Ngày 05-05-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đức Giêsu luôn đồng hành với chúng ta
Lm Jude Siciliano OP
05:14 05/05/2011
CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH năm A
Cv 2: 14,22-33; Tv 16; 1 Peter 1: 1: 17-21; Lc 24: 13-35

Trong thời gian thi hành sứ vụ trước đây, khi đó tôi sống ở vùng ngoại ô Nam Carolina và Virginia và thuyết giảng trong phạm vi vài trăm dặm quanh cộng đoàn của tôi, hầu như tôi phải di chuyển bằng xe hơi. Hiện nay, tôi quen với các phi trường hơn là các trạm dừng chân trên đường quốc lộ. Vì chúng tôi là một nhóm anh em giảng thuyết và cố gắng làm theo hướng dẫn của tin mừng, nên chúng tôi luôn đi giảng “hai người một”

Đi xe ôtô có thể buồn tẻ, nhất là trong các vùng ngoại ô nơi sóng rađiô lại không được tốt. Nhưng trò chuyện với người cộng sự và người anh em trong cộng đoàn lại có vẻ tốt hơn khi chúng tôi ở cộng đoàn, có lẽ là vì chúng tôi có nhiều thời gian hơn cho cuộc trò chuyện không huyên thuyên hay thinh lặng cùng nhau.

Hầu như, những cuộc trò chuyện này luôn có phần quan trọng là bàn về các sự kiện trong cộng đoàn hay trong gia đình chúng tôi: các buổi lễ gần đây, những mối quan tâm đến sức khoẻ của một anh em nào đó, những căng thẳng trong cộng đoàn, chất lượng của giờ kinh nguyện hàng ngày của cộng đoàn, một anh em mới gia nhập hay một thầy rời khỏi Dòng, sự từ trần của cha mẹ, … Tôi luôn nhìn ra từ những cuộc trò chuyện nghiêm túc này có cả sự soi dẫn lẫn sự hiểu biết. Tôi nhận ra, từ cái nhìn của một cá nhân khác, tầm quan trọng của những sự kiện gần đây mà chúng tôi cùng trải qua. Những cuộc trò chuyện này cho tôi một viễn cảnh, một cách thức mới để nhìn vào người anh em thân thuộc này và để nhận ra điều mà lúc đầu tôi đã không đủ trân trọng.

Thánh Luca cho chúng ta biết hai môn đệ của Đức Giêsu đang trên đường về Emmaus, cách Giêrusalem khoảng 11 cây số. Một người là Cleopas và người kia rất có thể là vợ anh ta. Đại lễ Vượt qua đã kết thúc, không phải với tin vui vì Đức Giêsu được tôn lên làm vua Do thái và những người Rôma bị tống ra khỏi đất nước, nhưng là một cái chết nhục nhã của Đức Giêsu. Có nhiều điều để nói và đường cũng đủ dài để hai người này bày tỏ những hy vọng đã vụn vỡ của mình. Họ kể cho một “người lạ” cùng đi với họ điều đã xảy ra cho Đức Giêsu, và thêm: “chúng tôi hy vọng Người sẽ là Đấng cứu chuộc Israel…”.

Xem ra đại từ “chúng tôi” không chỉ nói họ mà thôi, nhưng còn nhắm đến cả cộng đoàn các môn đệ đã đặt hy vọng vào Đức Giêsu và bây giờ đã hoàn toàn thất vọng. Hai người đang mô tả về một cộng đoàn bị đổ vỡ vì mất đi vị thủ lãnh đầy thần tính và, theo nhận xét từ hai môn đệ này thì những người một thời làm môn đệ của Đức Giêsu hiện đang bị phân tán, họ đang trở về gia đình để nhặt nhạnh những mảnh đời còn sót của mình.

Những môn đệ này đang đi cùng nhau và cùng nhau nói đến câu chuyện ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời họ. Thánh Luca mô tả vắn tắt về cuộc trò chuyện đang diễn ra cũng như hành động của họ vào lúc Đức Giêsu đi bên cạnh – họ đang “bàn tán, tranh luận”

Khi còn là những đứa trẻ, chúng tôi được dạy là không nên bàn về tôn giáo và chính trị khi đại gia đình qui tu lại vào mỗi trưa Chúa nhật. Nhưng sự răn dạy đó thường bị phá vỡ và các cuộc nói chuyện trở nên “hấp dẫn” – đôi khi nóng bỏng! Tôi còn nhớ một cuộc tranh cãi của hai người chú: một người là chủ cửa hàng nhỏ bán các loại ống nước, và người kia là một công nhân liên hiệp. Tôi đã nghe họ tranh cãi về các ưu điểm và những bất lợi của các liên hiệp và tôi học hỏi được nhiều điều từ hai lối nhìn khác biệt này.

Các môn đệ đang “bàn tán, tranh luận” và rồi, sau khi trình bày những “sự kiện” cho người đồng hành mới này, họ đã im lặng lắng nghe những gì Đức Giêsu nói. Kết quả là họ đã biết nhìn lại những điều đã xảy ra trong cuộc sống từ một khía cạnh mới. Ở đây có một bài học về cuộc sống tốt đẹp cho chúng ta; hoặc chúng ta tiếp tục cuộc tranh luận với chính mình hoặc với người khác. (có lẽ, chúng ta có thể đưa ra ngay cả sự than vãn với Chúa về những điều “chúng ta đã hy vọng”).

Sau khi chúng ta nói ra hết mọi điều trong lòng, thì chúng ta cũng làm như môn đệ đã làm – ngừng nói và lắng nghe. Ai mà biết được chúng ta sẽ ngộ ra điều gì trong niềm tin của mình!

Trước hết, điều mà hai môn đệ xem như một thảm kịch cuộc sống đối với họ và cộng đoàn các môn đệ của Đức Giêsu, thì sau khi lắng nghe quan điểm của người đồng hành mới này, mắt họ được mở ra với một cuộc sống mới mà Thiên Chúa ban cho họ. Thiên Chúa đã mang lại sự sống từ trong cái chết – điều mà chỉ Thiên Chúa mới có thể làm được. Làm như thế thì quả là một điều bất thường! – qua khổ nạn và cái chết của Đức Giêsu. Mắt hai môn đệ được mở ra khi Đức Giêsu giải thích Kinh thánh cho họ và rồi khi Người “cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ”.

Việc bẻ bánh. Khi các Kitô hữu tiên khởi qui tụ nhau vào các ngày Chúa nhật để làm việc thờ phượng, họ đã không diễn tả cho những người láng giềng về việc họ làm như chúng ta mô tả ngày nay: “tôi đang đi dự lễ”, hay “tôi sẽ đến nhà thờ”. Hầu như họ nói là: “tôi đang đi dự lễ bẻ bánh”.

Điều này cũng giống như câu chuyện Emmaus hôm nay. Hai môn đệ thuật lại cho người bạn đồng hành mới của họ cuộc khổ nạn Đức Giêsu đã trải qua mà họ đã chứng kiến và tâm trạng chán nản của họ về điều đó. Điều chúng ta học được từ toàn bộ câu chuyện Tin mừng và nhấn mạnh cho chúng ta trong suốt Tuần Thánh là: Đức Giêsu đã không đến như một du khách để đi dạo quanh, trò chuyện với “dân địa phương”, ngắm các cảnh quan tự nhiên và các kì quan kiến trúc của Giêrusalem – và rồi bỏ đi trước khi nỗi đau và sự sụp của đổ của kế hoạch của Người bắt đầu.

Thay vì thế, Người đã đi trọn vẹn hành trình nhân loại, giống như chúng ta, tất cả con đường qua đau khổ và cái chết. Nếu như tôi đặt niềm tin vào Đức Giêsu, Thiên Chúa làm người, thì đó sẽ phải là Đấng không chỉ biết đến niềm vui của con người, nhưng còn biết cả những khó khăn của tôi – cách trọn vẹn. Đó là điều tôi nghĩ đến trong nghi thức “bẻ bánh” trong Thánh lễ của chúng ta hôm nay, Đức Giêsu ở với chúng ta – trên suốt cả hành trình!

Nếu như tôi không nhớ đối với tôi Đức Giêsu là ai và Thiên Chúa đã yêu thương tôi như thế nào, thì tôi hy vọng mắt tôi sẽ lại được mở ra ở lễ bẻ bánh. Tôi hy vọng, như hai môn đệ trên đường, nếu mắt tôi “nhìn xuống”, khi tôi thấy tấm bánh được bẻ ra tôi sẽ lại cảm nghiệm Đức Giêsu phục sinh đang bước đi với tôi trong nỗi đau của tôi, mở mắt tôi để tôi thấy cuộc sống nơi mà tôi chỉ thấy sự chết.

Khi mắt họ được mở ra, hai môn đệ đã quay trở lại với các môn đệ khác ở Giêrusalem, những người mà Thánh Luca cho chúng ta biết họ “cùng nhau qui tụ lại”. Ở đó, trong cộng đoàn, họ được biết rằng Đức Giêsu đã thực sự sống lại. Câu chuyện Emmaus này sẽ mở mắt chúng ta để thấy điều đang xảy ra tại cộng đoàn phụng vụ hôm nay. Chúng ta, những khách bộ hành cùng nhau: có lẽ, trong cuộc sống mắt chúng ta cũng nhìn xuống bởi vì, cách này hay cách khác, niềm hy vọng của chúng ta đã bị tan vỡ do sự mất mát, bị bạn bè hay người yêu ruồng bỏ, khủng hoảng tài chính, thất vọng về Giáo hội của chúng ta, hay một cảm nhận về sự vắng bóng Chúa trong cuộc đời.

Chúng ta qui tụ với cộng đoàn, trong đó có một số người là gương mẫu về đức tin cho chúng ta, dẫu cho họ gặp những hoàn cảnh khó khăn. Nếu chúng ta đã nhìn xuống, thì nhờ vào nhân chứng của cuộc sống và lời của những người trong cộng đoàn đức tin, niềm hy vọng của chúng ta sẽ lóe sáng, khi nó bắt đầu trở lại với cuộc sống. Chúng ta mừng lễ giống như khung cảnh Tin mừng hôm nay: các thành viên của cộng đoàn là những nhân chứng cho cuộc sống của Đức Kitô ở giữa họ; chúng ta cũng nghe Lời được loan báo và mở ra cho chúng ta. (chúng ta hy vọng các anh em giảng thuyết đã chuẩn bị bài nói chuyện và cầu nguyện trước!).

Sau khi nghe Lời nói với cuộc đời của mình, chúng ta khẩn thiết cầu xin những nhu cầu của thế giới và của Giáo hội. Tiếp đến, chúng ta đến trước bàn thánh để chúc tụng Chúa về những điều chúng ta đã nghe. Một lần nữa, chúng ta nhìn ngắm Chúa Kitô trong lễ “bẻ bánh”.
Chuyển ngữ Anh Em HV Đaminh Gò Vấp


3rd SUNDAY OF EASTER (A)
Acts 2: 14,22-33; Psalm 16; 1 Peter 1: 17-21; Luke 24: 13-35

At an earlier time in ministry, when I lived in rural South Carolina and Virginia and preached within a few hundred miles from my home, I used to do almost all my traveling by car. These days, I’m more familiar with airports than highway rest stops. Since we were a team of preachers and were trying to be guided by the gospel mandate, we always traveled and preached "two by two."

The car rides could be boring, especially in rural areas where radio reception was poor. But conversation with a partner and community mate tended to be even better than they were at home, probably because we had more time for uninterrupted talk and silence together.

Almost always some significant part of those conversations would be about events in our community, or our family: a recent celebration, a member’s health concerns, interpersonal tensions, the quality of our daily community prayer, the arrival of a new member or departure of one of the regulars, a parent’s death, etc. I always found those reflective conversations both enlightening and broadening. I would realize, from another person’s perspective, the significance of recent events we had both experienced. Those conversations gave me a perspective, a new way to look at the familiar and to notice what, at first, I had failed to appreciate.

Luke tells us that two of Jesus’ disciples were walking to Emmaus; a distance of 7 miles from Jerusalem. One is Cleopas and his companion may very well have been his wife. The feast of Passover had ended–not on a joyous note with Jesus crowned King of the Jews and the Romans put out of the country, but with his ignominious death. There was a lot to talk about and the journey was long enough to provide reflective time for the two to voice their shattered hopes. They tell the "stranger" who had joined them what had happened to Jesus, and then add, "We were hoping that he would be the one to redeem Israel...."

It sounds like the "we" included more than themselves; the whole community of disciples had hoped in Jesus and were now thoroughly disappointed. The two were describing a shattered community that had lost their charismatic leader and, judging from these two disciples, the once-followers of Jesus are now scattering, returning to their homes to pick up the pieces of their lives.

These disciples were traveling together and were engaged in a conversation that touched deeply into their lives. Luke describes succinctly the kind of conversation they were having and what they were doing at the moment Jesus drew near they were "conversing and debating."

We were told as kids not to talk religion and politics when the extended family got together on Sunday afternoons. But that stricture usually broke down and the conversations got "interesting"–sometimes hot! I remember one such exchange when two uncles got into it: one owned a small plumbing business, the other was a union laborer. I listened to them as they argued about the merits and disadvantages of unions and I learned a lot from their two different perspectives.

The disciples were "conversing and debating" and then, after laying out the "facts" to their newly-arrived traveling companion, they closed their mouths and listened to what Jesus had to say. As a result they learned to look at what happened in their lives from another perspective. There is a good life lesson for us here; whether we have a debate going on within ourselves or with another. (Perhaps, we might even be laying out a lament to God about what "we had hoped.")

After we get things off our chest, we then do what the disciples did-- stop and listen. Who knows what new insights of faith we might come to!

At first, what appeared to the two disciples as a life-shattering tragedy for them and the community of Jesus’ followers, after listening to their new companion’s perspective, their eyes were opened to the new life God was offering them. God had brought life out of death–something only God could do. And what an unusual way to do that!–through the suffering and death of Jesus. The two disciples’ eyes were opened when Jesus broke open the Scriptures for them and then when he "took bread, said the blessing, broke it and gave it to them."

The breaking of the bread. When the early Christians gathered on Sundays for worship, they didn’t describe what they were doing to the neighbors the way we do today, "I’m going to Mass," or "I’m going to church." What they most likely said was, "I’m going to the breaking of the bread."

It’s like today’s Emmaus story. The two disciples described to their new companion the suffering they witnessed Jesus go through and their own resulting dejection. What we learn from the whole gospel story and have had stressed for us during Holy Week, is that Jesus didn’t come like a tourist to walk around, converse with "the locals," look at the natural sights and Jerusalem’s architectural wonders – and then leave before pain and the collapse of his project began.

Instead, he made the whole human journey, just like us, all the way through suffering and death. If I’m going to put my faith in Jesus, God-made-flesh, then it will have to be in one who knows my human joys, but also my struggles – completely. That’s what I’ll think about today at the "breaking of the bread" at our Eucharist, Jesus with us – with us all the way!
If I forget who Jesus is for me and how much God loves me, I hope my eyes will be opened again at the breaking of the bread. I hope that, like the two on the road, if my eyes are "downcast," when I see the bread being broken I will again experience the risen Jesus walking with me in my pain, opening my eyes to see life where, at first, I may only be seeing death.

Once their eyes were opened the two returned to the others in Jerusalem who, Luke tells us, were "gathered together." There, in the community, the news is shared that Jesus was indeed alive. This Emmaus story is opening our eyes to what is happening at our liturgical assembly today. We road travelers come together: perhaps life has our eyes downcast because, in one way or another, our hopes have been shattered by loss, abandonment by a loved one or friend, financial set back, disillusionment with our church, or a feeling of God’s absence in our lives.

We gather with our community, among them are some who model faith for us, despite their difficult situations. If we have been downcast, because of the witness of the lives and words of those in our faith community. our own hope glimmers, as it begins to come back to life. Our celebration today is like today’s gospel scene: our community’s members are witnesses to the life of Christ in their midst; we also hear the Word proclaimed and opened for us. (Let’s hope the preachers did their homework and prayer beforehand!)

