Ngày 15-05-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa về trời
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
23:30 15/05/2012
CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH, năm B
Mc 16, 15-20

Lúc còn nhỏ mỗi lần chuẩn bị mừng lễ Chúa Giêsu về trời, đặc biệt vào chính ngày lễ Chúa thăng thiên, như một tập quán quen thuộc nào đó, tôi thường làm một cử chỉ: nhìn lên trời. Tôi nghĩ rằng nhìn lên trời biết đâu tôi sẽ bắt gặp Chúa đang bay về trời bởi vì theo Tin Mừng thánh Máccô, sau khi Chúa nói với các tông đồ lệnh truyền giáo, Chúa Giêsu được rước lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa ( Mc 16, 19 ). Do đó, nhìn lên trời để biết đâu bắt gặp được Chúa đang được rước về trời thì thật hạnh phúc biết bao !

Những suy nghĩ của tôi lúc còn nhỏ tuổi, thật ngộ nghĩnh, nhưng tôi cho rằng thực tế vì Chúa về trời là về với thế giới của Thiên Chúa Cha, có nghĩa khác với thế giới trần gian này. Con người đang sống nơi gian trần với những vẻ đẹp tuyệt mỹ : vũ trụ, sông, biển, đại dương, núi đồi, cây cỏ. Đó là thế giới khiến con người, khiến chúng ta ưa thích và say mê. Tuy nhiên, Chúa về trời cũng khiến chúng ta nhớ lại đời chúng ta là một cuộc hành trình dài mà đích đến là nước trời, là nơi xa xăm vv… Đã xác định được đích đến, chúng ta phải hiểu được lệnh truyền của Chúa : “ Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án “ ( Mc 16, 15-16 ). Các tông đồ của Chúa đã chứng kiến cuộc vinh hiển khải hoàn của Chúa, được nhìn thấy Chúa được rước về trời trong vinh quang, do đó, các Ngài không thể im lặng, các Ngài không thể làm ngơ, các Ngài đã mạnh mẽ làm chứng :” Thiên Chúa đã làm cho sống lại Đức Kitô mà anh em đã giết chết, rồi treo trên cây gỗ…và tôn Ngài làm thủ lãnh và Đấng cứu độ để đem lại cho Israen ơn tha thứ và hoán cải. Về những việc đó chúng tôi đây là những chứng nhân cùng với Thánh Thần mà Thiên Chúa đã ban cho những ai vâng phục Người “ hoặc “ Chúng tôi rao giảng Chúa Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta và đã sống lại để chúng ta được nên công chính “.

Vì tin vào Chúa Phục Sinh, cũng vì làm chứng cho Đấng sống lại mà các tông đồ tất cả đều bị bách hại, tất cả đều bị đổ máu, họ đã bị giết chết vì tin vào Đấng phục sinh.

Riêng đối với chúng ta, những Kitô hữu, những người theo Chúa, chúng ta luôn phải can đảm, quảng đại làm chứng cho Chúa phục sinh không chỉ bằng lời nói suông, nhưng phải làm chứng cho Chúa bằng chính đời sống thật, đời sống chân chính của mình và cảm nghiệm sâu xa cuộc sống tốt lành của chúng ta là những bước tiến gần Chúa Kitô, đồng thời những thử thách gian nan, những hy sinh, đau khổ, cam go của chúng ta là cần thiết để thanh luyện và làm rạng rỡ đức tin của chúng ta.

Mọi Kitô hữu đều muốn về trời với Chúa phục sinh, nhưng muốn về trời chúng ta phải hy sinh, lắng nghe và thực hành lời Chúa trong cuộc đời của chúng ta. Thực hành Lời của Chúa, đồng nghĩa thực hiện tình yêu thương của Chúa :” Hãy yêu nhau như Thầy đã yêu “.
Vâng, nhìn lên trời không có nghĩa là để thấy Chúa bay vụt vào một nơi chốn nào đó, vào một khoảng không mịt mù nào đó. Nhìn lên trời để hiểu rằng Chúa đã được tôn vinh, được hiển trị với Thiên Chúa Cha. Những suy nghĩ nhỏ bé của tôi hồi xưa như được sống lại với biết bao kỷ niệm êm đềm. Xem ra mừng Chúa Kitô lên trời có vẻ như mừng những lễ kính Đức Kitô khác, nhưng đây quả thực là mầu nhiệm đức tin, mầu nhiệm cao vời vì nếu Chúa không chết, không sống lại và không về trời, thì thực tế Chúa Thánh Thần đã không đến với thế giới, đến với mỗi người.

Thiên thần đã nói :” Hỡi người Galilê, sao các ông cứ đứng nhìn trời “ ( Cv 1, 11 ). Chúa Kitô đã về trời thật, và cái thực nhất là sứ mạng rao giảng Tin Mừng như lời Ngài đã truyền dạy. Thế giới thực bao la, nhân loại còn biết bao người chưa biết Chúa. Sứ mạng của chúng ta là loan báo, làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh. Sống cái kiếp người, nhưng điều lôi cuốn và thu hút chúng ta đó là Nước Trời, đó là phía bên kia mà chúng ta phải hy sinh khám phá.

Chúa thăng thiê đang mời gọi chúng ta : “ Hãy sống trọn kiếp người, nhưng đừng quên sứ mạng người Kitô hữu “. Nước Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta, đang ở trên ta, mỗi lần chúng ta sống bác ái yêu thương làm cho người khác nhận ra Chúa là chúng ta đang sống sự phục sinh của Chúa.

Lạy Chúa Giêsu phục sinh, xin cho chúng con biết sống thế nào để nhiều người thấy chúng con là nhận ra sự hiện diện của Chúa sống lại. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Lên trời là gì ?
2.Tại sao những người Galilê lại cứ ngước mắt nìn trời ?
3.Ong bà cô bác anh chị em có cảm giác gì khi nhìn trời ?
4.Tại sao Chúa về trời lại có lợi cho chúng ta ?
5.Điều thu hút chúng ta khi sống ở thế giới này là cái gì ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phật Giáo Nam Hàn chìm trong đau buồn vì vụ tai tiếng đánh bạc của sáu nhà sư
Hồng Châu
08:28 15/05/2012
Các nhà sư thuộc tông phái Jogye
Phật Giáo là tôn giáo chính lâu đời nhất và được kính trọng nhất tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, giờ đây anh chị em Phật tử tại quốc gia này phải ngậm ngùi vì vụ tai tiếng sáu nhà sư cao cấp thuộc tông phái Phật giáo lớn nhất trong nước đã bị bắt quả tang đang đánh bạc với số tiền lên tới 867,000 Mỹ Kim.

Một đoạn phim được phát sóng trên truyền hình quốc gia hôm 11 tháng 5 cho thấy các cao tăng của tông phái Jogye hút thuốc, uống rượu và đánh bài trong một phòng thuộc một khách sạn sang trọng.

Ngay khi đoạn phim được phát sóng, 6 trong 8 tu sĩ có mặt trong căn phòng khách sạn đã xin từ chức. Thượng Tọa Jinjea, lãnh đạo tông phái cho biết trên đài truyền hình địa phương "Những nhà sư này đã phạm vào một hành động khờ dại và tôi xin nhận lỗi về phần mình cho các sai phạm của họ'

Cờ bạc trong nước là bất hợp pháp ở khắp mọi nơi ngoại trừ bên trong một casino duy nhất tại Nam Hàn ở phía đông bắc của đất nước.
 
ĐTC: sự giao phó công dân Ki-tô hữu phải tôn trọng niền tin của người khác
Jos. Tú Nạc, NMS
08:39 15/05/2012
SANSEPOCRO, Italy – Cử hành lễ kỷ niệm lần thứ 1,000 của một thành phố đã đặt nền móng là mộ kiểu mẫu tin Mừng hòa bình và công lý, ĐTC Benedict XVI đã nói các Ki-tô hữu ngày nay phải tìm những phương thức để truyền cảm hứng cho những thành phố và những dân tộc của mình với những giá trị Tin Mừng trong lúc chào mừng và tôn trọng những người thuộc những niềm tin khác.

Trong chuyến thăm buổi chiều ngày 13 tháng Năm của Ngài tới Sansepolcro, được đặt tên sau Holy Sepulcher của Jerusalem, Đức Thánh Cha đã cầu xin cho người dân thành phố này dùng lễ kỷ niệm để noi gương các Thánh Arcanus và Aegidius, người mà đã thiết lập thị trấn này sau khi từ Jerusalem trở về.

Các thánh đã coi thị trấn này như một nơi mà Ki-tô hữu có thể thực hiện thiên hướng của họ để xây dựng một xã hội được đánh dấu bởi hòa bình qua việc thực thi công lý, Ngài nói.

“Ngày nay có một nhu cầu cụ thể cho việc phục vụ của Giáo Hội đối với thế giới để trình bày làm sáng tỏ sự trung thành thế tục,” bao hàm trong xã hội dân sự “với một khao khát phục vụ cượt qua sự ham muốn cá nhân của mình và vượt qua những quan điểm thiên lệch,” Ngài nói.

Đối mặt thách thức người dân người dân Sansepolcro phải nắm giữ những ý tưởng nền móng của thành phố này như là một thị trấn Ki-tô giáo và hòa hợp chúng với sự tán thành của người khác. Và “sự nhạy cảm cùng thành phần của những nền văn hóa khác” vì dân số trở nên những dạng khác nhau hơn, Đức Thánh Cha nói người dân thành phố này đã quay quần dưới những chiếc dù trong một thành phố cổ.

Đức Thánh Cha đã đến Sansepolcro giữa cơn mưa bão buộc Ngài phải hủy bỏ chuyến thăm La Verna, địa điểm của một thánh đường Francis, nơi mà Thánh Francis Assisi đã lãnh nhận dấu đinh trên mình Chúa.

ĐTC Benedict đã bắt đầu cho ngày ở Arezzo, Thánh Lễ cữ hành ở một công viên với mộ ước tình khoảng 30,000 người , có sự tham dự của Thủ tướng ý Mario Monti.

Tuscany là trái tim và là nơi khai sinh của sự phục hồi văn học nghệ thuật thời kỳ phục hưng (TK 14-16), một phong trào nhân đạo đã dẫn đến một nền hưng thịnh của nghệ thuật, âm nhạc và văn hóa. Tuscan hôm nay, Đức Thánh Cha nói, phải tự vấn “những gì là tầm nhìn của cá nhân con người mà họ có thể đề nghị cho những thế hệ mới.”

Tin Mừng kêu gọi Ki-tô hữu “sống tình yệu của Thiên Chúa hướng tới tha nhân” với lòng bác ái, chăm sóc những thành viên yếu đuối nhất của xã hội và tôn trọng phẩm giá của mỗi người, Ngài nói.

“Sống trong tình bác ái với người nghèo là để nhận biết kế hoạch của Thiên Chúa Đấng Sáng Tạo, người mà đã tạo mỗi người một gia đình,” Đức Thánh Cha nói.

ĐTC Benedict nói làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa bằng cách chăm sóc cho người yếu đuối nhất phải bao gồm cả việc bảo vệ sự sống của con người từ lúc thụ thai đến cái chết tự nhiên và bảo vệ gia đình.
 
Chấm dứt kiện tụng giữa Tòa Thánh và hãng quảng cáo Benetton
LM. Trần Đức Anh OP
10:57 15/05/2012
VATICAN. Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cha Federico Lombardi SJ, cho biết vụ kiện tụng giữa Tòa Thánh và hãng quảng cáo quốc tế Benetton về việc lạm dụng hình ảnh Đức Giáo Hoàng đã được giải quyết và kết thúc.

Hôm 15-5-2012, Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết hôm thứ sáu 11-5-2012 trước đó, hãng Benetton đã công bố thông cáo - về việc sử dụng hình ảnh ĐGH Biển Đức 16 trong chiến dịch quảng cáo ”Unhate” - qua đó, hãng này tái bày tỏ ”sự hối tiếc vì đã làm thương tổn sự nhạy cảm của ĐTC Biển Đức 16 và các tín hữu” đồng thời quả quyết là ”cam đoan thu hồi khỏi vòng thương mại của mình tất cả các hình chụp ĐGH và quyết tâm trong tương lai không sử dụng hình ảnh Đức Thánh Cha nếu không có phép trước đó của Tòa Thánh”. Thông cáo kết luận rằng ”Ngoài ra Hãng Benetton sẽ giúp chấm dứt việc đệ tam nhân sử dụng hình ảnh ĐGH trên các mạng interet hoặc các nơi khác”.

Phòng báo chí Tòa Thánh nhắc lại rằng ngày 16-11-2011 đã xuất hiện tại nhiều nơi một hình ráp nối trình bày ĐGH và một Iman Hồi giáo Ai Cập đang hôn nhau, trong đó có một bức hình có kích thước khổng lồ được treo tại Cầu Lâu Đài Thiên Thần (Castel Sant'Angelo) ở Roma. Hiển nhiên đó là một hình ảnh khiêu khích, được đưa vào một chiến dịch truyền thông do hãng Benetton hỗ trợ, sự kiện này đã gây ra những cuộc phản đối tức khắc và kịch liệt. Cùng ngày hôm đó Tòa Thánh công bố một tuyên ngôn cứng rắn, và loan báo sẽ cứu xét các biện pháp phải làm để bảo vệ thích đáng hình ảnh của Đức Thánh Cha chống lại sự lạm dụng như thế. Sau những phản đối ấy, trong thời gian ngắn sau đó, hãng Benetton đã rút các hình ảnh và không lưu hành nữa.

Xét vì ít người biết đến thông cáo hôm thứ sáu 11-5-2012 của hãng Benetton, và trong số những người ấy, phần lớn không biết đến lý do tại sao lại đợi nhiều tháng sau sự kiện, vì thế cũng nên giải thích rằng: thông cáo của hãng Benetton là sự kết thúc - nhờ một thỏa thuận - cuộc kiện tụng giữa các luật sư của Tòa Thánh - Giorgio Assumma và Marcello - với các luật sư của hãng Benetton, cuộc kiện tụng ấy đã diễn ra như đã loan báo và còn kéo dài cho đến lúc đó.

Vì thế, hãng Benetton tái công nhận đã làm thương tổn sự nhạy cảm của cac tín hữu, nhìn nhận rằng cần phải tôn trọng hình ảnh của Đức Giáo Hoàng và chỉ có thể sử dụng hình ảnh ấy nếu có phép trước đó của Tòa Thánh.

Tòa Thánh đã không muốn đòi bồi thường về phương diện kinh tế, nhưng muốn được bồi thường về tinh thần, là sự nhìn nhận đã có sự lạm dụng xảy ra, và Tòa Thánh khẳng định ý chí bênh vực hình ảnh của Đức Giáo Hoàng, kể cả bằng những phương thế pháp luật. Thay vì bồi thường về kinh tế, Tòa Thánh đã yêu cầu và được hãng Benetton đồng ý thực hiện một cử chỉ tự nguyện - tuy giới hạn nhưng thực sự - đối với hoạt động bác ái của Giáo Hội.

Như thế, về phương diện pháp luật, kết thúc một vụ rất buồn, lẽ ra không được xảy ra, nhưng từ đó người ta hy vọng rút ra một bài học về sự tôn trọng cần phải có đối với hình ảnh của Đức Giáo Hoàng - cũng như của mỗi người - và sự nhạy cảm của các tín hữu”
 
Các sợ hãi và chờ mong của Giáo Hội công giáo Pháp
Linh Tiến Khải
11:00 15/05/2012
Phỏng vấn Đức Cha Claude Dagens, Giám Mục Angoulême, thành viên Ủy ban giáo lý của Hội Đồng Giám Mục Pháp, về các sợ hãi và chờ mong của Giáo Hội công giáo Pháp đối với chính quyền tả phái của tân tổng thống François Hollande

Hôm mùng 6-5-2012 trong vòng hai của cuộc bầu phiếu ông François Hollande thuộc đảng Xã Hội đã đắc cử tổng thống với 51,64% tổng số phiếu trong vòng hai của cuộc bầu cử; trong khi tổng thống mãn nhiệm Nicolas Sarkozy thuộc đảng Hiệp nhất Phong trào nhân dân được 48,35% số phiếu. Đảng Mặt trận quốc gia với ứng cử viên Marine Le Pen được 17,90%; đảng Mặt trận cánh tả với ông Jean-Luc Mélenchon chiếm 11,10%; đảng Phong trào dân chủ với ông François Bayrou được 9,13%; đảng Xanh với bà Eva Joly chiếm 2,31%; đảng Cộng Hòa đứng lên với ông Nicolas Dupont-Aignan được 1,7%; Tân đảng chống tư bản với ông Phiulippe Poutou chiếm 1,15%; đảng Đấu tranh công nhân với bà Nathalie Arthaud được 0,56% và đảng Liên đới và Tiến bộ của ông Jacques Chaminade chiếm 0,25%.

Tuyến bố sau khi thắng cử tân tổng thống Hollande nói: ”Đối với những ai đã không bỏ phiếu cho tôi, xin hãy biết cho rằng tôi nghe họ, và tôi sẽ là tổng thống của tất cả mọi người. Chỉ có một nước Pháp hiệp nhất trong cùng một vận mệnh”. Tân thổng thống thề hứa sẽ đặc biệt chú ý đến công lý và giới trẻ. ”Châu Âu đang nhìn vào chúng ta. Thắt lưng buộc bụng là điều không thể tránh được. Sứ mệnh của tôi bây giờ là trao ban chiều kích lớn mạnh cho việc xây dựng Âu châu”.

Thật ra, tân tổng thống Pháp phải đối diện với nhiều vấn đề khó khăn trước mắt, vì cùng với các nước Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italia, Pháp cũng nằm trong số các nước có nền kinh tế suy thoái và số nợ cao. Trong cuộc tranh cử tân tổng thống đã trở thành biểu tượng tham chiếu của cuộc đấu tranh chống lại cảnh sa mạc hóa kỹ nghệ tại Pháp. Các nhà máy thép Florange trong vùng Lorraine, sẽ không tái mở cửa, ít nhất là trong thời gian gần. Ngày mùng 8-5-2012 tập đoàn Arcelor-Mittal, do tư bản Ấn Độ kiểm soát, đã tạt thêm một gáo nước lạnh vào mặt 2.800 nhân viên. khi tuyên bố là sẽ không tái mở cửa và sẽ có quyết định vào tháng 8 tới đây. Các nghiệp đoàn cho rằng thế nào nhà máy cũng sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn, và điều này sẽ khiến cho cuộc sống của 2.800 nhân viên và gia đình họ bị ảnh hưởng rất nặng. Vài chuyên viên phấn tích tình hình kinh tế Pháp còn phỏng đoán rằng sẽ có nhiều nhà máy kỹ nghệ khác cũng sẽ bị đóng cửa hay di dời tới các nước chậm tiến hơn, nơi lương các công nhân rẻ hơn, các điều kiện làm việc dễ dàng và ít bảo đảm hơn.

Hôm 8-5-2012 trong các lễ nghi tưởng niệm ngày đình chiến 8-5-1945, tổng thống tân cử của Pháp François Hollande và tổng thống sắp mãn nhiệm Nicolas Sarkozy đã cùng nhau đặt vòng hoa trước đài chiến sĩ vô danh trong thủ đô Paris. Trong lễ nghi kéo dài 40 phút hai người đã lắng nghe quốc ca và chào đại diện các tổ chức kháng chiến. Trong bài phát biểu, tổng thống tân cử Hollande nói: ”Đây là một thời điểm của sự hiệp nhất phải tới. Như là tổng thống đương nhiệm và tổng thống tân cử, cả hai chúng tôi đã có bổn phận phải hiện diện trong buổi lề này. Chúng tôi đã đương đầu với nhau trong cuộc tranh cử. Đó đã là quyết định quan trọng của nhân dân Pháp liên quan tới tân tổng thống. Nhưng hôm nay chúng tôi phải cùng nhau hiện diện trong lễ nghi tưởng niệm và vinh danh các chiến sĩ đã bỏ mình vì nước Pháp”.

Đối với tổng thống mãm nhiệm Sarkozy, đây là buổi tắm người cuối cùng trước rất nhiều người ủng hộ ông đến để từ biệt vị tổng thống của họ. Trong ngày tổng thống tân cử Hollande đã có các buổi họp mới nhằm xác định các cuộc gặp gỡ quốc tế và thành lập tân chính phủ.

Đảmg Xanh tuy được ít phiếu trong vòng đầu, nhưng cũng đang chuẩn bị gia nhập chính quyền. Trong khi chờ đợi các cuộc bầu cử luật pháp diễn ra vào tháng 6 tới đây, đảng Mặt trận quốc gia kiểm điểm danh sách các thành viên đảng Tân Gaullist mà họ cho là cần phải ngăn chặn bằng mọi cách. Đây là các người sẽ bỏ phiếu cho đảng Xã Hội nếu có cuộc bầu lại giữa một ứng cử viên cực hữu và một ứng cử viên xã hội. Các đảng viên Tân Gaullist trái lại sẽ tìm ngăn chặn việc tái bầu ông François Bayrou vào Quốc Hội, vì trong tuần trước nữa ông đã tuyên bố bỏ phiếu cho ông Hollande.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Cha Claude Dagens, Giám Mục Angoulême, thành viên Ủy ban giáo lý của Hội Đồng Giám Mục Pháp, về các sợ hãi và chờ mong của Giáo Hội công giáo Pháp đối với chính quyền tả phái của tân tổng thống François Hollande.

Đức Cha Claude Dagens năm nay 72 tuổi, là thành viên Ủy ban giáo lý của Hội Đồng Giám Mục Pháp, và từ năm 2008 là thành viên của Hàn Lâm Viện Pháp thay thế sử gia René Rémond. Đức Cha Dagens là một nhà trí thức và cũng là tác giả của nhiều sách. Trong cuốn cuối cùng mới xuất bản Đức Cha đã kêu gọi tín hữu công giáo Pháp tỉnh dậy ra khỏi giấc ngủ nặng nề của họ. Cuốn sách tựa đề ”Là tín hữu công giáo hiện diện trong xã hội Pháp” mới được phát hành bằng tiếng Ý trong các ngày qua.

Hỏi: Thưa Đức Cha Dagens, nước Pháp đã có một vị tân tổng thống phe tả, là ông François Hollande, nhưng đa số các tín hữu công giáo đã bỏ phiếu cho ứng cử viên phe hữu. Đức Cha coi kết qủa cuộc bầu phiếu này ra sao?

Đáp: Trước hết xin cho phép tôi nói điều náy: đó là không có một lá phiếu công giáo đâu. Các tín hữu công giáo không làm thành một khối và trên bình diện chính trị họ biểu lộ một sự đa diện về ý kiến. Nhiều người đã bỏ phiếu cho ông Sarkozy, một số ít khác đã bỏ phiếu cho ông Hollande. Giáo Hội tại Pháp không có ý trở thành một nhóm gây áp lực, Giáo Hội không phải là một đảng phái hay một nhóm người có các lợi ích chung và có khả năng tạo áp lực trên quyền bính chính trị để củng cố các lợi lộc của mình. Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp, đã tuyên bố rất rõ ràng hôm trước ngày bầu cử: nhiệm vụ của các Giám Mục không phải là đưa ra các chỉ dẫn đầu phiếu, mà là cung cấp các tiêu chuẩn phán đoán cho lương tâm tín hữu. Riêng cá nhân tôi, như là người của Giáo Hội và công dân Cộng Hòa Pháp, tôi tôn trọng các giá trị của tính cách đời. Nó không được có các hình thái hiếu chiến; và tôi cũng yêu cầu nó tôn trọng sự dấn thân của tôi làm chứng cho sức sinh động của đức tin trong xã hội.

Hỏi: Nhưng mà thưa Đức Cha, có các đề tài nhậy cảm liên quan tới gia đình và việc bảo vệ sự sống có thể gây xung đột. Con có ý nói tới chương trình của tân tổng thống Hollande dự trù thừa nhận hôn nhân đồng phái và có thể thừa nhận cả việc trợ tử nữa, là những điều Giáo Hội công giáo vẫn cực lực phản đối.

Đáp: Chúng tôi đợi xem đâu sẽ là các sáng kiến cụ thể chính quyền đưa ra trên bình diện lập pháp. Dĩ nhiên là Giáo Hội sẽ nói “không” với cơ cấu của hôn nhân đồng phái, và Giáo Hội sẽ đứng về phía bảo vệ sự sống từ lúc thụ thai trong lòng mẹ cho tới úc chết tự nhiên. Nhưng chúng ta tất cả phải tự hỏi đâu là sự ích lợi của các dự luật mới trong một lãnh vực tế nhị như vậy. Chưa hết, Giáo Hội không chỉ hạn chế trong việc tuyên bố sự âu lo của mình đối với những người đang sống các vấn đề này. Như ông Jean Vanier đã từng nói: chúng ta sinh ra, sống và chết trong dấu chỉ của sự giòn mỏng. Tín hữu kitô là người chấp nhận tính cách dễ bị thương tích ấy cho đến cùng, nhân danh Chúa Kitô phục sinh. Và đó là điều trao ban sức mạnh cho chúng ta.

Hỏi: Tính cách đời là một cột trụ nền tảng của Nền Cộng Hòa Pháp. Cách đây không lâu ông François Hollande đã phát động đề nghị đưa vào trong Hiến Pháp luật tách rời Nhà Nước và Giáo Hội ban hành năm 1905. Đức Cha nghĩ sao?

Đáp: Tôi tuyệt nhiên không thấy sự cấp thiết của nó. Nhưng mà nói cho cùng nó cũng chẳng có ích lợi gì, và tôi chống lại tư tưởng ấy. Qúy vị thấy không, khi chúng ta nói về tính cách đời, thì chúng ta bị cám dỗ đương đầu với vấn đề làm như thể là chúng ta đang sống hồi thế kỷ XIX, khi xảy ra một cuộc đấu vật tay giữa Giáo Hội và Nhà Nước, giữa các tín hữu công giáo và những người không tin. Ngày nay tất cả mọi người đều nói rằng truyền thống kitô đã suy yếu. Nhưng cả tính cách đời cũng không còn giống như xưa nữa. Các tương quan sức mạnh cũng đã thay đổi, bởi vì các tác nhân giờ đây là ba chứ không phải là hai nữa: ngoài Giáo Hội và Nhà Nước ra còn có xã hội nữa. Và đây chính là nơi các tín hữu công giáo và các người đời có thể gặp nhau bên ngoài các lược đồ đã được vượt thắng.

Hỏi: Thưa Đức Cha Dagens, như là ứng cử viên đảng xã hội ông Hollande đã nhắc tới việc củng cố các trường công lập và đời. Có nguy cơ tái thảo luận quy chế của các trường công giáo hay không, như đã xảy ra hồi thập niên 1980 với tổng thổng hồi đó là ông Mitterand, mà các quyết định đã làm bùng nổ các cuộc phản kháng tại khắp nơi trong toàn nước Pháp?

Đáp: Tôi hy vọng là không. Giáo huấn công giáo không được bước vào trong các trò chơi chính trị. Khốn cho chúng ta, nếu chúng ta rơi vào trong bẫy sập của một cuộc chiến tôn giáo mới, vô ích và tai hại!

(Avvenire 9-5-2012)
 
Giáo Hội công giáo Anh và Thế Vận Hội Olympic tại Luân Đôn
Linh Tiến Khải
15:07 15/05/2012
Phỏng vấn Đức Hồng Y Vincent Nichols, Tổng Giám Mục Westminster, kiêm Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Anh quốc, về phần đóng góp của Giáo Hội công giáo trong việc tổ chức ngăn chặn nạn buôn người nhân dịp Thế vận hội Olympic tại Luân Đôn

Ngày 8-5-2012 đã có cuộc họp báo tại Roma về đề tài ”nguy cơ khủng bố và nạn buôn bán mại dâm trong dịp Thế Vận Hội Olympic” khai diễn tại Luân Đôn vào ngày 27 tháng 7 tới đây và kết thúc ngày 12 tháng 8 năm 2012. Cuộc họp báo đã do Văn phòng chính trị di dân của Hội Đồng Giám Mục Anh quốc và vùng Galles cùng tổ chức với Tòa Đại Sứ Anh quốc cạnh Tòa Thánh và sự tham gia của Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình. Phát biểu trong dịp này Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, khẳng định rằng nguy cơ của việc buôn phụ nữ và trẻ em cho kỹ nghệ khai thác tình dục trong thời gian Thế Vận Hội Olympic diễn ra tại Luân Đôn là thực tại cụ thể. Đức Hồng Y nói: “Trong những ngày này, Anh quốc đang ngày càng gia tăng các biện pháp an ninh để ngăn ngừa các hành động khủng bố phá hoại đồng thời với Thế Vận Hội. Chúng tôi yêu cầu chính quyền Anh quốc cũng đưa ra các biện pháp giúp ngăn chặn việc buôn bán phụ nữ và trẻ em cho việc khai thác tình dục”. Đức Hồng Y cho rằng cần phải gia tăng sự cộng tác rộng rãi hơn giữa các Giáo Hội, các cơ cấu quốc gia, và các lực lượng trật tự an ninh. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Mặc dù có sự dấn thân của cộng đoàn quốc tế và các nỗ lực từ phía xã hội dân sự, hiện tượng này tiếp tục làm nảy sinh ra hàng triệu nạn nhân. Cần phải chống lại nạn nghèo túng và chậm phát triển, là môi trường mầu mỡ cho các tay buôn người”.

Theo tổ chức Lao Động Quốc Tế trên thế giới hiện nay có 2,4 triệu nạn nhân của nạn nô lệ mới, trong đó 79% bị khai thác tình dục. Các nạn nhân đến từ Á châu, Đông Âu và Phi châu. Đức Hồng Y kết luận: ”Tôi yêu cầu tất cả những người tham dự thế Vận Hội Olympic chú ý và tỉnh thức đối với sự hiện diện của các kẻ buôn người, và để cho các nạn nhân biết rằng có sự hiện diện của Giáo Hội, với mạng lưới các dòng tu nam nữ, sẵn sàng trợ giúp những người muốn thoát khỏi các tình trạng nguy hiểm này”.

Ngọn đuốc Olympic đã được thắp lên ngày 12-5-2012 tại Hy Lạp và sẽ được 800 lực sĩ thay phiên nhau chạy bộ đem về Luân Đôn. Đã có 10.500 lực sĩ thuộc 202 quốc gia ghi danh tham dự các cuộc tranh tài thuộc hơn 100 bộ môn khác nhau, và đã có hơn 8 triệu vé tham dự được bán ra. Làng Thế Vận Hội có 17.230 giường được phân phối trong 3.300 căn hộ với tất cả các tiện nghi hiện đại và vườn riêng.

Giáo Hội công giáo tại Anh quốc đã cùng với tổ chức mật vụ Anh phát động chiến dịch gây ý thức, bằng cách huy động 500 thiện nguyện viên phân phát các tập sách nhỏ có số điện thoại xanh bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, để cho các nạn nhân có thể liên lạc. Đức Cha Patrick Lynch, Giám Mục phụ tá Tổng Giáo Phận Southwark, đặc trách dự án, cho biết từ vài tuần qua Giáo Hội công giáo đã cho đăng tải một loạt các bài viết thông tin trên các nhật báo và nguyệt san công giáo. Các giáo xứ công giáo tại Luân Đôn sẽ là điểm quy chiếu cho bất cứ ai muốn thoát ra khỏi mạng lưới của kỹ nghệ tình dục. Thế Vận Hội Olympic là dịp để bắt đầu lộ trình chống lại hiện tượng khai thác tình dục này.

Ông Kevin Hyland, đặc trách phân bộ chống nạn buôn bán nô lệ của chính quyền Anh, cho biết trong suốt thời gian diễn ra Thế Vận Hội tại Luân Đôn, tổ chức mật vụ Anh sẽ luôn túc trực để can thiệp cùng với các dòng tu công giáo. Rất tiếc là càng ngày càng có nhiều trẻ vị thành niên tại Anh là nạn nhân của việc buôn người này. Tại Luân Đôn có khoảng 8.000 trẻ em bị khai thác cho kỹ nghệ tình dục. Nhưng thực ra con số còn cao hơn nhiều.

Nữ tu Eugenia Bonetti, thuộc dòng Đức Bà An Ủi, đặc trách văn phòng chống buôn người của Liên Hiệp các dòng nữ Italia, đã nêu bật sự cần thiết phải có các nơi ẩn trú an toàn giúp các nạn nhân trốn khỏi nanh vuốt của các tay anh chị tổ chức buôn người. Mạng lưới cộng tác chặt chẽ giữa các dòng tu, Caritas và các tổ chức dân sự tại Italia hiện nay là một mô thức gương mẫu. Chị Bonetti cũng nhắc cho mọi người biết rằng sở dĩ nạn buôn người bành trướng và vẫn lan tràn vì có nhu cầu gia tăng tại các nước Âu châu. Cần phải gây ý thức cho cả các khách hàng ấy nữa, để họ hiểu rằng không thể bỏ tiền ra mua phẩm giá con người cho các đam mê hưởng thụ khoái lạc của họ.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y Vincent Nichols, Tổng Giám Mục Westminster, kiêm Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Anh quốc, về phần đóng góp của Giáo Hội công giáo cho việc tổ chức ngăn chặn nạn buôn người nhân dịp Thế vận hội Olympic tại Luân Đôn.

Nhân dịp này Giáo Hội công giáo đã được các Giáo Hội Kitô trao cho nhiệm vụ phối hợp Ủy ban đại kết có tên goi là ”Hơn là huy chương Vàng”, nhằm ngăn chặn tệ nạn buôn bán người cho kỹ nghệ tình dục trong dịp Thế Vận Hội tới đây tại Luân Đôn. Ngoài ra Ủy ban cũng dấn thân trong việc linh hoạt các đường phố thủ đô, nơi đã xảy ra các vụ bạo động hồi tháng 7 năm 2011. Giáo Hội công giáo hiện chiếm 9% trên tổng số hơn 52 triệu dân, trong khi Giáo Hội Anh giáo chiếm 20%.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Thế Vận Hội Olympic sẽ diễn ra tại thủ đô Luân Đôn có ý nghĩa gì đối với Giáo Hội công giáo?

Đáp: Nó là một địp hiếm có, vì Thế Vận Hội Olympic đã chỉ trở lại với Anh quốc sau 44 năm. Do đó, chúng tôi đã muốn việc chuẩn bị được thực hiện với sự công tác của các Giáo Hội Kitô khác trong thủ đô Luân Đôn, nhằm đối phó với các thách đố cụ thể chưa từng xảy ra. Tôi hãnh diện về Ủy ban đại kết ”Hơn là huy chương vàng”, trong đó Giáo Hội công giáo nắm giữ vai trò chính.

Hỏi: Các Giáo Hội Kitô phát động chiến dịch phổ biến sứ điệp như thế nào?

Đáp: Chúng tôi hiệp nhất với nhau để nói về thể thao hòa bình trong suốt thời gian diễn ra Thế Vận Hội Olympic bắt đầu từ ngày mùng 8 tháng 6 tới đây. Và chúng tôi sẽ chuẩn bị với một đêm canh thức cầu nguyện. Từ phía Giáo Hội Công Giáo chúng tôi đã phát động trong các trường học công giáo một chương trình giáo dục đặc biệt cho việc chuẩn bị.

Hỏi: Thế giới trẻ đã đáp ứng như thế nào thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Nhiều bạn trẻ đã tiếp nhận sự tương đương giữa các giá trị của Thế Vận Hội Olymnpic với đức tin kitô. Chẳng hạn như sự song song giữa việc tập luyện và thành công trong thể thao thể dục và việc chuẩn bị tinh thần cần thiết để đạt được thiện ích không phải chỉ cho bình diện vật lý, mà cho cả linh hồn con người nữa. Đây là một sứ điệp sẽ được tổ chức thể thao Gioan Phaolô II quảng bá để giúp người trẻ ý thức được sự gắn bó liên tục giữa sinh hoạt thể thao thể dục, các giá trị tinh thần cao qúy và sự tùy thuộc nhau trong xã hội; chẳng hạn như giúp các thành viên các băng đảng bụi đời từ bỏ bạo lực bằng cách gia nhập một đội thể thao thể dục hay một bộ môn nào đó.

Hỏi: Trong các đường phố thủ đô Luân Đôn Ủy ban đại kết phối hợp có đưa ra các sinh hoạt đặc biệt nào không thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Các ủy ban công dân thủ đô Luân Đôn, bao gồm giới lãnh đạo của các cộng đoàn, trong đó có rất nhiều giáo xứ, liên minh với Ủy ban ”Hơn là mề đai vàng” đang nỗ lực tìm thực hiện một thái độ sống hòa bình trên các đường phố. Chúng tôi đã tập trung sự chú ý vào việc xây dựng hòa bình trên các đường phố, bằng cách thay đổi chúng. Tư tưởng này nảy sinh từ sáng kiến của một cặp vợ chồng công giáo có đứa con 16 tuổi bị một băng đảng bụi đời giết hồi năm 2007. Và chúng tôi chọn con lộ chính Hackney, trong khu vực diễn ra Thế Vận Hội Olympic, được biết tới như là ”dặm tử thần”, bằng cách tổ chức các cuộc tuần hành cho học sinh các trường công giáo, và khích lệ các chủ hàng quán gia nhập chương trình an ninh. Đã khôog có tương quan giữa người trẻ và các chủ hàng quán. Điều này tạo ra sự cô đơn và bất ổn. Vì thế trước hết cần phải gia tăng mức độ tương quan giữa họ với nhau để cải tiến tình hình.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, các giáo xứ nắm giữ vai trò nào trong chiến dịch thăng tiến hòa bình trên các đường phố Luân Đôn này?

Đáp: Các giáo xứ sẽ mở rộng cửa tiếp đón thân nhân cũng như các khán giả của các lực sĩ điền kinh thể dục thể thao tranh tài trong Thế Vận Hội. Còn hơn thế nữa, nếu bạn muốn hiểu biết thủ đô Luân Đôn, thì phải vào một nhà thờ công giáo trong khi có Thánh Lễ, và các bạn sẽ tìm thấy các tín hữu của ít nhất 50 quốc gia khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, mỗi người không bị lẻ loi, nhưng chìm ngập trong cuộc sống riêng của cộng đoàn mình, đồng thời cũng có tương quan với các người khác. Và đó là mô thức chúng tôi muốn đưa ra để giúp bẻ gẫy sự lẻ loi cô đơn.

(Avvenire 9-5-2012)
 
Đức Thánh Cha thăm viếng Milan nhân dịp Đại Hội Thế Giới về Gia Đình
Bùi Hữu Thư
19:06 15/05/2012
Đức Thánh Cha sẽ thăm viếng tổng giáo phận Milan nhân dịp Đại Hội Thế Giới lần thứ 7 về Gia Đình sẽ được tổ chức tại thành phố Milan.

Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ khởi hành từ phi trường Ciampino tại Rôma ngày 1 tháng 6 lúc 4 giờ chiều, và sẽ đến nơi một giờ sau tại Milan. Lúc 5 giờ 30 ngài sẽ nói chuyện với mọi người tụ tập tại Quảng Trường Duomo và vào lúc 7 giờ 30 ngài sẽ tham dự một buổi hòa nhạc vinh danh ngài, và những phái đoàn chính thức tham dự Đại Hội Thế Giới về Gia Đình tại Rạp Hát Scala.

Ngày Thứ Bẩy, 2 tháng 6, lúc 10 giờ sáng, Đức Thánh Cha sẽ tham dự buổi cầu nguyện "Hora Media" tại nhà thờ chánh tòa. Ngài sẽ đọc bài suy niệm và sẽ tôn kính thánh tích của Thánh Charles Borromeo.

Lúc 11 giờ 15 sáng tại sân vận động Meazza, ngài sẽ gặp gỡ các trẻ em được chịu phép thêm sức rồi đọc diễn từ và đọc kinh Truyền Tin.

Lúc 5 giờ chiều tại Phòng Ngai Vàng (Throne Room) của cung điện của Giám Mục, ngài sẽ tiếp các giới chức dân sự, và lúc 8 giờ 30 ngài sẽ nói chuyện với các tham dự viên của chương trình "Tuyên Xưng của các Chứng Nhân" (Celebration of Witnesses) sẽ được tổ chức tại công viên Bresso của thành phố.

Ngày Chúa Nhật, 3 tháng 6, lúc 10 giờ sáng tại công viên Bresso, ngài sẽ cử hành Thánh Lễ và sẽ cầu nguyện kinh TruyềnTin. Lúc 1 giờ 15 chiều, sau bữa ăn trưa với các hồng y, giám mục và vài gia đình tại cung điện Giám Mục, ngài sẽ tiếp đón các thành viên của Hội Gia Đình (Faimly Foundation) 2012 và ban tổ chức cuộc viếng thăm của ngài.

Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ bay trở về Rôma và đáp xuống phi trường Ciampino lúc 5 giờ 30 chiều, từ đó ngài sẽ dùng trực thăng bay tới Phi Trường trực thăng của Vatican và sẽ đ61n đó lúc 6 giờ 45 chiều.
 
Top Stories
Pakistan: En dépit de l’islamisation croissante de la société, des chrétiens veulent croire à la possibilité d’une cohabitation paisible
Eglises d'Asie
08:52 15/05/2012
Les nouvelles dramatiques en provenance du Pakistan sont fréquentes, notamment celles concernant le sort des minorités religieuses. Pourtant, parmi les 5 % des 190 millions de Pakistanais qui ne sont pas musulmans mais chrétiens (2 % de la population), ou encore hindous, sikhs, parsis, bouddhistes, certains veulent croire qu’en dépit de l’islamisation progressive de la société, une cohabitation paisible avec la majorité musulmane est possible.

Le week-end dernier à Lahore, l’Eglise presbytérienne du Pakistan en collaboration avec l’Institut de théologie pour les laïcs, une institution rattachée à l’Eglise catholique, organisait un colloque intitulé « Faith in Context », réunissant divers intervenants chrétiens et membres de la société civile, dont des musulmans. Les participants du colloque n’ont pas caché que les attentats du 11 septembre 2001 aux Etats-Unis et le déclenchement de la guerre en Afghanistan qui avait suivi avaient été le point de départ d’une « décennie noire ». Au Pakistan, le sentiment anti-chrétien n’a fait que croître, ont-ils rappelé, et depuis cinq ans notamment, les attaques ciblant des lieux de culte chrétiens sont allées crescendo. Toutefois, ont-ils ajouté, il existe des raisons de garder espoir.

Secrétaire exécutif de la Commission pour l’œcuménisme et le dialogue interreligieux de la Conférence des évêques catholiques du Pakistan, Javed William a expliqué que « nombreux étaient les responsables des Eglises chrétiennes à savoir qu’au sein de la société pakistanaise, l’homme de la rue associait les chrétiens à l’Amérique et les hindous à l’Inde ». L’élimination d’Oussama ben Laden il y a un peu plus d’un an par un commando américain dans la ville de garnison d’Abbottabad a encore accru la force du sentiment anti-américain, a-t-il souligné, des Pakistanais musulmans trouvant chez les Pakistanais chrétiens un exutoire facile à leur vindicte envers les Etats-Unis. « Dans un tel contexte, il est essentiel, ne serait-ce que pour notre survie, que nous réussissions à mener un dialogue sincère avec les musulmans », a estimé le responsable catholique, en concluant par ces mots : « La minorité chrétienne ne peut en aucune façon se permettre une confrontation avec la majorité [musulmane] ».

Pour la presbytérienne Romana Bashir, responsable du Centre d’études chrétiennes de Rawalpindi, ville jumelle de la capitale Islamabad, les chrétiens doivent persévérer dans la double approche que certains de leurs responsables ont choisi de mettre en œuvre, à savoir à la fois garder le contact avec les milieux islamiques radicaux et mener des actions concrètes avec des musulmans sur le terrain. Elle cite à cet égard la province du Pendjab, où vivent 80 % des chrétiens du pays et « où les violences anti-chrétiennes se sont multipliées ces dernières années ». En dépit de ces violences, qui ne doivent pas être niées, elle a expliqué que pourtant les relations entre musulmans et chrétiens s’amélioraient.

« Des madrasas (écoles coraniques), certes peu nombreuses, admettent désormais des chrétiens aux cours d’informatique qui y sont dispensés », a-t-elle mis en avant, soulignant au passage l’état lamentable dans lequel se trouvait le système public d’éducation. Elle a aussi expliqué que « des oulémas appartenant à la mouvance radicale se montraient mieux disposés à l’égard des chrétiens », citant le cas de l’un d’entre eux qui a accepté d’inclure des couples chrétiens dans le programme qu’il a mis en place pour les couples pauvres désirant se marier (dans une société où la dot occupe une place considérable, la pauvreté économique est un frein au mariage). « Oui, il y a de l’espoir », a conclu Romana Bashir.

Parmi d’autres signes indiquant que le sort des minorités religieuses au Pakistan n’est pas uniformément sombre figure la publication de l’ouvrage du jésuite allemand Christian Troll, récemment traduit en ourdou. Spécialiste de l’islam et plus particulièrement de l’islam en Asie du Sud, le jésuite était à Lahore à la fin du mois de février dernier pour le lancement de Muslim Swalat, Masihi Jwabat (traduction de Muslime fragen, Christen antworten paru en 2003) (1). Dans un pays où les avocats ont souvent ces derniers temps, pris le parti des milieux islamistes les plus durs, c’est un avocat réputé pour plaider régulièrement devant la Cour suprême, Abid Hassan Minto, qui a présenté cette traduction à la presse. Dans son discours, il n’a pas hésité à évoquer les sujets sensibles : « Le caractère très imprécis de la définition juridique du blasphème ou bien encore les préjugés entretenus dans les manuels scolaires envers les religions autres que l’islam mettent en danger toutes les minorités. » Il a également ajouté qu’au Pakistan, la religion ne devrait pas jouer de rôle en politique ou dans le fonctionnement des institutions de l’Etat.

Pour le dominicain James Channan, du Centre pour la paix de Lahore, une structure animée par sa congrégation, un tel ouvrage est nécessaire au Pakistan, où la crainte d’être accusé de blasphème rend difficile tout dialogue interreligieux. « A plusieurs occasions, des accusations de blasphème ont été lancées après que des discussions sur des sujets religieux aient tourné au vinaigre. [Le livre du P. Troll] peut être une aide pour les personnes qui sont engagées dans des initiatives interreligieuses », a-t-il estimé.

Dans l’immédiat, l’actualité récente a toutefois continué de produire son lot de nouvelles inquiétantes. Dans la vaste province du Baloutchistan, agitée de revendications irrédentistes, un employé du Comité international de la Croix-Rouge (CICR), enlevé à Quetta, avait disparu depuis quatre mois. Le 29 avril, son corps décapité a été retrouvé sur le bas-côté d’une route. Agé de 60 ans, de nationalité anglaise, Khalil Dale s’appelait auparavant Ken Dale, mais avait pris le prénom de Khalil après sa conversion à l’islam, il a plusieurs années de cela. Le 10 mai dernier, le CICR a annoncé qu’il suspendait ses opérations à Karachi et Peshawar et étudiait le maintien de sa présence dans le pays. Au sein la branche de Quetta de la Caritas Pakistan, on confirmait que même les équipes locales de la Caritas ne pouvaient plus se rendre dans les régions reculées de la province, mais que néanmoins l’action caritative du vicariat apostolique de Quetta serait poursuivie.

(1) Traduit en français en 2011 sous le titre : Que répondre aux musulmans ? (éditions Fidélité)

(Source: Eglises d'Asie - 15 mai 2012)
 
Corée du Sud: Le nouvel archevêque de Séoul inscrit son action dans la continuité de celle son prédécesseur, le cardinal Cheong
Eglises d'Asie
08:55 15/05/2012
Jeudi 10 mai dernier, le pape Benoît XVI a accepté la renonciation pour limite d’âge du cardinal Nicholas Cheong Jin-Suk, 81 ans, de sa charge d’archevêque de Séoul, une renonciation que ce dernier avait déjà présentée en 2006 lorsqu’il avait atteint 75 ans comme le prescrit le droit canon. Depuis l’année dernière, Mgr Cheong avait en outre atteint l’âge de 80 ans, ce qui l’exclut de fait du nombre des cardinaux électeurs en cas de conclave.

Celui qui a été nommé pour lui succéder, Mgr Andrew Yeom Soo-jung, 69 ans, est bien connu des fidèles de la capitale sud-coréenne : depuis 2002, il assiste le cardinal en tant qu’évêque auxiliaire et vicaire général de l’archidiocèse de Séoul, soutenant son action pour la défense d’une « culture de vie » comme pour le dialogue pacifique avec la Corée du Nord.

Andrew Yeom Soo-jung est né en 1943 à Anseong, dans la province de Gyeonggi, sur le territoire du diocèse de Suwon, au sein d’une famille catholique depuis cinq générations, qui a compté de nombreux martyrs au XIXème durant les persécutions anti-chrétiennes. Plusieurs de ses frères et sœurs sont entrés dans les ordres.

Après des études de théologie suivies à l’Université catholique de Corée, Yeom Soo-jung reçoit le 8 décembre 1970 la prêtrise des mains du cardinal Kim, pour l’archidiocèse de Séoul. Il poursuit ensuite un cycle en psychologie à l’Université de Corée et étudie à l’Institut pastoral de l’Asie orientale, aux Philippines, avant d’être nommé vicaire en paroisse puis professeur et doyen du petit séminaire Songhshin High School.

Curé de paroisse, il est appelé en 1987 à devenir recteur du grand séminaire de Séoul puis, en 1992, il devient chancelier de l’archidiocèse. Alors qu’il a été nommé curé de Mok-dong, il sert également l’archidiocèse en tant que vicaire forain (regroupement territorial de paroisses). En décembre 2001, il est élevé à l’épiscopat par Jean Paul II, qui le nomme évêque auxiliaire de l’archidiocèse de Séoul. Mgr Yeom est ordonné le 25 janvier 2002 et reçoit peu après la charge de vicaire général pour ce même archidiocèse. Membre du Conseil épiscopal de l’archidiocèse, de la Commission pour la mission et la pastorale de la Conférence des évêques catholiques de Corée (CBCK), il préside également le Comité épiscopal pour l’apostolat des laïcs.

Malgré cette étroite collaboration qui unit depuis des années le cardinal Cheong et le futur archevêque de Séoul, certains membres de la communauté catholique sud-coréenne avouent avoir envisagé Mgr Peter Kang U-il, évêque de Jeju (Cheju) et président de la CBCK, comme candidat potentiel à la succession de Mgr Cheong. Nombreux sont en effet, en Corée du Sud, les catholiques qui voient en Mgr Kang U-il, le successeur du charismatique cardinal Kim, probablement en raison de ses prises de position marquées, telle son opposition au gouvernement de Lee Myung-bak sur la question de l’installation d’une base militaire sur l’île de Jeju.

En devenant archevêque de Séoul, Mgr Yeom Soo-jung héritera également de la charge de vicaire apostolique de Pyongyang, fonction associée depuis la fin de la guerre de Corée (1950-1953) à l’archidiocèse de la capitale sud-coréenne (1). Mgr Yeom ne fait pas mystère de son profond investissement sur cette question, et ce depuis les débuts de son ministère. Que ce soit aux côtés du cardinal Cheong, ou en tant que président de la Commission épiscopale pour la réconciliation du peuple coréen, le futur archevêque de Séoul s’est toujours montré un fervent partisan du dialogue de paix entre Séoul et Pyongyang.

Mgr Yeom compte également poursuivre la politique pastorale de son prédécesseur dans le domaine de la bioéthique, sujet qui fait débat en Corée du Sud, en particulier sur les questions de l’euthanasie, de l’avortement et surtout de la recherche sur l’embryon. A la suite du cardinal Cheong, et dans le cadre de ses fonctions de président du Comité pour la vie de la Conférence des évêques sud-coréens, Mgr Yeom a été fréquemment amené ces derniers années à défendre le point de vue de l’Eglise catholique, rappelant que les recherches sur les embryons humains pour en extraire les cellules souches « tu[aient] la vie humaine et viol[aient] la dignité de l'homme (…), s’opposant à Dieu qui est seul Seigneur de la vie ».

L’installation du nouvel archevêque de Séoul est prévu le 25 juin prochain dans la cathédrale de Myeongdong, laquelle accueillera également la cérémonie ce départ du cardinal Cheong le 15 juin.

Selon les dernières statistiques ecclésiastiques, l’archidiocèse de Séoul, qui est le plus important numériquement des quinze diocèses de Corée, compte près de 1 420 000 catholiques pour 900 prêtres et 2 380 religieux, soit 27 % de la population totale des catholiques en Corée du Sud. Le siège de Séoul étant traditionnellement un siège cardinalice, on peut penser que son nouveau titulaire sera dans un avenir proche élevé au cardinalat.

(1) A la fin de la guerre en 1953, les trois juridictions ecclésiastiques de l’actuelle Corée du Nord et la communauté catholique qui en dépendait ont été totalement anéanties. Le pape a alors nommé des administrateurs apostoliques sud-coréens sedi vacanti et ad nutum Sanctae Sedi, dont l’archevêque de Séoul, chargé depuis d’administrer « virtuellement » le diocèse de Pyongyang.

(Source: Eglises d'Asie - 15 mai 2012)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
700 con hoa trong ngày dâng hoa kính Mẹ tại giáo xứ Liên Nghĩa - Thanh Hóa
Ms. Thủy Phạm
08:32 15/05/2012
700 con hoa trong ngày dâng hoa kính Mẹ tại giáo xứ Liên Nghĩa - Thanh Hóa

Chẳng còn xa lạ với mỗi người Công giáo Việt, tháng Năm về đã trở nên một dấu chỉ đẹp biểu hiện cho lòng yêu mến và tôn kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Tháng Năm, khi ánh nắng trời trở nên rực rỡ, sống động và tươi vui hơn bao giờ hết, thì nơi đất nước Việt Nam xinh đẹp này, muôn màu hoa cũng khoe sắc, tỏa hương để hòa vào tâm tình chung của con dân đất Việt cung tiến lên Mẹ hiền. Đó không chỉ là truyền thống của chỉ một giáo xứ, một giáo phận mà là nét đẹp chung trong đời sống đạo của cả một Giáo hội nhỏ bé đã trải qua biết bao những thăng trầm, biến cố. Để hôm nay, đứng trước những đổi thay của cuộc sống, những bôn ba của cơm áo gạo tiền, nhưng vẫn còn đó những khúc ca chan chứa tâm tình cất lên từ con tim của từng con chiên nhỏ.

Với mong muốn của Đức cha Giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh, việc dâng hoa kính Đức Mẹ vào tháng Năm hàng năm đã trở thành một ngày hội hoa chung của cả Giáo phận Thanh Hóa. Việc dâng hoa không dừng lại ở quy mô của một giáo xứ riêng lẻ mà đã được cộng đồng hóa, giáo phận hóa bằng các hình thức giao lưu giữa các giáo xứ với nhau. Chính vì lẽ đó, hôm nay vào trung tuần tháng Năm, giáo xứ Liên Nghĩa, Tân Hải, Phước Nam thuộc giáo hạt Nga Sơn và giáo xứ Cổ Định thuộc hạt Chính Tòa đã tụ họp tại nhà thờ Giáo xứ Liên Nghĩa để tổ chức rước kiệu và dâng hoa giao lưu.

Từ 2h chiều, những người giáo dân từ muôn ngả đã tề tựu về đông đảo tại khuôn viên nhà thờ giáo xứ Liên Nghĩa. Tay bắt mặt mừng, tiếng chào hỏi đan xen giữa những gương mặt đã quen thân hay giữa những người lần đầu mới gặp. Tiếng chào, tiếng cười, tiếng hỏi thăm như xua đi những mệt mỏi của ngày đầu hè, hay sự chếnh choáng của một hành trình dài.

Đúng 3h, tiếng chuông ngân vang báo hiệu khai mạc giờ rước kiệu trọng thể tôn kính Đức Maria. Mười một đội hoa đến từ bốn giáo xứ với gần 700 con hoa đã chuẩn bị hết sức chu đáo và sẵn sàng. Sự tụ họp đông đủ của mọi lứa tuổi, thành phần, từ các em thiếu nhi, hiền mẫu, gia trưởng cho đến các cụ già đã làm nên một ngày hội hoa đầy đủ sắc màu dâng Mẹ. Đoàn rước bước đi trong tiếng hát, tiếng kèn, tiếng trống, tiếng kinh cầu đầy rộn ràng, hứng khởi và tươi vui. Con đường bê tông chạy dọc trước ngôi nhà thờ giáo xứ bỗng trở nên rực rỡ hơn bởi màu hoa cỏ, màu ruộng lúa xanh tốt đang độ trổ bông, màu trang phục rực rỡ của các con hoa bước đi trong ánh chiều nhạt nắng. Tất cả như kết nối lại thành một vườn hoa muôn sắc của lòng tôn kính Mẹ nơi các xứ đạo của miền quê Nga Sơn bình dị. Những gương mặt rạng rỡ nụ cười, lấy tay lau vội những giọt mồ hôi trên trán, những ánh mắt háo hức đón chờ các vãn hoa phong phú và đặc sắc đến từ các giáo xứ bạn, những tràng pháo tay cổ vũ và chúc mừng vang giòn đã làm cho ngày dâng hoa này trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Mở đầu là vãn hoa của các em thiếu nhi giáo xứ Liên Nghĩa, sau đến các vãn hoa của gia trưởng, các bạn giáo lý viên và các chú lễ sinh. Mang đến với giáo xứ Liên Nghĩa trong ngày hội hoa, những vãn hoa của các giáo xứ Cổ Định, Tân
Hải, Phước Nam những màu sắc rạng rỡ và sinh động, thể hiện sự chung lòng của đoàn con cái dâng lên Mẹ kính yêu. Bầu trời xanh thẳm, những cơn gió mát lành thổi trên cánh đồng quê hương xứ sở, thổi vào đoàn người đang cùng nhau dâng hoa kính Mẹ như sự minh chứng cho sự hiện diện của Mẹ trên không gian, thời gian. Này hoa hồng, hoa trắng, hoa xanh, hoa tím… này gái trai, già trẻ, xuân thì… này là hương thơm, màu sắc, lòng yêu… tất cả để dành tặng cho Đức Nữ Trinh Vương là Mẹ.

Sau buổi dâng hoa, Thánh lễ đồng tế diễn ra là giờ quy tụ và hướng tâm tình của những người tham dự một cách tích cực và đầy đủ nhất. Điều đó như là thành quả của lòng đạo đức sùng kính Đức Mẹ cách riêng, và qua Mẹ để đến với Thiên Chúa.

Trời đã ngả về chiều, Thánh lễ khép lại cho một ngày với những lo lắng, chuẩn bị, những cung tơ, điệu nhạc và những tâm tình yêu mến. Nhưng cũng từ đó, nở rộ lên biết bao những tâm tình dành cho Mẹ Maria trong tháng Năm này. Điều đó được thể hiện đủ đầy và vẹn tròn nhất trong từng lời nói, trong từng ánh mắt nụ cười, trong từng câu ca của ngày giao lưu dâng hoa tại giáo xứ Liên Nghĩa. Buổi dâng hoa kết thúc nhưng lại mở ra một rừng hoa nơi các giáo xứ, nơi các gia đình, nơi lòng người tín hữu. Mọi người ra về trong hân hoan, với những lời chào hỏi đầy tình Chúa, tình Mẹ, tình người, và hẹn gặp lại nhau trong những ngày giao lưu sắp tới nơi các xứ bạn.

Những cánh hoa tươi, hoa lòng cùng hợp thành bản hợp xướng dâng lên Mẹ Maria để tỏ lòng yêu mến, tôn vinh, cũng như để nói lên lòng trung thành của con cái với Mẹ. Bao đời người Công giáo Việt Nam đã nép dưới tà áo Mẹ hiền, giờ đây cầu khẩn Mẹ tiếp tục bầu cử trước tòa Chúa, xin Ngài ban ơn phù hộ che chở cho đoàn con trên bước đường chông gai của trần thế, vượt qua những hố sâu của tham lam, băng qua những khúc quanh của lòng cám dỗ, để theo bước hành trình của Mẹ, mai ngày được chung hưởng hạnh phúc nước trời với Mẹ và bên Mẹ.

Ms. Thủy Phạm
 
Nhóm Trường Thi Fatima mừng lễ Quan Thầy
Quy Chính
08:49 15/05/2012
VINH - Sáng ngày 13/5/2012, khoảng 300 sinh viên nhóm Trường Thi Fatima cùng khách mời đã hành hương về nhà thờ Trang Cảnh để tham dự thánh lễ Quan Thầy và các hoạt động giao lưu văn hoá - thể thao với giới trẻ giáo xứ.

Xem hình ảnh

Mở màn cho chuỗi các hoạt động đáng nhớ này, linh mục Giacintô Võ Thanh Châu SVD đã chủ trì buổi toạ đàm về các đề tài:sinh viên với đời sống, sinh viên với tình yêu, sinh viên với ơn gọi…Các tham dự viên đã có cơ hội được lắng nghe những chia sẻ, gợi ý và trải nghiệm quý báu của cha Giacintô về các mối tương quan, những trào lưu, chọn lựa của người trẻ trong xã hội đương đại. Ngài cũng gọi mời các bạn sinh viên nhìn về vị trí, vai trò, sứ vụ của mình giữa thời đại mới, đặc biệt là trong bối cảnh xã hội đang có những chuyển biến khó lường và phức tạp. Giảng đường Đại học không chỉ là nơi để đào tạo kiến thức xã hội, tri thức khoa học đơn thuần những còn phải trở thành môi trường để các bạn tôi luyện nghị lực, quyết tâm và bản lĩnh kiên định trước những khó khăn, thách đố. Ngài mong muốn những thế hệ sinh viên công giáo hôm nay phải ra sức cố gắng học tập, rèn luyện, nêu cao ý thức và tinh thần trách nhiệm, thực thi sứ mạng chứng nhân cách trung thành, trọn vẹn, góp phần to lớn vào công cuộc dựng xây và phát triển Giáo hội. Đây cũng là diễn đàn để các bạn sinh viên mạnh dạn bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, đặt ra nhưng câu hỏi băn khoăn của mình trước hiện trạng xã hội, Giáo hội, ngài cũng đã ân cần giải đáp từng câu hỏi của các bạn. Trước khi kết thúc buổi tọa đàm ngài nhắn nhủ tới các ban sinh viên, giới trẻ “ Cha mượn câu nói của cố Tổng thống Hoa Kỳ John F.Kennedy phát biểu trong ngày nhậm chức 20/1/1961, cha thay từ “Tổ quốc” bằng từ “Giáo hội”, “ Đừng hỏi giáo hội có thể làm gì cho các con mà hãy tự hỏi các con có thể làm gì cho giáo hội”

Chiều Chúa Nhật VI Phục Sinh, vào lúc 14h30, linh mục Antôn Hoàng Trung Hoa, Đặc trách SVCG Vinh đã long trọng cử hành thánh lễ kính Mẹ Fatima - Bổn mạng Nhóm Trường Thi. Đồng tế trong thánh lễ có linh mục phụ trách xứ Giancintô Võ Thanh Châu SVD; sự hiện diện của quý Đại chủng sinh, Tiền chủng sinh, tu sĩ và nhiều thành phần dân Chúa giáo xứ Trang Cảnh.

Linh mục chủ tế nồng nhiệt chúc mừng các bạn sinh viên Nhóm Trường Thi Fatima nhân dịp mừng lễ Quan Thầy; cầu chúc các bạn, qua bày tay của Mẹ Fatima, gặt hái được nhiều thành quả tốt lành trên con đường học tập, rèn luyện cũng như hành trình thiêng liêng mà các bạn đang dấn thân, phấn đấu.

Sau thánh lễ anh chị em nhóm Trường Thi Fatima cũng đã có những phần quà trong quỹ khuyến học của nhóm, mà như chia sẻ thì đây chính là kết quả của những buổi thu gom ve chai, bán hoa vào các ngày lễ của anh chị em trong nhóm, gửi đến các bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn đạt thành tích tốt trong học tập, nhằm động viên khuyến khích các em phấn đấu để sẽ là những sinh viên, những cử nhân, kỹ sư… sau này giúp ích cho giáo xứ, giáo hội và xã hôi. Thiết nghĩ rằng những hoạt động với tinh bác ái, liên đới giữa sinh viên và giới trẻ cao đẹp như thế này nếu mà được phát huy và nhân rộng thì tuyệt vời biết bao.

Đúng 16h15 đã diễn ra trận thi đấu giao hữu bóng đá giữa hai đội Sinh viên Công giáo Vinh và giới trẻ Trang Cảnh tại sân vận động Nghi Hải. Cha Đặc trách sinh viên Antôn Hoàng Trung Hoa, cha phụ trách xứ Giancintô Võ Thanh Châu, đại diện Hội đồng Mục vụ, các ban ngành, hội đoàn đã trực tiếp đến sân dự khán và cổ vũ cho các cầu thủ hai đội thi đấu.

Với quyết tâm cống hiến cho khán giả một trận cầu hay, hấp dẫn, hai đội nhập cuộc bằng sự hứng khởi mạnh mẽ với liên tiếp là những đường kiến tạo, những cú sút nguy hiểm về khung thành đối phương. Mặc dù giới trẻ Trang Cảnh được đánh giá là đội bóng rất mạnh, đã giành được những chiến thắng giòn giã trong những lần đi du đấu, gần đây nhất là chiến thắng đầy thuyến phục trước đội bóng các thầy Tiền chủng viện. Và diễn biến trong những phút dầu của trận đấu đã phần nào chứng tỏ được điều đó phút thứ 20 của trận đấu từ một đường tạt bóng chuẩn xác cầu thủ mang áo số 10 đã đánh đầu mở tỷ số cho đội bóng giáo xứ Trang Cảnh. Không vội vã dâng cao đội hình kiếm tìm bàn gỡ, nhưng bằng nhiều pha triển khai bóng đa dạng, hợp lý cùng lối chơi không ngại va chạm nhờ có nền tảng thể lực đồng đều, các cầu thủ SVCG Vinh đã lấy lại thế trận và có bàn cân bằng tỷ số từ pha đá phạt penalty chuẩn xác của cầu thủ đeo áo số 11, Quang Đồng.

Những phút tiếp theo của trận đấu diễn ra hết sức sôi nổi, kịch tích với nhiều pha lên bóng nguy hiểm, khá nhiều cơ hội được tạo ra về phía khung thành hai bên và trong một ngày thi đấu thành công kết thúc 90 phút thi đấu đội bóng SVCG Vinh đã dành chiến thắng với tỉ số 3–2. Điều đọng lại trong tâm thức của tất cả những ai có mặt tại sân vận động Vạn Phần chiều ngày 13/5 không nằm ở tỉ số và phần thắng chung cuộc, nhưng ở bầu không khí vui vẻ, hữu nghị và thân thiện giữa cầu thủ hai đội, là thông điệp được phát đi về một tinh thần thể thao đoàn kết, cao thượng giữa người trẻ Công giáo thời đại mới.

Chương trình giao lưu văn hoá - văn nghệ giữa giới trẻ giáo xứ và các bạn sinh viên nhóm Trường Thi Fatima với tâm điểm là Đêm Diễn Nguyện được tiến hành vào buổi tối cùng ngày. Đây cũng là nghi thức tạo được điểm nhấn và để lại nhiều dư âm khó quên trong lòng người tham dự.

Đúng 20h, Cha Võ Thanh Châu đã phát biểu khai mạc Đêm diễn nguyện. Các tiết mục văn nghệ, hài kịch đầy màu sắc được diễn ra xuyên suốt chương trình. Hoà quyện với âm nhạc là điệu múa của các cô gái Trường Thi Fatima uyển chuyển, duyên dáng, giàu chất thơ; vũ điệu của các chàng trai Trang Cảnh rộn ràng, sôi động... tất cả như quyện làm một biểu tỏ tình yêu với Thiên Chúa, mẹ Maria và để biểu tỏ niềm vui và nỗi buồn, ước mơ và hy vọng, tâm tư và tình cảm của những người trẻ đang sục sôi niềm khát khao cống hiến.

Lễ Quan Thầy Nhóm Trường Thi Fatima đã khép lại trong âm hưởng của lòng nhân ái, sự gắn kết huynh đệ và cả những thành công, sáng kiến rất đáng ghi nhận. Hi vọng những ấn tượng tốt đẹp về ngày sống ý nghĩa này sẽ theo mãi các bạn trên nẻo đường sứ vụ, mở ra những chân trời của khát vọng và lẽ sống tình thương.
 
Hát để ca tụng ai?
Gioan Lê Quang Vinh
08:58 15/05/2012
Dân gian có câu chuyện vui thế này: “Một tên trộm bị bắt quả tang ăn trộm trâu. Người ta giải anh ta lên huyện. Quan huyện hỏi: “Mày dám cả gan ban đêm vào nhà người ta, ăn trộm trâu phải không?” Anh ta thưa, vẻ tội nghiệp: “Oan cho con lắm. Con chỉ lấy sợi dây thừng mà thôi”. Quan lại hỏi: “Thế, đầu sợi dây có trâu không?” Tên trộm thưa: “Bẩm quan, con trâu ấy chủ nhà buộc vào, chứ con không buộc”.

Đó là một trong nhiều chuyện cười về thói nguỵ biện của con người. Khi người ta làm điều gì không phù hợp với lương tâm, với Tin Mừng, người ta thường tìm mọi cớ để biện minh.

Xin đan cử một ví dụ. Cách đây mấy năm, dịp trình diễn văn nghệ văn gừng gì ở ngoài xã hội, một anh nhạc công đã xin cha xứ huy động mấy ca đoàn vào nhà thờ tập hát, nhạc xập xình, đứng ngồi lung tung. Dĩ nhiên là họ không hát những bài ca ngợi Chúa, mà lại ca ngợi những điều khác, có khi ca ngợi những người chống đối Thiên Chúa.

Và họ giải thích: tôi chỉ hát bài hát có sẵn, chứ tôi có sáng tác ra đâu!

Mới đây, một nhóm nọ cũng bỏ ra nhiều thì giờ tập hát tập múa để trình diễn cho một nơi nọ, cũng hát những bài hoàn toàn không phù hợp tinh thần Tin Mừng. Và lời giải thích cũng không khác anh nhạc công kia bao nhiêu.

Trong bài suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật VI Phục Sinh, cha Giuse Đỗ Đức Trí (giáo phận Xuân Lộc) viết một câu mà chúng ta phải suy nghĩ:

"Nhiều bạn trẻ ngày nay đã chọn bạn sai hoặc để mình giao du với bạn xấu, nhiều người đã lao đầu vào với những thứ bạn xấu là ma túy, cờ bạc, phim ảnh sách báo xấu, và kể cả những tư tưởng, học thuyết sai lầm, những thứ bạn ấy nó đang hủy hoại tuổi trẻ của các bạn, có những người còn kết bạn và đồng loã với sự gian dối của xã hội hôm nay, nó làm cho các bạn trở thành những con người nhỏ nhen ích kỷ và trở thành thù nghịch với Đức Giêsu”.

Lảm bạn với Đức Giêsu là niềm hạnh phúc lớn lao. Và làm bạn với Đức Giêsu cũng là kết bạn với những người thiện chí, đồng thời biết tránh xa những gì trái ngược với tinh thần Tin Mừng. Người ta không thể nói rằng tôi yêu mến Chúa, đồng thời lại lên tiếng ca tụng những thế lực chống đối Ngài.

Việc nguỵ biện nào cũng có nguyên do của nó. Khi người ta “lao đầu vào với những thứ bạn xấu là ma túy, cờ bạc, phim ảnh sách báo xấu, và kể cả những tư tưởng, học thuyết sai lầm” như cha Giuse Đỗ Đức Trí nói, thì họ thường đưa ra các lý lẽ để nguỵ biện, mà phần lớn có thể là những “lý sự” như sau:

1. “Tôi có chống đối Chúa đâu. Tôi chỉ hát ngoài miệng, múa bằng tay chứ có suy nghĩ thế đâu”. Đây là một trong những mưu chước ma quỷ hay dùng để cám dỗ con người.

Khởi đầu của tội lỗi có thể là thiện chí, hay quanh co chút xíu thôi, rồi từ từ người ta sẽ tin những điều họ nói ra dù nó không thật. Nhưng con cái Chúa thì phải quang minh chính đại, không thể biện hộ như thế được. Chúng ta nhớ các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã thà chịu chết, không thể làm vừa lòng vua quan dù chỉ bằng lời nói bên ngoài!

2. “Tôi có làm gì hại ai đâu, chỉ là hát múa thôi mà”. Đây là nguỵ biện nguy hiểm ở chỗ: không phải không làm hại ai về thân xác là không có lỗi. Khi mình góp phần vào việc truyền bá điều ngược với Tin Mừng là mình có lỗi.

Các loại hình nghệ thuật được Chúa ban cho con người là để ca tụng Chúa. Theo đại nhạc sĩ Johannes S. Bach, âm nhạc là nghệ thuật dùng lời ca để ca tụng Đấng Tạo Hoá. Và chúng ta cũng dùng nghệ thuật để làm cho cuộc sống có ý nghĩa, giúp con người hướng lòng lên với Chúa. Ngược với những điều ấy, con người làm sai lạc mục đích của nghệ thuật. (xin tham khảo thêm ở website http://www.nghethuatthanh.net của Ủy Ban Giám Mục về Nghệ Thuật Thánh, trực thuộc Hội Đồng Giám mục Việt Nam).

3. “Tôi đem niềm vui cho người khác”. Lý lẽ này có vẻ vị tha và nhân ái. Tuy nhiên, không phải chúng ta có thể đem niềm vui cho người đời bất chấp lương tâm. Người môn đệ Chúa đem “niềm vui đến chốn u sầu” phải kèm với “đem chân lý vào chốn lỗi lầm” như lời Kinh Hoà Bình của Thánh Phanxicô.

Chúa cho chúng ta nhiều cơ hội và nhiều phương tiện để đem niềm vui cho người khác, chứ không chỉ là lên tiếng nói những điều trái với lương tri để người ta cười vui mấy phút.

Ngoài những điều ấy, nguỵ biện còn mang nhiều hình thức khác. Có một nguyên tắc chung để quy chiếu: Điều tôi làm có thật sự phát xuất từ tấm lòng khiêm tốn và nhân ái của tôi không, và nhất là có phù hợp với Tin Mừng không?

Thật ra khi con người làm điều mà lòng họ không yên (có cảm giác áy náy như một facebooker viết), thì cần phải xem lại mục đích và ý hướng của mình. Có hai lý do người ta thường giấu kín sau lớp vỏ nguỵ biện:

Thứ nhất là người ta muốn phô trương chính mình, phô trương giọng ca hay hình thể. Nhưng họ quên rằng giọng ca hay hình thể của mình là do Chúa ban, chỉ được dùng để phụng sự Chúa và chân lý của Ngài.

Thứ hai, họ muốn cho công việc làm ăn dễ dàng hơn. Điều này đầy tinh thần thế gian. Chúng ta hãy nhớ tấm gương của người mẹ anh hùng trong sách Macabê, khi bà mẹ này khuyên đứa con út: “Con ơi, con hãy thương mẹ: chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ con đến ngần này tuổi đầu. Mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất và muôn loài trong đó, mà nhận biết rằng Thiên Chúa đã làm nên tất cả từ hư vô, và loài người cũng được tạo thành như vậy. Con đừng sợ tên đao phủ này; nhưng hãy tỏ ra xứng đáng với các anh con”.

Nếu chúng ta trung thành với Thiên Chúa, Ngài sẽ quảng đại hơn chúng ta vô vàn lần, và Ngài sẽ quan phòng chăm sóc chúng ta còn hơn chăm sóc chim chóc hay hoa huệ ngoài đồng.

Xin Mẹ Maria, người Mẹ đã nhiều lần hiện đến để nhắc nhở con cái trung thành với Thiên Chúa, giúp chúng con chỉ sống cho Chúa và tìm cách làm đẹp lòng Ngài mà thôi. Ở Fatima, Mẹ đã báo trước những thế lực chống lại Thiên Chúa rồi sẽ phải buông xuôi, xin Mẹ cho chúng con không bám víu vào bất kỳ ai trên con đường đi tìm Chúa.
 
Hai Thầy GP Thanh Hóa được truyền chức Phó Tế tại Roma
Giuse Tạ Như Quỳnh
10:26 15/05/2012
Hai Thầy Giáo Phận Thanh Hóa Được Truyền Chức Phó Tế Tại Rô-Ma

Vương Cung Thánh Đường Phêrô ở Vatican, nơi mỗi ngày có hàng chục nghìn lượt người đến viếng thăm và cầu nguyện. Đối với người Công Giáo, Thánh đường này có ý nghĩa đặc biệt, vì đây là Trung tâm của Giáo Hội Công Giáo toàn cầu; nơi có phần mộ của Thánh Phêrô – vị Tông Đồ Cả - người được Thiên Chúa trao cho trong trách lớn lao, đứng đầu và coi sóc Hội Thánh của Người nơi trần gian.

Và tại Ngôi Thánh Đường này, vào lúc 15g00 (giờ Rôma) ngày 12.05.2012, đã diễn ra thánh lễ truyền chức linh mục và phó tế cho các thầy đang học tại Giáo Hoàng Học Viện Urbano. Chủ tế thánh lễ là Đức Hồng Y Filoni – Tổng Trưởng Thánh Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc cùng đông tế có Đức cha Hàn Đại Huy cùng với khoảng 200 linh mục đến từ nhiều nước trên thế giới.

Thật vinh hạnh! trong số tiến chức phó tế có hai thầy thuộc giáo phận Thanh Hóa – Việt Nam. Đó là thầy Giuse Nguyễn Công Khương (giáo xứ Quần Ngọc) và thầy Giuse Nguyễn Văn Điệp (giáo xứ Kẻ Rừa).

Tuy không có sự hiện diện của Đức giám mục giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh, nhưng ngài đã cử phái đoàn đại diện đó là các linh mục và chủng sinh đang du học tại Âu Châu đến tham dự thánh lễ, cầu nguyện, hiệp thông và chúc mừng. Phái đoàn do cha Giuse Trần Anh Dũng - Đại Diện Giám Mục Thanh Hóa tại Châu Âu, cha Giuse Nguyễn Đức Thanh, cha Phaolo Lê Tiến Nhất (đang du học tại Pháp), và thầy Giuse Tạ Như Quỳnh (đang học tại Rô-ma).

Thánh lễ diễn ra trong bầu khí trang nghiêm, sốt sắng. Đức Hồng Y Filoni trong bài giảng, đã chia sẻ với những người anh em tiến chức về vai trò và sứ vụ của Người mục tử, bằng câu hỏi “Linh mục là gì?”. “Là mong muốn trở nên giống Chúa, là Người Phục vụ, là Người có lòng yêu thương, là Người có tâm hồn quảng đại …đó chính là những khía cạnh cần và phải được bám rễ sâu trong đời sống người môn đệ của Chúa...”.

Sau bài giảng, Đức Hồng Y Filoni đã chủ sự nghi lễ truyền chức. Trong trang phục áo trắng, các Thầy bước ra trước bàn thờ, trước vị đại diện Chúa Kitô, tuyên thệ trung thành với sự mạng, dứt bỏ mọi sự, dứt khoát sống và chết cho tình yêu Thiên Chúa. Qua lời nguyện truyền chức và đặt tay, các tiến chức đã chính thức “thuộc trọn vẹn về Chúa”.

Xem hình

Thánh lễ kết thúc trong những tràng pháo tay chúc mừng từ những người tham dự.

Sáng hôm sau, ngày 13.05.2012 trong ngôi nhà nguyện nhỏ của Foyer Phát Diệm, trong tâm tình Giáo phận, quí cha, quí thầy, quí sơ, và ân nhân đã cùng hai thầy Tân Phó tế Dâng Thánh Lễ Tạ Ơn Thiên Chúa vì những hồng ân mà Người đã ban cho các tiến chức. Lần đầu tiên trong thừa tác vụ mới, có vẻ như bỡ ngỡ, nhưng quí Thầy đã chu toàn tác vụ của mình cách hoàn hảo.

Cha Giuse Trần Anh Dũng trong bài giảng lễ, đã chia sẽ kinh nghiệm về đời sống tận hiến với các tiến chức. Trong đó “cám dỗ và thách thức” là điều mà các thầy cần phải luôn đề phòng.

Kết lễ, mọi người cùng hòa lên khúc hát “ Tâm Tình Dâng Hiến”, và đây cũng là tâm tình mà quý thầy Tân Phó Tế dâng lên Thiên Chúa, Mẹ Maria; dâng lên Đức cha giáo phận, quý cha, quý thân nhân, ân nhân ở quê nhà xa cách.

“Biết lấy gì cảm mến, biết lấy chi báo đền. Hồng ân Chúa cao vời, Chúa đã làm cho con. Thương con từ ngàn xưa một tình yêu chan chứa và chọn con đi làm đuốc sáng chiếu soi trần gian. Cho con say tình mến và này con xin đến một đời trung trinh làm muối đất ướp cho mặn đời”.

Giuse Tạ Như Quỳnh
 
Hội Đồng GMVN nhận định: ''Luật đất đai hiện hành, vừa đi ngược tự nhiên, vừa không tôn trọng Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền''
UB Công Lý & Hòa Bình
10:24 15/05/2012
NHẬN ĐỊNH VỀ MỘT SỐ TÌNH HÌNH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Chủ trương đổi mới đã giúp Việt Nam hòa nhập vào dòng chảy chung của nhân loại và đưa đất nước từ một nền kinh tế nghèo nàn đến một trong những nước có tăng trưởng kinh tế cao nhất châu Á. Tiến trình hội nhập được cụ thể hóa qua việc Việt Nam trở nên thành viên của khối ASEAN, tham gia APEC, gia nhập WTO. Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia, tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế và thu hút đầu tư của nhiều tập đoàn nước ngoài. Xã hội ngày càng trở nên năng động, sáng tạo và nhìn chung có vẻ giàu có hơn. Nhưng tình hình gần đây cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang mất định hướng, thiếu tính bền vững và nhân bản, vì đổi mới kinh tế không song hành đổi mới chính trị, cũng như tăng trưởng kinh tế không nối kết với phát triển xã hội và phát triển con người toàn diện.

Thư chung hậu Đại hội Dân Chúa năm 2010 mời gọi tất cả các thành viên của Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam cố gắng nhận diện và phân định “hiện trạng xã hội Việt Nam dưới ánh sáng đức tin”. Chính trong viễn tượng đó, Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam muốn bày tỏ một vài thao thức, suy nghĩ và nhận định về tình hình Đất nước, vừa với tư cách công dân, vừa với tư cách Kitô hữu.

1. Nền kinh tế Việt Nam

Sau gần hai thập niên đạt tăng trưởng kinh tế cao, Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp nhất, nhưng tình trạng mấy năm gần đây cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang bộc lộ những nguy cơ nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân và tương lai của đất nước. Biểu hiện rõ nhất là quản lý kinh tế yếu kém, các tập đoàn Nhà nước thua lỗ nặng, doanh nghiệp phá sản càng nhiều ngân hàng lãi càng lớn, lạm phát tăng cao, chênh lệch giàu nghèo nới rộng, chất lượng cuộc sống của đại đa số dân chúng giảm sút, nhiều người rơi trở lại tình trạng nghèo trước đây… Phải chăng mô hình kinh tế hiện tại đang làm giàu cho nhóm đặc lợi hơn là cho toàn dân?

Định hướng kinh tế lấy quốc doanh làm chủ đạo đã tạo ra độc quyền và lạm quyền, làm méo mó sự vận hành cần có của nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp nhà nước đóng góp ít vào tăng trưởng kinh tế nhưng lại nhận nhiều đặc quyền đặc lợi, gây bất công và kìm hãm sự phát triển của khối tư nhân. Nợ nước ngoài và thâm thủng mậu dịch đã và đang gia tăng khiến nền kinh tế bị suy yếu và lệ thuộc. Lạm phát gia tăng cũng làm tăng đói nghèo, gây khó khăn hơn cho cuộc sống của người dân và cả các doanh nghiệp. Đình công tiếp tục tăng cao chứng tỏ quyền lợi của công nhân chưa được bảo vệ thỏa đáng. Một số chủ trương không hợp lòng dân mà vẫn được Nhà nước tiến hành như vụ khai thác bô-xit Tây Nguyên hoặc dự án xây nhà máy điện hạt nhân ở tỉnh Ninh Thuận.

2. Luật đất đai

Luật đất đai hiện hành, vừa đi ngược tự nhiên, vừa không tôn trọng Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Đó là nguyên nhân của khoảng 80% các khiếu kiện trong nước. Các vụ khiếu kiện này đã đi từ khiếu nại cá nhân đến khiếu kiện tập thể; từ khiếu kiện bằng đơn từ đến tập họp phản đối và nay là dùng vũ khí chống lại việc thu hồi đất.

Luật đất đai qui định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng do Nhà nước quản lý đã làm cho hàng triệu người cảm thấy mất đất và chẳng có quyền tự do hành xử trên “mảnh đất ông bà tổ tiên”. Trên thực tế, sở hữu toàn dân không phải là phương thức quản lý đất đai tốt nhất, còn việc Nhà nước làm chủ sở hữu đã phát sinh đặc quyền, đặc lợi của chính quyền các cấp trong việc quy hoạch và thu hồi đất cho các dự án, tước mất quyền căn bản của người dân.

Vấn đề gây bức xúc nhiều nhất trong việc thu hồi đất là giá đền bù. Muốn giải quyết tranh chấp về giá đền bù giữa người bị thu hồi đất và cơ quan chức năng hoặc các nhà đầu tư, thì phải làm sao để người bị thu hồi đất được đền bù ngang giá với tài sản của họ bị trưng dụng và cuộc sống của họ phải tốt đẹp ngang hay hơn trước khi bị trưng dụng. Vì giá đất tăng gấp bội sau khi quy hoạch, nên người bị thu hồi đất cần được chia phần sự chênh lệch giá cả này bằng nhiều cách khác nhau. Điều cần thiết là nên cấp tốc sửa đổi Luật đất đai để người dân được quyền sở hữu đất và hạn chế tối đa quyền thu hồi đất của các cấp chính quyền.

3. Môi trường xã hội

Xã hội Việt Nam đang bộc lộ nhiều hiện tượng rất đáng quan ngại. Nổi bật nhất vẫn là hai tật xấu đã được Hội đồng Giám mục Việt Nam cảnh báo từ năm 2008, đó là gian dối và bạo lực. Chúng không những phô bày nơi đường phố, trên thương trường và các phương tiện thông tin đại chúng, mà còn xâm nhập vào công sở và học đường. Dư luận đang bức xúc vì hiện tượng lạ lùng là tại một số nơi, cơ quan công quyền lại sử dụng bạo lực phi pháp để giải quyết các khiếu kiện dân sự.

Bên cạnh những tệ nạn đang tác hại xã hội Việt Nam hôm nay, nhiều người âu lo vì khuynh hướng sống hưởng thụ, chụp giựt, coi trọng đồng tiền, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại… Hiện tượng này chứng tỏ tình trạng thiếu vắng các giá trị đạo đức nền tảng làm chuẩn mực cho đời sống xã hội, vì vậy một số người đã cảnh báo về một xã hội lệch chuẩn hay phi chuẩn.

Tham nhũng đã được coi là đại họa của quốc gia, ngày càng tinh vi và nghiêm trọng hơn, nhưng cho đến nay chưa một vụ án nào xứng tầm được đưa ra xét xử để răn đe, làm giảm sút niềm tin của người dân nơi công quyền.

Các vụ khiếu kiện, chủ yếu liên quan đến đất đai, trong đó có đất tôn giáo, vẫn tiếp diễn phức tạp và ngày càng trầm trọng, gây bất an và căng thẳng xã hội. Vụ việc ở Tiên Lãng, Hải Phòng, và Văn Giang, Hưng Yên, gây xúc động mạnh mẽ trên tất cả những người Việt Nam có tâm huyết, buộc Nhà nước phải nhìn lại cách giải quyết vấn đề, mà cốt yếu là sửa đổi Luật đất đai về mặt hạn điền, thời hạn sử dụng đất và giá đền bù…, nếu chưa đi đến chỗ nhìn nhận quyền tư hữu chính đáng của công dân.

Một yêu cầu cấp bách khác là cần thay đổi lề lối làm việc cửa quyền, không minh bạch và thiếu chuyên môn của cán bộ. Biểu hiện rõ rệt nhất ở sự áp đặt của Nhà nước về quan điểm và cách sống trong xã hội, đó là sự phân biệt đối xử trong chính sách công giữa các cá nhân làm việc cho Nhà nước với các doanh nhân và người lao động tự do, giữa người dân thành thị và người nhập cư ngoại tỉnh.

4. Lĩnh vực pháp luật

Hiến pháp và pháp luật của mỗi quốc gia phản ánh tính đặc thù và cá biệt theo truyền thống văn hóa dân tộc mình, nhưng cũng không vì thế mà bất chấp những chuẩn mực pháp lý quốc tế. Việt Nam có một hệ thống pháp luật đồ sộ, nhưng không hiệu quả từ lập pháp đến hành pháp, vì thiếu sự công khai, minh bạch, và nhất là thiếu sự độc lập về tư pháp.

Việc áp dụng luật pháp chưa nghiêm minh và tùy tiện, nhất là ở cấp địa phương, đã dẫn đến những oan sai và đôi khi đẩy người dân đến bước đường cùng. Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định các thủ tục bắt người; vậy mà trong một số trường hợp, vẫn có các công dân bị bắt sai trái với các quy định của bộ luật ấy, cũng như với các tuyên ngôn và công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Việc giam giữ người không qua xét xử được che đậy dưới từ ngữ “đưa vào cơ sở giáo dục” có thời hạn và áp dụng cho những người bày tỏ sự bất đồng chính kiến là một hình thức vi phạm quyền cơ bản của con người. Hình thức “giáo dục” này thực ra là một biện pháp mà thực dân Pháp sử dụng ở nước ta, sau đó được lập lại bằng Nghị quyết 49/NQ-TVQH ngày 20/6/1961 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đã là cơ sở pháp lý cho việc tập trung cải tạo các công chức và quân nhân chính quyền Miền Nam cũ. Sau này có một chuyển biến tốt đẹp về biện pháp này khi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ban hành năm 1989 không sử dụng nó nữa. Nhưng với Pháp lệnh năm 1995, nó lại được tái lập dưới cái tên hiện nay và được Pháp lệnh năm 2002 nối tiếp. Hy vọng trong lần ban hành tới về xử lý vi phạm hành chính, kiểu “giáo dục” ấy sẽ được bãi bỏ.

Căn bệnh trầm kha trong quản lý và điều hành của các cấp chính quyền chỉ được giải quyết khi Việt Nam xây dựng một Nhà nước pháp quyền thực sự và hình thành một xã hội công dân năng động. Bất chấp những khó khăn hiện tại, đây là một xu thế không thể đảo ngược.

5. Biên cương, hải đảo và chủ quyền quốc gia

Vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, Biển Đông đã một vài lần nổi sóng. Nhưng trong những năm gần đây, sự căng thẳng đã lên đến mức độ nguy hiểm. Nhà cầm quyền Trung Quốc một mặt dùng lời lẽ hoa mỹ, với thông điệp rất êm tai, nhưng mặt khác, các hành động của họ về chủ quyền trên Biển Đông ngày càng phản ánh rõ rệt chủ trương Đại Hán.

Trong khi đó, bên Việt Nam, phản ứng của Nhà nước xem ra quá yếu ớt, tạo cớ cho các lực lượng thù nghịch lấn tới. Khó hiểu hơn nữa là việc chính quyền đã mạnh tay đàn áp các tổ chức và các cá nhân yêu nước phản đối hành động xâm lược trắng trợn. Thái độ lập lờ, thiếu nhất quán của các nhà lãnh đạo trong vấn đề phân định lãnh thổ vùng biên giới và bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông đang gây bất bình trong dư luận. Nhiều nhân sĩ và các nhà trí thức tâm huyết đã lên tiếng cảnh báo những nguy cơ về an ninh quốc gia do một số dự án cho nước ngoài khai thác bô-xít và thuê đất, thuê rừng. Mặt khác, các thông tin về lĩnh vực này không đầy đủ, chậm chạp và thiếu công khai. Điều trước mắt đã xảy ra là “lao động phổ thông” nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam để thực hiện các dự án trên đang gây bất ổn cho xã hội hiện tại và về lâu dài.

6. Môi trường sinh thái

Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn, Việt Nam sẽ là một trong bốn nước phải gánh chịu hậu quả nghiệt ngã nhất của biến đổi khí hậu. Nguyên nhân một phần do tác động của biến đối khí hậu toàn cầu, nhưng một phần khác do chúng ta thiếu quan tâm đến môi trường sinh thái và tính bền vững trong phát triển.

Điều đáng quan ngại nhất là chúng ta vụng về và vội vàng trong khai thác tài nguyên. Những năm gần đây Nhà nước đã cho nước ngoài đầu tư nhiều dự án có nguy cơ hủy hoại môi trường, thay đổi hệ sinh thái và làm biến đổi khí hậu: khai thác bô-xit tại Tây nguyên, cho thuê rất nhiều khu rừng đầu nguồn thuộc 18 tỉnh từ Bắc chí Nam, rất nhiều tỉnh đã khoanh biển và bờ biển cho các công ty ngoại quốc thuê để xây khách sạn, lập bãi tắm hoặc các dự án khác, mà không quan tâm đến môi trường sinh thái.

7. Vai trò của Trí thức

Gần 1000 năm trước, cùng với việc thành lập Quốc Tử Giám, tổ tiên chúng ta đã nhận thức sâu sắc rằng: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì nước yếu mà thấp hèn” (Bia Văn Miếu). Điều này vẫn luôn đúng và càng đúng hơn cho kỷ nguyên chất xám, thời đại của nền kinh tế tri thức hôm nay.

Bỏ ra ngoài hiện tượng gia tăng đột biến số lượng các tiến sĩ mà chất lượng còn đáng nghi ngại, Việt Nam còn khá nhiều hiền tài đích thực, những trí thức thực tài và có tâm huyết với nước, với dân. Chỉ tiếc rằng vai trò của họ chưa được coi trọng, có khi còn bị gạt ra bên lề hoặc bị kỳ thị, mà nguyên nhân, trong nhiều trường hợp, chỉ là do sự khác biệt về quan điểm đánh giá hiện thực xã hội hoặc về tầm nhìn tương lai của Dân tộc. Phải chăng cơ chế Nhà nước bất cập và chưa đủ mở rộng để thu hút người tài, cũng như chưa cải tổ cho phù hợp với đòi hỏi của xã hội tân tiến? Bao giờ vai trò của xã hội dân sự được nhìn nhận và thực sự có cơ hội tích cực góp phần xây dựng đất nước?

8. Giáo dục và Y tế

Tương lai của Dân tộc tùy thuộc phần lớn vào giáo dục. Không thể phủ nhận rằng nền giáo dục quốc gia đã sản sinh một số nhân tài và góp phần vào việc phát triển Đất nước. Nhưng nhìn chung, trong mấy thập niên qua, nền giáo dục của chúng ta có quá nhiều bất cập về nội dung, phương pháp dạy và học… Việt Nam đã có nhiều nỗ lực “cải cách giáo dục” nhưng không đi đến những đột phá thực chất. Vì sao? Phải đau đớn mà nói rằng vì chúng ta thiếu hẳn một triết lý giáo dục mang tính nền tảng và chiến lược lâu dài.

Hậu quả thê thảm của thực trạng trên là những gì chúng ta đang nhìn thấy trước mắt: Gia tăng các tệ nạn khủng khiếp trong học đường, tội phạm tuổi học sinh sinh viên ngày càng nhiều, gian dối trong thi cử trở thành bình thường, bằng cấp giả hay nguy hiểm hơn nữa, bằng cấp thật mà kiến thức giả. Kết quả cay đắng là Đất nước có nguy cơ bị tụt hậu về nhiều phương diện.

Nhờ áp dụng các công nghệ mới, y tế Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được một số thành tựu trong việc khám chữa bệnh và y tế dự phòng. Nhân viên y tế ngày càng được đào tạo bài bản và có chuyên môn cao hơn. Nhưng do hệ quả của nền giáo dục nói trên, cũng như khuynh hướng tập trung vào sức khỏe thể chất và thiếu định hướng y tế toàn diện, nên hệ thống y tế đang bị sa lầy. Bên cạnh tình trạng quá tải trầm trọng tại các bệnh viện Trung ương và việc tăng viện phí ảnh hưởng mạnh tới người nghèo, dư luận nói nhiều đến sự vô cảm, nhũng nhiễu, thiếu trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của nhân viên y tế…

Nhà nước đã kêu gọi “xã hội hóa” giáo dục và y tế, thiết tưởng nên tạo điều kiện để các tôn giáo trong nước được tham gia trực tiếp vào hai lĩnh vực này.

9. Lĩnh vực tôn giáo

Trong thời gian qua, nhà cầm quyền đã tạo cơ hội thuận tiện cho các sinh hoạt tôn giáo, hầu hết các cơ sở tôn giáo bị tàn phá trong thời chiến tranh đã được trùng tu, nhiều cơ sở mới đã và đang được xây dựng. Tuy nhiên, qui định pháp luật liên quan đến các tôn giáo vẫn còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng được nguyện vọng của các tín đồ, cụ thể nhất là về tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo. Điểm mấu chốt là các tôn giáo đã được nhìn nhận, nhưng lại chưa có tư cách pháp nhân, nên không thể thực thi và bảo vệ các quyền hiến định của mình, như các tổ chức xã hội và nghề nghiệp khác.

Hiện nay, Nhà nước dự định ban hành một Nghị định “Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo”, thay thế Nghị định số 22/2005/NĐ – CP ngày 01-03-2005. Thật đáng hoan nghênh nếu văn bản này được soạn thảo trên tinh thần đổi mới, thực sự cầu thị để tạo thuận lợi cho tín đồ các tôn giáo được tự do hoạt động, góp phần vào việc phục vụ đồng bào và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng một số người đang băn khoăn vì sợ văn bản này lại là một bước thụt lùi, so với Nghị định nêu trên. Câu hỏi nền tảng là bao giờ các công dân có tôn giáo được đối xử bình đẳng với các công dân khác, theo Hiến pháp và Dân luật, mà không cần đến một Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo nữa?

* * *

Những nhận định trên đây phát xuất từ niềm tin Kitô giáo và trách nhiệm công dân với ước nguyện góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng một đất nước phát triển vững bền, dân chủ và nhân ái. Trong vấn đề này, huấn từ của Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI, ngày 27-06-2009, với các Giám mục Việt Nam vẫn là định hướng căn bản của Ủy ban Công lý và Hòa bình: “Giáo Hội không hề muốn thay thế Chính quyền, nhưng chỉ mong rằng trong tinh thần đối thoại và hợp tác tôn trọng nhau, Giáo Hội có thể góp phần mình vào đời sống của đất nước, nhằm phục vụ tất cả mọi người dân”.

Ngày 15 tháng 5 năm 2012,
kỷ niệm 121 năm Thông điệp Rerum Novarum (Tân Sự)
ỦY BAN CÔNG LÝ & HÒA BÌNH / HĐGMVN
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hiến Tế
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
21:21 15/05/2012
HIẾN TẾ

Ảnh của Joseph Ngọc Phạm

Xưa phần nhỏ hóa ra nhiều,

Chúa cho no thỏa bởi yêu nhân trần

Nay Ngài ban chính bản thân,

Để Mình Máu Thánh toàn phần dưỡng nuôi.

(Trích thơ của Trương Hoàng)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Rộn Ràng Hoa Nở
Nguyễn Hùng
21:19 15/05/2012
RỘN RÀNG HOA NỞ
Ảnh của Nguyễn Hùng
Người chỉ liếc nhìn là nhựa sống sẽ lay động khắp thân hoa.
Hơi thở của Người làm bông hoa nở lớn và rung đưa trong gió.
Sắc màu ửng lên những khao khát thầm kín,
và hương thơm lộ ra những bí mật ngọt ngào
.
He gives it a glance, and the life-sap stirs through its veins.
At his breath the flower spreads its wings and flutters in the wind.
Colours flush out like heart-longings,
the perfume betrays a sweet secret.
(R. Tagore)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền