Ngày 09-05-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thư Chị thánh Têrêxa viết cho người anh em linh mục (5)
Nôbertô Thái Văn Hiến dịch
09:30 09/05/2010
Thư Chị thánh Têrêxa viết cho người anh em linh mục (5)

Năm thánh linh mục đang dần dần kết thúc để đẩy các linh mục của Chúa vững bước hành trình trên nẻo đường hy vọng. Xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả, cách riêng là anh em linh mục, 6 lá thư của Chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu viết cho Cha Roulland và 11 lá thư cho một thầy đại chủng sinh, người mà sau khi Chị Thánh qua đời mới được thụ phong linh mục: Cha Bellière.

Dưới đây xin giới thiệu hai thư cuối trong những thư Chị Thánh gởi cha Rolland, do ông Nôbertô Thái Văn Hiến dịch.

Lm Trăng Thập Tự


Thư 226: Gửi Cha Roulland

G.M.G.T.

Cát Minh Lisieux

09 tháng 5 năm 1897

Người Anh Em kính mến,

Con đã vui mừng hay nói đúng hơn là xúc động khi nhận được những di vật mà Cha đã có lòng gửi cho con, thư của Cha gần như một bức thư chia tay để về Thiên Đàng, có vẻ như trong khi đọc nó, con nghe thấy chuyện kể về những thử thách mà các tiền nhân tông đồ của Cha đã chịu.

Trên thế gian này mọi sự đang thay đổi, duy chỉ có một điều không thay đổi bao giờ, đó là cách cư xử của Đức Vua trên Trời đối với các bạn hữu của Ngài; từ khi Ngài dương cao ngọn cờ Thánh giá, thì chính là dưới bóng Ngài mà mọi người phải chiến đấu và mang về chiến thắng: “Toàn bộ cuộc đời Truyền Giáo đều được phong nhiêu trong Thập Giá” như Th. Vénard đã nói, và còn nữa: “Hạnh phúc đích thực là chịu đau khổ. Và để được sống thì chúng ta cần phải chết đi.”

Người Anh Em quí mến, những khởi đầu công việc tông đồ của Cha đều ghi dấu ấn của thập giá, Chúa đối xử với Cha cách đặc biệt; chính là qua những bách hại và sự đau khổ, chứ không phải những rao giảng rỡ ràng, mà Ngài muốn củng cố vững chắc vương quốc của Ngài trong các tâm hồn – Cha nói: “Tôi là một đứa trẻ không biết nói. ” Cha Mazel, người đã cùng được thụ phong trong một ngày với Cha, cũng có biết nói đâu, vậy mà ngài đã nhận được nhành lá vinh quang đấy thôi… Ôi! tư tưởng của Thiên Chúa vượt quá những gì chúng ta suy nghĩ biết bao!... Biết được cái chết của nhà truyền giáo trẻ tuổi ấy khi nghe nhắc đến tên lần đầu tiên, con cảm thấy mình được thúc đẩy đến khấn xin với ngài, hình như con thấy ngài trên Trời ở giữa ca đoàn vinh hiển các Thánh Tử đạo. Con biết, qua con mắt người thế, cuộc tử đạo của ngài không mang danh nghĩa ấy, nhưng dưới mắt Thiên Chúa nhân lành hy lễ ấy không vinh quang nhưng không kém sung mãn hơn các Kitô hữu đầu tiên tuyên xưng đức tin trước các pháp đình. Sự bách hại đã thay hình đổi dạng, còn các tông đồ của Đức Kitô thì không thay đổi tâm huyết của mình, cũng như Thầy chí thánh của họ sẽ không thay đổi các phần thưởng của Ngài ít nữa là không phải để gia tăng chúng lên nhằm so đọ với vinh quang mà họ bị từ chối ở dưới thế này.

Con không hiểu, thưa người Anh Em kính mến, tại sao Cha lại có vẻ nghi ngờ về việc được vào Thiên Đàng ngay nếu những kẻ bất trung lấy đi sự sống của Cha [1vo]. Con biết là phải trở nên hết sức tinh tuyền khi ra trước mặt Chúa Cực Thánh, nhưng con cũng biết là Chúa vô cùng Công Minh và chính sự công minh làm khiếp sợ biết bao linh hồn ấy đang là đối tượng của niềm hân hoan và tin tưởng nơi con. Trở nên công minh, không phải chỉ là hành xử khiêm khắc để sửa phạt những người tội lỗi, mà còn là nhìn nhận những ý ngay lành và tưởng thưởng cho lòng đạo hạnh nữa. Con hy vọng vào sự công minh của Chúa Nhân Lành cũng như lòng thương xót của Ngài. Bởi vì công minh cho nên “Ngài từ bi nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương (Tv. 102,8). Bởi Ngài quá biết ta được nhồi nắn bằng gì, hẳn Ngài nhớ: ta chỉ là cát bụi. (Tv. 102,14). Như người cha chạnh lòng thương con cái, Chúa cũng chạnh lòng thương kẻ kính tôn ” (Tv. 102,13)… Ôi, người Anh em quí mến ơi, nghe những lời tuyệt diệu và đầy ủi an ấy của vị Vua-Ngôn Sứ, thì sao lại còn nghi ngờ Chúa Nhân Lành không thể rộng mở các cánh cửa của vương quốc Ngài cho các con cái đã yêu mến Ngài mà hy sinh mọi sự vì Ngài, không chỉ lìa xa gia đình và tổ quốc để làm cho Ngài được nhận biết và yêu mến, mà còn ước ao hiến mạng sống của họ vì Đấng mà họ yêu mến… Giêsu đã biết quá cặn kẽ khi nói không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu ấy! (Ga15, 13).

Vậy thì sao Ngài lại có thể để bị cho mình bị thua về lòng quảng đại được? Sao người lại thanh luyện trong ngọn lửa luyện ngục những linh hồn đã chịu tiêu hao vì những ngọn lửa yêu mến Thiên Chúa? Quả đúng là không một đời sống con người nào được miễn trừ khỏi những lỗi lầm, chỉ một mình Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm mới tuyệt đối tinh tuyền khi ra trước mặt Đấng Chí Tôn. Thật vui sướng khi nghĩ đến việc Đức Trinh Nữ ấy là mẹ chúng ta! Vì Ngài yêu thương chúng ta và biết sự yếu đuối của chúng ta, vậy chúng ta còn sợ gì?

Đó là những câu dùng để diễn đạt suy nghĩ của con hoặc nói đúng hơn là không thể diễn tả được hết, con chỉ muốn nói rằng với con dường như tất cả các nhà truyền giáo đều là những thánh tử đạo bởi lòng ước ao và ý chí, và do đó không một ai trong số họ phải đi vào luyện hình cả. Giả như vào lúc ra trước mặt Chúa mà trong linh hồn họ còn vướng mắc dấu vết nào đó của sự yếu đuối thuộc về con người, thì Đức Trinh Nữ sẽ xin cho họ được hồng ân thực hiện một hành vi yêu mến và sau đó ban cho họ nhành lá vinh quang và triều thiên mà họ vô cùng xứng đáng.

Người Anh Em quí mến mến ơi, đó là những gì mà con suy nghĩ về sự công minh của Chúa nhân lành, con đường của con là tin yêu trọn vẹn, con không hiểu nổi những linh hồn cứ mãi lo sợ trước một Tình Bạn thiết tha đến thế. Thỉnh thoảng trong lúc [2ro] đọc một vài khảo luận về thiêng liêng trong đó sự hoàn thiện được chứng minh qua hàng ngàn điều ngăn trở, bị bao vây bởi hàng loạt ảo tưởng, tâm trí nhỏ hẹp đáng thương của con rất nhanh chóng bị mệt mỏi, con đóng cuốn sách thông thái đang khiến cho đầu óc con muốn vỡ tung ấy lại và gạt hết mọi sự khỏi lòng mình rồi cầm lấy Thánh Kinh. Bấy giờ mọi sự với con có vẻ ngời sáng lên, chỉ một lời thôi cũng đủ làm cho tâm hồn con khám phá ra những chân trời vô tận, sự hoàn thiện đối với con dường như dễ dàng hơn, con thấy chỉ cần nhìn nhận sự hư vô của mình và phó thác vào tay Chúa nhân Lành như một trẻ thơ là đủ. Để lại cho các linh hồn, các trí óc vĩ đại những cuốn sách thông thái mà con không thể hiểu được, nói chi đến thực hành, con vui sướng vì trở nên nhỏ bé vì chỉ có những đứa bé và những ai giống như chúng mới được chấp nhận cho vào bàn tiệc nước Trời (Mc 10,14). Con hết sức hạnh phúc khi biết có nhiều chỗ ở trong vương quốc của Chúa (Ga 14,2), bởi nếu chỉ có chỗ ở mà theo như mô tả và con đường đi đến đó có vẻ như khó hiểu đối với con ấy, thì hẳn là con sẽ không thể đi vào được. Tuy nhiên con vẫn không muốn ở quá xa với nơi ở của Cha; nhìn vào những công trạng của Cha, con hy vọng Chúa nhân lành sẽ ban cho con hồng ân được chia sẻ với vinh quang của Cha, cũng như dưới thế gian này, người chị em của một người chinh phục, tuy không có những tài năng bẩm sinh, cho dù là đáng thương, cũng vẫn được chia sẻ những vinh dự của người anh em của mình.

Hoạt động đầu tiên trong sứ vụ của Cha ở Trung Quốc có vẻ rất hấp dẫn đối với con. Linh hồn nhỏ bé mà Cha đã làm phép xác cho chắc chắn là sẽ mỉm cười với Cha và hứa bảo trợ Cha cũng như các bạn của Cha. Con hết lòng biết ơn Cha vì đã tính cả con vào số những bạn hữu ấy! Con cũng xúc động và biết ơn sâu sắc vì phần tưởng nhớ trong Thánh lễ dành cho bố mẹ yêu dấu của con. Con hy vọng giờ đây các ngài đang thuộc về nước Thiên Đàng nơi mà các ngài đã dành trọn những hoạt động và ước ao của mình; điều đó không ngăn con cầu nguyện cho các ngài, bởi với con hình như các linh hồn diễm phúc nhận một vinh quang lớn lao do những lời cầu nguyện được thực hiện theo ý định của các ngài và các ngài có thể sẵn sàng nhường lại cho các linh hồn đau khổ khác.

Nếu, theo con nghĩ, bố và mẹ con đang ở trên Thiên Đàng, thì các ngài phải nhìn đến và chúc lành cho người anh em mà Giêsu đã ban cho con. Các ngài đã ao ước có được một người con trai truyền giáo biết bao!... Người ta đã kể cho con nghe là trước khi con chào đời, bố mẹ con đã hy vọng thế nào rồi cuối cùng lời khấn của các ngài sẽ được thực hiện. Nếu các ngài có thể đi xuyên qua tấm màn che khuất tương lai, hẳn là đã nhìn thấy rằng ước ao của các ngài đã được thực hiện bởi con hôm nay; bởi vì một nhà truyền giáo đã trở thành người anh em của con, người ấy cũng là con trai của các ngài, và trong lời cầu nguyện của mình các ngài không thể tách riêng người anh em ra khỏi người chị em bất xứng được.

[2vo] Người Anh Em quí mến ơi, Cha cầu nguyện cho bố mẹ con đang ở trên Thiên Đàng, còn con lại thường hay cầu nguyện cho bố mẹ của Cha vẫn còn đang ở dưới thế này, đó là một bắt buộc ngọt ngào đối với con và con hứa luôn trung thành chu toàn nó, ngay cả khi con rời bỏ chốn lưu đày và còn hơn thế nữa bởi vì lúc đó con sẽ biết rõ những ơn cần thiết cho các ngài; và rồi, khi cuộc chạy đua của các ngài ở dưới thế này kết thúc, con sẽ dùng tên Cha để đến tìm các ngài và đưa các ngài vào Thiên Đàng. – Cuộc sống gia đình mà chúng ta sẽ chung hưởng trong nơi đời đời thật dịu ngọt biết bao!

Trong lúc chờ đợi cuộc sống diễm phúc đời đời mà ít lâu nữa sẽ được mở ra cho chúng ta, vì cuộc đời chỉ là một ngày ngắn ngủi, chúng ta hãy cùng nhau làm việc vì phần rỗi các linh hồn; con thì làm được quá ít việc, hay đúng hơn là chẳng làm được gì cả nếu chỉ có một mình, điều an ủi con chính là nghĩ đến có Cha bên cạnh con có thể dùng được vào việc gì đó; quả thật con số dê-rô tự nó vốn không có giá trị gì, nhưng đặt bên cạnh một đơn vị thì nó trở nên đầy hiệu lực, miễn là được đặt đúng vị trí, ở sau chứ không phải ở trước!... Đó chính là vị trí mà Giêsu đã đặt con vào và con hy vọng ở lại đó mãi mãi, trong khi đi theo Cha những nơi xa xôi, bằng lời cầu nguyện và việc hy sinh hãm mình.

Nếu hôm nay mà nghe theo trái tim mình thì hẳn con sẽ không kết thúc lá thư của mình được nhưng rốt cuộc thì chuông báo giữ thinh lặng sắp điểm rồi, con cần phải mang thư của mình đến cho Mẹ đang chờ.

Thôi nhé, người Anh Em quí mến, con xin Cha sẵn lòng gửi phép lành của Cha đến cho con số zêrô nhỏ bé mà Chúa Nhân Lành đã đặt bên cạnh Cha.

Nữ Tu Têrêxa Hài Đồng Giêsu Thánh Nhan

Rel. carm. ind.

Thư 254: Gửi Cha Roulland

G.M.G.T

Cát Minh Lisieux

14 tháng 7 năm 1897

Giêsu V

Người Anh Em kính mến,

Trong thư trước (bức thư đã mang lại cho con nhiều lợi ích), Cha nói với con: “Cha là một em bé đang tập nói. ” Không sao cả! chính con đây, đã năm hay sáu tuần lễ nay rồi, con cũng là một em bé, bởi con chỉ sống bằng sữa mà thôi, nhưng chẳng bao lâu nữa con sẽ được ngồi vào bàn tiệc nước Trời (Lc 22,30), con sắp được giải khát bằng những nguồn mạch vĩnh cửu! (Kh. 7,17) Khi Cha nhận được thư này, chắc là con đã từ biệt cõi thế này rồi. Với tình thương không bờ không bến, Chúa đã mở cửa vương quốc của Ngài cho con và con có thể kín múc từ những kho tàng của Ngài để hào phóng chia cho những linh hồn thân yêu của con. Người Anh Em ơi, hãy tin là người chị em nhỏ của Cha sẽ giữ lời hứa, và tâm hồn của người chị em ấy đầy hạnh phúc, được giải thoát khỏi sức nặng của thân xác hay chết, sẽ bay đến những vùng xa xôi nơi Cha đang rao giảng Tin Mừng. Ôi! người anh em của con ơi, con cảm thấy mình sẽ hữu ích hơn cho Cha khi ở trên Trời hơn là dưới đất và lòng đầy sung sướng mà con đến báo cho Cha biết về việc con sắp được bước vào thành đô diễm phúc ấy, tin chắc là Cha sẽ chia sẻ với niềm hân hoan vui sướng của con, và sẽ cảm ơn Chúa đã ban cho con những phương thế để trợ giúp Cha một cách hiệu quả hơn trong công cuộc tông đồ.

Con nhất định không ở yên trên Thiên Đàng đâu, ước ao của con là còn được việc cho Hội Thánh và các linh hồn, con xin Chúa nhân lành điều đó và tin chắc là Ngài sẽ nhậm lời. Chẳng phải các Thiên Thần vẫn liên tục chăm lo cho chúng ta trong khi không ngừng được nhìn thấy Thánh Nhan Thiên Chúa (Mt 18,100, được chìm đắm trong Đại Dương không bờ không bến của Tình Yêu đó ư? Lẽ nào Giêsu lại không cho phép con bắt chước các ngài sao?

Người Anh Em của con ơi, Cha xem nếu con rời bãi chiến trường, thì đó không phải là vì ước muốn ích kỷ được nghỉ ngơi, chỉ mới nghĩ đến mối phúc thật đời đời thôi đã khiến trái tim con phải run rẩy, từ lâu sự đau khổ đã trở thành cho con Thiên Đàng dưới thế này rồi và quả thật con khó mà hình dung được mình sẽ thích nghi bằng cách nào trong một Xứ Sở mà ở đấy niềm vui ngự trị không pha trộn lấy một chút buồn phiền nào. Giêsu phải biến đổi tâm can con và ban cho nó khả năng vui hưởng, nếu khác đi hẳn là con sẽ không thể chịu đựng nổi những niềm vui thú đời đời ấy đâu.

Điều hấp dẫn con đến với Quê Trời, chính là tiếng gọi của Chúa, là niềm hy vọng cuối cùng được yêu mến Ngài như con hằng ao ước biết bao và ý tưởng muốn mình có thể làm cho Ngài được yêu mến bởi vô số các linh hồn sẽ chúc tụng Ngài mãi mãi.

Người Anh Em của con ơi, Cha sẽ không kịp gửi cho con những lời nhắn để mang về Thiên Đàng đâu, nhưng con đã đoán ra và Cha chỉ phải nói nhỏ với con thôi, con sẽ nghe thấy và sẽ trung thành mang tất cả những lời nhắn của Cha đến với Chúa, với Mẹ Vô Nhiễm của chúng ta, đến các Thiên Thần, các Thánh mà Cha yêu mến. Con sẽ cầu xin cho Cha nhành lá tử đạo và con sẽ ở bên cạnh Cha, đỡ lấy tay Cha để nó không cần phải gắng sức mới đón nhận được nhành lá vinh phúc ấy, rồi sau đó, một cách vui sướng hân hoan, chúng ta sẽ cùng nhau bay lên trong Quê Trời, vây quanh là tất cả các linh hồn mà Cha sẽ chinh phục được!

Tạm biệt, người Anh Em của con, hãy cầu nguyện nhiều cho người chị em của Cha, cầu cho Mẹ của chúng con, người mà trái tim nhạy cảm và đầy tình mẫu tử đã rất đau khổ khi chấp nhận cho con được ra đi. Con cậy nhờ Cha hãy an ủi người giúp con.

Con mãi mãi là người chị em nhỏ của Cha

Têrêxa Hài Đồng Giêsu Thánh Nhan

Rel. carm. ind.
 
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày Như Một Người Bạn #3
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
15:38 09/05/2010
Trò chuyện với Chúa mỗi ngày như Người Bạn # 3

“TÂM SỰ VỚI CHÚA LUÔN NHƯ HƠI THỞ”

Thầy đã nói: “Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng, vì anh em ở với Thầy ngay từ đầu. (Ga 15, 27). Con sẽ làm chứng cho Thầy.

Ngày 29 tháng 4 vừa qua, kính thánh nữ Catarina Siena là Tiến sĩ của Hội Thánh, bà là phụ nữ còn trẻ mà có đời sống nội tâm sâu thẳm, lòng hoạt động tông đồ thật nhiệt thành và với sự cương quyết cải tổ Giáo hội và xã hội. Con quyết bắt chước công việc của bà.

1- Đời Sống Nội Tâm: Khi lên bảy tuổi bà đã khấn giữ mình trinh tiết và quyết tâm bắt chươc cuộc đời tu hành của các thánh. Năm lên 20 tuổi Catarina đã được Thầy hiện ra cùng Đức Mẹ vá các thánh để cử hành “Cuộc Hôn Nhân Thần Bí”. Con đã thờ ơ, không đón Thầy.

2- Hoạt Động Tông Đồ: Từ thành Siena, qua các tỉnh của Hulia và lan tràn tới toàn thể Giáo hội như phục vụ người nghèo, bệnh tật…Catarina còn đi thăm các tù nhân, các tử tội, và đứng ra hoà giải các phe tranh chấp nhau tại Siena. Còn con chỉ đạo đức tại nhà thờ.

3- Cải tổ Giáo Hội: Khi lên 25 tuổi, từ 1372, Catarina đã bắt đầu viết những lá thư gởi các nhà chính trị và tôn giáo. Theo lời kêu gọi của Đức Grêgoriô XI, bà xin các vị lãnh đạo giải phóng đất thánh; nhưng mối quan tâm nhất của bà vẫn là muốn “Cải tổ Giáo hội”.

a/ Bà đã muốn “rửa mặt Hội Thánh”, vì bao nhiêu gương mù đã làm nhem nhuốc Giáo hội như bây giờ! Cụ thể là bằng những thư gởi thẳng đến các cấp lãnh đạo Hội Thánh. Catarina thúc giục các vị hãy “Canh tân Giáo Hội” bằng việc trở về với tinh thần Phúc Âm v..v…

b/ Bà nói Canh tân là một trách nhiệm của các vị chủ chăn, song toàn thể các Tín hữu được mời tham gia qua lời cầu nguyện, kiêng ăn, canh thức, sám hối; nhưng mãi sau khi Catarina qua đời, chương trình anh tân của bà mới được thực hiện, nhờ các để tử của bà.

Thưa Thầy, nhìn việc làm của bà con thấy xấu hổ quá sức! Vì đã sau Công Đồng Vatican 2 được 45 năm rồi, mà con vẫn thờ ơ.!?

Phó tế: Gioan B. Maria Nguyễn văn Định
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:33 09/05/2010
GIẤY BẢN

N2T


Thời nhà Minh có một tàng thư gia tên là Mao Tấn, trong nhà Mao Tấn mở một tiệm sách lấy tên là “Cập Cổ Các”, thời ấy sách của Cập Cổ Các xuất bản rất nổi tiếng, bởi vì giấy mà Cập Cổ Các dùng để in sách mỗi năm đều là loại đặc chế, so với các giấy của các nhà xuất bản khác thì tốt hơn nhiều.

Ngoài ra, sách của Cập Cổ Các in lại có có một đặc sắc khác, đó là mỗi một mặt in phần có chữ thì rất ít, trên dưới khung để trống thì rất lớn. Do đó, có một số người rọc khung trống để dùng tập viết bút lông, do hiệu quả tập viết rất tốt nên có người bắt đầu bắt chước, phổ biến lưu truyền.

Bởi vì loại giấy này là giấy bên trong có biên lề, cho nên gọi là “giấy bản”.

(Thường Thiệu Hợp Chí Kiều)

Suy tư:

Thời nay, trong các loại sổ tay, sổ viết, sổ làm nhật ký, lịch bỏ túi, được in ra đều có phần ghi chú, địa chỉ, phần ghi số điện thoại, địa chỉ internet, địa chỉ email.v.v… rất tiện lợi cho người tiêu dùng, không những tiện lợi mà còn trình bày rất đẹp.

Thời nay, hiện đại hơn, trong các máy điện thoại di động đều có những tiện ích hơn cả một quyển sổ nhật ký, hay nói đúng hơn, nó như một…cô thư ký bỏ túi, cần thì bấm bấm vài động tác là nhật ký, điện thoại, lên mạng internet đều bày ra trước mắt, tha hồ mà dùng, tiện lợi vô cùng, tất cả vì để con người có một cuộc sống thoải mái và phong phú.

Thời nay, có rất nhiều người trang bị tận răng cho mình những phương tiện truyền thông hiện đại như máy di động, máy vi tính loại bỏ túi, máy PDA vừa lên mạng vừa phone di động, máy tìm đường Papago.v.v…thế mà họ vẫn cứ như điếc trước những lời van xin của người bất hạnh, dù họ có phone di động; họ vẫn cứ như mù trước những đau khổ của tha nhân, dù họ có máy vi tính bỏ túi lúc nào cũng có thể nghe thấy được toàn cảnh thế giới; họ vẫn cứ không biết đường đến những nơi hẻo lánh có những người nghèo đang chờ mình giúp đỡ, dù họ có máy định vị tìm tất cả các đường đi trong toàn khu vực, bởi vì họ không bao giờ setup trong máy đến những khu vực nghèo đói, họ không setup trong máy những địa điểm mình phải đến trong cuộc sống: nhà thờ, bệnh viện, viện mồ côi, trại phong cùi, khu dân cư nghèo.v.v…

Càng hiện đại thì càng phải gần gủi tha nhân, thì tất cả các phương tiện khoa học mới trở nên người bạn đắc lực của chúng ta.

Người Ki-tô hữu chắc chắn biết rõ điều ấy hơn bất cứ người nào khác.

-------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:34 09/05/2010
N2T


50. Nếu bạn thường nghĩ đến câu nói dưới đây thì tự nhiên có thể yêu mến Thánh Giá: “Ngài yêu tôi và vì tôi mà quên bản thân mình”.

(Thánh nữ Terese of Lisieux)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:36 09/05/2010
N2T


436. Bất cứ lúc nào, bất cứ việc gì cũng phải bồi dưỡng tính cách vui vẻ của mình.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thăm dò ý kiến cho hay vấn đề lạm dụng tính dục hiện nay có ít ảnh hưởng hơn so với vụ khủng hoảng của năm 2002
Bùi Hữu Thư
07:17 09/05/2010
Hoa Thịnh Đốn (CNS) – Tệ nạn lạm dụng tính dục tại Âu Châu không có cùng một hậu quả đối với Giáo Hội Công Giáo như các báo cáo năm 2002 về các vụ lạm dụng tính dục nhắm vào các linh mục và giám mục Hoa Kỳ, theo một cuộc thăm dò mới.

Cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện bởi tờ báo New York Times và hãng thông tấn CBS News – được phổ biến ngày 4 tháng 5 – cho thấy người Công Giáo Hoa Kỳ coi đợt sóng cồn về tệ nạn này như một “trận bão ở xa xa” không “có ảnh hưởng” nhiều về số người tham dự Thánh Lễ, đóng góp tài chánh hay tham gia vào các sinh hoạt trong giáo xứ.

Nhiều người Công Giáo trả lời cuộc phỏng vấn bằng điên thoại trong thời gian từ 30 tháng 4 đến 2 tháng 5 cho hay họ đã thấy có sự thay đổi trong cách thức Giáo Hội xử trí các vụ khủng hoảng về lạm dụng. Cuộc thăm dò phỏng vấn 1.079 người lớn được lựa chọn theo cách khách quan và kể cả 412 người Công Giáo.

