Ngày 26-04-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
18:51 26/04/2020
7. Rất nhiều người trên thế gian muốn lên thiên đàng, nhưng rất ít người muốn vác Thánh Giá. (sách Gương Chúa Giê-su)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"


---------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
19:05 26/04/2020
3. “HÁN THƯ” KHÔNG RƯỢU

Thời nhà Tống có người làm thơ nổi tiếng tên là Tô Tử Mỹ tính tình rất hào phóng và thích uống rượu, mỗi tối khi đọc sách ở nhà của cậu là Đỗ Diễn (đại thần bắc Tống) thì nhất định phải uống một đấu rượu.

Một hôm, Đỗ Diễn len lén quan sát Tô Tử Mỹ đọc sách. Tô đọc “Hán thư, truyện Trương Lương”, lúc đọc đến đoạn Trương Lương khích Tần vương đánh Phúc Xa, thì nắm tay lại nói:

- “Tiếc quá, không trúng !”

Thế là uống một ly lớn.

Lại đọc đến “Sử ký, Lưu Hầu thế gia” Trương Lương và Lưu Ban hội tại Trần Lưu Đoạn, Bá Nhu nói:

- “Quân thần tương ngộ, gian nan đến đây là hết !”

Thì lại uống thêm ly đầy nữa.

Đỗ Diễn cười lớn, đi vào phòng nói với Tô Tử Mỹ:

- “Có rất nhiều rượu thức ăn và hoa quả, uống một đấu thì cũng không lấy gì làm nhiều cho lắm !”

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 3:

Mỗi người đều có một thú vui khi đọc sách: có người khi ngồi đọc sách thì nhâm nhi ly cà phê đen thơm phức, có người khi đọc sách thì thích có cục kẹo nhai nhai trong miệng để khỏi buồn cái miệng, đó là cái thích cá nhân của mỗi người, không ai giống ai. Thời đại @ có nhiều người thích ra quán cà phê có wifi vừa đọc sách trên mạng vừa uống cà phê ăn bánh ngọt.v...

Từ nhỏ, người Ki-tô hữu được dạy rằng phải làm dấu Thánh Giá trước khi ăn và sau khi ăn cơm, phải làm dấu Thánh Giá trước và sau khi làm việc, phải làm dấu Thánh Giá khi gặp gian nan thử thách, đây là những lời dạy rất thấm nhuần giáo lý của thánh Phao-lô tông đồ là dù khi ăn dù khi uống, dù khi làm việc gì thì cũng phải làm sáng danh Chúa.

Đến khi lớn lên thì người Ki-tô hữu được dạy rằng: không những làm dấu Thánh Giá trước và sau khi làm việc, nhưng còn là kết hợp với Đức Chúa Giê-su trong khi làm việc hay học hành, để xin Ngài cùng làm cùng học với mình, để xin Ngài thánh hóa những công việc mà mình đang làm...

Vừa đọc sách vừa nhâm nhi ly cà phê đá lạnh thì thú vị thật, nhưng làm việc, đọc sách mà có Đức Chúa Giê-su cùng làm cùng đọc với mình thì càng thú vị hơn nhiều, bởi vì chính Ngài là sự khởi đầu và kết thúc mọi công việc của chúng ta vậy...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Trên đường đi.
Lm Phạm Văn Trung dich
20:49 26/04/2020
Trên đường đi.

Chúa Nhật, ngày 26 tháng 4 năm 2020

"Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy? " (Lu-ca 24:16).

Đối với nhiều người trong chúng ta trong thời gian phong tỏa vì đại dịch, cơ hội ra ngoài đi dạo trong khu phố là một ơn trời. Tôi gặp những người khác ở một khoảng cách an toàn, và chúng tôi gật đầu chào nhau thừa nhận số phận chung của chúng tôi. Đôi khi tôi tình cờ nghe được những cuộc trò chuyện, hầu như là nhẹ nhàng nhưng cũng nghiêm túc về những lo lắng của gia đình và thậm chí là mất mát. Là một người xa lạ, tôi không bao giờ xâm phạm vào những trao đổi như vậy, ngay cả lúc bình thường. Một cái chết chắc chắn.

Các môn đệ trên đường đến Emmau rất đau buồn, và bước chân của họ chắc cũng nặng nề như cõi lòng của họ khi họ thảo luận về các sự kiện thảm khốc đã xẩy ra ở Giê-ru-sa-lem. Những người khác trong nhóm của họ rõ ràng bị chấn động, bao gồm một số phụ nữ tuyên bố rằng ông bạn bị đóng đinh của họ đã được họ nhìn thấy và còn sống. Ngay sau đó một người lạ tiến đến gần cùng đi với họ và hỏi họ đang thảo luận điều gì.

Như một hình ảnh, đi bộ và nói chuyện là một lối diễn tả đúng về cuộc sống con người. Thời gian lôi kéo chúng ta về phía trước thông qua các giai đoạn cuộc sống có thể dự đoán được, và chúng ta học cách đưa ra ý nghĩa cho hành trình của mình, bằng cách chia sẻ những câu chuyện về thành tích và sự thất vọng của chúng ta. Cái chết của người thân là một biến cố có thể làm vỡ tan câu chuyện của chúng ta, và buộc chúng ta phải diễn giải lại chúng ta là ai, chúng ta sẽ đi đâu và tại sao. Hàng triệu cuộc đời đã bị đại dịch gián đoạn, khiến những gia đình đau buồn bị choáng váng, trước cơn thử thách phải làm mới lại mọi thứ họ tin tưởng và hy vọng.

Điều làm cho con đường đến Emmau trở thành một câu chuyện chung cho mọi người là mỗi người phải đối phó với thực tại của cái chết. Bản thân tôn giáo là một nỗ lực vô vọng, hoặc để mừng vui với cái chết hoặc để chối bỏ nó, bởi vì tất cả chúng ta đều biết nó đang đến với chúng ta. Câu chuyện về việc gặp gỡ Chúa Giêsu trên con đường phổ quát này là, đối với các Kitô hữu, hy vọng duy nhất chúng ta có, là đã có một người - một người trong chúng ta - đã vượt qua cái chết, và người đó có thể chỉ ra cho chúng ta cách sống cuộc sống ngắn ngủi của mình, một cách mới mẻ và đầy thách thức.

Chúa Giêsu đã đánh bại cái chết bằng cách hạ bỏ cuộc sống mình vì tình yêu. Tấm gương phục vụ tự trút bỏ mình, và cái chết hy sinh của Ngài đã biểu lộ kenosis (ND: sự tự hủy) mầu nhiệm của Thiên Chúa, là tình yêu thuần khiết, vĩnh viễn, tuôn trào tựa nguồn gốc Sáng Tạo, và là ý nghĩa của hiện hữu. Sự hiện ra mầu nhiệm của Chúa Giêsu trong cộng đoàn đức tin, và lời hứa về sự hiện diện luôn mãi của Ngài nơi các tín hữu, từ thế hệ này tới thế hệ khác, là Tin Mừng mà Giáo Hội công bố cho thế giới. Tình yêu mạnh hơn sự chết, và một cuộc sống dâng hiến cho tình yêu là giai đoạn đầu tiên của một cuộc hiện hữu vượt qua bên kia thế giới này đi vào cõi vĩnh cửu với Thiên Chúa tình yêu.

Chúng ta hát Tin mừng Phục sinh với Thánh vịnh: “Chúa sẽ dạy con biết đường về cõi sống: trước Thánh Nhan, ôi vui sướng tràn trề, ở bên Ngài, hoan lạc chẳng hề vơi!” (Tv 16:11).

Chuyển nghĩa tiếng Việt: Phạm Văn Trung.

https://www.ncronline.org/news/spirituality/pencil-preaching/road
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh lễ tại Santa Marta 26/4/2020: Đức Thánh Cha cầu nguyện cho những người phải u sầu vì đại dịch coronavirus kinh hoàng này
Đặng Tự Do
00:56 26/04/2020
Lúc 7 sáng Chúa Nhật 26 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.

Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những người phải u sầu vì đại dịch coronavirus kinh hoàng này, những người phải buồn vì cô đơn hoặc không có việc làm và không biết làm thế nào để hỗ trợ gia đình trước các hậu quả to lớn của đại dịch.

Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:

Trong Thánh lễ này, chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những người phải chịu đựng nỗi buồn, vì cô đơn, vì lo lắng cho tương lai, không biết những gì đang chờ đợi họ, hoặc vì không thể lo cho gia đình vì họ không có tiền, vì họ không có việc làm. Quá nhiều người đau khổ. Ngày hôm nay, chúng ta hãy cầu nguyện cho họ.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về bài Tin Mừng trong Chúa Nhật thứ Ba mùa Phục sinh (Lc 24: 13-35) kể lại cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu phục sinh với các môn đệ trên đường Emmaus và cách họ nhận ra Chúa khi Ngài bẻ bánh.

PHÚC ÂM: Lc 24, 13-35

“Hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Cùng ngày thứ nhất trong tuần, có hai môn đệ đi đến một làng tên là Emmaus, cách Giêrusalem độ sáu mươi dặm. Dọc đường, các ông nói với nhau về những việc vừa xảy ra. Ðang khi họ nói truyện và trao đổi ý kiến với nhau, thì chính Chúa Giêsu tiến lại cùng đi với họ, nhưng mắt họ bị che phủ nên không nhận ra Người. Người hỏi: “Các ông có truyện gì vừa đi vừa trao đổi với nhau mà buồn bã vậy?” Một người tên là Clêophas trả lời: “Có lẽ ông là khách hành hương duy nhất ở Giêrusalem mà không hay biết những sự việc vừa xảy ra trong thành mấy ngày nay”. Chúa hỏi: “Việc gì thế?” Các ông thưa: “Sự việc liên can đến ông Giêsu quê thành Nadarét. Người là một vị tiên tri có quyền lực trong hành động và ngôn ngữ, trước mặt Thiên Chúa và toàn thể dân chúng. Thế mà các trưởng tế và thủ lãnh của chúng ta đã bắt nộp Người để xử tử và đóng đinh Người vào thập giá. Phần chúng tôi, chúng tôi vẫn hy vọng Người sẽ cứu Israel. Các việc ấy đã xảy ra nay đã đến ngày thứ ba rồi. Nhưng mấy phụ nữ trong nhóm chúng tôi, quả thật, đã làm chúng tôi lo sợ. Họ đến mồ từ tảng sáng. Và không thấy xác Người, họ trở về nói đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng: Người đang sống. Vài người trong chúng tôi cũng ra thăm mồ và thấy mọi sự đều đúng như lời các phụ nữ đã nói; còn Người thì họ không gặp”.

Bấy giờ Người bảo họ: “Ôi kẻ khờ dại chậm tin các điều tiên tri đã nói! Chớ thì Ðấng Kitô chẳng phải chịu đau khổ như vậy rồi mới được vinh quang sao?” Ðoạn Người bắt đầu từ Môsê đến tất cả các tiên tri, giải thích cho hai ông tất cả các lời Kinh Thánh chỉ về Người. Khi gần đến làng hai ông định tới, Người giả vờ muốn đi xa hơn nữa. Nhưng hai môn đệ nài ép Người rằng: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều, và ngày sắp tàn”. Người liền vào với các ông.

Ðang khi cùng các ông ngồi bàn, Người cầm bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông. Mắt họ sáng ra và nhận ra Người. Ðoạn Người biến mất. Họ bảo nhau: “Phải chăng lòng chúng ta đã chẳng sốt sắng lên trong ta, khi Người đi đường đàm đạo và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta đó ư?” Ngay lúc ấy họ chỗi dậy trở về Giêrusalem, và gặp mười một tông đồ và các bạn khác đang tụ họp. Họ bảo hai ông: “Thật Chúa đã sống lại, và đã hiện ra với Simon”. Hai ông cũng thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào.


Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Nhiều lần chúng ta đã nghe nói rằng Kitô giáo không chỉ là một học thuyết, Kitô giáo không phải chỉ là một cách hành xử, Kitô giáo không đơn thuần chỉ là là một nét văn hóa. Vâng, Kitô giáo là tất cả những điều này, nhưng quan trọng hơn và trên hết, Kitô giáo là một cuộc gặp gỡ. Một người theo Kitô giáo vì người ấy đã gặp Chúa Giêsu Kitô, hay đang để cho mình được gặp gỡ Người.

Đoạn Tin Mừng hôm nay, trích từ Phúc Âm theo thánh Luca, cho chúng ta biết về một cuộc gặp gỡ, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cách thức hoạt động của Chúa, cũng như cách hành động của chúng ta. Chúng ta được sinh ra với một hạt giống của sự bất an. Chúa muốn điều đó: chúng ta bồn chồn mong muốn vươn đến sự viên mãn, bồn chồn tìm kiếm Chúa, ngay cả khi chúng ta không nhận thức được rằng chúng ta có sự bồn chồn này. Trái tim chúng ta bồn chồn, trái tim chúng ta khát khao, khát khao cuộc gặp gỡ với Chúa. Nhân loại chúng ta tìm kiếm Người, nhiều lần trên những con đường sai lầm: loài người lầm đường lạc lối, rồi loài người quay trở lại, loài người luôn tìm kiếm Chúa. Mặt khác, Chúa cũng khao khát cuộc gặp gỡ ấy, đến nỗi Ngài đã gửi Chúa Giêsu đến gặp gỡ loài người, để đáp ứng mối quan tâm này.

Chúa Giêsu hành động như thế nào? Trong đoạn Tin Mừng này, chúng ta thấy rõ rằng Ngài tôn trọng, tôn trọng hoàn cảnh của chúng ta, không áp đặt. Chỉ đôi khi Thiên Chúa mới tác động khi xảy ra sự bướng bỉnh, chúng ta có thể nghĩ về trường hợp của Thánh Phaolô, khi Chúa ném ông xuống ngựa. Nhưng thường thì Chúa chậm rãi, tôn trọng tự do của chúng ta. Ngài là Chúa của sự kiên nhẫn. Chúa thật kiên nhẫn biết bao với loài người chúng ta! Chúa luôn đi bên cạnh chúng ta.

Như chúng ta đã thấy trong trường hợp hai môn đệ này, Chúa lắng nghe những mối quan tâm của chúng ta - Chúa biết rõ những mối bận tâm này! - và một lúc nào đó Ngài sẽ dạy bảo chúng ta. Chúa thích nghe chúng ta nói, để rồi đưa ra câu trả lời phù hợp với sự lo lắng đó. Chúa không đẩy nhanh tốc độ, Người luôn đi theo tốc độ của chúng ta, thường khi rất chậm nhưng sự kiên nhẫn của Người là như thế.

Có một quy tắc hành hương cổ xưa theo đó người hành hương chân chính phải đi theo tốc độ của người đi chậm nhất. Và Chúa Giêsu có khả năng này, Người hành động như thế, Người không đẩy nhanh tốc độ, Người chờ chúng ta thực hiện bước đầu tiên. Và khi đến lúc phù hợp, Người đưa ra câu hỏi cho chúng ta. Trong trường hợp này thực là rõ ràng: “Việc gì thế?”, Ngài hành xử như không biết, để khích lệ chúng ta nói ra. Người thích nghe chúng ta nói. Người thích lắng nghe và khơi mào cho chúng ta nói, như thể Ngài không biết gì. Ngài làm thế trong một sự tôn trọng. Và sau đó Ngài trả lời, Ngài giải thích, đến mức cần thiết. Tại đây Ngài nói với chúng ta rằng: “Chớ thì Ðấng Kitô chẳng phải chịu đau khổ như vậy rồi mới được vinh quang sao?” Ðoạn Người bắt đầu từ Môsê đến tất cả các tiên tri, giải thích cho hai ông tất cả các lời Kinh Thánh chỉ về Người.

Tôi thú nhận rằng tôi tò mò muốn biết Chúa Giêsu đã giải thích như thế nào. Chắc hẳn đó là một bài giáo lý tuyệt đẹp.

Chúa Giêsu là một người đồng hành với chúng ta, là người đã tiếp cận chúng ta, giả vờ đi xa hơn để thấy mức độ lo lắng của chúng ta: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều, và ngày sắp tàn” Thế là cuộc gặp gỡ diễn ra. Nhưng cuộc gặp gỡ không chỉ là khoảnh khắc bẻ bánh, mà là toàn bộ cuộc hành trình. Chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu trong bóng tối của những nghi ngờ của chúng ta. Ngay cả trong những nghi nan về tội lỗi của chúng ta, Ngài vẫn ở đó để giúp chúng ta, trong những lo lắng của chúng ta. Ngài luôn ở bên chúng ta.

Chúa đồng hành với chúng ta vì Ngài muốn gặp chúng ta. Đây là lý do tại sao chúng ta nói rằng cốt lõi của Kitô giáo là một cuộc gặp gỡ: đó là cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu. Tại sao anh chị em là một Kitô hữu? Nhiều người không thể giải thích điều đó. Kitô Giáo là một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, Đấng luôn tìm kiếm chúng ta. Luôn luôn.

Để kết luận, Đức Thánh Cha cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng mong ước gặp gỡ Chúa Giêsu mỗi ngày, ơn nhận biết rằng Ngài đồng hành với chúng ta trong tất cả các khoảnh khắc của cuộc sống chúng ta. Ngài là bạn đồng hành của chúng ta.


Source:Vatican News
 
Hội thảo tại Đại Học Công Giáo Mỹ Châu: Cộng sản Trung Quốc là virus nguy hiểm nhất cho thế giới
Đặng Tự Do
05:48 26/04/2020
Tính cho đến Chúa Nhật 26 tháng Tư, tử vong toàn thế giới đã lên đến 203,308 người, trong số 2,923,121 trường hợp nhiễm coronavirus.

Tử vong toàn thế giới: 203,308 người, trong số 2,923,121 trường hợp nhiễm coronavirus

Riêng tại Hoa Kỳ, số trường hợp tử vong đã lên đến 54,265 người trong số 960,896 người nhiễm bệnh. Nghĩa là gần một triệu người trong số 333 triệu người Mỹ nhiễm phải thứ virus quái ác này.

Trong cuộc hội thảo trực tuyến hôm thứ Sáu 24 tháng Tư, các diễn giả đã cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc là trở ngại lớn nhất cho hòa bình thế giới và là tai ương lớn nhất cho nhân loại, và là virus nguy hiểm nhất cho thế giới.

Trần Quang Thành (Chen Guangcheng - 陈光诚), luật sư người Hoa, một nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc nói với diễn đàn Nhân Quyền 2020 do Đại học Công Giáo Mỹ Châu tổ chức rằng cộng sản Trung Quốc đã che đậy sự lây lan của coronavirus, che dấu tỷ lệ lây nhiễm thực sự và vi phạm quyền của các công dân nói lên sự thật.

“Đây là lúc để nhận ra mối đe dọa mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt ra cho toàn thể nhân loại. Đảng Cộng sản Trung Quốc đàn áp và thao túng thông tin để tăng cường việc thu tóm quyền lực, bất kể tổn phí nhân vật lực không chỉ ở Trung Quốc mà trên toàn cầu,” luật sư Trần Quang Thành nói hôm 24 tháng Tư trong một diễn đàn trực tuyến về đề tài Đảng Cộng sản Trung Quốc và COVID-19

Diễn đàn được tổ chức bởi tổ chức Faith & Law, hợp tác với Viện Sinh thái Nhân sinh tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ. Ông Trần Quang Thành là một trong các diễn giả chính từ Viện nghiên cứu chính sách Công Giáo.

Luật sư Quang Thành là một luật sư nhân quyền đến từ Trung Quốc. Ông được tị nạn tại Hoa Kỳ vào năm 2012 sau khi ông bị cộng sản Trung Quốc bắt giam nhiều lần vì các cuộc vận động nhân quyền của mình. Quang Thành đã chỉ trích mạnh mẽ đảng cộng sản vì các vi phạm tự do tôn giáo, nhân quyền, đặc biệt là chính sách một con nhằm kế hoạch hóa gia đình.

Anh bị tống giam và bị quản thúc tại gia nhiều lần. Anh và gia đình đã nhiều lần bị đánh đập và từ chối điều trị y tế.

Quang Thành cho biết theo các nguồn tin ông biết chính xác từ Giáo Hội thầm lặng tại Hoa Lục, và các Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, tại thành phố Vũ Hán, tâm chấn đầu tiên của đại dịch toàn cầu, các gia đình Trung Quốc bị cô lập trong nhà riêng của họ và không thiếu những trường hợp cả gia đình chết hết vì không được chăm sóc trong thời gian kinh hoàng này.

“Nhiều gia đình chết hết trong căn hộ của họ vì họ không thể thoát ra được,” ông nói và lưu ý rằng mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố rằng virus đã được kiểm soát, lệnh cô lập vẫn đang có hiệu lực tại thành phố Cáp Nhĩ Tân.

Các nhà báo công dân bị cô lập tại Vũ Hán tuyên bố rằng tình hình tồi tệ hơn rất nhiều so với các báo cáo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Họ ghi lại cảnh mọi người ngã gục trên đường phố và các xe tăng và xe tải chở các túi đựng xác chạy liên tục 24/24.

Quang Thành cảnh báo rằng “Đảng Cộng sản Trung Quốc tìm cách che đậy tính chất nguy hiểm của căn bệnh này. Nó đã không báo cáo đầy đủ với Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, về thực trạng của dịch bệnh. Đến ngày 23 tháng Giêng khi có lệnh phong tỏa Vũ Hán, Trung Quốc mới chính thức nhìn nhận khả năng lây truyền từ người sang người. Chỉ một tuần trước đó, nó vẫn bác bỏ khả năng này, mặc dù nó biết rõ khả năng lây lan kinh hoàng của coronavirus. Nó cố tình chặn đứng tất cả những ai cố gắng cảnh báo với thế giới. Chính cộng sản Trung Quốc đã ra lệnh dừng việc thử nghiệm các mẫu mới, song song với việc phá hủy các mẫu hiện có.”

Quang Thành cũng tuyên bố rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sử dụng cuộc khủng hoảng do đại dịch gây ra để trấn áp những người bất đồng chính kiến, giam giữ các nhà hoạt động nhân quyền tại ngay các địa điểm dịch bệnh đang bùng phát.

Tóm lại, Đảng Cộng sản Trung Quốc là virus lớn nhất và nghiêm trọng nhất trong tất cả các loại virus, với hơn 200,000 người chết trên toàn thế giới do coronavirus, mối đe dọa của chế độ này đối với nhân loại là quá rõ.


Source:Catholic News Agency
 
Các Đức Giáo Hoàng và Tràng chuỗi Mân côi
Thanh Quảng sdb
07:22 26/04/2020
Các Đức Giáo Hoàng và Tràng chuỗi Mân côi

Tháng Năm về, tháng dành riêng dâng kính Đức Nữ Trinh Mân Côi Maria, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mời gọi các tín hữu hãy làm sống lại lòng sùng kính, dùng tràng chuỗi Mân côi để cầu nguyện và suy niệm cuộc đời Chúa Giêsu được ghi lại trong Tin Mừng. Trong bài viết này, Đài Vatican muốn tổng hợp những tâm tình sùng mộ tràng chuỗi Mân côi của một số vị Giáo hoàng khác nhau qua các thế kỷ, trước việc tôn kính cổ truyền này.

(Tin Vatican - John Charles Putzolu)

Cần phải quay trở về thế kỷ 15, để nói về Đức Giáo Hoàng Sixtô IV, người đã châu phê một cách chính thức việc tôn sùng chuỗi Mân Côi trong Giáo Hội Công Giáo. Việc thực hành này có lẽ bắt nguồn từ các tu sĩ dòng kín. Vào thế kỳ 13, các tu sĩ dùng chuỗi Mân Côi để giúp những người thất học hiểu về các mầu nhiệm cuộc đời Chúa, và liên kết với việc đọc 150 Thánh vịnh! Đức Giáo Hoàng Sixtô IV đã chính thức châu phê. Việc đọc 150 kinh Kính mừng để tôn vinh Mẹ Maria tự như một vòng hoa hồng dâng kính Mẹ; giông giống như cầu nguyện bằng 150 thánh vịnh...

Kinh Mân côi trong hai thế kỷ đầu

Được cổ súy bởi các tu sĩ dòng Đa Minh vào thế kỷ 15, chuỗi Mân côi có hình thức suy niệm về cuộc đời của Chúa Kitô, trong lúc đọc kinh Lạy Cha và chục Kinh Kính Mừng. Vào thế kỷ 16, một nhà thần học dòng Đaminh tên là Antonio Ghislieri, người sau này đã trở thành vị Giáo hoàng mang tên là Piô V, đã sắp xếp chuỗi Mân côi vào 15 mầu nhiệm và chọn ngày 7 tháng 10 từ năm 1571 để mừng lễ Đức Mẹ Mân côi.

Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II năm 2002 đã thêm vào chuỗi Mân côi Năm mầu nhiệm Sáng nữa! như vậy trọn vẹn các mầu nhiệm gồm năm sự sáng được thêm vào 15 mầu nhiệm vui thương và mừng...

Từ năm 1571 đến 2002, tất cả các vị Giáo hoàng không ngừng khuyến khích và cổ võ các Kitô hữu xiêng năng lần chuỗi Mân côi. Như vào tháng 9 năm 1893, trong Tông thư Laetitiae sanctae, (Niềm Vui Thánh), Đức Leô XIII công bố rằng những ai năng lần chuỗi Mân côi, sẽ không những lãnh nhận được ơn ích cho cá nhân mà còn cho cả Giáo hội và xã hội đang bước vào buổi bình minh Cách mạng công nghiệp, gây nên một ảnh hưởng sâu sắc cho mọi tầng lớp xã hội.

Cầu nguyện trong lúc khó khăn

Đức Giáo Hoàng Piô XI đã nhìn thấy trước làn sóng Chủ nghĩa xã hội (Chủ nghĩa phát xít) và chủ nghĩa Công sản (Stalin) sắp ra đời nên vào năm 1937, hai năm trước khi cuộc thế chiến thứ hai bùng nổ, trong Tông thư về “Những sự dữ thời đại” (Ingravescentibus malis,) hay còn được gọi là Tông thư về Phép Lần Hạt Mân Côi, Đức Giáo Hoàng đã quan sát rằng dân chúng bước vào thế kỷ XX với những niềm kiêu căng, cao ngạo, kinh thường nếu không muốn nói là chê bai những người lành thánh vẫn luôn coi việc tôn kính tràng chuỗi Mân côi là một việc đạo đức thiêng liêng... Tin tưởng qua việc lần chuỗi họ sẽ được Đức Mẹ chăm nom và bảo vệ.

Đức Piô XI còn nói thêm: Tràng chuỗi Mân côi không chỉ giúp chúng ta chiến thắng kẻ thù của Thiên Chúa và Tôn giáo, mà còn là một công cụ tốt cho công cuộc truyền giáo và giúp ta rèn luyện đời sống thiêng liêng cho tâm hồn của chúng ta.

Đức Gioan XXIII đọc kinh Mân côi, cầu nguyện cho những trẻ sơ sinh

Vào ngày 4 tháng 5 năm 1963, trong khi Giáo hội khai mở Công đồng Vatican II, Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII đã tiếp đón một cuộc hành hương phát động chuỗi Mân côi sống đầu tiên ở Ý; trong thời gian này, Thánh Giáo hoàng Gioan 23 khả ái đã tiếp xúc với nhiều trẻ sơ sinh ra đã bị bệnh. Thánh giáo Hoàng nói: Chúng con rất yêu quý của giáo hội, chúng con giống như con ngươi trong mắt Giáo hội và Đức thánh Giáo Hoàng yêu thương, cầu nguyện và chúc lành cho các em... Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII đã cam kết sẽ lần chuỗi Mân côi hàng ngày để cầu nguyện cho các trẻ thơ. Ngài nói một ngày không lần chuỗi giống như một bầu trời không có mặt trời, hay giống như một khu vườn mà không có hoa!

Và năm 1961, Thánh Giáo hoàng công bố một Tông thư mang tên “Lòng sùng kính phép Mân Côi” (Il religioso convegno), Ngài đã phát động 24 giờ Lần Chuỗi (Mân Côi) để cầu nguyện cho những trẻ em được sinh ra trong 24 giờ, đặc biệt khi suy niệm tới mầu nhiệm thứ ba của mùa Vui, suy tới Chúa Giêsu giáng sinh mà dâng tất cả các trẻ em sơ sinh trong ngày hoặc đêm cho Chúa và Mẹ Maria gìn giữ…

Cũng như trong Tông thư “Kinh Mân Côi” (Encyclical Grata Recordatio) năm 1959, Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII khuyến khích các tín hữu hãy đọc kinh Mân côi hàng ngày, và ngài tuyên bố rắng Kinh Mân côi là một phương tiện cầu nguyện tuyệt diệu, mà theo Ngài, chúng ta sẽ không thất vọng nếu chúng ta trung thành bền bỉ đọc kinh này mỗi ngày. Thánh Giáo hoàng cũng kêu gọi các tín hữu lần hạt Mân côi cầu nguyện cho Công Đồng sắp tới (Vatican II), cho Giáo hội được đổi mới mà tất cả các Kitô hữu đang trông chờ mong đợi sự sống mới này!

Sau Công đồng Vatican 2, Thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã công bố một tông huấn mang tên là Lòng tôn sùng Đức Maria (Marialis Cultus), trong đó Thánh Giáo hoàng cổ súy và khuyến khích việc phục hồi lại truyền thống của lòng tôn sùng phép thánh Mân côi.

Thánh Giáo hoàng cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của kinh Mân côi, ngoài việc khen ngợi và cầu nguyện, Kinh Mân côi còn giúp chúng ta suy niệm tới các mầu nhiệm của Chúa… Vì như Thánh Giáo Hoàng nói: Không có suy niệm các mầu nhiệm về Chúa, thì lần chuỗi Mân côi cách máy móc, như xác không có hồn... nên Thánh Giáo hoàng Phaolô VI đề xướng các gia đình hãy lần chuỗi Mân côi hàng ngày…

Kinh Mân Côi là lời kinh mà Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II yêu thích

Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, người đã hết lòng tôn kính Đức Trinh Nữ Maria, Mọi sự của con là của Mẹ (Totus Tuus) là phương châm giám mục của Ngài). Trong suốt 27 năm triều đại Giáo hoàng của Ngài, Ngài đã nhiều lần khuyến khích đọc kinh Mân côi.

Năm 2002, Ngài đã công bố một Tông Thư trọn vẹn nói về Kinh Mân côi Kính Đức Trinh nữ Maria, (Rosarium Virginis Mariae). Trong đó, ngài mô tả chuỗi Mân côi như một lời cầu nguyện có chiều sâu xoáy vào Phúc âm Tin Mừng, và qua đó, các tín hữu nhận được nhiều hồng ân dồi dào, được trao ban từ chính bàn tay của Mẹ Đấng Cứu Chuộc.

Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II cho hay khi còn trẻ, ngài luôn dành cho tràng chuỗi Mân Côi một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh và lời kinh Mân Côi là lời kinh mà Ngài yêu thích. Thánh Giáo hoàng đã thú nhận điều này, chỉ sau hai tuần Ngài được bầu chọn vào chức vụ Giáo hoàng năm 1978. Chính trong Tông thư này, Ngài công bố thêm năm mầu nhiệm sự sáng vào tràng chuỗi Mân côi và mở ra một năm thánh về Kinh Mân Côi được bắt đầu từ tháng 10 năm 2002 đến hết tháng 10 năm 2003; trong năm thánh này, Thánh Giáo hoàng mời gọi các tín hữu hãy chiêm ngưỡng Đức Maria qua chính diện mạo của Chúa Kitô.

Và trước ngưỡng cửa của buổi bình minh thiên niên kỷ thứ ba, Thánh Giáo hoàng Ba Lan này phó dâng Giáo hội cho sức mạnh của Tràng Chuỗi Mân Côi, hầu Giáo hội có đầy đủ sức mạnh và ơn Chúa, mà vượt thắng được cuộc khủng hoảng, trong bối cảnh lịch sử và thần học hiện nay đang dấy lên những lý thuyết sai lạc nhằm lôi kéo thế hệ trẻ. Sau đó phải kể tới những nguy cơ đang đánh phá các gia đình!

Trước những nguy cơ cả về tinh thần lẫn vật chất này, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô đã phó dâng, tín thác vào sức mạnh của Tràng chuỗi Mân Côi, xin Mẹ cầu bầu chở che Giao hội trước mọi ba đào…

Mùa xuân mới từ chuỗi Mân côi

Đức Nguyên Giáo Hoàng Benedict XVI cũng cùng một tâm tình và quyết tâm làm sống lại lòng sùng mộ kinh Mân côi: Kinh Mân Côi không phải là một việc thực hành đạo đức cổ kính lỗi thời như nhiều người nghĩ! Đức nguyên Giáo hoàng Benedict XVI đã nhấn mạnh điều này, khi kết thúc lời cầu nguyện của Ngài tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả vào ngày 3 tháng 5 năm 2008.

Thay vào đó, Ngài công bố chuỗi Mân côi đang mang lại một mùa xuân mới cho Giáo hội với những dấu hiệu nhiều người tuổi trẻ có một tình yêu hăng nồng dành cho Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Giữa một thế giới đang chia rẽ và phát tán đi nhiều ngả thì lời cầu kinh Mân Côi lại giúp chúng ta tập trung vào Chúa Kitô như là một trọng tâm chính yếu của niềm tin yêu của chúng ta...

Ba năm trước đây, trong một Tông thư gửi đến những người trẻ Công Giáo ở Hà Lan, Ngài đã chia sẻ rằng Bí mật của việc đọc kinh Mân côi có thể giúp bạn học được nghệ thuật cầu nguyện với một sự đơn sơ nhưng đầy sâu sắc của Mẹ Maria.

Trong một buổi triều yết vào tháng 5 năm 2006, Đức Benedict XVI đã mời gọi các tín hữu hãy bồi đắp lòng sùng mộ kinh Mân Côi. Ngài mời gọi các cặp vợ chồng trẻ: Cha ao ước các bạn có thể tận dụng việc đọc kinh Mân côi trong gia đình như một khoảnh khắc làm thăng tiến tâm linh dưới cái nhìn đầy trìu mến của Đức Trinh Nữ Maria. Nói chuyện với các bệnh nhân, Đức nguyên Giáo hoàng mời gọi họ hãy tin tưởng vào Đức Mẹ qua việc lần chuỗi Mân Côi và trao phó mọi sự cho Mẹ…

Một lần nữa ta hãy tín thác cho Mẹ trong thời khắc khó khăn này

Tháng 10 năm 2018, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khẩn xin tất cả các tín hữu hãy lần chuỗi Mân côi hàng ngày, để Đức Trinh Nữ Maria giúp Giáo hội vượt qua được một giai đoạn đen tối của những tội lạm dụng tình dục, quyền lực và lương tâm của nhiều linh mục tu sĩ đang dấy lên những phẫn nộ, phân rẽ trong Giáo hội…

Hôm nay trước tháng Năm, tháng Hoa dành cho Mẹ, Đức Thánh Cha Phanxicô lại một lần nữa mời gọi tất cả hãy bước vào tháng Năm, tháng của Mẹ trong năm 2020 này… Chúng ta hãy cùng nhau chiêm ngưỡng diện mạo của Chúa Kitô bằng trái tim của Đức Mẹ. Kinh Mân côi sẽ liên kết chúng ta lại trong đại gia đình thiêng liêng của Chúa và giúp chúng ta vượt qua cái thời khắc đầy gian nan thử thách này, Xin Chúa và Mẹ chở che mọi người chúng ta, đặc biệt những người đau khổ đang cần tới lời cầu nguyện của chúng ta...
 
Facebook bị phản đối vì chấp nhận kiểm duyệt ở Việt Nam
Trần Mạnh Trác
11:18 26/04/2020

Hà Nội,ngày 26 tháng 4 năm 2020 (UCA News): Những nhóm nhân quyền quốc tế vừa lên án Facebook đã chấp nhận những hạn chế cuả chính phủ Việt nam về nội dung chống nhà nước của những người bất đồng chính kiến.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) cho biết, dựa theo tin từ Facebook, Facebook đã bị áp lực từ chính phủ Việt Nam và đã đồng ý hạn chế các bài đăng của những người bất đồng chính kiến. Việc này tạo ra một tiền lệ xấu không chỉ trên lãnh vực nhân quyền mà thôi mà còn làm nguy hại cho cả chính sách toàn cầu của Facebook nữa vì sự đầu hàng này sẽ đưa đến những hạn chế khác.

“Trong nhiều tháng gần đây, chính phủ đã gây trở ngại cho các máy chủ của công ty khổng lồ có trụ sở tại Hoa Kỳ để làm chậm các dịch vụ của họ, với mục đích là áp lực họ phải loại bỏ hoặc hạn chế nội dung chỉ trích chính phủ,” Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói.

Vào tháng 2 và tháng 3, Việt Nam đã buộc các hãng cung cấp dịch vụ internet ở Việt Nam phải cắt Cache (bộ nhớ dự trữ) cuả các máy chủ Facebook ra ngoài (Cache: để việc truy cập chạy nhanh hơn, Cache được dùng để ‘nạp trước cho có sẵn’ các dữ liệu cuả máy chủ vào bộ nhớ ở địa phương), như vậy làm chậm việc truy cập vào Facebook cũng như các dịch vụ thu thập dữ liệu của họ. Các máy chủ cuả Facebook đó không được đưa trở lại trực tuyến cho đến khi họ cam kết với Việt Nam là sẽ tăng cường việc kiểm duyệt các bài "chống nhà nước" cuả người địa phương.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết một phát ngôn viên của Facebook thừa nhận rằng chính phủ đã chỉ thị cho họ hạn chế quyền truy cập vào các nội dung được coi là bất hợp pháp tại Việt Nam. “Chúng tôi tin rằng tự do ngôn luận là quyền cơ bản của con người và làm việc chăm chỉ để bảo vệ quyền tự do dân sự quan trọng này trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn phải thực hiện hành động này để đảm bảo các dịch vụ của chúng tôi có sẵn và có thể sử dụng được cho hàng triệu người ở Việt Nam, những người dựa vào chúng mỗi ngày,” theo lời phát ngôn viên.

Ông John Sifton, giám đốc châu Á cuả Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết Facebook đã tạo ra một tiền lệ khủng khiếp qua việc đầu hàng hành động tống tiền cuả chính phủ Việt Nam.

“Bây giờ các nước khác cũng biết họ sẽ có thể làm thế nào để đạt được những gì họ muốn từ các công ty, điều này làm cho Facebook trở thành một kẻ đồng lõa trong việc vi phạm quyền tự do ngôn luận. Thật khó mà thấy Facebook còn sống theo nghĩa vụ nhân quyền khi họ giúp Việt Nam kiểm duyệt tự do ngôn luận,” ông Sifton nói.

Ông cảnh báo rằng đây chưa phải là phần kết thúc của câu chuyện: “chính phủ sẽ đưa ra nhiều yêu sách hơn nữa trong tương lai, và không chỉ với Facebook mà thôi.”

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Ngô Toàn Thắng cho biết hướng dẫn của Việt Nam là thúc đẩy phát triển internet và công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ sự phát triển của đất nước và nhu cầu của người dùng.

Ông Thắng cho biết các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông nước ngoài nên tuân thủ luật pháp Việt Nam và hợp tác với chính phủ trong việc xây dựng một môi trường mạng an toàn và lành mạnh. Họ phải thực hiện đầy đủ thuế và trách nhiệm xã hội của họ, ông nói thêm.

“Facebook đã cam kết tuân thủ các quy định của Việt Nam. Việt Nam sẽ theo dõi cách thức thực hiện cam kết đó trong tương lai,” ông Thắng nói tại cuộc họp báo ở Hà Nội.

Trong một thông cáo, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết Facebook phải lập tức đảo ngược quyết định kiểm duyệt các bài đăng được coi là chỉ trích chính phủ Việt Nam.

"Facebook phải căn cứ nội dung dựa theo các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế về tự do ngôn luận, chứ không phải dựa trên ý kiến độc đoán của một chính phủ lạm quyền,” thông cáo viết, thêm rằng “công ty có trách nhiệm tôn trọng quyền tự do ngôn luận bằng cách từ chối hợp tác với những yêu cầu gỡ bỏ vô lý này (không thể bảo vệ này).”

Cha Phạm Quang Long, một Facebooker có 33, 000 người theo dõi, cho biết Facebook đã kiểm duyệt chặt chẽ những từ nhạy cảm theo yêu cầu của chính phủ.

“Chúng ta nên chuyển sang Twitter, một mạng truyền thông xã hội phổ biến ở phương Tây,” vị Linh mục từ Hà Tĩnh viết trên Facebook của ngài.

Đước biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng sử dụng Twitter để giao tiếp với hàng triệu người bằng nhiều ngôn ngữ.
 
Sáng kiến lần chuỗi Mân Côi toàn cầu của Dòng Đa Minh vào lúc 9g tối 29 tháng Tư
Đặng Tự Do
14:40 26/04/2020
Trong đại dịch kinh hoàng hồi thế kỷ 17, một tu sĩ người Ý, là John Ricciardi d’Altamura, đã bắt đầu truyền thống đọc kinh Mân Côi liên tục. Ông tổ chức một nhóm giáo dân đọc kinh Mân Côi vào những giờ khác nhau trong ngày, sắp xếp sao cho mỗi giờ đều có ai đó đọc kinh Mân Côi. Như thế, những ai hấp hối có thể yên tâm là được bao phủ trong những lời cầu nguyện liên tục.

Đứng trước đại dịch coronavirus kinh hoàng này, các nữ tu Dòng Đa Minh tại Fatima đã đề nghị cha Lawrence Lew, tổng phụ trách Kinh Mân Côi của Dòng Đa Minh thực hiện một sáng kiến tương tự nhưng trên quy mô toàn thế giới.

Cụ thể vào lúc 9g tối giờ địa phương ngày 29 tháng Tư, tất cả các tín hữu Công Giáo trên thế giới được mời gọi cùng đọc Kinh Mân Côi và kết thúc với hai lời nguyện mới do Đức Thánh Cha Phanxicô đề nghị.

“Nếu có thể, những buổi đọc kinh Mân Côi như vậy nên được phát trực tiếp hoặc chia sẻ trên các phương tiện truyền thông xã hội,” cha Lawrence nói. Ngài nhấn mạnh rằng “Nếu tất cả chúng ta cùng cầu nguyện vào 9 giờ tối theo giờ địa phương của mình thì sẽ tạo một hiệu ứng liên tục các kinh Mân Côi trong ngày đó.”

Tại sao chọn ngày 29 tháng Tư? Ngày 29 tháng 4 là ngày lễ kính Thánh nữ Catêrina thành Siena. Thánh nữ là một nữ tu Dòng Đa Minh, một Tiến Sĩ Hội Thánh, một Quan Thầy của Ý và Âu châu, và là Quan Thầy của các y tá.

“Tôi khuyến khích toàn thể gia đình Dòng Đa Minh - các tu sĩ nam nữ, anh chị em giáo dân, các dòng ba, và những người trẻ trên khắp thế giới cùng nhau đọc kinh Mân Côi theo sáng kiến này,” Cha Gerard Timoner, O.P, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Đa Minh nói.

Xin quý vị và anh chị em tham gia với Dòng Đa Minh vào ngày 29 tháng Tư để giao phó thế giới cho Đức Mẹ, cầu xin cho cuộc khủng hoảng sức khỏe COVID-19 này chấm dứt.


Source:Aleteia
 
Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng
J.B. Đặng Minh An dịch
16:21 26/04/2020
Từ Chúa Nhật 9 tháng Ba đến nay đã không có các cuộc tụ họp tại quảng trường Thánh Phêrô để cùng đọc kinh với Đức Thánh Cha vào trưa Chúa Nhật và lắng nghe các huấn từ của ngài. Thay vào đó, các tín hữu có thể theo dõi qua truyền hình và Internet các diễn biến được truyền hình trực tiếp từ thư viện của Dinh Tông Tòa.

Buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật 26 tháng Tư cũng đã diễn ra như vậy.

Trước khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến!

Tin Mừng hôm nay, lấy bối cảnh của ngày lễ Phục sinh, thuật lại câu chuyện của hai môn đệ trên đường Emmau (Lc 24: 13-35). Đó một câu chuyện bắt đầu và kết thúc trên đường đi. Trên thực tế, đó là hành trình ra khỏi thành Giêrusalem của các môn đệ. Các ông buồn trước kết thúc trong câu chuyện về Chúa Giêsu, nên đã rời Giêrusalem và đi bộ trở về quê nhà ở Emmau, cách đó mười một km. Đó là một hành trình diễn ra vào ban ngày, phần lớn của con đường là xuống dốc. Và rồi có một hành trình quay ngược trở lại Giêrusalem: mười một cây số nữa, nhưng được thực hiện vào lúc màn đêm buông xuống, phần lớn con đường là lên dốc sau khi các ông đã vất vả đi bộ cả ngày.

Hai hành trình: một dễ dàng vào ban ngày, và một hành trình khác mệt mỏi vào ban đêm. Tuy nhiên, lần thứ nhất xảy ra trong nỗi buồn, lần thứ hai trong niềm vui. Chúa đi bên cạnh các ông trong hành trình đầu tiên, nhưng các ông không nhận ra Ngài; trong hành trình thứ hai các ông không còn thấy Ngài nữa nhưng lại cảm thấy Ngài rất gần gũi. Đầu tiên, các ông chán nản và tuyệt vọng; trong hành trình thứ hai, các ông hối hả vừa đi vừa chạy để mang đến cho những người khác tin mừng về cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Phục sinh.

Qua hai hành trình khác nhau này, các môn đệ đầu tiên nói với chúng ta, là các môn đệ của Chúa Giêsu ngày nay, rằng trong cuộc sống, chúng ta có trước mắt mình hai hướng ngược nhau: hướng thứ nhất, diễn ra khi hai ông lên đường, hai ông để mình bị tê liệt bởi cuộc sống thất vọng và buồn bã; và hướng thứ hai, khi ta không đặt mình và những vấn đề của mình lên trên hết, nhưng là Chúa Giêsu, Đấng đến thăm chúng ta và những người anh em đang chờ đợi chuyến viếng thăm của Người, cụ thể, là những anh em đang chờ được chúng ta chăm sóc. Đây là bước ngoặt: hãy ngừng quay quanh bản thân, với những thất vọng về quá khứ, những lý tưởng chưa được thực hiện, nhiều điều khủng khiếp đã xảy ra trong cuộc đời ta. Nhiều lần chúng ta bị dẫn dắt vào xu thế cứ muốn quay vòng vòng chung quanh chính mình. Hãy rời khỏi đó và đi về phía trước nhìn vào thực tế vĩ đại và chân thật nhất của cuộc sống: đó là Chúa Giêsu là Đấng hằng sống, và Ngài yêu mến tôi. Đây là thực tế lớn nhất. Và tôi có thể làm một cái gì đó cho người khác. Đó là một thực tế đẹp, tích cực, và huy hoàng!

Đây là bước ngoặt: hãy chuyển từ những suy nghĩ về chính bản thân sang thực tại của Thiên Chúa; hãy chuyển từ chữ “nếu” sang chữ “vâng”. Chuyển từ chữ “nếu” sang chữ “vâng” có nghĩa là gì? Phải chi Ngài đã ở đây để giải thoát chúng ta; phải chi Chúa đã lắng nghe tôi; phải chi cuộc sống đã diễn ra như tôi mong muốn; phải chi tôi có thứ này thứ khác... Tất cả những chữ “phải chi” hay những chữ “nếu” ấy gợi lên một giọng điệu phàn nàn. Chữ “nếu” chẳng giúp gì được cho chúng ta, nó không sinh hoa kết quả, nó không giúp được gì cho chúng ta, hay những người khác. Những chữ “nếu” của chúng ta, tương tự như những chữ “nếu” của hai môn đệ, tuy nhiên, các ngài đã vượt qua được nó để có được tiếng “vâng”: “vâng, Chúa vẫn còn sống, Ngài đi bên cạnh chúng tôi”. “Vâng, ngay bây giờ, không chờ đến ngày mai, chúng ta cất bước ngay để loan báo về Ngài”. “Vâng, tôi có thể làm điều này, để mọi người hạnh phúc hơn, để mọi người tốt hơn, để giúp đỡ nhiều người”. “Vâng, vâng, tôi có thể”. Đi từ chữ “nếu” sang chữ “vâng”, là đi từ phàn nàn đến niềm vui và bình an, bởi vì khi chúng ta phàn nàn, chúng ta không có niềm vui; chúng ta ở trong một màu xám, trong một không khí buồn bã xám xịt. Và điều này không giúp đỡ hay làm cho chúng ta phát triển tốt – hãy chuyển từ chữ “nếu” sang chữ “vâng”, từ phàn nàn đến niềm vui phục vụ.

Bước ngoặc thay đổi từ cái “tôi” của mình sang Thiên Chúa, từ nếu sang vâng đã diễn ra bằng cách nào nơi hai môn đệ trên đường Emmau? Thưa: đó là nhờ cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu: hai môn đệ trên đường Emmau trước tiên mở lòng ra với Ngài; sau đó các ông lắng nghe Chúa Giêsu giải thích Kinh thánh; rồi mời Ngài đến nhà của mình. Đây là ba giai đoạn mà chúng ta cũng có thể làm trong tâm hồn của mình: đầu tiên, hãy mở lòng ra với Chúa Giêsu, giao phó cho Ngài gánh nặng, những nỗ lực, sự thất vọng của cuộc sống, giao phó cho Ngài hết tất cả những chữ “phải chi”, và sau đó, bước thứ hai là lắng nghe Chúa Giêsu, hãy cầm lấy Kinh Thánh trong tay, để đọc đoạn này hôm nay, chương 24 của Tin Mừng theo Thánh Luca; bước thứ ba là cầu nguyện với Chúa Giêsu bằng chính lời của những môn đệ trên đường Emmau: Lạy Chúa, xin ở lại với chúng con (câu 29). Chúa ơi, hãy ở lại với con. Chúa ở lại với tất cả chúng ta vì chúng con cần Chúa để tìm ra đường đi nước bước. Và không có Chúa thì chỉ có đêm đen.

Anh chị em thân mến, trong cuộc sống, chúng ta luôn luôn trên cuộc hành trình và chúng ta trở thành điều mà chúng ta hướng đến. Chúng ta chọn con đường của Chúa, không phải con đường của “tôi”, con đường của tiếng “vâng”, chứ không phải con đường của chữ “nếu”. Chúng ta sẽ khám phá ra rằng với Chúa Giêsu không có điều bất ngờ, không có sự đi xuống; không có bóng đêm nào mà chúng ta không thể đối mặt. Xin Đức Mẹ, là Mẹ của Đấng là Đường, là đấng khi đón nhận Ngôi Lời đã làm cho cả cuộc đời mình thành một tiếng “xin vâng” với Chúa, chỉ ra con đường cho chúng ta.

Sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Ngày hôm qua là Ngày sốt rét thế giới của Liên Hợp Quốc. Trong khi chúng ta đang chiến đấu với đại dịch coronavirus, chúng ta phải thực hiện cam kết phòng ngừa và chữa bệnh sốt rét, đe dọa hàng tỷ người ở nhiều quốc gia. Tôi gần gũi với tất cả những bệnh nhân, với những người chăm sóc họ và những người làm việc để mọi người đều được tiếp cận với các dịch vụ y tế cơ bản tốt.

Một lời chào cũng dành cho tất cả những người đang tham gia ngày hôm nay tại Ba Lan trong Ngày Toàn quốc đọc Kinh thánh. Tôi đã nói với anh chị em nhiều lần và tôi muốn lặp lại ở đây, việc có thói quen đọc Tin Mừng trong vài phút mỗi ngày là quan trọng như thế nào. Chúng ta hãy mang Kinh Thánh trong túi của chúng ta, trong giỏ xách của chúng ta, để Kinh Thánh có thể luôn luôn ở gần chúng ta, cả về thể lý, và hãy đọc Kinh Thánh mỗi ngày.

Tháng Năm sẽ bắt đầu trong một vài ngày tới, đó là tháng dành riêng cho Đức Trinh Nữ Maria. Với một lá thư ngắn gọn - được công bố ngày hôm qua - tôi đã mời tất cả các tín hữu đọc kinh Mân Côi trong tháng này cùng nhau, trong gia đình hoặc đọc cá nhân, và cầu nguyện với một trong hai lời cầu nguyện mà tôi đã soạn ra cho mọi người. Xin Mẹ giúp chúng ta đối mặt với thời gian chúng ta đang trải qua với nhiều niềm tin và hy vọng.

Chúc anh chị em một tháng Năm hạnh phúc và một ngày Chúa Nhật vui vẻ. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em thưởng thức bữa trưa ngon miệng và xin tạm biệt.


Source:Holy See Press Office
 
Phi Châu - Làm thế nào một người có thể trở thành một nhà truyền giáo trong thời gian của Covid-19, khi bạn không được tiếp xúc với tha nhân?
Thanh Quảng sdb
18:02 26/04/2020
Phi Châu - "Làm thế nào một người có thể trở thành một nhà truyền giáo trong thời gian của Covid-19, khi bạn không được tiếp xúc với tha nhân?"

Từ Kara - Thông tấn xã Fides – cho hay hoạt động truyền giáo đang bị ảnh hưởng nặng nề do cơn đại dịch Covid-19 gây ra. Nhiều người đang cố gắng xử dụng các công nghệ điện toán để cung cấp cho quần chúng các Thánh lễ, các giờ chầu Thánh Thể hay chia sẻ các bài giảng trực tuyến v.v. để "tiếp tục sứ mệnh truyền giáo”.

Tại Phi Châu ngoài các thành phố có điện nước, internet v.v… nhưng còn các nơi nông thôn, thậm chí điện còn chưa có nói chi tới Internet! Linh mục Donald Zagore, một linh mục trong Tu hội Truyền giáo ở Châu Phi nói với Thông tấn xã Fides rằng: "Hoạt động truyền giáo tại nhiều khu vực trong châu lục Phi, ngoại trừ các thành phố lớn, nơi có điện nước và công nghệ kỹ thuật số, thì các nhà truyền giáo có thể dùng kỹ thuật số để truyền giáo trong thời gian cơn đại dịch Covid-19 này. Còn tại những nơi xa xôi và hẻo lánh thiếu thốn mọi sự, thì đây là một thách đố lớn!"

"Làm thế nào chúng ta vẫn chu toàn sứ vụ những người truyền giáo khi chúng ta không thể gặp gỡ tha nhân hoặc thậm chí không có bất cứ một cách thức liên hệ xã hội hoặc một phương tiện truyền thông nào để rao giảng Tin mừng?" Cha Zagore tự hỏi.

Và ngài cho hay: "Chúng tôi chưa có câu trả lời nào rõ ràng cả". "Thách thức trong việc tìm kiếm những phương thức truyền giáo mới trong bối cảnh này là những đề tài đòi hỏi các nhà truyền giáo phải tìm ra nhưng câu trả lời, đặc biệt cho các vùng nông thôn".

Linh mục Togolese kết luận "nếu các hoạt động truyền giáo đã áp dụng các phương tiện truyền thông sáng tạo để đáp ứng lại nhiều nhu cầu thiêng liêng một cách có hiệu năng qua việc áp dụng kỹ thuật số tại các nơi đô thị và tỉnh thành… thì chúng ta cũng phải có những giải đáp cho việc truyền giáo ở các khu vực nông thôn xa xôi và hẻo lánh! Nơi mà văn minh ánh sáng chưa tới…". (DZ / AP) (Agenzia Fides, 24/4/2020)
 
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về ngày Thánh Hiến quốc gia cho Trái Tim Đức Mẹ
Đặng Tự Do
18:11 26/04/2020
Khi thế giới tiếp tục phải đối diện với những ảnh hưởng đang diễn ra của đại dịch coronavirus toàn cầu, Đức Tổng Giám Mục Jose H. Gomez của Los Angeles và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, đã tuyên bố rằng các giám mục Hoa Kỳ sẽ tham gia cùng với Hội Đồng Giám Mục Canada vào ngày 1 tháng Năm trong việc tái Thánh hiến cả hai quốc gia cho sự cầu bầu Đức Mẹ.

Sự thánh hiến hoặc phó thác tập thể một quốc gia cho Đức Maria có ý nghĩa như một lời nhắc nhở cho các tín hữu về chứng tá Tin Mừng của Đức Mẹ và cầu khẩn sự can thiệp hiệu quả của Mẹ trước Con Mẹ. Đức Cha John Carroll của giáo phận Baltimore, là giám mục đầu tiên của Hoa Kỳ, đã đề cao lòng sùng kính đối với Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và đặt Hoa Kỳ dưới sự bảo vệ của Mẹ trong một lá thư mục vụ vào năm 1792. Hai mươi mốt giám mục tham dự khóa họp khoáng đại lần thứ sáu của Công đồng Miền Baltimore vào năm 1846 đã quyết định chọn Đức Trinh Nữ Maria, dưới danh hiệu Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, làm Quan Thầy của Hoa Kỳ, và Đức Giáo Hoàng Piô IX đã phê chuẩn quyết định này vào năm sau đó. Gần đây, lễ cung hiến Đền thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Washington, D.C. vào năm 1959 là cơ hội khác để các giám mục một lần nữa thánh hiến quốc gia cho Đức Mẹ. Một số vị Giáo Hoàng cũng đã dâng hiến thế giới cho Đức Maria trong những dịp khác nhau.

Lễ thánh hiến vào ngày 1 tháng Năm diễn ra sau một hành động tương tự của Liên Hội Đồng Giám Mục Mỹ Latinh và Caribê, gọi tắt là CELAM. Các Giám Mục thuộc CELAM đã hiến dâng các quốc gia của mình cho Đức Mẹ Guadalupe vào hôm Chúa Nhật Phục sinh. Việc tái thánh hiến được dự trù ở quốc gia chúng ta vào ngày 1 tháng Năm không làm thay đổi sự chỉ định Đức Maria là Quan Thầy của Hoa Kỳ dưới danh hiệu Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Trái lại, lễ thánh hiến này tái khẳng định và canh tân sự phó thác cho Đức Maria trước đây, và liên kết chúng ta trong tình liên đới với Đức Thánh Cha. Gần đây, ngài đã thành lập Đài tưởng niệm Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Giáo hội, như một nguồn mạch bảo vệ chúng ta và ban sức mạnh cho chúng ta.

Trong một lá thư gửi đến các giám mục Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Gomez nhấn mạnh rằng:

“Lễ thánh hiến này sẽ mang đến cho Giáo hội cơ hội cầu nguyện với Đức Mẹ, xin Mẹ tiếp tục bảo vệ những người yếu thế, chữa lành những người đau yếu và ban ơn khôn ngoan cho những người đang hoạt động để chữa trị loại virus khủng khiếp này. Mỗi năm, Giáo hội đều tìm kiếm sự cầu thay nguyện giúp đặc biệt của Mẹ Thiên Chúa trong tháng Năm. Năm nay, chúng ta tìm kiếm sự giúp đỡ của Đức Mẹ một cách nhiệt thành sốt sắng hơn nữa khi chúng ta cùng nhau đối diện với những ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu này.”

Đức Tổng Giám Mục Gomez sẽ chủ sự một phụng vụ ngắn gọn với lời cầu nguyện thánh hiến vào ngày Thứ Sáu mùng 1 tháng Năm lúc 3g chiều giờ Miền Đông Hoa Kỳ và mời các giám mục tham gia từ các giáo phận tương ứng của các ngài và yêu cầu các ngài mở rộng lời mời tham gia này đến các tín hữu trong giáo phận của mình. Một hướng dẫn phụng vụ sẽ có sẵn để hỗ trợ các tín hữu có thể tham gia bằng cách truy cập các phương tiện truyền thông xã hội của USCCB, bao gồm Facebook, Twitter Instagram.


Source:USCCB
 
Gương mục vụ tại New York giữa muà đại dịch.
Trần Mạnh Trác
18:20 26/04/2020
Washington, ngày 25 tháng 4 năm 2020 ( CNA ).- Cha Brendan Buckley, OFM. Cap (Dòng Phan Sinh Hèn Mọn), chưa bao giờ nghe nói về mạng Zoom (dùng video hội họp) khi cơn đại dịch coronavirus bắt đầu. Nhưng sau khi các cơ sở cuả nhà dòng ở Giáo phận Brooklyn trở thành một trung tâm dịch bệnh COVID-19 tại Hoa Kỳ, Cha đã dùng Zoom.

Với sự giúp đỡ của hai nhân viên giáo xứ St. Michael-St. Malachy, giờ đây ngài chuyển phần lớn công việc mục vụ cuả giáo xứ lên mạng, và dù cho nạn dịch có bùng phát đến đâu ngài vẫn thản nhiên chăm sóc đàn chiên của mình.



"Họ (giáo dân) vẫn có một cái gì đó [phát trực tuyến] mỗi ngày trong tuần", ngài nói. Điều này có thể là một chương trình thể dục cho trẻ em, môt cuộc họp của nhóm thanh niên trẻ tuổi của giáo xứ, một lớp rước lễ lần đầu, tất cả mọi việc khác ngoại trừ thánh lễ trực tiếp.

Đại đa số giáo dân của Cha Buckley là những người nhập cư từ Cộng hòa Dominican, Mexico và các quốc gia Trung Mỹ khác. “Nhiều người không có công việc có bảo hiểm, hoặc medicare,” ngài nói. Họ là những thành phần bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tác động của virus và là mối quan tâm chính của Cha Buckley trong cố gắng cung cấp những sự trợ giúp thiết thực.

“Những người như thế là mối quan tâm chính của chúng tôi ở đây, bởi vì họ không có bất cứ cái gì để dựa vào cả,” ngài nói.

Vào ngày 24 tháng Tư, giáo xứ đã dựng lên một phòng phân phối thực phẩm với sự hỗ trợ của Catholic Charities (từ thiện Công Giáo) cuả Brooklyn và Queens. Đây là một điạ điểm mới thêm vào 34 địa điểm hiện có cuả Catholic Charities. Từ đó đến nay, địa diểm cuả giáo xứ đã phân phát tổng cộng 9.360 bữa ăn cho 1.040 gia đình có nhu cầu, và thêm 2.500 đô la phiếu mua hàng tạp hóa trao cho 100 gia đình.

Cha Buckley nói rằng với tư cách là một tu sĩ Phan Sinh (Capuchin Franciscan,) công việc của ngài ở Brooklyn trong muà đại dịch COVID-19 là những công việc rập đúng theo truyền thống của nhà dòng. Các quận Brooklyn và Queens có khoảng 60% trường hợp COVID-19 tại thành phố New York, là nơi có nhiều trường hợp hơn bất kỳ nơi nào khác trong nước.

Một số linh mục của Giáo phận Brooklyn đã ngã bệnh, và chết, vì coronavirus.

"Từ quan điểm của tôi với tư cách là một tu sĩ Phan Sinh, đây chính là những gì chúng tôi muốn làm: trực tiếp giúp đỡ những người có nhu cầu," ngài nói. "Ngày xưa trong những thời kỳ khó khăn ở Châu Âu, các thày tu Phan Sinh đã ở ngay trên chiến tuyến, trong khi các người lãnh đạo các thành phố chạy trốn lên đồi để tránh dịch. Các tu sĩ đã ở lại, làm việc mục vụ, và chết.”

Cha Buckley đã khen ngợi công việc của Catholic Charities, họ đã gặp những thách đố khó khăn hơn bao giờ hết trong cuộc khủng hoảng này, và điều này đã khuyến khích ngài sống trọn vẹn hơn với ơn gọi là một thày tu Phan Sinh (Capuchin.)

Catholic Charities đã giúp đỡ nguồn lực để cho phép chúng tôi thực hiện những công việc ngoại vi này" ngài nói.

Cha Buckley giải thích rằng hai lĩnh vực đáng quan tâm chính về giáo xứ của ngài là: thực phẩm cho giáo dân và sự săn sóc tâm linh cho họ. Do đó mà có việc dựng phòng thực phẩm tại giáo xứ vào thứ Sáu.

"Catholic Charities đã rất tuyệt vời trong khả năng tiếp cận của họ. Họ cung cấp thực phẩm cho hơn 1.000 gia đình những ngày này", ngài nói. Phòng thực phẩm cuả giáo xứ cũng được các tổ chức Công Giáo khác bảo trợ, bao gồm hội Hiệp sĩ Columbus và hội Hibernian cuả người gốc Ái Nhĩ Lan.

"Họ đặc biệt chăm sóc cho những người có nhu cầu", ngài nói. "Tôi rất tự hào về họ."

Cha Buckley đã không bỏ qua nhu cầu tâm linh của đàn chiên của mình, dù cho ngài vẫn không có thể cử hành thánh lễ công khai và lại bị bệnh lãng tai - máy trợ thính đã gửi đi sửa trước lúc đại dịch vẫn chưa về - ngài đã phải làm việc với giáo phận để tìm ra một phương cách an toàn để nghe xưng tội.

Mặc dù giáo phận đề nghị một không gian ít nhất là sáu feet giữa hối nhân và cha giải tội, nhưng điều đó thì không áp dụng được cho tình huống của Cha Buckley. Vậy thì, ngài giải tội hai lần một tuần, trong khoảng hai giờ đồng hồ, trong văn phòng với cánh cửa đóng kín. Mỗi hối nhân phải hẹn trước để đảm bảo rằng nhà thờ sẽ không đông đúc.

Cha Buckley cho biết ngài rất phấn khích vì được tiếp tục giải tội.

"Nhu cầu về Bí tích là rất quan trọng,” ngài nói." Đặc biệt là xưng tội và tiếp nhận Bí tích Thánh Thể."

Một mai sau khi Cha Buckley được phép tổ chức Thánh lễ công khai, ngài sẽ phải cử hành ít nhất là 15 Thánh lễ cầu hồn cho các giáo dân đã chết vì COVID-19.

“Chúng tôi đã có giáo dân, hoặc thành viên gia đình của giáo dân [...] đã liên tục theo nhau chết. Thật là quá sức,” ngài nói. Ngài cũng thường xuyên xin mọi người cầu nguyện trên phương tiện truyền thông xã hội, “nhiều đến mức mà tôi lo lắng rằng người ta sẽ phát rầu vì tôi xin cầu nguyện cho người khác nhiều quá.”

Khi đối phó với đại dịch, Cha Buckley nói rằng khía cạnh tinh thần thách thức nhất đối với giáo xứ của ngài là không thể than khóc trong lúc có tang.

“Họ không thể đi tới nhà quàn và tang lễ. Vì vậy, là rất khó đối với họ. Họ không thể nói lời tạm biệt ", ngài nói. Ngài cho biết đã phần lớn dùng điện thoại để xoa dịu những nỗi đau buồn cuả giáo dân.



Bất chấp tất cả, Cha Buckley khẳng định rằng giáo xứ của mình đã được chúc phúc; là may mắn có một đội ngũ nhỏ, nhưng thông minh và có khả năng thiết lập một lập trình trực tuyến và may mắn có được sự hỗ trợ từ những người khác.

"Tôi rất biết ơn vì có rất nhiều người ngoài kia sẵn sàng giúp đỡ một cách đáng kinh ngạc, họ đã tình nguyện và hy sinh bản thân để giúp người khác,” ngài nói.

"Chúng tôi rất may mắn và rất cảm động. Thiên Chúa là đấng nhân lành."
 
Các quan điểm tôn giáo về đại dịch Covid-19
Vũ Văn An
19:37 26/04/2020
Quan điểm của Giáo Hội Công Giáo trước đại dịch Covid-19, ít nhất, cho đến nay, đã được mọi người nắm rõ. Còn các giáo phái và tôn giáo khác thì sao?

Thần học chạy trốn

Tiến sĩ Mirjam Schilling, một nhà virút học của Đại Học Oxford và là một sinh viên tiến sĩ thần học, chuyên về các khía cạnh thần học của virút, trong một bài được Đài ABC của Úc trích đăng, cho rằng theo lịch sử, các Kitô hữu vốn rất quen thuộc với các đại dịch: từ thế kỷ 14 tới thế kỷ 18, “mỗi thị trấn gần như mỗi thập niên đều trải nghiệm một trận đại dịch, và cứ mỗi thế hệ, một trận tàn phá nghiêm trọng! Các trận bùng phát bệnh tật trở thành một phần của nhịp độ sống. Các trận bùng phát của bệnh dịch hạch là khủng khiếp hơn cả với tỷ lệ tử vong lên tới 60-90 phần trăm, trong khi tỷ lệ tử vong của Covid-19 chỉ là 1-3 phần trăm.



Trước những trận đại dịch như thế đã có hiện tượng Schilling gọi là “nền thần học chạy trốn” nhằm thăm dò các biện pháp các Kitô hữu có thể sử dụng một cách an tâm, như có thể an tâm chạy trốn khỏi một thị trấn nhiễm bệnh chẳng hạn. Cho tới nay, theo tác giả này, nền thần học chạy trốn nổi tiếng nhất vẫn là của Martin Luther, qua lá thư gửi cho bạn ông đồng thời là một mục sư, tức Johann Hess, để trả lời câu hỏi của ông này là “liệu có thích đáng để một Kitô hữu chạy trốn cơn đại dịch gây tử vong hay không?”

Luther là người có đủ tư cách để trả lời câu hỏi trên. Năm 1527, bệnh dịch phát khởi ở Wittenberg, thị trấn đại học nơi Luther sinh sống, khiến lớp học phải được chuyển tới một thị trấn không bị ảnh hưởng. Luther quyết định ở lại để săn sóc người bệnh và người hấp hối và biến nhà ông thành một bệnh viện dã chiến. Thành thử khi ông cho ý kiến, ông biết mình nói gì.

Đối với Luther, Thiên Chúa đầy yêu thương luôn hành động một cách dấu mặt nhưng chắc chắn vì lợi ích của chúng ta ở những nơi ta không ngờ, kể cả trong các trận đại dịch gây tử vong. Nỗi sợ bị bệnh và chết phần xác nên kích thích chúng ta cầu nguyện và lo lắng cho linh hồn chúng ta, vì nhớ rằng thế gian này không phải là nhà vĩnh viễn của chúng ta.

Đại dịch, theo Luther, là một trong những sự dữ gây hại chúng ta và chúng ta phải quan tâm đến nó một cách nghiêm túc; nhưng sự dữ lớn hơn chính là sự dữ ở bên trong (Mt 10:28; Lc 12:4). Cho nên, đáp ứng một đại dịch hay một khủng hoảng luôn phải bao gồm việc quay lưng lại với tội lỗi, mà tội lớn nhất chính là tình yêu vị kỷ, luôn nghĩ đến mình trước nhất, sau đó, nếu mình hoàn toàn an ổn, mới nghĩ đến người khác.

Luther coi đại dịch như một cơn cám dỗ để thử đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa và tình yêu của chúng ta đối với người lân cận. Vì tình yêu này, Kitô hữu trước nhất phải nghĩ đến việc góp phần vào việc chăm sóc phần hồn phần xác những người dễ bị tổn thương, bị tự cô lập, đau yếu và hấp hối.

Chỉ sau đó, mới nghĩ đến việc có nên chạy trốn nó hay không. Nhưng theo Ông, giữa lúc không có việc chăm sóc định chế hóa, Kitô hữu có nghĩa vụ thần thiêng phải trám lỗ hổng, ở lại để săn sóc người khác, nhất là những người dễ bị tổn thương hơn cả, dù nguy cơ đến tính mạng. Trong hoàn cảnh này, Kitô hữu nên tìm an ủi trong lời hứa của Thiên Chúa: Thánh vịnh 41 vốn nói: “phúc thay người nghĩ đến người nghèo, Chúa sẽ giải thoát họ trong ngày khốn khó”.

"Cám ơn Thiên Chúa vì Coronavirus"

Lindsay Schnell trên tờ USA Today thì nhắc đến tựa đề một bài giảng của Omar Ricci tại Trung Tâm Hồi Giáo Nam California: “Cám ơn Thiên Chúa vì coronavirus” khiến mọi người thắc mắc.

Nhưng thực ra, theo Ricci, ta phải cám ơn Thiên Chúa đã nhắc nhở ta rằng chúng ta không ở thế kiểm soát mà luôn phụ thuộc vào Người. Ta hãy cám ơn Thiên Chúa đã nhắc ta nhớ rằng ta nên biết ơn về mọi sự, về đồ ăn thức uống, về giấy vệ sinh về sức khỏe tốt. Hãy cám ơn Thiên Chúa đã nhắc nhở ta đời là mong manh...

Thành thử Ricci cũng như các nhà lãnh đạo các tôn giáo khác, không coi Covid-19 như một hình phạt của Thiên Chúa mà giúp tín hữu của mình tìm thấy Thiên Chúa ngay trong đau khổ.

Ricci quả quyết coronavirus không những là một thử nghiệm đức tin, như Luther trên đây, mà còn là “tác nhân củng cố đức tin”. Ông nói: “khi bạn gặp thời khó khăn, đó là lúc bạn thực sự phải thực hành đức tin”.

Ông trưng dẫn chương 67, câu 2 của Kinh Kôrăng: “Đấng dựng nên sống chết, thử nghiệm anh em, để xem ai trong anh em tốt hơn trong đức hạnh. Người là Đấng Toàn Năng, Đấng Tha Thứ”.

Ricci cho hay, một phần của thử nghiệm trên là phải phản ứng ra sao trong những lúc khó khăn. Ông bảo “Kinh Kôrăng dạy thử thách sẽ đến và phải chuẩn bị sẵn sàng. Nên ta phải phản ứng ra sao – có nên đi tích trữ giấy vệ sinh hay không? Hay đi săn sóc người khác? Nếu ta biết cơn thử thách sẽ đến, đó là chỗ đức tin phải can thiệp vào”.

Chỉ có thể cầu nguyện

Giáo sĩ Chaim Bruk, đồng giám đốc điều hành của Chabad Lubavitch, một cộng đồng Do Thái Giáo thuộc phái Haisidic ở Bozeman, Montana, thì cho hay: trong những lúc đau lòng và sợ hãi, điều bình thường là thắc mắc “tôi phải kinh qua điều này cách nào đây mà vẫn giữ được niềm tin vào Thiên Chúa?”

Đối với Bruk, đây là điều có tính bản thân: ở Brooklyn, nơi Bruk lớn lên, cha ông và 3 người chú đều dương tính với virút, trong số này, một ông chú phải vào ICU ở bệnh viện của Đại Học New York. Tuổi từ 52 tới 77, bốn anh em nhà này lây nhiễm Covid-19 ở nhiều cấp độ khác nhau.

Bị tình huống tràn ngập, Bruk mở sách Thánh Vịnh và dành một phút để cầu nguyện. Thấy thế, đứa con gái 10 tuổi sợ hỏi bố xem mọi sự có ổn không vì ông đâu có bất ngờ cầu nguyện như thế, mà luôn cầu nguyện vào những giờ nhất định.

Bruk cho hay: “có lẽ đó là lần đầu tiên trong đời, tôi cầu nguyện không phải vì đó là trật tự trong ngày hay đó là ngày lễ nghỉ đặc biệt. Tôi bảo cháu: ‘ba cần có giây phút này với Thiên Chúa. Ba cần nói chuyện với Người một chút’”.

Lúc ấy, ông hiểu ra rằng điều ông có thể làm, điều ông có thể kiểm soát được chỉ là lời cầu nguyện. Ông biết đối với nhiều người, virút và các tai họa kèm theo khắp thế giới sẽ khiến nhiều người hoài nghi. Điều ấy, theo ông, rất bình thường. Điều quan trọng là phải làm gì với các hoài nghi này.

Bruk cho rằng “Tôi bất cần nếu bạn là một người vô thần vĩ đại nhất trên thế giới, một điều có độ lớn lao như thế này buộc bạn phải nội suy ở một bình diện nào đó, và sẽ có thành tố tâm linh trong nội suy ấy”.

Theo ông, “chúng ta luôn nói rằng với mỗi hơi thở của chúng ta, chúng ta nên cám ơn Thiên Chúa. Tôi luôn luôn nghĩ tới điều đó như một ý niệm làm dáng, nhưng trong ít tuần lễ qua, nó trở nên rất có thực chất”.

Đối với ông, đau khổ vốn được cảm nghiệm trong nhiều thế kỷ bởi người thuộc mọi tín ngưỡng, như các bản văn tôn giáo đã chứng minh. Nếu có sự an ủi trong đau khổ, thì nó xuất phát từ việc biết rằng Thiên Chúa cùng chịu đau khổ với bạn. Mặc dù Bruk không hiểu lý do đứng đàng sau đau khổ đặc thù lần này, nhưng ông tin phải có một lý do. Chỉ có điều ông không hiểu nó. Ông cũng sẽ không bao giờ hiểu đươc nó.

Nhưng ông bảo “Tôi không phải là luật sư bào chữa cho Thiên Chúa. Tôi là người chào hàng của Người. Tôi tin chắc Người là Đấng vĩ đại nhất từng hiện hữu, và tôi khuyến khích người ta biết Người mà không cần cố gắng giải thích điều Người làm và lý do tại sao”.

Ba lối giải thích tại sao có coronavirus

Nhưng đó lại là điều Thomas Jay Oord suy nghĩ khá lung. Là một nhà thần học Kitô giáo, một tác giả và giảng dạy tại Đại Học Northwest Nazarene ở Nampa, Idaho, Oord bận bịu suốt mấy tuần qua với các bài giảng trực tuyến qua Zoom để trả lời vấn nạn “Nếu Thiên Chúa tốt lành, thì tại sao coronavirus lại hiện hữu?”

Oord không đồng ý với 3 lối người ta thường trả lời câu hỏi trên. Lối thứ nhất cho rằng Thiên Chúa giận dữ tội lỗi hay người đồng tính hay một điều gì đó. Ông bảo điều ấy không đúng vì Thiên Chúa là Chúa của tình yêu, Người không thể làm điều ác.

Lối thứ hai nói Thiên Chúa không tạo ra các tai ương nhưng cho phép chúng. Làm sao có chuyện này, vì nếu Thiên Chúa là Chúa của tình yêu, thì chủ trương đó không có nghĩa. Để một điều khủng khiếp xẩy ra đi ngược lại bản chất Thiên Chúa.

Lối thứ ba coi đây là một mầu nhiệm. Ông không đồng ý. Mà đề ra lối thứ tư: Thiên Chúa không thể ngăn cản coronavirus hay bất cứ thiên tai nào khác, một mình, mà đòi có “sự dự phần và hợp tác của ta” để đánh phá nó.

Đó là sứ điệp Oord mang tới Clackamas United Church of Christ ở Milwaukee, Oregon, một khu ngoại ô của Portland. Mục sư Adam Ericksen, người mời Oord nói chuyện, cho hay: bất kể bạn nghĩ lý do nào đứng đàng sau coronavirus, “vai trò của Giáo Hội trong thời khắc này là bảo đảm để không ai, kể cả những người ờ ngoại vi, không được chăm sóc”.

Mục sư nói thêm: “tôi nghĩ vấn đề lớn ở đây là, làm thế nào bạn đem cảm thức hy vọng vào giữa đại dịch này. Làm thế nào bạn bảo đảm được là coronavirus, và cái chết, không có tiếng nói sau cùng?”

Nữ giáo sĩ Do Thái Danya Ruttenberg cũng nghĩ thế. Bà có biệt danh “Giáo Sĩ của Twitter” vì chuyên môn giải đáp các câu hỏi trên các phương tiện truyền thông xã hội kể từ ngày có việc bùng phát coronavirus.

Bà nói: “Tôi không nghĩ Thiên Chúa gây ra coronavirus, nhưng tôi nhìn thấy việc làm của Thiên Chúa ở khắp mọi nơi. Trong mỗi con người đơn lẻ đang quyết định yêu thương người lân cận như chính họ, trong mỗi con người đang ở trong nhà mặc dù điều này gây bất tiện, trong mỗi bác sĩ và y tá và nhân viên chăm sóc sức khỏe đang đặt mình vào thế nguy hiểm, trong mỗi nhân viên siêu thị”.

Vi khuẩn và virút không phải là trái đắng

Daniel Harrell, chủ bút Christian Today, sau một phân tích lý thuyết mà chợt nghe rất khó nhá, cũng đã đi đến điều cốt lõi trong cơn đại dịch là tình yêu người lân cận với nhận định tuyệt diệu này: theo lịch cử, tình yêu tuyệt vời nhất chính là tình yêu khi cuộc sống lâm vào lúc tồi tệ nhất.

Theo Daniel Harrell, “vi khuẩn hay virút không phải là những trái đắng do cuộc sa ngã của con người mang đến, mà chúng nằm trong số những hoa trái đầu mùa của cuộc sáng thế tốt lành. Nếu khoa học đúng, thì sẽ không có sự sống như chúng ta thấy nếu không có chúng. Thiên Chúa không mắc lầm lỗi, và vi khuẩn cùng các virút quả là mirabilis (lạ lùng) và là thành phần của kế hoạch ngay từ lúc ban đầu. Chính sự chết cần phải có để sự sống hữu cơ hiện hữu. Điều này cũng đúng cho cả sự sống vĩnh cửu nữa. Chúa Kitô chết vì sự sống mới (Rm 6:9-11)”.

Từ suy tư trên, ông nhấn mạnh tới Chúa Giêsu như nguồn và việc nên trọn của mọi tạo vật: Anpha và Ômêga, đầu hết và cuối hết, khởi đầu và tận cùng (Kh 22:13). Nhưng mục đích của Người là tình yêu (Ga 3:16) mà tình yêu thì không cưỡng ép, tình yêu bao hàm tự do. Bởi thế, Thiên Chúa đem ý chí tự do vào hệ thống để tạo nên mối tương quan chân chính. Cho phép tự do yêu thương có nghĩa là cho phép tự do bác bỏ yêu thương. Để có mối tương quan chân thực, Thiên Chúa cho phép khả thể không có mối tương quan nào cả.

Tác giả cho rằng áp dụng luận lý học trên vào thiên nhiên, ta có thể diễn dịch điều này về phương diện thần học: thiên nhiên cũng được ban cho một thứ tự do tương tự. Biển khơi đầy thi hứng nhưng nó cũng có thể gây sóng thần lụt lội. Mặt đất cứng rắn nhưng cũng có thể động đậy nứt nẻ. Các vi sinh vật phục vụ sự sống nhưng cũng có thể đe dọa lấy mất sự sống ấy.

Tự do trong Chúa Kitô áp dụng cho toàn bộ vũ trụ, vì “trong Người, mọi sự đã được dựng nên: những sự trên trời và dưới đất, hữu hình và vô hình... mọi sự đã được tạo dựng nhờ Người và cho Người” (Cl 1:16). Thế nhưng, Chúa Giêsu, dù chữa lành nhiều người, không loại bỏ khỏi thế giới sự lây nhiễm virút giống như Người không loại bỏ mọi bệnh tật hay thiên tai. Chúa Giêsu cứu chúng ta khỏi tội lỗi nhưng không khỏi mọi đau khổ và chết chóc. Thậm chí, Người không tự cứu chính Người. Thay vào đó, Người đã xuống sâu tận đáy nhân tính để chia sẻ nó với chúng ta vì yêu thương chúng ta. Ơn gọi cốt lõi của Kitô hữu chúng ta vẫn là đáp lại tình yêu Thiên Chúa và tình yêu người lân cận như chính chúng ta. Theo lịch sử, chúng ta yêu thương nhiều nhất khi đời sống lâm thế bi thảm nhất. Đó là đường thập giá và vinh quang của nó.

Kết luận của Harrell là: “với đức tin, đức cậy và đức mến, chúng ta chịu đựng súc căng giữa khởi đầu và tận cùng, giữa lo âu và bình an, giữa hiện tại và tương lai”. Điều này có nghĩa từ khước lo lắng về cuộc sống bản thân (Mt 6:25), để mình bị hoảng hốt, lo tích trữ; có nghĩa: phục vụ những người thiếu thốn... nhất là đừng quên cầu nguyện không ngừng...

Harrell cũng cho rằng không nên khai thác Covid-19 như một phương tiện để đẩy người khác qua bên lề hay đối xử tệ với họ. Nó không phải là “một virút ngoại lai”, nó cố hữu đối với bản chất chung nhân bản của chúng ta và do đó là phương thế kéo chúng ta lại gần nhau hơn vì thiện ích mọi người. Cần nhớ “Vẫn còn 3 điều này: tin cậy và mến. Nhưng lớn nhất vẫn là mến” (1Cr 13:13).
 
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Chúng ta phải tiếp tục chống lại bệnh sốt rét
Thanh Quảng sdb
20:53 26/04/2020
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Chúng ta phải tiếp tục chống lại bệnh sốt rét

Vào buổi kinh trưa Chúa Nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô nói chúng ta phải tiếp tục nỗ lực phòng ngừa và chống lại cơn đại dịch đang gây chết chóc cho hàng triệu người.

(Tin Vatican - Christopher Wells)

Đức Thánh Cha Phanxicô hôm Chúa Nhật cho biết, đang khi chống trả với cơn đại dịch coronavirus, chúng ta vẫn phải tiếp tục phòng chống và chữa trị bệnh sốt rét, đang đe dọa hàng triệu người ở nhiều quốc gia.

Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 25/4 hàng năm để nhấn mạnh tới “Ngày sốt rét thế giới” mỗi năm.

Trong giờ đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói ngài gần gũi với tất những ai đang đau bệnh, và với những người đang dấn thân chăm sóc họ, cũng như với những ai đang làm việc để đảm bảo sự an nguy cho mọi người kể cả những ai đang lo chăm sóc tới sức khỏe.

Ngày đọc Kinh thánh toàn quốc ở Ba Lan

Đức Thánh Cha Phanxicô gửi lời chào thăm đặc biệt tới dân chúng Ba Lan đang cử hành Ngày đọc Kinh thánh Toàn Quốc ở Ba lan.

Đức Thánh Cha Phanxicô thường xuyên khuyến khích việc đọc Kinh thánh và nhấn mạnh tầm quan trọng của thói quen này, "mỗi ngày bỏ ra ít phút cho Thánh kinh". Đức Thánh Cha, một lần nữa đề nghị các tín hữu hãy mang sách Kinh thánh bên mình, để ở bất cứ nơi nào Lời Chúa luôn gắn liền với họ cả về "tinh thần lẫn thể xác".

Lời mời gọi đọc kinh Mân côi

Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô đề cập tới tháng Năm, một tháng dâng kính Đức Trinh Nữ Maria. Đức Thánh Cha lưu ý đến bức Thư ngài gửi ra vào Thứ Bảy, trong đó ngài mời gọi tất cả các tín hữu hãy lần chuỗi Mân côi tại nhà trong suốt tháng Năm, và kết thúc lần chuỗi Mân côi, hãy đọc một trong hai lời cầu nguyện mới mà Đức Thánh Cha dọn và được đính kèm...

Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện, xin Mẹ nâng đỡ chúng ta đang đối diện với niềm tin và hy vọng đầy thử thách trong giai đoạn mà chúng ta đang sống ngày nay.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
30 tháng 4 Nghe bản nhạc: Một chút quà cho Quê Hương
Việt Dzũng
16:27 26/04/2020
 
30 tháng 4 nghe nhạc phẩm: Đêm chôn dầu vượt biển
Châu Đình An / Như Quỳnh
16:36 26/04/2020
 
VietCatholic TV
Bí ẩn về đại dịch coronavirus kinh hoàng tại Ý. Tổng thống Sergio Mattarella thề sẽ tìm ra.
Giáo Hội Năm Châu
16:44 26/04/2020


Bí ẩn về đại dịch coronavirus kinh hoàng tại Ý

Tính đến chiều Chúa Nhật 26 tháng Tư, tử vong tại Ý đã lên đến 26,384 người, trong số 195,351 trường hợp nhiễm coronavirus.

Ngày 25 tháng Tư hàng năm gọi là Festa della Liberazione, Lễ Mừng Giải Phóng, kỷ niệm biến cố các lực lượng kháng chiến Ý đánh đuổi quân Đức xâm lược khỏi bờ cõi đất nước.

Hàng năm, người Ý ở khắp mọi nơi trên thế giới kỷ niệm ngày 25 tháng Tư rất long trọng để nhớ đến những chiến binh tự do dũng cảm đã mất mạng khi đấu tranh chống lại chế độ Đức Quốc Xã và Phát xít Ý. Tại Ý, Ngày Giải phóng được đặc trưng bởi các cuộc diễn hành công cộng, vẫy cờ Ý và một đoạn điệp khúc bất tận của bài hát giải phóng yêu dấu của Ý: Bella Ciao.

Tuy nhiên, năm nay, quý vị và anh chị em có thể thấy trong đoạn video này tổng thống Sergio Mattarella lặng lẽ đi một mình không có cả những người cận vệ để đến đặt vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ vô danh. Trong diễn từ ngắn ngủi tổng thống vinh danh cả các nhân viên y tế, và các nạn nhân chết oan vì coronavirus. Ông thề sẽ đưa đất nước vượt qua thảm họa này và nhất định tìm ra lý do dẫn đến thảm họa kinh hoàng này.

Các nhà virus học và các nhà dịch tễ học cho biết có lẽ phải mất nhiều năm để hiểu chính xác những gì đã xảy ra, tại sao đến nay Ý vẫn không tìm ra bệnh nhân zero, và tại sao dịch bệnh này có thể bùng phát áp đảo cả một hệ thống y tế được coi là một trong hệ thống tốt nhất ở Âu Châu.

Trong Ngày Giải phóng năm nay, các bác sĩ và y tá tuyến đầu của vùng Bologna đã được ca ngợi là những anh hùng vì đã liều mạng để chữa trị cho người bệnh dưới mức độ căng thẳng, kiệt sức, cô lập và sợ hãi phi thường.

Bác sĩ Maurizio Marvisi, một bác sĩ chuyên khoa phổi tại bệnh viện Công Giáo San Camillo tại Cremona, nơi bị ảnh hưởng nặng cho biết:

“Cho đến nay, các nhà virus học và các nhà dịch tễ học của Ý vẫn chưa hiểu được cách thức bất thường mà COVID-19 thể hiện, khi chứng kiến một số bệnh nhân bị suy giảm khả năng thở quá nhanh chóng.”

Ông nói thêm:

“Các đơn vị chăm sóc đặc biệt, gọi tắt là ICU, của vùng Bologna đã kín mít các bệnh nhân chỉ trong vài ngày kể từ những trường hợp đầu tiên ở Ý, cho nên nhiều bác sĩ đã cố gắng điều trị và theo dõi các bệnh nhân của họ tại nhà, thậm chí cung cấp cả các bình thở oxy cho họ. Chiến lược đó đã được chứng minh là chết người, vì nhiều người đã chết tại nhà hoặc ngay sau khi nhập viện, khi chờ quá lâu để gọi xe cứu thương.”

“Ý buộc phải phụ thuộc vào việc chăm sóc tại nhà một phần vì năng lực ICU thấp: Sau nhiều năm cắt giảm ngân sách, Ý đã rơi vào tình trạng khẩn cấp với 8.6 giường ICU trên 100,000 dân, dưới mức trung bình là 15,9 tại các quốc gia phát triển trong khối G7, mà Ý là một thành viên.”

Bác sĩ Marvisi cho biết thêm “Cũng như tại hầu hết các quốc gia Âu Châu, các bác sĩ thường làm việc bên ngoài hệ thống bệnh viện công, họ không có quyền truy cập vào thiết bị bảo vệ.”

Khi xảy ra dịch bệnh các bác sĩ tư, hay các bác sĩ gia đình này, không được hướng dẫn đầy đủ cách thức đương đầu với tình hình. Họ dũng cảm gia nhập vào đội quân chiến đấu nơi tiền tuyến nhưng họ không được trang bị đầy đủ như các bác sĩ công.

“Chỉ những người có triệu chứng rõ rệt mới được thử nghiệm vì các phòng thí nghiệm của Bologna không thể xử lý được nữa. Do đó, những bác sĩ gia đình này đã không biết liệu họ có dương tính với coronavirus hay không. Hệ quả kinh hoàng là khoảng 20.000 nhân viên y tế Ý đã bị nhiễm bệnh và 150 bác sĩ đã chết.”



Hội thảo tại Đại Học Công Giáo Mỹ Châu: Cộng sản Trung Quốc là virus nguy hiểm nhất cho thế giới

Tính cho đến Chúa Nhật 26 tháng Tư, tử vong toàn thế giới đã lên đến 203,308 người, trong số 2,923,121 trường hợp nhiễm coronavirus.

Tử vong toàn thế giới: 203,308 người, trong số 2,923,121 trường hợp nhiễm coronavirus

Riêng tại Hoa Kỳ, số trường hợp tử vong đã lên đến 54,265 người trong số 960,896 người nhiễm bệnh. Nghĩa là gần một triệu người trong số 333 triệu người Mỹ nhiễm phải thứ virus quái ác này.

Trong cuộc hội thảo trực tuyến hôm thứ Sáu 24 tháng Tư, các diễn giả đã cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc là trở ngại lớn nhất cho hòa bình thế giới và là tai ương lớn nhất cho nhân loại, và là virus nguy hiểm nhất cho thế giới.

Trần Quang Thành (Chen Guangcheng - 陈光诚), luật sư người Hoa, một nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc nói với diễn đàn Nhân Quyền 2020 do Đại học Công Giáo Mỹ Châu tổ chức rằng cộng sản Trung Quốc đã che đậy sự lây lan của coronavirus, che dấu tỷ lệ lây nhiễm thực sự và vi phạm quyền của các công dân nói lên sự thật.

“Đây là lúc để nhận ra mối đe dọa mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt ra cho toàn thể nhân loại. Đảng Cộng sản Trung Quốc đàn áp và thao túng thông tin để tăng cường việc thu tóm quyền lực, bất kể tổn phí nhân vật lực không chỉ ở Trung Quốc mà trên toàn cầu,” luật sư Trần Quang Thành nói hôm 24 tháng Tư trong một diễn đàn trực tuyến về đề tài Đảng Cộng sản Trung Quốc và COVID-19

Diễn đàn được tổ chức bởi tổ chức Faith & Law, hợp tác với Viện Sinh thái Nhân sinh tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ. Ông Trần Quang Thành là một trong các diễn giả chính từ Viện nghiên cứu chính sách Công Giáo.

Luật sư Quang Thành là một luật sư nhân quyền đến từ Trung Quốc. Ông được tị nạn tại Hoa Kỳ vào năm 2012 sau khi ông bị cộng sản Trung Quốc bắt giam nhiều lần vì các cuộc vận động nhân quyền của mình. Quang Thành đã chỉ trích mạnh mẽ đảng cộng sản vì các vi phạm tự do tôn giáo, nhân quyền, đặc biệt là chính sách một con nhằm kế hoạch hóa gia đình.

Anh bị tống giam và bị quản thúc tại gia nhiều lần. Anh và gia đình đã nhiều lần bị đánh đập và từ chối điều trị y tế.

Quang Thành cho biết theo các nguồn tin ông biết chính xác từ Giáo Hội thầm lặng tại Hoa Lục, và các Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, tại thành phố Vũ Hán, tâm chấn đầu tiên của đại dịch toàn cầu, các gia đình Trung Quốc bị cô lập trong nhà riêng của họ và không thiếu những trường hợp cả gia đình chết hết vì không được chăm sóc trong thời gian kinh hoàng này.

“Nhiều gia đình chết hết trong căn hộ của họ vì họ không thể thoát ra được,” ông nói và lưu ý rằng mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố rằng virus đã được kiểm soát, lệnh cô lập vẫn đang có hiệu lực tại thành phố Cáp Nhĩ Tân.

Các nhà báo công dân bị cô lập tại Vũ Hán tuyên bố rằng tình hình tồi tệ hơn rất nhiều so với các báo cáo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Họ ghi lại cảnh mọi người ngã gục trên đường phố và các xe tăng và xe tải chở các túi đựng xác chạy liên tục 24/24.

Quang Thành cảnh báo rằng “Đảng Cộng sản Trung Quốc tìm cách che đậy tính chất nguy hiểm của căn bệnh này. Nó đã không báo cáo đầy đủ với Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, về thực trạng của dịch bệnh. Đến ngày 23 tháng Giêng khi có lệnh phong tỏa Vũ Hán, Trung Quốc mới chính thức nhìn nhận khả năng lây truyền từ người sang người. Chỉ một tuần trước đó, nó vẫn bác bỏ khả năng này, mặc dù nó biết rõ khả năng lây lan kinh hoàng của coronavirus. Nó cố tình chặn đứng tất cả những ai cố gắng cảnh báo với thế giới. Chính cộng sản Trung Quốc đã ra lệnh dừng việc thử nghiệm các mẫu mới, song song với việc phá hủy các mẫu hiện có.”

Quang Thành cũng tuyên bố rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sử dụng cuộc khủng hoảng do đại dịch gây ra để trấn áp những người bất đồng chính kiến, giam giữ các nhà hoạt động nhân quyền tại ngay các địa điểm dịch bệnh đang bùng phát.

Tóm lại, Đảng Cộng sản Trung Quốc là virus lớn nhất và nghiêm trọng nhất trong tất cả các loại virus, với hơn 200,000 người chết trên toàn thế giới do coronavirus, mối đe dọa của chế độ này đối với nhân loại là quá rõ.



Tiếp tục đình chỉ thánh lễ, các Giám Mục Ý đối diện với các hành động công khai bất phục tùng của các linh mục

Bắt đầu từ ngày 8 tháng Ba, khi Hội Đồng Giám Mục Ý tuyên bố đình chỉ tất cả các Thánh lễ có dân chúng tham dự để tuân thủ các biện pháp của chính phủ nhắm chống lại coronavirus, việc cô lập các nhà thờ tại Ý, cho đến nay, là lâu nhất trên thế giới và ngày càng vấp phải những chống đối của các linh mục và anh chị em giáo dân.

Hôm Thứ Bảy Tuần Thánh, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã viết trên tờ Avvenire, nghĩa là Tương Lai, tờ báo chính thức của các giám mục Ý, để cảm ơn các Giám Mục vì sự hợp tác này.

“Trên hết, tôi mong muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với các Giám Mục vì đã đưa ra quyết định đau đớn là cử hành các lễ nghi phụng vụ không có giáo dân tham dự, với nhận thức về những điều tốt đẹp hơn liên quan đến giai đoạn khó khăn này của quốc gia chúng ta,” ông Cont Conte viết như trên. Ông Conte là một người Công Giáo có chú là một tu sĩ Capuchin từng là một trợ lý cho Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh.

“Giáo Hội tại Ý một lần nữa đã thể hiện ơn gọi tự nhiên của mình là đối thoại và hợp tác với các tổ chức dân sự, và khả năng đọc, với sự khôn ngoan và sáng suốt, những dấu chỉ của thời đại,” ông Conte nói thêm.

Tuy nhiên, bây giờ Ý đã bắt đầu nới lỏng một số hạn chế của mình, cho phép các cửa hàng sách, các cửa hàng văn phòng phẩm và các cửa hàng cho trẻ sơ sinh và trẻ em mở cửa trở lại. Cũng cần nói thêm là các siêu thị, và các khu chợ trời tại Ý chưa từng bị đóng cửa một ngày nào.

Tình hình mới này đang là một thách thức đối với lệnh đình chỉ các thánh lễ.

Vào Chúa Nhật lễ Phục sinh, Đức Tổng Giám Mục Riccardo Fontana của tổng giáo phận Arezzo đã trở thành vị giám mục Ý đầu tiên thách thức lệnh đình chỉ các thánh lễ.

“Tại sao bạn có thể đi chợ mua một cây atisô, nhưng không thể đến nhà thờ để làm phép dầu?” Đức Tổng Giám Mục Fontana đưa ra câu hỏi trên trong một thông điệp Phục sinh truyền thống dành cho các công dân của Arezzo. Thị trưởng Alessandro Ghinelli cũng có mặt trong buổi lễ chỉ có vài người.

Qua cụm từ “đến nhà thờ để làm phép dầu”, Đức Cha Fontana đề cập đến Thánh Lễ Dầu Thứ Năm Tuần Thánh, khi các loại dầu được làm phép để được sử dụng trong các bí tích trong suốt cả năm. Vào cuối tháng Ba, Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã truyền rằng các giám mục địa phương có thể quyết định dời lại Thánh lễ Dầu, còn các nghi thức khác trong Tuần Thánh thì phải tiến hành đúng theo lịch Phụng Vụ.

“Nhà thờ chính tòa là tòa nhà có mái che lớn nhất trong thành phố, vì vậy hãy giải thích cho tôi tại sao người dân được phép vào siêu thị với số lượng hợp lý nhưng không được đến nhà thờ”. Ngài gọi những giới hạn về đời sống bí tích là một điều “kinh khủng” và là “một nguồn đau khổ lớn”.

Cũng trong ngày lễ Phục sinh, Alessandro Meluzzi, một nhà tâm thần học, cũng là một nhà tội phạm học, và một nhà bình luận truyền hình nổi tiếng, đồng thời là một nhà lãnh đạo trong Giáo hội Chính thống giáo Ý, đã gọi việc đình chỉ phụng vụ công cộng là một sai lầm rất lớn.

“Các nhà thờ đã bị đóng cửa, nhưng các siêu thị mở cửa. Tôi có thể nói rằng các dữ liệu chúng ta có về sự lưu thông không khí bên trong các siêu thị làm sao lại có thể tốt hơn những nhà thờ rộng lớn với trần nhà rất cao và luồng không khí di chuyển tối ưu. Đây là những nhà thờ nơi mọi người có thể dễ dàng đến trong khi vẫn duy trì một khoảng cách lớn.”

Trong một biến cố đã làm bùng nổ một cuộc tranh luận rất lớn tại Ý, Đức Cha Antonio Napolioni, Giám Mục Cremona, là vị Giám Mục đầu tiên tại Ý và cũng là đầu tiên trên thế giới bị nhiễm coronavirus đã trở thành tiêu điểm cho các tấn kích từ nhiều phía.

Câu chuyện bắt đầu khi cảnh sát làm gián đoạn một Thánh lễ được cử hành chỉ có 12 tín hữu tham dự vào Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót tại làng Soncino phía bắc nước Ý, gần Milan.

Sáng Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót, Cha Lino Viola đã cử hành Thánh lễ tại nhà thờ San Pietro Apostolo, nghĩa là Thánh Phêrô Tông đồ, trong thành phố Gallignano, thuộc giáo phận Cremona. Đây là vùng thiệt hại nặng thứ nhì tại Ý trong đại dịch coronavirus kinh hoàng vẫn còn đang tiếp diễn. Đức Giám Mục sở tại, là Đức Cha Antonio Napolioni, là vị Giám Mục Ý đầu tiên nhiễm coronavirus nhưng may mắn sống sót.

Thánh lễ được dự định truyền hình trực tiếp. Ngay từ đầu, Cha Lino Viola không có ý định cử hành Thánh lễ dành cho công chúng. Tuy nhiên, vì là Thánh lễ kính Lòng Thương Xót, nên 10 anh chị em giáo dân đã đến tham dự với ý hướng là cầu nguyện cho những người thân yêu của họ vừa qua đời. Tổng cộng là 13 người trong nhà thờ bao gồm cả cha Lino Viola, một người giúp lễ, một người quay phim và 10 anh chị em giáo dân.

Sau khi Cha Lino Viola kết thúc bài giảng của ngài, một người cảnh sát xuất hiện yêu cầu ngài giải tán đám đông. Tuy nhiên, ngài khăng khăng không đồng ý và nói rằng “chúng tôi đang cử hành Thánh lễ”.

Một lát sau người cảnh sát này quay lại, lên tận bàn thờ, đưa một điện thoại cầm tay cho Cha Viola, và nói với ngài rằng thị trưởng thành phố, đang ở đầu dây bên kia, muốn nói chuyện với ngài. Tuy nhiên, Cha Viola đã từ chối. Ngài nói:

“Tôi yêu cầu cảnh sát ra khỏi nhà thờ, đây là một nơi linh thiêng và đây là một sự lạm dụng quyền lực. Nhiệm vụ của các anh em là ở bên ngoài. Sau lễ chúng ta sẽ nói về chuyện này.”

Tờ Cremona Oggi, là tờ báo trực tuyến địa phương, cho biết trong ngôi nhà thờ rộng mênh mông chỉ có vài tín hữu có mặt tại Thánh lễ. Thực sự, khả năng lây nhiễm thấp hơn đáng kể so với các cửa hàng. Nhưng quá nhiều các quy tắc nghiêm ngặt đã áp đặt các lệnh cấm trên các cử hành tôn giáo và coi đó là các dịch vụ “không thiết yếu” so với việc mua sắm.

Thị trưởng thành phố Gabriele Gallina nói “chỉ cần Cha Viola yêu cầu các tín hữu ra khỏi nhà thờ và tiếp tục việc cử hành. Tuy nhiên, vị linh mục từ chối không chịu làm điều đó.”

Thị trưởng giải thích rằng ông đã nói chuyện với Cha Viola vào chiều Chúa Nhật. “Giữa chúng tôi không có vấn đề gì, mối quan hệ tốt đẹp giữa chúng tôi không có gì sứt mẻ, nhưng thực ra chỉ cần ngài yêu cầu các tín hữu ra khỏi nhà thờ, và có lẽ tất cả mọi thứ đã suôn sẻ.”

Giải thích với giới báo chí, Cha Lino Viola cho biết có tổng cộng 13 người có mặt trong nhà thờ, bao gồm cả chính ngài. Ban đầu chỉ có 7 người, cha cho biết “6 người nữa bước vào” trong khi ngài mặc áo trong phòng thánh để chuẩn bị dâng Thánh lễ.

“Họ là một gia đình đến nhà thờ để cầu nguyện cho một số người đã chết, cộng với một phụ nữ đã mất đi một người họ hàng vì coronavirus hai ngày trước đó. Tôi là ai mà yêu cầu người ta ra khỏi nhà thờ?” Ngài nhấn mạnh thêm: “Thật không phải là con người khi bảo họ đi ra.”

Cha Lino Viola giải thích rằng các tín hữu cách nhau bốn mét, mặc dù hầu hết cái gọi là hướng dẫn khoảng cách xã hội chỉ đề nghị khoảng hai mét là cùng. Đồng thời, mọi người đều đeo khẩu trang y tế.

Mỗi tín hữu tham dự trong Thánh lễ này bị phạt €280, riêng cha Viola bị phạt đến €680. Cha Viola nói: “Không một ai phải đóng tiền phạt. Nếu có chuyện gì giáo xứ gánh hết cho. Tôi tin rằng tôi không hề tạo ra một cuộc tụ họp đông người phi pháp.”

Ngài hứa sẽ nói chuyện với chính quyền địa phương, đặc biệt là Tỉnh Trưởng của tỉnh Cremona, “và tôi muốn nói chuyện với một luật sư để hiểu liệu một sự lạm dụng quyền lực đã xảy ra hay không?”

Tờ La Nuova Bussola Quotidiana chỉ ra rằng cảnh sát vào bên trong nhà thờ và làm gián đoạn việc cử hành Thánh lễ thực sự có thể cấu thành một sự vi phạm luật pháp quốc tế giữa Ý và Vatican.

Thỏa thuận của hai bên khẳng định rằng “các cơ quan công quyền không thể xâm nhập để thực hiện nhiệm vụ của mình trong các tòa nhà dùng làm nơi thờ phượng mà không thông báo trước cho giới chức thẩm quyền giáo hội,” trừ khi có trường hợp khẩn cấp như hỏa hoạn, chẳng hạn.

Đức Cha Antonio Napolioni của giáo phận Cremona đã không hỗ trợ linh mục của ngài. Một tuyên bố do giáo phận đưa ra vào hôm thứ Hai 20 tháng Tư đã gây ra sóng gió tại Ý vì đã trách Cha Viola “không tuân thủ các quy định hiện hành liên quan đến tình trạng khẩn cấp, và lệnh cấm cử hành các Thánh Lễ có sự hiện diện của các tín hữu.”

“Liên quan đến vấn đề này, Giáo Phận Cremona, trong khi nhận thức được những khổ đau trong lòng và sự khó chịu sâu sắc của rất nhiều linh mục và giáo dân do sự thiếu thốn bí tích Thánh Thể bắt buộc và kéo dài, nhưng lấy làm tiếc mà nhấn mạnh rằng hành vi của linh mục giáo xứ là mâu thuẫn với các chuẩn mực dân sự và chỉ dẫn của giáo quyền mà trong vài tuần nay đã được áp dụng trong đời sống phụng vụ và bí tích của Giáo Hội tại Ý và của Giáo Hội của chúng ta tại Cremona.”

Tuyên bố này của Đức Cha Antonio Napolioni đã vấp phải một sự chống đối gay gắt của anh chị em giáo dân và cả hàng giáo sĩ tại Ý. Dư luận chung tỏ ra đồng tình hơn với cách hành xử của Cha Viola.

Vụ này đã làm bùng nổ một cuộc tranh luận lớn tại Ý lôi kéo rất nhiều người có tiếng tăm trong xã hội và Giáo Hội.

Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, cựu Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, cho rằng trường hợp này “có thể chỉ đơn giản là đã có dư thừa lòng nhiệt thành của hai cảnh sát địa phương, đặc biệt là vì họ phải làm việc dưới tình trạng căng thẳng phát sinh kể từ khi bùng phát virus corona.”

“Tuy nhiên, cần phải rõ ràng rằng Ý đã ký một thoả ước với Giáo Hội vào năm 1929, theo đó các nhà chức trách giáo hội là những giới chức duy nhất có quyền trên những nơi thờ phượng. Tòa Thánh và các vị bản quyền địa phương lẽ ra phải phản đối một sự vi phạm như vậy đối với Hiệp ước Latêranô. Hiệp ước này đã được xác nhận một lần nữa vào năm 1984 và vẫn còn hiệu lực.”

Trong khi đó, Đức Hồng Y Angelo Becciu, tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh nhận xét rằng:

“Với các linh mục kinh ngạc trước những gì đã xảy ra với một người anh em mình tại giáo phận Cremona, tôi xin nói điều này: về nguyên tắc không có thẩm quyền nào được phép làm gián đoạn một Thánh lễ, mà anh em phải bảo vệ tới cùng. Nếu vị chủ tế vi phạm bất kỳ điều gì, thì phải chờ hết Thánh lễ rồi tính sau, chứ không phải trong thời gian Thánh lễ!”

Trong một diễn biến mới nhất, Cha Pietro Cesena, là cha sở nhà thờ Santi Angeli Custodi, nghĩa là Thánh Thiên Thần Hộ Thủ thuộc quận Borgotrebbia, tại thành phố Piacenza, chỉ cách Tòa Giám Mục của Đức Cha Antonio Napolioni 38km, đã công khai bày tỏ sự bất phục tùng của ngài bằng cách mời gọi anh chị em giáo dân đến nhà thờ.

Rút kinh nghiệm, cảnh sát không làm gián đoạn thánh lễ như trong trường hợp đáng tiếc tại Soncino. Họ mặc thường phục và lặng lẽ ghi hình những ai tham dự thánh lễ. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa ai bị phạt.



Thánh lễ tại Santa Marta 26/4/2020: Đức Thánh Cha cầu nguyện cho những người phải u sầu vì đại dịch coronavirus kinh hoàng này

Lúc 7 sáng Chúa Nhật 26 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.

Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những người phải u sầu vì đại dịch coronavirus kinh hoàng này, những người phải buồn vì cô đơn hoặc không có việc làm và không biết làm thế nào để hỗ trợ gia đình trước các hậu quả to lớn của đại dịch.

Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:

Trong Thánh lễ này, chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những người phải chịu đựng nỗi buồn, vì cô đơn, vì lo lắng cho tương lai, không biết những gì đang chờ đợi họ, hoặc vì không thể lo cho gia đình vì họ không có tiền, vì họ không có việc làm. Quá nhiều người đau khổ. Ngày hôm nay, chúng ta hãy cầu nguyện cho họ.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về bài Tin Mừng trong Chúa Nhật thứ Ba mùa Phục sinh (Lc 24: 13-35) kể lại cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu phục sinh với các môn đệ trên đường Emmaus và cách họ nhận ra Chúa khi Ngài bẻ bánh.

PHÚC ÂM: Lc 24, 13-35

“Hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Cùng ngày thứ nhất trong tuần, có hai môn đệ đi đến một làng tên là Emmaus, cách Giêrusalem độ sáu mươi dặm. Dọc đường, các ông nói với nhau về những việc vừa xảy ra. Ðang khi họ nói truyện và trao đổi ý kiến với nhau, thì chính Chúa Giêsu tiến lại cùng đi với họ, nhưng mắt họ bị che phủ nên không nhận ra Người. Người hỏi: “Các ông có truyện gì vừa đi vừa trao đổi với nhau mà buồn bã vậy?” Một người tên là Clêophas trả lời: “Có lẽ ông là khách hành hương duy nhất ở Giêrusalem mà không hay biết những sự việc vừa xảy ra trong thành mấy ngày nay”. Chúa hỏi: “Việc gì thế?” Các ông thưa: “Sự việc liên can đến ông Giêsu quê thành Nadarét. Người là một vị tiên tri có quyền lực trong hành động và ngôn ngữ, trước mặt Thiên Chúa và toàn thể dân chúng. Thế mà các trưởng tế và thủ lãnh của chúng ta đã bắt nộp Người để xử tử và đóng đinh Người vào thập giá. Phần chúng tôi, chúng tôi vẫn hy vọng Người sẽ cứu Israel. Các việc ấy đã xảy ra nay đã đến ngày thứ ba rồi. Nhưng mấy phụ nữ trong nhóm chúng tôi, quả thật, đã làm chúng tôi lo sợ. Họ đến mồ từ tảng sáng. Và không thấy xác Người, họ trở về nói đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng: Người đang sống. Vài người trong chúng tôi cũng ra thăm mồ và thấy mọi sự đều đúng như lời các phụ nữ đã nói; còn Người thì họ không gặp”.

Bấy giờ Người bảo họ: “Ôi kẻ khờ dại chậm tin các điều tiên tri đã nói! Chớ thì Ðấng Kitô chẳng phải chịu đau khổ như vậy rồi mới được vinh quang sao?” Ðoạn Người bắt đầu từ Môsê đến tất cả các tiên tri, giải thích cho hai ông tất cả các lời Kinh Thánh chỉ về Người. Khi gần đến làng hai ông định tới, Người giả vờ muốn đi xa hơn nữa. Nhưng hai môn đệ nài ép Người rằng: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều, và ngày sắp tàn”. Người liền vào với các ông.

Ðang khi cùng các ông ngồi bàn, Người cầm bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông. Mắt họ sáng ra và nhận ra Người. Ðoạn Người biến mất. Họ bảo nhau: “Phải chăng lòng chúng ta đã chẳng sốt sắng lên trong ta, khi Người đi đường đàm đạo và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta đó ư?” Ngay lúc ấy họ chỗi dậy trở về Giêrusalem, và gặp mười một tông đồ và các bạn khác đang tụ họp. Họ bảo hai ông: “Thật Chúa đã sống lại, và đã hiện ra với Simon”. Hai ông cũng thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào.


Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Nhiều lần chúng ta đã nghe nói rằng Kitô giáo không chỉ là một học thuyết, Kitô giáo không phải chỉ là một cách hành xử, Kitô giáo không đơn thuần chỉ là là một nét văn hóa. Vâng, Kitô giáo là tất cả những điều này, nhưng quan trọng hơn và trên hết, Kitô giáo là một cuộc gặp gỡ. Một người theo Kitô giáo vì người ấy đã gặp Chúa Giêsu Kitô, hay đang để cho mình được gặp gỡ Người.

Đoạn Tin Mừng hôm nay, trích từ Phúc Âm theo thánh Luca, cho chúng ta biết về một cuộc gặp gỡ, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cách thức hoạt động của Chúa, cũng như cách hành động của chúng ta. Chúng ta được sinh ra với một hạt giống của sự bất an. Chúa muốn điều đó: chúng ta bồn chồn mong muốn vươn đến sự viên mãn, bồn chồn tìm kiếm Chúa, ngay cả khi chúng ta không nhận thức được rằng chúng ta có sự bồn chồn này. Trái tim chúng ta bồn chồn, trái tim chúng ta khát khao, khát khao cuộc gặp gỡ với Chúa. Nhân loại chúng ta tìm kiếm Người, nhiều lần trên những con đường sai lầm: loài người lầm đường lạc lối, rồi loài người quay trở lại, loài người luôn tìm kiếm Chúa. Mặt khác, Chúa cũng khao khát cuộc gặp gỡ ấy, đến nỗi Ngài đã gửi Chúa Giêsu đến gặp gỡ loài người, để đáp ứng mối quan tâm này.

Chúa Giêsu hành động như thế nào? Trong đoạn Tin Mừng này, chúng ta thấy rõ rằng Ngài tôn trọng, tôn trọng hoàn cảnh của chúng ta, không áp đặt. Chỉ đôi khi Thiên Chúa mới tác động khi xảy ra sự bướng bỉnh, chúng ta có thể nghĩ về trường hợp của Thánh Phaolô, khi Chúa ném ông xuống ngựa. Nhưng thường thì Chúa chậm rãi, tôn trọng tự do của chúng ta. Ngài là Chúa của sự kiên nhẫn. Chúa thật kiên nhẫn biết bao với loài người chúng ta! Chúa luôn đi bên cạnh chúng ta.

Như chúng ta đã thấy trong trường hợp hai môn đệ này, Chúa lắng nghe những mối quan tâm của chúng ta - Chúa biết rõ những mối bận tâm này! - và một lúc nào đó Ngài sẽ dạy bảo chúng ta. Chúa thích nghe chúng ta nói, để rồi đưa ra câu trả lời phù hợp với sự lo lắng đó. Chúa không đẩy nhanh tốc độ, Người luôn đi theo tốc độ của chúng ta, thường khi rất chậm nhưng sự kiên nhẫn của Người là như thế.

Có một quy tắc hành hương cổ xưa theo đó người hành hương chân chính phải đi theo tốc độ của người đi chậm nhất. Và Chúa Giêsu có khả năng này, Người hành động như thế, Người không đẩy nhanh tốc độ, Người chờ chúng ta thực hiện bước đầu tiên. Và khi đến lúc phù hợp, Người đưa ra câu hỏi cho chúng ta. Trong trường hợp này thực là rõ ràng: “Việc gì thế?”, Ngài hành xử như không biết, để khích lệ chúng ta nói ra. Người thích nghe chúng ta nói. Người thích lắng nghe và khơi mào cho chúng ta nói, như thể Ngài không biết gì. Ngài làm thế trong một sự tôn trọng. Và sau đó Ngài trả lời, Ngài giải thích, đến mức cần thiết. Tại đây Ngài nói với chúng ta rằng: “Chớ thì Ðấng Kitô chẳng phải chịu đau khổ như vậy rồi mới được vinh quang sao?” Ðoạn Người bắt đầu từ Môsê đến tất cả các tiên tri, giải thích cho hai ông tất cả các lời Kinh Thánh chỉ về Người.

Tôi thú nhận rằng tôi tò mò muốn biết Chúa Giêsu đã giải thích như thế nào. Chắc hẳn đó là một bài giáo lý tuyệt đẹp.

Chúa Giêsu là một người đồng hành với chúng ta, là người đã tiếp cận chúng ta, giả vờ đi xa hơn để thấy mức độ lo lắng của chúng ta: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều, và ngày sắp tàn” Thế là cuộc gặp gỡ diễn ra. Nhưng cuộc gặp gỡ không chỉ là khoảnh khắc bẻ bánh, mà là toàn bộ cuộc hành trình. Chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu trong bóng tối của những nghi ngờ của chúng ta. Ngay cả trong những nghi nan về tội lỗi của chúng ta, Ngài vẫn ở đó để giúp chúng ta, trong những lo lắng của chúng ta. Ngài luôn ở bên chúng ta.

Chúa đồng hành với chúng ta vì Ngài muốn gặp chúng ta. Đây là lý do tại sao chúng ta nói rằng cốt lõi của Kitô giáo là một cuộc gặp gỡ: đó là cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu. Tại sao anh chị em là một Kitô hữu? Nhiều người không thể giải thích điều đó. Kitô Giáo là một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, Đấng luôn tìm kiếm chúng ta. Luôn luôn.

Để kết luận, Đức Thánh Cha cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng mong ước gặp gỡ Chúa Giêsu mỗi ngày, ơn nhận biết rằng Ngài đồng hành với chúng ta trong tất cả các khoảnh khắc của cuộc sống chúng ta. Ngài là bạn đồng hành của chúng ta.

 
Đường đời hai lối – Huấn đức của Đức Thánh Cha buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng 26/4/2020
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:37 26/04/2020
Từ Chúa Nhật 9 tháng Ba đến nay đã không có các cuộc tụ họp tại quảng trường Thánh Phêrô để cùng đọc kinh với Đức Thánh Cha vào trưa Chúa Nhật và lắng nghe các huấn từ của ngài. Thay vào đó, các tín hữu có thể theo dõi qua truyền hình và Internet các diễn biến được truyền hình trực tiếp từ thư viện của Dinh Tông Tòa.

Buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật 26 tháng Tư cũng đã diễn ra như vậy.

Trước khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến!

Tin Mừng hôm nay, lấy bối cảnh của ngày lễ Phục sinh, thuật lại câu chuyện của hai môn đệ trên đường Emmau (Lc 24: 13-35). Đó một câu chuyện bắt đầu và kết thúc trên đường đi. Trên thực tế, đó là hành trình ra khỏi thành Giêrusalem của các môn đệ. Các ông buồn trước kết thúc trong câu chuyện về Chúa Giêsu, nên đã rời Giêrusalem và đi bộ trở về quê nhà ở Emmau, cách đó mười một km. Đó là một hành trình diễn ra vào ban ngày, phần lớn của con đường là xuống dốc. Và rồi có một hành trình quay ngược trở lại Giêrusalem: mười một cây số nữa, nhưng được thực hiện vào lúc màn đêm buông xuống, phần lớn con đường là lên dốc sau khi các ông đã vất vả đi bộ cả ngày.

Hai hành trình: một dễ dàng vào ban ngày, và một hành trình khác mệt mỏi vào ban đêm. Tuy nhiên, lần thứ nhất xảy ra trong nỗi buồn, lần thứ hai trong niềm vui. Chúa đi bên cạnh các ông trong hành trình đầu tiên, nhưng các ông không nhận ra Ngài; trong hành trình thứ hai các ông không còn thấy Ngài nữa nhưng lại cảm thấy Ngài rất gần gũi. Đầu tiên, các ông chán nản và tuyệt vọng; trong hành trình thứ hai, các ông hối hả vừa đi vừa chạy để mang đến cho những người khác tin mừng về cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Phục sinh.

Qua hai hành trình khác nhau này, các môn đệ đầu tiên nói với chúng ta, là các môn đệ của Chúa Giêsu ngày nay, rằng trong cuộc sống, chúng ta có trước mắt mình hai hướng ngược nhau: hướng thứ nhất, diễn ra khi hai ông lên đường, hai ông để mình bị tê liệt bởi cuộc sống thất vọng và buồn bã; và hướng thứ hai, khi ta không đặt mình và những vấn đề của mình lên trên hết, nhưng là Chúa Giêsu, Đấng đến thăm chúng ta và những người anh em đang chờ đợi chuyến viếng thăm của Người, cụ thể, là những anh em đang chờ được chúng ta chăm sóc. Đây là bước ngoặt: hãy ngừng quay quanh bản thân, với những thất vọng về quá khứ, những lý tưởng chưa được thực hiện, nhiều điều khủng khiếp đã xảy ra trong cuộc đời ta. Nhiều lần chúng ta bị dẫn dắt vào xu thế cứ muốn quay vòng vòng chung quanh chính mình. Hãy rời khỏi đó và đi về phía trước nhìn vào thực tế vĩ đại và chân thật nhất của cuộc sống: đó là Chúa Giêsu là Đấng hằng sống, và Ngài yêu mến tôi. Đây là thực tế lớn nhất. Và tôi có thể làm một cái gì đó cho người khác. Đó là một thực tế đẹp, tích cực, và huy hoàng!

Đây là bước ngoặt: hãy chuyển từ những suy nghĩ về chính bản thân sang thực tại của Thiên Chúa; hãy chuyển từ chữ “nếu” sang chữ “vâng”. Chuyển từ chữ “nếu” sang chữ “vâng” có nghĩa là gì? Phải chi Ngài đã ở đây để giải thoát chúng ta; phải chi Chúa đã lắng nghe tôi; phải chi cuộc sống đã diễn ra như tôi mong muốn; phải chi tôi có thứ này thứ khác... Tất cả những chữ “phải chi” hay những chữ “nếu” ấy gợi lên một giọng điệu phàn nàn. Chữ “nếu” chẳng giúp gì được cho chúng ta, nó không sinh hoa kết quả, nó không giúp được gì cho chúng ta, hay những người khác. Những chữ “nếu” của chúng ta, tương tự như những chữ “nếu” của hai môn đệ, tuy nhiên, các ngài đã vượt qua được nó để có được tiếng “vâng”: “vâng, Chúa vẫn còn sống, Ngài đi bên cạnh chúng tôi”. “Vâng, ngay bây giờ, không chờ đến ngày mai, chúng ta cất bước ngay để loan báo về Ngài”. “Vâng, tôi có thể làm điều này, để mọi người hạnh phúc hơn, để mọi người tốt hơn, để giúp đỡ nhiều người”. “Vâng, vâng, tôi có thể”. Đi từ chữ “nếu” sang chữ “vâng”, là đi từ phàn nàn đến niềm vui và bình an, bởi vì khi chúng ta phàn nàn, chúng ta không có niềm vui; chúng ta ở trong một màu xám, trong một không khí buồn bã xám xịt. Và điều này không giúp đỡ hay làm cho chúng ta phát triển tốt – hãy chuyển từ chữ “nếu” sang chữ “vâng”, từ phàn nàn đến niềm vui phục vụ.

Bước ngoặc thay đổi từ cái “tôi” của mình sang Thiên Chúa, từ nếu sang vâng đã diễn ra bằng cách nào nơi hai môn đệ trên đường Emmau? Thưa: đó là nhờ cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu: hai môn đệ trên đường Emmau trước tiên mở lòng ra với Ngài; sau đó các ông lắng nghe Chúa Giêsu giải thích Kinh thánh; rồi mời Ngài đến nhà của mình. Đây là ba giai đoạn mà chúng ta cũng có thể làm trong tâm hồn của mình: đầu tiên, hãy mở lòng ra với Chúa Giêsu, giao phó cho Ngài gánh nặng, những nỗ lực, sự thất vọng của cuộc sống, giao phó cho Ngài hết tất cả những chữ “phải chi”, và sau đó, bước thứ hai là lắng nghe Chúa Giêsu, hãy cầm lấy Kinh Thánh trong tay, để đọc đoạn này hôm nay, chương 24 của Tin Mừng theo Thánh Luca; bước thứ ba là cầu nguyện với Chúa Giêsu bằng chính lời của những môn đệ trên đường Emmau: Lạy Chúa, xin ở lại với chúng con (câu 29). Chúa ơi, hãy ở lại với con. Chúa ở lại với tất cả chúng ta vì chúng con cần Chúa để tìm ra đường đi nước bước. Và không có Chúa thì chỉ có đêm đen.

Anh chị em thân mến, trong cuộc sống, chúng ta luôn luôn trên cuộc hành trình và chúng ta trở thành điều mà chúng ta hướng đến. Chúng ta chọn con đường của Chúa, không phải con đường của “tôi”, con đường của tiếng “vâng”, chứ không phải con đường của chữ “nếu”. Chúng ta sẽ khám phá ra rằng với Chúa Giêsu không có điều bất ngờ, không có sự đi xuống; không có bóng đêm nào mà chúng ta không thể đối mặt. Xin Đức Mẹ, là Mẹ của Đấng là Đường, là đấng khi đón nhận Ngôi Lời đã làm cho cả cuộc đời mình thành một tiếng “xin vâng” với Chúa, chỉ ra con đường cho chúng ta.

Sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Ngày hôm qua là Ngày sốt rét thế giới của Liên Hợp Quốc. Trong khi chúng ta đang chiến đấu với đại dịch coronavirus, chúng ta phải thực hiện cam kết phòng ngừa và chữa bệnh sốt rét, đe dọa hàng tỷ người ở nhiều quốc gia. Tôi gần gũi với tất cả những bệnh nhân, với những người chăm sóc họ và những người làm việc để mọi người đều được tiếp cận với các dịch vụ y tế cơ bản tốt.

Một lời chào cũng dành cho tất cả những người đang tham gia ngày hôm nay tại Ba Lan trong Ngày Toàn quốc đọc Kinh thánh. Tôi đã nói với anh chị em nhiều lần và tôi muốn lặp lại ở đây, việc có thói quen đọc Tin Mừng trong vài phút mỗi ngày là quan trọng như thế nào. Chúng ta hãy mang Kinh Thánh trong túi của chúng ta, trong giỏ xách của chúng ta, để Kinh Thánh có thể luôn luôn ở gần chúng ta, cả về thể lý, và hãy đọc Kinh Thánh mỗi ngày.

Tháng Năm sẽ bắt đầu trong một vài ngày tới, đó là tháng dành riêng cho Đức Trinh Nữ Maria. Với một lá thư ngắn gọn - được công bố ngày hôm qua - tôi đã mời tất cả các tín hữu đọc kinh Mân Côi trong tháng này cùng nhau, trong gia đình hoặc đọc cá nhân, và cầu nguyện với một trong hai lời cầu nguyện mà tôi đã soạn ra cho mọi người. Xin Mẹ giúp chúng ta đối mặt với thời gian chúng ta đang trải qua với nhiều niềm tin và hy vọng.

Chúc anh chị em một tháng Năm hạnh phúc và một ngày Chúa Nhật vui vẻ. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em thưởng thức bữa trưa ngon miệng và xin tạm biệt.


Source:Holy See Press Office