Ngày 11-05-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa về trời
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:12 11/05/2015
LỄ CHÚA THĂNG THIÊN, năm B
Cv 1 1-11 Ep 1, 17-23 Mc 16, 15-20

CHÚA VỀ TRỜI

Về trời vẫn là đích nhắm của mỗi Kitô hữu. Trời là chốn hầu như chỉ có trong trí óc của mỗi người. Khung hướng của con người là nhìn lên cao và định vị trời là nơi cao thẳm, xa vời vợi, mắt thường không thể nào nhìn thấy trời.Tuy nhiên, với đức tin, Trời là Thiên Đàng nơi người tín hữu mong và ước mong đạt tới. Trời là nơi Thiên Chúa ngự. Hôm nay, Chúa về trời là về với Thiên Chúa Cha đúng như lời Ngài căn dặn, ra lệnh cho các tông đồ :” Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho tất cả loài người…”. “ Nói xong, Chúa Giêsu được rước lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa “.

Vâng, Chúa về trời là một mầu nhiệm.Bởi vì, Ngôi Lời nhập thể là Chúa Giêsu Nagiarét giờ đây được Thiên Chúa tôn vinh, được chia sẻ quyền thống trị của Thiên Chúa, được tôn lên làm Đức Chúa. Đó chính là sự kỳ diệu, là sự mới lạ, là mầu nhiệm. Cụm từ “ về trời “ vẫn là điều người tín hữu chúng ta hằng mong đợi, chờ mong sau khi đã chiến đấu anh dũng trong cuộc hành trình đức tin đầy khó khăn ở trần thế. Tuy nhiên, cụm từ “ lên trời “ không được hiểu theo nghĩa vật chất nghĩa là được bốc đi, đưa đi đến một nơi chốn mà phải hiểu theo nghĩa :” Này các bạn Galilê, sao còn đứng nhìn trời ? Đức Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các bạn và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các bạn đã thấy người lên trời “ ( Cv 1, 11 ). Như người Galilê xưa, chúng ta đừng cứ đứng bỡ ngỡ nhìn trời, nhưng phải trở về với thực tế đời thường. Đừng mải nhìn trời rồi ước vọng cao xa. Chúa muốn con người phải sống với thực tế của con người. Bổn phận và nghĩa vụ của con người vẫn còn đó. Chúa muốn con người chúng ta phải làm chứng cho Chúa như các môn đệ, các tông đồ đã làm chứng cho Chúa Phục Sinh :” Anh em sẽ làm chứng cho Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất “ ( Cv 1, 8 ). Chúa về trời là để được tôn vinh là Đức Chúa, làm chủ thế giới, làm chủ vũ trụ. Chúa về trời là lúc sứ vụ rao giảng, sứ mạng làm chứng cho Chúa. Lúc Chúa ra đi, về trời không phải là lúc các môn đệ mơ tưởng đến một cõi trời xa xăm, mơ mộng, hão huyền. Chúa vể trời là lúc các môn đệ bắt đầu một sứ mạng mới, một cuộc sống mới. Các môn phải bắt đầu xuống núi để đi vào một cuộc sống thực tế, một cuộc sống gần gũi với anh em: đến với những người nghèo, những người bơ vơ vất vưởng, những người không nhà không cửa.Đến với những người bệnh hoạn tật nguyền, những người tội lỗi. Đó là những thực tế ờ trần gian. Các môn đệ và chúng ta phải lê những bước chân đi vào thế giới để đến với mọi lớp người như Chúa Giêsu khi Người đi rao giảng. Những bước chân của Chúa quả không bao giờ mệt mỏi để loan báo Tin Mừng. Bởi vì rao giảng Tin mừng, chính là loan báo Chúa yêu thương con người, yêu thương loài người. Tin Mừng cứu độ, chính là ai tin thì sẽ được lãnh nhận phép rửa. Tin Mừng chính là có Chúa cùng hoạt động với chúng ta, với con người với những dấu lạ kèm theo.

Đã đến lúc, chúng ta phải vứt bỏ quan niệm nhìn về trời như tìm một nơi chốn, Trời hay Thiên Đàng không phải là một nơi chốn treo lơ lửng ở trên không và cứ ráng nhìn là thấy được. Người Kitô hữu chúng ta nhìn về trời nhưng không quên nghĩa vụ, bổn phận trần thế: đó là ra đi loan báo Tin Mừng vì lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Chúa về trời nhưng Ngài nhờ miệng lưỡi chúng ta, nhờ đôi chân, đôi tay của chúng ta để giúp đỡ nhiều người. Chúa về trời nhưng ngài vẫn hiện diện với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày để giúp chúng ta làm chứng cho Ngài. Chúa về trời những Ngài vẫn tiếp tục làm nhiều dấu lạ, điềm thiêng cho con người tin vào Ngài. Chúa về trời nhưng Ngài luôn muốn mọi người tin vào Ngài sẽ cùng về bên Ngài khi Thiên Chúa gọi họ ra khỏi cõi đời này. Đây không chỉ là ước mơ nhưng là có thể nói được là niềm tin cho tất cả những môn đệ của Chúa.

Vâng “ Quê Hương “ của chúng ta là trời mới đất mới, là quê hương trần gian được biến đổi nhờ Thần Khí của Chúa Giêsu Phục Sinh. Do đó, chúng ta những môn đệ của Chúa phải làm tốt công việc của chúng ta là xây dựng trời mới đất mới ngay trần thế này bằng chính những hy sinh, bác ái và bằng chính thân xác của Chúa Giêsu Phục Sinh.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa về trời để được Chúa Cha tôn vinh làm Đức Chúa, làm chủ thế giới, làm chủ vũ trụ, đồng chia sẻ với quyền thống trị của Thiên Chúa Cha.Xin cho chúng con đừng mải mê nhin trời mà quên đi sứ mạng Chúa trao phó là rao giảng Nước Thiên Chúa và làm chứng cho Chúa Phục Sinh. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Chúa về trời lúc nào ?
2.Chúa về trời để làm gì ?
3.Chúa về trời, Ngài còn hiện hiện với chúng ta không ?
4.Chúng ta có nên bắt chước người Galilê cứ nhìn lên trời không?
 
Yêu như Thầy đã yêu
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:20 11/05/2015
Chúa Nhật VI PHỤC SINH, năm B
Ga 15, 9-17

YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU

Yêu như Chúa đã yêu là một đòi hỏi của Tin Mừng . Do đó, những môn đệ của Chúa luôn phải suy nghĩ, học đòi, noi gương Chúa sống yêu thương. Thực tế, đã có những người chỉ bo bo, ích kỷ lo cho mình, cho gia đình mình, nhưng bên cạnh đó lại có không biết bao người đã có tấm lòng quảng đại, từ tâm đối với anh em đồng loại, đặc biệt là những người nghèo, những người bơ vơ, vất vưởng, những người bất hạnh.Và đó là những con người đã có trái tim, có tấm lòng như Chúa, đã biết trắc ẩn trước những nỗi đau khổ của kẻ khác, đã biết lắng nghe và thực hành lời mời gọi của Chúa :” Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con “ ( Ga 15, 12 ).

Xuyên suốt Tin Mừng Nhất Lãm và Tin Mừng của thánh Gioan, chúng ta bắt gặp một Chúa Giêsu đầy lòng nhân từ. Ngài cảm thông với mọi hạng người trong xã hội, Ngài đến với những kẻ tội lỗi, Ngài đồng bàn với những người thu thuế, những kẻ bần cùng. Ngài chữa lành những kẻ bệnh hoạn tật nguyền. Đọc Tin Mừng, chúng ta nhìn thấy một Thiên Chúa đầy lòng nhân nghĩa, một Thiên Chúa thứ tha, một Thiên Chúa yêu thương đến tột cùng, đến chết. Ngài tha thứ cho người phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang. Ngài thứ tha cho kẻ trộm lành. Ngài yêu thương con người, yêu thương bạn bè, Ngài đã cho Lagiarô chết chôn trong mồ bốn ngày được sống lại. Chúa đã làm cho con bà góa thành Naim sống lại khi người ta đang khiêng cậu con trai của bà góa đi chôn. Chúa Giêsu đã luôn để ý tới nhu cầu của đám đông, của nhóm người, của từng người. Tình thương của Người vô biên, không biên giới, không giới hạn vv…” Tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết “ ( Ga 15, 15 ). Tình yêu của Chúa đã đi tới chỗ tuyệt đỉnh, đã đi tới cùng :” Người đã yêu thương họ đến cùng “ ( Ga 13, 1 ).
Nên, Chúa Giêsu muốn con người cũng phải có thái độ, có tình yêu đối với nhau như Ngài đã yêu, đã đối xử đối với mỗi người chúng ta. Tình yêu của Chúa là tình yêu tận hiến, tình yêu vô vị lợi :” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Gạ, 13 ).
Tình yêu của Chúa đến từ Thiên Chúa Cha, tình yêu này luân chuyển từ Ngài đến mỗi người và giữa con người với con người :” Các con hãy yêu mến nhau như Thầy yêu mến các con “ ( Ga 15, 12 ).