After hearing the Word speak to our lives, we voice petition, which express our world and church’s need. Then we go to the altar to praise God for what we have heard. Once again we behold Christ in "the breaking of the bread."
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tham dự tuần thánh ở xứ không Kitô Giáo
Vũ Văn An
04:31 05/05/2011
Trở lại Sydney, niềm vui đầu tiên là được tham dự thánh lễ vọng Phục Sinh. Ba mươi năm nay, năm nào mà không được tham dự thánh lể vọng Phục Sinh ở Sydney? Thế thì vui nỗi gì? Vui vì được mừng lễ Phục Sinh với những người cùng một nền văn hóa, hay chia sẻ phần nào nền văn hóa với họ, không lao đao vất vả như lúc ở Hồng Kông, Hán Thành và Đài Bắc, là những xứ, không biết phải nói như thế nào, nhưng nhất định không phải là những xứ thuộc nền văn hóa Kitô Giáo.
May mắn một điều, khi tới Hồng Kông và ngụ ở khách sạn Regal Riverside thuộc khu Shatin, Kowloon, gia đình gồm 10 người chúng tôi tìm được Nhà Thờ Thánh Bênêđíctô gần đó. Chỉ đi bộ chưa tới 10 phút là đã tới nơi, kịp thánh lễ Chúa Nhật thứ năm Mùa Chay. Nhà thờ khá khang trang, trang hoàng đơn giản, làm nổi bật tượng chịu nạn với hình Chúa Giêsu phục sinh trên một bức tường mầu xanh đậm trải dài suốt chiều ngang nhà thờ. Vị linh mục dáng người mảnh mai, với bộ râu quai nón đen mượt, có giọng đọc ấm áp, cử chỉ khoan hòa, đúng tư cách một thừa tác viên bí tích. Giáo dân phần lớn gồm những người từ trung niên trở lên, nghiêm chỉnh ngồi đầy khắp các hàng ghế còn mới. Lác đác cũng có một vài người trẻ, mà người nổi nhất chính là anh ca trưởng, điều khiển không phải chỉ là ca đoàn mà toàn thể cộng đoàn. Anh đứng ngay trên cung thánh để làm phận sự. Và phận sự ấy được anh chu toàn hết sức xuất sắc, khiến người ta không còn nhận ra đâu là ca đoàn đâu là cộng đoàn nữa. Tất cả là một, cùng cất lời ca tán tụng hồng ân Thiên Chúa. Tất nhiên trọn bộ phụng vụ được tiến hành bằng tiếng Quảng Đông, một thứ tiếng mà gia đình tôi hầu như không ai hiểu.
Rất may, ở các hàng ghế, ngoài các kinh sách bằng tiếng Trung Hoa, cộng đồng Thánh Bênêđíctô còn cung cấp các sách lễ Chúa Nhật bằng Anh Ngữ. Nên việc tham dự thánh lễ của gia đình tôi phần nào được tích cực hơn. Sự tích cực này được gia tăng phần nào nhờ bầu khí “hợp đoàn” của cộng đồng Thánh Bênêđíctô: muôn người như một, cùng đọc, cùng hát, cùng đứng, cùng ngồi, cùng làm dấu Thánh Giá, cùng bái lạy… không một ai làm gì riêng rẽ, không ai đọc riêng, không ai hát riêng, kể cả ca đoàn! Cộng đồng Thánh Bênêđíctô để lại cho gia đình tôi một ấn tượng tích cực hiếm có.
Ngày áp cuối cùng ở Hán Thành, chúng tôi gặp Chúa Nhật Lễ Lá. Để tránh phiền phức cho đoàn du lịch, gia đình tôi dậy thực sớm để tham dự thánh lễ 6 giờ sáng. Từ khách sạn Ellui ở đường Dosan, tiếp nối với đường Yeongdong tới nhà thờ Cheongdam trên đại lộ Samsung, đi bộ phải hơn 20 phút. Nhờ thời tiết mát dịu vào buổi sáng tháng Tư, nên cuộc đi bộ của chúng tôi khá thoải mái. Tường nhà thờ Cheongdam hướng ngay ra đại lộ Samsung, nhưng lối vào nhà thờ thì nằm ở một con hẻm. Đây là một ngôi thánh đường tương đối mới, khang trang hơn nhà thờ Thánh Bênêđíctô ở Kowloon, Hồng Kông. Cách trang trí cũng tương tự như nhà thờ vừa nhắc: các hàng ghế cũng được sắp xếp theo hình bán cung, tập trung vào bàn thờ phía trước, nhưng thay vì bức tường liền ở phía sau bàn thờ, người ta có gắn nhiều cửa kính mầu với các hình ảnh đạo rực rỡ. Tượng Chịu nạn với Chúa bị đóng đinh vẫn nổi bật giữa cộng đồng dân Người.
Chúng tôi hy vọng sẽ có cuộc diễn lại cảnh Chúa vinh quang tiến vào Giêrusalem ngày nào. Nhưng không, khi tới nơi, chúng tôi chỉ được trao cho những nhành lá nhỏ để tiến vào nhà thờ tham dự thánh lễ. Vị linh mục đã có mặt trên bàn thờ và các hàng ghế đã gần được chiếm hết. Cả linh mục lẫn cộng đoàn đều rất nghiêm chỉ, ăn mặc “bảnh bao”, một nét gần như đã thành văn hóa của Đại Hàn. Phụ nữ nào cũng có khăn trắng trùm đầu. Người vợ của một cặp vợ chồng trẻ đến sau chúng tôi cũng mở tấm khăn thủ sẵn trong túi sách ra và trùm lên đầu trước khi làm bất cứ hành vi nào khác để tham dự thánh lễ. Giáo dân nào cũng tiếp nhận một bản thông tin giáo xứ trong đó có các kinh sách chung để đọc trong Thánh Lễ và người nào cũng mở bản thông tin này để cùng thưa kinh sốt sắng. Giống cộng đồng Thánh Bênêđíctô ở Kowloon, Hồng Kông, cộng đồng Cheongdam cũng đồng thanh thưa kinh và ca hát, không phân biệt ca đoàn và cộng đoàn. Tuy ở đây không thấy sự xuất hiện của một ca trưởng, nhưng người ta nghe được một hợp ca duy nhất, hết sức đồng nhịp, như có người điều khiển. Có lẽ nhờ tiếng đàn chuyên nghiệp, vâng đúng là chuyên nghiệp, đặt trên thượng lầu cầm chịch chăng? Hay phải chăng tất cả các bài ca này đều là những bài ca quen thuộc, nặng phần cầu nguyện hơn trình diễn? Bản chất của thờ phượng cộng đồng phải chăng là thế?
Tuy nhiên, không như tại cộng đồng Thánh Bênêđíctô ở Hồng Kông, gia đình tôi không tìm được một kinh sách nào bằng tiếng Anh tại cộng đồng Cheongdam. Việc tham dự thánh lễ Chúa Nhật Lễ Lá của chúng tôi, vì thế, có phần kém tích cực hơn. Nhưng bạn đòi hỏi gì đây? Một thánh lễ đầy đủ giữa một cộng đồng những người cùng một niềm tin Công Giáo chưa đủ sao! Dù ngôn ngữ khác nhau, nhưng ai cũng hiểu là mình đang phụng thờ cùng một Thiên Chúa, theo cùng một nghi thức của Mẹ Giáo Hội, hiền thê Đức Kitô. Tuy nhiên, nếu có được một kinh sách nào đó bằng tiếng Anh, một ngôn ngữ ngày nay gần như được coi là phổ quát, thì có lẽ hay hơn. Nghĩ cho cùng, hình như người Đại Hàn không được hào phóng lắm. Đêm chúng tôi từ Quảng Châu bay qua Hán Thành, hỏi mượn đồ cắm điện thì khách sạn sẵn sàng mang tới tận phòng. Nhưng dùng bàn chải đáng răng mà khách sạn để sẵn trong phòng thì phải trả tiền. Còn nhớ hôm thanh tóan khách sạn (check-out), nhân viên khách sạn chỉ hỏi tôi mỗi một chuyện: có dùng bàn chải đánh răng không. Còn tiền nối internet thì tôi đã thanh toán trước đó: 30 phút, 10 ngàn wons, tương đương 10 dollars! Khách sạn có internet miễn phí, nhưng bạn phải xuống business center để sử dụng. Tại Thẩm Quyến và Quảng Châu, hai thành phố hình như phát triển trễ hơn Hán Thành, chúng tôi được sử dụng miễn phí internet ngay tại phòng thuê của mình. Người hướng dẫn du lịch của Đại Hàn cũng có khác với người hướng dẫn du lịch của Hồng Kông, Thẩm Quyến và Quảng Châu: họ không bận tâm đến việc cung cấp nước chai miễn phí cho đoàn du lịch.
Bất chấp tất cả những điều tiêu cực nhỏ mọn ấy, người Công Giáo Đại Hàn vẫn để lại trong tôi một điều rất hiếm trong phong cách thực hành đạo, cụ thể là phong cách cử hành việc thờ phượng chung, nó toát ra một tinh thần cộng đồng gắn bó như một, điều mà tôi thật sự thiếu thốn.
Đến Đài Loan, gia đình tôi thực sự bước vào Tuần Thánh. Nhưng dọc hành trình, chỉ toàn gặp cụ Tưởng cùng đền thờ chùa miễu. Có tới hàng trăm cụ Tưởng (Giới Thạch) tại một khu vườn nhỏ tại Cihu, thuộc huyện Taoyuan: cụ ngồi, cụ đứng, cụ cỡi ngựa, cụ toàn thân, cụ bán thân, cùng khắp và thật rối mắt. Không hiểu tại sao người ta lại đặt hàng trăm tượng của cụ ở một chỗ khá chật hẹp: mười mấy bức tượng quay mặt vào nhau trên một mảnh đất chỉ chừng 20 thước vuông, cái cao cái thấp, cái mặc quân phục, cái mặc áo nhà nho, cái mầu nâu, cái mầu xanh, mầu trắng… và rất nhiều mảnh đất như thế. Quả là thiếu thẩm mỹ, khiến người nhìn thấy nản. Không lạ gì thời Trần Thủy Biển (Chen Shui-bian) làm Tổng Thống, mấy trăm tượng của cụ bị tháo gỡ khắp nơi trên đảo. Nghe đâu ông ta còn thay đổi tên các lăng và đài kỷ niệm của cụ nữa. Có điều oái oăm, là cái ông tổng thống họ Trần này quả không hổ với cái tên “Biển” của mình nên đã “biển thủ” hàng trăm triệu dollars tiền công quĩ, do đó, hiện đang nằm đếm 20 cuốn lịch tại nhà lao. Tổng thống họ Mã (Ma Ying-jeou) hiện nay, vốn làm thông dịch viên cho Tưởng Kinh Quốc trước đây, lần lượt dựng lại tượng cụ ở khắp chốn, nhưng kém người Cộng Sản Việt Nam một bậc, vì không dám sửa lại tên công trường tự do tại Đền Tưởng Niệm Tưởng Giới Thạch ở Đài Bắc, sợ thành người “đồng khởi vùng lên mất tự do”.
Tại phần mộ cụ Tưởng, một phần mộ khá đơn giản, đặt trong một căn phòng vừa nhỏ vừa thấp vì cụ muốn được chôn vĩnh viễn tại nơi sinh quán là Fenghua, tôi theo lời căn dặn ghi trên tường dưới di ảnh cụ mà cúi đầu chào. Nhưng thực ra, tôi cúi đầu chào cây thánh giá kết bằng hoa trắng đặt trước mộ cẩm thạch đen của cụ. Cụ vốn là tín đồ của Phái Methodist, cùng là Kitô hữu như tôi, tuy cụ tin phong thủy hơn tôi. Trái với mộ phần này, Đền Kỷ Niệm cụ ở Đài Bắc thì hết sức nguy nga và đồ sộ, hơn hẳn đền Tôn Dật Tiên, hơn hẳn đền Khổng Tử ở Wen-Wu (Văn Vũ): 89 bậc kỷ niệm cụ 89 tuổi khi từ trần, khối đá làm cửa vòng cung nặng 7 tấn 5, cao 19 thước ghi dấu cụ qua đời năm 1975. Trong đền, cụ Tưởng chễm trệ “ngự” trên chiếc ghế bành cao chót vót, mình mặc áo nhà nho (hay quan lại?) tươi cười nhìn xuống thứ dân.
Đền chùa ở Đài Loan khá nhiều. Nổi nhất là chùa Chung Tai Chan ở Puli thuộc huyện Nantou, Đài Trung. Chúng tôi chưa từng gặp một ngôi chùa nào lớn và nguy nga tráng lệ như ngôi chùa này: tọa lạc trên một khu đất rộng 25 mẫu tây, tượng Phật bằng vàng, xây toàn bằng đá, lát hoa cương, nơi tu học của hơn 1,000 sư nam, sư nữ và mấy trăm tín hữu, sinh hoạt theo lối tự cung tự cấp như một đan viện xitô Công Giáo. Nó được đại sư Wei Chueh xây dựng trong 7 năm và được khánh thành năm 2001 làm trung tâm truyền bá Đạo Thiền (Chan) cho Đài Loan và khắp thế giới. Ngôi chùa nằm giữa một vùng đồi núi bao quanh, được sư nữ hướng dẫn mô tả như vị đại sư ngự giữa tòa sen với núi non chung quanh làm đài. Chính điện ở lầu 16 có tòa bảo tháp 7 tầng bằng gỗ mà không cần một chiếc đinh, đặt chính giữa, còn ở các tường chung quanh, là 30 ngàn (theo lời sư nữ, nhưng theo Wikipedia thì chỉ là 20 ngàn) ảnh khắc bằng đồng mô tả Phật ngồi thiền, được sư nữ cho hay, do nghệ nhân Việt Nam thực hiện, không phải vì giá rẻ, mà vì họ duy trì được nghệ thuật thủ công tinh vi.
Cũng tại lầu 16, sư nữ hướng dẫn, bằng một giọng tiếng Anh hết sức lưu loát, kể cho chúng tôi nghe tài quán thông của đại sư Wei Chueh: ngài dự kiến ngôi chùa này sẽ chịu được trận động đất mạnh 7.5 độ Ms (surface wave magnitude wave, đơn vị chính thức của Đài Loan) trong khi trận động đất xẩy ra hồi tháng 9 năm 1999 chỉ là 7.3 Ms. Có người nói nhỏ: phải chi ngài cố vấn cho các lò nguyên tử của Nhật, thì hay biết mấy!
Có người không tin đây là một ngôi chùa vì thật mà khó hoà hợp nó với ý niệm đơn giản và thoát tục của Phật Giáo. Chúng tôi có hỏi sư nữ hướng dẫn về giá xây cất nó, nhưng chỉ được trả lời là vô giá, giá của nó nằm ở trong tâm (có nguồn cho hay giá xây cất của nó là 650 triệu dollars Mỹ). Tuy thế, Chung Tai Chan từng bị chính phủ Đài Loan điều tra khi phong chức cho hàng chục sư nữ trẻ, con cái nhà giầu, mà không qua thời kỳ tu học cần thiết. Họ cũng không chịu cho các gia đình này biết ý định của con gái họ, chỉ thấy chúng “vanish into thin air” (như biến mất vào không khí) sau khi dự sinh hoạt hè do Chùa này tổ chức. Chung Tai Chan cũng can dự nhiều vào chính trị, mạnh mẽ ủng hộ việc thống nhất với Trung Hoa và các ứng viên tổng thống của Quốc Dân Đảng.
Kiếm một nhà thờ Công Giáo tại Đài Bắc, vì thế, có khó khăn đối với gia đình tôi. Vào internet, khu vực khách sạn chúng tôi ở có tới 5, 6 nhà thờ Công Giáo, trong đó có hai ngôi nằm cùng đường Nam Kinh Đông (East Nanking) là Nhà Thờ Đức Bà Nữ Vương Trung Hoa, và Nhà Thờ Đức Bà. Nhưng nhân viên khách sạn cho hay hai ngôi nhà thờ đó khá xa, nên đã chỉ cho chúng tôi Nhà Thờ Thánh Giuse Thợ nằm trong hẻm 158 đường Bade (đọc là Ba Đơ) gần đó. 9 giờ tối Thứ Năm Tuần Thánh, tuy mệt mỏi sau một ngày đi “tour”, gia đình tôi cũng đã cuốc bộ tới ngôi nhà thờ đó để dự giờ chầu Thánh Thể, cẩn thận mang theo cuốn Thánh Kinh bằng hai ngôn ngữ Anh và Hoa mà khách sạn để sẵn ở một ngăn bàn, điều mà cả ở Hồng Kông, Thẩm Quyến, Quảng Châu và Hán Thành đều không có, và chiếc laptop có giờ chầu Thánh Thể được chuyển tải từ internet xuống. Đến nơi, các giáo dân của giáo xứ này đã rời nhà thờ hầu hết, chỉ còn một hai người trong ca đoàn ở lại để tập dượt cho phụng vụ ngày hôm sau. Ngôi nguyện đường có đặt Mình Thánh, vì thế, thuộc riêng gia đình tôi. Quả là an ủi được nghe trình thuật mô tả lại khung cảnh Chúa lập phép Thánh Thể và được suy niệm theo Giờ Chầu đã chuyển tải từ internet. Hình ảnh yêu thương, phản bội, yếu đuối, thứ tha hòa nhập vào nhau làm nổi bật cuộc hành trình dương thế và cả cuộc hành trình “du hý” hiện tại của chúng tôi. Thiếu hai trợ cụ Thánh Kinh và Giờ Chầu kia, hẳn những hình ảnh ấy bớt đi nhiều tính sống động. Cả hai trợ cụ đó, chúng tôi đều không tìm thấy nơi ngôi thánh đường hoàn toàn dùng tiếng quan thoại này.
Ngỡ ngàng hơn nữa, chúng tôi vẫn nghĩ người Công Giáo Đài Bắc chắc chắn sẽ cử hành phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh, tưởng niệm việc Chúa chịu chết trên Thánh Giá, vào lúc 3 giờ chiều, giờ Chúa tắt hơi thở cuối cùng như người Công Giáo Sydney, nên đã chuẩn bị sẵn sàng tách khỏi đoàn du lịch để tham dự việc cử hành đó. Nhưng không, vị cha sở người Ba Lan, bằng một giọng tiếng Anh lưu loát, cho hay: việc cử hành đó chỉ diễn ra lúc 8 giờ tối, giờ chúng tôi lên máy bay rời Đài Bắc để trở lại Sydney. Cha còn cho biết thêm: không có nhà thờ nào ở đây cử hành phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh vào lúc 3 giờ chiều. Phải chăng vì đây là một xứ sở không Kitô Giáo, Thứ Sáu Tuần Thánh không phải là một ngày nghỉ, nên việc cử hành kia chỉ diễn ra sau khi mọi người đã từ sở làm hay kinh doanh trở về nhà và ăn uống nghỉ ngơi đôi chút? Có thể đúng, nhưng đó không hẳn là lý do đầy đủ và ắt có. Việt Nam chưa bao giờ được mệnh danh là một xứ Kitô Giáo, nhưng tại đó, việc cử hành các nghi thức Tuần Thánh, ngay thời buổi này, cũng đâu có “low key” như thế.
Giáo xứ Thánh Giuse Thợ được một điều: có nghi thức đi đàng Thánh Gía vào lúc 3 giờ chiều, nhưng cha sở nhấn mạnh: chỉ bằng tiếng Trung Hoa. Một phụ nữ mặc thường phục nhưng có dáng dấp một nữ tu nói chen vào: ở nhà thờ Don Bosco, có thể có nghi thức bằng tiếng Anh; vả lại, có linh mục Việt Nam ở đấy. Nhưng địa chỉ và số điện thoại của nhà thờ đó thì cả cha sở và mấy giáo dân hiện diện đều không ai biết. Chúng tôi chỉ được các vị cung cấp tên nhà thờ bằng chữ Trung Hoa. Dĩ nhiên về lại Khách Sạn, vào internet, thì tìm ra địa chỉ và số điện thoại ấy dễ dàng, nhưng chúng tôi cũng thử nhân viên khách sạn (Brother Hotel) xem sao. Phải mất gần nửa giờ, 3 nhân viên khách sạn ấy mới cung cấp được hai chi tiết trên, sau khi lục lọi tới 10 “folders” dầy cộm: 123 Đường Minsheng Đông, khu 3. Quả là ngạc nhiên, chả lẽ Đài Bắc không có “White Pages” (niên giám điện thoại) như các thành phố khác trên thế giới?
Đúng như lời cha sở nhà thờ Thánh Giuse Thợ, nhà thờ Don Bosco cũng không cử hành phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh vào lúc 3 giờ chiều, dù ở đây, có tới 5 linh mục, trong đó, hai vị là người Việt Nam. Và nghi thức đi đàng Thánh Giá còn diễn ra muộn hơn nữa: lúc 7 giờ tối, liền sau đó là phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh vào lúc 7 giờ 30. Chúng tôi chọn nhà thờ này vì nghi thức cũng như nghi lễ được cử hành bằng hai ngôn ngữ: Hoa và Anh và rất có cơ may được rước lễ vì dù sao, xe chở chúng tôi ra phi trường chỉ rời khách sạn vào lúc 8 giờ 20.
Gia đình tôi tới nhà thờ sớm, lúc chưa lên đèn. Đây là ngôi nhà thờ đầu tiên trong cuộc hành trình của chúng tôi được thiết trí theo kiểu xưa, nghĩa là hình chữ nhật, tường gian cung thánh nổi bật bức tranh Chúa Giêsu đang giảng dạy, nổi bật đến nỗi người xem quên hết những gì ở chung quanh. Loanh quanh đi tìm một cuốn sách kinh hay sách lễ bằng tiếng Anh, nhưng không thấy. Leo lên cả nhà nguyện ở tầng trên, tìm khắp ngả, cũng không thấy. May gặp được ông từ nhà thờ, ông kiếm mãi, mới tìm được cuốn sách lễ bằng tiếng Anh, nhưng lại là cuốn sách lễ hàng ngày, không có tuần tam nhật thánh (triduum). Đang thắc mắc không biết giáo xứ này hiểu “song ngữ” Hoa và Anh ra sao, thì gần đến giờ cử hành, lúc nhà thờ đã lên đèn và giáo dân lục tục xuất hiện, được một chức việc khác trao cho cuốn đi đàng Thánh Gía, do một linh mục ngoại quốc, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, soạn thảo, tựa là Mary’s Way of The Cross: Đàng Thánh Giá Của Mẹ Maria bằng hai ngôn ngữ Hoa và Anh. Vội mở ra ngay và gặp được một nội dung thật mới lạ, diễn tả lại tâm tình của Đức Mẹ suốt 15 chặng đàng Thánh Giá của Con Trai mình. Ở mỗi chặng, tâm tình của ngài đều muốn biến cố ấy xẩy ra cách khác, cách yêu thương của người mẹ trước nhục hình khủng khiếp của con trai duy nhất. Nhưng rồi, ngài vội kết luận: nhưng tôi biết, mọi việc phải xẩy ra như thế, và tôi lặng lẽ bước theo hoặc cầu nguyện hoặc chiêm ngắm. Chỉ duy ở chặng 15, chặng Phục Sinh Khải Hoàn, Đức Mẹ không lặng lẽ nữa mà hân hoan tuyên xưng. Các Tông Đồ và cả Giáo Hội nữa cũng đã làm thế: không thể nào không tuyên xưng biến cố có một không hai: Chúa đã phục sinh!
Rất tiếc vị linh mục chủ tế mà ông từ nhà thờ cho biết là cha Vinh (Việt Nam) đã không đọc các tâm tình ấy, nhưng đọc các đoạn Tin Mừng xứng hợp với từng chặng. Ngài đọc bằng tiếng Trung Hoa ở chặng thứ nhất, bằng tiếng Anh ở chặng tiếp theo, và mẫu mực ấy được lặp đi lặp lại cho hết 15 chặng đàng Thánh Giá. Cộng đoàn cũng theo ngài lần lượt đọc kinh và hát bài Stabat Mater bằng tiếng Hoa ở chặng đầu, bằng tiếng Anh ở chặng sau và cứ thế cho đến hết các chặng…
Đến chặng 15, thì đồng hồ đã gần chỉ 8 giờ tối. Gia đình tôi buộc phải lặng lẽ rời nhà thờ Don Bosco để trở lại khách sạn, chuẩn bị ra phi trường, lòng những ân hận không được hôn chân Thánh Gía và rước lễ. Dù sao, cũng xin cám ơn giáo xứ Don Bosco đã giúp chúng tôi cơ hội suy niệm sâu sắc mầu nhiệm chịu nạn của Ngôi Hai Thiên Chúa. Chỉ xin thưa cùng qúy bạn: việc cử hành phụng vụ của qúy bạn chưa thể hiện đầy đủ tinh thần hợp đoàn như các tín hữu của nhà thờ Thánh Bênêđíctô ở Hồng Kông, và của nhà thờ Cheongdam ở Hán Thành. Giọng đọc kinh chung của quí bạn còn rời rạc, trầm bổng khác nhau, nhất là khi đứng, khi qùy, khi bái gối, các bạn không làm cùng một nhịp, thậm chí có người làm người không. Những điều này có thể không quan trọng đối với các bạn, nhưng với tôi, tôi vẫn đi tìm những thứ ấy.
Cảm tưởng cuối cùng: phải chăng sự kiện trên có liên hệ tới việc hình như cả giáo hội Hồng Kông lẫn giáo hội Đại Hàn không dựa nhiều vào các giáo sĩ ngoại quốc như giáo hội Đài Loan? Ở Hồng Kông cũng như ở Hán Thành, các cha sở chúng tôi gặp đều là người bản quốc. Trong khi ở Đài Bắc, cha sở nhà thờ Don Bosco là người Hoa, nhưng cha đã khá cao tuổi, phần lớn các sinh hoạt đều dựa vào các cha trẻ người nước ngoài; cha sở nhà thờ Thánh Giuse Thợ là một người Ba Lan, chưa thông thạo ngôn ngữ Trung Hoa.
 
Tòa thánh yêu cầu các nước bảo đảm tự do tôn giáo
Phạm Kim An
08:42 05/05/2011
Tòa thánh yêu cầu các nước bảo đảm tự do tôn giáo

Diễn từ của ĐTC Biển Đức 16 với Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Tòa thánh

ROMA - Tòa Thánh kêu gọi các quốc gia hãy bảo đảm tự do tôn giáo, theo lời của ĐTC Biển Đức 16 trong diễn từ của Ngài với Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Tòa thánh.

Khóa họp toàn thể lần thứ 17 của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Tòa thánh đã diễn ra từ ngày 29-4 đến 3-5, với chủ đề “Quyền phổ quát một cách đa dạng. Vấn đề tự do tôn giáo”. Ngày 4-5, ĐTC đã tiếp các thành viên của Viện Hàn lâm.

ĐTC khẳng định: “Tòa Thánh tiếp tục yêu cầu mọi Quốc gia hãy công nhận các quyền cơ bản về tự do tôn giáo, kêu gọi các nước hãy tôn trọng, và nếu cần thiết, hãy bảo vệ các nhóm thiểu số tôn giáo, vốn có đức tin khác với nhóm đa số, nhưng vẫn khát vọng sống hòa bình với mọi đồng bào của mình, và hãy tham gia đầy đủ vào đời sống dân sự và chính trị của quốc gia, vì lợi ích của tất cả mọi người”.

Đây là một "thách thức khẩn cấp", bởi vì ĐTC than phiền rằng các ý thức hệ hiện nay đang đe dọa tự do tôn giáo, giống như chủ nghĩa độc tài vô thần của thế kỷ XX.

ĐTC nhận xét rằng sự tự do thờ phượng và tôn giáo “đã được công nhận và bảo vệ bởi cộng đồng quốc tế", nhưng quyền cơ bản này lại “một lần nữa bị đe dọa bởi thái độ, xu hướng và ý thức hệ, vốn muốn ngăn chặn sự biểu hiện tôn giáo cách tự do”.

Đối với ĐTC Biển Đức 16, "gốc rễ của nền văn hóa Kitô giáo vẫn còn sâu sắc ở phương Tây", và nếu "mỗi quốc gia có quyền tối thượng để công bố pháp luật của mình, và thể hiện, trên bình diện pháp lý, các thái độ khác nhau đối với tôn giáo", thì điều không kém quan trọng là hãy “tôn trọng quyền cơ bản”, đó là sự tự do tôn giáo và tự do thờ phượng.

Đàng khác, ĐTC khẳng định "tự do tôn giáo chân chính sẽ cho phép mỗi người tự thể hiện mình đầy đủ” và "đóng góp cho lợi ích chung của xã hội". (Zenit 4-5-2011)

Phạm Kim An
 
Mexico: Trẻ em là kho báu của đất nước
Phạm Kim An
08:44 05/05/2011
Mexico: Trẻ em là kho báu của đất nước

Mexico City - Đức Giám mục Francisco Javier Chavolla Ramos, giáo phận Toluca, Mexico, Chủ tịch Ủy ban giám mục về gia đình thuộc hội đồng Giám mục Mexico, gần đây đã nói rằng trẻ em là kho báu lớn nhất của đất nước.

Ngài nhấn mạnh rằng trẻ em là người được Chúa Kitô và Giáo Hội yêu mến.

Ngài đã công bố một sứ điệp nhân ngày Thiếu nhi, được tổ chức vào ngày 2-5 ở Mexico. Ngài nhắc lại những lời của Chúa Giêsu đã nói rằng mọi người cần trở nên như trẻ em để được vào Nước Thiên Chúa.

Ngài nói thêm rằng trẻ em là kho tàng quý giá nhất của đất nước, và các em phải được chấp nhận cùng với một thái độ chào đón và yêu mến, mà Chúa Giêsu đã dành cho các em.

Ngài nói: “Với sự giúp đỡ của cha mẹ và của tất cả những người yêu thương các em, trẻ em cần lớn lên trong tuổi tác, sự khôn ngoan, và ân sủng trước mặt Thiên Chúa, như Chúa Giêsu đã làm".

Ngài kêu gọi trẻ em hãy dâng lời cầu nguyện cho tất cả các gia đình của Mexico và thế giới, để Cha trên trời sẽ ban cho chúng ta đầy hồng ân và ân ban hòa bình của Ngài. (CNA 4-5-2011)

Phạm Kim An
 
Tác giả ảnh chân dung chính thức của tân Chân phước Gioan Phaolô II
Nguyễn Trọng Đa
08:49 05/05/2011
Tác giả ảnh chân dung chính thức của tân Chân phước Gioan Phaolô II

Roma - "Đây là bức ảnh của cả đời tôi." Nhiếp ảnh gia Grzegorz Galazka, người Ba Lan, nói như thế khi khi ông nhìn chằm chằm vào bức ảnh khổng lồ của tân Chân Phước Gioan Phaolô II, hiện nay được treo ở ban công của Vương cung thánh đường thánh Phêrô.

Ông nói: “Tôi không biết ảnh tôi chụp được chọn như thế nào, nhưng như các bạn thấy là người ta đều thích bức ảnh này”.

Bức ảnh lớn được giới thiệu trước sự cổ vũ vui mừng của hơn một triệu người hành hương trong thánh lễ phong Chân phước ngày 1-5. Ông Galazka đã là nhiếp ảnh gia chính thức cho ĐTC Gioan Phaolô II trong hầu hết các chuyến đi của Ngài, từ năm 1985 cho đến khi Ngài băng hà năm 2005.

Ông nói: “Bức ảnh này đã được chụp trong một chuyến thăm của Ngài đến một giáo xứ Roma ngày 19-2-1989, một trong rất nhiều chuyến thăm của Ngài đến các giáo xứ Roma".

Ít người biết rằng Grzegorz đã đoán rằng bức ảnh này sẽ có ngày được chọn là bức ảnh chính thức của một vị thánh tiềm năng. Nhưng khi ông nghe nói rằng các vị phụ trách việc phong Chân phước cho ĐTC Gioan Phaolô II đang tìm kiếm một ảnh chân dung, để sử dụng trong các ấn phẩm của các vị, chẳng hạn tạp chí "Totus Tuus", ông nhanh chóng nhận ra rằng ông có bức ảnh ấy.

Ông giải thích: “Tôi đã đề nghị bức ảnh này tới ba hoặc bốn lần. Khi tôi làm việc với tạp chí Totus Tuus, họ đánh giá cao tác phẩm của tôi. Cuối cùng, khi thời điểm đến, họ chọn bức ảnh do tôi chụp để trưng bày ở buổi lễ phong Chân phước”.

Bức ảnh miêu tả một Chân phước Gioan Phaolô II hấp dẫn và mỉm cười, trong áo trắng Giáo hoàng và áo choàng màu đỏ. Vì vậy, người đàn ông trong bức ảnh thực sự như thế nào?

Ông Grzegorz nói thêm: “Vâng, tôi là một nhiếp ảnh gia, vì vậy tôi thấy Ngài rất gần và nhìn vào ống kính. Tôi thấy Ngài đang trong hạnh phúc và sự ưu tư của Ngài. Tôi thực sự chụp được Ngài rất tốt qua ống kính máy ảnh của tôi".

Ông là người gốc Ba Lan, hiện đang sống và làm việc tại Roma. Ông nhận xét rằng các buổi lễ trong tuần lễ qua thật là cảm động.

Ông nói: “Tôi rất hạnh phúc. Lúc ban đầu, tôi không hiểu đầy đủ tầm quan trọng của việc bức ảnh được chọn. Đây là bức ảnh của cả đời tôi. Tôi cũng hạnh phúc khi biết là các người khác có thể yêu mến ĐTC nhiều qua bức ảnh chân dung của Ngài”. (CNA / EWTN News 4-5-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Vatican: ĐTC Bênêđictô sắp tôn phong Thánh Gioan Avila làm Tiến sĩ Hội Thánh
Tiền Hô
19:00 05/05/2011
Vatican, 4 Tháng Năm 2011 (RomeReports) - ĐTC Bênêđictô XVI có thể sẽ tôn phong một vị thánh nữa làm Tiến sĩ Hội Thánh nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới diễn ra tại Madrid trong năm nay. Theo Hãng thông tấn của Pháp I-Media, Thánh Gioan Avila (San Juan de Avila) được coi là một trong những vị thánh người Tây Ban Nha có ảnh hưởng nhất từ thế kỷ XVI, ngài có thể sẽ sớm được tôn phong tước vị cao quý này.

Tước hiệu "Tiến sĩ Hội Thánh" được trao cho các vị thánh đã có những đóng góp đáng ghi nhận cho nền thần học của Giáo Hội. Hiện nay có 33 vị.

Các thành viên của Thánh Bộ Phong Thánh đang xem xét về trường hợp của Thánh Gioan Avila, nhưng cũng cần phải có sự chấp thuận của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.

Thánh Gioan Avila sinh năm 1500 tại Almodóvar del Campo, gần Toledo (Tây Ban Nha) và mất năm 1569. Ngài được gọi là Tông Đồ của xứ Andalusia vì ngài truyền đạo trong khu vực này. Ngài là người ủng hộ mạnh mẽ cho những cải cách trong hàng giáo sĩ, các tác phẩm của ngài đã ảnh hưởng rất lớn trong Công Đồng Trent.

Thánh Gioan Avila cũng là một người bạn của Thánh Gioan Thánh Giá (San Juan de la Cruz) và là một cố vấn tinh thần cho Thánh Têrêsa Avila. Ngài là Quan Thầy của Hàng Giáo sĩ Tây Ban Nha. Lễ kính ngài được cử hành vào ngày 10 Tháng Năm.
 
Nam Hàn: một người đàn ông bị đóng đinh vào thập giá
Nam hàn
19:01 05/05/2011
Seoul, 5 Tháng Năm 2011 (UCANEWS) - Cảnh sát Nam Hàn đã phát hiện thi thể của một người đàn ông với hai bàn tay và bàn chân bị đóng đinh vào một cây thập giá bằng gỗ và một chiếc mão gai đội trên đầu.

Người đàn ông này chỉ mặc quần lót, với một vết thương trên mặt và dây nylon buộc quanh cổ, cánh tay và bụng. Thi thể trong tình trạng bị đóng đinh này được phát hiện ở một bãi đá vào hôm Chúa Nhật tại Mungyong, cách Seoul khoảng 190 km về phía đông nam. Còn có hai cây thập giá nhỏ được dựng hai bên cạnh cây thập giá mà ông bị đóng đinh.

Bên trong một cái lều ở gần hiện trường, cảnh sát cũng tìm thấy móng tay, một cái búa, cây khoan điện, những miếng gỗ và lời hướng dẫn cách làm thập giá. Họ đang xác định thời gian và nguyên nhân cái chết.
 
Top Stories
Vietnam: Le représentant non résident du Saint-Siège quitte le Vietnam après avoir clarifié son rôle et ses attributions
Eglises d'Asie, 5 mai 2011
18:57 05/05/2011
Eglises d'Asie, 5 mai 2011 - Le premier séjour au Vietnam de Mgr Leopoldo Girelli, représentant non résident du Saint-Siège, s’est achevé le 1er mai 2011. Il était arrivé à Hanoi douze jours plus tôt, le 18 avril. A Hanoi, il a participé aux cérémonies de la Semaine sainte, avant de se rendre à Saigon. Là, il s’est présenté à l’épiscopat vietnamien pendant les deux premières séances de leur première assemblée annuelle au Centre pastoral de l’archevêché.

Il s’est également rendu dans les cinq diocèses de la province ecclésiastique de Saigon. Lors de ses rencontres avec diverses composantes de l’Eglise à Hanoi comme Saigon, il est intervenu sur un certain nombre de sujets. Ses déclarations les plus importantes ont été recueillies par l’organe d’information de la Conférence épiscopale du Vietnam (1). Les thèmes abordés par lui ont été son propre statut de représentant non résident, la situation de l’Eglise catholique au Vietnam et la nécessité d’assurer la formation permanente des prêtres, des séminaristes, et des laïcs. Nous retenons ici ce qui concerne son statut et sa mission au Vietnam, sujets sur lequel il a été particulièrement précis.

Dans une réponse à la question d’un séminariste, lors de sa visite au grand séminaire de Hanoi, le 20 avril 2011, le représentant du Saint-Siège a mis en relief la spécificité du titre un peu étrange qui est le sien. D’un point de vue diplomatique, a-t-il rappelé, le nonce apostolique est un représentant du Saint-Siège (considéré comme un Etat) auprès du gouvernement local. C’est une fonction équivalente à celle d’un ambassadeur. Sur le plan pastoral, le nonce est le représentant du Souverain pontife auprès de l’Eglise catholique locale. En revanche, un délégué apostolique n’est pas, sur le plan diplomatique, le représentant du Saint-Siège auprès du gouvernement local, comme peut l’être un nonce, parce qu’il n’y a pas de relations diplomatiques officielles entre les deux parties. Sur le plan pastoral, le délégué est le représentant du Souverain pontife auprès de l’Eglise catholique locale. Cependant, il possède un statut officiel auprès du gouvernement local et peut ainsi entrer et sortir du pays pour travailler auprès de l’Eglise locale.

Le représentant du Saint-Siège (représentant apostolique) a, sur le plan diplomatique et pastoral, un rôle analogue aux précédents, mais il n’est pas encore tout à fait considéré comme bénéficiant d’un statut officiel. Il ne possède pas le droit d’entrer et de sortir tout à fait librement du pays pour travailler auprès de l’Eglise locale. C’est pourquoi le représentant du Saint-Siège (particulièrement au Vietnam) doit avertir à l’avance les autorités locales de la date et du lieu de son arrivée, ainsi que des affaires qu’il traitera avec l’Eglise locale. Il s’agit là d’un statut provisoire, précédant celui de nonce apostolique ou de délégué apostolique. Mgr Girelli a ajouté que, actuellement, il cumulait trois fonctions dans cinq pays différents : il est en effet nonce apostolique à Singapour et au Timor-Oriental, délégué apostolique en Malaisie et à Brunei et représentant non résident du Saint-Siège au Vietnam.

Lors de sa rencontre avec les évêques du Vietnam au Centre pastoral de Saigon le mardi 26 avril dernier, le représentant du Saint-Siège a clairement expliqué la nature de sa mission en se référant au droit canon (canons 102-367). En tant que représentant non résident, a-t-il déclaré, il est considéré par le gouvernement vietnamien comme un ambassadeur extraordinaire du Souverain pontife pour l’Eglise du Vietnam, mais il ne remplit pas de fonction diplomatique (le processus d’établissement de relations diplomatiques entre le Saint-Siège et le Vietnam n’étant pas achevé).

Donnant un tour plus personnel à ses réflexions sur sa fonction de représentant du Saint-Siège, Mgr Girelli a confié à plusieurs reprises les difficultés qu’il avait rencontrées en certains de ces postes. Lors de sa visite au carmel de Saigon, dans l’après-midi du 28 avril, Mgr Girelli a notamment évoqué des événements dramatiques auxquels il avait été mêlé. En Indonésie, au printemps 2006, trois catholiques avaient été injustement condamnés à la peine de mort. Il était intervenu de toutes ses forces mais, en dernier ressort, n’avait pu que les aider à vivre leurs derniers jours (2). Quelques mois plus tard, le discours de Benoît XVI à Ratisbonne ayant été mal compris par certains musulmans indonésiens, la nonciature avait été cernée par une foule protestant férocement. Cependant, le nonce avait continué à rencontrer ses visiteurs et à prodiguer ses explications pour mieux faire comprendre les déclarations pontificales et surmonter les tensions.

(1) http://hdgmvietnam.org/niem-vui-va-hy-vong/2878.63.8.aspx

(2) Voir EDA 430, 438, 439, 440, 447, 448, 449

(Source: Eglises d'Asie, 5 mai 2011)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ khấn trọn đời tại Dòng Cát Minh Huế
Trương Minh Phương.
18:45 05/05/2011
HUẾ - Trong bầu khí yên lành, tĩnh lặng của buổi sáng sớm. Như không gian vốn luôn thầm lặng của một Dòng Kín tọa lạc bên bờ sông Hương yên tĩnh. Mặc dù hôm nay là ngày vui của Hội Dòng: hai nữ tu được VĨNH KHẤN TRỌNG THỂ.

