Ngày 04-05-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:28 04/05/2013
THẾ GIỚI SAU KHI BÀN CỔ CHẾT
N2T

Sau khi Bàn Cổ chết, từ nơi miệng ông ta thở ra hơi thở cuối cùng biến thành không khí, gió nhẹ và mây u ám; và tiếng thở dài cuối cùng của ông ta vang lên, biến thành tiếng sấm vang rền muốn thủng màng nhĩ ! Con mắt bên trái của ông Bàn Cổ biến thành mặt trời, con mắt bên phải biến thành mặt trăng, tóc và râu của ông ta biến thành một bức màn đêm điểm những tinh tú trên không, chân tay và thân thể của ông ta biến thành núi cao. Huyết mạch toàn thân của ông ta biến thành sông suối ao hồ khắp nơi đều có, lục mạch kinh lạc biến thành đường đi. Các bắp thịt nơi toàn thân của Bàn Cổ biến thành ruộng có thể trồng trọt, xương răng biến thành tài nguyên khoáng sản quý báu dưới đất, lông tơ trên lớp da của ông ta biến thành cây cối thảo mộc che đậy đất đai !
Cho đến hôm nay, trời và đất chưa bao giờ hợp lại.
(Tam ngũ lịch ký)

Suy tu:
Thế giới này sau khi Thiên Chúa tạo dựng thì ngày càng đẹp hơn, đẹp hơn là bởi vì được Thiên Chúa gìn giữ và ban ơn cho một số người thông thái biết tìm ra những phát minh hiện đại, chế tạo ra những công cụ rất tiện ích cho cuộc sống của con người.
Con người ta khi muốn chế tạo ra cái gì, thì chắc chắn phải dùng những vật liệu đã có trong thiên nhiên, chẳng hạn như muốn làm nhà gỗ, thì phải lấy gỗ trong rừng; muốn làm nhà bằng xi măng thì phải có xi măng, mà xi măng thì phải lấy các vật liệu như vỏ sò và các thứ khác hợp lại mà chế ra; muốn có xăng thì phải lấy dầu thô từ mỏ dầu để chế biến thành xăng cho xe và cho máy bay.v.v...
Thiên Chúa của chúng ta là Đấng toàn năng, Ngài chỉ phán một lời thì mọi sự liền có, Ngài nói: “Hãy có ánh sáng, thì có ánh sáng...”
Từ cái không không Thiên Chúa đã làm cho có vũ trụ, nên gọi là Thiên Chúa sáng tạo; con người đã dùng những vật liệu đã có trong thiên nhiên, hoặc từ những mô hình đã có mà phát minh ra cái khác để phục vụ lợi ích cho con người, đó là sự chế tạo, và thử nghiệm qua hàng trăm hàng ngàn lần mới có kết quả như ý.
Ông Bàn Cổ (tuy là chuyện thần thoại) nhưng cũng cho chúng ta biết rằng: vũ trụ này không phải tự dưng mà có, cũng không phải tự nhiên mà đẹp, nhưng phải có một Đấng tạo thành và gìn giữ, Đấng đó chính là Thiên Chúa của chúng ta, và chúng ta phải có bổn phận góp phần vào sự sáng tạo này của Thiên Chúa...
-----------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:31 04/05/2013
CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH

Tin mừng : Ga 14, 23-29.
“Thánh Thần sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em”.


Bạn thân mến,
Chúa nhật này tôi xin chia sẻ với bạn hai câu chuyện sau đây, có liên quan đến đời sống tín ngưỡng của chúng ta.

1. Âm thanh quen thuộc
Một hôm, có một người Mỹ In-di-an (người Mỹ da đỏ) rời khu bảo lưu nơi anh trú ngụ, đi đến thành phố thăm một người bạn da trắng của anh. Xe to xe nhỏ, người đi bộ tới tới lui lui, tiếng ồn ào, tất tất bật bật, làm cho người In-di-an nầy cảm thấy trong lòng không an tâm.
Lúc hai người đi bộ trên một đường phố lớn, đột nhiên người In-di-an dừng bước, đập nhè nhẹ trên vai người bạn, nói nho nhỏ: “Khoan bước tới trước, đứng đây một chút, anh có nghe âm thanh mà tôi đã nghe được không?”
Người da trắng quay người lại, nhìn người bạn In-di-an của mình, cười nói: “Tôi chỉ nghe tiếng xe hơi, tiếng còi và rất nhiều tiếng bước chân của người đi bộ, anh nghe được tiếng gì vậy?”
- Tôi nghe tiếng gáy của một con dế ở gần đây”.
Người da trắng cũng dừng chân nghe ngóng tỉ mỉ, nhưng anh ta lắc đầu nói: “Xem ra anh nói đùa tôi đấy, ở đây làm gì có dế mèn chứ, ừ, thì cho có đi, nhưng làm sao anh có thể nghe được âm thanh của nó giữa phố xá đông người ồn ào như thế này, anh lại còn cho rằng anh có thể nghe được tiếng gáy của con dế ?”
-“Thật mà, tôi có nghe thật đấy”, người In-di-an nói tiếp: “Chắc chắn có một con dế ở bên cạnh chúng ta đây”.
Người In-di-an đi về phía trước đến một bậc thềm, sau đó đứng bên cạnh bức tường của một căn nhà, căn nhà nầy có một giàn hoa trường sinh bò trên tường, người In-di-an vén bỏ cây trường sinh, bên trong quả nhiên có một con dế mèn đang cất cao giọng gáy.
Bấy giờ người da trắng mới nhìn thấy, anh ta cũng nhận ra sự biến đổi nguồn gốc của âm thanh. Trên đuờng đi người da trắng nói với bạn của mình: “Đương nhiên anh có thể nghe được tiếng gáy của con dế, bởi vì thính lực của người In-di-an của các anh hơn hẳn chúng tôi”.
Người Indian phá lên cười nói: “Cách nói nầy của anh tôi không đồng ý, thính lực của nguời In-di-an hoàn toàn không hơn người da trắng, bây giờ tôi có thể chứng minh cho anh thấy”.
Người In-di-an lấy trong túi ra năm xu, sau đó quăng nó xuống đường dành cho người đi bộ, tiếng kim thuộc của đồng tiền cứng rơi trên đường nhựa, khiến cho rất nhiều người quay lại nhìn về hướng đó, người In-di-an nhặt đồng tiền lên, và bỏ vào trong túi, hai người tiếp tục đi đường.
-“Anh nên biết”, người In-di-an nói với người da trắng, “Âm thanh của đồng năm hào có phải lớn hơn tiếng gáy của con dế không, nhưng có rất nhiều người nghe được, hơn nữa họ còn quay đầu lại nhìn. Trái lại, người nghe được tiếng con dế gáy, thì chỉ có một mình tôi, nguyên nhân nầy, không phải thính giác của người In-di-an tốt hơn của người da trắng, mà là con người của chúng ta vẫn nghe được sự vật mà mình quan tâm quen biết” .

2. Lắng nghe bằng tâm.
Tôi thường đi dâng thánh lễ tại viện dưỡng lão, có khoảng hơn hai mươi cụ già tham dự, các cụ đi đứng khó khăn, mắt mờ tai kém, nhưng các cụ rất sốt sắng tham dự thánh lễ, thành tâm nghe giảng và rất tích cực hát lễ dù là hát được câu trước thì mất câu sau. Những con người mà thể xác đã đến lúc mòn mỏi tàn tạ và cuộc đời chẳng còn là bao, các cụ đã dùng tâm mình để nghe tiếng Thiên Chúa, dùng tâm của mình để hát ca chúc tụng Thiên Chúa, dùng tâm của mình để ca ngợi và cảm tạ Thiên Chúa.

Sau thánh lễ tôi có thói quen trò chuyện với các cụ vài phút trước khi đưa Mình Thánh Chúa cho một vài cụ đi đứng bất tiện, tôi hỏi : “Các cụ già rồi đi lễ có nghe được con giảng gì không ?”. Các cụ cười và trả lời : “Thì nghe tiếng được tiếng mất, nhưng phải cố gắng mà nghe cha giảng Lời Chúa, nếu nghe không được thì cầu nguyện với Chúa vậy...”

Bạn thân mến,
Lời Chúa hôm nay dạy chúng ta rằng, ai yêu mến Ngài thì tuân giữ lời Ngài, người Mỹ da đỏ nghe được tiếng kêu của con dế ngay tại thành phố, người Mỹ da trắng và những người đi đường đều nghe được tiếng âm thanh của đồng bạc giữa muôn vàn âm thanh hỗn độn, bởi vì tiếng kêu của con dế quá quen thuộc với người Mỹ da đỏ, và âm thanh của đồng bạc rơi quá quen thuộc với người Mỹ da trắng.

Lời Chúa quá quen thuộc với bạn và tôi, và chắc chắn chúng ta không thể quên được Lời Chúa trong cuộc sống, chỉ có những cám dỗ vật chất, chỉ có những thói quen xấu, chỉ có những kiêu ngạo ích kỷ mới làm chúng ta phớt lờ Lời Chúa kêu gọi chúng ta mà thôi.

Thước đo tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa là lắng nghe và tuân giữ lời của Ngài, là thực hành lời của Ngài qua cuộc sống của mình, là đem hết tâm hồn yêu mến Ngài qua thánh lễ và các bí tích thánh, như các cụ già trong viện dưỡng lão đã tham dự cách đơn sơ, chân thành yêu mến.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
-----------------------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:38 04/05/2013
N2T

45. Con người ta nếu càng thắng được mình, khắc chế tình riêng, thì họ càng tiến lên rất nhanh và càng được rất nhiều ân sủng.

(sách Gương Chúa Giê-su)
---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:40 04/05/2013
TẾ NHỊ
Một thiếu nữ mặc áo vừa ngắn vừa rất mỏng, hở cả rốn và quần ngắn ngang bắp vế, sắp hàng lên rước lễ, cha sở rất giận muốn đuổi cô gái ra và không cho rước lễ, nhưng ngài bình tĩnh và trao Mình Thánh Chúa cho cô gái...
Lễ xong, cha nhẹ nhàng nói riêng với cô gái:
- “Lần sau đi rước lễ con nhớ mặc áo quần vừa đẹp vừa trang nghiêm nhé..”
-----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần một khuôn mặt truyền giáo
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:41 04/05/2013
VẼ VANG GIÁO HỘI VIỆT NAM

35.Linh mục NGUYỄN THÁI HIỀN, CSJB.
- Cha sở giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Trung Hoa, huyện Nam Đầu (Nantou), giáo phận Đài Trung (Taichung).


Linh mục Nguyễn Thái Hiền sinh năm 1974 là tu sĩ của Hội dòng Tiểu Đệ Thánh Gioan Tẩy Giả (Congregation of Saint John the Baptist, viết tắt là CSJB), thuộc tỉnh dòng Đức Tin-Việt Nam. Sau khi học xong triết và thần học tại Việt Nam thì đi truyền giáo tại Đài Loan.
Ngày 17/06/2009 thầy Nguyễn Thái Hiền được đức giám mục Tô Diệu Văn của giáo phận đặt tay truyền chức linh mục tại trường trung học Vệ Đạo (Viator Higt School) giáo phận Đài trung, do dòng Tiểu Đệ Thánh Gioan Tẩy Giả quản lý.
Sau khi chịu chức linh mục thì cha Thái Hiền được bài sai làm cha phó nhà thờ chánh tòa giáo phận Đài Trung, một năm sau ngài được sai phái đi giúp mục vụ cho giáo xứ Giê-su Vua tại thôn Trung Hưng Tân, Nam Đầu, Đài Trung.
Hiện nay cha Thái Hiền là cha sở giáo xứ Các Thánh Tử đạo Trung Hoa thuộc giáo phận Đài Trung.
Đây là sự vẽ vang cho Giáo Hội Việt Nam cách chung và cách riêng cho các linh mục tu sĩ nam nữ đang truyền giáo tại đảo quốc Đài Loan.
Xin mọi người cầu nguyện cho các nhà truyền giáo Việt Nam trên khắp thế giới.
-------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Đức Tin của Đức Mẹ
Trầm Thiên Thu
18:00 04/05/2013
Đức Tin của Đức Mẹ chỉ là lời “Xin Vâng”, đơn giản nhưng can đảm và dứt khoát.

Đức Mẹ luôn là mẫu gương về đức khiêm nhường và kiên nhẫn. Dù là Mẹ của Chúa Giêsu, Mẹ vẫn không hề muốn được đối xử đặc biệt hoặc khen ngợi. Điều đó cũng đủ Con của Mẹ được tôn vinh. Chúng ta còn nhớ tiệc cưới tại Cana? Rượu hết và gia chủ hoàn toàn lúng túng. Đủ nhạy cảm nên Đức Mẹ đã bảo Chúa Giêsu can thiệp.

Điều quan trọng ở đây không phải là phép lạ, mà là phụ nữ đã gợi mở cho sứ vụ của Chúa Giêsu. Đức Mẹ biết rất rõ nếu Chúa Giêsu làm phép lạ đầu tiên này, nhà cầm quyền tôn giáo sẽ tức tối và ghen ghét. Đức Mẹ biết điều đó nguy hiểm. Nhưng Dm nói rất đơn giản: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2:5). Và chính Con Trai của mẹ đã làm phép lạ, nhưng nhờ Người Mẹ Tốt đã nói những lời giản dị. Điều này như thể là Đức Mẹ nói: “Con ơi, con bắt đầu sứ vụ đi!”.

Lần khác, khi Con Trẻ Giêsu “lạc mất” trong Đền Thờ. Cha mẹ Ngài đi tìm suốt mấy ngày. Rồi khi cha mẹ thấy Ngài ngồi giữa mấy thầy thông luật, tranh luận sôi nổi. Tôi nghĩ lúc đó chắc hẳn Đức Mẹ bật khóc vì thấy Con Trẻ bình an vô sự.

Vì sự quan tâm và lo lắng của một người mẹ, Đức Mẹ đã phải thốt lên: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!” (Lc 2:48). Đó là tiếng thở dài thoải mái. Đó là cử chỉ đơn giản của tình yêu thuần khiết của người mẹ muốn những điều tốt nhất cho Con. Sau câu trả lời của Chúa Giêsu, Đức Mẹ không nói gì thêm vì Đức Mẹ hiểu Chúa Giêsu muốn nói gì. Đó là sự đồng ý đơn giản, là lời “xin vâng” âm thầm theo Thánh Ý Chúa Cha. Đó là công việc của Chúa Cha.

Ngày nay, có thể một trong những lời đơn giản nhất của Đức Mẹ là Đức Tin. Chúng ta trở lại khi được truyền tin. Đó là một cô gái trẻ Maria, mạnh mẽ mà dịu dàng, được Thiên thần thăm viếng. Quý ông và quý bà trong Cựu ước hoặc chạy trốn hoặc sụp lạy tôn kính vị từ trời đến thăm viếng, nhưng cô gái Maria hiếu kỳ, hăng hái như thể vẫn chờ đợi Thiên thần vậy. Kế hoạch của Chúa Cha dành cho Dm đã được sắp đặt. Không có sự hợp lý hóa, không có viện cớ, và cũng không lưỡng lự. Đức Mẹ nói lời giản dị: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1:38). Điều này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại. Đấng tạo dựng thời gian đã vào thời gian; Đấng vô thủy vô chung đã chia sẻ tính hữu hạn. Đó là khoảnh khắc duy nhất trong lịch sử. Rất đơn giản, Đức Mẹ không bao giờ sợ hệ quả có thể xảy ra sau đó, hoặc sợ người đời dị nghị và đàm tiếu. Đức Mẹ chỉ biết rằng Chúa Cha dùng Mẹ vì lợi ích của nhân loại.

Tôi không biết có bao nhiêu phụ nữ có thể chịu được sự kích động này. Đức Mẹ chia sẻ niềm vui này như thế nào với bạn bè và xóm giềng? Nhưng với Đức Mẹ, không thành vấn đề. Sự kiện đó không làm cho Mẹ được nổi bật – chính Chúa Giêsu mới được nổi bật, chứ chẳng ai khác.

Cứ nghĩ về cuộc sống của chúng ta thì sẽ nhận thấy chúng ta nói nhiều lắm. Luôn có điều gì đó chúng ta có thể nói, không nói không được. Chúng ta có thể viện cớ, tranh luận, và hợp lý hóa. Nhưng đôi khi chúng ta lại không thực sự lắng nghe. Lắng nghe là điều đơn giản, không cần cố gắng nhiều. Nhưng làm sao lắng nghe khi chúng ta luôn có điều gì đó để nói, để tranh luận, hoặc để la hét? Đức Mẹ không dạy chúng ta điều gì chăng? Chúng ta không nên nói nhiều, nhưng hãy nghe nhiều. Trong các đoạn Kinh Thánh vừa nêu trên, chúng ta thấy Đức Mẹ nói rất ít, thậm chí là không nói. Thật đơn giản. Tại sao? Vì Đức Mẹ biết lắng nghe, Đức Mẹ có thể hiểu. Đó là sự giản dị của Đức Mẹ. Hãy noi gương Đức Mẹ lắng nghe tiếng Chúa và làm theo cách Ngài tác động trong cuộc đời chúng ta. Đó là để Chúa Giêsu nói những gì liên quan kế hoạch của Thiên Chúa – không tranh luận, không theo ý mình, không viện cớ này cớ nọ, chỉ một lòng xin vâng Thánh Ý Chúa.

Vì Đức Mẹ lắng nghe và hiểu, cuộc đời Mẹ dù có những lúc đau buồn, nhưng Mẹ vẫn im lặng. Đức Mẹ còn sống đơn giản hơn. Khi Chúa Giêsu chịu chết trên Thập Giá, Thánh Gioan cho biết: “Đứng gần thập giá Đức Giêsu, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Maria vợ ông Cơlôpát, cùng với bà Maria Mácđala” (Ga 19:25). Chính hành động lại “nói” nhiều nhất. Đức Mẹ chỉ “đứng lặng” dưới chân Thập Giá. Làm sao một người mẹ không đau lòng xé ruột, thậm chí còn ngất xỉu, khi tận mắt chứng kiến Con yêu vô tội của mình phải chết tang thương như thế? Tại sao Đức Mẹ không như vậy? Vì Đức Mẹ biết điều gì sẽ xảy ra. Đức Mẹ biết Con mình phải chịu mọi đau khổ và chết vì nhân loại tội lỗi. Đứng dưới chân Thập Giá là động thái giản đị nhưng mạnh mẽ và can đảm. Hình như Đức Mẹ thầm nhủ: “Vâng, tôi hiểu!”.

Đó là Đức Tin của Đức Mẹ. Chúng ta học được gì ở Đức Mẹ? Có thể trong cuộc sống bận rộn cảu chúng ta, có hàng trăm hàng ngàn thứ cần làm, như thể đó là vì Chúa, chúng ta hãy nhớ tới một phụ nữ đã lắng nghe và hiểu biết bằng sự giản dị, phụ nữ đó là Đức Mẹ. Đối với Đức Mẹ, thế là đủ vì Thục nữ Maria là người giản dị. Đức Mẹ sẽ không cần danh vọng hay địa vị, mọi sự thuộc về Con Trai Giêsu.

(Lm Nilo Lardizabal, OP., chuyển ngữ từ all-about-the-virgin-mary.com)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC Phanxicô chủ sự Kinh Mân Côi tại Đền Thờ Đức Bà Cả
LM. Trần Đức Anh OP
12:53 04/05/2013
ROMA. Lúc 6 giờ chiều hôm qua, 4-5, ĐTC Phanxicô đã chủ sự buổi đọc kinh Mân Côi trọng thể tại Đền thờ Đức Bà Cả.

Đây là lần thứ 2 ngài đến Vương cung thánh đường này. Lần đầu hôm 14-3-2013, tức là ngay sáng hôm sau khi được bầu làm Giáo Hoàng. Lần này có tính chất chính thức và cũng là lễ nhận Thánh Đường này.

Đây là nhà thờ kính Đức Mẹ đầu tiên và lớn nhất được xây cất ở Tây Phương, và cũng được coi là biểu tượng tột đỉnh lòng sùng kính của dân Chúa, đặc biệt là dân Roma, đối với Mẹ Maria.

Đền thờ Đức Bà Cả được khởi công xây hồi giữa thế kỷ thứ 4 trên đồi Esquilino để thay thế việc thờ phượng nữ thần Cibele, mẹ các thần minh của dân ngoại bằng việc tôn kính Mẹ Thiên Chúa. Thánh đường này được Đức Giáo Hoàng Sisto III (432-440) tái thánh hiến dâng kính Đức Mẹ vào ngày 5-8-432, tức là một năm sau khi Công đồng chung Epheso tuyên bố tín điều Đức Maria là ”Theotókos”, Mẹ Thiên Chúa.

Nhân dịp ĐTC viếng thăm, ảnh Đức Mẹ là phần rỗi của dân Roma được đặt cạnh bàn thờ chính.

Đầu buổi đọc kinh, ĐHY Santos Abril y Castelló, người Tây Ban Nha, Giám quản đền thờ, đã đại diện mọi người, đặc biệt là kinh sĩ đoan, các cha dòng Đa Minh giải tội, chào mừng ĐTC. Sau đó, ngài chủ sự kinh Mân Côi với phần suy niệm về 5 mùa mừng. Sau kinh cầu Đức Bà, ĐTC đã trình bày một bài suy niệm ngắn.

Bài suy niệm của Đức Thánh Cha

Trong bài suy niệm, ngài đề cao vai trò của Mẹ Maria như một người mẹ quan tâm đến sức khỏe của con cái, luôn biết chăm sóc với tình thương bao la và dịu dàng. Đức Mẹ giữ gìn sức khỏe của chúng ta. Và ĐTC giải thích điều này qua ba khía cạnh: Mẹ giúp chúng ta tăng trưởng, đương đầu với cuộc sống và hành động tự do.

1. Một bà mẹ giúp con tăng trưởng và muốn con cái lớn mạnh tốt đẹp; vì thế bà giáo dục các con đừng chiều theo sự lười biếng - xuất phát từ một thứ sung túc -, đừng an nghỉ trong cuộc sống thoải mái chỉ hài lòng về những sự vật... Tin Mừng theo thánh Luca nói rằng trong gia đình Nazareth, Chúa Giêsu ”càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan và ân phúc của Chúa trên Người” (Lc 2,40). Đức Mẹ cũng làm điều ấy với chúng ta, giúp chúng ta tăng trưởng về mặt nhân bản và trong đức tin, trở nên mạnh mẽ và không chiều theo cám dỗ sống như những con người và Kitô hữu hời hợt, trái lại sống trong tinh thần trách nhiệm, ngài càng hướng lên cao hơn”.

2. Tiếp đến, một bà mẹ nghĩ đến sức khỏe của con cái bằng cách dạy con đương đầu với những khó khăn của cuộc sống. Bà không giáo dục, không chăm sóc sức khỏe của con bằng cách tránh né các vấn đề, như thể cuộc sống là một xa lộ không có chướng ngại. Bà mẹ giúp con cái nhìn các vấn đề của cuộc sống với tinh thần thực tế, không nản chí vì gặp vấn đề, trái lại can đảm đương đầu với khó khăn, không yếu nhược, nhưng biết khắc phục chúng... Mẹ Maria đã trải qua nhiều lúc không dễ dàng trong cuộc sống, từ cuộc sinh ra của Chúa Giêsu, khi ”không có chỗ cho họ trong nhà trọ” (Lc 2,7), cho đến đồi Canvê (Xc Ga 19,25). Và như một bà mẹ tốt lành, Mẹ Maria gần gũi chúng ta, để chúng ta không bao giờ mất can đảm trước những nghịch cảnh của cuộc đời, trước những yếu đuối và tội lỗi của chúng ta: Mẹ ban cho chúng ta sức mạnh, chỉ cho chúng ta con đường của Chúa Con. Từ trên thập giá, Chúa Giêsu đã nói với Mẹ Maria, vừa chỉ thánh Gioan: ”Hỡi bà, này là con bà!” và Chúa nói với Gioan: ”Này là Mẹ con!” (Xc Ga 19,26-27). Tất cả chúng ta được đại diện nơi người môn đệ ấy: Chúa phó thác chúng ta trong đôi tay đầy tình thương và dịu dàng của Mẹ Maria, để chúng ta cảm thấy sự nâng đỡ của Ngài khi đương đầu và vượt thắng những khó khăn trên hành trình chúng ta với tư cách là con người và là Kitô hữu”.

3. Một khía cạnh cuối cùng: một bà mẹ tốt không những tháp tùng con cái trong sự tăng trưởng, không tránh né những vấn đề, những thách đố trong cuộc sống; một bà mẹ tốt còn giúp con cái đề ra những quyết định chung kết trong tự do. Nhưng tự do có nghĩa là gì? Chắc chắn không có nghĩa là làm tất cả những gì ta muốn, để cho mình bị đam mê thống trị, đi từ kinh nghiệm này đến kinh nghiệm khác mà không phân định, theo mốt thời đại.. Tự do được ban cho chúng ta để chúng ta biết chọn lựa tốt đẹp trong cuộc sống! Trong tư cách là người mẹ tốt, Mẹ Maria dạy chúng ta có khả năng thực hiện những chọn lựa chung kết như Mẹ, với tự do hoàn toàn, Mẹ đã thưa ”xin vâng” đối với kế hoạch của Thiên Chúa về cuộc đời của Mẹ (Xc Lc 1,38).

Và ĐTC kết luận rằng:
”Anh chị em thân mến, trong thời đại chúng ta, thật là khó đưa ra những quyết định chung kết! Những điều tạm bợ thu hút chúng ta. Chúng ta là nạn nhân của một xu hướng thúc đẩy chúng ta sống tạm bợ.. như thể chúng ta muốn tiếp tục là những thiếu niên suốt đời! Chúng ta đừng sợ những cam kết chung cục, những sự dấn thân trọn đời! Với cách thức đó cuộc sống của chúng ta sẽ được phong phú!”

Sau bài suy niệm, ĐTC đã dâng hoa và xông hương trước ảnh Đức Mẹ là phần rỗi của dân Roma.
 
ĐTC Phanxicô tiếp Tổng thống Liban
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
16:41 04/05/2013
VATICAN – Tổng thống Liban Michel Sleimane đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến tại thư viện riêng của giáo hoàng trong phủ Tông Tòa Vatican hôm qua, Thứ Sáu 03/05/2013.

Nhân dịp này, ông Sleimane cũng có cuộc hội đàm với Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cùng với Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh.

Cuộc gặp trong khoảng 25 phút với Đức Thánh Cha diễn ra trong bầu khí thân thiện với sự trợ giúp thông dịch của đức ông Christophe El-Kassis, người Liban duy nhất làm việc tại Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Trong chuyến tông du Liban của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI từ 14 đến 16 tháng Chín năm ngoái, đức ông El-Kassis cũng đã đảm nhiệm vai trò thông ngôn.

Chủ đề chính của cuộc gặp đề cập đến tình hình khu vực, đặc biệt là cuộc xung đột tại Syri, vấn đề di trú tại Liban của người dân các nước láng giềng, vốn cần sự hỗ trợ nhân đạo của quốc tế.

Về hiện tình đất nước, hai bên nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đối thoại và sự cộng tác của nhiều cộng đồng sắc tộc và tôn giáo khác nhau. Đây là thế mạnh của xã hội giúp hướng đến thiện ích chung cho xã hội cũng như sự ổn định quốc gia. Bản thân tổng thống Sleimane cũng là người Công Giáo thuộc hệ phái Marônít.

Theo cùng nguồn tin, các thành phần quốc gia mong muốn cơ cấu một chính phủ có thể ứng phó được những vấn nạn hệ trọng trong nước cũng như trên trường quốc tế.

Hơn bao giờ hết, các bên trong đó cũng quan tâm đến việc nối lại đàm phán giữa Palestin và Israel, vì hòa bình và sự ổn định trong khu vực.

Cuối cùng, tình hình người Công Giáo tại Trung Cận Đông cũng được đề cập đến. Vai trò của họ đã được nhắc đến trong tiền thượng hội đồng Giáo Hội tại Trung Đông, tại liệu kim chỉ nam cho các cộng đồng Công giáo, các đoàn thể xã hội trong khu vực.

Tổng thống Sleimane đã tặng Đức Thánh Cha Phanxicô tấm icôn Đức Trinh Nữ Maria của thế kỷ XX. Phần mình, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng tặng tổng thống tấm huy hiệu triều đại giáo hoàng của mình.

Trong đoàn viếng thăm Tòa Thánh lần này cùng với Tổng thống còn có phu nhân Wafa và khoảng mười người khác.

Tưởng cũng nhắc lại mới đây Tổng Thống Michel Sleimane cũng đã được vị tiền nhiệm là Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tiếp hôm 23 tháng Mười Một 2012 ngay ngày hôm trước của đợt vinh thăng hồng y trong số đó cũng có Hồng Y thượng phụ người Liban Béchara Boutros Raï.
 
Top Stories
Pope Francis: Mary, give us the grace to be signs and tools of life!
Vatican Radio
18:03 04/05/2013
Pope Francis on Saturday visited the patriarchal basilica of Saint Mary Major where he led the recitation of the Rosary.

Dear brothers and sisters!

This evening we are here before Mary. We have prayed to her, to maternally take us more and more in union with her Son Jesus; we have brought her our joys and our sorrows, our hopes and our difficulties; we have invoked her with the lovely name “Salus Populi Romani” (“protectress of the Roman people”) asking for all of us, for Rome, for the world that she keep us in good health. Yes, because Mary gives us health, she is our saving grace.

With his Passion, Death and Resurrection, Jesus Christ brings us salvation, the grace and the joy of being God’s children and the possibility of calling him with the name of the Father. Mary is a mother, a mother who takes care above all of the health of her children and knows how to heal them with her great and tender love. The Madonna is the custodian of our health. What does this mean? My thoughts go, above all, to three aspects: she helps us in our growth, she helps us to face life, she teaches us to be free.

1. A mother helps her children to grow and it is her wish that they grow well; this is why she teaches them to not yield to laziness – which is something that derives also from certain wellbeing -, she teaches them not to adapt themselves to a life of ease that desires nothing beyond material possessions. A mother takes care that her children’s growth is not stunted, that they grow strong and capable of taking responsibilities upon themselves, that they take on commitments in life and lean towards great ideals. The Gospel of Luke says that in the family of Nazareth Jesus “grew and became strong in spirit, filled with wisdom; and the grace of God was upon Him”(Luke 2,40). This is exactly what the Madonna does with us, she helps us to grow humanely and in faith, to be strong and not to yield to the temptation of being men and Christians in a superficial way, but to live with responsibility, reaching upwards all the time.

2. And then, a mother thinks of the health of her children, teaching them to face the difficulties of life. One does not educate, one does not look after someone’s health avoiding problems, as if life was a highway without obstacles. A mother helps her children to look to the problems in life with realism, not to lose oneself in them but to tackle them with courage, not to be weak, to know how to overcome them, in a healthy balance that a mother can “feel” is to be found in between the areas of safety and of risk. A life without challenges does not exist and a boy or a girl who does not know how to face challenges and put himself or herself on the line, has no backbone! Let us remember the parable of the Good Samaritan: Jesus does not commend the behavior of the priest or of the Levite, who avoid assisting the traveler who had been beaten, robbed and left half dead along the road, but that of the Samaritan who saw the situation of the man and tackled it in a concrete manner. Mary lived many difficult times in her life, from the birth of Jesus, when “there was no room for him in the inn” (Luke 2,7), up until the Calvary: (John 19,25). And like a good mother she is close to us so that we never lose courage before the adversities of life, before our own weaknesses, before our sins: she gives us strength, she points to the path of her Son. From the cross, indicating John, Jesus tells Mary: “Woman, here is your son,” and to John: “Here is your mother!” (John 19,26-27). We are all represented by that disciple: the Lord entrusts us to the loving hands and to the tenderness of the Mother, so that we can rely on her support when we face and overcome the difficulties of our human and Christian journey.3. One last aspect: a good mother not only accompanies her children during their growth, not avoiding the problems and the challenges of life; a good mother also helps to take important decisions with freedom. But what does freedom mean? Certainly not doing all that one wants, letting oneself be dominated by passions, passing from one experience to the next without discernment, following the trends of the moment; freedom does not mean, so to say, throwing all that one does not like from the window. Freedom is given to us so that we make good choices in life! As a good mother, Mary teaches us to be, like she is, capable of making important decisions with the same full freedom with which she answered “yes” to God’s plan for her life (Luke 1,38).

Dear brothers and sisters, how difficult it is in our time to take important decisions! The ephemeral seduces us. We are victims of a tendency that pushes us towards the ephemeral… as if we wished to remain adolescents throughout our lives! We must not be afraid of definitive commitments, of commitments that involve and have an effect on our whole lives. In this way our lives will be fruitful!

The whole existence of Mary is a hymn to life, a hymn to love and to life: she generated Jesus the man and she accompanied the birth of the Church on Mount Calvary and in the Cenacle. The “Salus Populi Romani” is the mother that looks after our growth, she helps us face and overcome problems, she gives us freedom when we make important decisions; she is the mother who teaches us to be fruitful of good, joy, hope, to give life to others, both physical and spiritual life.

This is what we are asking of you this evening, Oh Mary, Salus Populi Romani, for the people of Rome, for all of us: give us the grace that only you can give, so that we may always be signs and tools of life.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khai mạc Đại Hội Thánh Mẫu La Vang lần Thứ II tại Houston, Texas
Bùi Hữu Thư
14:24 04/05/2013
Houston, TX, 3 tháng 5, 2013 - Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Houston Texas đã long trọng khai mạc Đại Hội Đức Mẹ La Vang lần thứ hai ngày thứ sáu mùng 3, tháng 5, 2013 lúc 6 giờ chiều với buổi hội thảo đầu tiên tại Nhà Thờ Lớn với đề tài “Lòng sùng kính của tín hữu Việt Nam đối với Mẹ La Vang”, do Linh Mục Vũ Thành, cựu chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Miền tổng giáo phận Galverston-Houston giảng thuyết.

Phần đầu của bài giảng, cha Thành đã nêu lên một số các ý kiến về Đức Mẹ La Vang: Trước hết là của Đức Giám Mục Patrick McGrath khi công bố sắc lệnh đổi tên nhà thờ St. Patrick Proto-Cathedral, thuộc giáo phận San Jose, California, có cha xứ Huỳnh Lợi thành Nhà Thờ Đức Mẹ La Vang. Kế đến Đức Cha Joseph Anthony Fiorenza chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ trong chuyến viếng thăm Việt Nam ngày 30 tháng 8, 1999 đã tuyên bố: “Ước gì Giáo Hội Hoa Kỳ được là đứa con nuôi của Đức Mẹ La Vang.” Sau đến cha Morineau nguyên là cha sở họ Cổ Vưu sau 50 năm truyền giáo tại Huế đã nói:”Đức Mẹ La Vang thương người lương dân đặc biệt và tôi tin Đức Mẹ La Vang hơn Đức Mẹ Lộ Đức.

Phần hai cha Thành nói về các thừa sai ngoại quốc đã tôn kính Đức Maria và giảng dậy thế nào. Ngài nhắc đến cha Đắc Lộ là người đã trình bầy Đức Mẹ vô nhiễm nguyên thai, cha Federick Tế nhận mình là con điên của Đức Mẹ, và cha Venard Ven xét mình là đứa con cưng của Đức Mẹ.

Phần ba, cha Thành nói về Đức Mẹ La Vang và các cuộc bách hại của Vua Cảnh Thịnh cùng các chuyện lạ về Mẹ La Vang, như chuyện cô hàng vải, và hiệu lực của các lá cây Đức Mẹ La Vang, và chuyện về ngôi chùa của ba làng.

Phần bốn ngài nói về lịch sử của linh địa La Vang từ năm 1901 khi Đức Cha Caspard Lộc giám mục Huế chọn Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu làm bổn mạng nhà thờ La Vang. Sau đó ngài kể tới các đài Đức Mẹ khác nhau được thiết lập tại Việt Nam: Đức Mẹ Trà Kiệu (Quảng Nam); Đức Mẹ Tà Pao (Bình Thuận); Đài Đức Mẹ Giang Sơn (Daklak), Đài Đức Mẹ Thác Mơ (Phước Long), và Đải Đức Mẹ Phượng Hoàng (Pleiku).

Sau phần hội thảo là cuộc rước kiệu Các Thánh Tử Đạo trong khuôn viên Linh Đài Mẹ la Vang, với sự tham gia của các đại diện bốn giáo xứ: CTTĐ Houston, Lộ Đức, La Vang và CTTĐ Arlington, VA. Khuôn viên được trang hoàng rực rỡ bởi muôn ngàn lá cờ trong đó có nhiều lá cờ vàng ba sọc đỏ dọc theo hàng rào giáo xứ và ngay từ đầu đường Foltin Road. Mấy ngàn chiếc ghế đã được xếp trước Linh Đài để đón tiếp khoảng từ 1.700 đến 2,000 khách hành hương đến từ các giáo xứ trong vùng và những nơi xa xôi như Virginia. Giáo xứ CTTĐ Arlington VA có 70 người tham dự trong một phái đoàn do cha cựu chánh xứ Lộ Đức, và đương kim chánh xứ CTTĐ Arlington hướng dẫn.

Sau phần rước kiệu là Thánh Lễ khai mạc với vị chủ tế là Đức Cha Đa Minh Mai Thanh Lương, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange, California. Thành phần đồng tế có quý cha Vũ Thành, cha Đinh Ngọc Thảo, cha Nguyễn Minh Đức, cha Trần Thiên Ân, cha Nguyễn Khắc Hy, cha Phạm Văn Tuynh, cha Nguyễn Nghi, cha Hoàng Văn Thiên, cha Trịnh thế Huy và cha Nguyễn Đức Vượng. Thành phần tu sĩ có hai thầy phó tế Nguyễn Kim Khánh và Nguyễn Đỗ Chương, và các sơ Đa Minh và Mến Thánh Giá Đà Lạt.

Vị giảng thuyết là linh mục giáo sư Tín Lý thần học Nguyễn Khắc Hy Dòng Xuân Bích. Cha giảng rất hùng hồn về đức tin, sự trung thành và gương anh hùng của các vị tử đạo. Ngài nói họ không giống như các anh hùng về chính trị vì họ dám chết vì tình yêu và sự trung thành với Thiên Chúa. Ngài cũng đề cập đến sự trung thủy giữa hai vợ chồng. Bài giảng của ngài kèm rất nhiều câu tục ngữ ca dao. Cha kết luận bằng câu người chết đi phải để lại danh thơm cho hậu thế bằng không sống tủi làm chi chết chật cả trời.

Sau Thành Lễ các em thiếu nhi trong đoàn múa lân đã tiễn đưa qúy cha, quý thầy và quý sơ ra về, và rời khuôn viên Linh Đải để sang hội trường dùng cơm tối và thưởng thức một chương trình văn nghệ tuyệt vời với một ban nhạc kích động và nhiều ca sĩ.

Các khách hành hương từ xa được ban tổ chức cho đi tham quan từ sáng đến chiều với hai xe van 15 chỗ và một Mini Van: đầu tiên là nhà thờ chánh tỏa, rồi Hong Kong Mall, sau đó là nhà thờ Ngôi Lời Nhập Thể. Phái đoàn Virginia được đi tham quan giáo xứ Lộ Đức với sự hướng dẫn của cha cựu chánh xứ Hoàng Văn Thiên và cha Đinh Ngọc Thảo, đương kim chánh xứ ở đây. Họ rất thích hang đá Đức Mẹ Lộ Đức và chăng đàng thánh giá. Mọi người đã cầu nguyện trong hang đá và bên nhà thờ. Tất cả đã trở về giáo xứ Mẹ La Vang để tham dự chương trình buổi chiều. Dường như họ đã mang cái lạnh của Viriginia về đây. Khi coi khí tượng thì nói nhiệt độ khoảng trên 70 đô F, ít người mang áo ấm theo, may quá cô Hoàng MC đã cho mượn một số áo jacket để khỏi bị cảm hàn khi dâng Thánh Lễ ngoài trời buổi tối. Cha Vượng và ban tổ chức đã lo chỗ ở cho mọi người với ghế bố, chăn mền và gối mới toanh, Cô Kim Oanh còn ghé mỗi phòng để cung cấp các vật dụng vệ sinh như sà bông gội đầu, xả bông tắm, chè, bắp luộc, nước uống.

Tất cả mọi người đã được hưởng một ngày vui thánh thiện và bổ ích cả phần hồn lẫn phần xác. Họ nghỉ ngơi để chuẩn bị cho một ngày thứ bẩy với một chương trình thật xúc tích.

Linh Đài Đức Mẹ La Vang
Ca Đoàn Tổng Hợp
Khách hành hương trong Thánh Lễ ngoài trời
Quý cha đồng tế



Đức Cha Đa Minh Mai Thanh Lương, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange

 
Thánh lễ tạ ơn mừng tân Viện Phụ đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn - Đơn Dương, Lâm Đồng
Mai Thi
08:25 04/05/2013
Thánh lễ Tạ Ơn mừng Tân Viện Phụ tại Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn - Đơn Dương, Lâm Đồng

Vào lúc 9 giờ sáng Thứ 7 ngày 4 tháng 5 năm 2013 tại nhà nguyện của Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương đã diễn ra thánh lễ tạ ơn mừng tân Viện Phụ. Cha Gioan Maria Vianney Nguyễn Tri Phương nay là tân Viện Phụ, được các đan sĩ của cộng đoàn Châu Sơn Đơn Dương bầu làm Viện Phụ trước đó gần 1 tháng (ngày 10 tháng 4). Viện Phụ Viannney là Viện Phụ thứ 6 của Đan Viện. Thánh lễ đại trào do Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám Mục Giáo phận Đà Lạt chủ lễ với phần nghi thức chúc phong Viện Phụ.

Xem Hình

Cùng đồng tế với Đức Cha Antôn, có nguyên Viện Phụ Châu Sơn Đơn Dương - Ephrem Trịnh Văn Đức, quí Viện Phụ và Viện Trưởng nam nữ của 11 cộng đoàn Xitô Thánh Gia. Ngoài qúi cha thuộc Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương, còn có khoảng 60 Cha khách đến từ các cộng đoàn thuộc Hội dòng Xitô Thánh Gia và các Hội Dòng khác, qúi cha trong hạt Đơn Dương thuộc Giáo phận Đà Lạt và quí cha là thân nhân, bạn hữu của Đan viện và tân Viện Phụ.

Tham dự thánh lễ tạ ơn của tân Viện Phụ Vianney đặc biệt có sự hiện diện của các Đan sĩ Sinh viên đến từ hai cơ sở 1 và 2 của Hội Dòng Xitô Thánh Gia. Được biết trước khi được bầu làm Viện Phụ (từ năm 2008 đến nay), tân Viện Phụ Vianney giữ chức vụ Giám đốc Học Viện Thần Học của Hội Dòng; vì thế trong ngày vui trọng đại hôm nay, ngoài các sinh viên 4 lớp Thần học hiện nay còn có các cựu sinh viên đã được đào tạo từ học viện Xitô Thánh Gia thuộc các cộng đoàn trong Hội dòng cũng về tham dự. Một số khá đông trong các cựu sinh viên nay đã là linh mục, phó tế hay đan sĩ đang sống và làm việc tại các cộng đoàn trong hội dòng. Ngoài ra, còn có các tu sĩ nam nữ đại diện các Hội dòng như Xitô Mỹ Ca, Biển Đức, Gioan Thiên Chúa, Đa minh Rosa Lima, Mến Thánh Giá Khiết Tâm, Gò Vấp, Đà Lạt, Thủ Thiêm, Phan Thiết, Nữ Phan Sinh, Mân Côi Chí Hòa, Tu hội Tận Hiến, Tu hội Dâng Truyền, Tu hội Chúa Hài Đồng.... và khá đông các vị ân nhân, thân nhân, và bạn hữu của nhà dòng và của tân Viện Phụ.

Ngỏ lời với cộng đoàn phụng vụ, trong phần đầu lễ, Đức Cha Antôn mời gọi cộng đoàn hợp lời tạ ơn với tân Viện Phụ và Đan Viện trong lời ca tạ ơn Thiên Chúa vì những ân huệ Thiên Chúa ban cách quảng đại cho mỗi người, cho vị tân chức, cho Hội dòng và Giáo Hội Chúa, mặc dù ai trong chúng ta cũng đều hèn yếu và bất xứng.

Trong bài giảng lễ, Đức Giám Mục chủ tế nêu lên mẫu gương của Đức Tân Giáo Hoàng trong cách sống và đường lối phục vụ Giáo hội để nhắn gởi vị tân Viện Phụ trong cương vị là người Cha trong Đan Viện: "coi sóc các linh hồn và phục vụ bá tánh". Đức Cha cũng giải thích ngắn gọn về đặc sủng đời sống đan tu chiêm niệm, phương thức nên thánh và cách phục vụ Giáo Hội, danh xưng và nhiệm vụ của Viện Phụ.... Danh xưng “Viện phụ” không phải là một thánh chức nhưng là một chức vị lãnh đạo. Viện Phụ được xem là người cha (Abbot) của tất cả các đan sĩ, thay mặt Chúa Kitô để trông coi, chăm sóc và hướng dẫn về mọi mặt cuộc sống những người trong Đan Viện. Theo Tu Luật thánh Biển Đức, Viện Phụ trong Đan Viện là người mang một nhiệm vụ nặng nề, Ngài giữ vai trò thiết yếu trong cộng đoàn Đan viện trong mọi sinh hoạt tinh thần và vật chất "Ngài hãy ý thức rằng ngài đã lãnh nhận một nhiệm vụ khó khăn và cam go biết bao, tức là việc hướng dẫn các linh hồn và phục vụ bá tánh" (Tu Luật chương 2, 31). Và "Người được đặt lên làm viện phụ, hãy luôn nhớ gánh nặng nào mình đã đón nhận và với Ðấng nào mình sẽ phải thưa lại về cách quản trị của mình". (Chương 64, 7). Ý thức được bổn phận và nghĩa vụ của mình, tân Viện Phụ Vianney đã chọn câu châm ngôn cho mình "anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em" (Ga 15, 12).

Sau bài giảng là nghi thức chúc phong Viện Phụ. Đức Giám Mục, đại diện và nhân danh quyền bính trong Giáo Hội chấp nhận lời thỉnh cầu của anh em trong Đan Viện, đọc lời nguyện chúc phong, trao mũ, gậy, nhẫn cho tân Viện Phụ như dấu chỉ của quyền bính, đức hạnh của vị chủ chăn để hướng dẫn anh em trong cộng đoàn Đan Viện.

Với lễ tạ ơn của tân Viện Phụ, cộng đoàn anh em đan sĩ Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương ghi dấu một giai đoạn quan trọng trên hành trình dấn thân và làm chứng cho sự hiện diện của Thiên Chúa và đời sống vĩnh cửu giữa trần gian qua ơn gọi đan tu chiêm niệm giữa lòng Giáo hội và xã hội có nhiều chuyển biến hôm nay.

Thánh lễ tạ ơn diễn ra trong bầu khí trang nghiêm, nhịp nhàng và thánh thiện.

Sau phép lành cuối lễ, tân Viện Phụ thay mặt cho cộng đoàn Đan viện ngỏ lời cảm ơn Đức Cha Giáo Phận, qúi Viện Phụ và Viện Trưởng, quí bề trên của các Hội dòng nam nữ, quý cha đồng tế, quý tu sĩ, thân nhân ân nhân bằng lời cám ơn ngắn gọn và chân thành. Ngài tha thiết xin mọi người tiếp tục cộng tác với ngài và Đan Viện cho một giai đoạn mới đang khi mọi thành viên trong Đan Viện không ngừng nỗ lực sống đời sống thánh hiến của mình.

Thánh lễ kết thúc vào lúc 11 giờ 15 phút. Sau thánh lễ, Đức Cha, quý Viện Phụ và quí cha đồng tế cùng gia đình và các thân nhân bạn hữu chụp hình lưu niệm với tân Viện Phụ tại gian cung thánh của nhà nguyện. Sau đó, mọi người cùng ra sân trước của Học viện để chia sẻ bữa tiệc huynh đệ trong tâm tình tạ ơn và chung niềm vui với Đan viện.

Mai Thi
 
Hành hương Đức Mẹ La Mã Bến Tre 5 tháng 5 năm 2013
Anmai, CSsR
08:35 04/05/2013
HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LA MÃ BẾN TRE 05.05.2013

Bến Tre - 05.05.2013 năm nay, Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Mã – Bến Tre mừng đại lễ kỷ niệm 63 năm tìm lại được Linh Ảnh của Mẹ (05/05/1950).

Từ mờ sáng, đoàn con cái của Mẹ dắt díu nhau về bên Mẹ để cùng mừng Lễ Mẹ. Đoàn con cái hành hương hôm nay đến tự những nơi thật xa như Cần Thơ, Vĩnh Long, Sài Gòn, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. .. gần nhất là đoàn con của Mẹ trong Tỉnh Bến Tre, và gần hơn nữa là con cái của Mẹ đến từ Ba Châu, Giồng Trôm. ..

Xem Hình

Nhìn thấy trong đoàn con cái của Mẹ hôm nay đâu đó những dì phước thuộc Dòng Phaolô, dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn, Mến Thánh Giá Cái Nhum. .. và cũng có quý thầy dòng Xitô Phước Vĩnh - Vĩnh Long và anh em đệ tử Dòng Chúa Cứu Thế từ Sài Gòn xuống.

Để dọn lòng sốt sắng, Cha đặc trách Tôma Trần Quốc Hùng - Dòng Chúa Cứu Thế - đã mời các cha trong giáo phận, giáo hạt và đặc biệt các cha trong Dòng của ngài về giúp đoàn con của Mẹ lãnh nhận bí tích Giao Hòa. Chưa đến 8 giờ, các tòa được đặt xung quanh nhà thờ và ngay trong nhà thờ.

8 g 30: phần diễn nguyện do quý sơ dòng Mến Thánh Giá Cái Nhum đảm trách.

"Hòa chung tâm tình của những đứa con thảo hiếu, trong giờ diễn nguyện này, mỗi người chúng ta dành đôi phút lắng đọng mình lại, quên đi những lắng lo, những đợi chờ, van xin vật chất. .. để giơ cao đôi tay của lòng tin thơ bé cùng với Mẹ Maria, nguyện xin Chúa Thánh Linh, ban ơn soi sáng, dẫn dắt chúng ta trong giờ diễn nguyện này. .."

Lời dẫn đã đưa cộng đoàn lắng đọng tâm tình thật sốt sắng. .. Cộng đoàn cùng xin ơn Chúa Thánh Thần đến cộng đoàn.

Khai mạc phần diễn nguyện là điệu múa dâng Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Tiếp theo là hoạt cảnh về 5 mầu nhiệm thương khó của Chúa Giêsu..

Kết thúc phần diễn nguyện, cộng đoàn cùng hướng về lễ đài trong tiết mục múa tiến hoa dâng Mẹ.

9 g 30: Tập hát và Giờ Hành Hương kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Phần này được cha Giuse Phạm Quốc Giang phụ trách. Cha Giuse mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lên Đức Maria là hình ảnh và là Mẹ của Giáo Hội: "Khi nói Đức Maria là hình ảnh và là Mẹ của Giáo Hội là chúng ta đang đề cập tới một mối tương quan rất cần thiết và gần gũi giữa Đức Maria với mỗi kitô hữu, mới tương quan đó là "ơn cứu độ". .. Hôm nay cộng đoàn chúng ta được mời gọi chiêm ngắm hình ảnh sống niềm tin của Mẹ Maria qua từng biến cố của cuộc đời. ..

Sau những lời dẫn suy niệm đó, cộng đoàn cùng dâng lên Mẹ lời ta ơn cũng như xin những ơn lành cần thiết cho cuộc sống.

Đúng 10 g 20 phút, đoàn đồng tế gồm 33 cha cùng Đức Giám mục Tôma Nguyễn Văn Tân chủ sự Thánh Lễ tạ ơn hôm nay tiến về Lễ Đài. Cộng đoàn cùng hân hoan đón đoàn đồng tế trong bài ca nhập Lễ: "Chúng con về nơi đây dâng ngàn tiếng ca. Chúng con về nơi đây để tạ ơn Thiên Chúa. ..".

Mở đầu Thánh Lễ, Đức Cha Tôma mời gọi cộng đoàn cùng tạ ơn Mẹ, cùng xin ơn Mẹ và nhất là xin ơn đức tin để sống niềm tin như Mẹ.

Trong bài chia sẻ, Đức Cha Tôma mời gọi cộng đoàn cùng nhìn về việc kỷ niệm ngày Đức Mẹ được vớt lên khỏi giòng nước. .. Qua hình ảnh Mẹ được vớt Ngài mời gọi cộng đoàn suy niệm về hình ảnh Chúa Giêsu bị quân dữ giết chết nhưng đã phục sinh. ..

. .. Không có mẹ nào mà mẹ không thương con mà con thật thì có hiếu với Mẹ. Chúng ta hãy theo gương của Mẹ, cũng biết phục vụ như Mẹ Maria: Họ hết rượu. .. Xin Mẹ dẫn ta đến với phép Thánh Thể. Ngày hôm nay, họ không hết rượu nữa mà hết sức đến bàn tiệc Thánh Thể. Chúng ta xin Mẹ thương dẫn chúng ta đến với bàn tiệc Thánh Thể và nhất là không quên đọc và suy ngắm Lời Chúa theo gương của Mẹ Maria.

Thánh Lễ tạ ơn kết thúc, nhiều con cái của Mẹ còn nán lại để thầm thì và thủ thỉ với Mẹ tấm lòng con thảo.

Lần lượt đoàn con lại trở về nơi sinh sống.

Không ít thì nhiều, chẳng lẽ nào Mẹ lại không thương đoái đến những người con luôn luôn chạy đến bên Mẹ bởi lẽ Mẹ Hằng Cứu Giúp chưa bao giờ để ai về tay không.

05.05.13

Anmai, CSsR
 
Bình an của Chúa nơi trại phong Bến Sắn
LM. JB Nguyễn Minh Hùng
08:54 04/05/2013
BÌNH AN CỦA CHÚA NƠI TRẠI PHONG BẾN SẮN

Trại phong Bến Sắn đã được thành lập từ năm 1959. Kể từ ngày đầu thành lập, trại phong Bến Sắn đã được trao cho các nữ tu tu hội Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn coi sóc và phục vụ. Từ sau năm 1975, các nữ tu chỉ còn là người phục vụ như nhiều cán bộ công nhân viên khác của trại.

I. BÌNH AN GIỮA NHỮNG NGHỊCH LÝ.

Hơn nửa thế kỷ, gần cả một đời người, nơi đây đã lưu dấu bao nhiêu bước chân con người đi qua. Có thể họ là những người phục vụ với tư cách là y bác sĩ; có thể họ là những người mang lý tưởng tình yêu Chúa Kitô như các nữ tu và nhiều thành viên thiện nguyện khác; có thể họ là những ân nhân một lần đến thăm rồi từ đó gắn bó với trại phong; cũng có thể đó là những người tình cờ hay tò mò muốn biết bệnh nhân phong là thế nào, rồi khi chứng kiến, đã ghi dấu ấn hình ảnh những con người bất hạnh tận tâm khảm đời mình; và trên hết, thành phần chủ yếu của trại phong là tất cả bệnh nhân phong. Chính vì họ mà trại phong Bến Sắn có lý do tồn tại và hiện diện trong nhiều chục năm qua.

Như một tuyên úy cho trại phong, hằng ngày đến dâng thánh lễ, nhiều lần rửa tội, giải tội, xức dầu, cử hành các nghi thức tẩm liệm, an táng… cho những anh chị em trong trại, chúng tôi đã thấm thía lời Chúa Giêsu trong nhà tiệc ly trước khi chia tay các môn đệ của Người: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng” (Ga 14,27). Lời ban bình an này được thực hiện ngay giữa cơn thử thách đang đè nặng trên tông đồ đoàn, vì Chúa sắp bước vào thụ nạn.

Nếu Chúa nói lên lời bình an, trao ban bình an giữa khung cảnh an vui, tấp nập người người tung hô Chúa, hay giữa cảnh đoàn đoàn lũ lũ người chạy đi tìm Chúa, hay giữa đám đông đang muốn tôn Chúa làm vua, thì lời ban bình an ấy còn dễ hiểu. Nhưng hôm nay, trong giờ phút thương đau nhất, giờ phút Chúa phải đối diện với sự phản bội của môn đệ; đối diện với sự thù hận của lòng người đã lên đến đỉnh điểm; đối diện với bạo lực kinh hoàng dành cho mình, đối diện với cây thập giá tủi nhục; đối diện với sự phản trắc của đám đông đã từng nhận hết ơn này đến ơn khác từ nơi Chúa…, thì Chúa lại trao ban bình an!

Một hoàn cảnh xem ra quá ngược, qua nghịch lý để có thể thốt lên lời bình an. Bởi cứ nhìn bằng đôi mắt phàm trần, đây là lúc Chúa không còn bình an, không có bình an. Làm sao mà một người đang đối diện với cái chết tàn nhẫn và khủng khiếp mà người ta dành cho mình, lại có thể có bình an? Làm sao mà một người biết mình sẽ kết thúc cuộc đời bi thảm đến cùng cực lại có đủ bình an mà trao ban cho môn đệ?

Nói như thế là ta đang áp đặt kiểu suy nghĩ của loài người. Bởi bình an mà Chúa trao ban không phải bình an mà “thế gian ban tặng”, nhưng là bình an của Chúa. Bình an giữa những khổ đau vây chặt mới thật sự là bình an. Người vẫn giữ nội tâm của mình bình an giữa những rát buốt mới thật là người vỹ đại. Hơn thế, người vẫn có thể thốt lên hai tiếng bình an và trao ban bình giữa cảnh tượng tàn khốc của sự dữ đang nhắm vào mình, đó mới thật là quà tặng vô giá cho người đón nhận.

Chúa Kitô là như thế. Giữa lúc vây bũa bởi đau khổ tứ bề giăng mắc đang tiến về phía mình, Chúa lại trao bình an cho kẻ khác. Đặc biệt, Chúa trao bình an cho ngay chính kẻ hãm hại mình, bình an của Chúa vì thế càng lớn lao, cao cả. Đó mới thật là bình an của Chúa. Đó mới thật là bình an mà thế gian còn không thể hiểu nổi, chứ đừng nói là thế gian ban tặng.

II. CHÚNG TA CẦN BÌNH AN CỦA CHÚA.

Bình an của Chúa. Chúng ta cần bình an ấy. Từng cá nhân cần bình an ấy. Nhân loại cần bình an ấy. Bình an của Chúa, bình an giữa mọi thách thức, bình an làm sống trong lòng ta tất cả những can đảm, những chấp nhận, những tình yêu, những cảm thông, những say mê xót thương, những hạnh phúc nội tâm…

Bình an của Chúa đem chúng ta đến gần anh chị em, cho chúng ta được liên kết trong đau khổ với tất cả mọi người khổ đau, bị tước đoạt quyền sống, bị thất bại trong cuộc đời…; liên kết trong yêu thương với tất cả mọi người đang đói khát yêu thương, đói khát tự do, đói khát hòa bình, đói khát quyền được sống như một con người…; liên kết trong sớt chia với tất cả những ai cần được ủi an, những ai bị loại ra khỏi đời sống chung, bị rẻ rúng giá trị làm người…; liên kết trong yếu đau với tất cả mọi người bệnh tật, bị áp bức, bị bóc lột, bị bỏ rơi, bị hiểu lầm, bị đối xử tệ bạc, bị tù tội, nhất là những ai bị những án tù oan khuất…; liên kết trong hy vọng với tất cả mọi người đang cố gắng vươn lên từ những vùi giập, vươn lên trong nỗ lực tìm lại căn tính của mình, cố gắng vươn lên và vượt thoát những hoàn cảnh như đang nhấn chìm bản thân mình…; liên kết trong sự hiểu biết với tất cả những ai đang đi tìm cho mình một định hướng, một chân lý không chỉ giúp sống mà còn giúp thăng tiến mình, thăng tiến mọi con người còn đang lạc hậu, khổ ngèo, bị tước bỏ nền văn hóa…; liên kết trong sự rộng lượng với tất cả những người bị khinh bỉ, bị bách hại vì mọi lý do chính trị, bị thách thức lòng tin, bị làm cho xói mòn tình người, xói mòn sự tương thân tương ái…

Bình an của Chúa. Chúng ta cần bình an ấy. Bình an của Chúa giúp chúng ta vượt trên mọi khổ hạnh, thắp sáng lên sự mạnh mẽ của ý chí, của quyết tâm chiến thắng. Bình an của Chúa đem lại cho chúng ta hoa trái của vui tươi, đón nhận, đùm bọc, chở che, sống hết tình, sống hết mình vì đồng loại... Bình an của Chúa sẽ cho chúng ta nội tâm thanh thản trên số phận của mình, dẫu số phận ấy, nhìn từ bên ngoài sẽ chỉ có bi đát, thất vọng, bất hạnh… Bình an của Chúa làm cho chúng ta, dẫu đớn đau cực độ qua từng nỗi đau của tinh thần lẫn thể xác, vẫn không nổi loạn, không đánh mất nhân tính, nhưng càng thấm thía sự bất tất vô cùng của thân phận mong manh…

III. LÒNG NGƯỜI TRỔ SINH BÌNH AN CỦA CHÚA.

Chúng tôi đã học được tất cả những bài học quý báu ấy nơi mọi con người và từng người trong trại phong Bến Sắn này. Vì thế, đến với họ, chúng tôi được mà không hề mất. Chúng tôi đã nhận nơi họ quá nhiều, đến nỗi nhiều lúc phải hỗ thẹn. Anh chị em trong trại phong là món quà, không thể có món quà nào quý hơn, mà Chúa đã trao tặng chúng tôi.

Làm sao mà những con người, tưởng chừng xấu số ấy, vẫn có thể nở nụ cười trên môi, dẫu nhiều khi vì bệnh tật, nụ cười đã dị dạng.

Làm sao mà những con người, tưởng chừng không còn niềm tin, lại có thể tin vào Chúa là tình yêu, khi mà cả một đời gắn chặt trên giường bệnh, hay trên những chiếc xe lăn oan nghiệt.

Làm sao mà những con người tưởng chừng bị mất hy vọng dường ấy lại có thể nhìn nhận Thiên Chúa là Cha từ ái, và suốt đời ôm ấp lòng mến yêu, sự cậy trông tha thiết đối với Thiên Chúa đến vậy.

Làm sao mà những con người đáng thương ấy lại có thể cất lên tiếng “cha” niềm nỡ với các linh mục, hay tiếng “dì”, tiếng “thầy” thân thương với các tu sĩ.

Làm sao mà những con người bạc phận ấy lại có thể can đảm níu kéo cuộc sống của mình từng ngày trong căn bệnh quái ác đã từng gây đau nhức đến nỗi chỉ muốn chết, chỉ có thể chết mà thôi.

Làm sao những con người đáng thương ấy lại có thể chấp nhận bản thân mình, trong khi bị chính những người thân nhất đời mình như cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, con cháu… chối bỏ, thậm chí bị khước từ, bị khinh bỉ như một kẻ dơ bẩn, xấu xa, hèn mạc.

Làm sao mà những con người, cứ tưởng là bi đát, lại có thể chìa đôi tay không còn nguyên vẹn của mình để làm cho đứng dậy những ai muốn gục ngã trong đời.

Làm sao mà những con người khó đứng vững trên đôi chân mình, lại có thể làm điểm tựa vững chắc cho những ai đang sầu thương trên đường đời. Bởi nhiều khi vấp phải những khủng hoảng trong đời sống, chúng tôi đã chiêm ngưỡng những anh chị em tưởng chừng bi thương ấy, để lấy lại thăng bằng cho đời hiến dâng của mình.

Làm sao mà những con người, cứ tưởng là bất hạnh ấy, lại giàu nghị lực, giàu lòng can đảm chịu đựng bệnh tật, chịu đựng hoàn cảnh thiếu tình thương của người thân, thiếu sự ấm áp của một mài gia đình đúng nghĩa, lại có thể chấp nhận một gia đình mà trong đó, toàn là người xa lạ, đến từ nhiều nơi, với nhiều cách nghĩ, cách sống lắm lúc quá chênh lệch, quá khác nhau…

Làm sao mà những con người tưởng như chỉ còn màn đen phủ trọn kiếp sống, lại có thể quả cảm đến mức lạ thường, khi phải chấp nhận hoàn cảnh của mình, hoàn cảnh của những người cùng chung sống, hoàn cảnh của những người phục vụ mình, hoàn cảnh của tất cả những ai có trách nhiệm, có liên can, mà nhiều khi vì hoàn cảnh riêng ấy, đã không mang lại nụ cười, hay đã không thể mang lại nụ cười, nhưng chỉ là nước mắt, là khổ đau cho mình…

Làm sao mà những con người như thế, lại có thể vỹ đại đến vậy. Đáng yêu quá! Đáng quý quá! Đáng trân trọng quá!...

Biết bao nhiêu tiếng “làm sao…” đã nhảy múa trong đầu chúng tôi, trong tim chúng tôi, trong những ngày tháng chúng tôi được chứng kiến. Biết bao nhiêu tiếng “làm sao…” nghẹn ứ trong cổ họng, đã không thể bật thành lời, mà thành những dòng cảm động rót đầy vào hồn chúng tôi. Biết bao nhiêu tiếng “làm sao…” đổ dồn trong cõi riêng tư, khiến chúng tôi càng yêu quá đỗi, càng trân quý quá đỗi những ân huệ lớn lao của Thiên Chúa ban tặng trong cuộc đời mình.

Không thể trả lời cho xiết những tiếng “làm sao…”. Bởi nếu đi tìm câu trả lời bằng suy nghĩ của phàm nhân, sẽ thất bại.

Chỉ có lời Thiên Chúa mới mong lý giải đến tận cùng những tiếng “làm sao…” ấy. Đó chính là lời Chúa Giêsu thốt lên để ban bình an ngay trước giờ thụ nạn, giờ đau khổ nhất trong cuộc đời dương thế của Người đang lồ lộ phía trước: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng” (Ga 14,27).

Hóa ra LÒNG NGƯỜI ĐÃ TRỔ SINH BÌNH AN CỦA THẦY.

Chính “BÌNH AN CỦA THẦY”, đó là bình an giữa những vây bũa bởi những thách thức, những rúng động (chứ không phải thứ bình an êm ái nhưng giả tạo của thế gian, hay của bất cứ ai khác), mới có thể làm tăng sức, làm mạnh mẽ, làm cao cả, làm mãnh lực, làm cứng cáp… những gì yếu đuối nhất, mềm mại nhất, đơn côi nhất, thiếu thốn nhất…

Chính vì được “Thầy để lại”, được “Thầy ban” cho mình “BÌNH AN CỦA THẦY” mà những con người đầy khiếm khuyết trên thân xác, lại có thể sống tích cực, sống dồi dào đức tin, lòng mền, niềm cậy trông, sống dồi dào tình yêu cho nhau, và cho đời đến vậy.

Chính “BÌNH AN CỦA THẦY”, bình an trong sự vâng phục Thánh Ý đến tận cùng mà Chúa Giêsu rót vào hồn những kẻ đang bước đi cùng Người trên con đường thánh giá, mới làm cho họ vững vàng, chấp nhận, chịu đựng, và biết hiến dâng đến vậy.

Chính “BÌNH AN CỦA THẦY” đã làm cho mọi bệnh nhân nơi đây, dẫu còn đó những khó khăn, những thiếu thốn, vẫn yêu và ra sức xây dựng nơi mình sống, xây dựng môi trường bệnh viện thành ngôi nhà chung cho tất cả những ai đồng cảnh ngộ, cho tất cả những ai muốn tìm về để có chốn nương thân.

“BÌNH AN CỦA THẦY” một khi được trao ban cho con người, cứ y như dấu lạ mà chính Thầy đã từng thực hiện trong Tin Mừng, nay lại tiếp tục để chữa lành, để xoa dịu, để ủi an, để tăng nghị lực, để lấp đầy những trống vắng, để tha thứ, để đón nhận… mọi con người.

Hay nói cách khác, giờ đây Thầy đang hiện diện bằng chính “BÌNH AN CỦA THẦY”, để những gì mà ngày xưa Thầy đã từng thực hiện nơi những trang Tin Mừng, vẫn tiếp tục thực hiện bằng chính những dấu lạ hôm nay, ngay trên chốn này. Chính Thầy đã làm cho lòng người hôm nay trổ sinh bình an của Thầy.

Cảm nghiệm “BÌNH AN CỦA THẦY” trổ sinh trong lòng người, như chạm tới được, chúng tôi bàng hoàng. Đã có lúc chúng tôi sợ hãi, vì nhận ra, đôi lần mình còn sống hình thức, chưa dám dấn thân, chưa dám hòa mình trọn vẹn với anh chị em. Chúng tôi nguyện xin Chúa Giêsu, người Thầy của ơn bình an ấy, tha thứ cho những dại khờ, những lơ đễnh, những hời hợt của chúng tôi. Xin Người tha thứ cho những lần chúng tôi chưa đặt hết tâm của mình trong việc phục vụ. Xin Người tha thứ cho chúng tôi vì chúng tôi đã không làm đầy thêm, không vun bồi thêm khuôn mặt từ ái yêu thương của Người nơi tất cả những anh chị em đang đau khổ, vì sự xa tránh, sự thiếu chân thật, thiếu tấm lòng, thiếu sự cảm thông… của chúng tôi.

Nguyện xin Chúa Giêsu tác giả của ơn bình an, ban cho chúng tôi, ban cho mọi người có nhiệm vụ phục vụ, và ban cho mọi bệnh nhân bình an của Chúa, để nhờ ơn bình an ấy, cuộc sống nơi đây ngày càng đẹp hơn, thắng thiết hơn, trào tràn yêu thương hơn.

IV. MỘT LỜI CÁM ƠN.

Xin lỗi Chúa bao nhiêu, chúng tôi càng phải mang ơn anh chị em trại phong này bấy nhiêu. Anh chị em là ngọn lửa thắp lên niềm an ủi, thắp lên sức mạnh tình thần, sức mạnh của nghị lực khi chúng tôi vấp phải những chán chường, bạc nhược mà đôi lần vì bản thân, vì giới hạn của con người, vì những hoàn cảnh khác nhau có thể gây ra. Chính anh chị em làm cho chúng tôi vui hơn, tươi hơn, đáng sống hơn, dám đương đầu hơn…

Chính trong nỗi bất hạnh của mình, anh chị em là nét đẹp của cuộc đời, là ánh nắng pha trong u tối, là cơn mưa nhẹ xua đi những oi nồng trong lòng chúng tôi, mỗi khi chúng tôi gặp phải những cản trở nào đó trên đường phục vụ và mục vụ. Từ nay, cứ nhìn anh chị em, chúng tôi không còn dám than thân trách phận, không còn dám nghĩ suy ích kỹ cho riêng mình, không còn dám bỏ qua những tiện ích, những khả năng mà Chúa ban cho mình, không còn dám “đem chôn dấu nén bạc” của Chúa, mà không tìm ích lợi hồn xác cho mình, cho đời.

Ngàn vạn lần cám ơn anh chị em. Chúng tôi đã nhận từ anh chị em quá nhiều. Chúng tôi kính phục anh chị em. Anh chị em đã cho chúng tôi không phải vật chất, mà là cho tất cả con người, cho cả đời sống, cho cả những khiếm khuyết trên thân thể của anh chị em, để chúng tôi càng nhận ra hồng ân sự sống cao quý biết chừng nào.

Anh chị em là quà tặng của sự sống chúng tôi. Anh chị em muốn sống, muốn vươn cao hơn nữa trong đời sống, dù vẫn còn đó trên thân thể bệnh tật của mình, thì chúng tôi càng phải sống, và sống cho có ý nghĩa, sống cho tích cực, sống vì lợi ích thiêng liêng của mình, vì lợi ích thiêng liêng của chính anh em và của muôn người mà chúng tôi có nhiệm vụ phục vụ.

Xin cúi mình kính chào anh chị em. Xin được hôn lên mọi đau khổ của anh chị em.

Xin Chúa tuôn đổ bình an của Chúa trên tất cả chúng ta.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
 
Lễ Mừng Kim Khánh Giáo phận Đà Nẵng và cung hiến Nhà thờ chính Tòa
BTT Đà Nẵng
10:50 04/05/2013
LỄ MỪNG KINH KHÁNH GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG

Ngày 1.5.2013, tròn đúng 50 năm (1963-2013) ĐGM Phê-rô Maria Phạm Ngọc Chi nhận nhiệm sở làm Giám mục Giáo phận Đà Nẵng. Trong chuỗi chương trình Năm Thánh Giáo phận, Lễ mừng Kim Khánh được tổ chức tại nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng.

Xem hình ảnh

1. kế hoạch chuẩn bị

+ Các chương trình học hỏi tìm hiểu về Giáo phận như Tông sắc thành lập Giáo phận của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII ký ngày 18.1.1963, quá trình phát triển Giáo phận, nhân sự và Giáo xứ qua các thời kỳ… được phổ biến đến từng Giáo xứ.
+ Dâng lễ, Chầu Thánh Thể, các việc đạo đức cầu nguyện cho Giáo phận.
+ Nhà thờ Chính Tòa và nhà xứ Chính Tòa cũng như TGM được tu sửa lại khang trang rộng thoáng đẹp hơn.
+ Thành lập và cũng cố các Ban ngành đoàn thể trong Giáo phận, tất cả các Giáo xứ đều có thành viên trong ban ngành Giáo phận, lên chương trình Đại lễ và họp phân công nhiệm vụ cụ thể từng ban ngành.

2. Thánh lễ tạ ơn

Mới 05 giờ sáng, sân nhà thờ Chính Tòa đã gần kín chỗ, mỗi người đều ý thức được rằng: mình vừa là tham dự viên, trật tự viên và vừa là những người con trong gia đình Giáo phận, đóng góp phần nhỏ bé của mình cho sự thành công của đại lễ qua ơn Chúa trong mỗi người.

06 giờ, sách Lời Chúa và đoàn đồng tế được rước trọng thể trong tiếng thúc giục của kèn đồng và đội trống. Trong đoàn rước có 130 thầy Đại Chủng Viện, hơn 100 Linh Mục trong và ngoài Giáo phận, các Linh Mục và Giám Tỉnh Bề Trên các Dòng đang cộng tác Mục vụ tại Giáo phận, 52 lá cờ ghi tên 50 Giáo xứ, 02 lá còn lại là của cộng đoàn Dòng Thánh Phao Lô và anh chị em gốc Giáo phận Đà Nẵng ở hải ngoại. Cuối đoàn rước có Đức Cha F.X Lê Văn Hồng - TGM Giáo phận Huế; Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt- GM Giáo phận Bắc Ninh; Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, nguyên GM Giáo phận Nha Trang, nguyên chủ tịch HĐGM Việt Nam; Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, GM Giáo phận Nha Trang; Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh - GM Giáo phận Kontum; Viện phụ Stephanô Huỳnh Quang Sanh – Đan viện Thiên An Huế; Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú Giáo phận Xuân Lộc; Đức Cha Giuse, GM Giáo phận và Đức TGM Leopoldo Girelli đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam.

Cha chưởng nghi đã giới thiệu với cộng đoàn sau 50 năm thành lập, Giáo phận có 50 Giáo xứ với 68.325 giáo dân, nhiều cộng đoàn Dòng tu cùng hiệp nhất yêu thương và loan báo Tin Mừng trên nền đất thắm đẩm máu đào cha ông anh hùng các Thánh tử Đạo.

Trước Thánh Lễ, ĐGM Giáo phận đã giới thiệu với cộng đoàn các ĐGM hiện diện, chào mừng các Ngài, chào mừng Đại diện các Tôn Giáo bạn, Quan khách và cộng đoàn.

Đức TGM Leopoldo chủ sự Thánh Lễ, Ngài cảm kích về sự hiện diện của Đại diện các Tôn Giáo bạn, khách mời, cộng đoàn và sự tạo điều kiện thuận lợi cho dịp Lễ của Chính Quyền.

Trong bài chia sẻ với cộng đoàn, Ngài nhấn mạnh: “…mỗi người chúng ta đã chịu Phép Thanh Tẩy, nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần như các Tông Đồ xưa trong ngày lễ Ngũ Tuần,…chúng ta cần làm mới cam kết dấn thân, kết hợp với Giáo Hội làm cho ân huệ Thiêng liêng sinh hoa kết quả nơi mỗi người và anh chị em xung quanh, cách riêng những người nhỏ mọn hèn yếu”.

Cuối Thánh lễ, Cha Tổng Đại diện điểm sơ lịch sử: Đà Nẵng, chiếc nôi công cuộc truyền giáo tại Việt Nam khi đoàn truyền giáo đầu tiên của các Cha Dòng Tên (Cha Cavanho, Cha Dias, 3 thầy) đến Cửa Hàn 18.1.1615. Đà Nẵng là nơi khai sinh ra chữ Quốc ngữ tại dinh trấn Thanh Chiêm và là nơi thấm đẵm máu vị tử đạo đầu tiên của Giáo Hội Việt nam là Anrê Phú Yên tại Phước Kiều.Thay mặt công đoàn Ngài cám ơn các ĐGM và Linh Mục đồng tế, Đại diện Tôn Giáo bạn, Chính Quyền, các hội Dòng, Tu Sỹ nam nữ, đoàn thể ban ngành, ân nhân trong ngoài Giáo phận đã giúp đỡ, góp tay, chung lòng cho việc tổ chức Đại Lễ mừng Kim Khánh Giáo Phận.

Đội vũ các em thiếu nhi Giáo xứ Chính Tòa múa bài Như Cha Sai Thầy và đội vũ múa bài Gieo Mầm Tin Yêu của các đệ tử Dòng Thánh Phaolô đã kết thúc Thánh Lễ thay lời tạ ơn cũng như tâm tình quyết tâm dấn thân trong sứ mạng truyền giáo trong tương lai của mọi thành phần trong giáo phận.

Sau lễ, Đức TGM chào và chụp hình lưu niệm với các Đại diện Tôn Giáo bạn, đoàn con trong Giáo phận cũng tranh thủ tìm chỗ đứng gần Đức Tổng GM ghi một tấm hình lưu niệm đặc biệt trong đời.

3. Liên hoan, tiệc mừng và Tông Đồ Giới Trẻ gặp gỡ giao lưu với Đức TGM:

Sau Thánh lễ, các ĐGM, quý Cha, quý Tu Sỹ nam nữ, quý Chức đại diện các Giáo xứ, quý khách mời, quý ông bà cố …khoảng 500 thực khách chung chia tiệc mừng tại hội trường Dòng Thánh Phaolô. Hơn 3500 Tông Đồ Giới Trẻ (TĐGT: Ca viên ca đoàn, Lễ sinh, Giáo lý viên, Huynh Trưởng TNTT, dự Tu, Đệ tử các Dòng) trong toàn giáo phận cùng vui liên hoan với khẩu phần cầm tay nhưng tiêu chuẩn khá cao ngoài mong đợi.

Đến 09 giờ, Tông Đồ giới trẻ tập trung ổn định đoàn thể của mình tại sân nhà thờ, cùng tiến vào nhà thờ để được lắng nghe giáo huấn và giao lưu với Đức TGM và Đức GM Giáo phận. Lòng nhà thờ chính tòa quá nhỏ so với lượng người tham dự nên các bạn trẻ đã chiếm dụng cả quanh hiên nhà thờ và cả hiên và nhà hội. Nhìn bầu khí không ai phủ nhận sức sống và sự năng động của người trẻ trong Giáo Hội nhất là khi họ cất cao lời hát hay thực hiện một cử điệu.

09 giờ 30, Đức TGM, ĐGM Giáo phận và Cha Tổng Đại diện đến trong tiếng vỗ tay, tiếng ca và bài múa đồng diễn vang xa hơn nữa, Cha F.X Nguyễn Ngọc Hiến, Tuyên úy phong trào Hùng Tâm Dũng Chí, Cha Marcello Đoàn Minh, Tuyên úy phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể và thầy Phó tế Giacôbê Lê Quí Đạt cùng anh chị Huynh Trưởng đã khởi động bằng những bài đồng diễn và những bài hát tập thể.

Đức Tổng rất vui và rất gần gũi khi giao lưu tiếp xúc với người trẻ, nhất là bắt đầu buổi giao lưu bằng những câu chào bằng tiếng Việt chưa rõ chữ làm vang dậy những tràng pháo tay. Trong buổi nói chuyện, ngài nhấn mạnh với người trẻ hãy học nơi Thánh Giuse về sự thinh lặng; Đức Mẹ về lòng yêu mến Chúa Giêsu. Và người trẻ hôm nay hãy lặp lại trong đời sống những khẩu hiệu là lời tuyên xưng của thánh Phêrô: “Thầy là Con Thiên Chúa”; “Bỏ Thầy con biết theo ai, bởi Thầy mới có những Lời đem lại sự sống đời đời”; “ Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Cuối buổi giao lưu, Đức Tổng không quên lời khen và nhắn nhủ: TĐGT thế mạnh là số đông nhưng cần được huấn luyện đào tạo, đề cao và gìn giữ những giá trị luân lý đạo đức.

Để trả lời cho vấn nạn giới trẻ đặt ra: Làm thế nào để có một mối tương quan mật thiết với Chúa Giêsu, Đức Tổng nhấn mạnh: Đó chính là lòng yêu mến Chúa Giêsu với chính bản thân mình. Và ngài đã khuyên người trẻ hãy tập: Dành cho Chúa Giêsu nhiều giờ hơn để gặp và gắn chặt với Chúa bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào.

Ngài còn chỉ cho thấy điểm mạnh của người trẻ nói chung trong Giáo Hội là chiếm số đông trong tỷ lệ dân số. Đàng khác, chúng ta hơn người trẻ Tây Phương là họ đang mất đi nhiều giá trị luân lý do tác động xã hội, nên thử thách nhiều hơn chúng ta. Chính vì vậy người trẻ Việt nam cần biết giữ gìn nó. Đồng thời khi các bạn trẻ đặt vấn đề làm thế nào để bênh vực Giáo Hội. Ngài trả lời: chúng ta phải xác định căn tính Công Giáo, là công dân một quốc gia, phải chấp hành luật pháp quốc gia, là người Công Giáo tốt trong xã hội, sống đức tin làm chứng đức tin trong xã hội, chúng ta đừng mong làm vui lòng người ta nhưng tìm cách làm vui lòng Chúa, ngay thời Chúa Giê-su cũng có nhiều người chống đối Ngài. Trong Năm Thánh Đức Tin, ĐTGM nhắc TĐGT làm mới đức tin của chính mình. Và cuối cùng Ngài Đặc biệt quan tâm ơn gọi Tu Sỹ nam nữ trong giới trẻ.

Một Đại diện TĐGT cám ơn Đức TGM, Đức GM Giáo phận, Cha Tổng Đại diện, quý Cha đăc trách đã lắng nghe, giải thích thắc mắc, dạy bảo và yêu mến Tông Đồ Giới Trẻ.

11 giờ, trước lúc kết thúc, TĐGT tiễn Đức TGM, riêng Đức GM Giáo phận ở lại động viên tinh thần TĐGT: “…các con cùng chan hòa trong Giáo Hội toàn cầu…Giáo Hội cần sự cộng tác của TĐGT là những người ra đi làm nhiệm vụ được giao phó (Giáo lý viên, ca đoàn, lễ sinh, huynh Trưởng. Để làm được điều này, TĐGT cần trau dồi ổn định đời sống Đức tin, xin Chúa nâng đỡ để chúng con chu toàn việc đang làm…các con là những người trẻ đang đi lên, còn năng nổ …đó chính là tương lai của Giáo Hội, và chúng ta làm vì yêu mến Chúa, yêu mến Giáo Hội, yêu mến mọi người…”

CUNG HIẾN NHÀ THỜ CHÍNH TÒA ĐÀ NẴNG

16 giờ chiều cùng ngày( 01/5/2013) mừng Kim Khánh Giáo Phận, Đức TGM Leopoldo Girelli đã chủ sự Thánh lễ cung hiến nhà thờ Chính Toà Đà Nẵng.

Nhà thờ Giáo xứ Đà Nẵng do Cha Louis Vallet khởi công xây dựng tháng 2/1923 đến 10/3/1924 làm lễ khánh thành. Tháp chuông cao vút theo lối kiến trúc Gothique với những đường nét cong và những vòm cửa quả trám. Qua 90 năm sử dụng, nhà thờ có vài lần tu sửa nhưng vẫn giữ nguyên gốc kiến trúc độc đáo của nó. Gần 2 năm qua, nhà thờ được sơn sửa bên trong theo 2 màu chính trắng vàng là màu cờ Hội Thánh, sửa lại gác đàn, treo thêm các chùm đèn trang trí làm tăng thêm vẻ đẹp trang trọng trang nghiêm của ngôi Thánh đường.

Năm 1963 được làm nhà thờ Chính tòa nhưng chưa được cung hiến.

Trong bài chia sẻ, ĐTGM mời gọi mỗi người tái khám phá Đức tin mà nhà thờ này là minh chứng…. từ đây đặt ngai tòa Giám mục, ĐGM công bố lời dạy của Ngài trong tư cách người kế vị các Thánh Tông đồ…bàn thờ là vị trí chính yếu trung tâm, nơi cử hành hy tế Thánh Thể…bàn thờ là con tim Giáo phận.. tại ngôi nhà thờ này, nhiều Tín hữu và các thế hệ tương lai tìm được quê hương đích thực cũng như bảo vệ tâm hồn họ.
Tiếp đó, công đoàn cùng đọc Kinh Cầu Các Thánh, ĐGM đọc lời nguyện Cung Hiến và Ngài xức dầu bàn thờ, xức dầu các bức tường.

Cuối Thánh lễ, Đại diện Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ Chính Tòa cám ơn ĐTGM, ĐGM Giáo phận; niềm vinh dự của Giáo xứ là nơi được đặt làm Ngai Tòa Giám Mục.

Kinh TE DEUM tạ ơn Thiên Chúa đã kết thúc Thánh lễ.

Sau đó, hội chợ ẩm thực do giới các bà mẹ của 14 Giáo xứ, mỗi giáo xứ phụ trách một món ăn đặc sản tại Giáo xứ của mình. Nhiều món ăn dân dã đậm đà hương vị dân tộc như: bánh ít, bánh bột lọc, chè đậu thập cẩm, xôi gà…. Đến những món không những ngon miệng mà còn no lòng như bún riêu của giáo xứ Thanh Bình, Mì Quảng của giáo xứ Ngọc Quang… làm nức lòng thực khách.

Được ĐGM Giáo phận cho biết: “ Tòa Giám Mục mới tu sửa chỉnh trang, hội chợ ẩm thực (chợ quê) là một cách tiệc mừng khánh thành”.

Trời đổ mưa, người đi không cần dù chẳng cần áo mưa nhưng lớp trong lớp ngoài chen kín vui vẻ. Xin cơn mưa Hồng Ân Chúa tuôn đổ xuống trên mọi người, cho mỗi Tín Hữu cũng là Giáo Hội, là Giáo phận vững bước trên đường hiệp nhất, sống Đức Tin và loan báo Tin Mừng.





VIẾNG THAM GIÁO XỨ HOẰNG PHƯỚC

Nhận lời mời của Đức Cha Giuse, Giám Mục Giáo Phận Đà Nẵng, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đã đến dự lễ mừng Kim khánh Giáo phận ( 1963 – 2013). Nhân chuyến đi này, Đức tổng đã ghé thăm một số giáo xứ mang tính đặc thù trong giáo phận.

Xem hình ảnh

Giáo xứ đầu tiên trong chuyến kinh lý mục vụ này của Đức Tổng là giáo xứ Hoằng Phước, một giáo xứ miền trung du của giáo phận nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, cách Thành phố Đà nẵng về phía tây nam chừng 40 km.

Sáng ngày 29 tháng 4 năm 2013, giáo dân Hoằng Phước cùng với một số giáo dân của các xứ trong vùng thuộc huyện Đại Lộc (Phú Hương, Hà tân, Ái Nghĩa) đã tề tựu đông đủ với lá cờ trắng vàng nhỏ trên tay đứng dọc 2 bên đường cũng như lối vào nhà thờ để đợi đón đức Tổng. Lớn nhỏ, già trẻ đều háo hức chờ đợi Đấng Nhân Danh Chúa mà đến.

Đúng 09 giờ khi chiếc xe trong đoàn vừa đến, cả đoàn người vỗ tay, phất cờ và reo vang câu chào mừng tung hô đầy ấn tượng: Lúc Đức Tổng và Đức Giám Mục giáo phận vừa đến bậc tam cấp của nhà thờ một vòng hoa danh dự của giáo xứ đã trao.

Đến trước Đài Đức Mẹ lên trời Đức Cha và Đức tổng đã thắp hương cầu nguyện với Đức Mẹ “Nhờ Mẹ đến với Chúa Giêsu” được trang trí tại đài cũng là tâm tình Đức Tổng muốn nhắn gửi cộng đoàn giáo xứ trong giây phút đầu tiên này.

Trong Thánh lễ, với bài Tin Mừng, Đức Tổng nhấn mạnh đến bình an nội tâm là thứ bình an không như thế gian ban tặng. Bình an này chỉ có được khi biết lắng nghe và thực thi giáo huấn của Chúa. Đồng thời thật sâu sắc khi ngài nói đến sứ mạng của từng thành phần khi đón nhận bình an và sống sự bình an: từ linh mục đến những người làm cha làm mẹ trong đời sống gia đình, anh chị em giảng viên giáo lý tất cả phải thực thi sống sứ mạng truyền giáo trong đời sống kitô hữu của mình trong một thời đại hôm nay dù phải gặp những khó khăn thách thức.

Ngài không quên nói đến lịch sử giáo xứ gần 100 năm với số giáo dân năm ngàn tín hữu rồi chỉ còn 150 người, giờ đây đã trở lại trên 1000 người. Thăng trầm nhưng quả là ơn Chúa luôn ở cùng để có quyền tin tưởng tương lai con số giáo dân sẽ phát triển như con số ban đầu.

Ngài ấn tượng về sự chuẩn bị đón tiếp của cộng đoàn giáo dân Hoằng Phước. Ngài biết cả việc chuẩn bị bên ngoài mấy ngày qua vất vã của Cha Quản xứ và anh chị em đã bị gió lốc phá cuốn đi nhưng đã kịp thời trang trí lại từ đầu. Ngài hứa sẽ chuyển đến Đức Thánh Cha Phanxicô tâm tình của anh chị em Hoằng Phước và ngài xác quyết Đức Thánh Cha cũng rất yêu mến anh chị em.

Sau thánh lễ là bữa cơm trưa thân mật, đặc sản Quảng Nam vô cùng dân dã nhưng rất ngon miệng: mỗi người một tô mì dù là khách hay người nhà. Sự chân thành trong lời mời của chủ nhà làm cho khách ăn càng thêm ngon miệng. Xin cảm ơn Cha Sở và anh chị em giáo dân giáo xứ Hoằng Phước, cũng như xin chia vui với anh chị em trong dịp hiếm có này.

VIẾNG THAM GIÁO XỨ AN NGÃI

Chiều cùng ngày lúc 14 giờ, Cha Tổng Đại Diện, Phaolô M Trần Quốc Việt và một số cha đã tháp tùng Đức Tổng GM thăm giáo xứ An Ngãi. Đây là một giáo xứ nằm trên địa bàn xã Hòa Sơn huyện Hòa Vang, cách thành phố Đà Nẵng chừng 20km về phía tây và là một trong những giáo xứ được các Cố Tây gieo hạt giống Tin Mừng sớm trên quê hương Đà Nẵng. Hiện nay, An Ngãi trở thành một giáo xứ có số giáo đông nhất so với các giáo xứ trong Giáo phận.

Xem hình ảnh

Vừa bước xuống xe ngay cuối dốc đường lên nhà thờ Đức Tổng đã được Cha Quản xứ Giuse Nguyễn Văn Thú và giáo dân cùng với vòng hoa danh dự đón tiếp. Một khung cảnh đầy màu sắc của cờ của băng rôn, cổng chào và cả màu áo của các ban ngành đoàn thể làm cho bầu khí tràn đầy niềm hân hoan.

Bước vào nhà thờ, Đức Tổng đã quỳ cầu nguyện thật lâu trước Thánh Thể, như muốn kết hợp thật sâu xa với Chúa Giêsu. Những bài hát đầy tâm tình của ca đoàn và cộng đoàn đông đảo trong nhà thờ tạo nên những giây phút cầu nguyện thật sốt sắng.

Sau đó, Cha Quản xứ mời Đức Tổng tiến ra khán đài trước nhà xứ để gặp gỡ giáo dân. Sau khi Cha Quản xứ thay mặt cộng đoàn có lời chào, vị đại diện giáo dân đọc lại lược sử của giáo xứ An Ngãi. Đồng thời nêu lên nhữnng thách đố và nhữnng công việc mục vụ trong hiên tại và định hướng của giáo xứ trong tương lai.

Tiếp đến, Đức Tổng dành những lời chia sẻ đầy tâm tình với cộng đoàn. Ngài mời gọi mỗi người hãy tiếp tục sứ mạng truyền giáo đặc biệt bằng cầu nguyện. Ngài nói hãy cầu nguyện tại gia đình và cầu nguyện nơi nhà thờ.

VIẾNG THAM GIÁO XỨ HOÀ KHÁNH

16 giờ chiều ngày 30.4.2013, Đức TGM Leopoldo Girelli Đại diện Đức Thánh Cha đã đến thăm Mục vụ Giáo xứ Hòa Khánh. Đây là chặng thứ ba trong chuyến kinh lý này

Xem hình ảnh

Thật là niềm vui lớn của Giáo xứ Hòa Khánh, mới 15 giờ sân nhà thờ đã nhộn hẳn lên, nhiều màu sắc đồng phục của nhiều đoàn thể Công giáo tiến hành kéo dài từ cửa chính nhà thờ ra đến cổng hơn 50m, ai cũng nô nức chờ đón vị Đại diện ĐTC Phanxicô.

16 giờ, Đức TGM từ An Ngãi đến trong tiếng hoan hô vỗ tay và tiếng chuông của anh chị em Hòa Khánh, cùng đi với Ngài có Cha Phụ Tá của Ngài và Cha Tổng Đại diện Giáo phận. Cha Phó Hòa Khánh Phê-rô Nguyễn Trọng Đường đã đến Giáo xứ An Ngãi để đón đoàn.

Trong lời chào mừng, vị Đại diện Giáo xứ vui mừng thân thưa: “như bà Isave vui mừng được Chúa đến thăm, Giáo xứ chúng con được Hồng phúc trọng đại ngày hôm nay”.

Cha Tổng Đại diện Giáo phận giới thiệu Đức TGM cho cộng đoàn, Ngài cũng cho biết: đây là lần thứ hai Đức TGM đến thăm Giáo phận Đà Nẵng, lần thứ nhất đến thăm Mục vụ các Giáo phận Việt Nam và lần này Ngài đến thăm mừng Lễ Kim Khánh thành lập Giáo phận. Những tràng pháo tay tỏ lòng hân hoan mến yêu, vâng phục Đức Thánh Cha qua vị Đại diện là Đức TGM, thấy Đức TGM là như thấy Đức Thánh Cha, vây quanh ĐTC trong sự hiệp nhất nên một trong Hội Thánh Chúa Ki-tô.

Tiếp đó, Cha Giuse Nguyễn Thanh Sơn Quản xứ Hòa Khánh giới thiệu với Đức TGM về Giáo xứ, Giáo xứ trước 1975 có lúc đã hơn 20 ngàn Giáo dân, sau khi thống nhất đất nước, anh chị em đã trở về quê quán xưa chỉ còn khoản 150 người, đến nay Giáo xứ đông trở lại, là một trong năm Giáo xứ đông nhất của Giáo phận, vì ở gần nhiều trường đại học, khu công nghiệp, thương mại…có rất nhiều anh chị em di dân, quan tâm Mục vụ di dân được Giáo xứ đặt làm ưu tiên.

Ngài cũng giới thiệu với Đức TGM về nhân sự, cơ cấu tổ chức, đoàn thể của Giáo xứ. Nhưng với niềm lạc quan tin tưởng vào Thiên Chúa Ngài xác quyết: “…còn nhiều khó khăn, song anh chị em tín hữu luôn giữ vững đức tin và truyền giáo cho anh em lương dân”.

Đức TGM cám ơn sự đón tiếp nồng hậu của cộng đoàn, thay mặt ĐTC tỏ lòng yêu mến cộng đoàn, Ngài cầu chúc cộng đoàn lớn mạnh như trước đây Giáo xứ đã từng đạt được. Trong huấn từ của Ngài: ” …trong Năm Đức Tin và Năm Thánh Giáo phận, chúng ta cần làm mới Đức tin…các thành viên trong Giáo xứ là thành phần của Giáo phận, là thành phần Giáo Hội toàn cầu. Đức Thánh Cha là biểu tượng của sự hiệp nhất Giáo Hội toàn cầu”….Ngài đến tỏ sự quan tâm của ĐTC, Ngài thay mặt ĐTC tỏ lòng yêu mến và chúc lành cho cộng đoàn, Ngài hứa sẽ trình ĐTC về lòng mến yêu vâng phục của công đoàn khi gặp ĐTC.

Tiếp đó, trong phần giao lưu, trả lời câu hỏi của một Giáo dân về tâm tình người Giáo dân Việt Nam khi gặp Ngài, Ngài cho biết: tất cả các Giáo phận Ngài đến thăm đều vui mừng đón tiếp, Giáo Dân Việt nam có lòng yêu mến thẳm sâu, những cộng đoàn lớn tại Giáo phận Sài Gòn hay các cộng đoàn nhỏ tại Lai Châu đều có cùng lòng cảm mến như nhau, cùng niềm tin, đó là dấu hiệu sự hiệp nhất trong chúa Kitô, trong Giáo Hội. Giải đáp cho một bạn trẻ: giới trẻ cần làm gì để thăng tiến đức tin giới trẻ? Ngài hướng dẫn: cần học mọi kiến thức thông tin nơi trường học, cần học Giáo lý, theo gương và vâng giữ lời dạy của Chúa Giêsu, thi hành Giáo huấn của Hội Thánh, tất cả mọi người phải đọc Tin Mừng Chúa …Ngài đi đến kết luận: “ học, học nữa, học mãi cả mọi vấn đề về cuộc sống và giáo lý đức tin”.

Sau lời cám ơn của Cha Quản xứ, đoàn con Hòa Khánh vây quanh Ngài để ghi những tấm hình lưu niêm trong màu áo từng hội đoàn, ai cũng muốn đứng gần Ngài như muốn hòa tan nên một trong Hội Thánh Nhiệm Thể Chúa Kitô.
 
Năm Đức Tin 2013: Chuyến hành hương Châu Âu: Roma (1)
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
11:28 04/05/2013
Doàn hành hương chúng tôi có 76 thành viên, gồm 15 linh mục và 61 giáo dân từ nhiều giáo xứ thuộc Giáo phận Sài gòn. Lm Giuse Nguyễn Đức Quang, Chánh xứ Nghĩa Hòa – Hạt Trưởng Hạt Chí Hòa – Giáo Phận Sài Gòn, tổ chức chuyến hành hương Năm Đức Tin, theo lộ trình: Roma – Rotondo – Assisi – Padova – Venice – Milan - Paris – Lisieux – Lourdes – Fatima – Lisbon, từ ngày 14/04/2013 đến ngày 01/05/2013. Công ty du lịch KLP (Khang Long Phúc) Sài Gòn đồng hành chuyến hành hương này.

Xem hình ảnh

Ngày 11.10.2011, bằng Tông Thư “Cánh Cửa Đức Tin”, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã công bố thiết lập Năm Đức Tin trong Hội Thánh Công Giáo, từ ngày 11.10.2012 (kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Vatican II) đến ngày 24.11.2013 (kỷ niệm 20 năm công bố sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo).

Năm Đức Tin là thời gian và cơ hội quý báu giúp mọi Kitô hữu “tái khám phá hành trình Đức Tin để luôn làm nổi bật niềm vui và lòng hăng say mới của việc gặp gỡ Đức Kitô” đồng thời, “khơi dậy nơi mỗi tín hữu khát vọng tuyên xưng Đức Tin trong sự toàn vẹn và với niềm xác tín được đổi mới, trong niềm tín thác và hy vọng” (Cánh Cửa Đức Tin số 2 và 9).

“Năm Đức Tin sẽ là một cơ hội thuận tiện để tăng cường việc cử hành Đức Tin”. Cử hành đức tin là tuyên xưng, sống và làm chứng cho Đức Tin. Cần thiết phải tái khám phá cuộc hành trình đức tin, vừa để làm sáng lên niềm vui và nhiệt tâm đổi mới khi gặp gỡ Chúa Kitô, vừa nâng đỡ đức tin của các tín hữu là những người trong các thử thách hằng ngày, không ngừng biểu hiện can đảm và tin tưởng phó thác đời mình cho Chúa.

Thánh Bộ Giáo lý Đức tin có bản hướng dẫn Mục vụ cho Năm Đức Tin, trong đó Giáo hội chỉ ra những việc phải làm trong Năm Đức tin là:

  • 1.Học hỏi và phổ biến sách Giáo lý Công giáo toàn cầu.
  • 2.Học hỏi các văn kiện Công đồng chung vatican II.
  • 3.Hoán cải, thay đổi đời sống.
  • 4.Gia tăng việc truyền giáo.
  • 5.Tuyên xưng, suy tư về đức tin cách công khai trong các nhà thờ, trong các gia đình.
  • 6.Thực thi đức bác ái trong Năm Đức tin.
  • 7.Sống lời Chúa để trở nên chứng tá cho đức tin Công giáo.
  • 8.Tổ chức những buổi gặp gỡ, họp mặt để học hỏi, trao đổi về Đức tin Công giáo, gặp gỡ những chứng nhân sống đức tin cách sống động để giúp thay đổi cuộc sống con người.
  • 9.Khuyến khích mọi người hành hương tới Giáo đô Roma và Thánh địa để viếng thăm,suy niệm, hiệp thông với Giáo hội và kính nhớ nơi Đấng Cứu Thế đã giáng sinh, sống và rao giảng Tin mừng cứu độ.


Hành hương đến Đất Thánh, Rôma, các trung tâm hành hương kính Đức Mẹ, kính các Thánh để thêm xác tín vào những điều mình đã nghe, đã đọc, nhờ đó đức tin được mạnh mẽ và tầm hiểu biết được mở rộng hơn.

Từ Tân Sơn Nhất đến Sân bay quốc tế Dubai của đất nước Tiểu vương quốc Ả rập đúng 7 giờ bay. Sau khi nghĩ ngơi tại khách sạn của sân bay, chúng tôi tiếp tục hành trình thêm 7giờ bay nữa mới đến sân bay Roma. Xe công ty du lịch địa phương đón đoàn tại phi trường. Vì đoàn hành hương quá đông nên chúng tôi chia làm 2 nhóm là mũ đỏ, mũ xanh và đi 2 xe Bus. Bắt đầu cuộc hành trình 17 ngày xuyên qua nước Ý – Pháp –Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Chúng tôi đã đến thăm 47 Nhà Thờ vừa mang tính cổ kính và ý nghĩa lịch sử vừa giàu chất Tin Mừng hòa quyện trong các nền văn hóa địa phương. Hành hương và cầu nguyện tại 2 Trung Tâm Thánh Mẫu là Lộ Đức và Fatima. Mỗi nơi hành hương đều có hướng dẫn viên riêng. Mỗi nơi đến đều thấy sức sống mạnh mẽ của Giáo Hội. Ở đó gợi lên trong tâm hồn chúng tôi bao tâm tình ngưỡng mộ thán phục và thành kính nguyện cầu.Một chuyến đi đầy dấu ấn và kỷ niệm. Hàng ngày, chúng tôi đều dâng thánh lễ tại một Nhà thờ đã đăng ký trước và chụp hình chung lưu niệm. Đặc biệt tại Lộ Đức chúng tôi có 2 đêm đi kiệu Đức Mẹ, suy niệm và lần Chuỗi Mân Côi cùng hàng chục ngàn khách hành hương khắp thế giới. Tại Fatima chúng tôi có 1 đêm lẫn Chuỗi và kiệu Đức Mẹ cùng hàng ngàn người khắp nơi tề tựu về bên Mẹ, cùng với đoàn hành hương người Việt từ bên Úc qua, chúng tôi được vinh dự cầu nguyện và lẫn chuỗi bằng tiếng Việt. Thời tiết bên Âu Châu đang chuyển qua mùa hè mà vẫn quá lạnh, có ngày xuống chỉ còn 2 độ, mỗi người phải mặc nhiều lớp áo ấm mới khỏi run người. Mỗi nơi hành hương gợi lên bao cảm xúc, bao tâm tình yêu mến và tạ ơn Thiên Chúa, Đức Mẹ và tri ân Giáo Hội.

I. RÔMA

Khi đọc lịch sử của đế quốc Rôma, ai cũng trầm trồ thán phục về độ dài thời gian và mức độ bành trướng của một đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại. Một đế chế trải rộng trên phạm vi vượt ra ngoài ranh giới Châu Âu để vươn đến tận vùng Trung Cận Đông và Phi Châu. Sử sách và địa danh di tích còn lưu lại một thời huy hoàng của đế quốc Rôma.

Sự hùng mạnh vô song suốt chiều dài lịch sử trên diện rộng của khắp châu lục, đế quốc La Mã chắc hẳn phải tồn tại muôn năm. Thế nhưng đế quốc ấy cũng đã sụp đổ trong thời gian. Ngày nay các di tích lừng danh một thời vẫn còn lại theo năm tháng dòng đời.

Các môn đệ của Chúa Giêsu đã mạo hiểm đặt chân đến kinh đô Rôma của đế quốc để rao giảng Tin Mừng. Nổi bật nhất là Thánh Phaolô vị Tông đồ dân ngoại và Thánh Phêrô, trưởng Tông đồ đoàn.Nhờ sức mạnh của Chúa Phục Sinh và quyền năng Chúa Thánh Thần tác động, những môn đệ chỉ là con người yếu đuối và tầm thường đã trở nên nhân chứng sống động xây dựng Giáo hội của Chúa Kitô. Giáo Hội tồn tại và phát triển qua dòng lịch sử. Chúa Giêsu đã từng khẳng định: “Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16, 18). Đến thăm những Đại Vương Cung Thánh Đường ở Roma, chúng tôi thấy được quyền năng Thiên Chúa và kỳ công của trí tuệ con người, cảm nhận sức mạnh của đức tin và sự nhiệt thành của đức mến nơi các tín hữu qua nhịp của thời gian.

Roma là Thủ đô tôn giáo của đạo Công Giáo và là chiếc nôi của của nền văn minh Kitô giáo.

Lịch sử Thành phố này bắt nguồn từ một nhóm dân cư sống bằng nghề chăn nuôi và trồng cấy trên đồi Palatino. Họ thuộc các sắc dân Latium, Sabin và Etrus. Có nhiều truyền thuyết về Thành phố. Roma có thể là tên của một người Etrus vị vọng. Theo tục truyền, Roma do hai anh em Romulus và Remus, thành lập năm 753 trước Công nguyên. Cha của họ là thần chiến tranh Marx và mẹ là nữ thần Vênus. Hai anh em bị song thân đem bỏ trôi trên dòng sông Tiber. Khi thủy triều xuống, chiếc nôi của hai đứa bé dạt vào chân đồi Palatino. Chúng được một con chó sói cái cho bú sữa cho đến khi một người tiều phu tìm thấy và mang về nhà nuôi. Do đó, biểu tượng của Roma là tượng con chó sói cái cho Romulus và Remus bú sữa. Khi thành lập Thành phố năm 753, Romulus cho cày một vòng ranh giới chung quanh. Ai muốn ra khỏi Thành phố phải qua cổng chính chứ không được phép đi ngang qua vòng đai bao quanh. Ai trái lệnh sẽ phải chết. Người em là Remus không tuân lệnh nên bị xử tử hình. Vì thế Thành phố có tên là Roma.

Roma mang nhiều dấu vết lịch sử từ ngàn xưa trong các kho tàng nghệ thuật, kiến trúc và tôn giáo. Roma nổi tiếng với bộ luật, công trình kiến trúc và nền văn hóa mang tính tôn giáo và chính trị ảnh hưởng đến cả trong và ngoài đế quốc Roma, xưa cũng như nay. Roma là một trong những thành phố duy nhất trên thế giới đã từng chứng kiến rất nhiều biến cố lịch sử, chính trị và tôn giáo xảy ra. Do đó, người ta gọi Roma là “Thành phố vĩnh cửu” với những nét đặc trưng giữa thời xưa và thời nay, giữa thế tục và tôn giáo, giữa con người và xã hội.

Chúng tôi thăm Nhà thờ đầu tiên ở Roma là Tiểu Vương Cung Thánh Đường Thánh Lôrensô Ngoại Thành, Đại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành và dâng lễ tại Nhà Thờ Domine Quo Vadis.

1. TIỂU VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH LÔRENSÔ NGOẠI THÀNH

Đền thờ này nổi tiếng nhờ việc gom lại hai nhà thờ cũ được sửa chữa thành một. Nhà thờ thứ nhất tôn kính thánh Lôrensô do hoàng đế Constantinô xây dựng năm 330 và được xây lại vào năm 578. Nhà thờ thứ hai tôn kính Đức Mẹ do Đức Giáo Hoàng Sixtô thứ 3 xây vào thế kỷ 5 sát liền với Nhà thờ thánh Lôrensô. Năm 1216, Đức Giáo Hoàng Honorio lấy phần cung thánh của Nhà thờ thánh Lorensô và bỏ phần cung thánh nhà thờ kính Đức Mẹ để nối liền hai nhà thờ lại với nhau thành một. Ngài cũng cho xây một tháp chuông kiểu Roma. Đền thờ được tu sửa vào thế kỷ 15 và 16. Mặt tiền Đền thờ với bức hình khảm đá màu và bên trong Đền thờ được sửa lại từ năm 1864- 1870. Hành lang Đền thờ có 6 hàng cột kiểu Ionien chạm trổ rất đẹp và bên trong có 22 cột nham thạch kiểu Ionien chia làm ba gian dọc với các bức tranh khảm đá màu rực rỡ. Trong số đó có bức tranh khảm đá màu về Chúa Giêsu và các Thánh làm theo nghệ thuật Byzantine thuộc thế kỷ thứ 5 trông rất độc đáo. Đây là những phần còn lại do hoàng đế Constantinô xây dựng và được Đức Giáo Hoàng Pilagio thứ 3 tu sửa lại gồm 12 cột kiểu Corintô rất đẹp chia thành 3 gian. Ở gian bên cạnh có giữ hài cốt của 3 vị thánh Lorensô, Sebastinô và Giustinô. Trên cung thánh có bàn thờ của Augustô và Sansone thuộc thế kỷ 12. Ngoài ra còn có một chân nến phục sinh và hai giá sách do gia đình Cosma tạc. Nền đá hoa của nhà thờ theo phong cách Cosma. Những mảnh bom của thời thế chiến thứ hai đã làm Đền thờ bị hư hại nhưng nay đã được tu sửa lại.

2. ĐẠI VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHAOLÔ NGOẠI THÀNH

a. Nguồn gốc:

Vương cung Thánh đường này được gọi là “ngoại thành” vì nó tọa lạc bên ngoài bức tường thành được Hoàng đế Roma là Aureliano cho xây cất vào năm 271 để bảo vệ thành Roma chống lại các cuộc tấn công của quân mandi. Trận hỏa hoạn dữ dội vào đêm 15 rạng ngày 16.7.1823 đã thiêu hủy toàn bộ ngôi Đền thờ được xây dựng 15 thế kỷ trước đó. Vương cung Thánh đường hùng vĩ ngày nay thật ra là ngôi Đền thờ được tái thiết hoàn toàn sau vụ hỏa hoạn.

Đền thờ này gợi lên cho chúng tôi nhớ đến những năm tháng thăng trầm của vị Tông Đồ dân ngoại với ba cuộc hành trình truyền giáo ở khắp vùng Địa Trung Hải.

Khi Hoàng đế Nêrô chủ ý cho đốt thành Roma vào năm 64 để xây dựng lại thủ đô đế quốc rồi bị dân Roma phản ứng, ông liền đổ tội cho các Kitô hữu là thủ phạm. Thánh Phaolô cũng bị tố cáo là thủ lãnh một phong trào tập thể làm phương hại đến an ninh nhà nước Roma. Ngài bị bắt trở lại và giam tại nhà tù, rồi sau đó bị kết án xử trảm. Theo chứng từ của Eusebio, thánh Phaolô tử đạo vào giữa tháng 7 năm 67 tới tháng 6 năm 68.

b. Lịch sử Đền thờ

Thi hài Thánh nhân được đặt trong ngôi mộ cạnh đường Ostia, cũng như thi hài của nhiều tội nhân bị kết án tử hình khác. Chẳng bao lâu mộ thánh nhân trở thành nơi hành hương nổi tiếng ở Roma. Vì thế trên mộ ngài, người ta cho xây một nhà tưởng niệm nhỏ (cella memoriae).

Sau này Hoàng đế La mã trở lại đạo công giáo là Constantino đã cho khởi công xây dựng ngôi Thánh đường đầu tiên trên mộ thánh Phaolô và đến ngày 18.11.324 Đức Giáo Hoàng Silvestro I (314- 335) đã thánh hiến. Kích thước của ngôi Thánh đường nguyên thủy tương đối nhỏ bé. Nửa thế kỷ sau khi hoàng đế Constantino qua đời, vào năm 386 ngôi Thánh đường to lớn hơn được xây cất lại tại chính địa danh này. Các hoàng đế Valentiano II, Teodosio và Arcadio đã viết cho đô trưởng Roma là Sallustio để được sự phê chuẩn của Thượng Viện và nhân dân Roma về dự án xây một ngôi Đền thờ lớn hơn, thay thế cho ngôi Nhà thờ nhỏ bé của Hoàng đế Constantinô trước tình hình hành hương càng ngày càng đông đến địa danh này.

Công trình được hoàn thành dưới thời hoàng đế Onorio vào năm 395. Đền thờ đó có 5 gian và có 4 hàng cột phân ra, gồm 80 cột bằng đá cẩm thạch. Trước khi Đền thờ Thánh Phêrô được xây dựng thì Đền thờ này là đền thờ lớn nhất của Kitô giáo thời đó. Suốt 15 thế kỷ, Đền thờ này được chăm sóc cẩn thận. Đặc biệt, vào giữa thế kỷ thứ 5, Thánh Giáo Hoàng Leo Cả cho tu bổ và trang hoàng Đền thờ này đẹp hơn.

Nhưng ngày 15 và 16 tháng 7 năm 1823, do sự bất cẩn của một người thợ, Đền thờ bị hỏa hoạn thiêu rụi hầu như hoàn toàn. Hai kiến trúc sư Bosio và Belli khuyên nên xây mới lại ngôi Đền thờ, họa lại theo mô hình Đền thờ cũ. Được các giới chính trị và văn hóa ủng hộ, Đức Leo 12 đã cho khởi công xây lại và vào ngày 25.1.1825, ngài gửi thư tựa đề “An plurimas easque gravissimas” mời gọi các Giám mục mở cuộc lạc quyên cho công trình tái thiết. Rất nhiều người đã hưởng ứng lời kêu gọi và nhiều người đã gửi tiền về Roma. Phó vương Ai Cập đã dâng tặng cột đá trắng và Nga hoàng Nicola I tặng các khối đá làm hai bàn thờ ở hai bên.

Đền thờ mới được khánh thành năm 1854, nhưng trong thực tế công trình tái thiết đã kéo dài gần 100 năm. Vào năm 1928, với việc xây cất 4 cổng với 100 cột, do kiến trúc sư Guglielmo Calderini, Đền thờ mới được hoàn thành như ta thấy hiện nay. Khuôn viên bên ngoài Đền thờ có 150 cột. Cửa đồng của Đền thờ là một kiệt tác theo nghệ thuật Byzantine do Đức GioanVII đặt làm ở Constantinople. Đền thờ dài 136 mét, rộng 65 mét, và cao 29,7 mét. Đền thờ có 5 gian, được phân chia thành 24 cột, có chân dung 264 vị Giáo Hoàng, từ thánh Phêrô cho đến Đức Gioan Phaolô II, nhắc nhớ đến sự liên tục của Huấn quyền Giáo Hoàng. Bức tranh khảm đá ở hậu cung Đền thờ do các nghệ sĩ ở Venise thế kỷ 13 thực hiện, diễn tả cảnh Chúa Kitô đang ngồi trên một ngai, hai thánh Phêrô và Anrê ngồi bên phải, hai thánh Phaolô và Luca bên trái. Ở dưới chân Chúa, ta thấy có hình nhỏ Đức Giáo Hoàng Onorio III đang quì, cùng với vị tiền nhiệm là Đức Innocente III và người kế vị là Đức Gregorio IX, là những người cho thực hiện bức tranh khảm đá này. Đức Giáo Hoàng Piô IX đã long trọng khánh thành Đền thờ Thánh Phaolô Ngoại thành năm 1854, trước sự hiện diện của 185 vị Giám Mục đến Roma để dự lễ tuyên bố Tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Dưới bàn thờ chính hiện nay cao 1,37m, có một tấm đá cẩm thạch kích thước 2,12 x 1,27m, ghi hàng chữ: “Paolo Apostolo Mart” (Phaolô Tông Đồ tử đạo). Theo ý kiến một số người, tấm bia cẩm thạch này có từ thế kỷ thứ I, một số chuyên viên khác lại cho là từ hậu bán thế kỷ thứ IV. Đây chính là ngôi mộ của Thánh Phaolô Tông Đồ. Bên trên bàn thờ chính là một cái tán (ciborio) do nghệ sĩ Amolfo di Cambio ở Roma thực hiện năm 1282. Trong trận hỏa hoạn 1823, cái tán này chỉ bị hư hại sơ và được trùng tu lại sau đó. Tại 4 góc của cái tán có 4 tượng nhỏ các Thánh Phêrô, Phaolô, Luca và Biển Đức.

3. NHÀ THỜ DOMINE QUO VADIS

Ngôi Nhà thờ này dài 17m, rộng 11m. Đây là một ngôi nhà thờ nhỏ nằm ở phía Đông Nam cách cổng San Sebastiano khoảng 800m. Theo tương truyền Thánh Phêrô đã gặp Đức Giêsu khi ông đang trốn cuộc bách hại xảy ra ở Rôma. Theo sách Ngụy thư và Công vụ của Thánh Phêrô, Thánh Phêrô hỏi Chúa: Lạy Chúa, Chúa đi đâu đó? (Tiếng Latinh là Domine, quo vadis). Chúa Giêsu trả lời: “Ta đi đến thành Roma để chịu đóng đinh một lần nữa”.

Hiểu được ý Chúa Giêsu muốn nói, Thánh Phêrô quay trở lại Roma và chịu tử đạo ở đó.

Ngôi Nhà thờ có từ năm 1633, mặt tiền hiện nay ở Nhà thờ được thêm vào thế kỷ 17.

Sự hiện diện của Tông đồ Phêrô ở vùng này nơi người ta giả thiết ngài đã sống ở đây. Điều này được xác nhận trong một bảng khắc chữ tại Hang toại đạo Sebastianô gọi đây là Domus Petri (nhà của Thánh Phêrô). Trong một bảng khắc chữ của Đức Giáo Hoàng Damasô (386-384) kính Thánh Phêrô và Phaolô ngài đã viết: “Khi tìm kiếm tên của Phêrô và Phaolô, các bạn phải biết rằng các Thánh này đã sống ở đây”. Theo tương truyền hai dấu chân của Chúa Giêsu được ghi lại ở trên một phiến đá cẩm thạch tại trung tâm Đền thờ là phiên bản của tấm cẩm thạch nguyên thủy được giữ ở Vương cung Thánh đường Thánh Sebastianô gần đó ở mặt tiền Nhà thờ.

Ngôi nhà thờ hiện nay được các Cha dòng Tổng lãnh Thiên thần Micae quản lý. Chúng tôi dâng thánh lễ trong ngôi Nhà thờ tuy bé nhỏ nhưng chứa đựng nhiều giá trị lịch sử và đức tin. Cha Phổ, chánh xứ Nam Thái chủ tế và giảng lễ. Sau lễ, đoàn chụp hình lưu niệm, rồi lần lượt mỗi người đặt tay trên 2 dấu chân mà theo tương truyền là dấu chân Chúa Giêsu trên con đường via Appia cổ xưa. Chúng tôi trở về khách sạn nghĩ ngơi sau một hành trình dài.

(còn tiếp)
 
Thánh lễ tạ ơn mừng 40 năm hồng ân LM. Giuse Nguyễn Trung Điểm
Thanh Sơn
19:27 04/05/2013
THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG 40 NĂM HỒNG ÂN LM. GIUSE NGUYỄN TRUNG ĐIỂM

Sáng hôm nay nắng vàng rải xuống miền Bắc Đức cho rực rỡ muôn sắc hoa tươi đẹp tràn khắp cả muôn ngả đường, để đón mời các con chiên trở về ngôi làng Borsum thân yêu mừng cha cựu Tuyên Úy Giuse Nguyễn Trung Điểm 40 năm hồng ân linh mục. Cha chọn tháng năm, tháng "Hoa Dâng Mẹ" để tạ ơn, chắc chắn Đức Mẹ sẽ vui lắm!

Tháng năm yêu mến cậy trông
Con dâng kính Mẹ đóa hồng đời con
Bốn mươi hoa đẹp vuông tròn
Dâng lên kính Mẹ mãi còn vui tươi.

Ngôi thánh đường Borsum hôm nay trở nên qúa nhỏ bé so với số người tham dự thánh lễ hôm nay tỏ rộ lên tình cảm của các con chiên cũ với linh mục cựu tuyên úy của mình.

Mặc dầu cha đã nghỉ làm mục vụ cho người Việt Nam tỵ nạn cộng sản chúng con từ 18 năm qua. Tại sao vậy? Xin thưa ngay là "tình yêu thương" cha là một mục tử nhân lành. Cha đã sống và làm gương cho chúng con đúng như lời Đức Kitô khi sắp về trời đã căn dặn môn đệ Ngài " Cứ dấu này mà người ta nhận biết các con là mộn đệ Thầy là các con hãy thương yêu nhau" Cũng như lời cửa Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói hôm nào. "Người mục tử phải có mùi chiên" Vâng! 15 năm mục vụ cho người tỵ nạn cộng sản chúng con, từ 1979 đến 1994 cha đã tìm đến từng con chiên bơ vơ để giúp đỡ và cha cũng đã sống như người ty nạn cộng sản chúng con vậy nên cha cũng có mùi của những chiên tỵ nạn. Vậy cho nên khi nghe được tin cha dâng lễ tạ ơn hôm nay những con chiên xưa nay mới trở về đây đông như thế.

Trên cung thánh hôm nay có tổng cộng 17 linh mục cùng đồng tế. Hai thầy và qúy nữ tu. Từ trên gác đàn xuống tới dưới lòng nhà thờ không còn chỗ trống, số người đứng tràn cả ra ngoài sân cỏ. Khoảng gần một ngàn người tham dự.

Sau phần công bố Tin Mừng của thầy phó tế Phêrô Nguyễn Công Trứ, Linh mục Phalô Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ ngắn gọn như sau:

Chúng ta ai cũng biết rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô của chúng ta rất mê bóng đá. Cha Điểm của chúng ta cũng chẳng thua gì. Khi còn khoảng 12 tuổi người anh của cha Điểm vào chủng viện học có ý đi tu. Chú Điểm này thì thích theo vào chỉ để được xem các thầy đá banh. Và mê đá banh qúa cho nên về xin bà cố cho được vào chủng viện để được đá banh thôi. Nhưng ý Chúa đẵ sắp đặt diệu kỳ, người anh không tu được nên trở về, còn chú Điểm thì chạy theo trái banh luôn cho đến bây giờ và hôm nay dâng lễ tạ ơn mừng 40 năm linh mục đây. Một hồng ân của Chúa nữa là hôm nay cũng có sự hiện diện của bà cố 93 tuổi và người anh trai của ngài cũng đang hiện diện trong thánh lễ hôm nay.

Ngài được chính Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI. đã đặt tay truyền chức Linh Mục tại Đền Thánh Phêrô, Giáo Đô Rôma.Vào ngày Lễ Ba Vua, 06.01.1973 (Cùng với linh mục Giuse Phạm Văn Tuệ vừa mới qua đời khoảng một tháng nên hôm nay chúng ta cũng cầu nguyện cho cha Tuệ)

Cha luôn tin tưởng theo bước chân của Ba Vua để hăng say rao giảng Tin Mừng yêu thương của Chúa Giêsu đến với mọi người, và đặc biệt luôn có nụ cười tươi.

Những hoa trái ơn gọi trong vùng Bắc Đức ngài làm mục vụ tổng cộng là: 13 linh mục, 5nữ tu, 2 thầy.

Sau thánh lễ là một bữa tiệc linh đình của nhóm Hy Vọng và tất cả các cộng đoàn đóng góp. Cộng với phần văn nghệ đặc sắc của Nhóm Hy Vọng và ca đoàn tổng hợp cùng rất nhiều ca sỹ.

Tạ ơn Chúa đã ban cho ngày lễ ta ơn thật đẹp. Nắng bừng lên ấp áp của tháng hoa kính Mẹ.

Xin kết thúc bài tường thuật này bằng bài thơ chúc mừng 40 năm linh mục.

CHÚC MỪNG 40 NĂM LM.

CHÚC mừng cha Điểm thật nhiều
MỪNG ơn Linh mục mỹ miều thánh ân
CHA làm gương sáng chuyên cần
ĐIỂM tô đời sống tình thân muôn người

THẬT tình chia sẻ cho đời
NHIỀU năm phục vụ như lời Chúa ban
HỒNG tâm dâng hiến hân hoan
ÂN cần giúp đỡ lo toan xa gần

LINH hồn là việc rất cần
MỤC nào cha cũng trọn phần khuyên can
CHẴN vừa bốn chục ân ban
CHIỀU xưa "thánh chức" hân hoan khôn cùng

BỐN mươi năm chẵn vẫy vùng
MƯƠI mười vui vẻ tình chung muôn người
TÓC huyền nay đã sáng ngời
SƯƠNG rơi trên tóc cha cuời thêm tươi

DUYÊN đời chưa dứt cha ơi!
THẮM nhiều là bởi Chúa Trời khấng ban
NỤ hoa đẹp giữa trần gian
CƯỜI tươi nét ngọc hân hoan giữa đời

CHÚA làm nên chuyện tuyệt vời!
BAN muôn hồng phúc cho người Chúa yêu
SỨC tăng hồn khỏe diễm kiều
KHỎE nhờ kính Chúa sớm chiều nguyện xin

MÃI trong tình mến niềm tin
TƯƠI trong ân sủng nguyện xin chúc mừng
ƠN Trời ban xuống không ngừng
LÀNH hồn, khỏe xác tưng bừng hoan ca.

Thanh Sơn
 
Hội ngộ di dân Thanh Hóa tại Sàigòn lần thứ VII
Vân Sơn
21:12 04/05/2013
HỘI NGỘ DI DÂN THANH HÓA TẠI SÀI GÒN LẦN THỨ VII

Bảy giờ sáng ngày 01.05.2013, từng đoàn người đổ về thánh đường Vườn Xoài, 413 Lê Văn Sỹ, Q3, TP. Sài Gòn. Sự rạng rỡ hằn lên trên mỗi đôi mắt long lanh, trong mỗi nụ cười và có lẽ có trong cả giấc ngủ an lành của các “em bé di dân” còn nằm trong vòng tay mẹ.

Nhiều người hẹn nhau ngày này, để một năm một lần được gặp nhau, hàn huyên tâm sự, kể cho nhau nghe những câu chuyện về cuộc sống xa quê; người khác tìm thấy được những người bạn tri ân, tri kỷ xa cách lâu ngày vì cuộc sống mưu sinh; các cha quê hương tìm gặp được những con “chiên lạc đàn” bấy lâu… Sự xúc động bao trùm không gian, những câu chuyện tưởng chừng như không bao giờ hết, những lời hỏi thăm, động viên, nghẹn ngào và cả những giọt nước mắt mặn chát rơi trên những khuôn mặt lem lũ vì gió bụi thời gian.

Năm nay, do nhiều hoàn cảnh, đặc biệt là khủng hoảng kinh tế chung tại Việt Nam đã ảnh hưởng nhiều đến việc làm, nên số di dân tham dự có phần giảm so với năm ngoái. Nhưng thay vào đó có rất nhiều bạn trẻ đến với ngày hội ngộ. Các bạn chính là sợi dây để duy trì mạch sống cho đại hội di dân những năm tiếp theo. Và thêm một cơ hội để các bạn trẻ được trở về, ngụp lặn trong bầu khí thân thương của mái ấm gia đình Công giáo Thanh Hóa, được sống trong tình yêu của Đấng Cứu Độ và hơn hết là lắng lòng mình lại, thả trôi những ưu phiền, lo toan của cuộc sống bộn bề nơi thị thành.

Sau giờ đón tiếp, ghi danh, đúng 9 giờ, vị mục tử mến yêu Giuse Nguyễn Chí Linh đã có mặt tại thánh đường Vườn Xoài. Người tươi cười đi giữa đoàn con xa nhà, những tiếng ca vang dội, tiếng đàn thánh thót cùng nhịp đập hạnh phúc của mối tình hiệp nhất. Cùng đi với ngài đến dự ngày Hội Ngộ còn có cha Giuse Nguyễn Quang Huy - giám đốc trụ sở Thanh Hóa tại Sài Gòn cũng là trưởng ban điều phối hội ngộ di dân; cha Raphael Đỗ Minh Tuấn - trưởng ban di dân cũng là trưởng ban tổ chức ngày hội ngộ, cha Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ - chính xứ Vườn Xoài, nơi diễn ra ngày họp mặt; hai cha quê gốc Thanh Hoá cha Gioan Nguyễn Văn Minh chính xứ Hiển Linh, quê gốc xứ Phúc Địa và cha Giuse Nguyễn Thể Hiện Dòng Chúa Cứu Thế, quê gốc xứ Điền Hộ... có đại diện của các Sơ Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa tại Sài Gòn.

Niềm vui nhân đôi cho những người con xa xứ khi được đón chào rất nhiều linh mục quê nhà đến với ngày hội ngộ. Trong số đó có cha Giuse Trần Xuân Mạnh hạt trưởng hạt Nga Sơn, cha Giuse Phạm Văn Nhân - hạt trưởng hạt Sông Mã.

Hội ngộ di dân Thanh Hóa vinh dự được sự giúp đỡ nhiệt tình của Dòng Mân Côi Chí Hòa. Bằng những tiết mục văn nghệ đặc sắc, Hội Dòng trở thành người bạn thân thiết của di dân Thanh Hóa. Hôm nay, sự có mặt của sơ Phó tổng phụ trách Hội Dòng là một món quà đối với ngày hội ngộ.

Sau lời khai mạc của cha cố Giuse Nguyễn Quang Huy là tiết mục trống của các đệ tử Dòng Mân Côi Chí Hòa. Tiếng trống âm vang gọi mời đoàn chiên xa xứ về với Chúa, về với nhân bản con người. Tiếng trống thúc giục con người hãy tiến lên, bước những bước mạnh mẽ hơn về với thế giới tươi đẹp mà Chúa đã tạo.

Tiếp nối là sự xuất hiện của nam ca sĩ Hoàng Hiệp, ca sĩ Gia Ân, ca sĩ Hiền Thục… góp vui bằng lời ca của mình. Đối với các bạn trẻ, cái tên Hiền Thục có lẽ không còn xa lạ nữa, "Nhật ký của mẹ" thổn thức xúc cảm, niềm hạnh phúc của người mẹ với thiên chức cao quí gây tiếng vang lớn. Nhưng ít ai biết rằng chị cũng là một con chiên đích thực với tên thánh Maria Madalena. Với người Công giáo, ca khúc "Để con nên hình bóng Ngài" với sự thể hiện của Hiền Thục chất chứa biết bao tấm tình con chiên với vị mục tử đã hiến mạng sống mình. Sự xúc động của di dân như truyền tới, nên Hiền Thục xin hát tiếp bài “Hồn Quê” để gửi tặng cho tất cả những người xa quê nhưng trong lòng mãi hướng về nơi chôn nhau cắt rốn.

Các bạn sinh viên Công giáo Thanh Hóa tại Sài Gòn cũng góp mặt cùng ngày hội ngộ với tiết mục "Đẹp thay những bước chân". Có lẽ ca khúc cũng chính là tiếng lòng của các bạn trẻ, dấn thân vì tương lai của cuộc đời và vì bước chân của hạt nhân gieo giống Tin Mừng.

Đại diện cho ban tổ chức ngày hội ngộ, cha Raphael Đỗ Minh Tuấn có bài báo cáo ngắn gọn về di dân cũng như chủ đề của đại hội năm nay. Bảy năm liên tục đại hội di dân diễn ra, bảy năm với các thế hệ, với những dấu ấn và những kỷ niệm riêng.

Tấm lòng của giáo phận quê nhà, của linh mục đoàn và đặc biệt của người cha chung giáo phận gói vào nơi đây.

Cha Giuse Trần Xuân Mạnh - hạt trưởng hạt Nga Sơn, thay lời cho quí linh mục đoàn cảm ơn Đức cha, cảm ơn ban tổ chức cùng với quí giáo xứ Vườn Xoài đã tạo ra một không gian Thanh Hóa giữa thành phố hoa lệ. Dù đi đâu, làm gì mỗi di dân có mặt nơi đây hôm nay hãy tự hào vì là con dân giáo phận Thanh Hóa. Vì có lẽ hiếm có nơi nào di dân được sự quan tâm nhiệt tình như thế.

Sau lời cha Giuse là sự đáp trả của đoàn chiên di dân với đại diện là đệ tử và sinh viên của lưu xá tu hội "Nữ tì Thánh Thể" với tiết mục "Quê tôi".

Cha chính xứ Vườn Xoài, Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ không dám nhận lời cảm ơn của quí cha cũng như di dân. Bởi lẽ, với cha và giáo xứ Vườn Xoài, được đón tiếp và cưu mang ngày hội ngộ di dân Thanh Hóa là một niềm hạnh phúc, niềm vinh dự lớn lao. Nhờ đó mà cha cũng như giáo dân nơi đây biết rằng, nơi nào có sự hiện diện của Chúa, dù xa xôi, dù cách trở thì sự nối kết luôn luôn tồn tại. Cha cầu chúc bình an cho các di dân và cầu chúc cho đại hội di dân Thanh Hóa lần thứ VII này được thành công như lòng mong đợi.

Đức cha Giuse lặng lẽ quan sát ngày hội với tấm lòng yêu thương của bậc phụ tử. Đối với người cha, nhìn thấy gia đình đoàn kết yêu thương là điều hạnh phúc lớn nhất. Người thương lắm những đứa con xa nhà, xa Chúa, xa đức tin. Đôi khi bắt gặp giáo dân của mình với vẻ mặt phong trần, sương gió mà lòng cha quặn thắt. Không biết trên bước đường gian truân, các con có gặp bão gió, thử thách gì hay không?...

Bấy nhiêu thôi cũng đủ làm ấm lòng đoàn con xa xứ...

Kết thúc chương trình giao lưu là bài hát "Nối vòng tay lớn". Sau đó mọi người cùng hướng lòng về với Chúa, trở về với suối nguồn yêu thương qua giờ Chầu Thánh Thể và sám hối cộng đồng. Cũng như dụ ngôn đứa con hoang đàn trở về với vòng tay của người cha yêu thương, di dân Thanh Hóa cũng hãy hướng lòng về với Chúa, với giáo phận, với cuộc hành trình về quê Trời…

Chương trình buổi sáng kết thúc vào lúc 12 giờ. Vào 14 giờ 30 buổi chiều, chương trình được tiếp tục khởi động lại. Giờ nghỉ trưa hiếm hoi là lúc mà mọi người về với giáo hạt của mình, gặp gỡ quí cha, gặp gỡ nhau để chung tiếng, chung lòng cho sự phát triển chung.

Sự xuất hiện của Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – giám mục phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn như dòng nước trên sa mạc khô cằn. Những lời chia sẻ cùng hình ảnh vị đại diện của Tổng giáo phận Sài Gòn làm tan đi nỗi mệt mỏi, nắng nóng, đánh tan đi giọt mồ hôi chực trào trên mỗi khuôn mặt. Dù rằng rất bận rộn với công việc mục vụ của mình, nhưng Đức cha Phêrô chưa năm nào vắng mặt tại di dân Thanh Hóa.

15 giờ 30, Thánh lễ chính thức diễn ra tại thánh đường Vườn Xoài với sự chủ tế của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh và khoảng 20 chục linh mục đồng tế.

Phải nói rằng, đây là một thánh lễ đặc biệt. Chưa bao giờ thấy có tiếng hát mạnh mẽ và hay đến thế. Mọi người cùng cầm tay nhau mà ngợi ca Chúa, để trao nhau bình an và sẵn sàng cho thử thách lên đường khi được sai đi…

Lời chia sẻ của vị cha chung giáo phận như khắc sâu hơn nữa tấm chân tình phụ tử của đoàn chiên và giám mục, của cha và con, của tinh thần Kitô hữu…Khép lại ngày hội ngộ với biết bao cảm xúc. Những bước chân chưa vội, những ánh mắt tìm kiếm, sự tiếc nuối hòa cùng nỗi buồn chia ly…

Tạm biệt nhé di dân Thanh Hóa 2013, cầu chúc một năm tràn đầy hồng phúc tới tất cả mọi người. Và rồi, sang năm, cũng ngày này, chúng ta lại gặp nhau…
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chuyện ngày 5.5 và Quyền Con Người.
Bảo Giang
09:30 04/05/2013
Bạn thân mền,

Tôi đã từng nghe người ta bảo: Hôm qua, 30-4 là ngày kinh hoàng trong máu, nước mắt và trong nỗi chết của người Việt Nam! Hôm nay, 01-5 là ngày bàng hoàng khởi đầu trong cuộc đổi đời, không có tương lai!

Những tưởng đó chỉ là một câu chuyện phiếm diện, cay đắng, nhuộm màu nước đục của 38 năm về trước. Kết quà, không một ai có thể ngờ được là, thực chất của những từ ngữ máu, nước mắt, nỗi chết và không tương lai ấy, chỉ là những nét vẻ rất thô thiển nếu đem nó để so sánh với một cuộc sống thật của người dân Việt Nam trong suốt 38 năm qua. Nghĩa là, những ngôn từ ấy đã không đủ khả năng chuyên chở, diễn đạt muôn ngàn những thống khổ mà người dân Việt Nam đã phải gánh chịu dưới cái ách cộng sản suốt từ dó cho đến nay. Nói cách khác, cuộc sống thực tế của người dân Việt hôm nay còn kinh hoàng, khủng khiếp hơn những ngôn từ ấy cả ngàn, vạn lần.

A. Chuyện hôm qua (trước ngày 30-4-1975),

Đó là thời kinh hoàng đầy nước mắt và nỗi chết. Cuộc kinh hoàng không phải chỉ có ở miền nam nhưng là trên toàn đất nước. Bởi vì, khi cộng sản vào được Sài Gòn do sự hỗ trợ của CS Tàu - Liên sô, cũng chính là lúc nó tận diệt niềm tin và hy vọng vào một cuộc sống thanh bình, tự do, nhân bản của dân tộc Việt Nam. Khi ấy, người miền nam bàng hoàng trực diện đối mặt với tang thương, nỗi chết. Nhưng nước mắt lại tuôn trào trên những khuôn mặt sầu thảm trên đất bắc. Bởi vì, úơc mong và hy vọng của họ đặt vào một ngày được giải phóng khỏi ách cộng sản đã tiêu thành mây khói! Nên họ khóc thương thân mình và thương cho những người anh em miền nam, từ đây cũng bị khép lại mảnh đời tan nát như họ. Sự thật câu chuyện này ra sao?

Tôi không có só liệu chính xác trong tay, nhưng xem ra là có đến một nửa dân số của Việt Nam hôm nay chưa có mặt ở trên phần đất ấy vào ngày tang thương 30-4-1975. Tuy nhiên, tôi tin rằng họ có thể cảm nghiệm được điều tôi viết một cách rất rõ ràng. Hơn thế, họ có thể biết và biết một cách chính xác và trung thực hơn cả những người có mặt trước đó nữa là khác. Bởi vì, những hình ảnh về ngày đó. Thời gian trước và sau đó là những chứng cứ mà không một một ai có thể tẩy xóa đi hay tuyên truyền, cắt nghĩa một cách gian trá theo chủ đích của mình được. Trái lại, tất cả những hình ảnh ấy đều tự nói lên những sự thật khi người ta xem nó, nhìn nó hay đánh gía về nó.

Bạn biết, diện tích của Việt Nam theo địa lý từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu là khoảng 326,780 km2 ( không kể diện tích các đảo trên biển). Trong 20 năm chiến tranh chống cộng sản, bảo vệ nền Độc Lập Tự Do và luân lý của xã hội Việt Nam, tôi cho rằng, không có một m2 nào mà không có dấu vết đạn bom và có lẽ cũng chẳng có đến 100m2 đất nào liển nhau mà không có máu, nước mắt, mỗ hôi của người dân Việt đổ xuống, bám vào đất! Nếu nhìn kỹ hơn, mọi người đều thấỳ đường nét riêng của những tấm ảnh ấy là không có niềm vui. Tại sao lại như thế?

Trước hết, vì lý tưởng Tự Do, vì tiền đồ Độc Lập của đất nước, sau ngày 20-7-1954 dã có một cuộc chia ly lớn nhất trong lịch sử. Hàng riệu người dân đất bắc đã bỏ làng thôn, thành thị mà đi. Họ vào miền nam để chung sức giữ lấy bờ cõi và truyền thống Văn Hóa Nhân Bản của dân tộc.

Trong khi đó, vì cuồng vọng muốn chiếm miền nam cho CS Tàu, Liên sô, HCM đã mở cuộc chiến vào nam. Để từ đó, một nửa của đất nước phải đưa lưng ra hứng lấy bom đạn, hứng lấy những tang thương vì những đôi dép râu và những cái nón cối đi phá làng đốt xóm. Cuộc sống yên lành của người dân miền nam, bỗng dưng bị vẫn đục rồi thêm mùi tanh tao. Từ thôn quê cho đến thị thành, giấc ngủ đêm không còn dài, con thơ giật mình khóc thét giữa đêm vì tiếng hai tiếng Việt cộng về! Hởi ơi, chỉ nghe đến hai tiếng Việt cộng là gia không kịp xỏ dép. Trẻ không kịp mặc quần hay khoác lên người manh áo. Vợ không kịp gọi chồng, con không kịp gọi cha, anh em không kịp bảo nhau. Tất cả chỉ có thể nhớ được một chữ chạy. Nên không một ai làm điều gì khác ngoài chữ chạy. Chạy trốn cộng sản. Chạy đi tìm Tự Do. Người may mắn vào đươc phố, đến được phần đất tạm yên. Người xui tận mạng thì gặp mìn hay dao mã tấu của thành phần đi dép râu chặn trên đường! Gặp rồi, chả mấy người toàn thây! Đó chính là hình ảnh của Đại Lộ Kinh Hoàng, của đường Số 7, số 10, của Sơn Trà, Tư Hiền, Đà Nẵng, Xuân Lộc, An Lộc, Lai Khê... và cuối cùng là ở ngay trên cầu Sài Gòn.

Miền Nam là thế, nhưng miền bắc, hậu cần của người tạo ra chiến tranh còn tang thương hơn nhiều. Khởi đầu, một chiến dịch vĩ đại được phát động trên miền bắc gọi là học tập “đạo đức HCM” được CS phát động. Kết qủa, chỉ trong vài, ba năm, 1953-56, nhà nhà trắng mắt ra với nền văn hóa và đạo lý của cộng sản do HCM đem về và áp bụng vào miền bắc. Nó đã phá hủy toàn bộ nền luân lý đạo hạnh của gia đình và xã hội Việt Nam trước đó. Để vào mùa đấu tố, chuyện Con đâú cha, vợ đấu chồng anh em, hàng xóm đấu nhau để HcM hay Hồ tập Chương ghi tên vào lịch sử của Việt Nam với cái chết của hơn 172,000 ngàn người dân vô tội, và thâu tóm toàn bộ tài sản đất nước vào tay của đảng cộng sản theo chủ trương của Mac Lê Mao. Sau cuộc khủng bố tinh thần toàn diện ấy là cảnh HCM lùa từng đoàn thanh thiếu niên vào cuộc chiến để được sinh bắc tử nam. Phần ngừơi ở lại thì cũng chan hòa máu và nưóc mắt vì bom ngoại. Cảnh tang thương đó, có ai bận lòng không? Riêng HCM và đảng CS thì càng lúc càng điên cuồng phụng vụ cho chủ trường Tàu hóa bằng câu tuyên bố để đời. “Đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cũng cũng đánh.” Nghĩa là, HCM muốn tiêu diệt cho hết thành phần dân tộc Việt Nam để chỉ còn lại những kẻ lai căng, hay người Tàu của Y tự do sang mà chiếm lấy đất Việt chăng? Ôi quả là một cuộc chơi đầy ác độc! Ắc độc để có cái kết của ngày 30-5- 1975 tại Sài Gòn, cũng là ngày tuyệt vọng đổ xuống trên người dân đất bắc. Họ không còn có một hy vọng nào để cứu mình ra khỏi cái ách cộng sản!

B. Chuyện hôm nay (từ 1-5-1975). Một đất nuớc lụn bại, không có tương lai.

Sau một đêm chong đèn, sáng hôm sau, 01-5-1975, người người bàng hoàng để thấy, rồi nhìn những bộ dạng của người mới đến với đôi dép râu, và cái mũ chụp xuống qúa nửa mặt. Tay dắt theo con heo đi lòng vòng trong phố, hay cột chúng trên sân, trước tiền đình những dinh thư, cơ sở của mìền nam cũ thì họ tự biết, tương lai của Việt Nam đã chết theo lớp chân của những người mới đến này. Đây, dĩ nhiên, không phải là câu chuyện mất mát, bi quan, cay đắng của riêng ai, nhưng là của toàn dân tộc. Bởi vì ngay sau đó, mọi ngưòì đã chạm vào cuộc sống đen tối hơn đen tối khi Nguyễn Hộ nói toạc ra cái sách lược của đảng và nhà nước Việt cộng là: “Đôi với bọn ngụy quân, ngụy quyền sài gòn, nhà của chúng ta ở, vợ của chúng ta xài, con của chúng ta bắt làm nô lệ, còn bọn chúng nó ta giam cho đến chết”.Từ đó họ đã thi hành định hướng “chiến thắng” do họ vẽ ra cho đất nước đến hôm nay là:

Lấy độc ác thay thế lương thiện.
Đem gian trá phủ trên Công Lý.
Dùng áp bức triệt hạ Tự Do,
Làm nô lệ thay cho Độc Lập,
Lấy man rợ phá nát Luân Lý,’
Đem bất nhân hủy diệt nhân quyền
Lấy bạo tàn đào thải đạo nghĩa....

Kết qủa của sách lược vừa được công bố là có đến 300,000 quân cán chính trong chính quyền của miền nam bị lùa vào các trại tù khổ sai, trên toàn quốc. Có nhiều người đã chết mất xác trong các trại tù này. Có đến hàng triệu người miền nam bị lùa đi các vùng gọi là kinh tế mới. Rồi có hàng triệu người vội vả tìm đường vượt biển vượt biên làm cả trăm ngàn người bỏ xác giữa lỏng đại dương. Rồi sau những cú đánh đổi tiền, triệt hạ tư bản mại sản ở miền nam, cả nước vào nạn đói, phải ăn được ăn độn với khoai mì chạy chỉ, với bo bo vào những năm 1977-78, nhưng họ lại gọi đó là “ cao lương”!

Rồi trong lúc dân miền nam trắng tay, nhiều người bị vùi dập trong đời sống thua cả bọn nô lệ thì nhà nước cộng sản hồ hởi phấn khởi tiến lên. Trước tiên là viết Công Hàm bán nước năm 1958 liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa. Sau là Hiệp Định, Hiệp Thương biên giới để Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, Tụcc Làm và hàng nghìn km2 vịnh bắc bộ thuộc về bản đồ và đất nước Tàu, mà nhà văn hóa hàng đầu của họ gọi là “ bên kia biên giới cũng là quê hương”. Riêng trong lòng nội dịa cũng lắm đổi thay. Có đến hàng trăm ngàn hecta đất rừng, bãi biển nay đã trực thuộc về các chủ thàu ngoại quốc do người Tàu quản lý theo khế ước thuê bao dài hạn từ nhà cầm quyền CS giao ký. Đến việc khai thác bauxite, tiếng là khai thác kinh tế, nhưng thực ra là cả một vùng cao nguyên rộng lớn Tân Rai, Đắc Nông, Tân Cơ... nay đã thộc về chủ nhân Tàu kiểm soát, mà ngay cả cán bộ cao cấp của Việt cộng cũng không được phép bước đến những vùng đất này nếu không có phép của Tàu? Ấy là chưa kể đến việc các tình thành thị xã chia nhau quy hoạch bán đất cho ngoại nhân làm hàng trăm sân Golf, để lấy tiền cho vào túi riêng. Trong khi đó người dân không có lấy một tấc đất cắm dùi. Họ sống trên đất nước mình mà thân phận như những kẻ nô lệ thời thượng cổ.

Bạn nghĩ xem, diện tích thực của Việt Nam còn lại bao nhiêu sau khi đã khấu trừ đi các vùng đã có khế ước bán hay giao cho ngoại nhân? Rồi bao nhiêu trong số còn lại ấy nằm ở trong tay những cán cộng có chức có quyền? Phần còn lại là bao nhiêu? Và bao nhiêu phần trăm trong số ấy được coi là đất thuộc “ quyền sử dụng đất” mà nhà nước sẽ ban cấp quyền sử dụng cho hơn 80 triệu người Việt Nam? Xin bạn làm bài tính cho dân Việt Nam đi, và xin bạn cho biết. Cứ tình trạng này, sau một lần đổi tiền nữa, dân ta sẽ ra sao?

Theo bạn, dân ta đã giống xác mướp hay giống đời nô lệ ngay trên đất nước mình chưa? Hỏi xem, với cuộc sống trong đen tối và đoạ đày không tương lai như thế, liệu họ có cần biết đến Quyền Con Ngưòi là gì nữa không? Hay cứ lầm lũi mà đi dưới ngọn đèn “đạo đức HCM”, không cần biết đến nền Luân Lý Đạo Nghĩa, Nhân Bản, văn hóa làm người, nhưng cần có đủ khả năng phạm vào những loại tội đại ác, gây thêm tai họa cho một xã hội vốn dĩ đã không có lẽ sống thật từ 38 năm qua? Bạn trả lời đi, câu trả lời của bạn hôm nay, chính là lẽ sống của dân tộc Việt trong ngày mai đấy!

C. Ngày mai, ngày 5-5-2013 và Quyền Con Người.

Ngày 5.5 là ngày gi mà tôi viết như một điểm mốc?

Tôi lấy mốc điểm này không phải đây là ngày Việt Nam đã giải thễ chế độ cộng sản ra khỏi xã hội để chúng ta bước sang một trang sử khác. Cũng không phải là ngày Tự Do, Nhân Quyền đã được công nhận và bảo vệ trên pần đất này. Cũng chưa là ngày gì trong lịch sử cả. Nhưng đây là ngày, sau 38 năm tăm tối, những con dân Việt Nam đã phá ta sợ hãi, đứng dậy, đi với nhau và họ nói với nhau về Quyền Con Người.

Quyền Con Người là thứ quyền gì mà người Việt Nam lại muốn nói đến?

Chuyện là thế này. Theo hiến chương Liên Hiệp Quốc và nhà nước cộng sản tại VN sau khi được nhận làm hội viên đã xác nhận là tuân hành theo tinh thần của Hiến Chương về quyền của con người, bao gồm những quyền hạn như: ( trích và rút ngắn)

  • “Ðiều 1: Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền.....
  • Ðiều 2: Mọi người đều được hưởng tất cả những quyền và tự do được công bố trong Bản Tuyên Ngôn này và không có một sự phân biệt nào, như chủng tộc, màu da, phái tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay tất cả quan điểm khác, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi sinh, hay tất cả những hoàn cảnh khác...
  • Ðiều 3:Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân.
  • Ðiều 4:Không ai bị cưỡng bức làm nô lệ hay tôi đòi. Chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm.
  • Ðiều 5:Không một người nào phải chịu cực hình, tra tấn, hay bất kỳ hình thức đối xử, hoặc trừng phạt bất nhân, hay có tính cách lăng nhục.
  • Ðiều 6:Ở bất cứ nơi nào, mỗi người đều có quyền được công nhận tư cách con người của mình trước pháp luật.
  • Ðiều 7:Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và phải được bảo vệ một cách bình đẳng, không kỳ thị phân biệt.....
  • Ðiều 8: Mọi người đều có quyền được bảo vệ và bênh vực bởi các cơ quan tư pháp quốc gia có thẩm quyền về các hành vi vi phạm các quyền căn bản, do Hiến Pháp và Luật Pháp quy định.
  • Ðiều 9: Không một ai bị bắt bớ, cầm tù hay lưu đày một cách độc đoán...”


Đây, không phải là những đặc quyền mới lạ của con người, nhưng là những quyền căn bản của con người mà Hiên Chương của LHQ về Nhân Quyền đã xác lập. Theo đó, người sống ở miền nam vào trước ngày 30-4-1075, đã được hưởng đầy đủ những quyền hạn của con người như thế. Nhưng từ ngày 1/5-19075 đến nay, Việt cộng đã thủ tiêu, hoặc chôn sống tất cả những nhân quyền này của người dân. Có chăng họ chỉ tô son, vẽ vời trên giấy để nói, để khoe mẽ, để bịp đời lừa ngưòi mà thôi. Bởi lẽ, nếu cộng sản biết tôn trọng nhân quyền, thì chế độ cộng sản không thể tồn tại qúa một trăm ngày.

Nhưng hôm nay, ngày 5.5, sau 38 năm tròn lầm lũi trong bóng đêm của sự chết. Người Việt Nam, đúng ra là thế hệ mới đã đứng dậy. Họ đứng dậy không bằng dao găm mã tấu, không bằng độc ác gian dối. Không bằng thù hận nhưng là bao dung, nhân ái. Không bằng man rợ nhưng là luân lý. Không bằng phản bội nhưng là đạo lý tín trung của dân tộc. Bằng vòng tay mở rộng. Bằng bước đi chững chạc mà cương quyết. Bằng một âm thanh nhỏ nhẹ mà mãnh liệt. Bằng một hơi thở mà uy vũ tựa cuồng phong, làm núi chuyển sông dời, để cùng trao gởi cho nhau, truyền vào núi sông một sức sống mới và tiếng nói về Quyền Con Người. Đây là ngày người Việt Nam muốn quyền của con người phải được thể hiện bằng lẽ sống thật cho con người ở trên phần đất này.

Như thế, với một khát vọng và một ý chí cho quê hương, việc họ kêu gọi mọi người về đây trong một tập hợp lớn để nói lên tiếng nói thuộc quyền con ngưòi là một việc cần thiết, phải làm. Tuy nhiên, nếu vì những lý do cản trở nào đó, chúng ta buộc phải tạo ra những mắt lướì nhỏ gồm 4,5 người trong một nhóm. Nếu cần, ngay trước khi thả lưới là đến điểm hẹn, thì nhóm năm ba bạn hữu của chúng ta đã là một mắt lưới không thể tách rời khỏi cái lưới là Dân Tộc. Theo đó, gặp trường hợp không thể kết lại thành tấm lưới trong ngày hôm nay, tôi nghĩ, bạn cũng đừng nản chỉ. Trái lại, hãy bình thản sinh hoạt với mắt lưói của chính mình. Một vài bài hát về quê hương, một vài câu chuyện về nhân quyền, một vài câu chuyện về những cuộc trấn áp, chuyện vui ở trường, ở nơi làm việc.... sẻ là những đầu đề để chúng ta ngồi bên nhau trong công viên, bờ hồ, tạo cho chúng ta niềm vui tự chủ. Khi ta tự làm chủ lấy mắt lưới của mình thì việc kết lại bên nhau như một tấm lưới lớn để ra khơi, hay tách ra như những cánh chim ngàn sẽ không còn là một vấn đề nữa. Bởi vì, khi bàn tay của ta nắm lấy bàn tay của ngưòi cùng lối xóm, (là những mắt lưới bên cạnh) trong cùng một ý thức về Quyền Con Người cũng sẽ là ngày đại hạnh cho dân tộc. Sẽ là ngày cáo chung của chế độ bạo tàn.

Tôi viết thế là bời vì, bạn biết rất rõ. Một con đê lớn cũng không ngăn nổi dòng thác lũ thượng nguồn đổ xuống. Nhưng từ những bờ để nhò, đắp dần, liền lạc lại với nhau lại có khả năng giữ và đưa con nước về lại dòng chảy, xuôi nguồn. Theo đó, mỗi con đê nhỏ, mỗi mắt lười rời hãy tự làm chủ lấy mắt lưói của mình để, dù có gặp bất cứ một hoàn cảnh tồi tệ nào, cũng sẽ không là bi thảm.

Cách riêng, tôi tin rằng, từ những bước chân nhỏ bé còn e dè, ngập ngừng của ngày hôm naỵ, nếu các bạn tạo ra được sự thao thức lớn cho cả quê hương về Quyền Con Người, thì bất kể ngày này sẽ ra sao, có được một tập hợp lớn với những bước chân cho Việt Nam, hay bị tan tác xé tan ra vì bạo lực của cộng sản thì cũng là một ngày rất đáng trân trọng, đáng ghi nhớ. Nó có ý nghĩa gấp trăm ngàn lần cái bánh vẽ 2-9-1945. Vì đó là ngày khởi đầu, cho một tiến trình hội diện công khai với tương lai của dân tộc. Ngày, Quyền của Con Người đã bắt đầu nở hoa trên non nước Việt. Ngày đổi đời, ngày Công Lý sẽ xóa tan đi bóng đêm của gian dối và đem đến cho con người nguồn sống thật với những phẩm gía làm người có sẵn từ lúc được sinh ra.

Cầu chúc cho các bạn, những bước chân, những quả tim lớn vì quê hương có đuợc một ngày vui, tràn đầy ý nghĩa.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tại sao dang tay khi cầu nguyện?
Trầm Thiên Thu
12:50 04/05/2013
Có người gởi mail thắc mắc: Tại sao khi lần Chuỗi Thương Xót lại dang hai tay? Việc dang hai tay này mang ý nghĩa gi? Nguồn gốc bắt đầu từ đâu? Nếu không dang tay có được không?

Trước hết, chúng ta phải biết cầu nguyện không ngừng, gọi là cầu nguyện liên lỉ, như Chúa Giêsu đã khuyến cáo (x. Lc 18:1; Mt 17:21), theo cách Ngài dạy cầu nguyện (x. Mt 6:5-7; Mt 6:9; Mt 21:22), và chính cuộc sống tại thế của Ngài đã không ngừng cầu nguyện – cho tới khi trút hơi thở cuối cùng. Có ba yếu tố quyện vào nhau trong khi cầu nguyện: suy niệm (suy tư về những điều tốt lành của Thiên Chúa), chiêm niệm (cảm nghiệm tình yêu Thiên Chúa), và tự nguyện giao tiếp với Thiên Chúa (nhận biết Chúa đang hiện diện và cầu xin Ngài trợ giúp) trong mọi khoảnh khắc trong cuộc sống.

Khi cầu nguyện, chúng ta đưa trí óc vào trong trái tim, tư tưởng hòa hợp với sự hiện hữu của Thiên Chúa, trái tim cháy lên ngọn lửa yêu của Thiên Chúa và cầu xin cho người khác cũng được ơn cứu độ.

Khi cầu nguyện, chúng ta thường quỳ gối, phủ phục, hoặc giơ hay tay lên cao. Điều đó chứng tỏ chúng ta chân thành và không ngừng cầu nguyện. Nhưng các kiểu này phù hợp khi chúng ta cầu nguyện ở nhà thờ, ở gia đình, khi cầu nguyện chung hoặc riêng.

Nhưng có một cách cầu nguyện không ngừng là trong lòng luôn khao khát Chúa, bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào – đây là dạng cầu nguyện liên lỉ. Dù làm gì thì chúng ta cũng không ngừng khao khát Chúa. Cầu nguyện liên lỉ là không ngừng khao khát và kết hiệp với Chúa – bất kể thời gian và nơi chốn.

Tính kiên định của lòng ước muốn sẽ là lời cầu nguyện không ngừng. Lời cầu nguyện âm thầm đó chỉ có được khi tình yêu trong linh hồn chúng ta luôn nồng nàn. Mưu ma chước quỷ rất nhiều, tình yêu dành cho Thiên Chúa phải mạnh mới có thể chống cự.

Quả thật, cầu nguyện là điều vô cùng cần thiết ở mọi nơi và mọi lúc. Chúa Giêsu căn dặn: “Hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối” (Mc 14:38; Lc 22:40 & 46). Cuộc đời có nhiều cạm bẫy, ba đại thù là THẾ GIAN, MA QUỶ và XÁC THỊT, thế nên Thánh Phêrô đã cảnh báo: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1 Pr 5:8). Tình yêu nồng cháy chỉ có ở những trái tim thầm lặng.

Ngoại tại có thể biểu hiện nội tại. Cựu ước cho chúng ta thấy người ta thường dang tay khi cầu nguyện:

– Các tư tế dang tay lên trời, khẩn cầu cùng Đấng hằng chiến đấu cho dân tộc chúng ta (2 Mcb 14:34).

– Ông Ô-ni-a, nguyên là thượng tế, một người lương thiện tốt lành đã xử sự nhã nhặn, đối đãi hiền từ, nói năng lịch sự và đã thực hành các nhân đức ngay từ buổi thiếu thời. Lúc ấy, ông dang tay cầu nguyện cho toàn thể cộng đồng Do-thái (2 Mcb 15:12).

– Khi ông Ma-ca-bê nhìn thấy đông đảo quân địch xuất hiện, trang bị đủ loại vũ khí, đàn voi trận hung hãn, ông dang tay lên trời, khẩn cầu Đức Chúa là Đấng làm nên những công trình kỳ diệu, vì ông biết rằng chiến thắng không phải là nhờ vũ khí, nhưng là do Người quyết định ban cho những ai xứng đáng (2 Mcb 15:21).

– Nếu anh giữ lòng mình cho kiên vững, nếu anh dang tay hướng thẳng về Người, nếu anh ném xa điều gian ác trong tay, và không để cho bất công cư ngụ trong lều, thì bấy giờ, anh sẽ ngẩng mặt lên, không tì ố, anh sẽ được vững vàng, không sợ hãi chi (G 11:13-15).

– Hàng vương giả sẽ từ Ai-cập đến, còn xứ Cút sẽ dang tay cầu khẩn Chúa Trời (Tv 68:32).

Ngôn sứ Isaia cũng đã dang tay cầu nguyện cho dân Ít-ra-en: “Suốt ngày ta dang tay kêu gọi một dân không vâng lời và ngỗ nghịch” (Rm 10:21).

Cầu nguyện phải liên tục là động thái thanh tẩy chứ không thể là dị đoan hoặc kiêu ngạo. Hãy cố gắng tách khỏi thế giới bên ngoài, một dạng như lái xe phải tập trung cao độ chứ không thể đãng trí vì ngoại cảnh.

Như vậy, dang tay khi cầu nguyện mang tính lịch sử và truyền thống. Tuy nhiên, dang tay cũng là một cách trừng phạt:

– Khi các ngươi dang tay cầu nguyện, Ta bịt mắt không nhìn; các ngươi có đọc kinh cho nhiều, Ta cũng chẳng thèm nghe. Vì tay các ngươi đầy những máu. Hãy rửa cho sạch, tẩy cho hết, và vứt bỏ tội ác của các ngươi cho khỏi chướng mắt Ta. Đừng làm điều ác nữa (Is 1:15-16).

– Tiếng rên la của người mẹ trẻ sinh con, tiếng thiếu nữ Sion thở hổn hển và dang tay kêu khóc: “Khốn thân tôi, tôi chết dần chết mòn trước những kẻ sát nhân!” (Gr 4:31).

– Chính ngươi đã chối bỏ quay lưng lại với Ta, nên Ta dang tay đánh phạt, nhằm huỷ diệt ngươi. Thương xót nhiều rồi, nay Ta đã chán! (Gr 15:6).

– Ta sẽ dang tay đánh phạt ngươi, cho ngươi lăn xuống từ đỉnh cao núi đá. Ta sẽ biến ngươi thành ngọn núi bị thiêu rụi (Gr 51:25).

– Ta sẽ dang tay trừng phạt nó và diệt trừ nó khỏi dân Ta là Ít-ra-en. Hỡi con người, nếu một xứ đắc tội với Ta mà phạm tội bất trung, nếu Ta dang tay trừng phạt xứ ấy, làm cho nó cạn nguồn lương thực và bị đói kém, nếu Ta diệt trừ người cũng như súc vật khỏi xứ,14 và nếu trong xứ ấy có ba người này là Nô-ê, Đa-ni-ên và Gióp, thì những người ấy sẽ được thoát mạng nhờ sự công chính của mình (Ed 14:9 & 13-14).

– Ta sẽ dang tay trừng phạt ngươi, sẽ để cho các dân tộc cướp phá, sẽ loại bỏ ngươi khỏi chư dân, sẽ xoá tên ngươi khỏi các nước và huỷ diệt ngươi; bấy giờ, ngươi sẽ nhận biết chính Ta là Đức Chúa. Ta sẽ dang tay trừng phạt Ê-đôm, sẽ diệt trừ người cũng như súc vật khỏi xứ, sẽ làm cho Ê-đôm ra hoang tàn; từ Tê-man tới Đơ-đan, người ta sẽ phải ngã gục vì gươm. Ta sẽ dang tay trừng phạt dân Phi-li-tinh; Ta sẽ loại trừ những người Cơ-rê-thi và tiêu diệt số dân cư miền duyên hải còn sót lại (Ed 25:7.13.16).

– Này Ta trừng phạt ngươi, hỡi núi Xê-ia. Ta dang tay ra để trừng phạt ngươi. Ta sẽ biến ngươi thành chốn hoang tàn đổ nát;4 Ta sẽ làm cho các thành thị của ngươi ra điêu linh. Ngươi sẽ ra hoang tàn và ngươi sẽ nhận biết chính Ta là Đức Chúa (Ed 35:3).

– Ta sẽ dang tay đánh phạt Giu-đa và toàn thể dân cư Giê-ru-sa-lem (Xp 1:4)

– Đức Chúa sẽ dang tay đánh phạt phương Bắc và tiêu diệt Át-sua; Người biến Ni-ni-vê thành chốn hoang tàn, thành nơi khô cằn như sa mạc (Xp 2:13).

Chúng ta biết rằng Chuỗi Lòng Chúa Thương Xót liên quan Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu trên Thánh Giá trên Đồi Can-vê vào 3 giờ chiều, Giờ Cứu Độ mở Nguồn Mạch Thương Xót cho toàn nhân loại, Máu và Nước tuôn trào đến giọt cuối cùng chảy ra từ Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Theo tôi, mọi người dang tay vì Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên Thập Giá với hai tay bị kéo dãn ra hai bên. Dang tay khi lần Chuỗi Lòng Chúa Thương Xót là kết hiệp và thông phần đau khổ với Đức-Kitô-chịu-đóng-đinh, muốn nên giống Ngài.

Dang tay khi cầu nguyện như vậy không chỉ theo truyền thống từ Cựu ước mà còn là hy sinh. Tại sao?

Khi lần Chuỗi Lòng Chúa Thương Xót, có người dang tay “hết mình”, có người dang tay vừa phải, và có người dang tay mà lại tựa khuỷu tay lên thành ghế, nhưng rất ít người không dang tay. Khi dang tay, chúng ta phải cố gắng (ít hay nhiều) để chịu lực của thân thể, cũng là một sự hy sinh vậy. Mà hy sinh là nhân đức, hy sinh là điều cần thiết để đền tội. Còn những người tựa khuỷu tay lên thành ghế, thậm chí còn tựa mông vào ghế phía sau, thiết nghĩ đó là “lười biếng”, thiếu hy sinh.

Như vậy, mỗi người có thể tự quyết định cho mình: Nên dang tay hay không dang tay? Thiên chúa không bắt buộc ai, Giáo hội cũng không bắt buộc ai, mà chỉ khuyên. Ai cố gằng làm theo lời khuyên thì chắc chắn sẽ được Thiên Chúa chúc lành.

Vả lại, như chúng ta thường thấy, khi một cầu thủ đá bóng sung sướng hay thất vọng, anh ta thường giơ tay lên để bày tỏ cảm xúc. Rồi khi người ta vui hay buồn về điều gì, người ta cũng thường giơ hai tay lên trời. Sao lại giơ tay lên trời? Không lẽ giơ tay cho vui chứ không ước nguyện điều gì hay sao? Cách giơ tay như thế cũng là một cách dang tay cầu nguyện vậy!
 
Văn Hóa
Lời ru thánh
Trầm Hương Thơ
12:47 04/05/2013
Xin cho con hiểu được lời Ngài
Khi đọc Lời Chúa lúc ban mai
Tim con cảm nhận lời ru thánh
Nhịp đập ân tình rất khoan thai

Xin cho con cảm được ý Ngài
Biết thông chia sẻ đến cùng ai?
Đang sầu, đang khổ, đang đói khát
Mong thành khí cụ để Ngài sai

Xin cho con nghe được tiếng Người
Trong xuân nhìn ngắm cánh hoa tươi
Hay khi nắng hạn sa mạc vắng
Tất cả hồng ân của cuộc đời

Xin mở mắt con hết cảnh mù
Giữa muôn hào nhoáng của phù du
Che khuất cả Ngài đang hiện hữu
Để thấy đường đi thoát ba thù

Xin cho con trở thành cây sáo
Thông làn hơi ấm rót lên cao
Ru đêm cô tịch tan sầu thảm
Khúc tre phế thải tự năm nào.

(26.04.2013 Ảnh và bài viết trong khóa linh thao tại Neuenkichen)
 
Tháng Hoa mừng kính Mẹ Maria
P.Trần Đình Phan Tiến
12:49 04/05/2013
Như muôn nghìn hương sắc
Xòe nở giữa tháng năm
Muôn lòng xin chúc tụng
Mẹ- Thánh Nữ Đồng Trinh

Từ muôn đời nối tiếp
Nhớ ơn Mẹ nằm lòng
Mẹ ôi !Xin thương đoái
Tưới gội muôn Hồng Ân

Trong tháng hoa muôn sắc
Xin Mẹ chớ ngoẳnh lòng
Dù trần gian tăm tối
Cứu thoát cảnh long đong

Tháng Năm nữa lại về
Muôn lòng như nhắc nhớ
Hướng về Mẹ nhân lành
Mẹ ôi ! Xin bầu cử

Được thoát cảnh tối tăm
Phần hồn và phần xác
Được vui vẻ an lành
Tháng hoa nữa lại đến

Muôn lòng cùng nở rộ
Như hoa giữa cánh đồng
Tung hô Mẹ nhân ái
Cùng vạn lời chúc khen.