Theo cuộc thăm dò, chỉ có 1 trong số mỗi người Công Giáo nói là vụ lạm dụng tính dục hiện thời khiến cho họ nghĩ đến việc rời bỏ giáo hội, khác với con số 1 trong mỗi 5 người theo cuộc thăm dò của Viện Gallup năm 2002, trong thời kỳ cao độ của các vụ lạm dụng được báo cáo.

Trong khi các vụ lạm dụng tại Au Châu đã được đăng tải trên trang nhất của các báo chí trong các tháng vừa qua, các giới chức Tòa Thánh và các giám mục Hoa Kỳ đã phản ứng bằng cách chỉ trích giới truyền thông là đã bất công trong việc phê phán giáo hội.

Trong cuộc thăm dò, có một số nhiều hơn một chút người Công Giáo đã đồng ý là giới truyền thông “thổi phồng quá mức” so với số người nói rằng vấn đề này đã được báo cáo chính xác. Đa số cho hay giới truyền thông đã tỏ ra cứng rắn hơn đối với Giáo Hội Công Giáo so với các tôn giáo khác.
 
Ngày của Mẹ cho hòa bình
Jos. Tú Nạc, NMS
08:52 09/05/2010
NGÀY CỦA MẸ CHO HÒA BÌNH

“Trái tim người mẹ là một hố sâu thẳm và mênh mông. Nơi tận cùng của nó, bạn sẽ luôn tìm thấy sự tha thứ.” - (Honoré de Balzac)

“Tình yêu của mẹ là nhẫn nại và thứ tha khi mà tất cả những người khác thì không. Nó không bao giờ thiếu.” – (Hellen Rice)

“Tình yêu của mẹ là an bình. Nó không đòi hỏi phải đạt được. Nó không đòi hỏi phải ngợi khen.” – (Erich Fromm)

Chúa Nhật này, dân chúng từ hơn 70 quốc gia trên thế giới tổ chức kỷ niệm Ngày Của Mẹ. Vào ngày này, dân chúng vinh dự ngày mẹ của mình. Tuy nhiên, ngày kỷ niện của mẹ không phải là mọt ý tưởng mới.

Ngày của Mẹ được biết lần đầu tiên ở Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập kỷ niệm nữ thần Isis hàng năm với một ngày nghỉ đặc biệt. Người ta tin rằng Isis là mẹ của những hoàng đế Ai Cập cổ, những nhà lãnh đạo của người Ai Cập.

Sau đó, ở Hy Lạp cổ đại, dân chúng cũng kỷ niệm một ngày tương tự. Vào ngày thứ nhất cảu mùa xuân, người Hy Lạp kỷ niện nữ thần của Thiên chức làm Mẹ, tên là Rhea. Người ta dâng đồ ăn, thức uống và hoa để tôn vinh Rhea. Cùng một cách thức, người La Mã cổ đại sau đó cũng kỷ niệm nữ thần của Tình Mẫu tử. Những ngày nghỉ này không phải là để tưởng nhớ những cá nhân người mẹ. Ngày nay có nhiều ngày kỷ niệm ngày của Mẹ. Thay vì họ kỷ niệm những nữ thần mẹ, khai sinh và cuộc sống mới mùa xuân.

Mãi sau này trong lịch sử, vào khoảng thập niên 1600, dân chúng ở Anh quốc bắt đầu kỷ niệm Ngày Chúa Nhật Mẹ Cứu Giúp. Giống như lễ kỷ niệm của Ai Cập và Hy Lạp. Ngày Chúa Nhật Mẹ Cứu Giúp có một ý nghĩa lịch sự tôn giáo. Nó được kỷ niệm vào Chúa Nhật thứ tư Mùa Chay Ki-tô giáo – thường là vào tháng Ba. Nguyên thủy, ngày nghỉ này không phải là kỷ niệm những người mẹ thuộc con người. Ngày kỷ niệm này được bắt đầu dành cho những người sống và làm việc xa gia đình và quê hương. Ngày Chúa Nhật Mẹ Cứu Giúp là thời gian để những người này trở về quê hương của họ. Họ sẽ tham dự lễ “Thánh Mẫu” một ngày Chúa Nhật Mùa Chay.

Ăn một bữa tiệc ngot đặc biệt, được gọi là Simnel Cake, đã trở nên truyền thống Ngày Chúa Nhật Mẹ Cứu Giúp. Tuy nhiên qua nhiều thế kỷ, Ngày Chúa Nhật Mẹ Cứu Giúp trở nên ít dính líu với Giáo Hội. Thay vào, nó trở nên lien quan đến những người mẹ nhiều hơn. Ngày nay con cái biếu mẹ của mình những thiệp mừng, hoa và những món quà khác.

Trong những năm cuốicung2 của thập niên 60, nhiều quốc gia Trung Đông cũng bắt đầu chính thức kỷ niệm Ngày của Mẹ. Ngày của Mẹ ở Trung Đông bắt đầu vào năm 1956. Ý tưởng cho ngày này thuộc hai phóng viên thời sự, Mostafa và Ali Amin. Hai phóng viên này được tác dụng bởi những câu chuyện của những người mẹ. Những người mẹ này đã hy sinh rất nhiều cho gia đình họ. Họ tin rằng, nhiều bà mẹ và những công việc quan trong của họ đã bị gia đình lãng quên. Nên họ đã cổ vũ độc giả của họ ủng hộ để thiết lập Ngày của Mẹ. Độc giả đã chọn ngày kỷ niệm là ngày 21 tháng Ba, ngày đầu tiên của mùa xuân.

Ngày nay Ngày của Mẹ ở Trung Đông là thời gian dành cho mọi gia đình nhận biết tầm quan trọng của những người mẹ. con cái thường mua những món quà cho mẹ chúng và những phụ nữ quan trong khác trong cuộc đời của mình. Ở những quốc gia khác như Pakistan, Mexico kỷ niệm Ngày của Mẹ vào ngày 10 tháng Năm.

Ngày nay, hầu hết mọi quốc gia kỷ niệm Ngày của Mẹ vào ngày Chúa Nhật thứ hai của tháng Năm. Ngày này ban đầu được thành lập ở Hoa Kỳ vào năm 1914. Giống như những ngày kỷ niệm của mẹ khác, người ta luôn kỷ niệm biếu mẹ của mình những món quà, hoa, thực phẩm và những cánh thiệp. Tuy nhiên, ý tưởng nguyên thủy về Ngày của Mẹ khác nhau nhiều.

Ý tưởng về Ngày của Mẹ bắt đầu từ phong trào hòa bình của phụ nữ Hoa Kỳ. Phong trào này bắt sau cuộc “Nội Chiến”. Những phụ nữ trong phong trào này mong muốn hòa bình. Họ thống nhất cùng những người mẹ khác, những người không muốn mất them những người con hay những người chống của họ vì chiến tranh. Ngay đầu năm 1870, phụ nữ trong phong tào hòa bình đã yêu cầu có một Ngày của Mẹ chính thức dành cho hòa bình. Một phụ nữ tên Julia Ward Howe đã có bài diễn văn về nhu cầu dành cho Ngày của Mẹ vì hòa bình. Bà nói,

“Nhân danh là những phụ nữ và nhân loại, tôi đòi hỏi rằng một nhóm phụ nữ đã được đề cử … họ sẽ cổ vũ cùng cộng tác thuộc những quốc tịch khác nhau để đưa ra những cuộc thảo luận mang tính quốc tế và cố đạt được những lợi ích phổ biến của hòa binh.”

Tuy nhiên phải mười năm sau bài diễn văn này mới được chính phủ Hoa kỳ chính thức công nhận Ngày của Mẹ. Trong thời gian này, một phụ nữ tên Anna Javis đã làm việc để thiết lập một ngày nghỉ ngày của Mẹ. Bà muốn ngày nghỉ này không chỉ đơn giản qua việc mua quà và gửi tiền bạc. Bà muốn ngày dành cho phụ nữ này là để tưởng nhớ đến những người mẹ của mình tràn đầy ý nghĩa.

Vào lúc cuối đời, Anna Javis trở nên buồn chán về ngày kỷ niệm Ngày của Mẹ. Bà muốn Ngày của Mẹ phải là ngày với ý nghĩa – một ngày tôn vinh những người mẹ cùng những công việc của họ dành cho xã hội.

Ngày nay trên toàn thế giới người ta kỷ niệm Ngày của Mẹ - vào nhiều thời điểm khác nhautrong năm. Vì hầu hết ai cũng mua những món quà và hoa cho mẹ mình. Tuy nhiên nhiều phụ nữ đang cổ vũ mọi người hãy nhìn lại ý nghĩ nguyên thủy về Ngày của Mẹ.

Cũng một phụ nữ như vậy, Nữ Hoàng Noor của Jordan. Bà vừa làm mẹ và làm bà làm việc cho sự thay đổi xã hội. Bà đã viết một bài báo về Ngày của Mẹ cho CNN. Bà đã cổ vũ mọi người khắp nơi hãy đòi lại Ngày của Mẹ dành cho Hòa bình. Rất giống với Julia Ward Howe, Nữ Hoàng Noor đã viết nhiều bài báo về những công việc quan trọng mà những người mẹ có thể thực hiện cho hòa bình,

“Những người mẹ đã hàng ngày chứng tỏ, trên toàn thế giới, mà hòa bình và an toàn yêu cùng cùng nhau làm việc và suy nghĩ về những nhu cầu của người khác … Phụ nữ thường mang đến những sức mạnh, những kỹ năng, và những ý tưởng cho sự xung đột kết thúc và thiết lập hòa bình.”

Các bạn kỷ niệm ngày của Mẹ mình thế nào và khi nào? Các bạn sẽ nghĩ gì về Ngày của Mẹ vào Chúa Nhật này? Nếu các bạn kỷ niệm Ngày của Mẹ vào Chúa Nhật này hoặc bất kỳ ngày nào trong năm, hãy suy nghĩ về những lời hùng hồn của Nữ Hoàng Noor tới những người mẹ,

“Vậy từ một bà mẹ đến nhiều bà mẹ, chúng ta hãy bình yên không còn sự hiện diện của chiến tranh và bạo lực. Cầu cho tất cả những bà mẹ và mọi gia đình trên toàn thế giới được chúc phúc một Ngày của Mẹ cho hòa bình.”

(Mothers’Day for Peace)

Jos. Tú Nac, NMS
 
Trung Quốc có thêm giám mục thứ ba trong vòng 1 tháng
Nguyễn Hoàng Thương
09:21 09/05/2010
Trung Quốc có thêm giám mục thứ ba trong vòng 1 tháng

Hạ Môn (AsiaNews) – Với sự phê chuẩn của Tòa Thánh, Đức Cha Cai Bingrui đã được tấn phong trở thành giám mục của Hạ Môn, Phúc Kiến, Trung Quốc(Xiamen, Fujian) vào sáng ngày 08/05, với sự hiện diện của một giám mục Đài Loan và 5 giám mục Trung Quốc, gồm cả 1 giám mục không hợp pháp.

Hôm 08/05, Trung Quốc cũng cử hành Lễ kính trọng Đức Mẹ của Trung Quốc. Đây là lần thứ baviệc phong chức được cả chính quyền Trung Quốc công nhận và Tòa Thánh phê chuẩn trong vòng một tháng, sau các giáo phận Hohhot và Haimen.

Việc tấn phong do Đức Cha Fang Xinyao Linyi (Sơn Đông) chủ phong. Các giám mục khác phụ phong bao gồm: Đức Cha Zhan Silu của Mindong, Đức Cha Xiao Zejiang của Quý Châu (Guizhou), Đức Cha Xu Honggen của Tô Châu (Suzhou), Đức Cha Li Mingshu của Thanh Đảo (Qingdao), Đức Cha Joseph Cheng Tsai-fa, Giám Mục Danh Dự của Đài Bắc (Đài Loan).

Tất cả họ, chỉ trừ Đức Cha Zhan, là giám mục hợp pháp Hiệp thông với Tòa Thánh. Đức Cha Cheng, 77 tuổi, là người gốc Hạ Môn, chạy sang Hồng Kông vào năm 1950 và sau đó sang Đài Loan và về hưu năm 2007.

Hơn 60 linh mục Hạ Môn và các giáo phận lân cận đã tham dự Lễ Tấn Phong, cùng với sự tham dự của hơn 1.600 tín hữu. Sau Thánh Lễ, là một buổi tiệc chiêu đãi, kế đến là một buổi hội thảo.

Trước buổi lễ tấn phong, Đức Cha cho hay rằng giáo phận của ngài đã nhận được một vài nhóm người Công Giáo đến từ Đài Loan, và ngài hy vọng tiếp tục đối thoại và trao đổi với Giáo Hội ở phía bên kia của eo biển Đài Loan.

Ngài cho biết ưu tiên của giáo phận chủ yếu là đào tạo các linh mục và nữ tu, nhất là quan điểm tu đức. Ngài cũng muốn xây dựng một cơ cấu tổ chức giáo phận để tạo điều kiện cho công việc truyền giáo và mục vụ.

Đức Giám Mục Cai được thụ phong linh mục vào năm 1992. Giáo phận của ngài có 30.000 người Công giáo, phục vụ bởi 11 linh mục và 16 nữ tu. Hiện nay, một phó tế hiện đang tu học tại Phi Luật Tân.
 
Đức Thánh Cha khích lệ các Giám Mục Bỉ trước các thách đố
G. Trần Đức Anh OP
16:31 09/05/2010
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 8-5-2010, dành cho các GM thuộc 8 giáo phận tại Bỉ, ĐTC Biển Đức 16 nhiệt liệt khích lệ các vị trước những thách đố lớn lao đang đề ra cho Giáo Hội tại nước này.

Trong bài huấn dụ, ĐTC ghi nhận tình trạng sa sút trong Giáo Hội tại Bỉ ngày càng trầm trọng hơn: sự giảm sút số tín hữu công khai làm chứng về đức tin và sự thuộc về Giáo Hội, tuổi trung bình của hàng giáo sĩ, tu sĩ nam nữ ngày càng cao, sự thiếu thốn LM tu sĩ trong lãnh vực mục vụ tích cực hoặc trong lãnh vực giáo dục và xã hội, con số ít ỏi các ứng sinh LM và đời thánh hiến, v.v.

Trước tình trạng trên đây, ĐTC nhấn mạnh tầm quan trọng của một nền giáo dục tôn giáo vững chắc và sâu xa hơn. Ngài đề cao tấm gương của thánh Damien de Veuster, tông đồ người cùi, mới được phong hiển thánh: ”Vị thánh mới này nói với lương tâm người Bỉ. Thánh nhân đã chẳng đã gọi là người con nổi danh nhất của đất nước Bỉ trong mọi thời đại đó sao? Sự cao cả của thánh nhân, được sống trong sự tận hiến cho những anh chị em phong cùi, đến độ bị lây bệnh và qua đời, hệ tại cuộc sống nội tâm phong phú của Người, cuộc sống cầu nguyện liên lỷ, kết hiệp với Chúa Kitô mà Người thấy hiện diện trong những anh chị em, và như Chúa, Người hiến thân không chút dè dặt. Trong năm linh mục này, thật là tốt đẹp khi đề nghị thánh Damien như mẫu gương linh mục và thừa sai, nhất là cho các linh mục và tu sĩ. Sự giảm sút số LM không thể bị coi như một tiến trình không thể tránh được”.

ĐTC không quên cổ võ một nền mục vụ ơn gọi bao quát và nghiêm túc, dựa trên gương sáng thánh thiện của các linh mục, chú ý đến những mầm mống ơn gọi nơi nhiều người trẻ và dựa trên sự cầu nguyện chăm chỉ và tín thác theo lời nhắn nhủ của Chúa Giêsu” (Xc Mt 9,37).

Ngài cũng nhắc nhở các linh mục Bỉ hãy cử hành phụng vụ, nhất là Thánh Lễ trong sự tôn trọng truyền thống phụng vụ của Giáo Hội, với sự tham gia tích cực của các tín hữu, theo vai trò tương ứng của mỗi người, kết hợp với mầu nhiệm Vượt qua của CHúa Kitô. Ngoài ra, cần phân định tất cả những khả thể phát xuất từ ơn gọi nên thánh của các tín hữu giáo dân, và sự dấn thân tông đồ, tôn trọng sự phân biệt nòng cố giữa chức linh mục thừa tác và chức linh mục chung của các tín hữu.

Trước đó, trong diễn từ chào mừng ĐTC, Đức Cha André-Joseph Léonard, TGM Bruxelles, Chủ tịch HĐGM Bỉ đã nói đến tình cảnh đau thương tại nước này vì gương mù trầm trọng, một GM đã phải từ chức vì lạm dụng tính dục người trẻ. Đức Cha cho biết tuy đau thương, nhưng Giáo Hội tại Bỉ quyết liệt đối phó với vấn đề này trong sự trong sáng, nhất là qua Ủy ban đặc trách cứu xét những đơn khiếu nại về vấn đề lạm dụng tính dục xảy ra trong bối cảnh mục vụ. Giáo Hội tại Bỉ quyết liệt, khiêm tốn và can đảm giữ vai trò của mình trong một xã hội bị tục hóa cao độ. (SD 8-5-2010)
 
Kính Đức Mẹ trong tháng 5
Bình Hòa
16:32 09/05/2010
Chúa Nhật tuần trước là đầu tháng 5, Đức Thánh Cha cử hành Thánh lễ tại Torinô, và tất cả các bài huấn giáo đều hướng về mầu nhiệm Tử nạn và Phục sinh của Chúa Kitô, được biểu lộ nơi tấm khăn liệm. Hôm qua bài huấn dụ trưa chúa nhựt được dành để suy niệm về lòng tôn kính Đức Maria trong tháng 5. Tục lệ bình dân gắn lòng tôn kính Đức Mẹ với việc dâng hoa: đề tài này xem ra bắt nguồn từ phong cảnh thiên nhiên, bởi vì bên châu Âu, tháng 5 là mùa bông hoa nở rộ vào lúc bắt đầu mùa xuân: việc dâng hoa không chỉ muốn biểu lộ lòng quý mến mà muốn tuyên dương rằng Đức Maria là hoa tuyệt mỹ của thế giới. Từ sau công đồng Vaticanô II, người ta muốn chắp nối lòng đạo đức bình dân với phụng vụ, và các đề tài cũng không thiếu. Tháng 5 trùng vào mùa Phục sinh, mùa của niềm vui, và chúng ta chẳng hát “Lạy Nữ Vương thiên đàng, hãy vui mừng Alleluia” đó sao? Tháng 5 cũng thường trùng vào những ngày chuẩn bị lễ Chúa Thánh Thần; làm sao quên được đức Maria đã chủ toạ các buổi cầu nguyện với các môn đệ tại nhà Tiệc Ly? Đức Thánh Cha còn áp dụng thêm đề tài của bài Tin mừng đọc trong Thánh lễ chúa nhựt hôm qua, nói tới việc Chúa Ba ngôi đến cư ngụ trong tâm hồn của kẻ yêu mến và tuân giữ Lời Chúa, cũng như việc Chúa Thánh Thần được phái đến để nhắc nhớ các môn đệ nhớ lại lời của Thầy. Những điều này được áp dụng hoàn toàn cho Đức Maria, kẻ lắng nghe, lưu giữ và tuân hành Lời Chúa. Ngoài ra, đức Bênêđictô XVI còn loan báo là vào sáng ngày thứ ba sắp tới ngài sẽ đi Fatima vào dịp kỷ niệm 10 năm phong chân phước cho hai thiếu nhi Giacinta và Phanxicô. Nên biết rằng vào dịp đó, đức Gioan Phaolô II đã cho công bố bí mật thứ ba của Fatima, với một bài bình luận mang chữ ký của đức hồng y Joseph Ratzinger, tổng trưởng bộ Giáo lý đức tin. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.

Anh chị em thân mến

Tháng 5 là một tháng đáng mến và đáng quý dưới nhiều khía cạnh. Tại miền Bắc bán cầu, mùa xuân đang tiến đến giữa hoa muôn sắc; khi hậu thích hợp cho những cuộc đi dạo hoặc du lịch. Đối với phụng vụ, tháng 5 luôn nằm trong mùa Phục sinh, mùa của alleluia, mùa bộc lộ mầu nhiiệm của Chúa Kitô trong ánh sáng của biến cố Sống lại và của niềm tin phục sinh cũng như mùa chờ đợi Thánh Linh ngự xuống trên toàn thể Giáo hội vào lễ Ngũ tuần. Trong cả hai bối cảnh, vừa thiên nhiên vừa phụng vụ ấy, truyền thống của Giáo hội đã lồng tháng 5 dành để kính Đức Trinh nữ Maria. Thực vậy, Người là bông hoa xinh đẹp nhất trong các thụ tạo, là cánh hồng xuất hiện vào thời sung mãn, khi mà Thiên Chúa sai Con của Ngài đến trần gian thì đã ban cho nó một mùa xuân mới. Đồng thời, đức Maria cũng là nhân vật chính yếu, tuy âm thần và khiêm tốn, của những bước đầu tiên của Hội thánh tiên khởi: Mẹ là trái tim thiêng liêng của cộng đoàn, bởi vì sự hiện diện của Mẹ ở giữa các môn đệ là ký ức sống động của Chúa Giêsu và bảo chứng cho hồng ân của Thánh Linh.

Bài Tin mừng Chúa Nhật hôm nay, trích từ chương 14 của thánh Gioan, đã cung cấp cho chúng ta bức chân dung của đức trinh nữ Maria, khi Chúa Giêsu nói rằng: “Nếu ai yêu mến Thầy và tuân giữ lời Thầy, thì Cha của Thầy sẽ yêu mến họ và chúng tôi sẽ đến với họ và cư ngụ ở nhà của họ” (Ga 14,23). Những lời này hướng đến các môn đệ, nhưng có thể được áp dụng ở cấp độ cao nhất cho kẻ đã là môn sinh hoàn hảo của Chúa Kitô. Thực vậy, Đức Maria là người đầu tiên đã tuân giữ lời của Con mình cách triệt để, và như vậy chứng tỏ rằng Người đã yêu mến Chúa không những như là người mẹ mà còn như là một nữ tì khiêm tốn và vâng phục; vì thế Chúa Cha đã yêu mến Người, và Ba ngôi đã đến cư ngụ nơi Người. Ngoài ra, khi Chúa Giêsu hứa cho các bạn hữu rằng Thánh Linh sẽ đến giúp cho họ nhớ lại những lời của Người và hiểu biết tường tận hơn (xc. Ga 14,26), thì làm sao mà không nghĩ đến Đức Maria, kẻ đã nghiền ngẫm, cân nhắc tất cả những lời của con mình ở trong trái tim, là đền thờ của Thánh Linh? Bởi thế, ngay từ trước cuộc Phục sinh của Chúa Giêsu, người Mẹ của Chúa Giêsu đã trở thành người Mẹ và khuôn mẫu của Giáo hội rồi.

Các bạn thân mến, vào giữa tháng kính Đức Mẹ, tôi vui mừng vì chuyến viếng thăm nước Bồ-đào-nha. Tôi sẽ đến Lisbos thủ đô và Porto là thành phố lớn thứ hai của quốc gia. Mục tiêu chính của cuộc viếng thăm là Fatima, nhân kỷ niệm 10 năm phong chân phước cho hai em bé Giacinta và Francesco. Đây là lần đầu tiên mà trong cương vị của kẻ kế nhiệm thánh Phêrô tôi đến thánh điện này, một địa điểm mà đức Gioan Phaolô II đáng kính rất quý mến. Tôi xin mời tất cả mọi người hãy tháp tùng chuyến hành hương này bằng cách hiệp thông qua lời cầu nguyện: trong cùng một tấm lòng và một linh hồn chúng ta hãy khẩn nài đức Maria chuyển cầu cho Giáo hội, cách riêng là các linh mục, và cho nền hoà bình thế giới.
 
Ba Lan: giáo phận Gniezno có Tân Tổng Giám Mục
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
20:05 09/05/2010
Ba Lan: giáo phận Gniezno có Tân Tổng Giám Mục

ROMA, (zenit.org) - Tại Ba Lan, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm Đức Cha Józef Kowalczyk, 71 tuổi làm Tổng Giám Mục Gniezno.

Tin này đã được cha Jozef Kloch, phát ngôn viên của hàng giám mục công bố trong buổi họp báo vào hôm thứ bảy vừa qua và được phát trực tiếp trên kênh truyền hình Ba Lan.

Trước đó, Đức Thánh Cha chấp nhận đơn từ chức của Đức Cha Henryk Józef Muszyński vì lý do tuổi tác. Vị tiền nhiệm này sinh năm 1933 và đã mừng sinh nhật lần thứ 77 vào ngày 20 tháng Ba vừa qua.

Tân Tổng Giám Mục giáo phận Gniezno sinh vào tháng Tám năm 1938 và từng là sứ thần Tòa Thánh tại Ba Lan từ năm 1989. Chính ngài đã được Cố Đức Giáo Hoàng Gioan Phalô II giao phó công việc tổ chức khâu Ba Lan tại văn phòng Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.

Ngài được thụ phong linh mục năm 1962 cho giáo phận Warmia và ngay sau đó làm cha phó xứ tại Kwidzy. Trước đây, Đức Cha Kowalczyk đã từng theo học tại Học Viện Giáo Hoàng Gregorio tại Roma và đậu tiến sĩ giáo luật.

Ngoài ra ngài cũng theo học chương trình về luật tòa thượng thẩm và đậu văn bằng luật sư tòa thượng thẩm. Ngài cũng có thời gian theo học tại trường lưu trữ của Tòa Thánh và có được bằng cấp về chuyên môn này.

Từ năm 1969 đến năm 1978: ngài làm việc tại Bộ Phụng Tự Thánh và kỷ luật Bí Tích. Từ năm 1976 đến năm 1979 ngài từng tháp tùng vị Sứ Thần Tòa Thánh, đức cha Luigi Poggi, trong những chuyến công du Ba Lan.

Từ năm 1978 đến năm 1989, ngài là nhà tổ chức, sau đó là người phụ trách khâu Ba Lan trong Văn Phòng Quốc Vụ Khanh.

Ngày 26 tháng Tám năm 1989 được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Vị sứ thần Tòa Thánh tiên khởi tại Ba Lan kể từ đệ nhị Thế Chiến và được nhận chức Tổng Giám Mục tại vương cung thánh đường Thánh Phêrô ở Roma vào ngày 20 tháng Mười cùng năm ấy.

Chính ngài đã tham gia đàm phàm thỏa ước 1993 giữa Tòa Thánh với Ba Lan. Thỏa ước này được Nghị Viện Ba Lan phê chuẩn vào năm 1998.

Cũng vẫn là ngài trong vai trò điều phối các chuyến tông du tại Ba Lan của Cố Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI vào năm 2006.
 
Top Stories
Repercussion of Hanoi coadjutor installation ceremony
Emily Nguyen
15:46 09/05/2010
Detailed reports on the installation ceremony of the new Hanoi coadjutor keep inflaming disputes, driving Catholics deeper into bewilderment and anxieties for the uncertain future of the Church in Vietnam.

In an orchestrated media approach, on Saturday May 8, state media outlets in Hanoi and Ho Chi Minh City simultaneously reported the ceremony. Most reports started with an excerpt from VNA, the official state news agency: “Following the Vietnamese Prime Minister’s approval, Pope Benedict XVI has appointed Bishop Nguyen Van Nhon of Dalat, President of Vietnam Episcopal Council, as coadjutor archbishop of Hanoi.”

The phase “Vietnamese Prime Minister’s approval” was highlighted, and repeated throughout the short report in what appeared to be a well planned strategy to send a subtle message to their readers that the Catholic Church in Vietnam is now completely under the control of the communist Party and that not only bishops in Vietnam, the Pope and the Vatican also need to bow to demands of the regime in order to get “Vietnamese Prime Minister’s approval” in Church’s activities.

State media had reportedly been instructed to be silent on the change of Catholic leadership in Hanoi. “When his transfer being underway, the media are not to publish anything as if it were a Catholics' internal affair,” said Do Quy Doan, Vice Minister of Information and Communications Ministry during a meeting with State media executives in Hanoi on April 6. “The prior strategy of State media seems to be altered to allow more attacks on the shaken trust of Catholics towards the Vatican. Probably, they want to uproot what's left over in the heart of Catholics,” said event observer John Nguyen Thach Ha from Hanoi.

Reports on the ceremony from local Catholic sources have also caused growing concerns on the life of the Church in Vietnam.

From a pastoral point of view, Fr. Dinh Cong Phuc, expressed his sorrow seeing what had happened during such a solemn ceremony. It was probably the first time ever in the history of the Church in Vietnam that a large number of faithful went to a church not to attend the Mass but rather to protest.

During the installation ceremony of the new coadjutor bishop of Hanoi, Mgr. Peter Nguyen Van Nhon in the Cathedral of St. Joseph on May 7, large groups of Catholics with a sea of placards and banners stayed outside the church to protest changes in leadership of the Hanoi archdiocese which they believed as a bow of the Vatican to Vietnamese communists toward Hanoi harsh demands of the removal of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet.

It's worth noting that days before the ceremony, the archbishopric office had issued a statement warning the faithful "not to bring to the cathedral anything not necessary", "not to say or do anything that would spoil the solemnity of the ceremony".

Reporting on “extremely odd, unprecedented things” in the ceremony, JB Nguyen Huu Vinh, the Hanoi Catholic journalist who in February was beaten into concussion following the Dong Chiem incident early this year could not hide his anxiety for the good standing of the hierarchy under the eyes of Catholic faithful.

“In a strategy obviously planned to avoid a direct confrontation with protestors, the procession of bishops and clergy had to enter through a side door, not the main entrance of the cathedral as in other previous solemn ceremony,” he revealed.

Likewise, at the end of the ceremony, the bishops returned to the archbishopric office by a backdoor where they could escape the sea of protestors,” he continued noting that the new coadjutor did not give his traditional blessings to the faithful and no one could kiss his ring as routinely done in the past.

Prior to the ceremony, there had been voices from various Catholic circles warning Mgr. Peter Nguyen of enormous challenges awaiting him in the new post, and asking him not to accept the appointment in order to defeat the plot of the regime to remove Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet.

In an open letter circulating on the Net, Dominican Father Do Xuan Que, a famous Hymn Composer, warned Mgr. Peter Nguyen that on accepting the appointment he might face “the condemnation of the history for collaborating with a regime that has caused so many miseries to our people and created various serious problems to our country.”

A biblical scholar and an outspoken Franciscan priest, Fr. Nguyen Ngoc Tinh, earnestly implored the prelate to resign “for the benefits and the unity of the Church in Vietnam.” In his analogy, the scholar expressed his concerns on the legitimacy of the appointment and the acceptance of the Christian community of Hanoi of a religious leader who came to this position under suspicious circumstances "In this situation, when anyone who replaces Msgr. Kiet has to be approved by the Hanoi government, then he would be regarded by the public as a "state's agent" no matter how talented and virtuous he is. Facing this dilemma, how can Bishop Nguyen Van Nhon find the confidence and respect, a crucial factor for his leadership?"

It was the second time in the history of the Church in Vietnam a bishop installation ceremony faced oppositions. But they are quite dirrent. If this time has shown how deeply the faithful love and concern about the wellbeing of their Church, the first one showed how much desire of the regime to put the Church into its complete control.

On April 23, 1975, a week before the fall of Saigon, Pope Paul VI named the then bishop Francis Nguyen Van Thuan Coadjutor Archbishop with rights of succession to the Archbishop of Saigon. On May 12, 1975 at the archbishop office of the city, a simple installation ceremony occurred amid a protest of a dozen of pro-communist priests. Three months later, on the solemnity of the Assumption (Aug. 15, 1975), the new Coadjutor was arrested. Without ever being tried or sentenced, he was taken to North of Vietnam where he was imprisoned for more than 13 years, nine of which were spent in solitary confinement.

On Nov. 21,1988, he was released by the communist government but kept under house arrest in the archbishop's residence in Hanoi, impeded to return to his see. He was allowed to go on a visit to Rome in 1991 but not allowed to return. In the following year he accepted a post at the International Catholic Commission for Migration in Geneva, Switzerland. On Nov. 24 1994, he was appointed President of the Pontifical Council for Justice and Peace, and subsequently elevated to Cardinal in 2001.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sinh Công Giáo Cửa Lò, GP Vinh mừng lễ thánh bổn mạng Đaminh Saviô
Antôn Hoàng Cảnh Hồng
08:31 09/05/2010
TỔ SINH VIÊN CÔNG GIÁO THỊ XÃ CỬA LÒ, GIÁO PHẬN VINH

LẦN ĐẦU TIÊN HỌP MẶT TĨNH TÂM, GIAO LƯU

MỪNG THÁNH LỄ QUAN THẦY THÁNH ĐAMINH SAVIÔ TẠI GIÁO XỨ TÂN LỘC


Thứ bảy ngày 8/5/2010 giáo xứ Tân Lộc, Cửa Lò, Vinh hân hoan đón chào anh chị em sinh viên Công Giáo tổ Cửa Lò, giáo phận Vinh và đại diện sinh viên các tổ của sinh viên Công Giáo giáo phận vinh đang học trong các trường Trung học, cao đẳng, đại học trên quê hương Nghệ An. Lần đầu tiên tổ chức gập gỡ giao lưu và vui mừng tổ chức thánh lễ quan thầy thánh Đaminh – Saviô.

Xem hình SVCG Cửa Lò mừng lễ bổn mạng

Những luồng gió nồm từ ngoài biển thổi vào mát rượi, giúp làm dịu cái nắng giáp hè Miền trung, những anh chị em cứ lần lượt đổ về theo các tuyến xe buýt hoặc xe máy từ các tổ sinh viên trên địa bàn giáo phận Vinh. Tuy thánh lễ quan thầy Đaminh- Saviô là của tổ sinh viên Công giáo Cửa Lò, nhưng những khách mời tham dự thánh lễ được nhân rộng đến với các tổ sinh viên Công giáo trên địa bàn giáo phận.

Sinh viên Công Giáo giáo phận Vinh được hình thành gồm 14 tổ và đặt anh Phêrô Trần Trung làm trưởng điều hành, anh em liên kết với nhau qua những sự kiện của giáo phận và luôn tổ chức gặp gỡ giao lưu học hỏi nhau, không những về kiến thức các môn học mà còn học hỏi về kiến thức giáo lý, về các kinh ngiệm sống trong đời sinh viên nhằm hộ trợ giúp nhau phát triểm về đời sống đạo, đời sống Đức Tin: Ngoài tổ sinh viên Công Giáo Cửa Lò hơn 60 anh chị em, còn có đại diện các tổ như: Kỷ Thuật, Bến Thuỷ, Trung Tâm, Trường Thi, Cửa Nam, Anrê, Lập Thạch, Thanh Hoá, Phaxicô, Têrêxa, Cao đẳng sư phạm, Kinh tế, Trung Đô; Tổng số anh chị em về quy tụ mừng lễ quan thầy với tổ Cửa Lò là hơn 130 anh chị sinh viên thuộc các trường trung học, cao đẳng, đại học trên địa bàn Nghệ An cùng với các em học sinh và giới trẻ giáo xứ Tân Lộc.

Ban điều hành tổ sinh viên Công Giáo Cửa Lò đã lên chương trình làm việc rất chi tiết và khoa học, gồm các giờ tĩnh tâm, chầu thánh thể, giao lưu văn nghệ, thánh lễ. Anh chị em sinh viên được Cha quản hạt Cửa Lò Martinô Nguyễn Xuân Hoàng và giáo dân đón tiếp nồng hậu ân tình, coi đây là con em của mình, gia đình Thánh Tâm xứ Tân Lộc được giao công tác hậu cần, Hội đồng Mục vụ giáo xứ và ban văn hoá xứ lo chỗ ăn nghỉ, làm sân khấu, mọi người một tay ai cũng phấn khởi vui mừng lần đầu tiên được đón tiếp anh chị em sinh viên trí thức Công Giáo về mừng lễ quan thầy trên quê hương giáo xứ.

Cha quản hạt Martinô Nguyễn Xuân Hoàng đã có nhiều giờ chia sẻ, với anh chị em sinh viên vào chiều thứ bảy và sáng Chúa nhật sau thánh lễ.

Trước giờ giao lưu văn nghệ anh chị em đã đến với Chúa Giêsu qua 30 phút chầu Thánh Thể trong tâm tình tạ ơn vì Ngài đã thương gìn giữ mọi người trên đường đi an bình và giờ đây đang quy tụ nhau trong tình yêu huynh đệ hợp nhất.

Trước giờ giao lưu người dẫn chương trình đã làm toát lên tấm gương của vị thánh Đaminh Saviô qua phần giới thiệu, làm cho mọi người hiểu thêm về vị thánh mà mình nhận làm quan thầy bảo trợ. Sau đó là các tiết mục được anh chị em sinh viên của các tổ biểu diễn; Tiết mục ca múa quạt qua bài “Tình ca tri ân” do sinh viên biên đạo và biểu diễn làm vui nhộn cả khán đài. Đặc biệt là tiểu phẩm “ Sống thử” mang tính giáo dục, làm tăng thêm ý thức cảnh giác dự mình trong môi trường sống sinh viên hiện nay. Đêm giao lưu kết thúc trong tâm tình yêu thương hợp nhất nơi anh chị em sinh viên và cộng đoàn.

Sáng 6giờ 30 phút Chúa nhật bgày 9/5 tất cả anh chị em sinh viên rước nhập lễ từ nhà xứ một vòng vào nhà thờ thật hoành tráng, Mở đầu bài chia sẻ trong thánh lễ quan thầy Cha Martinô Nguyễn Xuân Hoàng mượn lời kinh thánh nói với anh chị em “ Các con đừng sợ” ngài đã phân tích đời sống sinh viên luôn gặp nhiều thử thách, nhiều cám dỗ, phải đầu tư nhiều thời gian và sức lực trong giai đoạn học đường. Ngài nói “ Cộng đoàn cách riêng là anh chị em sinh viên “đừng sợ” hảy tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa, tín thác cho Ngài, ngài kêu gọi anh chị em sinh viên hảy sống yêu thương, khiêm nhường trong tinh thần hợp nhất huynh đệ, ngài nhấn mạnh “ ngoài học hỏi tìm tòi kiến thức nơi các môn học, anh chị em sinh viên hãy dành thời gian tìm hiểu thêm về giáo lý, học hỏi Lời Chúa để nâng cao kiến thức giáo lý nhằm phát triển về đời sống Đức tin cho mình”.

Qua Tấm gương Thánh Đaminh Saviô soi cho giới trẻ, một cuộc sống bình thường nhưng chu toàn nghĩa vụ của người trẻ là sinh viên học sinh và làm tông đồ giới trẻ.

Phải rồi nhiều tấm gương người trẻ ngày nay đã theo Ngài là đèn sáng soi đường cho sinh viên nói chung và sinh viên Công giáo nói riêng, còn đó những tấm gương người trẻ suy niệm và lấy Lời Chúa làm hành trang cho mình như Ls Lê thị Công Nhân với cuốn Kinh Thánh trong suốt những năm trong tù đã là món ăn nuôi dưỡng, bồi bổ cho mình không ngừng nghỉ.

Xin Chúa và thánh quan thầy luôn bảo trợ gìn giữ và ban ơn dồi dào xuống trên anh chị em sinh viên, đặc biệt là sinh viên Công Giáo giáo phận Vinh đang học tập ở khắp nơi và trên quê hương giáo phận luôn được dồi dào ơn Chúa Thánh Linh, hầu vượt qua mọi thử thách gian truân trong cuộc sống và sớm trưởng thành nên người Kytô hữu tốt giữa thời đại hôm nay.
 
Giớ trẻ Sydney tĩnh tâm
Diệp Hải Dung
08:40 09/05/2010
Giới Trẻ Sydney Tĩnh Tâm

Chiều thứ Sáu 07/05/2010 các Bạn Trẻ trong Cộng Đồng Sydney đã đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly Sydney tham dự 3 ngày Tĩnh Tâm, từ thứ Sáu 07/05 đến Chúa Nhật 09/05/2010 với chủ đề “ Bước Chân Trên Cát” do Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo Tổng Giáo Phận Sydney tổ chức.

Xem hình Giới Trẻ Tĩnh Tâm nơi đây

Sau khi ghi danh và dùng bữa ăn tối, các Bạn Trẻ tập trung trong hội trường. Anh Michael Vũ, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo Sydney chào đón tất cả mọi người. Kế tiếp Cha Phêrô Dương Thanh Liêm Tuyên úy Đặc trách Liên Đoàn TNCG TGP Sydney ngỏ lời chào mừng các Bạn Trẻ đã hy sinh nhiều thời gian quý báu đến đây tham dự 3 ngày Tĩnh Tâm, đồng thời Cha long trọng tuyên bố khai mạc buổi tĩnh tâm và Cha giới thiệu với các Bạn Trẻ Cha Michael Phạm Quang Hồng từ tiểu bang Tây Úc (Perth) qua để thuyết giảng và cùng sinh hoạt chung với các Bạn Trẻ tại Sydney.

Đề tài đầu tiên Cha Hồng thuyết giảng “Bước Chân Của Chúa” Ngài bước đi đem Tin Mừng và ơn cứu độ cho nhân loại. Ngài muốn dìu dắt mọi người theo Ngài để đón nhận Ánh Sáng và sự hạnh phúc. Nếu chúng ta bước theo Ngài thì chúng ta bước trong sự an bình tươi sáng và nếu chúng ta không bước theo bước chân Ngài, chúng ta vẫn mãi bước trong bóng tối… Sau đó là giờ chầu Thánh Thể, mọi người cùng qua bên nhà nguyện có sự hiện diện Thánh Thể Chúa Giêsu, tất cả mọi người cùng thinh lặng cầu nguyện và tham dự Thánh lễ dâng những ngày Tĩnh Tâm lên Thiên Chúa.

Thứ Bảy 08/05/2010 Sau những giờ sinh hoạt chung, các Bạn Trẻ chia nhau ra từng nhóm để cùng sinh hoạt và hội thảo. Cha Hồng thuyết giảng đề tài “ Đường Hướng Chúa Là Yêu Thương, Tha Thứ ” Chúa muốn chúng ta phải yêu thương nhau và tha thứ cho nhau đó chính là cốt lõi của tình yêu. Ngài yêu thương chúng ta đến nỗi Ngài chấp nhận hy sinh để cứu chuộc cho chúng ta, tại sao chúng ta không biết yêu thương nhau và tha thứ cho nhau ?…” Sau giờ dùng cơm trưa tại nhà ăn trung tâm, các Bạn Trẻ sinh hoạt ngoài trời với những trò chơi giải trí lành mạnh và cùng hội thảo để chia sẻ những cảm nghiệm: “Tĩnh tâm trong tôi là lắng nghe là chia sẻ và yêu thương, bỏ lại sau những lo toan muộn phiền nỗi vất cả của cuộc sống. Là những người Trẻ Việt Nam từ mọi miền Sydney về đây với Chúa hướng tấm lòng tĩnh tâm cho mình…” (trích một đoạn cảm nghiệm của bạn trẻ Hằng Bùi.) “Tôi đến được nơi đây để tham dự 3 ngày Tĩnh Tâm, tôi cảm nghiệm có lẽ do Chúa hướng dẫn tôi đến để tìm biết về Chúa.” Lời cảm nghiệm của Thùy, một bạn trẻ không Công Giáo.

Chúa Nhật 09/05/2010 Sau giờ điểm tâm sáng và sinh hoạt. Mọi người cùng tham dự Thánh lễ bế mạc 3 ngày Tĩnh Tâm do Cha Dương Thanh Liêm và Cha Phạm Quang Hồng cùng hiệp dâng Thánh lễ. Trong bài giảng Cha Hồng nói về tình yêu, một thứ tình yêu cần phải biết lắng nghe mới có hiệu quả và giá trị đó Lời Chúa nói với chúng ta chính là tình yêu. Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Michael Vũ Liên Đoàn Trưởng LĐ Thanh Niên Công Giáo TGP Sydney lên ngỏ lời cám ơn qúy Cha, quý ân nhân đã trọ giúp cho Giới Trẻ gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp trong 3 ngày tĩnh tâm. Cha Dương Thanh Liêm đặc biệt cám ơn Cha Phạm Quang Hồng đã giúp cho Giới Trẻ Sydney suốt trong 3 ngày. Cha cũng cám ơn quý ân nhân nấu ẩm thực trọ giúp cho Giới Trẻ có những bữa ăn no và ngon miệng và cũng nhân ngày Mother’s Day, Cha khuyến khích các Bạn Trẻ hãy cầu nguyện cho các ngườI Mẹ đã sanh thành dưỡng dục chúng ta và chúc mừng người Mẹ luôn vui tươi và an bình trong ơn phúc Chúa KiTô.

Thánh lễ kết và bế mạc, mọi người vào nhà ăn dùng bữa cơm trưa và chia tay trong tình thân thương lưu luyến.
 
Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Nhật đón mừng Năm Thánh 2010.
Nguyễn Thái Bình & V.Tuynh
08:46 09/05/2010
Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Nhật đón mừng Năm Thánh 2010.

Hướng về Giáo Hội Mẹ ở Việt Nam, cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Nhật đã được Đức Tổng Giáo Mục quan tâm, ưu ái cho phép mở bốn địa điểm hành hương trong Giáo Phận Osaka, nơi có những người Việt định cư, để mọi người được hưởng những ơn ích của Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam. Vào lúc 10 giờ, ngày Chúa Nhật 9/5/2010, Đức Tổng Giám Mục đã đích thân chủ tế thánh lễ Khai mạc Năm Thánh cho cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Nhật. Cùng đồng tế với ngài có các Linh mục Việt Nam đang làm việc tại Nhật; Ngoài ra còn có các Tu sĩ nam nữ, và khoảng hơn 300 người Việt Nam đang sinh sống trong Giáo phận Osaka. Bên cạnh đó còn có sự hiện diện của hơn 50 người Nhật thuộc Giáo xứ Yao, nơi bà con giáo dân Việt Nam cùng sinh hoạt chung với họ trong một Giáo xứ.

Xem hình ảnh Năm Thánh tại Nhật

Được biết, vào buổi tối thứ bảy 8/5/2010, trước ngày Khai Mạc Năm Thánh, mọi người đã chuẩn bị tâm hồn bằng nghi thức sám hối, xưng tội riêng và kết thúc bằng giờ Chầu Thánh Thể tạ ơn. Trước khi bước vào nghi thức sám hối, mọi người đã cùng nhau tìm hiểu về Năm Thánh như: Năm Thánh là gì? Tại sao có Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam? Điều kiện để hướng những ơn ích của Năm Thánh? Ơn toàn xá là gì? ….. Sau khi xưng tội xong, mọi người xuống dưới hội trường Giáo xứ để xem những thước phim về Đêm Diễn Nguyện Năm Thánh tại Sở Kiện. Qua hoạt cảnh của các giáo phận, mọi người như cảm nhận được nhịp sống sôi động đang diễn ra cho Giáo Hội Việt Nam tại quê nhà trong Năm Thánh này. Cũng qua những thước phim ấy, mọi người như thấy mình gần gũi hơn với Giáo Hội tại quê nhà, và thấy được hình ảnh Giáo Hội ở quê nhà luôn hiện hữu và sống động trong trái tim, nơi tâm hồn của những người con xa xứ. Thật đúng với câu nói: “Người ta có thể loài trừ con người ra khỏi quê hương, nhưng không thể loại trừ quê hương ra khỏi con người”.

Bước vào thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục đã hân hoan mời gọi mọi người hiệp dâng thánh lễ với niềm vui và tâm tình tạ ơn với hồng ân Năm Thánh mà Giáo hội Việt Nam đã được nhận lãnh. Trong bài giảng, Đức Tổng đã triển khai ân huệ cao qúy của Năm Thánh mà Giáo Hội thương ban cho các tín hữu, và ngài khích lệ mọi người đã chuẩn bị bằng việc xưng thú tội lỗi, hãy hân hoan lãnh nhận ân thánh và dứt khoát từ bỏ tội lỗi. Vào cuối thánh lễ, ngài đã chia sẻ tâm tình, đại ý ngài nói: tôi biết Giáo Hội Việt Nam của các bạn đã trải qua quá nhiều đau khổ, với dấu chứng là các vị tử đạo. Và Đức Tổng ước mong niềm tìm mà mọi người đã lãnh nhận luôn giữ vững và triển nở hơn nữa.

Sau khi tham dự thánh lễ Khai mạc kết thúc, mọi người đã cùng nhau chung vui bằng bữa tiệc mừng Năm Thánh, thật đơn sơ nhưng rất ấm cúng và ngập tràn niềm vui với những tiếng cười giòn giã. Chắc hẳn những tiếng cười ấy không chỉ biểu tỏ niềm vui bên ngoài của một buổi lễ hay cuộc gặp gỡ đông đảo giữa những con người với nhau, nhưng còn là tiếng cười khởi phát từ những tâm hồn đã được đón nhận hồng ân cứu độ của Năm Thánh.

Có thể nói được, tính đến thời điểm này, thì thánh lễ Khai mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam ở Nhật là thánh lễ đầu tiên được cử hành ở hải ngoại.
 
Thông cáo của TGM Đà Lạt: LM Lê Đức Huân được bầu làm Giám Quản Giáo Phận
Lm Antôn Nguyễn Đức Khiết
09:35 09/05/2010
TÒA GIÁM MỤC

9 Nguyễn Thái Học
Đàlạt – Lâm Đồng

Đàlạt, ngày 09 tháng 5 năm 2010

Kính gửi: Quý Cha Các Tu sĩ, Chủng sinh và Anh Chị Em Giáo dân trong Gia đình Giáo phận

Tòa Giám Mục xin thông báo đến tất cả Quý Cha, các Tu sĩ, Chủng sinh và Anh Chị Em Giáo dân trong Gia đình Giáo phận kết quả cuộc bầu Giám quản Giáo phận của Ban Tư vấn chiều ngày 09 tháng 5 năm 2010, sau khi Tòa Giám Mục Đàlạt khuyết vị (x. GL 421, 1):

Cha Phaolô Lê Đức Huân, Quản Hạt Đàlạt,

đã được Ban Tư vấn bầu làm Giám quản Giáo phận.

Theo Quy chế tổng quát Sách lễ Rôma 2000, số 149, ta không thấy nói đến việc xướng tên Giám quản Giáo phận. Như vậy, cho tới khi Giáo phận chúng ta có tân Giám Mục, trong các Kinh Nguyện Thánh Thể, phần khẩn cầu cho Hội Thánh, chúng ta sẽ đọc như sau: “…cùng vớí Ðức Giáo Hoàng Bênêđictô và toàn thể hàng giáo sĩ”.

Xin Chúa Thánh Thần, nguồn mạch hiệp thông liên kết tất cả Gia đình Giáo phận chúng ta trong tình yêu hiệp nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Tm. Tòa Giám Mục
Lm. Antôn Nguyễn Đức Khiết
Chưởng ấn
 
Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Các Thánh Tử Đạo VN Giáo xứ Saint Elizabeth, Milpitas không ngừng phát triển
Trưởng Maria Hoàng Kim Liên
20:03 09/05/2010
Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Các Thánh Tử Đạo VN Giáo xứ Saint Elizabeth, Milpitas không ngừng phát triển

Năm 2004 được sự ủng hộ và hỗ trợ của Cha cựu Tuyên Úy Giuse Vũ Liễu, Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam - Miền Tây được thành lập bởi nhóm các bạn Huynh Trưởng trẻ từ các Đoàn bạn: Vinh Sơn Liêm, Têrêsa Hài Đồng và Anrê Dũng Lạc dưới tên Đoàn Saint Elizabeth, Milpitas. Sau hai năm thành lập, Đoàn đã chọn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam làm Bổn Mạng và đổi tên thành Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

“Vạn sự khởi đầu nan”, thật đúng vậy, trải qua bao thăng trầm sóng gió, đã có lúc tưởng chừng như phải giải tán Đoàn. Nhưng nhờ hồng ân của Anh Cả Giêsu, qua sự hỗ trợ cũng như nâng đỡ từ quý Cha Tuyên Úy, các Hội Đoàn, quý Trợ Tá và phụ huynh mà Đoàn đã vượt qua được những sự thử thách khó khăn để vươn lên. Với con số Đoàn Sinh năm đầu tiên chỉ có 20 em, năm nay Đoàn có trên 150 em, 25 Huynh Trưởng. Có những Trưởng vì việc học nên đi xa, nhưng mỗi cuối tuần vẫn hy sinh về sinh hoạt với Đoàn. Cũng có những Trưởng mặc dù rất bận rộn với gia đình, việc làm nhưng vẫn mong ngóng cho mau đến thứ Bảy để được đến với Đoàn. Hoan hô tinh thần hy sinh của quý Trưởng.

Đoàn sinh hoạt vào 5:00 chiều mỗi thứ Bảy và sau đó cùng tham dự Thánh Lễ với Cộng Đoàn lúc 7:00.

Trong thời gian này các Huynh Trưởng đang nỗ lực gây quỹ để cùng nhau đi tham dự Đại Hội Về Đất Hứa 5 “ Hãy Theo Thầy” vào July 1st – July 4 th sắp tới đây.

Nguyện xin tình yêu của Chúa Giêsu Thánh Thể luôn ở cùng mỗi người chúng ta. Đặc biệt trên quý Cha Tuyên Úy, quý Trợ Uý là những người thay mặt Anh Cả hướng dẫn đời sống tinh thần cho chúng con.

Thay mặt Đoàn TĐV
 
Tâm tình xin dâng về mẹ
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
21:23 09/05/2010
Tâm tình xin dâng về mẹ

(Nhân ngày Mother’s Day 2010)

Không biết có còn được mừng mẹ bao nhiêu lần nữa trong ngày Mother’s Day ! Vì thế, trong ngày dành tưởng nhớ đến mẹ năm nay, tôi xin có đôi tâm tình qua vần thơ lục bát để tặng mẹ, như một chút tưởng nhớ đến công ơn trời biển mẹ đã dành cho anh chị em chúng tôi, những linh mục, tu sĩ đang phục vụ chỗ nầy chỗ nọ trong khu vườn của Giáo Hội.

Mẹ chúng tôi sinh được 10 đứa con, nhưng còn sống trên trần gian 7 người. Cho dù vất vả khổ cực, truân chuyên nghèo túng, mẹ đã lo lắng để dâng cho Chúa 4 người con trai làm linh mục (LM. Phaolô Trương Đình Tu, cha sở Nam Bình thuộc giáo phận Qui Nhơn; LM. Giuse Trương Đình Hiền, cha sở Tuy Hòa kiêm hạt trưởng Phú Yên, giáo phận Qui Nhơn; LM. Tôma Trương Đình Sơn, Dòng Chúa Cứu Thế, đang phục vụ tại tỉnh dòng Chúa Cứu Thế Canada; LM J.B. Trương Đình Hà, đang du học tại Rôma, thuộc giáo phận Bà Rịa), và một nữ tu NT. Agata Trương thị Minh Đức thuộc Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn).

Trong Năm Linh Mục nầy, nếu đã có quá nhiều bài viết, suy tư về chức linh mục và cuộc đời của linh mục; thì ắt không thể thiếu những cảm nhận suy tư về các “Người mẹ của các linh mục”. Phải chăng, nhờ các người mẹ thánh thiện đạo đức nầy, mà Giáo Hội có được những mục tử như lòng Chúa mong ước.

Anh chị em chúng tôi có được một người mẹ như thế, Bà Matta Nguyễn Thị Liêm, người mẹ ẩn khuất, khiêm hạ, chân quê, đang còn sống với tuổi 89; hằng ngày vẫn còn chống gậy đi lễ và lần chuổi Mân Côi để cầu nguyện cho chúng tôi.

Mẹ ơi, con muốn được thay lời cho các anh chị em dâng về mẹ đôi tâm tình vụng dại của chúng con để tưởng nhớ và biết ơn mẹ.

Mẹ ơi con biết mẹ buồn,
Mỗi lần mẹ tiễn lên đường con đi.
Cho dù mẹ chẳng nói gì,
Lời yêu của mẹ khắc ghi bên lòng.
Cuộc đời mẹ suốt long đong,
Dành hy sinh hết cho chồng cho con.
Yêu thương một dạ sắt son,
Đắng cay mẹ nhận, ngọt ngon mẹ nhường.
Nắng mưa chân lấm tay bùn,
Thức đêm canh giấc cho từng đứa con.
Nêu gương đạo đức vuông tròn,
Thương người mến Chúa lòng son vững bền.
Biển đời mấy cuộc lênh đênh,
Gia đình có mẹ qua ghềnh bể dâu.
Thời gian tóc mẹ trắng màu,
Tình thương mẹ vẫn dạt dào bao la.
Ngóng từng con ở phương xa,
Gởi theo kinh nguyện xót xa mong chờ.
Niềm tin theo với ước mơ,
Đoàn con bên mẹ trong giờ lâm chung.
Dẫu cho xa cách nghìn trùng,
Đường con có mẹ qua từng tháng năm.
Suốt đời mẹ sống âm thầm,
Như hạt lúa nát cho mầm cây xanh.
Cuộc đời chút bụi mong manh,
Mẹ cho đi hết chẳng dành riêng tư.
Một đời vất vả đầy dư,
Mẹ tìm hạnh phúc thiên thu mai ngày.
Hy sinh tân khổ đong đầy,
Mẹ ơi Chúa thấy, mai ngày Chúa thương.
Dù cho mỗi đứa mỗi đường,
Chúng con vẫn nhớ, vẫn thương mẹ nhiều.
Bao la dào dạt sóng triều,
Đáp đền nghĩa mẹ bao nhiêu cho vừa ?
Cúi đầu nguyện Chúa thân thưa:
«Chúa ơi giữ mẹ sớm trưa an bình ».

 
Giáo hạt Thuận Nghiã với Logo mừng kim khánh Linh Mục: ĐGM Cao Đình Thuyên
Anthony Lê Lượng
22:38 09/05/2010
GIÁO HẠT THUẬN NGHĨA VỚI LOGO MỪNG KIM KHÁNH LINH MỤC: ĐỨC CHA PHAOLÔ MARIA CAO ĐÌNH THUYÊN

Hôm 28 tháng 04 vừa qua, hàng ngàn con tim của 18 giáo xứ trong giáo hạt Thuận Nghĩa, mang theo nhiều panô biểu tượng, băng rôn khẩu hiệu, cờ vui, lãng hoa và tặng vật, đã hành hương về giáo đô Vinh (Xã Đoài, Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An), trước hết là để chung huởng ơn toàn xá của Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam 2010, sau nữa là để chúc mừng Kim Khánh Linh Mục của Đức Cha Phaolô-Maria Cao Đình Thuyên, Chủ Chăn giáo phận nhà.

Trước lúc đại lễ mừng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam diễn ra tại nhà thờ Chính Tòa Xã Đoài, Cha quản hạt Phêrô Trần Phúc Chính, quý Cha trong hạt, quý HĐMV. và đại diện các ban ngành, đoàn thể, v.v. của 18 giáo xứ trong toàn giáo hạt, đã tập trung tại phòng khách Tòa Giám Mục Xã Đoài, để mừng lễ Đức Cha Phaolô. Bên cạnh những lời mừng chúc ấm nồng và những lãng hoa tươi thắm, còn có nhiều vật phẩm được dâng tặng; trong số đó, có một bức Logo rất bắt mắt, sâu sắc và ý vị.

Dưới đây, người viết, cũng là tác giả của bức Logo này, xin mạn phép trình bày và giải thích ý nghĩa của nó như sau:

1) Nhìn vào biểu tượng này, chúng ta thấy ngay hai con số cách điệu: 18 và 50 (màu vàng) được bao quanh bởi một vòng tròn màu vàng với hai dòng chữ màu trắng: Hồng Ân 50 Năm Linh Mục & 18 Năm Giám Mục và “Tôi Cùng Chịu Đóng Đinh Với Đức Kitô Vào Thập Giá” (Gl 2, 19);

2) Hồng Ân 50 Năm Linh Mục & 18 Năm Giám Mục chính là nội dung của lời chúc mừng; còn xác quyết của thánh Phaolô trở lại, sau cú ngã ngựa trên đường đi Đamas: “Tôi Cùng Chịu Đóng Đinh Với Đức Kitô Vào Thập Giá” (Gl 2, 19) chính là Thánh Hiệu Giám Mục mà Đức Cha Phaolô đã chọn, khi Ngài được thụ phong năm 1992;

3) Con số 1 ở phía bên trái tượng trưng cho khuôn mặt khả ái của Đức Cha Phaolô: phía trên là chiếc mũ Mitra với chữ “Tài” màu trắng và hình Thánh Giá màu đỏ, mác nhọn như lưỡi kiếm của Phaolô; ở giữa là hình số 5 màu vàng, như là mũi-miệng của Đức Cha; và phía dưới là chữ “Tâm” màu trắng, tựa thể như chiếc cằm của Ngài vậy;

4) “Tâm” và “Tài” luôn luôn song bước trên hành trình 50 năm Linh mục và 18 năm Giám mục của Ngài; chữ “Tâm” được thể hiện lớn hơn nhiều so với chữ “Tài”, vì theo đại thi hào Nguyễn Du: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” (Truyện Kiều);

5) Phần dưới của con số 5 kết hợp với chữ “Tâm” tạo thành chiếc Chén Thánh-biểu trưng cho chức vụ Tư tế của Ngài;

6) Con số 8 ở phía bên phải có hình chữ “g”-chữ viết tắt của từ “giáo phận”. Chữ “g” này gồm hai yếu tố: phía trên là cái đầu chim bồ câu màu xanh với con mắt màu đỏ; phía dưới là con số 0 màu vàng, được cách điệu thành hình chữ “V”-chữ cái đầu của từ “Vinh”. Ba thành tố: mũ Mitra, chữ “g” và chữ “Vinh” tạo thành tổ hợp từ: Giám Mục Giáo Phận Vinh;

7) Ba hoạ tiết màu đỏ: thánh giá, con mắt chim bồ câu và ngọn lửa trong chữ “V” được định vị ở ba góc của một tam giác đều-biểu trưng cho mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha (ngọn lửa bốc cháy trong bụi gai…), Chúa Con (hình thánh giá) và Chúa Thánh Thần (hình chim bồ câu);

8) Con số 8 ở phía bên phải này còn được trình bày giống hình chữ “S”. Nó chính là ký tự đầu tiên của ba từ bằng tiếng Pháp: 1) Santé [sức khoẻ], 2) Sain(te) [thánh thiện] và 3) Science [tri thức]; đây chính là ba ân phúc Thiên Chúa ban cho Đức Cha Phaolô trong suốt 83 năm tuổi đời, 50 Linh mục và 18 năm Giám mục;

9) Logo này được thiết kế trên một tấm hình màu đen với những chiếc nón màu xanh-xám, được đặt kề lên nhau theo hình chữ “S”-tượng trưng cho đất nước Việt Nam thân yêu, nơi có sự hiện hữu của giáo phận Vinh và giáo hạt Ngàn Sâu, cách riêng là giáo xứ Tràng Lưu-quê hương Ngài;

10) Phía dưới Logo là đôi câu đối rất sâu sắc và ý vị: “Vinh thọ Giám Toà cao với non Hồng Lĩnh; Khiêm từ Mục Tử nhuần đượm nước Thâm Giang”, của Gs. triết học Nguyễn Khắc Dương đề tặng Đức Cha, nhân lễ mừng “Bát Thập Thượng Thọ”, cách nay 3 năm.

Như vậy, có thể nói được rằng, bức ngôn ngữ bằng hình ảnh này đã gói trọn tất cả tâm tình hiếu để của đoàn con cái giáo hạt Thuận Nghĩa dành cho Vị Cha Chung của mình là Đức Cha Phaolô Maria khả kính, nhân dịp mừng Kim Khánh Linh Mục (1960-2010) của Ngài.
 
Đêm nhạc Dòng Sữa Mẹ
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
22:44 09/05/2010
ĐÊM NHẠC “DÒNG SỮA MẸ”.

Chúa nhật thứ hai trong Tháng Năm là ngày Hiền Mẫu, Mother’s Day, ngày được dành riêng để nhớ ơn mẹ hầu như trên khắp cõi đất này. Nhớ ơn mẹ đã cưu mang sinh thành dưỡng dục; nhớ ơn mẹ đã yêu thương, đã hy sinh cho con lớn khôn thành người nhân nghĩa.

Hòa vào niềm tri ân mẹ, chiều Chúa nhật, Giáo xứ Kim ngọc tổ chức thánh lễ Thượng Thọ Bát Tuần cho 28 Cụ Bà, trong đó có Bà Cố của Lm Thanh Yên. Cha Giám Tỉnh, cha Quản lý Dòng Thừa sai Đức tin Việt nam cùng đồng tế thánh lễ tạ ơn.

Đêm nhạc “Dòng sữa mẹ”, tôn vinh thiên chức làm mẹ của những người mẹ. Đức Giám mục giáo phận, Giuse vũ Duy thống đã đến thăm, chúc mừng 28 Cụ Bà, chia vui với những người mẹ. Quý linh mục, tu sĩ và đông đảo khán giả cùng hòa chung lời tri ân mẹ.

Xem hình đêm nhạc Dòng Sữa Mẹ

Xin chúc mừng và tôn vinh tất cả những người nữ nhận từ Thiên Chúa thiên chức làm mẹ. Xin tạ ơn người mẹ của chúng con.

Mỗi người chúng ta đều có một người mẹ. Tình yêu của mẹ thì bao la hơn biển cả, cao vời hơn những tầng mây, vĩ đại hơn những rặng núi, và bao la vô cùng vô tận. Thơ viết về mẹ bao giờ cũng dào dạt cảm xúc, nhạc viết về mẹ bao giờ cũng trầm tư tình cảm, tranh vẽ về mẹ bao giờ cũng lung linh ấm áp. Bởi hiển nhiên, mẹ là nguồn xúc cảm sâu xa, vô tận và nhiệm mầu nhất trong mọi nguồn sáng tạo. Tình yêu của mẹ là một nguồn cảm hứng không bao giờ cạn, là những tư tưởng vô tận của các thi sĩ, các nhà văn và của các văn nghệ sĩ.

Tình mẹ thương con bao la như trời như biển. Nói đến tình mẹ thì không có thứ tình cảm nào đậm đà và cao quý như tình mẹ thương con.

Tình mẹ thương con, thiêng liêng cao quý. Ngay chính Ngôi

Lời Thiên Chúa Nhập Thể Làm Người cũng đã nhận lấy con đường bình thường mà trân quý ấy. Mẹ Maria đã đảm nhận trọn vẹn thiên chức cao quý nhưng không thiếu vất vả nhọc nhằn như bất cứ người mẹ nào trong nhân loại.

Một người phụ nữ nghe Chúa Giêsu giảng dạy, bà đã tán dương người mẹ: “phúc cho lòng dạ đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú mớm”.

Chúa Giêsu đã bú dòng sữa Mẹ để lớn lên từng ngày.

Con cái bú sữa mẹ và bú cả tình thương của mẹ nữa, để rồi từng ngày con được lớn khôn thành người hiểu thảo lễ nghĩa.

Đêm nhạc “Dòng sữa mẹ” bày tỏ lòng biết ơn của những người con đã từng bú mớm từ dòng sữa suối nguồn tình thương của mẹ.

Dòng sữa mẹ cho con trọn tình yêu.
Dòng sữa mẹ sức sống của tình yêu.
Dòng sữa mẹ cho con bao điều kỳ diệu.
Dòng sữa mẹ cho con biết sống để yêu.

Thế giới hôm nay đang có nguy cơ trở nên khốc liệt như sa mạc nắng cháy. Dòng sữa mẹ như những bóng cây xanh làm dịu mát cuộc đời.

Thế giới hôm nay đang có nguy cơ trở nên khô cằn sỏi đá. Dòng sữa mẹ như dòng suối mát tưới gội cho tâm hồn mềm mại xanh tươi.

Thế giới hôm nay đang gắng sức xây dựng nền văn minh khoa học kỹ thuật. Dòng sữa mẹ góp phần xây dựng nền văn minh tình thương.

Với sự tham gia của các ca sĩ tên tuổi đến từ Sài gòn như: Kim Cúc, Mai Ly, Diệu Hiền, Bích Hiền, Mai Thảo, Tường Vi, Chí Nhân; sự đóng góp của Sr Ái Liên MTG Nha trang, Minh Châu, Quốc Bảo, Ca đoàn, Huynh trưởng, Thiếu nhi giáo xứ Kim ngọc, cùng MC duyên dáng Sr Thiên Phúc - Dòng Đức Mẹ Khiết tâm Nha trang, Cô Giáo Bích Quyên đã làm nên muôn sắc màu nghệ thuật âm nhạc ca ngợi tình mẹ thiêng liêng cao quý xuyên suốt 180 phút giữa khí trời giao mùa oi bức.

Lm Nhạc sĩ Thanh Yên cám ơn thân mẫu nhân ngày mừng thọ 80 tuổi với CD “Dòng sữa mẹ” ngọt ngào trữ tình thấm đẫm lòng hiếu thảo.

Hôm nay, ngày của mẹ, tất cả chúng ta nói lên lời cám ơn mẹ.

Mẹ đã cưu mang con chín tháng mười, mẹ đã sinh ra con. Cám ơn mẹ đã cho con dòng sữa ngọt ngào. Cám ơn mẹ đã dạy dỗ, dìu dắt con trên đường đời. Ơn dưỡng dục chín chữ cù lao: ai ai phụ mẫu sinh ngã cù lao, dục báo chi đức, hạo thiên võng cực.

Mẹ ơi, dòng sữa mẹ, tình yêu mẹ luôn chan hòa trong tâm hồn con như dòng suối hiền, mẹ trở thành tất cả cho cuộc đời con. Mẹ là đại dương, là bầu trời, là áng mây, là nhịp thở, là đoá hoa xinh tươi, con mãi hoà tan vào hạnh phúc bên Mẹ.

Mẹ ơi, dòng sữa mẹ tựa như dòng suối, chỉ biết chảy xuống không ngừng qua năm tháng, cho dù đôi khi không nhận được giọt nước nào ngược dòng trở lại biết ơn. Dòng sữa mẹ cao quý ngọt ngào nhất của tình thương bao dung và tha thứ.

Xin cám ơn mẹ và xin cầu nguyện thật nhiều cho con mỗi ngày.

Ước gì những ai đang còn mẹ hãy làm điều gì đó thật đẹp thật hiếu thảo cho mẹ khi mẹ còn sống. Đừng để khi mẹ qua đi lại phải mang trong mình nỗi niềm day dứt khôn nguôi.

Mẹ ơi! Chúng con chỉ mong mẹ luôn vui và hạnh phúc bên đàn con cháu. Chúng con luôn tâm niệm rằng: cho dù cả thế gian cũng không bằng một mẹ.

Hy vọng mỗi ngày đối với chúng ta đều là Ngày Kính Mẹ.

Hãy sống cho đẹp lòng mẹ. Hãy sống cho đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng nên những người mẹ cho chúng ta.

Kim Ngọc 9.5.2010

 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bình luận về bài phát biểu của Đức Cha Nguyễn Chí Linh
Luật sư Lê Quốc Quân
08:58 09/05/2010
BÌNH LUẬN VỀ BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐỨC CHA NGUYÊN CHÍ LINH

Luật sư. Lê Quốc Quân

Sau khi đọc Bài của Đức Cha Nguyễn Chí Linh – Phó Chủ tịch HĐGMVN trong buổi lễ hôm 7/5, tôi có một số bình luận sau đây:

1. Đây là một bài diễn từ ngắn nhưng ý lớn và sâu. Lớn là vì Ngài đã thẳng thắn đụng đến một vấn đề “không thể phủ nhận được”. Dù dân Chúa có nhiều thành phần, mức độ tiếp cận thông tin khác nhau, nhưng những ai quan tâm đều biết rằng sự bổ nhiệm là “có gây ra tranh cãi”. Cá nhân tôi đã từng có cuộc tranh luận nảy lửa về vấn đề này cách đây gần 1 tháng. Hàng ngàn tín hữu vẫn còn có vô vàn câu hỏi trong đầu cần giải thích. Sâu là vì Ngài đã nói về một vấn đề có tính xã hội dưới góc nhìn đức tin. Khi đặt nền tảng trên “mẫu số chung là lòng yêu mến giáo hội” Ngài đã hóa giải được vấn đề khác biệt về cách hành động đồng thời sự ràng buộc về chiều kích tâm linh cho phép tín hữu “hiến tế quan điểm riêng”.

2. Đây là một phát biểu xoáy đúng trọng tâm của vấn đề. Cách đây gần một tháng, cuộc tranh luận của chúng tôi cũng bắt đầu bằng việc “thông tin”. Con người bị tác động bởi thông tin và truyền thông. Chúng ta có rất nhiều ví dụ kinh hoàng trong lịch sử về việc này, giáo hội cũng như xã hội. Một lời nói dối được truyền thông có thể gây ra cả một cuộc chiến, một sự thật được truyền thông có thể đem lại hòa bình. Tự do báo chí cung cấp cho ta nhiều luồng thông tin nhưng đòi buộc chúng ta “học bài học biện phân cách bình tĩnh”. Điều này xã hội và giáo hội Việt Nam đang rất thiếu và Đức Cha đã coi sự kiện vừa rồi như một cơ hội cho tất cả những ai muốn có một cái nhìn rộng hơn, sâu hơn để ra quyết định đúng hơn.

3. Đây là một bài diễn từ có ý nghĩa lớn cho xã hội. Bài này gây bất ngờ với nhiều người, kể cả những người cấp tiến và bảo thủ, cả trong và ngoài giáo hội. Nó gợi mở những suy tư lớn lao hơn cho các vấn đề thời cuộc. Ngài đề cập đến “tất cả những ai có thiện chí với quê hương đất nước” cả “trong nước và hải ngoại” đều có thể góp sức. Dù rất kín đáo, ta thấy bài diễn từ đề cập đến những giá trị tốt đẹp của việc “tôn trọng ý kiến khác biệt”. Nó ghi nhận sự phát triển, tố giác sự độc đoán và âm thầm ủng hộ đa nguyên. Không phải suy nghĩ sâu ta cũng thấy một ý của Ngài là dù quốc gia hay cộng sản, cực đoan hay dân chủ, nếu biết đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, tất cả chúng ta có thể làm cho đất nước Việt Nam mạnh lên như mong muốn của Đức Tổng Giuse phát biểu ngày nào.

4. Dưới góc độ cá nhân, bài phát biểu này đã đem lại cho tôi Bình an và Hy vọng. Là một tín hữu đang sinh hoạt tại giáo xứ Thái Hà, tôi đã được can dự vào nhiều công việc của giáo hội và có nhiều thông tin. Thời gian gần đây tôi cảm thấy giảm sút bình an và hy vọng. Bài Phát biểu của Đức Cha đã “vượt ngưỡng” nên như một điểm sáng cao hơn thu hút được các góc nhìn khác nhau hướng về cùng một điểm. Nó làm nhẹ những náo loạn, dịu những bức xúc, tưới nước yêu thương và gây mầm lộc mới. Tôi hy vọng vì thấy điều một người bạn ngoại đạo nói cách đây 2 tuần là đúng: “Cậu yên tâm, các Ông Cha giỏi thế thì tự họ sẽ nghĩ ra cách giải quyết thôi”.

Xin chân thành cám ơn Đức Cha
 
Văn Hóa
Viết về anh người Linh Mục
Mic. Cao Danh Viện
22:47 09/05/2010
VIẾT VỀ ANH NGƯỜI LINH MỤC

Anh phủ phục trước bàn thờ Thiên Chúa
Khi kinh cầu các Thánh xướng tôn nghiêm
Là khi anh trút bỏ mọi nỗi niềm
Để chiếm hửu một Giêsu chí ái!

Đường Linh Mục, con đường xa ngái
Bước đơn hành trong thác lũ nhân gian
Sống Tình yêu anh ngưỡng vọng thiên đàng
Đời Linh Mục, đời Giêsu lẽ sống

Trái tim anh mở to như biển rộng
Để không là sở hữu của riêng ai
Vần cứ yêu! Tình yêu của Ngôi Hai
Cho tất cả dẫu giòng đời nghiệt ngã

Bàn chân bước nhịp lữ hành đon đả
Trên non cao, dưới sông cả nhân sinh
Anh tung gieo nguồn chân lý an bình
Bằng tiến hiến khối tình yêu Cứu thế

Anh! Hỡi anh! Chiếc bình sành dễ bể!
Chúa đã dùng đựng ngọc báu minh châu
Để trao ban nguồn ân lộc cao sâu
Nên phúc cả ! Chiếc bình sành Linh Mục

Đời mục tử, trái tim anh thôi thúc!
Vì đoàn chiên anh kiên vững trung trinh
Trọn một đời là yêu dấu, quang minh
Là phiên bản của tình Người Cứu Thế

Với Giêsu, con người anh: Thánh Thể
Chữa lành tôi: Ơn hoà giải yêu thương
Anh bên tôi trên mọi nẻo đường
Anh hiến dâng tôi tình yêu Bí Tích

Quý giá lắm ! như vàng ròng, ngọc bích !
Là thiên ân linh mục Chúa trao ban
Chức cao sang trong phận dễ vỡ toang
Anh gìn giữ bằng tình yêu tuyệt đối !

Giòng đời hôm nay sóng chìm bão nổi
Khó lắm thay ! lòng chung thuỷ trung kiên !
Anh cần lắm sự nâng đỡ thường xuyên
Tôi ơi hãy nguyện cầu cho Linh Mục

10-5-2010
Mic. Cao Danh Viện
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Giấc Ngoan
Lm. Tâm Duy
22:19 09/05/2010

GIẤC NGOAN



Ảnh của Lm. Tâm Duy

Mẹ ru con ngủ ngoan hiền

Động lòng gió thở bên hiên rì rào

(Trích thơ của Vivi)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền