Ngày 08-05-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy yêu như Thầy yêu
Lm. Jude Siciliano, OP
05:30 08/05/2015
Chúa Nhật VI PHỤC SINH (B)
Cv 10: 25-26, 34-35,44-48; T.vịnh 97; 1Ga 4: 7-10; Gioan 15: 9-17


HÃY YÊU NHƯ THẦY YÊU

Chúng ta đang tiến gần đến những ngày cuối của mùa Phục Sinh. Các tông đồ sẽ sớm nhận được Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ Tuần và được sai đi rao giảng điều các ông đã trải nghiệm, đã học nơi Chúa Phục Sinh. Nếu được đề nghị tóm gọn điều đã cảm nghiệm nơi Đức Giêsu, các tông đồ sẽ nói gì?

Các ông sẽ đáp lại: cuối cùng, tình yêu đã chiến thắng. Tội lỗi và cái chết đã giương oai với tất cả năng lực hung ác, tàn bạo của chúng, nhưng tình yêu đã giành thắng lợi trong cuộc chiến này. Sự nhận thức đó khiến các môn đệ có thể nói rằng dù cho cái chết và tội lỗi dường như vẫn có tiếng nói cuối cùng trong thế giới của chúng ta, nhưng nhờ chiến thắng của Đức Giêsu, tình yêu sẽ đánh bại tất cả. Quý vị hãy thử tưởng tượng một trận đấu quyền Anh dai dẳng kéo dài đến 15 hiệp. Thật khó để nói ai sẽ thắng khi mà cả 2 đấu thủ đã cầm cự đến nước ấy. Nhưng cuối cùng, trọng tài chỉ nắm lấy tay của một đấu thủ, giơ lên và tuyên bố “Đây là Người Chiến Thắng!”

Tôi xin lỗi vì đã dùng hình ảnh thô bạo như thế, nhưng đôi lúc cuộc chiến giữa thiện và ác vẫn đang diễn ra cũng quyết liệt như vậy. Làm sao sức mạnh tình yêu có thể vượt thắng được quá nhiều sự tàn ác của tội lỗi trên trần thế? Hơn nữa, tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta, được thể hiện qua cuộc đời, cái chết và sự sống lại của Đức Giêsu, đã chiến thắng cái chết. Theo một cách nói nào đó, người trọng tài sẽ giương cao cánh tay tình yêu rồi tuyên bố “Đây là Người Chiến Thắng!”

Tin Mừng hôm nay tóm gọn lại điều đã được trao ban cho chúng ta. Điều này cũng hàm chứa một lời hứa mà chúng ta có thể tin tưởng, phó thác đang khi mong chờ chiến thắng cuối cùng. Tình yêu mà Đức Giêsu dành cho những ai Người gọi là “bạn hữu” đã khiến Người hiến mạng sống vì chúng ta. Người đã chọn ta trong tự do, và trao ban cho ta những dấu hiệu cụ thể của tình yêu nơi Người. Tình yêu đó có sức biến đổi cuộc sống của ta và sau đó, qua chúng ta, biến đổi cuộc sống trên trần thế này.

Tôi nhớ là đã có lần chia sẻ đoạn Tin Mừng này với những thành viên trong một hội ái hữu. Một người trong nhóm đã nói: “Ngày nay, tất cả những điều mà chúng ta nói đến luôn là yêu thương. Có rất nhiều sự dữ trên trần thế và chúng ta cần nghe nhiều hơn nữa về những giới răn và trách nhiệm của mình với cương vị người Công Giáo.” Rõ ràng là ông đang mong chờ những ngày trước Công đồng Vatican II khi ông phát biểu, “Tôn giáo trở nên hiển nhiên hơn. Bạn phải biết những gì bạn nên làm và không nên làm; điều mà bạn được thưởng và điều bạn bị trừng phạt.”

Nhưng Công đồng Vatican II không tạo ra hạn từ tình yêu, cũng không phải là người đầu tiên sử dụng nó để diễn tả mối tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa. Chúng ta nghe về chân lý đó trong những lời mở đầu của Đức Giêsu: “Như Thiên Chúa Cha yêu Thầy, nên Thầy cũng yêu mến anh em. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy.” Nếu muốn có lệnh truyền từ Đức Giêsu thì ngày hôm nay, chúng ta đã có một lệnh truyền: “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” Trong Tin Mừng theo thánh Gioan, chúng ta không nhớ lại những chuyện đã qua. Quá khứ và tương lai thì hoàn toàn quy về giây phút hiện tại này. Vì thế, Đức Giêsu một lần nữa sử dụng thì hiện tại để diễn đạt mối tương quan giữa ta với Người: “Hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em.” Tình yêu Người biểu lộ cho các môn đệ nơi cái chết và sống lại của Người nay được trao ban cho chúng ta. Đó là cách mà chúng ta có thể “yêu thương nhau như Người yêu thương ta.” Cảm nghiệm về tình yêu hiện hữu Người dành cho ta giúp chúng ta có thể yêu tha nhân – kể cả kẻ thù.

Thư Gioan trong bài đọc 2 hôm nay cũng nói lên một chân lý tương tự: “Chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa.” Chúng ta có thể yêu thương nhau bởi tình yêu của Thiên Chúa đang hoạt động trong chúng ta. Làm sao ta có thể nói hết muôn hình vạn trạng của tình yêu chỉ bằng một con số cụ thể các giới luật? Chúng ta sẽ phải cần đến hơn cả một thư viện mới có thể kể ra những công trình của tình yêu trong suốt những khoảnh khắc và cảnh huống của cuộc đời mình. Đấy không phải là một danh sách các giới răn, nhưng là một cảm nghiệm về tình yêu bao la, lân tuất đã biến đổi cuộc đời ta.

Chúng ta thường dùng giáo huấn của thánh Phaolô về tình yêu trong thư thứ nhất gửi giáo đoàn Côrintô (13, 4-7) cho các lễ cưới và nghi thức sám hối. “Đức mến thì nhẫn nhục, không ghen tương, không vênh vang tự đắc…” Rõ ràng tình yêu mà Đức Giêsu mời gọi chúng ta hướng đến thì không phải là điều dễ dàng. Thánh Phaolô không cần phải nói cho chúng ta biết điều đó; chính chúng ta đã có trải nghiệm ban đầu, rằng thật khó biết chừng nào để biến tình yêu của Đức Giêsu thành hành động. Tình yêu này của Người hàm ý là: phải bỏ qua những thành kiến và thiên vị; những ai chúng ta thích và không thích; hay những ai chúng ta sẵn sàng ra khỏi chính mình để giúp đỡ và những ai chúng ta không sẵn lòng làm như thế. Nhờ những đòi hỏi của tình yêu, chúng ta có lẽ chuộng những luật lệ hay quy tắc cũ hơn, đặc biệt khi biết Đức Giêsu đã cụ thể hóa giới luật yêu thương của Người bằng lệnh truyền – “Hãy yêu kẻ thù.”

Đức Giêsu đang nói với các môn đệ tại bữa Tiệc Ly trước khi Người chịu chết. Nhưng bài đọc này lại được chọn cho Chúa Nhật hôm nay trong mùa Phục Sinh. Chính Đức Kitô Phục Sinh đang nói với chúng ta. Nếu như Đức Giêsu trần thế chết và không sống lại, thì chúng ta có thể xem lời của Ngài như lời “truyền cảm hứng”, cũng như nhiều thầy dạy đạo đức khác đã truyền cảm hứng cho thế giới. Nhưng Người là Đức Kitô Phục Sinh, đang nói rằng Người yêu chúng ta bằng tình yêu mà Thiên Chúa Cha dành cho Người. Người mời gọi chúng ta ở lại trong tình yêu này. Cảm nghiệm về tình yêu đó tràn ngập tâm hồn với niềm vui chúng ta không thể có được bất kỳ nơi nào khác. Khi nhận ra tình yêu mà Thiên Chúa đang trao ban và niềm vui chúng ta có được trong tình yêu đó – hãy để ý, ở đây chúng ta có một giới răn! – chúng ta phải thể hiện tình yêu đó nơi tha nhân, ngay cả kẻ thù của mình.

Có lẽ Đức Giêsu đòi hỏi chúng ta quá nhiều nếu Người chỉ đưa ra một giới luật bất khả thi – “yêu thương nhau như Thầy đã yêu thươ
ng anh em.” Chúng ta muốn đáp lại: “Chúng con không thể! Chúng con chỉ là những kẻ phải chết”. Nhưng trong hai tuần nữa, chúng ta sẽ mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Vào ngày lễ Ngũ Tuần, Thiên Chúa đã tuôn đổ Thần Khí của Đức Giêsu vào lòng các môn đệ để họ hăng hái ra khỏi căn phòng kín hầu sống và rao giảng một đời sống tưởng-chừng-như-không-thể mà họ đã nhận lãnh – tình bằng hữu với Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu, và tình yêu dành cho tha nhân.

Chuyển ngữ: AE. HV. Đaminh Gò-Vấp


6th SUNDAY OF EASTER (B)
Acts 10: 25-26, 34-35, 44-48; Psalm 98; 1 John 4: 7-10; John 15: 9-17


We are getting close to the end of the Easter season. Soon the disciples will receive the Spirit on Pentecost and will be sent out to preach what they experienced and learned from the Risen Lord. If they were asked to sum up what their experience with Jesus was, what would they say?

They would respond: in the end, love has triumphed. Sin and death did their best with all their brutal powers, but love won the battle. That realization would enable those disciples to say that even though death and sin seem to have the last word in so much of our world still, because of Jesus’ victory, love will prevail. Imagine a long boxing match that goes the full 15 rounds. It’s hard to tell who’s going to win as the two boxers go at it. But in the end, the referee takes the arm of one fighter, raises it and declares, "The Winner!"

Sorry to use such a rough image, but it does feel at times that good and evil are battling it out. How could the forces of love win out over so many brutal displays of sin in the world? Still, God’s love for us, shown in the life, death and resurrection of Jesus, has won the victory over death. In a manner of speaking, the referee will raise the arm of love up high and finally declare, "The Winner!"

The gospel today summarizes what has been given to us. It also holds a promise we can trust while we wait for the final victory. The love Jesus had for those he calls "friends," moved him to lay "down his life" for us. He freely "chose" us, and gave us concrete signs of his love. That love has the power to transform our lives and then, through us, the life of the world.

I remember sharing this passage with men in a fellowship group. One man said, "All we ever talk about these days is love, love, love. There is a lot of evil in the world and we need to hear more about the commandments and our responsibilities as Catholics." He was clearly longing for the days prior to the Second Vatican Council when, he said, "Religion was more clear cut. You knew what you were supposed to do and not do; what you were rewarded for and what you would be punished for."

But Vatican II didn’t invent the word love, nor was it the first to use it to describe our relationship with God. We hear that truth in Jesus’ opening words, "As the Father loves me, so I also love you. Remain in my love." If we want a commandment from Jesus, we have one today: "Love one another as I love you." In John’s Gospel we just don’t get a remembrance of things past. The past and the future are already present in this moment. So, notice that Jesus again uses the present tense to describe our relationship with him: "Love one another as I love you." The love he has shown his disciples in his death and resurrection, is given to us now. That’s how we can, "Love one another as I love you." The experience of his present love for us makes it possible for us to love others – even our enemies.

The letter from John, our second reading, announces a similar truth. "Let us love one another, because love is of God." We can love one another because God’s love is at work in us – now. How could we possibly enumerate all the applications of love in a specific number of commandments? We would need more than a library to try to spell out the workings of love in all the moments and occasions life puts before us. It’s not about a list of commandments, but an experience of overwhelming and all-encompassing love that transforms our lives.

People often use Paul’s teaching on love from first Corinthians (13:4-7) for weddings and penance services. "Love is patient, love is not envious, or boastful etc." It’s obvious that the love Jesus calls us to is not easy. We don’t need Paul to tell us that; we have first-hand experience how difficult it is to put Jesus’ love into action. His kind of love means: we have to put aside our prejudices and biases; whom we like, whom we dislike; whom we are willing to go out of our way to help and whom we won’t. In the light of love’s requirements we might prefer the old rules and regulations, especially when we hear how Jesus concretizes his commandment of love – "Love your enemies."

Jesus is speaking to his disciples at the Last Supper before his death. But the reading has been chosen for this Sunday in the Easter Season. It’s the resurrected Christ who is speaking to us today. If the earthly Jesus had just died and not risen, we would count his words as "inspiring," just as so many other ethical teachers have inspired the world. But he is the resurrected Christ who is telling us that he loves us with the same love his Father has for him. He calls us to remain in his love. The experience of that love fills us with a joy we can get nowhere else. Realizing the love that God is now offering us and the joy we have in that love – watch out, here comes a commandment! – we must show that love to others, even our enemies.

Jesus would be asking too much of us if he were just laying down an impossible commandment – "Love one another as I have loved you." We would want to respond, "We can’t! We are mere mortals." But in two weeks we will celebrate Pentecost Sunday. On Pentecost God poured Jesus’ Spirit into each of the disciples so they could burst out of the upper room to live and preach the impossible life that they had received – friendship with God through Jesus and love for one another.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Phanxicô lên tiếng về tự do tôn giáo
Vũ Van An
05:21 08/05/2015
Với đà gia tăng các căng thẳng về tự do tôn giáo tại Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới, vào hôm Thứ Năm vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã lên tiếng kêu gọi các nhà lãnh đạo Kitô Giáo bênh vực quyền tự do phát biểu tôn giáo chống lại thứ “nguyên tắc khoan dung sai lạc”.

Đức Giáo Hoàng lên tiếng với một hội nghị các nhà lãnh đạo Công Giáo và Thệ Phản của Âu Châu, nhưng lời lẽ của ngài cũng có thể có nhiều hệ luận đối với các cuộc tranh luận hiện nay ở Hoa Kỳ.

Ngài nói rằng “tôi nghĩ tới các thách thức do việc làm luật đặt ra, một việc vốn nhân danh nguyên tắc khoan dung bị giải thích sai và cuối cùng đã ngăn cản công dân không cho họ phát biểu một cách hòa bình và hợp pháp các xác tín tôn giáo của họ”.

Đức Phanxicô kêu gọi các nhà lãnh đạo Kitô Giáo “đồng thanh” bênh vực tự do tôn giáo.

Lời kêu gọi trên xuất hiện trong một bài diễn văn ngắn ngỏ với cuộc gặp gỡ chung giữa Hội Đồng Các Hội Đồng Giám Mục Âu Châu, bao gồm các giám mục Công Giáo Âu Châu, với Hội Đồng Các Giáo Hội Âu Châu, bao gồm các nhà lãnh đạo của 120 Giáo Hội Chính Thống, Thệ Phản và Cựu Công Giáo Âu Châu và một số tổ chức liên hệ.

Tranh chấp về tự do tôn giáo càng ngày càng trở thành một nét độc đáo trong sinh hoạt chính trị tại Âu Châu ngày nay.

Ở Pháp, chẳng hạn, cộng đồng Hồi Giáo, đang nở rộ, gần đây lên tiếng phản đối khi một nữ sinh 15 tuổi bị đuổi vì mặc chiếc váy dài, mà theo vị hiệu trưởng, là vi phạm luật năm 1905 là luật ngăn cấm các biểu tượng tôn giáo tại các nơi công cộng.

Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, hàng chục tiểu bang hiện đang tranh luận đạo luật cho phép các miễn trừ tôn giáo; 21 tiểu bang khác đã thông qua các luật lệ như thế. Tại Indiana, các nhà làm luật gần đây đã buộc phải tu chính luật lệ sau khi có những lời khiếu nại cho rằng luật lệ này hợp pháp hóa việc kỳ thị chống lại những người LGBT (đồng tính và thay phái tính) và do đó đã dấy lên nhiều cuộc phản đối rộng khắp xứ sở.

Ngoài việc muốn tạo ra một trận tuyến thống nhất để bảo vệ tự do tôn giáo, Đức Phanxicô cũng yêu cầu các nhà lãnh đạo Công Giáo và Thệ Phản đề cập tới việc di dân đầy bi ai và thường đầy bi thảm của hàng nghìn người trốn chạy chiến tranh, bách hại và nghèo khổ.

Ngài nói rằng: “Các Giáo Hội và các cộng đồng Giáo Hội ở Âu Châu có bổn phận phải làm việc với nhau để phát huy tình liên đới và lòng hiếu khách”.

Vị Giáo Hoàng người Á Căn Đình này đã biến đại kết thành một trong các cột trụ của triều giáo hoàng của ngài. Giữa nhiều điều khác, ngài hay nói tới nền “đại kết bằng máu” có ý ám chỉ việc bách hại bằng bạo lực các Kitô hữu tại nhiều nới khác nhau trên thế giới “chỉ vì họ đeo thánh giá hay mang cuốn Thánh Kinh”.

Nói với ký giả người Ý, Andrea Tornielli, hồi tháng 12 năm 2013, Đức Phanxicô cho rằng “trước khi sát hại họ, [những người quá khích] không hỏi họ theo Anh Giáo, theo Đạo Luthêrô, theo Đạo Công Giáo, hay theo Đạo Chính Thống. Máu của họ hỗn hợp. Đối với những người sát hại chúng ta, tất cả chúng ta đều theo Kitô Giáo cả”.

Hôm Thứ Năm, trước khi Đức Giáo Hoàng lên tiếng, Đức Hồng Y người Hung Ga Ri, Péter Erdő, nói với hội nghị rằng đây là thời điểm đặc biệt có vấn đề đối với các Kitô hữu, vì việc bách hại và kỳ thị cũng đang diễn ra ngay tại Âu Châu và nói lên nỗi đau khổ của nhiều Kitô hữu bất phân biệt hệ phái.

Theo Đức HY Erdő, chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Âu Châu, dường như có ai đó đang muốn “cho lên giá”sự hiện diện của Kitô Giáo trong xã hội và muốn chắc chắn rằng đức tin biến mất khỏi đời sống công cộng.

Giám Mục Anh Giáo, Christopher Hill, chủ tịch Hội Đồng Các Giáo Hội, nói rằng căn cứ vào các cuộc tấn công chống tờ tạp chí hài hước Charlie Hebdo, trong đó, 12 người đã bị thảm sát bởi hai tay súng cực đoan, việc Kitô hữu đề cập tới tự do tôn giáo là điều thích đáng.

Vị giáo phẩm Anh Giáo trên đặt câu hỏi: “Tự do phát biểu là điều nền tảng, nhưng ta sử dụng quyền tự do của ta không chỉ như những cá nhân ra sao? Ta nên sử dụng tự do của ta vì phúc lợi của toàn thể cộng đoàn như thế nào?”

Trích dẫn văn kiện giáo huấn Evangelii Gaudium của Đức Phanxicô, Giám Mục Hill biện luận rằng nên coi đại kết như một đóng góp cho tính hợp nhất của gia đình nhân loại.

Ngài nói: “Chia rẽ giữa các Kitô hữu càng đổ thêm nguyên nhân vào tranh chấp từ phía những người đáng lý ra phải làm men cho hòa bình”.
 
Đức Thánh Cha viếng thăm Ecuador, Bolivia và Paraguay
LM. Trần Đức Anh OP
10:47 08/05/2015
VATICAN. Phòng báo chí Tòa Thánh đã công bố chương trình chi tiết chuyến viếng thăm mục vụ của ĐTC tại 3 nước Ecuador, Bolivia và Paraguay từ ngày 5 đến 13-7 năm nay.

ĐTC sẽ rời Roma lúc 9 giờ sáng Chúa Nhật 5-7 để bay tới Quito, thủ đô Ecuador lúc 3 giờ chiều.

- Ngày hôm sau, thứ hai 6-7, ngài sẽ rời thủ đô để bay tới thành phố Guayaquil để cử hành thánh lễ lúc 11.15 tại quảng trường trước Đền Thánh Lòng Chúa Thương Xót.

Sau thánh lễ ngài sẽ dùng bữa lúc 2 giờ chiều với cộng đoàn dòng Tên và đoàn tùy tùng, trước khi đáp máy bay lúc 5 giờ 10 phút chiều để trở về thủ đô Quito khoảng 6 giờ chiều, rồi đến viếng thăm Tổng thống Ecuador tại dinh Carondelet. Sau đó ngài đến viếng nhà thờ chính tòa Quito.

- Thứ ba, 7-7, lúc 9 giờ sáng, ĐTC sẽ gặp gỡ các GM Ecuador tại Trung tâm hội nghị ở ”Công viên 200 năm”, rồi cử hành thánh lễ lúc 10 giờ rưỡi tại Công viên này.

Ban chiều vào lúc 4 giờ rưỡi, ngài sẽ gặp gỡ giới học đường và đại học tại Đại học Công Giáo Ecuador. Tiếp đến lúc 6 giờ, ĐTC sẽ gặp xã hội dân sự ở nhà thờ thánh Phanxicô trước viếng thăm thăm thánh đường của dòng Tên.

- Thứ tư, 8-7, lúc 9 giờ rưỡi sáng, ĐTC sẽ viếng thăm Nhà Dưỡng Lão của các nữ tu thừa sai bác ái, rồi gặp gỡ hàng giáo sĩ, tu sĩ nam nữ và chủng sinh lúc 10 giờ rưỡi tại Trung Tâm Thánh Mẫu toàn quốc ”El Quinche”.

Lúc 12 giờ trưa, ngài sẽ đáp máy bay sang La Paz, thủ đô Bolivia. Đến nơi vào 4 giờ rưỡi chiều, ngài sẽ đến thăm Tổng thống tại tòa nhà chính phủ lúc 6 giờ chiều, rồi gặp gỡ chính quyền dân sự lúc 7 giờ tại Nhà thờ chính tòa thủ đô.

Sau đó, lúc 8 giờ tối, ngài lại đáp máy bay để tới thành phố Santa Cruz de la Sierra cách đó 1 giờ 15 phút bay.

- Thứ năm, 9-7, ĐTC sẽ cử hành thánh lễ lúc 10 giờ tại Quảng trường Cháu Kitô Cứu Thế. Ban chiều ngài sẽ gặp gỡ các LM, tu sĩ nam nữ và chủng sinh vào lúc 4 giờ tại Trường Don Bosco. Sau đó vào lúc 5 giờ rưỡi, ngài sẽ tham dự cuộc gặp gỡ quốc tế kỳ 2 của Các Phong trào bình dân tại trung tâm triển lãm Expo Feria.

- Thứ sáu 10-7, 9 giờ rưỡi, ĐTC sẽ viếng thăm trung tâm Phục Hồi Santa Cruz - Palmasola, rồi gặp các GM Bolivia lúc 11 giờ tại nhà thờ giáo xứ La Santa Cruz, trước khi ra phi trường đáp máy bay sang Paraguay là chặng cuối cùng trong cuộc viếng thăm dài 1 tuần lễ tại Mỹ châu la tinh.

Ngài sẽ đến thủ đô Asunción lúc 3 giờ chiều. Sau nghi thức tiếp đón ĐTC sẽ đến thăm Tổng thống tại dinh Lopez, rồi gặp gỡ chính quyền dân sự cùng với ngoại giao đoàn tại khuôn viên dinh Tổng thống.

- Thứ bẩy, 11-7, lúc 8 giờ rưỡi, ĐTC sẽ viếng thăm Tổng bệnh viện nhi đồng “Ninos de Acosta Nu”, rồi cử hành thánh lễ lúc 10 giờ rưỡi tại quảng trường trước Trung Tâm Thánh Mẫu Caacupé.

Ban chiều cùng ngày vào lúc 4 giờ rưỡi, ĐTC sẽ gặp đại diện xã hội dân sự tại Sân thể thao León Condou của trường San Jose.

Lúc 6 giờ 15 chiều, ngài sẽ cử hành kinh chiều chung với các GM, LM, Phó tế, tu sĩ nam nữ và các phong trào Công Giáo tại Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Mông Triệu.

- Chúa Nhật 12-7, lúc 8 giờ 15 phút sáng, ĐTC sẽ viếng thăm dân chúng tại khu vực Banado Norte, rồi cử hành thánh lễ lúc 10 giờ tại cánh đồng Nu Guazú.

Lúc 1 giờ trưa, ĐTC sẽ gặp gỡ các GM Paraguay tại Trung tâm Văn hóa của Tòa Sứ Thần Tòa Thánh rồi dùng bữa với các vị.

Sau cùng, lúc 5 giờ chiều, ngài gặp gỡ giới trẻ dọc theo bờ sông Costanera, trước khi đáp máy bay lúc 7 giờ chiều để bay về Roma, dự kiến sẽ đến phi trường Ciampino lúc gần 2 giờ chiều ngày thứ hai, 13-7. (SD 8-5-2015)
 
Những sứ điệp bí mật Fatima
Lm.Daminh Nguyễn ngọc Long
12:48 08/05/2015
Những sứ điệp bí mật Fatima

Hằng năm vào tháng Năm, tháng hoa , kính Đức Mẹ trong Giáo Hội Công Giáo, người ta nghĩ nhớ đến Đức mẹ hiện ra ở Fatima.

Dù biến cố Đức Mẹ Fatima đã xảy ra gần một thế kỷ nay - Đức mẹ đã hiện ra với ba trẻ chăn chiên Jacinta, Phanxico và Lucia sáu lần vào những ngày 13.05., ngày 13. 06, ngày 13.07. , ngày 19.08. , ngày 13. 09. và ngày 13.10. năm 1917 - và ba sứ điệp Đức Mẹ nói cho ba trẻ đã được công bố rộng rãi trên toàn thế giới, nhưng vẫn có những suy đoán đồn đãi về bí mật thứ tư Fatima còn giữ kín nữa.

Vì thế, Đức Hồng Y Angelo Amato, Quốc vụ Khanh bộ phong thánh của tòa thánh Vatican đã viết trên báo Osservatore Romano hôm thứ sáu, 08. 05.2015 : Không có sứ điệp bí mật thứ tư Fatima, như nhiều đồn đãi đưa tin. Không còn có những bí mật nào khác nữa. Những Sứ điệp Fatima nói về trận chiến giữa sự tốt lành thánh thiện và sự dữ tội lỗi. Và vì thế có gía trị cho mọi thời gian.

Hai sứ điệp đầu tiên, mà Đức mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa, năm 1917 đã nói cho ba trẻ thị kiến người Bồ đào nha, qua sáu lần được Đức mẹ hiện ra, đã được công bố cho toàn thể Giáo Hội cùng nhân loại năm 1941.

Phần thứ ba của sứ điệp Fatima, trước hết được giữ kín bí mật dành riêng cho Đức Giáo Hoàng, cũng đã được công bố cho toàn thể Giáo Hội và thế giới năm 2000. Sứ điệp này nói về những liên quan cảnh ám sát Đức Giáo Hoàng năm 1981 và chế độ độc tài cộng sản bên miền Đông Âu châu.

Đức Hồng Y Amato viết chính ngài đã tận tay nhận được bản tường trình của ba trẻ thị kiến Fatima năm 1917. Đức Hồng Y Amato trước hết là cố vấn từ năm 2002 đến 2008 ở văn phòng bộ Tín lý đức tin bên Roma. Chính Bộ tín lý đức tin được Đức Thánh Cha ủy quyền việc công bố cùng giải thích sứ điệp thứ ba Fatima

Trong hai sứ điệp đầu, Đức Mẹ kêu gọi nhân loại ăn ăn thống hối trở lại với Chúa, vì những đe dọa to lớn. Những hình ảnh đau buồn tối tăm do chiến tranh đói khát và Giáo Hội bị bắt bớ tàn sát, nhất là những tấn công bằng bạo lực quân sự của phái vô thần chống lại Giáo Hội.

Sứ điệp thứ ba nói về một vị Giám mục mặc áo trắng bị bắn trọng thương. Cảnh tượng này sau đó được liên kết với cuộc ám sát Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II. ngày 13.05.1981 ở Công trường Thánh Phero bên Vartican.

Đức Thánh Giáo Hoàng Phaolo II. đã cho là ngài được sự cứu vớt cách lạ lùng của Đức Mẹ Fatima. Và ngài đã hành hương sang kính viếng tạ ơn Đức mẹ Fatima, cùng đã đem viên đạn bắn ngài bị thương nặng trao tặng trung tâm hành hương Fatima. Viên đạn này từ ngày đó được gắn trong triều thiên Đức Mẹ Fatima.

Hàng tháng thánh tượng Đức mẹ Fatima với triều thiên có gắn viên đạn này được đưa ra cung nghinh rước vào ban đêm ngày 12. và sáng ngày 13. trên quảng trường Fatima với hàng trăm ngàn người tham dự hành hương long trọng.

Vì thế, nếu đi hành hương sang Fatima, nên đi vào ngày 12. và 13. hàng tháng. Buổi chiều tối ngày 12. có lần hạt rước nến ánh sáng lung linh kiệu Đức mẹ Fatima với triều thiên có viên đạn, đêm canh thức ngoài trời ở công trường Thánh lễ đại trào tới 24.00 giờ. Và sáng ngày 13. từ 09.00 giờ có rước kiệu Đức mẹ và thánh lễ đại trào bế mạc ngày hành hương chính thức mỗi tháng.

kath.net, 08.05.2015
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long








 
Top Stories
Chine: Victimes de la politique de l’enfant unique, des persones âgées manifestent
Eglises d'Asie
10:01 08/05/2015
Mercredi 6 mai, plusieurs centaines de personnes âgées ont manifesté devant le ministère de la Santé et du Planning familial à Pékin pour se plaindre de la précarité de leurs conditions économiques. Parents endeuillés par la perte de leurs enfants, ils dénoncent la politique de l’enfant unique comme la cause de la précarité financière à laquelle ils sont contraints aujourd’hui.

Selon Radio Free Asia (RFA) qui rapporte la nouvelle dans une dépêche datée du 7 mai, huit cents personnes âgées ont manifesté en présence d’un important déploiement policier. Elles portaient des pancartes où l’on pouvait lire les inscriptions suivantes : « Si vous voulez que le rêve chinois devienne réalité, soulagez la peine des parents endeuillés ! » ou bien « Qui doit supporter les conséquences des politiques gouvernementales ? ». Des manifestants portaient un T-shirt où était inscrite la phrase : « Notre lignée familiale a été interrompue par la politique de l’enfant unique ! »

Outre les policiers, des bus avaient été amenés sur place par les autorités pour ramener chez elles les personnes âgées. Plusieurs bus étaient ainsi programmés pour partir à Shenyang, distante de 700 kilomètres de la capitale chinoise.

Selon un manifestant interrogé par RFA, toutes les personnes âgées rassemblées ce mercredi ont été contraintes d’adhérer à la politique de l’enfant unique, politique édictée le 25 septembre 1980, il y a presque trente-cinq ans, et ont eu le malheur de voir leur enfant décéder depuis. « Nous n’avons personne pour prendre soin de nous ou nous soutenir. Nous avons perdu nos enfants et le montant que nous percevons de nos retraites est bien insuffisant pour ne serait-ce que survivre, explique ce manifestant. Si nous devons aller à l’hôpital, il nous faut débourser des sommes très importantes. »

Selon les estimations des milieux proches de ces manifestants, le nombre des personnes âgées qui ont perdu leur unique enfant et qui ne disposent pas du minimum vital aujourd’hui s’élève à un million. Ces personnes âgées s’estiment en droit de revendiquer des moyens de subsistance au gouvernement car, font-elles valoir, elles ont obéi à la politique de l’enfant unique non par choix personnel mais par sens du devoir envers la communauté nationale.

Venue du Jilin, province du Nord-Est, une manifestante qui ne s’identifie que sous le pseudonyme de A Fang précise qu’à titre personnel, elle ne remet pas en cause la politique de l’enfant unique, mais qu’elle reproche au gouvernement de se dérober à ses responsabilités en refusant de faire face aux conséquences induites par cette politique. « Le problème ne va pas disparaître, met-elle en garde. Plus ils essaieront d’esquiver leurs responsabilités, plus l’esprit de rébellion grandira. »

Zhao Min vient elle du Hebei, la province qui entoure Pékin. Son fils unique est mort à l’âge de 16 ans, au cours d’une rixe provoquée par cinq jeunes sous l’emprise de l’alcool – qui, par ailleurs, ont réussi à échapper à toute condamnation. « Chacun sait la place qu’un enfant décédé peut occuper dans le cœur de ses parents. Aucune douleur n’est plus lourde à porter. Nous ne demandons pas grand-chose ; nous pensons que la législation est juste, mais nous avons perdu nos enfants et nous réclamons justice. »

En manifestant ainsi le 6 mai, les parents endeuillés soulignent certaines des contradictions des politiques démographiques et sociales menées par les autorités depuis 1980. Les raisons qui ont présidé à la mise en place de la politique de l’enfant unique sont connues : au tournant des années 70 et 80, Deng Xiaoping lance le pays sur la voie des réformes économiques, et les planificateurs mettent en garde contre le risque de voir les efforts en termes d’accroissement de la richesse grignotés par une augmentation démographique jugée excessive. Des experts étrangers sont consultés et préconisent la mise en place d’un système de retraite et de sécurité sociale pour inciter les couples à réduire leur fécondité. Mais la haute direction chinoise tranche, estimant que la mise en place d’un tel système est trop coûteuse et sa réussite hasardeuse. En décrétant la politique de l’enfant unique, elle décide d’opter pour une politique volontariste et coercitive de maîtrise de la croissance de la population.

Trente-cinq ans plus tard, la politique de l’enfant unique est toujours en place, même si elle a été, timidement, remise en cause récemment. En revanche, l’Etat a progressivement mis en place un système de retraites. Toutefois, la difficulté est que ce programme est à la fois inégalitaire, incomplet et très nettement sous-financé.

Selon le site Question Chine.net, les inégalités sont flagrantes et se lisent dans le montant des pensions : après une augmentation décidée en 2011, les retraites mensuelles payées aux fonctionnaires ou assimilés s’élèvent à 2 175 yuans (300 euros) contre seulement 1 500 yuans (210 euros) dans le privé. Mais, pour les moins bien lotis (ouvriers agricoles ou travailleurs occasionnels des grands centres urbains), les sommes sont dérisoires et dépassent rarement 100 yuans (14 euros). Par ailleurs, à partir de 1997, plusieurs réformes pilotes ont été lancées qui aboutirent à pensionner plus de 300 millions de travailleurs urbains et près de 500 millions de ruraux dans deux systèmes de retraite séparés. Mais les sommes versées restent maigres et aucune inégalité n’a été corrigée. Surtout, la question du financement n’a pas été réglée. Il y a peu, suivant les conseils des sociologues chinois, l’idée a été avancée d’allonger la durée du travail à 65 ans pour les hommes et 60 ans pour les femmes (actuellement, l’âge de la retraite est de 60 ans pour les hommes et 55 ans pour les femmes). Le projet a suscité un tel tollé que le Conseil des Affaires d’Etat, i.e. le gouvernement central, l’a abandonné.

En comparaison, par exemple, de la France où les plus de 65 ans représentent 18 % de la population, la Chine ne compte encore qu’une proportion limitée de personnes âgées : 9,4 % de plus de 65 ans en 2013 (soit 126 millions de personnes, dont 35 millions ont de très faibles revenus). Toutefois, le déficit des caisses de retraite est déjà considérable et les démographes indiquent que le vieillissement de la population chinoise s’accélère. Les statistiques gouvernementales montrent qu’en 2050, un tiers de la population chinoise sera âgé de plus de 60 ans.

Dans ce contexte qui promet une exacerbation des tensions sociales, l’Etat tente de réagir et légifère pour inscrire dans la loi des comportements culturels ancrés dans le confucianisme et caractérisés par le respect des plus jeunes envers les aînés mais que les évolutions sociales récentes semblent avoir affaibli. Pour ce faire, les dirigeants de la Chine populaire, qui ont pour habitude de regarder de très près ce que leurs homologues de Singapour font, se sont inspirés de mesures en vigueur dans la cité-Etat. Depuis le début des années 1990, les autorités singapouriennes peuvent poursuivre les enfants qui abandonnent leurs parents nécessiteux pour les obliger à contribuer financièrement à leur soutien. Depuis juillet dernier en Chine populaire, une nouvelle disposition oblige les enfants devenus adultes à rendre visite à leurs parents âgés. Un amendement à la Loi sur la protection des droits et intérêts des personnes âgées stipule ainsi que les enfants, parvenus à l’âge adulte, sont responsables du soin, tant affectif qu’économique, de leurs parents âgés. L’amendement criminalise par ailleurs les violences domestiques faites aux personnes âgées et précise qu’un veuf ou une veuve, ou bien encore une personne divorcée, est libre de se remarier avec la personne de son choix, et que ce remariage n’enlève pas aux enfants préexistants leur devoir d’assistance envers leurs parents âgés.

Une des difficultés posées par cet amendement, font valoir les juristes chinois, est qu’il ne définit pas la fréquence appropriée des visites que doivent les enfants à leurs parents, pas plus qu’il ne fixe de sanctions en cas de non-observation de cette obligation filiale. Il ne dit rien, de plus, des parents qui ont perdu leurs enfants. Les critiques disent que, plutôt que de légiférer, le gouvernement devrait s’attacher à rendre réellement équitables, efficaces et pérennes les systèmes de protection sociale et de retraite qui ont été progressivement institués ces quinze à vingt dernières années. (eda/ra)

(Source: Eglises d'Asie, le 8 mai 2015)
 
Vietnam: Un projet de loi sur la religion est très mal accueilli par les évêques et le clergé catholiques du Vietnam
Eglises d'Asie
10:08 08/05/2015
Le 22 avril dernier, le Bureau gouvernemental des Affaires religieuses extrayait subitement de ses tiroirs un projet de loi jusque-là inconnu, le projet de loi N° 4 sur les croyances et la religion. Il était envoyé à toutes les communautés religieuses du pays. Celles-ci étaient invitées, dans un délai de quinze jours, à prendre connaissance de ce texte comportant douze chapitres et un total de 27 pages), afin de renvoyer aux fonctionnaires gouvernementaux leurs remarques et leurs contributions. Les Affaires religieuses précisaient que les communautés qui n’auraient pas envoyé de réponse avant la fin du temps prescrit seraient considérées comme ayant donné leur accord à l’ensemble des dispositions du texte.

Les promoteurs du projet de loi n’auront pas été déçus sur ce point ; ils n’ont pas eu à attendre la fin du délai imparti pour connaître le jugement des responsables catholiques. Le 4 mai, leur parvenait une réponse collective de la Conférence épiscopale. Auparavant, dès le 28 avril, six jours seulement après la réception du texte, le diocèse de Kontum avait réagi avec éclat, suivi de près par le diocèse de Bac Ninh, qui envoyait sa contribution le 1er mai.

Si les évêques ont largement respecté le calendrier imposé par les autorités, il est fort probable que les remarques et propositions qu’ils leur ont fait parvenir ne leur aient pas apporté entière satisfaction. L’évêché de Kontum demande au Bureau des Affaires religieuses d’abandonner purement et simplement ce projet. De son côté, la Conférence épiscopale affiche sans ambages son désaccord avec le projet N° 4 et demande aux fonctionnaires ayant élaboré le projet de revoir entièrement leur copie en tenant compte du mouvement contemporain pour la liberté et la démocratie. La contribution du diocèse de Bac Ninh est également sévère pour un texte dans lequel elle ne relève aucun point positif.

Au sein des milieux catholiques, la première réaction au projet de loi sur les croyances et la religion aura donc été celle de l’évêché du diocèse de Kontum, une région où les chrétiens issus des minorités ethniques sont placés sous haute surveillance par les cadres administratifs. Une lettre ouverte envoyée au Bureau provincial des Affaires religieuses rassemble les opinions du clergé et des fidèles de ce diocèse des hauts plateaux du Centre-Vietnam. La critique du projet y est particulièrement franche et le jugement porté sur lui sans détour et sans appel. La lettre commence par affirmer que la rapidité de la réponse du diocèse n’est due qu’à la volonté d’exprimer son désaccord avec le texte proposé, le Bureau ayant déclaré que l’absence de réponse serait considérée comme valant approbation du projet.

Selon la lettre, la première réaction du clergé a été de déclarer que la contribution du diocèse serait tout à fait inutile, comme avait été inutile la contribution proposée par les évêques à la Constitution mise en vigueur en 2013. En outre, les signataires de la lettre refusent que le gouvernement impose aux religions sa propre réglementation, chacune d’entre elles ayant son droit canon et ses règles. Il est paradoxal de constater, ajoute la lettre, que des dirigeants « sans croyances religieuses » établissent ainsi les lois réglementant le fonctionnement interne de la religion.

Une autre opinion recueillie dans la lettre affirme que cette demande de contribution de la part des autorités n’est qu’une parodie de démocratie. En réalité, les cadres continueront de penser que les religions, opium du peuple, sont destinées à dépérir. D’autres font remarquer que la nouvelle loi ne fait que prolonger le système en vigueur en matière religieuse, à savoir l’obligation pour chaque religion de demander une autorisation à l’Etat pour chacune de ses activités.

Enfin, in cauda venenum, la lettre se termine par une conclusion cinglante. Plutôt que de vous occuper des affaires religieuses, suggère la lettre, efforcez-vous d’assurer la défense du pays assailli de toutes parts, aujourd’hui, par son voisin du Nord. Le clou est enfoncé encore davantage par la question embarrassante posée au Parti communiste vietnamien : « Que s’est-il vraiment passé lors des entretiens qui ont eu lieu en 1990, à Thanh Do [transcription vietnamienne de la ville de Chengdu – NDLR], en Chine entre dirigeants chinois et vietnamiens ? » Le contenu de l’accord conclu entre les deux Partis communistes n’a jamais été rendu public. Pourquoi un tel secret ?, interroge la lettre.

Il y a moins d’humeur et d’emportement dans la lettre envoyée au ministère de l’Intérieur par le Bureau permanent de la Conférence épiscopale en réaction au projet de loi, mais le ton n’est pas moins ferme. Contrairement à la tradition historique du Vietnam où la loi a toujours été conçue en référence au bonheur et à la satisfaction du peuple, le projet de loi N° 4 ne vise qu’à satisfaire les intérêts des gouvernants. Le projet tourne le dos à la liberté de croyance et de religion et suscite davantage d’inquiétudes dans la population qu’il n’apporte de satisfaction. La lettre relève ensuite quatorze articles ou paragraphes qui font difficulté ou qui sont contraires aux lois internationales.

La conclusion est très sévère. Le projet N° 4 est en opposition avec la Déclaration universelle des droits de l’homme et même avec la Constitution en vigueur du Vietnam. En outre, si on le compare à l’Ordonnance sur les croyances et la religion de 2004, ce texte constitue un retour en arrière. En conséquence, la Conférence épiscopale propose aux autorités d’élaborer un autre projet plus conforme à la démocratie.

Les opinions sur le projet de loi, émanant de l’évêque, des prêtres et des laïcs du diocèse de Bac Ninh, recueillies dans une lettre envoyée aux autorités, témoignent de la même insatisfaction à l’égard d’un texte jugé prétentieux et envahissant. La lettre souligne, comme la lettre du Bureau permanent de la Conférence épiscopale, le retard du projet par rapport à la Déclaration universelle des droits de l’homme, à la Constitution de la République socialiste du Vietnam et aux déclarations des évêques du Vietnam. Après avoir relevé de nombreux manques, avoir souligné l’opposition de nombreux articles au droit international, la lettre du diocèse de Bac Ninh propose aux autorités de refondre leur document pour le bonheur de la population du Vietnam. (eda/jm)

(Source: Eglises d'Asie, le 8 mai 2015)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Những mốc điểm thời gian đáng nhớ về cuộc đời Giám mục của Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi
Lm Giuse Nguyễn Hữu An, sưu tầm
12:28 08/05/2015
Những mốc điểm thời gian đáng nhớ về cuộc đời Giám mục của Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi

Ngày 17 tháng Tư năm 1975, Đức Cha Nicôla về nhận Giáo phận Phan thiết.

Ngày 17 tháng 4 năm 1975, trên chuyến máy bay Air Vietnam, đây là chuyến cuối cùng, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình cùng với một phái đoàn nhỏ, từ Sài Gòn, đưa Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi ra nhận Giáo phận Phan Thiết, với tư cách là Giám Quản Tông Tòa.

Khoảng 9 giờ 30, chiếc máy bay của Hãng Air Vietnam đáp xuống phi trường Bình Tú (Phan Thiết), trong tiếng rít rợn rùng của đạn pháo Việt cộng.

Nghi lễ nhậm chức diễn ra đơn giản vào khoảng 11 giờ 30 tại Nhà Thờ Chính Tòa trong nghi thức Chầu Thánh Thể, giữa Đức Giám Quản Tông Tòa Nicôla Huỳnh Văn Nghi và một số khoảng 15 linh mục hiện diện lúc đó qua nghi thức tuyên hứa tuân phục Vị Chủ Chăn mới mình, cùng với sự có mặt của khoảng 50 giáo dân Giáo xứ Chính Tòa.

Sau bữa cơm trưa tại Nhà xứ Chính Tòa, phái đoàn của Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình trở về lại Sài Gòn trên một chiếc trực thăng của quân đội VNCH, bởi vì chiếc máy bay của Hãng Air VietNam đã quay trở về lại Sài Gòn ngay sau khi đỗ khách xuống Phi trường Bình Tú ban sáng.

Và, sáng ngày 19-4-1975, cùng với thăng trầm của lịch sử của Quê Hương và Đất Nước Giáo phận Phan Thiết cũng bắt đầu viết lên những trang sử mới của mình, trong lo âu và phó thác, cũng như trong tin yêu và hy vọng…

40 năm qua, Giáo Phận Phan Thiết đã lớn lên từng ngày trong hồng ân Thiên Chúa và tấm lòng của Người Cha Già kính yêu, Đức Cha Nicôla.

Nay Chúa đã gọi Ngài về với Chúa. Tìm lại trong dữ liệu, dịp Kim Khánh Linh Mục và Ngân Khánh Giám Mục của Ngài, xin gởi đến quý độc giả vài tư liệu.

Thư mục vụ số 16 ngày 01.8.1999 của Đức Cha Nicolas, dịp Ngân Khánh Giám Mục.

Kính gởi Quý Cha, quý tu sĩ nam nữ, chủng sinh và toàn thể anh chị em giáo dân Giáo Phận Phan Thiết
Anh Chị em thân mến

Ngày 11.8.1999 tới đây là ngày kỷ niệm Ngân Khánh Giám Mục của tôi. Nhờ ơn Chúa, tôi đã được chứng kiến ngày sinh, những giai đoạn chuyển mình vươn lên của Giáo Phận Phan Thiết, một Giáo Phận sinh sau đẻ muộn và ra đời giữa cảnh chiến tranh và khó khăn của Đất Nước. Phan Thiết của chúng ta là Giáo Phận thứ 25 của Giáo Hội Chúa ở Việt Nam. Tôi đã từng nói Phan Thiết là đứa con út trong đoàn con các Giáo Phận

Nhắc lại ngày sinh nhật này của Giáo phận, tôi muốn được chia sẻ một vài cảm nghĩ với anh chị em.

TẤT CẢ ĐỀU LÀ ƠN

Cảm nghĩ đầu tiên của tôi là tất cả đều là Ân huệ của Chúa, mọi sự đều do Chúa ban cho. Thánh Phaolô đã viết: “Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh” (1Cr 4,7). Việc thiết lập và lớn lên của Giáo Phận, số giáo dân từ 68.110 người tăng lên 130.000; số linh mục, chủng sinh, dự tu và nam nữ tu sĩ cũng gia tăng. Ngoài ra, còn phải nói đến số thánh đường, nhà xứ, phòng giáo lý, tu viện và các cộng đồng nữ tu được tái thiết hay xây mới. Công tác xã hội và truyền giáo cũng đạt được những kết quả khả quan. Tất cả những thành công đó, chúng ta đều đã lãnh nhận. Chúa ban cho chúng ta được góp phần vào sự trưởng thành và lớn mạnh này. Chúng ta tạ ơn Chúa và quyết tâm làm việc. Giám mục, linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo dân chúng ta hãy cố gắng nhiều hơn nữa. Đừng ai trong Giáo Hội, ngồi không mà không làm việc gì. Hãy đoàn kết và hợp tác với nhau, vì làm chung, làm nhiều người, mọi người đều làm, kết quả mới dồi dào và bền vững. Ngoài ra, như đã gián tiếp nói là, chúng ta cần cầu nguyện. Vì không có Chúa, chúng ta không làm được gì (x. Ga 15,5).. hãy siêng năng cầu nguyện và chầu Thánh Thể Chúa.

HIỆP NHẤT NÊN MỘT

Một trong những mối bận tâm lớn của tôi, trong 24 năm qua là cổ động và làm hết sức mình để mọi người đểu trân trọng và bảo vệ sự hiệp nhất. Hiệp nhất giữa anh em linh mục với nhau, giữa các ngài với giám mục, nhất là giữa linh mục với giáo dân trong các giáo xứ. Giáo Hội cần sự hiệp nhất để đối phó với những thách đố của thời đại, Dân Chúa cần hiệp nhất để xây dựng và phát triển Đất Nước và Giáo Hội. Chúa Giêsu đã cầu xin: “Xin cho họ được hoàn toàn nên một, để thế gian nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương Con” (Ga 17,23).Trong việc bảo vệ và cổ võ sự hiệp nhất, các linh mục vẫn giữ một vai trò then chốt. Các ngài là mối dây liên kết các tín hữu với nhau, và với Đức Giám Mục. Các ngài cũng là gương mẫu của đàn chiên về sự hiệp nhất.

SỰ THÁNH THIỆN LÀ MỤC ĐÍCH

Qua 25 năm phục vụ dân Chúa với tư cách là giám mục, cũng như suốt 46 năm làm linh mục, tôi nhận thấy đối với tất cả chúng ta, linh mục, tu sĩ và giáo dân “chỉ có một điều cần mà thôi”, đó là SỰ THÁNH THIỆN. Một giáo dân thánh thiện sẽ nâng cả thế giới lên, một tu sĩ thánh – nam cũng như nữ - sẽ làm rạng danh Chúa và Giáo Hội. Nhưng bặc biệt là các linh mục, vì “trong công cuộc canh tân Giáo Hội, hàng linh mục giữ một vai trò tối quan trọng” (Vaticano, LM. Số 1). Kinh nghiệm đã cho thấy một giáo xứ biết nỗ lực nên thánh thường là một giáo xứ hiệp nhất và bình an, hạnh phúc và nhiệt tình truyền giáo. Anh Chị em hãy phấn đâu cổ vũ và giúp nhau đạt đến mục tiêu ấy.

HÃY TRUYỀN GIẢNG TIN MỪNG

Cảm nghĩ và ước nguyện chót của tôi là anh chị em hãy mạnh mẽ đưa đức tin chia sẻ với đồng bào chưa biết Chúa. “Như Cha đã sai Thây, Thầy cũng sai các con” (Ga 20,21); “Các con hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28,19); “Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,15).

Truyền giáo là bổn phận của mọi tín hữu, mọi giáo xứ, giáo phận và và Giáo Hội. Chúng ta hãy dùng đời sống gương mẫu của bản thân, của gia đình và giáo xứ chúng ta làm công cụ truyền giáo. Hãy dạn dĩ truyền bá và cổ vũ những giá trị Tin Mừng như: Công bình, sự thật, tình thương, tự do, hòa bình, nhân phẩm và nhân quyền, luân lý, văn minh và văn hóa. Hãy dành nhiều phương tiện vật chất và nhân sự, nhiều thời giờ và tài năng hơn cho công cuộc truyền giáo.

Xin chúc anh chị em nhiều ơn Chúa và sức khỏe và xin cầu nguyện cho giáo phận và cho tôi.

Nicolas Huỳnh văn Nghi

Bài chia sẻ: KIM KHÁNH LINH MỤC (1953 – 29/6 – 2003)

“Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến các con như vậy. Các con hãy ở lại trong tình thương của Thầy” (Ga 15,9).

Anh chị em thân mến,

Hôm nay, nhờ ơn Chúa thương, tôi được diễm phúc mừng ngày Kim Khánh linh mục giữa anh chị em. Trong thánh lễ này, tôi đặc biệt nhớ đến các linh mục cao niên và cũng nhớ đến những cụ ông cụ bà đã mừng hay sắp mừng kim khánh hôn phối: vì ơn gọi linh mục cũng như ơn gọi hôn nhân, cả hai đều xuất phát từ Thiên Chúa và hướng về Thiên Chúa. Chúa phán: “Hãy là Thánh, vì Ta là Thánh, Ta Yahvé, Thiên Chúa của các ngươi” (Lv 19,2). Nên thánh là ơn gọi chung của mọi tín hữu.

Trở lại với Lời Chúa được trích dẫn ở trên.

Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào.

Chúa Cha đã yêu mến Chúa Giêsu từ thuở đời đời. Người là Ngôi Hai Thiên Chúa, con một của Chúa Cha. Thánh Gioan Tông đồ viết: “Chúa Cha đã yêu thương Chúa Con trước khi thế gian được tạo thành” (Ga 17,24).

Người đã được sai xuống thể; Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận Người (Ga 6,19) và đã xức dầu tấn phong Người, để Người đi loan báo Tin Mừng (x. Lc 4,18). “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe Lời Người” (Mc 9,7). Chúa Cha đã long trọng nói cho thế gian biết tình yêu này (x. Mc 1,11; 9,7).

Chúa Cha cũng đã ban cho Chúa Con mọi quyền năng và đặc sủng: quyền tha tội (x. Mt 9,6), quyền xét xử (x. Ga 3,7), quyền trừ quỷ và chữa lành các bệnh tật, quyền làm cho kẻ chết sống lại và ban sự sống cho những ai tùy ý Người (x. Ga 5,21). Chính Người đã mạc khải cho các tông đồ biết là “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời và dưới đất” (Mt 28,18), và bằng chứng tình yêu lớn nhất, đó là ơn Chúa Cha cho Người sống lại từ cõi chết (Gl 1,1)

Thầy cũng yêu mến các con như vậy.

Chúa Giêsu đã yêu thương các môn đệ như Chúa Cha yêu thương Người, theo mẫu và với tình yêu của Chúia Cha. Vì yêu thương, Người đã chọn các môn đệ để họ sống với Người, làm bằng hữu của Người và để Người sai họ đi giảng đạo. Người đã ban cho họ quyền trừ quỷ và chữa lành các tật bệnh. Người cũng đã cho phép họ được tha tội, Người dành thời gian để dạy dỗ và huấn luyện họ giảng đạo, Người đã gìn giữ và bênh vực họ trước lời phê phán và kết án của nhóm Biệt phái và Thông luật. Ngừơi còn ủy nhiệm cho họ việc nối tiếp sự vụ truyền giáo của Người: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con” (Ga 20,21).

Năm mươi năm trước đây, ngày 29-6-1953, vì yêu thương, Chúa cũng đã chọn tôi làm linh mục của Người: không vì tài năng hay công trạng của tôi, mà vì lòng tốt và ý muốn của Người (x. Ga 15,16). Trở ngược dòng thời gian, tháng 8 năm 1939, tôi được vào Tiểu chủng viện. Đi tu là từ bỏ mình một phần nào. Khi còn bé, tôi thích giỡn, thích chơi và cũng thích làm những việc lặt vặt giúp cha mẹ. Vì thế, rất nhiều người bỡ ngỡ khi nghe tin tôi đi tu. Một người cậu của tôi nói với mẹ tôi: “nó đi tu à. Tôi đánh cá nó không ở được hơn 3 tháng!”. Nhưng rồi một năm đã trôi qua, rồi 2 năm. Chúa đã kêu gọi ai Ngài không bao giờ rút lời. Nhưng không may, thời gian tôi học ở chủng viện lại là thời gian chiến tranh. Các chính quyền kế tiếp nhau sụp đổ, việc học hành nhiều lần bị gián đoạn. Mãi đến năm 1947, tôi mới được trở lại học. Năm 1950, tôi được đề cử đi du học bên Pháp. Ba năm sau, được thụ phong linh mục, rồi trở về quê hương, được bổ nhiệm làm giáo sư, quản lý ở chủng viện. Năm 1961, được cắt cử làm chánh xứ Gò Vấp; 4 năm sau, làm chánh xứ Tân Định. Ngày 11-8-1974, tôi được tấn phong làm Giám Mục phụ tá giúp Đức Tổng Giám Mục Sài Gòn. Tám tháng sau, vì chiến tranh, khiến Đức Cha được bổ nhiệm coi sóc Giáo Phận Phan Thiết không đến nhận nhiệm sở được, Toà Thánh tạm bổ nhiệm tôi ra Phan Thiết làm Giám Quản Tông Toà đến ngày 8-12-1978, rồi sau đó làm Giám Mục chính toà đến ngày nay. Trong thời gian này – kể cả năm năm kiêm chức Giám Quản Tông Toà Giáo Phận Tp. Hồ Chí Minh (1993-1998) – Chúa đã chọn tôi, đã trao tác vụ, đã gìn giữ, bênh vực, nâng đỡ và hỗ trợ tôi thi hành nhiệm vụ đến ngày nay.

“Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến con (các con) như vậy”.

Các con hãy ở lại trong tình yêu của Thầy.

Để giúp chúng ta hưởng những hoa quả của tình yêu Thiên Chúa: là bác ái, hoan lạc, bình an, thư thái, hoà hợp, hiệp nhất, v.v…, Chúa Giêsu đã dạy: “Các con hãy ở lại trong tình yêu của Thầy” (Ga 15,9). Đây là khí cụ, là bí quyết và là con đường để khắc phục những thử thách, khó khăn, để bảo vệ sự thư thái, an bình; để duy trì sự vui mừng, khí thế và niềm tin mọi nơi và mọi lúc. Thánh Phaolô viết: “Không gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Chúa Kitô. Phải chăng là sự gian truân, khôn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo” (Rm 8,15). Đặt câu hỏi, rồi thánh nhân đáp: “Chúng ta đã toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta” (Rm 8,35).

Hãy ở lại trong tình yêu của Chúa Kitô. Hãy ở lại, hãy ngồi đó, đừng nhúc nhích, di dời. Đừng tìm tình yêu ở nơi khác hay ở nơi người khác, nhất là những người giàu tiền giàu của, giàu quyền lực, giàu nhan sắc, v.v... Hãy bám chặt vào tình yêu Chúa Kitô, đừng lãng quên, đừng lơ là. Mỗi buổi sáng, hãy cảm nghiệm tình thương của Chúa, và suốt ngày hãy sống như đang ở trong tình thương của Người.

“Hãy ở lại trong tình thương của Thầy”, cũng có nghĩa là tránh né tất cả những gì làm cản trở, làm xa rời, làm yếu đi tình yêu ấy như tội lỗi, những tính hư tật xấu, những tệ nạn, tệ đoan, tính ích kỷ, sự kiêu căng, lòng tham lam tiền bạc, danh vọng, quyền thế: vì ánh sáng không chung sống được với tội lỗi.

Ở lại trong tình yêu Chúa, còn là tạo mọi điều kiện thuận lợi để tình yêu của Người được đến với chúng ta, xâm nhập vào trí óc và tâm hồn chúng ta, đồng hoá tư tưởng và tâm tình của chúng ta với tư tưởng và tâm tình của Người. Thánh Phaolô viết: “Hãy có những tâm tình như chính Chúa Kitô Giêsu” (Pl 2,5), rồi ngài kể: sự khiêm tốn, sự từ bỏ, sự quên mình, sự vâng lời và vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá.

Và trên tất cả mọi sự, điều phải nói đó là: sự vâng phục thánh ý của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã phán: “Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình yêu thương của Người” (Ga 15,10). Sống thánh thiện, chu toàn nhiệm vụ hằng ngày, yêu thương nhau… đó là ở lại trong tình yêu của Chúa.

Sau hết, ở lại trong tình yêu của Thầy cũng chính là ở lại trong tình thương của nhau, là yêu thương, là hiệp nhất với nhau, vì như những nhành nho nhờ kết hợp với thân cây mà được sự hiệp nhất, cấu thành một cây nho, cùng hưởng một nhựa sống. Hãy củng cố tình yêu và sự hiệp nhất trong Giáo Phận. Hiệp nhất với Giám Mục, vì không có Giáo Phận nếu không có Giám Mục. Hiệp nhất giữa các anh em linh mục, giữa các tu sĩ trong hội dòng, giữa giáo dân trong giáo xứ, cũng như trong gia đình và giữa các gia đình, ở đâu cũng cần tình thương và sự hiệp nhất.

Kết luận: Hãy cùng nhau ghi sâu vào ký ức và đời sống. Tôi quyết tâm, chúng ta quyết tâm “ở lại trong tình yêu của Chúa Kitô và trong tình yêu thương nhau”. Amen.

Nicolas Huỳnh văn Nghi

Lời chúc mừng của Đức Cha Giuse Vũ duy Thống, Giám mục Phó Giáo Phận
nhân ngày kim khánh linh mục của Đức Cha Nicolas

Kính lạy Đức Cha,

Hôm nay muôn con tim, muôn cõi lòng của anh chị em tín hữu thuộc hai Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh và Phan Thiết đang hướng về Đức Cha với biết bao ngưỡng mộ và trìu mến nhân ngày Kim khánh linh mục và 29 năm làm Giám Mục của Đức Cha.

Tất cả con cái Đức Cha thuộc hai Giáo phận đều muốn về đây quây quần chung quanh Đức Cha nhân ngày kỷ niệm trọng đại nầy để cùng với Đức Cha tạ ơn Chúa đã quan phòng gìn giữ Đức Cha hồn an xác mạnh trên quãng đường dài cả nửa thế kỷ phục vụ Thiên Chúa và dân Ngài.

Trong cuộc hành trình 50 năm linh mục và 29 năm Giám mục, Đức Cha đã để lại cho hai giáo phận biết bao thành tích tuyệt vời, giữa những thăng trầm lịch sử, giữa những thay đổi, những biến chuyển, những khó khăn tưởng chừng không vượt qua được.

Công lao Đức Cha thật là lớn, nhưng thời giờ eo hẹp và lòng khiêm tốn của Đức Cha không cho phép chúng con nói hết những sáng tạo, những đóng góp của Đức Cha cho hai giáo phận về phương diện mục vụ cũng như xã hội, về vật chất cũng như tinh thần, kể từ ngày Đức Cha được Chúa gọi lên bàn thờ để hiến dâng cả cuộc đời phụng sự Ngài: 29/6/1953,

- Làm giáo sư Chủng Viện Sài Gòn.
- Làm chánh xứ Gò Vấp rồi Tân Định.
- Làm Giám Mục Phụ tá Tổng Giáo Phận Sài gòn.
- Làm Giám Quản Tông Toà, rồi làm Giám Mục chính Toà Phan Thiết
- Với 5 năm làm Giám quản Tông Toà từ xa cho giáo phận TPHCM (1993-1998), Đức Cha đã tỏ ra là một người mục tử nhiệt tình say mê phục vụ, say mê dìu dắt đàn chiên Chúa giao phó.

Hai mươi mốt năm trời làm linh mục ở Sài gòn với tài đức sẵn có, nhất là với bản chất hiền hòa, nhân ái như đức tính chủ đạo trên đường phục vụ, Đức Cha đã tạo nên một niềm khâm phục, ngưỡng mộ và tín nhiệm cho mọi người. Vì thế, Đức Cha quả là xứng đáng để Giáo Hội nâng lên trọng trách làm Giám mục Phụ tá Giáo phận Sài Gòn.

Rồi chưa đầy một năm sau, Đức Cha lại nhận nhiệm vụ giữa tình thế vô cùng khó khăn phức tạp. Làm Giám quản Tông tòa và tiếp theo là Giám mục Chính tòa tiên khởi giáo phận Phan Thiết mới thành lập.

17 tháng 4 năm 1975, Đức Cha đã ra nhận nhiệm vụ giữa lúc khói lửa chiến tranh ngùn ngụt. Đức Cha phải nhìn giáo phận như một công trình không có ngày mai.

Nhưng niềm tin của Đức Cha, Giám hiệu của Đức Cha: “Thiên Chúa là Tình Yêu”, Tình yêu muôn đời vạn thuở của Thiên Chúa, chính là niềm tin, niềm hy vọng, là nơi Đức Cha nương tựa để luôn luôn nhìn về phía trước, dù có phải dấn bước giữa đêm tối mịt mù.

Hai mươi tám năm làm Giám mục Giáo phận, Đức Cha đã kiên trì tin tưởng trong mọi tình huống, đem hết sáng kiến và tài đức ra ứng phó trước mọi hoàn cảnh, mỗi bước hành động của Đức Cha là một hy vọng sáng lên giữa lòng giáo phận. Vâng, giáo phận thân yêu của Đức Cha đang lớn dần, liên tục triển nở. Có thể nói Giáo phận 1975 như mảnh áo tơi tả, nhưng nay 2003, đã mặc y phục huy hoàng rồi.

Con số giáo dân mới đầu chỉ trên 68 ngàn, nay đã tăng tới trên 145 ngàn người rải rác trong 5 giáo hạt, 49 giáo xứ, 37 giáo họ.

Các cơ sở vật chất được kiến tạo không ngừng, từ đó đến nay đã có 45 nhà thờ và nhà nguyện được tu sửa hoặc xây mới, mới nhà mới cả giáo điểm. Kèm theo nơi cầu nguyện còn có bao nhiêu nhà xứ, phòng giáo lý, nhà văn hóa,. v.v. cũng đã mọc lên. Hầu như giáo xứ nào cũng thay da đổi thịt mà công lao đóng góp của Đức Cha là chính.

Về phía nhân sự phục vụ giáo phận, ban đầu có 58 linh mục, trong đó nay đã có 13 vị về Nhà Chúa. Bù đắp lại Đức Cha đã làm tăng số linh mục phục vụ lên tới 71 vị. Bên cạnh đó, trên 100 Đại Chủng Sinh và tu sinh, sẵn sàng kế thừa tác vụ của cha anh – cộng với gần 250 tu sĩ nam nữ chung vai sát cánh với hàng linh mục để phục vụ và mở mang Giáo Hội.

Về phương diện mục vụ, Đức Cha đã dần dần kiện toàn cơ cấu hội đồng mục vụ từ cấp giáo xứ đến giáo phận. Đức Cha cũng đã phục hồi và củng cố liên tục sinh hoạt của các giới: các gia trưởng, Bà mẹ Công Giáo, thiếu nhi Thánh Thể, nhất là Đức Cha luôn quan tâm đến giới trẻ để tránh cho họ khỏi rơi vào những cạm bẫy của thời đại. Đức Cha thường khuyến khích các em học tập bằng cách cấp học bổng, tổ chức lớp tình thương, các lớp cải hồi câm điếc. Đức Cha cũng không quên mở mang hội nhập văn hóa, khai thác năng khiếu, tổ chức cho các em các giải thưởng văn nghệ nhỏ: truyện ngắn, viết thư cho Chúa Hài Đồng,. v.v.

Lá thư mục vụ của Đức Cha gửi thường xuyên cho toàn giáo phận là món ăn tinh thần quý giá cho giáo sĩ và giáo dân bồi dưỡng niềm tin, cổ vũ sự hiệp thông, cổ vũ công cuộc loan báo Tin Mừng trong toàn Giáo phận.

Các cộng đoàn tu sĩ nam nữ cũng được Đức Cha giúp đỡ tinh thần và vật chất, tổ chức sinh hoạt Liên tu sĩ hằng tháng để các cộng đoàn, các dòng xây dựng sự hiệp nhất và giúp nhau trong sứ mệnh làm chứng nhân của Tin Mừng.

Về phương diện bác ái xã hội, với kinh nghiệm trên bốn mươi năm làm việc, tham dự nhiều cuộc hội họp giao lưu quốc tế, Đức Cha đã đầu tư vào biết bao công trình xóa đói giảm nghèo, xây dựng môi trường, phát triển và cứu trợ khẩn cấp trên cả các giáo phận Việt Nam. Riêng tại giáo phận nhà, Đức Cha đã đầu tư từ những dự án nhỏ hỗ trợ chăn nuôi, phân giống cây trồng đến các giếng nước, đường sá, cầu cống, đập nước ở nông thôn, xây dựng nhà tình thương, phương tiện cho người tàn tật… những hoạt động xã hội như thế không bao giờ ngừng trong giáo phận.

Kính lạy Đức Cha, giờ đây sau 50 năm linh mục và 28 năm giám mục phục vụ giáo phận nhà, Đức Cha cũng thỏa lòng với công sức, trí tuệ, với con tim đầy nhiệt huyết đã cống hiến cho Giáo Hội và những thành quả vô cùng tốt đẹp đã đạt được.

Chúng con, toàn thể giáo sĩ, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và giáo dân của Giáo phận xin vui mừng với Đức Cha, hiệp thông với Đức Cha trong thánh lễ tạ ơn trọng đại nầy. Chúng con hãnh diện được Chúa ban cho giáo phận một vị chủ chăn nhân từ thánh thiện, vị chủ chăn can đảm, khôn ngoan, vị hoa tiêu dày kinh nghiệm đã điều khiển con thuyền giáo phận an toàn vượt qua bao sóng gió.

Chúng con vô cùng ngưỡng mộ, kính mến và cầu chúc Đức Cha sống lâu muôn tuổi, sống mãi với giáo phận như người cha chung trẻ mãi không già.

Chúng con xin hết lòng trân trọng.

+ Giuse Vũ Duy Thống

Thư chúc mừng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

Kính gởi: Hiền đệ Nicolas Huỳnh Văn Nghi
Giám mục Giáo phận Phan Thiết

Hiền đệ khả kính,

Từ xa chăm chú hướng nhìn và theo dõi Hiền đệ với lòng quý mến thắm tình anh em, Ta nhiệt liệt chúc mừng Hiền đệ về thói quen trình bày Lời Chúa và giáo huấn cứu độ của Người và nhất là về ngày mừng kỷ niệm 50 năm linh mục sắp cử hành. Vì thế, không chỉ toàn thể cộng đồng Giáo Hội của Hiền đệ sẽ long trọng đón mừng biến cố đáng nhớ này, mà Ta đây cũng muốn được tham dự ngày lễ ấy, ngỏ hầu lòng quý mến của Ta và danh thơm tiếng tốt về hiền đệ được công khai bày tỏ.

Vì chưng, trước đây, do tâm tình và ý muốn của Đức cố Giáo Hoàng Phaolô VI, vô cùng đáng nhớ, Hiền đệ đã được ghi danh vào số những người kế vị các Tông đồ, với hiệu tòa Selsea và đã tiến lên chức thượng tế để quản lý các mầu nhiệm thánh. Kế đó, suốt 5 năm sau, Hiền đệ đã nhận Giáo phận Phan Thiết với chức vụ là Giám quản Tông Tòa “trực thuộc Tòa Thánh”, để những người giáo dân ở đó được hưởng sự lãnh đạo vững chắc của Hiền đệ và được đón nhận cách tràn đầy những ơn trợ giúp thiêng liêng.

Hiền đệ thân mến, Ta cũng biết rõ những năm nổi bật những chứng từ lỗi lạc về đức tin, những chứng từ mà tại Tổng Giáo Phận Thành Phố Hồ Chí Minh, Hiền đệ đã bày tỏ cách rạng ngời trong thời gian làm Giám quản tông Tòa, nơi mà trước kia, khi còn là giám mục phụ tá, những tài đức của Hiền đệ đã được chiếu tỏa. Ta cũng không muốn thinh lặng bỏ qua mà không nhắc đến lòng trung thành của Hiền đệ đối với Ta và đối với Tòa Thánh, hơn nữa, Ta cũng muốn biểu dương lòng trung thành ấy bằng những lời ngợi khen xứng hợp.

Vì vậy, trước ngày kim khánh linh mục hồng phúc của Hiền đệ, Ta muốn lời của Ta, gói ghém trong bức tông thư này, được Chúa chấp nhận. Ta khẩn xin Chúa Giêsu mục tử nâng đỡ Hiền đệ với lòng trìu mến. Xin Đức Trinh Nữ Maria diễm phúc phù hộ Hiền đệ, dưới sự che chở cao cả của Người. Đồng thời, cúi xin Đấng Cứu Thế thưởng công bội hậu cho Hiền đệ, qua ơn phép lành Tòa Thánh của Ta, trước hết được ban cho Hiền đệ trong tình huynh đệ, và tiếp theo phải được rộng ban cho tất cả mọi tín hữu.

Từ Tòa Thánh tại Vatican, ngày 26 tháng 5 năm 2003
V Giáo Hoàng Gioan Phaolo II



Thư chúc mừng của Đức Hồng Y Crescenzio Sepe,
Tổng Trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho các dân tộc

Roma, ngày 17 thàng 6 năm 2003
Prot. số 2289/03
Kính thưa Đức Cha,

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 ngày thụ phong Linh mục của Đức Cha, tôi xin được nói là tôi rất gần gũi với Đức Cha cách thiêng liêng, để tạ ơn Chúa với Đức Cha về hồng ân chức linh mục mà Đức Cha đã lãnh nhận từ tay Chúa Giêsu Kitô năm 1953.

Lòng biết ơn mà Đức Cha dâng lên Chúa cũng là lòng biết ơn của tôi về những năm dài Đức Cha nhiệt tâm phục vụ Chúa và Giáo Hội của Người, về chứng từ của đời sống linh mục và Giám mục hoàn toàn dâng hiến cho Tin mừng Chúa Kitô của Đức Cha. Tôi đặc biệt tạ ơn Chúa cùng với Đức Cha về lòng trung thành anh dũng và sự liên kết vững vàng của Đức Cha với Đấng kế vị Thánh Phêrô, mà Đức Cha đã minh chứng trong thời gian đảm nhiệm chức Giám quản tông toà Giáo Phận Phan Thiết (1975-1979) và Giám quản Tông Toà ở Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh (1993-1998). Cùng với Đức Cha, cầu Chúa ban cho thừa tác vụ linh mục và Giám Mục của Đức Cha trổ sinh nhiều hoa trái, lợi ích cho Giáo Hội và cho các linh hồn, và để cuộc đời mục tử của Đức Cha sẽ là một khích lệ cho các linh mục trẻ trên Đất Nước của Đức Cha.

Trong giờ phút hiệp thông linh thiêng này, tôi cũng xin được hướng về Đức Giám Mục Phó Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, các linh mục, các tu sĩ nam nữ, các chủng sinh, các giáo lý viên, các tông đồ giáo dân, cộng đoàn Dân Chúa trong Giáo Phận và tất cả những anh chị em đang tham dự thánh lễ Kim Khánh linh mục của Đức Cha, những lời chào mừng và cầu chúc nhiệt thành, hầu tất cả tiếp tục là những nhân chứng quảng đại của Tình yêu mà Chúa Cha dành cho mọi người.

Trong khi kêu cầu Chúa tuôn đổ muôn hồng ân của Người trên Đức Cha, tôi xin kính gởi đến Đức Cha những lời chúc mừng chân thành, cùng những tâm tình kính yêu và thân thiết của tôi trong Chúa Giêsu Kitô.

Ad multos annos!

Hồng Y Crescenzio Sepe
Bộ Trưởng Bộ Truyền Giảng Tin mừng cho các dân tộc


Thư chúc mừng của Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà,
Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

Kính gởi: Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi
Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết

Kính thưa Đức Cha,

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày thụ phong linh mục của Đức Cha, con xin thay mặt Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và nhân danh cá nhân xin gởi đến Đức Cha lời cầu chúc bình an và Thánh Thiện.

Vì công việc mục vụ của Giáo Phận nên con không thể đến để cùng dâng Thánh lễ tạ ơn với Đức Cha vào ngày 29-6-2003, nhưng con xin cùng hiệp lời và nguyện xin Thiên Chúa qua lời bầu cử của Đức Mẹ Lavang, Thánh bổn mạng của Đức Cha ban cho Đức Cha được nhiều sức khoẻ, đạo đức, lòng nhiệt thành để chu toàn trách vụ Thiên Chúa trao phó.

Trong Đức Kitô mục tử nhân lành.

Nha trang, ngày 24-6-2003

+ Phaolô Nguyễn Văn Hoà
Giám Mục Giáo Phận Nha Trang
Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
 
Thông cáo của Ủy ban Giáo lý Đức tin HĐGMVN về điều được gọi là ''Sứ điệp từ trời''
+GM Giuse Nguyễn Năng
10:05 08/05/2015
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cơ chế xin-cho trong tôn giáo ở VN?
TS. Đoàn Xuân Lộc / BBC
19:47 08/05/2015
Cơ chế xin-cho trong tôn giáo ở VN?

Mới đây chính quyền Việt Nam soạn thảo một dự luật về tín ngưỡng, tôn giáo – được gọi là ‘Dự thảo 4 Luật tín ngưỡng, tôn giáo’ nhằm thay thế Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 – và đề nghị các tôn giáo góp ý kiến về nội dung Dự thảo này.

Đáp lại đề nghị trên, Ban Thường vụ HĐGM hôm 4/5/2015 đã nhân danh Hội đồng Giám mục (HĐGM) gửi một bản nhận định, góp ý đến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Phạm Dũng.

Được biết có ít nhất bốn giáo phận – Bắc Ninh, Kontum, Vinh và Xuân Lộc – cũng đã chính thức gửi nhận định, góp ý của mình tới Chủ tịch Quốc hội và/hay Ban Tôn giáo Chính phủ.

Trong những bản nhận định, góp ý ấy, HĐGM và bốn Tòa Giám mục (TGM) đã rõ ràng, thẳng thắn chỉ ra nhiều khiếm khuyết, bất cập, phi lý trong Dự thảo 4.

‘Tái lập cơ chế Xin-Cho’

Bản nhận định, góp ý của HĐGM viết: ‘Luật được tạo ra nhằm đảm bảo quyền con người, tạo sự bình đẳng cho các tổ chức, cá nhân có cơ hội đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, đem lại bình an cho xã hội cùng cộng đồng dân tộc.’

Nhưng theo những nhận định của các giám mục, Dự thảo 4 không hội đủ những yếu tố đó.

Một thiếu sót quan trọng được HĐGM cũng như các giáo phận Bắc Ninh, Vinh và Xuân Lộc nêu ra là Dự thảo này không công nhận sự tồn tại hợp pháp của một tổ chức tôn giáo trước pháp luật Việt Nam.

Văn thư góp ý của TGM Xuân Lộc còn chỉ rõ thiếu sót đó ‘sẽ dẫn đến nhiều bất cập khác’.

Chẳng hạn, vì không được nhìn nhận tư cách pháp nhân, các tổ chức tôn giáo không được bình đẳng trước pháp luật như các tổ chức khác – đặc biệt trong những lĩnh vực liên quan đến đất đai vốn đã được Bộ luật Dân sự 2005 qui định.

Hơn nữa, cũng vì không có tư cách pháp nhân các tổ chức tôn giáo không ‘được tham gia vào các hoạt động xã hội bình đẳng với các tổ chức, cơ quan khác’.

Đó cũng là lý do tại sao Giáo phận Bắc Ninh đề nghị các tổ chức, chức sắc tôn giáo phải được bình đẳng trước pháp luật và được quyền mở trường học, bệnh viện như các tổ chức xã hội, cá nhân hay tổ chức nước ngoài khác.

Không chỉ không cho các tổ chức tôn giáo được bình đẳng trước pháp luật và trong xã hội, Dự thảo 4 còn có nhiều điều khoản cho phép chính quyền can thiệp sâu vào đời sống, sinh hoạt của các tổ chức tôn giáo – bằng ‘nhiều thủ tục rườm rà, nhiều cơ chế khắt khe, ràng buộc’, nhiều ‘quy định quá tỷ mỷ và khắt khe’ và nhiều ‘đòi hỏi vô lý, quá nặng nề và phiền toái’ – và ‘chỉ nhằm mang lại quyền lợi cho nhà cầm quyền’.

HĐGM và bốn giáo phận nói trên đã chỉ ra một số điều khoản như thế.

Chẳng hạn, Điều 32 của Dự thảo quy định các tổ chức tôn giáo chỉ được tổ chức hội nghị, đại hội theo hiến chương, điều lệ sau khi có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay Điều 49 quy định các tôn giáo cử chức sắc, nhà tu hành, tín đồ tham gia hoạt động tôn giáo, khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài phải có sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

Theo các giám mục, những việc làm như vậy ‘không cần sự chấp thuận của cơ quan nhà nước’ vì đó là ‘việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo’ và là ‘vấn đề thuần túy tôn giáo’.

Tòa Giám mục Vinh cũng chỉ ra rằng cụm từ ‘được Nhà nước công nhận’ được sử dụng rất nhiều trong các chương về ‘Đăng ký sinh hoạt tôn giáo’, ‘Đăng ký hoạt động tôn giáo’, ‘Tổ chức tôn giáo’ và ‘Hoạt động tôn giáo’.

Đó cũng là lý do tại sao TGM Bắc Ninh cho rằng ‘những điều nêu trong Dự thảo 4 muốn tái lập cơ chế Xin-Cho trong các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo’. Đây là một cơ chế ‘biến quyền tự do của con người thành những thứ quyền Nhà nước nắm trong tay và ban lại cho người dân qua những thủ tục cấp phép’.

Tương tự, Giáo phận Vinh nhận định Dự thảo này ‘quay trở lại quy chế Xin–Cho’, còn TGM Kontum khẳng định Dự thảo 4 vẫn ‘mang nặng tính Xin-Cho như bao năm qua’. TGM Xuân Lộc cũng thấy ‘cơ chế Xin-Cho xuyên suốt bản Dự thảo’.

Một sự can thiệp quá sâu, mang nặng tính Xin-Cho như vậy là không thể chấp nhận được vì như Giáo phận Bắc Ninh khẳng định: ‘Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là ân huệ’.

‘Một bước thụt lùi’

Tại cuộc họp với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà nội ngày 20/09/2008, khi còn là Tổng Giám mục Hà Nội, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt cũng đã khẳng khái nêu rõ ‘tự do tôn giáo là quyền chứ không phải ân huệ Xin-Cho’.

Quyền căn bản ấy, như bản nhận định, góp ý của HĐGM và của TGM Bắc Ninh và Vinh chỉ ra, đã được khẳng định trong các công ước quốc tế – như ‘Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền’ hay ‘Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị’ của Liên hiệp quốc mà Việt Nam đã ký kết – và Hiến pháp sửa đổi năm 2013 của Việt Nam.

Vì vậy, các giám mục Việt Nam nhận định Dự thảo 4 đi ngược lại với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được Công ước, Tuyên ngôn Quốc tế và Hiến pháp Việt Nam thừa nhận.

Đặc biệt, theo nhận định của HĐGM và bốn TGM, thay vì đưa ra những điều khoản tiến bộ nhằm tôn trọng, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, Dự thảo này là ‘một bước thụt lùi so với Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004’.

Chuyện chính sách, pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam ‘không bắt kịp đà tiến của xã hội’ và cứ tiếp tục ‘thụt lùi’, ‘tụt hậu’ không có gì quá ngạc nhiên. Nhiều người cho rằng xét về mức độ tự do, dân chủ Hiến pháp sửa đổi năm 2013 có nhiều điểm thụt lùi so với Hiến pháp 1992 và thậm chí thua xa Hiến pháp 1946.

Một điểm bất cập khác được các giám mục nêu ra là Dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo này có những từ ngữ mơ hồ, dễ ‘dẫn đến những lạm quyền, nhũng nhiễu, giải thích luật tùy tiện’, như cụm từ ‘theo quy định của pháp luật’. Cụm từ này cũng xuất hiện nhiều trong các văn bản pháp luật quan trọng khác của Việt Nam.

Vì ‘tạo ra quá nhiều thủ tục rườm rà, nhiều cơ chế khắt khe, ràng buộc, khiến các sinh hoạt tôn giáo bị cản trở’, Hội đồng Giám mục đã ‘không đồng ý’ Dự thảo 4 và đề nghị ‘soạn lại một bản dự thảo khác phù hợp với xu thế tự do, dân chủ và mang tầm vóc của xã hội tiến bộ’.

Hơn nữa, các giám mục Việt Nam cũng yêu cầu ‘bản dự thảo mới phải được tham khảo ý kiến từ các tổ chức tôn giáo. Đặc biệt, các tổ chức tôn giáo phải được công nhận tư cách pháp nhân và được pháp luật bảo vệ’.

Có được lắng nghe?

Khi gửi những kiến nghị của mình, HĐGM cũng như các Tòa Giám mục đều mong rằng những ý kiến, đóng góp của mình sẽ được chính quyền Việt Nam lắng nghe một cách nghiêm túc và qua đó có những điều chỉnh thích hợp.

Có thể nói không chỉ người Công Giáo Việt Nam mà bất cứ ai muốn Việt Nam thực sự dân chủ, tự do, phồn thịnh cũng có mong ước đó. Đất nước chỉ có thể phát triển theo hướng đó khi mọi người trong xã hội được bình đẳng, tự do và quyền lợi của họ được pháp luật tôn trọng, bảo đảm.

Nhưng liệu những góp ý chân thành, thẳng thắn đó sẽ được giới hữu trách Việt Nam đón nhận?

Trong văn thư góp ý của mình, TGM Kontum cho rằng chính quyền Việt Nam kêu gọi góp ý cho Dự thảo này chỉ vì muốn tỏ ‘vẻ dân chủ’ và những ý kiến đóng góp sẽ ‘vô ích’ vì ngay cả những góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (nay là Hiến pháp sửa đổi 2013) – trong đó có kiến nghị của HĐGM Việt Nam – ‘đâu có được lắng nghe’ủ

Nhân định bi quan đó của Giáo phận Kontum không phải là không có cơ sở vì nếu dựa vào những chính sách, luật pháp được ban hành gần đây, có thể dễ dàng nhận thấy chính quyền Việt Nam vẫn muốn giới hạn các quyền tự do nói chung và tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng và tìm cách can thiệp sâu vào các sinh hoạt, hoạt động của các tổ chức dân sự, tôn giáo.

Một điều nữa cho thấy chính quyền Việt Nam tiến hành lấy ý kiến cho Dự thảo này chỉ có lệ là thời hạn góp ý Dự thảo quá ngắn dù như TGM Xuân Lộc nhận định ‘đây là một văn bản luật quan trọng, có liên hệ thiết thực tới đời sống của một số rất lớn, nếu không nói là đại đa số người dân’.

Trang mạng của Giáo phận Kontum có đăngcông văn gửi các tôn giáovề việc góp ý Dự thảo 4 của Bộ Nội vụ - Ban Tôn giáo Chính phủ. Công văn này được ký ngày 10/04/2015 và hạn để gửi ý kiến là ngày 05/05/2015. Trong bản góp ý của mình, TGM Kontum cho biết chỉ nhận được công văn ngày 22/04/2015.

Công văn đó còn có câu ‘Hết thời hạn trên, nếu không nhận được văn bản góp ý của Quý vị xin được hiểu là đã đồng ý với dự thảo Luật’.

Thời gian sẽ cho biết chính quyền Việt Nam có nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp của Giáo Hội Công Giáo hay như Tòa Giám mục Kontum nhận định tất cả mọi chuyện đã được quyết định và góp ý chỉ ‘vô ích’.
 
Thông Báo
Cáo phó: Thân mẫu LM Anthony Đinh Minh Tiên, OP, qua đời
Tang Gia
14:43 08/05/2015
CÁO PHÓ

Chúng tôi xin chân thành báo tin đến thân nhân và bạn hữu xa gần:
Mẹ của chúng tôi là:
Bà Cố MARIA ĐINH THỊ RÊ
Sinh ngày 1 tháng 1 năm 1927 tại Thức Hóa, Giao Thủy, Bùi Chu
đã về với Chúa lúc: 7:30 AM ngày 8 tháng 5 năm 2015 tại tư gia.
Hưởng thọ 88 tuổi

Chương trình thánh lễ, cầu nguyện và an táng như sau:
Thứ Bảy, ngày 9 tháng 5 năm 2015
8:30 – 9:30 AM: Thánh Lễ Đưa Chân tại GX. Đức Mẹ La-vang, 12314 Old Foltin Rd., Houston, TX 77086
Thứ Năm, ngày 14 tháng 5 năm 2015
6:00 - 7:30 pm: Nghi thức phát tang tại GX. Đức Mẹ La-vang, 12314 Old Foltin Rd., Houston, TX 77086
Thứ Sáu, ngày 15 tháng 5 năm 2015
10:00 am - 9:00 pm: Thăm Viếng và Cầu Nguyện tại Nhà Quàn American Heritage
10710 Veteran Memorial Dr., Houston, TX 77038, Phone: (281) 445-0050
Thứ Bảy, ngày 16 tháng 5 năm 2015
8:30 am: Thánh Lễ An Táng tại GX. Đức Mẹ La-vang
Sau đó tiễn đưa linh cửu đến nơi an nghỉ tại Nghĩa trang Brookside
13747 Eastex Freeway 59, Houston, TX 77039, Phone: (281) 448-2762

Xin cầu nguyện cho linh hồn Maria về hưởng nhan thánh Chúa trên Nước Trời

Lm. Anthony Đinh M. Tiên, O.P.
và các Gia đình các con các cháu
 
Văn Hóa
Viết cho hiệu trưởng ép giáo viên phá thai!
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
06:34 08/05/2015
Viết cho hiệu trưởng ép giáo viên phá thai!

Cô hiệu trưởng thân mến[1],

Người ta nói rằng “sự học trước hết phải biết phân biệt việc nghĩa với việc hại.” Đó là sứ mạng của những nhà giáo dục chân chính. Việc nghĩa bao giờ cũng đề cao những giá trị cao quý, giúp con người sống hạnh phúc và bình an. Một trong những giá trị ấy là “hiếu sinh”. Tự bản chất, ai ai cũng yêu quý sự sống của chính mình và của muôn loài muôn vật. “Nhân linh ư vạn vật” chẳng phải nói với ta rằng con người vốn linh thiêng hơn hết mọi loài và là nền tảng cho mọi sự trong vũ trụ sao. Khi biết câu chuyện cô ép buộc giáo viên của mình phá bỏ bào thai để giữ thành tích cho trường, tôi lắng lo cho “thành tích chết người” của nhà trường khiến cô phải hành động như thế.

Cô là hiệu trưởng của chị Lương Thị Hà (SN 1982, giáo viên trường mầm non Ngũ Đoan –Thanh Hóa). Tình đồng nghiệp bỗng dưng bị rạn nứt khi cô gây sức ép lên chị Hà phá thai vì chị sắp sinh con thứ ba. Cô cho rằng chị H sinh em bé làm giảm thành tích của nhà trường. Vì danh dự và chỉ tiêu của trường, cô đang tâm đòi người mẹ giết bỏ bào thai vô tội. Thú thực, khó ai có thể chấp thuận hành động vô nghĩa và bất nhân của cô, vì chẳng ai ủng hộ việc giết đi một con người để đảm bảo thành tích cả! Nếu người ta chấp nhận giết người vì một thành tích nào đấy thì tôi không biết là sự nghiệp giáo dục của nhà trường sẽ dẫn người ta đến đâu.

Chắc cô đồng ý rằng dù là công chức hay đảng viên, từ dân thường tới thượng lưu, bất cứ ai cũng phải tôn trọng sự sống của người khác. Khi nghe đồng nghiệp sắp có em bé, đáng lẽ cô phải phấn khởi chung chia hạnh phúc với gia đình người ta; đằng này cô lại quy về chỉ tiêu và thành tích để kết án tử cho một bào thai vô tội. Cô triệu tập cấp ủy, tổ trường, BCH Công đoàn để họp về vấn đề người khác đang mang thai. Tôi thực sự cười ra nước mắt cho câu chuyện của cô và trường Ngũ Đoan! Trong cương vị là hiệu trưởng, cô lấy quyền để gây sức ép cho người mẹ phải bỏ bào thai. Đó là cách tốt nhất để bảo vệ danh tiếng của trường, thưa cô? Tôi không nghĩ như thế! Một khi người ta biết cô – đại diện cho trường - hành động thiếu tôn trọng sự sống như thế, thử hỏi cha mẹ nào dám tin tưởng gửi con mình vào trường mẫu giáo của cô. Khi ấy, không những thành tích của trường đi xuống mà đạo đức nghề giáo cũng bị cô chà đạp.

Cô biết đấy, người mẹ nào cũng yêu quý đứa con mình mang nặng đẻ đau. Tình mẫu tử mách bảo cho người mẹ biết rằng sự sống của con mình là trên hết. Do đó, tôi đồng ý với cách hành xử của vợ chồng chị Hà, khi họ đã can đảm bảo vệ đứa con mình đang cưu mang. Ước gì cha mẹ nào cũng biết trân quý sự sống của thai nhi, một lòng yêu mến đứa con là thành quả của tình yêu của họ như thế! Cô ơi, dù trong tư thế “trên đe dưới búa” hay vì ích lợi nào đó cũng không thể biện minh cho hành vi ghê gớm đáng bị lên án của cô, bởi lẽ giáo dục chưa bao giờ dạy người ta làm điều hung dữ bất nhân. Vì thế, câu chuyện của cô trên mặt báo tựa một hồi chuông cảnh tỉnh những ai tiếp tay gây áp lực để người khác phá thai. Dù trong hoàn cảnh nào, không ai có quyền tước đoạt sự sống của thai nhi. Nếu vì luật pháp hay thành tích nào đó mà xúc phạm đến tính mạng người khác, thì đó là vi hiến và bất nhân. Bình tĩnh lại, tôi tin rằng cô hiểu được vấn đề và kịp thời chấn chỉnh.

Khi viết những dòng này, cô đã bị chính cha mẹ của bào thai đâm đơn tố cáo. Cáo trạng sẽ có trong nay mai. Tuy nhiên, trước tòa án lương tâm, bất kỳ ai xem thường sự sống của người khác, phá bỏ bào thai, đều đáng bị lên án bài trừ. Quả thực, lương tâm chân chính chưa bao giờ dạy người ta làm điều xấu xa, không bao giờ cho phép người ta tiếp tay cướp đoạt tính mạng của người khác. Trái lại, trong vai trò là người giáo dục, điều mà cô nên truyền thụ cho các học trò của mình là: làm lành lánh dữ.

Sau cùng, sự kiện của cô khiến tôi để tâm đến biết bao người còn đang tiếp tay cho các bà mẹ nỡ lòng phá bỏ bào thai của mình. Khi người mẹ hoang mang vì mang thai ngoài ý muốn, họ cần lắm một chỗ dựa tinh thần, một lời động viên nâng đỡ để tiếp sức cho bào thai của mình được mở mắt chào đời. Tiếc thay, trên thực tế không ít người vì một lợi ích thực dụng nào đó, đã đang tâm xúi dục người thân của mình phá thai. Xin đừng đặt bào thai ngang hàng với lòng ích kỷ hay thành tích của con người! Bởi lẽ sự sống luôn là quà tặng vô giá mà Thượng Đế dành riêng cho mỗi một bào thai, mỗi một con người vốn đòi hỏi ta phải nỗ lực giữ gìn và yêu thương. Chỉ những ai sống bất chấp luân thường đạo lý mới dám giết chết một thai nhi. Ngược lại, tôi và cô cũng như mọi người, chắc không ai muốn trở thành kẻ bất nhân, người bất nghĩa. Tất cả chúng ta đều hiếu sinh và ra sức bảo vệ sự sống của chính mình và người khác.

Cầu chúc cô có sự bình tâm để phân biệt đúng sai, để thấy được đâu là điều khiến ta cần can đảm bảo vệ, bất chấp những luật lệ vô lý hay thói đời bất nhân. Được như thế, tôi tin rằng dựa trên một nền giáo dục “vị nhân sinh” và hết mực ưu tiên cho sự sống của người khác, trường của cô sẽ luôn đứng đầu về thành tích giáo dục và thực sự là nơi sản sinh cho đất nước những nhân tài kiệt xuất. Xin cô đừng hành động ngược lại kẻo ảnh hưởng đến chính nghề giáo của cô và cả nhà trường bị mang tiếng là cưỡng bức giáo viên của mình phải phá thai.

Thân ái chào cô,

Đà Nẵng, 7.05.2015

Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.

[1] http://kienthuc.net.vn/soi-xet/hai-phong-hieu-truong-bi-to-ep-gv-pha-thai-vi-thanh-tich-487008.html
 
Mầu tháng Năm
Trầm Thiên Thu
09:53 08/05/2015
MÀU THÁNG NĂM

Tháng Năm lãng đãng chút sầu
Mừng Ngày Hiền Mẫu mà sao chợt buồn
Vì không còn mẹ trần gian
Con mồ côi thật, không còn ngờ chi
Buồn nhưng lại chẳng sầu bi
Vì còn Đức Mẹ nhân từ đỡ nâng
Xin dâng Mẹ đóa bâng khuâng
Nỗi niềm nhân thế xoay vòng đức tin
Nguyện xin Mẹ Chúa Thiên Đình
Giúp con sống trọn tâm tình mến yêu

SẮC HOA CUỘC ĐỜI

Tháng Năm về, ngàn sắc hoa thắm nở
Tô đẹp thêm nét thiên nhiên gian trần
Cho con biết tình yêu Chúa vô biên
Vẫn dạt dào tuôn trào Nguồn Thương Xót

Con nâng niu từng đóa hoa thắm sắc
Hái dâng Mẹ với lòng mến thiết tha
Tâm hồn con mong nở đóa đơn sơ
Dẫu màu đời biết bao lần thay đổi

Mỗi đóa hoa tượng trung một ngày mới
Kính dâng Mẹ mong yêu mến trọn niềm
Dẫu đời con vương mang lắm oan khiên
Hoa đời con nhạt phai màu héo úa

Đây sắc hoa tím rịm màu thương nhớ
Đây sắc hoa màu lo lắng, ưu tư
Đây sắc hoa xanh biếc màu ước mơ
Đây sắc hoa đỏ gian nan sớm tối

Bóng hoàng hôn vàng nỗi lòng bối rối
Tiếng chuông chiều vọng một cõi thầm mong
Con lâm lâm từng hạt kinh Kính Mừng
Cho Tháng Năm đẹp tươi màu yêu mến

Saigon, 8-5-2015
 
Mother's Day: Mẹ Hiền
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:59 08/05/2015
MẸ HIỀN
Đẹp thay tiếng Mẹ, con thưa,
Nguồn thiêng ân phúc, tuôn mưa dạt dào.
Quan phòng ẩn dấu thiên cao,
Cung lòng nôi ấm, thân trao nhiệm mầu.
Cội nguồn sự sống từ đâu?
An bài Tạo Hóa, in sâu trong người.
Trao ban sứ mệnh tuyệt vời,
Cưu mang sự sống, vào đời hiện thân.
Mẹ cha nuôi dưỡng ân cần,
Chăm con khôn lớn, thiện chân sống đời.
Nối dòng con cháu ra khơi,
Công danh rạng rỡ, vui đời Mẹ Cha.
Đáp đền tình Mẹ bao la,
Mừng ngày Hiền Mẫu, ngợi ca Mẹ hiền.
Trẻ, già, sống, chết, luân phiên,
Khắc tâm ghi cốt, ân thiên trong đời.
Làm con thảo hiếu gọi mời,
Yêu cha kính Mẹ, mọi thời trung trinh.
Ma-ry, Mẹ Chúa thiên đình,
Cầu an ban phước, dủ tình mến thương.

YÊU MẸ
Vinh danh thiên chức cao vời,
Cưu mang sinh nở, vào đời con thơ.
Hài nhi bé nhỏ đơn sơ,
Nép thân lòng mẹ, suối mơ dạt dào.
Nguồn thiêng dòng sữa ngọt ngào,
Vòng tay âu yếm, tựa vào ngực êm.
Bên nôi thao thức từng đêm,
Yêu thương khẽ gọi, êm đềm đỡ nâng.
Niềm vui chan chứa trào dâng,
Qua ngày đoạn tháng, xin vâng ơn trời.
Lo toan vất vả trong đời,
Tuổi xuân lặng lẽ, gọi mời hy sinh.
Nuôi con quên cả thân mình,
Dù bao gian khó, hết tình vì con.
Bao la lòng Mẹ sắt son,
Thân tâm ôm ấp, héo hon từng ngày.
Con ơi hãy nhớ điều này,
Công ơn sinh dưỡng, cao dầy biết bao.
Tạ ơn Thượng Đế trên cao,
Cầu cho Cha Mẹ, tuôn trào ân thiêng.

HIỀN MẪU
Mừng ngày Hiền Mẫu hôm nay,
Tâm tình gói trọn, mắt cay lệ nhòa.
Chào đời tiếng khóc oa oa,
Thân đau cắt dạ, Mẹ hòa niềm vui.
Trải qua gian khó ngọt bùi,
Nuôi con khôn lớn, chôn vùi ước mơ.
Gánh gồng trĩu nặng thiên cơ,
Nhiều đêm mất ngủ, con thơ quấy rầy.
Yêu thương mòn mỏi đong đầy,
Chân chùn gối mỏi, thân gầy xót xa.
Tảo tần vất vả bôn ba,
Cho con tất cả, phôi pha cuộc đời.
Ơn cha nghĩa mẹ cao vời,
Giữ tròn chữ hiếu, gọi mời dấn thân.
Trả ơn đáp nghĩa cho cân,
Sớm thăm tối viếng, ân cần hỏi han.
Ủi an nâng đỡ, đừng than,
Mẹ hiền yêu dấu, ơn ban bởi trời.
Cầu xin Mẹ sống trong đời,
An khang hạnh phúc, rạng ngời niềm vui.
 
Ngày hiền mẫu: Nghe nhạc phẩm Ngày Của Mẹ
Hàn Thư Sinh
14:47 08/05/2015
 
Lòng nhớ ơn mẹ
Lm.Daminh Nguyễn ngọc Long
12:47 08/05/2015
Lòng nhớ ơn mẹ

Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa đã ban cho chúng con người mẹ. Qua mẹ chúng con đã học biết, cảm nhận được tình yêu đầu đời của đời sống.

Mẹ đã dẫn đưa chúng con vào đời sống, đã săn sóc đùm bọc chúng con từ tuổi thơ ấu rồi trong suốt dọc cuộc đời.

Mẹ đã trao tặng chúng con thời giờ và sức lực của bà. Và như thế, tình yêu của mẹ luôn luôn rộng lớn thêm ra.

Mẹ đã sống cùng làm việc cho chúng con. Mẹ dậy chúng con sống và yêu thương.

Mẹ cầm tay dậy chúng con biết đi, biết cầm đũa bát ăn cơm, ăn bánh, biết dùng khăn rửa mặt, tắm rửa lau chùi thân thể cho khô sạch.

Mẹ đã dậy chúng con học ăn, học nói, biết lễ phép chào hỏi, biết làm dấu Thánh Gía, biết đọc kinh cầu nguyện.

Mẹ dậy chúng con biết viết cho đúng cho đẹp, biết đọc chữ, biết cách săn sóc y phục mặc quần áo.

Mẹ chỉ cho chúng con cách quyét lau, xếp đặt trưng dọn nhà cửa cho sạch sẽ, cách nấu ăn làm bếp.

Chúng con luôn luôn có thể đến với mẹ lúc còn thơ bé, cả khi đã lớn khôn trưởng thành. Nơi mẹ chúng con tìm nhận được sự an ủi, lời khuyên khích vực dậy vươn lên và sự giúp đỡ, những khi gặp khó khăn lo âu.

Với mẹ, chúng con có thể tâm sự, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn lo âu. Mẹ cùng chịu đựng và cùng xan xẻ gánh chịu với chúng con.

Mẹ là người yêu qúy nhất đời chúng con.

Khi còn mẹ, chúng con vui mừng hạnh phúc. Và hằng cầu xin sao cho mẹ mình sống mãi lâu năm bao nhiêu có thể, sống khoẻ mạnh với các con. Vì Mẹ là cây cột niềm vui, niềm trông cậy hạnh phúc của đời chúng con.

Nhưng theo luật tuần hoàn thiên nhiên, mẹ cũng như mọi người, loài thụ tạo trong công trình sáng tạo của Thiên Chúa, quãng đường đời sống trên trần gian cũng tới ngày hết hạn chấm dứt.

Mẹ đã nghe theo tiếng Thiên Chúa gọi ra đi về bên kia thế giới. Hay đúng hơn về quê hương trên trời bên Thiên Chúa. Nhưng không vì thế tình yêu mẹ nơi chúng con biến mất. Trái lại, Mẹ hằng sống động luôn mãi trong trái tim lòng biết ơn của các con mẹ.

Các con mẹ yêu mến mẹ, nhớ mẹ luôn mãi. Và như thế, tình yêu mẹ nơi các con càng dần lớn thêm ra.

Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa đã ban tặng người mẹ cho đời chúng con.

Vì những gì tốt đẹp hữu ích, mà mẹ đã làm cho chúng con,

Vì những gì là êm đềm thánh đức, mà mẹ chúng con đã được sống trải qua.

Vì những giá trị cao đẹp, mà mẹ chúng con đã sống gặt hái được trong đời sống.

Vì tất cả những tình tự yêu thương, mà mẹ đã trao tặng tỏ lộ cho chúng con.

Vì tất cả sự lo âu khắc khoải, mà mẹ phải bồn chồn trong hy vọng, và cả trong dòng nước mắt thất vọng cùng đau khổ đã sống trải qua.

Vì những đau khổ cực nhọc, mà mẹ đã đau đớn gánh chịu đựng.

Vâng, mẹ chúng con đã có đời sống là như thế. Chúng con cám ơn Chúa đã ban cho đời chúng con người mẹ chan chứa tình yêu, lòng vui tươi cởi mở niềm hy vọng, và chịu đựng nhiều đau khổ.

Nhớ tới mẹ, chúng con nhớ tới câu ngạn ngữ của người Ả Rập truyền khẩu trong dân gian “ Chìa khóa mở ra sự khôn ngoan nằm ở nơi đầu gối dưới chân người mẹ“.

Ngày nhớ ơn mẹ, 10.05.2015

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ Tôi
Dominic Đức Nguyễn
21:28 08/05/2015
MẸ TÔI
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Cổ tích nào có bóng dáng mẹ tôi
Đôi quanh gánh, quảy một trời vất vả
Chân nghiêng xiêu đếm bóng chiều quen lạ
Để mãi hư vô đàn con bỏ đường trần.
(Trích thơ của Minh Tuấn)