Ngày 12-05-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:19 12/05/2009
HỒN QUỶ VÀ HẠT ĐẬU NÀNH

N2T


Người vợ trong giờ lâm chung nói với chồng:

- “Sau khi em chết, bất luận là anh tái hôn hay kiếm người yêu, thì em sẽ trở lại kiếm anh.”

Sau khi vợ chết được vài tháng thì ông chồng lại đi kiếm tình yêu. Vong hồn vợ trước đến quấy rầy ông ta, mặc dù đã biết, nhưng cũng làm cho ông ta sợ muốn chết. Mỗi buổi tối ông ta đều bị quấy rầy, chịu không nổi nên ông ta đi kiếm một thiền sư xin chỉ giáo.

- “Ông làm thế nào biết được đó là vong hồn vợ của anh ?”

- “Bởi vì bà biết rất rõ ràng tất cả việc tôi làm, tất cả việc tôi nghĩ và tất cả những cảm giác của tôi.”


Thiền sư đưa cho anh ta một cái bao bố đựng đầy những hạt đậu nành mang về nhà, và nói với anh ta:

- “Anh không được mở cái bao này ra, đợi cho hồn quỷ tối nay lại đến, thì hỏi nó trong bao bố này đựng bao nhiêu hạt đậu nành.”

Người ấy sau khi luyến ái như cũ thì cũng không thấy hồn quỷ ấy xuất hiện, sau việc ấy thì anh ta hỏi thiền sư:

- “Tại sao lại như thế ?”

- “Ngạc nhiên à ! Hồn quỷ của anh chỉ biết những việc anh biết mà thôi.”


(Trích: Bài ca của loài ếch)

Suy tư:

Hồn ma có khi chỉ là một sự ám ảnh trong cuộc sống với nhiều áp lực và lo lắng mà in trí tưởng tượng, nhưng cũng có khi là sự thực. Bởi vì có những người vợ mới chết chưa mãn tang thì lập tức đi kiếm bà vợ khác hoặc đi kiếm người tình khác, rồi lương tâm cắn rứt và tưởng tượng vợ đang trở về hù dọa mình, nhưng cũng có khi hồn vợ hiện về là sự thật, nếu điều ấy Chúa cho phép...

Bí tích Hôn Phối là do Chúa Giê-su lập ra và Giáo Hội có bổn phận gìn giữ và dạy dỗ mọi người phải tuân giữ nguyên tắc một vợ một chồng bao lâu cả hai vợ chồng còn sống, nhưng sẽ không buộc nữa khi một trong hai người đã qua đời, cho nên nếu chồng (vợ) đi bước nữa thì chẳng có gì là tội lỗi cả, nếu điều ấy có ích cho con cái và cho gia đình mình.

Tuy nhiên có rất nhiều người vợ ở vậy (không tái giá) để nuôi dạy con nên người, có rất nhiều người chồng cũng quyết tâm ở vậy để nuôi con, đó là sự chung thủy đáng kính phục cho mọi người, và là gương sáng cho con cái của mình sau này.

Mỗi người đều có một linh hồn, chết rồi mà hồn trở lại trần gian là chuyện của Thiên Chúa, chúng ta –những người còn sống- cần cầu nguyện cho họ, và sống theo lương tâm của mình thì không có hồn ma nào hiện về quấy phá được...
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:20 12/05/2009
N2T


12. Hãy nên thường nói với mình: “Nếu tôi muốn nên thánh thì phải chịu đau khổ.”

(Thánh Alphonsus Liguori)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:22 12/05/2009
N2T


113. Trời ban thì chỉ ban cho một vài hạt giống, chứ không phải ban cho tri thức và đức hạnh đã hoàn thành.

 
Người Mẹ một ngày
Anne Jordan
16:15 12/05/2009
Người Mẹ một ngày (Mom for a Day)

Là mẹ của ba đứa con xinh xắn, tôi biết thế nào là chia sẻ, cảm thông. Nhưng một trong những lần đặc biệt nhất khi tôi thực sự làm mẹ một đứa trẻ con của một bà mẹ nào đó. Ấy là khoảnh khắc mà tôi hằng ấp ủ.

Michael đến trại xây dựng của chúng tôi vào mùa hè năm ngoái với một lòng tự trọng, đã thỏ thẻ với chúng tôi rằng nơi mà nó hiện ở là nhà nuôi những bé trai mồ côi. Michael 12 tuổi và cuộc sống của nó rất khó khăn. Cha nó đã mang đến Hoa Kỳ từ một đất nước bị chiến tranh tàn phá, sau khi mẹ nó qua đời để nó có được “một cuộc sống tốt đẹp hơn”. Chẳng may, nó lại bị bỏ cho người cô của nó chăm sóc, người mà đã tàn nhẫn xúc phạm đến tình cảm và thể xác của nó. Nó đã trở nên một đứa bé thô bạo, hầu như mất đi sự tin tưởng, mang mặc cảm của một đứa bé không còn ai thương mến.Nó lêu lổng giao du với một vài bé trai khác cùng tâm trạng tiêu cực như nó, hung hăng và dữ tợn. “Băng nhóm” ấy là một thách thức đối với những ủy viên hội đồng của trại, nhưng chúng tôi đã bám giữ chúng và tiếp tục chấp nhận, yêu thương chúng dù chúng vẫn chứng nào tật ấy. Chung tôi đã nhận ra tất cả mọi hành vi bên ngoài của chúng như môt phản ảnh sâu xa xem tình trạng chúng đã bị xúc phạm như thế nào.

Vào đêm thứ năm của thời gian kéo dài bảy ngày, chúng tôi tổ chức cho các các cậu một đêm cắm trại ngoài trời dưới những vì sao lấp lánh. Khi Michael nghe được việc này, nó nói đó là một chuyện “ngớ ngẩn” và nó sẽ không đi. Chúng tôi tránh không để xảy ra tranh chấp quyền lực với nó và tiếp tục với tối cắm trại này.

Khi mặt trăng tỏa sáng và màn đêm dần tàn, các cậu bắt đầu sắp xếp những túi ngủ trong đêm trên một chỗ giống như sàn tàu rộng gần hồ.

Tôi chú ý Michael đi bộ một mình xung quanh đầu cúi xuống. Nó nhìn thấy tôi và vội vã bước về phía tôi. Tôi nghĩ tôi có thể ngăn cản những lời than vãn của nó và nói, “Nhanh lên, Michael, hãy lấy túi ngủ của con và tìm một chỗ tốt cho con cùng ngủ với bạn bè.”

“Con không có túi ngủ,” nó thấp giọng lầm bầm.

“Ô được, điều đó không thành vấn đề,” tôi nói lớn. “Chúng ta chỉ cần mở vài cái túi và lấy cho con mấy cái chăn để đắp.”

Cứ ngỡ tôi đã giải quyết vấn đề khó xử của nó. Tôi bắt đầu bước khỏi. Michael níu mạnh áo sơ-mi của tôi và kéo tôi ra xa đám đông bọn trẻ.

“Cô Anne,” nó nói, “con muốn nói với cô vài điều.” tôi thấy trên khuôn mặt cậu bé to con cứng cỏi này đang hiện ra những ngại ngùng, e thẹn về những gì sắp kể cho tôi. Bằng một giọng thì thầm vừa đủ nghe, nó nói, “cô biết không, con có vấn đề này. Con … con … con bị bệnh đái dầm và đêm nào con cũng làm ướt khăn trải giường. Tôi rất mừng là nó đã nói thầm vào tai tôi và không thể nhìn thấy vẻ kinh ngạc trên gương mặt của tôi. Thậm chí tôi đã không coi điều này như một lý do về tình trạng tiêu cực của nó. Tôi cám ơn nó vì nó đã cho tôi biết “vấn đề” của nó và tôi bảo nó tôi hiểu lý do tại sao nó khó chịu về đêm cắm trại này. Chúng tôi quyết định cùng nhau rằng nó sẽ ngủ trong ca-bin của nó một mình và chỉ âm thầm chuồn ra khỏi nhóm.

Tôi cùng nó và trên quãng đường dài trở lại ca-bin tôi hỏi nó nếu ngủ môt mình có sợ không. Nó trấn an tôi rằng điều đó không thành vấn đề và rằng nó đã phải đối mặt với những điều đáng sợ hơn trong đời nó Khi chúng tôi trải những tấm khăn trải giường sạch trên giường của nó, chúng tôi kể về những khó khăn 12 năm đầu đời của nó như thế nào, và nó bảo tôi nó chỉ mong muốn làm sao có một tương lai khác hơn. Tôi nói với nó cách làm thế nào để nó có tất cả nghị lực nó cần để tạo ra cuộc đời nó có thể thành công mỹ mãn. Lần đầu tiên trong tuần lễ đó, nó trông rất yếu đuối, dễ bị tồn thương, ngọt ngào và thành thật. Nó khẽ cựa quậy bên dưới những tấm chăn và tôi hỏi nó để cô ủ cho con được nhé. “ ‘Ủ’ nghĩa là gì hả cô?” Nó xa lạ hỏi. Mắt tôi rưng rưng lệ, tôi đắp chăn cho nó, giắt chăn dưới cằm nó và hôn trên trán nó.

“Nhủ ngoan nhé, Michael, cô nghĩ con thật đáng nể!” Tôi thì thầm.

“Con chúc cô ngủ ngon và ờ… ờ… cám ơn cô đã đối xử với con dịu hiền như một người mẹ, được không ạ?” Nó nói một cách nghiêm trang.

“Niềm vui của cô, con yêu quý,” tôi nói và ôm chặt lấy nó. Khi tôi quay ra đề đi, ba tấm khăn trải giường bẩn trên cánh tay và những giọt nước mắt lăn trên đôi má, tôi cám ơn Chúa cho tình yêu đó có thể xảy đến giữa một người mẹ và đứa con trai của bà, cho dù chỉ một ngày.

Dịch: Jos. Tú Nạc, NMS
 
Suy niệm Tháng Hoa: Phải chăng tất cả chỉ là chuyện trùng hợp ngẫu nhiên?
LM. Nguyễn Hữu Thy
16:36 12/05/2009
uy niệm Tháng Hoa: Phải chăng tất cả chỉ là chuyện trùng hợp ngẫu nhiên?

Chúng ta đang sống trong Tháng Hoa, tháng Giáo Hội dành kính Mẹ Maria, nhất là vào ngày 13 tháng 5, một ngày hết sức trọng đại và đầy linh thiêng của Tháng Hoa này - ngày Đức Mẹ Fatima - chúng ta thử nhìn lại với con mắt đức tin những biến cố đã xảy ra trong ngày đặc biệt ấy, để suy gẫm và đồng thời cũng để tự hỏi: Phải chăng kể từ năm 1917 cho tới nay, tất cả những gì xảy ra trong ngày 13 tháng 5 đều chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi, chứ không phải do sự can thiệp của thế giới siêu nhiên?

Ngày 13.5.1917 tại Mạc Tư Khoa: Ngày ấy trong lịch phụng vụ Giáo Hội Công Giáo vào năm ấy là ngày Chúa Nhật trước Lễ Chúa Thăng Thiên. Một nữ giáo viên tên là Maria Alexandrowa đang dạy giáo lý cho khoảng 200 em học sinh cả nam lẫn nữ trong một ngôi nhà thờ tại Mạc Tư Khoa, thủ đô Nga Sô. Bỗng nhiên nghe bên ngoài nhà thờ có tiếng ồn ào náo nhiệt, tiếng ngựa hí vang rền với một đám người hỗn tạp la hét và chửi bới tục tằn thô lỗ với những lời phạm thượng. Tiếp đến, đám người đông đảo cỡi ngựa ấy xô sập cánh cửa chính nhà thờ và phóng ngựa vào trong nhà thờ như trên một sân đua ngựa vậy, có người còn trèo lên ngồi trên bàn rước lễ, đập phá bàn thờ và toàn bộ các ảnh tượng trong nhà thờ. Cuối cùng, đoàn người cỡi ngựa phóng chạy đuổi các em học sinh đang khóc la kinh hãi, chạy tán loạn tựa như những con thỏ con trước bầy sói dữ, và một số lớn trong các em đã bị ngựa giậm chết một cách hết sức thương tâm. Trước cảnh tượng khủng khiếp đó, cô giáo Maria Alexandrowa liền chạy ra khỏi nhà thờ kêu cứu với những người thuộc nhóm cách mạng Bôn-xơ-vít đang đứng bên ngoài và xin họ hãy ngăn cản đoàn người cỡi ngựa đang xúc phạm quá trắng trợn đến nơi tôn nghiêm và mau cứu thoát các con trẻ đang bị bọn họ giết hại dã man trong nhà thờ. Bấy giờ một người trong số họ tên là Lênin nói với cô Alexandrowa: «Tôi biết những gì đang xảy ra trong nhà thờ, vì chính tôi ra lệnh cho họ làm chuyện đó».

Ngày 13.5.1917 tại Rôma: Linh Mục Eugeniô Pacelli được tấn phong Giám Mục, và một thới gian sau đó ngài được đề cử làm Sứ thần Toà Thánh tại Bayern với một sứ vụ vô cùng khó khăn là kiến tạo hòa bình tại đây. Sau khi hoàn thành sứ vụ được giao phó một cách tốt đẹp, Đức Sứ thần Pacelli trở lại giáo triều Vatican và ngày 2.3.1939 ngài được Cơ Mật Viện bầu làm Giáo Hoàng với danh xưng Piô XII.

Ngày 13.5.1917 tại Fatima: Trong Thánh Lễ Chúa Nhật trọng thể Linh Mục Quản xứ Manuel Marques Ferreira đã diễn giảng về Thông điệp của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XV. Trong Thông điệp, Đức Thánh Cha kêu gọi toàn thể các tín hữu trong toàn Giáo Hội cùng hiệp thông cầu nguyện cho nền hòa bình thế giới đang bị cuộc thế giới chiến I đe dọa trầm trọng. Đặc biệt nhất là Đức Thánh Cha đã kêu mời các tín hữu hãy kêu xin sự chuyển cầu của Mẹ Maria qua tước hiệu «Nữ Vương ban sự bình an». Đây là tước hiệu mà chính Đức Bênêđíctô XV vừa cho ghi thêm vào trong Kinh Cầu Đức Bà mấy ngày trước đó.

Trong Thánh Lễ hôm đó ở nhà thờ Giáo xứ Fatima cũng có mặt của ba trẻ Lucia, Phanxicô và Giaxinta. Sau Thánh Lễ, ba em trở về nhà, gói đồ ăn trưa mang theo và lùa chiên ra đồng ăn cỏ. Cánh đồng cỏ cho chiên ăn hôm đó là do Lucia lựa chọn, đó là khu đất hầu như bỏ hoang của gia đình em nằm trên ngọn đồi Cova Da Iria. Khi ba em và đàn chiên tới nơi thì đã gần đúng trưa. Đàn chiên đứng gặm cỏ lúc nhúc một cách chăm chỉ và hiền hòa giữa cánh đồng cỏ xanh hay bên các bờ rào trông tựa như một bức tranh vẽ tuyệt vời. Bấy giờ chuông nhà thờ xứ liền đổ vang báo hiệu giờ cử hành Thánh Lễ giữa trưa, cả ba em đều làm dấu Thánh Giá đọc Kinh Truyền Tin và một Kinh Lạy Cha để cầu nguyện cho các linh hồn trong nơi luyện ngục. Tiếp đến, các em mở gói thức ăn đã mang theo để ăn trưa. Ăn trưa xong, các em liền lùa chiên lên ăn cỏ ở phía trên ngọn đồi, nơi có nhiều cỏ non và ngồi chơi với nhau. Bỗng chốc, có một ánh sáng vụt chiếu lên và các em cứ tưởng là tia chớm báo hiệu trời sắp đổ mưa bão. Vì thế các em liền bỏ dở cuộc chơi và vội vàng lùa chiên về nhà. Nhưng trên bầu trời từ đông sang tây vẫn tuyệt nhiên yên bình thinh lặng, chứ không hề có dấu hiệu gì là sắp có dông bão cả. Khi đến lưng chừng ngọn đồi, theo như lời kể lại của Lucia, các em bỗng nhìn thấy một Vị Thiên Nữ mặc áo trắng tinh tuyền, rực sáng tựa như mặt trời, hiện ra đứng trên một đám mây ở phía trên ngọn cây sồi nhỏ. Vị Thiên Nữ lại chiếu toả ra một luồng ánh sáng chói lọi, còn chói sáng hơn cả ánh mặt trời. Quá ngạc nhiên, cả ba em đều đứng lại quan sát. Bấy giờ vị Thiên Nữ liền nói với các em:

- «Các con đừng sợ! Bà không làm gì hại các con đâu!» Nghe thế, Lucia liền can đảm hỏi vị Thiên Nữ:

- «Bà từ đâu đến vậy?»
- «Bà xuống từ trời», Vị Thiên Nữ trả lời.
- «Bà muốn gì nơi con?», Lucia hỏi.
- «Bà đến để xin các con một điều là cứ vào ngày 13 mỗi tháng và vào cùng giờ như hôm nay, các con hãy đến nơi đây, suốt trong vòng sáu tháng tới. Bấy giờ bà sẽ nói cho các con biết Bà là ai và Bà muốn gì. Sau đó Bà sẽ còn đến một lần thứ bảy nữa…!»


Ngày 13.5.1981 tại Rôma: Tên khủng bố người Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Ali Agca đã dùng một khẩu súng lục loại Browning HP 35 có nạp đạn nhắm bắn vào đầu Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong một cuộc tiếp kiến chung tại Quảng trường Thánh Phêrô. Bị bắn vào đầu từ một khẩu súng lục loại ấy trong một khoảng cách quá gần như thế, thì một trăm phần trăm nạn nhân sẽ không thể thoát chết được.

Thế nhưng, đúng lúc Ali Agca đặt ngón tay bật cò súng bắn ngài, thì Đức Thánh Cha lại cúi xuống, vì một bé gái đang cầm trong tay một bức hình Đức Mẹ Fatima và muốn xin ngài làm phép cho em. Bởi vậy, phát súng đầu tiên đã không đúng đầu Đức Thánh Cha, nhưng đúng vào cánh tay một Nữ Tu đứng gần đó và làm bà bị thương. Agca liền bắn tiếp một phát nữa, nhưng may phúc là viên đạn bay vào trong khoảng không, chứ làm ai bị thương cả. Bấy giờ tên khủng bố mất hết bình tĩnh và sự tự tin, y không còn nhằm vào đầu Đức Thánh Cha nữa, nhưng nhằm vào bụng ngài và các viên đạn y bắn ra đã trúng đích. Đức Gioan Phaolô II bị ngã gục và bất tỉnh.

Bốn ngày sau vụ ám sát, Đức Thánh Cha mới hoàn toàn tỉnh lại. Bấy giờ mọi người mới vui mừng cảm tạ ơn Chúa, vì biết chắc chắn là ngài thực sự đã thoát chết. Các bác sĩ điều trị cho Đức Thánh Cha tại bệnh viện Gemelli ở ngoại ô Rôma đã mang đến cho ngài một sự ngạc nhiên: Qua các bức hình rọi điện, các bác sĩ đã chỉ cho Đức Thánh Cha xem đường đi của các viên đạn khi được bắn vào ngài. Bác sĩ Francesco Cruscitti, bác sĩ chuyên khoa mổ xẻ của bệnh viện, đã nói với Đức Thánh Cha: «Thật là một điều không thể tin được, nhưng thực sự đã xảy ra là những viên đạn chỉ bay trật các cơ quan trọng yếu nhất trong người Đức Thánh Cha bằng một kẻ tóc mà thôi, một điều khó xảy ra được. Thưa Đức Thánh Cha, qua sự kiện đó người ta có cảm giác như thể có một quyền lực hay một bàn tay vô hình nào đó cầm những viên đạn và hướng chúng bay sang một nơi khác.»

Sau đó, Đức Thánh Cha thì xin mọi người cho ngài được ở một mình. Bấy giờ ngài liền gọi điện cho vị thư ký của ngài là Linh Mục Stanislaw Dsziwisz và truyền cho cha: «Con hãy mang các hồ sơ về Fatima vào nhà thương cho Cha ngay». Và trong những hồ sơ này đã được ghi rõ ràng: «Đức Mẹ đã nói cho ba em: ‘Nước Nga sẽ ăn năn trở lại… Cuối cùng Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ sẽ toàn thắng’.» Dĩ nhiên, ba trẻ chăn chiên Fatima không thể bịa đặt ra những lời tiên tri đó được. Bởi vì, với tuổi tác còn thơ bé và trình độ hiểu biết của các em vào lúc bấy giờ, các em tuyệt đối không thể làm được điều đó. Hơn nữa, các em không hề biết địa lý hay bản đồ thế giới, không biết lịch sử, không biết các biến cố chính trị xảy ra trên thế giới. Nhưng mọi sự đã diễn ra đúng như lời tiên báo trên.

Ngày 13.5.1982 tại Fatima: Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã khiêm tốn quỳ gối trước tượng Đức Mẹ để tạ ơn cứu sống của Mẹ và dâng hiến thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria.

Ngày 13.5.2000 tại Fatima: Hai trong ba trẻ thị kiến Đức Mẹ hiện ra năm 1917, là Phanxicô và Giaxinta, đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong lên hàng Chân Phước.

Trên đây chỉ là những ngày 13 tháng 5 đặc biệt đã xảy ra trong vòng 87 năm qua. Phải chăng tất cả chỉ là chuyện trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi? Hay «Bà mặc áo trắng đến từ trời», như ba em đã gọi Đức Mẹ, đã muốn chỉ cho tất cả chúng ta một tương lai tươi sáng và hạnh phúc, trong đó loài người chúng ta sẽ được sống trong hòa bình chân chính, với điều kiện là chúng ta phải biết đón nhận Sứ Điệp của Thiên Chúa mà Mẹ Maria đã mang đến cho chúng ta khi Mẹ thân hành từ trời hiện đến với ba trẻ tại Fatima?

Vâng, chính giây phút hiện tại của cuộc sống chúng ta là thời giờ thuận lợi để chúng ta mở rộng tâm hồn mình đón nhận Sứ Điệp Fatima, Sứ Điệp của Thiên Chúa, mà Mẹ Maria đã đích thân mang đến cho chúng ta qua ba trẻ chăn chiên miền Fatima vào năm 1917, vì ngày nay hơn bao giờ hết, nhân loại đang khao khát một nền hòa bình chân chính và bền vững. Để đạt được điều đó, nhân loại chỉ còn một sự lựa chọn duy nhất là hết lòng trông cậy vững vàng vào Mẹ Maria và đem thực thi Sứ Điệp của Mẹ trong cuộc sống hằng ngày của mình, đó là:

· Canh tân cuộc sống, xa lánh mọi tội lỗi,
· Tôn sùng Trái Tim vô Nhiễm Mẹ Maria,
· Siêng năng lần hạt Mân Côi mỗi ngày


Các bạn có đồng ý là tất cả chúng ta cùng thực thi những điều kiện đơn giản này của Mẹ Maria, hầu cả nhân loại được sống trong hòa bình không?
 
Kỷ niệm năm thứ 92 Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, Bồ đào nha
Sách tháng Đức Bà
02:30 12/05/2009
KỶ NIỆM NĂM THỨ 92 (13.05.1917 – 13.05.2009)
MẸ HIỆN RA Ở FATIMA, BỒ ĐÀO NHA
MỆNH LỆNH FATIMA: THỐNG HỐI - TÔN SÙNG TRÁI TIM MẸ - LẦN HẠT MÂN CÔI
HÃY LÀM TẤT CẢ MỌI SỰ THEO KHẢ NĂNG ĐỂ PHỔ BIẾN LÒNG TÔN SÙNG YẾU MẾN MẸ MARIA & KINH MÂN CÔI


SÁCH THÁNG ĐỨC BÀ
NGÀY MƯỜI BA 13.5.2009
ÐỨC MẸ LÀ MẸ TRINH KHIÊT


1. Thời Ðức Mẹ, người đời khinh chê người giữ mình khiết trinh. Các thiếu nữ Do thái đều kết bạn cả, và ai không có con thì người đời cho là hạng người bất hạnh. Vì Chúa Giêsu chưa xuống thế dạy cho người ta biết quí trọng đức trinh khiết.

Khi Ðức Mẹ ở trong đền thờ Giêrusalem, nhờ Chúa soi sáng. Người hiểu nhân đức ấy rất trọng và đẹp lòng Chúa, nên dù thiên hạ chê cười, Ðức Mẹ cũng quyết khấn giữ mình khiết trinh trọn đời.

Vì thế, thánh Bônaventura gọi Ðức Mẹ là Ðấng tiên phong các thánh trinh khiết vì Người khấn giữ mình trinh khiết trước hết mọi người. Người qúi trọng nhân đức này đến nỗi thà mất chức làm Mẹ Con Thiên Chúa chẳng thà mất đức trinh khiết. Khi Sứ thần Gabiriê truyền tin Người sẽ thụ thai sinh đẻ Chúa Giêsu, thì Người không vui mừng ngay và cũng không nhận lời Sứ thần nhưng Người thưa rằng: "Tôi đã khấn giữ mình khiết trinh, thì còn chịu thai và sinh con làm sao được?"

Sứ thần thưa lại: "Bà thụ thai sinh con không theo thói tục của người đời, nhưng bởi phép Chúa Thánh thần, nên dù sinh con, bà vẫn còn đồng trinh".

Ðức Mẹ mới ưng nhận và đáp lại: "Này tôi là tôi tá Chúa, tôi vâng lời Sứ thần truyền".

Ðể ca ngợi Ðức Mẹ Trinh Khiết, Giáo hội đã mượn lời thánh kinh: "Maria, Mẹ tốt đẹp mọi bề, Mẹ chẳng vương bóng tội; Mẹ đẹp hơn ánh trăng, sáng hơn mặt trời. Mẹ là huệ trắng mọc giữa bụi gai".

Chẳng những Ðức Mẹ trinh khiết hơn mọi người thế gian mà còn hơn các thiên thần, vì thế Ngôi Hai Thiên Chúa đã chiếm lòng Người làm bàn thờ ngự chín tháng tròn.

2. Thánh Augustinô nói: "Người trinh khiết sẽ là thiên thần dưới đất". Thiên Chúa không buộc ai ở trinh khiết nhưng buộc hết mọi người giữ đức ấy trong bậc mình, người ở bậc vợ chồng, phải giữ nghĩa vợ chồng cùng nhau ăn ở cho xứng đáng là con cái Chúa, đừng theo xác thịt ăn ở như loài vật.

Bấy lâu nay, ta có giữ đức sạch sẽ trong bậc mình không, biết bao lần ta mê theo xác thịt, làm dơ bẩn linh hồn. Vậy ta hãy quyết tâm hối cải và thưa cùng Mẹ.

Lạy Mẹ Maria, Nữ vương các thánh trinh khiết, gương mẫu những ai muốn giữ nhân đức trinh khiết. Xin Mẹ giúp chúng con kìm hãm xác thịt, để chúng con giữ linh hồn trong trắng đáng làm con Mẹ ở đời này và đời sau vô cùng.

THÁNH TÍCH:

Nhân dân sống hai bên chân núi An-pơ (Alpes) là những người hiền lành, ngay thẳng, đạo đức. Hồi hai nước Pháp và Áo giao chiến dân này phải khổ sở thiệt hại rất nhiều. Ðàn bà phụ nữ phải ẩn tránh vào rừng núi cho khỏi quân giặc hãm hiếp. Maria, một cô gái 18 tuổi, chưa kịp trốn đi, bỗng có quân Áo xông vào nhà định bắt. Cha của Maria chạy ra ngăn cản bị chúng đâm chết tại chỗ. Maria sợ hãi, thà chết chẳng thà thất trinh, chạy lên một ngọn đồi. Thấy quân giặc tróc nã đến gần hết đường trốn chạy. Maria cậy trông Ðức Mẹ, ngước mắt nhìn lên trời và nguyện rằng: "Lạy Mẹ Maria, Nữ vương các thánh trinh khiết, xin cứu thoát con". Nói đoạn, Maria tự đỉnh đồi gieo mình xuống. Quân giặc thấy cô gái liều thân như vậy thì kinh sợ. Chúng ngỡ rằng Maria vỡ đầu gẫy cỗ, nát thịt gẫy xương.

Ôi! ngợi khen lòng nhân lành Ðức Mẹ chẳng bỏ lời những ai cậy trông Người. Quân giặc phải bỡ ngỡ biết mấy, khi nhìn xuống chân đồi, thấy Maria đang bình tĩnh quì gối cầu nguyện. Thấy sự lạ lùng làm vậy, chúng về trại, chúng kể lại phép lạ chính mắt đã thấy cho anh em đồng ngũ nghe... Nhờ vậy, từ hôm ấy quân lính Áo không đi hãm hiếp dân chúng nữa.

Còn Maria, tạ ơn Ðức Mẹ đoạn, cô liền vào đồn lính Pháp kể sự lạ Ðức Mẹ đã cứu mình. Ai nấy đều ca ngợi Ðức Mẹ và xây một bàn thờ ở chân đồi chỗ Maria gieo mình xuống, để ghi dấu muôn đời lòng nhân từ Ðức Mẹ đối với con cái trông cậy Người.

NGÀY HÔM NAY
GIA ĐÌNH CHÚNG TA ĐÃ TẶNG MẸ MARIA
10 ĐOÁ HOA MÂN CÔI ?

NGÀY MƯỜI BỐN 14.5.2009
ÐỨC MẸ LÀM GƯƠNG ĐỨC KHÓ KHĂN


1. Từ thuở nhỏ, Ðức Mẹ đã hiểu biết giá trị đức khó khăn, nên Người khấn giữ nhân đức ấy từ lúc còn thơ ấu. Theo linh mục Casiniô: Ðức Mẹ thuộc dòng họ vua Ðavit, nên Người dâng vào đền thờ và làm phúc cho kẻ khó khăn, chỉ giữ lại một phần nhỏ để nuôi mình.

Chính Ðức Mẹ đã nói sự ấy cho chị Brigitta rằng: "Mẹ đã khấn giữ đức khó khăn từ thuở nhỏ, của cải cơ nghiệp ông cha để lại, Mẹ đã phát cho người nghèo khó cả".

Thánh Giuse, bạn Người cũng là người khó khăn. Vàng bạc ba vua dâng lúc sinh Chúa trong hang Be-lem, Người cũng dùng để giúp đỡ người nghèo đói.

Khi dâng Chúa Con vào đền thờ, Ðức Mẹ theo thói người túng nghèo, lấy đôi chim câu để chuộc con.

Chẳng những Ðức Mẹ không xấu hổ, không giấu mà còn muốn người đời biết mình là người nghèo khó nữa.

Lúc sinh Chúa Giêsu, khi đem Người trốn, Ðức Mẹ đã chịu thiếu thốn mọi sự.

Sau khi Chúa về trời, Ðức Mẹ sống một đời thiếu thốn với môn đệ Gio-an. Khi chết chỉ có áo cũ trối lại cho chị em họ mà thôi.

2. Người đời hay miệt thị khinh chê người nghèo đói. Tục ngữ rằng: "Người đời chuộng của chuộng công. Nào ai có chuộng tay không bao giờ".

Thật, chẳng nhân nghĩa gì hơn nhân nghĩa tiền.

Thói đời thì thế, nhưng Chúa Giêsu, là Chúa của mọi vật thì trái hẳn lại. Người phán: "Phúc cho người khó khăn, vì Thiên đàng là của họ".

Chẳng những Chúa khen cùng chúc phúc cho người khó khăn mà chính Chúa đã sống cuộc đời khó khăn hơn ai hết, từ khi sinh trong hang đá Belem, đến lúc chết gục trên thánh giá, không còn một tấm vải che thân.

Vậy nếu ta gặp bước khó khăn, ta hãy lấy làm vinh dự vì được sống cuộc đời như Chúa và Ðức Mẹ xưa. Hơn nữa ta hãy xem, biết bao đấng thánh đã từ biệt phú quí sang trọng để sống cuộc đời nghèo khó noi gương Chúa và Ðức Mẹ.

Nếu Chúa ban cho ta giầu có dư dật, ta đừng đem lòng trìu mến quá lẽ. Hãy dùng nó mà giúp đỡ kẻ bần hàn, Hãy dùng nó như chiếc thang giúp ta bước lên thiên đàng. Ai làm phúc cho người nghèo khổ, ấy là cho Thiên Chúa vậy, sau này Chúa sẽ trả lại bội hậu trên thiên đàng.

Lạy Mẹ, xin Mẹ giúp chúng con sống cuộc đời khó khăn, không mê tham của cải hư hèn, một biết dùng nó cho đẹp lòng Chúa và giúp ích cho hồn và xác chúng con.

THÁNH TÍCH:

Có nhiều tích chuyện làm chứng Ðức Chúa Giêsu trá hình làm người hành khất.

Hồi thánh Mactinô còn thanh niên và chưa trở lại đạo: thời kỳ tại ngũ, đóng ở tỉnh Ambianô (nước Pháp), gặp một người hành-khất tả tơi. Y xin Mactinô chiếc áo vì đang mùa đông giá lạnh, Mactinô thấy y rét run cầm cập khốn nạn quá, động lòng thương. Nhưng tiền không có, Mactinô liền tuốt gươm cắt đôi áo đang khoác cho y một nửa.

Ðêm sau, lúc đang ngủ, Mactinô thấy Chúa Giêsu mặc nửa chiếc áo khoác, đã cho người hành khất hôm trước, hiện ra cùng mình có các sứ thần chầu chực chung quanh. Ðồng thời nghe thấy Chúa nói cùng sứ thần: "Nửa áo này, là của Mactinô, bổn đạo mới, chưa rửa tội đã cho ta đấy". Nói đoạn Chúa biến đi.

Bấy giờ, Mactinô hiểu biết ngay: làm phúc cho người nghèo khổ cũng là như giúp đỡ chính Chúa Giêsu vậy.

Sau đó nhờ ơn Chúa giúp, Mactinô chịu rửa tội, rồi từ biệt thế gian dâng mình cho Chúa sau làm giám-mục, khuyên được nhiều người trở lại đạo. Mactinô sống thánh thiện, sau được phong thánh và làm nhiều phép lạ.

Ngày xưa, Ðức Giáo-hoàng Grêgôriô Cả và thánh Lu-y, vua nước Pháp có lòng thương yêu người nghèo khó lắm. Cứ ngày thứ bẩy các ngài dọn tiệc cho họ ăn mà chính mình giúp bàn như tôi tớ.

Phần chúng ta có hết tình thương giúp kẻ nghèo khổ không?

KHÔNG THỂ NÀO ĐI NGỦ MÀ KHÔNG KIẺM ĐIỂM XEM:
HÔM NAY MÌNH & GIA ĐÌNH ĐÃ LÀM ĐƯỢC GÌ ĐỂ BÀY TỎ LÒNG YÊU MẾN & TÔN SÙNG MẸ

NGÀY MƯỜI LĂM 14.5.2009
ÐỨC MẸ LÀM GƯƠNG VIỆC CẦU NGUYỆN


1. Ta có thể nói: Ðời Ðức Mẹ là đời cầu nguyện liên lỉ. Các việc Ðức Mẹ làm bề ngoài không ngăn trở cho việc cầu nguyện. Lúc thức lúc ngủ, khi vui khi buồn, không lúc nào Ðức Mẹ thôi lòng trí về Thiên Chúa.

Hồi lên 3 tuổi, Người dâng mình trong đền thờ cho dễ đọc kinh cầu nguyện đêm ngày. Khi Sứ thần truyền tin cũng là lúc Ðức Mẹ đang cầu nguyện. Lúc Chúa Giêsu sống lại đến yên ủi Ðức Mẹ thì cũng là lúc Người đang cầu nguyện. Lại khi Chúa Thánh Thần hiện xuống thì Ðức Mẹ cũng đang cùng các tông đồ cầu nguyện nữa.

Ðức Mẹ đã cầu nguyện sốt sắng trong hang lừa Be-lem, trong đền thờ, trong nhà Nazaret, lúc đứng dưới chân thánh giá. Hiện nay, ở trên trời, Ðức Mẹ cũng không ngừng cầu nguyện cho Giáo Hội và các con cái Người. Ðức Mẹ cầu nguyện rất sốt sắng. Các thánh dạy: Khi Ðức Mẹ cầu nguyện, mặt Người sáng láng như ông Maisen xưa lúc ở trên núi Sinai mà xuống vậy.

Vì Ðức Mẹ khiêm nhường và cậy trông vững vàng nên Người xin sự gì thì được sự ấy.

2. Thánh Augustinô nói: "Sự cầu nguyện là chìa khóa mở cửa thiên đàng". Thánh Ligoriô lại quả quyết: "Ai cầu nguyện, sẽ rỗi linh hồn, ai không cầu nguyện, thì dễ mất linh hồn." Vậy, ta muốn cứu linh hồn mình thì phải noi gương Ðức Mẹ mà cầu nguyện. Cầu nguyện liên, cầu nguyện sốt sắng và theo ý ngay lành.

Buổi sáng ta hãy cầu nguyện, vì lời nguyện lúc này như là của nuôi linh hồn mạnh sức chiến đấu cùng ma quỉ và lập công. Buổi tối, trước khi ngủ ta hãy ép mình đọc kinh để cảm tạ Chúa đã ban ơn giúp sức ta làm việc cả ngày và cũng để xin Người gìn giữ hồn xác ta ban đêm nữa.

Lại mỗi khi gặp khốn khó như: Lúc đau yếu, khi bị ma quỉ cám dỗ khuấy khất, ta hãy đem lòng lên cùng Chúa và Ðức Mẹ. Cầu xin Người thêm sức cho ta được dùng mọi dịp để lập công.

Than ôi! Biết bao người giáo hữu ngày đêm bê tha tội lỗi, mê tham của cải, công việc thế tục, lòng trí ra khô khan nguội lạnh không mấy khi nhớ đến Chúa. Ta hãy xét xem đã bao lần ta quên lãng việc đọc kinh nguyện ngắm. Ta hãy thực tình ăn năn và xin Chúa thứ tha.

Lạy Ðức Mẹ, xin Ðức Mẹ giúp chúng con noi gương bắt chước Mẹ mà siêng năng đọc kinh lần hạt, để đời chúng con được tươi đẹp hơn mà sau này những kinh ấy sẽ kết thành triều thiên cho chúng con trên thiên đàng.

THÁNH TÍCH:

Truyện ngắn sau đây trích trong sách Sử Ký Giáo Hội. Ðời Hoàng đế La-mã, Marcô Aurêlio,?dân chư hầu Ðức nổi loạn, nên hoàng đế phải đi chinh phạt. Quân thành trốn chạy. Quân La-mã liền vào thành cướp bóc đốt phá. Thừa cơ quân phiến loạn hãm vây thành. Quân La-mã cố giải vây nhưng vô hiệu.

Quân La-mã bị bao vây đã ba ngày cơm không có nước cũng không. Trong lúc nguy cơ ấy, đại đội công giáo, một trong các đại đội quân La-mã, phàn nàn ăn năn tội lỗi mình cùng tội lỗi các anh em khác. Những lính Công giáo này cùng nhau quì xuống khẩn nài Chúa cứu chữa mình cùng tất cả quân lính chưa biết Chúa nữa

Cầu nguyện được một lát thì trời kéo mây đen nghịt rồi mưa trút nước xuống. Các lính khát từ ba ngày liền lấy mũ hứng nước mà uống. Sau trận mưa rào thì tiếp liền giờ mưa đá và sấm sét vang dội. Quân phiến loạn không chỗ ẩn nấp nên sợ hãi và chạy thoát thân. Thế là cuộc giải vây cho quân La-mã đã đến. Quân La-mã thấy sự lạ bởi đại đội Công giáo cầu xin đều cảm động, tạ ơn Chúa và nhiều người trở lại đạo.

Ta suy truyện này thì biết lời Chúa phán xưa: "Hãy xin thì sẽ được" là lời chân thật.

NỬA THÁNG HOA TRÔI QUA.
GIA-ĐÌNH - CỘNG ĐOÀN CHÚNG TA
ĐÃ TRUNG-THÀNH VỚI CHUỖI HẠT MAI-KHÔI MỖI NGÀY ?

Nếu không có Mẹ giữa nơi lưu đày,
Ngày gian nan con biết thở than với ai?

(bài hát: Xin Mẹ nghe tiếng con khẩn cầu)
 
Mặt trái của cuộc đời trong Ngày Lễ Mother's Day
Tuyết Mai
03:24 12/05/2009
Trong ngày Lễ Mother's Day, hầu hết mọi người mẹ trên đất Mỹ này đều trông đợi được nhận sự vui vẻ, hân hoan, khấp khởi, trông chờ những món quà được biết sẵn, do người chồng trao tặng, hay những món quà đắt tiền quý giá mà những người mẹ này thường hay ướm trước cho các con, để mẹ khỏi mất công đi đổi, hoặc đem trả lại tiệm, và để tránh tình trạng vui cái vui giả tạo, không giấu nổi trên nét mặt của người vợ hay người mẹ này! Có phải chúng ta trải qua thật nhiều kinh nghiệm vui buồn trong những ngày Lễ mẹ này của những năm trước, và có lẽ cũng gặp thật nhiều trong những năm trước trước đó nữa không!? Chúng ta là những người mẹ trẻ cũng có, trung trung cũng có, nửa già nửa trẻ cũng có, và có những bà mẹ đang còn là mẹ và kiêm luôn cả bà ngoại lẫn bà nội nữa!? Kinh nghiệm của những bà mẹ từng trải này thường nhìn thấy và nhận định được rằng, ngày Lễ Mother's Day, không nhất thiết phải là quà cáp nữa!? Nhưng thật là hạnh phúc thay khi thấy tất cả các con, các cháu, quây quần, tụ họp nhau lại, đề huề vui vẻ, là ở chỗ đó! Chứ không phải là còn cần quà, hay của các con các cháu, bởi hiểu được sự tế nhị của các con rằng, con có đứa khá giả, nhưng cũng có đứa con thật vất vả và có khó khăn, nên cho nhau quà trước mặt nhau là điều tối cấm kỵ, bởi sẽ làm cho đứa con không có gì sẽ cảm thấy tự ti mặc cảm lắm lắm! Và làm cho đứa con có của dư của để, sẽ được dịp mà khoe của cho những anh chị em túng thiếu???

Tôi không hiểu có người mẹ nào lại đang tâm làm chuyện thế bao giờ!? Nhưng thưa có đấy anh chị em ạ! Có những bà mẹ trên đời chỉ thương những đứa con khá giả, tâng bốc những đứa con này lên tận mây xanh, trước mặt nhau, để rồi giữa anh chị em mất đi hoà khí tình gia đình, và được gì khi làm mẹ mà lại đi chia sẽ tình chị em??

Hôm nay không ngoài sự cố ý của tôi, nhưng vì lỡ mặc chiếc aó rách túi, để chiếc đồng hồ quý giá của tôi, đã đeo suốt ròng rã 25 năm trời, đi rửa rau ngoaì sân sau nhà, cuí xuống rẩy rau, thì nghe caí cụp, lượm lên thì ôi thôi chiếc đồng hồ yêu quý cuả tôi đã sắm được khi tôi còn làm ra tiền, nay trên mặt của nó đã có lằn nứt và bị mẻ thật lớn bên sườn của mặt kính đồng hồ. Nghĩ bụng đi thay thì cũng được thôi, nhưng không phải là rẻ!? Nhưng chuyện của chiếc đồng hồ rạn nứt hôm nay không phải là chuyện chính đâu thưa anh chị em, tôi chỉ mượn ý của chiếc đồng hồ để làm đề tài chính cho bài viết này của tôi mà thôi! Thưa đó là mặt trái của ngày Lễ Mẹ mà tôi sắp sửa nêu lên đây!

Tôi có dịp đọc được thật nhiều những lời cầu nguyện của anh chị em trên mục "Cầu Nguyện qua Email trên trang mạng của Thanhlinh.net" nên tôi biết có rất nhiều ngươì hiếm muộn và đang cầu khẩn van xin khẩn thiết lắm! Tuy dù có nhiều người cũng vừa mới cươí nhau đây thôi, nhưng cũng có vẻ không thể chịu đựng nổi vì chưa thấy dấu hiệu gì!? Còn những người đã lấy nhau nhiều năm trời thì tôi rất thông cảm cho sự thiêú thốn không con này! Nhưng ngoài sự cầu nguyện khẩn thiết này, không hiểu anh chị em này, có suy nghĩ chín chắn chức phận thiêng liêng khi được làm mẹ hay không??? Thưa không phải vì thấy thiên hạ họ có con, rồi mình cũng muốn có con, cho vui cửa vui nhà đâu! Chức phận làm mẹ đòi hỏi rất nhiều bổn phận và trách nhiệm thưa anh chị em! Còn những người trẻ có cuộc sống cuồng dâm thác loạn thì tôi xin miễn không bàn đến, vì những người này họ còn ăn chưa no lo chưa có tới, chỉ phung phí tiền của, cuả mẹ cha mà ăn chơi trác táng???

Tôi được biết cũng trong caí ngày này, khi mà hầu hết những người mẹ cố gắng vui vẻ với những gì mà gia đình tổ chức thết đãi cho, nhưng xin được hỏi bao nhiêu ngươì mẹ và người cha thật sự có được sự vui và hạnh phúc mà trong tận tâm khảm hay trong dạ là được vui thật sự với cái hạnh phúc hiện tại của mình, mà không phân vân nghĩ ngợi đến những gì mà thuở xa xưa cả hai ông bà có những nỗi đau đến quặn đau, như trong trái tim thịt kia cũng có những vết rạn nứt nay đã được lành lặn và trở thành vết sẹo sâu hoắm, nhưng có phải vết sẹo sâu hoắm kia vẫn còn hiện rất rõ trong ký ức, của một trái tim rất chân thật không biết dối trá!? Có phải vết nứt kia tạm thời chúng có thể ngủ yên khi ta không động tới hay sờ tới, nhưng chỉ cần có những ngày tháng năm nào đó, hay hằng năm vào đúng dịp Lễ, chúng sẽ cho ta trở lại cái quá khứ quái ác kia, với những năm tháng của nuối tiếc, ân hận, đau khổ, và da diết lắm đó! Có ai trong chúng ta đã vô tình hay cố ý ở cái thuở còn gọi là đắm chìm trong ngọn lửa của yêu thương của nhục dục, mà làm cha hay làm mẹ của biết bao nhiêu những đứa con không được thừa nhận? Hay tạo ra biết bao nhiêu những đứa con mà trong tờ khai sinh được để là con của ông vô danh?? Mà tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn xảy ra, bằng chứng rằng chúng ta trên toàn khắp thế giới ngày nay đã có biết bao nhiêu đứa trẻ mà cha mẹ chúng sau khi hoan lạc, thoả mãn, đã vô trách nhiệm để con lại cho xã hội nuôi chúng. May cho những đứa trẻ còn có ngươì tìm thấy mà đem lại cho những cô nhi viện họ nuôi, nhưng còn vô số những đứa trẻ bị mẹ chúng giết đi khi vừa lọt lòng mẹ. Cùng vô số bao nhiêu những đứa trẻ cũng bị mẹ cha chúng quyết định không cho chúng chào đời vì hành vi vô trách nhiệm đó! Có phải nhiều lắm phải không thưa anh chị em?? Nên vào những ngày Lễ này hằng năm, xin tất cả anh chị em, cũng nhớ đến những đứa trẻ vô gia cư, không tình yêu thương của cha mẹ, không một nơi có thể nương tựa, vì cha mẹ chúng đã bỏ chúng bơ vơ cù bơ cù bất, mà biết đâu hay có thể con của chúng ta cũng thuộc trong số đó!!???

Tình trạng xã hội của ngày xưa cũng như ngày nay, chúng ta thường đổ lỗi cho người khác nhiều lắm! Nhưng không bao giờ nhận là mình lầm lỗi cả! Để không cảm thấy lương tâm cắn rứt, không việc gì thành mà chỉ có một ngươì mang tội, còn người kia dứt dạt bỏ đi và không nhận là mình làm nên tội. Một người thì không thể làm ra con được, thưa có đúng không!?? Tại sao khi cả hai đồng ý làm chuyện đó rồi thì cả hai lại không chấp nhận kết quả của việc mình làm??? Chẳng lẽ chúng ta lại khờ khạo đến độ như là một chuyện khù khờ có thể tin được ở vào caí thời xa xưa mà con gaí tin là khi nắm tay của một ngươì nam là sẽ có bầu?? Và cô ta về nhà khóc một cách thật sự sợ hãi vì nghĩ mình là con gái hư để cho con trai nắm tay, vì được cha mẹ và ngươì lớn thường ngăm đe và cấm ngặt các cô các cậu phải ở khoảng cách thật xa chứ không được lại gần, mà gần đến độ cho trai nắm tay có bầu là phải lắm rồi, còn kêu ca khóc lóc thảm thiết lắm chi!??? Đấy là thời xưa khi mà chữ Nhân, Nghiã, Lễ, Trí, Tín, còn được giữ gìn, chứ đến thời đại của ngày nay thì hình như ít ai biết, cần, để mà giữ gìn nữa!????

Lậy Mẹ Maria yêu dấu của chúng con ơi! Ngày Mother's Day của năm nay, chúng con là hết thảy là con caí tội lỗi vô cùng của Mẹ, cũng xin được chúc Mẹ một ngày Lễ thật vui vẻ, hạnh phúc bên đàn con không được lành mạnh này! Vì chúng con đứa thì sứt môi, đứa thì ghẻ phong, đứa thì bệnh hoạn, đứa thì hoang đàng, thác loạn, điên cuồng, với xã hội mà của cải vật chất, danh lợi, quyền hành, là trên hết, là được đặt lên hàng đầu của cuộc sống. Xin giúp chúng con luôn biết ăn năn, sám hối, nguyện cầu, để cuộc đời chúng con biết dừng lại những đam mê không mang lại cho chúng con hạnh phúc muôn đời. Chúng con rất may mắn là còn có Mẹ để bênh vực cho những đứa con tội lỗi luôn sống trong nhuốc nhơ, biết chạy đến Mẹ, ở những ngày cuối đời tàn của chúng con. Xin Mẹ bênh vực cho những đứa con què quặt vô cùng sứt mẻ của Mẹ trước Toà Chúa, cho chúng con Mẹ nhé! Vạn sự chúng con chỉ biết cậy dựa và trông cậy vào Mẹ nữa thôi! Ngoài Mẹ ra chúng con là những đứa con đáng bị Thiên Chúa quẳng vào lửa đời đời Mẹ ơi!!!!
 
Thiên Chúa là tình yêu
Giuse Đinh Lập Liễm
07:00 12/05/2009
CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH B

THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU

+++

A. DẪN NHẬP

Phụng vụ Chúa nhật hôm nay nhấn mạnh đến một giới răn quan trọng nhất trong đạo: đó là giới răn yêu thương. Giới răn này đã có trong Cựu ước, nhưng một lần nữa, trước khi đi vào cuộc tử nạn, Đức Giêsu nhấn mạnh đến giới răn này dưới khía cạnh tình yêu huynh đệ.

Thánh Gioan Tông đồ khẳng định:”Thiên Chúa là Tình yêu”(1Ga 4,7). Ngài yêu thương chúng ta trước nên đã dựng nên ta, nhất là ban Con Một của Ngài cho thế gian để mọi người được cứu chuộc. Đáp lại, chúng ta cũng phải yêu mến Ngài và yêu thương nhau.

Nhưng yêu thương bằng cách nào ? Hay nói cách khác, làm thế nào mà biết được tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa là chân thật ? Qua các bài đọc của Thánh lễ hôm nay, chúng ta có thể khẳng định mà không sợ sai lầm: đó là chúng ta trung thành giữ các giới răn của Chúa và yêu thương nhau bằng những việc làm cụ thể, chứ không chỉ yêu thương nhau trên đầu môi chót lưỡi.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1: Cv 10,25-48

Trong Giáo hội sơ khai, có một vấn đề gai góc cần phải được giải quyết: đó là có thể chấp nhận cho những lương dân chịu phép rửa mà không đòi buộc họ giữ các Lề luật Do thái không ? Nhiều người không chấp nhận. Nhưng thánh Phêrô được Chúa Thánh Thần soi sáng đã tuyên bố: ”Thiên Chúa yêu thương mọi người không thiên vị ai, tất cả mọi người được chấp nhận tham dự vào nguồn mạch sự sống của Thiên Chúa”. Vì thế, ngài đã rửa tội cho viên sĩ quan Rôma tên là Cornêliô và nhận ông vào Hội thánh Chúa.

Trước biến cố này, thánh Luca tin rằng đó là một biến cố quyết định đối với tương lai Kitô giáo, nên trong dịp này, ngài không ngại cho chúng ta chứng kiến lễ Thánh Thần hiện xuống lần nữa, lần này trên các dân ngoại. Những ơn khi Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống lần đầu tiên cũng được ban cho họ, ngày cả trước khi họ chưa chịu phép Rửa.

+ Bài đọc 2: 1 Ga 4,7-10

Thánh Gioan khẳng định:”Thiên Chúa là Tình yêu” (1Ga 4,7) và mọi tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Không phải chúng ta đã yêu Ngài nhưng Ngài đã yêu chúng ta trước. Tình yêu của Thiên Chúa được biểu lộ cho chúng ta trong việc này:”Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống... và sai Con Một Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta”.

Từ đó sinh ra những hệ luận:

- Chúng ta phải yêu thương nhau.

- Ai yêu thương thì biết Thiên Chúa, còn ai không yêu thương thì không biết

Thiên Chúa.

+ Bài Tin mừng: Ga 15,9-17

Tiếp tục dụ ngôn cây nho và cành nho, trong bài diễn từ ở nhà Tiệc ly trước giờ phút chịu tử nạn, Đức Giêsu khuyên các Tông đồ hãy kết hợp với Ngài:”Hãy ở lại trong Tình yêu của Thầy”. Đồng thời Ngài cũng đưa ra một điều răn quan trọng để các ông thực hiện:”Đây là giới răn của Thầy: các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con”(Ga 15,12)

Tình yêu mà Đức Giêsu muốn cho các ông thực hành có những đặc tính này:

- Yêu như Chúa yêu:”Các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thuơng các con”.

- Yêu đấn tận cùng:”Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn

hữu mình”.

- Tình yêu phải được thể hiện trong việc làm: ”Nếu như các con giữ điều răn củaThầy”.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Các con hãy yêu thương nhau

Bài Tin mừng hôm nay tiếp nối bài Tin mừng tuần trước nói về cây nho và cành nho, nhắc cho chúng ta hãy sống kết hợp với Chúa như cây nho và cành nho. Hôm nay Đức Giêsu lại đưa ra cho chúng ta một bài học nữa về sự liên kết giữa các cành nho. Đó là đức Bác ái mà các Kitô hữu phải thi hành đối với nhau:”Đây là giới răn của Thầy: các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”.

I. TÌNH YÊU CỦA THIÊN CHÚA

1. Thiên Chúa là Tình yêu (1Ga 4,7)

Con người từ bản tính ai cũng biết yêu, tuy mức độ và sắc thái có khác nhau. Nhưng làm sao con người lại biết yêu ? Trong bài đọc 2, thánh Gioan Tông đồ đã trả lời cho chúng ta: ”Vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa”(1Ga 4,7). Thiên Chúa là nguồn gốc tình yêu, Ngài ban cho chúng ta tình yêu ấy để chúng ta yêu Ngài và yêu nhau.

a) Tình yêu trong tạo dựng:

Chúng ta được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, cho nên ngay từ bẩm sinh, mỗi người chúng ta đều có khả năng biết yêu thương.

Khi Thiên Chúa dựng nên Evà, thì Adong nói:”Này là xương tự xương tôi, thịt là thịt tôi”(St 2,23). Tình yêu đồng loại chớm nở từ đó. Từ lúc Thiên Chúa dựng nên hai người, hai người đã chân thành thương yêu nhau như chính mình, coi nhau như một xương một thịt. Ngày nay chúng ta thường nói:”đồng bào ruột thịt”. Đồng bào có nghĩa là chung một bào thai sinh ra, đồng một nguồn gốc, một máu mủ, ruột thịt.

b) Tình yêu cứu chuộc

Ban đầu, Thiên Chúa trao ban tình yêu của Ngài trực tiếp cho con người, nhưng đã thất bại. Loài người không yêu Thiên Chúa, lại cũng không biết thương yêu nhau như Thiên Chúa yêu thương con người. Lại một lần nữa, Thiên Chúa tỏ lòng yêu thương con người trong việc cứu chuộc. Tình yêu ấy đã được thánh Gioan Tông đồ diễn tả:”Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ”(Ga 3,16-17).

Thiên Chúa không những yêu thương con người, đã dựng nên con người giống hình ảnh Ngài, lại còn ban ơn cứu độ, nâng con người sa ngã lên, một việc làm còn lớn lao hơn việc tạo dựng.

2. Tình yêu của Thiên Chúa Cha qua Đức Giêsu

Chúng ta không thể nào ban tặng tình yêu, trừ phi chúng ta đã đón nhận tình yêu từ trước đó. Một lò sưởi không thể nào toả ra sức nóng, trừ phi nó đã được đón nhận sức nóng từ trước đó. Điều này cũng đúng cả đối với Đức Giêsu. Ngài nói với các môn đệ của Ngài:”Như Cha đã yêu mến Thầy, nên Thầy cũng yêu mến các con”. Tình yêu mà Ngài chia sẻ một cách quảng đại cho các môn đệ của Ngài, và cho mọi người nói chung, chính là tình yêu mà Ngài đã đón nhận từ Thiên Chúa Cha.

Tình yêu đã được lãnh nhận ấy thật là tuyệt vời. Tình yêu chia sẻ ấy đã được thánh Gioan tông đồ mô tả:”Căn cứ vào điều này chúng ta biết tình yêu là gì: đó là Đức Kitô đã phó mạng vì chúng ta”(1Ga 3,16). Ngài đã dám gánh tội chúng ta, đã chịu chết để đền tội cho ta. Ngài không trút tội lỗi của chúng ta lên đầu chúng ta. Đây là thứ tình yêu rộng lượng tha thứ, vô cùng lớn lao, quảng đại:”Không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của người thí mạng vì người yêu”(Ga 15,13).

Ngoài ra, Ngài cũng còn tỏ lòng thương yêu chúng ta bằng cách tôn chúng ta lên làm bạn hữu của Ngài: ”Thầy không gọi chúng con là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Còn các con, Thầy gọi các con là bạn hữu”. Thực sự, chúng ta không xứng đáng được gọi là tôi tớ Thiên Chúa vì chúng ta là vật thọ tạo đã dám xúc phạm đến Ngài, đến Đấng đã tạo dựng nên mình. Đây là một vinh dự quá lớn lao mà Ngài dành cho chúng ta.

II. TÌNH YÊU CỦA CHÚNG TA

1. Lệnh truyền của Đức Giêsu

Đức Giêsu có những lời tâm huyết muốn truyền lại cho các tông đồ trong bữa Tiệc ly. Một trong những lời tâm huyết ấy là:”Đây là điều răn của Thầy: các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 15,12). Đức Giêsu có ý nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc yêu thương nhau, vì yêu thương là một lệnh truyền duy nhất gồm tóm mọi lệnh truyền khác (x. Mc 12,28-34). Lệnh truyền này là chúng ta yêu thương nhau như chính Đức Giêsu đã yêu thương chúng ta. Và khuôn mẫu của tình yêu thương là Đức Giêsu yêu thương chúng ta. Tình yêu này có rất nhiều đặc tính mà chúng ta cùng tìm hiểu để áp dụng vào đời sống thường ngày của chúng ta.

2. Những đặc tính của tình yêu

a) Yêu không giới hạn

Trong bài Tin mừng này, Đức Giêsu nói:”Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”. Chúng ta nên lưu ý đến chữ nhau và chữ như, hai chữ ấy nói lên mức độ của tình yêu cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

* Chữ NHAU. Nói lên chiều rộng của tình yêu. Chúa bảo chúng ta phải yêu thương nhau. Chữ “nhau” giả thiết phải có hai người trở lên. Vậy phải yêu ai và yêu bao nhiêu người ? Chúa không bảo hai vợ chồng hay hai tình nhân yêu nhau, mà bảo phải yêu thương tất cả mọi người vì tất cả mọi người đều là con Thiên Chúa. Vì thế, ta không nên hiểu chữ “nhau” này theo nghĩa hẹp, chỉ nhằm đến lòng yêu thương đối với một ít người thân thiết với ta mà thôi, mà phải hiểu theo nghĩa rộng, chúng ta phải yêu thương tất cả mọi người.

Cha Zosima nói trong cuốn sách “Anh em nhà Karamazov” của Dostoevsky: ”Bạn phải yêu thương tất cả những gì mà Thiên Chúa đã tạo dựng nên, toàn bộ thế giới của Người, và mọi hạt cát trong đó. Nếu bạn yêu thương tất cả mọi sự, thì bạn cũng sẽ nắm bắt được mầu nhiệm có trong tất cả mọi sự”(Flor McCarthy).

Thánh Augustinô khi nói về mức độ của tình yêu thì ngài nói rất chí lý:”Mức độ của tình yêu là không có mức độ nào”.

Câu nói của Đức Khổng Tử cũng tương tự:”Tứ hải giai huynh đệ”: bốn bể là anh em.

* Chữ NHƯ. Nói lên chiều sâu của tình yêu. Phải yêu thương mọi người không trừ ai, lại còn phải yêu thương với một tình yêu sâu đậm như Đức Giêsu đã yêu thương chúng ta.

Trong Thông điệp “Ánh sáng rạng ngời”, Đức Gioan Phaolô 2 đã viết:”Chữ “như” này đòi hỏi phải bắt chước Đức Giêsu, tình yêu của Người, mà rửa chân cho các môn đệ là một dấu chỉ cụ thể... Chữ “như” cũng chỉ mức độ mà Đức Giêsu đã yêu thương các môn đệ của mình, và các môn đệ của Người cũng phải yêu thương nhau bằng mức độ ấy”(Số 20).

b) Yêu thương là trao ban

Một trong các đặc tính của tình yêu là “trao ban”, là cho đi. Yêu là không muốn giữ lại cho mình mà muốn chia sẻ cho người khác. Chính trong việc cho đi mà người ta tìm được hạnh phúc trong tình yêu như Paul Bourget nói: ”Không khi nào người ta yêu như người ta đã được yêu, vì vậy, muốn đạt được hạnh phúc trong tình ái, chúng ta phải cho tất cả mà không đòi hỏi gì ca”.

Nếu tu viện trưởng Saint-Pierre quả quyết rằng:”Yếu tính của mọi tôn giáo, nền tảng của mọi chân lý, vương miện của mọi nhân đức căn cứ trên sự CHO và tha thứ”, thì thánh nữ Têrêsa Hài đồng đã thực hiện trong tình yêu đối với Chúa Giêsu trong mấy vần thơ mà thánh nữ sáng tác:

Sống yêu đương chính là cho tất cả,

Trên đời này không đòi hỏi công lao.

Không tính toán, không kể cho là bao,

Vì đã yêu có khi nào suy tính.

Truyện: Hai biển hồ

Palestine có hai biển hồ... Hai biển hồ này hoàn toàn khác nhau. Một biển hồ thường được gọi là biển hồ Galilêa. Đây là một biển hồ rộng lớn với nước trong xanh mà người ta có thể uống và cá cũng có thể sống trong đó. Chung quanh hồ là những vườn cây và thảm cỏ xanh tươi.

Biển hồ thứ hai tại Palestine là Biển Chết. Đúng như tên gọi của nó, không có sự sống nào ở trong cũng như chung quanh biển hồ này. Nước mặn đến nỗi cá không thể sống nổi mà người cũng có thể trở nên bệnh hoạn nếu uống phải. Mùi hôi thối từ Biển Chết xông lên, khiến không ai muốn sống gần đó.

Có điều kỳ lạ là hai biển hồ này đều nhận nước từ cùng một nguồn là sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào Biển hồ Galilêa rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch khác. Hồ Galilêa nhận lãnh để rồi chia sẻ cho những hồ nhỏ khác, nhờ đó nước của nó luôn trong sạch và mang lại sức sống cho cây cỏ, muông thú cũng như con người.

Biển Chết cũng nhận nước từ sông Jordan, nhưng nó giữ lấy riêng cho mình, do đó nước của nó trở thành mặn chát và hôi thối.

“Cho thì có phúc hơn nhận”. Càng trao ban, càng được nhận lãnh. Chúa đã yêu thương chúng ta vô bờ bến, và Ngài không muốn cho chúng ta giữ lại cho riêng mình, nhưng là chia sẻ tình yêu ấy cho mọi người chung quanh.

(Cử hành Phụng vụ Chúa nhật, năm B, tr 154)

c) Yêu là hy sinh

Tục ngữ Tây phương có câu:”Partir, c’est mourir un peu”: ra đi là chết trong lòng một ít. Lìa xa nhau là một hy sinh, hy sinh làm ta đau khổ và đau khổ được coi như chết trong lòng một ít. Tình yêu chân thật đòi phải hy sinh, mà hy sinh càng lớn thì tình yêu càng sâu đậm, càng tha thiết: ”Nếu biết tình yêu có chân thật hay không, hãy bỏ tình yêu vào máy ép, nếu nó tiết ra chất nước hy sinh vô vị lợi, đó là tình yêu thật”(Pierre l’Ermite).

Yêu là hy sinh và hy sinh lớn nhất là cho đi chính mạng sống của mình như Đức Giêsu đã nói: ”Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của kẻ hy sinh mạng sống vì bạn hữu mình”(Ga 15,13). Nếu đọc cuốn tiểu thuyết “Anh phải sống” của nhà văn Khái Hưng, ta thấy cũng có một nhân vật dám thực hiện lời khuyên trên của Đức Giêsu. Câu truyện ấy gồm tóm như sau: Hai vợ chồng nghèo đi kiếm củi trên ngàn để bán lấy tiền nuôi con. Hôm đó trời giông bão, họ bị nước cuốn trôi. Chỉ có một khúc cây đủ sức cho một người bám. Người chồng bảo vợ hãy bám vào khúc cây, vì”em phải sống để lo cho các con”. Người vợ cũng bảo chồng “Anh phải sống”. Cuối cùng người vợ buông tay, tự tìm lấy cái chết cho mình, để nhường sự sống lại cho chồng và các con.

Tình yêu có cái giá của nó. Yêu là chấp nhận rằng chúng ta có thể phải chết đi bằng một cái chết khác, trước khi chúng ta chết thật. Con đường yêu thương là con đường của thánh giá, và chỉ thông qua con đường thánh giá, mà chúng ta mới đến được với sự sống lại. Nếu nỗi đau khổ dạy chúng ta về cách thức yêu thương, thì không có gì là khủng khiếp, khi phải chịu đôi chút đau khổ trên trái đất này.

d) Yêu đòi sự thành thật

Thánh Gioan Tông đồ luôn khuyên nhủ tín hữu hãy yêu thương nhau. Yêu thì có năm bảy đường yêu, nhưng tình yêu đòi hỏi sự chân thật. Ngài khyên: ”Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu nhau nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm; căn cứ vào điều đó chúng ta biết rằng chúng ta đứng về phía sự thật, và chúng ta sẽ được an lòng trước mặt Thiên Chúa”(1Ga 3,16-18).

Nhiều người chỉ yêu thương hời hợt bên ngoài, lòng họ chẳng yêu gì, đúng là họ chỉ yêu trên đầu môi chót lưỡi như thánh Gioan đã nói ở trên. Vì thế người ta nói:

Tôi yêu anh vạn

Tôi mến anh nghìn.

Anh có ăn thuốc đưa tiền tôi mua.

Những người này người ta liệt vào loại:

Thương miệng thương môi

Thương miếng xôi miếng thịt.

Truyện vui: Cớ sao ông lại chết ?

Trong một bãi tha ma tối đen như mực, có một người đàn ông đã 5 ngày liền ngồi buồn rầu trên một nấm mồ và luôn miệng nói một câu thảm thiết “Cớ sao ông lại chết ? Cớ sao ông lại chết để tôi khổ thế này”?

Người hầu tìm thấy ông ta, muốn an ủi, bèn hỏi:

- Người quá cố là cha hay anh ông vậy ?

Con người khốn khổ rên rỉ:

- Không phải cha, không phải anh. Đó là người chồng trước của vợ tôi đấy !!!

3. Đức Giêsu khuôn mẫu của tình yêu

Giới trẻ ngày nay thích đi chọn thần tượng cho mình để học đòi bắt chước. Đối với họ, thần tượng của họ là lý tưởng của đời mình, họ ra công học đòi bắt chước để trở nên giống thần tượng của họ trong cách ăn mặc, nói năng, đi đứng... Vì thế, họ đi tìm thần tượng của họ nơi các ca sĩ nhạc trẻ, nơi các cầu thủ bóng đá, nơi người trí thức, nơi các nhà chính trị xuất sắc...

Nhưng có một người mà suốt 2000 năm nay đã rất nổi tiếng, đã được người ta suy tôn là thần tượng tuyệt vời mà họ không biết, đó là Đức Giêsu Kitô. Thần tượng này đã dám khuyên mọi người hãy bắt chước cách sống của mình để trở nên giống mình:”Các con hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng”(Mt 11,29). Biết bao người đã say mê thần tượng đó, người ta đã tin theo và bảo vệ thần tượng đó mặc dầu phải hy sinh mạng sống mình.

Thần tượng ấy đã làm gương và khuyên nhủ chúng ta một điều mà mọi người cần phải thực hiện: ” Đây là điều răn của Thầy: các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”(Ga 15, 13).. Rất nhiều người đã thực hành lời khuyên đó bằng cách thể hiện ra trong những việc làm cụ thể hằng ngày.

Truyện: Ngôi nhà thờ

Trong một ngôi làng tại dẫy núi Alpes ở Thụy sĩ, có một nhà thờ nhỏ bé đã được sử dụng để làm nơi thờ tự, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Mặc dù không có một tác phẩm nghệ thuật nào, nhưng người dân địa phương luôn luôn dùng một tình cảm đặc biệt cho ngôi nhà thờ này. Điều này khiến cho nơi đây mang vẻ rất tươi đẹp trong đôi mắt của cư dân. Đó chính là nhờ câu chuyện ngôi nhà thờ được xây dựng trên mảnh đất đặc biệt này như thế nào. Câu chuyện đó như sau:

Có hai anh em tạo dựng một nông trại gia đình, cùng chia sẻ sản phẩm và lợi nhuận cho nhau. Người anh đã kết hôn, người em còn độc thân. Khí hậu khắc nghiệt đưa đến hậu quả là đôi khi, huê lợi trở nên hiếm hoi.

Ngày kia, người em tự nhủ “Thật không công bình khi chia sản phẩm bằng nhau. Mình còn độc thân, nhưng anh mình còn phải nuôi cả một gia đình”. Vì thế, thỉnh thoảng, người em lại đi ra ngoài vào ban đêm, mang theo một túi hạt từ trong kho thóc của riêng mình, lặng lẽ băng qua cánh đồng nằm giữa hai ngôi nhà của hai anh em, và đổ vào thùng của người anh.

Đồng thời, người anh cũng có đồng một ý tưởng đó và tự nhủ “Thật không công bình khi chia sản phẩm bằng nhau. Mình có cả gia đình nâng đỡ mình, nhưng em mình vẫn độc thân”. Vì thế, thỉnh thoảng, người anh lại đi ra ngoài vào ban đêm, mang theo một túi hạt từ trong kho thóc của riêng mình, âm thầm đổ vào thùng của người em.

Việc này tiếp diễn trong nhiều năm, mỗi người đều thắc mắc không hiểu sao kho lúa của họ không bao giờ hao hụt đi. Thế rồi vào một đêm kia, họ đụng chạm với nhau trong bóng đêm. Sau khi nhận ra sự việc, họ bỏ túi hạt xuống, và ôm nhau. Đột nhiên, có một giọng nói xuất phát từ trên trời “Tại nơi đây, Ta sẽ xây dựng một ngôi nhà thờ. Bởi vì ở đâu con người gặp gỡ nhau trong lòng yêu thương, thì ở đó, có sự hiện diện của Ta”.

(Flor McCarthy, Phụng vụ Chúa nhật, năm B, tr 271-272)

Lm Giuse Đinh lập Liễm

Giáo xứ Kim phát

Đà lạt
 
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày - Tuần V Sau Phục Sinh
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
13:35 12/05/2009
Thứ Hai sau Chúa nhật V phục sinh

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể.

Chúng con tạ ơn Chúa đã thương ngự đến tâm hồn chúng con. Chúa ở trong chúng con để chúng con được ở trong tình yêu của Chúa. Xin cho chúng con được nên một với Chúa không chỉ khi rước Chúa, mà còn nên một trong hành động khi biết vâng theo thánh ý Chúa.

Lạy Chúa, niềm hạnh phúc lớn nhất của chúng con là sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời chúng con. Có Chúa cùng đồng hành chúng con sẽ an vui và quên hết ưu phiền. Đó chính là hồng ân cao quý mà Chúa đã dành cho chúng con. Ôi! Còn gì hạnh phúc và êm đềm hơn khi có Chúa cùng đi với chúng con qua những thăng trầm của cuộc đời. Ôi! Còn gì vui sướng khi có Chúa là thành luỹ che chở cuộc đời chúng con. Chúng con xin hết lòng tạ ơn và ngợi khen tình yêu mà Chúa đã dành cho chúng con.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, giờ đây Chúa đang ngự trong tâm hồn chúng con. Chúng con xin phó dâng cuộc đời cho Chúa. Xin ban ơn soi sáng đế chúng con nhận ra ý Chúa trong từng phút giây cuộc đời. Xin ban thêm nghị lực đế chúng con sống theo ý Chúa. Xin giúp chúng con vượt thắng cám dỗ tội lỗi để luôn sống thanh sạch, xứng đáng là đền thờ cho Chúa ngự trị. Amen

Thứ ba sau Chúa nhật 5 phục sinh

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa hằng ao ước ban cho chúng con ơn bình an. Ơn bình an là hệ quả của một đời sống công bình bác ái. Ơn bình an của “lương tâm không hề trách con điều gì”. Xin Chúa ban cho chúng con sự bình an mà thế gian không thể ban tặng. Xin ban cho chúng con sự bình an của Chúa là kết quả của việc dám sống theo những đòi hỏi của tin mừng. Xin ban cho chúng con sự bình an của một tâm hồn luôn hướng về sự thiện, luôn ước ao sự lành, luôn sống thanh sạch và lòng ngay.

Nhưng Chúa ơi! Cuộc đời đâu mấy khi bình an. Sự dữ vẫn hoành hành. Tội ác vẫn gia tăng. Người làm việc thiện là thiểu số. Kẻ làm điều gian ác thì vô số. Chúng con xin phó dâng cuộc đời trong tay Chúa. Xin gìn giữ chúng con khỏi mọi sự dữ. Xin cho chúng con biết đẩy lùi sự dữ ra khỏi môi trường bằng chính đời sống đạo đức của chúng con.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin Chúa hãy dùng chúng con như khí cụ bình an của Chúa. Xin giúp chúng con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm. Xin cho chúng con cũng trở nên dấu chỉ sự bình an cho thế giới hôm nay. Amen

Thứ Tư sau Chúa nhật V phục sinh

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa là cây nho, còn chúng con là cành, xin cho chúng con biết kết hợp với Chúa qua từng giây phút cuộc sống, nhất là khi chúng con được rước Thánh Thể Chúa ngự đến trong tâm hồn chúng con. Xin đừng để chúng con xa lìa Chúa bởi những tội lỗi, những đam mê mù quáng, những thói đời bất nghĩa, bất trung.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, chúng con vẫn biết rằng, để cành nho cuộc đời chúng con sinh hoa kết trái thì cần được cắt tỉa, loại bỏ những gì không phù hợp với sức sống thần linh của Chúa. Thế nhưng, Chúa ơi, chúng con vẫn bám víu vào những đam mê tật xấu. Tâm hồn chúng con vẫn chứa đựng đầy những tham lam bất chính, những tư tưởng dâm ô tội lỗi. Cuộc sống chúng con còn đầy những lầm lỗi gây nên đau khổ cho gia đình và bạn bè. Xin Chúa thứ tha tội lỗi chúng con. Xin Chúa cắt tỉa nơi tâm hồn chúng con khỏi những ước ao phạm tội, những toan tính xấu xa, những mưu đồ bất chính để chúng con luôn xứng đáng là đền thờ cho Chúa ngự trị.

Lạy Chúa, xin cho chúng con được lưu lại trong Chúa mỗi khi chúng con rước Chúa vào lòng, để sự sống của Chúa tuôn chảy trên dòng đời của chúng con, qua các việc đạo đức hằng ngày, qua cuộc sống yêu thương và phục vụ mọi người, nhờ đó mà muôn dân sẽ nhận ra “chúng con là môn đệ của Chúa”. Amen

Thứ năm sau Chúa nhật 5 phục sinh

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa đã đến lần thứ nhất, đã nhập thể làm người và qua đó trao ban cho chúng con niềm vui ơn cứu độ. Chúng con thật vui mừng vì có Chúa ở cùng chúng con. Chúng con thật hạnh phúc vì có Chúa luôn đồng hành với chúng con trong cuộc sống. Qua bí tích Thánh Thể, Chúa đến và lưu lại trong tâm hồn chúng con. Chúng con xin hết lòng cảm tạ, tri ân tình yêu cao sâu mà Chúa đã dành cho chúng con.

Lạy Chúa Giê-su là Đấng chúng con tôn thờ, xin cho chúng con lưu lại trong Chúa để chúng con được tắm gội trong tình yêu của Chúa. Nhờ vậy mà chúng con được đổi mới cuộc đời, đổi mới cách sống cho phù hợp với tin mừng của Chúa. Xin cho chúng con cũng mặc lấy tâm tình của Chúa để chúng con biết yêu thương mọi người như Chúa đã yêu thương chúng con. Xin giúp chúng con biết đến với mọi người trong tinh thần yêu thương và phục vụ. Xin giúp chúng con đừng sống ích kỷ, đừng quá tham lam mà đánh mất tình bạn hữu, mà làm mất vẻ đẹp của phẩm giá làm người nơi chúng con.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết biến niềm vui có Chúa thành một đời sống chứng nhân cho Chúa giữa trần gian. Và xin cho chúng con biết sống khiêm tốn, thánh thiện, gương mẫu để mai sau chúng con được thấy Chúa, được ở bên Chúa, và được hưởng hạnh phúc với Chúa muôn đời. Amen

Thứ sáu sau Chúa nhật 5 phục sinh

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con thật hạnh phúc vì luôn được Chúa viếng thăm. Chúa đến với chúng con qua bí tích Thánh Thể, như dấu chỉ sự hiện diện đầy yêu thương của Chúa vẫn đang chăm sóc cuộc đời chúng con. Chúng con không bước đi lẻ loi, nhưng luôn có Chúa đồng hành. Chúa có mặt trong từng biến cố vui buồn của đời sống chúng con. Chúa sẽ tay đỡ tay nâng, để gìn giữ chúng con trong ân sủng và tình yêu của Chúa. Chúng con xin hết lòng tri ân và cảm tạ Chúa.

Lạy Chúa, giờ đây, Chúa đang ngự trong tâm hồn chúng con. Chúng con xin phó dâng cuộc đời cho lòng thương xót của Chúa. Xin ban ơn soi sáng để chúng con cũng nhận ra ý Chúa và biết sống đẹp lòng Chúa trong từng biến cố cuộc sống. Xin gìn giữ chúng con khỏi những đam mê trần gian để tâm hồn chúng con luôn hướng về trời cao. Xin giúp chúng con đừng bao giờ để mình ngụp lặn trong tội lỗi, nhưng luôn sống có mục đích, biết phấn đấu vươn lên không ngừng, biết tránh xa tội lỗi. Xin gìn giữ chúng con trong ân sủng của Chúa để mai sau chúng con cũng được dự phần vinh phúc với Chúa.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin giúp chúng con biết yêu Chúa hơn mọi sự thế gian để chúng con chỉ phụng sự một mình Chúa mà thôi. Amen

Thứ bảy sau Chúa nhật 5 phục sinh

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Sự phục sinh của Chúa đã mang lại cho các tông đồ sức sống mới, đã biến đổi các tông đồ từ nhút nhát thành can đàm. Từ hoảng sợ thành kiên cường. Từ thiếu hiểu biết thành kẻ rao giảng Lời Chúa đầy thuyết phục. Xin cho chúng con mỗi lần được rước Chúa thì cũng được sức sống phục sinh của Chúa nâng đỡ ngõ hầu có thể làm chứng nhân cho tin mừng của Chúa.

Lạy Chúa Giêsu mến yêu, Chúa biết rằng thế gian sẽ ghét bỏ các con. Chúa biết rằng giòng đời luôn xô đẩy chúng con bằng biết bao khốn khó nguy nan. Chúa cũng biết rằng phận người chúng con quá mong manh yếu đuối. Chúng con vẫn thường chơi vơi trước bao khốn khó của giòng đời, trước bao cám dỗ của ba thù. Xin Chúa ban ơn trợ giúp để chúng con can trường đứng vững trước những thử thách gian nguy. Xin cho chúng con ơn bình an trước những sóng gió nguy nan của giòng đời, trước những gian nguy, thử thách và khốn khó. Xin cho chúng con mãi trung thành với Chúa dù bị người đời khinh chê, dù bị thế gian kết án, dù bị thua thiệt khi trên mình chúng con mang danh Chúa.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết bám vào Chúa hơn là thế gian phù vân. Xin cho chúng con biết thờ lạy Chúa hơn là cúi mình trước vinh hoa phú quý trần gian. Xin giúp chúng con luôn biết chọn Chúa làm gia nghiệp và cùng đích cuộc đời chúng con. Amen
 
Tháng Năm Nhớ Lời Mẹ Ru
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
13:40 12/05/2009
Tháng Năm Nhớ Lời Mẹ Ru

Quan sát những gì đang diễn ra trong thế giới hôm nay, chúng ta nhận thấy điều gì? Tội ác gia tăng. Cá nhân cũng nhiều và tập thể cũng không ít. Đạo đức ngày một suy thoái dẫn đến một đời sống của giới trẻ suy đồi trầm trọng. Khoa học tiến bộ thực sự nhưng dường như lại tiếp tay cho sự ác hoành hành. Nguy cơ giết người hàng loại luôn ở mức báo động cao. Con người hôm nay đang tự hủy chính mình và hủy hoại cuộc đời nhau bằng nhiều phương tiện rất tối tân và hiện đại. Trong suốt thời gian từ đầu năm 2009 đến nay, công an đã tịch thu hàng ngàn, hàng triệu viên thuốc lắc tổng hợp đang được giới trẻ buôn bán, chuyền tay nhau. Kẻ có tiền thì tìm đến để rửa tiền, để sống thác loạn, nhằm thỏa mãn thú tính của mình. Kẻ không có tiền thì buôn bán trao đổi nhằm vun quén những đồng tiền bất chính. Nhiều gia đình đang có nguy cơ tan rã vì chẳng ai tin tưởng nhau, chẳng ai chịu nhường nhịn nhau. Quyền uy của cha mẹ trong gia đình đang lu mờ dần. Câu phong dao “chồng xướng vợ tùy” dường như đã không còn. Sự ác xem ra đã thắng sự thiện. Người ta vì tiền, vì tình và vì danh vọng mà sẵn sàng làm tay sai cho ma quỷ, bán linh hồn mình cho quỷ dữ sai khiến, miễn sao mình có được những danh lợi thú trần gian.

Trước viễn cảnh bi đát của thế giới, những ai có đạo đức không khỏi những lo âu trăn trở. Làm sao cứu được thế giới khỏi sự diệt vong bởi suy đồi đạo đức? Làm sao đẩy lùi sự ác ra khỏi thế gian?

Phải chăng lịch sử của những năm đầu thế kỷ 20 đang được lặp lại nơi những năm đầu thế kỷ 21 này? Nếu đúng vậy thì những thị kiến mà Đức Mẹ Fatima đã cho ba 3 trẻ nhỏ được xem thấy cũng đang lập lại trong thế giới hôm nay! Thị kiến đó đã được chị nữ tu Lucia kể lại như sau:

“Đức Mẹ cho chúng con thấy một biển lửa lớn lao xem ra như là nằm dưới lòng đất. Nhào lặn trong biển lửa này là các quỉ dữ và các linh hồn mang hình dạng con người, giống như những cục than hồng đang cháy trong suốt, tất cả đều đen đủi hay mầu đồng đánh bóng, đang vật vờ trôi nổi giữa vùng hỏa hoạn, lúc thì bị tung lên không trung do những ngọn lửa hồng phát ra tự chính bản thân họ cùng với những đám khói khổng lồ, lúc thì té xuống tứ phía như những đốm lửa trong một biển lửa vĩ đại, không trọng lượng cũng chẳng thăng bằng, và giữa những tiếng la hét và rên siết của đau đớn và tuyệt vọng làm chúng con kinh hoàng và khiến chúng con run rẩy vì sợ hãi”.

Rồi chúng con nhìn lên Đức Mẹ, Ngài đã nói với chúng con bằng một giọng rất êm đềm và buồn bã:

" Chúng con đã nhìn thấy hỏa ngục nơi các linh hồn của những tội nhân khốn nạn phải tới. Để cứu vớt họ, Thiên Chúa muốn thiết lập trên thế giới việc tôn sùng Trái-tim Vô-nhiễm Nguyên-tội của Mẹ.

Thực vậy, những lần Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, tại Fatima, Đức Mẹ đều báo trước những tai hoạ khủng khiếp sẽ xảy ra do tội lỗi chồng chất của thế giới gây nên. Và để làm nhẹ đi những tai hoạ này, Đức Mẹ nhắn bảo các con cái Mẹ hai điều:

Một là hãy siêng năng cầu nguyện bằng kinh Mân Côi

Hai là hãy ăn năn sám hối.

Nhưng xem ra nhiều người vẫn coi thường lời cảnh báo. Họ không những không cầu nguyện mà còn coi thường việc cầu nguyện. Có những người cầu nguyện nhưng lại đòi Thiên Chúa làm theo ý mình chứ không phải là cầu nguyện để tìm ra ý Chúa. Có những người cầu nguyện nhưng lại không cải thiện đời sống. Họ cầu nguyện nhưng vẫn chất chứa trong lòng biết bao mối tội đầu như: dâm ô, ghen ghét, gian dối và kiêu căng tự mãn.

Cầu nguyện thường đưa đến sự cải thiện đời sống. Vì cầu nguyện là đỉnh cao của đời sống đức tin. Tin vào Thiên Chúa. Người có đức tin tất sẽ ăn ngay ở lành. Họ sống và làm việc dưới cái nhìn của Thiên Chúa. Họ không thể sống phật ý Thiên Chúa hay đi ngược với giới răn và giáo huấn của Chúa.

Hệ quả của cầu nguyện không chỉ giúp ta biết ăn năn sám hối mà còn khơi dậy trong ta tinh thần đền tội. Chính nhờ sự nhận ra sự gớm ghê của tội lỗi là xúc phạm đến Chúa, là hủy diệt mình trong cõi trầm luân, sẽ giúp chúng ta gia tăng việc hy sinh hãm mình, tránh xa mọi thói hư tật xấu, những ước muốn tội lỗi. Như thế, cầu nguyện sẽ giúp chúng ta đứng vững trước những cám dỗ và cải thiện đời sống theo tinh thần phúc âm.

Người ta kể rằng: “Một hôm Satan đem bày bán những dụng cụ làm việc của hắn. Có rất nhiều món, được dán nhãn hiệu rõ ràng: nào là giận hờn, ganh ghét, dâm dục, nào là kiêu ngạo, nói dối, tham lam v.v. Và món nào cũng có ghi giá. Nhưng có một món được để riêng một bên, không dán nhãn nhưng giá lại cao nhất. Một người hỏi:

- Đó là cái gì mà cao giá dữ vậy ?

- Đó là sự ngã lòng.

- Tại sao nó cao giá thế ?

- Vì nó hữu hiệu hơn tất cả những dụng cụ khác: khi tôi không thể dùng những dụng cụ kia để đến gần người ta thì tôi dùng nó để xâm nhập tận cõi lòng người ta. Một khi tôi đã đặt nó vào lòng người ta rồi thì tôi có thể xúi người ta làm bất cứ điều gì tôi muốn. Mà đặt nó vào lòng ta rất dễ, bởi vì ít ai biết dụng cụ đó là của tôi”.

Hôm nay, ngày 13.05, chúng ta không được vinh dự đến bên linh địa Đức Mẹ Fatima nước Bồ Đào Nha, nhưng chúng ta lại được quây quần bên Mẹ Tà-pao. Mẹ Tapao không nói một lời. Mẹ Tà-pao không có sứ điệp gởi con cái. Thế nhưng, Mẹ Tà-pao lại mang dáng dấp Mẹ Fatima. Mẹ Tà-pao vẫn tiếp tục lệ rơi cho con cái Mẹ đang lạc xa đức tin, đang vùi mình trong đam mê lầm lạc, đang sống trong địa ngục trần gian bởi đầy dãy bất công và phi lý. Mẹ Tà-pao vẫn đang tha thiết kêu mời con cái Mẹ hãy cứu lấy thế giới khỏi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa. Hãy dâng hy sinh đền tội cho những con người đang chối Chúa, đang coi thường mạng sống anh em, đang xúc phạm đến danh giá danh phẩm của tha nhân. Hãy siêng năng lần hạt Mân Côi để cùng với Mẹ đẩy lùi sự dữ. Hãy cải thiện đời sống để làm nguôi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa. Mẹ là Mẹ của cả nhân loại. Mẹ không muốn ai hư mất. Mẹ không muốn con cái Mẹ phải chết đời đời. Mẹ đang cần chúng ta: hãy dâng cuộc đời tận hiến cho Mẹ. Hãy cổ võ lòng sùng kính trái tim Mẹ. Hãy cùng nhau sống chứng nhân tin mừng, để tin mừng của Chúa thẩm thấu vào trần gian, biến trần gian thành thiên đàng hạnh phúc khi mà mọi người dám sống cao đẹp, biết tự chủ bản thân, biết sống đúng với phẩm giá làm người của mình.

Lạy Mẹ Tà-pao, chúng con tin Mẹ vẫn hiện diện nơi đây, Mẹ vẫn hiện diện trong cuộc đời chúng con. Xin Mẹ hãy bảo vệ chúng con và gia đình chúng con khỏi mọi sự dữ trần gian. Amen

Tà-pao 13.05.2009

Lm Jos Tạ duy Tuyền
 
Nhạc thánh
Lm Giacôbê Tạ Chúc
16:13 12/05/2009
Giáo xứ tôi thuộc miền quê, đa số người dân sống bằng nghề nông. Các cụ dù sống trong thời đại văn minh nhưng vẫn giữ mãi những nét chân chất của làng quê. Mỗi ngày cha xứ tôi cho phóng loa phát đi những bài thánh ca để nhắc nhở mọi người thức dậy đi đến nhà thờ.

Chẳng biết từ bao giờ, ngày hai buổi sáng chiều, nhạc thánh vang lên, réo rắt, ngân nga, vọng vang như lời nhắc nhở của Chúa, mời gọi mỗi người đến với Chúa. Tôi lớn lên với tiếng nhạc mỗi ngày, nó như điệp khúc của lời ru mẹ hát, sáng lễ chiều kinh, tiếng Chúa gọi mời. Nhạc thánh vọng đổ trên nóc cao nhà thờ, tiếng hát du dương trầm bổng của các ca sĩ như rót vào hồn người, lời kinh cầu tha thiết dâng lên Đấng tối cao khả ái. Hôm nào vắng tiếng nhạc, lòng tôi cảm thấy như thiếu đi một điều gì đó, rất đỗi gần gũi thân quen. Từ các cụ già cho tới những em thiếu nhi, ngày ngày khi nghe tiếng nhạc, với những bài thánh ca quen thuộc, như chiếc đồng hồ báo thức nhắc nhở mọi người thức dậy, dâng một ngày mới lên cho Thiên Chúa. Khởi đầu cho một ngày sống mới, trong thánh lễ Misa, mọi người cùng nhau lắng nghe lời Chúa, rước Mình Thánh Chúa, rồi ra về sống những phút giây hồng ân mà Thiên Chúa đã trao ban. Cũng là những bài hát do các nhạc sỹ sáng tác, những ca sỹ hát, những nghệ sỹ hòa âm, phối khí. Thế nhưng nhạc Thánh vẫn có một nét rất riêng, không giống vói những bài ca cổ động, những bài nhạc Rock, hay những bản tình ca. Nhạc Thánh kết tinh của những tâm hồn cầu nguyện, những ca từ xuất phát từ đáy lòng của những con người mong mỏi và khao khát Chúa. Từ xa xưa, con người đã biết cầu nguyện bằng các nhạc cụ, lời ca tiếng hát thay cho các hình thức đối đáp bằng cách đọc. Có lẽ đọc lại các Thánh Vịnh chúng ta sẽ nhận thấy được điều này:

“ Hãy ngợi khen Người với tiếng loa vang dậy!

Hãy ngợi khen Người với tiếng sắt, tiếng cầm!

Hãy ngợi khen Người với tiếng trống dồn và vũ điệu,

Hãy ngợi khen Người với tiếng đàn tiếng địch!

Hãy ngợi khen Người với tiếng chiêng vang!

Hãy ngợi khen Người với phèng la dậy đất!” (Tv 150, 3-5).

Vâng hãy ngợi khen và chúc tụng Thiên Chúa, chủ tế của vũ trụ. Trong vô vàn cách thế và cũng có nhiều phương tiện giúp mỗi người sống niềm tin của mình. Nhưng với tôi, ngòai tiếng chuông Thánh đường thánh thót, Nhạc Thánh vẫn là những lời mời gọi tha thiết và cháy bỏng của Chúa Giêsu mỗi ngày khi ngỏ với con người:” Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng”( Mt 12, 28).
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha giã từ Giordani
G. Trần Đức Anh OP
16:42 12/05/2009
Lúc 7 giờ rưỡi sáng 11-5-2009, ĐTC đã dâng thánh lễ riêng tại Nhà nguyện tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở thủ đô Amman, rồi chào từ biệt các nhân viên của sứ quán Tòa Thánh để ra phi trường Hoàng Hậu Alia vào lúc 10 giờ. Tại đây Quốc vương và hoàng hậu Giordani cùng với đông đảo quan chức chính quyền và giáo quyền đã có mặt sẵn để tiễn biệt ĐTC.

Trong diễn văn từ biệt, sau khi nồng nhiệt cám ơn Quốc vương, các quan chức chính quyền, giáo quyền và tất cả mọi người đã cộng tác vào việc tổ chức và tiến hành các sinh hoạt trong cuộc viếng thăm của ngài, ĐTC đặc biệt bày tỏ vui mừng vì một số sáng kiến do cộng đồng Công Giáo tại Giordani đề xướng: như mở thêm 1 cánh mới cho trung tâm Nữ Vương Hòa Bình để săn sóc những người khuyết tật đủ loại và gia đình họ, xây thêm hai thánh đường tại Betani để đón tiếp các tín hữu hành hương, thiết lập đại học Madala để góp phần huấn luyện người trẻ thuộc các truyền thống khác nhau.

ĐTC đặc biệt khích lệ mọi người dân Giordani, dù là Kitô hay Hồi giáo, hãy xây dựng trên những nền tảng vững chắc của tinh thần bao dung tôn giáo, giúp các thành phần của các cộng đồng khác nhau sống chung trong hòa bình và tôn trọng lẫn nhau. Ngài cũng đề cao Quốc vương Giordani rất tích cực hoạt động trong việc cổ võ đối thoại liên tôn.

ĐTC nói thêm rằng: ”Các bạn thân mến, như các bạn đã biết, tôi đến Giordani này, chủ yếu như

một người hành hương và một mục tử. Vì thế, kinh nghiệm trong những ngày này sẽ ở lại mãi trong ký ức của tôi chính là những cuộc viếng thăm tại các nơi thánh và những lúc cầu nguyện mà chúng ta đã cùng nhau cử hành. Một lần nữa tôi muốn bày tỏ lòng quí chuộng của toàn thể Giáo Hội đối với những người chăm sóc các nơi hành hương tại đất nước này. Tôi cũng muốn cám ơn nhiều người đã góp phần tổ chức buổi hát KinhChiều tại nhà thờ chính tòa thánh Giorgio chiều thứ bẩy 9-5 và thánh lễ chúa nhật tại Sân vận động quốc tế. Thật là một niềm vui cho tôi khi được cảm nghiệm các cử hành trong mùa phục sinh cùng với các tín hữu Công Giáo thuộc các truyền thống khác nhau, liên kết trong niềm hiệp thông của Giáo Hội và trong việc làm chứng về Chúa Kitô”.

Quốc vương và hoàng hậu đã tiễn ĐTC đến tận thang chiếc Airbus 321 của hãng hàng không hoàng gia Giordani.

Máy bay đã chở ĐTC, đoàn tùy tùng và các ký giả quốc tế sang phi trường Tel Aviv của Israel chỉ cách đó 103 cây số.
 
ĐGH đặt hy vọng và đau thương trong lời kinh để nơi Bức Tường Than Khóc
Phụng Nghi
17:20 12/05/2009
Jerusalem, Israel (CNA).- Lúc 10g sáng ngày thứ Ba 12 tháng 5 Đức giáo hoàng Benedict XVI đã tới viếng Bức tường thành Phía Tây – còn được gọi là Bức Tường Than Khóc – và đặt một bài kinh cầu xin cho có hòa bình nơi Đất Thánh và vùng Trung Đông.

Đây là di tích duy nhất còn lại của bức tường bao bọc ngôi Đền Thánh được xây dựng lần thứ hai. Chào đón Đức Thánh Cha tới Bức tường thành Phía Tây, có vị Giáo trưởng và một số các vị giáo sĩ Do thái khác.

Sau những lời phát biểu của ông Stas Misezhnikov, Bộ trưởng bộ Du lịch nước Israel, và của Giáo trưởng chủ trì Bức Tường thành phía Tây là Shmuel Rabinovitch, Đức giáo hoàng cất tiếng đọc Thánh vịnh 120 bằng tiếng Latinh, sau đó đặt một bài kinh cầu nguyện vào Bức Tường.

Toàn văn Bài kinh như sau:

Lạy Thiên Chúa muôn thuở,

nhân ngày con đến viếng Jerusalem, là “Thành đô Hòa bình”,

là ngôi nhà thiêng liêng của người Do thái, của Kitô hữu và cả của người Hồi giáo nữa,

con dâng đến trước Ngài những nỗi hân hoan, những lòng cậy trông và những niềm khát vọng,

những sự thử thách, những nỗi khổ niềm đau của mọi dân con của Ngài trên khắp thế giới,

Lạy Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Jacob,

xin lắng nghe tiếng khóc than của người đau khổ, của kẻ sợ hãi, của người mất mát,

xin ban hòa bình của Ngài xuống khu vực Đất Thánh này, xuống vùng Trung Đông,

xuống toàn thể gia đình nhân loại;

xin khuấy động tâm hồn của tất cả những ai cầu khẩn danh Ngài,

để họ khiêm tốn bước đi trên con đường công lý và tình thương.

“Thiên Chúa là đấng nhân hậu cho những ai trông chờ Ngài, cho những linh hồn kiếm tìm Ngài!”
 
Đức Thánh Cha bắt đầu chuyến viếng thăm Do Thái và Palestine
Thuý Dung
01:27 12/05/2009
Tôi thỉnh cầu với tất cả những ai có trách nhiệm hãy khám phá mọi nẻo đường nhằm tìm kiếm một giải pháp công chính cho những khó khăn nổi bật, sao cho cả hai dân tộc được sống trong hòa bình nơi mảnh đất của chính họ, bên trong những đường biên giới đầy an ninh và được quốc tế công nhận.

Ngay sau khi đến phi trường Tel Aviv, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã đưa ra lời mời gọi mạnh mẽ với Do Thái và Palestine, cổ vũ họ tạo ra một bầu khí tin tưởng lẫn nhau nhiều hơn hầu có thể kiến tạo một tiến trình đối thoại thực sự.

Trong buổi lễ chào đón tại Israel, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tự do tôn giáo và nhắc lại những biến cố bi đát trong đó những người Do Thái đã phải chịu những hậu quả thê thảm.

Điều đáng tiếc là chủ nghĩa bài Do Thái vẫn đang còn tiếp diễn và đó là điều không thể chấp nhận được.

Đức Thánh Cha nói thêm với các nhà lãnh đạo Do Thái: “Tôi đến đây như các vị tiền nhiệm của mình để cầu nguyện tại những nơi chốn thánh thiêng cho hòa bình – hòa bình nơi đây trong vùng Thánh Địa này, và hoà bình trên khắp thế giới.”

Đức Thánh Cha nhận xét rằng Jerusalem có nghĩa là “thành phố hòa bình”, nhưng bất hạnh thay “trong hàng bao thập niên qua, hòa bình đã lẩn trốn cách cay đắng những cư dân của vùng đất thánh thiêng này.”
 
Cuộc tông du Đất Thánh (8)
Vũ Văn An
02:10 12/05/2009
Hiến thân phục vụ người khác

Hôm nay, ngày 10 tháng Năm, thánh lễ do Đức Giáo Hoàng cử hành tại Vận Động Trường Quốc Tế Amman có sự tham dự của chừng 30,000 người Công Giáo, trong tổng số 109,000 tín hữu tại Giođăng.

Nhân dịp này, Đức Thánh Cha khuyên các Kitô hữu Trung Đông ở lại Đất Thánh và làm chứng cho Chúa Giêsu tại vùng đất vốn bị ám ảnh bởi tranh chấp này. Chính phủ Giođăng cho phép người Kitô hữu được nghỉ làm việc trong ngày này, mặc dù Chúa Nhật là ngày làm việc bình thường tại Giođăng. Các cửa tiệm và công ty cũng cho phép như thế.

Đức Giáo Hoàng khuyên: “Lòng trung thành với gốc rễ Kitô Giáo, lòng trung thành với sứ mệnh của Giáo Hội tại Đất Thánh, đòi mỗi người chúng con một loại can đảm đặc biệt: lòng can đảm của xác tín, phát sinh từ niềm tin bản thân, chứ không phải chỉ là ước lệ có tính xã hội hay truyền thống gia đình; lòng can đảm dấn thân vào đối thoại và làm việc bên cạnh các Kitô hữu khác để phục vụ Phúc Âm và liên đới với người nghèo, người rời cư, và các nạn nhân của các thảm kịch nhân bản sâu xa; lòng can đảm xây dựng những nhịp cầu mới phục vụ cuộc gặp gỡ có hiệu quả giữa những con người thuộc các tôn giáo và văn hóa khác nhau, và nhờ thế, làm giầu cho cấu trúc xã hội”.

Ngài cũng cho rằng lòng trung thành của các Kitô hữu Trung Đông cũng có nghĩa là phải “làm chứng cho tình yêu, là thứ tình linh hứng cho ta phải bỏ mạng sống mình mà phục vụ người khác, và do đó, chống lại những lối suy nghĩ vốn biện minh cho việc loại trừ các mạng sống vô tội”.

Bàn thờ hôm nay được trang trí bằng một bức tranh lớn vẽ Chúa Kitô là Mục Tử Nhân Lành vì các giáo hội Đông Phương mừng Chúa Nhật hôm nay là Chúa Nhật Thứ Tư Mùa Phục Sinh và là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành (Họ mừng Phục Sinh sau chúng ta một tuần). Hình Đức Mẹ và hình Thánh Gioan Tẩy Giả, quan thầy Giođăng, cũng được trưng trên bàn thờ.

Nhân dịp này, Đức Giáo Hoàng được một trong những người con của Giođăng chào mừng bằng “một lòng hiếu khách Ả Rập và Gio Đăng” đó là Đức TGM Fouad Twal, thượng phụ Latinh của Giêrusalem. Đức TGM báo một tin vui mà ngài nói đùa là một cuộc khủng hoảng: hiện khu vực dưới sự trông coi của ngài có nhiều đại chủng sinh hơn là tài nguyên cho phép, nên ngài đang phải tìm cơ sở mới cho số ơn gọi này. Đức TGM Twal cũng đề cập tới thách đố mà Giáo Hội địa phương đang phải đương đầu, tức vấn đề tịn nạn từ Iraq. Hiện Giáo Hội nói chung và cơ quan Caritas nói riêng đang yểm trợ người tị nạn Iraq (cả triệu người, trong đó có 40,000 là Kitô hữu) về cả hai phương diện tâm linh và vật chất. Đức HY Emmanuel III Delly, thượng phụ Baghdad, cũng có mặt trong thánh lễ. Trong thánh lễ này, 40 trẻ em Giođăng đã được Đức Thánh Cha cho rước lễ lần đầu.

Bênh vực phụ nữ tại Trung Đông

Cũng trong thánh lễ trên, Đức Thánh Cha đề cập tới sự đóng góp độc đáo của phụ nữ đối với xã hội. Ngài dành phần lớn bài giảng trong thánh lễ để suy niệm về Năm Gia Đình mà Giáo Hội địa phương tại Đất Thánh kỷ niệm vào năm nay. Ngài tập chú vào phẩm giá người phụ nữ, trình bày một số suy tư xem ra rất có ý nghĩa trong bối cảnh Trung Đông và nơi nhiều quốc gia khác đang mừng Ngày Hiền Mẫu.

Ngài cho hay: “Trong khi cử hành Năm Gia Đình hiện nay, Giáo Hội khắp miền Đất Thánh vốn nghĩ gia đình như là một mầu nhiệm của tình yêu trao ban sự sống, được Thiên Chúa, trong kế hoạch của Người, ủy thác cho một ơn gọi và một sứ mệnh riêng: là rạng chiếu tình yêu Thiên Chúa vốn là nguồn cội và là hoàn tất tối hậu cho mọi tình yêu khác trong cuộc đời chúng ta”.

Món nợ biết ơn

Đức Giáo Hoàng nói tiếp: “Một khía cạnh quan trọng trong các suy niệm của các con về Năm Gia Đình này vốn là phẩm giá, ơn gọi và sứ mệnh đặc thù của phụ nữ trong kế hoạch Thiên Chúa”.

Theo Đức Thánh Cha, Giáo Hội tại Trung Đông này mang ơn nhiều nơi người phụ nữ. “Giáo Hội tại các lãnh thổ này mang nợ xiết bao đối với chứng tá đầy kiên nhẫn, đầy yêu thương và trung tín của vô vàn các bà mẹ, các nữ tu, các cô giáo, các nữ bác sĩ và nữ y tá Kitô hữu. Xã hội của các con mang nợ xiết bao đối với những người đàn bà, bằng nhiều cách thế khác nhau, đôi khi hết sức can đảm, đã hiến trọn cuộc đời để xây dựng hòa bình và cổ vũ yêu thương”.

Đức Giáo Hoàng tiếp tục: “Ngay từ những trang đầu tiên của Thánh Kinh, ta đã thấy người đàn ông và người đàn bà, vốn được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, đã được sắp đặt để bổ túc cho nhau trong tư cách quản lý viên các ơn phúc của Thiên Chúa và trong tư cách hùn hạp để thông truyền ơn phúc sự sống, cả sự sống thể lý lẫn sự sống tâm linh, cho thế giới”.

Nhưng, Đức Giáo Hoàng buồn rầu nói tiếp “đáng buồn thay, cái phẩm giá và vai trò phụ nữ do Thiên Chúa ban này đã không phải lúc nào cũng được hiểu và trân quí một cách tạm đủ”. Ngài trích dẫn vị tiền nhiệm để nói rằng: “Ta cần điều Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vốn gọi là ‘đặc sủng có tính tiên tri’ của phụ nữ trong tư cách người ấp ủ yêu thương, thày dạy nhân từ và người kiến tạo hòa bình, đem ấm áp và nhân tính lại cho một thế giới vốn chỉ biết phán đoán gía trị của một con người dựa trên tiêu chuẩn lạnh lùng của việc có ích hay có lợi nhuận”.

Đức Thánh Cha kết luận: "Qua chứng tá công khai cho lòng tôn trọng đối với phụ nữ, và việc mình bênh vực phẩm giá bẩm sinh của mọi con người nhân bản, Giáo Hội tại Đất Thánh có thể góp phần quan trọng vào việc thăng tiến một nền văn hóa có nhân tính thực sự và xây đắp được một nền văn minh tình thương”.

Vua Abdullah II ‘hướng dẫn du khách’

Cũng trong ngày 10 tháng Năm, Vua Abdullah II bất ngờ xuất hiện bên bờ Sông Giođăng để cùng Đức Giáo Hoàng làm một vòng thăm viếng khu vực đang thực hiện nhiều cuộc khai quật khảo cổ giá trị. Ngồi bên cạnh Đức Giáo Hoàng trên một xe chơi cù (golf) cải tiến, Nhà Vua giải thích cho Đức Giáo Hoàng các công trình khảo cổ kia. Các công trình này đang được ủy ban khảo cổ của Giođăng giám sát.

Các nhà khảo cổ đã khám phá ra hơn 20 nhà thờ, thánh động và giếng rửa tội tại khu vực này, đủ chứng tỏ đây là một địa điểm hành hương hết sức nổi tiếng thời Giáo Hội sơ khai. Ngày nay, khu vực gần như bị quên lãng, chỉ mở cửa mỗi năm một đôi lần. Nhưng Nhà Vua cho hay: một kế hoạch phát triển khu vực đang được tiến hành: ông đang dự trù xây năm nhà thờ Kitô giáo gần địa điểm lịch sử vẫn được coi như nơi phát sinh ra Kitô Giáo. Và một trong các hậu quả được người ta mong chờ từ chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng là khách hành hương sẽ tái khám phá ra tầm quan trọng của nó.

Sau khi thăm địa điểm làm phép rửa, Đức Giáo Hoàng cùng đoàn tùy tùng đến một địa điểm công cộng, nơi ngài được hàng ngàn tín hữu nghênh đón và là nơi ngài đặt viên đá đầu tiên xây dựng hai ngôi thánh đường, một cho nghi lễ Latinh, một cho nghi lễ Melkite Hy Lạp.

Tại đây, ngài cho hay: “Thật là niềm vui thiêng liêng lớn, khi tôi được làm phép các viên đá nền cho hai Nhà Thờ Công Giáo sẽ được xây cất bên sông Giođăng, nơi vốn đánh dấu nhiều biến cố đáng ghi nhớ trong lịch sử Thánh Kinh”.

Ngài nói rằng: “Viên đá nền của một nhà thờ là biểu tượng của Chúa Kitô. Giáo Hội dựa trên Chúa Kitô, được Người nâng đỡ và không thể nào tách rời khỏi Người. Người là nền tảng duy nhất của mọi cộng đồng Kitô Giáo, là viên đá sống động, bị thợ xây loại bỏ nhưng đã được tuyền chọn và qúy giá trước nhan Thiên Chúa như là viên đá góc. Cùng với Người, chúng ta cũng là những viên đá sống động xây thành ngôi nhà thiêng liêng, nơi Thiên Chúa cư ngụ”.

Ngài bảo: “Ta hãy vui mừng khi biết rằng hai toà nhà này, một cho nghi lễ Latinh, một cho nghi lễ Melkite Hy Lạp, sẽ dùng để bồi đắp gia đình duy nhất của Thiên Chúa, mỗi tòa theo truyền thống riêng của cộng đồng mình”.

Cùng tham dự nghi thức này, có Đức Gregorios III Laham, Thượng Phụ Antiôkia của Giáo Hội Melkite Hy Lạp, Tổng GM Fouad Twal, Thượng Phụ Latinh của Giêrusalem, Thượng Phụ hồi hưu Michel Sabbah, Tổng GM Joseph Jules Zerey và GM Salim Sayegh.

Nhận định của phát ngôn viên Tòa Thánh

Cha Federico Lombardi, Dòng Tên, phát ngôn viên Tòa Thánh, người tháp tùng Đức Thánh Cha trong suốt chuyến tông du này, cho rằng Đức Bênêđíctô XVI đã đạt được mục tiêu cho chặng đầu tiên trong chuyến tông du một tuần tại Đất Thánh.

Theo Cha Federico Lombardi, kết quả phần đầu trong chuyến tông du từ trước đến nay “rất tích cực”. Cha cho hay: “Đức Giáo Hoàng đã có thể cử hành tất cả các buổi gặp gỡ, được dự trù trước trong chương trình, với một sự thanh thản lớn lao. Ngài nhận được sự nghênh đón rất nồng nhiệt và thân ái, về phía các nhà cầm quyền chính phủ và hoàng gia cũng như về phía thế giới Hồi Giáo và cộng đồng Công Giáo”.

Cha nhận định rằng “Đối với tôi, khởi đầu chuyến đi này bằng cánh cửa hòa bình, bằng cánh cửa thanh thản quả là điều khôn ngoan. Vào lúc này, trong khung cảnh Trung Đông, Giođăng quả là một đất nước chủ yếu thanh thản, và do đó, việc khởi đầu cuộc du hành qua khắp Trung Đông từ điểm này, tôi nghĩ, sẽ làm cho cuộc du hành ấy tích cực một cách đặc biệt”.

Bước tiến tới với người Hồi Giáo

Cha Lombardi nhấn mạnh đến việc Đức Giáo Hoàng tới thăm Đền Hồi Giáo Hussein bin Talal vào ngày Thứ Bẩy. Cha nhận định rằng: “Dường như càng ngày càng trở nên bình thường hơn đối với việc một vị giáo hoàng thân thiện bước vào một địa điểm Hồi Giáo để cầu nguyện. Ngày nay, đây là một dấu chỉ tiến bộ trong mối liên hệ tích cực giữa người Kitô Giáo và người Hồi Giáo”.

Suy nghĩ về biến động năm 2006 liên quan đến bài diễn văn của Đức Bênêđíctô XVI tại Regensburg, Cha Lombardi cho rằng ngài tin cuộc khủng hoảng trong liên hệ Kitô Giáo và Hồi Giáo, phát sinh từ sự hiểu lầm ấy, nay đã được giải quyết hấu hết. Và theo cha, “Hiện nay, ta thấy, khi một hiểu lầm xẩy ra đối với các vấn đề phức tạp, một loạt biện pháp và nhiều thì giờ cần phải qua đi mới có thể hoàn toàn hàn gắn được mọi hậu quả. Bởi thế không nên lấy làm ngạc nhiên khi đây đó vẫn có người nhắc tới giờ khắc khó khăn trên. Nhưng ta đã có được hơn hai năm cảm nghiệm tích cực từ ngày có giờ khắc ấy”.

Cha ghi nhận rằng Hoàng Tử Ghazi Bin Muhammed Bin Talal, một cố vấn của Vua Abdullah II, tuy có nhắc tới bài diễn văn Regensburh trong bài diễn văn nghênh đón Đức GH tại Đền Thờ Hồi Giáo nói trên, “nhưng ông rõ ràng phát biểu rằng nó là một chương sách hoàn toàn bị bỏ lại phía sau rồi, và sau đó, ông chào mừng Đức Giáo Hoàng là ‘Người Kế Vị Thánh Phêrô’, một điều hết sức có ý nghĩa trên môi miệng một đại diện của thế giới Hồi Giáo”.

Một khích lệ đối với thiểu số Công Giáo

Cha Lombardi cho hay: một mục tiêu khác trong chặng viếng thăm Giođăng của Đức GH là bày tỏ sự hỗ trợ đối với cộng đồng Kitô Giáo bé nhỏ, chỉ chiếm không đầy 3% dân số nước này, một đất nước có hơn 6 triệu dân. Chỉ khoảng phân nửa Kitô hữu là người Công Giáo.

Theo cha, “một hình ảnh tươi đẹp mà Đức Bênêđíctô XVI sẽ mang mãi trong trái tim ngài là hình ảnh nồng ấm của cộng đồng Kitô hữu nghênh đón ngài”. Sự hào hứng trong cuộc nghênh đón Đức Thánh Cha tại Nhà Thờ Chính Tòa Thánh George thuộc nghi lễ Melkite Hy Lạp được cha Lombardi mô tả là “hết sức gây ấn tượng”. Cha cho hay: “[Giáo Hội Công Giáo ở đây] là một giáo hội sống động, và họ có khả năng biểu dương điều đó với Đức Giáo Hoàng không phải bằng cuộc nghênh đón đầy tình thân ái và những giờ phút cầu nguyện sốt sắng, mà còn trong nhiều dịp quan trọng khác nữa. Như tại Trung Tâm Regina Pacis dành cho thanh thiếu niên khuyết tật chẳng hạn, ngài đã khánh thành một khu mới; tại Madaba, ngài làm phép viên đá đầu tiên của một đại học, một sáng kiến cực kỳ quan trọng không những cho Giođăng mà thôi mà cho toàn vùng Trung Đông nữa, nơi việc triển khai các đóng góp của Giáo Hội vào nền văn hóa sẽ hết sức có ý nghĩa. Rồi việc đặt viên đá đầu tiên cho hai ngôi nhà thờ tại nơi Chúa Giêsu chịu phép rửa… cho thấy sự lớn mạnh tại các nơi có sự hiện diện của Giáo Hội. Chắc chắn việc liên kết cuộc thăm viếng của Đức GH với những dịp tốt đẹp ấy cho thấy đó là một Giáo Hội đang cảm thấy mình sống động và đang hướng về tương lai”

Nhìn về phía trước

Nói về việc đến Do Thái và các lãnh thổ Palestine sắp tới, Cha Lombardi cho biết: Đức Giáo Hoàng hy vọng chuyến tông du của ngài sẽ thực sự là “một thông điệp hòa bình, hòa giải, và khích lệ đối với các cộng đồng Kitô hữu đang lâm khó khăn, một thông điệp hy vọng, tin tưởng, yêu thương sẽ đóng góp một cách hữu hiệu vào việc cải thiện tình hình trong vùng”.
 
Đức Thánh Cha gọi đối thoại liên tôn là con đường dẫn đến hòa bình
Bùi Hữu Thư
03:38 12/05/2009

Đức Thánh Cha gọi đối thoại liên tôn là con đường dẫn đến hòa bình



JERUSALEM, ngày 12 tháng 5, 2009
(Zenit.org).- Trong bài diễn văn thứ hai tại Do Thái, Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định tầm quan trọng của đối thoại liên tôn trong việc tìm kiếm hòa bình.

Đức Thánh Cha nói như vậy hôm nay trong một buổi tiếp tân do tổng thống Shimon Peres tổ chức tại Dinh Tổng Thống ở Jerusalem, vào ngày thứ nhất của cuộc viếng thăm Do Thái, là đoạn đường thứ hai của cuộc hành hương Đất Thánh của ngài, sẽ tiếp diễn tới ngày Thứ Sáu.

Trong cuộc viếng thăm xã giao, Đức Thánh Cha đã trồng một cây như một biểu tượng, trong vườn của tư dinh tổng thống trước sự chứng kiến của rất nhiều giới chức chính trị và tôn giáo. Sau đó có một thời gian trao đổi không hoạch định trước giữa vị lãnh đạo Do Thái và Đức Thánh Cha.

Sau đó Đức Thánh Cha Benedict XVI nói với cử tọa hiện diện, khẳng định rằng hòa bình trên hết là một ơn thiêng liêng chúng ta chỉ có được khi tìm kiếm Thiên Chúa “với tất cả tâm hồn."

Ngài ghi nhận rằng "đóng góp đặc biệt của các tôn giáo cho cuộc tìm kiếm hòa bình nằm chính ở chỗ cùng nhau hiệp nhất tìm kiếm Thiên Chúa với tất cả tâm hồn."

Đức Thánh Cha tiếp, "Chính sự hiện diện sống động của Thiên Chúa mới lôi kéo được các trái tim liên kết với nhau để bảo đảm cho có sự hiệp nhất."

Ngài nói rằng nền an ninh “xuất phát từ sự tin cậy lẫn nhau và đề cập không chỉ đến sự kiện không có các mối đe dọa mà còn đến cả cảm giác có sự hòa dịu và tin tưởng."

Đức Thánh Cha nói, "An ninh, ngay thẳng, công chính và hòa bình không thể nào được phân tách trong kế hoạch của Thiên Chúa cho thế giới."

Ngài khẳng định, "Không một cá nhân, gia đình, cộng đồng hay quốc gia nào được miễn trừ khỏi bổn phận phải sống theo công chính và phải hoạt động cho hòa bình."

Đức Thánh Cha nói: "Tôi nghe được tiếng than của những người sống trên mảnh đất này, họ kêu xin để được có sự công chính, an bình, sự tôn trọng phẩm giá của họ; để họ được an toàn lâu dài, và có một đời sống hàng ngày không bị đàn áp bởi những đe dọa từ bên ngoài và những bạo tàn dã man.”

"Và tôi biết có rất nhiều người nam và nữ đang hoạt động cho hòa bình và sự hợp quần qua các chương trình văn hóa và các sáng kiến về sự đến gần với nhau một cách cụ thể và trong tình cảm thương, khiêm nhường đầy đủ để biết tha thứ; để họ có can đảm nắm lấy giấc mơ là quyền sống của họ."
 
Đức Thánh Cha giã từ Giordani sang thăm Israel
G. Trần Đức Anh OP
06:51 12/05/2009
JERUSALEM. Hôm 11-5-2009, cuộc hành hương của ĐTC Biển Đức 16 tại Thánh Địa, bắt đầu bước sang giai đoạn thứ 2: sau 3 ngày lưu lại Vương Quốc Giordani, ĐTC sang thăm Israel cho đến thứ sáu, 15-5 tới đây, trong đó có một ngày diễn ra tại lãnh thổ của người Palestine, tức là ngày thứ tư, 13-5-2009.

Chiều 11-5-2009, ĐTC đã viếng thăm xã giao tổng thống Shimon Peres trước khi đến viếng Viện Yad Vashem ở Jerusalem, tưởng niệm cuộc diệt chủng Do thái, rồi ngài đến Trung Tâm Đức Bà để gặp gỡ các tổ chức đối thoại liên tôn. Sau đây là chi tiết các hoạt động của ĐTC.

Giã từ Giordani

Lúc 7 giờ rưỡi sáng 11-5-2009, ĐTC đã dâng thánh lễ riêng tại Nhà nguyện tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở thủ đô Amman, rồi chào từ biệt các nhân viên của sứ quán Tòa Thánh để ra phi trường Hoàng Hậu Alia vào lúc 10 giờ. Tại đây Quốc vương và hoàng hậu Giordani cùng với đông đảo quan chức chính quyền và giáo quyền đã có mặt sẵn để tiễn biệt ĐTC.

Trong diễn văn từ biệt, sau khi nồng nhiệt cám ơn Quốc vương, các quan chức chính quyền, giáo quyền và tất cả mọi người đã cộng tác vào việc tổ chức và tiến hành các sinh hoạt trong cuộc viếng thăm của ngài, ĐTC đặc biệt bày tỏ vui mừng vì một số sáng kiến do cộng đồng Công Giáo tại Giordani đề xướng: như mở thêm 1 cánh mới cho trung tâm Nữ Vương Hòa Bình để săn sóc những người khuyết tật đủ loại và gia đình họ, xây thêm hai thánh đường tại Betani để đón tiếp các tín hữu hành hương, thiết lập đại học Madala để góp phần huấn luyện người trẻ thuộc các truyền thống khác nhau.

ĐTC đặc biệt khích lệ mọi người dân Giordani, dù là Kitô hay Hồi giáo, hãy xây dựng trên những nền tảng vững chắc của tinh thần bao dung tôn giáo, giúp các thành phần của các cộng đồng khác nhau sống chung trong hòa bình và tôn trọng lẫn nhau. Ngài cũng đề cao Quốc vương Giordani rất tích cực hoạt động trong việc cổ võ đối thoại liên tôn.

ĐTC nói thêm rằng: ”Các bạn thân mến, như các bạn đã biết, tôi đến Giordani này, chủ yếu như

một người hành hương và một mục tử. Vì thế, kinh nghiệm trong những ngày này sẽ ở lại mãi trong ký ức của tôi chính là những cuộc viếng thăm tại các nơi thánh và những lúc cầu nguyện mà chúng ta đã cùng nhau cử hành. Một lần nữa tôi muốn bày tỏ lòng quí chuộng của toàn thể Giáo Hội đối với những người chăm sóc các nơi hành hương tại đất nước này. Tôi cũng muốn cám ơn nhiều người đã góp phần tổ chức buổi hát KinhChiều tại nhà thờ chính tòa thánh Giorgio chiều thứ bẩy 9-5 và thánh lễ chúa nhật tại Sân vận động quốc tế. Thật là một niềm vui cho tôi khi được cảm nghiệm các cử hành trong mùa phục sinh cùng với các tín hữu Công Giáo thuộc các truyền thống khác nhau, liên kết trong niềm hiệp thông của Giáo Hội và trong việc làm chứng về Chúa Kitô”.

Quốc vương và hoàng hậu đã tiễn ĐTC đến tận thang chiếc Airbus 321 của hãng hàng không hoàng gia Giordani.

Máy bay đã chở ĐTC, đoàn tùy tùng và các ký giả quốc tế sang phi trường Tel Aviv của Israel chỉ cách đó 103 cây số.

Đón tiếp tại Tel Aviv

Khi đến phi trường Ben Gourion của thành phố Tel Aviv vào lúc 11 giờ sáng giờ địa phương, ĐTC đã được tổng thống Shimon Peres và thủ tướng Benjamin Netanyahu, cùng với các quan chức chính quyền, đại diện các tôn giáo và các GM Công Giáo đón tiếp.

Trong lời chào mừng ĐTC, tổng thống Peres đã bắt đầu bằng tiếng latinh: ”Kính chào Đức Benedicto, thủ lãnh các tín hữu, hôm nay đến viếng thăm Thánh Địa”. Ông cũng đề cao lập trường và hoạt động của ĐTC nhắm làm dịu bớt bạo lực và oán thù trên thế giới và ông chắc chắn sẽ có sự tiếp tục đốit hoại giữa Do thái giáo và Kitô giáo trong tinh thần các ngôn sứ. Và ông cũng nói rằng ”cuộc viếng thăm của ngài mang lại một phúc lành, sự cảm thông giữa các tôn giáo và trải rộng hòa bình gần xa.

Trong bài đáp từ, ĐTC cho biết ngài Israel như một người lữ hành để cầu nguyện, đặc biệt là cho hòa bình. Ngài cũng đề cập đến vấn đề diệt chủng Do thái, nạn bài Do thái, việc lui tới các nơi thánh ở Jerusalem, sự dấn thân cho hòa bình tại Israel và các lãnh thổ của người Palestine, giải pháp 2 quốc gia. Sau cùng ĐTC khuyến khích các tín hữu Kitô ở lại Thánh Địa và góp phần xây dựng hòa bình.

Giống như tại Amman, ĐTC cũng đề cao vai trò của tôn giáo trong xã hội và nói rằng:

”Tòa Thánh và Quốc gia Israel cùng chia sẻ nhiều giá trị, trong đó trước tiên có quyết tâm dành cho tôn giáo chỗ đứng hợp pháp trong đời sống xã Hội. Trật tự đúng đắn của các quan hệ xã hội giả thiết và đòi phải có sự tôn trọng đối với tự do và phẩm giá của mỗi người, dù họ là Kitô hay Do thái. Họ đều tin rằng mình được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh giống Thiên Chúa. Khi chiều kích tôn giáo của co người bị phủ nhận hoặc bị gạt ra ngoài lề, thì nó gây nguy hiểm cho chính nền tảng của sự hiểu biết đúng đắn về các nhân quyền bất khả nhượng”. ĐTC nói tiếp:

”Bi thảm thay, dân tộc Do Thái đã phải chịu những hậu quả kinh khủng của những ý thức chối bỏ chính phẩm giá căn bản của mỗi người. Thật là điều đúng đắn và thích hợp, vì trong cuộc viếng thăm ở Israel này, tôi được dịp tưởng niệm 6 triệu người Do thái nạn nhân của Shoah, cuộc diệt chủng, và cầu nguyện đề nhân loại không bao giờ phải chứng kiến tội ác lớn lao dường ấy. Buồn thay, nạn bài Do thái vẫn tiếp tục ngóc cái đầu xấu xa của nó tại nhiều nơi trên thế giới. Đó là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được. Cần phải cố gắng hết sức để loại trừ nạn bài Do thái, bất kỳ nó ở đâu, và thăng tiến sự tôn trọng và quí chuộng mọi thành phần của mỗi dân, tộc, bộ lạc, ngôn ngữ và quốc gia trên thế giới”.

ĐTC cho biết trong tư cách là người kế vị Thánh Phêrô, ngài sẽ viếng thăm các nơi thánh ở Jerusalem và ”Hy vọng nồng nhiệt của tôi là tất cả các tín hữu hành hương tại các nơi thánh ở Jerusalem có thể tự do lui tới các nơi ấy mà không phải chịu những giới hạn, họ được tham gia các lễ nghi tôn giáo và bảo trì một cách xứng đáng các nhà thờ phượng tại các nơi Thánh. Ước gì họ có thể chu toàn lời tiên tri của Isaia, theo đó nhiều dân nước sẽ tựu về Núi của Nhà Chúa, để Chúa dạy họ những đường nẻo của Ngài và có thể tiến được theo đường lối Chúa, con đường hòa bình và công chính, những con đường dẫn đến hòa giải và hòa hợp” (Is 2,2-5).

ĐTC ghi nhận rằng ”Jerusalem có nghĩa là thành hòa bình, thế mà từ bao thập niên qua, dân chúng tại Thánh Địa này không được hưởng hòa bình. ”Niềm hy vọng của vô số người nam nữ và trẻ em mong được một tương lai chắc chắn và an toàn hơn tùy thuộc kết quả cuộc thương thuyết hòa bình giữa người Israel và Palestine. Hiệp với tất cả mọi người thiện chí, tôi tha thiết xin những người có trách nhiệm hãy tìm kiếm mọi con đường có thể, để tìm kiếm giải pháp đúng đắn cho những khó khăn hết sức lớn lao, để hai dân tộc có thể sống trong hòa bình nơi quê hương của họ, trong các biên cương chắc chắn và được quốc tế nhìn nhận. Tôi hy vọng và cầu nguyện để sớm có một bầu không khí tín nhiệm lẫn nhau hơn, để mọi phía có thể thực sự tiến triển trên con đường hòa bình và ổn định”.

Sau cùng, ĐTC chào thăm các GM và tín hữu Công Giáo hiện diện. Người kế vị thánh Phêrô đến giữa họ để thi hành sứ vụ của mình, và sẽ kết thúc các buổi lễ mừng Năm Gia Đình tại Nazareth. Tôi nói với các cộng đồng Kitô tại Thánh Địa rằng ”Qua chứng tá của anh chị em dành cho Đấng đã rao giảng tha thứ và hòa giả, qua sự dấn thân của anh chị em trong việc bảo vệ tính chất thánh thiêng của sự sống con người, anh chị em có thể đóng góp đặc biệt để chấm dứt những xung đột đố kỵ đã gây đau thương quá lâu cho phần đất này. Tôi cầu nguyện để sự hiện diện liên tục của anh chị em tại Israel và các lãnh thổ Palestine mang lại nhiều thành quả trong việc thăng tiến hòa bình và sự tôn trọng lẫn nhau giữa mọi người đang sống tại Thánh Địa”.

Sau khi thức đón tiếp đơn sơ tại phi trường Tel Aviv, ĐTC đã đáp trực thăng quân sự về thủ đô Jerusalem cách đó 60 cây số.

Thăm tổng thống Israel

Lúc 4 giờ chiều 11-5-2009, ĐTC mở lại các hoạt động với cuộc viếng thăm xã giao tổng thống Shimon Peres. Ông năm nay 86 tuổi (1923) nhưng vẫn khỏe mạnh. Ông sinh trưởng tại Bạch Nga và cùng với gia đình di cư về Tel Aviv cách đây 75 năm (1934). Ông từng làm ngoại trưởng, bộ trưởng quốc phòng, phó thủ tướng và thủ tướng. Năm 1994, cùng với chủ tịch Yasser Arafat của Palestine, ông được giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực trong tiến trình hòa bình. Từ 2 năm nay, ông Peres là vị tổng thống thứ 9 của Israel.

Đến phủ tổng thống Israel, ĐTC đã sau cuộc hội kiến riêng với tổng thống Shimon Peres, rồi ra vườn cùng tới tổng thống trồng một cây ôliu tượng trưng cho ước muốn hòa bình.

Một ca đoàn trẻ nữ đã hát mừng trong buổi gặp gỡ chính thức trước sự hiện diện của 300 nhân vật chính trị và tôn giáo trong vườn của phủ tổng thống.

Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC đặc biệt cám ơn tổng thống và cho biết cuộc hành hương của ngài tại các nơi thánh là một lời nguyện xin hồng ân quí giá là sự hiệp nhất và an bình cho Trung Đông và toàn thể nhân loại. ”Thực vậy, tôi cầu nguyện hằng ngày cho hòa bình nảy sinh từ công lý, được trở lại Thánh Địa và toàn vùng này, mang lại an ninh và hy vọng mới cho tất cả mọi người”.

ĐTC đặc biệt ngỏ lời với các vị lãnh đạo tôn giáo và nói rằng:

”Với các vị lãnh đạo tôn giáo hiện diện tại đây chiều nay, tôi muốn nói rằng sự đóng góp đặc thù của các tôn giáo cho sự tìm kiếm hòa bình chủ yếu hệ tại sự thành tâm và liên kết tìm kiếm Thiên Chúa. Trách vụ của chúng ta là công bố và làm chứng rằng Đấng Tối Cao hiện diện và có thể nhận biết được Ngài cả khi Chúa có vẻ ẩn khuất trước mắt chúng ta, Ngài vẫn hoạt động trong thế giới để mưu ích cho chúng ta, và tương lai xã hội mang đầy hy vọng khi nó hòa hợp với trật tự của Chúa... Vì thế, các vị lãnh đạo tôn giáo cần phải ý thức rằng mọi chia rẽ hoặc căng thẳng, mọi xu hướng co cụm vào mình hoặc nghi ngờ nơi các tín hữu hoặc giữa các cộng đoàn, có thể dễ dàng dẫn tới tự mâu thuẫn làm lu mờ đặc biệt duy nhất của Đấng Tối Cao, phản bội sự đoàn kết của chúng ta, và trái ngược với Đấng tỏ mình ra là Đấng giàu tình thương kiên vững và trung tín” (Xh 34,6; Tv 138,2)... Vì thế, chúng ta hãy quyết tâm làm sao để qua giáo huấn và sự hướng dẫn các cộng đoàn liên hệ, chúng ta giúp họ trở thành những tín hữu chân chính, luôn ý thức về lòng nhân từ vô biên của Thiên Chúa, phẩm giá bất khả xâm phạm của mỗi người và sự hiệp nhất của toàn thể gia đình nhân loại.

Tiếp tục bài diễn văn, ĐTC phân tích nguyên ngữ của từ ”an ninh” mà người Israel luôn quan tâm. Từ này, batah, phát sinh từ sự tín nhiệm và không phải chỉ nói tới sự không có đe dọa, nhưng còn nói về tâm tình bình thản và tín thác. An ninh, sự toàn vẹn, công lý và hòa bình, theo kế hoạch của Thiên Chúa cho thế giới, đó là những điều không thể tách rời nhau. Chúng không phải chỉ là kết quả cố gắng của con người, nhưng là những giá trị xuất phát từ quan hệ cơ bản của Thiên Chúa với con người.. Chỉ có một cách duy nhất để bảo vệ các giá trị ấy, đó là sống các giá trị ấy. Không một cá nhân, gia đình, cộng đoàn hoặc quốc gia nào được miễn chuẩn khọi nghĩa vụ sống trong công lý và hoạt động cho hòa bình.

ĐTC không quên nhấn mạnh rằng an ninh lâu bền là một vấn đề tín nhiệm, được nuôi dưỡng trong công lý và sự toàn bẹn, được đóng dấu bằng sự hoán cải nội tâm, hích thức chúng ta nhìn tha nhân và nhìn nhận họ là anh chị em đồng hàng với mình.

Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, LM Lombardi cho biết trong cuộc viếng thăm tại phủ tổng thống, tổng thống Peres đã giới thiệu với ĐTC cha mẹ và ông nổi của binh sĩ Do thái Shalit bị nhóm Hamas bắt cóc năm 2006 và vẫn còn giam giữ. ĐTC bày tỏ sự cảm thông với đau khổ của những người đang đau khổ vì biến cố này, cũng như vì hậu quả của các cuộc xung đột, và đó là điều mà ngài tiếp tục làm trong cuộc viếng thăm.

Ngoài ra, tổng thống Peres đã tặng ĐTC Kinh Thánh Do thái điện tử thu trên một chip nửa milimét.

Viếng thăm Viện Yad Vashem

Giã từ phủ tổng thống Israel, ĐTC đã đến viếng Viện Yad VAshem, Tưởng Niệm cuộc diệt chủng Do thái, cách đó lối 3 cây số rưỡi. ĐTC Gioan Phaolô 2 cũng đã từng viếng Viện này trong cuộc hành hương Thánh Địa hồi Năm Thánh 2000. Tại đây có một số bình đựng tro của các nạn nhân Do thái tại các trại tập trung thời Đức quốc xã.

Đến nơi vào lúc gần 6 giờ chiều, ĐTC đã được Ông chủ tịch Avner Shelev và giám đốc Trung Tâm tiếp đón và hướng dẫn ngài đi quanh Đền để đến Phòng tưởng niệm. Tại đây, Tổng thống Israel, chủ tịch quốc hội Reuven Rivlin, nhiều vị bộ trưởng và Rabbi trưởng Israel Lau của Hội đồng Yad Vashem cũng hiện diện. ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh cũng tháp tùng ĐTC.

Lễ tưởng niệm bắt đầu với một bài ca do một tù nhân Do thái tại Hungari sáng tác. Tiếp đến ĐTC đã thắp lên ngọn lửa đời đời, và nghe đọc bài tưởng niệm, rồi ngài đặt vòng hoa tưởng niệm, trước khi một kinh của Do thái cầu cho người quá cố được xướng lên.

ĐTC đã chào thăm 6 người sống sót trong cuộc diệt chủng Do thái và một người công chính thuộc các dân nước đang sống tại Israel là ông Ivan Branetic.

Lên tiếng tại buổi tưởng niệm, ĐTC nói:

”Tôi đã đến để đứng im lặng trong phòng tưởng niệm này, được dựng lên để nhớ đến hàng triệu người Do thái bị sát hại trong thảm kịch Shoah kinh khủng. Họ đã mất mạng sống nhưng không bao giờ mất tên: tên của họ được ghi khắc không thể phai mờ trong tâm hồn những người thân yêu, nhưng bạn đồng tù và những người quyết tâm không bao giờ để cho những hành vi tàn ác như thế tái diễn cho nhân loại. Nhất là tên của họ được ghi khắc mãi mãi trong ký ức của Thiên Chúa tối cao.

ĐTC nhấn mạnh rằng ”Giáo Hội Công Giáo, quyết tâm theo giáo huấn của Chúa Giêsu và noi gương tình yêu của Chúa đối với mọi người, Giáo Hội cảm thấy một niềm cảm thông sâu xa đối với các nạn nhân được tưởng niệm nơi đây. Cũng vậy Giáo Hội gần gũi với tất cả những người đang phải chịu bách hại vì chủng tộc, màu da, điều kiện sống hoặc tôn giáo - đau khổ của họ cũng là của Giáo Hội và hy vọng của họ mong được công lý cũng là hy vọng của Giáo Hội. Trong tư cách là Giám Mục Roma và là Người Kế Vị thánh Phêrô Tông Đồ, tôi tái khẳng định như các vị tiền nhiệm của tôi rằng Giáo Hội quyết tâm cầu nguyện và làm việc khôgn biết mệt mỏi để oán thù không bao giờ tái hiển trị trong tâm hồn con người. Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Giacob là Thiên Chúa của hòa bình (cf Tv 85,9).

Và ĐTC kết luận rằng: ”Các bạn thân mến, tôi biết ơn sâu xa đối với Thiên Chúa và các bạn vì được cơ hội đứng nơi đây trong thinh lặng: một sự thinh lặng để tưởng niệm, thinh lặng để cầu nguyện và thinh lặng để hy vọng”.

Trước khi giã từ Viện Yashem, ĐTC đã được chủ tịch viện này tặng một bức tranh do Họa sĩ Do thái Felix Nussbaum vẽ. Ông đã bị sát hại trong cuộc diệt chủng. Sau cùng ĐTC đã ký tên vào sổ danh dự lưu niệm. Ngài viết câu ”Lòng từ bi của Chúa sẽ không bị tắt lịm”, Sách Ai Ca, đoạn 3 câu 22.

Và cũng như vị tiền nhiệm, ngài đã không vào thăm Viện bảo tàng Yad Vashem vì tại đây có một tấm bia lưu niệm xúc phạm đến Đức Piô 12, phê bình Người im lặng không lên tiếng tố giác Đức Quốc Xã tàn sát người Do thái. Cuộc viếng thăm tưởng niệm với bài ca của một người Do thái nạn nhân bị Đức quốc xã sát hại.

Gặp gỡ các tổ chức đối thoại liên tôn

Hoạt động cuối cùng của ĐTC trong ngày 11-5-2009 là cuộc gặp gỡ các tổ chức đối thoại liên tôn tại Trung Tâm Đức Bà ở Jerusalem, cách viện Yad Vashem lối 10 cây số.

Trung tâm này do các cha dòng thánh Augustino Đức Mẹ Lên Trời ở Pháp khởi xướng hồi năm 1884 với mục đích giúp đỡ và cho các tín hữu Pháp hành hương Thánh Địa trú ngụ. Sau nhiều năm xây cất, trung tâm được hoàn thành hồi năm 1904. Năm 1978, Đức Gioan Phaolô 2 biến trung tâm này thành một Viện Giáo Hoàng với tên là Trung Tâm Đức Bà Jerusalem, một trung tâm đại kết. Tại đây có 144 phòng, 2 phòng lớn để hội họp, và một thính đường với 500 chỗ ngồi. Từ năm 2004, Đức Gioan Phaolô 2 ủy thác việc quản trị trung tâm này cho Dòng Đạo Binh Chúa Kitô.

Tại thính đường của Trung Tâm Đức Bà vào lúc gần 7 giờ chiều, đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa ĐTC và các vị đại diện nhiều tôn giáo ở Thánh Địa: Kitô, Do thái, Hồi giáo, người Hồi giáo Druse, Samaritani, v.v.

Sau lời chào mừng của Đức Thượng Phụ Fouad Twal, ĐTC đã ngỏ lời với mọi người hiện diện và đề cao sự đóng góp của các tôn giáo cho văn hóa và xã hội. Ngài đặt câu hỏi: đâu là đóng góp mà tôn giáo mang lại cho các nền văn hóa trên thế giới đang chịu ảnh hưởng của sự hoàn cầu hóa mau lẹ như ngày nay? ĐTC nhấn mạnh rằng trong bối cảnh văn hóa hoàn cầu hóa và bị phân hóa như ngày nay, cần để ý tới sự duy nhất của bản tính con người và ảnh hưởng của sự hiện diện khắp nơi của Thiên Chúa. Và trong nhiều cách thức mà tín hữu cảm nghiệm Thiên Chúa, chúng ta cần nêu bật sự thật này là: Chân lý chẳng những không đe dọa thái độ bao dung đối với những khác biệt hoặc sự đa nguyên văn hóa, trái lại chân lý làm cho con người có thể đồng thuận với nhau và giữ cho cuộc đối thoại công cộng được hợp lý, lương thiện và có thể kiểm chứng được, đồng thời chân lý cũng mở ra con đường dẫn tới hòa bình. Khi thăng tiến ý chí vâng phục chân lý, chúng ta mở rộng ý niệm lý trí và phạm vi hoạt động của lý trí, làm cho sự đối thoại chân thành giữa các nền văn hóa và các tôn giáo có thể tiến hành được và đó là điều mà nhân loại ngày nay đang đặc biệt cần đến.

ĐTC nói thêm rằng: ”Những người có tín ngưỡng có thể chia sẻ với tha nhân chân lý về Thiên Chúa và qua đó họ phục vụ xã hội bằng nhiều cách. Chúng ta có thể kiến tạo môi trường, những ốc đảo hòa bình và suy tư sâu xa, trong đó chân lý có thể được khám phá.” Sau cùng, ngài khích lệ các đại diện của các tổ chức dân thân đối thoại liên tôn và nói rằng ”Những khác biệt giữa chúng ta không bao giờ được trình bày một cách sai trí như thể đó là một nguồn mạch gây ra cọ xát và căng thẳng không thể tránh được giữa chúng ta cũng như giữa lòng xã hội. Trái lại, những khác biệt ấy là một cơ hội rất tốt để con người thuộc các tôn giáo khác nhau, có thể sống chung trong niềm tôn trọng sâu xa đối với nhau, trong sự quí chuộng và nâng đỡ nhau trên các nẻo đường của Thiên Chúa”.

Sau cuộc gặp gỡ, ĐTC còn làm phép viên đá đầu tiên xây cất Trung Tâm Đức Bà ở Magdala, thuộc miền Galilea, với mục đích nới rộng hoạt động của Trung Tâm Đức Bà ở Jerusalem này. Trung tâm mới sẽ được thiết lập trên khu đất rộng 4,3 hécta, được mua với sự đóng góp của hàng ngàn tín hữu hảo tâm các nơi. Trung Tâm Đức Bà Magdala sẽ được dùng để đón tiếp các tín hữu hành hương và theo dự kiến, Thánh đường thánh Maria Madalena cũng sẽ được xây cất trong tương lai vì đây cũng là nơi sinh trưởng của Thánh Nữ.

Trong cuộc viếng thăm, ĐTC đã tặng cho nhà nguyện Trung Tâm một nhà tạm nặng 40 kílô để giữ Mình Thánh Chúa có hình Người Mục Tử nhân lành và các con chiên. Phần bên ngoài bằng bạc và bên trong mạ vàng.

Cũng nên nói thêm rằng cuộc viếng thăm của ĐTC tại Thánh Địa bị những người Hồi giáo và Do thái cực đoan phê bình. Một số bộ trưởng Do thái thuộc đảng Shas cực hữu tẩy chay, trong khi những người Hồi giáo cực đoan thì than phiền ĐTC không công khai xin lỗi rõ ràng vì bài diễn văn tại đại học Regensburg hồi năm 2006 mà họ cho là 'xúc phạm đến Hồi giáo'. Những thành phần cực đoan này chỉ là thiểu số trong cả hai phía.
 
Đức Thánh Cha viếng thăm Viện Yad Vashem
G. Trần Đức Anh OP
16:04 12/05/2009
Giã từ phủ tổng thống Israel, ĐTC đã đến viếng Viện Yad VAshem, Tưởng Niệm cuộc diệt chủng Do thái, cách đó lối 3 cây số rưỡi. ĐTC Gioan Phaolô 2 cũng đã từng viếng Viện này trong cuộc hành hương Thánh Địa hồi Năm Thánh 2000. Tại đây có một số bình đựng tro của các nạn nhân Do thái tại các trại tập trung thời Đức quốc xã.

Đến nơi vào lúc gần 6 giờ chiều, ĐTC đã được Ông chủ tịch Avner Shelev và giám đốc Trung Tâm tiếp đón và hướng dẫn ngài đi quanh Đền để đến Phòng tưởng niệm. Tại đây, Tổng thống Israel, chủ tịch quốc hội Reuven Rivlin, nhiều vị bộ trưởng và Rabbi trưởng Israel Lau của Hội đồng Yad Vashem cũng hiện diện. ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh cũng tháp tùng ĐTC.

Lễ tưởng niệm bắt đầu với một bài ca do một tù nhân Do thái tại Hungari sáng tác. Tiếp đến ĐTC đã thắp lên ngọn lửa đời đời, và nghe đọc bài tưởng niệm, rồi ngài đặt vòng hoa tưởng niệm, trước khi một kinh của Do thái cầu cho người quá cố được xướng lên.

ĐTC đã chào thăm 6 người sống sót trong cuộc diệt chủng Do thái và một người công chính thuộc các dân nước đang sống tại Israel là ông Ivan Branetic.

Lên tiếng tại buổi tưởng niệm, ĐTC nói:

”Tôi đã đến để đứng im lặng trong phòng tưởng niệm này, được dựng lên để nhớ đến hàng triệu người Do thái bị sát hại trong thảm kịch Shoah kinh khủng. Họ đã mất mạng sống nhưng không bao giờ mất tên: tên của họ được ghi khắc không thể phai mờ trong tâm hồn những người thân yêu, nhưng bạn đồng tù và những người quyết tâm không bao giờ để cho những hành vi tàn ác như thế tái diễn cho nhân loại. Nhất là tên của họ được ghi khắc mãi mãi trong ký ức của Thiên Chúa tối cao.

ĐTC nhấn mạnh rằng ”Giáo Hội Công Giáo, quyết tâm theo giáo huấn của Chúa Giêsu và noi gương tình yêu của Chúa đối với mọi người, Giáo Hội cảm thấy một niềm cảm thông sâu xa đối với các nạn nhân được tưởng niệm nơi đây. Cũng vậy Giáo Hội gần gũi với tất cả những người đang phải chịu bách hại vì chủng tộc, màu da, điều kiện sống hoặc tôn giáo - đau khổ của họ cũng là của Giáo Hội và hy vọng của họ mong được công lý cũng là hy vọng của Giáo Hội. Trong tư cách là Giám Mục Roma và là Người Kế Vị thánh Phêrô Tông Đồ, tôi tái khẳng định như các vị tiền nhiệm của tôi rằng Giáo Hội quyết tâm cầu nguyện và làm việc khôgn biết mệt mỏi để oán thù không bao giờ tái hiển trị trong tâm hồn con người. Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Giacob là Thiên Chúa của hòa bình (cf Tv 85,9).

Và ĐTC kết luận rằng: ”Các bạn thân mến, tôi biết ơn sâu xa đối với Thiên Chúa và các bạn vì được cơ hội đứng nơi đây trong thinh lặng: một sự thinh lặng để tưởng niệm, thinh lặng để cầu nguyện và thinh lặng để hy vọng”.

Trước khi giã từ Viện Yashem, ĐTC đã được chủ tịch viện này tặng một bức tranh do Họa sĩ Do thái Felix Nussbaum vẽ. Ông đã bị sát hại trong cuộc diệt chủng. Sau cùng ĐTC đã ký tên vào sổ danh dự lưu niệm. Ngài viết câu ”Lòng từ bi của Chúa sẽ không bị tắt lịm”, Sách Ai Ca, đoạn 3 câu 22.

Và cũng như vị tiền nhiệm, ngài đã không vào thăm Viện bảo tàng Yad Vashem vì tại đây có một tấm bia lưu niệm xúc phạm đến Đức Piô 12, phê bình Người im lặng không lên tiếng tố giác Đức Quốc Xã tàn sát người Do thái. Cuộc viếng thăm tưởng niệm với bài ca của một người Do thái nạn nhân bị Đức quốc xã sát hại.
 
Israel triển khai lực lượng hùng hậu để bảo vệ an ninh cho Đức Giáo Hoàng
Peter Nguyễn Minh Trung
16:10 12/05/2009
Israel: 80.000 Cảnh sát, binh lính, quân đội, mật vụ và phản gián trong một chiến dịch chưa từng có trong lịch sử bảo vệ an ninh cho Đức Thánh Cha Benedict XVI trong chuyến tông du Israel.

JERUSALEM (AP) - Israel đã triển khai 80.000 nhân viên an ninh như một phần của chiến dịch an ninh vĩ đại mang tên "Chiếc Áo Choàng Trắng" (Operation White Cloak) nhằm bảo vệ cho Đức Giáo Hoàng Benedict XVI khi Ngài viếng thăm Thánh Địa trong tuần này.

Đức Thánh Cha bắt đầu chuyến viếng thăm Israel và Khu Bờ Tây trong năm ngày bắt đầu từ hôm qua, thứ hai. Thủ tướng mới của Israel ông Benjamin Netanyahu và Tổng thống Shimon Peres đã phá lệ nghi thức ngoại giao khi ra tận chân cầu thang máy bay đón Đức Giáo Hoàng ở phi trường Ben Gurion, Tel Aviv vào hôm qua 11-05.

Sĩ quan cảnh sát Israel cao cấp Dudi Cohen gọi chuyến tông du Giáo Hoàng là "một sự kiện lịch sử vô cùng phức tạp về khía cạnh an ninh."

Ông cho biết có hơn 80.000 nhân viên an ninh bao gồm mật vụ, đặc nhiệm, cơ động, cảnh sát, binh sĩ, quân đội và hàng chục ngàn nhân viên an ninh chìm, phản gián sẽ được triển khai cho chiến dịch bảo vệ với quy mô vô tiền khoáng hậu trong lịch sử để bảo vệ chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng. Trong đó bao gồm 60.000 sĩ quan cảnh sát, 20.000 nhân viên mật vụ, đặc nhiệm và quân đội.

Cảnh sát Israel đánh giá đặc biệt sự kiện an ninh này và so sánh nó với sự kiện bảo đảm an ninh cho Tổng thống Mỹ George W.Bush khi ông này lần cuối viếng thăm Israel trên cương vị Tổng thống Hoa Kỳ năm 2008. Khi đó, Israel đã huy động hơn 3.500 nhân viên an ninh và cảnh sát để bảo vệ Tổng thống Bush trong chiến dịch an ninh mang tên "Bầu trời trong xanh" với quy mô lớn nhất vào thời điểm đó, và cứ mỗi giờ Tổng thống Bush lưu lại tại quốc gia này thì chính phủ Israel phải tiêu tốn 25.000 USD cho an ninh của ông, riêng chi phí khách sạn đã là 2.5 triệu USD, 1.5 triệu USD tiêu tốn cho các hoạt động khác. Chiến dịch an ninh "Chiếc Áo Choàng Trắng" cho Đức Giáo Hoàng Benedict XVI lần này gấp 23 lần về quy mô so với chuyến thăm của tổng thống Mỹ.

Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ là vị Giáo Hoàng thứ hai tông du chính thức Israel. Vị tiền nhiệm của ngài là Đức Giáo Hoàng John Paul II cũng đã viếng thăm Israel vào năm 2000 nhân dịp Đại Năm Thánh. Trước đó nữa, vào năm 1964, Đức Giáo Hoàng Paul VI cũng ghé ngang qua Israel một cách không chính thức trong vài giờ đồng hồ.

Các quan chức Israel và Palestine đang trong giai đoạn rất nước rút hoàn tất những thiết lập cần có cho chuyến thăm của Đức Thánh Cha.

Tại Jerusalem, Đức Giáo Hoàng sẽ thăm di tích thánh thiêng nhất nơi những người Do Thái được phép cầu nguyện, Bức Tường Than Khóc nằm trong một thành phố cổ, Đền Thờ Hồi giáo Dome of the Rock - Đền thờ chính của người Hồi giáo, và Ngài cũng thăm Nhà thờ Mộ Thánh Chúa - địa điểm cổ kính nơi Chúa Giêsu đã chịu khổ nạn và mai táng.

Đức Giáo Hoàng sẽ cử hành Thánh lễ ngoài trời ở Jerusalem, Bethlehem và Nazareth, nơi an ninh được thắt chặt tối đa.

Ông Cohen cho biết riêng tại Jerusalem sẽ có hơn 30.000 sĩ quan cảnh sát được triển khai.

Trong miêu tả ngắn gọn về các chiến lược an ninh này, sĩ quan cao cấp Cohen nói rằng không có bất kỳ một đe dọa tấn công đặc biệt nào nhắm vào Đức Giáo Hoàng trong suốt chuyến viếng thăm nhưng ông cũng lưu ý "chủ nghĩa khủng bố là một thực tại ở Israel xảy ra quanh năm."

Ông nói các lực lượng an ninh trong chiến dịch "Chiếc Áo Choàng Trắng" đã được huấn luyện nhiều tháng trời trước chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng và họ sẽ sử dụng những chiến thuật bảo đảm an ninh tiên tiến nhất, nhưng Cohen từ chối tiết lộ với cánh phóng viên về chi tiết những chiến thuật này.

Cảnh sát thông báo rằng họ sẽ phong tỏa toàn bộ giao thông và các tuyến đường, ngăn cấm mọi loại xe cộ di chuyển trong khi Đức Giáo Hoàng đi ngang qua những nơi này. Vì lý do an ninh đặc biệt, Đức Giáo Hoàng sẽ chỉ dùng chiếc Popemobile nổi tiếng của mình trong một quãng đường ngắn nội vi Nazareth tới cử hành Thánh lễ ở đó.

"Tấm chắn an ninh" khổng lồ này còn bao gồm hàng nghìn máy quay, các tay thiện xạ, bắn tỉa, chó nghiệp vụ, máy bay trực thăng tuần tiểu trên bầu trời trong không phận Đức Giáo Hoàng hiện diện hay đi ngang qua. Nhân viên hàng chục bộ ngành đã được triển khai về Jerusalem để ngăn chặn và đối phó với bất kỳ cuộc tấn công khủng bố nào trong thời gian diễn ra các biến cố Giáo Hoàng. Bộ an ninh nội địa Israel liệt kê chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI là sự kiện an ninh đặc biệt của quốc gia.

Quân đội Israel sẽ triển khai máy bay chiến đấu để tuần tra vùng trời ở thủ đô Tel Aviv, Jerusalem, Bethlehem, Nazareth, Galilee, Công Trường Máng Cỏ, Hang đá Giáng sinh, Núi Precipice, Thung lũng Josaphat nơi Đức Giáo Hoàng cử hành thánh lễ và các vùng khác, triển khai các hệ thống vũ khí đất đối không, tuần tra dọc các con sông bằng cảnh sát thợ lặn và tàu thuyền được trang bị súng máy, ước đoán các mối đe dọa hóa học và sinh học, tổ chức hỗ trợ y tế trên quy mô lớn trong trường hợp xảy ra tấn công.

Có khoảng 160.000 Kitô hữu ở Đất Thánh. Khoảng 110.000 trong số họ sống ở Israel, 50.000 còn lại sống ở Khu Bờ Tây và 3.800 ở Dải Gaza.

Cảnh sát cũng cho biết họ sẽ châm chước đặc biệt 10.000 Kitô hữu ở Khu Bờ Tây được phép di chuyển để đến tham dự các biến cố Giáo Hoàng nhưng nói thêm họ vẫn đang xem xét liệu các tín hữu ở Dải Gaza có được phép tham dự các chương trình của Đức Giáo Hoàng hay không, vì khu vực này có nhiều quan ngại rằng nhóm Hồi giáo vũ trang Hamas ở Gaza sẽ cố gắng tìm cách giả dạng thường dân với sự cho phép ngoại thường này để đưa chiến binh của họ trà trộn vào lãnh thổ Israel.

Đức Giáo Hoàng và Tổng thống Hoa Kỳ luôn được đánh giá là hai nhân vật được bảo vệ nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Trong chuyến tông du tháng 04-2008 của Đức Thánh Cha tới Hoa Kỳ, an ninh dành cho Ngài đã được thắt chặt đến mức cao nhất với 15.000 cảnh sát và mật vụ, ngang bằng như khi diễn ra Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hay an ninh cho lễ nhậm chức tổng thống Mỹ Barack Obama.
 
Ngày thứ Hai trong cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Israel
G. Trần Đức Anh OP
23:22 12/05/2009
JERUSALEM. Hôm 12/5/2009, ngày thứ 2 trong cuộc viếng thăm tại Israel và Palestine, Đức Thánh Cha đã có 6 hoạt động nổi bật tại thành Jerusalem.

Trước hết ngài viếng thăm Đền Thờ Mái Vòm Đá Tảng của Hồi Giáo, thăm vị Đại Mufti Hồi giáo, sau đó ngài viếng thăm Bức Tường Phía Đông của Do thái, tức là Bức tường Than Khóc, rồi gặp hai vị Đại Rabbi của Jerusalem và các Rabbi khác tại Trung tâm Hechal Shlomo ở Jerusalem.

Lúc 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha gặp gỡ và đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với các vị Bản quyền Công Giáo tại Thánh Địa nơi Nhà Tiệc ly ở Jerusalem, rồi kính viếng Nhà thờ Chính Tòa Công Giáo. Ban chiều vào lúc 4 giờ rưỡi, ngài cử hành thánh lễ cho các tín hữu tại thung lũng Josaphat ở Jerusalem.

Thăm đền thờ Hồi giáo

ĐTC đến Đền thờ Mái Vòm vào lúc 9 giờ sáng và đã được vị Đại Mufti cùng với vị Chủ tịch hội đồng các gia sản tôn giáo Hồi giáo đón tiếp, hướng dẫn tham quan và tiếp đó ngài gặp gỡ các vị đại diện của các cộng đồng Hồi giáo địa phương. Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên viếng thăm Đền thờ này. Ngài cũng bỏ giầy khi vào trong Đền thờ.

Sau lời chào mừng của vị Đại Mufti Muhammad Hussein, ĐTC đã ngỏ lời với mọi người và ngài nhấn mạnh ý tưởng: lòng trung thành với Thiên Chúa duy nhất, Đấng Tạo Hóa, Đấng Tối Cao, đưa ta đến chỗ nhìn nhận rằng con người có liên hệ cơ bản với nhau, xét vì sự sống của tất cả đều bắt nguồn từ một nguồn mạch duy nhất và cùng hướng về một mục đích chung. Vì thế, những người tôn thờ Thiên Chúa duy nhất phải cư xử như những người được xây dựng trên nền tảng và cùng hành trình về sự hiệp nhất của toàn thể gia đình nhân loại”. ĐTC khai triển ý tưởng nòng cốt trên đây và khẳng định rằng:

“Trong một thế giới bị xâu xé đau thương vì chia rẽ, nơi thánh này có tác dụng như một sự kích thích, và cũng là một thách đố thúc giục mọi người nam nữ thiện chí làm việc để vượt thắng những hiểu lầm và xung đột quá khứ, để tiến bước trên con đường đối thoại chân thành, nhắm xây dựng một thế giới công lý và hòa bình cho các thế hệ mai sau”.

ĐTC cũng nói rằng: ”Những người tuyên xưng danh Chúa đều được ủy thác nhiệm vụ cố gắng không biết mệt mỏi để sống ngay chính, đồng thời noi gương tha thứ của Chúa, vì công lý và từ bi đều nhắm tới sự sống chung hòa hợp và an bình của gia đình nhân loại”.

Sau cùng, ĐTC bày tỏ với các vị lãnh đạo Hồi giáo ước muốn nồng nhiệt của Giáo Hội Công Giáo cộng tác để mưu thiện ích an sinh cho gia đình nhân loại. Giáo Hội tin chắc rằng sự viên mãn lời Chúa hứa cho tổ phụ Abraham là một mục tiêu phổ quát, bao trùm tất cả mọi người, không phân biệt gốc gác và giai tầng xã hội của họ. Trong lúc người Hồi giáo và Kitô tiếp tục cuộc đối thoại đã bắt đầu trong niềm tôn trọng lẫn nhau, tôi cầu nguyện để họ khám phá thấy rằng đặc tính duy nhất của Thiên Chúa gắn liền với sự hiệp nhất của toàn thể gia đình nhân loại”.

Viếng Bức Tường Than Khóc

Liền đó, ĐTC tiến sang Bức Thường Phía Tây chỉ cách đó 1 cây số. Đây là một mảnh tường Đền thờ Jerusalem. Khi Vua Hêrôđê cho tu bổ lại Đền thờ, ông cho nới rộng khu vực bao quanh và trong dịp đó, ông cho xây thêm và tu bổ bức tường nâng đỡ Đền thờ. Tường này cao 15 mét, và vẫn tồn tại trong các thời kỳ sau đó. Xét về phương diện tinh thần, Bức Tường Phía Đông này, cũng gọi là Bức Tường Than Khóc, chính là con tim của Do thái giáo, vì những lý do lịch sử và tôn giáo.

Đến khu vực Bức Tường Phía Tây, ĐTC đã được vị Rabbi Trưởng và Chủ tịch Tổ chức quản trị nơi thánh này của Do thái giáo đón tiếp và tháp tùng ngài đến cạnh bức tường. Tại đây, Rabbi trưởng đã đọc một thánh vịnh bằng tiếng Do thái, trước khi ĐTC đọc thánh vịnh bằng tiếng la tinh, rồi cầu nguyện trong thinh lặng. Ngài nhét một miếng giấy nhỏ vào khe tường trên đó có viết lời cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa những vui mừng, hy vọng, ước mong, những cơ cực, đau khổ của toàn dân Chúa trên thế giới. ”Lạy Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Giacob, xin lắng tiếng kêu của những người sầu khổ, sợ hãi và túng thiếu, xin Chúa ban an bình cho Thánh Địa, cho miền Trung Đông, trên toàn thể gia đình nhânloại, xin đánh động tâm hồn của tất cả những người kêu cầu danh Chúa, để họ khiêm tốn tiến bước trên con đường công lý và cảm thông. Thiên Chúa từ nhân đối với những người mong đời Ngài, cho các linh hồn tìm kiếm Ngài” (Lam 3,25).

Sau cuộc viếng thăm, ĐTC đã lên xe tiến về Trung Tâm Hechal Shlomo, cách đó 4 cây số, cạnh Đại Hội đường Do thái Jerusalem. Tòa nhà hùng vĩ này cũng là trụ sở của tòa Đại Rabbi Israel, gồm hai vị Đại Rabbi Sefardita và Ashkenazita của Israel cùng với Tối cao pháp viện tôn giáo của nước này.

Sau khi hội kiến riêng với hai vị Đại Rabbi, ĐTC đã gặp chung tại phòng hội nhiều Rabbi khác. Trong dịp này, ngài nói:

”Cuộc gặp gỡ của chúng ta hôm nay là một cơ hội rất thích hợp để cảm tạ Đấng Tối Cao vì nhiều phúc lành ngài ban cho cuộc đối thoại của Ủy ban song phương và hướng nhìn về những khoa họp tương lai. Sự sẵn sàng của các đại biểu thảo luận công khai và kiên nhẫn không những về những điểm đồng thuận, nhưng cả những điểm khác biệt, đã dọn được cho cuộc đối thoại hữu hiệu hơn trong đời sống công khai.”

Về những điểm mà hai bên có thể cộng tác với nhau, ĐTC nói: ”Người Do thái và kitô đều quan tâm bảo đảm sự tôn trọng tính chất thánh thiên của sự sống con người, vị trí trung tâm của gia đình, nền giáo dục tốt đẹp cho người trẻ, tự do tôn giáo và lương tâm để có một xã hội lành mạnh. Những đề tài đối thoại này chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu của điều mà chúng ta tin là sẽ một cuộc hành trình lâu bền, từ từ tiến đến một sự cảm thông sâu xa đối với nhau. Một hướng đi cho loạt gặp gỡ này đã được thấy qua mối quan tâm chung đứng trước trào lưu duy tương đối về luân lý và những thương tổn mà trào lưu này gây ra chống lại phẩm giá con người.

ĐTC đặc biệt nhấn mạnh yếu tố thiết yếu trong cuộc đối thoại hữu hiệu, đó là sự tín nhiệm nhau: ”Ngày hôm nay, tôi có dịp lập lại rằng Giáo Hội Công Giáo quyết tâm một cách không thể hồi lại, trong việc theo đuổi con đường đã chọn trong Công đồng chung Vatican 2 để đạt tới sự hòa giải chân thành và lâu bền giữa các tín hữu Kitô và Do thái. Như Tuyên ngôn Nostra Aetate đã nêu rõ, Giáo Hội tiếp tục đề cao gia sản tinh thần chung giữa các tín hữu Kitô và Do thái, và mong ước có sự cảm thông sâu xa và tôn trọng hơnqua các nghiên cứu Kinh Thánh và Thần Học, cũng như các cuộc đối thoại huynh đệ. Ước gì 7 khóa họp của Ủy ban song phương diễn ra giữa Tòa Thánh và Tòa Rabbi Trưởng là bằng chứng về điều đó.”

Những lời trên đây của ĐTC là câu trả lời cho một số nhân vật và tổ chức Do thái trong thời gian qua cho rằng ngài và Tòa Thánh đã rời bỏ hướng đi của Công đồng Vatican 2 trong quan hệ với Do thái, chẳng hạn qua vụ giải vạ tuyệt thông cho GM Williamson thuộc phe Công Giáo thủ cựu Lefebvre hoặc qua toan tính muốn hòa giải nhóm này với Giáo Hội Công Giáo.

Gặp các vị Bản Quyền Công Giáo tại Thánh Địa

Giã từ tòa Đại Rabbi của Do thái giáo Israel, ĐTC đã đến Nhà Tiệc Ly chỉ cách đó 2 cây số để gặp gỡ và đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với các vị Thượng Phụ, GM, nói chung là các vị Bản quyền Công Giáo tại Thánh Địa, trong đó có cả Cha Bề trên và đông đảo các tu sĩ dòng Phanxicô tại đây.

Lên tiếng sau khi hát kinh Chúa Thánh Thần và lời chào mừng của cha Bề trên dòng Phanxicô tại Thánh Địa, ĐTC nhắc đến một vấn đề lớn của Công đồng Kitô tại Thánh Địa, đó là hiện tượng các tín hữu Kitô di cư ra nước ngoài:

”Anh em GM thân mến, anh em hãy tin cậy nơi sự ủng hộ và khuyến khích của tôi trong lúc anh em làm tất cả những gì có thể để giúp các anh chị em Kitô ở lại và phát triển tại đây, nơi phần tất của tổ tiên và trở thành những sứ giả, những người thăng tiến hòa bình. Tôi đánh giá cao nỗ lực của anh em trong việc giúp đỡ về các giá trị và những nguyên tắc, để họ giữ vai trò của mình trong xã hội, như những công dân trưởng thành và có tinh thần trách nhiệm. Qua việc giáo dục, chuẩn bị nghề nghiệp và các sáng kiến xã hội và kinh tế, điều kiện sống của họ được nâng đỡ và cải tiến. Về phần tôi, tôi lập lại lời kêu gọi các anh chị em trên thế giới hãy hỗ trợ và nhớ đến các cộng đồng Kitô tại Thánh Địa và Trung Đông trong kinh nguyện.”

Sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng và ban phép lành cho các vị Bản quyền, ĐTC đã về tòa Thượng Phụ Công Giáo la tinh Jerusalem và kính viếng đồng Nhà thờ Chính Tòa Thánh Danh của Tòa Thượng Phụ ở bên cạnh, cùng với 300 tín hữu hiện diện trong đó có nhiều chủng sinh và nữ tu, kể cả các chị thuộc các dòng chiêm niệm.

Thánh lễ tại Thung Lũng Josaphat

Chiều 12-5-2009, vào lúc gần 4 giờ rưỡi chiều, ĐTC đã cử hành thánh lễ đầu tiên tại Israel cho 6 ngàn tín hữu tụ tập tại Thung lũng Josaphat, đối diện với Vương cung thánh đường Giệtsimani và Vườn Cây Dầu. Đồng tế thánh lễ có 30 HY và GM cùng với hàng trăm Linh mục.

Thánh lễ bằng tiếng latinh, xen lẫn các bài đọc và thánh ca bằng tiếng Arập và Do thái.

Trong bài giảng, ĐTC nói đến những khó khăn các tín hữu Kitô đang phải chịu tại Thánh Địa, nhưng ngài mời gọi họ tiếp tục sống ơn gọi Kitô ngay tại Thánh Địa này. Ngài nói:

”Đứng trước anh chị em ngày hôm nay, tôi muốn nhìn nhận những khó khăn, thất vọng, đau khổ mà qua nhiều người trong anh chị em phải chịu do các cuộc xung đột tại phần đất này, và những kinh nghiệm đau thương về sự tản cư mà quá nhiều gia đình anh chị em phải chịu.. Tôi hy vọng sự hiện diện của tôi tại đây là một dấu chỉ chứng tỏ anh chị em không bị quên lãng, sự hiện diện kiên trì và chứng tá của anh chị em thực là quí giá trước mặt Chúa và là thành phần của tương lai đất nước này. Chính vì căn cội sâu xa của anh chị em tại đất này, nền văn hóa Kitô kỳ cựu và vững mãnh, và lòng tín thác không lay chuyển của anh chị em nơi lời hứa của Chúa, nên anh chị em trong tư cách là những Kitô hữu tại Thánh Địa, Anh chị em được kêu gọi phục vụ không những như ngọn đuốc đức tin sáng ngời cho Giáo Hội hoàn vũ, nhưng còn như men về sự hòa hợp, khôn ngoan và quân bình trong đời sống của một xã hội theo truyền thống đã và tiếp tục là đa nguyên, đa văn hóa và đa tôn giáo.

ĐTC nói thêm rằng: ”thật là đau buồn vì bên dưới các bức tường của cùng thành Jerusalem này, chúng ta được thúc đẩy ý thức về sự kiện thế giới chúng ta ở xa sự thể hiện viên mãn lời tiên tri và lời hứa về thành Jerusalem này dường nào. Tại Thành Thánh này nơi mà sự sống chinh phục sự chết, nơi Thánh Linh được đổ tràn như thành quả đầu tiên của công trình sáng tạo mới, hy vọng tiếp tục chiến đấu chống tuyệt vọng, bất mãn và thái độ bất cần đời, trong khi hòa bình là hồng ân và ơn gọi của Chúa tiếp tục bị đe dọa vì ích kỷ, xung đột, chia rẽ và gánh nặng của quá khứ. Vì thế, cộng đồng Kitô tại thành này phải kiên trì giữ niềm hy vọng được Tin Mừng ban cho, nuôi dưỡng lời hứa của Chúa Kitô về chiến thắng chung kết trên tội lỗi và sự chết, làm chứng về quyền năng của sự tha thứ và chứng tỏ bản chất sâu xa của Giáo Hội như dấu chỉ và là bí tích của một nhân loại được hòa giải, được đổi mới và được hiệp nhất trong Chúa Kitô là Adam mới.

“Tụ họp nhau dưới thành của thành phố này, thành thánh đối với tín đồ của 3 tôn giáo lớn, làm sao chúng ta có thể không nghĩ đến ơn gọi phổ quát của thành Jerusalem? Ơn gọi này được các ngôn sứ công bố, và là một sự kiện thông thể phủ nhận, một thực tại ăn rễ sâu nơi lịch sử phức tạp của thành này và các dân tại đây. Người Do thái, Hồi giáo cũng như Kitô giáo đều coi thành này là nhà tinh thần của mình. Có bao nhiêu điều cần phải làm để Jerusalem thực sự là thành hòa bình cho mọi dân tộc, nơi mà mọi người có thể đến hành hương, tìm kiếm Chúa, và nghe tiếng Chúa, một tiếng nói về hòa bình (Tv 85,8).

”Tại đây, tôi muốn trực tiếp nói đến một thảm trạng, vốn là nguồn lo âu cho những ai yêu mến thành thánh và đất nước này, đó là sự di cư của quá nhiều phần tử các cộng đồng Kitô trong những năm gần đây. Trong khi những lý do có thể hiểu được làm cho nhiều người, nhất là người trẻ, di cư ra nước ngoài, quyết định này làm cho thành thánh trở nên nghèo nàn nhiều về văn hóa và tinh thần. Hôm nay, tôi muốn lập lại điều đã nói trong những dịp khác rằng: tại thánh địa này có chỗ cho mọi người! Tôi thúc giục chính quyền hãy tôn trọng, nâng đỡ và đề cao giá trị sự hiện diện của các tín hữu Kitô tại đây. Tôi cũng muốn bảo đảm với anh chị em về tình liên đới, yêu thương và nâng đỡ của toàn thể Giáo Hội và của Tòa Thánh.

Một số phản ứng

Cuộc viếng thăm của ĐTC tại Thánh Địa bị thiểu số cực đoan từ phía người Hồi giáo cũng như Do thái chống đối.

Có 4 Bộ trưởng thuộc đảng cực hữu Shas của Do thái tẩy chay cuộc đón tiếp của tổng thống Peres dành cho ĐTC. Những người này nói rằng ĐGH trước kia thuộc đoàn thanh niên Hitler và việc tẩy chay này là để tôn trọng các nạn nhân cuộc diệt chủng Do thái.

Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, bác bỏ luận điệu trên đây và tuyên bố với đài BBC rằng ĐGH Biển Đức 16 không hề tự ý thuộc đoàn thanh niên Hitler. Năm lên 14 tuổi, khi học trung học, người ta bắt buộc ngài ghi tên vào đoàn này. Cũng vì không tự nguyện, nên đơn xin học bổng của ngài sau đó bị Nhà nước bác bỏ.

Một đại biểu Hamas của người Palestine thì coi ĐGH là thân Do thái và cho rằng ĐGH viếng thăm xã giao lực lượng chiếm đóng mà quên những vết thương tại thành này.

Trước đó, những người Hồi giáo cực đoan ở Giordani đòi ĐTC phải công khai xin lỗi về bài diễn văn ở Ratisbone năm 2006 mà họ cho là xúc phạm đến Hồi giáo.

Hôm 11-5-2009, Giới lãnh đạo Palestine tố giác Israel toan tính bóp nghẹt mọi tiếng nói tố giác cuộc chiếm đóng lãnh thổ Palestine sau khi nhà cầm quyền Israel đóng cửa trung tâm báo chí của Palestine.

Mufti Mohmmad Hussein ở Jerusalem đã tuyên bố như trên, trong khi ông Rafiq al Husseini, giám đốc văn phòng của tổng thống Palestine, Mahmoud Abbas, nói rằng điều chúng tôi muốn nói đó là Jerusalem phía đông bị chiếm đóng và dân Palestine nói chung không chấp nhận để cho thành phố này thuộc về Israel.

LM Pierre Madros, cố vấn của Đức thượng Phụ Fouad Twal, tái khẳng định rằng ”Đông Jerusalem không phải là Israel”.

Trung tâm báo chí của Palestine đã được mở ra hôm chúa nhật 10-5 tại một khách sạn Ambassador thuộc khu vực phía đông thành Thánh, và dự kiến sẽ hoạt động trong thời gian ĐTC viếng thăm.

Theo phát ngôn viên của cảnh sát Israel, việc đóng cửa trung tâm báo chí này là do lệnh của bộ trưởng nội vụ Yitzhak Aharonovitch. Israel cấm mọi hoạt động chính thức của người Palestine tại đông Jerusalem, trong khi người Palestine coi khu vực này là thủ đô tương lai của nước Palestine.
 
Top Stories
Religious Freedom Under Threat
Zenit
04:23 12/05/2009
Venezuela Added to U.S. Commission's Latest Report

By Father John Flynn, LC

ROME, May. 10, 2009 (Zenit.org).- The U.S. Commission on International Religious Freedom continues to show that religious freedom is a human right under fire, but changes have come about and they are not all negative.

Though Myanmar and Venezuela have a worsening record when it comes to religious freedom, India is showing signs of improvement.

On May 1 the U.S. Commission on International Religious Freedom (USCIRF) released its annual report, together with its recommendations about which countries should be denominated as "countries of particular concern," or CPCs.

This is the 10th report by the commission since it was set up by the International Religious Freedom Act of 1998.

The CPC countries named by the USCIRF are: Myanmar, China, North Korea, Eritrea, Iran, Iraq, Nigeria, Pakistan, Saudi Arabia, Sudan, Turkmenistan, Uzbekistan and Vietnam.

The recommendations made by the USCIRF go to the State Department, where a decision is made about how many of the nations on the USCIRF list will actually be declared CPCs.

The current State Department list of CPC countries is made up of eight of the nations recommended by the USCIRF: Myanmar, China, Eritrea, Iran, North Korea, Saudi Arabia, Sudan and Uzbekistan.

The commission also announced a "Watch List" of countries whose behavior calls for close monitoring due to the extent of violations of religious freedom. The 2009 list is made up of: Afghanistan, Belarus, Cuba, Egypt, Indonesia, Laos, Russia, Somalia, Tajikistan, Turkey and Venezuela.

The report has detailed information on the countries in the CPC and Watch List categories. Myanmar, the report affirmed, has one of the world‘s worst human rights records, and religious freedom has diminished in the last year. The military regime severely restricts religious practice and monitors the activity of all religious organizations, the commission noted.

An estimated 136 Buddhist monks remain in prison, awaiting trials, according to the report, and monasteries remain closed or function in a limited capacity. As well, ethnic minority Christians and Muslims continue to encounter difficulties.

In China, according to the commission, "there has been no improvement in the religious freedom situation and, in fact, there has been a marked deterioration in the past year, particularly in Tibetan Buddhist and Uighur Muslim areas."

Egregious violations

"The Chinese government continues to engage in systematic and egregious violations of the freedom of religion or belief, with religious activities tightly controlled and some religious adherents detained, imprisoned, fined, beaten and harassed," the report stated.

The commission also commented that the repression of many religious groups intensified prior to the 2008 Beijing Olympics.

Turning to the Middle East the report said that in Iran, "official rhetoric and government policy resulted in a deterioration in conditions for nearly all non-Shi‘a religious groups."

Government policy endorses the violation of religious freedom, including detention, torture and executions based on the religion of the accused, the commission alleged.

The report also drew attention to the situation in Iraq, where it said, "The government continues to commit and tolerate severe abuses of freedom of religion or belief."

Turning to Saudi Arabia, the report acknowledged that King Abdullah has allowed some limited reform measures, as well as promoting interreligious dialogue. Nevertheless, the government still bans all forms of public religious expression other than that of the government‘s own interpretation of one school of Sunni Islam.

In addition, the commission accused Saudi authorities of supporting on the international level groups that promote "an extremist ideology, including in some cases, violence toward non-Muslims and disfavored Muslims."

In Egypt, the report continued, there are serious problems of discrimination, intolerance, and other human rights violations against members of religious minorities. Serious religious freedom violations continue to affect Coptic Orthodox Christians, Jews, and Baha‘is, as well as members of minority Muslim communities, the commission accused.

Moreover, the report argued that the government has not taken sufficient steps to halt the repression and discrimination against religious believers, or to punish those responsible for violence or other severe violations of religious freedom.

Extremists

Serious religious freedom concerns persist in Pakistan, the commission noted. During the last year the power of extremist groups has grown. In addition anti-blasphemy laws have been used to silence members of religious minorities and dissenters, the report added.

In neighboring Afghanistan, the report commented that conditions for freedom of religion or belief have become increasingly problematic.

According to the commission, Afghanistan's constitution fails to protect individuals in the majority Muslim nation who dissent from the prevailing orthodoxy. As a result there are serious violations of religious freedom, in part also due to the power and influence of highly traditionalist religious leaders.

The commission recommended that Vietnam be re-designated as a CPC due to the government's continued violations of religious freedom. In spite of some progress, the Vietnamese government continues to impose major restrictions on religious freedom, the report argued.

For example, people are still imprisoned or detained for their peaceful religious activity and independent religious activity remains illegal. Moreover, legal protections for government-approved religious organizations are vague and subject to arbitrary or discriminatory interpretations based on political factors, the report stated.

Reactions

In keeping with past reports the Chinese government acerbically rejected the criticisms made by the commission.

"It is a fact that the Chinese government protects its citizens' freedom of religious belief according to law, and every ethnic group in any part of China enjoys full religious freedom," Foreign Ministry spokesman Ma Zhaoxu said in a statement, reported by the Associated Press, May 5.

"The attempt by the U.S. Commission on International Religious Freedom to smear China with the report will never succeed," Ma said.

India, however, in a turnaround is opening itself up for a study tour by representatives of USCIRF. According to the May 2 edition of the Calcutta-based Telegraph newspaper, India's federal government has changed a long-established policy of not allowing fact-finding visits by the U.S. government.

Member sent by USCIRF will visit India in June, for the first time, after which a report on the country will be published.

Meanwhile, the Wall Street Journal commented on the inclusion of Venezuela in the Watch List, in a May 1 article by Melanie Kirkpatrick, deputy editor of the Journal's editorial page.

The article focused on the plight of the Jews in Venezuela. When Hugo Chávez was elected president in 1998, around 22,000 Jews lived in the country. Today their numbers are estimated at between 10,000 and 15,000.

"The Jews of Venezuela are fleeing to Miami, Madrid and elsewhere because of the anti-Semitism they face at home," Kirkpatrick said.

She cited comments by Chávez, ranging from describing Venezuelan Jews as "descendants of the same ones who crucified Christ" to "a minority [that] has taken ownership of all the gold of the planet."

Moral poverty

In this year's annual message to the members of the diplomatic corps accredited to the Holy See, Benedict XVI expressed his concern for those persecuted for their faith. His Jan. 8 address spoke of "our brothers and sisters who are victims of violence, especially in Iraq and India."

The Pope's concern extended to those in developed countries. "I also express my hope that, in the Western world, prejudice or hostility against Christians will not be cultivated simply because, on certain questions, their voice causes disquiet," he said.

Interestingly Benedict XVI did not focus on religious freedom from the perspective of liberty, but rather took a more theological approach. "Acts of discrimination and the very grave attacks directed at thousands of Christians in this past year show to what extent it is not merely material poverty, but also moral poverty, which damages peace," he said. A poverty that afflicts many countries, irrespective of their economic level.
 
VIETNAM: La police a tenté d’empêcher un pèlerinage des catholiques de Thai Binh à la paroisse de Thai Ha, à Hanoi
Eglises d'Asie
16:33 12/05/2009
Dans le cadre de l’année sainte commémorant le 80ème anniversaire de la fondation de la communauté rédemptoriste de Hanoi, la paroisse de Thai Ha accueille quasi quotidiennement des pèlerinages organisés par des paroisses, des diocèses et diverses associations de tout le pays. La plupart de ces déplacements se déroulent sans incident, mais certains se heurtent à la mauvaise volonté des autorités locales. Ce fut le cas, au début de ce mois de mai, pour le diocèse de Thai Binh. Les forces de la Sécurité provinciale ont déployé toute leur énergie pour empêcher ce pèlerinage. L’évêque a protesté avec une grande vigueur dans une lettre ouverte.

Mgr Nguyên Van Sang, évêque du lieu, avait lui-même fixé la date du pèlerinage diocésain à Thai Ha au 2 mai et invité tous les fidèles à y participer. La police prétendant que l’évêque avait appelé ses fidèles à une manifestation d’opposition a entrepris de faire obstacle au départ des fidèles. La plupart d’entre eux, pour parvenir à temps à destination, avaient décidé de se mettre en route dans la soirée et la nuit du 1er mai. De nombreux conducteurs de voitures louées à l’avance ont reçu de la police l’interdiction de transporter des pèlerins. Certains se sont même vus retirer leurs papiers. Des catholiques conduisant leur propre voiture ou motocyclette ont été obligés de rebrousser chemin. D’autres ont été forcés de descendre des cars réguliers où ils avaient pris place. Un véhicule transportant les membres d’un orphéon féminin ayant déjà fait de longs détours pour éviter les barrages a été stoppé par la police à l’entrée de Hanoi sur l’ordre des services de la Sécurité de Thai Binh. Après avoir refusé de retourner en arrière, les passagères ont été dépouillées de leurs pièces d’identité. En fin de compte, ce sont les paroissiens de Thai Ha qui sont venus les délivrer et les ont conduites à destination en taxi. Cependant, tous ces obstacles n’ont pas découragé les catholiques de Thai Binh. Une bonne partie des pèlerins a pu arriver à bon port et participer aux cérémonies prévues avec l’évêque et douze prêtres dans l’église de Notre-Dame du Perpétuel secours.

Dans la lettre qu’il a écrite à l’issue de ces incidents, l’évêque de Thai Binh se présente en disant qu’« il a depuis longtemps dépassé l’âge de la retraite et attend de Rome l’acceptation de sa démission ». Il rappelle les faits et accuse la police d’avoir « violé le droit à la liberté religieuse de la population et tout spécialement des femmes et des enfants, en essayant par différents moyens de les dissuader et de les empêcher d’accomplir leur pèlerinage ». Il se dit profondément offusqué d’avoir été accusé par la police de vouloir organiser une « manifestation » à Thai Ha, alors que le programme du pèlerinage ne comportait que des activités religieuses. La lettre est adressée à diverses autorités civiles ainsi qu’au président de la Conférence épiscopale et à l’archevêque de Hanoi.

Peut-être faut-il attribuer cette action policière à la méfiance inspirée à la police par les rassemblements populaires dans l’enceinte de la paroisse de Thai Ha. Lors de la veillée du 25 avril dernier (1), l’assemblée, très nombreuse, avait prié pour la cessation des travaux d’exploitation de la bauxite sur les Hauts Plateaux du centre du pays et pour la restitution du terrain de la paroisse sur lequel la municipalité avait entamé des travaux. Cela avait suscité une violente colère chez les responsables civils. La presse officielle avait concentré ses attaques contre son organisateur, le P. Nguyên Van Khai. Cependant, dès le lendemain, un communiqué de presse du porte-parole des Affaires étrangères vietnamiennes informait que la municipalité de la capitale avait ordonné l’arrêt les travaux sur le terrain de la paroisse, accaparé par elle. Le même communiqué fustigeait l’initiative de la paroisse, estimant qu’elle « touchait à des questions non religieuses, calomniait le régime, déformait la réalité et nuisait à l’unité nationale ».

(1) Voir EDA 506.

(Source: Eglises d'Asie, 13 mai 2009)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tân giáo xứ Tân Hội: Vận hội mới, thách thức mới
Joseph Học
03:31 12/05/2009
QUẢNG BÌNH - Nằm cạnh Sông Gianh, lọt giữa hai ngọn núi đá, chìm sâu giữa cảnh rừng núi chốn thâm sơn cùng cốc tỉnh Quảng Bình, đó là tân giáo xứ Tân Hội thuộc hạt Minh Cầm. "… về đây tôi mới thấu hiểu nổi vất vả của giáo dân nơi đây và cảm thông, thương cha Hiệu nhiều hơn…", cha Tổng đại diện FX. Võ Thanh Tâm đã nói trong bài giảng lễ đón nhận Quyết định thành lập xứ và đón mững cha Giuse Phan Văn Hiệu về nhận nhiệm sở Tân Hội. Cùng một ngày, Tân Hội có hai niềm vui, nhưng cũng chừng ấy những lo toan cho một tân giáo xứ với 2800 giáo dân chưa có nhà thờ, chưa có xứ đường.

Giữa chốn núi rừng những ngày đầu Tháng Hoa mà tôi nghĩ đến những ngày mùa mưa, âm u vắng lặng tịch liêu, mở cửa nhà là thấy núi rừng trùng điệp, thượng nguồn Sông Gianh hung dữ đổ những dòng nước nhấn chìm khu đất này, biến nó thành một dòng sông. Và trong khung cảnh đó, người mục tử phải đương đầu với nhiều khó khăn: một chút buồn, một thoáng cô đơn… trong thân phận phàm hèn của con người. Nếu ai đến Tân Hội hôm nay nhìn cảnh giáo xứ với một ngôi nhà nguyện nhỏ tạm bợ nằm cạnh Sông Gianh, lợp bằng ngói xi-măng, xung quanh được bao bởi những tấm gỗ ghép lại làm thành bức tường, không biết có chịu nổi với cái nắng nóng như đổ lửa về mùa hạ và những trận mưa như trút nước về mùa mưa lũ của miền Trung không? Khi nhà Chúa chưa có thì cha quản xứ cũng phải sống với cảnh đơn sơ tạm bợ như vậy: cũng những mảnh ván ghép lại làm tường bao, cũng mái ngói xi-măng hấp thụ nhiệt… Một lần nữa, chúng tôi nhắc lại câu nói của cha Tổng đại diện: "… về đây tôi mới thấu hiểu nổi vất vả của giáo dân nơi đây và cảm thông, thương cha Hiệu nhiều hơn…".

Chúng tôi đến Tân Hội lúc 8 giờ 30 sáng mồng 6 tháng 5, đã bước sang mùa hè nên cái nắng có phần gay gắt hơn. Thánh lễ bắt đầu từ 9 giờ, lúc này mặt trời đã lên cao và hắt xuống những tia nắng chói chang. Dẫu vậy, mọi người vẫn cố gắng giữ nét nghiêm trang để thánh lễ được diễn ra long trọng sốt sáng. Rồi cái nắng cũng được che bớt bởi những tàu lá cọ được đốn từ trong xóm, những chiếc khăn lau được cha Tổng đại diện kêu gọi mua về phát cho mọi người. Chưa hết, cảnh cộng đoàn dân Chúa đội mũ bảo hiểm đứng xem lễ khiến chúng tôi rất xúc động và cảm phục vì niềm tin, sự yêu mến Giáo hội, sự thiết tha có được một nơi để thờ phượng Chúa và sự mong đợi có một người cha chung chăm lo về phần hồn cho mình. Tất cả đã toát lên trong bầu khí của buổi lễ sự cần thiết biết bao về việc chăm lo đời sống tinh thần cho con người. Thiết nghĩ, chính quyền dân sự cùng chung tay góp sức với Giáo hội Công giáo, cụ thể là chính quyền các cấp tỉnh Quảng Bình phối kết hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo phận Vinh, giáo hạt Minh Cầm và giáo xứ Tân Hội đem lại hạnh phúc cho người dân, đó mới thật sự là chính quyền của dân và vì dân. Thực tế thì tôn giáo đã bị chính trị lợi dụng để thực hiện mưu đồ tham vọng của mình, chứ tôn giáo không hề núp bóng chính trị, ôm chân chính quyền thế tục để tồn tại. Khi tôn giáo thức nhận được vai trò của mình là cần phải tách biệt khỏi chính trị để trả lại cho Chúa những gì thuộc về Chúa, khi đó chính trị thấy không thể lợi dụng được nữa lại quay sang kết án tôn giáo đủ điều không hay. Một đường lối chính trị khôn ngoan là một cách thế biết cùng với tôn giáo thực hiện những ước nguyện căn bản của người dân, trong đó niềm tin tôn giáo là căn bản nhất. Phải biết hướng cộng đồng con người đến niềm tin chân chính, đừng để họ nhầm địa chỉ, lộn nhãn hiệu và lạc lối giữa những đa tạp của bao thứ biển quảng cáo rầm rồ về đủ thứ chủ nghĩa, tôn giáo… với tôn chỉ mục đích giải phóng con người khỏi lầm than đau khổ, nhưng thực chất lại chất lên vai họ những gánh nặng khác, trong hành trình tìm đến với Đấng là nguồn mạch sự sống đích thực. Khi những phần tử xấu đốt cháy băng-rôn và những ngọn cờ cắm hai bên đường dẫn vào xứ Tân Hội, là cách chỉ đường đúng đắn nhất để mọi người biết tìm đến với một địa chỉ đáng tin cậy, cũng là lúc nó bắt đầu muốn vạch ra một lộ trình khác dẫn đến hố diệt vong. Người ta sợ một cộng đồng tôn giáo nhỏ bé tranh giành ảnh hưởng với mình, lấy hết phần tốt lành nên tìm cách bắt chẹt và tung một cú phủ đầu?! Chúng tôi muốn nói đến một số phần tử xấu đã làm những việc không tốt trong đêm trước ngày diễn ra đại lễ tại giáo xứ Tân Hội. Mở đầu bài giảng trong thánh lễ, cha Tổng đại diện FX Võ Thanh Tâm đã đề cập đến vấn đề này: "… Sống trên đất nước này cần phải có an ninh, có an cư mới lạc nghiệp, những việc làm hèn nhát đêm qua là của kẻ gian chứ không phải của những công dân tốt". Hy vọng an ninh sẽ được đảm bảo để không có những sự việc đáng tiếc như thế diễn ra trên huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình nói riêng và trên toàn cõi đất Việt Nam chúng ta nói chung, như lời chúc của vị đại diện chính quyền huyện Tuyên Hóa: "… Chúc cho giáo xứ Tân Hội, ngoài nhiệm vụ phục vụ tín ngưỡng tôn giáo…, còn là một giáo xứ sẽ có nhiều hoạt động để thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, sống tốt đạo đẹp đời… Và cầu xin Thiên Chúa sẽ ban nhiều phước lành cho tất cả chúng ta".

Tân Hội có Quyết định thành lập giáo xứ từ ngày 10/01/2009, được tách ra từ giáo xứ Minh Cầm, gồm 3 giáo họ Tân Hội, Đồng Lào và Kim Lan, chạy dài từ xã Thạch Hóa, Đồng Hóa đến Đồng Lào, Đồng Lê. Một vùng đất đón nhận Tin Mừng từ rất sớm, đến hôm nay đã hơn 100 năm. Câu hỏi, ai là người đầu tiên đã đặt chân đến đây để Lời Chúa được bén rễ và trổ sinh trên vùng đất rừng núi xa xôi này. Không thể lý giải được bằng những việc làm và ý chí của con người, chỉ có tình yêu Chúa khởi sự thông qua con người mới làm nên điều kỳ diệu này mà thôi. Và sáng ngày 6 tháng 5, những ngày đầu Tháng Hoa, niềm vui như được nhân lên gấp bội trên xóm đạo miền sơn cước này: Niềm vui được đón nhận Quyết định thành lập xứ, niềm vui được có cha xứ về cùng chung chia hạnh phúc và san sẻ những đau buồn với mọi người. Sáng hôm nay, cùng với sức hút lạ kỳ của mảnh đất chốn thâm sơn cùng cốc này và sức mạnh của tình yêu Chúa đã đã kéo đến một lượng người rất đông tham dự thánh lễ, dâng lời cầu nguyện cho những dự phóng về một tương lai rộng mở trên xứ đạo Tân Hội. Cùng với khoảng hơn 3000 giáo dân trong ngoài giáo xứ Tân Hội, 28 linh mục trong giáo phận Vinh đã hiệp dâng thánh lễ để ơn Chúa tuôn đổ xuống trên tân giáo xứ này.

Chúng ta chờ đợi một sự đổi thay trên giáo xứ Tân Hội bằng những chung chia san sẻ của bao nhà hảo tâm với vùng đất vùng sâu, xa này. Cầu cho giáo xứ sớm có nhà thờ, cha quản nhiệm có một nơi sống và sinh hoạt ổn định.
 
Nhóm sinh viên Trường Thi mừng Lễ Quan Thầy Đức Mẹ Fatima
Trần Trung
16:07 12/05/2009
VINH - Ngày 10.5.2009, tại giáo xứ Trang Nứa, nhóm sinh viên công giáo Fatima Trường Thi đã tổ chức lễ quan thầy. Lẽ ra ngày lễ và buổi sinh hoạt sẽ được diễn ra trong ngày 13.5 nhưng do lịch học tập nên được tổ chức sớm hơn.

Vào quãng trưa ngày 13.5.1917, tại ngôi làng Fatima nhỏ bé, Ðức Mẹ Maria đã hiện ra với 3 trẻ chăn cừu. Kể từ đó đến thời điểm 13.10.1917, Đức Mẹ đã hiện ra 6 lần. Mẹ đã đưa ra lời thông điệp đến toàn thế giới loài người: Hãy ăn năn trở lại cùng Thiên Chúa là Cha nhân lành, hãy tôn sùng trái tim vẹn sạch của Mẹ và siêng năng dùng tràng chuỗi Mân côi là vũ khí thường xuyên để chống trả lại những cám dỗ của thế gian, ma quỉ, xác thịt. Gần một thế kỷ trôi qua, bao nhiêu người đã đón nhận và thực hiện lời Mẹ dạy? Nhìn vào lịch sử của xã hội chúng ta nhận thấy đã có một thời nhân loại đang đứng trước nguy cơ của sự diệt vong rất lớn khi chủ nghĩa vô thần như muốn bành trướng, nuốt trọn cả thế giới. Thế giới đang đứng trước nguy cơ của sự băng hoại về các giá trị đạo đức. Một xã hội mà con người đang hướng tới chủ nghĩa hưởng thụ và sống gấp thì những những nhu cầu cần thiết về đời sống tâm linh như bị lãng quên.

Mong muốn thực hiện mệnh lệnh Đức Mẹ truyền, giới trẻ khắp nơi đã có từng bước cố gắng sống tốt hơn để trở nên những con chiên ngoan của Chúa. Hôm nay đây, anh chị em sinh viên công giáo nhóm Fatima Trường Thi cũng như muốn nối tiếp tấm lòng và tình cảm đó. Là một trong 12 nhóm trong đại gia đình sinh viên công giáo tại Thành phố Vinh – Nghệ An, Fatima Trường Thi chủ yếu bao gồm các bạn sinh viên (công giáo và một số không công giáo) ở Đại học Vinh, trọ ở địa bàn phường Trường Thi. Đây là một trong những nhóm có số lượng thành viên đông đảo, theo anh trưởng nhóm Nguyễn Văn Minh cho nhóm có 120 thành viên, được thành lập cách đây 10 năm. Nhóm đã nhận Đức Mẹ Fatima làm quan thầy và đây là dịp mừng lễ lần thứ 4 sau những dịp được tổ chức ở xứ Cầu Rầm (Tp. Vinh), xứ Gia Hòa (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) và xứ Làng Anh (Nghi Lộc – Nghệ An); những dịp lễ quan thầy đã để lại kỷ niệm đẹp trong quãng đời sinh viên của các bạn mà dù những lúc ra trường cũng không thể nào quên.

Năm nay, theo 2 chuyến ô tô chừng 150 bạn sinh viên đã về với giáo xứ Trang Nứa, một giáo xứ mang đậm nét thành bình của một xứ đạo miền quê huyện Hưng Nguyên, nằm cách Vinh hơn 25 km về phía Tây Bắc, gần Tòa Giám Mục Xã Đoài. Đây là một trong những giáo xứ có bề dày lịch sử nơi từng có chủng viện Tân Ấp; có truyền thống đạo đức, yêu mến giáo hội, từng chịu nhiều khó khăn thử thách trong giai đoạn vào những năm đầu thập kỷ 50 của thế kỷ XX (5 linh mục, 2 chủng sinh, 45 giáo dân nam và nữ bị kêu án tử hình hoặc án tù giam nhiều năm, hoặc án treo. Số linh mục bị bắt sau vụ Trang Nứa - Hưng Yên khoảng 50 người)

Ngôi nhà thờ với màu sơn vàng tượng trưng cho vương quyền tọa lạc giữa những lũy tre làng xanh tươi, bao quanh là cánh đồng lúa đã ửng vàng của mùa thu hoạch. Và một điều đáng nói nữa là giáo xứ đang có một vị mục tử trẻ đạo đức nhiệt tình và năng động, cha Benađô Trần Xuân Thùy. Với lòng yêu mến tuổi trẻ và cũng đã có kinh nghiệm khi trải qua quãng đời sinh viên. Ngài đã tạo mọi điều kiện để cho anh chị em sinh viên Fatima Trường Thi có cơ hội về tổ chức Thánh Lễ quan thầy và giáo lưu với giới trẻ tại đây.

Tuổi trẻ là tuổi của hi vọng, tuổi của những bước đà chuẩn bị xây nên những công trình tương lai. Gia đình, xã hội, giáo hội đang nhìn vào tuổi trẻ. Điều đó như được phần nào thể hiện trong Thánh lễ của nhóm, ngoài sự hiện diện của Linh mục quản xứ Benađô còn có Linh mục Antôn Phạm Đình Phùng, Chánh văn phòng Tòa Giám Mục Xã Đoài, đặc trách Sinh viên giáo phận, Linh mục Giêrađô Nguyễn Nam Việt – Trưởng ban Truyền thông giáo phận và đông đảo bà con trong giáo xứ Trang Nứa.

Chia sẻ trong Thánh lễ, Cha Antôn Phạm Đình Phùng đã căn dặn: các bạn là những đóa hoa thơm của gia đình và của quê hương, hãy làm thơm cho cha mẹ tổ tiên, cho giáo hội, cho quê hương đất nước. Nhưng bông hoa hãy làm thơm cho cây hoa và cho cả người trồng hoa.”

Hoa thơm, thơm lạ thơm lùng.

Thơm cành, thơm rễ, người trồng cũng thơm
”.

Sau Thánh lễ đã diễn ra trận giao hữu bóng đá giữa đội tuyển Sinh viên công giáo Vinh và đội tuyển giới trẻ giáo xứ Trang Nứa. Một trận cầu hay cống hiến cho người xem những pha bóng đẹp và cũng kết thúc với tỷ số đẹp: 2-2.

Bữa cơm tối cho ngày lễ quan thầy diễn thân mật trong nhà xứ với hình thức ăn đứng theo kiểu buffet. Với những bài hát sinh hoạt được cất lên các bạn sinh viên đã tản ra một khung cảnh thật là vui nhộn. Sau bữa ăn tối là chương trình đốt lửa trại diễn ra từ 20 - 22h do các bạn sinh viên trong nhóm phối hợp với giới trẻ giáo xứ Trang Nứa tổ chức. Trong ánh lửa bập bùng, tình đoàn kết sinh viên – giới trẻ được thắt chặt hơn nữa. Sinh hoạt này cũng chính thức kết thúc cho một ngày lễ quan thầy bổ ích của sinh viên nhóm Fatima Trường Thi.

Nhận một đấng thánh làm quan thầy hay nói theo ngôn ngữ phương Đông là “thành hoàng” nghĩa là tôn vị ấy lên làm tấm gương của mình và sẽ cố gắng học hỏi con đường các vị. Ước mong các bạn nhóm Fatima Trường Thi luôn lắng nghe lời nhắn nhủ của vị quan thầy mà mình đã chọn trong những năm qua và giữ được nhiệt huyết của giới trẻ để thắp lên ngọn lửa Đức tin trong môi trường học tập của mình.
 
Hình ảnh Thánh lễ bế mạc Đại hội toàn quốc 'Gia Đình cùng theo Chúa' tại nhà thờ Thái Hà
Đa minh Nguyễn văn Biển
16:31 12/05/2009














 
Lễ thụ phong Linh mục Việt Nam ở Thái Lan
Thiên Giao - RFA
16:44 12/05/2009
Lễ thụ phong Linh mục Việt Nam ở Thái Lan

Nhiều trăm giáo dân, đa số gốc Việt Nam, đã gặp nhau tại trong buổi lễ tấn phong linh mục cho một chủng sinh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

LM Đậu Xuân Tòan và song thân
Có mặt tại buổi lễ tổ chức ở tiểu chủng viện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, dòng Chúa Cứu Thế Thái Lan, thị trấn Sri Racha, biên tập viên Thiện Giao tìm hiểu tâm tình của người Việt xa xứ và tình hình phát triển đạo Công Giáo trong cộng đồng Việt Nam tại Thái Lan.

Người Thái gốc Việt

Phần lớn họ là những người mang dòng máu Việt Nam. Họ hiện diện tại Thái Lan với những lý do khác nhau, từ những hoàn cảnh khác nhau. Và họ cũng nói những ngôn ngữ khác nhau.

Nhưng họ có chung một lý do để qui tụ cùng nhau tại đây, trong ngày thứ Sáu, 8 tháng Năm này.

Những người Thái gốc Việt, là hậu duệ đời thứ tư, thứ năm của những người Việt Nam sang Thái Lan từ 350 năm trước, cùng những người Thái gốc Việt đến Thái Lan thời Đệ Nhất Cộng Hòa, cùng những người Việt Nam mới sang được vài năm, mà họ gọi là “người Việt Nam trôi dạt,” qui tụ tại tỉnh Chonburi, Thái Lan, để mừng một chủng sinh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam được thụ phong linh mục tại tiểu chủng viện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, dòng Chúa Cứu Thế Thái Lan, thị trấn Sri Racha.

Sự hiện diện của hàng trăm giáo dân, sự hiện diện của rất nhiều linh mục, với cả 30 vị từ Việt Nam sang, đã khiến linh mục Giuse Đậu Xuân Toàn, 1 trong 3 vị được thụ phong lần này, nói rằng “Thánh Lễ hôm nay là một sự hiệp nhất tuyệt vời dựa trên nhiều yếu tố khác nhau trong Giáo Hội.”

Linh mục Đậu Xuân Toàn tâm sự, rằng Dòng Chúa Cứu Thế Thái Lan đã đón nhận ông, một thành viên Việt Nam,” và rằng việc ông được phong chức tại Thái Lan “có thể giúp cho Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam và Thái Lan trở nên rất gần gũi và giống như anh em của nhau.”

“Chính quyền Thái Lan cũng rất tuyệt vời. Họ không làm gì khó dễ. Tôi cảm thấy quyền tôn giáo, quyền tự do tôn thờ Chúa của mình được tôn trọng tại đất nước Thái Lan.”

Sinh họat Công giáo

Theo lời một số linh mục tại đây, thì giáo phận Chonburi có khoảng 5 đến 6 ngàn giáo dân trong một đất nước mà tuyệt đại đa số theo Phật Giáo.

Thái Lan có khoảng khoảng 300 ngàn người theo đạo Công Giáo, chiếm 0,5% dân số.

Linh mục Wirach Amonpatana tại đây nói rằng hôm nay là “một ngày đặc biệt.”

Lễ thụ phong 3 linh mục, một người nguyên quán ở vùng Đông Bắc Thái Lan; một người đến từ miền Bắc Thái Lan; và một người đến từ Việt Nam, đuợc tổ chức trùng với ngày kỷ niệm 50 năm xây dựng tu viện tại đây.

Linh mục Wirach nói rằng, tu viện này “có mối quan hệ làm việc gần gũi với Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Một số thành viên từ Việt Nam sang đây học Anh ngữ.” Và cá nhân linh mục cũng đã có dịp sang Việt Nam thăm Dòng của mình.

Những người Công Giáo Việt Nam đầu tiên đến đây có lẽ đã được 350 năm.

Linh mục Joseph Chalerm, bên nội người Hoa, bên ngoại người Việt, có nhà thờ cách tiểu chủng viện tại Sri Racha gần 200 cây số, khẳng định điều này, và nói rằng hình như ông “người gốc Huế.”

“Dòng họ tôi đến đây đã là thế hệ thứ tư rồi. Đã 350 năm rồi. Người ta hay hỏi tôi từ đâu lại. Tôi nghĩ là Huế. ‘Cái’ tiếng Việt tôi dùng ‘nó’ “bằng” với Huế. Chẳng hạn, ở thành phố Hồ Chí Minh, người ta nói là đi “dzề,” tôi nói là đi “về.” Tôi nghĩ tôi đến từ Huế.”

Tâm tình xa xứ

Linh mục Chalerm kể rằng, tiếng Việt mà ông nói được như hiện nay là do “từ nhỏ đã đọc kinh tiếng Việt theo những người già cuối cùng còn nói tiếng Việt.”

Ông nói, rằng ông đọc kinh tiếng Việt rất nhiều, nhưng không hiểu. Cho đến một ngày ông gặp 2 người bạn Việt Nam ở Malaysia.

“Bắt đầu học, thì thấy dễ. Tiếng Việt thì “bằng” tiếng Thái, nhưng có hệ thống chữ cái La Tinh. Lúc này thì đã biết nhiều “lời” rồi. Mà lại phải làm lễ cho người Việt. Thế là bắt đầu đọc lại hết.”

Có người cho rằng cộng đồng gốc Việt và Hoa là rường cột của đạo Công Giáo tại Thái Lan.

Linh mục Joe Wallope, gốc Hoa, nói rằng “những nhà truyền giáo đầu tiên đến Thái Lan từ 400 năm trước. Trong khoảng 80 đến 100 năm vừa qua, số giáo dân theo đạo không tăng nhiều do không có tự do tôn giáo. Nhưng trong vòng 30 đến 40 năm vừa rồi, thì phát triển tự do, có thể làm bất cứ điều gì.”

Linh mục Wallope nói họ không gặp khó khăn trong đất nước đa số theo đạo Phật, và rằng “chữ ‘Thái’ có nghĩa là ‘tự do.’ Và thật sự là có tự do hành xử niềm tin tôn giáo tại đây.”

Ông nhấn mạnh “không gặp khó khăn trong việc trở thành một người theo Công Giáo, nhưng có thể gặp một ít khó khăn trên con đường trở thành một giáo dân.” Ông quan niệm, Công Giáo là một tôn giáo, trong khi Phật Giáo là một triết lý sống. Và đó là sự khác biệt chính.

Ông Trần Văn Trọng, một giáo dân, và là người sang Thái Lan từ hồi ông gọi là “thời cụ Diệm,” tỏ ra vui mừng trước sự kiện thụ phong linh mục của cha Giuse Đậu Xuân Toàn.

Ông Trọng nói rằng “cha Toàn đã giúp rất nhiều cho cộng đồng tại đây.”

Hàng trăm người, xếp hàng dài trong buổi trưa nắng nóng như đốt của mùa Hè để được diện kiến vị tân linh mục.

Chúng tôi hỏi linh mục Giuse Đậu Xuân Toàn về tình hình Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam. Ông nói, “đây là một chuyện dài, hôm nay lại là một ngày vui, những liên quan giữa Chính Quyền [Việt Nam] và Dòng Chúa Cứu Thế xin được nói vào một dịp khác.”
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Vụ bauxite và hiệu quả thông tin
Trần Tiến Dũng - BBC
16:57 12/05/2009
Các diễn đàn thông tin, nhất là các diễn đàn Việt ngữ trên mạng thông tin toàn cầu, cho thấy sự kiện bauxite Tây Nguyên đã mở rộng cả về tốc độ và dung lượng thông tin.

Sự kiện này có cơ sở để nhìn nhận rằng: Sứ mệnh thông tin hôm nay đã không còn ở trong tay các công cụ báo chí được đảng lãnh đạo, trong đó nhiệm vụ tạo dư luận và "ổn định" dư luận theo cách xử lý tập trung biên tập đã mất dần hiệu lực.

Thông tin mạng thắng lớn

Chỉ từ một thông tin thông báo thường lệ của nhà nước về một dự án kinh tế lớn được triển khai, vấn đề bauxite Tây Nguyên qua dư luận dân sự đã hiện ra đúng tầm sự kiện quốc gia đặc biệt.

Và trong toàn cảnh của sự kiện đặc biệt này người ta thấy dung lượng và chất lượng phản hồi của độc giả cũng xứng với tầm vóc của trách nhiệm công dân trước vận mệnh quốc gia.

Tự do trong việc phát ngôn chính kiến từ sự kiện này chính là sự thức- tỉnh-trọng- tâm trước bối cảnh bề bộn về suy thoái kinh tế, và những nội dung nhức nhối khác của xã hội VN hôm nay.

Trong một câu chuyện, ông H, một trí thức sống ở Sài Gòn nói, "Từ vụ Hoàng sa, Trường Sa đến vụ Bauxite Tây Nguyên thông tin trên mạng thắng lớn!"

Người ta không biết đích xác số lượng độc giả theo dõi tin tức thời sự của báo in, báo hình, báo nói, báo mạng của nhà nước Việt Nam là bao nhiêu, nhưng người ta đoan chắc các diễn đàn cá nhân và toàn cầu bằng tiếng Việt bám sát điểm nóng Biển Đông, Bauxite Tây Nguyên và các sự kiện lớn khác đã thật sự làm nên một đời sống thông tin mới cho mỗi người VN.

Tranh cãi về việc này, một nhà báo trong nước cuối cùng cũng phải thừa nhận: những người viết trong nước có tâm huyết cũng cảm thấy "bó tay.com."

Nhưng vì sao trước những nội dung được qui định là nhạy cảm, quyền được tiếp cận điểm nóng ở một góc độ dễ chịu khác cũng chỉ thấy cầm chừng trên mặt báo.

Bất lực trước hệ thống biên tập hay là quán tính tự kiểm duyệt? Phải chăng câu hỏi trên cũng là dạng nhạy cảm riêng tư.

Và vì sợ vi phạm vùng nhạy cảm, thế nên cả hệ thống thông tin khổng lồ nhà nước đành phải thụ động "khó chịu" khi thấy các nguồn tin trong nước được khai thác dưới góc nhận định khác.

Trường hợp nhìn thẳng của Tạp chí Du Lịch là một trong những trường hợp đột biến hiếm hoi. Và lập tức được giới trong nghề, những người còn tha thiết với thiên chức vui mừng đón nhận như một ngôn xứ cứu chuộc.

Công nhân Trung Quốc
Một người dân, ông N, có thói quen mỗi sáng mua ba tờ nhật báo. Nói: "Dạo này, thấy báo ít quảng cáo hơn trước, chắc là suy thoái kinh tế nên khách hàng cắt quảng cáo." Nhưng có người lại cho rằng: "Có gì đáng để đọc mà mua."

Sự việc thông tin chính thống ở VN bị báo mạng ngoài luồng hút mạnh độc giả, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do quan điểm né tránh, xa rời các nội dung nóng cũng như không theo đến cùng những vấn đề thiết thực khác của xã hội và cộng đồng.

Hiệu quả và biểu tượng dân sự

Một nhà văn nói xin dấu tên, nói: "Ký tên vào bản kiến nghị Bauxite làm gì. Mọi việc họ đã an bài không thay đổi đâu."

Cách nhìn nhận truyền thống về việc "an bài" vẫn còn phổ biến, nhưng nhu cầu tìm đến những thông tin đa chiều cũng đã bắt đầu thịnh hành.

Các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc về việc xâm chiếm biển đông của sinh viên Hà Nội -Sài Gòn, và kiến nghị về Bauxite của trí thức cả nước là những phản ứng ôn hoà có giá trị nền cho một xã hội thông tin dân sự.

Nếu nói điểm xuất phát những thành tựu đó là do thông tin ngoài luồng là chưa đủ, trong toàn diện hai mặt của công việc thông tin, thì việc bị và tự hạn chế cả sâu và rộng của thông tin nhà nước cũng đã là một tiền đề kích thích trách nhiệm thông tin công dân trước những sự kiện hệ trọng.

Một nhà bình luận nghiệp dư nói như tâm sự rằng "Chúng ta may mắn khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn minh mẫn. Chiến thắng Điện Biên Phủ và chủ kiến của ông về vụ bauxite sẽ mãi là biểu tượng."

Từ những nhân vật có tầm ảnh hưởng công chúng xuất hiện trên báo và web, đến những trang blog thầm lặng đang phát ngôn về sự kiện này, một cánh cửa lớn đã mở về phía giá trị thật của thành tựu thông tin ở Việt Nam trong tương lai.

Dù thể chế cầm quyền hiện nay xử lý ra sao dự án bauxite thì sức mạnh thông tin từ các diễn đàn trong thời gian qua cũng đã làm nên một cột mốc mới, cột mốc lịch sử khẳng định sự hiện hữu khoẻ mạnh của xã hội thông tin dân sự.

Tuy sự kiện bauxite có sự khác biệt về đưa tin, bình luận giữa hệ thống nhà nước và các hệ thống khác, nhưng sự khác biệt này sẽ là hai mặt bổ xung một khi được điều hoà trong ánh sáng ái quốc và quyền lợi tối thượng của dân tộc.

Trước ý thức công chính của dư luận dân sự, không chỉ những cá nhân và nhóm quyền lợi tha hoá sẽ bị nhận diện, vấn đề là đời sống thông tin của Việt Nam hôm nay đã bước tới miền đất của thông tin phản biện, đối lập bằng đa chiều chủ kiến cá nhân, và tôn trọng chính kiến khác mình
 
Sự thật lịch sử
Lữ Giang
23:11 12/05/2009
Năm nay, nhân kỷ niệm 55 năm biến cố Điện Biên Phủ (1954 – 2009), hôm 7.5.2009 vừa qua, phóng viên đài BBC đã phỏng vấn Giáo Sư Nguyễn Quang Ngọc, Viện Trưởng Viện Việt Nam Học ở Hà Nội, về những tài liệu mà Trung Quốc đã công bố liên quan đến sự trợ giúp và vai trò của Trung Quốc trong chiến thắng Điện Biên Phủ. Giáo Sư Ngọc thừa nhận rằng những thông tin đó đã làm nhiều người Việt Nam lúng túng. Nhưng ông cho biết giới nghiên cứu Việt Nam cũng đã có nhiều bằng chứng để phản ứng lại cách đưa tin của Trung Quốc.

Thật ra, tài liệu của Trung Quốc không chỉ nói về sự viện trợ và vai trò của Trung Quốc trong trận Điện Biên Phủ, mà trong cả cuộc chiến chống Pháp của Việt Minh từ 1959 đến 1954. Đây là những tài liệu đã làm đảng CSVN nhức nhối, vì nhiều sự thật khó phủ nhận đã được phơi bày ra ánh sáng.

TÀI LIỆU ĐƯỢC TIẾT LỘ

Các sử gia và các nhà phân tích đều cho rằng tương quan giữa Hoa Kỳ và VNCH cũng như tương quan giữa Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) và CSVN trong cuộc chiến Việt Nam đều là những chương bi thảm.

Tài liệu về những tương quan giữa Hoa Kỳ và VNCH đã được giải mã gần hết và ai muốn nghiên cứu cũng được, nhưng đến nay những tài liệu đó vẫn chưa được hệ thống hoá và phân tích để làm bài học lịch sử vì người Mỹ thấy rằng công việc đó có thể phương hại đến chính sách đối ngoại hiện tại của họ, còn đa số người Việt chống cộng rất sợ sự thật và có khi còn tìm cách chống lại sự thật vì muốn tiếp tục sống với huyền thoại của một thời dĩ vãng xa xưa.

Trái lại, mặc dầu gọi nhau “vừa là đồng chí vừa là anh em”, nhưng vì có những giai đoạn đã xẩy ra các cuộc tranh chấp gay cấn, nên các tài liệu về tương quan giữa CSTQ và CSVN đã được hai bên chính thức công bố để tố cáo nhau trước công luận. Nhờ những tài liệu này chúng ta đã thấy được nhiều mặt trái đàng sau mối tương quan giữa CSTQ và CSVN, và CSVN đã từ từ bớt “cường điệu” về “đỉnh cao trí tuệ loài người” của họ.

Như chúng tôi đã nói, sau khi bị Trung Quốc “dạy cho một bài học” vào năm 1979, CSVN đã cho công bố hai tài liệu quan trọng để tố cáo CSTQ:

1.- Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua.

2.- Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Trong hai tài liệu này, CSVN đã chơi CSTQ cạn tàu ráo máng.

Để đáp lại, nhân 50 năm kỷ niệm trận Điện Biên Phủ (1954 – 2004), CSTQ đã cho công bố một tập tài liệu có nhan đề “Ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp” . Tài liệu này được viết dưới hình thức hồi ký do những người trong cuộc ghi lại. Tuy nhiên, với vai trò đàn anh và kẻ cả, các tác giả đã không viết theo lối hằn học như tài liệu của đảng CSVN, mà viết một cách rất lịch sự và nhẹ nhàng nhưng rất thấm thía, ngầm cho thế giới biết rằng không có CSTQ không có chiến thắng Điện Biên Phủ, không có Hiệp Định Genève năm 1954 trao một nữa nước Việt Nam cho đảng CSVN.

VIỆN TRỢ TO LỚN CỦA TRUNG QUỐC

Như chúng tôi đã chứng minh nhiều lần, từ 1946 đến 1949, bị Pháp đuổi, Việt Minh chỉ có bỏ chạy. Nhưng một biến cố bất ngờ xẩy đến đã giúp Việt Minh lật lại thế cờ, đó việc Mao Trạch Đông đánh bại Tưởng Giới Thạch và thành lập chính phủ Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc vào ngày 1.10.1949. Hồ Chí Minh liền xin Mao Trạch Đông giúp Việt Nam chống Pháp.

Vì phạm vi bài báo có giới hạn, chúng tôi xin tóm lược lại dưới đây những sự kiện chính về sự viện trợ và vai trò của Trung Quốc trong cuộc chống Pháp của đảng CSVN (lúc đó gọi là đảng Cộng Sản Đông Dương). Tài liệu này do các cố vấn Trung Quốc là La Quý Ba, Trương Quảng Hoa, Vi Quốc Thanh, Vu Hoá Thầm, v.v... biên soạn.

1.- Hồ Chí Minh cầu viện Trung Quốc

Chúng ta hãy nghe ông La Quý Ba, Trưởng Phái Đoàn Cố Vấn Trung Quốc đầu tiên kể lại:

“Trung Quốc mới ra đời chưa được bao lâu, mùa đông năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương gửi thư cho Mao Chủ Tịch, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc cung cấp viện trợ và cử người sang giúp Việt Nam.

“Tháng 1/1950, Hồ Chí Minh đích thân bí mật đến Bắc Kinh, yêu cầu Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp.

“Trung ương Đảng ta theo yêu cầu của Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Đông Dương, đã báo cáo và được Mao Chủ Tịch đồng ý, quyết định cử tôi bí mật sang Việt Nam, làm đại diện liên lạc giữa Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương...”

Cố vấn Trương Quảng Hoa kể rõ hơn:

“Một buổi chiều hạ tuần tháng 1/1950, trên đường đất gồ ghề ở huyện Quảng Hòa tỉnh Cao Bằng, Việt Nam, có một ông già, thân hình gầy gò, đầu quấn khăn mặt đi đến cửa Thủy Khẩu, Long Châu – Quảng Tây, Trung Quốc. Ông già đó chính là Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (lúc đó gọi là Đảng Cộng sản Đông Dương). Cùng đi với Hồ Chí Minh có Trần Đăng Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phụ trách công tác hậu cần của Quân đội Nhân dân Việt Nam và năm, sáu trợ lý.

“Chuyến đi này của Hồ Chí Minh hoàn toàn bí mật, ngay cả lãnh đạo Trung ương Đảng Việt Nam cũng chỉ có số ít người biết.

“Hồ Chí Minh vừa chủ trì triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 Đảng Cộng sản Đông Dương, khi phân tích tình hình đấu tranh trước mắt, toàn thể hội nghị nhất trí cho rằng: “Thiếu quân chính quy, thiếu binh chủng và vũ khí hạng nặng công kiên, đánh thành, thiếu phương tiện thông tin nhanh, thiếu cán bộ thực sự hiểu được thao lược chỉ huy vận động chiến” là vấn đề lớn nhất đặt ra trước mắt cuộc chiến tranh chống Pháp lúc bấy giờ. Vì vậy hội nghị nêu rõ, cần phải gấp rút đào tạo và xây dựng quân đội nhân dân, xây dựng bộ đội chủ lực thích ứng với tình hình đấu tranh mới. Mục đích chuyến thăm Trung Quốc lần này của Hồ Chí Minh là thông báo tình hình đấu tranh chống Pháp của Việt Nam với Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chính phủ Trung Quốc giúp xây dựng quân đội và cử nhân viên quân sự và viện trợ cho cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam...

“Sáng ngày 27/6 các lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà Nước: Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức thân mật tiếp hơn 40 nhân viên cố vấn của Bắc Kinh tại Di Niên đường, Trung Nam Hải. Mao Trạch Đông nói:

“Không phải tôi muốn cử các đồng chí sang Việt Nam, mà là Chủ Tịch Hồ Chí Minh đến Trung Quốc yêu cầu chúng ta. Cách mạng chúng ta thắng lợi trước, nên giúp đỡ người ta, giúp họ gọi là chủ nghĩa quốc tế ” .

2.- Tình trạng của Việt Minh trong bốn năm đầu

La Qúy Ba đã mô tả tình trạng của Việt Minh trong bốn năm đầu như sau:

“Quân Pháp tiến hành bao vây, phong tỏa, chia cắt và không ngừng tiến công quân sự và bắn phá điên cuồng vào căn cứ địa kháng chiến vùng núi Việt Bắc. Lúc này, tình hình chiến trường ở vào giai đoạn cầm cự: Quân Pháp không thể chinh phục quân dân Việt Nam, quân dân Việt Nam nhất thời cũng khó phát động phản công, chỉ có thể phân tán đánh du kích.”

KHAI THÔNG BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG

Cố vấn La Qúy Ba nói về công việc đầu tiên phải làm như sau:

“Bước đầu tiên viện trợ Việt Nam là phải khai thông giao thông biên giới Trung-Việt, vì có thế vật tư viện trợ Việt Nam mới có thể chở sang Việt Nam thuận lợi. Chỉ cần Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm con đường giao thông chủ yếu trên biên giới Trung-Việt thì quân Pháp sẽ mất ưu thế số một.

1.- Chọn điểm đánh

Cố vấn La Qúy Ba cho biết:

“Chỉ có hai sự lựa chọn khai thông con đường giao thông chủ yếu biên giới Trung-Việt: một là đánh Cao Bằng tiếp giáp giữa Việt Nam và Quảng Tây; một nữa là đánh Lào Cai tiếp giáp giữa Việt Nam và Vân Nam. Đánh Cao Bằng trước hay đánh Lào Cai trước, hay là đánh cả hai cùng một lúc, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và Trung ương Đảng ta đều đã điều tra nghiên cứu, suy nghĩ trao đổi nhiều lần gần 3 tháng. Ngày 2.7.1950, Mao Chủ tịch gửi điện trả lời Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam:

Đồng ý kiến đánh Cao Bằng trước, phương án tác chiến cụ thể đối với Cao Bằng, chờ sau khi Trần Canh đến, do các đồng chí quyết định cuối cùng. Sau này tác chiến như thế nào do chính các đồng chí căn cứ vào tình hình cụ thể quyết định. Nếu chúng tôi có ý kiến, cũng chỉ để các đồng chí tham khảo. Bởi vì các đồng chí hiểu rõ tình hình hơn chúng tôi”.

2.- Chuẩn bị trận đánh

“Đồng chí Trần Canh là vị tướng được Hồ Chí Minh điểm danh với Mao Chủ Tịch và Trung ương đảng ta. Mao Chủ Tịch, Trung ương đảng ta cử đồng chí Trần Canh làm đại diện của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sang Việt Nam giúp tổ chức chỉ huy chiến dịch Biên Giới, đoàn cố vấn quân sự đã tham gia chiến dịch biên giới...

“Trong thời gian chuẩn bị chiến dịch Biên Giới, Mao Chủ Tịch, Trung ương Đảng đồng ý yêu cầu của Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đưa một bộ phận quân đội nhân dân Việt Nam đến vùng núi Văn Sơn, Vân Nam, chỉnh đốn đội hình, trang bị, huấn luyện, đồng thời giúp bộ phận quân đội này biên chế thành hai đại đoàn (tức 2 sư đoàn) hình thành hai quả đấm, đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch biên giới...

3.- Mở màn trận đánh

“Ngày 16/9, chiến dịch Biên Giới bắt đầu. Đêm 16/9, Trung đoàn 174 bộ đội chủ công được pháo binh phối hợp, mở cuộc tấn công quân địch ở Đông Khê (cách Cao Bằng 43km). Dưới sự yểm trợ của các loại hoả lực, Quân đội Nhân dân Việt Nam lần lượt chiếm lĩnh một số cứ điểm ngoại vi Đông Khê, nhưng triến triển chậm chạp sau khi tiến gần tới trung tâm phòng ngự của địch. Sáng sớm ngày 17, địch phản kích dưới sự yểm trợ của máy bay. Do Quân đội Nhân dân Việt Nam thiếu kinh nghiệm, chỉ huy không kịp thời, nên rút lui khỏi trận địa đã chiếm lĩnh.

“Sau khi Trần Canh và Vi Quốc Thanh biết được tình hình này hết sức lo lắng, lập tức đến bộ chỉ huy tiền tuyến Quân đội Nhân dân, gặp Võ Nguyên Giáp, cùng nghiên cứu nguyên nhân tấn công bị thất bại, ra lệnh cho bộ đội điều chỉnh sự bố trí, bao vây chặt, đề phòng địch phá vây, đến tối sẽ tấn công lại...”

4.- Kết quả như thế nào?

Tài liệu cho biết:

“Sau khi cuộc chiến đấu kết thúc điều tra ra, quân địch đóng giữ Đông Khê chỉ có hơn 2 đại đội, không đến 400 tên, quân đội Việt Nam với binh lực 7000 người, tấn công hai đêm, thương vong 500 người mới thắng. Mặc dù cái giá rất lớn, nhưng mục tiêu bước đầu của chiến dịch đã đạt được, tức là một thắng lợi không nhỏ.”

Ngày 14.10.1950, Hồ Chí Minh gửi cho Mao Trạch Đông một văn thư có nội dung như sau:

“Chúng tôi đã thắng lợi hoàn toàn trong chiến dịch Thất Khê – Cao Bằng (Ghi chú: Hồ Chí Minh viết lộn: Thật ra là đồn Đông Khê thuộc Cao Bằng. Thất Khê cũng ở gần đó nhưng thuộc Lạng Sơn. Cả hai nằm trên quốc lộ 4 nối Lạng Sơn với Cao Bằng. Tôi đã viết về trận này). Nguyên nhân lớn nhất của thắng lợi này là sự viện trợ tận tình của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Liên Xô, sự nhiệt tình cảm động của các đồng chí Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông không nề hà gian khổ chấp hành chỉ thị của các đồng chí trực tiếp để giúp đỡ chúng tôi. Tôi cần nêu lên công lao đặc biệt của Trần Canh, Nhiệm Cùng, Vân Dật, Thiên Hựu, Quý Ba, Kiếm Anh, Phương Phương, Quốc Thanh và các đồng chí cố vấn trong chiến dịch. Tóm lại, tôi cho rằng thắng lợi này là thắng lợi của đường lối Mao Trạch Đông cách mạng, quốc tế chủ nghĩa. Tôi không nói lời khách sáo: “Cảm ơn các đồng chí”, mà nói các đồng chí Việt Nam và nhân dân chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa giành lấy thắng lợi cuối cùng lớn hơn, lấy thành công để đền đáp sự kỳ vọng tha thiết và giúp đỡ to lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Liên Xô anh em”.

Tuy thiệt bại không có lớn, nhưng Tướng Carpentier của Pháp rất ngạc nhiên vì Cộng quân đã xử dụng súng đại bác 75 ly và 105 ly để tấn công. Từ trước không hề có chuyện đó. Pháp bắt đầu nhận ra rằng Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Minh để chống lại Pháp.

HUẤN LUYỆN VÀ TRANG BỊ CHO VIỆT MINH

Cố vấn Vi Quốc Thanh cho biết

“Hiện nay (tức lúc đó) Việt Nam thành lập 3 đại đoàn (sư đoàn), có đại đoàn vừa mới thành lập sau khi La Quý Ba đến Việt Nam. Ý kiến của phía Việt Nam là ngoài cơ quan Bộ Tổng tham mưu ra, bước thứ nhất phải chọn cử cố vấn các cấp của ba sư sang Việt Nam”.

Cố vấn Vu Hoá Thầm cho biết thêm:

“Trần Canh và Vi Quốc Thanh thông qua trao đổi với Võ Nguyên Giáp và nghe Bộ Tổng Tham mưu quân đội Việt Nam giới thiệu tình hình, đã hiểu được tình hình cơ bản của hai phía địch và bạn, và tình hình chuẩn bị chiến dịch:

“Chiến tranh chống Pháp của Việt Nam tuy đã bước vào năm thứ năm, nhưng Quân đội Nhân dân Việt Nam về cơ bản vẫn ở giai đoạn đánh du kích, chưa qua chiến đấu đánh, tiêu diệt một tiểu đoàn địch hoàn chỉnh trở lên. Hiện nay tuy đã thành lập 2 đại đoàn (đại đoàn 304 và 308) và 3 trung đoàn độc lập (trung đoàn 174, 209, 148) nhưng đại đoàn đoàn đều chưa qua tác chiến tập trung, trung đoàn cũng rất ít có kinh nghiệm tác chiến tập trung, về cơ bản vẫn là lấy tiểu đoàn, đại đội làm đơn vị phân tán tiến hành chiến tranh du kích.

Cố Vấn La Qúy Ba nói rõ:

“Trong mấy năm công tác tại Việt Nam, tiến hành viện trợ và giúp đỡ Việt Nam, bất kể là cung cấp viện trợ cho Việt Nam bao gồm vũ khí đạn dược, trang bị quân sự, lương thực, vải vóc, thuốc men y tế, máy móc thông tin, phương tiện giao thông, các loại thực phẩm v.v... hay bất kể là giới thiệu kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của Trung Quốc cho Việt Nam, giúp Việt Nam tác chiến và công tác, chúng tôi đều làm theo chỉ thị và dạy bảo đó của Mao Chủ tịch, Trung ương Đảng.”

Với lực lượng yếu kèm lúc ban đâu như vậy, nhưng nhờ được viện trợ dồi dào và sự huấn luyện của các cán bộ Trung Quốc, quân đội Việt Minh đã ngày càng lớn mạnh và có thể đương đầu với Pháp. Chúng ta thấy, trong trận Điện Biên Phủ, Việt Minh và Trung Quốc đã huy động được một lực lượng hùng hậu như sau:

Ba sư đoàn 304, 308 và 312, mỗi sư đoàn có đủ toàn bộ 3 trung đoàn. Sư đoàn 316 với 7 tiểu đoàn và một tiểu đoàn pháo. Sư đoàn 351 gốm có: Trung đoàn pháo 675 với 15 đại bác sơn pháo 75 ly và 20 súng cối 120 ly; Trung đoàn 41 với 3 tiểu đoàn pháo 105 ly; và Trung đoàn phòng không 367 với 36 súng cao xạ kiểu Liên Sô. Tất cả lực lượng này đều do Trung Quốc huấn luyện và trang bị.

Tính chung Cộng quân đã xử dụng 63.000 quân chính quy cho trận Điện Biên Phủ, trong đó có 50.000 đối điện tại mặt trận và 13.000 phụ trách việc yểm trợ. Ngoài ra, có khoảng 30.000 dân công được huy động để khuân vác đạn dược và lương thực. Trên 600 xe vận tải kiểu Molotova được xử dụng để vận chuyển trên một con đường dài 1.000 cây số từ các tỉnh Trung Hoa đến Điện Biên Phủ. Một đạo quân xe thồ và gồng gánh cũng được huy động để đưa tiếp liệu từ hậu phương ra tiền tuyến.

Hiện nay đang có tranh luận về kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ và điều khiển trận chiến này là do các cố vấn Trung Quốc hay do “đỉnh cao trí tuệ loài người” của đảng CSVN. Các tài liệu của Trung Quốc mới công bố cho thấy các cố vấn Trung Quốc đã đóng vai trò chính trận chiến Điện Biên Phủ. Đảng CSVN đã chỉ thị cho các cấp tìm tài liệu để phản chứng ngược lại, nhưng chưa thấy công bố. Đây là chuyện dài chúng tôi sẽ trình bày trong một dịp khác.

TẠI SAO GIÚP VIỆT NAM?

Cố Vấn La Qúy Ba cho biết:

“Trong tình hình trong nước, quốc tế lúc bấy giờ rất nghiêm trọng, nhiệm vụ nặng nề, khó khăn rất lớn, Mao Chủ Tịch, Trung ương Đảng vẫn không chút do dự quyết định viện trợ cho Việt Nam chống Pháp, ra sức cung cấp viện trợ quân sự, viện trợ tài chính kinh tế vô tư và không hoàn lại cho Việt Nam, cử cố vấn sang giúp Việt Nam tác chiến và công tác. Điều đó chứng tỏ đầy đủ tinh thần quốc tế vô sản vĩ đại của Mao Chủ tịch, Trung ương Đảng.”

Còn Mao Trạch Đông tuyên bố:

“Bọn xâm lược thực dân Pháp là kẻ thù của nhân dân Việt Nam, cũng là kẻ thù của nhân dân Trung Quốc; Trung Quốc giúp Việt Nam đánh bại quân xâm lược thực dân Pháp, lập lại hoà bình ở Việt Nam, đó là Trung Quốc giúp Việt Nam. Còn Việt Nam đánh bại bọn xâm lược thực dân Pháp, đuổi chúng ra khỏi Việt Nam, biên cương phía Nam của Trung Quốc cũng giải toả khỏi mối đe doạ của bọn xâm lược thực dân Pháp, đó lại là Việt Nam giúp Trung Quốc. Không thể chỉ nói Trung Quốc giúp Việt Nam, phải nói rằng Việt Nam cũng giúp Trung Quốc, là sự giúp đỡ lẫn nhau”.

Trong tập Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua, đảng CSVN cho biết rõ hơn.

Chủ Tịch Mao Trạch Đông khẳng định:

Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Châu Á bao gồm miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore... Một vùng như Đông Nam Châu Á rất giàu, ở đây có nhiều khoáng sản... xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy...”

Còn Thủ Tướng Chu Ân Lai nói:

“Nước chúng tôi lớn nhưng không có đường ra, cho nên rất mong Đảng Lao Động Việt Nam mở cho một con đường xuống Đông Nam Châu Á.”

Nói một cách khác, Trung Quốc muốn biến Đảng CSVN thành một tên lính đánh thuê (mercenary) của Trung Quốc.

KẾT QUẢ TAI HẠI

Khi nhận viện trợ kinh tế và quân sự của Trung Quốc, đảng CSVN phải thi hành chính sách “cải tạo xã hội chủ nghĩa” rập khuôn theo kiểu mẫu của Trung Quốc, điển hình nhất là chính sách cải cách ruộng đất.

Bộ Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, tập 2, (giai đoạn 1955-1975) do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản tại Hà Nội năm 2004, cho biết cuộc Cải Cách Ruộng Đất đợt 5 (1955-1956) được thực hiện ở 3.563 xã, với khoảng 10 triệu dân. Tỷ lệ địa chủ được quy định trước là 5,68%. Các đội và các đoàn Cải Cách Ruộng Đất đều ra sức truy bức để cố đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như đã quy định. Như vậy tổng số người bị quy là “địa chủ” phải là trên 500.000 người. Cũng theo tài liệu này, có 172.008 người đã bị đấu tố, tức bị giết. Tuy nhiên, sau khi sửa sai và kiểm tra lại, Đảng và Nhà Nước nhận thấy trong số 172.008 nạn nhân của cuộc Cải Cách Ruộng Đất, có đến 123.266 người được coi là oan (chiếm đến 71,6%).

Sau đây là những con số cụ thể về các nạn nhân:

Địa chủ cường hào gian ác: 26.453 người, trong đó số được coi bị oan là 20.493 người (77,4%);

Địa chủ thường: 82.777 người, trong đó số được coi bị oan là 51.480 người (62,19%);

Địa chủ kháng chiến: 586 người, trong đó số được coi bị oan là 290 người (49,4%);

Phú nông: 62.192 người, trong đó số được coi bị oan là 51.003 người (82%).

Khi đảng CSVN không đi theo đường lối “cải tạo xã hội” của Mao Trạch Đông mà theo đường lối của Liên Sô, Trung Quốc đã “dạy cho Việt Nam một bài học”!

Qua các sự kiện lịch sử được công bố, các sử gia và các nhà phân tích đều đi đến kết luận rằng nếu năm 1945 đảng CSVN không đưa đất nước Việt Nam đi theo chủ nghĩa cộng sản, dùng dân tộc Việt Nam làm vật thí nghiệm cho một chủ nghĩa phiêu lưu, Việt Nam đã thoát khỏi một cuộc chiến kéo dài 30 năm với những hậu quả rất thảm khốc. Nếu không có đảng CSVN, nước Việt Nam đã có độc lập và tự do từ lâu rồi.

Ngày nay, chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ ngay chính trung tâm đầu nảo của nó và các nuớc cộng sản còn lại, kể cả đảng CSTQ và đảng CSVN, đã không theo chủ nghĩa cộng sản nữa mà đi theo kinh tế thị trường. Điều này chứng tỏ cả đảng CSTQ lẫn đảng CSVN đã mặc thị nhìn nhận đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là sai lầm.

Về sự viện trợ và vai trò của Trung Quốc trong trận Điện Biên Phủ, Giáo Sư Nguyễn Quang Ngọc, Viện Trưởng Viện Việt Nam Học ở Hà Nội, đã nói:

“Trước đây, phần nào các nhà nghiên cứu không quan tâm tài liệu Trung Quốc. Nhưng sau việc Trung Quốc công bố, đã có nhiều hội thảo ở Bắc Kinh, nhiều nơi khác. Tài liệu của các bên đã được khai thác, để nhìn nhận khách quan hơn. Chứ bây giờ nếu thảo luận, mà anh nào cũng chỉ biết tài liệu của mình, khai thác có lợi cho mình thì như vậy là phi khoa học.”

Nói cách khác, lối viết sử một chiều, “ta hay địch dỡ”, “ta thắng địch thua”... mà đảng CSVN và đa số người Việt chống cộng ở hải ngoại đã theo đuổi trong mấy chục năm qua, sẽ phải nhường chỗ cho những sự thật lịch sử đang dần dần xuất hiện.

(12.5.2009)
 
Thông Báo
Thông báo thay đổi lịch chầu lượt giáo xứ Văn Thành GP. Vinh
LM. Trần Đức Ngợi
17:05 12/05/2009
THÔNG BÁO: THAY ĐỔI LỊCH TUẦN CHẦU LƯỢT GIÁO XỨ VĂN THÀNH

GIÁO HẠT VẠN LỘC - GIÁO PHẬN VINH Năm 2009

Kính thưa Quý Cha, Quý vị Ân Nhân

Theo lịch phụng vụ giáo phận Vinh thì Tuần Chầu lượt của giáo xứ Văn Thành chúng con sẽ được tổ chức trong các ngày từ 18-21/ 6 /2009. Nhưng vì điều kiện hoàn cảnh cuộc sống của giáo dân, nên Tuần Chầu Lượt của giáo xứ chúng con sẽ được chuyển lùi về sau một tháng, tức là Tuần Chầu được bắt đầu từ ngày 16-19/7/2009 (Chúa nhật XVI QN).

Chúng con trân trọng kính báo để Quý Cha và Quý Ân nhân biết, đồng thời chúng con cũng tha thiết kính mời Quý Cha, Quý vị Ân nhân thương bớt chút thời gian vàng ngọc đến hiệp dâng thánh lễ với chúng con và giúp chúng con làm tốt nhiệm vụ Tuần Đền Tạ Chúa Giêsu Thánh Thể thay cho toàn Giáo phận.

Sự hiện diện của Quý Cha, Quý vị là niềm vinh hạnh và là nguồn động viên khích lệ cho giáo xứ chúng con ngày càng thăng tiến hơn.

Chúng con xin chân thành cám ơn và xin Chúa chúc lành, trả công bội hậu cho Quý Cha và Quý Vị.

Văn Thành ngày 12 tháng 5 năm 2009

TM HDMV

Phêrô Hoàng Thế Ngọ

LM. Quản xứ

Giuse Trần Đức Ngợi
 
Đề Tài Khóa Hội Thảo dành cho Giới Trẻ ngày 19/6/09 trong Chương Trình Hành Hương Đức Mẹ La Vang tại Hoa Thịnh Đốn
Bùi Hữu Thư
19:28 12/05/2009

Đề Tài Khóa Hội Thảo dành cho Giới Trẻ ngày 19/6/09 trong Chương Trình Hành Hương Đức Mẹ La Vang tại Hoa Thịnh Đốn



Hoa Thịnh Đốn ngày 12/5/2009
: Trân trọng thông báo đề tài của Khóa Hội Thảo dành cho giới trẻ từ 18 đến 35 tuổi tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Hoa Thịnh Đốn ngày Thứ Sáu 19/6/2009 từ 3 giờ 30 đến 5 giờ 45 chiều, do hai linh mục Dòng Chúa Cứu Thế là cha Hoàng Tất Thắng và Tạ Thanh Bình hướng dẫn:

  • Chúa Kitô Có Nhiều Quá cho Tôi Không?
  • Cuộc Ðối Thoại Với Thánh Phaolô
  • "Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà là Chúa Kitô sống trong tôi." (Gal 2:20)


Sau đây là chi tiết bằng tiếng Anh:

  • Is Christ Too Much for Me?
  • A Dialogue with Saint Paul.
  • "I live, yet no longer I, but Christ lives in me." (Gal 2:20)


  • 1. Saint Paul before his conversion
  • 2. Saint Paul at his conversion
  • 3. Saint Paul after he encounters with the Risen Jesus Christ


Objective:

We will try to paint as real as we can the images and life of Saint Paul so that young adults can identify themselves with Saint Paul in their own lives. The objective of this presentation is to highlight the relationship of Saint Paul with the ultimate transformer, The Risen Jesus, who is the source of life and hope, of conversion and commitment, of enthusiasm and witness for Paul. Everything Saint Paul has after he encounters with the Risen Jesus, belongs to Christ. In other words, St. Paul lives, yet no longer he, but Christ lives in him (Gal 2:20).