Ngày 19-05-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:55 19/05/2015
XÚ PHỤ BẮT CHƯỚC CAU MÀY.
N2T

Ngày nọ, Tây Thi bị bệnh, vì đau nên nàng hay cau mày, người trong làng cảm thấy Tây Thi có một phong cách rất đẹp khi cau mày, nên rất thích nàng.
Một xú phụ thấy vậy liền học Tây Thi cách cau mày, nhưng mọi người vừa nhìn thấy bà cau mày thì liền ùn ùn chạy trốn.
( Trang tử )

Suy tư:
Con khỉ dù nó mặc áo quần bằng lụa là gấm vóc, dù nó được trang sức bằng vàng bạc ngọc ngà châu báu, thì nó vẫn là con khỉ, không thể là một cô gái đẹp.
Người khiêm tốn đi đến đâu ai cũng thích, vì họ không biết phê phán ai.
Người kiêu ngạo đi đến đâu thì ai ai cũng phải tránh xa, bởi vì họ bắt chước người khiêm tốn không phê bình ai, nhưng luôn cho mình là người nổi trội vượt trên mọi người...
Con khỉ là con khỉ và người đẹp là người đẹp không thể lẫn lộn nhau được, dù cho con khỉ mặc áo gấm trang sức bằng vàng ngọc; cũng vậy, người kiêu ngạo thì khó mà nhận ra điều tốt đẹp nơi người khiêm tốn, bởi vì con mắt của người kiêu ngạo bị che mờ bởi những hào quang giả tạo do mình tạo ra.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:58 19/05/2015
N2T

28. Có hai loại yêu mến được thiết lập trên hai khu vực khác nhau: một là thành trì trên mặt đất, được thiết lập trên ích kỷ tự ái dẫn đến khinh miệt Thiên Chúa; và một là thành trì trên trời, được thiết lập trên lòng yêu mến Thiên Chúa, dẫn đến khinh miệt bản thân.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

--------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lễ tuyên phong Chân Phước cho cha Luigi Caburlotto
Đặng Tự Do
15:36 19/05/2015
Sáng ngày thứ Bẩy 16 tháng Tư tại tiền đình nhà thờ thánh Máccô là nhà thờ chánh tòa thành phố Venice, Đức Hồng Y Angelo Amato đã chủ sự lễ tuyên phong Chân Phước cho cha Luigi Carburlotto.

Đồng tế trong thánh lễ có Đức Thượng Phụ Francesco Moraglia của tổng giáo phận Venice, 6 vị Giám Mục khác trong vùng và hàng trăm linh mục thuộc tổng giáo phận Venice.

Sau kinh thương xót, cộng đoàn đã lắng nghe tiểu sử cha Luigi Carburlotto, đấng sáng lập dòng Nữ Tử Thánh Giuse.

Cha Luigi Carburlotto sinh ngày 7 tháng Sáu năm 1817 tại Venice, Italia. Ngài là con trai một người chèo thuyền trên sông Venice. Sau khi được thụ phong linh mục vào ngày 24 tháng 9 năm 1842, ngài dấn thân lo cho những trẻ em nghèo, những trẻ em mồ côi và những trẻ bị cha mẹ bỏ rơi.

Ngày 30 Tháng Tư năm 1850, ngài thành lập một trường học cho các trẻ em gái nghèo và mồ côi với sự cộng tác của hai giáo lý viên với ý hướng mời gọi các em này sống đời thánh hiến trong một cộng đoàn do ngài hình thành nên sau này là cộng đoàn Figlie di San Giuseppe hay Nữ Tử Thánh Giuse.

Năm 1857, ngài thành lập một nhà dành cho các cô gái nghèo, và hai năm sau đó vào năm 1859 ngài hình thành một ký túc xá cho người nghèo, và sau đó là một trường miễn phí.

Năm 1869, ngài được giao nhiệm vụ tổ chức lại và làm sống lại trường Manin, là một trường dạy về thương mại và thủ công cho nam giới. Năm 1881, ngài được giao thêm hai trường dành cho người nghèo và đã thành công trong việc đem lại sức sống cho những trường này và bổ sung với đội ngũ giảng dạy là các nữ tu nhiệt thành trong việc giảng dạy.

Sau nhiều năm bôn ba trong việc giáo dục cho người nghèo, sức khỏe của ngài bắt đầu suy giảm, và ngài phải hạn chế đi lại. Không thể đi lại được, ngài dồn sức vào công việc của giáo xứ, nơi ngài đã dành rất nhiều thời gian cho những buổi tĩnh tâm dành cho giáo sĩ và giáo dân.

Trong những năm cuối đời, cha Luigi Carburlotto sống như một ẩn sĩ cầu nguyện trong khi theo dõi các tổ chức do mình thành lập đang mang lại những thành quả to lớn cho Giáo Hội, không chỉ trong tổng giáo phận Venice mà vươn ra tòan cõi Italia và đến những miền đất xa xăm của thế giới như Úc Đại Lợi, Brazil, Kenya và Phi Luật Tân.

Ngài được Chúa gọi về ngày 9 tháng 7 năm 1897, thọ 80 tuổi.

Án phong chân phước cho cha Caburlotto đã bắt đầu ở cấp giáo phận vào ngày 14 tháng 9 năm 1963 và hoàn thành vào ngày 28 tháng 6 năm 1969. Ngài được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công nhận cuộc sống và những nhân đức anh hùng và được tôn lên Bậc Đáng Kính vào 02 tháng 7 năm 1994.

Một phép lạ nhờ lời cầu bầu cử của ngài đã được điều tra từ ngày 22 tháng 12 năm 2009 tới ngày 28 Tháng 9 năm 2010. Ngày 9 tháng 5 năm ngoái 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuẩn y việc công nhận phép lạ này.

Sau khi cộng đoàn nghe xong tiểu sử của Chân Phước Luigi Carburlotto, Đức Hồng Y Angelo Amato đã tuyên đọc sắc lệnh của Đức Thánh Cha Phanxicô. Bức màn che chân dung ngài đã được kéo lên trong khi dân chúng vỗ tay reo mừng.

Thánh tích của ngài cũng đã được rước lên cho Đức Hồng Y, Đức Thượng Phụ và các Giám Mục tôn kính và được đặt trên một bàn thờ nhỏ bên cạnh bàn thờ chính.
 
Chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta có lẽ sẽ được phong thánh vào tháng Chín năm 2016, trong Năm Thánh Từ Bi
Nguyễn Việt Nam
18:54 19/05/2015
I Media, trích thuật nguồn tin của chính quyền dân sự Italia, cho biết Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm Hóa, đã gặp gỡ các quan chức chính phủ Ý để phác thảo kế hoạch cho lễ tuyên thánh Chân Phước Mẹ Têrêsa thành Calcutta vào ngày 04 Tháng Chín năm 2016.

Tại Ấn Độ, một phát ngôn viên của Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar nói với Reuters rằng việc phong thánh sẽ được tổ chức vào tháng Chín năm tới để việc tuyên thánh người sáng lập dòng Thừa Sai Bác Ái, người đã cống hiến cả cuộc đời cho người nghèo, được diễn ra trong Năm Thánh Từ Bi.

Trong cuộc họp báo hôm thứ Ba 19 tháng 5, khi được hỏi về những tin tức này, Cha Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Vatican, đã trả lời dè dặt là ngài không biết ngày giờ cụ thể của lễ tuyên thánh cho Mẹ Têrêsa. Nhưng ngài nhận định rằng ngày 04 tháng 9, 2016 có thể được coi là một “giả thuyết khả thi”.
 
Kitô hữu Coptic Ai Cập xao xuyến trước án tử hình dành cho cựu Tổng thống Mohamed Morsi
Đặng Tự Do
19:24 19/05/2015
Cảnh sát bảo vệ pháp đình
Cả các lực lượng quân đội cũng được điều động
Mohamed Morsi được đưa ra tòa trong một cũi sắt
Biểu tình ủng hộ Morsi
Hôm thứ Bẩy 16 tháng Năm, tòa án tối cao Ai Cập đã tuyên án tử hình tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi trong một phiên tòa diễn ra dưới sự bảo vệ nghiêm nhặt của cảnh sát và quân đội. Mohamed Morsi được đưa ra tòa trong một cũi sắt kiên cố để đề phòng mọi bất trắc.

Án tử hình Mohamed Morsi, người đã gây ra bao nhiêu đau khổ cho các tín hữu Kitô Ai Cập, không làm cho họ vui mừng nhưng lại dìm cộng đoàn Kitô hữu nước này vào những mối âu lo cho an ninh của họ.

Thật vậy, bản án tử hình dành cho Mohamed Morsi đã khơi dậy những phản ứng mạnh mẽ ở Ai Cập và các nước khác, bắt đầu từ Thổ Nhĩ Kỳ. Nhóm Huynh Đệ Hồi giáo, mặc dù đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, đã cùng các tổ chức Hồi giáo tổ chức các cuộc biểu tình đông đảo và đe dọa sẽ “trả đũa”.

Đức Cha Anba Kyrillos William, Giám Mục Công Giáo nghi lễ Coptic của giáo phận Assiut cho thông tấn xã Fides biết như sau: “Phản ứng của nhiều người Hồi Giáo bao gồm những lời lẽ kích động bạo lực, trong khi đa số dân chúng có lẽ hài lòng với phán quyết này. Mọi người vẫn chưa quên những đau khổ phải chịu đựng khi Morsi làm tổng thống.”

Án tử hình dành cho Morsi còn phải chờ đợi quyết định chung thẩm của Đại Giáo Trưởng Al-Azhar vào ngày 2 tháng Sáu tới đây. Trước phiên tòa này, tòa án tối cao Ai Cập cũng đã tuyên án tử hình 26 thành viên của nhóm Huynh Đệ Hồi giáo nhưng Đại Giáo Trưởng Al-Azhar đã giảm hình phạt xuống còn tù chung thân.

Đức Cha Anba Kyrillos William nói thêm “Án tử hình dành cho Morsi đặt ra một vấn đề lương tâm với Kitô hữu Ai Cập: Giáo Hội tôn trọng sự độc lập của ngành tư pháp, nhưng Giáo Hội tin rằng sự sống là một quyền bất khả xâm phạm của một người, và mạnh mẽ phản đối án tử hình. Thực tế là án tử hình vẫn là loại hình phạt vẫn được suy tư trong trật tự pháp luật Ai Cập ".

Đức Cha nhận xét dí dỏm rằng có một câu chuyện thật là đầy biểu tượng: “Tôi nhớ khi cựu Tổng thống Hosni Mubarak đã bị kết án tù chung thân, Nhóm Huynh đệ Hồi giáo, lúc đó đang nắm quyền, đã nằng nặc đòi hỏi phải có một phiên tòa mới để kết án tử hình ông ta.”

Ai Cập có 85,300,000 dân trong đó 90% là người Hồi Giáo, chủ yếu là Hồi Giáo Sunny, 9% là tín hữu Chính Thống Giáo Coptic. Người Công Giáo Coptic hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh chỉ chiếm 163,700 tín hữu trong số 1% còn lại.

Trong cao trào cuộc nổi dậy Ai Cập, các cuộc biểu tình khổng lồ từ 25 tháng Giêng Năm 2011 đến ngày 11 tháng Hai năm đó đã lật đổ tổng thống Hosni Mubarak sau gần 30 năm cầm quyền của ông này.

Ngày 11 tháng Hai năm 2011, Hosni Mubarak thoái vị, quân đội giải tán quốc hội, hoãn việc thi hành hiến pháp và trực tiếp lãnh đạo đất nước.

Sau những tranh cãi liên tục từ tháng 11 năm 2011 đến ngày 15 tháng Hai năm 2012, quốc hội lập hiến đã được bầu ra trong đó tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo chiếm gần một nửa số ghế tại Hạ Viện và 90% số ghế tại Thượng Viện.

Trong cuộc bầu cử tổng thống kéo dài trong hai ngày 16 và 17 tháng Sáu năm 2012, Mohammed Morsi thành viên của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo được 51.7% phiếu thắng khít khao ông Ahmed Shafiq, người đã từng là thủ tướng cuối cùng dưới thời tổng thống Hosni Mubarak.

Các cuộc biểu tình khổng lồ đã liên tục nổ ra sau đó vì Mohammed Morsi tự ban cho mình quá nhiều quyền hành, lãnh đạo đất nước tồi tệ, lạm phát gia tăng và dung dưỡng tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo tấn công vào các tôn giáo khác, kể cả Hồi Giáo Shiite.

Một vài chi tiết sau đây có thể minh hoạ cho đường lối dung dưỡng tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo của Mohammed Morsi.

Ngày 7 tháng Tư năm nay 2013, tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo tấn công vào Vương Cung Thánh Đường Cairo giết chết 4 tín hữu Chính Thống Giáo trong khi những người này tổ chức đám tang cho một tín hữu khác đã bị tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo giết chết trong một cuộc biểu tình của người Chính Thống Giáo Coptic chống lại chính sách phân biệt đối xử dựa trên niềm tin của Mohammed Morsi.

Đức Giáo Chủ Tawadros đệ Nhị đã cực lực lên án chính sách của Mohammed Morsi trước khi có cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 10 tháng Năm năm 2013 để bày tỏ mối âu lo của ngài về tương lai của các Giáo Hội Kitô tại Ai Cập.

Trong khuôn khổ các cuộc thanh trừng tôn giáo, không chỉ có các Kitô hữu bị tấn công, hôm 23 tháng 6 năm ngoái, bốn người Hồi Giáo Shiite đã bị đánh chết tại một làng ở ngoại ô thủ đô Cairo. Làn sóng bất bình dâng cao.

Ngày 30 tháng 6 năm 2013, hàng triệu người xuống đường biểu tình kêu gọi Mohammed Morsi từ chức.

Sáng ngày 1 tháng 7 năm 2013, trước sự hỗn loạn của đất nước, quân đội ra tối hậu thư cho Mohammed Morsi phải giải quyết tình hình trong vòng 48 giờ.

Tối hôm sau, Mohammed Morsi phát đi tuyên bố cuối cùng nhất quyết không thoái vị cũng không đáp ứng các yêu cầu của quân đội và phe đối lập.

Ngày 3 tháng 7 năm 2013, hết hạn tối hậu thư, quân đội bắt giữ Mohammed Morsi, lật đổ chế độ và đưa ông Adly Mansour, chánh án Tối Cao Pháp Viện lên làm tổng thống lâm thời.

Tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo lập tức huy động tổng biểu tình chống lại quân đội.

Hôm 5 tháng 7 năm 2013, đụng độ dữ dội giữa quân đội, cảnh sát và người biểu tình tại Alexandria khiến 36 người chết. Ba ngày sau đó, 50 người nữa bị giết trong các cuộc đụng độ tại Cairo. Hàng loạt các vụ đụng độ sau đó tại hai thành phố này đã nâng tổng số người chết lên đến hơn 300 người chỉ trong vòng một tuần.

Tại thủ đô Cairo, tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo tiếp tục huy động những cuộc biểu tình khổng lồ làm tê liệt đời sống quốc gia.

Sau những trì hoãn và cân nhắc, sáng ngày 14 tháng 8 năm 2013, cảnh sát dưới sự yểm trợ của xe thiết giáp và xe ủi đất đã tấn công vào hai địa điểm biểu tình của những người Hồi Giáo ủng hộ tổng thống Mohammed Morsi đã bị quân đội lật đổ. Cuộc tắm máu bắt đầu xảy ra. Tại hai địa điểm này 638 người bị giết chết.

Các đồn bót lẻ tẻ của cảnh sát, các nhà thờ Kitô Giáo lập tức bị tấn công đồng loạt. Nhiều đồn cảnh sát được ghi nhận là không còn cảnh sát viên nào sống sót. Các dinh thự của chính phủ bị đốt phá. Cảnh sát chết la liệt trên nhiều con đường của Cairo khiến cho bộ trưởng nội vụ ban hành lệnh khẩn cấp cho phép các cảnh sát viên được nổ súng tự vệ bằng mọi giá.

Trong ngày Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, tất cả các nhà thờ phải đóng cửa. Chỉ nội trong ngày 15 tháng 8 năm 2013, 36 nhà thờ tại thủ đô Cairo bị đốt phá.

Ngày 16 tháng 8 năm 2013, súng nổ liên tục tại Cairo. Quân đội và cảnh sát giao tranh với tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo tại nhiều nơi trong thành phố, đặc biệt là tại một ngôi đền Hồi Giáo nơi hàng trăm người Hồi Giáo cố thủ bên trong. Hàng trăm người bị bắt giữ sau khi lực lượng an ninh chiếm được ngôi đền. 173 người được ghi nhận là thiệt mạng.

Ngày 18 tháng 8 năm 2013, quân đội đặt tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo ra ngoài vòng pháp luật sau khi bọn này phục kích một đoàn xe quân đội tại khu vực núi Sinai giết chết 25 binh sĩ.

Hôm 19 tháng 8 năm 2013, cảnh sát đã di chuyển 612 người bị bắt, phần lớn là các thành viên của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo, từ Cairo đến nhà tù Abu Zaabal. Dọc đường đoàn xe chở tù đã bị phục kích trong một mưu toan giải thoát các tù nhân. 35 tù nhân đã bị chết ngộp.

Chỉ trong năm ngày từ 14 đến 18 tháng 8 năm 2013, theo báo cáo chính thức đã có 830 người thiệt mạng trong đó có 95 cảnh sát và binh sĩ Ai Cập.

Phần lớn các cảnh sát viên bị thiệt mạng vào ngày 14 và 15 tháng 8 khi tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo tấn công vào các đồn bót cảnh sát lẻ tẻ không có khả năng tự vệ. Những băng ghi hình cho thấy nhiều đồn cảnh sát đã bị tàn sát tập thể không còn người nào sống sót.

Tại Alexandria, nhiều người cả thường dân lẫn cảnh sát bị tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo ném đá đến chết hay bị bắt đưa lên các tòa nhà cao rồi xô xuống cho bể sọ chết.

Sáng sớm thứ Ba 20 tháng 8 năm 2013, quân đội Ai Cập đã bắt được lãnh tụ Huynh Đệ Hồi Giáo Mohamed Badie đang trốn tại một căn chung cư ở thành phố Nasr, phía đông bắc Cairo.

Mohamed Badie đã bỏ trốn từ hôm 3 tháng 7 năm 2013, sau khi quân đội bắt giam cựu tổng thống Mohamed Morsi. Hầu hết các cấp lãnh đạo của Huynh Đệ Hồi Giáo đã bị bắt ngay đầu tháng 7. Tuy nhiên, Badie nhanh chân trốn thoát và đạo diễn những vụ tấn công vào các đồn bót cảnh sát, các nhà thờ Kitô Giáo và các dinh thự chính phủ. Con trai ông này là Ammar Badie, 38 tuổi, đã bị giết chết hôm thứ Sáu trong cuộc nổi loạn gọi là "ngày cuồng nộ".

Với việc bắt giữ Mohamed Badie, hầu hết các lãnh tụ Huynh Đệ Hồi Giáo đã bị bắt giữ. Tuy nhiên, làn sóng bạo động có vẻ vẫn chưa lắng dịu vì những thày giảng Kinh Koran vẫn tiếp tục tung ra những Fatwa kêu gọi tổ chức những “ngày cuồng nộ” tại quảng trường Rames. Những lãnh tụ tinh thần này cách nào đó là bất khả xâm phạm.

Sau khi lãnh tụ Huynh Đệ Hồi Giáo Mohamed Badie bị bắt Hoa Kỳ và các nước phương Tây làm ầm lên đòi quân đội phải tái lập lại chính quyền của tổng thống Mohamed Morsi đã bị quân đội lật đổ.

Mỗi năm Hoa Kỳ viện trợ quân sự cho Ai Cập 1.2 tỷ Mỹ Kim cùng với 250 triệu Mỹ Kim viện trợ kinh tế. Nguồn viện trợ này được tường trình là đã bị âm thầm cắt bỏ sau khi Hoa Kỳ không áp lực được quân đội nước này phải tái lập lại chính quyền của tổng thống Mohamed Morsi.

“Cảm giác của tôi với Ai Cập là nguồn viện trợ này tự nó không thể đảo ngược được những gì chính phủ lâm thời đã làm”, tổng thống Obama đã nói như trên trong cuộc phỏng vấn dành cho CNN hôm thứ Năm 22/08/2013.

Không đi vào chi tiết là nguồn viện trợ này sẽ bị cắt giảm hoàn toàn hay một phần, ông Obama nói tiếp: “Điều chắc chắn là chúng ta không thể trở lại như trước đây”.

Các nước phương Tây cũng phản ứng ồn ào không kém. Cả Thổ Nhĩ Kỳ cũng kêu gọi Liên Hiệp Quốc đưa ra một nghị quyết lên án việc lật đổ ông Mohamed Morsi, dù Morsi là một thành viên của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo, là một tổ chức trước đây được chính Hoa Kỳ và các nước phương Tây cho là một tổ chức khủng bố nguy hiểm có liên hệ chặt chẽ với trùm khủng bố Bin Laden của Al Qaeda.

Lập trường lắt léo của Hoa Kỳ và các nước phương Tây chủ yếu là do những nhượng bộ có tính chất chiến lược của Mohamed Morsi sau khi ông Hosni Mubarak bị lật đổ sau 30 năm cầm quyền. Những hứa hẹn của Mohamed Morsi, và những nguồn đầu tư khổng lồ đổ vào Ai Cập sau ngày 11 tháng Hai năm 2011 đã khiến Hoa Kỳ và các nước phương Tây có một “cảm tình đặc biệt” với bọn khủng bố Huynh Đệ Hồi Giáo.
 
Trong mấy ngày qua, tương lai của các tín hữu Kitô Iraq và Syria trở nên đen tối hơn bao giờ hết
Đặng Tự Do
22:17 19/05/2015
Ước mơ của các tín hữu Kitô Iraq trở về thành phố quê hương Mosul của họ có lẽ đã trở nên mịt mờ hơn bao giờ sau cuộc tháo chạy tán loạn của các lực lượng được xem là ưu tú nhất của quân đội Iraq hôm Chúa Nhật 17 tháng Năm.

Trước sức ép của quân khủng bố Hồi Giáo IS tại Al Anbar, cửa ngõ tiến vào thủ đô Baghdad vì chỉ cách thủ đô chưa đầy 110km, nhà cầm quyền Iraq đã phải tung vào chiến trường những lực lượng thiện chiến nhất của họ trong đó có cả sư đoàn Vàng (Golden Division) được nhiều người so sánh với lực lượng vệ binh cộng hòa của tổng thống Saddam Hussein.

Cuộc chiến đã diễn ra ác liệt tại Ramadi là thủ phủ của tỉnh Al Anbar. Quân lực thiện chiến nhất của Iraq với sự yểm trợ của không quân Hoa Kỳ đã phải bỏ lại hơn 500 xác đồng đội trong một cuộc tháo chạy được mô tả là tồi tệ nhất trong chiến sử Iraq.

Quân Iraq bỏ xe tháo chạy lẫn trong dân
Chiến xa và các khí tài chiến tranh bị bỏ lại
Đại lộ kinh hoàng Ramadi - Baghdad
Dân chúng bị ngăn không cho chạy vào Baghdad
Dân chúng lang thang bên ngoài Baghdad
Bọn khủng bố oai phong lẫm liệt tiến vào Ramadi
Bắt đầu đốt phá các nhà thờ Kitô và các đền Hồi Giáo Shiite
Cuộc tháo chạy tại Mosul, thành phố lớn thứ hai của Iraq, đêm 9 rạng sáng ngày 10 tháng 6 năm ngoái đã được xem là tồi tệ. Cuộc tháo chạy lần này còn tồi tệ hơn hàng trăm lần xét vì vị trí chiến lược của Ramadi, sự yểm trợ của không quân Hoa Kỳ và sự tham gia của các lực lượng ưu tú nhất của quân đội Iraq. “Total Collapse” (phá sản hoàn toàn) là tựa đề trên các báo chí tại Hoa Kỳ mô tả chiến lược của tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama.

Hãng tin CNN của Hoa Kỳ nhận định rằng:

“Sự sụp đổ của Ramadi vào tay bọn Nhà nước Hồi giáo vào cuối tuần qua đã một lần nữa minh họa sức mạnh của nhóm này, bất chấp chín tháng không kích của Mỹ và liên quân vào các mục tiêu của chúng ở Iraq và Syria. Sự sụp đổ của Ramadi cũng lại một lần nữa dấy lên câu hỏi quan trọng về hiệu quả của chiến lược của Mỹ trong khu vực.”

Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ cho biết ít nhất 25,000 dân chúng trong thành phố Ramadi đã tìm đủ mọi phương tiện để tháo chạy cùng với quân Iraq về phía thủ đô Iraq. Tuy nhiên, họ bị chặn lại bên ngoài thủ đô Baghdad. Chính quyền Iraq giải thích rằng quân khủng bố Hồi Giáo IS có thể trà trộn trong số những người di tản. Một trong những lý do khác là dân chúng trong thủ đô Baghdad có thể náo loạn trước những câu chuyện về hào quang chiến thắng của quân khủng bố Hồi Giáo IS và những trò giết người man rợ của chúng.

BBC tường thuật rằng quân khủng bố Hồi Giáo IS sau khi chiếm được Ramadi đã gỏ cửa từng nhà để lùng bắt các binh sĩ và các viên chức cảnh sát đưa đi hành quyết tập thể. Hàng trăm người đã bị bắt.

Chính phủ Iraq kêu gọi các nhóm vũ trang người Hồi Giáo Shiite được Iran hỗ trợ giúp củng cố các phòng tuyến ngăn chặn một cuộc tấn công vào thủ đô Baghdad. Hôm 12 tháng 5, tổng thống Fouad Massoum đã sang thăm Iran để củng cố thêm mối quan hệ. Chính sách dùng các lực lượng Hồi Giáo Shiite để chống lại quân khủng bố Hồi Giáo IS và mối quan hệ gắn bó với Iran xem ra đang làm cho các nước Hồi Giáo Sunni trong vùng Vịnh không mấy hài lòng. Mặc dù chống IS, các nước này tỏ ra không quan tâm lắm đến chiến sự tại Iraq và bỏ mặc cho nước này chống chọi với bọn khủng bố.

Trong khi đó, tại Syria, Đức Cha Antoine Audo, thuộc Dòng Tên, là Giám Mục Công Giáo nghi lễ Chanđê tại Aleppo nói với thông tấn xã Catholic News Service: “Chúng tôi đang mất dần niềm hy vọng.”

"Bây giờ tình hình của chúng tôi là rất xấu, rất khó khăn. Chúng tôi không có điện, không có nước. 80% người dân ở Aleppo không có việc làm. Tôi biết họ không có tiền để tồn tại"

Đức Cha cho biết hai phần ba trong số 150,000 Kitô hữu Aleppo đã rời thành phố. Về tình hình trong mấy ngày qua, Đức Cha Audo nói “Chúng tôi bị đánh bom hàng ngày. Tôi có thể bị đánh bom trên đường phố, trong nhà thờ, trong tòa giám mục, trong trường học. Chúng tôi không biết tại sao và mấy trái bom này ở đâu mà ra”.
 
Top Stories
Crise des migrants : les Philippines se déclarent prêtes à accueillir 3 000 boat-people rohingya
Eglises d'Asie
10:06 19/05/2015
19/05/2015 - Alors qu’un sommet d’urgence réunissant les ministres des Affaires étrangères malaisien, thaïlandais et indonésien doit se tenir demain, 20 mai, à Kuala Lumpur, le gouvernement philippin a fait savoir que les Philippines étaient prêtes à accueillir sur leur sol les quelque 3 000 Bangladais et Rohingya qui ont fuit leurs pays respectifs et qui se trouvent actuellement à la dérive dans le golfe du Bengale, les bateaux à bord desquels ils se trouvent étant repoussés par tous les autres pays du Sud-Est asiatique.

Ce 19 mai, à Manille, Herminio Coloma, porte-parole du président Benigno Aquino, a déclaré que « les Philippines avaient apporté une aide humanitaire aux ‘boat-people’ [vietnamiens] et, dans les années 1970, avaient mis en place un centre d’accueil et d’orientation des migrants vietnamiens. (…) Nous continuerons à faire ce qui nous revient pour sauver des vies, en conformité avec les mécanismes qui existent de longue date et avec nos engagements envers les conventions [des Nations Unies] »

La déclaration philippine intervient alors que se poursuit en mer d’Andaman un sinistre « ping-pong humain » qui voit les gardes-côtes et les marines des pays riverains, à savoir la Malaisie, l’Indonésie et la Thaïlande, repousser au large les bateaux de migrants qui cherchent à accoster leurs côtes. Venus du Bangladesh où ils fuient la misère et de Birmanie où les Rohingya, minorité musulmane dans ce pays très majoritairement bouddhiste, sont privés de citoyenneté et en butte à toutes sortes de discrimination, ces migrants, de religion musulmane, tentent de gagner par voie de mer la Malaisie, pays à majorité musulmane. Ces derniers jours, plusieurs embarcations ont pu atteindre Aceh, à la pointe nord-ouest de l’île indonésienne de Sumatra, et quelques milliers de réfugiés s’y trouvent désormais. D’autres bateaux ont été repoussés au large par les gardes-côtes de l’un ou l’autre de ces trois pays ; certains n’ont plus donné de nouvelles et on craint pour leur sort, d’autres poursuivent leur navigation sans destination finale ; le nombre des personnes à bord, hommes, femmes et enfants, est estimé à plusieurs milliers.

Le 18 mai, une première déclaration officielle philippine avait laissé penser que Manille adoptait la même attitude que Djakarta, Kuala Lumpur, Bangkok et Canberra, à savoir repousser hors des eaux territoriales les bateaux chargés de migrants, quitte à leur fournir de l’eau, des vivres et du carburant. Si les réfugiés arrivent sans papiers, ils seront repoussés, seuls les porteurs de documents officiels pouvant déposer une demande d’asile, avait déclaré le porte-parole présidentiel à Manille. La déclaration d’aujourd’hui du même porte-parole ouvrant la voie à un accueil de plusieurs milliers de réfugiés représente donc un changement d’attitude du gouvernement philippin. Selon les observateurs, il pourrait être dû aux pressions que les Etats-Unis exercent dans la région afin que cette crise des migrants rohingya soit résolue sans tarder. Il suscite aussi quelques interrogations : comment les migrants qui se trouvent sur des bateaux surchargés navigant en mer d’Andaman pourraient-ils accomplir sans danger le long trajet qui les verrait passer le détroit de Malacca, remonter au nord le long des côtes de Bornéo pour enfin atteindre le rivage philippin ?

Quoi qu’il en soit de sa mise en œuvre pratique, l’offre d’accueil philippine laisse entrevoir une solution à la crise humanitaire qui se développe en mer. « C’est un signe encourageant. Nous espérons que les gouvernements dans la région vont faire de même », a déclaré Joe Lowry, de l’Organisation internationale pour les migrations, non sans souligner que, depuis dix jours que cette crise monte en puissance, nul ne sait combien de migrants ont péri en mer.

Selon l’agence Fides, l’Eglise catholique aux Philippines salue la décision de Manille. Directeur des Œuvres pontificales missionnaires aux Philippines, le P. Socrates Mesiona a confié : « Il est de notre devoir d’accueillir ces personnes. Si cela est nécessaire, elles sont les bienvenues et nous ferons notre possible pour leur garantir une vie digne. Ce sont des êtres humains et des enfants de Dieu, créés à l’image et à la ressemblance de Dieu. Le fait qu’ils soient de religion musulmane ne nous pose aucun problème et ne change rien à l’affaire. L’Evangile nous l’enseigne, nous sommes prêts à leur accorder l’hospitalité. »

Sans faire directement référence à cette actualité, le cardinal Tagle, archevêque de Manille, était à Rome où il vient d’être élu président de Caritas Internationalis, structure qui fédère les 165 Caritas implantées dans le monde. Dans un communiqué relayé par Caritas Philippines, le cardinal archevêque de Manille dénonce « les typhons de pauvreté » et « les tremblements de terre de corruption, d’injustice et de trafic d’êtres humains » qui attentent à la dignité de la personne humaine.

En Birmanie, d’où viennent les Rohingya, le gouvernement est sous pression de ses voisins. Après avoir nié le problème, il vient de déclarer comprendre « l’inquiétude » de la communauté internationale, sans pour autant évoquer sa propre responsabilité dans le drame de ces migrants rendus apatrides dans leur propre pays. L’opposition n’a pas réagi très différemment : Nyan Win, porte-parole de la Ligue nationale pour la démocratie, le parti d’Aung San Suu Kyi, a certes déclaré que ces migrants étaient « des êtres humains » et « avaient en tant que tels droit au respect de leurs droits », tout en ajoutant : « S’ils ne sont pas acceptés [en tant que citoyens], ils ne peuvent pas être simplement jetés à la mer. »

A Djakarta, la ministre des Affaires étrangères, Retno Marsud, a déclaré ce 19 mai que son pays, qui a accueilli à Sumatra ces jours-ci environ 3 000 réfugiés de la mer, avait « fait plus qu’il ne le pouvait » pour venir en aide aux migrants. « Les migrations clandestines ne sont pas l’affaire d’un ou deux pays pris isolément. C’est un problème qui se pose dans d’autres régions. C’est aussi un problème mondial », a-t-elle précisé à l’issue d’une réunion ministérielle au palais présidentiel. (eda/ra)

(Source: Eglises d'Asie, le 19 mai 2015)
 
Pope Francis recalls the suffering of the Rohingya in Myanmar and of Christian and Yazidi refugees in Iraq
L’Osservatore Romano
10:09 19/05/2015
L’Osservatore Romano 2015-05-19 - Pope Francis recalled the suffering of the Rohingya people in Myanmar, rejected and abandoned in the middle of the sea, and of the Christian and Yazidi refugees “cast out of their homes” in Iraq. These tragedies are taking place today right before our very eyes. Celebrating Mass on Tuesday morning, 19 May, in the chapel at Casa Santa Marta, the Pontiff proposed a reflection on the ultimate meaning of every farewell, great or small, with the word “goodbye” (a contraction of ‘God be with ye’), which expresses an act of entrustment to the Father. He also took the opportunity to speak of the sorrow and apprehension of all mothers who watch their sons depart for war.

After all, the Pope began, “the atmosphere in these final days of the Easter season is an atmosphere of farewell”. And “in the liturgy the Church takes up Jesus’ discourse at the Last Supper, where he bids farewell before his Passion, and makes us read it again: Jesus bids farewell in order to go to the Father and send us the Holy Spirit” (Jn 17:1-11).

Today, Francis repeated, “this atmosphere of farewell is also the focus of the First Reading, one of those beautiful pages of the Acts of the Apostles: Paul’s farewell” (20:17-27). He “was in Miletus” and “he sent the elders of the church to call Ephesus” for “a gathering of the small churches, as big as parishes”. And thus “begins that discourse which will finish in tomorrow’s liturgy, where Paul recalls his work, what he has done: ‘I did not shrink declaring to you anything that was profitable, and from preaching to you and teaching you”. Therefore, “he reminds them that he has toiled, but he does not boast”. It is a reminder: “This has been my life among you”. He then adds: “And now, behold, I am going to Jerusalem, bound in the Spirit”.

Paul’s farewell, the Pope explained, was “even somewhat dramatic”. In fact, Paul leaves “not knowing what shall befall me there; except that the Holy Spirit testifies to me in every city that imprisonment and afflictions await me. But I do not account my life of any value nor as precious to myself, if only I may accomplish my course and the ministry which I received from the Lord”. And that is, namely, “to testify to the gospel of the grace of God”.

Paul then “makes a rather long, brotherly speech, and when it’s over he begins to weep”. And he says: “now, behold, I know that you will see my face no more, but I know also that neither will I see yours”. Then, “everyone weeping, they go to the beach, kneel down and pray, as they weep and bid farewell to Paul”, accompanying him “to the ship”.

Thus, the Pope summarized, referring to the two Readings, “Jesus bids farewell, Paul bids farewell and this helps us to reflect on our own farewells”. Indeed “in our life there are many farewells: there are small farewells — you know I’m returning, today or tomorrow — and there are grand farewells and you don’t know how this journey will end”.

Francis recognized that it is “good to think about this”, because “life is filled with farewells” and “there is also so much sorrow, so many tears” in some situations. And he called for reflection on the “poor Rohingya people in of Myanmar. At the time they left their land to flee from persecution they didn’t know what would happen to them. For months they have been on a boat, there.... They arrive in one city where, after being given food and water, they are told: ‘Go away’: it is a farewell”.

The Pope then recalled “the farewell of the Christian and Yazidi who expect not to return again to their land because they are cast from their homes. Today!”

The Pontiff then pointed out that “there are even small ones, but the great farewells in life: I think about the farewell of a mother who says goodbye, gives a final embrace to a son who goes off to war, and every day she gets up with the fear that an official will come and announce to her: ‘We thank you very much for the generosity of your son who have his life for the homeland’”. Because “one never knows how these grand farewells will turn out”. And then “there is also the final farewell, that we all must do, when the Lord calls us to the other side: I think about this”.

“These great farewells of life, also the last one, are not farewells” which conclude with “see you soon, see you later, until we meet again”. They are not farewells “in which one knows he is returning either right away or in a week”. Instead, with grand farewells, “one neither knows when nor how” the return may be. And “that last farewell is even portrayed in art, in songs, for example”. In this regard, Francis recalled the traditional song of the Alpine troops, recounting the testament of the captain, “when that captain bids farewell to his soldiers”. He then posed the question: “Do I think about that great farewell, my grand farewell”, meaning: “not when I have to say ‘see you soon’, ‘see you later’, ‘until we meet again’, but ‘goodbye’?”

The two texts in the day’s liturgy “say the word ‘goodbye’”: Paul entrusts his own to God, and Jesus entrusts to the Father his disciples, who remain in the world. It is “entrusting to the Father, entrusting to God” which is the “origin of the word “‘goodbye’”. In fact, “we say ‘goodbye’ only in the great farewells, whether those of life, or the final one”.

Before the icon “of Paul who weeps, kneeling on the beach” and the icon of “Jesus, sad for he is going to his Passion, with his disciples, weeping in his heart”, the Pontiff recommended that we “reflect on ourselves: it will do us good”. And that we ask ourselves: “who will be the person to close my eyes? What will I leave?”. The Pope noted, in fact, that “Paul and Jesus, in these passages, both do an examination of conscience: ‘I have done this, this and this’”. And thus it is good to ask oneself, in a sort of examination of conscience: “What have I done?”. And to do so with the awareness that “it is good for me to imagine myself at that moment, one never knows when, in which ‘see you later’, ‘see you soon’, ‘see you tomorrow’, ‘until we meet again’ will become ‘goodbye’”. He then invited further reflection: “Am I prepared to entrust to God all of my loved ones? To entrust myself to God? To say that word which is the Son’s word of entrustment to the Father?”.

Pope Francis also counseled: “if you have a little time today and, if you don’t, find it!”: to read Chapter 16 of the Gospel according to John or Chapter 19 of the Acts of the Apostles. These are “the farewell of Jesus and the farewell of Paul”. In the light of these very texts, it is important “to think that one day I too will have to say that word: ‘goodbye’”. Yes, he added, “to God I entrust my soul; to God I entrust my history; to God I entrust my loved ones; to God I entrust all”.

“Now”, the Pope concluded, “let us commemorate Jesus’ goodbye, Jesus’ death”. And he prayed “that Jesus, died and risen, will send us the Holy Spirit so that we learn this word, learn to say it existentially, with all our strength: the last word: ‘goodbye’”.
 
Vietnam: Le projet de loi N° 4 sur les croyances et la religion n’est pas une surprise pour tout le monde
Eglises d'Asie
11:48 19/05/2015
La diffusion subite, le 22 avril dernier, du projet de loi N° 4 sur les croyances et la religion a surpris la plupart des responsables de communautés religieuses au Vietnam. Les évêques catholiques, dans leurs réactions, n’ont pas caché ce sentiment, pas plus que leur irritation devant ce nouveau règlement et leur désaccord sur l’ensemble du texte. Mais cette surprise n’a sans doute pas été provoquée par une soudaine inspiration des hauts responsables politiques qui planchent sur ce projet depuis bien des années.

Certes, quelque temps auparavant, certains dirigeants de communautés protestantes au Vietnam s’étaient fait l’écho de la préparation d’une réforme de la réglementation gouvernementale en matière religieuse. Dès le 27 mars dernier, Portes Ouvertes rapportait que le gouvernement « considère actuellement la possibilité de réformer la loi qui réglemente les communautés religieuses dans le pays », information reprise le 10 avril par l’agence catholique Fides. Les informateurs de ces agences précisaient même que la nouvelle loi devait être plus tolérante que l’ordonnance de 2004, ou encore l’arrêté 92 de 2013. Cependant, l’information ne fut guère reprise et rien dans les sites officiels ne semblait confirmer le rapport des pasteurs protestants. Aucune dépêche spécifique ne paraissait dévoiler l’existence d’un tel projet.

Il était possible cependant de le trouver en s’astreignant à une recherche minutieuse sur le site Internet du Bureau gouvernemental des Affaires religieuses. On pouvait y trouver alors une petite note portant le titre anodin : « Demande de contributions au projet de loi N° 4 sur les croyances et la religion ».

On y apprenait l’existence de résolutions, de décisions émanant de l’Assemblée nationale, de son Bureau permanent, du Conseil des ministres et du ministère de l’Intérieur demandant la création d’un projet de loi concernant les croyances et la religion. C’est pour appliquer ces directives que le Bureau gouvernemental des Affaires religieuses, associé aux divers services concernés, a entrepris l’élaboration dudit projet de loi.

Il semble même que ce travail ait été entrepris depuis quelque temps puisque le projet actuellement présenté par les Affaires religieuses porte le numéro quatre. En finale, la note invite les organismes, les associations et les individus, résidant à l’intérieur comme à l’extérieur du pays, à étudier ce projet de texte et à présenter leurs contributions et leurs suggestions.

Enfin, un lien Internet permet de découvrir la totalité du texte du projet de loi en question. S’impose en premier lieu l’intitulé du texte. C’est la première fois que la réglementation gouvernementale des affaires religieuses porte le titre de « loi ». Jusqu’ici, selon les instances qui les promulguaient, ces réglementations portaient des appellations diverses.

Le premier décret avait été signé en 1954 par Hô Chi Minh. Il fut suivi en 1977 du décret 297 CP signé de Pham Van Dông, auquel succéda le décret 69 HDBT, signé le 21 mars 1991 par Dô Muoi. Vint ensuite, le décret N° 26/1999/ND-CP du 19 avril 1999, signé du Premier ministre, Pham Van Khai. Cela sans compter de multiples lettres d’application, amendements et compléments divers. Le plus récent d’entre eux, à savoir l’Ordonnance sur les croyances et la religion, mise en vigueur en octobre 2004, portait le nom d’ordonnance et était signé du Conseil permanent de l’Assemblée nationale.

L’accession du nouveau texte au statut de loi signifie que la nouvelle réglementation fera l’objet de consultations dans la population, de débats à l’Assemblée nationale et sera votée par cette dernière. Le projet de loi en préparation représente donc la dernière étape de l’édification théorique et pratique réalisée par le biais de la publication et de l’application des textes réglementaires depuis le début de la République démocratique du Vietnam.

Toute cette évolution avait été envisagée par les instances du Parti communiste dès 1988. En juillet de cette année, à l’issue d’une réunion de deux jours, qui avait débattu de la question religieuse, le Bureau politique avait publié un texte. Un certain nombre d’initiatives avaient été annoncées parmi lesquelles l’élaboration d’une ordonnance sur la religion, et finalement, le vote d’une loi spécifique sur la religion par l’Assemblée nationale.

Une indication contenue dans le projet de loi suggère que celle-ci sera débattue par l’Assemblée dès l’année prochaine. A l’endroit où d’habitude s’inscrit la date, le jour et le mois ont été laissés en blanc, mais l’année a été précisée ; il s’agit de l’année 2016. Il ne resterait donc qu’un court délai avant que la loi soit examinée par les députés. Dans son état actuel, le projet est d’une certaine envergure, puisqu’il comporte 12 chapitres et 27 pages au total. (eda/jm)

(Source: Eglises d'Asie, le 19 mai 2015)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gx Các Thánh Tử Đạo Việt Nam , Arlington TX rước tượng Đức Mẹ Fatima Thánh Du Quốc Tế
Trần Trọng Long
18:53 19/05/2015
Hình ảnh: Trịnh Hiệp và Nguyễn Vàng



Nhân dịp Tháng Hoa kính Đức Mẹ, Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Arlington, Texas vui mừng đón rước thánh tượng Đức Mẹ Fatima Thánh Du Quốc Tế (International Pilgrim Virgin Statue of Our Lady of Fatima) còn có tên gọi là Thánh Tượng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tôi Mẹ Maria (Statue of The Immaculate Heart of Mary) từ Tỉnh Dòng Đồng Công Hoa Kỳ tại Missouri về giáo xứ từ chiều thứ Bẩy ngày 16 cho đến chiều Chúa Nhật ngày 17 tháng 5, năm 2015.

Trong nghi thức đón chào Thánh Tượng Mẹ Maria, Cha chánh xứ Phanxico-Maria Vũ Văn Vinh, CMC., cung toàn thể giáo dân trong xứ đạo đã hiệp ý cầu xin Mẹ ban bình an đến cho thế giới và đặc biệt dâng nước Việt Nam quê hương mến yêu cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria. Tiếp sau đó là Thánh Lễ và nhiều giờ chầu đền tạ luân phiên. v.v…

Được biết Thánh tượng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria được tạc bằng gỗ cây sồi tại Fatima dưới sự hướng dẫn của Sơ Lucia vào năm 1947. Sơ Lucia là một trong 3 trẻ được diễm phúc nhìn thấy Đức Mẹ Maria hiện ra tại Fatima vào năm 1917. Thánh Tượng Mẹ Maria có Trái Tim trước ngực là theo như lời thuật lại của Sơ Lucia, khi Đức Me hiện ra lần thứ hai vào ngày 13 tháng 6, năm 1917, Mẹ cho biết thánh ý của Chúa Giêsu là muốn thiết lập việc Tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên toàn Thế giới. Đây cũng là một trong ba Mệnh Lệnh Fatima:

1) Ăn năn tội cải thiện đời sống

2) Tôn Sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria

3) Lần hạt Mân Côi


và Mẹ Maria đã hứa ban ơn rỗi linh hồn cho những ai có lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Trái Tim Mẹ sẽ là nơi ẩn náu cho những ai có lòng chạy đến và là con đường dẫn tới Thiên Chúa.



Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII đã làm phép Thánh tượng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria với mục đích đem đi thăm viếng an ủi các bệnh nhân trên toàn thế giới. Úc Đại Lợi là quốc gia đầu tiên được diễm phúc đón rước Thánh tượng Mẹ Maria, tiếp đến là miền Nam nước Việt Nam. Trong suốt thời gian ba năm từ năm 1965 cho đến năm 1967, Thánh tượng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria đã đến toàn cõi lãnh thổ miền Nam Việt Nam từ Sông Bến Hải đến Mũi Cà Mâu.



Vào năm 1984, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật năm thứ 2000 của Mẹ Maria, vào dịp Chi Dòng Đồng Công Hoa Kỳ tỗ chức Đại Hội Thánh Mẫu tại Carthage, Missouri, một lần nữa đoàn con Nước Việt trên đất khách quê người đã được diễm phúc đón rước Thánh Tượng Mẹ và rồi từ đó Mẹ đã ở lại Chi Dòng Đồng Công Hoa Kỳ.

Những người con cuả đức Mẹ đang lưu vong tại Hoa Kỳ từ nay có thể đi hành hương tới đền thánh Khiết Tâm ở Carthage Mo, để chạy đến cùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, mà được che chở ủi an.

Thời gian Thánh Tượng Mẹ Maria đến với đoàn con Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington- Texas thật ngắn gủi. Giờ phúc chia tay Thánh tượng Mẹ Maria rời giáo xứ để biết bao nhiêu giáo dân bùi ngùi xúc động để rồi ngòi bút nào có thể diễn tả ? Và tiếng đàn ca thanh thoát vọng ra từ trong thánh đường:

A-vê Ma-ri-a! Con dâng lời chào Mẹ.

Khí tan màu nắng chiều và khi sương đêm nặng gieo.

Con say sưa lời ca chào A-VÊ MA-RI-A!
 
Thánh lễ Thêm Sức Năm 2015 tại giáo xứ VN Seattle.
Nguyễn An Quý
12:17 19/05/2015
Thánh lễ Thêm Sức Năm 2015 tại giáo xứ VN Seattle.

Những ngày mùa Xuân nơi xứ Cao Nguyên Tình Xanh thật tuyệt vời với bầu trời trong xanh, gió nhẹ, nhiệt độ trung bình trên dưới 65 độ F nên khá dễ chịu. Chiều thứ sáu ngày 15 tháng 5, khung cảnh nhà thờ giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle trở nên nhộn nhịp, đông đảo giáo dân cùng với gia đình có con em hôm nay nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức đến tham dự thánh lễ, tất cả đều hân hoan mừng vui trong ngày trọng đại này không riêng gì các em và gia đình mà còn là niềm vui chung của giáo xứ.

Xem Hình

Thánh lễ Thêm Sức được cử hành trọng thể lúc 7 giờ tối do Đức Giám Mục Phụ tá Eusebio Elizzondo Chủ tế, linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành và linh mục phụ tá Nguyễn Sơn Miên đồng tế thánh lễ, thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ.

Đức Giám Mục phụ tá đến giáo xứ vào khoảng 6 giờ 45 phút, trước giờ thánh lễ ban tổ chức nghi lễ trân trọng mời Đức Giám Mục Elizondo và cha chánh xứ chụp hình lưu niệm với từng gia đình các em nhận lãnh Bi Tích thêm Sức. Đức Giám Mục vui vẻ đứng suốt thời gian để chụp hình với từng gia đình của các em gồm tất cả 35 gia đình có con em chịu phép Thêm Sức.

Sau khi chụp hình lưu niệm, các em Thêm Sức về vị trí và sắp hàng cùng với nghi đoàn để chuẩn bị dâng thánh lễ. Thánh lễ được bắt đầu với bài ca nhập lễ, nghi đoàn cùng với Đức Giám Mục và quý cha cung nghinh thánh giá tiến lên bàn thánh theo tiếng hát của ca đoàn. Ca Đoàn Gioan Phaolô II phụ trách hát lễ với giọng hát rất trẻ trung và cách diễn đạt các bài hát cũng rất hồn nhiên do những tâm hồn trẻ thơ khi dâng lên Chúa những bài thánh ca trong trong lễ.

Mở đầu thánh lễ, cha chánh xứ ngỏ lời chào mừng Đức TGM Phụ Tá, ngài nói: chúng con chào mừng Đức Giám Mục Eusebio đến với giáo xứ chúng con hôm nay để Ban Phép Thêm Sức cho các em, cha chánh xứ giới thiệu với Đức Giám Mục: cùng đồng trong thánh lễ hôm nay, có cha Nguyễn Sơn Miên, thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu, ngài nói tiếp: xin chào mừng quý xơ, quý thầy cô trong Ban Giảng huấn, quý phụ huynh, các em nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức, cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện dịện.Xin cho một tràng pháo tay chào dón Đức Giám Mục và cùng chào đón nhau trong thánh lễ hôm nay. ( tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu )

Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ lời Chúa. Trong thánh lễ, Đức Giám Mục Eusebio Elizondo đã vui mừng bày tỏ tâm tư của ngài đối với các em trong ngày đón nhận Bí Tích Thêm Sức hôm nay cũng như niềm vui của ngài khi thấy giáo xứ thăng tiến qua những lời chân tình mà ngài đã trình bày trong bài giảng của ngài một cách khá phong phú. Bài giảng được tóm gọn các điểm chính như sau: Trong bài giảng Đức Cha chia sẻ trước hết là sự học hỏi của con người, ngài nói:" Trong cuộc đời, chúng ta luôn phải học hỏi, ngay khi mới sinh ra chào đời ", khi ngài đề cập đến các em thêm sức, ngài nói: ở giáo xứ điểm nổi bật là có chương trình học giáo lý thêm sức 3 năm, có phải chương trình học như thế là nhiều chứ gì, không đủ đâu, các con học ở ngoài bao nhiêu năm mới thành tài, cho nên các con học chương trình Thêm sức 3 năm chưa phải là dài lắm đâu. Các con còn phải tiếp tục học hỏi và trao dồi giáo lý cũng như thực hành đời sống đạo mỗi ngày, như thế lúc nào chúng ta cũng tìm cơ hội học hỏi để mà lớn lên trong đức tin ".

Kế đến là ngài đề cập đến công việc xây dựng. Ngài bày tỏ niềm vui khi nhìn mô hình nhà thờ sẽ được xây dựng trong tương lai.Ngài nói: "khi chúng ta xây ngôi thánh đường thì chúng ta cũng phải chọn những vật liệu tốt nhất để xây dựng ".Ngài lại đưa mọi người liên tưởng đến công trình xây dựng, ngài nói: "khi chúng ta xây nhà thờ, chúng ta cũng phải tìm những kiến trúc sư tài giỏi để xây ngôi nhà thờ cho đẹp, cho kiên cố…, học giáo lý Thêm Sức cũng là tìm những gì quý trọng để xây toà nhà đức tin trong tâm hồn mỗi người"

Ngài nói tiếp: Chúng ta đang xây dựng một ngôi nhà của tình yêu mà Chúa Cứu Thế là kiến trúc sư đã xuống thế để xây dựng. Ngài mời gọi chúng ta mỗi ngày hãy đi tìm những vật liệu quý giá đó là việc mở rộng lòng ra sống và xin vâng theo thánh ý của Chúa, và luôn mời Chúa Thánh Thần đến để Ngài tiếp sức, nâng đỡ chúng ta hoàn thành ngôi nhà tình yêu đó một cách tuyệt hảo.

Ngài kết luận, hôm nay tất cả các em đây được nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức xin hãy cố gắng mở lòng ra và luôn luôn học hỏi thêm nữa, luôn mời Chúa cùng đi vào trong lòng mình để hổ trợ cho mình xây được một ngôi nhà tâm hồn đẹp nhất, ngài nhấn mạnh với các em: “đừng sợ “, ngài nói: "điều đó đã được nói trong bài đọc I", ngài tiếp: "các con hãy can đảm lên để sống với ơn nghĩa Chúa. Hãy xây cho ngôi nhà tâm hồn của mình được đẹp hơn để mời Chúa đi vào nhà mình thường xuyên.”

Bài giảng chấm dứt với tràng pháo tay dài của giáo dân bày tỏ lòng cám ơn Đức Giám Mục đã cổ vũ cho việc thăng tiến và xây dựng giáo xứ.

Thánh lễ được kết thúc lúc 9 giờ 15 phút với phép lành trọng thể sau lời cám ơn của cha chánh xứ. Giáo dân chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn.

Sau thánh lễ, các em nhận lãnh Bí tích Thêm Sức cùng với gia đình và ban giảng huấn ờ lại cám ơn Đức Giám Mục, quý cha và quý tu sĩ trong buổi tiệc mừng nho nhỏ đầy thân ái của một gia đình giáo xứ.

Nguyễn An Quý
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Có thể đưa thêm lời cầu vào Kinh Nguyện Thánh Thể không? Việc đọc tên Giám Mục trong Kinh Nguyện Thánh thể được làm như thế nào?
Nguyễn Trọng Đa
08:04 19/05/2015
Giải đáp phụng vụ: Có thể đưa thêm lời cầu vào Kinh Nguyện Thánh Thể không? Việc đọc tên Giám Mục trong Kinh Nguyện Thánh thể được làm như thế nào?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma..

Hỏi 1: Trong Thánh Lễ, các Kinh Nguyện Thánh Thể I, II, III, và IV được sử dụng đúng như thứ tự bản văn. Liệu một Giám Mục giáo phận có thể đưa thêm vào một lời cầu đặc biệt vào đó, thí dụ, lời cầu nguyện cho ơn gọi không? - B. W., Windhoek, Namibia.

Hỏi 2: Khi một vị đồng tế được chọn để đọc một phần Kinh Nguyện Thánh Thể, liệu ngài có thể đọc thêm “... và cho các linh mục, tu sĩ và toàn dân Chúa" sau khi đọc tên của Đức Thánh Cha và Giám Mục không? Ngoài ra, liệu có sự tùy chọn để đọc thêm “và Giám Mục phụ tá, hoặc Giám Mục nghỉ hưu …” không? - J. P., Pennsylvania, Mỹ.


Đáp: Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên là không được. Giám Mục giáo phận không được chèn thêm lời nguyện vào Kinh Nguyện Thánh Thể. Nếu ngài muốn đưa thêm lời nguyện vào Thánh lễ, ngài có thể đưa, thí dụ, một lời nguyện đặc biệt vào trong Lời Nguyện Tín hữu.

Vì một một lý do nghiêm trọng, ngài có thể chỉ định hoặc cho phép dùng một công thức Thánh lễ đặc biệt, ngay cả nếu theo hoàn cảnh bình thường, phụng vụ sẽ không cho phép sử dụng một công thức như vậy. Thí dụ, nếu hoàn cảnh đòi hỏi, ngài có thể chỉ định cử hành Thánh Lễ theo Sách Lễ Rôma để gìn giữ Hòa bình và Công lý vào một ngày Chúa Nhật của mùa Giáng Sinh, hoặc mùa thường niên, hoặc vào bất kỳ ngày phụng vụ khác, trừ ngày lễ trọng, các Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay và Phục Sinh, Tuần Thánh, tuần bát nhật Phục Sinh, Thứ Tư Lễ Tro và lễ Các Đẳng.

Các Giám Mục Anh và xứ Wales đưa ra các gợi ý rõ ràng sau đây cho việc đưa ý cầu nguyện đặc biệt trong Thánh Lễ:

"Vào chính Ngày Cầu Nguyện Đặc Biệt, và nhất là vào các ngày Chúa Nhật, thật là thích hợp để công bố ngày Cầu Nguyện Đặc Biệt trong phần mở đầu của Thánh Lễ, và cho ý cầu nguyện đặc biệt được đưa vào trong phần Lời Nguyện Tín hữu. Cần lưu ý rằng các lời nguyện còn lại của phần Lời Nguyện Tín hữu cần được soạn thảo phù hợp với các qui định được nói trong Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma.

"Khi một Ngày Cầu Nguyện hoặc sự tuân giữ khác rơi vào một ngày Chúa Nhật, Thánh Lễ và các Bài Đọc của Chúa Nhật thường được sử dụng.

"Vào ngày thường, việc sử dụng “các Thánh Lễ cho các nhu cầu và dịp khác nhau” hoặc “Thánh lễ ngoại lịch” cần được xem xét, để hỗ trợ cho Ngày Cầu Nguyện. Các bài đọc được qui định cho mỗi ngày trong Sách Bài Đọc cho các ngày trong tuần không nên bỏ qua quá thường xuyên, và không có lý do đầy đủ. Thường là hiệu quả hơn khi khám phá các ý cầu nguyện đặc biệt qua các bài đọc được qui định ngày ấy, hơn là chọn từ Phần Chung các bài đọc, vốn thoạt nhìn là thích hợp với ý cầu nguyện hơn.

"Bài giảng trong Thánh Lễ là cần thiết cho việc nuôi dưỡng đời sống Kitô hữu. Nó nên triển khai một số khía cạnh của các bài đọc, từ các bài đọc Kinh Thánh hay bản văn phụng vụ của Thánh Lễ, trong khi phải chú ý đến mầu nhiệm được cử hành, hoặc các nhu cầu riêng cho người nghe. Bài giảng không nên được thu gọn chỉ trong ý định của Chu kỳ cầu nguyện, và cũng không nên được thay thế bằng bài nói chuyện không có tính giảng thuyết, hoặc để kêu gọi xin tiền".

Tuy nhiên, nếu một Giám Mục xác tín rằng có một lý do mục vụ tốt để đưa lời nguyện đặc biệt vào trong Kinh Nguyện Thánh Thể, hoặc cần có một sự thay đổi thường xuyên cho Sách Lễ, trước hết ngài cần phải thuyết phục hai phần ba số thành viên của Hội Đồng Giám Mục rằng ý tưởng của mình là một ý tưởng tốt. Sau khi các Giám Mục đã biểu quyết ủng hộ đề xuất của ngài, thì đề xuất sẽ được gửi qua Rôma để được xác nhận, và chỉ sau khi Tòa Thánh đã đưa ra sự phê chuẩn, lúc ấy sự đổi mới có thể được đưa vào Sách Lễ tại quốc gia đó.

Đi theo thủ tục này, một số Hội Đồng Giám Mục, chẳng hạn Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha và Hội Đồng Giám Mục Ý, đã đưa thêm một lời nguyện vào Kinh Nguyện Thánh Thể vào mỗi Chúa Nhật. Họ cũng đã bổ sung thêm một số bản văn và Thánh lễ cho các phần khác của Sách Lễ.

Đối với câu hỏi thứ hai, thật là rõ ràng rằng nếu một Giám Mục không có quyền đưa thêm lời nguyện vào Kinh nguyện Thánh Thể, thì linh mục cũng không được làm như vậy.

Tuy nhiên, Giám Mục phụ tá có thể được nhắc đến tên, vì khả năng này đã được tiên liệu trong chính Sách Lễ. Về việc nhắc đến tên của các Giám Mục khác ngoài Đấng Bản quyền địa phương, Thánh Bộ Phụng Tự đã ban hành sắc lệnh ngày 8-6-2008, (Protocol số 652/08/L), vốn sửa đổi bản in mẫu thứ ba của Sách Lễ Rôma Latinh, trước khi xuất bản một bản in lại với nhiều chỉnh sửa. Nội dung của sắc lệnh này đã được đưa vào bản dịch tiếng Anh của Sách Lễ Rôma, và nội dung là như sau:

"149. Linh mục tiếp tục Kinh Nguyện Thánh Thể phù hợp với chữ đỏ, vốn được ghi trong mỗi Kinh Nguyện.

"Nếu chủ tế là một Giám Mục, trong lời nguyện, sau các chữ “Papa nostro N. (N., Đức Giáo Hoàng của chúng con), ngài đọc thêm: “Et me indigno famulo tuo (và con, tôi tớ bất xứng của Chúa). Tuy nhiên nếu Giám Mục đang cử hành Thánh lễ ngoài Giáo phận của mình, thì sau các chữ “Papa nostro N. (N., Đức Giáo Hoàng của chúng con), ngài đọc thêm: “et me indigno famulo tuo, et fratre meo N., Episcopo huius Ecclesiae N. (và con, tôi tớ bất xứng của Chúa, và người anh em của con là N., Giám Mục của Giáo phận N.).

"Giám Mục giáo phận hay bất cứ ai tương đương với ngài trong luật phải được nhắc đến tên theo công thức: “una cum famulo tuo Papa nostro N. et Episcopo (hoặc Vicario, Prelato, Praefecto, Abbate) (cùng với tôi tớ Chúa là N., Đức Giáo Hoàng của chúng con, và N., Đức Giám Mục của chúng tôi [hoặc Đại diện tông tòa, Giám chức, Giám Quản, Viện phụ]).

"Được phép nhắc tên của Giám Mục Phó và các Giám Mục phụ tá trong Kinh nguyện Thánh Thể, nhưng không nhắc các Giám Mục khác đang tình cờ có mặt. Khi nhiều tên được nhắc tới, điều này được thực hiện với công thức tập thể “et Episcopo nostro N. eiusque Episcopis adiutoribus (N., Đức Giám Mục của chúng con và các Giám Mục phụ tá của ngài).

"Trong mỗi Kinh Nguyện Thánh Thể, các công thức này sẽ được sửa đổi tùy theo yêu cầu của ngữ pháp."

Khi một vị đồng tế nhắc đến tên của Giám Mục trong Kinh Nguyện Thánh Thể II, III, và IV, ngài cũng theo nguyên tắc trên. (Zenit.org 19-5-2015)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Hạnh Phúc Gia Đình
Giuse Thẩm Nguyễn
08:01 19/05/2015
Hạnh Phúc Gia Đình

Gia đình là cơ cầu nền tảng của Giáo Hội và xã hội, vì thế gia đình có một vị trí rất quan trọng trong việc đào luyện và cung cấp cho Giáo Hội và xã hội những thành viên ưu tú trong tương lai.

Ý niệm về gia đình đã bị bóp méo khi mà có sự cho phép hôn nhân giữa hai người cùng phái. Danh từ vợ chồng thân thương đã bị thay thế bằng bên A và bên B trong một hợp đồng sống chung. Gia đình kiểu này không đáp ứng mục đích của gia đình lúc ban đầu là " hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất..."(ST 1,28). Hai anh đực hay hai chị cái sống với nhau như vợ chồng thì làm sao có con được, có chăng là sự vay mượn, lấp liếm điền vào chỗ trống qua việc nhận con nuôi... mong thỏa mãn nỗi khát khao được làm cha mẹ.

Đó là cái nhìn về gia đình hiện nay mà xã hội chúng ta phải đối diện. Nhưng trong phạm vi chia sẻ cảm nghĩ về gia đình, tôi xin thu hẹp cái nhìn của mình vào gia đình, một gia đình Công Giáo mà thôi.

Tôi đã có dịp tham gia các cuộc hội thảo về gia đình. Buổi hội thảo nào cũng rất hay, cũng hữu ích cho các cặp hôn nhân. Các diễn giả trình bày về tâm lý người nam, tâm lý người nữ, cách giáo dục con cái, nhưng tôi có cảm tưởng là họ thiếu tâm lý Giê-su. Khoa tâm lý chỉ đưa ra cách giải quyết cái ngọn trong khi cội nguồn của hạnh phúc là chính Đấng Tạo Hóa thì bị quên lãng. Người ta chỉ có thể đem áp dụng kiến thức hôn nhân gia đình khi chúng ta có tình yêu nơi Chúa Giê-su. Vì Chúa là tình yêu, cho nên ta không yêu Chúa là Đấng Tạo Hóa thì ta không có khả năng yêu con người, một thụ tạo bằng tình yêu chân thật được. Do vậy mà tham gia hội thảo hoài, học hỏi mãi mà gia đình vẫn không có hạnh phúc?

Có lẽ những lý thuyết về tâm sinh lý, cách cư xử, điều nên làm, việc cần tránh… để có hạnh phúc thì ai cũng biết, nhưng từ cái biết, cái kiến thức đến việc thực hành có vẻ như rất xa. Các nhà tâm lý có câu “Con đường dài nhất của thế giới là con đường 18 inches từ cái đầu đến trái tim của bạn” hay là “ Khả năng biến đổi từ sự hiểu biết đến hành động là một quá trình vô cùng khó khan”. Vâng quả là khó khăn lắm đến nỗi có chuyện ngược đời là một nhà tâm lý kia khi thao thao thuyết giảng về cách bảo vệ hạnh phúc gia đình thì ông ta đang chờ ngày ra tòa ly dị vợ mình.!

Thật ra chúng ta chỉ có khả năng biến đổi, nhất là biến đổi mình để được yêu thương hơn, hạnh phúc hơn nơi Chúa Giê-su.

Là người Công Giáo, chúng ta biết rằng Giáo Hội khuyên chúng ta học hỏi và noi gương mẫu của gia đình Narazeth. Trong các lễ cưới, cha chủ tế thường hay lấy hình ảnh Thánh Gia làm khuôn mẫu cho đôi tân hôn. Vậy gia đình Thánh Giuse, Mẹ Maria, Chúa Giê-su có những bí quyết gì để chúng ta học hỏi.

Trong thời Thánh Giuse chắc là chưa có các nhà chuyên môn về tâm sinh lý, chưa có các chuyên viên về gia đình, chưa có sách học bí quyết sống hạnh phúc gia đình. Vậy thì trong hoàn cảnh đó gia đình Narazeth, tôi nghĩ sẽ không rành về tâm sinh lý, sẽ không đọc sách dạy khôn chuyện gia đình, sẽ không tham gia hội thảo như bây giờ.

Bởi đâu mà gia đình Thánh Gia hạnh phúc và nêu gương mẫu cho chúng ta. Trả lời của tôi cho câu hỏi này không biết đến từ đâu, có thể từ Kinh Thánh, từ lời dạy của Giáo Hội, từ những kinh nghiệm thực tế của cuộc sống? Nhưng tôi cảm nhận được rằng:

Gia đình Thánh Gia hạnh phúc vì có Chúa Giê-su hiện diện. Chính Chúa là nguồn yêu thương, chính Chúa là cội rễ của mọi nguồn an vui hạnh phúc. Chúng ta không tìm được hạnh phúc nơi gia đình vì gia đình mình vắng bóng Chúa Giê-su.

Vì không có Chúa nên gia đình luôn bất an tựa như con thuyền mong manh tròng trành, nhấp nhô giữa sóng đời. Tính ích kỷ, thói ghen tuông, lòng tham lam đố kỵ làm rạn nứt mối quan hệ gia đình. Sự thiếu cảm thông, thiếu hy sinh, thiếu quan tâm, thiếu tôn trọng đào sâu thêm những rạn nứt càng ngày càng trầm trọng hơn và hậu quả tất yếu là gia đình thành bãi chiến trường: những cuộc khẩu chiến, những thắng, thua, hơn, thiệt, chán nản, ngoại tình, hận thù và tan vỡ.

Khi chúng ta dọn đến một căn nhà mới, người Công Giáo thường mời linh mục đến làm phép nhà rồi sau đó là tiệc mừng. Nhưng làm phép nhà để làm gì? Phải chăng làm phép nhà là mời Chúa vào ở với mình? Khi có Chúa hiện diện, chúng ta sẽ dễ dàng nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương, sẽ ngọt ngào trong cách cư xử, sẽ nhận ra nhu cầu của người khác, sẽ biết cho đi hơn là nhận. Không những chúng ta cần Chúa hiện diện trong căn nhà mình đang sống (house), mà chúng ta cũng cần Chúa hiện diện nơi gia đình (home), nơi tâm hồn của mỗi thành viên trong gia đình. Ý thức về sự hiện diện của Chúa giúp chúng ta rất nhiều trong việc biến đổi cách sống mỗi ngày.

Gia đình Thánh Gia hạnh phúc vì có một gia trưởng là Thánh Giuse, một người công chính. Người công chính là người luôn trung thành thờ phượng Thiên Chúa, luôn tìm kiếm và thực thi theo ý muốn của Thiên Chúa. Khi biết mẹ Maria có thai, không phải là con của mình, Thánh Giuse không điên tiết, ghen tuông, hành động cục cằn thô lỗ, mà ngài âm thầm tìm hiểu sự thật qua cầu nguyện, lắng nghe ý Chúa. Ngài nghĩ tốt về Mẹ Maria, về người bạn trăm năm của mình. Khi được Thiên Thần báo mộng, Thánh Giuse chấp nhận và làm theo ý Chúa. Ngài làm thợ mộc để nuôi vợ là Maria và con là Chúa Giê-su. Ngài kiếm tiền bằng sức lao động của mình và dạy con bằng chính đời sống của mình.

Gia đình Thánh Gia hạnh phúc vì có người vợ, người mẹ dịu hiền và khiêm nhường là Mẹ Maria, một phụ nữ được Thiên Chúa chúc phúc. Mẹ Maria là một người mẹ can đảm,sẵn sàng chấp nhận hy sinh và thi hành ý muốn của Thiên Chúa. Mẹ Maria phục tùng chồng là Thánh Giuse và cậy dựa vào sự bao bọc của chồng. Nơi Mẹ toát ra sư yêu thương ngọt ngào làm cho Thánh Giuse quên hết sự vất vả lao động hằng ngày. Mẹ không than trách, không nhiều lời trước những biến cố trong gia đình.. Mẹ giữ lấy trong lòng những biến cố buồn vui ấy và gói ghém như món quà dâng lên Chúa.

Trong phúc âm, Chúa Giê-su đã nhiều lần nhắc đến việc Ngài đến thế gian để làm theo ý Chúa Cha. “vì tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi” (Ga 6,38).Trong hôn nhân, Thánh Giuse cũng luôn tìm hiểu và làm theo ý Chúa. Mẹ Maria cũng luôn chấp nhận và làm theo ý Chúa. Trong cuộc sống gia đình, để có được hạnh phúc chúng ta cũng phải tìm kiếm, chấp nhận và làm theo ý Chúa như trong Kinh Lạy Cha “Xin cho ý­­ Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Làm theo ý Chúa thì sẽ đẹp ý chồng, trong ý vợ, được ý con.

Quả thật, Giáo Hội đã rất khôn ngoan khi dạy con cái mình noi theo gương mẫu Thánh Gia để xây dựng hạnh phúc gia đình. Thiên Chúa là cha yêu thương sẽ ban cho chúng ta mái gia đình hạnh phúc nếu chúng ta biết mở lòng đón Chúa ngự vào. Người làm chồng hãy sống như Giuse, người làm vợ hãy sống như Mẹ Maria, người làm con hãy sống như Chúa Giê-su. Hạnh phúc gia đình nằm trong tầm tay, chúng ta chỉ cần giơ tay đón lấy.

Lạy Thánh Gia xin nâng đỡ và bảo vệ hạnh phúc gia đình chúng con. Amen.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tịnh Yên
Thérésa Nguyễn
21:24 19/05/2015
TỊNH YÊN
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Thôi thì tâm tịnh yên lòng
Không sắc, không dục, vai không nặng nề..
(Trích thơ của Băng Băng)
 
VietCatholic TV
Phóng sự đặc biệt lễ tuyên thánh cho 4 vị Chân Phước ngày 17 tháng 5, 2015
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:32 19/05/2015
Tường thuật lễ tuyên thánh cho 4 vị Chân Phước Jeanne Emilie de Villeneuve, Maria Cristina của Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Marie Alphonsine Danil Ghattas, và Maria Baouardy của Chúa Giêsu Chịu Đóng Đinh.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Quý vị và anh chị em đang theo dõi lễ tuyên thánh cho 4 vị Chân Phước Jeanne Emilie de Villeneuve, Maria Cristina của Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Marie Alphonsine Danil Ghattas, và Maria Baouardy của Chúa Giêsu Chịu Đóng Đinh diễn ra tại trước tiền đình Đền Thờ Thánh Phêrô lúc 10h sáng ngày 17 tháng Năm năm 2015.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Niên trưởng ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh là Đại Sứ Jean-Claude Michel của Tiểu vương quốc Monaco đang hướng dẫn Tổng thống Palestine, Ông Mahmoud Abbas vào hàng ghế danh dự bên cạnh lễ đài.

Cả 4 vị Chân Phước được tuyên thánh hôm nay đều là các nữ tu hoạt động trong ngành giáo dục. Hình của các vị được treo trên mặt tiền Đền thờ Thánh Phêrô.

Giờ đây, Đức Thánh Cha đang tiến ra lễ đài cùng với 30 Hồng Y, 90 Giám Mục, trong đó có cả các Giám Mục thuộc các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương tại Giêrusalem, và rất đông các linh mục, trước sự hiện diện của đông đảo các tín hữu, trong đó có một phái đoàn gồm hơn 2000 tín hữu đến từ Palestine do Đức Giám Mục William Shomali, thuộc Tòa Thượng phụ Công Giáo Latinh Giêrusalem hướng dẫn.

Ca đoàn nhà nguyện Sistina đang hát bài Dio Regna, esulti la terra với những lời như:

Chúa là Vua, trái đất hãy mừng vui, alleluia, alleluia.

Ơn cứu độ, vinh quang và quyền năng thuộc về Chúa, alleluia.

Ngài xét xử công minh và chính trực, alleluia.

Hãy ca tụng Chúa đi hỡi chư dân.

Ngoài phái đoàn Palestine còn có các đoàn đại biểu chính thức của Pháp, Ý, Israel và Jordan.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Đức Thánh Cha làm dấu bắt đầu thánh lễ.

Ngay sau khi Đức Thánh Cha gởi lời chào đầu lễ đến cộng đoàn, bài Veni, Creator Spiritus. Thánh Thần khấn xin ngự xuống đã được cất lên để xin Thánh Thần Chúa soi sáng cho tâm trí chúng ta và Chúa Kitô không để cho Giáo Hội của mình phạm sai lầm trong một vấn đề có tầm quan trọng như thế này.

Giờ đây, Đức Hồng Y Angelo Amato, tổng trưởng Thánh Bộ Phong Thánh và các cáo thỉnh viên tiến đến trước Đức Thánh Cha và trình bày tiểu sử các vị tân thánh.

Trọng Kính Đức Thánh Cha,

Giáo Hội Mẹ Thánh tha thiết khẩn xin Đức Thánh Cha ghi vào sổ bộ các Thánh 4 vị Chân Phước là Jeanne Emilie de Villeneuve, Maria Cristina của Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Marie Alphonsine Danil Ghattas, và Maria Baouardy của Chúa Giêsu Chịu Đóng Đinh để các ngài có thể được kêu cầu như thế bởi tất cả các tín hữu Kitô.

Rồi ngài lần lượt đọc tiểu sử các vị sắp được tuyên thánh

Thánh Maria Cristina của Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

Thánh Maria Cristina của Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (tục danh là Adelaide Brando) sinh tại thành phố Naples, bên Ý vào ngày 1 tháng 5 năm 1856, là con gái của ông Brando Giuseppe Giovanni và bà Concetta Marrazzo, và được rửa tội trong cùng ngày sinh tại Nhà thờ Thánh Liborio. Chị đã rước được rước lễ lần đầu vào ngày 08 tháng 12 năm 1864 và vào ngày 25 tháng 12 năm 1868 lúc chỉ mười hai tuổi, chị đã khấn trọn đời đồng trinh. Mong mỏi của chị là trở thành một "nạn nhân" hoàn toàn tận hiến cho Chúa, cũng như một nữ tu dòng Reparatrix [Sœurs de Marie Reparatrice – dòng chiêm niệm và truyền giáo]. Chị cảm thấy ơn gọi đời sống thánh hiến và bày tỏ mong muốn gia nhập dòng các nữ tu Thánh Thể ở Naples. Năm 1856, chị nhận được tu phục và chọn tên là Maria Cristina của Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Chị Maria Cristina thấy nơi Chúa Giêsu Thánh Thể Nạn Nhân muôn đời hy sinh đền tạ và chuộc tội cho nhân loại. Chị cảm thấy vị trí của mình là phải cận kề nhà tạm để tận hiến cho Chúa Giêsu ngự trong Hình Bánh, Đấng biến mình thành nạn nhân để chuộc tội nhân loại đến muôn đời. Giúp đỡ rất nhiều và an ủi chị là Thánh Ludovico da Casoria và vị Tôi Tớ Chúa Michelangelo Longo da Marigliano. Ngày 22 Tháng Mười Một 1884 theo lời mời của Thị Trưởng thành phố Casoria là Canon Domenico Maglione (anh trai của Đức Hồng Y Luigi Maglione, Bộ trưởng Ngoại giao thời Đức Giáo Hoàng Piô XII), chị Maria Cristina Brando chuyển đến cơ sở Maglione tại Casoria với chị em của mình, và sau đó, đến Nhà Mẹ hiện nay tại Via G. D'Anna, nơi chị đã xây dựng một ngôi đền tráng lệ theo phong cách tân Gothic để kính Mình Thánh Chúa. Ngày 16 tháng Tám năm 1903, hội dòng đã chọn tên chính thức là dòng "Các nữ tu Nạn nhân Đền tội của Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể."

Cộng đoàn do chị thành lập chuyên chăm tôn thờ Bí tích Thánh Thể thường xuyên và đề cao việc thờ phượng Thiên Chúa; giáo dục các trẻ em nghèo; dạy giáo lý và giảng dạy văn hóa; chăm sóc trẻ em, và các việc bác ái khác. Chị Maria Cristina đã qua đời vào sáng ngày 20 tháng Giêng Năm 1906 sau khi đã nhận các bí tích sau cùng. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong chân phước cho chị ngày 27 tháng 4 năm 2003.

Thánh Marie Alphonsine Danil Ghattas

Thánh Marie Alphonsine Danil Ghattas sinh tại Giêrusalem vào 04 tháng 10 năm 1843 trong một gia đình đạo hạnh. Chị đã được rửa tội vào ngày 19 tháng Mười Một và được đặt tên là Soultaneh Mary. Sau khi nhận ra ơn gọi đời sống thánh hiến đã trưởng thành trong tâm hồn, chị gia nhập cộng đoàn các Nữ Tu của Thánh Giuse vào năm 1858 và ngày 30 tháng 6 năm 1860, chị đã nhận được tu phục với tên gọi mới là Nữ Tu Marie Alphonsine. Năm 1863, chị khấn trọn.

Ngày 06 tháng Giêng năm 1874, tại Bethlehem, Đức Trinh Nữ Maria hiện ra với chị lần đầu tiên. Đúng một năm sau, lại xảy ra một cuộc hiện ra lần thứ hai, và Đức Mẹ yêu cầu chị khởi đầu một cộng đoàn các nữ tu mới được gọi là Hội Dòng Rất Thánh Mân Côi. Tháng 7 năm 1880, một số "Nữ Tử Đức Mẹ" còn trẻ, dưới sự hướng dẫn của Cha Tannous, bắt đầu sống cuộc sống cộng đoàn. Thể theo ý muốn của Đức Mẹ, cộng đoàn mới này được gọi là "Dòng các Nữ tu Rất Thánh Mân Côi." Năm 1880, Đức Thánh Cha giải miễn cho chị Marie Alphonsine khỏi lời thề vâng phục trong Dòng các Nữ Tu của Thánh Giuse và sau đó chị đã nhập vào Dòng các Nữ tu Rất Thánh Mân Côi. Ngày 06 tháng 10, chị đã nhận được tu phục mới, và vẫn giữ lại tên Marie Alphonsine. Chị khấn trọn vào ngày 07 tháng 3 năm 1885. Ngày 02 Tháng 11 năm 1887, Luật của các nữ tu Nữ tu Rất Thánh Mân Côi được chấp thuận, và đã nhận được sự chấp thuận của giáo phận hai năm sau đó.

Dù đã là một nữ tu, chị Marie Alphonsine đã được nhận vào vào Dòng Ba Ða Minh ở Tu Viện Dòng Đa Minh ở Giêrusalem vào ngày 4 tháng 10 năm 1890, Đêm Vọng Lễ Đức Mẹ Mân Côi.

Ngày 25 tháng Ba 1927, chị trở về nhà Cha trên trời. Ngày 22 Tháng 11 năm 2009, chị được phong chân phước tại đền thờ Truyền Tin tại Nazareth. Dòng Nữ tu Rất Thánh Mân Côi hiện nay thực hiện công việc tông đồ tại Thánh Địa, Li Băng, Ai Cập, Syria, Kuwait, và một số tiểu quốc trong vùng Vịnh (Abu Dhabi, Shariqah), cũng như tại Rôma.

Thánh Maria Baouardy của Chúa Giêsu Chịu Đóng Đinh

Thánh Maria Baouardy của Chúa Giêsu Chịu Đóng Đinh sinh ra trong một gia đình Công Giáo người Hy Lạp tại làng Ibellin thuộc miền Nazareth vào ngày 05 tháng 7 năm 1846. Chị được đặt tên là Mariam trong lễ rửa tội. Mồ côi cha mẹ lúc mới hai tuổi, chị được một người chú nhận nuôi, và năm 1854 di chuyển đến thành Alexandria ở Ai Cập.

Người chú đã bí mật hứa gả chị và việc hôn nhân theo dự trù sẽ được tiến hành khi chị lên 12 tuổi. Để hủy bỏ việc hôn nhân này chị cắt mái tóc của mình, khiến cho hai vợ chồng người chú nổi trận lôi đình giam cầm chị như một nô lệ làm công việc nhà. Biết được sự thống khổ mà hai vợ chồng người chú giáng xuống chị, một người hầu trước đây trong gia đình xúi chị từ bỏ đức tin của mình. Maria ngay lập tức trả lời: "Tôi là một người con gái của Giáo Hội Công Giáo La Mã Tông truyền." Người hầu tức giận chém mạnh một nhát dao bầu vào cổ họng chị, sau đó bọc chị trong một tấm mền và quăng ra đường cho chết.

Chị tỉnh dậy trong một hang động, thấy mình được chăm sóc bởi một nữ tu mặc áo màu xanh - Mariam biết đấy chính là Đức Mẹ - Đấng đã tiên báo về tương lai của mình. Sau khi vết thương phục hồi, chị lang thang làm người ở cho các gia đình tại Alexandria, Giêrusalem và Beirut trong vòng 13 năm. Năm 1862, chị cùng gia đình Naggiar chuyển đến Marseilles, nơi chị nhận ra ơn gọi đời sống thánh hiến. Năm 1865, cô gia nhập Dòng Nữ Tu Thánh Giuse. Nhưng Dòng này đã không cho chị khấn trọn vì họ sợ hãi những hiện tượng bất thường xung quanh Mariam, mà chị nghĩ chỉ là một chứng bệnh, chẳng hạn như xuất thần, thị kiến, và ngày 29 Tháng Ba 1867 lại xuất hiện năm dấu thánh. Ngày 14 Tháng Sáu 1867 chị gia nhập dòng Cát Minh tại Pau, và ngày 27 Tháng Bảy, chị nhận được tu phục và lấy tên là Maria của Chúa Giêsu Chịu Đóng Đinh. Năm 1870, chị đến Mangalore thành lập một tu viện. Hai năm sau đó, chị lại phải trở về Pau do những hiểu lầm, cùng với các cuộc tấn công mạnh mẽ của ma quỷ, khiến chị muốn được có thời gian đại thanh luyện.

Năm 1872, chị thưa với bề trên là Chúa mong muốn thấy một cộng đoàn Cát Minh ở Bethlehem. Chị đến đó vào ngày 11 tháng 9 năm 1875 và được hỗ trợ quảng đại của Bertha Dartigaux. Chị đã điều hành việc xây dựng tu viện trong vai trò vừa là kiến trúc sư vừa là nữ giám đốc của công trình. Trong một tai nạn, chị đã bị té xuống vào ngày 22 Tháng Tám năm 1878 và bị gãy cánh tay, gây ra chứng hoại tử. Chị đã chết một cái chết thánh thiện vào ngày 26 tháng Tám. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Chân Phước cho chị ngày 13 Tháng Mười năm 1983.

Thánh Jeanne Emilie de Villeneuve

Thánh Jeanne Emilie de Villeneuve được sinh ra tại Toulouse, nước Pháp vào ngày 09 Tháng Ba năm 1811, là con gái thứ ba của Bá tước Jean Baptiste Louis M. de Villeneuve và bà Jeanne d'Avessens Gabrielle Rosalie. Chị được rửa tội hai ngày sau khi chào đời, tức là vào ngày 11 tháng Ba năm 1811. Chị lớn lên trong một môi trường đức tin sâu xa. Từ những năm thơ ấu, Jeanne Emilie đã thấm nhuần một ý thức mạnh mẽ về bổn phận và trách nhiệm, cũng như sự cởi mở với nhu cầu của người khác. Chị nhận được giáo dục từ mẹ mình, và từ công việc của cha chị – là người quản lý một trang trại, cũng như sự gần gũi của gia đình với vùng Hauterive de Castres, nơi công nghiệp non trẻ đã bắt đầu gây ra đau khổ và khó khăn cho các gia đình. Tất cả điều này đã góp phần giúp Jeanne mở lòng mình ra với sứ mệnh tương lai của mình là giúp đỡ những người sống trong nghèo đói về vật chất và tinh thần.

Năm 1836, chị nhận ra ước muốn sâu xa của mình là được tận hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa và cho anh chị em mình. Lúc đầu, sứ vụ của chị diễn ra ngay chính ở thành phố quê hương. Sau khi khấn dòng, chị có lòng ao ước tận hiến hoàn toàn cho sự cứu rỗi các linh hồn những người nghèo nhất. Jeanne Emilie đặt cộng đoàn mới của mình dưới sự bảo vệ của Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Kế hoạch thành lập Hội dòng trong những vùng truyền giáo trở thành hiện thực vào tháng Mười Hai năm 1847.

Khát vọng cơ bản của Jeanne Emilie là làm việc cho sự cứu rỗi của người nghèo nhất và những ai đang quẫn bách, đã được chính thức hóa ngày 22 Tháng 7 năm 1846, khi chị mở nhà tạm trú đầu tiên tại Castres. Trong Tổng Tu Nghị vào ngày 06 tháng 9 năm 1853, Thánh Jeanne Emilie yêu cầu được rút khỏi chức vụ Bề Trên Tổng Quyền. Năn nỉ mãi chị em trong Hội Dòng mới chấp nhận thỉnh cầu này.

Vào cuối tháng 8 năm 1854, bệnh dịch tả đang lan rộng khắp nước Pháp đã xuất hiện lần đầu tiên tại Castres. Thánh Jeanne Emilie chiến đấu với trận dịch này bằng loại vũ khí thường dùng của mình là cầu nguyện và bác ái. Ngày 27 Tháng Chín, chị cảm thấy các triệu chứng đầu tiên của căn bệnh mà sau đó đã cướp mất cuộc sống của chị vào ngày 02 tháng 10. Chị là nạn nhân cuối cùng của trận dịch tả bùng phát tại Castres. Chị đã được phong chân phước tại Castres ngày 05 Tháng Bảy 2009.

Giờ đây, Đức Hồng Y Angelo Amato thưa cùng ngài lần thứ hai

Trọng Kính Đức Thánh Cha,

Được củng cố bởi lời đồng thanh cầu nguyện, Hội Thánh tha thiết khẩn xin Đức Thánh Cha ghi vào sổ bộ các thánh những người con sau của Giáo Hội:

Chân Phước là Jeanne Emilie de Villeneuve, Maria Cristina của Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Marie Alphonsine Danil Ghattas, và Maria Baouardy của Chúa Giêsu Chịu Đóng Đinh

Sau khi Đức Hồng Y dứt lời, và đoàn các vị cáo thỉnh viên về chỗ ngồi. Đức Thánh Cha đã mời gọi cộng đoàn hiệp dâng lời cầu nguyện. Ngài nói:

Anh chị em thân mến,

Chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện lên Chúa Cha toàn năng nhờ Chúa Giêsu Kitô và nhờ sự chuyển cầu của Đức Mẹ và tất cả các Thánh xin Ngài đoái thương nâng đỡ quyết định long trọng chúng ta sắp thực hiện.

Giờ đây cộng đoàn đọc Kinh Cầu Các Thánh

Sau khi cộng đoàn kết thúc kinh cầu các thánh, Đức Thánh Cha đọc:

Lậy Chúa nhân từ, xin nghe lời dân Chúa cầu xin và xin chiếu dọi ánh sáng Thần Linh Chúa vào tâm trí chúng con, để việc phụng thờ của chúng con làm đẹp lòng Chúa và cho Giáo Hội được thêm phát triển. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Giờ đây, Đức Thánh Cha long trọng đọc công thức phong thánh.

Để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh, để phát huy đức tin Công Giáo và củng cố đời sống Kitô hữu, với quyền lực của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, của hai Thánh Tông đồ Phêrô, Phaolô và của riêng tôi, sau khi đã suy nghĩ chín chắn, cũng như đã nhiều lần cầu xin ơn trợ giúp của Thiên Chúa, đã tham khảo ý kiến của nhiều Chư huynh Giám mục, tôi quyết định tuyên bố:

Chân Phước là Maria Cristina của Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Marie Alphonsine Danil Ghattas, Maria Baouardy của Chúa Giêsu Chịu Đóng Đinh và Jeanne Emilie de Villeneuve

là Thánh và được ghi vào sổ bộ các Thánh và truyền rằng các vị tôn kính như vậy bởi toàn thể Giáo Hội.

Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần. Amen

Đức Thánh Cha vừa dứt lời, cộng đoàn vỗ tay nồng nhiệt và ca đoàn cùng cộng đoàn ca bài Jubilate Deo, Hãy tung hô Chúa, hãy hát mừng Chúa.. Trong khi đó, thánh tích của 4 vị tân hiển thánh được rước lên cho Đức Thánh Cha hôn kính trước khi đặt trên một giá nhỏ phía trước bàn thờ.

Đức Hồng Y Angelo Amato thay mặt cho các vị cáo thỉnh viên thưa cùng Đức Thánh Cha:

Trọng kính Đức Thánh Cha, nhân danh Hội Thánh con cảm ơn Đức Thánh Cha đã công bố điều này và khiêm tốn thỉnh cầu ngài truyền rằng một tông thư liên quan đến hành động phong Thánh này được thảo ra.

Đức Thánh Cha bày tỏ sự đồng thuận.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Chúa Lên Trời đã được tiếp tục với Kinh Vinh Danh.

BÀI ĐỌC I: Cv 1, 1-11

"Trước sự chứng kiến của các ông, Người lên trời".

Bài trích sách Tông đồ Công vụ.

Hỡi Thêôphilê, trong quyển thứ nhất, tôi đã tường thuật tất cả những điều Đức Giêsu đã bắt đầu làm và giảng dạy, cho đến ngày Người lên trời, sau khi căn dặn các Tông đồ, những kẻ Người đã tuyển chọn dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần. Sau cuộc thương khó, Người đã tỏ cho các ông thấy Người vẫn sống, với nhiều bằng chứng Người đã hiện ra với các ông trong khoảng bốn mươi ngày và đàm đạo về Nước Thiên Chúa. Và trong một bữa ăn, Người đã ra lệnh cho các ông chớ rời khỏi Giêrusalem, nhưng hãy chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa. Người nói: "Như các con đã nghe chính miệng Thầy rằng: Gioan đã làm phép rửa bằng nước, phần các con, ít ngày nữa, các con sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần". Vậy các kẻ có mặt hỏi Người rằng: "Lạy Thầy, có phải đã đến lúc Thầy khôi phục Nước Israel chăng?" Người bảo họ rằng: "Đâu phải việc các con hiểu biết thời gian hay kỳ hạn mà Cha đã ấn định do quyền bính Ngài. Nhưng các con sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần ngự xuống trên các con, và các con sẽ nên chứng nhân cho Thầy tại Giêrusalem, trong tất cả xứ Giuđêa và Samaria, và cho đến tận cùng trái đất". Nói xong, Người được cất lên trước mắt các ông, và một đám mây bao phủ Người khuất mắt các ông. Đang khi các ông còn ngước mắt lên trời nhìn theo Người đang xa đi, thì bỗng có hai người mặc áo trắng đứng gần các ông và nói rằng: "Hỡi người Galilê, sao các ông còn đứng nhìn lên trời? Đức Giêsu, Đấng vừa lìa các ông mà lên trời, sẽ đến cùng một thể thức như các ông đã thấy Người lên trời".

Đó là Lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 46, 2-3. 6-7. 8-9

Thiên Chúa ngự lên giữa tiếng tưng bừng, Chúa ngự lên trong tiếng kèn vang.

1. Hết thảy chư dân, hãy vỗ tay, hãy reo mừng Thiên Chúa tiếng reo vui! Vì Chúa là Đấng Tối cao, khả uý, Người là Đại Đế trên khắp trần gian.

2. Thiên Chúa ngự lên giữa tiếng tưng bừng, Chúa ngự lên trong tiếng kèn vang. Hãy ca mừng, ca mừng Thiên Chúa" hãy ca mừng, ca mừng Vua ta!

3. Vì Thiên Chúa là Vua khắp cõi trần gian, hãy xướng ca vịnh mừng Người. Thiên Chúa thống trị trên các nước, Thiên Chúa ngự trên ngai thánh của Người.

BÀI ĐỌC II: Eph 1, 17-23

"Người đặt Ngài ngự bên hữu mình trên trời".

Bài trích thư của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.

Anh chị em thân mến, xin Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, là Cha vinh hiển, ban cho anh chị em thần trí khôn ngoan và mạc khải, để nhận biết Người, xin cho mắt tâm hồn anh chị em được sáng suốt, để anh chị em biết thế nào là trông cậy vào ơn Người kêu gọi, thế nào là sự phong phú gia nghiệp vinh quang nơi các thánh, và thế nào là quyền năng vô cùng lớn lao của Người đối với chúng ta, là những kẻ tin, chiếu theo hành động của sức mạnh quyền năng Người, công việc mà Chúa đã thực hiện trong Đức Kitô, tức là làm cho Người từ cõi chết sống lại, và đặt Người ngự bên hữu mình trên trời, vượt trên mọi cấp trật, các lãnh thần, quyền thần, dũng thần, và quản thần, vượt trên mọi danh hiệu được xưng hô cả đời này lẫn đời sau. Chúa khiến mọi sự quy phục dưới chân Người, và tôn Người làm đầu toàn thể Hội Thánh là thân thể Ngườii, và là sự sung mãn của Đấng chu toàn mọi sự trong mọi người.

Đó là Lời Chúa.

ALLELUIA : Mt 28, 19 và 20

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Các con hãy đi giảng dạy muôn dân: Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế". - Alleluia.

PHÚC ÂM : Mc 16, 15-20

"Đang khi Người chúc phúc cho các ông, Người rời khỏi các ông mà lên trời".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô . Khi ấy, Chúa Giêsu hiện ra với mười một môn đệ và phán: "Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật. Ai tin và chịu phép rửa, thì sẽ được cứu độ; ai không tin, sẽ bị luận phạt. Và đây là những phép lạ đi theo những người đã tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ quỷ, nói các thứ tiếng mới lạ, họ đặt tay trên những người bệnh, và bệnh nhân sẽ được lành mạnh". Vậy sau khi nói với các môn đệ, Chúa Giêsu lên trời, và ngự bên hữu Thiên Chúa. Phần các ông, các ông đi rao giảng khắp mọi nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và củng cố lời giảng dạy bằng những phép lạ kèm theo. Đó là Lời Chúa.

Trong bài giảng sau bài Phúc Âm, Đức Thánh Cha diễn giải ý nghĩa lễ Chúa Thăng thiên và áp dụng vào trường hợp 4 vị tân hiển thánh, những người đã làm chứng cho Chúa Giêsu Phục Sinh. Ngài nói:

“Sách Công vụ tông đồ đã giới thiệu cho chúng ta Giáo Hội thời sơ khai trong thời điểm mà Giáo Hội đang tuyển chọn người được Thiên Chúa kêu gọi để thế chỗ của Giu-đa trong hàng ngũ các Tông đồ. Điều này không chỉ đơn thuần đề cập đến một công việc, nhưng là một thừa tác vụ. Và thực sự là, Mát-thia, người bắt trúng thăm, đã nhận lãnh một sứ mạng như thánh Phêrô minh định: “Vậy phải làm thế này [...] một trong những anh em đó phải cùng với chúng tôi làm chứng rằng Người đã Phục Sinh.” (Cv 1, 21-22). Cùng với những lời này, thánh Phêrô đã tóm lược ý nghĩa của việc thuộc về nhóm Mười Hai: đó là làm nhân chứng cho sự sống lại của Đức Giêsu. Lời tuyên bố “cùng với chúng tôi” giúp hiểu rằng sứ mạng loan báo Đức Giêsu đã Phục Sinh không phải là một nhiệm vụ mang tính cá nhân nhưng phải được thực thi trong đường lối mang tính tập thể, cùng với tông đồ đoàn và cùng với cộng đoàn.”

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Hôm nay, chúng ta xây dựng nền tảng cho niềm tin của mình vào Thiên Chúa Phục Sinh thông qua chứng từ của các thánh tông đồ vốn đã đụng chạm đến chúng ta thông qua sứ mạng của Giáo Hội. Noi gương các tông đồ, mỗi môn đệ của Đức Ki tô được kêu gọi để trở nên nhân chứng cho sự Phục Sinh của Người, trước hết trong những môi trường nhân loại nơi mà sự lãng quên Thiên Chúa và sự bất lực của con người đang hoành hành mạnh mẽ.

Đức Thánh Cha giải thích thêm: “Chỉ khi nhận thức được điều này, người ta mới thấy cần phải ở lại trong Đức Kitô Phục Sinh và trong tình yêu của Người, như lời thánh Gioan đã nhắc nhở chúng ta trong bài đọc thứ nhất: “Ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1 Ga 4, 16).

Áp dụng những điều trên đây vào bốn tân thánh nữ, Đức Thánh Cha nói:

“Tình yêu này chiếu tỏa nơi chứng từ của nữ tu Giovanna Emilia de Villeneuve, người đã hiến dâng đời mình cho Thiên Chúa và những người nghèo, cho những người yếu đau, tù nhân, và cho những ai bị bóc lột và chị đã trở nên dấu chỉ cụ thể cho chính mình và cho mọi người về lòng tình yêu giàu lòng thương xót của Thiên Chúa. Tương quan với Đức Giêsu Phục Sinh là một “bầu khí” trong đó Kitô hữu sống và tìm thấy sức mạnh để duy trì lòng tin vào Tin Mừng, ngay cả trong những nghịch cảnh và bị hiểu lầm. “Hãy ở lại trong tình thương”: đây cũng là điều mà nữ tu Maria Cristina Brando cũng đã thực thi. Chị đã thủ đắc trọn vẹn một tình yêu nồng cháy dành cho Thiên Chúa khởi đi từ cầu nguyện, thông qua những cuộc gặp gỡ giữa con tim với con tim cùng với Đức Giêsu Phục Sinh, hiện diện trong Thánh Thể, chị đã lãnh nhận uy lực để chịu đựng những đau khổ và hiến dâng chính mình như tấm bánh bẻ ra cho nhiều người đang xa cách với Thiên Chúa và đang đói khát tình yêu chân thực.

Một khía cạnh cần thiết của chứng tá để làm chứng cho Đức Giêsu Phục sinh là sự hiệp nhất giữa chúng ta, những môn đệ của Ngài, như biểu trưng của sự hiệp nhất giữa Thiên Chúa Cha và Đức Giêsu. Và vang vọng trong Tin Mừng hôm nay lời cầu nguyện của Đức Giêsu đêm hôm trước ngày Chịu Nạn: “Xin cho họ nên một như chúng ta” (Ga 17, 11). Từ tình yêu vĩnh cữu này giữa Chúa Cha và Người Con, tuôn trào trong chúng ta thông qua Chúa Thánh Thần (Rm 5,5), sứ mạng và sự thông hiệp huynh đệ của chúng ta có thể kín múc sức mạnh từ đó; từ tình yêu này sẽ luôn luôn tuôn trào một cách mới mẻ niềm vui bước theo Đức Ki tô trong lối nẻo của sự nghèo khó, sự trinh khiết và sự vâng phục của Ngài; và cũng chính tình yêu này kêu gọi ta nuôi dưỡng những lời nguyện chiêm niệm. Nữ tu Maria Baouardy đã trải nghiệm điều này với một phương thức tuyệt diệu, đó là mặc dù hèn mọn và mù chữ, chị đã biết đưa ra những lời khuyên và giải thích mang tính thần học trong sự mạch lạc tuyệt đối, vốn là hoa trái của cuộc đối thoại liên lỉ với Thánh Thần. Sự ngoan ngùy với Thần Khí đã làm cho chị trở nên khí cụ của sự gặp gỡ và sự thông hiệp cùng với thế giới Hồi Giáo. Và ngay cả nữ tu Maria Alfonsina Danil Ghattas cũng đã thấu hiểu thế nào là ý nghĩa của tình yêu Thiên Chúa được tỏ lộ nơi các tông đồ, nhờ việc chị đã trở nên nhân chứng của sự ôn hòa và sự hiệp nhất. Chị mang lại cho chúng ta mẫu gương rạng ngời về tầm quan trọng của việc hợp nhất chính mình với những người khác, để sống sự phục vụ đối với tha nhân.”

Để kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

“Hãy ở lại trong Thiên Chúa và tình yêu của Ngài, để loan báo bằng lời nói và đời sống về sự sống lại của Đức Giêsu; để chứng tỏ cho sự hiệp nhất giữa chúng ta và sự bác ái với tất cả mọi người. Đây là điều mà bốn nữ tu được tuyên thánh hôm nay đã thực hiện. Gương sáng rạng ngời của các ngài chất vấn ngay cả đời sống Ki tô hữu của chúng ta. Khi trở về nhà, hãy mang trong mình niềm vui của cuộc gặp gỡ này cùng với Đức Giêsu Phục Sinh; hãy vun trồng trong con tim mình cam kết ở lại trong tình yêu của Thiên Chúa, hãy hiệp nhất với Ngài và giữa chúng ta với nhau, và hãy dõi theo bước chân của bốn nữ thánh này, những mẫu gương của sự thánh thiện mà Giáo Hội mời gọi chúng ta bắt chước.”