Thiên Chúa là tình yêu. Người môn đệ Chúa cảm nghiệm sâu xa tình yêu của Chúa. Do đó, thánh Gioan đã viết Tin Mừng thứ tư để chia sẻ cảm nghiệm tình yêu của Chúa. Bản chất của tình yêu là chia sẻ, dâng hiến và trao tặng. Nhìn vào Chúa Giêsu cúi mình rửa chân cho các môn đệ, chiêm ngắm Chúa Giêsu chịu chết treo trên thập giá, chúng ta sẽ nhận ra tình yêu tận hiến của Chúa là thế nào! Nhìn gương Đức Mẹ, thánh cả Giuse, các thánh, đặc biệt những vị thánh sống gần gũi chúng ta như thánh Maximilianô Kolbê, Chân phước Têrêsa Calcutta, thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Chân phước Phaolô VI, thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu…Chúng ta sẽ nhận ra sống như Chúa đã yêu phải làm sao ! Yêu như Thầy đã yêu là yêu cho đến cùng và chết trên thập giá.

Chúng ta đang sống trong một thế giới với đà văn minh phát triển tột bực. Con người nhiều khi chạy theo công nghệ,chạy theo thời gian, chạy theo những tiến bộ khoa học, tìm lợi nhuận, tìm hư danh, tìm những của chóng qua…Những con người này nhiều khi trở nên chai đá, thiếu cảm thông, thiếu lòng nhân từ. Giữa sa mạc khô cằn của cuộc đời. Một nụ cười, một ánh mắt cảm thông sẽ nâng đỡ, vực dậy con người. Người môn đệ của Chúa phải làm chứng cho Chúa qua cuộc sống bác ái của mình. Yêu như Thầy đã yêu là chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời. Một cử chỉ bác ái, một hành động yêu thương là chúng ta đang tập sống như Chúa đã yêu.

Linh mục Duvillaret viết :” Tình yêu Chúa mang đến cho chúng con và Chúa muốn chúng con làm đầy con tim chúng con, không phải là một tình yêu nhân loại nghèo nàn và mỏng dòn, đây là một tình yêu thần linh, đây chính là tình yêu mà Chúa lãnh nhận từ Chúa Cha :” Thầy yêu các con như Cha Thầy yêu Thầy ! Chính là tình yêu mà Thầy nhận từ Cha Thầy mà Thầy đến chia sẻ với các con “. Chúng ta không cần phải cố gắng bắt chước tình yêu vô biên đó, nó kết hiệp Cha với Con và với Thánh Thần.Chúng ta chỉ cần mở tay, mở lòng chúng ta ra, và đón lấy tình yêu đến từ Chúa Cha qua Chúa Giêsu “.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con nhận ra Chúa nơi anh chị em chúng con để chúng con luôn cảm thấy hạnh phúc khi chúng con có dịp gặp gỡ anh chị em chúng con.Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Chúa nhắn nhủ các môn đệ những gì ?
2.Chúa hứa với các môn đệ điều gì ?
3.Đấng phù trợ là ai ?
4.Tại sao Chúa Giêsu lại được gọi là Đấng chữa lành ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Raul Castro cuả Cuba cho biết ''tôi sẽ trở lại nhà thờ, và tôi không nói đùa đâu.''
Trần Mạnh Trác
08:07 11/05/2015


Vị chủ tịch Cuba là Raul Castro đã đặt tay lên trái tim mình vào ngày Chúa Nhật và trước mặt Đức Thánh Cha Phanxicô, thú nhận rằng cuộc hội kiến với ĐTC "là chuyến viếng thăm quan trọng nhất trong toàn bộ cuộc đời của tôi. Thật đấy."

Rõ ràng nhà lãnh đạo 83 tuổi của đảng cộng sản Cuba đã xúc động sâu sắc sau cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha, trong cuộc họp báo sau khi đã gặp Thủ tướng Ý Matteo Ranzi cuả Ý, ông lại nhắc tới những cảm tưởng ấy một lần nữa, rằng ông đã từ giã vị giáo hoàng với một cảm giác "xúc động bởi sự khôn ngoan, sự khiêm tốn và tất cả các nhân đức" của Ngài.

"Tôi đã đọc tất cả các bài phát biểu của Đức Thánh Cha và nếu Ngài tiếp tục như thế mãi, thì tôi sẽ phải cầu nguyện trở lại và sẽ trở lại nhà thờ, và tôi không nói đùa đâu," ông Castro nói.

Ông còn cho biết thêm là ông dự định sẽ tham dự "tất cả các Thánh Lễ" cuả Đức Giáo Hoàng trong chuyến thăm Cuba sắp tới, rồi thêm rằng ông đã được giáo dục bởi các linh mục dòng Tên, như vậy ông cũng là một sĩ tử dòng Tên giống như ĐTC. (Những người đươc đào tạo bởi dòng Tên thì thường sống với câu châm ngôn là 'một ngày làm Jesuite, thì cả đời là một Jesuite').

Chúng ta biết rằng cả hai anh em ông Castro, Fidel và Raul, đã được rửa tôi theo nghi thức Công Giáo, nhưng sau khi cách mạng Cộng Sản thành công, thì tất cả các hoạt động tôn giáo đều bị cấm đoán.



Ông Castro nói rằng ông đã đến Vatican "để cảm ơn Đức Thánh Cha," và sau cuộc họp 55 phút, được kể là một cuộc họp lâu nhất giữa ĐGH với một nhân vật đứng đầu nhà nước, ông nói rằng ông cảm thấy "xúc động."

Đi với một đoàn tuỳ tùng có khoảng 10 nhân vật trong chính phủ, trong đó có Phó Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Cuba Ricardo Cabrisas Ruiz, Bộ trưởng Ngoại giao Bruno Rodriguez và Đại sứ Cuba bên cạnh Tòa Thánh Rodney Lopez, ông Castro đã tỏ lời tri ân ĐTC vì những nỗ lực cuả Ngài trong việc tái lập quan hệ ngoại giao giữa Cuba và Hoa Kỳ.

Và ông xin chuyển đến Đức Thánh Cha những lời chúc tốt đẹp của nhân dân Cuba và sự nôn nóng chờ đợi của họ cho chuyến viếng thăm sắp tới của Ngài tới đảo quốc.

Chi tiết của chuyến viếng thăm Cuba của ĐTC vẫn chưa được hoàn chỉnh, người ta vẫn chưa khẳng định liệu ĐTC sẽ dành một ngày hay hai ngày ở đảo quốc này trước khi bay sang Hoa Kỳ.

Cuộc gặp gỡ của Castro với Đức Thánh Cha được mô tả là một cuộc thăm viếng "riêng tư", nhưng Toà Thánh đã áp dụng mọi thủ tục giống như là các chuyến thăm khác của các nhà lãnh đạo trên thế giới, trong đó có việc trao đổi quà tặng giữa các đoàn đại biểu.

Rất ít khi ĐGH có thể tiếp khách riêng vào một ngày Chuá Nhật bận rộn, tuy nhiên ĐTC đã đặc biệt dàn xếp để thích nghi với lịch trình cuả ông Castro khi ông bay trở về Cuba sau chuyến viếng thăm Moscow để tham dự năm thứ 70 ngày Đức Quốc Xã đầu hàng.

Ông Castro đã tặng cho Đức Giáo Hoàng một bức tranh của họa sĩ Cuba Alexis Leyva Machado minh hoạ một cây Thánh Giá lớn với những tàu thuyền và một em bé đang cầu nguyện, thêm vào đó là một huy chương kỷ niệm 200 năm khánh thành ngôi Nhà thờ chính toà Havana.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng cho ông Castro một huy chương có hình Thánh Martin thành Tours, là vị thánh bảo trợ của Buenos Aires, và một bản sao Tông Huấn "Evangelii Gaudium" (Tin Mừng Phúc âm).

"Ở đây ông sẽ tìm thấy một trong những câu tuyên ngôn mà ông rất thích," Đức Giáo Hoàng nói đùa với Castro.

Castro cũng giới thiệu đưá với ĐTC đứa con trai út của ông, Alejandro, và một đứa cháu.

...



Không biết khi nào thì ông Castro sẽ thực sự "cầu nguyện trở lại và sẽ trở lại nhà thờ", cho dù ông đã nói 'như đinh đóng cột' trước các phóng viên rằng " tôi không đùa đâu."

Ông cho họ biết "Tôi là đảng viên đảng Cộng Sản Cuba, chúng tôi không cho phép tôn giáo, nhưng bây giờ chúng tôi đang cho phép nó, đó là một bước quan trọng."

Ông thêm "chúng tôi đang cố gắng để tiếp tục cải tiến hệ thống xã hội và văn hóa chính trị của chúng tôi. Nhưng thật là rất khó khăn để làm những điều đó mà không gây ra những cú sốc, mà không loại bỏ một số người ra ngoài đường phố."

Ông cũng cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói với ông "Nghiã vụ cuả một người lãnh đạo là phải bảo vệ người nghèo" và Ngài nói rằng cần nhiều hơn nữa những nỗ lực giúp cho người nghèo.

Khi bắt tay giã từ, Đức Giáo Hoàng đã thân mật dặn dò Castro:

"Hãy cầu nguyện cho tôi."

Castro lẳng lặng ra đi, nhưng bất ngờ ông quay lại:

"Cả ngài nữa, xin hãy cầu nguyện cho tôi"

Đức Thánh Cha trả lời:

"Tôi đang làm như thế" (I do.)
 
Đức Thượng Phụ Gregory Laham Đệ Tam: Khủng bố Hồi Giáo tìm cách phá vỡ các mối quan hệ thân thiện giữa Kitô hữu Syria và người Hồi giáo
Nguyễn Việt Nam
00:05 11/05/2015
Ngay tại thời điểm này, quân khủng bố Hồi Giáo IS đang mở một chiến dịch tạo ra căng thẳng giữa các cộng đồng tôn giáo tại Syria. Đức Thượng Phụ Gregory Laham Đệ Tam của Giáo Hội Công Giáo Nghi Lễ Melkite tại Syria cho tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ biết như trên. Ngài nói:

“Mục tiêu hiện nay của quân thánh chiến Hồi Giáo là gây hận thù giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo”.

Đức Thượng Phụ cho biết các nhà lãnh đạo Giáo Hội Syria cố làm việc với các đối tác Hồi giáo ôn hòa để duy trì quan hệ hữu nghị bất chấp các chiến dịch gây bất hòa của quân thánh chiến.

Ngài cảnh báo:

“Chúng tôi đang có nguy cơ mất đi những mối quan hệ tốt đẹp này, nếu cuộc chiến này vẫn tiếp tục như hiện nay. Lúc đó, tình hình sẽ trở nên càng nguy hiểm hơn”

Cho đến khi cuộc nội chiến bắt đầu vào năm 2011, các Kitô hữu và người Hồi giáo sống với nhau rất thân thiện ở Syria, nhà lãnh đạo Công Giáo Melkite bùi ngùi nói. Nhưng sau nhiều năm đổ máu, các tín hữu Kitô có nguy cơ bị diệt vong. Theo Đức Thượng Phụ hơn 100 nhà thờ thuộc Giáo Hội ngài đã bị phá hủy; hàng trăm ngàn người Kitô hữu đã phải bỏ chạy vì sự an toàn của mình.

Ngỏ lời với các tín hữu Kitô tại Syria, Đức Thượng Phụ nói:

“Anh chị em Kitô hữu chúng ta có một ơn gọi ở đây. Chúng ta phải là động lực cho sự đa nguyên trong thế giới Ả Rập.”
 
Mỹ loan báo huấn luyện cho các nhóm phiến quân “ôn hòa” tại Syria, ý kiến của các nhà lãnh đạo Giáo Hội
Nguyễn Việt Nam
00:28 11/05/2015
Hôm thứ Năm 7 tháng Năm, Ashton Carter, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết Hoa Kỳ bắt đầu huấn luyện cho các nhóm phến quân “ôn hòa” tại Syria. Ông nói:

“Chúng tôi muốn công bố rằng ngày hôm nay chúng tôi đã bắt đầu huấn luyện chiến đấu cho một nhóm có kích thước đại đội thuộc lực lượng Tân Syria. Chương trình này là một phần quan trọng và phức tạp trong các nỗ lực chống quân khủng bố Hồi Giáo IS của chúng tôi.”

Ông nói thêm:

“Họ không được chúng tôi yêu cầu tấn công vào các lực lượng của Assad [tên tổng thống Syria] và đó cũng không phải là chủ ý trong chương trình của chúng tôi. Vì vậy, câu hỏi đặt ra nếu các lực lượng Assad tấn công họ thì chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ họ hay không, thì tôi khẳng định là chúng tôi sẽ đánh trả. Nhưng họ không được huấn luyện nhằm vào mục đích đó. Họ đang được chuẩn bị để chiến đấu với quân khủng bố Hồi Giáo IS.”

Đức Thượng Phụ Gregory Laham Đệ Tam của Giáo Hội Công Giáo Nghi Lễ Melkite tại Syria bày tỏ sự dè dặt trước diễn biến mới này.

Ngài nhấn mạnh rằng “Các lãnh đạo phương Tây thật là sai lầm nếu nghĩ rằng đó họ có thể giúp các Kitô hữu bằng cách cung cấp vũ khí và các khóa huấn luyện cho các phe phái ở Syria. Giải pháp duy nhất là hòa bình.”

Không có một lằn ranh rõ rệt giữa quân nổi dậy “ôn hòa” và “quá khích” tại Syria. Các nhóm ở bên này có thể dễ dàng ngả theo bên kia và trong các điều kiện cụ thể của chiến trường, sự hợp tác giữa hai bên là điều vẫn thường xảy ra.
 
Giáo Hội tại Nigeria vừa bị khủng bố vừa bị cướp
Nguyễn Việt Nam
00:48 11/05/2015
Chiến tranh do bọn khủng bố Hồi Giáo Boko Haram gây ra đã khiến cho hàng mấy trăm ngôi nhà thờ tại quốc gia này bị đốt phá thành tro bụi. Trong 56 giáo phận tại nước này, giáo phận Maiduguri được xem là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất trong cuộc chiến do quân khủng bố Hồi Giáo Boko Haram gây ra tại Nigeria. Chỉ riêng trong hai tháng 8 và 9 năm 2014, 185 nhà thờ đã bị đốt cháy và gần 200,000 tín hữu đã phải bỏ nhà cửa chạy giặc Hồi Giáo.

Cuộc chiến do bọn khủng bố Hồi Giáo Boko Haram gây ra còn đẩy đất nước vào tình trạng suy thoái kinh tế trầm trọng khiến nảy sinh nhiều tệ nạn nghiêm trọng khác trong đó có nạn bắt cóc đòi tiền chuộc mà một lần nữa Giáo Hội tại nước này lại là nạn nhân.

Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, trong bản tin đánh đi ngày 8 tháng Năm cho biết cha Innocent Umor, đã bị bắt cóc vào mờ sáng ngày 04 tháng 5 tại giáo xứ của ngài tại Ikanepo, thuộc giáo phận Idah, thuộc bang Kogi, ở miền nam Nigeria. Hai ngày sau khi bị bắt cóc ngài đã được trả tự do sau khi giáo phận trả tiền chuộc mạng cho ngài.

Cha Patrick Tor Alumuku, Giám đốc Văn phòng Truyền thông Xã hội của Tổng Giáo phận Abuja, đã cho Fides biết như trên và nói rằng vụ bắt cóc này một hành động tội phạm chứ không phải là một hành vi khủng bố .
 
Israel tiến hành xây dựng nhà cho người định cư Do Thái ở Đông Jerusalem bất chấp phản đối của thế giới
Nguyễn Việt Nam
01:19 11/05/2015
Chính phủ Israel đã phê chuẩn việc khởi công xây dựng 900 ngôi nhà cho người định cư Do Thái ở Đông Jerusalem, trong một dự án gây ra căng thẳng giữa Israel và Palestine, và làm sâu rộng thêm mối bất hòa trong quan hệ vốn đã không mấy tốt đẹp giữa chính phủ Netanyahu và Hoa Kỳ.

Một kế hoạch xây dựng tổng cộng 1,600 ngôi nhà trong khu phố Ramat Shlomo, là vùng người định cư Do Thái giờ đây chiếm đa số, đã làm nổ ra một cuộc trao đổi ngoại giao căng thẳng nhất giữa Israel và Mỹ vào năm 2010.

Dự án đó đã bị đình trệ trong nhiều năm. Giờ đây, Do Thái cương quyết tiến hành dự án này. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Mỹ cho biết phía Mỹ đang "rất lo ngại."

"Xây dựng ở Đông Jerusalem là trái với cam kết và làm hại đến giải pháp hai nhà nước," phát ngôn viên bộ ngoại giao Mỹ nói.
 
Giáo Hội tại Giêrusalem chuẩn bị cho việc phong thánh hai người Palestine
Đặng Tự Do
10:26 11/05/2015
Hôm Chúa Nhật 17 tháng Năm, tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ phong thánh cho hai nữ tu người
Palestine là hai chị Marie Alphonsine Ghattas là người Giêrusalem và chị Mariam Bawardy là người Galilê. Cả hai chị đã sống vào thế kỷ thứ 19 trong lãnh thổ Palestine bị đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ cai trị.

Trong cuộc họp báo diễn ra tại Giêrusalem, Đức Giám Mục William Shomali, thuộc Tòa Thượng phụ Công Giáo Latinh Giêrusalem cho biết:

“Tôi tin rằng không chỉ các Kitô hữu, nhưng cả người Hồi giáo và Do Thái Giêrusalem cũng cảm thấy hạnh phúc vì hai người từ đất nước của chúng ta, từ vùng đất này, từ Thánh Địa này, đã đạt đến mức độ cao nhất của công chính nhân loại, của trí tuệ tâm linh và kinh nghiệm thần bí về Thiên Chúa.”

Ngài nhận xét thêm:

“Cả hai đều được gọi là Mary, Mariam, và điều này là ngoại thường vì tên Mary và Mariam là những tên phổ biến của người Do Thái, của các Kitô hữu và người Hồi giáo. Cầu xin cho cả hai vị có thể trở thành một cầu nối giữa tất cả chúng ta.”
 
Anh Giáo đã đồng thuận với Công Giáo trên 80% các vấn đề về tín lý
Đặng Tự Do
22:38 11/05/2015
Ủy ban Quốc tế Công Giáo Anh giáo (ARCIC) đã đạt được thỏa thuận chung về 80% trong những vấn đề về tín lý được đưa ra thảo luận. Một vị giám mục Anh giáo đã nói như trên với Đài phát thanh Vatican.

Tổng Giám Mục Anh Giáo David Moxon, người đứng đầu Trung tâm Anh giáo ở Rôma và là đại diện của khối Liên Hiệp Anh giáo tại Tòa Thánh trong khi thừa nhận rằng vẫn có những khác biệt đáng kể giữa Công Giáo và Anh giáo về các vấn đề tín lý, đã cho Radio Vatican biết là Anh Giáo đồng thuận với Công Giáo trên 80% các vấn đề được thảo luận trong 46 năm qua.

ARCIC đã thảo luận một loạt các vấn đề thần học, trong đó có Thánh Thể, hôn nhân, việc truyền chức linh mục và Giám Mục, và bản chất của quyền bính Giáo Hội.

Ủy ban Quốc tế Công Giáo Anh giáo đã được thành lập từ năm 1969 nhằm đẩy mạnh tiến trình đại kết giữa Anh Giáo và Công Giáo. Điều đáng tiếc là trong 46 năm qua, bên cạnh những vấn đề cũ mà ủy ban tìm kiếm cách giải quyết, đã nảy sinh ra các vấn đề mới trong đó có những vấn đề nghiêm trọng như việc Anh Giáo truyền chức Giám Mục cho phụ nữ và cho cả các trường hợp đồng tính như trường hợp Giám Mục Anh Giáo Gene Robinson của giáo phận New Hampshire, Hoa Kỳ.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ an táng Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi
Lm Giuse Nguyễn Hữu An, lược ghi.
09:52 11/05/2015
Thánh lễ an táng Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi được cử hành cách long trọng vào lúc 9g00 ngày 11.05.2015, tại Nhà Thờ Chính Tòa Phan Thiết.

Hình ảnh

Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn chủ tế, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh giảng lễ, Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc chủ sự nghi thức tiễn biệt và Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống chủ sự nghi thức hạ huyệt. Đoàn đồng tế gồm 21 Giám mục, gần 300 Linh mục đến từ nhiều giáo phận và dòng tu. Đông đảo quý Tu sĩ nam nữ, quý linh tông huyết tộc và hàng ngàn người từ các giáo xứ cùng hiệp thông cầu nguyện sốt sắng.

Khởi đầu thánh lễ, Đức Cha Giuse - Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết giới thiệu các thành phần tham dự thánh lễ an táng Đức Cha Nicôla: Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn -TGM Hà nội, Đức TGM Leopoldo Girelli - đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam, Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc - TGM Sài gòn – Chủ tịch HĐGMVN, Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng-TGM Huế, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh- Giám Mục Nha Trang, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt - GM Bắc Ninh, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thành Chung (90 tuổi), nguyên GM Kon Tum, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản -GM Ban Mê Thuộc, Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh - GM Xuân Lộc, Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên- GM Cần Thơ, Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi – GM Quy Nhơn, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm - GM Mỹ Tho, Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến - nguyên GM Phát Diệm, Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất – GM Hưng Hóa, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo - GM Phụ Tá Xuân Lộc, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri - GM Đà Nẵng, Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm - GM Bà Rịa, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân – GM Lạng Sơn Cao Bằng, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp – GM Vinh, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ - nguyên Giám Mục Phú Cường, Cha Phêrô Dương Văn Thạnh - Giám Quản Vĩnh Long, Quý Đức Ông, Quý Cha Tổng Đại Diện, Quý Viện Phụ, Quý Bề Trên Các Dòng Tu Nam Nữ, các Linh Mục, các Tu Sĩ Nam Nữ và toàn thể anh chị em giáo dân.

Kế đến, Cha Antôn Lê Minh Tuấn, Hạt trưởng Hạt Hàm tân đọc tiểu sử Đức Cha Nicôla. Cha GB Trần Văn Thuyết, Hạt trưởng Hạt Đức Tánh đọc điện văn phân ưu của Đức Hồng Y Pietro Parolin - Quốc Vụ Khanh Toà Thánh, lời phân ưu của Đức TGM Leopoldo Girelli, điện văn phân ưu của Đức Hồng Y Fernando Filoni – Bộ trưởng Bộ Rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc, và các điện văn chia buồn của Đức TGM Huế cùng các Giáo Phận Long Xuyên, Phú Cường, Kon Tum, Lạng Sơn, Hải Phòng, Ban Mê Thuộc, Quy Nhơn, Xuân Lộc, Bùi Chu, Phát Diệm, Đà Lạt, Ban Tôn Giáo Chính Phủ,Tỉnh Bình Thuận.

Bước vào thánh lễ, Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn ngỏ lời với cộng đoàn.

Cùng với Đức Giám Mục, Phaolô Bùi Văn Đọc – TGM Sài Gòn – và Chủ tịch HĐGMVN, cùng với TGM Leopoldo Girelli - đại diện Tòa Thánh, với tất cả các Đức Giám Mục hiện diện và vắng mặt, trước hết tôi xin chuyển lời phân ưu, một lời phân ưu rất sâu sắc đến Đức Cha Giuse, Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết và đến với tất cả toàn thể anh chị em trong Giáo Phận cũng như với tang quyến.

Sự ra đi của một vị mục tử đã gắn liền phần còn lại rất quan trọng cuộc đời của mình cho đàn chiên. Sự ra đi đó mặc dù cũng đã biết là về với Chúa, nhưng dù sao cũng để lại những khoảng trống không gì có thể bù đắp được. Tuy nhiên cũng trong dịp này, chúng ta cảm nghiệm tình yêu của Chúa cách sâu xa như thế nào, khi Ngài đã chọn, đã hướng dẫn, đã nâng đỡ và nay đã gọi Đức Cố Giám Mục Nicôla về với Ngài.

Khởi đầu, tôi muốn gợi lên vài tâm tình để giúp anh chị em đi vào thánh lễ sốt sắng. Nhưng biết nói gì về một người đã sống tới 88 năm, 62 năm linh mục, 41 năm giám mục và 30 năm làm chủ chăn Giáo Phận Phan Thiết. Biết bao nhiêu biến cố, nhưng có một biến cố vẫn thường được nhắc tới đó là biến cố kỷ niệm 50 năm linh mục của ngài. Một biến cố mà một vị thánh, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, lúc bấy giờ ngài là Giáo Hoàng. Ngài đã viết thư rất là tâm tình: Ngài đã khen ngợi Đức Cha Cố Nicôla là một mục tử siêu bậc trong việc rao giảng lời Chúa, trong việc rao giảng các huấn dụ của Đức Kitô, cộng với lòng đạo đức, sự can đảm, sự nhiệt thành, và sự trung thành tuyệt đối với Đức Thánh Cha và đối với Tòa Thánh. Nói những điều đó về một vị linh mục đang sống quả thật là những lời rất đáng trân trọng. Tôi nói lại những lời của ngài: “Giáo Hội địa phương của hiền đệ sẽ mừng lễ sắp tới và bản thân tôi, tôi cũng muốn tham dự lễ đó để bày tỏ lòng quý mến của tôi và danh thơm tiếng tốt của hiền đệ để loan báo một cách công khai”. Không bao giờ lời chúc đó ý nghĩa có giá trị bằng giây phút này, là giây phút mà chúng ta thấy lời Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được thực hiện.

Sống một thời gian lâu dài, mang những trách niệm nặng nề, trong hoàn cảnh đầy những khó khăn, làm sao lại không có những vướng mắc, những thiếu sót trong tư tưởng lời nói việc làm. Vậy giờ đây tất cả anh chị em chúng ta trong tâm tình của những người con, chúng ta sốt sắng xin Chúa thương tha thứ cho ngài và tha thứ cho tất cả chúng ta để chúng ta xứng đáng cử hành thánh lễ này.

Đức Cha Giuse Võ Đức Minh giảng lễ. Nội dung như sau:
- Khôn ngoan 3, 1-9 (Chúa đã chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu )
- 1 Gioan 4, 11-16 (Thiên Chúa là Tình yêu).
- Gioan 12, 24-26 (Nếu hạt lúa miến chết đi, thì sẽ sinh nhiều bông hạt).

Kính thưa Cộng đoàn phụng vụ,

Trong bầu khí trang trọng, linh thiêng của Thánh lễ an táng một bậc vị vọng trong hàng Giáo phẩm Việt Nam, Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi, nguyên Giám mục Giáo phận Phan Thiết, nguyên Giám quản Tông Tòa Tổng Giáo phận Saigon, vị Giám mục niên trưởng của các Vị Chủ chăn trong Hội Đồng Giám mục Việt Nam hiện nay, người con ưu tú của Họ Đạo kỳ cựu Vĩnh Hội thuộc Giáo phận Saigon, người Cha, người Thầy của biết bao nhiêu thế hệ tín hữu trong Dân Chúa; đặc biệt là người Thầy của những chủng sinh học trò bé nhỏ năm xưa, nay là Đức Hồng Y Phêrô của Tổng Giáo phận Hà Nội, người đang chủ tế Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Phaolô của Tổng Giáo phận Sài gon, Đức Giám Mục Tôma của Giáo phận Bà Rịa, Đức Giám Mục Giuse của Giáo phận Nha Trang vv ……. Mọi người, trong nhiều tư cách khác nhau đều đang hướng về Đức Cha Nicolas trong ngày tiển biệt trọng đại nầy với tâm tình tri ân, hiếu kính và ngưỡng mộ.

Chính trong bầu khí linh thiêng nầy, các bài đọc Lời Chúa chúng ta vừa nghe như soi sáng và rọi lại một cách kỳ diệu cuộc đời và sự nghiệp tông đồ của Đức Cha Nicolas: 88 năm làm người tín hữu trong cuộc lữ hành trần thế, 62 năm làm Linh mục phục vụ Dân Chúa tại nhiều nhiệm sở với nhiều trọng trách khác nhau và nhất là 41 năm làm Giám mục trong tư cách là Đấng kế vị các Thánh Tông đồ để lãnh đạo và chăm sóc phần Dân Chúa được Hội thánh ủy thác cho mình, đồng thời để thực hiện lệnh truyền của Chúa là đem Tin mừng cứu độ đến với muôn dân hầu làm chứng cho mọi người biết: Thiên Chúa là Tình yêu.

Bài đọc thứ nhất trích Sách Khôn Ngoan ca ngợi cuộc đời của người tôi tớ trung tín và khôn ngoan của Thiên Chúa: dù trải qua biết bao gian khổ, hiểm nguy và thử thách, thậm chí có những lúc bị sỉ nhục, bị áp bức bất công; nhưng chính trong những gian khổ thử thách, người tôi tớ trung tín của Thiên Chúa đã bộc lộ phẩm cách tuyệt vời của người khôn ngoan được tuyển chọn, đầy ân sủng và tình thương của Thiên Chúa, dũng cảm chu toàn sứ mạng cao cả của mình.

Trong bài đọc thứ hai, Thánh Gioan, vị Tông đồ được Chúa yêu thương cách đặc biệt, vị Tông đồ diễm phúc kề đầu bên ngực Chúa, vị Tông đồ hiện diện và chia sẻ đến tận cùng cuộc khổ nạn đau thương của Chúa trên thập giá, người môn đệ đón nhận Đức Mẹ về nhà mình; chính Ngài đã đưa chúng ta vào thế giới của Thiên Chúa, nơi đầy tràn tình yêu, bình an và hạnh phúc: ‘’ điều vẫn có từ lúc khởi đầu, điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã đụng chạm, Lời sự sống – sự sống ấy đã được tỏ bày, chúng tôi đã thấy và chúng tôi làm chứng, chúng tôi loan báo cho anh em sự sống đời đời là sự sống ấy vẫn hướng về Chúa Cha, và nay đã được tỏ bày cho chúng tôi ‘’; cảm nghiệm thánh thiêng của vị Tông đồ tuyệt vời nầy được chia sẻ cho những ai được Chúa tuyển chọn, khiến một khi cảm nhận mình được Thiên Chúa yêu thương, thì trong cuộc đời phục vụ của mình, từ lời nói, lời rao giảng cho tới hành động cũng như mọi tiếp xúc với tha nhân, sẽ luôn làm lan tỏa tình yêu thương bao la của Thiên Chúa: ‘’ Nếu Thiên Chúa đã yêu mến chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu mến nhau. ….. Nếu chúng ta yêu mến nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, và tình yêu của Người đã được nên hoàn hảo nơi chúng ta: Thiên Chúa là Tình yêu ‘’.

Trong bài Phúc Âm hôm nay (Ga 12, 23-28), Thánh Tông đồ ghi lại lời tuyên bố của Chúa về chính sứ mạng cứu thế của Ngài: ‘’ Thiên Chúa yêu mến thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để phàm ai tin vào Con của Người, thì khỏi phải diệt vong, nhưng có sự sống đời đời ‘’ ( Ga. 3, 16 ); và sứ mạng của Ngài là ’’ yêu mến những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và yêu mến họ đến cùng ‘’ ( Ga. 13, 1 ). Ngài yêu mến đến cùng theo cách thế: ‘’ Không ai có tình yêu cao cả hơn người hy sinh mạng sống vì bạn hữu mình ‘’ ( Ga. 15, 13 ). Từ đó, Ngài đã mời gọi mọi người nhìn vào cuộc đời và sứ mạng cứu thế của Ngài tập trung vào biểu tượng hạt lúa mì: “ Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không chết đi, thì chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó chết đi, thì sẽ sinh nhiều bông hạt ”. Ý nghĩa và giá trị của hạt lúa mì hệ tại cuộc hiện hữu của hạt lúa mì nhằm đem lại lợi ích cho người khác, để phục vụ người khác. Rồi Ngài lại tiếp: ‘’ Ai phụng sự Thầy, hãy theo Thầy, và Thầy ở đâu, thì người phụng sự Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phụng sự Thầy, Cha sẽ tôn vinh người ấy ‘’ ( Ga. 12, 26 ). Khi khám phá ra ý nghĩa sâu xa của hình ảnh nầy để ám chỉ cuộc đời và sứ mệnh cứu thế của Chúa cũng như của những ai muốn theo Chúa, chúng ta mới thấu hiểu tại sao trải qua dòng lịch sử của Hội thánh từ hơn hai ngàn năm nay, các thế hệ Tông đồ, môn đệ, mục tử trong Hội thánh Chúa đều không ngần ngại quảng đại dấn thân trong tình yêu thương, chấp nhận biết bao hy sinh và ngay cả đau khổ, tủi nhục, để có thể sống hoàn toàn và trọn vẹn vì hạnh phúc của đàn chiên. Đúng như lời Thánh Gioan Maria Vianney đã từng chia sẻ: ‘’ Hạnh phúc đích thực của linh mục là được hao mòn vì phần rỗi linh hồn của đàn chiên ‘’.

Như vậy, nhờ Lời Chúa soi sáng, chúng ta có thể nhìn vào cuộc đời và sứ vụ của Đức Cha Nicolas, người môn đệ trung kiên của Chúa, người Tông đồ khôn ngoan và dũng cảm của Hội thánh, vị Mục tử bao dung và quảng đại của Dân Chúa, người Cha và là người Thầy rất yêu quý của chúng ta.

Để làm chứng cho mọi người biết ‘’ Thiên Chúa là Tình yêu ‘’, Ngài đã sống cuộc đời Tông đồ ‘’ trung tín và khôn ngoan ‘’, ‘’ dũng cảm và nhân hậu ‘’; dù phải trải qua nhiều thử thách và gian khổ trong sứ vụ mục tử của mình, ngài vẫn kín múc được ân sủng, bình an và hạnh phúc nơi nguồn tình yêu của Thiên Chúa.

Để chiếu tỏa ‘’ Thiên Chúa là Tình yêu ‘’, Ngài đã nêu gương là vị Tông đồ ‘’ nhiệt thành và quảng đại ‘’, quan tâm đặc biệt đến hàng giáo sĩ là những cộng sự viên và cố vấn của mình, quan tâm đến việc đào tạo chủng sinh, các tông đồ giáo dân trong Hội thánh, quan tâm đến các bậc Tu sĩ là những người sống đời thánh hiến, quan tâm đến mọi thành phần trong Dân Chúa, cách riêng những người nghèo khổ.

Tin tưởng và phó thác cuộc đời cho ‘’ Thiên Chúa là Tình yêu ‘’, Ngài đi vào con đường của hạnh phúc đích thực trong ăn chay, cầu nguyện, khổ hạnh và chiêm niệm, đúng nghĩa của một bậc chân tu, bậc sống đời thánh hiến theo truyền thống ngàn đời của Hội thánh, cách riêng trong những năm tháng âm thầm cuối đời của mình: ‘’ Chúa là phần gia nghiệp của con; hạnh phúc của con, có đâu ngoài Người ‘’ ( x. Tv. 16, 2.5 ).

Thật hạnh phúc và hảnh diện, khi có được một người cha, người thầy như thế. Và niềm hạnh phúc còn lớn lao hơn, trong bầu khí linh thiêng của Thánh lễ hôm nay, cùng với Hội thánh, chúng ta tin rằng Đức Cha Nicolas của chúng ta trở về với Thiên Chúa là suối nguồn Tình yêu mà Ngài tin tưởng và rao giảng; Ngài sẽ được chính Chúa Giêsu, vị Mục tử tốt lành và nhân hậu, đón tiếp và ân thưởng, khi trình diện với Chúa Cha: ‘’ Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con ‘’. ( Ga. 17, 24 ). Amen.


Sau lời nguyện hiệp lễ, Đức TGM Leopoldo Girelli chia sẻ những tâm tình phân ưu.

Tiếp theo, Cha FX Phạm Quyền – Niên trưởng Giáo phận Phan thiết dâng lời cám ơn.

Trọng kính quý Đức Hồng Y, Quý Đức Tổng, quý Đức Cha, quý cha, quý bề trên, quý tu sĩ nam nữ và ông bà anh chị em,
Cộng đoàn dân Chúa giáo phận Phan Thiết, xin chân thành cám ơn:
- Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh Vatican.
- Bộ Rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc.
- Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam.
- Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám Mục Hà Nội và Đức Hồng Y GB Phạm Minh Mẫn, nguyên TGM Sài Gòn
- Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng giám mục Sài Gòn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
- Đức Tổng Giám Mục FX Lê Văn Hồng, Tổng giám mục Huế, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
- Quý Đức Tổng Giám Mục.
- Quý Đức Giám Mục, quý cha Giám Quản, Quý cha Tổng Đại Diện, Quý cha Đại Diện Giám Mục, Quý Tòa Giám Mục các giáo phận,
Quý cha Giám Đốc các đại chủng viện, học viện, Quý Đức Ông, Quý cha, Quý Bề trên các dòng tu, Quý tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo dân các giáo phận bạn.
- Ban Tôn Giáo Chính Phủ.
-UBND, UBMT, Sở Nội Vụ, Ban Tôn Giáo, Công An tỉnh Bình Thuận, TP Phan Thiết và phường Lạc Đạo, quý ân, thân nhân của Đức Cha Nicôla.

Đã gọi điện thoại, gửi thư phân ưu, đến kính viếng, cầu nguyện, hiện diện trong thánh lễ an táng, hiệp thông cùng giáo phận Phan Thiết, cầu nguyện và tiễn đưa Đức Cha Nicôla
Xin tiếp tục cầu nguyện cho linh hồn Đức Cha Nicôla và cho giáo phận Phan Thiết.

Chúng tôi cũng cám ơn cơ sở mai táng Thiên Ân, công ty Phúc Thành Công, các cá nhân và các tổ chức, đã đóng góp công sức cho tang lễ.

Trong thời gian tang lễ, việc tổ chức, đón tiếp, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Xin quý vị niệm tình thông cảm.

Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc đại diện HĐGMVN bày tỏ những tâm tình chia sẻ và chủ sự nghi thức tiễn biệt.

Cuối cùng, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống chủ sự nghi thức hạ huyệt. Lần lượt các vị Giám mục và Linh mục rảy nước thánh lên phần mộ Đức Cha Nicôla.

Cuộc đời của vị Mục tử nhân lành hiến dâng phục vụ theo khẩu hiệu Giám Mục “Thiên Chúa là Tình Yêu” được tưởng thưởng bằng một cái chết bình yên. Trong sự tiễn đưa ấm áp nghĩa tình của mọi thành phần dân Chúa, trong sự đón nhận ấm áp của đất trời... Đức Cha Nicôla thật sự vui mừng về với Thiên Chúa tình yêu.
 
Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli Thăm Giáo Xứ Bắc Hải
Khổng Hữu Nguồn
10:07 11/05/2015
Lúc 5 giờ chiều ngày Chúa Nhật 10/5/2015, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam, ghé thăm Cộng đoàn Dân Chúa Giáo xứ Bắc Hải, hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc. Quả là một ngày hồng phúc lớn lao đối với Cộng Đoàn Dân Chúa Bắc Hải, ngày kỷ niệm tròn 3 năm Cung Hiến Thánh Đường và Bàn Thờ Giáo Xứ, ngày giáo xứ Hân Hoan Chào Mừng Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli. Và cùng đi với Đức Tổng, có Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Phụ tá Giáo phận, Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú.

Hình ảnh

Từ 4g30 chiều, mọi thành phần Dân Chúa trong giáo xứ và các em thiếu nhi 17 giáo xứ trong hạt Hố Nai cùng với Cha xứ, Cha phó, Thầy xứ và Quý chức Ban hành giáo, giáo xứ Bắc Hải đã tập trung tại sân nhà thờ hân hoan chào đón Đức TGM Leopoldo Girelli. Và đúng 5 giờ, Ngài đến trong tiếng chuông giáo đường vang xa, hòa với tràng pháo tay rộn ràng hân hoan của mọi người, tiếng chào mừng phát ra từ máy phóng thanh, tiếng trống ầm ầm vang dội một góc trời, nói lên niềm vui của mọi người được hiệp thông với Đức Thánh Cha qua vị đặc sứ của Ngài.

Từ em bé đến cụ già, mọi người được tận mắt nhìn thấy vị Đại diện của Đức Thánh Cha Phanxico, đoàn con Dân Chúa Bắc Hải lòng tràn ngập vui sướng biết bao.

Sau ít phút trong nhà thờ, viếng Chúa Giesu Thánh Thể, Đức Tổng tiến vào xứ đường.

Trong bài chào mừng Đại diện Tòa Thánh, Cha chánh xứ Bắc Hải Đaminh Bùi Văn Án, kiêm Quản hạt Hố Nai đã nói lên sự quan tâm đầy yêu thương của Đức Thánh Cha Phanxicsô và Tòa Thánh. Trong trò chuyện với Quý chức Ban hành giáo, Đức TGM khuyên mọi người hãy can đảm sống Đức Tin. Ngài nhắn nhủ: “hãy tích cực cộng tác với cha xứ, với tất cả mọi người, làm cho giáo xứ mỗi ngày một phát triển hơn về đời sống đức tin”.

Tiếp đến, Đức TGM gặp gỡ các em thiếu nhi của 17 giáo xứ trong hạt Hố Nai. Trong trò chuyện với các em. Đức Tổng dí dỏm chia sẻ với các em bằng những hình ảnh cụ thể gần gũi, như: bóng mát của cây to đến tình yêu thương sinh thành dưỡng dục của Người Mẹ trong gia đình đến hình ảnh Người Mẹ của mọi người là Đức Maria, Mẹ Chúa Giesu, và cụ thể là Hội Thánh, một Người Mẹ của các Kito hữu, và Ngài khuyên các em “hãy yêu mến Chúa Giesu Thánh Thể, năng kết hiệp mật thiết với Chúa, nhất là sống đời chứng nhân để có thể đưa Chúa đến với các em thiếu nhi, với mọi người trong môi trường sống của mình”.

Trong bài giảng lễ, Đức TGM chia sẻ nội dung bài Tin Mừng Ga 15, 9-17 hôm nay. "Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình". Và ngài khuyên mọi người “Trong Phúc âm hôm nay chính Chúa Giêsu dạy ta làm sao để được ở lại trong tình yêu Chúa: Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở trong tình yêu của Thầy. Tuân giữ các điều răn của Chúa là loại bỏ những chướng ngại vật trong tâm hồn là tội lỗi và các thứ tính mê nết xấu. Tuân giữ các điều răn của Chúa là tuân theo thánh ý Chúa, sống theo đường lối Chúa, đó là khởi điểm của mối liên hệ mật thiết với Chúa. Cảm nghiệm được thế nào là ở lại trong tình yêu và tình bạn với Chúa, ta sẽ cảm thấy vui sống đức tin. Nếu lỡ phạm tội làm mất sự bình an, ta lại ao ước muốn trở về sống trong tình yêu và tình bạn với Chúa”.

Trước khi kết lễ, vị Đại diện Ban hành giáo lên dâng lời cảm ơn Đức TGM Đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam. Cảm ơn Đức Cha Giuse, Phụ tá. Đức Ông Vinh Sơn. Quý cha đồng tế, quý tu sĩ, quý cộng đoàn hiện diện. Tiếp đến là cộng đoàn Dân Chúa Bắc Hải dâng lên Đức Tổng, Đức Cha và Đức Ông những bó hoa tươi thắm hòa với tràng pháo tay vang dội của cộng đoàn.

Sau khi nhận phép lành Tòa Thánh, mọi người hướng về Mẹ Maria đồng thanh ca vang hát tôn vinh Mẹ, và dâng lên Mẹ Hội Thánh, dâng lên Mẹ giáo phận, giáo xứ và nhất là các gia đình, tất cả mọi người được sống trọn niềm tín thác, tin yêu nơi Mẹ Maria.

Trước khi dùng cơm tối tại hội trường giáo xứ. Đức TGM Leopoldo Girelli chụp hình chung với Đức Cha Phụ tá Giuse. Đức Ông Vinh sơn, Tổng Đại Diện. Cha xứ. Cha phó. Thầy xứ và Quý chức Ban hành giáo và các em Thiếu nhi.
 
Đức TGM Leopoldo Girelli thăm Hội Dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc
MTG Xuân Lộc
10:09 11/05/2015
Lúc 16g15’ chiều Chúa Nhật 10/05/2015, trong khí trời về chiều dịu mát, tiếng chuông của Nguyện Đường Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc vang lên giòn giã như hòa cùng nhịp vui mừng của chị em trong Hội dòng khi
được vinh dự đón tiếp Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli đến thăm Hội dòng. Cùng đi với ngài có Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo – Phụ tá Giám mục giáo phận Xuân Lộc.

Ngay khi vừa bước vào Hội dòng, Đức Tổng Giám mục tiến thẳng đến Nguyện Đường Hội dòng để viếng Chúa Giêsu Thánh Thể.

Tiếp theo là lời chào mừng của chị Anna Nguyễn Thị Phượng – Tổng Phụ trách Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc. Chị nói lên tâm tình yêu mến của tất cả chị em khi được đón Đức Tổng Giám mục. Sự hiện diện và tình thương này làm cho chị em thêm xác tín vào tình yêu của Thiên Chúa dành cho Hội dòng và cách riêng cho từng chị em.

Đáp lại lời chúc mừng của chị Tổng Phụ trách, Đức Tổng Giám mục chia sẻ và nhắn nhủ với chị em, ngài nói: “Tôi rất vui mừng khi thấy chị em đón tiếp, nhưng tôi còn hy vọng quý chị em là nữ tu Mến Thánh Giá sẽ luôn đứng bên cạnh thánh giá Chúa. Năm nay chúng ta đang sống trong năm Đời Sống Thánh Hiến và chúng ta chuẩn bị bước vào năm Lòng Thương Xót Chúa. Chúng ta thấy có mối liên kết giữa hai Năm Thánh này: Đó là Thiên Chúa muốn bày tỏ tình yêu của Ngài đối với nhân loại. Cuộc đời của những người sống đời thánh hiến phài là cuộc đời của người khoan dung và tha thứ để diễn tả tình yêu của Thiên Chúa. Lòng thương xót diễn tả tình yêu của Ngài. Quý chị em khi dạy giáo lý phải giúp cho anh chị em cảm nhận lại lòng thương xót của Thiên Chúa. Con người ngày nay đang sống trong hoàn cảnh xã hội tục hóa, họ không còn ý thức về tội lỗi. Khi không còn ý thức về tội con người sẽ không cảm nghiệm được lòng thương xót của Thiên Chúa. Quý chị hãy là sứ giả mang sứ điệp về lòng thương xót của Thiên Chúa. Chị em hãy đưa anh chị em của mình đến với thánh giá Chúa – nơi biểu lộ lòng thương xót. Tôi cũng xin chuyển lời chúc lành của Đức Thánh Cha Phanxicô đến từng chị em trong Hội dòng”.

Sau khi gặp gỡ chị em, Đức Tổng Giám mục đi thăm quan Hội dòng, ngài cũng ra thăm công trình đang xây dựng khu nhà ở và sinh hoạt của chị em.

Các chị em Mến Thánh Giá Xuân Lộc đầy ắp niềm vui và tin yêu, Chị em cảm nếm được tình thương của Thiên Chúa lan tỏa trên từng người. Ước mong những nơi chị em đến phục vụ sẽ gieo hạt yêu thương và lòng thương xót của Thiên Chúa trong trái tim tha nhân.
 
Thiếu nhi xứ Nam Hà giáo phận Xuân Lộc mừng ngày của Mẹ
Lộc Xuân
09:25 11/05/2015
THIẾU NHI GIÁO XỨ NAM HÀ MỪNG NGÀY MẸ

Hôm nay Chúa Nhật 2 trong tháng Năm (10.5) là Ngày của Mẹ.

Được sự quan tâm, khích lệ của cha xứ Nam Hà (Giáo phận Xuân Lộc), giới Thiếu nhi đã tổ chức Mừng chúc quý Mẹ trong giáo xứ.

Xem Hình

Thay mặt các em Thiếu nhi, những người con trong gia đình, một em Thiếu nhi đã có bài cám ơn quý Mẹ thật cảm động nói về công ơn- những hy sinh thầm lặng của Mẹ, đồng thời cũng tạ lỗi vì những đua đòi, ngỗ nghịch làm cho Mẹ buồn khổ, nhiều lần phải khóc vì con… (x. Bài cảm ơn gởi kèm).

Điểm độc đáo không chỉ biết ơn quý Mẹ sinh ra mình, Thiếu nhi còn đặc biệt hướng đến Mừng kính Mẹ Maria- Mẹ Chúa Giêsu và là Mẹ chung của nhân loại.

Sau đó các em tiến dâng Mẹ Maria và quý Mẹ đại diện giới Hiền mẫu những bó hoa đơn sơ, như gói trọn tất cả lòng biết ơn, thảo hiếu của người con.

Được biết, Ngày của Mẹ đã trở thành Ngày Truyền Thống của Giáo phận mừng quý Bà cố của Linh mục, tu sĩ. Chính ngày này, Quý Bà cố được mời về Tòa Giám mục găp gỡ quý Đức Cha Giáo phận, Đức ông Tổng Đại diện, giao lưu sinh hoạt.

Tin, ảnh: Lộc Xuân
 
Đại hội Âu Châu: Hơn 7000 giáo dân VN hành hương Đức Mẹ Banneux nhân ngày Hiền Mẫu
Trầm Hương Thơ
15:05 11/05/2015
ĐẠI HỘI ÂU CHÂU: HƠN 7 NGÀN GIÁO DÂN HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ BANNEUX NGÀY HIỀN MẪU LẦN THỨ 6



Banneux linh địa hồng ân

Ơn lành suối mát phúc phần cho ta

Mừng ngày "Hiền Mẫu" tháng hoa

Về nương bóng Mẹ chan hòa an vui.


Vâng! hôm nay là ngày Đại Hội Âu Châu lần thứ sáu vào đúng ngày Hiền Mẫu chúng con từ khắp muôn phương về thăm kính Mẹ. Khoảng hơn bảy ngàn giáo dân Việt Nam đến từ nhiều nước như Đức, Hoà Lan, Bỉ, Pháp, Lục Xâm Bảo, Đan Mạch, Ý Đại Lợi, Anh Quốc, Mỹ và có cả những người đến từ Việt Nam nữa.

Xem Hình

Ánh nắng của tháng hoa kính Đức Mẹ, áng nắng mùa xuân đẹp đẽ chan hòa lung linh chiếu rọi xuống đàn con đông đảo ngay từ buổi sáng sớm hôm nay linh địa Banneux. Hàng hàng lớp lớp tuổn đổ về nơi "suối nguồn hồng ân" trong ngày "Hiền Mẫu" hôm nay để nhúng đôi bàn tay bé nhỏ vào trong dòng suối mát dưới chân tượng Mẹ để sám hối ăn năn xin Mẹ giúp chúng con tẩy rửa đi tất cả những hạt bụi của cuộc đời sau bao năm đã phủ đầy và bám chắc vào tâm hồn làm cho cuộc đời con nặng nề qúa! làm mờ hẳn đi cả tầm nhìn tâm linh của mình. Thì đây, dòng suối tình yêu thương Mẹ ban cho chúng con, và Mẹ sẽ giúp chúng con tẩy rửa đi những bụi trần đó như lời Mẹ hiện ra chính tại nơi đây 8 lần năm 1933 để nhắn nhủ nhân loại qua cô Mariette Becô. Bởi vì chúng con là những người nghèo. Nghèo tâm linh, nghèo tình yêu thương, nghèo tình bác ái, nghèo tình sẻ chia, nghèo cả thể xác lẫn tinh thần v.v...

11giờ 30 đoàn kiệu bắt đầu với thánh Giá nên cao đi đầu tiếp theo là rất nhiều những hội đoàn, với đủ thứ cờ hiệu của những đoàn thể của các nước. Kiệu Đức Mẹ Banneux với ngàn hoa trang trọng xung quanh, các em thiên thần thiếu nhi nhí tung hoa theo sau kiệu. Đức Mẹ Banneux quay mặt lại phía đàng sau để nhìn đoàn con cái Mẹ đi theo sau như thầm nói rằng: Mẹ luôn quan tâm thương yêu và giúp đỡ phù trợ các con của Mẹ trên từng bước chân con đi. Mẹ không bao giờ chấm dứt phù trợ chúng con khi chúng con cần đến Mẹ, hay cả khi chúng con có quay lưng lại với Mẹ thì Mẹ vẫn luôn quan tâm tới chúng con.

Ví dù trên đường trần gian chúng con có giỏi giang khôn ngoan cách mấy đi nữa thì trườc mặt Thiên Chúa sau này các con vẫn là những đứa con rất dại và vụng về mà thôi. "Mẹ thương các con". Sau kiệu Đức mẹ còn có kiệu của "Các Thánh Tử Đạo Việt Nam" 117 vị Thánh tử vì đạo nước Việt Nam đây đại diện tiêu biểu cho hàng mấy trăm ngàn vị tử đạo tiền nhân của chúng ta đã anh dũng hy sinh thân xác mình, để tuyên xưng đức tin vào đạo Thiên Chúa là đạo thật. Chịu tra tấn qua đủ thứ hình phạt như: bị xử trảm (chặt đầu) lột da, xiết cổ cho đến chết, đốt bằng lửa, đánh bằng cây cho đến chết, bỏ đói khát trong tù, xử bá đao, v.v... Những bài ca tụng Đức Mẹ được cất lên dâng Mẹ cùng với những tràng kinh Mân Côi, với những đóa hoa tươi xinh của những em bé thiên thần tung lên kính Mẹ, thì cũng có những bài ca "Ngàn Trùng" Khải hoàn ca, Tiếng nhạc oai hùng v.v.. ngợi khen các đấng Thánh đã anh hùng Tử vì đạo ngay để làm chức tá về Thiên Chúa, và hôm nay đang hưởng phúc vinh trên nước Thiên Đàng. Nhưng lời hát câu kinh vang vang dậy dậy cả khắp cùng linh địa Banneux ngày hôm nay.

Sau một giờ rước kiệu tiến vào Đại Thánh Đường chính của Linh Địa Banneux với 5 ngàn ghế ngồi đã không còn chỗ trống tất cả những hàng ghế chung quanh cũng đều được tận dụng cả nhưng vẫn có rất nhiều người phải đứng suốt thánh lễ và cả bến ngoài.

Trước thánh lễ các em bé trong đội dâng hoa cộng đoàn Mönchengladbach đã vũ tiến hoa dâng Mẹ với những bó hoa tươi thắm đủ các sắc màu, có những em mới 5-6 tuổi vô cùng đáng yêu, chắc hẳn Đức Mẹ vui lắm và nhất là trong ngày Hiền Mẫu này những người làm mẹ cũng rất vui với sự dìu dắt những đứa con của mình được như thế.

Tiếp theo là các em trong đội trắc của Vương Quốc Bỉ trình diễn thật hay với những nhịp điệu dồn dập mạnh mẽ co khi hùng dũng làm cho tôi liên tưởng đến gương các thánh anh hùng tử vì đạo nước Việt Nam của chúng ta không lùi bước trước tất cả những sự đau khổ nguy nan thì mới tiến tới khải hoàn vinh quang cùng với Ngài được.

Lm. giám đốc đến thánh đã rất hân hạnh được chào mừng phái đoàn Việt Nam hôm nay hành hương về đây, ngài nói: Hôm nay đúng là một ngày đặc biệt nơi linh địa này dành cho Á Châu. Hôm nay có sự hiện diện của nhiều cộng đoàn của các nước khác nữa. Đó là Nam Hàn, Phi Luật Tân, và nhóm người Trung Hoa nhưng đặc biệt đông nhất là Việt Nam. Ngài rất vui khi 6 năm liên tiếp người Công Giáo Việt Nam đã tổ chức hành hương đúng vào Chúa Nhật thứ 2 tháng năm ngày mà cả thế giới cùng mừng "Ngày Hiền Mẫu" Ngài rất hân hoan đón tiếp chúng ta và mong mỗi năm cứ sẽ tiếp tục như thế.

Lm. Phanxicô Nguyễn Xuyên Vương Quốc Bỉ, đại điện Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long Đức Quốc và Lm. Giuse Trần Đức Hưng Hòa Lan, Ban Tổ Chức cám ơn đến cha Giám đốc đền thánh và chào mừng đại hội. Anh Hưng thay mặt BTC. giới thiệu sơ các, nước, các nhóm, các hội đoàn, qúy Lm, Tu sỹ và tất cả mọi người.

Thánh lễ đồng tế trên cung thánh với 17 Lm. Lm Đaminh Nguyễn Ngọc Long chủ tế, LM. Giuse Nguyễn Đức Hưng công bố Tin Mừng và Lm. Phanxicô Nguyễn Xuyên chia sẽ Lời Chúa.

Sau hai bài đọc và bài PHÚC ÂM: Ga 15, 9-17

"Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình"

Kính thưa Qúy Lm. tu sỹ cùng tất cả qúy ông bà anh chị em. Hôm nay hiện diện trên cung thánh này tôi thấy có rất nhiều những Lm. chuyên về giảng thuyết như cha Nguyễn Thiết Thắng dòng Biển Đức đến từ Mỹ một vài Lm. nữa (mà người viết không nhớ tên)

nhưng hôm nay vì trách nhiệm nên tôi cố gắng can đảm để chia sẻ đôi chút, và xin quý cha và qúy tu sỹ và qúy vị cũng ráng can đảm nghe.

Thứ nhất là cả ba bài đọc hôm nay đều hướng về tình thương của Đức Giêsu Kitô dẫn đến Thiên Chúa.

Tôi nhớ thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đến đây hành hương ngày 21.05.1985. Ngài đã đi theo con đường xưa kia Đức Mẹ đã dẫn Mariette đi, nơi có ngôi sao dấu tích ấy mà buổi sáng nay tôi đã giải thích cho anh Trầm Hương Thơ và một số thầy, chính là nơi Đức Mẹ đã dừng lại để đỡ nâng cô Mariette Beco dậy khi cô té ngã để đưa cô đến, và Mẹ đã chỉ cô đây là dòng "suối nguồn hồng ân". Đức Thánh Giáo Hoàng cũng đã nhúng hai bàn tay vào dòng suối và ngài nói: "nơi đây là đất và nhà của tình thương". Vâng! 30 năm từ ngày ngài hành hương đến đây và nói như thế hàng năm cứ đông hơn lên. Banneux là nơi Mẹ hứa dành cho chúng con, Mẹ xin các con hãy đến lãnh nhận.

"Banneux dòng suối ơn lành

Khi xưa Mẹ hứa Mẹ dành cho con

Giang tay Mẹ vẫn mỏi mòn

Chờ con tìm đến suối nguồn Yêu Thương"


Những lời nguyện giáo dân được dâng lên Thiên Chúa:

- Xin cho ĐGH. được mạnh khỏe hai phần hồn xác để dẫn đưa Hội Thánh Chúa thăng tiến trong an hòa, và cầu xin cho hàng giáo phẩm các Giám Mục, Linh mục tu sỹ biết hy sinh cho đoàn chiên của mình sống xứng đáng là người Mục Tử bước theo gương sáng của Đức Kitô.

- Xin cho tất cả những người Việt Nam sống tha hương luôn biết sống xứng đáng là con cái Chúa và biết hướng lòng về với Quê Hương và Giáo Hội đang bị kềm kẹp nơi quê nhà.

- Xin cho nước Việt Nam biết đoàn kết yêu thương để giữ gìn đất tổ chống ngoại xâm giữ gìn được độc lập dân tộc, cho những nhà cầm quyền mau quay trở về với dân tộc, biết đặt quyền lợi Quốc Gia dân tộc trên quyền lợi cá nhân.

Xin cho các bạn trẻ, các gia đình, biết giữ gìn nét đẹp văn hóa kính trọng mẹ cha như lời Chúa dạy trong thời đại khó khăn này, đặc biệt hôm nay ngày Hiền Mẫu các người mẹ luôn là gương sáng cho những người con cái của mình để san sẻ tình yêu thương trong hạnh phúc.

- Xin cho các nạn nhân của chiến tranh, thiên tai, động đất được an lành, các nước đang được bình yên biết mở rộng bàn tay chia sẻ trong tình bác ái và thương yêu đồng loại của mình.

- Xin cho các linh hồn tiền nhân được vào hưởng Nhan Thánh Chúa.

Mọi người hôm nay cũng đã mở rộng bàn tay đóng góp vào tiền quyên trong thánh lễ như lời mời gọi của BTC. một nữa số tiền trên sẽ dành cho cộng việc tổ chức và một nửa gửi lại cho trung tâm đền thánh.

Ca đoàn tổng hợp với cả trăm ca viên hùng hậu và điêu luyện đã dâng lời ca tiếng hát lên Thiên Chúa để nâng tâm hồn mọi người dễ hướng thượng hơn. Tôi cũng rất khen và hãnh diện với ca đoàn trẻ của các bạn hôm nay, mỗi năm một vẻ, rất tuyệt vời! cám ơn các bạn và ca đoàn tổng hợp. Thánh lễ chấm dứt lúc 14giờ30.

Sau một giờ giải lao ăn uống vào lúc 15giơ 30 mọi người tập trung đi viếng 15 chặng đường Thánh Giá để suy niệm về đoạn đường khổ nạn của Đức Giêsu Kitô. Những lời suy gẫm, những lời nguyện, những lời kinh, những bài hát, vang lên suốt con đường khổ nạn của Ngài.

Sau đó liền trở lại đại thánh đường tham dự giờ chầu Thánh Thể. Vì thời gian có hạn, nên giờ chầu năm nay cũng rút ngắn lại hơn. Sau phép lành Thánh Thể mọi người xếp hàng tiến lên hôn xương các Thánh Tử Vì Đạo Nước Việt Nam. Đây là nghi thức để tỏ lòng cung kính đến các thánh anh hùng tiền nhân của chúng ta đã chấp nhận cái chết để giữ gìn đạo ngay theo đường lối của Thiên Chúa, để truyền đạt tấm gương cho chúng ta. Chúng ta hôm nay hiện diện nơi đây đều là con cháu các ngài và luôn hãnh diện vì gương anh hùng của các ngài.



Sau đó mỗi tham dự viên tiến tới nơi kiệu hoa chào từ giã Đức Mẹ và nhận một đóa hoa hồng từ nơi Mẹ đem về nhà trong ngày Hiền Mẫu. Một ngày rất đẹp và ý nghĩa nơi linh địa Banneux này. Một ngày nắng chan hòa ánh xuân từ trong ra ngoài. Một ngày được đích thực sống vui tươi trong vòng tay yêu thương của

Mẹ. Một ngày mà tôi xin nói nên lời cám ơn chân thành đến Lm Đaminh Nguyễn Ngọc Long, Lm Giuse Nguyễn Đức Hưng, Lm Phanxicô Nguyễn Xuyên cùng toàn thể BTC và các đoàn thể. Đội giúp lễ, đội dâng hoa, đội trắc, v.v...

Lời kết:

SUỐI MẠCH TÌNH YÊU

Banneux rặng núi ngút trên cao

Suối mạch Tình Yêu Mẹ vẫn trào

Vạn kẻ nghèo hèn về khấn nguyện

Muôn người bệnh tật viếng xôn xao

Thông kia vẫn đượm mầu xanh ngát

Hồng nọ hương thơm sắc ngạt ngào

Thánh Mẫu thông ơn Thiên Chúa đợi

Tình Yêu cứu chuộc vẫn ban trao...


Trầm Hương Thơ 10.05.2015

Tường thuật và ghi hình.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chung Hướng
Đặng Đức Cương
21:58 11/05/2015
CHUNG HƯỚNG
Ảnh của Đặng Đức Cương
Như hướng dương theo ánh sáng xoay chiều
Hướng về nhau, nuôi hy vọng thương yêu.
(Trích thơ của Nguyên Đỗ)