 4 người chết và nhiều người bị thương, thiệt hại vật chất quan trọng. ĐTC nói: ”Tôi gần gũi trong tinh thần với những người bị thử thách vì tai ương này: chúng ta hãy cầu xin lòng từ bi Chúa cho những người đã qua đời và xin ơn an ủi cho những người bị thương”.
 
TGP Adelaide Rước Kiệu Tôn Kính Mẹ Maria tháng Hoa
Jos. Vĩnh SA
18:27 20/05/2012
Tổng Giáo Phận Adelaide, Nam Úc có lòng sùng kính Đức Mẹ một cách đặc biệt, nên khởi sự gần 100 năm nay, từ các Đức Tổng Giám Mục tiền nhiệm cũng như đương nhiệm, hàng năm toàn Tổng Giáo Phận đều có tổ chức một cuộc rước kiệu trong tháng 5 để tôn vinh Mẹ Maria.

Chiều Chúa Nhật ngày 20 tháng 5, thời tiết Nam Úc trở nên rất đẹp, khoảng 20 độ C, bầu trời trong sáng và nắng ấm.

Khoảng 01 giờ chiều, các giáo xứ và các cộng đồng sắc tộc, với cờ hiệu tên tay đã lũ lượt kéo nhau đến tập trung trong công viên South Park Land, phía nam của trung tâm thành phố Adelaide, thủ phủ tiểu bang Nam Úc, để tham dự cuộc rước kiệu tháng hoa kính Mẹ Maria và lần chuỗi hương hồng.

Có khoảng trên 3,000 tín hữu sắp hàng lũ lượt theo từng giáo xứ, từng cộng đồng nối nhau đi rước theo Kiệu Mẹ Maria với những bộ quốc phục màu sắc rực rỡ của nhiều sắc tộc. Cộng Đồng Việt Nam, các bô lão khăn đóng, áo dài, áo gấm. Hội các bà Mẹ áo dài đồng phục trắng, hội Đạo Binh áo dài màu xanh dương. Riêng huynh đoàn Dòng Ba Đa Minh Toma Đệ, các hội đã mặc áo Dòng màu trắng cũng rất nổi.

Đúng 2 giờ 15 chiều, đoàn rước kiệu bắt đầu di chuyển, mọi người từ từ theo sau, đi trên lộ trình vòng đai công viên dài khoảng hơn 1 cây số, tiến về khán đài giữa công viên, để cung nghinh Mẹ và chầu Thánh Thể.

Thánh Giá Nến Cao dẫn đầu đoàn rước, theo sau Thánh Giá là phụng đoàn, kế đến là ĐTGM Philip Wilson, đương kim TGM giáo phận Adelaide, Cha tổng đại diện giáo phận và một số linh mục, nam nữ tu sĩ và ban mục vụ đang phục vụ trong Tổng Giáo Phận.

Theo sau Đức Tổng Giám Mục là Kiệu Đức Mẹ rồi đến các giáo xứ, các cộng đồng sắc tộc, do các vị linh mục quản nhiệm và tuyên úy từng giáo xứ dẫn đầu. Lần lượt nối đuôi nhau đi theo thứ tự tên của các giáo xứ, bắt đầu từ vần A đến Z. Cộng Đồng Việt Nam vần V đầu, nên phải đi gần sau cùng.

Đoàn rước vừa đi, vừa lần chuỗi hương hồng, chân bước đều, tay lần hạt. Đại diện các Cộng Đồng sắc tộc được lên khán đài xướng một chục kinh Kính Mừng bằng ngôn ngữ riêng của mình và đoàn rước đọc kinh Thánh Maria bằng tiếng Anh.

Đoàn rước nhìn xa giống như một con rồng uốn mình cong cong, trên lưng đầy vẩy gai với nhiếu màu sắc của các trang phục và cờ hiệu.

Khi kiệu Đức Mẹ được an vị trên khán đài. Đội Vũ của các em Thiếu Nhi Việt Nam được lên trước khán đài trình diễn Màn Múa Tiến Hoa. Sau đó giờ chầu Thánh Thể bắt đầu được cử hành và cầu nguyện do ĐTGM Philip Wilson và Cha Chính Tổng Đại Diện chủ sự chầu Thánh Thể.

Trong giờ chầu phép lành, ĐTGM Philip Wilson thuyết giảng.

Sau giờ chầu Thánh Thể, ĐTGM đã giới thiệu Cộng Đồng Việt Nam và bức ảnh chân dung Đức Mẹ Thuyền Nhân.

Xem Hình Nơi Đây – See Photos

Kế đến Ban Tổ Chức cuộc Rước Kiệu đã mời một huynh trưởng nữ của xứ đoàn Thiếu Thánh Thể Cộng Đồng Việt Nam, em Ngô Kim Phương Như lên trên khán đài diễn giải bằng Anh Ngữ về ý nghĩa hình thành Tượng Đài Đức Mẹ Thuyền Nhân sắp được khánh thành và giới thiệu bức hình chân dung Đức Mẹ Thuyền Nhân rước kiệu hôm nay trước các tín hữu trong giáo phận với ý nghĩa danh xưng Đức Mẹ Thuyền Nhân, bổn mạng của CĐCG Việt Nam.

4 Hội viên hội Legio Mariae cũng đã cung nghinh di ảnh chân dung Đức Mẹ Thuyền Nhân lên trên khán đài để các tín hữu trong toàn Tổng Giáo Phận chiêm ngưỡng.

Công trình xây dựng tượng đài trong khuôn viên trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân vùng Pooraka, TP Adelaide thủ phủ của tiểu bang Nam Úc đã hoàn tất. Em Phượng Như đại diện Cộng Đồng mời các tín hữu trong tổng giáo phận đến tham dự ngày Lễ Thánh Thành tượng đài Đức Mẹ Thuyền Nhân, diễn ra vào Chúa Nhật, ngày 03 tháng 6 năm 2012 sắp tới. Lễ khánh thành hoa viên và tượng đài sẽ do ĐTGM Philip Wilson, TGM giáo phận Adelaide chủ trì và cũng là ngày Hội Ngộ hàng năm của các tín hữu đồng hương VN tại Nam Úc.

Mọi người đã vỗ tay tán thưởng và khen ngợi nhiệt liệt tấm hình chân dung Đức Mẹ Thuyền Nhân rất đẹp.

Sau đó ĐTGM đã lên cảm ơn ban tổ chức, các tín hữu, các giáo xứ, các Cộng Đồng sắc tộc trong toàn tổng giáo phận đã qui tụ về Adelaide tham dự cuộc rước kiệu. Có những giáo xứ ở cách xa thành phố Adelaide gần 400 cây số, cũng rủ nhau về tham dự cuộc rước, họ rời địa phương từ sáng sớm. Các em học sinh trường Christian’s Brother College phụ trách khiêng kiệu.

Chấm dứt cuộc rước kiệu, mọi người ra về trong hân hoan và vui vẻ, với một buổi chiều nắng ấm tuyệt đẹp bên cạnh Mẹ Maria. Nhiều tín hữu đã kéo nhau đến cầu nguyện trước di ảnh Đức Mẹ Thuyền Nhân và đặt tay vào ảnh xin Mẹ phù trì.

 
ĐTC: truyền thông phục vụ đối thoại, ấp ủ sự tôn kính
Jos. Tú Nac, NMS
22:20 20/05/2012
ĐTC Benedict XVI đã đánh dấu Ngày Truyền thông Xã hội Thế giới. Trong lời bình luận của Ngài sau Kinh Truyền Tin, Ngài nói, “Hôm nay chúng ta cử hành kỷ niệm Ngày Truyền thông Xã hội Thế giới, về đề tài ‘Im lặng và Lên tiếng: con đường của việc truyền bá Phúc Âm.’ Im lặng là một phần không thể thiếu của truyền thông, đó là nơi có đặc quyền để gặp gỡ Lời Chúa và anh chị em chúng ta. Tôi mời gọi tất cả hãy cầu nguyện, bằng mọi hình thức, luôn phục vụ để thiết lập một cuộc đối thoại chân thành với tha nhân, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, lắng nghe và chia sẻ.”

Đề tài về Ngày Truyền thông Xã hội Thế giới lần thứ 46 được công bố sớm hơn vào tháng Một, lễ Thánh Francis de Sales, vị thánh bảo trợ các nhà báo Công Giáo.

Trong thông điệp này, giá trị của sự im lặng được thể hiện, không phải là một thứ thuốc giải độc đơn giản trước cơn lũ truyền thông mang đặc điểm của xã hội, mà là một công cụ thiết yếu để giúp chúng ta hiểu biết và chào mừng Lời Chúa bước vào đời sống của chúng ta.

Một phản ảnh về đề tài này, TGM Claudio Celli, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng phụ trách Truyền thông Xã hội, nói từ khi những tập quán ưu đãi về sự nhận định và phản ảnh, chúng ta không nên nghĩ bằng những thuật ngữ của thuyết lưỡng diện, mà bằng thuật ngữ thuôc bổ thể của sự im lặng và lên tiếng, điều mà, khi chúng ta được sở hữu sự cân bằng và phục vụ để làm phong phú giá trị truyền thông và tạo cho nó một nhân tố then chốt của việc tân rao giảng Phúc Âm.
 
Top Stories
Pope calls on Chinese Catholics to be faithful to Church and consistent in their faith
AsiaNews
08:51 20/05/2012
At the Regina Caeli, Benedict XVI says that with the ascension, Jesus "has separated from us." A remembrance for victims of attack on Brindisi school and the earthquake in Emilia. An encouragement for the pro-life movement.

Vatican City (AsiaNews) - Pope Benedict's prayer at the Regina Caeli today, was for Chinese Catholics, who on Thursday venerate "the Blessed Virgin Mary, Help of Christians, venerated with great devotion at the Shrine of Sheshan in Shanghai" (pictured), "so that they may announce with humility and joy the Risen Christ, be faithful to his Church and the Successor of Peter and live their daily life in a manner consistent with the faith we profess. "

"Mary, Virgin most faithful, support the path of Chinese Catholics, render their prayer them ever more intense and precious in the eyes of the Lord, and advance the affection and the participation of the universal Church in the journey of the Church in China."

Benedict XVI's thoughts for Chinese Catholics came after the Marian prayer, that in this period replaces the Angelus, when the Pope addressed his greeting to the faithful of different languages. Thus, in Italian recalled both the bombing yesterday in a school in Brindisi, southern Italy, and the earthquake that this morning in struck the north east region of Emilia. "Unfortunately, - he said - I have to remember the girls and boys of the school in Brindisi, who yesterday were involved in a cowardly attack. Let us pray together for the wounded, some very seriously, especially for young Melissa, an innocent victim of brutal violence and for her family, who are in pain. My affectionate thoughts go also to the dear people of Emilia Romagna affected by an earthquake a few hours ago. I am spiritually close to those who are suffering from this calamity: we implore God's mercy for those who are dead and relief from suffering for the injured".

Before reciting the Regina Caeli, to 20 thousand people in St. Peter's Square, Benedict XVI had spoken of the Ascension - which is celebrated in many countries today - and how Jesus " in fact, in his humanity, he took mankind with him in the intimacy of the Father, and so has revealed the final destination of our earthly pilgrimage. Just as he came down from heaven for us, and for us suffered and died on the cross, so for us he rose again and ascended to God, who therefore is no longer distant, but "Our God", "Our Father" (cf. Jn 20:17). The Ascension is the ultimate act of our deliverance from the yoke of sin, as the Apostle Paul writes: "He ascended on high, and took prisoners captive" (Eph. 4.8). St. Leo the Great says that with this mystery " not only is the immortality of the soul proclaimed, but also that of the flesh. Today, in fact, not only are we confirmed possessors of paradise, but in Christ we also penetrated the heights of heaven".

Benedict XVI then greeted "the thousands of members of the Italian Movement for Life, meeting in Paul VI Hall. Dear friends, your movement has always been committed to defending human life, according to the teachings of the Church. In this line you have announced a new initiative called "One of us," to uphold the dignity and rights of every human being from conception. I encourage and urge you to always be witnesses and builders of a culture of life".

(Source: http://www.asianews.it/news-en/Pope-calls-on-Chinese-Catholics-to-be-faithful-to-Church-and-consistent-in-their-faith-24799.html)

 
Pope: Support the Church in China
Vatican Radio
08:53 20/05/2012
This Sunday Pope Benedict XVI called on Catholics worldwide to join in prayer with the Church in China, so that believers of the great nation may become ever more consistent in their witness to the faith.

In a series of appeals following the midday recitation of the Regina Caeli prayer, the Holy Father also strongly condemned a bomb attack on a high school in southern Italy Saturday that left one young student dead and others seriously wounded and called for prayers for the victims of a magnitude 5.9 earthquake that struck the north-east region of Emilia Romagna early Sunday morning.

Despite the threat of rain St Peter’s Square was thronged with pilgrims and visitors this Sunday, which for many parishes worldwide marks the Feast of the Ascension of Our Lord. In his reflections before the Marian prayer, Pope Benedict spoke to all those gathered about this mystery, the fulfilment of mankind’s salvation:

Below a Vatican Radio translation of Pope Benedict’s Regina Caeli address and appeals

Dear brothers and sisters!

Forty days after the Resurrection – according to the Acts of the Apostles - Jesus ascended to heaven, that is he returned to the Father, from whom he was sent into the world. In many countries, this mystery is not celebrated on Thursday, but today, the following Sunday. The Ascension of Our Lord marks the fulfilment of salvation which began with the Incarnation. After having instructed his disciples for the last time, Jesus ascended into heaven (cf. Mk 16.19). He, however, "did not separate himself from our condition" (cf. Prefazio), in fact, in his humanity, he took mankind with him in the intimacy of the Father, and so has revealed the final destination of our earthly pilgrimage. Just as he came down from heaven for us, and for us suffered and died on the cross, so for us he rose again and ascended to God, who therefore is no longer distant, but "Our God", "Our Father" (cf. Jn 20:17).

The Ascension is the ultimate act of our deliverance from the yoke of sin, as the Apostle Paul writes: "He ascended on high, and took prisoners captive" (Eph. 4.8). St. Leo the Great says that with this mystery " not only is the immortality of the soul proclaimed, but also that of the flesh. Today, in fact, not only are we confirmed possessors of paradise, but in Christ we also penetrated the heights of heaven "(De Ascension Domains, Tractatus 73, 2.4: CCL 138 A, 451,453). For this, the disciples, when they saw the Master rise from the ground towards the heavens, they were not overwhelmed by dejection, indeed, they felt great joy and compelled to proclaim the victory of Christ over death (cf. Mk 16:20) . And the Risen Lord worked with them, distributing to each a their own charism, so that the Christian community as a whole, would reflect the harmonious richness of Heaven. St. Paul writes: "He gave gifts to men ... And he gave some as apostles, others as prophets, others as evangelists, others as pastors and teachers, to equip the holy ones for the work of ministry, for building up the body of Christ"(Eph 4,8.11-13).

Dear friends, the Ascension tells us that in Christ, our humanity is brought to the heights of God, so every time we pray, the earth joins with Heaven. And like burning incense, its fragrant smoke reaches on high, so that when we raise our fervent and trusting prayer in Christ to the Lord, it crosses the heavens and reaches the Throne of God, it is heard by Him and answered. In the famous work of St. John of the Cross, Ascent of Mount Carmel, we read that "to see realized the desires of our heart, there is no better way than placing the power of our prayer in what is most pleasing to God. Thus, He will not give us only what we ask of him, salvation, but also what He sees as both convenient and good for us, even if we do not ask this of Him "(Book III, ch. 44, 2, Rome 1991, 335).

Let us beseech the Virgin Mary to help us contemplate the heavenly things, which the Lord promises us, and become more credible witnesses of divine life.

After the Regina Caeli

Dear brothers and sisters!

Today we celebrate the World Day of Social Communications, on the theme "Silence and the Word: the process of evangelization." Silence is an integral part of communication, it is a privileged place of encounter with the Word of God and our brothers and sisters. I invite all to pray so that communications, in all forms, always serves to establish a genuine dialogue with others, founded on mutual respect, listening and sharing.

Thursday, May 24, is a day dedicated to the liturgical memorial of the Blessed Virgin Mary, Help of Christians, venerated with great devotion at the Shrine of Sheshan in Shanghai: we join in prayer with all Catholics who are in China, so that they may announce with humility and joy the Risen Christ, be faithful to his Church and the Successor of Peter and live their daily life in a manner consistent with the faith we profess. Mary, Virgin most faithful, support the path of Chinese Catholics, render their prayer them ever more intense and precious in the eyes of the Lord, and advance the affection and the participation of the universal Church in the journey of the Church in China.

I address a cordial greeting to the thousands of members of the Italian Movement for Life, meeting in Paul VI Hall. Dear friends, your movement has always been committed to defending human life, according to the teachings of the Church. In this line you have announced a new initiative called "One of us," to uphold the dignity and rights of every human being from conception. I encourage and urge you to always be witnesses and builders of a culture of life.

Greetings in Italian

I greet the various school students present, and here today unfortunately I have to remember the girls and boys of the school in Brindisi, who yesterday were involved in a cowardly attack. Let us pray together for the wounded, some very seriously, especially for young Melissa, an innocent victim of brutal violence and for her family, who are in pain. My affectionate thoughts go also to the dear people of Emilia Romagna affected by an earthquake a few hours ago. I am spiritually close to those who are suffering from this calamity: we implore God's mercy for those who are dead and relief from suffering for the wounded.I wish everyone a good Sunday.
 
Vatican: Statement on latest publication of confidential documents
Vatican Radio
08:54 20/05/2012
On Saturday, the Holy See press office director, Fr. Federico Lombardi released the following statement regarding the latest publication of confidential documents:

The latest publication of documents of the Holy See and private documents of the Holy Father can no longer be considered a questionable - and objectively defamatory - journalistic initiative, but clearly assumes the character of a criminal act.

The Holy Father, but also several of his collaborators and the senders of messages directed to him, have seen their rights to personal privacy and freedom of correspondence violated.

The Holy See will continue to explore the different implications of these acts of violation of the privacy and dignity of the Holy Father - as a person and as the supreme authority of the Church and Vatican City State - and will take appropriate steps so that the authors of the theft, those who received stolen property and those who disclosed confidential information, using illegally obtained private documents for commercial use, answer for their acts before the law. To this end, if necessary, the Holy See will seek international collaboration
 
Freedom of conscience and religion
Vatican Radio
08:55 20/05/2012
The Canadian bishops have released an important pastoral letter “on freedom of conscience and religion”, although the relevance of this letter extends beyond that of the Church in Canada. In this document, the bishops refer to those issues which have inspired the Catholic Church community to give testimony and demonstrate their commitment to belief. Pope Benedict, as we know, has addressed these issues, such as in his messages for the World Day of Peace and in his speech to the Diplomatic Corps.

There are two main points of consideration here, the first referring to blatant violations of religious rights. A recent study conducted by The Pew Forum on Religion and Public Life highlighted that “more than 70% of countries in the world impose legal or administrative restrictions which in practice annul the rights of individual believers or of some religious groups”. Another report, put together by Aid to the Church in Need, states that “today more than 75% of religious persecution in the world affects Christians”.

The second consideration takes into account the far more subtle dangers caused by relativism, which has become so aggressive it is directed – as the Pope said – “against people who say they know where the truth and meaning of life are”. This has become increasingly perceptible in western societies, such as is seen in the current debates over the United States health care system. It is not by chance, therefore, that this Canadian document addresses these dangers from all angles. The document reiterates that religion has the right to intervene in the public sphere, to maintain proper relations between Church and State, to educate consciences in objective truth, and to protect the right to conscience-driven objection. The Catholic Church and its followers only seek the common good, and are able to do so without committing violence in the name of conscience or faith.

These are challenges that we must confront and reconcile to the cultural and social conditions unique to today. The Pope helps us to engage in open and constructive dialogue regarding the issues, and his speeches at Westminster Hall in London and at the Parliament of Berlin are good examples of this. Let us continue along this path.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ an Hải rước kính Đức Mẹ và mừng lễ thánh Giuse
Maria Hương Liên
07:23 20/05/2012
“Đây tháng hoa, chúng con chân thành thật thà / Dâng tiến hoa lòng mến dâng lời cung chúc / Hương sắc bay tỏa ngát nhan Mẹ diễm phúc / Muôn hoa lòng mến yêu Mẹ không nhòa…”

Chắc hẳn những câu hát tâm tình ở trên đã gợi cho chúng ta rất nhiều những kỷ niệm với Mẹ Maria kính yêu vào mỗi dịp tháng 5 về.

Giáo Hội đã dành riêng tháng này để bày tỏ lòng tôn kính, mến yêu đặc biệt với Đức Maria là Mẹ của Chúa Giêsu và là Mẹ chúng ta.

Xem hình ảnh

Thứ bảy vừa qua dịp lễ Đức Mẹ Fatima, giáo xứ An Hải đã tổ chức rước kiệu thánh Giuse mừng kính vị Quan Thày giáo xứ và cung nghinh trọng thể Đức Maria nhân tháng hoa kính Mẹ.

Ngay từ đầu giờ chiều các em dâng hoa đến từ các giáo xứ, giáo họ như Chính Toà, An Tân, Cống Mỹ, Hàng Kênh, Nam Pháp, Thư Trung, Xâm Bồ, Thủy Giang, Lãm Hà, Đồng Giá, Kiến An, Xuân Hòa, Đông Xuyên, Tiên Đôi, Thánh Antôn (An Quý), Kẻ Sặt… đã đến nhà thờ giáo xứ An Hải, cùng dâng lên Mẹ Maria muôn sắc hoa hợp với những lời ca, điệu múa nói lên tấm lòng đơn sơ chân thành của các em và cộng đoàn.

Buổi rước kiệu được bắt đầu lúc 17h, trên quãng đường khoảng ba cây số, đi từ Nhà thờ Giáo xứ ra đường Lê Lợi, đến Ngã Năm, tới khu nhà hàng bán đảo Lôi Châu trên đường Lê Hồng Phong, vòng về đường Nguyễn Hữu Tuệ - Phố Cấm và trở về Nhà thờ Giáo xứ.

Tham gia buổi rước kiệu ngày hôm nay, có Đội Nam nhạc Kẻ Sặt rất hoành tráng với những quả trống đại được đặt trên 3 xe, có các em trong các đội dâng hoa đến từ các giáo xứ, giáo họ và các hội đoàn đạo đức trong và ngoài Giáo xứ cùng Quý Cha khách mới chịu chức.

Đi bộ trên quãng đường khoảng ba cây số dưới cái nắng oi ả của những ngày đầu hạ, vậy mà đoàn rước hôm nay gồm cả trẻ em lẫn người già, không ai cảm thấy mệt mỏi, mọi người đều say sưa cất lên lời ca tiếng hát và những câu kinh nguyện với tràng chuỗi mân côi dâng lên Đức Mẹ.

Sự hồn nhiên, ngây thơ của các em thiếu nhi khiến các em nhìn không khác những thiên thần đang xếp thành hai hàng đi nghênh rước Đức Mẹ, với 13 kiệu hoa muôn màu muôn sắc cùng với những bài hát du dương dâng lên Mẹ làm cho cuộc rước kiệu trở lên long trọng và sốt mến.

Nhiều bà con ngoài Công Giáo đã đổ ra hai bên đường để chiêm ngắm, có thể vì sự hiếu kỳ nhưng đã cảm kích và khâm phục về cuộc cung nghinh Đức Mẹ hôm nay. Những đóa hoa muôn sắc cùng những nụ cười và lời hát say sưa của các em chắc hẳn làm cho những người chứng kiến cuộc rước kiệu phải cảm nhận về sự hiện diện của một Đấng quyền năng vì chỉ có Ngài mới làm được sự diệu kỳ đến vậy nơi mỗi sắc hoa và mỗi con người tham gia cuộc rước tôn nghiêm và sốt sáng hôm nay.

Hạnh phúc biết bao khi những người con thảo có cơ hội dâng kính lên Mẹ những đóa hoa tươi thắm của thiên nhiên và của lòng người. Nghi thức tiến hoa kính Đức Mẹ thật cảm động, năm sắc hoa và bảy loại hoa truyền thống, thêm sắc hoa phượng vĩ đặc trưng của Hải Phòng cùng với cung điệu ngâm thơ của nghệ sĩ Kim Thắm đã làm cho mọi người tham dự như hoà mình cùng với đoàn người dâng hoa, dâng lên cho Mẹ mỗi sắc hoa của tâm hồn, sắc hoa của đời sống gia đình và cộng đoàn giáo xứ.

Cha quản nhiệm giáo xứ Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện chủ tế Thánh lễ tạ ơn đã mở đầu với lời mời gọi mọi người cùng cảm tạ Chúa qua Mẹ Maria, hãy chạy đến với Mẹ trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời để được Mẹ yên ủi và chở che.

Trong bài chia sẻ Lời Chúa, Cha quản nhiệm khởi đi từ câu chuyện người phi công muốn lái máy bay an toàn phải tuân theo quỹ đạo định sẵn, ngài muốn gửi đến Cộng đoàn thông điệp rằng: ngày hôm nay chúng ta cũng cần đi theo quỹ đạo của Thiên Chúa trong cuộc sống hàng ngày, theo quỹ đạo của Chúa Giêsu là yêu thương và phục vụ, dù có gian nan hay gặp những gồ ghề, ngáng trở nhưng chúng ta luôn tin tưởng sẽ đến đích là Nhà Cha trên trời, vì luôn có Mẹ Maria và Thánh Giuse chỉ dẫn, bênh đỡ và cầu bầu cho chúng ta.

Kết thúc Thánh lễ Cha quản nhiệm đã cám ơn quý Cha, quý khách và cộng đoàn dân Chúa đã về tham dự cung nghinh Đức Mẹ và cầu nguyện cho Giáo xứ, xin Chúa qua lời bầu cử của Mẹ Maria, Thánh Giuse quan thầy chúc lành cho mọi người.

Xin Mẹ Maria chúc lành cho cộng đoàn Giáo xứ An Hải, cho những ai đang chạy đến với Mẹ và kêu cầu Mẹ. Xin Mẹ hãy làm cho những con cái Mẹ đang xa lìa Giáo Hội, khô khan, sống trong tội lỗi biết ăn năn sám hối trở về cùng Mẹ và Chúa mỗi ngày.
 
Áp dụng hình phạt đối với Học sinh học Giáo lý
Gioan Lê Quang Vinh
08:57 20/05/2012
Trong bài viết về những vui buồn trong một năm học giáo lý trên website Công giáo Vietcatholic News mới đây, chúng tôi đã nêu lên những băn khoăn khi thấy tinh thần thế tục của xã hội Việt nam ảnh hưởng đến các em giáo lý khá nhiều. Bây giờ nhìn vào khía cạnh khác, chúng ta lại thấy ảnh hưởng của xã hội cũng phần nào tác động đến giáo lý viên nữa, trong đó có việc trách mắng và xử phạt nặng nề đối với các em.

Khi dò tìm từ khoá “phạt học trò nặng nề” trên các website, người ta có thể tìm thấy hàng trăm ngàn kết quả. Trong xã hội này dường như hình phạt được áp dụng quá đáng trong giáo dục, và có lẽ đó cũng là một trong những nguyên nhân làm giáo dục sa sút.

Trong việc giảng dạy giáo lý, việc áp dụng hình phạt nặng nề hoặc không đúng lúc do ảnh hưởng từ xã hội bên ngoài có thể làm các em chán học hoặc lỗi bác ái với các em. Do đó, khoa sư phạm giáo lý xác định “kỷ luật là quan trọng nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng”. Và giáo lý viên chỉ nên lên án cái sai, cái xấu, chứ không nên chú tâm trừng trị các em.

Xin đưa ra một ví dụ cụ thể. Mới đây, trong một lớp Chiên non, các em bị giáo lý viên phạt ngồi nán lại trong lớp, ngồi im không làm gì, cả lớp bị cho ra trễ vì các em ồn ào, không giữ trật tự. Cũng cần nhắc lại là ở lớp Chiên non, các em mới chỉ lên 6 hay 7 tuổi.

Nếu xét về mặt sư phạm, lối xử phạt như thế hơi tàn nhẫn và thiếu bác ái. Khi các em bị phạt ngồi im trong lớp thì hai giáo lý viên ra ngoài đứng nói chuyện, phòng học thì nóng bức vì nắng chiếu thẳng vào, phụ huynh thì phải đứng chờ các em dưới sân.

Việc giữ trật tự trong lớp thuộc về kỹ năng và nghiệp vụ của người dạy học, không phải hễ cứ lớp ồn ào là phạt cả lớp. Điều này chúng tôi sẽ phân tích ở một dịp khác. Ở đây chúng tôi muốn nói đến ý nghĩa và cách sử dụng hình phạt đối với các em, nhất là các em nhỏ tuổi.

Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh Chúa và Chúa ban cho họ một nhân vị. Nhân vị là một trong các giá trị nền tảng mà Giáo huấn Xã Hội Công giáo đề cao.

Dạy giáo lý chính là phát triển nhân cách để con người sống xứng đáng phận người và giúp họ phát triển “khả năng hướng về siêu việt” mà thánh Augustine đã đề cập đến và Hội Thánh không ngừng nhắc lại.

Trên con đường đi tìm Thiên Chúa, con người có thể vấp ngã. Trong suốt dòng lịch sử Cứu độ, Thiên Chúa đã nhiều lần áp dụng những hình thức phạt dân Ngài. Tất cả các hình phạt mà Chúa dùng trên dân thánh đều có hai đặc tính này: một là vì Chúa quá yêu con người và không muốn họ phải ở lại trong sự hư hỏng, hai là vì Chúa muốn cảnh báo để họ không vấp phạm trong tương lai.

Các em đến lớp giáo lý cũng là cất bước trên cuộc hành trình đi tìm Thiên Chúa. Giáo lý viên không thể giả định là các em đã hoàn thiện để rồi sẵn sàng trách phạt các em. Và nếu trách phạt, chúng ta cũng không quên hai điểm vừa nói.

Thật ra không nên kết án các em hay phạt các em dễ dàng quá, vì các em còn bé. Ngày xưa khi các trẻ em đến với Chúa Giêsu mà bị các Tông đồ bảo “đi chỗ khác chơi”, có thể các em cũng nghịch ngợm quậy phá nên các ông mới bực bội. Nhưng với lòng yêu mến bao dung, Chúa Giêsu nói: “Hãy để trẻ nhỏ đến cùng Ta, đừng ngăn cản chúng, vì Nước Trời là của chúng”.

Lỗi mà chúng ta gán cho các em nhiều khi chỉ do tâm lý lứa tuổi, và một phần do cách chúng ta dạy các em nữa. Chẳng hạn các em mới làm quen với lớp học, ở lứa tuổi ấy các em không thể nghiêm trang được lâu giờ, mà lớp học thì kéo dài và không có các hoạt động phù hợp ngoài lời giảng đơn điệu, thì không thể bắt các em chú ý.

Lỗi của các em cũng có thể do hoàn cảnh. Có giáo lý viên bắt các em về nhà đổi dép có quai sau hay mặc áo trắng đúng qui định mà lại không hỏi em có sẵn không, bởi vì không thiếu trường hợp nhà các em nghèo quá, không đủ ý phục và giày dép như các bạn khác.

Cũng có thể các em có lỗi thật sự. Các em vì lười mà không học bài, các em cố ý trêu chọc bạn bè quá mức hay các em hỗn hào, không vâng lời giáo lý viên. Ngay cả trong trường hợp ấy, giáo lý viên cũng phải dùng lòng bác ái và kiên nhẫn khi trách phạt các em.

Theo chúng tôi, hình phạt trong các lớp giáo lý chỉ nên áp dụng theo một số nguyên tắc như sau:

Thứ nhất, lỗi mà các em phạm là cố ý và có hại đến cá nhân các em hay làm gương xấu cho bạn bè khác. Muốn thế giáo lý viên cần tìm hiểu cặn kẽ trước khi quyết định phạt . Nếu lỗi các em hoàn toàn do sơ ý hoặc không có hại gì, giáo lý viên nên nhắc nhở cho em nhớ cũng đủ rồi. Chẳng hạn em bất ngờ nhớ đến chuyện vui nào đó ngoài sân rồi bật cười trong lớp, thì có lẽ chưa đến nỗi phải phạt em.

Thứ hai, trước khi phạt, giáo lý viên nên cầu nguyện và tự hỏi mình “Nếu Chúa Giêsu ở địa vị tôi bây giờ, Người sẽ làm gì?”. Đây là phương thế tối ưu để giúp cho quyết định của chúng ta đúng đắn và có kết quả tốt nhất.

Thứ ba, hãy đặt mình vào vị trí các em. Ở lứa tuổi ấy, trong tình huống ấy, tôi có đủ khả năng để làm theo lời dặn của giáo lý viên một cách hoàn hảo như bây giờ tôi mong chờ hay không. Hãy chú ý rằng các em không thể tập trung lâu giờ, tuổi các em thường đầy hiếu động, hoặc muốn khẳng định mình, và các em lại hay quên!

Thứ tư, hình phạt phải hợp lý và vì ích lợi các em, chứ không phải để cho giáo lý viên hả giận. Chúng ta thường nghĩ rằng thấy mình giận, học sinh sẽ sợ và chừa! Nhưng trong thực tế, chính tình yêu nhà giáo dành các em và lời cầu nguyện cho các làm cho các em tăng trưởng, chứ không phải sự phẫn nộ hay đòi hỏi riêng.

Và một nguyên tắc rất quan trọng mà lắm khi giáo lý viên chúng ta quên: “Nói với Chúa với các em nhiều hơn nói với các em về Chúa”. Khi chúng ta tâm sự với Chúa và tìm gặp Ngài nơi các Bí Tích và nơi Thánh Kinh, chúng ta sẽ học được cách sống với các em, cách dạy dỗ các em và cách xử phạt với lòng yêu thương nhân hậu.

Người lớn chúng ta cũng có lỗi lầm. Chúng ta thường trách các em nói chuyện trong lớp, nhưng chúng ta đã soạn bài kỹ để tìm mọi phương thế giúp các em chú ý bài học chưa? Những buổi học thêm dành cho giáo lý viên, chúng ta có thực sự chăm chú không? Cứ đặt ra những câu hỏi như thế, thì cuối cùng sẽ dẫn đến một chỗ rất tuyệt vời, ấy là: bao dung!

Xin Chúa là Đấng chúng con đang nhiệt tâm rao giảng cho các em, giữ chúng con trong tình yêu và sự bao dung vô bờ bến của Chúa.
 
Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thế Giáo xứ Cồn Cả đón nhận thêm nhiều thành viên mới
Pv Cồn Cả
09:26 20/05/2012
VINH - Sau thời gian dài huấn luyện, sáng ngày 20 tháng 05 năm 2012, Giáo xứ Cồn Cả đón nhận thêm 415 em vào Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể. Trong số đó có 27 em thuộc ngành Huynh Trưởng và 27 em dự trưởng; 100 em thuộc ngành Chiên Con; 195 em thuộc ngành Ấu Nhi; 93 em thuộc ngành Thiếu Nhi.

Xem hình ảnh

Nghi thức đón nhận các thành viên mới được diễn ra trong Thánh lễ trọng Mừng Chúa Thăng Thiên, do Linh mục Quản xứ Antôn Nguyễn Văn Đính chủ sự. Sự kiện này đánh dấu bước chuyển mình rất đặc biệt của PT TNTT của Giáo xứ.

Được biết PT TNTT tại Giáo xứ Cồn Cả được thành lập năm 2007. Trong những năm qua, các anh chị Huynh trưởng đã tham gia nhiều công tác trong giáo xứ, đặc biệt trong công tác dạy giáo lý; thăm viếng những người tàn tật già cả, neo đơn... PT TNTT đã giúp các đoàn viên yêu mến và sống kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể nhiều hơn, bằng cách tập cho các em siêng năng rước lễ, sống cầu nguyện, hy sinh và làm tông đồ.

Mong muốn của Cha Quản xứ là “đoàn ngũ hóa” tất cả các em trong giáo xứ, nhằm mục đích giúp các em biết sống tinh thần tập thể, hy sinh cho nhau để sau này các em trở thành người kitô hữu biết cách làm tông đồ và góp phần xây dựng Giáo Hội và Xã Hội tốt hơn.

 
Giáo phận Kontum: Sa mạc Huấn luyện Huynh trưởng Thiếu nhi Thánh Thể cấp 3
Nguyễn Xuân
11:11 20/05/2012
Theo lời mời của Cha Phaolô Nguyễn Văn Công, Tuyên úy Liên đoàn Mình Máu Chúa Kitô, Giáo phận Kontum, các Huấn luyện viên Liên đoàn Anrê Phú Yên, TGP Saigon đã đến nhà thờ Phú Yên –H’ra, hỗ trợ Liên đoàn bạn trong công tác huấn luyện.

Xem hình ảnh

Cơn mưa to, gió lớn của núi rừng không làm chùn chân bước của các sa mạc sinh. Vào lúc 16 giờ chiều 16/05/2012, các bạn đã tụ hợp đầy đủ về giáo xứ Phú Yên H’ray để tham dự sa mạc. Nhiệt tình của các bạn đã xóa đi cái giá lạnh của núi rừng cao nguyên. Quanh ánh lửa, các bạn chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm sống đời huynh trưởng, những thuận lợi và khó khăn của từng xứ đoàn.

Sau thánh lễ sáng ngày 17/05, trước sự hiện diện của cha Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn, Tuyên úy hiệp đoàn Kitô Vua Kontum, cha Vinh Sơn Nguyễn Thành Trung, Tuyên úy hiệp đoàn Chúa hiển Linh Pleiku, cha Gioakim Đỗ Sỹ Hùng, tuyên úy xứ đoàn Phú Thọ, các Sơ và Thầy trợ úy, các Huấn luyện viên và 48 Sa mạc sinh, cha Sa mạc trưởng Phaolô Nguyễn Văn Công long trọng tuyên bố khai mạc sa mạc “ Vươn lên trong Đức Kitô”. Sau khi hô khẩu hiệu “Vì danh Chúa Kitô- Phục vụ”, bài hát “Chúa Giêsu Mục Tử” được các sa mạc sinh hát vang, nói lên tâm tình quyết tâm theo gương Chúa Giêsu Vị mục Tử nhân lành, Người đã đến thế gian không để được phục vụ nhưng đã đến để phục vụ và chết vì yêu.

Ngày đầu của sa mạc, với tinh thần học tập cao, các sa mạc sinh đã cùng chia sẻ và thảo luận các bài khóa thật nghiêm túc. Hơn thế nữa các bạn còn chuẩn bị thật thành công phần diễn nguyện trong Đêm Lửa thiêng Thánh Thể. Trước khi đốt lửa, trời mưa, các trưởng lo sợ phải đốt lửa trong nhà, nhưng cơn mưa đã ngừng rơi ngay trước lúc bắt đầu diễn tiến Lửa Thiêng và mưa lại rơi ngay sau khi Lửa Thiêng kết thúc. Trước hiện tượng nắng mưa xảy ra mỗi khi đốt Lửa Thiêng, các trưởng lại cảm nghiệm tình thương lạ kỳ của Thiên Chúa. Như xưa Dân Do Thái trải qua Hành trình Đức tin trong sa mạc 40 năm tiến về Đất Hứa. Ngày nay cuộc đời mỗi huynh trưởng là một hành trình đức tin tiến về Quê Trời có lắm thử thách gian nan, nhưng luôn có Chúa Giêsu cùng đồng hành.

Ngày cuối của sa mạc, các sa mạc sinh diễn lại hành trình truyền giáo của các vị thừa sai trên Tây Nguyên. Điều thật thú vị và đem niềm vui rất lớn cho sa mạc sinh là khi đến trạm: “Đến gặp giáo mục” thì chính Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh đến thăm sa mạc. Ngài nhắc các huynh trưởng làm sao cho Thiếu nhi Thánh Thể trong giáo phận Kontum trở thành những mũi nhọn trong việc đào tạo lớp trẻ hôm nay. Người nhỏ làm việc nhỏ, người lớn làm việc lớn. Người nào ở địa phương nào, ở lứa tuổi nào, thành người bản địa ở nơi đó có sứ mạng loan báo Tin Mừng. Phải làm sao cho giới trẻ chăm chỉ học Lời Chúa, học hành đến nơi đến chốn, biết sống thật thà ngay thẳng, biết sử dụng điện thoại di động và vi tính đúng tầm vóc của giới trẻ, biết sống bác ái yêu thương, trở thành những chứng nhân, những nhà thừa sai trẻ trong giới trẻ và cả giới người lớn. Ngài đặt niềm tin ở phong trào Thiếu nhi Thánh Thể và ngài hứa sẽ bằng cách riêng của mình, nhắc nhở các cha xứ thành lập đoàn Thiếu nhi Thánh Thể. Đoàn này sẽ nằm trong đội của gia đình ơn gọi, là chiếc nôi, là tập thể gánh vác chuyện của giáo phận, của giáo xứ để các bậc cha anh rảnh tay lo việc đến với muôn dân.

Ngài còn vui vẻ mời các huynh trưởng góp ý cho “ Bức thư của Giáo mục gởi cho thiếu nhi nhân Ngày quốc tế thiếu nhi. Sau khi lắng nghe, ngài tuyên bố: ngài sẽ tổng hợp các ý kiến trên và như thế mỗi người sẽ là bức thư sống của Giáo mục. Các trưởng cũng luôn nhớ ba điều Một của Đức cha dạy:

Một Cha chung: tất cả là anh em,con một Cha

Một giới luật: Hãy yêu thương nhau như Chúa đã yêu

Một lệnh truyền Hãy đi loan báo Tin Mừng cho muôn dân.

Trại huấn luyện huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể tại Nhà thờ Phú Yên - H'ra, Giáo hạt Mang Yang.

Ngày 19/05/2012, khi cùng đi viếng Đức Mẹ Măng Đen- Đức Mẹ cụt tay ở Kontum- các trưởng hiểu rằng mình là cánh tay của Đức Mẹ, đem Chúa đến cho mọi người đặc biệt là các thiếu nhi.

Ngày 16/5 Hội Trại huấn luyện Huynh Trưởng TNTT Sa Mạc Cấp III (Giai đoạn 3) được tổ chức tại Nhà thờ Phú Yên - H'ra, với chủ đề "Vươn Lên trong Đức Kitô". Hội trại được tổ chức 3 ngày, kết thúc ngày 18.5.2012. Thành phần tham dự là Sa mạc sinh cấp III đã qua hai giai đoạn I và II.

Theo diễn tiến, vào chiều ngày 16.05, một số anh Huynh Trưởng từ sáng sớm đã đến để dựng cỗng trại, bố trí đất trại và những nhu cầu cần thiết.

Các anh chị thuộc Liên đoàn Anrê Phú Yên từ Thành Phố đã đến nơi và xem lại phương án, chương trình cụ thể hơn.

16 giờ: Hiệp doàn miền Kontum đến nơi.

Tối thứ tư (16.05) từ 17 giờ trời mưa nặng hột. Chương trình thời gian dựng trại chậm hơn dự kiến. Trời mưa lớn bắt đầu 21 giờ tối kéo dài suốt 3, 4 tiếng đồng hồ.

Ngày 17 tháng 05, Buổi sáng trời tốt, mát, nhờ vậy sa mạc sinh không thấy mệt dù phải học hỏi 8 tiết học trong ngày.

Trời mưa vẫn đổ nặng hạt vào 18 giờ – 19 giờ, tưởng như không thể tổ chức lửa thiêng ngoài trời. Nhưng tạ Ơn Chúa, vào lúc 19giở 15, trời tạnh và lửa thiêng bắt đầu theo chương trình trại. Tốt đẹp.

Ngày 18 tháng 05, Chương trình ngày 18. 05 diễn tiến tốt đep, trời mát tạo thế phấn khởi cho sa mạc sinh tiến bước và sống lại cuộc hành trình Truyền giáo của Đức Cha Cuenot bắt đầu tìm đường lên vùng Tây Nguyên vào năm 1848. Bàu trời tươi mát thuận tiện cho Sa Mạc sinh trải rộng con đương đi trên các đồi núi, ôn lại cuộc hành trình truyền giáo cực nhọc của các vị thừa sai trong những thờ gian qua.

Lúc 11 giờ, Sa-mạc sinh hướng về Nhà Tạm chầu Mình Thánh Chúa và sau đó Sa- mạc sinh đến trình diện Đức Cha như chăng đường truyền giáo cuối cùng.

+ Đức Cha huấn từ, nhất là ngài muốn cho sa mạc sinh gợi ý cho ngai viết nhưng gì trong thư mục vụ nhân dip “Ngày Quốc tế Thiếu Nhi’ săp tới (01.06).

Ban Truyền thông giáo phận xin giới thiệu 2 video clip huấn từ của Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận nói chuyện với các trại sinh.
 
Dâng hoa rước kiệu Đức Mẹ tại họ Như Thức, giáo xứ Bảo Long
Họ Như Thức
22:26 20/05/2012
HÀ NỘI - Mỗi năm tháng hoa về lòng mỗi người lại rạo rực niềm vui. Khắp nơi nơi từ thành thị tới thôn quê, già trẻ, lớn bé đều nô nức tưng bừng dâng hoa kính Mẹ.

Xem hình ảnh

Hoà chung trong không khí vui mừng ấy. Ngày 19 tháng 05 năm 2012 giáo họ Như Thức đã long trọng dâng hoa, rước kiệu Đức Mẹ để tôn vinh, ngợi khen và cảm tạ Mẹ. Đây là dịp để những người con đi làm xa quê lại có dịp về sum họp cùng gia đình.

Khoảng 14h các em con hoa của giáo họ đã có mặt ở đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để khai mạc buổi dâng hoa.

Đến 15h30 bắt đầu cuộc rước kiệu từ đền Đức Mẹ về nhà thờ họ. Tất cả các đoàn hoa và cộng đoàn tạo nên cuộc rước kiệu nghiêm trang, sốt sáng. Sau đó các đoàn con hoa tiếp tục dâng hoa kính Đức Mẹ.

Tiếp đến là Thánh lễ tạ ơn, đỉnh cao của việc tôn vinh Mẹ. Thánh lễ tạ ơn hôm nay thật đặc biệt với sự đồng tế của Cha Phanxicô Assisio Trần Văn Lưu và thày phó tế Gregorio Phan Văn Đạo. Cuối Thánh lễ cha giám quản Giuse Phạm Minh Triệu đã cám ơn cha Phanxicô Assisio và thày phó tế Gregorio đã về hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho giáo họ. Ngài cũng không quên cám ơn các đoàn hoa đã về dâng hoa rước kiệu tôn vinh Mẹ.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đảng Cướp Đất Dân...!!!
Thanh Sơn
12:19 20/05/2012
Đảng Cướp Đất Dân...!!!

Nhìn Văn Giang mà lòng ta đau xót
Bất công cao chót vót đầy khổ đau
Mấy mươi năm máu đỏ đã thẫm màu
Đến hôm nay thương đau càng chồng chất

Chữ " Tự Do" đảng vô thần cướp mất
Cướp luôn nhà, luôn đất, cướp dòng tu
Bao linh Mục tu sỹ đảng cầm tù
Cho đến nay vẫn vu chuyện bày trò

Vừa ăn cướp vừa to miệng hét hò
Mặt của đảng trét tro và bôi trấu
Mặt như mo nên chẳng còn biết xấu
Giữa ban ngày thảo khấu là công an

Cứ trấn lột liên tục cứ làm càn
Đánh giết dân kêu than bao giờ thấu
Hãy dừng tay! hỡi những loài thảo khấu
Máu dân lành chảy đầy thấu Bắc-Nam

Cả thế giới đã biết việc ngươi làm
Chớ cúi mặt tham lam làm càn mãi
Hãy đọc lại bài "Hịch" của Nguyễn Trãi
Của anh hùng vĩ đại Hưng Đạo Vương

Để mở ra cho Đất Nước con đường
Con đường sống là con đường "Dân Chủ"
Hỡi toàn dân chống lại giòng thác lũ
Hãy vùng lên làm chủ lấy bản thân

Cùng Văn Giang để Đất Nước xoay vần
Đòi lại đất của dân đã bị cướp
Gió "Tự Do" đang thổi căng Đất Nước
Cùng nắm tay tiến bước ta kết đoàn

Cộng sẽ tàn Toàn Dân sẽ hân hoan
Gió Dân Chủ, Đất khải hoàn đang đến
Cả toàn dân cùng đốt lên ngọn nến
Cả Việt Nam rực sáng ánh Tự Do

Vững lòng tin Thiên Chúa sẽ ban cho
Không tranh đấu "Tự Do" làm sao có
Đừng vô cảm trùm chăn hay đứng ngó
Hãy mạnh dạn chứng tỏ Là Việt Nam.

Thanh Sơn
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Một tầm nhìn đại kết về vai trò của Đức Maria trong kế hoạch Thiên Chúa và trong hiệp thông các thánh (3)
Vũ Văn An
05:11 20/05/2012
III. Cuộc Cải Cách Thệ Phản và Đức Maria

Việc khai triển tư duy về Đức Maria của truyền thống Thệ Phản từ thế kỷ 16 tới nay có thể tóm lược như sau: thoạt đầu và trong tâm trí các nhà cải cách, Đức Maria có một vị thế tương đối quan trọng nếu xét tới bối cảnh thời đó. Rồi mối quan tâm ấy đối với Đức Maria giảm dần do tranh chấp tuyên tín, dù ta vẫn thấy nhiều luật trừ đáng lưu ý ở nơi này nơi nọ. Đến thế kỷ 20, nhờ cuộc đối thoại đại kết, ta thấy có sự quan tâm trở lại, bắt đầu từ thập niên 1920 (44); quan tâm này đạt tới cao độ vào thập niên 1960, trong đó, khá nhiều công trình đồ sộ đã được công bố (45). Rồi qua thập niên 1980, người ta lại thấy có bước thụt lùi. Điều đáng lưu ý ở đây là có cả một tương phản lớn giữa tư duy về Đức Maria của các nhà cải cách và quan điểm hiện nay của các giáo hội vốn phát sinh từ Phong Trào Cải Cách của họ.

Điều dễ nhận thấy là thái độ của các nhà cải cách đối với Đức Maria là một thái độ lưỡng diện: một đàng, họ bênh vực một quan điểm đầy tranh cãi đối với lòng sùng kính Đức Maria của thời Trung Cổ. Nhưng đàng khác, họ lại khai triển một lối giải thích tích cực về chính con người của Đức Maria. Người ta có thể dựa vào ba nhà cải cách tiên khởi để tìm ra tư duy nguyên thủy của Phong Trào Cải Cách. Đó là Martin Luther (chết năm 1546), Huldrych Zwingli (chết năm 1531) và John Calvin (chết năm 1564).

1. Martin Luther

Trong ba nhà cải cách, Luther năng nói về Đức Maria trong các trước tác của ông. Chính lòng sùng kính của ông cũng mang dáng dấp của nền thần học thánh mẫu. Khi ông gia nhập Dòng Thánh Augustinô, ông tuyên hứa “sẽ sống đức tin của mình để ca ngợi Đức Maria”. Dĩ nhiên, sau đó, ông đã duyệt lại nền thần học thánh mẫu và lòng sùng kính thánh mẫu của mình dưới ánh sáng các chủ đề phản chính thống (antiestablishment) của phe cải cách; tư duy của ông về Đức Maria chịu ảnh hưởng bởi cùng các khía cạnh cải cách như các nhà cải cách khác, như quan niệm phải có về đức tin, ơn cứu rỗi, ơn cứu chuộc, Kitô học, v.v… Dù rất tôn kính Đức Maria và các thánh suốt cả đời, nhưng vấn đề này luôn ở vị thế phụ thuộc đối với ông; ông dành cho nó một chỗ đứng mà theo ông được Thánh Kinh cho phép. Ông giữ ba ngày lễ của Đức Maria: Lễ Truyền Tin, Lễ Thăm Viếng và Lễ Dâng Con Vào Đền Thờ (Thanh Tẩy). Ta có thể phân biệt 6 viễn tượng trong các trước tác của Luther về Đức Maria.

a) Trước nhất, Luther nghĩ lại vai trò của Đức Maria dưới ánh sáng Kitô học. Thần học thánh mẫu phải luôn tùy thuộc Kitô học, chứ không ngược lại. Đức Maria không có vai trò cứu thế, đúng hơn, ngài là móc nối của dây chuyền lịch sử cứu rỗi và là đại biểu cho thân phận đích thực của tín hữu.

Như thế, vai trò của Đức Maria bị giới hạn vào những gì Sách Thánh và kinh tin kính nói về ngài. Luther bênh vực sự đồng trinh của Đức Maria, cả sự đồng trinh suốt đời nữa (47) và đã sử dụng các ẩn dụ để phát biểu và giải thích sự đồng trinh này theo phương thức Kitô học: ngài gần gũi Chúa Kitô đến độ trở thành dấu chỉ hay ẩn dụ của việc nhập thể của Con ngài; ngài là nơi mầu nhiệm hai bản tính trở nên hữu hình. Sự đồng trinh của ngài không đặt ngài vào vị trí biệt lập; trái hẳn lại, ngài chỉ là “Trinh Nữ Maria” nhờ ơn cứu chuộc do Chúa Kitô đem lại. Trong quan niệm của Luther, mọi tín hữu phải là người cưu mang Chúa Kitô, không kém Đức Maria, chỉ khác: cưu mang Người cách thiêng liêng (48). Ngoài ra, ông chỉ trích bất cứ âm mưu nào sử dụng sự đồng trinh của Đức Maria làm phương thế biện minh cho sự ưu việt của đức đồng trinh so với bậc hôn nhân (49).

b) Viễn tượng thứ hai trong thánh mẫu học của Luther liên quan tới chức phận làm mẹ của Đức Maria. Không lời tán tụng nào cao cả hơn lời tán tụng ngài là Mẹ Thiên Chúa (50). Do chính sự kiện ấy, ngài là dụng cụ của Chúa Thánh Thần, là đền thờ của Người, là “quán trọ hân hoan” của Người. Luther đặt vào miệng Đức Maria những lời này: “Ta là xưởng thợ nơi Người làm việc, nhưng ta không thêm được gì vào việc Người làm; chính vì thế, không ai nên tôn kính hay ca ngợi ta là Mẹ Thiên Chúa, nhưng nên ca ngợi Thiên Chúa và công trình của Người trong ta” (51). Trong viễn tượng này, Đức Maria luôn là một cá thể lịch sử, chứ không phải là chủ đề của các tín điều.

c) Viễn tượng thứ ba thuộc giáo hội học. Có một loại suy giữa số phận Đức Maria và số phận giáo hội: Các đau đớn của Đức Maria nhắc ta nhớ tới các cuộc bách hại của giáo hội; sự kiên trì của ngài khiến ta nhớ tới sự liên tục và trung trinh của giáo hội; việc mang thai của Đức Maria nhắc ta nhớ đến cách thế Chúa Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa, đến cư ngụ trong tín hữu. Một cách nghịch lý, sự cao cả của Đức Maria tìm được biểu thức của nó trong chính đức khiêm nhường của ngài; đối với giáo hội cũng thế, giáo hội ấy luôn là một giáo hội dưới chân thánh giá, bất toàn trong biểu hiện lịch sử, định chế và hữu hình (52). Như thế, Đức Maria là khuôn mạo của giáo hội không chỉ trong chức phận làm mẹ của ngài, mà còn cả trong mọi đặc điểm của cuộc sống ngài như Sách Thánh đã chứng thực. Theo Luther, Đức Maria trở thành mẹ của mỗi một chi thể giáo hội, với Chúa Kitô là anh và Thiên Chúa là Cha (53). Trong vai trò người mẹ của mình, Đức Maria cũng là “mẹ giáo hội, mà chính ngài cũng là thành viên sáng giá nhất của giáo hội ấy” (54). Ngài là mẹ giáo hội mọi thời, vì ngài là mẹ của mọi người con được Chúa Thánh Thần sinh ra (55).

d) Viễn tượng thứ tư liên quan đến việc vô nhiễm thai của Đức Maria. Luther nghiên cứu vấn đề này dưới góc cạnh “Đức Maria và tội lỗi”, và sự thánh thiện của ngài. Kết luận của Luther về vấn đề này không được đúc kết, ông để nó lưng chừng, vì nó không có nền tảng Thánh Kinh; ông cho rằng đây là vấn đề “vô ích” (56). Nhưng ông áp dụng vấn đề vào Chúa Kitô: theo ông, điều quan trọng là Chúa Kitô sinh ra không có tội, dù kinh qua một việc hạ sinh có tính nhân bản thực sự; đó là điều ta phải tin vào Người (57).

e) Viễn tượng thứ năm liên quan đến việc mông triệu. Luther tỏ ra không lưu tâm đến lối hiểu truyền thống về vấn đề này. Theo ông, hiển nhiên là Đức Maria đang hiện hữu bên cạnh Thiên Chúa, trong hiệp thông các thánh: “[Từ ngày lễ Mông Triệu của Đức Maria] ta không thể suy diễn các chi tiết liên quan tới cách thế ngài về trời; mà các chi tiết ấy cũng không cần thiết, vì lẽ cái hiểu của ta không bao giờ hoàn toàn nắm được mọi điều liên quan tới các thánh ở thiên đàng. Đối với ta, chỉ cần biết rằng các ngài đang ở với Chúa Kitô” (58). Về cuối đời, Luther đã dùng các bài giảng chống lại ngày lễ này, dựa trên lý do là nó làm sao lãng việc thăng thiên của Chúa Giêsu (59).

f) Viễn tượng thứ sáu: theo Luther, điều quan trọng hơn là việc tôn kính phải có đối với Đức Maria, tức là việc sùng kính ngài. Ông khảo sát việc tôn kính được thời đại ông dành cho Đức Maria, luôn luôn dưới ánh sáng Kitô học. Đức Maria quả là “nữ vương!”. Nhưng ông đảo ngược danh hiệu này và hiển dương điều xem ra trái ngược: Chỉ tư cách nữ tỳ hèn mọn mới nói lên được tư cách nữ vương của ngài (60). Đức khiêm nhường của ngài có hai cách phát biểu: trong đức vâng lời và trong việc sẵn sàng phục vụ. Sự khiêm nhường hai mặt này là dấu chỉ một đức tin gương mẫu, và đó là con đường thánh hóa. Nên ta phải tôn kính Đức Maria, vì khi được hiểu như thế, “mọi lời ca ngợi Đức Maria đền dẫn tới việc ca ngợi Thiên Chúa” (61). Luther không bác bỏ khả thể khẩn cầu với các thánh, nghĩa là các chi thể của giáo hội vô hình, dù còn sống hay đã chết; nhưng ông bác bỏ ý niệm trung gian của người chết, nhờ lời cầu nguyện mà có.

Quan điểm của Luther về Đức Maria được Philip Melanchton (chết năm 1550) chấp thuận. Trong cuốn Bênh Vực Tuyên Tín Augsburg (1531), Melanchton xác nhận lại đặc tính Kitô học phải có đối với mọi suy nghĩ về Đức Maria. Không được coi Đức Maria ngang hàng với Chúa Kitô, như các thái quá của giáo hội thời Trung Cổ, nhưng phải tôn kính ngài vì gương mẫu ngài đem lại (62). Với những dè dặt ấy, Đức Maria được truyền thống Luthêrô coi như “tinh trong”, “thánh thiện”, là “trinh nữ” (63), xứng đáng các lời ca ngợi cao cả nhất (64), và trong tư thế ấy, ngài cầu nguyện cho giáo hội. Việc tôn kính Đức Maria rọi sáng cho việc tôn kính các thánh nói chung: ta phải tưởng nhớ các ngài, cảm tạ Chúa vì các ngài, lấy các ngài làm mẫu mực đức tin, tôn vinh các ngài, và “chứng tỏ tình yêu của ta đối với các ngài trong Chúa Kitô” (65) vì các ngài là điển hình của lòng Chúa thương xót.

2. Huldrych Zwingli

Cũng thế, Zwingli cũng dành cho Đức Maria một vị trí đáng kể, nhưng về sau, bị phái Thệ Phản của ông quên khuấy. Ông nói khá nhiều về Đức Maria khi ông biện minh cho lòng sùng kính, chứ không tôn thờ ngài. Ông duy trì nhiều hình thức sùng kính bề ngoài đối với ngài, như các ngày lễ Truyền Tin, Mông Triệu, và Lễ Nến, việc kéo chuông lúc đọc Kinh Truyền Tin, phần Sách Thánh của Kinh Kính Mừng (nghĩa là phần chào kính chứ không có phần khẩn cầu). Trong bối cảnh Kitô học của mình, Zwingli dành nhiều quan trọng hơn Luther đối với sự đồng trinh của Đức Maria. Toàn bộ mầu nhiệm nhập thể được nối kết với việc trọn đời đồng trinh của ngài (66).

Chủ đề Đức Maria là mẹ ít thấy có trong Zwingli. Theo ông, Đức Maria tiếp nhận nhiều hơn ban phát; ngài là “nhà Thiên Chúa”, “nơi an toàn” và là “cung điện” của Chúa Thánh Thần (67). Thỉnh thoảng, ông đề cập đến tước hiệu Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Chúa Kitô của Đức Maria hay “đấng sinh hạ sự cứu rỗi của chúng ta” nhưng ông bác bỏ lối giải thích theo nghĩa bóng hay có tính tín điều về tư cách làm mẹ này, mà theo ông, chỉ là một sự kiện lịch sử chứ không bao hàm bất cứ chức năng nào như đấng trung gian hay đấng hợp tác.

Đức Martia cũng không tự mình thánh thiện, nhưng chỉ nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Kitô mà thôi. Như thế, ý niệm vô nhiễm thai tự động bị bác bỏ; vấn đề này không liên hệ gì tới Thánh Kinh. Sở dĩ ta xưng tụng ngài “trinh trong” hay “không tì vết” thì chỉ vì đức tin và đức vâng lời gương mẫu của ngài mà thôi, hai điều khiến ngài trở thành tín hữu kiểu mẫu, chứ không phải vì việc tượng thai không vướng tội. Sự thánh thiện của Đức Maria luôn tùy thuộc vào Chúa Kitô: Đức Maria là “một loại hình của Chúa Kitô”; theo ý hướng này, ngài thánh thiện là do vai trò lịch sử của ngài, chứ không trước đó. Điều lạ là Zwingli duy trì ngày lễ Mông Triệu tại Zurich, do lòng sùng kính bình dân hơn là do thần học thánh mẫu. Nhưng chủ đề có tính giáo hội học về Đức Maria là mẹ giáo hội thì không hề có trong tư tưởng Zwingli. Đàng khác, điều độc đáo so với các nhà cải cách khác, là Zwingli tiếp nhận chủ đề Trung Cổ coi Đức Maria là khuôn mẫu cho thừa tác vụ của giáo hội: lòng sùng kính ngài phải dẫn giáo hội trở về với các tác vụ xã hội và chăm sóc (68).

3. John Calvin

Calvin là nhà cải cách nói ít nhất về Đức Maria. Khi ông bình luận các đoạn Sách Thánh có liên hệ, ông chỉ nhấn mạnh tới chiều kích lịch sử của ngài, dù có tiếp nhận giáo huấn truyền thống về sự đồng trinh của ngài. Theo ông, Đức Maria “đồng trinh trước, trong khi, và sau khi sinh con” (virgo ante partum, in partu et post partum). Ông không nhấn mạnh tới khía cạnh lạ lùng của sự đồng trinh này như Luther, cũng không nhấn mạnh tới sự tinh sạch về luân lý cũng như vai trò thừa tác của Đức Maria như Zwingli, nhưng nhấn mạnh tới hành động của Chúa Thánh Thần trong ngài. Đức Maria chỉ là mẫu gương lịch sử đặc thù mà mọi Kitô hữu đều phải cố gắng trở nên. Ngài mất vị trí đặc biệt về tín lý (1) khi so sánh với Chúa Kitô, (2) khi so sánh với các tín hữu khác, và (3) khi so sánh với giáo hội; ngài chỉ giữ được vị thế đặc biệt nhưng chắc chắn độc đáo thuộc lịch sử. Calvin đề cập đến Thánh Giuse cùng một phương thức như thế, và đã đặt ngài trở lại vị trí đúng đắn bên cạnh Đức Maria (69). Vì đã chuyển dịch tầm quan trọng về tín lý từ Đức Maria qua giáo hội, Calvin cho hay giáo hội là mẹ ta (70). Dù sao, tước hiệu “Maria, mẹ giáo hội” hoàn toàn khiếm diện trong học lý của Calvin; ngài “có phúc lạ” chỉ là trong tư cách cá nhân, tuy làm gương cho mọi người chúng ta (71).

Tuy thế, Calvin dành cho Đức Maria một chức năng hàng đầu là người đào tạo và giảng dạy ơn cứu rỗi và đức tin (72). Đàng khác, ông bác bỏ tước hiệu “Maria, Mẹ Thiên Chúa” cả vì lý do tranh cãi hệ phái lẫn lý do sư phạm. Chính dựa trên lý do sư phạm này, thánh mẫu học của Calvin nhấn mạnh vào Chúa Kitô: Đức Maria được xưng là “mẹ Con Thiên Chúa”. Một lần nữa, ở đây, điều quan trọng không phải là chức phận làm mẹ của Đức Maria mà là chức phận làm Con Thiên Chúa của Chúa Giêsu.

Đối với Calvin, Đức Maria cũng là mẫu mực đạo đức. Nhân cách của ngài nhường chỗ cho vai trò làm gương của ngài; người ta nên nhớ điều này để đừng hiển dương cả con người lịch sử lẫn con người tín lý. Đức Maria là mẫu mực của sự lắng nghe, hiểu và làm chứng. Nhấn mạnh được đặt lên việc biểu lộ các nhân đức được Đức Maria điển hình hóa và lên việc sử dụng các nhân đức này để xây dựng giáo hội. Cộng đoàn được khuyến khích bắt chước Đức Maria, chứ không thờ lạy ngài.

IV. Từ Cuộc Canh Tân Công Giáo tới cuối thế kỷ 19

1. Phía Công Giáo tới cuối thế kỷ 17

Bắt đầu từ thời kỳ Canh Tân Công Giáo và với khuynh hướng Phản Cải Cách, nền thần học thánh mẫu và lòng sùng kính Đức Maria mang một cung giọng mới, thoạt đầu ít chịu ảnh hưởng của các cuộc tranh cãi, nhưng sau đó, từ thế kỷ 17 trở đi, càng ngày càng có dấu ấn của tinh thần tranh cãi lúc các chia rẽ giữa các giáo hội được mở rộng. Tuy nhiên, ta cần nhớ rằng cuộc canh tân của Công Giáo Rôma, được phát biểu trong Công Đồng Trent (1545-1563) và trong thời hậu công đồng này, xét về căn bản, lại liên quan tới các vấn đề khác như cứu rỗi, cải cách chức vụ giám mục và sinh hoạt mục vụ của giáo phận, cải tiến việc huấn luyện hàng giáo sĩ, và việc thánh hóa giáo dân. Dù vị trí và vai trò của Đức Maria chỉ là các chủ đề thần học thứ yếu trong cuộc tranh luận rộng rãi này, nhưng chúng vẫn trở thành các vấn đề của Phản Cải Cách.

Lúc các cuộc tranh cãi có tính hệ phái bắt đầu, giáo huấn của phía Công Giáo Rôma chứng tỏ mình biết các cố gắng muốn canh tân: ngay trong thập niên 1520, Augustine Alved (chết khoảng năm 1535) bênh vực việc tôn kính Đức Maria chống lại Luther và Erasmus thành Rotterdam. John Cochlaeus (chết năm 1552), Ambrose Catherinus (chết năm 1553) và Thomas de Vio, cũng gọi là Cajetan (chết năm 1534), đã kết án nền thần học về Đức Maria của các nhà cải cách Thệ Phản là sai lạc, và họ tiếp nhận các lý lẽ thời Trung Cổ để biện hộ cho ý niệm vô nhiễm thai và mông triệu (73). Thánh Phêrô Canisiô (chết năm 1597) tóm tắt hai ý niệm đó trong cuốn “Toát Lược Giáo Lý Kitô Giáo” (1566) trong đó, ngài bênh vực các tước hiệu “Nữ Vương”, “Niềm Hy Vọng” và “Đấng Cứu Vớt” (Salvatrix) cũng như các phép lạ của Đức Maria, các nơi hành hương, các tượng ảnh và các biểu lộ khác của lòng sùng kính Đức Maria.

Công Đồng Trent duy trì thái độ dè dặt đối với nền thần học thánh mẫu và các thực hành liên quan tới Đức Maria. Vì quan tâm tới việc đưa ra các định nghĩa cho các phạm vi chính gây bất đồng và chia rẽ, công đồng này chỉ chấp nhận các thực hành về Đức Maria còn sống sót từ các thế kỷ trước (xem Sách Nguyện Rôma năm 1568 và việc duy trì các ngày lễ theo truyền thống) nhưng dành việc định nghĩa cho các nhà thần học thuộc các trường phái khác nhau thực hiện. Vì thế, đã không có một sắc lệnh tín lý căn bản nào về Đức Maria, cho tới tận năm 1854. Sự dè dặt này một phần giải thích được sự triển nở rực rỡ các khảo luận thánh mẫu thời hậu công đồng do nhiều trường phái khác nhau bên trong Giáo Hội Công Giáo Rôma trước tác. Trong số những người đóng vai trò quan trọng, ngoài Thánh Phêrô Canisiô vừa nhắc trên đây, ta thấy còn có Francis Suarez của Dòng Tên (chết năm 1617) và Thánh Roberto Bellarminô (chết năm 1621) cũng thuộc Dòng Tên, và trường phái Pháp của Pierre de Bérulle (chết năm 1629), Jean Jacques Olier (chết năm 1657), và Thánh Gioan Eudes (chết năm 1680)…

Đến cuối thế kỷ 17 và trong thế kỷ 18, lòng sùng kính Đức Maria và các thánh phát triển mạnh mẽ đến độ sau này nhiều nhà văn nói tới “thế kỷ thánh mẫu”. Lời kêu cầu kép “Giêsu, Maria” càng trở nên phổ biến hơn. Việc lần hạt mân côi đã giúp lập ra các hiệp hội chuyên chú vào lòng sùng kính Đức Maria. Ngài được kêu cầu là đấng che chở tín hữu và là đấng chiến thắng mọi trận chiến. Một điển hình nổi bật: sau chiến thắng hải quân của Vua Công Giáo Philip Tây Ban Nha tại Lepanto năm 1570, Đức Giáo Hoàng Piô V đã thêm tước hiệu “Phù Hộ Các Giáo Hữu” vào Kinh Cầu Loretto. Thêm vào đó, ngài còn lập một lễ mới kính “Đức Bà Chiến Thắng” như dấu chỉ lòng biết ơn của toàn thể thế giới Kitô Giáo.

Từ đó, Đức Maria được tôn kính là “Vô Nhiễm”, “Mẹ Sầu Bi”, “Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo”, “Nữ Vương Thiên Đàng”, “Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành”, “Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu”, “Đức Nữ Có Tài Có Phép”, “Đức Bà Yên Ủi Kẻ Âu Lo”… Ngài trở thành đầu đề của một chủ trương tranh cãi mỗi ngày một quan yếu hơn nơi các nhà Phản Cải Cách tại các vùng giáp giới với thế giới Thệ Phản (Tyrol, Bavaria) hay tại các vùng có sự hiện diện đông đảo của nhiều hệ phái khác nhau (như Pháp lúc đó chẳng hạn).

Lúc đó, nền thần học và việc sùng kính thánh mẫu đóng một vai trò quan trọng trong công tác mục vụ tại các nơi hành hương. Các ông hoàng và giáo sĩ, cả triều lẫn dòng (nhất là các tu sĩ Dòng Tên và Capuchins), đã đóng góp sâu rộng vào việc phát triển các địa điểm đặc trưng có tính thánh mẫu như Einsiedeln (nơi Thánh Phêrô Canisiô sống), Altotting (nơi Thánh Carolo Borromeo sống) và nhiều nơi khác. Nhiều nhà thờ và nhà nguyện mới được xây cất tại các địa điểm này để dâng kính Đức Maria. Kiến trúc, hội họa và âm nhạc cũng đóng góp vào việc nở rộ của lối sùng kính này. Trong khi ấy, kể từ đầu thế kỷ 16, “Hiệp Hội Thánh Mẫu” đã được thiết lập; qua năm 1576, hiệp hội này đã có gần 30 nghìn hội viên.

Như một hậu quả gián tiếp, các vị thánh có liên hệ gần gũi với Đức Maria, nhất là Thánh Giuse, cũng được hưởng nhờ và được dành cho một ưu thế mới: năm 1621, lễ Thánh Giuse được tuyên bố là lễ nghỉ tại các lãnh thổ tùng phục Rôma; Thánh Anna có lễ kính chính thức bắt đầu năm 1623. Đó là các dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng gia tăng của các thánh nam nữ gần gũi với Đức Nữ Trinh trong một vai trò nào đó của ngài. Người ta có thể nhìn thấy khía cạnh Phản Cải Cách của nền thánh mẫu học này qua sự kiện các tân tòng được mời gọi chứng tỏ việc trở lại của mình là do các hành vi minh nhiên của lòng sùng kính Đức Maria.

Bắt đầu với cuộc Chiến Tranh Ba Mươi Năm (1618-1648) và cuộc tranh chấp mạnh mẽ giữa các hệ phái có dây dưa tới nó, các khuynh hướng trên phát triển xa rộng hơn và được củng cố nhiều hơn cả về tầm quan trọng lẫn tính cách cường điệu của chúng. Đức Maria trở thành trung gian giúp làm dễ cuộc lữ hành của Kitô hữu; người ta kêu gọi các tín hữu tận hiến hoàn toàn cho ngài (như nghi lễ “tận hiến” (oblation) của Hiệp Hội Thánh Mẫu chẳng hạn), và cuộc sống thiêng liêng của họ lấy chiều hướng thánh mẫu làm chủ yếu.

Trong các hình thức quá đáng của lòng sùng kính Đức Maria, người ta thấy có một chủ trương đi song hành với Kitô học; thí dụ, trong cuộc sống “giống như Đức Maria” của (Dòng) Carmel, người ta nghe nói tới lối sống “trong Đức Maria”, tới “hơi thở yêu thương hướng lên Đức Maria”, đến độ nói rằng linh hồn tín hữu được “đào luyện trong Đức Maria” và Đức Maria “sống trong linh hồn và làm mọi sự trong đó” (74). Lối song hành này gợi nhớ tới “sự trao đổi hân hoan” tình yêu phu thê giữa Chúa Kitô và tín hữu, rất được Luther trân trọng. Nền huyền nhiệm thánh mẫu này không tạo được bao nhiêu ảnh hưởng, dù một số yếu tố của nó sẽ xuất hiện dưới các hình thức khác, như câu thuật ngữ “làm tôi Đức Maria” (75). Khác với nền huyền nhiệm thánh mẫu, lòng sùng kính bình dân, với đặc điểm “sẵn sàng yêu thương phục vụ Mẹ Thiên Chúa” và “hoàn toàn dấn thân phụng sự ngài” (76) đã tìm được đất lành khắp Âu Châu và tạo được nhiều ảnh hưởng đáng kể ở đó.

Bắt đầu bước qua thế kỷ 17, nghĩa là ở ngưỡng cửa thời cận đại, trong lãnh vực này cũng như trong các lãnh vực khác và nói chung trong mọi giáo hội, đã diễn ra một hố phân cách mỗi ngày một rộng hơn trong tâm tư của thiểu số có học và của những người có lòng sùng kính bình dân. Trong các giáo hội được gọi là “tín phái” (confessional), người ta thấy có sự khai triển 3 chiều: chiều sùng kính của giới có học, chiều sùng kính bình dân, và chiều bác học có phê phán (77). Về phía Công Giáo Rôma, nơi người ta nhấn mạnh tới việc rao giảng tin mừng, một việc do sự thúc đẩy mục vụ của thời hậu công đồng (Trent) tạo ra, lòng sùng kính Đức Maria đã cung cấp môi trường tốt cho khá nhiều thực hành tôn giáo vốn được cảnh đua nở các trước tác thánh mẫu hỗ trợ. Lòng sùng kính này có đặc điểm của một “tôn giáo trái tim”, nặng về xúc cảm và do đó, về hình thức, khá giống với “mộ đạo phái” (pietism) của Thệ Phản. Cả hai kiểu đạo đức này đều là các phản ứng trước những tàn khốc do chiến tranh từ hai phía gây ra và những khốn cùng khủng khiếp do cuộc chiến này mang lại; chúng cũng là các phản ứng đối với giáo huấn của cả hai bên, bị họ coi là quá xa vời và quá trí thức, phát xuất từ các trường phái thần học chính thống liên hệ.

Trong môi trường ấy, lòng sùng kính thánh mẫu của Công Giáo đã tạo ra một lối phát triển mà thần học ít có thể kiểm soát được. Hậu quả là Văn Phòng Thánh (tiền thân của Bộ Giáo Lý Đức Tin) buộc phải can thiệp và Đại Học Sorbonne đã phải đưa ra việc kiểm duyệt (78). Cũng có những phản ứng từ bên trong chống lại các thái quá và sai lạc, không phải chỉ từ phong trào Jansen dưới ngòi bút của Blaise Pascal (chết năm 1662) (79) mà còn từ các tiếng nói có thẩm quyền hơn như một số linh mục Dòng Tên và Giám Mục Meaux, Jacques Bénigne Bossuet (chết năm 1704). Vị giám mục này, trong khi tuyên bố “phạt vạ tuyệt thông bất cứ ai bác bỏ Đức Maria” cũng như “bất cứ ai hạ thấp ngài”, đã lên án “lòng tin vội vã” của những ai tự để mình “bị các niềm tin dị đoan, và lòng sùng kính giả tạo khai thác”, những điều thường gặp trong một số thực hành thánh mẫu (80). Cũng còn những người khác như Giám Mục Antoine Godeau (chết năm 1672), sống vào lúc cuộc tranh cãi Jansen tới hồi gay cấn nhất, lên tiếng đả kích “mùi huơng của những lời ca ngợi quá đáng” đang được dâng lên Đức Trinh Nữ và “các phép lạ giả tạo”, “các sùng kính vô kỷ luật” và các thánh ca “xúc phạm đến ngài” (81).

Các căng thẳng trên dẫn tới cuộc khủng hoảng thánh mẫu thật sự mà Thánh Louis-Marie Grignion de Montfort (chết năm 1716), cùng với nhiều người khác, đã tìm cách giải quyết bằng cách lưu tâm tới lời chỉ trích từ mọi phía: từ các người Thệ Phản, và từ phái Jansen và các thần học gia có thế giá (82). Như để đáp ứng mối nghi ngại của nhiều người, đã có cố gắng làm cho lòng sùng kính Đức Maria bớt bị nghi ngại hơn; và để phản ứng lại các thái quá của nhiều người khác, cũng đã có cố gắng làm cho lòng sùng kính ấy có tính qui Kitô nhiều hơn. Một trong các công trình phổ thông nhất thời đó, cuốn “Kinh Thành Huyền Nhiệm Của Thiên Chúa” do Maria de Agreda, một tu sĩ Dòng Phanxicô, viết, đầy những huyền thoại và sai lầm thần học về cuộc đời Đức Maria đến nỗi Đức Giáo Hoàng Innôcentê XI, năm 1681, phải ra lệnh cấm không được lưu hành.

Dĩ nhiên, ta phải luôn lưu ý tới khía cạnh tranh chấp của những cuộc tranh luận thánh mẫu này: các thái quá và sai trệch của chúng phải được giải thích trong ngữ cảnh các kình chống nhau dữ dằn của thời ấy. Tuy nhiên, ta sẽ lỗi thời, nếu coi tình thế trên như là yếu tố chính trong các bất đồng liên phái. Vì dù các thực hành thánh mẫu có bị người Thệ Phản cười nhạo, thì tín lý vẫn chưa là điểm tranh chấp quyết định: vì cả hai bên, cả phe Huguenots nữa, không bên nào hoài nghi sự chính đáng của vai trò và “mầu nhiệm” Mẹ Chúa cả.
 
Tin Đáng Chú Ý
Tuyển cử Tổng thống Pháp: vấn đề tiền tệ
Hà Minh Thảo
15:16 20/05/2012
TUYỂN CỬ TỔNG THỐNG PHÁP : VẤN ÐỀ TIỀN TỆ

Sau hai vòng bầu cử (vòng loại ngày 22.04.2012, hai trong mười ứng cử viên được người Pháp tuyển vào vòng chung kết ngày 06.05.2012), cử tri đoàn toàn quốc đã chọn ông François Hollande vào chức vụ Tổng thống trong nhiệm kỳ 2012-2017. Ngoài ra, tỷ số phiếu trắng và bất hợp lệ chiếm 5,52% (từ 5% đã là con số đáng kể) số cử tri đi bầu, nhưng từ chối tín nhiệm cả hai ứng cử viên, vì đối với họ, đều không xứng đáng.

Ngày 10.05.2012, ông Jean-Louis Debré, Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp, đã công bố chính thức : « Kết quả vòng hai tuyển cử Tổng thống ngày 05 và 06.05.2012 đã được hợp thức hóa bởi Hội đồng Hiến pháp trong phiên họp ngày 10.05.2012 như sau :

Số cử tri ghi danh : 46.066.307 ;
Số cử tri đi bầu : 37.016.309 ;
Số phiếu hợp lệ : 34.861.353 ;
Đa số tuyệt đối : 17.430.677.

Số phiếu từng ứng cử viên thu được :
- ông François Hollande : 18.000.668 (51,6% phiếu bầu hợp lệ) ;
- ông Nicolas Sarkozy : 16.860.685 (48,4%).

Như vậy, ông François Hollande đã chiếm được đa số tuyệt đối. Do đó, Hội đồng Hiến pháp tuyên bố ông François Hollande là Tổng thống Cộng hòa Pháp trong năm năm, bắt đầu không trể nhất vào ngày 15.05.2012 lúc 24 giờ. Thi hành điều hiến định này, việc bàn giao chức vụ Tổng thống đã được thực hiện tại Điện Elysée lúc 10 giờ ngày 15.05.2012. Trở thành Tổng thống, nhiệm vụ chính thức đầu tiên của ông François Hollande là bổ nhiệm ông Jean-Marc Ayrault làm Thủ tướng và thành lập Chính phủ.

I. TÀI SẢN TỔNG THỐNG PHÁP.

Khi nộp đơn ứng cử Tổng thống, mỗi vị dự tuyển phải đính kèm một Bản tuyên bố tài sản. Nhưng chỉ bản của ứng cử viên đắc cử được phổ biến bằng đăng vào Công báo.

A. Tài sản của vị xuất nhiệm.

Khi nộp đơn xin ứng cử năm 2007, Tổng thống Nicolas Sarkozy đã nạp Bản tuyên bố tài sản ký ngày 17.03.2007 trị giá 2,14 triệu euro, bao gồm phần lớn là các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (2,04 triệu euro), 10,082.53 euro (kết số cuối tháng 2 năm 2007) trong trương mục vãng lai tại Société Générale và các sổ tiết kiệm khoảng 85.600 euro (cuối năm 2006). Thêm vào đó, còn có phần hùn 34% số vốn vào văn phòng Luật sư SELAS CSC, chuyên môn về bất động sản.
Sau khi ly dị với vợ thứ hai Cecilia Attias, ông phải cấp dưỡng hàng tháng 3.000 euro cho Louis Sarkozy, con trai ông đã có với bà này. Ngoài ra, ông vẫn phải trợ cấp đền bù 2.926 euro mỗi tháng cho bà Marie-Dominique Culioli, người vợ đầu tiên.

Ngày 24.03.2012, Bản tuyên bố tài sản cuối nhiệm kỳ đã được đăng vào Công báo ngày 24.03.2012 trị giá 2,7 triệu euro, vẫn bao gồm phần lớn là các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (2,50 triệu euro), các sổ tiết kiệm và phần hùn 34% số vốn vào văn phòng Luật sư. Ngoài ra, còn có một trương mục vãng lai chung với tên vợ có kết số dương 56.919 euros.

B. Tài sản của Tổng thống tân cử.

Khi nộp đơn xin ứng cử năm 2012, ông François Hollande đã nạp Bản tuyên bố tài sản ký ngày 15.03.2012 trị giá 1,181 triệu euro, bao gồm phần lớn những phần đầu tư vào bất động sản (gia cư) với số tiền 1,17 triệu, ba trương mục vãng lai với tổng số tiền khoảng 8.000 euro và 3.550 euro ký thác hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

Pháp quốc là một quốc gia dân chủ, người dân cần được biết những số chi ngân sách mà nguồn thu là tiền đóng thuế của họ. Những người lãnh đạo quốc gia biết bạch hóa tài sản như luật định là những người tự trọng nên được người dân tin kính. Tại Việt Nam cộng sản, những kẻ tự nhận là lãnh đạo, kể cả tu sĩ các tôn giáo, luôn che dấu các khoản tiền ăn cắp từ ngân sách hay tham nhũng chỉ làm người dân sợ và đáng để đồng bào khinh bỉ.

II. CỰU TỔNG THỐNG NHẬN TỪ NGÂN SÁCH.

Khi hoàn tất hành nhiệm vụ, Tổng thống Nicolas Sarkozy sẽ nhận được bồi thường 5.500 euro/tháng (63.000 euro/năm cho mỗi vị bất cứ thời gian giữ nhiệm vụ bao lâu theo điều 19 Luật 03.04.1955).

Khi một cựu Tổng thống qua đời, người phối ngẫu còn sống lãnh phân nửa số tiền đó và khi người này chết, phần tiền này được lãnh bởi các con vị thành niên.

Nếu nhận nhiệm vụ tại Hội đồng Hiến pháp, ông sẽ nhận trợ cấp 11.500 euro hàng tháng. Nếu ông trở lại hành nghề luật sư thì không thể là thành viên Hội đồng này. Oâng có thể không chỉ nhận việc này một thời gian sau như ông Valéry Giscard d'Estaing đã làm trước đây nếu, như Tổng thống Hollande đã hứa sẽ đề nghị Quốc hội chấm dứt việc các cựu Tổng thống là thành viên suốt đời tại Hội đồng Hiến pháp và được lưỡng viện Lập pháp thông qua.

Thêm vào đó, ông còn được hưởng một khoảng bồi thường ‘đặc biệt khó khăn’ để ‘bù lại những áp lực mà ông phải chịu khi đảm nhận nhiệm vụ này’, số tiền không được loan báo. Các khoản đài thọ nhân viên gồm hai cảnh sát viên để bảo đảm an ninh, bảy cộng sự viên. Về vật chất, cựu Tổng thống được hưởng nhà ở với đầy đủ tiện nghi và một chiếc xe. Các dịch vụ được hưởng là thẻ miễn phí phi cơ Air France và xe lửa. Đi nước ngoài, vị này được tiếp đón bởi Đại sứ Pháp và ngụ tại biệt thự Đại sứ hay Lãnh sự. Những quy định này được quyết định bởi Thủ tướng Laurent Fabius (đương kiêm Ngoại trưởng chánh phủ Jean-Marc Ayrault) năm 1985.

Theo dân biểu thân đảng xã hội Rene Dosière, chuyên môn về quản lý tài chính công, ngân sách quốc gia chi tiêu ước tính khoảng 1,5 triệu euro/ năm cho mỗi cựu Tổng thống. Hiện nay, nước Pháp có ba cựu Tổng thống (Valery Giscard d’Estaig, Jacques Chirac và Nicolas Sarkozy).

Để so sánh. Tại Hoa kỳ, các cựu Tổng thống đều rất giàu so với những vị đồng tước người Pháp : Clinton có tài sản lên đến 38 triệu mỹ kim, Bush cha chừng 23 triệu, Bush con 20 triệu và Carter có tài sản ước tính 7 triệu mỹ kim. Các vị này thường đi diễn thuyết và viết sách. Năm 2010, ông thu được 10 triệu riêng do việc đi nói chuyện và Bush con kiếm được 15 triệu mỹ kim. Do đó, 3 dân biểu (2 Cộng hòa và 1 Dân chủ) đã nạp một đề nghị luật tại Hạ viện liên bang yêu cầu hạ trợ cấp chi tiêu của các cựu Tổng thống ở mức 200.000 mỹ kim mỗi năm. Nếu có lợi tức từ 400.000 mỹ kim/năm, họ sẽ không được hưởng trợ cấp.

III. CHI PHÍ TỔ CHỨC TUYỂN CỬ TỔNG THỐNG 2012.

Cử tri Pháp tham gia tuyển cử Tổng thống năm nay trong khi các cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội đang tiếp diễn, ngân sách bị cắt giảm như bách phân bồi hoàn chi phí cho các ứng cử viên từ 5% còn 4,75% và 50% còn 47,50% mức chi phí tối đa. Như vậy, sự thực thi dân chủ lần này, cái giá phải trả có thể dự đoán là bao nhiêu ?

Ký giả Đức Tâm có bài ‘Chi phí cho cuộc bầu cử Tổng thống Pháp 2012’ phát thanh qua Radio France International ngày 22.04.2012. Theo đó, sau khi đọc sách ‘Tiền của Nhà nước’ viết bởi ông René Dosière, dân biểu, thì chi phí cuộc bầu cử 2012, với 10 ứng viên ở vòng một, có thể lên tới 228 triệu euro. Năm 2007, ở vòng một có 16 ứng viên, chi phí tốn kém đã là 210,70 triệu euro :
- 51 triệu euro cho việc in ấn, tiền công trả nhân viên đóng phong bì các văn kiện tuyên truyền tranh cử và thuê thêm chỗ để tích trữ các tài liệu ;
- 49 triệu để gởi các phong bì nói trên tới nhà cử tri ;
- Chính phủ đề nghị và Lập pháp biểu quyết dự trù 49 triệu euro để bồi hoàn chi phí vận động tranh cử cho các ứng viên. Theo kết quả đầu phiếu vòng một ngày 22.04.2012, chúng ta có thể tính số thực :
(800.423 x 5) + (8.004.230 x 3) + (10.691.775 x 2) = 49.398.363 euro
Như vậy, dự trù ngân sách có sự khiếm hụt 398.363 euro so với thực tế.

Về việc tổ chức đầu phiếu ở địa phương, nguyên tắc, quốc gia trách nhiệm chi trả các tốn kém này. Tuy nhiên, khoản tiền thanh toán theo luật định chỉ là 2500 euro, quá thấp so với chi phí thực. Đối với các xã, địa phương nhỏ thì đây là một gánh nặng tài chính. Vì bỏ phiếu vào ngày Chúa nhật, việc tổ chức tại một thành phố có trung bình 20 ngàn dân tốn khoảng 15 ngàn euros. Tạm tính là chính quyền địa phương phải chi một euro cho mỗi cử tri.

Mục tốn kém nhất là phải thuê người dọn dẹp, làm vệ sinh, sắp xếp phòng bỏ phiếu, tiếp cử tri và kiểm phiếu. Các phòng phiếu thường được lập tại các trường học, hay trong các sảnh đường của công sở. Theo quy định, mỗi phòng phiếu dự trù tối đa 1000 cử tri. Nhờ số người làm việc thiện nguyện rất đông, việc tổ chức tuyển cử mới hoàn thành tốt.

Việc tổ chức bầu cử cho người Pháp ở hải ngoại tốn chừng 4 triệu euros. Chi phí cho việc phát trên truyền hình và đài phát thanh các chương trình vận động tranh cử lên tới 2,3 triệu euro.

Thượng nghị viện Pháp có một thẩm định về chi phí cho cuộc bầu cử tổng thống 2012 tốn khoảng 217,3 triệu euro, tức tốn khoản 3,5 euro cho mỗi cử tri.
 
Văn Hóa
Lễ Chúa thăng thiên
Hai Tê Miệt Vườn
07:26 20/05/2012
VĨNH CƯ THƯỢNG GIỚI

Trần gian “tạm trú” mà thôi,
“Vĩnh cư” thượng giới trên nơi Thiên Đàng.
Dù đang sống giữa trần gian,
Nhưng lòng “siêu thoát” chẳng màng lợi danh.
Ngày đêm cương quyết đấu tranh,
Loại trừ gian dối, thực hành yêu thương.
Quyết tâm đi đúng con đường,
Giê-su Cứu Chúa khai trương giữa đời.
Bởi Ngài mong ước mọi người,
Trở nên hoàn thiện về Trời gặp Cha.
Sống trong tình mến bao la,
Cùng muôn thần thánh hoan ca chữ “tình”.
Nghìn thu hồn xác hiển vinh,
Ở trong ánh sáng Phục Sinh vĩnh hằng

“Hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới...
chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới”
(Cl 3,1-2)

CHẮC CHẮN VỀ TRỜI

Đời anh chắc chắc về trời,
Chính nhờ biết sống cuộc đời thiện chân.
Ngày đêm nhất quyết thực hành,
Giới răn đức mến chân thành vị tha.
Trước tiên với Chúa là Cha,
Sau cùng nhân thế như là anh em.
Trí tâm chẳng bị bôi đen.
Bởi bao dục vọng, ghét ghen giận hờn.
Vững tin vào Đấng chí tôn,
Chính là Thượng Đế cội nguồn phúc ân.
Ra tay góp sức chung phần,
Dựng xây xã hội tốt lành đẹp tươi.
Cuối đời chắc chắn về trời,
Sau khi hoàn tất cuộc đời trần gian.

“Chúa là vị Thẩm Phán chí công
sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy”(
2Tm 4,8)

ĐÁNH MẤT ĐỜI SAU

Mải mê sự vật trên đời,
Khiến anh quên lãng Nước Trời của Cha.
Ngày đêm lại bị quỷ ma,
Dẫn đường đưa lối đi xa đường lành.
Để rồi ưa thích tranh giành,
Tiền tài danh vọng, bất cần thiện chân.
Thế là anh đã vong thân,
Thành người gian dối, tốt lành bỏ đi.
Suốt đời chẳng biết thực thi,
Công bình bác ái cho đi mạng mình.
Ngại ngùng chẳng dám hy sinh.
Chết cho người cũ, tiền tình thế gian.
Vậy là mất phúc Thiên Đàng,
Muôn đời xa cách thánh nhan Cha lành.

“Kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa,
thì số phận cũng như thế đó"
(Lc 12,21)

THẲNG TIẾN VỀ TRỜI

Giê-su hoàn tất cuộc đời,
Và Ngài thẳng tiến về Trời bên Cha.
Suốt đời Ngài đã tỏ ra,
Là Con chí ái cũng là hiếu trung.
Thế nên Ngài sống đến cùng,
Con đường vâng phục thủy chung nghĩa tình.
Chính nhờ hiến trọn đời mình,
Chết trên thập giá cực hình đau thương.
Ngõ hầu mở lối khai đường,
Giúp cho nhân loại khỏi vương tội tình.
Mọi người lại được tái sinh,
Chính bằng ân sủng Thánh Linh Chúa Trời.
Cùng nhau hoàn tất cuộc đời,
Giã từ trần thế về Trời vinh quang.

“Nói xong, Chúa Giê-su được đưa lên trời
và ngự bên hữu Thiên Chúa”
(Mc 16,19).
 
Dâng Mẹ tháng Năm
Jos. Tú Nạc, NMS
07:27 20/05/2012
Mỗi cây, mỗi hoa bài thơ cho Mẹ,
Mỗi cảnh trời xao xuyến những hồng ân,
Mẹ có ngắm đèn lung linh Tòa Mẹ?
Mẹ có nghe bản hợp xướng ngân vang?
Mẹ có nghe thánh ca từ con Mẹ,
Trinh Vương – trinh nữ, Thánh Mẫu – Mẹ hiền,
Phải chăng dòng tộc Abraham – David?
Nữ Vương hoa hồng tuyệt mỹ trần gian?
Maria, Mẹ hòa nhã dịu dàng,
Từ phòng cô dâu trên nước Thiên Đàng,
Mẹ xua mây đen, chắn lối mặt trời,
Những mù sương trên dòng sông, khe suối,
Gửi xuân tươi phủ kín những hoa đời,
Xuân trong tim những chàng trai, cô gái,
Xuân trong hồn của anh và của chị,
Xuân trong trí mê muội người cai trị,
Sấm truyền Mẹ không tự cao, tự đại,
Thế hệ này xin ơn lành Thánh Mẹ.
 
Nhìn Trời
Trầm Thiên Thu
07:29 20/05/2012
Ngước nhìn thăm thẳm trời cao
Con thao thức với muôn sao đêm trường
Mơ về hạnh phúc Thiên đường
Chỉ còn đức Mến muôn trùng mà thôi
Ngước nhìn thăm thẳm cõi trời
Chúa về nơi ấy, vào đời con đi…
Mưa chiều, nắng sớm lưu ly
Tháng ngày gian khổ hóa khờ đời con
Bước trên sỏi khổ, đá buồn
Nhưng tin Chúa vẫn bên con đồng hành
Dẫu con cát bụi hôi tanh
Nhưng Giêsu vẫn chân thành yêu con
Tình Yêu Thiên Chúa vô biên
Quyết tâm con sống chứng nhân cho Ngài.

Lễ Thăng Thiên – 2012
 
Sống cho Nước Trời
Ngô Xuân Tịnh
07:31 20/05/2012
Tình yêu Thiên Chúa nhiệm mầu
Thần linh từ chốn trời cao trở thành
Phận hèn tội lỗi phàm nhân
Tình yêu vô lượng vô ngần hiến thân
Nâng phận hèn yếu thếnhân
Trở thành thân phận thần linh huy hoàng
Vô hình quyện lấy hữu hình
Tình yêu cứu rỗi cao minh lạ lùng
Xin Thần Khí Chúa mở lòng
Để ơn sống lại thấm nhuần đời con
Thành con người mới hoàn toàn
Làm con Thiên Chúa hân hoan giữa đời
Thi hành ý Chúa mà thôi
Làm cho triển nở Nước Trời vẻ vang
Trần gian và cõi vĩnh hằng
Chờ ngày Chúa lại vinh quang xuống trần
Quyền uy xét xử thế gian.

"Khi nào Thần Khí đến Người sẽ dạy anh em về sự thật vẹn toàn và loan báo cho anh em biết những gì sẽ xảy ra.
Người sẽ tôn vinh Thầy vì Người sẽ lấy những gì củ Thần mà loan báo cho anh em
( Ga 16, 13-14 )
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lan
Nguyễn Ngọc Liên
21:37 20/05/2012
LAN
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Lan hài bừng nở cánh xuân
Hương bay theo gió nắng hồng thêu hoa.
(Trích thơ của Hồng Vinh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền