Ngày 17-05-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:09 17/05/2016
49. LẤY VIỆC XẤU LÀM TRÒ ĐÙA.
Bắc tế Cao Dương Vương vào triều, hoàng đế hỏi ông ta cái gì là sung sướng nhất.
Cao Dương Vương nói:
- “Nhìn thấy người bị ong vò vẽ đốt chết thì quả là hứng thú !”
Thế là hoàng đế cho thâu tập tất cả các loại ong rừng lại, chỉ một ngày mà được năm đấu, rồi đem tất cả bầy ong ấy bỏ vào trong cái bồn tắm lớn rồi bắt một người cởi áo ra nhảy vào bồn mà tắm.
Người ấy không biết gì nên mở nắp bồn tắm ra, lập tức tất cả ong rừng đều bay đến vây quanh anh ta, không bao lâu liền bị ong càng đốt kêu oa oa, nhức nhối chịu không nổi, một lúc sau thì chết, hoàng đế và Cao Dương Vương ngồi một bên liên tục nói:
- “Khoái quá, khoái quá !”
(Triều Dã Thiểm Tải)

Suy tư 49:
Vua Hê-rô-de vừa uống rượu chúc thọ vừa ra lệnh chém đầu thánh Gioan Tẩy Giả, nên muôn đời bị nguyền rủa; vua Nê-ron vừa uống rượu vừa thưởng thức những màn giác đấu không công bằng giữa những người Ki-tô hữu bị trói tay chân trên cột với các loại ác thú trên hí trường, nên ông đã trỏ thành vị hoàng đế độc ác trong lịch sử Giáo Hội.
Vui cười trên những đau khổ của người khác là một việc không nên làm, bắt người khác đày đọa khổ sở để tăng thêm phần hứng thú cho mình uống rượu, thoả mãn thú tính của mình là một tội ác tày trời, thánh Phao-lô đã dạy chúng ta “vui với người vui, khóc với người khóc.”
Thời nay không còn cảnh vừa uống rượu vừa ra lệnh chém đầu, nhưng vẫn còn cảnh nhậu nhẹt rồi đi đến tội ác thì vẫn đầy dẫy khắp nơi; thời nay không còn cảnh vừa ngâm thơ uống rượu vừa coi thú dữ cắn xé người vô tội, nhưng vẫn còn cảnh cười vui hí hửng trên những đau khổ của người anh em chị em.
Có người rất vui vẻ hả hê khi người anh em chị em bị sa cơ thất thế; có người đến nhà thờ xin lễ tạ ơn vì nhà người hàng xóm vừa bị cháy; có người trong bụng vui như mở cờ nhưng ngoài mặt thì làm bộ sầu bi khi người đồng nghiệp vừa bị cho về vườn.v.v...
Người Ki-tô hữu là người biết rất rõ giá trị to lớn của sự đau khổ, sự đau khổ này được học từ nơi thập giá của Đức Chúa Giê-su, Đấng đã bị đau khổ nơi thân xác lẫn trong tâm hồn vì tội lỗi của nhân loại, cho nên họ chia sẻ và cảm thông sâu sắc với những đau khổ của người anh em chị em, họ biết chia vui với người vui và chia buồn với người đau khổ, và như thế họ đã thông phần vào sự đau khổ của Đức Chúa Giê-su rồi vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:11 17/05/2016

41. Trinh khiết là sự tiết chế phi thường vượt qua bản tính con người, nó thật là đáng kinh ngạc, nó là chiến tranh giữa xác thịt bị hủy hoại và linh hồn bất diệt.

(Thánh John Climacus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Suy niệm lễ Chúa Ba Ngôi
Lm Anthony Trung Thành
08:00 17/05/2016
Suy Niệm LỄ CHÚA BA NGÔI – Năm C

Trong các bổn phận chính mà người Kitô hữu phải làm, việc trước tiên là tin những gì Thiên Chúa truyền và Giáo Hội thay mặt Chúa dạy. Trong những điều phải tin, quan trọng hơn cả là các sự Mầu nhiệm, trong đó có Mầu nhiệm Một Thiên Chúa Ba Ngôi mà chúng ta mừng lễ hôm nay. Trong bài suy niệm này, xin được gởi mở mấy điểm sau đây: Mầu nhiệm là gì? Nội dung Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là gì? Chính Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta biết Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi? Ta có bổn phận nào đối với Thiên Chúa Ba Ngôi?

1. Mầu nhiệm là gì ? Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là gì?

Mầ
u Nhiệm là gì?

Mầu nhiệm, là những sự thật siêu nhiên vượt quá khả năng hiểu biết của con người. Nhìn nhận có những mầu nhiệm không phải là phủ nhận trí khôn của con người, nhưng trái lại là chấp nhận trí khôn của con người thua kém sự khôn ngoan của Thiên Chúa.

Nội dung Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là gì?

Một là trong Thiên Chúa có ba ngôi khác biệt nhau. Hai là mỗi một ngôi cũng là Thiên Chúa. Ba là ba ngôi đều bằng nhau. Bốn là ba ngôi chỉ làm thành một Thiên Chúa.

Một hôm, Thánh Augustinô đi dạo trên bãi biển giữa cảnh trời đất bao la, biển rộng mênh mông suy nghĩ về Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Bỗng Ngài thấy một em bé trai đang loay hoay chạy đi chạy lại, tay cầm một cái vỏ sò chạy đi múc nước biển đổ vào một cái lỗ nhỏ trên cát.

Dừng lại quan sát em bé hồi lâu, Thánh nhân liền đến hỏi:

- Bé ơi ! bé đang làm gì đó ?

- Cháu muốn múc hết nước biển đổ vào cái lỗ này cho đầy.

Thánh nhân nhìn em bé mỉm cười dịu dàng nói:

- Cháu không thể làm như vậy được đâu !

- Chú bé đáp lại : Vậy mà cháu làm việc này còn dễ hơn việc ông đang nghĩ.

Nói xong, chú bé biến mất.

Lúc này thánh nhân mới bừng tỉnh và nhận ra rằng: Thiên Chúa nhắc cho biết trí khôn loài người không thể nào hiểu thấu đáo hết được Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.

2. Chính Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta biết về Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi?

Thời Cựu Ước, khi nhân loại chưa sẵn sàng đón nhận, nên Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi chưa được tỏ bày một cách rõ rệt, có chăng thì cũng chỉ tỏ bày một cách mờ nhạt. Chẳng hạn, tiên tri Isaia nghe được tiếng các Thiên thần ca tụng Thiên Chúa rằng: “Thánh, Thánh, Thánh...Chúa là Thiên Chúa các đạo binh” (x. Is 6,3). Trong sách Sáng Thế cũng tường thuật lại việc Thiên Chúa tạo dựng con người rằng: “Chúng ta hãy dựng nên con người giống hình ảnh chúng ta...” (St 1,26). Cụm từ “Chúng ta” ở số nhiều, có ý chỉ về Thiên Chúa Ba Ngôi.

Sang thời Tân Ước, khi nhận thấy con người đã sẵn sàng đón nhận, nên Chúa Giêsu đã mạc khải Mầu nhiệm này một cách rõ ràng, có khi mặc khải từng ngôi vị, có khi mạc khải hai ngôi vị, có khi mạc khải cả ba ngôi vị.

Mạc khải từng ngôi một:

Hai dẫn chứng tiêu biểu sau đây, Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta về Chúa Cha: "Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha” (Mt 11,25-26); “Lạy Cha, sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Giê-su Ki-tô” (x. Ga 17,1; 3).

Chúa Giêsu cũng mạc khải cho chúng ta về Chúa Con, khi Ngài xác nhận lời tuyên xưng của Phêrô: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (x. Mt 16,13-18). Ngài còn tự nhận mình là Con Thiên Chúa và ngang bằng với Thiên Chúa (Ga 10, 22-39).

Chúa Giêsu cũng cho chúng ta biết có một Đấng Bảo Trợ khác đó là Chúa Thánh Thần (x. Ga 16,5-10), Ngài được sai đến để trợ giúp và thánh hoá chúng ta (x. Ga 16,13-15).

Mạc khải cả ba ngôi Thiên Chúa:

Khi Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan: “Đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra, và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng: Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con” (x. Lc 3,21-22).

Ngày Chúa Giêsu lên trời, Ngài dạy các Tông đồ: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” ( Mt 28,19).

3. Người Kitô hữu phải có bổn phận gì đối với Thiên Chúa Ba Ngôi?

Chúa Cha đã dựng nên chúng ta, Chúa Con đã cứu chuộc chúng ta và Chúa Thánh Thần thánh hoá chúng ta. Mỗi người Kitô hữu chúng ta đều mang ơn Thiên Chúa Ba Ngôi và luôn cần đến Ngài. Vì vậy, để tỏ lòng tôn kính, chúng ta cần phải làm những việc sau đây:

Thứ nhất, luôn giục lòng tin có Chúa Ba Ngôi ngự trong linh hồn ta, luôn cầu nguyện và kết hiệp với Ngài, sống đúng với lương tâm ngay thẳng, xa tránh các tội lỗi, làm nhiều việc lành…Để xứng đáng là đền thờ Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị.

Thứ hai, hãy năng làm dấu Thánh giá, làm một cách cung kính: Làm dấu Thánh giá trước khi đi ngủ, khi vừa mới thức dậy; Làm dấu Thánh giá trước và sau khi ăn cơm, trước và sau các giờ kinh nguyện; Đặc biệt khi gặp sự khốn khó, khi bị cám dỗ về đàng trái…Hãy làm dấu thánh giá để kêu cầu Thiên Chúa Ba Ngôi phù trợ và gìn giữ chúng ta. Thánh Antôn lần kia đang cầu nguyện thì bị cám dỗ về đàng trái, Ngài lấy lòng sốt sắng vạch hình thánh giá trên nền nhà thờ, lập tức hình thánh giá in đậm trên nền nhà thờ và ma quỷ bỏ chạy, còn Ngài được thoát khỏi cơn cám dỗ.

Thứ ba, hãy bắt chước Thiên Chúa Ba Ngôi sống hiệp nhất yêu thương. Tuy Chúa Cha là Đấng Tạo Dựng, Chúa Con là Đấng Cứu Chuộc, Chúa Thánh Thần là Đấng Thánh Hoá. Nhưng trong việc tạo dựng, cứu chuộc và thánh hoá đều có sự hiện diện của Ba Ngôi. Chúa Giêsu đã từng nói: "Thầy với Chúa Cha là một" (Ga 10,30) ; "Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy" (Ga 16,15) ; “Tất cả những gì của Con đều là của Cha, tất cả những gì của Cha đều là của Con” (Ga 17,10). Trước khi về trời, Ngài khẩn thiết cầu xin Chúa Cha cho các môn đệ và những người theo Ngài được hiệp nhất nên một với nhau (x. Ga 17, 21-23). Vậy, chúng ta hãy noi gương Thiên Chúa Ba Ngôi biết sống hiệp nhất yêu thương: Hiệp nhất nên một giữa vợ chồng; Hiệp nhất giữa các thành viên trong gia đình: "Chính sự hiệp thông mật thiết trong gia đình Kitô giáo là hình ảnh hiệp thông giữa Ba Ngôi Thiên Chúa" (Thư chung HĐGMVN 2002, số 6); Hiệp nhất giữa các thành viên trong cộng đoàn; Hiệp nhất giữa mọi thành phần trong Hội Thánh. Thánh Phaolô dạy: "Bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy để thuộc về Đức Kitô, đều mặc lấy Đức Kitô. Không còn chuyện phân biệt Dothái hay Hylạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô” (Gl 3, 27-28). Trong bài giảng sáng ngày 12-5 vừa qua, tại Nguyện đường Nhà trọ Thánh Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Sự hiệp nhất của cộng đoàn Kitô, của gia đình Kitô, là một lời chứng cho sự thật rằng Chúa Cha đã gởi Con mình đến thế gian”.

Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi Cực Thánh, xin cho chúng con luôn biết tin kính và yêu mến Chúa. Xin cho moi thành phần trong Hội Thánh luôn biết cộng tác với nhau, sống hiệp nhất yêu thương để càng ngày càng diễn tả rõ nét hình ảnh hiệp nhất của Thiên Chúa Ba Ngôi trong gia đình, trong cộng đoàn giáo xứ và Giáo Hội. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Suy Niệm Lễ Chúa Ba Ngôi: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
18:12 17/05/2016
Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần

Suy Niệm Lễ Chúa Ba Ngôi Năm – C

(Ga 16, 12-15)

Tiếp liền sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Phụng vụ Giáo Hội mời gọi chúng ta long trọng cử hành lễ Chúa Ba Ngôi, giúp chúng ta nhận biết và tôn thờ Một Thiên Chúa trong Ba Ngôi, một trong những mầu nhiệm người tín hữu phải tin cho được rỗi linh hồn. Nhưng làm sao chúng ta có thể diễn tả hay thấu hiểu về Thiên Chúa Ba Ngôi này. Ai có thể giúp ta thấy được khuôn mặt thực của Thiên Chúa? Ai sẽ chỉ cho ta con đường để gặp gỡ Ngài? Tự sức trí khôn con người là không thể. Phải nại đến Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể, qua Ngài mầu nhiệm Thiên Chúa được vén mở, nhờ Người mà chúng ta biết có Một Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi Vị là Cha, Con và Thánh Thần.

Thánh Augustinô viết : « Thiên Chúa là một mầu nhiệm mà con người không thể nào thấu hiểu được ».

Đúng, Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm vĩ đại, sâu thẳm, chúng ta không thể nào diễn tả được. Trí tuệ và miệng lưỡi con người không tài nào giải thích được những mối tương quan giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần; tuy nhiên các giáo phụ đã tìm cách diễn tả nội dung chính yếu này và một trong những cách đó là Dấu Thánh Giá : Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.

Dấu tôn vinh, chúc tụng và nguyện cầu

Thường ngày, chúng ta làm Dấu Thánh Giá rất nhiều lần, khởi đầu ngày mới cho đến khi đi ngủ, bước vào nhà thờ cho đến lúc nhận lãnh phép lành, trước và sau khi ăn, khi đi ngang qua Thánh Giá, vườn thánh, trước cơn cám dỗ nguy hiểm …

Khi đặt tay lên trán chúng ta tôn vinh Chúa Cha toàn năng. Đưa tay xuống ngực chúng ta chúc tụng Chúa Con tình yêu. Đưa tay sang trái, phải vinh danh Chúa Thánh Thần, Nguồn ơn Thánh Thiêng hồng phúc của đời chúng ta. Mỗi lần làm Dấu Thánh chúng ta xin Chúa Ba Ngội ngự đến biến đổi tâm hồn chúng ta nên giống Ngài trong lời nói cũng như việc làm.

Như vậy, Dấu Thánh Giá bao trùm toàn thể xác và linh hồn; tất cả con người ta được thánh hiến nhân danh Một Chúa Ba Ngôi. Vì thế, Dấu Thánh Giá gói ghém lời tuyên xưng đức tin và nền tảng cầu nguyện của chúng ta.

Dấu kẻ có Đạo.

Đức Giêsu đến trần gian nhằm cứu chuộc chúng ta, Người đã chết trên Thánh Giá để trao ban sự sống cho chúng ta. Chính nhờ hy tế của Người trên Thánh Giá mà chúng ta, những người « kitô hữu », nghĩa là thuộc về Đức Kitô. Dấu Thánh Giá là dấu chỉ người kitô hữu. Chính nhờ dấu này mà chúng ta tuyên xưng niềm tin vào Đức Giêsu, Con Thiên Chúa làm người, đã đến thế gian để cứu chuộc chúng ta.

Trong năm Phụng vụ, có hai thời điểm giúp người kitô hữu ý thức về giá trị của Dấu Thánh Giá.

- Mùa Phục Sinh chỉ cho ra rằng chúng ta được cứu chuộc nhờ cây Thánh Giá.

- Lễ Chúa Ba Ngôi, giúp chúng ta tuyên xưng Một Chúa Ba Ngôi.

Dấu Thánh Giá là dấu của người chịu phép Rửa tội, người thuộc về Chúa. Khi chịu phép Rửa tội, chúng ta được « vẽ » và « ghi » dấu Thánh Giá. Dấu này bề ngoài không thể thấy được, nhưng in trong tâm hồn người kitô hữu. Đồng thời cũng là hành động Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến.

Hành động Đức Tin

Dấu Thánh Giá tóm lược Ba Mầu Nhiệm Cả trong Đạo Công Giáo.

1 – Chúng ta vẽ Dấu Thánh Giá trên mình, vì Chúa Giêsu đã mặc lấy thân xác người phàm đến để cứu chuộc ta. Đây là mầu nhiệm Nhập Thể.

2 – Dấu Thánh Giá nhắc lại rằng Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, đã chết trên Thánh Giá để cứu chuộc chúng ta. Đây là mầu nhiệm Cứu Chuộc. Thánh Giá là chiến thắng của Đức Giêsu trên sự dữ và ma quỉ. Chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa nhờ hy tế của Chúa Giêsu trên Thánh.

3 – Dấu mà chúng ta vẽ trên mình kèm theo lời đọc : « Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần ». Chúng ta khẳng định mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.

Hiểu như thế sẽ giúp chúng ta làm dấu Thánh giá nghiêm túc hơn.

Hành động của Đức Cậy.

Niềm hy vọng của chúng ta là về Trời như các thánh đã ái mộ những sự trên Trời. Chính vì Đức Giêsu đã đến trần gian để cứu độ chúng ta, nên chúng ta có thể về Trời. Khi vẽ trên mình Dấu Thánh Giá, chúng ta nhớ đến cái chết của Chúa Giêsu trên Thánh Giá để cứu chúng ta, Người đã mở cửa Trời cho chúng ta.

Vậy, chúng ta khẳng định với nhau rằng, cuộc sống lữ hành của chúng ta là đi về Trời nơi chúng ta hy vọng sẽ tới sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế.

Hành động Đức Mến.

Thánh Giá gốm hai thanh gỗ ngang và dọc. Thanh dọc trình bầy tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa, thanh ngang diễn tả tình yêu của chúng ta đối với « tha nhân ».

Cần phải ghi nhận rằng khi được đưa lên khỏi đất, thanh dọc của cây Thánh Giá đỡ lấy thanh ngang : ngụ ý nói rằng tình yêu của chúng ta đối với tha nhân được « nâng đỡ » bởi tình yêu Thiên Chúa.

Nếu thanh dọc của cây Thánh Giá thiếu (tình yêu Thiên Chúa), thanh ngang bị bỏ nằm trên đất, không thể đưa lên khỏi đất. Ý muốn nói, trong hành động của đức Ái : « yêu tha nhân là yêu chính Chúa ».

Nhưng nếu có thanh dọc mà không có thanh ngang, (yêu tha nhân), hỏi rằng có còn là cây Thánh Giá nữa hay không ?

Hai điều cần thiết : là mến Chúa và yêu người ». Mỗi ngày chúng ta làm dấu trên mình nhiều lần : “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Ước gì chúng ta cũng biết in dấu Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa Tình Yêu trong cuộc đời ta, để chúng ta không ngừng kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân.

Xin dâng lời chúc tụng, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần đến muôn thủa muôn đời. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Chúa Ba Ngôi C - 22.5.2016
Lm Francis Lý văn Ca
22:07 17/05/2016
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Lễ Kính Chúa Ba Ngôi được thiết lập ngay sau lễ Kính Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Giáo Hội có ước muốn hướng Cộng Đoàn Dân Chúa tôn kính Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi cách đặc biệt trong ngày Chúa Nhật hôm nay.

Lễ Kính Chúa Ba Ngôi đuợc cử hành chỉ một lần trong năm Phụng Vụ. Các bài đọc trong thánh lễ hôm nay đều hướng chúng ta đến Ba Ngôi Vị của Một Thiên Chúa. Mừng kính Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, chúng ta thử suy nghĩ về sự liên hệ của từng Ngôi Vị trong đời sống đức tin của mỗi người, mỗi gia đình trong chúng ta.

Chẳng hạn như tình yêu của Thiên Chúa tỏ hiện thế nào trong đời sống cá nhân hay gia đình? Vị thế của từng Ngôi Vị: Cha, Con và Thánh Thần trong đời sống thiêng liêng của chúng ta? Nếu như chúng ta có thể xác định được sự liên hệ mật thiết của Gia Đình Thiên Chúa Ba Ngôi trong đời sống đức tin tức là chúng ta đã chiếm hữu được tình yêu vô biên của Mầu Nhiệm mà cùng với Giáo Hội chúng ta mừng kính hôm nay.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ mừng kính Một Chúa Ba Ngôi với bài thánh ca sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Sự khôn ngoan của Thiên Chúa xuất hiện truớc khi tạo dựng vũ trụ. Chúng ta cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn khôn ngoan, để biết lựa chọn điều nào nên làm hoặc nên tránh.

TRƯỚC BÀI II:
Chúng ta chỉ đến được Thiên Chúa Cha qua trung gian của Đức Kitô và qua Chúa Thánh Thần, các ân huệ dồi dào được tuôn tràn trên chúng ta, giúp chúng ta nên công chính.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Giai đoạn chúng ta đang sống là thời của Thánh Linh, giai đoạn phải hoàn tất ơn cứu chuộc. Chúa Giêsu trao sứ mệnh đó cho Chúa Thánh Thần để Thánh Thần kiện toàn những gì còn lại của mầu nhiệm cứu chuộc.

Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Qua ơn soi dẫn của Ngôi Ba là Chúa Thánh Thần, sự chuyển cầu của Ngôi Hai là Đức Giêsu Kitô, chúng ta dâng lên Thiên Cha những ý nguyện cầu sau đây:

1- Xin Thiên Chúa là nguồn tình yêu đặt để vào tâm hồn chúng ta ước nguyện xây dựng sự hiêp nhất và yêu thương. Chúng ta cầu xin Chúa

Xin Chúa nhậm lời chúng con

2- Xin Thiên Chúa ban ơn trợ giúp để chúng ta có thể giữ vững đức tin, giữa những khó khăn thử thách trong cuộc đời. Chúng ta cầu xin Chúa

Xin Chúa nhậm lời chúng con

3- Xin tình yêu của Thiên Chúa Cha, hiệp nhất mọi Kitô hữu trong cùng một đức tin và một phép rửa trong Chúa Thánh Thần để tất cả được nên Một trong Đức Ktô. Chúng ta cầu xin Chúa

Xin Chúa nhậm lời chúng con

4. Xin Thánh Thần Thiên Chúa đốt lên trong chúng ta ngọn lửa yêu mến, để những ai gặp gỡ chúng ta trên đường đời, đều cảm thấy như gặp gỡ chính Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

5. Chúng ta cầu xin Thánh Tâm Chúa tuôn đổ vào tâm hồn người tín hữu chúng ta lòng nhiệt thành yêu mên Nhà Chúa và Phục Vụ Nhà Chúa dưới những danh hiệu Cộng Đoàn-Xứ Đạo. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

6. Chúng ta cầu nguyện cho những tín hữu của Chúa đã qua đời, đặc biệt những linh hồn chúng ta sẽ nhớ đến cách riêng trong tháng Kính Thánh Tâm Chúa... Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

Linh mục:
Xin Thiên Chúa luôn hiện diện bên chúng con, biến chúng con thành đền thờ của Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúng con hiệp nhất với nhau trong cùng một thân thể mầu nhiệm là Giáo Hội để dâng lên Chúa những ý nguyện trong ngày lễ Kính Thiên Chúa Ba Ngôi hôm nay. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói: Cần vượt thắng những gì là thế tục
Bùi Hữu Thư
14:44 17/05/2016
Tại nhà nguyện Thánh Mác Ta, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngay cả những vị đại thánh cũng phải vất vả mới chống trả được các chước cám dỗ

Vatican: Ngày 17 tháng 5, 2016

Trần thế sẽ cố gắng quyến rũ các bạn, nhưng xin đừng chào thua.

Theo Radio Vatican, Đức Thánh Cha khuyên như vậy trong Thánh Lễ hôm nay tại nhà nguyện Thánh Mác Ta, khi ngài giảng về Phúc Âm trong ngày khi các môn đệ Chúa Giêsu tranh luận với nhau xem ai là người cao trọng nhất.

Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích: “Khi các vị đại thánh nói rằng họ ‘rất tội lỗi’, lý do là vì họ đã ôm ấp những gì là trần thế trong người họ và họ đã có rất nhiều lần bị cám dỗ bởi thế tục.”

Đức Thánh Cha người Á Căn Đình khẳng định: “Không ai trong chúng ta có thể nói rằng: ‘Tôi là người thánh thiện và trong sạch.’”

Ngài nói: “Tất cả chúng ta đều bị cám dỗ bởi những điều này. Chúng ta bị cám dỗ là phải diệt trừ người khác để leo lên cao hơn. Đây là một cám dỗ trần thế, là một cám dỗ gây chia rẽ và phá hủy Giáo Hội. Đây không phải là thần khí của Chúa Giêsu.”

Xin đừng để bị quyến rũ

Đức Thánh Cha Phanxicô than phiền rằng trong khi Chúa Giêsu đang tiên báo cho các môn đệ về sự chịu xỉ nhục và chịu chết sắp xẩy ra cho Ngài, thì họ lại chỉ lo nghĩ đến những gì là trần thế, như là ai sẽ trở thành người quyền năng nhất trong bọn họ.

Suy niệm về điều này, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại điều Chúa Giêsu lưu ý các môn đệ: “Nếu ai là kẻ muốn được cao trọng nhất thì phải là người bé mọn nhất và là đầy tớ của mọi người.”

Đức Thánh Cha khuyên các tín hữu hãy vượt thắng sự quyến rũ của những gì là trần thế và tham vọng của con người, và lưu ý những người chỉ muốn leo thang trong xã hội, và bị cám dỗ để diệt trừ người khác và đạt tới đỉnh cao.

Ngài nói: “Dọc theo con đường Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta đi, nguyên tắc chỉ đạo là việc phục vụ. Cao trọng hơn cả là những ai phục vụ nhiều nhất, phục vụ tha nhân nhiều nhất, chứ không phải là kẻ chỉ khoác lác, chỉ tìm kiếm uy quyền, tiền bạc… danh tiếng, và cao ngạo. Không, những người đó không phải là những kẻ cao trọng nhất.”

Ngài tiếp: “Điều này xẩy ra trong mọi tổ chức của Giáo Hội: giáo xứ, trường đại học, các cơ quan khác, ngay cả tại các giáo phận…tất cả mọi nơi. Luôn luôn có những tham vọng về những gì là trần thế, và đó là tài sản, hư danh và kiêu ngạo.”

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh: “Phục vụ và khiêm tốn, y như Chúa Kitô đã trình bầy cho các Tông Đồ và mong đợi nơi các tín hữu của Chúa hôm nay, là ‘con đường chân chính của đời sống Kitô.’”

Đức Thánh Cha kết thúc bằng lời nguyện xin Thiên Chúa “chỉ đường cho chúng ta, để chúng ta hiểu rằng việc yêu quý thế gian, và những gì là trần thế, là kẻ thù của Thiên Chúa.”
 
Bài phỏng vấn của Đức Thánh Cha dành cho báo La Croix
Đặng Tự Do
16:47 17/05/2016
Trong số báo ra ngày thứ Ba 17 tháng 5, tờ La Croix đã đăng một cuộc phỏng vấn dài Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho báo này về nhiều đề tài khác nhau đối với Giáo Hội tại Pháp, vấn đề người Hồi giáo và di cư, thị trường tự do và căn cội Kitô giáo của xã hội châu Âu.

Bàn về nỗi sợ Hồi Giáo, Đức Thánh Cha nhận xét rằng:

“Tôi không nghĩ rằng bây giờ có một nỗi sợ hãi chính đạo Hồi, nhưng người ta sợ quân khủng bố Hồi Giáo IS và cuộc chiến tranh chinh phục của nó, được lèo lái một phần là do đạo Hồi”

“Đối mặt với chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo hiện nay, chúng ta nên đặt câu hỏi về cách thức trong đó một mô hình dân chủ quá Tây Phương đã được xuất khẩu sang các nước nơi có một quyền lực mạnh mẽ, chẳng hạn như ở Iraq, hoặc ở Libya, nơi có cấu trúc bộ lạc. Chúng ta không thể cứ sấn tới mà không xem xét nền văn hóa đó.”

Đức Thánh Cha Phanxicô nói với tờ La Croix rằng ngài khó chịu với các cuộc thảo luận về nguồn gốc Kitô giáo của xã hội châu Âu. “Đôi khi tôi sợ những giai điệu, dường như có vẻ vênh vang hoặc thậm chí hằn học” . Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là người rất mạnh mẽ trong việc bảo vệ căn cội Kitô Giáo tại Âu châu đã đề cập đến vấn đề này “một cách thanh thản.”

Nhắc đến nước Pháp, Đức Thánh Cha Phanxicô ghi nhận rằng nước Pháp là “trưởng nữ của Giáo Hội” nhưng ngày nay cách nào đó nước Pháp lại là vùng “ngoại vi cần được phúc âm hóa”. Ngài cho biết rất mộ mến vị Thánh người Pháp là Thánh Nữ Têrêsa thành Lisieux và đã vinh danh hai nhà văn Pháp là Đức Hồng Y Henri de Lubac và Cha Michel de Certeau, như những “linh mục dòng Tên đầy sáng tạo.”

Ngài xác nhận Tổng thống Pháp François Hollande và Hội đồng giám mục Pháp đã gởi thư chính thức mời ngài thăm nước Pháp. Nhưng về ngày tháng thì chưa xác định, chắc chắn không phải là năm 2017 vì đó là năm bầu cử. Đức Phanxicô có nêu lên thành phố Marseille, một thành phố chưa có giáo hoàng nào đến thăm.

Khi được hỏi về tình trạng thiếu linh mục ở Pháp, ngài nói:

Hàn Quốc là một ví dụ lịch sử. Đất nước này đã nhận được ánh sáng Tin Mừng từ những nhà truyền giáo từ Trung Quốc. Sau đó, trong hai thế kỷ, Hàn Quốc được phúc âm hóa bởi những người giáo dân. Đó là một vùng đất của các vị thánh và các vị tử đạo ngày hôm nay với một Giáo Hội mạnh mẽ. Các linh mục không phải là điều kiện tiên quyết để rao giảng Tin Mừng.

Mấy tuần gần đây Đức Hồng Y Philippe Barbarin của Lyon, thành phố lớn thứ hai của nước Pháp, đang ở trung tâm bão của một chiến dịch buộc ngài phải từ chức vì cách thức ngài giải quyết vụ linh mục Bernard Preynat bị buộc tội tấn công tình dục 4 cậu bé hướng đạo trong thời gian từ 1986 đến 1991.

Cha Preynat đã bị đặt dưới sự điều tra chính thức vào tháng Giêng, nhưng luật sư của ông lập luận rằng tội ác này đã vượt quá thời hạn hồi tố.

Tháng Ba vừa qua, các công tố viên ở Lyon yêu cầu một cuộc điều tra sơ bộ về những cáo buộc của ba nguyên đơn dân sự theo đó Giáo Phận Lyon đã biết về vụ tai tiếng này từ những năm trước, nhưng không thông báo cho các nhà chức trách.

Theo tổng giáo phận Lyon, Đức Hồng Y Barbarin chỉ nhận được lời khai của một nạn nhân vào giữa năm 2014, và sau một cuộc điều tra đã buộc cha Preynat ngưng việc mục vụ vào tháng Năm 2015.

Bình luận về vụ này, Đức Thánh Cha nói:

“Đối với Giáo Hội trong lĩnh vực này, sẽ không có thời hạn hồi tố. Qua các lạm dụng này, một linh mục có ơn gọi là đưa trẻ em đến với Chúa thì linh mục này lại hủy hoại em. Linh mục đó gây ra sự dữ, lòng oán giận, sự đau khổ. Như Đức Bênêđictô thứ 16 đã nói, mức độ khoan dung phải là zero.”

Đáp lại một câu hỏi về Đức Hồng Y Philippe Barbarin của Lyon, Đức Thánh Cha nói: “Dựa trên những thông tin tôi có, tôi nghĩ rằng, tại Lyon, Đức Hồng Y Barbarin đã đưa ra những biện pháp cần thiết, ngài nắm được tình hình. Ngài là một người dũng cảm, đầy sáng tạo, một nhà truyền giáo.”

Khi được hỏi liệu Đức Hồng Y Barbarin có nên từ chức không, Đức Thánh Cha nói: “Không, đó sẽ là một điều mâu thuẫn, một sự thiếu thận trọng. Chúng ta sẽ bàn đến sau khi kết thúc phiên tòa. Nhưng bây giờ từ chức thì có khác gì tự xưng là có tội.”

Đối thoại với các thành viên Huynh Đoàn Thánh Piô X nhưng không có một thỏa thuận nào.

Một vấn đề khác của Giáo Hội Pháp, đó là các quan hệ với Huynh đoàn Thánh Piô 10. Đức Phanxicô đã biết về Huynh đoàn này từ khi còn ở Buenos Aires. Theo ngài, các thành viên của Huynh Đoàn là “những người Công Giáo đang trên đường đi đến sự hiệp thông trọn vẹn”. Ngài công nhận có những đối thoại, ngài hiểu “Đức Cha Fellay là một người có thể đối thoại”: “Hai bên đi chậm, với nhiều kiên nhẫn”, nhưng cho đến lúc này chưa có một thỏa thuận nào giữa hai bên được nhắm đến.

Người di dân: các vấn đề được đặt ra

Về vấn đề di dân ở Âu Châu, Đức Thánh Cha thừa nhận, “không thể nào mở rộng cửa một cách phi lý. Nhưng vấn đề căn bản được đặt ra là tại sao có quá nhiều người di dân hiện nay.” Theo Đức Thánh Cha, gốc rễ của hiện tượng này là một “hệ thống kinh tế toàn cầu chìm trong việc thờ ngẫu tượng tiền bạc”. Ngài kêu gọi Âu Châu hội nhập những người di dân mới đến, trong khi xét lại thực tế là “Âu Châu đang có vấn đề lớn về chuyện không sinh sản, do thái độ tìm kiếm một sự thoải mái một cách ích kỷ”.

Ngài lấy làm tiếc là nước Pháp đã sa đà quá đáng trong xu hướng thế tục hóa khi “xem các tôn giáo là một loại văn hóa-thứ yếu chứ không phải là một loại văn hóa riêng của mình”. Và ngài nói thêm: “nước Pháp phải đi một bước tới đàng trước về vấn đề này, để chấp nhận rằng, việc cởi mở với những điều siêu việt phải là một quyền của tất cả mọi người”.
 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống tại Vatican
VietCatholic Network
17:21 17/05/2016
Toàn công trình cứu chuộc của Chúa Kitô là nối lại tương quan của chúng ta với Thiên Chúa là Cha bằng cách ban Chúa Thánh Thần để Người hướng dẫn, ủi an và bênh vực chúng ta trong cuộc sống.

Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ cử hành lúc 10 giờ sáng Chúa Nhật hôm qua lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống trong đền thờ thánh Phêrô. Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có gần 100 vị gồm Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục và Linh Mục. Đảm trách phần thánh ca có ca đoàn Sistina của Toà Thánh và ca đoàn Mater Ecclesiae. Tham dự thánh lễ đã có khoảng 10.000 tín hữu và du khách hành hương.

Sau bài thánh ca Xin Chúa Thánh Thần đến và ca nhập lễ Đức Thánh Cha đã bắt đầu buổi cử hành với phần làm phép nước là dấu chỉ lòng lành của Thiên Chúa, Đấng đã giải phóng dân Do thái khỏi kiếp sống nô lệ, và dẫn đưa họ vuợt qua Biển Đỏ, Đấng đã cho nước vọt ra trong sa mạc để giải khát cho dân cho dân. Với hình ảnh nước mát, các ngôn sứ đã tiên báo giao ước mới, mà Thiên Chúa muốn cống hiến cho loài người. Sau cùng trong nuớc sông Giordan được Chúa Kitô thánh hóa, Chúa đã khai mào bí tích tái sinh ghi dấu việc khởi đầu một nhân loại mới, tự do không bị tội lỗi làm hư hoại. Xin Chúa làm sống dậy nơi chúng con trong dấu chỉ của nước thánh này kỷ niệm bí tích Rửa Tội để chúng con có thể kết hiệp với cộng đoàn tươi vui của tất cả các anh chị em đã được rửa tội trong lễ Phục Sinh của Chúa Kitô Chúa chúng con.

Tiếp đến Đức Thánh Cha và hai Phó tế rảy nước thánh trên tín hữu, trong khi ca đoàn hát bài thánh thi “Tôi đã trông thấy nước từ Đền Thờ chảy ra, nước ấy chảy đến đâu thì đem sự sống đến đó”.

Bài đọc một bằng tiếng Tây Ban Nha, trích từ sách Công Vụ kể lại biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống khiến cho các Tông Đồ mạnh dạn rao giảng Chúa Kitô phục sinh và dân chúng thuộc nhiều quốc tịch khác nhau hiểu trong ngôn ngữ của mình điều họ nghe. Bài đọc hai bằng tiếng Anh, trích từ thư thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Roma, nói về cuộc sống mới trong Thần Khí khiến cho tín hữu được gọi Thiên Chúa là Cha. Phúc Âm được hát bằng tiếng Latinh thuật lại các lời Chúa Giêsu khích lệ các môn đệ ở lại trong Ngài và tuân giữ các điều răn của Ngài, để Thiên Chúa Cha và Ngài yêu thương họ và ở lại trong họ. Chúa Thánh Thần mà Chúa Giêsu sẽ gửi đến sẽ dậy dỗ họ mọi điều, để họ nhớ lại những gì Ngài đã nói với họ.

Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha nói:

“Thầy sẽ không để các con mồ côi” (Ga 14,18). Sứ mệnh của Chúa Giêsu đạt tột đỉnh với ơn Chúa Thánh Thần đã có mục đích nòng cốt này: đó là nối lại tương quan của chúng ta với Thiên Chúa Cha, đã bị tội lỗi làm hư hại; kéo chúng ta ra khỏi điều kiện mồ côi và tái lập điều kiện là con cho chúng ta.

Khi viết cho kitô hữu giáo đoàn Roma thánh tông đồ Phaolô nói: “Quả vậy, phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa. Phần anh em, anh em đã không lãnh nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: “Áp-ba! Cha ơi! “ (Rm 8,14-15). Đó là tương quan được nối lại: chức làm cha của Thiên Chúa được kích hoạt lại trong chúng ta nhờ hoạt đông cứu độ của Chúa Kitô và nhờ ơn Thánh Thần.

Chúa Thánh Thần được Thiên Chúa Cha ban cho dẫn chúng ta tới Thiên Chúa Cha. Toàn công trình cứu chuộc là một công trình tái sinh, trong đó chức làm cha của Thiên Chúa, qua ơn của Chúa Con và của Chúa Thánh Thần, giải thoát chúng ta khỏi cảnh mồ côi chúng ta đã bị rơi vào. Cả trong thời đại của chúng ta ngày nay nữa cũng gặp thấy nhiều dấu chỉ của điều kiện mồ côi này của chúng ta: sự cô đơn nội tâm mà chúng ta cũng cảm thấy giữa đám đông và đôi khi có thể trở thành sự buồn sầu hiện sinh; yêu sách tự lập khỏi Thiên Chúa, đi kèm một nhớ nhung nào đó về sự gần gũi cuả Ngài; sự mù chữ tinh thần phổ biến khiến cho chúng ta không có khả năng cầu nguyện; cái khó khăn trong việc cảm nhận sự sống vĩnh cửu đích thật như sự hiệp thông tràn đầy đâm chồi và nẩy lộc vượt quá cái chết; sự mệt nhọc trong việc thừa nhận ngườì khác như anh em, trong tư cách là con của cùng một Cha; và nhiều dấu chỉ tương tự khác nữa.

Đối nghịch với tất cả các thứ đó là điều kiện là con, là ơn gọi nguyên thuỷ của chúng ta, là điều vì đó chúng ta đã được tạo dựng nên, là yếu tố di truyền sâu đậm nhất cuả chúng ta, nhưng nó đã bị hư hoại, và để tái lập nó đã cần phải có hy tế của Con Một Thiên Chúa. Từ ơn tình yêu vô biên là cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá, đã nảy sinh ra cho toàn nhân loại như là một thác ơn thánh vô biên, việc đổ tràn đầy Thánh Thần. Ai dìm mình với đức tin trong mầu nhiệm tái sinh ấy thì được sinh lại vào cuộc sống tràn đầy là con cái Thiên Chúa.

Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha nói:

Thầy sẽ không để các con mồ côi”. Hôm nay, lễ Ngũ Tuần, các lời này của Chúa Giêsu cũng khiến cho chúng ta nghĩ tới sự hiện diện hiền mẫu của Đức Maria trong Nhà Tiệc Ly. Mẹ Chúa Giêsu ở giữa cộng đoàn các môn đệ tụ họp cầu nguyện: Mẹ là ký ức sống động của Con và là lờì khẩn nài sống động của Thánh Thần. Mẹ là Mẹ Giáo Hội. Một cách đặc biệt chúng ta hãy phó thác cho lời bầu cử cuả Mẹ tất cả các kitô hữu, các gia đình và các cộng đoàn trong lúc này đây đang cần đến sức mạnh của Thần Khí Ủi An, Bảo Vệ. Thần Khí của sự thật, tự do và hoà bình.

Thần Khí, như thánh Phaolô khẳng định một lần nữa, khiến cho chúng ta thuộc về Chúa Kitô: “Nếu ai không có Thần Khí của Chúa Kitô thì không thuộc về Ngài” (Rm 8,9). Và khi củng cố tương quan tuỳ thuộc về Chúa Giêsu của chúng ta, Thần Khí làm cho chúng ta bước vào một năng động huynh đệ mới. Qua Người Anh đại đồng là Chúa Giêsu, chúng ta có thể tương quan với các người khác một cách mới mẻ, không phải như những kẻ mồ côi nữa, nhưng như là con cái của cùng một Cha nhân lành và thương xót. Và điều này thay đổi mọi sư! Chúng ta có thể nhìn nhau như anh em và các khác biệt của chúng ta chỉ gia tăng niềm vui và sự tuyệt diệu thuộc về một chức làm cha và tình huynh đệ duy nhất.

Các lời nguyện giáo dân đã được tuyên đọc trong các thứ tiếng Tầu, Giorgiano, Pháp, Armeno và Lingala: xin cho các ơn của Chúa Thánh Thần làm cho Giáo Hội mạnh mẽ loan báo sự thật và chiếu sáng thực tại Phục Sinh; xin cho các nhà làm luật và những ngươi cai trị được giải thoát khỏi tinh thần thế tục và biết lo cho công ích; xin cho người trẻ biết lắng nghe tiếng Chúa mời gọi và quảng đại đáp trả để trở nên linh mục tu sĩ; xin cho các kitô hữu đang gặp cảnh khó khăn thử thách và bách hại đưọc kiên cường và sự hy sinh của họ làm sống dậy đức tin của các anh chị em nguội lạnh; xin cho các anh chị em nghèo túng và khổ đau được Chúa Thánh Thân an ủi và được các anh chị em khác trợ giúp trong tình bác ái.

Các lễ vật đã được 3 gia đình đem lên bàn thờ, trong đó có gia đình ông bà De Branche với 4 người con và gia đình ông bà Del Rossi và Barbarra Potenza với 3 người con sinh cùng một lúc.

Lúc 12 giờ trưa Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng với hơn 60.000 tín hữu. Trong bài huấn dụ ngài nhắc lại lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ “Nếu các con yêu mến Thầy thì sẽ giữ các giới răn của Thầy, Thầy sẽ xin Cha và Ngài sẽ ban cho các con một Đấng Bảo Trợ khác để Người ở với các con luôn mãi. Đức Thánh Cha nói:

Các lời này nhắc nhớ chúng ta trước hết rằng tình yêu đối với một người và cả đối với Chúa nữa không chỉ được chứng minh bằng lời nói, nhưng với việc làm. Và cả việc tuân giữ các giới răn cũng được hiểu trong nghĩa hiện sinh, làm sao để toàn cuộc sống bị liên lụy. Thật thế, là kitô hữu một cách nòng cốt không có nghĩa là tuỳ thuộc một nền văn hóa hay theo một lý thuyết nào đó, mà đúng hơn là cột buộc mọi khía cạnh đời mình vào con người của Chúa Giêsu và qua Người vào Thiên Chúa Cha. Chính vì thế mà Chúa Giêsu hứa ban Thánh Thần cho các môn đệ Ngài. Chính nhờ Thánh Thần, là Tình Yêu kết hiệp Chúa và Chúa Con và từ đó Người phát xuất, mà tất cả chúng ta có thể sống chính cuộc sống của Chúa Giêsu Thật thế, Thần Khí dậy chúng ta mọi điều, hay điều duy nhất cần thiết là yêu như Thiên Chúa yêu. Chúa Giêsu định nghĩa Thánh Thần là Đấng bào chữa, là Đấng an ủi, là Trạng Sư và Đấng bầu cử, nghĩa là Đấng trợ giúp, bênh vực và ở bên cạnh chúng ta trên con đường cuộc sống và trong cuộc đấu tranh cho sự thiện chống lại sự dữ. Ngoài ra Chúa Thánh Thần còn có nhiệm vụ dậy dỗ và nhắc nhở chúng ta. Người khiến cho giáo huấn của Chúa Giêsu sống và hoạt động để nó không bị thời gian xóa bỏ và làm suy yếu đi. Chúa Thánh Thần tháp giáo huấn đó vào tim chúng ta và giúp chúng ta nội tâm hóa nó, bằng cách làm cho nó trở thành thịt của chúng ta, và chuẩn bị cho chúng ta có khả năng nhận các lời và các gương sống của Chúa. Xin Mẹ Maria bầu cử cho chúng ta được linh hoạt một cách mạnh mẽ bởi Chúa Thánh Thần để làm chứng cho Chúa Kitô và ngày càng rộng mở cho tình yêu tràn đầy của Chúa.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng và ban phép lành cho mọi người.

Sau Kinh Lây Nữ Vương Thiên Đàng Đức Thánh Cha cho biết ngài đã công bố sứ điệp cho Ngày Thế Giới Truyền Giáo cử hành vào Chúa Nhật thứ ba tháng 10 tới xin Chúa Thánh Thần ban sức mạnh cho các thừa sai truyền giáo cho muôn dân và nâng đỡ sứ mệnh của Giáo Hội trên toàn thế giới.

Chào nhiều nhóm tín hữu và du khách hành hương, Đức Thánh Cha khích lệ mọi người là chứng nhân lòng thương xót và niềm hy vọng của Chúa
 
Video TGP Adelaide, nam Úc rước kiệu kính Đức Mẹ
Truyền Thông Adelaide
18:24 17/05/2016
Tháng 5 là tháng Hoa dành riêng tôn kính Mẹ Maria, Tổng Giáo Phận Adelaide, Nam Úc, với truyền thống đạo đức tốt đẹp về việc tôn kính Đức Mẹ, hằng năm đều tổ chức rước kiệu Đức Mẹ vào tháng hoa. Cuộc rước kiệu năm nay là cuộc rước lần thứ 67 kể từ lần đầu tiên tính từ năm 1947, được tổ chức vào chiều Chúa Nhật, 15/5/2016, tại Công viên Pilgrim Peace, South Park Lands trung tâm thành phố Adelaide.

Từ 01.30 pm giáo dân các giáo xứ, các cộng đoàn sắc tộc đã lần lượt tụ tập về công viên Pilgrim Peace để chuẩn bị tham dự cuộc rước. Đoàn rước kiệu năm nay do Đức TGM Philip Wilson chủ sự cùng với sự tham dự của cựu TGM Adelaide Leonard Faulkner, Đức ông David Cappo, cựu tổng đại diện giáo phận, cha Tony Telford-Sharp phụ trách nghi lễ và rất đông các linh mục quản nhiệm các giáo xứ, cộng đồng sắc tộc và các tu sĩ nam nữ trong tòan tổng giáo phận Adelaide về tham dự.

XEM VIDEO

Theo bà trưởng BTC cho biết, tổng số người tham gia buổi rước kiệu năm nay có khoảng trên dưới 2000 người. Cộng Đồng người Ấn Độ sắc phục rất nổi bật nhất năm nay. Cộng Đồng Ấn Độ có cây Thánh Gía lớn trên quả địa cầu mạ vàng óng ánh cùng với linh mục tuyên úy dẫn đầu, các tín hữu mặc quốc phục truyền thống dân tộc Ấn, với những chiếc dù kiểu đặc biệt đủ màu sắc giương cao trên tay, trông rất đẹp.

Sau khi mọi người đã đứng theo vị trí các giáo xứ, theo bảng tên đã phân chia, cắm sẵn.

Đúng 02.00 chiều, đoàn rước kiệu tôn kính Đức Mẹ được hướng dẫn di chuyển từ bên ngoài vòng đai của Công viên, hướng về lễ đài được đặt tại trung tâm, trên đoạn đường dài khoảng hơn một cây số. Đi đầu là Thánh Giá nến cao, theo sau có các lễ sinh vận đồng phục màu trắng, tiếp đến là đoàn rước do Đức TGM Philip Wilson dẫn đầu, cựu TGM Leonard Faulkner vì lý do tuổi cao và sức khoẻ, phải ngồi trên xe điện nhỏ, các linh mục phụ tá TGM, kế đó là kiệu Đức Mẹ do các em học sinh trường Christian Brothers College phụ trách, bên cạnh là đòan Hiệp sĩ. Đặc biệt năm nay có thêm đoàn Hiệp Sĩ Thánh Giá Phương Nam vận đồng phục áo choàng màu đen tuyền, cho cả nam lẫn nữ với huy hiệu chữ thập vuông, màu trắng đen và đoàn Hiệp Sĩ thành Giêrusalem vận trang phục màu trắng cho nam và đen cho nữ, đã làm tăng phần trang nghiêm, long trọng và sốt sắng cho cuộc rước. Sau cùng là các giáo xứ, các cộng động sắc tộc có cờ hiệu riêng. Các linh mục quản nhiệm của từng giáo xứ đi đầu đòan rước của Gx mình, cùng nối tiếp nhau lần lượt tiến về trung tâm khán đài theo thứ tự ABC, tên của giáo xứ. Mọi người từ từ tiến bước, vừa đi vừa lần chuổi Mân Côi, hát thánh ca, kèm theo những giây phút thinh lặng để suy niệm, cầu nguyện.

Theo tờ chương trình và booklets có đầy đủ các kinh, bài thành ca, suy niệm do ban tổ chức in và phát cho mọi người, có thể dễ dàng hiệp thông cầu nguyện sốt sắng hơn.

Năm chục kinh Kính Mừng năm nay được đọc theo 5 ngôn ngữ khác nhau ở phần đầu, giữ nguyên tiếng Anh phần sau. Theo thứ tự các tiếng: Anh, Ba Lan, Tagalog, Barunda và tiếng Ý.

Khi đoàn rước đến khán lễ đài, tượng Đức Mẹ dừng lại để chờ đón tất cả đoàn rước vào trong khu vực trung tâm.

Sau khi đòan rước và mọi người đã vào ghế ngồi và các cờ hiệu được xếp ở vị trí dọc 2 bên, tượng Đức Mẹ được cung nghinh, kiệu đến khán đài và đặt trên lễ đài.

Giờ đây mọi người yên lặng, hướng về tượng Đức Mẹ để cầu nguyện trong ít phút, cùng nghe những bài thánh ca do ca đoàn học sinh trường Saint Francis de Sales phụ trách.

Tiếp đến là bài giảng của ĐTGM Philip Wilson nói về ý nghĩa tốt đẹp của việc tôn kính Đức Mẹ đặc biệt trong Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót 2016.

Kết thúc buổi rước kiệu là phép lành Thánh Thể do Đức TGM Philip Wilson chủ sự. Trước khi chấm dứt cuộc rước kiệu, Đức TGM đã cám ơn đến: Ban Tổ Chức, các trường học và tất cả mọi người đã tham dự, Ngài cũng không quên cầu xin Chúa và Đức Mẹ phù hộ, che chở cho giáo phận và ban phép lành cho tất cả mọi người trước khi ra về được bình an.

Cuộc rước kiệu kính Đức Mẹ kết thúc lúc 3.45 chiều, sau gần 2 tiếng đồng hố cử hành các nghi thức tôn kính Mẹ Maria và chầu Thánh Thể, trong một buổi chiều ấm áp, có nắng nhẹ, mặc dù thời tiết Adelaide đã bắt đầu vào mùa Đông. Mọi người hân hoan ra về trong niềm tin yêu và cậy trông vào Đức Mẹ.

TVK tường thuật

https://youtu.be/lrGdCfp8G3w
 
Đừng để cho Xã hội, Tiền bạc và Quyền lực Soi mòn Giáo Hội
Thanh Quảng sdb
20:03 17/05/2016
Đừng để cho Xã hội, Tiền bạc và Quyền lực Soi mòn Giáo Hội
Thanh Quảng sdb

Đài Vatican ngày 17/5/2016 phát đi bài giảng của ĐTC tại Nhà trọ Thánh Marta ở Rome, Ngài nói Con đường của Chúa Giêsu là phục vụ tha nhân, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các Kitô hữu hãy vượt qua những cám dỗ của thế gian và tham vọng của con người, Ngài cảnh báo hãy bác bỏ những trào lưu của xã hội đang có hướng chiều đè bẹp vùi dập kẻ khác để đạt đến đích đỉnh của mình.

Bài đọc Tin Mừng hôm nay cho hay các tông đồ của Chúa Giêsu đã tranh luận với nhau xem “ai là người lớn nhất” đã được Đức Thánh Cha quảng diễn qua những suy tư của Ngài về nguy cơ của quyền lực, tiền bạc, tham vọng và hư không. ĐTC lưu ý rằng trong khi Chúa Giêsu cảnh báo cho các tông đồ của Ngài về nỗi thống khổ và cái chết của Ngài, thì các ông lại quan tâm đến các vấn đề trần thế như xem ai là người có quyền hành cao nhất trong họ.

Kitô hữu phải vượt qua những cám dỗ của kẻ cầm đầu trong xã hội, hằng tìm kiếm quyền lực

Đáp lại những tranh luận của các tông đồ, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở lời Chúa Giêsu cảnh giác các tông đồ rằng: "Ai muốn làm đầu thì hãy là người cùng rốt và là tôi tớ của tất cả."

"Con đường mà Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta thấy trong cuộc hành trình, trọng tâm là phục vụ. Người cao cả nhất là người trước nhất phục vụ, phục vụ tha nhân, chứ không phải là người tự cao tự đắc, tìm kiếm quyền lực, tiền bạc ... hư ảo và kiêu căng. Không, những người đó không phải là những người lớn nhất! Sự kiện đã xảy ra trong hàng ngũ các tông đồ, khi bà mẹ của tông đồ Gioan và Giacôbê đưa các con đến xin được một người ngồi bên hữu, một bên tả trong vinh quang nước Chúa… là sự kiện xảy ra thường ngày trong Giáo Hội, trong các cộng đoàn! "Nhưng với chúng ta ai là người lớn nhất? Trước những tham vọng: đạt các chức vị cao trong xã hội, có quyền lực trong cộng đồng, giáo xứ hay đoàn thể".

Đừng để cho người thống trị kẻ khác cai trị

ĐTC tiếp tục nhấn mạnh đâu là sứ điệp cho Giáo Hội của chúng ta ngày nay. Trong khi trần gian nói tới những người có nhiều quyền lực thì cai trị, còn Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta rằng Ngài đến "để phục vụ" chứ không phải "để được phục vụ."

"Hư vô và quyền lực ... làm sao và khi nào ta có cái ước muốn trần tục tìm kiếm sức mạnh, không phải để phục vụ nhưng để được phục vụ, nó dẫn tới dèm pha, nói hành nói xấu kẻ khác... Tham vọng và ghen tuông đưa tới con đường này và cả hai dẫn tới diệt vong. Tất cả chúng ta ý thưc được điều này. Và sự kiện này xảy ra trong mọi tổ chức của Giáo Hội: trong các giáo xứ, các trường học, đại học, học viện, ngay cả trong các giáo phận ... và ở khắp nơi. Trần gian qua mọi thời đều mong ước sự giàu sang, hư ảo và quyền thế."

Thế gian là kẻ thù của Thiên Chúa làm chia rẽ Giáo Hội

Nhắc lại lời Chúa Giêsu phán Ngài đến để phục vụ, Đức Thánh Cha nói Chúa đã vẽ vạch cho chúng ta con đường chân chính của đời sống Kitô hữu là phục vụ, là khiêm hạ. ĐTC giải thích rằng khi các thánh nói về tội lỗi, về những cám dỗ trần thế của các Ngài thì không ai trong chúng ta có thể tự hào "mình là một người thánh thiện và tinh tuyền."

"Tất cả chúng ta bị cám dỗ bởi những điều này, chúng ta bị cám dỗ hạ diệt người khác để mình được tiến lên cao hơn. Đây là một cám dỗ trần thế và nó cũng làm phân hóa và hủy hoại Giáo Hội. Nó không phải là tinh thần của Chúa Giêsu. Cái gì sẽ xảy ra nếu chúng ta tưởng tượng tới hoạt cảnh: Chúa Giêsu giảng dậy những lời này; còn các môn sinh của Ngài chẳng thèm nghe và đặt câu hỏi với Chúa… Nhưng tiếp tục tranh luận với nhau về việc ai sẽ là người lớn nhất. Chúng ta nhiều lúc cũng muốn hành sử như vậy khi xin Chúa chỉ cho con đường để đi, nhưng lại hành xử theo con đường trần thế dẫu ý thức con đường đó đi ngược lại với Chúa và thù địch với Chúa. "
 
Đức Phanxicô nói về Giáo Hội Pháp
Vũ Văn An
20:21 17/05/2016
Trong cuộc phỏng vấn của Nhật Báo Công Giáo Pháp La Croix vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho rằng Giáo Hội tại đây có một khả năng sáng tạo.

Trả lời câu hỏi "Đức Giáo Hoàng nghĩ gì về nước Pháp" của Guillaume Goubert, giám đốc của tờ báo, Đức Phanxicô nói rằng: Pháp là “trưởng nữ của Giáo Hội… nhưng không phải là đứa con gái trung thành nhất! (cười). Trong các năm 1950, người ta cũng hay nói “Nước Pháp, xứ của truyền giáo”. Theo nghĩa này, Pháp là một khu ngoại biên cần được phúc âm hóa. Nhưng ta phải công bằng với nước Pháp. Giáo Hội ở đây có một khả năng sáng tạo. . Nước Pháp cũng là một lãnh thổ của các vị đại thánh, các đại tư tưởng gia: Jean Guitton, Maurice Blondel, Emmanuel Levinas, người không phải là Công Giáo, Jacques Maritain. Tôi cũng nghĩ tới sự sâu sắc của nền văn chương Pháp.

Tôi cũng đánh giá cao việc nền văn hóa Pháp đã thấm nhiễm linh đạo Dòng Tên ra sao so với trào lưu Tây Ban Nha, có tính khổ hạnh hơn. Trào lưu Pháp, một trào lưu khởi đầu với Thánh Pierre Favre, luôn nhấn mạnh tới việc biện phân thần khí, đem lại một mùi vị khác hẳn. Với những nhà linh đạo Pháp vĩ đại: Louis Lallemant, Jean-Pierre de Caussade. Và với những nhà thần học Pháp vĩ đại, từng giúp ích xiết bao cho Dòng Tên: Henri de Lubac và Michel de Certeau. Hai vị vừa kể làm tôi rất hài lòng: hai tu sĩ Dòng Tên có óc sáng tạo. Tóm lại, đó là điều làm tôi rất hào hứng với nước Pháp. Một đàng, là tính thế tục cường điệu, di sản của Cách Mạng Pháp và, đàng khác, rất nhiều các đại thánh.

Hỏi: Vị thánh nam hay vị thánh nữ nào được Đức Thánh Cha quí chuộng hơn?

Đức Phanxicô: Thánh Nữ Têrêxa thành Lisieux.

Hỏi: Đức Thánh Cha đã hứa sẽ tới Pháp. Khi nào thì một cuộc tông du như thế khả thi?

Đức Phanxicô: Tôi đã nhận được thư mời của Tổng Thống François Hollande. Hội Đồng Giám Mục cũng đã mời tôi. Tôi không biết khi nào thì cuộc viếng thăm này diễn ra vì năm tới là năm tuyển cử ở Pháp và, nói chung, thói quen của Tòa Thánh là không thực hiện một cuộc viếng thăm như thế vào lúc ấy. Năm ngoái, một số giả thuyết đã được đưa ra đối với cuộc viếng thăm như thế, bao gồm việc thăm Ba Lê và vùng ngoại ô, thăm Lộ Đức và một thành phố chưa có vị giáo hoàng nào tới thăm, Marseille chẳng hạn, tượng trưng cho một hải cảng mở ra thế giới.

Hỏi: Giáo Hội tại Pháp hiện trải qua cuộc khủng hoảng trầm trọng về ơn gọi linh mục. Ngày nay, phải làm thế nào với một ít linh mục như thế?

Đức Phanxicô: Đại Hàn cho ta một điển hình lịch sử. Nước này đã được phúc âm hóa bởi các nhà truyền giáo từ Trung Hoa, nhưng sau đó, các vị này đã bỏ đi. Rồi, suốt trong hai thế kỷ, Đại Hàn đã được các giáo dân phúc âm hóa. Đó là một lãnh thổ của các vị thánh và các vị tử đạo với một Giáo Hội vững mạnh hiện nay. Để phúc âm hóa, không nhất thiết phải có các linh mục. Phép Rửa ban cho ta sức mạnh để phúc âm hóa. Và Chúa Thánh Thần, mà ta lãnh nhận lúc chịu Phép Rửa, thúc đẩy ta lên đường, mang theo sứ điệp Kitô Giáo, một cách can đảm và đầy nhẫn nại.

Chính Chúa Thánh Thần là đấng chủ đạo cho các công trình của Giáo Hội, là động cơ của Giáo Hội. Rất nhiều Kitô Hữu đã làm ngơ điều đó. Một nguy cơ phản lại Giáo Hội là chủ nghĩa duy giáo sĩ. Đó là một tội mà cả hai người đều phạm, giống như điệu tango! Các linh mục muốn giáo sĩ hóa các giáo dân, còn các giáo dân thì đòi được giáo sĩ hóa, cho nó dễ dàng. Ở Buenos Aires, tôi có biết một số đông cha xứ tốt bụng, thấy một giáo dân có khả năng, bèn sướng rên hô lớn: “Phải cho ông này làm phó tế!” Không, phải để ông ta tiếp tục làm giáo dân. Chủ nghĩa duy giáo sĩ (là vấn đề) hết sức quan trọng ở Châu Mỹ Latinh. Nếu lòng đạo bình dân mạnh mẽ ở đó, thì chỉ vì nó là sáng kiến duy nhất của giáo dân, những người này không nên bị giáo sĩ hóa. Hàng giáo sĩ vẫn chưa coi trọng họ.

Hỏi: Giáo Hội ở Pháp, nhất là ở Lyon, hiện đang bị lao đao bởi tai tiếng ấu dâm trong quá khứ. Giáo Hội ấy phải làm gì trước tình thế này?

Đức Phanxicô: Quả thực rất khó phán đoán các sự kiện sau nhiều thập niên, trong một bối cảnh khác. Thực tại không luôn luôn sáng sửa.
Nhưng đối với Giáo Hội, trong lãnh vực này, hiện khó có thể có toa thuốc. Qua các lạm dụng này, một linh mục, người vốn có ơn gọi dẫn dắt một đứa trẻ về với Thiên Chúa, lại tiêu hủy em. Ngài đã phát tán điều ác, sự oán hận, sự đau đớn. Như Đức Bênêđíctô XVI đã nói, khoan dung phải là số không.

Theo các yếu tố tôi hiện có, tôi tin rằng ở Lyon, Đức Hồng Y Barbarin đã đưa các biện pháp cần thiết, ngài đã nắm mọi việc trong tay. Đây quả là một vị can đảm, có óc sáng tạo, một nhà truyền giáo. Nay ta phải chờ các thủ tục của luật pháp dân sự.

Hỏi: Như thế, Đức Hồng Y Barbarin không bị bãi chức?

Đức Phanxicô: Không, điều đó vô lý, thiếu khôn ngoan. Ta sẽ thấy sau khi diễn trình dân sự hoàn tất. Còn nay, điều ấy tự nó là một tội phạm.

Các nhà trí thức Pháp được Đức Phanxicô nhắc đến

Trên đây, Đức Phanxicô có nhắc đến 4 nhà trí thức Pháp, trong đó một người không phải là Công Giáo, đó là Levinas. Tờ La Croix cho biết một số chi tiết về họ:

Jean Guitton (1901-1999): triết gia và văn sĩ, một bạn thân của Đức Phaolô VI và là giáo dân đầu tiên tham dự Công Đồng Vatican II.

Maurice Blondel (1861-1949): tốt nghiệp Trường Sư Phạm Quốc Gia, thạc sĩ triết học, giảng dạy suốt đời tại Aix-en-Provence. Ông kết án “việc bác bỏ siêu việt” hay quyền tự quyết của lý trí đẩy xa đến chỗ cho mình là đủ.

Emmanuel Levinas (1906-1995): sinh tại Lithuania, nhập quốc tịch Pháp, triết gia gốc Do Thái này dẫn nhập các tư tưởng của Husserl và của Heidegger vào Pháp. Các soạn phẩm cuối cùng của ông đề cập tới đạo đức học.

Jacques Maritain (1882-1973): trở lại Công Giáo năm 1906, tác giả của cuốn “Chủ Nghĩa Nhân Bản Toàn Diện” (Humanisme Integral, 1936), năm 1945, được tướng de Gaulle cử làm Đại Sứ Pháp bên cạnh Tòa Thánh, tại đây, ông đã kết bạn thân với Đức Phaolô VI tương lai.

Trưởng nữ của Giáo Hội

Nhân dịp này, Báo La Croix nhắc đến một bài báo ngày 15 tháng 6 năm 2015 nói về một câu phát biểu của Đức Phanxicô đối với Pháp, nhân cuộc gặp gỡ giới trẻ Pháp ngày 11 tháng 6, qua trung gian của Đức Hồng Y Barbarin. Câu phát biểu đó gần y hệt như câu đầu tiên ngài trả lời Báo La Croix lần này: Đức Giáo Hoàng nói bằng tiếng Pháp: “người ta bảo Pháp là trưởng nữ của Giáo Hội”. “Và nó quả rất đúng như thế!”. Rồi giơ ngón tay lên, ngài nói tiếp “Nhưng không trung thành hơn hết”. Vừa cười, ngài vừa hỏi: “Đúng chứ, không trung thành hơn hết?”

Giới truyền thông vin vào câu này, đọc sai, cho rằng theo Đức Phanxicô “Pháp là đứa con gái rất bất trung”. La Croix đặt câu hỏi: thực ra bối cảnh của câu nói trên là gì? Theo một người trẻ trong đoàn, thì cuộc gặp gỡ kéo dài 50 phút với Đức Giáo Hoàng này chú mục vào sự khó khăn phải làm sao để Giáo Hội (tại Pháp, chứ không hẳn nước Pháp) chịu “nhúc nhích”. Đức Giáo Hoàng nói đùa với nhóm người trẻ này rằng: “có một nơi duy nhất không có thay đổi, đó là… nghĩa địa”. Rồi ngài giải thích: “Nhiều người bề ngoài thì sống đấy, nhưng bề trong thì đã chết. Nhiều người đã đánh mất niềm vui”. Theo anh, Đức Giáo Hoàng dường như muốn nói đến một giấc mộng không thành, đến hẹn lại không lên, nơi Giáo Hội Pháp, “như thể ngài chờ mong nơi người Công Giáo Pháp một cuộc canh tân, một sự thức giấc, một lòng bạo dạn không thấy đến”.

Việc đọc ra bối cảnh của câu nói trên đây quả ăn khớp với ý nghĩa cuộc gặp gỡ của ngài với các giám mục Pháp ngày 19 tháng 12, năm 2014, trong đó, ngài cũng nửa đùa nửa thật nhắc tới câu gần như đã trở thành công thức quen thuộc “Pháp là trưởng nữ của Giáo Hội”. Các vị giám mục hôm đó cũng cho rằng Đức Phanxicô tiếc nuối cách chung việc thiếu năng động tính nơi Giáo Hội Pháp. “Với ngài, nước Pháp ngày nay là một trong các khu ngoại vi của ngài” như nhận định của Đức Hồng Y Beniamino Stella, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ”.

Giáo sĩ hóa

Nhân dịp Đức Phanxicô đề cập tới chủ nghĩa duy giáo sĩ, Báo La Croix cũng muốn độc giả lưu ý tới một bài báo ngày 3 tháng 5, năm 2016 của họ nói về nguy cơ này trong Giáo Hội. Họ có ý nói tới lá thư của Đức Phanxicô gửi Đức Hồng Y Marc Ouellet, Chủ Tịch Ủy Ban Giáo Hoàng về Châu Mỹ Latinh nói đến việc hợp tác đúng đắn giữa giáo sĩ và giáo dân, cả hai đều là các tác nhân trong Giáo Hội.

Đức Phanxicô đặc biệt phê phán việc “công chức hóa” người giáo dân. Họ “là các nhà chủ đạo của Giáo Hội và của thế giới”. Nên các giám mục và các linh mục được mời gọi “phục vụ họ, chứ không bắt họ phục vụ mình”.
 
Top Stories
Cardinal Zen Ze-kiun : « Le pouvoir chinois se raidit de toutes parts »
Eglises d'Asie
14:41 17/05/2016
Selon l’agence Ucanews, qui cite des sources issues de Pékin, de Hongkong et de Rome, une délégation du Vatican s’est rendue dans la capitale chinoise dans les derniers jours du mois d’avril dernier. La venue de cette
délégation en Chine confirme le fait que les négociations entre Rome et Pékin entamées en 2014, se poursuivent.

En l’absence de tout communiqué de l’une ou l’autre partie, on ne sait toutefois rien de la teneur de ces négociations. Peuvent-elles être les prémices à un accord historique entre la Chine populaire et le Saint-Siège ? Difficile à dire alors même que le président chinois, Xi Jinping, a présidé les 22 et 23 avril une réunion au plus haut niveau consacrée à la religion et qu’il n’y a montré aucun signe d’ouverture en matière de liberté religieuse. Il y a réaffirmé point par point la nécessité pour le Parti communiste de contrôler les religions en Chine.

Selon certaines sources ecclésiales, les négociations actuellement menées par le Vatican ne viseraient pas tant à conclure un accord global avec Pékin, tant les points de blocage sont nombreux, qu’à s’accorder avec le gouvernement chinois sur la mise en place d’un « groupe de travail » conjoint qui serait chargé de déminer le terrain. De puissantes voix s’élèvent cependant pour mettre en garde le Saint-Siège contre la signature hâtive d’un éventuel accord avec les dirigeants chinois.

En partenariat avec Eglises d’Asie, l’hebdomadaire Famille chrétienne publie cette semaine (n° 2001 daté du 21 mai 2016) une interview avec le cardinal Zen Ze-kiun, accompagnée d’un reportage sur les catholiques de Shanghai. Parfait connaisseur de l’Eglise de Chine, le cardinal Zen y évoque la situation du diocèse de Shanghai, avant d’élargir son propos à la politique religieuse des communistes chinois et aux négociations menées entre Rome et Pékin. Nous reproduisons ici des extraits de cette interview, à retrouver dans sa version complète dans Famille chrétienne.

Eglises d’Asie: Quelle est la portée du geste posé par Mgr Ma Daqin le 7 juillet 2012, à Shanghai ?

Cardinal Zen Ze-kiun: Dans sa Lettre aux catholiques de Chine de 2007, le pape Benoît XVI a nettement dit que les principes qui sont à la base de l’Association patriotique sont inacceptables pour l’Eglise catholique.

Afin de se tenir informé des réalités de l’Eglise de Chine, il avait mis sur pied au Vatican une « Commission Chine » réunissant différentes personnes – dont j’étais. Lors de nos rencontres, nous étions arrivés à la conclusion que, après des années de patience où nous avons attendu que l’Association patriotique change de l’intérieur, il était temps de dire clairement que cette instance était inacceptable pour les catholiques. Pour moi, Mgr Ma n’a donc fait qu’agir selon ce que le Saint-Siège demande.

Malheureusement, quand Mgr Ma a agi comme il l’a fait en juillet 2012 à Shanghai, il n’a pas reçu de soutien explicite de la part du Saint-Siège. J’aurais aimé alors que le pape fasse une déclaration, par exemple, pour dire simplement qu’il était soucieux du sort de Mgr Ma. Le simple fait pour le pape de mentionner Mgr Ma aurait suffi pour que Pékin comprenne que le Saint-Siège était derrière lui.

De ce fait, la portée du geste posé par Mgr Ma est, pour certains sur place, à Shanghai et en Chine, moins claire: le Vatican soutient-il vraiment ce genre d’initiative ? Alors que, lors des réunions de la Commission vaticane pour l’Eglise en Chine, nous avions été très clairs sur le fait que le temps de la tolérance était révolu.

J’admire vraiment ce qui s’est passé à Shanghai. Le geste de Mgr Ma a pour moi une portée exemplaire, prophétique et pourrait être le début d’un mouvement de fond pour l’Eglise en Chine.

Près de quatre ans après, quelle est la situation à Shanghai ?

Le Saint-Siège, Mgr Jin Luxian [l’évêque « officiel » de Shanghai, décédé le 27 avril 2013 à l’âge de 96 ans] et Mgr Ma étaient tous très conscients que sa démission de l’Association patriotique poserait de grandes difficultés. Je pense que la décision n’a pas dû être facile à prendre pour Mgr Jin.

Vous devez savoir qu’à Shanghai, les deux administrations qui ont à voir avec l’Eglise sont le Bureau des Affaires religieuses et la Sécurité publique. Le Bureau des Affaires religieuses a toujours été contre l’Eglise, agissant pour créer des problèmes, des difficultés à l’Eglise. La Sécurité publique avait des rapports bien plus cordiaux avec Mgr Jin. Celui-ci a donc dû planifier tout cela dans la plus grande discrétion, et ils n’ont pas réalisé ce qui se tramait. Ils ont donc été très surpris, se sont sentis offensés, car ils ont perdu la face.

Pour autant, depuis, les autorités chinoises n’ont pas osé « faire » un nouvel évêque pour combler l’absence actuelle d’évêque en position de gouverner. Cela signifie que lorsque le clergé reste uni, le gouvernement se montre très prudent et ne peut agir à sa guise. Ils ont certainement essayé de convaincre tel ou tel d’accepter de devenir évêque à la place de Mgr Ma, mais personne n’a accepté, et ils n’ont pas osé non plus nommer quelqu’un qui viendrait d’un autre diocèse.

Nous sommes certes pour l’heure dans une impasse, car ni le gouvernement ni l’Eglise ne veulent « perdre la face », mais c’est le prix à payer pour sortir de l’ambiguïté.

Quelle issue désormais peut-on entrevoir pour le diocèse de Shanghai ?

L’impasse n’est pas qu’à Shanghai. C’est toute l’Eglise en Chine qui se trouve dans une impasse. La situation présente est objectivement parlant celle d’une Eglise « officielle » qui se trouve en situation schismatique. L’Association patriotique ne peut pas être acceptée et ceux qui travaillent avec elle – qu’ils le fassent bon gré ou mal gré – se placent dans une situation schismatique.

Je comprends que le gouvernement ne veuille pas « perdre la face » dans cette affaire, mais nous non plus, nous ne pouvons nous asseoir sur nos principes ! Si donc, aujourd’hui, il n’y a pas de possibilité de sortir de l’impasse sans renier nos principes, alors nous devons en rester là où nous en sommes actuellement. Pourquoi vouloir sortir de l’impasse à tout prix ?

En juillet 2012, Mgr Ma a posé un geste fort. Il serait insensé de revenir en arrière. Certes, il est très difficile pour un diocèse de ne pas avoir d’évêque, et de très nombreuses activités sont actuellement gelées. Tout le monde est dans l’expectative, et c’est une situation douloureuse et dangereuse, mais nous n’avons pas le choix.

Ma position est que nous devons affirmer clairement nos principes, nous ne pouvons les renier pour avoir… Pour avoir quoi exactement ? Récolter une Association patriotique toujours plus puissante et une Eglise au final qui est schismatique ? Est-ce cela que nous voulons ?

Peu avant le Nouvel An chinois, le pape François a donné un entretien, publié à Hongkong, au sujet de la Chine. Comment avez-vous accueilli ses propos ?

Tout le monde admire les efforts déployés par le pape. Il fait preuve de tant de bonne volonté dans l’expression de son désir de se rendre un jour en visite en Chine. Mais je ne peux pas cacher que j’ai été déçu par cette interview, car la religion a été exclue du champ de l’interview: comment imaginer interviewer le pape et ne pas parler de religion ? Le pape parle de culture. Très bien. J’entends des personnes dire qu’il met ses pas dans ceux du Jésuite Matteo Ricci, auteur en 1595 d’un Traité de l’amitié à l’adresse des Chinois et de l’empereur. De grâce, laissez Matteo Ricci en paix ! Matteo Ricci avait affaire à un empereur. Nous avons affaire à un Parti communiste.

Chacun sait que les communistes chinois ont piétiné plus que n’importe qui la culture. Ils ne défendent que la culture socialiste. De même, le pape dit qu’il ne faut pas avoir peur de la Chine. Mais, ici, à Hongkong, les gens rient lorsqu’ils lisent cela. Rome est loin de la Chine, nous en sommes tout près ici, et tous, nous avons peur. Alors pourquoi donner une telle interview ?

La réponse de Pékin est venue, très claire: les journaux chinois officiels ont répondu: « Nous voulons des faits », autrement dit: « Rendez les armes ! Soumettez-vous aux demandes de Pékin ! » Et on peut bien comprendre pourquoi la Chine n’a aucune raison de faire des compromis. Ils dominent la partie « officielle » de l’Eglise et maintenant, ils veulent que l’autre partie, la partie « clandestine », se fonde dans la partie « officielle ». Et ils veulent que le Saint-Père donne sa bénédiction à l’Association patriotique !

Mais la politique du kowtow, c’est-à-dire de s’abaisser devant le pouvoir central chinois, ne peut porter de bons fruits. Le pape parle d’adopter une attitude humble. Très bien, l’humilité est une vertu cardinale, mais il ne faut pas le faire en abandonnant toute dignité, la dignité de notre foi, la dignité de l’Eglise. Nous ne devons pas « faire kowtow ». Or, je pense que cette interview ne peut que convaincre le pouvoir chinois à Pékin que le Saint-Siège est prêt à tout pour parvenir à un accord.

Suite de l’interview sur le site: www.famillechretienne.fr

(Source: Eglises d'Asie, le 17 mai 2016)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sinh Viên Công Giáo Nam Định hưởng ứng Thông Điệp “ Laudatio si”
SVCG Nam Định
14:56 17/05/2016
Chúa Nhật ngày 15 tháng 5 năm 2016 - Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, các bạn sinh viên Công Giáo Nam Định đã có những việc làm thật ý nghĩa để hưởng ứng thông điệp “Laudatu si” của Đức Giáo Hoàng Phanxico với lời mời gọi: “Hãy chăm sóc trái đất – Ngôi nhà chung của chúng ta”.

Hình ảnh

Mở đầu chương trình là nghi thức chúc lành lên đường tại quảng trường Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình giáo xứ Nam Định. Sau đó, gần một trăm bạn sinh viên trong trang phục mầu xanh do cha Phanxico Xavie Trần Truyền Giáo – Phó xứ Nam Định làm trưởng đoàn, đã cùng nhau đạp xe đạp từ nhà thờ lớn Nam Định tới Vương Cung thánh đường Sở Kiện.

Tại đây, các bạn thảo luận, học hỏi về thông điệp và đã có những cử chỉ, việc làm thiết thực là lan tỏa ra xung quanh nhà thờ, nhà xứ và những con đường lân cận để tổng vệ sinh cho sạch đẹp. Một số bạn thì chăm sóc cho cây xanh…

Sau đó các bạn đã hành hương mười điểm nơi dấu tích các thánh tử đạo. Kêt thúc chương trình là thánh lễ cầu nguyện cho việc bảo vệ môi trường. Cuối cùng là nghi thức sai đi.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nam Úc: Đêm Thắp Nến Yểm Trợ Vũng Áng-Việt Nam
Truyền Thông Adelaide
01:17 17/05/2016
TƯỜNG THUẬT ĐÊM THẮP NẾN CHO VŨNG ÁNG HÀ TĨNH -VI ỆT NAM
Do Cộng Đồng Người Việt Tự Do Nam Úc tổ chức

Tin Nam Úc (14/5/2016) . Đã hơn một tháng qua, dư luận xã hội VN như lên cơn sốt với sự kiện cá chết trắng bờ biển Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế... trải dài trên 250 cây số bờ biển, với giòng hải lưu lững lờ xuôi Nam, tiếp tục làm cá chết ở Nha Trang, Bình Thuận và còn lan tràn đến nhiều nơi khác nữa.
Giờ đây, nước biển Hà Tĩnh lại ngược giòng lên mạn Bắc, đột ngột làm cho nhiều giống cá ở Nghệ An, Thanh Hóa cũng chết. Không những cá, nghêu, sò,ốc, hến chết trắng bờ biển miền Trung, mà cá còn "cùng cảnh ngộ" nằm phơi xác với hàng vạn loài sinh vật biển, chim chóc, hải âu, én biển và với những rừng san hô được mệnh danh là ngôi nhà lý tưởng cho muôn loài thủy sản trú ẩn phối giống, truyền sinh và phát triển làm nguồn thực phẩm vô tận nuôi sống con người.
Thế mà môi trường biển sạch quê hương ta đã và đang bị tàn phá do hóa chất độc hại của ngoại bang gây ra vô cùng nghiêm trọng cho môi trường sống của sinh vật và con người.
Những rặng San Hô dưới biển bị bức tử cũng có nghĩa là biển miền Trung Việt Nam giờ đã chết... Chết tức tưởi không rõ nguyên nhân. Nhưng đảng, nhà nước vẫn vô tư, cứ nhởn nhơ cầm chừng như vô cảm, cứ mặc cho nỗi thống khổ người dân lặng lẽ trôi theo thời gian oằn mình chịu đựng... Đảng, nhà nước "ta" chẳng có sự gì rõ ràng cả! Có lẽ với sự ú ớ, ngọng nghịu, khuất tất của lãnh đạo các cơ quan ban, ngành, sở, bộ về sự kiện miền Trung cá chết trắng bờ, sinh vật biển nằm phơi xác xếp lớp dưới đáy biển không đơn thuần, chỉ là do độc chất từ nhà máy gang thép Formosa Vũng Áng xả thải đầu độc biển, mà còn nhiều thứ nằm đằng sau việc xả thải cần "điều tra, làm rõ?".
Trước tình hình nghiệm trọng và bi thảm đang diễn ra tại quê nhà, Ban Chấp Hành cộng đồng người Viêt Tự Do Nam Úc đã tổ chức buổi thắp nến, hướng về Vũng Áng và các tỉnh miền Trung để hỗ trợ và lên tiếng nói, nhằm cứu cá, cứu biển, lên án những hành vi bao che, vô trách nhiệm của tập đoàn lãnh đạo, thống trị.

XEM VIDEO I
XEM VIDEO II

Trong khuôn viên trung tâm sinh hoạt Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Nam Úc vào chiều thứ Bảy ngày 14/5/2016, đồng hương Nam Úc đã lũ lượt quy tụ về Hội Trường Tự Do của Cộng Đồng trong bầu khí đấu tranh. Bởi vì người Việt Tự Do tại Nam Úc cũng như người Việt hải ngoại khắp nơi không thể nào dửng dưng, làm ngơ trước thảm họa ô nhiễm môi trường đang phá hủy, không những vùng biển Miền Trung mà còn gây thảm họa lâu dài cho cả dân tộc. Đồng bào ta trong nước đang phải đối diện với một vấn đề vô cùng nghiêm trọng, không chỉ liên quan đến cuộc sống hiện tại, mà còn ảnh hưởng đến nhiều thế hệ mai sau. Có thể nói rằng, biển kêu gào thảm thiết vì bị bức tử và mọi người, mọi vật đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thảm họa này. Thế nhưng lãnh đạo đảng, nhà nước vô trách nhiệm vẫn câm mồm, nhắm mắt, bịt tai như không nghe, không thấy, không biết, để mặc cho dân chết mòn trong thảm họa môi trường, với những phát ngôn dối trá, vô trách nhiệm, vô nhân tính... độc ác của những kẻ độc quyền nắm vận mạng quốc gia.
Vào đúng 7 giờ tối, hội trường Tự Do đã đông đảo người đến tham dự với đủ mọi thành phần, gồm các thành viên trong nhiều đoàn thể, các tổ chức trong cộng đồng, các gia đình quân đội, các vị nhân sĩ và nhiều khuôn mặt quen thuộc, vẫn hằng quan tâm đến vận mạng nước nhà. Đặc biệt trong dịp này có sự góp mặt đông đảo của nhiều người trẻ trong công việc tổ chức buổi lễ và một lực lượng chuyên ngành điện toán khá hùng hậu của các anh chị em sinh viên, với trang bị kỹ thuật nhằm tạo sự thuận lợi và nhanh chóng cho việc thu thập chữ ký trên thỉnh nguyện thư gởi đi các cơ quan hữu trách bảo vệ nhân quyền và môi trường trên lãnh vực quốc tế.…
Đêm thắp nến được khai mạc với nghi thức chào quốc kỳ, bài quốc ca VN được mọi người hát vang, hào khí như có sức mạnh liên kết những tâm hồn đầy nhiệt huyết của người VN xa xứ hướng về cội nguồn.
Mờ đầu chương trình là đôi lời tâm tình và trình bày mục đích của đêm thắp nến cho Vũng Áng của ông Lê Quang Tín, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Nam Úc. Tiếp theo là ông Hoàng Thắng phó chủ tịch Kế Hoạch cộng đồng, đã trình bày qua phần chiếu dương ảnh về tình hình nguy khốn của các tỉnh miền Trung, trong đại nạn cá chết, biển bị đầu độc, môi sinh bị đe dọa và cuộc sống hằng triệu ngư dân trong vùng lâm cảnh khó khăn và hậu qủa sẽ di hại cho nhiều thế hệ mai sau.
Trong chương trình cũng có phần hội thảo, để thu nhận những ý kiến đóng góp, của mọi người tham dự, những tâm tình bộc bạch của những người Việt ly hương xa xứ còn nặng lòng với tình yêu quê hương dân tộc, nghĩa đồng bào. Cuộc thảo luận khá sinh động với nhiều ý kiến đóng góp tích cực và đề ra những công tác cụ thể nhằm giúp cho công cuộc đấu tranh trong nước thêm hiệu qủa đã biểu lộ được tinh thần đoàn kết vì tình nghĩa, máu chảy ruột mềm.
Điểm chính yếu trong đêm nay là nghi thức thắp nến cho Vũng Áng, Hà Tĩnh. Mọi người đã cùng tham dự nghi thức thắp nến này một cách trang trọng, cảm động. Mỗi người dùng ngọn nến của mình góp trong đêm thắp sáng tin yêu, xếp thành hính chữ S biểu tượng quê hương Việt nam. Những ánh nến lung linh được thắp sáng như một lời cầu nguyện chân thành, chất chứa một ước nguyện, cầu xin cho quê hương, dân tộc sớm có nền hòa bình đích thực, người dân Việt được sống trong một môi trường lành mạnh, hài hoà và bền vững của một đất nước không còn áp bức, bạo quyền và nhân phẩm người dân phải được tôn trọng .
Xen kẽ trong nghi thức của buổi thắp nến cầu nguyện là những bài hùng ca, do những người bạn trẻ trong cộng đồng hợp xướng, giúp cho bầu khi thêm sinh động và làm tăng hùng khí đấu tranh, thể hiện tinh thần bất khuất của một dân tộc quật cường, nhất là trong những lúc sơn hà nguy biến.
Buổi thắp nến và lên tiếng đấu tranh cứu cá, cứu biển miền Trung và tố cáo về hiểm họa tàn phá môi trường VN do Cộng Đồng Người Việt Tự Do Nam Úc tổ chức đã kết thúc vào lúc 9 giờ cùng ngày, đã để lại trong lòng người tham dự nhiều cảm xúc và một ý chí quyết tâm cùng nhau lên tiếng đòi quyền sống cho một dân tộc VN đã chịu qúa nhiều thống khổ triền miên.
Thành Tâm
Truyền thông Nam Úc
 
Bà Dương thu Hương đã từng tiên báo về nguy cơ tan rã của CSVN: dân chúng mất lòng tin vào Đảng
Dương Thu Hương
10:54 17/05/2016
Đây là bài phát biều của Bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN: "Láng giềng chúng ta sang đây xây dựng làng xã, thành phố rồi!"

Đây là nội dung phát biểu của bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội 11. Do nội dung phát biểu này vẫn còn tính thời sự, nên mình đã nhờ một CTV đưa lên YouTube để chia sẻ cùng bà con.

Bà Dương Thu Hương đã phát biểu như sau: “Đi vào cụ thể thì tôi thấy rằng, thí dụ như trong cương lĩnh viết thì rất hay nhưng mà tôi nghĩ đưa rất nhiều cái khái niệm mà tôi chẳng hiểu được. Như cái khái niệm mà chúng ta vẫn cứ lúng ta lúng túng là ‘một nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa’. Mà cũng báo cáo với các anh là riêng ngân hàng thì không biết ‘định hướng XHCN’, kinh tế thị trường có ‘định hướng XHCH’ trong hoạt động ngân hàng, nó là cái gì? Thì chúng tôi cũng khó có thể là cụ thể hóa ra được.

Ngoài ra lại còn ‘phát triển công nghiệp hiện đại, trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN’. Thế không biết ‘công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN’ là cái gì? Thế công nghiệp của XHCN nó khác với công nghiệp tư bản à? Thế thì tại sao lại cứ có cái đuôi ‘theo định hướng XHCN’? Thế rồi ‘xây dựng một nền dân chủ XHCN’. Thì đúng ra ngày xưa học về Mác – Lênin có cái câu là ‘dân chủ của CNXH thì dân chủ gấp trăm lần tư bản’.

Thế nhưng mà với cái thiển cận, tôi nghĩ dân chủ ở đâu cũng giống nhau thôi, là người dân được phép nói, đấy là dân chủ. Xã hội tạo điều kiện cho dân được nói, pháp luật tạo điều kiện cho dân được nói, thì đó là dân chủ, xã hội nào cũng thế. Lại còn cái dân chủ XHCN nữa! Cho nên từ công nghiệp hiện đại cũng theo định hướng XHCN, thì phát triển kinh tế thị trường cũng theo XHCN, rồi xây dựng nền dân chủ cũng theo XHCN thì tôi không hiểu nó là cái gì cả.

Trong cái cương lĩnh thì có một ý nữa, tức là vấn đề hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng thì trong đó có ghi là: Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Như vậy là tôi đọc cái này tôi thấy rằng, Đảng vẫn đặt dân tộc sau quyền lợi của giai cấp và của nhân dân lao động, đặt dân tộc thứ ba. Thì tôi thấy cái này rõ ràng là tại sao Đảng không vì quyền lợi của dân tộc là thiêng liêng trên hết, mà lại đặt quyền lợi của giai cấp lên trên hết?

Và tôi cũng đang muốn hỏi các anh, là hiện nay chúng ta còn giai cấp công nhân như ngày xưa không? Còn giai cấp vô sản như ngày xưa không? Hay là bây giờ tất cả các vị hữu sản hết rồi mà lại còn giàu có hơn cả những nhà tư bản mà nó phát triển hàng trăm năm nữa? Vậy tại sao chúng ta cứ phải có cái lý thuyết này? Cho nên tôi thấy điều này lợi ích của giai cấp đã được đặt đứng trên lợi ích dân tộc, thì tôi nghĩ rằng cương lĩnh thế thì không thể nào kêu gọi được đại đoàn kết dân tộc.



Thế rồi về văn hoá, xã hội, môi trường gì gì đấy v.v… Nhận định là ‘cuộc vận động đoàn kết toàn dân xây dựng đời sống văn hoá từng bước đi vào chiều sâu, môi trường và bảo vệ môi trường đã được nâng cao’, nhưng nó mâu thuẫn hoàn toàn với thực tế, là tệ nạn xã hội tăng, an toàn xã hội không đảm bảo, văn hoá thì tôi nói thật là chưa lúc nào văn hoá Việt Nam đồi truỵ đến như thế. Bật TV ra, phim Việt Nam ngay cả quảng cáo cũng là mầu sắc sexy rất là mạnh. Tôi không hiểu là, nó [chẳng] có một cái thuần phong mỹ tục gì cả mà tôi xem tôi phát ngượng. Rồi ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm v.v… Cho nên cái nhận xét này, đánh giá này với cái thực tế tôi nghĩ rằng nó không trúng một tí nào cả.

Thế rồi, nhận xét về dân chủ xã hội có tiến bộ, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được nâng cao, dân chủ trong đảng được mở rộng. Tôi không biết dân chủ trong Đảng được mở rộng kiểu gì, nhưng mà tôi vẫn cảm nhận rằng là cái dân chủ trong đảng vẫn là mất dân chủ nhất so với Quốc hội. Và đấy, tôi nghĩ rằng mình là Đảng viên, mà mình cũng không được đi bầu Tổng bí thư của mình, chẳng được cái quyền gì cả ngoài cái quyền họp chi bộ hàng tháng để ngồi kể lể cho nhau nghe thôi. Cho nên tôi nghĩ rằng đánh giá như thế này vẫn không đúng với thực tế.

Thế rồi ‘xây dựng nhà nước pháp quyền, Quốc hội tiếp tục được kiện toàn về tổ chức’. Cái vấn đề này cũng là một đại sự. Tôi rất xấu hổ khi nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền gì đâu ạ mà bảo là cơ quan quyền lực cao nhất. Thế rồi ĐBQH và nếu ĐBQH là đảng viên thì lại không dám phát biểu cái gì theo chính kiến của mình mà lại phải giơ tay đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Cho nên nếu là một ĐBQH mà là vừa là đảng viên vừa là ĐBQH thì trong con người đó hoàn toàn mâu thuẫn, tức là không đảm bảo được quyền lợi của cử chi mà phải thực hiện vai trò đảng viên của mình và có thể lúc ấy là phải hy sinh cái quyền lợi của cử tri đi.

Cho nên là cái nhận định về xã hội pháp quyền và Quốc hội được tiếp tục hoàn thiện thì tôi cho rằng là, tất nhiên tuy có tiến bộ hơn nhưng mà nó vẫn đầy rẫy những cái gì đấy làm cho Quốc hội không thực quyền được, không thể thực quyền được. Và nhất là cái cơ cấu Quốc hội như hiện nay thì rõ ràng người ĐBQH là đảng viên, thì rõ ràng là người đó phải hy sinh quyền lợi của cử tri, chứ không phải là người đó bảo vệ quyền lợi của cử tri nữa.

....

Các anh thấy đại hội của những nhà chống tham nhũng mà được có lèo tèo vài người, có ai dám chống đâu, mà tham nhũng nghĩa là đầy ra. Là các anh cứ nói, tôi nói thật với các anh về kinh tế hai chữ ‘dự án’ nó thiêng liêng vô cùng, người ta cố gắng phải tìm ra được ‘dự án’, vì có dự án thì mới có tiền, có phần trăm. Cho nên cái đó là cái mà chúng ta cứ nói rằng thế nọ thế kia thì tôi nghĩ rằng nó cũng không thực tế, mà thấy cái tham nhũng và cái lãng phí của Việt Nam quá lớn. Rồi cũng nhận định là xử lý nghiêm những tổ chức, đảng viên sai phạm. Không đúng. Tôi nghĩ không đúng, không nghiêm. Tôi đặt câu hỏi là có thực sự nghiêm không hay là không muốn xử lý? Thì lúc nghỉ buổi trưa, tôi cũng có nói chuyện, tâm sự với các anh có những phi vụ cực lớn nhưng cuối cùng cũng im luôn. Nếu phi vụ đó ở Trung Quốc chắc bị bắn rồi. Nhưng ở Việt Nam bây giờ coi như chẳng có chuyện gì cả. Thế nhưng mà bây giờ vẫn cứ… Đã thế nó lại còn cứ thích lên DẠY CHO MỌI NGƯỜI VỀ ĐẠO ĐỨC, tôi rất khó chịu ở cái chuyện đó.

Về hạn chế trong báo cáo chính trị, thì tôi thấy rằng cái hạn chế mà chúng ta thấy rất rõ nhất mà trong này không đề cập đến, đó là cái khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng giãn rộng ra, ngày càng trầm trọng, chứ không phải là cái đó được thu hẹp lại. Cho nên, không phải là chênh lệch giữa các vùng các miền còn lớn đâu, mà trong này không hề nói tới khoảng cách chênh lệch giàu nghèo. Và bây giờ hình thành nên những nhà gọi là tư sản nhưng mà cộng sản, những nhà tư sản cộng sản: Tư sản đỏ. Còn dân nghèo thì, tôi cũng được vinh dự vào mấy năm Quốc hội được tiếp cận với nông dân, tôi thấy họ quá khổ luôn, họ quá bị áp bức bóc lột luôn. Hơi một tí bị tù, hơi một tí thì bị thế nọ thế kia và đất đai bị cướp đoạt luôn và cướp xong thì…

Ba mươi Tết tôi nhớ, có một ông thương binh gọi điện đến cho tôi là đến giờ này họ còn đuổi tôi ra khỏi nhà để họ giải phóng mặt bằng. Tôi phải gọi điện lên cho đồng chí bí thư dưới tỉnh mà tôi làm đại biểu: ‘Anh ơi, có gì đấy anh để qua tết đi. Anh đừng làm như thế này, đến Tết, mà người ta thương binh, người ta ăn Tết ở đâu?’ Thì như vậy, ông ta không nói gì cả, nhưng mà sáng hôm sau cái anh thương binh gọi điện cho tôi: ‘Chị Hương ơi, NÓ TRÓI TÔI NHƯ MỘT CON CHÓ, NÓ ĐÃ QUẢNG RA GIỮA ĐƯỜNG, và đất đai của tôi nó đã tịch thu’. Tôi nói thật, mà người ta thương binh chứ không phải là một dân thường, cái điều đó tôi rất là đau. Và tôi cảm nhận rằng cái bao nhiêu năm, bao nhiêu người hy sinh chiến đấu để được cái ngày hôm nay nhưng mà bây giờ người ta cư xử với những người cống hiến cho xã hội, cho nền độc lập của đất nước này như thế. Tôi đau vô cùng nhưng tôi không làm cái gì được. Mà Tết nhất đến nơi rồi mà còn làm như vậy. Cho nên tôi thấy cái này là cái mà trong cái hạn chế này không nói hết được những cái đó.

Về an ninh quốc phòng thì sáng nay các anh cũng ít nói đến nhưng quả thật tôi đang rất là lo sợ về cái việc này. Vì cũng dính dáng đến Quốc hội, cho nên tôi cũng thấy rằng những vấn đề về bauxite Tây Nguyên, vấn đề về cho thuê rừng, vấn đề về lao động nước ngoài không được giải quyết triệt để. Tất cả những vấn đề kinh tế này nó dẫn đến, nó dính đến vấn đề an ninh quốc phòng mà hiện tại không được giải quyết dứt điểm. Không rõ ràng, không dứt khoát, còn chần chừ và e ngại.

Thôi bauxite thì các anh cũng biết rồi không nói nữa. Nhưng rừng, cho thuê rừng: Xin báo cáo các anh là các đoàn ĐBQH ở những địa phương mà có rừng cho thuê người ta nói rằng sau khi cho thuê nó rào hết tất cả lại, nội bất xuất, ngoại bất nhập, không biết bên trong nó làm cái gì. Mà cho thuê tối thiểu là 50 năm. Mà tôi rất buồn là một đồng chí Phó chủ tịch tỉnh một tỉnh cho thuê rừng này lại tuyên bố rằng: ‘50 năm sau có người thực hiện, sẽ có người kiểm soát giám sát’. Sao mà ngây thơ thế!

Thế rồi lao động nước ngoài, thưa anh rằng nước ngoài láng giềng chúng ta sang đây xây dựng làng xã thành phố rồi, mà nó không mang tên China Town đâu, chưa mang tên thôi nhưng mà nó sẽ mang tên. Rồi Quốc hội hỏi thì Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội chần chừ, không dám nói. Giả sử nhà tôi có phúc tôi được ở vị trí đó thì tôi sẽ trả lời Quốc hội một câu rằng: “Tôi sẽ về kiểm soát, kiểm tra và nếu mà không đúng theo pháp luật Việt Nam tôi sẽ trục xuất ngay”. Nhưng mà không dám nói câu đó mà lại phát biểu trước Quốc hội rằng “khó lắm, tế nhị lắm”. Thế thì thôi, đặt họ vào, họ chiếm đất của mình hết rồi.

Và các anh cứ đi từ Bắc Ninh lên Lạng Sơn xem, tất cả các dự án, những chỗ nào đất đai màu mỡ nhất là ở đấy các dự án của đồng chí bạn lớn của chúng ta hết. Mà người ta đã mang dự án sang, người ta mang công nhân sang, công nhân Trung Quốc sang, lấy vợ Việt Nam cắm đất đây luôn, sát ngay Hà Nội luôn. Tôi lo cái chuyện này vô cùng tận, nhưng mà không biết rằng trong báo cáo, trong cương lĩnh chính trị cũng như trong báo cáo chính trị, tôi thấy cái vấn đề này quá mờ nhạt luôn, quốc phòng an ninh chép đúng như những ngày xưa viết. Cái đó là cái rất đáng lo ngại.



Tôi có đọc cái quyển sách … của Thông tấn xã Việt Nam, họ nói trong cái quyển sách đó nó nói rằng tại sao Liên Xô sụp đổ? Liên Xô sụp đổ chẳng phải vì diễn biến hoà bình từ bên ngoài, mà Liên Xô sụp đổ từ lòng tin của người dân Liên Xô tan rã. Vậy thì Việt Nam chúng ta đang trên con đường đó, nhưng chúng ta vẫn rất chủ quan. Vẫn vẽ cho chúng ta một cái màu hồng vô cùng lớn, vô cùng đẹp, để [không] thấy rằng cái lòng tin với Đảng, với chính quyền này rất là sa sút rồi. Mà cái điều đó rất là nguy hiểm, nhưng mà trong này đánh giá rất là nhẹ nhàng.

Về nguyên nhân thì quả thật đánh giá cũng rất sơ sài, rất sơ sài, đổ cho khách quan, đổ cho khủng hoảng, đổ cho suy thoái, đổ cho thiên tai dịch bệnh, đổ cho yếu kém vốn có của nền kinh tế. Tôi hỏi rằng nền kinh tế nó có tội tình gì mà tự nhiên nó yếu kém? Có phải cái yếu kém đó tự nó phát sinh ra không hay là do cơ chế chính sách của mình tạo ra để cho nó yếu kém?

Ngày xửa ngày xưa còn bảo đất nước lạc hậu bao năm gì gì đấy, nhưng bây giờ 35 năm rồi, 40 năm rồi làm sao còn cái chuyện đất nước nông nghiệp lạc hậu, yếu kém nữa. Nó là do chúng ta, do cơ chế chính sách chúng ta làm cho cái nền kinh tế này yếu kém. Chứ đừng nói nó vốn có, cái vốn có này nó xa xưa lắm rồi. Cho nên cái nhận định này tôi cho là không đúng.

Thế rồi nhận định nữa là do ‘sự chống phá của các thế lực thù địch’. Tôi thấy chưa tìm đâu thấy cái chống phá bên ngoài, nhưng cái niềm tin của dân đã giảm, thì còn nguy hiểm hơn cả thế lực bên ngoài. Cái điều đó là cái mà tôi cho rằng cần phải đánh giá như thế, chứ còn ba cái thằng Việt kiều nó về lọ mọ vớ vẩn, không thèm chấp. Tất nhiên chúng ta vẫn cảnh giác nhưng chưa thấy ai chống phá chúng ta những cái gì mà gọi là để cho đất nước này đổ cả. Mà tôi chỉ sợ cái lòng dân này làm cho chúng ta sụp đổ. Nó như là một toà nhà mà bị mối, mặt bên ngoài toà nhà vẫn rất đẹp nhưng mà nó bị mối hết rồi".

Mời nghe toàn bộ audio tại đây

(Nguồn: https://www.facebook.com/BasamVN/posts/545353855558389:0)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Mọi linh mục được ban nghi thức làm phép thuộc các Dòng tu.
Nguyễn Trọng Đa
19:59 17/05/2016
Giải đáp phụng vụ: Mọi linh mục được ban nghi thức làm phép thuộc các Dòng tu.

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Câu hỏi này là về "Các nghi thức làm phép riêng” (Benedictiones Propriae) được tìm thấy trong “Nghi lễ Rôma” (Rituale Romanum). Liệu các nghi thức làm phép này, dành cho linh mục thuộc các Dòng tu, được ban một cách hợp lệ bởi bất cứ linh mục Công Giáo nào không, hay chỉ bởi các linh mục của các Dòng tu đặc biệt ấy? Con hỏi câu này trong ánh sáng của huấn thị "Universae Ecclesiae", đặc biệt là số 28. - A. C., Ý.


Đáp: Huấn thị "Universae Ecclesiae" làm sáng tỏ hơn cho Tự sắc "Summorum Pontificum" của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI.

Huấn thị nói:

"27. Về những gì liên quan các qui định kỷ luật về việc cử hành Thánh lễ, người ta sẽ áp dụng kỷ luật Giáo Hội được ấn định trong Bộ Giáo luật năm 1983.

28. Hơn nữa, do tính chất của luật đặc biệt, Tự sắc Summorum Pontificum bãi bỏ, trong lĩnh vực riêng của nó, các biện pháp luật lệ về các nghi thức thánh thiêng có từ năm 1962 và không phù hợp với các chữ đỏ của các sách phụng vụ có hiệu lực từ năm 1962.

Câu hỏi của độc giả trên đề cập trước hết đến huấn thị năm 1964 "Inter Oecumenici". Xin mời đọc:

"77. Các nghi thức làm phép trong Rituale Romanum, chương IX, đoạn 9, 10, 11, cho đến nay vẫn được dành riêng, có thể được ban bởi bất cứ linh mục nào, ngoại trừ: nghi thức làm phép chuông để sử dụng cho một nhà thờ hay nhà nguyện đã làm phép (đoạn 9, số 11); nghi thức làm phép đá góc của một nhà thờ (đoạn 9, số 16); nghi thức làm phép một nhà thờ hay nhà nguyện mới (đoạn 9, số 17); nghi thức làm phép bàn thờ lưu động (antimensium) (đoạn 9, số 21); nghi thức làm phép nghĩa trang mới (đoạn 9, số 22); phép lành của Đức Thánh Cha (đoạn 10, số 1-3); nghi thức làm phép và dựng chặng đàng Thánh giá (đoạn 11, số 1) dành cho Giám mục".

Cả hai tài liệu đã được phê duyệt bởi một Giáo hoàng và có thẩm quyền pháp lý như nhau. Tuy nhiên, huấn thị "Universae Ecclesiae" nói về sự vi phạm các luật lệ có sau, không tương thích với chữ đỏ của các sách phụng vụ trước đó, chẳng hạn như Rước Lễ trên tay hoặc việc sử dụng các thừa tác viên ngoại thường cho Rước Lễ.

Tuy nhiên, việc bãi bỏ các nghi thức làm phép được dành riêng hình như không rơi vào thể loại này, vì chúng có thể là không bất tương thích với các chữ đỏ. Trong thực tế, những gì được bãi bỏ là một loại đặc quyền hoặc đặc ân dành cho các linh mục của một số Dòng tu.

Sau huấn thị "Inter Oecumenici", bất kỳ linh mục nào có thể, và vẫn còn có thể, thực hiện các nghi thức làm phép ấy trong bất cứ ngôn ngữ nào. Như thế, về pháp lý, hiện nay linh mục có thể làm phép bằng tiếng Anh chẳng hạn, cũng như bằng tiếng Latinh với các công thức trước năm 1962.

Các phép lành được dành riêng gồm có:

Dành cho Dòng Tôi tớ: Làm phép và dựng tượng Đức Mẹ Sầu Bi để tôn vinh Bảy Sự Thương Khó Đức Mẹ; làm phép và cho đeo khăn vai đen của Đức Mẹ Sầu bi, làm phép chuỗi bảy Sự Thương Khó Đức Mẹ.

Dành cho Dòng Ba Ngôi chuộc kẻ làm tôi: làm phép và cho đeo khăn vai của Chúa Ba Ngôi; làm phép chuỗi hoặc Kinh nguyện Thiên Chúa Ba Ngôi.

Dành cho Dòng Thương Khó: làm phép và cho đeo khăn vai đen của Thánh giá và cuộc Thương Khó.

Dành cho Tu hội Truyền giáo: làm phép và cho đeo khăn vai đỏ của cuộc Thương Khó và Thánh Tâm Chúa, và của Trái tim yêu thương của Đức Trinh Nữ Vô nhiễm.

Dành cho Dòng Theatines, Giáo sĩ Dòng: làm phép và cho đeo khăn vai xanh của Đức Trinh Nữ Maria Vô nhiễm.

Dành cho Dòng Cát Minh Chân đất: làm phép và cho đeo khăn vai của Đức Mẹ Núi Cát Minh; làm phép nước tôn vinh Thánh Albertô hiển tu.

Dành cho Dòng Cát Minh: làm phép chuỗi Thánh Giuse; làm phép nhẫn thánh Giuse.

Dành cho Dòng Đức Mẹ chuộc kẻ làm tôi: làm phép và cho đeo khăn vai của Đức Mẹ Chuộc kẻ làm tôi; làm phép nước cho người bệnh để tôn vinh Thánh Raymond Nonnatus; làm phép nến tôn vinh Thánh Raymond Nonnatus; làm phép dầu tôn vinh Thánh Serapion, tử đạo.

Dành cho Tu sĩ Dòng chăm sóc bệnh nhân: làm phép và cho đeo khăn vai của Đức Mẹ, Đấng chăm sóc bệnh nhân.

Dành cho các ẩn tu thánh Âu-tinh: làm phép và cho đeo khăn vai của Đức Mẹ Đấng Chỉ Bảo tốt lành; làm phép dây lưng và cho đeo để tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria.

Dành cho các Dòng Anh em Hèn mọn Lúp vuông: làm phép và cho đeo khăn vai của Thánh Giuse, Phu quân Đức Maria và Quan thầy của Giáo Hội Hoàn Vũ.

Dành cho Dòng Hèn mọn (Minims): làm phép dây lưng len và cho đeo để tôn vinh Thánh Phanxicô Paola.

Dành cho Dòng Anh em Thuyết giáo: làm phép dây lưng tôn vinh Thánh Tôma Aquinas để sống đức khiết tịnh; làm phép chuỗi Mân côi; làm phép hoa hồng cho Hội Mân Côi; làm phép nến cho Hội Mân Côi; làm phép nước với di tích của Thánh Phêrô tử đạo; làm phép lá cọ hoặc cành lá khác trong ngày lễ Thánh Phêrô tử đạo; làm phép nước cho người bệnh để tôn vinh Thánh Vincent Ferrer.

Dành cho Tu đoàn Truyền giáo: làm phép và cho đeo Ảnh thiêng của Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, thường được gọi là Ảnh phép lạ; làm phép nước cho người bệnh để tôn vinh Thánh Vinh sơn Phaolô.

Dành cho Dòng Camaldolese: Làm phép chuỗi của Chúa chúng ta.

Dành cho Dòng Thừa Sai Máu Châu Báu: làm phép chuỗi của Máu Châu Báu.

Dành cho Dòng Đấng Cứu Chuộc: làm phép chuỗi thánh Bridget.

Dành cho Dòng Biển Đức: Chúc lành cho người bệnh với di tích của Thánh Giá Thật hoặc Dấu hiệu của thánh Maurus Viện phụ.

Dành cho Dòng Tên: Làm phép nước tôn vinh Thánh Inhaxiô, hiển tu.

Nhiều nghi thức làm phép trên đây, mặc dù không phải về mặt pháp lý, vẫn còn được dành cho các thành viên của các Dòng tu ấy, vì chúng liên quan chặt chẽ đến lịch sử linh đạo của Dòng. Tuy nhiên các nghi thức làm phép khác được sử dụng rộng rãi bởi người Công Giáo mộ đạo, và do đó bất cứ linh mục nào cũng có thể thực hiện các nghi thức ấy. (Zenit.org 17-5-2016)

Nguyễn Trọng Đa
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nhà Thờ Quê Tôi Xưa
Dominic Đức Nguyễn
18:20 17/05/2016
NHÀ THỜ QUÊ TÔI XƯA
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Giáo đường chốn ấy quê tôi,
Nhớ thương xóm đạo khuất nơi quê nghèo!
(Trích thơ của Đinh văn Tiến Hùng)