Xem hình ảnh

Sở dĩ nhấn mạnh đến Vĩnh Khấn Trọng Thể vì theo Mẹ Bề trên nhà dòng cho biết, Vĩnh Khấn tại Dòng Kín có hai cách khấn. Một là Khấn Trọn Đời, những nữ tu này được phép giao tiếp với bên ngoài khi có những công việc cần đến. Hai là Khấn Trọng Thể, là luôn khép kín trong khuôn khổ khổ Tu Viện, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Mặc dù hôm nay là ngày vui và trọng đại của hội dòng, nhưng hầu như cộng đoàn cũng rất hiếm người được nhìn thấy bóng hình của các nữ tu.

Tuy nhiên, mọi người vẫn cảm nhận được sự khang trang và sáng sủa của Tu Viện sau 15 năm tái lập, kể từ tháng 4 năm 1996. Chỉ với 5 nữ tu khăn gói từ Sài Gòn về lại Tu Viện để tái thiết trên những hoang tàn. Với những khắt khe trong đời sống, theo quy luật của Hội Dòng, thế mà hiện nay Tu Viện đã có đến 42 nữ tu. Suốt ngày miệt mài dâng lời cầu nguyện cho Giáo Hội và cho tất cả tha nhân.

Khiêm tốn về nhân sự, nên hầu như rất ít khi cộng đoàn được tham dự lễ khấn của các nữ tu Dòng Kín.

Sáng hôm nay, Đức Giám Mục Phụ Tá F.X. Lê Văn Hồng đã dâng thánh lễ đồng tế Tạ ơn Vĩnh Khấn Trọng Thể của 2 nữ tu. Trong niềm hân hoan của cộng đoàn cũng như của gia đình, và nhất là của Tu Viện. Mở đầu thánh lễ, Đức Cha chủ tế đã chia sẽ:

“ Khi niềm vui của mùa Phục Sinh còn đậm nét trong phụng vụ. Cộng đoàn chúng ta hôm nay được chia sẽ một niềm vui mới với Hội Dòng Cát Minh Huế, trong dịp lễ Thánh Hiến Vĩnh Khấn Trọng Thể của 2 nữ tu Marie Gabriel Hồ Thị Duy và Marie Albert Nguyễn Thị Duy Hà. Đời sống thánh hiến của các tu sĩ là một hồng ân nhưng không, là một món quà quí báu mà Thiên Chúa đã ban giáo hội và cho cả thế giới.

Ơn gọi tu sĩ là một mầu nhiệm tình yêu, một sáng kiến phát xuất từ lòng thương xót của Thiên Chúa, vượt trên mọi lý giải của con người. Vì thế, khi đối diện với ơn gọi cao quí này, con người luôn cảm thấy mỏng dòn yếu đuối và bất xứng. Hôm nay, các chị sắp tuyên khấn cần đến lời cầu nguyện và sự nâng đở của cộng đoàn chúng ta. Xin chia sẽ với quí chị tâm tình tri ân và hạnh phúc vì được chọn gọi. Xin cảm ơn gia đình quí chị đã hy sinh hiến dâng con cái mình để phục vụ Thiên Chúa và Giáo Hội.”

Trong bài giảng lễ, Đức Cha chủ tế cũng đã nói: “ …Có nhiều người nhìn Đạo Công Giáo với một cặp mắt bi quan, buồn thảm. Họ chỉ thấy trong Đạo những bộ luật khắt khe cứng nhắt, đầy dẫy những đòi hỏi cấm đoán, những hy sinh phải chịu đựng. Họ chỉ thấy biểu tượng Thập Giá với một con người trần trụi đẫm máu, đau thương…”.

Ngài nhấn mạnh: “ KiTô giáo là một tôn giáo của Niềm Vui. Lời Chúa được gọi là Tin Vui, Tin Mừng. Và những người con Chúa phải là sứ giả của của Hân Hoan. Chúa muốn biến chúng ta thành những thân chủ để Ngài ký thác niềm vui với sứ mệnh chia sẽ Tin Mừng và niềm vui đó cho mọi người…

Thường thường, hình ảnh một nữ tu nhất là một nữ tu Dòng Kín làm cho nhiều người ngại ngùng, thương hại vì nghĩ rằng suốt ngày chỉ ở trong bốn bức tường Tu Viện, không liên lạc, không tiếp xúc với bên ngoài. Bộ tu phục màu đà khiêm tốn đơn điệu làm cho các cô gái thích đua đòi hơn một lần rùng mình ái ngại. Nhưng nhìn những khuôn mặt rạng rở, những nụ cười thánh thiện trên môi, thái độ thanh thản và an bình của quí chị, chúng ta sẽ nhận ra rằng: tình yêu đích thực và sâu lắng nhất, đó là niềm vui nội tâm đến từ Thiên Chúa, niềm vui vì có Chúa ở cùng, niềm vui vì được phục vụ Chúa và tha nhân.”

Trước khi bước vào nghi thức tuyên khấn trọng thể, Đức Giám mục chủ tế xướng kinh cầu bằng tiếng La Tin, long trọng cùng cộng đoàn cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần ban ơn bền đỗ cho quí chị, trong sự phủ phục của các tân Vĩnh Khấn. Sau đó, Đức Giám mục làm phép khăn lúp và trao cho các tân Vĩnh Khấn.

Các tân vĩnh khấn đọc lời tuyên khấn trước Mẹ Bề trên đại diện cho Hội Dòng, trước sự chứng kiến của Đức Cha chủ tế thay mặt Đấng Bản quyền và toàn thể chị em hội dòng. Mẹ Bề trên thay mặt hội dòng đội khăn và vòng hoa cho các Tân Vĩnh Khấn.

Khi chúc bình an, Đức Cha chủ tế cũng đã trân trọng trao ban bình an cho quí chị vừa tuyên khấn.

Sau thánh lễ, đại diện gia đình các tân vĩnh khấn đọc lời cảm tạ và tri ân đến Đức Cha chủ tế, quí cha đồng tế cùng cộng đoàn đã sốt sắng dâng thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho con em mình.

Đức Cha chủ tế ban phép lành trọng thể, sau đó Ngài hướng về Cung Thánh, xướng kinh Te Deum cùng cộng đoàn tạ ơn và vinh danh Thiên Chúa.

Cuối cùng, Ngài đã chụp hình lưu niệm với các Tân Vĩnh Khấn trong niềm vui tạ ơn.
 
Cung hiến thánh đường giáo xứ Lan Mát
Jos. Thiên Ân
18:54 05/05/2011
HÀ NỘI - Giáo xứ Lan Mát nằm cạnh sông Đáy, thế kỷ 16-17, nơi đây là sình lầy, hoang hóa, bên cạnh là núi đá, rừng thiêng nước độc, có nhiều thú dữ. Từ thế kỷ 18 nhờ ảnh hưởng của Sở Kiện, một trung tâm đạo công giáo. Người dân các vùng lân cận về đây lập ấp, nơi đây dần trở thành làng xóm, dân cư đông đúc và là mảnh đất màu mỡ của hạt giống Tin Mừng. Đúng là đất lành chim đậu, nơi đây đã được các nhà truyền giáo đặt chân đến mảnh đất này rất sớm. Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, trải qua các cuộc cấm đạo dữ dội, vì ở đây gần núi, có nhiều hang để ẩn náu, nên các đấng đã về đây lánh nạn, bà con giáo xứ Lan Mát đã can đảm đứng ra gìn giữ và bảo vệ các nhà truyền giáo được bình yên.

Xem hình ảnh

Giáo xứ Lan Mát có bề dày lịch sử, có đức tin vững mạnh, có lòng đạo đức nhiệt thành. Từ năm 1908 các nhà truyền giáo đã xây dựng một ngôi nhà thờ, với diện tích 250m2, tường bằng vôi, khung làm bằng gỗ lim, mái được lợp bằng ngói nam, để che mưa chắn nắng cho bà con giáo dân có chỗ đọc kinh cầu nguyện. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, thời gian trôi qua, chiến tranh liên tiếp, ngôi nhà thờ đã bị bom đánh hư hỏng nặng. Bà con giáo dân xứ Lan Mát ngày đêm cầu nguyện, xin Chúa ban cho giáo xứ ngôi nhà thờ để có nơi quy tu, đọc kinh sớm tối. Lời cầu nguyện đó đã được Chúa nhận lời. Vào tháng 10 năm 2004, nhờ sự quan tâm của Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt (Nguyên Tổng Giám Mục Hà Nội) và cha Giuse Nguyễn Khắc Quế (Nguyên chính xứ), đã khởi công xây dựng ngôi nhà thờ mới, với diện tích là 615m2, cùng cộng tác với cha xứ có cha Giuse Đào Bá Thuyết (phó xứ), cha Phêrô Trần Văn Trí (phó xứ). Trong khi đang thi công thì Bề trên giáo phận bổ nhiệm Cha Giacôbê Nguyễn Văn Tập (chính xứ Sở Kiện, kiêm xứ Lan Mát) cùng gánh vác với ngài, có cha Antôn Trịnh Duy Công (phó xứ), cha Antôn Trần Quang Tiến (phó xứ) tiếp tục công việc, để hoàn thiện ngôi thánh đường, giúp bà con giáo xứ Lan Mát có nơi đọc kinh cầu nguyện và tham dự thánh lễ. Khi Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn về nhận chức Tổng Giám Mục giáo phận Hà Nội, ngài cũng quan tâm lo lắng cho ngôi thánh đường giáo xứ Lan Mát. Cùng với các đấng còn có biết bao con người đã hy sinh vất vả sớm hôm, bà con giáo dân xứ Lan Mát đã không quản khó khăn gian khổ, sớm tối cầu nguyện, ra sức lao động và mở hết hầu bao để lo cho nhà Chúa mau chóng được hoàn thiện.

Trải qua biết bao nỗi ưu tư lo lắng, nỗi nhọc nhằn vất vả, bà con giáo xứ Lan Mát đã gặt hái được những thành quả vô cùng to lớn là ngôi thánh đường khang trang sạch đẹp. Đến nay, ngày 2.5.2011, giáo xứ Lan Mát hân hoan chào đón chào đón Đức Tổng Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, cùng quý cha trong và ngoài giáo phận về hiệp dâng thánh lễ cung hiến ngôi nhà thờ mới và cầu nguyện cho giáo xứ Lan Mát.

Từ nay, giáo xứ Lan Mát không còn phải lo xây nhà thờ, không phải lo che mưa, chắn nắng để có nơi đọc kinh, dâng lễ. Bà con giáo xứ Lan Mát có bổn phận trông coi, gìn giữ, bảo vệ nhà Chúa luôn được khang trang sạch đẹp, xứng đáng là nơi cho Chúa ngự, để mọi người quy tụ về ngôi thánh đường này tôn thờ Thiên Chúa. Bà con giáo xứ Lan Mát không còn phải lo xây ngôi nhà vật chất, nhưng phải dốc hết tâm lực để lo xây dựng ngôi đền thờ tâm hồn, xây ngôi nhà đức tin ngày càng phát triển, để Thiên Chúa được tôn vinh nơi con người.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lời thú tội của thủ tướng Dũng: “Việt Nam vẫn là nước nghèo”
Hà Long
19:05 05/05/2011
Báo VnExpress chạy tựa đề chính ngày 5/5: Thủ tướng: 'Việt Nam vẫn là nước nghèo'.

Thật là chói tai theo kiểu cứ đến hẹn lại lên nếu nhớ lại câu nói về sự vươn cao kinh tế VN của phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cách đây chưa tròn 1 năm tại quốc hội: người dân ngỡ rằng đang sống trong giấc mộng giàu có.

Không đem lại thành quả về kinh tế như từng hứa hẹn nhiều lần nào là mức thu nhập hằng năm lên đến 1.200 USD, ngay lúc hứng chí tấu lên cung đàn cao vút của mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam khi Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng phấn khởi trả lời chất vấn trước Quốc hội vào tháng 6/2010: "Thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 1.200 USD, nhưng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương lai thì đến 2020 sẽ là 3.000 USD, và lần lượt tăng lên mức 6.000, rồi 12.000 và sẽ đạt 20.000 vào năm 2050", thế mà hôm nay, 05/5/2011 tại phiên khai mạc chính thức Hội nghị Thường niên lần thứ 44 Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ở Hà Nội thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải cúi đầu thú tội: “Đất nước (VN) còn nghèo và tiếp tục cần hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, trong đó có ADB và các nước thành viên”.

Lâu lắm rồi thủ tướng Dũng mới nói được một câu đúng sự thật như tờ báo VnExpress đưa tin ngày 5/5/2011: “ Thủ tướng: 'Việt Nam vẫn là nước nghèo' ”. Không đúng sao được khi mà một người bình luận mang danh Trần Trung viết ngay trong mục ý kiến bạn đọc của VnExpress: “36 năm trước Việt Nam là nước nghèo, 2011 Việt Nam vẫn là nước nghèo, 36 năm sau Việt Nam vẫn là nước nghèo. Với cơ cấu kinh tế như hiện nay VN sẽ khó theo kịp các nước có nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa kinh tế học của nó.”

Người dân VN ngày nay không biết còn tin vào ai về mức lạm phát kinh tế: Vinashin phá sản, Công ty Cho thuê tài chính ALC II: vỡ nợ, Nhà điện EVN: nợ to đùng, Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex): thua lỗ trầm trọng… Tất cả công ty và tập đoàn đó đều có vốn của nhà nước góp vào. Cứ có bàn tay nhà nước dính dáng vào thì y như là vỡ nợ, theo lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh thừa nhận vào năm 2009 có tới 56% đơn vị trong báo cáo làm ăn thua lỗ, thì hầu như họ đều là những doanh nghiệp nhà nước hoặc có cổ phần của nhà nước.

Trở lại với người dân nghèo sống trong thời bão giá theo kiểu sống cũng khổ mà chết cũng khổ để vất vưởng mong cho qua ngày với những nhu cầu khó khăn trong cuộc sống: thực phẩm, điện, nước, gas, xăng dầu, nhà cửa, thuốc men, v.v… tăng lên như phi mã và cộng thêm với đồng tiền VN trượt giá. Nhìn lại trong 3 tháng đồng tiền VN đã bị phá giá 9,3%, điện tăng 15,32%, xăng dầu vượt trên 20%.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang đoạt giải quán quân về những con số cao ngất ngưởng này. Nền kinh tế Việt Nam đang xuống dốc như chiếc xe không phanh dưới sự lãnh đạo của ông. Theo nhận xét của ông Nguyễn Quang A thì nguyên nhân chính của nạn lạm phát kinh tế chính là „sự điều chỉnh cấp tập, giật cục của Chính phủ trong vài tháng vừa qua đối với quá nhiều thứ“. Theo giới dân nghèo cho là „vỡ chỗ nào lấp ngay chỗ ấy“ và thiếu hẳn cả một chiến lược lâu dài.

Thế nên người dân không tin được vào tai mình khi phải nghe “nạn đói” thường xuyên đang lan tràn tại miền Trung, mỉa mai thay trong lúc nước VN đang hãnh diện đứng thứ nhì thế giới về sản xuất gạo mà con số những người thiếu đói ở đấy lại nhiều đến thế: ¼ triệu người đói lương thực tại một tỉnh Thanh Hóa được đánh giá là đang trên đường phát triển.
Tờ Tuổi Trẻ đưa tin ngày 05/5/2011: Hơn 240.000 dân Thanh Hóa thiếu đói. Theo số liệu tổng hợp của Sở Lao động - thương binh và xã hội Thanh Hóa, từ 21 huyện, thị xã thì cả tỉnh có tới 93.283 hộ (241.558 nhân khẩu) đang thiếu đói lương thực.

Tờ báo cũng cho chi tiết rõ ràng: Ông Phạm Bá Điểm, phó chủ tịch UBND huyện vùng cao biên giới Mường Lát - một địa phương trọng điểm của thực trạng thiếu đói lương thực ở Thanh Hóa, cho biết: “Ngoài số hộ ở các bản biên giới thiếu đói thường xuyên, hiện đang được trợ cấp gạo với mức 15kg/nhân khẩu/tháng thì trên địa bàn huyện hiện có tới 1.878 hộ (9.049 nhân khẩu, chiếm gần 1/3 số người của huyện) đang thiếu đói gay gắt”.

Ngoài ra sự nghèo đói nơi giới sinh viên học sinh đang truyền miệng chế ra từ bài thơ nổi tiếng “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan:

Bước tới trạm xăng bỗng thấy rầu
Nỡ thời lên giá giết em đi
Loay hoay vót vét vài đồng chót
Sắp tới đem xe đổi lấy tiền
Thấy giá xăng lòng như kiến cắn
Đi học chẳng buồn lấy xe ra
Dừng chân đứng cạnh thằng xe buýt
Một mảnh trời riêng xăng với ta!!!


“Việt Nam vẫn là nước nghèo”, đây là câu nói chân thành và đúng đắn nhất của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ trước đến nay cho tình hình Việt Nam.
 
Văn Hóa
Những bông hoa của lòng thương xót
Mic. Cao Danh Viện
18:59 05/05/2011
Những cánh hoa thoảng giao mùa đang nở
Con dâng về Mẹ của Đấng Xót Thương
Bên cạnh con, đóa hoa rất đời thường
Con hái được từng ngày từng cảnh ngộ

Cánh hoa mua đơn hèn trên dốc phố
Chợt xôn xao vì động đất thiên tai
Những cơn đau! Những bất hạnh nối dài!
Đây mùa hoa dâng Mẹ Lòng Thương Xót

Hoa chùm gởi bên chợ đời tủi nhục
Xòe bàn tay khẩn khoản đức từ bi
Chưa kịp chiều theo cánh nhạn thiên di
Tìm chỗ tránh mưa đêm mùa giông tố

Đóa quỳnh hoa từng đêm nờ rộ
Bán linh hồn cho quỷ dữ mua vui
Nỗi xót xa trong thiên chức làm người
Sao dám nói lời kinh đêm dâng Mẹ!

Màu hoa pen-sé tím buồn lặng lẽ
Phút lỡ lầm dang dở chuyện tình duyên
Thiên chức làm mẹ! Tìm đâu chốn bình yên!
Trong lũng tối ngước nhìn Ngôi Sao Sáng

Cánh dã quỳ không hương không bè bạn
Sau một đời hoang phí sắc thanh xuân
Căn bịnh thế kỷ ! mấy ai được quan tâm
Về dưới gối Mẹ, quỳ dâng sám hối!

Một loài hoa chưa một lần tên gọi
Nhưng hằng giờ kêu thảm lắm Mẹ ơi!
Chưa làm hoa, chưa là nụ trên đời
Đành chết thảm trong trào lưu thực dụng

Có những loài hoa từng ngày rơi rụng
Là nạn nhân của chiếm hữu gian tham
Là hậu quả của vật chất vô thần
Là di chứng thiếu hòa bình công lý

Mùa hoa về! Rộn ràng trên phố thị
Muôn sắc hoa chờ tình Mẹ xót thương
Dâng tiến muôn hoa khắp cả đời thường
Xin Mẹ chuyển vào Lòng Cha Thương xót.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ngoại Tôi
Nguyễn Ngọc Liên
21:57 05/05/2011
NGOAI TÔI
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Ngoại ơi khi con gọi người,
Thì lòng con quặn nhói .
Hình ảnh ngày xưa bà cháu ta sớm tốị
Bên chén canh dưa, vài con nhộng rang vàng .
Ngoại nhìn con, ánh mắt người là con đường thánh thiện thênh thang..
(Trích thơ của Phạm Thiên Chương)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền