Ngày 28-04-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:57 28/04/2008
CÂY DU LỚN VÀ CÂY CỎ XANH NHỎ

N2T


Trên dốc núi có một cây du lớn, dưới gốc cây du mọc một đám cỏ xanh nhỏ.

Một hôm, cây du lớn hỏi cây cỏ xanh nhỏ:

- “Các ngươi coi tớ có cao không ?”

- “Cao.”

- “Có mạnh khỏe không ?”

- “Mạnh khỏe”.

- Có đẹp không.”

- “Đẹp.”


Cây du lớn nghe được câu trả lời của đám cỏ xanh nhỏ thì rất là phấn khởi, ưỡn ngực kiêu ngạo nói: “Đó đều là kết quả công lao của tớ ngày ngày dùng sức lực để làm việc.”

Cỏ xanh nhỏ nhìn thấy thái độ kiêu ngạo của cây du lớn, trong lòng có chút khó chịu, nói: “Cây du lớn ạ, anh không nên kiêu ngạo, nếu không có chúng em thì anh cũng không có ngày hôm nay.”

- “Tại sao không có tụi mày thì tớ không có ngày hôm nay ? Chúng mày chỉ là những cây cỏ nhỏ xíu, còn tớ là một cây đại thụ, tại sao ta không thể rời khỏi các ngươi chứ ?” cây du lớn nói mà mặt mày không vui vẻ.

- “Thật đó, từ khi anh sinh ra cho đến hôm nay, chúng em luôn bảo vệ anh. Khi trời nắng nóng, chúng em giữ nước lại cho anh, không để anh vì nước chưng cất mà bị chết khát; khi trời mưa, chúng em...”

Cây cỏ nhỏ nói chưa hết lời thì cây du lớn bèn cất giọng oang oang hùng hổ nói: “Nói tầm bậy, tụi bây là những cây cỏ nhỏ xíu thì có tài cán gì chứ ?”

Cây cỏ nhỏ rất buồn và khó chịu, nó cầu cứu với bà gió đem nó và các anh chị em của nó đi nơi khác. Bà gió cũng không thích kiểu kiêu ngạo của cây du lớn, nên đem các cây cỏ nhỏ qua một nơi khác đất đai phì nhiêu hơn.

Ngày lại ngày, ba năm qua rất nhanh.

Một hôm, mưa lớn trút xuống như thác đổ, trôi hết lớp đất bùn dưới chân cây du lớn, do đó rễ cây phơi bày ra; gió mạnh ào ào thổi đến, thổi luôn cả thân cây du lớn nghiêng ngã một bên không đứng lên được. Lúc ấy, cây du lớn mới nghĩ đến lời của cây cỏ nhỏ đã nói, do đó mà cảm thấy rất hối hận.

- “Cây cỏ nhỏ, cây cỏ nhỏ, mau đến cứu tớ với !”

Đó là câu nói cuối cùng của cây du lớn trước khi chết.

(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)

Gợi ý:

Các em thân mến,

Muôn sự vạn vật đều có liên hệ với nhau, không có người nào thoát khỏi sự giúp đỡ của người khác mà tự mình trưởng thành, cho nên chúng ta càng nên phải yêu quý sự giúp đỡ của người khác.

Con cái nhờ sự nuôi nấng của cha mẹ mới được thành tài như hôm nay; bạn bè biết động viên nhau để cùng nhau thăng tiến vươn lên; nhà máy cần phải có công nhân làm việc, nhà máy càng lớn thì công nhân càng nhiều, đó là sự hổ trương để hai bên cùng có lợi và xã hội nhờ đó mà phồn thịnh... Mọi người đều hổ tương với nhau để sinh tồn, và để cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp như ý muốn của Thiên Chúa.

Nếu người học giỏi rồi thì kiêu ngạo không thấy sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè, thì trước sau gì họ cũng sẽ bị loại bỏ; nếu người có tiền của giàu có rồi thì kiêu ngạo không thấy tiền bạc mình có là nhờ nhà máy, xí nghiệp, công ty mà mình đang làm, thì trước sau gì họ cũng sẽ trở thành mối lo cho xã hội...

Thiên Chúa là Đấng rất công bằng, không thiên vị ai, càng có tiền của, càng học giỏi thì càng thấy mình rất cần đến sự giúp đỡ của mọi người...

Các em thực hành:

- Luôn khiêm tốn nhận sự giúp đỡ của người khác, cụ thể là của bạn bè..

- Khiêm tốn khi giúp đỡ bạn bè.

- Luôn nhớ cầu nguyện cho những ai đã giúp đỡ mình cách này hay cách khác.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:58 28/04/2008
N2T


7. Thánh sủng của Thiên Chúa, khi chưa được mà cầu thì ắt được; mất đi, cầu thì được lại, được rồi thì luôn gìn giữ không để mất.

(Thánh Bernard)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH Benedicto XVI muốn nhắn nhủ ai và điều gì trong diễn văn tại LHQ?
Alfonso Hoàng Gia Bảo
12:01 28/04/2008
ĐGH Benedicto XVI muốn nhắn nhủ ai và điều gì trong diễn văn tại LHQ?

Đọc diễn từ của Đức Thánh Cha (bản dịch của J.B. Đặng Minh An) tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 18/4/2008, nhân chuyến tông du Hoa Kỳ vừa qua, chúng ta thấy gì?

Toàn bộ diễn văn gồm trên 4300 từ, khoảng 5 trang giấy khổ A4. So với những diễn từ thường thấy trong các buổi tiếp ngoại giao, văn bản này là tương đối dài và thời lượng phát biểu nhanh nhất có lẽ cũng mất khoảng 30 phút.

Trong diễn từ ấy, tựu chung ĐGH quan tâm nhiều nhất về những vấn đề gì?

Tất cả bao gồm 14 đoạn nhỏ, trong đó các nhóm từ được nhắc đến nhiều nhất theo thứ tự gồm:

- "Quyền Tự do tín ngưỡng": 14 lần
- "Nhân quyền": 10 lần
- "Phẩm giá con người": 5 lần
- Và việc bảo vệ các quyền căn bản con người: 5 lần

Qua vài con số thống kê trên cho thấy, mặc dù phát biểu trước đại diện hơn 150 quốc gia, nhưng "địa chỉ" chủ yếu mà ĐGH Benedicto XVI muốn nhắn gởi thông điệp có lẽ chỉ còn lại khoảng hơn chục nước, nơi đang có những chính sách, đường lối "chẳng giống ai" và tất nhiên VN là một trong số đó. Ngài cũng chẳng nêu đích danh tên tuổi quốc gia nào, mà bỏ ngỏ để ai "có tật người đó tự giật mình" tuy có nhấn mạnh đến Châu Phi.

Cụ thể:

Bài diễn văn được ĐGH mở đầu bằng việc đề cập đến một trong những yếu tố gây thêm bất ổn cho thế giới. Đó là việc nhiều hoạt động của tổ chức quốc tế này đang bị chi phối bởi một nhóm thiểu số các quốc gia lớn nắm giữ quyền lực chủ chốt. Ngài nói "sự đồng thuận đa phương giữa các nước tiếp tục bị khủng hoảng vì nó còn phải tùy thuộc những quyết định của một thiểu số, trong khi những vấn đề của thế giới đòi cộng đồng quốc tế phải có những cuộc can thiệp dưới hình thức những hoạt động chung".

Tuy nhiên, lời mở đầu trên có thể xem chỉ là tiền đề, vì nơi phát biểu là trụ sở LHQ với đại diện của nhiều nước. Mà mục tiêu thực tiễn hơn của Ngài, là bày tỏ về sự không đồng tình trước việc quyền lợi của đại đa số người nghèo khổ khắp nơi đang bị chèn ép, số phận họ bị lệ thuộc một cách vô lý bởi quyết định của một nhóm thiểu số tại mỗi quốc gia. Và đây mới chính "hiện trường" thường xuyên xảy ra những điều khiến Ngài phải quan tâm chứ không thể là những nơi như New York.

ĐGH rất nắm vững sự lạm dụng quyền lực tại nhiều địa phương các nước đang được khéo léo che đậy bởi những lý lẽ ngụy tạo và Ngài đã mạnh mẽ phản bác lại tất cả sự nguỵ biện ấy. Nhân loại đã phải trải qua nhiều đau khổ, xuất phát từ các chủ thuyết sai lạc, vì vậy chẳng mấy khó khăn để nhận ra "chân tướng' giống nhau của những chính thể phi nhân còn rơi rớt lại hiện nay.

Như các lãnh đạo cộng sản VN chúng ta, mỗi khi bị báo chí Âu Mỹ cật vấn về vấn đề nhân quyền trong nước. Từ chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ và cho tới tất cả các quan chức đều chung một giọng điệu quanh co rằng, vì, bị, tại "đất nước chúng tôi phải trả qua nhiều năm tháng chiến tranh khốc liệt, nên có những tiêu chuẩn tự do khác với tự do của Quí vị v.v…" nghe rất chối tai!

Ngài bắt mạch sự dối trá này rất rõ: "Các quyền ấy có nền tảng nơi luật tự nhiên được ghi khắc trong tâm can con người và hiện diện trong mọi nền văn hóa và văn minh khác nhau. Tách rời các quyền con người ra khỏi bối cảnh ấy có nghĩa là thu hẹp phạm vi của chúng và chiều theo một quan niệm duy tương đối, theo đó ý nghĩa và sự diễn dịch các quyền con người có thể thay đổi, và đặc tính phổ quát của các quyền ấy có thể bị phủ nhận nhân danh những quan niệm khác nhau về văn hóa, chính trị, xã hội và cả tôn giáo nữa".

Như vậy đã quá rõ, từ nay về sau nếu ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn dịp gặp lại Đức giáo hoàng Benedicto XVI thì chớ dại dột làm chuyện đem "bổn cũ ra sọan lại".

Một điểm quan trọng khác rất đáng chú ý xuyên suốt diễn văn, đó là việc ĐGH muốn lưu ý lãnh đạo các nước về vai trò của tôn giáo trong xã hội của họ. Ngài khẳng định tôn giáo chẳng hề có "nợ nần" hay "tội tình" chi trước những đường lối chính sách sai trái của quí vị: "… không thể tưởng tượng được việc các công dân buộc phải đè nén một phần của chính mình, tức là niềm tin của họ, ngõ hầu có thể là những công dân tích cực"

Bằng lời lẽ như vậy, Ngài muốn nhắn nhủ việc bách hại đạo là gây tổn thương cho chính đất nước quí vị chứ chẳng ai khác. Bởi quí vị sẽ đào đâu ra những công dân tốt, nếu như họ vì không thể chịu nổi áp lực của chính quyền mà buộc phải miễn cưỡng từ bỏ tín ngưỡng của mình.

Nói cách khác, vì ghét tôn giáo, quí vị đã vô tình biến công dân mình từ những người tốt, hữu ích cho đất nước thành những kẻ phải chạy theo cơ hội chủ nghĩa.

Tóm lại, qua bài diễn văn của Ngài, những ai đang bị đàn áp khắp nơi, đặc biệt về tôn giáo cần cảm thấy nên tự tin hơn nữa về bổn phận của họ trong việc hòa mình vào xã hội, dựa vào lời tái minh định của Ngài về tôn chỉ họat động của tổ chức quốc tế này trước đại diện tất cả các nước: "Hoạt động của Liên Hiệp Quốc trong những năm gần đây đã bảo đảm rằng cuộc tranh luận công cộng phải có chỗ cho những quan điểm được linh hướng bởi một nhãn quan tôn giáo nơi tất cả mọi chiều kích của nó, bao gồm cả chiều kích lễ nghi, phụng tự, giáo dục, phổ biến thông tin và quyền tự do tuyên xưng đức tin và chọn lựa tôn giáo"

VN hiện không chỉ là thành viên mà còn đang đại diện Châu Á giữ vai trò ủy viên không thường trực tại Hội Đồng Bảo An LHQ. Vì thế những vấn đề ĐGH nêu trong diễn từ của Ngài chắc chắn ít nhiều gì cũng khiến ông đại sứ Lê Lương Minh cảm thấy hơi "bị nhột" vì thành tích vi phạm nhân quyền của VN bấy lâu ai cũng đều rõ.

Việc chính quyền Hà Nội mới được tổng thống G.Bush "xóa nợ" cho ra khỏi danh sách những quốc gia cần đặc biệt quan tâm vì những vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo (Countries of Particular Concern for Severe Violations of Religious Freedom) hay còn gọi tắt là CPC chỉ mới vào cuối năm 2006 vừa qua khi dự hội nghị APEC, là một bằng chứng.

Tuy nhiên khi hội nghị này kết thúc, "khách quí" vừa trở về nhà họ, mục tiêu gia nhập WTO cũng đã đạt được, chủ nhà Hà Nội lập tức quay lưng lại với tất cả những điều họ đã cam kết bằng một loạt các vụ bắt bớ các nhân sĩ, trí thức và cả LM Nguyễn Văn Lý, khiến hiện nay đang có những lời kêu gọi của các tổ chức bảo vệ tôn giáo - nhân quyền và nhiều nghị sĩ Mỹ yêu cầu chính phủ họ đưa VN trở lại danh sách này.

Chẳng phải ngẫu nhiên hay do rỗi việc mà thiên hạ lại đi kiếm chuyện, gieo tiếng ác cho chính phủ xứ mình. Không có lửa thì lấy đâu ra khói?

Sàigòn, 28/4/2008
 
Một tuần báo Công giáo kiện chính phủ ra tòa
Phụng Nghi
12:07 28/04/2008
Kuala Lumpur (AsiaNews) – Vụ án tòa tổng giám mục Kuala Lumpur kiện chính phủ Malaysia được đình lại tới ngày mai, 29 tháng 4. Tòa tổng giám mục đòi quyền được dùng từ “Allah” trong tuần báo Công giáo Herald của tổng giáo phận. Thời gian từ tháng 12 năm ngoái tới tháng giêng năm nay, vụ việc này đã gây ra những tranh cãi và lời kết án nghiêm trọng từ phía các nhóm thiểu số và những nhà hoạt động chính trị, quy kết rằng nhà chức trách Malaysia vì đã vi phạm tự do tư tưởng và tự do tôn giáo.

Quan điểm khác biệt về cách sử dụng từ “Allah” chỉ là một giai đoạn khác nữa trong các khó khăn mà một quốc gia có đa số người theo đạo Hồi phải đương đầu; ở những nước này, bản hiến pháp thế tục lại có những tòa án Hồi giáo đi kèm, bị tố cáo là đã áp dụng luật lệ Hồi giáo (sharia). Ngày 10 tháng 12 năm trước, bộ nội an – phụ trách cấp giấy phép cho giới truyền thông – đã cấm phiên bản tiếng Mã lai của báo Herald không được dùng từ “Allah” để chỉ Thiên Chúa của Kitô giáo, lấy cớ rằng chỉ người theo Hồi giáo mới được dùng như thế. Linh mục Andrew Lawrence, giám đốc báo Herald, bị bắt buộc phải chấp nhận sự cấm đoán đó, nhưng tòa tổng giáo phận quyết định đưa đơn kiện chính quyền.

Tổng giám mục thủ đô Kuala Lumpur là Murphy Pakiam, duy trì ý kiến cho rằng ông bộ trưởng nội an và chính phủ liên bang đã làm sai. Trong một bài báo in nơi số kế tiếp của Herald, ngài giải thích: “Tôi được các vị cố vấn pháp luật cho hay rằng tôi có quyền hợp pháp được sử dụng từ ‘Allah’ trong báo Herald, và quyền hợp pháp này bắt nguồn từ quyền tự do ngôn luận và phát biểu được minh thị nơi Điều 10 bản Hiến pháp Liên bang.” Tổng giám mục Pakiam cũng cho biết thêm là ngài bị áp lực thường xuyên từ phía chính quyền, buộc phải tuân theo các “chỉ thị”. Đồng thời, lại có rất nhiều đe dọa được gửi đến, tạo ra một bầu khí “lo lắng sợ sệt”.

Trong lời kết luận, Tổng giám mục mô tả lời biện minh của bộ nội an là “quá đáng và phi lý”; bộ nội an cho rằng sử dụng từ “Allah” là một “vấn đề an ninh, cố tình gây ra nhiều điều lộn xộn, đe dọa và tạo nguy hiểm cho hòa bình, trật tự và an ninh công cộng.” Ngài nói thêm rằng trong suốt 13 năm kể từ ngày phát hành đến nay, không có bài báo nào trong Herald đã gây ra những điều như thế.
 
Nhân ngày 30/4, tìm hiểu về Hồn của Dân tộc Nga
John Chang
12:24 28/04/2008
Đền Thờ Chúa Ki-tô Cứu Thế tại Moscow: Hồn Của Dân Tộc Nga

Thời còn trẻ, cũng như tuyệt đại đa số nhân dân thưở đó và hiện nay, tôi luôn bị nhồi nhét về những thành tích phi thường và nhân cách rạng ngời của các lãnh tụ cộng sản. Họ luôn được bộ máy tuyên truyền cộng sản xưng tụng một cách vô liêm sỉ và lố bịch lên tận mây xanh.

Ông Lê-nin ở nước Nga
Mà sao em thấy rất là Việt Nam
(Tố Hữu)

Hoan hô Xít-ta-lin!
Đời đời cây đại thụ
Rợp bóng mát Hoà bình
Đứng đầu sóng ngọn gió
Hoan hô Hồ Chí Minh!
Cây hải đăng mặt biển
Bão táp chẳng rung rinh
Lửa trường kỳ kháng chiến!
(Tố Hữu)

Giết giết nữa! Bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho đảng bền lâu cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Xít-ta-lin bất diệt!
(Tố Hữu)

Thậm chí trẻ em mẫu giáo ngây thơ cho đến tận ngày nay (2008) cũng còn được dạy nói dối một cách trơ trẽn:

Đêm qua em mơ gặp bác Hồ
Mơ thức rồi ngỡ vẫn còn mơ
Em âu yếm hôn đôi má Bác
Vui bên Bác là em múa hát
Bác mỉm cười Bác khen em ngoan
Bác gật đầu Bác khen em ngoan
(Xuân Giao).

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, tôi có thể tiếp cận các mặt khác của họ để thấy được rằng ở đâu mới mang hồn của một dân tộc.

Ngày 30 tháng 8 năm 1918, bà Fanya Kaplan đến gần Lenin sau một buổi mít-tinh và bắn ba phát, hai phát trúng Lenin ở khuỷu tay và lưng. Ông được đưa về Kremlin. Các bác sĩ cho rằng sẽ là quá nguy hiểm nếu lấy viên đạn ở cổ ra. Nó vẫn nằm ở đó cho tới khi ông qua đời vào 6 năm sau. Tháng 5 năm 1922 ông bị tê liệt nửa người bên phải. Tháng 3 năm 1923, ông bị đột quỵ lần thứ ba và phải nằm liệt giường trong cả phần đời còn lại, thậm chí không thể nói được. Trong bản di chúc, Lenin đã chỉ trích đặc biệt là Joseph Stalin vì “hắn ta có quyền lực vô hạn tập trung trong tay” và đề xuất lật đổ Stalin. Vợ ông đã gửi bản di chúc tới ủy ban trung ương để đọc trước Đại hội 13 Đảng cộng sản vào tháng 5-1924. Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng di chúc là hậu quả của tình trạng tâm thần bất ổn của Lenin trong những năm cuối đời, và vì thế, những lời đề xuất cuối cùng của ông không đáng tin cậy (trong khi đó nhiều người ở Việt Nam vẫn mù quáng tin rằng mọi lời nói của ông trong giai đoạn này đều là lời vàng thước ngọc). Việc không đếm xỉa tới những ý kiến của Lenin sau này thường được cho là một sai lầm nghiêm trọng. (1)

Trong thời Stalin, Liên Xô chuyển từ một nước lạc hậu thành một siêu cường thế giới với tiềm lực công nghiệp và quân sự khổng lồ, nhưng đời sống của nhân dân vẫn luôn thiếu thốn. Stalin sử dụng phương pháp khủng bố nhà nước. Từ tháng 08/1937 đến tháng 10/1938, chỉ riêng trong nhà tù tại Ủy ban an ninh quốc gia, chế độ đã bắn bỏ 20760 người, trong đó có khoảng 1000 người lãnh đạo tôn giáo. Giáo chủ Serafin của giáo phận St. Petersburg cũng bị giết vào thời gian này. Trong thời Perestroika của Michail Gorbachev đã phát hiện 1,7 triệu hồ sơ những tên phản cách mạng của giai đoạn đó. Hơn 700 ngàn người trong số họ đã bị giết. Các nhà sử học cho rằng từ 20-40 triệu người đã bị bộ máy thanh trừng của nhà độc tài này giết chết trong các trại tập trung. Họ được Tổng thống Nga Putin ghi nhớ “là những con người ưu tú nhất, có trí tuệ cao nhất và là những người can đảm nhất của đất nước.” (2) Tại phiên họp kín ngày 25 tháng 2 năm 1956 của Đại hội đảng lần thứ XX, người kế nhiệm là Khrushchev lên án gay gắt Stalin vì lạm dụng quyền hành, sùng bái cá nhân và thiếu tôn trọng ý kiến của đảng. (3)

Đền Chúa Cứu Thế vào năm 1883
Ngày nay nước Nga đang cố gắng sửa chữa lại một phần nào những tội ác tày trời của Stalin (1897-1953) bất diệt. Một trong số đó là nỗ lực khôi phục lại ngôi nhà mang hồn của dân tộc Nga: Đại vương cung thánh đường Chúa Ki-tô Cứu Thế (Christ the Savior) tại Moscow. Đó là thánh đường Chính Thống Giáo lớn nhất và đẹp nhất trên toàn thế giới vào mọi thời đại, có sức chứa 15 ngàn người. Sau khi đoàn quân chiến bại của Napoleon rút khỏi Moscow năm 1812, sa hoàng Alexander I kí một sắc chỉ xây lên một thánh đường nói lên lòng biết ơn của toàn dân đối với Chúa Quan Phòng đã cứu nước Nga khỏi diệt vong và tôn vinh sự hy sinh của nhân dân trong chiến đấu. Bản vẽ của kiến trúc sư Alexander Vitberg được Sa hoàng phê chuẩn vào năm 1817. Sa hoàng Nicholas lên kế vị chọn mô hình của kiến trúc sư Konstantin Thon theo mẫu nhà thờ Hagia Sophia tại Constantinople. Công trình được khởi công vào năm 1839 và mãi đến 1860 mới được hoàn tất phần khung. Những họa sỹ giỏi nhất của Nga như Ivan Kramskoi, Vasily Surikov, Vasily Vereshchagin phải mất thêm 20 năm nữa mới hoàn thành việc trang trí nội thất. Năm 1882 bản Overture 1812 của Tchaikovsky (nhân kỉ niệm lần thứ 70 chiến thắng quân Pháp) được ra mắt lần đầu tại đây. Ngày 26-5-1883 vương cung thánh đường lịch sử này được thánh hiến sau 70 năm thai nghén và xây dựng. Bên trong nhà thờ có gallery 2 tầng, tường được cẩn bằng cẩm thạch, hoa cương và các loại đá quý. Gallery ở tầng trệt (h.1) trưng bầy trên 1000 mét vuông các phiến đá cẩm thạch Carraca ghi tên các vị tướng, quân đoàn, những huy chương và những trận đánh của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại năm 1812.

Ngày 5-12-1931 theo lệnh Stalin, Vương cung thánh đường Chúa Ki-tô Cứu Thế bị giật mìn cho xập (h.2). Cũng như tòa nhà thương mại thế giới World Trade Center ở New York, quy mô vĩ đại của Đền Chúa Cứu Thế khiến người ta phải mất hơn 1 năm mới dọn dẹp xong đống nổ nát.

Đền Chúa Cứu Thế bị phá năm 1931
Stalin nuôi tham vọng dựng lên Cung Điện Liên Xô (Palace of Soviet, H.3) nguy nga đồ sộ như một Kim tự tháp hiện đại để toàn thế giới vô sản hướng về như người Công giáo hướng về Vatican. Cung điện này sẽ cao hơn, to hơn tòa nhà Empire State Building tại New York City, cao 381 mét, khi khánh thành vào năm 1931 được xem như biểu tượng của chủ nghĩa tư bản. Trên nóc Cung điện sẽ đặt tượng đài Lê-nin như một đấng cứu thế mới cho thế giới, tay phải của ông giơ cao như ban phép lành cho loài người.

Tuy nhiên mưu sự tại nhân thành sự tại thiên. Cũng như tháp Babel mang tính thách thức Thiên Chúa, việc xây cất Cung điện Xô viết bị bỏ ngang, theo từ ngữ thời nay ở Việt Nam là bị “quy hoạch treo vô thời hạn”, vì thiếu kinh phí, lụt lội và chiến tranh. Hố móng khổng lồ của nó bị nước sông Moscow dâng ngập trong 20 năm cho đến khi Khrushchev biến nó thành 1 bể bơi công cộng khổng lồ lớn nhất thế giới.

Phác thảo Cung điện Xô Viết của Stalin
Sau khi Liên Xô xụp đổ, giáo hội Chính thống Nga, theo nguyện vọng của nhân dân, bắt đầu nỗ lực xây dựng lại Đền Chúa Cứu Thế tại nền cũ đã bị Stalin phá bỏ để xây Cung điện Xô viết. Công trình được đông đảo quần chúng đóng góp tài chánh, tương đương 200 triệu đô la Mỹ, được thánh hiến vào lễ Chúa Biến Hình 19-8-2000 (h.4) nhưng hoàn toàn không thể thay thế và so sánh được với nhà thờ cũ về các mặt giá trị lịch sử và nghệ thuật. Tại đây vào Sa hoàng cuối cùng là Nicholas II (1868-1918) và gia đình bị Lê-nin bắt giam và xử tử đã được phong thánh. Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Liên bang Nga, Boris Yeltsin, qua đời ngày 23-4-2007 được cử hành quốc táng tại đây. (4)

Anh hùng Liên Xô Yuri Gagarin (1934-1968), người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến bay vào vũ trụ ngày 12-4-1961 trên tàu Phương Đông có thể tiêu biểu cho thao thức của toàn dân Nga muốn xây lại Đền Thờ mang hồn của đất nước. Ông đã bị hàm oan một đời vì bị gán ghép cho câu nói tai tiếng: Tôi đã đi khắp vũ trụ mà chẳng thấy Chúa đâu cả. Tuy nhiên trong toàn bộ cuốn băng ghi âm chuyến bay lịch sử đó không hề có câu này. Trong một cuộc phỏng vấn vào 12-4-2006, kỉ niện 45 năm ngày lần đầu tiên con người bay vào vũ trụ, một người bạn thân của Gararin là thiếu tá Valentin Petrov, giáo sư tại Học viện không quân Gagarin khẳng định là Gagarin không hề nói câu đó và tiết lộ nguồn gốc của nó phát xuất từ bài diễn văn của Tổng bí thư Nikita Khrushchev (1894-1971) đọc trước ủy ban trung ương đảng CS Liên Xô về chủ đề chống tôn giáo: Gagarin đã bay vào vũ trụ nhưng chẳng thấy Chúa đâu cả.

Gagarin như đa số người Nga vào thời đó đã được rửa tội khi còn bé, luôn sống với đức tin Ki-tô và không thể nào nói câu đó được. Khi bộ máy tuyên truyền xử dụng lời đó trong những chiến dịch chống tôn giáo thì luôn được gán cho Gagarin vì không ai muốn tin những gì Khrushchev nói nhưng mọi người dễ tin lời phát biểu của Gagarin. Vào ngày 9-3-1964, sinh nhật thứ 30 của Gagarin, ông đến thăm tu viện thánh Sergius Laura và Viện bảo tàng khảo cổ Giáo hội (Church Archaeology Museum) tại Moscow. Ông lặng người chiêm ngắm rất lâu mô hình nhà thờ Chúa Cứu Thế đã bị hủy diệt và nói với Petrov: “Họ đã phá hủy một công trình xinh đẹp biết bao”. Về sau Gagarin phát biểu công khai tại buổi họp về giáo dục giới trẻ của Ủy ban trung ương Đảng là Đền Chúa Cứu Thế phải được phục hồi. (5)

Chúa Cứu Thế mới năm 2000
Đền thờ Chúa Cứu Thế mới, biểu tượng tinh thần của dân tộc Nga được xây lại từ năm 1994 và hoàn thành vào năm 2000, nằm sát Điện Kremlin đã từng là nơi cư ngụ của các Tổng bí thư ĐCS Liên xô, như một khẳng định hùng hồn đâu mới là hồn của dân tộc Nga.

Đền Chúa Cứu Thế mới
Bản chất duy vật vô thần của các chế độ Cộng sản luôn chống lại tôn giáo. Hơn nữa họ luôn muốn hủy diệt đi các giá trị văn hóa ngàn đời của các dân tộc để thay bằng ý thức hệ Mác Lê-nin. Con đường tiến lên của họ, trái ngược với bản chất hướng thiện, nhân ái bình thường của con người, luôn có đầu rơi máu đổ. Stalin không còn nữa, ngàn đời sau sẽ còn kết án ông vì những tội ác điên cuồng của ông. Người Cộng sản luôn coi những người không cùng chí hướng và phục tùng họ một cách mù quáng là quân thù. Đường vinh quang xây xác quân thù (Quốc ca CHXHCNVN). Cứu cánh biện minh cho phương tiện. Họ có thể giết bỏ tất cả những người mà họ cho là cản trở cứu cánh cuối cùng là thế giới đại đồng (luôn luôn xa xôi và mơ hồ). Tổ chức Cộng sản giống như triều đình phong kiến là phải phục tùng tuyệt đối lãnh tụ tối cao Tổng bí thư như một hoàng đế.

Với bản tính đa nghi và độc ác như Tào Tháo, Stalin còn thẳng tay tiêu diệt những đồng chí của mình. Ông bắt giữ 1/10 số binh lính, 2/3 số sĩ quan trong Hồng quân Liên xô, 98/139 Ủy viên trung ương Đảng, 90% Ủy viên các nước Cộng hòa và các khu vực vào năm 1938. Ít nhất có 1 triệu đảng viên bị bắt và phân nửa số họ bị hành quyết. Ông tiêu diệt hoàn toàn thế hệ đồng chí cùng tham gia Cách mạng tháng 10 với ông. Khi gần chết ông còn ra lệnh tra tấn tất cả nhóm 7 bác sỹ có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho ông. Nếu ông còn sống thêm vài năm sẽ còn có một cuộc tắm máu các đồng chí của ông nữa. Đó là thế giới đại đồng của Stalin. (6)

Trong 8 năm sau cuộc Cách mạng tháng 10 Nga đã có 200 ngàn người Công giáo bị hành quyết. Ngày 29-6-1945 miền Carpathian Ukraine bị sát nhập vào Soviet Ukraine. Chỉ trong một thời gian ngắn 10 giám mục, 3500 linh mục, 1000 nữ tu, 500 chủng sinh bị thủ tiêu, vô số các cơ sở của giáo hội trong 5 giáo phận bị tịch thu, 4 triệu tín hữu Công giáo Ukraine không còn chủ chăn (L'Osservatore Romano Feb.7, 2001).

Ngày 27-6-2001 tại sân vận động Lviv ở Ukraine 1 triệu tín hữu đến dự lễ phong Chân phước cho 28 vị Tử đạo Ukraine do Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II cử hành. Trong bài giảng, ĐTC đã nói: “Những người theo các ý thức hệ Quốc xã và Cộng sản đã giết các vị tử đạo vì lòng căm ghét đức tin Ki-tô. Các vị là đại diện cho vô vàn vô số những nam phụ lão ấu vô danh, bị coi là công dân hạng B, bị gạt ra ngoài lề xã hội trong thế kỷ 20, thế kỷ của tử đạo. Các ngài chấp nhận khủng bố và bị thủ tiêu hơn là từ bỏ đức tin trong những năm bách hại đen tối. Còn có các anh chị em Ki-tô ngoài Công giáo cũng chịu tử đạo chung với họ. Điều này dấy lên thao thức ray rứt của chúng ta về hòa giải và hợp nhất. Chúng ta cần xin nhau tha thứ và tha thứ cho nhau vì những thương tích đã gây ra cho nhau và hoàn toàn phó thác cho hồng ân đổi mới của Chúa Thánh Thần.”

Chân phước Emilian Kovtch
Trong số 28 vị được phong Chân phước vào ngày hôm đó có linh mục Emilian Kovtch (h.5), sinh năm 1884, thụ phong 1919, năm 1922 phụ trách giáo xứ Peremychlyany nơi mà đa số trong 5000 dân là người Do Thái. Sau khi miền đó bị Đức Quốc xã xâm chiếm cha Emilian quyết định rửa tội tập thể và cấp chứng chỉ rửa tội cho người Do Thái trong vùng để cứu mạng sống của họ dù việc này bị nghiêm cấm. Cha bị bắt giữ vào tháng 12-1942 và tháng 8-1943 bị đưa tới trại tập trung Majdanek tại đó cha vẫn cử hành thánh lễ và ban bí tích hòa giải. Trong 1 lá thư cha viết: “Ngoại trừ thiên đàng ra, đây là nơi duy nhất cha muốn sống. Tại đây dù là Ba Lan, Do Thái, Ukraine hay Nga đều như nhau. Cha là linh mục duy nhất. Khi cha cử hành thánh lễ tất cả mọi người đều hiệp thông bằng ngôn ngữ của họ, mà mọi ngôn ngữ đều giống nhau trước nhan Chúa. Ngày hôm qua có 50 tù nhân bị hành quyết. Nếu không có cha ở đây ai sẽ giúp họ đi qua phút lâm chung này? Có điều gì trọng đại hơn mà Chúa có thể ban cho cha? Hãy chung vui với cha.” Linh mục Emilian bị thiêu sống trong lò thiêu Majdanek ngày 25-3-1944. Ngày 9-9-1999 ngài được Hội đồng Do thái Ukraine tuyên phong là Người Công Chính Ukraine. (7)

Việc xây lại Đền Chúa Cứu Thế tại Moscow nói lên rằng hồn của dân tộc Nga không còn nằm ở lăng Lê-nin. Các lãnh tụ vĩ đại, các chế độ và ý thức hệ ngoại lai dù mạnh bạo đến đâu cũng có ngày tiêu vong. Nhưng một dân tộc có được trường tồn hay không là do ở chỗ dân tộc đó biết rằng hồn của mình nằm ở đâu.

Tham khảo:
(1) http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Nin#C.C3.A1i_ch.E1.BA.BFt_s.E1.BB.9Bm
(2) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2007/10/071031_putinrussianmemorial.shtml
(3) http://vi.wikipedia.org/wiki/Stalin
(4) http://en.wikipedia.org/wiki/Cathedral_of_Christ_the_Saviour
http://www.sacred-destinations.com/russia/moscow-cathedral-of-christ-the-savior.htm
http://www.xxc.ru/english/history/index.htm
(5) http://jmm.aaa.net.au/articles/17357.htm
(6) Knight, Amy. "Joseph Stalin." Microsoft® Student 2008 [DVD]. Redmond, WA: Microsoft Corporation, 2007.
(7) http://www.ewtn.com/vnews/getstory.asp?number=16659
http://www.vatican.va/news_services/liturgy/saints/ns_lit_doc_20010627_kovc_en.html
 
Đức Giáo Hoàng truyền chức 29 tân linh mục.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
18:16 28/04/2008
VATICAN (Zenit.org). Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã sai 29 linh mục mới được phong đi gieo rải “niềm vui Chúa Kitô” trong một thế giới “thường u buồn và tiêu cực.”

Đức Giáo Hoàng đã chủ sự một Thánh Lễ phong chức hôm Chúa Nhật 27/4 trong Đền Thánh Phêrô, trong Thánh Lễ này, với tư cách Giám Mục thành Roma, ngài đã ban bí tích truyền chức thánh cho các ứng viên trong chính giáo phận của ngài.

Tất cả các người nam đã học tập để lãnh chức linh mục tại Roma, mặc dầu bảy trong số tân linh mục ở ngoài nước Italy. Những linh mục không phải người Italian đến từ Iraq, Colombia, Chile, Paraguay, Pháp, Haiti và Ấn Độ.

Trong bài giảng của ngài Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã giải thích rằng hôm nay một sứ vụ mới đang bắt đầu đối với các tân linh mục. Ngài nói, là những thừa sai của Tin Mừng, các tân linh mục phải “công bố và minh chứng cho niềm vui.”

The Pontiff asked, “What can be more beautiful to us than this? What can be greater, more exciting, than working together to spread the Word of life in the world, than communicating the living water of the Spirit?”

Đức Thánh Cha hỏi, “Điều gì có thể tốt cho chúng ta hơn sự này? Điều gì có thể cao trọng hơn, hứng thú, hơn là làm việc chung để phổ biến Lời sự sống trong thế giới, hơn là truyền thông nước hằng sống của Thần Khí?”

Các linh mục được kêu gọi đem Tin Mừng cho mọi người “ ngỏ hầu mọi người cảm nghiệm niềm vui của Chúa Kitô và có niềm vui trong mọi thành phố,” Đức Thánh Cha quan sàt. Các linh mục được gọi làm “những sứ giả niềm vui này,” nhân số và truyền thông niềm vui đó, cách riêng cho những kẻ u buồn và thất vọng.

“Nếu anh em phải là những kẻ đồng cộng tác cho niềm vui những kẻ khác, cho những kẻ luôn u buồn và tiêu cực, thì lửa Tin Mừng phải cháy lên trong anh em, niềm vui của Chúa phải sống trong anh em,” ngài nói với các tiến chức.

Sau Thánh Lễ, trong huấn từ của ngài trước lúc đọc kinh Regina Caeli với các tín hữu qui tụ trong Quảng Trường thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI quay về với chủ để bài giảng của ngài.

Đức Thánh Cha nói, “Nơi nào Chúa kitô được rao giảng với quyền năng củia Chúa Thánh Thần và Người được chấp nhận với một linh hồn cởi mở, thi xã hội, dầu tràn đầy những vấn đề, trở nên một “thành phố niềm vui” – đó cũng là danh hiệu một quyển sách về công việc của Mẹ Teresa tại Calcutta.

“Vậy đó là sư mong muốn của tôi đối với những linh mục mới được thụ phong, tôi xin tất cả cầu nguyện cho họ: để bất cứ nơi nào họ được sai tới, họ có thể gieo rải niền vui và hy vọng xuất ra từ Tin Mừng.”
 
Đức Giáo Hoàng Nói Về Bí Quyết Hạnh Phúc
Bùi Hữu Thư
19:37 28/04/2008

Đức Giáo Hoàng Nói Về Bí Quyết Hạnh Phúc



Theo tiếng Chúa gọi không bao giờ bị thất vọng

VATICAN 28 tháng 4, 2008
– Đức Giáo Hoàng Benedict XVI nói "xin vâng" với Chúa sẽ mở ra suối nguồn hạnh phúc.

Đức Giáo Hoàng khẳng định trong một lá thư được công bố ngày thứ bẩy vừa qua, gửi cho Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris. Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng đánh dấu Đệ Bách Chu Niên ngày hành hương thường niên của giới trẻ thuộc tỉnh Paris.

Cuộc hành hương 6 ngày năm nay đã kết thúc tại Lộ Đức ngày Chủ Nhật vừa qua.

Trong thư gửi cho Đức Hồng Y Paris cũng là Chủ Tịch của Hội Đồng Giám Mục Pháp, Đức Giáo Hoàng cho hay năm nay đánh dấu việc kỷ niệm năm thứ 150 ngày Đức Mẹ hiện ra với Bernadette Soubirous.

Đức Giáo Hoàng Benedict XVI kêu gọi giới trẻ bắt chước sự đáp ứng của Đức Mẹ khi Mẹ "được mời gọi để đi theo một cuộc hành trình kỳ lạ và mầu nhiệm. Sự sẵn sàng của Mẹ khiến cho Mẹ cảm nhận được một niềm vui mà bao nhiêu thế hệ đã ca ngợi."

Đức Giáo Hoàng khẳng định "Lời xin vâng của chúng ta với Chúa khiến cho suối nguồn hạnh phúc tuôn chảy. Suối này giúp cho cái ‘tôi’ được giải thoát khỏi mọi sự ràng buộc. Suối này đưa sự nghèo nàn của đời sống chúng ta vào sự phồn thịnh của kế hoạch Thiên Chúa, mà vẫn không hạn chế sự tự do và trách nhiệm của chúng ta.[...] Suối này còn giúp chúng ta hoà hợp đời sống chúng ta với chính đời sống của Chúa Kitô."

Đức Giáo Hoàng khuyến khích người trẻ "hăng say tuyên xưng niềm vui của tình yêu thương dành cho Chúa Kitô và tin tưởng, hy vọng nơi Người, và để đi theo con đường đã được vạch ra trước mắt các bạn."

Ngài tiếp "Tôi đặc biệt mời gọi các bạn tiếp nối chứng nhân đức tin của tổ tiên các bạn và học biết cách đón chào Lời Chúa – trong thinh lặng và chiêm niệm – để cho Lời Chúa nhào nắn trái tim các bạn và sinh hoa trái dồi dào trong các bạn"

Đức Giáo Hoàng kết luận, cuộc hành hương này “là một thời điểm cho các bạn để Chúa Kitô hỏi các bạn: ‘Các con muốn làm gì cho đời sống mình?’ Ước gì các bạn cảm thấy được mời gọi để đi theo Người trong đời sống linh mục hay tận hiến – vì có biết bao nhiêu người trẻ tham dự cuộc hành hương này – xin hãy đáp lời mời gọi của Chúa và tận hiến cho việc phụng sự Giáo Hội, với cả cuộc đời dâng hiến cho Nước Trời. Các bạn sẽ không bao giờ phải thất vọng."
 
Top Stories
Chine: Les autorités cherchent à limiter l’ampleur des pèlerinages mariaux du mois de mai
Eglises d'Asie
11:12 28/04/2008
Chine: Les autorités cherchent à limiter l’ampleur des pèlerinages mariaux du mois de mai

A l’approche du mois de mai, et plus particulièrement de la date du 24 mai, qui sera, pour les catholiques, une « journée mondiale de prière pour l’Eglise en Chine », les autorités chinoises multiplient les initiatives visant à limiter l’ampleur des pèlerinages mariaux.

Lors du mois de mai, consacré à la Vierge Marie, les lieux de pèlerinages mariaux sont habituellement visités par d’importantes foules de fidèles. Cette année, les responsables de l’Eglise en Chine s’attendent à une affluence encore plus importante qu’à l’accoutumée, le pape Benoît XVI ayant institué cette journée du 24 mai dans sa récente lettre aux catholiques chinois. A Sheshan, l’un des principaux sanctuaires mariaux du pays, que le pape Benoît XVI cite dans sa lettre, ce sont au moins 200 000 catholiques qui pourraient se rendre à la basilique de Notre-Dame de Chine, indiquent des prêtres du diocèse de Shanghai, territoire sur lequel se trouve Sheshan.

Selon des catholiques de Shanghai, les autorités se préparent activement à ce mois de mai et semblent craindre des rassemblements de foules trop importants. Ainsi, des caméras de surveillance ont été installées il y a peu autour du sanctuaire marial et ceux qui veulent se rendre en pèlerinage à Sheshan doivent inscrire leurs noms à l’avance, dans leurs paroisses d’origine, lesquelles doivent en informer les autorités. L’hôtellerie du sanctuaire, qui en temps normal peut accueillir 500 personnes pour les repas et 200 personnes pour la nuit, sera fermée durant tout le mois de mai.

« Du fait des récentes violences et des manifestations au Tibet et ailleurs, le gouvernement a pris des mesures afin d’assurer la sécurité des foules qui se presseront nombreuses à Sheshan », explique une source catholique à Shanghai, citée par l’agence Ucanews (1). Valables du 1er au 25 mai, des interdictions de circuler en voiture particulière ont été édictées autour de Sheshan.

Dans les provinces hors de Shanghai, des témoignages indiquent que des diocèses et des paroisses ont reçu le conseil de ne pas organiser de pèlerinages à Sheshan durant le mois de mai. Au Zhejiang, province voisine de Shanghai, des agences de voyage approchées par des catholiques ont déclaré ne pas être en mesure d’organiser de tels pèlerinages. Toujours dans le Zhejiang, un responsable « clandestin » du diocèse de Wenzhou, diocèse où les pèlerinages à Sheshan sont très populaires, a reçu la visite d’officiers de la Sécurité publique pour le dissuader de se rendre au sanctuaire marial. Les pèlerinages à titre individuel restent envisageables, semble-t-il, mais à condition qu’ils évitent les périodes du 1er au 3 mai, chômée du fait de la fête du travail, les 24 et 25 mai, ainsi que les autres week-ends de mai. Selon ce responsable de Wenzhou, les autorités locales sont mécontentes de l’appel du pape à prier pour l’Eglise en Chine car elles interprètent cet appel comme « si le pape avait une perception défavorable de la situation en Chine et qu’il était donc nécessaire de prier pour changer cela ». Les autorités ont « mal compris la bonne volonté du pape », commente-t-il.

Dans le diocèse de Shanghai, certaines paroisses anticipent des difficultés pour leurs fidèles désireux d’accéder à Sheshan. Des pèlerinages prévus pour le mois de mai ont été déplacés au mois d’avril ou au mois de juin. A Hongkong, le pèlerinage qui devait emmener un millier de catholiques à Sheshan le 24 mai a été annulé dès le 1er avril, confirmation ayant été reçue que la présence de l’évêque du lieu, le cardinal Zen Ze-kiun, n’était pas souhaitée (2).

(1) Ucanews, 22 avril 2008.

(2) Voir EDA 483.

(Source: Eglises d'Asie - 28 avril 2008)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tang Lễ Đức Ông Phêrô Nguyễn Thanh Long, Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, Hoa Thịnh Đốn
Bùi Hữu Thư/VATV2008
10:57 28/04/2008

Tang Lễ Đức Ông Phêrô Nguyễn Thanh Long, Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, Hoa Thịnh Đốn



Kính Mời Qúy vị xem video phóng sự Tang Lễ Đức Ông Phêrô Nguyễn Thanh Long, Chánh Xứ Mẹ Việt Nam, Silver Spring, Maryland do Đài Truyền Hình Việt Nam Vùng Hoa Thịnh Đốn thực hiện: Phần I và II:



 
Sinh viên Công giáo Huế sinh hoạt tìm hiẻu vấn nạn ''sống thử''
Trần Đức Hà - Trần Trung
11:52 28/04/2008
HUẾ - Nam nữ sinh viên sống thử là vấn nạn nhức nhối, nỗi đau chung của toàn xã hội. Lo ngại hơn, nó đẩy hiện tượng lệch lạc văn hoá này sang một mức độ mới: nhanh hơn, phổ biến hơn và cũng đáng sợ hơn. Theo kết quả khảo sát đời sống sinh viên do Ban Tư tưởng Văn hóa TW, Bộ GD-ĐT và Văn phòng Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của Bộ VHTT phối hợp thực hiện năm 2006 tại 30 trường CĐ, ĐH và TCCN trên toàn quốc thì “sống thử” được coi là biểu hiện đáng lo ngại thứ hai trong đời sống văn hóa của SV, chỉ xếp sau “không chịu học hành, xin điểm, quay cóp”.

Trào lưu sống thử, những mối tình ri đô và phong trào góp gạo thổi cơm chung tiếp tục là mốt của nhiều sinh viên (Theo Vietnamnet). Mong muốn trang bị những kiến thức nhằm giúp các em đối diện vấn nạn này, Trung tâm mục vụ dòng Chúa Cứu Thế đã tổ chức nhiều hoạt động để sinh viên tìm hiểu, học hỏi nhằm đối diện một cách hiệu quả. Buổi sinh hoạt hôm 27/4/2008 tại hội trường dòng Chúa Cứu Thế Huế không nằm ngoài mục đích đó. Nó tiếp nối chuỗi các buổi sinh hoạt “Con là một kỳ quan” do bác sỹ Têrêsa Nguyễn Lan Hải và các cha dòng Chúa Cứu Thế thực hiện liên quan đến vấn đề bảo vệ sự sống con người, phòng chống tệ nạn phá thai.

Buổi sinh hoạt khai mạc lúc 14h chiều Chúa Nhật cuối tháng 4 thu hút gần 800 anh chị em sinh viên Huế đến tham dự. Bằng lối nói chuyện dí dỏm, hấp dẫn kết hợp với nhiều câu chuyện thực tế đời thường; bác sỹ Lan Hải đã cuốn hút người tham dự qua việc thuyết trình về đề tài đang có ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống của họ.

Trước hết, anh chị em sinh viên được vị bác sỹ hiện là thành viên UB Bác Ái Xã Hội thuộc HĐGMVN trình bày về khái niệm “sống thử”, những quan niệm thông thường về lối sống ấy, hiện trạng trong cuộc sống thanh thiếu niên thế giới và Việt Nam. Thật đáng tiếc để biện minh cho hành động của mình có bạn đã ngụy biện rằng nên thử trước xem có thích hợp không để tiến tới hôn nhân thì mới bền vững. Quan niệm như vậy chẳng khác nào nào “Hàng xài không hợp trả lại”, xem chính mình như những món hàng đổi chác, tự hạ thấp phẩm giá chính mình.v.v.

Sống thử mang lại những hậu quả đáng tiếc cho đời sống hiện tại của các bạn trẻ và ảnh hưởng đến tương lai lâu dài không thể nói hết về vật chất và tinh thần. Khi họ sống thử như vậy, nhiều lúc việc ngừa thai nhân tạo thất bại. Cuộc sống sinh viên tạo áp lực xô đẩy họ đi đến các trung tâm nạo phá thai, từ bỏ đứa con thân yêu của mình.Thật đau xót làm sao khi được nghe những thông tin mà bác sỹ đưa ra về con số phá thai tại Việt Nam, một hậu quả của lối sống thử ưa hưởng thụ. Việt Nam là một trong ba quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, mỗi năm có khoảng 2,4 triệu ca phá thai trong đó lứa tuổi vị thành niên chiếm 1/5. Những sinh linh nhỏ bé chưa kịp ra đời đã bị giết đi hàng năm tương đương với dân số một tỉnh trung bình Việt Nam. Nhiều miền trên đất nước, những nghĩa trang chôn cất các hài nhi được các nhóm Bảo vệ sự sống thiết lập như ở Sài gòn, Nha Trang, đồi Ngọc Hồ - Huế, Gia Hòa – Vinh và nhiều nơi khác với con số hàng trăm, hàng ngàn ngôi mộ. Và như cha Xuân Đường trong bài “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi....” đã đưa ra hình ảnh thiên thần ở đồi Ngọc Hồ đang ôm mặt khóc. Những thiên thần của các em chưa kịp thực hiện sứ vụ mà Chúa giao cho mình đã bị “thất nghiệp” bởi vì thai nhi đó đã sớm bị loại trừ ra khỏi cung lòng và tình thương của người mẹ.

Đối lập với lối sống thử nói trên là những mối tình trong sáng, thánh thiện, biết hy sinh và tôn trọng lẫn nhau. Nhưng làm thế nào để có tình yêu đích thực đó là một vấn đề quan tâm của nhiều bạn, đặc biệt là những sinh viên nữ. Vị chuyên gia tư vấn nhiều kinh nghiệm của nhóm Bảo vệ sự sống đã trả lời cần phải biết định hướng cho tình yêu của mình, cách cơ bản nhất là phải cố gắng trở nên một người đẹp trong mắt mọi người về ngoại hình, tính cách và nhất là tâm hồn. Bác sỹ Lan Hải phân tích thêm về những thực trạng tình yêu hiện tại đó là yêu sớm, yêu thử, tình yêu văn phòng và lối sống chung không lập gia đình.... Đây là những biểu hiện làm cho tình yêu không đẹp như bản chất của nó trong giai đoạn hiện nay. Qua đó, bác sỹ cung cấp những ngộ nhận về tình yêu, giúp các bạn trẻ tránh những sai lầm thường gặp. Theo chị, để tránh ngộ nhận cần phải soi mình vào tình yêu Thiên Chúa để thấy được tình yêu hiện tại của mình.....Để kết thúc cho phần trình bày của mình, một câu hỏi được bác sỹ đưa ra mà chắc lẽ những ai tham dự buổi sinh hoạt hôm nay đều có thể tự trả lời, tự xác tín cho mình và cho bạn bè: “Sống thử: được gì và mất gì?”

Cùng sinh hoạt với sinh viên trong buổi chiều này còn có Lm – bác sỹ Hoàng Sô Băng. Cha đã kết hợp hài hòa lời chia sẻ về tình yêu thông qua màn ảo thuật với những vật dụng quen thuộc như chiếc khăn, chiếc vòng, tập vở....Xen lẫn các bài chia sẻ, để thêm không khí cho buổi sinh hoạt, các anh chị linh hoạt viên sinh viên Huế đã giúp cho hội trường những lời ca, những vũ điệu, những trò chơi vui vẻ.....

Sinh hoạt cũng là dịp để sinh viên nêu lên những thắc mắc của mình trong tình yêu, hôn nhân, lối sống. Những câu hỏi mà sinh viên đưa ra là những câu hỏi bám sát thực tiễn, những chuyện thường gặp như thái độ với những đòi hỏi xác thịt của người yêu, hôn nhân khác đạo, đời sống gia đình, nạo phá thai. v.v.

Hội ngộ và chia tay là qui luật cuộc sống, còn nhiều và rất nhiều vấn đề để nói nhưng với thời lượng một buổi sinh hoạt không đủ để nói hết những khúc mắc, trăn trở của các bạn sinh viên. Giờ tĩnh nguyện kết thúc buổi sinh hoạt được tiến hành sau giờ ăn tối tập thể ngay tại hội trường. Cả hội trường tập trung hướng về Thánh Thể Chúa với những ánh nến rực rỡ bao quanh. Trong chất giọng êm ấm ngọt ngào của Cha giám đốc Đệ tử viện Phaolô Nguyễn Xuân Đường trên nền nhạc Latinh du dương, trầm bổng; những lời cầu nguyện được cất lên. Đây chính là giây phút lắng đọng tâm hồn lắng nghe tiếng Chúa nói sau một buổi chiều sinh hoạt sôi động, đầy bổ ích và lý thú.

Như bao buổi sinh hoạt sinh viên khác, người tham dự cũng ra về. Nhưng! điều quan trọng là người sinh viên Huế thu lượm được gì qua buổi sinh hoạt này? Họ đã ra về với nhiều tình cảm, nhiều bài học và kiến thức thực sự bổ ích, lý thú. Quỳnh Hoa - một sinh viên Hà Tĩnh đang theo học ngành Sư Phạm Mầm non tại đây cho biết: “Buổi sinh hoạt giúp tôi chuẩn bị hành trang vào đời sau này, nhận thấy mình cần phải phấn đấu hơn nữa để trở thành một người sinh viên tốt hơn, gần gũi Chúa hơn. Mong muốn có nhiều buổi sinh hoạt hơn nữa với lượng thời gian dồi dào hơn để có thời gian trực tiếp gặp gỡ các chuyên gia tư vấn.”

Và như lời của sinh viên Gioankim Bùi Khắc Nam phát biểu: “Thật hạnh phúc biết bao khi hôm nay chúng con lại được sum họp tại dòng Chúa Cứu Thế thân thương này với sự tiếp đón ân cần của cộng đoàn làm chúng con vơi đi nỗi nhớ cuộc sống xa nhà, những lo toan của các kì thi. Chùm đề tài mà bác sĩ Lan Hải và nhóm Bảo vệ sự sống cung cấp thực sự hữu ích cho chúng con vì nó giúp chúng con nhận ra những điều kỳ diệu mà Đấng Tạo Hóa thực hiện nơi chúng con để giúp chúng con thêm yêu mến và thiết tha tuân giữ giới luật của Ngài. Chúng con xin hết lòng tri ân.”

Ước mong rằng những buổi sinh hoạt về tình yêu được nhóm Bảo vệ sự sống dòng Chúa Cứu Thế tổ chức rộng rãi hơn trong nhiều nhóm sinh viên khắp toàn quốc để góp phần nâng đỡ những sinh viên có kiến thức thực tiễn giúp ích đời sống chính mình và bạn bè trong một môi trường đầy dẫy cạm bẫy, thử thách hiện nay.
 
800 Sinh viên Công giáo đến tìm hiểu về ''Kĩ thuật sống'' tại Dòng Chúa Cứu Thế Huế
Nguyễn Đông
11:57 28/04/2008
HUẾ - Chúa Nhật VI Phục sinh (27/4/2008), sinh viên công giáo học tập tại đây đã có cuộc gặp gỡ tại Dòng Chúa Cứu Thế. Không phải chờ đợi lâu, hội trường của cộng đoàn Dòng đã nóng lên bởi tiếng vỗ tay chào mừng, những lời ca tiếng hát của hơn 800 trăm sinh viên. Đến với buổi gặp gỡ này các bạn có cơ hội nói chuyện về đề tài: "Con là một kì quan", bàn về vấn đề "sống thử", với sự giúp đỡ của nhóm Cha Quang Huy. Mục đích của lần nói chuyện này nhằm giúp cho mỗi bạn sinh viên có được những niềm vui khi hè về, có những ngày hè đảm bảo cho tương lai và đảm bảo cho đức tin, luôn lý để mỗi người tự tin bước vào đời, giữ đựơc sự bằng yên trong tâm hồn và sống đúng tinh thần phúc âm: "ai yêu mến thầy thì giữ lời thầy."

BS Nguyễn Lê Hải nói chuyện với sinh viên
Sống trong thời kì hiện đại hoá thì tình yêu - sự thiêng liêng cao cả - cũng hiện đại hoá theo. Hiện đại bởi những mối tình "sét đánh", những "cuộc tình thoảng qua" và cũng vội vã trao cho nhau "trái cấm."

"Sống thử" từ lâu đã trở thành vấn đề "nóng" của sinh viên. Nó làm băng hoại những giá trị đạo đức, giá trị người mà Thượng đế là Thiên Chúa toàn năng đã dành tặng cho mỗi con người trong cuộc đời. Thế nhưng các bạn trẻ lại tỏ ra quá quen thuộc với cái cảnh "góp gạo nấu cơm chung" và nhiều người lại tỏ ra hài lòng với cách sống phi đạo đức đó. Còn các bạn sinh viên Công giáo, chúng ta phải làm gì để có thể tránh được điều đó?

Để trả lời cho câu hỏi này, Bác sĩ, Thạc sĩ, chuyên gia tâm lý Nguyễn Lan Hải đã có cuộc trò chuyện, diễn thuyết về KĨ NĂNG SỐNG trong thời "yêu vội, sống gấp."

"Sống thử" một khái niệm quá quen thuộc đối với sinh viên, hiểu nôm na là hai người yêu nhau, dọn về ở cùng nhau mà không cần sự cho phép của gia đình, chính quyền. Rồi hậu quả của nó sẽ đi đến đâu? Câu trả lời dành cho những ai đã chứng kiến, đã trải qua.

Có nhiều bạn sinh viên đã thẳng thắn đưa ra quan điểm của mình: "Tôi nghĩ rằng tôi đã sẵn sàng quan hệ với người tôi yêu". Nếu bạn nghĩ rằng mình đã trưởng thành, bạn tự chịu trách nhiệm, rằng bạn đã sẵn sàng làm "chuyện ấy" với người yêu. Còn không bạn hãy tự xây dựng cho mình một kĩ năng sống.

Để có được một tình yêu trọn vẹn, một tình yêu trong sáng theo đúng nghĩa của nó đó là cả một vấn đề mà không phải ai cũng có thể làm được. Chúng ta hãy cùng nhau lắng nghe, cùng nhau tìm hiểu và học tập 9 điều trong Kĩ năng sống của bác sĩ, chuyên gia Lan Hải:

1. Đặt mục tiêu.

Khi bắt đầu cho một tình yêu, hãy nghĩ kĩ xem bạn muốn mọi chuyện đi tới đâu và đặt ra những mục tiêu cho riêng mình. Bạn nghĩ gì về tương lai? Đừng đánh mất tương lai của chính mình.

Hãy cho người yêu biết rõ nguyên tắc của bạn, người ấy cần tôn trọng những mục tiêu và giới hạn mà bạn đặt ra.

2. Bảo vệ chính mình và người yêu

Trước khi "chuyện ấy" xảy ra, hãy trò chuyện với người bạn yêu về việc có thể có thai và những hệ lụy của nó.

Nếu bạn hoặc người yêu đã quan hệ tình dục trước đó, liệu có gì về bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ? Làm sao để bảo vệ cả hai một cách hiệu quả?

3. Hãy thực tế.

Tình dục có thể là một phần tuyệt vời của một tình yêu được chăm sóc, đặc biệt khi hai người có thể nói chuyện một cách cởi mở, chân thành về những gì mình muốn. Nhưng hãy thực tế, đó là thứ bạn học hỏi lẫn nhau qua thời gian, không phải là một trò chơi, một cam kết được đảm bảo, cũng không phải thần dược để cải thiện một mối quan hệ tồi.

4. Hãy nói không.

Bạn có quyền nói "không" với quan hệ tình dục và hoàn toàn thoải mái về quyết định của mình.

Nói không sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi ích: không lo lắng về mang thai ngoài ý muốn và các bệnh lây qua đường tình dục, dành thời gian cùng suy nghĩ, trò chuyện về mối quan hệ của hai người và các đề tài khác.

Không cần giải thích lý do bạn từ chối. Nhưng nếu người yêu của bạn gây áp lực để được "nếm trái cấm" thì bạn hãy thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình.

5. Có sẵn vài câu trả lời.

Đứng trước chuyện ấy" khi mà ý chí đã vô hiệu, bạn gái cần chuẩn bị sẵn cho mình vài câu trả lời:

Nếu chàng thủ thỉ: "Em phải chiều anh, nếu em yêu và tin tưởng anh".
Bạn đừng ngần ngại: "Nếu yêu em thực sự, anh sẽ không thúc ép em".
Chàng tiếp: " mọi người đều làm vậy mà!"
Bạn hãy nói: "Nhưng em không phải là mọi người."
Chàng vẫn không ngừng tấn công: " Anh cần em, anh muốn em, anh phải có em."
Bạn hãy quả quyết: " Không đâu! Nếu em đợi được, anh cũng đợi được."
Còn nếu chàng nổi cáu: "Nếu em không đồng ý, anh sẽ tìm cô gái khác."
Bạn chớ có mềm lòng: "Được thôi anh cứ thử đi."
Có thể bạn sẽ có nhiều câu trả lời hay hơn nữa, tế nhị hơn nữa để thuyết phục chàng và gìn giữ cho tình yêu của mình.

6. Đặt ra những giới hạn

Bạn muốn tiến tới đâu trng mối quan hệ của bạn vào thời gian này. Bạn nghĩ sao về một nụ hôn nhẹ nhàng?Một nụ hôn sâu kiểu Pháp? Hay những cái âu yếm vuốt ve nhau dưới nhiều hình thức, góc độ … Để người yêu làm vậy với bạn?

Đừng làm những gì mà bạn không muốn dù chỉ vì tò mò. Hãy chắc chắn rằng người yêu của bạn biết rõ những gì bạn cảm thấy và tôn trọng những giới hạn bạn đặt ra.

7. Hãy tỉnh táo.

Bia rượu và các chất kích thích sẽ làm bạn khó giữ mình. Hãy cố gắng không rơi vào những tình huống thử thách giới hạn bạn đã đặt ra. Chẳng hạn, đừng bao giờ uống bia, rượu khi ở một mình với người yêu…

8. Xin lời khuyên

Hãy hỏi những người mà bạn tin cậy thông tin cần thiết về giá trị của tình yêu, giới tính quan hệ tình dục, sức khoẻ sinh sản, các bệnh lây lan qua đường tình dục, sự thụ thai hay cách phòng tránh xâm hại tình dục…

Có thể gọi đến các chương trình tư vấn để được các chuyên gia hỗ trợ.

9. Khoái lạc khác hạnh phúc

Nhiều bạn đã lầm tưởng hạnh phúc là sự thoả mãn về nhục dục, gắn tình yêu với tình dục bất chính. Hãy một lần nhìn lại bản thân để nhận ra "Đâu là hạnh phúc đích thực!"

Hạnh phúc luôn là niềm vui, là cảm nhận về những điều thiện hảo. Hạnh phúc không thể tìm thấy trong tội lỗi.

Khoái lạc cũng là hạnh phúc, một khi diễn tả tình yêu vợ chồng và hướng tới tác phẩm tuyệt vời là con cái. Đôi khi cám dỗ đẹp như niềm hạnh phúc (chẳng ai chọn cái xấu vì nó xấu).

Chúng ta không phải nói thêm, không cần phải bàn luận thêm về "Sống thử" mà cần phải thấy được rằng đó là điều đáng lên án trong xã hội và đăc biệt là đối với mỗi người sinh viên công giáo chúng ta. Hỡi các bạn trẻ, chúng ta đừng cố nguỵ biện cho những quan điểm, những hành động, những tư tưởng sai lệch về tình yêu, về "Sống thử".Hãy tập cho mình một kĩ năng sống, đó chính là chìa khoá để các bạn mở và giữ trọn tình yêu của mình.
 
Khóa Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình tại Sydney
Diệp Hải Dung
12:47 28/04/2008
SYDNEY - Chiều thứ Sáu 25/04/2008 một số các cặp hôn nhân thuộc các Giáo Đoàn đã đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly Sydney tham dự Khóa 389 Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình do Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình Tổng Giáo Phận Sydney tổ chức mục đích hướng dẫn Mục Vụ Gia Đình trong Xã Hội tân tiến ngày nay.

Sau khi ghi danh các anh chị em Khóa Sinh Song Nguyền tập trung trong hội trường Trung Tâm. Anh chị Tiên-Hòa trình bày về Lịch Sử của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình được thành lập từ năm 1987 do Cha Phêrô Chu Quang Minh sáng lập. Sau đó Chủ Nguyền Xuân-Yến giới thiệu mọi người Cha Giuse Hoàng Tiến Đoàn Linh Nguyền Phụ tá từ Hoa Kỳ, Cha Nguyễn Minh Thúy Linh Nguyền từ Perth (Tây Úc) Cha Nguyễn Văn Tuyết Giám đốc Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly và Paul Văn Chi Linh Nguyền Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình TGP Sydney.

Cha Văn Chi ngỏ lời chào mừng tất cả anh chị em Khóa Sinh và cầu chúc các anh chị em tham dự Khóa 389 của CT/TTHNGĐ gặt hái nhiều kết qủa tốt vàkhuyến khích các anh chị em Khóa Sinh hãy cố gắng học hiểu trong 2 ngày dự Khóa để có hành trang giúp ích cho Gia Đình sau đó Cha long trọng tuyên bố khai mạc Khóa 389.

Kế tiếp Cha Hoàng Tiến Đoàn ngỏ lời chào mừng tất cả anh chị em Khóa Sinh và Cha hướng dẫn mọi người cùng hướng về bàn thờ gia đình Thánh Gia sốt sắng cầu nguyện để xin được luôn noi gương theo gia đình Thánh Gia và đem tình yêu của gia đình Thánh Gia đến cho tất cả mọi gia đình. Sau đó quý Cha cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn nguyện xin Thiên Chúa soi sáng và chúc lành cho Khóa 389. Mọi người cùng quây quần chung quanh sát bên bàn Thánh sốt sắng tham dự Thánh lễ khai mạc Khóa. Sau khi chấm dứt Thánh lễ mọi người cùng quỳ trước Thánh Thể Chúa Giêsu và cầu nguyện dâng hết tất cả tâm tình của chính mình và gia đình lên Thiên Chúa với lòng thiết tha phó thác và cậy trông. Sau khi nhận ơn phép lành, các anh chị em khóa sinh chính thức nhập khóa qua đề tài Kinh Thánh Nền Tảng Của Gia Đình do Cha Hoàng Tiến Đoàn thuyết giảng và cùng chia sẻ cảm nghiệm của các anh chị em Song Nguyền. Đồng thời các anh chị em Trợ Nguyền qua nhà Betania chầu Thánh Thể Chúa KiTô, nguyện xin Đấng Tình Yêu tuôn đổ ơn phúc lành cho các anh chị em khóa sinh đang tham dự khóa.

Trong thời gian 2 ngày của khóa 389 CT/TTHNGĐ quý Cha Paul Văn Chi, Cha Hoàng Tiến Đoàn đã giảng thuyết và giúp cho các anh chị em hiểu biết thêm về đạo đức gia đình áp dụng dựa trên nền tảng Kinh Thánh như 8 Mối Phúc Thật, Sự Hòa Giải với Thiên Chúa và Sự Hòa Thuận với mọi người trong Tình Yêu Chúa Kitô. Ngoài ra các anh chị em Trợ Nguyển cũng chia sẻ nhưng kinh nghiệm và tâm tư của mình để cùng nhau xây dựng nền tảng gia đình được hạnh phúc trong ơn phúc của Thiên Chúa.

Ngày Chúa Nhật 27/04/2008 các anh chị em khóa sinh tham dự Thánh lễ bế mạc mãn khóa do Cha Hoàng Tiến Đoàn chủ tế. Đặc biệt phần dâng Lời Nguyện các Song Nguyền đã mạnh dạn đứng trước bàn thờ dâng lên Thiên Chúa với những khuyết điểm yếu đuối của mình để xin Chúa chữa lành và soi sáng hoán cải tâm hồn để xứng đáng là công cụ của Chúa trong lãnh vực Tông Đồ Song Đôi. Sau khi kết thúc Thánh lễ mọi người qua bên nhà ăn hội trường tham dự bữa tiệc bế mạc kết thúc khóa 389 CT/TTHNGĐ với những niềm vui tươi hân hoan và hạnh phúc sau 2 ngày tham dự khóa.
 
Đại Hội Ultreya Âu Châu và Hành Hương Fatima
Đỗ Thục Hiền
18:26 28/04/2008
Đại Hội Ultreya Âu Châu và Hành Hương Fatima

từ 11/04/08 đến 15/04/08

Để tỏ lòng sùng kính Đức Mẹ và hăng say tham gia vào mỗi hoạt động của Phong Trào Cursillo, đoàn lữ hành người Việt 127 người từ Pháp, Đức, Thụy Sĩ và Bỉ đến tham dự Đại Hội Ultreya Âu Châu tại Fatima cùng với những cursillista của các nước Âu châu khác như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Đức và Ý. Mặc dù ngôn ngữ bất đồng, nhưng chắc chắn một điều là mỗi cursillista đều hiểu nhau trong ngôn ngữ của Thiên Chúa.

Với những lý do nào đó và vì số người tham dự cũng có giới hạn, người viết sẽ tường thuật lại những diễn biến trong các ngày qua để mỗi người chúng ta cùng nhau hiệp thông trong Đại Hội Âu Châu và chuyến hành hương Fatima này !

Đoàn hành hương năm nay có sự tham dự của Đức Ông Mai Đức Vinh – linh hướng Phong Trào, cha Nguyễn Trọng Quý đến từ Đức, cha Nguyễn Bá Linh đến từ Strasbourg, bác chủ tịch Phong Trào Đào Văn cùng phu nhân (mặc dù sức khỏe bác có kém đi) và đoàn trưởng Nguyễn Minh Dương.

Tới khách sạn vào chiều tối 11/04, nằm sát ngay Quảng Trường Đức Mẹ Fatima, chúng tôi liền tập văn nghệ cho buổi trình diễn sáng hôm sau. Đoàn múa của chúng tôi rất là điêu luyện mang nhiều nét độc đáo dưới sự tập dợt của chị Cẩm Tuyết. Còn nhóm tốp ca được điều khiển dưới tài năng của ca trưởng Nguyễn Văn Năng (thuộc liên nhóm Đức). Chừng một giờ sau, chúng tôi ngưng tập luyện để cùng nhau ăn tối. Nhưng vì chúng tôi huyên thuyên nhiều chuyện quá nên ăn rất lâu, đến độ trễ giờ kiệu. Đang lúc lo âu thì được Đức Mẹ thương tình, chương trình rước kiệu Đức Mẹ sẽ trễ hơn nữa tiếng như đã dự định!

Xong buổi ăn tối, chúng tôi hăng hái tiến đến Quảng Trường Đức Mẹ Fatima để lần chuỗi và kiệu Đức Mẹ dưới sự chủ tọa của ĐGM Leiria - Fatima. Trong khi đang hiệp thông lần hạt bằng nhiều thứ tiếng, bỗng vang lên một giọng trầm ấm rất truyền cảm. Đó là lời kinh Kính Mừng bằng tiếng Việt của chị Kim Chi. Sau chuỗi kinh, đoàn hành hương rước kiệu rất long trọng. Bao nhiêu ngọn nến được thắp sáng để tỏ lòng yêu mến Đức Mẹ và thổ lộ tâm tình đến với Mẹ.

Rước kiệu xong, tất cả con cái Mẹ vào Vương Cung Thánh Đường Centro Paulo VI để tham dự Thánh Lễ, dưới sự chủ tế của ĐGM linh hướng Caruana cùng với sự đồng tế của rất nhiều linh mục. Thánh lễ được dâng lên cũng bằng nhiều thứ tiếng như Bồ Đào Nha, Anh, Đức. Những bài hát rất nhộn nhịp sống động nói lên lòng xao xuyến cũng như lòng vui mừng chào đón Đức Mẹ. Mặc dù không hiểu tiếng Bồ Đào Nha, nhưng tất cả chúng tôi đều hiệp thông mật thiết trong Thánh Lễ với Thiên Chúa, với Mẹ, với đoàn con cái của Chúa, của Mẹ qua những nghi thức phụng vụ rất quen thuộc.

Kết thúc Thánh Lễ bằng một buổi Chầu Thánh Thể, được đệm bởi lời chia sẻ của một vị linh mục hướng dẫn và những bài hát du êm với âm điệu tuyệt vời làm giờ Chầu Thánh Thể bùi ngùi êm dịu hòa hợp với tâm tình dâng gởi đến Thiên Chúa và Đức Mẹ. Tạ ơn Chúa và Mẹ Maria về tất cả những gì đã cho chúng con !

Sáng hôm sau 12/04, chúng tôi lại trở lại Quảng Trường Đức Mẹ tại trung tâm Phaolô VI, để trình diễn văn nghệ (đoàn múa duyệt lại lần cuối trước khi ra mắt khán giả, còn tốp đồng ca cũng cất giọng ngân nga để giọng hát được thánh thót hơn !). Khi chúng tôi đến Quảng Trường, người ta sửng sốt trước vẻ đẹp của chúng tôi !!! Chúng tôi trang phục toàn là áo dài truyền thống, muôn màu muôn sắc, đặc biệt đoàn múa có những bộ đồ rất đặc sắc mang tính dân tộc. Bao nhiêu người xin đến chụp hình với chúng tôi ! Các đoàn khác trình diễn những điệu múa truyền thống và những bài hát của xứ họ. Có đoàn thì chỉ hát thôi với những ca khúc trẻ. Chúng tôi cũng được nghe lại bài « De Colores » do đoàn Tây Ban Nha hát, nhưng họ hát không giống chúng tôi thường hát ở Paris !!! Lần lượt đến tiết mục văn nghệ của chúng tôi với bài đồng ca « Hành Trang Tuổi Trẻ » và vũ khúc « Ngày Vinh Thắng ». Một lần nữa, bao nhiêu ống kính ngùn ngụt đua nhau chụp ảnh chúng tôi, nhưng chúng tôi đã quen làm ngôi sao rồi nên vẫn say sưa diễn xuất mà không bị chia trí ! Chương trình văn nghệ của Đại Hội dài lắm, người tường thuật không thể kể hết. Ngôi Thánh Đường chứa đến vài ngàn người, đã hơn 2000 cursillista tham dự rồi. Mỗi cursillista đều đeo khăn đồng phục do G.E.T đảm trách, và mỗi khăn mang mỗi màu sắc khác nhau và được ghi « De Colores » như ý nghĩa của nó.

Sau những tiết mục văn nghệ ngoạn mục, giờ Thánh Lễ đã đến. Thánh Lễ được chủ tế bởi nhiều ĐGM và linh mục rất trọng thể, trong số đó có Đức Ông Vinh, cha Quý và cha Linh và Thánh Lễ cũng diễn ra bằng nhiều tiếng. Lần này thì chúng tôi đã quen rồi ! Chúng tôi sốt sắng tham dự Thánh Lễ và hiệp thông cùng toàn thể cursillista trong Tình Yêu Chúa Kitô.

Sau Thánh Lễ, chúng tôi nghỉ trưa rồi trở lại Quảng Trường Đức Mẹ tham dự Đại Hội Ultreya Âu Châu với chủ đề « Vai trò của Phong Trào Cursillo trong công cuộc Tân Phúc Âm Hóa tại Âu Châu », do ĐTGM Ortiga chủ tọa và ĐGM Manuel Clemente giảng huấn. Ngài trình bày rollo bằng ba thứ tiếng: Bồ Đào Nha, Đức, Anh. Nội dung được dựa trên những tư tưởng của ĐGH Gioan Phaolô Đệ Nhị và được tóm lượt như sau (người tường thuật gom phần đào sâu và chia sẻ trong buổi Ultreya Việt Nam vào đây luôn).

Trên những nẻo đường Âu châu, việc rao giảng Tin Mừng thực sự là một điều rất cần thiết. Số lượng người chưa chịu Phép Rửa ngày càng đông lên, do sự tồn tại đáng kể của những tôn giáo khác và do trẻ con sinh ra trong những gia đình theo truyền thống công giáo không được Rửa Tội. Điều này như là một kết quả của nền thống trị Cộng Sản hay sự lan tràn của sự khác biệt tôn giáo. Âu châu giờ đây là một trong những nơi có truyền thống công giáo nhưng cần được Tân Phúc Âm hóa trước tiên. Thế giới Âu châu đang càng ngày càng xa dần với nguồn gốc Kitô giáo của mình. Ngay tại trong lòng Âu châu, toàn thể Giáo Hội dồn hết nỗ lực cho công cuộc loan báo Tin Mừng, giữa một thời đại đầy biến động, phức tạp, đa dạng trước những nền văn hóa, xã hội xưa cổ này. Phúc Âm hay Tin Mừng là chính con người của Đức Giêsu và giáo huấn của Ngài. Đó là Quà tặng, là Ân ban quý giá mà Chúa Cha gửi trao cho nhân loại. Để Đức Giêsu và Tin Mừng của Ngài dễ được người đời đón nhận, Giáo hội sẽ loan báo Tin Mừng với một tư duy và phong cách mới. Đức Gioan-Phaolô II đã nhấn mạnh tới ba nét mới: mới trong phương pháp, mới trong cách diễn tả, nhất là mới trong nhiệt tình.

Nhìn vào thế giới hôm nay từ quan điểm Tân Phúc Âm hóa, ĐGH Gioan Phaolô II đề xuất ba việc làm của Tân Phúc Âm hóa. Một là đối với những người chưa nhận biết Tin Mừng, Tân Phúc Âm hóa là trách nhiệm truyền giáo, là trách nhiệm loan báo Tin Mừng đầu tiên cho người chưa tin, mà mọi người Kitô hữu phải thể hiện. Hai là đối với những người đang sống đức tin trưởng thành, cần phải chăm sóc mục vụ và gây cho họ sự cảm thông và liên đới với sứ vụ truyền giáo chung của Giáo hội. Ba là đối với những người đã chịu Phép Rửa mà không còn ý thức về đức tin của mình hay không còn hiệp thông với Giáo hội trong sinh hoạt tôn giáo, cần phải tái rao giảng Tin Mừng cho họ bằng cách trình bày cốt yếu nội dung Tin Mừng và huấn luyện lại đức tin.

Đức Gioan-Phaolô II khẳng định không chỉ có cá nhân mà toàn bộ các nền văn hoá cần được ảnh hưởng Tin Mừng biến đổi. Vì thế, trong hoạt động truyền giáo, Giáo hội đã tiếp cận với những nền văn hoá khác nhau và đã thể hiện việc hội nhập văn hoá. Việc Hội nhập văn hoá là thái độ trân trọng và tiếp nhận những giá trị quý giá trong các nền văn hoá, đồng thời nỗ lực đưa sứ điệp Tin Mừng và các giá trị Kitô giáo vào các nền văn hoá của con người. Theo Đức Gioan-Phaolô II, Tân Phúc Âm hoá theo chiều hướng đó, sẽ dẫn đến một "Nền Văn Minh Tình Thương".

Công cuộc Tân Phúc Âm hóa không chỉ giới hạn trong việc giới thiệu Sứ điệp Tin Mừng, mà còn là tiến trình gia nhập vào sinh hoạt Hội Thánh. Loan báo Tin Mừng, chủ yếu mới là bước đầu. Đó là nền tảng cho một tiến trình dài lâu. Theo đó, loan báo Tin Mừng còn kèm theo việc huấn giáo, hướng dẫn về luân lý và học thuyết Giáo hội. Những ai đã tháp nhập vào Chúa Kitô, cũng tháp nhập vào Giáo hội, là thân thể Ngài. Họ liên kết với Thiên Chúa nhờ các bí tích và qua cộng đoàn Hội Thánh.

Đức Gioan-Phaolô II còn lưu ý đến hai khía cạnh: chứng tá đời sống và sự thánh thiện cá nhân. Ngài lặp lại lời nói của Đức Phaolô VI: Con người thời nay tin chứng nhân hơn thầy dạy, và có tin thầy dạy, là bởi vì thầy dạy là chứng nhân. Từ đó, ngài mời gọi các tín hữu luôn nêu gương sáng trong đời sống hằng ngày. Vì thế, âm thầm sống gương mẫu đạo đức, cũng là cách thức truyền giáo hữu hiệu. Đức Gioan-Phaolô II còn quả quyết rằng nhà truyền giáo phải là vị thánh. Từ đó, ngài kêu gọi mọi sứ giả Tin mừng phải sống thánh thiện, vì việc nên thánh và sứ vụ truyền giáo không thể tách rời nhau.

Nội dung cốt yếu của Tân Phúc Âm hóa xoay quanh bốn điều cơ bản: hoán cải, Nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô và sự sống đời đời.

Hoán cải là suy nghĩ lại, là đặt lại vấn đề về nếp sống và lối sống của mình, là để Thiên Chúa bước vào cuộc sống cá nhân để Người điều khiển mọi tâm tình, tư tưởng, hành động của ta. Hoán cải là bắt đầu nhìn vào đời mình với cái nhìn của Chúa, nhằm kiếm tìm một kiểu sống mới. Như thế, hoán cải là thoát ra khỏi tính tự mãn, là biết khám phá và chấp nhận sự yếu kém của mình, là khiêm hạ tín thác vào Tình yêu của Chúa, một tình yêu sẽ trở thành thước đo và chuẩn mực cho đời sống chúng ta. Hoán cải là bước đầu tiên đến với Đức Giêsu, là điều kiện cần thiết để vào Nước Thiên Chúa. Kêu gọi hoán cải là ngầm giới thiệu ơn cứu độ do Chúa Giêsu mang đến, là nêu lên thực trạng tội lỗi chung của con người và nhu cầu đón nhận ơn giải thoát từ trời cao.

Nội dung thứ hai cần được loan báo, là Nước Thiên Chúa đã đến trần gian.

Nước Thiên Chúa không phải là một sự kiện, một cấu trúc xã hội hay chính trị, một không tưởng. Nhưng Nước Thiên Chúa là chính Thiên Chúa. Nước Thiên Chúa có nghĩa là Thiên Chúa hiện hữu, Thiên Chúa sống động, Thiên Chúa đang hiện diện và hành động trong thế giới, trong đời sống chúng ta, trong đời sống của tôi. Thiên Chúa là Đấng Tạo thành, Đấng thánh hoá, Vị thẩm phán.

Nội dung thứ ba của Tân Phúc Âm hóa, là Chúa Giêsu Kitô. Đề tài về Thiên Chúa và Chúa Giêsu liên hệ mật thiết với nhau, bởi vì chính nhờ Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu, ta mới hiểu được Thiên Chúa. Chúa Giêsu là Đấng Thiên sai, là Con Thiên Chúa, vừa là con người, nhưng đặc biệt cũng là Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã tận hiến mình trở thành con đường sống cho chúng ta. Theo Chúa Giêsu không chỉ có nghĩa là bắt chước con người Giêsu, nhưng là trở nên một với Chúa Kitô, và nhờ đó kết hợp với Thiên Chúa. Và con đường duy nhất để hiệp thông với Chúa Kitô cách mật thiết là sống các Bí tích.

Nội dung cốt yếu cuối cùng của Tân Phúc Âm hoá, đó là Sự sống đời đời. Nội dung này đáp ứng được nhu cầu muốn sống hoài của con người và khai sáng cho con người hiểu rõ định mệnh mình, nhờ tin vào Chúa Kitô. Chúa Kitô đã quả quyết Ngài là sự sống và sự sống lại. Ai tin vào Ngài sẽ không phải chết nhưng được sống đời đời (Ga 11,25; 6,47). Chúa Kitô là Ánh sáng soi chiếu trần gian, là Sự thật giải thoát tất cả. Ngài đến để giúp chúng ta hiểu rõ đời này và khai sáng cho chúng ta lối đường bước vào đời sau. Nếu con người biết thành tâm hoán cải, biết tin vào lòng nhân hậu vô biên của Thiên Chúa, biết cậy trông vào công nghiệp cứu độ của Chúa Kitô trên thập giá, họ sẽ được sống và sống muôn đời.

Sau phần Rollo « Tân Phúc Âm Hóa », anh Lương Huỳnh Ngân đại diện đoàn Việt Nam chúng tôi lên chia sẻ cảm nghiệm sống về lương tâm người bác sĩ công giáo trước vấn đề phá thai. Anh đã cầu nguyện liên lỉ cùng với các cursillista khác để Sức Mạnh Của Lời Cầu Nguyện chiến thắng mọi mưu chước cám dỗ ma quỷ. Trong Đức Kitô, anh đã thuyết phục được các bà mẹ bỏ ý định phá thai để những tuyệt tác Thiên Chúa được hình thành và được hưởng cuộc sống ân phúc Chúa ban cho. Buổi Ultreya này kéo dài khoảng 5 tiếng.

Tối đến, chúng tôi lại rước kiệu nến Đức Mẹ long trọng cùng với các Giám Mục, Linh mục và khoảng hơn 2000 cursillista và giáo dân bản xứ. Bao nhiêu nến được thắp sáng lên giữa một Quảng Trường yên tĩnh trong tâm tình yêu mến và tạ ơn Đức Mẹ. Lời ca A-vê Ma-ri-a vang lên trong đêm tối dường như muốn gởi tấm lòng thành của mỗi người đến Đức Mẹ. Cuộc rước kiệu trọng thể này kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ nhưng chúng tôi không cảm thấy mệt mỏi.

Sáng ngày 13/04, chúng tôi cũng kiệu Đức Mẹ. Hôm nay trời có vẻ âm u, và chúng tôi lần hạt dưới mưa, rồi trời tạnh và lại nắng lên. Có người tâm sự với người tường thuật là lúc lần hạt Năm Sự Vui thì trời đang còn quang đãng. Đến Năm Sự Thương thì trời đổ mưa sầu muộn như muốn cùng thông phần vào cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Rồi đến Năm Sự Mừng thì nắng bỗng bừng lên làm tâm hồn chúng tôi cũng vui lên như được phục sinh trong Đức Kitô và được nâng đỡ ủi an bởi Mẹ Maria. Người kể cũng cho biết thêm những trạng thái thời tiết này cũng giống y như ngày Đức Mẹ đã hiện ra vào tháng Năm năm 1917.

Tiếp theo kiệu Đức Mẹ, chúng tôi tham dự Thánh Lễ đồng tế trọng thể do Đức Hồng Y Juan Sandoval Inguez chủ tế ngoài trời trong một Quảng Trường rộng lớn gần ngay Đài Đức Mẹ và kết thúc Đại Hội Ultreya Âu Châu tại đây. Chúng tôi lấy khăn quàng muôn màu muôn sắc vẫy tay chào Mẹ như trở thành tục lệ nơi đây. Rồi chúng tôi trở về chốn trọ nghỉ trưa, lòng đầy chấn phấn !

Chương trình buổi chiều của chúng tôi - đoàn hành hương Việt Nam - là đi Đàng Thánh Giá dưới sự hướng dẫn của Đ.Ô Vinh, rồi sau đó chúng tôi thăm viếng ngôi làng của ba trẻ và nhà của sœur Lucie. Chúng tôi mon men trên những con đường làng ngoằn ngoèo được bao bọc bởi những rặng cây già cỗi. Con đường này lắm cây sồi, có lúc chúng tôi băng qua cả một vườn toàn cây dầu làm khơi lại lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trong vườn dầu « Lạy Cha nếu có thể thì xin cho con khỏi uống chén đắng này, nhưng đừng theo ý con, một theo ý Cha ».

Buổi tối, chúng tôi quây quần bên buổi Ultreya của người Việt chúng ta, để đào sâu đề tài Tân Phúc Âm Hóa. Cha Quý đã giảng huấn rollo này và sau đó chúng tôi hăng say thảo luận và chia sẻ (nội dung đã được gộp lại viết chung trong đề tài Tân Phúc Âm hóa nêu trên). Liên nhóm Đức phụ trách rất chu đáo và sôi động dưới sự hoạt bát của cursillista Trần Quốc Doanh, và đặc biệt có phần đóng góp văn nghệ độc đáo mang tính cách Liên nhóm Đức !!! Vẫn ca trưởng Năng điều khiển ca hát, rồi đến những tiết mục kịch và múa « Ra khơi » rất vui đến độ chúng tôi cười ngặt nghẽo (sau 10 phút tập múa). Đoàn Thụy Sĩ cũng đóng góp những tiết mục hợp ca trong bộ đồ bà ba làm bao nhiêu người chạnh lòng nhớ quê hương.

Ngày thứ hai 14/04, sau Thánh Lễ rất sớm tại nhà nguyện của khách sạn do Đ.Ô Vinh đồng tế cùng với cha Quý và cha Linh, đoàn chúng tôi đi du ngoạn thăm viếng thành phố Lisbonne. Chúng tôi rảo bước khi trên những đường phố lớn, khi trên những con đường hẹp nhưng rất thành thị. Đ.Ô Vinh kể lại nguồn gốc nhà thờ Santarem, nơi lưu giữ Mình Thánh Chúa loáng máu hồng. Sau buổi pique-nique, chúng tôi đến viếng bức tượng khổng lồ Chúa Cứu Thế và nhà thờ thánh Antoine thành Padou cùng những di tích lịch sử của nó.

Sáng ngày thứ ba 15/04, cũng sau Thánh Lễ tạ ơn tại nhà nguyện khách sạn, phong trào ưu đãi dành cho chúng tôi thì giờ dạo phố mua quà lưu niệm. Rồi chúng tôi trở lại Quảng Trường từ giã Đức Mẹ trong âm thầm, trong cầu nguyện và trong lòng tạ ơn sâu sắc. Mắt đăm chiêu nhìn về Quảng Trường, từ biệt Đức Mẹ mà chúng tôi cảm thấy như mình đã ở đây từ lâu lắm rồi. Một thoáng buồn vụt qua cùng với những niềm vui khôn xiết được trao tặng từ lòng lân ái của Đức Mẹ.

Rồi chúng tôi thong thả ra phi trường trở về nhà.

Cảm tạ Đức Mẹ vô cùng đã thương cho chúng tôi đến đây tham dự Đại Hội Ultreya Âu Châu và chuyện trò, vui đùa với Mẹ trong tất cả lòng mến tri ân qua những chuỗi ngày ở Fatima.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Giấc Mơ Của Lê Thị Công Nhân
Trần Đoan Hùng
21:10 28/04/2008

Giấc Mơ Của Lê Thị Công Nhân




Em !

Thay cho chuyện ban ngày chị đã kể,
Hôm nay em sẽ nghe giấc mơ lạ chị vừa thấy đêm qua...

Đêm hôm ấy, giữa bốn bức tường vôi trắng,
Lao xao trong lòng muôn ước vọng cho quê hương
Trăn trở, xót xa, nhìn tương lai mờ mịt những con đường...
Chị đã thiếp đi...và bổng thấy...

Huế, Sài Gòn, Hà Nội.

Sao hôm nay bổng rừng người xuống phố
Trẩy hội lên đền, đi lễ Chùa Hương ?
Hay giáo dân về Chúa Nhật giáo đường
Mà có phải Giáng Sinh, Phục sinh đâu nhĩ ?
Nếu Phật đản sao bên cạnh sư, ni áo vàng, áo xám,
Lại chen lẫn muôn bóng thầy, bóng cố, bóng cha,?...

Ô ! mà không !

Đi lễ làm gì mà tay ai cũng cờ quạt thướt tha
Những lá cờ màu xanh chen màu trắng.
Và trên đó, mới lạ làm sao, những chiếc còng số tám
Lại thêm những dòng chữ Việt lẫn chứ Hán cong queo:

“Nam Quốc Sơn hà Nam đế cư”
“Dân ta ơi, hãy quyết giữ Hoàng Sa, Trường Sa, từng tất đất.
Miệng hô vang: Quân xâm lược hãy cút về phương Bắc...
Rồi chị bổng thấy cuồn cuộn người như thác
Thấp thoáng đoàn quân Việt hào hùng vượt bách chiết thiên ma.
Thấy Bạch Đằng Giang với Ngô Quyền vung kiếm xông pha
Thuyền giặc Bắc tan tành lênh láng máu.
Rồi ải Chi Lăng, Liễu Thăng phơi đầu, Bắc quân tan tác
Ngọc Hồi thất thủ, gò Đống Đa Sầm Nghi Đống tan thây

Lại nghe vang đâu đây,
Sang sảng kiêu hùng

Hưng Đạo Vương với “Hịch cùng tướng sĩ”
Rồi vọng về lời của ai như Nguyễn Trãi
Đang hiên ngang gióng tiếng “Đại cáo bình Ngô”

Áo giáp Quang Trung mùi khói súng chợt về,
Hàng hàng lớp lớp reo vang Mùa Xuân chiến thắng.

Rồi chị bổng thấy,

Hàng vạn thiếu nhi, tóc thơm mùi sách mới
Cũng xuống đường đi bên cạnh cha ông.
Sinh viên, học sinh,
Với ức vạn nông dân tay lấm chân bùn,
Cùng sát cánh với muôn ngàn công nhân, công chức.
Áo đỏ hồng y, áo hồng giám mục,
Chen lẫn màu đen, màu xám, màu vàng
Của thầy, của linh mục, của ni, xơ
Từ muôn vạn nóc giáo đường, muôn chùa, muôn thánh thất,
Mọi tín đồ cùng nhịp bước bên nhau
Rồi họ kéo theo công an, bộ đội
Cùng nhập đoàn nhịp bước hô vang:

“ Nam Quốc sơn hà Nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại Thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư”


Thấy đến đây chị bổng giật mình thức giấc,
Nhìn chung quanh, bốn bức tường vôi lạnh hoang vu
Ngoài kia đang eo óc tiếng gà ai thức sáng.
Có phải giấc mơ hay một điềm báo mộng ?
Chẳng lẽ hiện thực Việt nam, rồi cũng chỉ một giấc Nam kha
Ngọn đuốc Bắc Kinh hay tập đoàn Phương bắc quỷ ma
Vẫn xấc xược lộng hành coi dân ta chỉ là cỏ rác.
Không, không, giấc mơ kia phải biến thành hiện thực.

Xuống đường đi, em hãy xuống đường đi !




 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Sự nâng cao tinh thần
Lm Nguyễn Hữu Thy
02:39 28/04/2008
Sự nâng cao tinh thần

(Thánh Bonaventura: Itinerarium mentis in Deum)


Sau hai năm rưỡi được bầu làm Bề Trên Tổng Quyền VII Dòng Phan-xi-cô, Bonaventura, tên thật là Johannes Fidanza (1221-1274), đã lui vào trong nơi thanh vắng Alverna, một ngọn núi thuộc dãy Appenin ở Toakana, không cách xa Caprese, nơi sinh trưởng của nhà danh họa Michelangelo. Chính nơi đặc biệt này, nơi thánh Phan-xi-cô Át-xi-xi được in năm dấu thánh, Bonaventura đã soạn thảo tác phẩm thời danh: “Itinerarium mentis in Deum“ (Con đường tầng cấp tinh thần dẫn về cùng Thiên Chúa), một tác phẩm rất xứng đáng được liệt vào hàng các tác phẩm tư tưởng sâu sắc nhất ở thế giới Kitô giáo Tây phương.

Triết-thần học gia nổi danh: Thánh Bonaventura
Bonaventura trình bày con đường hành trình của tinh thần tiến về cùng Thiên Chúa như là một sự bay lên cao của tinh thần. Và một thị kiến cho thấy rằng sự bay lên cao đó của tinh thần được Thiên thần Sê-ra-phim có các cánh, dưới vóc dáng một người mang năm dấu thánh như nơi thánh Phan-xi-cô, Đấng sáng lập Dòng, hiện ra và hướng dẫn. Sáu cánh của Thiên thần Sê-ra-phim tương ứng với sáu cấp bậc của sự nâng cao tinh thần, mà qua đó linh hồn đạt tới sự an bình trong việc chiêm ngắm Thiên Chúa. Ở đây, trước hết linh hồn hướng ra bên ngoài, để đi tìm những dấu ấn của Tạo Hóa trong vũ trụ, sau đó quay lại với tinh thần trong chúng ta, và sau cùng là vượt lên khỏi chúng ta để nhận ra được Thiên Chúa trong yếu tính đặc trưng của Người.

Cuối cùng, một bước đi thứ bảy, đó là sự đạt tới tình trạng chiêm ngắm trọn vẹn và sự bình an vĩnh cửu. Điều đó có nghĩa là tất cả mọi khát vọng mong muốn nhận thức đều không cần thiết nữa; hay nói rõ hơn, con người không cần phải mong muốn đạt tới bất cứ điều gì nữa, vì đã đạt tới được tột đỉnh của sự trọn hảo.

Động tác nhận thức đó, tức động tác hướng dẫn từ dưới thấp lên trên cao, từ ngoài vào trong, từ tạm thời tới vĩnh cửu, làm phát huy những khả năng của bản chất con người. Ở đây Bonaventura đã so sánh toàn thể các sự vật, trong đó bao gồm cả chính linh hồn con người, tác nhân nhận thức, với một chiếc thang, mà nhờ đó chúng ta có thể bước lên cùng Thiên Chúa, tương tự như chiếc thang trong giấc mộng của Tổ phụ Gia-cóp (x. St 28,12tt). Tuy nhiên, nếu “chiếc thang Gia-cóp“ đó bắc qua các sự vật, thì Bonaventura giới hạn nó lại trong hai bậc thang đầu, tức: dấu ấn và hình ảnh. Bậc thang cuối cùng, tức bậc thang – được tượng trưng bằng cặp cánh trước của Thiên thần Sê-ra-phim – dẫn đưa linh hồn thiêng liêng bước ra khỏi chính mình để chiêm ngưỡng nguyên lý đệ nhất, tương ứng với hai danh xưng đầu tiên của Thiên Chúa: Sự hiện hữu và sự thiện hảo; trong khi đó ngược lại, một sự tạo hình trực tiếp, nghĩa là một sự tạo hình ưu tiên thì cần phải nhờ đến ánh sáng của chính chân lý vĩnh cửu.

Bước đầu tiên trong việc phân tích sự nhận thức của tác phẩm “Itinerariums“ nối tiếp hoà nhịp với bậc cấp nền tảng đầu tiên theo cách thức sự khởi đầu của thế giới, của đại vũ trụ, vào trong linh hồn chúng ta, trong tiểu vũ trụ. Tại đây linh hồn nhận thức được các sự vật phức tạp. Nhưng những sự vật thâm nhập vào trong linh hồn không phải theo bản thể của chúng, nhưng nhờ phương tiện những hình ảnh trực cảm của những sự vật đó qua các cổng giác quan. Cũng chính qua cách thức này, toàn thể thế giới sự vật thâm nhập được vào trong linh hồn con người qua các cổng giác quan.

Nhưng chính bậc cấp nền tảng thứ nhất - tức bậc cấp bao gồm hai cánh thấp nhất của Thiên thần Sê-ra-phim – không bị giới hạn trong những sự vật có thể tri giác được bằng giác quan, nhưng còn bao gồm cả những sự vật tinh thần nữa. Tính cách tổng quát của dấu ấn Tạo Hóa trong vũ trụ được tham chiếu theo ba nguyên nhân tính sáng tạo, vì Thiên Chúa là:

• nguyên nhân tác động,

• nguyên nhân mô phạm

• và nguyên nhân mục đích.

Tác động đi lên - từ dấu ấn cho tới chỗ khám phá ra chính Thiên Chúa - của một sự lùi dần từ các sự vật lên đến nguyên lý đệ nhất cũng tương ứng theo cùng cách thức như thế. Theo Bonaventura, đó chính là sứ mệnh của “nhà siêu hình học chân chính“, tức rời khỏi sự chiêm ngưỡng “hữu thể từ một hữu thể khác, theo một hữu thể khác và vì một hữu thể khác“ để đạt tới một “hữu thể từ chính mình, theo chính mình và vì chính mình“, và đó là điều bao hàm nội dung ý nghĩa về nguyên ủy, về căn nguyên và về mục đích.

Ngay tại sự khởi đầu bậc cấp nền tảng thứ hai tiếp theo sau đó - bậc cấp tương ứng với hai cánh giữa - là sự dẫn đưa quay trở về chính mình. Cùng với những lời của Augustinô, Bonaventura đòi hỏi hình ảnh: “Vậy, hãy quay trở lại với chính mình và hãy nhìn xem: Tinh thần ngươi đang yêu chính mình một cách hết sức nồng nàn. Nhưng nó sẽ không thể yêu chính mình được, nếu như nó không nhận ra được chính mình, và nó sẽ không thể nhận ra chính mình được, nếu như nó không hồi tưởng được những gì đã xảy ra cho mình; bởi vì chúng ta chỉ nhận thức được những gì đang hiện diện trong ký ức của mình mà thôi.“ Đây là điều Bonaventura đã giải thích rõ ràng qua một sự phân tích khả năng nhận thức được đặt cơ sở trên chân lý.

Sau cùng, sự phân tích nhận thức – được thực hiện trong hai giai đoạn – dẫn tới sự nhận thức hữu thể đệ nhất, tức hữu thể thuần tuý nhất, chân thực nhất và trọn vẹn nhất, nghĩa là hữu thể tuyệt đối, một hữu thể chiếm giữ sự ưu tiên kép: Hữu thể đệ nhất vừa trong trật tự nhận thức và vừa trong trật tự hiện hữu. Và chính hữu thể đó đi qua trí năng của chúng ta như là hữu thể đầu tiên và cũng là hữu thể luôn luôn được suy tưởng trước tiên trong tất cả những gì chúng ta nhận thức và suy tưởng. Hữu thể đó là thực tại tuyệt đối, là hữu thể Thiên Chúa, là chính Thiên Chúa vậy.

Như thế, tinh thần đã khám phá trong chính nội tâm mình điều - mà theo bản tính nó - luôn luôn là chính nó, dù nó không ý thức được điều đó. Vì thế, Bonaventura đã nói đến một sự mù loà đầy bí ẩn khó hiểu; đó là khi tinh thần chúng ta không nhận thức được điều gì đã xảy ra trong nó, tức là điều mà khi thiếu nó, thì người ta chẳng nhận thức được bất cứ điều gì cả. Vậy, mặc dầu đối với Bonaventura sự tri thức về hữu thể trọn hảo của Thiên Chúa là nền tảng cho mọi nhận thức của con người, nhưng để có thể đạt tới được sự nhận thức về Thiên Chúa, con người cần phải nhờ vào sự chiêm ngưỡng thế giới tạo vật; bởi vì hữu thể Thiên Chúa – xét như là điều kiện tiên thiên của khả năng nhận thức của con người -, trí năng con người có thể nhận thức được một cách chung chung mà thôi, chứ không thể thấu hiểu trọn vẹn được. Nói cách khác, trí năng con người có thể minh chứng và xác tín được sự hiện hữu của Thiên Chúa, nhưng hoàn toàn không thể giải thích được một cách trọn vẹn yếu tính hay sự hiện hữu của Thiên Chúa.

Nguyên tắc nền tảng sự chiêm ngưỡng Thiên Chúa qua công trình sáng tạo như thế là một sự tri thức về hữu thể, mà nhờ đó các sự vật không chỉ mang trên mình ý nghĩa của chính mình, nhưng chúng - xét như là những phản ánh sự sáng tạo – còn giới thiệu nguyên bản sáng tạo theo từng cách thức hiện hữu cụ thể của chúng. Điều đó có nghĩa là sự tương quan giữa các tạo vật với Thiên Chúa dựa theo mức độ:

• dấu vết,

• sự phản ánh,

• và sự tương tự.

Bonaventura đem áp dụng cách thức trình bày sự tương quan đó vào trong việc diễn giải về lãnh vực Thiên Chúa Ba Ngôi và Kitô học: Ngôi Lời Thiên Chúa, xét như là sự biểu lộ hoàn hảo của Chúa Cha, là nguyên bản vĩnh cửu của tất cả mọi tạo vật, và tất cả những tạo vật, qua mức độ hoàn hảo của chúng, phải được coi như là phản ánh sự vinh quang của Ba Ngôi Thiên Chúa. Tất cả mọi tạo vật xuất phát từ Thiên Chúa qua Ngôi Lời, và qua mầu nhiệm nhập thể làm người, Ngôi Lời đã hoàn toàn đảm nhận chức vụ trung gian của mình một cách trọn vẹn.

Như vậy, sự quay trở về cùng Thiên Chúa được giới thiệu như ba con đường cùng song hành và gắn liền với nhau:

• con đường thanh luyện,

• con đường chiếu sáng

• và con đường hoàn thiện.

Chính con đường sau cùng này quyết định toàn diện cuộc sống tinh thần con người và dẫn tới sự hoàn thiện của tình yêu Thiên Chúa cũng như dẫn tới sự huy hoàng rực rỡ của chân lý. Đó chính là con đường mà thánh Phan-xi-cô Át-xi-xi đã trải qua để nên giống Đức Kitô chịu đóng đinh về cả tinh thần lẫn thể xác. Nhưng để đạt tới được sự hoàn thiện cuối cùng trên con đường dẫn tới “sự bình an vượt trên tất cả mọi tư duy“ thì chỉ có ai biết loại bỏ được tất cả mọi cách thức suy luận theo các phạm trù của trí năng nhân loại và biết vượt ra khỏi sự tri thức khả tri, “đó là khi người ấy sử dụng cách thế hiệu lực có thể thắng vượt được tất cả để vượt ra được khỏi chính mình, tức khi người ấy nâng mình lên trên chính mình.“ Bonaventura diễn tả hành động „transcensus“ đó như một cái gì được nắm bắt, được tách ra và được đưa lên cao trong “lãnh vực thuộc khuynh hướng tri thức và tình cảm.“ Đồng thời chứa đựng trong đó sự minh triết hoàn hảo, tức một ơn của Chúa Thánh Thần bắt đầu trong sự nhận thức và kết thúc trong tình cảm, đó là ơn mà “không một ai ý thức được, nếu người ấy không cảm nhận được ơn đó.“

Trong sự đi lên này thì chính Đức Kitô là đường, là cửa, là thang và bạn đồng hành. Qua đó, ý niệm vượt qua có được ý nghĩa Kitô học. Đó chính là hành động – mà khoa thần bí học sau này giải thích là sự loại bỏ hoàn toàn ý riêng – sẽ dẫn đưa chúng ta, sau khi đã chết về mặt tinh thần, tới sự phục sinh: tức trở nên một con người mới! Chính qua hành động đó, thánh Phan-xi-cô Át-xi-xi – sau khi rời bỏ miền núi Alverna, nơi thánh nhân được in năm dấu thánh - đã trở nên mẫu gương trong việc chiêm ngắm trọn vẹn.

______________________

Sách tham khảo:

Bonaventura: “Pilgerbuch der Seele zu Gott“ (Itinerarium mentis in Deum). Eingeleitet, übersetzt und erläutert von Julian Kaup. Kösel Verlag, München 1961.
 
Các Ngoắt Ngoéo Của Thụ Thai Nhân Tạo
Vũ Văn An
02:45 28/04/2008
Các Ngoắt Ngoéo của Thụ Thai Nhân Tạo

Với việc thụ thai trong ống nghiệm (IVF) ngày một trở nên phổ thông hơn, con số các trẻ em có nguy cơ tách ly khỏi người cha của chúng vì thế mỗi ngày càng gia tăng lên.

Thượng Pháp Viện Ái Nhĩ Lan mới đây phán quyết không nhìn nhận quyền làm cha của một người hiến tinh trùng để dùng cho việc thụ thai nhân tạo mà kết quả là con trai ông đã được hạ sinh. Vốn là một người đồng tính luyến ái, người cha này hiến tinh trùng của mình cho người mẹ và người phối ngẫu nữ giới của bà ta, nghĩa là cho một cặp đồng tính luyến ái nữ. Ngày 17 tháng Tư vừa qua, tờ Irish Times tường thuật rằng Chánh Án John Hedigan cho rằng cặp đồng tính luyến ái nữ phải được coi là một cặp “vợ chồng sống chung với nhau” (a de facto couple) với đầy đủ quyền lợi theo Công Ước Nhân Quyền Âu Châu.

Thành thử, vị chánh án này đã bác khước quyền giám hộ hay quyền thăm viếng của người cha theo sinh học, là người trước đó đã nạp đơn xin hưởng các đặc quyền ấy. Các tường thuật của báo chí cho hay rất có thể ông ta sẽ kháng án lên Tối Cao Pháp Viện.

Trong một tuyên bố báo chí công bố cùng ngày, Viện Iona, đặt cơ sở tại Dublin, một tổ chức phi chính phủ rất tích cực trong các vấn đề gia đình, cho hay: trẻ em có quyền được biết cha mẹ chúng, và được cha và mẹ chúng nuôi dạy. David Quinn, giám đốc Viện này, nhận định rằng: “Trong trường hợp này, sự kiện người đàn ông, có tên ‘A’, là một người hiến tinh trùng cũng không có cách chi làm giảm sự kiện ông ta là cha đứa nhỏ và do đó, đứa nhỏ có quyền được biết cha nó và có cơ hội nào đó bất cứ để tiếp xúc với cha mình. Quyền này vốn có sẵn trong đứa nhỏ và quả là ngoại thường khi người ta bỏ qua điều đó vào đúng lúc ta đang xem sét việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về các quyền lợi của trẻ em”.

Một trong các vấn đề liên quan đến việc không được biết cha mình đã được một bài báo ngày 19 tháng Tư đăng trên tờ Irish Independent nhấn mạnh. Câu truyện ấy kể lại việc Kirk Maxey đã làm cha một số lượng trẻ em không biết là bao nhiêu qua chương trình hiến tinh trùng trong một thời gian dài, mà ông ta ước tính lên đến khoảng từ 200 đến 400. Bây giờ tuy ông ta đã có con riêng rồi, nhưng Maxey vẫn không vui khi biết rằng trong chòm xóm gần nhà ông, rất có thể có đến 100 bé gái gần bằng tuổi con trai ông, cùng cha như con trai ông, nhưng chẳng có ý niệm gì về ông cả.

Mồ Côi

Trong một bài nhận định viết cho số báo ngày 19 tháng Tư của tờ Irish Times, Breda O’Brien ghi chú rằng trong mấy thập niên qua, nhiều trẻ em đã bị tách ly khỏi cha mẹ và đưa vào viện mồ côi khi nhà cầm quyền thấy gia đình các em không đủ khả năng chăm sóc các em. Cô cũng cho hay: mấy năm gần đây, phần lớn các trường hợp thuộc chính sách trên đã bị coi là lầm lẫn. Cô đặt câu hỏi: “Như thế, tại sao ta lại không chịu nhìn ra rằng mình đang tạo ra các bất công mới và quả đang phạm cùng những lầm lỗi trong các hoàn cảnh mới này y hệt như người ta đã phạm trong quá khứ?” O’Brien khuyến cáo “Ta cần phải tiến hành một cách hết sức thận trọng đặc biệt vì trong quá khứ, ta đã hiểu quá tệ các nhu cầu của trẻ em”.

Ái Nhĩ Lan không phải là nước duy nhất tạo ra các vấn đề như thế. Tại Anh, nhật báo Telegraph ngày 20 tháng Ba tường trình rằng mới đây có người đàn bà hạ sinh đứa con của chồng sau khi ông ta qua đời được bốn năm. Lisa Roberts cho hay người đàn bà này chắc chắn chồng bà là James hẳn chấp nhận việc hạ sinh đứa con gái của họ. Tinh trùng của người chồng đã được đông đá sau khi ông ta được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vào năm 2004. Ông qua đời cuối năm đó. Theo tờ Telegraph, một số trẻ em tại Anh đã được hạ sinh sau khi cha các em qua đời đã lâu, tiếp sau một án lệ năm 1997, khi Diane Blood khởi tố để được phép sử dụng tinh trùng của người chồng đã qua đời.

Trong khi ấy, tại tiểu bang Victoria của Úc, các đề nghị đang được thảo luận để nới lỏng các đạo luật về IVF, gồm cả các đạo luật liên quan đến việc hiến tinh trùng. Một bài báo đề ngày 16 tháng Hai đăng trên nhật báo The Australian, Myfanway Walker, một phụ nữ được sinh ra do kết quả của IVF và tinh trùng hiến tặng, đã trình bầy chi tiết các chống đối của cô đối với việc hiến tặng tinh trùng này.

Chỉ đến tuổi 20, cô mới khám phá ra sự thật về cha mẹ cô. Nhờ thế, cô đã liên lạc được với người cha theo sinh học của mình, nhưng cô cho hay dù cuối cùng trẻ em đạt được việc ấy chăng nữa, thì đó cũng không phải là một giải pháp có thể chấp nhận được.

Tìm Kiếm Vô Vọng

Dù hiện nay con số các quốc gia bãi bỏ tính nặc danh của người hiến tặng, nhờ thế, các trẻ em có cơ hội liên lạc được với cha hay mẹ sinh học khi các em đã 18 tuổi, nhưng Walker nhận xét rằng các dữ kiện đưa đến việc tiếp xúc kia thường không được các bệnh viện cập nhật hóa thỏa đáng. Mặt khác, chính các người hiến tặng thường cũng tích cực tìm cách tránh né để khỏi bị tìm ra. Như thế, khi trẻ em tới tuổi biết bắt đầu tìm kiếm cha “ruột” của mình, thì việc tìm kiếm ấy thường là không thành công. Walker nói với tờ The Australian rằng Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ Em tuyên bố rằng trẻ em có quyền biết căn tính mình. Một quyền như thế chắc chắn bị vi phạm khi một cha mẹ là người hiến tặng, mà lại có quyền dấu tên trong những năm đầu đời của đứa trẻ.

Nhà đạo đức học Margaret Somerville trong một bài viết cho nhật báo Gia Nã Đại, The Ottawa Citizen ngày 17 tháng Chín năm ngoái xác nhận rằng quan điểm của Walker được nhiều người khác vốn cũng được sinh ra qua chương trình hiến tặng tinh trùng ủng hộ. Somerville cho hay càng ngày càng có nhiều trẻ em như thế, nay đã ở tuổi thiếu niên, đang lên tiếng mạnh mẽ chống đối phương cách chúng được sinh ra. Chúng cảm thấy mình như “những trẻ mồ côi sinh học”. Somerville cảnh cáo: ta đang có nguy cơ phân chẻ quyền làm cha mẹ thành các yếu tố vụn vặt về phương diện sinh học, nuôi nấng, xã hội và luật lệ. Việc ấy sẽ gây hại nghiêm trọng cho cả trẻ em lẫn xã hội.

Một nhật báo Gia Nã Đại khác là tờ The Globe & Mail, ngày 13 tháng 11 năm rồi, tường trình việc Liza White khám phá ra con gái Morgan của bà, được thụ thai nhờ tinh trùng hiến tặng, có đến 6 anh chị em “cùng cha” khác mẹ. Sáu gia đình và bẩy đứa trẻ này sống khắp nước Mỹ từ tiểu bang Washington tới Thủ Đô Washington. Cả bẩy đứa trẻ này cùng sinh cách nhau nửa năm, và vào lúc bài báo kia xuất hiện, chúng đều đang học lớp mẫu giáo. Theo tờ The Globe & Mail, các bà mẹ, thẩy đều đồng tính luyến ái, nên chưa biết ai là cha con cái họ và làm cách nào liên lạc với ông ta.

Khủng Hoảng Căn Tính

Kỹ thuật thụ thai trong ống nghiệm cũng đang được sử dụng để tạo ra những loại liên hệ gia đình hết sức dị kỳ. Tờ Sunday Times, ngày 10 tháng Hai vừa qua cho hay: ít nhất có đến sáu bà mẹ tại Anh đã đông đá trứng của mình để các con gái hiếm muộn của họ có thể sử dụng sau này. Những người con gái có khả năng hạ sinh các anh chị em của chính mình ấy sở dĩ thực hiện được việc đó là nhờ kỹ thuật đông đá hiện nay tiến bộ đến độ các trứng của bà mẹ có thể sống lâu đủ để chờ mấy đứa con gái kia đến tuổi trưởng thành và đem ra sử dụng.

Phê phán việc ấy, Josephine Quintavalle thuộc tờ Nhận Định Về Đạo Đức Học Sinh Sản nói với tờ Times: “Đứa trẻ chắc chắn sẽ gặp khủng hoảng căn tính, không tài nào tính ra được mối liên hệ của mình với thân nhân”.

Một trường hợp điển hình khác ở Anh đã được đài BBC tường trình vào ngày 5 tháng Mười năm ngoái. Một ông già nặc danh 72 tuổi đồng ý hiến tặng tinh trùng của mình để có “cháu nội”. Ông cụ hiến tinh trùng của mình cho con trai và nàng dâu là những người không có khả năng thụ thai qua chương trình IVF.

Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo từng lên tiếng chống lại các nguy cơ của IVF, trong đó có nhắc đến quyền một đứa trẻ được sinh ra bởi một người cha và một người mẹ, và quyền được biết họ (Số 2376). Sách này nói thêm “Đứa trẻ không phải là một đồ vật nợ nần ta, nhưng là một hồng phúc, ‘một quà phúc tối cao của hôn nhân’ (số 2378). Cho nên, bản văn viết tiếp: “Không được coi đứa trẻ như một món tài sản”. Các nguyên tắc ấy thường rất dễ bị làm ngơ, gây thiêt hại không những cho đứa trẻ mà cho cả xã hội như một toàn bộ.

Viết theo Cha John Flynn, LC, Zenit 27-04-08
 
Người Việt Nam Công Giáo: Giáo xứ và Cộng Đoàn
Hà minh Thảo
11:17 28/04/2008
NGƯỜI VIỆT NAM CÔNG GIÁO (17)

CHƯƠNG XI: GIÁO XỨ và CỘNG ĐOÀN

Điều 374 Giáo Luật ngày 25.01.1983 quy định:

(1) Tất cả các Giáo phận hoặc Giáo Hội địa phương nào khác đều phải được phân chia ra thành nhiều phần riêng biệt hoặc Giáo Xứ.
(2) Để cổ võ việc săn sóc mục vụ bằng hoạt động chung, nhiều Giáo Xứ lân cận gần nhau có thể hợp lại thành những hợp đoàn địa phương, tỉ như các Giáo Hạt.

I. GIÁO XỨ

Điều 515 Giáo Luật định nghĩa:

(1) Giáo xứ là một cộng đoàn tín hữu được thiết lập cách bền vững ở trong Giáo Hội địa phương, và việc săn sóc mục vụ được ủy thác cho Cha Sở làm chủ chăn riêng, dưới quyền của Giám mục Giáo phận.
(2) Chỉ duy có Giám mục Giáo phận có quyền thành lập, giải tán hoặc thay đổi các Giáo xứ; tuy nhiên Người không nên thành lập, giải tán hoặc thay đổi một cách đáng kể các Giáo xứ mà không tham khảo ý kiến Hội Đồng Linh Mục.
(3) Một khi đã được thành lập hợp lệ, Giáo xứ đương nhiên được hưởng tính cách pháp nhân theo luật.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong một văn kiện đã nhấn mạnh Ơn Gọi của Giáo xứ là biểu hiện sự gần gũi của Giáo Hội: « Giáo xứ như Giáo Hội, tự mình sống giữa con cái nam nữ của mình. »

« Nếu Giáo xứ xen vào giữa những căn nhà của tha nhân, giáo xứ sống và tác động trong lòng xã hội loài người và liên đới thâm sâu với các ước vọng và thảm kịch của nó… Giáo xứ phải là căn nhà mở rộng đón tiếp mọi người, hay như Đức Gioan XXIII thường nói là ‘giếng nước của thôn xóm’ để mọi người đến giải khát. » (Ơn gọi và Sứ mệnh của người giáo dân, số 26 và 27).

Điều 518 Giáo Luật quy định: « Theo luật chung, Giáo xứ phải có tính cách tòng thổ, nghĩa là bao gồm tất cả các tín hữu thuộc một địa sở nhất định; tuy nhiên ở đâu thấy thuận lợi, cũng có thể thiết lập các Giáo xứ tòng nhân xét vì lý do lễ điển, ngôn ngữ, quốc tịch của các tín hữu thuộc về một lãnh thổ hay kể cả vì một lý do nào khác. »

Do đó, trên Quê Hương Việt-Nam, chúng ta chỉ thấy những Giáo xứ tòng thổ và được thiết lập cách bền vững ở trong Giáo Hội địa phương.

Một Giáo xứ tòng nhân.

Giáo Xứ Việt-Nam Paris có thể được xem như là Giáo xứ tòng nhân người Việt đầu tiên trên thế giới.

Ngày 01.10.1947, Giáo Xứ đã được Giáo quyền Tổng Giáo phận Paris chính thức công nhận dưới danh hiệu Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp.

Giáo Xứ đã được manh nha từ 1946, do sáng kiến và góp sức của các Giáo sĩ du học và anh chị em Giáo dân sinh sống tại Pháp vào thập niên 40, sau đệ nhị thế chiến, trong bầu không khí tranh đấu độc lập cho Quê Hương. Đại Hội Toulouse 1946 là một Đại Hội lịch sử của người Công Giáo Việt-Nam tại Pháp dưới nhiều khía cạnh. Nhờ ơn Chúa Thánh Thấn, thành quả của Đại Hội Toulouse là ‘Bản Điều Lệ và sinh hoạt Liên Đoàn’ đã được Giáo Quyền Pháp công nhận năm 1947.

Trong thư ngày 19.02.1952, gởi cho Đức Khâm Sứ Toà Thánh Đông Dương tại Hà nội, Đức Ông Rupp, Cha Chính Tổng Giáo Phận Paris đã mong muốn có một Linh mục Việt-Nam được các Giám Mục Việt-Nam bổ nhiệm để chuyên lo việc thiêng liêng cho người Việt tại Paris.
Với Thư đề ngày 25.10.1952, Đức Khâm sứ Toà Thánh John Dooley tại Đông Dương trả lời cho Đức Ông Rupp hay rằng Đức Khâm sứ đã gặp các Giám Mục Việt-Nam và xin giới thiệu với Đức Tổng Giám Mục Giáo phận Paris và xin Đức Tổng Giám Mục bổ nhiệm cha Pacifique Nguyễn Bình An.

Ngày 24.11.1952, Đức Ông Rupp, Cha Chính Tổng Giáo Phận Paris và Cha thư ký của Ủy Ban Giám Mục Ngoại Kiều Vụ đã trả lời cho Đức Khâm Sứ: “Trong buổi hội tháng 10 vừa qua, các Đức Hồng Y và Tổng Giám Mục đã đồng ý ký thác cho cha Pacifique An Sở Tuyên Úy người Công Giáo Việt Nam trên toàn lãnh thổ Pháp. Để chứng tỏ rằng Cha An không chỉ là tuyên úy của Liên Đoàn mà thôi, nhưng còn là Giám Đốc Tổ Chức Truyền Giáo”.

Mặc dầu tự sắc ‘Pastoralis Migratorum Cura’ đã được ban hành từ 1969, nhưng mãi đến biến cố 1975 ở Việt Nam và với làn sóng người Việt tỵ nạn qua Pháp, Giáo Hội Pháp mới nghĩ đến việc áp dụng tinh thần tự sắc vào việc tổ chức lại cơ cấu và sinh hoạt mục vụ cho cộng đồng người Việt tại Pháp. Việc áp dụng này chỉ thành hình cụ thể vào năm 1977 và từ 1986, trong các thư bổ nhiệm Cha Mai Đức Vinh mới rõ rệt dùng chữ ‘Curé de la paroisse Vietnamienne’.

Hiện nay, trên thế giới, nhiều Giáo xứ tòng nhân người Việt cũng đã được Giáo Quyền địa phương công nhận vì được thiết lập cách bền vững trong Giáo phận.

II. CỘNG ĐOÀN

Biến cố đau thương lịch sử 30.04.1975 của Dân Tộc đã khiến hàng triệu người Việt-Nam đã phải liều chết, lìa bỏ Quê Hương thân yêu ra đi, dĩ nhiên trong đó, có người Việt Công giáo. Ngay khi đặt chân đến quốc gia tạm cư, giáo sĩ và giáo dân Việt-Nam đã dâng Thánh Lễ đầu tiên để cảm tạ Thiên Chúa và Mẹ Maria cùng cầu nguyện cho Quê Hương và gia đình. Hình thức các Cộng Đoàn Công giáo Việt-Nam đã thành hình.

Hai văn kiện căn bản của Tòa Thánh về mục vụ cho người di cư – tỵ nạn là tự sắc « Pastoralis Migratorum Cura » do Đức Thánh Cha Phaolô VI ban hành ngày 30.09.1969 truyền áp dụng tích cực giáo huấn mục vụ của Công Đồng Vatican II đối với dân tỵ nạn, và nhất là những quy định trong Tông huấn « Exsul Familia » do Đức Thánh Cha Piô XII ban hành ngày 30.09.1952.

Chính với tinh thần của hai văn kiện này mà người tỵ nạn Việt-Nam được đón tiếp khắp nơi bởi các Giáo Hội địa phương, và nhờ thế, các Cộng đoàn Công giáo Việt-Nam Hải ngoại được thành hình và phát triển.

Theo ngôn ngữ chuyên môn hay thông thường, Cộng đoàn từ lâu đã mang một ý nghĩa nhất định. Đối với các nhà triết học, xã hội học và luật học, Cộng đoàn gợi lên ý niệm một tập thể. Trên tiêu chuẩn ‘cùng một nòi giống và tiếng nói, cùng một phong tục nhất là những người di cư, lưu vong, tỵ nạn’ thì Giáo luật khuyên các Giám mục địa phương ‘hãy dự liệu mọi nhu cầu thiêng liêng, nên đặt các Tuyên úy để giúp đỡ họ’ (GL 518, 568*). Cho nên, Cộng đoàn Công giáo Việt-Nam là một tập thể người Việt-Nam, đã nhận lãnh bí tích Thánh tẩy và trở nên con Chúa. Vì lý do tiếng nói và phong tục, Kitô hữu Việt được giáo quyền địa phương chấp thuận cho ‘tụ hợp lại với nhau, thông công việc bẻ bánh và cầu nguyện’ (Tđcv 2, 42), ‘chung một lòng một ý’ (Tđcv 4, 332), hầu trở thành ‘một thân thể và một tâm hồn’ (Ep. 4,4) trong Giáo Hội hoàn vũ, để họ cùng nhau phụng thờ Thiên Chúa và làm việc truyền giáo, theo cách thức của người giáo dân.

* Điều 568: Đối với những người vì điều kiện sinh sống không thể được hưởng sự săn sóc thông thường của các Cha Sở, chẳng hạn như những người di cư, lưu vong, tỵ nạn, du mục, thủy thủ, thì tùy mức độ có thể, nên đặt các Tuyên Úy để giúp họ.

Do đó, trên lãnh thổ các quốc gia tạm dung tín hữu Công giáo Việt-Nam, chúng ta thấy đa số những Cộng đoàn tòng thổ và được thiết lập cách tạm thời trong các Giáo Hội địa phương.

Tuyên Úy

Điều 564 Giáo Luật định nghĩa: « Tuyên Úy là một Linh mục được ủy thác việc săn sóc mục vụ cách thường xuyên, ít là một phần nào, của một Cộng đoàn hoặc cho một nhóm tín hữu đặc biệt, và phải thi hành theo đúng quy tắc của luật phổ quát và luật địa phương. »

Tưởng cũng cần nói rõ: Tuyên úy, theo Giáo luật, phải là một Linh mục. Nhưng vì nhu cầu, chúng ta thấy có những Phó tế, Sư huynh hay Nữ tu Tuyên úy, được bổ nhiệm bởi Giám mục với sự chấp thuận của Bề Trên Dòng để coi sóc Cộng đoàn nhưng không được cử hành các Bí tích.

III. VĂN PHÒNG PHỐI KẾT TÔNG ĐỒ VIỆT-NAM HẢI NGOẠI

Truớc làn sóng người Việt được Chính phủ Pháp nhận vào Pháp quốc, ngày 28.05.1976, với tư cách là Giám mục phụ trách về kiều dân Á Châu, Đức Cha André Rousset đã viết thơ cho Linh mục Michel Nguyễn Quang Toán báo tin rằng trước tình hình khẩn trương và bi thương của dân tỵ nạn ba nước Việt Miên Lào, Ủy Ban Mục Vụ Ngoại Kiều yêu cầu Hội Thừa Sai Paris giúp đỡ, Cha Etcharren đã được bổ nhiệm làm việc với hai cha Guillard và Couessin, và xin cha Toán liên lạc với cha Guillard để xác định phận vụ của mình.

Nhiều Giám mục địa phương đã bổ nhiệm Tuyên úy Việt-Nam trong các năm 1975 và 1976.

Đại Hội ngày 21.10.1976 qui tụ trên 30 Linh mục Việt-Nam Nam từ nhiều tỉnh khác nhau về họp tại Toà Tổng Giám Mục Paris, dưới quyền chủ tọa của Cha Trương Đình Hoè, do đại hội bầu lên, để bàn về các vấn đề và hành động mục vụ khẩn cấp cho đồng bào Việt-Nam.

Tại các quốc gia tạm dung người Việt-Nam, Hội đồng Giám Mục cũng đã có phương pháp tiếp nhận người Việt tỵ nạn, thành lập các Cộng đoàn và bổ nhiệm Tuyên úy coi sóc mục vụ.

Riêng tại Pháp quốc, ngày 09.06.1977, Đức Cha Sabin St Gaudens, Chủ tịch Ủy ban Giám mục Ngoại kiều vụ ký văn thư đề cử cha Samuel Trương đình Hoè làm Đại diện các Tuyên úy Việt Nam, để lo cho người Công giáo tỵ nạn. Cuối tháng 09/1978, theo lời mời của Cha Hoè, hơn 30 linh mục, tu sĩ nam nữ đang giúp đở đồng bào tỵ nạn, trong 18 Giáo phận trên nước Pháp về Orsay họp bàn Mục vụ và trù liệu kế hoạch để làm việc chung. Từ đó, Tuyên úy đoàn được thành hình.

Hằng năm, vào tháng 9, các Linh mục và Tu sĩ lo việc Mục vụ người Việt có dịp gặp gở để cùng cầu nguyện, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận một đề tài mục vụ. Tuyên úy đoàn có 3 ban:

1. Ban Điều hành Trung ương gồm một linh mục Đại diện (nhiệm kỳ 3 năm, có thể lưu nhiệm 3 năm nữa), các cố vấn và một thư ký.
2. Ban Đặc trách Giới Trẻ gồm 4 Tuyên úy (do Đại diện mời) và 4 bạn trẻ được chọn trong Đại hội.
3. Ban Đặc trách Giới Trưởng thành gồm 4 Tuyên úy (do Đại diện mời) và Ban Đặc trách đề cử theo 5 vùng điện thoại.

Tòa Thánh như người Mẹ Hiền đau khổ trước đoàn con hoạn nạn và lưu lạc, nên không bao lâu sau ngày 30 tháng Tư đó, Thánh Bộ Truyền Giáo đã gởi thư đến các Hội đồng Giám mục các quốc gia tiếp nhận nạn nhân Việt-Nam tỵ nạn, yêu cầu lưu tâm đặc biệt giúp đỡ về mục vụ, yêu cầu cho các Linh mục được hưởng mọi quyền lợi thiêng liêng và vật chất, cho các chủng sinh được hội nhập, được thụ huấn và chịu chức, cho các nữ tu các dòng thuộc luật Giáo phận được bảo đảm đời sống tu đoàn, v.v..

Nhưng động lực cuối cùng thúc bách Bộ Truyền Giáo phải kết thúc công việc bổ nhiệm như ý muốn của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Trong chuyến công du mục vụ tại Thái Lan tháng 05/1984, Đức Thánh Cha đến thăm trại tỵ nạn Phanat Nikhm. Trước hoàn cảnh nheo nhóc đau thương vật chất và tinh thần của người tỵ nạn Việt-Nam. Đức Thánh Cha đã hỏi Đức Khâm sứ tại Thái Lan có ai đặc trách lo mục vụ cho họ không ? Đức Khâm sứ trả lời ‘Không’, thì Đức Thánh Cha nói: « Họ có quyền được chăm sóc mục vụ như những người tỵ nạn thuộc các quốc gia khác », và truyền cho Đức Khâm sứ làm phúc trình cho Người về vấn đề này.

Thánh Bộ Phúc Âm hoá các Dân Tộc, qua Văn thư Bổ nhiệm Đức Ông Philiphê Trần văn Hoài số 2900/87 ngày 30.05.1987, đảm nhận trọng trách Văn Phòng Phối Kết việc cổ võ Tông đồ cho người Việt-Nam hải ngoại. Văn Phòng đặt tại trụ sở tại Rôma.

Theo Giáo Luật, người Công giáo thuộc bất cứ dân tộc nào, định cư trong một Giáo phận thì thuộc pháp quyền lãnh thổ (juridiction territoriale) của Đấng Bản Quyền Giáo phận ấy. Đấng Bản Quyền có bổn phận đáp ứng nhu cầu thiêng liêng của người ấy, và ngược lại, người ấy có quyền lợi yêu cầu đòi hỏi, nhưng đồng thời cũng có bổn phận phải chu toàn đối với Đấng Bản Quyền như một tín hữu thuộc về Giáo phận. Thí dụ, hiện nay, người Việt-Nam Công giáo sống trong các Giáo phận của Hoa kỳ, Úc đại lợi, Gia nã đại, Pháp, Đức…, chúng ta phải tuân phục các Đấng Bản Quyền nơi chúng ta đang sống, và Đấng Bản Quyền cũng có bổn phận phải giúp đỡ chúng ta.

Do đó, vai trò của Vị phụ trách Văn Phòng Phối Kết việc cổ võ Tông đồ cho người Việt-Nam hải ngoại thuộc pháp quyền nhân sự (juridiction parsonnelle) vì Giáo Hội Việt-Nam là một xứ truyền giáo và trực thuộc Bộ Truyền Giáo.

Vị phụ trách Văn Phòng Phối Kết có nhiệm vụ tìm cách giúp đỡ cho tín hữu người Việt vừa hội nhập vào các Giáo Hội địa phương đồng thời bảo tồn căn tính, văn hoá, truyền thống và dân tộc tính của mình.

Sự thành lập Văn Phòng Phối Kết đã trùng hợp với thời kỳ chuẩn bị tổ chức ngày Phong Thánh 117 Chân Phước Tử Đạo Việt-Nam, nên Đức Ông Philiphê Trần văn Hoài được cử làm Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Lễ Tuyên Phong Hiển Thánh năm 1988.

Từ Văn Phòng ở Rôma, ngày 20.01.2007, Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo đã gởi đến Cộng Đồng Dân Chúa Việt-Nam Hải ngoại loan báo: Qua Văn thư số 5530/06 ngày 16.12.2007 gửi Văn phòng Phối Kết, Đức Hồng Y Ivan Dias, Tổng Trưởng Bộ Rao Giảng Tin Mừng cho các Dân Tộc đã loan báo quyết định chấm dứt hoạt động của Văn phòng Phối Kết vì « các giáo hữu Việt Nam tại hải ngoại đã ổn định và hội nhập vào đời sống tại các quốc gia cư ngụ và được các Giám mục địa phương tận tình lo lắng cho các nhu cầu mục vụ. »

Văn Phòng Phối Kết, duới sự phụ trách của Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo, đã phụ trách chương trình mục vụ nhân dịp Năm Thánh 2000 và tổ chức ‘Hội Ngộ Niềm Tin Công giáo Việt-Nam Hải Ngoại’ tại Roma từ 24 đến 27 tháng 07 năm 2003, với Chủ đề "Hiệp Nhất Để Sống và Loan Báo Tin Mừng". Ba ngàn tín hữu đã tham dự đến từ Quê Hương và từ các quốc gia có người Việt tỵ nạn.

(Còn tiếp)
 
Nhân Ngày 30 Tháng Tư, Nhìn Lại Thái Độ Một Đồng Minh
Vũ Văn An
20:20 28/04/2008
Nhân Ngày 30 Tháng Tư,

Nhìn Lại Thái Độ Một Đồng Minh


Nước Úc vốn có rất ít quan hệ với Việt Nam Công Hòa và không đóng vai trò quan trọng gì trong việc quyết định tương lai của nền Cộng Hòa ấy, nhưng có lúc họ cũng đã “lợi dụng” chiến tranh Việt Nam trong thế phòng thủ chiến lược của họ. Nên khi việc lợi dụng ấy không còn đáng giá nữa, cũng như mọi người khác, họ chẳng ngần ngại gì không quay 180 độ. Nhân ngày 30 tháng Tư, thử ôn lại bài học lịch sử năm xưa.

I. Liên Đảng và Chiến Tranh Việt-Nam

1. Một quyết định ngạc nhiên

Robert Menzies
Ngày 29 Tháng 4 năm 1965 (gần đúng 10 năm trước ngày 30-04-1975), Thủ tướng Menzies của Úc chính thức công bố sự can dự của Nước ông vào cuộc chiến ở Việt-Nam. Ông giải thích lý do của sự can thiệp này như sau:

“Việc mất Nam Việt Nam sẽ là một đe doạ quân sự trực tiếp đối với Úc và mọi quốc gia Miền Nam và Đông Nam Á Châu. Ta phải nhìn điều đó như là một phần trong cuộc nam tiến của Cộng sản Trung Hoa giữa Ấn độ và Thái Bình Dương”.

Bốn mươi năm đã trôi qua, đủ để người ta hiểu ra những nguyên động lực đã thúc đẩy ông Robert Menzies đi đến một quyết định quan trọng như thế đối với một quốc gia thực ra không có nhiều quan hệ gắn bó với Úc, một quyết định làm ngạc nhiên không những Việt-Nam Cộng Hòa mà cả người bạn đồng minh, đến lúc đó, vẫn được coi là hững hờ với số mệnh nước Úc, tức chính phủ Hoa-Kỳ.

Dù quân số do ông Menzies gửi qua Nam Việt-Nam ngày 29-04-1965 chỉ là một tiểu đoàn pháo binh với các đơn vị yểm trợ, nhưng đó là một đóng góp hết sức có ý nghĩa. Ý nghĩa đầu tiên đó là lực lượng chiến đấu, trong khi Hoa-kỳ chỉ hy vọng Úc sẽ gửi thêm huấn luyện viên cho Quân Lực Việt-Nam Cộng Hoà. Thực thế, để trả lời cho câu hỏi châm chọc của viên chức ngoại giao Úc (Waller) về các hành động có thể có của Mỹ từ tháng Giêng 1965 trở đi, Bundy đã bực dọc phản pháo bằng cách nhắc đến lời hứa của Úc gửi thêm 30 huấn luyện viên qua Nam Việt-Nam mà mãi vẫn chưa thấy thực hiện. Càng ý nghĩa hơn nữa là kế hoạch này, tuy được Mỹ và quốc hội chấp thuận và chính thức công bố ngày 29 tháng 4 năm 1965, nhưng thực ra đã được đưa ra từ ngày 18 tháng 12 năm 1964, lúc Mỹ chưa chính thức đưa quân tác chiến vào Nam Việt-Nam (thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ lên Đà nẵng tháng 3 năm 1965). Ý nghĩa thứ hai, đây là lực lượng chiến đấu gồm quân nhân không tình nguyện đầu tiên được gửi ra ngoại quốc trong suốt lịch sử Úc, và cũng là lực lượng đầu tiên gửi ra ngoại quốc tiếp sau lệnh động viên có tuyển lựa (selective compulsory conscription) ban hành năm 1964, nhằm nâng quân số lên 37.000 người. Quân số này là quân số tối đa. Trên thực tế, trước khi lệnh này được ban ra, toàn nước Úc chỉ có hai tiểu đoàn để phòng vệ một lục địa bao la. Số lớn khác đã phải phái qua Mã-Lai và Bắc Borneo. Xem như thế, thì số quân một tiểu đoàn chiến đấu kia qủa là một đóng góp có ý nghĩa. Đơn vị nhỏ bé ấy nhanh chóng phát triển thành một Lực Lượng Đặc Nhiệm (tương đương một Lữ Đoàn) gồm từ ba đến bốn tiểu đoàn với các đơn vị yểm trợ của Thiết Giáp, Công Binh, Pháo Binh và Tiếp Vận cũng như các đơn vị không quân, trực thăng và hải quân. Vai trò của các đơn vị này cũng nhanh chóng thay đổi từ canh gác và phòng bị qua trực tiếp hành quân chống lại Công Sản Việt-Nam. Quân số ấy lên đến cao điểm 8,000 người vào năm 1968-1969. Điều có ý nghĩa khác nữa là quyết định của ông Menzies được toàn dân ủng hộ, kể cả những nhân vật tên tuổi thuộc đảng đối lập như Whitlam, Beazley (Bố) và Benson. Và dù ông Menzies rời khỏi chính trường năm 1965, Chính phủ Liên đảng dưới sự lãnh đạo của Harold Holt vẫn đạt được chiến thắng lẫy lừng vào năm 1966 với một đa số lớn hơn trước nhờ một cử tri vẫn tin rằng cần phải có mặt và tiếp tục hiện diện ở Việt-Nam.

2. Konfrontasi

Ông Menzies quả đã đọc được ý nghĩ thầm kín của tuyệt đại đa số cử tri Úc. Thực ra, cái cử tri ấy chẳng mấy quan tâm đến điều ông Menzies chính thức nói ra. Họ không hẳn sợ anh khổng lồ Trung Quốc xa xôi, mà sợ cái anh chàng hàng xóm Nam Dương kế cận. Và ông Menzies khi cam kết đem quân vào Việt-Nam chỉ là bỏ ra một mà nhằm lời cả trăm. Đã đành người Úc rất sợ anh khổng lồ Trung Quốc. Cái biển người Quân Đội Nhân Dân Trung Hoa tràn vào Triều Tiên thập niên 1950 là hình ảnh ít người Úc nào có thể quên được. Nhưng điều họ sợ hơn cả chính là chính sách Konfrontasi (Đương Đầu) của Nam Dương năm 1963 và sự hững hờ trông thấy của Mỹ đối với Hiệp Ước Mỹ Úc Tân Tây Lan (ANZUS) ký năm 1951, một hiệp ước Úc đặt rất nhiều kỳ vọng.

Ai cũng biết sau Thế Chiến Hai, Chính phủ Lao động của Thủ tướng Chiefly rất có thiện cảm đối với yêu sách tự trị của Nam Dương, một phần vì những cam kết sâu xa đối với Hiến Chương Đại Tây Dương (Atlantic Charter) năm 1941, một phần vì muốn loại trừ ảnh hưởng của Hòa Lan ra khỏi bán đảo này. Điều này khiến ngoại trưởng Nam Dương, Tiến sĩ Subandria, gọi Úc là “bà đỡ của Cộng Hòa Nam Dương”. Nhưng thái độ ấy không được cả Anh lẫn Mỹ có thiện cảm, vì hai cường quốc này, lúc ấy, vẫn muốn Nam Dương tiếp tục nằm trong những bàn tay “thân hữu” (thực dân). Do đó, chính phủ kế tiếp của Liên Đảng, lên cầm quyền năm 1949, đã thay đổi chính sách đối với Nam Dương, nhất là khi thấy sự thỏa hiệp lộ rõ giữa Nước này và Đảng Cộng sản Úc qua vụ Nghiệp Đoàn Công Nhân Bến Tầu từ khước không chịu chất hàng cho tầu Hòa Lan đi Nam Dương. Liên Đảng, vốn không thích chủ nghĩa cộng sản, nên đã ngờ vực bất cứ ai bắt tay với nó. Cảm tình thân Hòa-lan vì thế dâng cao. Có người cho hay Menzies đáng lý ra đã có thể chỉnh đốn được cái thiên kiến hẹp hòi ấy nếu không có vấn đề Tân Guinea (New Guinea) với tầm quan trọng chiến lược của nó. Người Úc vốn không quên năm 1942, khi việc chém giết của người Nhật xẩy ra ngay bắc Port Moresby. Ký ức ấy khiến tân tổng trưởng ngoại giao, P.C. Spender tuyên bố Tân Guinea là “chiếc móc hoàn toàn chủ yếu trong dây xích phòng thủ Nước Úc” và thêm rằng Úc có “bổn phận, bằng mọi phương thế có thể có, đảm bảo rằng tại khu vực đảo kế cận Úc, theo bất cứ hướng nào, không gì có thể xẩy ra mà lại đe doạ cách này cách khác tới Úc được”. Một trong những phương thế ấy dĩ nhiên là việc ủng hộ sự tiếp tục hiện diện của người Hòa Lan tại Tây Tân Guinea (nay là Irian Jaya) như một trái độn chống lại chủ nghĩa bành trướng của Nam Dương. Chính phủ Liên đảng vì thế một mặt hợp tác với Hòa Lan, một mặt vận động (lobby) với Liên Hiệp Quốc làm nản yêu sách của Nam Dương đối với hòn đảo này. Úc làm thế một phần vì chắc mẩm cả Anh lẫn Hoà kỳ đều mặc nhiên ủng hộ sự hiện diện tiếp tục của Hòa Lan tại Tây Tân Guinea. Dù sao, Úc từng ký ANZUS với Mỹ với kỳ vọng cột chặt Nước Mỹ trước nhất và đầu hết vào việc phòng thủ Úc (dù Hiệp Ước chỉ dự trù ba bên “tham khảo” trong trường hợp một trong ba bên bị tấn công. Không như NATO coi cuộc tấn công chống một nước hội viên là tấn công mọi nước khác trong Hiệp Ước). Nhưng các biến cố lúc đó cho Úc thấy sự chắc mẩm của họ không có căn bản: cả Anh lẫn Mỹ đều tiếp tục chở vũ khí đến Nam Dương. Đứng trước sự thật ấy, Úc bắt đầu dịu giọng và mời ngoại trưởng Nam Dương, Subandria, qua Canberra. Thái độ dịu giọng ấy làm dư luận dân chúng phản đối khiến chính phủ Menzies, lúc ấy chỉ nắm được đa số một phiếu tại Hạ viện, phải quay trở lại chính sách cứng rắn cũ. Tuy nhiên, đã quá muộn. Lợi dụng thái độ hoà hoãn của Canberra, Nam Dương đẩy mạnh yêu sách của họ đối với Tây Tân Guinea. Tháng Sáu 1958, Nam Dương cho hay họ không tha thiết đến các phương thế luật lệ nữa, nhưng muốn dùng “tranh đua lực lượng” để giải quyết tranh chấp với Hòa Lan. Tình thế đi vào ngõ bí. Đại Hội Đồng LHQ năm 1961 không giải quyết được gì: chán chường vấn đề, chính phủ Hòa Lan trao nó cho LHQ giải quyết. Nhưng LHQ từ chối. Mỹ và phần lớn các quốc gia khác không muốn ủng hộ bất cứ cố gắng nào nhằm ngăn cản Nam Dương chiếm hữu lãnh thổ này, vì Tiến sĩ Sukarno lúc đó rất có ảnh hưởng đối với Thế Giới Thứ Ba. Mặt khác, lúc ấy cũng là lúc Ấn Độ chấm dứt sự hiện diện thực dân của Bồ Đào Nha tại Goa bằng võ lực. Khi thấy LHQ bất lực, thái độ của cả Nam Dương, Hòa Lan và Mỹ đều thay đổi. Một ngày sau khi Ấn xâm lăng Goa, Tổng thống Sukarno ra lệnh tổng động viên. Ông còn gửi cho TT Kennedy một bức thư đe doạ rằng Nam Dương sẽ sử dụng võ lực, nếu cần, để giải quyết tranh chấp. Chính phủ Mỹ tìm mọi cách ngăn chặn chiến tranh, nên đã kêu gọi hai bên ngồi vào bàn thương nghị. TT Kennedy áp lực Hòa Lan bãi bỏ điều kiện tiên quyết đòi cho dân Tây Tân Guinea được quyền tự trị, và nhận làm trung gian thương nghị. Dù không chính thức từ bỏ điều kiện tiên quyết ấy, nhưng đến cuối năm 1961, Hoà Lan miễn cưỡng phải chấp nhận thực tế trước áp lực quân sự của Nam Dương và áp lực ngoại giao của Mỹ. Kết quả: một thoả ước được ký ngày 15 tháng 8 năm 1962 đặt Tây Tân Guinea (Đông Tân Guinea vốn dưới quyền quản trị của Úc) dưới quyền quản trị của LHQ trong một thời gian ngắn, trước khi trao qua tay Nam Dương. Ngày 17 tháng 8 năm 1963, khi Sukarno tuyên dương “Năm Chiến Thắng”, ông ta biết rằng nạn nhân của ông ta bao gồm luôn nước Úc. Ít nhất ông ta cũng biết rằng từ nay trở đi, nếu có tranh chấp giữa hai nước, ông ta chắc chắn khỏi bận tâm đến phản ứng của người bảo bọc Úc là Nước Mỹ.

Úc chẳng làm gì được trong trận tranh chấp trên chỉ vì cái Lục quân nhỏ bé của mình lúc ấy chỉ gồm 4 tiểu đoàn bộ binh cộng với một ít đơn vị yểm trợ. Năm 1955, Menzies gửi một trong các tiểu đoàn kia qua Mã Lai (Malaya) như một phần trong Lực Lượng Trừ Bị Chiến Thuật Khối Thịnh Vượng Chung.

3. Động Viên

Sau khi chính sách đối với Tây Tân Guinea thành công, Sukarno áp dụng nó cho tân quốc gia Mã Lai Á (Malaysia), vừa được thành lập từ Mã-lai, Sarawak, Bắc Borneo, Tân Gia Ba và Brunei. Khởi đầu chỉ khẩu chiến, tiếp theo là biểu tình và bạo động chống Anh và chống Mã Lai Á. Cuối cùng là xâm nhập quân sự, vượt qua biên giới, gây rối Bắc Borneo. Anh lập tức gửi quân qua và Úc theo chân gửi qua đó một tiểu đoàn để “duy trì ổn định trong vùng”. Còn lại 2 tiểu đoàn bảo vệ đất liền và nhiều lãnh thổ rải rác khác!

Có điều ông Menzies vẫn được lòng dân. Cuộc bầu cử tháng 11 năm 1963 với chủ đề quốc phòng vẫn đem lại cho ông thêm bẩy ghế nữa tại Hạ Viện. Với chiến thắng này, ông chuẩn bị đối đầu với Nam Dương. Việc đối đầu này chỉ bao gồm những cuộc hành quân chống khởi loạn tại Bắc Borneo. Tuy nhiên, chính phủ Menzies rất lo ngại một cuộc tấn công trực tiếp của Nam Dương vào lãnh thổ mình, nhất là Tân Guinea. Thực vậy, tháng 5 năm 1964, nhân khi kêu gọi “21 triệu chí nguyện quân” lên đường đè bẹp Mã Lai Á, Sukarno cảnh cáo Úc đừng nhúng tay vào vì đây là vấn đề của riêng người Á Châu; nếu Úc cứ nhúng tay vào, thì Úc hoàn toàn chịu lấy trách nhiệm. Tại quốc hội, một cuộc tranh luận nổ ra là trong trường hợp Nam Dương tấn công, liệu Mỹ có vì hiệp ước ANZUS mà can thiệp không. Ông Menzies mạnh miệng nói là có. Nhưng phần đông vẫn lo sợ là không (dù tháng 12 năm 1963, Sukarno phải giật mình khi thấy một phần Hạm Đội 7 diệu võ dương oai ngay ngoài khơi Nam Dương và Dean Rusk doạ sẽ nại đến Hiệp Ước ANSUZ, khi quân đội Úc và Tân Tây Lan bị liên lụy). Chính trong bầu khí ấy, dự luật động viên đã được đệ trình quốc hội ngày 10 tháng 11 năm 1964, nâng ngân sách quốc phòng lên thêm 41 triệu bảng và nâng số quân lên 37.000 người.

Người Úc vốn không thích chi tiêu nhiều về quốc phòng. Họ muốn các đồng minh của họ gánh đỡ. Bất đắc dĩ, họ mới phải thắt lưng buộc bụng như lần này. Bất đắc dĩ này, có người cho, là do áp lực của Mỹ trước nhu cầu chiến tranh Việt-Nam. Úc thường bị Mỹ chỉ trích là chuyên dùng những phương cách rẻ tiền để mời gọi sự can dự của Mỹ. Chính vì vậy năm 1962, Dean Rusk nhắc khéo Barwick (ngoại trưởng Úc) về sự hiện diện của 8,000 quân nhân Mỹ ở Việt-Nam, trong khi số quân nhân của Úc là không. Cho nên, khi nghe tin Úc ra lệnh động viên, Rusk rất hài lòng và hứa sẽ phúc trình cho Johnson tin gia tăng ngân sách quốc phòng của Úc. Đàng khác, ngày 24 tháng 11 năm 1964, Hasluck và Howson đã đích thân trao sắc lệnh động viên của quốc hội cho Hoa Thịnh Đốn. Chính Hasluck minh xác với các ký giả rằng tình hình ở Lào và Việt-Nam nguy kịch hơn cả Konfrontasi. Và để chứng minh điều ấy, Menzies phái một tiểu đoàn chiến đấu qua Việt-Nam, quá cả lòng mong đợi của Mỹ, với lời giải thích hoàn toàn phù hợp với đường lối của Hoa Thịnh Đốn lúc bấy giờ.

Các nhà bình luận Úc ngày nay như Peter Edwards, Frank Frost, Gregory Pemberton…phần lớn không tin ông Menzies nói thật lòng mình. Chiến lược của ông thật sự nhằm vào việc cột chặt nước Mỹ vào hiệp ước ANZUS, để phòng khi Sukarno làm ẩu, Mỹ sẵn sàng nhẩy vào chống đỡ, chứ không tơ lơ mơ như trước đây. Và ông vẫn chỉ áp dụng phương cách rẻ tiền để đạt mục đích: một tiểu đoàn, sau này thành lữ đoàn, quá rẻ so với Hạm đội 7 và hoả tiễn liên lục địa của Mỹ. Edwadrs cho hay: vấn đề trước mắt của việc động viên và gia tăng ngân sách quốc phòng là nguy cơ Nam Dương xâm lăng Tân Guinea, chứ không phải Việt-Nam. Tuy nhiên, muốn giải thoát khỏi cái ám ảnh Nam Dương ấy, 37,000 quân và 41 triệu bảng gia tăng ngân sách cũng đâu thấm thía gì so với lực lượng hùng hậu của “địch thủ”, đến lúc ấy ít nhất cũng gồm 60,000 quân với đầy đủ tiềm thủy đỉnh hạng “W”, tuần dương hạm hạng nặng, oanh tạc và chiến đấu cơ tối tân. Điều họ không thực hiện được bằng súng đạn quân số, họ bắt buộc phải trông mong thực hiện được bằng liên minh quân sự (ANZUS). Pemberton vì thế cho rằng: Đe doạ từ Trung Hoa chỉ là một cường điệu (hyperbole). Nam Dương, chứ không phải Trung Hoa, mới là mối lo thực sự và lâu dài. Mục tiêu tức khắc đàng sau cam kết kia (đem quân vào VN) là để thắt chặt thế liên minh với Mỹ quá bên kia những ràng buộc lỏng lẻo của ANZUS. Hy vọng duy nhất có thể khiến Mỹ can dự vào vấn đề Nam Dương là ủng hộ Mỹ tại Việt-nam, như nhận định của bộ trưởng Alan Renouf, một người rất có ảnh hưởng đối với Mỹ: chính sách của Mỹ đối với (vấn đề) Nam Dương không có chi rõ rệt và cứng rắn như người Úc mong muốn; nên cần đạt được một mức độ gần gũi thường xuyên trong các liên hệ với Hiệp Chúng Quốc… để đến lúc ta cần… Hiệp Chúng Quốc sẽ không còn do dự đáp trả như lòng mong đợi của ta. Thái độ Mỹ chung quanh vấn đề Tây Tân Guinea và Bắc Borneo cho Úc thấy rõ họ không có cùng mối lo sâu xa đối với Nam Dương. Mặt khác, cả Anh lẫn Mỹ lúc đó đều không có lợi lộc gì trong việc kình chống Nam-Dương, một nước đang có ảnh hưởng mạnh đối với Thế giới Thứ ba và đang đe doạ quốc hữu hóa các đầu tư ngoại quốc lên đến hơn 5 trăm triệu đô-la. Dù Mỹ cho hay họ hoàn toàn cam kết đối với Úc, nhưng Menzies rất lo ngại khi không thấy dấu hiệu cũng như tuyên bố công khai nào về sự cam kết ấy. Cho nên, như câu ngạn ngữ Ả-rập: “Nếu núi không đến với Mohammed, thì Mohammed phải đến với núi thôi”, Úc đành phải kiếm cách cột Mỹ vào vấn đề bảo vệ Úc. Cơ may thật đúng lúc khi Mỹ đề nghị Úc cung cấp thêm cho Việt-Nam các huấn luyện viên và một ít viện trợ hải và không quân. Như ta đã thấy, Úc nắm ngay cơ hội và làm hơn thế nữa bằng cách đề nghị đưa quân chiến đấu vào, khiến William Bundy, Phụ tá Bộ Ngoại Giao Mỹ, phụ trách Đông Nam Á, mừng hết chỗ nói vì ông ta chỉ mong Úc cung cấp huấn luyện viên mà thôi.

Như trên đã nói, một tiểu đoàn với các đơn vị yểm trợ thật nhỏ so với cam kết của Mỹ, một siêu cường quân sự và ngoại giao. Ông Menzies đã làm theo khuyến cáo của bộ Ngoại giao Úc: cam kết của Úc đối vớiViệt-Nam trong tương lai sẽ là một giá nhỏ để mua cam kết lớn hơn của Mỹ đối với ANZUS. Một nhà bình luận khác kết luận: Cộng Hòa Việt Nam không bao giờ là mối quan tâm thực sự, tư lợi (self-interest) xét cho cùng mới là điều chủ yếu.

II. Đảng Lao Động và Chiến Tranh Việt-Nam

4. Đất lở 1966

Gough Whitlam
Chính sách của Menzies được khá nhiều nhân vật thuộc đảng Lao-Động ủng hộ. Lúc ấy, Lao Động chia thành ba nhóm: nhóm về phe với chính phủ, như trên đã nói, gồm Whitlam, Beazley và Benson, trong khi Calwell, Cairns và Fraser đứng giữa, còn Uren, Cameron và Johnson thì cực lực chống đối. Năm 1980, Clyde Cameron có viết cuốn China, Communism And Coca-Cola mục đích thuật lại ba chuyến viếng thăm Trung Quốc năm 1977, 1978 và 1979 của phái đoàn quốc hội Úc do ông cầm đầu. Nhân khi đề cập đến cuộc tranh chấp võ trang giữa Trung Quốc và Việt-Nam, Cameron có giành một chương nói về Đảng Lao Động và vấn đề Việt-Nam, trong đó, ông xác nhận Whitlam, lúc đó là phó của Calwell, lãnh tụ đối lập, đứng về phía chính sách Liên Đảng. Cameron thêm rằng, đến năm 1966, Calwell ra mặt chống đối điều ông gọi là “cuộc chiến tranh dơ bẩn và không thể thắng được này” và ông biến việc triệt thoái tức khắc và vô điều kiện các lực lượng Úc thành một vấn đề tranh cử. Whitlam không đồng ý với lãnh tụ của mình. Mười một ngày sau khi Calwell đọc diễn văn chính sách, ông viết một bài trên tờ Sydney Daily Mirror cho rằng chính phủ Lao-Động sẽ “gửi quân chính qui” qua Việt-Nam, sau khi tham khảo hai chính phủ Mỹ và Nam Việt-Nam. Một tuần lễ sau khi bài báo kia xuất hiện, Whitlam nhắc lại chủ trương của ông tiếp tục để lực lượng Úc tại Việt-Nam. Lúc ấy cuộc tranh cử đang bước vào tuần lễ cuối cùng, cả Đảng Lao-Động lên cơn sốt. Truyền thông và Đảng Tự Do chĩa mũi dùi vào vụ chia rẽ công khai giữa Lãnh tụ và Phó Lãnh tụ Lao Động. Chiến dịch tranh cử của Đảng ra tả tơi. Calwell không thể làm gì khác hơn là tái khẳng định chính sách của Đảng. Chưa bao giờ người ta thấy sự rạn nứt to lớn như thế nơi một đảng chính trị. Lao-động dĩ nhiên không mong chiến thắng lần này, nhưng sự chia rẽ kia đã khiến cho sự thất bại của họ trở thành đất lở (landslide). Ngoài vụ thất bại của chính Whitlam năm 1975, chưa bao giờ Lao-Động thua đau như thế kể từ thập niên 1930.

5. Một trăm tám mươi độ

Việc Whitlam được bầu làm lãnh tụ sau cuộc bầu cử 1966 không làm thái độ ông thay đổi chút nào đối với vấn đề duy trì các đơn vị chính qui Úc tại Việt-Nam. Tuy nhiên, tháng Giêng 1968, ông qua Việt-Nam lần nữa để gặp Ellsworth Bunker, Đại sứ Mỹ và tướng Westmoreland. Theo Graham Freudenberg, phía Mỹ hết sức nhồi nhét tuyên truyền Whitlam. Westmoreland cho ông hay: không một nơi nào trên lãnh thổ Việt-Nam Cộng Hòa mà Việt Cộng lại có thể sống sót quá 24 tiếng đồng hồ. Từ Việt-Nam, Whitlam ra lệnh cho Lance Barnard chuẩn bị một cuộc họp ‘Nội Các Bóng Tối’ bất thường tại Sydney một ngày sau khi ông về tới nơi. Cameron cho hay ai cũng hồi hộp chờ tuyên bố giật gân của Whitlam. Nhưng không, ông cho hay muốn được nghe các thành viên trong ban lãnh đạo thảo luận về chiến thuật cho kỳ họp Mùa Thu của Quốc hội. Mọi người chưng hửng. Có người đồ đoán rằng biến cố Tết Mậu Thân, xẩy ra trong thời gian Whitlam lưu tại Việt-Nam, đã làm ông mất tin tưởng vào khả năng của Mỹ và do đó khiến quan điểm của ông quay một vòng 180 độ. Ông định nói nhưng quá mắc cỡ nói ra không được! Phải chờ đến 1972, lúc phần lớn công luận phản đối sự can dự của Úc vào chiến tranh Việt-Nam, quan điểm chống chiến tranh Việt-Nam của Whitlam mới công khai được trình bầy và đạt thắng lợi qua cuộc tổng tuyển cử năm đó.

Có điều sự trở mặt của Whitlam thật là triệt để. Nó không những chỉ đụng đến lực lượng Úc, mà đụng đến cả bản chất và danh dự của Việt-Nam Cộng-Hòa. Tháng 3 năm 1975, Tổng thư ký Bộ Ngoại giao là Alan Renouf phúc trình rằng: “tiếp tục kêu gọi tôn trọng Hiệp Định Paris chỉ ‘phục vụ mục tiêu của Sài-gòn mà thôi (tức là duy trì việc phân đôi Việt-Nam, vốn không phải là mục tiêu của Hà-Nội, và nhất định không thể là mục tiêu của Úc), và không nhìn nhận rằng áp lực quân sự là cách duy nhất thay đổi được hiện trạng”. Vì tin C.I.A. cho hay Sài-gòn có thể thất thủ trong vòng một tháng, nên ngày 2 tháng 4, Gough Whitlam cho phép Bộ Ngoại giao ra chỉ thị cho các đại sứ Úc tại Sài gòn và Hà-nội gửi thư cho hai chính phủ Nam Bắc. Thư cho miền Nam chỉ gồm 196 chữ, chủ yếu nói rằng trừ khi lời kêu gọi thống nhất của Hiệp Định Paris được thi hành, việc sớm chấm dứt chiến tranh sẽ không có được. Thư gửi miền Bắc có khác: dài 499 chữ. Thư này kêu gọi tái thống nhất và thêm rằng: “chúng tôi lượng giá thấy Thiệu không cho thấy dấu hiệu gì là sẵn sàng làm điều đó, và chính phủ Úc hiểu cảm thức thất vọng khi phải dùng lại áp lực quân sự đối với Thiệu, mặc dù chúng tôi không thể làm ngơ biện pháp ấy. Trong vấn đề này, chính phủ Úc tin rằng hiệu quả sẽ rất thuận lợi nếu Chính Phủ Lâm Thời (PRG) cho người ta thấy rõ những cuộc hành quân quân sự gần đây có mục đích gây áp lực cho việc tuân giữ các điều khoản chính trị từng bị làm ngơ của Hiệp định Paris và những cuộc hành quân ấy sẽ chấm dứt khi Sài-gòn đưa ra các bảo đảm thoả đáng thi hành các điều khoản chính trị kia”.

6. Phù Thịnh

Phù thịnh là lẽ thường tình. Tuy nhiên, ngày 10 tháng 4, khi Malcolm Fraser, trong buổi chất vấn chính phủ tại Quốc hội, tố cáo Whitlam thiên vị Hà-Nội, Whitlam lại chối mà cho rằng ông ta không gửi hai bức thư đó mà là Bộ Ngoại giao, vả lại hai bức thư đó hoàn toàn có nội dung như nhau. Khi Fraser đòi coi hai bức thư, thì Whitlam từ chối. Trong khi ấy, Hà-Nội tăng cường cuộc Nam tiến của họ. Ngày 20 tháng 4, Đại sứ Úc tại Sài-gòn gửi một điện báo mật cho Whitlam cho hay Sài-Gòn sắp sửa thất thủ và “một trận đánh đẫm máu và vô vọng” sắp sửa xẩy ra. Tuy nhiên Đại sứ G.J. Price tiên đoán “một kết liễu nhanh chóng và tức tưởi cho sự hiện hữu của Sài-gòn trong tư cách thủ đô của Việt-Nam Cộng Hòa”. Ông khuyến cáo triệt thoái toàn bộ Tòa Đại sứ vào cuối tuần. Điện báo tiếp: “Như tôi đã nói sẽ có thể có hai nguy hiểm chính đối với các người Úc nếu họ tiếp tục lưu lại Sài-gòn. Nguy hiểm thứ nhất là bị thương trong các cuộc oanh tạc và đánh nhau nếu xẩy ra cận chiến trong thành phố. Nguy hiểm thứ hai là trong khoảng giữa lúc quân đội Việt-Nam Cộng Hoà ngưng kháng cự và lúc quân đội Bắc việt tiến vào. Một vài ngày hỗn loạn có thể kéo dài trong đó mọi người Tây phương (caucasians) có thể lâm nguy, không do đoàn quân xâm nhập mà do đoàn quân thất trận. Phần lớn vì lý do này, mà người Mỹ đã hoạch định một cuộc thao diễn quân sự để che chở cho việc triệt thoái sau cùng toà đại sứ của họ. Cho nên tôi nghĩ rằng dù khó nói tôi cũng phải cẩn trọng mà yêu cầu cho toà đại sứ Úc được triệt thoái qua Bangkok hay Singapore chờ đợi các diễn biến. Tôi sẽ khai triển thêm điểm này”. Trong điện báo, ông đại sứ yêu cầu phái trực thăng Hercules của Không quân Úc qua Sài-Gòn chở nhân viên tòa Đại sứ, các cư dân Úc, các nhà báo Úc và những người khác. Ông muốn toàn bộ nhân viên toà Đại sứ bao gồm cá nhân ông được di tản hạn chót là 24 tháng 4. Ông lo ngại cho số phận các nhân viên địa phương cùng với các thân nhân hay các người vợ lấy viên chức Úc và yêu cầu được quyền cho “bất cứ ai có thông hành Úc” được bao gồm trong kế hoạch di tản.

Điện báo mật trên cùng với bản sao hai bức thư gửi Hà-Nội và Sài-Gòn ngày 2 tháng 4 lọt vào tay báo Sydney Morning Herald. Hai bức thư gửi Hà-nội và Sài-gòn khiến Tờ bào kêu gọi Fraser tìm mọi cách hạ bệ chính phủ Whitlam. Bài xã luận ngày 30-04-1975 của báo này được Graham Freudenberg trích lại trong A Certain Grandeur. Ông cho hay đây là một trong những bài xã luận dài nhất của tờ báo kỳ cựu nhất nước Úc. Tuy nhiên, Ông chỉ trích một phần như sau: “Thủ tướng đã nói láo với Quốc hội. Ông đã lừa dối nhân dân Úc. Ông đã lạm dụng lòng tin cậy của họ đối với ông… Tính cách hai mặt của ông đã bị phanh phui một cách đáng bị kết án do việc công bố (không có phép) các chỉ thị mật do Ông Whitlam gửi cho các Đại sứ của chúng ta tại Hà-nội và Sài-Gòn. Việc công bố này đem ra công khai xì-căng-đan chính trị trầm trọng nhất từ ngày có Liên Bang. Điều có liên hệ đi sâu hơn những câu hỏi về sự chính xác và đúng đắn trong chính sách ngoại giao của Ông Whitlam… Vấn đề quan hệ ở đây là tính đáng tin cậy của Thủ tướng và chính phủ của ông. Bản văn của các bức thư cho thấy Ông Whitlam không đáng được tin cậy. Chúng tôi tin rằng giờ đây Ông Fraser có nghĩa vụ rút lại cam kết của ông không buộc Chính phủ phải tổ chức tổng tuyển cử… Cần phải dùng mọi phương thế hợp pháp buộc Chính phủ phải trả lời trước toà án nhân dân… Dọc dài suốt thời kỳ tồi tệ này, Thủ tướng đã nói một đàng làm một nẻo. Ông đã dối trá để ngăn không cho Quốc hội và nhân dân biết điều ông làm và hướng ông dẫn chính sách ngoại giao của Úc đi đâu. Hành động của ông là hành động che đậy (dissimulation) và lừa dối (dupplicity). Cả ông lẫn chính phủ ông đều không còn đáng tin cậy nữa. Một chính phủ không còn tin cậy được, lạm dụng quyền lực và thẩm quyền giữ bí mật của mình là một chính phủ tự làm mất quyền cai trị của mình. Cần phải hạ bệ nó”.

Bài xã luận tiếp tục tấn công Whitlam đã chỉ cho Hà-nội cách “làm thế nào đánh lừa dư luận thế giới” và lần lữa không chịu đưa ra các chỉ dẫn liên quan đến việc người Việt-Nam muốn xin tị nạn tại Úc. Những điểm trên cho thấy rất rõ thái độ mà người Việt thường gọi là ăn cháo đá bát của Whitlam, nếu không nói là của cả chính phủ Lao-Động lúc ấy. Thực vậy, bình luận về chính sách của Whitlam, Cameron, lúc ấy là Bộ trưởng Lao-động và Di trú, cho hay ông ta hoàn toàn nhất trí. Vì “Đến ngày 2 tháng 4 năm 1975, Chính phủ biết rõ cuộc chiến gần như đã kết thúc. Theo quan điểm riêng của tôi, bên chính nghĩa đã thắng! (the right side had won!). Quả là thích đáng khi Whitlam thực tiễn đủ để chấp nhận thực tế này là Hà-nội không còn cách nào khác hơn là duy trì áp lực quân sự đối với Sài-gòn nếu muốn chấm dứt sớm cuộc chiến tranh. Whitlam đúng khi hàm ý rằng Chính phủ Úc tin trở ngại chính cho hòa bình là sự ngoan cố của Sài-Gòn… Thật là hợp lý khi ông sớm cho thấy cảm tình ông dành cho Hà-nội” (tác phẩm đã dẫn, tr.228). Cameron cũng nhất trí đối với chính sách di trú áp dụng cho người Việt lúc ấy. Úc là một quốc gia độc lập, họ có quyền áp dụng chính sách di trú thế nào thì đó là thẩm quyền của họ. Ông ta cũng có quyền không tin chuyện “tắm máu”. Nhưng chủ trương rằng “mọi người Việt-nam đều đựơc đối xử cùng y một cách như các ứng viên di trú Âu châu” (tr.229) là đã quên đi cái quá khứ mười mấy năm trời ơn phúc do đoàn quân ít ỏi của Úc tại Việt-Nam đem lại cho thế an toàn chiến lược của Úc, một thế chiến lược ông Menzies đã dầy công xây dựng và các chính phủ kế tiếp tận cho đến ngày nay vô cùng trân quí gìn giữ.

7. Những tên di dân khốn kiếp

Nói một đàng làm một nẻo. Không biết chính sách di trú đối với ứng viên Âu Châu như thế nào, nhưng Whitlam đã hủy bỏ kế hoạch của Lance Barnard trong việc không vận trẻ mồ côi từ Việt-Nam qua Úc, đồng thời ra lệnh (vượt cả thẩm quyền Bộ Di Trú) không được cứu xét mọi đơn xin cho người Việt-Nam (Đã dẫn, tr.229). Câu nói của Whitlam trả lời Don Willesee ngày 21 tháng 4, khi ông này đến để vận động cho một số người Việt được tới Úc, đủ nói lên tất cả: “I’m not having hundreds of fucking Vietnamese Balts coming into this country with their religious and political hatreds against us” (tôi sẽ không nhận hàng trăm tên di dân khốn kiếp Việt-nam vào xứ này với lòng thù hận tôn giáo và chính trị của chúng chống lại chúng ta) (Đã dẫn, tr.230). Cameron cũng nhất trí như thế và nói thêm với Willesee: “Tôi thấy không có lý do gì khiến ta lại phải liều mở cửa cho các tên tội phạm chiến tranh” (Đã dẫn, cùng trang). Không biết Whitlam và Cameron muốn ám chỉ ai, nhưng Willesee đã cho họ hay ông ta không muốn xin cho “những khuôn mặt quân sự và chính trị lớn trong chính phủ Thiệu” vì những người này dư sức tự lo liệu lấy được và phần lớn nhất định sẽ qua Mỹ. Ông ta chỉ muốn xin cho những người phối ngẫu Việt-Nam của những người Úc không phải là viên chức. Whitlam miễn cưỡng đồng ý. Được đà, Willesee xin cho những ai liều mình bị “tiền trảm hậu tấu, bị hành hung, bị đối xử tàn bạo, vô nhân, và mất nhân phẩm” được tị nạn chính trị. Ông nhắc Whitlam nhớ lại những giúp đỡ Úc từng dành cho các nạn nhân của cuộc đảo chánh quân sự ở Santiago, gương lãnh tụ Imre Nagy của Hung gia lợi bị Hồng quân Nga ‘tiền trảm hậu tấu’ ra sao năm 1956 dù được chính Liên Sô hứa an toàn. Ông đặc biệt xin cho các công nhân viên người Việt làm việc cho Tòa Đại sứ Úc, vì theo ông, Úc có nghĩa vụ tinh thần giơ tay đón tiếp họ. Nhưng Whitlam từ khước thẳng thừng (Đã dẫn, tr.231). Ông cũng từ khước không cho các sinh viên từng du học tại Úc nhưng sau khi tốt nghiệp đã trở lại Việt-Nam nay muốn nhập cảnh. Cameron tóm tắt những người sau đây được và không được Whitlam chấp thuận. Được: người phối ngẫu Việt-Nam và con cái của người Úc không phải viên chức; người phối ngẫu, con cái, vị hôn thê/phu của các sinh viên Việt-nam đang học tại Úc (cha mẹ không được); công dân Việt-Nam có liên hệ mật thiết với sự hiện diện của Úc tại Việt-Nam và đời sống bị đe dọa có thể đệ trình về Úc cứu xét tùy trường hợp. Không được: các nhân viên địa phương làm việc cho Tòa Đại sứ Úc và gia đình và những sinh viên Việt-Nam tốt nghiệp ở Úc nhưng đã trở về Việt-Nam. Con số ấy (theo Cameron ước tính vào khoảng 1,000) quả là hạn chế. Chỉ sau khi gặp Tổng thống Ford hồi tháng 5, sau hội nghị Jamaica, Whitlam mới nâng con số trên lên 3,000 người.

Malcolm Fraser
Rất may, chính phủ Whitlam đã bị Tổng Toàn Quyền Jonh Kerr bãi nhiệm vào tháng 11 năm 1975. Chính phủ Fraser của Liên Đảng Tự Do và Quốc Gia lên cầm quyền, đã kịp thời ra tay cứu vớt làn sóng người đang ồ ạt rời Việt-Nam lên đường tìm tự do, nâng con số người Việt nhập cư Úc lên gấp bội so với con số nhỏ giọt của chính phủ Whitlam. Cái nhìn của Đảng Tự Do có tầm xa rộng và nhất quán hơn. Ít nhất, họ cũng không quên cái nợ chiến lược đối với một đồng minh bất đắc dĩ. Dù sao, ông Malcolm Fraser, thời chiến tranh Việt Nam, vốn là bộ trưởng Lục Quân, nên khi vừa nhậm chức, đã đưa ra đề nghị tiếp nhận mỗi năm 15,000 người tị nạn Việt Nam. Dù con số ấy, trên thực tế có trồi sụt, nhưng trung bình vẫn ở mức 8,000 người một năm. Nhờ thế đến năm 1981, số người tị nạn Việt Nam vào Úc đã lên đến 41,096 người. Mười năm sau, con số lên tới 121,813. Thống kê năm 2001 cho thấy tại Úc, có 154,831 người sinh tại Việt-Nam, nhưng số người nói tiếng Việt lại là 174,236, có thể vì bao gồm các trẻ em Việt-Nam sinh tại Úc. Con số thực tế có thể cao hơn, và người ta thường ước lượng con số người Việt hiện nay tại Úc vào khoảng trên dưới 200,000. Đủ đông để “phát triển ra nền chính trị riêng trong bản sắc văn hóa của mình” như nhận định của Andrew Jakubowics, giáo sư Đại Học Kỹ Thuật Sydney.

Sự trở mặt của Gough Whitlam ngay vào thời điểm 30 tháng Tư 1975 quả là một bất hạnh. Mặc dù các chính phủ Lao-Động sau này đã thay đổi nhiều trong quan điểm đối ngoại của họ, nhưng những tranh luận gần đây về sự hợp tác của Úc trong vấn đề I-rắc cho thấy sự thay đổi ấy chưa thỏa đáng lắm, ít nhất xét về chính sách an toàn chiến lược, một chiến lược mà Frank Frost đã tóm tắt trong ba thuật ngữ: quan tâm cao độ về an ninh, chi tiêu thấp về quốc phòng và lệ thuộc các liên hệ liên minh.
 
Văn Hóa
Dân mình mình thương (thơ)
Lê Dân Việt
11:03 28/04/2008
DÂN MÌNH MÌNH THƯƠNG

Đấu tranh dân chủ, tranh thủ gánh gồng
Dù ai trịnh thượng, vẽ rồng mặc ai
Yêu quê hương thì lòng phải thật thà
Nơi sinh tiên tổ, rứa mà ta thương

Dân mình nghèo khổ, khốn khó mình thương
Dân người giàu có, cao lương kệ người.

QUÊN QUÊ NHÀ

Vì non, vì nước, lừng khừng
Tình non, tình nước xin đừng có quên
Tình nhà, nợ nưóc phải đền
Đừng vui hải ngoại, mà quên quê nhà

THƯƠNG DÂN NGHĨA TÌNH

Thương dân thì thương cho trót
Mến dân thì đừng để sót một ai
Đóng sao cho thật đúng vai
Yêu thương không phải để người tặng khen

Thương yêu chẳng để bon chen
Yêu thương chẳng kể, trắng đen trong tuồng
Yêu đương không thể cúi luồn
Đã yêu yêu cả ngọn nguồn mới thôi

Chứ không trát phấn tô vôi
Thương dân thì phải, thắm sôi nghĩa tình.
 
Truyện ngắn: Trên một khoang thuyền
Nguyễn Trung Tây
21:35 28/04/2008

Trên một khoang thuyền



Sáng sớm ngày thứ ba của cuộc hải trình, chen chúc trên một khoang thuyền chật hẹp mang bảng số Kiên Giang KG 0603 là hơn hai trăm mạng người đang chập chờn thoáng tỉnh thoáng mê. Đêm qua khoảng mười hai giờ khuya, tự nhiên có người rớt xuống biển, không biết là tại nhảy xuống hay là tại lỡ chân hay là tại chuyện chi. Khi con thuyền đánh một đường vòng quay lại, mặt nước biển đen kịt vẫn đen đặc như bầu trời tối đen. Thuyền đành bỏ đi. Có người nói người đàn ông rớt xuống biển mấy năm nay tính khí khật khùng, bởi người vợ vác đứa con trai duy nhất bỏ đi với người tình vượt biên trong khi ông ta đang bị giam trong trại cải tạo. Bị người ta đạp chết ngộp trong hầm tàu, xác đứa bé tám tuổi bị quẳng xuống biển. Có người nói người đàn ông đang đứng tiểu, lỡ chân. Có người thì thào nói trên biển khoảng nửa đêm về sáng là giờ của nhiều vong linh thác oan trên mặt biển, đi đứng phải cẩn thận, ăn nói phải dè chừng. Câu chuyện về người đàn ông rớt xuống biển vào lúc nửa đêm khơi dậy một thoáng bàn cãi lao xao trên khoang thuyền. Nhưng chỉ năm phút sau, tiếng người lắng xuống, rồi chìm sâu vào lòng khoang thuyền chật hẹp hôi tanh ngột ngạt hơi người.

Thuyền đi được hơn hai ngày rồi. Từ cửa Rạch Sỏi của tỉnh Rạch Giá, trong khi con thuyền chầm chậm vượt qua ngọn đèn hải đăng nhô cao ngay mũi đất, đôi mắt long nhãn của thuyền gỗ cũng như những cặp mắt màu nâu của hơn hai trăm mạng người tóc đen đăm chiêu hồi hộp dõi nhìn ngọn đèn trắng toát đều đặn quay tròn chiếu sáng những khoảng không gian tối đen. Bình bịch, bình bịch, từng nhịp trống đập của trái tim bắt đầu trỗi dậy. Đèn trắng loang loáng chiếu sáng khối nước nhấp nhô đập thêm dồn dập tiếng trống ngực, bình bịch! bình bịch! bình bịch!… Đèn trắng chụp hụt con thuyền một lần! Hụt hai lần! Đèn trắng kiên nhẫn, không bỏ cuộc, quay thêm một vòng nữa, lần này sát gần ngay đuôi thuyền. Nhịp tim của con thuyền gỗ tiếp tục đập bình bịch! bình bịch! Cong lưng vươn tới, thuyền vượt biên lọt thoát qua vòng quay lần thứ bốn, lần thứ năm, rồi lần thứ sáu của ngọn đèn trắng chiếu sáng rực rỡ một khoảng trời đêm đen. Nhìn lại đằng sau lưng là vòng quay lần thứ bẩy, thứ tám, thứ chín của ngọn hải đăng, âm ba của những hồi trống ngực cứ thế giảm dần theo số lần vòng quay của ngọn đèn trắng. Bình bịch! bình bịch! của những trái tim trên một khoang thuyền nhỏ dần nhỏ dần. Thuyền gỗ thở phào, mừng vui. Trong tiếng thở phào bỗng vang lên nho nhỏ có tiếng cầu kinh Phật Bà Quan Âm cứu khổ cứu nạn.

Thuyền đánh cá nghĩ thế là xong, vậy là thoát, nhưng không, nửa tiếng sau vận xám không mời không gọi tự động bước chân xuống khoang thuyền. Lần này thuyền gỗ đâm thẳng mũi nhọn vào cồn cát ẩn mình dưới làn nước tối đen. Thuyền vướng cồn cát, tiếng máy rên khừ khự như người ốm dở, chân vịt khục khặc dừng lại thôi những vòng quay. Thuyền đứng yên không nhúc nhích khiến hơn hai trăm mạng người ngó lui âu lo dõi nhìn ngọn đèn hải đăng từ phía xa xa. Thuyền vướng cồn cát! Con gái cũng như con trai trên khoang thuyền yên lặng nhảy ra, cong lưng, hai tay đẩy tới đẩy mạnh! Thuyền không xê dịch. Mọi người tiếp tục đẩy! Thuyền vẫn im lìm! Đẩy tới nữa! Thuyền gỗ cồng kềnh lười biếng nằm ì ra, không rung rinh, không động đậy! Thuyền không chuyển động, trong đêm đen và bóng tối, tiếng thở dài nghe rõ mồn một. Tiếng kinh Phật Bà cứu khổ cứu nạn lại vang lên. Vài người đàn ông bắt đầu ngó nhìn quanh quẩn xì xào nho nhỏ tìm đường tháo lui bỏ chạy.

Thêm một lần nữa, người người lại cong vòng xương sống cúi xuống, lại đẩy, đẩy nữa! Lần này nặng nề rùng mình nhè nhẹ. Cúi đầu! Nín thở! Đẩy nữa! Mặt nước lay động. Thuyền gỗ loáng thoáng xôn xao. Tiếp tục đẩy tới! Thuyền gỗ thở dài trượt mình lướt ra khỏi cồn cát. Mười phút cực nhọc trôi qua, thuyền lại nhẹ tênh. Thoát khỏi cồn cát, thuyền nhả hết ga, nhắm hướng biển Đông cương quyết lao tới.

Vào xế trưa ngày thứ nhất, hai chấm đen nắm tay rủ nhau bất ngờ xuất hiện nơi cuối đường chân trời. Đôi mắt long nhãn của con thuyền gỗ ngước lên dõi nhìn hai chấm đen xa xa, âu lo chờ đợi. Nhưng vận áo xám, đã từng ghé vào hỏi thăm rồi đưa mũi nhọn của con thuyền đâm thẳng vào cồn cát, dường như quyết định đội nón lên đầu rũ áo bỏ đi. Cho nên khoảng một tiếng sau hai chấm đen nơi đường chân trời bỗng dưng nhạt nhòe, rồi chầm chậm loãng tan biến mất nơi đường chân trời.

Đêm khuya đầu tiên của cuộc hải trình buông rơi với một đốm đèn le lói xa tít. Đốm sáng to dần, to dần, rồi bừng sáng trong đêm đen. Thuyền viễn xứ âu lo săm soi dõi nhìn đốm sáng rực rỡ. Người thanh niên mặc áo jean xanh, mũ nỉ đội xùm xụp trên đầu cất tiếng,

— Chắc là tàu vớt.

Người đàn ông tóc điểm bạc đứng bên cạnh thằng Minh càu nhàu,

— Vớt, có mà vớt xác về nhà tù. Giờ này chưa ra tới hải phận quốc tế mà đòi tàu vớt. Tàu đánh cá quốc doanh đó cha nội.

— Nói bậy nói bạ không à! Đừng quên đất có thổ thần, sông có hà bá.

Cả hai, người thanh niên và người đàn ông, không ai dám nói chi sau lời cằn nhằn của một người đàn ông trung niên mặt xương xương khắc khổ. Yên lặng trên khoang thuyền tô đậm lời kinh thuyền gỗ thầm thì to nhỏ, “Phật Bà cứu khổ cứu nạn”. Thuyền hạ ga vặn nhỏ tiếng máy. Tiếng máy nho nhỏ nhún nhường tiếng gió thì thào. Thêm một tiếng đồng hồ trôi qua, đốm sáng rực rỡ mờ dần, mờ dần, sau cùng tan loãng vào trong màn đêm dầy đặc. Thuyền gỗ thở phào nhẹ nhõm hy vọng vận áo xám đã thực sự bỏ đi.

Ngày thứ hai của cuộc hải trình đã trôi qua trong mệt nhọc, bão tố, và với một mạng người nửa đêm rớt xuống chìm sâu vào lòng đại dương.

Sáng sớm ngày thứ ba đã tới, thuyền đang tiến ngang qua Vịnh Thái Lan. Sáng sớm nhưng trời bình minh tối thui bởi bầu trời vần vũ nổi cộm mây đen. Trời bão, bão tố xịt mực đen kịt bầu trời. Trời mây, mây đen ẩm thấp oằn cong trĩu nặng. Trời mưa, mưa trời bong bóng vỡ tan trên những mảng da mốc trắng. Trời gió, gió thổi quăn tít xơ xác sợi tóc màu đen. Giờ này là ngột ngạt và nặng nề phủ chụp những mảng tóc đen mốc khô bởi nắng đại dương và nước biển mặn. Bây giờ là mệt mỏi và lăn lóc ngập phủ trên con thuyền.

Sang ngày thứ ba, hết rồi hồi hộp đứng tim khi vượt qua ngọn đèn hải đăng, mất rồi những căng cứng nghẹt thở khi bị cồn cát cầm chân níu kéo, xa rồi hụt một nhịp tim mắt căng tròn mắt khi bị đốm đen ban ngày và đốm sáng ban đêm săn đuổi. Giờ này là mệt mỏi. Nơi đây là im lìm. Mọi hoạt động trên chiếc thuyền mỏng manh nhỏ bé rơi rớt đọng lại trên cabin với tài công và hai ba người thanh niên da rám nắng, môi ngậm thuốc, mắt đăm chiêu dõi nhìn trời mây sóng nước. Trên trời, mây đen nặng nề đe dọa. Dưới biển, sóng nước nhấp nhổm dâng cao.

Từ dưới sàn thuyền nồng nặc mùi hôi của chất thải ứ đọng và của hơi người đọng lại, thằng Minh vội vàng đứng bật lên. Há to miệng, thằng Minh muốn ói, nhưng ói không được ngoại trừ một cái ói khan không nhớt không đờm. Hít thật sâu vào buồng ngực làn gió biển, thằng Minh hy vọng trấn áp được những lợn cợn đang cồn cào trong bụng. Nhưng sóng vẫn đều đặn nhấp nhô khoang thuyền khiến ruột gan và bao tử của thằng Minh tiếp tục gờn gợn cơn ói. Cơn ói nổi lên, thằng Minh ngồi sụp xuống sàn thuyền, mặt mày xây xẩm, mắt nổ tung đom đóm. Cong vòng cột xương sống, nó lại há to cổ họng, lần này miệng nôn thốc nôn tháo xuống sàn thuyền những vốc nước nhơn nhớt sền sệt màu vàng. Nước ói tanh tưởi văng vào quần áo và thịt da của hai ba người ngồi chung quanh, nhưng mọi người vẫn nhắm chặt mắt lại không buồn để ý. Ói xong, ngồi dựa lưng vào thành gỗ của con thuyền, thằng Minh ngửa cổ lên trời, thở hắt ra, mặt tái xanh lét. Một tay lau lau những dòng nước nhớp nháp còn dính hai bên khóe miệng, tay kia thằng Minh lôi ra chai dầu gió trong túi áo jean, bôi lên cổ họng nổi châm chấm da gà, và hai lỗ mũi đen kịt bụi đường khói xăng. Nhờ mùi hăng hắc của dầu xanh, thằng Minh cảm thấy dễ chịu đôi chút. Tưởng đã yên, thằng Minh vuốt vuốt ngực, đóng chặt nắp chai dầu gió màu xanh lại. Nhưng thật là bất ngờ, lợn cợn nhờn nhợn lại xuất hiện, lần này nhúc nhích nơi màng nhầy bao tử, rồi đẩy thẳng thật nhanh lên cần cổ khiến thằng con trai mười chín tuổi không kịp cúi gập người xuống, cũng không kịp há miệng ói ra. Bị hai bờ môi ngậm kín chặn giữ lại, nước vàng ngập ứ trong cổ họng xịt ra hai bên mép khiến thằng Minh phải há miệng thật nhanh, nhổ ra sàn thuyền những búng nước vàng loang loãng tanh tưởi và chua loét. Vuốt vuốt ngực, thằng Minh mở miệng ngáp ngáp tương tự như người ham ăn nuốt miếng bánh trôi vướng ngay cần cổ. Ôm bụng, thằng Minh bám thành tàu cố gắng đứng dậy, hy vọng trấn áp được lợn cợn trong bao tử bằng cách hít sâu vào buồng ngực làn gió mát lạnh của đại dương. Nhưng mới chỉ được một giây, thằng Minh hốt hoảng ngồi bệt ngay xuống sàn tàu, miệng há to tưởng chừng như sẽ nôn thốc nôn tháo một lần nữa, nhưng không, lần này nó chỉ ợ khan ra toàn hơi nồng nặc mùi tanh lờm lợm.

Mưa tiếp tục nặng hạt buông rơi, thằng Minh cúi xuống nhìn đứa em trai lên mười giờ này mặt mũi hốc hác, đen thui xám xịt, quần áo dơ dáy đang nằm bên cạnh nhấp nhô hơi thở. Tất cả sức lực của tuổi lên mười liến thoắng nghịch ngợm giờ đã khô ran bóc vảy sau gần ba ngày lang thang trên mặt biển, một phần cũng bởi vì thằng Minh làm mất giỏ cói căng phồng lương khô mà má nó đã gói ghém trao cho thằng Minh trước khi dời nhà. Thằng Minh nhớ lại giây phút hai anh em ùa theo đám đông leo lên thuyền lớn. Một tay nắm chặt đứa em, tay kia thằng Minh ôm ghì bị cói. Sau một hồi chen lấn, đẩy được thằng em lên sàn thuyền, nó nhận ra hai lòng bàn tay trống trơn, bị cói đã biến mất! Mất giỏ cói, ngày đầu tiên của cuộc hải trình, hai anh em uống nước sông thùng phi, thằng em ngậm tán đường vàng nho nhỏ xin được từ người đàn bà ngồi bên cạnh. Sang ngày thứ hai, rồi ngày thứ ba, anh nhìn em, em nhìn anh, cả hai anh em cùng nhịn đói như nhau.

Sóng tiếp tục gầm gừ đe dọa, thằng Minh cúi xuống nhận ra người thanh niên chia chung căn phòng tại khách sạn trong khi chờ đợi xuống bến. Sau một ngày vật vờ ngỡ ngàng trong căn phòng lạ, người thanh niên rủ thằng Minh ra quán uống café. Trời buổi tối tháng Mười Hai gió bấc thổi buồn thiu. Bên ly café, người thanh niên trầm trầm cất giọng,

— Hồi đó, năm 76 tụi tớ thi đậu vào lớp Mười. Lớp hơn bốn mươi học sinh, cả con trai lẫn con gái. Sau hai tuần khai giảng, cô bạn gái từ hồi lớp Sáu đẹp như tranh vẽ bỏ mình chết trên biển Đông.

Người thanh niên nhìn thằng Minh, giọng nhỏ lại,

— Bị cưỡng ép, cô gái lao mình xuống biển.

Khói thuốc trong quán café tiếp tục quyện bay,

— Lớp Mười tiếp nối với thằng bạn bỏ học đi Kinh Tế Mới. Tối tối nền đất mát lạnh trống trơn bốn vách ru ngủ thằng con trai cuộn tròn bên cạnh bọ cạp, rắn hổ, và cạp nong. Có thằng còn xung phong đi Thủy Lợi hy vọng cứu được bố trong trại cải tạo. Bị rắn hổ cắn, thằng bạn Kinh Tế Mới sùi bọt mép, thân xác vùi nông trên nền đất hoang. Thằng bạn Thủy Lợi trở về với một chân. Nó đào mương, cuốc trúng đạn. Lớp Mười Một thuyền vượt biên của Cô Giáo dậy Lý bị tàu Thái Lan húc chìm. Cũng lớp Mười Một, thầy dậy Triết vượt thoát tới Singapore sau hơn một tháng lênh đênh trên mặt biển. Thuyền của thầy Triết nhổ neo với hơn một trăm người. Khi con thuyền được vớt, mùi hôi xác chết bốc cao thấu trời xanh. Trời đang xanh lơ bỗng dưng tối sầm khi tàu dầu Hòa Lan ghé ngang nhìn xuống. Người ngoại quốc mắt xanh nhỏ lệ khóc thương cho những làn da vàng giờ này thối đen. Cô bạn sống sót trong chuyến tàu nói mắt ông thầy đổi màu nâu, pha đậm nét màu vàng bởi những miếng thịt màu đỏ tươi trên một khoang thuyền.

Tử Kỳ long lanh nước mắt, tiếp tục lắng nghe bản đàn cung thương của Bá Nha,

— Hai năm liên tục của lớp Mười và lớp Mười Một, cả lớp thay phiên để tang trắng trong tâm hồn, những vành khăn tang khóc bạn, khóc cô, khóc thầy, và khóc thương cho mình.

Bản đàn cung thương tiếp tục réo rắt những nốt của gam thứ,

— Tháng Mười Hai năm 79, lớp Mười Hai, lệnh Tổng Động Viên mang lên bàn thờ bao nhiêu nhang khói của những linh hồn con trai mới lớn; con trai của thời ngồi chia xẻ với nhau một điếu thuốc bên vỉa hè café Sài Gòn; Sài Gòn của mất tên, của lạc loài, của bơ vơ, và của hờn giận, hờn giận làm người mắt nâu da vàng; thà là không sinh ra.

Thằng Minh tiếp tục nhìn người bạn. Cả hai thôi không nói thêm chi. Khói thuốc tô đậm quán café tựa như những nén nhang dành cho linh hồn những người tuổi trẻ Việt Nam đã bỏ mình thối rữa trên đất Chùa Tháp.

Bản đàn cung thương của bất hạnh cuối cùng thôi ngân dấu giáng (b) đổi sang dấu thăng (#) khi thằng Minh và người bạn mới quen sánh bước trên con đường dẫn về khách sạn. Người bạn mới nói,

— Sang đó, tớ đi học tiếp.

Thằng Minh gật đầu, vỗ vai người bạn,

— Trên vùng đất mới, tụi mình làm lại.

Tối hôm đó, từ khách sạn, người thanh niên và hai anh em thằng Minh được đưa lên hai chiếc ghe nhỏ riêng biệt. Trên mặt biển, thằng Minh gặp lại người bạn đang nôn ọe trong hầm thuyền chật chội, nóng nực, ngột ngạt hơi người và hơi dầu. Người thanh niên mặt trắng nằm dài ngã quỵ. Màu trắng biến mất. Màu xanh xam xám héo hắt trên khuôn mặt vàng úa bệnh hoạn! Thằng Minh nhớ lại những xác chết èo uột nằm vắt ngang ngửa trên người trong chuyến hải trình của hai tháng trước. Nắm cánh tay khẳng khiu của người thanh niên mặt vàng ủng, thằng Minh lay lay, lắc mạnh. Cặp mắt tròng vàng lờ đờ hé mở, liếc nhìn, rồi tiếp tục nhắm lại.

— Có tàu lạ.

Trong bầu không khí yên lặng, tiếng hét từ phía phòng máy của con thuyền vang vọng nghe rõ mồn một,

— Có chiếc tàu bên tay phải.

Nhiều người đứng nhỏm dậy nhìn ra xa xa. Theo hướng tay chỉ, người người nhận ra chấm đen chênh chếch phía bên tay phải đang thoáng hiện thoáng mất. Tiếng kinh trầm trầm trên khoang thuyền ngưng ngang rồi lại tiếp nối cung điệu. Lời kinh càng thêm ngân nga, chấm đen càng lúc càng thêm đậm nét. Từ trong phòng máy, thuyền đánh cá bật giọng chửi thề,

— Chết rồi! Tàu Thái!

Ngay lúc chữ Thái vừa chấm dứt, khoang thuyền nhỏ bé biến dạng. Phụ nữ bế xốc con nhỏ ấn sâu vào trong lòng, tay cởi tháo giây chuyền trên cổ. Đàn ông loay hoay ôm chặt xách tay, tay kia nắn tìm gấu quần viền áo. Thanh niên nhấp nhổm, đứng lên ngồi xuống, ngớ ngẩn nhìn trời. Con gái ngơ ngác nhìn nhau, nước mắt loang lổ ngắn dài. Thiếu nữ chuyền tay những vốc nhớt, trét vào mặt, bôi vào tay, xoa vào ngực, và đắp vào cổ. Mặc cho sóng biển vẫn đang dâng cao, thuyền tỵ nạn tăng tốc độ, ào ào phóng chạy. Sóng biển vươn vai đứng dậy như muốn cản lại con thuyền. Gió trời chu môi thổi mạnh như muốn cầm chân thuyền gỗ. Sóng bạc đầu nhấp nhổm vươn mình lao tới như muốn chận đầu thuyền tỵ nạn. Thuyền gỗ hét to,

— Tát nước! Tát nước bà con ơi!

Tiếng la hét kêu gọi tát nước, tiếng khóc lóc của những người phụ nữ trên khoang thuyền cùng một lúc rủ nhau mở miệng hét to. Thuyền vừa hét vừa bỏ chạy, chạy như bay, chạy như phóng, đáy như không chạm mặt nước. Nước biển trắng xóa bị đầu mũi thuyền chặt đôi tung tóe văng lên ướt đẫm cả một lòng khoang thuyền chật hẹp. Ầm! Ầm! Thuyền đánh cá chúi lên hụp xuống. Giông bão thổi toang rách nát tan thương. Mưa gió ồn ào tô đậm bất hạnh. Biển bao la vẫn nhuộm màu đen xám. Gió trời góp mây đen kịt lơ lửng không trung. Chớp sáng ngoằn ngoèo chạy ngang chạy dọc. Những tiếng sấm! Những cơn gió! Những cơn sóng! Tàu Thái Lan! Giờ này thiên nhiên rủ nhau quay cuồng, nhào lộn chung quanh con thuyền nhỏ bé. Bên kia, tàu Thái vẫn phóng tới, điệu bộ cương quyết. Bên này, thuyền vượt biên vẫn bỏ chạy, điệu bộ tuyệt vọng. Bên kia, những người con xứ Phật chùa vàng nhảy lên hét to. Bên này, nơi cuối mũi, thuyền tị nạn tắt máy buông tay đầu hàng; nơi đầu mũi, những người con gái cuống cuồng bôi thêm dầu mỡ; giữa lòng thuyền, tiếng kinh trầm trầm ngân nga, vẫn là lời kinh Phật Bà Quan Âm cứu khổ cứu nạn.

Tàu Thái sáp lại. Những thân thể đen bóng dầu mỡ phóng qua với dao dài nhọn hoắc và súng ngắn khạc lửa. Tay cầm dao, tay cầm súng, ngư phủ Xiêm La tóc dài quăn tít hằn học săm soi khuôn mặt lân bang. Hai phái tính được phân chia rõ rệt. Đàn ông, thanh niên ngồi tụ lại ở đầu mũi thuyền. Đàn bà, con gái, và con nít bị xua đẩy về phòng máy. Ngư phủ Thái tiến đến đám thanh niên. Áo dài tay, áo sơ-mi, áo thung, lột ra. Quần dài, quần tây, quần jean, lột bỏ. Ngư phủ Thái Lan tiến đến người đàn ông tóc bạc đứng bên cạnh thằng Minh, tay trái giơ ra táng mạnh vào mặt ông ta, tay phải giựt đứt sợi dây chuyền vàng lóng lánh trên cổ. Nhét sợi dây chuyền vàng vào túi áo, người ngư phủ quay sang người thanh niên với áo jean xanh và mũ nỉ còn khoác còn đội lùm xùm trên người và trên đầu. Một tay nắm cổ áo jean xanh, tay còn lại, ngư phủ Thái co cụm giáng mạnh vào mặt người thanh niên. Mũ nỉ lùm xùm trên đầu anh chàng rớt xuống, cô gái Việt Nam hiện nguyên hình với tóc dài đen nhánh, nước da trắng xanh, và cặp mắt lạc thần. Ngơ ngác nhìn quanh, cô gái mếu máo, ngồi sụp xuống, bưng mặt khóc. Trước cảnh tượng bất ngờ, ngư phủ xứ Thái phá ra cười to, cười hô hố. Tiếng cười mồi chài lôi kéo thêm nhiều người ngư phủ khác. Một, rồi hai, và sau cùng bao nhiêu ngư phủ của xứ chùa vàng cùng lao tới.

Ngôn ngữ địa cầu trở nên câm đặc nhìn người xứ Thái Lan nắm áo, lôi chân mặc cho những cô gái Việt Nam trên một khoang thuyền la hét, trì kéo!!! Thuyền đánh cá nhắm mắt thở dài thầm thì hy vọng vào lời kinh Phật Bà Quan Âm cứu khổ cứu nạn! Giờ này là mùa tuyệt vọng! Bây giờ đang là mùa tang thương! Thời gian đếm nhịp tích tắc, tích tắc, hai tiếng đồng hồ trôi qua. Thuyền đánh cá Thái Lan hững hờ bỏ đi để lại thuyền tỵ nạn một thân một mình bấp bênh phận nghèo trên mặt sóng nước và trên mặt địa cầu.

Bầu trời vẫn tối đen!

Người đàn ông trung niên mặt xương xương bất ngờ xuất hiện, ông ta chỉ thẳng vào mặt của người đàn ông tóc điểm bạc đang đứng bên cạnh thằng Minh,

— Tất cả là bởi vì thằng cha nội này nè. Mở miệng ra là nói tầm bậy tầm bạ không à.

Bị chỉ ngay mặt, điểm ngay tên, người đàn ông tóc muối tiêu nổi khùng, quát to,

— Ông tưởng ông ngon lắm hả. Ngon sao không làm trời làm đất trước mặt hải tặc Thái Lan đi? Ngoài nghề thầy bói nói láo ăn tiền, lường gạt người ta từ bao nhiêu năm nay, ông còn làm được cái gì hay hơn nữa không?

Đôi mắt long nhãn của con thuyền và những đôi mắt nâu của vơi bớt hóa ra chỉ còn sót lại gần hai trăm mạng người trên một khoang thuyền ngán ngẩm nhìn hai người đàn ông đang hung hăng cự lộn, rồi đăm chiêu dõi nhìn bầu trời xám đen như đang tìm kiếm, như đang thắc mắc tự hỏi, “Bao giờ mặt trời sẽ lại tiếp tục buông rơi vàng bạc ngọc ngà long lanh trên sóng nước?”

(Trích trong tuyển tập truyện ngắn Ốc Mượn Hồn của cùng tác giả do Dân Chúa Úc Châu xuất bản năm 2007).

www.nguyentrungtay.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Tâm Tình
Sen K.
00:54 28/04/2008

TÂM TÌNH



Ảnh của Sen K. – Philippines

Con chim nho nhỏ

Đỏ mỏ xanh lông

Đỏ mồng xanh kiếng

Nó kêu xao xuyến

Kêu cho quân tử nghe cùng

Phải duyên thì kết, phải lòng thì thương.

(Ca dao)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền