Ngày 23-04-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Phục Sinh Covid 19 - Trống Rỗng Cõi Nhân Sinh
Nguyễn Trung Tây
03:10 23/04/2020
Sáng sớm ngày Phục Sinh đầu tiên, theo như cả bốn bản Phúc Âm, những người phụ nữ đi tới mộ đá dự tính ướp xác Đức Giêsu. Nhưng thật bất ngờ, các bà khám phá ra ngôi mộ nơi xác Thầy mình được chôn cất đã hóa ra ngôi mộ trống. Trong hoảng loạn những người phụ nữ bỏ chạy. Lý do khiến các bà bỏ chạy liên quan tới ngôi mộ trống rỗng, một hiện tượng không ai, vào buổi sáng sớm ngày hôm đó, có thể hình dung ra được. Và thật sự ra có người nào trên cõi đời này vào thế kỷ thứ nhất công nguyên lại có thể tin rằng thân xác Đức Giêsu đã không còn nằm trong ngôi mộ đá đã được niêm phong bởi quan Tổng trấn Philato!

Tương tự như thế, vi khuẩn SARS-CoV-2 xuất hiện trên thế giới vào năm 2019, đã khiến nhân loại bừng con mắt dậy để rồi ngậm ngùi nhận ra cái trống rỗng của kiếp nhân sinh! Thật là bất ngờ và nhanh chóng, vi khuẩn siêu cường Corona chủng mới đã thiết lập những luật lệ mới cho thế giới theo luật lệ của riêng chúng. Thần học gia Nam Mỹ tin rằng thế giới chỉ thật sự thay đổi khi nó không nhìn và phân tích dưới lăng kiếng của những nhân vật (nắm quyền ở) trung tâm nhưng (dân nghèo) sống ở ven bìa xã hội. Từ khi Covid-19 đặt chân lên phố Vũ Hán, tư tưởng sâu sắc đó không còn là một khái niệm trừu tượng nhưng là một thực thể hữu hình. Vi khuẩn chủng mới đã buộc con người phải đối diện và thật thà nhận chân ra sự yếu đuối của chính họ; và trên tất cả, bôi xóa nhạt mờ hình ảnh con người “giàu có” và bất khả chiến bại. Từng bước rồi từng bước, vi khuẩn đẩy gạt con người sang bên lề xã hội. Qua những cuộc đụng trận với SARS-CoV-2, con người, dù thuộc giới quý tộc hay thượng lưu, đều phải đầu hàng vô điều kiện, khoác lên người “y phục” của bần hàn, không tiếng nói và thân phận mõ làng. Nói một cách khác, con người bây giờ đã và đang chạm được chiều sâu thăm thẳm của cái trống rỗng cõi nhân sinh! Covid-19 đã đánh thức nhân loại mở mắt và nhận ra họ thật sự bất lực và dễ bị tổn thương biết bao. Đức Giáo Hoàng Francis đã tuyên bố một tuyên ngôn sống động diễn tả giai đoạn khủng hoảng của con người kể từ khi Covid-19 xuất hiện, “[Vi khuẩn] đã phơi bày điểm yếu của chúng ta và mở toang [cánh cửa của] những điều sai lầm và dư thừa mà chúng ta đã từng xây dựng qua những thời khóa biểu hằng ngày, dự án, thói quen và ưu tiên.” Thật vậy, vi khuẩn “vô hình” SARS-CoV-2 đánh bại loài người “hữu hình” qua từng thành phố, tiểu bang, và quốc gia. Rất nhiều phố lớn và tất cả siêu cường trên thế giới giờ này đã bị rơi vào tay của đoàn quân Covid-19. Bởi thế, bao nhiêu quốc gia và phố phường liên tục bị phong tỏa, cách ly, định cư-một-chỗ (shelter-in-place), ở-trong-nhà (stay-at-home), thí dụ, Philippines và thủ đô Manila, Úc Châu và sa mạc Thổ Dân, Hoa Kỳ và bang California. Nơi nào vi khuẩn có mặt, siêu xa lộ bóng lộn hoặc công viên xanh mướt tự nhiên trở nên trống vắng tựa như sa mạc hoang vắng hoặc sân khấu rạp hát nửa đêm về sáng. Vi khuẩn chủng mới đã biến công trường thánh Phêrô rợp bóng người, phố lớn New York không bao giờ ngủ, hòn ngọc Viễn Đông – Sài Gòn ngập tràn xe máy, thủ đô Manila chật chội xe jeepney bỗng dưng trống trơn tựa như phố ma. Trên sàn sân khấu của thế giới, tất cả những vị tổng thống kể cả Donald Trump, thủ tướng kể cả Angela Merkel, nữ hoàng kể cả nữ hoàng Elizabeth II và lãnh đạo độc tài kể cả Kim Chính Ân đều đã mất tiếng nói. Thứ duy nhất có tiếng nói và hiện đang ngồi chễm chệ trên ngai vàng chính là vi khuẩn SARC-CoV-2. Tương tự như những người phụ nữ khám phá ra sự trống vắng của ngôi mộ đá, nhân loại trong cơn đại dịch Covid-19 đã khám phá ra sự trống rỗng của một kiếp người. Trong khi Thiên Chúa đã gửi thiên sứ từ trời cao xuống lăn sang một bên hòn đá che lấp ngôi mộ Đức Giêsu để trần thế nhận ra cái trống vắng của ngôi mộ (Matt 28:2), Covid-19 chính là “người” đã lăn hòn đá sang một bên để phô bày cái trống rỗng cõi nhân sinh.

Sau khi khám phá ra ngôi mộ trống, những người phụ nữ trong hoảng sợ đã bỏ chạy. Nhưng may mắn thay, trên con đường tháo chạy họ đã gặp gỡ Đức Kitô phục sinh. Chỉ đến giây phút khi phải chạm mặt điều không ngờ, các bà mới gặp Đức Giêsu phục sinh. Cũng thế, chỉ đến khi nhân loại đối diện cái trống rỗng cõi nhân sinh, “người công nghệ” mới bỏ chạy khỏi ánh hào quang của cái tự hào, cái tôi và cái sân si. Và trong khi đang bỏ chạy, loài thụ tạo mới gặp lại Đấng Sáng Tạo, Đấng Chữa Lành duy nhất có thể giúp nhân loại thoát khỏi những cuộc tấn công của Covid-19. Trong ý nghĩa đó, mùa Phục Sinh 2020 giữa mùa đại dịch Covid-19 đã trở nên một biến cố đầy ý nghĩa tới mọi người tín hữu, bởi Phục Sinh từ nguyên thủy biểu hiện cho một cuộc sống mới, thức tỉnh mới, và giác ngộ mới! Mà Phục Sinh không phải chỉ là một ngày nhưng là một quá trình của từng ngày từng giây phút tỉnh thức và giác ngộ!

Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo, Cha của Đức Giêsu rất hóm hỉnh và có những cái hành sử thật bất ngờ để đối thoại với loài thụ tạo. Đức Giêsu thành Nazareth đã chết trên cây thập giá, chôn trong ngôi mộ đá. Những nhà lãnh đạo Do Thái thời đó tin rằng qua bản án đóng đinh Đức Giêsu trên cây thập giá, họ đã nhổ bỏ được cái gai nhọn sần sùi đâm sâu thân thể. Nhưng không! Thiên Chúa Đấng Sáng Tạo đã phục sinh Đức Giêsu từ trong cõi chết.

Tương tự như thế, chủng “vô hình” SARS-CoV-2 đã hạ gục chủng “hữu hình” nhân loại. Ai có thể tưởng tượng được “vô hình” Corona đã có khả năng đổi hướng của nhân loại, từ “người công nghệ,” con người đang tự biến đổi thành “người tôn giáo.” Con người của mùa đại dịch Covid-19 đang bỏ chạy khỏi ngôi mộ trống vắng, cái trống rỗng nhân sinh của chính mình, “thời khóa biểu thường nhật, dư án, thói quen và ưu tiên.” Bởi Covid-19 đâm thẳng vào trái tim của con người, cái tự hào, cái tôi, và cái sân si của họ lần lượt sụp đổ. Covid-19 đã lột bỏ hoàn toàn hình ảnh sai lầm rằng con người thuộc chủng siêu đẳng trên trái đất. Trên tất cả, SARS-CoV-2 đã gửi trả nhân loại về lại đúng vị trí nguyên thủy của họ. Nói một cách ngắn gọn, con người thật sự ra vẫn chỉ là một trong vô vàn loại thụ tạo xuất hiện trên mặt trái đất!

Mùa Phục Sinh, người tín hữu đã học được điều gì qua ngôi mộ trống của Đức Giêsu? Mùa đại dịch Covid-19, con người đã học được bài học gì qua những cuộc tấn công không nương tay của vi khuẩn SARS-CoV-2? Những câu hỏi này chắc chắn đã và sẽ còn gợi lên rất nhiều suy tư tới từng người Kitô hữu và con người trên trái đất.

Nguyễn Trung Tây

Mùa Phục Sinh Covid-19
 
Chúa Nhật III Phục Sinh A
Lm. Jude Siciliano, OP
15:36 23/04/2020

Cv 2: 14,22-33; T.vịnh 15; 1 Phêrô 1:17-21; Luca 24: 13-35

Một số người trãi qua một khủng hoảng trầm trọng, như nhũng người mắc phải Coronavirus, hay một cơn bệnh bất ngờ, hay cái chết của một người thân thương, họ chiến đấu trong đức tin và tự hỏi "Thiên Chúa ở đâu rồi?", hay "Tại sao Thiên Chúa lại bỏ rơi tôi?" hoặc "vì sao Thiên Chúa lại để tôi ra thế này?", Khi những người đang gặp khủng hoảng nghe các câu chuyện về Phục Sinh như trong bài Phúc âm hôm nay, họ sẽ nói "nếu như..."

• "Nếu như tôi có ở đó với các môn đệ đang lo sợ khi Chúa Giêsu hiện ra giữa các ông thì tôi sẽ có đức tin mạnh hơn".
• "Nếu như tôi trông thấy các vết thương trên tay và chân của Ngài, tôi sẽ chia sẻ với Chúa Giêsu những sự đau đớn của tôi".
• "Nếu như tôi đã nhìn thấy Chúa Giêsu ăn cá nướng bên bờ hồ, tôi sẽ cho Ngài biết tôi đang đói".

Câu chuyện thánh Luca kể về cuộc gặp Chúa Giêsu trên đường của hai môn đệ chắc chắn là một câu chuyện đẹp nhất trong Tân Ước. Đó là câu chuyện của hai người đang quá tập trung vào quá khứ của câu chuyện vừa xãy ra nên họ không nhìn thấy những gì đang xãy ra trước mắt họ. Sau cái chết của Chúa Giêsu, thế giới của họ hoàn toàn sụp đổ. Họ đang rời khỏi Giêrusalem để từ bỏ những ước mơ của họ. Họ đang trở về vùng u tôi như trước kia. Họ chia sẽ với người lạ vừa gặp trên đường đi: "Trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn". Họ chỉ nói về thời giờ trong ngày. Họ đang trở lại với đời sống trước kia của họ. Hình như không có gì thay đổi cả và mọi sự có vẻ tăm tối đối với họ.

Thánh Luca nói với chúng ta khi Chúa Giêsu cùng đi với hai môn đệ "mắt họ còn bị ngăn cách, nên họ không nhận ra Người". Vậy điều gì làm cho mắt họ không nhận được Người? Là đấng mà họ đã từng dõi theo, và từng chia sẻ đời sống của họ với người đó? Có thể vì họ có những hoài bảo riêng về những công việc của Chúa Giêsu theo ý họ muốn phải thế nào: là một vị vua, hay một tướng lĩnh hùng mạnh có thể thắng quân Lamã. "Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Israel".

Nhưng, Chúa Giêsu hiện diện ngay trước mắt họ, trong thân xác con người, Ngài để cho họ biết là Ngài còn sống. Như thế không đủ sao? Hình như không đủ vì họ không nhìn dược Ngài. Thánh Luca viết phúc âm vào những năm 80 - 90. Câu chuyện trên đường Emmau nằm trong chương cuối cùng của phúc âm thánh Luca. Thánh Luca cũng như các người thời đó đã cảm nghiệm Chúa Kitô sống lại như các môn đệ đầu tiên đã gặp. Cũng như với chúng ta, họ đã gặp Chúa Kitô sống lại trong thân xác. Cũng như chúng ta, họ cần phải được xác định là Chúa Kitô đã thật sự sống lại từ cỏi chết và đang ở giữa họ. Cũng như với chúng ta, đôi khi áp lực của cuộc sống đè nặng tâm trí, khiến chúng ta cũng giống như họ là tự đặt câu hỏi, nghi ngờ và bối rối. Thánh Luca cần cho những người thời đó nhận ra rằng đức tin của họ cần mạnh mẻ hơn; làm thế nào để Chúa Giêsu không trở nên là dữ liệu của quá khứ, hay chỉ là hình bóng của một nhân vật trong lịch sử xa xưa.

Chúng ta đang và đã đi trên con đường Emmau của cuộc đời chúng ta, chúng ta biết đoạn đường này bao xa, có nhiều khúc cua, có nhiều đoạn giống nhau làm chúng ta lạc bước vào; khiến phải trở về nơi xuất phát, có thể làm người đi bị rối trí, bị lạc hướng hoặc quên bản chất con đường mà chúng ta đi. Đường đi đến Emmau là một đường có nhiều chỗ gập gềnh.

Có bao giờ trong đời sống; khi chúng ta tự nhủ "Giá như tôi đã...", hay "Tôi ước tôi đã..." hay không? như khi chúng ta nói lên những lời nói chán nản của người bị lạc hướng "chúng ta đã hy vọng", hay khi đời sống hôn nhân không kéo dài..., mục tiêu của đời sống không thực hiện được... hay lúc một đứa bé qua đời. hay một cơn bệnh nghiêm trọng làm chúng ta mất hết sức lực. Những lúc như thế, những lời của hai môn đệ trên đường Emmau cũng mang âm hưỡng như là lời của chúng ta "trước đây, chúng tôi vẫn hy vọng..."

Theo cách thánh Luca kể câu chuyện, ông ta đang giúp các Kitô hữu thời đó, và chúng ta nhận thấy Chúa Kitô sống lại đang ở giữa chúng ta. Hãy chú ý đến các yếu tố quan trọng này: Chúa Giêsu bắt đầu bằng việc giải thích Kinh Thánh cho hai môn đệ. Nói một cách khác; lời Chúa trong Kinh Thánh được rao giảng và giải thích cho hai môn đệ được trông thấy rõ hơn. Như chúng ta thường thực hiện trong phụng vụ, sau khi hai ông nghe đọc lời Chúa, hai ông ngồi vào bàn với Chúa Giêsu là nơi Ngài cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng và bẻ ra trao cho họ.

Trong Phúc âm và cả trong sách Tông đồ Công vụ (là sách thứ hai của Thánh Luca), Thánh Luca dùng từ "bẻ bánh" là từ đã dùng trước kia, và bây giờ vẫn còn dùng trong lời truyền phép Thánh Thể. Thánh Luca mô tả sự gặp gỡ với Chúa Kitô sống lại trong ngôn từ ngử thực thi phụng vụ của cộng đoàn. Với hai môn đệ "Mắt liền mở ra". Thế nên, chúng ta muốn gặp Chúa Phục Sinh thì chúng ta hãy cùng họp nhau để nghe lời Chúa và "bẻ bánh" cho nhau.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

3rd SUNDAY OF EASTER (A)
Acts 2: 14,22-33; Psalm 16; 1 Peter 1: 17-21; Luke 24: 13-35

Some people who go through a crisis, like the one we have experienced with the Corona virus, or a sudden illness, or the death of a loved one, will struggle in their faith and wonder: "Where is God?" "Has God abandoned me?" Or even, "Why is God doing this to me?" When people in crisis hear the Easter accounts, like today’s gospel, they get a case of the, "If only’s..."

"If only I had been there with those frightened disciples when Jesus suddenly appeared in their midst, then I would have strong faith."
"If only I had seen his wounded hands and feet, I would have shared with him my own hurts."
"If only I had watched him eat that baked fish by the side of the lake, I would have told him of my own hunger."

Luke’s account of the disciples’ encounter with Jesus on the road is certainly one of the most beautiful in the New Testament. It is a story of two people who were so focused on the past they couldn’t see what was right before their eyes. With the death of Jesus their world collapsed. Walking away from Jerusalem they were also walking away from their dreams. They were going back into darkness, as they tell the stranger who has joined them, "It is nearly evening and the day is almost over." They weren’t just speaking about the time of the day. They were returning to their old lives, it seemed nothing had changed and things appeared pretty dark for them.

When Jesus joined them on their journey Luke tells us, "...their eyes were prevented from recognizing him." What caused their blindness? Why didn’t they recognize the one they had been following, with whom they had shared their lives? Maybe it was because they had their own idea of what they wanted Jesus to be, some kind of king, or a warrior on a mighty stallion who would vanquish the Romans. "We were hoping that he would be the one to redeem Israel."

But Jesus was right there in front of them, in the flesh, to show he was alive. Wasn’t that enough? Apparently not, since they didn’t recognize him. Luke wrote his gospel between the years 80-90. The Emmaus account is in the last chapter of his gospel. Neither he, nor his contemporaries, had experienced the risen Christ the way the first disciples had. Like us, they hadn’t seen him in the flesh. Like us they needed reassurance that Christ was truly risen from the dead and was among them. Like us, life sometimes overwhelmed them, leaving them with questions, confusion and doubts. Luke needed to show his contemporaries how their faith could be strengthened; how Jesus wasn’t a past-tense phenomenon, merely a great historical figure now long gone.

We have walked the road to Emmaus. We know how long it is; how it twists and turns; how it doubles back on itself; how confusing it can be; how we can feel lost, even forgotten. The road to Emmaus is a road of fallen expectations.

Haven’t there been times in our lives when we have said, "If only I had...." Or, "I wish I hadn’t...."? When we even uttered the words of the dejected travelers, "We were hoping...." When a marriage didn’t last… a personal goal never realized... a child went off the deep end... an illness severely limited our capabilities. Times like these, the words of the two disciples are ours as well, "We were hoping...."

By the way he tells his story Luke is helping his contemporary Christians and us see the risen Christ with us. Notice the important elements: Jesus begins by explaining the Scriptures to them. In other words, the biblical Word of God is proclaimed and explained so that new insight is given to the disciples. Then, as we do in worship, after having the Word of God opened for them, the needy disciples gather around the table with Jesus where bread is blessed, broken and given to them.

In both this gospel and the Acts of the Apostles (his second volume) Luke uses the term, "the breaking of the bread" – which was, and still, is a term used for the Eucharist. Luke is describing the encounter with the resurrected Christ in terms of the community’s liturgical experience. With them our "eyes are opened" and we meet the risen Lord when we gather to hear the Word of God and "break the bread" together.
 
Mời ông ở lại với chúng tôi : Suy niệm Chúa nhật III Phục Sinh năm - A
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
20:52 23/04/2020
Lc 24, 13-35

Nếu như Chúa Nhật tuần trước chúng ta lặp đi lặp lại câu : Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa, và kêu cầu Chúa xót thương chúng ta và toàn thế giới, thì hôm nay chúng ta thưa với Chúa : Lạy Chúa xin ở lại với chúng con.

"Mời ông ở lại với chúng tôi" ( Lc 24, 29 ). Đó là lời mời kèm theo ý muốn tha thiết của hai môn đệ làng Emmaus, theo bản văn Tin Mừng Luca là lời năn nỉ nài van thúc ép đối với Người Khách Bộ đồng hành mà các ông gặp được vào ngày thứ nhất trong tuần, trong tâm trạng buồn thảm của bóng chiều tà, ngày sắp tàn, bóng tối đang bao phủ không gian, tâm hồn trĩu nặng đang bỏ cuộc về quê.

Xem video và nghe bài giảng

Ít ai biết đến "một làng tên là Emmaus, cách Giêrusalem độ sáu mươi dặm" (Lc 24, 13), nếu không có một Người Bộ Hành mà hai môn đệ coi là "khách hành hương" cùng đi với họ thì ngôi làng Emmaus ấy đã bị lãng quên từ lầu rồi.

Hai ông cũng như bao nhiều người khác đổ về Giêrusalem khi nghe biết có người tên là Giêsu, Đấng người ta gọi là Mêsia, vua người Do Thái đang mong chờ. Thầy Giêsu đến, các ông muốn gặp và đi theo, nhất là muốn trở thành môn đệ Đức Giêsu thành Nagiarét " với hy vọng Người sẽ cứu Israel " (Lc 24, 21), Thầy làm vua, hai ông cũng có vị thế trong tương lai.

Vậy mà, bỗng chỉ một đêm nơi Vườn Dầu, một tòa án được lập lên, kết án tử cho Người. Giấc mơ của họ tan thành mây khói, họ đau khổ, thất vọng, đắng cay sau cái chết của Thầy, mỗi người một ngả, đức tin bị tan vỡ, niềm hy vọng tắt ngúm tựa như chôn cùng với xác Thầy đến nay đã 3 ngày rồi. Mọi sự xem ra đã hết, dù có nghe mấy phụ nữ nói rằng Thầy đã sống lại, nhưng cũng chưa đủ tin, khăn gói lên đường về quê là tốt nhất.

Chúng ta hình dung ra dáng đi, vẻ mặt và tâm tình của hai người đang bỏ cuộc như thế nào. Tác giả Tin Mừng thuật lại.

Trên đường về làng Emmaus: “Họ đang trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xẩy ra” (Lc 24,14), dáng đi nặng nề và “vẻ mặt buồn rầu” (Lc 24,17). Chết là hết, là thất bại, là đi vào ngõ cụt, họ mất hướng đi.

Giữa bóng đêm của ngày đang qua và bóng tối đang phủ kín tâm trí họ, Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra đồng hành và gợi chuyện : "Các ông có truyện gì vừa đi vừa trao đổi với nhau mà buồn bã vậy?" (Lc 24, 17). Nghe hỏi thế, họ bộc bạch về khổ đau và thất vọng cũng như đắng cay của chính mình sau khi Thầy chết. Chúa nói chuyện với hai ông và " giải thích Kinh Thánh … bắt đầu từ Môsê và các tiên tri" (x. Lc 24, 27), làm cho tâm hồn họ “ bừng cháy”. Chúa đã nhóm lên một tia sáng, khơi lên niềm hy vọng, đưa họ ra khỏi bóng tối của buồn phiền và thất vọng, thức tỉnh lòng họ khao khát muốn được ở gần Người, khiến họ nài ép : "Mời ông ở lại với chúng tôi", với lý do "vì trời đã về chiều và ngày sắp tàn " ( Lc 24, 29 ).

Họ không bao giờ nghĩ rằng người khách lạ ấy lại chính là Thầy mình mới sống lại. Với một hành vi " bẻ bánh " đơn giản trong bữa ăn ( Lc 24, 35 ), trí khôn được soi sáng, con tim được đốt nóng, những dấu chỉ bắt đầu gợi lên lòng sốt mến và thôi thúc họ " chỗi dậy trở về Giêrusalem " ( Lc 24, 33 ) thuật lại tất cả những gì họ đã thấy và đã nghe cho " mười một tông đồ và các bạn khác đang tụ họp " (Lc 24, 33).

Chúng ta không biết tên của một trong hai môn đệ, chỉ biết một người tên là Clêophas, còn người kia thì không, có thể mỗi chúng ta trên thế giới này đang đương đầu với dịch bệnh Covid, một số người đang sống những giờ đen tối nhất, buồn thảm, vì người thân qua đời, con người vẫn đang bó tay, chưa tìm ra thuốc chữa. Hôm nay, Giáo hội mời gọi chúng ta gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh.

Hình ảnh hai môn đệ trên đường Emmaus có thể hình ảnh của mỗi gia đình chúng ta. Giữa biết bao khó khăn trước virus corona, ngay cả những thất vọng nặng nề, Người Bộ Hành Thần Linh vẫn tiếp tục đồng hành bên cạnh chúng ta, mở ra cho chúng ta những trang Kinh Thánh và hướng dẫn chúng ta hiểu sâu hơn những mầu nhiệm của Thiên Chúa. Chúng ta hãy van nài : " Lạy Chúa, xin ở lại với chúng con ".

Chúa luôn ở với chúng ta, hãy năng đến gặp Người nơi Bí tích Thánh Thể và lắng nghe Lời Chúa. Chính Ðấng Cứu Thế đã bảo đảm cho chúng ta về sự hiện diện hữu hình của Người ở giữa chúng ta, ngang qua Lời Chúa và Bí tích Thánh Thể. Lời Chúa giúp tâm hồn các ông nóng lại, mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh. Cử chỉ bẻ bánh giúp các môn đệ nhận ra Chúa Giêsu (x. Lc 24,35), liền quay về Giêrusalem kể lại kinh nghiệm ngoại thường mà họ đã sống: đó là cuộc gặp gỡ với Ðấng Phục Sinh.

Có người nói, dịch bệnh lây lan, nhà thờ đóng cửa, không thánh lễ, không giờ kinh, còn đâu ra Lời Chúa và Thánh Thể. Nến nhớ rằng, trong hoàn cảnh bất khả kháng, người tham dự Thánh Lễ không thể họp nhau thành một cộng đoàn đông đúc tại nhà thờ, nhưng vẫn có thể hiệp thông để theo dõi và tham dự Thánh Lễ qua các phương tiện truyền thông. Đây là cách hiệp thông hữu hiệu để cầu nguyện cho mình và cho cả thế giới. Đừng thất vọng, đừng nản lòng, hãy cậy trông vào Chúa, Chúa vẫn ở bên cạnh chúng ta.

Lạy Mẹ Maria, xin an ủi chúng con, xin giúp chúng lắng nghe Lời Chúa, chiêm ngắm Chúa Giêsu Thánh Thể, nhất là kiên trì cầu nguyện và kêu cầu Danh Chúa. Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh lễ tại Santa Marta 23/4/2020: Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các gia đình khủng hoảng kinh tế và những kẻ cho vay ăn lời cắt cổ
Đặng Tự Do
01:51 23/04/2020
Lúc 7 sáng thứ Năm 23 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.

Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho các gia đình khủng hoảng kinh tế và những kẻ cho vay ăn lời cắt cổ, xin Chúa hoán cải con tim của họ để biết yêu thương những người đang lâm vào tình cảnh gây ra bởi dịch bệnh coronavirus.

Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:

Trong nhiều ảnh hưởng bi thảm có thể cảm nhận được trong đại dịch này, chúng ta thấy nhiều gia đình túng thiếu, đói khổ và không may họ phải nhờ đến sự trợ giúp của các nhóm cho vay ăn lời cắt cổ. Đây là một đại dịch khác. Đại dịch xã hội: gia đình của những người có công ăn việc làm không thường xuyên hoặc chẳng may là một công việc không chính thức thì rơi vào cảnh tay làm hàm nhai, tay không thể làm thì không có lương thực, khổ nhất là các gia đình có trẻ em. Và sau đó các nhà cho vay ăn lời cắt cổ này chiếm đoạt những thứ nhỏ nhoi mà họ có. Chúng ta hãy cầu nguyện. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những gia đình này, cho những đứa trẻ trong những gia đình này, cho phẩm giá của những gia đình này, và chúng ta cũng cầu nguyện cho những kẻ thừa cơ kiếm lời: xin Chúa chạm đến trái tim của họ và khiến cho họ hoán cải.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về Bài Đọc Một trích từ sách Tông đồ Công vụ (Cv 5:27-33) trong đó Phêrô, sau khi đối mặt với những lời trách móc và đe dọa của các thượng tế là những người đã ra lệnh cấm ông không được dạy bảo dân chúng, đã trả lời rằng chúng ta phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng phục con người và phải tuyên bố công khai trước tất cả chư dân sự phục sinh của Chúa Giêsu, là Đấng cứu tinh, mà các nhà lãnh đạo tôn giáo đã muốn lên án chết cho Ngài. Sự can đảm của Phêrô, người trước đó rất yếu đuối và hèn nhát, xuất phát từ lời cầu nguyện của Chúa Giêsu dành cho ông.

Bài Ðọc I: Cv 5, 27-33

“Chúng tôi là nhân chứng các lời đó cùng với Thánh Thần”.

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Hôm ấy, khi các thủ hạ dẫn các tông đồ đi, họ đem các ngài ra trước công nghị. Vị thượng tế hỏi các ngài rằng: “Ta đã ra lệnh cấm các ngươi nhân danh ấy mà giảng dạy. Thế mà các ngươi đã giảng dạy giáo lý các ngươi khắp cả Giêrusalem; các ngươi còn muốn làm cho máu người đó lại đổ trên chúng tôi ư?” Phêrô và các tông đồ trả lời rằng: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta. Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã cho Ðức Giêsu sống lại, Ðấng mà các ông đã giết khi treo Ngài trên thập giá. Thiên Chúa đã dùng quyền năng tôn Ngài làm thủ lãnh và làm Ðấng Cứu Ðộ, để ban cho Israel được ăn năn sám hối và được ơn tha tội. Chúng tôi là nhân chứng các lời đó cùng với Thánh Thần, Ðấng mà Thiên Chúa đã ban cho mọi kẻ vâng lời Người” Khi nghe những lời đó, họ liền phẫn nộ và tìm mưu giết các ngài.

Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Bài Đọc Một tiếp tục câu chuyện đã được bắt đầu với việc chữa lành cho một người bị bại liệt tại Cửa Đẹp. Các tông đồ được đưa đến trước công nghị, sau đó các ngài bị tống vào ngục, và cuối cùng một thiên thần đã giải thoát họ. Và đúng vào buổi sáng mà lẽ ra các ngài phải rời khỏi nhà tù để bị đưa ra xét xử, thì các ngài đã được thiên thần giải thoát và đang hùng hồn rao giảng trong Đền thờ. Có người đến báo cáo cho Thượng Hội Đồng rằng: “Những người các ông đã tống ngục, kìa họ đang đứng trong Đền Thờ và giảng dạy cho dân!” Viên lãnh binh bèn đi với bọn thuộc hạ và điệu các ông về, nhưng không dùng bạo lực vì sợ bị dân ném đá.

Họ điệu các ông đến giữa Thượng Hội Đồng; vị thượng tế hỏi các ông rằng: “Chúng tôi đã nghiêm cấm các ông không được giảng dạy về danh ấy nữa, thế mà các ông đã làm cho Giêrusalem ngập đầy giáo lý của các ông, lại còn muốn cho máu người ấy đổ trên đầu chúng tôi!”

Bấy giờ ông Phêrô và các Tông Đồ khác đáp lại rằng: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm.” Rồi hai ông Phêrô và Gioan trách móc các nhà lãnh đạo, và các thượng tế vì đã giết Chúa Giêsu. Các ông đã cáo buộc họ, với một lòng dũng cảm, với một sự thẳng thắn, khiến ta phải ngạc nhiên: “Chẳng lẽ đây không phải là ông Phêrô đã từ chối Chúa Giêsu đó sao?” Thưa: đó chính là Phêrô, người đã rất sợ hãi, là người đã hèn nhát? Nhưng làm sao lại được như thế này? Chính ông đã giải thích trong câu nói này: “Chúng tôi là nhân chứng các lời đó cùng với Thánh Thần, Ðấng mà Thiên Chúa đã ban cho mọi kẻ vâng lời Người.”

Thánh Phêrô đã có thể chọn con đường thoả hiệp, chẳng hạn như nói rằng:

“Nhưng yên tâm, chúng tôi sẽ đi, chúng tôi sẽ nói dịu giọng hơn, chúng tôi sẽ không bao giờ buộc tội các ông ở nơi công cộng, nhưng các ông phải để cho chúng tôi yên”, và như thế là đạt được các thỏa hiệp.

Nhưng thánh Phêrô đã chọn con đường khác. Ngài thực hiện một hành trình trong đó ngài thể hiện sự can đảm và táo bạo. Trong lịch sử của Giáo hội, những nhà lãnh đạo Giáo hội đôi khi đã thoả hiệp để cứu Dân Chúa. Nhưng vào những thời điểm khác, họ đã thỏa hiệp để tự cứu mình, chứ không phải cứu Giáo Hội thánh thiện.

Đề cao hình ảnh thánh Phêrô đã từ chối thỏa hiệp đức tin của mình, nhưng chọn con đường can đảm, Đức Thánh Cha nói rằng thánh Phêrô yêu mến hết mình, nhưng ngài cũng sợ hãi.

Thánh Phêrô là một người cởi mở với Thiên Chúa đến mức Thiên Chúa tiết lộ với thánh nhân rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, nhưng rồi ông rơi vào cám dỗ chối bỏ Chúa Giêsu, nhưng sau đó thánh nhân chuyển từ trạng thái sa chước cám dỗ sang trạng thái có ân nghĩa với Chúa.

Sức mạnh đó, hay bí mật của thánh Phêrô đến từ đâu?

Có một câu sẽ giúp chúng ta hiểu: Trước cuộc thương khó, Chúa Giêsu nói với thánh Phêrô:

“Simôn, Simôn ơi, kìa Satan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo. Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh.”

Để kết luận, Đức Thánh Cha nói rằng như Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho thánh Phêrô, Ngài cũng cầu nguyện cho tất cả chúng ta. Sau đó, Ngài khuyến khích các tín hữu đừng chỉ cầu nguyện xin Chúa Giêsu ban cho chúng ta hết ân sủng này đến hồng ân khác nhưng phải biết chiêm ngưỡng Chúa Giêsu là Đấng đã chỉ cho Chúa Cha thấy những vết thương của mình.

Chúng ta hãy suy nghĩ về cách thánh Phêrô có thể tiến bộ trên con đường này từ một kẻ hèn nhát trở thành một người can đảm nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần. Đó là nhờ lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, và chúng ta hãy biết ơn Chúa Giêsu vì Ngài luôn cầu nguyện cho mỗi chúng ta.


Source:Vatican News
 
Chúa Giêsu cầu nguyện cho mỗi người chúng ta
Thanh Quảng sdb
06:39 23/04/2020
Chúa Giêsu cầu nguyện cho mỗi người chúng ta

Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành Thánh lễ tại nguyện đường thánh Marta sáng nay 23/4/2020 và cầu nguyện đặc biệt cho những kẻ đang trục lợi từ những khó khăn của cơn đại dịch này! Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu hãy vững tin vào Chúa Giêsu vì Ngài đang chuyển cầu cho chúng ta.

(Tin Vatican - Linda Bordoni)

Trong thánh lễ sáng thứ năm 23/4/2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện cho những người đau khổ vì cơn đại dịch Covid-19.

Đức Thánh Cha cho hay: Ở nhiều nơi, một trong những ảnh hưởng của đại dịch này là nhiều gia đình đang đói khát… Và Đức Thánh Cha tiếp tục cảnh báo rằng thật không may có nhiều người thiếu đạo đức đang cho vay cắt cổ hoặc thu lợi từ tình huống trớ trêu này.

Đây là một đại dịch trong cơn đại dịch Covid! Đây là một đại dịch xã hội, Đức Thánh Cha nói.

Nhiều gia đình không có việc làm và không còn thức ăn cho con cái! Đức Thánh Cha tiếp tục cho hay họ là những con mồi cho những kẻ tước đoạt đi những cái nhỏ nhoi họ còn có...

Đức Thánh Cha nói: Tôi cầu nguyện cho những gia đình khốn khổ này, vì phẩm giá con người, chúng ta hãy cầu nguyện cho những kẻ đang chiếm đoạt, đang lợi dụng để thu vén! Xin Chúa hãy hoán cải tâm hồn họ và xin Chúa mở rộng con tim nhân ái của họ để họ biết trao ban…

Sau đó, trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã diễn giải về bài đọc trích từ sách Tông đồ Công vụ (5: 27-33).

Sự can đảm của thánh Phêrô

Đức Thánh Cha chia sẻ bài đọc thứ nhất kể lại những ngày đầu của Giáo hội, một thời điểm mà các Tông đồ bị bắt bớ, bị các binh lính bắt và điệu đến trước Tòa công luận và các thượng tế, những người đã ra lệnh nghiêm cấm các ngài không được rao giảng về Chúa Giêsu phục sinh!

Nhưng ngược lại, thay vì các tông đồ im lặng thì các ngài lại càng loan báo Tin vui về Chúa Giêsu phục sinh cho khắp thành Giêrusalem.

Đức Thánh Cha nói các Tông đồ, và đặc biệt thánh Phêrô, đã can đảm và mạnh dạn tuyên xưng đức tin của mình, Ngài trả lời thẳng thắn rằng: “Chúng tôi phải vâng lời Chúa, hơn là vâng lời người đời”...

Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý chúng ta rằng trước đây thánh Phêrô chính là người đã run sợ trước một người nữ tỳ tại cửa quan mà chối Chúa Giêsu, chối không biết Thầy mình!

Đức Thánh Cha tự hỏi: Làm thế nào mà thánh nhân hoán cải và trung thành đến chết để làm chứng tá cho Chúa Giêsu?

Đức Thánh Cha trả lời: Đó là nhờ hồng ân Chúa Thánh Thần, và các Tông đồ và các môn sinh của Chúa đã rộng mở tâm lòng trước hồng ân Linh thánh của Chúa Thánh Thần (Công vụ 5:32).

Thánh Phêrô tiếp tục rao giảng thay vì muốn an phận nghe theo những người ngăn cấm! Ngài đã quyết theo cuộc hành trình loan truyền với tâm trạng can đảm liều lĩnh… để dẫn dắt dân thánh Chúa! Dầu trong thân phận con người, thánh nhân vẫn run sợ và lo âu… Thánh nhân đã biến lỗi lầm ‘chối Thầy’ thành sức mạnh tuyên xưng Thiên Chúa.

Bí mật' của thánh Phêrô

Trước khi trả lời bí mật đó, Đức Thánh Cha giảng giải cho chúng ta một số vấn đề giúp chúng ta hiểu thấu đáo hơn như Chúa Giêsu đã nói trước cho các đồ đệ của Chúa là 'Satan sàng lọc các con như sàng thóc' và đây là thời điểm chúng cám dỗ các con!

Còn bí mật của Thánh Phêrô chính là lời hứa của Chúa Giêsu: ”Thầy sẽ cầu nguyện cho con, để đức tin của con được kiên vững!’

Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận bài giảng của mình bằng xác quyết với chúng ta: Như Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho thánh Phêrô, ngài cũng cầu nguyện cho tất cả chúng ta. Sau đó, Ngài khuyến khích các tín hữu không chỉ cầu nguyện với Chúa Giêsu để Ngài ban cho chúng ta những hồng ân mà còn để chiêm ngưỡng Chúa là Người giúp chúng ta can đảm ôm lấy Thánh giá thương đau của đời mình.

Chúng ta hãy chiêm ngắm cách thánh Phêrô đã lột xác từ một kẻ hèn nhát trở thành một người can đảm nhờ món quà của Chúa Thánh Thần và nhờ lời cầu nguyện của Chúa Giêsu. Chúng ta cũng có cùng một niềm tin, hãy cảm tạ Chúa, vì Người cũng đang cầu nguyện cho mỗi người chúng ta.
 
Tiểu bang Missouri thưa Tầu Cộng đòi bồi thường tổn thất vì coronavirus
Đặng Tự Do
15:56 23/04/2020
Tiểu bang Missouri đang làm một điều chưa từng có là kiện Trung Quốc về vụ COVID-19, với lý do là Trung Quốc che giấu thông tin quan trọng về coronavirus, dẫn đến cái chết và thiệt hại kinh tế ở Missouri.

Tiểu bang Mississippi cũng đã sẵn sàng để đệ trình một vụ kiện tương tự. Tuy nhiên, các tiểu bang ở Mỹ thường không trực tiếp kiện nước ngoài. Trung Quốc, cũng như các quốc gia khác có thể được bảo vệ bởi Đạo luật Miễn trừ Chủ quyền Nước ngoài - Foreign Sovereign Immunities Act. Tuy nhiên, Missouri tuyên bố rằng đạo luật này có những ngoại lệ, và họ dựa vào các ngoại lệ này để kiện Trung Quốc.

Ông Eric S. Schmitt, Bộ trưởng Tư Pháp thứ 43 của Missouri kể từ năm 2019 đến nay, nói ông tin rằng tiểu bang sẽ thắng kiện. Theo ông, Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về từng cái chết, từng tổn thất tài chính trong kinh doanh, và trong các chi phí y tế gây ra bởi đại dịch coronavirus kinh hoàng tại tiểu bang Missouri.

Ông nói rằng khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát vào tháng 12 và tháng Giêng, đã ra lệnh dừng việc thử nghiệm các mẫu mới và phá hủy các mẫu hiện có, đồng thời chặn đứng tất cả những ai cố gắng cảnh báo với thế giới. Nó đã bắt những người tố giác, và cho phép hàng ngàn người rời khỏi Vũ Hán, và ra nước ngoài sau khi nó đã rõ ràng rằng một căn bệnh truyền nhiễm rất cao đã bùng phát ở đó.

Chính quyền Trung Quốc đã tham gia vào một chiến dịch lừa dối, các nhà chức trách không có những hành động cần thiết, dẫn đến loại virus độc ác này lan rộng trên toàn cầu. Và Missouri đã không tránh khỏi điều đó.


Source:NPR
 
Chỉ từ đầu tháng Tư đến nay, 9 linh mục trong cộng đoàn Maryknoll ở Ossining, New York đã thiệt mạng
Đặng Tự Do
17:08 23/04/2020
Cúm Tầu đã gây ra những tổn thất kinh hoàng cho cộng đoàn Maryknoll ở Ossining, New York.

Cha Raymond Finch, bề trên cộng đoàn Các Linh Mục Tu Sĩ Maryknoll, nói với Catholic News Service, gọi tắt là CNS, rằng 9 linh mục sống tại cơ sở của cộng đoàn tại Ossining đã chết kể từ ngày 2 tháng Tư.

Vị linh mục đầu tiên đã chết ở tuổi 92. Ngài là người duy nhất trong số chín vị qua đời đã được xác nhận có kết quả dương tính với virus này. Những vị khác đã chết cho thấy các triệu chứng là các ngài đã nhiễm coronavirus, nhưng trong điều kiện y tế của New York, khi số bệnh nhân quá đông, không phải tất cả các vị đều đã được thử nghiệm. Những vị đã thử nghiệm cũng chưa nhận được kết quả thì đã qua đời.

Trong tuyên bố được đưa ra hôm 20 tháng Tư, cộng đoàn các nữ tu Maryknoll cho biết ba nữ tu đã chết vì COVID-19. 24 nữ tu khác đã thử nghiệm dương tính với coronavirus và đã được chuyển tạm thời đến một cơ sở chăm sóc khác để điều trị.

Ngoài ra, 8 nhân viên phụ giúp trong cộng đoàn cũng đã thử nghiệm dương tính với căn bệnh này. Các nữ tu khác bị sốt nhẹ đã được cách ly trong cơ sở chăm sóc sức khỏe của nhà dòng và đang được các nhân viên y tế theo dõi chặt chẽ.

Cha Finch cho biết độ tuổi của những linh mục thiệt mạng là từ 80 đến 90 và đã được thụ phong hơn 50 năm. Tổng cộng, cộng đoàn của ngài có 120 linh mục và tu sĩ sống tại các cơ sở của nhà dòng.

Tính chung trong các cơ sở của cộng đoàn, khoảng 18 linh mục, trong độ tuổi 60 và 70, cũng đã cho thấy có các triệu chứng của căn bệnh quái ác này và đã được cách ly, Cha Finch nói thêm.

Ngài trấn an CNS hôm 21 tháng Tư rằng “Chỉ cần một vị có một tiếng sụt sịt là vị đó được điều trị ngay.”

Tại Tổng Giáo Phận Boston, Đức Cha Emilio Allue, 85 tuổi, Giám Mục Phụ Tá đã nghỉ hưu được báo cáo là đang trong tình trạng nguy hiểm vì các biến chứng từ COVID-19.

Một phát ngôn viên nói rằng Đức Hồng Y Sean P. O'Malley, các giáo sĩ và anh chị em giáo dân đang “cầu nguyện cho Đức Cha Allue vì ngài đang phải chống trả với căn bệnh nghiêm trọng tại thời điểm này.”

Regina Cleri, nơi cư trú của các linh mục đã nghỉ hưu trong Tổng giáo phận St. Louis, đã báo cáo 9 trường hợp được xác nhận của COVID-19 trong số 30 vị đang nghỉ hưu tại đây.

Trường hợp đầu tiên được xác nhận vào ngày 18 tháng 4, và hay ngày sau đó có thêm 8 vị nữa. Hai vị đã phải vào bệnh viện.

Các nữ tu Đa Minh tại Adrian, Michigan, đã báo cáo rằng một trong những thành viên của cộng đoàn sống ở vùng đô thị Detroit, một điểm nóng của coronavirus, đã nhiễm virus, nhưng đã hồi phục.


Source:Catholic News Herald
 
Tiếp tục đình chỉ thánh lễ, các Giám Mục Ý đối diện với các hành động công khai bất phục tùng của các linh mục
Đặng Tự Do
19:31 23/04/2020
Bắt đầu từ ngày 8 tháng Ba, khi Hội Đồng Giám Mục Ý tuyên bố đình chỉ tất cả các Thánh lễ có dân chúng tham dự để tuân thủ các biện pháp của chính phủ nhắm chống lại coronavirus, việc cô lập các nhà thờ tại Ý, cho đến nay, là lâu nhất trên thế giới và ngày càng vấp phải những chống đối của các linh mục và anh chị em giáo dân.



Hôm Thứ Bảy Tuần Thánh, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã viết trên tờ Avvenire, nghĩa là Tương Lai, tờ báo chính thức của các giám mục Ý, để cảm ơn các Giám Mục vì sự hợp tác này.

“Trên hết, tôi mong muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với các Giám Mục vì đã đưa ra quyết định đau đớn là cử hành các lễ nghi phụng vụ không có giáo dân tham dự, với nhận thức về những điều tốt đẹp hơn liên quan đến giai đoạn khó khăn này của quốc gia chúng ta,” ông Cont Conte viết như trên. Ông Conte là một người Công Giáo có chú là một tu sĩ Capuchin từng là một trợ lý cho Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh.

“Giáo Hội tại Ý một lần nữa đã thể hiện ơn gọi tự nhiên của mình là đối thoại và hợp tác với các tổ chức dân sự, và khả năng đọc, với sự khôn ngoan và sáng suốt, những dấu chỉ của thời đại,” ông Conte nói thêm.

Tuy nhiên, bây giờ Ý đã bắt đầu nới lỏng một số hạn chế của mình, cho phép các cửa hàng sách, các cửa hàng văn phòng phẩm và các cửa hàng cho trẻ sơ sinh và trẻ em mở cửa trở lại. Cũng cần nói thêm là các siêu thị, và các khu chợ trời tại Ý chưa từng bị đóng cửa một ngày nào.

Tình hình mới này đang là một thách thức đối với lệnh đình chỉ các thánh lễ.

Vào Chúa Nhật lễ Phục sinh, Đức Tổng Giám Mục Riccardo Fontana của tổng giáo phận Arezzo đã trở thành vị giám mục Ý đầu tiên thách thức lệnh đình chỉ các thánh lễ.

“Tại sao bạn có thể đi chợ mua một cây atisô, nhưng không thể đến nhà thờ để làm phép dầu?” Đức Tổng Giám Mục Fontana đưa ra câu hỏi trên trong một thông điệp Phục sinh truyền thống dành cho các công dân của Arezzo. Thị trưởng Alessandro Ghinelli cũng có mặt trong buổi lễ chỉ có vài người.

Qua cụm từ “đến nhà thờ để làm phép dầu”, Đức Cha Fontana đề cập đến Thánh Lễ Dầu Thứ Năm Tuần Thánh, khi các loại dầu được làm phép để được sử dụng trong các bí tích trong suốt cả năm. Vào cuối tháng Ba, Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã truyền rằng các giám mục địa phương có thể quyết định dời lại Thánh lễ Dầu, còn các nghi thức khác trong Tuần Thánh thì phải tiến hành đúng theo lịch Phụng Vụ.

“Nhà thờ chính tòa là tòa nhà có mái che lớn nhất trong thành phố, vì vậy hãy giải thích cho tôi tại sao người dân được phép vào siêu thị với số lượng hợp lý nhưng không được đến nhà thờ”. Ngài gọi những giới hạn về đời sống bí tích là một điều “kinh khủng” và là “một nguồn đau khổ lớn”.

Cũng trong ngày lễ Phục sinh, Alessandro Meluzzi, một nhà tâm thần học, cũng là một nhà tội phạm học, và một nhà bình luận truyền hình nổi tiếng, đồng thời là một nhà lãnh đạo trong Giáo hội Chính thống giáo Ý, đã gọi việc đình chỉ phụng vụ công cộng là một sai lầm rất lớn.

“Các nhà thờ đã bị đóng cửa, nhưng các siêu thị mở cửa. Tôi có thể nói rằng các dữ liệu chúng ta có về sự lưu thông không khí bên trong các siêu thị làm sao lại có thể tốt hơn những nhà thờ rộng lớn với trần nhà rất cao và luồng không khí di chuyển tối ưu. Đây là những nhà thờ nơi mọi người có thể dễ dàng đến trong khi vẫn duy trì một khoảng cách lớn.”

Trong một biến cố đã làm bùng nổ một cuộc tranh luận rất lớn tại Ý, Đức Cha Antonio Napolioni, Giám Mục Cremona, là vị Giám Mục đầu tiên tại Ý và cũng là đầu tiên trên thế giới bị nhiễm coronavirus đã trở thành tiêu điểm cho các tấn kích từ nhiều phía.

Câu chuyện bắt đầu khi cảnh sát làm gián đoạn một Thánh lễ được cử hành chỉ có 12 tín hữu tham dự vào Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót tại làng Soncino phía bắc nước Ý, gần Milan.

Sáng Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót, Cha Lino Viola đã cử hành Thánh lễ tại nhà thờ San Pietro Apostolo, nghĩa là Thánh Phêrô Tông đồ, trong thành phố Gallignano, thuộc giáo phận Cremona. Đây là vùng thiệt hại nặng thứ nhì tại Ý trong đại dịch coronavirus kinh hoàng vẫn còn đang tiếp diễn. Đức Giám Mục sở tại, là Đức Cha Antonio Napolioni, là vị Giám Mục Ý đầu tiên nhiễm coronavirus nhưng may mắn sống sót.

Thánh lễ được dự định truyền hình trực tiếp. Ngay từ đầu, Cha Lino Viola không có ý định cử hành Thánh lễ dành cho công chúng. Tuy nhiên, vì là Thánh lễ kính Lòng Thương Xót, nên 10 anh chị em giáo dân đã đến tham dự với ý hướng là cầu nguyện cho những người thân yêu của họ vừa qua đời. Tổng cộng là 13 người trong nhà thờ bao gồm cả cha Lino Viola, một người giúp lễ, một người quay phim và 10 anh chị em giáo dân.

Sau khi Cha Lino Viola kết thúc bài giảng của ngài, một người cảnh sát xuất hiện yêu cầu ngài giải tán đám đông. Tuy nhiên, ngài khăng khăng không đồng ý và nói rằng “chúng tôi đang cử hành Thánh lễ”.

Một lát sau người cảnh sát này quay lại, lên tận bàn thờ, đưa một điện thoại cầm tay cho Cha Viola, và nói với ngài rằng thị trưởng thành phố, đang ở đầu dây bên kia, muốn nói chuyện với ngài. Tuy nhiên, Cha Viola đã từ chối. Ngài nói:

“Tôi yêu cầu cảnh sát ra khỏi nhà thờ, đây là một nơi linh thiêng và đây là một sự lạm dụng quyền lực. Nhiệm vụ của các anh em là ở bên ngoài. Sau lễ chúng ta sẽ nói về chuyện này.”

Tờ Cremona Oggi, là tờ báo trực tuyến địa phương, cho biết trong ngôi nhà thờ rộng mênh mông chỉ có vài tín hữu có mặt tại Thánh lễ. Thực sự, khả năng lây nhiễm thấp hơn đáng kể so với các cửa hàng. Nhưng quá nhiều các quy tắc nghiêm ngặt đã áp đặt các lệnh cấm trên các cử hành tôn giáo và coi đó là các dịch vụ “không thiết yếu” so với việc mua sắm.

Thị trưởng thành phố Gabriele Gallina nói “chỉ cần Cha Viola yêu cầu các tín hữu ra khỏi nhà thờ và tiếp tục việc cử hành. Tuy nhiên, vị linh mục từ chối không chịu làm điều đó.”

Thị trưởng giải thích rằng ông đã nói chuyện với Cha Viola vào chiều Chúa Nhật. “Giữa chúng tôi không có vấn đề gì, mối quan hệ tốt đẹp giữa chúng tôi không có gì sứt mẻ, nhưng thực ra chỉ cần ngài yêu cầu các tín hữu ra khỏi nhà thờ, và có lẽ tất cả mọi thứ đã suôn sẻ.”

Giải thích với giới báo chí, Cha Lino Viola cho biết có tổng cộng 13 người có mặt trong nhà thờ, bao gồm cả chính ngài. Ban đầu chỉ có 7 người, cha cho biết “6 người nữa bước vào” trong khi ngài mặc áo trong phòng thánh để chuẩn bị dâng Thánh lễ.

“Họ là một gia đình đến nhà thờ để cầu nguyện cho một số người đã chết, cộng với một phụ nữ đã mất đi một người họ hàng vì coronavirus hai ngày trước đó. Tôi là ai mà yêu cầu người ta ra khỏi nhà thờ?” Ngài nhấn mạnh thêm: “Thật không phải là con người khi bảo họ đi ra.”

Cha Lino Viola giải thích rằng các tín hữu cách nhau bốn mét, mặc dù hầu hết cái gọi là hướng dẫn khoảng cách xã hội chỉ đề nghị khoảng hai mét là cùng. Đồng thời, mọi người đều đeo khẩu trang y tế.

Mỗi tín hữu tham dự trong Thánh lễ này bị phạt €280, riêng cha Viola bị phạt đến €680. Cha Viola nói: “Không một ai phải đóng tiền phạt. Nếu có chuyện gì giáo xứ gánh hết cho. Tôi tin rằng tôi không hề tạo ra một cuộc tụ họp đông người phi pháp.”

Ngài hứa sẽ nói chuyện với chính quyền địa phương, đặc biệt là Tỉnh Trưởng của tỉnh Cremona, “và tôi muốn nói chuyện với một luật sư để hiểu liệu một sự lạm dụng quyền lực đã xảy ra hay không?”

Tờ La Nuova Bussola Quotidiana chỉ ra rằng cảnh sát vào bên trong nhà thờ và làm gián đoạn việc cử hành Thánh lễ thực sự có thể cấu thành một sự vi phạm luật pháp quốc tế giữa Ý và Vatican.

Thỏa thuận của hai bên khẳng định rằng “các cơ quan công quyền không thể xâm nhập để thực hiện nhiệm vụ của mình trong các tòa nhà dùng làm nơi thờ phượng mà không thông báo trước cho giới chức thẩm quyền giáo hội,” trừ khi có trường hợp khẩn cấp như hỏa hoạn, chẳng hạn.

Đức Cha Antonio Napolioni của giáo phận Cremona đã không hỗ trợ linh mục của ngài. Một tuyên bố do giáo phận đưa ra vào hôm thứ Hai 20 tháng Tư đã gây ra sóng gió tại Ý vì đã trách Cha Viola “không tuân thủ các quy định hiện hành liên quan đến tình trạng khẩn cấp, và lệnh cấm cử hành các Thánh Lễ có sự hiện diện của các tín hữu.”

“Liên quan đến vấn đề này, Giáo Phận Cremona, trong khi nhận thức được những khổ đau trong lòng và sự khó chịu sâu sắc của rất nhiều linh mục và giáo dân do sự thiếu thốn bí tích Thánh Thể bắt buộc và kéo dài, nhưng lấy làm tiếc mà nhấn mạnh rằng hành vi của linh mục giáo xứ là mâu thuẫn với các chuẩn mực dân sự và chỉ dẫn của giáo quyền mà trong vài tuần nay đã được áp dụng trong đời sống phụng vụ và bí tích của Giáo Hội tại Ý và của Giáo Hội của chúng ta tại Cremona.”

Tuyên bố này của Đức Cha Antonio Napolioni đã vấp phải một sự chống đối gay gắt của anh chị em giáo dân và cả hàng giáo sĩ tại Ý. Dư luận chung tỏ ra đồng tình hơn với cách hành xử của Cha Viola.

Vụ này đã làm bùng nổ một cuộc tranh luận lớn tại Ý lôi kéo rất nhiều người có tiếng tăm trong xã hội và Giáo Hội.

Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, cựu Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, cho rằng trường hợp này “có thể chỉ đơn giản là đã có dư thừa lòng nhiệt thành của hai cảnh sát địa phương, đặc biệt là vì họ phải làm việc dưới tình trạng căng thẳng phát sinh kể từ khi bùng phát virus corona.”

“Tuy nhiên, cần phải rõ ràng rằng Ý đã ký một thoả ước với Giáo Hội vào năm 1929, theo đó các nhà chức trách giáo hội là những giới chức duy nhất có quyền trên những nơi thờ phượng. Tòa Thánh và các vị bản quyền địa phương lẽ ra phải phản đối một sự vi phạm như vậy đối với Hiệp ước Latêranô. Hiệp ước này đã được xác nhận một lần nữa vào năm 1984 và vẫn còn hiệu lực.”

Trong khi đó, Đức Hồng Y Angelo Becciu, tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh nhận xét rằng:

“Với các linh mục kinh ngạc trước những gì đã xảy ra với một người anh em mình tại giáo phận Cremona, tôi xin nói điều này: về nguyên tắc không có thẩm quyền nào được phép làm gián đoạn một Thánh lễ, mà anh em phải bảo vệ tới cùng. Nếu vị chủ tế vi phạm bất kỳ điều gì, thì phải chờ hết Thánh lễ rồi tính sau, chứ không phải trong thời gian Thánh lễ!”

Trong một diễn biến mới nhất, Cha Pietro Cesena, là cha sở nhà thờ Santi Angeli Custodi, nghĩa là Thánh Thiên Thần Hộ Thủ thuộc quận Borgotrebbia, tại thành phố Piacenza, chỉ cách Tòa Giám Mục của Đức Cha Antonio Napolioni 38km, đã công khai bày tỏ sự bất phục tùng của ngài bằng cách mời gọi anh chị em giáo dân đến nhà thờ.

Rút kinh nghiệm, cảnh sát không làm gián đoạn thánh lễ như trong trường hợp đáng tiếc tại Soncino. Họ mặc thường phục và lặng lẽ ghi hình những ai tham dự thánh lễ. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa ai bị phạt.


Source:Chiesa e post concilio
Life Site
Crux
 
Top Stories
Press Release The Federation of Vietnamese Catholic Media
The Federation of Vietnamese Catholic Media
00:31 23/04/2020
Re: Protesting Chinese Invasion of Vietnam's Territorial Sea and Islands.
Australia, April 23, 2020.

WHEREAS

Taking advantage of the situation in which most countries around the world are struggling to cope with: the horrific coronavirus pandemic that many governments are pointing fingers at the Chinese authorities as the culprit, China in recent days has blatantly been steamrolling their relentless intent to encroach on Vietnamese territorial integrity, most significantly by asserting its claims on Hoang Sa and Truong Sa- widely known as Paracel and Spratly Islands.

THEREFORE

Before the international community, the Federation of the Vietnamese Catholic Media, in solidarity with the worldwide Vietnamese Community, protests and strongly condemns Chinese Invasion of the Vietnamese territorial sea and islands, an action we see as an attempt to carry out step by step an annexation of our entire homeland in Vietnam.

WE RECOGNIZE

1. Hoang Sa & Truong Sa islands are parts of our homeland and have been under the administration of the People of Vietnam for many thousands of years. This sovereignty has been passing down by Vietnamese Ancestors to generations of Vietnamese People.
2. In 1974 the Communist Chinese government had deployed forces to invade and occupy the Paracel Islands which were then being under the control of the Republic of Vietnam.
3. In the following years, the Chinese Communists continued to encroach more islands in the Spratly Islands of our homeland Vietnam.
4. Since then, the Chinese Communists have continuously been consolidating, renovating, building facilities, organizing civil activities, and proceeded to set up administrative units to legalize and manage their encroachment.
5. Furthermore, on April 18, 2020, the Chinese Communist Party officially announced its decision to establish what is called Sansha City within “Xisha District” on Hoang Sa (Paracel Islands) of Vietnam, and “Nansha District” on Truong Sa (Spratly Islands) of Vietnam.

Despite efforts by Vietnamese Communist authorities to suppress and prevent, massive protests in our homeland, and around the world in recent years by the Vietnamese people have resonated messages of determination to resist the Chinese Communists' aggression, expose to the world the truth about Communist China, the eternal enemies of peace-loving Vietnamese.

The coronavirus pandemic that the world is facing, has infected nearly 2.5 million people, causing more than 170,000 deaths worldwide, crippling livelihoods and business in major cities, shows us how China is capable of being the agent causing instability not only for Vietnam, Southeast Asia but also for the whole world.

The Federation of Vietnamese Catholic Media fully supports protests of peaceful, rightful protests of the Vietnamese compatriots at home and in diaspora in accordance with the international laws. Empowered by our faith in Our Lady of Perpetual Help's intercession, and our resolving mentality brought by our ancestors' spirit, The Federation of Vietnamese Catholic Media demands from both the Chinese and Vietnamese Communist authorities the followings:

1) The Chinese Communist government must immediately cease its encroachment of the Vietnamese territorial sea and islands as happening in Paracel and Spratly Islands of the Vietnamese People.
2) The Vietnamese Communist government must return to the Vietnamese People the right to self-determination and being the true governor of their homeland of Vietnam.
3) The Vietnamese Communist government must respect human rights and religious freedom in accordance with the United Nations’ Charter.

With complete trust in God, we are in communion, sharing, and accompanying the entire Vietnamese People in this painful situation.

We call on all Governments, National Assemblies, Religious Leaders of all religions, political parties of all nations, Human Rights organizations, Amnesty International, the International Commission on Human Rights, and all International organizations to pay special attention to and intervene, to oppose and discourage the intention of the Chinese Communist government to invade the Vietnamese territorial sea and islands in the Paracel and Spratly Islands incident. Meanwhile, we ask that you require the Vietnamese authorities to return to its People the Freedom to Religion and Human Rights in Vietnam.

Please walk beside us in the fight for the territorial sovereignty of the sea and islands of the Vietnamese People, and fight for Independence, Freedom, Human Rights, and Religious Freedom in Vietnam.

Thank you and May God bless you all

Australia, April 23, 2020.

O/B of The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media

Rev. John Tran Cong Nghi, Director of VietCatholic News Agency

Rev. Anthony Nguyen Huu Quang, Director of God's People Magazine, Australian publications

Rev. Stephane Bui Thuong Luu, Director of God's People Magazine, European publications

Rev. Paul Van Chi Chu, Assistant Director of VietCatholic News Agency

Mr. Nguyen Long Thao, Assistant Director of VietCatholic News Agency

 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thông Cáo Báo Chí Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam
Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam
00:25 23/04/2020


Vv: Phản Đối Nhà Cầm Quyền Trung Cộng Xâm Lăng Biển Đảo Việt Nam.

Australia, ngày 23 tháng 4 năm 2020.

XÉT RẰNG,

Lợi dụng tình hình các quốc gia trên thế giới đang phải vất vả chống đỡ với đại dịch coronavirus kinh hoàng mà nhiều chính quyền các quốc gia trên thế giới đều cho rằng nhà cầm quyền Trung Cộng là thủ phạm gây ra, trong những ngày qua Trung Cộng đã trắng trợn thực hiện ý đồ cưỡng chiếm sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, quan trọng nhất là việc họ tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

VÌ THẾ
Trước cộng đồng quốc tế, Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam, hiệp cùng cộng đồng người Việt trên khắp thế giới phản đối và mạnh mẽ lên án Trung Cộng Xâm Lược Biển Đảo Việt Nam, một hành động mà chúng tôi cho rằng nằm trong mưu đồ từng bước thôn tính toàn thể đất nước Việt Nam.

CHÚNG TÔI NHẬN ĐỊNH:

1. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một phần của đất nước, và hàng ngàn năm nay vẫn do Dân Tộc Việt Nam quản lý. Chủ quyền này đã được Tổ Tiên chúng ta trao lại cho các thế hệ con cháu người Việt đến tận bây giờ.
2. Vào năm 1974, nhà cầm quyền Trung Cộng đã đem quân tấn công và cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa lúc đó còn thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Cộng Hòa.
3. Trong các năm tiếp theo Trung Cộng tiếp tục chiếm thêm các đảo ở quần đảo Trường Sa của Quê Hương Việt Nam.
4. Từ đó đến nay Trung Cộng liên tục bồi đắp cải tạo, xây dựng các công trình, tổ chức các hoạt động dân sự, tiến tới thiết lập các đơn vị hành chính để hợp pháp hoá và quản lý các nơi họ cưỡng chiếm.
5. Hơn thế nữa, ngày 18/4/2020, Trung Cộng đã ngang nhiên thông báo quyết định thành lập thành phố Tam Sa với “quận Tây Sa” trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, và thành lập “quận Nam Sa” trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Mặc dù nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ra sức ngăn chặn và đàn áp, những cuộc biểu tình trong nước và khắp nơi trên toàn thế giới của người Việt trong những năm gần đây đã phản ánh thông điệp quyết tâm chống Trung cộng xâm lăng, vạch trần cho thế giới thấy bộ mặt thật của Trung Cộng, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam hiếu hoà.

Đại dịch coronavirus mà thế giới đang phải đối phó, đã lây nhiễm cho gần 2.5 triệu người, lấy đi sinh mạng của hơn 170 ngàn người trên toàn thế giới, làm tê liệt cuộc sống và kinh doanh tại các thành phố lớn, cho thấy Trung Cộng có khả năng là tác nhân gây mất ổn định không những cho Việt Nam, vùng Đông Nam Á mà còn cho toàn thế giới.

Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam hoàn toàn ủng hộ những cuộc biểu tình ôn hoà, hợp lẽ phải của đồng bào trong nước và hải ngoại theo đúng luật pháp quốc tế. Được thêm sức bởi niềm tin vào sự cầu bầu của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, và của hào khí quyết tâm do tổ tiên lưu truyền, Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam đòi buộc các nhà cầm quyền Trung Cộng và Cộng Sản Việt Nam phải thực hiện những điều sau:

1) Trung Cộng phải ngừng ngay những ý đồ Xâm Lăng Biển Đảo Việt Nam qua sự kiện cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Dân Tộc Việt Nam.
2) Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải trả lại cho Dân Tộc Việt Nam quyền tự quyết và làm chủ Quê Hương Việt Nam.
3) Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải tôn trọng Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo theo Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.

Với lòng tín thác hoàn toàn nơi Thiên Chúa, chúng tôi hiệp thông, chia sẻ, và đồng hành cùng toàn thể Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam trong hoàn cảnh đau thương này.
Chúng tôi kêu gọi tất cả các Quốc Hội, Chính Phủ các quốc gia, các đảng chính trị của tất cả các quốc gia, các tổ chức Nhân Quyền, Tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Uỷ Ban Quốc Tế về Nhân Quyền, và mọi tổ chức Quốc Tế quan tâm và can thiệp đặc biệt, để phản đối và cản ngăn ý đồ Trung Cộng Xâm Lăng Biển Đảo Việt Nam qua quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đồng thời, đòi hỏi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải trả lại cho Dân Tộc Việt Nam nền Tự Do, Tự Do Tôn Giáo, và Nhân quyền ở Việt Nam.

Kính xin Quý Vị hãy cùng chúng tôi đồng hành trong cuộc tranh đấu cho chủ quyền Biển Đảo của Dân Tộc Việt Nam, và đấu tranh cho nền Độc Lập, Tự Do, Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo tại Quê Hương Việt Nam.

Chân Thành Cảm Tạ Quý Vị.

Australia, ngày 23 tháng 4 năm 2020.

Liên hệ:

Lm. John Trần Công Nghị, USA.
Giám đốc Thông tấn xã VietCatholic

Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng, Australia.
Phó Giám đốc Thông tấn xã VietCatholic, Chủ Nhiệm Dân Chúa Úc Châu

Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu, Europe.
Phó Giám đốc Thông tấn xã VietCatholic

Lm. Paul Van Chi Chu, Australia.
Phó Giám đốc Thông tấn xã VietCatholic.

Giáo Sư Nguyễn Long Thao, USA.
Phó Giám đốc Thông tấn xã VietCatholic.

Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam



Press Release The Federation of Vietnamese Catholic Media

Re: Protesting Chinese Invasion of Vietnam's Territorial Sea and Islands.

Australia, April 23, 2020.

WHEREAS

Taking advantage of the situation in which most countries around the world are struggling to cope with: the horrific coronavirus pandemic that many governments are pointing fingers at the Chinese authorities as the culprit, China in recent days has blatantly been steamrolling their relentless intent to encroach on Vietnamese territorial integrity, most significantly by asserting its claims on Hoang Sa and Truong Sa- widely known as Paracel and Spratly Islands.

THEREFORE

Before the international community, the Federation of the Vietnamese Catholic Media, in solidarity with the worldwide Vietnamese Community, protests and strongly condemns Chinese Invasion of the Vietnamese territorial sea and islands, an action we see as an attempt to carry out step by step an annexation of our entire homeland in Vietnam.

WE RECOGNIZE

1. Hoang Sa & Truong Sa islands are parts of our homeland and have been under the administration of the People of Vietnam for many thousands of years. This sovereignty has been passing down by Vietnamese Ancestors to generations of Vietnamese People.

2. In 1974 the Communist Chinese government had deployed forces to invade and occupy the Paracel Islands which were then being under the control of the Republic of Vietnam.

3. In the following years, the Chinese Communists continued to encroach more islands in the Spratly Islands of our homeland Vietnam.

4. Since then, the Chinese Communists have continuously been consolidating, renovating, building facilities, organizing civil activities, and proceeded to set up administrative units to legalize and manage their encroachment.

5. Furthermore, on April 18, 2020, the Chinese Communist Party officially announced its decision to establish what is called Sansha City within “Xisha District” on Hoang Sa (Paracel Islands) of Vietnam, and “Nansha District” on Truong Sa (Spratly Islands) of Vietnam.

Despite efforts by Vietnamese Communist authorities to suppress and prevent, massive protests in our homeland, and around the world in recent years by the Vietnamese people have resonated messages of determination to resist the Chinese Communists' aggression, expose to the world the truth about Communist China, the eternal enemies of peace-loving Vietnamese.

The coronavirus pandemic that the world is facing, has infected nearly 2.5 million people, causing more than 170,000 deaths worldwide, crippling livelihoods and business in major cities, shows us how China is capable of being the agent causing instability not only for Vietnam, Southeast Asia but also for the whole world.

The Federation of Vietnamese Catholic Media fully supports protests of peaceful, rightful protests of the Vietnamese compatriots at home and in diaspora in accordance with the international laws. Empowered by our faith in Our Lady of Perpetual Help's intercession, and our resolving mentality brought by our ancestors' spirit, The Federation of Vietnamese Catholic Media demands from both the Chinese and Vietnamese Communist authorities the followings:

1) The Chinese Communist government must immediately cease its encroachment of the Vietnamese territorial sea and islands as happening in Paracel and Spratly Islands of the Vietnamese People.

2) The Vietnamese Communist government must return to the Vietnamese People the right to self-determination and being the true governor of their homeland of Vietnam.

3) The Vietnamese Communist government must respect human rights and religious freedom in accordance with the United Nations’ Charter.

With complete trust in God, we are in communion, sharing, and accompanying the entire Vietnamese People in this painful situation.

We call on all Governments, National Assemblies, Religious Leaders of all religions, political parties of all nations, Human Rights organizations, Amnesty International, the International Commission on Human Rights, and all International organizations to pay special attention to and intervene, to oppose and discourage the intention of the Chinese Communist government to invade the Vietnamese territorial sea and islands in the Paracel and Spratly Islands incident. Meanwhile, we ask that you require the Vietnamese authorities to return to its People the Freedom to Religion and Human Rights in Vietnam.

Please walk beside us in the fight for the territorial sovereignty of the sea and islands of the Vietnamese People, and fight for Independence, Freedom, Human Rights, and Religious Freedom in Vietnam.

Thank you and May God bless you all

Australia, April 23, 2020.

O/B of The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media

Rev. John Tran Cong Nghi, Director of VietCatholic News Agency

Rev. Anthony Nguyen Huu Quang, Director of God's People Magazine, Australian publications

Rev. Stephane Bui Thuong Luu, Director of God's People Magazine, European publications

Rev. Paul Van Chi Chu, Assistant Director of VietCatholic News Agency

Mr. Nguyen Long Thao, Assistant Director of VietCatholic News Agency


 
Dân Chủ Kiểu Gì Cho Việt Nam ?
Phạm Trần
08:55 23/04/2020
Đảng Cộng sản Việt Nam đã lộ rõ tâm địa chống dân chủ bằng mọi giá để kéo dài độc tài cai trị, làm giầu bất chính trên lưng người dân nhưng lại ngoan ngoãn cúi đầu trước hành động cướp đất, chiếm Biển Đông của Trung Cộng.

Những việc này, tuy không mới, nhưng đã bung ra vào lúc đảng ra sức vận động cán bộ, đảng viên, kể cả cựu lãnh đạo và cựu chiến binh đóng góp ý kiến vào các Dự thảo văn kiện đảng XIII để khoe khoang.

Đại hội đảng XIII, dự trù diễn ra vào thượng tuần tháng 01 năm 2021 để bầu Ban Chấp hành Trung ương cho khóa 2021-2026.

Ông Trần Quốc Vượng, sinh ngày 05/02/1953 tại xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, Ủy viên Bộ Chính trị,Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng XII, được coi là người có triển vọng cao nhất kế vị ông Nguyễn Phú Trọng.

Về văn kiện, có 4 dự thảo đang thảo luận trong đảng gồm: (1) Dự thảo Báo cáo chính trị; (2) Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; (3) Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và (4)Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII.

Đến nay, theo tin chính thức, các dự thảo này đã hoàn thiện sau 17 lần sửa và 7 lần sửa đối với dự thảo Báo cáo tóm tắt Văn kiện.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là Trưởng ban Văn kiện Đảng. Ông Trọng, 77 tuổi vào lúc diễn ra Đại hội đảng XIII, có bằng Tiến sỹ Xây dựng Đảng, là người nổi tiếng lý luận vòng vo, và thích bàn tới những việc làm trong tương lai xa vời dù vô căn cứ, thay vì những việc làm trước mắt và thực tế.

Vì vậy, Giáo sư, Tiến sỹ (GS.TS) Tạ Ngọc Tấn - Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, một trong số trên 40 người phụ trách soạn thảo Văn kiện Đảng dưới quyền ông Trọng, đã cho biết:”Trong bản in dự thảo các Văn kiện để gửi tới các tổ chức Đảng các cấp có kèm theo gợi ý về các vấn đề cần tập trung thảo luận. Ví dụ đối với Báo cáo Chính trị, Trung ương gợi ý thảo luận 3 nhóm vấn đề. Thứ nhất là vấn đề đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân dẫn đến những thành tựu đó trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và 35 năm công cuộc Đổi mới.

Thứ hai là các vấn đề về tầm nhìn, định hướng phát triển trong 5 năm, 10 năm tới và hướng đến năm 2045 – 100 năm thành lập nước. Thứ ba là các vấn đề về nhiệm vụ, giải pháp phát triển các lĩnh vực như kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.” (trích Phỏng vấn của VOV.VN (Voice of Vietnam)—Đài Tiếng nói Việt Nam--, ngày 20/04/2020)

Lạ chưa, trong thời đại biến chuyển mỗi ngày thay đổi từng giây thì điều được gọi là “tầm nhìn” đã được Ban Văn kiện đảng căn cứ vào đâu để định hướng cho 10 năm tới (2021-2031), thậm chí tới năm 2045, tức 24 năm sau ngày Đại hội đảng XIII?

Hãy lấy chuyện nạn dịch Vũ Hán (Covid 19), Trung Cộng, xẩy ra từ tháng 11 năm 2019, làm bằng chứng cho biến cố bất thường và bất ngờ cho cả nhân loại để thấy không ai có thể biết trước ngày mai sẽ ra sao. Ngoài số người tử vong lan khắp thế giới chưa dừng lại, khoa học chưa tìm ra thuốc trị và không có viện nghiên cứu chiến lược nào định giá được những thiệt hại kinh tế và suy sụp xã hội mà loài người phải gánh chịu do Covid 19 gây ra.

Do đó viễn ảnh “tầm nhìn” của Hội đông Lý luận Trung tương CSVN chỉ dựa vào phỏng đoán, giầu óc tưởng tượng, thay cho bằng chứng khoa học là vô tâm, nguy hiểm và lãng nhách.

Vậy mà, tại cuộc họp của Bộ Chính trị ngày 14/02/2020, ông Nguyễn Phú Trọng đã khoe văng mạng rằng:” Văn kiện là văn bia, còn để lại đời sau”.

Ông nói:” Việc tiếp thu các ý kiến đóng góp phải có quan điểm, lập trường, lý lẽ, phương châm là bình tĩnh lắng nghe, trân trọng tất cả các ý kiến, cân nhắc thật kỹ, tiếp thu tối đa.

Việc tiếp thu các ý kiến đóng góp không được đơn giản, dễ dãi về cả hai phía, không tiếp thu cũng là sai, mà nói cái gì tiếp thu ngay cũng là sai. Việc tiếp thu phải có lý lẽ, có thực tiễn, thuyết phục, đúng nguyên tắc, đúng bản lĩnh, hết trách nhiệm và phải bảo vệ cho được ý kiến đúng.”

(trích báo Tuyên giáo, ngày 14/02/2020)

Ông Trọng nói vậy mà không phải vậy. Bằng chứng đảng đã giả câm giả điếc trước hàng ngàn ý kiến đóng góp đứng đắn của nhiều thành phần trong dân, đứng đầu là giới trí thức, trong dịp tổ chức lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp năm 2013 và sau đó, năm 2015, cho Đại hội đảng khóa XII.

Những ý kiến nổi bật nhất là khuyên đảng nên từ bỏ độc quyền cai trị, thay đổi Điều 4 Hiến pháp,mở rộng dân chủ để dân trực tiếp bầu ra người đại diện của mình vào Quốc hội, thay vì tiếp tục tập qúan “đảng cử dân bầu”.

Tất nhiên đảng không nghe mà còn ra lệnh cho báo đài và đội ngũ “dư luận viên” viết bài lên án những ý kiến không hợp lòng đảng là của “thế lực thù địch”, “những kẻ cơ hội chính trị” và “tay sai của diễn biến hòa bình” nhằm phá hoại, chống đảng và chống lại nhân dân, Tổ quốc v.v…

Giờ đây, lời kêu gọi nhân dân đóng góp ý kiến cho Văn kiện đảng XIII vẫn được lập lại như cũ nhưng bệnh cũ tái sinh vì ai cũng thấy vẫn nhạt như nước lã ao bèo, hay có góp cũng bằng không.

Bằng chúng như báo Quân đội Nhân dân (QĐND) viết ngày 05/04/2020:” Đại hội đảng các cấp là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên (CBĐV) và các tầng lớp nhân dân thể hiện trách nhiệm với Đảng; phát huy tinh thần dân chủ, đóng góp trí tuệ cho Đảng. Qua mỗi kỳ đại hội, càng nhận rõ trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân được phát huy, hội tụ thành những chân giá trị trong từng văn kiện.

Tuy nhiên, ở một vài thời điểm, nhất là trước thềm đại hội đảng, vẫn còn một vài khuynh hướng thiếu tính tích cực trong một bộ phận CBĐV và quần chúng nhân dân, cần sớm được nhận diện và loại bỏ; nhất là sự thiếu chủ động và thiếu tinh thần xây dựng trong tham gia góp ý với Đảng nói chung, đóng góp xây dựng dự thảo văn kiện (DTVK) đại hội đảng nói riêng.”

Tại sao như thế? Vì đảng chỉ muốn nghe những kẻ nịnh hót, chỉ biết rót vào tai lãnh đạo những điều muốn nghe để lấy lòng, hưởng lộc, được khen để phô trương, thêm điểm để lên chức, tăng lương. Trong khi thực tế thì khối kẻ trong số này đã đạp lên đầu dân để “ăn của dân không từ một cái gì” (lời nguyên Phó Chủ tịch Nước Bà Tiến sỹ Nguyễn Thị Doan, 11/09/2013).

Do đó, từ các buổi sinh hoạt đảng cho đến việc lấy ý kiến dân, thậm chí cả việc học tập Nghị quyết đảng của cán bộ, đảng viên cũng đã nhàm chán không còn hấp dẫn ai nữa.

Bằng chứng, lấy kinh nghiệm từ cuộc lấy ý kiến cho Văn kiện đảng khóa XII năm 2015, báo QĐND viết:”: Thực tế cũng cho thấy, việc góp ý vào DTVK Đại hội XII của Đảng diễn ra không đồng đều, toàn diện ở mọi nơi, cơ quan, đơn vị: Có nơi sôi động, tích cực, lại có nơi tổ chức thiếu bài bản, chưa quy tụ được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp xã hội. Một số nhân sĩ, trí thức, cán bộ lão thành cách mạng bằng trí tuệ, kinh nghiệm của mình, có thể đóng góp được nhiều hơn cho Đảng, nhưng không ít người “biết mà không nói”, coi “im lặng là đồng ý”, hoặc có góp ý thì phán xét cảm quan, cảm tính, "vô thưởng, vô phạt", đó mới là điều thực sự đáng bàn và đáng buồn. Lại có quan điểm cho rằng, việc góp ý với Đảng phải chờ dịp, chờ thời điểm nhất định thì mới tham gia. Bên cạnh đó, một bộ phận quần chúng nhân dân vì cuộc sống, công việc hằng ngày nên còn thờ ơ với thời cuộc, nhận thức chưa đầy đủ về việc tham gia góp ý với Đảng, xem đó là việc của Đảng, của đảng viên chứ không phải là việc của mình.”

BẰNG MẶT-KHÔNG BẰNG LÒNG

Thậm chí còn có tình trạng nói một đàng, làm một nẻo như :”Một bộ phận CBĐV khi tham gia hội nghị, được tổ chức đảng xin ý kiến đóng góp thì thể hiện thái độ đồng tình, ấy thế nhưng ngoài hội nghị lại tỏ vẻ bất mãn, cho rằng có góp ý chắc gì đã được cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị lắng nghe, tiếp thu? Hay như trước thềm đại hội, Trung ương rất cần đội ngũ đảng viên tích cực tham gia góp ý vào DTVK để từng bước hoàn thiện, bổ sung đường lối, tầm nhìn lãnh đạo toàn diện, vạch định đường hướng cách mạng sát đúng, thì một bộ phận CBĐV còn thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong tham gia đóng góp ý kiến. Biểu hiện cụ thể là không nghiên cứu sâu kỹ các DTVK, hoặc chỉ nghiên cứu khi được cấp ủy phân công tham gia ý kiến vào DTVK.”

Dựa vào thất bại trong qúa khứ, bài viết đã kêu gọi:”Cấp ủy các cấp cần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt phát huy vai trò nêu gương khi tham gia góp ý với Đảng và có cơ chế khuyến khích để CBĐV, nhất là đảng viên trẻ mạnh dạn góp ý với Đảng….Mọi đảng viên và quần chúng phải nêu cao trách nhiệm trước tổ chức đảng, nghiên cứu sâu kỹ dự thảo, đóng góp ý kiến có chất lượng, thiết thực. Cấp ủy các cấp tập trung lãnh đạo cơ quan đơn vị đẩy mạnh các phong trào thi đua hướng về đại hội đảng; thúc đẩy các hoạt động, mở rộng và đa dạng hóa các kênh, hình thức, phương pháp góp ý cho Đảng ở cơ sở... Có như vậy mới khơi dậy và phát huy được trí tuệ của từng cá nhân, hội tụ thành trí tuệ tập thể và của toàn dân tộc góp ý xây dựng Đảng.”

DÂN CHỦ KIỂU GÌ?

Nhưng khi nói đến ý dân thì Tuyên giáo đảng lại muốn “ý đảng” cũng là “lòng dân” cơ, cho nên “nhà tư tưởng”, GS-TS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, người đã có những đóng góp không nhỏ cho các Dự thảo Văn kiện XIII mới nổi nóng lên đồng chống những quan điểm không đi theo đường lối đảng.

Ông Tấn cho biết :”Việc thảo luận trong các tổ chức Đảng từ Trung ương đến các địa phương, lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân là một quy trình bắt buộc trong quá trình xây dựng Văn kiện cho Đại hội Đảng toàn quốc.

Để tạo điều kiện cho nhân dân có thể góp ý kiến dân chủ, rộng rãi, trước khi tiến hành Đại hội, Báo cáo Chính trị, Báo cáo về kinh tế xã hội của Ban Chấp hành TW sẽ được đăng phát toàn văn trên các phương tiện báo chí, truyền thông đại chúng. Trung ương Đảng sẽ có kế hoạch cụ thể trong việc giao nhiệm vụ cho Ban Tuyên giáo Trung ương, cho Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để tiếp nhận, tổng hợp các ý kiến gop ý của nhân dân.” (Phỏng vấn của VOV, ngày 20/04/2010)

Đó là việc làm phải đạo của đảng cầm quyền, nếu sau những hàng chữ mỹ miều này, không có những con giao Mã Tấu lót dưới.

Do đó, phóng viên VOV đã mớm lời hỏi ông Giáo sư Tạ Ngọc Tấn (TNT):” Thưa ông, dưới những dạng “Thư góp ý”, “Thư ngỏ”; dưới cái vỏ bọc “tâm huyết”, “trách nhiệm”, một số phần tử cơ hội chính trị lợi dụng dân chủ góp ý xây dựng Văn kiện Đại hội đã làm nhiễu loạn các nguồn thông tin về thể chế chính trị, về vai trò lãnh đạo của Đảng, về công tác nhân sự và nhiều vấn đề liên quan đến Đại hội. Quan sát từ nhiều kỳ Đại hội, ông có bình luận gì về những hành vi xuyên tạc sự thật này?

(TNT) :” Tập trung dân chủ là một nguyên tắc hoạt động của Đảng. Dân chủ là điều kiện cho sự tồn tại, cho sự phát triển vững mạnh của Đảng. Tại sao thế? Vì nhân dân là cơ sở chính trị của Đảng, niềm tin của nhân dân mang lại quyền lực cho Đảng. Đảng chỉ có một lợi ích duy nhất là đấu tranh cho độc lập tự do của đất nước, cho ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Đảng dựa vào dân để xây dựng, dựa vào dân để hoạch định đường lối xây dựng đất nước cường thịnh, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân. Đó là nhận thức nhất quán trong Cương lĩnh và đường lối của Đảng ta. Đó cũng là thực tế sinh động trong đời sống chính trị - xã hội nước ta.

Những người lặp đi, lặp lại cái luận điệu đã quá cũ ấy bởi vì họ cố tình khư khư ôm lấy cách nghĩ sai trái, nhắm mắt làm ngơ trước thực tế đất nước. Họ muốn dân chủ kiểu gì? Dân chủ kiểu những người giàu vung tiền ra mua phiếu bầu cử chăng? Dân chủ kiểu đảo chính quân sự hay bắn giết không cần luật pháp chăng? Dân chủ kiểu đa đảng hình thức để dân đói khát, vô phương cứu chữa khi dịch giã chăng? Dân chủ đâu phải phụ thuộc vào 1 Đảng hay 10 Đảng. Dân chủ là ở chỗ mang lại được cái gì cho người dân, cuộc sống người dân có tốt hơn lên, người dân có tin tưởng, ủng hộ không.

Những thứ gọi là “dân chủ” của ông Giáo sư Tấn chỉ là loại dân chủ giả hiệu, dân chủ bịp bợm của những kẻ độc tài sợ mất quyền về tay dân trong các cuộc bầu cử tự do, đa đảng, có kiểm soát và trong sạch.

Một nhà nước pháp trị, mọi người dân dù ở địa vị hay thành phần nào trong xã hội biết tôn trọng luật pháp như nhau thì bình quyền trong mọi sinh hoạt dân chủ. Do đó, khi một đảng cầm quyền trong chế độ dân chủ mà mất lòng dân, lợi dụng dân cho quyền lợi riêng tư của mình thì sẽ bị dân bất tín nhiệm qua các cuộc bầu cử dân chủ, hay bằng bạo động để thay thế, nhưng vẫn bảo vệ sinh hoạt chính trị theo các thể thức dân chủ pháp trị.

Về câu nói “Dân chủ là ở chỗ mang lại được cái gì cho người dân, cuộc sống người dân có tốt hơn lên, người dân có tin tưởng, ủng hộ không”, ông Tấn cũng nên tự hỏi, sau 90 năm có mặt trên đất nước, đảng Cộng sản Việt Nam đã “mang lại cho dân những gì”, nếu không phải là nhưng đau thương, đổ nát và chia rẽ dân tộc?

Về vấn đề “có tin tưởng, ủng hộ không” thì Giáo sư Tấn cũng nên tự hỏi : Liệu đảng có dám tổ chức Trung cầu ý dân, có Quốc tế kiểm soát, dân chủ, xem đảng Cộng sản được bao nhiêu phần trăm ủng hộ trong tổng số 97 triệu dân?

Hơn ai hết, ông Tấn là người có đủ điều kiện để so sánh giữa một nhà nước có dân chủ thật sự, tỷ dụ như Nhật Bản hay Nam Hàn với một Việt Nam dân chủ giả hiệu.

Đó là vấn đề trắng-đen rõ rệt, không ai có thể thay trắng đổi đen bằng những luận điệu tuyên truyền rẻ tiền trong thời đại ngày nay.

Cũng tương tự trong chuyện can đảm nhìn vào sự thật, đảng CSVN đã cúi đầu trước các hành động hung hăng chiếm đất, chiếm Biển Đông của Trung Cộng từ tháng 4/2020. Từ chuyện đâm tầu cá Việt Nam tại khu vực đảo Hoàng Sa ngày 2/4 (2020) đến việc xây dựng 2 trạm nghiên cứu tại Subi và Chữ Thập, thành lập 2 Huyện ở Tam Sa và đặt tên cho 80 vị trí, kể cả dưới nước ở Biển Đông trong vùng tự vẽ Lưỡi Bò, Trung Cộng đã không còn coi Việt Nam là một thực thể có chủ quyền ở Biển Đông.

Vì vậy, chừng nào đảng CSVN chưa dám kiện Trung Cộng ra trước Tòa án Quốc tế như Phi Luật Tân đã thắng kiện năm 2016 trong vụ Tòa bác bỏ chủ quyền tự nhận của Trung Cộng trong vùng Lưỡi Bò, chiếm 95% diện tích trên 3.5 triệu cây số vuông Biển Đông, thì Việt Nam chỉ còn là con số không trước mắt Tập Cận Bình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Trung Hoa.

Sự khác biệt giữa một Phi Luật Tân dân chủ và nhà nước Việt Nam độc tài lệ thuộc Trung Cộng là lòng tự hào dân tộc của người Phi đã được nêu cao tại phiên Tòa năm 2016. -/-

Phạm Trần

(04/010)

======
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đấng Đáng kính William Gagnon - Nhà Truyền giáo của Lòng Thương Xót trong chiến tranh Việt Nam
P. Nguyễn Viết Tấn dịch
08:45 23/04/2020
Thầy đã thực sự phục vụ cho đến chết
Đấng Đáng kính William Gagnon - Nhà Truyền giáo của Lòng Thương Xót trong chiến tranh Việt Nam
Vũ khí của thầy William gồm có một chiếc áo dòng, chuỗi tràng hạt và một bức tượng Đức Mẹ Fatima.


Vào ngày 28/2/1972, thầy William Gagnon đã ngã quỵ và qua đời. Anh em của thầy trong dòng Bệnh viện Thánh Gioan Thiên Chúa đã chôn cất thầy trong khu vườn của tu viện và bệnh viện gần Sài Gòn, và ngay lập tức, mọi người bắt đầu viếng mộ thầy - những tập sinh người Việt Nam mà thầy đã đào tạo để thành một cộng đoàn ổn định, những đứa trẻ bị cuốn vào giữa lằn đạn của một cuộc chiến tranh quyền lực sau thời kỳ thuộc địa, những người tị nạn mà thầy đã nuôi dưỡng đã hồi phục sau khi thời kỳ suy dinh dưỡng, và những người lính mà thầy đã chữa lành những vết thương. Trong cộng đoàn của Bệnh viện, những người đã biết thầy kể lại những giai thoại về lòng dũng cảm, sự phục vụ liên lỷ và tài lãnh đạo của thầy trong tình trạng hỗn loạn. Những công việc tốt lành của thầy William sẽ tồn tại lâu hơn cuộc đời của thầy, giống như thầy vốn biết như thế.
William Gagnon sinh năm 1905, là người con thứ ba trong số 12 người con của gia đình người Canada thuộc tầng lớp lao động gốc Pháp đã di cư đến Dover, New Hampshire. Cậu có một đức tin sâu sắc được thể hiện từ sớm. Lúc William 13 tuổi, khi gia đình trên đường từ nhà thờ về bằng xe ngựa, họ đã nhìn thấy khói ở phía xa. William ở lại với các em mình trong khi cha mẹ và các anh trai chạy đến để chiến đấu với ngọn lửa.
Cậu nói với mẹ, “Mẹ đừng lo. Con sẽ ở đây và cầu nguyện.”
Không một ai bị thương, và đám lửa đã để trơ lai một thửa đất nông nghiệp màu mỡ.
Vào tuổi thanh niên, William đã cùng cha và các anh trai mình làm việc tại nhà máy bông trong thị trấn và giúp đỡ gia đình. Nhưng anh cũng có một ước muốn khác: trở thành một nhà truyền giáo. Anh đã làm đơn xin vào dòng Marists, nhưng đã bị từ chối khi kiểm tra sức khỏe phát hiện ra anh bị bệnh thận. Vài năm sau, anh đọc một bài báo về dòng thánh Gioan Thiên Chúa, người Tây Ban Nha vào thế kỷ XVI, ngài đã thành lập một cộng đồng tu huynh để chăm sóc bệnh nhân. Dòng này hấp dẫn anh, và họ có những điểm truyền giáo trên khắp thế giới. Sau một chuyến thăm cộng đoàn ở Montreal, anh đã trở thành một thỉnh sinh vào năm 1930.
Khi cha anh bị thương vài tháng sau đó, trách nhiêm đối với gia đình tạm thời buộc anh về nhà. Vì còn quá nhiều miệng trẻ để nuôi trong gia đình Gagnon, vì vậy anh đã bước tới để giúp đỡ trong thời gian điều trị của cha mình.
Khi cha anh bình phục, William trở về Montreal vào năm 1931 và hoàn thành giai đoạn nhà tập. Thầy đã dành 20 năm tiếp theo để làm việc trong các bệnh viện thuộc nhà dòng ở Canada, cũng như làm giám tỉnh ở Montreal. Thời gian của thầy ở Montreal đã kết thúc qua việc ép buộc từ chức giữa nhiệm kỳ mà không có lý do chính đáng. Thầy âm thầm nộp và ký vào lá thư từ chức đã được soạn sẵn và trao cho mình mà không hề thắc mắc. Thầy William chỉ yêu cầu được thuyên chuyển ra khỏi thành phố để tránh những tin đồn.
Trong nhiệm vụ mới, thầy tâm sự với một người anh em khác về sự sỉ nhục của mình và cho rằng thầy vượt qua nó bằng lời cầu nguyện và nguyện gẫm. Sau đó, thầy tình nguyện sang Việt Nam, thực hiện nguyện ước bấy lâu là trở thành một nhà truyền giáo. Với vốn di sản gốc Pháp của mình, thầy có thể quản trị hậu cần của việc bắt đầu một cộng đoàn mới ở xứ thuộc địa hoang tàn của Pháp.
Thầy William và những tu huynh người Canada đã đến Việt Nam vào năm 1952 giữa cuộc chiến Đông Dương. Lúc ấy người Pháp đang cố gắng duy trì một di tích quyền lực chống lại các lực lượng cộng sản từ phía bắc. Các thầy đã thành lập một bệnh viện trong điều kiện chiến tranh tàn phá mà họ sẽ làm việc trong hai thập kỷ sắp tới. Họ có thể nghe thấy lựu đạn rơi xuống mái nhà và lăn xuống cỏ, súng bắn và bom nổ, đôi khi ở xa, và có lúc rất gần nhà. Thầy William đã đặt một bức tượng Đức Mẹ Fatima bên ngoài ngôi nhà theo hướng trận chiến để được bảo vệ. Cùng với những lời cầu nguyện hằng ngày của mình với Mẹ Maria, điều đó mang lại kết quả. Khi một quả bom thổi tung mái nhà bệnh viện, nhưng không một ai bị thương.
Các thầy chăm sóc cho tất cả mọi người, thường dân và lính tráng, bất kể họ chiến đấu cho ai, nhưng không phải các thầy luôn luôn được đền ơn với lòng tốt. Sau khi một người đàn ông thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo nhờ các thầy chăm sóc, ông ta đưa bức ảnh của các thầy cho quân du kích. Không ai biết làm thế nào ông ấy có được bức ảnh, nhưng hành động của ông ấy có thể đe dọa nghiêm trọng đến các thầy, từ tù tội cho đến chết. Các thầy được biết có những linh mục khác vì đã thiếu cẩn thận và đã phải chết. Theo yêu cầu của giám mục, các thầy rời cơ sở truyền giáo trong vài ngày cho đến khi nguy hiểm qua đi. Nhưng sự cương quyết của thầy William không bao giờ nao núng.
"Tất cả chúng tôi, chúng tôi vẫn là những tu sỹ truyền giáo và chỉ làm việc cho người nghèo, bất kể những gì đang xảy ra xung quanh chúng tôi,” thầy William đã viết cho các bề trên của mình ở Canada.
Cuộc xung đột ở phía bắc đang tạo ra một dòng người tị nạn chảy về phía nam. Các thầy cũng di cư vào Nam. Cơ sở ở Biên-Hòa, gần Sài Gòn, sẽ trở thành tỉnh dòng Việt Nam của Dòng Bệnh Viện Thánh Gioan Thiên Chúa và là trung tâm của hoạt động của thầy William.
Thầy đảm đương nhiều nhiệm vụ - bề trên tỉnh dòng, y tá, ông đốc công, giám tập, người gây quỹ và nhân viên xã hội. Thầy William đã được giao nhiệm vụ giám tỉnh với lý do chính đáng. Thầy là một nhà tổ chức kiệt xuất và là vị lãnh đạo tinh thần. Thầy lãnh đạo với tính thực tế, đơn giản và khiêm tốn. Thầy đảm nhận những nhiệm vụ đơn giản và ít mong muốn nhất - nắm tay bệnh nhân, chuẩn bị các thi thể để chôn cất, ra chợ mua thức ăn, phục vụ cháo cho các bệnh nhân lao phổi. Thầy cũng hướng dẫn việc xây dựng bệnh viện mới, bao gồm cả hậu cần là mua sắm vật liệu và sắp xếp lao động. Thầy cũng tham gia vào công việc làm gạch với cát và nước.
Thầy cũng đã thu gom đồ phế thải của quân đội Mỹ. Những người lính cay đắng cười nhạo thầy và các anh em khi họ khuân đồ đạc văn phòng cũ cho bệnh viện. Thầy chỉ mỉm cười đáp lại. Thầy tin tưởng và hy vọng khi xây dựng trong khi biết rằng một quả bom có thể sớm phá hủy mọi thứ.
Sức mạnh và bình an của thầy William đến từ lời cầu nguyện của mình. Những chuỗi tràng hạt lướt qua các ngón tay dưới thân áo dòng của thầy trong những khoảnh khắc rảnh rỗi. Vào ban đêm, thầy quỳ xuống trước thánh giá trong phòng hẹp của mình để suy ngẫm về cái chết phi lý của Chúa Giêsu vẫn chưa kết thúc trong Phục sinh. Trong việc chăm sóc người bệnh và đau khổ, thầy đã kết hợp với Chúa Kitô để đền bù tội lỗi của thế giới. Thầy William đã được giao nhiêm vụ giám tỉnh chỉ vì một lý do. Thầy là một nhà tổ chức và lãnh đạo tinh thần xuất sắc, nhưng thầy tự coi mình là người nhỏ bé nhất trong anh em, hữu ích nhất trong các nhiệm vụ khiêm tốn và không bị cuốn vào sự phức tạp của chính trị và lý thuyết chiến tranh. Thầy đã ở đó để phục vụ Chúa Kitô trong những người bệnh. Sự lãnh đạo và quyết định của thầy trong suốt 20 năm nguy hiểm và chiến tranh đã được dẫn dắt bởi sự suy ngẫm của thầy về Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Có nơi nào khác mà thầy có thể tìm thấy bất cứ điều gì để cảm nhận sự đau khổ của những người vô tội đến bệnh viện mỗi ngày? Những cảnh tượng có thể làm tan nát con tim. Hàng ngàn người cố gắng chạy thoát khỏi sự khủng khiếp của chiến tranh đã tìm kiếm sự chăm sóc y tế, nghỉ ngơi và thực phẩm tại bệnh viện. Người tị nạn bị suy dinh dưỡng và kiệt sức sau những cuộc hành trình hành dài, có cả những vết thương chưa được chữa trị và thông thường là cùng với trẻ em.
Đôi khi chỉ có thể thực hiện được rất ít việc với một khả năng hạn chế họ có. Thầy William dọn bàn để hai anh em khác có thể làm thủ tục cấp cứu cho một phụ nữ có con nhỏ. Trong khi các y tá đưa người phụ nữ đến bàn, Thầy William bế đứa trẻ lên, trấn an là mẹ nó sẽ ổn, và trao đứa bé cho những người khác ở ngoài phòng. Rồi thầy quay lại giúp. Người phụ nữ xin chịu phép rửa tội và thầy William đổ nước. Đó là tất cả những gì thầy có thể làm. Người phụ nữ đã thở dồn dập tiếng nấc hấp hối. Lần này, thầy chỉ có thể mang đứa bé đến bên xác của mẹ nó. Thầy bước ra khỏi bệnh viện và kêu khóc với Chúa - cho người phụ nữ và đứa trẻ, và cho hòa bình.
Vào ban đêm, thầy đi bộ đến nhà nguyện dưới ánh sáng của đạn đại pháo và tiếng vọng của bom nổ từ xa – “buổi hòa nhạc,” như thầy vẫn gọi nó. Một lần nữa, thầy cầu nguyện cho hòa bình, cho người quá cố và sự an toàn của người tị nạn. Thầy cũng là một người hòa giải trong số các anh em trong dòng, một người trung gian khôn khéo được trang bị với sự cầu nguyện. Thầy muốn hòa bình trong cộng đoàn của mình và trong mỗi anh em của thầy. Nếu thầy nghe nói nghịch ý hay cãi lại, thầy cầu nguyện gấp đôi với Thánh Tâm Chúa Giêsu. Thầy cũng hòa đồng với những người xung quanh và biết cách thể hiện lòng trắc ẩn với từng người. Một ngày nọ, thầy nhận thấy một thầy trẻ tuổi suy sụp một cách đặc biệt. Thầy William nghi ngờ thầy ấy nhớ nhà, nhất là khi mối quan hệ của thầy ấy với cha mình vốn đã trở nên xa lạ. Thầy William khuyến khích thầy viết thư về nhà và tìm đến sự giàn xếp của chú mình, cũng là một trong những tu huynh bệnh viện ở Canada. Dần dần nhưng chắc chắn, và mặc dầu xa cách, hai cha con đã hòa giải với nhau.
Cuộc xung đột và chiến tranh chỉ xảy ra về phía nam trong những năm sáu mươi. Khi công việc của họ trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết, thầy cũng bắt đầu tin rằng mình có một trực giác thiên phú. Vào ngày 1 tháng Hai năm 1968, bảy ngàn người tị nạn đã tràn vào sân bệnh viện. Tết Nguyên đán sắp bắt đầu và nhiều tin đồn bắt đầu râm ran. Một số người cho biết sẽ có một lệnh ngừng bắn tạm thời để ăn mừng ngày Tết. Những người khác đã nghe nói rằng một cuộc tấn công tàn bạo đang sắp xảy ra. Thầy William không biết chuyện gì sẽ xảy ra, nhưng thầy biết rằng nếu không có nguồn lực để chăm sóc cho quá nhiều người, không chăm lo việc vệ sinh đúng cách được sẽ dẫn đến việc bệnh tật lây nhiễm, thầy William bảo tất cả phải giải tán.
Tối hôm sau, sân bệnh viện bị ném bom trong vụ bắn phá Sài Gòn. Những người đã từ chối ra đi đã chết. Nhiều tháng sau, khi tình hình chiến sự chẳng có gì khả quan hơn và vào ngày nóng bức khác thường, thầy William đã miễn cho cộng đoàn khỏi tụ tập trong phòng họp chung trong giờ giải trí thông thường. Nếu tất cả họ ở đó, họ sẽ trở thành nạn nhân của vụ đánh bom vào phòng sinh hoạt chung của cộng đoàn. Một đêm khác, sự bình yên trong tâm hồn của thầy William sẽ cứu thầy. Cuộc chiến xung quanh họ rất dữ dội và những viên đạn đã bắn trúng tu viện. Thầy William luôn khuyên cộng đoàn hãy cố gắng ngủ qua đêm và tin tưởng rằng thời gian của họ trên trái đất nằm trong tay Thiên Chúa. Tuy nhiên, đêm đó, với những viên đạn bắn vào tu viện, anh em không thể ngủ được, và họ đi đánh thức thầy giám tỉnh.
Chuyện gì vậy? Thầy William hỏi trong khi đang đứng ở ngưỡng cửa phòng mình.
Một trong những anh em khác nhảy chồm lên thầy William và đẩy thầy vào. Một viên đạn réo qua và phát nổ ngay khung cửa nơi thầy William vừa đứng. Thầy William chỗi dậy và cho mọi người trở về phòng để ngủ.
Ngay từ ban đầu, bệnh viện cũng đã hợp tác chặt chẽ với các cha Dòng Chúa Cứu Thế. Các thầy cũng đã tổ chức tĩnh tâm với các linh mục và cũng đi theo họ vào các vùng rừng núi. Rời khỏi thành phố, họ đã đến hai trong số nhiều làng bản ở Việt Nam để phân phát thuốc men và ban các bí tích. Thầy William cũng vô cùng cảm kích khi đến thăm các trại phong cùi do các Nữ tu Bác ái Thánh Vincent de Paul điều hành.
Sau năm 1970, sức khỏe của thầy William bắt đầu suy giảm. Thầy đã dành những tháng cuối cùng của mình cho việc truyền giáo bằng cách thực hiện những nhiệm vụ đơn giản mà thầy có thế mạnh như trong việc phân phát thuốc và xin lỗi cộng đồng vì đã trở thành gánh nặng cho họ. Khi chết, thầy được đặt trên một chiếc giường trải lá trà và một tấm vải trắng, và những người mà thầy phục vụ đã khăng khăng cung cấp cho thầy một chiếc quan tài bằng gỗ tếch. Thầy được chôn cất gần nhà nguyện. Ngày nay, những bảng tạ ơn (ex-votos), ghi lời khai của những người khẳng định đã nhận được ơn lành thông qua sự can thiệp của thầy, được đặt trên ngôi mộ của thầy.
Như thầy đã từng nói, “Tất cả vinh dự của thế gian không gì khác hơn khói và lửa rơm. Tất cả những gì còn lại là những điều tốt đẹp nhỏ bé mà chúng ta đã làm, nếu chúng ta cố gắng tận dụng ân sủng mà Chúa nhân lành đã ban cho vào bất cứ khoảnh khắc nào trong cuộc sống của chúng ta.”
Thầy William đã đào tạo những tập sinh người Việt để họ kết hợp với anh em Canada trên một nền tảng vững chắc để tiếp tục công việc của các Tu Huynh Bệnh viện trong tương lai. Cơ sở này tồn tại sau sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam khi rơi vào tay cộng sản và vẫn còn tiếp tục hoạt động cho đến ngày nay.
Thầy không bao giờ tìm kiếm sự ghi công, nhưng cuộc đời tận hiến anh hùng của thầy dành cho bệnh nhân và người nghèo khổ đã đem đến cho thầy danh hiệu đáng kính vào năm 2015. Án phong thánh của thầy cần có một trường hợp được xác minh về việc chữa lành, hoàn toàn, tức thời và lâu dài khỏi một căn bệnh hiểm nghèo nhờ sự can thiệp duy nhất của thầy trước khi thầy có thể chuyển sang bước tiếp theo trong tiến trình phong thánh là được phong chân phước.

Đấng Đáng kính William Gagnon - Nhà Truyền giáo của Lòng Thương Xót trong chiến tranh Việt Nam
Vũ khí của thầy William gồm có một chiếc áo dòng, chuỗi tràng hạt và một bức tượng Đức Mẹ Fatima.
Nguyên tác: Michael O’Neill
Bản dịch: P. Nguyễn viết Tấn

Nguồn: https://www.ncregister.com/blog/michaeloneill/ven.-william-gagnon-missionary-of-mercy-in-the-vietnam-war
 
VietCatholic TV
COVID-19: Nghĩa cử của một linh mục lôi cuốn cả các Hồng Y, Giám Mục vào cuộc tranh luận lớn tại Ý
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:24 23/04/2020

1. Tranh luận bùng nổ rất lớn tại Ý, lôi kéo cả các Hồng Y, sau khi cảnh sát làm gián đoạn một Thánh lễ

Cảnh sát đã làm gián đoạn một Thánh lễ được cử hành chỉ có 12 tín hữu tham dự vào Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót tại làng Soncino phía bắc nước Ý, gần Milan. Cách thức hành xử của cảnh sát, và của Giám Mục sở tại đã làm bùng lên một cuộc tranh luận rất lớn tại Ý, lôi kéo cả Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh.

Sáng Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót, Cha Lino Viola đã cử hành Thánh lễ tại nhà thờ San Pietro Apostolo, nghĩa là Thánh Phêrô Tông đồ, trong thành phố Gallignano, thuộc giáo phận Cremona. Đây là vùng thiệt hại nặng thứ nhì tại Ý trong đại dịch coronavirus kinh hoàng vẫn còn đang tiếp diễn. Đức Giám Mục sở tại, là Đức Cha Antonio Napolioni, là vị Giám Mục Ý đầu tiên nhiễm coronavirus nhưng may mắn sống sót.

Thánh lễ được dự định truyền hình trực tiếp. Ngay từ đầu, Cha Lino Viola không có ý định cử hành Thánh lễ dành cho công chúng. Tuy nhiên, vì là Thánh lễ kính Lòng Thương Xót, nên 10 anh chị em giáo dân đã đến tham dự với ý hướng là cầu nguyện cho những người thân yêu của họ vừa qua đời. Tổng cộng là 13 người trong nhà thờ bao gồm cả cha Lino Viola, một người giúp lễ, một người quay phim và 10 anh chị em giáo dân.

Sau khi Cha Lino Viola kết thúc bài giảng của ngài, một người cảnh sát xuất hiện yêu cầu ngài giải tán đám đông. Tuy nhiên, ngài khăng khăng không đồng ý và nói rằng “chúng tôi đang cử hành Thánh lễ”.

Một lát sau người cảnh sát này quay lại, lên tận bàn thờ, đưa một điện thoại cầm tay cho Cha Viola, và nói với ngài rằng thị trưởng thành phố, đang ở đầu dây bên kia, muốn nói chuyện với ngài. Tuy nhiên, Cha Viola đã từ chối. Ngài nói:

“Tôi yêu cầu cảnh sát ra khỏi nhà thờ, đây là một nơi linh thiêng và đây là một sự lạm dụng quyền lực. Nhiệm vụ của các anh em là ở bên ngoài. Sau lễ chúng ta sẽ nói về chuyện này.”

Tờ Cremona Oggi, là tờ báo trực tuyến địa phương, cho biết trong ngôi nhà thờ rộng mênh mông chỉ có vài tín hữu có mặt tại Thánh lễ. Thực sự, khả năng lây nhiễm thấp hơn đáng kể so với các cửa hàng. Nhưng quá nhiều các quy tắc nghiêm ngặt đã áp đặt các lệnh cấm trên các cử hành tôn giáo và coi đó là các dịch vụ “không thiết yếu” so với việc mua sắm. Thánh Lễ có công chúng tham dự ở Ý đã bị đình chỉ từ ngày 9 tháng Ba.

Thị trưởng thành phố Gabriele Gallina nói “chỉ cần Cha Viola yêu cầu các tín hữu ra khỏi nhà thờ và tiếp tục việc cử hành. Tuy nhiên, vị linh mục từ chối không chịu làm điều đó.”

Thị trưởng giải thích rằng ông đã nói chuyện với Cha Viola vào chiều Chúa Nhật. “Giữa chúng tôi không có vấn đề gì, mối quan hệ tốt đẹp giữa chúng tôi không có gì sứt mẻ, nhưng thực ra chỉ cần ngài yêu cầu các tín hữu ra khỏi nhà thờ, và có lẽ tất cả mọi thứ đã suôn sẻ.”

Giải thích với giới báo chí, Cha Lino Viola cho biết có tổng cộng 13 người có mặt trong nhà thờ, bao gồm cả chính ngài. Ban đầu chỉ có 7 người, cha cho biết “6 người nữa bước vào” trong khi ngài mặc áo trong phòng thánh để chuẩn bị dâng Thánh lễ.

“Họ là một gia đình đến nhà thờ để cầu nguyện cho một số người đã chết, cộng với một phụ nữ đã mất đi một người họ hàng vì coronavirus hai ngày trước đó. Tôi là ai mà yêu cầu người ta ra khỏi nhà thờ?” Ngài nhấn mạnh thêm: “Thật không phải là con người khi bảo họ đi ra.”

Cha Lino Viola giải thích rằng các tín hữu cách nhau bốn mét, mặc dù hầu hết cái gọi là hướng dẫn khoảng cách xã hội chỉ đề nghị khoảng hai mét là cùng. Đồng thời, mọi người đều đeo khẩu trang y tế.

Mỗi tín hữu tham dự trong Thánh lễ này bị phạt €280, riêng cha Viola bị phạt đến €680. Cha Viola nói: “Không một ai phải đóng tiền phạt. Nếu có chuyện gì giáo xứ gánh hết cho. Tôi tin rằng tôi không hề tạo ra một cuộc tụ họp đông người phi pháp.”

Ngài hứa sẽ nói chuyện với chính quyền địa phương, đặc biệt là Tỉnh Trưởng của tỉnh Cremona, “và tôi muốn nói chuyện với một luật sư để hiểu liệu một sự lạm dụng quyền lực đã xảy ra hay không?”

Tờ La Nuova Bussola Quotidiana chỉ ra rằng cảnh sát vào bên trong nhà thờ và làm gián đoạn việc cử hành Thánh lễ thực sự có thể cấu thành một sự vi phạm luật pháp quốc tế giữa Ý và Vatican.

Thỏa thuận của hai bên khẳng định rằng “các cơ quan công quyền không thể xâm nhập để thực hiện nhiệm vụ của mình trong các tòa nhà dùng làm nơi thờ phượng mà không thông báo trước cho giới chức thẩm quyền giáo hội,” trừ khi có trường hợp khẩn cấp như hỏa hoạn, chẳng hạn.

Đức Cha Antonio Napolioni của giáo phận Cremona đã không hỗ trợ linh mục của ngài. Một tuyên bố do giáo phận đưa ra vào hôm thứ Hai 20 tháng Tư đã gây ra sóng gió tại Ý vì đã trách Cha Viola “không tuân thủ các quy định hiện hành liên quan đến tình trạng khẩn cấp, và lệnh cấm cử hành các Thánh Lễ có sự hiện diện của các tín hữu.”

“Liên quan đến vấn đề này, Giáo Phận Cremona, trong khi nhận thức được những khổ đau trong lòng và sự khó chịu sâu sắc của rất nhiều linh mục và giáo dân do sự thiếu thốn bí tích Thánh Thể bắt buộc và kéo dài, nhưng lấy làm tiếc mà nhấn mạnh rằng hành vi của linh mục giáo xứ là mâu thuẫn với các chuẩn mực dân sự và chỉ dẫn của giáo quyền mà trong vài tuần nay đã được áp dụng trong đời sống phụng vụ và bí tích của Giáo Hội tại Ý và của Giáo Hội của chúng ta tại Cremona.”

Tuyên bố này của Đức Cha Antonio Napolioni đã vấp phải một sự chống đối gay gắt của anh chị em giáo dân và cả hàng giáo sĩ tại Ý. Dư luận chung tỏ ra đồng tình hơn với cách hành xử của Cha Viola.

Vụ này đã làm bùng nổ một cuộc tranh luận lớn tại Ý lôi kéo rất nhiều người có tiếng tăm trong xã hội và Giáo Hội.

Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, cựu Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, cho rằng trường hợp này “có thể chỉ đơn giản là đã có dư thừa lòng nhiệt thành của hai cảnh sát địa phương, đặc biệt là vì họ phải làm việc dưới tình trạng căng thẳng phát sinh kể từ khi bùng phát virus corona.”

“Tuy nhiên, cần phải rõ ràng rằng Ý đã ký một thoả ước với Giáo Hội vào năm 1929, theo đó các nhà chức trách giáo hội là những giới chức duy nhất có quyền trên những nơi thờ phượng. Tòa Thánh và các vị bản quyền địa phương lẽ ra phải phản đối một sự vi phạm như vậy đối với Hiệp ước Latêranô. Hiệp ước này đã được xác nhận một lần nữa vào năm 1984 và vẫn còn hiệu lực.”

Trong khi đó, Đức Hồng Y Angelo Becciu, tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh nhận xét rằng:

“Với các linh mục kinh ngạc trước những gì đã xảy ra với một người anh em mình tại giáo phận Cremona, tôi xin nói điều này: về nguyên tắc không có thẩm quyền nào được phép làm gián đoạn một Thánh lễ, mà anh em phải bảo vệ tới cùng. Nếu vị chủ tế vi phạm bất kỳ điều gì, thì phải chờ hết Thánh lễ rồi tính sau, chứ không phải trong thời gian Thánh lễ!”



2. Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các gia đình khủng hoảng kinh tế và những kẻ cho vay ăn lời cắt cổ

Lúc 7 sáng thứ Năm 23 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.

Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho các gia đình khủng hoảng kinh tế và những kẻ cho vay ăn lời cắt cổ, xin Chúa hoán cải con tim của họ để biết yêu thương những người đang lâm vào tình cảnh gây ra bởi dịch bệnh coronavirus.

Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:

Trong nhiều ảnh hưởng bi thảm có thể cảm nhận được trong đại dịch này, chúng ta thấy nhiều gia đình túng thiếu, đói khổ và không may họ phải nhờ đến sự trợ giúp của các nhóm cho vay ăn lời cắt cổ. Đây là một đại dịch khác. Đại dịch xã hội: gia đình của những người có công ăn việc làm không thường xuyên hoặc chẳng may là một công việc không chính thức thì rơi vào cảnh tay làm hàm nhai, tay không thể làm thì không có lương thực, khổ nhất là các gia đình có trẻ em. Và sau đó các nhà cho vay ăn lời cắt cổ này chiếm đoạt những thứ nhỏ nhoi mà họ có. Chúng ta hãy cầu nguyện. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những gia đình này, cho những đứa trẻ trong những gia đình này, cho phẩm giá của những gia đình này, và chúng ta cũng cầu nguyện cho những kẻ thừa cơ kiếm lời: xin Chúa chạm đến trái tim của họ và khiến cho họ hoán cải.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về Bài Đọc Một trích từ sách Tông đồ Công vụ (Cv 5:27-33) trong đó Phêrô, sau khi đối mặt với những lời trách móc và đe dọa của các thượng tế là những người đã ra lệnh cấm ông không được dạy bảo dân chúng, đã trả lời rằng chúng ta phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng phục con người và phải tuyên bố công khai trước tất cả chư dân sự phục sinh của Chúa Giêsu, là Đấng cứu tinh, mà các nhà lãnh đạo tôn giáo đã muốn lên án chết cho Ngài. Sự can đảm của Phêrô, người trước đó rất yếu đuối và hèn nhát, xuất phát từ lời cầu nguyện của Chúa Giêsu dành cho ông.

Bài Ðọc I: Cv 5, 27-33

“Chúng tôi là nhân chứng các lời đó cùng với Thánh Thần”.

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Hôm ấy, khi các thủ hạ dẫn các tông đồ đi, họ đem các ngài ra trước công nghị. Vị thượng tế hỏi các ngài rằng: “Ta đã ra lệnh cấm các ngươi nhân danh ấy mà giảng dạy. Thế mà các ngươi đã giảng dạy giáo lý các ngươi khắp cả Giêrusalem; các ngươi còn muốn làm cho máu người đó lại đổ trên chúng tôi ư?” Phêrô và các tông đồ trả lời rằng: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta. Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã cho Ðức Giêsu sống lại, Ðấng mà các ông đã giết khi treo Ngài trên thập giá. Thiên Chúa đã dùng quyền năng tôn Ngài làm thủ lãnh và làm Ðấng Cứu Ðộ, để ban cho Israel được ăn năn sám hối và được ơn tha tội. Chúng tôi là nhân chứng các lời đó cùng với Thánh Thần, Ðấng mà Thiên Chúa đã ban cho mọi kẻ vâng lời Người” Khi nghe những lời đó, họ liền phẫn nộ và tìm mưu giết các ngài.

Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Bài Đọc Một tiếp tục câu chuyện đã được bắt đầu với việc chữa lành cho một người bị bại liệt tại Cửa Đẹp. Các tông đồ được đưa đến trước công nghị, sau đó các ngài bị tống vào ngục, và cuối cùng một thiên thần đã giải thoát họ. Và đúng vào buổi sáng mà lẽ ra các ngài phải rời khỏi nhà tù để bị đưa ra xét xử, thì các ngài đã được thiên thần giải thoát và đang hùng hồn rao giảng trong Đền thờ. Có người đến báo cáo cho Thượng Hội Đồng rằng: “Những người các ông đã tống ngục, kìa họ đang đứng trong Đền Thờ và giảng dạy cho dân!” Viên lãnh binh bèn đi với bọn thuộc hạ và điệu các ông về, nhưng không dùng bạo lực vì sợ bị dân ném đá.

Họ điệu các ông đến giữa Thượng Hội Đồng; vị thượng tế hỏi các ông rằng: “Chúng tôi đã nghiêm cấm các ông không được giảng dạy về danh ấy nữa, thế mà các ông đã làm cho Giêrusalem ngập đầy giáo lý của các ông, lại còn muốn cho máu người ấy đổ trên đầu chúng tôi!”

Bấy giờ ông Phêrô và các Tông Đồ khác đáp lại rằng: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm.” Rồi hai ông Phêrô và Gioan trách móc các nhà lãnh đạo, và các thượng tế vì đã giết Chúa Giêsu. Các ông đã cáo buộc họ, với một lòng dũng cảm, với một sự thẳng thắn, khiến ta phải ngạc nhiên: “Chẳng lẽ đây không phải là ông Phêrô đã từ chối Chúa Giêsu đó sao?” Thưa: đó chính là Phêrô, người đã rất sợ hãi, là người đã hèn nhát? Nhưng làm sao lại được như thế này? Chính ông đã giải thích trong câu nói này: “Chúng tôi là nhân chứng các lời đó cùng với Thánh Thần, Ðấng mà Thiên Chúa đã ban cho mọi kẻ vâng lời Người.”

Thánh Phêrô đã có thể chọn con đường thoả hiệp, chẳng hạn như nói rằng:

“Nhưng yên tâm, chúng tôi sẽ đi, chúng tôi sẽ nói dịu giọng hơn, chúng tôi sẽ không bao giờ buộc tội các ông ở nơi công cộng, nhưng các ông phải để cho chúng tôi yên”, và như thế là đạt được các thỏa hiệp.

Nhưng thánh Phêrô đã chọn con đường khác. Ngài thực hiện một hành trình trong đó ngài thể hiện sự can đảm và táo bạo. Trong lịch sử của Giáo hội, những nhà lãnh đạo Giáo hội đôi khi đã thoả hiệp để cứu Dân Chúa. Nhưng vào những thời điểm khác, họ đã thỏa hiệp để tự cứu mình, chứ không phải cứu Giáo Hội thánh thiện.

Đề cao hình ảnh thánh Phêrô đã từ chối thỏa hiệp đức tin của mình, nhưng chọn con đường can đảm, Đức Thánh Cha nói rằng thánh Phêrô yêu mến hết mình, nhưng ngài cũng sợ hãi.

Thánh Phêrô là một người cởi mở với Thiên Chúa đến mức Thiên Chúa tiết lộ với thánh nhân rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, nhưng rồi ông rơi vào cám dỗ chối bỏ Chúa Giêsu, nhưng sau đó thánh nhân chuyển từ trạng thái sa chước cám dỗ sang trạng thái có ân nghĩa với Chúa.

Sức mạnh đó, hay bí mật của thánh Phêrô đến từ đâu?

Có một câu sẽ giúp chúng ta hiểu: Trước cuộc thương khó, Chúa Giêsu nói với thánh Phêrô:

“Simôn, Simôn ơi, kìa Satan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo. Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh.”

Để kết luận, Đức Thánh Cha nói rằng như Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho thánh Phêrô, Ngài cũng cầu nguyện cho tất cả chúng ta. Sau đó, Ngài khuyến khích các tín hữu đừng chỉ cầu nguyện xin Chúa Giêsu ban cho chúng ta hết ân sủng này đến hồng ân khác nhưng phải biết chiêm ngưỡng Chúa Giêsu là Đấng đã chỉ cho Chúa Cha thấy những vết thương của mình.

Chúng ta hãy suy nghĩ về cách thánh Phêrô có thể tiến bộ trên con đường này từ một kẻ hèn nhát trở thành một người can đảm nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần. Đó là nhờ lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, và chúng ta hãy biết ơn Chúa Giêsu vì Ngài luôn cầu nguyện cho mỗi chúng ta.