Ngày 26-04-2015
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Parolin trình bày một số nhận định của Đức Thánh Cha về tình hình thế giới hiện nay
Nguyễn Việt Nam
07:03 26/04/2015
Nói chuyện trong lễ khai giảng năm học mới của Phân Khoa Thần Học của Đại Học Triveneto tại Padua hôm 24 Tháng Tư, Đức Hồng Y Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã trình bày một số nhận định của Đức Thánh Cha về tình hình thế giới hiện nay đặc biệt là nạn khủng bố, Phi Châu, Trung Đông, Cuba, tội ác diệt chủng người Armenia và những nguy hiểm của chủ nghĩa cực đoan.

Khủng bố và Vatican

Liên quan đến tiết lộ của công tố viên Mauro Mura nói rằng cảnh sát Ý đã phá hỏng một cuộc tấn công khủng bố vào Vatican năm 2010, Đức Hồng Y Parolin nhận xét rằng “Đức Giáo Hoàng rất bình tĩnh”, nhưng đối với các nhà chức trách “sự sợ hãi như thế là đúng, mối bận tâm về vấn đề đôi lúc có bị thổi phồng, nhưng chắc chắn chúng ta cần phải cảnh giác.” Đức Hồng Y cho biết một biện pháp phòng ngừa đang được thực hiện là mọi tòa nhà của Vatican đều được tăng cường bảo vệ.

Châu Phi

Về Châu Phi, Đức Hồng Y Parolin cho biết “sau khi đến thăm Hàn Quốc, Sri Lanka và Phi Luật Tân, vào cuối năm ngoái và đầu năm nay, Đức Thánh Cha muốn dành nhiều chú ý hơn tới châu Phi”. Ngài cho biết “Kế hoạch tông du của Đức Thánh Cha đang được hoạch định, đặc biệt là với các nước đang phải đối mặt với xung đột và khó khăn. “

Trung Đông

“Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu là các lực lượng của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo phải bị chặn đứng,”. Ngài cho biết Đức Giáo Hoàng “đau buồn chứng kiến là nhiều bức tường đang được dựng lên giữa các cộng đồng trong vùng Trung Đông”, và những “xung đột đang tiếp diễn có nguy cơ chia cắt toàn bộ khu vực.” Đức Hồng Y cho biết thêm là “vì lý do này, Tòa Thánh đang làm việc để đảm bảo khả năng thông tin liên lạc liên tục và sự hợp tác giữa các cộng đồng khác nhau cũng như tố cáo tình trạng bạo lực đang diễn ra hàng ngày trong vùng”

Cuba

Liên quan đến Cuba, Đức Hồng Y cho biết “Đức Giáo Hoàng sẽ đến Cuba trong chuyến thăm Nam Mỹ, đặc biệt là vì sự ấm lên trong các mối quan hệ sau một thời gian dài của sự lạnh lùng, hiểu lầm và xung đột. Tuy nhiên, quá trình này chỉ mới bắt đầu và mọi thứ vẫn còn mong manh. Thật không phải là dễ dàng xây dựng một môi trường tin cậy lẫn nhau sau nhiều năm mất liên lạc và thiếu cảm thông. Đức Hồng Y Parolin hy vọng chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng tại đất nước này sẽ là một sự khích lệ cho quá trình củng cố quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Cuba.

Chủ nghĩa cực đoan

Liên quan đến chủ nghĩa cực đoan, Đức Hồng Y nhận xét rằng “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cập liên tục đến những nguy hiểm của chủ nghĩa cực đoan, dù là cực đoan văn hóa, tôn giáo hay thần học. Chủ nghĩa cực đoan đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đến trật tự chính trị vì bạo lực vô hạn mà nó sản sinh ra. Đức Hồng Y cho rằng “Tín đồ các tôn giáo cần tự vấn và dự phần vào việc kiến tạo hòa bình.”

Tội diệt chủng người Armenia

Liên quan đến lễ kỷ niệm 100 năm thảm họa diệt chủng ở Armenia và ý kiến của Đức Giáo Hoàng, Đức Hồng Y Parolin nhận định rằng “Đức Giáo Hoàng luôn nói một cách rõ ràng và theo ý hướng hòa giải. Khi Đức Giáo Hoàng nhắc nhớ lại sự việc, ngài không có ý khơi lại bất cứ tình trạng thù địch nào, nhưng là để tiếp cận vấn đề một cách công bằng, và cố gắng tìm ra những cách thức mới của sự hiểu biết và hợp tác.”
 
ĐTC: Chúa Kitô là Mục Tử Nhân Lành hiến mạng sống mình cho đoàn chiên
Linh Tiến Khải
11:23 26/04/2015
Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành chỉ nghĩ tới chuyện dẫn dắt, dưỡng nuôi và che chở đoàn chiên là Giáo Hội

Chúa Kitô mục tử là một vị hướng dẫn sốt sắng chia sẻ cuộc sống của đoàn chiên, không tìm lợi lộc nào khác, không có tham vọng nào khác ngoài tham vọng dẫn dắt, dưỡng nuôi và che chở đoàn chiên. Và Ngài làm tất cả những điều đó với giá cao nhất, giá của hiến tế chính mạng sống mình. Các linh mục giám mục, giáo hoàng cũng phải noi gương ngài sống như thế với đoàn dân Chúa giao phó.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 50.000 tín hữu và du khách hanh hương năm châu tham dự buổi đọc Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật hôm qua là Ngày quốc tế cầu nguyện cho ơn thiên triệu lần thứ 52.

Trước đó lúc 9 giờ rưỡi sáng ĐTC đã chủ sự thánh lễ truyền chức Linh Mục cho 19 Phó tế thuộc giáo phận Roma, trong đó có 4 thầy thuộc dòng Gia đình các môn đệ. Dòng này do Linh Mục Giovanni Minozzi thành lập năm 1925 tại Amatrice tỉnh Rieti nam Italia, với mục đích dậy chữ cho các binh sĩ, săn sóc trẻ mồ côi nạn nhân của Đệ nhị thế chiến và người nghèo. Năm 1931 dòng đưọc Tòa Thánh chấp nhận và đặt tên là Gia đình các môn đệ. Từ Italia dòng mở các nhà bên châu Brasil và Peru cũng như nhiều nhà tại Italia. Cùng đồng tế thánh lễ với ĐTC có ĐHY Giám quản Agostino Vallini, ĐTGM phó Giám Quản và 6 Giám Mục phụ tá. ĐHY Giám Quản đã giới thiệu các ứng viên lên ĐTC.

Giảng trong thánh lễ ĐTC đã dựa trên văn bản lễ nghi truyền chức và các bài đọc khích lệ các tân chức ý thức được sứ mệnh thừa tác sắp nhận lãnh. Đó là sống kết hiệp mật thiết với Chúa, cộng tác với Chúa trong công trình cứu chuộc, qua việc sống và giảng dậy các giáo huấn của Chúa, ban phát các bí tích, hiệp nhất với Giám Mục và cộng tác với các anh em linh mục và các thành phần khác trong cộng đoàn dân Chúa, noi gương Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành hy sinh quên mình chăm sóc đoàn chiên Chúa giao phó.

Tiếp đến là nghi thức công khai dấn thân của các ứng viên nói lên ý muốn thi hành chức thừa tác suốt đời trong hàng linh mục như các cộng sự viên trung thành của hàng giám mục trong việc phục vụ dân Chúa dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần; chu toàn thừa tác lời Chúa qua việc rao giảng Tin Mừng và dậy dỗ đức tin Công Giáo một cách xứng đáng và khôn ngoan; sốt sắng và trung thành cử hành các mầu nhiệm của Chúa Kitô theo truyền thống của Giáo Hội, đặc biệt trong hiến tế tạ ơn và bí tích hoà giải, để chúc tụng Thiên Chúa và thánh hóa dân kitô; cùng các chủ chăn khẩn nài lòng thương xót Chúa cho dân được giao phó và kiên trì cầu nguyện như Chúa đã truyền dậy; luôn luôn hiệp nhât với Chúa Kitô Thượng Tế, như là lễ vật tinh tuyền dâng lên Thiên Chúa Cha vì chúng ta, bằng cách tự thánh hiến mình cho Thiên Chúa cùng với Người để cứu chuộc mọi người; vâng lời ĐTC và các người kế vị với lòng tôn trọng con thảo và tuân phục.

Sau đó cộng đoàn đã hát kinh cầu các thánh xin triều thần thánh phù hộ cho các ứng viên. ĐTC đã khẩn cầu Chúa Thánh Thấn xuống trên các tiến chức và đặt tay trên đầu từng vị. Tiếp đến là tất cả các Giám Mục và linh mục đồng tế. Rồi ĐTC đọc công thức truyền chức Linh Mục, xức dầu thánh trên lòng bàn tay từng tiến chức, xin Chúa Giêsu Kitô, mà Thiên Chúa Cha đã thánh hiến trong Chúa Thánh Thần và quyền năng, giữ gìn tân chức cho việc thánh hiến dân Người và dâng của lễ. Rồi ĐTC trao điã đựng bánh và chén thánh và dặn dò các tân chúc hãy ý thức điều mình làm, noi gương điều mình cử hành và đồng hình dạng cuộc sống với mầu nhiệm thập giá Chúa Kitô.

Lúc 12 giờ trưa ĐTC đã xuất hiện tại cửa sổ Dinh Tông Tòa để đoc Kiinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng với tín hữu. Mở đầu bài huấn dụ ngài nói:

Chúa Nhật thứ tư Mùa Phục Sinh, là Chúa Nhật hôm nay, cũng gọi là “Chúa Nhật Chúa Chiên Lành”, hằng năm mời gọi chúng ta tái khám phá ra, với sự kinh ngạc ngày càng mới mẻ, định nghĩa mà Chúa Giêsu đã tự cho mình, khi đọc nó dưới ánh sáng cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Người. “Mục tử nhân lành hiến mạng sống vì đoàn chiên” (Ga 10,11): các lời này đã được hiện thực một cách tràn đầy, khi Chúa Kitô tự do vâng phục ý muốn của Chúa Cha, đã tự hiến tế mình trên Thập Giá. Khi đó trở thành rõ ràng Người là “mục tử nhân lành” có nghĩa là gì: Người cống hiến sự sống mình như hiến tế cho chúng ta, cho tôi, cho anh, cho chị, cho tất cả chúng ta. Chính vì vậy Người là mục tử nhân lành.

Chúa Kitô là mục tử thật, là Đấng hiện thực mẫu gương cao nhất của tình yêu đối với đoàn chiên: Người tự ý hy sinh mạng sống mình, không ai lấy nó đi được, nhưng Người trao ban nó cho đoàn chiên. Công khai trái ngược với các kẻ chăn giả, Chúa Giêsu tự giới thiện như mục tử thật duy nhất của dân; mục tử gian ác chỉ nghĩ tới mình và khai thác chiên; mục tử nhân lành chỉ nghĩ tới chiên và tự trao ban chính mình. ĐTC giải thích thêm điểm này như sau:

Khác với kẻ chăn thuê, Chúa Kitô mục tử là một vị hướng dẫn sốt sắng chia sẻ cuộc sống của đoàn chiên, không tìm lợi lộc nào khác, không có tham vọng nào khác ngoài tham vọng dẫn dắt, dưỡng nuôi và che chở chiên. Và tất cả những điều đó Người làm với giá cao nhất, giá của hiến tế chính mạng sống mình.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: Trong gương mặt của Chúa Giêsu mục tử nhân lành, chúng ta chiêm ngưỡng sự Quan Phòng của Thiên Chúa, sự ân cần hiền phụ của Người đối với từng người trong chúng ta. Người không để chúng ta cô đơn. Hiệu quả của việc chiêm ngưỡng Chúa Giêsu Mục Tử thật và nhân lành là lời reo vang ngạc nhiên cảm động, mà chúng ta tìm thấy trong bài đọc thứ hai của phụng vụ hôm nay: “Anh em hãy xem Thiên Chúa Cha đã yêu thương chúng ta chừng nào… “ (1 Ga 3,1). Anh chị em hãy coi Thiên Chúa Cha đã yêu thương chúng ta chừng nào!

Thật là một tình yêu gây kinh ngạc và mầu nhiệm, bởi vì khi ban Chúa Giêsu như Mục Tử hiến mạng sống mình cho chúng ta, Thiên Chúa Cha đã cho chúng ta tất cả những gì cao cả và quý báu nhất Ngài có thể ban cho chúng ta! Đó là tình yêu cao cả và tinh tuyền nhất, bởi vì nó không do một sự cần thiết nào, nó không bị điều kiện hóa bởi bất cứ tính toán nào, nó không bị lôi kéo bởi bất cứ ước muốn trao đổi lợi lộc nào. Trước tình yêu đó của Thiên Chúa chúng ta kinh nghiệm được một niềm vui mênh mông và rộng mở cho lòng biết ơn đối với những gì chúng ta đã nhận lãnh một cách nhưng không.

Tuy nhiên, chiêm ngưỡng và cảm tạ thôi không đủ. Cũng cần phải theo Mục Tử Nhân Lành nữa. Đặc biệt là những người có sứ mệnh hướng dẫn trong Giáo Hội – các linh mục, Giám Mục và Giáo Hoàng – được mời gọi nhận lấy không phải tâm thức của người quản trị, nhưng của nguời tôi tớ, noi gương Chúa Giêsu, là Đấng lột bỏ chính mình và đã cứu chuộc chúng ta với lòng thương xót của Người. Cũng được mời gọi có kiểu sống này các tân linh mục của giáo phận Roma mà tôi đã sung sưóng truyền chức cho sáng nay trong Đền Thờ Thánh Phêrô. Và hai vị sẽ ra cửa sổ này để cám ơn và chào anh chị em.

Ước chi Mẹ Maria Rất Thánh xin cho tôi, cho các Giám Mục và các linh mục trên toàn thế giới được ơn phục vụ dân thánh Chúa qua việc tươi vui rao giảng Tin Mừng, sốt sắng cử hành các Bí Tich và kiên nhẫn dịu hiền trong hướng dẫn mục vụ.

Tiếp đến ĐTC đã cất kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng và cùng hai tân linh mục ban phép lành cho mọi người.

Sau Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng ĐTC đã tái phân ưu với các dân tộc nạn nhân của trận động đất lớn tại Nepal và các nước phụ cận. Như đã biết trận động đất mạnh tới 8.1 độ Richter, khiến cho 1900 người chết, hàng ngàn người bị thương và mất nhà cửa. ĐTC nói ngài gần gũi các nạn nhân, người bị thương và tất cả những ai đang đau khổ vì tai ương này. Ước chi họ được tình liên đới huynh đệ nâng đỡ trợ giúp. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ. ĐTC và mọi người đã đọc một Kinh Kính Mừng cầu cho các anh chị em này.

Ngài cũng mời mọi người hiệp ý cảm tạ Chúa vì hôm qua tại Canada đã có lễ phong chân phước cho nữ tu Maria Elisa Turgeon, sáng lập dòng các Nữ Tu Đức Bà Mân Côi của thánh Germano: chị là một nữ tu gương mẫu, dành cả đời để cầu nguyện, dậy đỗ và làm việc bác ái trong các trung tâm bé nhỏ của giáo phận, nêu gương sáng trong việc nên thánh và phục vụ tha nhân.

ĐTC không quên chào nhiều nhóm tín hữu đến từ nhiều giáo phận Italia cũng như từ nước ngoài, đặc biệt rất đông tín hữu Ba Lan hành hương Roma nhân kỷ niệm một năm ngày phong thánh cho Đức Gioan Phaolô II. Ngài nói: Ước chi lời mời gọi “Hãy mở của cho Chúa Kitô” vói giọng nới mạnh mẽ thánh thiện của người luôn vang vọng trong tim anh chị em.

ĐTC đã chúc tất cả một ngày Chúa Nhật tươi vui và xin mọi người đừng quên cầu nguyện cho ngài.
 
Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Paris kêu gọi bình tĩnh sau khi cảnh sát tình cờ khám phá ra âm mưu khủng bố các nhà thờ
Nguyễn Việt Nam
16:53 26/04/2015
Đức Hồng Y André Vingt-Trois và ông Bernard Cazeneuve
Cô Aurelie Chatelain
Tính cho đến sáng Chúa Nhật 26 tháng Tư 4, bốn người đàn ông đã bị bắt trong một âm mưu tấn công khủng bố vào “một hay hai” nhà thờ tại Paris.

Trong cuộc họp báo hôm thứ Năm 23 tháng Tư chung với ông Bernard Cazeneuve, Bộ trưởng Nội vụ Pháp, Đức Hồng Y André Vingt-Trois nhận định rằng “Tấn công khủng bố nhắm vào các nhà thờ cố nhiên là tấn công vào một cộng đồng tôn giáo nhưng cũng là tấn công vào cộng đồng nhân loại. Các mối đe doạ khủng bố, dù là thế nào đi nữa cũng nhắm lan truyền sự sợ hãi. Người Công Giáo chúng tôi không khuất phục.”

Ông Cazeneuve cho biết hôm thứ Tư 22 tháng Tư là “Một cuộc tấn công khủng bố đã thất bại vào sáng Chúa Nhật [19 tháng Tư]. Cảnh sát đã phát hiện ra một kho vũ khí chiến tranh. Một tài liệu được tìm thấy chứng minh rằng không nghi ngờ gì là một số phần tử đã lên kế hoạch để thực hiện một cuộc tấn công sắp xảy ra. Các nghi phạm đã bị giam giữ ngay lập tức.”

Nghi phạm đầu tiên bị bắt là Sid Ahmed Ghlam, một thanh niên 24 tuổi người gốc Algeria đã sống tại Paris từ năm 2009 và đang theo học ngành điện toán. Ý Chúa quan phòng, khoảng 8 giờ sáng Chúa Nhật 19 tháng Tư, tên Sid Ahmed Ghlam này chất đầy vũ khí trên xe hơi của y để chuẩn bị đi gây án thì lớ ngớ làm nổ súng bắn vào chân.

Y lết ra khỏi xe nằm trên một vỉa hè ở quận 13 của Paris gọi xe cứu thương. Trước những lời khai đầy mâu thuẫn của y, cảnh sát lần theo dấu máu phát hiện ra chiếc xe hơi của y trong đó có 4 khẩu tiểu liên tự động Kalashnikov, một khẩu súng lục Sig Sauer của cảnh sát bị đánh cắp trước đó, một số băng tay cảnh sát và sơ đồ của một số trạm cảnh sát Paris.

Bộ trưởng Cazeneuve nói rằng tại nhà hung thủ và nhà người chị gái, cảnh sát tìm ra nhiều vũ khí khác cùng những bản đồ và chi tiết một cuộc tấn công vào "một hoặc hai nhà thờ" ở Villejuif, một vùng ngoại ô của Paris, trong ngày Chúa Nhật 19 tháng Tư.

Qua điều tra sơ khởi ban đầu các chuyên gia cảnh sát cho rằng DNA của Sid Ahmed Ghlam trùng hợp với những dấu vết để lại trong vụ giết hại cô Aurelie Chatelain, một giáo viên thể dục tại Villejuif. Sáng Chúa Nhật 19 tháng Tư, cô Aurelie Chatelain, 32 tuổi, một người mẹ có cô con gái mới lên 5 tuổi được tìm thấy đã bị bắn vào đầu và được đặt nằm ở ghế hành khách trong chiếc xe hơi của cô. Trong khi đó trên xe của tên Sid Ahmed Ghlam đầy những vết máu. Có thể là cô Aurelie Chatelain đã bị giết chết trên xe của nghi phạm.
 
Nam Phi triển khai quân đội để bảo vệ người nhập cư
Nguyễn Việt Nam
18:44 26/04/2015
Một nạn nhân người Nigeria. Tấm hình làm người Nigeria phẫn nộ
Trước tình trạng bạo lực nhắm vào người nước ngoài đang lan tràn nhanh chóng tại các thành phố lớn của Nam Phi như thành phố cảng Durba, và trung tâm kinh tế Johannesburg, chính phủ nước này đã quyết định triển khai quân đội để bảo vệ người nước ngoài.

Biện pháp trên được kể là cần thiết vì nhiều băng nhóm du đảng Nam Phi đã được nhanh chóng hình thành để săn lùng, cướp bóc, đánh đập và thậm chí thiêu sống người nước ngoài ngay trên đường phố. Tình trạng bạo lực nhắm vào những di dân người Zimbabwe, Malawi, Mozambique, Nigeria đã khiến nhiều nước tại Phi Châu như Nigeria rút đại sứ về nước để phản đối.

Trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu 23 tháng Tư, ông David Makhura, tỉnh trưởng Gauteng đã trình diện trước báo chí một nhóm du đảng đã hành hung người nước ngoài:

“Tất cả những trường hợp phạm pháp chống người nước ngoài sẽ được ưu tiên xét xử. Chúng tôi bảo đảm việc thành lập những toà án đặc biệt để đương đầu với tình hình này”

Bên ngoài phòng họp báo, những di dân nước ngoài la ó kêu gọi chính phủ không cho đám du đảng được tại ngoại hầu tra. Tony Mothibi, một di dân tại Alexandra nói:

"Nếu đám này được thả thì chúng cũng bị giết. Các cộng đồng đã giành quyền hành xử luật pháp trong tay. Hệ thống này không thực sự được bảo vệ người Phi Châu. Tốt hơn là chúng ở lại trong tù."

Bà Nosiviwe Mapisa Nqakula, bộ trưởng quốc phòng nói trong một cuộc họp báo khác cùng ngày rằng:

“Chúng tôi đã đi đến lựa chọn cuối cùng. Quý vị hỏi chúng tôi làm gì bây giờ hả? Chúng tôi sẽ triển khai quân đội. Và đây là lần đầu tiên lực lượng quốc phòng của Nam Phi được dùng như một hình thức răn đe”.

Bạo lực đã diễn ra và kéo dài gần một tháng qua sau khi báo chí địa phương tường thuật rằng vua người Zulu, là Goodwill Zwelithini, nói người nước ngoài phải rời khỏi Nam Phi.

Nguồn gốc của bạo lực là tình trạng thù địch giữa những người nghèo với nhau: trong số 50 triệu cư dân Nam Phi, có khoảng 5 triệu người nhập cư từ các nước đang gặp khó khăn: như Somalia, Ethiopia, Zimbabwe và Malawi, và thậm chí cả từ Trung Quốc và Pakistan. Do tỷ lệ thất nghiệp cao, đã có những căng thẳng giữa người bản địa và người nhập cư, nhiều người trong số họ dính líu vào các tội phạm.
 
Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính phủ Anh trừng phạt tờ The Sun vì tội ăn nói bất nhơn
Nguyễn Việt Nam
20:03 26/04/2015
Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ước tính 850 thuyền nhân đã chết trên một con tàu quá tải bị lật ngoài khơi Lybia hôm Chúa Nhật 19 tháng Tư. Con tàu chở khoảng 900 người chỉ còn 28 người sống sót. Đứng trước thảm họa nhân đạo này, hơn 200 người Anh trong các tổ chức nhân quyền đã biểu tình trùm mình trong các bao đựng xác chết mầu đen và trắng tại vùng biển du lịch phía Nam nước Anh.

Hành động này đã diễn ra một ngày trước phiên họp khẩn cấp của các nhà lãnh đạo châu Âu tại Brussels nhằm tìm ra một cách thức chấm dứt thảm hoạ nhân đạo đã cướp đi sinh mạng của ít nhất là 1750 người từ đầu năm đến nay.

Những người biểu tình đã hình thành hashtag #DontLetThemDrown – đừng để họ chết đuối - trong khi bầy tỏ sự thất vọng trước phản ứng của chính phủ Anh.

Radio Vatican cho biết là nhiều người lại có những suy nghĩ ngược lại. Hôm thứ Sáu 24 tháng Tư, ông Zeid Ra’ad Al Hussein, là người lãnh đạo Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu chính phủ Anh trừng phạt tờ The Sun. Trong một bài xã luận, tờ báo này gọi các di dân đến Anh là “bọn gián”.

Đây không phải là lần đầu tiên tờ báo này có thái độ kỳ thị người di dân nhưng là một thái độ kéo dài nhiều thập kỷ liên tục trong đó tờ báo tỏ ra không kiềm chế trong các ngôn từ phỉ báng người nước ngoài, trong khi đưa ra những thông tin sai lạc và bóp méo.

Trong bài xã luận, tờ báo viết “Hãy chỉ cho tôi hình ảnh những chiếc quan tài, những thi thể trôi nổi trong nước, hãy kéo những điệu nhạc buồn violin và chỉ cho tôi thấy những người gầy còm nhìn buồn bã. Tôi cũng cóc cần quan tâm đến”

Ông Zeid Ra’ad Al Hussein nhận định:

“Những luận điệu như thế không chỉ hủy hoại lòng từ bi đối với hàng ngàn người chạy trốn các cuộc xung đột, các trường hợp vi phạm nhân quyền và tình trạng cạn kiệt kinh tế đang chết đuối ở Địa Trung Hải. Bụng dạ phân biệt chủng tộc là đặc trưng cho các cuộc tranh luận về di dân đang tăng lên ở các nước thuộc liên hiệp Châu Âu đã làm lệch hướng phản ứng của các chính phủ trước các thảm họa nhân đạo”.
 
Hàng chục ngàn người Ethiopia biểu tình chống quân khủng bố Hồi Giáo IS
Nguyễn Việt Nam
20:29 26/04/2015
Hàng chục ngàn người Ethiopia diễu hành qua các đường phố tại thủ đô Addis Ababa hôm thứ Tư 22 tháng Tư trong một cuộc biểu tình do chính phủ tổ chức để lên án vụ giết hại 28 Kitô hữu ở Libya.

Một đoạn video được khủng bố Hồi Giáo tung lên YouTube ngày 19 tháng Tư cho thấy 12 người đàn ông đã bị chặt đầu 16 người khác bị bắn chết. Vụ chặt đầu 12 vị tử vì đạo đã xảy ra trên một bãi biển, trong khi vụ bắn chết 16 vị khác có lẽ diễn ra trong một sa mạc. Các vụ giết người tàn bạo này diễn ra chỉ hơn hai tháng sau vụ chặt đầu 21 Kitô hữu Coptic trong một video khác được tung lên Internet hồi tháng Hai.

Vụ thảm sát đã gây nên một làn sóng căm phẫn trên thế giới, đặc biệt là tại Ethiopia.

Cuộc biểu tình chính thức này dường như nhằm xoa dịu sự tức giận của dân chúng. Tuy nhiên, một số người biểu tình đã hướng sự giận dữ của họ vào chính phủ.

“Anh em của chúng tôi đã bị sát hại, chính phủ phải làm một cái gì đó,” Anteneh Tefera, một người biểu tình trẻ tuổi hét lên. “Máu của họ không phải là máu của động vật.”

Những người biểu tình khác thì hát “Đủ rồi đừng di cư! Hãy thay đổi đất nước của chúng ta bằng cách ở nhà.”

Một số lượng lớn người Ethiopia, đất nước lớn thứ Hai ở Phi Châu, với hơn 90 triệu dân, đã rời khỏi đất nước của họ để tìm kiếm công việc ở nơi khác.

Ít nhất hai người trong số những người thiệt mạng đã cố gắng vượt biển Điạ Trung Hải sang Italia, nhưng bị bắt trở lại.

Nhiều người Ethiopia đến Libya và các quốc gia châu Phi ở phía bắc để trước là tìm công việc, sau đó mạo hiểm vượt biển sang châu Âu.

Tại nhà của hai trong số các nạn nhân, có một biểu ngữ thể hiển sự bất mãn với nhà cầm quyền.

“Một chính phủ không bảo vệ được công dân mình thì không xứng đáng nắm giữ quyền lực”
 
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói quân khủng bố Hồi Giáo IS đang muốn tiêu diệt thế giới Hồi Giáo
Nguyễn Việt Nam
21:00 26/04/2015
Tổng thống Iraq và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Recep Tayyip Erdogan, đã làm kinh ngạc thế giới với những lời rất mạnh mẽ chống lại quân khủng bố Hồi Giáo IS.

Trong cuộc họp báo chung với tổng thống Iraq Fouad Massoum hôm thứ Tư tại Ankara, ông nói rằng bọn khủng bố IS “là một thứ vi khuẩn đang hoạt động nhằm tiêu diệt thế giới Hồi Giáo của chúng ta. Một chiến lược quốc tế là điều cần thiết để làm ráo nước cái vũng lầy này. Thậm chí nếu bọn Daesh – là từ ngữ chỉ bọn khủng bố IS - có bị tiêu diệt đi chẳng nữa thì một cái gì đó sẽ xuất hiện dưới một chiêu bài khác”

“Vũ khí và tài chính của chúng đến từ đâu? Chúng ta cần phải tập trung vào câu hỏi này”.

Tổng thống Massoum, người đang chỉ huy lực lượng Iraq chiến đấu vất vả để giành lại các vùng đất rộng lớn đã bị mất vào tay IS bao gồm cả thành phố lớn thứ hai là Mosul, lặp lại mô tả của ông Erdogan về nhóm khủng bố này như một thứ vi khuẩn.

"Vi khuẩn này có thể lan từ khu vực này sang khu vực khác. Các nước trong khu vực có trách nhiệm nghiêm trọng".

Ông Erdogan có lẽ biết rõ hơn ai hết nguồn vũ khí của IS là từ đâu ra. Thổ Nhĩ Kỳ đã bị cáo buộc giúp đỡ IS trong giai đoạn đầu của nó, như một đồng minh hữu ích trong cuộc chiến chống lại Tổng thống Syria Bashar al-Assad, người mà Erdogan muốn thấy bị lật đổ. Vũ khí và các chiến binh Hồi Giáo đã từ Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập vào Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị cáo buộc đã mượn tay quân khủng bố Hồi Giáo IS nhằm triệt tiêu người Kurd trong vùng biên giới phía Nam.
 
Văn khố Tòa Thánh về trận Gallipoli
Nguyễn Việt Nam
21:30 26/04/2015
Ngày 25 tháng Tư, “ANZAC day”, năm nay là ngày kỷ niệm trọng đại 100 năm trận đánh đẫm máu nhất trong Thế Chiến thứ Nhất. Hàng triệu người Úc và Tân Tây Lan đã tràn ra đường để tham dự các buổi diễn hành, và cầu nguyện cho những binh sĩ đã ngã gục trong trận chiến tại Galliponi cũng như trong những chiến trường khác mà quân đội Úc và Tân Tây Lan đã dự phần, kể cả chiến trường tại miền Nam Việt Nam.

Đối với đế quốc Ottoman, cuộc chiến kéo dài chín tháng ở Gallipoli là một chiến thắng vì nó giúp ngăn chặn sự sụp đổ của thủ đô. Nhưng giá phải trả cũng rất lớn với hàng trăm ngàn binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tử trận.

Như một cử chỉ hòa giải, Đại sứ Úc tại Tòa Thánh là ông John Mccarthy và tham tán ngoại giao Tòa Đại Sứ Thổ Nhĩ Kỳ là ông Hasan Mehmet Sekizkok đã tổ chức chung một cuộc họp báo tại Rôma.

Đại sứ John Mccarthy cho biết:

“Từ Úc, Tân Tây Lan, Pháp, Anh và Ái Nhĩ Lan nhiều gia đình đau khổ đã viết thư cho Tòa Thánh hỏi về mộ phần người thân yêu của họ”.

Ông cho biết những lá thư ấy hiện nay được lưu trữ tại văn khố của Vatican. Trong tuyệt vọng, các gia đình liệt sĩ đã liên lạc với Vatican hy vọng với tầm vóc toàn cầu của mình, Tòa Thánh có thể giúp họ.

Đức Giáo Hoàng thời đó là Đức Thánh Cha Bênêđíctô XV đã cùng với Đức Hồng Y Gaspari, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh yêu cầu các sứ thần Tòa Thánh, các linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân làm mọi cách có thể được để giúp đỡ các gia đình.

Đại sứ John Mccarthy cho biết thêm:

“Những đại diện của Tòa Thánh đã mang lại những an ủi tinh thần và thực tiễn khi giúp xác định vị trí các ngôi mộ và khu chôn lấp tập thể mỗi khi có những thông tin liên quan.”

Khoảng 130,000 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ và các nước đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ đã chết trong trận đánh này. Phía Anh có 25,000 binh sĩ tử trận. Pháp có 10,000 và 10,000 binh sĩ khác thuộc liên quân Úc và Tân Tây Lan.
 
Đức Cha Mario Grech cử hành lễ tang cho 24 trong số hơn 850 di dân bị đắm tàu chết trên đường vượt biển
Nguyễn Việt Nam
22:09 26/04/2015
Hôm 23 tháng 4, Đức Cha Mario Grech, là Giám Mục giáo phận Gozo của Malta, các thành viên chính phủ và các quân nhân Malta đã tổ chức tang lễ cho 24 người di cư bị thiệt mạng trong thảm kịch diễn ra hôm Chúa Nhật 19 tháng Tư. Họ là một phần trong số hơn 850 người đã bị thiệt mạng khi con tàu của họ bị lật ở ngoài khơi Lybia trong vùng biển Điạ Trung Hải. Trong số gần 900 người trên con tàu này chỉ còn 28 người sống sót. Những người sống sót đã được dự tang lễ này mặc dù một số trong họ vẫn đang bị câu lưu để điều tra.

Trong bài giảng Đức Cha Mario Grech nói:

“Chúng ta đang đứng trước 24 thi thể những người đã chết chưa được xác định danh tánh nhưng chúng ta biết rằng còn nhiều hơn nữa, hàng trăm người đã nằm trong nghĩa trang mênh mông là biển Điạ Trung Hải của chúng ta. Chúng ta không biết danh tánh của họ, cuộc đời của họ, chúng ta chỉ biết rằng họ đang cố vượt thoát khỏi tình trạng tuyệt vọng để tìm tự do và một cuộc sống tốt hơn.

Chúng ta gọi họ là những người vô danh. Tuy nhiên, chúng ta thương tiếc họ, chúng ta khóc lóc trước sự mất mát này, chúng ta muốn dành cho họ một sự kính trọng cuối cùng của chúng ta. Tại sao? Bởi vì thẳm sâu bên trong tâm hồn chúng ta, không phân biệt tín ngưỡng, văn hóa, quốc tịch, chủng tộc, chúng ta biết rằng, họ cũng là những người đồng loại của chúng ta.

‘Người lân cận của tôi là ai?’- Trong Tin Mừng, chúng ta nghe một thầy thông luật hỏi Đức Giêsu để xin Ngài một lời giải thích về giới răn yêu thương. Thầy thông luật ấy biết luật chứ. Tuy nhiên, ông cảm thấy khó chịu với câu trả lời của Chúa Kitô bởi vì những gì Ngài trả lời ông là những gì ông đã không trông đợi từ kiến thức học thuật của ông, nhưng là một câu trả lời thực tế.”
 
Top Stories
Pope ordains priests for diocese of Rome
Vatican Radio
17:13 26/04/2015
(Vatican 2015-04-26) On Sunday, Pope Francis presided over the ordinations of priests for the diocese of Rome in Saint Peter’s Basilica, reminding them they are ministers of unity in the Church.

Most of the 19 men ordained 26 April were part of Roman seminaries, including the Pontifical Roman Seminary, the Redemptoris Mater diocesan college, and the Madonna del Divino Amore seminary.

In off-the-cuff remarks during his homily for morning Mass, Pope Francis had advice for those about to be ordained.

He told them that the homilies they deliver should come from the heart, in order that they might reach the hearts of the people.

Speaking to them about the responsibility of distributing the sacraments, he told them to never refuse anyone who asks for Baptism

Pope Francis also reminded the soon to be ordained priests that in the confessional they are to forgive, never to condemn.

“You are ministers of unity in the Church, in the family,” Pope Francis said.

In his Regina Coeli address after Mass, the Pope said the newly ordained priests are called to the a pastoral life that is like that of the Good Shepherd.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày Chúa Chiên Lành 2015 tại giáo xứ Quảng Ngãi
Giáo xứ Quảng Ngãi
07:37 26/04/2015
NGÀY CHÚA CHIÊN LÀNH 2015 TẠI GIÁO XỨ QUẢNG NGÃI

Hôm nay, Chúa Nhật IV Phục sinh, Chúa Nhật Chúa Chiên Lành lại một lần nữa trở về với nhịp sống đức tin của cộng đoàn Dân Chúa. Đặc biệt, Chúa Nhật Chúa Chiên Lành năm nay lại được Hội Thánh cử hành trong bối cảnh toàn thể Hội Thánh cử hành Năm Đời sống Thánh Hiến. Vâng nghe lời mời gọi của ĐTC Phanxicô, toàn thể cộng đoàn Dân Chúa khắp nơi đang sốt sắng cầu nguyện và bằng nhiều nỗ lực khác nhau, tập trung hướng về đời sống thánh hiến trong Giáo Hội. Chính trong ý nghĩa đặc biệt nầy, ngày Chúa Chiên Lành, ngày cầu nguyện cho ơn gọi Linh mục-tu sĩ năm nay sẽ được giáo xứ Quảng Ngãi long trọng cử hành qua 4 phần sau đây:

Xem Hình

1. Nghe Sứ điệp về Ngày Chúa Chiên Lành của Đấng Bản Quyền Giáo Hội (Thứ Đức Cha giáo phận)

2. Giới thiệu khái quát về đời sống tu trì tại Việt Nam

3. Trình bày một số Hội Dòng tiêu biểu trong giáo phận Qui Nhơn

4. Thánh lễ Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, cầu cho ơn thiên triệu linh mục-tu sĩ.

Chương trình giới thiệu ơn gọi tu trì năm nay được sự góp mặt của 3 Hội Dòng chính đang hoạt động trong giáo phận, đó là: Hội Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn – Cộng đoàn Mai Trinh Quảng Ngãi, Hội Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ và Hội Dòng mới của giáo phận Qui Nhơn: Nữ tỳ Chúa Giêsu tình thương.
 
Thánh lễ Thêm sức tại Giáo xứ Tân Châu, GP Long Xuyên
Martin Lê Hoàng Vũ
09:43 26/04/2015
Sáng thứ bảy 25.4.2015 tại Giáo xứ Tân Châu, thuộc tỉnh An Giang,Giáo phận Long Xuyên đã diễn ra Thánh lễ ban bí tích Thêm sức cho 45 em thiếu nhi.Trong số đó, giáo xứ Tân Châu có 30 em, và 15 em thiếu nhi của giáo xứ Kinh Xáng, giáo xứ gần đó.

Hình ảnh

Lúc 8 giờ 30 phút sáng,Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu,Giám mục Giáo phận Long Xuyên đã về tới giáo xứ.Chào đón Đức Cha Giuse có cha chánh xứ Tân Châu Giuse Hoàng Ngọc Minh,quý chức trong HĐMVGX và các bạn trẻ trong Ban Giới Trẻ giáo xứ và cùng với các em thiếu nhi sắp lãnh nhận bí tích Thêm sức.Khi Đức Cha tiến vào trong nhà thờ,cha chánh xứ đọc Nghi thức thánh hóa dành cho Đức Giám Mục khi đến thăm một giáo xứ.Liền sau đó,Đức Cha Giuse ban huấn từ cho cộng đoàn.Ngài nhắc nhở sứ mạng truyền giáo của mỗi người Kitô hữu.Giáo xứ Tân Châu chúng ta ở trong một địa phương đa phần là đồng bào các tôn giáo bạn như Phật Giáo Hòa Hảo…Chúng ta phải làm chứng cho Chúa Kitô bằng đời sống yêu thương của mình,biết cộng tác với cha sở,ngài là một linh mục trẻ, rất tận tâm tận lực phục vụ anh chị em.Chúng ta hãy yêu mến cha sở và làm cho ngài cũng được vui.Chúa ban cho giáo phận Long Xuyên luôn luôn có những vị mục tử chăm lo cho đoàn chiên ở địa bàn. Ngoài Đức Cha Giuse chính, giáo phận còn có Đức Cha phụ tá Giuse Trần Văn Toản và Đức Cha hưu GB Bùi Tuần.

Thánh lễ được bắt đầu với cuộc rước đầu lễ,Đức Cha Giuse cùng với cha Hạt Trưởng,quý cha tiến vào trong nhà thờ.Đức Cha Giuse chủ tế thánh lễ với khoảng 10 cha đồng tế.

Trong bài giảng,Đức Cha nhắc lại kỷ niệm cách đây 50 năm về trước.Thời ấy,Đức Cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ cho các chủng sinh đi các nơi trong giáo phận Giáo phận Long Xuyên, giới thiệu cho các thầy những vùng đất mà các thầy sau này làm linh mục sẽ coi sóc.Đức Cha Giuse được giới thiệu đến vùng đất giáo xứ Tân Châu này.Nhà thờ Tân Châu lúc đó nằm ở bờ sông.Từ đó cho đến nay, tuy nhiều lần ngài đến đây.Nhưng lần viếng thăm mục vụ hôm nay gợi cho Đức Cha nhớ lần thăm viếng đầu tiên đó.Sau đó, Đức Cha trình bày về ý nghĩa của bí tích Thêm sức đại ý như sau:

Chúa Thánh Thần được ban xuống trên các tông đồ.Các ông được sai đi làm chứng cho Chúa Giêsu,ở mọi nơi, mọi lúc,bắt đầu từ thành Giêrusalem, không còn sợ sệt lo lắng gì nữa.Nghi thức Thêm sức không phải là một lễ ghi bình thường,làm cho qua chiếu lệ.Mỗi người Kitô hữu, khi nhận lãnh bí tích Thêm sức là được trao ban nhiệm vụ.Nhiệm vụ đó là xây dựng Hội Thánh,mở mang Nước Chúa và trao ban sứ mạng rao giảng Tin Mừng.Xây dựng Hội Thánh ở đây là cộng đoàn giáo xứ Tân Châu,chúng ta siêng năng tham dự thánh lễ, siêng năng các sinh hoạt đạo đức và trở thành nhà truyền giáo.Chúng ta truyền giáo trong cung cách sống hằng ngày,làm môn đệ Chúa Kitô là được sai đi trong môi trường sống hằng ngày.Đây không chỉ là lời khuyên nhưng còn là một mệnh lệnh.Ai cũng phải loan báo Tin Mừng không trừ một ai,tùy theo lứa tuổi của mình, từ người trẻ đến người già, loan báo trên đường đi,nơi công sở xí nghiệp và trên cánh đồng.Chúa Thánh Thần cần chúng ta cộng tác với Ngài, chúng ta xin Chúa Thánh Thần sửa chữa những tính hư nết xấu,để tâm hồn chúng ta xứng đáng trở thành Đến thờ của Chúa Thánh Thần.

Sau bài giảng,Đức Cha Giuse đọc lời nguyện ban bí tích Thêm sức và các em được lãnh nhận bí tích Thêm sức tiến đến trước Đức Cha, ngài xức dầu thánh và trao ban bình an.Trong lúc đó, ca đoán hát: “Xin Thánh Thần Thiên Chúa đến.”

Sau lời nguyện hiệp lễ, ông đại diện HĐMVGX cám ơn Đức Cha và quý cha.

Được biết, Giáo xứ Tân Châu có khoảng 600 giáo dân, 4 năm mới có thánh lễ Thêm sức. Giáo xứ được thành lập vào năm 1903, cha sở hiện nay là linh mục Giuse Hoàng Ngọc Minh, ngài về coi sóc giáo xứ từ ngày 11/11/2013. Giáo xứ Tân Châu thuộc thị trấn Tân Châu tỉnh An Giang.Diện tích khu đất nhà thờ khoảng 8.000m2. Nhà thờ Tân Châu được xây dựng từ năm 1913 và năm 1965 cất lại kiên cố (xây gạch, lợp tole) nằm sát bờ sông (chợ Tân Châu cũ), nhưng đã bị thiên tai đất sụp vào ngày 16/11/1989, toàn bộ nhà thờ sụp xuống sông.Sau đó, cũng trong năm 1989, dựng một nhà thờ bằng tre lá tạm thời ở một nơi khác (cách chợ Tân Châu mới độ 300m).Mãi cho đến năm 1995, mới xây dựng lại nhà thờ kiên cố tại nền nhà thờ lá, và được tu sửa từ từ về nền, sân mới được khang trang như hiện nay.
 
Ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu tại Giáo xứ Thuận Nghĩa
Hằng Nga
09:48 26/04/2015
Hằng năm, cứ tới Chúa Nhật IV Phục Sinh – Chúa Nhật Chúa Chiên Lành cả và Giáo Hội cùng nhìn về một hướng, cùng hợp hoan dưới “mái nhà” của Cha trên trời trong tình con thảo hiếu để dâng lên Chúa những vị Mục Tử của Ngài, dâng cho Ngài hết thảy các tu sĩ trong Hội Thánh và dâng cả những ước vọng ấp ủ được hiến dâng đời mình cho Thiên Chúa Tối Cao. Cách riêng tại Giáo xứ Thuận Nghĩa, niềm hoan lạc lại càng được dâng cao hơn nữa khi đó không chỉ là ngày cầu nguyện cho Linh mục, tu sĩ mà còn là ngày lễ truyền thống cho các bậc cha mẹ có con cái đi tu.

Hình ảnh

Đúng 4h30 đaàn rước nhập lễ - thành phần dành riêng cho các bậc cha mẹ có con đi tu - được khởi hành từ sân nhà xứ ra đến nhà thờ trong tiếng kèn rộn vang, trong niềm hân hoan, phấn khởi. Và rồi, niềm hân hoan ấy lại như được nối dài hơn khi mọi người trong giáo cùng hiệp thông tham dự Thánh lễ.

Trong lời khai lễ, Cha Quản xứ Antôn Nguyễn Văn Đính đã nêu rõ: “Hôm nay không những là ngày cầu nguyện cho ơn thiên thiên triệu linh mục tu sĩ mà đây cũng là ngày lễ truyền thống hằng năm cho các bậc cha mẹ có con đi tu của giáo xứ chúng ta.” Ngài cũng mời gọi các bậc cha mẹ hãy đồng hành với con cái trong lời cầu nguyện hằng ngày và tạo mọi điều kiện để con cái an tâm bước theo Chúa, đồng thời nhờ đó có thêm nhiều tâm hồn quảng đại đáp lại tiếng Chúa giữa một xã hội dần “khan hiếm” ơn gọi như hôm nay. Tiếp đó trong phần giảng lễ, Cha Quản Xứ đã làm nổi bật lên hình ảnh đẹp đẽ của người Mục Tử, thế nào là người Mục Tử tốt lành? Và Ngài đã minh chứng mẫu gương tuyệt hảo của vị Mục Tử “chính hiệu” Giêsu. Cuối bài giảng, Ngài đã thốt nên nỗi lòng của người Mục Tử và tha thiết kêu mời “Mục Tử” trong xã hội hôm nay không chỉ còn dành riêng cho Linh mục hay tu sĩ mà còn là mỗi người theo từng hoản cảnh và địa vị khác nhau, đó có thể là giữa cha mẹ và con cái, giữa thầy cô giáo lý viên với học sinh, giữa ban điều hành các ban ngành đoàn thể đối với các thành viên của mình…tất cả được mời gọi noi gương Mục Tử Nhân Lành Giêsu. Ngài cũng nhắc nhở mỗi người kitô hữu là một con chiên trong đàn chiên của Giáo Hội, cần gắn bó với Mục Tử của mình và đoàn kết để xây dựng Giáo xứ thành cộng đoàn hiệp nhất yêu thương.

Kết thúc Thánh lễ, ông đại diện các bậc phụ huynh có con đi tu đã bày tỏ lời cám ơn sâu sắc đặc biệt tới Cha Quản Xứ, quý nữ tu, các ban ngành đoàn thể. Tiếp theo sau Thánh lễ, các bậc cha mẹ đã có cuộc họp để cùng nhìn lại việc đã làm trong năm qua và đề ra phương hướng cho năm tới. Sau đó, gần 200 thành viên trong Hội Đồng Mục vụ Giáo xứ, các ban ngành và đại diện cho 133 gia đình có con cái đi tu trong giáo xứ cùng được quy tụ đầm ấm bên Cha quản xứ trong giờ cơm thân mật vào lúc 10h.

Nhìn lại dòng lịch sử đã qua, Giáo xứ Thuận Nghĩa thật hạnh phúc khi đã đóng góp trong cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội 70 Linh mục và phó tế, 176 tu sĩ. Hiện tại có gần 100 em đang sinh hoạt trong lớp dự tu của Giáo xứ và Giáo phận.

Đây quả là một vinh dự và hồng ân lớn lao cho giáo xứ và cho các ông bà cố, thế nhưng vinh dự lại thường gắn liền với trách nhiệm bởi lẽ “con cái đi tu thì cả gia đình phải đi tu” như lời nhắc nhở của Cha Quản xứ. Hy vọng các bậc Cha mẹ ghi tâm khắc cốt điều đó đề tiếp tục đồng hành với con cái qua lời cầu nguyện, đặc biệt là qua đời sống đạo gương mẫu ngay tại chính Giáo xứ của mình.
 
Giáo lý chuẩn bị Đại Hội các Gia Đình Thế Giới tại Philadelphia: Mọi tình yêu đều mang lại hoa trái
TGP Philadelphia
16:56 26/04/2015
Giáo lý chuẩn bị Đại Hội các Gia Đình Thế Giới tại Philadelphia 2015
BÀI SÁU: MỌI TÌNH YÊU ĐỀU MANG LẠI HOA TRÁI

Không phải mọi người đều được ơn gọi tiến đến hôn nhân. Nhưng đời sống nào cũng đều nhắm tới sinh bông kết trái. Đời sống nào cũng đều có năng lực và nhu cầu nuôi dưỡng sự sống mới – nếu không qua sinh sản và nuôi dạy con cái, thì cũng qua các hình thức sinh yếu khác nhằm dâng hiến bản thân, kiến tạo và phục vụ. Hội Thánh là một đại gia đình bao gồm những ơn gọi khác nhau, nhưng tuy khác biệt nhau, các ơn gọi này đều cần đến nhau và cũng đều nâng đỡ nhau. Đời linh mục, đời tu trì, và cuộc sống độc thân giữa đời đều làm phong phú, và được trở nên phong phú, nhờ chứng tá của đời sống hôn nhân. Những cung cách khác nhau để giữ đức khiết tịnh và đời sống độc thân bên ngoài đời sống hôn nhân đều là những lối tận hiến đời mình cho công cuộc phụng sự Chúa và cho cộng đồng nhân loại.

Sự phong nhiêu thiêng liêng của đời độc thân

91. Hai trong số các bí tích của Hội Thánh đều là độc đáo ở chỗ cả hai đều tận tụy phục vụ “sự cứu độ tha nhân”. Cả bí tích Truyền chức thánh lẫn bí tích Hôn phối đều “ban ân sủng đặc biệt cho một sứ mệnh đặc thù trong Hội Thánh là phục vụ và làm gia tăng dân Chúa”[1].

92. Nói cách khác, không phải tất cả mọi người nam và người nữ đều cần phải làm cha làm mẹ về mặt sinh học để chiếu tỏa tình yêu Thiên Chúa hay dự phần vào “gia đình của các gia đình” tức là Hội Thánh. Ơn gọi sống đời linh mục, hay đời tu trì đều có tính trọn vẹn và vinh dự riêng của mỗi ơn gọi này. Hội Thánh luôn cần đến linh mục và tu sĩ, và các bậc cha mẹ phải giúp cho con cái mình biết lắng nghe tiếng Chúa có thể mời gọi chúng dâng hiến cuộc đời theo hướng đó.

93. Hơn nữa, có nhiều giáo dân độc thân lại giữ vai trò bất khả thay thế trong Hội Thánh. Hội Thánh cũng nuôi dưỡng nhiều lối sống độc thân khác nhau, nhưng tất cả những lối sống đó, cách này hay cách khác, đều là một lời mời gọi phục vụ Hội Thánh và phát triển sự hiệp thông theo những cung cách tương tự như làm cha làm mẹ.

94. Đời sống độc thân đích thực (dù là người giáo dân, người có chức thánh, hay người góa bụa) tất cả đều phải hướng về đời sống cộng đoàn hay xã hội. Làm một “người cha thiêng liêng” hay “người mẹ thiêng liêng” – chẳng hạn như một linh mục hay một tu sĩ, nhưng cũng có thể như một người cha hay người mẹ đỡ đầu, hay một người cha mẹ nuôi, hay một giáo lý viên hay một thầy cô giáo, hoặc chỉ làm một người dìu dắt hay làm một người bạn – đều là một ơn gọi đáng quý trọng, một điều gì đó thiết yếu cho một cộng đoàn Kitô lành mạnh và phát triển.

95. Thánh Gioan Phaolô II từng suy tư về những phẩm chất người mẹ của Mẹ Têrêsa, và, suy rộng ra, về sự sinh hoa trái và tính phong nhiêu thiêng liêng của đời sống độc thân một cách tổng quát hơn:

Chẳng phải chuyện lạ lùng gì khi gọi một tu sĩ là “mẹ” cả. Nhưng danh xưng này lại có một cường độ đặc biệt đối với Mẹ Têrêsa. Một người mẹ được nhìn nhận là mẹ bởi chính khả năng dâng hiến bản thân mình. Cứ nhìn xem cung cách, thái độ, lối sống của Mẹ Têrêsa là chúng ta hiểu được danh xưng đó có ý nghĩa thế nào đối với vị nữ tu này, ngoài chiều kích thuần túy thể chất, để là một người mẹ. Chính điều đó làm cho Mẹ đi đến tận cội rễ thiêng liêng của thiên chức người mẹ.

Chắc hẳn ta đã biết rõ đâu là bí quyết của Mẹ: đó là Mẹ đã được tràn đầy Chúa Kitô, và do đó, Mẹ nhìn mọi người bằng đôi mắt và trái tim của Chúa Kitô. Mẹ đã hiểu nghiêm túc lời Chúa phán: “Ta đói, các con đã cho ta ăn.” Cho nên Mẹ đã không bối rối khi “nhìn nhận ” những người nghèo là con cái Mẹ.
Tình yêu nơi Mẹ rất cụ thể và bạo dạn, thôi thúc Mẹ đi tới những nơi ít ai có can đảm đi tới, những nơi mà sự nghèo khổ khiến người ta phải ghê sợ.

Không lạ gì thiên hạ của thời đại này trở nên mê mẩn vì Mẹ. Mẹ là hiện thân của tình yêu mà Chúa Giêsu đã chỉ ra như dấu hiệu rõ rệt của môn đệ Người: “Cứ dấu này thiên hạ sẽ biết anh em là môn đệ của Thầy, đó là anh em thương yêu nhau” [2].

Những cuộc đời rạng ngời, như Chân phước Têrêsa thành Calcutta và Thánh Gioan Phaolô II, cho ta thấy rằng bậc sống độc thân trong tất cả sự đa dạng của nó, có thể là một lối sống đẹp và hấp dẫn.

Cơ sở và các khả năng của bậc độc thân

96. Ở phần đầu của tập giáo lý này, khi trích dẫn Thánh Augustinô, ta đã thấy mục đích của việc sinh con cái không chỉ là để duy trì chủng loại hoặc xây dựng xã hội dân sự mà thôi, nhưng còn là để xây đắp thành đô trên trời với niềm vui của đời sống mới. Sự phân biệt này (giữa mục đích tự nhiên của việc sinh sản và ơn gọi theo ý định Thiên Chúa để chuẩn bị cho Vương quốc Thiên Chúa sum sê hoa trái) giúp Hội Thánh có thể thực hiện một điểm xa hơn: hoàn thành định mệnh là những người nam và người nữ của mình, tất cả mọi người đều có thể trổ sinh hoa trái, mà không cần hết mọi người đều phải kết hôn.

97. Hội Thánh cho thấy hôn nhân như một ơn gọi, một khả thể. Do đó, hôn nhân không thể là một điều luật hay một yêu sách phải thực hiện để có được một đời sống Công Giáo thăng hoa[3]. Do đó, bậc sống độc thân cần tồn tại trong đời sống cộng đoàn của Hội Thánh, ngõ hầu hôn nhân là một vấn đề tự do hơn là một điều cưỡng bách. Bậc sống độc thân là một tùy chọn nếu quả thực có hơn một cách để định đoạt đời sống giới tính của mình, tính cách là nam hay là nữ cho Nước Trời. “Đời sống gia đình là ơn gọi Thiên Chúa ghi tạc vào bản tính của người nam và người nữ, và có một ơn gọi khác bổ sung cho hôn nhân: ơn gọi sống độc thân và khiết tịnh vì Nước Trời. Đó là ơn gọi chính Chúa Giêsu đã sống”[4].

98. Đời độc thân và đời hôn nhân không đua tranh với nhau. Một lần nữa, như Thánh Ambrôsiô đã dạy: “Chúng tôi không tán dương bất cứ bên nào để loại trừ bên nào….Đây là điều làm nên tính phong phú của kỷ luật Hội Thánh”[5]. Bậc độc thân và bậc hôn nhân là những ơn gọi bổ sung cho nhau, bởi vì cả hai đều công bố sự ân ái hay thân mật tính dục không thể là một sự gì để thử[6]. Cả người độc thân lẫn người kết hôn nhân đều tôn trọng cấu trúc của tình yêu giao ước và tránh hành vi thân mật có tính cách “thử” hoặc có điều kiện[7]. Cả bậc độc thân lẫn bậc hôn nhân đều bác bỏ tính dục trong bối cảnh của điều Đức Thánh Cha Phanxicô gọi là “nền văn hóa vứt bỏ”[8]. Cả bậc độc thân lẫn bậc hôn nhân đều từ khước những quan hệ tình dục chỉ nhằm thỏa mãn sự thèm khát mà thôi.

99. Giữ gìn kỷ luật của bậc sống độc thân và bậc sống hôn nhân là hai cung cách để người nam và người nữ liên đới với nhau mà không có sự lợi dụng tình dục. Độc thân và hôn nhân là hai cung cách sống duy nhất quy về kết luận này: hôn nhân là hình thức nhân bản đầy đủ cho những hành vi hướng tới việc truyền sinh dưới ánh sáng của kế hoạch Thiên Chúa vốn tiềm tàng nơi chúng ta và định hình nên cuộc sống chúng ta. Đời sống độc thân (không phải chỉ gồm các linh mục và tu sĩ có lời khấn hứa, mà bao gồm tất cả những ai sống khiết tịnh bên ngoài hôn nhân) chính là lối sống dành cho những ai không kết hôn mà vẫn tôn trọng các giao ước.

100. Tất cả những gì Hội Thánh đã dạy về sự kiện chúng ta được dựng nên để hưởng niềm vui, được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, về nhu cầu yêu thương và được yêu thương, được áp dụng một cách đồng đều cho cả người độc thân lẫn người có gia đình. Bậc sống độc thân có thể được xác định và bền vững, như trường hợp đời sống tu trì có lời khấn, hoặc trường hợp những người không thể kết hôn do khuyết tật hay có hoàn cảnh đặc biệt, hoặc chỉ độc thân thường xuyên tạm thời thôi, như trường hợp của một người trẻ đang tìm hiểu ơn gọi của mình. Trong tất cả các trường hợp này, người sống độc thân bước theo Chúa Giêsu, được triển nở nhờ dâng hiến bản thân cho Thiên Chúa, tín thác vào kế hoạch của Ngài, và xây dựng một đời sống đặt nền tảng trên tình yêu thương tha nhân với lòng lân tuất, kiên nhẫn, quảng đại, và tinh thần phục vụ.

101. Trong xã hội nào đó, nhiều người sẽ bị gạt ra bên lề nếu người ta nhìn hôn nhân như một điều bắt buộc, như thể người ta cần thiết phải có một đối tác lãng mạn để cho đủ bộ. Đời sống độc thân trong Hội Thánh nhất quyết chống lại tư tưởng lầm lạc này. Chẳng hạn, những người góa bụa thường bị gạt qua một bên trong những xã hội truyền thống, còn những người độc thân trong các đô thị hiện đại lại thường hòa nhập vào xã hội bằng cách tham gia các câu lạc bộ, lui tới các tửu quán, trà đình ở đó sự lang chạ tình dục là chuyện thông thường. Tạo nên một không gian thay thế, trong đó người chưa kết hôn có thể hưởng niềm vui và có một sứ vụ, đó là một sự hiếu khách sâu xa, là điều mà các Kitô hữu cần phải giúp nhau thực hiện như một dạng thức giải phóng và đón tiếp.

102. Một số người, do những hoàn cảnh vượt khỏi tầm kiểm soát của mình, vẫn muốn kết hôn, nhưng lại không thể tìm được người phối ngẫu cho mình. Một đời hi vọng và chờ đợi không có nghĩa là để mình rơi vào tình trạng sống một đời son sẻ. Khi sống trong tình trạng tích cực sẵn sàng đón nhận Thánh ý Chúa như được biểu lộ ra trong lịch sử riêng của đời mình, bằng cách cũng thưa xin vâng như chính Đức Maria[9], ơn phúc có thể tuôn đổ xuống cho ta. Vì mọi người đều được mời gọi để trao ban và lãnh nhận tình yêu, bởi vì tình yêu Kitô giáo là hướng ra đi tới tha nhân, bậc sống độc thân là một thực hành cho đời sống chung. Khi chúng ta thương yêu thương nhau một cách trong sạch ngoài hôn nhân, hoa trái sẽ là tình bằng hữu: “Nhân đức khiết tịnh trổ sinh tình bằng hữu… Nhân đức ấy biểu lộ đặc biệt trong tình bằng hữu với người lân cận. Dù nhân đức ấy phát triển giữa những người cùng hay khác giới tính, tình bằng hữu này vẫn là một điều thiện hảo lớn cho tất cả mọi người. Đức khiết tịnh dẫn tới sự hiệp thông tinh thần”[10].

103. Người độc thân (và trong một mức độ nào đó cũng tương tự, những cặp vợ chồng không con) cũng đều hưởng một sự tự do độc đáo, một thứ tự do hấp dẫn cho một số loại việc phục vụ, tình bằng hữu và cộng đồng. Người độc thân và người không có con đều tương đối thuận tiện hơn cho những thử nghiệm giữ khiết tịnh trong đời sống cộng đồng, cho những nghề nghiệp đòi hỏi có sự uyển chuyển, cho việc cầu nguyện và chiêm niệm. Người độc thân và vợ chồng không con, và cả những người cao niên mạnh khỏe (có khi con cái đã lớn) đều có được những ơn ban về thời gian theo nhiều cách mà các người làm cha mẹ thường không có được. Những người như thế có thể say mê với việc dạy giáo lý và những tác vụ khác của giáo xứ, hay cả đến những việc tông đồ và việc làm chứng tá trong những tình huống hiểm nghèo thường là bất khả đối với những gia đình có con cái. Người không lập gia đình cũng như người không con được hưởng sự rảnh rang cho phép họ có nhiều tự do và sáng tạo hơn về những khả năng thể hiện lòng hiếu khách và tình thân thiện. Khi Thánh Phaolô khuyên nhủ bậc độc thân, ngài nghĩ ngài đề nghị một khả năng tuy có những thách đố nhưng cũng chứa đựng những lợi ích và tự do: “Nhưng nếu bạn cưới vợ, thì cũng chẳng có tội gì. Và nếu người con gái lấy chồng, thì cũng chẳng có tội gì. Tuy nhiên, những người ấy sẽ tự chuốc lấy những nỗi gian truân khốn khổ, mà tôi thì muốn cho anh em thoát khỏi điều đó…. Tôi muốn anh em không phải bận tâm lo lắng điều gì” (1Cr 7, 28-32a).

Sự liên kết giữa độc thân và hôn nhân về mặt thiêng liêng và xã hội

104. Sách Giáo lý Hội thánh Công Giáo dạy: “Mọi Kitô hữu đều được mời gọi sống khiết tịnh phù hợp với bậc sống riêng của mình. Khi lãnh nhận Phép Rửa, Kitô hữu đã cam kết điều khiển đời sống tình cảm của mình trong đức khiết tịnh”[11]. Do đó, bậc độc thân liên kết với bậc hôn nhân, làm thành một của lễ thiêng liêng của toàn thể con người chúng ta dâng cho Chúa. Cả người độc thân lẫn người có gia đình đều cam kết hiến đời mình cho giao ước Thiên Chúa đúng theo ơn gọi của bậc sống mình. Có những dị biệt thực tế trong ơn gọi riêng của mỗi người, nhưng động lực bên trong của linh hồn, sự dâng hiến của con tim, chủ yếu là giống nhau. Những người độc thân và những đôi vợ chồng khôn ngoan, trưởng thành đều quen với những kỹ năng thiêng liêng tương tự.

105. Trong đời hôn nhân, khi người chồng và người vợ tự trao hiến cho nhau, bằng một tình yêu noi gương Chúa Giêsu, sự trao hiến bản thân cho nhau, là một phần của công trình của Đức Kitô, kết hợp trong cùng một tinh thần của Chúa Giêsu trao ban chính mình cho Hội Thánh. Khi đôi phối ngẫu trao cho nhau lời hôn thệ của họ trong thánh đường lúc cử hành phụng vụ Bí tích Hôn phối, Đức Kitô đón nhận tình yêu hôn nhân của họ và làm cho tình yêu ấy nên một thành phần của tặng phẩm Thánh Thể của chính Người ban cho Hội Thánh, và Chúa Cha, Đấng hài lòng bởi hy tế của Chúa Con, lại ban Chúa Thánh Thần cho đôi phối ngẫu để đóng ấn sự kết hiệp của họ[12]. Sự phong nhiêu của hôn nhân trước hết là tặng phẩm dành cho nhau và nghĩa vụ của dây liên kết bí tích. Đây chắc chắn là lý do tại sao Thánh Gioan Phaolô II đã nói cách tuyệt vời rằng mối liên kết hôn phối mà đôi phối ngẫu nhận lãnh để hưởng và sống, làm cho họ trở thành “lời nhắc nhở thường xuyên cho Hội Thánh về điều đã diễn ra trên Thập giá. Họ là nhân chứng cho nhau và cho con cái về ơn cứu độ mà Bí tích đã làm cho họ được dự phần”[13].

106. Trong trường hợp bậc độc thân, ta cũng suy ra tương tự. Tình yêu Chúa Kitô là trọn vẹn bởi vì Ngài trao ban trọn mình Ngài, một sự khẳng định vô điều kiện đối với tha nhân: “Người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?” (Mt 16,26) Tình yêu của Chúa Kitô được biểu lộ trong khát vọng của Người muốn chia sẻ trọn bản thân cho các môn đệ (Lc 22,15), để ban chính mình Người cách trọn vẹn hầu đem hết mọi người về cùng Chúa Cha để chia sẻ vinh quang Thiên Chúa.[14] Tình yêu hôn nhân là căn bản của giao ước định hình cho việc truyền sinh; còn tình yêu nơi người độc thân là căn bản của giao ước mang đến sự sống trong toàn thể cộng đoàn.

107. Vì đời sống hôn nhân và đời sống độc thân là những ơn gọi bổ sung cho nhau đối với những người Công Giáo trưởng thành, ta cần phải dạy cho người trẻ hiểu được rằng một bạn tình lãng mạn không phải là điều thiết yếu cho hạnh phúc con người. Nếu chính hôn nhân được hình thành từ giao ước của Chúa Giêsu với chúng ta, và nếu cũng chính giao ước đó làm cho bậc độc thân cũng là một chọn lựa đúng đắn có thể thành tựu được, thì cuộc đời của những người trẻ chưa lập gia đình sẽ được hiểu đúng đắn hơn, không cứ sống lao mình vào việc tán tỉnh hay “hẹn hò”, nhưng như một thời kỳ phân định và vun trồng tình bằng hữu. Những tập quán và kỹ năng của tình bằng hữu chân thực là cơ sở cho cả đời sống hôn nhân lẫn đời sống cộng đoàn độc thân. Vấn đề ơn gọi vốn đặt ra cho thanh thiếu niên và những người trẻ khác ngày nay cần thu hút cả tâm trí nhiều hơn là chỉ để ý đến sở thích lãng mạn không thôi. Người trẻ cần đắc thủ những kỹ năng tinh thần thuộc nội tâm cho dù sau này trong cuộc sống tương lai họ đảm nhiệm việc gì.

108. Bởi thế, giáo xứ cần phải chú ý cẩn thận đến chiều kích xã hội của đức khiết tịnh và đời sống độc thân. Đời sống độc thân đặt ra những thách đố độc đáo, và, như Sách Giáo lý Hội thánh Côn giáo nhận xét, việc học tập sự tự chủ về tính dục có một nét văn hóa: chúng ta là những con người phụ thuộc lẫn nhau, và sự thực hành đức khiết tịnh vừa được giúp đỡ vừa bị ngăn trở bởi chính hoàn cảnh xã hội chúng ta.[15] Những khả năng trong đời sống mà người trẻ nghĩ tưởng ra được lại tùy thuộc vào những gương mẫu họ thấy và những câu chuyện họ nghe.

109. Vì đời sống độc thân đi ngược lại nếp văn hóa thông thường như thế, nguy cơ có thể xảy ra là ngay trong các giáo xứ người ta cũng có thể không hiểu được hết vấn đề. Người độc thân “đáng được hưởng sự yêu thương đặc biệt và chăm sóc tích cực của Hội Thánh, nhất là các mục tử”[16]. Không chỉ các mục tử, nhưng chính các gia đình và những người độc thân cũng phải có những bước cụ thể để đảm bảo rằng “độc thân” trong bối cảnh Công Giáo rõ ràng không phải là giống như tình trạng bị cô đơn hay cô lập. Người độc thân cần có bạn hữu để sẻ chia những gánh nặng và buồn phiền của họ, cũng như sự khả tín và những cơ hội phục vụ của họ. “Cánh cửa các ngôi nhà, những ‘Hội thánh tại gia’ của gia đình vĩ đại vốn là Hội Thánh cần phải rộng mở” cho các người không lập gia đình[17].

110. Lối nhìn này nhắc nhở mọi người cần xem xét lại mình đã đóng góp ra sao cho bầu khí và điều kiện vật chất của đời sống giáo xứ. Nếu cha mẹ làm nản chí con cái về ơn gọi linh mục, về đời sống tu trì có lời khấn, hoặc những ơn gọi độc thân khác, thì toàn thể cộng đồng cần phải xét lại lương tâm của mình. Bậc sống độc thân đích thực luôn luôn mang đậm tính xã hội, và nếu bậc sống này bị coi như cô đơn hay gàn dở một cách dị thường, thì một điều gì đó trong cách thực hành hay trong cấu trúc đời sống cộng đồng đã bị lệch lạc. Người độc thân cần phải có những sáng kiến để phục vụ và dấn thân, và các gia đình cần phải biểu lộ lòng hiếu khách, đón nhận những ‘cô / dì,’ ‘chú / bác,’ và mở rộng tình thân bằng cách kiến tạo những gia đình nới rộng hay những cộng đoàn cùng chung chí hướng.

111. Một đời sống xã hội phong phú khiến cho tất cả mọi kiểu sống độc thân trở nên đáng tin cậy nhiều hơn đối với mọi người, vì nó sẽ làm vơi bớt đi sự chỉ trích cho rằng một đời sống như thế sẽ không tránh khỏi cô đơn. Để sống theo lối nhìn ấy, để thắng vượt quán tính của lề thói xã hội cứ cô lập người độc thân và coi nhẹ những cơ hội của bậc sống này, đòi hỏi sự dấn thân đầy sáng kiến của giáo dân cũng như hàng giáo sĩ. Đức Giêsu là Chúa chúng ta, và Người đã phán: “Mọi người sẽ biết anh em là môn đệ Thày, nếu anh em yêu thương nhau” (Ga 13,35). Tình yêu phải làm sinh động đời sống giáo xứ một cách nhãn tiền đối với mọi người.

112. Bậc sống độc thân không phải là son sẻ, cũng chẳng phải là “lẻ loi” theo nghĩa bị cô lập hay tự trị, tự quản. Trong Hội Thánh, tất cả mọi người chúng ta đều tương thuộc, chúng ta được dựng nên để sống hiệp thông, được dựng nên để cho và đón nhân tình yêu. Lối nhìn này về đời sống con người sản sinh ra những ơn gọi đầy tính sáng tạo và vô cùng đa dạng. Bậc sống độc thân đặt ra những yêu cầu độc đáo đối với những ai yêu thích bậc sống này. Nhưng người độc thân cũng có những đặc ân và cơ hội độc đáo. Người độc thân tôn trọng tiềm năng sinh lý và tính dục của bậc hôn nhân, và hoạt động do một lý do cơ bản tương tự và linh đạo hiến thân. Người độc thân và các đôi vợ chồng cần có nhau để tồn tại và phát triển “gia đình của các gia đình” được gọi là Hội Thánh.

Câu Hỏi Thảo Luận

a) Bậc sống độc thân và bậc sống hôn nhân có chung những điểm nào?
b) Một số những thử thách và gánh nặng người không lập gia đình gặp phải trong cộng đồng bạn là gì? Bạn hữu, gia đình và giáo xứ có thể giúp đỡ như thế nào?
Đâu là những lợi ích của bậc sống độc thân? Người không lập gia đình có thể phục vụ cộng đồng ra sao?
c) Trẻ em trong giáo xứ bạn có được gặp gỡ nhiều loại linh mục, tu sĩ dòng, tu sĩ tu hội, nữ tu dòng, và các chị em thuộc các tu hội khác không? Bạn có thể nghĩ ra cách thức để giới thiệu những mẫu gương bậc sống độc thân cho cộng đoàn của bạn không?
Có bao giờ bạn từng khuyến khích trẻ em mà bạn quen biết trở thành linh mục hay tu sĩ không? Tại sao có hoặc tại sao không?
d) Đâu là những lý lẽ hay để chọn đời sống hôn nhân hoặc đời sống tu trì?
Đâu là những lý lẽ không được hay như thế? Làm thế nào để biện phân được ơn gọi của mình?

[1] Tóm lược GLHTCG (2005), 321.
[2] ĐGH Gioan Phaolô II, Diễn văn “Gặp gỡ với các gia đình nhận con nuôi do tổ chức Các Thừa Sai Bác Ái”, 05.09.2000.
[3] Cf. 1Cr 7, 25-40.
[4] ĐGH Phanxicô, Diễn văn “Gặp gỡ giới trẻ tại Umbria”, Assisi, 04.10.2013.
[5] Cf. GLHTCG, 2349. Cf. St Ambrose, De viduis 4.23. Cũng nen xem số 51 trên đây.
[6] Cf. GLHTCG, 1646. Xem như trên, 58.
[7] Cf. GLHTCG, 2391. Xem như trên, 58.
[8] Xem trên đây, 60.
[9] Cf. Lc 1,38.
[10] Cf. GLHTCG, 2347.
[11] GLHTCG, 2348.
[12] Cf. GLHTCG, 1624.
[13] FC, 13.
[14] Cf. Ga 1,14; 17,24.
[15] Cf. GLHTCG, 2344.
[16] Cf. GLHTCG, 1658.
[17] Cf. GLHTCG, 1658.

 
Thông Báo
Ai Tín - Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài Qua Đời
VietCatholic
09:14 26/04/2015
Ai Tin

Xin được thông báo cùng Quý Vị, Đức Ông Phêrô Nguyễn văn Tài, Giám Đốc Chương Trình Việt Ngữ Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu - Radio Veritas - ở Manila, Phi Luật Tân vừa mới qua đời sáng nay lúc 2.40am tại Việt Nam.

Chúng ta cùng hiệp thông cầu nguyện cho Linh Hồn Người Chiến Sĩ Phêrô đã Kiên Cường Trung Thành của Giáo Hội Mẹ Việt Nam trong nhiệm vụ Truyền Bá Tin Mừng Trên Hệ Thống Phát Thanh trong nhiều thập niên đã qua.

Ngài cũng là vị Ân Nhân Đặc Biệt đã giúp đỡ đưa nhiều Linh Mục, Tu Sĩ Nam Nữ của Giáo Hội Việt Nam sang Phi Tu Nghiệp hoặc Học các Trường Đại Học Công Giáo.

Giáo Hội Việt Nam đã mất đi một người chiến sĩ kiên cường trong nhiệm vụ Rao Giảng Tin Mừng trên phương diện truyền thanh và đối với những Dòng Tu và Địa Phận, chúng ta mất đi một Người Bạn có cuộc sống Đơn Sơ và Bình Dân Giản Dị và cũng là một người Ân Nhân Nhiệt Tình.

Xin cho Linh Hồn Đức Ông Phêrô được nghỉ yên trong Nhà Chúa muôn đời.

Theo tin vừa nhận được như sau:

Đức Ông Phêrô qua đời lúc 2.40am sáng hôm nay 21.4.2015 tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương.

Thi hài của Ngài đã đưa về Vĩnh Long lúc 3.00am sáng hôm nay. Nghi thức tẩm liệm sẽ cử hành vào chiều ngày hôm nay.

Thứ Sáu lễ An Táng sẽ được cử hành tại nhà thờ Chính Tòa Vĩnh Long lúc 10.00am.

Sau đó thi hài sẽ được đưa về Quê là họ đạo Rạch Lọp chôn cất giữa những người đồng hương thân thuộc.

Kính báo

LM Trần Công Nghị và toàn ban biên tập Việtcatholic chân thành phân ưu
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hoà
Tấn Đạt
21:04 26/04/2015
CHIẾN SĨ VIỆT NAM CỘNG HOÀ
Ảnh của Tấn Đạt
Nhớ anh Chiến Sĩ Cộng Hoà
Tri ân anh giữ quê nhà bình an
Chung tay nâng ngọn Cờ Vàng
Tri ân anh lính hiên ngang kiên cường.
(Trích thơ của Minh Long)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu: 20/04 – 27/04/2015: Tình trạng bạo lực dã man với người nước ngoài tại Nam Phi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:35 26/04/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Giám Mục Colombia âu lo vì chiến tranh tái tục tại quốc gia này

Đức Cha Juan Carlos Barreto, là Giám Mục Quibdó, người đóng vai trò trung gian thương thuyết với phiến quân cộng sản FARC, đã lấy làm tiếc trước những diễn biến gần đây sau khi quân du kích phục kích giết chết 10 quân nhân Colombia.

Hôm thứ Tư, Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos đã ra lệnh cho quân đội tái tục các cuộc không kích. Ông nói trên đài truyền hình:

“Tôi đã ra lệnh cho các lực lượng vũ trang tái tục các cuộc không kích vào các vị trí của phiến quân FARC cho đến khi có thông báo mới”.

Tổng thống Santos đã đình chỉ chiến dịch ném bom vào ngày 11 tháng 3 trong vòng một tháng, sau đó vào hôm thứ Năm 9 tháng Tư đã gia hạn thêm một tháng như một dấu chỉ quan trọng trong tiến trình hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài nửa thế kỷ qua.

Việc đình chỉ không kích là một cử chỉ thiện chí đáp lại lệnh ngừng bắn đơn phương vô thời hạn của lực lượng vũ trang cách mạng Colombia đưa ra từ tháng Mười Hai năm ngoái.

Nhưng cuộc tấn công trước bình minh xảy ra hôm thứ Tư 15 tháng Tư ở vùng núi xa xôi của miền tây Colombia là một trong những cuộc tấn công kinh hoàng nhất kể từ khi chính phủ mở các cuộc đàm phán hòa bình với FARC ở Havana vào tháng 11 năm 2012.

Trong cuộc tấn công này, ngoài 10 binh sĩ Colombia bị thiệt mạng, một du kích đã bị giết chết, và 20 binh sĩ bị thương, trong đó có 3 binh sĩ bị thương rất nặng.

Việc tái tục không kích được nhiều quan sát viên coi là trúng kế nhóm chủ chiến trong lực lượng FARC, là những người không muốn thấy một hiệp ước hòa bình với chính phủ Colombia.

2. Thái Lan và Armenia là hai nước sùng đạo nhất trên thế giới

Viện Gallup hợp tác với tổ hợp thăm dò dư luận WIN đã phỏng vấn 64,000 người trên thế giới về quan điểm tôn giáo và việc thực hành niềm tin tôn giáo của họ. Kết luận được đưa ra cho thấy Thái Lan, nơi Phật Giáo chiếm đa số; và Armenia nơi Kitô Giáo chiếm đa số là hai quốc gia sùng đạo nhất.

93.6% trong tổng số 67.8 triệu dân Thái theo Phật giáo. Trong khi đó, trong 3 triệu người Armenia, 98% là các tín hữu Kitô, đông nhất là các tín hữu thuộc Giáo Hội Armenia Tông Truyền với 92.6%.

Hơn 90% số người được khảo sát tại Thái Lan, Armenia, Bangladesh, Georgia, Morocco, Fiji, và Nam Phi mô tả mình là người có niềm tin tôn giáo và có thực hành đạo thường xuyên hay không thường xuyên nhưng niềm tin tôn giáo có những ảnh hưởng nhất định trong phán đoán và trong việc lựa chọn các quyết định cá nhân trong cuộc sống. Con số này là 70% ở Nga, 56% ở Mỹ, và 30% ở Vương quốc Anh.

Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Cộng hòa Tiệp, và Tây Ban Nha là những nước có tỷ lệ cao nhất những người xưng mình là vô thần.

3. Người Armenia trên đất Thổ Nhĩ Kỳ

100 năm sau cuộc diệt chủng người Armenia của Thổ Nhĩ Kỳ, những nét văn hóa Armenia vẫn đang được khơi dậy tại mảnh đất đã từng là Đế Quốc Ottoman.

Karagazyan là một trong 20 trường Armenia tại thành phố Istanbul. 200 học sinh của trường này theo một chương trình Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, cộng với môn tôn giáo.

Thỏ và trứng Phục sinh đã xuất hiện trong các lớp học như một dấu chỉ cho thấy nền văn hóa Armenia đã trở lại đất nước này một lần nữa, một thế kỷ sau cuộc thảm sát 1.5 triệu người Armenia.

Cô hiệu trưởng Arsuvak Koc Monnet, người Armenia nói:

“Chúng tôi chào mừng các ngày lễ với nhau. Chúng tôi có những giáo viên dạy văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ và chúng tôi cố gắng để kỷ niệm ngày lễ của họ và ngày lễ của chúng tôi chung với nhau. Chúng tôi cố gắng sống nền văn hóa song đôi này, và tất nhiên chúng tôi mời các gia đình đến cử hành.”

Yasmin Rostomyan đến đón hai đứa con của mình. Gia đình này sống chỉ cách nhà trường một vài con phố ở khu Bomonti, nơi người Hồi giáo và người Armenia sống hòa thuận với nhau.

Các thành viên trong gia đình bà nói tiếng Armenia trong nhà, và cả trên đường phố.

Đó là một dấu chỉ cho thấy người Armenia cảm thấy thoải mái hơn so với những năm trước đây khi người ta có thể bị tấn công chỉ vì nói một ngôn ngữ khác với tiếng địa phương.

Yasmin cho biết: “Khi tôi còn trẻ, chúng tôi giữ kín tất cả mọi thứ. Chúng tôi không thể nói tiếng Armenia trên đường phố. Chúng tôi không bao giờ dám mạo hiểm như thế. Nhưng ở nhà, tất nhiên, chúng tôi nói ngôn ngữ mình, kín đáo thôi. Khi tôi còn học tiểu học, tôi nhớ cha tôi nhấn mạnh rằng chúng tôi nên học tiếng Armenia ở nhà. Điều quan trọng đối với ông là chúng tôi phải nói được tiếng Armenia “.

Gia đình Rostomyan đã đến đây từ khu Amasya ở Biển Đen vào thập niên 1950.

Yasmin thích nhìn hình ảnh của ông cố mình, là người đã bị giết vào năm 1915.

Cô hy vọng các lễ kỷ niệm năm nay sẽ là một cơ hội để nói chuyện một cách tự do về lịch sử bi thảm của Armenia. Người dân Thổ Nhĩ Kỳ đã cố giữ bí mật về chuyện này nhưng cô cảm thấy bây giờ mọi người nên nhìn thẳng vào những sự thật lịch sử.

Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không nhận tội diệt chủng và biến cố này không được đề cập trong sách lịch sử. Bất cứ ai gợi lên chuyện này đều có nguy cơ đi tù, vì dám xúc phạm Thổ Nhĩ Kỳ.

4. Tình trạng của 5 linh mục dòng Salêsiêng Don Bosco tình nguyện ở lại Yemen trở nên nguy hiểm hơn

Giao tranh đã bùng lên dữ dội theo đà gia tăng các cuộc không kích của liên quân Ả rập do Ả rập Saudi lãnh đạo. Agenzia Info Salesiana, là cơ quan thông tin của dòng Salêsiêng Don Bosco, cho biết 5 linh mục, tất cả đều là các cha dòng Salêsiêng Don Bosco, đã tình nguyện ở lại để chăm sóc mục vụ cho khoảng 3,000 người Công Giáo tại bốn thành phố. Do không liên lạc được, người ta không rõ tình trạng hiện nay của các ngài.

Trong đoạn video này những người Yemen chạy đến tận vùng sừng Phi Châu đã cho biết như sau.

Aliriani giải thích với lính biên phòng Djibouti:

“Chúng tôi không phải là người tị nạn, nhưng chúng tôi chạy trốn chiến tranh. Vì sân bay Aden được đóng cửa và những nơi khác đều đóng cửa, chúng tôi phải đến đây bằng cách cách này.”

Mohammed Ali thật thà cho biết như sau:

“Không có chiến tranh ở thành phố quê tôi. Chiến tranh là lên ở vùng cao nguyên. Tại Mocha, quê tôi ở không phải là một vấn đề. Nhưng tại Taiz và Sanaa chiến tranh rất ác liệt. Tôi làm việc ở Sanaa và nhảy lên tàu chạy theo mọi người.”

“Cuộc hành trình rất dài. Hai mươi giờ, chắc là hơn hai mươi giờ. Đó là một hành trình dài. Nhiều người không có thức ăn, không có gì. Tất cả những người có chút gì ăn thì còn đỡ. Những người không có gì thì được người khác cho nước cầm hơi.”

“Tôi đã ở thủ đô và cuộc chiến diễn ra khá dữ dội. Trong suốt những ngày máy bay đã ném bom trong thành phố. Cuối cùng điện nước bị cắt đứt hoàn toàn trước khi chúng tôi ra đi”

Hầu hết người Công Giáo tại Yemen là các công nhân từ Ấn Độ hay Phi Luật Tân.

Trong lần liên lạc cuối cùng ngay sau lễ Phục sinh, một cha dòng Salesian đang làm mục vụ tại thành phố Aden nói:

“Về tình hình ở đây, cho đến nay tôi vẫn thấy an toàn. Tất nhiên là có những khoảnh khắc rất đáng sợ, như khi hỏa tiễn bay qua ngay trên taxi tôi đang đi, hay là những bước chân chạy rầm rập và những tiếng la hét thất thanh xung quanh nhà thờ nơi chúng tôi đang cử hành thánh lễ, hay tiếng bom nổ cùng tiếng rít của hỏa tiễn rất gần chỉ trong phạm vi từ 5 đến 10 km là cùng”

5. Tổng thống Ecuador chào mừng chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô

Cùng ngày thứ Năm 16 tháng Tư khi Tòa Thánh công bố lịch trình chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại ba nước Mỹ Châu La Tinh là Ecuador, Bolivia và Paraguay từ mùng 6 đến 12 tháng 7 tới đây, tại thủ đô Quito, Đức Hồng Y Raul Vela, Tổng Giám mục Quito và tổng thống nước này là ông Rafael Correa đã có một cuộc họp báo.

Đức Hồng Y Raul Vela nói: “Chúng ta không thể bỏ qua sự tồn tại của các quốc gia Mỹ La tinh khác nhưng chúng ta có thể nói rằng Chúa đã thể hiện lòng yêu mến của Ngài, khi Ngài đặt trong trái tim của Đức Thánh Cha ý định thăm Ecuador, Bolivia và Paraguay trong chuyến tông du đầu tiên này đến lục địa của chúng ta.”

Tổng thống Rafael Correa nói:

“Chào mừng ngài. Chào mừng Đức Giáo Hoàng Phanxicô, chúng con sẽ làm việc hết sức để chuyến viếng thăm lần này cũng là một kỷ niệm không phai mờ như đã từng xảy ra với Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II 30 năm trước, để chuyến tông du này làm đất nước chúng con tốt hơn lên, làm cho chúng con nhân bản hơn, huynh đệ hơn và hiệp nhất hơn. Ecuador đang cử mừng, chúng con đang chờ đợi Đức Thánh Cha Phanxicô”

Ecuador có 15.7 triệu dân trong đó 74% là người Công Giáo.

Đức Thánh Cha sẽ thăm Ecuador từ mùng 6 đến mùng 8 tháng 7, sau đó là Bolivia và Paraguay từ mùng 8 đến mùng 10 và từ mùng 10 đến 12 tháng 7.

6. Hội Đồng Giám Mục Nam Phi đau buồn vì làn sóng bạo lực chống người nước ngoài

Trong bản tin đánh đi hôm 17 tháng Tư, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, trích dẫn thông cáo của Hội Đồng Giám Mục Nam Phi do Đức Cha William Slattery, Tổng Giám Mục Pretoria ấn ký, cho biết các Giám Mục nước này đau buồn về tình trạng bạo lực chống người nước ngoài ở Durban mà Đức Hồng Y Wilfrid Napier, Tổng Giám Mục Durban đã lên án và xu hướng lan tràn bạo lực tương tự ở các thành phố khác như Johannesburg.

Bạo lực đã diễn ra sau khi báo chí địa phương tường thuật rằng vua người Zulu, là Goodwill Zwelithini, nói người nước ngoài phải rời khỏi Nam Phi. Hiến pháp Nam Phi chỉ công nhận vai trò có tính cách nghi lễ và biểu tượng của vua người Zulu.

Vua người Zulu sau đó đã tuyên bố rằng những lời của ông đã bị hiểu nhầm.

Các Giám Mục Nam Phi nhận định rằng:

“Trong khi chúng tôi thừa nhận những lời lẽ của Hoàng thượng, vua của dân tộc Zulu, không có ý định gây ra cảnh bạo lực này, chúng tôi tin rằng ông nên dứt khoát lên án bạo lực này và công khai cổ võ các giá trị của lòng hiếu khách truyền thống trong nền văn hóa Zulu”

Nguồn gốc của bạo lực là tình trạng thù địch giữa những người nghèo với nhau: trong số 50 triệu cư dân Nam Phi, có khoảng 5 triệu người nhập cư từ các nước đang gặp khó khăn: như Somalia, Ethiopia, Zimbabwe và Malawi, và thậm chí cả từ Trung Quốc và Pakistan. Do tỷ lệ thất nghiệp cao, đã có những căng thẳng giữa người bản địa và người nhập cư, nhiều người trong số họ dính líu vào các tội phạm.

Các Giám Mục viết: “Chúng tôi hiểu được sự tức giận mà mọi người có thể cảm thấy đối với người nước ngoài vì những lý do chính đáng khác nhau. Nhưng chúng ta là một đất nước hòa bình; chúng ta là một đất nước đa văn hóa. Chúng ta đã chiến thắng chủ nghĩa phân biệt chủng tộc sử dụng rất ít bạo lực và mọi chuyện đã được giải quyết một cách hòa bình “.

Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Nam Phi mời gọi người nước ngoài đừng dính líu vào các loại tội phạm và cảnh báo tất cả mọi người sử dụng có trách nhiệm các phương tiện truyền thông xã hội để tránh truyền đi những thông điệp hận thù.

Các Giám mục kết luận bằng cách yêu cầu chính phủ phải can thiệp để xác định những ai đã kích động xung đột và giải quyết tận căn những vấn đề đã tạo nên một “bối cảnh bạo lực khủng khiếp như thế này”.

7. Một năm sau ngày bị khủng bố Hồi Giáo Boko Haram bắt, 219 nữ sinh vẫn biệt vô âm tín

Nữ ký giả Valérie Trierweiler, người đã từng là đệ nhất phu nhân nước Pháp đã dẫn đầu một cuộc tuần hành tại Paris yêu cầu các nhà lãnh đạo trên thế giới phải có hành động cụ thể để giải thoát 219 nữ sinh Kitô Giáo bị quân khủng bố Boko Haram bắt trong một năm qua.

Gần nửa đêm ngày 14 tháng Tư năm ngoái, bọn khủng bố Hồi Giáo Boko Haram đã bắt cóc hơn 300 nữ sinh tại một trường nội trú ở thị trấn Chibok. Cho đến hôm thứ Sáu 8 tháng 5 năm 2014, 53 nữ sinh đã trốn thoát trong khi 276 nữ sinh khác vẫn còn bị giam giữ.

Cho đến nay con số nữ sinh vẫn còn bị bắt cóc là 219 em.

Tòa Thánh đã đưa ra một thông cáo cực lực lên án hành vi này.

“Vụ bắt cóc một số lượng lớn các cô gái trẻ bởi những kẻ khủng bố trong tổ chức Boko Haram đã làm tăng thêm các hình thức bạo lực ghê tởm khác mà từ lâu đã đặc trưng cho các hoạt động của nhóm này tại Nigeria.

Việc từ chối tôn trọng sự sống và phẩm giá của người dân, ngay cả của những người vô tội nhất, dễ bị tổn thương và vô phương tự vệ, đòi hỏi phải bị lên án mạnh mẽ. Hành động dã man này phải gợi lên lòng từ bi chân thành nhất dành cho các nạn nhân, cho nỗi kinh hoàng và những đau khổ về thể chất và tinh thần, cũng như những tủi nhục không thể tin được mà họ phải gánh chịu.

Chúng tôi hiệp thông với những ai đang kêu gọi trả tự do cho họ, và đưa họ trở về cuộc sống bình thường. Chúng tôi hy vọng và cầu nguyện rằng Nigeria, thông qua những nỗ lực của tất cả những người thiện chí, có thể tìm thấy con đường để chấm dứt tình trạng xung đột và khủng bố hận thù, là nguồn gốc của bao đau khổ khôn xiết.”

8. Đức Giáo Hoàng bất ngờ gọi điện thoại cho một ký giả Á Căn Đình

Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa đã gây sửng sốt với một cú điện thoại bất ngờ, lần này là với một nhà báo ở Á Căn Đình quê hương của ngài.

Alfredo Leuco, ký giả viết cho tờ Clarin ở Buenos Aires, đã viết một bức thư ngỏ đến Đức Thánh Cha, xin ngài đừng cho nữ tổng thống Cristina Fernandez de Kirchner một cơ hội khác để lợi dụng hình ảnh ngài vào những lợi thế chính trị.

Với cuộc bầu cử tổng thống tại Á Căn Đình đang gần kề, Leuco viết cho Đức Thánh Cha một bức thư trong đó có đoạn viết: “Rất nhiều người, có lẽ là đa số người Á Căn Đình đồng bào của con, nghĩ rằng Đức Thánh Cha đang sắp phạm một sai lầm.”

Trước sự ngạc nhiên của Leuco, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trả lời bằng một cú điện thoại cá nhân. Mặc dù Leuco không tiết lộ chi tiết của cuộc đàm thoại, nhà báo này nói rằng ông hứa sẽ cố gắng cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng. Ông nói cú điện thoại này là “thành tựu vĩ đại nhất trong cuộc đời nhà báo của tôi.”

Leuco gởi thư đến Đức Thánh Cha sau khi có những báo cáo tại Á Căn Đình theo đó Tổng thống Kirchner sẽ gặp Đức Giáo Hoàng vào ngày 7 tháng Sáu tới đây. Các quan chức Vatican cho biết không có cuộc họp nào như thế trên lịch trình của Đức Thánh Cha.

9. Nga trả lại ngôi nhà thờ và tu viện Smolny cho Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga

Chính phủ Nga đã quyết định trả lại tu viện Smolny và Vương Cung Thánh Đường Smolny để dùng vào các mục đích thờ phượng và tu trì.

Vương Cung Thánh Đường Smolny nằm ở vị trí trung tâm và được bao bọc bởi tu viện Smolny ở thành phố St. Petersburg. Tu viện và nhà thờ đã được xây dựng cho con gái của Đại đế Peter khi cô gia nhập đời sống thánh hiến tại đây. Nhà thờ đã được hoàn thành vào năm 1764.

Năm 1922, chính phủ cộng sản đã bị tịch thu nhà thờ và biến thành một nhà kho. Trong những thập kỷ sau đó, ngôi nhà thờ này đã được sử dụng như một thính đường hòa nhạc. Việc thờ phượng được tái tục vào năm 2010 nhưng đến nay quyền sở hữu nhà thờ và tu viện mới được trao lại cho Chính Thống Giáo Nga.