Ngày 17-05-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Bạn có thánh thiện ?
Trầm Thiên Thu
08:42 17/05/2011
Chúng ta muốn nên thánh, chúng ta phải cầu nguyện và hành động đến cùng. Nhưng nếu chúng ta chân thật và tự nhận biết mình, chúng ta cũng biết mình có quyền chọn lựa những con đường dẫn đến sự thánh thiện, chọn những điều congenial nhất với tích cách của chúng ta, và tránh những gì chúng ta thấy quá mệt mỏi hoặc thậm chí không thể chịu nổi. Vậy làm sao chúng ta biết mình có phát triển trên đường thánh thiện hay không?

Người ta thường phán đoán không đúng về mình, tôi không có ý nói làm ngơ sự giúp đỡ của một người hướng dẫn tâm linh tốt. Nhưng đa số chúng ta luôn phải dựa vào sự hiểu biết của mình cả về những gì có nghĩa là thánh thiện và xem chúng ta có tiến bộ trên con đường đó không. Nói chung, nếu chúng ta thúc ép niềm tin và lòng đạo hạnh của mình được giới hạn trong phạm vi Giáo hội quy định, nếu chúng ta cầu nguyện thường xuyên, và nếu chúng ta thực sự cố gằng nhận thức những điều nhắc nhở của Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ không quá sai lầm. Nhưng đôi khi chúng ta sẵn sàng “quên” một nửa những gì chúng ta kiểm tra.

Mới đây, trong số báo Homiletic & Pastoral Review (Tạp chí Giảng thuyết và Mục vụ), Lm Basil Cole có một bài với tựa đề “Đào tạo Tập sinh và Chủng sinh: 9 Dấu hiệu Phát triển Bền vững” (Formation of novices and seminarians: Nine signs of steady growth). Lm Cole, học giả Dòng Đa Minh và Bề trên có những bài viết mà tôi thấy vừa thú vị vừa hữu ích, cố gắng đưa ra một loạt các biểu hiện về phát triển tâm linh đối với người chuẩn bị tiến tới chức linh mục có thể được đánh giá. Đó là khí cụ khá tốt để đánh giá sự phát triển về sự thánh thiện, tạo các điểm điều chỉnh phù hợp đối với tình trạng mỗi người.

Đây là các hướng dẫn của Lm Cole, đơn giản hóa thành 9 câu hỏi, đưa ra các điểm chính mà chúng ta nên thành thật tìm kiếm sự phát triển liên tục:

1. Tôi có tập trung vào Chúa? Điều này diễn tả vấn đề là chúng ta có nghĩ mình là trung tâm vũ trụ hay không, lúc đó chúng ta có thể căng thẳng, tiêu cực và chỉ trích. Chúng ta thấy có tiến bộ nếu chúng ta dễ nhìn thấy điều tốt ở người khác, vui vẻ chấp nhận sự quan phòng của Thiên Chúa, và tin tưởng Ngài ngay khi gặp thử thách và cám dỗ.

2. Tôi có vui khi phục vụ người khác? Có nhiều khi chúng ta phải làm những điều trái ý, nhưng có lợi cho người khác. Chúng ta sẽ tiến bộ trong đức ái nếu chúng ta luôn sẵn sàng hành động, nhất là với lòng chân thành ước muốn để có lợi, nếu chúng ta vẫn ý thức và cầu nguyện ngay cả khi làm những việc mà chúng ta không thấy vui.

3. Tôi có ghét tội? Qua thời gian, nếu chúng ta phát triển về tâm linh, chúng ta sẽ càng thấy ghét tội, dù chỉ là tội nhẹ. Chúng ta sẽ phát triển mạnh mẽ để tránh mọi thứ – kể cả những thứ vô tội theo khách quan – điều có thể là chướng ngại vật đối với việc chúng ta kết hiệp với Thiên Chúa. Dĩ nhiên chúng ta sẽ tích cực tìm kiếm các tặng phẩm và hoa trái của Chúa Thánh Thần, điều này đối nghịch với tội lỗi.

4. Lương tâm của tôi có tinh tế? Điều này có quan hệ chặt chẽ và liên quan nhu cầu trở nên nhạy bén hơn trong việc nhận thức những gì làm mất lòng Chúa. Chẳng hạn, từ đầu chúng ta có thể muốn tránh tội ngoại tình (adultery) nhưng lại nghĩ tán tỉnh hoặc hôn vài cái thì chẳng là gì. Lúc đó, sự phát triển đòi hỏi chúng ta nhận thức rõ ràng hơn về thái độ tội lỗi. Rồi chúng ta sẽ cảnh giác tìm kiếm nhân đức, thậm chí chỉ trong tư tưởng, chúng ta cũng sẽ dễ phân biệt mức độ tội lỗi, giữa cơn cám dỗ và phạm tội.

5. Tôi có khiêm nhường? Theo Lm Basil, cảm giác khiêm nhường nghĩa là “phục tùng những gì Thiên Chúa muốn trong lúc đó, dù điều đó không được nhận biết”. Kiêu ngạo khiến chúng ta tính toán những gì chúng ta làm, cốt để làm tăng mức tiến bộ trước mặt người đời. Nhưng Thiên Chúa muốn chúng ta tự quy phục Ngài (personal surrender to Himself) và những người thể hiện Thánh Ý Ngài mọi nơi, mọi lúc.

6. Tôi có tin tưởng khi cầu nguyện? Nếu chúng ta muốn từ bỏ chính mình trong hoạt động, nhưng lại thấy mình không thoải mái sống riêng với Chúa trong sự tĩnh lặng của tâm hồn, chúng ta sẽ thụt lùi. Phát triển tâm linh được đánh dấu bằng việc sẵn sàng đặt mình trước mặt Chúa, dù chúng ta khô khan hoặc chia trí khi cầu nguyện.

7. Quyết định của tôi có phản ánh sự thật và khôn ngoan? Khi phát triển về tâm linh, chúng ta sẽ “thông thạo” hơn trong việc tìm kiếm lời khuyên, chúng ta cũng sẽ thêm khả năng tư vấn cho người khác, hoặc hành động mau mắn và chắc chắn. Chúng ta cũng sẽ phát triển về khả năng đánh giá mỗi tình huống đúng đắn, áp dụng các nhân đức đúng và giải quyết đúng đối với mỗi thử thách.

8. Tâm hồn tôi có bị phân chia? Nói đơn giản, vấn đề này đòi hỏi chúng ta có quan tâm nhiều và gắn bó với lòng khao khát Chúa hay không, hoặc chúng ta có phát triển cách đánh giá những điều tốt qua Thiên Chúa và nhờ Thiên Chúa hay không, qua mối quan hệ riêng với Ngài. Đặc biệt với những điều chúng ta thích, chúng ta sẽ cầu nguyện và hành động trong ánh sáng của Chúa Kitô.

9. Tôi có yêu mến giáo hội? Theo Lm Basil, “Giáo hội là Hiền thê tinh tuyền của Chúa Kitô mà Ngài đã trao ban chính Ngài và hồng ân cho những người bất toàn cần được thanh luyện và nhận thức tội lỗi”. Hằng ngày và mọi lúc, chúng ta sẽ cảm thấy yêu mến Giáo hội nhiều hơn bằng cả tâm hồn, dù Giáo hội vẫn còn những hoen ố trần tục. Nếu vậy, đó là dấu hiệu chắc chắn chúng ta đang tiến bộ trên đường thánh thiện.

Với tôi, điều này có vẻ những điểm tuyệt vời về việc tự đánh giá. Mỗi điểm là một khí cụ đối với việc phát triển đúng đắn. Quá trình trong mỗi điểm là chủ yếu nếu chúng ta mở rộng khả năng tối đa mà Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta để kết hiệp với Ngài.

(Nguồn: Tác giả Tiến sĩ Jeff Mirus, từ CatholicCulture.org)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:57 17/05/2011
CON TRÂU THÔ KỆCH GIÀU CÓ
N2T

Có quan tuần án mới đến nhậm chức không bao lâu, thì bắt các gia đình làm nghề thợ săn bắt cho ông ta một con kỳ lân. Các thợ săn quả thực tìm không ra kỳ lân nên chỉ biết tìm bắt một con trâu nước, lấy rất nhiều tiền đồng treo đầy trên mình nó để giả mạo là con kỳ lân, rồi đem tới cho quan tuần án.
Quan tuần án nhìn thấy thì nổi giận, nói:
- “Con súc sinh này, giả như trên mình nó không treo mấy đồng tiền, thì rõ rõ ràng ràng nó chỉ là một con trâu thô kệch mà thôi”.

Suy tư:
Con kỳ lân và con trâu nước có hai điểm khác xa nhau: một là con trâu nước thì nghèo khó thô kệch chỉ ở thôn quê cày cấy chân lấm tay bùn, mà con kỳ lân thì ở trong cung diện vua chúa, canh ở các cổng chùa chiền oai phong lẫm liệt; hai là con trâu thì có thực mà con kỳ lân thì chỉ có trong truyện cổ tích theo truyền thuyết mà thôi.
Con trâu nước dù cho vàng bạc kim cương treo đầy trên mình nó, thì nó cũng vẫn là con trâu nước mà thôi, chứ không thể là con kỳ lân được. Giống như con khỉ dù cho nó đầu đội mũ, mình mặc áo gấm vóc và chân đi hài, thì nó vẫn cứ là con khỉ làm trò hề mà thôi, chứ không thể là con người được.
Cũng vậy, dù cho người tội lỗi đội lốt nhân đức, người ác đức đội mũ lương thiện, người kiêu ngạo mặc áo khiêm tốn, người gian xảo đi hài (giày) thật thà, thì họ cũng vẫn không thể trở thành con người lương thiện nếu họ không hết lòng ăn năn sám hối, và thật lòng thay đổi cuộc sống tự trong thâm tâm của mình, bởi vì khi con người không thật lòng hối cải thì họ chỉ là con trâu nước mình treo đầy đồng tiền mà thôi.
Chỉ có những ai có lòng tham vô đáy, thì mới cố tình không nhận ra con trâu nước giả dạng con kỳ lân mà thôi.
-------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:05 17/05/2011
N2T

56. Ai phạm tội thì nên khóc, mà nếu không biết khóc, thì khi họ trở thành người có thể khóc có thể chảy nước mắt, nếu bị trừng phạt thì cũng không thể chảy nước mắt.

(Thánh Jerome)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Công bố thư luân lưu của Bộ giáo lý đức tin bài trừ nạn giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên
LM Trần Đức Anh OP
08:52 17/05/2011
Công bố thư luân lưu của Bộ giáo lý đức tin bài trừ nạn giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên

VATICAN. Hôm 16-5-2011, Bộ Giáo Lý đức tin đã công bố thư luân lưu nhắm giúp các HĐGM soạn thảo các đường hướng chỉ đạo xử lý những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.

Trong thư gửi kèm văn kiện này, Bộ giáo lý đức tin nhắc lại sự kiện ngày 21-5 năm 2010, ĐTC Biển Đức 16 đã công bố văn bản cập nhật Tự Sắc bảo vệ đặc tính thánh thiện của các bí tích, chứa đựng các qui luật xử lý những tội rất nặng, trong đó có tội lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.

Bộ giáo lý đức tin khẳng định rằng: “Mỗi HĐGM nên chuẩn bị các đường hướng chỉ đạo để giúp các GM thành viên áp dụng đúng đắn các qui luật đó và những khía cạnh khác liên hệ đến nạn lạm dụng trẻ vị thành niên, bằng cách tuân hành các thủ tục rõ ràng và có phối hợp khi phải xử lý những vụ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên. Các đường hướng chỉ đạo như thế phải để ý đến những hoàn cảnh cụ thể tại khu vực thuộc quyền mỗi HĐGM”.

Trong ý hướng giúp các HĐGM đề ra các đường hướng chỉ đạo hoặc hỗ trợ việc duyệt lại các đường hướng đã có, Bộ giáo lý đức tin đã soạn thư luân lưu này. Bộ cũng khẳng định rằng “thật là điều rất hữu ích nếu mời các Bề trên cấp cao của các dòng nam giáo sĩ hiện diện trong lãnh thổ của mỗi HĐGM tham gia vào tiến trình soạn những đường hướng chỉ đạo nói trên”.

Bộ giáo lý đức tin yêu cầu mỗi HĐGM hãy gửi về Bộ trước cuối tháng 5 năm 2012 một bản sao những đường hướng vừa nói. Bộ sẵn sàng giúp làm sáng tỏ hoặc trợ giúp soạn những đường hướng như vậy. Trong trường hợp HĐGM quyết định thiết lập các qui luật có tính chất bắt buộc thì cần có sự duyệt xét và phê chuẩn của các cơ quan liên hệ có thẩm quyền của Tòa Thánh.

Thư luân lưu

Trong Thư luân lưu do Bộ giáo lý đức tin, ngoài phần nhập đề và kết luận, còn có 3 phần:

- Phần thứ I trình bày những khía cạnh tổng quát như: nạn nhân bị lạm dụng tính dục; việc bảo vệ trẻ vị thành niên; việc đào tạo các LM và tu sĩ tương lai; việc tháp tùng các linh mục; sau cùng là sự cộng tác với chính quyền dân sự.

- Phần II lược tóm giáo luật hiện hành về tội giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên

- Phần III là những chỉ dẫn cho các vị Bản quyền (các GM và các Bề trên cấp cao của dòng nam giáo sĩ) về cách thức tiến hành việc xử lý những vụ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.

Trong số những điều được Thư Luân lưu đặc biệt nhấn mạnh, có những điểm như:

- “Giáo Hội, qua vị GM hoặc thừa ủy của ngài, phải tỏ ra sẵn sàng lắng nghe các nạn nhân và thân nhân của họ, và dấn thân trợ giúp họ về tinh thần và tâm lý.”

- “Tại một số quốc gia, trong khuôn khổ Giáo Hội, đã khởi sự những chương trình giáo dục phòng ngừa, bảo đảm những môi trường an toàn cho các trẻ vị thành niên. Các chương trình đó giúp các cha mẹ cũng các nhân viên mục vụ, nhân viên giáo dục, nhận ra những dấu hiệu về sự lạm dụng tính dục và đề ra những biện pháp thích hợp”

- ĐTC Gioan Phaolô 2 hồi năm 2002 đã nói: “Không có chỗ đứng trong hàng linh mục và trong đời tu trì cho những kẻ làm hại người trẻ”.. Đặc biệt cần phải giáo dục cho các ứng sinh linh mục và tu sĩ biết quí chuộng đức khiết tịnh và sự độc thân cũng như trách nhiệm làm cha tinh thần, và cần giúp họ đào sâu kiến thức về kỷ luật Giáo Hội liên quan đến những vấn đề này”.. Cũng cần đặc biệt chăm chỉ thi hành việc trao đổi tin tức một cách kín đáo giữa các giáo phận và dòng tu về những ứng sinh linh mục và tu sĩ từ chủng viện hoặc dòng tu này chuyển sang chủng viện hoặc dòng tu khác”.

- “Các GM có nghĩa vụ phải đối xử với tất cả các LM như người cha và người anh. Ngoài ra, GM cần đặc biệt quan tâm đến việc thường huấn cho hàng giáo sĩ, nhất là trong những năm đầu sau khi chịu chức, đề cao tầm quan trọng của việc cầu nguyện và nâng đỡ nhau trong tình huynh đệ linh mục. Các LM cần được chỉ dẫn về những thiệt hại mà giáo sĩ gây ra cho nạn nhân bị lạm dụng tính dục và về trách nhiệm của mình đối với các quy luật của giáo luật và dân luật, cũng như học cách nhận ra những dấu hiệu về những vụ lạm dụng của bất kỳ người nào khác đối với các trẻ vị thành niên”.

- “Giáo sĩ bị tố cáo vẫn được coi là vô tội cho đến khi có bằng chứng ngược lại, tuy rằng Giám Mục có thể thận trọng giới hạn việc thi hành sứ vụ của giáo sĩ ấy trong khi chờ đợi làm sáng tỏ những lời tố cáo. Nếu thấy lời tố cáo không đúng, thì GM cần làm tất cả những gì có thể để phục hồi thanh danh cho giáo sĩ bị tố cáo bất công”.

- Về việc cộng tác với chính quyền dân sự, Thư của Bộ khẳng định rằng: “Điều quan trọng là cộng tác với chính quyền dân sự trong khuôn khổ thẩm quyền liên hệ. Đặc biệt cần luôn theo những qui định của luật dân sự trong những gì phải trình báo các tội ác cho nhà chức trách có thẩm quyền, nhưng không làm thương tổn bí mật tòa giải tội. Dĩ nhiên sự cộng tác này không chỉ liên quan đến những vụ lạm dụng do giáo sĩ phạm, nhưng cả những trường hợp lạm dụng liên hệ tới nhân viên tôn giáo hoặc giáo dân hoạt động trong các cơ cấu của Giáo Hội”. (SD 16-5-2011)

- “Người tố cáo tội ác phải được đối xử trong sự tôn trọng. Trong trường hợp sự lạm dụng tính dục có liên hệ tới một tội ác khác chống lại phẩm giá của bí tích giải tội (SST, art.4) thì người tố cáo có quyền đòi hỏi làm sao để tên của họ không được thông báo cho linh mục bị tố cáo” (SST, art. 24)

“việc điều tra về những lời tố cáo phải được tiến hành trong sự tôn trọng nguyên tắc bảo vệ tính chất riêng tư (privacy) và thanh danh của con người”.

- “Các đường hướng chỉ đạo phải để ý đến luật pháp của quốc gia thuộc HĐGM liên hệ, đặc biệt về nghĩa vụ phải trình báo cho chính quyền dân sự”.

- “Trong mọi giai đoạn của thủ tục kỷ luật và hình luật, giáo sĩ bị cáo phải được hưởng lương bổng chính đáng”.

- “Không được cho giáo sĩ trở về với sứ vụ công khai nếu sứ vụ này có nguy hiểm cho trẻ vị thành niên hoặc có nguy cơ gương mù cho cộng đoàn”.

Thư luân lưu của Bộ giáo lý đức tin kết luận rằng: “Những đường hướng chỉ đạo do HĐGM đề ra phải nhắm bảo vệ trẻ vị thành niên và giúp các nạn nhân tìm được sự trợ giúp và hòa giải. Những đường hướng đó phải cho thấy rõ trách nhiệm trong việc xử lý các tội giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên trước tiên thuộc về Giám mục giáo phận. Sau cùng, các đường hướng ấy phải đưa tới một hướng đi chung trong HĐGM bằng cách giúp hòa hợp tối đa các nỗ lực của mỗi giám mục trong việc bảo vệ trẻ vị thành niên”.

Cha Lombardi, Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết lá thư luân lưu này ngắn nhưng rất cô đọng. Đây là một bước tiến mới rất quan trọng để khích lệ trong toàn Giáo Hội ý thức về sự cần thiết cấp thiết phải phản ứng một cách hữu hiệu nhất và sáng suốt chống lại tệ nạn lạm dụng tính dục do giáo sĩ”.

Cha Lombardi trưng dẫn Giáo Hội tại những nước nói tiếng Anh đã đi tiên phong trong lãnh vực này như Hoa Kỳ, Anh, Úc, Tân Tây Lan, Ai Len, Canada. Tại Âu Châu có nước Đức đi hàng đầu, tiếp đến là Pháp, Hòa Lan, Bỉ, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Áo và Malta. Ngoài ra, cac HĐGM như Phi luật Tân, Ấn độ, Venezuela, Chile cũng đang tiến hành việc đề ra các đường hướng chỉ đạo trong lãnh vực này.

Thư luân lưu của Bộ giáo lý Đức tin đã được Phủ Quốc vụ khanh và các cơ quan trung ương khác của Tòa Thánh cho ý kiến. (SD 16-5-2011)

G. Trần Đức Anh OP
 
ĐTC tiếp kiến 200 tham dự viên Hội nghị kỷ niệm 50 năm Thông điệp Mater et Magistra
LM Trần Đức Anh OP
08:52 17/05/2011
Đức Thánh Cha tiếp kiến 200 tham dự viên Hội nghị kỷ niệm 50 năm Thông điệp Mater et Magistra

VATICAN. Sáng ngày 16-5-2011, ĐTC đã tiếp kiến 200 tham dự viên Hội nghị quốc tế do Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm ban hành Thông điệp Mater et Magistra (Mẹ và Thầy), của Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan 23.

Hiện diện trong buổi tiếp kiến cũng có nhiều HY và GM. Lên tiếng trong dịp này, ĐTC đề cao tầm quan trọng của Giáo huấn xã hội Công Giáo mà Thông điệp “Mẹ và Thầy” đã góp phần khai triển và phát huy. Ngài cũng nhắc đến những chênh lệch trên thế giới ngày nay đang nuôi dưỡng thêm sự bất bình đẳng, gây ra những vấn đề cho công lý và sự phân phối đồng đều các tài nguyên và cơ may, nhất là đối với những người nghèo nhất.

ĐTC đặc biệt tố giác hiện tượng ồ ạt thiết lập các khế ước tín dụng thường đưa tới một sự đầu cơ vô giới hạn. Ngài nói: “Những hiện tượng đầu cơ gây thiệt hại cũng xảy ra đối với lương thực, nước, đất đai và rút cuộc càng làm cho những người nghèo phải sống trong tình trạng bấp bênh hơn nữa. Cũng vậy, việc tăng giá các nguồn năng lượng đầu tiên, đưa tới hậu quả là sự tìm kiếm những nguồn năng lượng khác, nhiều khi chỉ được hướng dẫn do những mối quan tâm kiếm lợi ngắn hạn, và rốt cuộc tạo nên những hậu quả tiêu cực trên môi sinh và cho chính con người”.

ĐTC không quên cổ võ việc huấn luyện cho giáo dân về Đạo lý xã hội của hội thánh, việc thành lập các Ủy ban công lý và hòa bình, cũng như các tổ chức khác để phục vụ sự tái truyền giảng Tin Mừng cho xã hội.

Hội nghị tiến hành từ ngày 16 đến 18-5-2011 dưới quyền chủ tọa của ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình. Trong số các diễn giả có ĐHY Laurent Monsengwo Pasinya, TGM Kinshasa Congo, và ĐHY Oscar Rodríguez Maradiaga, SDB, TGM Tegucigalpa Honduras, Đức TGM Giampaolo Crepaldi, của giáo phận Trieste, nguyên Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình. (SD 16-5-2011)

G. Trần Đức Anh OP


 
Tin mừng hóa kinh tế và tin mừng hóa chống nô lệ
Vũ Văn An
04:48 17/05/2011

Tuần này, Đức Bênêđíctô XVI hai lần nói tới việc tin mừng hóa: tin mừng hóa kinh tế và tin mừng hóa chống nô lệ. Hôm nay, 16 háng 5, nhân nói chuyện với các tham dự viên một hội nghị quốc tế do Hội Đồng Giáo Hoàng Về Công Lý Và Hòa Bình tổ chức để kỷ niệm 50 năm ngày Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan XXIII ban hành thông điệp thời danh "Mẹ và Thầy", ngài nói rằng thế giới hoàn cầu hóa cần một tin mừng hóa mới, và mặc dù ngữ cảnh ngày nay có khác với ngữ cảnh 50 năm về trước, học thuyết xã hội của Giáo Hội vẫn có những cột mốc lớn để giải quyết sự bất bình đẳng xã hội.

Theo Đức Thánh Cha, văn kiện của vị tiền nhiệm vẫn còn có thể áp dụng hợp thời ngày nay, vì theo vị này, "học thuyết xã hội của Giáo Hội có sự thật làm ánh sáng, tình yêu làm lực đẩy, và công lý làm mục tiêu, một lối nhìn học thuyết xã hội mà tôi tiếp thu trong thông điệp Đức Ái Trong Sự Thật, như một chứng từ của tính liên tục từng giữ cho toàn bộ các thông điệp xã hội được thống nhất".

Đức Thánh Cha nghĩ rằng sự thật, tình yêu, công lý, song song với nguyên tắc của cải là để phục vụ mọi người, vẫn còn là những cột mốc lớn giúp ta giải quyết các bất quân bình đang hiện hữu trong thế giới hoàn cầu hóa. Ngài nhận định rằng với giai đoạn gay cấn nhất của cuộc khủng hoảng tài chánh, các vấn đề trước đây lại tái xuất hiện: tập quán đầu cơ đầy nguy hại càng đem lại cho những người đang sống trong các trạng huống bấp bênh nhiều vấn đề trầm trọng hơn nữa. "Mẹ và Thầy" cách nay 50 năm từng nhắc nhở phải có một nền công lý xã hội hoàn cầu để phân phối công bình các nguồn tài nguyên vật chất và không vật chất. Một tin mừng hóa mới trong lãnh vực xã hội cần có để đem công lý lại trên bình diện phổ quát. Nền công lý này không thể có được khi chỉ dựa vào sự nhất trí xã hội mà không thừa nhận rằng để bền vững, nó phải bén rễ trong sự thiện nhân bản phổ quát.

Tin mừng hóa chống nô lệ

Theo tin Zenit, vào ngày Thứ Bẩy vừa qua, khi tiếp các tham dự viên cuộc họp thường lệ của Hội Đồng Tối Cao Các Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng, Đức Bênêđictô XVI cho hay: có những hình thức nô lệ mới trên thế giới ngày nay, và ta cần có việc tin mừng hóa để chống lại chúng. Các hình thức nô lệ mới này có mặt cả ở thế giới đệ nhất, tuy giầu có nhưng không chắc chắn về chính tương lai của mình, lẫn ở các nước đang phát triển, nơi dù kết quả hoàn cầu hóa được tính bằng lợi nhuận, kết cục người ta cũng chỉ gia tăng quần chúng nghèo khổ, người di dân và bị áp bức, trong đó rất ít ánh sáng hy vọng.

Đức Thánh Cha cho rằng Giáo hội phải không ngừng đổi mới cam kết đem Chúa Kitô vào việc nối dài sứ mệnh thiên sai của Người để Nước Thiên Chúa ngự đến, nước của công lý, hòa bình, tự do và yêu thương. Biến đổi thế giới theo kế hoạch Thiên Chúa bằng một sức mạnh đổi mới của Tin Mừng, để Thiên Chúa là tất cả trong tất cả phải là trách vụ của toàn thể Dân Chúa. Thành thử, điều cần thiết là phải tiếp tục tiến hành, với một hứng khởi mới, sứ mệnh tin mừng hóa, hân hoan loan báo Nước Thiên Chúa để dẫn dắt con người tới nền tự do đích thật của con cái Thiên Chúa chống lại mọi hình thức nô lệ.

Tất nhiên, theo Đức Thánh Cha, những người loan báo Tin Mừng luôn phải sống dưới luật của Lời Chúa, tránh cơn cám dỗ muốn thu gọn việc tin mừng hóa này thành dự án chỉ có tính nhân bản, xã hội, dấu quách chiều hướng siêu việt của cứu rỗi mà Thiên Chúa đã đưa ra trong Chúa Kitô. Thừa tác vụ loan báo tin mừng đòi ta phải yêu thích việc loan báo và làm chứng, dù phải tử đạo.
 
Đức Thánh Cha nói: Tính dục là quà tặng của Thiên Chúa để bầy tỏ tình yêu chân chính
Bùi Hữu Thư
07:12 17/05/2011
VATICAN (CNS) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói thân thể con người là một dụng cụ Chúa ban để bầy tỏ tình yêu, mặc dầu cũng có thể được dùng để gây nguy hại cho người khác hay để tạo khoái cảm một cách ích kỷ cho riêng cá nhân mình.

Đức Thánh Cha nói với các tham dự viên trong một buổi họp được Học Viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về Hôn Nhân và Gia Đình bảo trợ: Sự việc thân thể được tạo dựng cho tình yêu chân thật, chính là điều đem lại giá trị cho sự trong sạch là đức tính coi trọng năng lực của thân thể để bầy tỏ một cái gì thật sâu thẳm nếu được tôn kính và giúp cho có thời gian cần thiết.

Đức Thánh Cha gặp gỡ nhóm người này ngày 13 tháng Năm nhân dịp kỷ niệm năm thứ 30 ngày Học Viện được Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thành lập.

Cố Đức Giáo Hoàng khuyến khích học viện này nghiên cứu và cổ võ những gì đã được mô tả là "thần học về cơ thể" của ngài.

Đức Thánh Cha Benedict nói với nhóm người này là "bằng cách nối kết thần học của cơ thể với thần học của tình yêu" họ có thể giúp người Công Giáo đạt được sự hiểu biế rõ ràng hơn về mục đích của đời sống của họ.

Đức Thánh Cha nói: "Sự hấp dẫn chính thực của tính dục xuất phát từ sự cao cả của chân trời được mở rộng ra: vẻ đẹp trọn vẹn, vũ trụ của người phối ngẫu và tình trạng 'có đôi' nẩy sinh từ sự kết hợp giữa hai người nam và nữ, sự hứa hẹn về hiệp thông được che dấu ở đây, sự mang lại hoa trái mới, hành trình mà tình yêu mở ra để đến với Chúa, là nguồn tình yêu.
 
Những công trình mà Giáo Hội cống hiến cho nhân loại
Philip Tran
08:51 17/05/2011
Chủ nghĩa thế tục hóa và chủ nghĩa hưởng thụ, chủ nghĩa cá nhân được cổ súy mỗi ngày một mạnh mẽ qua các phương tiện truyền thông của thời kỹ thuật số đang tìm cách hạ uy tín của Giáo Hội Công Giáo – chứng nhân của Chân Lý, Hy Vọng và Niềm Hạnh Phúc Vĩnh Hằng - là khuynh hướng của thế giới ngày hôm nay. Nhân loại không biết rằng, nền văn minh tiến bộ ngày hôm nay họ đang hưởng dùng đều bắt nguồn từ Giáo Hội Công Giáo như người tiên phong mở đường đưa họ đến những chân trời mới lạ… Bài viết dưới đây của Cha Andrew Pinsent cho thấy điều đó…

Cha Andrew Pinsent, tác giả của bài viết này, là một Linh Mục của giáo phận Arundel và Brighton và là Giám Đốc Nghiên Cứu của Trung tâm Khoa Học và Tôn Giáo Ian Ramsey tại Đại học Oxford. Cha nguyên là một nhà vật lý phân tử tại CERN [1]. Cha cũng là người đồng sáng lập cùng với Cha Marcus Holden, thành lập Dự Án Rao Giảng Tin Mừng (Evangelium Project), nhằm để nâng cao chất lượng giáo dục Công giáo. (Xin tham khảo thêm website của dự án này ở www.evangelium.co.uk.)


Giới thiệu

Tại một cuộc tranh luận gần đây được BBC phát sóng trên toàn thế giới, có hơn 87 phần trăm khán giả đã bác bỏ quan điểm cho rằng Giáo Hội Công Giáo không phải là một tổ chức tích cực trên thế giới. Mặc dù những người bênh vực Giáo Hội ra sức đương đầu với những thách thức, khó khăn của chiều kích toàn cầu hóa và hưởng thụ hóa, tuy thế, phần lớn dư luận cho rằng cuộc bình chọn trên phản ánh một thái độ thay đổi đối với Kitô Giáo nói chung và niềm tin Công Giáo nói riêng. Nói thẳng ra không cần úp mở, trong thời gian trước đây, mọi người xem Giáo Hội chúng ta tốt đẹp, còn bây giờ, chúng ta ngày càng bị xem là xấu xa, tiêu cực. Kết quả là, việc giảng dạy đức tin và bảo vệ đạo đức Kitô Giáo thật sự đã trở nên khó khăn hơn nhiều tong thời đại hôm nay.

Để giải quyết thách đố trên nơi chính gốc rễ của nó, tôi tin rằng đây là điều tối quan trọng, là chúng ta phải luôn tự khẳng định chính mình về niềm tin Công giáo là một thực tại tốt đẹp trên thế giới. Chúa Giêsu nói: "Người ta sẽ biết các con bằng hoa trái việc làm của các con”, và thậm chí cả một số người ở bên ngoài Giáo Hội đánh giá rất cao thành quả mà Giáo Hội có được. Trong năm 2007, ví dụ, một doanh nhân vô thần, ông Robert Wilson, đã tặng 22.500.000 $ (tức khoảng 13.500.000 £) cho việc giáo dục Công giáo tại New York, và ông cho rằng, "không có Giáo Hội Công Giáo, sẽ không có nền văn minh phương Tây."

Lấy cảm hứng từ cái nhìn sâu sắc của doanh nhân vô thần Robert Wilson, gần đây tôi đã làm việc chung với cha Marcus Holden, linh mục chánh xứ của Ramsgate và là tuyên úy tại Maryvale, bằng cách đối chiếu những đóng góp đặc biệt mà văn hóa và tinh thần Công giáo mang lại cho con người. Những phần dưới đây cho thấy sự đóng góp này thật là vô giá mà bất kỳ ai cũng đều phải chân nhận điều đó khi phải đối mặt với câu hỏi: " Giáo Hội đã từng làm cho chúng ta những điều gì?”

Để hiểu hơn về những thành quả mà Đức Tin Công giáo đã mang lại cho nhân loại trong nhiều lĩnh vực khác, xin các bạn xem Lumen: “Quà Tặng Công Giáo cho Nền Văn Minh” (The Catholic Gift to Civilization), được Hội Sự Thật Công Giáo xuất bản vào tháng 1 năm 2011.

1. Ánh sáng và vũ trụ

Tác phẩm nổi tiếng Maius Opus (năm 1267) [2] của một thầy dòng Thánh Phanxico, Thầy Roger Bacon, (mất năm 1292), được viết theo yêu cầu của Đức Giáo Hoàng Clement IV, bắt đầu khai mở một khoa quang học truyền thống trong thế giới La-tinh. Những cặp kính đeo mắt đầu tiên đã được phát minh ở Ý vào khoảng năm 1300, và một trong những ứng dụng của thấu kính đó sau này được phát triển thành kính viễn vọng và kính hiển vi.

Rất nhiều người nghĩ Galileo (chết năm 1642) do bị bức hại, họ có xu hướng không quan tâm đến những hoàn cảnh đặc thù của sự kiện này, thực tế là nhà bác học Galileo không bị hành hình và bị thiêu chết trên giàn hỏa như nhiều người nghĩ, nhưng nhà bác học đã chết trong nhà của mình, và con gái của nhà bác đã trở thành một nữ tu.

Lịch Gregorian (được phát kiến năm 1582), nay được sử dụng trên toàn thế giới, là một thành quả phát minh bởi nhà thiên văn học Công Giáo, và công trình vật lý thiên văn nghiên cứu quang phổ do Cha Angelo Secchi (mất năm 1878) đã phát minh và để lại cho nhân loại.

Công trình đáng kể nhất về nghiên cứu vũ trụ, đó chính là vụ nổ Big Bang, một lý thuyết quan trọng nhất của vũ trụ học hiện đại, được phát minh bởi một linh mục Công giáo, Cha Georges Lemaitre (mất năm 1966), thực tế về phát minh lịch sử này, đài BBC gần như không bao giờ đề cập, hay được nói đến trong các sách khoa học phổ biến.

2. Trái đất và Thế Giới Tự Nhiên

Nền văn minh Công giáo đã góp phần đáng kể vào việc tầm tra khoa học và vẽ bản đồ của trái đất, do Giáo Hội Công Giáo khích lệ những nhà thám hiểm thế giới vĩ đại như Marco Polo (mất năm 1324), Hoàng tử Henry the Navigator (mất 1460), Bartolomeu Dias (mất năm 1500), Christopher Columbus (mất năm 1506 ) và Ferdinand Magellan (mất năm 1521). Chẳng những không tin vào lý thuyết thế giới bằng phẳng như cái dĩa, những nhà thám hiểm người Công giáo này còn có công mang đến cho nhân loại một bản đồ khoa học đầu tiên: bản đồ Padrón Real của Diogo Ribeiro (mất năm 1527). Cha Nicolas Steno (mất năm 1686) là người sáng lập của các môn địa tầng học, giải thích các tầng lớp đá là một trong những nguyên tắc về địa chất học.

Nhà bác học Jean-Baptiste Lamarck (mất năm 1829), một người Công giáo Pháp, lập ra lý thuyết đầu tiên của sự tiến hóa, bao gồm những khái niệm về sự biến đổi của các loài và sự liên hệ giữa các loài thể hiện qua cây phả hệ. Tu sĩ Augustine Gregor Mendel (mất năm 1884) lập ra khoa di truyền học dựa trên việc nghiên cứu tỉ mỉ các đặc tính di truyền của khoảng 29.000 loại thực vật họ đậu

3. Triết học và Thần học

Công Giáo xem triết học, theo như bản chất của chính bộ môn này, thật thích hợp và có ích lợi cho việc phát triển trí năng đồng thời là một bộ phận không thể thiếu được để xây dựng môn thần học là môn học ứng dụng lý trí để có thể lãnh hội được những thực tại thuộc thế giới siêu nhiên. Những cây đại thụ của triết học Công Giáo có Thánh Augustine (mất năm 430), Thánh Thomas Aquinas (mất năm 1274), Thánh Anselm (mất năm 1109), Chân Phước Duns Scotus (mất 1308), triết gia Suárez (mất 1617) và triết gia Blaise Pascal (mất 1662). Những triết gia Công Giáo gần đây có Thánh Edith Stein (mất năm 1942), triết gia Elizabeth Anscombe (mất 2001) và triết gia Alasdair MacIntyre… Trên cơ sở đó, Công Giáo tin tưởng Thiên Chúa là Thiên Chúa của lý trí và tình yêu. Người Công giáo đã bảo vệ tính vẹn toàn của con người đối với thế giới vật chất, nguyên lý nền tảng sự hiện hữu của thế giới sinh vật và vật chất, nguyên nhân tối hậu của những hành động, ý chí tự do, vai trò của các nhân đức trong vấn đề hạnh phúc, mục đích tốt và xấu, luật tự nhiên và nguyên tắc tương hợp - không mâu thuẫn… Những nguyên tắc này đã có một ảnh hưởng khôn lường trên đời sống trí thức và văn hóa của nhân loại cho đến ngày hôm nay.

4. Giáo dục và hệ thống các trường đại học

Có lẽ sự đóng góp lớn nhất và độc đáo nhất về giáo dục mà Công Giáo mang lại cho nền văn minh nhân loại là sự phát triển của hệ thống trường đại học. Các trường đại học Công Giáo có sớm nhất bao gồm Đại Học Bologna (thành lập năm 1088); Đại Học Paris (1150), Đại Học Oxford (1167); Đại Học Salerno (1173); Đại Học Vicenza (1204), Đại Học Cambridge (1209); Đại Học Salamanca (1218-1219); Đại Học Padua (1222); Đại Học Naples (1224) và Đại Học Vercelli (1228). Đến giữa thế kỷ 15 (hơn 70 năm trước khi thời kỳ Cải Cách), đã có trên 50 trường đại học Công Giáo ở châu Âu.

Rất nhiều trường trong số các trường đại học này, chẳng hạn như Đại Học Oxford, vẫn còn đó những dấu hiệu nguồn gốc Công Giáo của mình, ví dụ như cái huy hiệu bốn cạnh tượng trưng cho Thánh Giá được treo trên khắp các hành lang quanh Đại Học giống như trong các tu viện, lối kiến trúc Gothic với rất nhiều nhà nguyện. Ngay từ thế kỷ thứ sáu, Công Giáo ở Châu Âu đã hình thành và phát triển một hệ thống giáo dục mà sau này được gọi là trường học ngữ pháp, và trong thế kỷ 15, hệ thống in ấn báo chí được phát triển và ứng dụng trong các trường học đã mang lại những lợi ích khôn lường cho việc giáo dục. Ở thời điểm hiện tại ngày hôm nay, người ta ước tính rằng các trường học Công Giáo đang giáo dục và đào tạo cho hơn 50 triệu sinh viên trên toàn thế giới.

5. Nghệ thuật và kiến trúc

Niềm tin vào Mầu Nhiệm Nhập Thể, Ngôi Lời mang lấy xác thể, và Hy Tế của Thánh Lễ đã trở nên nguồn cảm hứng bất tận làm phong phú cho việc Giáo Hội Công Giáo đóng góp cách đặc biệt vào lãnh vực nghệ thuật và kiến trúc. Những đóng góp này bao gồm: các Đại Thánh Đường ở Rô-ma; các tác phẩm của Giotto (mất 1337), người đã khởi xướng chủ nghĩa hiện thực trong hội họa qua các bức tranh “Những Chặng Đàng Thánh Giá của Anh Em Tu Sĩ Dòng Thánh Phan-xi-cô”, đã truyền cảm hứng cho loại hình nghệ thuật ba chiều và phim truyền hình, kịch nghệ ngày nay; việc phát minh loại hình hội họa nghệ thuât phối cảnh không gian ba chiều xuất phát từ một điểm quy chiếu mà ta gọi là điểm tuyến tính phối cảnh do một người Công Giáo tìm ra, đó là họa sĩ Brunelleschi (mất năm 1446); và các công trình nổi tiếng của thời kỳ Phục Hưng vẫn còn đó trong các viện bảo tàng ở Châu Âu.

Loại thứ hai bao gồm các tác phẩm của Chân Phước Fra Angelico (mất năm 1455), mà hôm nay người ta chọn làm vị thánh bảo trợ nghệ thuật; và công trình vô song của danh họa Leonardo da Vinci (mất 1519), danh họa Raphael (mất 1520), danh họa Caravaggio (mất 1610,), danh họa Michelangelo ( mất 1564) và danh họa Bernini (mất 1680). Rất nhiều công trình nghệ thuật của những nghệ sĩ này, chẳng hạn như bức bích họa trên trần nhà nguyện Sistine, được coi là một trong những công trình nghệ thuật lớn nhất của mọi thời đại. Giáo Hội Công Giáo cũng để lại các loại hình tổng thể kiến trúc rất độc đáo, ví dụ như kiểu Byzantine, kiểu xây dựng Romanesque, kiểu kiến trúc Gothic, kiểu nhà thờ Phục Hưng và kiểu kiến trúc Baroque. Bức tượng Chúa Ki-tô Cứu Thế (Cristo Redentor) [4] ở Brazil và Vương Cung Thánh Đường Sagrada Familia ở Barcelona cho thấy rằng đức tin Công Giáo vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng bất tận cho nền nghệ thuật và kiến trúc truyền thống mọi thời.

6. Pháp Luật và Luật Học

Những cải cách của Đức Giáo Hoàng Gregory VII (mất năm 1085,) cũng tạo nên động lực để hình thành những bộ luật của Giáo Hội và của các quốc gia Châu Âu. Việc ứng dụng những nguyên tắc của triết học vào pháp luật, cùng với các công trình nghiên cứu rất đáng trân trọng của các tu sĩ ở thế kỷ thứ 12, đã tạo ra một bộ luật hoàn chỉnh và có tính khoa học đầu tiên mà trong đó tất cả điều khoản, các phần được xem như là tương hợp với nhau trong một tổng thể chung. Cuộc cách mạng này dẫn đến việc thành lập các trường luật, bắt đầu tại trường Đại Học Bologna (1088), từ đó nghề luật nổi lên, và khái niệm như "tổ chức pháp nhân", “cơ quan”, “tổ chức”… rồi đến các cơ sở pháp lý của một loạt các cơ quan chẳng hạn như các trường đại học, các công ty và quỹ tín thác… xuất hiện trong vài thập niên cách đây…. Những nguyên tắc pháp lý như "thiện ý", tôn trọng quyền lợi, bình đẳng trước pháp luật, luật pháp quốc tế, xét xử, bồi thẩm đoàn, lệnh đình chỉ bắt giam, và việc bắt buộc phải chứng minh sự hồ nghi tội phạm vượt quá khả năng phạm tội…v..v… đó là tất cả những thành quả của nền văn minh và khoa luật pháp mà Công Giáo mang đến cho thế giới.

7. Ngôn Ngữ

Việc nhấn mạnh tiếng Hy Lạp và tiếng La-tinh trong truyền thống Công Giáo đã tạo ra nhiều thuận lợi cho việc phổ biến khả năng đọc viết cho mọi người, vì khi bảng chữ cái được phát minh thật sự đã làm cho việc đọc và viết dễ dàng hơn so với ngôn ngữ mang nhiều hình tượng, chẳng hạn như tiếng Trung Quốc. Sự mở rộng công việc truyền giáo mà Giáo Hội Công Giáo có nhiệm vụ phải thực hiện theo lệnh Chúa Giê-su, và những cuộc thăm dò, thám hiểm đã làm cho bảng chữ cái Latinh được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống chữ viết trên khắp thế giới. Công Giáo cũng phát triển các bản chữ cái tiếng Armenia, Georgia và Cyrillic, và những bản chữ in tiêu chuẩn, như bản Carolingian khổ rất nhỏ ngay từ thế kỷ thứ 9 đến thể kỷ 12, và cả bản chữ in Gothic (từ thế kỷ 12). Công Giáo cũng tạo nên một cái khung nền cho các tác phẩm văn hoá như Divina Commedia (Thiên Sử Thi do Dante viết) [5], Cantar de Mio Cid (Câu Chuyện và Truyền Thuyết về Một Quý Tộc thời Trung Cổ) và La Chanson de Roland (Bài Ca của Roland), và rất nhiều tác phẩm bằng tiếng địa phương đã tác động đến sự phát triển của Ý, Tây Ban Nha và Pháp cách đáng kể. Bài Vinh Tụng Ca Công Giáo của Cædmon [6] viết vào thế kỷ thứ bảy được cho là văn bản tiếng Anh cổ lâu đời nhất còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Valentin Haüy (mất năm 1822), anh trai của Abbé Haüy (là một linh mục, người phát minh ra tinh thể học), thành lập ngôi trường học đầu tiên cho người mù. Sinh viên nổi tiếng nhất của trường này, Louis Braille (mất năm 1852) [7], đã phát triển một hệ thống chữ cho người mù học mà ngày nay trên toàn thế giới hệ thống chữ dành cho người mù này mang tên ông.

8. Âm Nhạc

Xuất phát từ âm nhạc phụng tự của những người Do Thái từ thời Cựu Ước, Công giáo hầu như phát minh ra nền văn minh truyền thống âm nhạc phương Tây. Thể loại Bình Ca Đơn Âm Gregorian (Monophonic Gregorian chant) dùng trong phụng vụ Rô-ma phát triển từ thế kỷ thứ sáu. Những phương pháp ký âm giai điệu đã làm phát sinh ra những khái niệm âm nhạc (như ký hiệu khuông nhạc) mang đến những lợi ích không đếm xuể cho việc ghi chép các tác phẩm âm nhạc, và hệ thống thang âm “ut-re-mi” (do-re-mi) là công trình của một tu sĩ dòng Benedictine, Thầy Guido of Arezzo (mất năm 1003). Từ thế kỷ thứ 10, các trường phái thánh ca phát triển âm nhạc đa âm, sau này mở rộng đến 40 âm (Tallis, Spem in Alium) và thậm chí đến 60 âm (Striggio, Missa Sopra Ecco).

Các thể thể loại âm nhạc mà hầu như phần lớn, hoặc toàn bộ đều bắt nguồn từ nền văn minh Công Giáo bao gồm các bài thánh ca, các thể loại diễn xướng và nhạc kịch opera. Nhạc sư Haydn (mất 1809), một người Công giáo mộ đạo, đã định hình cách vững chắc cho sự phát triển của các bài giao hưởng và bộ tứ tấu đàn dây (violon, viola, cello và bass). Qua sự bảo trợ của Giáo Hội và việc khích lệ các hình thức phụng vụ, nhiều công trình tác phẩm vĩ đại được hình thành bởi các nhạc sĩ bậc thầy như Monteverdi (mất năm1643), Vivaldi (mất năm 1741), Mozart (mất năm 1791) và Beethoven (mất năm 1827). Bản nhạc Đại Giao Hưởng số 8 của Mahler (mất năm 1911) lấy chủ đề và nguồn cảm hứng từ bài thánh ca cổ xưa của Lễ Ngũ Tuần, Veni creator Spiritus.

9. Chỗ đứng của phụ nữ

Trái với định kiến thông thường trọng nam khinh nữ, nền văn minh Công Giáo coi trọng và đề cao những phụ nữ nổi tiếng và có ảnh hưởng. Giáo Hội đã tôn vinh nhiều vị thánh nữ, kể cả những vị thánh nữ tiến sĩ gần đây của Giáo Hội, và tỏ lòng quý trọng các nữ tu tuyệt vời, chẳng hạn như Thánh nữ Hilda (mất năm 680) (về sau trường học của Thánh nữ Hilda lập, được đặt tên là Oxford) và Chân Phước Hildegard von Bingen (mất năm 1179), là nữ tu viện trưởng và là một người uyên bác. Những phụ nữ Công giáo đi tiên phong trong lãnh vực chính trị có Hoàng hậu Matilda (mất 1167), nữ quận chúa Eleanor của Aquitaine, một người giàu có, quyền lực và nhân ái (mất năm 1204) và Nữ hoàng đầu tiên của nước Anh, Mary Tudor (mất năm 1558).

Công giáo cũng mang đến cho nền văn minh nhân loại nhiều nhà khoa học và giáo sư đầu tiên của thế giới là những phụ nữ: nữ giáo sư vật lý người Ý, Trotula của thành Salerno trong thế kỷ 11, và nữ giáo sư vật lý người Ý, Dorotea Bucca (mất năm 1436), là người đã giữ ghế giáo sư y khoa tại Đại học Bologna, nữ triết gia Elena Lucrezia Piscopia thành Venice (mất năm1684), lần đầu tiên người phụ nữ nhận được một văn bằng Tiến sĩ Triết học (1678) và Maria Agnesi (d 1799), một triết gia, một nhà ngữ học và toán học là người phụ nữ đầu tiên được Đức Giáo Hoàng Benedict XIV chỉ định trở thành giáo sư toán học đầu tiên tại Ý vào năm 1750.

By Philip Tran chuyển ngữ,

Theo nguồn http://www.catholicherald.co.uk

____________________________________________

Chú thích

[1] CERN được bắt nguồn từ các từ viết tắt tiếng Pháp: Conseil Européen pour la Recherche Nucléaire, một cơ thể thành lập năm 1952 với nhiệm vụ thành lập một tổ chức nghiên cứu vật lý cơ bản với tầm cỡ thế giới đặt ở châu Âu. (http://angelsanddemons.cern.ch/)

[2] Tác phẩm Majus Opus (Latinh có nghĩa là "Đại công trình") là công trình quan trọng nhất của Roger Bacon (c. 1214–1294). Nó được viết bằng tiếng Latin trung cổ, theo yêu cầu của Đức Giáo Hoàng Clement IV, để giải thích những công việc mà Bacon đã thực hiện. Cuốn tổng luận dày 840 trang bàn về tất cả các khía cạnh của khoa học tự nhiên, từ ngữ pháp và logic cho đến toán học, vật lý, và triết học. Tác phẩm Bacon đã được gửi đến Đức Giáo Hoàng trong năm 1267, kèm theo một lá thư ông bày tỏ sự cống hiến đó, đã được tìm thấy bởi FA Gasquet tại Thư viện Vatican và đã được xuất bản vào năm 1897.

[3] Lịch Gregorian, còn được gọi là lịch phương Tây, hoặc lịch Kitô giáo, là lịch quốc tế, được cải cách từ lịch Julian kết hợp với chu kỳ của mặt trăng để tính ngày Lễ Phục Sinh. Nó được giới thiệu bởi Giáo hoàng Gregory XIII, mà sau này người ta dùng tên ngài để đặt tên cho lịch này. Lịch được cải cách, thông qua năm 1582 bởi một số quốc gia, và lịch này được dùng cho đến ngày nay.

[4] Bức tượng Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc (tiếng Bồ Đào Nha: Cristo Redentor) được làm bằng bê tông cốt thép kết hợp với đá, và được xây dựng giữa năm 1922 và 1931. Bức tượng đặt ở thành phố Rio de Janeiro, Brazil; được coi là một công trình nghệ thuật lớn thứ hai trên thế giới. Tượng cao 39,6 mét (khoảng 130 feet), bao gồm: bệ có chiều cao là 9,5 mét, hai cánh tay giang rộng 30 mét, nặng 635 tấn và được đặt tại đỉnh núi Corcovado cao 700 mét (khoảng 2.300 feet) trong rừng Vườn Quốc Gia Tijuca nhìn ra thành phố Rio de Janeiro. Bức tượng đã trở thành một biểu tượng Ki-tô Giáo của thành Rio de Janeiro và của nước Brazil.

[5] The Divine Comedy (Italian: Divina Commedia), được Dante Alighieri (1256–1308) viết vào khỏang 1308 cho đến trước khi ông ta chết 1321. Bài thơ sử thi đồ sộ này được coi là trung tâm của văn học Ý, và là công trình vĩ đại nhất của văn học thế giới. Tầm nhìn và trí tưởng vô cùng phong phú cùng những ngụ ngôn trong bài thơ của một tín hữu Công Giáo là một cái nhìn tột bậc về thế giới trung cổ cũng như sự phát triển của Giáo Hội Công Giáo. Được thiết lập trên phương ngữ của tiếng Tuscan và viết theo chuẩn mực của tiếng Ý, bài sử thi này gồm hơn 14.000 dòng được chia làm 3 phần Inferno (Hỏa Ngục), Purgatorio (Luyện Ngục), và Paradiso (Thiên đàng).

[6] Cædmon (mất năm 680) là nhà thơ người Anh đầu tiên được thế giới biết đến. Cædmon cũng là một tu sĩ nhiệt thành và một nhà thơ đầy cảm hứng tôn giáo. Cædmon là một trong mười hai nhà thơ Anglo-Saxon được biết đến trong thời trung cổ. Công trình hiện còn lại của Cædmon, bài “Cædmon’s Hymn”, là bài thơ khen ngợi, vinh danh Thiên Chúa. Bài thơ là một trong những ví dụ chứng tỏ sự xuất hiện của tiếng Anh rất sớm

[7] Louis Braille, sinh ngày 4 tháng 1 năm 1809 tại Coupvray (gần Paris), Pháp, mất ngày 6 tháng 1 năm 1852, là người phát minh ra kiểu chữ Braille dành cho người mù và người khiếm thị. Cha ông, ông Simon-René Braille, là thợ sản xuất yên và cương ngựa. Năm lên ba tuổi, Louis bị thương ở mắt trái do bị dùi đâm phải. Vết thương bị nhiễm trùng và lây sang mắt phải, khiến Braille bị mù hoàn toàn. Vào năm mười tuổi, ông giành được học bổng đi học tại Học viện Hoàng gia dành cho Thanh niên mù (ngày nay là Học viện Quốc gia dành cho thanh niên mù) tại Paris. Ở trường, những đứa trẻ được học đọc các ký tự in nổi nhưng không thể học viết do các ký tự được tạo thành do những trang giấy ép lên sợi dây đồng.

Đến năm 13 tuổi, ông phát minh ra hệ thống các dấu chấm nổi, nhờ ý tưởng qua cuộc viếng thăm của ông Đại úy về hưu Charles Barbier của Serre, người đã phát triển một hệ thống chữ viết cho phép người ta trao đổi mệnh lệnh quân đội trong đêm tối. Hệ thống này dựa trên mười hai chấm, do đó nó khá phức tạp, còn hệ thống của Braille chỉ sử dụng có sáu chấm. Braille còn cải tiến hệ thống của mình để viết được cả ký hiệu toán học và nhạc lý.
 
Việc đề nghị hợp pháp hoá thị trường mua bán các cơ phận của con người
Philip Tran
08:52 17/05/2011
Việc đề nghị hợp pháp hoá thị trường mua bán các cơ phận của con người

Một xã hội con người ăn thịt con người

Việc đề nghị hợp pháp hoá thị trường mua bán các cơ phận của con người này không phải là điều gì mới lạ. Vào năm 2006, trong một cuộc phỏng vấn đăng trên tờ báo Thời Sự San Francisco (San Francisco Chronicle), ngay sau đó được tờ New York Times và The Wall Street Journal chọn để đưa lên trong báo của họ, rồi kế đến, ông Gary Becker, một nhà kinh tế đoạt giải Nobel, kêu gọi luật pháp chuẩn thuận việc mở ra một thị trường hợp pháp hóa cho việc mua bán các bộ phận cơ thể con người. Cuộc vận động của Gary Becker đã gây nhiều tiếng vang, cũng như những dư luận phản đối cho là hành động này mà xã hội chấp nhận thì thật là sự liều lĩnh và đáng xấu hổ cho nhân loại. Tuy nhiên, do nhu cầu, danh sách những con người đang lâm bệnh sợ không còn sống sót được nữa đã bí mật mua lại những quả thận hoặc gan mỗi ngày một thêm dài ra ở Mỹ. Mới đây, cây bút Jessica Pauline Ogilvie trong các trang báo của tờ Los Angeles Times đã bày tỏ hy vọng rằng thị trường mua bán thận sẽ được hợp pháp hoá: nếu việc mua và bán nội tạng được luật pháp công nhận, rất nhiều người nghèo sẽ có thể kiếm thêm tiền và nhiều người bị bệnh sẽ giải quyết được vấn đề bệnh tật của họ.

Cuộc tranh luận mỗi ngày một mạnh mẽ. Nhiều người, trong đó có rất nhiều bác sĩ, cho rằng việc mua và bán thận nên được hợp pháp hoá trong điều kiện có sự nhất trí đầy đủ và được thông báo đến những bên liên can, cùng với sự hỗ trợ y tế cả trước và đặc biệt là sau khi chiết xuất cơ phận này ra khỏi cơ thể trong điều kiện bảo đảm chắc chắn sự chuẩn xác, dù có đồng ý hay không theo quan điểm từng cá nhân, cho thấy sự việc này mang tính thực tế. Bên cạnh đó, các nền dân chủ phương Tây có khuynh hướng nghiêng về việc quyền cá nhân tự quyết trong sự lựa chọn liên quan tới sức khỏe và sự sống của mỗi người, càng cho thấy những trở ngại liên quan đến pháp lý, đạo đức ở một mức độ nào đó rồi sớm hay muộn gì cũng sẽ được giải quyết.

Những người chống lại đề nghị hợp pháp hóa thị trường cho biết sự việc này chỉ có lợi cho người giàu, theo họ thì: (1) đó chính là một hình thức nô lệ hiện đại mà những người giàu là chủ ông trục lợi nhiều nhất; (2) đó là một sự dối trá, ngụy tạo dưới lớp vỏ bọc luật pháp để rêu rao về sự đồng thuận tự do, là điều mà tất yếu sẽ dẫn đến hệ quả thật thảm hại: làm cho nhiều người bán đi một phần thân thể của chính mình; (3) đó là việc trục lợi của một “thế lực đen” thông qua sự hợp pháp hoá thương mại mua bán đối với những cơ phận được chính chủ thể cơ phận đó hiến tặng tự nguyện, bởi vì nếu đề nghị này được hợp pháp hóa sẽ có tác động tiêu cực đến sự đóng góp tự nguyện các cơ phận cho mục đích nhân đạo, và có nguy cơ trở thành những phi vụ thương mại bất chính làm tổn hại đến nhân phẩm và tính luân lý, đạo đức. Giuseppe Remuzzi, một bác sĩ người Ý chuyên về lắp ghép cơ phận, nhận ra sự thất vọng của nhiều người trước sự kiện này, đã viết trong tờ nhật báo hàng ngày của Ý, tờ Corriere della Sera, "Chúng ta không thể chấp nhận việc mua và bán các cơ quan, thậm chí nếu quy định của pháp luật cho phép."

Đứng ở vị trí đối lập với vụ việc mang tính thương mại như vậy, phải thành thực mà nhận rằng vấn đề đạo đức không phải là điều quan tâm hàng đầu của những người bán các cơ phận của mình. Trong lịch sử nhân loại, những con người không còn hy vọng gì để có thể sống được nữa đã từng dùng đến các biện pháp liều lĩnh để cứu bản thân họ hoặc người mà họ yêu thương bằng cách cắt đi một cơ phận của họ. Nếu khoa học y tế hiện nay cho phép con người vượt qua tất cả các mức giới hạn của đạo đức, nhân vị, thì cái lý do căn bản nằm ẩn sau sự việc này là: “sự liều lĩnh điên rồ này là do cái nghèo mà ra.” Và một xã hội mà "hợp pháp hóa " cái sự liều lĩnh điên rồ này đúng là một xã hội không có khả năng bảo vệ công dân của họ. Tuy nhiên, vấn đề nghiêm trọng nhất, vẫn hệ tại nơi chính người mua. Chúng ta không cần phải suy nghĩ, cân nhắc nhiều, trọng tâm của vấn đề nằm ở đây là: liệu chúng ta có sẵn sàng chấp nhận rằng một người mua sức khỏe cho bản thân mình, hoặc cứu lấy cuộc sống của chính mình, bằng cách mua lấy một cơ phận từ cơ thể của người khác để thay thế là một hành vi thích đáng?

Liệu chúng ta có còn tin rằng, trong thực tế, một khi xã hội mở cửa cho loại thị trường này, thị trường mà con người ăn thịt đồng loại mình, thì xã hội đó có còn là một xã hội dân chủ và văn minh không… !!!

Philip Tran chuyển ngữ

Theo nguồn L’Osservatore Romano.
 
Chính quyền Trung Cộng gia tăng những cuộc bắt bớ
Pt Huỳnh Mai Trác
09:16 17/05/2011

Trong nhiều tháng gần đây, chính quyền Trung Cọng đã gia tăng các cuộc bắt bớ giới trí thức, các nhà xã hội, các nghệ sĩ, các nhà lập pháp khi họ gióng tiêng đòi tự do. Các cuộc đàn áp và bắt bớ cũng nhắm vào Giáo Hội Công Giáo “hầm trú”. (underground)

Gần đây, có nhiều linh mục đã bị bắt giam. Các nguồn thông tin quốc tế đã loan tin những khó khăn bức bách của các tín đồ đạo Tin lành ở Bắc Kinh nhất là ở tỉnh Shouwang..

Riêng về Giáo Hội Công giáo, Ủy Ban “Công Lý và Hòa Bình của Địa phận Hồng Kông báo cáo có khoảng hơn 20 giáo sĩ tỉnh Hebei hiện đang bị giam giữ. Bị bắt bỏ tù mà không đưa ra xét xử, một số đã bị tra tấn dã man và bị đem đi cải tạo “học tập chính trị”, trong khi đó chính quyền đòi hỏi các giáo sĩ này phải gia nhập “Giáo Hội Yêu nước”, đó là một Giáo Hội chính thức thuộc đảng cọng sản của Trung Cọng.

Tỉnh Hebei là tỉnh bị đàn áp mãnh liệt nhất. Trong ngày 8 tháng 4 vừa qua, Cha Giuse Chen Hailong, 29 tuổi, chịu chức năm 2009 bị khỏang 10 cảnh sát mang thường phục cản trở và hành hung khi ngài đi thăm giáo dân.

Ngài thuộc Gíáo Hội “thầm lặng” của dịa phận Xuanhua, ngài phụ trách một giáo xứ thuộc xứ Yanquing và Yuongning ở ngoại ô thành Bắc Kinh. Họ đem Cha vào trong một khách sạn ở Yangquing để tra hỏi sau đó họ đem ngài đi biệt giam một nơi mà không ai biết. Gia đình ngài rất lo lắng vì sức khoẻ của Cha rất yếu ớt.

Cũng trong dịa phận Xuanhua, Cha Phêrô Zhang Guangjun, bị Cơ quan an ninh bắt vào tháng giêng. Ngài bị tra tấn bằng cách không cho ngủ trong suốt năm ngày liền và bị chửi mắng liên tục một cách tục tỉu rất man rợ . Vị linh mục được tạm thời thả ra vào dịp Tết Nguyên Đán và gia đình ngài phải dùng một chiếc xe của gia đình để thế chưng. Nhưng đến ngày 8 tháng 3 ngài bị bắt lại và có nhiều nhân chứng nói là ngài đang bị hành hạ rất dã man, vì ngài một linh mục thuộc quyền một giám mục “hầm trú”.

Cũng trong dịa phận Zengding, một linh mục thuộc quyền một giám mục “hầm trú”, Đức Cha Julius Jia Zhiguo, đã bị bắt vào giữa tháng 3. Cha Wang bị bắt cóc đem đi giam cầm và bị kết án với những tội mà chúng vu khống và bịa đặt ra.

Những cuộc bắt bớ trong tỉnh Hebei như là một chiến dịch của chính quyền cọng sản nhắm vào thành phần Giáo Hội “hầm trú” để buộc họ phải gia nhập vào “Giáo Hội quốc doanh” do nhà nước cọng sản điều khiển. Hiện tại trong tỉnh Zhangjiakou có hai giáo phận là Xuânhua và Xiwanzi ở đó Cảnh sát và Ủy Ban tôn giáo được điều động để làm những cuộc bắt bớ. Từ năm 2007, có khoảng hơn 20 linh mục bị bắt giam mà không hề đưọc đem ra xét xử.


Cũng tại trong tỉnh Hebei, có hai giám mục là Đức Gíám mục Su Zhemin, giám mục dịa phận Baoding đã bị bắt biệt tích từ ngày 8 tháng 10 năm 1997 và Đức Giám mục Shi Enxiang của giáo phận Yixian, bị bắt vào ngày 13 tháng 4 năm 2001, vào ngày Thứ Sáu tuần thánh. Từ đó đến nay ,số phận của các ngài như thế nào và bị giam ở đâu không hề một ai được hay biết!
Đó là tất cả những khó khăn và những đau khổ mà Giáo Hội “hầm trú” phải chịu đựng vì trung thành với Tòa Thánh Vatican. Chính quyền Trung cọng muốn tất cả mọi tôn giáo đều phải dưới quyền kiểm soát của nhà nước cọng sản và như thế nên mới có những khó khăn trong việc bổ nhiệm các giám mục.

Cuối cùng, một thí dụ rất rỏ ràng về việc bách hại Giáo Hội Công giáo và xiết chặt việc kiểm soát , và rất gần đây chính quyền cọng sản đã cấm một nhà truyền giáo người Pháp vào Trung quốc, khi ngài muốn xin tái cấp giấy chiếu khán và đã bị từ chối.
.
Tai Hoa Kỳ, vào ngày 28 tháng 4 vừa qua, trong bảng báo cáo hàng năm của Ủy Ban Tự do Tôn giáo trên thế giới đã lên tiếng tố cáo những vi phạm trầm trọng về tự do tôn giáo tại lục điạ Trung quốc. Họ đã đàn áp nhắm vào Phật giáo Tây Tạng, Hồi giáo ở Tân Cương, các tín đồ của phái Fa luân Công, các tín đồ đạo Tin Lành và Giáo Hội Công giáo “hầm trú”. Vào ngày 4 tháng 5 , ở Bác Kinh, phát ngôn viên của Bô Ngoại giao Trung Cọng tuyên bố: Chúng tôi khuyến cáo cái Ủy Ban Hoa Kỳ về do Tự do Tôn giáo trên thế giới hãy từ bỏ mọi thành kiến, hãy tôn trọng các sự kiện và đừng có can thiệp vào nội bộ của nước Trung Hoa của chúng tôi!” (nguồn tin: Mepasie).
 
Hội Yêu Nước Trung Quốc dọa tấn phong bất hợp pháp 10 giám mục
Lã Thụ Nhân
08:49 17/05/2011
Hội Yêu Nước Trung Quốc dọa tấn phong bất hợp pháp 10 giám mục

Đó là tuyên bố của Antôn Lưu Bách Niên, chủ tịch danh dự của Hội Yêu Nước Trung Quốc. Hôm 11 tháng Năm đã có một cuộc bầu chọn Giám Mục tại Sán Đầu (Quảng Đông) với một ứng cử viên duy nhất, liên kết với Đảng Cộng Sản để tước quyền vị giám mục hiệp thông với Tòa Thánh trong giáo phận.

Hồng Kông (AsiaNews) - Antôn Lưu Bách Niên, chủ tịch danh dự của Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc, đã yêu cầu Toà Thánh Vatican "không can thiệp vào cuộc tự bầu chọn và tự phong chức các giám mục, [tức là không có huấn lệnh của Đức Giáo Hoàng] và công nhận, cũng như ủng hộ các giám mục được bầu chọn trong công cuộc truyền giáo của họ". Lưu Bách Niên, có biệt danh là "Giáo Hoàng của Trung Quốc" khi tuyên bố của ông có ảnh hưởng lèo lái toàn bộ Giáo Hội Trung Quốc, ông cho biết vẫn còn có ít nhất 10 ứng cử viên cho chức giám mục, những người sẽ sớm được tấn phong theo phương thức "tự bầu chọn và tự phong chức", một phương thức mà ông nói là "được Giáo Hội tại Trung Quốc mong muốn".

Tuyên bố của Lưu Bách Niên đã được tờ Wen Wei Po của Hồng Kông loan tin vào gần ngày họp Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 14 tháng Năm vừa qua.

Các chuyên gia xem tuyên bố bằng lời lẽ mạnh mẽ này là một thách thức và là mối đe dọa chống lại Vatican trong việc tấn phong giám mục sắp diễn ra mà không có huấn lệnh của Đức Giáo Hoàng, sau khi vụ cuối cùng xảy ra vào tháng mười một năm ngoái ở Thừa Đức (Tòa Thánh chỉ trính tấn phong Giám Mục bất hợp pháp và cưỡng bức các giám mục)

Lời của ông Lưu giờ lại vang lên đúng vào một số thời điểm. Chỉ vài ngày trước, hôm 11 tháng Năm, với một giám mục được các linh mục, nữ tu và giáo dân bầu chọn tại Sán Đầu dưới đe dọa và áp lực chống lại thiện chí của Tòa Thánh.

Ủy ban bầu cử gồm 15 linh mục, 5 nữ tu, 50 chủng sinh và 2 giáo dân đã bỏ phiếu đa số tuyệt đối cho một ứng cử viên duy nhất, Cha Joseph Huang Bingzhang. Cuộc "tự bầu cử" này có lỗ hổng nghiêm trọng:

1) Trước tiên nó diễn ra do sự cưỡng bức. Các linh mục và giáo dân đã thú nhận là họ được đưa ra khỏi nhà và "được hộ tống" bởi công an. Hơn nữa, nhiều thành viên Hội Yêu Nước và công an đã có mặt tại phòng bầu cử và kiểm soát lá phiếu. Nhiều người cho biết họ đã phải chịu áp lực mạnh mẽ để bỏ phiếu cho ứng cử viên duy nhất, những người khác nói rằng họ bị buộc phải bỏ phiếu "chống lại lương tâm mình" vì sợ bị trả thù, và những đe dọa cho người thân của họ. Tuy nhiên, trong số các lá phiếu, có ba phiếu chống và ba phiếu trắng. Ứng cử viên duy nhất nhận được 66 phiếu. Trong số năm linh mục không muốn tham gia vào cuộc bầu cử, ba người phải chịu sự giám sát của công an, một người mất tích (có lẽ ngài đã trốn đi), một người bị bắt.

2) Ứng cử viên, cha Huang, đã háo hức muốn trở thành một giám mục trong một thời gian dài và Toà Thánh Vatican đã không bao giờ thấy ngài là một ứng cử viên xứng đáng. Cha Huang được các tín hữu xác định là người "tham vọng", và "tham quyền lực" và quá thân Cộng sản. Từ năm 1998 ngài đã là một thành viên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội của Trung Quốc), ngài đã là Chủ tịch Hội Yêu Nước của Quảng Đông kể từ tháng Mười Hai năm ngoái và là Phó Chủ tịch Hội yêu nước trên bình diện quốc gia ( Trung Quốc: giám mục bất hợp thức lại được làm chủ tịch Hội đồng Giám mục).

3) Giáo phận Sán Đầu đã có một giám mục là Đức Cha Zhuang Jianjian, được bí mật phong chức với sự phê chuẩn của Tòa Thánh vào năm 2006. Tuy nhiên, Hội Yêu Nước không công nhận ngài là giám mục và ngài luôn bị cấm thực thi công việc mục vụ của mình. Kể từ tháng Mười Hai vừa qua, ngài đã bị công an giám sát và trong suốt những cử hành Tuần Thánh năm nay ngài bị ngăn chặn thực hiện sứ vụ của mình.
 
Đức Giáo Hoàng: Truyền giáo cho xã hội toàn cầu hóa vì lợi ích chung
Lã Thụ Nhân
08:51 17/05/2011
Đức Giáo Hoàng: Truyền giáo cho xã hội toàn cầu hóa vì lợi ích chung

Vatican City (AsiaNews) - Trong khi đối mặt với sự mất cân bằng và bất bình đẳng hiện nay, vốn tạo ra bất công trong việc phân phối các nguồn lực và cơ hội, nhất là chống lại những người nghèo nhất, trong khi chúng ta đang chứng kiến sự trở lại của đầu cơ không những trong lĩnh vực tài chính, mà còn ở giá cả của thực phẩm, nước và năng lượng, chúng ta cần một Tân Phúc Âm Hóa xã hội để giúp "khôi phục lý trí toàn diện cũng như phục hồi tư tưởng và đạo đức". Đây là chủ đề trung tâm của huấn từ hôm 16/05 mà Đức Thánh Cha Bênêđcitô XVI ban cho các tham dự viên hội nghị quốc tế với chủ đề "Công Lý và Toàn Cầu Hoá: từ Thông Điệp Mẹ và Thầy (Mater et Magistra) đến Thông Điệp Tình Thương Trong Chân Lý (Caritas in Veritate)" được Hội Đồng Giáo Hoàng Về Công Lý Và Hòa Bình tổ chức nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 Đức Gioan 23 ban hành Thông điệp Mater et Magistra (Mẹ và Thầy)

Đức Thánh Cha nhận xét: "Đối với Đức Chân Phước Gioan 23, Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội nhìn thấy sự thật là động lực đằng sau Tình Yêu, mục tiêu của công lý (x. số 209), một viễn tượng của Học thuyết Xã hội, mà tôi đã tiếp nhận trong Thông Điệp Caritas in Veritate, một minh chứng cho sự liên tục được giữ gìn trong thể văn của toàn bộ các thông điệp xã hội. Sự thật, tình yêu, công lý, được chỉ ra bởi Thông điệp Mater et Magistra, cùng với nguyên tắc đích đến phổ quát của hàng hóa, như là tiêu chí cơ bản để khắc phục sự mất cân bằng xã hội và văn hóa, vẫn là các trụ cột để giải thích và giải quyết những mất cân bằng gây ra bởi toàn cầu hóa hôm nay. Trong khi đối mặt với những mất cân bằng như thế, thật cần thiết tái lập 'toàn bộ lý trí' có thể làm nảy sinh sự tái sinh của tư duy và đạo đức. Thật cần thiết phát triển ‘xu hướng tổng hợp văn hóa nhân bản’ mở ra sự siêu việt 'Tân Phúc Âm Hoá' bắt nguồn từ Lề Luật Mới của Tin Mừng, luật của Chúa Thánh Thần - vốn được Đức Chân Phước Gioan Phaolô II nhiều lần thúc giục".

"Chỉ trong sự hiệp thông cá nhân với Adam Mới, Chúa Giêsu Kitô, thì lý trí con người được chữa lành và được tăng cường, và nó có thể tiếp cận viễn tượng thích hợp hơn về phát triển, kinh tế và chính trị theo chiều kích nhân chủng học của chúng và các điều kiện lịch sử mới. Và chỉ nhờ một lý trí đã được khôi phục trong khả năng suy đoán và thực tế của nó, chúng ta có thể có cách sắp xếp những nhu cầu cơ bản cần thiết để khắc phục sự mất cân bằng toàn cầu, trong ánh sáng của lợi ích chung".

"Các vấn đề xã hội hôm nay không còn nghi ngờ gì nữa là vấn đề công bằng xã hội trên khắp thế giới". "Nó cũng là vấn đề phân phối hợp lý các nguồn lực và tài sản vô hình, toàn cầu hóa của nền dân chủ đích thực, xã hội và dự phần. Vì thế, trong một bối cảnh mà chúng ta đang kinh qua sự thống nhất dần dần của nhân loại, thật cần thiết để Tân Phúc Âm hoá xã hội nêu bật ý nghĩa những can dự của công lý được thực thi trên bình diện phổ quát. Cùng với sự đề cập những nền tảng của nền công lý này, cũng cần phải nhấn mạnh rằng nó không thể đạt được nếu chỉ dựa vào sự đồng thuận xã hội, mà không thừa nhận rằng phải được bắt nguồn từ sự tốt đẹp của nhân loại phổ quát. Về việc thực thi, công bằng xã hội không những phải được thực thi trong xã hội dân sự, trong nền kinh tế thị trường (x. Caritas in Veritate số 35), mà còn được thực thi bởi thẩm quyền chính trị trung thực và minh bạch, thậm chí trên bình diện quốc tế (x. ibid, 67.).

"Các chỉ dẫn của Đức Giáo Hoàng Gioan 23 về sự cần thiết tính đa nguyên chính đáng giữa người Công Giáo trong việc thực hiện Học thuyết Xã hội vẫn còn hiệu lực cho dến ngày nay. Ngài viết, thực tế, trong bối cảnh này' [...] Giáo huấn này dựa trên một nguyên tắc căn bản: con người cá thể là nền tảng, nguyên nhân và cùng đích của mọi tổ chức xã hội. Điều đó nhất thiết phải như thế, vì con người là bởi con người xã hội tự nhiên. Thực tế này phải được thừa nhận, cũng như thực tế họ được nâng lên trong kế hoạch Quan Phòng của Thiên Chúa đối với một trật tự thực tại vốn vượt trên tự nhiên "(số 219).
 
Uruguay: Hội nghị thường kỳ lần thứ 33 của CELAM
Nguyễn Trọng Đa
08:53 17/05/2011
Uruguay: Hội nghị thường kỳ lần thứ 33 của CELAM

ROMA - Hội nghị thường kỳ lần thứ 33 của Liên Hội đồng Giám mục châu Mỹ Latinh (CELAM) khai mạc ngày 16-5 và sẽ kết thúc ngày 21-5 tại Montevideo, Uruguay, theo hãng thông tấn Vatican Fides.

Hội nghị qui tụ 75 tham dự viên, trong đó có 6 Đức Hồng y và 50 Giám mục thuộc 22 Hội đồng Giám mục châu Mỹ La tinh và vùng Caribê. Theo qui chế, hội nghị thường kỳ được tổ chức cứ hai năm một lần. Lần trước, hội nghị đã diễn ra tại Managua, Nicaragua.

Năm nay, ngoài các cuộc thảo luận về quản lý giai đoạn 2007-2011, Hội nghị sẽ bầu chủ tịch đoàn mới của CELAM cho giai đoạn 2011-2015. Thông báo gửi cho hãng thông tấn Fides nhắc lại rằng về việc đề cử nhân sự, các Hội đồng giám mục đã được tham khảo ý kiến, biết rằng các Hội đồng đều đề cử một số ứng cử viên cho các chức vụ lãnh đạo. Đây là một việc phục vụ cho Giáo hội tại Châu Mỹ Latinh, trong đó tính sáng tạo, sự sẵn sàng và sáng kiến được xét là quan trọng.

Chủ tịch hiện nay của CELAM, Đức Tổng Giám Mục Raymundo Damasceno Assis, tổng giáo phận Aparecida, đã được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Brazil (xem Fides ngày 5-3-2011). Đức Giám Mục José Leopoldo González, Giám mục phụ tá tổng giáo phận Guadalajara (Mexico), hiện là tổng thư ký của CELAM, và linh mục Sidney Fones là Phó tổng thư ký.

Các vị khách mời đặc biệt cho Hội nghị thường kỳ lần thứ 33 của Liên Hội đồng Giám mục châu Mỹ Latinh là Tổng trưởng Thánh bộ các Giám mục và là chủ tịch Ủy ban Tòa thánh về châu Mỹ Latinh, Đức Hồng y Marc Ouellet; và Phó chủ tịch Ủy ban; Sứ thần Tòa thánh tại Uruguay, Đức Giám mục Anselmo Pecorari; chủ tịch của Liên đoàn nam nữ tu sĩ (CLAR), Sư huynh Paulo Oetry, Dòng La San; và nhiều chức sắc và đại diện các cơ quan của Giáo hội. (Zenit 17-5-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Ý: Hội đồng Giám mục đi đầu trong việc chống AIDS ờ châu Phi
Phạm Kim An
08:54 17/05/2011
Ý: Hội đồng Giám mục đi đầu trong việc chống AIDS ờ châu Phi

Đức Hồng Y Bagnasco phát biểu trong khuôn khổ chương trình Dream

ROMA - "Việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe cho mọi người là phương thức chính để đánh bại căn bệnh AIDS”, Đức Hồng y Angelo Bagnasco, Tổng Giám Mục tổng giáo phận Genoa và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý (CEI), đã tuyên bố như thế ngày 13-5 trong bài diễn văn của Ngài tại Hội nghị quốc tế lần thứ VII của Cộng đồng Sant'Egidio về chủ đề: “Tiếp cận phổ quát và điều trị: bước quyết định để đánh bại AIDS".

Hội nghị này diễn ra trong khuôn khổ chương trình Dream (Tăng cường nguồn thuốc chống AIDS và suy dinh dưỡng), để điều trị bệnh AIDS ở châu Phi. Chương trình này đã được Cộng đồng Sant'Egidio đưa ra từ năm 2002, và ngay từ đầu được Hội đồng Giám mục Ý ủng hộ.

Đức Hồng Y Bagnasco nhắc lại: “Thảm kịch AIDS đánh 23 triệu người ở châu Phi và tạo ra một vấn đề lớn, y học và nhân bản, và Giáo Hội đối mặt với vấn đề này một cách tích cực và hiệu quả".

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý hoan nghênh các tiến bộ đạt được của dự án Dream, cho phép cứu mạng sống của hơn 150.000 phụ nữ, đàn ông, trẻ em, và có các hoạt động hiện nay tại 10 quốc gia châu Phi. Dự án này gồm hai mươi phòng thí nghiệm sinh học và phân tử, và 33 trung tâm y tế chăm sóc sức khỏe.

Đức Hồng Y Bagnasco nói: “Một trong các dấu hiệu đặc biệt về hy vọng và chiến thắng AIDS là 14.000 trẻ em lành mạnh sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV dương tính. Đây là một chứng tá cụ thể về sức mạnh của lòng bác ái Kitô giáo và chức năng quý báu của nó, trong quá trình tái sinh của gia đình nhân loại".

Ngài bình luận: “Bởi vì ngay cả khi sự hợp tác của các nước trải qua một cuộc suy thoái trầm trọng, Giáo hội Ý, nhờ vào lòng hảo tâm và sự tin tưởng của người Công giáo và các công dân, tiếp tục đầu tư mạnh vào tinh thần đoàn kết với miền nam của thế giới”.

Đức Hồng Y Bagnasco nhấn mạnh về tầm quan trọng của các nỗ lực giáo dục trên mặt trận, vốn cần phải tận dụng "các não trạng và văn hóa”, bằng cách biến đổi chúng. Đây là lúc để tái khẳng định phẩm giá con người, bằng cách nhắc nhở rằng sự phòng chống sẽ đạt được nhờ "sự giáo dục và tôn trọng giá trị thiêng liêng của sự sống, và sự thực hành tình dục cách đúng đắn". (Zenit 17-5-2011)

Phạm Kim An
 
Mexico: Giám mục nhắc lại giáo huấn Giáo hội về đồng tính luyến ái
Phạm Kim An
08:55 17/05/2011
Mexico: Giám mục nhắc lại giáo huấn Giáo hội về đồng tính luyến ái

Lima - Đức Giám mục Francisco Javier Chavolla, Giám đốc Văn phòng Thừa tác Gia đình thuộc Hội đồng Giám mục Mexico, đã ra một tuyên bố nhắc lại giáo huấn Giáo hội về đồng tính luyến ái.

Đức Giám mục Chavolla nói với hãng tin CNA rằng ngài hy vọng tuyên bố sẽ làm rõ những gì Hội Thánh dạy về những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái, và việc chăm sóc mục vụ mà họ cần nhận lãnh.

Ngài lưu ý rằng giáo huấn nói rằng hành vi đồng tính là rối loạn tự bản chất là dựa vào luật tự nhiên, bởi vì “các đôi lứa cùng phái tính không tạo ra sự bổ túc lẫn nhau về bộ phận sinh dục, và không hướng tới việc sinh đẻ con cái để lưu truyền nòi giống cho nhân loại”.

Đồng thời, Ngài cho biết thêm rằng Giáo hội phân biệt giữa hành vi đồng tính và xu hướng đồng tính, vì xu hướng đồng tính "tự nó không tạo ra một sự rối loạn đạo đức, trong khi hành vi đồng tính được xem là một sự rối loạn đạo đức, và là tội trọng xét theo khách quan".

Ngài nói tiếp, phù hợp với lời dạy của Chúa Giêsu, Giáo hội mở rộng lòng thương xót và sự thông cảm với người đồng tính thực hành và người đồng tính không thực hành, "công nhận phẩm giá nhân vị của họ và tình trạng làm con cái Thiên Chúa, trên tất cả". Giáo hội khuyên bảo họ hãy sống trong sự trinh khiết với sự trợ giúp của việc đền tội và các bí tích, vì "tất cả các Kitô hữu được mời gọi nên thánh" và "làm theo ý Chúa".

Giám mục cho biết rằng lập trường của Giáo hội chống lại sự kết hiệp đồng tính không đi đến sự kỳ thị họ, nhưng trách nhiệm của Giáo hội là bảo toàn định chế hôn nhân và gia đình, "dựa trên hôn nhân phải là giữa một người nam và một người nữ," đó là điều cần thiết cho sự ổn định trong xã hội.

Đức Giám Mục Chavolla nói rằng sứ vụ mục vụ của Giáo Hội mở rộng cho tất cả mọi người đã rửa tội, không phân biệt giới tính, tuổi tác, qui chế dân sự hoặc điều kiện dân sự.

Ngài nói rõ: “Tình trạng đạo đức của một người chịu phép rửa tội là riêng tư, và các linh mục có nghĩa vụ tôn trọng các ấn tín của bí tích, hoặc cần phải thận trọng trong trường hợp tư vấn, và đó là trường hợp với người đồng tính muốn tiếp cận với Giáo Hội.

"Trong mọi trường hợp nào, Giáo Hội ... sẽ tìm cách để đồng hành với họ trong hành trình thiêng liêng của họ. Một sứ vụ được nhắm trực tiếp vào người đồng tính có thể tiếp xúc với một người muốn giữ cuộc đấu tranh của họ trong riêng tư, nhưng Giáo hội cũng đi đến những người muốn công khai tỏ lộ mình là đồng tính nữa”.

Đức Giám mục Chavolla nói thêm: “Huấn quyền của Giáo Hội, được tóm tắt trong Sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo, bao gồm vô số nguyên tắc nhân chủng học, Kinh Thánh và thần học, vốn có thể truyền cảm hứng và soi sáng những người tham gia sứ vụ mục vụ, nhưng các vị cần phải học hỏi và thích nghi với hoàn cảnh cụ thể của các cá nhân, cộng đồng và nền văn hóa của họ".

Tuyên bố của Giám mục Chavolla đi ngược lại với lập trường của Đức Giám mục Raul Vera Lopez, Giáo Phận Santillo. Đức Giám mục Vera đã nhiều lần bày tỏ sự ủng hộ của ngài với các sự kết hiệp đồng tính, và của Cộng đồng San Elredo, một tổ chức có lập trường về đồng tính luyến ái trái với giáo huấn Giáo Hội.

Trong tháng Ba năm nay, Đức Giám mục Vera bày tỏ ủng hộ cho một diễn đàn về sự đa dạng tình dục, được cộng đồng San Elredo tổ chức, vốn cổ vũ lối sống đồng tính, và việc các đôi lứa đồng tính nhận trẻ em làm con nuôi.

Linh mục người Mỹ, Robert Coogan, người thành lập Cộng đồng San Elredo, nói với hãng tin CNA rằng công việc của cộng đồng này là không trái với giáo huấn của Giáo Hội.

Cha nói: “Câu trả lời duy nhất mà Sách Giáo lý dạy họ là hãy sống độc thân, nhưng như thế là không đủ”. Cha diễn tả lập trường riêng của cha về ủng hộ các sự kết hiệp đồng tình và việc họ nhận con nuôi, và “chúng tôi có sự ủng hộ vững chắc của Đức Giám mục." (CNA 16-5-2011)

Phạm Kim An
 
Hoa Kỳ: một trường Đại học Công Giáo cấm bán hàng hóa của Trung Quốc
Tiền Hô
10:28 17/05/2011
Hoa Kỳ: một trường Đại học Công Giáo cấm bán hàng hóa của Trung Quốc

South Bend, 17 Tháng Năm 2011 (AsiaNews) - Đại học Notre Dame - một trường đại học Công Giáo tại tiểu bang Indiana không cho phép buôn bán các sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc. Áo T-shirts, thú nhồi bông, khung ảnh, ly tách và các mặt hàng khác nếu sản xuất tại Trung Quốc sẽ không được bán trong các thư quán của nhà trường.

Trường đại học này cấm vận các sản phẩm của Trung Quốc bởi vì chính phủ Bắc Kinh không cho phép các công đoàn độc lập hoạt động. Mười năm sau khi áp dụng chính sách này, Notre Dame vẫn là trường đại học lớn của Hoa Kỳ cấm việc đặt logo (biểu trưng) của trường vào bất kỳ sản phẩm nào đến từ Trung Quốc - quốc gia hàng đầu nhập hàng hóa vào Hoa Kỳ. Chính sách của tổ chức Công Giáo này sẽ có ảnh hưởng đến tình trạng của người lao động tại Trung Quốc.

Một đạo luật tiêu chuẩn đã được đại học Công Giáo này thông qua vào năm 1997, đòi hỏi quyền tự do lập hội và "quyền của người công nhân trong việc tổ chức và thành lập các công đoàn lao động độc lập theo sự lựa chọn riêng của họ".

Các sản phẩm của Trung Quốc đang thống trị mặt hàng tiêu dùng của Hoa Kỳ như: dụng cụ thể thao, giày dép và quần áo. Theo số liệu của Bộ Thương Mại, Trung Quốc đại lục đã xuất sang Hoa Kỳ 26.9 triệu Mỹ Kim đồ chơi và dụng cụ thể thao, 16.7 triệu Mỹ Kim giày dép và 33.5 triệu Mỹ Kim hàng may mặc.

Lệnh cấm vận này của Đại học Notre Dame đã thu hút sự chú ý của một số thành viên của Quốc Hội Hoa Kỳ, nó rất quan trọng trong việc đánh giá về nhân quyền của Trung Quốc. Ông Frank Wolf - một đảng viên Cộng Hòa tiểu bang Virginia, kiêm Chủ tịch Ủy ban Giám sát bảng phân bổ ngân sách thương mại nói rằng, "Những gì mà Đại học Notre Dame đang làm là rất và rất quan trọng". Ông cho biết sẽ hối thúc các trường đại học ở Virginia áp đặt một lệnh cấm tương tự.

Tiền Hô
 
Croatia: hiện tình Giáo Hội Công Giáo
Tiền Hô
10:29 17/05/2011
Croatia: hiện tình Giáo Hội Công Giáo

Vatican, 17 Tháng Năm 2011 (VIS) - Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sẽ có một chuyến viếng thăm mục vụ tới đất nước Croatia từ ngày 4 đến 5 Tháng Sáu nhân dịp đại lễ Gia Đình Công Giáo Toàn Quốc Croatia. Trong dịp này, Vatican công bố một vài số liệu thống kê liên quan đến Giáo Hội Công Giáo tại đất nước này. Các thông tin do Văn phòng Thống kê Trung Ương của Giáo Hội cung cấp, được cập nhật lần cuối vào ngày 31 tháng 12 năm 2009.

Croatia có thủ đô là Zagreb, dân số 4,429,000 người, trong đó có 3,981,000 người Công Giáo (chiếm 89.88%). Có 17 giáo phận và 1,598 giáo xứ. Hiện đang có 25 vị giám mục; 2,343 linh mục; 3,711 tu sĩ, 44 thành viên các tu hội đời, và 1,912 giáo lý viên. Số lượng tiểu chủng sinh là 149 và đại chủng sinh là 438.

Tổng cộng có 13,362 học sinh - sinh viên theo học tại 41 trung tâm giáo dục Công giáo, từ cấp mẫu giáo đến cấp đại học. Các tổ chức bác ái và xã hội thuộc Giáo Hội hoặc do các linh mục, tu sĩ của Croatia cai quản bao gồm: 1 bệnh viện, 30 viện dưỡng lão hoặc viện tế bần, 53 nhà trẻ mồ côi và bảo trợ trẻ em, 14 trung tâm tư vấn hôn nhân gia đình và phò sự sống, 16 trung tâm giáo dục xã hội hoặc phục hồi nhân phẩm, và 6 tổ chức thuộc các loại khác.

Tiền Hô
 
Top Stories
Chine: Les responsables de l’Association patriotique réaffirment leur volonté de nommer des évêques sans le consentement de Rome
Eglises d'Asie
09:55 17/05/2011
Eglises d'Asie, 17 mai 2011 - Dans un article daté du 14 mai dernier du Wen Wei Po, quotidien de Hongkong considéré comme proche de Pékin, les responsables de l’Association patriotique des catholiques chinois ont réaffirmé leur volonté de voir élus et ordonnés des évêques catholiques en Chine sans que ceux-ci aient nécessairement reçu de mandat pontifical.

Afin de pourvoir les sièges épiscopaux actuellement vacants et pour le bien de l’évangélisation en Chine, ...

... onze candidats à l’épiscopat attendent leur ordination, a affirmé Mgr Fang Xingyao, président de l’Association patriotique, dans les colonnes du quotidien hongkongais. Ceux-ci ont été élus et il ne reste plus à la Conférence des évêques de Chine qu’à donner son accord pour organiser les ordinations, a précisé l’évêque « officiel » de Linyi (Shandong) (1).

Toujours selon le journal de Hongkong, Anthony Liu Bainian, qui est le véritable « homme fort » à la tête des instances « officielles » de l’Eglise en Chine (2), a été plus direct, en déclarant le 13 mai que le Vatican n’avait pas à intervenir dans le processus d’élection et d’ordination des évêques en Chine, mais, tout au contraire, devait reconnaître et apporter son soutien aux évêques élus. Il a rappelé que l’Eglise de Chine avait coupé les liens politiques et économiques qui la reliaient au Vatican et que la politique d’autonomie en matière religieuse se traduisait par des élections et des ordinations épiscopales décidées en Chine seule. Selon Liu Bainian, l’un des onze candidats à l’épiscopat a déjà été ordonné et installé : il s’agit de Mgr Liang Jiansen, ordonné le 30 mars dernier pour le diocèse de Jiangmen, dans le Guangdong (3). Dix autres ont été élus et attendent de voir leur élection validée par les instances de la Conférence des évêques « officiels ». Liu Bainian a réaffirmé que les ordinations épiscopales en Chine étaient menées pour répondre aux besoins de l’Eglise en matière d’évangélisation ; pour se faire, le mode de sélection normal des évêques était donc l’élection, laquelle était suivie de l’ordination, un processus qui n’appelait pas un éventuel accord du pape.

Pour les observateurs, cette réaffirmation de la politique de Pékin sur l’Eglise catholique, par la voix des responsables de l’Association patriotique, intervient dans un contexte marqué par un double raidissement. D’un point de vue général, depuis plusieurs mois, on assiste à un durcissement policier du régime, toute voix considérée comme libérale, d’où qu’elle vienne, étant sévèrement réprimée (4). D’un point de vue interne à l’Eglise catholique, l’ordination illégitime – menée sans mandat pontifical – de l’évêque de Chengde (novembre 2011) et la Huitième Assemblée nationale des représentants catholiques (décembre 2011) ont signifié la volonté de Pékin d’imposer, éventuellement par la contrainte, des évêques non approuvés par Rome à la tête de certains diocèses. Dans les mois à venir, soulignent les observateurs, les responsables de l’Association patriotique vont organiser des cérémonies d’ordination pour les dix évêques élus. Certaines de ces cérémonies seront groupées, plusieurs évêques (dans le Sichuan et le Hubei) étant ordonnés le même jour, et elles mêleront sans doute des candidats à l’épiscopat dont certains auront reçu l’assentiment de Rome et d’autres qui se seront vus refuser le mandat pontifical. Pour ordonner ces nouveaux évêques, les autorités chinoises sélectionneront sans doute des évêques dont certains sont en communion avec Rome et d’autres qui ne le sont pas, plaçant ainsi les premiers face à des choix cornéliens.

Par ailleurs, nouvelle manifestation du caractère sensible du lien avec Rome et l’Eglise universelle, la tombe d’un évêque « clandestin » a été partiellement démolie par les autorités dans le Henan. Le 23 avril dernier, lors de la Vigile pascale, Mgr Peter Li Hongye, évêque de Luoyang, était décédé en pleine messe d’une attaque cardiaque. Agé de 91 ans, l’évêque était à la tête d’un diocèse où la très grande majorité des prêtres et des fidèles refusaient de voir leurs activités contrôlées par l’Association patriotique. Après la messe de funérailles, célébrée le 29 avril, l’évêque avait été inhumé dans le cimetière de son village natal, en pleine campagne. Un petit dôme surmonté d’une croix avait été érigé au-dessus de sa tombe. Selon des sources locales, les autorités du district, craignant de voir le cimetière devenir un lieu de pèlerinage, ont ordonné la destruction de l’édifice et, le 8 mai, une pelleteuse a détruit le dôme et la croix, laissant toutefois intactes la pierre tombale et la tombe elle-même. Pour les catholiques locaux, la tristesse de voir la croix abattue se mêlait au soulagement de pouvoir continuer à rendre hommage à leur évêque, nommé par Rome mais non reconnu par Pékin.

(1) Mgr Fang Xingyao a été porté à la présidence de l’Association patriotique à l’occasion de la tenue à Pékin, en décembre dernier, de la Huitième Assemblée nationale des représentants catholiques. Ordonné en 1997, évêque « officiel » reconnu par Rome, Mgr Fang est considéré comme un proche de Liu Bainian, « homme fort » de l’Eglise « officielle » en Chine, qui, comme lui, est originaire du Shandong. Il a accepté, ces dernières années, de prendre part à plusieurs ordinations épiscopales illicites. Il est par ailleurs membre de la Conférence consultative politique du peuple chinois.

(2) A l’occasion de la Huitième Assemblée nationale des représentants catholiques, Anthony Liu Bainian a quitté ses fonctions de vice-président de l’Association patriotique pour prendre le titre de président honoraire de l’Association patriotique et de la Conférence des évêques « officiels », titre qu’il partage avec l’évêque « officiel » de Shanghai. Pour les observateurs, ce retrait cache le fait que la réalité du pouvoir repose toujours entre ses mains.

(3) Le 30 mars 2011, Mgr Paul Liang Jiansen, a été ordonné évêque de Jiangmen, diocèse situé dans le delta de la rivière des Perles, au Guangdong. Agé de 46 ans, le nouvel évêque, qui était vicaire général de son diocèse depuis 2004, a été ordonné par des évêques en communion avec Rome, lui-même ayant reçu du pape sa nomination épiscopale. De leur côté, Pékin et l’Association patriotique avaient donné leur accord à cette ordination. Voir EDA 549

(4) Voir EDA 551

(Source: Eglises d'Asie, 17 mai 2011)
 
Philippines: L'opposition des évêques catholiques à la loi sur « la santé reproductive » a pris un tournant décisif
Eglises d'Asie
11:40 17/05/2011
Eglises d'Asie, 17 mai 2011 - Ce mardi 17 mai, alors que le Parlement philippin examinait la proposition de loi très controversée sur « la santé reproductive », l’Eglise catholique a fait connaître sa décision de donner une nouvelle ampleur à son opposition au texte soutenu par le président Benigno Aquino III.

Depuis le début du mois, des manifestations, des rassemblements de prière et des meetings rassemblant des milliers de personnes ont succédé à la neuvaine de prière lancée par les évêques catholiques lors de l’ouverture de la session parlementaire devant examiner la loi sur "la santé reproductive" (RH Bill ). Le lundi 9 mai, pour la clôture de la neuvaine, une grande « Journée Nationale de Prière » avait mobilisé tous les diocèses de l’archipel ; les associations, les écoles et les communautés religieuses avaient manifesté côte à côte afin de démontrer que « toutes les classes de la société étaient contre ce projet de loi » (1)

Ce mardi 17 mai, la détermination était toujours aussi forte à Manille où étaient rassemblés plus d’une soixantaine de mouvements et d'associations catholiques, décidés à poursuivre et faire monter en puissance la campagne d’opposition à la RH Bill.

La loi sur la santé reproductive dont le nom a été récemment modifié pour devenir « Responsible Parenthood, Reproductive Health and Population and Development Act » est combattue par l’Eglise depuis des années, pour son projet de financement public obligatoire de tous les moyens de contraception, d’introduction de l’éducation sexuelle dans les écoles, et surtout d’autorisation de l’avortement, pour le moment toujours interdit par la constitution des Philippines.

« La mobilisation au sein de la société se poursuivra sur les places, dans les écoles et les paroisses, afin de montrer que le peuple philippin est avec nous. En outre, sur 284 parlementaires, déjà 144 se sont déclarés pro-vie et se sont prononcés en notre faveur (..) », s'est réjoui auprès de l’agence Fides, Rene Bullecer, à la tête de la section philippine de Human Life International. « Je peux affirmer que l'Eglise philippine, évêques, prêtres et fidèles, est véritablement unie sur ce front, comme au temps de la révolution pacifique de 1986 et qu'elle n'entend pas céder », a t-il ajouté.

La lutte des « combattants de la prière » comme le titrait le Daily Inquirer du 6 mai 2011, a pris en effet un tournant décisif depuis la rupture des négociations entre l’Eglise catholique et le gouvernement Aquino la semaine dernière. « Nous les évêques, sommes unis sur notre position et nous ne voyons pas actuellement de possibilités de médiation," a déclaré à l’agence Fides, Mgr Leonardo Legaspi, archevêque de Caceres. « Le Président demeure ferme sur ses cinq points, incompatibles avec la Doctrine sociale de l'Eglise ».

Dans une Lettre pastorale lue le 15 mai dernier dans toutes les églises des Philippines, la Conférence des évêques catholiques a expliqué son retrait du dialogue avec les promoteurs de la RH Bill et son intention de poursuivre plus que jamais sa campagne de « sensibilisation des consciences ».

Avec aujourd’hui le soutien affiché de 'Manny' Pacquiao, champion du monde de boxe, député, et véritable star aux Philippines, l’Eglise catholique a encore franchi une nouvelle étape dans la médiatisation de sa campagne. Présent aux côtés des évêques lors d’une conférence de presse qui s’est tenue à Manille ce mardi 17 mai, le champion de boxe a exprimé sa ferme opposition à la loi sur la santé reproductive. Manny Pacquiao a cependant tenu à préciser qu'il ne suivrait pas l'appel à la désobéissance civile au cas où la loi serait votée, un appel lancé par de nombreux évêques philippins peu après la rupture du dialogue entre les autorités et la Conférence des évêques catholiques des Philippines (CBCP). « Si nous ne payons pas nos impôts, le gouvernement en pâtira. Donc, il faut payer nos impôts ! » a-t-il soutenu, soulignant les conséquence pour l'Etat philippin, si les catholiques, très majoritaires dans l’archipel, décidaient de ne plus payer de taxes.

De son côté, la CBCP n’a pas voulu relayer officiellement l’appel à la désobéissance civile : « S’il y a des voix appelant à la désobéissance civile, elles ne viennent pas d’une décision collective de la Conférence épiscopale », a déclaré le président de la CBCP, Mgr Nereo Odchimar.
Le prélat a cependant déclaré que même si la loi était finalement votée par le Parlement, l’Eglise continuerait à exprimer son désaccord profond sur le sujet : « Nous n’utiliserons pas ce vote comme excuse pour arrêter notre plaidoyer [en faveur d’une régulation naturelle des naissances] (...).Certaines propositions ne sont pas négociables. Nous nous devons de suivre les enseignements de l’Eglise et de soutenir [les valeurs morales] » a conclu Mgr Odchimar.

(1) Voir EDA 551
(2) Ucanews, 17 mai 2011, Fides, 17 mai 2011, site de la CBCP

(Source: Eglises d'Asie, 17 mai 2011)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Đồng Curia Trà Cổ Giáo Phận Hải Phòng bầu ban quản trị mới
Giuse Khổng Trung Sơn
08:45 17/05/2011
Hội Đồng Curia Trà Cổ Giáo Phận Hải Phòng bầu ban quản trị nhiệm kỳ II năm 2011-2014

Chúa nhật Chúa Chiên lành vừa qua Cha linh giám G. B Vũ Văn Kiện cùng ban quản trị Comitium giáo Phận Hải Phòng tới tham dự phiên họp bầu cử và đã quyết định công nhận Curia Senior Trà Cổ và quyết định bổ nhiệm Curia Junior Móng Cái.

Legio Mariae khu vực Móng Cái Trà Cổ dưới sự hướng dẫn của Cha linh giám Curia Giuse Ngô Văn Vàng hiện nay gồm có 19 Preasidia Senior và 6 Preasidia junior với hơn 200 hội viên hoạt động và tán trợ và hơn 100 thành viên của Junior thuộc các khu vực nhà xứ Trà Cổ, Xuân Ninh, Ninh Dương, Hải Yên, Hà Cối, Vân Đồn, Văn Châu.

Sau một thời gian cầu nguyện và chọn lựa Curia Trà Cổ đã bầu được ban quản trị gồm Chị trưởng Maria Phạm Thị Thiêng, Phó Maria Trần Thị Quý, thư ký Maria Phạm Thị Thơm, phụ tá thư ký Maria Nguyễn thị Hương, phụ tá thủ quỹ Maria Lý Thị Mơ.

Trong lời huấn từ của Cha linh giám Hội đồng Comitium đã nhắc lại ngày 15-04-2008 ngày đầu thành lập sự Curia đầu tiên trên khu vực Miền Đông của Giáo Phận với bao khó khăn về nhân sự, hoàn cảnh địa lý và môi trường xã hội, nhưng với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và sự bầu cử của Đức Mẹ Maria và sự lãnh đạo của Cha Giuse Ngô Quang Cường linh giám tiên khởi đã làm cho công việc của Đạo Binh Đức Mẹ nơi đây phát triển nhanh chóng về số thành viên tham gia và những công việc cụ thể trong việc tông đồ giáo dân. Ngài cám ơn sự đóng góp và hy sinh cua anh chị em Curia Trà Cổ và cầu chúc cho ban quản trị mới tiếp tục hoạt động theo đường lối của Chúa và sự trợ giúp của Nữ Tướng Maria.

Chị Maria Phạm Thị Thiêng cám ơn Đức Cha Giuse Giáo Phận Hải Phòng, cám ơn Quý Cha Linh Giám và cám ơn quý anh chị em đã cộng tác trong những công việc tông đồ thật khó khăn trong hoàn cảnh của xã hội ngày hôm nay và hứa sẽ quyết tâm dưới sự hướng dẫn của Chúa tiếp tục những công việc của Đức Mẹ để Nước Chúa ngày một phát triển hơn trên cánh đồng truyền giáo của Giáo Phận.

Kết thúc chương trình bầu cử Cha linh giám Hội đồng Comitium và Cha linh Giám Curia Trà Cổ ban phép lành cho mọi người.

Xin Chúa Thánh Thần quan lời bầu cử của Mẹ Maria trong tháng kính Mẹ, ban cho Curia Trà Cổ luôn là những người lính của Mẹ trung kiên và sẵn sàng dấn thân trong công việc tông đồ để có nhiều anh chị em trở về với Chúa.

Giuse Khổng Trung Sơn
 
Sinh Viên CG Hải Hà: Đêm chung kết ''Tiếng hát Thánh ca'' lần thứ 2
SVCG Hai Hà
08:21 17/05/2011
Sinh Viên CG Hải Hà: Đêm chung kết "Tiếng hát Thánh ca" lần thứ 2 năm 2011

Tối 15 tháng 5 vừa qua, hơn một tuần sau vòng thi sơ khảo, đêm chung kết cuộc thi “Tiếng hát Thánh ca” lần thứ II năm 2011, do nhóm sinh viên Công Giáo Hải Hà tổ chức đã chính thức được diễn ra tại hội trường nhà C - TGM Hà Nội, trong sự háo hức chờ đợi của hàng trăm bạn sinh viên Công Giáo thuộc TGP Hà Nội.

Phần trả lời câu hỏi về kiến thức Thánh ca của quận Thanh Xuân - svhaiha, sau tiết mục "Tung hô danh Ngài"

Trước 12h00’ trưa, ngày 15 tháng 5, các công tác chuẩn bị đã được hoàn thành và chạy thử ổn định. Đến 15h00’, không gian khu vực TGM Hà Nội đã trở nên đông vui hơn hẳn bởi sự xuất hiện của các bạn sinh viên Công Giáo đến từ các nhóm. Các bàn lễ tân, với các bạn nam thanh, nữ tú được bố trí ngay từ phía ngoài cổng TGM để hướng dẫn quý Cha, quý khách, các anh chị cựu, cùng các bạn sinh viên đến tham dự, khiến cho không khí càng thêm vui tươi, náo nhiệt.

15h30’, giờ dâng hoa kính Đức Mẹ do nhóm Phú Mỹ đảm trách đã đươc diễn ra tại nhà nguyện Têrêsa trong sự lắng đọng tâm tình của quý Cha, quý khách, các anh chị cựu, cùng toàn thể các ban sinh viên. Sau đó, là Thánh lễ tạ khai mạc do Cha Giuse Nguyễn Chấn Hưng – Giáo sư chủng viện Thánh Giuse - Hà Nội và Cha Antôn Nguyễn Văn Thắng – Giáo sư chủng viện Cổ Nhuế - Hà nội đồng tế. Thánh lễ khai mạc hôm nay không chỉ là một bữa tiệc Thánh thể thiêng liêng, mà còn là khoảng thời gian suy niệm đầy sâu sắc của tất cả các bạn trong tiếng nhạc ca khúc “Để con nên hình bóng Ngài” – ca khúc chủ đề năm của các bạn Hải Hà, dưới sự hướng dẫn chia sẻ của Cha Giuse Nguyễn Chấn Hưng.

17h15’, Thánh lễ kết thúc, quý Cha, quý khách, các anh chị cựu và các bạn đã cùng nhau nghỉ ngơi ít phút, chia sẻ với nhau một bữa tối thân mật, khớp nhạc lại các tiết mục, để sẵn sàng đến với đêm chung kết cuộc thi “Tiếng hát Thánh ca” lần thứ II năm 2011.

Xem hình thi chung kết thánh ca

Đúng 18h30’, hội trường nhà C – TGM Hà Nội chật cứng, chiếc màn sân khấu từ từ được kéo ra trong tiếng vô tay reo hò của tất cả hội trường. Tiếng nhạc ca khúc “Xin tin yêu” vang lên cùng những cử điệu đầy khoẻ khoắn, trẻ trung của các bạn trong ban sinh hoạt nhóm sinh viên Công Giáo Hải Hà làm hội trường đêm chung kết như muốn nổ tung vì sự vui mừng, phấn khích của anh chị em sinh viên.

Đêm chung kết năm nay có mười sáu tiết mục của mười hai nhóm sinh viên trong hội sinh viên Công Giáo TGP Hà Nội được lựa chọn dự thi sau vòng sơ thi khảo đầy khó khăn trước đó. Sau hơn một tuần tập luyện và hoàn thiện thêm, các tiết mục được trình diễn đêm nay thực sự đã có sự bứt phá rất ngoạn mục. Từ xướng âm, đến trình bày, biểu cảm, rồi trang phục,… tất cả đều được các bạn chỉnh chu, hoàn thiện từng chi tiết nhỏ một, làm đêm chung kết không chỉ rực rỡ đèn hoa sân khấu, trang phục biểu diễn, mà còn tạo cho khán giả vô cùng thích thú và vỗ tay tán thưởng không ngừng.

Khác một chút với năm trước, năm nay để làm tăng vốn hiểu biết về Thánh ca, về cách sử dụng Thánh ca trong phụng vụ, ban tổ chức còn có phần thi “tìm hiểu về Thánh ca” cho tất cả các tiết mục tham gia đêm chung kết. Theo đó, sau khi trình diễn xong tiết mục của mình, đại diện một bạn tham gia trong tiết mục sẽ phải bốc thăm để trả lời một câu hỏi về kiến thức liên quan đến Thánh ca của ban tổ chức. Đây là một yếu tố rất quan trọng, chiếm tới 1/5 trong tổng điểm của phần thi. Đồng thời với nỗ lực của ban tổ chức, đặc biệt là bộ phận truyền thông của nhóm sinh viên Công Giáo Hải Hà, toàn bộ chương trình đã được ghi hình và truyền hình trực tiếp trên mạng internet tại ba cổng thông tin: svhaiha.org, gxnamlo.org và giaoxunamam.com.

Sau gần hai giờ thi tài sôi nổi, hấp dẫn, tiết mục “Dấu chân” của các bạn nhóm sinh viên Công Giáo Nông nghiệp đạt giải nhất, tiết mục “Tung hô danh Ngài” của các bạn quận Thanh Xuân – nhóm Hải Hà đạt cú đúp hai giải là giải nhì và giải được khán giả yêu thích, bình chọn nhiều nhất, tiết mục “Tình ca Giêsu” của các bạn Thái Bình đạt giải ba. Trong khuôn khổ chương trình, ban tổ chức còn trao bằng khen cho đại diện của mười hai nhóm lọt vào đêm chung kết, cùng kỷ niệm chương cho ban giám khảo và nhà tài trợ chính công ty BMC media & art.

Suốt một năm thai nghén, gần hai tháng lên chương trình, chuẩn bị, chạy thử, sơ khảo,… đêm chung kết cuộc thi “Tiếng hát Thánh ca” lần thứ II năm 2011 do nhóm sinh viên Công Giáo Hải Hà tổ chức đã thành công tốt đẹp. Chương trình thực sự là một sân chơi bổ ích cho tất cả các bạn sinh viên Công Giáo đang học tập, làm việc tại Hà Nội. Đồng thời là cầu nối giúp các bạn sinh viên Công Giáo đến gần với nhau hơn, đến gần Chúa hơn qua lời ca, tiếng hát dâng lên Ngài.

Cuộc thi "Tiếng hát Thánh ca" lần thứ II năm 2011 đã thành công tốt đẹp và xin hẹn gặp lại quý Cha, quý vị ân nhân, quý khách, quý anh chị cựu, cùng toàn thể các bạn trong cuộc thi "Tiếng hát Thánh ca" lần thứ III năm 2012 tới đây. Mong rằng ban tổ chức cuộc thi năm sau sẽ lại nhận được sự hưởng ứng ủng hộ hơn nữa của quý Cha, quý vị ân nhân, quý khách, quý anh chị cựu sinh viên cùng toàn thể các bạn...

 
Caritas Giáo Phận Mỹ Tho Tập Huấn Cho Việc Thành Lập Caritas Giáo Xứ
VP. Caritas Mỹ Tho
09:40 17/05/2011
Caritas Giáo Phận Mỹ Tho Tập Huấn Cho Việc Thành Lập Caritas Giáo Xứ

Với nỗ lực thúc đẩy thành lập Ban điều hành Caritas tại các giáo xứ trong Giáo phận, Caritas Mỹ Tho đã tổ chức 3 ngày tập huấn cho các thành viên Caritas do các Cha sở chỉ định, tại 3 tỉnh trong Giáo phận.

- Tỉnh Tiền Giang vào ngày 10/05/2011, tại Trung tâm Mục vụ với 80 tham dự viên, đại diện cho 39 giáo xứ.

- Tỉnh Long An vào ngày 11/05/2011, tại giáo xứ Tân An với 49 tham dự viên, đại diện cho 25 giáo xứ.

- Tỉnh Đồng Tháp vào ngày 16/05/2011, tại giáo xứ Cao lãnh với 36 tham dự viên đại điện cho 19 giáo xứ.

Chương trình tập huấn từ 09giờ00 đến 16giờ00, với sự cộng tác của các thành viên trong Ban điều hành, để học hỏi về Tổ chức Caritas; Thông Điệp Caritas in Veritate - Bác ái trong Chân lý và Kỹ năng sống: yêu thương, tôn trọng và hợp tác.

Cha Giám đốc Caritas Giacôbê Hà Văn Xung trình bày thật sống động về tổ chức Caritas và Tầm nhìn, Sứ mạng và Mục tiêu của Caritas Mỹ Tho qua các slideshow để các tham dự viên hiểu rõ hơn tinh thần của Caritas, và thúc đẩy sự dấn thân của họ. Cha Giám đốc trình bày thêm về thẻ Hội viên Caritas của Giáo phận, và những bổn phận và lợi ích của các hội viên. Cuối cùng, cha cũng đặt ra 3 câu hỏi về những thuận lợi và khó khăn về việc thiết lập Ban điều hành Caritas giáo xứ, những lợi ích của Caritas và việc tham gia làm hội viên có dễ dàng không?

Cha Tôma Thiện-Trần Quốc Hưng giúp các tham dự viên tìm hiểu sơ lược về Thông điệp Caritas in Veritate của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, ban hành ngày 07/07/2009 với mục đích trang bị cho những người sẽ làm Trưởng ban Caritas giáo xứ có được cái nhìn bao quát về các vấn đề con người và xã hội mang tính toàn cầu mà Thông điệp đề cập đến, để làm nổi bật: Nền nhân bản Kitô giáo quy hướng sự phát triển con người về Thiên Chúa. Cha cũng nhấn mạnh đến: “chân lý đầu tiên là toàn thể Giáo Hội khi rao giảng, cử hành bí tích Thánh Thể và hoạt động bác ái trong toàn thể bản chất và hoạt động của mình, phải nhằm vào việc thúc đẩy sự phát triển toàn vẹn con người. Chân lý thứ hai là sự phát triển đích thực của con người phải quan tâm đến sự toàn diện con người trong mọi chiều hướng” (Tđ - Caritas in Veritate, số 10). Và con người toàn diện bao gồm: thể chất và tinh thần, cá nhân và tập thể, tự nhiên và siêu nhiên, nội tâm và ngoại giới. Con người đó luôn sống hài hoà trong các tương quan liên vị với: Thiên Chúa, người khác, vũ trụ và chính mình. Để rồi đến lượt mình, họ biết giúp anh chị em cũng sống tốt đẹp các tương quan ấy. Đó chính là điểm khác biệt giữa việc thực thi Caritas của người Công giáo và các việc từ thiện khác. Đúng như lời Đức Bênêđictô tái khẳng định trong Thông điệp Thiên Chúa là Tình yêu: “việc thực thi bác ái đối với các goá bụa và trẻ mồ côi, các tù nhân, các bệnh nhân và người túng thiếu dưới mọi hình thức thuộc về bản chất của Giáo hội cũng y như việc phục vụ bí tích và rao giảng Tin mừng” (Tđ - Deus est Caritas, số 22).

Xem hình tập huấn

Cha Đaminh Phạm Minh Tiến trang bị cho các học viên những kỹ năng sống, bắt đầu với những tâm tình cảm tạ lòng yêu thương của Thiên Chúa khi nhìn xem thế giới thụ tạo thật kỳ diệu và phong phú. Từ trải nghiệm về tình thương của Thiên Chúa, họ biết tôn trọng vạn vật và con người. Và dấn thân hoạt động cùng với người khác để làm rõ nét hơn vai trò huynh trưởng của con người đối với vạn vật, và là anh chị em với nhau trong một gia đình có Thiên Chúa là Cha.

Phần cuối của chương trình là trao đổi về 3 câu hỏi đã được đặt ra. Qua trao đổi làm việc nhóm, tất cả các tham dự viên của 3 tỉnh đều nhất trí cho rằng, hoạt động của Caritas tại giáo xứ có nhiều lợi ích, cách cụ thể là giúp mọi người sống bác ái yêu thương qua những việc làm cụ thể, biết chia sẻ và quan tâm đến nhau, là thực thi giới răn Chúa dạy. Việc thành lập tổ chức Caritas tại giáo xứ hoàn toàn tuỳ thuộc nơi các cha sở, các cha sở quan tâm và nâng đỡ thì mọi việc sẽ tốt đẹp và có hiệu quả. Còn vấn đề tham gia làm hội viên của Caritas, tất cả đều nhận thấy dễ dàng, không quá khó khăn.

Buổi tập huấn này chắc chắn sẽ giúp các Trưởng ban Caritas giáo xứ những phương tiện và lòng nhiệt thành để thành lập cho được Ban điều hành Caritas giáo xứ làm thành một cơ cấu thống nhất từ giáo xứ đến giáo phận của Caritas Mỹ Tho.

Ngày tập huấn kết thúc trong bầu khí rất phấn khởi và mọi người hẹn gặp lại nhau trong kỳ tập huấn vào tháng 9 tới đây tại Trung Tâm Mục Vụ.

Vp. Caritas Mỹ Tho
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Búa rìu quốc tế đang bổ vào mặt nhà nước cộng sản Việt Nam
Hà Long
08:40 17/05/2011
BÚA RÌU QUỐC TẾ ĐANG BỔ VÀO MẶT NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN VIỆT NAM

Trong thời gian ngắn vừa qua nhiều sự cố xảy ra trên chính trường ngoại giao quốc tế tạo ra tai tiếng rất xấu cho nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, đúng ra tầm ảnh hưởng rất lớn và vấn đề rất nghiêm trọng cho bộ mặt nước nhà. Ai chưa biết nguyên nhân cứ tưởng như chuyện đùa hoặc theo truyền thống lề phải cực đoan luôn đổ lỗi cho bọn thế lực thù địch gây ra.

"Vụ Vinashin: Chính phủ csVN quỵt nợ của những nhà đầu tư nước ngoài"

Cách đây một hôm trên báo tài chính danh tiếng nước Mỹ, tờ The Wall Street Journal đưa tin ngày 16/5/2011 với tựa đề: "Faith in Vietnam Falls With Shipmaker - Niềm tin vào Việt Nam sút giảm theo Công ty Đóng Tầu (Vinashin)", nói đúng ra họ tố giác chính phủ csVN muốn trốn nợ, tệ hại hơn nữa bản tin BBC cho rằng các nhà đầu tư quốc tế như Standard Chartered PLC, Credit Suisse AG, Depfa Bank PLC và Elliott Advisers Ltd "cảm thấy bị lừa" và cuối cùng csVN đang quất ngựa truy phong vì "Chính phủ tảng lờ" số nợ to đùng của họ. Đã bị phá sản, trốn nợ mà còn gian trá bằng cách "thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chuyển một số đơn vị kinh doanh của Vinashin sang các tập đoàn khác", mà không hỏi ý kiến chấp thuận của các chủ nợ đầu tư nước ngoài. Theo thuật ngữ của giới cờ bạc vỉa hè là thủ tướng csVN đang "cuốn chiếu chạy làng".

Động thái "trốn nợ" này hợp với lời thú tội của ông Nguyễn Tấn Dũng hôm 05/5/2011 tại phiên khai mạc chính thức Hội nghị Thường niên lần thứ 44 Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ở Hà Nội: "Đất nước (VN) còn nghèo và tiếp tục cần hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, trong đó có ADB và các nước thành viên".

Một mặt ngửa tay xin tiền nơi các chủ nợ để cứu đói giảm nghèo, mặt khác tảng lờ số nợ lớn đang còn giữ trong túi thì cá nhân người thực hành điều này không còn một chút liêm sỉ riêng cho chính mình nữa.

Lần ngược về quá khứ của Vinashin lúc không còn cách cứu chữa vì phá sản thì người dân VN và quốc tế còn nhớ đến câu trả lời chất vấn trực tiếp của các đại biểu tại quốc hội vào sáng 24/11/2010: "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiều lần nhận trách nhiệm cá nhân với sự đổ vỡ của Vinashin và hứa nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm cá nhân các thành viên chính phủ, không làm xuê xoa".

Tiện đây nhắc thêm những lời của TT Dũng vào sáng 19/11/2009 – lúc 13 đại biểu đã đăng ký chất vấn thủ tướng trước quốc hội. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh về sự liêm khiết chính trị trong cách cai dân trị nước của ông: "Tôi nhớ đồng chí Phạm Văn Đồng - có lẽ làm thủ tướng lâu nhất - có lần nói chưa xử lý kỷ luật một đồng chí nào. Hơn ba năm nay tôi làm thủ tướng cũng chưa xử lý kỷ luật một đồng chí nào, chắc là cũng phải học theo đồng chí Phạm Văn Đồng. Trên tinh thần đó, rất mong cả hệ thống chính trị của chúng ta có trách nhiệm cùng nhau, các đồng chí đứng đầu địa phương mà nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ thì chúng ta cũng không mong muốn có kỷ luật, có xử lý".

Nếu báo The Wall Street Journal đang tố cáo cho thế giới biết rõ "Niềm tin vào Việt Nam sút giảm theo Công ty Đóng Tầu (Vinashin)", thì hai nhận định quan trọng trên của TT Dũng chỉ là điều trên "đầu môi trót lưỡi" chỉ nói xuê xoa cho xong chuyện.

Hiểu thêm được vấn đề Vinashin thì mới thấy đầu não Bộ Chính Trị tại Hà Nội rất can đảm vừa "chạy nợ" vừa "la làng" như Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tuyên bố ngày 21/03/2011: "Chính phủ, Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ đã có những thiếu sót, khuyết điểm” về quản lý nhà nước với Vinashin. Tuy nhiên ông phó thủ tướng hợm hĩnh "phủi nợ" một cách sạch sẽ: "Căn cứ kết quả kiểm phiếu và theo quy định của điều lệ Đảng, Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật đối với các tập thể và cá nhân (chính phủ về Vinashin)".

Thế là chấm hết về Vinashin từ phía Việt Nam và csVN chấp nhận những tai hại tiềm tàng sẽ xảy ra cho nền kinh tế Việt Nam từ giới đầu tư nước ngoài.

Quan chức cao cấp trong sứ quán Việt Nam tại thủ đô New Delhi "buôn lậu xe ô tô hàng xịn"

Chuyện gay cấn với thông tin xấu tố giác trốn nợ của Vinashin, món nợ 600 triệu US đôla trước mắt của các chủ đầu tư nước ngoài đang cần chính phủ VN thanh toán nhưng ngược lại ông Nguyễn Tấn Dũng chẳng đoái hoài đến quan tâm của họ, thì lại bị Ấn Độ tung ra một tin xấu xa về các quan chức cao cấp trong tòa đại sứ Việt Nam tại thủ đô New Delhi về việc buôn lậu xe ô tô.

Trùng hợp cùng ngày, thứ hai 16/5/2011 bên Ấn Độ, tờ báo Indian Express chạy tựa đề: "N Korea, Vietnam embassies’ officials on DRI radar - Các quan chức ở các đại sứ quán Bắc Triều Tiên, Việt Nam bị theo dõi bởi Cục Điều tra Thu nhập (Directorate of Revenue Intelligence –DRI)". Nội dung bài báo muốn tố cáo các nhân viên cao cấp thuộc hàng tham tán hoặc lãnh sự của sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ dính líu vào những vụ buôn lậu ô tô hàng xịn.

Cục Tình báo Thuế vụ của DRI – cơ quan chuyên môn điều tra về tội phạm kinh tế của Ấn Độ - đã bắt được một tội phạm tên Sumit Walia, gọi lóng là Sunny, 32 tuổi về việc buôn bán ô tô trốn thuế và Walia có thể liên quan đến các quan chức cao cấp của đại sứ quan Việt Nam và Bắc Triều Tiên. Những quan chức này có quyền mua xe mà không phải trả mức thuế nhập khẩu vì hưởng quy chế miễn nhiễm cho ngoại giao đoàn.

Cách làm chuyên nghiệp của Walia là thường nhập các loại xe xịn được đánh cắp hoặc đã qua sử dụng từ nước ngoài và giả mạo hồ sơ thành hóa đơn xe mới để bán cho những người giàu có ở New Delhi. Các nhà điều tra của DRI tịch thu 41 chiếc xe loại xịn và một số xe hơi thể thao. Cuộc điều tra cho thấy Walia có liên quan đến các quan chức của sứ quán Việt Nam và Bắc Triều Tiên ở thủ đô New Delhi.

Nhờ các đầu mối bên Anh quốc, Walia đã mua các xe đánh cắp hoặc xe cũ, rồi hóa phép các giấy tờ để các xe này trở thành xe mới xuất xưởng. Sau đó xe được chuyển về Ấn Độ mang tên chủ nhân của các quan chức tại hai đại sứ quán Việt Nam và Bắc Triều Tiên.

"Walia kết nối với những quan chức đó với danh nghĩa là cung cấp xe nhập khẩu vì họ không phải đóng thuế cho các vụ mua xe đó”, một điều tra viên DRI nói".

Điều tra viên cũng cho biết: "Khi nhập vào Ấn Độ, các xe được bán cho các đại gia, hoặc các nhân vật tiếng tăm. Các xe tịch thu bao gồm các thương hiệu hạng xang như BMW, Range Rover, Ferrari, Lexus, Porsche, Mercedes và Aston Martin."

Cục Tình báo Thuế vụ của Ấn Độ DRI đang làm việc với Bộ Ngoại Giao để điều tra vai trò cán bộ tại các sứ quán của Việt Nam và Bắc Triều Tiên.

Các quan chức lãnh đạo của sứ quán VN tại tại thủ đô New Delhi dính vào đường dây buôn lậu của Walia này sẽ thu được một lợi nhuận khổng lồ vì theo luật Ấn Độ, người mua xe mới chỉ phải đóng 109% thuế, trong khi đó chiếc xe cũ phải trả thêm 160% thuế trên trị giá chiếc xe. Điệp vụ to lớn như thế và để dấu được những chiếc xe hạng sang thì không thể một cá nhân hoàn thành được mà phải có những đường dây liên quan đến nhiều đồng bọn, có khi kéo dài đến thẳng Việt Nam chăng?

Hậu qủa quỵt nợ nước ngoài và buôn lậu quốc tế

Trong cùng một ngày nhà nước Việt Nam đón nhận hai trái bom tấn của vụ trốn nợ Vinashin và buôn lậu ô tô ở sứ quán VN tại Ấn Độ. Sức công phá và vết tích của hai trái bom tấn này chắc chắn sẽ để lại những hậu qủa lâu dài về sau trên cộng đồng thế giới.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lấy chữ „TÍN“ ở đâu ra để đi thương thuyết trong tương lai? Bộ Ngoại Giao VN có phải đang trở thành một ổ buôn lậu quốc tế tại nước ngoài, nếu được nhắc thêm về bà Bí thư thứ nhất Vũ Mộc Anh của sứ quán Việt Nam tại Nam Phi về những vụ buôn lậu sừng tê giác vào năm 2008 ngay trước cổng sứ quán VN ở thủ đô Pretoria được truyền hình Nam Phi ghi băng lại và phát sóng?

Phải chăng danh thơm tiếng tốt của Việt Nam đối với cộng đồng thế giới đang được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt trên canh bạc của Vinashin hoặc ở các sứ quán VN tại nước ngoài?

Tờ báo The Wall Street Journal đã xác nhận rõ ràng vị trí này: "Vụ khủng hoảng Vinashin là một cú trượt vẫn đang còn diễn ra đối với các hy vọng xa xôi của nước này, phá hoại cả tiếng tăm của Việt Nam trước các nhà cho vay quốc tế và tiềm tàng hạ thấp dòng đầu tư nước ngoài đã từng thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam (được tăng trưởng) trong những năm vừa qua".

Hà Long
 
Văn Hóa
Nhạc Phẩm ''Lời Mẹ Trong Đêm''
Phạm Trung
07:07 17/05/2011
Hân hạnh giới thiệu nhạc phẩm "Lời mẹ trong đêm" của NS Phạm Trung phổ nhạc từ bài thơ viết về mẹ rất cảm động của thi sĩ khiếm thị Vũ Thủy.
"Lời mẹ trong đêm" là tác phẩm đạt giải Nhất thể loại Thơ "viết về mẹ" của chị Lucia Vũ Thị Thanh Thủy, bút danh Vũ Thủy, một người khiếm thị. Chị cho hay đã viết bài thơ này vào cuối năm 2007, sau khi ca mổ mắt của người anh trai không thành công, trở thành người thứ hai bị mù hoàn toàn, còn chị bị mù vào năm 1993 do biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1. Càng thương anh trai bao nhiêu, chị càng thương mẹ bấy nhiêu vì trên vai mẹ càng chồng chất thêm nỗi buồn to lớn. Trước niềm tin phó thác và tin tưởng vào Thiên Chúa trong bao gian truân của mẹ, chị đã cảm nhận được những giọt kinh cầu nguyện trong đêm lặng lẽ của mẹ dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria theo năm tháng kết thành những chuỗi ngọc, luôn xin cho anh em chị được vuông tròn theo thánh ý Chúa.
 
Từ ánh mắt mẹ
Giuse Triều Ca Nguyên, SVD
09:30 17/05/2011
TỪ ÁNH MẮT MẸ


Mẹ ví như là đóa hoa nào
Khi lòng Mẹ ngời sáng trinh nguyên?
Nét đẹp trinh khiết tinh tuyền
Muôn vàn hương sắc loan truyền thế nhân.

Ngắm nhìn Mẹ chan chứa đặc ân
Cùng thiên sứ lời chúc ca mừng.
Lòng con hoan hỷ tưng bừng
Từ nay có Mẹ không ngừng chở che.

Ngày phong ba hay đêm buồn tẻ,
Đời rong ruổi bánh xe xoay vòng,
Hành trình bến đục bến trong,
Nép bên lòng Mẹ con không sợ gì!

Mẹ hiền từ, tay vuốt bờ mi
Mắt trìu mến ánh lên sáng ngời
Khuyên con vững bước trên đời
Noi gương Con Mẹ gọi mời dấn thân:

Nơi “cánh đồng”, đến với muôn dân,
Nơi “biển khơi”, vâng lời thả lưới.
Qui tụ muôn nước muôn người
Về nơi thiên quốc vang lời tán dương.

Tâm tình tháng Năm - 2011
Giuse Triều Ca Nguyên, SVD
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hành Lang Tu Viện
Tâm Duy, Lm
21:40 17/05/2011
HÀNH LANG TU VIỆN
Ảnh của Tâm Duy, Lm
Lời mời gọi của Ngài là hồng ân
Ngài đã chỉ cho con những con đường
Đàng sau những cánh cửa
Và con chọn lựa
Trong tình yêu thương
Trong hồng phúc lạ thường...
(Trích thơ của Sa Mạc Hồng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền