Ngày 05-05-2014
 
Top Stories
Holy See presents report to UN Committee on Torture
Vatican Radio
11:42 05/05/2014
2014-05-05 Vatican - The Holy See’s Permanent Observer to the United Nations in Geneva, Archbishop Silvano Tomasi, on Monday presented the Initial Periodic Report of the Holy See to the U.N.’s Committee on the Convention against Torture. The Holy See ratified the treaty in 2002.

We publish Archbishop Tomasi’s remarks below:

Mr. Chairperson, Members of the Committee,

Allow me, first of all, to extend cordial greetings to all the members of the Committee on the Convention against Torture and other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment. In the presentation of the Initial Report of the Holy See, I wish to introduce the members of our Delegation present for this interactive dialogue. With me this morning are Monsignor Christophe El-Kassis and Professor Vincenzo Buonomo, of the Secretariat of State of the Holy See, and Monsignor Richard Gyhra, Secretary of the Holy See Mission.

The Holy See acceded to the Convention against Torture (CAT) on June 22, 2002. It did so with the very clear and direct intention that this Convention applied to Vatican City State (VCS). In its capacity as the sovereign of Vatican City State, the Holy See provided an important “Interpretative Declaration” that shows its approach to the CAT. Such Declaration underlines the motives for accession to the Convention and expresses the moral support given to it, namely the defense of the human person as already indicated in the Universal Declaration of Human Rights.

For the Holy See, the Interpretative Declaration provides a necessary hermeneutic to understand the motives for acceding to the Convention and also for considering the implementation of the Convention by the legal order of Vatican City State which is the very exercise we are engaging in at this moment in the consideration of the Initial Report of the Holy See to the CAT.

In this sense, my Delegation deems it worthwhile to reiterate several of the more salient points of the Interpretative Declaration so as to properly frame the consideration and discussions of the Initial Report of the Holy See.

In the first place, the Interpretative Declaration lauds the Convention as a worthy instrument for the defense against acts of torture when it says: “The Holy See considers the Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment a valid and suitable instrument for fighting against acts that constitute a serious offence against the dignity of the human person.” In this sense indeed, the Holy See wished to express the harmony of its own principles and vision of the human person with those ideals and practices set forth in the Convention against Torture.

Second, the Declaration elaborates more precisely the Holy See’s position, in which the teaching of the Catholic Church clearly articulates its opposition to acts of violence and torture.

Third, although the Convention applies to Vatican City State, the Holy See adds a crucial moral voice in its support through its teaching and through the following statement: “In this spirit the Holy See wishes to lend its moral support and collaboration to the international community, so as to contribute to the elimination of recourse to torture, which is inadmissible and inhuman.”

Finally, and not of least importance, the Interpretative Declaration insists that “The Holy See, in becoming a party to the Convention on behalf of the Vatican City State, undertakes to apply it insofar as it is compatible, in practice, with the peculiar nature of that State.” As such, in regard to the application of the Convention and any examination, questions or criticisms, or implementation thereof, the Holy See intends to focus exclusively on Vatican City State, respecting the international sovereignty of this State and the legitimate and specific authority of the Convention and of the Committee competent to examine State reports. Hence, my Delegation judges it useful to present, briefly yet clearly, the essential distinctions between Vatican City State and Holy See, as described in the Initial Report.

The Holy See, as member of the international Community, is related but separate and distinct from the territory of Vatican City State, over which it exercises sovereignty. Its international personality has never been confused with the territories over which it has exercised State sovereignty. In its present form, Vatican City State was established in 1929 to more effectively guarantee the spiritual and moral mission of the Holy See. Therefore, colloquial references to the Holy See as the “Vatican” can be misleading. In this sense, the Holy See, as mentioned, globally encourages basic principles and authentic human rights recognized in the CAT, while implementing it within the territory of Vatican City State in harmony with the Interpretative Declaration.

Having presented some of the essential points that should guide and assist our discussion, I now wish to give an overview of the Holy See’s Initial Report.

The Initial Report of the Holy See, submitted to this Committee in December 2012, is divided into four parts: 1) Introduction, 2) General Information, 3) The Convention against Torture, and 4) Affirmation of the prohibition against torture and other cruel, inhuman or degrading treatment or punishment in the teachings and activities of the Holy See. Since much of the content of the Introduction has been already mentioned, as this provides a necessary guide to understanding the approach and perspective of the Holy See regarding the Convention, I shall proceed to the second part on “General Information”.

Apart from presenting the essential distinctions and relations between the Holy See, Vatican City State and the Catholic Church, I wish to highlight several important elements presented within the section of “General Information”. In particular, the first point of reference is the legal system of Vatican City State, that is autonomous in respect to the legal system of the Catholic Church. In fact, not all canonical norms are relevant for the governance of this territory. In relation to the topic of crime and punishment there are specific laws that criminalize illicit activities and provide for proportionate penalties in Vatican City State. The necessity of a penitentiary system, in this small territory, is minimal, especially considering certain aspects of the Lateran Treaty (Article 22) which afford this territory the option of utilizing the judicial assistance of the Italian State if deemed necessary.

As noted in the section on Statistics, the small population of Vatican City State, while receiving roughly 18 million pilgrims and tourists annually, has a relatively tiny number of criminal and penal matters registered. It is also worth mentioning that the message of the various media services of the Holy See, disseminated in the major languages, reaches a truly international audience that makes it arguably one of the most effective moral voices in the world for human rights, including the position against torture and other cruel and inhuman punishments.

Turning now to the third part of the Initial Report, which addresses systematically each of the sixteen substantive articles of the CAT, my Delegation wishes to highlight several significant steps and improvements in Vatican City State to comply with the Convention, even since the consigning of the Initial Report in December 2012. In the first place, there is the modification of Vatican City State legislation with the promulgation of Pope Francis’ Apostolic Letter on July 11, 2013, “On the Jurisdiction of Judicial Authorities of Vatican City State in Criminal Matters”, particularly article 3, of Law N. VIII, which deals specifically with the Crime of Torture. While the implementation of this basic law into the criminal and penal law of Vatican City State in some fashion touches upon different articles of the Convention, it is worth mentioning a few directly. In relation to Article 1 of the Convention, the new Vatican City State legislation integrates, practically verbatim, the definition of torture and cruel and inhuman punishment as supplied therein and, therefore, de facto, fulfills Article 4 of the Convention by its integration into the penal code and the establishment of appropriate penalties for such offences. Paragraph 6 of the same article 3 of the amended Law VIII effectively restates article 15 of the Convention, prohibiting the use of any statement made as a result of torture to be considered as evidence.

Also modified in July 2013, the amendments of Law IX address with greater specificity and clarity the questions of crimes, whether within or outside the territory of the State, of jurisdiction, of extradition, and of terms of sentencing. The procedural and legislative changes seek to implement the principles contained in the Convention against Torture under articles 3, 5, and 8. In particular, one should note the development on the question of extradition and also the denial thereof on the part of the Holy See if the requesting State practices torture or uses capital punishment.

To summarize, the third part of the Holy See Report must be viewed through the updates offered by the recent modifications to the procedures and legislation of Vatican City State which are a significant improvement from previous legislation and enhance positively the contents of the Initial Report. In fact, my Delegation views this new legislation as a direct result of the Holy See’s adhesion to the CAT. Therefore, I am sure the Committee will consider these new laws in the ensuing discussion and the eventual Concluding Observations.

The fourth part of the Initial Report, regarding the “Affirmation of the prohibition against torture and other cruel, inhuman or degrading treatment or punishment in the teachings and activities of the Holy See”, references the wide-array of documents, proclamations, publications, radio and television programs by which the Holy See actively addresses not only followers of the Catholic Faith, but also the international Community and all people of good will.

In this way, the moral voice of the Holy See, while promoting and defending all authentic human rights, reaches the members of the Catholic Church in an attempt to foster an interior conversion of hearts to love God and one’s neighbor. This love, in turn, should overflow into good practices at the local level in accordance with the laws of States. It should be stressed, particularly in light of much confusion, that the Holy See has no jurisdiction - as that term is understood also under article 2.1 of the Convention - over every member of the Catholic Church. The Holy See wishes to reiterate that the persons who live in a particular country are under the jurisdiction of the legitimate authorities of that country and are thus subject to the domestic law and the consequences contained therein. State authorities are obligated to protect, and when necessary, prosecute persons under their jurisdiction. The Holy See exercises the same authority upon those who live in Vatican City State in accordance with its laws. Hence, the Holy See, in respecting the principles of autonomy and sovereignty of States, insists that the State authority, which has legitimate competency, act as the responsible agent of justice in regard to crimes and abuses committed by persons under their jurisdiction. My Delegation wishes to emphasize that this includes not only acts of torture and other acts of cruel and inhuman punishments, but also all other acts considered as crimes committed by any individual who, notwithstanding affiliation with a Catholic institution, is subject to a particular State authority. The obligation and responsibility of promoting justice in these cases resides with the competent domestic jurisdiction.

To recapitulate this fourth part of the Report, it might be said that the measures employed by the Holy See to take effective legislative, administrative, judicial or other measures to prevent and to prohibit torture and to address its root causes to avoid future acts in this area are abundant. This manifests the Holy See’s desire “to lend its moral support and collaboration to the international Community, so as to contribute to the elimination of recourse to torture, which is inadmissible and inhuman.”

In line with above considerations, the Holy See assures this Committee of its continued implementation and promotion of the Convention against Torture. An analysis of the Concluding Observations offered in the reviews of other Member States suggests that an evolution in the interpretation of this document may raise some questions on the part of the States Parties. As Party to the CAT, the Holy See wishes, that in the application of the Convention to all appropriate new situations, all should remain within its specific area of concern that the CAT outlines.

My Delegation believes that the Holy See has fulfilled in good faith the obligations assumed under CAT, since it has integrated its values and principles into the legislation of Vatican City State according to the particular and unique nature of this State. In conclusion, allow me to underscore the singular role the Holy See has played, and will continue to play, in advocating on a global level the values and all human rights that safeguard the dignity of every person and which are a necessary component for friendly relations among peoples and peace in the world.
 
Pope: Christians must keep away from vanity, ambition and greed
Vatican Radio
11:41 05/05/2014
2014-05-05 Vatican - Pope Francis on Monday warned that there are people in the Church that follow Jesus for vanity or thirst for power and wealth, and he prayed the Lord to give us the grace to follow him for love.

The Pope was speaking during morning Mass at Casa Santa Marta.

Pope Francis took his cue from the Gospel reading of the day in which Jesus tells a group of people who were looking for him that they are doing so “ not because you saw signs, but because you ate the loaves and were filled”.

This episode, the Pope said, invites us to ask ourselves whether we are following the Lord for personal gain or because we love Him, because, he said, we are all sinners, and we need to make an effort and look into ourselves in the way we live our Faith.

Jesus – Pope Francis pointed out – mentions three attitudes that we must avoid when we follow God or search for Him. The first – he said – is vanity. In particular he refers to those who are in public positions who give alms or fast because they want to be seen doing so:

“This is not the right attitude. Vanity is not good, vanity causes us to slip on our pride and everything ends there. So I ask myself the question: and me? How do I follow Jesus? When I do good, do I do it under the public eye, or do I do it in private?”

And the Pope said, “I also think of pastors, because a pastor who is vain does not do good to the people of God: even if he is a priest or a bishop, he does not follow Jesus if he is besotted by vanity”.

And the other attitude Jesus warns against – the Pope continued – is thirst for power:

“Some of those who follow Jesus do so in search of power. Perhaps they do not do so with full consciousness. A clear example of this is to be found in John and James, the sons of Zebedee who asked Jesus to seat them in places of honour, one on His right and one on His left in his Kingdom. And in the Church there are climbers, people driven by ambition! There are many of them! But if you like climbing go to the mountains and climb them: it is healthier! Do not come to Church to climb! And Jesus scolds people with this kind of ambitious attitude in the Church”.

And Pope Francis noted that only when the Holy Spirit came, did the disciples change. But, he warned, sin remains in our Christian lives and we must continue to ask ourselves the question: “in what way do I follow Christ? Only for Him, even to the Cross, or do I do it for power? Do I use the Church, the Christian community, the parish, the diocese to gain some power?”

The third thing that takes us away from the righteousness of our intentions – Pope Francis said – is money:

“Those who follow Jesus for money, trying to take economic advantage of the parish, of the diocese, of their Christian community, of the hospital, or the college… Let us think of the first Christian community that was swayed by this intention: Simon, Ananias and Sapphira… this has been a temptation right from the beginning. And since, we have heard of so many good Catholics, good Christians, friends and benefactors of the Church that – it has been revealed - acted for personal profit. They presented themselves as benefactors of the Church and made money on the side…”

Pope Francis concluded asking the Lord for the grace to follow Jesus with the right intentions: without vanity, without desire for power, without lusting for wealth.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thực trạng truyền thông Công Giáo “thời broadband”
J.B. Đặng Minh An
03:51 05/05/2014
Thuyết trình tại Đại Hội Các Linh Mục Việt Nam tại Úc Châu

Kính thưa quý cha,

Năm 1999, cũng tại Adelaide này con đã có dịp trình bày về tương lai của truyền thông Công Giáo trong viễn tượng của Internet. 15 năm đã trôi qua, những bức phá về kỹ thuật và sự bùng nổ các mạng xã hội đã thay đổi sâu sắc các phương tiện truyền thông. Chúng ta đang đối diện với một thực tại vượt quá trí tưởng tượng phong phú nhất của những nhà truyền giảng Tin Mừng đi trước chúng ta.

Thực trạng ấy có hai đặc trưng chính: thứ nhất là từ việc chỉ có thể xuất bản trên Internet những văn bản và hình ảnh, ngày nay tất cả các dạng thức xuất bản bao gồm cả audio và video đều có thể phát qua mạng lưới điện toán toàn cầu. Thứ hai, là tất cả các biên giới về địa lý và thời gian đều bị san bằng. Nếu năm 1999 chúng ta nói về firewall, về những bức tường lửa thì ngày nay đó là những chuyện đang lùi dần về quá khứ. Với sự bùng nổ của các mạng xã hội như Facebook, Tweeter, ngay cả ở những quốc gia nơi mà chỉ cần đeo thánh giá trên cổ cũng đủ tù đầy chết chóc, người ta vẫn coi được lễ phong Thánh cho hai vị Giáo Hoàng.

Đi sâu hơn vào thực tại của các phương tiện truyền thông xã hội ngày nay, có những điểm con mong muốn được chia sẻ với quý cha để sao cho những thực tại mới này có thể giúp truyền thông Công Giáo đem lại những hệ quả tích cực đối với sự phát triển về phương diện tâm lý, đạo đức, và xã hội của cá nhân, cấu trúc và hoạt động của xã hội, sự giao lưu giữa các nền văn hóa, sự cảm nhận và truyền đạt các giá trị, thế giới quan, ý thức hệ và niềm tin tôn giáo.

1. Hiện tượng tái cấu trúc các phương tiện truyền thông xã hội.

Mùa hè năm 2012, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ủy thác cho Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng vào các hoạt động Tông Đồ của trường Đại Học Georgetown nghiên cứu về những ảnh hưởng của truyền thông xã hội trên người Công Giáo Hoa Kỳ. Kết quả cố nhiên là có những sai biệt khi áp dụng cho người Công Giáo Việt Nam, và cũng có những khác biệt sâu đậm giữa người Công Giáo sinh sống trong nước và hải ngoại. Tuy nhiên, những số liệu này cũng cho ta một hình dung về những gì đang diễn ra.

Một trong những kết quả thống kê đáng được đề cập là hiện tượng tái cấu trúc lại các phương tiện truyền thông xã hội. Trong hai phương tiện truyền thông cổ điển là báo in và truyền hình thì báo in đang chết dần mòn. Truyền hình vẫn tiếp tục dẫn đầu với 61% số người được hỏi coi đó là nguồn thông tin chủ yếu của họ. 20% trả lời là Internet. 12% trả lời là báo in và chỉ còn 4% nghe radio. Tuy nhiên, cũng cần nói thêm là với những tiến bộ mới trong vận tốc truyền thông tin, chẳng hạn như với chương trình National Broadband Network của Úc; và với sự đơn giản hóa tối đa việc truy cập vào Internet bằng các loại điện thoại smart phone, các loại ipad càng ngày càng ít người hồ nghi rằng chỉ trong vòng vài năm nữa Internet sẽ vượt xa truyền hình.

Với xu hướng đó, cần thiết là chúng ta phải có những đầu tư nhất định cho Internet Công Giáo nhưng trong thực tế đời sống của nhiều người Công Giáo Việt Nam tại hải ngoại báo in vẫn còn là nguồn thông tin duy nhất vươn tới được thì tờ Dân Chúa vẫn phải được duy trì. Cha Quảng có lẽ sẽ nói đôi lời về tương lai báo Dân Chúa, nhưng nếu không có những hỗ trợ của các cộng đoàn và các cha quản nhiệm thì tình hình là đáng quan ngại.

2. Ý thức về sự hiện diện của Giáo Hội trên mạng lưới điện toán toàn cầu.

Văn kiện “Giáo Hội và Internet” được Hội Đồng Tòa Thánh về Truyền Thông Xã Hội đưa ra ngày 02/03/2002 nói rõ rằng

“Linh mục, phó tế, tu sĩ và những giáo dân làm việc mục vụ cần phải được huấn luyện về truyền thông để tăng cường hiểu biết của họ về hệ quả của truyền thông xã hội đối với cá nhân và xã hội; và giúp họ đạt được một cách thế truyền thông làm rung động lòng người và gây thu hút nơi con người trong một nền văn hóa truyền thông.”

Như thế, rõ ràng quan điểm của Giáo Hội đối với Internet là rất tích cực. Thậm chí, cả Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 và Đức Thánh Cha Phanxicô đều có những accounts twitter lôi cuốn hàng mấy chục triệu người theo dõi.

Riêng tại Hoa Kỳ, Giáo Hội có lẽ hiện diện một cách tích cực trên Internet nhất so với tất cả các nước còn lại trên thế giới với một đài truyền hình Công Giáo phát 24 trên 24 trên Internet và một lực lượng hùng hậu hàng chục thông tấn xã Công Giáo cũng như cơ man những Web sites chuyên biệt của các dòng tu, giáo phận, giáo xứ.

Nhưng, điều đáng kinh ngạc là trong thống kê vào mùa hè năm 2012 của Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng vào các hoạt động Tông Đồ, 53% những người thường xuyên sử dụng Internet nói rằng họ không hề ý thức rằng Giáo Hội cũng hiện diện trên Internet!

Tình hình có lẽ còn bi đát hơn nếu chúng ta thực hiện một thống kê tương tự trên người Việt Công Giáo.

Thành ra, chúng con tha thiết xin quý cha và quý cộng đoàn trong những hoàn cảnh thích hợp nói đôi lời quảng cáo giúp không chỉ cho VietCatholic chúng con mà còn cho bất cứ cơ quan truyền thông Công Giáo nào, quý cha thấy là có ơn ích thiêng liêng cho anh chị em. Nếu quý cha cho chiếu những videos Tin Tức Công Giáo và những bài suy niệm của Đức Thánh Cha bằng tiếng Việt trên nhà thờ thì thật là tuyệt vời.

3. Những tấn kích liên tục nhắm vào Giáo Hội.

Những kỹ thuật và phương tiện mới này không chỉ dành riêng cho Giáo Hội mà còn cho bất cứ cá nhân hay nhóm xã hội nào bao gồm một thế giới truyền thông thế tục có thể đôi khi thờ ơ hay ngay cả thù địch với đức tin và luân lý Kitô Giáo. Điều này một phần do bởi văn hóa truyền thông tiêm nhiễm quá đậm một ý tưởng tiêu biểu của thời hậu hiện đại theo đó sự thật duy nhất tuyệt đối là không có sự thật tuyệt đối hay, nếu có những sự thật như thế, thì chúng không thể tiếp cận với lý trí nhân loại và do đó là không có liên quan.

Liên Đoàn Công Giáo về Quyền Tự Do Tôn Giáo và Dân Sự mở một cuộc nghiên cứu trên 4 cơ quan truyền thông thế tục có ảnh hưởng nhất tại Hoa Kỳ là tờ The New York Times, The Washington Post, Time magazine và chương trình truyền hình CBS Evening News cho thấy trong những vấn đề đang gây tranh cãi liên quan đến giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo như kiểm soát dân số, hôn nhân đồng tính, luật độc thân linh mục, vai trò của phụ nữ và vấn đề xâm phạm trẻ vị thành niên, lập trường của Giáo Hội luôn bị xuyên tạc và những nhận xét đầy ác ý thường được buông ra cách nặng nề để đẩy chúng ta về phía thua cuộc. Chẳng hạn như 63% những tài liệu được nghiên cứu cho thấy những công kích gay gắt về lập trường của Giáo Hội về hôn nhân đồng tính.

Có lẽ chỉ có hai trường hợp ngoại lệ là việc đối thoại liên tôn và lập trường quyết liệt chống chiến tranh của Giáo Hội là được tán thưởng.

Đứng trước những tấn kích như thế, 28% những người được hỏi thừa nhận rằng họ cảm thấy “hổ thẹn” không muốn xác nhận căn tính Công Giáo của mình, trong khi đó 44% thừa nhận mình thiếu những kiến thức cần thiết về giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo, không đủ đáp trả lại những tấn kích.

Công việc hộ giáo không thể chỉ là việc của những người làm truyền thông Công Giáo chuyên nghiệp. Chắc chắn nó đòi hỏi những kiến thức thần học, khả năng sư phạm và tâm lý mà hàng giáo sĩ có nhiều thuận lợi hơn anh chị em giáo dân chúng con.

4. VietCatholic trước thực tại mới

Được thành lập vào ngày lễ Các Thánh 1 tháng 11 năm 1996, VietCatholic không ngừng cải tiến kỹ thuật. Từ việc chỉ phát những văn bản và hình ảnh, từ 5 năm qua chúng con đã thử nghiệm các chương trình phát hình và trong 3 năm qua chúng con hợp tác với các cơ quan trung ương Tòa Thánh để thực hiện chương trình Thế Giới Nhìn Từ Vatican phát hình đều đặn mỗi tuần một lần khoảng 30 phút. Chương trình trình bày những hoạt động của Đức Thánh Cha, những giáo huấn của ngài, những hoạt động của giáo triều Rôma, đời sống Giáo Hội trên hoàn vũ và những vấn đề quan yếu trên thế giới.

Bên cạnh đó là những phóng sự đặc biệt dành cho những biến cố lớn trong đời sống Giáo Hội như Giáng Sinh, Phục Sinh, Phong Thánh, Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới …

Mỗi ngày Đức Thánh Cha Phanxicô lại có những thánh lễ và những lời giảng dạy rất thiết thực của ngài. Cho nên, chúng con lại có thêm chương trình Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô phát hàng tuần cũng khoảng 30’.

Thực hiện những chương trình này mất rất nhiều thời gian nhưng vẫn chưa có thể nói là đáp ứng được phần nào những nhu cầu của cộng đoàn dân Chúa.

Kết luận:

Cuộc cách mạng kỹ thuật trong lĩnh vực truyền thông đã xảy ra và còn đang tiếp diễn với những bức phá ngoạn mục mới; cùng với sự bùng nổ của các mạng xã hội đòi hỏi những suy tư và đầu tư thích hợp của mọi thành phần dân Chúa.

Còn quá nhiều những vấn đề, quá nhiều những mảng chúng ta chưa có một đáp trả thỏa đáng như trong lãnh vực hộ giáo, bênh vực những giáo huấn của Giáo Hội .. Đứng trước cơn thác lũ thông tin hiện nay thuyền không tiến lên được ắt sẽ lùi.

Thực tại mới đòi hỏi những cách nghĩ mới và những cố gắng mới.

Cám ơn quý cha đã lắng nghe.
 
Tuần Chầu Đền Tạ Chúa Giêsu Thánh Thể tại giáo xứ Kẻ Tùng
Duy Ân Tuấn Anh
10:50 05/05/2014
Niềm vui nối tiếp niềm vui, trong Chúa Nhật III Phục Sinh hôm nay, Giáo xứ Kẻ Tùng được thay mặt cho Giáo phận tổ chức Tuần Chầu Đền Tạ Chúa Giêsu Thánh Thể. Một mặt, niềm vui đó đang trong những ngày Mừng Chúa Phục Sinh, toàn thể nhân loại đang hân hoan vui sướng. Mặt khác, Giáo xứ Kẻ Tùng đã được Đức Cha, quý cha trong và ngoài hạt Nghĩa Yên về hiệp dâng Thánh lễ để cầu nguyện và tạ ơn Chúa Giêsu Thánh Thể. Hơn thế nữa, bà con giáo dân của Kẻ Tùng đã chuẩn bị tâm hồn cả bề trong lẫn bề ngoài như một minh chứng để đáp đền những gì mà Chúa đã ban xuống cho toàn Giáo xứ.

Hình ảnh

Thánh lễ cao điểm hôm nay có sự hiện hiện của quý cha trong hạt Nghĩa Yên, quý cha hạt Can Lộc và quý cha giáo Đại Chủng Viện Vinh Thanh. Bên cạnh đó còn có sự hiện diện của đông đảo bà con khắp nơi về tham dự thánh lễ như muốn cùng với Kẻ Tùng “múc ké” nguồn ân sủng của Chúa Giêsu Thánh Thể. Trong bài giảng lễ hôm nay, cha quản hạt Nghĩa Yên Phêrô Nguyễn Thái Từ đã nhấn mạnh đến việc mỗi người chúng ta cần phải luôn lắng nghe Lời Chúa và tham dự tiệc Thánh Thể như hai môn đệ trên đường về Em-mau đã biết lắng nghe Lời Chúa và tham dự tiệc bẻ bánh, để rồi mắt họ được mở ra và nhận ra Chúa. Ngoài ra, Ngài còn nhấn mạnh đến việc dành trọn ngày Chúa Nhật để phụng sự Chúa. Trước hết là cho thân xác được nghỉ ngơi sau một tuần làm việc vất vả. Sau nữa là dành thời gian để tham dự thánh lễ Chúa Nhật, dành thời gian để đến với Chúa Giêsu Thánh Thể một cách trọn vẹn.

Trước đó, ngày khai mạc Tuần Chầu Đền Tạ vào thứ sáu, Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đã về tham dự và chủ tế thánh lễ khai mạc khởi đầu những ngày Hồng Phúc dành cho Giáo xứ Kẻ Tùng. Vào tối thứ bảy, Giáo xứ đã tổ chức thắp nến cầu nguyện Taize và dâng hoa kính Đức Mẹ, thể hiện tấm lòng con thảo dâng lên Mẹ hiền trong những ngày đầu Tháng Hoa này.

Về với Kẻ Tùng hôm nay, ai ai cũng thấy vui tươi, phấn khởi và trào dâng niềm hạnh phúc. Bởi những người con Kẻ Tùng đã chuẩn bị và tổ chức một Tuần Chầu Đền Tạ ý nghĩa và sốt sắng để rồi ai tham dự cũng cảm thấy nức lòng. Ngoài ra, sự hiếu khách của những người con Kẻ Tùng cũng để lại cho quý cha cũng như quý khách tham dự tuần chầu phải “trầm trồ” khen ngợi. Qua đó thể hiện con người Kẻ Tùng vẫn luôn khao khát chào đón quý cha cùng mọi người về thăm giáo xứ nhỏ bé này.

Tuần Chầu Đền Tạ năm nay đã khép lại để đón chờ một Tuần Chầu Đền Tạ năm tới. Nhưng tinh thần hy sinh, quảng đại và lòng hiếu khách của giáo dân Kẻ Tùng luôn rộng mở để chào đón tất cả mọi người. Tuần Chầu Lượt đã kết thúc tốt đẹp, trước hết là sự quan tâm, động viên khích lệ của cha phụ trách Antôn Nguyễn Xuân Hồng. Sau đó là sự cộng tác nhiệt tình của bà con nơi đây làm cho Tuần Chầu được thành công tốt đẹp không chỉ thể hiện đức tin từ bề trong mà còn thể hiện cả bề ngoài nữa.
 
Giáo đoàn Marrickville Sydney Mừng Lễ Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
10:53 05/05/2014
Chiều Chúa Nhật 04/04/2014 đông đủ giáo dân thuộc Giáo đoàn Thánh Tử Đạo Đaminh Vũ Đình Tước Marrickville Sydney và các quan khách thuộc các Giáo đoàn bạn đã đến nhà thờ St. Britgid Mariickville tham dự Thánh lễ mừng kính lễ Quan Thầy của Giáo đoàn.

Hình ảnh

Đúng 4 giờ tất cả mọi người tập trung tại khuôn viên nhà thờ và Cha Tuyên úy Trưởng Dương Thanh Liêm xông hương tượng Thánh Tử Đạo Đaminh Vũ Đình Tước và sau đó kiệu cung nghinh tượng Thánh Tử Đạo Đaminh Vũ Đình Tước rước vào nhà thờ an vị trên cung thánh,

Anh Hứa Thanh Sam đại diện Ban Mục Vụ Giáo Đoàn ngỏ lời chào mừng quý Cha, quý Sơ và tất cả mọi người đã đến tham dự Lễ mừng kính Bổn Mạng Giáo Đoàn. Đồng thời đọc tiểu sử của Thánh Đaminh Vũ Đình Tước, Ngài rất can trường và hiên ngang bất chấp mọi thủ đoạn của đám quan quân triều đình. Ngài vẫn một mực kiên trì trung thành với Thiên Chúa và sẵn sàng chấp nhận cái chết năm 1839 để vinh danh Thiên Chúa và Ngài đã nêu một tấm gương anh dũng sáng ngời cho hậu thế. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong Ngài lên hàng Thánh Tử Đạo ngàý 19/06/1988 với 116 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam. Sau khi chấm dứt phần tiểu sử quý Cha Paul Văn Chi Đặc trách Giáo đoàn Marrickville, Cha Tuyên úy Trưởng Dương Thanh Liêm và Cha John Chính xứ cùng đồng tế dâng Thánh lễ tạ ơn.

Trong bài giảng Thánh lễ. Cha Paul Văn Chi nói chúng ta tụ nhau đây rao giảng Đức Giêsu tử nạn thập giá cũng như Thánh Tử Đạo Đaminh Vũ Đình Tước đã hiên ngang rao giảng về Đức Giêsu KiTô chịu đóng đinh chết trên thập giá. Bài phúc âm hôm nay trên đường Emmau các Ngài đã chia sẻ với Chúa qua việc Chúa giải thích Thánh Kinh, các Ngài đã chia sẻ với nhau bằng tình bác ái, chia sẻ với nhau trong bữa tiệc Thánh Thể nhận ra Chúa khi Ngài bẻ bánh...

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha John Chính xứ Marrickville ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo đoàn Mariickville. Anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney thay mặt cho Cộng Đồng lên ngỏ lời chúc mừng bổn mạng của Giáo đoàn, tiếp đến anh Vũ Tiến Hưng Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách, quý Hội đoàn Đoàn thể đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng của Giáo đoàn Marrickville hôm nay. Đặc biệt anh chúc mừng Huynh Đoàn Thánh Đa Minh Vũ Đình Tước, Ca đoàn Alleluia và Ca đoàn Vô Nhiễm đã phối hợp hát rất hay giúp cho Thánh lễ thêm phần sốt sắng và sau cùng Cha Paul Văn Chi cũng ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ và tất cả mọi ngưòi đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Quan Thầy Giáo đoàn Marrickville.

Sau khi kết thúc Thánh lễ, mọi người ở lại và tham dự bữa tiệc liên hoan và văn nghệ do Ca Đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể trình diễn và xổ số may mắn lấy hên. Sau đó kết thúc bế mạc vào lúc 7pm.
 
Giáo xứ Thuận Nghĩa cung nghinh tượng Mẹ
Pv Vĩnh Nghĩa
10:59 05/05/2014
Tháng Hoa đã về. Đoàn con chạy đến cùng Mẹ. Những cảm xúc như vỡ oà. Hương sắc muôn hoa đan quyện lòng người xin dâng lên ngai Mẹ. Dưới hàng ngàn ánh đèn nến lung linh, đoàn con cái Thuận Nghĩa đêm nay cháy đượm lòng sốt mến cung nghinh tượng Mẹ qua các xóm làng.

Hình ảnh

Cứ mỗi độ Tháng Hoa về, đoàn con cái trong giáo xứ Thuận Nghĩa lại được đắm mình trong đêm rước kiệu Mẹ. Đây là đêm cao điểm bắt đầu cho một tháng dành riêng cho Mẹ.

Nghi thức rước kiệu bắt đầu từ lúc 19h30 và kéo dài hơn hai giờ đồng hồ. Ngay từ rất sớm, các hội đoàn, ban đoàn, cùng mọi con cái trong 31 tổ tình thương đã có mặt đông đủ trước nguyện đường giáo xứ để bắt đầu cho sự kiện trọng đại này. Hoà mình trong những sắc màu lộng lẫy, từng dòng người nối dài, tay cầm nến cháy sáng thả hồn theo tiếng nhạc giây, tiếng kèn Saxophone và những bài thánh ca êm dịu. Chặng đường rước kiệu được trang hoàng rực rỡ tại các trạm dâng hương. Đây là công việc được con cái tại các xóm chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm biểu tỏ lòng khát mong được Mẹ viếng thăm.

Sau khi trải qua chặng đường gần 3km, đoàn rước dừng chân trước tiền sảnh thánh đường và bắt đầu nghi thức dâng hoa. Đây là thời khắc muôn lòng cùng một nhịp hướng lên ngai Mẹ. Trong tiếng nhạc du dương được cất lên từ ca đoàn, cha quản xứ, quý tu sỹ, cùng quý đại diện giáo họ dâng lên mẹ những bó hoa tươi thắm ôm trọn mối tình của đoàn con thảo.

Nghi thức dâng hoa kết thúc vào lúc 22h. Mọi người trở về nhà, lòng rạo rực, tan chảy trong tình yêu Mẹ.
 
Giáo xứ Nghĩa Thành: Dâng Hoa kính Đức Mẹ
Phêrô Vĩnh Yên
10:55 05/05/2014
Tối 04.5.2014, Chúa Nhật đầu Thánh Hoa, giáo xứ Nghĩa Thành đã long trọng dâng hoa kính Đức Mẹ.

Đang hình thành một truyền thống đạo đức tốt đẹp, trong những năm gần đây, mỗi độ Thánh Hoa về, giáo xứ Nghĩa Thành hồ hởi, sốt sắng tổ chức dâng hoa kính Đức Mẹ.

Hình ảnh

Với lòng yêu mến sâu sắc đối với Thánh Mẫu Thiên Chúa, và ý thức nghệ thuật âm nhạc, ca vũ thánh có khả năng nâng con người lên để gặp gỡ Thiên Chúa, gặp gỡ các thánh nhân, và Thiên Chúa, Đức Mẹ - Đấng trổi vượt trong các thánh nhân, đáng được ngợi khen, chúc tụng và dâng kính nét đẹp của nghệ thuật này, nên cộng đoàn giáo xứ cực Tây Bắc giáo phận Vinh rất nỗ lực để có những buổi dâng hoa kính Đức Mẹ, và ngang qua Đức Mẹ, dâng lên Thiên Chúa.

Dù rất bận rộn với công việc thi cử học kỳ trong những ngày này, nhưng các em học sinh cũng cố gắng để tập luyện những tiếc mục dâng hoa. Lời ca thánh thót, điệu du dương, những nét vũ duyên dáng với tâm hồn và ánh mắt đơn sơ của tuổi thơ, cùng với những cánh hoa tươi, lung linh đồng nội thực sự đã đưa cộng đoàn đi sâu vào buổi cầu nguyện, nô thỏa với cái đẹp, giá trị tâm linh và tinh thần. Trải qua những mùa dâng hoa trước, mọi người đã thấy sự sốt sắng và hữu ích trong buổi dâng hoa – cầu nguyện, nên trong buổi dâng hoa tối qua, không chỉ có các em học sinh, các phụ nữ, mà còn nhiều nam giới đã đến tham dự.

Cảm động nhất, là có một số em nam, dù thường ngày là những cầu bé nghịch ngộ với những môn chơi mạnh mẽ như đá bóng, đá cầu, bơi lội… nhưng trong những ngày qua đã nỗ lực tập luyện để trở thành những “vũ công” duyên dáng.

Cầu chúc giáo xứ vùng cao nguyên xứ Nghệ này, qua lời bầu cử của Đức Mẹ, mỗi ngày một phát triển cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.
 
Khai mạc Tháng Hoa kính Đức Mẹ tại Giáo xứ Nghi Lộc
Pv Nghi Lộc
14:31 05/05/2014
Từ hơn hai nghìn năm nay, chân dung, sứ vụ, tước hiệu và cuộc đời Đức Trinh nữ Maria đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca, âm nhạc, hội họa, điêu khắc… của thế giới. Giáo Hội đã đặt ra nhiều kinh để ca tụng, ngợi khen và cầu xin Đức Mẹ. Nhưng nói về Mẹ, viết về Mẹ sẽ không bút nào tả xiết, không lời nào diễn tả cho xứng. Giáo Hội cũng đã đặt nhiều ngày lễ tôn kính các đặc ân và biến cố của Mẹ để tỏ lòng tạ ơn, suy tôn Mẹ.



Đặc biệt, Giáo Hội dành trọn tháng Năm để sùng kính Mẹ. Tháng Năm cũng được gọi bằng một ngôn từ đẹp đẽ là Tháng Hoa. Thời gian này được xem như thời khắc tuyệt vời, một cơ hội vô cùng thuận lợi để mọi con cái kết hợp với Mẹ cách riêng trong từng giây phút, trong tình yêu tuyệt vời với Con Mẹ là Chúa Giêsu Kitô – Người Con mà Mẹ đã cưu mang và ban tặng cho nhân thế.



Tối thứ Bảy, ngày 03.05.2014, gần 2700 giáo dân giáo xứ Nghi Lộc đã quây quần bên Cha quản xứ JB. Đinh Công Đoàn, long trọng cử hành thánh lễ và tổ chức chương trình dâng hoa, chính thức khai mạc Tháng Hoa kính Đức Mẹ.



Chương trình dâng hoa do Cố cụ FX. Nguyễn Quốc Việt, thân phụ của Linh mục Trưởng ban Truyền thông Giáo phận Vinh JB. Nguyễn Quốc Tuấn, viết kịch bản và trực tiếp tập luyện cho đội dâng hoa. Đa số các bài thánh ca được dùng trong chương trình dâng hoa cũng do chính Cố cụ sáng tác.



Chương trình dâng hoa được chuẩn bị kỹ càng, đã diễn ra thành công và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho bà con giáo dân. Đội dâng hoa gồm các em thiếu nhi trong trang phục đẹp đẽ, xinh xắn là hình ảnh rất dễ thương, trong sáng!



Trong tâm tình Tháng Hoa, xin cho mỗi một thành viên trong cộng đoàn giáo xứ Nghi Lộc biết yêu mến và tìm về bên Mẹ, để mọi người kín múc nguồn ân sủng dồi dào của Thiên Chúa chảy tràn qua cung lòng Mẹ. Những bông hoa muôn sắc màu, ngào ngạt hương thơm, dâng về ngai tòa Mẹ, điểm tô vẻ đẹp tuyệt vời của Người. Chúng ta tin rằng, sẽ đẹp lòng Mẹ hơn nếu đó là những bông hoa của tâm hồn chúng ta, trổ sinh từ chính những việc làm hằng ngày, trong từng lời nói và hành động.



Sau khi chương trình dâng hoa kết thúc, cộng đoàn hiện diện cùng tham dự thánh lễ do Cha quản xứ JB. Đinh Công Đoàn cử hành. Tin Mừng hôm nay ghi lại cảm nghiệm về Đấng Phục sinh của hai môn đệ đang trên đường tiến về làng Emmaus. Cuộc gặp gỡ của họ với Chúa Kitô Phục sinh đã diễn ra trong lúc họ trên đường về làng cũ. Chúa đã xuất hiện không phải để chỉ mang lại giải đáp cho những câu hỏi được đặt ra, nhưng như một người nêu lên thắc mắc và giúp họ đi đến tận cùng sự tìm kiếm của mình.



Ngày nay, trong từng biến cố cuộc sống của chúng ta, Chúa Kitô Phục sinh cũng đang đến. Ngài đồng hành với chúng ta trong từng sinh hoạt và gặp gỡ, Ngài có mặt trong từng niềm vui và nỗi khổ của chúng ta. Nếu chúng ta đón nhận Ngài như một người bạn đồng hành để chia sẻ và trò chuyện, thì đôi mắt Đức tin của chúng ta sẽ mở ra, và lúc đó trong ánh sáng Phục sinh của Ngài, chúng ta sẽ tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống.
 
Giáo Xứ Việt Nam Paris cử hành Đại Hội lần thứ 15 của Liên Đới Nghề Nghiệp
Đinh Đức Huy và Trần Văn Cảnh
20:44 05/05/2014
Giáo Xứ Việt Nam Paris cử hành Đại Hội lần thứ 15 của Liên Đới Nghề Nghiệp

Vào lúc 11 giờ trưa, ngày 1 tháng 5 năm 2014, hòa trong niêm vui chung của Giáo Hội mừng lễ Thánh Giuse lao động, Giáo Xứ Việt Nam Paris đã hân hoan mừng đón Đại Hội Liên Đới Nghề Nghiệp lần thứ 15, qua ba việc: tham dự thánh lễ chung; nghe báo cáo của 5 ngành Liên Đới: Chuyên gia, Xây dựng, Thương gia, Dịch vụ và Taxi về sinh hoạt năm 2013 vừa qua; và dùng cơm huynh đệ đồng thời đóng góp văn nghệ vui chung.

Xem Hình

Cùng nhau cử hành lễ Thánh Giuse thợ

Phong trào Liên đới Nghề nghiệp đã được Ban Giám Đốc và Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Việt Nam Paris thành lập ngày lễ Thánh Giuse Thợ, 01.05.2000. Vì vậy mà hằng năm, vào ngày 01.05, trong tinh thần hiệp nhất, đông đảo giáo dân của cộng đoàn giáo xứ đã đến hiệp thông, tham dự lễ Thánh Giuse thợ với các thành viên Phong trào Liên đới Nghề nghiệp của năm ngành nghề nghiệp: Chuyên gia, Doanh thương, Dịch vụ, Xây đựng và Taxi.

Cử hành thánh lễ do 6 giáo sĩ của giáo xứ đồng tế: Đức Ông Mai Đức Vinh, cha Đinh Đồng Thượng Sách, cha Trần Anh Dũng, cha Vũ Minh Sinh, thầy sáu Tạ Đình Chung và thầy sáu Nguyễn Sơn.

Phần thánh ca, dưới sự điều động của anh Giang Minh Đức, đã được đông đảo các anh em ca viên liên đới nghề nghiệp, đến từ các ca đoàn Lê Bảo Tịnh, Du ca, Gia đình trẻ,.. cộng tác đảm trách. Phần Lời Chúa, lời nguyện giáo dân và dâng của lễ, dưới sự điều động của Sơ Nguyễn Thị Thoa, chị dược sĩ Lê thị Xuân Phương và anh Cao Trọng Nghĩa, đã được các anh chị 5 ngành liên đới nghề nghiệp trân trọng thực hiện.

Chia sẻ Lời Chúa trong lễ thánh Giuse thợ, Đức Ông Mai Đức Vinh đã mời cộng đoàn suy nghĩ về những điểm chính sau đây: « Chúng ta là những người lao động dưới nhiều hình thức khác nhau: lao động trong gia đình, lao động với bao nhiêu công việc vất vả, lao động ngoài trời đổ mồ hôi nước mắt, hay lao động đau đầu óc trong văn phòng, vv, nhưng chúng ta luôn phải ý thức rằng chúng ta lúc nào cũng cộng tác với Chúa trong công việc sáng tạo. Mặc dù Chúa đã tạo lên mọi sự, nhưng Ngài vẫn tiếp tục sáng tạo, tiếp tục những công việc thiết kế xây dựng của Ngài với sự hợp tác của mỗi người chúng ta.

Như thánh Phao-lô đã khuyên chúng ta, chúng ta hãy làm với lòng tận tâm như làm cho Chúa, bởi vì công việc chúng ta làm có giá trị rất cao đối với Chúa trong việc sáng tạo con người cũng như s áng tạo vũ trụ, vì thế chúng ta phải tự hào, hãnh diện khi thấy Chúa đã chọn một người thợ mộc không có cương vị cao cấp trong xã hội, nhưng khiêm tốn như Thánh Giuse để làm gương mẫu cho chúng ta. Vì Thánh Giuse đã hy sinh cuộc đời đầy mồ hôi nước mắt của ngài để lo cho gia đình, để nuôi Đức Maria, nuối trẻ Jesus, dù ở Nazareth hay một trong hoàn cảnh di cư tị nạn như ở Bêlem, Ai Cập. Nhưng kết quả công lao khó khăn này, cộng với một cuộc sống khiêm tốn của ngài, đã gây ảnh hưởng tích cực đến những thành tích của Chúa sau này trong việc giảng dậy.

Để nói rằng, dù học đến đâu đi nữa, dù làm cái nghề gì đi nữa, chúng ta đừng có phân biệt nhau, vì trước mặt Chúa, mọi công việc đều có giá trị sáng tạo, giá trị trung thành với chính công việc của Đấng Tạo Thành, và đều có giá trị trong việc phục vụ các người khác. Chính ở trong tinh thần này mà từ 14 năm nay, mặc dù chúng ta không phải là một nghiệp đoàn, hay một tổ chức gì trong phạm vi chính trị, mặc dù chúng ta không làm gì lớn lao trong xã hội, nhưng chúng ta liên đới với nhau bằng cách phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, kỹ thuật, xây dựng, vv, đồng thời sống đức tin, và đóng góp tích cực trong việc thánh hoá công lao của chúng ta cũng như phát triển con người riêng của chúng ta trong phong trào LĐNN.

Nói đến LĐNN thì chúng ta phải nhấn mạnh về ý nghĩa của chữ Ngành Nghề. Ngành nghề có ý nghĩa rộng, chẳng hạn như ngành dịch vụ bao gồm thu ngân, kế toán trong lĩnh vực tài chính, hay nghề bán hàng, hay nghề giúp người già, hay chuyên viên về máy móc, nhưng tất cả đều liên hệ, kết nối lại với nhau để tạo thành ngành dịch vụ dù mỗi người có một nghề khác nhau.

Về ý nghĩa của chữ Liên Đới thì chúng ta có thể nói tinh thần liên đới là một đặc điểm tinh hoa của dân tộc Việt Nam, và chúng ta đã được chứng kiến tinh thần chia sẻ và hợp tác giữa những người có ngành nghề khác nhau ở các làng, các xóm. Nhưng phải nói thật, theo những người nghiên cứu về tâm lý, thì họ có một nhận định tiêu cực về tâm tính của dân tộc Việt Nam: họ cho rằng người Việt quá khép kín, hay che giấu, không biết cởi mở, không dám chia sẻ với người khác, mà cái tệ của sự khép kín này đưa đến tính tình tự kiêu hay mặc cảm. Chúng ta phải thoát khỏi tiêu cực này, phải khắc phục nhược điểm này của người Việt, phải bỏ đi tính cạnh tranh, vượt qua những phân biệt, ganh tỵ về nghề nghiệp. Chúng ta phải tạo ra tinh thần anh em, rồi củng cố tinh thần đại đoàn kết, và sau đó phải phục vụ lẫn nhau theo gương của Chúa trong phúc âm để đạt đến đại sự, và đây chính là ý nghĩa căn bản và sôi động của hai chữ Liên Đới

Qua những nhận định vừa nêu ra, chúng ta rút ra cái mục đích căn bản như sau: Mục đích của phong tr ào LĐNN là giúp nhau sống đức tin, cùng dân tộc, văn hóa, để xây dựng, chia sẻ kinh nghiệm sống nghề nghiệp. LĐNN nhằm mời gọi mọi người cố gắng quy tụ thành một phong trào đ ể giúp nhau sống đức tin trong công việc làm hàng ngày theo nghề nghiệp riêng của mình, để cùng nhau gây tình anh em, cùng đức tin, dân tộc, văn hóa, hoàn cảnh sống, để xây dựng cộng đoàn giáo xứ, để chia sẻ với nhau kinh nghiệm sống nghề nghiệp, để cùng nhau đem Chúa đến cho mọi người và đem mọi người về với Chúa. Hãy cùng nhau sống vững đức tin, cùng nhau thăng tiến trong nghề nghiệp, cùng nhau sống trong tinh thần bác ái hiệp nhất và huynh đệ. Xin thánh Giuse là thợ mộc làm gương mẫu cho chúng ta và củng cố tinh thần Liên Đới Nghề Nghiệp”.

Cùng nhau cử hành Đại Hội, nghe báo cáo về 5 ngành Liên Đới Nghề Nghiệp

Ngày đại hội hàng năm cũng là ngày mà các thành viên Liên Đới Nghề Nghiệp nhìn lại, nhớ lại động lực, mục tiêu và sinh hoạt của mình. Trong bài chia sẻ Lời Chúa, Đức Ông Mai Đức Vinh, tuyên úy sáng lập của Phong Trào LĐNN đã nhắc lại những nét chính yếu của linh đạo LĐNN.

Cuối lễ, Gs Trần Văn Cảnh, đại diện liên ngành, đã nhắc lại đôi điều chính yếu về LĐNN và báo cáo sinh hoạt hai năm 2012 và 2013. Năm thành lập: Liên Đới Nghề Nghiệp (LĐNN) được thành lập tại Giáo Xứ từ năm 2000, gồm năm ngành: Chuyên Gia, Dịch Vụ, Doanh Thương, Taxi, Xây Dựng. Quan thày của LĐNN: Thánh Giuse Thợ (mừng mỗi năm vào ngày 01. 05. Mục đích của LĐNN: Để sống Phúc Âm: LĐNN là một thể hiện sâu đậm Thánh Kinh trong đời sống chúng ta: Như Chúa Giêsu đã liên đới với chúng ta (Dt 3,14-18), chúng ta phải liên đới với nhau như các chi thể trong một thân thể (1Cr 11,12-30). Nhờ đó, chúng ta biết khóc với người khóc, vuì với người vui (1Cr 9,19-23), không phân biệt ‘tự do’ hay ‘nô lệ’, ‘Do Thái’ hay ‘Hy Lạp’ nữa, nhưng tất cả là ANH EM TRONG ĐỨC KITÔ (Cl 3,11). Để sống tình người: Càng gần với Phúc Âm, LĐNN là một trong những tương quan cao độ, cần thiết, cụ thể và luôn thích hợp với tình người: Tức là trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp. LĐNN mang những đặc tính con người tự nhiên và giá trị mãi như lời dạy của ông bà chúng ta: ‘Anh em như thể tay chân’, ‘Chị ngã em nâng’, ‘Học thày không tày học bạn’, ‘chia rẽ thì chết’, ‘Hợp quần xây sức mạnh’… Để xây dựng Giáo Xứ: Càng biết sống Phúc Âm, càng biết thể hiện tình người trong nếp sống nghề nghiệp của mình, chúng ta càng ý thức được rằng: đây là hai điều kiện tối cần để xây dụng Giáo Xứ chúng ta. Giáo Xứ chỉ tồn tại và phát triển khi mỗi chúng ta biết đoàn kết và liên đới với nhau. Đây là mục đích cụ thể, gần gũi và cơ bản của phong trào LĐNN.

Sinh hoạt của Liên Ngành Liên Đới Nghề Nghiệp trong hai năm 2012 và 2013: Để cùng nhau chung sức thể hiện ba mục đích trên đây, LĐNN có những sinh hạt cụ thể. Chung của Liên Nghành có 2 việc:

Đại Hội LĐNN và bữa cơm huynh đệ giúp quỹ giáo xứ, mỗi năm một lần, vào ngày lễ Thánh Giuse Thợ, ngày 01 tháng 05. Năm 2012 được 2565,00 € và 2013 được 3328,00 €.

Tiệc Liên Đới Truyền Giáo, mỗi năm một lần, vào một trưa thứ bảy của tuần ‘Truyền Giáo, thường là cuối tháng 10, để góp quỹ Truyền Giáo cho Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng của HĐGMVN. Năm 2012 được 3720,00 € và 2013 được 5088,00 €.

Tiếp theo là báo cáo của các đại diện ngành về sinh hoạt của ngành mình.

Dược sĩ Lê Thị Xuân Phương báo cáo về Nghành Chuyên Gia: - Cố vấn về Nha-Y- Dược- Luật (khi cần) - Phục vụ Cao Niên -Ngày Văn hóa chung với nhóm Thư Viện; - Cầu nguyện (gia đình trong nhóm bệnh tật, qua đời…tuần thứ ba trong tháng).

Ông Nguyễn Văn Thơm báo cáo về Ngành Xây Dựng: Lo bảo trì toàn bộ cơ sở Giáo xứ; ‘Mỗi năm họp mặt đốt Tết, hoạch định chương trình làm việc’. Năm 2014 chương trình lo chỉnh trang 3 hệ thống sưởi, điện và vệ sinh cho cơ sở giáo xứ, đồng thời coi và sửa lại toàn diện dàn tủ thư viện.

Sơ Nguyễn Thị Kim Thoa và anh Nguyễn Quang Trung báo cáo về Ngành Dịch Vụ: - Hội và chia sẻ Thánh Kinh năm hai lần; - Tổng vệ sinh cơ sở Giáo Xứ năm hai lần: mùa Vọng và mùa Chay.

Ông Đỗ Văn Hòa báo cáo về Ngành Doanh Thương: vẫn tích cực tham gia các sinh hoạt chung của Liên Ngành. Đặc biệt vào dịp Tết Giáp Ngọ 2014, nhóm đã tổ chức bán bánh téc thâu được 7600, 00 € đã đưa Đức Ông, giúp quỹ giáo xứ và mua một máy rửa chén trị giá 2900,00 € cho nhà bếp của giáo xứ.

Ông Nguyễn Anh Hải báo cáo về Ngành Thân hữu Taxi: - Mỗi tháng gặp nhau cầu nguyện một lần, - mỗi năm tổ chức ‘Tiệc Xuân huynh đệ giữa các anh chị Taxi Việt, Lào, Cao Miên, Trung Hoa để có món tiền giúp các cô nhi viện, bệnh phong cùi …’, - ‘Xuất du chung với nhau một ngày’.

Cùng nhau dùng cơm huynh đệ và đóng góp văn nghệ vui chung

Sau Thánh lễ hơn 300 thực khách đã hòa mình vào không khí văn nghệ ấm cúng và cùng nhau thưởng thức những món ẩm thực thơm ngon, bổ dưỡng, do Nhóm cơm Chúa Nhật tuần thứ 2 đảm trách, với Chả giò siêu ngon, phở thượng hạng, Chè đại bổ và Nước rượu dồi dao. Những tràng vỗ tay, những tiếng nói, tiếng cười vang khắp phòng kéo mọi người hiện diện nơi đây xích lại gần nhau hơn trong tinh thần bạn hữu tương thân tương ái. Thật cảm ơn những anh chị văn nghệ sĩ, ban nhạc Hải Triều Âm và nhóm nhạc sĩ “cây nhà lá vườn” của Giáo Xứ đã đem đến những bài hát vui tươi với các cung bậc cảm xúc đầy màu sắc: Ave Maria (Schubert Franz) do Thu Hương trình diễn; Ánh trăng lẻ loi (Kỳ Anh) do Quang Đại diễn ca; Mùa thu cho em (Ngô Thụy Miên) do Kim Phượng trình bày; Chiếc lá thu phai (Trịnh Công Sơn) do Thu Hồng; Mẹ tình yêu (Trúc Hồ) do Nhóm Taxi; Em còn nhớ mùa xuân (Ngô Thụy Miên) do Thư Hương; Triệu con tim (Trúc Hồ) do Nhóm Taxi; Chuyện tình Giêsu do Sơ Oanh; Ngôi nhà chúng ta do đôi bạn song ca Cha Sinh & Cha Phùng, DCCT; Nắng Paris, nắng Sài Gòn do Anh Nhân; Cho con biết yêu thương do Ánh Tuyết; Sài Gòn ơi, vĩnh biệt do Hoàng Anh; v.v...và v.v.....

Và không thể không nhắc đến các đầu bếp của Giáo Xứ cùng các em phục vụ, những người giữ một vai trò không nhỏ, tất cả đã đóng công góp sức chung tay xây dựng một ngày Đại Hội của Giáo Xứ về LĐNN thành công.

Cuối buổi tiệc, mọi người bịn rịn, quyến luyến chia tay nhau, trao đổi với nhau địa chỉ, số điện thoại, và không ai bảo ai, thầm hẹn nhau vào ngay Đại hội năm 2015.

Paris, ngày 01 tháng 05 năm 2014

Đinh Đức Huy và Trần Văn Cảnh
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
7 Nguyên tắc cần nhớ khi giảng lời Chúa
LM. Phêrô Nguyễn Đức Thắng
08:55 05/05/2014
7 NGUYÊN TẮC CẦN NHỚ KHI GIẢNG LỜI CHÚA

Là linh mục, có bao giờ chúng ta được nghe sự phàn nàn ca thán của giáo dân về bài giảng của mình không?

Có bao giờ chúng ta hiểu cảnh hàng trăm người thuộc mọi địa vị xã hội, ngồi đó để cho một người trên bục cao với micro trên tay tuôn ra những lời xỉ vả, đay nghiến hoặc lời thâm ý độc thay vì Lời của Tin vui, lời của Sự Sống không?

Đã bao giờ chúng ta là nạn nhân của một buổi giảng lễ vừa dai, vừa dài, vừa dở, lại thêm âm điệu đều đều buồn tẻ, với những câu văn sáo rỗng chưa?

Có khi nào ta rơi vào cảnh bị ngồi nghe và nghĩ rằng ông cha này không chuẩn bị bài giảng? Ông cha này chộp được bài trên internet vv... Và có bao giờ chúng ta muốn hét lên bởi ta đến nhà thờ để nghe Lời Chúa chứ không muốn nghe “ba hoa chích chòe” chưa?

Có bao giờ chúng ta cảm được sự khó chịu của giáo dân đến mức họ tự hỏi không biết họ có thể chịu đựng nổi đến cuối thánh lễ không?

Trong Tông huấn “Evangelii Gaudium”, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở các linh mục rằng “người giảng thuyết cũng cần để tai nghe dân và tìm xem các tín hữu cần nghe những gì. Người giảng thuyết phải nhìn xem thế giới, nhưng cũng phải nhìn xem người dân”. Ngài nói thêm: “các mục tử cần phải xem xét nghiêm túc chuẩn bị bài giảng. Bài giảng là viên đá thử để đánh giá sự gần gũi và khả năng truyền thông của người mục tử với dân chúng. Chúng ta biết các tín hữu rất coi trọng bài giảng, và cả các tín hữu lẫn các thừa tác viên có chức thánh đều khổ sở vì các bài giảng”.

Vẫn biết rằng, mang bản tính “nhân bất thập toàn”, các linh mục không ngay lập tức hoàn hảo như Lòng Chúa mong ước và như mọi người mong đợi. Vẫn biết rằng chẳng cha nào giống cha nào, mỗi thánh mỗi thể, cha này cha khác ... Luôn có những linh mục được nhiều người yêu mến, thích thú để lắng nghe; và ngược lại, cũng có các linh mục mà người nghe sợ hãi, coi thường, thậm chí chán chường. Tuy vậy, như ý kiến của Thomas W. Ladanye, một diễn giả nổi tiếng, hiện là giám đốc một học viện ở Beloit Wisconsin, cho rằng: các nguyên tắc thu hút thính giả vẫn luôn có đó, nhưng các linh mục đã không áp dụng.

Trong tinh thần hiệp thông, tôi xin chia sẻ một số nguyên tắc rút ra được từ việc học hỏi cũng như từ những lời góp ý đơn thành:

1. Đừng nói những gì quá xa lạ với mình hay với thính giả. Trong thực tế, không có MC đa khoa, không có thuyết trình viên cho mọi đề tài. Mỗi người chỉ giỏi về một vài lĩnh vực nhất định. Người bán hàng giỏi là người am hiểu tường tận món hàng của mình. Cũng thế, một linh mục phải hiểu và thích thú bài giảng của mình, trước khi mong chờ nó được người khác đón nhận. Hãy luôn nhớ chọn đề tài thích hợp với mình và với giáo dân của mình.

2. Chân thành. Khác với chuyện bán buôn nơi trắng đen lẫn lộn khó phân biệt, bài giảng rất dễ bị phát hiện giả dối hay không. Bởi lẽ giáo dân và linh mục là một cộng đồng thân cận. Rất gần gũi. Hành động và lời nói của cha xứ được giáo dân săm soi kỹ lưỡng. Đây là một tín hiệu tích cực, cho thấy linh mục trong tư cách là Alter Christus được yêu mến và được quan tâm như thế nào. Và như thế, đòi buộc linh mục phải luôn nỗ lực và chân thành với sứ vụ của mình, trong đó có sứ vụ của người rao giảng Tin Vui. Chắc chắn chúng ta không bao giờ nghe thấy giáo dân ca tụng sự khiêm nhường khi linh mục rửa chân cho họ trong thứ 5 Tuần Thánh, vì họ biết đấy là nghi thức. Tuy nhiên giáo dân luôn thực sự xúc động khi thấy một linh mục xin lỗi và cầu mong được tha thứ về những yếu đuối, giới hạn của mình. Điều này cho thấy tác động của sự chân thành mạnh mẽ như thế nào.

3. Đừng bào chữa, rào đón. Bởi ưa thích sự chân thành và đơn giản, nên có nhiều người cảm thấy khó chịu, khi ngay từ đầu bài giảng linh mục nại tới lý do này nọ cho tình huống đang xảy ra: rằng mình nhỏ bé không xứng đáng, rằng mình bị bắt buộc đứng đây, rằng mình rất bất ngờ vv và vv... đây là sự chân thành quá mức cần thiết, bởi nó sẽ được hiểu rằng hoặc linh mục đang nâng khả năng biến báo của mình lên một tầm cao mới, hoặc đó là tín hiệu cho biết linh mục không soạn bài cách kỹ lưỡng, chứng tỏ của sự không tôn trọng người nghe. Vậy, đừng bao giờ tìm cớ bào chữa cho bài giảng của mình.

4. Tôn trọng thời gian và tập trung đề tài. Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum nói rằng: Giáo Hội khuyên làm bài giảng ngắn, vào ngày Chúa Nhật đừng bao giờ giảng tới 20 phút, nhưng cũng đừng dưới 6 (sáu) phút”. Như vậy, thời lượng bài giảng cho các Chúa Nhật thông thường nên khoảng 8-10 phút hay hơn một chút. Vì thời lượng ngắn, nên hãy hết sức tập trung vào trọng tâm bài giảng. Người nghe sẽ cảm thấy thú vị và nhẹ nhõm khi nghe một linh mục giảng thuyết cách tự tin, mạch lạc về một đề tài, bằng không họ sẽ rất tức bực, cảm thấy nặng nề khi phải nghe một bài giảng với những từ ngữ dao to búa lớn nhưng vô hồn. Một bài giảng ngắn gọn, cô đọng, với một vài điểm nhấn gây xúc động bằng các câu chuyện đời thường sẽ luôn có tác động tốt. Một bài giảng hay nhưng quá dài và khi trời nóng bức sẽ dần dần trở thành thảm họa, trừ khi đó là dịp đặc biệt, và người nghe đã được chuẩn bị tinh thần để sẵn sàng đón nhận.

5. Nói rõ ràng, dễ nghe. Một linh mục lớn tuổi trong địa phận Long Xuyên- cha Đaminh Vũ Hồng Nho - đã rất chí lý khi nói rằng: “linh mục là chiến sĩ của Lời, và do vậy, hệ thống âm thanh chính là vũ khí cần thiết. Người chiến sĩ rất cần tới vũ khí tốt để hỗ trợ cho khả năng chiến đấu của mình”. Hệ thống âm thanh tốt là điều thiết yếu, nhưng quan trọng không kém là cách nói của người giảng. Người giảng cần nghe được giọng nói của mình và cảm được tác động của nó trên cử tọa. Những kiểu nói sau rất dễ gây nặng nề cho thính giả: “vuốt đuôi lươn”, đầu câu nói thì lớn nhưng cuối câu thì nhỏ; hoặc bắt đầu thì chậm rãi nhưng rồi nhanh dần nhanh dần như không thể làm chủ được; nói liên tu bất tận, không có nhấn nhá to nhỏ những chỗ cần nhấn mạnh; nói lầm bầm thì thào, giọng đơn điệu không âm sắc, không có những khoảng lặng vv.... Các kiểu nói này làm cho công sức soạn bài giảng đổ sông đổ biển. Chỉ cần bình tĩnh và để ý một chút đến cách nói và giọng nói của mình, linh mục sẽ dễ dàng chiếm được tình cảm của người nghe.

6. Nhiệt tình và vui tươi. Bên cạnh sự thành thật, tự tin, đi sát chủ đề, nói rõ ràng, ngắn gọn và tránh kéo dài thời gian không cần thiết, linh mục còn cần có sự vui tươi phấn khởi. Một bài giảng mười phút mà không có lấy một nụ cười, không một chút thanh thản, nhẹ nhàng, thì làm sao truyền giảng tin vui? Thì làm sao truyền lửa cho người khác? Hình ảnh Đức Phanxicô vừa diễn giảng vừa xoa đầu em bé và để bé lên ghế ngồi của mình đã gây một hiệu ứng tích cực gấp bao nhiêu lần những lời nói hùng hồn khác. Hình ảnh này cũng làm các linh mục vốn rất nghiêm khắc và hay la mắng các trẻ nhỏ đi lại trong nhà thờ khi giảng, phải suy nghĩ lại.

7. Kể chuyện và hài hước. Một hiệu ứng mạnh mẽ rấr tốt cho bài giảng là khả năng kể chuyện. Bài diễn văn tốt cần phải được xây dựng trên kinh nghiệm cá nhân hay trên thực tế, và được thích ứng với từng loại khán thính giả. Câu chuyện thú vị và thích hợp sẽ làm cho các điểm nhấn luân lý trở nên dễ hiểu, cũng như được yêu mến. Rất nhiều câu chuyện trong bài giảng được giáo dân nhớ kỹ lưỡng. Thế nên, hãy tập sử dụng các câu chuyện minh họa cách nhuần nhuyễn để làm cho giờ giảng giải trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả.

Hài hước rất quan trọng nhưng cần thận trọng. Đó có thể là điệu bộ, là câu nói ý vị hay là câu chuyện vui, và cần phải được dùng đúng chỗ và hết sức tinh tế để tránh lố bịch, vì chúng ta đang đứng trên tòa giảng. Vị linh mục đại diện cho Chúa Kitô, cần tránh các từ ngữ không xứng đáng với Chúa và cần để ý tới tính nhạy cảm của địa phương cũng như của từng giới thính giả.

Ngoài 7 yếu tố trên, xin đừng quên suy niệm Lời Chúa trước khi soạn giảng. Cầu nguyện để biết Chúa muốn nói gì qua đoạn Thánh Kinh đó, chứ không phải ta sẽ nói gì và dùng đoạn Thánh Kinh để củng cố điều ta nói. Tông huấn Evangelii Gaudium đưa ra một số lời khuyên rằng: “hãy dành một lượng thời gian dài cho việc học hỏi, cầu nguyện, suy tư và óc sáng tạo mục vụ, đồng thời kính trọng sự thật bằng cách cố gắng hiểu đúng ý nghĩa sứ điệp trọng tâm của một bản văn (số 145-148). Cầu nguyện sẽ sinh ra an bình, và như thế chúng ta dễ dàng vượt qua ngưỡng tâm lý bực bội nếu có, khi tâm trí đang đầy tràn các việc làm, lời nói khó chịu của người khác. Bình an sẽ giúp tâm trí sáng suốt, minh mẫn, tươi vui, và vì thế, giúp cho người thuyết giảng phấn khởi để có thể truyền lửa cho người nghe.

LM. Phêrô Nguyễn Đức Thắng
 
Văn Hóa
Hội Crawfish festival tại Gx Th. Phêrô Dallas
Trần Mạnh Trác
14:32 05/05/2014
Việt Nam ta có câu :"Tháng Giêng là tháng ăn chơi". Nhưng khổ nỗi, đối với người Công Giáo thì thường sau Tết là muà Chay cho nên phải kiêng cữ. Thôi thì hãy đợi sau Phục Sinh, chúng ta cùng tổ chức hội hè mừng Chuá sống lại một thể vậy.

Ở vùng Đông Nam Hoa Kỳ, lúc này cũng trùng hợp với muà Crawfish cuả Louisiana. Những con Tôm Đồng vừa nhiều vừa chắc lại vừa rẻ là một nguồn thực phẩm rất thịnh hành cho các dịp hội hè.

Người ta nấu crawfish với một loại gia vị đặc biệt sản xuất từ vùng Lousiana, có vị cay, chua và có hương thơm nồng đậm. Khẩu vị cuả Crawfish hợp với khoai tây, sausage và bắp cho nên người ta cũng thưòng ăn chung với các món ấy. Một con crawfish phần lớn là đầu và vỏ cứng, chỉ ăn được một chút thịt ở đuôi, cứ 4 kg thì ăn được gần nửa kg thịt. Thời gian bóc vỏ lấy thịt lâu hơn thời gian tiêu thụ, cho nên người ta thường vừa bóc vỏ mà ăn, vừa chuyện trò vui vẻ, vừa nhâm nhi chút bia rượu. Một người có thể tiêu thụ 4 kg crawfish dễ dàng.

Các khoa học gia cho biết crawfish chỉ sinh sôi nẩy nở ở vùng nước sạch và không ô nhiễm mà thôi. Cho nên chúng ta có thể yên tâm thịt cuả chúng không độc. Ngày nay nhiều Tiểu Bang cuả Hoa Kỳ (t.d. Arizona) đang gây giống crawfish vào các sông rạch cuả họ để làm mồi gây các giống cá khác.

Vùng Dallas Texas năm nay, nhiều giáo xứ cũng đang tổ chức các hội crawfish festival, mà Gx Th. Phêrô là giáo xứ là Gx đầu tiên. Được biết Gx ĐMHCG cũng sẽ có một crawfish festival vào cuối tháng.

Đây là lần thứ 5 Gx. Th. Phêrô đã tổ chức hội 'crawfish festival' như thế này. Nó trở thành một truyền thống. Mỗi năm họ mướn thêm ca sĩ (7 ca sĩ cho năm nay), con số tham dự cũng đông lên rõ rệt, lôi kéo nhiều giáo dân cuả các Gx lân cận và cuả các tín ngưỡng khác. Chương trình văn nghệ kéo dài 2 ngày, chiều thứ Sáu và chiều thứ Bảy.

Tới tham dự vào lúc 6g chiều thứ Bảy từ khi bắt đầu, chúng tôi nhận thấy hội trường đã chật ních không còn ghế. Người ta phải đứng quanh tường, ngoài hàng hiên, sân trước sân sau và nhiều người phải mua 'togo' mang về nhà. Chương trình văn nghệ kéo dài tới 2g sáng.

Tuy thực khách đông như vậy, nhưng một vài quan chức cho biết GX không có lời. Họ tổ chức là để duy trì một truyền thống và nâng cao tinh thần thân hữu đối với mọi người mọi giới mà thôi.

Xin chúc mừng Gx. Th. Phêrô cho một buổi hội hè thành công.

Xem hình ảnh
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Phượng Tím
Nguyễn Đức Cung
21:32 05/05/2014
PHƯỢNG TÍM
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Em nhắn nhủ mùa này, mùa Phượng Tím
Tím cả chiều, Cali đó, Hạ sang
Con đường ngang hay chạy dọc mơ màng
Đều tím ngát một màu thơ huyền diệu..
(Trích thơ của Hoàng Thy Mai Thảo)